Hiển thị các bài đăng có nhãn Diễm xưa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Diễm xưa. Hiển thị tất cả bài đăng

18/4/09

Diễm xưa

Diễm from days of Long Ago

Diem Xua

Once there was a slip of a girl, who walked past the rows of camphor trees with their tiny emerald leaves on her way to the University of Literature in Hue.

Days, months of those years that were long ago, the girl continued to walk under the rows of camphor trees. Sunny and rainy seasons followed.

In sunny seasons the cicadas hummed their summer songs among the leaves. In rainy seasons the girl flitted under the rain between the shadowy camphor trees.

She lived on the other side of the river, and each day had to cross a bridge before reaching the rows of camphor trees to arrive at school.

From my balcony I looked toward the street, seeing her figure walking to and fro four times each day. At that time the young women of Hue had not resorted to motorbikes possessed of such dizzying speed, as now. Except for those who lived too far away and had to ride their bicycles to school, the majority walked to school with their slow, deliberate royal steps. Walk in order to be watched, to feel beautiful. Beautiful to many or to only one was never that important.

Footsteps from all directions came toward those schools with the familiar, sometimes very old names. Walk to be admired by other eyes, but also to have time to gaze at the sky, the earth, the river, water, flora and fauna.

Camphor, fish poison, red poinciana, alchornia, tamani trees and the Perfume River winding through the ancient city breathed a pure, gentle breath of dewy smoke that leavened a young girl’s soul. Perhaps that was why Hue never ceased to be a source of poetic impulses.

Ancient forts, palaces, tombs made people yearn vaguely for the past, in a way that might have saved them from the trappings of life’s desires. From then on Hue created for itself a private space, a private world. From then on people dreamed and dreamed of certain realms as if they weren’t real.

But then what was real and what was dream? In truth, one was the other’s illusion. With illusions there was a time, a very long time, when people who grew up in that little city had woven and embroidered their secret dreams and wishes.

There was the time when each dawn, each afternoon, each evening, the bells of Linh Mu Pagoda would peal through the air and echo across the river to reach each house with their lightly opened shutters, or tightly shut doors.

Time passed so quietly here, so quietly that one no longer had a sense of time. A shadowless, colorless time. Only the deaths of old people in the cold winter stirred one to life, suddenly made aware of the whispers of tombs and mausoleums in the surrounding hills.

In that quiet and dreamy landscape, drenched deep in an atmosphere that was slightly gothic, the girl continued her daily walk under the rows of camphor trees to reach her school. She walked to school as if trying to reach an unknown destination. A direction that was no direction because her steps of long ago were like steps upon happy wandering clouds of dream.

The girl walked across a bridge that spanned a river, past the rows of camphor trees, through the cruel seasons of rainy days and sunny days, to reach her rendez-vous.

A rendez-vous that promised nothing, for in that gothic realm a promise was merely a myth. All gothic dreams were unreal; by and by they dissipated.

The girl who walked under those rows of camphor trees now lives in a faraway place, with a different life. Now everything is memory. All memories are memorable but need to be forgotten. The girl is Diễm from days of long ago.
Diễm của Những Ngày Xưa

Trịnh Công Sơn chụp ở ban công ngôi nhà của ông trên đường Nguyễn Trường Tộ, Huế vào khoảng 1969.

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường đại học văn khoa ở Huế.

Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua.

Những mùa nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế người còn gái ấy đi qua nhòa nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt.

Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.

Từ balcon nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Ði để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu.

Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ. Ði để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên.

Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một giòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng.

Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.

Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình.

Ðó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.

Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bỗng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh.

Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Ði đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Ðịnh hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.

Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn.

Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.

Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa.

Trịnh Công Sơn

Phụ Lục:

Dưới đây là bài hát “Diễm Xưa” mà Trịnh Công Sơn đã phổ thành nhạc từ bản văn xuôi ở trên và được học giả John Schafer dịch sang tiếng Anh trong bài biên khảo The Trịnh Công Sơn Phenomenon (Hiện Tượng Trịnh Công Sơn).

Diễm xưa

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
Chiều này còn mưa sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau
Hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em nhớ những vết chim di
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lãng quên mình lãng du

Diễm of the Past

(translated from the Vietnamese by John Schafer)

The rain still falls on the old temple
Your long arms, your pale eyes
Autumn leaves fall, the sound of soft steps
I look in the distance, straining to see
The rain still falls on small leaves
In the afternoon rain I sit waiting
In your footsteps leaves quietly fall
Coldness suddenly pervades my soul
This afternoon rain still falls why don’t you come
Memories in the midst of pain
How can we be with each other
Marks of pain appear
I beg you to return soon
The rain still falls, life’s like a sea storm
How do you know a gravestone feels no pain
Please let the rain pass over this region
In the future even stones will need each other
The rain still falls, life’s like a sea storm
How do you remember traces of migrating birds
Please let the rain pass over this region
Let the wanderer forget he’s wandering

© 2008 damau.org - Damau Literary Portal. All rights reserved.