Hiển thị các bài đăng có nhãn Friedrich Nietzsche : Buổi hoàng hôn của những thần tượng (5). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Friedrich Nietzsche : Buổi hoàng hôn của những thần tượng (5). Hiển thị tất cả bài đăng

13/7/10

Friedrich Nietzsche : Buổi hoàng hôn của những thần tượng (5)

Friedrich Nietzsche
Buổi hoàng hôn của những thần tượng
hay Làm cách nào triết lí với cây búa
Nguyễn Hữu Hiệu dịch và giới thiệu



Lời cuối của người dịch

Nếu tác phẩm Zarathustra đã nói như thế, Tác phẩm dành cho tất cả mọi người và không dành cho một ai được coi là tiền sảnh trong toàn thể kiến trúc tư tưởng Nietzsche thì Buổi hoàng hôn của những Thần tượng hay Làm cách nào người ta triết lí với cây búa chính là hậu đường của kiến trúc đó vậy. Người đọc Zarathustra có thể chưa biết gì về tư tưởng Nietzsche, lần đầu tiên được giới thiệu bước vào tiền đường của lâu đài tác phẩm ông thì người đọc Buổi hoàng hôn của những thần tượng, người đã bước vào tới hậu đường, phải được giả thiết là đã đọc toàn bộ tác phẩm Nietzsche. Sự khó khăn trong việc lãnh hội và diễn dịch tác phẩm này là ở chỗ đó. Thêm nữa, Buổi hoàng hôn của những thần tượng” được viết vào chính buổi hoàng hôn của cuộc đời-tư tưởng tác giả. Ở đây Nietzsche quyết liệt vùng lên đánh phá lần cuối cùng bóng tối, - cái bóng tối dày đặc, ngàn đời đã và sẽ còn tiếp tục trùng trùng phủ vây nhân loại - trong thịnh nộ và hân hoan mê cuồng, trong cả hi vọng bão táp lẫn tuyệt vọng âm u. Và vì e rằng đối thủ đã quen đấu pháp, ở đây Nietzsche thay đổi cả khí giới lẫn chiêu thức. Thay vì dùng trường kiếm ông dùng tuyệt đao. Tuyệt đao theo nghĩa siêu phàm, tuyệt đao theo nghĩa tối hậu, tuyệt đao theo nghĩa liều lĩnh: đánh trí mạng để kết thúc cuộc chiến.

Giờ đây cuộc chiến đã tạm ngưng trong bóng đêm. Nhưng liệu những kẻ đã chứng kiến buổi hoàng hôn của những thần tượng có đủ sức để khơi mở những mạch nguồn tiềm ẩn trinh nguyên chưa bị đầu độc của cuộc sống, phôi dựng một Bình Minh mới cho tâm thức bằng tuyệt đao Nietzsche vừa buông tay? Một câu hỏi cũng quá đen, quá lớn, cũng biến cuộc đời kẻ đặt câu hỏi thành một định mệnh tàn khốc, cũng không ngừng thúc đẩy hắn phải lao thẳng vào mặt trời và vào cái chết từng giây phút. Nhưng dù có bị thiêu đốt hay thủ đắc được đủ mọi khả thể phục sinh thì hắn cũng đã được diễm phúc sống trong ánh sáng. Luôn luôn và luôn luôn trong ánh sáng.

N.H.H.

30-10-71




Phụ lục

Người dịch đã đọc Nietzsche đúng mười năm nhưng không dám quả quyết có diễn tả đúng tư tưởng và ngôn ngữ Nietzsche. Và không ai có thể quả quyết điều đó. Đoạn trích nguyên tác “Cây búa nói” dưới đây và bản dịch của nhiều thế hệ dịch giả Anh, Pháp, Hoa Kì cho thấy rõ điều này. Vì thế trong bản dịch Hoàng hôn của những thần tượng hiện tại sẽ được dịch lại trong năm 1972.

N.H.H.


Phụ lục 1

Der Hammer redet

“Warum so hart!- sprach zum Diamanten einst die Küchen-Kohle: sind wir denn nicht Nah- Verwandte?”

Warum so weich? O meine Brüder, also frage ich euch: seid ihr denn nicht - meine Brüder?

Warum so weich, so weichend und nachgebend? Warum ist so viel Leugnung, Verleugnung in eurem Herzen? so wenig Schicksal in eurem Blicke?

Und wollt ihr nicht Schicksale sein un Unerbittliche: wie könntet ihr einst mit mir - siegen?

Und wenn eure Härte nicht blitzen und schneiden und zerschneiden will: wie könntet ihr einst mit mir- schaffen?

Alle Schaffenden nämlich sind hart. Und Seligkeit muß es euch dünken, eure Hand auf Jahrtausende zu drücken wie auf Wachs,-

- Seligkeit, auf dem Willen von Jahrtausenden zu schreiben wie auf Erz,- härter als Erz, edler als Erz, Ganz hart allein ist das Edelste.

Die neue Tafel, o meine Brüder, stelle ich über euch: werdet hart! -

Also sprach Zarathustra,
Von alten und neuen Tafeln, 29

Le marteau parle

Bản dịch của Henri Albert
Mercure de France, 1899.

“Pourquoi si dur?- dit un jour au diamant le charbon de cuisine; ne sommes-nous pas intimement parents? [1] – ”

Pourquoi si mous? Ô mes frères, ainsi vous demande, je, moi: n’êtes-vous donc pas - mes frères?

Pourquoi si mous, si fléchissants, si mollissants? Pourquoi y a-t-il tant de reniement, tant d’abnégation dans votre cœur? si peu de destinée dans votre regard?

Et si vous ne voulez pas être des destinées, des inexorables: comment pourriez-vous un jour vaincre avec moi?

Et si votre dureté ne veut pas étinceler, et trancher, et inciser: comment pourriez-vous un jour créer avec moi?

Car les créateurs sont durs. Et cela doit vous sembler béatitude d’empreindre votre main en des siècles, comme en de la cire molle, - béatitude d’écrire sur la volonté des millénaires, comme sur de l’airain, - plus dur que de l’airain, plus noble que l’airain. Le plus dur seul est le plus noble.

Ô mes frères, je place au-dessus de vous cette table nouvelle: DEVENEZ DURS!

Ainsi parlait Zarathustra,
Des vieilles et des nouvelles tables, 29.



*


Bản dịch của Geneviève Bianquis
AUBIER

“Pourquoi si dur? dit un jour la houille au diamant. Ne sommes-nous pas proches parents?”

Pourquoi si mous? Ô mes frères, voilà ce que je vous demande. N’êtes-vous pas mes frères?

