24/2/13

Campuchia và cuộc chiến Việt - Trung

Nguyễn Hùng
Cập nhật: 18:53 GMT - chủ nhật, 24 tháng 2, 2013
  •  
Binh lính Việt Nam rời Battambang hôm 22/9/1989
Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989, 10 năm sau cuộc chiến Việt-Trung

Cuộc chiến Việt Trung trong nửa cuối tháng Hai và đầu tháng Ba năm 1979 bị xem là không được một bộ phận đáng kể giới nghiên cứu phương Tây để mắt tới.
Nhưng cũng không vì thế mà cuộc chiến gần một tháng giữa hai nước cộng sản láng giềng với hàng vạn thương vong bị lãng quên với một bài viết gần đây đặt lại câu hỏi về mối liên hệ giữa Campuchia và cuộc chiến biên giới 1979.
Đó là bài viết của tác giả Harry Booty, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Chiến tranh của sinh viên trường Kings College London, được công bố trong những tháng cuối năm 2012.
Harry Booty nói có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xung đột năm 1979 là việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia hồi cuối tháng 12/1978 và lật đổ chế độ Pol Pot hồi đầu tháng 1/1979.
"Khi mở 'cuộc chiến trừng phạt', Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam và cả bản thân một bài học."
Giáo sư Chen C. King
Tuy nhiên ông Booty, người viết bài theo đơn đặt hàng của Tiến sỹ Peter Busch, Giảng viên cao cấp Khoa Nghiên cứu Chiến tranh của Kings College London, Bấm nhận định rằng cần đặt cuộc chiến của Việt Nam ở Campuchia trong bối cảnh của mối quan hệ đã xấu đi trông thấy giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như bối cảnh quốc tế lúc xảy ra sự kiện tháng Hai năm 1979.
Ngoài chuyện Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, chế độ coi Trung Quốc là "người bạn hùng mạnh và đáng tin cậy nhất", cây viết ở Kings College London nhắc tới một loạt các yếu tố khác.
Trong số các cân nhắc của Trung Quốc có mong muốn một Đông Dương phân tán của chính họ, sự lo ngại vòng vây của Liên Xô từ các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, các sự cố dọc biên giới Việt - Trung tăng đột biến trong thời gian trước khi xảy ra cuộc chiến, sự đối xử tệ bạc với người gốc Hoa ở Việt Nam cũng như lịch sử sóng gió giữa hai nước láng giềng.
Nỗi lo sợ về chuyện Liên Xô sẽ lấp khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại tại Đông Dương dường như được xem như lăng kính mà qua đó giới lãnh đạo Trung Quốc nhìn các vấn đề khác.
Harry Booty đưa ra vấn đề Hà Nội ngược đãi người Hoa làm ví dụ.
Cây viết sinh viên này dẫn các nghiên cứu cho thấy trong số hai triệu người bị Khmer Đỏ diệt chủng, có tới 200.000 người gốc Hoa.
Mặc dù vậy Bắc Kinh đã sẵn sàng bỏ qua vấn đề này vì thấy cần phải làm vậy.
Ông Booty nói Trung Quốc nhìn cách đối xử với người gốc Hoa của Việt Nam như một chỉ dấu nữa cho thấy Hà Nội đang cùng với Liên Xô gây "phương hại những lợi ích chiến lược quan trọng của Trung Quốc."

Cả hai cùng học

Harry Booty cho rằng Bắc Kinh luôn muốn có một Đông Dương phân tán và trong bối cảnh Lào và Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác trong tháng 9/1977, việc Việt Nam tiến quân vào Campuchia đã cho Trung Quốc cái cớ trực tiếp nhất để gây chiến.
Cựu binh Nguyễn Duy Vinh tại nghĩa trang quân đội hôm 17/2/2013
Hàng vạn lính Việt Nam đã nằm xuống trong 16 ngày giao tranh hồi năm 1979
Mặc dù vậy, tác giả xem đây như lý do "ngắn hạn" và nguyên nhân căn bản vẫn là chuyện Trung Quốc xem Việt Nam như "mối đe dọa" thay vì như đồng minh:
"Nói cách khác, chúng ta có thể nhận xét rằng nếu Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ tốt hơn thì Bắc Kinh sẽ không lo ngại về sự thống lĩnh của Việt Nam ở sườn phía nam của họ."
Trên thực tế một số nhà quân sự Việt Nam coi các cuộc tấn công của Pol Pot vào Việt Nam là "cuộc chiến mượn tay người khác" của chính Trung Quốc.
Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên trưởng phòng tác chiến của Quân chủng phòng không trong giai đoạn xảy ra cuộc chiến 1979, thậm chí nói rằng Việt Nam đã "chiến thắng Trung Quốc" khi đánh bại Khmer Đỏ.
Trong cuộc chiến biên giới 1979, cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố thắng lợi, nhưng một nghiên cứu công bố vài năm sau khi cuộc chiến kết thúc nói không bên nào đạt được các mục tiêu chính đề ra.
Báo cáo 'China's War Against Vietnam, 1979: A Military Analysis' (Cuộc chiến của Trung Quốc Chống Việt Nam, 1979: Phân tích Quân sự) của Giáo sư Chen King từ Đại học Rutgers, Hoa Kỳ nói Trung Quốc chỉ phần nào đạt được các mục tiêu đề ra.
Ông Bấm King viết: "Trước hết, Trung Quốc đã không tiêu diệt được một vài sư đoàn mạnh của Việt Nam.

