Hiển thị các bài đăng có nhãn “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương. Hiển thị tất cả bài đăng

13/7/09

“Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương

Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương

Vũ Minh Khương

Trong phong cảnh “cùng ở một độ cao” của báo chí tại Việt Nam hôm nay, trang Tuần Việt Nam của VietNamNet nổi bật với một số bài viết đa chiều và đi xa hơn cả trong giới hạn cho phép của nền truyền thông chính thống trong nước. Bài viết “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương, đăng lúc 06 giờ 21 ngày 13/7/2009 tại địa chỉ http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieu…468/index.aspx trên Tuần Việt Nam tiếc rằng đã bị rút xuống. Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả bài viết rất đáng chú ý này.

___________________________

Vũ Minh Khương

Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?

13/07/2009 06:21 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Nghĩ về đất nước thấy trách nhiệm, nhìn ra thế giới thấy ước mơ. Bài viết của TS. Vũ Minh Khương nhằm thể hiện dũng khí của người Việt ta trong giai đoạn đầy thử thách hiện nay.

Chuyện xưa kể rằng: Trong một trận đánh quyết liệt có tính sống còn, nhưng quân sĩ cứ lui dần, lui dần đến bờ sông. Để thể hiện ý chí quyết tâm, các vị tướng đã quyết định chặt đi cây cầu duy nhất để không còn đường rút. Khi giặc đến, tất cả đều hét vang, xông lên chiến đấu với ý chí vô song. Trận đánh thắng lợi và quyết định của các vị tướng khi đó đã trở thành một bài học lịch sử cho sự phát triển.

Dựa trên tích cổ này, trong một bài viết, TS. Vũ Minh Khương đã chọn tựa đề: Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên? nhằm thể hiện dũng khí của thế hệ người Việt Nam chúng ta hôm nay. Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết đầy tâm huyết này để mọi người cùng suy ngẫm.

I. Định lượng nỗi đau dân tộc:

Mỗi con người khi thấy dân tộc mình ở vào vị thế thấp kém so với tiềm năng đều mang trong mình một nỗi đau. Nỗi đau này dù không ai giống ai hoàn toàn và không thể đo đếm chính xác. Thế nhưng, nó cũng có thể ước định được ở một chừng mực nhất định. Dưới đây là một phương cách đơn giản.

Mỗi người hãy tự trả lời bốn câu hỏi sau:

1. Chúng ta có thấy xót xa hổ thẹn về vị thế hiện nay của dân tộc mình không?

2. Chúng ta có thấy lo lắng cho tương lai của đất nước mình không?

3. Nếu có cơ hội, thế hệ chúng ta có đủ sức đưa dân tộc mình đến một vị thế vẻ vang (hơn mức hiện nay rất nhiều) không?

4. Cơ chế hiện thời có cho bạn làm được điều mà bạn hết lòng khao khát làm cho đất nước mình không?

Với mỗi câu hỏi, câu trả lời “có” được điểm 1 và câu trả lời “không” được điểm 0. Theo cách này, nỗi đau dân tộc của mỗi con người được đo bằng tổng số điểm của ba câu hỏi đầu trừ đi điểm của câu hỏi 4. Ví dụ, người mà câu trả lời là “có” cho cả ba câu hỏi đầu và “không” cho câu hỏi 4 sẽ có mức đau bằng 3 (1+1+1-0=3); đó là nỗi đau ở mức tột cùng. Trái lại, người mà câu trả lời là “không” cho cả ba câu hỏi đầu và “có” cho câu hỏi 4 sẽ có mức đau bằng -1 (0+0+0-1= -1); trong trường hợp này, người trả lời không có nỗi đau gì và thấy rất hài lòng với hiện tại.

