6/4/09

Đặng Tiến : Thơ là gì ?

Thơ là gì ?

Posted By Đặng Tiến On 6 April 2009


Dưới tiêu đề tổng quát này, chúng tôi mở đầu một loạt bài biên khảo về thơ, trên bình diện lý thuyết.

Đề tài không phải là mới mẻ ; từ thời Khổng Tử san định Kinh Thi, từ thời Aristote luận về Thi pháp đến nay, hơn hai mươi thế kỷ đã nghiêng mình xuống ngôn ngữ thi ca. Tuy nhiên, cho đến nay, những bình luận về thơ chỉ dừng lại ở mức cảm thụ, nghĩa là cái phần trực giác bén nhạy giúp ta linh cảm chất thơ ; thậm chí có người đưa ra những quan niệm thần bí về thơ, như nhóm Xuân Thu Nhã Tập trước đây, và một số tác giả khác hiện nay tại miền Nam.

Giới văn học Tây phương cũng đã lúng túng rất lâu trong việc định nghĩa thi ca. Năm 1925 trước năm Viện Hàn Lâm họp đại hội đồng tại Paris, Henri Bremond, trong bài diễn thuyết về « thơ thuần túy » [1] đã đưa ra một quan niệm huyền nhiệm về thơ, làm lung lạc cả thế giới khảo cứu của Pháp. Nhưng từ ấy đến nay, nếu các lý thuyết về tiểu thuyết, kịch, … không tiến bộ bao nhiêu thì kiến thức về thơ của Tây phương đã phát triển rất nhanh ; nhất là từ hai mươi năm nay, bộ môn «thi pháp» (poétique) trở nên thời thượng, nhờ những lý thuyết thẩm mỹ nói chung, nhờ sự đóng góp của các triết gia như Heidegger, Bachelard, Sartre, … và nhất là nhờ những tiến bộ vượt bực của ngành ngôn ngữ học, từ de Saussure đến Jakobson và bộ môn nhân chủng học từ Sapir đến Lévi-Strauss. Năm 1962, Jakobson và Lévi-Strauss, mỗi người đã mang những kiến thức nghiêm túc của mình để cùng giải thích bài thơ Mèo (Les Chats) của Baudelaire, có sự đóng góp của nhà ngữ học Benveniste. Bài giải thích này là bước tiến quyết định trong việc phá vỡ huyền thoại về thơ [2].

Tại Việt Nam 1973, có lẽ vì hoàn cảnh, nên chưa có những biên khảo thật nhất quán và khoa học về thơ, tại miền Nam cũng như miền Bắc. Đây là việc cần phải làm vì ai cũng biết người Việt Nam yêu thơ và ngôn ngữ Việt Nam giàu thi tính. Vì vậy mà chúng tôi không ngại kiến thức hẹp hòi, đưa ra một số suy nghĩ trong loạt bài sắp tới : thơ và văn xuôi khác nhau ra sao, tương quan giữa ý thơ và lời thơ, đặc tính của lời thơ, khả năng của khoa học áp dụng cho việc hiểu thơ… Để thoát ly khỏi quỹ đạo kiến thức tây phương, chúng tôi sẽ trình bày quan niệm của tổ tiên ta về thơ, thi tính của ca dao, và sẽ phân tích một vài thi phẩm cổ kim của ta ; một lý thuyết về thơ chỉ có giá trị nếu ta có thể áp dụng để phân tích rất nhiều tác phẩm cụ thể, thuộc nhiều hình thức và thể loại khác nhau, trong nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, như Jakobson đã đề xuất và thực hành.

Việc này, chúng tôi không viết thành sách, mặc dù có lời yêu cầu của một vài nhà xuất bản ; tôi chỉ muốn trình bày trên báo để góp ý với nhiều giới độc giả, dù biết rằng khó trình bày được toàn bộ lý luận qua dăm mười bài viết rời rạc.

Viết loạt bài này, chúng tôi đứng trước bốn khó khăn : thứ nhất, sự khảo cứu chỉ mới ở bước đầu ; thứ nhì, thiếu tài liệu về thơ Việt Nam, nhất là về lý luận Việt Nam xưa về thơ ; thứ ba, muốn trình bày một đề tài chuyên môn bằng ngôn ngữ bình dị ; thứ tư, viết về thơ mà không văn vẻ thì đọc chán, mà văn vẻ thì giảm bớt tính khoa học.

Bạn đọc sẽ nhận thấy những khuyết điểm do các khó khăn nói trên tạo ra.

* *

Trong bài đầu tiên này, chúng tôi nêu lên nguyên lý cơ bản : Thơ khác với ngôn ngữ thường ra sao ? Vấn đề này nhà văn, giáo sư Nguyễn văn Trung, cách đây khá lâu, đã trình bày mạch lạc [3] nay tôi chỉ nói lại vắn tắt và cụ thể. Ngôn ngữ nói chung, là một trong nhiều hệ thống ký hiệu, được loài ngừơi dùng làm phương tiện để truyền đạt tin tức, mệnh lệnh, tư tưởng, tình cảm. Mỗi từ ngữ không có giá trị tự tại, mà chỉ là công cụ để chỉ một đối tượng : con mèo, con chó chẳng hạn. Khi từ ngữ vượt khỏi công dụng thông tin ấy, để biểu hiện giá trị thẩm mỹ tự tại thì, theo Jakobson, nó có chức năng thi pháp (fonction poétique). Đó là thơ.

Nói khác đi, thơ là ngôn ngữ, vậy nó cũng truyền đạt một tình, một ý. Nhưng đặc tính không nằm trong thông điệp truyền đi, mà nằm trong vỏ âm thanh của từ ngữ được sử dụng. Ngôn ngữ thơ không chỉ là dụng cụ, mà còn là thể chất. Nó vừa là nội dung vừa là hình thức : nội dung đôi khi chính là hình thức của nó. Cho nên khi so sánh thơ với ngôn ngữ thường, ta có thể nói quá đi một chút như lời Jakobson : thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh, trong khi văn xuôi, hay lời nói thường, chỉ là những ký hiệu bày tỏ sự vật bên ngoài. Trình bày cách khác : nói, là nói cái gì, còn làm thơ, là nói để được cái thú nghe lời mình nói, như chàng Trúc ở dòng đầu truyện Đôi bạn của Nhất Linh « nói xong và nghe tiếng mình nói, Trúc nhớ lại rằng câu ấy chàng đã thốt ra nhiều lần, năm nào cũng vậy.. ».

Yêu thơ là yêu lời nói đẹp. Đẹp ở đây không nhất thiết là phải vần vè, văn vẻ.

Từ cuối thế kỷ 19, Mallarmé đã bảo : « làm thơ với từ ngữ, chứ không phải với ý tưởng ». Nguyễn văn Trung có trình bày thêm quan niệm của Valéry, Breton, Sartre [4]. Nhưng mãi đến vài mươi năm gần đây, các nhà khảo cứu mới chú tâm đặc biệt đến thơ như là một ngôn ngữ tự tại, như hội họa, như âm nhạc, chứ không phải chỉ là một công cụ. Thật ra, từ 1921, Jakobson đã chủ trương : « thơ chỉ là một ngôn đề nhắm vào biểu thức (un énoncé visant l’expession), có thể nói, vận hành trong quy luật nội tại ; chức năng truyền đạt, đặc biệt của ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ truyền cảm, bị giới hạn đến mức tối đa. Thơ dửng dưng với đối tượng của lời nói » [5] .Ông còn so sánh « nếu hội họa là cách tạo hình bằng những chất liệu của thị quan có giá trị tự tại, nếu âm nhạc là cách tạo âm bằng chất liệu thuộc thính quan có giá trị tự tại, nếu vũ điệu tạo hình bằng chất liệu cử động của thân thể có giá trị tự tại, thì thơ là cách tạo hình với từ ngữ có giá trị tự tại. Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó » (la poésie est la mise en forme du mot à valeur autonome…c’est le langage dans sa fonction esthétique) [6]. Hơn mười năm sau, cũng tại Prague, ông lại định nghĩa « thơ là gì » và nói rõ « thi tính thể hiện ra sao ? – Thể hiện bằng cách : từ ngữ được cảm thụ như là từ ngữ chứ không phải chỉ là một ký hiệu tầm thường của sự vật được gọi tên, cũng không phải như một òa vỡ của tình cảm ; nó thể hiện bằng cách : những con chữ, và cú pháp, và ý nghĩa, và hình thể ngoại tại và nội tại, không phải chỉ là những ký hiệu vô vị của thực tế, trái lại những con chữ đó có trọng lượng riêng, có giá trị riêng » [7].

Mãi về sau này, khi Jakobson được xem như bậc thầy của khoa ngôn ngữ học thế giới, các nhà biên khảo mới khai thác triệt để tư tưởng của ông, một phần cũng nhờ sự đóng góp của phong trào cấu trúc (structuralisme) với Lévi-Strauss.

Trong một ngành khoa học khác, môn nhân chủng học, Lévi-Strauss cũng đi đến một kết luận như Jakobson : « chúng ta đều thừa nhận rằng từ ngữ là những ký hiệu, nhưng giữa chúng ta, thi sĩ là những kẻ cuối cùng còn sót lại còn biết rằng từ ngữ, xưa kia, cũng là những giá trị » [8].

Từ quan niệm : thơ là một ngôn ngữ trong ngôn ngữ theo lời Valéry, các nhà khảo cứu xây dựng một nền khoa học mới, môn « thi pháp » (la poétique) với những quy luật chuyên môn, thậm chí ngày nay, có ngừời không còn xem thơ như một lãnh vực của văn chương như ta vẫn quan niệm, mà là một hệ thống ký hiệu riêng, không mấy quan hệ với văn chương : « Ngày nay, chúng ta không còn có thể đề cập đến sự kiện thi ca bằng cách sát nhập thơ vào lý thuyết tổng quát của văn chương, ví dụ xét thi phẩm như một phần của văn học nói chung ,(…) vì cấu trúc của thơ không thể nới rộng đến ý niệm về văn chương » [9] .Ngược lại, có người xem thi ca như một bộ môn của ngành ngôn ngữ học, họ khảo sát lời thơ như khảo sát tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Mường… Chúng tôi chưa có điều kiện để phê phán hay áp dụng những kiến giải chuyên môn đó, mà chỉ dừng lại ở những nguyên lý tổng quát, để người đọc tham khảo.

****

Chúng ta thử so sánh một cách nôm na ngôn ngữ thường ngày (ngôn ngữ dụng cụ) với thơ. Ví dụ muốn châm điếu thuốc, tôi hỏi : « anh có diêm không ? » thì đó là một câu nói thông thường, nó không có giá trị gì ngoài việc làm dụng cụ để tôi đốt được điếu thuốc. Tôi có thể nói một cách khác : anh có lửa ? anh có hộp quẹt ? anh có bật lửa ? anh cho tôi mồi điếu thuốc… Nói sao cũng được, miễn là đạt tới kết quả. Vậy ngôn ngữ nói chung chỉ là một phương tiện ; chỉ có thi ca mới là một ngôn ngữ riêng, tự lấy mình làm mục đích. Ví dụ, cùng

một câu xin lửa, mà tôi nói :

« Cho tôi xin chút lửa

Lửa tắt.

Cho tôi xin nước mắt

Nước mắt chua »



thì tôi không còn xin lửa để đốt điếu thuốc, nhen bếp cơm, mà nói để có cái thế được nói một câu đồng dao đẹp. Câu đồng dao đó tự nó là đối tượng của nó, nó không nhắm mục đích gì hết : Đứa bé lên năm chơi rồng rắn, thì xin nước mắt làm gì ?

Cũng chú bé đó, khi bập bẹ tập nói, học những tiếng con mèo, con chó… để có dụng cụ chỉ hai loại gia súc nọ ; lớn lên chút nữa nó dùng từ chính xác hơn : con vện, con tam thể, để chỉ cùng đối tượng : dụng cụ ngôn ngữ của nó dồi dào hơn. Trước kia nó chỉ có một con dao, bây giờ nó có con dao bổ dừa để bổ dừa, con dao cau để bổ cau, nhưng ngôn ngữ vẫn là dụng cụ. Mai kia nó lớn lên sẽ gọi tình nhân là mèo, tình địch là chó, thì dụng cụ thay đổi so với sự vật, như là nó dùng dao cau để rọc thư tình nhân và dao bổ dừa để chém đầu tình địch. Hai ví dụ kể trên chứng minh hai điều : Mèo, chó là ngôn ngữ dụng cụ, trong ngôn ngữ đời thường, từ ngữ (cái biểu hiện) và đối tượng (cái được biểu hiện) là hai cái khác nhau, tạm gọi cái trước là hình thức, cái sau là nội dung. Ta có thể dùng hai từ cùng nghĩa (mèo, con tam thể) hay một từ hai nghĩa (mèo gia súc hay mèo tình nhân).

Trong Thơ thì khác. Chú bé bắt chước mẹ, hát nghêu ngao :

Con mèo con chó có lông

Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai

(Ca dao)

Hai chữ con mèo, con chó, và cả câu ca dao không có đối tượng. Ai chả biết cây tre có mắt, và nồi đồng (miền Trung) có quai ? Vậy nói ở đây, không phải là để nói lên cái gì, mà để được cái thú nghe lời mình nói, với một câu mà mình cho là hay. Thế nào là hay, thì lại tùy người, tùy lúc, là chuyện khác.

