3/12/13

GS Võ Tòng Xuân: Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam


04-12-2013

GS Võ Tòng Xuân: Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Hương Mỹ
Theo Đất Việt 
GS Võ Tòng Xuân
Lời Bình của BVN:
GS Võ Tòng Xuân nói thẳng: “[…] nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt Nam.” Như thế đủ để Bộ Công An vào cuộc để đưa “nhiều quan chức” này ra ánh sáng chưa, thưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Hay chuyện tiếp tay phá hoại nông nghiệp Việt Nam tuy khó chịu nhưng chỉ là như “ngứa ghẻ”, buộc “hệ thống chính trị” phải động tay, không đáng? Hay là đằng sau nhóm lợi ích này còn có nhóm lợi ích khác to hơn, huy động công an, không tiện? Hay là chuyện này “nhạy cảm” vì động đến ông bạn 4 tốt, 16 chữ vàng, không dám?

Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập chủ yếu từ Trung Quốc. Đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo đã được thông qua nhưng theo GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về Nông nghiệp, đề án này không có tính khả thi.
PV: Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập khẩu 50-70% từ Trung Quốc. Xin ông cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì?
GS Võ Tòng Xuân: - Nông dân hiện vẫn tự do sản xuất, không có người chỉ đạo, muốn cấy giống gì thì cấy, bón phân loại nào thì bón.
Thấy sản phẩm được thương lái mua nhiều, họ sẽ ồ ạt trồng theo kiểu của họ. Bón phân cũng sai, mật độ trồng sai dẫn đến nhiều sâu bệnh, sau đó phải mua thuốc để phun.
Nguyên nhân sâu xa do nhà nước đã bỏ mặc, không quan tâm tới người nông dân, dù có khuyến nông nhưng nông dân lại không mặn mà, tin tưởng vì chưa đủ trình độ để quản lý, tham gia tư vấn.
Giống lúa Việt Nam do các viện làm ra nhưng quảng cáo không mạnh bằng những công ty nhập giống của Trung Quốc. Ngoài ra, giống lúa Trung Quốc cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, khuyến khích dân mua giống lúa đó.
PV:- Dù chất lượng gạo của lúa lai Trung Quốc không cao, độ dinh dưỡng không bằng giống lai hoặc lúa thuần của VN sản xuất tuy nhiên năng suất lại cao hơn nhiều và phù hợp với từng trà đất, từng mùa vụ. 
Tại sao Việt Nam lại không tự sản xuất lúa giống để phục vụ thị trường trong nước và tự cung cấp giống cho nông dân sản xuất, thưa ông?
GS Võ Tòng Xuân: - ĐH Nông nghiệp Hà Nội và những viện, trung tâm làm được nhưng năng suất hạt giống của mình không thể địch nổi với giống Trung Quốc.
Một lý do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt Nam.
 Phụ thuộc đầu vào từ TQ, chuỗi giá trị như giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo là những rào cản khiến VN khó sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
Phụ thuộc đầu vào từ TQ, chuỗi giá trị như giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo là những rào cản khiến VN khó sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu.

PV: – Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông qua đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo. Mục tiêu là chọn ra 5- 7 giống lúa thơm, ngắn ngày, có chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu với giá 600- 800 USD/tấn để có thể cạnh tranh với gạo chất lượng cao của Thái Lan vào năm 2020. Xin ông cho biết, đề án liệu có khả thi không?
GS Võ Tòng Xuân: – Theo tôi, tính khả thi của đề án hầu như không có vì không có sự tổ chức đồng bộ. Việc phát triển ngành lúa gạo còn rời rạc từng ban ngành, mạnh ai người ấy lo trong khi người nông dân cần nguyên một chuỗi giá trị nhưng giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ với mức giá tốt.
Dưới danh nghĩa tái cơ cấu tỉnh nào cũng nói mình trồng giống lúa chất lượng cao nhưng không biết ai mua và người nông dân cứ trồng theo họ.
Ngoài ra, sức cạnh tranh từ 2 thị trường Thái Lan, Ấn Độ cũng rất lớn vì họ cùng sản xuất lúa gạo trong mùa khô. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan hiện 800 USD/tấn trong khi của mình là gần 1.000 USD/tấn.
Nếu cứ để nông dân tự phát thì không đời nào chấm dứt tình trạng này, không thể có sản phẩm độc đáo trên thị trường.
Xin trân trọng cảm ơn ông!