Trong tập thể hàng triệu người, mức đau này có thể khác nhau, nhưng có lẽ, nhiều người cùng chia sẻ một cảm nhận là mức đau trung bình của hàng triệu người Việt chúng ta cũng không thấp hơn quá xa so với mức tột cùng nói trên. Người viết bài này mong rằng Ban chấp hành trung ương Đảng và Quốc hội khi có dịp hội họp có tổng hợp và báo cáo với quốc dân đồng bào nỗi đau này của mình. Nếu mọi người thấy không đau mà lại tự hào vì thấy dân mình được “xếp hạng hạnh phúc hàng đầu thế giới”[1] thì cũng là điều đáng suy nghĩ lắm.

II. Định lượng nguy cơ mất nước:

Một thước đo khác có tính cấp bách hơn là về nguy cơ mất nước. Người xưa gợi ý ba thước đo về nguy cơ mất nước của một quốc gia:

1. Thứ nhất, người trên sai mà quan chức dưới đều nín lặng.

2. Thứ hai, người được giao trọng trách không thấy việc mình đảm nhận là thiêng liêng và gian khó mà lại coi đó là đặc quyền đặc lợi để vinh thân, phì gia, và kết bè kéo cánh hưởng lộc.

3. Thứ ba, người người đua chen, từ quan đến dân, lao vào cách làm ăn chụp giật và vụ lợi cá nhân trong sự xem thường đạo lý và sự tê liệt lòng tin vào công lý.

Theo người xưa, nếu điều 1 là đúng thì nước này đang ở vào thế suy vi; nếu điều 2 là đúng thì nước này sẽ khốn khó trong sự chia rẽ lục đục; nếu điều 3 là đúng thì nước này sắp loạn. Nếu cả ba điều trên đều đúng thì nước mất đến nơi rồi.

Click the image to open in full size.
Ảnh minh họa: businessweek.com

III. Tình thế nước ta và đôi điều trăn trở

Ai đã sống ở nước Nhật chắc đều ấn tượng về sự sâu sắc và cẩn trọng trong hành xử của dân tộc này. Họ đã làm nên những điều kỳ vĩ trong cải cách Minh Trị trong nửa cuối thế kỷ 19 và sự vươn lên kỳ diệu từ đống tro tàn sau thế chiến thứ Hai.

Điều đặc biệt đáng nói là Nhật Bản đã và đang là quốc gia có sự đồng cảm và giúp đỡ Việt Nam nhiều nhất trong công cuộc phát triển vừa qua. Thế nhưng, dường như sự kỳ vọng cao của họ về một dân tộc Việt Nam có thể so sánh được với Hàn Quốc hay Nhật Bản có lẽ đang tắt dần. Quan sát động thái hợp tác của Nhật Bản với nước ta có thể giúp chúng ta thấy phần nào cảm nhận của bè bạn thế giới về tương lai của nước Việt chúng ta.

Năm 2006, tại Tokyo, Nhật Bản và Việt Nam có tuyên bố chung rất long trọng và ấn tượng khẳng định hai bên cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược[2]. Viện trợ của Nhật Bản cũng từ đó tăng lên.

Thế nhưng, Việt Nam, khác với những quốc gia và vùng lãnh thổ có công cuộc phát triển kỳ vĩ (như Hàn Quốc hay Đài Loan), viện trợ nhiều lên không làm chất lượng thể chế của chúng ta tốt lên, mà trái lại sa sút trong sự so sánh với thế giới (hình 1). Đáng buồn hơn nữa, tháng 12 năm 2008, Nhật Bản thông báo tạm ngừng viện trợ cho Việt Nam vì vấn đề tham nhũng và tin này công bố rộng rãi khắp thế giới.[3]

Hình 1. Việt Nam: Viện trợ Nhật Bản và chất lượng thể chế

Click the image to open in full size.

Nguồn: số liệu về ODA Nhật bản (khoản cho vay) từ bộ ngoại giao Nhật bản; số liệu về hiệu lực chính phủ từ Ngân hàng Thế giới.

Ví dụ trên cho thấy sự sa sút của chúng ta không phải do ai chống phá, mà chính do sự yếu kém trong hệ thống trước công cuộc phát triển của dân tộc.