Các nhà biên khảo đã đi đến chỗ đồng thuận : Về lý thuyết, ngôn ngữ nói chung và văn xuôi nói riêng nhằm phục vụ một đối tượng trong đời sống hàng ngày. Thơ trái lại là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng. Về thực tế, khi đưa quan niệm này vào việc phân tích thi ca chúng ta lại phải dè dặt, vì bài thơ là một mô hình phức tạp. Cái nhìn khoa học không những cần phân tích hợp lý, mà còn cần tổng hợp nhất quán ; lối nhìn đó là cần, nhưng chưa đủ để nắm bắt câu thơ.

Nói thơ là một ngôn ngữ tự tại không có nghĩa rằng : thơ không cần có ý nghĩa. Vì một từ ngữ, một câu bao giờ cũng có nghĩa nếu nó muốn là ngôn ngữ. Không làm gì có câu nói thật sự vô nghĩa.

Cũng không hàm ý rằng thơ không tương quan gì đến thực tế nhất là thực tại xã hội. Không thể cô lập một câu thơ, và con người với xã hội, tách nó ra khỏi đời sống. Đây là hai điểm chính yếu, ta không nên ngộ nhận.

Những câu thơ ta cho là hay, dễ nhớ vẫn là những câu có nghĩa, có ý, có tình. Ở tây phương, đã có nhiều trường phái chủ trương thơ vô nghĩa, đều bị bế tắc. Câu thơ phải có nghĩa mới là câu nói, mới làm ta chú ý. Ta có chú ý rồi mới thấy hay, càng đọc càng thấy hay, lâu ngày nhớ lại vẫn thấy hay. Nhưng câu thơ hay đó tuy có ý nghĩa, nhưng không hay vì ý nghĩa, mà hay vì hơi nói, giọng nói. Khi câu thơ hay vì ý nghĩa thì nó có cái hay của văn xuôi (beauté prosaique), như một lời văn hoa mỹ, một lời nói khéo, ví dụ câu này của Hàn Mạc Tử:

Sao bông phượng nở trong màu huyết,

Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu.

Câu thơ này dịch ra tiếng nước ngoài không khó, vì nhiều tu từ pháp, tiếng nước nào cũng có sẵn.

Nói khác đi, tương quan lời/ý, cái biểu hiện/cái được biểu hiện, (signifiant/signififié) bị đảo lộn : trong lời nói thường và văn xuôi, lời là phương tiện của ý, “được ý phải quên lời, như được cá quên nơm” (Trang Tử). Trong thơ, ý là phương tiện của lời trên hai phương diện : trong cấu trúc, ý nâng lời, tạo tương quan cho từ ngữ ; ngoài cấu trúc ý làm môi giới giữa lời thơ và người đọc, người nghe. Câu thơ không có ý thì không có xương sống và không có độc giả, thơ không ý “như thuyền không lái, như ngựa không cương”, nhưng lái không phải là thuyền, cương chỉ là thành phần không chính yếu của ngựa. Thơ hay không phải tại ý, như ngựa thiên lý không phải nhờ vào giây cương, cho dù giây cương là cần thiết. Vì vậy mà thơ xưa từ Đông sang Tây, quay chung quanh các đề tài tuyết nguyệt phong hoa. Điều chính yếu trong thơ không phải là nói cái gì, mà là nói ra sao.

Vì trong thơ, ý là phương tiện của lời, nên người bình giảng thơ cần đặt lại chính xác quan hệ nội dung và hình thức. Nhất là khi bình giảng thơ trong nhà trường. Các thầy giáo, cô giáo từ bậc tiểu học phải biết dạy thơ. Con em lớn lên mới biết yêu thơ, xã hội mới có thơ hay. Và đời sống con người tinh tế hơn.

Theo lối giảng thông thường của sách giáo khoa, thì nội dung của bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến là việc đi câu cá mùa thu. Đúng không ? dụng tâm của Nguyễn Khuyến khi làm bài thơ ấy có phải là để kể chuyện đi câu ? hay ông chỉ mượn việc đi câu, mượn luôn cả cảnh ao thu, để làm một bài thơ đẹp ? Phái duy lý có thể bẻ lại : Nguyễn Khuyến làm bài thơ đó để nói lên tâm hồn kẻ sĩ ; vì tâm hồn cao đẹp nên bài thơ hay. Nghe không ổn, vì có phải thánh nhân đều là thi sĩ cả đâu . Và bao nhiêu thi sĩ Tư Mã Tương Như, Baudelaire chẳng hạn, là kẻ tầm thường, có khi còn tội lỗi. Vả lại, anh thích bài thơ đó, vì anh thích đi câu, anh thích mùa thu, hay vì bài thơ đó hay ? Tóm lại, nội dung của bài thơ Thu điếu là bản thể của lời thơ, hình thức của nó là ao thu, phương tiện của nó là đi câu.

Nói như thế có vẻ nghịch với lẽ thường. Nhưng chính thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường. Vầng trăng làm sao mà “sẻ làm đôi” được ? Làm sao có thể “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” được ? Thi sĩ là kẻ phá vỡ tương quan của ý tưởng và thay thế vào đó tương quan của từ ngữ. Sự hoán chuyển phương tiện – mục đích, vẫn thường xảy ra trong thực tế ; trở lại với thí dụ đi câu : con rô con diếc là đối tượng của bác thợ câu, nhưng là phương tiện của ông Lã Vọng, đi câu là để đi câu. Cô hái chè lúc vươn tay thì cành chè là đối tượng ; cô đứng chụp hình, tay vươn cành chè, thì cành chè là phương tiện để cô có bức hình đẹp. Cô đứng tự nhiên thì bức hình không tự nhiên, phải giả vờ vin vào cái gì đó thì bức hình mới tự nhiên. Ngôn ngữ thơ cũng vậy : nói tự nhiên, thì không ra thơ, phải nói một cách nào đó thì mới là thơ. Những câu thơ “tự nhiên thiên thành”, cũng tự nhiên một cách nào đó, trong một bối cảnh nào đó.

Bảo rằng thơ là cách nói, thi sĩ làm thơ để làm thơ, như kẻ đi câu để đi câu, không cần cá, phải chăng là từ chối mọi quan hệ giữa thơ và thực tế xã hội ? Không phải vậy, những thi sĩ lớn cũng như những lý thuyết gia ngày nay, không còn mấy ai chủ trương hình thức vị hình thức.

Thơ có đặc tính riêng, nhưng vẫn bắt nguồn từ xã hội và phục vụ xã hội. Bắt nguồn và phục vụ bằng cách nào thì tùy hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh xã hội, và tùy chế độ chính trị, xưa cũng như nay.

Thơ bắt nguồn từ thực tế vì phải sử dụng ngôn ngữ hàng ngày dù để chế biến, xáo trộn, vì ngôn ngữ vốn là phản ánh của đời sống. Thơ lại sử dụng những tình ý của con người, thì dù muốn dù không cũng phản ánh xã hội. Những thi phẩm lớn của ta, như Kiều, Cung Oán, Chinh Phụ Ngâm, đều mang ít nhiều đặc tính của xã hội. Gần chúng ta hơn, những nhà thơ tiền chiến “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” gặp lúc kháng chiến cũng đã “đốt cháy trong lòng mình những phong cảnh cũ” như lời Nguyễn Tuân, để chiến đấu và sáng tác. Gần hơn nữa, nhà thơ say Vũ Hoàng Chương đã từng sống giữa lòng đời như “cắm thuyền sông lạ”, năm 1963, đã đốt lên ngọn Lửa Từ Bi hùng tráng để soi sáng cho cuộc đổi thay xã hội.

Và nhìn chung thơ Hy Lạp, thơ Tàu, thơ Tây đều mang đặc tính xã hội.

Thơ không những chỉ phản chiếu tiêu cực mà còn ảnh hưởng tích cực đến tâm hồn con người. Bỏ qua quan niệm “thi dĩ ngôn chí” và “văn dĩ tải đạo”của nhà Nho, bỏ qua luôn quan niệm thơ phải phục vụ trực tiếp quần chúng, chúng ta vẫn gặp những nhà thơ lớn ca ngợi giá trị đạo lý của nhân loại từ Khuất Nguyên qua Đỗ Phủ, cho đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến. Những tác phẩm được truyền tụng là những bài Quy Khứ Lai Từ của Đào Tiềm, thơ lánh đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Còn thơ xu phụ quyền thế của 28 vì sao trong Tao Đàn thì không mấy ai biết tới. Trong khuôn khổ của xã hội phong kiến và tư tưởng nho giáo khe khắt, thơ vẫn không chịu gò bó trong tam cương ngũ thường, mà vươn tới cái đạo lớn của nhân loại, ca ngợi cái hùng, cái vĩ, bênh vực kẻ yếu, tố cáo bất công. Khi nói đến tình yêu trai gái, thơ gạn lọc tình cảm, cho nên những đoạn Kinh Thi ướt át nhất vẫn ngay thẳng như lời Khổng Tử. Bản chất thơ phải “tư vô tà”, đó cũng là một đặc tính chung cho các bộ môn văn nghệ khi vươn lên làm văn hóa, văn minh.

Vì thế ngày nay tại các nước công nghiệp tiên tiến, thơ vẫn là một bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục, nhất là cấp tiểu học. Trẻ em học thơ để yêu tiếng nói, rồi từ đó yêu quê hương, loài người và cuộc sống.

Dân tộc Việt Nam vốn yêu thơ, thưởng thức thơ từ lúc nằm nôi, nếu thi ca đóng đúng vai trò của nó dĩ nhiên là sẽ có tác dụng rộng lớn.

Để kết luận, xin mượn lời Jakobson : “ Thi ca, so với những giá trị xã hội khác, tuy không vượt bực, không lấn lướt, vẫn là thành tố cơ bản của ý thức hệ, luôn luôn quy về một đối tượng. Thơ giúp ta khỏi trở thành máy móc, bảo vệ chúng ta chống lại sự han rỉ đang hăm dọa những công thức về tình yêu và thù hận, về phản kháng và hòa giải, về đức tin và phủ nhận” [10].

Về những đóng góp của Jakobson xin đọc bài tiếp theo.

Đặng Tiến

Dieppe, 7-1973,

đọc lại, Orléans 12- 2008

Phụ chú 12-2008

Sách chuyên đề tiếng Việt sau 1973 , đã xem lại :

- Hà Minh Đức : Thơ và mấy vấn đề…. 1974

Một thời đại trong thơ ca 1996,

và nhiều sách khác

- Phan Cự Đệ : Phong trào thơ mới 1982,

Văn học Việt Nam 2004

- Phan Ngọc : Phong cách Nguyễn Du 1985,

- và nhiều sách khác.

- Nguyễn Phan Cảnh : Ngôn ngữ thơ 1987

- Nguyễn Hưng Quốc : Tìm hiểu nghệ thuật thơ 1988

Nghĩ về thơ 1990

- Mai Ngọc Chừ : Vần thơ Việt Nam 1991

- Nguyễn Xuân Kính : Thi pháp ca dao 1992

- Lê Đình Kỵ : Thơ mới… 1993

- Thụy Khuê : Cấu trúc thơ 1995

- Nguyễn Bá Thành : Tư duy thơ 1996.

- Hữu Đạt : Ngôn ngữ thơ Việt nam 2000

- Trần Đình Sử : Văn học và Thời gian, 2001.

- Trần Đức Các1995 ; Nguyễn thái Hòa 1997 ; Phan Diễm Phương 1998,

về thi pháp trong văn học dân gian

[1] Bremond, La Poésie Pure, nxb Grasset, Paris 1926

[2] Tạp chí L’Homme, số II, 1,1962, in lại trong Questions de Poétique, Roman Jakobson, nxb Le Seuil, Paris, 1973, tr. 401-419.

[3] Nguyễn văn Trung, Lược Khảo Văn Học, cuốn 2, Nam Sơn xuất bản, 1965, tr. 72-82. Sàì gòn

[4] Sđd, tr. 16-34.

[5] In lần đầu tại Prague, 1921, in lại trong Questions de Poétique, Sđd, tr. 14, và trong tạp chí Poétique, số đặc biệt về Jakobson, Paris, 7-1971, tr.290.

[6] Jakobson, Questions …, sđ d, tr. 16 ; tạp chí Poétique ,s đ d tr.290. Tôi chỉ chú nguyên văn những đoạn chính.

7Jakobson, Co-je poésie, Prague 1933-1934, in lại trong Poétique, sđd, tr. 308, và trong Questions de Poétique, sđd, tr. 124.

[8] Levi-Strauss, Anthropologie Structurale, tr 70, Plon, Paris 1958, Claude Lévi-Strauss nói « cuối cùng sót lại… xưa kia » vì muốn truy nguyên nguồn gốc và cơ cấu của ngôn ngữ, qua cơ cấu tổ chức thị tộc và hôn nhân các xã hội cổ sơ của Phi Châu, Nam Mỹ, vì theo ông liên hệ thị tộc và hôn nhân cũng là ngôn ngữ.Chữ « giá trị » ông dùng theo nghĩa đơn vị để trao đổi.

[9] A.J.Greimas, Essais de Sémiotique Poétique, nxb Larousse, Paris 1962, trang đầu.

[10] Questions de Poétique, Sđ d, tr. 125.
bài đã đăng của Đặng Tiến

* Thơ là gì ? - 06.04.2009
* Đọc sách: Mùa biển động - 26.03.2009

1 Comment (Open | Close)

1 Comment To "Thơ là gì ?"

#1 Comment By Hoài Tử On 6 April 2009 @ 7:30 am

Cảm ơn ông Đặng Tiến đã bỏ công nghiên cứu và cố gắng góp vào một định nghĩa thơ .

