Hiển thị các bài đăng có nhãn Loạt bài phỏng vấn của sinh viên Đại học Berkeley (phần 1). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Loạt bài phỏng vấn của sinh viên Đại học Berkeley (phần 1). Hiển thị tất cả bài đăng

30/4/10

Loạt bài phỏng vấn của sinh viên Đại học Berkeley (phần 1)

Loạt bài phỏng vấn của sinh viên Đại học Berkeley (phần 1)
29/04/2010 | 12:49 chiều | Chưa có phản hồi.

Tác giả: talawas

Chuyên mục: Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975
Thẻ: phỏng vấn

Lời toà soạn: Loạt bài phỏng vấn này thuộc dự án nghiên cứu cuối học kỳ mùa Xuân 2010 của sinh viên lớp Việt văn, Đại học Berkeley. Những người thực hiện phỏng vấn đều còn rất trẻ, thuộc thế hệ 8X và cả thế hệ 9X. Với một số bạn, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai (sau tiếng Anh). Họ trò chuyện với cha, mẹ, dì, dượng, cô, chú và người quen, hỏi về thời thơ ấu, về cuộc sống trước và sau biến cố 30.4.1975, về kinh nghiệm hội nhập quê hương thứ hai và ghi lại những cảm tưởng ban đầu của mình.

Khi chọn đăng loạt bài này, talawas biên tập, bỏ phần câu hỏi, sắp xếp lại các câu trả lời theo thời gian và viết tắt tên (hoặc sử dụng bút danh) của cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

1. Bài phỏng vấn của Đoàn Viên

Tôi tên là Nam Đ. Năm nay tôi 56 tuổi. Nơi tôi sinh ra lúc đó thuộc quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định, một tỉnh vành đai thủ đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa trước đây. Mẹ tôi sinh ra tôi vào tháng 9 năm 1954, chỉ khoảng hai tháng sau khi gia đình tôi di cư từ Bắc vào Nam theo Hiệp định Geneva chia đôi đất nước. Những năm tháng thời thơ ấu của tôi đất nước Việt Nam tương đối yên bình. Nhưng dần dà chiến sự ngày càng sôi động, ác liệt và kéo dài tận đến khi tôi trưởng thành và gia nhập Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cuộc chiến kết thúc vào ngày 30/4/1975 mà trong đó tôi cũng là một thành viên của quân đội thua trận.

Cuộc sống ở Việt Nam mà cụ thể là miền Nam (Việt Nam Cộng hòa) từ khi tôi có trí nhớ luôn gắn liền với sự rình rập của chiến tranh. Cuộc chiến ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của toàn xã hội, thậm chí ngay cả với những thanh niên trẻ đang còn trong ghế học đường như tôi và các bạn bè cùng lứa. Hàng ngày chúng tôi vẫn nghe và theo dõi về những chuyển biến trong tình hình chiến sự. Sức ảnh hưởng của chiến tranh mạnh đến độ mà không những trên báo chí mà cả rất nhiều thơ văn, ca nhạc, điện ảnh đều có liên quan tới chiến tranh.

Tuy thế, đời sống người dân miền Nam thời trước 1975 nói chung là khá sung túc. Vật giá thời gian đó khá rẻ. Như gia đình cha mẹ tôi, chỉ một mình cha tôi đi làm và tuy không dư dả nhiều nhưng cũng đã có thể nuôi cả một gia đình với 10 người con. Anh em chúng tôi ai nấy được ăn học đầy đủ.

Cuộc sống cư dân thành thị có nhiều phương tiện sinh hoạt mới và hiện đại, như đi xe hơi, dùng quạt điện, mặc áo vest. Thanh niên thời tôi mới lớn thì để tóc dài chạm vai như con gái. Thời gian đó, style rất được ưa chuộng vì nó bắt chước theo cách để tóc và trang phục của các thành viên ban nhạc Anh Quốc “The Beatles”. Ban nhạc này lúc đó rất nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn tới thanh niên của thập niên 60 tại Việt Nam.

Người dân thành thị hay đi nghe hòa nhạc, xem cine với điện ảnh phương Tây. Người ta nghe các ca khúc Pháp, Mỹ và có chút lãng quên nhạc dân tộc xưa cũ. Thời trang thay đổi từng năm. Trang phục thì áo sơ mi, quần jean v.v… chứ không còn áo dài, khăn đóng nữa. Những giá trị Khổng, Nho bị giới trẻ coi thường, thậm chí còn bị chỉ trích…

Trong văn học, xuất hiện nhiều cuốn tiểu thuyết về tình cảm nam nữ, đả phá lối sống cũ, đề cao lối sống mới. Thơ ca, thì lớp nhà thơ trẻ không còn thích lối thơ cũ như lục bát, đường luật. Họ thấy quá gò bó để diễn tả tình cảm và cảm xúc của mình. Thay vào đó là lối thơ mới giống như lối của Tự Lực Văn Đoàn đầu thế kỷ 20, với nhiều ảnh hưởng từ thơ ca phương Tây.

Âm nhạc thì bị ảnh hưởng nhiều bởi âm nhạc Âu, Mỹ. Nhiều ca khúc theo âm điệu Âu, Mỹ và thậm chí có nhiều bài nhạc nước ngoài được viết lời Việt nữa. Giới trẻ lúc đó rất thích loại nhạc này.

Cái mới có những điều rất hay, nó cho người ta tiếp cận tiến bộ của văn minh phương Tây, làm cho xã hội và từng cá nhân trong xã hội đó hưởng tiện nghi của nền văn minh, tạo cho xã hội và con người phát triển hơn. Đây là những điều tốt mà ảnh hưởng của phương Tây mang lại. Nhưng chính nền văn minh và nếp sống phương Tây quá tự do và phóng khoáng cũng có những điều không hay, không phù hợp với nếp sống Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

Khi còn là học sinh, tôi thường đọc những sách báo dành cho tuổi học trò như Tuổi Hoa, Thiếu Nhi v.v… Rồi khi lớn hơn chút nữa là tạp chí Bách Khoa, Kiến Thức Ngày Nay và sách của các tác giả như Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long v.v… cũng như một số báo hàng ngày. Tôi thích những nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn và Văn Cao. Tôi cũng rất thích những loại nhạc nói về tình yêu trong sáng của tuổi trẻ, nhạc lính và tâm tình của người trẻ đối với cuộc chiến.

Nhân vật chính trị mà tôi hâm mộ thời đó là Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tuy rằng, ông có sai lầm về chính sách trong lúc điều hành đất nước, nhất là một nước đang trong tình trạng chiến tranh, ông là người có tâm, có đạo đức và cũng rất ngoan đạo. Bản thân tôi cũng là một người Công giáo.

Sau thời kỳ học sinh, đến khi trưởng thành tôi gia nhập quân đội, phục vụ tại ban 5, chiến tranh chính trị, thuộc Liên đoàn 31 Biệt Động Quân. Tôi phụ trách làm hướng đạo sinh quân đội của Liên đoàn, đồng thời là giáo viên của trường trung tiểu học Phan Hạnh. Học sinh và hướng đạo sinh đều là con em của binh sĩ thuộc Liên đoàn và cả con em của người dân cư ở khu vực đó. Trừ những lúc chiến tranh căng thẳng, cuộc sống của tôi và gia đình khá ổn định. Tôi có thu nhập đủ để tự lo cho gia đình và bản thân. Tôi rất thích công việc dạy học nên khi làm việc tôi cảm thấy vui và thoải mái. Những lúc rảnh rỗi, tôi về thăm nhà hay đi giải trí cùng bạn bè. Thế nhưng mỗi lúc chiến trường có biến động thì không những tôi mà những người xung quanh đều lo lắng và cuộc sống cũng bị đảo lộn. Tôi chấm dứt công việc kể từ ngày 30/4/1975.

Vào ngày hôm đó, tôi đang trên đường về nhà sau khi nghe tin thua trận. Lúc đó tôi mang tâm trạng buồn bã. Tôi thấy chua xót như mất mát đi một cái gì đó rất lớn. Trong lòng tôi cảm thấy hoang mang giống như là người đi lạc vậy, nhất là khi về thấy Sài Gòn trong tình trạng hỗn loạn.

Sau ngày 30/4, tôi phải dự một lớp học chính trị trong 10 ngày. Sau khi học chính trị 10 ngày đó, tôi được chính quyền cộng sản trả lại quyền công dân. Tôi không biết tôi mất quyền công dân từ bao giờ.

