29/6/13

Nguyễn Hưng Quốc - Trận chiến về quyền lực

26.06.2013

bởi Nguyễn Hưng Quốc

Trong bài “Quyền lực”, khi định nghĩa quyền lực là khả năng chi phối, khống chế và sai khiến người khác, tôi chỉ xuất phát từ góc độ chính trị, lại là thứ chính trị học truyền thống, tương đối đơn giản. Thật ra, khái niệm quyền lực còn phức tạp hơn thế rất nhiều.

Nói đến quyền lực, những người quen đọc triết học và lý thuyết văn học hậu hiện đại hẳn sẽ nghĩ ngay đến Michel Foucault (1926-84), người nổi tiếng về việc đưa ra một cách hiểu mới về khái niệm quyền lực, một cách hiểu rất có ảnh hưởng trong giới nghiên cứu không những về triết học hay văn học mà còn cả về tâm lý học, xã hội học, chính trị học và rất nhiều lãnh vực khác.

Theo Foucault, quyền lực không phải chỉ là một cấu trúc hay một tác tố (agency) bao gồm những gì mà một số người có khả năng khống chế, cưỡng bức hay ra lệnh người khác theo cách hiểu cũ. Theo ông, quyền lực có mặt ở mọi nơi (1), nó phân tán hơn là tập trung, nó nhập thể hơn là sở hữu, nó thuộc về diễn ngôn hơn là thuần túy có tính chất cưỡng bức.

Thuộc về diễn ngôn (discourse), quyền lực gắn liền với kiến thức (bởi vậy, ông hay dùng chữ “quyền lực/kiến thức” – power/knowledge): Mỗi xã hội có một “chế độ chân lý” (regime of truth) hay một thứ chính trị chung về chân lý (general politics of truth), nghĩa là một thứ diễn ngôn có chức năng quy định thế nào là đúng và thế nào là sai, thế nào là thật và thế nào là giả, thế nào là tốt và thế nào là xấu, rồi dựa trên những tiêu chuẩn ấy, nó quy định những gì nên làm và những gì không nên hoặc không được làm, cuối cùng, dựa theo đó, nó đánh giá và đưa ra những cách thưởng phạt khác nhau. Cái “chế độ chân lý” ấy được xác lập bằng các diễn ngôn khoa học và các cơ chế sản xuất các diễn ngôn ấy và sau đó, được gạn lọc, phổ biến và củng cố bằng giáo dục cũng như hệ thống truyền thông (2).

Cái “chế độ chân lý” ấy không nhất thiết bất biến và cũng không chỉ được áp đặt từ trên xuống dưới. Nếu “quyền lực đến từ mọi nơi”, như Foucault có lần nhấn mạnh, quyền lực/kiến thức cũng có thể đến từ những người bị trị. Mọi người đều có thể tham gia vào “trận chiến cho chân lý” (battle for truth), tuy nhiên, theo Foucault, cái gọi là “chân lý” ở đây không phải là các sự thật được khám phá mà chủ yếu là các quy định theo đó người ta phân biệt cái đúng và cái sai và những hệ quả quyền lực gắn liền với những cái được gọi là đúng ấy. Nói cách khác, đó là cuộc đấu tranh về tình trạng của chân lý và về vai trò kinh tế cũng như chính trị của cái gọi là chân lý (3).

Áp dụng lý thuyết của Foucault vào hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy ngay cuộc chiến đấu cho tự do và dân chủ thực chất là một cuộc chiến về quyền lực, để giành lại những quyền (rights) căn bản của dân chúng. Nhưng nói đến cuộc chiến quyền lực, không nên chỉ nghĩ đến các cuộc cách mạng bằng vũ trang hay bạo lực hay, tiêu cực và nhẹ nhàng hơn, các cuộc biểu tình hay tuyệt thực, thậm chí, không phải chỉ ở các bài tố cáo hay phê phán các sự lợi dụng quyền lực (bao gồm cả tệ nạn tham nhũng) hay hành xử quyền lực một cách sai lầm của nhà cầm quyền. Cuộc chiến quyền lực còn diễn ra một cách âm thầm trong việc xác định các khái niệm để định hướng cách suy nghĩ và đánh giá của mọi người về những vấn đề quan trọng của đất nước.

Về phương diện này, nên lưu ý, giới cầm quyền Việt Nam, hay đảng Cộng sản nói riêng, rất có ý thức. Họ vận dụng nó một cách triệt để và nhất quán suốt từ khi mới được thành lập. Họ có tham vọng viết lại từ điển tiếng Việt, ở đó, họ định nghĩa lại rất nhiều từ liên quan đến đời sống chính trị. Với họ, những chữ như “tự do”, “dân chủ”, “cách mạng”, “giải phóng”, “bình đẳng”, “tiến bộ”, “lạc hậu”, “trí tuệ”, “nhân dân”, “đất nước”, “cải tạo”, v.v. mang ý nghĩa khác hẳn. Bởi vậy, cãi với họ ở từng điểm một là một công việc vô ích. Vấn đề cần thiết hơn là vạch trần ra những âm mưu xuyên tạc chữ nghĩa, và từ đó, khung khái niệm của họ, và thay thế chúng bằng những cách hiểu mới thích hợp và chính xác hơn.

Một ví dụ cụ thể nhất là chữ yêu nước.

Trước, với người Việt Nam, yêu nước là quan tâm đến đồng bào, gắn bó với vận mệnh dân tộc và cương quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền cũng như sự phồn thịnh của đất nước. Thời Pháp thuộc, đảng Cộng sản, khi định nghĩa khái niệm yêu nước, một mặt, tập trung vào khía cạnh độc lập, mặt khác, nhấn mạnh vào yếu tố giai cấp, đặc biệt nhắm vào nông dân và vấn đề đất đai. Trong chiến tranh Nam Bắc, từ 1954 đến 1975, đảng Cộng sản lại tập trung vào mục tiêu thống nhất, nghĩa là yếu tố lãnh thổ và chủ quyền. Sau năm 1975, họ lại định nghĩa: yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, ở đó ý thức hệ nổi trội hơn tinh thần dân tộc. Sau năm 1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Nga và Đông Âu, chiêu bài chủ nghĩa xã hội không còn thuyết phục nữa, họ dần dần quay trở lại với yếu tố dân tộc: yêu nước, với họ, là bảo vệ những thành quả của cuộc cách mạng kéo dài cả hơn nửa thế kỷ trong việc giành lại độc lập và thống nhất đất nước.

Thế nhưng, gần đây, khi âm mưu bành trướng lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc càng ngày càng lộ liễu, khi Việt Nam đang phải đối diện với ý đồ lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam, một lần nữa, lại thay đổi nội dung khái niệm yêu nước. Yêu nước, với họ, bây giờ chỉ còn ba nội dung chính: Một, tập trung vào sự phát triển kinh tế; hai, giữ gìn sự ổn định chính trị (nghĩa là duy trì bộ máy lãnh đạo tuyệt đối của đảng); và ba, quan trọng nhất, tin tưởng và phó thác toàn bộ vận mệnh đất nước cho đảng! Với cách hiểu “mới” như thế, lòng căm thù giặc cũng như ý chí tranh đấu để bảo vệ độc lập và chủ quyền lại bị xem là… phản quốc, và những người có những biểu hiện ấy một cách công khai bị đối xử như là kẻ thù!

Cũng vậy, gần đây, họ muốn sử dụng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc Hội để chứng minh Việt Nam cũng có dân chủ, thậm chí, “dân chủ gấp vạn lần” các nước tư bản khác (theo lời bà Nguyễn Thị Doan, phó Chủ tịch nước) vì trên thế giới không ở đâu có hình thức bỏ phiếu như vậy (theo lời Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội). Ở đây, người ta thu hẹp ý nghĩa dân chủ vào việc bỏ phiếu mà cố tình lờ đi ba vấn đề quan trọng và căn bản trước, trong và sau cuộc bỏ phiếu ấy: Một, các đại biểu Quốc Hội có thực sự là đại biểu của dân chúng? Hai, việc chia thang điểm thành ba: tín nhiệm cao/tín nhiệm/tín nhiệm thấp có thực sự khoa học và có ý nghĩa?

Và ba, cái gì xảy ra sau cuộc bỏ phiếu ấy? Những người bị tín nhiệm thấp sẽ ra sao? Sẽ bị cách chức hay vẫn tiếp tục ngồi ì ra đó đến cuộc bỏ phiếu lần tới và lần tới nữa nữa?

Vân vân.

Nhìn mọi âm mưu tuyên truyền tại Việt Nam từ góc độ như thế, chúng ta sẽ thấy ngay đâu là tâm điểm của cuộc đấu tranh quyền lực tại Việt Nam hiện nay.

***

Chú thích:

1.    Michel Foucault (1998), The History of Sexuality: The Will to Knowledge, London: Penguin, tr. 63.
2.    Michel Foucault (1980), Power/Knowledge (Colin Cordon biên tập), New York: Pantheon Books, tr. 131.
3.    Như trên, tr. 132.

Source : VOA /Blog NHQ

27/6/13

Tâm ta sen nở






            Tâm ta sen nở

                              Tặng Cuồng Từ , tạ một tấm lòng tri kỷ.


"Làm thơ  giữa cõi nhạt nhòa"(*)

Mà sao vẫn thấy sáng lòa chữ Tâm !

Ngàn năm Trời - Đất lặng câm

Sao    Người  phiền não , âm thầm lệ rơi  ?

Cuộc trăm năm , cứ dạo chơi

Rồi ra rũ bụi , thảnh thơi  vẫy chào

Kìa hoa thơm , má hồng đào

Mai  vừa hé nụ  ,  ta vào cuộc xuân

lòng  nhẹ nhàng  , chẳng bâng khuâng

 Tâm   ta sen nở , tà  huân   quay  về

tranhodung. washington. usa. 2013

-------------------------

(*) Tựa một bài thơ của Cuồng Từ

   

                        

                        

                                                         

                                 

26/6/13

TRÒ CHUYỆN VỚI BÁC SĨ, NHÀ THƠ ĐỖ HỒNG NGỌC QUA NHỮNG LÁ THƯ TỪ KINH XÁNG

Posted (on Damau  Magazine ) By Hai Trầu On 20 June 2013
Vài lời của tác giả:
Thưa bạn,
Trong cuộc trò chuyện với Bác sĩ, nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc trên trang nhà dutule.com kéo dài tròn ba tháng (từ 15-3-2013 đến 14-6-2013), tôi có bốn” Lá Thư Từ Kinh Xáng”để trò chuyện với bác sĩ; vì là một diễn đàn chung có nhiều bạn đọc cùng vào đặt câu hỏi với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về mọi vấn đề nên những lá thư trao đổi qua lại giữa tôi và bác sĩ thường bị cách quãng nhưng nó lại liền một mạch vì mục đích của tôi là muốn hỏi thăm bác sĩ về việc sang tác của ông cũng như về nhà văn Nguyễn Hiến Lê và bác sĩ Ngô Thế Vinh là hai nhân vật mà bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc rất thân quen và gần gũi. Đó là chưa kể vì lý do giới hạn của các trang trò chuyện trên dutule.com, do vậy mà các lá thư từ kinh xáng đều bị lược bớt cho ngắn lại nên không còn nguyên vẹn các chi tiết mà tôi muốn bày tỏ. Chính vì vậy nên nay tôi có ý đúc kết lại các lần trao đổi này theo các lá thư đã gởi và xin được trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
Trân trọng,
Hai Trầu
Kinh xáng Bốn Tổng ngày 16 tháng 6 năm 2013


Kinh xáng Bốn Tổng ngày 15 tháng 03 năm 2013
Kính chào Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Nhắc đến Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, không thể không nhắc đến bài viết “Nguyễn Hiến Lê và tôi”, đăng trên tạp chí Bách Khoa số 426 ngày 24-4-1975, tác giả viết:
“Tôi biết có những tác giả sản xuất còn mạnh hơn ông, viết mau và viết mạnh hơn ông, nhưng đọc họ, người ta thấy rõ ràng là những tác phẩm máy móc, sản xuất hàng loạt.. Ở ông [Nguyễn Hiến Lê] thì không. Ở ông là con người. tác phẩm của ông là con người ông. Ông “dạy” cho thanh niên rèn nghị lực thì chính ông là một tấm gương nghị lực; ông viết về tổ chức thì nếp sống của ông là một sự tổ chức; ông viết về tự học thì chính ông đã nhờ tự học mà thành công. Nhờ viết từ những kinh nghiệm sống thực đó, người đọc thấy gần gũi với ông và những lời ông chỉ dẫn đều ứng dụng được.”
Qua đoạn văn của bác sĩ mà tôi vừa trích dẫn, xin thưa bác sĩ, ngoài nhận xét vừa nêu, bác sĩ có thể chia sẻ thêm với bạn đọc về các nội dung khác trong bài viết ấy?
Qua rồi 38 năm, thời gian cũng đã khá dài, nếu có phải nhận định lại, bác sĩ có thay đổi hoặc bổ túc thêm về cài nhìn của mình đối với thầy Nguyễn Hiến Lê không và nếu có bác sĩ sẽ bổ túc những điểm nào?
Bác sĩ có thể kể lại những lần bác sĩ gần gũi hoặc gặp gỡ cùng những kỷ niệm đáng nhớ với nhà văn Nguyễn Hiến Lê không?
Ngoài ra, dù là một người sống với ruộng đồng, nhưng qua theo dõi các sinh hoạt văn chương, tôi nhận thấy có nhiều vị bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ viết văn làm thơ như xa xưa có bác sĩ William Somerset Maugham viết Kiếp Người; Việt Nam mình có bác sĩ Ngô Thế Vinh với Vòng Đai Xanh và nhiều tác phẩm nổi tiếng khác lúc sau này như “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng”, “Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch”; rồi còn có dược sĩ Ngô Nguyên Nghiễm ở Châu Đốc làm thơ, bác sĩ Nguyễn Đức Tùng làm thơ ở bên Canada, bác sĩ Hoàng Chính viết văn cũng ở bên Canada, nha sĩ Đăng Khánh làm thơ ở Houston, bên Mỹ ; bác sĩ Trần Văn Tích viết văn bên Đức và có lẽ còn nhiều vị khác nữa mà tôi chưa được biết… Ngay như bác sĩ, qua lời giới thiệu trên trang nhà Du Tử Lê, bác sĩ vừa viết văn vừa làm thơ. Vậy qua kinh nghiệm chính mình, bác sĩ có thể chia sẻ với bạn đọc vì sao các vị theo ngành thuốc thường lại mê viết văn làm thơ nhiều như vậy ? Có phải do bẩm sinh của mỗi cá nhân hay là do có một truyền thống lâu đời nào không, thưa bác sĩ ?
Trân trọng kính chào bác sĩ.
Hai Trầu


