6/10/13

Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng



Thụy MyChủ tịch Cuba Fidel Castro đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng của ông ở Hà Nội ngày 22/02/2003.
Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng của ông ở Hà Nội ngày 22/02/2003. REUTERS/Kham/Files

Từ chiều hôm qua 04/10/2013, ngay sau khi được tin đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, các hãng thông tấn quốc tế khi loan tải đều dùng những từ ngữ trân trọng, mà cụm từ thường được sử dụng nhiều nhất là « vị tướng huyền thoại ».
AFP viết : « Tướng Giáp, thiên tài quân sự đã hạ nhục phương Tây ». Hãng tin Reuters trong bản tin mang tựa đề « Tướng Giáp, người chiến thắng trận Điện Biên Phủ đã mất” nhận xét: “Vị tướng già mà một số người coi là chiến lược gia quân sự ngang hàng với tướng Anh Montgomery, tướng Đức Rommel hay tướng Mỹ MacArthur, lại có những lời phát biểu hòa bình ».
AFP sau khi lược qua những chiến công vang dội của nhà chiến lược tầm cỡ này, không quên nhắc đến khoảng thời gian sau đó khi ông bị tước đi mọi quyền hành. Hãng tin Pháp ghi nhận : « Cho dù đã rất yếu, người ta vẫn cho là tướng Giáp đã viết những lá thư tố cáo nạn tham nhũng hay các dự án mang lợi lộc cho Trung Quốc nhưng nguy hiểm cho đất nước. Năm 2009, ông cho công bố lá thư ngỏ phản đối dự án bauxite tại cao nguyên đang bị rất nhiều chỉ trích ».
Vấn đề bauxite là cuộc đấu tranh cuối cùng của tướng Giáp.Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Huệ Chi hôm qua khi trả lời RFI Việt ngữ, cho biết chính tinh thần phản biện của tướng Giáp là nguồn cảm hứng cho những người chủ xướng trang Bauxite Việt Nam.
Bauxite là vấn đề mà đại tướng nêu lên cho nhà cầm quyền, và không phải chỉ nêu một lần mà nêu trong ba lá thư kiến nghị rất nghiêm túc, ý muốn cảnh báo toàn diện về những vấn đề gắn quyện với nhau: an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, môi trường dân sinh và nhất là đường hướng chính trị có nguy cơ bị "lệch" của người điều hành. Thế nhưng cả ba lần người ta đều không trả lời.

Khi đại tướng đã vào bệnh viện rồi, tôi nhớ có một hôm ông Thủ tướng đến và nói xin nghe lời đại tướng về vấn đề bauxite. Hôm ấy những người xem truyền hình đều rất vui, và tôi chắc là đại tướng cũng có niềm tin trước lời hứa tốt đẹp ấy. Thế nhưng hôm sau ông Thủ tướng xuống Hải Phòng, nói trước cơ sở đảng, rằng ý kiến khai thác bauxite là chủ trương lớn của đảng, phải tiến hành không được chậm trễ. Điều trớ trêu là như vậy.

Về mặt tâm lý xã hội thì một cách xử sự như vậy chắc chắn thế nào cũng gây phản cảm trong công chúng. Bởi, nếu đã phải thực thi chủ trương của đảng thì còn vào gặp đại tướng hứa với ông làm gì. Nhưng tôi nghĩ là đại tướng rất độ lượng, dù có phiền muộn đi nữa chắc đại tướng không để lâu trong lòng.