Xã hội Việt Nam, sau 30/4, trong đó có cả gia đình tôi, là một xã hội nghèo nàn, đầy rẫy những khó khăn, hàng hóa cực kì thiếu thốn. Mọi gia đình, mọi người đều ăn độn bo bo hay bột mì vì thiếu gạo, mặc dù Việt Nam là một nước nông nghiệp và đã từng xuất cảng gạo trước đó. Mọi người lúc đó đều thiếu ăn thiếu mặc; mọi phẩm vật tiêu dùng hầu như đều biến mất khỏi các quầy hàng. Có một chuyện mà tôi nhớ mãi: một lần tôi và vợ tôi đi ngang qua một tiệm bán hủ tiếu nhỏ ven đường. Mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm chúng tôi thèm thuồng lắm. Chúng tôi cũng như nhiều người thời đó đều thiếu dinh dưỡng. Dù rất muốn ăn, nhưng vợ chồng tôi đành phải bước đi vì nếu vào ăn thì ngày hôm sau sẽ không còn tiền đi chợ. Tôi kể điều này ra để nói đến tình trạng thiếu thốn, nghèo khổ của xã hội. Đây là tình hình chung của phần lớn xã hội chứ không phải của riêng ai.

Tôi và gia đình sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình năm 2002. Gia đình tôi sang Mỹ bằng phi cơ và khi sang tới nơi thì được giúp đỡ của người thân nên không có khó khăn nhiều lắm. Trong suốt chuyến đi, tôi hay nghĩ về tương lai của gia đình mình và không biết làm thế nào để hội nhập vào cuộc sống mới khi chúng tôi vẫn chưa biết tiếng Anh và không quen biết đường xá đi lại. Tôi còn cảm thấy rất buồn và nhớ người con gái lớn của tôi còn ở lại.

Sau khi sang Mỹ, rất không may là tôi bị bệnh suy thận vào giai đoạn cuối. Cho nên ngay sau đó tôi phải lọc thận mỗi tuần 3 lần. Vì lý do sức khỏe nên tôi không thể làm việc.

Tuy không thể làm việc, nhưng qua những lần đi bệnh viện, đi lọc thận và tới các cơ sở y tế liên quan đến căn bệnh của mình, tôi có cơ hội để giao tiếp với người bản xứ và cả những người dân di cư như gia đình tôi. Tôi thấy rào cản ngôn ngữ là khó khăn lớn nhất. Và đôi khi tôi cũng thấy được cả sự khác biệt về văn hóa với người bản xứ. Trước khi rời khỏi Việt Nam, tôi đã xem rất nhiều sách báo, phim ảnh cũng như theo dõi về đất nước và con người Hoa Kỳ. Vì thế nên những thông tin cơ bản về nước Mỹ tôi cũng phần nào nắm được. Thế nhưng để thực sự hội nhập vào nhịp sống ở đất nước mới thì cần nhiều thời gian hơn. Nay thì cuộc sống của gia đình tôi đã rất ổn định nên những khó khăn trong thời gian đầu mới sang Mỹ không còn nữa.

Khi sống xa đất nước, ngoài nỗi nhớ con, cháu, tôi còn nhớ tới bạn bè và những nơi tôi thường đến. Những quán ăn, quán cá phê đều gắn với kỷ niệm trong suốt những năm tháng tôi sống suốt hơn 40 năm. Tôi đặc biệt nhớ tết cổ truyền Việt Nam. Không khí Tết nhộn nhịp, thân quen thực sự chỉ có ở Việt Nam mới có. Vì cuộc sống bên Mỹ quá bận rộn, thêm vào đó là người Mỹ không ăn mừng Tết Việt Nam nên Tết ở xứ người cũng rất buồn.

Tôi có trở lại Việt Nam một lần để thăm con gái, cháu ngoại và thân nhân. Tuy chỉ sau vài năm nhưng, thành phố tôi sống lúc trước đây thay đổi quá nhiều. Bây giờ nó quá ngột ngạt. Đường phố đầy những người và xe cộ, thường xuyên bị kẹt xe. Lưu thông trên đường phố hỗn loạn hơn trước. Người dân đa số rất thiếu ý thức về giao thông. Không khí cũng trở nên ô nhiễm và bụi bặm hơn. Vì đã quen với trật tự của đường phố và không khí của Mỹ nên tôi có chút không quen. Đặc biệt vật giá đắt hơn trước rất nhiều.

So với trước năm 75, người ta bây giờ đặt tiền bạc vật chất lên trên hết. Họ đánh giá người khác bằng tiền bạc, sang hèn, chứ không bằng tư cách hay đạo đức như trước năm 75. Việc coi trọng tiền bạc vật chất đến nỗi mà người làm giả hàng tiêu dùng, giả cả thuốc chữa bệnh bất kể tính mạng con người.

Nếu được chọn lựa, tôi muốn được trở lại sống vào thời kỳ sau năm 1954 cho đến khoảng năm 1960. Đây là khoảng thời gian thơ ấu của tôi và cũng là một thời kỳ thanh bình của đất nước Việt Nam. Vào thời gian này, người miền Bắc chưa xâm nhập vào miền Nam và gây ra chiến tranh ngày càng ác liệt. Xã hội chưa có những tệ trạng và rối ren do tình trạng chiến tranh gây ra. Đất nước sống trong thanh bình, tự do. Cuộc sống mọi người dân tương đối no ấm và yên ổn.

Nhận xét của người phỏng vấn

Đời sống trước năm 1975 qua lời kể gắn liền với cuộc chiến Việt Nam. Những người may mắn không phải đối mặt với súng đạn và chết chóc trên chiến trường thì cũng luôn lo lắng và theo dõi tình hình cuộc chiến. Tầm ảnh hưởng của chiến tranh đi vào đời sống của người dân và đặc biệt tới đời sống tinh thần của họ. Các thành viên khác trong gia đình tôi, những người đã sinh ra và sống tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, vẫn thường nhắc lại thời họ đi lính cho quân đội Việt Nam Cộng hòa, nhắc lại những sự kiện nổi bật như Tết Mậu Thân. Đặc biệt, mọi người đều rất yêu thích những ca khúc “tiền chiến” hay những ca khúc về lính. Tôi và những người của thế hệ sau này chưa bao giờ phải sống trong cảnh chiến tranh rình rập như vậy, nên không thấy rõ được giá trị của cuộc sống thanh bình. Thế nên cảm giác “chua xót, mất mát, hoang mang” mà người trả lời phỏng vấn đã trải qua trong ngày thật quá khó có thể tưởng tượng được.

Một điểm đáng chú ý về đời sống tại Việt Nam trước 1975 là sức ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ. Theo lời kể thì âm nhạc, thơ văn, cách ăn mặc và cả lối sống đều thấy sự ảnh hưởng của phương Tây. Thơ văn tiền chiến đầu thế kỷ 20 cho thấy sức ảnh hưởng của Pháp. Trong khi đó, những nơi vui chơi giải trí của miền Nam Việt Nam trước 1975 như hòa nhạc, hộp đêm, rạp chiếu phim đều du nhập từ Mỹ.

So với Việt Nam hiện tại thì những người đã từng sống ở Việt Nam trước 1975 thích cuộc sống trước kia hơn. Đa phần những người tôi biết, nhất là người trả lời phỏng vấn, đều nhận xét thấy và không thích những sự thay đổi tiêu cực về giá trị đời sống tại Việt Nam hiện nay: sự coi trọng vật chất quá mức, thang giá trị của phẩm chất con người thay đổi dựa trên vật chất.

2. Bài phỏng vấn của T. Lê

Tôi là Trần N. H., năm nay 61 tuổi. Tôi không nhớ rõ lắm về thời thơ ấu, chỉ nhớ là lúc nhỏ được ba má cưng nhứt nhà vì là con trai út trong số mấy anh em trai. Nhà tôi có tất cả 6 anh chị em: 3 trai, 3 gái. Trước năm 1954, cả nhà sống ở Thạch Hà, Hà Tĩnh. Sau đó thì năm 1954 di cư vào Nam, định cư ở Quy Nhơn. Tôi học tiểu học, với trung học đệ nhất cấp ở đây. Lúc lên trung học thì nhà có mở tiệm sửa xe đạp, nên hàng ngày cũng hay ra tiệm phụ giúp ba. Khoảng năm 1965 thì tôi vào Tuy Hòa học trung học đệ nhị cấp ở trường Đặng Đức Tuấn. Đặng Đức Tuấn là trường Công giáo. Thời đó cha Nguyễn Trọng Huấn làm hiệu trưởng.

Học xong lớp 11 thì tôi xung phong đi lính, nhưng không phải ra trận, chỉ làm công việc văn phòng. Làm lính văn phòng nói chung không có gì nguy hiểm. Lương cũng cao. Tính ra lương đi lính, chi tiêu ăn uống, lặt vặt, lo cho gia đình, vợ con hết thì cũng còn dư được cả cây vàng. Rồi cũng được trợ cấp đồ Mỹ, đồ hộp, quần áo… Cứ hàng tháng, đồ Mỹ phát về sở là tôi hốt cả bao đem về cho nhà.