Pourquoi si mous, si amollis, indolents? Pourquoi y a-t-il tant de reniement, de renoncement dans vos cœurs? si peu de fatalité dans vos regards?

Et si vous ne voulez par être fatalité et destin inexorable, comment pourriez-vous être un jour avec moi-vainqueurs?

Et si votre dureté refuse d’étinceler, de couper, de trancher, comment pourriez-vous être un jour avec moi-créateurs?

Car les créateurs sont durs, et il faut que vous sentiez la félicité d’imprimer votre main sur les millénaires comme sur une cire, la félicité de graver votre empreinte dans le vouloir des millénaires comme dans un plus noble que l’airain. Le métal le plus noble est aussi le plus dur.

Voilà la table nouvelle que je dresse à présent au-dessus de vos têtes, ô mes frères: devenez durs.

Ainsi parlait Zarathustra,
Des tables anciennes et nouvelles, 29.



*


Bản dịch của Maurice Betz
GALLIMARD, 1947.

“Pourquoi si dur? - dit un jour au diamant le charbon de cuisine; ne sommes-nous pas proches parents?”

Pourquoi si mous? Ô mes frères, je vous le demande: n’êtes-vous donc pas mes frères?

Pourquoi si mous, si mollissants, si fléchissants? Pourquoi y a-t-il tant de reniement, tant de dénis dans votre cœur? si peu de destinée dans votre regard?

Et si vous ne voulez pas être des destinées, des inexorables: comment pourriez-vous un jour vaincre avec moi?

Et si votre dureté ne veut pas étinceler, et trancher, et inciser: comment pourriez-vous un jour créer avec moi?

Car les créateurs sont durs. Et cela doit vous sembler une félicité d’empreindre votre main en des siècles, comme en de la cire.

Félicité d’écrire sur la volonté des millénaires, comme sur de l’airain, - plus dur que de l’airain, plus noble que de l’airain. Le plus dur seul est le plus noble.

Cette table nouvelle, ô mes frères, je la place au-dessus de vous: devenez durs!

Ainsi parlait Zarathustra,
Des vieilles et des nouvelles tables, 29.



*


The hammer speaks

Bản dịch của Water Kaufmann
THE VIKING PRESS, 1951.

“Why so hard?” the kitchen coal once said to the diamond. “After all, are we not close kin?”

Why so soft? O my brothers, thus I ask you: are you not after all my brothers?

Why so soft, so pliant and yielding? Why is there so much denial, self-denial, in your hearts? So little destiny in your eyes?

And if you do not want to be destinies and inexorable ones, how can you one day [2] triumpth with me?

And if your hardness does not wish to flash and cut and cut through, how can you one day create with me?

For all creators are hard. And it must seem blessedness to you to impress your hand on millennia as on wax,

Blessedness to write on the will of millennia as on bronze - harder than bronze, nobler than bronze. Only the noblest is altogether hard.

This new tablet, O my brothers, I place over you: become hard!

Thas Sproke Zarathustra,
On old and new tablets, 29.



*


Bản dịch của Marianne Cowan
A GATEWAY EDITION, 1957.

“Why so hard?” said the kitchen coal to the diamond. “Aren’t we near relatives?”.

Why so soft? I ask you, ho my brothers! Aren’t you-my brothers?

Why so soft, so soft and ready to give in? Why so much lying and denying in your hearts? Why so little fatefulness in your eyes?

If you will not be fates, inexorable men, how could you be victors together with me?

And if your hardness will not flash and cut and slice- how could you some day create together with me?

For creators are hard. And your bliss must be to print your hand on millenniums as if they were wax,

to inscribe yourselves upon the will of millenniums as if they were brass - harder than brass, more precious than brass. Only the most precious materials are really hard.

This new tablet I give you, my brothers: Become hard! -

Thus Spoke Zarathustra,
About Old and New Tablets, 29.



*


Bản dịch của R.J.Hollingdale
PENGUIN BOOKS, 1968 [3]

“Why so hard?” the charcoal once said to the diamond; “for are we not close relations?”

Why so soft? O my brothers, thus I ask you: for are you not-my brothers?

Why so soft, unresisting and yielding? Why is there so much denial and abnegation in your hearts? So little fate in your glances?

And if you will not be fates, if you will not be inexorable: how can you-conquer with me?

And if your hardness will not flash and cut and cut to pieces: how can you one day-create with me?

For creators are hard. And it must seem bliss to you to press your hand upon millennia as upon wax,

bliss to write upon the will of millennia as upon metal - harder than metal, nobler than metal. Only the noblest is perfectly hard.

This new law-table do I put over you, O my brothers: Become hard!

Thus Spoke Zarathustra,
Of Old and New law-tablets, 29.



*


Phụ lục 2
Những “thần tượng” được nói tới trong tác phẩm

ARISTOTE (384-322 trước T.L.):
Nietzsche hết sức tán dương những triết gia Tiền-Socrate nhưng coi nhẹ, và đôi khi giản lược và cưỡng ép Socrate và những triết gia trường phái này, nhất là Platon, coi họ như những “triệu chứng suy đồi, những công cụ của sự băng hoại của Hy Lạp, những kẻ bài Hy Lạp” (Sự khai sinh của Bi kịch). Ông kịch liệt bài bác quan niệm coi bi kịch như “catharsis”; - trạng thái cảm xúc pha trộn giữa kinh sợ và thương xót - của Aristote. Nếu Aristote có lí thì bi kịch chỉ là “một nghệ thuật nguy hại cho cuộc đời”, trong khi theo ông nó chính là một liều thuốc bổ, “kích thích vĩ đại hướng về cuộc đời, một nỗi say sưa cuộc đời, một ý chí sinh tồn” (Ý chí hùng dũng II, 460).

BAUDELAIRE, Charles (1821-1867):
“Ai là kẻ ủng hộ thông minh đầu tiên của Wagner? Chính Baudelaire…” (Ecce Homo, II, 5). Nietzsche dùng Baudelaire để chứng minh rằng Wagner chỉ là một kẻ décadent (suy đồi) Pháp quốc. Trong khi Baudelaire là một “Richard Wagner không âm nhạc”. Cả hai đều là những kẻ “lệ thuộc văn chương, vô cùng học thức, và cả hai đều là văn sĩ. Kích động thần kinh, bệnh hoạn, dày vò, không mặt trời.” (Ý chí hùng dũng, II, 3: 208).

