25/7/09

Ý nghĩa sâu xa của câu chuyện Người mù sờ voi

Ý nghĩa sâu xa của câu chuyện Người mù sờ voi

Vietsciences- La Thiếu Bình 07/07/2009







Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn 大般涅槃经 do ngài Đàm Vô Sấm 昙无谶 (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn, dịch ra Hoa ngữ và Kinh Trường A Hàm của Phật Giáo có kể truyện như sau:




Con voi và sáu người mù


Ngày xưa có một ông vua minh triết, thấy các đại thần của mình thường bảo thủ cố chấp các hiểu biết nhỏ hẹp của mình, bèn sai người dắt đến một con voi thật lớn và một bọn người mù bẩm sinh, để cho họ sờ voi. Sau đó vua hỏi: "Các ông đã biết con voi là như thế nào chưa?"
- Biết rồi! Bọn người mù đáp.
- Thế voi như thế nào?
- Voi xem ra như cái đòn xóc. Người sờ ngà voi bảo.
- Voi như cái quạt. Người sờ tai nói.
- Voi như tảng đá. Người sờ đầu voi đáp.
Người sờ vòi lại bảo: "Voi giống như cái chày".
- Voi giống như cái hộp gỗ. Người sờ mắt voi nói.
- Không phải. Voi như cái giường. Người sờ lưng voi khẳng định.
- Theo tôi con voi như cái thùng to. Người sờ bụng voi kêu lên.
- Đừng cãi nhau nữa, con voi như sợi dây thừng. Người sờ đuôi xác nhận.
Nhà vua nghe bọn mù tranh cãi nhau, cảm khái nói:

Người mù đều rất đông
Tranh nhau nói sự thật
Voi vốn chỉ một thân
Thị phi lại bất đồng

Chúng ta hầu như ai cũng biết câu truyện này, nhưng có lẽ ít người hiểu ý nghĩa vô cùng sâu xa về mặt triết lý của nó. Chúng ta, những nhà chính trị, nhà triết học, nhà khoa học, nhà giáo dục…và những người bình thường khác trong xã hội đều giống như những người mù đó, chúng ta mò mẫm để hiểu thế giới tự nhiên và xã hội, đưa ra kiến giải và áp dụng các mô hình để phát triển xã hội. Hầu hết chúng ta đều bị rơi vào chủ nghĩa hình thức, hay nói chính xác hơn là mắc bệnh hình thức.

Các nhà toán học như David Hilbert (1) muốn xây dựng một lâu đài toán học thông suốt, có thể dùng logic để giải quyết mọi thứ, nhưng thất bại, di lụy của nó là Tân toán học và lý thuyết tập hợp chỉ đem lại gánh nặng vô ích cho học sinh. Các nhà vật lý học như Albert Einstein muốn đưa ra một lý thuyết trường thống nhất để giải thích thông suốt mọi hiện tượng trong vũ trụ, nhưng đến cuối đời ông cũng chịu thất bại không thể hoàn tất công trình, mà cho đến nay và mãi mãi về sau, không ai có thể hoàn thành. Lý thuyết về logic được ứng dụng rộng rãi hiện nay, có thể coi là cự phách nhất, chính là hệ điều hành của các máy vi tính, nhưng cũng không thể cho là hoàn hảo, vì cũng có lúc máy không thể giải đáp được yêu cầu và bị treo, hoặc dễ thấy nhất là đưa ra thông báo không thể làm được.

Sở dĩ tất cả mọi người đều chịu thất bại khi họ muốn dùng cái trí tuệ hiểu biết của mình để giải quyết mọi hiện tượng trong vũ trụ, đó là do sự giới hạn của tri thức. Tất cả mọi tri thức đều rơi vào chủ nghĩa hình thức, tức mắc bệnh hình thức. Người ta dùng logic suy luận để đi từ hình thức này qua hình thức kia với nhận thức là tương đương hay bằng nhau, nhưng không bao giờ đi được đến tận cùng vì hình thức là vô cùng, luôn luôn biến động trong không gian và thời gian, không thể khẳng định được và do đó không bao giờ hiểu được cái toàn thể. Điều này đã được Kurt Gödel (2) phát biểu và chứng minh thành “Định lý bất toàn” công bố năm 1931. Định lý này được phát biểu thành 2 phần :

Định lý 1 : Nếu một lý thuyết dựa trên một hệ tiên đề phi mâu thuẫn thì trong lý thuyết ấy luôn luôn tồn tại những mệnh đề không thể chứng minh cũng không thể bác bỏ.

Định lý 2 : Không tồn tại bất cứ một quy trình suy diễn nào cho phép chứng minh tính phi mâu thuẫn của một hệ tiên đề.

Trước Kurt Gödel mấy ngàn năm, Phật Giáo cũng đã đề cập đến điều này. Kinh Bát nhã ba la mật đa nói : “Chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức , vô nhãn nhĩ tị thiệt thân ý , vô sắc thanh hương vị xúc pháp…”

Dịch nghĩa : Các pháp (vạn sự vạn vật) không có hình tướng, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, như vậy trong cái không, không có vật chất, không có các cảm giác như thọ (tiếp xúc), tưởng (tưởng tượng), hành ( chuyển động, hoạt động), thức (phân biệt), không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân xác, ý thức, không có các đối tượng của các giác quan là sắc (vật chất), thanh (âm thanh), hương (mùi hương), vị ( vị giác của lưỡi), xúc ( cảm giác của thân thể), pháp ( đối tượng của ý thức)…
Đức Phật đã giải thích nguồn gốc của thế giới, vũ trụ, vạn vật, là do 12 nhân duyên nhưng đó cũng chỉ là tạm bợ chứ không phải rốt ráo, đó là tương đối, giải thích cho người bình thường tạm hiểu, không thể tuyệt đối hóa. Trong Bát Nhã Tâm Kinh thì Phật phủ định nhân duyên (phi nhân duyên) qua câu trích ở trên, đồng thời cũng phủ định tự nhiên (phi tự nhiên) Trí óc con người không làm sao hiểu nổi vì cái chân lý toàn thể là phi logic, không có không gian, thời gian, số lượng, tất cả tri kiến đều vô dụng. Tri kiến chỉ có giá trị trong một bối cảnh nhỏ hẹp, tương đối, có không gian, thời gian, số lượng, còn nếu muốn tuyệt đối hóa, muốn lập nên một lý thuyết có giá trị phổ quát khắp không gian thời gian chỉ là ảo tưởng. Einstein đã theo đuổi cái ảo tưởng đó, cố xây dựng lý thuyết về Trường Thống Nhất cho tới khi qua đời vào năm 1955, đành chịu thất bại, bởi vì ông không tin vào Định Lý Bất Toàn của Kurt Gödel công bố năm 1931.

Ý trong Tâm Kinh nói là bản thể của thế giới là không, không có gì cả, chúng ta thấy có đủ thứ như sơn hà đại địa, sinh vật, con người, nhà cửa xe cộ…đó là do bệnh hình thức. Bệnh này kinh Phật gọi là “ thế lưu bố tưởng” tức là căn bệnh tưởng tượng đã lưu truyền phổ biến ở thế gian. Thật ra thế lưu bố tưởng chưa hẳn là bệnh, đó là nhận thức tuy lầm lạc (vì vô minh) nhưng còn là tướng mạnh và vô hại, nó là cái dụng của Tâm cũng tức là của cái Chân Lý “Tâm như hư không vô sở hữu”, chỉ có thái độ chấp trước cho là nhận thức đó đúng 100%, có thật 100% không một chút nghi ngờ gì mới đích thực là tướng bệnh và có hại, kinh Phật gọi là bệnh “trước tưởng” tức là cố chấp cho là có thật. Điều này cũng giống như kẻ ngốc cho rằng những hiện tượng trên màn hình vi tính là hoàn toàn có thật, không biết đó là ảo. Với trí bát nhã, Phật thấy các hiện tượng trong thế giới đời thường cũng là ảo, chẳng khác mấy với với các hiện tượng mà ta thấy ngày nay trên máy vi tính, nó chỉ có cao cấp hơn, các cảm giác đồng bộ của lục căn (mắt tai mũi lưỡi, thân xác, ý thức) khi tiếp xúc với lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) khiến con người có cảm giác tất cả đều có thật.

Chính vì bản chất của thế giới là không, không có bắt đầu, không có kết thúc, nên tất cả mọi hiện tượng đều nằm trên một vòng tròn luân hồi, không có lối ra. Phật giáo gọi vòng tròn luân hồi đó là “mở mắt chiêm bao” tức là chúng ta chiêm bao giữa ban ngày mà không hay.

Bệnh hình thức là gì ? Đó là bệnh cố chấp vào hình thức, chúng ta là những người mù sờ voi, con voi tượng trưng cho cái chân lý toàn thể, tri thức của ta là sự mò mẫm từ hình thức này qua hình thức khác của cái toàn thể đó mà không bao giờ nắm được toàn thể. Hãy khảo sát một thí dụ để thấy rõ bệnh hình thức là như thế nào. Nước là gì ?


Một ly nước đối với người bình thường thì đó là nước có thể dùng để giải khát, để tắm rửa giặt giũ, để sản xuất công nông nghiệp, còn đối với nhà hóa học thì đó là H2O, có thể phân tích thành hai loại khí là hydro và oxy. Nếu đi sâu hơn nữa thì cấu tạo của nguyên tử hydro gồm có 1 hạt nhân bao gồm 1 proton ở trung tâm, và 1 hạt electron quay xung quanh ở khoảng cách rất xa, như vậy nguyên tử thật ra là trống rỗng. Hydro có 2 chất đồng vị trong thiên nhiên là deutérium và tritium. Nhân của deutérium có 1 proton và 1 neutron, còn nhân của tritium có 1 proton và 2 neutron. Deutérium có thể kết hợp với oxy để thành nước nặng thường được dùng làm chất điều hòa trong các lò phản ứng nguyên tử. Tritium kết hợp với oxy thì thành nước siêu nặng.

Nguyên tử hydrogen và 2 đồng vị của nó là deutérium và tritium. Cấu tạo nguyên tử cho thấy vật chất trống rỗng chứ không phải đặc cứng như ta cảm giác.



Đi sâu hơn nữa vào hạt nhân nguyên tử ta thấy :



Hạt proton gồm 3 hạt quark :2up+1down





Hạt neutron cũng gồm 3 hạt quark :1up+2down



Kích thước của hạt quark cực kỳ nhỏ. Để hình dung, ta lấy nguyên tử carbon vốn đã rất nhỏ (0,5 nm -nano mét, 1nm= một phần tỉ mét), phóng đại bằng kích thước quả địa cầu (phóng đại cỡ 24 triệu tỉ tức 24x1015 lần) thì thấy hạt quark có kích thước chưa tới 5 ly (mm).

Nếu ta chỉ thấy nước là nước để ăn uống và sinh hoạt, đó là ta đã mắc bệnh hình thức, tức là bám chặt vào một hình thức của vật chất, giống như người mù sờ voi, không biết rằng bản thể của nước là các hạt quark và electron. Nhưng hạt quark không thể đứng một mình nghĩa là không thể độc lập tồn tại, hai hạt quark kết hợp với nhau mới thành hạt meson (gồm 1 quark và 1 phản quark, hạt này chỉ tồn tại một phần nghìn tỉ giây dưới dạng vật chất. Tương tác của các hạt quark rất phức tạp, lực kết nối chúng là lực tương tác mạnh được thực thi bởi một loại hạt trao đổi là gluon, khi tách 2 quark rời xa nhau thì lực này rất mạnh đến vô hạn nên không thể tách được gọi là hiện tượng giam hãm –confinement- còn khi chúng tiến sát nhau thì lực này bằng 0, bán kính tương tác của lực này chỉ khoảng một phần triệu tỉ mét, tức 10-15 m, ngoài khoảng cách này, lực gần như biến mất) ba hạt quark kết hợp với nhau mới thành hạt baryon, hai loại hạt baryon cơ bản nhất là hạt proton và hạt neutron, gọi chung là hadron nằm trong hạt nhân nguyên tử. Đó rõ ràng mang ý nghĩa nhân duyên hay sanh diệt. Một hạt quark đơn lẻ không thể độc lập tồn tại, phải có yếu tố nhân duyên kết hợp hai hay ba hạt quark mới sanh ra vật chất. Nếu tách rời các hạt quark thì vật chất biến mất. Khi phân tích cơ cấu nguyên tử, người ta thấy rằng phần lớn khối lượng nguyên tử nằm ở hạt nhân. Trong hạt nhân, proton có khối lượng gấp 1836 lần electron (điện tử) còn neutron có khối lượng gấp 1839 lần electron. Như vậy ta thấy khối lượng của electron rất khiêm tốn so với hạt nhân. Tuy nhiên vai trò của hạt electron trong cơ chế tạo ra cảm giác của các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể thì lại rất lớn. Tất cả những cảm nhận giác quan của chúng ta về vật chất, kể cả các hóa tính và lý tính của từng loại nguyên tố, đều do đám mây electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân tạo ra, tất nhiên đám mây đó được sắp xếp thế nào cũng tùy thuộc hạt nhân. Như vậy bản chất của cảm giác là điện (electron là điện tử mang điện tích âm) đó là một loại ảo giác rất kỳ diệu, rất rõ ràng, rất khác biệt nhau khiến cho đại đa số người và tất cả loài vật đều tưởng là thật.

Trở lại vấn đề nước là gì, ta chỉ có thể trả lời một cách hời hợt đó là chất lỏng thiết yếu cho đời sống sinh vật, dùng để uống, sinh hoạt và sản xuất. Câu trả lời đó tất nhiên là mắc bệnh hình thức. Đó là thế lưu bố tưởng, còn nếu ta tin chắc 100% là nước có thật thì đó là trước tưởng, một căn bệnh hình thức rất trầm trọng của chúng sinh nói chung và con người nói riêng. Nó sẽ dẫn tới khổ do Sinh, Lão, Bệnh, Tử, tới chiến tranh do tranh giành tài nguyên, lãnh thổ, lãnh hải, đất đai, nhà cửa, tài sản, tới đủ thứ thiên tai, nhân họa. Chứ nếu đi sâu nghiên cứu đến tận cùng bản thể thì không thể trả lời được nước thực sự là gì. Nói đó là H2O thì chỉ là một hình thức nông cạn, chưa đầy đủ. Nói đó là một kiểu tập hợp của các hạt proton, neutron và electron cũng chưa đủ. Nói đó là một kiểu tập hợp của các hạt quark và electron cũng chưa hẳn là tận cùng, bởi vì khi tách rời được các hạt quark như Trương Bảo Thắng đã từng biểu diễn khi đi xuyên qua tường của Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh năm 1982, thì vật chất biến mất hoàn toàn, trở thành không, thân thể anh ta và bức tường đều biến mất, anh ta có thể đi xuyên qua tường dễ dàng để xuất hiện lại bên trong. Nói tóm lại, tất cả chúng ta (chỉ trừ Đức Phật và các vị Tổ Sư Thiền đã giác ngộ như Huệ Năng, Đơn Điền, Hám Sơn, Nguyệt Khê…) đều chỉ là những người mù sờ voi, không biết con voi thực sự như thế nào, không thể xác định được. Chính vì vậy Kinh Kim Cang mới có câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” Phải không có chỗ trụ mới ngộ ra cái tâm ấy, bởi vì nếu có chỗ trụ thì mắc bệnh hình thức, bệnh trước tưởng, không phải chân lý.

Định lý bất toàn của Kurt Gödel là sự xác nhận khoa học rằng tri thức của con người là có hạn, không thể đạt tới cái toàn thể bằng trí óc phân tích, con người có thể dùng cái đã biết, suy luận bằng logic ra cái chưa biết nhưng không bao giờ đạt tới cái biết trọn vẹn. Tuy nhiên không phải vì thế mà con người bó tay, thực nghiệm của các nhà tu hành Phật Giáo chứng tỏ rằng có thể đạt tới cái toàn thể bằng cách chấm dứt tư duy, bởi vì suy luận chính là sở tri chướng, là áng mây đen che lấp mặt trời, ngừng tư duy tức là quét sạch đám mây đó để mặt trời chân lý tự hiện ra. Giác ngộ là thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi cái vòng tròn luẩn quẩn. Nói thoát khỏi cũng chỉ là một cách diễn tả tạm bợ, thật ra luân hồi không có thật, thế giới vũ trụ cũng chỉ là huyễn ảo không có thật. Khoa học không thể nào tách rời được các hạt quark trong hạt proton và neutron vì phải cần tới một năng lượng vô hạn, nhưng bằng phương pháp tâm linh, Đức Phật và các vị Tổ Sư Thiền làm được, một vài người có công năng đặc dị như Trương Bảo Thắng cũng làm được. Khi làm được như vậy họ mới thấu hiểu rằng vũ trụ chỉ là huyễn ảo không có thật. Các nhà khoa học, các nhà duy vật, trái lại tin chắc rằng thế giới vũ trụ là có thật, họ đều là những người mù sờ voi, mắc bệnh trước tưởng mà không tự biết. Chính vì nhận ra vũ trụ là không có thật nên ngài Hộ Pháp (Dharmapàla), xuất phát từ ý nghĩa của bộ kinh Duy thức tam thập tụng (zh. 唯識三十頌, sa. triṁśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā) của Bồ Tát Thế Thân (世親 Vasubandhu), đã viết bộ “Thành duy thức luận” mà ngài Huyền Trang đã dịch ra Hán văn trong đó có câu tổng kết “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” (Ba cõi -dục giới, sắc giới, vô sắc giới- đều là tâm, vạn vật đều là do tâm thức biến hiện”

Vị Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Quốc là Huệ Năng, sống vào đời Đường, cùng thời với nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên, là một trong những người nổi tiếng nhất đã làm được điều đó, tức là ngộ cái chân lý toàn thể mà Thiền gọi là Kiến tánh thành Phật (Phật chỉ có nghĩa là người giác ngộ). Ông biết trước ngày viên tịch và căn dặn đệ tử cứ để y nguyên thân xác ông sau khi tịch diệt ở tư thế ngồi kiết già. Nhục thân đó trở thành bất hoại, không cần bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đến nay trải qua 1300 năm, nhục thân bất hoại của Huệ Năng vẫn còn nguyên vẹn, được thờ tại chùa Nam Hoa gần Quảng Châu, Trung Quốc, cùng với nhục thân bất hoại của Hám Sơn và Đơn Điền. Còn nhục thân của Nguyệt Khê (tịch năm 1965) thì thờ tại chùa Vạn Phật ở Hong Kong. Các vị Tổ Sư để lại nhục thân bất hoại nhằm mục đích làm niềm tin cho đời sau, để chứng tỏ rằng những điều họ nói là có cơ sở.