Đời sống ở Việt Nam trước 1975 tốt. Tự do, muốn làm gì thì làm. Tiếp xúc được nhiều cái văn minh của Mỹ. Giáo dục được chánh quyền quan tâm. Thời tôi đi học, nhiều đứa học giỏi cuối năm được phát thưởng cả chiếc xe đạp. Mà thời đó xe đạp quý lắm.

Tôi đọc nhiều sách báo, nhưng lâu quá nên không còn nhớ tên. Tôi thường hay đọc mấy tin về chiến trường vì mình làm lính mà. Tôi thích nghe nhạc vàng, hâm mộ hai ca sĩ Duy Khánh và Nhật Trường, nhất là bài “Xin anh giữ trọn tình quê” của Duy Khánh.

Cuối tháng 3 năm 1975, tôi nghe tin cộng sản chuẩn bị đánh vào Tuy Hòa. Mấy ông sĩ quan cấp trên bỏ chạy hết rồi. Người dân, người ta cũng bắt đầu chạy khỏi Tuy Hòa nên tôi cùng cả gia đình lo chạy vào trong Cam Ranh. Khi đó vợ tôi đang mang bầu đứa con thứ hai (mất năm 3 tuổi). Được ít ngày thì nghe tin cộng sản chiếm xong Tuy Hòa, nghe đâu chuẩn bị đánh vào Nha Trang và Cam Ranh. Lúc đó cả nhà định chạy vào Sài Gòn, nhưng thấy người dân bị pháo kích của cộng sản chết trên đường bộ nhiều quá, nên ba vợ quyết định ở lại Cam Ranh cho an toàn. Tôi cũng muốn ở lại Cam Ranh để lo cho vợ sắp sinh, nhưng sợ cộng sản biết tôi đi lính sẽ trả thù nên tôi với Th. (là lính địa phương quân Việt Nam Cộng hòa) đi ghe trốn vào Sài Gòn trước. Lúc đó đi cũng day dứt lắm vì để vợ với con trai đầu ở lại (vì sợ họ đi cùng sẽ gặp nguy hiểm). Rồi tôi đi ghe ra biển, gặp tàu hàng của Mỹ, được tụi nó đưa vào trong đảo Phú Quốc.

Ở Phú Quốc đến ngày 27, 28 tháng 4 thì tôi với Th. vào Sài Gòn. Lúc đó, người dân Hóc Môn kéo vào Sài Gòn đông lắm. Nhiều người chết vì trúng đạn pháo 122 ly của cộng sản. Sài Gòn hỗn loạn. Người Công giáo tụ tập ở các nhà thờ, tòa giám mục để cầu nguyện, xưng tội. Tôi và Th. trú ở Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn cho đến sau ngày 30/4/1975. Lúc đó ai cũng sợ. Đâu ai dám ra đường. Sợ bị cộng sản nó bắn chết.

Sau giải phóng 2, 3 tuần, tôi về lại Tuy Hòa. Tôi với Th. bị cộng sản bắt đi học tập khoảng 1, 2 tháng gì đó. Tôi chỉ là bậc trung sĩ, hạ sĩ quan, còn Th. làm lính địa phương quân nên cũng không bị tội gì nặng. Mấy ông sĩ quan cấp lớn bị bắt đưa ra Hà Nội, còn lại một số thì bị đưa lên trại A30 ở Đồng Bò, La Hai, rồi cũng có mấy người bị xử bắn ở Phú Thứ.

Sau 1975, tôi cũng tính đi vượt biên nhưng sợ. Sau khi vợ sanh thêm thằng con thì tôi không còn ý định đi vượt biên nữa. Nếu đi thì dẫn cả nhà cùng đi, mà nghe nhiều người chết ngoài biển nên thấy nản. Nhưng thằng H., con trai đầu của tôi, lúc đó học lớp 7, nói nó muốn đi. Nghĩ nếu nó đi được thì cũng có tương lai cho nó. Với lại nó đi cùng dì cậu nó nên cũng cảm thấy an tâm phần nào.

H. bảo lãnh vợ chồng tôi qua Mỹ năm 2001. Khi sang đây, tôi buồn lắm. Đi mà để lại ba đứa con nên thấy không an tâm chút nào. Nhưng nghĩ con cái nó cũng lớn hết rồi. Với lại vợ chồng tôi đi là cũng nghĩ đến tương lai của tụi nó. Qua bên này ráng lấy quốc tịch cho sớm để bảo lãnh anh em tụi nó qua. Tội nhất là thằng H. Lúc tôi đi Mỹ, nó mới học xong lớp 12. Cũng lớn rồi, nhưng vợ chồng vẫn thường cưng nó, lo cho nó từng ly từng tí. Giờ để nó ở lại cho anh nó trông cũng thấy tội.

Lúc đặt chân tới Mỹ, cảm giác của tôi shock lắm. Thấy nước Mỹ nó lớn quá. Hồi giờ tôi có đi nước ngoài lần nào đâu. Ở quê Tuy Hòa, lâu lâu vào Sài Gòn là đã thấy văn minh lắm rồi. Giờ sang Mỹ, đi trên mấy đường cao tốc, thấy nó bự và văn minh quá.

Sau khi sang Mỹ, tôi làm nhiều jobs lắm. Lúc mới qua ở Cali, tôi phụ Ph. sửa TV với mấy đồ điện tử lặt vặt. Sau đó sang bên Kansas làm ở nhà hàng của M., rồi theo mấy ông Việt Nam đi đào mấy lỗ chạy ống nước. Năm 2003, tôi sang bên Massachusetts làm cho hãng mấy nước nóng, lắp phích điện, chạy dây… Rồi làm thêm nghề in hình trên mấy cái áo thun. Ở Massachusetts cũng gần 5 năm. Giữa năm 2007 thì thằng H. chuyển sang làm ở Arizona nên vợ chồng tôi theo nó sang Arizona. Ở đó thì tôi đi làm hãng bò. Đến năm 2008 thì cả nhà dọn sang sống ở nam Cali. Tôi làm thợ tiện từ đó cho đến nay.

Bây giờ tôi cảm thấy thích nghi được với lối sống bên này. Đường sá ít nhiều cũng rành. Xe cộ cũng biết lái. Đi nhà băng, ngân hàng, chợ búa … gặp tụi Mỹ, tụi Mễ thì cũng nói, cũng hiểu được chút đỉnh. Nói chung là đã quen được với cuộc sống bên này. Còn khó khăn thì chủ yếu là ngôn ngữ. Tôi lớn tuổi rồi. Tiếng u, tiếng tây nhiều khi mình không rành. Nói đâu quên đó.

Từ lúc qua Mỹ tới giờ, tôi về Việt Nam được hai lần. Một lần về với vợ khoảng năm 2003, 2004 gì đó. Lần mới đây thì năm 2008, về lo đám cưới cho thằng H.

Mấy lần về Việt Nam và nghe tin tức, báo chí, tôi thấy Việt Nam giờ cũng thoải mái như trước năm 1975. Có khác chủ yếu là tự do. Thời trước người dân họ có tự do nhiều hơn, muốn làm gì thì làm, không sợ mấy ông cảnh sát, mấy người có chức có quyền chèn ép. Nói chung bây giờ sau đổi mới, Việt Nam cũng tiến bộ nhiều rồi. Việc buôn bán, phương tiện đi lại này nọ cũng tốt. Chỉ có mấy năm sau 1975 đến năm 1990 là quá tệ. Mấy ông cộng sản nhà nước, ổng chèn ép, tịch thu đất đai, tài sản… Buôn bán làm ăn khó khăn lắm. Bây giờ thì luật pháp Việt Nam cũng có phần rõ ràng hơn. Không phải mấy ổng muốn làm gì cũng được.

Sống ở Mỹ, tôi nhớ nhà cũ, người thân, bạn bè, bà con lối xóm. Ở bên này tuy vật chất đầy đủ, nhưng nhiều khi thấy thiếu thốn về tinh thần. Hồi xưa ở Việt Nam hằng ngày đi uống cà phê, gặp bạn bè. Còn bên này sáng thức dậy đi làm, chiều về nhà đóng cửa, coi TV. Mấy tháng nay vợ tôi về Việt Nam, thằng H. thì đi làm xa, tôi về nhà chỉ ăn cơm nước một mình. Lớn tuổi rồi, nhà lại vắng nên nhiều khi cũng buồn.

Vợ chồng tôi tính tới chuyện sẽ về định cư lại ở Việt Nam. Đợi cho thằng H. qua bên này, rồi khi nào anh em tụi nó đứa nào cũng có công ăn sự nghiệp ổn định thì lúc đó tụi tôi mới về Việt Nam. Sống ở đâu đi nữa thì cũng không bằng ở quê hương mình.