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời:
19.3.2013
Anh Hai Trầu ơi,
Rất cám ơn anh đã “mở hàng” cho mục Trò chuyện lần này trên DTL. Khi nhận lời làm “khách mời” kỳ này tôi cũng lo lo, sợ “ế” thì tội nghiệp cho DTL lắm! Xin được trả lời 2 câu hỏi của anh: Về Nguyễn Hiến Lê (NHL), anh Hai Trầu ơi, tôi phục anh còn nhớ bài viết của tôi trên tạp chí BK số 426 ngày 24-4-1975. Đó cũng là số báo cuối cùng của BK. Đã 38 năm rồi chớ ít gì! Tôi may mắn được quen biết với ông NHL từ năm 1957 đến năm ông mất, 1984. Suốt thời gian đó, tôi thường gặp ông, khi trực tiếp khi thư từ qua lại. Đến nay tôi vẫn còn giữ nhiều thư viết tay của ông như một kỷ niệm. Tôi học được ở ông lối sống và lối viết. Ông là tấm gương nghị lực, gương tự học, chọn con đường làm văn hoá suốt đời mình. Câu “châm ngôn” của ông là “Viết để học và học để viết”. Tôi chịu lắm. Chỉ có cách đó mình mới học được nhiều, học được sâu. Tôi bây giờ còn đi dạy và vẫn nghĩ: “Dạy để học và học để dạy”. Ấy là bắt chước ông đó.
Anh hỏi tôi có “bổ túc” gì thêm không trong nhận định của tôi về ông trước đây? Xin thưa tôi vẫn luôn nghĩ ông là một “người hiền”- người hiền Nam bộ, dù sinh ở đất Bắc. Khiêm tốn, giản dị, chính trực. Chắc anh đã đọc Hồi ký của ông rồi thì biết. Ông sống tri túc, kham nhẫn, hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”. Năm 1986, hai năm sau ngày ông mất, báo Thanh Niên nhờ tôi viết một bài về ông. Đó là bài đầu tiên viết về Nguyễn Hiến Lê sau 1975. Tôi đặt tựa là “Nguyễn Hiến Lê, nhà giáo dục”, nhưng tòa soạn sửa thành “NHL, một tấm gương kiên nhẫn”. Tôi nghĩ ông xứng đáng được gọi là “Nhà giáo dục”. Anh biết không, thật bất ngờ khi sách của ông bây giờ được rất nhiều bạn trẻ ở miền Bắc đọc, nghiền ngẫm, ứng dụng. Họ thực hiện các tủ sách Nguyễn Hiến Lê, trao đổi cho nhau. Vừa rồi còn có nhóm thanh niên tổ chức một chuyến đi xuyên Việt bằng xe gắn máy từ Bắc vào tận Đồng Tháp viếng mộ cụ Nguyễn, họ mặc áo pull có in hình ông, gắn cờ có hình ông lên xe nữa! Tóm lại, họ đã coi ông là một “thần tượng”. Ngộ quá chớ phải không anh? Trong cuốn “Nhớ đến một người” tôi có viết kỹ hơn về Nguyễn Hiến Lê. Có dịp tôi sẽ xin gởi tặng anh Hai một cuốn!
Về câu hỏi thứ hai của anh vì sao mà nhiều thầy thuốc (y nha dược sĩ…) viết văn, làm thơ làm nhạc, vẽ tranh…? Anh có kể trường hợp Somerset Maugham, chắc cũng nên nhắc Tchekov, Cronin v.v… Việt Nam mình không thiếu. Tôi nghĩ những người thầy thuốc viết văn thì cũng như nhà giáo, kỹ sư, luật sư… viết văn vậy thôi. Một đằng là cái “nghề” và một đằng là cái “nghiệp”. Cái “nghiệp” thì nó gắn vào trong gène rồi, còn cái “nghề” thì ai cũng phải có để kiếm sống. Anh nhớ Huy Cận là kỹ sư nông nghiệp, còn Xuân Diệu là công chức nhà Đoan?… Viết văn làm thơ phải là chuyện “máu mê” từ nhỏ, trước khi người ta học để trở thành thầy giáo, bác sĩ, kỹ sư… Dĩ nhiên, môi trường hành nghề cũng có tác động. Người làm nghề y gần gũi với nỗi đau nỗi khổ của kiếp người, dễ xúc động, dễ trầm tư và thúc đẩy cầm lấy cây viết! Tôi thì mê văn chương từ nhỏ. Hồi đậu tú tài toàn phần xong, tôi hỏi ý kiến ông Nguyễn Hiến Lê nên học văn khoa (theo sở thích mình) hay học y khoa ( theo ý muốn gia đình). Ông khuyên nên học… y khoa để giúp ích cho đời cụ thể hơn. Rồi nếu nuôi dưỡng được năng khiếu văn chương thì hành nghề y chừng mươi năm sẽ có nhiều điều để viết lắm! Nghe lời ông, tôi thi vào y khoa và ghi danh học… văn khoa!
Kính mến,
Đỗ Hồng Ngọc
* Mời quý độc giả đọc thêm bài của Đỗ Hồng Ngọc viết về Nguyễn Hiến Lê: http://www.dohongngoc.com/web/goc-nhin-nhan-dinh/nho-den-mot-nguoi/ II.


Kinh xáng Bốn Tổng ngày 20 tháng 3 năm 2013
Kính chào bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Xin chân thành đa tạ bác sĩ đã có lòng yêu mến và giải đáp vài ba ý kiến của một bạn đọc nhà quê già như tôi rất tận tình, những lời giải đáp ấy rất gần gũi, thân ái giống như tấm lòng của một vị thầy thuốc ân cần, tử tế, nhân từ dành cho một bệnh nhân đang cần một vị lương y vậy!
Theo tài liệu bút lục của nhiều nhà thì số báo Bách Khoa 426 ngày 24-4-1975 là số chót, có các bài tạp chí Bách Khoa giới thiệu nhà văn Nguyễn Hiến Lê nhân cuốn sách thứ 100 của ông ra đời, đó là cuốn “Mười Câu Chuyện Văn Chương” do nhà Trí Đăng xuất bản . Được biết, sau này thầy Nguyễn Hiến Lê còn nhiều cuốn sách biên khảo quí báu nữa, và có lẽ cuốn sau cùng là cuốn “Sử Trung Quốc” do nhà Văn Nghệ bên California xuất bản vào năm 2003.
Thưa bác sĩ, tôi hồi nhỏ , những năm 1950, từ kinh xáng Bốn Tổng có dịp theo xuồng ra Long Xuyên , rồi sau này, khi tôi được vào học trường Khuyến Học, rồi trường Trung học Thoại Ngọc Hầu ở Long Xuyên thì Thầy đã lên Sài Gòn, nhưng hình bóng Thầy vẫn thấp thoáng nơi các lớp học vào hai năm Thầy dạy tại trường Thoại Ngọc Hầu này vào thời ông Nguyễn Ngọc Thơ còn làm Tỉnh Trưởng. Mãi đến sau năm 1975, khoảng cuối năm 1979 hoặc tháng 02 năm 1980, Thầy Nguyễn Hiến Lê mới dọn về lại Long Xuyên ở luôn những ngày tuổi già nơi đường Gia Long ấy.
Hồi nhỏ tôi ở trọ trên Cua Lò Thiêu, đi học phải đi bộ dọc theo con đường Tạ Thu Thâu qua cây cầu sắt ngay Ty Trường Tiền, rồi đi dọc theo đường Gia Long tới trường; chúng tôi thường đi bộ ngang qua nhà Thầy nằm trên đường Gia Long với con kinh lộ mùa nước cỏ tháng mười một, tháng chạp âm lịch, nhằm mùa cá dại nên cá lòng tong, cá nhái nổi bèo mặt nước.

truongThoaiNgocHau1959

Là dân quê tụi tôi, dường như ai cũng thích đọc sách của Thầy. Từ cuốn đầu tay “Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười” tới cuốn sau cùng , cuốn nào cũng thích mà nhất là các cuốn thuộc loại sách “Học Làm Người” nhưng chỉ âm thầm tìm đọc sách thôi chứ không có ý tìm gặp hoặc viết thư từ gì vì hổng dám làm phiền, làm quen với những người nổi tiếng. Hồi xưa khác chứ không có hiện tượng như ngày nay người ta ngưỡng mộ Nguyễn Hiến Lê như bác sĩ vừa nhắc:
“Anh biết không, thật bất ngờ khi sách của ông bây giờ được rất nhiều bạn trẻ ở miền Bắc đọc, nghiền ngẫm, ứng dụng. Họ thực hiện các tủ sách Nguyễn Hiến Lê, trao đổi cho nhau. Vừa rồi còn có nhóm thanh niên tổ chức một chuyến đi xuyên Việt bằng xe gắn máy từ Bắc vào tận Đồng Tháp viếng mộ cụ Nguyễn, họ mặc áo pull có in hình ông, gắn cờ có hình ông lên xe nữa! Tóm lại, họ đã coi ông là một “thần tượng”. Ngộ quá chớ phải không anh? “
Thú thật với bác sĩ, ngày nay tuổi tôi cũng già quá mạng rồi, mỗi ngày tôi ngoài việc nhìn đồng ruộng mà tiếc cho những ngày mùa lúa mùa cách nay sáu bảy chục năm, lúa thôi là lúa, bạt ngàn san dã, chạy mút tận chân trời, mà chợt buồn sao thời gian trôi qua quá mau, tuổi ấu thơ nhà quê với những ngày mùa cắt gặt theo cộ trâu, cộ bò mót lúa bông rơi rớt hồi xa xưa ấy nay chẳng còn! Ngoài những thương nhớ ấy, tôi chỉ còn mỗi việc là đọc lại sách của thầy Nguyễn Hiến Lê, tôi có khoảng gần 100 cuốn của Thầy. Thú thiệt nhe bác sĩ, mình chỉ đọc các bài “TỰA” trong các cuốn sách ấy của Thầy thôi là thấy cũng đáng đồng tiền bát gạo rồi bác sĩ ơi! Còn bác sĩ thì sao, bác sĩ có nhận xét gì về các bài “TỰA” trong các sách của Nguyễn Hiến Lê? Ngoài ra, bác sĩ có nhận xét gì về bút pháp của Nguyễn Hiến Lê trong các sách của Thầy?
Thêm vào đó, bác sĩ đã trải qua nhiều thời kỳ văn học Việt Nam, bác sĩ có thể chia sẽ với bạn đọc về cái nhìn của mình qua các thời kỳ văn học ấy được không, chẳng hạn thời kỳ văn học Miền Nam Việt Nam 1954-1975, thời kỳ văn học Việt Nam từ 1975 tới nay ở Sài Gòn cũng như ở hải ngoại sau 38 năm qua? Trong các giai đoạn văn học này của Việt Nam, theo bác sĩ, có những tác giả và tác phẩm nào bất hủ không, thưa bác sĩ?
Vì “trò chuyện với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc”, nên tôi có ý hơi lòng vòng, mong bác sĩ và bạn đọc rộng lòng bỏ lỗi cho. Xin cảm ơn bác sĩ và bạn đọc nhiều lắm. Và không quên cảm ơn bác sĩ có nhã ý tặng sách.
Kính thư,
Hai Trầu


Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời
Sài Gòn ngày 14-04-2013
Kính anh Hai Trầu,
Rất cảm động, lại được thư anh hỏi han và chia sẻ trên dutule.com. Thú thực, có một “bạn đọc nhà quê già” như anh Hai, với tôi, là một hạnh phúc, bởi tôi cũng là một bác sĩ “nhà quê già” không kém đó anh Hai (*). Thế hệ chúng ta có lẽ cũng lại là một thế hệ lạc lõng, cho nên rất gần gũi nhau.
Đúng như anh nói. Sử Trung Quốc là cuốn biên khảo sau cùng của Nguyễn Hiến Lê. À, anh vừa gọi “Thầy” Nguyễn Hiến Lê mặc dù chưa hề học với ông ngày nào. Và có lẽ thế hệ chúng ta nhiều người cũng nhận ông là “Thầy” dù chưa hề học với ông ngày nào anh nhỉ? Trong bài báo “Ông Nguyễn Hiến Lê và tôi” viết năm 1975 trên Bách Khoa, tôi cũng đã nói lên điều này. Câu anh viết: “nhưng hình bóng Thầy vẫn thấp thoáng nơi các lớp học vào hai năm Thầy dạy tại trường Thoại Ngọc Hầu này” rất cảm động, chứng tỏ mặc dù chỉ dạy học có hai năm, ông cũng đã để lại “hình bóng” tốt đẹp cho nhiều lứa học trò về sau. Nhờ cái gì vậy? Nhờ tấm lòng của một “bậc thầy” phải không anh? Không chỉ là kiến thức đâu mà chính là “thân giáo” đó.
Về cách viết TỰA của Nguyễn Hiến Lê, đúng vậy đó anh Hai. Cách viết TỰA của ông cũng đặc biệt, đáng “đồng tiền bát gạo” lắm. Nó chân thành và thấu cảm thực sự anh à, cho nên nó mới đi vào lòng người. Không phải chỉ những bài tựa viết cho riêng sách của mình đâu mà cả những bài tựa ông viết cho người khác. Anh thử đọc bài tựa ông viết cho cuốn “QÊ HƯƠNG” của Nguiễn Ngu Í thì thấy. Tôi may mắn cũng được ông viết cho một bài tựa ở cuốn “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò”, cuốn sách đầu tay của tôi do La Ngà xuất bản và Lá Bối phát hành, năm 1972. Tôi vẫn còn giữ “thủ bút” của ông như một kỷ niệm đó anh Hai. Tôi nhớ câu kết của ông trong bài tựa này “Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị”! Ông viết vậy có lẽ vì từ năm 1967, tôi đã gởi tặng ông tập thơ đầu tay của tôi Tình Người (thơ Đỗ Nghê).
Ôi, “chia sẻ với bạn đọc về cái nhìn của mình qua các thời kỳ văn học” ư? Dạ cái “vụ” này xin anh Hai tha cho! Tôi làm sao dám nói về những điều to tát như vậy! Xin anh hỏi các nhà phê bình văn học vậy nhé. Hình như Võ Phiến, một nhà văn lớn, đã có một cuốn nhận định gì đó về văn học Việt Nam cũng gặp không ít những phiền toái! Ngay cả Hoài Thanh và Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan… ngày xưa cũng vậy! Nhưng vì anh Hai đã hỏi thì tôi cũng xin thưa rằng tôi chỉ thấy các đợt sóng văn học cứ tuần tự luân phiên vỗ bờ, và bên dưới đó là… mênh mông nước! Tôi có một bài thơ nhỏ trong tập Vòng Quanh (1997):
SÓNG
“Sóng quằn quại
Thét gào
Không nhớ
Mình
Là nước!”
Cảm ơn anh Hai đã chịu khó đọc.
Thân kính.
Đỗ Hồng Ngọc
(*)http://www.dohongngoc.com/web/o-noi-xa-thay-thuoc/thay-thuoc-va-benh-nhan/bac-si-nha-que/