Tổn thất chiến tranh

Trung Quốc Việt Nam
Thiệt mạng 26.000 30.000
Bị thương 37.000 32.000
Tù binh 260 1.638
Xe tăng, xe bọc thép 420 185
Súng và pháo hạng nặng 66 200
Cụm tên lửa 0 6
Chen C. King tổng hợp
"Thứ hai, họ đã không thể đảm bảo cho vùng biên cương yên bình khỏi các xung đột vũ trang.
"Thứ ba, họ không buộc được Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.
"Thứ tư, họ không gây ảnh hưởng được tới chính sách của Việt Nam đối với người Trung Quốc ở Việt Nam."
Nhưng vị giáo sư cũng nói Trung Quốc đã làm Hà Nội nghi ngờ độ sẵn sàng can thiệp vũ lực chống lại Trung Quốc để bảo vệ đồng minh của Liên Xô, tranh thủ được phần nào sự ủng hộ của khối ASEAN trong cố gắng ngăn Việt Nam tiến vào Đông Nam Á và gây khó khăn lập tức cho nền kinh tế Việt Nam.
Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố đã dạy được Việt Nam 'bài học', ông Chen King cho rằng điều này cũng đúng với cả Trung Quốc.
Cho dù nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình có vẻ quan tâm hơn tới mục tiêu địa chiến lược so với thành công quân sự của cuộc chiến, tác giả King nhận định:
"Khi mở 'cuộc chiến trừng phạt', Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam và cả bản thân một bài học.
"Giới quân sự Bắc Kinh chắc hẳn đã kết luận rằng Giải phóng Quân Nhân Dân không thể tiến hành một cuộc chiến hiện đại trước khi họ hiện đại hóa về cả vũ khí và chiến lược."
Tác giả nói các cố gắng hiện đại hóa về cả vũ khí và đào tạo chiến lược đã được đẩy nhanh và có thể thấy các kết quả ban đầu ngay từ đầu năm 1982 với sự xuất hiện của các tên lửa tầm xa và số máy bay cũng như tàu ngầm.