Việc đại tướng mất là một mất mát lớn, đang như là một làn sóng ngầm xao động, lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân. Từ lúc có tin đại tướng mất đến giờ, riêng điện thoại của tôi chưa bao giờ ngừng cả, giống như những hồi chuông đang rung lên trong cả nước.
Liệu đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi nhưng vẫn còn những điều đau đáu trong lòng về thời cuộc ? Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng tuy không thể võ đoán, nhưng đối với một con người không nguôi ưu tư, có những suy nghĩ chiến lược về nhiều mặt đối với đất nước, còn lẽ là ông nằm xuống mà vẫn chưa thể yên lòng.
Tôi không có điều kiện để vào thăm đại tướng. Cái năm mà tôi viết ngày sinh nhật đại tướng năm 2010, năm đó đại tướng cũng đã không tiếp ai hết mà vào bệnh viện rồi. Nhưng với cái tâm thế của một người đã viết đến ba lá thư về việc không khai thác bauxite, thì tôi nghĩ là đại tướng phải nghĩ rất nhiều về những vấn đề có tính chất chiến lược, về kinh tế, chính trị, quân sự lẫn văn hóa - nghĩa là một con người cảm nhận nhiều mặt về bước đi của đất nước hôm nay và những ngày tới.
Có lẽ đại tướng nằm xuống mà chưa thể yên lòng được. Bởi vì những vấn đề như thế vẫn chưa thấy có triển vọng được giải quyết theo hướng tốt đẹp cho đất nước, trong không phải chỉ một thời gian ngắn, mà cả thời gian dài sau này.
Có những ý kiến cho rằng đại tướng Võ Nguyên Giáp là nguyên khí cuối cùng của Việt Nam, khi mất đi khó thể có được những nhân vật mang tầm vóc như vậy. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận định :
Tôi không nghĩ rằng đại tướng là người cuối cùng, bởi vì cả một dân tộc 90 triệu người, thì không thể một người tài giỏi đến mấy mà mất đi, thì dân tộc ấy không thể trở nên vô vọng đến mức là không có người thay thế. Nhưng rõ ràng đại tướng là nguyên khí quốc gia thì điều ấy hoàn toàn đúng. Đại tướng xuất thân từ trí thức, mà có trí thức toàn diện, và chỉ có người trí thức mới làm được việc lớn cho đất nước.
Sự vô hiệu hóa đối với ông tuy rằng trong một thời gian dài có làm cho ông lặng tiếng, nhưng hình ảnh của ông bao giờ cũng in đậm trong lòng nhân dân. Cho đến nay ông vẫn là biểu tượng lớn sâu sắc.
Đến khi mà những người muốn biến đại tướng thành một người không còn ý nghĩa nữa mất đi, thì hình ảnh đại tướng lại càng nổi lên. Bởi vì ông vẫn còn đó. Đây là may mắn cho đất nước, ông vẫn còn và minh mẫn. Ông đã có dịp nói được tiếng nói sau cùng. Đó là một sự ngẫu nhiên nhưng cũng là may mắn của lịch sử.
Ông đã nói lên tiếng nói sau cùng của thế hệ ông về những vấn đề lớn của đất nước. Cho nên đại tướng trở thành một biểu tượng không thay thế được trong hoàn cảnh, thời điểm hiện nay. Và sự hụt hẫng của mọi người, của đông đảo nhân dân cũng như tầng lớp trí thức là ở chỗ trước mắt chưa tìm thấy một biểu tượng khác để phất ngọn cờ cho mọi người cùng đi.
Nhưng tôi chắc là với thời gian thì thế nào cũng sẽ có những người nổi lên. Và giai đoạn hiện nay thì yêu cầu của lịch sử khác đi rồi, chứ không phải như ngày trước nữa. Bây giờ là một thứ trí tuệ khác, chứ không phải là trí tuệ đánh trận, giành với địch từng mảnh đất để cuối cùng tìm lấy một chiến thắng quân sự.
Cho nên sẽ có những thế hệ mới đáp ứng yêu cầu mới của lịch sử. Yêu cầu ấy là làm thế nào bằng tâm thế hòa bình, hòa nhập với thế giới một cách chân thành, và dân chủ hóa, giành được quyền công dân, trong một đất nước không lấy chuyên chính, bạo lực thị uy với dân, thì mới đưa đất nước tiến lên được, và đất nước mới nhìn thấy tương lai.
Tôi tin rằng thế hệ đáp ứng yêu cầu ấy sẽ là thế hệ nối tiếp đại tướng. Tôi tin thế nào rồi cũng có một người như thế - có những người như thế, chứ không thể nào đại tướng mất đi là mất hết.
Theo Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, qua cuộc đời của tướng Giáp có thể rút ra được nhiều bài học :
Bài học trước tiên mà đại tướng để lại cho mọi người : là người trí thức thì phải dấn thân. Khi nhận ra được những vấn đề lớn của đất nước, đòi hỏi trách nhiệm của mình thì phải dấn thân. Bởi vì trong hoàn cảnh của đại tướng thì có thể đi tìm sự vinh thân phì gia bằng việc học tiếp, mà người ta sẵn sàng đưa đại tướng đi học để có những học vị rất cao. Thế nhưng vận mạng của đất nước lại đòi hỏi bỏ mục tiêu nhỏ nhoi ấy cho một điều lớn hơn.
Bài học thứ hai là có bản lĩnh để làm chủ các ý kiến của mình mà mình thấy đúng. Ví dụ như việc đưa pháo vào rồi đưa pháo ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nếu như không có bản lĩnh, nhất định không thể có quyết định táo bạo, mà cuối cùng quyết định ấy là đúng. Ngay từ bấy giờ đại tướng đã có quan điểm là khi biết chắc nắm được chân lý thì kiên quyết theo đuổi chân lý đến cùng.
Tôi nghĩ bài học ấy lớn, vì có thời kỳ người ta lấy tập thể ra để thay thế cho ý kiến cá nhân, và gần như tiếng nói tập thể là áp lực, cá nhân không cưỡng được. Nhưng thực ra nhiều khi ý kiến cá nhân lại đúng. Đó cũng là bài học quan trọng, vì làm cho mỗi con người thấy vai trò cá nhân của mình trong vai trò chung của cả tập thể. Điều đó lớn lắm. Đất nước, xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không có cá nhân. Cho nên chính đại tướng góp phần khẳng định trong ý thức về vai trò cá nhân.
Bài học thứ ba, trước mọi khó khăn, bị động, thất bại, vẫn tìm được sự thanh thản, thoải mái và làm chủ chính mình để không rơi vào bi quan, không bị vô hiệu hóa. Sau 1975 thì hầu như đại tướng mất tiếng nói, và bị những người có lẽ về một phương diện cá nhân nào đó muốn xóa bỏ vị trí của đại tướng. Nhưng đại tướng vẫn lặng lẽ chịu đựng, kiên nhẫn, và cuối cùng người ta ngày càng thấy cách nhìn mọi vấn đề của đại tướng là đúng.
Tôi nghe nói là ngay trận Mậu Thân chẳng hạn, đại tướng chủ trương nếu đánh thì đánh xong rút ngay chứ không nên đánh chiếm, thì người ta đã bác đi, nhưng cuối cùng ý kiến của đại tướng là đúng.
Tôi cho đó là bài học, mình không được dùng đi nữa thì mình vẫn thung dung, chủ động, biết biến cái không thuận lợi thành thuận lợi. Vì kiên trì theo đuổi một chân lý mà mình thấy đúng từ sớm, cho nên những tâm nguyện dần dần rõ ra, được nhân dân hiểu và quần chúng đứng về phía mình.
Bài học thứ tư cũng rất lớn, vì có những người không phải là kém, nhưng vì nôn nóng quá, trở nên đứt gánh nửa đường hoặc bị quên lãng đi. Sự kiên trì trong tình thế hiện nay mà không làm khác được, thì âm thầm giữ chân lý, và cuối cùng sẽ tìm được sự ủng hộ đông đảo. Quả nhiên cuối cùng đại tướng đã đạt được điều ấy.
Như tôi đã nói, còn có may mắn : đại tướng là người sống lâu nhất trong hàng ngũ những người thuộc thế hệ thứ nhất ấy, nên đại tướng đã nói được lời tối hậu với nhân dân, mà những khác đã chết đi thì không thể. Nhưng cái may mắn cũng phải phù hợp với một người như đại tướng, chứ một người đầu óc trống rỗng không có gì, thì dù sống lâu đi nữa cũng vô giá trị.
Tôi nghĩ chính tiếng nói công khai cuối cùng, là ba lá thư yêu cầu ngừng việc khai thác bauxite chính là biểu hiện « Tôi biết hết mọi chuyện, và tôi lên tiếng để cho các anh biết rằng người như tôi không bao giờ quên đi những điều trọng đại của đất nước ». Chứ ở tuổi của đại tướng có quyền nghỉ ngơi không nói nữa, nhưng mà đại tướng vẫn nói. Đó là tinh thần phản biện của người trí thức.
Ở đại tướng luôn luôn song hành hai con người : người trí thức và người cách mạng. Mà người cách mạng thì không ngừng đổi mới, còn người trí thức thì gặp việc của đất nước mà người thất phu không cảm thấy có trách nhiệm thì không còn là trí thức nữa.
Đại tướng đã giữ được trách nhiệm của người trí thức, hai mặt đó quyện chặt với nhau và được cả ba, bốn phía đều ủng hộ : phía những người cách mạng, phía trí thức, phía quần chúng nhân dân đều thấy đại tướng như một tấm gương soi sáng cho mình. Đó là vì sao đại tướng để lại niềm thương tiếc sâu sắc nhất cho đất nước, cho nhân dân, và nhất là cho giới trí thức - trong đó có những anh em làm trang Bauxite, vì chúng tôi vẫn lấy đại tướng ra làm biểu tượng cho mình.
« Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách ». Cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng gắn liền với những thăng trầm của lịch sử Việt Nam, mà theo giáo sư Nguyễn Huệ Chi thì tướng Giáp không chỉ là chứng nhân của lịch sử, mà còn là người làm nên lịch sử. Ông Huệ Chi nêu ra một vài dấu mốc :
Đại tướng không chỉ là chứng nhân mà là người làm nên lịch sử. Cho nên lịch sử qua những chặng thăng trầm, thì đại tướng chính là hiện thân của những bước thăng trầm ấy.
Trong chặng đường kháng chiến chống Pháp, người cầm quân đã đưa ra những chiến dịch xuất sắc, để cuối cùng làm cho người Pháp cảm thấy không thể thắng nổi.
Rồi đến giai đoạn tiếp nhận ý kiến của Trung Quốc để rồi có những sai lầm như cải cách ruộng đất, đó là một chặng đường rất khó khăn. Chính ông Hồ Chí Minh đã phải ủy thác cho đại tướng ra xin lỗi nhân dân ở trước quảng trường Ba Đình. Đại tướng ra nói thì mọi người thấy ấm lòng, bởi vì một người đã hy sinh trong chín năm trời cho cuộc kháng chiến, đã dẫn dắt quân đội đánh thắng mà bây giờ cũng phải nói lời xin lỗi trước dân chúng, việc đó đã khích lệ được nhân dân để vượt qua khó khăn trong chặng đường ấy.
Rồi đến quãng đường mà chúng ta gọi là « đánh Mỹ », đại tướng cũng vẫn làm tổng tư lệnh. Mặc dù nhiều trường hợp có lẽ có quyết định của những người đóng vai trò quan trọng hơn trong đảng, nhưng thực ra vẫn hỏi ý kiến đại tướng. Ví dụ như đánh ở Ban Mê Thuột chẳng hạn, thì đó chính là quan điểm của đại tướng : không đánh ở Kontum. Nếu mà đánh ở Kontum thì chắc là thua, nhưng mà đánh ở Ban Mê Thuột nên đã thắng.
Đây là tôi chỉ nói về quân sự thôi, chứ còn việc đánh ý nghĩa như thế nào sau này cho đất nước và dân tộc, thì đó là chuyện khác. Nhưng trong chiến lược đánh nhau giữa hai bên, thì chính những ý kiến như thế của đại tướng là những ý kiến rất đúng, và nhờ đó đã thắng.
Còn bại, chẳng hạn việc đánh vào các đô thị năm 1968, những người cầm chịch đã không nghe lời đại tướng nên đã gây tổn thất rất nhiều. Qua những tổn thất ấy càng thấy ý kiến của tướng Giáp là rất chuẩn xác. Nếu tướng Giáp được nghe thì chắc không thất bại như vậy, để lại tổn thất không chỉ cho quân đội phía Bắc mà còn cho dân chúng ở những vùng đô thị ấy nữa.
Sau này đến thời kỳ đã làm được việc gọi là thống nhất đất nước rồi, thì tướng Giáp được chuyển từ quân đội sang làm những việc khác. Chính thời kỳ ấy là thời kỳ mà đất nước rơi vào nhiều khó khăn trầm trọng. Và người ta thấy tướng Giáp ít xuất hiện, gần như là vắng hẳn, những người khác lên tiếng nhiều hơn.
Nhưng bây giờ nghiệm lại thì mới thấy rằng trong suốt chuỗi ngày ấy, là lúc mà đất nước càng ngày càng lún sâu vào khó khăn bởi nền kinh tế bao cấp, bởi cái gọi là xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu của Trung Quốc và Liên Xô. Rõ ràng là sự lặng lẽ của đại tướng trong cả thời kỳ ấy cho thấy có lẽ trong thâm tâm của đại tướng có một chủ kiến khác, nhưng vì không được dùng nên đại tướng đã giữ tư thế im lặng.
Đến khi bắt đầu đổi mới thì đất nước cũng đã vươn lên. Và những tổng kết của đại tướng tuy về quân sự thôi, nhưng cũng cho người ta thấy cái nhìn về con người, về nhân tâm, về thời cuộc lấp lóe trong những tác phẩm của đại tướng. Rõ ràng là phải có một cách nhìn mới, không chỉ trong quân sự mà còn trong chính trị, kinh tế thì mới có thể đi lên được.
Càng về sau dần dần đại tướng có tiếng nói trở lại, ông đã lên tiếng về nhiều vấn đề. Tuy ông rất cẩn trọng, nhưng đó là một cuộc đấu tranh bền bỉ nhằm làm cho xu thế mới chiến thắng xu thế bảo thủ, muốn kéo lùi lịch sử trở lại. Biểu hiện rõ nhất là những kiến nghị về các vấn đề chính trị, quân sự, xã hội, kinh tế, tuy đại tướng nói ít nhưng nói ra lời nào thì đúng lời ấy.
Những việc như thế, với sự chín chắn và thận trọng của đại tướng, tôi thấy ông trở thành mẫu mực cho con người thức tỉnh và đổi mới, mặc dù đại tướng không biểu hiện ra rõ ràng như một số người khác. Tuổi ông cũng quá nhiều rồi, nên ông lặng lẽ hơn, kín đáo, cẩn trọng hơn. Ông chính là hiện thân của các bước thăng trầm của đất nước. Chính vì thế ở giai đoạn hiện nay, thiếu gương mặt của ông thì tự nhiên người ta cảm thấy như thiếu rất nhiều.
Dù vậy tôi nghĩ không thể vì thế mà bi quan, cho rằng đại tướng mất đi là mất tất cả. Vẫn nên lạc quan, bởi vì thế nào lịch sử cũng sẽ đáp ứng yêu cầu. Cho nên chúng tôi vừa kính trọng, thương tiếc đại tướng, nhưng cũng vừa tin vào lớp trẻ. Tin rằng lớp trẻ sẽ nối tiếp được ở chặng đường mới này, với những yêu cầu mới của lịch sử, thì lớp trẻ sẽ đưa đất nước đi lên được. Tôi nghĩ bài học của đại tướng đặt ra cho thế hệ hôm nay là như vậy.
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn giáo sư Nguyễn Huệ Chi ở Hà Nội đã vui lòng tham gia tạp chí đặc biệt về đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Huyền thoại Võ Nguyên Giáp đã đi vào cõi vĩnh hằng. Dù bên này hay bên kia, dù còn có những tranh cãi, nhưng rõ ràng « Thời thế đã tạo nên anh hùng ». Có những ý kiến cho rằng có lẽ phải còn phải chờ đợi rất lâu nữa nguyên khí của dân tộc lại mới phát tiết - khi những hiền tài tuy không phải là thiếu, nhưng lại gặp phải rất nhiều trắc trở khi muốn góp phần xây dựng một đất nước dân chủ, bảo vệ Tổ quốc trước nguy cơ xâm lấn của ngoại bang.



