25/7/09

Ý nghĩa sâu xa của câu chuyện Người mù sờ voi

Ý nghĩa sâu xa của câu chuyện Người mù sờ voi

Vietsciences- La Thiếu Bình 07/07/2009







Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn 大般涅槃经 do ngài Đàm Vô Sấm 昙无谶 (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn, dịch ra Hoa ngữ và Kinh Trường A Hàm của Phật Giáo có kể truyện như sau:




Con voi và sáu người mù


Ngày xưa có một ông vua minh triết, thấy các đại thần của mình thường bảo thủ cố chấp các hiểu biết nhỏ hẹp của mình, bèn sai người dắt đến một con voi thật lớn và một bọn người mù bẩm sinh, để cho họ sờ voi. Sau đó vua hỏi: "Các ông đã biết con voi là như thế nào chưa?"
- Biết rồi! Bọn người mù đáp.
- Thế voi như thế nào?
- Voi xem ra như cái đòn xóc. Người sờ ngà voi bảo.
- Voi như cái quạt. Người sờ tai nói.
- Voi như tảng đá. Người sờ đầu voi đáp.
Người sờ vòi lại bảo: "Voi giống như cái chày".
- Voi giống như cái hộp gỗ. Người sờ mắt voi nói.
- Không phải. Voi như cái giường. Người sờ lưng voi khẳng định.
- Theo tôi con voi như cái thùng to. Người sờ bụng voi kêu lên.
- Đừng cãi nhau nữa, con voi như sợi dây thừng. Người sờ đuôi xác nhận.
Nhà vua nghe bọn mù tranh cãi nhau, cảm khái nói:

Người mù đều rất đông
Tranh nhau nói sự thật
Voi vốn chỉ một thân
Thị phi lại bất đồng

Chúng ta hầu như ai cũng biết câu truyện này, nhưng có lẽ ít người hiểu ý nghĩa vô cùng sâu xa về mặt triết lý của nó. Chúng ta, những nhà chính trị, nhà triết học, nhà khoa học, nhà giáo dục…và những người bình thường khác trong xã hội đều giống như những người mù đó, chúng ta mò mẫm để hiểu thế giới tự nhiên và xã hội, đưa ra kiến giải và áp dụng các mô hình để phát triển xã hội. Hầu hết chúng ta đều bị rơi vào chủ nghĩa hình thức, hay nói chính xác hơn là mắc bệnh hình thức.

Các nhà toán học như David Hilbert (1) muốn xây dựng một lâu đài toán học thông suốt, có thể dùng logic để giải quyết mọi thứ, nhưng thất bại, di lụy của nó là Tân toán học và lý thuyết tập hợp chỉ đem lại gánh nặng vô ích cho học sinh. Các nhà vật lý học như Albert Einstein muốn đưa ra một lý thuyết trường thống nhất để giải thích thông suốt mọi hiện tượng trong vũ trụ, nhưng đến cuối đời ông cũng chịu thất bại không thể hoàn tất công trình, mà cho đến nay và mãi mãi về sau, không ai có thể hoàn thành. Lý thuyết về logic được ứng dụng rộng rãi hiện nay, có thể coi là cự phách nhất, chính là hệ điều hành của các máy vi tính, nhưng cũng không thể cho là hoàn hảo, vì cũng có lúc máy không thể giải đáp được yêu cầu và bị treo, hoặc dễ thấy nhất là đưa ra thông báo không thể làm được.

Sở dĩ tất cả mọi người đều chịu thất bại khi họ muốn dùng cái trí tuệ hiểu biết của mình để giải quyết mọi hiện tượng trong vũ trụ, đó là do sự giới hạn của tri thức. Tất cả mọi tri thức đều rơi vào chủ nghĩa hình thức, tức mắc bệnh hình thức. Người ta dùng logic suy luận để đi từ hình thức này qua hình thức kia với nhận thức là tương đương hay bằng nhau, nhưng không bao giờ đi được đến tận cùng vì hình thức là vô cùng, luôn luôn biến động trong không gian và thời gian, không thể khẳng định được và do đó không bao giờ hiểu được cái toàn thể. Điều này đã được Kurt Gödel (2) phát biểu và chứng minh thành “Định lý bất toàn” công bố năm 1931. Định lý này được phát biểu thành 2 phần :

Định lý 1 : Nếu một lý thuyết dựa trên một hệ tiên đề phi mâu thuẫn thì trong lý thuyết ấy luôn luôn tồn tại những mệnh đề không thể chứng minh cũng không thể bác bỏ.

