10/6/14

Những hình ảnh từng gây chấn động về vụ trấn áp Thiên An Môn


Những hình ảnh từng gây chấn động về vụ trấn áp Thiên An Môn

(Dân trí) - Ngày này 25 năm trước, quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc đã chứng kiến cuộc trấn áp gây nhiều đổ máu, khi nhiều xe tăng, binh lính được triển khai giải tán sinh viên biểu tình. Đạn thật cũng được sử dụng trong các vụ trấn áp này.


Ngày 4/6, Trung Quốc đánh dấu dịp kỷ niệm 25 năm vụ trấn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ, vốn kết thúc trong đụng độ đẫm máu.

Theo BBC, những người biểu tình khi đó muốn cải cách chính trị, nhưng lệnh trấn áp đã được phát đi sau khi những người theo tư tưởng cứng rắn thắng thế trong giới cầm quyền Trung Quốc.

Giới chức Trung Quốc xem vụ biểu tình năm 1989 là nổi loạn, phản cách mạng. Tuy nhiên, tại Hồng Kông và Đài Loan, hàng nghìn người đã xuống đường để tuần hành tưởng nhớ sự kiện này.

Trong nhiều tuần trước dịp lễ kỷ niệm năm nay, giới chức Trung Quốc đã bắt giữ nhiều luật sư, phóng viên và nhà hoạt động. Tổ chức nhân quyền Ân xã quốc tế cho biết 66 người đã bị bắt giữ, thẩm vấn hoặc mất tích.

Những từ khóa tìm kiếm liên quan đến vụ trấn áp năm 1989 và biểu tình đã bị kiểm duyệt, trong khi truy cập vào trang web tìm kiếm Google tại Trung Quốc có vẻ đã bị chặn.

Người thân của những người biểu tình bị giết hại trong cuộc trấn áp được phép tới thăm mộ của những người thân nhưng có cảnh sát đi kèm.
Một số hình ảnh về cuộc trấn áp tại Thiên An Môn ngày 4/6 của 25 năm về trước:
Những hình ảnh từng gây chấn động về vụ Thiên An Môn
Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra vào tháng 4/1989, sau khi Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc khi đó là ông Hồ Diệu Bang qua đời.
Normal
Rất nhiều người Trung Quốc khi đó xem ông Hồ Diệu Bang là một nhà cải cách. Ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong giới sinh viên, những người muốn chính phủ tiếp tục các chính sách theo hướng thị trường và tăng cường dân chủ.
Normal
Sau lễ tang chính thức cấp nhà nước của ông Hồ, khoảng 100.000 sinh viên đã tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn.
Normal
Một bài bình luận chống biểu tình trên tờ Nhân dân nhật báo ngày 26/4 càng khiến các sinh viên giận dữ
Normal
Đến ngày 13/5, một cuộc tuyệt thực đã được tổ chức, và số người tham gia biểu tình lên tới khoảng 300.000 người.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Quân đội Trung Quốc đã tiến vào Bắc Kinh, nhưng sau đó vài ngày buộc phải rút lui. Những người biểu tình thậm chí còn diễn thuyết cho các binh sỹ, đề nghị họ sang tham gia hàng ngũ của mình.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Cho dù có thời điểm đám đông biểu tình bị phân tán và không có thủ lĩnh rõ ràng, các sinh viên và những người ủng hộ họ vẫn chiếm giữ được Thiên An Môn.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Họ thậm chí còn dựng lên một bức tượng cao 10m, giống tượng Nữ thần tự do tại Mỹ ngay trên quảng trường này.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Đến đầu tháng 6, các binh sỹ bắt đầu tiến vào giải tán đám đông tại quảng trường. Người biểu tình phản kháng lại lực lượng chức năng
Normal
Hầu hết người biểu tình không có vũ khí, nhưng một vài người mang theo gạch đá và một số vũ khí khác. Trong ảnh, những người biểu tình cầm gạch đá, đứng trên một xe quân sự của chính phủ gần đại lộ Chang’an tại Bắc Kinh, sáng sớm ngày 4/6/1989.
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Bạo lực đã nổ ra sau đó. Trong ảnh, một sinh viên đã dựng rào chắn trước một chiếc xe quân sự đang bị cháy sau khi lao qua những dòng người biểu tình xếp hàng sáng sớm ngày 4/6. Một binh sỹ chính phủ thoát ra từ chiếc xe đã bị người biểu tình giết chết. Hàng trăm người đã thiệt mạng trong sáng sớm 4/6, khi các binh sỹ dùng súng bắn đạn thật mở đường tiến vào chiếm lại quảng trường.
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Một đoàn xe quân sự bị đốt cháy trong cuộc đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và người biểu tình sáng 4/6
Người dân Bắc Kinh quan sát những chiếc xe quân sự bị đốt cháy
Người dân Bắc Kinh quan sát những chiếc xe quân sự bị đốt cháy
Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng
Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng
Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng
Nhưng có nhiều con số khác cho thấy hàng nghìn người đã chết. Dù vậy không ai xác nhận con số này. Nhiều người thiệt mạng bên ngoài quảng trường, khi các binh sỹ bắn vào người biểu tình.
Rất nhiều người đã bị thương
Rất nhiều người đã bị thương
Rất nhiều người đã bị thương
Bức ảnh mang tính biểu tượng về cuộc trấn áp, khi một người đàn ông chặn trước một đoàn xe tăng của chính phủ đang hướng về phía Đông đại lộ Cang’an của Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn ngày 5/6. Người này đã kêu gọi chấm dứt bạo lực và đổ máu chống lại những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Ông đã được những người khác kéo ra và các xe tăng tiếp tục hành trình.
Rất nhiều người đã bị thương
Đến nay vẫn không ai biết người đã chặn đoàn xe tăng sau đó ra sao và danh tính là ai. Trong bức ảnh là một góc chụp khác, khi người này (thứ hai từ trái sang) đứng sẵn chờ đoàn xe tăng tới.
Rất nhiều người đã bị thương
Hàng chục nghìn người đã bị bắt sau biểu tình. Xe tăng vẫn xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh sáng ngày 7/6.
Các sinh viên đưa một người bị thương đi cấp cứu
Các sinh viên đưa một người bị thương đi cấp cứu

Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu
gần quảng trường Thiên An Môn
Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu gần quảng trường Thiên An Môn
Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu
gần quảng trường Thiên An Môn
Bất chấp sự ngăn cản tại đại lục, nhiều người Trung Quốc tại Hồng Kông năm nay vẫn tuần hành để tưởng nhớ sự kiện này.
Thanh Tùng
eoTổng hợp

Nguồn  : Dân trí

---------------------------

Xem Video clip   




Xoay Trở Và Trăn Trở


Tuesday, June 10, 2014

Xoay Trở Và Trăn Trở



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 140609
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Kinh tế chính trị học Trung Quốc thời chuyển hướng và bành trướng   

* Thiên tài ô nhiễm: vớt rác nổi lều bều trên sông Dương Tử, gần đập Tam Hiệp * 


Theo dõi tình hình Trung Quốc, những ai thật sự quan tâm có thấy ra một nghịch lý.