5/10/13

BBC -Tướng Giáp hai lần thoát nạn


Tướng Giáp hai lần thoát nạn

Cập nhật: 15:55 GMT - thứ bảy, 5 tháng 10, 2013
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Ông Giáp từng bị chính các đồng chí của mình vây hãm
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã ít nhất hai lần thoát khỏi những cuộc thanh trừng do chính các đồng chí của ông gây ra, theo những gì nhà báo Huy Đức viết trong cuốn Quyền Bính, phần hai của tập Bên Thắng Cuộc.
Đó là đợt bắt bớ hàng loạt các tướng lĩnh ủng hộ Tướng Giáp trong đợt Tổng tiến công Mậu Thân 1968 và vụ vu cáo ông Giáp và Tướng Trần Văn Trà hồi năm 1991 được biết tới như vụ 'Năm Châu - Sáu Sứ'.
Vụ đầu tiên diễn ra dưới sự điều phối của ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức trung ương, trong thời gian một loạt những người bị cho là xét lại chống Đảng bị bắt giữ trong đó có cả những người thân cận với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nó cũng diễn ra trong giai đoạn mà tác giả Huy Đức nói ông Hồ Chí Minh đi nghỉ ở Trung Quốc, Tướng Giáp đi dưỡng bệnh ở Hungary giữa lúc việc chuẩn bị cuộc tấn công Mậu Thân được Tổng bí thư Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ hoạch định đằng sau lưng vị "cha già dân tộc" và "anh cả quân đội".
Cả hai ông Thọ và Duẩn đều được cho là chủ đánh tới cùng trong khi đại diện của bên vừa đánh vừa tìm kiếm giải phá chính trị là Tướng Giáp và Tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng và ủy viên Thường trực Tổng quân ủy, người đã mất hết các chức vụ trong đầu năm 1968.
Tác giả Huy Đức Bấm cũng viết: "Trong "chiến tranh giải phóng miền Nam", cho dù tướng Giáp vẫn là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh, bí thư Tổng Quân ủy, nhưng theo [Cục trưởng Quân báo, Đại tá] Lê Trọng Nghĩa:
"Thay vì ông Giáp là người quyết định, ông Lê Đức Thọ có sáng kiến lập ra Tổ năm người giúp Trung ương chỉ đạo tác chiến miền Nam gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng và Lê Đức Thọ.
"Trong tổ này, ông Giáp chỉ còn một phiếu."
Bản thân Đại tá Nghĩa cùng nhiều người thân cận với Tướng Giáp khác như Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá Đỗ Đức Kiên, Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng cũng đã bị bắt trong vụ án xét lại chống Đảng mà đối tượng là nhiều cán bộ cao cấp từng theo học ở Liên Xô.
Mặc dù bản thân Tướng Giáp không bị bắt trong vụ này, tác giả Huy Đức nói ông đã trở về Việt Nam sau khi đi nghỉ ở Hungary để chứng kiến các "cộng sự ăn ý nhất" của ông đều bị xử lý.

'Năm Châu - Sáu Sứ'

Tác giả Huy Đức cũng thuật lại chi tiết vụ án có tên 'Bấm Năm Châu - Sáu Sứ', tên của hai nhân vật được cho là đã khai rằng Tướng Giáp và Tướng Trà đã cấu kết cùng người khác để "có âm mưu đảo chính" hồi năm 1991.
Trên thực tế, ông Huy Đức dẫn lời các nhân chứng nói, đây là một vụ án do Tổng cục Tình báo Quân đội, hay Tổng cục II, dựng lên với sự tham gia của Tướng Lê Đức Anh và sự bao che của Tướng Đoàn Khuê và các lãnh đạo trong đó có Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm, người phụ trách nhân sự trong Đảng lúc bấy giờ.
Vụ việc xảy ra khi Tướng Giáp đã 80 tuổi và vụ "Năm Châu - Sáu Sứ", nếu thành, chỉ có thể hạ bệ uy tín của ông trong Đảng", theo tác giả.
Ông Huy Đức cũng viết: "Khi Võ Nguyễn Giáp đã là Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh chỉ mới là một cán bộ ở cấp tiểu đoàn.
"Sự mặc cảm trước uy danh của tướng Giáp chỉ có thể được tích tụ thông qua hai người đã cất nhắc Lê Đức Anh: Lê Duẩn và, đặc biệt là, Lê Đức Thọ."

Thoát hiểm

Ông Giáp trên thực tế chỉ thoát hiểm khi Trung tướng Võ Viết Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã không nghe theo lời khuyên của cấp trên và điều tra ra vụ dàn dựng nhằm vu cáo vị Đại Tướng.
Kết quả, Tướng Giáp thoát hiểm nhưng Tướng Thanh đã giơ đầu chịu báng và bị Nguyễn Đức Tâm tuyên bố khi triệu ông tới gặp với sự chứng kiến của các ông Võ Chí Công và Đoàn Khuê:
"Chúng tôi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo đồng chí hai nội dung. Trước hết xin chuyển tới đồng chí nhận xét của Bộ Chính trị: Đồng chí là một cán bộ cao cấp còn trẻ, công tác tốt, rất có triển vọng, nhưng rất tiếc, chúng tôi vừa nhận được một số báo cáo tố cáo đồng chí hai việc:
"Một, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; hai, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung ương khoá VII”.
Tác giả Huy Đức cũng dẫn lời Tướng Thanh nói tiếp: “Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được.
"Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khoá, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận.
"...Nếu tôi cứ nghe lời khuyên, kết luận giống như bản báo cáo của Nguyễn Đức Tâm, thì tôi sẽ được thăng chức, đề bạt nhưng rồi tôi lại phải dấn vào bước thứ hai là ra lệnh bắt oan tướng Trà và tướng Giáp. Làm thế, thì lương tâm sẽ giết dần, giết mòn tôi".


4/10/13

Nguyễn Văn Huy - Tướng Giáp trong mắt người Phương Tây

BBC

Cập nhật: 15:51 GMT - thứ sáu, 4 tháng 10, 2013

Đối với người phương Tây, Võ Nguyên Giáp có lẽ là một hiện tượng đặc biệt trong quân sử thế giới. Ông là vị tướng châu Á được các sử gia và nhà bình luận quân sự phương Tây nhắc đến nhiều nhất từ sau Thế chiến II.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm 40 năm Điện Biên Phủ
Người ta nhắc đến ông không phải vì ông là đồng minh của các lực lượng quân sự phương Tây mà là một đối thủ lợi hại. Ông Võ Nguyên Giáp được coi là người đã làm thất bại tham vọng tại Đông Dương của hai thế lực quân sự hùng cường nhất thế giới là Pháp và Mỹ trong thời điểm từ 1945 đến 1975.
Một vinh hạnh không kém là ông được sự quí trọng của hai vị tướng tài ba trong quân đội Pháp và Mỹ, đối thủ của ông, đó là các ông Raoul Salan (đại tướng, người chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương thời điểm 1951-1953) và William Westmoreland (đại tướng, người chỉ quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam thời điểm 1968-1972).
Ngoài chức năng điều quân khiển tướng, Võ Nguyên Giáp còn là một cấp lãnh đạo chính trị có tài nói và viết. Tập Hồi ký 1946-1954 gồm 3 tập của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Hết lời ca ngợi

Hiện nay không biết đã có bao nhiêu sách báo và tài liệu quân sự viết về Võ Nguyên Giáp, nhưng ít nhất đã có trên 120 quyển sách nói về ông, hay chính ông viết ra được dịch sang các thứ tiếng nước ngoài (Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Trung Hoa, Nhật, Ả Rập...và được phổ biến rộng rãi trong các tiệm sách và thư viện.
Những sách viết về Võ Nguyên Giáp phần lớn do những nhà văn, nhà báo không nhiều thì ít có thiện cảm với ông Võ Nguyên Giáp và phong trào cộng sản.
Những tác giả này đã hết lời ca ngợi Võ Nguyên Giáp và so sánh ông với những thiên tài quân sự nổi tiếng trên thế giới như với Thomas Edward Lawrence, được biết nhiều dưới tên Lawrence of Arabia, người đã chinh phục cả lục địa phía đông châu Phi, hay với Ernesto Che Guevara, nhà cách mạng cộng sản Trung Mỹ rất được giới trẻ thiên tả châu Âu ngưỡng mộ.
Nhiều người còn ví thiên tài quân sự của Võ Nguyên Giáp với Karl von Clausewitz, nhà chiến lược quân sự người Phổ đầu thế kỷ 19.
Các sử gia và dư luận phương Tây nễ trọng ông Võ Nguyên Giáp vì ông là vị tướng "không tốt nghiệp một trường võ bị nào và cũng không bắt đầu sự nghiệp quân sự bằng một chức vụ sĩ quan nào", nhưng đã đánh bại quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ (1954) và gây khó khăn cho quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ 1964-1972, tức thời điểm quân đội Hoa Kỳ có mặt đông đảo nhất tại miền Nam Việt Nam.