Đúng ra tôi không nên lạm bàn đến sự nghiên cứu dày công của ông nhưng vì tôi thấy (đối với cá nhân) bài này nó cũng không vượt thoát được “ý niệm và ngôn ngữ” như những người đã từng tìm hiểu về “thơ là gì” mà ông đã trình bày . Không hiểu ý ông viết bài này là để gom lại những định nghĩa hay là để bộc phát một định nghĩa sâu sắc và gần gủi với thơ, hay là gì . Nhưng tôi đọc xong, đọc lại lần nữa thì chỉ thấy là “sự gom nhặt” những định nghĩa hơn là một định nghĩa bộc phá nào . Dường như, đôi khi, ông đã gần kề đến một bộc phá nhưng rồi lại buông xuôi, bỏ mất . Để rồi lại rơi vào cái nhản quan đa số . Như đoạn sau đây :

“Những câu thơ ta cho là hay, dễ nhớ vẫn là những câu có nghĩa, có ý, có tình. Ở tây phương, đã có nhiều trường phái chủ trương thơ vô nghĩa, đều bị bế tắc. Câu thơ phải có nghĩa mới là câu nói, mới làm ta chú ý. Ta có chú ý rồi mới thấy hay, càng đọc càng thấy hay, lâu ngày nhớ lại vẫn thấy hay. Nhưng câu thơ hay đó tuy có ý nghĩa, nhưng không hay vì ý nghĩa, mà hay vì hơi nói, giọng nói.”

“Thơ hay là câu có nghĩa, có ý, có tình .” Như vậy thơ nó đã có gì khác hơn ngôn ngữ đâu. Trường phái thơ vô nghĩa có thể đã đi quá xa cả ngôn ngữ hay chỉ là chúng ta không hiểu nổi ý, tình và nghĩa của thơ loại này ? Cầm một viên đá cuội trong tay, nhìn nó rồi hỏi nó có chất thơ chỗ nào ? Nói nói lên được gì ? Nó có cần phải nói mới hiểu hay không ? Ông nhìn thì “thấy” được tiếng nói của nó khác với tôi nhìn . Có thể tiếng nói của nó cho ông rất hay nhưng cho tôi thì chẳng hiểu gì cả . Vậy ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thông thường đã có những biên giới mà mỗi người phải làm một cuộc xâm lăng riêng lẻ để hiểu được . Có những câu thơ “hay” mà mọi người đồng phán, có những câu thơ hay mà chỉ vài người cảm nhận . Cái ý, cái tình, cái nghĩa và cộng vào cái ngôn từ rất riêng hoặc của nó . Nhiều khi câu thơ mà mọi người cho là hay khi đến mình đọc thì đã có sẳn cái thiên kiến hay nên nó cũng hay theo nhưng chưa chắc nó có đầy đủ cái ý, cái tình, cái nghĩa và cái ngôn ngữ đặc thù của nó .

Qua đoạn sau thì ông đã cho tôi nhìn được chất thơ, cái trù tính và đặc thái của thơ . Ông đã sắp bước ra khỏi viền của quả đất nhưng lại thụt chân về .

“Nói như thế có vẻ nghịch với lẽ thường. Nhưng chính thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường. Vầng trăng làm sao mà “sẻ làm đôi” được ? Làm sao có thể “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” được ? Thi sĩ là kẻ phá vỡ tương quan của ý tưởng và thay thế vào đó tương quan của từ ngữ”

Và đoạn sau đây nữa .

“Nói như thế có vẻ nghịch với lẽ thường. Nhưng chính thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường. Vầng trăng làm sao mà “sẻ làm đôi” được ? Làm sao có thể “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” được ? Thi sĩ là kẻ phá vỡ tương quan của ý tưởng và thay thế vào đó tương quan của từ ngữ”

Tại sao trường phái lập thể (abstract) trong hội hoạ đã trở thành lời nói của chiếc cọ từ thế kỷ trước đây mà không nói được ở những thế kỷ trước đó ? Picasso không là người sáng lập nhưng ông đã đưa cái định danh nó vào nghệ thuật và người ta mới bắt đầu hiểu ý, hiểu tình, hiểu nghĩa và hiểu “lời” của nó . Thơ xa xưa (với tôi) thì nó như trường phái hội hoạ cỗ điển, những khám phá của chiếc cọ là những gì mắt thấy tai nghe . Thơ sau này nó như ( và nên bộc phát như) trường phái lập thể (abstract) vì ngôn ngữ và tâm tưởng tương quan, xung động nó phong phú và biến hoá nhiều hơn . Thơ tiền chiến của chúng ta đã đặt những bước chân nhẹ nhàng, như

“Có chỡ trăng về kịp tối nay”

Hay như sau này

“Trước ngày lên ngôi Chúa”
“Ai chắc, không dại khờ”

Cái ngôn ngữ thì dễ hiểu ý, hiểu tình, hiểu nghĩa nhưng cái ngôn ngữ thơ thì nó là những ấn tượng, trù niệm mà tùy góc độ nhìn để hiểu nó . Nếu đọc một bài thơ theo cách thông thường của trường phái cỗ điển thì có lẽ chúng ta đã vất vào sọt rác rất nhiều những bài, những câu mà có thể cả năm sau mới thấm được . Vì vậy người cảm giác được thơ và người dùng ngôn ngữ để biểu hiện thơ có hai điểm khác nhau .
Họ đều có cái tương quan giác tính với một hiện tượng hay hiện vật . Nhưng người viết nó xuống bằng ngôn ngữ thì lại là một chuyễn thể của thơ vào phương tiện truyền thông mà người ta hay gọi là Thi sĩ . Nhưng thi sĩ mà có thể nối được chiếc cầu của ngôn ngữ giữa bờ tâm thức với bờ sinh thức thì người ta mới có thể cảm nhận được . ĐƯơng nhiên là người không nối được chiếc cầu này chưa chắc là dỡ, nhưng ngôn ngữ thơ đã không đưa người ta đi qua được giòng sông nghệ thuật .

Vậy thì, theo tôi, thơ là sự bắc cầu giữa bờ tâm thức và bờ sinh thức mà ông đã đi gần đến rỗi bỏ vở .

source : DA MAU

2/4/09

Trịnh Cung : Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị

Trịnh Công Sơn và Tham Vọng Chính Trị
Trịnh Cung 1.04.2009

LTS:
“Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị” của họa sĩ Trịnh Cung nhất định sẽ được đón nhận với nhiều phản ứng khác nhau từ nhiều tầng lớp độc giả. Bài viết đưa ra một số nhận xét của cá nhân Trịnh Cung về người nhạc sĩ tài hoa, sống và sáng tác trong một giai đoạn vô cùng điêu linh của đất nước, cùng với một số tư liệu đã được công bố ở một số nơi. Tác giả Trịnh Cung tất nhiên đã dự kiến được những gì bài viết này có thể mang đến cho chính ông khi ông viết: “Bài viết này chắc chắn sẽ gây ra sự mất mát tình cảm, sự đổ vỡ các mối quan hệ vốn có của tôi, vì một số những nhân vật được đề cập nay đang còn hiện diện trong cuộc đời. Sự thật bao giờ cũng gây mất lòng, tôi đã tự hỏi mình nhiều lần trong nhiều năm qua: có nên viết nó ra, giải thoát cho nó khỏi ngục tù trong tôi suốt hơn 30 năm qua? Sự quằn quại của nó trong cái nhà tù ký ức cũng làm tôi đau buồn đến không chịu nổi. Giải phóng cho nó là giải phóng cho chính tôi, dù có phải bị trả giá.”

Tạp chí Da Màu trân trọng ghi nhận tinh thần trách nhiệm của hoạ sĩ Trịnh Cung, và bài viết được đăng tải với ước muốn tạo cơ hội làm sáng tỏ những ngóc ngách trong đời sống của một nghệ sĩ tài hoa nay đã thành người thiên cổ.

Đã 8 năm kể từ ngày mất của Trịnh Công Sơn, 01-4-2001. Đã có rất nhiều bài và sách viết về người nhạc sĩ tài hoa xuất chúng này. Tất cả đều chỉ nói về 2 mặt: tình yêu (con người, quê hương) và nghệ thuật ngôn từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn, tuyệt nhiên không thấy ai đề cập đến vấn đề Trịnh Công Sơn có hay không tham vọng chính trị. Phải chăng như Hoàng Tá Thích, ông em rể của người nhạc sĩ “phản chiến” huyền thoại này đã minh định trong bài tựa cuốn sách Như Những Dòng Sông của mình nói về âm nhạc và tình người của ông anh rể Trịnh Công Sơn, do nhà Xuất Bản Văn Nghệ và Công Ty Văn Hoá Phương Nam ấn hành năm 2007: “…Anh không bao giờ đề cập đến chính trị, đơn giản vì anh không quan tâm đến chính trị”? Hay như nhận định của một người bạn không chỉ rất thân mà còn là một “đồng chí” (trong ý nghĩa cùng một tâm thức về chiến tranh VN) của Trịnh Công Sơn, hoạ sĩ Bửu Chỉ (đã mất) đã viết: “Trong dòng nhạc phản chiến của mình, TCS đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả” (Trích bài viết: “Về Trịnh Công Sơn và Những Ca Khúc Phản Chiến Của Anh”, in trong Trịnh Công Sơn, Cuộc Đời, Âm Nhạc, Thơ, Hội Hoạ & Suy Tưởng do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn ấn hành năm 2005)?

Sự thực có đúng như câu khẳng định chắc nịch ở trên của ông Hoàng Tá Thích và hoạ sĩ quá cố Bửu Chỉ? Chắc chắn là sai 100% rồi nếu như Trịnh Công Sơn không là tác giả của 3 tập nhạc phản chiến (Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam và Ta Phải Thấy Mặt Trời), và cũng chưa từng tham gia vào Phong trào Đấu tranh Đô thị của Thanh niên Sinh viên Học sinh để chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn mà chính cuốn sách của Hoàng Tá Thích và bài viết của Bửu Chỉ vừa nhắc đến ở trên đã có nhiều tiết lộ. Mặt khác, trong bài viết “Có Nghe Ra Điều Gì” Trịnh Công Sơn gửi cho bác sĩ Thân Trọng Minh tức nhà văn Lữ Kiều năm 1973 có đoạn như sau: “…Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ tự đề nghị với mình một trách nhiệm quá lớn, nhưng khi đã lỡ nhận chịu những cảm tình nồng hậu từ đám đông, thì những tình cảm kia phải được đền bồi…”. Và trong thư TCS gửi cho Ngô Kha - người bạn cùng chí hướng chính trị và cũng là người em rể, đồng thời là lãnh tụ của Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức này đã bị Công An Huế bắt (1972-1974) - chúng ta sẽ dễ nhận ra ý thức làm chính trị chống chế độ Sài Gòn của Trịnh Công Sơn. Nhất là trong đoạn Lê Khắc Cầm nói về mối quan hệ giữa TCS và tổ chức cơ sở thành uỷ Huế do Lê Khắc Cầm bí mật phụ trách trước 1975 như thế nào, thì không thể nói là TCS không có toan tính chính trị như nhận định của hoạ sĩ Bửu Chỉ (Xin xem thêm Thư TCS gửi Ngô Kha và đoạn trao đổi về lá thư này giữa Nguyễn Đắc Xuân và Lê Khắc Cầm trong phần tư liệu đính kèm bài).

co-nghe-ra-dieu-gi

Thủ bút Trịnh Công Sơn trong bài “Có Nghe Ra Điều Gì”
gửi cho bác sĩ Thân Trọng Minh tức nhà văn Lữ Kiều năm 1973

Trước khi nêu thêm những dẫn cứ quan trọng hơn để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thái độ chính trị của TCS thời chiến tranh VN, và cũng nhằm cung cấp thêm tư liệu để làm rõ các mối quan hệ có tính dính líu vào hoạt động chính trị phản chiến thân Cộng của TCS, tác giả xin kể một kỷ niệm với Ngô Kha và vì sao Ngô Kha lấy tên cho lực lượng đấu tranh của mình là Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức.

Vào năm 1971, tôi có mời Ngô Kha tới dự bữa cơm đầy năm Vương Hương, con đầu lòng của tôi tại nhà ở Phú Nhuận. Sau tàn tiệc, tôi đưa Ngô Kha ra về. Chúng tôi đi bô từ ngã tư Phú Nhuận về hướng cầu Kiệu, khi gần đến chân cầu, Ngô Kha nói với tôi: “Cậu vào chiến khu với mình đi, có người dẫn đường đang chờ”. Tôi không ngờ lại bị Ngô Kha đưa vào thế kẹt. Lúc này, tôi đang là Trung Úy biệt phái dạy tại Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, vừa bị Nha Mỹ Thuật Học Vụ trả về lại Bộ Quốc Phòng vì được Mỹ cấp học bổng tu nghiệp mỹ thuật tại Trung Tâm Đông và Tây, Hawaii, Hoa Kỳ (Sau 1975 tôi mới biết ông Nguyễn Văn Quyện, kiến trúc sư, Giám đốc Nha Mỹ Thuật Học Vụ, người ký quyết định không cho tôi đi Mỹ và trả tôi lại quân đội theo đề nghị của hoạ sĩ Vĩnh Phối - Hiệu trưởng Trường CĐMT Huế, cả 2 đều là Việt cộng nằm vùng), và Ngô Kha đang là em rể của Trịnh Công Sơn, cũng mang cấp bậc thiếu uý Quân lực VNCH có tư tưởng phản chiến, nhưng tôi không biết gì về hoạt động ly khai của anh cho tới lúc này. Thật bất ngờ và căng thẳng, làm sao tôi có thể đi về phía bên kia chiến tuyến? Tôi không hề tham gia vào phong trào phản chiến, tôi chơi với Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đinh Cường khi họ chưa là người chống lại chế độ Việt Nam Công Hoà. Ngay cả tại “túp lều cỏ” Tuyệt Tình Cốc ở Huế, nơi mà nhà văn Thế Uyên trong một bài viết của anh có tên “Cuộc Hành Trình Làm Người Việt Nam Qua Trịnh Công Sơn” đã tự bạch anh từng đến dự những cuộc họp bàn về đấu tranh chính trị do nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Nguyễn Đắc Xuân và Trịnh Công Sơn đứng ra tổ chức, tôi cũng chưa bao giờ đặt chân đến đó và thậm chí không hề biết có những việc như thế. Đơn giản vì tôi rời Huế vào sống ở Sài Gòn sau khi tốt nghiệp Mỹ thuật năm 1962, mối quan hệ giữa tôi và họ chỉ là một tình bạn văn nghệ thuần tuý. Để thối thác lời đề nghị ghê gớm này của Ngô Kha, tôi dừng lại trong bóng đêm bên này cầu Kiệu và nói với anh:”Ông thấy con mình vừa đầy năm, bà xã còn quá trẻ và yếu đuối, làm sao mình bỏ nhà đi vào căn cứ với bạn được. Hơn nữa mình không đồng ý cách giết người của họ ở Huế hôm Tết Mậu Thân… thôi chúc bạn lên đường may mắn!”. Thế nhưng, sự việc sau đó lại đưa Ngô Kha đến một hoàn cảnh khác. Anh không đi vào rừng mà về Huế rồi bị bắt và chịu một cái chết bi thảm.