Ông Dương Trung Quốc: ‘Cần sớm có luật trưng cầu dân ý’

VOA

Ông Dương Trung Quốc: ‘Cần sớm có luật trưng cầu dân ý’

Ðại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Ảnh: vnexpress)Ðại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Ảnh: vnexpress)
Đại biểu quốc hội Việt Nam đã nêu ý kiến như vậy sau khi có các thông tin trái chiều về việc quốc hội Việt Nam tuần trước đã bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp sửa đổi. Ông Quốc cho rằng cần phải thực tiễn hóa một trong các nội dung đã đề ra trong bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 để người dân có thể thể hiện quan điểm của mình. Trước hết, ông Dương Trung Quốc giải thích lý do vì sao ông lại không biểu quyết thông qua dự thảo hiến pháp sửa đổi:

Ông Dương Trung Quốc: Tôi thì tôi nghĩ một cách hết sức đơn giản thôi. Tôi chưa cảm thấy thỏa mãn và tôi thấy lẽ ra có thể làm tốt hơn, nhất là với một văn kiện mà có ý nghĩa hệ trọng như thế đối với một quốc gia.

Trong đó, cái mà tôi chưa thỏa mãn lắm ở góc độ người làm sử, như tôi đã phát biểu với nhiều người, rằng không hiểu vì sao đây là lần đầu tiên một văn bản hiến pháp của một quốc gia lại nói thẳng nguyên lý thể chế hóa cương lĩnh của đảng, ở đây là đảng cầm quyền thôi. Vì vậy, tôi không nghĩ đây là một sự tiến bộ.

VOA: Thưa ông, nếu mà có một sự lựa chọn, thì ông mong muốn thay đổi nhất trong bản hiến pháp mới này là gì?

Ông Dương Trung Quốc: Trong quá trình thảo luận, rất nhiều vấn đề được đặt ra, nói một cách hình tượng là được nâng lên, đặt xuống.

Thí dụ như vấn đề đổi tên nước chẳng hạn. Lấy lại tên dân chủ cộng hòa hay là chúng ta duy trì tên gọi cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi nghĩ rằng là cái lý tưởng xã hội chủ nghĩa có thể là tốt đẹp nhưng nó còn quá xa vời. Tại sao chúng ta không trở lại những giá trị nó đã từng phổ quát thế giới mà đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi cả một chặng đường rất dài, ít nhất là cho đến năm 1976? Đấy là một trong các ý kiến thôi.

Thứ hai nữa là, còn không ít vấn đề còn đang dang dở. Cuộc trao đổi tôi cảm thấy còn chưa yên ổn, nhất là các vấn đề cụ thể, liên quan tới việc triển khai hiến pháp này, thí dụ như vấn đề chính quyền địa phương, vấn đề hội đồng nhân dân rồi kể cả các vấn đề liên quan đến vai trò của kinh tế nhà nước, sở hữu toàn dân…

Giá mà có một thời gian tốt hơn để mà làm cho đến nơi đến chốn thì chắc chắn giá trị của bản hiến pháp này nó sẽ có một đời sống lâu dài hơn, nhất là trong bối cảnh năm nay những thay đổi đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.

VOA: Ngoài những điều ông cảm thấy chưa hài lòng, theo ông, có điểm nào đáng chú ý trong bản hiến pháp không, thưa ông?

Ông Dương Trung Quốc: Thực sự ra mà nói, nếu mà đi sâu vào, phải nói có rất nhiều thay đổi chứ. Ban đầu chỉ là vấn đề sửa đổi thôi, cũng như một lần sửa đổi hiến pháp 1992. Phải nói lần này là một nỗ lực không nhỏ.

Trong quá trình tôi theo dõi và trực tiếp tham gia một phần nào đó vào công việc này, phải nói rằng rất nhiều người nỗ lực muốn làm một cái gì đó để phù hợp với quá trình thay đổi hiện nay. Nếu đọc kỹ bản hiến pháp hiện nay có thể thấy rất nhiều thay đổi chứ.

Thế nhưng mà tôi vẫn cảm thấy rằng các thay đổi ấy nếu nhận thức như là một bước chuyển cho sự phát triển của đất nước thì nó vẫn chưa đạt tới.

VOA: Theo ông, vì sao lại có nhiều người lên tiếng không đồng tình với việc tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội bỏ phiếu tán thành hiến pháp sửa đổi?

Ông Dương Trung Quốc: Rất khó để có thể đánh giá nhiều người không đồng tình. Anh căn cứ vào đâu? Còn nêu dư luận xã hội, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì rất khó định lượng.

Chính vì thế, tôi rất mong muốn, và điều này tôi đã nói ở quốc hội là nên sớm thực tiễn hóa một trong các nội dung đã được đề ra từ bản hiến pháp đầu tiên năm 1946, tức là sớm có luật trưng cầu dân ý để mà người dân có thể thể hiện quan điểm của mình và người ta định lượng được.