Trợ giúp của Trung Quốc

Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954), các sử gia Pháp thường xuyên nhắc nhở đến Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn 1946, khi quân Pháp vừa trở lại Việt Nam và đã có những cuộc gặp gỡ với ban tham mưu của Hồ Chí Minh, như một thư sinh đi theo kháng chiến không có gì đáng ngại.
Tuy nhiên tất cả đều lấy làm tiếc cuộc thương lượng với phe Việt Minh, do đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo, không tyành công dẫn đến cuộc chiến khốc liệt tại Đông Dương trong suốt thời gian từ 1946 đến 1954. Thật ra lúc đó chính quyền thuộc địa Pháp không đánh giá cao khả năng quân sự của phe Việt Minh.
Vào thời điểm 1946, lực lượng quân sự của phe Việt Minh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chỉ có khoảng 40 chi đội, với trên dưới 50.000 dân quân du kích, thiếu trang bị và thiếu huấn luyện.

Tướng Giáp cầm quân từ lực lượng chỉ có tiểu đoàn lên các quân đoàn lớn
Phải chờ đến 1949, phe Việt Minh mới có được bốn đại đội bộ binh được trang bị súng máy và súng cối.
Lực lượng quân sự của Võ Nguyên Giáp chỉ được trang bị dồi dào từ sau khi phe cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã đánh bại phe Quốc Dân Đảng, do Tưởng Giới Thạch cầm đầu, và chiếm Hoa lục. Cố vấn quân sự và bộ đội Trung Quốc được gởi sang Việt Nam để tiếp tay với Việt Minh đánh Pháp. Nguồn vũ khí mà Mao Trạch Đông chi viện cho Việt Minh do tịch thu từ tay quân Tưởng.
Với những trang bị và giúp đỡ quân sự từ phe cộng sản Trung Quốc, những đơn vị quân sự Việt Minh đã từ du kích chuyển sang chính quy, với những cấp trung đoàn và sư đoàn, hàng ngàn sĩ quan Việt Minh được đưa sang Trung Quốc huấn luyện.
Bắt đầu từ tháng 10/1950, bộ đội Việt Minh bắt đầu gây nhiều thiệt hại cho các đơn vị viễn chinh Pháp trên Đường số 4 (Route coloniale 4-RC4) từ Cao Bằng đến Lạng Sơn, qua Đồng Khê, Thất Khê, Na Chầm và Đồng Đăng trên vùng Việt Bắc, từ đó tên tuổi Võ Nguyên Giáp mới được giới quân sự Pháp nhắc nhở đến nhiều.
Những vị tướng tài ba của Pháp như Georges Revers, Marcel Carpentier, Henri Navarre với những lực lượng quân sự chuyên nghiệp được trang bị đầy đủ như Lực lượng Viễn chinh (Corps Expéditionnaire), Lê Dương (Légion Etrangère), Nhày Dù... (Bataillons Étrangers Parachutistes) đã không ngăn chặn được sự bành trướng của những người lính nông dân do Võ Nguyên Giáp cầm đầu.

Lòng chảo Điện Biên

Sau này giới quân sự Pháp thường nhắc nhở tới những mưu chước của Pháp dụ dỗ quân đội Việt Minh vào bẫy để tiêu diệt như tại Vĩnh Yên, Đông Triều, Ninh Bình, Nghĩa Lò, Đông Khê, Đường số 4, nhưng không được. Ngược lại, chính quân đội Pháp đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề và đã phải rút lui khỏi các địa điểm chiến lược trên vùng Thượng Du Bắc Việt.
Trước sự lớn mạnh của phe Việt Minh, giới quân sự Pháp quyết định mở ra một địa bàn chiến lược khác tại khu lòng chảo Điện Biên Phủ để dụ quân Việt Minh vào tròng để dội bom tiêu diệt. Ý đồ này đã được các chiến lược gia và tướng lãnh Pháp nghiên cứu tỉ mỉ.
Cũng nên biết vào thời điểm này phe Việt Minh đã chiếm gần như toàn bộ khu vực Trung Lào và Nam Lào, nếu ngăn chặn được đường tiếp tế của phe Việt Minh tại Điện Biên Phủ thì Pháp sẽ triệt hạ dễ dàng lực lượng Việt Minh tại Lào.
Với nhận định như thế, bộ chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương dồn nỗ lực củng cố địa bàn Điện Biên Phủ. Tại đây, với hỏa lực sẵn có, quân Pháp vừa làm chủ trên không vừa làm chủ những đường tiếp tế trên bộ.

Việt Minh dưới quyền tướng Giáp chiến thắng quân viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ
Cũng nên biết khu lòng chảo Điện Biên Phủ nằm sát biên giới Lào với nhiều đồi núi thấp, do đó dễ quan sát một vùng rộng lớn chung quanh. Quân đội Pháp đã xây dựng tại đây một hệ thống địa hào chằng chịt và kiên cố có thể cầm cự với quân Việt Minh trong một thời gian dài khi bị bao vây.
Nói chung, giới quân sự Pháp rất tin tưởng vào sự phòng thủ chiến lược của Điện Biên Phủ, họ hy vọng có thể tiêu diệt quân Việt Minh dễ dàng khi bị tấn công.

Ngoài trí tưởng tượng

Nhưng ước muốn là một chuyện thực hiện được hay không là chuyện khác. Sau này giới quân sự và chiến lược gia Pháp đã viết rất nhiều sách và tài liệu nghiên cứu sự thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ. Tên của Võ Nguyên Giáp cũng được thường xuyên nhắc tới như một đối thủ nguy hiểm, cần triệt hạ.
Tác giả những bài viết này đều không ngờ khả năng điều động lực lượng dân công của Việt Minh trong trận Điện Biên Phủ. Khi nhắc tới Võ Nguyên Giáp, những chuyên gia quân sự phương Tây thường nhắc tới một vị tướng không có chiến lược chiến đấu nhưng lại thắng tất cả mọi trận chiến.
Các chiến lược gia Pháp không ngờ phe Việt Minh đã có khả năng huy động một lực lượng dân công hùng hậu (hàng chục ngàn người) từ các vùng đồng bằng lân cận lên vùng Điện Biện cách đó hàng trăm cây số.
Kinh ngạc nhất là sáng kiến tháo gỡ từng bộ phận rời của những khẩu đại bác và súng ống hạng nặng và để vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ như xe thồ (xe đạp), xe bò, gồng gánh các loại vũ khí và đạn dược, ngày đêm băng rừng, vượt suối và leo núi để mang lên các đỉnh đồi chung quanh Điện Biên Phủ, lắp ráp và tấn công quân Pháp.

Phương Tây coi Tướng Giáp có vai trò lớn trong cả cuộc chiến với Hoa Kỳ dù cách đánh giá từ Việt Nam có khác
Những sự kiện vừa kể vượt ra ngoài tưởng tượng của những chiến lược gia quân sự danh tiếng của Pháp thời đó, và họ đã tốn rất nhiều giấy mực để diễn tả sự kinh ngạc này, với tất cả sự thán phục.
Cuộc bao vây đã chỉ kéo dài trong ba tháng, từ 13-3 đến 7-5-1954. Quân đội Pháp cùng với bộ chỉ huy tiền phương tại Điện Biên Phủ, do đại tá de Castries cầm đầu, đã đầu hàng vô điều kiện.
Điều không ngờ là người Pháp chấp nhận sự thất trận này một cách tự nhiên, họ không thù oán gì quân đội Việt Minh mà chỉ trách móc các cấp lãnh đạo chính trị và quân sự của họ đã không sáng suốt.
Riêng các tướng Raoul Salan, Christian de La Croix de Castries và rất nhiều tướng tá khác đều hết lời ca ngợi và kính phục Võ Nguyên Giáp.
Đây là một trường hợp hi hữu trong lịch sử quân sự của Pháp nói riêng và của cả châu Âu nói chung. Hầu như các cấp lãnh đạo quân sự của châu Âu đều có cùng nhận định như các đồng sự Pháp. Họ kính nể sự quyết tâm và khả năng huy động người và quân cụ tại Điện Biên Phủ và trong suốt cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất của Võ Nguyên Giáp.

Đáng giá không đúng mức?

Nếu Võ Nguyên Giáp là một người sinh trưởng tại các quốc gia phương Tây, chắc chắn ông đã đón nhận tất cả những vinh hạng của một vị anh hùng, một vị tướng tài ba. Rất tiếc ông là một người Việt Nam và, hơn nữa, là một đảng viên cộng sản, tất cả những vinh dự đó đã không thể hiện đúng mức.
Trong sinh hoạt của đảng cộng sản, tất cả mọi chiến thắng đều do tập thể quyết định, một mình Võ Nguyên Giáp không thể một mình mang lại chiến thắng. Hơn nữa, tại Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, không ai được quyền nổi tiếng hơn Hồ Chí Minh.
Mặc dù vậy, Võ Nguyên Giáp vẫn được dư luận Pháp thời đó và cho đến ngày nay nhìn nhận như người đã đánh bại quân đội Pháp tại Đông Dương.
Sau sự thất trận này, dư luận Pháp đã không thù oán gì Việt Nam mà ngược lại còn giữ rất nhiều cảm tình với dân tộc Việt Nam và đất nước Việt Nam. Người Pháp rất quí trọng tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam : khi chiến đấu thì coi nhau như kẻ thù, giết chóc thẳng tay, tất cả mọi phương tiện đều sử dụng để tiêu diệt kẻ thù; khi hết chiến tranh, con người và đất nước Việt Nam trở nên hiếu khách, sẵn sàng sang trang quá khứ để xây dựng lại đất nước từ những hoang tàn và đổ nát.

