30/9/09

CHỮ “NHẪN” TRONG KINH PHẬT

CHỮ “NHẪN” TRONG KINH PHẬT
Huỳnh Ngọc Chiến

Chữ nhẫn từ ngàn xưa, trong văn hóa phương Đông, vẫn luôn được ca ngợi là phương châm thần hiệu trong việc đối nhân xử thế, là cánh cửa dẫn đến mọi đức hạnh. Dân gian ta thường nói “Một câu nhịn là chín câu lành” hay “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Người Trung Quốc có rất nhiều câu thơ ca ngợi diệu dụng của chữ nhẫn.

“Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
Thoái nhất bộ hải khoát thiên không”

(Nhịn được cái nóng nhất thời thì gió lặng sóng yên;
Lùi lại một bước nhường người thì biển trời bát ngát)

hay

“Nhẫn đắc nhất thời chi khí
Miễn đắc bách nhật chi ưu”

(Nhịn được cơn giận một lúc,
Tránh được lo lắng trăm ngày).

Có một giai thoại vào đời Đường, gia đình ông Trương Công Nghệ sống cả 9 thế hệ trong cùng một nhà (cửu đại đồng đường). Vua bèn đến nhà ông ta hỏi có bí quyết gì, Trương Công Nghệ liền viết liền một trăm chữ “Nhẫn” dâng lên, vua đọc liền hiểu.

Vì sao chữ nhẫn lại có giá trị đến vậy?

Trong đời sống thường ngày, chữ nhẫn thường được hiểu là “nhịn” và “nhường”, chịu đựng nghịch cảnh, chấp nhận phần thua thiệt, mất mát về mình. Trong đời sống tôn giáo, chữ nhẫn thường được hiểu là sự tự chủ về tinh thần, đối với những sự sỉ nhục mà trong lòng không hề giận cũng không khởi tâm niệm trả thù. Chính vì vậy mà trong nhiều trường hợp, người ta thường hay lầm lẫn nó với sự nhu nhược, cam chịu một cách thụ động, hoặc hiểu nó là sự tự chủ với cảm giác cố gắng đè nén, kiềm chế để tu tập. Nếu chỉ có thế thì chữ nhẫn không thể có vị trí cực cao trong đời sống tinh thần của người phương Đông được. Cũng như bao đức tính khác, nếu không được hiểu đúng thì chữ nhẫn lại trở thành cái vỏ bọc hoa mỹ cho sự vô minh, cho lòng tham, hoặc là thái độ tự dối lừa mình.

Có khi chúng ta nhẫn vì tình thế, có khi chúng ta nhẫn vì lòng có sở cầu. Nhẫn vì tình thế là nhu nhược, nhẫn vì sở sầu là tham lam.

Tô Đông Pha đời Tống bàn về Trương Tử Phòng – một nhân vật tài trí kiệt xuất thời Tiền Hán ở Trung Quốc – nói rằng: “Kẻ được gọi là hào kiệt thời xưa, tất phải có khí độ hơn người. Nhân tình có chỗ không thể nhịn được, nên kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt gươm đứng dậy, xông tới mà đánh. Cái đó chưa đủ gọi là dũng. Bậc đại dũng trong thiên hạ, gặp những biến cố bất ngờ mà không kinh hoảng, vô cớ bị lăng nhục cũng không nổi giận“. (Lưu hầu luận)

Đó là cái nhẫn của kẻ ôm hoài bão lớn hoặc trong lòng có sở cầu mà chúng ta thấy rất nhiều trong lịch sử. Hàn Tín biết mình thân hoài tuyệt học, không thể mang lụy vô cớ vì một kẻ hạ lưu, nên chấp nhận cái nhục lòn trôn giữa chợ để sau này đem tài năng thi thố với đời. Trương Tử Phòng chấp nhận để một ông lão xa lạ mắng chửi, sai bảo như một kẻ tôi đòi để rồi được truyền thụ binh pháp. Câu Tiễn nhẫn nhục nằm gai nếm mật để mong đến ngày tiêu diệt nước Ngô. Những cái nhẫn đó, dù được ca ngợi như những tấm gương đáng để học hỏi, đều là những cái nhẫn hoàn toàn vì tư lợi, vì chính bản thân mình.

Có nhiều khi ta buộc phải chấp nhận một cách nhu nhược những tình huống bất khả vãn hồi, nhưng ta lại dùng đến vũ khí “thắng lợi tinh thần” theo kiểu nhân vật A.Q của Lỗ Tấn để an ủi mình, để tự lừa mình bằng những hoang tưởng. A.Q là một kẻ bất tài vô tướng, sống bằng nghề làm thuê làm mướn trong làng, nhưng lại luôn luôn tự xem mình giỏi giang hơn thiên hạ. Bị người ta đánh đập, chửi mắng thì dùng thái độ khinh bỉ đối phương để đỡ đau, và tự nhủ “Nó đánh mình cũng như đánh bố nó!”. Đó là sự bạc nhược đớn hèn, không thể gọi là nhẫn. Chúng ta thường tự lừa mình bằng những suy nghĩ cao đạo kiểu đó, và cho đó là nhẫn!

Trong kinh Phật, chữ nhẫn lại mang thêm một ý nghĩa thâm ảo khác. Nó hoàn toàn khác với chữ nhẫn của những người mang tham vọng hay lòng có sở cầu. Ta thường quen với khái niệm chữ nhẫn trong Nhẫn nhục Ba la mật, một trong Lục độ, có nghĩa là cam chịu mọi nghịch cảnh để tu tập với thân nhẫn, khẩu nhẫn và ý nhẫn. Thế nhưng trong chương Thập nhẫn của kinh Hoa Nghiêm, đức Phật lại nêu ra mười loại nhẫn xem như là cảnh giới chứng đắc thâm diệu của đại bồ tát; đó là: âm thanh nhẫn, thuận nhẫn, vô sanh pháp nhẫn, như huyễn nhẫn, như diệm nhẫn, như mộng nhẫn, như hưởng nhẫn, như ảnh nhẫn, như hóa nhẫn, như không nhẫn. Một điều rõ ràng là ta không thể hiểu chữ nhẫn trong Nhẫn nhục Ba la mật giống như chữ nhẫn trong thập nhẫn được.

Thông thường chúng ta hiểu nhẫn trong kinh Phật theo nghĩa “kiên nhẫn, nhẫn nhục, nhẫn nại”. Tác giả Giải Không cũng hiểu chữ nhẫn theo nghĩa đó, nghĩa là cam chịu bao khốn cảnh để cứu độ chúng sinh, nên khi chú giải câu kinh văn đầu tiên của phẩm Thập nhẫn: “Phật tử! Bồ Tát ma ha tát hữu thập chủng nhẫn (Này các Phật tử! các đại bồ Tát có mười loại nhẫn), tác giả này liền bình chú ngay : “vị điều chúng sinh, hà nhẫn bất năng?”. (Vì muốn điều phục chúng sinh, có nhẫn nào mà không thực hiện được?) (1). Song có nên hiểu nhẫn như thế chăng?

Ta thử trích một đoạn kinh văn trong phẩm Thập nhẫn nói về vô sinh pháp nhẫn :

“Chư Phật-tử! Thế nào là đại Bồ-Tát vô-sanh-pháp nhẫn?

Ðại Bồ-Tát nầy chẳng thấy có chút pháp nào sanh, cũng chẳng thấy có chút pháp nào diệt. Tại sao vậy? Vì nếu đã vô-sanh thời vô-diệt. Nếu đã vô-diệt thì vô-tận. Nếu vô-tận thời ly-cấu. Nếu ly-cấu thời vô-sai-biệt. Nếu vô-sai-biệt thời vô-xứ-sở. Nếu vô-xứ-sở thời tịch-tịnh. Nếu tịch-tịnh thời ly-dục. Nếu ly-dục thời vô-tác. Nếu vô-tác thời vô-nguyện. Nếu vô-nguyện thời vô trụ. Nếu vô-trụ thời vô-khứ vô-lai. Ðây gọi là thứ ba, vô-sanh-pháp-nhẫn của đại Bồ-Tát.” (2).

Pháp nhẫn hay vô sinh pháp nhẫn là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong kinh điển Đại thừa, và đã khiến các học giả phương Tây gặp không ít lúng túng khi dịch thuật ngữ này. Trong đoạn kinh văn trích ở trên thì ý nghĩa chữ nhẫn không hề có liên quan gì với nhẫn nhục mà ta thường hiểu. Theo đại sư Suzuki, sau đây là một vài cách dịch “vô sinh pháp nhẫn” của các học giả phương Tây :

v M.E Burnouf, trong bản dịch kinh Pháp Hoa — Saddharmapundarīka — ra tiếng Pháp đã dịch là : “Une patience miraculeuse dans la loi” (Sự kiên nhẫn kỳ diệu trong chánh pháp).

v Max Muller trong bản dịch kinh Vô Lượng Thọ -Sukkhāvatīvyūya — (S.B.E XLIX.), dịch là “Resignation to consequences which have not yet arisen” (Sự nhẫn thuận theo các quả chưa sinh khởi).

v Cecil Bendall và W.H.D Rouse trong bản dịch tiếng Anh cuốn “Bồ Tát Đại thừa học tập luận” -Śikshasamuccaya- của Śantideva (Tịch Thiên) dịch là :” Resignation to the idea of not being reborn” (Sự nhẫn thụ trước ý tưởng không tái sinh)

v H. Kern trong bản dịch kinh Pháp Hoa (S.B.E XXI.) dịch là “Acquiessence to the eternal law” (Sự thuận tòng pháp tắc thường hằng) (3).

Ngoài ra, ta thử tham khảo một vài cách dịch khác như :

v Tỳ khưu Dharma, trong bản dịch tiếng Anh cuốn Bồ đề tư lương luận — Bodhisaṃbhāraka Sāstra Commentary của Long Thọ Bồ Tát — đã dịch là “unproduced dharmas patience”. Cách dịch này bám sát từng chữ trong tiếng Phạn nên rất tối nghĩa, unproduced: vô sinh, dharmas: pháp, patience: nhẫn.

, trong bài Buddha’s Love and Human Love, (Chung-Hwa Buddhist Journal, No. 13, 2000) dịch là : “the ultimate insight that nothing arises or perishes “: kiến giải tối hậu về sự bất sinh bất diệt của vạn pháp.

v Mục thuật ngữ Phật học tại Website http://www.buddhistdoor.com/glossary dịch là “Clear cognition of the unproduced nature of all existences; to realize that all things are beyond birth and decay”: minh đạt bản chất bất sinh của vạn hữu; liễu giác được rằng vạn hữu siêu quá sinh diệt.

v Tự điển Phật học (Dictionnaire des termes Bouddhiques) dịch là : “Etape où l’on perçoit que rien ne naît ni ne meurt dans le monde des phénomènes (compréhension de la non-production et de la non-destruction du monde phénoménal)”: giai đoạn nhận thức được rằng không có gì sinh hay diệt trong thế giới hiện tượng (liễu chứng được tính bất sinh bất diệt của vạn hữu).

Chúng ta dễ thấy trong hầu hết các cách dịch trên, ý nghĩa chữ nhẫn trong các loại nhẫn được liệt kê trong phẩm Thập nhẫn dường như chẳng có liên quan gì đến các khái niệm patience hay resignation theo nghĩa “kiên nhẫn, nhẫn nại, nhẫn nhục” của phương Tây cả. Các cách dịch “Acquiessence to the eternal law”, “compréhension de la non-production et de la non-destruction du monde phénoménal “, hoặc “Clear cognition of the unproduced nature of all existences; to realize that all things are beyond birth and decay” v.v…, hay đúng hơn là những lời chú thích, biểu đạt được khá sát nội dung của chữ nhẫn theo tinh thần kinh văn.

Tôi không biết tiếng Phạn, nhưng biết rằng chữ nhẫn trong nhẫn nhục hay vô sinh pháp nhẫn chỉ là một, và đều được dịch từ chữ Kṣānti trong Phạn ngữ. Điều này đòi hỏi chúng ta phải hiểu chữ nhẫn theo một nghĩa khác rộng hơn. Chỉ khi nào hiểu được chữ nhẫn trong thập nhẫn thì ta mới có thể hiểu được nội hàm sâu xa trong Nhẫn nhục ba la mật.

Tinh hoa của chữ nhẫn của đạo Phật nằm trong chữ TUỆ để hóa giải tam độc: tham – sân – si.

Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân loại, đỉnh cao của chữ nhẫn của đạo Phật kết tinh trong tinh thần đấu tranh bất bạo động của thánh Gandhi. Đây là cuộc đấu tranh mang tính nhân bản vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Có thể dùng bạo lực để đối kháng nhưng không đối kháng, vì muốn dùng tình thương để cảm hóa cái ác. Đó là bi trong nhẫn. Thản nhiên cam chịu bao nghịch cảnh, đó là dũng trong nhẫn. Hiểu rằng nếu chỉ có đấu tranh theo tinh thần bất bạo động, lấy “tình thương xóa bỏ hận thù” của đạo Phật mới có thể thực sự giải phóng được tâm thức nhân gian ra khỏi vòng luẩn quẩn của vô minh và thù hận; đó là tuệ trong nhẫn.