Nhìn từ Trung Quốc


Một số học giả Trung Quốc cũng đã nhìn nhận mức độ thương vong quá lớn của quân đội Trung Quốc và cách tổ chức chiến trận thiếu hiệu quả trong cuộc chiến 1979.
Các video trên mạng xã hội Youku của Trung Quốc trong khi đó nhắc tới sự giúp đỡ của họ trong cuộc chiến chống Hoa Kỳ của Việt Nam trong đó "nhiều máu của người Trung Quốc" đã đổ.
Tài liệu Bấm nghiên cứu của Trung Quốc nói 16 sư đoàn lính phòng không của Trung Quốc với tổng cộng trên 150.000 quân đã tham gia các chiến dịch quân sự ở Việt Nam trong giai đoạn 1965-1969.
Số quân này được cho là đã tham gia hơn 2.100 trận đánh, bắn rơi hơn 1.700 máy bay Hoa Kỳ và gây hư hại cho hơn 1.600 chiếc khác.
Trong số quân tham chiến trong giai đoạn này có cả lính từ hai Đại Quân khu Quảng Châu và Côn Minh, hai lực lượng đã hình thành hai gọng kìm tiến vào Việt Nam trong năm 1979 như trong video trên đây.
"Bắc Kinh được xem là luôn có phong cách của một nước "bề trên" trong quan hệ với Việt Nam trong khi cách hành xử hiện nay của Hà Nội cho thấy họ chưa cảm thấy đủ sự tự tin để có quan hệ ngang hàng với Bắc Kinh."
Thuyết minh trong video cũng nói Việt Nam đã có những chính sách bài Trung Quốc để làm hài lòng Liên Xô và coi các lãnh đạo Việt Nam là những "kẻ sát nhân".
Các nhà nghiên cứu cũng nói quan hệ quá gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ cũng chính là lý do khiến hai bên có những bất đồng.
Trung Quốc đã rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam trong năm 1969 sau khi Hà Nội giữ quan điểm đàm phán với Washington bất chấp phản đối của Trung Quốc.
Về phía Hà Nội, giới nghiên cứu nói Hồ Chí Minh và các lãnh đạo miền Bắc luôn đề nghị được Trung Quốc giúp đỡ và sẵn sàng nhận giúp đỡ từ Bắc Kinh mà không chấp nhận coi nước láng giềng là tấm gương để phát triển.
Hà Nội cũng không chịu chọn giữa Trung Quốc và Liên Xô, thậm chí đã ngả hẳn về phía Liên Xô trước khi cuộc chiến biên giới nổ ra.
Một trong các tướng lĩnh cao cấp của Việt Nam sau này được các nhà nghiên cứu dẫn lời nói một trong những bài học từ cuộc chiến 1979 là Hà Nội cần "học cách sống cạnh người láng giềng lớn".
Bắc Kinh được xem là luôn có phong cách của một nước "bề trên" trong quan hệ với Việt Nam trong khi cách hành xử hiện nay của Hà Nội cho thấy họ chưa cảm thấy đủ tự tin để có quan hệ ngang hàng với Bắc Kinh.

Source : BBC

Tình "Đồng chí " !



Chú thích :

" Không phục vụ người Nhật Bản , người Philippines , người Việt Nam  và chó ".

Biển hiệu này ở trước cửa  một nhà hàng mang tên “Snacks Bắc Kinh” hoặc “百年 卤煮 gần Prince Gong’s Mansions (恭王府), một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm về phía Bắc của Tử Cấm Thành. Ảnh này chụp vào ngày 21 tháng 2 năm 2013.  ( Theo NLG) Chủ nghĩa dân tộc cực đoan không chỉ có ở TQ, ở đâu cũng có. Vấn đề là ĐCSTQ, ông bạn vàng của ĐCSVN, đã dạy dỗ dân họ thế nào để ra nông nổi này.

Theo Blog Que Choa

23/2/13

Lời Người trên cây thập tự




Hỡi các ngươi
( loài người trên trái đất )

Ta đem tự do đến cho  kẻ khốn khó

Ta đem tình yêu đến cho kẻ bị nguyền rủa

Ta đem ánh sáng thắp lên trên trái đất tối tăm này

Ánh sáng thắp lên từ Tình yêu

Ánh sáng thắp lên từ Đức tin

Ánh sáng thắp lên tự sự Trông cậy

Ta đem sự sống lại cho người đã chết

Ta rửa và lau khô vết thương của con người

Ta vực dậy  những kẻ hèn mọn, tội lỗi

Những kẻ nô lệ

Đứng dậy làm người tự do

Dưới ánh mặt trời

Ta dạy các ngươi  :

"Hãy yêu thương nhau  !

Hãy yêu thương anh em mình   !

và yêu thương cả kẻ thù mình    !


Ta chỉ mang đến điều tốt đẹp cho con  người :

Tự do , Công bằng  , Bác ái

Cớ sao ngươi bắt bớ ,đóng đinh ta ?

( Và lời cuối cùng Người  nói với Cha  trên trời )

"Cha ôi !
Sao Cha nỡ lìa bỏ con" ? (*)

( đã mấy ngàn năm rồi ,
không biết Người đã gặp được Cha mình chưa

Và không biết
Tự do , Công bình , Bác ái
đã  có trên mặt đất  chưa
Hay vẫn còn là  đêm tối  ? )
-------------------------------------
tranhodung .washington . usa.

(*) Kinh Thánh Tân Ước (New Testament )


                                        

    

                                          

Ở nơi không có gió thổi qua .





Tặng Cuồng Từ


Ở nơi không có gió thổi qua .
Những cánh bướm không còn chao lượn .
Những cánh hoa ủ rũ
Ngọn cỏ hắt hiu .