BORGIA, César (chết năm 1507):
Quận công xứ Valentinois, người được Machiavelli dùng làm kiểu mẫu trong tác phẩm Quân vương, một chính khách tài ba, xảo quyệt và tàn bạo. Nietzsche gọi César Borgia là một con “mãnh thú”, một “ác quỉ nhiệt đới”, thuộc loại “mãnh thú tóc vàng” như những hải tặc Viking Bắc Âu, Nietzsche từ chối coi Borgia là một hình thức bệnh hoạn, suy đồi của con người (Phi thiện ác, 19). Trái lại chính những con người nguyên thuỷ dũng mãnh như César, những kẻ đến từ biển cả hay rừng núi bị xã hội của những “con người ôn hoà”, bầy thú “thuần hoá” suy nhược của những “vùng ôn đới” xua đuổi, xa lánh, sợ hãi, dồn đến chỗ khiến họ trở thành những kẻ nổi loạn, tội phạm, bệnh hoạn. Có thể nói họ là những anh hùng sa sẩy vì thiếu một môi trường hoang dã, phóng khoáng, nguy hiểm. Đó là những cây khoẻ mạnh của rừng nhiệt đới bị còi cọc khi bị đánh sang trồng trên những mảnh đất ôn đới. (Hoàng hôn của những Thần tượng, IX, 45). Nietzsche chịu ảnh hưởng quan niệm về anh hùng, kẻ tội phạm cao nhã của Dostoïevski, rút tỉa từ kinh nghiệm tù đầy của ông ở Tây Bá Lợi Á nơi, sau nhiều năm sống chung chạ với những tù khổ sai Nga, Dostoïevski nhận định: tất cả những người này đều có trong mình những tài nguyên tuyệt vời, có lẽ họ là những tài năng thiên phú nhất, những đứa con mãnh liệt nhất của dân tộc ta.” (Hồi kí về chốn địa ngục trần gian).

BUCKLE, Henry Thomas (1821-1862):
Sử gia Anh, tác giả bộ Lịch sử văn minh. Trong Phổ hệ luân lí (I, 4), Nietzsche tấn công quan niệm của Buckle về những định luật tổng quát chế ngự những cuộc cách mạng của nhân loại, cho đó là chủ trương duy tiện dân của tinh thần thời hiện đại.

BURCKHARDT, Jacob (1818-1897):
Sử gia Đức, bạn đồng nghiệp với Nietzsche ở đại học Basel, tác giả bộ Văn minh thời Phục Hưng ở Ý nổi tiếng. Nietzsche rất kính phục Burckhardt, lấy lại một số nhận định của ông về những nguyên lí phát khởi của một nền văn minh.

CARLYLE, Thomas (1795-1881):
Sử gia và phê bình gia Anh, tác giả bộ Anh hùng và sự tôn thờ anh hùng. Nietzsche phê bình Carlyle là một “người theo phong trào lãng mạn điển hình”, một người có ngôn ngữ và cử chỉ hùng mạnh, ồn ào nhưng trong cùng đáy tâm hồn lại là một kẻ yếu đuối, dằn vặt, thường xuyên bị dao động bởi nhu cầu tìm một đức tin mạnh, tích cực để trấn áp mình, lầm lẫn giữa khát vọng tin tưởng với ý chí tìm chân lí. (Ý chí hùng dũng, 455).

CATILINA, Lucius Sergius (109-62 trước T.L.):
Nhà quí tộc La Mã, âm mưu chống Nguyên lão Nghị viện nhưng thất bại (63-2 t.T.L.)

CÉSAR, Jules (101-44 trước T.L.):
Kẻ chinh phục, nhà độc tài La Mã, hùng biện khéo léo, đầy nghị lực, biểu dương lịch sử của con người ý chí hùng dũng thăng hoa, khác với Borgia là con người ý chí hùng dũng bị thui chột.

COMTE, Auguste (1798-1857):
Triết gia duy nghiệm Pháp. Theo Nietzsche, Comte, nối tiếp thế kỉ thứ XVIII, đặt trái tim trên đầu óc, chủ trương một tri thức luận duy cảm giác, đề xướng một thứ vị tha ảo tưởng (YCHD, III, 40). Quan điểm chủ yếu của Comte lầm lạc: chủng loại siêu đẳng không có bổn phận hướng dẫn chủng loại hạ đẳng, trái lại, phải coi chủng loại dưới như nền tảng, điểm tựa để hoàn thành sứ mệnh của chính mình: vượt qua con người, vượt quá nhân loại-lí tưởng của Comte.

CORNARO, Luigi (1467-1566):
Tác giả bộ sách lừng danh về nghệ thuật điều dưỡng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng “Discorsi sulla vita Sobria” (1558). Rút kinh nghiệm từ chính cuộc sống đau ốm của ông từ lúc nhỏ tới năm trên bốn mươi tuổi, Cornaro cổ võ một phép ăn uống kiêng cữ như một phương thuốc cho một cuộc sống trường thọ và khoẻ mạnh. “Trong phần đời sau, ông thấy một trái trứng đủ là thực phẩm vững chắc cho một ngày” (Encyclopedia Britannica). Theo Nietzsche, Cornaro đã lầm lẫn cho hậu quả là nguyên nhân.

DANTE ALIGHIERI (1265-1321):
Thi hào Ý. Trong bảng giá trị của Nietzsche, những nghệ sĩ được đặt trên cả tư tưởng gia. Nhưng đó là những nghệ sĩ vĩ đại, đi trên những trào lưu tư tưởng. Trong thực tế có những nghệ sĩ lớn đầu hàng tư tưởng và thường khi tựu thành chính những trào lưu tư tưởng ấy làm Nietzsche nản lòng: Dante với Giáo hội Thiên Chúa, Richard Wagner với phái lãng mạn, Shakespeare với tư tưởng tự do của Montaigne. Nietzsche không đọc Dante nhiều vì “những tinh thần giáo điều như Dante và Platon là những tinh thần mà tôi cảm thấy vô cùng xa cách” (YCHD, III, 379).

DARWIN, Charles (1809-1882):
Nhà vạn vật học Anh chủ trương thuyết tiến hoá:


Vạn vật phải tranh đấu để sinh tồn (struggle for life).


Muốn sinh tồn, sinh vật phải thay đổi cơ thể ngày một hoàn hảo hơn. Bộ phận nào ích dụng sẽ tăng trưởng, bộ phận nào dư thừa sẽ suy yếu và biến mất. Đó là sự chọn lọc tự nhiên (natural selection).


Sự chọn lọc đó đưa tới sự tiến hoá (evolution) của chủng loại: chỉ những sinh vật nào mạnh mới tồn tại, những sinh vật yếu sẽ bị đào thải, tiêu diệt.

Nietzsche kịch liệt chống lại Darwin:


Nơi nào có tranh đấu là tranh đấu giành sức mạnh (struggle for power).