Chứ bây giờ bên này thì nói rằng là toàn thể nhân dân nhất trí nhưng bên kia thì bảo rằng là số đông dân nhân không tán thành. Cái điều đó tôi không bình luận.


Source  :  VOA

BBC - TQ lập vùng phòng không ở Biển Đông?

BBC

TQ lập vùng phòng không ở Biển Đông?

Cập nhật: 11:56 GMT - thứ ba, 3 tháng 12, 2013


Đài Loan và Philippines đang nghi ngờ Trung Quốc định thiết lập vùng theo dõi phòng không trên Biển Đông sau khi làm việc này ở biển Hoa Đông hồi cuối tháng 11.

Hôm 23/11, Bắc Kinh đã tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư.
Hãng tin Trung ương Đài Loan (CNA) dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Đài Loan này nói rằng bộ này "không loại bỏ khả năng Trung Quốc sẽ loan báo một khu vực theo dõi phòng không (ADIZ) nữa trên Biển Đông".
Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Đài Loan, Trung Quốc còn có các ý định khác là thách thức cơ chế an ninh vùng của Hoa Kỳ và cho phép nước này đối chọi lại các biện pháp nhận dạng điện tử của hải quân và không quân Mỹ và Nhật Bản.
Quan ngại về an ninh dẫn đến việc Bộ trưởng Ngoại giao David Lin và Tổng Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSB) Tsai De-sheng sẽ phải trình bày các đánh giá của mình về tình hình ở đây.
Manila cũng bắt đầu chia sẻ các thông tin cho chỉ dấu về một khu vực theo dõi phòng không khác trên Biển Đông, mà Philippines gọi là Biển Tây Philippines.
Các bên cùng nhìn nhận rằng việc thiết lập khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột không định trước, ngay cả khi Bắc Kinh không có chủ ý.
Đánh giá về khả năng có một ADIZ thứ hai ở Biển Đông, ông Richard Bitzinger, chuyên gia về an ninh khu vực tại Singapore, nói điều này rất có thể xảy ra.
"Nhưng tôi cho rằng Trung Quốc đang muốn thử phản ứng của các bên, xem có gặp phản ứng gay gắt quá hay không."

Không lường trước được phản ứng?

Tuần báo có uy tín The Economist cũng vừa có bài bình luận về vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc, trong đó nói thông báo hôm 23/11 của Bắc Kinh có vẻ "quan liêu" nhưng ẩn dấu hiểm nguy vì nó dẫn đến "một sự leo thang chiến lược thuộc loại đáng lo ngại nhất giữa hai nước (Trung Quốc và Mỹ) kể từ năm 1996, khi Chủ tịch Trung Quốc khi đó - ông Giang Trạch Dân, ra lệnh khoanh vùng thử hỏa tiễn ở eo biển Đài Loan, khiến Mỹ điều hai hàng không mẫu hạm tới khu vực.
Lần này, Hoa Kỳ huy động hai máy bay ném bom B-52.
"Nó [ADIZ] cũng giúp ông Tập Cận Bình bác bỏ các suy xét là ông theo xu hướng thân phương Tây."
The Economist
The Economist cho rằng theo lệ thường, kinh tế tăng trưởng cũng là khi một quốc gia trở nên mạnh bạo hơn, nhất là trong khu vực.
"Điều này tốt thôi, chừng nào thái độ của quốc gia đang lên còn nằm trong khuôn khổ của chuẩn mực quốc tế."
"Trong trường hợp này, thái độ của Trung Quốc không đúng mực, và Hoa Kỳ, vốn đã bảo đảm tự do hàng hải trên không và trên biển tại Đông Á suốt 60 năm nay, đã đúng khi làm rõ điều này."
Theo ban biên tập của tuần báo Anh quốc, "Trung Quốc đã không lường được hậu quả của hành động của mình".
The Economist cho rằng kế hoạch lập ADIZ của Trung Quốc còn có mục tiêu làm vừa lòng phe dân tộc chủ nghĩa rất quyền lực ở trong nước Trung Quốc, đặc biệt là trong quân đội.
"Nó cũng giúp ông Tập Cận Bình bác bỏ các suy xét là ông theo xu hướng thân phương Tây."
Theo tuần báo này, nếu quả thực đây là tính toán của Tập Cận Bình thì ông Tập đang vướng vào một trò chơi mạo hiểm.
"Đông Á chưa bao giờ có một nước Trung Quốc và một nước Nhật Bản hùng mạnh trong cùng một thời điểm."
Trong chuyến thăm hiện thời tại Đông Á, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden không những tới Trung Quốc mà còn thăm Nam Hàn và Nhật Bản.
Một trong các quan điểm phổ biến ở Trung Quốc là Mỹ đang gặp vấn đề trong nước, Obama không có hơi sức đâu mà lo chuyện ở các khu vực xa xôi.
The Economist cho rằng ông Biden có thể nhắc lại với Bắc Kinh cam kết bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực của Mỹ.
"Cả khu vực cần phải tìm ra một cơ chế thế nào đó để các nước có thể thảo luận chủ đề an ninh. Nếu như châu Âu có một cơ chế tương tự năm 1914, sự thể có lẽ đã khác."