Kurt Gödel : (1906-1978) Nhà toán học người Mỹ gốc Áo, tác giả của Định Lý Bất Toàn.

David Hilbert : (1862-1943) là người đứng đầu nhóm “Xây dựng một hệ thống siêu-toán-học (meta-mathematics) – một hệ thống toán học tuyệt đối siêu hình, tuyệt đối thoát ly khỏi thế giới hiện thực, cho phép XÁC ĐỊNH tính trắng/đen, đúng/sai của bất kỳ một mệnh đề toán học nào và chứng minh tính phi mâu thuẫn của toàn bộ toán học.”

Mục đích của Hilbert không bao giờ đạt được vì đó chỉ là ảo tưởng như Định Lý Bất Toàn của Gödel đã chỉ ra.

Tài liệu tham khảo :

“Mr Why” & Định Lý Bất Toàn của Phạm Việt Hưng- Vietsciences
Wikipedia




© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org La Thiếu Bình

22/7/09

"The Great Dictator" by Charlie Chaplin

Final Speech of "The Great Dictator" (also known as "Look Up, Hannah" ) by Charlie Chaplin

Schulz: Speak - it is our only hope.

The Jewish Barber (Charlie Chaplin's character): Hope... I'm sorry but I don't want to be an Emperor - that's not my business - I don't want to rule or conquer anyone. I should like to help everyone if possible, Jew, gentile, black man, white. We all want to help one another, human beings are like that.
We all want to live by each other's happiness, not by each other's misery. We don't want to hate and despise one another. In this world there is room for everyone and the earth is rich and can provide for everyone.
The way of life can be free and beautiful.
But we have lost the way.
Greed has poisoned men's souls - has barricaded the world with hate; has goose-stepped us into misery and bloodshed.
We have developed speed but we have shut ourselves in: machinery that gives abundance has left us in want. Our knowledge has made us cynical, our cleverness hard and unkind. We think too much and feel too little: More than machinery we need humanity; More than cleverness we need kindness and gentleness. Without these qualities, life will be violent and all will be lost.

The aeroplane and the radio have brought us closer together. The very nature of these inventions cries out for the goodness in men, cries out for universal brotherhood for the unity of us all. Even now my voice is reaching millions throughout the world, millions of despairing men, women and little children, victims of a system that makes men torture and imprison innocent people. To those who can hear me I say "Do not despair".
The misery that is now upon us is but the passing of greed, the bitterness of men who fear the way of human progress: the hate of men will pass and dictators die and the power they took from the people, will return to the people and so long as men die [now] liberty will never perish...

Soldiers - don't give yourselves to brutes, men who despise you and enslave you - who regiment your lives, tell you what to do, what to think and what to feel, who drill you, diet you, treat you as cattle, as cannon fodder.
Don't give yourselves to these unnatural men, machine men, with machine minds and machine hearts. You are not machines. You are not cattle. You are men. You have the love of humanity in your hearts. You don't hate - only the unloved hate. Only the unloved and the unnatural. Soldiers - don't fight for slavery, fight for liberty.
In the seventeenth chapter of Saint Luke it is written " the kingdom of God is within man " - not one man, nor a group of men - but in all men - in you, the people.
You the people have the power, the power to create machines, the power to create happiness. You the people have the power to make life free and beautiful, to make this life a wonderful adventure. Then in the name of democracy let's use that power - let us all unite. Let us fight for a new world, a decent world that will give men a chance to work, that will give you the future and old age and security. By the promise of these things, brutes have risen to power, but they lie. They do not fulfil their promise, they never will. Dictators free themselves but they enslave the people. Now let us fight to fulfil that promise. Let us fight to free the world, to do away with national barriers, do away with greed, with hate and intolerance. Let us fight for a world of reason, a world where science and progress will lead to all men's happiness.

Soldiers - in the name of democracy, let us all unite!


Look up! Look up! The clouds are lifting - the sun is breaking through. We are coming out of the darkness into the light. We are coming into a new world. A kind new world where men will rise above their hate and brutality.
The soul of man has been given wings - and at last he is beginning to fly. He is flying into the rainbow - into the light of hope - into the future, that glorious future that belongs to you, to me and to all of us. Look up. Look up."

Compiled & posted by : Tran Ho Dung .

Charlie Chaplin - Bài diễn văn của ông thợ cạo

Charlie Chaplin - Bài diễn văn của ông thợ cạo trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ

22/07/2009 | 10:00 sáng |


Hoàng Ngọc-Tuấn dịch

Lời người dịch: The Great Dictator (Nhà độc tài vĩ đại) là một cuốn phim khôi hài của Charlie Chaplin. Được trình chiếu lần đầu vào tháng 9 năm 1940 tại New York, rồi xuất hiện tại nhiều rạp cinema trên khắp nước Mỹ vào tháng 10, và đến với công chúng của nước Anh vào tháng 11 năm ấy. Sau đó, cuốn phim được trình chiếu ở Pháp vào tháng 4 năm 1945, ngay trước khi Thế chiến II kết thúc.

Đây là cuốn phim “nói” đầu tiên của Charlie Chaplin và được xem là tác phẩm điện ảnh thành công nhất của ông. Trong phim có rất nhiều đoạn tuyệt vời, nhưng đoạn gây xúc động và để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi là đoạn ông thợ cạo (do chính Chaplin đóng) bị nhận diện nhầm là nhà độc tài vĩ đại (cũng do chính Chaplin đóng), và bị mời lên khán đài để đọc một bài diễn văn được truyền thanh khắp thế giới. Trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ, ông thợ cạo bắt đầu bài diễn văn của ông với vẻ do dự, nhưng càng diễn đạt tư tưởng của mình thì ông càng trở nên lưu loát hơn, và giọng nói của ông càng lúc càng mạnh mẽ, quyết liệt, đầy xúc cảm và sức thuyết phục.

Đây là một bài diễn văn tuyệt vời được trình diễn một cách tuyệt vời bởi thiên tài Charlie Chaplin. Ở thế kỷ 21, chúng ta có thể cho rằng một số ý tưởng trong bài diễn văn này không còn mới mẻ. Tuy nhiên, là một người Việt Nam trong thời điểm này, tôi cảm thấy xúc động sâu xa mỗi lần nghe lại những đoạn cuối cùng trong bài diễn văn của ông thợ cạo.

Tôi xin gửi đến các bạn bản dịch Việt ngữ của bài diễn văn, và mời các bạn cùng xem lại đoạn phim này trên Youtube:


_____________

BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG THỢ CẠO TRONG VỊ THẾ MỘT NHÀ ĐỘC TÀI VĨ ĐẠI BẤT ĐẮC DĨ

Tôi xin lỗi. Tôi không muốn làm một đại đế. Đó không phải là công việc của tôi. Tôi không muốn thống trị hay chinh phạt ai cả. Trong khả năng của mình, tôi muốn giúp đỡ mọi người - Do-thái, không Do-thái, da đen, da trắng.

Tất cả chúng ta đều muốn giúp đỡ nhau. Con người là như thế. Chúng ta muốn sống vì niềm vui của nhau - không phải vì nỗi khốn khổ của nhau. Chúng ta không muốn thù ghét và khinh bỉ nhau. Thế giới này có đủ chỗ cho mọi người và quả đất tốt lành này thì giàu có và có thể nuôi sống mọi người.

Con đường của sự sống có thể là tự do và đẹp đẽ, nhưng chúng ta đã đánh mất con đường ấy. Sự tham lam đã đánh độc tâm hồn con người, đã vây hãm thế giới trong sự oán thù, đã xua chúng ta dấn bước vào sự lầm than và đổ máu. Chúng ta đã phát triển tốc độ, nhưng chúng ta đã giam hãm chính mình. Máy móc đáng lẽ mang đến cho chúng ta sự dư dật, thì lại khiến chúng ta đói rách. Sự hiểu biết của chúng ta đã làm chúng ta trở nên chua cay; sự khôn khéo của chúng ta đã làm chúng ta trở nên khắc nghiệt. Chúng ta suy nghĩ quá nhiều và cảm nhận quá ít. Hơn cả máy móc, chúng ta cần tình người. Hơn cả sự khôn khéo, chúng ta cần sự tử tế và sự dịu dàng. Không có những phẩm tính này, cuộc sống sẽ trở nên cuồng bạo và chúng ta sẽ đánh mất tất cả.

Máy bay và máy truyền thanh đã mang chúng ta đến gần nhau hơn. Bản chất của những phát minh này đòi hỏi thiện tâm của con người, đòi hỏi tình anh em trong nhân loại, đòi hỏi sự hợp quần của tất cả chúng ta. Ngay trong giây phút này tiếng nói của tôi đang đến với hàng triệu người trên khắp thế giới - hàng triệu người đàn ông, đàn bà, và trẻ con đang tuyệt vọng - những nạn nhân của một hệ thống - cái hệ thống đã sai khiến những kẻ hành hạ và giam cầm những người vô tội. Đối với những ai có thể nghe tôi, tôi nói: “Đừng tuyệt vọng.” Sự khốn khổ hôm nay đang đè nặng trên chúng ta chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi của sự tham lam, chỉ là sự cay đắng của những kẻ sợ hãi trước sự tiến bộ của nhân loại. Lòng thù hận của con người sẽ trôi qua, và những tên độc tài sẽ chết, và cái sức mạnh mà họ chiếm đoạt từ con người sẽ trở lại với con người. Và đến khi con người còn phải chết đi, thì khi ấy tự do vẫn không hề tàn lụi.

Các chiến sĩ! Đừng nạp mình cho những con thú - những kẻ khinh bỉ các bạn và bắt các bạn làm nô lệ, những kẻ đặt cuộc sống của các bạn vào hệ thống, điều khiển hành động của các bạn, ý nghĩ của các bạn và cảm xúc của các bạn! Những kẻ trui rèn các bạn, kiểm soát khẩu phần của các bạn, xem các bạn như trâu bò, dùng các bạn như những con cờ thí. Đừng nạp mình cho những kẻ quái đản ấy, những con người máy móc với những đầu óc máy móc và những trái tim máy móc! Các bạn không phải là máy móc! Các bạn không phải là trâu bò! Các bạn là những con người! Các bạn có tình yêu nhân loại trong tim. Các bạn không thù hận. Chỉ những kẻ không được yêu thương thì mới thù hận. Đó là những kẻ không có tình thương và những kẻ quái đản!

Hỡi các chiến sĩ! Đừng chiến đấu cho sự nô lệ! Hãy chiến đấu cho sự tự do! Chương thứ 17 của sách thánh Luca có viết rằng vương quốc của Thượng đế thì ở trong con người, không chỉ trong một người hay một nhóm người, mà trong mọi con người! Trong các bạn! Các bạn, là nhân dân, các bạn có sức mạnh - cái sức mạnh để sáng tạo ra máy móc. Cái sức mạnh để sáng tạo ra hạnh phúc! Các bạn, là nhân dân, các bạn có sức mạnh để làm cho cuộc sống này tự do và đẹp đẽ, để làm cho cuộc sống này trở thành một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Thế thì, nhân danh dân chủ, chúng ta hãy sử dụng sức mạnh đó. Tất cả chúng ta hãy đoàn kết lại. Chúng ta hãy chiến đấu cho một thế giới mới, một thế giới tốt lành nơi đó con người sẽ có một cơ hội để làm việc, tuổi trẻ sẽ có một tương lai và tuổi già sẽ được an dưỡng.

Bằng lời hứa hẹn về những điều này, những con thú đã nổi lên nắm lấy quyền lực. Nhưng chúng chỉ nói láo! Chúng không giữ lời hứa. Chúng sẽ không bao giờ giữ lời hứa! Những tên độc tài giành lấy tự do cho chính họ nhưng lại bắt nhân dân làm nô lệ. Giờ đây chúng ta hãy chiến đấu để thực hiện lời hứa đó! Chúng ta hãy chiến đấu để làm cho thế giới được tự do, để xoá bỏ những biên cương quốc gia, để xoá bỏ lòng tham lam, hận thù và bất dung. Chúng ta hãy chiến đấu cho một thế giới hữu lý, một thế giới trong đó khoa học và sự tiến bộ sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi con người.

Hỡi các chiến sĩ! Nhân danh dân chủ, hãy đoàn kết lại!

THƠ - ĐOÀN VỊ THƯỢNG

Chùm thơ tuổi mực tím của nhà thơ Đoàn Vị Thượng .
Posted by Tran Ho Dung .



Nhớ Lại, Đừng Quên

Bỗng nhớ lại con đường ta đã dạo
Cây co ro treo lá rét mùa đông
Tay em ấm cớ chi tôi dại dột
Lỡ buông ra sơ ý lá rơi thầm .

Bỗng nhớ lại những ngày xuân em ốm
Mới quen nhau tôi chẳng dám thăm nhà
Cứ quanh quẩn ven đường như mất trộm
Trái tim mình ai lấy kiếm chưa ra .

Bỗng nhớ lại cơn mưa chiều tháng bảy
Ta chia tay không rõ lý do gì
Chưa thấm thía những dòng mưa lúc ấy
Là những dòng mùa hạ sắp chia ly .

Bỗng nhớ lại ... Mọi điều sao giản dị
Tôi như em - vụng dại đến đau lòng
Chỉ cần một trong hai người biết nghĩ
Lúc bấy giờ ta dễ mất nhau không ?




Hồn Nhiên Áo Trắng

Áo trắng đôi tà bay khắp nơi
Rồi như bướm đậu lúc em ngồi
Để cho bàn ghế thành hoa cỏ
Anh làm rào giậu đứng quanh thôi .

Áo trắng thường qua ngả phố này
Những chàng nghiêm nghị đứng như cây
Thư tình mỏng lắm, như là lá
Gió cứ trêu hoài chực cuốn bay .

Cảm ơn áo trắng, trắng như mơ
Trắng tựa sương giăng, tựa khói mờ
Khi anh giả bộ đi cùng khói
Ai mặc áo màu cũng ngó lơ.




Tiếng Chim

Chung nhau một buổi tan trường
Em e thẹn lắm, tôi thường bâng khuâng
Đường về rải tiếng chim ngân
Lấp che bớt nỗi ngượng ngần trong nhau

Bầy chim nấp kín nơi đâu ?
Ríu ran như thể bắc cầu âm thanh
Mỗi người mỗi phía tìm quanh
Đường chung mà lại hóa thành... đường riêng

Một hôm vẳng tiếng chim chuyền
Tôi khum tay ngó, em nghiêng nón nhìn
Đôi lòng cùng ngóng tiếng chim
Chỉ nghe rõ tiếng đôi tim bồi hồi ...



Ánh Mắt Tựu Trường

Sáng nay áo trắng tựu trường
Gót chân cuống quýt cả hương cúc vàng
Vòng tay ôm cặp hiền ngoan
Em ôm tuổi mộng bước ngang dòng đời

Sân trường rực nắng vàng phơi
Hân hoan thức dậy bao lời cỏ hoa
Mă''t cô, mắt bạn hiền hòa
Mắt người ấy ... vẻ như là ... nghiêm trang .

Nghe hồi trống mới điểm vang
Những bông phượng sót bàng hoàng rụng rơi
Tiếng cười trong trẻo tinh khôi
Râm ran sáng dậy một trời thu xanh

Ô kìa người ấy loanh quanh
Một mình đứng lại dày hành lang xưa
Nghe lòng có chút đong đưa
Khi đôi ánh mắt lại vừa chạm nhau .



Và Tôi Đứng Đó

Một hôm tôi gặp lại tôi
Gặp tôi trong dáng em ngồi cạnh ai
Bên tóc ngắn, bên tóc dài
Và tôi đứng đó chia hai nỗi niềm.