Một đằng là giới chuyên gia kinh tế lần lượt nói đến khó khăn của lãnh đạo Bắc Kinh sau một giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục là 9% trong 30 năm liền. Sau một thời huy hoàng chưa từng thấy, với sự ca tụng của truyền thông quốc tế, những trở ngại hiện nay hiển nhiên phải là vấn đề sinh tử cho một chế độ muốn dung hòa hai yêu cầu trái ngược là dùng quy luật thị trường làm sức bật, nhưng theo định hướng của một đảng độc quyền. 

Sức bật đó sẽ đưa Trung Quốc về đâu khi... hết bật?

Đằng kia là các chiến lược gia về quân sự Mỹ thì liên tiếp báo động về sự bành trướng của Trung Quốc. Những động thái gần đây của Bắc Kinh, như thiết lập khu định vị phòng không ADIZ tại Đông Bắc Á nên thách đố Nhật Bản, rồi mở rộng khu vực ADIZ này cho tôm cá tại vùng Đông Nam Á, và cắm giàn khoan Hải Dương 981 ngay trên thềm lục địa của Việt Nam hay xây cất phi đạo trên bãi đá Gạc Ma của Philippines, v.v... khiến truyền thông Hoa Kỳ nêu câu hỏi về những rủi ro đụng độ ở một khu vực có tầm quan trọng sinh tử cho kinh tế thế giới.

Nói cho gọn, trước hai nhận định trái ngược ấy thì Trung Quốc mạnh hay yếu?

Để tìm câu trả lời, mục "Kinh tế cũng là Chính trị" này xin nói về kinh tế và bài toán chính trị ma quỷ ở đằng sau....


***


Trước hết, sau gần 200 năm loạn lạc vì ngoại xâm lẫn nội chiến, một xã hội hơn tỷ dân đã có ba thập niên tương đối yên lành để làm ăn kể từ năm 1979 - vụ Thiên An Môn 1989 chỉ là ngoặc kép hắc ám – thì kinh tế tất nhiên có tăng trưởng.

Từ kinh nghiệm Đông Á, của Nhật Bản, Nam Hàn và cả Singapore, mô hình Trung Quốc có đặc tính riêng là hệ thống chính trị giữ vị trí điều tiết thị trường. Nhà nước dùng quy luật tư bản để củng cố sức mạnh của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của đảng.

Thuần về kinh tế và nhờ định hướng chính trị, tăng trưởng của Trung Quốc xuất phát từ hai lực đẩy là tăng đầu tư và giảm tiêu thụ. Nhà nước giữ vai trò thắt lưng buộc bụng, thắt ai và buộc ai là quyết định của lãnh đạo. Khi đầu tư nhiều để nâng sản lượng cho một thị trường nội địa không được tiêu thụ như ý thì nhà nước đẩy mạnh xuất cảng và độc quyền thu về ngoại tệ nên có khối dự trữ khổng lồ, nay mấp mé bốn ngàn tỷ đô la để có thể làm vương làm tướng với thiên hạ.

Thế giới ngợi ca 'phép lạ kinh tế" Trung Quốc mà không thấy khái niệm "tăng đầu tư" và "giảm tiêu thụ" có nghĩa là nhà nước trưng thu tiết kiệm rất nhiều và rẻ của dân để đưa vào sản xuất. Nếu Tần Thủy Hoàng Đế ngày xưa mà có truyền thông quốc tế ở lanh quanh thì dự án Vạn Lý Trường Thành ở miền Bắc hay kinh đào Linh Cư tại miền Nam cũng được coi là sự kỳ diệu! Người ta thấy ra cái "được" mà khó đếm được cái "mất" - như ô nhiễm môi sinh, tham nhũng hay bất công xã hội.

Ba chục năm sau, từ 2009, người ta cũng chỉ nói đến cái mất của Hoa Kỳ, từ uy tín đến thế lực, mà không nhìn ra nỗi lao đao của lãnh đạo Bắc Kinh.

Khi kinh tế thế giới bị suy trầm, xuất cảng của Trung Quốc sút giảm thì Bắc Kinh bơm tiền kích thích để vẫn duy trì đà sản xuất cũ. Việc bơm tiền qua ngả tín dụng, chủ yếu là qua hệ thống ngân hàng của nhà nước, với số lượng khổng lồ là hơn hai ngàn 500 tỷ đô la, đã đẩy kinh tế xứ này vượt qua Nhật Bản năm 2010.

Rồi đẩy tới bờ vực.

Người ta vay tiền trước hết để đầu tư, khi thấy đầu tư có lời thì vay thêm để đầu cơ, là kiếm lời lớn hơn trong ngắn hạn mà với rủi ro cao hơn. Khi giàn máy bơm tiền lại thuộc về nhà nước, do tay chân nhà nước điều tiết mà bất chấp quy luật thị trường thì sau nạn đầu cơ lại có "lạm dụng tín dụng": tay chân nhà nước và thân tộc mở ra canh bạc nhuốm mùi lường gạt theo kiểu tháp ảo, làm kinh tế bốc như bong bóng.

Ngày nay, nạn đầu cơ địa ốc thổi giá đất đai của thủ đô Bắc Kinh cao gần bằng giá đất tại Tokyo trước khi Nhật Bản bể bóng năm 1990 và trôi vào hai chục năm suy trầm. Ở bên dưới là bộ máy sản xuất dư dôi ế ẩm, chưa sử dụng hết 60% công xuất, nằm bên núi nợ xấu sẽ sụp khi bóng bể.

Khác với nhiều nước lạc hậu – Hà Nội ơi! – lãnh đạo Bắc Kinh có hiểu ra mối nguy ấy.

Nói về mạnh yếu, giới chức kinh tế tài chánh của họ là loại chuyên gia thật, nhiều người tốt nghiệp Đại học Mỹ, từng là Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (trong bài viết trên Người Việt, người viết ghi lầm là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF!) hay giáo sư kinh tế tại Hoa Kỳ trước khi về làm tham mưu cho bảy người trong Thường vụ Bộ Chính trị, hoặc cầm đầu các Hội đồng và Ủy ban phụ trách về kế hoạch, cải cách hay quản lý doanh nghiệp và tài sản nhà nước, v.v..... Hãy "google" những tên tuổi như Justin Yifu Lin, Liu He, Yi Gang, Fang Xinghai, thì có thể biết được một phần.