Định lý 2 : Không tồn tại bất cứ một quy trình suy diễn nào cho phép chứng minh tính phi mâu thuẫn của một hệ tiên đề.

Trước Kurt Gödel mấy ngàn năm, Phật Giáo cũng đã đề cập đến điều này. Kinh Bát nhã ba la mật đa nói : “Chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức , vô nhãn nhĩ tị thiệt thân ý , vô sắc thanh hương vị xúc pháp…”

Dịch nghĩa : Các pháp (vạn sự vạn vật) không có hình tướng, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, như vậy trong cái không, không có vật chất, không có các cảm giác như thọ (tiếp xúc), tưởng (tưởng tượng), hành ( chuyển động, hoạt động), thức (phân biệt), không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân xác, ý thức, không có các đối tượng của các giác quan là sắc (vật chất), thanh (âm thanh), hương (mùi hương), vị ( vị giác của lưỡi), xúc ( cảm giác của thân thể), pháp ( đối tượng của ý thức)…
Đức Phật đã giải thích nguồn gốc của thế giới, vũ trụ, vạn vật, là do 12 nhân duyên nhưng đó cũng chỉ là tạm bợ chứ không phải rốt ráo, đó là tương đối, giải thích cho người bình thường tạm hiểu, không thể tuyệt đối hóa. Trong Bát Nhã Tâm Kinh thì Phật phủ định nhân duyên (phi nhân duyên) qua câu trích ở trên, đồng thời cũng phủ định tự nhiên (phi tự nhiên) Trí óc con người không làm sao hiểu nổi vì cái chân lý toàn thể là phi logic, không có không gian, thời gian, số lượng, tất cả tri kiến đều vô dụng. Tri kiến chỉ có giá trị trong một bối cảnh nhỏ hẹp, tương đối, có không gian, thời gian, số lượng, còn nếu muốn tuyệt đối hóa, muốn lập nên một lý thuyết có giá trị phổ quát khắp không gian thời gian chỉ là ảo tưởng. Einstein đã theo đuổi cái ảo tưởng đó, cố xây dựng lý thuyết về Trường Thống Nhất cho tới khi qua đời vào năm 1955, đành chịu thất bại, bởi vì ông không tin vào Định Lý Bất Toàn của Kurt Gödel công bố năm 1931.

Ý trong Tâm Kinh nói là bản thể của thế giới là không, không có gì cả, chúng ta thấy có đủ thứ như sơn hà đại địa, sinh vật, con người, nhà cửa xe cộ…đó là do bệnh hình thức. Bệnh này kinh Phật gọi là “ thế lưu bố tưởng” tức là căn bệnh tưởng tượng đã lưu truyền phổ biến ở thế gian. Thật ra thế lưu bố tưởng chưa hẳn là bệnh, đó là nhận thức tuy lầm lạc (vì vô minh) nhưng còn là tướng mạnh và vô hại, nó là cái dụng của Tâm cũng tức là của cái Chân Lý “Tâm như hư không vô sở hữu”, chỉ có thái độ chấp trước cho là nhận thức đó đúng 100%, có thật 100% không một chút nghi ngờ gì mới đích thực là tướng bệnh và có hại, kinh Phật gọi là bệnh “trước tưởng” tức là cố chấp cho là có thật. Điều này cũng giống như kẻ ngốc cho rằng những hiện tượng trên màn hình vi tính là hoàn toàn có thật, không biết đó là ảo. Với trí bát nhã, Phật thấy các hiện tượng trong thế giới đời thường cũng là ảo, chẳng khác mấy với với các hiện tượng mà ta thấy ngày nay trên máy vi tính, nó chỉ có cao cấp hơn, các cảm giác đồng bộ của lục căn (mắt tai mũi lưỡi, thân xác, ý thức) khi tiếp xúc với lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) khiến con người có cảm giác tất cả đều có thật.

Chính vì bản chất của thế giới là không, không có bắt đầu, không có kết thúc, nên tất cả mọi hiện tượng đều nằm trên một vòng tròn luân hồi, không có lối ra. Phật giáo gọi vòng tròn luân hồi đó là “mở mắt chiêm bao” tức là chúng ta chiêm bao giữa ban ngày mà không hay.

Bệnh hình thức là gì ? Đó là bệnh cố chấp vào hình thức, chúng ta là những người mù sờ voi, con voi tượng trưng cho cái chân lý toàn thể, tri thức của ta là sự mò mẫm từ hình thức này qua hình thức khác của cái toàn thể đó mà không bao giờ nắm được toàn thể. Hãy khảo sát một thí dụ để thấy rõ bệnh hình thức là như thế nào. Nước là gì ?