Tinh thần phát triển ngày một hoàn hảo hơn chứ không phải cơ thể.


Những chủng loại không tiến hoá. Trái lại những mẫu suy đồi, bệnh hoạn chế ngự dần những mẫu chọn lọc lành mạnh: những kẻ yếu càng ngày càng thắng lướt những kẻ mạnh - bởi chúng đông hơn, khôn khéo hơn, thận trọng hơn, yếm trá hơn, tự chủ mạnh mẽ hơn, bắt chước tài tình hơn, đức độ hơn - tóm lại bởi chúng tinh thần hơn. (Tri thức hân hoan, 349, YCHD I: 181, 182, 219- 222, 243; II: 129, 249).


DOSTOÏEVSKI, Fyodor (1821-1881):
Đại văn hào Nga, thuộc về “những tình cờ hạnh phúc nhất” của đời Nietzsche. “Một vài tuần lễ trước tôi không biết ngay cả tên Dostoïevski nữa… Một sự tình cờ may mắn trong một hiệu sách dẫn dắt tôi để ý tới một tác phẩm dịch bằng tiếng Pháp L’Esprit souterrain (Hồi kí viết dưới hầm)… Bản năng họ hàng (nếu không thì gọi bằng gì bây giờ?) nổi lên ngay lập tức, nỗi vui sướng của tôi thật vô bờ: tôi phải trở lại việc làm quen với tác phẩm Rouge et noir của Stendhal để gợi lại một nỗi hân hoan tương tự” (Thư ngày 23 tháng Hai, 1887). Tháng Ba năm đó, Nietzsche còn mê man đọc Hồi kí về chốn địa ngục trần gian và Những kẻ bị chà đạp và sỉ nhục cũng qua bản dịch tiếng Pháp. “Giải thoát siết bao khi đọc Dostoïevski!... Dostoïevski là người duy nhất dạy tôi được vài điều về tâm lí học”:


Tội ác phải được xếp vào những “cuộc phản kháng trật tự xã hội” hiện hữu. Một kẻ phản kháng có thể là một người đáng thương và đáng khinh, nhưng một cuộc phản kháng chống lại thứ xã hội yếu hèn của chúng ta thì không hề làm giảm giá trị của một người.


Không được xét đoán giá trị của một người căn cứ vào hành động duy nhất. Trong mọi tội ác hầu như đều biểu lộ những đức tính mà không người nào được thiếu.


Phải bãi bỏ hình phạt và sự ghê tởm dành cho kẻ phạm tội vì người ta không thể nâng dậy một người bằng cách hành hạ và khinh bỉ hắn. Sự khinh bỉ ngược đãi là một sự đồi bại và đồi bại hoá tâm hồn còn tệ hại và dã man hơn cả tội ác.


Những kẻ phạm tội thường là những kẻ man rợ, mãnh liệt, quá trớn không thích nghi nổi với những điều kiện sinh tồn nền nếp, nghèo nàn, yếu đuối, gò bó, tiết chế của xã hội.


Sự gia tăng của tội ác có thể là một triệu chứng báo hiệu sự băng hoại của xã hội nhưng đồng thời đó là một điềm lành cho thấy khả tính của một nền văn minh mới; một sự bình phục mới: không có thời nào nhiều tội ác khủng khiếp bằng thời Phục Hưng, bình minh của nền văn minh hiện tại.


Tất cả những kẻ tội phạm đều có thể là những kẻ phi nhân. Nhưng tất cả những vĩ nhân đều thiết yếu phải là những kẻ tội phạm.

Đó là những bài học Nietzsche đã học từ nơi Dostoïevski.

ELIOT, George (1819-1890):
Nữ sĩ Anh, Nietzsche chỉ biết Eliot qua một người bạn gái, cô Druscowicz, và chỉ nhắc tới Eliot một lần duy nhất là trong tác phẩm này.

EMERSON, Ralph Waldo (1803-1882):
Không bậc thầy nào của Nietzsche cuối cùng không bị ông chê trách. Nhưng cũng có những nguồn tư tưởng Nietzsche trung thành suốt đời và khó phân biệt với tư tưởng của chính ông. Emerson là một. “Tôi cảm thấy ông rất gần tôi”, Nietzsche nói về Emerson như vậy. Nietzsche rất thán phục cuộc sống cô đơn, lặng lẽ, hân hoan, đầy hứng khởi của Emerson, Emerson chính là một trong những kiểu mẫu đầu tiên của Zarathustra. “Tâm hồn cao cả” (The Oversoul) của Emerson chính là “Siêu nhân” (Überrmensch) của Nietzsche, Nietzsche tán thành sự lên án nghiêm khắc thời hiện đại của Emerson, một thời đại hùng hồn trong những lời rên xiết thở than, bạc nhược trong tinh thần, nghèo nàn trong tâm tưởng. Theo Emerson, tất cả mọi tín điều đều là nô lệ. Không có gì thiêng liêng bằng sự nguyên vẹn của tinh thần, bằng lòng tự tin (Self-Reliance). Trên đời không có gì khủng khiếp bằng có một ý chí. “Cuộc đời là một sự kiếm tìm sức mạnh” (Life is a search for power). Nói theo ngôn ngữ Nietzsche: “Cuộc đời là Ý Chí Hùng Dũng (Leben ist Wille zur Macht.)” Lịch sử quá khứ là một lịch sử tồi tàn. Những dân tộc của chúng ta trên trái đất đều là tiện dân. “Chưa bao giờ chúng ta thấy một người thực sự là người.” (We have never seen a man)” hay nói theo điệu Nietzsche: “Chưa bao giờ chúng ta có một Siêu Nhân” (Niemals noch gab es einen Uebermenchen). Tất cả sự vĩ đại của quá khứ mới chỉ là bước đầu.

FONTENELLE, Bernard (1657-1757):
Nhà văn Pháp, một trong nhóm sáu nhà luân lí Pháp mà Nietzsche ngưỡng mộ vì “đọc họ người ta gần thời thượng cổ cao nhã hơn bất cứ một nhóm tương tự nào ở một quốc gia nào khác.” Đó là Fontenelle, Montaigne, La Rochefoucauld, La Bruyère, Vauvenargues và Chamfort. - (Lữ khách và bóng hình mình, 214).

GONCOURT, Edmond (1822-1896) và Jules (1830-1870):
Hai nhà văn thuộc trường phái tự nhiên Pháp. Bi quan, hư vô chủ nghĩa, dị hợm. “Những điều họ trình bầy đều xấu xí, nhưng nếu họ trình bầy, là vì họ thích sự xấu xí đó…” (YCHD, II, 343) một cách căn để, tất cả những nhà văn này đều thiếu một cái chính yếu - “la force” (Thư ngày 10 tháng Mười, 1887).