Về Nguyễn Đại Thức là ai mà Ngô Kha dùng đặt tên cho lực lượng đấu tranh của mình?

Theo Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đại Thức nguyên là một hạ sĩ quan quân lực VNCH ly khai đã bắn hụt tướng Huỳnh Văn Cao khi ông dùng trực thăng kiểm soát tình hình Phật giáo xuống đường ở Đà Nẵng và Huế, và đã bị lính Mỹ bắn hạ. Hành động và cái chết của Nguyễn Đại Thức đã đưa Ngô Kha đến sự chọn lựa Nguyễn Đại Thức là tên và biểu tượng cho nhóm quân nhân ly khai đấu tranh chống Mỹ Nguỵ do anh tổ chức. Sau đây là đoạn viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Căn Nhà Của Những Gã LangThang: “…Theo tin tức quân báo của Kha nhận từ đoạn Đà Nẵng, thì lực lượng thuỷ quân lục chiến của Kỳ sẽ chĩa mũi nhọn vào những người của phong trào mà họ cho là nguy hiểm, ngay từ lúc họ đặt chân đến Huế để tránh hậu hoạ. Ngô Kha cùng đi với chiến đoàn ly khai của anh sẽ kéo dài cuộc cầm cự trên đèo Hải Vân, để tạo điều kiện cho tôi thoát…”. Đối với cá nhân tôi, nhờ tiết lộ kinh khủng này của Hoàng Phủ Ngọc Tường, những năm gần đây, tôi mới biết mình đã từng bị Ngô Kha dùng tình bạn để đưa vào cái gọi là Chiến đoàn ly khai Nguyễn Đại Thức mà không biết khi anh rủ tôi đi vào cứ như đã nói ở trên. May mà tôi đã từ chối.

Với bao nhiêu sự việc gắn kết với nhau, hoà quyện, ăn khớp, như thế mà chúng ta vẫn còn hoài nghi, vẫn biện bạch đây chỉ là một thứ tình cảm hồn nhiên hay hoa mỹ hơn, đấy là ý thức về thân phận dân tộc, tiếng nói đòi hoà bình đậm tính nhân bản cho quê hương của một người nghệ sĩ tài hoa như TCS, thì chi tiết sau đây đã được Nguyễn Đắc Xuân tiết lộ và đã xác nhận lại với tác giả bài viết này như sau: “Vào đêm ngày 29-5-1966, trên đường Trần Bình Trọng-Đà Lạt, Trần Trọng Thức (nhà báo), Nguyễn Ngọc Lan (linh mục, đã chết), Nguyễn Đắc Xuân và Trịnh Công Sơn đã cùng nhau bàn về một giải pháp chính trị cho trí thức yêu nước và người đưa ra sự chọn lựa rất quyết đoán và hợp ý với 3 bạn đồng hành với mình: “Không có con đường nào khác cho anh em mình ngoài Mặt trận Giải Phóng Miền Nam!”.
Vậy là đã quá rõ về khuynh hướng chính trị của Trịnh Công Sơn!

Từ Chính Trị Phong Trào đến Chính Trị Cầm Quyền?

Vỡ mộng chính trị cầm quyền

Những ngày trước 30-4-75, Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn loạn. Người thân cộng thì hí hửng, người quốc gia thì lo âu và tìm đường bỏ nước. Mọi thứ sinh hoạt đều tê liệt, tôi nằm trong số người chịu trận, bế tắc, no way out. Trong thời điểm tinh thần sa sút này, tôi thường ghé qua nhà TCS để tìm một thông tin tốt lành vì anh có nhiều mối quan hệ, nhưng cũng không được gì vì TCS từ chối ra đi và cho biết sắp nhận chức Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hoá trong chính phủ Dương Văn Minh lên thay Thiệu-Kỳ, em trai TCS là đại uý Trịnh Quang Hà sẽ được giao làm Cảnh sát Trưởng quận 2 (nay là quận 1). Thế là xong, TCS sẽ tham gia chính quyền được chuyển từ tay Nguyễn Văn Thiệu để thương lượng hoà bình với quân GP đang bao vây Sài Gòn và doạ sẽ tắm máu Sài Gòn nếu VNCH không buông súng.

Thế nhưng, TCS và người em không có tên trong thành phần chính phủ Dương Văn Minh khi các hệ thống thông tin quốc gia công bố ngày 27-4-75 và cũng không có tên kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống trong vai đệ nhất Phó Thủ Tướng - người bạn chính trị không lộ diện của TCS từ trước sự kiện Tết Mậu Thân 1968, một cố vấn chính trị, một công trình sư cho sự nghiệp chính trị của TCS, đã vận động cho TCS vào chính phủ này như là đại diện của phe Phật giáo. Và với kết quả này, nhà hoạt đầu chính trị trẻ tuổi Nguyễn Hữu Đống đã phải rời khỏi nhà TCS ngay sau đó, sau khi đã ăn ở trong nhà TCS nhiều tháng trước như một người em rể.
Sau này, trong thời Lý Quí Chung còn sống, tôi có hỏi về sự việc này. Với tư cách là một Bộ trưởng Thông Tin và người rất thân cận với tướng Dương Văn Minh, Lý Quí Chung đã xác nhận: không hề có một đề cử nào cho TCS và Nguyễn Hữu Đống vào chính phủ Dương Văn Minh cả. TCS và gia đình đã bị Nguyễn Hữu Đống lừa rồi! Và từ đó TCS đã coi Nguyễn Hữu Đống là kẻ ghê tởm.

Một chút về Nguyễn Hữu Đống

Nguyễn Hữu Đống tốt nghiệp thủ khoa Trường Kiến Trúc Sài Gòn khoảng năm 1964 nhưng không hành nghề kiến trúc sư, bắt đầu chơi thân công khai với Trịnh Công Sơn vào khoảng 1970. Tôi không được biết gì nhiều về nhân vật này ngoài việc chứng kiến sự xuất hiện thường xuyên trong nhà TCS những tháng trước 4/1975 với tư cách em rể TCS, giữa lúc Sài Gòn liên tiếp nhận những thông tin về các tỉnh Tây Nguyên thất thủ, và cũng được biết từ TCS vào những ngày cuối của tháng 4/1975 là: chính quyền mới sẽ vẫn giữ nguyên chiếc ghế Đệ nhất Phó Thủ Tướng của chính phủ đầu hàng Dương Văn Minh (tức ghế của Nguyễn Hữu Đống). Sau đó, Nguyễn Hữu Đống đã vượt biên và định cư ở Pháp.

Thế nhưng, vào khoảng năm 1992, Nguyễn Hữu Đống về Sài Gòn và tìm thăm tôi. Tôi tiếp anh tại nhà và cùng ăn trưa. Thật ra, giữa tôi và Nguyễn Hữu Đống không đủ thân để anh tìm thăm, chẳng qua là chỗ để anh trút hết những gì TCS và gia đình không tiếp khi anh tìm đến thăm họ sau hằng chục năm ly gián từ ngày ấy. Trong những thổ lộ của Nguyễn Hữu Đống có 2 chi tiết đáng chú ý: Một là: Ý tưởng và mô hình kiến trúc Ngôi Đền Tình Yêu có hình quả trứng (lấy từ truyền thuyết Âu Cơ đẻ ra 100 trứng) để TCS chủ trì như một giáo đường là của Nguyễn Hữu Đống; Hai là: để Ngôi Đền Tình Yêu này mang đậm sắc thái TCS, Nguyễn Hữu Đống lập ý cho TCS viết Kinh Việt Nam. Dự án này tôi đã được TCS cho biết trước năm 1975 và sẽ xây dựng trên ngọn đồi của Bác sĩ Bùi Kiện Tín ở Thủ Đức, nằm đối diện với nghĩa trang quân đội Sài Gòn cũ. Xét về mặt tài năng kiến trúc và con người đầy tham vọng làm chính trị của Nguyễn Hữu Đống cũng như mối quan hệ mang tính chính trị giữa anh và TCS thì thông tin này đáng tin hơn là gần đây có nghe dư luận từ Phạm Văn Hạng là dự án này của Phạm Văn Hạng và TCS được ông Võ Văn Kiệt ủng hộ?

(Để biết thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa TCS và Nguyễn Hữu Đống, xin độc giả đọc thêm đoạn trích dẫn trong phần ghi chú cuối bài viết này, câu Lê Khắc Cầm trả lời phỏng vấn Nguyễn Đắc Xuân về TCS).

Bài Học Lớn Cho Người Làm Chính Trị Tự Phát Trong Xã Hội CSVN

Những Gáo Nước Lạnh Ngày “anh em ta về”

Tuy nhiên, sau sự thất bại ấy, TCS lại đứng lên vui mừng vì Sài Gòn của anh trong ngày 30-4-75 đã xuất hiện: “Cờ bay trăm ngọn cờ bay” và“anh em ta về mừng như bão cát quay cuồng…”. Từ sự kiện tại Đà Lạt mà Nguyễn Đắc Xuân đã nhắc đến ở trên cho đến ngày 30-4-75 không có một chỉ dấu nào cho thấy có mối liên lạc về mặt tổ chức giữa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Trịnh Công Sơn. Thậm chí khi anh được kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái đưa đến Đài Phát Thanh Sài Gòn để hát bài Nối Vòng Tay Lớn mừng chiến thắng lịch sử 30-4-75, TCS, tác giả của ca khúc có tính dự báo cho ngày huy hoàng này của quân Giải phóng và bi thảm cho phía VNCH, cũng bị Tôn Thất Lập, một nhạc sĩ chủ chốt trong phong trào Hát Cho Đồng Bào đã thoát ly đi theo MTGPMN, đuổi ra khỏi phòng thu: “Mày có tư cách gì mà hát ở đây!”…

Bị bất ngờ với cú ra đòn khá tàn nhẫn này của người “anh em”, TCS thật sự choáng váng và sợ hãi, mọi niềm hân hoan trong anh về giấc mơ hoà bình cho đất nước của mình nay đã thành hiện thực bỗng chốc tan thành mây khói. Niềm vui tưng bừng reo ca “…Mặt đất bao la / anh em ta về / Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng/ Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…” (Nối Vòng Tay Lớn) hôm ấy không thuộc về TCS, và thay vào đó là nỗi ám ảnh sắp bị thủ tiêu và phải làm thế nào chạy trốn khỏi “người anh em” càng sớm càng tốt.

Thật ra, tai nạn chính trị này đã có nguồn gốc từ quan điểm chính về tính hai mặt trong âm nhạc và con người TCS của Ban Văn Hoá Tư Tưởng-Trung Ương Cục Miền Nam do Ông Trần Bạch Đằng phụ trách. Chính nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã kể lại rằng đã có một cuộc họp kiểm điểm TCS trong Cứ trước 1975 với thành phần tham dự gồm có hầu hết các văn nghệ sĩ thoát ly theo MTGPMN như: Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn,… dưới sự chủ trì của ông Trần Bạch Đằng.

Và Cuộc Chạy Trốn Khỏi Sài Gòn

Sự sợ hãi càng tăng cao khi TCS nhận được tin mình sẽ bị thanh toán. Chỉ vài ngày sau, TCS đã âm thầm cùng mẹ rời khỏi Sài Gòn bằng xe đò, trực chỉ ra Huế, nơi anh cũng đang có những “người anh em” thân thiết cũ vừa chiến thắng trở về như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Thái Ngọc San,… hy vọng chắc được yên thân.

Trở lại sống trong căn hộ cũ 11 Nguyễn Trường Tộ - Huế, TCS quây quần với bạn bè cũ và mới không được bao lâu thì cả thành phố Huế lên cơn sốt đả đảo TCS và Phạm Duy. Các biểu ngữ được giăng ở các trường đại học và TCS phải lên Đài truyền hình Huế đọc bài tự kiểm điểm. Sự cố lần này cũng lại do một nhạc sĩ tổ chức, nhạc sĩ Trần Hoàn, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Trị Thiên. Thế là TCS đã tránh được vỏ dưa SG nay lại găp vỏ dừa Huế! Sự bé cái lầm lần này, có lẽ do TCS đã kỳ vọng ở bạn mình quá nhiều nhưng thực tế vai trò trong lực lượng tiếp quản Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân rất khiêm tốn, chính họ cũng đang phải cố gắng phấn đấu để được kết nạp vào đảng thì làm sao bao che cho tác giả của 2 ca khúc từng bị người CSVN kết án (Ca khúc Gia Tài Của Mẹ với câu: “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” đã xúc phạm đến đại cuộc chống Mỹ cứu nước của người CSVN và ca khúc Cho Một Người Nằm Xuống để thương tiếc Lưu Kim Cương - đại tá không lực VNCH chết bởi đạn của quân GPMN - người bạn một thời đã từng dùng máy bay không quân đưa TCS lên Đà Lạt thăm Khánh Ly hoặc ngược lại, đón Khánh Ly về hát với TCS) tại Sài Gòn?