Họ đánh bạc giả với dân chứ không xài bằng giả với nhau. Hà Nội ơi – bis!

Hiểu ra mối nguy ấy, thế hệ thứ năm lên sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012 quyết định là phải chuyển hướng. Một năm sau, Tháng 11 năm ngoái, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ ba của khóa 18 đề ra phương hướng cải cách và chấp nhận một đà tăng trưởng thấp hơn. Thay vì 9-10% thì quãng 7,5% cũng là được. Phải giảm tốc độ cho cỗ xe khỏi lật khi vào khúc quanh.

Đấy là một sự xoay trở có ý thức về chính trị và có chuẩn bị về tổ chức. Khổ nỗi, sau 30 năm thì phép lạ kinh tế cũng sinh bệnh lạ.

Hệ thống tài chánh ngân hàng Trung Quốc có những lệch lạc tích lũy từ lâu, kết tụ thành mạng lưới chằng chịt ở mọi cấp bộ chính trị và hành chánh, từ trung ương tới từng địa phương, với thế lực rất lớn của đảng viên. Và mắc mứu quyền lợi, trong đó nạn nhũng lạm, tham nhũng và lạm dụng, không chỉ cản trở mà còn quật ngược chỉ thị của trung ương. Việc bơm tiền hay phân phối tài nguyên qua nhiều ngả mờ ám vẫn tiếp tục và chất lên một núi nợ rất cao.

Giới kinh tế thường cho là khi tổng số nợ công và tư mà lên tới 275% của Tổng sản lượng GDP thì kinh tế có thể trôi vào khủng hoảng khởi đi từ những vụ vỡ nợ dây chuyền. Từ mức 320% GDP vào năm 2008, tới cuối năm 2013 thì núi nợ cả công lẫn tư của Trung Quốc lên tới 420% GDP.

Sức mạnh của nền kinh tế theo định hướng chính trị của nhà nước cũng có cái giá phải trả vì làm nhà nước chệch hướng ! Đấy là chuyện chính trị.

Về kinh tế, giữa cơn xoay trở thì nhà nước Bắc Kinh lại trăn trở: muốn đạp thắng để đổi hướng, rồi sợ tăng trưởng giảm làm thất nghiệp tăng nên lại ngầm bơm tiền kích thích, qua nhiều kênh mà họ biết là thiếu an toàn. Mỗi khi thấy biện pháp kích thích thì thiên hạ lại vỗ tay!

Cuối Tháng Năm vừa qua, Bắc Kinh lại thử nghiệm một biện pháp bơm tiền tinh tế hơn. Không qua ngả tín dụng ngân hàng đầy rủi ro mà qua việc ngân hàng trung ương mua lại trái phiếu của một số khu vực nhất định, như công khố phiếu ở các địa phương miền Tây, miền Trung, hay trái phiếu hỏa xa, gia cư hay ngân hàng.

Giới kinh tế Nhật, Mỹ, Âu hay Anh đều thấy quen quen: Bắc Kinh cũng tiến vào cõi hỗn mang của biện pháp bất thường mà các nước Tây phương đã áp dụng. Đó là QE, "quantitative easing", tăng mức lưu hoạt có định lượng. Diễn ra bạch văn thì Trung Quốc chưa thể hãm đà tăng trưởng để tìm ra thế quân bình khác, với tiêu thụ nội địa mới là lực đẩy. Họ chưa cải cách được.

Và giữa hai động tác đạp thắng và tống ga, Bắc Kinh vẫn phải nhấn tới, bằng cẳng giữa.



***


Chúng ta tò mò trở lại nghịch lý ban đầu: tại sao giới kinh tế nói đến nỗi trăn trở của Bắc Kinh mà các nhà chiến lược tại Mỹ cứ tri hô về mối họa Trung Quốc?

Giới đầu tư có tiền lặng lẽ bảo nhau về mối nguy khủng hoảng tại Trung Quốc để tìm nơi chọn mặt gửi vàng khi nền kinh tế hạng nhì thế giới bị bể bóng. Trong khi đó, giới bình luận về an ninh tiếp tục rót nước đường cho Bắc Kinh. Họ thổi trái bóng kia: khả năng quân sự của Trung Quốc thật là đáng sợ!

Đáng sợ nhất trong cả chuyện kinh tế chính trị này là trò ma của Mỹ!


6/6/14

Đổ Bộ 1944 và Đổ Bể 2014


Đổ Bộ 1944 và Đổ Bể 2014



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo 140605

Mỗi lễ tưởng niệm quá khứ lại là một vở kịch chính trị cho hiện tại....

 * Nhửng hài kịch trong một bi kịch lớn của nhân loại * 


Ngày Thứ Sáu, mùng sáu Tháng Sáu, lãnh đạo các nước "đồng minh", trong ngoặc kép, tới Pháp dự lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ tại Normandie cùng ngày hôm đó vào năm 1944 để mở đầu cho việc giải phóng Âu Châu đúng 70 năm về trước. Năm nay, ngần ấy vị nguyên thủ đều "có những niềm riêng"....

Cho nên chúng ta chứng kiến một hài kịch nhiều cảnh.

Normandie là lãnh thổ của Pháp, khi đó nằm dưới gót giày Đức quốc xã. Lãnh đạo Lực lượng Pháp Tự do (France Libre) khét nổi tiếng với lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" phát thanh từ thủ đô Luân Đôn của Anh vào ngày 18 Tháng Sáu năm 1940 là Tướng Charles de Gaulle. Ông bị gạt ra ngoài quyết định đổ bộ để tổng phản công của Anh và Mỹ, chỉ được Winston Churchill ái ngại cho biết có hai ngày trước!


***

Một chút bối cảnh gần xa:

Khi Thế chiến II bùng nổ vào đầu Tháng Chín 1939, de Gaulle mới là Đại tá. Ông tham gia kháng chiến chống Đức rất sớm và tới Tháng Năm 1940 được gắn một sao của Thiếu tướng, Trừ bị thôi, sau này miền Nam chúng ta gọi là Chuẩn tướng. Dù lon lá rất thấp so với nhiều thượng cấp lẫy lừng hơn trong quân đội Pháp, de Gaulle vẫn tự trao phó trách nhiệm lãnh đạo kháng chiến, tự cho mình là đại diện chân chính của nước Pháp, là nước Pháp, nên gặp khá nhiều trở ngại.