Kinh xáng Bốn Tổng ngày 15 tháng 04 năm 2013
Kính chào bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Tôi vừa nhận được thơ hồi âm của bác sĩ, nên trong bụng tôi mừng quá mạng. Thơ bác sĩ viết cho một bạn đọc nhà quê già mà rất chí tình, đồng cảm, chẳng hạn có đoạn bác sĩ viết rất cảm động: “Thế hệ chúng ta có lẽ cũng lại là một thế hệ lạc lõng, cho nên rất gần gũi nhau.”
Dạ, thưa bác sĩ, qua giới thiệu của trang nhà Du Tử Lê, được biết bác sĩ tuổi Canh Thìn, sanh năm 1940, tôi tuổi Nhâm Ngọ, nhỏ hơn bác sĩ hai tuổi, nhưng chắc tôi cũng cùng với bác sĩ là được sanh ra giữa những mùa ly loạn nơi các làng quê rồi lớn lên giữa ruộng vườn, theo học trường làng; rồi sống qua mấy mươi năm chiến tranh nên lúc nào cũng thấp thoáng bên mình những “lạc lõng”; “lạc lõng” từ những ngày thơ ấu chạy giặc tản cư cho tới những ngày già nua lụm cụm như bây giờ; “lạc lõng” từ trong gia đình cho tới bà con, chòm xóm, láng giềng và bằng hữu nữa khi mỗi người mỗi ngã trôi giạt bềnh bồng khắp mọi miền, chẳng khác nào khi một mình đi trên bờ bi nhìn cánh đồng lúa mênh mông mà bóng hình mình in lên mặt ruộng lúc nắng chiều chênh chếch về hướng tây giữa lúc chiều tà! Thành ra, nhiều lúc tôi tự nhìn lại mình, nhìn lại thân phận dân quê tụi tôi, tôi thầm cảm ơn bác sĩ có lòng với dân quê tụi tôi dữ lắm! Một người không thể làm hết mọi việc nhưng làm được một việc ý nghĩa cũng xứng đáng sống với đời sống này rồi vậy!
Qua trả lời thơ của Cô Sáu Sa Đéc trên Dutule.com, bác sĩ đã viết: “Cảm ơn Cô Sáu. Tôi viết cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” năm 1974, lúc đó tôi cũng vừa mới có 3 đứa con “đầu lòng” nên đã có ít nhiều kinh nghiệm, lại đang làm ở khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhi đồng Saigon nên hằng ngày gặp nhiều trường hợp rất thương tâm, vì thế mà thấy cần phải viết. Viết xong, tôi có đưa nhờ ông Nguyễn Hiến Lê coi qua. Ông nói: “Đọc cuốn này thấy cháu là một bác sĩ nhi khoa tốt. Nhưng cháu viết cho ai đây? Cho những người có học ở thành thị, còn bà con ở thôn quê ít học thì sao?”. Vì câu nói này, sau đó tôi có viết thêm cuốn : “Săn sóc con em nơi xa thầy thuốc…” Theo tôi, với “Săn sóc con em nơi xa thầy thuốc…”, bác sĩ đã mang tặng cho đời, cho dân quê chúng tôi một món quà đầy ý nghĩa vậy!
Ngoài ra, trong thơ bác sĩ có nhắc cách tôi gọi Thầy Nguyễn Hiến Lê bằng “Thầy”, bác sĩ viết: “À, anh vừa gọi “Thầy” Nguyễn Hiến Lê mặc dù chưa hề học với ông ngày nào. Và có lẽ thế hệ chúng ta nhiều người cũng nhận ông là “Thầy” dù chưa hề học với ông ngày nào anh nhỉ?”
Dân quê tụi tôi dường như không biết từ lúc nào, họ luôn luôn có lòng kính trọng những người biết chữ. Hồi đời xưa thì các bậc túc Nho đều được bà con tôn xưng là Thầy. Chẳng hạn như ở làng Cái Tàu Thượng nằm bên bờ sông Tiền Giang, những năm 1930-1940, có Thầy Bùi Xuân Hòa một bậc tinh thông chữ Nho, những bài minh trên bảo tháp của ngài Yết Ma Trụ Trì chùa Tân Phước Tự tại làng Tân Bình thuộc quận Lấp Vò trước kia thuộc Long Xuyên, sau này thuộc Sa Đéc, là do Thầy đặt để và được khắc lên bảo tháp, nay vẫn còn. Rồi có dịp tôi về ngang qua làng Tân Bình, tôi may mắn được gặp Thầy Bảy Lạc, cũng là một bậc túc Nho của làng Tân Bình, Thầy mới chép cho tôi xin sáu bài minh trên bảo tháp ấy qua nét chữ rất sắc sảo, tài hoa của Thầy Bảy Lạc gợi cho chúng tôi, các thế hệ hậu sinh trong làng như tôi, rất lấy làm vinh hạnh làng quê mình có các vị Thầy hay chữ; nhưng nay thì các bậc tiền hiền ấy cũng đã ra người thiên cổ hết rồi, bác sĩ ơi!
Đó là nói về dân quê quý trọng các bậc túc Nho một thời và ai biết chữ là họ tôn xưng là bậc Thầy. Rồi trong cái nề nếp đạo đức “tôn sư trọng đạo” ấy, dân quê chúng tôi còn được các đấng sanh thành, các bậc tiền hiền dìu dắt dạy dỗ theo cái nếp nhà xưa cũ nữa. Chẳng hạn có lần tôi kể với anh Tô Thẩm Huy về cái nếp nhà này và nay xin lò mò chép lại tỏ bày cùng bác sĩ:
Thêm vào đó, cái nền lễ nghĩa nơi các làng quê vào những năm xa xưa ấy một phần nữa nó còn được tô bồi bằng việc thờ phượng Thánh Thần, Trời Phật qua các đình miếu, chùa chiền, những nơi chốn trang nghiêm ấy là một trong những biểu tượng của sự kết hợp giữa các đấng thiêng liêng với con người một cách hài hòa; nó chẳng những phù hợp với đời sống tinh thần của dân quê mình vốn coi Trời Đất là trọng, mà còn là biểu hiện một quan niệm về đời sống thuận cùng Trời Đất và hợp Con Người lân láng vậy ! Tôi cũng xin được gợi nhớ ra đây những lời dạy từ các trang sách rầt cũ của các bậc thánh hiền như Minh Tâm Bửu Giám, Quốc Văn Giáo Khoa Thư; những trang sách rất cũ và thật là đơn sơ mà hàm súc ấy, nó rất thâm thúy mà gần với làng quê, nó rất cao siêu mà thiết thực trong đời sống thường ngày của cư dân nơi những miếng ruộng, mảnh vườn quanh năm xanh một màu xanh của thiên nhiên tươi mát ấy… Trải qua nhiều đời, từ ông Cố, ông Nội tôi, rồi đến đời Tía Má tôi, tôi còn giữ được mấy trang sách Minh Tâm Bửu Giám này được nẹp bằng hai thanh tre với chỉ gai kết lại là một trong những vật quí báu còn sót lại qua biết bao mùa binh biến, những trang sách có tuổi thọ nhiều hơn tuổi đời những người cùng thế hệ với tôi mà tôi đã được học từ những ngày còn nhỏ, cũng xin gởi kèm theo đây như một di tích về cái nền đạo nghĩa ở nhà quê vùng làng Tân Bình tôi qua gần trăm năm ấy đến bây giờ. Tất cả, đó có thể gọi là những tinh chất làm nền cho một phong vị sống đẹp của dân quê miệt vườn ruộng miền Tây Nam Phần từ những năm xa xưa ấy vậy.

1trangMinhTamBuuGiam
Quyển Minh Tâm Bửu Giám đời xưa

Thưa bác sĩ,
Từ cái nền lễ nghĩa đó, nó được truyền đi truyền lại nhiều đời, rồi lâu dần hết đời này tới đời khác, nó hóa thành cái nếp quen tôn kính các bậc thánh hiền, và việc kính thầy, trọng thầy dạy chữ, dạy nghề nó thấm vào lòng mình như máu chảy trong tim vậy! Người nhà quê nó lớn được một phần là nhờ có lòng biết tôn kính các bậc ân sư dạy cho mình vậy. Thuở nhỏ, chúng tôi học vở lòng với thầy Chín Nhậm ở Cầu Nhà Lầu (Mặc Cần Dưng), rồi học Sơ Đẳng Tiểu Học bắt đầu lớp Năm với Thầy Cầm, lớp Tư với Thầy Trang, lớp Ba với Thầy Ngân; lên bậc Tiểu Học, chúng tôi học với Thầy Nhì dạy lớp Nhì, lớp Nhứt vớ Thầy Nguyễn Văn Chánh kiêm Hiệu Trưởng trường Tiểu Học Bổ Túc Bình Hòa (Mặc Cần Dưng, Long Xuyên). Vậy mà rồi từ những năm 1949-1956, cách nay sáu bảy chục năm và các Thầy thì đã ra người thiên cổ hết rồi, nhưng mỗi lần có dịp nhắc lại, như hôm nay chia sẻ cùng bác sĩ sao trong lòng tôi vẫn thấy bồi hồi thương Thầy hoài như lúc mình còn bé bỏng ê a học vần xuôi vần ngược vậy!
Tiếp theo cái lòng kính và trọng Thầy ấy, dường như học trò chúng tôi thuở ấy khi lên tới Trung Học, đứa nào cũng gọi các Thầy dạy lớp mình bằng Thầy đã đành, mà các Thầy không trực tiếp dạy mình, mình cũng tôn xưng bằng THẦY với tất cả lòng kính nễ. Chẳng những học trò gọi Thầy mình bằng Thầy như vậy mà ngay cả “Phụ Huynh Học Sinh” cũng gọi các vị Thầy của con mình bằng Thầy nữa. Thế nên, có thể nói cái nề nếp giáo dục ngày xưa ở thôn quê là lấy cái nề nếp kính trọng Thầy làm cái đạo chánh vậy! Nhớ có lần học trò chúng tôi mấy ngàn đứa gồm tất cả các trường trong tỉnh lỵ Long Xuyên tiễn Thầy Lê Công Chánh dạy môn Sử Ký lớp Đệ Ngũ đến nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang Long Xuyên trên đường đi vô Núi Sập, mà ngày nay là chỗ Viện Đại Học An Giang cất gần đó, đứa nào cũng khóc khi nghe bài điếu văn vô cùng cảm động của Thầy Nguyễn Văn Mùi tiễn Thầy Chánh về bên kia thế giới!
Do vậy, theo ý nhà quê của tôi, cái đạo trọng Thầy là cái đạo cũ nhưng nó vẫn mới và rất cần dù ở thời nào! Cái đạo ấy nó làm mới đời sống trong mỗi người; người biết giữ cái đạo ấy, tâm hồn của họ sẽ giàu có còn hơn là tiền bạc và danh vọng, chức phận cao vòi vọi vậy!
Đó là vài ba ý nghĩ khi tôi gọi bác sĩ hay gọi nhà văn Nguyễn Hiến Lê bằng THẦY là có ý vậy. Giờ xin bác sĩ chia sẻ vài điều về việc trước tác của bác sĩ nhe bác sĩ! Khi nào thì bác sĩ dùng VĂN hoặc THƠ để chuyên chở những ý tưởng của mình? Bài thơ đầu tiên bác sĩ gởi đăng ở tạp chí nào? Có lần nào bác sĩ bị các ông chủ bút từ chối đăng bài của bác sĩ không? Nếu có, cảm tưởng của bac sĩ lúc bấy giờ thế nào? Bác sĩ có làm thơ tình lãng mạn không, nếu có, xin bác sĩ cho bạn đọc được đọc một bài mà bác sĩ ưng ý nhứt nhe bác sĩ?
Kính chúc bác sĩ vạn an.
Kính thư,
Hai Trầu


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời:
22-5-2013
Thưa anh Hai Trầu,
Cảm ơn thạnh tình của anh Hai. Anh nói rất đúng, lứa mình phải nói là lứa “lạc lõng”, học hành cà ịch cà đụi là chuyện bình thường. Suốt những năm tản cư tôi cứ học hoài một lớp, lớp 3. Sau này nhờ biết tổchức việc học theo hướng dẫn trong cuốn “Kim chỉ nam của học sinh” của Nguyễn Hiến Lê (1957) mà tôi học nhảy lớp, bỏ cả đệ tứ và đệ tam để thi Tú tài I và II, rồi đậu vào Y khoa. Anh nhớ hồi đó thi Tú tài đậu chừng 10% , mỗi năm thi 2 kỳ, gồm cả thi viết và thi vấn đáp. Anh nhớ hồi đó lứa mình mà “rớt Tú tài…”. Nhưng thôi, nói mãi chuyện xưa không nên! Người ta bảo đời người có ba hồi: “hồi trẻ”, “hồi trung niên” và… “hồi đó”! Khi nào mình cứ “hồi đó” hoài chứng tỏ là mình “già quá mạng” rồi phải không anh Hai.
Giờ xin nói chuyện “trước tác” của tôi nhe. Tôi mê văn thơ từ hồi nhỏ, đọc gần hết tủ sách trong một tiệm cho mướn sách ở Phan Thiết. Cô Hai tôi ( xe lửa trúng mìn, gãy cả 2 chân) cư ngụ trong một ngôi chùa nhỏ,thường kêu tôi đi mướn sách về cho cô đọc, nhưng lại cấm tôi đọc vì con nít đọc truyện không tốt, mê, bỏ học. Mỗi lần đi mướn truyện, tôi lén đọc hết dọc đường đi, có khi ngồi gốc cây đọc xong mới về. Tôi còn ghi chép tóm tắt nội dung, các nhận xét của mình vào một cuốn vở. Tôi nhớ những bài văn của mình hồi học lớp Nhứt (lớp 5) thường được thầy khen và đọc trước lớp. Rồi cậu tôi là ông Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư làm báo ở Saigon về thăm, cho một đống sách báo, tranh ảnh. Tôi mê tít.
Những bài thơ học trò thôi không nhắc, thí dụ kiểu: “Những bước chân mềm trên cát thơm/ Em đi sa mạc rợn trong hồn? Buổi chiều lên đọng hai vành mắt/ Màu áo hôm nào làm sao quên…” Bài thơ đầu tiên đăng trên báo Bách Khoa năm 1960, ký với một cái tên tắt. Tuy biết ông Ngu Í cậu mình làm ở đó nhưng tôi giấu ông. Khi báo đăng, tôi mới nói. Ông ngạc nhiên và khen ngợi. Sau đó tôi lấy bút hiệu Đỗ Nghê và đăng nhiều thơ trên Bách Khoa, Mai, trong Ban biên tập báo Tình Thương (với Phạm Đình Vy, Ngô Thế Vinh, Trần Mộng Lâm…) rồi ở trong nhóm chủ trương bán nguyệt san văn học nghệ thuật Ý Thức (Nguyên Minh, Lữ Kiều, Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư, Lê Ký Thương…)
Năm 1967, đang là sinh viên y, tôi in tập thơ đầu tay: Tình Người và sau đó là các tập Thơ ĐỗNghê (1974), Giữa hoàng hôn xưa (1993), Vòng quanh (1997), Thưcho bé sơ sinh & những bài thơ khác (2010)…
Tôi không viết “chuyên nghiệp” được như Nguyễn Hiến Lê, tôi chỉ viết khi có hứng. Bây giờ có máy vi tính cũng tiện. Khi hứng đến, tôi cứ viết ào ào rồi để đó, năm bảy ngày sau cho nó “hoai” đi mới “chỉnh”lại đôi chút. Tuy nhiên, khi báo đặt bài gấp thì cũng viết ngay được. Lâu lâu gom lại có thể in thành một cuốn sách như Thư gởi người bận rộn, Chẳng cũng khoái ru, Nhớ đến một người… Tôi không viết được truyện anh Hai à, vì không có khảnăng… hư cấu!
Tôi gởi anh vài bài “thơ tình lãng mạn” như anh gợi ý để đọc vui nhe:
Mũi Né
Em có về thăm Mũi Né không?
Hình như trời đã sắp vào xuân
Hình như gió bấc lùa trong Tết
Những chuyến xe đò giục bước chân.