Lần này ở Huế, tính tẩy chay TCS nghiêm trọng và công khai hơn hẳn vụ ở Đài Phát Thanh SG vừa qua. Tình bạn cũ trong trái tim TCS sụp đổ đã đành mà giấc mơ “Khi đất nước tôi thanh bình/Tôi sẽ đi thăm…” tưởng dễ thực hiện của anh cũng bị dập tắt. Những tháng ngày tiếp theo ở Huế, TCS sống như một con tin trong Hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, thường xuyên được tổ chức bố trí đi lao động thực tế trên những cánh đồng vào mùa khô cũng như mùa lụt, không hơn gì một người phải chịu cải tạo.

Cuộc Chạy Trốn Lần Thứ 2

Tuy nhiên, đang kẹt trong cái thế “tiến thoái lưỡng nan” này ở tại chính quê nhà, nơi mình từng tham gia hoạt động đấu tranh chống Diệm rồi chống Mỹ-Thiệu trong Phong Trào Đô Thị Huế với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ng K, Nguyễn Đắc Xuân,… cũng không xong mà về lại Sài Gòn thì càng nguy hiểm thì một vị cứu tinh kịp xuất hiện, ông Võ Văn Kiệt - nhà lãnh đạo công sản cao cấp tiếp quản Sài Gòn lúc bấy giờ. Một cuộc vượt biên nội địa đưa TCS vào lại Sài Gòn sau khoảng 1 năm anh phải “đi thực tế” tại các vùng quê tỉnh Bình Trị Thiên được bí mật tổ chức do ông Kiệt uỷ thác cho nhà văn cộng sản Nguyễn Quang Sáng thực hiện thành công. Từ đây, dưới sự ưu ái của ông Kiệt và nhà văn Nguyễn Quang Sáng được uỷ nhiệm của thượng cấp chăm sóc TCS, cái hạn bị hăm doạ hay trù dập với người nhạc sĩ lãng mạn cách mạng này đã kết thúc.
Qua những “sự cố” như thế, có thể thấy TCS đã mắc những sai lầm với người CS như sau:

- Thiếu minh bạch trong suy nghĩ về chiến tranh VN và tính hai mặt trong quan hệ xã hội.
- Không ở trong một đường dây của tổ chức và chịu sự lãnh đạo của tổ chức đó.
- Không dám thoát ly đi theo MTGPMN.

Và những sai lầm của TCS với phía VNCH:

- Kêu gọi phản chiến nhưng chỉ nhằm vào phía VNCH.
- Thiên về phía người CSVN ngay cả sau khi bị họ giết hụt trong vụ Tết Mậu Thân ở Huế.
- Chống lại phía đã tạo cho mình điều kiện học hành và tự do sáng tác, kể cả tự do tư tưởng dù có bị chế độ SG hạn chế và kiểm duyệt, nhưng không quyết liệt tiêu diệt như đã được thổi phồng (dùng giấy của Hoàng Đức Nhã cấp để đi đường do Phùng Thị Hạnh trung gian, nhiều sĩ quan VNCH che dấu,…) để có một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tồn tại lừng lẫy như thế cho đến ngày 30-4-75. Dù ý thức chính trị ra sao, Trịnh Công Sơn vẫn là sản phẩm của chế độ VNCH đúng như Đặng Tiến đã nhận định trong một bài viết ở đâu đó mà tôi không còn nhớ tên.

Bước Ngoặt “Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”

Sa Lầy vào Rượu và Xu Nịnh

Cuối tháng 5-1978, tôi ra khỏi trại cải tạo, gặp lại TCS. Lần nào đến nhà anh ở 47c Phạm Ngọc Thạch-Sài Gòn, sáng hay chiều, cũng thấy TCS ngồi nhậu rượu Ararat, một loại cô-nhắc Nga (sau “đổi mới” chuyển qua rượu chát đỏ của Pháp, và sau cùng là Whisky Chivas) với Nguyễn Quang Sáng và một số bạn “mới”. Tôi cảm thấy có một điều gì đó không ổn, hình như tôi, một thằng sĩ quan Nguỵ đi tù về, không còn được TCS và gia đình coi là người thân như ngày xưa. Thái độ khó chịu của tôi mỗi lần ngồi trước mặt những người bạn “mới” này của Sơn đã khiến tôi bị TCS và gia đình tẩy chay ngầm.

Thực ra, tôi đã bị TCS và nhóm bạn Huế cũ loại ra từ những năm tháng tôi đi lính VNCH mà tôi không hề biết. Sau này, hoạ sĩ Tôn Thất Văn (đã chết) đã kể lại cho tôi rằng có những cuộc họp ở Huế vào những năm 60-70, TCS và những người mà tôi đã coi là bạn thân tình đã đem tôi ra để phê phán, tẩy chay vì tôi đã không trốn lính và đứng về phía Quốc Gia. Rất tiếc, trong số này lại có cả Đinh Cường, người đã từng học cùng trường mỹ thuật, ở cùng nhà, và do tôi giới thiệu làm quen với TCS, do tôi kết nối với anh bạn Thọ giàu có ở Đà Lạt để có những tháng ngày cùng TCS rong chơi thơ mộng khi lưu lại căn phòng anh Thọ đã thuê cho tôi tại biệt thự số 9 đường Hoa Hồng hay ở trong căn nhà sàn gỗ thơ mộng bên một dòng suối róc rách trong một hóc núi của thị trấn Đơn Dương từ trước khi tôi rời Đà Lạt về Sài Gòn năm 1964 theo giấy gọi vào quân trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức khoá 19. Và cả những tháng ngày nhàn nhã làm sinh viên sĩ quan tại đây vào năm 66 hay 67, lúc này tôi là sĩ quan huấn luyện CTCT và phụ trách một phần nguyệt san “Bộ Binh”. Sau ngày 30-4-75, với cấp bậc Trung uý ngành Công binh VNCH, Đinh Cường trở lại Trường Mỹ Thuật Huế và được miễn đi học tập cải tạo nhờ vào việc đã tham gia các hoạt động đấu tranh chống VNCH của nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, TCS,.., nhiều năm trước.

Có một kỷ niệm đặc biệt với Đinh Cường mà tôi cũng muốn nói ra luôn sau bao nhiêu năm cố giữ chặt trong lòng, để lòng mình thôi nặng trĩu và cũng minh chứng cho một tình bạn không hề có thật mà anh ấy đã dành cho tôi, mà tôi đã hằng chục năm cố nghĩ khác đi, cố không tin. Sự việc xảy ra như thế này: Ngày 1-5-75, 8g sáng tôi đến nhà Đinh Cường ở đường Nguyễn Đình Chiểu cũ, gần chợ Tân Định để xem tình hình như thế nào. Như thường lệ tôi vẫn đến đây dễ dàng như người trong nhà nên rất tự nhiên bước lên cầu thang dẫn lên căn gác của bạn mình. Thế nhưng chị TN, vợ Đinh Cường đã chặn tôi lại ở giữa cầu thang và nói Đinh Cường đi khỏi rồi. Tôi không tin và nói lớn là có hẹn trước, lúc đó Đinh Cường mới nói vọng xuống để tôi lên. Khi lên tới nơi thì đã có mặt của Bác sĩ Trương Thìn, Nhạc sĩ Miên Đức Thắng cùng ngồi đó. Tôi gượng gạo ngồi xuống và Đinh Cường nói với 2 vị khách kia như hỏi ý: “Mình cấp cho TC cái giấy chứng nhận thuộc Thành Phần Thứ 3 nhé!”. Lập tức tôi đứng lên và từ chối: “Không, hãy để tôi chịu trách nhiệm với họ, và Thành Phần Thứ 3, Thứ 4 gì họ cũng dẹp sạch thôi!”…

Với TCS, gia đình cùng các “đồng chí” rượu của anh, tôi lúc này là một kẻ xa lạ, một người lạc hướng, môt cái gai khó chịu, một con kỳ đà làm cho cuộc vui hoan lạc của họ không được hoàn hảo, tôi nên biến đi. Nhưng tôi lại là một gã ngoan cố, tự cho mình nhiệm vụ phải ngồi lại để làm Sơn tỉnh táo hơn, để những tiếng nói bớt đi những lời xu nịnh. Ý thức được rượu, phụ nữ và xu nịnh là một loại ma tuý tổng hợp đang nhấn chìm TCS được nguỵ danh dưới khẩu hiệu “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” nên tôi cố chiụ đựng sự khó chịu của họ và vẫn không tìm cách lấy lại chỗ đứng thân thiết vốn có với TCS thủa còn trai trẻ ở Huế bằng rượu chè, quà cáp đắt tiền và những tán tụng nuông chìu. Tôi vẫn đứng trên đôi chân liêm sỉ và theo đuổi một thứ nghệ thuật tri thức, đó là chỗ mà TCS, trong thâm sâu của tâm hồn anh, không thể loại bỏ tôi cho dù có khác nhau về quan điểm chính trị và cách sống. Đó cũng là điều mà TCS trong những lúc cô đơn nhất đã đến gõ cửa nhà tôi bất kể đêm khuya hay khi bình minh vừa ló dạng để hàn huyên hoặc khoe và hỏi ý kiến tôi về bức tranh mà anh vừa vẽ.

Điều Đáng Tiếc

Trong thời buổi sống như một kẻ bên lề của một Sài Gòn đã bị đổi tên và những người bạn thân một thời hồn nhiên như thế nay cũng đã cúi mình, ngoan ngoãn làm những con rối của chế độ mới, quay lưng lại với thân phận khốn đốn của đồng loại, tự huỷ tri thức, lương tâm, thứ một thời nhờ nó đã làm nên những ca khúc tranh đấu cho thân phận và tự do con người, nay chọn cho mình con đường sa lầy vào rượu, thuốc và phụ nữ, tôi thấy mình thật sự cô độc và bất lực trước sự sụp đổ từng ngày của một người bạn tài hoa nhất mà tôi từng yêu quí. Nhiều khi tôi muốn nói với bạn mình: “Tại sao cậu lại sa đà vào những cuộc chơi phù phiếm? Tại sao cậu không viết những ca khúc cho thân phận VN 2 đang bị một thứ xiềng xích vô hình nhưng vĩnh cửu, vì nó được khoá bởi chính người VN chứ không phải ngoại bang? Hay ít ra thì cậu nên sống yên lặng như một cái bóng, một hòn đá tảng vì cái giấc mơ hoà bình, thống nhất quê hương của cậu dù không phải nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ hoàn toàn nền Cộng Hoà trẻ tuổi MNVN, nhưng về mặt tâm lý cũng đã ít nhiều làm lợi cho phía bên kia, vô tình đồng loã với kẻ đã gây ra cái bi kịch thảm khốc cho hằng triệu người Việt từng ái mộ, tôn thờ cậu nay phải bỏ nước ra đi bằng giá của cái chết không được chôn cất, bằng sự tật nguyền tinh thần, nếu may mắn đến được bờ tự do thì bạn cũng đáng được cảm thông… Vì tôi biết chắc chắn một điều là tất cả những trí thức thiên tả VN như cậu cũng đều không chờ đợi một kết cuộc cho đất nước theo cách như đang diễn ra…”. Nhưng có lẽ trực giác của tôi đã mách bảo rằng điều ấy nằm ngoài khả năng của TCS, cứ để cuộc sống của anh phụ thuộc vào bản năng, đã tiêu vong rồi một TCS mạnh mẽ dấn thân, mạnh mẽ ca hát cho hoà bình đất nước, cho dân tộc ấm no, bình đẳng, tự do và hạnh phúc như ngày nào. Thời cuộc làm ra TCS đấy thôi, anh không phải là người làm ra thời cuộc, nên tôi đã nghẹn họng.

Ảo Tưởng Cuối Cùng

Dần dà rồi TCS cũng tìm lại cho mình một phần phong độ sáng tác nhờ hấp thụ những ngọn lửa nhỏ từ những nhan sắc phụ nữ và sự trân trọng (theo chủ trương) của những nhạc sĩ thuộc Hội Âm Nhạc TP HCM như Xuân Hồng, Hoàng Hiệp, Thanh Tùng, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn,… và một nhóm nhạc do họ tổ chức có tên “Những Người Bạn” ra đời khoảng thập niên 90, và TCS được coi là đầu đàn. Anh trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc thu hút sự chú ý của công chúng mỗi khi anh có mặt trong các show diễn của nhóm. TCS cũng là một tiếng nói có trọng lượng nhất đối với nhiều tên tuổi hàng đầu của nhạc cách mạng VN như Văn Cao, Trọng Bằng, Hồng Đăng,… trừ ông nhạc sĩ Bộ Trưởng Bộ VH&TT Trần Hoàn (đã nghĩ hưu), người từng mở chiến dịch đả đảo anh một thời ở Huế, là vẫn tiếp tục nhìn TCS như một kẻ xấu.

Dù gì thì thế đứng chính trị của TCS cũng đã được tốt hơn trước rất nhiều, có phải vì thế mà anh đã chủ quan nghĩ mình là người đến lúc nên đứng vào hàng ngũ của đảng?