THƠ - HOÀI QUÊ : Đoàn Vị Thượng

HOÀI QUÊ

Đoàn Vị Thượng


Cho tôi đi lại từ đầu
Để tôi không lạc khỏi màu xanh quê
Tiếng chim bảo bọc tôi về
Tôi là chú bé mải mê bóng vườn
Dầm chân mép nước sông Hương
Tôi đi trở lại ngọn nguồn tôi đây
Vin vào một chiếc lá cây
Tôi lần cành rễ bám gầy đất nâu

Cho tôi đi lại từ đầu
Vấp thềm cửa mẹ đã lâu quên chờ
Vấp mùi hương cũ ngẩn ngơ
Mấy mươi năm đến bây giờ chưa tan

18/7/09

THƠ : một bàn chân bước - Trần hồ Dũng

một bàn chân bước

" con đường vạn dặm khởi từ một bước chân "

tranhodung


một bàn chân bước lên đàng

một bàn chân bước khẻ khàng phía sau

một bàn chân vội bước mau

một bàn chân bước đằng sau nỗi buồn

một bàn chân chợt mộng cuồng

muốn băng ghềnh thác tìm nguồn đục trong

một bàn chân chợt thong dong

bước theo nhịp bước nghe lòng hồ như ...


THD. SAIGON 18.07.2009

CON MẮT - Trần Hồ Dũng

CON MẮT

Trần Hồ Dũng

Một con mắt ngó thăm người

một con mắt nọ khóc cười với ai

một con mắt chợt tàn phai

nhớ ai ánh mắt chia hai nỗi niềm

một con mắt chợt im lìm

nhắm thêm con mắt , tôi tìm thấy tôi


tranhodung saigon .18072009.

17/7/09

100 năm phong trào Duy Tân

100 năm phong trào Duy Tân
Vĩnh Sính Cập nhật : 14/03/2007 14:56

Nhân dịp kỉ niệm 100 năm phong trào Duy Tân (1906-2006) và 80 năm đám tang Phan Châu Trinh (1926-2006), Diễn Đàn xin giới thiệu bài viết của nhà sử học Vĩnh Sính (Trường Đại học Alberta, Canada) về tác phẩm TÂN VIỆT NAM của Tây Hồ. Bài này đã được công bố lần đầu trong tập TỪ ĐÔNG SANG TÂY (Nhà xuất bản Đà Nẵng), tháng 7.2005. Tác giả vừa sửa lại và cho phép chúng tôi công bố bản mới.


Ý NGHĨA TÁC PHẨM
TÂN VIỆT NAM
CỦA PHAN CHÂU TRINH



Vĩnh Sính *



Trong những tác phẩm chính luận viết bằng Hán văn của Phan Châu Trinh (1872-1926), có một tác phẩm rất quan trọng nhưng từ trước tới nay chưa được tìm hiểu đúng mức, thậm chí ít được biết đến. Tác phẩm đó mang tên là Pháp Việt liên hợp hậu chi Tân Việt Nam (Nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp; sẽ viết là Tân Việt Nam).

Tân Việt Nam được trước tác sau khi Phan được thả từ Côn Đảo (tháng 6, 1910) và trước khi đi Pháp (tháng 3, 1911). Tác phẩm này có mục đích minh oan cho các đồng chí của Phan đang bị tù đày sau cuộc dân biến ở Trung Kỳ (1908) bằng cách nói lên những điểm khác nhau giữa lập trường của Phan và Phan Bội Châu cũng như giữa hai nhóm minh xã (bất bạo động) và ám xã (bạo động) mà hai người đại diện. Theo Phan, nhằm hiểu rõ những điểm khác biệt giữa hai lập trường, không thể không biết đến hoàn cảnh lịch sử và cỗi rễ xa xăm đã tạo nên tính cách con người Việt Nam.

Trong bài này, trước hết chúng tôi sẽ bàn về tình hình văn bản của tác phẩm Tân Việt Nam. Sau đó, chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá cách nhìn của Phan Châu Trinh về tính cách con người Việt Nam nói chung và con người Phan Bội Châu nói riêng.

*

thubut
Thủ bút Phan Châu Trinh :
trang đầu bản thảo
Tân Việt Nam

Văn bản: Di cảo Tân Việt Nam là một “vị định cảo”, tức là một bản thảo chưa được sửa chữa và nhuận sắc trọn vẹn. Bản thảo gồm 42 trang chữ Hán viết tay, 31 trang đầu là phần cốt lõi của tác phẩm. Có nhiều đoạn khó đọc vì chữ viết nhỏ và thảo. Hiện nay có hai bản dịch quốc ngữ của Tân Việt Nam 1, nhưng vì cả hai bản dịch có nhiều chỗ không đúng với nguyên văn nên cần phải tham chiếu bản chữ Hán khi nghiên cứu. Bố cục của di cảo tự thân cũng chưa được hoàn chỉnh, ngay chính đầu đề “Nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp” dễ gây ngộ nhận vì trong suốt di cảo Phan không nói gì cụ thể về một nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp. Đối với một nhân vật có cặp mắt quan sát nhạy bén, lập luận khúc chiết, và sở trường về văn nghị luận như Phan Châu Trinh, không thể có khả năng là tác giả đã viết lạc đề. Vậy nghi vấn này phải được giải thích sao đây ?

Sau một thời gian nghiền ngẫm các trước tác chính luận của Phan nói chung và Tân Việt Nam nói riêng, chúng tôi đặt giả thuyết : Phải chăng Tân Việt Nam là phần đầu của một di cảo khác, và di cảo đó là di cảo nào ?

Liệt kê theo thứ tự thời gian trước tác sau khi tác giả rời Côn Đảo để trở về đất liền vào tháng 6, 1910, đến khi sang Pháp (tháng 3 và tháng 4, 1911) và cho đến cuối năm 1912, 3 di cảo chính luận mà ta biết chắc chắn là Phan đã viết trong giai đoạn này là : 1) Tân Việt Nam, 2) Đông Dương chính trị luận, 3) Trung kỳ dân biến tụng oan thỉ mạt ký (Kêu oan về vụ dân biến ở Trung Kỳ). Sau đây chúng tôi xin giải thích vì sao theo thiển kiến, Đông dương chính trị luận chính là phần tiếp nối của Tân Việt Nam.

Sau khi về đến Sài Gòn và trước khi sang Pháp, Phan đã viết Tân Việt Nam. Vì sao ta biết được như thế ? Trước hết, bà Phan Thị Châu Liên – con gái của Phan – cho biết về hoạt động của Phan sau khi được thả ra từ Côn Đảo như sau : “Ở Saigon, chánh phủ có đặt một hội đồng, Tham biện Mỹ Tho ông Couzineau bị [sic] cử làm chủ tọa, có đủ đề hình chưởng lý cả. Ông Couzineau đọc diễn văn có câu rằng: ‘Thay mặt cả dân nước Đại Pháp, tôi trả lại tự do cho ông’. Lại hỏi tiên sinh muốn nói điều gì. Tiên sinh ước lược chánh sách liên lạc Pháp Việt và yêu cầu mấy điều rồi xuống ở Mỹ Tho. (Tiên sinh xin : 1) tha bọn quốc sự phạm ; 2) Trị tội Phạm Ngọc Quát, vì giết ông nghè Trần Quý Cáp là người vô tội ; xin đi Tây)” (Phan Thị Châu Liên, “Phan Tây Hồ Tiên sinh dật sự”, in lại trong Phan Châu Trinh, Giai nhân kỳ ngộ (Lê Văn Siêu bình giải và chú thích), trang LVI). Mặc dầu trong phiên họp Couzineau làm chủ tọa này Phan đã trình bày về ước lược chánh sách liên lạc Pháp Việt và rất có thể là Phan đã nói về Phan Bội Châu, nhưng chúng ta biết rằng Tân Việt Nam đã viết sau đó vì lý do khá đơn giản : trong di cảo này có 2 chỗ nhắc lại chuyện này. Chúng tôi tình cờ tìm được chìa khóa quan trọng này nhân đọc lại Tân Việt Nam vào tháng 3 năm nay (2006) :

Tôi dẫu tuy được tha, bị ném trong xó góc để dễ kiểm soát, tâm sự ngổn ngang. Tôi rất thẹn vói người bạn quá cố là Tiến sĩ Trần Quý Cáp... (Tân Việt Nam, trang 15, bằng Hán văn).

hoặc, rõ ràng hơn nữa :

Trinh được tha từ Côn Lôn, bị thả trong một cái phòng của quản hạt ở Mỹ Tho (Sài Gòn), không có lấy một người quen. (Tân Việt Nam, trang 34, bằng Hán văn).

Chẳng bao lâu sau khi đến Pháp vào tháng 4 năm 1911, Phan đã làm việc khẩn trương với Jules Roux nhằm giải bày quan điểm của mình với Bộ trưởng Thuộc địa Messimy và Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut (vừa được bổ nhiệm 2) về tình hình chính trị ở Việt Nam, đồng thời bày tỏ những yêu sách đối với chế độ cai trị của người Pháp – trong đó có việc minh oan và khiếu nại cho các thân sĩ còn đang bị lưu đày ở Côn Đảo sau vụ dân biến năm 1908. Roux lúc bấy giờ là đại uý tại toà án quân sự, kiêm trợ lý bộ trưởng Thuộc địa. Phan trước tiên viết những ý kiến của mình thành những bài viết ngắn bằng chữ Hán, rồi dịch những bài đó sang chữ quốc ngữ để Roux dịch lại sang tiếng Pháp. Từ những bài viết chữ Hán này, Phan đã bổ sung và viết lại thành 2 di cảo Đông Dương chính trị luận và Trung kỳ dân biến tụng oan thỉ mạt ký. So sánh 2 di cảo này và dựa trên những thông tin chúng ta đã biết về Phan trong thời kỳ mới sang Pháp, ta thấy như sau:

1) Trung Kỳ dân biến là một văn bản hoàn chỉnh gồm 55 trang chữ Hán viết tay, tương đương với chừng 60 trang giấy in chữ quốc ngữ. Đây là một di cảo độc lập mà Phan viết nhằm minh oan cho những đồng chí còn bị tù đày ở Côn Đảo.

2) Đông Dương chính trị luận cũng đã được sửa chữa cẩn thận. Di cảo gồm 62 trang chữ Hán viết tay này (tương đương với khoảng 70 trang giấy in chữ quốc ngữ) trình bày những tệ đoan chính trị, xã hội và kinh tế ở Việt Nam với lập luận khúc chiết và nêu rõ nguồn cơn cụ thể. Các ý tưởng chính trong di cảo này có lẽ đã lấy từ những bài viết ngắn bằng chữ Hán mà Phan đã dịch ra chữ quốc ngữ để Roux dịch lại sang chữ Pháp 3. Tuy di cảo này thường được xem là một tác phẩm độc lập, nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy trong nguyên bản di cảo do chính tay Phan viết bằng chữ Hán chỉ có các tiểu đề chứ không có nhan đề. Di cảo này còn được lưu trữ tại nhà thờ cụ Phan ở Đà Nẵng. Nhan đề “Đông dương chính trị luận” và dòng chữ “Tây Hồ Phan Hy Mã Tiên sinh trước” (Do Tây-Hồ Phan Hy-Mã Tiên sinh trước tác) đã được ghi thêm trong bản sao của ông Trần Tiêu đề ngày 4 tháng 4 năm Bính Dần (15 tháng 5, 1926) 4. Vì nguyên bản di cảo không có nhan đề, ta có thể suy luận rằng Đông dương chính trị luận là phần nối tiếp của một văn bản khác. Nhưng để chứng minh Đông Dương chính trị luận chính là phần nối tiếp của Tân Việt Nam, ta cần xét thêm các yếu tố thời điểm và nội dung.

3) Về thời điểm, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng di cảo được viết ngay sau Tân Việt Nam chính là Đông Dương chính trị luận chứ không phải Trung Kỳ dân biến. Lý do ? Bởi lẽ sau 62 trang di cảo của Đông Dương chính trị luận, 12 trang rưỡi kế đó là bản thảo của Trung Kỳ dân biến. Điều này chứng tỏ : Đông Dương chính trị luận được viết trước Trung Kỳ dân biến và chẳng bao lâu sau khi viết Tân Việt Nam vì ngay chính Trung Kỳ dân biến, di cảo cuối cùng trong 2 di cảo, cũng đã viết xong trong năm 1912.

4) Huống nữa, nội dung của Đông dương chính trị luận cũng phù hợp với Tân Việt Nam. Lý do là với đề tài Tân Việt Nam khi bàn về một nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp thì không thể không bàn về những tệ hại cùng những thảm trạng trong dân gian lúc bấy giờ — và đó chính là chủ đề của Đông Dương chính trị luận.

Trong di cảo Tân Việt Nam, phần lớn các đề mục đã tạm viết xong tuy có đoạn trùng lặp, có nhiều chỗ Phan đã bổ sung với những hàng chữ rất nhỏ 5; nhưng ở một số tiết mục Phan ghi tiểu đề rồi chỉ mới viết đôi hàng như có dụng ý sau này có thời giờ sẽ viết thêm. Chúng ta suy đoán là sở dĩ di cảo Tân Việt Nam cuối cùng vẫn còn ở trong tình trạng dang dở, vì đáng tiếc thay, chưa đầy một năm sau khi về nước Phan đã qua đời vào tháng 3 năm 1926.

*

chandung

Nhận thức của Phan về tính cách của người Việt và về ảnh hưởng tai hại của lối học khoa cử : Vào buổi bình minh của lịch sử, dân tộc ta tự sinh sôi nảy nở dọc theo chân núi Tản Viên và lưu vực sông Nhị, sống an bình biệt lập với thế giới bên ngoài như người ở chốn Đào Nguyên. Giao thiệp giữa người Việt Nam với người Trung Quốc chỉ bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng nhất thống thiên hạ (221 trước CN) rồi luôn đà áp đặt ách thống trị của Trung Quốc lên vùng đất Giao Chỉ mà tổ tiên ta đã dày công xây dựng. Trong suốt hơn ngàn năm Bắc thuộc bắt đầu từ đấy, những tính cách đặc biệt của người Việt vẫn thể hiện rõ ràng, không chịu chấp nhận lối nhìn có tính cách tuỳ tiện của các sử gia Trung Quốc “coi Trung Quốc là cha mà ta là con và cho rằng người nước ta không làm được gì cả” 6. Theo Phan, từ nay về sau ta phải sáng suốt để thấy rằng tính ỷ lại trong người Việt chính là do lối nhìn vọng ngoại tạo nên thì mới may ra khắc phục được căn tính đó.

Vì sao Giao Chỉ chỉ là một vùng đất có diện tích chưa bằng một tỉnh lớn của Trung Quốc mà không bị đồng hoá qua hơn ngàn năm Bắc thuộc? Phải chăng đó là điều may mắn Trời đã ban cho (Thiên hạnh) hay là do bàn tay giúp đỡ của thần thánh (Thần trợ)? Phan cho rằng kỳ tích ấy, nói cho đúng, không phải là công của riêng ai, mà do những “đặc tính vĩ đại của dân tộc ta đã có từ ngàn năm trước” là “trầm nghị, kiên nhẫn, độc lập, bất khuất” đã tạo nên. Người Việt từ ngàn xưa vốn đã quật cường: “khi bên kia (bỉ) quá hung hãn thì ta tạm thời nhượng bộ, khi bên kia sơ hở thì ta chống trả”. Qua muôn vàn thử thách, tình tự dân tộc ngày càng sâu đậm và ý chí tự chủ bất khuất trở nên sắt đá 7.

Đến thời Ngũ Quý (907-960 sau CN), xã hội Trung Quốc có nhiều biến loạn, Hậu Chu (951-960) và Tống phân tranh. Đinh Tiên Hoàng nhân đấy “phất cờ độc lập gióng trống tự do” khởi nghĩa ở Hoa Lư, “mở đầu kỷ nguyên độc lập vĩ đại cho muôn thuở” 8. Điều đáng chú ý là trong các tác phẩm của mình, Phan đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Đinh Tiên Hoàng (trị vì 968-979) trong quá trình giành lại quyền tự chủ cho người Việt. Ngay cả khi phóng dịch ra văn vần tác phẩm Giai nhân kỳ ngộ (Kajin no kigû) của tác giả người Nhật là Tôkai Sanshi (Đông-Hải Tán-Sĩ) từ bản dịch Hán văn của Lương Khải Siêu, Phan cũng đã “bổ sung” một đoạn nhắc tới Đinh Tiên Hoàng với lời thơ rạo rực, ấp ủ ước mơ độc lập của chính Phan như sau: “Bốn ngàn năm còn dõi giống Lạc Hồng/Kìa biển, kìa núi, kìa sông, kìa đô ấp/Từ Đinh Tiên Hoàng dựng cờ độc lập/Đến Nguyễn triều thu thập cõi Nam Trung/Trải xưa nay lắm sức anh hùng/Liều trôi máu vẽ nên màu cẩm tú ...” 9.