Trong thực tế hiện nay, chúng ta không thể đổ lỗi cho cá nhân cụ thể nào mà phải thấy đây là “lỗi hệ thống” như nhiều người đã từng nêu ra. Bản chất của lỗi hệ thống là sự khủng hoảng về hệ thức tư duy[4]. Nguyên nhân gốc rễ của sự khủng hoảng này là do những định đề và thiết kế tổ chức kiểu cũ đã trở thành lực cản cho quá trình nhận thức của tư duy và cải biến của xã hội sang khung thức vận hành mới.

Nếu hệ thống quản trị xã hội không chủ động tạo sự chuyển dịch có tính hồi sinh sang khung thức phát triển mới thì xã hội chắc chắn sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng trong sự suy tàn của hệ thống cai trị hiện thời. Trái lại, nếu hệ thống biết chủ động nắm bắt qui luật, mạnh dạn bước vào công cuộc hồi sinh thì nó có thể bước vào trạng thái khởi phát (xem Bảng 1 dưới đây).

Click the image to open in full size.

Bảng 1. Đặc trưng Hệ thống trong Lựa chọn Chuyển đổi: Suy tàn hay Khởi phát

IV. Làm gì để vượt lên

Không ít bè bạn đã có thời tin rằng, Việt Nam là một dân tộc có tinh thần quật khởi và là một ứng viên làm nên những kỳ tích phát triển ở nửa đầu thế kỷ 21. Trong thế kỷ 21 này, động lực cho sự phát triển thần kỳ chỉ có thể có được nếu ba điều kiện sau hội đủ:

1- Toàn dân tộc đồng tâm trong khát vọng vươn lên sánh vai các dân tộc vẻ vang của thời đại.

2- Hiểm họa an ninh quốc gia ngày càng gay gắt.

3- Hệ thống chính trị nhận thức được lòng dân là ánh sáng mặt trời và văn minh nhân loại là qui luật của trời đất. Trong nhận thức đó, lãnh đạo phải là người có thể ngẩng cao đầu đón ánh mặt trời của lòng dân và lái con thuyền dân tộc vượt qua biển cả trong sự thuận hòa của qui luật trời đất.

Kinh nghiệm của Indonesia với thắng lợi vang dội của Tổng thống Yudhoyono trong cuộc bầu cử toàn dân đầu tháng 7 vừa rồi là điều đáng suy nghĩ. Ông được đánh giá là đã làm xuất sắc cương vị tổng thống trong 7 năm qua (2002-2009) với nỗ lực ấn tượng trong củng cố nền móng phát triển của Indonesia và chương trình chống tham nhũng với lời nói và hành động nhất quán và mạnh mẽ.

Cũng nhờ vậy mà trong mấy năm qua, Indonesia đã vượt lên từ sự sa sút sau sụp đổ của chính quyền độc tài Suharto và trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong các nước Đông Nam Á trong những tháng đầu năm 2009. Cũng trong bối cảnh dân chủ sống động, ở Malaysia, Thủ tướng mới Najib nhận được sự đồng thuận cao của người dân (65% tín nhiệm) sau 100 ngày cầm quyền nhờ những cải cách đặc biệt ấn tượng.

Trong nỗ lực cải cách hệ thống ở Việt Nam, với xu thế tất yếu hướng tới một nền dân chủ do dân và vì dân, chúng ta trước hết cần đặc biệt chú ý áp dụng một số cải tiến kỹ thuật, tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa cực kỳ then chốt. Dưới đây là hai ví dụ nhỏ.

Click the image to open in full size.

Ảnh minh họa: businessweek.com

1- Lưu trữ và minh bạch thông tin lịch sử

Trong bối cảnh không dễ dàng đổi thay một cơ chế hay một hệ tư duy, việc lưu trữ và minh bạch thông tin lịch sử có tác dụng quan trọng.