Một trong những trở ngại lớn nhất là Tổng thống Franklin D. Roosevelt của Hoa Kỳ.

Ông Roosevelt hâm mộ văn hoá Pháp nhưng dị ứng với chế độ thực dân và coi thường de Gaulle. Về sau còn chê nhân vật này là lãnh tụ độc tài con con. Trong hàng ngũ kháng chiến Pháp, Roosevelt tin vào loại người dễ nói chuyện hơn, như Đại tướng Henri Giraud hay Đô đốc François Darlan. Trong nội bộ công cuộc kháng chiến của Pháp, nhiều tướng lãnh khác đã từng muốn lật de Gaulle mà không thành, kể cả Giraud và Darlan với thế lực Mỹ ở đằng sau. Đấy là chuyện quá xa cho chúng ta ngày nay?

Qua năm sau, khi nước Pháp được giải phóng, cũng de Gaulle đã đòi là quân đội Pháp dẫn đầu đoàn binh tiến vào thủ đô Paris và quyết liệt từ chối việc Hoa Kỳ phát hành MPC (đô la đỏ) cho lính Mỹ tạm sử dụng trên thị trường Pháp. Phải chi miền Nam chúng ta nhớ được và làm được chuyện đó sau khi Thủy quân Lục chiến Mỹ bất ngờ đổ bộ vào Đà Nẵng, Tháng Ba 1965!

Tinh thần quốc gia của de Gaulle và thái độ trịch thượng của Roosevelt khiến quan hệ Pháp-Mỹ có mâu thuẫn nặng. Cho nên về sau cũng ảnh hưởng đến phản ứng của de Gaulle với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam! Vậy mà Lyndon B. Johnson chọn thủ đô Paris đế tiến hành "hòa đàm" với Hà Nội năm 1968. Nhưng đấy là những chuyện về sau của một hài kịch khác.

Vì những lý do sâu xa nói trên, khi lên làm Thủ tướng (1944-1946) rồi Tổng thống Pháp (1959-1969) de Gaulle không hề dự lễ kỷ niệm ngày đổ bộ, ngày D-Day như Mỹ và Anh vẫn gọi.


***


Cuộc đổ bộ ấy cũng không có sự tham gia của quân đội Liên bang Xô viết.

Đây là một kế hoạch Anh-Mỹ.

Trong Thế chiến II, trên địa bàn Âu Châu, ba nước thực tế lãnh đạo phe "đồng minh" là Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô. Biệt tài của lãnh đạo Liên Xô thời ấy là Stalin là... sát quân và giết dân. Việc đo đếm tổn thất là điều khó và khó chính xác, nhưng số tử thương của Liên Xô lên tới ít nhất là 22 triệu người (khoảng 14% dân số thời ấy), so với Hoa Kỳ (cỡ 420 ngàn, 0,4% dân số) và Anh (450 ngàn, gần 1% dân số) và Đức (gần sáu triệu, quãng 10% dân số) thì nặng gấp bội. Vì vậy, Stalin rất mừng khi Anh-Mỹ mở cuộc tổng phản công ở hướng Tây, để giảm áp lực cho Hồng quân Xô viết tại hướng Đông.

Nghĩa là Liên Xô không có tí lon nào trong vụ Normandie 1944. Mãi tới năm 2004, 15 năm sau khi Liên Xô bắt đầu tan rã và 13 năm sau khi Liên bang Nga ra đời, lãnh đạo nước Nga mới được mời dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày đổ bộ.

Năm đó, Tổng thống Vladimir Putin mới chỉ là thợ vịn đóng vai phụ diễn trong vở Normandie. Khi ấy, Tổng thống George W. Bush mới gây chấn động sau chiến dịch Iraq năm trước. Lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ công khai phê phán sự sai lầm - và bày tỏ nỗi ân hận - của Hoa Kỳ là hy sinh tự do của phân nửa Âu Châu, để Đông Âu rơi vào quỹ đạo Xô viết.

Bài diễn văn đó khiến ta nhớ lại lễ kỷ niệm 40 năm ngày đổ bộ Normandie.

Năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan tới Normandie đọc diễn văn, hào hiệp tỏ lòng thương tiếc cái giá rất đắt mà thường dân Nga đã phải hứng chịu trong Thế chiến II, rồi hào hùng đả kích việc Hồng quân Liên Xô chiếm đóng các nước Đông Âu. Lễ kỷ niệm ngày đổ bộ là một dịp phê phán về đạo lý, hoàn toàn phù hợp với lý luận Reagan, rằng Liên Xô là "Đế quốc độc ác".

Chúng ta nhảy tới năm nay, lễ kỷ niệm thứ 70.


***

Vladimir Putin vẫn được Tổng thống François Hollande của Pháp mời qua để hiên ngang có mặt và phóng hình tuyên truyền về nhà, dù đã có vụ thôn tính Crimea và uy hiếp Ukraine. Vì vậy, vở kịch "Normandie 70" trở thành hài kịch.

Hãy nhắc tới bi kịch đã: 20 năm trước, vào năm 1994, ba nước "đồng minh năm xưa" thời Thế chiến II là Anh, Mỹ, Nga có một thỏa thuận tại Budapest về cách xử lý kho võ khí hạch tâm của Ukraine. Nước Ukraine độc lập từ 1991 sẽ trao lại toàn bộ số võ khí tàn sát này cho Liên bang Nga.

Dưới thời Liên Xô, một phần ba võ khí hạch tâm Xô viết nằm tại Cộng hoà Liên bang Ukraine trong Liên bang Xô viết. Khi Liên Xô tan rã, kho võ khí ấy đứng hàng thứ ba thế giới về số lượng. Ukraine xin trả lại cho Liên bang Nga với lời cam kết là được giữ nền độc lập. Sự cam kết đó của Nga có Anh và Mỹ bảo trợ. Pháp và Trung Quốc có được mời vào nhưng lảng xa để khỏi bị trách nhiệm gì trong trò bảo lãnh đó.

Bây giờ, nền độc lập của Ukraine bị uy hiếp! Các nước bảo trợ nghĩ sao?

Lãnh đạo Anh, Pháp, Mỹ đều vui lòng trao giải an ủi cho Ukraine khi gặp Tổng thống tân cử của xứ này là Petro poroshenko. Nhưng chuyện chính thì chưa ai dám nhắc. Nhiều người nhẹ dạ còn mong là qua lễ kỷ niệm buổi sáng và dạ tiệc khoản đãi buổi tối, các lãnh tụ Anh, Đức, Mỹ, Pháp sẽ có dịp nói chuyện phải quấy với Putin về Đông Âu.