Một ly nước đối với người bình thường thì đó là nước có thể dùng để giải khát, để tắm rửa giặt giũ, để sản xuất công nông nghiệp, còn đối với nhà hóa học thì đó là H2O, có thể phân tích thành hai loại khí là hydro và oxy. Nếu đi sâu hơn nữa thì cấu tạo của nguyên tử hydro gồm có 1 hạt nhân bao gồm 1 proton ở trung tâm, và 1 hạt electron quay xung quanh ở khoảng cách rất xa, như vậy nguyên tử thật ra là trống rỗng. Hydro có 2 chất đồng vị trong thiên nhiên là deutérium và tritium. Nhân của deutérium có 1 proton và 1 neutron, còn nhân của tritium có 1 proton và 2 neutron. Deutérium có thể kết hợp với oxy để thành nước nặng thường được dùng làm chất điều hòa trong các lò phản ứng nguyên tử. Tritium kết hợp với oxy thì thành nước siêu nặng.

Nguyên tử hydrogen và 2 đồng vị của nó là deutérium và tritium. Cấu tạo nguyên tử cho thấy vật chất trống rỗng chứ không phải đặc cứng như ta cảm giác.



Đi sâu hơn nữa vào hạt nhân nguyên tử ta thấy :



Hạt proton gồm 3 hạt quark :2up+1down





Hạt neutron cũng gồm 3 hạt quark :1up+2down



Kích thước của hạt quark cực kỳ nhỏ. Để hình dung, ta lấy nguyên tử carbon vốn đã rất nhỏ (0,5 nm -nano mét, 1nm= một phần tỉ mét), phóng đại bằng kích thước quả địa cầu (phóng đại cỡ 24 triệu tỉ tức 24x1015 lần) thì thấy hạt quark có kích thước chưa tới 5 ly (mm).

Nếu ta chỉ thấy nước là nước để ăn uống và sinh hoạt, đó là ta đã mắc bệnh hình thức, tức là bám chặt vào một hình thức của vật chất, giống như người mù sờ voi, không biết rằng bản thể của nước là các hạt quark và electron. Nhưng hạt quark không thể đứng một mình nghĩa là không thể độc lập tồn tại, hai hạt quark kết hợp với nhau mới thành hạt meson (gồm 1 quark và 1 phản quark, hạt này chỉ tồn tại một phần nghìn tỉ giây dưới dạng vật chất. Tương tác của các hạt quark rất phức tạp, lực kết nối chúng là lực tương tác mạnh được thực thi bởi một loại hạt trao đổi là gluon, khi tách 2 quark rời xa nhau thì lực này rất mạnh đến vô hạn nên không thể tách được gọi là hiện tượng giam hãm –confinement- còn khi chúng tiến sát nhau thì lực này bằng 0, bán kính tương tác của lực này chỉ khoảng một phần triệu tỉ mét, tức 10-15 m, ngoài khoảng cách này, lực gần như biến mất) ba hạt quark kết hợp với nhau mới thành hạt baryon, hai loại hạt baryon cơ bản nhất là hạt proton và hạt neutron, gọi chung là hadron nằm trong hạt nhân nguyên tử. Đó rõ ràng mang ý nghĩa nhân duyên hay sanh diệt. Một hạt quark đơn lẻ không thể độc lập tồn tại, phải có yếu tố nhân duyên kết hợp hai hay ba hạt quark mới sanh ra vật chất. Nếu tách rời các hạt quark thì vật chất biến mất. Khi phân tích cơ cấu nguyên tử, người ta thấy rằng phần lớn khối lượng nguyên tử nằm ở hạt nhân. Trong hạt nhân, proton có khối lượng gấp 1836 lần electron (điện tử) còn neutron có khối lượng gấp 1839 lần electron. Như vậy ta thấy khối lượng của electron rất khiêm tốn so với hạt nhân. Tuy nhiên vai trò của hạt electron trong cơ chế tạo ra cảm giác của các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể thì lại rất lớn. Tất cả những cảm nhận giác quan của chúng ta về vật chất, kể cả các hóa tính và lý tính của từng loại nguyên tố, đều do đám mây electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân tạo ra, tất nhiên đám mây đó được sắp xếp thế nào cũng tùy thuộc hạt nhân. Như vậy bản chất của cảm giác là điện (electron là điện tử mang điện tích âm) đó là một loại ảo giác rất kỳ diệu, rất rõ ràng, rất khác biệt nhau khiến cho đại đa số người và tất cả loài vật đều tưởng là thật.