Bài học này có từ kinh nghiệm của Tổng thống Abraham Lincoln khi ông còn là một luật sư. Khi đó nước Mỹ có luật là người lớn không thể đòi khoản nợ mà người vị thành niên vay mình. Điều luật này lập tức bị nhiều nhiều thiếu niên lạm dụng: họ vay tiền rồi từ chối trả nợ. Nhiều chủ nợ cay đắng chấp nhận vì luật pháp không ủng hộ họ.

Trong tình thế này, luật sư Lincoln cũng không có cách nào khác để giúp thân chủ của mình đòi nợ ngoài việc đề nghị tòa án lưu giữ hồ sơ là cậu thiếu niên này đã quỵt nợ và ghi rõ cậu đó sẽ không bao giờ được coi là người lớn nếu không trả món nợ này. Lo sợ về đề xuất này được thực hiện, cậu thiếu niên này và gia đình đã vội vã xin trả món nợ và tình trạng quỵt nợ kiểu này từ đó không còn nữa.

Bài học này cho thấy, con người ta sẽ thường chỉ có hành vi lạm dụng khi trốn lủi được sự phán xét. Do đó, chúng ta đề nghị có đạo luật để Đảng, Quốc hội, Nhà nước, và Chính phủ phải lưu trữ thật tốt mọi luận bàn và quyết định quan trọng về chính sách phát triển và bổ nhiệm nhân sự để toàn xã hội được biết trong một thời hạn sớm nhất có thể. Khi đó, ai đề xuất hay quyết định những việc gì, dù tốt đẹp cho dân cho nước hay làm hại dân hại nước; dù đề bạt người hiền tài hay nâng đỡ kẻ tham nhũng sẽ đều được sự phán xét nghiêm minh của lịch sử.

2- Lựa chọn và đánh giá lãnh đạo dựa trên phân loại khoa học

Việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo và chủ chốt có ý nghĩa sống còn với công cuộc phát triển. Công việc hệ trọng này nên dựa trên một sự phân loại khoa học, có hệ thống. Tối thiểu cần dựa trên hai tiêu chí: Phẩm chất hiến dâng và Tư duy cải cách. Trên mỗi tiêu chí, cho điểm từ 1 đến 5 (1=rất thấp so với mức trung bình; 2=thấp hơn mức trung bình; 3=mức trung bình; 4=cao hơn mức trung bình; 5=vượt xa mức trung bình).

Để lựa chọn người cho một cuộc bầu cử chính thức, một tổ chức (dù là Đảng, Quốc hội, hay Chính phủ) nên có phân loại khoa học theo hai tiêu chí trên. Ví dụ: (i) Ban Chấp Hành Trung ương đánh giá về các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại hoặc các ủy viên dự kiến cho khóa tới; (ii) Quốc hội đánh giá các bộ trưởng và các vị giữ trọng trách cao hơn.

Hình 2: Phân loại và đánh giá cán bộ chủ chốt

Click the image to open in full size.

Tổng hợp đánh giá của cả tập thể về một cán bộ chủ chốt sẽ cho phép phân loại cán bộ theo hình vẽ 2 nêu trên.

Theo đó, chỉ người có mức điểm trung bình cao (nghĩa là trên 3,0) trên cả hai tiêu chí: “Phẩm chất hiến dâng” và “Tư duy cải cách” (ô I) mới được lựa chọn vào bầu cử cho các cương vị cao như ủy viên Bộ chính trị hay bộ trưởng và các vị trí cao hơn. Đảng và Quốc hội, nếu muốn có lòng tin của dân cần công khai các chỉ số này cho cán bộ chủ chốt ở cả Trung ương và địa phương.