Trong một bi kịch lớn của nhân loại thường có nhiều hài kịch chính trị.

Cho dù Liên Âu dõng dạc phản đối Putin về chuyện Ukraine thì Pháp vẫn bán chiến hạm Mistral cho Nga và tháng này sẽ huấn luyện Hải quân Nga sử dụng món hàng của mình. Nước Đức thì tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế với Nga. Hoa Kỳ thì lâm nạn với vụ trao đổi đặc công khủng bố của Taliban lấy một tù binh đào ngũ về để rồi chẳng biết giấu đi đâu!

Công trình sư của trò hề này là Barack Obama thì cố trấn an Liên Âu với một tỷ đô la quân viện. Một tỷ Mỹ kim là lớn lắm, bằng tổng số chi phí của nước Mỹ trong một năm tranh cử như 2014 chứ không ít. Nhìn từ cách khác, đấy là tiền dân Mỹ bỏ ra trong một năm để... nhai kẹo cao su, chewing gum.

Trong bi kịch Thế chiến, người ta cũng thường quên nhiều thảm kịch quốc gia.

Liên Xô hy sinh nhiều nhất trong cuộc chiến này, với số tử vong và thương vong khổng lồ, cả quân và dân. Nhưng Liên bang Xô viết khi đó bao gồm nhiều nước Cộng hoà về sau đã giành lại độc lập. Các quốc gia này có lúc nằm trong hệ thống Liên Xô và phải góp phần xương máu, như Ukraine, Armenia, Georgia, Belarus, Uzbekistan, hay Kazakhstan, v.v... Tự nguyện hay không là tùy hoàn cảnh, nhưng hy sinh thì có.

Nước Pháp tràn đầy văn hóa nhân bản đã quên chuyện đó. Lãnh đạo của nhiều nước độc lập trong Liên bang đã tan hoang của Nga lại không được mời tham dự lễ kỷ niệm Normandie!

Một kỳ thủ xuất sắc của Nga và trở thành nhân vật đấu tranh dân chủ nổi tiếng là Garry Kasparov có một nhận xét đầy mỉa mai: khi mời Putin qua Pháp dự lễ kỷ niệm, có lẽ người ta muốn có một chuyên gia về nghệ thuật xâm lược!

Chuyện đổ bộ mới đổ đốn ra đổ bể!

Nguồn  : Việt Báo ; dainamax tribune

2/6/14

Định Mệnh Đã An Bài…

Định Mệnh Đã An Bài…
Alan Phan
china landscape
1 June 2014
Tuần rồi tôi nhận khoảng 90 Emails kích bác và 40 bình loạn về sự im lặng của ông già Alan trong tình thế gọi là “biến động” của đất nước. Năm nay tôi đã 69 tuổi. Khó có ai “khích tướng” tôi được. Tuy nhiên, nói như Adlai Stevenson,” I’m too old to cry, but it hurts too much to laugh”.
Vả lại, tôi vừa đọc qua các tuyên bố của thủ lĩnh quân đội Việt Nam, tướng Phùng Thanh. Theo ông, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn rất tốt đẹp, có vài xích mích nhỏ nhưng là chuyện riêng của gia đình, người ngoài không nên “xía mõm” vào (lời nhắc khéo ông Chuck Hagel, bộ trưởng quốc phòng Mỹ). Nếu ông tướng Thanh là người nắm hết các bí mật quốc gia và trách nhiệm về an ninh toàn vẹn lãnh thổ mà ông cho biết vậy, thì chúng ta nên yên tâm ngủ ngon.
Trước đó, thì ngài Vũ Mảo, một quan chức cao cấp khác, cho biết quan điểm của một bộ phận không nhỏ trong chính quyền, là “16 chữ vàng, 4 cái tốt” vẫn là cái “mong muốn muôn thuở” của toàn dân, như bác Hồ đã dầy công vun đắp và phát triển bao năm trời.
Còn về mặt kinh tế thì một ngài bộ trưởng nào đó vừa nói, chuyện Biển Đông nhỏ như con thỏ, không có nhiều ảnh hưởng đến kiến trúc vĩ mô hay FDI. Không những không cần điều chỉnh chính sách, mà chúng ta cứ thế tiến tới như trong vài năm qua, chỉ đến cuối năm là bình minh nở rạng, mang một chu kỳ thịnh vượng mới cho toàn dân Việt.
Tóm lại, mọi việc đã an bài và mọi thứ “hồng” như ngày đại thắng 1975. Các bạn BCA không nên nhốn nháo mà hỏi, “từ bên Mỹ, bác thấy thế nào, quê hương chúng ta sẽ đi về đâu?” Các bạn cứ nghiêm chỉnh học tập tấm gương đạo đức của bác Mao, bác Stalin, bác Hồ… một ngày gần đây thôi, các bạn sẽ được đến đích cùng với các bác.
Do đó, dù muốn nói chuyện chánh trị, tôi cũng không có gì để bàn thêm. Khi một đất nước tự sướng về chỉ số hạnh phúc như Việt Nam, thì mọi vấn đề chính trị coi như đã biến mất (literally). Kể cà các thế lực thù địch từ Đông Tây Nam Bắc. Trong khi các quan đang ăn nhậu vui mừng, đừng ai lăng nhăng gây áp lực, quấy rối (lời ông tướng Thanh).
Nói cho cùng, mọi chuyện của chúng ta đều là “viễn vông” hết mà. Theo các triết gia, đời người như bóng câu, chẳng mấy chốc, ta lại mừng 100 năm của “hoang tưởng” và “dối trá”.
Alan Phan
PS. Tôi cũng vừa đọc rằng “16 chữ vàng” thực sự là do Trung Quốc trao cho Việt Nam. Nguyên văn là “ sơn thuỷ tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan”. Khi các bác Việt dịch ra thì xoá trệch cho nhẹ đi thành “”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” “. Muốn cho chính xác thì phải rõ ràng hơn. Chúng ta như  “sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh…”
Lời nói này không khác gì một thề thốt trăm năm từ cửa miệng của những cặp vợ chồng trong ngày cưới, hay con cái với cha mẹ khi lớn lên, hay học trò với sư phụ khi quy phục. Nó không chỉ là một công hàm của vài ông quan, nó còn là một  “uống máu ăn thề” của giới giang hồ, thể hiện một văn hoá rất sống thực.