Mong ước của tôi bây giờ là con cái, gia đình sống tập trung lại gần nhau. Thằng H. ở Việt Nam, con H. ở Boston, thằng H. ở Sacramento. Mong thì mong vậy nhưng tôi nghĩ cũng khó. Ở bên Mỹ mà, đâu phải như ở Việt Nam. Con cái nó kiếm được jobs ở đâu, nó thấy nơi nào thuận tiện thì nó làm ở đó. Phần tôi làm cha, thấy con cái nó có jobs, có của ăn của để là cũng mừng cho tụi nó rồi.

Nhiều người cứ nghĩ Mỹ là thiên đường, rồi qua bên này thất nghiệp, kiếm đồng tiền thấy khó khăn thì bị shock. Ở đâu cũng vậy, mình phải chịu khó. Làm để cho con cái nó có tương lai, sự nghiệp.

Nhận xét của người phỏng vấn

Thú thật đây là lần đầu tiên tôi có được một buổi nói chuyện rất cởi mở và thân tình với dượng tôi. Từ trước tới nay, mỗi năm vẫn gặp dượng dưới Orange County hay trên Sacramento hai, ba lần, nhưng gặp nhau thì cũng chỉ hỏi thăm sức khỏe; dượng thì hỏi cháu việc học, cháu thì hỏi dượng việc làm. Đâu có bao giờ tôi dám hỏi dượng về suy nghĩ riêng tư, tâm sự, hay mấy chuyện thời chiến xa xưa, nghe có vẻ to tát, già dặn quá. Lần này phỏng vấn dượng, lúc đầu làm thì nghĩ “à, mình làm vậy thôi, dự án nghiên cứu cuối khóa của lớp mà”, nhưng làm xong rồi thì mới thấy được cái giá trị của nó. Thấy còn nhiều cái mình còn chưa biết quá. Không giấu gì, bản thân tôi là một người cũng rất “nghiện” lịch sử Việt Nam từ năm 1954-1975. Tôi đã xem khá nhiều phim tài liệu như Cuộc chiến tranh 10,000 ngày của Daniel Costelle, cuộc chiến tại An Lộc 1972, Xuân Lộc 1975, Khe Sanh, Huế, Sài Gòn 1968… Rồi cũng đọc qua mấy bài phỏng vấn của tạp chí Der Spiegel với cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, hay các cuốn hồi ký của Henry Kissinger, William Westmoreland. Tưởng mình cũng biết được khá đầy đủ về những góc cạnh của cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng nghe dượng kể những chuyện chạy giặc, những trận pháo kích của cộng sản trên các tuyến đường di tản từ Trung vào Nam, rồi cuộc sống ở Việt Nam trước và sau năm 1975 thì mới thấy còn quá nhiều điều mình chưa biết.

Điểm thứ hai mà tôi muốn thổ lộ là qua cuộc phỏng vấn, tôi thấy thương những bậc làm cha làm mẹ người Việt mình quá. Nhất là những người chân ướt chân ráo sang Mỹ thời kỳ đầu sau năm 1975, hay những người có tuổi rồi được bảo lãnh qua Mỹ những năm gần đây. Dượng tôi lúc qua bên này đâu còn trẻ gì, mà phải chịu khó chịu khổ, làm đủ “jobs”, đi tiểu bang này tiểu bang kia để kiếm đồng tiền, khó khăn vất vả lắm. Nhưng dượng làm vì con cái. Cũng kiếm chút ít đồng bạc rồi gửi về cho anh H., cho phía nội, phía ngoại ở Việt Nam. Mới tháng 12 vừa rồi xuống dưới Orange County, đi nhà thờ Việt ở dưới đó, tôi gặp một bác Việt Nam tuổi cũng năm mấy, mới qua bên này, thất nghiệp, mỗi tuần được cha cố nhận quét dọn nhà thờ một, hai lần, lương tạm bợ. Thấy tội nghiệp lắm. Nhân kỷ niệm 35 năm ngày viễn xứ (30/4/1975 – 30/4/2010), ngoài việc tri ân các bậc làm cha làm mẹ đã không ngại gian khổ, hy sinh để đi tìm một cuộc sống tự do, dân chủ nơi đất khách, tôi cũng ước mong là người Việt mình ở bên này mở rộng vòng tay giúp đỡ những gia đình người Việt vừa mới sang định cư để họ có thể hòa nhập tốt vào cuộc sống mới.

3. Bài phỏng vãn của Nhân Hùng

Tôi tên là Mary. H, 58 tuổi. Gia đình tôi có 3 anh em, nên thường hay chơi chung với nhau. Tôi và em gái học ở trường Gia Long trước năm 1975. Sau trường này đổi tên thành Nguyễn Thị Minh Khai.

Thời trước 75, tôi là một nữ sinh vô tư, chỉ biết đi học và chơi cùng các bạn cùng trường, như những nữ sinh khác, nên không nắm rõ lắm về tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. Tôi thích đọc truyện dịch hay những sách dịch từ tiểu thuyết Pháp, đọc tạp chí Ngày nay và mấy tập san của trường. Rồi thích nghe các ca sĩ yêu thích ca những bài hát dịch từ tiếng anh như nhóm The Cat’s Trio, The Apple Three…, những bài như “Chủ Nhật tươi đẹp – Beautiful Sunday”.

Tôi tốt nghiệp năm 1972 và cũng lấy chồng năm ấy.

Ngày 30/4/75, tôi cùng chồng và con gái rời Việt Nam. Trước tiên, quân đội Mỹ đưa gia đình tôi qua Guam. Sau đó, chồng tôi làm thủ tục để xin tị nạn. Đến tháng 8 năm 1975, cả gia đình được nhập cư vào Hoa Kỳ.

Mặc dù đã học tiếng Anh ở trường cũ, nhưng ngôn ngữ ở Hoa Kỳ thật khó khăn. Gặp chuyện gì, rất khó diễn tả cho người Mỹ hiểu. Tôi phải đi học ở trường dành cho người thành niên. Tôi cũng đi nhà thờ và được giới thiệu việc làm.

Lúc mới qua Mỹ, vợ chồng tôi ở apartment, cũng có vài người Việt. Hàng xóm chỉ đưa nhau vài cái băng cassette của mấy ca sĩ như Nhật Trường để giải buồn. Hồi đó, nhà ăn hay chợ của người Việt rất ít, hầu như là không có. Đến khoảng năm 1980, bắt đầu có chợ của người Việt. Thời ấy cũng không có sách tiếng Việt cho mình đọc. Mấy đứa trẻ ở nhà hay mở hoạt hình thì tôi học tiếng Anh từ đấy. Còn bây giờ, mấy đứa nhỏ ở nhà không biết tiếng Việt rành nên chúng chỉ coi truyền hình của Mỹ. Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe nhạc của Ngô Thuỵ Miên.

Từ khi sang Mỹ, tôi chưa về lại Việt Nam, vì gia đình và con cái đã ở Mỹ. Đời sống ở đây khác Việt Nam. Phụ nữ ở đây được tôn trọng và cơ hội cũng công bằng hơn. Con gái tôi có thể lựa chọn bất kỳ ngành gì mình thích, và đặc biệt là chính phủ tài trợ hoàn toàn học phí trước khi vào college. Khi tôi đi làm, cũng được lên chức supervisor sau khi làm việc lâu năm, chứ không bị phân biệt nam nữ.

Sống ở Mỹ, tôi chỉ nhớ thời học sinh của mình.

Nhận xét của người phỏng vấn

Sau năm 1975, nhiều sự kiện xảy ra và nhiều người rời bỏ đất nước để tìm kiếm một cuộc sống mới. Tại Mỹ, họ có nhiều cơ hội dành cho phụ nữ. Phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng như nhau. Chính vì thế, cơ hội đi học của phụ nữ cao hơn so với những nước Châu Á. Mặc dù, bà Mary là nữ sinh Gia Long (được coi là một biểu hiện của tự do cho phái nữ), bà vẫn khẳng định, nước Mỹ tạo ra được một môi trường công bằng đối với phái nữ. Con gái bà được theo ngành nghề mà mình yêu thích và ba mẹ không hề ép buộc cô phải làm điều gì cô không thích. Mặc dù con gái bà không biết đọc tiếng Việt, nhưng đó là sự lựa chọn của cô ta. Ở nước Mỹ, quyền phụ nữ được tôn trọng hơn so với nhiều nước khác. Mỹ cũng tạo điều kiện cho phụ nữ có những vai trò thiết yếu trong chính quyền, ví dụ bà Hillary Clinton đã ứng cử tổng thống năm 2008. Một ví dụ khác là bà Meg Whitman, cựu CEO của Ebay, cũng chuẩn bị ra tranh cử thống đốc của tiểu bang California. Bản thân bà Mary cũng được thăng chức khi làm việc tốt, không bị phân biệt đối xử. Và khi sai phạm, phụ nữ cũng bị cảnh cáo như những đồng nghiệp nam của họ.

