23/12/12

Sáng Chủ nhật buồn

 

Sáng Chủ nhật buồn
  •  
Bất động sản
Thị trường bất động sản chờ chính phủ 'giải cứu'

Thường sáng Chủ nhật, sau khi thức dậy, tôi có tâm trạng vui nhưng không hiểu tại sao sáng nay tôi lại thấy buồn.
Có lẽ bị tác động bởi vài câu chuyện buồn của tối hôm qua. Bắt đầu từ chuyện anh lái taxi than vãn ế ẩm, nhiều bạn anh đã bỏ xe nghỉ việc vì lỗ. Từ đó nhớ đến chuyện các hãng taxi bị lỗ nặng. Đại gia Mai Linh bị nặng nhất rồi các hãng khác nghe nói cũng đang điêu đứng, tìm cách bán lại để tháo chạy. Rồi nhớ tuần trước đi ăn tối tại một nhà hàng khá nổi tiếng tại đường Trần Quốc Thảo, tối thứ bảy mà cả nhà hàng hai tầng chỉ có một bàn thực khách của chúng tôi. Rồi nhớ lại chuyện anh bạn là chủ một nhà rất lớn ở Bình Quới, anh nói: Số lượng thực khách giảm xuống thấy rõ từng ngày…tình hình này qua năm 2013 không biết sẽ ra sao.
Từ đầu năm đến giờ, lúc nào ngồi với đám bạn bè là giới kinh doanh, đều nghe họ thở dài vì nghĩ đến nợ nần. Nhiều người bạn biến mất vì vỡ nợ. Giới chứng khoán thì đã tiêu tùng từ hai năm trước. Giới bất động sản thì lao đao từ đầu năm ngoái để đến cuối năm nay thì hầu như sụp đổ, ai sống sót thì đang khấp khởi trông chờ vào gói giải cứu của chính phủ. Hầu như những đại gia còn sống sót ngắc ngoải là những đại gia khủng, trong nhóm lợi ích, có quyền lợi liên thông với các quan chức lớn và giới ngân hàng. 100 ngàn đến 150 ngàn tỷ đồng của chính phủ đổ ra chắc để giải cứu cho đám nhà giàu này?
Tôi biết có một số đại gia nhà đất sụp đổ từ hai năm trước, hầu hết các dự án của họ đều dừng lại, giao luôn cho ngân hàng xiết nợ rồi ung dung bỏ đi ăn chơi và hưởng thụ. Các đại gia ấy cứ đến thứ sáu là rậm rực bay đi Singapore, đi Mã Lai, đi Macao, Las Vegas…để đánh bạc. Tôi hỏi một vị, đang nợ ngân hàng ngập đầu mà tiền đâu còn đi ăn chơi? Vị ấy cười cười không nói.
Sau này thì tôi hiểu ra. Công thức làm ăn của các đại gia ấy là: Đại gia nhờ quan hệ chạy được một dự án, bỏ ra 100 tỉ đồng để đền bù và bôi trơn các cấp, sau đó “vẽ” ra một dự án quy mô lớn với trị giá nâng lên đến 600 tỉ đồng nhưng giá trị thực thì chỉ chừng 300 tỉ. Đại gia mang dự án ấy thế chấp ngân hàng vay được 1/2 giá trị là 300 tỉ đồng. Đại gia rút về 100 tỉ đồng là vốn bỏ ra ban đầu. Còn 200 tỉ đồng của ngân hàng đem ra múa. Thời sốt nhà đất, đại gia hốt đậm, vì mới vẽ bản đồ, chưa kịp làm móng đã bán sạch hàng. Thời này, nhà đất xẹp, không dụ ai để bán được hàng, đại gia bèn dừng lại dự án rồi tuyên bố vỡ nợ, giao dự án lại cho ngân hàng làm chi thì làm. Đại gia chẳng mất gì hết, có khi còn lời nếu biết dừng dự án sớm, nên cứ vui chơi. Chỉ ngân hàng ôm đổng.
Bây giờ chính phủ đổ tiền ra giải cứu bất động sản là giải cứu cho các anh ngân hàng ôm món hàng thế chấp trời ơi đó.
"Rồi hình ảnh hàng vạn dân oan mất đất lê la đi khiếu kiện ngày này qua tháng nọ ở khắp mọi miền đất nước lại ập về trong tôi. Có người bị đánh chết, có người bị bắt tù, có người tự thiêu, có người phải cởi truồng để giữ đất."
Cả nước có đến hàng ngàn dự án địa ốc kiểu đó. Có những địa phương giải tỏa trắng đến vài xả, vài phường để cấp đất cho các đại gia trời ơi kiểu đó.
Rồi hình ảnh hàng vạn dân oan mất đất lê la đi khiếu kiện ngày này qua tháng nọ ở khắp mọi miền đất nước lại ập về trong tôi. Có người bị đánh chết, có người bị bắt tù, có người tự thiêu, có người phải cởi truồng để giữ đất…Ôi dân tôi sao mà gặp hết kiếp nạn này đến kiếp nạn khác thế này! Phẫn uất. Rồi buồn.
Rồi mọi hình ảnh tăm tối khác, những thứ bao năm nay đã cố quên, lại ập về khi nghĩ lại những gì đã đọc trong ”Bên Thắng Cuộc”. Nào học tập cải tạo, nào tiêu diệt tư sản mại bản, nào cải tạo công thương nghiệp, nào đổi tiền, nào nạn kiều, nào phương án 2, nào vượt biên, nào chiến tranh biên giới…bao nhiêu số phận dân lành bị vùi dập, bao nhiêu chết chóc tang thương…Đọc rất nhiều sách vở nói về nỗi khổ ải của dân ta dưới thời thực dân phong kiến, tuy đã được cường điệu lên nhiều lần, nhưng thấy cũng không thấm tháp gì so với những gì mà dân ta chịu đựng dưới thời bao cấp, qua thực tế bản thân tôi trải nghiệm, qua những số liệu lạnh lùng của Huy Đức nêu ra.
Buồn hơn nữa là đã qua rồi thời bao cấp, mà dân ta có hết lầm than đâu!
Nhất tướng công thành, vạn cốt khô.
Một chủ trương sai lầm, vạn xác dân phơi.
Từ 75 đến giờ biết bao nhiêu chủ trương sai lầm được phán ra? Và có ai đứng ra nhận trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân?