Sơn đem ý định này nói với tôi, tôi liền can:“Không nên Sơn ơi, cậu đang là một nhân vật âm nhạc lớn, người ta nể trọng vì ảnh hưởng của cậu đối với công chúng rất lớn cũng như quốc tế. Nay cậu trở thành đảng viên mới tò te còn ai coi trọng nữa. Nếu ông Hoàng Hiệp chống lai là may cho cậu lắm đó!”. Tôi đã nói với TCS như thế và TCS im lặng. Tuy nhiên không phải nhờ sự phân tích ấy mà TCS không trở thành đảng viên Đảng CSVN, mà bởi sự ngăn cản của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người giữ vai trò chính trị của Hội Âm Nhạc TP HCM và cũng là cán bộ có trách nhiệm quản lý TCS. Trong một lần bất bình vời Hoàng Hiệp về việc bị kiểm điểm, TCS đã chửi thẳng vào mặt Hoàng Hiệp ngay tại trụ sở Hội Âm Nhạc TP HCM:”Mày là thằng mặt lồn!”.

Đã không những không được vào đảng, TCS còn được cho về hưu để vĩnh viễn kết thúc giấc mơ - ảo tưởng cuối cùng của anh.

Cái Chết - Vinh Quang Đích Thực

Nếu con đường chính trị đối với TCS là một con đường dẫn anh xuống vực thẳm thì cái chết là một kết thúc hoàn hảo. Hay nói một cách khác, nó đã giải cứu và trả lại vinh quang đích thực cho anh - vinh quang dành cho di sản ca khúc TCS.

Không chỉ niềm vinh quang này bừng sáng huy hoàng bởi hàng chục ngàn người yêu âm nhạc của anh ở trong nước tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ cuối cùng, mà người Việt trên khắp thế giới cũng nhỏ lệ tiếc thương, nhất là người Việt ở Mỹ, nơi mà Trịnh Công Sơn lúc sinh tiền không dám đặt chân đến dù không ít lời mời. Một lễ tưởng niệm long trọng được tổ chức tại Hội trường báo Người Việt với sự tham dự đông đảo của nhiều giới khác nhau trong cộng đồng ở cả Nam và Bắc California ngay trong đêm 1-4-2001, điều mà trước đó không ai dám nói công khai về tình cảm của mình với TCS ở chỗ đông người tại Mỹ.

Lời Kết

Sau 8 năm Trịnh Công Sơn ra đi, mọi cảm xúc thương tiếc sau cái chết của anh trong mỗi chúng ta cũng đã phần nào chìm lắng, hôm nay, tôi quyết định và chọn lựa thời điểm này để viết về một góc khác, một phương diện khác của Trịnh Công Sơn mà chưa ai viết hoặc viết một cách có hệ thống.

Bài viết này chắc chắn sẽ gây ra sự mất mát tình cảm, sự đổ vỡ các mối quan hệ vốn có của tôi, vì một số những nhân vật được đề cập nay đang còn hiện diện trong cuộc đời. Sự thật bao giờ cũng gây mất lòng, tôi đã tự hỏi mình nhiều lần trong nhiều năm qua: có nên viết nó ra, giải thoát cho nó khỏi ngục tù trong tôi suốt hơn 30 năm qua? Sự quằn quại của nó trong cái nhà tù ký ức cũng làm tôi đau buồn đến không chịu nổi. Giải phóng cho nó là giải phóng cho chính tôi, dù có phải bị trả giá.

Đó là về phần cá nhân tôi, còn đối với TCS, bài viết này tôi muốn bổ sung thêm những điều mà trong các cuộc nói chuyện về TCS ở Mỹ tôi đã không thể nói hết được. Một nửa sự thật cũng chưa phải là sự thật. Tôi tin vào điều tốt đẹp của sự thật. Nó có thể sẽ làm tan đi hình ảnh một TCS được tô vẽ bởi những huyền thoại và ảo ảnh lấp lánh trong lòng ai đó, nhưng sẽ trả lại một TCS thiên tài đích thực của âm nhạc như nó vốn có, để mọi người nếu đến với nhạc Sơn thì sẽ có được cơ may yêu mến trọn vẹn một con người có thực, chứ không phải một thứ tượng đài được nhào nặn, tô vẽ và dựng lên vì một mục đích riêng. Đã đến lúc sự thật đó cần được trả lại cho những người Việt đã, đang và sẽ mãi còn coi nhạc Trịnh là lẽ sống của mình, mang nó theo mình như một thứ tài sản vô giá dù đi đến bất kỳ đâu, dù ở chiến tuyến nào.

Tất nhiên, những lập luận và lời kể trong bài viết này dựa vào những gì tôi đã trải qua, những tư liệu riêng và những tư liệu của những người bạn cũ của TCS mà họ đã công khai phổ biến trên các phương tiện truyền thông, và vì thế chắc chắn còn thiếu sót tất yếu, vì tôi biết còn nhiều sự thật đang được cất dấu bởi những người có quan hệ cận kề với TCS trong từng giai đoạn của lịch sử VN từ 1954 đến hôm trước khi TCS qua đời mà họ vì những lý do nào đó chưa tiện nói ra. Tôi xin cám ơn những ai sẽ đóng góp thêm những gì giúp cho bài viết này được hoàn hảo hơn, kể cả những phản biện.

Sau cùng, mỗi con người Việt Nam đã trải qua và sống sót sau cuộc chiến tranh khốc liệt vừa qua đều giữ trong mình những sự thật riêng, một gốc nhân chứng riêng, xin quí vị hãy trả lại nó cho lịch sử, nếu được như thế thì tấm gương lịch sử VN mới trong sáng được. Cũng vì điều này, cho tôi xin lỗi những gì mà bài viết có làm tổn thương đến một ai đó cũng là vì không còn sự lựa chọn nào khác.

Sài Gòn 29/3/2009
TRỊNH CUNG
———————————————————————————–
Tư liệu tham khảo:
1. Như Những Dòng Sông, Hoàng Tá Thích, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ 2007.
2. Trịnh Công Sơn, Cuộc đời, Âm nhạc, Thơ , Hội hoạ & Suy tưởng, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn, 2005.
3. Thư TCS gửi Ngô Kha, nguồn: http://www.gio-o.com
4. Sự thực Thư Gửi Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, phần phỏng vấn Lê Khắc Cầm, nguồn: http://www.gio-o.com
5. Có nghe ra điều gì, Thủ bút của TCS nói về trách nhiệm của mình với đám đông (Tư liệu của Bác sĩ, nhà văn Thân Trọng Minh - Lữ Kiều).
bài đã đăng của Trịnh Cung

Edward Celeson-Chủ nghĩa tư bản và nền tảng luân lý (1)

Edward Celeson-Chủ nghĩa tư bản và nền tảng luân lý (1)

Vitduc (www.x-cafevn.org) dịch, Đinh Tuấn Minh hiệu đính


“Nền kinh tế thị trường, tức chủ nghĩa tư bản, hiện đang bị khinh ghét hơn bất cứ thứ gì khác. Trong điều kiện xã hội hiện tại, khi gặp những gì không hài lòng, người ta thường đỗ lỗi cho chủ nghĩa tư bản.” Ludwig von Mises viết như thế vào tháng Giêng năm 1947(1). Thật ra, chủ nghĩa tư bản đã mang tiếng xấu từ trườc đó rất lâu. John Ruskin từng phỉ báng Adam Smith là “… một gã Xcốtlen nửa người nửa ngợm đang cố tình rao giảng những lời báng bổ thánh thần: nào là ‘Hãy căm thù thượng đế, chúa tể của các ngươi, kệ xác những luật lệ của ông ta, và hãy luôn ngắm nghé tài sản của bọn láng giềng’”(2). Cứ như thế, từ nhiều năm qua, những người theo chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội Fabian đã tạo ra một kho tư liệu tuyên truyền khổng lồ chống lại chủ nghĩa tư bản.

Trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế, chủ nghĩa tư bản phải đương đầu với sự chống đối còn kinh khủng hơn thế nữa. Trong cuộc Đại Khủng Hoảng [giai đoạn 1929-1932 – ND] một quyển sách do nhiều tác giả Cơ Đốc giáo có viết như sau: “Tương lai của các cộng đồng Thiên chúa giáo tùy thuộc hoàn toàn vào việc Thiên chúa giáo, hay đúng ra là những tín đồ Thiên chúa giáo, có quyết tâm chấm dứt ủng hộ chủ nghĩa tư bản và bất công xã hội hay không” (3). Những tuyên bố như thế vào thời đó không phải là ít. Trong quá khứ không xa, mọi người đều có cảm nhận rằng có vẻ như những người càng có khuynh hướng Phúc Âm chính thống (orthodox and evangelical wing) thì càng ủng hộ chủ nghĩa tư bản, và điều này đã được xác nhận qua dữ liệu thống kê. Nhưng ngày nay, một nhóm những người có ảnh hưởng rộng lớn trong giáo phái Phúc Âm đã thẳng thừng phủ nhận quan điểm bảo thủ về kinh tế và chính trị này và cho đó là phi Thiên chúa giáo.

Theo tôi, có lẽ một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất của chúng ta hiện nay là tìm hiểu vì sao một số trí thức quan tâm đến những vấn đề xã hội, trong đó có cả những tín đồ Thiên chúa giáo, lại căm thù chủ nghĩa tư bản đến thế. Cũng không loại trừ những thành phần đối kháng theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ muốn hủy diệt chủ nghĩa tư bản cũng như quốc gia của chúng ta [nước Mỹ - ND] nhằm phục vụ cho quyền lợi của họ. Thế nhưng vẫn còn nhiều người tử tế và có thiện chí khác vẫn cứ phản đối nền kinh tế thị trường chỉ vì họ không hiểu được nó là gì.

Không tồn tại xã hội Utopia thời Tiền-Công-Nghiệp

Xét về mặt thời gian, điều ngụy biện đầu tiên cần phải phá bỏ là khái niệm tiền-tư- bản-chủ-nghĩa của xã hội loài người. Người ta rất dễ dàng thêu dệt ra một giai đoạn bình dị như thiên đàng mà ở đó người nông dân có một cuộc sống an lành hoàn toàn gần gũi với thiên nhiên, giống như đem “người man khai lương thiện” (Noble savage) trong thiên đường thời nguyên thủy mà Jean Jacques Rousseau hình dung đến sống trong thời trung cổ vậy. Thomas Hobbes (1588–679) lập luận có cơ sở hơn khi cho rằng cuộc sống hoang dã ngày xưa rất “tồi tệ, tàn bạo và ngắn ngủi”. Adam Smith (1723-1790) còn ghi nhận rằng trong thời kỳ của ông, “người ta thường gặp trên vùng cao nguyên ở Xcốtlen những người mẹ sinh đến 20 con nhưng chưa đến hai trong số đó có thể sống sót” (4). Nên nhớ rằng đây là chuyện xảy ra chỉ mới hai thế kỷ trước. Có nhà văn còn viết rằng tử suất của thị dân thời trung cổ cao hơn cả sinh suất, vì thế các thành phố, nếu muốn tồn tại, phải liên tục chiêu mộ dân nhập cư từ những vùng thôn quê (5). Những trận đói nghiêm trọng cũng thường xảy ra vào thời kỳ này. Gần đây hơn, E.A. Wrigley cho rằng cách đây gần ba thế kỷ, ở một số họ đạo mà ông nghiên cứu, tử suất tỉ lệ thuận với giá lúa mì vào thời đó (6). Ngoài ra còn phải kể đến nạn ô nhiễm môi trường ở mức độ khủng khiếp do mọi thứ rác rưởi đều được thải ra đường. Như vậy, cuộc sống vào cái gọi là thời kỳ tiền công nghiệp không có gì là tuyệt vời cả, thậm chí là tốc độ cải thiện đời sống trong thời kỳ đó chậm hơn nhiều khi so sánh với giai đoạn hiện đại ngày nay. Vì thế, rõ ràng là không có cơ sở lịch sử khi cho rằng mọi thứ đều hoàn hảo trước khi con rắn tư bản chủ nghĩa xuất hiện làm băng hoại cái thiên đàng hạ giới của loài người.

Một quan niệm khác cho rằng sinh hoạt xã hội và chính trị của loài người tương đối đơn giản trong thời kỳ tiền tư bản. Suy diễn đó được hình thành như sau: cuộc sống vào thập niên 1890 đơn giản hơn ngày nay, suy ra nó càng đơn giản hơn vào thập niên 1690 hay 1590 chẳng hạn. Lại sai nữa. Theo như lời kể của một số vị cao niên còn sống, đời sống con người, chỉ có ở giai đoạn sau cùng của thời kỳ Victorian, là tương đối đơn giản mà thôi; còn lại thì cuộc sống ở cuối thế kỷ 17 hay thời kỳ tiền công nghiệp cũng đều không khác mấy với cuộc sống ngày nay. Chẳng hạn như ở Pháp, “những quy định cho nghề dệt trong thời kỳ từ 1666 đến 1730 dài đến 2000 trang giấy in” (7). Hình phạt cho những ai vi phạm những quy định này cũng rất nghiêm khắc. Vô số người bị xử tử vì những vi phạm kinh tế mà lẽ ra không đáng để gán tội hình sự. Và cũng nên nhớ rằng những chuyện như vậy đã diễn ra ngay cả trước khi cuộc sống bị cuộc Cách Mạng Công Nghiệp làm cho rối ren, hay ít ra là như người ta vẫn kể. Rõ ràng không phải vì nhu cầu thực tiễn của cuộc sống mà những quy định cho nghề dệt vào thời kỳ đó lại phức tạp đến vậy - với một ngành dệt thủ công thì việc gì phải cần đến hàng ngàn trang luật lệ như thế - mà chính là do quan điểm cai trị của nhà cầm quyền. Điều này có nghĩa là con người vào thời đó “đã có một lòng tin vững chắc vào nhà nước trong việc sử dụng luật pháp như là một phương tiện hiệu quả để đạt được tất cả cũng như bất kỳ mục tiêu nào mà họ muốn” (8). Quả là hiện đại!