© 2010 talawas

28/4/10

Loạt bài phỏng vấn của sinh viên Đại học Berkeley (phần 1)

Loạt bài phỏng vấn của sinh viên Đại học Berkeley (phần 1)

29/04/2010 | 12:49 chiều | Chưa có phản hồi.

Tác giả: talawas

Chuyên mục: Nhìn lại cuộc chiến 1954-1975

Lời toà soạn: Loạt bài phỏng vấn này thuộc dự án nghiên cứu cuối học kỳ mùa Xuân 2010 của sinh viên lớp Việt văn, Đại học Berkeley. Những người thực hiện phỏng vấn đều còn rất trẻ, thuộc thế hệ 8X và cả thế hệ 9X. Với một số bạn, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai (sau tiếng Anh). Họ trò chuyện với cha, mẹ, dì, dượng, cô, chú và người quen, hỏi về thời thơ ấu, về cuộc sống trước và sau biến cố 30.4.1975, về kinh nghiệm hội nhập quê hương thứ hai và ghi lại những cảm tưởng ban đầu của mình.

Khi chọn đăng loạt bài này, talawas biên tập, bỏ phần câu hỏi, sắp xếp lại các câu trả lời theo thời gian và viết tắt tên (hoặc sử dụng bút danh) của cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

1. Bài phỏng vấn của Đoàn Viên

Tôi tên là Nam Đ. Năm nay tôi 56 tuổi. Nơi tôi sinh ra lúc đó thuộc quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định, một tỉnh vành đai thủ đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa trước đây. Mẹ tôi sinh ra tôi vào tháng 9 năm 1954, chỉ khoảng hai tháng sau khi gia đình tôi di cư từ Bắc vào Nam theo Hiệp định Geneva chia đôi đất nước. Những năm tháng thời thơ ấu của tôi đất nước Việt Nam tương đối yên bình. Nhưng dần dà chiến sự ngày càng sôi động, ác liệt và kéo dài tận đến khi tôi trưởng thành và gia nhập Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cuộc chiến kết thúc vào ngày 30/4/1975 mà trong đó tôi cũng là một thành viên của quân đội thua trận.

Cuộc sống ở Việt Nam mà cụ thể là miền Nam (Việt Nam Cộng hòa) từ khi tôi có trí nhớ luôn gắn liền với sự rình rập của chiến tranh. Cuộc chiến ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của toàn xã hội, thậm chí ngay cả với những thanh niên trẻ đang còn trong ghế học đường như tôi và các bạn bè cùng lứa. Hàng ngày chúng tôi vẫn nghe và theo dõi về những chuyển biến trong tình hình chiến sự. Sức ảnh hưởng của chiến tranh mạnh đến độ mà không những trên báo chí mà cả rất nhiều thơ văn, ca nhạc, điện ảnh đều có liên quan tới chiến tranh.

Tuy thế, đời sống người dân miền Nam thời trước 1975 nói chung là khá sung túc. Vật giá thời gian đó khá rẻ. Như gia đình cha mẹ tôi, chỉ một mình cha tôi đi làm và tuy không dư dả nhiều nhưng cũng đã có thể nuôi cả một gia đình với 10 người con. Anh em chúng tôi ai nấy được ăn học đầy đủ.

Cuộc sống cư dân thành thị có nhiều phương tiện sinh hoạt mới và hiện đại, như đi xe hơi, dùng quạt điện, mặc áo vest. Thanh niên thời tôi mới lớn thì để tóc dài chạm vai như con gái. Thời gian đó, style rất được ưa chuộng vì nó bắt chước theo cách để tóc và trang phục của các thành viên ban nhạc Anh Quốc “The Beatles”. Ban nhạc này lúc đó rất nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn tới thanh niên của thập niên 60 tại Việt Nam.

Người dân thành thị hay đi nghe hòa nhạc, xem cine với điện ảnh phương Tây. Người ta nghe các ca khúc Pháp, Mỹ và có chút lãng quên nhạc dân tộc xưa cũ. Thời trang thay đổi từng năm. Trang phục thì áo sơ mi, quần jean v.v… chứ không còn áo dài, khăn đóng nữa. Những giá trị Khổng, Nho bị giới trẻ coi thường, thậm chí còn bị chỉ trích…

Trong văn học, xuất hiện nhiều cuốn tiểu thuyết về tình cảm nam nữ, đả phá lối sống cũ, đề cao lối sống mới. Thơ ca, thì lớp nhà thơ trẻ không còn thích lối thơ cũ như lục bát, đường luật. Họ thấy quá gò bó để diễn tả tình cảm và cảm xúc của mình. Thay vào đó là lối thơ mới giống như lối của Tự Lực Văn Đoàn đầu thế kỷ 20, với nhiều ảnh hưởng từ thơ ca phương Tây.

Âm nhạc thì bị ảnh hưởng nhiều bởi âm nhạc Âu, Mỹ. Nhiều ca khúc theo âm điệu Âu, Mỹ và thậm chí có nhiều bài nhạc nước ngoài được viết lời Việt nữa. Giới trẻ lúc đó rất thích loại nhạc này.

Cái mới có những điều rất hay, nó cho người ta tiếp cận tiến bộ của văn minh phương Tây, làm cho xã hội và từng cá nhân trong xã hội đó hưởng tiện nghi của nền văn minh, tạo cho xã hội và con người phát triển hơn. Đây là những điều tốt mà ảnh hưởng của phương Tây mang lại. Nhưng chính nền văn minh và nếp sống phương Tây quá tự do và phóng khoáng cũng có những điều không hay, không phù hợp với nếp sống Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

Khi còn là học sinh, tôi thường đọc những sách báo dành cho tuổi học trò như Tuổi Hoa, Thiếu Nhi v.v… Rồi khi lớn hơn chút nữa là tạp chí Bách Khoa, Kiến Thức Ngày Nay và sách của các tác giả như Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long v.v… cũng như một số báo hàng ngày. Tôi thích những nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn và Văn Cao. Tôi cũng rất thích những loại nhạc nói về tình yêu trong sáng của tuổi trẻ, nhạc lính và tâm tình của người trẻ đối với cuộc chiến.

Nhân vật chính trị mà tôi hâm mộ thời đó là Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tuy rằng, ông có sai lầm về chính sách trong lúc điều hành đất nước, nhất là một nước đang trong tình trạng chiến tranh, ông là người có tâm, có đạo đức và cũng rất ngoan đạo. Bản thân tôi cũng là một người Công giáo.

Sau thời kỳ học sinh, đến khi trưởng thành tôi gia nhập quân đội, phục vụ tại ban 5, chiến tranh chính trị, thuộc Liên đoàn 31 Biệt Động Quân. Tôi phụ trách làm hướng đạo sinh quân đội của Liên đoàn, đồng thời là giáo viên của trường trung tiểu học Phan Hạnh. Học sinh và hướng đạo sinh đều là con em của binh sĩ thuộc Liên đoàn và cả con em của người dân cư ở khu vực đó. Trừ những lúc chiến tranh căng thẳng, cuộc sống của tôi và gia đình khá ổn định. Tôi có thu nhập đủ để tự lo cho gia đình và bản thân. Tôi rất thích công việc dạy học nên khi làm việc tôi cảm thấy vui và thoải mái. Những lúc rảnh rỗi, tôi về thăm nhà hay đi giải trí cùng bạn bè. Thế nhưng mỗi lúc chiến trường có biến động thì không những tôi mà những người xung quanh đều lo lắng và cuộc sống cũng bị đảo lộn. Tôi chấm dứt công việc kể từ ngày 30/4/1975.

Vào ngày hôm đó, tôi đang trên đường về nhà sau khi nghe tin thua trận. Lúc đó tôi mang tâm trạng buồn bã. Tôi thấy chua xót như mất mát đi một cái gì đó rất lớn. Trong lòng tôi cảm thấy hoang mang giống như là người đi lạc vậy, nhất là khi về thấy Sài Gòn trong tình trạng hỗn loạn.

Sau ngày 30/4, tôi phải dự một lớp học chính trị trong 10 ngày. Sau khi học chính trị 10 ngày đó, tôi được chính quyền cộng sản trả lại quyền công dân. Tôi không biết tôi mất quyền công dân từ bao giờ.