Theo đánh giá của nhiều người, có nhiều cán bộ chủ chốt của ta ở ô III (có năng lực nhưng cơ hội, tham nhũng) và ở ô IV (vụ lợi cá nhân, bảo thủ). Điều đặc biệt đáng nói là cách đánh giá này không chỉ xác đáng còn tạo động lực để mỗi cán bộ đều tự rèn luyện và tốt hơn lên. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là, tất cả những ai được đứng trong hàng ngũ lãnh đạo, thậm chí chỉ là cán bộ trong bộ máy nhà nước, đều phải ở ô I với độ tin cậy cao của toàn dân về phẩm chất hiến dâng và tư duy cải cách.

V. Thay lời kết

Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.

Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quí giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày. Mỗi chúng ta, dù sao hãy cùng trả lời một câu hỏi day dứt: Dân tộc Việt Nam ta hôm nay có đủ lòng quả cảm “chặt cầu để tiến lên không?”
________

TS. Vũ Minh Khương (Đại học Quốc gia Singapore)

Chú thích

[1] Tổ chức New Economic Foundation vừa đưa ra xếp hạng chỉ số hạnh phúc năm 2009, trong đó Việt Nam xếp hạng 5. Điểm tốt của cách xếp hạng này là khuyến khích các nước tiêu dùng ít vật chất hơn. Điểm hạn chế là phương pháp dễ gây ngộ nhận cho các nước nghèo. Thứ nhất, họ dùng khảo sát mức độ hài lòng với cuộc sống thực hiện năm 2005 (nghĩa là 5 năm trước đây) và khảo sát này chủ yếu dựa vào một nhóm nhỏ người sống ở thành phố. Thứ hai, họ chia chỉ số hài lòng cho lượng vật chất tiêu dùng; nói một cách nôm na, chỉ số hài lòng của người Mỹ là 8 nhưng vì họ đi ô tô nên chỉ số hạnh phúc của họ thấp hơn Việt Nam với chỉ số hài lòng là 6,5 nhưng đi xe máy.

[2] “Japan-Vietnam Joint Statement: Toward a Strategic Partnership for Peace and Prosperity in Asia”; October 19, 2006; Ministry of Foreign Affair, Japan; URL: http://www.mofa.go.jp/region/asia-pa…joint0610.html, xem ngày 11/07/2009.

[3] “Japan Suspends Aid to Vietnam, Citing Corruption”; URL: http://www.bloomberg.com/apps/news?p…2Ko&refer=asia, xem ngày 11/07/2009

[4] Xem thêm Elgin, D. (1977), “Limits to the management of large complex systems”, Assessment Of Future National and International Problem Areas, Stanford Research International, Palo Alto, CA.
Create PDF

Phản hồi

4 phản hồi (bài “Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương”)

1.
Lê Điều nói:
14/07/2009 lúc 7:03 sáng

Ông Vũ Minh Khương “mong rằng Ban chấp hành trung ương Đảng và Quốc hội khi có dịp hội họp có tổng hợp và báo cáo với quốc dân đồng bào nỗi đau này của mình.”

Ông sinh năm 1959, vào Đảng năm 1981 (22 tuổi), nay đã có 28 tuổi Đảng, từng giữ nhiều chức vụ không nhỏ trong bộ máy lãnh đạo chính trị và kinh tế tại Việt Nam. Chắc chắn ông phải biết BCHTÜ Đảng chỉ có thể báo cáo “Nỗi đau bằng -1″ của mình thôi, tức là thấp hơn “mức đau trung bình của hàng triệu người Việt chúng ta”. Vì thế tôi thực sự rất e ngại cho ông Vũ. TGM Ngô Quang Kiệt mới trả lời câu hỏi 1 trong “định lượng nỗi đau dân tộc” bằng “Có” (+ 1 điểm) thì đã bị đánh tơi bời rồi. Nếu một ngày không xa, Bộ Công an công bố lệnh bắt khẩn cấp TS Vũ Minh Khương vì đã cấu kết với tổ chức phản động… không lưu vong là Tuần Việt Nam để tuyên truyền bôi nhọ đất nước, dân tộc và chống phá chính quyền nhân dân thì cũng không đáng ngạc nhiên. So với những bài viết của LS Lê Công Định, bài viết này của ông Vũ quả là đi xa hơn nhiều nữa. Thông điệp quan trọng nhất của bài viết, nói trắng ra là: Ngược với tinh thần tuyên truyền “thời cơ vàng” (hình như cũng rất mạnh trên VNN?)và “lo gì mà lo, có Đảng lo hết cho rồi” thường lệ, ông Vũ cho rằng tình hình VN rất nguy kịch, bắt buộc phải có quyết định “một là sống, hai là chết” (chặt cầu sau lưng).