Do đó, kết luận của tôi là trong mọi lình xình của những tuần vừa qua, những người mang nặng viển vông và hoang tưởng nhất là nhóm lãnh đạo trong chính phủ Obama.

Source : Góc nhìn Alan

Siêu Cường Thoái Nhiệm


Siêu Cường Thoái Nhiệm



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 140601
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Một quân xưởng chất đầy đạn giấy....


* Hoa Kỳ phải lãnh đạo thế giới - từ cửa hậu - Cậu Obama dưới nét vẽ Michael Ramirez trên tờ IBD *


Một Tổng thống Mỹ đã cảnh báo như sau trong bài diễn văn sau cùng - và quan trọng nhất - của sự nghiệp: "Thất vọng với cuộc chiến vừa qua, chúng ta hết hy vọng tiến tới một nền hòa bình tốt đẹp hơn vì thiếu can đảm nhận lãnh trách nhiệm trong một thế giới bất toàn. Đừng để tái diễn điều này, vì nếu không, chúng ta lại theo con đường bi thảm đó – con đường dẫn tới Thế chiến III".

Không, đây không là lời phát biểu của Tổng thống Barack Obama trong bài diễn văn cuối cùng vào năm 2016, khi Mỹ rút khỏi cuộc chiến dài nhất lịch sử Hoa Kỳ, tại Afghanistan. Cũng chẳng là lời báo động của Tổng thống George W. Bush hung hăng sau sự bẽ bàng của cuộc chiến Iraq. Tinh thần "can đảm nhận trách nhiệm trong một thế giới không hoàn hảo" có thể là đặc tính của Tổng thống Ronald Reagan nổi tiếng diều hâu. Nhưng ông không là người đưa ra lời cảnh báo đó qua bài diễn văn giã biệt công chúng sau hai nhiệm kỳ Tổng thống, từ 1981 đến 1989.

Tác giả lời khuyên này nói như vậy chỉ ba tháng trước khi ông tạ thế, trong bài diễn văn sau cùng về Tình hình Liên bang, vào Tháng Giêng năm 1945, tám tháng trước khi Thế chiến II kết thúc. Đấy là Tổng thống Franklin Delano Roosevelt, một lãnh tụ được đảng Dân Chủ coi là thần tượng.

Trước đó nửa thế kỷ, một Tổng thống Roosevelt khác cũng đồng quan điểm là Hoa Kỳ phải lãnh đạo thế giới. Ông còn nêu sáng kiến là lập ra một định chế quốc tế để thực hiện lý tưởng hoà bình cho nhân loại, với vai trò trọng yếu của Mỹ trong định chế đó. Đấy là Tổng thống Theodore Roosevelt bên Cộng Hoà, người lãnh đạo Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20, từ 1901 đến 1909. Về sau, sáng kiến đó được một Tổng thống Dân Chủ đề nghị, là Woodrow Wilson với hội Quốc liên, League of Nations, tiền thân của tổ chức Liên hiệp quốc ngày nay.

Dù đạt nhiều thành tích về nội trị qua hai nhiệm kỳ, từ 1913 đến 1921, đại trí thức Wilson lại thất bại với sáng kiến Quốc liên. Chỉ vì khi đó dân Mỹ muốn quay vào trong sau sự thất vọng với trận Đại chiến Thế giới, một cuộc chiến toàn cầu đầu tiên mà sau này, khi cuộc chiến kia xảy ra, thì mới được gọi là Thế chiến I (1914-1918). Chính là vì thất vọng với "cuộc chiến vừa qua" như F.D. Roosevelt cảnh báo, Hoa Kỳ đã thoái thác và lần lữa trong hai thập niên, mà sau cùng vẫn phải tham dự Thế chiến II. 

Trong hai thập niên đó, dân Mỹ có 10 năm hồ hởi với thành quả phát triển kinh tế, rồi năm năm hốt hoảng với vụ Tổng khủng hoảng 1929-1933. Cho nên 85 năm trước, họ chú trọng đến kinh tế xã hội ở bên trong và hết quan tâm đến thiên hạ sự ở bên ngoài. Mà thiên hạ sự khi đó là một chuỗi biến động trên đại lục Âu Á dẫn tới cơn địa chấn toàn cầu:

Năm 1931, Đế quốc Nhật đưa quân vào Mãn Châu; tại Âu Châu, Hitler lên cầm quyền năm 1933; Mussolini tấn công Ethiopia năm 1935; năm sau, Hitler và Mussolini hỗ trợ lãnh tụ độc tài Franco trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha; và năm 1937 khi quân Nhật từ Mãn Châu tràn xuống Hoa lục thì Hitler đưa quân vào khu phi quân sự Rhineland, rồi thôn tính nước Áo, tấn công Tiệp Khắc năm 1938 và Ba Lan năm 1939....

Thời ấy, trước đà bành trướng của các thế lực hung đồ, dân Mỹ vẫn thấy chẳng liên can gì đến các vùng xa xôi như Mãn Châu, Ethiopia, Tây Ban Nha hay Tiệp Khắc, Ba Lan. Nhiều chiến lược gia cho là không cường quốc nào lại dại dột vượt đại dương mà tấn công Hoa Kỳ. Thậm chí họ còn nghĩ là dù nước Anh có rơi vào tay Đức quốc xã thì Hoa Kỳ vẫn có thể buôn bán với Đức, y như với Anh và Pháp. Khi mua bán, ai để ý tới lập trường chính trị của khách hàng!

Trong bốn năm liền, từ 1935 đến 1939, Quốc hội Mỹ với lá phiếu lưỡng đảng đã thông qua Đạo luật Trung lập (Neutrality Act): không đứng vào phe nào trong trận chiến Âu-Á và chẳng bán võ khí cho các nước bị xâm lược.

Khi đó, chính Tổng thống F. D. Roosevelt cũng chủ hoà, dù từng là Phụ tá Bộ trưởng Hải quân dưới thời Wilson và trong Thế chiến I. Tháng Chín năm 1938, khi Âu Châu ký Hiệp định Munich, hy sinh Tiệp Khắc để cầu hòa với Đức, Roosevelt vẫn chủ trương trung lập. Một năm sau, đầu Tháng Chín 1939 Thế chiến II chính thức bùng nổ, Hoa Kỳ vẫn đứng ngoài, chỉ góp phần yểm trợ Anh và Pháp. Trong cuộc tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, vào năm 1940, Roosevelt còn hứa hẹn là sẽ tránh cho Hoa Kỳ khỏi bị lôi vào chiến tranh.