Em có về thăm Mũi Né không?
Mùa xuân thương nhớ má em hồng
Nhớ môi em ngọt dừa xứ Rạng
Nhớ dáng thuyền đi trong mắt trong.

Em có về thăm Mũi Né xưa?
Con đường sỏi đá vẫn quanh co
Hoàng hôn sóng vỗ bên trời biếc

Sóng vỗ trong hồn ta ngẩn ngơ.

Em có về thăm Mũi Né yêu?
Mười năm như một thoáng mây chiều
Mười năm vườn cũ chim bay mỏi
Áo trắng chân mềm em hắt hiu.

Mũi Né ơi, người xưa đã xa
Mùa ơi gió bấc nhớ không ngờ
Năm nay người có về ăn Tết
Có ngậm ngùi nghe chút ấu thơ?

Đỗ Nghê(1970)
Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã phổ nhạc rất hay bài thơ này và nói “ngày Tết mà hát bài này…đã lắm!” nhưng chưa tìm ra… ca sĩ!
Và cũng “để đáp lại tấm thạnh tình” của anh và bạnđọc, xin gởi thêm một bài thơ nữa, viết ngày sóng thần ập vào Fukushima, Nhật Bản:
Giả sử
Giả sử sóng thần ập vào Nha Trang
Ập vào Mũi Né
Anh chỉ kịp quẳng em lên một chiếc thuyền thúng
Vút qua những ngọn dừa
Những đồi cát trắng

Em nhớ mang theo đôi quả trứng
Vài nắm cơm
Vài hạt giống
Đừng quên mấy trái ớt xanh…

Biếtđâu mai này
Ta làm An Tiêm
Trở về làng cũ
Nơi này ta sẽ gọi là Nha Trang
Nơi kia gọi là Mũi Né…

Cho nên
Sao chẳng sớm mà thương nhau hơn?

ĐỗNghê
(2011)

 
 
Kinh xáng Bốn Tổng ngày 22 tháng 5 năm 2013.
Kính chào bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Nhận được lá thơ trả lời của Bác sĩ về việc trước tác thơ văn, mà nhất là được đọc bài thơ Mũi Né, mà Bác sĩ làm cách nay 43 năm, làm tôi nhớ quá một thời lang bạt khắp các vùng Mũi Né, Sông Mao (Hải Ninh), Phan Lý Chàm, Tuy Phong ngoài Phan Thiết của Bác sĩ quá mạng! Những ngày tháng khi tuổi đời vừa mới lớn ấy rồi lại có mộng đi đó đi đây, vậy mà rồi tôi lại được đi tới quê nhà của Bác sĩ. Tôi còn nhớ tỉnh Bình Thuận nằm dọc theo quốc lộ I chạy dài từ trong này giáp với Bình Tuy với Rừng Lá, Căn Cứ 4, Căn Cứ 5 ra tới ngoài kia giáp với Suối Vĩnh Hảo, bải biển Cà Ná của tỉnh Ninh Thuận mà hai bên quốc lộ là rừng chồi rải đều lên mặt đất với phía trong xa xa là dãy Trường Sơn chập chùng núi là núi và bên này quốc lộ xa xa chạy về hướng biển bạt ngàn… Dường như từ lâu lắm rồi, có tới hơn bốn mươi năm, tôi chưa có dịp trở lại Phan Thiết lần nào nhưng sao trong lòng tôi vẫn không quên Phan Thiết của Bác sĩ, mà nhất là lại được đọc bài thơ Mũi né của bác sĩ nữa!
“Em có về thăm Mũi Né không?
Hình như trời đã sắp vào xuân
Hình như gió bấc lùa trong Tết
Những chuyến xe đò giục bước chân.”

…..
Những chữ “hình như”, “hình như”, “sóng vỗ”, “sóng vỗ”,“mười năm”, “mười năm” và những chữ “gió bấc”, “một thoáng”,”mùa ơi” “ngậm ngùi”… qua ngòi bút của Bác sĩ nghe sao tha thiết quá về một lần nhớ về Mũi Né ngày nào!
Trong  thư vừa rồi bác sĩ có nhắc Bác sĩ Ngô Thế Vinh, tôi có lần đã đọc vài tác phẩm của nhà văn Ngô Thế Vinh như Mây Bão (1963), Bóng Đêm (1964), Vòng Đai Xanh (1970, 1987), Mặt Trận Ở Sài Gòn (1996), “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng”(2000), và “Mékong Dòng Sông Nghẽn Mạch” (2007), được biết thời còn là sinh viên đại học Y Khoa Sài Gòn, bác sĩ và nhà văn Ngô Thế Vinh cùng làm tờ báo Tình Thương của trường này, bác sĩ có thể chia sẻ với bạn đọc vài kỷ niệm giữa Bác sĩ và nhà văn Ngô Thế Vinh trong những ngày làm báo sinh viên này được không? Và khi nào báo Tình Thương đình bản và vì sao báo đình bản, thưa bác sĩ?
Đặc biệt, giữa hai tờ báo Tình Thương và Ý Thức, bác sĩ là một trong các tên tuổi trong Ban Biên Tập, nay qua rồi hơn 40 năm, bác sĩ có cái nhìn nào về cách làm tờ báo sinh viên và tờ báo ở ngoài đời, chẳng hạn làm báo nào dễ hơn hoặc khó hơn, thuận lợi hoặc trở ngại, và có lần nào Bác sĩ hạnh phúc cũng như mệt mỏi với các tờ báo mà Bác sĩ cùng các nhà văn khác đồng khai sinh ra nó?
Kính chúc bác sĩ luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc
Kính thư,
Hai Trầu


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời:
Sài Gòn ngày 14 tháng 6 năm 2013
Anh Hai Trầu ơi,
Tôi với anh Hai mà cứ trao đổi qua lại trên dutule.com như vầy hoài chắc bạn đọc sẽ ngán! Cũng có mấy câu hỏi về… Phật pháp, về… bệnh hoạn, nhưng đã ra ngoài khuôn khổ cuộc Trò chuyện về văn học nghệ thuật trên dutule.com rồi!
Kỳ này, anh hỏi tôi về chuyện nguyệt san Tình Thương của sinh viên y khoa 50 năm về trước với Ngô Thế Vinh và về bán nguyệt san Ý Thức của Nguyên Minh và bằng hữu là hai tờ báo tôi có dịp tham gia nên xin được trả lời anh vắn tắt như sau:
Nhà văn – bác sĩ Ngô Thế Vinh học trên tôi một năm, nhưng như anh biết, hồi đó học y khoa đến 7 năm, lại cùng làm báo Tình Thương chung với nhau nên chúng tôi rất thân thiết. Ngay hồi sinh viên, Ngô Thế Vinhđã nổi tiếng với các tiểu thuyết Mây Bão, Bóng Đêm, rồi sau này là Vòng Đai Xanh và những năm gần đây, anh chuyên khảo về dòng sông Cửu Long với những cuốn sách rất có giá trị. Anh từng lặn lội lên đến tận nguồn Mékong và cảnh báo dòng Mékong sẽ nghẽn mạch, cũng như đã thấy trước Biển Động sẽ dậy sóng như thế nào. Nói về Tình Thương của Sinh viên Y khoa thời đó, không ai viết rõ hơn Ngô ThếVinh vì anh là Thư ký tòa soạn. Anh Hai chịu khó đọc bài viết năm 2009 này của Ngô Thế Vinh theo địa chỉ: www.luanhoan.net/GioiThieuTacGia/html/22-3-13%20gttg%2010.pdf nhé. Tôi chỉ ghi lại đây vài dòng phần mở đầu và kết:
“Thời gian ở trường Y khoa, đó thực sự là những năm xanh của một đời người. Không phải chỉ có học, chúng tôi còn có những bận rộn ngoài chuyên môn y khoa nhưhoạt động sinh viên và cùng với các bạn trông nom tờ báo Tình Thương. Tờ báo ấy ra đời trong một hoàn cảnh và thời điểm đặc biệt ngay sau biến động tháng 11 năm 1963”.
(…)
“Có thể khái quát mà nói rằng, cho dù giữa những năm chiến tranh, báo Tình Thươngđã thể hiện được một tinh thần tự trị đại học, trong sinh hoạt tương đối có tựdo, có tinh thần dân chủ, tôn trọng khác biệt, trong một mẫu số chung rộng rãi và đoàn kết cùng hướng tới một xã hội nhân bản. Viết về lịch sử trường Đại học Y Khoa Sài Gòn, có lẽ không nên lãng quên tờ báo Tình Thương. Điều đáng tiếc là Tình Thương đã không tồn tại lâu dài để trở thành một truyền thống và như một nhịp cầu giữa vòng thành y khoa ra bên ngoài xã hội”.
(“Tìm lại thời gian đã mất, Nguyệt san Tình Thương, 1963-1967. Tiếng nói của Sinh viên Y khoa”, Ngô Thế Vinh, 2009)
Còn về Bán nguyệt san Ý Thức, cũng xin mời anh xem bài viết của Lữ Quỳnh, một người trong nhóm chủ trương trên www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=13905
(…) Cho đến khoảng năm 1969, Lữ Kiều từ Phú Quốc, Lữ Quỳnh, Châu Văn Thuận từ Qui Nhơn, Hồ Thủy Giũ từ Quảng Nam, Nguyên Minh, Trần Hữu Ngũ ở Phan Rang đã có cuộc họp mặt bàn chuyện làm báo. Tờ Gió Mai được đổi tên: tạp chí Ý Thúc. Và,tòa soạn theo chân người viết. Tuy in ronéo, tờ báo được trình bày rất đẹp và phổ biến khá rộng. Nhóm chủ trương có thêm Lê Ký Thương, Ðỗ Nghê (Ðỗ Hồng Ngọc ), Trần Hoài Thư, Võ Tấn Khanh.
Qua năm 1970, tạp chí Ý Thức xin giấy phép ấn hành ở Sài Gòn. Mỗi tháng 2 số ( bán nguyệt san). Số báo ra mắt ngày 01-10-1970 dưới tiêu đề Bán Nguyệt San Văn Học Nghệ Thuật Ý Thứcvới truyện ngắn Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư, Ngụy Ngữ, Nguyên Minh; Truyện dài Từ Kế Tường; Kịch Lữ Kiều; Ðọc sách: Quê Người của Dương Nghiễm Mậu… Nhóm chủ trương lúc này thêm: Ngụy Ngữ, Nguyễn Mộng Giác, Lê Văn Ngăn, Trần Hữu Lục.
Bên cạnh Bán Nguyệt San Ý Thức, còn có nhà xuất bản Ý Thức. Trong mấy năm đầu của thập kỷ 70, đã lần lược ấn hành nhiều tác phẩm của Ðỗ Nghê, Lê Ký Thương, Trần Hoài Thư, Lữ Quỳnh, Nguyên Minh, Nàng Lai. Nhiều bản dịch văn học và lịch sửcủa Trần Quang Huề, Nguyên Thạnh, Minh Quân, Lê Ký Thương…
Bán nguyệt san Ý Thức qua năm thứ hai có phần chệch hướng, không còn là tờ báo vốn có tiếng dấn thân tích cực, chống lại thứ văn nghệ salon, viễn mơ tràn ngập lúc bấy giờ. Ý Thức số 24 phát hành xong thì đình bản.
Bấy giờ giữa năm 2008 này, nhìn lại, nhóm chủ trương tạp chí Ý Thức đã phiêu bạt khắp nơi, thật khó để hình dung ra một buổi họp mặt như ngày nào! Nhưng, không như Nguyễn Mộng Giác nghĩ “40 năm qua, từ những thanh niên hăm hở đi tìm một giải pháp cho thời thế và cho văn chương, họ đã bắt đầu trở thành những ông già chậm rãi, mỏi mệt, cuộc vui hằng ngày không phải là những hăm hở mở đường phá núi, mà là ngồi lặng yên bên chồng sách cũ”. Họ, tuy tuổi tác có cao, sức khỏe không còn như ngày nào, nhưng vẫn giữ liên lạc với nhau, vẫn trao đổi chuyện văn chương, vẫn viết lách, in ấn: một Trần Hoài Thư ở New Jersey miệt mài với Thư Quán Bản Thảo, một Nguyên Minh ở Saigon vẫn đều đặn ra tập san Quán Văn…
(Những kỷ niệm của một thời Ý Thức. Lữ Quỳnh, 2008).
Anh thấy đó, tất cả chúng ta đều có một thời tuổi trẻ như vậy!
Chúc anh Hai Trầu sức khỏe,
Thân mến.
 