Trở lại vấn đề nước là gì, ta chỉ có thể trả lời một cách hời hợt đó là chất lỏng thiết yếu cho đời sống sinh vật, dùng để uống, sinh hoạt và sản xuất. Câu trả lời đó tất nhiên là mắc bệnh hình thức. Đó là thế lưu bố tưởng, còn nếu ta tin chắc 100% là nước có thật thì đó là trước tưởng, một căn bệnh hình thức rất trầm trọng của chúng sinh nói chung và con người nói riêng. Nó sẽ dẫn tới khổ do Sinh, Lão, Bệnh, Tử, tới chiến tranh do tranh giành tài nguyên, lãnh thổ, lãnh hải, đất đai, nhà cửa, tài sản, tới đủ thứ thiên tai, nhân họa. Chứ nếu đi sâu nghiên cứu đến tận cùng bản thể thì không thể trả lời được nước thực sự là gì. Nói đó là H2O thì chỉ là một hình thức nông cạn, chưa đầy đủ. Nói đó là một kiểu tập hợp của các hạt proton, neutron và electron cũng chưa đủ. Nói đó là một kiểu tập hợp của các hạt quark và electron cũng chưa hẳn là tận cùng, bởi vì khi tách rời được các hạt quark như Trương Bảo Thắng đã từng biểu diễn khi đi xuyên qua tường của Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh năm 1982, thì vật chất biến mất hoàn toàn, trở thành không, thân thể anh ta và bức tường đều biến mất, anh ta có thể đi xuyên qua tường dễ dàng để xuất hiện lại bên trong. Nói tóm lại, tất cả chúng ta (chỉ trừ Đức Phật và các vị Tổ Sư Thiền đã giác ngộ như Huệ Năng, Đơn Điền, Hám Sơn, Nguyệt Khê…) đều chỉ là những người mù sờ voi, không biết con voi thực sự như thế nào, không thể xác định được. Chính vì vậy Kinh Kim Cang mới có câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” Phải không có chỗ trụ mới ngộ ra cái tâm ấy, bởi vì nếu có chỗ trụ thì mắc bệnh hình thức, bệnh trước tưởng, không phải chân lý.

Định lý bất toàn của Kurt Gödel là sự xác nhận khoa học rằng tri thức của con người là có hạn, không thể đạt tới cái toàn thể bằng trí óc phân tích, con người có thể dùng cái đã biết, suy luận bằng logic ra cái chưa biết nhưng không bao giờ đạt tới cái biết trọn vẹn. Tuy nhiên không phải vì thế mà con người bó tay, thực nghiệm của các nhà tu hành Phật Giáo chứng tỏ rằng có thể đạt tới cái toàn thể bằng cách chấm dứt tư duy, bởi vì suy luận chính là sở tri chướng, là áng mây đen che lấp mặt trời, ngừng tư duy tức là quét sạch đám mây đó để mặt trời chân lý tự hiện ra. Giác ngộ là thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi cái vòng tròn luẩn quẩn. Nói thoát khỏi cũng chỉ là một cách diễn tả tạm bợ, thật ra luân hồi không có thật, thế giới vũ trụ cũng chỉ là huyễn ảo không có thật. Khoa học không thể nào tách rời được các hạt quark trong hạt proton và neutron vì phải cần tới một năng lượng vô hạn, nhưng bằng phương pháp tâm linh, Đức Phật và các vị Tổ Sư Thiền làm được, một vài người có công năng đặc dị như Trương Bảo Thắng cũng làm được. Khi làm được như vậy họ mới thấu hiểu rằng vũ trụ chỉ là huyễn ảo không có thật. Các nhà khoa học, các nhà duy vật, trái lại tin chắc rằng thế giới vũ trụ là có thật, họ đều là những người mù sờ voi, mắc bệnh trước tưởng mà không tự biết. Chính vì nhận ra vũ trụ là không có thật nên ngài Hộ Pháp (Dharmapàla), xuất phát từ ý nghĩa của bộ kinh Duy thức tam thập tụng (zh. 唯識三十頌, sa. triṁśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā) của Bồ Tát Thế Thân (世親 Vasubandhu), đã viết bộ “Thành duy thức luận” mà ngài Huyền Trang đã dịch ra Hán văn trong đó có câu tổng kết “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” (Ba cõi -dục giới, sắc giới, vô sắc giới- đều là tâm, vạn vật đều là do tâm thức biến hiện”