Cho tới khi Hải quân Hoa Kỳ bị Đức tấn công vào Tháng 10, rồi Nhật tấn công vào Tháng 12 năm 1941 thì nước Mỹ mới khai chiến. Đấy là lúc Roosevelt đưa ra khẩu hiệu "Hoa Kỳ là Quân xưởng của Dân chủ".... 

Bốn năm sau, ông khuyến cáo quốc dân về lẽ tai hại khi nước Mỹ thiếu can đảm gánh vác trách nhiệm trong một thế giới bất toàn. Trách nhiệm đó là lãnh đạo.

Nhìn từ bên ngoài, nhiều người cứ sợ tinh thần đế quốc của Hoa Kỳ. Thật ra từ bên trong, vì tiếng dân có sức nặng trong nền dân chủ, nhiều Tổng thống Mỹ phải khẩn nài người dân về lẽ hy sinh cho thế giới. Chúng ta có nên nhìn lại toàn cảnh của nghịch lý này chăng?

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, dân Mỹ được bảo rằng lịch sử cáo chung, sự thắng thế của tự do kinh tế và dân chủ chính trị chống lại chủ nghĩa phát xít và cộng sản là tất yếu trong một trật tự mới, với Hoa Kỳ là siêu cường độc bá. Chỉ 20 năm sau, trật tự đó bị lật với vụ khủng bố 9-11 và dân Mỹ đồng tâm nhất chí lao vào cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Thế rồi khủng hoảng tài chánh và suy trầm toàn cầu bùng lên từ năm 2007 khiến họ hoài nghi kinh tế thị trường, nói về Tổng khủng hoảng, còn các học giả loại cóc nhái như Fareed Zakakia của tờ MNewsweek thì cảnh báo thời lụn bại của Mỹ. 

Hết là "the End of History" mà là "the End of America"!

Nói như một Tổng thống Dân Chủ sau này là Bill Clinton, thật ra Hoa Kỳ là một quốc gia tối cần thiết, indispensable. Nhưng nhiều khi người dân thấy mệt mỏi với trách nhiệm lãnh đạo, chỉ muốn nước Mỹ là một trong nhiều cường quốc và nên chia sẻ gánh nặng toàn cầu với nước khác.

Đó là trạng thái tâm lý ngày nay: đa số dân Mỹ mong quốc gia bớt gánh vác chuyện thiên hạ. Khốn nỗi, thế giới này có sự bất toàn và nguy hiểm không kém gì tình hình của 85 năm trước.

Lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, một quốc gia đã dùng võ lực thôn tính lãnh thổ của một xứ khác. Sau khi đánh võ dầu khí và chính trị không xong, Nga đưa quân vào Crimea rồi nhúng tay vào miền Đông của xứ Ukraine, với tầm nhìn và tầm đạn thấu tới ba nước vùng Baltic, xứ Moldovia và cả Ba Lan sau đó. Trong khi đó, Liên hiệp Âu châu bị tê liệt, Liên hiệp quốc nín thinh.

Tại Trung Đông và Bắc Phi, Syria là nơi mà 15 vạn thường dân bị tàn sát trong ba năm liền, cuộc nội chiến chỉ là trận chiến ủy nhiệm của Iran, Nga, Saudi Arabia và cả Turkey, trong khi các lực lượng khủng bố xưng danh Thánh Chiến, dưới lá cờ Al-Qaeda nội hóa, đã lan từ Bắc Phi, Đông Phi đến Tây Phi. Từ Trung Đông qua Đông Á, Iran và Bắc Hàn đều hỳ hục làm bom hạch tâm khiến nhiều xứ khác cũng muốn chế bom để phòng thân. Và trên biển Thái Bình, Trung Quốc thè cái lưỡi bò uy hiếp Việt Nam, Philippines và Indonesia sau này. Nhật Bản hay Ấn Độ thì còn khả năng đương cự chứ các nước Đông Nam Á thì không. Họ nhìn về nước Mỹ.

Đấy là lúc lãnh đạo Hoa Kỳ ăn nói nước đôi: chỉ sử dụng võ lực khi quyền lợi cốt lõi bị đe dọa và chẳng ra quân một mình mà sẽ hợp tác cùng các tổ chức quốc tế và cường quốc khác. Nếu các tổ chức quốc tề và cường quốc Âu Á có khả năng xử lý thì những mối nguy ở trên đã chẳng xảy ra. Chính là sự lần lữa thoái bộ của Hoa Kỳ từ mấy năm nay mới cám dỗ các chế độ hung đồ và dẫn tới nguy cơ Thế chiến III mà Roosevelt báo động 70 năm về trước.

Chúng ta tiến tới chuyện ngày nay, khi Tổng thống Barack Obama qua Âu Châu dự lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ tại Normandie ngày sáu Tháng Sáu năm 1944. Ông có cơ hội điều chỉnh lại cho tinh tế hơn những chuyện vu vơ đã nói tuần trước tại trường Võ bị West Point về đối sách ngoại giao của nước Mỹ. Lãnh đạo xuất sắc là người thuyết phục chứ không chạy theo quần chúng.

Nếu không, "Quân xưởng của nền Dân chủ" chỉ là kho đạn giấy.


______________________

Chuyện chỉ có tại nước Mỹ

Chỉ ba tháng sau khi ra chiến trường, một hạ sĩ vội chán chường chiến tranh và khinh thường quân đội. Ba ngày sau khi gửi email cho cha mẹ than vãn điều ấy thì chàng mất tích giữa vùng hỏa tuyến, khiến quân đội phải mở chiến dịch truy tìm để giải cứu và chết mất mấy con. Không rõ là 1) chàng uống rượu say nên chạy khỏi đồn, 2) muốn đào ngũ để ngao du sơn thủy, hay 3) bị lạc đơn vị nên rơi vào tay quân thù - và trở thành công cụ tuyên truyền cho địch. Cả ba giả thuyết ấy được báo chí viết ra từ Tháng Sáu năm 2009 và tờ Rolling Stone thiên tả đã có nhiều bài chi tiết về vụ này từ giữa năm 2012 - mà chưa có giải đáp. Chuyện lạ là trong khi đó chàng lại lên lon Trung sĩ, từ Private First Class pfc lên Sergeant.

Lạ hơn vậy, năm năm sau thì cha mẹ nhận được Tổng thống báo tin vui qua điện thoại: con trai của ông bà đã được giải cứu. Cái giá của thắng lợi giải cứu tù binh, hay con tin, là phóng thích năm tay trùm khủng bố của lực lượng Taliban đã bị giam giữ trong trại tù Guantanamo. Đấy là chuyện của Sgt. Bowe Bergdahl. Chuyện chỉ có tại nước Mỹ dưới thời Obama.