Source : BBC

Phạm Thị Hoài - TIỄN CHÚ KIẾN GIANG

TIỄN CHÚ KIẾN GIANG

Tháng 12 3, 2013
Phạm Thị Hoài
Những năm ấy, từ giữa tám mươi đến giữa chín mươi, nhiều khi cứ vài ngày tôi lại ghé nhà ông Kiến Giang. Ông thường say sưa nói về những đề tài đang nghiền ngẫm. Tôi thường ngồi đó, chia với ông những điếu thuốc quá đắt so với thu nhập của chúng tôi và thỉnh thoảng đưa ra một ý kiến có phần cực đoan. Tôi biết rằng ông biết tôi thích khiêu khích và cho tôi cơ hội ấy. Chúng tôi cùng biết điểm cọ xát: ông là một nhà cách mạng lão thành, đã “thể nghiệm chủ nghĩa cộng sản bằng trí tuệ và hành động” và đang vật lộn với niềm tin phải trả bằng một cái giá rất đắt của mình; tôi thì ưa tấn công niềm tin ấy, với tất cả ưu thế mà tôi tưởng mình có của một kẻ trẻ tuổi đứng ngoài. Tôi chờ đợi ở ông một cuộc vượt thoát, tốt nhất là ngay sáng hôm sau, không một lần tự hỏi mình có gì để đòi hỏi như thế. Nhưng ông không khước từ. Đôi khi tôi vốn không có khiếu mùi mẫn phải se lòng vì chú Kiến Giang, người cùng lứa với cha tôi, phải tìm lời dường như xin được cảm thông rằng thế hệ ông không thể lột xác qua một đêm ngủ dậy. Sau này, khi dùng lại khái niệm “phò chính thống” của ông trong một bài nói chuyện về trí thức Việt Nam, rồi khi tập hợp nhiều bài viết của ông để đăng trên trang talawas, tôi thấy mình một lần nữa leo lên căn phòng tối tăm bé xíu ở phố Tuệ Tĩnh của gia đình ông, hay sau này lách xe qua những hàng gồng gánh, những bếp than, ghế nhựa, trẻ con lê la và đường cống nham nhở trong Ngõ Lương Sử, để tới ngồi với chú Kiến Giang, trò chuyện đến mệt nhừ.
Song đó không phải là lí do duy nhất. Ông chẳng bao giờ biết rằng tôi cũng ngồi đó để ngắm ông, một trong số ít những người đàn ông đẹp trong một xứ sở mà ngoại hình của giới mày râu hiếm khi gây được ấn tượng. Chậm nhất từ ba mươi trở ra, người ta – nhất là đàn ông – phải chịu trách nhiệm cho dung mạo của mình. Mặt vuông chữ điền, lưỡng quyền hào phóng, miệng rộng, cằm mạnh mẽ, mày nổi và một vầng trán áp đảo, gương mặt đầy nam tính của ông toát lên một vẻ trí thức khắc khổ, một sự từng trải tử tế, một sự chịu đựng cương nghị, sáng bừng lên bằng nụ cười thật trẻ thơ và cặp mắt linh hoạt. Một gương mặt có lẽ sẽ tuyệt chủng. Ông từng là một cán bộ cao cấp lâu năm mà từ nét mặt đến cử chỉ và dáng dấp đều không còn một dấu vết cán bộ. Một điều phi thường. Chất cán bộ đã ngấm vào ai một ngày thường tẩy không ra nữa. Tôi cứ ngồi ngắm ông già cao lớn, hốc hác mà vững chãi, đẹp như một trang hảo hán trong tưởng tượng có lẽ rất cổ lỗ của tôi về những người đàn ông có chí khí. Hình thức chính là nội dung.