Một đảng viên loại một nói ra những lời ấy thì trong nội bộ ĐCSVN quả là còn có những lực lượng khác đang sôi sục!
2.
Nguyễn Việt nói:
14/07/2009 lúc 12:54 sáng

Tôi nhớ thời chiến tranh hay đuợc các cán bộ lãnh đạo dạy dỗ tinh thần chiến đấu: „Địch phá ta lại sửa ta đi“ hay là sau này: “Cứ làm tới đi, sai đâu sửa đấy!“. Tinh thần này vẫn đang được một số nhà báo, biên tập viên ở Việt Nam quán triệt! Chẳng riêng gì VNN, các báo Sài Gòn Tiếp thị, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Dân trí, Tia sáng, Vitinfo… luôn tìm cách đưa các ý kiến đa chiều và chấp nhận bị bắt phải xóa bài hoặc xóa các ý kiến bạn đọc.

Vài giờ sau khi đăng bài này của Vũ Minh Khương, Tuần Việt Nam đã phải gỡ xuống, vì đuợc ai đó trách là đi sai luồng. Một blog khá nổi tiếng khác từ Hà Nội cũng đăng bài này từ sáng sớm hôm nay. Sau khi tôi cảnh báo với ông bạn blogger là bài gốc bị xóa rồi, cậu ta cũng xóa ngay. Tuy nhiên hàng trăm ngàn người đã đọc đuợc trên các trang web như vậy truớc lúc nó bị xóa. Kẻ thì hả hê đuợc ăn trái cấm, kẻ thì nhăn nhó hít hà vì ớt xanh cay quá.

Tôi đã phải đùa với ông blogger kia sau khi hắn ta xóa bài: Từ bài báo “Chặt cầu để tiến lên” nay đã thành bài “Lùi lại để khỏi bị chặt đầu”.

Dù sao thì tiến cũng vài buớc, mà lùi có một buớc thôi! Cứ làm đi, sai đâu ta lại “sửa” đó mà!
3.
Vũ Hoài Nam nói:
13/07/2009 lúc 11:31 chiều

Chuyện chặt cầu quyết tử liên quan đến cái sống chết của con người, dừng lại để đánh thì thua, ai dám đánh khi địch mạnh thế, mà lại có đường rút, tất nhiên đánh cũng chết mà chạy thì chắc không nổi, chỉ có bị dồn vào đường cùng con người ta mới dám “quyết tử”, vị tướng rất hiểu con người ở chỗ đó nên mới cho chặt cầu. Chuyện nước Nam ta yếu hèn thì khác, nó không hệ trọng đến cái “chết cá nhân”. Dân ta ngủ yên trong hào quang chiến thắng cường địch, nói gì thì nói, kinh tế bây giờ có hơn, những người hiểu rõ giá trị của vấn nạn thì quá ít, còn lơ mơ chỉ lo đến nồi cơm của mình thì là tình trạng chung, thế thì việc gì họ phải lo lắng “quốc gia đại sự” sắp tới hồi cáo chung, hay chỉ cho đó là “rỗi hơi lo chuyện thiên hạ”. Khá hơn tí nữa là có nghe đấy nhưng “Chắc nó chửi ai đấy chứ đâu phải chửi mình”. Nhìn lại lịch sử từ những năm Bắc thuộc tới nay và tính đến tính cách người Việt một cách khách quan tôi tin là sẽ chẳng bao giờ Nam bang ta mới chịu chặt cầu để tiến bộ. Chỉ đến khi nào “Kẻ thù sau lưng ngươi đó!” thì tuốt kiếm ra giết chết con mình rồi biến ra biển ra… hải ngoại. Khi nào có điều kiện hợp pháp thì “Tôi sẽ là người Mỹ, Anh, Pháp…”, thế là rảnh tội nợ. “Sống dễ lắm!”
4.
Phùng Tường Vân nói:
13/07/2009 lúc 8:48 chiều