Về sau Tướng Giáp bị mất ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản
Mặc dù đau thương vẫn còn, dân tộc Việt Nam đã rất kiêu hãnh để không van xin giúp đỡ hay đòi bồi thường. Những người đã từng là kẻ thù trước kia có thể trở thành bạn bè thân thiết nếu chấp nhận chia sẻ một tương lai chung Việt Nam.
Người Pháp có lý do để đề cao yếu tố này, vì trong suốt thời gian chiến tranh, từ 1946 đến tháng 7-1954, không một phụ nữ, cụ già hay trẻ em người Pháp nào bị bắt cóc làm con tin hay bị sát hại để trả thù báo oán, như đã từng xảy ra tại Algeria hay những quốc gia Châu Phi những năm sau đó.
Đây chính là điều mà dư luận Pháp nói riêng và phương Tây nói chung quí mến dân tộc Việt Nam.
Trong chiến tranh thì chém giết nhau không nương tay, nhưng chỉ giữa những người đàn ông với nhau (la guerre entre les hommes), khi hết chiến tranh thì những đối thủ trước kia có thể trở thành bạn bè một cách dễ dàng. Đó cũng là quy ước danh dự (code of honor) của người lính Việt Nam.
Chính vì thế mà tướng Võ Nguyên Giáp, mặc dù không tốt nghiệp từ một trường sĩ quan quân sự nào và bị trù dập ngay trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi đảm nhiệm thành công những chức vụ được giao phó, luôn luôn được dư luận phương Tây nhắc nhở đến với tất cả sự quý mến và kính phục.
Bài viết thể hiện quan điểm của Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, một nhà báo tại Paris, Pháp.

BBC

2/10/13

Nguyễn Hưng Quốc - Xã hội dân sự và dân chủ




01.10.2013

Hầu như mọi người đều đồng ý: dân chủ là một thể chế tốt nhất trong lịch sử, ít nhất cho đến lúc này. Tốt về phương diện đạo đức: Nó tôn trọng những giá trị căn bản và phổ quát của nhân loại, trong đó, quan trọng nhất là sự tự do, bình đẳng và nhân quyền. Tốt về phương diện kinh tế: Dân chủ phát huy sáng kiến và năng lực của mọi người vốn là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển và ổn định. Và tốt về phương diện chính trị, cả về đối nội lẫn đối ngoại: được xây dựng trên nền tảng pháp quyền vững chắc, các quốc gia dân chủ vừa tránh được các cuộc bạo loạn trong nội bộ vừa tránh được các xung đột vũ trang giữa họ với nhau.

Ngay cả những nhà độc tài hiện nay dường như cũng không phản đối những điều vừa kể. Họ cũng nói đến dân chủ, cũng tự cho chế độ họ là dân chủ, dù là một kiểu dân chủ… khác. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, trước đây, họ vừa tuyên dương dân chủ vừa chủ trương chuyên chính vô sản; sau, tất cả đều đồng loạt từ bỏ khái niệm “chuyên chính” và chỉ nói đến dân chủ, dù là dân chủ…xã hội chủ nghĩa.

Ai cũng đồng ý với nhau như vậy. Tuy nhiên lại có một nghịch lý: trên thế giới, quá trình dân chủ hóa lại rất chậm chạp và đầy khúc khuỷu.

Năm 1991, trong cuốn The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century, Samuel P. Hungtington chia làn sóng dân chủ thành ba đợt: Đợt thứ nhất, mở đầu bằng cuộc cách mạng ở Mỹ vào năm 1776 và sau đó, cuộc cách mạng ở Pháp năm 1789, dẫn đến việc hình thành của gần 30 nền dân chủ. Đợt thứ hai diễn ra ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ hai: Ở đỉnh cao của nó, đầu thập niên 1960, có cả thảy 36 quốc gia được xem là dân chủ. Đợt thứ ba bắt đầu từ năm 1974, thoạt đầu, ở Bồ Đào Nha, sau, lan ra nhiều quốc gia khác vùng châu Mỹ La Tinh, sau nữa, châu Á (Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan), và cuối cùng, vào cuối thập niên 1980, các nước Đông Âu với sự sụp đổ toàn diện của chủ nghĩa Cộng sản. Gần đây, một số nhà nghiên cứu nói đến đợt dân chủ hóa lần thứ tư bắt đầu với các cuộc cách mạng ở Trung Đông, lật đổ các chính quyền độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Libya, v.v..

Điều cần chú ý là: bên cạnh các đợt dân chủ hóa ấy, người ta còn ghi nhận những đợt thoái trào của dân chủ. Đầu thế kỷ 20, có lúc trên thế giới có đến 29 quốc gia được xem là dân chủ, thế nhưng, từ đầu thập niên 1920 đến đầu thập niên 1940, với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, số lượng các nước dân chủ bị tuột xuống nhanh chóng, có lúc, chỉ còn khoảng 12. Trong đợt dân chủ hóa lần thứ hai cũng vậy. Ở cao điểm của nó, có 36 nước dân chủ; lúc thoái trào, từ đầu thập niên 1960 đến giữa thập niên 1970, chỉ còn 30. Rồi đợt thứ ba cũng có thoái trào: Ngay chính Nga, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, dưới thời Vladimir Putin, lại trở thành độc tài. Và ở làn sóng dân chủ thứ tư, tuy chưa hẳn đã chấm dứt, sự thoái trào đã thấy rõ trong tình trạng bất ổn định ở Ai Cập và Libya.

Những làn sóng dân chủ làm giới quan sát vui mừng và phấn khởi bao nhiêu, những cuộc thoái trào càng làm cho họ hoang mang và lo lắng bấy nhiêu. Người ta thấy rõ: Con đường đến với dân chủ là một con đường hết sức gập ghềnh và đầy bất trắc. Chính vì thế, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Làm thế nào để xây dựng dân chủ?

Nói đến việc xây dựng một chế độ dân chủ nói chung hay ở Việt Nam nói riêng, người ta hay nghĩ ngay đến một khía cạnh: bộ máy chính quyền; và một điều kiện: những người lãnh đạo trong bộ máy ấy phải được dân bầu một cách tự do và minh bạch.

Tuy nhiên thiết chế và bầu cử chỉ là hai khía cạnh của dân chủ, thậm chí, chỉ là hai khía cạnh ở mặt nổi. Tự bản thân chúng, cả hai khía cạnh ấy đều không bảo đảm được dân chủ. Thiết chế chỉ là phương tiện, với nó, người ta có thể nhắm đến những mục đích khác nhau, có những cách hành xử khác nhau, có khi hoàn toàn đi ngược lại dân chủ, hơn nữa, chà đạp lên dân chủ. Bầu cử cũng vậy. Không hiếm chính phủ được ra đời như kết quả của một cuộc bầu cử tự do, cuối cùng, kết thúc như một chế độ độc tài vô cùng tàn bạo. Hitler là một ví dụ. Ở Việt Nam, chính phủ đầu tiên của ông Hồ Chí Minh năm 1946 cũng là kết quả của một cuộc bầu cử.

Thiết chế và bầu cử chỉ có thể song hành với dân chủ với điều kiện đầu tiên là chúng phải được xây dựng trên nền tảng, và được vận hành trên nguyên tắc, của một nền pháp quyền (rule of law) vững chắc. Pháp quyền đặt ra những giới hạn để bảo đảm thiết chế không bị lợi dụng và bầu cử không bị biến dạng, để người cầm quyền bị kiểm soát và do đó, biết tự kiềm chế, và để những người bị trị tiếp tục tin tưởng vào hệ thống, từ đó, tin tưởng lẫn nhau.

Nói như vậy cũng là nói, pháp quyền, thật ra, tự nó chưa đủ bảo đảm cho dân chủ. Pháp quyền chỉ là nguyên tắc và cái gọi là “pháp” (law) trong pháp quyền cũng chỉ là một văn kiện và chữ nghĩa, những thứ có thể được diễn dịch và ứng dụng theo nhiều cách khác nhau. Tuỳ nơi. Tuỳ người. Bởi vậy, cũng có thể nói, yếu tố quyết định trong việc xây dựng dân chủ chính là con người.

Nhưng không phải người nào cũng muốn và cũng có khả năng xây dựng dân chủ. Rõ ràng là có rất nhiều người không hề muốn có dân chủ: những nhà độc tài và những người ăn theo các nhà độc tài. Độc tài thì chỉ có một người hoặc một nhóm người, nhưng đám ăn theo độc tài thì có thể rất đông: Đó có thể là một giai cấp (ví dụ giai cấp quý tộc ngày xưa) hay một đảng (ví dụ đảng Nazi, phát xít hay Cộng sản). Những người không có khả năng xây dựng dân chủ thì lại càng nhiều: Đó là những kẻ có căn tính nô lệ hoặc vô cảm, hoàn toàn hờ hững với mọi chuyện, kể cả thân phận cũng như cuộc sống của mình và của cả cộng đồng.

Trong cuốn The Rise of Global Civil Society: Building Communities and Nations from the Bottom Up (Encounter Books, 2008), Don Eberly lặp đi lặp lại một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Dân chủ được làm cho những người dân chủ” (Democracy is made for democrats). Trong hai chục năm vừa qua, Mỹ đã bỏ công, bỏ tiền và bỏ cả xương máu với ý định mang dân chủ đến tặng cho Afghanistan và Iraq, nhưng ở cả hai nơi, sau các cuộc bầu cử khá tự do, dân chủ vẫn không, hoặc ít nhất, chưa bén rễ được.  Tại sao? Tại ở những nơi đó vẫn chưa có những người có văn hoá dân chủ.