Ở nơi không có gió thổi qua
Không còn tiếng chim hót
Mây ngừng trôi
Không còn tiếng ru hời của mẹ
gương mặt trẻ thơ
Bỗng trở nên già cỗi

Ở nơi không có gió thổi qua
Không còn hoa cỏ mùa xuân
Không còn tiếng ve mùa hạ
Chỉ còn mùa thu trút lá
trơ lại mùa đông
Em bé nức nở
Cô gái xuân thì thổn thức
mẹ già cúi mặt
rưng rưng nguyện cầu

Những cánh bướm
Những cánh hoa
lá cỏ

Hãy đợi !
và đừng vội lìa đời

Ở phía chân trời
tia chớp
báo hiệu
cơn giông

Trong oi bức
ẩn chứa mùa gió thổi

Đêm mùa đông
đã chứa ánh xuân hồng

Gió sẽ trở lại !

Mặt trời sẽ mọc !

và gió
sẽ mang đến niềm vui
cho bướm ,hoa , lá cỏ

Bé thơ ơi
Em gái ơi
Thôi đừng khóc

Gió sẽ trở lại !
đem về hương sắc mùa xuân
đem lại nụ cười
cho bé thơ , em gái

Từ vực sâu
Hoa , cỏ sẽ vươn lên
Đón ánh mặt trời
Reo vui với gió

Gió cũng sẽ lau khô
dòng nước mắt
đã chảy ngược rất lâu
vào trong lòng Mẹ



Trần Hồ Dũng .Washington.USA.2012-13







Trung Quốc Phục Hưng


Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 130223

Và phục binh Trung Quốc



* Công xưởng của thế giới: Hắc khách của  đội 61398, thuộc Tổng tham, Tam bộ, Nhị cục! *



Đúng năm năm trước, vào Tháng Ba năm 2008, một tổ hợp đầu tư Hoa Kỳ nghiêng đổ, đó là công ty Bear Sterns, được thành lập từ năm 1923, 90 năm về trước. Biến cố tưởng như nhỏ nhoi đó bật tia lửa báo hiệu một vụ cháy rừng. Cùng thời điểm ấy, dân Tây Tạng ở khắp nơi tổ chức biểu tình tưởng niệm biến cố 17 Tháng Ba năm 1959, khi thủ đô Lhasa của họ bị Hồng quân Trung Quốc chiếm đóng và vị quốc trưởng là đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 phải lưu vong qua Ấn Độ. Không chỉ biểu tình phản đối ách thống trị của Trung Quốc, dân Tây Tạng và những người tranh đấu cho nhân quyền còn "dàn chào" ngọn đuốc Thế vận đang biểu diễn vòng quanh thế giới trước khi châm lửa cho Thế vận hội Bắc Kinh...

Tia lửa Bear Sterns châm ngòi cho vụ khủng hoảng tài chánh tại Hoa Kỳ, bùng nổ khi tổ hợp Lehman Brothers sụp đổ ngày 15 Tháng Chín. Còn tia lửa Tây Tạng bị Trung Quốc dập tắt mà vẫn âm ỉ lan xa, với hàng trăm người Tây Tạng cả tăng lẫn tục đã tự thiêu từ hai năm qua.

Trước sự thờ ơ của thế giới.

Chỉ vì tám giờ tám phút tối ngày tám tháng tám năm lẻ tám, Thế vận hội Bắc Kinh huy hoàng khai mạc trong một vận động trường hiện đại có cái dạng của một ổ chim. Thế vận hội hạ màn 18 ngày sau, lại còn vĩ đại hơn lễ khai mạc. Một kỷ nguyên mới bắt đầu với sự xuất hiện của Trung Quốc, một nước đã đoạt nhiều huy chương hơn Hoa Kỳ và đang trên đà bắt kịp kinh tế Mỹ về sản lượng....

Rồi ba tuần sau khi Thế vận Bắc Kinh chấm dứt, ngày 15 tháng 9 năm 2008, tổ hợp đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản, kéo theo hàng loạt cơ sở tài chánh khác trong một vụ khủng hoảng hy hữu. Năm đó, Hoa Kỳ lại có tổng tuyển cử và bầu lại Tổng thống. Cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ trong cơn hốt hoảng của cả nước mở ra một chu kỳ bao cấp với biện pháp chống đỡ cổ điển là tăng chi để kích cầu: nước Mỹ bị bội chi nặng và mắc nợ còn nặng hơn xưa. Giờ này, tuần này, Hoa Kỳ chưa ra khỏi tranh luận về gánh nợ và cái ách bội chi.