Thứ Hai là ngày mà nhiều người cho là cái “ổ gà” (pothole) của đường đời, được đọc hai bài thật thích thú: bài này của TS Vũ Minh Khương và bài “Mọi” của Duy Ngọc, mỗi bài một vẻ nhưng đầy hàm súc, rất mong được quần hào phản hồi sôi nổi.

Gửi ý kiến

Bạn phải đăng nhập trước khi gửi ý kiến. Nếu chưa là thành viên, bạn phải đăng kí. Xin đọc điều lệ thành viên talawas blog trước khi bạn đăng kí

*
Nghịch lý cách mạng

Những kẻ hôi của thì bị các nhà cách mạng bắn chết, nhưng chính các nhà cách mạng lại mua những hàng hóa hôi được. Các nhà cách mạng đóng cửa hộp đêm, song chính họ lại đi với gái điếm. Hồ Chí Minh hẳn phải dựng mồ đứng dậy, nếu như cụ biết rằng những người lính của cụ đang đi với đám gái điếm mà chỉ cách đây mấy tuần còn đi với lính Mỹ.
Walter Skrobanek, Nhật ký Sài Gòn 1975

tác giả talawas

Bài mới nhất

* Dũng Vũ - Chính nghĩa, bạn, thù của người cộng sản Việt Nam
* Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương
* Mai Thái Lĩnh - Hãy trút cơn giận vào nơi đáng trút
* Duy Ngọc - Mọi
* Nguyễn Đức Tùng - Chùa Việt Nam
* Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
* Bắc Phong - CHXHCNVN: Bản tường trình nhân quyền
* Christine Krüger - Trung Quốc hướng toàn cầu
* Noam Chomsky - Liên Xô vs. Chủ nghĩa Xã hội
* Trần Văn Tích - Nghĩa hai chữ “chứng minh”
* Hà Sĩ Phu - Mất Dân tộc còn tệ hơn mất Nước!
* Đỗ Kh. - Việt Nam-Tân Cương, Biển Đông-Thiên Sơn?
* Mai Thái Lĩnh - Bị chặn lại ở sân bay
* Nguyễn Đình Đăng - Con bọ ngọc
* Trần Duy - Một câu hỏi còn chưa được trả lời (2)
* Trần Duy - Một câu hỏi còn chưa được trả lời (1)
* Phạm Toàn - Thêm một lời khuyên chân tình
* Gideon Levy - Quân đội của Israel chúng ta
* Phạm Thị Hoài - Vẫn còn một lời nói sau
* Tưởng Năng Tiến - Nguyễn Mạnh Tường và Lê Trần Luật
* Nguyễn Xuân Phước - Nội hàm của Điều 4 và tình trạng chân không của quyền lực hiến định
* Đinh Từ Thức - McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng sợ chiến tranh
* Trần Văn Tích - Nhân một trăm ngày talawas blog
* Đỗ Kh. - Tôi là người Việt Nam
* Bùi Văn Phú - Happy Fourth
* Ray Bethers - Nghệ thuật không ngừng chuyển hoá (2)
* Otto Graf Lambsdorff - Tự do: Biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất (2)
* Otto Graf Lambsdorff - Tự do: Biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất (1)
* Nguyễn Thanh Giang - Nguyễn Hộ, nhà cách mạng ngoan cường
* Nguyễn Hoàng Văn - “Cặc” như là lãnh tụ (2)