Vị Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Quốc là Huệ Năng, sống vào đời Đường, cùng thời với nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên, là một trong những người nổi tiếng nhất đã làm được điều đó, tức là ngộ cái chân lý toàn thể mà Thiền gọi là Kiến tánh thành Phật (Phật chỉ có nghĩa là người giác ngộ). Ông biết trước ngày viên tịch và căn dặn đệ tử cứ để y nguyên thân xác ông sau khi tịch diệt ở tư thế ngồi kiết già. Nhục thân đó trở thành bất hoại, không cần bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đến nay trải qua 1300 năm, nhục thân bất hoại của Huệ Năng vẫn còn nguyên vẹn, được thờ tại chùa Nam Hoa gần Quảng Châu, Trung Quốc, cùng với nhục thân bất hoại của Hám Sơn và Đơn Điền. Còn nhục thân của Nguyệt Khê (tịch năm 1965) thì thờ tại chùa Vạn Phật ở Hong Kong. Các vị Tổ Sư để lại nhục thân bất hoại nhằm mục đích làm niềm tin cho đời sau, để chứng tỏ rằng những điều họ nói là có cơ sở.



Kurt Gödel : (1906-1978) Nhà toán học người Mỹ gốc Áo, tác giả của Định Lý Bất Toàn.

David Hilbert : (1862-1943) là người đứng đầu nhóm “Xây dựng một hệ thống siêu-toán-học (meta-mathematics) – một hệ thống toán học tuyệt đối siêu hình, tuyệt đối thoát ly khỏi thế giới hiện thực, cho phép XÁC ĐỊNH tính trắng/đen, đúng/sai của bất kỳ một mệnh đề toán học nào và chứng minh tính phi mâu thuẫn của toàn bộ toán học.”

Mục đích của Hilbert không bao giờ đạt được vì đó chỉ là ảo tưởng như Định Lý Bất Toàn của Gödel đã chỉ ra.

Tài liệu tham khảo :

“Mr Why” & Định Lý Bất Toàn của Phạm Việt Hưng- Vietsciences
Wikipedia




© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org La Thiếu Bình

22/7/09

"The Great Dictator" by Charlie Chaplin

Final Speech of "The Great Dictator" (also known as "Look Up, Hannah" ) by Charlie Chaplin

Schulz: Speak - it is our only hope.

The Jewish Barber (Charlie Chaplin's character): Hope... I'm sorry but I don't want to be an Emperor - that's not my business - I don't want to rule or conquer anyone. I should like to help everyone if possible, Jew, gentile, black man, white. We all want to help one another, human beings are like that.
We all want to live by each other's happiness, not by each other's misery. We don't want to hate and despise one another. In this world there is room for everyone and the earth is rich and can provide for everyone.
The way of life can be free and beautiful.
But we have lost the way.
Greed has poisoned men's souls - has barricaded the world with hate; has goose-stepped us into misery and bloodshed.
We have developed speed but we have shut ourselves in: machinery that gives abundance has left us in want. Our knowledge has made us cynical, our cleverness hard and unkind. We think too much and feel too little: More than machinery we need humanity; More than cleverness we need kindness and gentleness. Without these qualities, life will be violent and all will be lost.

The aeroplane and the radio have brought us closer together. The very nature of these inventions cries out for the goodness in men, cries out for universal brotherhood for the unity of us all. Even now my voice is reaching millions throughout the world, millions of despairing men, women and little children, victims of a system that makes men torture and imprison innocent people. To those who can hear me I say "Do not despair".
The misery that is now upon us is but the passing of greed, the bitterness of men who fear the way of human progress: the hate of men will pass and dictators die and the power they took from the people, will return to the people and so long as men die [now] liberty will never perish...

Soldiers - don't give yourselves to brutes, men who despise you and enslave you - who regiment your lives, tell you what to do, what to think and what to feel, who drill you, diet you, treat you as cattle, as cannon fodder.
Don't give yourselves to these unnatural men, machine men, with machine minds and machine hearts. You are not machines. You are not cattle. You are men. You have the love of humanity in your hearts. You don't hate - only the unloved hate. Only the unloved and the unnatural. Soldiers - don't fight for slavery, fight for liberty.
In the seventeenth chapter of Saint Luke it is written " the kingdom of God is within man " - not one man, nor a group of men - but in all men - in you, the people.
You the people have the power, the power to create machines, the power to create happiness. You the people have the power to make life free and beautiful, to make this life a wonderful adventure. Then in the name of democracy let's use that power - let us all unite. Let us fight for a new world, a decent world that will give men a chance to work, that will give you the future and old age and security. By the promise of these things, brutes have risen to power, but they lie. They do not fulfil their promise, they never will. Dictators free themselves but they enslave the people. Now let us fight to fulfil that promise. Let us fight to free the world, to do away with national barriers, do away with greed, with hate and intolerance. Let us fight for a world of reason, a world where science and progress will lead to all men's happiness.