Theo Phan, Đinh Tiên Hoàng đã dùng biện pháp ngoại giao để tránh cho bên kia đừng sang quấy phá hết lần này qua lần khác 10 trong khi thế lực của ta thì chửa có gì. “Bởi vậy, sau khi việc can qua đã ổn định, ta gởi ngọc lụa 11 sang để bên kia đỡ cảm thấy nhục nhã và cũng để làm êm dịu 12 cái uy thế đắc thắng của ta, khiến tình cảm hơn thua, được mất giữa hai dân tộc tiêu tan trong khung cảnh gặp gỡ hoà hiếu. Nhờ vậy ta mới có thời giờ thắt chặt hàng ngũ, chỉnh đốn binh bị, thực thi chính thuật nhằm xây dựng chính quyền và kiến thiết cơ sở của đất nước. Ôi ! Ngày xưa dân ta bản lĩnh vững vàng, nhãn quan sắc bén, tầm nhìn sâu rộng đến ngần ấy ! Thật đáng ca tụng, đáng ngợi khen, đáng yêu đáng kính, đáng sùng bái xiết bao !” 13

Phan cho rằng việc nước ta thụ phong với Trung Quốc qua các đời chẳng qua vì đó là “đường lối ngoại giao”. Chính vì thế, “ta coi việc thụ phong như một màn kịch (hý) chứ không lấy đó làm điều vinh dự”. Đây là “chính sách ‘viễn giao cận công’ mà ta đã áp dụng nhằm đối phó với Trung Quốc từ đó qua các đời Tiền Lê, Lý, Trần, cho tới bản triều [triều Nguyễn]”. “Viễn giao cận công” 14 nói nôm na là đối với nước ở xa thì giao tiếp để giữ quan hệ hoà hiếu, còn đối với nước gần thì giữ thế công. Theo Phan, nhờ áp dụng sách lược này nên nước ta mới khỏi lo về phương Bắc để “dùng nội lực mà bành trướng, sinh sôi nẩy nở ở phương Nam” và sở dĩ “ngày nay đất nước chúng ta có được một một mảnh đất thon dài trên bản đồ thế giới cũng là nhờ chính sách ngoại giao đó” 15.

Nào ngờ, “đời sau lại hiểu sai dụng ý hay ho của người đời trước nên mới coi việc ỷ lại vào bên ngoài là quốc sách (quốc thị)”, rồi “không chịu chỉnh đốn binh bị và nội chính, xem chuyện trao tặng ngọc lụa quan trọng hơn việc xây đắp thành luỹ” nhằm giữ nước. Phan cho rằng cái tính “ỷ lại vào Trung Quốc tất phải xảy ra vào cuối mỗi triều đại: vua bỏ bê việc nước, triều thần gian nịnh, không lo chỉnh đốn binh bị, chỉ xem bên kia là cha mà quên bộ mặt hung ác của họ. Cuối đời Trần, đời Lê đều có khuynh hướng đó mà đến bản triều thì lại càng rõ nét hơn”. Thế rồi Trung Quốc cũng nhân đó khoác lên chiếc mặt nạ (giả diện) thiên triều để âm mưu lắm việc “nham hiểm”: “đầu đời Minh viện cớ giúp khôi phục nhà Trần để mong biến nước ta thành một quận huyện, sau đó thì giúp họ Mạc làm loạn, tức là trợ giúp tặc thần của nước ta ; sang đời Thanh thì giả vờ lấy cớ phù Lê mà đưa quân sang chiếm ..., tới bản triều vì không thấy cái họa của bánh xe đổ phía trước nên mới uỷ thác cho Bắc triều mà không tự lập” 16.

Điều đáng chú ý là cách giải thích lịch sử của Phan rất giống sử quan thường áp dụng nhằm lý giải sự “đổi thay các triều đại” trong lịch sử Trung Quốc mà chữ Hán gọi là triều đại giao thế và tiếng Anh gọi là dynastic cycle. Sử quan này cho rằng dưới thời phong kiến, mặc dầu các vương triều thay đổi, nhưng điểm giống nhau giữa các vương triều là các vua đầu của mỗi vương triều thường là những minh quân, nhờ đó đất nước được thái bình thịnh trị. Nhưng những vua đời sau của mỗi triều ngày càng nhu nhược, xao lãng quốc sự khiến xã hội loạn lạc để rồi bị lật đổ và thay thế bởi một vương triều khác và quá trình “đầu thịnh sau suy” này cũng sẽ tái diễn với vương triều mới. Khi phân tích lịch sử các vương triều ở Việt Nam, Phan nhấn mạnh sự suy nhược của mỗi triều đại và tính ỷ lại vào Trung Quốc xảy ra vào “cuối mỗi triều đại”. Cách giải thích này hoàn toàn ăn khớp với sử quan dynastic cycle nói trên, mặc dầu rất có thể là Phan đã không hề ý thức đến sử quan này ; hay nói cách khác, có lẽ Phan đã dựa trên những suy nghĩ hoàn toàn độc lập của mình để đi tới kết luận đó. Những suy nghĩ độc sáng về lịch sử nước nhà biết đâu đã không thoáng hiện sau những đêm một mình một bóng, vừa nhìn trăng nước Côn Lôn vừa trầm tư về tiền đồ tổ quốc trong thời gian gần ba năm trường mà Phan bị lưu đày trên hòn đảo cô quạnh này?

Cũng trên dòng suy tư độc sáng nói trên, Phan cho rằng ngày xưa, vì coi việc xin thụ phong với Trung Quốc là điều vạn bất đắc dĩ nên nhiều sứ thần nước ta đã lấy chuyện làm nhục người Trung Quốc khi đấu trí với họ là niềm vinh dự. Tuy nhiên, sứ thần các đời sau lại huênh hoang khi đem về được một bài thơ văn, hay kể lại tiếng khóc câu cười của sĩ phu Trung Quốc cho bạn bè nghe. “Chừng ấy cũng cho ta thấy được sự suy thoái của sĩ phu nước nhà” 17. Phan cho rằng những “bát cổ gia” (nhà bát cổ) giá áo túi cơm đã biến công lao của người xưa thành nguyên nhân thất bại. Trong những tác phẩm chính luận của Phan, danh từ “nhà bát cổ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, bởi vậy ta cần hiểu dụng ý của Phan khi dùng từ này.

Như chúng ta đã biết, “bát cổ văn” là một thể văn dùng trong các khoa thi ngày xưa có 8 vế (bát cổ) đối nhau để bàn về Tứ thư. Lối văn này được dùng vào hai đời Minh, Thanh ở Trung Quốc rồi được mô phỏng và áp dụng trong các kỳ thi cử ở nước ta. Trong những kỳ thi, những “bài lớn về kinh truyện cũng như về văn sách đều hỏi về lịch sử Trung Quốc, còn về lịch sử nước ta thì chỉ hỏi vài câu sơ sài mà thôi”. Tuy Phan không định nghĩa “nhà bát cổ” là gì, nhưng dựa theo những chi tiết mà Phan đã cung cấp trong Tân Việt Nam, chúng ta có thể hiểu là Phan dùng từ này với ngụ ý châm biếm những nhà nho cả đời chỉ thích viết văn chương thật kêu theo lối cử nghiệp rồi cho là mình giỏi hơn người. Không những thế, về mặt tinh thần, theo Phan, vì những tệ hại của lối học khoa cử, “những đặc tính vĩ đại, cái linh chất trong sáng của dân tộc từ ngàn năm trước” bị che mờ. Kết quả là những “nhà bát cổ” mất hẳn tướng mạo xưa nay, không biết chọn con đường tự chủ, vừa vọng ngoại lại vừa bài ngoại, vừa tự tôn mà vừa tự ti.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, khi các tân thư của các nhà cải lương Trung Quốc như Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tràn sang nước ta, một số sĩ phu bắt đầu ý thức được đại thế mạnh yếu trong hoàn vũ. Tâm trạng rạo rực của họ vào lúc đó được Phan mô tả như sau: “Một hôm, bỗng nhiên chợt tỉnh cơn mê, như vén mây mù trông thấy trời xanh, như vừa ra khỏi buồng tối nhìn thấy mặt trời hay mặt trăng. Niềm vui đó nói sao cho hết !” Nhưng trước bức tranh tối tranh sáng của buổi giao thời, dân chúng lại rất mực hoang mang, không biết đâu mà phân biệt thật giả. Trước tình huống khẩn bách như thế, theo Phan, đáng lẽ phải “nhờ một hai chí sĩ thông hiểu thời cuộc hoạch định đường lối mà dìu dắt dân chúng”. Tuy nhiên, trên thực tế “người thông hiểu thì ít mà kẻ ngoan cố lại nhiều” và độc hại do sự sai lầm của các nhà bát cổ gây ra vẫn còn đầy rẫy 18.

Đột nhiên, vào tháng 2 năm 1904, cả nước giật mình sửng sốt bởi cái tin sét đánh: chiến tranh Nhật-Nga đã bùng nổ. Trung Quốc cũng đang vùng dậy tìm cách tự cường. Những sĩ phu tâm huyết ở nước ta cảm thấy náo nức, muốn tìm đường cứu nước. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà vào thời điểm này bùng lên phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt Nam của các sĩ phu yêu nước mà Phan và Phan Bội Châu (PBC) là hai nhân vật cự phách nhất trong 25 năm đầu của thế kỷ XX.

Mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu: Tuy cùng mang hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan rất khác nhau, thậm chí về sau trở thành đối lập. Phan chủ trương bất bạo động và hoạt động hợp pháp (minh xã), khởi xướng thuyết tự trị, kêu gọi canh tân để tự cường qua chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, rồi từng bước giành lại độc lập quốc gia. Lập trường của Phan được một số thân sĩ chịu ảnh hưởng tân học như Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, v.v. biểu đồng tình. Ngược lại, PBC chủ trương bài Pháp kịch liệt, hô hào lật đổ chính quyền thuộc địa bằng phương tiện bạo động và bí mật (ám xã). Cần nói thêm là trong khoảng thời gian cuối đời sống trong tình trạng bị giam lỏng ở Huế từ năm 1925 cho đến khi từ trần (1940), PBC có thái độ chính trị ôn hòa so với thời kỳ hoạt động ở hải ngoại.

Suốt đời hai nhà chí sĩ họ Phan gặp nhau tất cả 3 lần :

1) Lần gặp gỡ đầu tiên ở Huế vào năm 1903 (Quý Mão): Năm này có kỳ thi Hội, PBC lúc ấy đang lấy tư cách Cử nhân ghi danh ở trường Quốc tử giám, có dự thi nhưng không đỗ, còn Phan thì đã đỗ Phó bảng vào kỳ ân khoa năm Tân Sửu (1901). Tuy thi Hội không đỗ, nhưng PBC nổi tiếng hay chữ và lại vừa trước tác cuốn Lưu Cầu huyết lệ tân thư — mượn việc Lưu Cầu mất nước mà bàn chuyện nước ta và giải bày chính kiến của mình. Trong hồi ký Tự phán, PBC ghi lại là sau khi trình tác phẩm này với Thượng thư Bộ Binh là Hồ Lệ người Duy Xuyên (Quảng Nam), “ông bảo môn hạ, thuộc lại sao chép và cho các thân sĩ đồng hương xem, vì vậy tác phẩm này được sĩ phu Nam–Ngãi truyền tụng. Những nhà chí sĩ như các cụ Tây Hồ [Phan Châu Trinh], Thai Xuyên [Trần Quý Cáp], Thạnh Bình [Huỳnh Thúc Kháng] nhân đó mới trở thành bạn tâm phúc (mạc nghịch hữu) của tôi, cho đến những người đồng chí như Ngũ Lang, Ấu Triệu lúc ấy mới bắt đầu biết tôi, tất cả đều nhờ vai trò trung gian của cuốn sách ấy” 19. Chắc hẳn PBC đã không ít chủ quan khi thuật lại là Phan nhân đọc cuốn Lưu Cầu huyết lệ tân thư mới trở thành bạn tâm phúc của tôi”. Bởi lẽ Huỳnh Thúc Kháng, người được xem là có trí nhớ chính xác và cặp mắt khách quan nhất lúc bấy giờ, đã ghi lại trong Phan Tây Hồ Tiên sinh lịch sử: “Tiên sinh [Phan Châu Trinh] đã nghe tiếng ông Sào Nam, lại thấy sách ấy, cho là người hào kiệt nóng lòng việc nước, mà kiến thức thì chưa thoát vòng khuôn sáo cũ” 20, và bản thân Phan cũng nhấn mạnh điểm khác biệt về lập trường giữa hai người ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên.

2) Lần thứ hai ở Quảng Nam vào năm 1904: Vào tháng chạp năm này 21, PBC vào Quảng Nam để bàn luận với Tiểu La Nguyễn Thành về kế hoạch Đông độ của cụ và Tăng Bạt Hổ. Chuyến đi sang Nhật của PBC có mục đích xin viện trợ quân giới bởi lẽ theo nhận định của Nguyễn Thành và PBC, “Nhật Bản là nước da vàng mà lại đang giao chiến với Nga nên dã tâm lại càng lớn” 22. Về buổi gặp gỡ lần thứ hai với Phan, PBC ghi lại trong hồi ký như sau : “bắt đầu tôi ở nhà Tiểu La, đến thăm nhà cụ Huỳnh Thúc Kháng ở Thạnh Bình, nhân có cụ Tây Hồ và cụ Thai Xuyên Trần Quý Cáp đều đang ở đấy, nói chuyện suốt đêm rất vui” 23. Tuy nhiên, theo lời thuật lại của Huỳnh Thúc Kháng thì trong buổi gặp gỡ tình cờ này, Phan cũng đã bác bỏ kịch liệt lập trường của PBC trong Lưu Cầu huyết lệ tân thư: “Tiên sinh [Phan Châu Trinh] mới gặp ông Sào Nam, bác riết bài Lưu Cầu huyết lệ, cho là không hợp với thời thế cuộc đời bây giờ ; song ông Sào Nam lúc đầu đang nóng về chủ nghĩa bài ngoại nên cũng không chịu phục” 24.

3) Lần thứ ba, hai cụ Phan gặp nhau trong vòng mấy tháng vào năm 1906: Thoạt đầu, PBC đang ở Nhật nghe tin Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đã rời Việt Nam, PBC từ Nhật về Hương Cảng đón rồi đưa Hầu đi Sa Hà (Quảng Đông) thăm cụ Tán lý Quân vụ Nguyễn Thiện Thuật (Tán Thuật) đang tá túc ở nhà của cựu tướng Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc. Vào thời điểm này, Phan cũng vừa sang tới Hương Cảng. Nghe tin PBC vừa đi Quảng Đông, Phan tìm đến ngay nhà họ Lưu. Theo lời thuật lại của PBC, trong thời gian Phan ở Quảng Đông, PBC đem bài “Khuyến quốc dân du học văn” (Khuyên quốc dân du học) mà PBC viết cho Phan xem, Phan “khen hay”. “Nhưng đến khi xem ‘Duy Tân Hội chương trình’ (Chương trình của Hội Duy Tân) thì ông [Phan] lặng yên, chỉ nói: ‘Tôi rất muốn sang Đông Kinh cho biết rồi sẽ về nước ngay’. Tôi hiểu là từ lúc ấy ý hướng mà ông ấp ủ trong lòng khác với ý hướng của tôi” 25. Trên thực tế thì như chúng ta đã thấy, không phải từ lúc này mà hai năm trước đó, trong lần gặp gỡ đầu tiên ở Huế giữa hai người, Phan đã biểu lộ sự bất đồng ý ‎kiến của mình đối với lập trường của PBC.

Sau đó, PBC đưa Kỳ Ngoại Hầu và Phan sang Nhật. Trong tự truyện, PBC kể lại một số chi tiết về Phan trong thời gian ở Nhật như sau:

Thượng tuần tháng tư âm lịch [cuối tháng 5 dương lịch], tôi đưa học sinh lên Đông Kinh để vào trường. Cụ Tây Hồ cùng đi với tôi để tham quan trường ốc và khảo sát thành quả chính trị và giáo dục của Nhật Bản. Cụ bảo tôi: “Trình độ quốc dân Nhật Bản như thế này mà trình độ quốc dân ta như thế kia thì không làm nô lệ sao được? Nay được bấy nhiêu học sinh vào trường Nhật là sự nghiệp rất lớn của ông. Ông nên ở lại Nhật Bản tĩnh dưỡng, chú tâm vào việc viết sách, bất tất hô hào bài Pháp làm gì. Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân mà đã biết có quyền tức mọi việc khác có thể lo tính dần dần”.