Khi còn bé, chúng ta có thể đánh nhau bươu đầu sứt trán để giành cho được một con dế. Đến lúc trưởng thành, khi hồi tưởng lại, ta sẽ xem chuyện tranh chấp những con dế ngày xưa là vớ vẩn trẻ con. Thế nhưng trong cuộc sống, ta vẫn cứ tiếp tục tranh chấp để giành giật, không chịu nhường bước trước bất kỳ ai, chỉ khác một điều là chúng ta thay con dế của tuổi thơ bằng những “con dế” khác mang tên tình yêu, sự nghiệp, danh vọng, tiền tài, địa vị … Đến lúc đứng tuổi, ta lại thấy chuyện tranh chấp thời trai trẻ không đáng để bận tâm nữa. Nếu như tại thời điểm tranh chấp của thời thơ ấu mà chúng ta có được cái nhìn của người trưởng thành, hay tại thời điểm tranh chấp của thời trưởng thành mà chúng ta có được cái nhìn của bậc lão niên thông tuệ, thì hẳn ngay lúc tranh chấp đó ta sẽ thấy mọi chuyện đều vụn vặt buồn cười. Và ta dễ dàng bỏ qua với nụ cười khoan dung hỷ xả, và vui vẻ nhường người. Vậy chữ nhẫn của Phật giáo là phương châm giúp ta tránh được sự tranh chấp, không phải chỉ vì muốn nhường nhịn theo kiểu “dĩ hòa vi quý” hay nhẫn nhục để tu hành, mà vì ta có được cái nhìn sâu thẳm vào bản chất “như huyễn, như diệm, như mộng, như hưởng, như ảnh, như hóa, như không” của vấn đề mà ta đang đối mặt. Cái nhẫn được dùng để đối trị với si theo cách đó mới chính là nhẫn theo tinh thần Phật giáo. Nó là kết quả của trí tuệ. Vì kẻ trí quán sát được vấn đề y như thực, một điều mà ta phải mất đến mười năm hoặc vài mươi năm sau, khi hồi tưởng lại mới có thể nhận ra, nếu may mắn gặp được cơ duyên.

Thông thường, nhẫn dùng để đối trị với sân trong quá trình tu học. Nóng giận là một cảm xúc rất dễ bộc phát, nhưng lại rất khó kiềm chế. Nhan Hồi – một cao đệ yểu mệnh của đức Khổng Tử – được hậu nho ca ngợi, tôn xưng là á thánh cũng nhờ vào ba chữ “Bất thiên nộ”, có nghĩa là “không giận lây” theo kiểu “giận cá chém thớt”. Khi ta dùng nhẫn để kiềm chế được sân, thì đó là sự dũng mãnh tự thắng được mình. Nó đòi hỏi đến công phu hàm dưỡng cực kỳ thâm sâu. Nhẫn được như vậy là dũng, nhưng vẫn còn cảm giác tự kiếm chế. Nhẫn mà còn có cảm giác tự kiềm chế, thì chưa phải là nhẫn theo tinh thần Phật giáo.

Mỗi khi nổi giận ta luôn tìm cách trút giận vào bất kỳ đối tượng nào, ta muốn đập phá cho hả hê, cho “đã nư”, thì thực chất đó là tham, vì muốn thỏa mãn chính mình. Trong đời sống thường ngày, ta hay nổi giận khi cái-Tôi của ta bị xúc phạm. Thực chất, cái sân đó cũng là biến tướng của tham, do vì mong muốn được người ta kính trọng mà không được như ý nên nổi giận. Tự ngã lớn dần theo tính sân một cách vô hình, và được củng cố bởi nhu cầu muốn được thỏa mãn tính tham trong cơn giận. Nếu chúng ta sống không có ngã tướng thì lấy đâu ra sân để mà đối trị bằng nhẫn? Vậy nhẫn đó chính là tuệ.

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm bảo “Chưa dễ ai là Bụt Thích Ca, Mọi điều nhân nghĩa nhẫn thì qua, Lòng vô sự: trăng in nước, Của thảng lai: gió thổi hoa”. Chữ nhẫn đây không còn là sự kiềm chế hay tự chủ nữa, mà là sự an nhiên của một người vô sự, đủ thông tuệ để nhìn ra được bản chất vô thường, “như huyễn, như mộng” của mọi điều ân oán thị phi.

Trong phẩm Thập nhẫn, chữ nhẫn hoàn toàn mang nội hàm của trí tuệ, có nghĩa là dùng trí tuệ để trực nhận được các bản tính Như Thực của vạn pháp, và hành trì theo kiến giải đó. Trực nhận được bản tính của như huyễn của vạn pháp thì được như huyễn nhẫn, trực nhận được bản tính vô sinh của vạn pháp thì được Vô sinh pháp nhẫn, trực nhận được bản tính như hưởng của vạn pháp thì được như hưởng nhẫn v..v…. Nhẫn đây là tuệ. Chứng được bản tính của vạn pháp là vô sinh, là “như huyễn, như diệm, như mộng, như hưởng, như ảnh”… mà không kinh hãi, đó là dũng trong nhẫn.

Chính vì nhẫn là tuệ, cho nên đức Phật mới dạy : “Chư Phật-tử! Ðại Bồ-Tát có mười thứ nhẫn, nếu được nhẫn nầy thời được đến nơi vô-ngại nhẫn-địa của tất cả Bồ-tát, tất cả Phật-pháp vô-ngại vô-tận.“(2)

Từ lời dạy này, Phật tử chúng ta có thể sẽ đạt đến một tầm nhìn khác rộng hơn, khi hành trì nhẫn nhục.

Chú thích:

(1) Xin xem http://club.xilu.com/mbrun/msgview-950431-152420.html

(2) Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập nhẫn, H.T Thích Trí Tịnh dịch.

(3) Suzuki, Studies in the Lankavatra Sutra, NXB Routledge & Kegan Paul Ltd., London, 1968. tr.125

Huỳnh Ngọc Chiến

GIỌT NƯỚC MẮT MÙA VU LAN

GIỌT NƯỚC MẮT MÙA VU LAN
Huỳnh Ngọc Chiến


Kính tặng Má

Đoái trông muôn dặm tử phần
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa


Khi tôi viết những dòng chữ này thì tôi vẫn còn cách người Mẹ già của tôi đến gần một ngàn cây số. Và những dòng chữ rất riêng tư này, tôi tin rằng sẽ được nhiều bạn đọc lượng thứ, vì ai cũng có một người Mẹ. Và vì sẽ có nhiều bạn đọc cũng mang tâm sự như tôi, tâm sự của những đứa con vì cơm áo phải rong ruỗi tha phương, cứ đến mùa Vu Lan lại ngậm ngùi nhớ về người Mẹ già ở phương trời cố quận. Nơi đó có bóng người Mẹ già suốt một đời lam lũ, tần tảo nuôi con. Vậy mà đến khi tuổi già bóng xế, lại thiếu những đứa con bên cạnh để thường xuyên sớm hôm chăm sóc.

Tất cả những ai khi mái tóc đã pha sương như tôi mà vẫn còn có được người Mẹ để thương yêu thì có hạnh phúc nào lớn hơn thế nữa? Nợ áo cơm đã đẩy tôi đi xa quê biền biệt bao năm. “Hành phương Nam” của Nguyễn Bính không còn là bài ca lãng mạn như tâm trạng háo hức và quyết tâm lúc ra đi, mà đã pha thêm ít nhiều cay đắng.

Quê nhà xa lắc xa lơ đó,
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay.

Cái “quê nhà xa lắc xa lơ đó” sở dĩ còn quyến rũ khách lữ thứ tha phương, với những lời réo gọi luôn đồng vọng mênh mông trong tâm tưởng, vì dưới những đám mênh mông mây trắng ấy là hình ảnh thân thương của Cha già, Mẹ yếu. Ngày đi học, nghe thầy giảng về sự tích mây Tần hay mây Hàng trong Truyện Kiều, có ai trong thế hệ chúng tôi lại không rưng rưng cảm động? Ðịch Nhân Kiệt, người đời nhà Ðường, được bổ làm quan ở Tĩnh Châu. Cha mẹ thì ở Hà Dương, cách Tĩnh Châu mấy ngày đường. Một hôm, lên núi Thái Hàng, nhìn đám mây trắng bay một mình, ông bèn bảo kẻ tả hữu: "Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây trắng đó". Ông đứng nhìn ngậm ngùi giờ lâu, đợi đám mây bay khuất rồi mới chịu quay về.

Câu chuyện chỉ đơn giản có thế, mà được người xưa trân trọng nâng lên thành một điển cố văn học, đủ thấy tâm hồn của người xưa đôn hậu xiết bao. Tấc lòng hiếu thảo đó của người con đi làm quan xa xứ đã bao trùm lên cả không gian biền biệt, khi cố tìm thấy hình ảnh của Cha Mẹ ẩn hiện mơ hồ dưới đám mây bay. Thời buổi hiện đại, sự liên lạc tiện lợi và nhanh chóng khiến không gian như thu hẹp lại, nhưng lòng người như đã dần thêm xơ cứng, không mấy ai còn thấy lòng rung động bởi những câu chuyện như trên nữa. Chữ Hiếu dường như đã dần trở thành một thứ “xa xỉ phẩm” trong một xã hội mà mọi quan hệ đều bị cuốn vào cơn lốc của Lợi Danh và lòng ích kỷ. Người ta quên mất rằng một xã hội mà chữ Hiếu được coi trọng mới là một xã hội thật sự thanh bình, vì đạo Hiếu nền tảng của đạo Nhân.

Người xưa thường nói: “Mộc dục tịnh nhi phong bất đình, Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”. (Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Con muốn nuôi dưỡng Cha Mẹ mà Cha Mẹ không còn nữa) như để nhắc nhở con người đừng có bao giờ phân vân hay chần chờ trong việc báo đáp ơn sâu. Lẽ ra tôi đã được ở bên Má tôi để phụng dưỡng sớm hôm, vậy mà cái tâm nguyện nhỏ bé ấy lại không sao thực hiện được. Điều đó còn khiến cuộc đời trở nên đau buồn hơn muôn ngàn lần sự muôn trùng cách trở của không gian.

Người xưa thường nói đến bốn chữ “định tỉnh thần hôn” (hỏi han, chăm sóc Cha Mẹ sớm hôm) để nhắc nhở đạo làm con.

Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con.

Những người dân quê chân chất ít học sao lại hiểu cái đạo lý “định tỉnh thần hôn” dễ dàng bằng những câu ca dao bình dị mà thiết tha đến thế? Trong thời buổi mà phong hóa đã quá suy đồi như hiện nay, người ta vẫn cho rằng con cái còn nghĩ đến Cha Mẹ đã là có hiếu, mà nuôi dưỡng được cha Mẹ lúc tuổi già là chí hiếu! Con cái khi thành đạt đều cảm thấy yên tâm, thậm chí còn hãnh diện cả với xã hội, khi cứ chu cấp tiền bạc hoặc thuê mướn người nuôi Cha Mẹ lúc tuổi già. Mỗi năm một đôi lần về thăm viếng là đã cảm thấy không còn áy náy với lòng.

Khi ông Tử Du hỏi đức Khổng Tử về chữ hiếu, Ngài đáp :“Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng. Bất kính hà dĩ biệt hồ?” (Ngày nay bảo rằng nuôi dưỡng được cha Mẹ là có hiếu; đến như giống chó, giống ngựa cũng đều được nuôi dưỡng. Nuôi mà không kính thì lấy gì để phân biệt?). Mỗi khi nhớ đến câu đó, tôi không khỏi luôn giật mình kính sợ thâm ý của người xưa. Tôi muốn hiểu chữ kính đây nằm trong bốn chữ “định tỉnh thần hôn”. Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

Tôi nhiều lần đứng một mình trước biển, và hiểu vì sao người ta lại ví lòng thương yêu của người Mẹ với biển cả bao la. Biển dung nạp được tất cả những thứ nhơ bẩn trên cõi đời này, mà muôn đời biển vẫn trong xanh. Mẹ chịu được tất cả những điều nghiệt ngã nhất trên đời này, mà lòng Mẹ vẫn hân hoan, bao dung độ lượng. Những đứa con thành đạt hay hư đốn đều được Mẹ thương yêu như nhau với cái tâm vô sai biệt. Cũng như tất cả chúng sinh đều bình đẳng trước Tam Bảo, tất cả những người con đều bình đẳng trước trái tim người Mẹ. Đó có khác gì chư Phật đem Bi tâm để quán sát chúng sinh?

Thuở còn bé, bao nhiêu lần tôi bị đòn roi của Ba tôi do thói nghịch ngợm của trẻ con, Má tôi không can được nên chỉ đứng nhìn mà lặng lẽ khóc. Lớn lên, tôi mới hiểu rằng những giọt nước mắt lặng lẽ của người Mẹ còn khiến những đứa con nghịch ngợm lo sợ hơn những trận đòn roi. Tôi thường nghe câu thơ “Ai còn Mẹ xin chớ làm Mẹ khóc”. Câu thơ đơn sơ là thế, nhưng cảm động lòng người bao xiết. Chỉ có những người con thực sự hiếu thảo mới có thể làm được những câu thơ giản đơn mà đáng yêu đến vậy. Ai còn Mẹ xin chớ làm Mẹ khóc. Bây giờ thì tôi không còn bị những trận đòn roi của Ba tôi như ngày xưa nữa. Tôi không làm Má tôi khóc nữa, nhưng cuộc đời lại bắt tôi phải khóc!

Tôi còn nhớ khi tôi lên 8 tuổi, Má tôi dắt tôi lên chùa Hòa An để làm lễ quy y. Hình ảnh của hai Mẹ con quỳ trong Phật điện cùng hình ảnh vị sư trụ trì khả kính đã in sâu vào tâm khảm tôi, giúp tôi đặt những bước chân chập chững trên con đường mênh mông của Phật pháp về sau. Rồi cứ đến ngày rằm, tôi lại theo Má tôi lên chùa. Đến rằm tháng bảy đọc kinh Vu Lan, tâm hồn trẻ thơ của tôi – vốn luôn hoang mang kinh ngạc vì sao ta lại được may mắn bẩm thụ một hình hài giữa cõi nhân gian – đã tìm được lời giải đáp. Câu chuyện Bồ Tát Mục Kiền Liên vào địa ngục để cứu Mẹ có thể chỉ là hư cấu hoang đường, nhưng tấm lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên làm rung động cả chư Phật mười phương lại là điều rất bình dị và dễ hiểu. Tôi yêu quý đạo Phật vì dù là đạo giải thoát, nhưng nó luôn dạy con người không được quên đạo làm con. Rồi sau này, khi học Nhị thập tứ hiếu, tôi càng hổ thẹn trước tấm gương của những người con hiếu thảo đó. Tôi càng hiểu rằng có làm gì đi nữa cũng không sao đáp đền được tấm lòng của Mẹ, của Cha. Ngày Ba tôi mất, tôi đề câu đối lên mộ như một lời tự nhắc nhở mình suốt một đời:

Dĩ Hỗ nguy nguy sơn vĩnh tại. Hiếu tâm cổn cổn thủy trường lưu
屺 岵 巍 巍 山 永在, 孝 心 滾 滾 水 長流

(Cha Mẹ như núi Dĩ, núi Hỗ cao chót vót, ngàn năm vẫn còn mãi đó. Lòng hiếu của con cái dù có làm gì đi nữa, thì cũng chỉ như dòng nước hờ hững chảy xuôi). Núi Hỗ, núi Dĩ dẫu không cao, nhưng đạo làm con nhìn lên vẫn thấy cao xa vòi vọi.