Soldiers - in the name of democracy, let us all unite!


Look up! Look up! The clouds are lifting - the sun is breaking through. We are coming out of the darkness into the light. We are coming into a new world. A kind new world where men will rise above their hate and brutality.
The soul of man has been given wings - and at last he is beginning to fly. He is flying into the rainbow - into the light of hope - into the future, that glorious future that belongs to you, to me and to all of us. Look up. Look up."

Compiled & posted by : Tran Ho Dung .

Charlie Chaplin - Bài diễn văn của ông thợ cạo

Charlie Chaplin - Bài diễn văn của ông thợ cạo trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ

22/07/2009 | 10:00 sáng |


Hoàng Ngọc-Tuấn dịch

Lời người dịch: The Great Dictator (Nhà độc tài vĩ đại) là một cuốn phim khôi hài của Charlie Chaplin. Được trình chiếu lần đầu vào tháng 9 năm 1940 tại New York, rồi xuất hiện tại nhiều rạp cinema trên khắp nước Mỹ vào tháng 10, và đến với công chúng của nước Anh vào tháng 11 năm ấy. Sau đó, cuốn phim được trình chiếu ở Pháp vào tháng 4 năm 1945, ngay trước khi Thế chiến II kết thúc.

Đây là cuốn phim “nói” đầu tiên của Charlie Chaplin và được xem là tác phẩm điện ảnh thành công nhất của ông. Trong phim có rất nhiều đoạn tuyệt vời, nhưng đoạn gây xúc động và để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi là đoạn ông thợ cạo (do chính Chaplin đóng) bị nhận diện nhầm là nhà độc tài vĩ đại (cũng do chính Chaplin đóng), và bị mời lên khán đài để đọc một bài diễn văn được truyền thanh khắp thế giới. Trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ, ông thợ cạo bắt đầu bài diễn văn của ông với vẻ do dự, nhưng càng diễn đạt tư tưởng của mình thì ông càng trở nên lưu loát hơn, và giọng nói của ông càng lúc càng mạnh mẽ, quyết liệt, đầy xúc cảm và sức thuyết phục.

Đây là một bài diễn văn tuyệt vời được trình diễn một cách tuyệt vời bởi thiên tài Charlie Chaplin. Ở thế kỷ 21, chúng ta có thể cho rằng một số ý tưởng trong bài diễn văn này không còn mới mẻ. Tuy nhiên, là một người Việt Nam trong thời điểm này, tôi cảm thấy xúc động sâu xa mỗi lần nghe lại những đoạn cuối cùng trong bài diễn văn của ông thợ cạo.

Tôi xin gửi đến các bạn bản dịch Việt ngữ của bài diễn văn, và mời các bạn cùng xem lại đoạn phim này trên Youtube:


_____________

BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG THỢ CẠO TRONG VỊ THẾ MỘT NHÀ ĐỘC TÀI VĨ ĐẠI BẤT ĐẮC DĨ

Tôi xin lỗi. Tôi không muốn làm một đại đế. Đó không phải là công việc của tôi. Tôi không muốn thống trị hay chinh phạt ai cả. Trong khả năng của mình, tôi muốn giúp đỡ mọi người - Do-thái, không Do-thái, da đen, da trắng.

Tất cả chúng ta đều muốn giúp đỡ nhau. Con người là như thế. Chúng ta muốn sống vì niềm vui của nhau - không phải vì nỗi khốn khổ của nhau. Chúng ta không muốn thù ghét và khinh bỉ nhau. Thế giới này có đủ chỗ cho mọi người và quả đất tốt lành này thì giàu có và có thể nuôi sống mọi người.

Con đường của sự sống có thể là tự do và đẹp đẽ, nhưng chúng ta đã đánh mất con đường ấy. Sự tham lam đã đánh độc tâm hồn con người, đã vây hãm thế giới trong sự oán thù, đã xua chúng ta dấn bước vào sự lầm than và đổ máu. Chúng ta đã phát triển tốc độ, nhưng chúng ta đã giam hãm chính mình. Máy móc đáng lẽ mang đến cho chúng ta sự dư dật, thì lại khiến chúng ta đói rách. Sự hiểu biết của chúng ta đã làm chúng ta trở nên chua cay; sự khôn khéo của chúng ta đã làm chúng ta trở nên khắc nghiệt. Chúng ta suy nghĩ quá nhiều và cảm nhận quá ít. Hơn cả máy móc, chúng ta cần tình người. Hơn cả sự khôn khéo, chúng ta cần sự tử tế và sự dịu dàng. Không có những phẩm tính này, cuộc sống sẽ trở nên cuồng bạo và chúng ta sẽ đánh mất tất cả.