Xã hội Việt Nam, sau 30/4, trong đó có cả gia đình tôi, là một xã hội nghèo nàn, đầy rẫy những khó khăn, hàng hóa cực kì thiếu thốn. Mọi gia đình, mọi người đều ăn độn bo bo hay bột mì vì thiếu gạo, mặc dù Việt Nam là một nước nông nghiệp và đã từng xuất cảng gạo trước đó. Mọi người lúc đó đều thiếu ăn thiếu mặc; mọi phẩm vật tiêu dùng hầu như đều biến mất khỏi các quầy hàng. Có một chuyện mà tôi nhớ mãi: một lần tôi và vợ tôi đi ngang qua một tiệm bán hủ tiếu nhỏ ven đường. Mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm chúng tôi thèm thuồng lắm. Chúng tôi cũng như nhiều người thời đó đều thiếu dinh dưỡng. Dù rất muốn ăn, nhưng vợ chồng tôi đành phải bước đi vì nếu vào ăn thì ngày hôm sau sẽ không còn tiền đi chợ. Tôi kể điều này ra để nói đến tình trạng thiếu thốn, nghèo khổ của xã hội. Đây là tình hình chung của phần lớn xã hội chứ không phải của riêng ai.

Tôi và gia đình sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình năm 2002. Gia đình tôi sang Mỹ bằng phi cơ và khi sang tới nơi thì được giúp đỡ của người thân nên không có khó khăn nhiều lắm. Trong suốt chuyến đi, tôi hay nghĩ về tương lai của gia đình mình và không biết làm thế nào để hội nhập vào cuộc sống mới khi chúng tôi vẫn chưa biết tiếng Anh và không quen biết đường xá đi lại. Tôi còn cảm thấy rất buồn và nhớ người con gái lớn của tôi còn ở lại.

Sau khi sang Mỹ, rất không may là tôi bị bệnh suy thận vào giai đoạn cuối. Cho nên ngay sau đó tôi phải lọc thận mỗi tuần 3 lần. Vì lý do sức khỏe nên tôi không thể làm việc.

Tuy không thể làm việc, nhưng qua những lần đi bệnh viện, đi lọc thận và tới các cơ sở y tế liên quan đến căn bệnh của mình, tôi có cơ hội để giao tiếp với người bản xứ và cả những người dân di cư như gia đình tôi. Tôi thấy rào cản ngôn ngữ là khó khăn lớn nhất. Và đôi khi tôi cũng thấy được cả sự khác biệt về văn hóa với người bản xứ. Trước khi rời khỏi Việt Nam, tôi đã xem rất nhiều sách báo, phim ảnh cũng như theo dõi về đất nước và con người Hoa Kỳ. Vì thế nên những thông tin cơ bản về nước Mỹ tôi cũng phần nào nắm được. Thế nhưng để thực sự hội nhập vào nhịp sống ở đất nước mới thì cần nhiều thời gian hơn. Nay thì cuộc sống của gia đình tôi đã rất ổn định nên những khó khăn trong thời gian đầu mới sang Mỹ không còn nữa.

Khi sống xa đất nước, ngoài nỗi nhớ con, cháu, tôi còn nhớ tới bạn bè và những nơi tôi thường đến. Những quán ăn, quán cá phê đều gắn với kỷ niệm trong suốt những năm tháng tôi sống suốt hơn 40 năm. Tôi đặc biệt nhớ tết cổ truyền Việt Nam. Không khí Tết nhộn nhịp, thân quen thực sự chỉ có ở Việt Nam mới có. Vì cuộc sống bên Mỹ quá bận rộn, thêm vào đó là người Mỹ không ăn mừng Tết Việt Nam nên Tết ở xứ người cũng rất buồn.

Tôi có trở lại Việt Nam một lần để thăm con gái, cháu ngoại và thân nhân. Tuy chỉ sau vài năm nhưng, thành phố tôi sống lúc trước đây thay đổi quá nhiều. Bây giờ nó quá ngột ngạt. Đường phố đầy những người và xe cộ, thường xuyên bị kẹt xe. Lưu thông trên đường phố hỗn loạn hơn trước. Người dân đa số rất thiếu ý thức về giao thông. Không khí cũng trở nên ô nhiễm và bụi bặm hơn. Vì đã quen với trật tự của đường phố và không khí của Mỹ nên tôi có chút không quen. Đặc biệt vật giá đắt hơn trước rất nhiều.

So với trước năm 75, người ta bây giờ đặt tiền bạc vật chất lên trên hết. Họ đánh giá người khác bằng tiền bạc, sang hèn, chứ không bằng tư cách hay đạo đức như trước năm 75. Việc coi trọng tiền bạc vật chất đến nỗi mà người làm giả hàng tiêu dùng, giả cả thuốc chữa bệnh bất kể tính mạng con người.

Nếu được chọn lựa, tôi muốn được trở lại sống vào thời kỳ sau năm 1954 cho đến khoảng năm 1960. Đây là khoảng thời gian thơ ấu của tôi và cũng là một thời kỳ thanh bình của đất nước Việt Nam. Vào thời gian này, người miền Bắc chưa xâm nhập vào miền Nam và gây ra chiến tranh ngày càng ác liệt. Xã hội chưa có những tệ trạng và rối ren do tình trạng chiến tranh gây ra. Đất nước sống trong thanh bình, tự do. Cuộc sống mọi người dân tương đối no ấm và yên ổn.

Nhận xét của người phỏng vấn

Đời sống trước năm 1975 qua lời kể gắn liền với cuộc chiến Việt Nam. Những người may mắn không phải đối mặt với súng đạn và chết chóc trên chiến trường thì cũng luôn lo lắng và theo dõi tình hình cuộc chiến. Tầm ảnh hưởng của chiến tranh đi vào đời sống của người dân và đặc biệt tới đời sống tinh thần của họ. Các thành viên khác trong gia đình tôi, những người đã sinh ra và sống tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, vẫn thường nhắc lại thời họ đi lính cho quân đội Việt Nam Cộng hòa, nhắc lại những sự kiện nổi bật như Tết Mậu Thân. Đặc biệt, mọi người đều rất yêu thích những ca khúc “tiền chiến” hay những ca khúc về lính. Tôi và những người của thế hệ sau này chưa bao giờ phải sống trong cảnh chiến tranh rình rập như vậy, nên không thấy rõ được giá trị của cuộc sống thanh bình. Thế nên cảm giác “chua xót, mất mát, hoang mang” mà người trả lời phỏng vấn đã trải qua trong ngày thật quá khó có thể tưởng tượng được.

Một điểm đáng chú ý về đời sống tại Việt Nam trước 1975 là sức ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ. Theo lời kể thì âm nhạc, thơ văn, cách ăn mặc và cả lối sống đều thấy sự ảnh hưởng của phương Tây. Thơ văn tiền chiến đầu thế kỷ 20 cho thấy sức ảnh hưởng của Pháp. Trong khi đó, những nơi vui chơi giải trí của miền Nam Việt Nam trước 1975 như hòa nhạc, hộp đêm, rạp chiếu phim đều du nhập từ Mỹ.

So với Việt Nam hiện tại thì những người đã từng sống ở Việt Nam trước 1975 thích cuộc sống trước kia hơn. Đa phần những người tôi biết, nhất là người trả lời phỏng vấn, đều nhận xét thấy và không thích những sự thay đổi tiêu cực về giá trị đời sống tại Việt Nam hiện nay: sự coi trọng vật chất quá mức, thang giá trị của phẩm chất con người thay đổi dựa trên vật chất.

2. Bài phỏng vấn của T. Lê

Tôi là Trần N. H., năm nay 61 tuổi. Tôi không nhớ rõ lắm về thời thơ ấu, chỉ nhớ là lúc nhỏ được ba má cưng nhứt nhà vì là con trai út trong số mấy anh em trai. Nhà tôi có tất cả 6 anh chị em: 3 trai, 3 gái. Trước năm 1954, cả nhà sống ở Thạch Hà, Hà Tĩnh. Sau đó thì năm 1954 di cư vào Nam, định cư ở Quy Nhơn. Tôi học tiểu học, với trung học đệ nhất cấp ở đây. Lúc lên trung học thì nhà có mở tiệm sửa xe đạp, nên hàng ngày cũng hay ra tiệm phụ giúp ba. Khoảng năm 1965 thì tôi vào Tuy Hòa học trung học đệ nhị cấp ở trường Đặng Đức Tuấn. Đặng Đức Tuấn là trường Công giáo. Thời đó cha Nguyễn Trọng Huấn làm hiệu trưởng.

Học xong lớp 11 thì tôi xung phong đi lính, nhưng không phải ra trận, chỉ làm công việc văn phòng. Làm lính văn phòng nói chung không có gì nguy hiểm. Lương cũng cao. Tính ra lương đi lính, chi tiêu ăn uống, lặt vặt, lo cho gia đình, vợ con hết thì cũng còn dư được cả cây vàng. Rồi cũng được trợ cấp đồ Mỹ, đồ hộp, quần áo… Cứ hàng tháng, đồ Mỹ phát về sở là tôi hốt cả bao đem về cho nhà.