Adam Smith và nguyên tắc pháp trị

Adam Smith thường bị xem là một kẻ vô chính phủ. Thời nay nếu ai tin vào tự do thương mại, người đó hẳn cũng chấp nhận sự hiện hữu tất yếu của nhà nước. Dù là ngày càng có nhiều người theo khuynh hướng vô chính phủ - cũng có thể đó là phản ứng chống lại sự thái quá của chủ nghĩa nhà nước (statism) – nhưng điều này không có nghĩa là mô hình vô chính phủ là một mô hình tất yếu để thay thế cho mô hình nhà nước toàn trị. Smith phân biệt rất rõ ràng khái niệm “luật pháp vì công lý” và những mưu toan lố bịch của những kẻ muốn gây áp lực lên nhà nước để thao túng thị trường nhằm thu lợi cho riêng mình (9). Theo Smith, nhiệm vụ của nhà nước là thực thi công lý chứ không phải quản lý công việc của từng người dân. Ông còn quan niệm rằng nhà nước phải có nhiệm vụ chống ngoại xâm để bảo vệ quốc gia, duy trì “một số công trình công cộng và một số định chế công cộng” vì lợi ích chung của toàn dân, chẳng hạn như những dịch vụ mà nhà nước rất khó thu phí sử dụng từ dân như việc sử dụng hải đăng, lòng đường và lề đường trước nhà của người dân. Rõ ràng là Smith vẫn còn tin vào vai trò của nhà nước, tuy nhiên, cũng như Thomas Jefferson, ông cho rằng “hoạt động của nhà nước nên đơn giản và tiết kiệm.” Ngày nay có nhiều người đang nghiên cứu trở lại hai tác phẩm kinh điển ấn hành năm 1776, The Wealth of Nations [Của cải của các Quốc gia] và “Bản tuyên ngôn độc lập.” Hy vọng mô hình nhà nước hạn chế (limited government) sẽ lại được ưa chuộng trong thời gian sắp tới.

Chủ nghĩa tư bản và lòng tham

Một ngụy biện khác nữa cho rằng Adam Smith là kẻ tôn thờ lòng tham, rằng chấp nhận sự tàn bạo của tự do kinh doanh - “ai cũng giành giật cho mình, khôn sống mống chết.” Xin nhắc lại, đây là nhận định chung của nhiều người, cả phe tư bản lẫn xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên Smith không có ý như thế khi nói về chủ nghĩa tư bản. So với những lên án khác chống lại tự do kinh doanh thì sự ngộ nhận này gây thiệt hại nhiều hơn cả: cả hai phe Cơ Đốc giáo và nhân đạo chủ nghĩa đều lên án tự do kinh doanh là xấu xa và đồi bại. Henry Thomas Buckle, một sử gia người Anh vào thế kỷ 19, đã có một nhận xét đáng chú ý về vấn đề này. Trong tác phẩm The Theory of Moral Sentiments [Lý thuyết về những tình cảm luân lý], Smith nhấn mạnh sự thương cảm, thế nhưng 17 năm sau, tác phẩm The Wealth of Nations lại được viết dựa trên chủ đề “… một động lực phát triển lớn của toàn nhân loại, của mọi lợi ích, giai cấp, ở mọi thời đại, mọi quốc gia, là tính ích kỷ.” Thế là mọi người đều dựa vào đó mà cho rằng Adam Smith chỉ biết sùng bái lòng tham, chớ ít ai hiểu được rằng trước đó Smith cũng đã từng sùng bái tình thương người như thế nào. Buckle mô tả sự thay đổi quan điểm đột ngột của Smith như sau:

“Như thế Adam Smith đã thay đổi hoàn toàn những tiền đề mà ông đã dùng cho những nghiên cứu trước đây. Trước đây, ông cho rằng con người vốn có tính thông cảm, nay thì lại cho rằng con người vốn ích kỷ, luôn làm giàu vì những mục tiêu hèn hạ và bẩn thỉu. Có vẻ như lòng nhân từ và những cảm xúc con người không còn ảnh hưởng gì đến hành động của chúng ta. Quả thực Adam Smith hầu như không hề thừa nhận có lòng nhân đạo trong lý thuyết về động lực phát triển của ông (10).”

Có lẽ vì Buckle quá hâm mộ tác phẩm The Wealth of Nations, thậm chí còn đề cao nó như là “một tác phẩm quan trọng nhất từ trước đến nay”, nên ông không hề có định kiến gì về Adam Smith. Do đó, để giải thích cho sự thay đổi đột ngột trong cơ sở lý luận của Smith, ông cho rằng Smith cố gắng tìm hiểu cả hai mặt của vấn đề, rằng hai tác phẩm này “bổ sung cho nhau chớ không đối chọi”, rằng trong mỗi chúng ta đều có chút vị tha và ích kỷ. Cho dù ý đồ thật sự của Smith là như thế nào thì cái hình ảnh về lòng tham mà ông mô tả trong tác phẩm The Wealth of Nations cũng đã đi vào tiềm thức của quần chúng. Chỉ có điều là tôi không rõ có bao nhiêu người lớn tiếng nhất lên án vấn đề này đã từng đọc qua tác phẩm đó.

Một trong những tác giả cùng thời với chúng ta, Richard C. Cornuelle, cũng đã từng cố gắng giải quyết cái dilemma (song đề trái ngược) này. Ông ta lấy dẫn chứng từ tác phẩm quen thuộc Fable of the Bees [Chuyện Ngụ Ngôn của loài Ong], do Mandeville xuất bản năm 1705, một câu chuyện châm biếm, mà ngay ở tiêu đề của quyển sách này đã chỉ rõ, nhằm chứng tỏ rằng “Thói xấu cá nhân làm lợi cho cộng đồng.” Vấn đề đáng bàn ở đây là liệu lòng tham của một cá nhân có giúp tạo ra phúc lợi xã hội hay không bằng cách kích thích hoạt động kinh tế và từ đó nâng cao mức sống cho mọi người. Quan niệm trước đây thì cho rằng không ai có thể thu lợi ngoại trừ có ai đó chịu thiệt thòi, rằng chúng ta chỉ có thể làm giàu bằng cách bần cùng hóa kẻ khác. Cornuelle viết:

“Mandeville chỉ đơn thuần đưa ra cái dilemma ‘thói xấu cá nhân - lợi ích cộng đồng’. Chính Adam Smith mới là người đi tìm lời giải cho nó. Trong tác phẩm bất hủ The Wealth of Nations, ông đã giải thích một cách rõ ràng và đầy đủ cho cả thế giới nguyên nhân thành công của hoạt động thương mại. Giọng văn của ông chứa đầy sự ngạc nhiên, cứ như là ngay cả ông cũng không thể tin nổi vào những phát hiện của chính mình… (11)”

Smith vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra rằng lợi ích lâu dài thật sự của từng cá thể cũng chính là lợi ích chung của mọi người, rằng điều gì tốt cho một người cũng chính là điều tốt nhất cho tất cả. Nếu thật sự là thế thì có vẻ như không hề có mâu thuẫn gì trong hệ thống tư tưởng trước đấy của Adam Smith dựa trên sự cảm thông hay là dựa trên lòng tham lam như ông đã viết trong tác phẩm The Wealth of Nations sau này. Smith cho rằng người buôn bán trong khi tìm cách kiếm lời, dưới sự điều khiển của một “bàn tay vô hình”, đã vô tình tạo ra phúc lợi xã hội, một kết quả mà anh ta không hề nghĩ đến (12). Ý tưởng này thật thú vị: như vậy, cái gì tốt cho nhà nông thì đều tốt cho người tiêu dùng, cái gì tốt cho công nhân thì cũng tốt cho người quản lý, cái gì tốt cho nước Nga, Trung Hoa Cộng Sản, Cuba, và những quốc gia láng giềng thân thiện hơn thì cũng tốt cho Hoa Kỳ và ngược lại. Nghe thì hay đấy, nhưng liệu có thật như thế không?

Nếu chúng ta cho rằng cái gì tốt cho mỗi người đều sẽ tốt cho mọi người, thì câu hỏi tiếp theo là liệu chúng ta có tự động nhận ra những điều đúng đắn để mà làm hay không. Dĩ nhiên chúng ta cần phải phân biệt giữa sự tham lam mù quáng và sự theo đuổi quyền lợi cá nhân có suy xét. Tuy nhiên ngay cả khi có sự phân biệt đó, lịch sử cũng có rất ít bằng chứng cho thấy con người lúc nào cũng có đủ sáng suốt để làm những điều đúng. Thật đáng tiếc là sau khi tác phẩm này được phát hành, người ta có khuynh hướng tin rằng nếu người kinh doanh hành động một cách “tự nhiên” theo bản năng thì kết quả sẽ chắc chắn có lợi cho xã hội.

Cũng nên nhớ rằng Adam Smith sinh ra vào thời mà Newton đang làm cho cả thế giới chú ý đến “lý thuyết hợp nhất vật lý học và thiên văn học” nổi tiếng của ông, lý thuyết đưa ra giải pháp cho bài toán vũ trụ bí ẩn mà những công trình nghiên cứu của Copernicus, Kepler và Galileo đã đặt ra cho ngành thiên văn và vật lý học từ 1543. Hậu quả công trình đó là làm cho người ta bắt đầu có thói quen đi tìm các qui luật cơ học cho tất cả mọi thứ, từ cách hành vi của con người, cho tới các hành vi của xã hội, của nhà nước, đến tất cả mọi phương diện của cuộc sống. Cứ như con người là một cái máy vậy. Điển hình là bài tiểu luận nổi tiếng vào năm 1798 của Malthus, trong đó ông cảnh báo rằng dân số của loài người sẽ không ngừng tăng và đến một lúc nào đó sẽ vượt quá mọi khả năng cung ứng thực phẩm, khiến cho việc cải thiện đời sống con người trở thành bất khả. Không trách vì sao ông và người bạn tốt của mình là Ricardo đã làm cho ngành kinh tế học phải mang một cái tên nữa là “ngành khoa học sầu bi” (dismal science.)

(còn nữa)

Nguồn: Capitalism and Morality by Edward Celeson

Chú thích:

(1) Ludwig von Mises, Planned Chaos, p. 17.

(2) Robert B. Downs, Books that Changed the World, p. 43.

(3) Christian Message for the World Today. E. Stanley Jones and nine other churchmen are listed as the authors. The quotation from Chapter II, page 45, was apparently written by Basil Mathews.

(4) Adam Smith, The Wealth of Nations (Modern Library edition), p. 79.

(5) Warren S. Thompson, Population Problems, p. 73.

(6) E. A. Wrigley, Population and History, p. 66.

(7) John Chamberlain, The Roots of Capitalism, p. 20.

(8) John M. Ferguson, Landmarks of Economic Thought, p. 36.

(9) Smith, p. 651.

(10) Henry Thomas Buckle, History of Civilization in England, Vol. II, pp. 340-354.

(11) Richard C. Cornuelle, Reclaiming the American Dream, pp. 47-48.

(12) Smith, p. 423.
© talawas 2009

THƠ : CUỐI NĂM

Cuối năm

Trần Hồ Dũng


Cuối năm ngồi nhớ dăm thằng bạn
Đứa tận chân trời ,đứa ẩn cư
Đứa cúi rạp mình tìm danh lợi
đứa bỏ trần gian chật hẹp,buồn

Mình ta còn lại như sương khói
Sót chút quê hương cũng nhạt nhòa
Một đời gió tạt sầu trăm hướng
Một tiếng lòng trôi dạt xứ người


Cuối năm cơn gió phương nào lại
Thổi buốt hồn ta ,kẻ viễn phương
nửa đời xiêu tán chưa về xứ
Còn mãi " đê đầu tư cố hương "

Lòng ta ,bãi vắng trên sông lạnh
Như cây khô mục nhớ cành xuân
Như ly rượu đắng đêm trừ tịch
Rót tặng càn khôn trận khóc cười !

tranhodung . saigon . tháng Chạp, Mậu Tý

THƠ : DẠ CA

DẠ CA

Trần Hồ Dũng


Đêm tàn lay mộng chưa về
Chờ chi cho úa lời thề trăm năm
Buồn chi lệ ướt chỗ nằm
sầu chi héo hắt cho bầm gan nhau

Này em , xin hé niềm đau
Tỏ bày đi nhé , cỏ lau tôi chờ
Thưa rằng ,hồn rất bơ vơ
Đợi em từ thuở ơ thờ nắng phai

Đợi em từ thuở dấu hài
In lên cỏ tiếng thở dài vào đêm
kể từ nguyệt vỡ bên thềm
hồn tôi rét mướt ,môi mềm , đợi em

tranhodung. saigon 2008 .

1/4/09

Cầm quyền cầm ly và cầm bút

Cầm quyền cầm ly và cầm bút

31/03/2009 | 12:00 chiều |

Tác giả: Tưởng Năng Tiến

Chuyên mục: Tạp văn

Ông Phạm Xuân Nguyên - qua một cuộc phỏng vấn thực hiện bởi talawas, vào ngày 24 tháng 4 năm 2005 - tuyên bố “ở Viện văn chỉ có bà bán nước và tôi là không tiến sĩ.” Tôi cũng thế, cũng thuộc loại “không tiến sĩ,” mẹ tôi cũng bán trà đá - và cũng chả có bằng cấp gì ráo trọi - nên không dưng mà đâm ra thấy gần gũi, yêu mến cái ông họ Phạm này quá xá!