Máy bay và máy truyền thanh đã mang chúng ta đến gần nhau hơn. Bản chất của những phát minh này đòi hỏi thiện tâm của con người, đòi hỏi tình anh em trong nhân loại, đòi hỏi sự hợp quần của tất cả chúng ta. Ngay trong giây phút này tiếng nói của tôi đang đến với hàng triệu người trên khắp thế giới - hàng triệu người đàn ông, đàn bà, và trẻ con đang tuyệt vọng - những nạn nhân của một hệ thống - cái hệ thống đã sai khiến những kẻ hành hạ và giam cầm những người vô tội. Đối với những ai có thể nghe tôi, tôi nói: “Đừng tuyệt vọng.” Sự khốn khổ hôm nay đang đè nặng trên chúng ta chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi của sự tham lam, chỉ là sự cay đắng của những kẻ sợ hãi trước sự tiến bộ của nhân loại. Lòng thù hận của con người sẽ trôi qua, và những tên độc tài sẽ chết, và cái sức mạnh mà họ chiếm đoạt từ con người sẽ trở lại với con người. Và đến khi con người còn phải chết đi, thì khi ấy tự do vẫn không hề tàn lụi.

Các chiến sĩ! Đừng nạp mình cho những con thú - những kẻ khinh bỉ các bạn và bắt các bạn làm nô lệ, những kẻ đặt cuộc sống của các bạn vào hệ thống, điều khiển hành động của các bạn, ý nghĩ của các bạn và cảm xúc của các bạn! Những kẻ trui rèn các bạn, kiểm soát khẩu phần của các bạn, xem các bạn như trâu bò, dùng các bạn như những con cờ thí. Đừng nạp mình cho những kẻ quái đản ấy, những con người máy móc với những đầu óc máy móc và những trái tim máy móc! Các bạn không phải là máy móc! Các bạn không phải là trâu bò! Các bạn là những con người! Các bạn có tình yêu nhân loại trong tim. Các bạn không thù hận. Chỉ những kẻ không được yêu thương thì mới thù hận. Đó là những kẻ không có tình thương và những kẻ quái đản!

Hỡi các chiến sĩ! Đừng chiến đấu cho sự nô lệ! Hãy chiến đấu cho sự tự do! Chương thứ 17 của sách thánh Luca có viết rằng vương quốc của Thượng đế thì ở trong con người, không chỉ trong một người hay một nhóm người, mà trong mọi con người! Trong các bạn! Các bạn, là nhân dân, các bạn có sức mạnh - cái sức mạnh để sáng tạo ra máy móc. Cái sức mạnh để sáng tạo ra hạnh phúc! Các bạn, là nhân dân, các bạn có sức mạnh để làm cho cuộc sống này tự do và đẹp đẽ, để làm cho cuộc sống này trở thành một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Thế thì, nhân danh dân chủ, chúng ta hãy sử dụng sức mạnh đó. Tất cả chúng ta hãy đoàn kết lại. Chúng ta hãy chiến đấu cho một thế giới mới, một thế giới tốt lành nơi đó con người sẽ có một cơ hội để làm việc, tuổi trẻ sẽ có một tương lai và tuổi già sẽ được an dưỡng.

Bằng lời hứa hẹn về những điều này, những con thú đã nổi lên nắm lấy quyền lực. Nhưng chúng chỉ nói láo! Chúng không giữ lời hứa. Chúng sẽ không bao giờ giữ lời hứa! Những tên độc tài giành lấy tự do cho chính họ nhưng lại bắt nhân dân làm nô lệ. Giờ đây chúng ta hãy chiến đấu để thực hiện lời hứa đó! Chúng ta hãy chiến đấu để làm cho thế giới được tự do, để xoá bỏ những biên cương quốc gia, để xoá bỏ lòng tham lam, hận thù và bất dung. Chúng ta hãy chiến đấu cho một thế giới hữu lý, một thế giới trong đó khoa học và sự tiến bộ sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi con người.

Hỡi các chiến sĩ! Nhân danh dân chủ, hãy đoàn kết lại!

THƠ - ĐOÀN VỊ THƯỢNG

Chùm thơ tuổi mực tím của nhà thơ Đoàn Vị Thượng .
Posted by Tran Ho Dung .