Phải chăng sự sụp đổ của Bear Sterns, rồi Lehman Brothers, AIG, Fannie Mae và Freddie Mac, v.v... đánh dấu ngày tàn của nước Mỹ? Vào cùng thời điểm ấy, Trung Quốc phục hưng sau hai thế kỷ bại liệt, là con bệnh của Đông Á. Chúng ta đã trải qua năm năm hỗn mang như vậy,

Tuần qua, Hoa Kỳ cũng báo động rằng cả trăm doanh nghiệp cao kỹ lẫn các cơ quan liên bang, kể cả bộ Quốc phòng, đã bị "hắc khách" tấn công!

Hắc khách là những tay tin tặc hacker đã xâm nhập vào nội tình của địch và còn lên tới đầu não để vừa ăn cắp vừa phá hoại bằng những phản trình tinh vi. Y như các thích khách được thấy trong bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên, bọn hắc khách có bản lĩnh nhất cũng xuất phát từ Trung Quốc.

Theo cơ quan tư nhân chuyên nghiên cứu về an ninh tín học là Mandiant, một điểm xuất phát của hắc khách Trung Quốc là "Tổng tham Tam bộ Nhị cục". Diễn ra bạch văn là phòng nhì của ban ba, bộ Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng! Một bộ phận chủ lực về hắc khách của cơ quan bí hiểm này là Đơn vị 61398 ("61398 Bộ đội") nằm trong một cao ốc trên đường Đại đồng ở Thượng Hải.

Khi ngẫm lại thì năm năm qua - khi Hoa Kỳ cùng các nước công nghiệp tiên tiến và dân chủ của Tây phương, kể cả Nhật Bản, còn ngụp lặn trong muôn vàn khó khăn - cũng là lúc Trung Quốc bung ra bốn phương và khẳng định thế mạnh về mọi mặt, kinh tế, ngoại giao và quân sự! Còn trời đất gì nữa?

Mà không phải sao?

Bắc Kinh hiện là chủ đầu tư, nguồn viện trợ lẫn trung tâm đổi chác quyền lợi với các nước Á Châu, Phi Châu và Trung Nam Mỹ, rồi còn xâm nhập vào các thị trường tiên tiến, mắc nợ và khát tiền của Tây phương.

Bắc Kinh đã cho các nước nghèo vay tiền còn nhiều hơn Ngân hàng Thế giới. Rồi xây hải cảng, xa lộ, ống dẫn dầu và khí đốt cho các nước bán khoáng sản và năng lượng. Bắc Kinh tung ra một lực lượng "dân công", những kẻ tha phương cầu thực để kiếm sống, vào khai thác nông trại, đồn điền, hầm mỏ và thương xá của các nước để thu về nguyên nhiên vật liệu và hàng ngày thả ra hàng triệu sản phẩm "chế tạo tại Trung Quốc" với giá rẻ mạt. Lực lượng dân công đó có sự yểm trợ về tín dụng và ngoại giao của một tam đầu chế là nhà nước, ngân hàng và xí nghiệp quốc doanh.

Bắc Kinh còn tiếp vận cho các chế độ hung đồ đang bị thế giới cấm vận, mà không hề có loại điều kiện mang tính chất "xen lấn nội bộ" như nhân quyền, dân chủ, môi sinh hay phổ biến võ khí tàn sát....

Nếu nhìn theo giác độ an ninh, Bắc Kinh đang nối một xâu chuỗi từ Đông Á qua Ấn Độ dương đến Hồng hải để lập ra thế liên hoành kết hợp các đồng minh. Mục tiêu là giải quyết nhu cầu vận chuyển mà khỏi bị chặn ở "nan đề Malacca" là các eo biển Malacca, Lombok và Makassar trên vùng biển Đông Nam Á hiện vẫn do Hoa Kỳ kiểm soát. Nhu cầu ấy sẽ khai thông và phát triển những tỉnh bị khóa trong lục địa, từ Tứ Xuyên đến Vân Nam. Mục tiêu kia là đánh một vòng đai quân cảng cho phép hạm đội Trung Quốc sử dụng để khống chế được Vịnh Bengale, Ấn Độ dương và biển Á Rập, và nối kết với miền Tây biển Thái Bình.