HARTMANN, Eduard von (1842-1906):
Triết gia Đức, theo chủ trương bi quan, tác giả bộ Triết lí vô thức. Nietzsche thường qui chiếu “ông” Hartmann khi bài xích bi quan chủ nghĩa.

HÉRACLITE (vào khoảng 500 tr.T.L.):
Trong những triết gia Tiền-Socrate mà Nietzsche ngưỡng mộ, ông kính trọng nhất Héraclite. Cũng như Emerson, Héraclite là bậc thầy mà Nietzsche theo sát tư tưởng, về cả nhân sinh quan lẫn vũ trụ quan sinh động, và không bao giờ tỏ ra bớt cung kính. Khi Nietzsche phát biểu: “Con người là một cái gì cần phải vượt qua” là ông theo những bậc tiền bối Héraclite, Empédocle, Spinoza, Goethe (Triết lí thời Bi kịch Hy Lạp, phần dẫn nhập). “Khi tôi trình bầy thế giới như một trò chơi thần thánh đặt bên trên thiện ác, tôi có các bậc tiên phong: triết học Vêdânta và Héraclite” (YCHD IV, 628). Héraclite nói rất ít. Những phát biểu của ông vắn tắt, mãnh liệt như những sấm ngữ khắc trên đền Delphes và không ngừng là những cảm hứng cho những thi sĩ lớn, như René Char… vì “triết lí ít minh chứng của Héraclite có một giá trị nghệ thuật lớn lao hơn tất cả mọi định đề của Aristote” (YCHD IV, 172). Thái độ kiêu hãnh huy hoàng, như sấm sét của Héraclite là kiểu mẫu tối thượng của Zarathustra.

HORACE, Quintus, Horatius Flaccus (65-8 tr.T.L.) :
Thi sĩ Latin, tác giả Phúng thi, Đoản thi, Nghệ thuật thi ca.

HUGO, Victor (1802-1885):
Nietzsche thường nhắc tới Victor Huygo và Richard Wagner khi công kích phái lãng mạn, duy cảm giác hạ lưu (Trường hợp Wagner, 11).

KANT, Immanuel (1721-1804):
Nietzsche giễu cợt quan niệm “sự vật tự nội” và nhất là lòng tin tưởng của Kant vào “trật tự thế giới có tính cách luân lí”. Theo Nietzsche không có những sự kiện luân lí mà chỉ có những cách giải thích, diễn dịch luân lí. Cùng với sự sai lầm căn bản đặt ý chí con người vào sự vật này, Kant còn sai lầm nặng nề trong sự thẩm định những giá trị lịch sử (Cuộc Cách mạng Pháp). Tóm lại Kant là một tâm lí gia tầm thường, một kẻ cuồng tín luân lí như Rousseau, một tín đồ Kitô giáo trong sự thẩm định những giá trị, một kẻ giáo điều trong tận cùng tâm hồn.

LISZT, Franz (1811-1886):
Soạn nhạc gia và dương cầm thủ Hung Gia Lợi, cha vợ Wagner. Liszt là một nhạc sĩ mà “sự quí phái trong hợp khúc thật vô song” (Ecce Homo, II, 7), nhưng vẫn không tránh khỏi đôi khi bị Nietzsche bỡn cợt nhẹ nhàng như một “diễn viên” theo kiểu Wagner.

LOBECK, Christian-August (1781-1860):
Nhà ngữ học thượng cổ học Đức, chuyên gia về lịch sử ngôn ngữ Hy Lạp.

MACHIAVELLI, Niccolo (1469-1527):
Sử gia và chính trị gia Ý, tác giả “Quân Vương”, “Nghệ thuật chiến tranh”, Nietzsche thán phục chủ trương hiện thực của Machiavelli.

MALTHUS, Thomas Robert (1766-1834):
Kinh tế gia Anh, tác giả Luận về Nguyên tắc dân số chủ trương kiểm soát sinh đẻ vì “dân số, khi không kiểm soát, gia tăng theo tỉ lệ hình học trong khi thực phẩm chỉ tăng theo tỉ lệ toán học… năng lượng của dân số lớn gấp bội so với năng lực của trái đất để tạo ra thực phẩm cho con người.”

MICHELET, Jules (1798-1874):
Sử gia của nước Pháp và của cuộc Cách mạng Pháp. Nietzsche đặt Carlyle, Schiller và Michelet là bộ ba sử gia theo chủ trương lí tưởng (YCHD I, 299).

MILL, John Stuart (1806-1873):
Triết gia Anh. Nietzsche ít đề cập tới Mill, và rất coi thường chủ trương Duy Dụng của triết gia này.

NAPOLÉON BONAPARTE (1769-1821):
Nietzsche thường nhắc tới Napoléon với Goethe, Napoléon với César, Napoléon với Bismarck, Napoléon với Beethoven như những thí dụ điển hình về con người thượng đẳng, ý chí mãnh liệt, quí phái, cô độc, cách biệt, trầm lặng. Napoléon là đối cực của Rousseau, của thế kỉ thứ XVIII, đó là một tâm hồn thượng cổ, sắt đá, một sự tổng hợp của Phi nhân (Unmensh) với Siêu nhân (Übermensch) (Phổ hệ Luân lí I, 16), Napoléon hiểu sự liên kết cần thiết giữa vĩ nhân và con người đáng sợ (YCHD III, 532).

PLATON (428-347 tr.T.L.):
“Điều chia cách chúng ta với Kant cũng như với Platon và Leibniz là chúng ta tin vào sự biến dịch ngay cả trong những sự việc tinh thần”. (Triết học thời bi kịch Hy Lạp). Nietzsche chống Platon vì lí thuyết về những hình thức siêu cảm giác và khuynh hướng về một thế giới khác về Linh Tượng giới. Platon “thích sự dối trá và ảo tượng thi ca hơn chân lí, cái phi thực hơn hiện tại” (YCHD I, 209). Với Socrate, triết học bị đặt dưới sự thống trị của lí trí. Với Platon, triết học phải mang thêm một cái ách nữa: luân lí.

RENAN, Ernest (1823-1892):
Văn sĩ duy lí Pháp, tư tưởng gia tự do nhưng không thoát nổi sự cám dỗ của tôn giáo. Cảm quan đàn bà, tọc mạch như Sainte-Beuve.