Trong khoảng hơn mười ngày, cụ với tôi tranh luận qua lại, ý kiến rất trái ngược nhau. Cụ muốn đánh đổ quân quyền nhằm vun trồng gốc rễ dân quyền. Tôi thì muốn trước hết đánh đuổi giặc ngoài [Pháp], chờ lúc nước nhà độc lập rồi mới có thể bàn tới việc khác. Ý ‎tôi là muốn lợi dụng quân chủ thì cụ cực lực phản đối. Ý cụ muốn đề cao dân quyền và bài bác quân chủ thì tôi hết sức không tán thành. Bởi vì cụ và tôi tuy có cùng chung mục đích nhưng thủ đoạn thì khác xa nhau. Cụ thì muốn dựa Pháp để đánh đổ quân quyền, mà tôi thì muốn bài Pháp phục Việt, khác nhau là thế. Mặc dù chính kiến của cụ trái hẳn với tôi, nhưng tính khí thì rất thích tôi. Cụ với tôi kề gối chung giường khoảng một tháng rồi tỏ ý muốn trở về nước … Tôi đưa cụ Tây Hồ về tới Hương Cảng. Đó là hôm giã từ cụ lần cuối cùng. Cụ bảo tôi: “Ông nên bảo trọng. Quốc dân chỉ trông chờ vào ông, chứ Kỳ Ngoại Hầu thì không hy vọng gì đâu”. Tôi kính cẩn nhận lời, đinh ninh sẽ có dịp gặp lại nhau rồi tôi gửi lời chúc các cụ Thai Xuyên, Thạnh Bình, Tập Xuyên … ráng sức mở mang dân trí, tổ chức nhiều đoàn thể để làm hậu thuẫn cho tân đảng 26.

Lúc ấy là vào trung tuần tháng 5 âm lịch, tức đầu tháng 7 năm 1906. Về tới Hà Nội, Phan thảo ngay một bản điều trần gởi cho Toàn quyền, Khâm sứ cùng các nhà báo, nói lên tình hình nguy nan của đất nước, tình tệ quan lại, và yêu cầu sửa đổi chính sách bảo hộ. Bức thư này về sau được gọi là “Đầu Pháp chính phủ thư” (Bức thư gửi chính phủ Pháp). Sau khi thư này được công bố, chính sách cai trị của nhà nước thuộc địa ở Đông Dương được dư luận Pháp quan tâm hơn trước và một số người Pháp tiến bộ như Babut, chủ báo Đại Việt, muốn kết giao với Phan và mời Phan cộng tác. Ngược lại, giới quan trường Nam triều lại xem Phan “như cái gai trước mắt” 27 và trong những người gióng trống canh tân lúc bấy giờ họ “ghét sợ nhất là Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp vì hai người này có thiên tài hùng biện lôi cuốn người nghe ...” 28. Cùng với các nhân sĩ Hà Thành như Lương Ngọc Can, Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Quyền, ... Phan góp phần quan trọng vào việc sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Những buổi đăng đàn diễn thuyết “người đông như hội” mà Phan là một trong những diễn giả được mến mộ và “mốt Tây Hồ” với bộ cồm-lê bằng vải nội hóa do Phan “lăng-xê” nay đã trở thành những hình ảnh sống động về những ngày đầu của phong trào duy tân ở nước ta vào đầu thế kỷ XX.

Sau khi Phan về lại Việt Nam có người viết thư cho PBC nói là Phan về nước “không lợi cho anh em, vì ông xướng chủ nghĩa dân chủ” 29. Nghe tin ấy, PBC gửi Phan một bức thư đề nghị không nên vội hô hào dân chủ, với lời lẽ giải bày hơn thiệt như sau: “Than ôi ! Mấy mươi năm hụp lặn trong ao tù nô lệ lý thuyết phong kiến, biết đâu những chuyện Lư Thoa, Mạnh Đức … Tình trạng như thế, việc hợp quần khó lắm đại huynh ạ ! … Ôi dân chủ, ‘dân’ không còn nữa thì ‘chủ’ vào đâu? Lúc bấy giờ nếu đại huynh có bầu nhiệt huyết cũng không còn chỗ thi thố nữa” 30.

Tuy nhiên, những khác biệt giữa lập trường của hai cụ Phan sau đó hình như ngày càng rõ nét, đặc biệt trong nhận thức của Phan. Lý do là vì PBC cùng các đồng chí trong nhóm ám xã đang ở nước ngoài nên nhà cầm quyền không thể nào đàn áp trực tiếp vì cho dẫu “roi dài cũng không đụng tới” (tiên trường mạc cập), còn Phan thì ở trong nước nên đã cùng các thân sĩ trong minh xã ở trong thế chống mũi chịu sào nên “đều bị bắt không sót một ai” 31. Bởi vậy, khi phong trào chống sưu thuế bắt đầu ào ạt nổi lên ở Quảng Nam và các tỉnh miền Trung từ tháng 2 năm 1908 theo lời kêu gọi của PBC cùng các đồng chí trong nhóm bài Pháp từ hải ngoại thì Phan bị nhà chức trách áp giải từ Hà Nội về Huế để tống giam. Lý do là quan trường vốn ghét Phan, nay nhân dịp trả thù, đổ tội nhóm dân quyền đã gây ra vụ dân biến và xem Phan chính là người chủ xướng và đã ngấm ngầm cấu kết với “người bội quốc là Phan Bội Châu”. Lúc đầu Phan bị kết án tử hình, sau được giảm án, thành đày ra Côn Đảo suốt đời, “gặp ân xá cũng không tha” (ngộ xá bất nguyên) 32. Phan bị đày ở Côn Đảo từ tháng 6 năm 1908. Sau non 3 năm, nhờ có sự can thiệp của Hội Nhân quyền nên Phan được phóng thích và sau đó sang Pháp vào tháng 4 năm 1911.

Phan Bội Châu dưới cặp mắt của Phan Châu Trinh trong Tân Việt Nam : Như đã đề cập ở phần đầu, Tân Việt Nam được trước tác trong khoảng thời gian Phan mới đến Mỹ Tho sau khi được thả từ Côn Đảo. Vào thời điểm này, tri kỷ của Phan là Trần Quý Cáp đã bị sát hại ở Khánh Hòa và những người bạn thân thiết khác như Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, ... thảy đều bị lưu đày ở Côn Đảo sau vụ dân biến ở Trung Kỳ và binh biến ở Hà Nội (tức vụ đầu độc binh lính Pháp xảy ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1908) 33. Bởi vậy Phan cảm thấy không thể không minh oan cho những đồng chí của mình.

Theo Phan, hai vụ dân biến và binh biến “đều do lời cổ động trong những trước tác của PBC và đã được thực hiện không chút sai sót” 34. Vụ dân biến sở dĩ có hậu quả xấu xa một phần cũng vì “quan lại Nam triều phản ứng quá mức 35, rồi hai phái bài Pháp và tự trị kích bác lẫn nhau”. Phan cho rằng binh biến là kết quả tất yếu của dân biến, vì một khi “chủ nghĩa tự trị đã bị chủ nghĩa áp chế đánh bại, người bị tù bị chết đầy rẫy, người ta biết chủ nghĩa tự trị dựa Pháp ắt không thành công thì cái thế tất yếu là không thể không chạy theo đảng bài Pháp. Do đó nghĩ đến bạo động là cái thế phải đến, cái lẽ tất nhiên” 36.

Theo Phan, sở dĩ Phan bị nghi ngờ là do mối liên hệ giữa Phan và PBC. Bởi vậy, trong Tân Việt Nam, nhằm minh oan cho các đồng chí đã chết hay còn bị tù đày Phan giải thích tường tận những khác biệt giữa Phan và PBC về chủ trương cũng như về đường lối hoạt động. Những thông tin độc đáo trong Tân Việt Nam giúp người đọc nhận thức rõ hơn tâm trạng của Phan khi bị tù đày ở Côn Đảo và trong khoảng thời gian cư ngụ ở Pháp sau này. Trước khi đưa ra một số nhận xét và đánh giá tổng quát, chúng tôi sẽ trình bày cách nhìn của Phan về con người của PBC.

Theo nhận xét của Phan, thoạt kỳ thủy không có đảng phái mà chỉ có hai chủ nghĩa tranh luận với nhau mà thôi. PBC chủ trương bạo động, nhưng trong lần gặp gỡ với Phan tại Huế vào khoa thi Hội năm Quý Mão (1903), khi Phan bác bỏ chủ trương bạo động thì PBC cũng đồng ý là cả hai cùng đứng lên kêu gọi sĩ phu dâng sớ xin bãi bỏ khoa cử, cải cách luật pháp và chế độ (biến pháp) 37. Khi công việc kêu gọi đang tiến hành tốt đẹp thì PBC vì thi hỏng nên không ký tên, sĩ phu vì thế cũng bắt chước không chịu ký bởi lẽ uy tín của PBC rất lớn trong giới sĩ phu 38. Sau đó, PBC sang Nhật và từ lúc này trở đi mới có hai đảng: đảng cách mạng do PBC sáng lập có bộ phận ở trong nước và ở ngoài nước, và đảng tự trị do Phan khởi xướng thì không có trong ngoài 39.

Về mối quan hệ với PBC, Phan ghi lại như sau: “Lịch sử cuộc đời của PBC là một trang sử u sầu ảm đạm, một lịch sử đầy gian truân vất vả. Lịch sử của ông cũng là lịch sử đời tôi. Tính chất giống nhau, chí khí giống nhau, cảnh ngộ giống nhau, nhưng ý kiến không giống nhau và chủ nghĩa thì khác hẳn. Bởi vậy ban đầu thì thương nhau mà cuối cùng thì xa nhau, trước là bạn mà sau là địch. Tôi sở dĩ không ngại hiềm nghi, không nề đường sá cách trở để theo tận hải ngoại cũng vì ông ấy. Tôi sở dĩ bất chấp sống chết, đụng chạm tới kỵ húy nhằm hô hào người trong nước cũng vì ông ấy. Tôi thất bại chẳng còn chút gì, đồng chí bạn bè bị tù đày hay phải hy sinh đầy rẫy, và cho tới nay cũng vì ông ấy mà tôi hãy còn bị nghi kỵ và không giải bày tâm sự được” 40.

Phan cho rằng “nếu không biết rõ nhân cách của PBC cùng lý do vì sao ông lợi dụng quốc dân thì không làm sao hiểu được tại sao tôi đã phản đối ông ấy từ đầu đến cuối” 41. Theo Phan, “PBC là người rất giàu chí khí, nhiều nghị lực, chịu nhẫn nhục và dám làm (cảm vi). Một khi ông đã tin vào điều gì rồi thì quyết không bỏ, cho dù sấm sét cũng không thay đổi”. Trong giới sĩ phu ở nước ta lúc đó, “không ai có thể sánh với ông ấy” 42. Đó là những ưu điểm của PBC. Theo Phan, “vì chủ trương bạo động bị Phan bác bỏ nhiều lần nên PBC không thích giao du” cùng Phan. Phan kể là trong lần hai người tranh luận với nhau ở Hương Cảng, “ông ấy đuối lý rồi khóc sướt mướt — tôi thương ông chỗ ấy” 43. Về nhược điểm của PBC, Phan nhận xét: “Tiếc thay ông ấy học thức nông cạn, không rõ thời thế, thích dùng thủ đoạn và mánh khóe (quyền thuật), tự dối mình và dối người, đầu óc ngoan cố khăng khăng không chịu thay đổi ... Chủ nghĩa phục thù cực đoan của PBC thật ngoan cố và sai lầm cùng cực, đã không hợp lý luận, không hợp thời thế mà lại còn đẩy đồng bào vào chỗ chết (tử địa)” 44. Dưới mắt Phan, PBC là “người có lòng yêu nước nhưng không biết cách thương nước” (hữu ái quốc chi tâm nhi bất tri sở dĩ ái quốc chi đạo) 45. Phan kể lại như sau: “PBC thường nói ‘Bình sinh sở học của tôi đắc ý nhất ở chữ Nhân trong sách Luận ngữ’. Tôi mới nói đùa: ‘Sở đắc của anh là ở bộ Chiến quốc sách, nếu quả là sách Luận ngữ thì tôi sợ anh sẽ đem nửa bộ giết người trong nước và nửa bộ để giết thân anh. Ông bực tôi lắm” 46.

Phan cho rằng PBC là người “cực kỳ thủ cựu, nhất thiết không chịu đọc Tân thư”. Bởi thế, “những trước tác của ông ấy không căn cứ vào lý luận, không khảo sát thời thế, khi thì chửi tràn, khi thì khóc than thống thiết”. Sự thật, dưới mắt Phan, PBC là “nhà yêu nước bị biến tướng bởi cái học văn chương tám vế” (bát cổ biến tướng chi ái quốc gia) 47, là “nhà bát cổ” điển hình mang những tập tính do ảnh hưởng của cái học khoa cử đã đề cập ở phần trên. Phan viết: “[Các trước tác của PBC] xem ra toàn là biến thể của văn chương bát cổ, không có mảy may một chút giá trị, nhưng vì trình độ và tính cách thích hợp với quốc dân, nên dân mới bị lừa theo” 48. Không những thế, cá tính con người PBC biểu hiện “những quán tính lâu đời của người Việt Nam, gồm những mặt tốt đẹp nhất cho tới những mặt thiếu sót, kém cỏi nhất” 49. Phan giải thích: “... Ông ấy là người đại biểu cho những tập quán có từ ngàn xưa trong lịch sử của dân tộc nước Nam. Không biết chân tướng của người nước Nam, xem ông ấy thì biết được. Người dân nước Nam rất giàu tính bài ngoại, ông ấy bài ngoại đến chỗ cực đoan. Người nước Nam rất thích ỷ lại vào người nước ngoài thì ông ấy ỷ lại đến chỗ cực đoan. Người dân nước Nam rất thiếu tính tự lập thì ông ấy lại càng thiếu cùng cực. Tính cách và trình độ của ông ấy nhất nhất đều tương hợp với tính cách và trình độ của quốc dân, bởi vậy ông nhân ưu điểm và khuyết điểm của quốc dân mà lợi dụng. Đây là điều thầy thuốc gọi là thuật ‘lấy độc trị độc’ (tắc nhân tắc dụng chi thuật)” 50.

Mặc dù Phan không nói rõ “danh sĩ” trong đoạn sau đây là ai, nhưng đọc qua ta có thể đoán ngay được nhân vật Phan muốn ám chỉ không ai khác hơn là PBC: “Ngày nay có danh sĩ tự phụ là yêu nước mà không biết tập trung hết sức vào trong nước mà đề xướng quốc dân, rồi như sư tử ngủ mê, ngợi khen cường quyền của Đảo quốc [Nhật Bản], nói năng ngông cuồng không nghĩ tới lợi hại, chỉ muốn mời một nước thứ ba “khẩu Phật tâm xà” không có lấy chút nhân đạo (tận vô nhân lý) để đem giao phó tất cả vận mệnh đất nước cho được mới bằng thích. [Danh sĩ ấy] không hiểu rằng nước đó hiện nay không có sức nên để vậy mà không quyết đoán, chứ nếu quả thật có sức thì còn đợi ta cầu làm gì? Hãy trông Triều Tiên, các đảng phái liên Nga liên Nhật chia năm xẻ bảy, rốt cuộc bây giờ hoàng hậu thì bị sát hại, nhà vua thì bị giam cầm, tù tội liên miên và cảnh giết chóc vẫn chưa yên. Cầu đã được đấy mà lợi thì không thấy đâu cả” 51. Cần để ý là Tân Việt Nam được Phan trước tác vào 1910-1911, tức chẳng bao lâu sau khi Triều Tiên bị Nhật Bản sáp nhập, bởi vậy niềm lo lắng của Phan không phải là hoàn toàn vô căn cớ.

Nếu Phan đã rất mực thẳng thừng khi phê phán chủ trương bạo động của PBC, điều khiến ta không khỏi ngạc nhiên và cảm phục là Phan cũng không kém thẳng thừng và khách quan khi dự đoán về khả năng thất bại của đường lối mà chính bản thân Phan đang theo đuổi: “Tôi tự biết những lý do mà chủ nghĩa của ông ấy đưa ra thì rất yếu, nhưng nếu áp dụng vào đặc tính của dân nước Nam thì rất mạnh. Chủ nghĩa của tôi, lý do đưa ra thì rất mạnh, nhưng nếu áp dụng vào đặc tính của người nước Nam trong tình thế hiện tại thì rất yếu. Chủ nghĩa của ông ấy rất hợp với đặc tính và trình độ của quốc dân, lại nhắm vào chỗ mạnh mà lợi dụng và vì ở hải ngoại nên ngôn luận tự do, dễ có người theo, do đó chủ nghĩa ông ấy sẽ tất thắng. Chủ nghĩa của tôi tương phản với đặc tính và trình độ của quốc dân, lại nhắm vào chỗ yếu mà cứu và vì ở trong nước nên bị các thế lực chèn ép và nghi kỵ tập trung vào, các hoạt động và ngôn luận đều không được tự do nên người theo cũng khó, do đó chủ nghĩa của tôi tất bại” 52.

*


Có thể nói rằng một trong những ý nghĩa quan trọng của Tân Việt Nam là qua tác phẩm này lần đầu tiên ta thấy rõ lập trường khác biệt giữa Phan và PBC.