Ngày nay biết bao nhiêu người cho rằng con người sống trong sự đan xen chằng chịt của quá nhiều mối quan hệ xã hội: Cha Mẹ, đồng nghiệp, vợ chồng, con cái, bạn bè …. Mối quan hệ với Cha Mẹ, do đó, cũng chỉ là một trong những mối quan hệ đó mà thôi. Những kẻ quan niệm như thế sẽ không bao giờ hiểu được rằng :

“Ví có kẻ nào, hai vai kiệu cõng, Cha Mẹ đi chơi, suốt cả mọi nơi, trên rừng dưới biển, hai vai nặng trễ, mòn cả đến xương, máu chảy cùng đường, không hề ân hận, cũng chưa báo được, công đức Mẹ Cha, kể trong muôn một”. (Kinh Ðại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân, không rõ người dịch).

Con người, khi thành đạt, thường vênh vang tự mãn với đời về tài năng của mình, mà quên mất câu “phúc đức tại mẫu ”. Tất cả những gì ta đang có hôm nay, dù bằng tài trí và bằng sự nỗ lực cả đời, thực ra chỉ là sự kết tinh nhân duyên từ Cha, từ Mẹ. Hãy nhìn một vườn cây đầy những loài cây quý xum xuê quả ngọt. Người ta thường chỉ trầm trồ ca ngợi tài năng và công lao người làm vườn, mà quên mất rằng tất cả những trái cây tươi tốt trong khu vườn ấy đều lấy chất dinh dưỡng từ lòng đất. Lòng đất đó chính là “phúc đức tại mẫu” và âm đức của tổ tiên. Chúng ta thường vô tình để cuộc đời hạnh phúc riêng của ta che khuất mất hình ảnh cội nguồn của Mẹ, của Cha. Và những lời nhắc nhở đến hình ảnh cội nguồn đó bỗng trở thành những tiếng kêu thương lạc điệu.

Tôi luôn tâm niệm sở dĩ tôi có được cuộc sống bình thường ngày hôm nay, tất cả đều nhờ Cha, nhờ Mẹ. Đời tôi đã trải qua khá nhiều cay đắng với những tháng năm trôi nỗi ngược xuôi. Mỗi khi trên lưng tôi thấm hằn những vết roi đời tủi nhục, thì tôi chỉ tìm thấy bình yên bên Má tôi, trong tình thương và nụ cười hiền lành bao dung của Người. Đến khi đời tôi tạm ổn định, tôi muốn được gần gũi Má tôi để đáp đền phần nào ơn dưỡng dục thì lại không thể thực hiện được. Đó là một trong những điều đau đớn nhất trong đời, mà mỗi khi nghĩ đến tôi không sao cầm được nước mắt. Tôi tự an ủi rằng mọi sự tụ tán trên đời đều do nhân duyên. Tôi không có phúc phận được cận kề để chăm sóc Má tôi, có lẽ vì tôi chưa hội tụ đủ chữ Duyên.

Ngày còn bé, cứ đến mùa Vu Lan, tôi thường lên chùa để được cài một bông hồng lên áo, để cảm thấy niềm hạnh phúc rằng mình đang còn Mẹ. Năm nay, lại thêm một mùa Vu Lan nữa mà tôi không được gần với Má tôi. Người vẫn còn đó ở nơi “quê nhà xa lắc xa lơ”, nhưng sao đến mùa Vu Lan năm nay, tôi lại có cảm giác nghẹn ngào như đang cài lên áo mình một đóa hoa màu trắng.

Mùa Vu Lan 2009

Huỳnh Ngọc Chiến

Bùi Giáng: “cuồng Bồ Tát” của non nước chúng hương

Bùi Giáng: “cuồng Bồ Tát” của non nước chúng hương

Huỳnh Ngọc Chiến

Khoảng các năm 1956-57, nhà sách Tân Việt miền nam cho ra đời một loạt các các cuốn sách biên khảo văn học: Một vài nhận xét về Kim Vân Kiều, Một vài nhận xét về Lục Vân Tiên, Một vài nhận xét về Chinh phụ ngâm, Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Giảng luận về Chu Mạnh Trinh, Giảng luận về Tôn Thọ Tường… nhưng đằng sau những bài “luận đề” theo thể lệ giáo khoa, tưởng chừng như vô cùng bình thường cho học sinh, lại là cách nhìn nhận vấn đề quá sâu thẳm pha lẫn đôi chút kỳ dị. Bạn đọc hoang mang trước từng trang giấy lạ lùng. Tâm tình tha thiết của người viết như muốn réo gọi tiếng lòng của người đọc hướng vọng về một chân trời khác, để tìm ra khuôn mặt thực của các thi nhân. Người ta âm thầm linh cảm các tác phẩm “giáo khoa” nho nhỏ đó là những tia sáng đang âm thầm báo hiệu một Bình Minh rực rỡ lạ lùng trong mai hậu.

Tiếp theo đó, khi các bộ Tư tưởng hiện đại, Martin Heidegger và Tư tưởng hiện đại, rồi đến Sao gọi là không có triết học Heidgger ra đời vào những năm đầu của thập niên 60 thì cái Bình Minh chói lọi đó đã thực sự hiện ra nơi phương trời lồng lộng của thi ca và tư tưởng, khiến hầu hết giới trí thức miền Nam thuở đó đều bị chấn động, mà cơn dư chấn còn kéo dài mãi đến tận hôm nay. Dưới các phẩm đó ký tên một người, mà có lẽ những ai đọc sách sẽ còn ghi nhớ mãi mãi như một hiện tượng kỳ dị nhất trong mọi nền văn học cổ kim: Bùi Giáng.

Như Kim mao sư vương Tạ Tốn đột nhiên xuất hiện trên Vương Bàn Sơn đảo, dùng thần công vô địch trấn áp quần hùng và đoạt thanh đao Đồ long của Thiên Ưng giáo, gây chấn động kinh hoàng cho cả hai phe hắc bạch, thì Bùi Giáng xuất hiện trong nền văn học miền Nam cũng bất ngờ như thế. Nhà thơ gầy gò nhỏ bé của xứ Quảng Nam đã đột nhiên hiện ra sừng sững như một cây đại thụ giữa cõi thi ca và triết học đông tây — vùng đất “hàn lâm” mà xưa nay người ta nghĩ rằng chỉ dành riêng cho những kẻ học phiệt và khoa bảng. Ban đầu không thiếu những người chê bai phản đối, nhưng dần dần người ta nhận ra rằng với lối viết cà tửng lạ lùng, ông buộc họ phải xét lại từ cơ bản về cách hiểu xưa nay của họ đối với triết học — một cách hiểu lạnh lùng trưởng giả, thiếu đi tiếng nói đằm thắm của tâm tình. Đó là những ngọn Thất thương quyền cân não đánh vào các học giả trường trại sính kiến thức từ chương.

Đi vào các tác phẩm của ông, người ta có cảm tưởng như đang tham dự vào một bữa đại yến tiệc của tư tưởng, trong đó ông — như người nhạc trưởng vĩ đại — điều khiển bản giao hưởng kỳ diệu giữa hai giàn đại hợp xướng đông tây. Hằng trăm thiên tài khắp bốn phương cùng về hội ngộ với những kiều nữ và ca nhi suốt cõi cổ kim. Những Marilyn Monroe, Kim Novak, Cô Em Mọi Nhỏ, Dương Quý Phi, Thúy Kiều… hồn nhiên về hội thoại với Long Thọ, Faulkner, Heidegger, Lý Bạch, Parménides, Tagore, Homère…. Nhưng nếu các tác phẩm đầu tiên của ông làm người đọc chưa hết ngạc nhiên thì các tác phẩm về sau như: Con đường ngã ba, Đường đi trong rừng, Sa mạc trường ca, Sa mạc phát tiết… càng khiến cho người đọc thêm hoang mang, khi ông đẩy họ vào tham dự “cuộc chơi” với mình trong cái “mê hồn trận” của ngữ ngôn. Người ta thấy bên cạnh những lời tha thiết “Tờ mỏng xiêm hồng Trang biền biệt cuối trời Tây tuyết. Ta lắc đầu gục mặt, nghe mây trời đẩy mộng xuông lao xao” lại là hình ảnh những mẫu thân Kim Cương, Phùng Khánh, Brigitte Bardot… cùng nhau về “đi tiểu trên nấm mồ của trung niên thi sĩ” để họ Bùi thêm chan chứa hồn thơ!

Người ta thấy cái tót vời tuyệt hảo trong thi ca cũng ở nơi ông, mà cái cùng cực nhảm nhí của thi ca cũng ở nơi ông. Tác phẩm ông giống một cái “lẩu thập cẩm” khổng lồ, lẫn lộn giữa kim cương và rác rến! Nhưng người đọc sẽ nhận ra rằng trong đó vừa có cái hồn nhiên thơ dại của kinh Thi, lại vừa có cái kỳ bí ảo huyền của kinh Dịch. Không lạ gì khi ông vô cùng kính phục Khổng Tử, người đã san định cả kinh Dịch lẫn kinh Thi, dìu phương Đông vào cuộc hội thoại giữa tư tưởng với thi ca. Người ta nghĩ rằng ông điên, vì họ cho rằng một người đã từng làm những câu thơ tha thiết:

Rong chơi râu tóc bạc phơ
Còn nghe đắm đuối vần thơ yêu người.

Hoặc phiêu bồng:

Cười với tuyết rỡn với vân
Một mình nhớ mãi gái trần gian xa.

Hoặc kỳ ảo:

Trần gian bất tuyệt một lần
Nghe triều biển lục xa dần non xanh.

Hoặc mênh mang:

Gió lay lắt bốn phương về dồn tụ
Bụi thu mờ ai phủi với hai tay.

Hoặc tài hoa:

Em về giũ áo mù sa
Trút quần phong nhụy cho tà huy bay

và người đã đưa văn xuôi Việt Nam đến chỗ tận diệu trong nhạc điệu mênh mông, qua các dịch phẩm như Cõi người ta, Hoàng tử bé… cùng các trang tha thiết đằm thắm trong những luận đề triết học, thì nếu là người bình thường (hoặc phi thường nhưng không… bất thường!) người đó không thể làm những câu thơ nhảm nhí như:

Một con vịt, hai con gà
Thêm ba con lợn gọi là chăn nuôi (!)

Họa có là người điên! Họ trách ông là phải. Ông đùa bỡn với thi ca đến độ quỷ khốc thần sầu cỡ đó, thì thử hỏi cõi biển dâu lấy đâu ra chỗ để ông mở những cuộc hội thoại với nhân gian? Ông bỡn với cả Khổng Tử: “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ, nhưng thơ là gì thì đó là điều mà ta không biết!” Các thiền sư vì cái “không biết” đó mà ẩn mình hằng mười năm chốn tùng lâm, Tổ Đạt Ma vì cái “không biết” đó mà ngồi yên lặng chín năm nhìn vách đá ở ngọn Thiếu Thất, còn Bùi Giáng vì cái “không biết” đó đã mở một trận chơi kỷ ảo giữa nhân gian, trong cơn lốc khốc liệt với thi ca và tư tưởng. Đọc sách ông, người đọc sơ cơ như lạc lối hẳn trong trận đồ bát quái mà ông cứ thuận tay bày ra trong những cơn ngẫu hứng bốc đồng. Cái “không biết” của ông dẫn người đọc đi dần đến chỗ… hết biết!

Ta biết ông không “điên” theo thói thường thiên hạ, nên muốn đi tìm lời giải đáp, và khi đọc lại kinh Duy Ma Cật, ta có thể hiểu cái chơi tuyệt trù khoáng tuyệt cổ kim của Bùi Giáng. Kinh Duy Ma chép rằng các Bồ Tát cõi non nước Chúng Hương của đức Phật Hương Tích đều là những bậc trí huệ thượng thượng đẳng, toàn thân luôn tỏa mùi thơm để những ai ngửi được đều ngộ đạo. Đức Phật Hương Tích vì muốn hóa độ chúng sinh hạ liệt cõi Ta Bà, nên chấp thuận cho chín muôn Bồ Tát đến nhà cư sĩ Duy Ma Cật, một bồ tát hóa thân biện tài vô ngại, tại thành Tỳ Da Ly. Việc hoằng pháp đó không có gì đáng nói, nhưng điều kinh dị là những lời đức Phật căn dặn môn đồ.

Phật ngôn: “Khả vãng. Nhiếp nhữ thân hương; vô linh bỉ chư chúng sinh khởi trước hoặc tâm. Hựu đương xả nhữ bản hình, vật sử bỉ quốc cầu Bồ tát giả nhi tự bỉ sỉ. Hựu nhữ ư bỉ mạc hoài khinh tiện nhi tác ngại tưởng. Sở dĩ giả hà? Thập phương quốc độ giai như hư không. Hựu chư Phật dục hóa chư nhạo Tiểu thừa giả, bất tận hiện kỳ Thanh tịnh độ nhĩ.” (Đức Phật bảo: “Các ông đi được đấy. Nhưng hãy thu nhiếp mùi thơm trên thân, đừng để chúng sinh nơi đó khởi lòng mê đắm. Lại nữa các ông nên xả bỏ hình thể vốn có của mình, đừng để những kẻ cầu đạo Bồ Tát nơi đó sinh lòng xấu hổ. Lại nữa, các ông đừng ôm lòng khinh chê những kẻ đó mà khiến họ sinh ra tư tưởng e ngại. Vì sao thế? Vì mười phương quốc độ đều như hư không. Lại nữa, chư Phật muốn giáo hóa những người ham chuộng phép Tiểu thừa nên không hiện hết cõi đất Thanh tịnh của mình.”)