Đời sống ở Việt Nam trước 1975 tốt. Tự do, muốn làm gì thì làm. Tiếp xúc được nhiều cái văn minh của Mỹ. Giáo dục được chánh quyền quan tâm. Thời tôi đi học, nhiều đứa học giỏi cuối năm được phát thưởng cả chiếc xe đạp. Mà thời đó xe đạp quý lắm.

Tôi đọc nhiều sách báo, nhưng lâu quá nên không còn nhớ tên. Tôi thường hay đọc mấy tin về chiến trường vì mình làm lính mà. Tôi thích nghe nhạc vàng, hâm mộ hai ca sĩ Duy Khánh và Nhật Trường, nhất là bài “Xin anh giữ trọn tình quê” của Duy Khánh.

Cuối tháng 3 năm 1975, tôi nghe tin cộng sản chuẩn bị đánh vào Tuy Hòa. Mấy ông sĩ quan cấp trên bỏ chạy hết rồi. Người dân, người ta cũng bắt đầu chạy khỏi Tuy Hòa nên tôi cùng cả gia đình lo chạy vào trong Cam Ranh. Khi đó vợ tôi đang mang bầu đứa con thứ hai (mất năm 3 tuổi). Được ít ngày thì nghe tin cộng sản chiếm xong Tuy Hòa, nghe đâu chuẩn bị đánh vào Nha Trang và Cam Ranh. Lúc đó cả nhà định chạy vào Sài Gòn, nhưng thấy người dân bị pháo kích của cộng sản chết trên đường bộ nhiều quá, nên ba vợ quyết định ở lại Cam Ranh cho an toàn. Tôi cũng muốn ở lại Cam Ranh để lo cho vợ sắp sinh, nhưng sợ cộng sản biết tôi đi lính sẽ trả thù nên tôi với Th. (là lính địa phương quân Việt Nam Cộng hòa) đi ghe trốn vào Sài Gòn trước. Lúc đó đi cũng day dứt lắm vì để vợ với con trai đầu ở lại (vì sợ họ đi cùng sẽ gặp nguy hiểm). Rồi tôi đi ghe ra biển, gặp tàu hàng của Mỹ, được tụi nó đưa vào trong đảo Phú Quốc.

Ở Phú Quốc đến ngày 27, 28 tháng 4 thì tôi với Th. vào Sài Gòn. Lúc đó, người dân Hóc Môn kéo vào Sài Gòn đông lắm. Nhiều người chết vì trúng đạn pháo 122 ly của cộng sản. Sài Gòn hỗn loạn. Người Công giáo tụ tập ở các nhà thờ, tòa giám mục để cầu nguyện, xưng tội. Tôi và Th. trú ở Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn cho đến sau ngày 30/4/1975. Lúc đó ai cũng sợ. Đâu ai dám ra đường. Sợ bị cộng sản nó bắn chết.

Sau giải phóng 2, 3 tuần, tôi về lại Tuy Hòa. Tôi với Th. bị cộng sản bắt đi học tập khoảng 1, 2 tháng gì đó. Tôi chỉ là bậc trung sĩ, hạ sĩ quan, còn Th. làm lính địa phương quân nên cũng không bị tội gì nặng. Mấy ông sĩ quan cấp lớn bị bắt đưa ra Hà Nội, còn lại một số thì bị đưa lên trại A30 ở Đồng Bò, La Hai, rồi cũng có mấy người bị xử bắn ở Phú Thứ.

Sau 1975, tôi cũng tính đi vượt biên nhưng sợ. Sau khi vợ sanh thêm thằng con thì tôi không còn ý định đi vượt biên nữa. Nếu đi thì dẫn cả nhà cùng đi, mà nghe nhiều người chết ngoài biển nên thấy nản. Nhưng thằng H., con trai đầu của tôi, lúc đó học lớp 7, nói nó muốn đi. Nghĩ nếu nó đi được thì cũng có tương lai cho nó. Với lại nó đi cùng dì cậu nó nên cũng cảm thấy an tâm phần nào.

H. bảo lãnh vợ chồng tôi qua Mỹ năm 2001. Khi sang đây, tôi buồn lắm. Đi mà để lại ba đứa con nên thấy không an tâm chút nào. Nhưng nghĩ con cái nó cũng lớn hết rồi. Với lại vợ chồng tôi đi là cũng nghĩ đến tương lai của tụi nó. Qua bên này ráng lấy quốc tịch cho sớm để bảo lãnh anh em tụi nó qua. Tội nhất là thằng H. Lúc tôi đi Mỹ, nó mới học xong lớp 12. Cũng lớn rồi, nhưng vợ chồng vẫn thường cưng nó, lo cho nó từng ly từng tí. Giờ để nó ở lại cho anh nó trông cũng thấy tội.

Lúc đặt chân tới Mỹ, cảm giác của tôi shock lắm. Thấy nước Mỹ nó lớn quá. Hồi giờ tôi có đi nước ngoài lần nào đâu. Ở quê Tuy Hòa, lâu lâu vào Sài Gòn là đã thấy văn minh lắm rồi. Giờ sang Mỹ, đi trên mấy đường cao tốc, thấy nó bự và văn minh quá.

Sau khi sang Mỹ, tôi làm nhiều jobs lắm. Lúc mới qua ở Cali, tôi phụ Ph. sửa TV với mấy đồ điện tử lặt vặt. Sau đó sang bên Kansas làm ở nhà hàng của M., rồi theo mấy ông Việt Nam đi đào mấy lỗ chạy ống nước. Năm 2003, tôi sang bên Massachusetts làm cho hãng mấy nước nóng, lắp phích điện, chạy dây… Rồi làm thêm nghề in hình trên mấy cái áo thun. Ở Massachusetts cũng gần 5 năm. Giữa năm 2007 thì thằng H. chuyển sang làm ở Arizona nên vợ chồng tôi theo nó sang Arizona. Ở đó thì tôi đi làm hãng bò. Đến năm 2008 thì cả nhà dọn sang sống ở nam Cali. Tôi làm thợ tiện từ đó cho đến nay.

Bây giờ tôi cảm thấy thích nghi được với lối sống bên này. Đường sá ít nhiều cũng rành. Xe cộ cũng biết lái. Đi nhà băng, ngân hàng, chợ búa … gặp tụi Mỹ, tụi Mễ thì cũng nói, cũng hiểu được chút đỉnh. Nói chung là đã quen được với cuộc sống bên này. Còn khó khăn thì chủ yếu là ngôn ngữ. Tôi lớn tuổi rồi. Tiếng u, tiếng tây nhiều khi mình không rành. Nói đâu quên đó.

Từ lúc qua Mỹ tới giờ, tôi về Việt Nam được hai lần. Một lần về với vợ khoảng năm 2003, 2004 gì đó. Lần mới đây thì năm 2008, về lo đám cưới cho thằng H.

Mấy lần về Việt Nam và nghe tin tức, báo chí, tôi thấy Việt Nam giờ cũng thoải mái như trước năm 1975. Có khác chủ yếu là tự do. Thời trước người dân họ có tự do nhiều hơn, muốn làm gì thì làm, không sợ mấy ông cảnh sát, mấy người có chức có quyền chèn ép. Nói chung bây giờ sau đổi mới, Việt Nam cũng tiến bộ nhiều rồi. Việc buôn bán, phương tiện đi lại này nọ cũng tốt. Chỉ có mấy năm sau 1975 đến năm 1990 là quá tệ. Mấy ông cộng sản nhà nước, ổng chèn ép, tịch thu đất đai, tài sản… Buôn bán làm ăn khó khăn lắm. Bây giờ thì luật pháp Việt Nam cũng có phần rõ ràng hơn. Không phải mấy ổng muốn làm gì cũng được.

Sống ở Mỹ, tôi nhớ nhà cũ, người thân, bạn bè, bà con lối xóm. Ở bên này tuy vật chất đầy đủ, nhưng nhiều khi thấy thiếu thốn về tinh thần. Hồi xưa ở Việt Nam hằng ngày đi uống cà phê, gặp bạn bè. Còn bên này sáng thức dậy đi làm, chiều về nhà đóng cửa, coi TV. Mấy tháng nay vợ tôi về Việt Nam, thằng H. thì đi làm xa, tôi về nhà chỉ ăn cơm nước một mình. Lớn tuổi rồi, nhà lại vắng nên nhiều khi cũng buồn.

Vợ chồng tôi tính tới chuyện sẽ về định cư lại ở Việt Nam. Đợi cho thằng H. qua bên này, rồi khi nào anh em tụi nó đứa nào cũng có công ăn sự nghiệp ổn định thì lúc đó tụi tôi mới về Việt Nam. Sống ở đâu đi nữa thì cũng không bằng ở quê hương mình.