 
Lời kết
Kính chào Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Bác sĩ viết:"Tôi với anh Hai mà cứ trao đổi qua lại trên dutule.com như vầy hoài chắc bạn đọc sẽ ngán!"; mà ngán thiệt Bác sĩ ơi vì có 13 kỳ "trò chuyện" mà tôi đã có tới bốn kỳ rồi, nên tôi xin rút lui nhe bác sĩ!
Khởi đầu với nhà văn  Nguyễn Hiến Lê và kết thúc với nhà văn Ngô Thế Vinh, kể ra với bốn kỳ trò chuyện ấy tôi học hỏi được nhiều điều rất thú vị từ Bác sĩ. Hai tác giả mà tôi xin được nhắc đến vừa rồi, cả hai đều sanh ra và lớn lên trên đất Bắc nhưng sống thì sống tận dưới Phương Nam này và rồi mỗi vị lại hết lòng thương đất Phương Nam này dữ lắm qua các tác phẩm của các bậc danh tài ấy.
Với nhà văn Nguyễn Hiến Lê thì từ khi vô Nam đã có "Bảy Ngày Trên Đồng Tháp Mười", rồi dạy học tại trường Trung học Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên) của tôi; khi về hưu lại sống với tuổi già nơi căn nhà tại đường Gia Long cũ ngay trong thị xã Long Xuyên; rồi đến khi lìa bỏ cõi đời này Thầy Nguyễn Hiến Lê lại về an nghĩ nơi ngôi cổ tự Phước Ân tại ngã tư rạch Cai Bường, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, cách quê nội tôi chưa tới sáu cây số, đó là làng Tân Bình thuộc Lấp Vò (Đồng Tháp).
Về việc tìm mộ nhà văn Nguyễn Hiến Lê, ngay ở lá thư đầu được Bác sĩ hồi đáp là tôi đã có ý thắc mắc rằng sao mộ của nhà văn Nguyễn Hiến Lê lại ở Đồng Tháp? Tôi định sẽ hỏi bác sĩ nhưng chưa kịp hỏi thì may sao sau đó vài ngày tôi lại đọc được bài “Tôi đi tìm mộ ông Nguyễn Hiến Lê” của Trần Thị Trung Thu. Tôi mới vở lẽ ra là mộ của nhà văn Nguyễn Hiến Lê tọa lạc tại chùa Phước Ân mà tôi vừa nhắc. Rồi tôi cũng có viết lá thư gởi cho tác giả Trần Thị Trung Thu trao đổi cùng tác giả về việc tại sao dân vùng quê Lấp Vò không biết mộ nhà văn Nguyễn Hiến Lê nằm nơi nào.
Dù tôi có giàu óc tưởng tượng cách mấy đi chăng nữa, tôi cũng không bao giờ dám nghĩ rằng sẽ có một ngày Thầy Nguyễn Hiến Lê lại chọn chùa Phước Ân tại vùng Ngã Tư Cai Bường, xã Vĩnh Thạnh, thuộc Lấp Vò của tôi đễ an nghỉ giấc ngàn thu! Một điều mà tôi rất lấy làm thú vị là qua cuộc trò chuyện cùng Bác sĩ vừa rồi tôi có dịp được Bác sĩ đã giới thiệu thêm các tài liệu để tôi biết rõ thêm về sự việc này. Tiện đây tôi xin gởi lại bác sĩ vài hình ảnh mới nhất về khu tháp mộ của Thầy Nguyễn Hiến Lê mà nhiếp ảnh gia Trần Văn Nhiếp vừa chụp được cách đây mấy ngày như một nén hương lòng tưởng niệm một bậc Thầy mà tôi và Bác sĩ đều có chung một tấm lòng kính trọng Thầy Nguyễn Hiến Lê vậy!

moNguyenHienLe01
Toàn cảnh khu mộ nơi chùa Phước Ân tại ngã tư rạch Cai Bường
(xã Vĩnh Thạnh- Lấp Vò, Đồng Tháp); tháp mộ của Nhà văn Nguyễn Hiến Lê hai tầng
đứng hàng thứ ba kể từ góc trái với nền xi măng rêu phủ một màu xanh đen
vì mưa nắng bao mùa… (Hình do nhiếp ảnh gia TVN chụp tháng 6-2013)
 
 
moNguyenHienLe02
Một vị khách đang đứng đọc hàng chữ
ghi trên tháp mộ Nhà văn Nguyễn Hiến Lê với chút
ngậm ngùi như đang nghĩ ngợi về một kiếp người…
(Hình do nhiếp ảnh gia TVN chụp tháng 6-2013)

Còn bác sĩ Ngô Thế Vinh thì cũng thương con sông Cửu Long chảy ngang qua vùng đồng bằng Miền Tây này nhiều lắm! Chẳng những ông viết về con sông ấy như Bác sĩ vừa kể bên trên, mà ông còn thương những mảnh đời của biết bao cư dân vùng đồng bằng này nữa, đặc biệt là dân quê miệt ruộng rẫy dưới này của tụi tôi (những người lúc nào cũng cần nước ngọt của dòng Cửu Long để tưới ướt những cánh đồng) qua những thay đổi lưu lượng cùng đời sống của một dòng sông nước ngọt ngày nào nhưng nay thì đang ở vào tình trạng “cạn dòng”, “nghẽn mạch” rồi! Có lần ông gởi tặng tôi bức hình con sông Cửu Long mà ông sưu tầm được trong những lần đi tìm tòi ngọn nguồn con sông ấy với lời đề tặng: "Nhớ quê thương cả một dòng sông". Thật đáng trân trọng biết bao về một tấm lòng nhân ái ấy!

BanDoDiaLySongMekong
Bản đồ sông Cửu Long chảy qua bảy nước
với lời đề tặng của bác sĩ nhà văn Ngô Thế Vinh

Trước khi dứt lời, tôi xin chân thành cảm ơn Bác sĩ đã dành cho tôi một một cuộc trò chuyên vừa thú vị, vừa bổ ích .Tôi không quên kính chúc Bác sĩ luôn dồi dào sức khỏe cùng quý quyến vạn sự cát tường.
Kính thư,
Hai Trầu
Kinh xáng Bốn Tổng ngày 15 tháng 6 năm 2013

 Hai Trầu

Source : Tạp chí Da Màu – Văn Chương Không Biên Giới: http://damau.org

25/6/13

Nguyễn Hưng Quốc - Quyền lực



24.06.2013

Quyền lực

bởi Nguyễn Hưng Quốc

Trong bài trước, “Lợi dụng tự do dân chủ và lợi dụng quyền lực”, tôi có nêu lên ba luận điểm chính: Một, nói một số người dân nào đó lợi dụng tự do dân chủ là nói một điều nghịch lý và vô lý; hai, vấn đề chính ở Việt Nam hiện nay là lợi dụng quyền lực chứ không phải là lợi dụng tự do dân chủ; và ba, trấn áp dân chúng với lý do họ lợi dụng tự do dân chủ là một hình thức lợi dụng quyền lực và cũng là một cách đánh tráo khái niệm. Trong bài này, tôi thử bàn thêm về khái niệm quyền lực.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng cách hiểu đơn giản và phổ biến nhất là: Đó là khả năng chi phối, sai khiến và kiểm soát người khác để người khác phải làm những điều có khi chính họ không hề muốn. Không ai muốn phải làm việc quần quật căng thẳng từ sáng đến tối, nhưng chủ nhân đã quy định công việc và giờ giấc như thế, mọi người phải hy sinh ước muốn nhàn nhã cà phê cà pháo lê la tán gẫu với bạn bè để làm theo: chủ nhân có quyền lực. Không ai muốn hy sinh một phần, có khi khá lớn, lợi tức của mình, nhưng khi chính phủ quyết định tăng thuế, mọi người đành phải răm rắp vâng lời: chính phủ có quyền lực. Không ai muốn chết hay đối diện với nguy hiểm nhưng khi lãnh đạo ra lệnh, mọi người phải lao ra trận: lãnh đạo có quyền lực.

Dĩ nhiên, cái gọi là quyền lực ấy có tính tương đối. Không phải chủ nhân nào cũng có quyền lực giống nhau. Cũng là chủ nhân một công ty có tầm vóc giống nhau, nhưng quyền lực của họ sẽ khác nhau tùy nơi họ sinh sống có luật pháp phân minh và có công đoàn mạnh mẽ hay không. Cũng là lãnh đạo nhưng ở mỗi cấp và mỗi ngành, quyền lực của họ cũng khác nhau. Dù là lãnh đạo cao nhất nước, quyền lực cũng khác nhau tùy tầm vóc và sức mạnh của nước ấy. Ở Việt Nam, Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước và Thủ tướng có quyền lực nghiêng trời lệch đất, mở miệng cứ như hét ra lửa, nhưng bước ra khỏi biên giới, ngồi cạnh Chủ tịch nước Trung Quốc hay Tổng thống Mỹ, họ lại trở thành những kẻ rất yếu ớt, nói năng cứ lí nha lí nhí. Ngay cả quyền lực của lãnh tụ các siêu cường cũng không hẳn là vô tận: Nó cũng bị khống chế bởi các tranh chấp trong nội bộ đảng, hạn chế từ các phe đối lập và tính chất độc lập và liên lập từ các nước khác.

Ngoài tính tương đối, quyền lực còn có tính tình thế (situational). Năm 2003, đổ quân tấn công Iraq, Mỹ có quyền lực gần như tuyệt đối; nhưng, sau, để có thể rút khỏi Iraq một cách nhanh chóng và an toàn, Mỹ đành phải nhượng bộ rất nhiều phe phái độc lập, thậm chí, đối lập ở Iraq: quyền lực của Mỹ, do đó, bị thu nhỏ hẳn lại. Hiện tượng ấy cũng đang xảy ra ở Afghanistan: cuối cùng có vẻ như Mỹ sẽ thương lượng trực tiếp với Taliban, kẻ thù chính trong trận chiến chống khủng bố do Mỹ phát động từ năm 2001. Ngay trong quan hệ giữa Mỹ và Pakistan cũng vậy: Mỹ lớn, mạnh và giàu có, đổ cả hàng tỉ đô la giúp đỡ Pakistan nhưng trước sự chia rẽ trong dân chúng Pakistan, vốn phần lớn theo Hồi giáo, lại là thứ Hồi giáo khá bảo thủ và cực đoan, quyền lực của Mỹ trở thành rất hạn chế. Ở Việt Nam, trước, quyền lực của Tổng Bí thư Lê Duẩn rất lớn; sau, cũng là Tổng Bí thư, nhưng quyền lực của Nguyễn Phú Trọng lúc nào cũng đối diện với rất nhiều thử thách. Nguyễn Tấn Dũng có thể được xem là Thủ tướng có quyền lực nhất của Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ trước đến nay, nhưng khi đối diện với Quốc hội, như trong kỳ bỏ phiếu tín nhiệm vừa rồi, quyền lực ấy lại bị lung lay ngay tức khắc.

Quyền lực còn có tính đa kích thước (multidimensional). Trong cuốn The Future of Power, Joseph S. Nye (2011, tr. 5) nhắc lại một ví dụ từng được Thomas Schelling đưa ra: Một người mắc nợ 1.000 đô la là một kẻ yếu đuối nhưng nếu mắc nợ đến một tỉ đô la thì cái con số nợ khổng lồ ấy có thể trở thành một sức mạnh để thương lượng về quyền lực. Một quốc gia càng nghèo đói càng ít quyền lực, nhưng Bắc Triều Tiên, trong mấy thập niên vừa qua, rõ ràng đã sử dụng chính sự nghèo đói của mình thành một thứ quyền lực đối với Trung Quốc: Trung Quốc không có chọn lựa nào khác ngoài việc nhẫn nhục chịu đựng và giúp đỡ họ. Sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên sẽ là một tai họa khủng khiếp đối với Trung Quốc: Một, sẽ có làn sóng tị nạn khổng lồ tràn vào Trung Quốc; và hai, biên giới của Nam Triều Tiên, và cùng với nó, quân đội Mỹ, sẽ tiến sát vào Trung Quốc.

Quyền lực được chia thành nhiều loại:

Gần đây nhất, người ta hay nói đến quyền lực cứng (hard power) và quyền lực mềm (solf power). Quyền lực cứng chủ yếu dựa trên hai phương tiện chính: quân sự và kinh tế, có tính chất áp đặt, đe dọa và cưỡng bức, buộc người khác phải làm theo những gì mình muốn, nếu không, sẽ bị trừng phạt. Quyền lực mềm, được Joseph S. Nye nêu lên lần đầu tiên trong cuốn Bound to Lead: The Changing Nature of American Power năm 1990, sau đó, phát triển thêm trong cuốn Solf Power: The Means to Success in World Politics, là khả năng ảnh hưởng đến người khác, qua các phương tiện ngoại giao, văn hóa, tuyên truyền và chính trị, thuyết phục và lôi kéo, để người khác muốn làm những gì mình muốn. Hai loại quyền lực này không chỉ có mặt trong quan hệ quốc tế mà còn có cả trong quan hệ đối nội. Hầu hết các nhà lãnh đạo đều sử dụng cả hai, dù mức độ có thể chênh lệch nhau. Trước đây, ở Việt Nam, tuy dùng cả hai, nhưng loại quyền lực cứng được nhà cầm quyền ưu tiên hơn hẳn: để củng cố quyền lực và trấn áp dân chúng, họ sử dụng không những quân đội và công an, và cùng với chúng, nhà tù và trại cải tạo mà còn sử dụng cả chế độ hộ khẩu và đặc biệt, chế độ phân phối lương thực để khống chế bao tử, từ đó, khối óc của dân chúng. Sau này, bỏ chế độ phân phối lương thực, chấp nhận kinh tế thị trường, họ lại vẫn tiếp tục sử dụng quyền lực mềm qua việc độc quyền trong hệ thống truyền thông: từ báo chí đến phát thanh, truyền hình và các  cơ sở xuất bản đều nằm hết trong tay đảng.

Cách phân biệt thứ hai: quyền lực đơn phương (unilateral power) và quyền lực liên hệ (relational power). Quyền lực đơn phương là quyền lực trên người khác (power over), trong đó, thấp nhất và cũng tệ hại nhất là quyền lực thống trị người khác bằng vũ lực và cao hơn, là bằng luật pháp, một thứ pháp trị (rule of law). Quyền lực liên hệ là quyền lực với người khác (power with) dựa trên tinh thần bình đẳng và sự đồng thuận, nhắm đến những mục tiêu chung cho cả đất nước.

Cách phân biệt thứ ba: quyền lực thoán đoạt và quyền lực ủy thác. Hầu hết các chính quyền được xây dựng từ cách mạng và/hoặc đảo chính là quyền lực thoán đoạt. Thật ra, tự bản chất, điều đó không bao hàm ý nghĩa tích cực hay tiêu cực. Trong lịch sử, ở bất cứ nước nào trên thế giới, cũng có những thứ quyền lực thoán đoạt tốt và những thứ quyền lực thoán đoạt xấu. Thoán đoạt quyền lực từ một thế lực thực dân hay bạo chúa để xây dựng một chế độ khác tự do hơn là tốt; ngược lại thoán đoạt quyền lực từ một chế độ dân chủ để xây dựng một nền độc tài là xấu. Tuy nhiên, ngay cả khi thoán đoạt quyền lực từ một lực lượng xấu, trên nguyên tắc, đáng lẽ là tốt, nhưng sau đó, nếu người ta tìm cách kéo dài quyền lực của mình một cách vô giới hạn thì nó lại biến thành xấu: Nó thay đổi chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác dưới danh nghĩa cách mạng. Quyền lực ủy thác thì khác. Đó là thứ quyền lực do dân chúng giao phó. Giao phó một cách thực sự chứ không phải là một cách tuyên truyền. Cái gọi là thực sự ấy biểu hiện qua hai biện pháp chính: Một, qua các cuộc bầu cử tự do và hai, có tính chất nhiệm kỳ, nghĩa là giới hạn về thời gian. Trong trường hợp này, quyền lực (power) biến thành thẩm quyền (authority), một thứ quyền lực hợp pháp và chính đáng.

Loại quyền lực ủy thác, vốn gắn liền với chế độ dân chủ, là thứ quyền lực, dù chưa hẳn đã hoàn hảo, vẫn được xem là tốt đẹp nhất trong lịch sử. Nó dựa trên sự ủy quyền của dân chúng. Nó hành xử nhân danh dân chúng và nhắm đến lợi ích của dân chúng. Nếu không bị lạm dụng, đó còn là loại quyền lực bền vững và ổn định nhất: Ở tất cả các nước dân chủ nhất trên thế giới lâu nay, không những không có đảo chính mà cũng không có cả các âm mưu…diễn biến hòa bình!

Tái bút:

Tôi định kết luận ở cuối câu trên, nhưng viết xong chữ “diễn biến hòa bình”, tự nhiên đâm ngứa ngáy muốn thêm vài chữ nữa: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, “diễn biến”, tức sự vận động, là một quy luật, và tự nó, không tốt không xấu; theo cách hiểu thông thường của mọi người từ xưa đến nay, “hòa bình” bao giờ cũng có nghĩa tốt. Nếu “diễn biến” tự nó không tốt không xấu, khi đi liền với “hòa bình”, trên nguyên tắc, nó phải tốt. Vậy mà, ở Việt Nam và Trung Quốc, “diễn biến hoà bình” lại bị xem là xấu!