“Hựu chư Phật dục hóa chư nhạo Tiểu thừa giả, bất tận hiện kỳ Thanh tịnh độ nhĩ.” Mỗi lần đọc đến trang kinh huyền diệu đó, tôi luôn nghĩ đến nhà thơ Bùi Giáng. Theo tôi, có thể ông cố tình làm ra những vần thơ tào lao như thế, vì đó chính là tấm lòng Bồ Tát vậy. Ngôn ngữ đã đạt đến mức thượng thừa, nhưng khi cần vẫn lai rai chơi ngôn ngữ hạ thừa với thi sĩ trần gian để “chúng sinh cõi Ta Bà khỏi sinh lòng e ngại.” Và vì mười phương thi ca vẫn như hư không! Nói về tác phẩm Ngày tháng ngao du, ông bảo: “Đành rằng ngao du là ngao du với bước đi của ngôn ngữ thượng thừa, nhưng thỉnh thoảng cũng phải chịu chơi giấn thân vào cuộc với ngôn ngữ hạ thừa!” Như một hoàng đế có từ tâm ăn mặc lộng lẫy lỡ đi lạc vào xóm những thần dân nghèo khó ắt sẽ thấy lúng túng. Để các thần dân khỏi sinh lòng sợ hãi, vị hoàng đế đó phải vất bỏ triều phục, ăn mặc lam lũ như thần dân để “hòa kỳ quang, đồng kỳ trần,” nhưng những ai tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra được phong độ của đấng vương gia. Chính ông cũng nhận xét về mình “Làm thơ lắm lúc quàng xiên, đôi phen rất mực thần tiên dịu dàng!”

Nếu muốn cà cưỡng chơi một trận với ngữ ngôn theo kiểu Bùi Giáng, ta có thể nói: ”Hựu chân thi sĩ dục hóa chư nhạo hạ thừa thi ca, bất tận hiện kỳ thượng thừa thi ca đích cảnh giới!” Những thi sĩ chân chính đi về cõi trần gian từ non nước Chúng Hương vì muốn hóa độ cho những kẻ ham chuộng thi ca hạ thừa nên không nỡ hiện hết cảnh giới của thi ca thượng thừa. Và có thể ông đã mang tấm lòng đó để đi về cõi nhân gian. Nhiều lần ông vào chợ Bến Thành, đi lượm những trái cây bị vất bỏ để ăn; bị bè bạn trách, ông giải thích: “Bao nhiêu cái nhơ nhớp của miền nam tau phải chứa hết trong bụng tau đây này!” Ta có nên xem đó là “giai thoại” và lời của người điên? Hay đó là “cuộc chơi” khốc liệt của nhà thơ mang nặng một khối bi tâm? Trong một bài viết về Giang Nam Tứ hữu, tôi đã từng nói: “Thích Ca hoàn tất cuộc chơi trong cõi Niết Bàn, Lý Bạch tiếp tục cuộc chơi bằng cách cưỡi cá kình lên trời Hãn mạn, Khổng Minh bỏ dở cuộc chơi trên Ngũ trượng nguyên, Nietzsche chấm dứt cuộc chơi trong nhà thương điên, Bùi Giáng xóa nhòa mọi cuộc chơi trong cảnh giới ngao du thù thắng.” Mà “xóa nhòa mọi cuộc chơi” lại là cuộc chơi khốc liệt nhất.

Nhiều người xem ông là kẻ có một vị trí thượng thừa trong thi ca và triết học, nhưng ông lại không hề nhân danh thi ca và triết học để phát biểu bất cứ điều gì, mà cứ hồn nhiên như hài nhi để rồi cảm nhận:

Bao đêm theo thức thật thà
Sưu tầm chân lý té ra tầm ruồng!

Phải chăng trong đám chín muôn Bồ Tát đi về cõi Ta Bà từ non nước Chúng Hương, có một “cuồng Bồ Tát” tự hóa thân thành một Trung niên thi sĩ Bùi Giáng để chơi một trận chơi kỳ tuyệt giữa “cõi người ta”?


--------------------------------------------------------------------------------
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên thì tương truyền sau khi khi đến gặp Lão Tử để hỏi về lễ, Khổng Tử nói với môn đồ: “Điểu, ngô tri kỳ năng phi. Ngư, ngô tri kỳ năng du. Thú, ngô tri kỳ năng tẩu. Tẩu giả khả dĩ vi võng. Du giả khả dĩ vi luân, Phi giả khả dĩ vi tăng. Chí ư long, ngô bất năng tri kỳ thừa phong vân nhi thướng thiên. Ngô kim kiến Lão Tử kỳ do long da?” (Chim thì ta biết nó bay. Cá thì ta biết nó lội. Thú thì ta biết nó chạy. Thú chạy có thể dùng lưới bắt, cá lội có thể dùng móc câu, chim bay có thể dùng ná bắn. Chứ đến con rồng thì ta không biết được nó sẽ nương gió mây mà lên trời ra sao. Nay ta thấy Lão Tử giống như con rồng vậy!”)



Huỳnh Ngọc Chiến

Huỳnh Ngọc Chiến : MÊNH MÔNG TRỐNG VỌNG BIỂN DÂU

MÊNH MÔNG TRỐNG VỌNG BIỂN DÂU
Huỳnh Ngọc Chiến

Con người sinh ra đời ai cũng phải chết. Cõi thế vốn vô thường, không ai có thể thoát khỏi qui luật tử sinh. Triết gia hiện sinh M. Heidegger cho rằng con người là loại Être-pour-la-mort (Hữu tính qui tử). Triết học Phật giáo cho rằng đời là bể khổ, điều đó không có nghĩa đơn thuần là khổ đau về vật chất, mà đúng ra nó có một ý nghĩa lớn hơn: đó là sự đấu tranh giữa cái tất yếu và khát vọng tự do. Cái chết là một điều tất yếu, nhưng ý chí con người lại khao khát đến sự vĩnh cửu trường tồn, muốn kéo sinh mệnh dài đến vô hạn như trời đất. Các học thuyết tôn giáo Đông Tây hầu như đều bắt đầu từ cái ý chí khao khát tự do đó. Tại Trung Quốc, tham vọng trường sinh bất lão được cụ thể hoá bằng thuyết thần tiên luyện đan mà Cát Hồng được xem như là ông Tổ. Người ta tin rằng uống linh đan luyện bằng hoàng kim và bạch ngọc sẽ giúp con người được trường tồn bất hoại như chính dược liệu dùng để luyện đan!

Trong một thời gian dài, cái thuyết luyện đan tưởng chừng như hoang đường hư đản đó lại quyến rũ không biết bao nhiêu văn nhân, nghệ sĩ và các bậc vua chúa. Hai vị vua trong lịch sử Trung Hoa nổi tiếng về lòng hâm mộ thuyết thần tiên là Tần Thuỷ Hoàng và Hán Vũ Đế. Một người dùng ý chí sắt đá và âm mưu thâm hiểm để thống nhất Trung Quốc bằng máu lửa. Một người đem hùng tài đại lược trùng hưng lại cả giang sơn nhà Hán, đưa đất nước Trung Quốc đến buổi hoàng kim. Ý chí hùng bá – một loại volonté de puissance – của cả hai đều ghi những dấu ấn đậm nét lên dòng lịch sử Trung Hoa. Và cả hai đều cực kì hâm mộ thuyết thần tiên cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ ngạo khí kiêu hùng của bậc đế vương tài năng quán thế, uy vũ trùm đời không dễ gì chấp nhận cái giới hạn ngắn ngủi của 100 năm. Thuyết thần tiên hấp dẫn cả những tâm hồn minh triết như Lí Bạch, Tô Đông Pha. Cả hai ngôi sao Bắc đẩu trên thi đàn Trung quốc này cũng đã bỏ nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu thuyết luyện đan. Nhà thơ đời Đường là Lý Hạ (791-817) tuy còn trẻ nhưng cũng đủ thông tuệ để công kích cái thuyết hoang đường kia. Ông sáng tác nhiều bài về chủ đề này.

Vũ đế ái thần tiên
Thiêu kim đắc tử yên
Cứu trung giai nhục mã
Bất đắc thướng thanh thiên

( Mã Thi )

Vũ đế thích thần tiên
Khói tím luyện hoàng kim
Trong chuồng toàn ngựa thịt
Lên sao được thanh thiên?

Hoặc:

Hà vi phục hoàng kim. thôn bạch ngọc
Thùy thị Nhậm công tử
Vân trung kị bạch lư
Lưu Triệt Mậu lăng đa trệ cốt
Doanh Chính tử quan phí bảo ngư

( Khổ trú đoản )

Cần gì uống hoàng kim, nuốt bạch ngọc?
Ai như Nhậm công tử
Cởi lừa giữa mây trôi
Lưu Triệt Mậu lăng xương mục nát
Quan tài Doanh Chính lẫn cá ôi

Lưu Triệt tức Hán Vũ đế. Doanh Chính tức Tần Thủy Hoàng. Theo Sử kí Tư Mã Thiên thì Tần Thuỷ Hoàng, khi đi tuần thú, đột ngột mất ở Sa khâu. Thừa tướng Lí Tư sợ thiên hạ sinh biến bèn không cho phát tang, đưa xe về cung. Dọc đường Lí Tư sai lính gánh cá thối đi kèm theo xe để lẫn lộn với mùi người chết. Các quan vẫn hằng ngày tham kiến trước xe như khi còn sống! Bức tranh đầy mỉa mai và vô cùng bi thảm về tham vọng của bực đế vương. Hán Vũ đế sai dựng một tượng tiên nhân bằng đồng, hai tay bưng một mâm vàng hứng sương khuya từ mặt trăng rơi xuống để luyện thuốc trường sinh bất lão. Khi Vũ đế qua đời, người ta vẫn hằng đêm nghe tiếng ngựa hí nơi nấm mộ của ông ở Mậu Lăng, sáng ra không còn dấu vết. Đến năm Thanh long nguyên niên (233), Ngụy Minh đế Tào Toàn – người kế nghiệp Tào Phi – hạ chiếu cho người kéo tượng đồng về đặt trước cung điện mình. Khi quân kéo tượng đi, bỗng nhiên pho tượng ngâm ngùi nhỏ lệ. Lý Hạ cảm thán, làm bài Kim đồng Tiên nhân từ Hán ca được truyền tụng thiên cổ.

Nhưng có lẽ bài Quan nhai cổ gây được cho người đọc cảm giác bồi hồi sâu lắng nhất. Tôi xin trích toàn bài :

QUAN NHAI CỔ

Hiểu thanh long long thôi chuyển nhật
Mộ thanh long long thôi nguyệt xuất
Hán thành hoàng liễu ánh tân liêm
Bá lăng Phi Yến mai hương cốt
Chùy toái thiên niên nhật trường bạch
Hiếu Võ, Tần Hoàng thính bất đắc
Tòng quân thúy phát lô hoa sắc
Độc cộng nam sơn thủ Trung Quốc
Kỷ hồi thiên thượng táng thần tiên
Lậu thanh tương tương vô đoạn tuyệt



官街鼓

曉聲隆隆催轉日

暮聲隆隆催月出

漢城黃柳映新簾

柏陵飛燕埋香骨

捶碎千年日長白

孝武秦皇聽不得

從君翠發蘆花色

獨共南山守中國

幾回天上葬神仙

漏聲相將無斷絕

Đây là một trong những bài thơ thường được truyền tụng của Lý Hạ. Trống quan nhai là loại trống được đặt ở nơi công cộng, dùng để điểm canh và nhắc giờ đóng, mở cổng thành. Ngày ngày, tiếng trống ban mai vẫn không ngừng vang dội lên cùng mặt trời dịch chuyển, tiếng trống chiều hôm vẫn thúc dục ánh trăng trôi, như muốn diễu cợt cái tham vọng bất tử của con người. Nhật nguyệt vẫn vận hành, thời gian vẫn cứ trôi qua mãi mãi. Những bậc đế vương ôm giấc mơ trường thọ, giờ đây đã nát tan cùng cây cỏ, làm sao có thể nghe được tiếng trống từng ngày vang lên từ tay một lính lệ tầm thường? Lý Hạ thích dùng các chữ hiểm quái để tạo nên cái sức mạnh trong thơ. Thế nhưng câu “Hán Vũ, Tần Hoàng thính bất đắc” thì người xưa đều phẩm bình cho rằng hồn nhiên mà lão luyện. Câu này đọc lên nghe sao chua chát và buồn đến vậy!

Cõi thế vô thường nhưng có biết bao nhiêu bậc đế vương lại nuôi ước vọng hão huyền là muốn trường tồn mãi cùng trời đất. Muốn một mình cùng sống lâu như ngọn Nam sơn mà giữ lấy Trung Quốc. Tần Thuỷ hoàng sai phương sĩ ra khơi để tìm cho được thần dược bất tử, nuôi hoài bão gầy dựng đế chế ngàn năm, rốt cuộc tấm thân vạn thặng lại phải lẫn cùng cá thối ở Sa Khâu! Bao nhiêu hùng tâm tráng chí, biết bao ngạo khí của kẻ hùng tài đại lược đều bị cơn lốc vô thường của cõi thế cuốn bạt đi tất cả, chỉ còn để lại những mảnh xương thơm của một người nổi tiếng dung nhan tuyệt đại một thời. Bá lăng Phi Yến mai hương cốt !

Con người nuôi giấc mộng trường thọ cùng thần tiên mà không biết rằng chính thần tiên cũng phải chết, và trên cõi trời kia đã bao lần chôn cất các vị thần tiên ấy!

Kỉ hồi thiên thượng táng thần tiên!