Văn hoá dân chủ là văn hoá của các công dân (civic culture), của những người sống và hành xử như những công dân. Một cá nhân có thể là một cái gì độc lập, nhưng một công dân, tự bản chất, bao giờ cũng là một thành viên của một cộng đồng, chủ yếu là của một đất nước. Trong ý niệm công dân, do đó, đã có sẵn hai ý niệm khác: sự liên đới và trách nhiệm. Biểu hiện của hai ý niệm ấy là sự quan tâm đối với cái chung và hơn nữa, sự tham gia vào những vấn đề chung.

Xin lưu ý: công dân là một hiện tượng lịch sử khá mới. Xưa, chỉ có thần dân. Khái niệm công dân chỉ ra đời từ thời hiện đại. Có điều, trong thời hiện đại, không phải ở đâu người ta cũng tìm cách nuôi dưỡng hoặc phát triển những phẩm chất vốn gắn liền với ý niệm công dân. Chủ nghĩa thực dân bao giờ cũng tìm cách chia rẽ dân chúng các nước thuộc địa để họ không còn nghĩ đến cái chung; hoặc nếu nghĩ, chỉ thấy những cái chung ấy đều là những thứ đáng bị chối bỏ: chúng là di sản của tình trạng mọi rợ hoặc bán khai. Các chế độ độc tài theo thần quyền cũng phủ nhận tư cách công dân, và thay vào đó, họ chỉ vun bồi một nền văn hoá sùng kính và tuân phục, ở đó, chỉ có, trên cao, các sứ giả và dưới thấp là các tín đồ. Dưới các chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa cũng vậy, một mặt, với nguyên tắc “dân chủ tập trung”, người ta thâu tóm hết quyền hành vào tay một số người và đẩy tất cả những người còn lại vào thế ngoại cuộc; mặt khác, với chủ trương thần thánh hoá lãnh tụ, người ta biến cái “dân chủ tập trung” ấy thành một thứ siêu quyền lực, khống chế toàn bộ guồng máy lãnh đạo, và mọi công dân biến thành “thần dân” chỉ biết cúi đầu vâng dạ như xưa.

Trong văn hoá dân chủ, ngược lại, công dân luôn luôn cảm thấy mình là một thành viên của cả cộng đồng, mình chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, và mình có quyền để thực hiện những điều được chia sẻ ấy. Ý thức dân chủ, trước hết, là ý thức về quyền; nhưng một ý thức về quyền đúng đắn và thực sự dân chủ bao giờ cũng gồm hai mặt: quyền của mình và quyền của người khác. Đối diện với hai loại quyền ấy, người ta vừa biết tranh đấu lại vừa biết đối thoại, thương thảo, nhân nhượng và thoả hiệp.

Một kiểu văn hoá dân chủ như thế không phải tự nhiên mà có.  Hai bài học lớn nhất Mỹ rút ra được sau khi lật đổ chính quyền Sadam Hussein ở Iraq là: Một, trong công cuộc xây dựng dân chủ cho một nước, việc thay đổi guồng máy cai trị chỉ là phần nhỏ; và hai, người ta không thể đem dân chủ từ nước này sang “trồng” vào một nước khác: Dân chủ chỉ có thể nảy nở từ bên trong.

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ luôn luôn có tham vọng gieo rắc dân chủ khắp nơi trên thế giới vì họ tin đó là lý tưởng lớn và chính đáng nhất, hơn nữa, đó cũng là phương cách tốt nhất để bảo vệ hoà bình trên thế giới. Tuy nhiên, Mỹ chỉ thành công được ở hai nơi: Nhật và Đức. Ở những nơi khác, họ đều thất bại. Vì không hợp… thổ nhưỡng.

Cái gọi là “thổ nhưỡng” ấy chính là văn hoá. Để xây dựng dân chủ, như vậy, trước hết, là xây dựng văn hoá dân chủ.

Văn hoá dân chủ được xây dựng bằng cách nào? Một trong những cách chính được ghi nhận trong suốt mấy chục năm nay là: xây dựng xã hội dân sự (civil society).

Nhận định về cuộc Cách mạng Hoa hồng tại Georgia, Tổng thống Mikheil Saakashvili cho đó là đóng góp của xã hội dân sự tại nước ông. Sự thành công của Nam Phi trong việc chuyển tiếp từ chế độ phân biệt chủng tộc sang một chế độ dân chủ cũng được xem là một thành tích của xã hội dân sự. Fareed Zakaria đề nghị chính phủ Mỹ, khi hoạch định chính sách ngoại giao, nên xem việc thay đổi chính phủ như là phó sản (byproduct) của xã hội dân sự. Liên Hiệp Quốc xem xã hội dân sự đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng dân chủ. (1)

Dĩ nhiên, tự nó, xã hội dân sự, dù phổ biến và mạnh mẽ đến mấy, cũng không thể làm lật đổ được một chế độ độc tài. Nhưng không có xã hội dân sự, không có một nền dân chủ nào có thể được xây dựng và vững mạnh cả.

***
Chú thích:

1. Các chi tiết nêu trong đoạn này được trích từ Don Eberly (2008), The Rise of Global Civil Society: Building Communities and Nations from the Bottom Up, New York: Encounter Books, tr. 234-7.

 * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.




1/10/13

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Nghiệp Báo Tài Chánh

Tuesday, October 1, 2013


Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt 131001
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Những Món Nợ Sẽ Phải Trả - Bao Giờ? Ai Trả Ai?  