Vào năm 1925, khi hai nhà chí sĩ lần lượt về lại Việt Nam, lập trường của họ có thay đổi gì chăng so với 20 năm trước đó ? Về phía Phan, nhận thức về PBC hầu như không có gì thay đổi. Trong bài diễn văn nói về “Đạo đức và luân lý Đông Tây” đọc tại nhà Hội Việt Nam ở Sàigòn vào cuối tháng 11, 1925, khi thuyết giải về lòng thương nước của người Việt, Phan vẫn phê phán chủ trương bạo động và lập trường vọng ngoại của PBC: “Cái ‘thương nước’ tôi nói ở đây không phải là xúi dân ‘tay không’ nổi lên, hoặc đi lạy nước này cầu nước khác về phá loạn trong nước đâu ! Tôi xin thưa : Nước ta đã hư hèn bị mắc trong tay người ta rồi, thì bây giờ ta phải đem lòng thương nước, bênh vực lẫn nhau, mà giúp cho nhau để cứu chuộc lại cái danh giá cùng lợi quyền của ta về sau ... Thương nước cho phải đường mới gọi là thương nước, nếu thương nước không phải đường thì đã không ích gì cho ai mà lại còn làm hại sinh linh nữa” 53.

Về phần PBC, rõ ràng là có những chuyển biến sâu sắc sau khi cụ về sống những năm cuối đời ở Huế trong tình trạng bị giam lỏng. Vào tháng 3 năm 1927, trong dịp kỷ niệm ngày giỗ một năm của Phan, PBC đã viết những dòng sau đây : “Than ôi! Ông có thứ cho tôi chăng? Lúc ông [từ Nhật Bản] về nước [1906], tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay tôi dặn mấy lời sau hết: ‘Từ thế kỷ 19 về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nước, gửi trong tay một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà nay Bác lại còn dựng cờ quân chủ lên hay sao?’ Ông nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đã hơn 20 năm rồi, lời ôn càng lâu, càng nghiệm. Tôi mới biết cái óc suy nghĩ cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông! Phỏng ngày nay ông còn sống thì cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mới được. Than ôi! Ngày nay những kẻ cúng vái ông, kính mến ông, có phải là chỉ ngắm tượng ông, đọc văn ông góp nhặt năm ba câu làm bộ ái quốc, ái quần đầu miệng mà thôi ư? Phải biết rằng ông Hy Mã mà được danh tiếng lưu truyền với sử xanh là vì ông có chủ trương thiệt, tinh thần thiệt” 54. Hoặc giả, trong tập hồi ký Tự phán viết chẳng bao lâu sau đó, PBC cũng đã bộc bạch: “Than ôi, lịch sử tôi là lịch sử của trăm điều thất bại mà không có lấy một điều thành công. Bôn ba trôi nổi gần ba mươi năm, vì liên lụy với tôi mà kẻ chết người tù, tai ương tràn cả nước, độc hại lan khắp đồng bào. Mỗi khi tỉnh giấc nửa đêm lòng tự bảo lòng rồi gạt lệ nhìn trời ; hai mươi năm lần lữa, trông râu mày mà hổ thẹn” 55.

Cần để ý là trong khoảng thời gian ở Pháp, Phan bị nhà đương cuộc Pháp bắt giam ở ngục Santé gần 10 tháng (tháng 9, 1914 đến tháng 7, 1915) vì bị tình nghi là đã thông đồng với Đức nhờ giúp chống lại Pháp bằng phương tiện vũ trang. Trong ngục, Phan không chịu khuất phục, cực lực phản đối sự vu cáo, dọa nạt của nhà đương cuộc và dùng lý lẽ để chứng minh mình là “người không có tội”. Trong một bức thư gửi cho thẩm phán tòa án quân sự, Phan viết: “Quan lớn là một tên quan án gian dối, thay mặt cho quân thù nghịch tôi, lấy ý riêng mà bắt tôi, giam tôi, thì từ nay về sau, tôi cứ đem lời lẽ ra mà chống cự lại với những việc gian dối không công bình của quan lớn” 56.

Có thật Phan muốn nhờ cậy thế lực của Đức nhằm chống lại Pháp như lời buộc tội của quan tòa ? Hay Phan hoàn toàn vô tội và đã bị bắt oan ? Lập trường của Phan trong thời kỳ Âu chiến đã gây thắc mắc, hoài nghi cho nhiều nhà nghiên cứu từ trước tới nay 57. Trong trường hợp PBC, chúng ta có thể khẳng định là cụ đã tìm cách cầu viện Đức, đặc biệt trong thời kỳ Âu chiến, nhằm chống lại Pháp bằng cách liên hệ với các văn phòng ngoại giao của Đức ở Bắc Kinh và ở Bàng Cốc (Thái) 58. Nhưng Đức không phải là nước duy nhất mà PBC muốn cầu viện nhằm chống lại Pháp, vì cho đến khi về nước vào năm 1925 PBC luôn luôn chủ quan nghĩ rằng nếu không có sự giúp đỡ của Trung Quốc và Nhật Bản thì người Việt không thể nào giành lại độc lập từ người Pháp. Vô hình trung PBC đã cả tin rằng chỉ có Pháp, một mình nước Pháp mà thôi, mới có ý đồ đen tối đối với Việt Nam. Nhưng lập trường của Phan thì khác hẳn. Qua Tân Việt Nam (cùng các tác phẩm chính luận khác), ta thấy Phan nhiều lần bác bỏ lập trường của PBC là vừa bài ngoại (Pháp) mà lại vừa vọng ngoại, và như đã trình bày, Phan giữ vững lập trường này cho tới lúc lìa đời. Bởi vậy, đối với một nhà chí sĩ “đen trắng phân minh” và có lập trường kiên định như Phan, thật khó hình dung là Phan lại trông cậy vào thế lực của nước ngoài, cho dù nước đó là nước Đức, là nước Trung Hoa, hay là nước Nhật. Ngay khi còn bị lưu đày ở Côn Đảo, Phan đã từng nói : “Chưa có tư cách quốc dân độc lập, dầu có nhờ cậy ở nước ngoài chỉ diễn cái trò ‘đổi chủ làm đầy tớ lần thứ hai’, không ích gì ..., mình không tự lập, ai cũng là kẻ cừu của mình ...” 59. Nói ngắn gọn, ta có thể không đồng ý với chủ trương và chính kiến của Phan, nhưng theo thiển kiến, khó có thể nghi ngờ về nhân cách cùng tấm lòng xả thân vì nước của Phan.

Để kết thúc bài này, xin mượn lời nhận xét chí lý sau đây của Huỳnh Thúc Kháng về cuộc đời của Phan : “Như tiên sinh, không những là một người chí sĩ yêu nước, mà thật là một nhà chính trị cách mạng đầu tiên nước Việt Nam ta vậy. Một kẻ sĩ vai gánh giang sơn, lòng thương nòi giống, một mình xông đột trăm cách toan lường, trong hai mươi năm thừa, trải biết bao hiểm nghèo, nếm biết bao mùi cay đắng ... thế mà tiên sinh cứ khăng khăng ôm một cái chủ nghĩa, đeo đẳng mãi với cảnh hoạn nạn mà không chịu rời ra ; không những danh vị lợi lộc không dỗ dành được, cực khổ không đổi dời được ; cho đến gươm kề trên cổ, súng gí trước bụng cũng cũng không chút nào lay chuyển, sánh với ông Sào Nam [PBC], chí khí đồng nhau, nhiệt thành đồng nhau, phách lực đồng nhau, mà cái cảnh càng khó, cái lòng càng khổ hơn vậy” 60.


* Giáo sư Đại Học Alberta, Canada


Chú thích


1 Nguyễn Q. Thắng, Phan Châu Trinh -- Cuộc đời và tác phẩm (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987 ; Nxb Văn Học, 2001, tái bản và có bổ sung) và Nguyễn Văn Dương biên soạn, Tuyển tập Phan Châu Trinh (Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 1995).

2 Albert Sarraut (1872-1962) làm toàn quyền Đông Dương từ tháng 11, 1911 cho đến tháng 11, 1913 và từ tháng giêng 1917 cho đến tháng 5, 1919. Sarraut là người duy nhất giữ chức vụ này hai lần. Sau đó, Sarraut làm bộ trưởng Thuộc địa (1920-1924 và 1932-1933) và thủ tướng (năm 1933 và năm 1936).

3 Văn bản chữ quốc ngữ và chữ Pháp gồm 9 trang này hiện còn lưu trữ trong hồ sơ của văn khố Bộ Thuộc địa cũ.

4 Theo nghiên cứu của ông Nguyễn Q. Thắng, Trần Tiêu là một trong những môn đệ của ông Lê Ấm. Vì rất ngưỡng mộ Phan Châu Trinh, Trần Tiêu đã đọc và sao chép nhiều tác phẩm của Phan. Xem Nguyễn Q. Thắng, sách đã dẫn, trang 191.

5 Trong Tuyển tập Phan Châu Trinh, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dương xem những hàng chữ nhỏ này là chú thích của Phan nên đã đưa phần dịch những hàng này vào chú thích cuối trang. Dựa vào lý do nêu ra ở trên, chúng tôi cho rằng phần lớn những hàng chữ nhỏ đó không phải là chú thích mà đã do Phan viết thêm trong khi nhuận sắc dở dang “vị định cảo” này.

6 Tân Việt Nam (bản chữ Hán), trang 2. Những phần trích dẫn trong bài này từ Tân Việt Nam là do chúng tôi dịch từ nguyên văn chữ Hán, số trang trích dẫn là số trang ghi ở đầu mỗi trang của nguyên bản di thảo. Trước đây tôi đã để là Pháp Việt liên hợp ; nay xin sửa lại là Tân Việt Nam cho đúng với đề tắt hơn. Chúng tôi thành thật cám ơn bà Lê Thị Kính (tức Phan Thị Minh, cháu nội Phan Châu Trinh) và học giả Nguyễn Văn Xuân ở Đà Nẵng đã sốt sắng giúp đỡ khi chúng tôi xin phép chụp lại di thảo này. Tác giả cũng thành thật cám ơn bà Nguyễn Thị Bình (cháu ngoại của Phan Châu Trinh) đã để lại một ấn tượng sâu sắc về Phan Châu Trinh qua Hội thảo năm 1990 ở Đà Nẵng.

7 Tân Việt Nam, trang 2.

8 Như trên, trang 3.

9 Phan Châu Trinh, Giai nhân kỳ ngộ. Lê Văn Siêu bình giải và chú thích (Sàigòn : Nxb Hướng Dương, 1958), trang 275. Khi biên tập, nhà nghiên cứu Lê Văn Siêu đã vô tình lấy đoạn này ra và cho vào phần phụ lục.

10 Như trên. Nguyên văn là “quyển thổ trùng lai”, tức “cuốn đất trở lại”, ý nói thua keo này lại bày keo khác. Sau khi Tần bị diệt vong, võ tướng nước Sở là Hạng Võ (tức Hạng Tịch ; 232-202 trước CN) tranh hùng với Lưu Bang. Hạng Võ thua trận, chạy đến bến sông Ô, được Đình Trưởng mời qua sông nhằm tạm lánh ở Giang Đông rồi mưu việc khôi phục. Hạng Võ không nghe, dùng gươm tự sát. Trong bài “Đề Ô Giang đình thi” (Bài thơ đề ở đình sông Ô), Đỗ Mục có câu : “Giang Đông tử đệ đa tài tuấn/Quyển thổ trùng lai vị khả tri” (Con em ở Giang Đông còn lắm người tài giỏi/[Nếu Hạng Võ nghe lời khuyên qua sông] mưu việc khôi phục, thì sự thế chửa biết ra sao). Trần Tế Xương thi hỏng nhiều bận, trong “Bài phú hỏng thi” cũng đã mượn cụm từ này để diễn tả tâm sự của một sĩ tử mấy lần mang lều chỏng, khăn gói đi thi mà không đỗ : “Ngẫm đến câu “quyển thổ trùng lai”, nói ra ngập ngọng”.

11 Sử sách ta thường ghi là “vàng lụa”, nhưng chúng tôi đã dịch đúng theo nguyên văn ở đây là “ngọc bạch” (ngọc lụa).

12 Nguyên văn chữ Hán là “trấp”, có nghĩa là “thu, cất đi, ngưng lại, làm êm dịu”.

13 Tân Việt Nam, trang 3.

14 Người đề xướng sách lược ngoại giao này là Phạm Thư, người nước Tần đời Chiến Quốc ở Trung Hoa.

15 Tân Việt Nam, trang 3-4.

16 Như trên, trang 4.

17 Như trên.

18 Như trên, trang 13-14.

19 Xem Phan Bội Châu, Tự phán (TP) (Huế : Nxb Anh Minh, 1956), trang 34 ; Phan Bội Châu niên biểu (NB) (Hà Nội : Nxb Văn Sử Địa, 1957), trang 38. Trong bài này, những phần dịch thuật từ Tự phán đều do người viết bài này dịch từ nguyên văn chữ Hán (không có số trang). Bởi vậy, để độc giả tiện bề tham khảo, chúng tôi trích dẫn xuất xứ dựa theo hai bản dịch chữ quốc ngữ đã xuất bản.

20 Huỳnh Thúc Kháng, Phan Tây Hồ Tiên sinh lịch sử (Huế : Nxb Anh Minh, 1959), trang 17.

21 Tự phán ghi là tháng 7 âm lịch, tức khoảng tháng 8 tháng 9, năm 1904.

22 TP, trang 41 ; NB, trang 44.

23 Như trên.

24 Huỳnh Thúc Kháng, Phan Tây Hồ Tiên sinh lịch sử, trang 17.

25 TP, trang 70 ; NB, trang 70.

26 TP, trang 71 ; NB, trang 72.

27 Huỳnh Thúc Kháng, han Tây Hồ Tiên sinh lịch sử, trang 22.

28 Hồ Tá Khanh, “Về phong trào Duy Tân tại Bình Thuận Phan Thiết, trong Thông sử Liên Thành”. Xem Nguyễn Q. Thắng, sách đã dẫn, trang 589.

29 Huỳnh Thúc Kháng, Phan Tây Hồ Tiên sinh lịch sử, trang 20.

30 “Thơ [sic] gởi Cụ Tây Hồ”, trong TP, phần “Phụ lục”, trang 212-213.

31 Tân Việt Nam, trang 16.

32 Huỳnh Thúc Kháng, Phan Tây Hồ Tiên sinh lịch sử, trang 23.

33 Thường được gọi là “Hà Thành đầu độc”. Trong Đại cương Lịch sử Việt Nam (Tập II), các tác giả cho biết sau vụ đầu độc, Hội đồng đề hình Pháp xử tử 16 người, “kết án tử hình vắng mặt 6 người và tù chung thân 4 người, còn số người bị án có hạn thì khá nhiều”. Ngoài ra, “[n]hân vụ này, thực dân Pháp có cớ để bắt, lưu đày một số nhân sĩ ở Đông kinh nghĩa thục” (Đinh Xuân Lâm chủ biên, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ, Hà Nội : Nxb Giáo Dục, 2001, trang 173-174).

34 Tân Việt Nam, trang 16-17. Trong tác phẩm này Phan nêu rõ là việc chiêu dụ lính tập được gợi ý trong Việt Nam vong quốc sử, và việc chiêu dụ dân binh phản đối thì có bàn trong Hải ngoại huyết thư, cả hai cuốn đều do PBC trước tác (trang 17). Vai trò chủ mưu của PBC trong hai vụ này cũng được xác nhận trong “Vetonamu minzoku undôshi kankei nenpyô” (Niên biểu về những sự kiện có liên hệ đến phong trào cách mạng Việt Nam). Nagaoka Shinjirô và Kawamoto Kunie biên dịch, Vetonamu bôkokushi hoka (Việt Nam vong quốc sử và các tác phẩm khác của Phan Bội Châu) (Tokyo : Heibonsha, 1974), trang 303.

35 Phan nêu rõ là ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam), quan huyện tăng số dân phu ứng dịch đến năm lần một cách tùy tiện. Khi dân chúng kéo nhau đến sảnh đường để chống đối, quan huyện báo cáo với công sứ là dân nổi loạn. Phong trào dân biến bắt đầu từ đó (Tân Việt Nam, trang 26).

36 Tân Việt Nam, trang 31.

37 Có lẽ đã mô phỏng theo chủ trương “biến pháp” của phái cải lương ở Trung Quốc do Khang Hữu Vi lãnh đạo vào cuối thập niên 1890.

38 Tân Việt Nam, trang 19-20.

39 Như trên, trang 16.

40 Như trên, trang 27.

41 Như trên, trang 18.

42 Như trên, trang 17.

43 Như trên.

44 Như trên, trang 18.

45 Như trên, trang 36.

46 Như trên.

47 Như trên, trang 36.

48 Như trên, trang 17.

49 Như trên, trang 36.

50 Như trên, trang 18.

51 Như trên, trang 4.

52 Như trên, trang 21.

53 Xem Thế Nguyên, Phan Chu Trinh, phần “Phụ lục” (Sàigòn : Tủ sách “Những mảnh gương” Tân Việt, 1956), trang 144-145.

54 “Cảm tưởng của cụ Sào Nam đối với cụ Tây Hồ”. Tân dân, Số 3 (24.3.1949) đặc biệt kỷ niệm Phan Tây Hồ Tiên sinh, trang 17-18.

55 TP, trang xv ; NB, trang 20.

56 “Thư gửi cho quan Sơ thẩm tòa án Binh đề ngày 27 tháng 4, 1915”, trích lại từ Phan Thị Châu Liên, “Phan Tây Hồ Tiên sinh dật sự”, in lại trong Phan Châu Trinh, Giai nhân kỳ ngộ (Lê Văn Siêu bình giải và chú thích), trang 75.