Và tôi còn ngồi đó vì một lí do khác, một lí do ích kỉ. Những số phận cay đắng thường có hấp lực đặc biệt đối với người viết văn. Phần mình, điều tôi say mê – nếu có thể dùng chữ này mà không làm tổn thương – thực ra không phải là bản thân những tai oan, bất hạnh mà là cách người ta sống với chúng và sau chúng. Những lần đi dạo với cụ Nguyễn Mạnh Tường quanh Vườn hoa Pasteur, tôi nhớ là hai bác cháu chẳng nói gì nhiều, song cái cách mà vị học giả lừng lẫy một thời ấy nghiêng đầu trên chiếc khăn mùa đông quấn cổ, ghé tai tôi nói nhỏ, lặp đi lặp lại, phải cẩn thận, phải cẩn thận, cháu nhé, cháu nhé, ám ảnh tôi ghê gớm. Ông Kiến Giang gần như không kể gì về những năm tháng tù đày, vụ án “Xét lại chống Đảng” mà ông bị coi là một trong những “đầu sỏ nguy hiểm” cũng ít khi được nhắc. Có chăng, chỉ qua những câu chuyện đã thành giai thoại. Giai thoại khiến cái hiện thực đằng sau được cách điệu, được nắn kênh, bớt gớm ghiếc kinh hoàng hơn. Như câu nói tương truyền của ông Lê Đức Thọ dành cho những nạn nhân của vụ án chính trị cho đến nay sau gần nửa thế kỉ còn chưa hề được giải mật ấy, rằng “đi tù cũng là tham gia chống Mỹ cứu nước”. Nó bỉ ổi, nhưng người nghe có thể bật cười.  Tôi cứ ngồi đó, hình dung mình sẽ làm gì sau những hoạn nạn như thế. Có thể cười không?
Nhiều người ca ngợi và cũng nhiều người trách cái phương châm ẩn nhẫn giữ mình của ông Võ Nguyên Giáp suốt nửa cuối cuộc đời, sau thất sủng. Song Tướng Giáp không phải là ngoại lệ. Phần lớn các nạn nhân của những vụ trấn áp và thanh trừng trong nội bộ quyền lực ở tất cả các nước cộng sản trước đây và hiện tại đều chọn thái độ im lặng, hoặc để chờ một thế cờ mới, hoặc để mong một chữ bình an cho gia đình và bản thân. Không ít người từ địa ngục trở về lại sụp lạy dưới chân những chúa tể đã ném mình vào chỗ đó. Trong diễn từ nhan đề “Vì sao tôi bước xuống địa ngục” đọc tại buổi nhận Giải thưởng Hòa bình của Hiệp hội Sách Đức tháng Mười năm nay, nhà văn Bạch Nga, bà Svetlana Alexievich kể chuyện một đảng viên cộng sản dưới thời Stalin. Đầu tiên vợ ông đi xem kịch rồi vĩnh viễn không trở về nữa, như một triệu rưỡi người Nga khác khi Đảng triển khai chiến dịch Đại Thanh trừng. Rồi đến lượt ông bị bắt, bị tra tấn nát bét trong tù. Khi được thả, ông tìm mọi cách để được ra trận rồi trở về, trên ngực đầy huân chương. Chi bộ gọi ông lên, bảo rất tiếc là Đảng không trả vợ cho đồng chí được, nhưng bù vào đó thì trả cho đồng chí thẻ Đảng. Và ông đã vô cùng sung sướng lại được nâng niu tấm thẻ ấy trên tay. Bà kết luận, không thể dùng luật của luận lí để hiểu hiện tượng đó. Phải dùng tôn giáo, dùng luật của đức tin.
Ông Kiến Giang đã lần lượt li khai những giáo điều của quốc giáo Mác-Lê, các giáo chủ đã từ lâu loại bỏ ông như một kẻ dị giáo. Nhưng tôi tin rằng hôm qua, khi ra đi, ông vẫn mang theo phần lãng mạn nhất của lí tưởng cộng sản như một hành trang của định mệnh, dù nó thật đáng vứt đi trong những đoạn dài của hành trình cuộc đời ông mà tôi đã may mắn được ghé vào trong bối cảnh một thập niên đầy biến động.