* Quốc hội Hoa Kỳ họp đến nửa khuya ngày 30 mà không xong *
Trận đấu về ngân sách Hoa Kỳ là biến cố xủi bọt, với cao điểm là một phần bộ máy công quyền liên bang có thể bị đóng vì hết tiền mà chưa được vay thêm. Chìm sâu ở bên dưới là nhiều khoản nợ chưa biết làm sao thanh toán, chuyện nghiệp báo tài chánh của nước Mỹ....
Tài khóa ngân sách liên bang Hoa Kỳ khởi sự từ Tháng 10 năm này đến hết Tháng Chín năm tới. Từ mấy chục năm nay, ngân sách thường chi nhiều hơn thu, khi thiếu hụt thì phải đi vay để tài trợ số bội chi. Khoản công trái tích lũy đó nay lên tới gần 17 ngàn tỷ đô la, hơn Tổng sản lượng là cỡ 16 ngàn 700 tỷ, trong số này có 12 ngàn tỷ là nợ tư nhân. Về phần chi, có nhiều khoản gọi là "bắt buộc" (entitlements) do các đạo luật về nghĩa vụ của nhà nước được ban hành từ trước và nhiều khoản "nhiệm ý" theo lối liệu cơm gắp mắm (discretionary). Thật ra, nhiều khoản gọi là nhiệm ý mà vẫn là bắt buộc, như để tài trợ bộ máy công lý, trật tự công cộng và quốc phòng.
Từ năm 1976, Quốc hội tự đặt ra kỷ luật là biểu quyết từng đạo luật cho phép vay tiền thanh toán phần khiếm hụt, nhưng lại chẳng tôn trọng kỷ luật đó nên thường xuyên trễ hạn. Từ năm 1981, ngân sách liên bang Mỹ bị 10 lần cạn tiền mà Quốc hội trẽ hạn cho phép vay thêm. Chín lần đã xảy ra mà ít gây chấn động vì rơi vào mấy ngày cuối tuần khi bộ máy công quyền đóng cửa. Lần nghiêm trọng nhất kéo dài 26 ngày từ 1995 qua 1996 sau khi đảng Cộng Hoà đắc cử đa số tại Hạ viện năm 1994 và đòi quân bình ngân sách.
Nhờ đó tình hình chi thu được quân bình trong bốn năm liền, nhưng cũng vì đó mà đảng Cộng Hoà bị mang tiếng là quá khích vì kép xập chính quyền.
Một vụ nổi loạn tương tự xảy ra khi Cộng Hoà chiếm lại đa số ở Hạ viện sau cuộc bầu cử năm 2010, và dẫn tới trận đấu ngân sách vào mùa Hè năm 2011 khiến trái phiếu Mỹ bị đánh sụt giá trị vào ngày năm Tháng Tám, kéo dài thành "vực thẳm ngân sách" (fiscal cliff) năm ngoái và hiện tượng "cầm cố ngân sách" (sequestration) đầu năm nay. Tuần này, trận đấu tái diễn, lại bị lồng vào việc thi hành đạo luật cải tổ chế độ bảo dưỡng chính trị gọi là "Obamacare", với việc thay đổi quy chế mua bảo hiểm "Obamacare Exchange" kể từ mùng một Tháng 10.
Đấy là phần bối cảnh của những lý luận lẫn đòn phép chính trị giữa Hành pháp và Thượng viện do đảng Dân Chủ kiểm soát và Hạ viện trong tay đảng Cộng Hoà.
Một chi tiết đáng nhớ khác là nhiệm kỳ của các dân biểu tại Hạ viện chỉ có hai năm, của Tổng thống là bốn năm và Nghị sĩ tại Thượng viện là sáu năm. Khi bước vào trận, họ nghĩ tới cử tri và lần xin phiếu sắp tới. Nhưng đa số cử tri không biết - chính giới không nói - về tình hình chi thu thật sự của công quyền. Ngoài khoản nợ tích lũy vì bội chi ngân sách, có nhiều cam kết khác mà chính quyền phải thanh toán. Chuyện này nghiêm trọng hơn việc chính quyền bị đóng cửa mấy ngày, vì có thể làm kinh tế sụp đổ trong vài chục năm nữa.
Khốn nỗi vài chục năm nữa là chân trời xa lạ cho các chính khách.
***
Người đầu tiên báo động chuyện đó là Tổng thống Bill Clinton trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang vào đầu năm 1999 khi ngân sách quốc gia đã quân bình, và ông vừa nhắc lại vào Tháng Năm vừa qua. Ông ta có thẩm quyền vì là người sinh vào thời "hậu chiến", từ 1946 đến 1964, là thế hệ "Babyboomer" đang theo nhau về hưu để sống nhờ tiền hưu liễm và bảo hiểm đã đóng góp từ mấy chục năm qua vào các quỹ An sinh Xã hội Social Security, Bảo hiểm Y tế Medicare và Trợ cấp Y tế Medicaid. Họ là những chủ nợ sẽ bị quịt!
Hôm 17 vừa qua, cơ quan nghiên cứu độc lập của Quốc hội về tình hình tài chánh quốc gia (Congressional Budget Office hay CBO) vừa công bố một phúc trình được đa số các chính trị gia kê vào bàn tọa mà không nhắc tới. Họ chỉ nói đến cái "được" trong ngắn hạn là bội chi ngân sách năm nay, tính đến ngày 30 Tháng Chín, sẽ ở khoảng 642 tỷ, mức thấp nhất kể từ năm 2008 khi có khủng hoảng tài chánh và suy trầm kinh tế. Vin vào thành quả ngắn hạn đó trong trận đấu năm nay về ngân sách, họ bỏ qua những dự báo u ám khác của CBO.
Cơ quan này cho biết là nếu không cải tổ chế độ hiện hành thì từ khoảng 73% hiện nay, gánh công trái của chính quyền liên bang với tư nhân sẽ chiếm 100% Tổng sản lượng quốc gia vào năm 2038. Tức là trong 25 năm tới, cả năm nước Mỹ chi sản xuất đủ tiền cho gánh nợ.
Nhưng sự thật còn tệ hơn dự báo này.
Theo kỹ thuật thông thường, CBO vạch ra kịch bản chính, gọi là "baseline scenario" để dự phóng số chi thu vào tương lai dài hạn và đưa ra lời cảnh báo đó. Song song, họ có kịch bản chi thu khác, có thể thực tế hơn, để dự đoán là năm 2038, gánh công trái sẽ lên tới 190% Tổng sản lượng. Lý do chính là tình trạng lão hóa của thành phần Babyboomer.
Từ gần 50 triệu hiện nay, thành phần trên tuổi 65 sẽ lên tới 79 triệu vào năm 2038. Trong 25 năm đó, thành phần ở tuổi lao động từ 18 đến 64 tuổi có tăng, mà chậm hơn, từ 198 lên tới gần 215 triệu. Tỷ số "lệ thuộc" giữa người cao niên và thành phần sung sức sẽ tăng. Hiện nay, một người cao niên có 4,4 người sung sức chung sức đóng góp, đến năm 2038, họ chỉ có thể trông cậy vào 2,7 người thôi. Theo định nghĩa, giới cao niên đã sản xuất ít hơn, sốn thọ hơn mà lại cần được trợ giúp nhiều hơn về sức khoẻ sau một đời đóng góp cho sự giàu mạnh của quốc gia.
Nhưng khi ấy, quốc gia lại hết tiền.
Xưa nay, cơ quan CBO thường dự toán với chân trời 10 năm và giúp các chính trị gia đẩy vấn đề vào tương lai, bên ngoài hạn kỳ tranh cử của họ. Với dự báo về tình hình 25 năm tới, phúc trình CBO cho thấy một sự cải thiện trong ngắn hạn - bội chi đang giảm – nhưng sau 10 năm tới là sự bùng phát của gánh nợ. Hàng năm, Hoa Kỳ sẽ vay nhiều hơn đà gia tăng của sản lượng kinh tế và nếu chưa trả vốn thì cũng trả tiền lời, khoản tiền lời đó là một mục chi bắt buộc và sẽ tăng vọt nếu lãi suất trái phiếu bung khỏi cái mức quá thấp của mấy năm qua.
Người ta cứ tưởng là đồng nội tệ của Mỹ là ngoại tệ phổ biến của toàn cầu và nước Mỹ có toàn quyền in bạc để trả nợ, hoặc quịt nợ thiên hạ mà khỏi xin phép cơ chế quốc tế nào. Nhưng in bạc trả nợ thì cũng như rót dầu vào lửa, hoặc uống nước biển cho đỡ khát vì khiến tiền lời sẽ tăng. Khi các chủ nợ hết tin vào trị giá đồng bạc mà tìm cách bán tháo thì phân lời trái phiếu cũng vọt lên trời. Kịch bản thực tế của CBO nói đến chuyện tất yếu này.
Lúc đó, chính quyền sẽ lại bội ước với loại "chủ nợ không lối thoát", là giới cao niên: đẩy lui tuổi được lãnh tiền hưu sẽ bị giảm của quỹ An sinh Xã hội, hoặc đổi giá biểu hay thành phần dược phẩm được quỹ Medicare thanh toán. Nếu không, phải tăng thuế để tăng thu với rủi ro đánh sụt sản lượng kinh tế.... Hoa Kỳ chỉ còn 10 năm để giải quyết bài toán này.  
Năm 1999, ông Clinton kêu gọi Quốc hội lãnh trách nhiệm với thế kỷ 21 để cải tổ hệ thống ngân sách. Quốc hội không nhúc nhích mà cù cưa chuyện được mất hàng năm vì nhiều người chỉ nghĩ đến lịch bầu cử. Mười năm sẽ đến rất nhanh và sau đó là nghiệp báo tài chánh khi các chính khách phóng tay đi vay để ai đó sẽ trả sau này. Khi bỏ phiếu, ai không nhớ đến chuyện đó thì mặc nhiên lãnh số phận của con cừu sẽ bị gọt lông.