ROUSSEAU, Jean-Jacques (1712-1778):
Trong cuộc chiến giữa Voltaire và Rousseau, Nietzsche đứng về phía Voltaire. Trạng thái thiên nhiên khủng khiếp, con người là một con vật săn mồi, nền văn minh của chúng ta là sự chiến thắng kì diệu trên thú tính: đó là lí luận của Voltaire. Trong “năm không” của Nietzsche, cái không thứ ba chống lại thế kỉ XVIII và Rousseau, chống lại sự mời gọi “trở về thiên nhiên”, chống lại quan niệm “nhân chi sơ tính bản thiện”, chống lại sự tin tưởng của Rousseau vào quyền tối thượng của tình cảm - chống lại sự mềm yếu hoá, đạo đức hoá con người; lí tưởng phát sinh từ sự thù hận nền văn minh quí phái, thiết yếu đưa tới sự thắng thế của căm hờn, đam mê hỗn loạn, đàn bà tính, thú tính, bình dân, hạ lưu. (YCHD III, 14, 38, 39, 40…)

SAINTE-BEUVE, Charles-Augustin (1804-1869):
Phê bình gia và sử gia nổi tiếng của Pháp. Nietzsche phê bình chủ trương khách quan của Sainte-Beuve vì Sainte-Beuve dối trá trong chính chủ trương của mình: Sainte-Beuve không ngớt ghen tức với những vĩ nhân như Montaigne, Charron, La Rochefoucauld, Chamfort, Stendhal.

SALLUST (86-35 tr.T.L.):
Sử gia Latin, ghi chép về cuộc âm mưu nổi loạn của Catalina, bút pháp sắc bén, cô đọng.

SAND, George (1804-1876):
Tiểu thuyết gia Pháp. Theo Nietzsche, George Sand giả tạo, khoa trương, khoác lác, khoan hồng giả dối như bất kì kẻ nào theo Rousseau.

SCHILLER, Friedrich (1759-1805):
Tác phẩm Thảo khấu của Schiller, năm 1859, đã gieo nơi Nietzsche trẻ tuổi một ấn tượng khó phai mờ về Siêu Nhân. Ngày 22 tháng Năm 1872, khi dự buổi trình diễn Hoà tấu Khúc số IX của Beethoven, đoạn cuối phổ nhạc bài thơ Ca ngợi nguồn vui của Schiller khiến Nietzsche xúc động sâu xa vì nguồn vui bi tráng. Theo Schiller, tất cả mọi vẻ đẹp cao quí đều quị ngã trên trần gian. Chân lí về cuộc đời và thế giới tiêu diệt sức sống trong con người. Vì thế phải giáo dục thẩm mĩ cho con người. Nghệ thuật, nhất là bi kịch là “một sự trồng độc để chống lại định mệnh không thể tránh khỏi”. Từng chút một, bằng bi kịch, cảm xúc bi tráng được tiêm trích vào con người để con người sẵn sàng đón nhận ngày sự kinh hoàng thật sự xảy ra. Amor fati, tình yêu định mệnh của Nietzsche nẩy sinh từ cảm hứng Schiller. Kịch của Schiller luôn luôn cho thấy những tâm hồn mãnh liệt phản kháng chống lại thời đại và định mệnh mình, hiến mình cho cái chết non yểu nhưng đồng thời tạo ra cái đẹp và sự vĩ đại. Chính thiểu số tinh hoa này lãnh đạo thế giới một cách vô hình. Trong giai đoạn đầu, Nietzsche giữ lại phần lớn tư tưởng Schiller. “Mục đích của tôi là mục đích của Schiller nhưng được nâng cao đến vô cùng”.

SCHOPENHAUER, Athur (1788-1860):
Cùng với Goethe, Schiller, Hölderlin, Kleist, Fichte, Schopenhauer là một bậc thầy vĩ đại của Nietzsche trẻ tuổi. Có một thời Nietzsche coi Schopenhauer như cha và tự nhận là một đồ đệ nhiệt thành của Schopenhauer. Nietzsche rất tán đồng bảng phân chia đẳng cấp tinh thần và vay mượn hoàn toàn lí thuyết về thiên tài của Schopenhauer. Nhưng sau đó Nietzsche không chấp nhận quan điểm của Schopenhauer về tác dụng của bi kịch và nhất là chủ nghĩa bi quan, hư vô, nhị nguyên tính của ý chí và trí tuệ, thái độ thù nghịch với bản năng, cảm xúc, dục tình của ông. Nietzsche không bao giờ tha thứ sự thẩm định giá trị theo quan điểm luân lí của Schopenhauer nhằm triệt hạ giá trị cuộc đời, phá huỷ sự khẳng định của “ý chí sống”, những hình thức phong phú của cuộc đời khi diễn dịch nghệ thuật, anh hùng tính, thiên tài, vẻ đẹp, lòng từ bi, trí tuệ… như hậu quả của sự phủ nhận hay đoạn diệt “ý chí sống”, trong khi theo Nietzsche đó chính là kết quả của sự khẳng nhận ý chí, của ý chí sung mãn. Nietzsche chủ trương một sự thẩm định giá trị theo quan điểm thẩm mĩ và lên án sự thẩm định theo quan điểm luân lí của Schopenhauer là một vụ làm bạc giả lớn lao nhất trong lịch sử sau Kitô giáo.

SOCRATE (470-399 tr.T.L.):
Theo Nietzsche, tất cả những vấn đề lớn đều được đặt ra trước Socrate. Với Socrate, triết lí suy đồi thành triết học, những bản năng Hy Lạp băng hoại và bi kịch hấp hối vì chủ trương duy lí và duy hạnh phúc, vì lòng tin tưởng vào một Thượng Đế tốt lành, vào con người tốt lành vì nó hiểu biết của ông. Socrate đoạn tuyệt với những giá trị truyền thống và bắt đầu đưa Hy Lạp xuống dốc. Tóm lại, Socrate đã làm những việc độc hại sau đây:


Ông ta đã phá huỷ sự ngây thơ chân chất của phán đoán luân lí.


Ông ta đã tiêu huỷ khoa học.


Ông ta không có một cảm thức nào về nghệ thuật.


Ông ta đã cắt đứt con người với sự liên hệ lịch sử của nó.


Ông ta đã đề cao trò chơi chữ và biện chứng pháp dài dòng.

SPENCER, Herbert (1820-1903):
Triết gia Anh, sáng lập thuyết tiến hoá. Nietzsche không nhìn thấy trong xã hội tương lai, khi mọi cá thể đồng nhất với nhau, cũng như trong hạnh phúc của số đông, sự thanh bình của tâm hồn, đức hạnh, tiện nghi - lí tưởng của ông Spencer - một cái gì tốt đẹp cả. Đặt hoà bình trên chiến tranh là một phán đoán phản sinh vật học, đặt đa số lên trên thiểu số là một phán đoán phản tiến hoá. “Ông Spencer là một kẻ suy đồi, trong sinh vật học; ông cũng là một kẻ suy đồi với tư cách một nhà luân lí”. Triết học duy lợi của ông Spencer: “hoàn toàn thiếu vắng lí tưởng, trừ lí tưởng của con người bình phàm.” (YCHD I, 438, 285).