Source : dainamax tribune . Người Việt .

1/6/14

Khi quan võ ngồi nhầm ghế quan văn

Khi quan võ ngồi nhầm ghế quan văn

Hiệu Minh 

Làm tướng thì phải dũng mãnh. Ảnh: Internet
Làm tướng thì phải dũng mãnh. Ảnh: Internet
Có một vị vua thời xưa, lúc ngự triều, có tả hữu, một bên là quan văn, bên kia là quan võ. Khi định nghênh chiến nước nào, vua thường hỏi cả quan văn và quan võ. Quan văn nhát hay bàn lui, quan võ thích chiến, không chiến làm sao thăng quan.
Quan võ nào bàn lui, vua quát, hãy lấy cho tên này cái váy, mặc vào rồi về quê đuổi gà cho vợ. Đã làm tướng thì phải đánh nhau, không có chỗ cho sự yếu hèn cho người cầm quân bảo vệ sơn hà.
Có chuyện khôi hài khác, thời của cựu độc tài Philippines, Fernando Marcos, ông ta từng bắt các tướng mặc váy lòe loẹt để dự sinh nhật. Một quốc gia có tướng mặc váy thì kết cục thế nào, ai cũng rõ. Đế chế từ tổng thống đến tướng lĩnh tham nhũng tràn lan và thối nát ấy đã sụp đổ sau vài chục năm.
Thế giới mạng Việt Nam đang bàn tán xôn xao về phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Hội nghị An ninh khu vực tổ chức tại khách sạn Shangri-La (Singapore) ngày 31-5-2014.
Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel, điểm mặt chỉ tên, cáo  buộc Trung Quốc “gây bất ổn” trên Biển Đông và gọi đây là hành động “đe dọa quá trình phát triển” của khu vực về dài hạn.
Ông Chuck Hagel cũng nói Hoa Kỳ sẽ “không làm ngơ” khi các nước khác phớt lờ luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, cũng lên tiếng, Nhật Bản sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
“Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không. Nhật có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để đảm bảo cho châu Á và thế giới được hòa bình hơn”.
Quốc tế ủng hộ Việt Nam đến thế là cùng. Hoa Kỳ còn mời cả Bộ trưởng Phạm Bình Minh sang Mỹ.
Hơn tuần trước tại Myanmar và Philippines, Thủ tướng Dũng cũng tỏ ra mạnh mẽ khi lên án Trung Quốc có những hành động nguy hiểm ở biển Đông. Ông cũng nói Trung Quốc đã “vu khống” Việt Nam khi đưa tin Việt Nam đâm tàu Trung Quốc đang hộ tống giàn khoan.
Thủ tướng Dũng tuyên bố sẵn sàng đưa vụ giàn khoan của Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Ngoài ra. Ngoài ra, ông còn kêu gọi Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục lên tiếng để phản đối Trung Quốc ở Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dùng từ “ngoan cố” khi nói về Trung Quốc “Chúng ta vẫn tiếp tục các biện pháp đấu tranh ngoại giao. Một trong những biện pháp đấu tranh ngoại giao là giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc và cho đến nay đã có 20 cuộc giao thiệp chúng ta kiên quyết đấu tranh và yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi khu vực đó.
Đó là lập trường kiên quyết của phía ta.Dàn khoan của Trung Quốc hiện vẫn ở đó và ngày càng tăng cường tàu. Điều này cho thấy Trung Quốc rất ngoan cố, không chịu rút giàn khoan này về.”
Một thứ trưởng Ngoại giao kiêm đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Nguyễn Quốc Cường, cũng dùng những ngôn từ khá mạnh khi trả lời hãng thông tấn Hoa Kỳ CNN “Chúng tôi không thể chấp nhận những hành động gây hấn. Nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền. Bất cứ nước nào cũng không nên coi thường sự quyết tâm của người Việt”
Báo chí truyền thông gồm 700 tờ, VTV, kể cả Nhân Dân, QĐND đã đăng những bài có ngôn từ mạnh mẽ chưa từng thấy kể từ năm 1979 đến nay để nói về sự xâm lấn, âm mưu thâm độc của Trung Quốc. Dân xứ Việt sôi sục đòi biểu tình vì thảm cảnh ở biển Đông, sẵn sàng chiến đến cùng.
Tướng Thanh tại Shangri-La. Ảnh: internet.
Tướng Thanh tại Shangri-La. Ảnh: internet.
Vào hoàn cảnh ấy, người ta trông đợi một bài phát biểu mạnh mẽ, mang tầm của vị đại tướng Việt Nam tại Shangri-La. Nhưng thật bất ngờ, tướng Phùng Quang Thanh lại sử dụng những ngôn từ mà các quan văn hay dùng.
Ông cho rằng  “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc, về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề  tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.
Ông còn coi chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam như mâu thuẫn nội bộ gia đình “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương. Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.
Đọc toàn văn phát biểu tại đây. http://mnews.chinhphu.vn/Story.aspx?did=200640
Nếu phát biểu này do bên Ngoại giao đọc thì có thể hiểu được, dù tone đó không phù hợp chút nào với hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam đang bị “đồng chí” Trung Quốc xâm lấn và bắt nạt.
So với những lời mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao (Bộ trưởng Phạm Bình Minh, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường), thì phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lại tỏ nhũn nhặn một cách bất ngờ, ngay cả dân ngoại giao cũng chẳng nghĩ đến.
Cho dù đây là văn bản được Bộ Chính trị duyệt từng chữ, nhưng qua miệng một vị Đại tướng, quân hàm, quân hiệu, có số má, đọc tại hội nghị quốc tế, trong lúc Việt Nam đang rất cần sự hợp tác trong vấn đề biển Đông để đối phó với Trung Quốc, đất nước này lại một lần nữa bỏ lỡ cơ hội.
Muốn hòa hoãn thì hãy để bài viết ấy cho một vị bên ngoại giao. Một vị đại tướng đàng hoàng chỉ huy hàng triệu quân mà phải xuống giọng trước kẻ xâm lược thì liệu có nên chăng? Có ai tin, tone thế này có tránh được những giàn khoan mới hay không?
Đọc xong bài phát biểu của tướng Thanh, tôi cứ nghĩ mãi, hay là quan võ xứ mình đã ngồi nhầm chỗ của quan văn. Nếu mang chuyện này hỏi vị vua ngày xưa, không biết tiền nhân có nghĩ đến cái váy hay không.
HM. 31-5-2014

Source : Blog Hiệu Minh

S