Thế thì cái thuyết thần tiên cũng chỉ hư ảo hoang đường. Ngay cả Bành Tổ là tổ tiên của loài người và Vu Hàm là môt vị thần cũng phải bao lần chết

Bành Tổ, Vu Hàm kỉ hồi tử

( Hạo ca)

Bài thơ ngụ ý phúng thích, chế nhạo những người mơ thuyết thần tiên, nhưng lời thơ nghe sao vẫn man mác điệu buồn. Tiếng trống hàng ngàn năm vẫn đều đặn vang lên, gõ nhịp cho dòng thời gian trôi. Như một thoáng ngậm ngùi cho cảnh đời phế hưng dâu bể.

Tiếng trống quan nhai của Lý Hạ hơn một ngàn năm sau lại như muốn khơi dậy trong hồn người đọc nỗi buồn của tiếng trống chầu vang động giữa một buổi chiều xưa trong hồn thơ Huy Cận:

Bờ tre rung động trống chầu
Tưởng chừng còn vọng trên lầu ải quan
Đêm mơ lay ánh trăng tàn
Hồn xưa gởi tiếng thời gian trống dồn

Hồn xưa nào gởi vào tiếng thời gian? Tiếng trống nào vang lên cho ngày hết? Tiếng trống nào vang lên cho trăng tàn? Những linh hồn xưa có đi về trong cõi thế để gởi chút tâm sự hận sầu vào tiếng trống hay không, mà sao tiếng trống vọng lên nghe buồn đến vậy?

Hai lời thơ tựu thành trên hai cung bậc khác nhau, cách nhau hơn một thiên niên kỉ, xa nhau hơn vạn dặm đường, nhưng dường như vẫn có chung một nỗi ngậm ngùi man mác của tiếng trống buồn mênh mang vọng giữa biển dâu!

21/9/09

Martin Luther King, Jr. : Beyond Vietnam -- A Time to Break Silence

Martin Luther King, Jr.

Beyond Vietnam -- A Time to Break Silence

Delivered 4 April 1967, at a meeting of Clergy and Laity Concerned at Riverside Church in New York City



[AUTHENTICITY CERTIFIED: Text version below transcribed directly from audio. ]

Mr. Chairman, ladies and gentlemen:

I need not pause to say how very delighted I am to be here tonight, and how very delighted I am to see you expressing your concern about the issues that will be discussed tonight by turning out in such large numbers. I also want to say that I consider it a great honor to share this program with Dr. Bennett, Dr. Commager, and Rabbi Heschel, and some of the distinguished leaders and personalities of our nation. And of course it’s always good to come back to Riverside Church. Over the last eight years, I have had the privilege of preaching here almost every year in that period, and it is always a rich and rewarding experience to come to this great church and this great pulpit.

I come to this magnificent house of worship tonight because my conscience leaves me no other choice. I join you in this meeting because I am in deepest agreement with the aims and work of the organization which has brought us together: Clergy and Laymen Concerned about Vietnam. The recent statements of your executive committee are the sentiments of my own heart, and I found myself in full accord when I read its opening lines: "A time comes when silence is betrayal." And that time has come for us in relation to Vietnam.

The truth of these words is beyond doubt, but the mission to which they call us is a most difficult one. Even when pressed by the demands of inner truth, men do not easily assume the task of opposing their government's policy, especially in time of war. Nor does the human spirit move without great difficulty against all the apathy of conformist thought within one's own bosom and in the surrounding world. Moreover, when the issues at hand seem as perplexed as they often do in the case of this dreadful conflict, we are always on the verge of being mesmerized by uncertainty; but we must move on.

And some of us who have already begun to break the silence of the night have found that the calling to speak is often a vocation of agony, but we must speak. We must speak with all the humility that is appropriate to our limited vision, but we must speak. And we must rejoice as well, for surely this is the first time in our nation's history that a significant number of its religious leaders have chosen to move beyond the prophesying of smooth patriotism to the high grounds of a firm dissent based upon the mandates of conscience and the reading of history. Perhaps a new spirit is rising among us. If it is, let us trace its movements and pray that our own inner being may be sensitive to its guidance, for we are deeply in need of a new way beyond the darkness that seems so close around us.

Over the past two years, as I have moved to break the betrayal of my own silences and to speak from the burnings of my own heart, as I have called for radical departures from the destruction of Vietnam, many persons have questioned me about the wisdom of my path. At the heart of their concerns this query has often loomed large and loud: "Why are you speaking about the war, Dr. King?" "Why are you joining the voices of dissent?" "Peace and civil rights don't mix," they say. "Aren't you hurting the cause of your people," they ask? And when I hear them, though I often understand the source of their concern, I am nevertheless greatly saddened, for such questions mean that the inquirers have not really known me, my commitment or my calling. Indeed, their questions suggest that they do not know the world in which they live.

In the light of such tragic misunderstanding, I deem it of signal importance to try to state clearly, and I trust concisely, why I believe that the path from Dexter Avenue Baptist Church -- the church in Montgomery, Alabama, where I began my pastorate -- leads clearly to this sanctuary tonight.

I come to this platform tonight to make a passionate plea to my beloved nation. This speech is not addressed to Hanoi or to the National Liberation Front. It is not addressed to China or to Russia. Nor is it an attempt to overlook the ambiguity of the total situation and the need for a collective solution to the tragedy of Vietnam. Neither is it an attempt to make North Vietnam or the National Liberation Front paragons of virtue, nor to overlook the role they must play in the successful resolution of the problem. While they both may have justifiable reasons to be suspicious of the good faith of the United States, life and history give eloquent testimony to the fact that conflicts are never resolved without trustful give and take on both sides.

Tonight, however, I wish not to speak with Hanoi and the National Liberation Front, but rather to my fellow Americans.

Since I am a preacher by calling, I suppose it is not surprising that I have seven major reasons for bringing Vietnam into the field of my moral vision. There is at the outset a very obvious and almost facile connection between the war in Vietnam and the struggle I, and others, have been waging in America. A few years ago there was a shining moment in that struggle. It seemed as if there was a real promise of hope for the poor -- both black and white -- through the poverty program. There were experiments, hopes, new beginnings. Then came the buildup in Vietnam, and I watched this program broken and eviscerated, as if it were some idle political plaything of a society gone mad on war, and I knew that America would never invest the necessary funds or energies in rehabilitation of its poor so long as adventures like Vietnam continued to draw men and skills and money like some demonic destructive suction tube. So, I was increasingly compelled to see the war as an enemy of the poor and to attack it as such.

Perhaps the more tragic recognition of reality took place when it became clear to me that the war was doing far more than devastating the hopes of the poor at home. It was sending their sons and their brothers and their husbands to fight and to die in extraordinarily high proportions relative to the rest of the population. We were taking the black young men who had been crippled by our society and sending them eight thousand miles away to guarantee liberties in Southeast Asia which they had not found in southwest Georgia and East Harlem. And so we have been repeatedly faced with the cruel irony of watching Negro and white boys on TV screens as they kill and die together for a nation that has been unable to seat them together in the same schools. And so we watch them in brutal solidarity burning the huts of a poor village, but we realize that they would hardly live on the same block in Chicago. I could not be silent in the face of such cruel manipulation of the poor.

My third reason moves to an even deeper level of awareness, for it grows out of my experience in the ghettoes of the North over the last three years -- especially the last three summers. As I have walked among the desperate, rejected, and angry young men, I have told them that Molotov cocktails and rifles would not solve their problems. I have tried to offer them my deepest compassion while maintaining my conviction that social change comes most meaningfully through nonviolent action. But they ask -- and rightly so -- what about Vietnam? They ask if our own nation wasn't using massive doses of violence to solve its problems, to bring about the changes it wanted. Their questions hit home, and I knew that I could never again raise my voice against the violence of the oppressed in the ghettos without having first spoken clearly to the greatest purveyor of violence in the world today -- my own government. For the sake of those boys, for the sake of this government, for the sake of the hundreds of thousands trembling under our violence, I cannot be silent.

For those who ask the question, "Aren't you a civil rights leader?" and thereby mean to exclude me from the movement for peace, I have this further answer. In 1957 when a group of us formed the Southern Christian Leadership Conference, we chose as our motto: "To save the soul of America." We were convinced that we could not limit our vision to certain rights for black people, but instead affirmed the conviction that America would never be free or saved from itself until the descendants of its slaves were loosed completely from the shackles they still wear. In a way we were agreeing with Langston Hughes, that black bard of Harlem, who had written earlier:

O, yes,
I say it plain,
America never was America to me,
And yet I swear this oath --
America will be!

Now, it should be incandescently clear that no one who has any concern for the integrity and life of America today can ignore the present war. If America's soul becomes totally poisoned, part of the autopsy must read: Vietnam. It can never be saved so long as it destroys the deepest hopes of men the world over. So it is that those of us who are yet determined that America will be are led down the path of protest and dissent, working for the health of our land.

As if the weight of such a commitment to the life and health of America were not enough, another burden of responsibility was placed upon me in 19541; and I cannot forget that the Nobel Prize for Peace was also a commission -- a commission to work harder than I had ever worked before for "the brotherhood of man." This is a calling that takes me beyond national allegiances, but even if it were not present I would yet have to live with the meaning of my commitment to the ministry of Jesus Christ. To me the relationship of this ministry to the making of peace is so obvious that I sometimes marvel at those who ask me why I'm speaking against the war. Could it be that they do not know that the good news was meant for all men -- for Communist and capitalist, for their children and ours, for black and for white, for revolutionary and conservative? Have they forgotten that my ministry is in obedience to the One who loved his enemies so fully that he died for them? What then can I say to the Vietcong or to Castro or to Mao as a faithful minister of this One? Can I threaten them with death or must I not share with them my life?

And finally, as I try to explain for you and for myself the road that leads from Montgomery to this place I would have offered all that was most valid if I simply said that I must be true to my conviction that I share with all men the calling to be a son of the living God. Beyond the calling of race or nation or creed is this vocation of sonship and brotherhood, and because I believe that the Father is deeply concerned especially for his suffering and helpless and outcast children, I come tonight to speak for them.

This I believe to be the privilege and the burden of all of us who deem ourselves bound by allegiances and loyalties which are broader and deeper than nationalism and which go beyond our nation's self-defined goals and positions. We are called to speak for the weak, for the voiceless, for the victims of our nation and for those it calls "enemy," for no document from human hands can make these humans any less our brothers.

And as I ponder the madness of Vietnam and search within myself for ways to understand and respond in compassion, my mind goes constantly to the people of that peninsula. I speak now not of the soldiers of each side, not of the ideologies of the Liberation Front, not of the junta in Saigon, but simply of the people who have been living under the curse of war for almost three continuous decades now. I think of them, too, because it is clear to me that there will be no meaningful solution there until some attempt is made to know them and hear their broken cries.

They must see Americans as strange liberators. The Vietnamese people proclaimed their own independence in 1954 -- in 1945 rather -- after a combined French and Japanese occupation and before the communist revolution in China. They were led by Ho Chi Minh. Even though they quoted the American Declaration of Independence in their own document of freedom, we refused to recognize them. Instead, we decided to support France in its reconquest of her former colony. Our government felt then that the Vietnamese people were not ready for independence, and we again fell victim to the deadly Western arrogance that has poisoned the international atmosphere for so long. With that tragic decision we rejected a revolutionary government seeking self-determination and a government that had been established not by China -- for whom the Vietnamese have no great love -- but by clearly indigenous forces that included some communists. For the peasants this new government meant real land reform, one of the most important needs in their lives.

For nine years following 1945 we denied the people of Vietnam the right of independence. For nine years we vigorously supported the French in their abortive effort to recolonize Vietnam. Before the end of the war we were meeting eighty percent of the French war costs. Even before the French were defeated at Dien Bien Phu, they began to despair of their reckless action, but we did not. We encouraged them with our huge financial and military supplies to continue the war even after they had lost the will. Soon we would be paying almost the full costs of this tragic attempt at recolonization.

After the French were defeated, it looked as if independence and land reform would come again through the Geneva Agreement. But instead there came the United States, determined that Ho should not unify the temporarily divided nation, and the peasants watched again as we supported one of the most vicious modern dictators, our chosen man, Premier Diem. The peasants watched and cringed as Diem ruthlessly rooted out all opposition, supported their extortionist landlords, and refused even to discuss reunification with the North. The peasants watched as all this was presided over by United States' influence and then by increasing numbers of United States troops who came to help quell the insurgency that Diem's methods had aroused. When Diem was overthrown they may have been happy, but the long line of military dictators seemed to offer no real change, especially in terms of their need for land and peace.

The only change came from America, as we increased our troop commitments in support of governments which were singularly corrupt, inept, and without popular support. All the while the people read our leaflets and received the regular promises of peace and democracy and land reform. Now they languish under our bombs and consider us, not their fellow Vietnamese, the real enemy. They move sadly and apathetically as we herd them off the land of their fathers into concentration camps where minimal social needs are rarely met. They know they must move on or be destroyed by our bombs.

So they go, primarily women and children and the aged. They watch as we poison their water, as we kill a million acres of their crops. They must weep as the bulldozers roar through their areas preparing to destroy the precious trees. They wander into the hospitals with at least twenty casualties from American firepower for one Vietcong-inflicted injury. So far we may have killed a million of them, mostly children. They wander into the towns and see thousands of the children, homeless, without clothes, running in packs on the streets like animals. They see the children degraded by our soldiers as they beg for food. They see the children selling their sisters to our soldiers, soliciting for their mothers.

What do the peasants think as we ally ourselves with the landlords and as we refuse to put any action into our many words concerning land reform? What do they think as we test out our latest weapons on them, just as the Germans tested out new medicine and new tortures in the concentration camps of Europe? Where are the roots of the independent Vietnam we claim to be building? Is it among these voiceless ones?

We have destroyed their two most cherished institutions: the family and the village. We have destroyed their land and their crops. We have cooperated in the crushing of -- in the crushing of the nation's only noncommunist revolutionary political force, the unified Buddhist Church. We have supported the enemies of the peasants of Saigon. We have corrupted their women and children and killed their men.