#
Thư mục

* 2009
o Tháng Ba (86)
o Tháng Tư (124)
o Tháng Năm (130)
o Tháng Sáu (148)
o Tháng Bảy (67)

Thời sự / Spectrum
* Ngô Kha và tự do chọn lựa: Chết dưới tay ai?
* Đề thi văn đại học 2009 bị sai, sự thật về lời nói của cố Tổng thống Mỹ Lincoln
* Câu chuyện về chiếc đèn và một vài thứ… lặt vặt khác
Các bài đã đăng trong mục này »

#
Phản hồi mới nhất của độc giả

* Lê Điều góp ý về Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương
* vantruong góp ý về Duy Ngọc - Mọi
* Nguyễn Việt góp ý về Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương
* Trần Huy Bách góp ý về Mai Thái Lĩnh - Hãy trút cơn giận vào nơi đáng trút
* Vũ Hoài Nam góp ý về Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương
* binhnguyendinh góp ý về Mai Thái Lĩnh - Hãy trút cơn giận vào nơi đáng trút
* binhnguyendinh góp ý về Duy Ngọc - Mọi
* Huy Tử góp ý về Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
* Phùng Tường Vân góp ý về Giới thiệu bài “Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?” của TS Vũ Minh Khương
* Hoài Quốc Việt góp ý về Phạm Toàn - Thêm một lời khuyên chân tình
* Hoài Quốc Việt góp ý về Bắc Phong - CHXHCNVN: Bản tường trình nhân quyền
* Nguyễn Việt Thanh góp ý về Đề nghị tách Đảng làm hai
* Hoà Nguyễn góp ý về Trần Văn Tích - Nghĩa hai chữ “chứng minh”
* Dương Danh Huy góp ý về Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
* Trần Huy Bách góp ý về Mai Thái Lĩnh - Bị chặn lại ở sân bay
* Lê Anh Dũng góp ý về Trần Văn Tích - Nghĩa hai chữ “chứng minh”
* do quang nam góp ý về Duy Ngọc - Mọi
* Arthur góp ý về Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
* Hoàng Trường Sa góp ý về Hà Sĩ Phu - Mất Dân tộc còn tệ hơn mất Nước!
* Nguyễn Mai Sơn góp ý về Trần Văn Tích - Nghĩa hai chữ “chứng minh”
* donguyen góp ý về Nguyễn Đức Tùng - Chùa Việt Nam
* donguyen góp ý về Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
* Trần Trọng Hoàng Bách góp ý về Mai Thái Lĩnh - Bị chặn lại ở sân bay
* Trần Trọng Hoàng Bách góp ý về Mai Thái Lĩnh - Bị chặn lại ở sân bay
* Dương Danh Huy góp ý về Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều

Thẻ
đạo đức 30 tháng Tư Ahmadinejad An Nam đồ chí Bầu cử Báo chí - Truyền thông Bauxite Tây Nguyên Công hàm của TT Phạm Văn Đồng Cù Huy Hà Vũ Chủ nghĩa tư bản DÂN CHỦ Fareed Zakaria Hồ Chí Minh Hai mươi năm Thiên An Môn Hoàng Sa-Trường Sa illiberal democracy Iran Khalil Gibran Lịch sử Lê Công Định Luật sư Lê Công Định bị bắt Ma chiến hữu Mousavi Nước Nga Neda người Việt hải ngoại Nguyễn Hữu Đang Nguyễn Ngọc Loan Philadelphia Quan hệ Việt-Trung Stalin tự do hiến định Tự do sáng tạo Thềm lục địa Thụy An Thêm thẻ mới tham nhũng Trịnh Công Sơn Tranh luận xung quanh Vụ bauxite Triển lãm VIETNAM VOICES và NAM BANG! Trung Quốc Vụ bauxite Võ Văn Kiệt văn hoá tranh luận Vai trò của trí thức

© talawas 2009
Disable JavaScript Disable Images Strip Title Strip Meta
Hide Me