Hai chục năm trước, sau khi Liên Xô tan rã, nhiều người Mỹ lạc quan vội nói đến "lịch sử cáo chung" và sự thắng thế của tư bản chủ nghĩa. Rồi cả thế giới ca tụng "đồng thuận Washington", những tôn chỉ có giá trị nhất cho phát triển như kỷ cương ngân sách, cải tổ công chi và thuế vụ cho thông thoáng đơn giản, như quy luật tự do của thị trường trong việc ấn định lãi suất và ngoại thương, hoặc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước để xoá dần chế độ công hữu bằng quyền tư hữu, v.v... Chính quyền Bill Clinton của Hoa Kỳ còn kết hợp chân lý "đồng thuận Washington" với các tiêu chuẩn tiến bộ hơn về chính trị là nhân quyền và dân chủ.

Ngày nay, Hoa Kỳ đã thủ tiêu sự đồng thuận cao quý đó bằng chuyện bội chi và tăng thuế chẳng thua kém gì các nước Âu Châu bao cấp. Trong khi Trung Quốc lại đưa ra nguyên tắc khác để mời chào các nước đang phát triển. Đó là "đồng thuận Bắc Kinh" – hoàn toàn trái ngược qua vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước và cực kỳ vô đạo khi gạt chuyện dân chủ hay nhân quyền vào đống rác.

Nhờ vậy, Bắc Kinh có một xâu chuỗi các nước không đồng chí thì cũng là đồng mình hay thân chủ, khách hàng. Cuba, Venezuela, Iran và thậm chí Bắc Hàn đều ngả về Đông trước sự hậm hực mà bất lực của các nước dân chủ Tây phương!

Kết quả là năm năm sau, Trung Quốc đã toả sáng, có thêm bằng hữu ở xa, kể cả các nước độc tài và tham ô của Phi Châu và Nam Mỹ. Trong khi các nước ở gần hơn và dân chủ hơn, như 10 quốc gia Đông Nam Á trong hiệp hội ASEAN, thì rơi vào thế lưỡng nan. Xứ nào cũng muốn làm ăn với Trung Quốc cho sự thịnh vượng kinh tế, nhưng lại e ngại mối nguy xâm lược và khuynh đảo của Bắc Kinh. Họ nhìn vào Hoa Kỳ như một thế lực đối trọng có thể bảo vệ cho an ninh. Nhưng lại e ngại sự bất nhất của lãnh đạo Mỹ, khi Hoa Kỳ chưa ra khỏi những xoay vần nội bộ về chuyện công chi thu.

Thời sự quốc tế và các nhà bình luận thập phương đều đang nói đến tình huống lạ thường này.

Nhưng ít ai nêu câu hỏi là Trung Quốc sẽ tồn tại được bao lâu khi mà ánh sáng chói lòa đang toả ra ngoài lại che giấu những mảng u ám ở bên trong? Hỏi cách khác, chế độ có thể bóc lột người dân đến cỡ nào để làm cho nước mạnh mà dân vẫn nghèo! Kỳ trước, cột báo này đã nói đến thành phần trung lưu của Trung Quốc. Họ ở đâu, đang làm gì?

Loại câu hỏi ấy mới thật sự là vấn đề đáng chú ý vì như thơ Nguyễn Chí Thiện, "trong bóng đêm đã phục sẵn một mặt trời". Đó là phản ứng nổi loạn của người dân, là mối lo động loạn xã hội đang nằm trong xương tủy của Thiên triều ngất ngưởng trên đỉnh.

Tin tức chuyên đề về kinh tế thì cứ ngợi ca đức sáng của doanh nghiệp Trung Quốc. Nếu mở thêm mắt bên kia thì may ra ta mới thấy ra chiều sâu. Thăm thẳm...


 

21/2/13

Tâm ta sen nở






            Tâm ta sen nở

                              Tặng Cuồng Từ , tạ một tấm lòng tri kỷ.


"Làm thơ  giữa cõi nhạt nhòa"(*)

Mà sao vẫn thấy sáng lòa chữ Tâm !

Ngàn năm Trời - Đất lặng câm

Sao    Người  phiền não , âm thầm lệ rơi  ?

Cuộc trăm năm , cứ dạo chơi

Rồi ra rũ bụi , thảnh thơi  vẫy chào

Kìa hoa thơm , má hồng đào

Mai  vừa hé nụ  ,  ta vào cuộc Xuân

lòng  nhẹ nhàng  , chẳng bâng khuâng  

 Tâm   ta sen nở , tà  huân   quay  về

tranhodung. washington. 21.2.2013

-------------------------

(*) Tựa một bài thơ của Cuồng Từ