Mối hảo cảm này - tiếc thay - tôi đã không giữ được luôn, và cũng chả giữ được lâu. Chả bao lâu sau, vào ngày 17 tháng 10 năm 2008, trên mạng của Hội Nhà văn Việt Nam, xuất hiện bài viết về “Cái hèn” của người cầm bút của ông Phạm Xuân Nguyên . Đọc xong (cái) tôi… bị quê ngang, và mất gần hết tình cảm (chứa chan) đã dành cho đương sự.

Ông ấy nói, rành rành, thế này đây:

“Cái hèn này, gần đây, đã được một số người nói đến khi nhìn lại một giai đoạn văn học vừa qua. Nhưng tôi có cảm tưởng các tác giả đó chỉ mới đủ dũng cảm để dám nói về ‘cái hèn’ của mình do từ bên ngoài mình đưa tới mà thôi. Nghĩa là hoàn cảnh, không khí của một thời không thuận lợi cho người cầm bút, buộc họ luôn phải sợ hãi, nơm nớp cho số phận mình, phải dè dặt, canh chừng cho ngòi bút mình, từ đó đưa đến ‘cái hèn’ của nhân cách người viết. Người khác làm cho mình sợ mà trở nên hèn! Hoàn cảnh của đời sống văn học trước đây bị phê phán chính từ phía này. Điều đó đúng nhưng không đủ. Và sẽ là thiếu sót, sẽ là không toàn diện, nếu các bài viết quá khứ chỉ bằng lòng dừng lại ở mức độ phê phán cái bên ngoài, hoàn cảnh bên ngoài như vậy… Nói đến tình trạng kém phát triển của văn học ta giai đoạn trước không thể không đụng chạm đến chính ngay sự kém cỏi của người cầm bút. Sự kém cỏi đây tôi muốn nói là ‘cái hèn’ do chính người cầm bút tạo nên cho mình. Mình tự làm hèn mình!”

Nói cách khác, và nói tóm lại, cứ theo như ông Phạm Xuân Nguyên thì dù lâm vào hoản cảnh nào cũng mặc, người ta vẫn cứ nên sống cho nó thật đàng hoàng (hoặc ít ra thì cũng phải “đàng hoàng chút đỉnh”) chớ không vì lý do gì để có thể trở nên bệ rạc, bết bát, bê tha, bê bối và …hèn nhát quá!

Quan niệm như vậy, tất nhiên, không trật. Tuy thế, khi nhìn kỹ vào bối cảnh xã hội đã gây ra “tình trạng kém phát triển của văn học ta giai đoạn trước,” tôi e rằng ông ấy (có phần) hơi khe khắt với kết luận rằng “cái hèn do chính người cầm bút tạo nên cho mình. Mình tự làm hèn mình!”

Coi: ở cái gọi là “giai đoạn trước” đó, thực phẩm hoàn toàn đều do Đảng CSVN độc quyền quản lý. Và chính nó đã treo bút, cũng như treo niêu, không ít người cầm viết:

“Có một ý kiến (hay chỉ thị) không thành văn nhưng mạnh hơn văn bản mà tất cả các báo, các nhà xuất bản đều thực hiện rất triệt để và nghiêm chỉnh là không in bài của Mặc Lân, Lê Bầu. Nếu hạn hữu có in cũng không được ký tên hai người… không được in đã hẳn, nhuận bút cũng không có nốt.

Túng thiếu. Mà phải có tiền. Phải sống. Đang loay hoay với kế mưu sinh thì Dương Tường đến. Nào ai ngờ được chính anh chàng lơ ngơ này lại là người giải quyết cho Mặc Lân vấn đề cực kì khó khăn ấy: Đi bán máu…

Lân mừng như người chết đuối vớ được cọc… Tiền tính theo cc còn tem phiếu thì đồng loạt. Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít màu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu. Cho nên những ngày đi bán máu rất vui…

Bán máu êm ả là thế mà nhiều lúc vẫn giật mình. Ví như đang ngồi nhìn cả vào người y tá chờ gọi tên mình thì người ấy bỗng bật ra những cái tên bất ngờ nhất:

Chính Yên!

Phan Kế Bảo!

…..

Phương Nam!

Toàn những người quen. Toàn những trí thức. Ngượng nghịu nhìn nhau. Rồi cũng quen dần. Lương thiện thì rõ ràng là lương thiện rồi. Nhưng nó tố cáo bước đường cùng.” (Bùi Ngọc Tấn. “Thời gian gấp ruổi“. Viết về bè bạn. Virginia: Tiếng Quê Hương, 2006. 65 - 67)

Và đến “bước đường cùng” thì mới thấm thía hương vị của một tô phở. Nó có thể làm cho khách qua đường phải ứa nước miếng, và (đôi khi)… nước mắt:

“Ngày ấy từ quê ra đèo nhau qua hiệu phở, ngửi mùi thơm ngào ngạt, quyến rũ, hai vợ chồng cùng thấy đói, thấy thèm và bảo nhau vào ăn phở. Nhưng khi lục túi chỉ còn ba trăm. Đúng một bát phở chín. Không hơn. Ai ăn? Bà bảo ông ăn vì trông ông gầy quá. Ông bảo bà ăn. Bà bảo thế thì không ai ăn cả. Cùng về. Nhưng ông biết bà đã nhịn thèm nhịn nhạt, nhường chồng con bao nhiêu năm rồi. Ông quát lên khe khẽ, bắt bà phải ăn. Bà vâng lời ông. Ông còn dặn bà: Nửa bát đầu cứ thế ăn, nửa bát sau hãy cho chanh ớt. Như vậy em được ăn hai thứ phở.” (Bùi Ngọc Tấn. Vũ trụ không cùng. Virginia: Tiếng Quê Hương, 2007. 32).

Nói tóm lại là… nghèo, túng, và đói. Nghèo đói, thiếu hụt - tất nhiên - phát sinh ra rất nhiều hệ lụy: nghèo khốn, nghèo khó, nghèo khổ, nghèo hèn… Cái nghèo (cùng với những thuộc tính thổ tả của nó) khiến cho người ta phải sống (thường trực) trong một tình trạng hoang mang và bất ổn - theo như nhận xét của bà Phạm Thị Hoài:

“Bởi vì ngoài cái nghèo và lạc hậu, thì đến đầu thế kỷ 21 này xã hội Việt Nam còn là chỗ hội tụ của những dịch bệnh dường như vô phương cứu chữa khác mà bao trùm lên tất cả là một khái niệm, tôi đặt tên khái niệm đó là sự bất an… Người ta có thể nghèo, nhưng nếu người ta có được một cảm giác an toàn nhất định, điều đó quan trọng hơn. Nếu không có cảm giác ấy thì người ta chỉ có thể miễn cưỡng sống tạm cuộc đời của mình và đương nhiên không có một động cơ nào đủ mạnh để sống tiếp cuộc đời của những thế hệ trước, sống trước cuộc đời của những thế hệ sau và sống chung cuộc đời của những kẻ cùng thời. Nói như thế thì xã hội Việt Nam là một tập hợp tạm bợ, rời rạc và hoàn toàn không hữu cơ của những cá nhân hoang mang và bất ổn.”

Sau đây là một hoạt cảnh (tương đối) đỡ “hoang mang” nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, vào “giai đoạn trước” đó, qua ngòi bút của Tô Hoài:

“Hội Nhà văn Đức tặng Hội Nhà văn Việt Nam 200 cái xe đạp Diamant mới cứng. Nguyên Hồng được điện khẩn mời xuống công tác. Ấy là việc dắt chiếc xe đạp đứng vườn hoa Cửa Nam trò chuyện với người qua đường. Vô tuyến truyền hình của Việt, của Đức quay giới thiệu nhà văn với tặng phẩm hữu nghị quốc tế.

Nguyên Hồng hồi ấy mới để râu, rõ ra phong thái học giả phương Đông. Tuyên truyền thế thôi, cả hội chẳng được sờ vào vành bánh chiếc xe nào. Hai trăm cái xe lăn cả vào kho Bộ Thương nghiệp. Nguyễn Tuân hỏi mắng Nguyên Hồng:

- Đóng trò xong rồi, dắt mẹ nó cái xe ấy đi, đứa nào làm gì được!

Nguyên Hồng cười vuốt râu, đánh trống lảng…” (Tô Hoài. Cát bụi chân ai. Hà Nội: Hội Nhà văn, 1992)

Dù túng thiếu, nghèo đói, bất ổn, hoang mang đến thế, “các ông mỗi người đã ghánh cây thập ác đi trọn đường trần ai của mình.

Không vứt xuống

Không chạy trốn.

Không ngã gục.

Không dừng bước

Và dẫu không là Chúa, các ông đã được phục sinh“

(Phạm Xuân Nguyên. “Một kiếp bên Trời“. Viết về bè bạn. Ed. Bùi Ngọc Tấn. NXB Hải Phòng, 2003. 296).

Nhưng sức Chúa, cũng như sức người, đều có hạn thôi chớ bộ! Thỉnh thoảng cũng vấp ngã (chút xíu) thì đã sao cơ chứ?

Đã thế, người ta còn phải ngụp lặn trong một bối cảnh xã hội mà “không có nhân cách người ta vẫn sống. Thậm chí còn sống béo tốt hơn” (Hà Sĩ Phu. “Chia tay ý thức hệ“. Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. California: Thế Kỷ 21, 1966. 207).

Thời phải thế. Thế thời phải thế. Sĩ mãi để cho chết à. Mà muốn không hèn, không sợ, bộ dễ chắc?

..........

Nói tóm lại sợ là tình trạng chung của cả nước, không loại trừ ai - dù là cầm rìu, cầm rựa, cầm liềm, cầm cầy, cầm quốc, cầm dùi, cầm phấn hay… cầm súng!

Ủa, cầm súng mà còn (phải) sợ gì ai nữa - cha nội ? Tưởng vậy thôi chớ không phải vậy đâu. Tưởng vậy là tưởng năng thối. Cỡ người hùng Điện Biên đang cầm quân mà chúng bắt cầm quần, cũng phải lật đật… cầm liền (và cầm chắc) mà!

Vậy chớ dân cầm ly thì sao?

Sao cái con cặc gì! Đ… mẹ, tụi tui say chớ đâu có điên mà không biết sợ - mấy cha?

Vụ này, ông bạn đồng nghiệp (cầm chai) của tôi - Bùi Minh Quốc - cũng đã thú nhận lâu rồi. Tụi này là dân nhậu, chớ có phải dân biểu (quốc hội) đâu mà phải giấu diếm hay lấp liếm mọi chuyện:

“Bao nghẹn uất Nguyệt Nga xé trời kêu chẳng thấu

Giữa chợ đời biệt dạng Lục Vân Tiên

Hảo hớn bận giang hồ quán nhậu

Thi nhau bốc phét để quên hèn.”

Mà Nguyệt Nga, nói tình ngay, dù sao cũng là một cô gái đã trưởng thành. Còn biết bao nhiêu đứa bé thơ Việt Nam khác, đang bị dầy vò ở khắp mọi nơi trên thế giới - cũng đau đớn “xé trời kêu chẳng thấu” - nhưng có thấy ông (hay bà) tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ, tu sĩ, nhân sĩ, ca sĩ, chiến sĩ … nào lên tiếng thắc mắc hoặc khiếu nại gì đâu.

Nói tóm lại (lần nữa) thì hèn - “ở giai đoạn trước” - là một cơ hội đồng đều (equal opportunity) không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo, sắc tộc, hay thành phần xã hội. Như thế, cớ sao ông Phạm Xuân Nguyên chỉ lườm nguýt cái đám cầm viết mà lại không nói một lời nào với bọn cầm quyền.

Cái được gọi là “giai đoạn trước” đã qua. Cái thời mà chúng ta phải đổ lỗi cho nạn nhân thay vì chỉ tay vào mặt thủ phạm (tưởng) cũng qua luôn rồi chớ?

© 2009 Tưởng Năng Tiến
Create PDF

Phản hồi

1 phản hồi (bài “Cầm quyền cầm ly và cầm bút”)

1.
Trần Văn Tích nói:
31/03/2009 lúc 3:00 chiều

Sợ là một phản ứng tự vệ, một phản xạ sinh tồn. Sartre từng bảo: “Tất cả mọi người đều sợ hãi, tất cả. Người không biết sợ vốn không bình thường. Điều đó chẳng ăn nhằm gì đến sự can đảm.” Không phải chỉ “giai đoạn trước” mới tạo nên chứng sợ nơi người cầm bút. Thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng nói nhiều đến sợ. Nhưng trong giai đoạn phong kiến phản động và lạc hậu, Nguyễn Du sợ một cách bình thường, Nguyễn Du sợ một cách rất người; còn trong “giai đoạn trước” cách mạng và tiến bộ thì người ta sợ một cách bệnh hoạn, người ta sợ một cách rất gì cũng không biết nữa. Nhưng có khi đó cũng là một cái… may cho dân tộc. Vì theo đông y, khủng thương thận, sợ hãi quá mức háo thương thận khí, khiến tinh khí bị nén xuống không nâng lên được, cho nên dân gian mới nói sợ đến vãi đái, sợ đến són đái. Vì sợ quá thì thận khí suy nên dân ta… bớt được nạn nhân mãn. Âu đó cũng là một thành công trong rất nhiều thành công, đại thành công khác.

source : talawas 2009