Ối giời! Chữ với nghĩa!

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Source : VOA

24/6/13

Mark A. Ashwill - Vũ khí giáo dục Mỹ ở Việt Nam



 

Cập nhật: 15:34 GMT - thứ hai, 24 tháng 6, 2013
Hoa Kỳ hy vọng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ gần Mỹ hơn
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã dành nhân lực tiền tài đáng kể để cố gắng nhào nặn kẻ thù cũ theo hình ảnh nước Mỹ.
Với một đất nước khao khát học tập, dân số trẻ, theo Khổng giáo, còn gì tốt hơn là giáo dục? Mục tiêu chung cuộc không chỉ là gây ảnh hưởng mà còn quyến rũ và chuyển hóa.
Đại kế hoạch
Nền tảng cho các hoạt động liên quan giáo dục của Mỹ ở Việt Nam là một điện tín thời trước Wikileaks, U.S-Vietnam Education Memo, từ Sứ quán Mỹ ở Hà Nội mùa xuân 2008. Văn bản tám trang, 4,330 chữ, đầy những nhắc nhở lạc quan về việc phải nắm bắt cơ hội và tận dụng sự ngưỡng mộ của người Việt dành cho hệ thống giáo dục đại học Mỹ. Hoa Kỳ được mô tả như một hiệp sĩ trong áo giáp sáng ngời, với thái độ nói được làm được và tinh thần hào sảng, sắp đến giúp hàng triệu bậc cha mẹ và học sinh tuyệt vọng người Việt.
Điều ghê tởm về bức điện này không chỉ là ngôn ngữ bạo động, giọng văn coi thường hay thong tin thiếu chân thực. Các dữ kiện, con số, phân tích và kết luận rằng hệ thống đại học Việt Nam đang khủng hoảng đều chính xác và giống như các bài gần như hàng ngày trên truyền thong nhà nước Việt Nam. Sự ghê tởm là Hoa Kỳ trắng trợn muốn lợi dụng một yếu kém trong xã hội Việt Nam để có lợi ích địa chính trị. Thử nghĩ về nó như con ngựa thành Trojan nhằm thay đổi xã hội, mà còn được gọi là diễn biến hòa bình.
Bức điện kết luận: “Chỉ với một phần nhỏ trong chi tiêu dành cho các chương trình và hoạt động khác trong vùng, chúng ta có thể tái định hình quốc gia này theo các cách đảm bảo có tác động tích cực, sâu sắc trong nhiều thập niên tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam 2020 trông giống Hàn Quốc hơn Trung Quốc, nay là thời điểm hành động.”
Theo cách lý luận này, chính phủ Mỹ, trong giấc mơ, muốn có tất: quan hệ nồng ấm với Việt Nam, Việt Nam biến hình thành Hàn Quốc và trở nên lực lượng đối trọng trong vùng với ‘anh cả’ phương Bắc và kẻ thù chung, Trung Quốc.
Trung tâm Hoa Kỳ
Nhân viên Sứ quán viết tài liệu này có vẻ hoan hỉ đến chóng mặt trước viễn cảnh Hoa Kỳ có thể tác động đường đi chính trị tại Việt Nam thông qua trao đổi giáo dục và các hoạt động ủng hộ giáo dục ở Việt Nam.

Đại sứ Mỹ Michalak quan tâm giáo dục tại Việt Nam
‘Các trung tâm Hoa Kỳ’ gần đây thành lập đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch quyến rũ nhằm chinh phục giới trẻ. Kể từ nhiệm kỳ Đại sứ Michael Michalak, người tự nhận là ‘Đại sứ Giáo dục’ (tháng Tám 2007 đến tháng Hai 2011), đã có nỗ lực tập thể hướng tới thanh niên, giáo viên và giảng viên đại học. Nỗ lực này dính líu nhân viên sứ quán, các cơ quan liên hệ như USAID và đủ loại diễn giả khách mời. Có các loạt bài nói chuyện, chiếu phim, hòa nhạc, câu lạc bộ sách, hoạt động giáo dục, câu lạc bộ tiếng Anh, Diễn đàn Hoa Kỳ học và cả trang ‘tự học MBA’ trên trang web lãnh sự Mỹ, đăng thông tin kinh tế và kinh doanh “được các chuyên gia Mỹ của chúng tôi mang tới Việt Nam”.
Các ví dụ về cách nghĩ và mục tiêu của nhiều hoạt động này có thể tìm thấy qua các điện tín của phái bộ Mỹ tại Việt Nam trong 10 năm qua, bị Wikileaks tiết lộ. Một tài liệu như thế, có tựa Nhiều thanh niên Việt Nam tin tưởng Anh Hai theo dõi Internet, nhắc về một cuộc thảo luận hồi tháng Giêng 2010 tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Hà Nội sau khi chiếu một diễn văn của Hillary Clinton về tự do Internet. Giả định đằng sau kiểu trao đổi thế này giữa viên chức Sứ quán và thanh niên Việt Nam là Phương thức Mỹ là Cách tốt nhất.
Một trong những giả định đáng ngờ là người Việt học ở Mỹ sẽ trở về, không chỉ là bạn của Hoa Kỳ và người dân Mỹ mà còn là bạn của chính phủ Mỹ. Người ta nghĩ người Việt được đào tạo ở Mỹ sẽ tích cực hướng đến những tư tưởng Mỹ, bao gồm mục tiêu chính sách của Mỹ và nền hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana). Các viên chức hy vọng rằng nhiều người sẽ có được vị trí để thi hành các thay đổi thuận cho Mỹ trong những thập niên kế tiếp và sẽ dễ bảo để làm vậy.
"Một trong những giả định đáng ngờ là người Việt học ở Mỹ sẽ trở về, không chỉ là bạn của Hoa Kỳ và người dân Mỹ mà còn là bạn của chính phủ Mỹ. Người ta nghĩ người Việt được đào tạo ở Mỹ sẽ tích cực hướng đến những tư tưởng Mỹ, bao gồm mục tiêu chính sách của Mỹ và nền hòa bình kiểu Mỹ."
Giáo dục được xem là công cụ sức mạnh mềm tối hậu, phương tiện gây ảnh hưởng rất hiệu quả và là tác nhân gây đổi thay sâu rộng trong chiến lược dài hơi để đạt được trong hòa bình những gì Mỹ đã không có nhờ quân sự trong Chiến tranh Đông Dương lần Hai.
Ảo tưởng
Những điều này không hẳn là suy nghĩ của Thượng nghị sĩ J. William Fulbright khi ông đề nghị tạo ra chương trình học bổng hàng đầu của chính phủ Mỹ. Fulbright từng nói về mục tiêu của trao đổi giáo dục: “Mục đích là giúp người Mỹ làm quen với thế giới thực sự, và để các sinh viên, học giả từ nhiều nơi làm quen với nước Mỹ thực sự.”
Như bất kỳ nước nào, Hoa Kỳ có các điểm mạnh và thành tựu – các mô hình, cách tiếp cận, cách nghĩ – có thể được áp dụng và bắt chước ở Việt Nam. Mỹ cũng có những khiếm khuyết và các câu chuyện cảnh cáo. Quan niệm rằng trao đổi giáo dục quốc tế nên đóng góp cho việc chuyển hóa các xã hội khác theo mô hình Mỹ không chỉ sai lầm mà còn không khả thi và ảo tưởng.
Với những người dành đời mình cho giáo dục quốc tế và tự xem mình như công dân toàn cầu, mong ước của chúng tôi là đóng góp nhỏ nhoi cho một thế giới yên bình, công bằng và bình đẳng hơn. Thay vì trung thành với một đất nước-nhà nước, không gian tri thức, la bàn đạo đức và cảm thức kết nối của chúng tôi mở ra với toàn nhân loại.
Nếu muốn thực sự trung thành với giáo lý nghề nghiệp của mình, chúng tôi phải bác bỏ “các lợi ích quốc gia” khi chúng xung đột hay gây hại cho quyền lợi và khát vọng của đồng loại mình. Vì mục tiêu đó, chúng tôi phải chống lại nỗ lực của một chính phủ có chính sách ngoại giao bắt rễ trong chủ nghĩa dân tộc và trâng tráo dùng giáo dục làm vũ khí của sức mạnh mềm.
Chúng ta đừng quên rằng người Việt nên có tự do để quyết định vận mệnh của mình mà không có can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt lại từ một quốc gia đã là nguồn gốc của nhiều khổ đau.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, giám đốc điều hành của Capstone Vietnam, một công ty nhân lực có văn phòng ở Hà Nội và TP. HCM. Từ 2005 đến 2009, ông là giám đốc tại Việt Nam cho Viện Giáo dục Quốc tế (Institute of International Education).
 
BBC

Mỹ sẽ dùng mọi kênh hợp pháp để bắt giữ Snowden

VOA  News :

24.06.2013


Mỹ sẽ dùng mọi kênh hợp pháp để bắt giữ Snowden





Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ đang tận dụng “mọi kênh hợp pháp thích hợp” để tìm cách bắt giữ nhân viên tình báo hợp đồng đã tội tiết lộ các chương trình theo dõi bí mật của Mỹ.

Hôm thứ hai, Tòa Bạch Ốc nói họ tin rằng ông Edward Snowden đang ở Nga và đang làm áp lực đòi Nga trục xuất ông ta để bị truy tố về tội làm gián điệp ở Hoa Kỳ.

Trong cuộc trốn chạy đuổi bắt để xin tỵ nạn, ông Edward Snowden đã được đặt chỗ trên chuyến bay buổi chiều từ Moscow đến La Habana, với điểm đến cuối cùng là Ecuador, nơi ông tính xin tỵ nạn. Nhưng chuyến bay rời thủ đô Cuba đã cất cánh mà không thấy tăm dạng ông trên máy bay.

Julian Assange, người sáng lập tổ chức tiết lộ bí mật Wikileaks đang hỗ trợ cho ông Snowden, nói rằng ông Snowden đang an toàn, nhưng từ chối không tiết lộ ông ta đang ở đâu.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói Hoa Kỳ vẫn thường xuyên giao trả các nghi can tội phạm cho Nga và nói Hoa Kỳ trông đợi Nga sẽ giao trả ông Snowden, 30 tuổi, cho nhà chức trách Mỹ.

Ông Carney chỉ trích Trung Quốc về điều ông nói là “sự chọn lựa có chủ tâm” của Bắc Kinh cho phép ông Snowden đáp máy bay từ Hong Kong đi Moscow hôm Chủ nhật. Ông Carney nói quyết định của Trung Quốc gây phương hại “rõ ràng” cho bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Ông Carney nói: “Xét rằng Hoa Kỳ vẫn hợp tác chặt chẽ với Nga sau vụ đánh bom cuộc đua Marathon ở Boston, và lịch sử hợp tác với Nga về các vấn đề thi hành công lực, kể cả việc giao trả cho Nga hàng nhiều tội phạm cấp cao theo lời yêu cầu của chính phủ Nga, chúng tôi trông đợi chính phủ Nga hãy xét tới tất cả các phương án sẵn có đối với họ để trục xuất ông  Snowden trở lại Hoa Kỳ.”


Ông ta khiến công tác chống khủng bố gặp nguy...Và rất có thể nhiều sinh mạng sẽ bị tổn thất ở Hoa Kỳ vì những kẻ khủng bố giờ đã biết được điều chúng cần tránh...

Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry
​​
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, hiện đang đi công du Ấn Ðộ, tuyên bố giới hữu trách Hoa Kỳ “không biết, cụ thể, ông ta có thể đi đâu, hay nơi đến dự định là gì.”

Ngoại trưởng Ecuador ông Ricardo Patino tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Việt Nam rằng ông “không thể cung cấp thông tin về tung tích của ông Snowden, “ nhưng nói rằng chính phủ của ông đã liên lạc với Moscow.

Ông Kerry nói sẽ ‘rất đáng ngại” cho cả Hong Kong và Nga khi cho phép ông Snowden ra đi để tiếp tục cuộc hành trình quốc trốn tránh bị truy tố ở Hoa Kỳ.

Ông Kerry nói: “Người này chỉ đưa thông tin thật và phổ biến ra ngoài bởi vì ông chợt nhận thấy rằng có điều gì không được các sự kiện minh chứng. Tôi nghĩ ông ta khiến công tác chống khủng bố gặp nguy. Ông ta khiến các cá nhân gặp nguy. Và rất có thể nhiều sinh mạng có thể bị tổn thất ở Hoa Kỳ bởi vì các phần tử khủng bố giờ đã biết được điều chúng cần tránh mà trước khi ông ta làm như vậy chúng không biết được.”

Nữ phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Caitlin Hayden nói Tòa Bạch Ốc thất vọng trước việc ông Snowden được phép rời Hong Kong, bất chấp một lời yều cầu “có giá trị pháp lý” đề nghị bắt giữ ông ta. Thông cáo hồi sớm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ đã đưa ra những lời “phản đối mãnh mẽ” với nhà chức trách ở Hong Kong và chính phủ Trung Quốc.

Ecuador cho biết đã nhận và đang phân tích yêu cầu xin tỵ nạn của ông Snowden. Ông Patino nói Ecuador sẽ cứu xét yêu cầu xin tỵ nạn dựa trên “các nguyên tắc của bản hiến pháp nước này.”
​​
Chính phủ Ecuador vẫn thường chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và ông Patino nêu ra rằng Hoa Kỳ trước đây đã từ chối dẫn độ các chuyên viên ngân hàng bị truy nã đã gây phương hại cho quyền lợi của nhiều người Ecuador.

Các giới chức Hoa Kỳ cho biết hộ chiếu của ông Snowden đã không còn hiệu lực trước khi ông rời Hong Kong để đi Moscow. Chính phủ đã khuyến cáo các nước mà ông Snowden có thể quá cảnh hoặc là nơi đến cuối cùng rằng ông ta bị truy nã về các trọng tội và không được phép đi lại ở các nước ngoài.

Ecuador đã che chở cho người sáng lập Wikileaks là ông Julian Assange tại sứ quán của họ ở London trong năm vừa qua để ngăn việc ông có thể bị dẫn độ qua Thụy Điển, nơi ông đang bị điều tra về tội tấn công tình dục. Các luật sư của ông nói ông Assange lo ngại ông ta sẽ bị gửi qua Hoa Kỳ vì có liên hệ với việc tổ chức của ông ta phổ biến các công điện ngoại giao bí mật của Hoa Kỳ vào năm 2010.

Ông Snowden đã tiết lộ các văn kiện cho thấy các cơ quan tình báo Hoa Kỳ thu thập dữ liệu từ nhiều năm về những dạng thức sử dụng điện thoại và Internet. Ông nói ông tin rằng các chương trình này vi phạm quyền riêng tư của công dân.

Một giới chức cấp cao của chính phủ gay gắt chỉ trích các động cơ của ông Snowden và nói rằng việc ông ta tập trung vào sự minh bạch và quyền cá nhân “bị phủ nhận bởi những nước che chở mà ông có thể đã chọn.” Giới chức này liệt kê Trung Quốc, Nga, Cuba, Venezuela và Ecuador, và nói rằng việc ông Snowden không chỉ trích các chính phủ đó cho thấy “động cơ thực sự” của ông ta là gây thiệt hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Các giới chức cấp cao Hoa Kỳ từng nói rằng các chương trình theo dõi không ghi nhận nội dung các cú điện đàm, mà chỉ đi tìm các khuôn thức trong dữ liệu thống kê, kể cả thông tin về ngày giờ và các số điện thoại đã gọi.