57 Về những hoài nghi, xem lời “Tựa” của Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp, 1911-1925 của Thu Trang (Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Văn Nghệ Tp Hồ Chí Minh và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2000, trang 10) ; Thu Trang, như trên, trang 95 ; Nguyễn Văn Dương, sách đã dẫn, trang 507. Để biết rõ những chi tiết về những “bằng chứng” do nhà cầm quyền Pháp đưa ra cùng lời biện minh của Phan, xem Thu Trang, sách đã dẫn, trang 85-99. Để có đầy đủ chi tiết những bức thư phản kháng của Phan, xem “Phan Tây Hồ Tiên sinh dật sự” của bà Phan Thị Châu Liên in lại trong tập Phan Châu Trinh, Giai nhân kỳ ngộ (Lê Văn Siêu bình giải và chú thích), trang LXXV-LXXVII.

58 Chẳng hạn xem TP, trang 174-176 ; NB, trang171-173.

59 Huỳnh Thúc Kháng, Thi tù tùng thoại (Sàigòn: Nam Cường, 1951), trang 105.

60 Huỳnh Thúc Kháng, Phan Tây Hồ Tiên sinh lịch sử, trang 33-34. Chúng tôi có sửa đổi một vài chữ cho thích hợp với cách dùng hiện nay (ví dụ, cụ Huỳnh dùng chữ “người học trò/anh học trò” để dịch chữ “sĩ” trong chữ Hán, chúng tôi xin mạn phép sửa lại là “kẻ sĩ” nghe thuận tai hơn).


Tài liệu tham khảo :

Đinh Xuân Lâm chủ biên, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ, Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II. Hà Nội : Nxb Giáo Dục, 2001.

Huỳnh Thúc Kháng, Phan Tây Hồ Tiên sinh lịch sử. Huế : Nxb Anh Minh, 1959.

Phan Châu Trinh, Thi tù tùng thoại. Sàigòn : Nam Cường, 1951.

Nagaoka Shinjirô và Kawamoto Kunie biên dịch, Vetonamu bôkokushi hoka (Việt Nam vong quốc sử và các tác phẩm khác của Phan Bội Châu). Tokyo : Heibonsha, 1974.

Nguyễn Q. Thắng, Phan Châu Trinh — Cuộc đời và tác phẩm. Thành phố Hồ Chí Minh : Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987 ; Nxb Văn Học, 2001, tái bản và có bổ sung).

Nguyễn Văn Dương biên soạn, Tuyển tập Phan Châu Trinh. Đà Nẵng : Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 1995.

Phan Bội Châu, “Cảm tưởng của cụ Sào Nam đối với cụ Tây Hồ”. Tân dân, Số 3 (24.3.1949) đặc biệt kỷ niệm Phan Tây Hồ Tiên sinh.

Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu (NB). Phạm Trọng Điềm và Tôn Quang Phiệt dịch. Hà Nội : Nxb Văn Sử Địa, 1957.

Phan Châu Trinh, Tự phán (TP). Huế : Nxb Anh Minh, 1956.

Phan Châu Trinh, Giai nhân kỳ ngộ. Lê Văn Siêu bình giải và chú thích. Sàigòn : Nxb Hướng Dương, 1958.

Phan Châu Trinh, Tân Việt Nam. Di thảo bằng chữ Hán. Lưu trữ tại nhà thờ cụ Phan ở Đà Nẵng. Trong bài này, những phần trích dẫn từ Tân Việt Nam là do chúng tôi dịch từ nguyên văn chữ Hán, số trang trích dẫn là số trang ghi ở đầu mỗi trang của nguyên bản di thảo.

Thế Nguyên, Phan Chu Trinh. Sàigòn : Tủ sách “Những mảnh gương” Tân Việt, 1956.

Thu Trang, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp, 1911-1925. Thành phố Hồ Chí Minh : Nxb Văn Nghệ Tp Hồ Chí Minh và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2000.

13/7/09

“Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương

Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương

Vũ Minh Khương

Trong phong cảnh “cùng ở một độ cao” của báo chí tại Việt Nam hôm nay, trang Tuần Việt Nam của VietNamNet nổi bật với một số bài viết đa chiều và đi xa hơn cả trong giới hạn cho phép của nền truyền thông chính thống trong nước. Bài viết “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương, đăng lúc 06 giờ 21 ngày 13/7/2009 tại địa chỉ http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieu…468/index.aspx trên Tuần Việt Nam tiếc rằng đã bị rút xuống. Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả bài viết rất đáng chú ý này.

___________________________

Vũ Minh Khương

Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?

13/07/2009 06:21 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Nghĩ về đất nước thấy trách nhiệm, nhìn ra thế giới thấy ước mơ. Bài viết của TS. Vũ Minh Khương nhằm thể hiện dũng khí của người Việt ta trong giai đoạn đầy thử thách hiện nay.

Chuyện xưa kể rằng: Trong một trận đánh quyết liệt có tính sống còn, nhưng quân sĩ cứ lui dần, lui dần đến bờ sông. Để thể hiện ý chí quyết tâm, các vị tướng đã quyết định chặt đi cây cầu duy nhất để không còn đường rút. Khi giặc đến, tất cả đều hét vang, xông lên chiến đấu với ý chí vô song. Trận đánh thắng lợi và quyết định của các vị tướng khi đó đã trở thành một bài học lịch sử cho sự phát triển.

Dựa trên tích cổ này, trong một bài viết, TS. Vũ Minh Khương đã chọn tựa đề: Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên? nhằm thể hiện dũng khí của thế hệ người Việt Nam chúng ta hôm nay. Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết đầy tâm huyết này để mọi người cùng suy ngẫm.

I. Định lượng nỗi đau dân tộc:

Mỗi con người khi thấy dân tộc mình ở vào vị thế thấp kém so với tiềm năng đều mang trong mình một nỗi đau. Nỗi đau này dù không ai giống ai hoàn toàn và không thể đo đếm chính xác. Thế nhưng, nó cũng có thể ước định được ở một chừng mực nhất định. Dưới đây là một phương cách đơn giản.

Mỗi người hãy tự trả lời bốn câu hỏi sau:

1. Chúng ta có thấy xót xa hổ thẹn về vị thế hiện nay của dân tộc mình không?

2. Chúng ta có thấy lo lắng cho tương lai của đất nước mình không?

3. Nếu có cơ hội, thế hệ chúng ta có đủ sức đưa dân tộc mình đến một vị thế vẻ vang (hơn mức hiện nay rất nhiều) không?

4. Cơ chế hiện thời có cho bạn làm được điều mà bạn hết lòng khao khát làm cho đất nước mình không?

Với mỗi câu hỏi, câu trả lời “có” được điểm 1 và câu trả lời “không” được điểm 0. Theo cách này, nỗi đau dân tộc của mỗi con người được đo bằng tổng số điểm của ba câu hỏi đầu trừ đi điểm của câu hỏi 4. Ví dụ, người mà câu trả lời là “có” cho cả ba câu hỏi đầu và “không” cho câu hỏi 4 sẽ có mức đau bằng 3 (1+1+1-0=3); đó là nỗi đau ở mức tột cùng. Trái lại, người mà câu trả lời là “không” cho cả ba câu hỏi đầu và “có” cho câu hỏi 4 sẽ có mức đau bằng -1 (0+0+0-1= -1); trong trường hợp này, người trả lời không có nỗi đau gì và thấy rất hài lòng với hiện tại.

Trong tập thể hàng triệu người, mức đau này có thể khác nhau, nhưng có lẽ, nhiều người cùng chia sẻ một cảm nhận là mức đau trung bình của hàng triệu người Việt chúng ta cũng không thấp hơn quá xa so với mức tột cùng nói trên. Người viết bài này mong rằng Ban chấp hành trung ương Đảng và Quốc hội khi có dịp hội họp có tổng hợp và báo cáo với quốc dân đồng bào nỗi đau này của mình. Nếu mọi người thấy không đau mà lại tự hào vì thấy dân mình được “xếp hạng hạnh phúc hàng đầu thế giới”[1] thì cũng là điều đáng suy nghĩ lắm.

II. Định lượng nguy cơ mất nước:

Một thước đo khác có tính cấp bách hơn là về nguy cơ mất nước. Người xưa gợi ý ba thước đo về nguy cơ mất nước của một quốc gia:

1. Thứ nhất, người trên sai mà quan chức dưới đều nín lặng.

2. Thứ hai, người được giao trọng trách không thấy việc mình đảm nhận là thiêng liêng và gian khó mà lại coi đó là đặc quyền đặc lợi để vinh thân, phì gia, và kết bè kéo cánh hưởng lộc.

3. Thứ ba, người người đua chen, từ quan đến dân, lao vào cách làm ăn chụp giật và vụ lợi cá nhân trong sự xem thường đạo lý và sự tê liệt lòng tin vào công lý.

Theo người xưa, nếu điều 1 là đúng thì nước này đang ở vào thế suy vi; nếu điều 2 là đúng thì nước này sẽ khốn khó trong sự chia rẽ lục đục; nếu điều 3 là đúng thì nước này sắp loạn. Nếu cả ba điều trên đều đúng thì nước mất đến nơi rồi.

Click the image to open in full size.
Ảnh minh họa: businessweek.com

III. Tình thế nước ta và đôi điều trăn trở

Ai đã sống ở nước Nhật chắc đều ấn tượng về sự sâu sắc và cẩn trọng trong hành xử của dân tộc này. Họ đã làm nên những điều kỳ vĩ trong cải cách Minh Trị trong nửa cuối thế kỷ 19 và sự vươn lên kỳ diệu từ đống tro tàn sau thế chiến thứ Hai.

Điều đặc biệt đáng nói là Nhật Bản đã và đang là quốc gia có sự đồng cảm và giúp đỡ Việt Nam nhiều nhất trong công cuộc phát triển vừa qua. Thế nhưng, dường như sự kỳ vọng cao của họ về một dân tộc Việt Nam có thể so sánh được với Hàn Quốc hay Nhật Bản có lẽ đang tắt dần. Quan sát động thái hợp tác của Nhật Bản với nước ta có thể giúp chúng ta thấy phần nào cảm nhận của bè bạn thế giới về tương lai của nước Việt chúng ta.

Năm 2006, tại Tokyo, Nhật Bản và Việt Nam có tuyên bố chung rất long trọng và ấn tượng khẳng định hai bên cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược[2]. Viện trợ của Nhật Bản cũng từ đó tăng lên.

Thế nhưng, Việt Nam, khác với những quốc gia và vùng lãnh thổ có công cuộc phát triển kỳ vĩ (như Hàn Quốc hay Đài Loan), viện trợ nhiều lên không làm chất lượng thể chế của chúng ta tốt lên, mà trái lại sa sút trong sự so sánh với thế giới (hình 1). Đáng buồn hơn nữa, tháng 12 năm 2008, Nhật Bản thông báo tạm ngừng viện trợ cho Việt Nam vì vấn đề tham nhũng và tin này công bố rộng rãi khắp thế giới.[3]

Hình 1. Việt Nam: Viện trợ Nhật Bản và chất lượng thể chế

Click the image to open in full size.

Nguồn: số liệu về ODA Nhật bản (khoản cho vay) từ bộ ngoại giao Nhật bản; số liệu về hiệu lực chính phủ từ Ngân hàng Thế giới.

Ví dụ trên cho thấy sự sa sút của chúng ta không phải do ai chống phá, mà chính do sự yếu kém trong hệ thống trước công cuộc phát triển của dân tộc.

Trong thực tế hiện nay, chúng ta không thể đổ lỗi cho cá nhân cụ thể nào mà phải thấy đây là “lỗi hệ thống” như nhiều người đã từng nêu ra. Bản chất của lỗi hệ thống là sự khủng hoảng về hệ thức tư duy[4]. Nguyên nhân gốc rễ của sự khủng hoảng này là do những định đề và thiết kế tổ chức kiểu cũ đã trở thành lực cản cho quá trình nhận thức của tư duy và cải biến của xã hội sang khung thức vận hành mới.

Nếu hệ thống quản trị xã hội không chủ động tạo sự chuyển dịch có tính hồi sinh sang khung thức phát triển mới thì xã hội chắc chắn sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng trong sự suy tàn của hệ thống cai trị hiện thời. Trái lại, nếu hệ thống biết chủ động nắm bắt qui luật, mạnh dạn bước vào công cuộc hồi sinh thì nó có thể bước vào trạng thái khởi phát (xem Bảng 1 dưới đây).

Click the image to open in full size.

Bảng 1. Đặc trưng Hệ thống trong Lựa chọn Chuyển đổi: Suy tàn hay Khởi phát

IV. Làm gì để vượt lên

Không ít bè bạn đã có thời tin rằng, Việt Nam là một dân tộc có tinh thần quật khởi và là một ứng viên làm nên những kỳ tích phát triển ở nửa đầu thế kỷ 21. Trong thế kỷ 21 này, động lực cho sự phát triển thần kỳ chỉ có thể có được nếu ba điều kiện sau hội đủ:

1- Toàn dân tộc đồng tâm trong khát vọng vươn lên sánh vai các dân tộc vẻ vang của thời đại.

2- Hiểm họa an ninh quốc gia ngày càng gay gắt.

3- Hệ thống chính trị nhận thức được lòng dân là ánh sáng mặt trời và văn minh nhân loại là qui luật của trời đất. Trong nhận thức đó, lãnh đạo phải là người có thể ngẩng cao đầu đón ánh mặt trời của lòng dân và lái con thuyền dân tộc vượt qua biển cả trong sự thuận hòa của qui luật trời đất.

Kinh nghiệm của Indonesia với thắng lợi vang dội của Tổng thống Yudhoyono trong cuộc bầu cử toàn dân đầu tháng 7 vừa rồi là điều đáng suy nghĩ. Ông được đánh giá là đã làm xuất sắc cương vị tổng thống trong 7 năm qua (2002-2009) với nỗ lực ấn tượng trong củng cố nền móng phát triển của Indonesia và chương trình chống tham nhũng với lời nói và hành động nhất quán và mạnh mẽ.

Cũng nhờ vậy mà trong mấy năm qua, Indonesia đã vượt lên từ sự sa sút sau sụp đổ của chính quyền độc tài Suharto và trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong các nước Đông Nam Á trong những tháng đầu năm 2009. Cũng trong bối cảnh dân chủ sống động, ở Malaysia, Thủ tướng mới Najib nhận được sự đồng thuận cao của người dân (65% tín nhiệm) sau 100 ngày cầm quyền nhờ những cải cách đặc biệt ấn tượng.

Trong nỗ lực cải cách hệ thống ở Việt Nam, với xu thế tất yếu hướng tới một nền dân chủ do dân và vì dân, chúng ta trước hết cần đặc biệt chú ý áp dụng một số cải tiến kỹ thuật, tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa cực kỳ then chốt. Dưới đây là hai ví dụ nhỏ.

Click the image to open in full size.

Ảnh minh họa: businessweek.com

1- Lưu trữ và minh bạch thông tin lịch sử

Trong bối cảnh không dễ dàng đổi thay một cơ chế hay một hệ tư duy, việc lưu trữ và minh bạch thông tin lịch sử có tác dụng quan trọng.

Bài học này có từ kinh nghiệm của Tổng thống Abraham Lincoln khi ông còn là một luật sư. Khi đó nước Mỹ có luật là người lớn không thể đòi khoản nợ mà người vị thành niên vay mình. Điều luật này lập tức bị nhiều nhiều thiếu niên lạm dụng: họ vay tiền rồi từ chối trả nợ. Nhiều chủ nợ cay đắng chấp nhận vì luật pháp không ủng hộ họ.

Trong tình thế này, luật sư Lincoln cũng không có cách nào khác để giúp thân chủ của mình đòi nợ ngoài việc đề nghị tòa án lưu giữ hồ sơ là cậu thiếu niên này đã quỵt nợ và ghi rõ cậu đó sẽ không bao giờ được coi là người lớn nếu không trả món nợ này. Lo sợ về đề xuất này được thực hiện, cậu thiếu niên này và gia đình đã vội vã xin trả món nợ và tình trạng quỵt nợ kiểu này từ đó không còn nữa.

Bài học này cho thấy, con người ta sẽ thường chỉ có hành vi lạm dụng khi trốn lủi được sự phán xét. Do đó, chúng ta đề nghị có đạo luật để Đảng, Quốc hội, Nhà nước, và Chính phủ phải lưu trữ thật tốt mọi luận bàn và quyết định quan trọng về chính sách phát triển và bổ nhiệm nhân sự để toàn xã hội được biết trong một thời hạn sớm nhất có thể. Khi đó, ai đề xuất hay quyết định những việc gì, dù tốt đẹp cho dân cho nước hay làm hại dân hại nước; dù đề bạt người hiền tài hay nâng đỡ kẻ tham nhũng sẽ đều được sự phán xét nghiêm minh của lịch sử.