Nhớ Lại, Đừng Quên

Bỗng nhớ lại con đường ta đã dạo
Cây co ro treo lá rét mùa đông
Tay em ấm cớ chi tôi dại dột
Lỡ buông ra sơ ý lá rơi thầm .

Bỗng nhớ lại những ngày xuân em ốm
Mới quen nhau tôi chẳng dám thăm nhà
Cứ quanh quẩn ven đường như mất trộm
Trái tim mình ai lấy kiếm chưa ra .

Bỗng nhớ lại cơn mưa chiều tháng bảy
Ta chia tay không rõ lý do gì
Chưa thấm thía những dòng mưa lúc ấy
Là những dòng mùa hạ sắp chia ly .

Bỗng nhớ lại ... Mọi điều sao giản dị
Tôi như em - vụng dại đến đau lòng
Chỉ cần một trong hai người biết nghĩ
Lúc bấy giờ ta dễ mất nhau không ?




Hồn Nhiên Áo Trắng

Áo trắng đôi tà bay khắp nơi
Rồi như bướm đậu lúc em ngồi
Để cho bàn ghế thành hoa cỏ
Anh làm rào giậu đứng quanh thôi .

Áo trắng thường qua ngả phố này
Những chàng nghiêm nghị đứng như cây
Thư tình mỏng lắm, như là lá
Gió cứ trêu hoài chực cuốn bay .

Cảm ơn áo trắng, trắng như mơ
Trắng tựa sương giăng, tựa khói mờ
Khi anh giả bộ đi cùng khói
Ai mặc áo màu cũng ngó lơ.




Tiếng Chim

Chung nhau một buổi tan trường
Em e thẹn lắm, tôi thường bâng khuâng
Đường về rải tiếng chim ngân
Lấp che bớt nỗi ngượng ngần trong nhau

Bầy chim nấp kín nơi đâu ?
Ríu ran như thể bắc cầu âm thanh
Mỗi người mỗi phía tìm quanh
Đường chung mà lại hóa thành... đường riêng

Một hôm vẳng tiếng chim chuyền
Tôi khum tay ngó, em nghiêng nón nhìn
Đôi lòng cùng ngóng tiếng chim
Chỉ nghe rõ tiếng đôi tim bồi hồi ...



Ánh Mắt Tựu Trường

Sáng nay áo trắng tựu trường
Gót chân cuống quýt cả hương cúc vàng
Vòng tay ôm cặp hiền ngoan
Em ôm tuổi mộng bước ngang dòng đời

Sân trường rực nắng vàng phơi
Hân hoan thức dậy bao lời cỏ hoa
Mă''t cô, mắt bạn hiền hòa
Mắt người ấy ... vẻ như là ... nghiêm trang .

Nghe hồi trống mới điểm vang
Những bông phượng sót bàng hoàng rụng rơi
Tiếng cười trong trẻo tinh khôi
Râm ran sáng dậy một trời thu xanh

Ô kìa người ấy loanh quanh
Một mình đứng lại dày hành lang xưa
Nghe lòng có chút đong đưa
Khi đôi ánh mắt lại vừa chạm nhau .



Và Tôi Đứng Đó

Một hôm tôi gặp lại tôi
Gặp tôi trong dáng em ngồi cạnh ai
Bên tóc ngắn, bên tóc dài
Và tôi đứng đó chia hai nỗi niềm.

THƠ - HOÀI QUÊ : Đoàn Vị Thượng

HOÀI QUÊ

Đoàn Vị Thượng


Cho tôi đi lại từ đầu
Để tôi không lạc khỏi màu xanh quê
Tiếng chim bảo bọc tôi về
Tôi là chú bé mải mê bóng vườn
Dầm chân mép nước sông Hương
Tôi đi trở lại ngọn nguồn tôi đây
Vin vào một chiếc lá cây
Tôi lần cành rễ bám gầy đất nâu

Cho tôi đi lại từ đầu
Vấp thềm cửa mẹ đã lâu quên chờ
Vấp mùi hương cũ ngẩn ngơ
Mấy mươi năm đến bây giờ chưa tan

18/7/09

THƠ : một bàn chân bước - Trần hồ Dũng

một bàn chân bước

" con đường vạn dặm khởi từ một bước chân "

tranhodung


một bàn chân bước lên đàng

một bàn chân bước khẻ khàng phía sau

một bàn chân vội bước mau

một bàn chân bước đằng sau nỗi buồn

một bàn chân chợt mộng cuồng

muốn băng ghềnh thác tìm nguồn đục trong

một bàn chân chợt thong dong

bước theo nhịp bước nghe lòng hồ như ...


THD. SAIGON 18.07.2009