Giới hữu trách Hoa Kỳ cũng nói các chương trình này đã ngăn chặn được ít nhất 50 vụ tấn công khủng bố trên toàn thế giới kể từ sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Hoa Kỳ. Họ cáo buộc ông Snowden là làm suy yếu khả năng của họ nhằm phá vỡ các âm mưu tấn công trong tương lai.
--------------------------------------------------------------------------------

http://www.voatiengviet.com/content/my-se-dung-moi-kenh-hop-phap-de-bat-giu-snowden/1688266.html

21/6/13

Trần Kỳ Phương - Giải mã nghệ thuật cổ Champa



 18 June 2013
James Blake Wiener thực hiện

Hà Duy dịch từ bài phỏng vấn tiếng Anh


Người Chàm ở Trung bộ Việt Nam đã có những truyền thống nghệ thuật, kiến trúc đầy ấn tượng cách đây hơn 1700 năm. Vương quốc Champa được thành lập vào cuối thế kỷ thứ 2 CN và đã tạo lập một chuỗi các tiểu quốc dọc theo vùng duyên hải, từ năm 192 đến 1832. Champa—nằm trên ngã tư giữa các nước Ấn Độ, Java và Trung Hoa—là một trung tâm giao thương sầm uất ở vùng Đông Nam Á và là đối thủ chính của đế chế Khmer hùng mạnh. Người Chàm chủ yếu được biết đến trong lịch sử là những thương nhân, thủy thủ và chiến binh, đồng thời họ cũng là những thợ thủ công thiện nghệ và kiến trúc sư tài năng. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền này, James Blake Wiener của trang mạng Từ điển Bách khoa Cổ sử (Ancient History Encyclopedia) trao đổi với Trần Kỳ Phương–một chuyên gia lịch sử văn hóa Champa–về những đặc điểm độc đáo của nghệ thuật và kiến trúc Chàm. (Bản gốc tựa đề: “Deciphering Ancient Cham Art”, đăng trên trang mạng: <www.ancient.eu.com>, ngày 3/4/2013; và <www.kunstpedia.com>. [Hà Duy dịch])

kyphuong-232x300
Nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương

JW: Chào ông Trần Kỳ Phương, tôi xin gởi đến ông lời chào thân ái của Từ điển Bách khoa Cổ sử! Cám ơn ông giới thiệu cho chúng tôi về thế giới nghệ thuật và kiến trúc cổ Champa.
Mặc dầu người Chàm đã hấp thụ ảnh hưởng nghệ thuật từ Java, Cambodia, và Ấn Độ, tôi muốn hỏi ông, những khía cạnh đặc sắc nào của nghệ thuật và kiến trúc Chàm có thể được nêu lên khi so sánh nó với các nền nghệ thuật láng giềng? Hơn nữa, làm thế nào chúng ta có thể định nghĩa và tiếp cận với mỹ học Chàm: nên chăng qua những lăng kính của nghệ thuật Hindu (Ấn giáo) cổ và qua những vệ tinh văn hóa của “Đại Ấn”?

TKP: Nghiên cứu những đặc điểm địa lý của vương quốc Champa và của các nước láng giềng cho phép chúng ta hiểu được những khía cạnh độc đáo của nghệ thuật Chàm. Vương quốc Champa tọa lạc trên đại lộ hải thương gọi là “Con đường Tơ lụa trên biển,” và Champa cũng nằm giữa hai nền văn minh chính của Châu Á: Ấn Độ và Trung Hoa. Vương quốc này đã tích cực tham gia vào hệ thống hải thương quốc tế từ thế kỷ thứ 2 CN trở đi. Champa đã tạo được những mối quan hệ mật thiết với các vương quốc ở Đông Nam Á lục địa và với các đế chế hải đảo thuộc Indonesia hiện nay; kết quả là, nghệ thuật Chàm đã dung hóa/tiếp biến những xu hướng nghệ thuật đa dạng từ Đông Nam Á, Ấn Độ và kể cả Trung Hoa.

chaua
Bản đồ Châu Á vào năm 800 CN bao gồm vương quốc Champa và các nước trong khu vực.

Quan tâm về nền kiến trúc tôn giáo Hindu của Champa, nơi không có truyền thống xử dụng rộng rãi vật liệu đá trong xây dựng, trái hẳn với truyền thống kiến trúc của các nước láng giềng. Công nghệ xây dựng Champa nổi bật với việc xử dụng gạch, trong khi Khmer và Java thì nghiên hẳn về công nghệ xử dụng đá được minh chứng bởi các ngôi đền Angkor Wat hoặc Angkor Thom (ở Cambodia), và Borobodur hoặc Prambanam (ở Indonesia). Sự khác biệt về vật liệu xây dựng hàm ý những khác biệt về công nghệ cấu trúc cũng như những khác biệt về xử dụng nguồn nhân lực cống hiến vào các dự án xây dựng. Sự biến đổi giữa hai xu hướng tiếp cận này–sự xử dụng gạch hoặc đá–trong cấu trúc xây dựng có thể được giải thích bằng những hệ thống kinh tế đặc thù đã được tiếp biến bởi sự tương thích của các nền văn minh cổ ở Đông Nam Á.
Công nghệ của Khmer và Java là những nền công nghệ của những xã hội nông nghiệp, tọa lạc tại những đồng bằng rộng lớn (như của Cambodia) hoặc tại những bình nguyên giàu đất khoáng, đất nham thạch (như của đảo Java). Trong những xã hội nông nghiệp này, các vị vua, chúa, thủ lĩnh có khả năng điều động dễ dàng một lực lượng nhân công phong phú để lao tác trong một thời hạn dài. Tùy thuộc vào ước nguyện của giới cai trị, nguồn nhân lực này được xử dụng để xây dựng đền đài bằng sa thạch hoặc các loại đá khác. Ngược lại, người Chàm nghiêng hẳn về nền kinh tế hải thương.
Trong những xã hội thương mãi, khả năng điều động nguồn nhân lực cho những nhu cầu xây dựng các công trình tôn giáo trọng yếu đều bị hạn chế.
Xây dựng một ngôi đền bằng đá đòi hỏi một sự tập trung các nguồn nhân lực để đục cắt và vận chuyển đá và cho tất cả các công đoạn khác của chính một cấu trúc đá. Trong khi, một ngôi đền gạch đã không yêu cầu một nguồn nhân lực hùng hậu như thế: với một số lượng nhân công khiêm tốn hơn, được tận dụng trong một thời hạn nhất thiết, có khả năng kiến tạo những ngôi đền có kích cỡ bề thế như nhóm tháp Dương Long (ở Bình Định), là một trong những ngôi đền Hindu bằng gạch cao nhất ở Đông Nam Á, 42 mét.

duonglong
Hình 1: Nhóm đền-tháp Dương Long, thế kỷ 12-13, Bình Định. [Ảnh: TKP]

Bên cạnh những dị biệt này về vật liệu và công nghệ cấu trúc, các truyền thống nghệ thuật cổ ở Đông Nam Á cũng sở hữu những cá tính lỗi lạc trong sự đa dạng của những phương thức thể hiện. Điều này liên quan đến những thiết kế mặt bằng (bình đồ) và ý tưởng không gian của mô hình được ứng dụng cho từng nhóm đền-tháp. Mặt bằng trong kiến trúc Chàm thường bao gồm đơn thuần một hình vuông giản dị, trong khi những cấu trúc đá của Khmer và Java thường cầu kỳ và phức tạp hơn rất nhiều. Mô hình không gian kiến trúc Chàm, dựa trên nhiều khối vuông riêng rẽ, kết hợp đơn điệu, trong khi mô hình Khmer và Java đã phát triển toàn diện và kết hợp được phức thể của những dạng thức khác nhau. Tính đa dạng trong những thiết kế không gian và mô hình kiến trúc phản ảnh những dị biệt của tâm thức nghệ thuật: chúng là sản phẩm của “tri thức cộng đồng” đặc thù của từng nhóm sắc tộc và của xã hội cổ đại ở Đông Nam Á.
Mặc dầu nghệ thuật Chàm và nghệ thuật Đông Nam Á tất cả đều được tiếp biến từ những nền nghệ thuật ở tiểu lục địa Ấn Độ, mỗi nền văn minh Đông Nam Á đều sở hữu ngữ pháp và tự vựng riêng để diễn đạt cá tính nghệ thuật và tư chất thẩm mỹ của chúng. Thiên về cấu trúc địa lý và tộc người, chúng ta có thể dễ nhận ra đâu là những khác biệt nổi trội giữa những vương quốc này: vương quốc Champa gần gũi với biển, trong khi vương quốc Khmer thuộc về nội địa.
Cư dân bản địa sống trong vùng này thuộc về nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau cùng cộng cư trong mỗi vương quốc; ví dụ, cư dân Chàm cấu thành bởi hai ngữ hệ Austronesian/Nam Đảo (nhánh Mã Lai-Đa Đảo) và Austro-Asiatic/Nam Á (nhánh Môn-Khmer), trong khi cư dân Khmer đa phần thuộc ngữ hệ Nam Á. Thẩm mỹ tộc người của cư dân bản địa đã tinh lọc những nền nghệ thuật Hindu và Phật giáo đến từ Ấn Độ, đúc kết nên bộ từ vựng nghệ thuật riêng biệt và những cảm thụ nghệ thuật riêng tư cho mỗi nền nghệ thuật của Đông Nam Á.

siva
Hình 2: Thần Siva múa, đầu thế kỷ 10, sa thạch. Bảo tàng Điêu khắc Chăm-Đà Nẵng. [Ảnh TKP]


JW: Lịch sử đã không thân thiện với các di tích và tác phẩm nghệ thuật Champa: những thế kỷ chiến tranh và sự quên lãng vô tình đã gây nên những tác hại rõ rệt tại các di tích như Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang, trong khi những tác phẩm trang trí thì đã bị mất đi vĩnh viễn. Ngày nay, hầu như các nghệ phẩm Champa tồn tại là những tác phẩm điêu khắc bằng sa thạch hoặc bằng đồng thau, với một ít hiện vật được đúc bằng các loại hợp kim khác.
Chúng ta biết gì về các loại hình nghệ thuật khác của Champa cổ như: hội họa, trang sức, đan, dệt, đồ gốm, hoặc ngay cả thư pháp?
Có khả năng nào từ các nguồn ở hải ngoại hoặc từ các bi ký hiện tồn cho phép chúng ta phục dựng các loại hình nghệ thuật khác đã được chế tác trong thời vang son của vương quốc Champa (khoảng năm 600-900 CN)?

TKP: Vâng, thời gian và chiến tranh–đặc biệt các cuộc chiến trong thế kỷ vừa qua–là nguyên nhân chính đã hủy hoại các nghệ phẩm Chàm. Ngoại trừ kiến trúc tôn giáo, chúng ta chỉ có thể nhận biết nghệ thuật trang sức, dệt vải, v.v., đã được chạm khắc chi tiết trên các tác phẩm điêu khắc hiện tồn. Để tìm hiểu về đồ trang sức và y phục của hoàng gia Champa qua các thời kỳ lịch sử, thì, một sự quan sát cặn kẽ là điều thiết yếu; thí dụ, vào triều đại Indrapura (hưng thịnh vào khoảng năm 875 CN), nghệ thuật kim hoàn đã đạt đến đỉnh cao khi người ta có thể tìm thấy các kiểu thức đa dạng của đồ trang sức bằng vàng đeo trên thân thể giới quý tộc, được chạm khắc trên các đài thờ. Vào năm 1903, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một bộ trang sức bằng vàng–bao gồm mũ, miễn, hoa tai, vòng đeo cổ, vòng đeo tay, đeo chân, v.v.–để trang điểm cho ngẫu tượng của một vi thần Hindu, thần Siva, tại Mỹ Sơn.
Hiện nay, có khoảng hơn 200 bi ký Chàm đã được phát hiện. Những bi ký này có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 15 CN, và chúng cung cấp những chi tiết thú vị bằng cả tiếng Chăm lẫn tiếng Phạn (Sanskrit); may mắn là, mặc dầu phong cách của minh văn đã thay đổi và phát triển qua thời gian, chúng ta vẫn có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin về chúng. Các nhà khảo cổ học cũng đã phát lộ được nhiều lò gốm Chàm tại tiểu quốc Vijaya xưa kia (nay thuộc tỉnh Bình Định). Những lò gốm này được xác định niên đại từ thế kỷ 13 đến 15 CN. Rất ít người biết rằng gốm Chàm đã từng xuất khẩu đến hầu hết các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á, chúng còn được tìm thấy ngay cả ở Trung Cận Đông. Chúng có vẻ đẹp tuyệt vời: Gốm Chàm đơn sắc màu xanh nhạt và màu vàng nâu.
Ngày nay, cộng cồng sắc tộc Chăm–sinh sống ở Nam Trung Bộ–vẫn sản xuất vải dệt cổ truyền với nhiều kiểu thức hoa văn độc đáo và các loại gốm thô làm theo kiểu không có bàn xoay. Họ cũng bảo tồn được các thể loại nghệ thuật truyền thống liên quan đến các nghi thức tôn giáo và lễ hội. Rất nhiều văn bản bằng tiếng Chăm viết trên lá cọ có niên đại từ thế kỷ 17 đến 19, vẫn còn được bảo quản.


JW: Chúng ta biết được gì về những công nghệ đã giúp người Chàm xây nên những tổ hợp đền-tháp to lớn này? Đền thờ Champa không chỉ nổi tiếng vì những ngọn tháp gạch của chúng mà cũng vì những mảng điêu khắc trang trí được chạm thẳng vào gạch. Mong ông chỉ ra cặn kẽ?

TKP: Công nghệ xây dựng của các tổ hợp đền –tháp Chàm rất diệu kỳ. Gạch được nung ở nhiệt độ khoảng 850 độ C, nên dễ hoàn tất. Để kết những viên gạch lại với nhau, người Chàm dùng một loại nhựa cây gọi là dầu rái, nó được lấy từ thân cây, tên khoa học là Dipterocarpus Alatus Roxb. (loại cây này được trồng thành rừng phổ biến ở Trung Việt Nam và ở bán đảo Đông Dương.) Đền–tháp Chàm được xây chừa khoảng trống giữa hai vách tường dày; sau đó, chúng được xây dần lên cao, rồi hình thành một hàng gạch cuối nơi đỉnh tháp. Tường tháp rất dày–khoảng 1.5 -2.0 mét–tạo nên phần chịu lực tuyệt hảo để nâng đỡ mái tháp và làm vững nền móng kiến trúc.
Người Chàm cũng rất kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa gạch và sa thạch trên cùng một công trình; ở một vài tổ hợp đền-tháp, hai thứ vật liệu này vẫn còn kết chặt qua hàng ngàn năm! Sau khi đã hoàn tất việc xây dựng cho ngôi đền, những nhà điêu khắc Chàm chạm trổ các kiểu thức hoa văn trực tiếp vào tường ngoài của tháp gạch. Những kiểu thức hoa văn trang trí sáng tạo qua các thời kỳ đã hình thành các phong cách nghệ thuật khác nhau từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ 16.

thapcham
Hình 3: Thánh địa Mỹ Sơn dưới chân ngọn núi thiêng Mahaparvata. [Ảnh TKP]


JW: Thưa ông, tôi nhận thấy rằng nghệ thuật và kiến trúc của Mỹ Sơn đã được chú trọng nhiều trong nghiên cứu của ông. Tại sao di tích này được chọn để xây và tại sao những triều vua kế tục lại ưa chuộng Mỹ Sơn, bảo trợ cho những ngôi đền tuyệt đẹp của di tích này?