2- Lựa chọn và đánh giá lãnh đạo dựa trên phân loại khoa học

Việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo và chủ chốt có ý nghĩa sống còn với công cuộc phát triển. Công việc hệ trọng này nên dựa trên một sự phân loại khoa học, có hệ thống. Tối thiểu cần dựa trên hai tiêu chí: Phẩm chất hiến dâng và Tư duy cải cách. Trên mỗi tiêu chí, cho điểm từ 1 đến 5 (1=rất thấp so với mức trung bình; 2=thấp hơn mức trung bình; 3=mức trung bình; 4=cao hơn mức trung bình; 5=vượt xa mức trung bình).

Để lựa chọn người cho một cuộc bầu cử chính thức, một tổ chức (dù là Đảng, Quốc hội, hay Chính phủ) nên có phân loại khoa học theo hai tiêu chí trên. Ví dụ: (i) Ban Chấp Hành Trung ương đánh giá về các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại hoặc các ủy viên dự kiến cho khóa tới; (ii) Quốc hội đánh giá các bộ trưởng và các vị giữ trọng trách cao hơn.

Hình 2: Phân loại và đánh giá cán bộ chủ chốt

Click the image to open in full size.

Tổng hợp đánh giá của cả tập thể về một cán bộ chủ chốt sẽ cho phép phân loại cán bộ theo hình vẽ 2 nêu trên.

Theo đó, chỉ người có mức điểm trung bình cao (nghĩa là trên 3,0) trên cả hai tiêu chí: “Phẩm chất hiến dâng” và “Tư duy cải cách” (ô I) mới được lựa chọn vào bầu cử cho các cương vị cao như ủy viên Bộ chính trị hay bộ trưởng và các vị trí cao hơn. Đảng và Quốc hội, nếu muốn có lòng tin của dân cần công khai các chỉ số này cho cán bộ chủ chốt ở cả Trung ương và địa phương.

Theo đánh giá của nhiều người, có nhiều cán bộ chủ chốt của ta ở ô III (có năng lực nhưng cơ hội, tham nhũng) và ở ô IV (vụ lợi cá nhân, bảo thủ). Điều đặc biệt đáng nói là cách đánh giá này không chỉ xác đáng còn tạo động lực để mỗi cán bộ đều tự rèn luyện và tốt hơn lên. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là, tất cả những ai được đứng trong hàng ngũ lãnh đạo, thậm chí chỉ là cán bộ trong bộ máy nhà nước, đều phải ở ô I với độ tin cậy cao của toàn dân về phẩm chất hiến dâng và tư duy cải cách.

V. Thay lời kết

Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.

Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quí giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày. Mỗi chúng ta, dù sao hãy cùng trả lời một câu hỏi day dứt: Dân tộc Việt Nam ta hôm nay có đủ lòng quả cảm “chặt cầu để tiến lên không?”
________

TS. Vũ Minh Khương (Đại học Quốc gia Singapore)

Chú thích

[1] Tổ chức New Economic Foundation vừa đưa ra xếp hạng chỉ số hạnh phúc năm 2009, trong đó Việt Nam xếp hạng 5. Điểm tốt của cách xếp hạng này là khuyến khích các nước tiêu dùng ít vật chất hơn. Điểm hạn chế là phương pháp dễ gây ngộ nhận cho các nước nghèo. Thứ nhất, họ dùng khảo sát mức độ hài lòng với cuộc sống thực hiện năm 2005 (nghĩa là 5 năm trước đây) và khảo sát này chủ yếu dựa vào một nhóm nhỏ người sống ở thành phố. Thứ hai, họ chia chỉ số hài lòng cho lượng vật chất tiêu dùng; nói một cách nôm na, chỉ số hài lòng của người Mỹ là 8 nhưng vì họ đi ô tô nên chỉ số hạnh phúc của họ thấp hơn Việt Nam với chỉ số hài lòng là 6,5 nhưng đi xe máy.

[2] “Japan-Vietnam Joint Statement: Toward a Strategic Partnership for Peace and Prosperity in Asia”; October 19, 2006; Ministry of Foreign Affair, Japan; URL: http://www.mofa.go.jp/region/asia-pa…joint0610.html, xem ngày 11/07/2009.

[3] “Japan Suspends Aid to Vietnam, Citing Corruption”; URL: http://www.bloomberg.com/apps/news?p…2Ko&refer=asia, xem ngày 11/07/2009

[4] Xem thêm Elgin, D. (1977), “Limits to the management of large complex systems”, Assessment Of Future National and International Problem Areas, Stanford Research International, Palo Alto, CA.
Create PDF

Phản hồi

4 phản hồi (bài “Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương”)

1.
Lê Điều nói:
14/07/2009 lúc 7:03 sáng

Ông Vũ Minh Khương “mong rằng Ban chấp hành trung ương Đảng và Quốc hội khi có dịp hội họp có tổng hợp và báo cáo với quốc dân đồng bào nỗi đau này của mình.”

Ông sinh năm 1959, vào Đảng năm 1981 (22 tuổi), nay đã có 28 tuổi Đảng, từng giữ nhiều chức vụ không nhỏ trong bộ máy lãnh đạo chính trị và kinh tế tại Việt Nam. Chắc chắn ông phải biết BCHTÜ Đảng chỉ có thể báo cáo “Nỗi đau bằng -1″ của mình thôi, tức là thấp hơn “mức đau trung bình của hàng triệu người Việt chúng ta”. Vì thế tôi thực sự rất e ngại cho ông Vũ. TGM Ngô Quang Kiệt mới trả lời câu hỏi 1 trong “định lượng nỗi đau dân tộc” bằng “Có” (+ 1 điểm) thì đã bị đánh tơi bời rồi. Nếu một ngày không xa, Bộ Công an công bố lệnh bắt khẩn cấp TS Vũ Minh Khương vì đã cấu kết với tổ chức phản động… không lưu vong là Tuần Việt Nam để tuyên truyền bôi nhọ đất nước, dân tộc và chống phá chính quyền nhân dân thì cũng không đáng ngạc nhiên. So với những bài viết của LS Lê Công Định, bài viết này của ông Vũ quả là đi xa hơn nhiều nữa. Thông điệp quan trọng nhất của bài viết, nói trắng ra là: Ngược với tinh thần tuyên truyền “thời cơ vàng” (hình như cũng rất mạnh trên VNN?)và “lo gì mà lo, có Đảng lo hết cho rồi” thường lệ, ông Vũ cho rằng tình hình VN rất nguy kịch, bắt buộc phải có quyết định “một là sống, hai là chết” (chặt cầu sau lưng).

Một đảng viên loại một nói ra những lời ấy thì trong nội bộ ĐCSVN quả là còn có những lực lượng khác đang sôi sục!
2.
Nguyễn Việt nói:
14/07/2009 lúc 12:54 sáng

Tôi nhớ thời chiến tranh hay đuợc các cán bộ lãnh đạo dạy dỗ tinh thần chiến đấu: „Địch phá ta lại sửa ta đi“ hay là sau này: “Cứ làm tới đi, sai đâu sửa đấy!“. Tinh thần này vẫn đang được một số nhà báo, biên tập viên ở Việt Nam quán triệt! Chẳng riêng gì VNN, các báo Sài Gòn Tiếp thị, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Dân trí, Tia sáng, Vitinfo… luôn tìm cách đưa các ý kiến đa chiều và chấp nhận bị bắt phải xóa bài hoặc xóa các ý kiến bạn đọc.

Vài giờ sau khi đăng bài này của Vũ Minh Khương, Tuần Việt Nam đã phải gỡ xuống, vì đuợc ai đó trách là đi sai luồng. Một blog khá nổi tiếng khác từ Hà Nội cũng đăng bài này từ sáng sớm hôm nay. Sau khi tôi cảnh báo với ông bạn blogger là bài gốc bị xóa rồi, cậu ta cũng xóa ngay. Tuy nhiên hàng trăm ngàn người đã đọc đuợc trên các trang web như vậy truớc lúc nó bị xóa. Kẻ thì hả hê đuợc ăn trái cấm, kẻ thì nhăn nhó hít hà vì ớt xanh cay quá.

Tôi đã phải đùa với ông blogger kia sau khi hắn ta xóa bài: Từ bài báo “Chặt cầu để tiến lên” nay đã thành bài “Lùi lại để khỏi bị chặt đầu”.

Dù sao thì tiến cũng vài buớc, mà lùi có một buớc thôi! Cứ làm đi, sai đâu ta lại “sửa” đó mà!
3.
Vũ Hoài Nam nói:
13/07/2009 lúc 11:31 chiều

Chuyện chặt cầu quyết tử liên quan đến cái sống chết của con người, dừng lại để đánh thì thua, ai dám đánh khi địch mạnh thế, mà lại có đường rút, tất nhiên đánh cũng chết mà chạy thì chắc không nổi, chỉ có bị dồn vào đường cùng con người ta mới dám “quyết tử”, vị tướng rất hiểu con người ở chỗ đó nên mới cho chặt cầu. Chuyện nước Nam ta yếu hèn thì khác, nó không hệ trọng đến cái “chết cá nhân”. Dân ta ngủ yên trong hào quang chiến thắng cường địch, nói gì thì nói, kinh tế bây giờ có hơn, những người hiểu rõ giá trị của vấn nạn thì quá ít, còn lơ mơ chỉ lo đến nồi cơm của mình thì là tình trạng chung, thế thì việc gì họ phải lo lắng “quốc gia đại sự” sắp tới hồi cáo chung, hay chỉ cho đó là “rỗi hơi lo chuyện thiên hạ”. Khá hơn tí nữa là có nghe đấy nhưng “Chắc nó chửi ai đấy chứ đâu phải chửi mình”. Nhìn lại lịch sử từ những năm Bắc thuộc tới nay và tính đến tính cách người Việt một cách khách quan tôi tin là sẽ chẳng bao giờ Nam bang ta mới chịu chặt cầu để tiến bộ. Chỉ đến khi nào “Kẻ thù sau lưng ngươi đó!” thì tuốt kiếm ra giết chết con mình rồi biến ra biển ra… hải ngoại. Khi nào có điều kiện hợp pháp thì “Tôi sẽ là người Mỹ, Anh, Pháp…”, thế là rảnh tội nợ. “Sống dễ lắm!”
4.
Phùng Tường Vân nói:
13/07/2009 lúc 8:48 chiều

Thứ Hai là ngày mà nhiều người cho là cái “ổ gà” (pothole) của đường đời, được đọc hai bài thật thích thú: bài này của TS Vũ Minh Khương và bài “Mọi” của Duy Ngọc, mỗi bài một vẻ nhưng đầy hàm súc, rất mong được quần hào phản hồi sôi nổi.

Gửi ý kiến

Bạn phải đăng nhập trước khi gửi ý kiến. Nếu chưa là thành viên, bạn phải đăng kí. Xin đọc điều lệ thành viên talawas blog trước khi bạn đăng kí

*
Nghịch lý cách mạng

Những kẻ hôi của thì bị các nhà cách mạng bắn chết, nhưng chính các nhà cách mạng lại mua những hàng hóa hôi được. Các nhà cách mạng đóng cửa hộp đêm, song chính họ lại đi với gái điếm. Hồ Chí Minh hẳn phải dựng mồ đứng dậy, nếu như cụ biết rằng những người lính của cụ đang đi với đám gái điếm mà chỉ cách đây mấy tuần còn đi với lính Mỹ.
Walter Skrobanek, Nhật ký Sài Gòn 1975

tác giả talawas

Bài mới nhất

* Dũng Vũ - Chính nghĩa, bạn, thù của người cộng sản Việt Nam
* Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương
* Mai Thái Lĩnh - Hãy trút cơn giận vào nơi đáng trút
* Duy Ngọc - Mọi
* Nguyễn Đức Tùng - Chùa Việt Nam
* Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
* Bắc Phong - CHXHCNVN: Bản tường trình nhân quyền
* Christine Krüger - Trung Quốc hướng toàn cầu
* Noam Chomsky - Liên Xô vs. Chủ nghĩa Xã hội
* Trần Văn Tích - Nghĩa hai chữ “chứng minh”
* Hà Sĩ Phu - Mất Dân tộc còn tệ hơn mất Nước!
* Đỗ Kh. - Việt Nam-Tân Cương, Biển Đông-Thiên Sơn?
* Mai Thái Lĩnh - Bị chặn lại ở sân bay
* Nguyễn Đình Đăng - Con bọ ngọc
* Trần Duy - Một câu hỏi còn chưa được trả lời (2)
* Trần Duy - Một câu hỏi còn chưa được trả lời (1)
* Phạm Toàn - Thêm một lời khuyên chân tình
* Gideon Levy - Quân đội của Israel chúng ta
* Phạm Thị Hoài - Vẫn còn một lời nói sau
* Tưởng Năng Tiến - Nguyễn Mạnh Tường và Lê Trần Luật
* Nguyễn Xuân Phước - Nội hàm của Điều 4 và tình trạng chân không của quyền lực hiến định
* Đinh Từ Thức - McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng sợ chiến tranh
* Trần Văn Tích - Nhân một trăm ngày talawas blog
* Đỗ Kh. - Tôi là người Việt Nam
* Bùi Văn Phú - Happy Fourth
* Ray Bethers - Nghệ thuật không ngừng chuyển hoá (2)
* Otto Graf Lambsdorff - Tự do: Biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất (2)
* Otto Graf Lambsdorff - Tự do: Biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất (1)
* Nguyễn Thanh Giang - Nguyễn Hộ, nhà cách mạng ngoan cường
* Nguyễn Hoàng Văn - “Cặc” như là lãnh tụ (2)

#
Thư mục

* 2009
o Tháng Ba (86)
o Tháng Tư (124)
o Tháng Năm (130)
o Tháng Sáu (148)
o Tháng Bảy (67)

Thời sự / Spectrum
* Ngô Kha và tự do chọn lựa: Chết dưới tay ai?
* Đề thi văn đại học 2009 bị sai, sự thật về lời nói của cố Tổng thống Mỹ Lincoln
* Câu chuyện về chiếc đèn và một vài thứ… lặt vặt khác
Các bài đã đăng trong mục này »

#
Phản hồi mới nhất của độc giả

* Lê Điều góp ý về Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương
* vantruong góp ý về Duy Ngọc - Mọi
* Nguyễn Việt góp ý về Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương
* Trần Huy Bách góp ý về Mai Thái Lĩnh - Hãy trút cơn giận vào nơi đáng trút
* Vũ Hoài Nam góp ý về Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương
* binhnguyendinh góp ý về Mai Thái Lĩnh - Hãy trút cơn giận vào nơi đáng trút
* binhnguyendinh góp ý về Duy Ngọc - Mọi
* Huy Tử góp ý về Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
* Phùng Tường Vân góp ý về Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương
* Hoài Quốc Việt góp ý về Phạm Toàn - Thêm một lời khuyên chân tình
* Hoài Quốc Việt góp ý về Bắc Phong - CHXHCNVN: Bản tường trình nhân quyền
* Nguyễn Việt Thanh góp ý về Đề nghị tách Đảng làm hai
* Hoà Nguyễn góp ý về Trần Văn Tích - Nghĩa hai chữ “chứng minh”
* Dương Danh Huy góp ý về Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
* Trần Huy Bách góp ý về Mai Thái Lĩnh - Bị chặn lại ở sân bay
* Lê Anh Dũng góp ý về Trần Văn Tích - Nghĩa hai chữ “chứng minh”
* do quang nam góp ý về Duy Ngọc - Mọi
* Arthur góp ý về Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
* Hoàng Trường Sa góp ý về Hà Sĩ Phu - Mất Dân tộc còn tệ hơn mất Nước!
* Nguyễn Mai Sơn góp ý về Trần Văn Tích - Nghĩa hai chữ “chứng minh”
* donguyen góp ý về Nguyễn Đức Tùng - Chùa Việt Nam
* donguyen góp ý về Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
* Trần Trọng Hoàng Bách góp ý về Mai Thái Lĩnh - Bị chặn lại ở sân bay
* Trần Trọng Hoàng Bách góp ý về Mai Thái Lĩnh - Bị chặn lại ở sân bay
* Dương Danh Huy góp ý về Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều

Thẻ
đạo đức 30 tháng Tư Ahmadinejad An Nam đồ chí Bầu cử Báo chí - Truyền thông Bauxite Tây Nguyên Công hàm của TT Phạm Văn Đồng Cù Huy Hà Vũ Chủ nghĩa tư bản DÂN CHỦ Fareed Zakaria Hồ Chí Minh Hai mươi năm Thiên An Môn Hoàng Sa-Trường Sa illiberal democracy Iran Khalil Gibran Lịch sử Lê Công Định Luật sư Lê Công Định bị bắt Ma chiến hữu Mousavi Nước Nga Neda người Việt hải ngoại Nguyễn Hữu Đang Nguyễn Ngọc Loan Philadelphia Quan hệ Việt-Trung Stalin tự do hiến định Tự do sáng tạo Thềm lục địa Thụy An Thêm thẻ mới tham nhũng Trịnh Công Sơn Tranh luận xung quanh Vụ bauxite Triển lãm VIETNAM VOICES và NAM BANG! Trung Quốc Vụ bauxite Võ Văn Kiệt văn hoá tranh luận Vai trò của trí thức

© talawas 2009
Disable JavaScript Disable Images Strip Title Strip Meta
Hide Me