Now there is little left to build on, save bitterness. Soon the only solid physical foundations remaining will be found at our military bases and in the concrete of the concentration camps we call "fortified hamlets." The peasants may well wonder if we plan to build our new Vietnam on such grounds as these. Could we blame them for such thoughts? We must speak for them and raise the questions they cannot raise. These, too, are our brothers.

Perhaps a more difficult but no less necessary task is to speak for those who have been designated as our enemies. What of the National Liberation Front, that strangely anonymous group we call "VC" or "communists"? What must they think of the United States of America when they realize that we permitted the repression and cruelty of Diem, which helped to bring them into being as a resistance group in the South? What do they think of our condoning the violence which led to their own taking up of arms? How can they believe in our integrity when now we speak of "aggression from the North" as if there were nothing more essential to the war? How can they trust us when now we charge them with violence after the murderous reign of Diem and charge them with violence while we pour every new weapon of death into their land? Surely we must understand their feelings, even if we do not condone their actions. Surely we must see that the men we supported pressed them to their violence. Surely we must see that our own computerized plans of destruction simply dwarf their greatest acts.

How do they judge us when our officials know that their membership is less than twenty-five percent communist, and yet insist on giving them the blanket name? What must they be thinking when they know that we are aware of their control of major sections of Vietnam, and yet we appear ready to allow national elections in which this highly organized political parallel government will not have a part? They ask how we can speak of free elections when the Saigon press is censored and controlled by the military junta. And they are surely right to wonder what kind of new government we plan to help form without them, the only party in real touch with the peasants. They question our political goals and they deny the reality of a peace settlement from which they will be excluded. Their questions are frighteningly relevant. Is our nation planning to build on political myth again, and then shore it up upon the power of new violence?

Here is the true meaning and value of compassion and nonviolence, when it helps us to see the enemy's point of view, to hear his questions, to know his assessment of ourselves. For from his view we may indeed see the basic weaknesses of our own condition, and if we are mature, we may learn and grow and profit from the wisdom of the brothers who are called the opposition.

So, too, with Hanoi. In the North, where our bombs now pummel the land, and our mines endanger the waterways, we are met by a deep but understandable mistrust. To speak for them is to explain this lack of confidence in Western words, and especially their distrust of American intentions now. In Hanoi are the men who led the nation to independence against the Japanese and the French, the men who sought membership in the French Commonwealth and were betrayed by the weakness of Paris and the willfulness of the colonial armies. It was they who led a second struggle against French domination at tremendous costs, and then were persuaded to give up the land they controlled between the thirteenth and seventeenth parallel as a temporary measure at Geneva. After 1954 they watched us conspire with Diem to prevent elections which could have surely brought Ho Chi Minh to power over a united Vietnam, and they realized they had been betrayed again. When we ask why they do not leap to negotiate, these things must be remembered.

Also, it must be clear that the leaders of Hanoi considered the presence of American troops in support of the Diem regime to have been the initial military breach of the Geneva Agreement concerning foreign troops. They remind us that they did not begin to send troops in large numbers and even supplies into the South until American forces had moved into the tens of thousands.

Hanoi remembers how our leaders refused to tell us the truth about the earlier North Vietnamese overtures for peace, how the president claimed that none existed when they had clearly been made. Ho Chi Minh has watched as America has spoken of peace and built up its forces, and now he has surely heard the increasing international rumors of American plans for an invasion of the North. He knows the bombing and shelling and mining we are doing are part of traditional pre-invasion strategy. Perhaps only his sense of humor and of irony can save him when he hears the most powerful nation of the world speaking of aggression as it drops thousands of bombs on a poor, weak nation more than eight hundred -- rather, eight thousand miles away from its shores.

At this point I should make it clear that while I have tried in these last few minutes to give a voice to the voiceless in Vietnam and to understand the arguments of those who are called "enemy," I am as deeply concerned about our own troops there as anything else. For it occurs to me that what we are submitting them to in Vietnam is not simply the brutalizing process that goes on in any war where armies face each other and seek to destroy. We are adding cynicism to the process of death, for they must know after a short period there that none of the things we claim to be fighting for are really involved. Before long they must know that their government has sent them into a struggle among Vietnamese, and the more sophisticated surely realize that we are on the side of the wealthy, and the secure, while we create a hell for the poor.

Somehow this madness must cease. We must stop now. I speak as a child of God and brother to the suffering poor of Vietnam. I speak for those whose land is being laid waste, whose homes are being destroyed, whose culture is being subverted. I speak for the poor of America who are paying the double price of smashed hopes at home, and death and corruption in Vietnam. I speak as a citizen of the world, for the world as it stands aghast at the path we have taken. I speak as one who loves America, to the leaders of our own nation: The great initiative in this war is ours; the initiative to stop it must be ours.

This is the message of the great Buddhist leaders of Vietnam. Recently one of them wrote these words, and I quote:

Each day the war goes on the hatred increases in the heart of the Vietnamese and in the hearts of those of humanitarian instinct. The Americans are forcing even their friends into becoming their enemies. It is curious that the Americans, who calculate so carefully on the possibilities of military victory, do not realize that in the process they are incurring deep psychological and political defeat. The image of America will never again be the image of revolution, freedom, and democracy, but the image of violence and militarism (unquote).

If we continue, there will be no doubt in my mind and in the mind of the world that we have no honorable intentions in Vietnam. If we do not stop our war against the people of Vietnam immediately, the world will be left with no other alternative than to see this as some horrible, clumsy, and deadly game we have decided to play. The world now demands a maturity of America that we may not be able to achieve. It demands that we admit that we have been wrong from the beginning of our adventure in Vietnam, that we have been detrimental to the life of the Vietnamese people. The situation is one in which we must be ready to turn sharply from our present ways. In order to atone for our sins and errors in Vietnam, we should take the initiative in bringing a halt to this tragic war.

I would like to suggest five concrete things that our government should do immediately to begin the long and difficult process of extricating ourselves from this nightmarish conflict:

Number one: End all bombing in North and South Vietnam.

Number two: Declare a unilateral cease-fire in the hope that such action will create the atmosphere for negotiation.

Three: Take immediate steps to prevent other battlegrounds in Southeast Asia by curtailing our military buildup in Thailand and our interference in Laos.

Four: Realistically accept the fact that the National Liberation Front has substantial support in South Vietnam and must thereby play a role in any meaningful negotiations and any future Vietnam government.

Five: Set a date that we will remove all foreign troops from Vietnam in accordance with the 1954 Geneva Agreement.

Part of our ongoing -- Part of our ongoing commitment might well express itself in an offer to grant asylum to any Vietnamese who fears for his life under a new regime which included the Liberation Front. Then we must make what reparations we can for the damage we have done. We must provide the medical aid that is badly needed, making it available in this country, if necessary. Meanwhile -- Meanwhile, we in the churches and synagogues have a continuing task while we urge our government to disengage itself from a disgraceful commitment. We must continue to raise our voices and our lives if our nation persists in its perverse ways in Vietnam. We must be prepared to match actions with words by seeking out every creative method of protest possible.

As we counsel young men concerning military service, we must clarify for them our nation's role in Vietnam and challenge them with the alternative of conscientious objection. I am pleased to say that this is a path now chosen by more than seventy students at my own alma mater, Morehouse College, and I recommend it to all who find the American course in Vietnam a dishonorable and unjust one. Moreover, I would encourage all ministers of draft age to give up their ministerial exemptions and seek status as conscientious objectors. These are the times for real choices and not false ones. We are at the moment when our lives must be placed on the line if our nation is to survive its own folly. Every man of humane convictions must decide on the protest that best suits his convictions, but we must all protest.

Now there is something seductively tempting about stopping there and sending us all off on what in some circles has become a popular crusade against the war in Vietnam. I say we must enter that struggle, but I wish to go on now to say something even more disturbing.

The war in Vietnam is but a symptom of a far deeper malady within the American spirit, and if we ignore this sobering reality...and if we ignore this sobering reality, we will find ourselves organizing "clergy and laymen concerned" committees for the next generation. They will be concerned about Guatemala and Peru. They will be concerned about Thailand and Cambodia. They will be concerned about Mozambique and South Africa. We will be marching for these and a dozen other names and attending rallies without end, unless there is a significant and profound change in American life and policy.

And so, such thoughts take us beyond Vietnam, but not beyond our calling as sons of the living God.

In 1957, a sensitive American official overseas said that it seemed to him that our nation was on the wrong side of a world revolution. During the past ten years, we have seen emerge a pattern of suppression which has now justified the presence of U.S. military advisors in Venezuela. This need to maintain social stability for our investments accounts for the counterrevolutionary action of American forces in Guatemala. It tells why American helicopters are being used against guerrillas in Cambodia and why American napalm and Green Beret forces have already been active against rebels in Peru.

It is with such activity in mind that the words of the late John F. Kennedy come back to haunt us. Five years ago he said, "Those who make peaceful revolution impossible will make violent revolution inevitable." Increasingly, by choice or by accident, this is the role our nation has taken, the role of those who make peaceful revolution impossible by refusing to give up the privileges and the pleasures that come from the immense profits of overseas investments. I am convinced that if we are to get on the right side of the world revolution, we as a nation must undergo a radical revolution of values. We must rapidly begin...we must rapidly begin the shift from a thing-oriented society to a person-oriented society. When machines and computers, profit motives and property rights, are considered more important than people, the giant triplets of racism, extreme materialism, and militarism are incapable of being conquered.

A true revolution of values will soon cause us to question the fairness and justice of many of our past and present policies. On the one hand, we are called to play the Good Samaritan on life's roadside, but that will be only an initial act. One day we must come to see that the whole Jericho Road must be transformed so that men and women will not be constantly beaten and robbed as they make their journey on life's highway. True compassion is more than flinging a coin to a beggar. It comes to see that an edifice which produces beggars needs restructuring.

A true revolution of values will soon look uneasily on the glaring contrast of poverty and wealth. With righteous indignation, it will look across the seas and see individual capitalists of the West investing huge sums of money in Asia, Africa, and South America, only to take the profits out with no concern for the social betterment of the countries, and say, "This is not just." It will look at our alliance with the landed gentry of South America and say, "This is not just." The Western arrogance of feeling that it has everything to teach others and nothing to learn from them is not just.

A true revolution of values will lay hand on the world order and say of war, "This way of settling differences is not just." This business of burning human beings with napalm, of filling our nation's homes with orphans and widows, of injecting poisonous drugs of hate into the veins of peoples normally humane, of sending men home from dark and bloody battlefields physically handicapped and psychologically deranged, cannot be reconciled with wisdom, justice, and love. A nation that continues year after year to spend more money on military defense than on programs of social uplift is approaching spiritual death.

America, the richest and most powerful nation in the world, can well lead the way in this revolution of values. There is nothing except a tragic death wish to prevent us from reordering our priorities so that the pursuit of peace will take precedence over the pursuit of war. There is nothing to keep us from molding a recalcitrant status quo with bruised hands until we have fashioned it into a brotherhood.

This kind of positive revolution of values is our best defense against communism. War is not the answer. Communism will never be defeated by the use of atomic bombs or nuclear weapons. Let us not join those who shout war and, through their misguided passions, urge the United States to relinquish its participation in the United Nations. These are days which demand wise restraint and calm reasonableness. We must not engage in a negative anticommunism, but rather in a positive thrust for democracy, realizing that our greatest defense against communism is to take offensive action in behalf of justice. We must with positive action seek to remove those conditions of poverty, insecurity, and injustice, which are the fertile soil in which the seed of communism grows and develops.

These are revolutionary times. All over the globe men are revolting against old systems of exploitation and oppression, and out of the wounds of a frail world, new systems of justice and equality are being born. The shirtless and barefoot people of the land are rising up as never before. The people who sat in darkness have seen a great light. We in the West must support these revolutions.

It is a sad fact that because of comfort, complacency, a morbid fear of communism, and our proneness to adjust to injustice, the Western nations that initiated so much of the revolutionary spirit of the modern world have now become the arch antirevolutionaries. This has driven many to feel that only Marxism has a revolutionary spirit. Therefore, communism is a judgment against our failure to make democracy real and follow through on the revolutions that we initiated. Our only hope today lies in our ability to recapture the revolutionary spirit and go out into a sometimes hostile world declaring eternal hostility to poverty, racism, and militarism. With this powerful commitment we shall boldly challenge the status quo and unjust mores, and thereby speed the day when "every valley shall be exalted, and every mountain and hill shall be made low, and the crooked shall be made straight, and the rough places plain."

A genuine revolution of values means in the final analysis that our loyalties must become ecumenical rather than sectional. Every nation must now develop an overriding loyalty to mankind as a whole in order to preserve the best in their individual societies.

This call for a worldwide fellowship that lifts neighborly concern beyond one's tribe, race, class, and nation is in reality a call for an all-embracing and unconditional love for all mankind. This oft misunderstood, this oft misinterpreted concept, so readily dismissed by the Nietzsches of the world as a weak and cowardly force, has now become an absolute necessity for the survival of man. When I speak of love I am not speaking of some sentimental and weak response. I am not speaking of that force which is just emotional bosh. I am speaking of that force which all of the great religions have seen as the supreme unifying principle of life. Love is somehow the key that unlocks the door which leads to ultimate reality. This Hindu-Muslim-Christian-Jewish-Buddhist belief about ultimate reality is beautifully summed up in the first epistle of Saint John: "Let us love one another, for love is God. And every one that loveth is born of God and knoweth God. He that loveth not knoweth not God, for God is love." "If we love one another, God dwelleth in us and his love is perfected in us." Let us hope that this spirit will become the order of the day.

We can no longer afford to worship the god of hate or bow before the altar of retaliation. The oceans of history are made turbulent by the ever-rising tides of hate. And history is cluttered with the wreckage of nations and individuals that pursued this self-defeating path of hate. As Arnold Toynbee says: "Love is the ultimate force that makes for the saving choice of life and good against the damning choice of death and evil. Therefore the first hope in our inventory must be the hope that love is going to have the last word" (unquote).