TKP: Mỹ Sơn là thánh địa hoàng gia nơi vị thần-vua (devaraja)–một hóa thần của thần Siva, đấng bảo hộ các vương triều Chàm và vương quốc Champa–được thờ phượng. Thánh địa này được khởi dựng dưới triều vua Bhadravarman I hay Phạm Hồ Đạt (380-413) vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4. Nó được dựng trong một thung lũng kín đáo với không gian thâm mật, dưới chân ngọn núi thiêng Mahaparvata, được đề cập trong văn bia của đức vua. Đỉnh của ngọn núi thiêng có hình dáng lạ tựa như mỏ của chim thần Garuda–vị thần của sự bình an trong đạo Hindu. Ngày xưa, thương thuyền đi lại dọc theo bờ biển trông thấy ngọn núi này như một chỉ dấu để biết rằng họ đã đến gần cảng-thị quan trọng là Hội An–trung tâm thương mại chính của tiểu quốc Amaravati Champa.
Người Chàm đã lập nên nhiều tiểu quốc hoặc “tiểu quốc cảng-thị” dựa trên cửa sông của những dòng sông chính ở miền Trung Việt Nam được xem như những vùng đất thánh. Mối tiểu quốc hay “tiểu quốc cảng-thị” của người Chàm được tổ chức dựa vào ba khuôn mẫu sau:
  1. Một trung tâm thương mãi tọa lạc ở cửa sông;
  2. Một trung tâm quyền lực hoàng gia–kinh thành–tọa lạc bên bờ sông về phái tây cửa sông;
  3. Một thánh địa hoàng gia tọa lạc dưới chân ngọn núi thiêng bên cạnh kinh thành.
Thí dụ, tiểu quốc Champa Amaravati, ở vùng Quảng Nam ngày nay, được tạo lập bởi ba thành tố sau:
  1. Hội An–một khu phố cổ còn gọi là “Đại Chiêm hải khẩu”–là một trung tâm hải thương;
  2. Kinh thành Sinhapura Trà Kiệu–còn gọi là “Kinh thành Sư tử”–là một trung tâm quyền lực hoàng gia;
  3. Mỹ Sơn–xưa kia được biết phổ biến là “Srisana-Bhadresvara”–là một thánh địa hoàng gia
Mỹ Sơn là di tích kiến trúc tôn giáo lớn nhất và quan trọng nhất của Champa, bao gồm khoảng 70 ngôi đền-tháp được xây dựng liên tục từ cuối thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13. Di tích này lưu giữ những kiến thức quan trọng về văn hóa nghệ thuật Chàm, phản ảnh lịch sử kinh tế và xã hội của vương quốc Champa. Di tích này đã hấp dẫn nhiều thế hệ học giả kể từ khi nó được tái phát hiện bởi các học giả người Pháp vào cuối thế kỷ 19. Mỹ Sơn đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO từ năm 1999. Tuy nhiên, những hiểu biết của chúng tôi về di tích này vẫn còn hạn chế vì thiếu những cuộc khai quật khảo cổ học hiện hành. Chúng tôi trông đợi vào những cuộc khai quật đầy hứa hẹn trong tương lai, tôi hy vọng sẽ phát quật được nhiều tác phẩm thú vị và thúc đẩy những nổ lực để bảo tồn di tích này.


JW: Có phải những di tích như Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang cũng là những nơi hành hương không? Hơn nữa, tôi cũng băng khăng rằng liệu ông có thể giải thích kỹ hơn làm thế nào các cộng đồng nông nghiệp và thị tứ đã giúp phát triển của các di tích này? Chúng ta có đề cập qua ở trên và tôi tha thiết muốn biết thêm.

TKP: Đúng vậy. Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang là hai thánh địa Hindu của hoàng gia–một ở phía bắc vương quốc và một ở phía nam–nơi giới quý tộc và thương nhân Chàm đã đến hành hương. Hai thánh địa hoàng gia này phản ảnh tín ngưỡng vũ trụ lưỡng nghi của các vương quyền Champa: những người hành hương tại Mỹ Sơn thờ phượng đấng thần-vua, Siva (Srisana-Bhadresvara), tượng trưng cho nguyên tố nam; trong khi tại Pô Nagar Nha Trang, những người hành hương thờ phượng nữ thần, Bhagavati (vợ thần Siva, hay còn gọi là “Yang Inư Pô Nagar là Thần Mẹ Xứ Sở”), tượng trưng cho nguyên tố nữ.

thapcham
Hình 4: Thánh địa Pô Nagar Nha Trang, nơi thờ Nữ thần Mẹ Xứ Sở–Yang Inư Pô Nagar. [Ảnh TKP]

Vương quốc Champa nằm trên con đường hải thương quốc tế: người Chàm sở hữu bờ biển dài hơn một ngàn cây số, và nền kinh tế của vương quốc dựa vào nghề đi biển và thương mại đường dài. Cư dân Champa thường bận bịu quanh năm với các thương vụ và trao đổi hàng hóa. Hơn nữa, nền nông nghiệp của vương quốc tương đối kém phát triển vì đất canh tác chỉ bao gồm những cánh đồng nhỏ dọc theo các bờ sông ngắn. Tại thung lũng các dòng sông dài hơn–như sông Thu Bồn (Quảng Nam) hoặc sông Côn (Bình Định)–nơi đó đất đai trù phú hơn và gắn kết với những thương cảng lớn như Hội An (Cửa Đại) và Cửa Thị Nại (Quy Nhơn). Người Chàm trồng lúa nước và các loại nông sản như đường mía và khai thác trầm hương.
Một số lớn đền-tháp bằng gạch đã được xây dựng tại các khu vực này đó là kết quả của sự tập trung dân cư do các nguồn kinh tế cung cấp. Điều này giả định rằng ngay khi nguồn nhân lực được đầy đủ để tạo dựng các công trình tôn giáo, các vua Champa lập tức trưng dụng nguồn nhân lực này để xây dựng các đền-tháp hoành tráng và kỳ vĩ hơn. Nhìn chung, một xã hội nông nghiệp có khả năng cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào và ổn định hơn một xã hội thương nghiệp, hay cá biệt, dựa vào sự nông nhàn giữa hai mùa lúa. (Xưa kia, người Chàm chỉ có một vụ mùa hằng năm.)


JW: Thưa ông Trần Kỳ Phương, thật hân hạnh được trao đổi với ông. Từ điển Bách khoa Cổ sử kính chúc ông nhiều hạnh phúc trong công cuộc nghiên cứu. Chân thành cám ơn ông đã chia sẽ những hiểu biết của ông về một nền văn hóa thật thú vị.

TKP: Vâng, thật là một vinh hạnh. Tôi rất vui mừng được chia sẽ kiến thức của tôi về nghệ thuật Chàm với Từ điển Bách khoa Cổ sử. Chúc Từ điển Bách khoa Cổ sử gặt hái được nhiều thành quả trong tương lai.

Hà Duy dịch

Source  : Tạp chí Da Màu

http://damau.org

Phạm Thị Hoài - BAO GIỜ EM SẼ DẪN CON VỀ THĂM NHÀ?


Tháng 6 21, 2013

Phạm Thị Hoài
Em đến nước Đức như một dãy số không dàn hàng ngang. Không gia đình. Không nghề nghiệp. Không bằng cấp. Không học vấn. Không ngoại ngữ. Không một xu dính túi. Tất nhiên là không hộ chiếu, không thị thực nhập cảnh. Không cả nhan sắc. Đến chơi nhà, tôi còn thấy em không giỏi việc nội trợ; bồn tắm thì vương mấy cọng rau, tủ lạnh vướng vài sợi tóc. Khi đã tàn nhẫn thì tạo hóa tàn nhẫn triệt để. Tất cả 50 hạt trên 10 gióng của chiếc bàn tính gẩy là số phận em đều đứng im.
Cho nên gặp lại em bốn năm sau trong một cửa hàng bán đồ 99 xu mà em là bà chủ, tôi sững sờ. Ở đó em là nô lệ của chính mình, từ tám giờ đến tám giờ; nhưng những người Việt tay không đi bắt giấc mơ Đức cặm cụi mỗi ngày mười mấy tiếng đồng hồ là bình thường. Em đã nói được chút tiếng Đức, vừa có bằng lái và sở hữu một chiếc xe đã chạy hơn một trăm ngàn cây số, nhưng là Mercedes. Thân hình gầy guộc năm nào đã đẫy đà, tóc nhộm hoe vàng, lông mày xăm nâu, da dẻ bớt mầu nắng gió Quảng Bình. Tôi đoán em cũng đã trả hết tiền vé hai trăm triệu cho chuyến vượt biên bất hợp pháp vào Đức. Tất cả như một câu chuyện thành đạt ngoài sức tưởng tượng. Em có quyền tự hào. Có lẽ em cũng may mắn.
Chẳng hạn may mắn hơn một chị Nghệ An đứng tuổi, có lẽ đã gần sáu mươi, cả ngày chực ở bãi đậu xe của một siêu thị giấm dúi bán thuốc lá lậu. Có lần chị khoe với tôi là con trai ở nhà vừa vào đại học. Trong vài phút, người phụ nữ ấy quên rằng mình đang chui lủi kiếm những đồng tiền phạm pháp, nhớn nhác chạy cảnh sát, đã bị bắt dăm bảy lần, sắp bị tòa phạt và sớm muộn cũng bị trục xuất. Chị chỉ còn là một người mẹ đầy tự hào. Thời trẻ tôi thấy những bà mẹ suốt ngày khoe con là lố bịch. Sau này tôi mới thấy điều đáng kiêu hãnh nhất của cuộc đời mình là đứa con. Riêng em không thế.
Công nghệ chạy giấy tờ để trở thành “người của nước Đức, có gì nước Đức lo cho hết”, như người Việt sang đây bất hợp pháp ao ước, hiện nay không quá khó. Chìa khóa để đổi đời là những đứa con. Đứa thứ nhất trên danh nghĩa có quốc tịch Đức để người mẹ “ăn theo”. Danh nghĩa ấy theo thời giá hiện nay lên tới ba chục ngàn Euro. Đứa thứ hai “ăn theo” mẹ và người bố lại “ăn theo” nó. Đứa thứ ba để cấp danh nghĩa cho một người bố khác, lấy lại vốn. Giấy khai sinh của trẻ em gốc Việt thế hệ tị nạn kinh tế ở Đức bây giờ là một mê hồn trận với những ông bố thật và những ông bố giả chồng lên nhau. Nhưng nhiều năm trước, em không có cơ hội đó. Chiếc chìa khóa của em mầu đen. Em sinh con với một chàng Mozambique, công nhân hợp tác lao động ở CHDC Đức cũ, đã nhập tịch, mà em gọi là “thằng mọi”. Khi “thằng mọi” bỏ đi với một “con Mông Cổ mắt híp”, còn lại hai mẹ con. Em bảo giấy tờ mình xong rồi, tiếc gì thằng Tây hôi. Về thăm gia đình em đi một mình. Em bảo đem thằng “Oẳn tà roằn” về Quảng Bình, cha mạ ra đường không dám nhìn ai nữa.
Tôi đã nghĩ đến em và thằng bé da đen buồn lủi thủi, khi Barack Obama trở thành người đàn ông quyền lực nhất thế giới, không lâu sau chuyến thăm Berlin lần thứ nhất mùa hè năm 2008 và thủ đô nước Đức nóng rực trong cơn sốt Yes We Can. Hôm qua tôi ghé cửa hàng của em, khi Obama đến Berlin lần thứ hai. Tôi mất hai tiếng rưỡi đồng hồ để bò trên đoạn đường bình thường chạy xe 20 phút. Toàn bộ thành phố bị lùa khỏi trung tâm, để ngài Tổng thống cùng gia đình và đoàn tùy tùng hộ vệ được an toàn chuyển động trên những đường phố Berlin đầy cảnh sát và không một bóng dân sự. Obama diễn thuyết trước 6.000 người tại Cổng Brandenburg thay vì trước 200.000 người tại Cột Khải hoàn như 5 năm trước. Cơn sốt lần này nóng rực các mạng xã hội và mang tên Yes We Scan. Người gửi cho tôi đường link vào trang Obama Is Checking Your Email tái bút ngay bên dưới: “Xóa ngay email này, trước khi tình báo Mỹ tìm ra bạn”. Facebook và Twitter tràn đầy những hình ảnh giễu cợt ngài Tổng thống. Ảnh một bên là J.F. Kennedy với phát ngôn bằng tiếng Đức: “Ich bin ein Berliner” (Tôi là một người Berlin) tròn 50 năm trước tại Berlin, một bên là câu của Obama: “Ich bin ein Trojaner” (Tôi là một phần mềm do thám Trojan). Một bên là hình Bức tường Berlin với câu “Mr. Gorbachev, tear down this gate!” của Tổng thống Reagan, một bên là hình bức tường rào dây kẽm gai của nhà tù Guantanamo với câu “Mr. Obama, tear down this gate!”. Một bên là M.L. King với câu “I have a dream”, một bên là câu của Obama: “I have a drone”. Hình Obama lột mặt nạ rồi hiện ra thành Bush nhan nhản. Tại Checkpoint Charlie, cửa khẩu nổi tiếng nhất từng ngăn Đông và Tây Berlin, những người biểu tình giương biểu ngữ: “Your privacy ends hier” (Không gian riêng tư của quý vị chấm dứt tại đây) ngay dưới tấm bảng lịch sử “You are entering the American Sector (Quý vị đang bước vào địa phận do Hoa Kỳ kiểm soát). Song được truyền bá nhiều nhất là hình Obama đeo tai nghe, như diễn viên Ulrich Mühe trên áp phích của bộ phim Đức nổi tiếng được giải OscarCuộc đời của người khác (Das Leben der anderen) về cơ quan mật vụ Đông Đức Stasi. Bên dưới đề: “Stasi 2.0”. Bên cạnh đề: “All your data is belong to us.” Mươi ngày trước trên tờ Guardian, ông Daniel Ellsberg, người đã tiết lộ Hồ sơ Pentagon về Chiến tranh Việt Nam bốn mươi năm trước đã đưa ra cụm từ mới: United Stasi of America.
Obama đến. Obama đi. Em không lây những cơn sốt vừa kể. Em sắp nhượng lại cửa hàng 99 xu, mở tiệm bán hoa. Tôi hỏi thăm, đã dẫn con về thăm nhà chưa. Em lắc.

Source : pro&contra