Source : pro & contra

2/12/13

Bạch Hổ Ngộ Phi Liêm


Tuesday, December 3, 2013

Bạch Hổ Ngộ Phi Liêm



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 131202
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Khi con trời đòi bay quá gần mặt trời 

* Hổ mọc cánh, ấn bản mới! *



Hai ngày sau khi Bắc Kinh đơn phương mở ra "Khu vực Nhận diện Phòng không" (Air Defense Identification Zone hay ADIZ) vào hôm 23 Tháng 11, Hoa Kỳ lập tức đưa hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay vào khu vực mà khỏi thông báo. Khi ấy, người lạc quan vội kết luận rằng Tổng thống Mỹ là cọp thật, chứ không phải cọp giấy. Hai ngày sau, hôm Thứ Tư 27, con cọp Mỹ bỗng nói như mèo khi Bộ Ngoại giao khuyến cáo các công ty hàng không Hoa Kỳ nên lấy biện pháp an toàn khi có máy bay đi qua vùng tranh chấp, bằng cách thông báo cho cơ quan hữu trách của Bắc Kinh để tránh rủi ro. Hai ngày sau, hôm Thứ Sáu 29, Không quân Bắc Kinh đưa nhiều phi cơ, kể cả Su-30, J-11 và máy bay vận tải nội hóa KJ-2000, vào vùng tranh chấp để bám sát cả chục phi vụ quân sự của Nhật và Mỹ. Phía Hoa Kỳ bèn đáp lễ với lời thông báo là, như dự trù từ trước, sẽ triển khai sáu chiến đấu cơ chống tầu ngầm loại P-8 Poseidon vào căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa. Chiếc đầu tiên đã hạ cánh hôm Chủ Nhật mùng một Tháng 12, một ngày trước khi Phó Tổng thống Joe Biden thăm viếng Nhật Bản, rồi Trung Quốc và Nam Hàn....

Chỉ theo dõi màn luân vũ nhịp ba trên trời xanh như vậy, ta đã hoa mắt, làm sao mà bình rồi luận khi cứ hai ngày lại có một đòn mới? Chúng ta phải trở lại từ đầu, về luật chơi của trận đấu trí....


***

Luật lệ và các hiệp ước quốc tế không có quy định gì về quyền thiết lập hay quản trị vùng phòng không ADIZ của các nước.

Nhiều quốc gia đã lập ra vùng định vị phòng không để theo dõi các phi cơ dân sự bay vào không phận của mình trên đất liền hay ngoài biển hầu bảo vệ an ninh lãnh thổ. Mọi phi cơ dân sự đi vào vùng ADIZ phải xác nhận căn cước và đối thoại với cơ quan phòng không. Khu vực này phải rộng hơn không phận của quốc gia để hệ thống phòng không có thời gian ứng phó với mối đe dọa khả dĩ xảy ra. Gặp trường hợp khả nghi, Không quân mới đưa chiến đấu cơ lên trực tiếp nhận diện máy bay lạ và có phản ứng đối phó theo phép dụng lễ rồi mời dụng binh.

Từ thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ có bốn vùng ADIZ để bảo vệ lãnh thổ liền lạc trong lục địa và tiểu bang Alaska, Hawaii, cùng căn cứ Guam ngoài khơi Thái bình dương. Ngoài Hoa Kỳ, gần hai chục xứ khác, kể cả Việt Nam, cũng có vùng bảo vệ như vậy. Là một nước quần đảo, Nhật có vùng ADIZ từ lằn ranh do Hoa Kỳ vạch ra ngay sau Thế chiến II, chủ yếu hướng vào việc bảo vệ không phận từ hướng Tây, tiếp cận với Đông Á. Trên đại thể, ADIZ do Nhật lập ra năm 1969 chỉ trùng với vùng đặc quyền kinh tế EEZ. Nhưng Tháng Sáu vừa qua, Nhật mở ADIZ thêm 22 cây số về hướng Tây, và bị Đài Loan than phiền là "đáng tiếc". Ly kỳ là lằn ranh xa nhất của Nhật nằm cách lãnh thổ Trung Quốc có 130 cây số.

Cho nên, Bắc Kinh không phát minh ra trò chơi này mà chỉ phản ứng.

Khốn nỗi, vì đi sau và có nhiều mặc cảm nên mới quá đà. Vùng ADIZ của họ đi tới mức xa nhất về hướng Đông, trùm lên đảo Jeju của Nam Hàn, vùng ADIZ của Đài Loan và nhất là vùng ADIZ mới của Nhật. Việc Bắc Kinh vẽ ra lằn ranh phòng vệ lên vùng phòng không của các lân bang mới bị cho là có thái độ khiêu khích, hoặc gây bất ổn vì làm thay đổi hiện trạng.

Nhưng vẽ rồi đã vậy, múa gậy làm sao?

***

Trên bậc thềm không gian trước khi bay vào lãnh thổ, các đấng con trời giao hẹn với bàn dân thiên hạ là từ nay ra vào thì phải xin phép. Nếu không, máy bay vi phạm sẽ chịu hậu quả. Các hãng hàng không đều tham khảo hệ thống bảo hiểm của họ để quyết định theo kiểu tránh voi chẳng xấu mặt nào, hầu không gây rủi ro cho khách hàng. Sau khi ngần ấy nước than phiền thì mọi hãng mày bay đành tuân thủ để khỏi lãnh họa. Thiên triều coi như thắng một keo!

Nhưng mối nguy không đến từ phi cơ dân sự - xin lỗi Al-Qaeda và đồng bọn! Nếu đe dọa lại đến từ một quốc gia thì Thiên triều tính sao?