We are now faced with the fact, my friends, that tomorrow is today. We are confronted with the fierce urgency of now. In this unfolding conundrum of life and history, there is such a thing as being too late. Procrastination is still the thief of time. Life often leaves us standing bare, naked, and dejected with a lost opportunity. The tide in the affairs of men does not remain at flood -- it ebbs. We may cry out desperately for time to pause in her passage, but time is adamant to every plea and rushes on. Over the bleached bones and jumbled residues of numerous civilizations are written the pathetic words, "Too late." There is an invisible book of life that faithfully records our vigilance or our neglect. Omar Khayyam is right: "The moving finger writes, and having writ moves on."

We still have a choice today: nonviolent coexistence or violent coannihilation. We must move past indecision to action. We must find new ways to speak for peace in Vietnam and justice throughout the developing world, a world that borders on our doors. If we do not act, we shall surely be dragged down the long, dark, and shameful corridors of time reserved for those who possess power without compassion, might without morality, and strength without sight.

Now let us begin. Now let us rededicate ourselves to the long and bitter, but beautiful, struggle for a new world. This is the calling of the sons of God, and our brothers wait eagerly for our response. Shall we say the odds are too great? Shall we tell them the struggle is too hard? Will our message be that the forces of American life militate against their arrival as full men, and we send our deepest regrets? Or will there be another message -- of longing, of hope, of solidarity with their yearnings, of commitment to their cause, whatever the cost? The choice is ours, and though we might prefer it otherwise, we must choose in this crucial moment of human history.

As that noble bard of yesterday, James Russell Lowell, eloquently stated:

Once to every man and nation comes a moment to decide,

In the strife of Truth and Falsehood, for the good or evil side;

Some great cause, God's new Messiah offering each the bloom or blight,

And the choice goes by forever 'twixt that darkness and that light.

Though the cause of evil prosper, yet 'tis truth alone is strong

Though her portions be the scaffold, and upon the throne be wrong

Yet that scaffold sways the future, and behind the dim unknown

Standeth God within the shadow, keeping watch above his own.


And if we will only make the right choice, we will be able to transform this pending cosmic elegy into a creative psalm of peace.

If we will make the right choice, we will be able to transform the jangling discords of our world into a beautiful symphony of brotherhood.

Book/CDs by Michael E. Eidenmuller, Published by McGraw-Hill (2008)

External Link: http://www.mlkmemorial.org/

External Link: http://www.thekingcenter.org/

Copyright Status: Text = Restricted, seek permission. Image = Public domain.

Copyright inquiries and permission requests may be directed to:

Estate of Dr. Martin Luther King, Jr
Intellectual Properties Management
One Freedom Plaza
449 Auburn Avenue NE
Atlanta, GA 30312
Fax: 404-526-8969


Top 100 American Speeches

Online Speech Bank

© Copyright 2001-2009.
American Rhetoric.
HTML transcription by Michael E. Eidenmuller.
All rights reserved.

11/9/09

Phật giáo và Vũ-trụ-học

Phật giáo và Vũ-trụ-học
Trần Chung Ngọc

--------------------------------------------------------------------------------

Trong thời đại khoa học, khi mà những tiến bộ khoa học đã làm lui đi phần nào quan niệm thần thánh và những mớ huyền thoại, mê tín dị đoan của con người, thì càng ngày Phật Giáo càng chứng tỏ là một tôn giáo, từ cấu trúc, tư tưởng trong các Kinh điển cho tới phương pháp hành trì, rất là tương hợp với khoa học. Ngày nay, Phật giáo đã đi vào thế giới Tây phương một cách nhẹ nhàng, cởi mở và hòa đồng. Cho nên thế giới Tây phương càng ngày càng hâm mộ Phật Giáo về những sắc thái tiến bộ của Phật giáo, và những khoa học gia thượng thặng ngày nay cũng đã nhận ra rằng tư tưởng Phật Giáo đã giúp họ rất nhiều trong việc giải thích những hiện tượng khoa học và đã dẫn họ đến những tư tưởng mới và khám phá mới trong khoa học. Muốn hiểu được hiện tượng kỳ lạ trên, chúng ta cần duyệt sơ lại lịch sử khoa học Tây phương cũng như tìm hiểu những sắc thái đặc biệt của Phật giáo đối với khoa học.

Theo quan niệm của một số khá đông, nhất là ở Tây phương, thì có vẻ như khoa-học và tôn giáo khó có thể tương hợp. Thật vậy, tôn giáo Tây phương đặt căn bản trên niềm tin ở 1 đấng siêu nhiên toàn năng, tác giả của mọi vật trên thế gian và có toàn quyền quyết định số phận con người trong đời sau, dù rằng cho tới nay không có cách nào con người có thể kiểm chứng được sự hiện hữu của một đấng toàn năng, hoặc những ai đã được thưởng hay bị phạt, và thưởng phạt như thế nào. Trái lại, khoa học đặt căn bản trên thực nghiệm, trực tiếp liên hệ tới những vấn đề xã hội ngay trong đời này, và không chấp nhận những sự việc có tính cách mơ hồ, viển vông, không phù hợp với đầu óc ngày càng tiến bộ của con người.

Trong mấy thế kỷ gần đây, khoa-học phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ ở Tây phương, do đó Tây phương rất tự hào về nền văn minh thường được biết là "nền văn minh Thiên Chúa Giáo Tây Phương" (Western Christian Civilization), vì tôn giáo chính ở Tây phương là Thiên Chúa Giáo, và vì những phát triển, tiến bộ ngoạn mục nhất của khoa học và nhiều bộ môn khác cũng ở Tây phương. Nhưng ít người để ý đến sự nhập nhằng kết hợp tôn giáo và khoa học làm một nền văn minh chung. Ít người để ý đến sự kiện là khoa học tiến bộ và phát triển ở Tây phương không phải vì niềm tin trong tôn giáo của các khoa học gia Tây phương, mà chính là vì các khoa học gia đã phủ nhận niềm tin này, hay ít ra cũng là lãnh đạm với niềm tin này. Thật vậy, lịch sử khoa học cho thấy tôn giáo Tây phương, thường tự cho là văn minh tiến bộ, là khai phóng, đã luôn luôn làm đủ mọi cách, trong phạm vi quyền lực thế gian, để ngăn chặn những khả năng tự tại quý báu nhất của con người, thí dụ như óc sáng tạo, tự do suy tư v...v..., những thành tố tất yếu của sự phát triển khoa-học nói riêng, kiến thức con người nói chung. Trong khi đó, Phật Giáo, thường bị xuyên tạc là một tôn giáo yếm thế, chậm tiến, lại có rất nhiều điểm tương đồng với khoa học, luôn luôn hòa hợp, cổ võ, và hỗ trợ những tiến bộ của khoa học, và ngày càng giữ một vị thế thoải mái trong thời đại khoa học. Điều này không có gì là lạ, vì căn bản tu tập trong Phật giáo cũng dựa trên thực nghiệm giống như khoa học, và nếu ta để tâm tìm hiểu thì ta sẽ thấy trong nhiều bộ môn, Phật Giáo đã tiến trước khoa học khá xa về tư tưởng và phương pháp hành trì chứng nghiệm trực tiếp.

Hẳn nhiên trong một bài báo ngắn ngủi tôi không có cách nào trình bày toàn vẹn tinh thần khoa học trong Phật Giáo cũng như không thể đi vào tất cả các bộ môn mà tư tưởng Phật Giáo có thể coi như là tiền phong cho những khám phá khoa học sau này. Cho nên sau đây tôi chỉ đưa ra vài sự kiện so sánh giữa những khám phá của Phật Giáo hơn 2500 năm trước và những khám phá mới đây của khoa học chính xác, và tôi sẽ tự hạn trong đề tài "Vũ Trụ Luận" trong Phật Giáo. Tôi sẽ chứng tỏ để bạn đọc thấy nhiều khi Phật Giáo còn chính xác hơn và đầy đủ hơn khoa học, và rằng một số tư tưởng Phật Giáo và phương pháp trình bày các tư tưởng này đã đi trước khoa học nhiều thế kỷ.

Quan niệm của Phật Giáo về vũ trụ như sau: thế giới chúng ta đang sống không phải là duy nhất và cũng không phải là trung tâm vũ trụ. Ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có rất nhiều thế giới khác, và Phật giáo phân loại các thế giới thành 3 loại: Tiểu Thiên Thế Giới, Trung Thiên Thế Giới, và Đại Thiên Thế Giới. Danh từ thế giới trong Phật -giáo chỉ một thiên thể (thí dụ như trái đất) hoặc một tập hợp các thiên thể được coi như thuộc một nhóm (thí dụ như thái-duơng-hệ mà trái đất là một hành tinh trong đó). Vậy, một ngàn thế giới họp thành một Tiểu Thiên Thế Giới, một ngàn Tiểu Thiên Thế Giới họp thành một Trung Thiên Thế Giới, và một ngàn Trung Thiên Thế Giới họp thành một Đại Thiên Thế Giới. Vậy, lấy đơn vị là một hệ thống tương tự như hệ thống Thái Dương Hệ và gọi là thế giới thì Tiểu Thiên Thế Giới gồm có khoảng một ngàn thế giới, Trung Thiên Thế Giới gồm khoảng một triệu thế giới , Đại Thiên Thế Giới gồm khoảng một tỷ thế giới v..v.. Đó là quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo từ hơn 2500 năm về trước. Nhưng sau đó 22 thế kỷ, vào thế kỷ thế 17, Tây phương vẫn còn chưa thoát khỏi quan niệm tối tăm về trời tròn đất vuông, trái đất được coi là trung tâm vũ trụ, và rằng mặt trời quay xung quanh trái đất như đã viết trong Thánh Kinh. Những khám phá mới, xác thực về vũ trụ của các khoa học gia như Copernicus (các hành tinh quay xung quanh mặt trời) và Galileo Galilei (trái đất quay xung quanh mặt trời), vì không phù hợp với thánh kinh, nên đều bị quyền lực tôn giáo đương thời lên án. Vì trường hợp của Galileo đã nói lên phần nào tinh thần tôn trọng sự thật và bất khuất của các khoa học gia, và vì Galileo được coi như là người đã mở một kỷ nguyên mới cho nền khoa-học tân tiến Tây phương, nên tôi nghĩ kể lại vài dòng về trường hợp của ông cũng không phải là vô ích:

"Năm 1633, khi Galileo, dựa trên những dữ kiện khoa học không thể phủ nhận, đoan quyết trong một cuốn sách khảo cứu thiên văn của ông rằng: không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời, thì ông bị kéo ra trước tòa án dị giáo của giáo hoàng Urban VIII, vốn là bạn của Galileo. Khi đó ông đã già, gần chết. Giáo hoàng phán: "Trước khi chết, ngươì hãy sửa lại điều trên vì nó ngược lại với thánh kinh. Bất cứ điều nào ngược với thánh kinh đều đương nhiên sai lầm, vì thánh kinh là lời của Thượng Đế."

Galileo là một khoa học gia vĩ đại, dù đã 80 tuổi, sắp chết, nhưng vẫn còn đầy đủ óc khôi hài tuyệt vời. Ông nói: "Không thành vấn đề, tôi sẽ sửa lại lời tôi viết, tôi sẽ viết lại trong sách của tôi đúng như lời Thượng Đế đã viết trong thánh kinh - nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất. Nhưng có một điều tôi cần trình ngài rõ: cả trái đất lẫn mặt trời đều không đọc sách của tôi. Và sự thực thì, trái đất sẽ tiếp tục quay xung quanh mặt trời. Nếu ngài nhất định muốn biết tại sao thì tôi có đầy đủ bằng chứng. Tôi đã dùng cả đời tôi để nghiên cứu vấn đề này, và những người có đầu óc khoa học đều tuyệt đối đồng ý với sự khám phá của tôi. Trước sau gì rồi ngài cũng phải đồng ý vì không ai có thể chống lại sự thực lâu dài."

(Galileo was a great scientist who, even at the age of eighty, when he was dying, had such a beautiful sense of humor. He said: There is no problem. I will change it; I will write in my book exactly what God has written in the bible - that the sun goes around the earth. But one thing I must make clear to you: neither the sun reads my book nor the earth reads my book. As far as reality is concerned, the earth will continue going around the sun. And why should you insist? Because I have every proof; I have devoted my whole life to the search, and all those who have a scientific mind are in absolute agreement with me. Sooner or later you will have to agree because one cannot remain against truth for long. "Priests and Politicians", Second revised edition, Cologne, West Germany, p.27) "

Tuy vậy Galileo vẫn bị buộc phải sửa đổi sự thực khoa học ông đã viết trong sách, bị kết án là "lạc đạo" và bị biệt giam tại nhà cho đến khi ông chết, năm 1642. Nhưng lời tiên đoán của ông đã thành sự thực, tuy hơi chậm. 359 năm sau, ngày 29 tháng 10 năm 1992, giáo hoàng John Paul II, tuyên bố vụ án Galileo là một sai lầm và phục hồi danh dự cho Galileo, sau khi một ủy ban gồm những bộ óc thượng thặng của toà thánh nghiên cứu trong 13 năm về vấn đề Galileo. Trong dòng thời gian vô tận, 359 năm cũng chẳng phải là lâu. Và, 13 năm dùng để nghiên cứu một vấn đề mà đối với toàn thế giới đã rõ như ban ngày từ mấy trăm năm nay cũng chẳng phải là điều phí phạm thì giờ, nhân lực và tiền bạc một cách vô ích, lẽ dĩ nhiên, theo quan điểm của "tòa Thánh" Vatican.