Mong ước của tôi bây giờ là con cái, gia đình sống tập trung lại gần nhau. Thằng H. ở Việt Nam, con H. ở Boston, thằng H. ở Sacramento. Mong thì mong vậy nhưng tôi nghĩ cũng khó. Ở bên Mỹ mà, đâu phải như ở Việt Nam. Con cái nó kiếm được jobs ở đâu, nó thấy nơi nào thuận tiện thì nó làm ở đó. Phần tôi làm cha, thấy con cái nó có jobs, có của ăn của để là cũng mừng cho tụi nó rồi.

Nhiều người cứ nghĩ Mỹ là thiên đường, rồi qua bên này thất nghiệp, kiếm đồng tiền thấy khó khăn thì bị shock. Ở đâu cũng vậy, mình phải chịu khó. Làm để cho con cái nó có tương lai, sự nghiệp.

Nhận xét của người phỏng vấn

Thú thật đây là lần đầu tiên tôi có được một buổi nói chuyện rất cởi mở và thân tình với dượng tôi. Từ trước tới nay, mỗi năm vẫn gặp dượng dưới Orange County hay trên Sacramento hai, ba lần, nhưng gặp nhau thì cũng chỉ hỏi thăm sức khỏe; dượng thì hỏi cháu việc học, cháu thì hỏi dượng việc làm. Đâu có bao giờ tôi dám hỏi dượng về suy nghĩ riêng tư, tâm sự, hay mấy chuyện thời chiến xa xưa, nghe có vẻ to tát, già dặn quá. Lần này phỏng vấn dượng, lúc đầu làm thì nghĩ “à, mình làm vậy thôi, dự án nghiên cứu cuối khóa của lớp mà”, nhưng làm xong rồi thì mới thấy được cái giá trị của nó. Thấy còn nhiều cái mình còn chưa biết quá. Không giấu gì, bản thân tôi là một người cũng rất “nghiện” lịch sử Việt Nam từ năm 1954-1975. Tôi đã xem khá nhiều phim tài liệu như Cuộc chiến tranh 10,000 ngày của Daniel Costelle, cuộc chiến tại An Lộc 1972, Xuân Lộc 1975, Khe Sanh, Huế, Sài Gòn 1968… Rồi cũng đọc qua mấy bài phỏng vấn của tạp chí Der Spiegel với cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, hay các cuốn hồi ký của Henry Kissinger, William Westmoreland. Tưởng mình cũng biết được khá đầy đủ về những góc cạnh của cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng nghe dượng kể những chuyện chạy giặc, những trận pháo kích của cộng sản trên các tuyến đường di tản từ Trung vào Nam, rồi cuộc sống ở Việt Nam trước và sau năm 1975 thì mới thấy còn quá nhiều điều mình chưa biết.

Điểm thứ hai mà tôi muốn thổ lộ là qua cuộc phỏng vấn, tôi thấy thương những bậc làm cha làm mẹ người Việt mình quá. Nhất là những người chân ướt chân ráo sang Mỹ thời kỳ đầu sau năm 1975, hay những người có tuổi rồi được bảo lãnh qua Mỹ những năm gần đây. Dượng tôi lúc qua bên này đâu còn trẻ gì, mà phải chịu khó chịu khổ, làm đủ “jobs”, đi tiểu bang này tiểu bang kia để kiếm đồng tiền, khó khăn vất vả lắm. Nhưng dượng làm vì con cái. Cũng kiếm chút ít đồng bạc rồi gửi về cho anh H., cho phía nội, phía ngoại ở Việt Nam. Mới tháng 12 vừa rồi xuống dưới Orange County, đi nhà thờ Việt ở dưới đó, tôi gặp một bác Việt Nam tuổi cũng năm mấy, mới qua bên này, thất nghiệp, mỗi tuần được cha cố nhận quét dọn nhà thờ một, hai lần, lương tạm bợ. Thấy tội nghiệp lắm. Nhân kỷ niệm 35 năm ngày viễn xứ (30/4/1975 – 30/4/2010), ngoài việc tri ân các bậc làm cha làm mẹ đã không ngại gian khổ, hy sinh để đi tìm một cuộc sống tự do, dân chủ nơi đất khách, tôi cũng ước mong là người Việt mình ở bên này mở rộng vòng tay giúp đỡ những gia đình người Việt vừa mới sang định cư để họ có thể hòa nhập tốt vào cuộc sống mới.

3. Bài phỏng vãn của Nhân Hùng

Tôi tên là Mary. H, 58 tuổi. Gia đình tôi có 3 anh em, nên thường hay chơi chung với nhau. Tôi và em gái học ở trường Gia Long trước năm 1975. Sau trường này đổi tên thành Nguyễn Thị Minh Khai.

Thời trước 75, tôi là một nữ sinh vô tư, chỉ biết đi học và chơi cùng các bạn cùng trường, như những nữ sinh khác, nên không nắm rõ lắm về tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. Tôi thích đọc truyện dịch hay những sách dịch từ tiểu thuyết Pháp, đọc tạp chí Ngày nay và mấy tập san của trường. Rồi thích nghe các ca sĩ yêu thích ca những bài hát dịch từ tiếng anh như nhóm The Cat’s Trio, The Apple Three…, những bài như “Chủ Nhật tươi đẹp – Beautiful Sunday”.

Tôi tốt nghiệp năm 1972 và cũng lấy chồng năm ấy.

Ngày 30/4/75, tôi cùng chồng và con gái rời Việt Nam. Trước tiên, quân đội Mỹ đưa gia đình tôi qua Guam. Sau đó, chồng tôi làm thủ tục để xin tị nạn. Đến tháng 8 năm 1975, cả gia đình được nhập cư vào Hoa Kỳ.

Mặc dù đã học tiếng Anh ở trường cũ, nhưng ngôn ngữ ở Hoa Kỳ thật khó khăn. Gặp chuyện gì, rất khó diễn tả cho người Mỹ hiểu. Tôi phải đi học ở trường dành cho người thành niên. Tôi cũng đi nhà thờ và được giới thiệu việc làm.

Lúc mới qua Mỹ, vợ chồng tôi ở apartment, cũng có vài người Việt. Hàng xóm chỉ đưa nhau vài cái băng cassette của mấy ca sĩ như Nhật Trường để giải buồn. Hồi đó, nhà ăn hay chợ của người Việt rất ít, hầu như là không có. Đến khoảng năm 1980, bắt đầu có chợ của người Việt. Thời ấy cũng không có sách tiếng Việt cho mình đọc. Mấy đứa trẻ ở nhà hay mở hoạt hình thì tôi học tiếng Anh từ đấy. Còn bây giờ, mấy đứa nhỏ ở nhà không biết tiếng Việt rành nên chúng chỉ coi truyền hình của Mỹ. Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe nhạc của Ngô Thuỵ Miên.

Từ khi sang Mỹ, tôi chưa về lại Việt Nam, vì gia đình và con cái đã ở Mỹ. Đời sống ở đây khác Việt Nam. Phụ nữ ở đây được tôn trọng và cơ hội cũng công bằng hơn. Con gái tôi có thể lựa chọn bất kỳ ngành gì mình thích, và đặc biệt là chính phủ tài trợ hoàn toàn học phí trước khi vào college. Khi tôi đi làm, cũng được lên chức supervisor sau khi làm việc lâu năm, chứ không bị phân biệt nam nữ.

Sống ở Mỹ, tôi chỉ nhớ thời học sinh của mình.

Nhận xét của người phỏng vấn

Sau năm 1975, nhiều sự kiện xảy ra và nhiều người rời bỏ đất nước để tìm kiếm một cuộc sống mới. Tại Mỹ, họ có nhiều cơ hội dành cho phụ nữ. Phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng như nhau. Chính vì thế, cơ hội đi học của phụ nữ cao hơn so với những nước Châu Á. Mặc dù, bà Mary là nữ sinh Gia Long (được coi là một biểu hiện của tự do cho phái nữ), bà vẫn khẳng định, nước Mỹ tạo ra được một môi trường công bằng đối với phái nữ. Con gái bà được theo ngành nghề mà mình yêu thích và ba mẹ không hề ép buộc cô phải làm điều gì cô không thích. Mặc dù con gái bà không biết đọc tiếng Việt, nhưng đó là sự lựa chọn của cô ta. Ở nước Mỹ, quyền phụ nữ được tôn trọng hơn so với nhiều nước khác. Mỹ cũng tạo điều kiện cho phụ nữ có những vai trò thiết yếu trong chính quyền, ví dụ bà Hillary Clinton đã ứng cử tổng thống năm 2008. Một ví dụ khác là bà Meg Whitman, cựu CEO của Ebay, cũng chuẩn bị ra tranh cử thống đốc của tiểu bang California. Bản thân bà Mary cũng được thăng chức khi làm việc tốt, không bị phân biệt đối xử. Và khi sai phạm, phụ nữ cũng bị cảnh cáo như những đồng nghiệp nam của họ.

© 2010 talawas