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, từng là thư ký tòa soạn báo Thanh Niên. Bài viết đã đăng ở

Bấm blog của tác giả.
 
Source : BBC

4 nhận xét:

  1. "Sombre dimanche"
    Sombre dimanche... Les bras tout chargés de fleurs
    Je suis entré dans notre chambre le coeur las
    Car je savais déjà que tu ne viendrais pas
    Et j'ai chanté des mots d'amour et de douleur.
    Je suis resté tout seul et j'ai pleuré tout bas
    En écoutant hurler la plainte des frimas...
    Sombre dimanche

    Je mourrai un dimanche où j'aurai trop souffert
    Alors tu reviendras, mais je serai parti...
    Des cierges brûleront comme un ardent espoir
    Et pour toi, sans effort, mes yeux seront ouverts
    N'aie pas peur, mon amour, s'ils ne peuvent te voir
    Ils te diront que je t'aimais plus que ma vie...
    Sombre dimanche...

    Trả lờiXóa
  2. Một bài viết rất hay ,phơi bày thực trạng xã hội VN hiện nay . Càng đọc càng thấy đau lòng. Cảm ơn tác giả về bức tranh " vân cẩu " sống động....bằng lời !
    Hy vọng bài viết có thể đánh động(& đánh thức !) lương tâm của những người đang đè đầu ,cởi cổ nhân dân( hay thần dân? ) . Mong lắm thay !

    Trả lờiXóa
  3. Có sống trong lòng đất nước này, ngày hôm nay, mới thấm thía nỗi đau này anh Dũng ơi... 100 triệu USD, tương đương 2 triệu tỉ VND, là con số mà con cháu bọn em phải gánh nợ. Số tiền ấy trôi về đâu ai cũng biết nhưng không ai dám nói, phải cắn răng chịu đựng. Đau lòng lắm, đau lắm anh ơi!

    Trả lờiXóa
  4. Mong sẽ có một tương lai sáng hơn cho nước Việt !
    ( sẽ có "ánh sáng cuối đường hầm" chăng ? )

    Trả lờiXóa