Trở lại quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo, chúng ta thấy rằng quan niệm này hầu như tương hợp hoàn toàn với những kiến thức ngày nay của những nhà thiên văn (astronomers) hay những nhà vật-lý-học về thiên thể (astrophysicists), và đã đi trước khoa-học nhiều thế kỷ. Một Tiểu Thiên Thế Giới có thể so sánh với quan niệm hiện đại về một thiên hà (galaxy) gồm có cả triệu ngôi sao và những hành tinh có thể có sinh vật trên đó. Thí dụ như giải ngân hà (Milky Way) hay M31, hay chòm sao (constellation) Andromeda. Một Trung Thiên Thế Giới có thể so sánh với một chùm thiên hà (galactic cluster) thí dụ như chùm Coma Berenices, và một Đại Thiên Thế Giới có thể so sánh với cái mà Hannes Alfven gọi là siêu thiên hà (metagalaxy) ở trong Đại Vũng (Big Dipper) của Tiểu Ursa (Minor Ursa) trong đó có ít ra là cả triệu thiên hà. Cho tới nay, vì những giới hạn tự tại của những dụng cụ quan sát cho nên các khoa học gia chưa thể đi xa hơn trong việc khảo sát vũ trụ. Nhưng không phải vì những giới hạn kỹ thuật này mà vũ trụ cũng bị giới hạn theo, và nay chúng ta đã hiểu tại sao Đức Phật lại "bỏ ngỏ" quan niệm về vũ trụ hữu hạn hay vô hạn. Điều này chứng tỏ Đức Phật đã thấy rõ khả năng vô tận của con người, và rằng Phật Pháp không phải là những giáo điều cứng ngắc không bao giờ thay đổi. Và đây cũng chính là tinh thần khoa học hiện đại, không có gì có thể coi như là vĩnh cửu, bất biến.

Nói đến quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo thì chúng ta không thể bỏ qua Kinh Hoa-Nghiêm, phẩm Thế Giới Thành Tựu. Trong phẩm này, Bồ Tát Phổ Hiền tuyên thuyết về 10 đặc tính của các thế giới: nhân duyên khởi, chỗ trụ nương, hình trạng, thể tánh, trang nghiêm tánh, thanh tịnh tánh, Phật xuất hiện, kiếp trụ, kiếp chuyển biến sai biệt, và môn vô sai biệt. Để cho vấn đề tương hợp với khoa học được rõ ràng, sau đây tôi xin luận về hai điểm : hình trạng và kiếp trụ các thế giới. Chúng ta hãy xét đoạn kinh văn sau đây:

Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng:

"Chư Phật tử! Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn....hoặc hình như nước xoáy....hoặc hình như hoa ... có vi trần số hình sai khác như vậy."

Rồi trong phẩm tiếp theo, phẩm Hoa Tạng Thế Giới, Phổ Hiền Bồ Tát lại tuyên thuyết:

"Chư Phật tử! Tất cả thế giới chủng đó hình trạng đều khác nhau: hoặc hình núi Tu Di, hoặc hình sông, hoặc hình xoay chuyển, hoặc hình nước xoáy, hoặc hình trục xe...hoặc hình hoa sen...có vi trần số hình trạng như vậy." ("Kinh Hoa-Nghiêm", Thích Trí Tịnh, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản)

So sánh với những hình trạng của các chòm sao, giải thiên hà, ngân hà khám phá bởi khoa học ngày nay, trong bất cứ cuốn sách nào về Vũ Trụ Học, chúng ta cũng thấy Phật giáo đã mô tả hình trạng của chúng một cách vô cùng chính xác. Thí dụ như các hình như bánh xe, nước xoáy chúng ta có thể quan sát được trong các chòm sao như Cetus, Pegasus và Hercules; hình của Thiên hà NGC 2997 đúng như là hình nước xoáy; hình của khối Tinh Vân Trifid trông giống như một bông hoa, lý do các khoa học gia đã gọi hình này là "những cánh hoa của khối Tinh Vân Trifid" ("Petals" of the the Trifid Nebula); hình của Thiên hà Andromeda trông giống như một cái đĩa; hình của chùm siêu sao mới (Supernova) SN 1987A trông giống như một bánh xe có trục; hình sông là giải Ngân Hà (Milky Way) quen thuộc mà Thái Dương Hệ của chúng ta nằm trong đó v..v… Thật tôi không thể tưởng tượng được ở một thời chưa hề có kính thiên văn, dù thô sơ nhất, mà Đức Phật và các Đại Bồ Tát đã có những hiểu biết chính xác về vũ trụ như trên. Nếu không phải vì đã giác ngộ hoàn toàn, nắm vững cơ cấu huyền bí của vũ trụ, thì làm sao có thể biết được những điều như trên. Và chúng ta cũng nên nhớ là những điều đức Phật và các Bồ Tát chọn để tuyên thuyết cho người đời chẳng qua cũng chỉ là một nắm lá trong tay so với số lá cây trong rừng.

Tiếp theo, về kiếp trụ của các thế giới, Kinh văn viết rằng:

"Lúc đó Phổ Hiền Bồ-Tát lại bảo đại chúng rằng: "Chư Phật tử! Nên biết thế giới hải có thế giới hải vi trần số kiếp trụ, hoặc có a-tăng-kỳ kiếp trụ, hoặc có vô-lượng kiếp trụ, hoặc có vô biên kiếp trụ, hoặc có vô đẳng kiếp trụ, hoặc có bất-khả-sổ kiếp trụ, hoặc có bất khả xưng kiếp trụ, hoặc có bất khả tư kiếp trụ, hoặc có bất khả lượng kiếp trụ, hoặc có bất khả thuyết kiếp trụ, ..có vi trần số kiếp trụ như vậy."

Rồi trong bài kệ để tuyên lại nghĩa này Bồ Tát Phổ Hiền có giải thích bằng một câu: "Hoặc chỉ một kiếp hoặc vô số, Bởi những tâm nguyện đều chẳng đồng." Chỉ một câu "bởi những tâm nguyện đều chẳng đồng" cũng đã giải quyết vấn đề "thiên sai vạn biệt" trong vũ trụ. Thật là đầy đủ, thật là rốt ráo, thật là chính xác. Nếu chúng ta đi sâu vào một chút trong đoạn kinh văn trên, chúng ta sẽ thấy Phật Giáo đã đi trước khoa học như thế nào.

Phật giáo phân biệt: Tiểu Kiếp có 16 triệu 8 trăm ngàn năm, Trung Kiếp có 336 triệu năm, và Đại Kiếp có 1 tỷ 344 triệu năm. Theo khoa học hiện nay thì một ngôi sao (coi như là một thế giới) mà chất lượng (mass) càng nặng thì đời sống của ngôi sao càng ngắn. Do đó có những ngôi sao chỉ "sống" được từ 1 tới vài tỷ năm và người ta đã tính được rằng một ngôi sao có chất lượng nhẹ hơn những ngôi sao trên khoảng 90 phần trăm thì ngôi sao này có thể sống tới hàng ngàn tỷ năm. Điều này rất phù hợp với câu kệ trên của Phổ Hiền Bồ Tát, có thế giới chỉ tồn tại một kiếp, có thế giới tồn tại vô số kiếp v...v....

Thứ đến, những danh từ như a-tăng-kỳ, vô lượng, vô biên,...bất khả thuyết có vẻ như mơ hồ và không rõ ràng như những con số trong thời đại khoa học. Thật ra không phải vậy, vì trong phẩm A-Tăng-Kỳ, Kinh Hoa Nghiêm ta đọc được như sau, tôi xin đánh số cho nó rõ ràng hơn:

Phật nói: Này thiện nam tử!
1. Một trăm Lạc Xoa làm một Câu Chi.
2. Câu Chi lần Câu Chi làm một A-Giu-Đa
3. A-giu-Đa lần A-Giu-Đa làm một Na-Do-Tha
4. Na-Do-Tha lần Na-Do-Tha làm một Tần-Bà-La
và tiếp tục như vậy tất cả là 123 lần, trong đó số 104 là A-Tăng-Kỳ, số 106 là Vô Lượng, số 108 là Vô Biên, số 110 là Vô Đẳng, số 112 là Bất-Khả-Sổ, số 114 là Bất-Khả-Xưng, số 116 là Bất-Khả-Tư, số 118 là Bất-Khả-Lượng, và số 120 là Bất-Khả-Thuyết.

Chúng ta biết rằng khoa học ngày nay dùng ký hiệu lũy thừa để viết những con số lớn. Thí dụ như 1 triệu là con số 1 với 6 con số 0 đằng sau, 1 000 000, theo ký hiệu điện toán được viết như sau: 10^6 và đọc là 10 lũy thừa 6; 1 tỷ gồm có 9 số 0 và được viết là 10^9 (billion), lớn hơn nữa là 10^12 (1 ngàn tỷ hay trillion), 10^15 (1 triệu tỷ hay zillion) và khoa học chưa có những danh từ riêng để chỉ những con số lớn hơn. Tiếng Việt thì chỉ tới số tỷ là cao nhất.

Theo Kinh Phật thì 1 Lạc Xoa là 100 ngàn, nghĩa là 10^5. Như vậy 1 Câu Chi là 10 triệu, nghĩa là 10^7; 1 A-Giu-Đa là 100 ngàn tỷ, nghĩa là 10^14; 1 Na-Do-Tha là 10 tỷ tỷ tỷ, nghĩa là 10^28. Tiếp tục tính ra ta sẽ thấy 1 A-Tăng-Kỳ là khoảng, nếu chỉ lấy 9 số lẻ, 10^(7.098843361 x 10^31), nghĩa là con số 1 tiếp theo bởi hơn 7000 tỷ tỷ tỷ con số 0 ở đằng sau, một con số vô cùng lớn nhưng vẫn có một tên riêng. Chúng ta có thể suy ra: Vô Lượng = 10^(2.839537344… x 10^32), Vô Biên = 10^(1.135814938… x 10^33),...và Bất-Khả-Thuyết = 10^(4.652297985… x 10^36) nghĩa là con số 1 tiếp theo bởi khoảng hơn 4 tỷ tỷ tỷ tỷ con số 0 đứng đằng sau.

Những con số khoa học hiện đại dùng tới có lẽ chỉ vào khoảng 10^40 nghĩa là chỉ có 40 con số 0 đứng sau. Chúng ta thấy ngay rằng, ngay cả về phương diện toán số, Phật giáo đã đi trước khoa học khá xa về sự biểu thị chính xác những con số và đã có quan niệm về những con số vô cùng lớn, lớn ngoài mức tưởng tượng của các khoa học gia hiện đại.

Trên đây tôi đã trình bày sơ lược, sơ lược vì còn rất nhiều chi tiết tôi chưa nói tới, những sự tương đồng giữa Phật Giáo và khoa học hiện đại trong một số quan niệm về vũ trụ, và chứng tỏ rằng những tư tưởng Phật Giáo đã đi trước khoa học nhiều thế kỷ, và rằng Phật giáo cũng vô cùng chính xác trong một số nhận định. Nhưng Phật Giáo không phải chỉ có những tương đồng với khoa học trong bộ môn thiên văn như vừa trình bày ở trên, hay với môn Vật lý các hạt nhỏ (particle physics) như đã trình bày trong cuốn The Tao of Physics của Fritjoff Capra, mà còn nhiều tương đồng khác trong các bộ môn như sinh học (bioscience), vật lý hạt nhân (nuclear physics), triết lý khoa học (philosophy of science), tâm lý học (psychology), phân tâm học hay tâm lý trị liệu (psychotherapy), di truyền học (genetics) v...v..., và nếu khảo sát kỹ thì trong bộ môn nào, tư tưởng Phật Giáo cũng đi trước khoa học khá xa. Cũng vì vậy mà những bộ óc khai phóng, tiến bộ nhất của nhân loại hiện nay càng ngày càng phải tìm về những chất liệu trong Phật Giáo với hi vọng giải quyết những bí tắc trong việc mở mang kiến thức loài người. Ngoài ra, cái tinh thần từ bi hỉ xả và bản chất khoan dung của Phật giáo cũng lần lần đi vào đầu óc của những con người tiến bộ trong thời đại khoa học.

Để kết luận, tôi xin mượn lời của luận gia Gerald Du Pré như sau:

"Trong thế kỷ này, đã có nhiều công cuộc hòa hợp tôn giáo trên thế giới, với mục đích đáng tán thưởng là tìm ra những điểm chung giữa các tôn giáo, và cổ súy tinh thần khoan dung giữa các tôn giáo. Tuy nhiên, điều này không làm cho tôn giáo sống lại, vì những thứ mà hầu hết những tôn giáo (độc thần) cùng có là lòng tin, giáo điều, thánh kinh và các thần tính, tất cả những thứ này làm cho các tôn giáo đó không tương hợp với khoa học. Phật giáo (cùng với Lão giáo) là một biệt lệ, vì Phật giáo không phải là một tín giáo, không có giáo điều cứng ngắc, không có thần quyền và không chấp nhận hiệu lực cứu rỗi của bất cứ ai khác.

Tôi không tin rằng chúng ta nên tìm cách hợp nhất Phật giáo với các tôn giáo khác. Điều này chỉ đưa đến sự lẫn lộn. Chúng ta hãy cố gắng tranh đấu để hợp nhất Phật giáo và khoa học, để tạo nên một tôn giáo khoa học cho thế giới hiện đại. Khoa học Phật giáo sẽ làm tan biến sự hoang mang, bối rối bằng cách làm sáng tỏ và hợp nhất lý thuyết và phương pháp hành trì Phật Giáo để làm một căn bản giác ngộ vững chắc, hữu hiệu cho người Tây phương."

(During this century, a great deal of work has been done for uniting the religions of the world, with the praiseworthy object of discovering what they have in common, and for promoting tolerance among them. However, this has not lead to a revival of religion, because what most religions have in common is faith, dogma, divine scriptures and deities, all of which make them incompatible with science. Buddhism (along with Taoism) is the great exception to this, for it is not a faith, has no dogma or divine authority of its own and does not accept the validity of anyone else's.

I don't believe that we should be trying to unite Buddhism with other religions. This only leads to confusion. Instead, we should be striving to unite Buddhism and science, so as to produce a religion of science for our modern world. Scientific Buddhism will dispel confusion by clarifying and unifying Buddhist practice and theory and making it an effective stepping-stone to enlightenment for Westerners."
("Scientific Buddhism" by Gerald Du Pré, in "Buddhism and Science", Edited by Buddhadasa P. Kirthisinghe, New Delhi, India, 1984).

Source :http://www.buddhismtoday.com/viet/kh/003-vutru.htm





--------------------------------------------------------------------------------