Remarks by the President on the Affordable Care Act and the Government Shutdown

 
The White House
Office of the Press Secretary

Remarks by the President on the Affordable Care Act and the Government Shutdown

Rose Garden
1:01 P.M. EDT

PRESIDENT OBAMA:  Good morning, everybody.  At midnight last night, for the first time in 17 years, Republicans in Congress chose to shut down the federal government.  Let me be more specific:  One faction, of one party, in one house of Congress, in one branch of government, shut down major parts of the government -- all because they didn’t like one law.
This Republican shutdown did not have to happen.  But I want every American to understand why it did happen.  Republicans in the House of Representatives refused to fund the government unless we defunded or dismantled the Affordable Care Act.  They’ve shut down the government over an ideological crusade to deny affordable health insurance to millions of Americans.  In other words, they demanded ransom just for doing their job.
And many representatives, including an increasing number of Republicans, have made it clear that had they been allowed by Speaker Boehner to take a simple up or down vote on keeping the government open, with no partisan strings attached, enough votes from both parties would have kept the American people’s government open and operating.
We may not know the full impact of this Republican shutdown for some time.  It will depend on how long it lasts.  But we do know a couple of things.  We know that the last time Republicans shut down the government in 1996, it hurt our economy.  And unlike 1996, our economy is still recovering from the worst recession in generations.
We know that certain services and benefits that America’s seniors and veterans and business owners depend on must be put on hold.  Certain offices, along with every national park and monument, must be closed.  And while last night, I signed legislation to make sure our 1.4 million active-duty military are paid through the shutdown, hundreds of thousands of civilian workers -- many still on the job, many forced to stay home -- aren’t being paid, even if they have families to support and local businesses that rely on them.  And we know that the longer this shutdown continues, the worse the effects will be.  More families will be hurt.  More businesses will be harmed.
So, once again, I urge House Republicans to reopen the government, restart the services Americans depend on, and allow the public servants who have been sent home to return to work.  This is only going to happen when Republicans realize they don’t get to hold the entire economy hostage over ideological demands.
As I’ve said repeatedly, I am prepared to work with Democrats and Republicans to do the things we need to do to grow the economy and create jobs, and get our fiscal house in order over the long run.  Although I should add this shutdown isn’t about deficits, or spending, or budgets.  After all, our deficits are falling at the fastest pace in 50 years.  We’ve cut them in half since I took office.  In fact, many of the demands the Republicans are now making would actually raise our deficits.
No, this shutdown is not about deficits, it’s not about budgets.  This shutdown is about rolling back our efforts to provide health insurance to folks who don’t have it.  It’s all about rolling back the Affordable Care Act.  This, more than anything else, seems to be what the Republican Party stands for these days.  I know it’s strange that one party would make keeping people uninsured the centerpiece of their agenda, but that apparently is what it is.
And of course, what’s stranger still is that shutting down our government doesn’t accomplish their stated goal.  The Affordable Care Act is a law that passed the House; it passed the Senate.  The Supreme Court ruled it constitutional.  It was a central issue in last year’s election.  It is settled, and it is here to stay.  And because of its funding sources, it’s not impacted by a government shutdown.
And these Americans are here with me today because, even though the government is closed, a big part of the Affordable Care Act is now open for business.  And for them, and millions like them, this is a historic day for a good reason.  It’s been a long time coming, but today, Americans who have been forced to go without insurance can now visit healthcare.gov and enroll in affordable new plans that offer quality coverage.  That starts today.
And people will have six months to sign up.  So over the next six months, people are going to have the opportunity -- in many cases, for the first time in their lives -- to get affordable coverage that they desperately need.
Now, of course, if you’re one of the 85 percent of Americans who already have health insurance, you don’t need to do a thing. You’re already benefiting from new benefits and protections that have been in place for some time under this law.  But for the 15 percent of Americans who don't have health insurance, this opportunity is life-changing.
Let me just tell folks a few stories that are represented here today.  A few years ago, Amanda Barrett left her job in New York to take care of her parents.  And for a while, she had temporary insurance that covered her multiple sclerosis.  But when it expired, many insurers wouldn’t cover her because of her MS.  And she ended up paying $1,200 a month.  That’s nowhere near affordable.  So starting today, she can get covered for much less, because today’s new plan can’t use your medical history to charge you more than anybody else.
Sky-high premiums once forced Nancy Beigel to choose between paying her rent or paying for health insurance.  She’s been uninsured ever since.  So she pays all of her medical bills out of pocket, puts some on her credit card, making them even harder to pay.  Nancy says, “They talk about those who fall through the cracks.  I fell through the cracks 10 years ago and I’ve been stuck there ever since.”  Well, starting today, Nancy can get covered just like everybody else.
Trinace Edwards was laid off from her job a year ago today. Six months ago, she was diagnosed with a brain tumor.  She couldn’t afford insurance on the individual market, so she hasn’t received treatment yet.  Her daughter Lenace, a student at the University of Maryland, is considering dropping out of school to help pay her mom’s bills.  Well, starting today, thanks to the Affordable Care Act, Trinace can get covered without forcing her daughter to give up on her dreams.
So if these stories of hardworking Americans sound familiar to you, well, starting today, you and your friends and your family and your coworkers can get covered, too.  Just visit healthcare.gov, and there you can compare insurance plans, side by side, the same way you’d shop for a plane ticket on Kayak or a TV on Amazon.  You enter some basic information, you’ll be presented with a list of quality, affordable plans that are available in your area, with clear descriptions of what each plan covers, and what it will cost.  You’ll find more choices, more competition, and in many cases, lower prices -- most uninsured Americans will find that they can get covered for $100 or less.
And you don't have to take my word for it.  Go on the website, healthcare.gov, check it out for yourself.  And then show it to your family and your friends and help them get covered, just like mayors and churches and community groups and companies are already fanning out to do across the country.
And there’s a hotline where you can apply over the phone and get help with the application, or just get questions that you have answered by real people, in 150 different languages.   So let me give you that number.  The number is 1-800-318-2596 -- 1-800-318-2596.  Check out healthcare.gov.  Call that number.  Show your family and friends how to use it.  And we can get America covered, once and for all, so that the struggles that these folks have gone through and millions around the country have gone through for years finally get addressed.
And let me just remind people why I think this is so important.  I heard a striking statistic yesterday -- if you get cancer, you are 70 percent more likely to live another five years if you have insurance than if you don’t.  Think about that.  That is what it means to have health insurance.
Set aside the issues of security and finances and how you’re impacted by that, the stress involved in not knowing whether or not you’re going to have health care.  This is life-or-death stuff.  Tens of thousands of Americans die each year just because they don’t have health insurance.  Millions more live with the fear that they’ll go broke if they get sick.  And today, we begin to free millions of our fellow Americans from that fear.
Already, millions of young adults have been able to stay on their parents’ plans until they turn 26.  Millions of seniors already have gotten a discount on their prescription medicines.  Already millions of families have actually received rebates from insurance companies that didn’t spend enough on their health care.  So this law means more choice, more competition, lower costs for millions of Americans.
And this law doesn’t just mean economic security for our families.  It means we’re finally addressing the biggest drivers of our long-term deficits.  It means a stronger economy.
Remember most Republicans have made a whole bunch of predictions about this law that haven’t come true.  There are no “death panels.”  Costs haven’t skyrocketed; they’re growing at the slowest rate in 50 years.  The last three years since I signed the Affordable Care Act into law are the three slowest rates of health spending growth on record.

And contrary to Republican claims, this law hasn’t “destroyed” our economy.  Over the past three and a half years, our businesses have created 7.5 million new jobs.  Just today, we learned that our manufacturers are growing at the fastest rate in two and a half years.  They have factored in the Affordable Care Act. They don't think it’s a problem.  What’s weighing on the economy is not the Affordable Care Act, but the constant series of crises and the unwillingness to pass a reasonable budget by a faction of the Republican Party.
Now, like every new law, every new product rollout, there are going to be some glitches in the signup process along the way that we will fix.  I’ve been saying this from the start.  For example, we found out that there have been times this morning where the site has been running more slowly than it normally will.  The reason is because more than one million people visited healthcare.gov before 7:00 in the morning.
To put that in context, there were five times more users in the marketplace this morning than have ever been on Medicare.gov at one time.  That gives you a sense of how important this is to millions of Americans around the country, and that’s a good thing.  And we're going to be speeding things up in the next few hours to handle all this demand that exceeds anything that we had expected.
Consider that just a couple of weeks ago, Apple rolled out a new mobile operating system.  And within days, they found a glitch, so they fixed it.  I don’t remember anybody suggesting Apple should stop selling iPhones or iPads -- or threatening to shut down the company if they didn’t.  That’s not how we do things in America.  We don’t actively root for failure.  We get to work, we make things happen, we make them better, we keep going.
So in that context, I'll work with anybody who’s got a serious idea to make the Affordable Care Act work better.  I've said that repeatedly.  But as long as I am President, I will not give in to reckless demands by some in the Republican Party to deny affordable health insurance to millions of hardworking Americans.
I want Republicans in Congress to know these are the Americans you’d hurt if you were allowed to dismantle this law.  Americans like Amanda, Nancy, and Trinace, who now finally have the opportunity for basic security and peace of mind of health care just like everybody else -- including members of Congress.  The notion that you’d make a condition for reopening the government that I make sure these folks don’t have health care -- that doesn’t make any sense.  It doesn’t make any sense.
Now, let me make one closing point:  This Republican shutdown threatens our economy at a time when millions of Americans are still looking for work, and businesses are starting to get some traction.  So the timing is not good.  Of course, a lot of the Republicans in the House ran for office two years ago promising to shut down the government, and so, apparently, they've now gotten their wish.  But as I've said before, the irony that the House Republicans have to contend with is they've shut down a whole bunch of parts of the government, but the Affordable Care Act is still open for business.
And this may be why you've got many Republican governors and senators and even a growing number of reasonable Republican congressmen who are telling the extreme right of their party to knock it off, pass a budget, move on.
And I want to underscore the fact that Congress doesn’t just have to end this shutdown and reopen the government -- Congress generally has to stop governing by crisis.  They have to break this habit.  It is a drag on the economy.  It is not worthy of this country.
For example, one of the most important things Congress has to do in the next couple weeks is to raise what's called the debt ceiling.  And it's important to understand what this is.  This is a routine vote.  Congress has taken this vote 45 times to raise the debt ceiling since Ronald Reagan took office.  It does not cost taxpayers a single dime.  It does not grow our deficits by a single dime.  It does not authorize anybody to spend any new money whatsoever.  All it does is authorize the Treasury to pay the bills on what Congress has already spent.
Think about that.  If you buy a car and you’ve got a car note, you do not save money by not paying your car note.  You’re just a deadbeat.  If you buy a house, you don’t save money by not authorizing yourself to pay the mortgage.  You’re just going to be foreclosed on your home.  That’s what this is about.
It is routine.  It is what they’re supposed to do.  This is not a concession to me.  It is not some demand that’s unreasonable that I’m making.  This is what Congress is supposed to do as a routine matter.  And they shouldn’t wait until the last minute to do it.  The last time Republicans even threatened this course of action -- many of you remember, back in 2011 -- our economy staggered, our credit rating was downgraded for the first time.  If they go through with it this time and force the United States to default on its obligations for the first time in history, it would be far more dangerous than a government shutdown -- as bad as a shutdown is.  It would be an economic shutdown.
So I’ll speak more on this in the coming days, but let me repeat:  I will not negotiate over Congress’s responsibility to pay bills it’s already racked up.  I’m not going to allow anybody to drag the good name of the United States of America through the mud just to refight a settled election or extract ideological demands.  Nobody gets to hurt our economy and millions of hardworking families over a law you don’t like.
There are a whole bunch of things that I’d like to see passed through Congress that the House Republicans haven’t passed yet, and I’m not out there saying, well, I’m not -- I’m going to let America default unless Congress does something that they don’t want to do.  That’s not how adults operate.  Certainly that’s not how our government should operate.  And that’s true whether there’s a Democrat in this office or a Republican in this office.  Doesn’t matter whether it’s a Democratic House of Representatives or a Republican-controlled House of Representatives -- there are certain rules that everybody abides by because we don’t want to hurt other people just because we have a political disagreement.
So my basic message to Congress is this:  Pass a budget.  End the government shutdown.  Pay your bills.  Prevent an economic shutdown.  Don’t wait.  Don’t delay.  Don’t put our economy or our people through this any longer.
I am more than happy to work with them on all kinds of issues.  I want to get back to work on the things that the American people sent us here to work on -- creating new jobs, new growth, new security for our middle class.
We’re better than this.  Certainly the American people are a lot better than this.  And I believe that what we’ve accomplished for Amanda, and Nancy, and Trinace, and tens of millions of their fellow citizens- on this day proves that even when the odds are long and the obstacles are many, we are and always will be a country that can do great things together.
Thank you very much, everybody.  God bless you.  Thank you, all of you, for the great work that you’re doing.  And thank you, Kathleen Sebelius, for the outstanding work that she’s doing making sure that millions of Americans can get health insurance.
Thank you.
END
1:21 P.M. EDT
President Obama's Plan for Immigration Reform



Source : The White House