SPINOZA, Baruch (1632-1677):
Triết gia Hà Lan, sống bí mật, lặng lẽ, thanh thản trong cảnh bần hàn như một ông thánh. Ông từ chối làm giáo sư đại học để suốt đời mài kiếng bên lề đường. Ông cũng không chịu phổ biến tư tưởng mình. Bộ Đạo đức vĩ đại của Spinoza chỉ được in ra sau khi ông từ trần nhờ một Mạnh Thường Quân vô danh. Nietzsche đồng ý với Spinoza về năm điểm: khước từ tự do ý chí, mục đích, trật tự thế giới có tính cách luân lí, tính bất vị kỉ và sự hiện hữu của tội lỗi. Tuy nhiên, Nietzsche không tán thành sự khó hiểu toán học mà Spinoza dùng như giáp trụ và mặt nạ che dấu triết học hay đúng hơn “lòng yêu chuộng minh triết” của ông (Phi thiện ác, 5). Công thức toán học khô cứng như nơi Spinoza, công thức đã tạo ra trên Goethe một ấn tượng quá nặng nề, chỉ có thể tự biện minh như một cách diễn tả thẩm mĩ. (Triết học thời bi kịch Hy Lạp).

STENDHAL, bút hiệu của Henri Beyle (1783-1842):
“Người nghệ sĩ tự bản chất có thể thiết yếu là một người đa dục, xúc động trước tất cả, dễ bị thương vong trong mọi chiều hướng, tự nhiên hướng về tất cả mọi sự kích thích và những gì gợi ra những kích thích này. Nhưng dưới ảnh hưởng của sứ mệnh hắn, của ý chí đi tới tự chủ của hắn, hắn thường tiết độ nghĩa là trinh tiết” (YCHD, III, 441). Goethe và sau đó là Stendhal là những nghệ sĩ mãnh liệt, tự chủ, đáp ứng được chủ trương “lí trí trong thái độ sống” này của Nietzsche. Ngoài ra Nietzsche còn vô cùng thán phục Stendhal vì trực giác bén nhậy và chủ trương vô thần lương thiện của ông. Stendhal không khước từ Thượng Đế vì những tội lỗi và sự xấu xa của thế gian mà khước từ chính sự hiện hữu của Thượng Đế. “Có lẽ tôi ganh tị với cả Stendhal. Ông đã đánh cắp mất chữ hay nhất mà chủ trương vô thần của tôi có thể tìm thấy: “Sự miễn thứ duy nhất của Thượng Đế là đừng hiện hữu…” (Ecce Homo, II, 3).

THUCYDIDES (vào khoảng 460-395 tr.T.L.):
Triết sử gia vĩ đại Hy Lạp, bút pháp cô đọng, mạnh mẽ, lối kể truyện khúc triết, dồn dập, tác giả bộ Lịch sử cuộc chiến tranh Péloponnèse. “Thucydides và Tacite thiết yếu là những thi sĩ” (YCHD, III, 126).

WAGNER, Richard (1813-1883):
Soạn nhạc gia Đức, tác giả Tristan und Isold, Parsifal, chồng thứ hai của Cosima Liszt, người mang ảnh hưởng văn hoá Pháp cho Wagner… Wagner là một thiên tài âm nhạc, ông cố gắng nối kết thi ca, vũ điệu và âm nhạc. Nguồn cảm hứng thường xuyên của Wagner là những thần thoại dòng Nhật Nhĩ Man. Nietzsche vô cùng thán phục Wagner, một thiên tài lớn nhất của nước Đức còn sống. Nhưng dần dần Nietzsche không chịu nổi không khí âm u, siêu hình của nhạc Wagner. Năm 1876, Nietzsche đoạn tuyệt với Wagner và không tha thứ cho Wagner khi Wagner đầu hàng tôn giáo, tìm hứng khởi trong đề tài Cứu Chuộc. Nietzsche lên án âm nhạc của Wagner bệnh hoạn. Năm 1882, Nietzsche tìm thấy trong nhạc của Bizet, nhất là trong ca vũ Carmen, một thứ âm nhạc lí tưởng đối trị với nhạc Wagner. Nhạc Bizet có tính cách “Địa Trung Hải”, trong sáng, thổn thức, bi tráng, tàn bạo một cách ngây thơ, say sưa nhẹ nhàng, đem lại cho tư tưởng những đôi cánh lâng lâng.

ZOLA, Emile (1840-1902):
Tiểu thuyết gia Pháp, tác giả bộ trường thiên Rougon Macquart. Zola là thủ lãnh trường phái tự nhiên, đem khoa học giải thích những sự kiện nhân sinh và xã hội. Những sự kiện trường phái này trình bày thường xấu xa ô uế, đen tối bi quan, cần phải đả phá, tiêu diệt. Theo chủ trương nghệ thuật Dionysos rạt rào sức sống của Nietzsche thì không có nghệ thuật bi quan. Nghệ thuật bao giờ cũng khẳng định. “Nhưng còn Zola? còn anh em Goncourt? - Những sự việc họ trình bày đều xấu xí, đó là vì họ thích sự xấu xí đó…” (YCHD IV, 461). Zola hay là “thú phóng uế” (HHTT IV, 1).



*


Những năm tháng trọng đại trong cuộc đời Nietzsche

(Dựa theo Walter Kaufmann và Charles Andler)

“Tôi chính là con người tiền định, chỉ định những giá trị cho muôn ngàn năm. Một người bí ẩn bị thúc bách đủ trăm chiều, một người không nguồn vui, đã liệng xa khỏi mình mọi tổ quốc, mọi nghỉ ngơi. Cái làm nên phẩm cách cao nhã: Trở thành chủ hạnh phúc cũng như bất hạnh của chính mình.”

1844 Nietzsche chào đời tại Röcken, Đức ngày 15 tháng Mười.

1849 Phụ thân, một mục sư Tin Lành, từ trần vào ngày 30 tháng Bẩy.

1850 Gia đình rời về Namburg.

1858-64 Nietzsche theo học trường nội trú Schulpforta. Say mê Goethe, Emerson, Fichte. Ngưỡng mộ thiên tài. Chọn chí hướng.