Tính gì thì tính, sau khi vạch ra luật chơi mới thì phải có khả năng động thủ nếu quả thật là bị đối phương khiêu khích. Khả năng đó gồm có hai mặt. Trước hết là phải theo dõi được mọi chuyện trên không phận trùng lập với lằn phòng thủ của xứ khác.

Khả năng đó đòi hỏi hệ thống điều hợp giữa lục quân, hải quân với không quân và "Đệ nhị Pháo binh, là hỏa tiễn. Bắc Kinh chưa có khả năng phối hợp này nếu so với đối thủ thật, là Nhật Bản. Nước Nhật là một quần đảo có những hải đảo và cơ sở quân sự nằm sát Hoa lục, với trình độ kỹ thuật cao hơn. Hệ thống bảo vệ trên đất liền của Trung Quốc lại ở quá xa "hiện trường" là lằn ranh ADIZ nằm mãi ngoài khơi.

Thứ hai, khi hữu sự thì phải có khả năng ra đòn và đỡ đòn.

Cụ thể là muốn thật sự bảo vệ không phận thì còn phải xác định đối thủ, chứ không thể bắn hạ hay hăm dọa bắn hạ những vật lạ mình chưa biết là gì và bắn hạ bằng võ khí nào là thích ứng. Yêu cầu ấy đòi hỏi loại chiến đấu cơ có thể ngăn chặn và tiêu diệt đối thủ theo đúng lời hăm, và các chiến đấu cơ phải có căn cứ gần hiện trường. Vì nhoài mình quá xa ra ngoài, Bắc Kinh cũng chưa có khả năng đó.

Thiên triều mới chỉ dọa già trong khi ráo riết thi đua để tiến tới trình độ "lực tòng tâm".

Ngẫm lại thì sau khi đơn phương thiết lập chế độ kiểm soát tầu bè trong vùng tranh chấp với Nhật Bản bằng tầu biên phòng vào năm ngoái, năm nay, Bắc Kinh đòi bay lên trời để kiểm soát cả chuyện không lưu mà chưa có thực lực. Trong trò đấu trí, họ cân nhắc nỗi sợ hãi của xứ khác theo kiều mềm nắn rắn buông cố hữu, nhưng đối chủ chính của đòn phép dời cột mốc như vậy chính là Hoa Kỳ. Đệ nhất siêu cường này phải chấp nhận một tình trạng mới....

Từ việc lũng đoạn hối đoái đến tước đoạt sở hữu trí tuệ, từ việc hối lộ chế độ hung đồ đến chiếm đóng đặc khu kinh tế ngoài thềm lục địa, từ bao che độc tài đến hủy hoại môi sinh từ đầu nguồn các con sông lớn của châu Á là Hy Mạ Lạp Sơn và Cao nguyên Thanh Tạng, v.v... Trung Quốc liều lĩnh hơn Hoa Kỳ và cứ gieo họa cho các lân bang mà không bị cản trở.

Cứ theo phép làm liều thì Trung Quốc đang thắng Mỹ. Các đấng con trờ it sợ rủi ro nên có vẻ được nhiều hơn thua và nghĩ rằng Hoa Kỳ quá sướng nên sợ khổ!... Hơn 60 năm trước, Nhật Bản cũng liều như vậy với vụ tấn công Trân Châu Cảng năm 1941. Sau đó là chuyện lịch sử!

Nhưng lịch sử không tái diễn. Hậu quả bất lường là chủ nghĩa bành trướng dưới chiêu bài quốc gia dân tộc của Bắc Kinh đang tạo cơ hội chính đáng cho Nhật bình thường hóa khả năng quân sự, với một quân đội đích thực. Và khi Thiên triều thách đố hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật, Mỹ càng tỏ vẻ ôn tồn thì Bắc Kinh càng lấn sâu hơn vào hệ thống phòng vệ của Nhật.

Đúng cách "bạch hổ ngộ phi liêm"! Đòi mọc cánh lên trời có khi lại bay quá sức mà rơi vào vòng tay Thái dương Thần nữ. Xin hãy chờ xem....

_________________

Chuyện chỉ có ở nước Mỹ

Hội Sinh viên Da màu của Đại học UCLA (University of California, Los Angeles) vừa kết án một giáo sư tội "kỳ thị chủng tộc", "có thái độ xâm lược tinh vi" và "gây không khí đầy ác cảm trong lớp". Lý do là vì giáo sư Val Rupert đã sửa văn phạm và cách chấm câu trong bài viết của các sinh viên thiểu số. Ông Rupert chẳng ngờ rằng đấy là chuyện không nên. Tin được chăng, sinh viên đòi quyền dốt là một hiện tượng rất Mỹ?

Source : Người Việt  / dainamax tribune

Thủ tướng Thái không chấp thuận các yêu sách của phe đối lập

Thứ hai, 02/12/2013Xem

VOA  / Châu Á

Thủ tướng Thái không chấp thuận các yêu sách của phe đối lập

Người biểu tình ném đá vào cảnh sát chống bạo động gần tòa nhà chính phủ ở Bangkok, ngày 2/12/2013.
Người biểu tình ném đá vào cảnh sát chống bạo động gần tòa nhà chính phủ ở Bangkok, ngày 2/12/2013.
Thủ tướng Thái Lan tuyên bố bà không thể làm theo những yêu sách của phe đối lập bởi vì các đòi hỏi này là vi hiến.

Trong một cuộc họp báo được truyền hình hôm nay, Thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra xác nhận là bà đã họp với thủ lãnh cuộc biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban hồi xế hôm qua.

Bà nói cuộc họp được tổ chức dưới sự bảo trợ của quân đội, là phe nói rằng họ trung lập trong cuộc xung đột.

“Nhưng đêm qua sau khi gặp ông ấy, chúng tôi nhận thấy rằng điều kiện mà ông muốn là không phải thủ tướng từ chức, không giải tán Quốc hội. Ðiều kiện là phải trả lại quyền lực của Thủ tướng cho nhân dân, như thế có nghĩa là ông ấy sẽ có luật lệ mới. Tôi nghĩ đó chính là điều mà tôi không biết làm thế nào có thể xúc tiến với đề nghị này, bởi vì thông thường ra, việc thực hiện đề nghị này không tồn tại theo luật hiến pháp. Ðó chính là lý do, nó không có nghĩa là chúng tôi từ chối, chúng tôi bác bỏ hay xóa đi phương án của cuộc thương nghị này, nhưng tôi không biết làm thế nào để thực hiện được sự thương lượng này. Ðó là lý do vì sao chúng tôi yêu cầu tất cả những người hiểu biết làm thế nào để thực hiện việc này.”

Bà Yingluck cho các phóng viên hay rằng các yêu sách của ông Suthep đòi bà từ chức, giải tán quốc hội và bàn giao chính phủ cho một “hội đồng nhân dân” không do dân cử là không thể thực hiện được theo luật định.

Thủ tướng Thái nói bà sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể được để cho dân chúng hài lòng, nhưng những vì bà có thể làm phải hợp pháp theo hiến định.

Các nhận định của bà được đưa ra vào lúc cảnh sát tiếp tục bắn hơi cay mắt, xả vòi rồng và đạn mã tử vào hàng ngàn người biểu tình tìm cách chiếm cứ các công ốc ở Bangkok.

Một nhà sư giúp người biểu tình bị trúng hơi cay tại Bangkok, ngày 2/12/2013.Một nhà sư giúp người biểu tình bị trúng hơi cay tại Bangkok, ngày 2/12/2013.
Thủ lãnh biểu tình Suthep kêu gọi công nhân viên chức đình công hôm nay. Ông nói với các phóng viên rằng có một cách đơn giản để chấm dứt các cuộc biểu tình.

“Nếu Thủ tướng Yingluck Shinawatra lắng nghe tiếng nói của nhân dân và trao trả quyền hành cho dân chúng một cách ngoan ngoãn, thì chúng tôi sẽ đối xử một cách lịch sự với bà bởi vì tất cả chúng tôi đều là các công dân tốt.”

Người biểu tình đã định ngày chủ nhật là “Ngày chiến thắng” để lật đổ chính phủ của bà Yingluck, nhưng đã không đạt được mục đích chiếm văn phòng của Thủ tướng tại tòa nhà chính phủ hay chiếm đóng các công thự.

Các cuộc biểu tình phần lớn là ôn hòa, nhưng căng thẳng dâng cao hồi khuya thứ bảy và sớm chủ nhất sau khi các nhóm kình chống nhau đụng độ tại một khu phố ở đông bắc Bangkok, nơi một cuộc tụ tập lớn ủng hộ chính phủ được tổ chức tại một sân vận động. Mấy chục người bị thương và các tay súng không rõ lai lịch đã nổ súng làm 4 người thiệt mạng.

Vụ xung đột diễn ra giữa tầng lớp trung lưu ở thành thị và giới thượng lưu bảo hoàng chống lại các thành phần chủ yếu nghèo khó ở nông thôn ủng hộ bà Yingluck và người anh tỷ phú là cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội vào năm 2006.

  • Người biểu tình chống chính phủ ném hơi cay vào cảnh sát chống bạo động tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/12/2013.