1864 Theo học cổ ngữ học cổ điển tại Đại học Bonn. Nghiên cứu âm nhạc: Bach, Schumann, Berlioz. - Giáo sư ngữ học Ritschl qui định ý hướng Nietzsche về Hy Lạp. Kết bạn với Deussen.

1865 Leipzig. Gặp lại Ritschl. Nghiên cứu về Aristote, Homère, Hésiode, Diogène, Laerce. Tình cờ khám phá ra tác phẩm “Thế giới như ý chí và biểu tượng” của Schopenhauer trong một tiệm sách cũ. Bắt đầu thân với Erwin Rohde.

1866 Khủng hoảng. Thán phục Bismarck. Đi quân dịch. Xung vào pháo binh. Tai nạn.

1868 Gặp Wagner lần thứ nhất.

1869 Được Ritschl tiến cử làm giáo sư ngữ học cổ điển tại Đại học Basel, Thuỵ Sĩ.

1870 Đời sống đại học. Quen Jacob Burckhardt. Đổi sang quốc tịch Thuỵ Sĩ. Ngưỡng mộ Cosima Wagner. Làm tổng hợp Schopenhauer và Wagner. Xung phong vào đội cứu thương trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ. Đau ốm. Trở lại Basel tháng 10. Kết bạn đời với Franz Overbeck.

1873 Ấn hành tác phẩm đầu tay Die Geburt der Tragödie aus dem Geiste der Musik (Sự khai sinh của bi kịch từ tinh thần âm nhạc).

1872 Ấn hành hai tác phẩm Unzeitgemässe Betrachtungen (Những suy tưởng phi thời): David Strauss, der Bekenner und Schriftsteller (David Strauss, Kẻ nhiệt tín và nhà văn), Von Nutzen und Nachteil der Historie für das Leben (Về sự lợi ích và bất lợi của lịch sử đối với cuộc đời).

1874 Suy tưởng phi thời thứ ba: Schopenhauer als Erzieher (Schopenhauer nhà giáo dục).

1876 Suy tưởng phi thời thứ tư: Richard Wagner in Bayreuth (Richard Wagner ở Bayreuth), tập Suy tưởng chót được in sau nhiều đắn đo. Sức khoẻ suy yếu. Rời bỏ đại học. Đi Sorrento.

1878 Ấn hành Menschliches, Allzumenschliches (Phàm phu, quá đỗi phàm phu).

1879 Thôi dạy học hẳn nhưng vẫn được hưởng ân bổng. In Vermischte Meinungen und Sprüche (Ý kiến tương hợp và châm ngôn). Tới Engadin vào mùa hè.

1880 Ấn hành Der Wanderer un sein Schatten (Lữ khách và bóng hình mình).

1881 Die Morgenröte (Bình minh) ra đời. Nietzsche đi tìm mặt trời miền Nam. Ở Genoa vào mùa đông và xuân, ở Sils Maria vào mùa hạ và mùa thu ở lại Genoa.

1882 Die Fröhliche Wissenschaft (Tri thức hân hoan). Mùa đông ở Genoa, mùa xuân ở Messsina, hạ ở Tautenburg cùng Lou Andreas-Salomé, nữ sinh viên Nga ái mộ Nietzsche và em gái Elisabeth. Mùa thu trở về Leipzig. Tới Rapallo vào tháng 11.

1883 Nietzsche viết phần đầu tác phẩm Also sprach Zarathustra trong mùa đông ở Rapallo, viết phần hai vào mùa hạ ở Sils Maria.

1885 Phần ba và phần kết viết ở Nizza và Mentone trong mùa đông. Nietzsche bỏ tiền riêng ra in 40 bản nhưng trong 70 triệu dân Đức ông chỉ tìm thấy 7 người để tặng.

1886 Ấn hành Jenseits von Gut und Böse (Phi thiện ác). Viết tựa mới cho Sự khai sinh của bi kịch. Tái bản Phàm phu, quá đỗi phàm phu, đề tựa mới.

1887 Ấn hành Zur Generalogie der Moral (Phổ hệ luân lí). Tái bản Bình minh, đề tựa mới. Tái bản Tri thức hân hoan, thêm phần thứ năm và thơ.

1888 Mùa đông ở Nizza, xuân ở Turin, hạ ở Sils Maria, thu trở lại Turin. Ấn hành Der Fall Wagner (Trường hợp Wagner). Nietzsche bắt đầu nổi tiếng.

1889 Và bắt đầu điên, tháng Giêng ở Turin, Overbeck, bạn đồng liêu cũ đưa Nietzsche về Basel. Nietzsche được đưa vào dưỡng trí viện Jena nhưng chẳng bao lâu sau đó được thân mẫu đưa về Naumburg. Tác phẩm Die Götzen-Dämmerung (Buổi hoàng hôn của những thần tượng) được xuất bản vào tháng Giêng 1889.

1891 Phần lớn Zarathustra được in và phát hành rộng rãi.

1895 Kẻ chống Chúa (Der Antichirst) và Nietzsche chống Wagner (Nietzsche contra Wagner) được ấn hành.

1897 Thân mẫu Nietzsche tạ thế. Bà Elisabeth Förster Nietzsche, cô em gái triết gia đưa ông về Weimar.

1900 Ngày 25 tháng Tám năm 1900, Nietzsche từ trần tại Weimar.

1901 Bà Elisabeth Förster Nietzsche cho ấn hành khoảng 400 kí chú dưới tiêu đề Der Wille zur Macht (Ý chí hùng cường).

1904 Elisabeth Förster Nietzsche viết về cuộc đời anh: Das Leben Friedrich.

1908 Nietzsche, Ecce Homo được ấn hành lần thứ nhất.

1910-11 Toàn bộ Ý chí hùng dũng được san định và ấn hành gồm 1067 kí chú.

____________


Nietzsche trên Internet:
http://gutenberg.spiegel.de/autoren/nietzsch.htm
http://de.wikisource.org/wiki/Friedrich_Nietzsche
http://www.friedrichnietzsche.de/
http://www.nietzsche-gesellschaft.de/



--------------------------------------------------------------------------------
[1]Bản in năm 1912 sửa lại là proches parents- N.H.H.
[2]Đoạn trên đây trích trong cuối bản dịch Twilight of the Idols, của Kaufmann đã sửa lại bản dịch Thus spoke Zarathustra, 1954, thiếu hai chữ “one day” và “all”. - N.H.H.
[3]Đoạn trên trích trong bản dịch Twilight of the Idols ấn hành năm 1968, trong khi bản dịch Thus Spoke Zarathustra của cùng dịch giả ấn hành lần thứ nhất năm 1961. Không có sai biệt. - N.H.H.

Nguồn: Hồng Hà in lần thứ nhất tại Sài Gòn năm 1971.