Hiển thị các bài đăng có nhãn TRUNG QUỐC- CƯỜNG QUỐC BẤT ỔN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRUNG QUỐC- CƯỜNG QUỐC BẤT ỔN. Hiển thị tất cả bài đăng

6/5/10

TRUNG QUỐC- CƯỜNG QUỐC BẤT ỔN

TRUNG QUỐC- CƯỜNG QUỐC BẤT ỔN
Tin 6-5-2010

TRUNG QUỐC- CƯỜNG QUỐC BẤT ỔN
Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Sáu, ngày 16-4-2010

Ramesh Thakur, Hiệu trưởng trường quan hệ quốc tế Balsillie, Giáo sư khoa học chính trị Đại học Waterloo (Canađa), vừa có bài viết trên báo “Công dân Ốttaoa” đánh giá về vị thế của Trung Quốc hiện nay như sau:


Quan hệ Mỹ -Trung sẽ trở thành trục then chốt của trật tự thế giới hậu đơn cực. Quan điểm của Phương Tây về Trung Quốc có xu hướng dao động giữa đối đầu và thân thiện dẫu ngày càng thổi phồng lên hoặc làm giảm đi tầm quan trọng của Trung Quốc. Đánh giá ôn hòa cho rằng Trung Quốc đang nắm giữ vị trí quan trọng, đầy trách nhiệm trong việc quản lý trật tự thế giới và khu vực. Trong khi đó, các đánh giá bi quan thì lo ngại sự cứng đầu cứng cổ của Trung Quốc trong một loạt các vẫn đề trên thế giới.


Các cuộc chiến tranh trị giá 3.000 tỷ USD tại Irắc và Ápganixtan đã làm Mỹ vỡ nợ. Và việc Mỹ chấp nhận nhập hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc cũng như dịch vụ của Ấn Độ cũng làm suy giảm khả năng của Mỹ trong việc cung cấp đủ hàng hóa và dịch vụ để thanh toán các chi phí Mỹ đã trang trải.


Nền kinh tế Mỹ vốn là nền kinh tế lớn nhất, cân bằng nhất, hiệu quả nhất và sáng tạo nhất. Nhưng hiện nay, kinh tế Mỹ chất đầy gánh nặng nợ nần, thâm hụt và bất ổn. Thâm hụt của Mỹ, dự kiến chiếm khoảng 11% sản lượng kinh tế trong năm 2011, sẽ vẫn chiếm khoảng 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020. Hệ thống chính trị dường như hoạt động bất bình thường của Mỹ làm thất bại tất cả các nỗ lực giải quyết các vấn đề về cấu trúc. Nếu vào cuối thập kỷ này, Mỹ vẫn còn là con nợ lớn nhất thế giới (như dự báo kinh tế Mỹ thiếu độ tin cậy trong 10 năm tới), liệu Mỹ sẽ vẫn còn là cường quốc lớn nhất thế giới?


Trung Quốc là thị trường ôtô lớn nhất thế giới tính theo số lượng, nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới và sẽ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong thương mại thế giới trong một thời gian. Mỹ vẫn là trung tâm tài chính và tiêu thụ của thế giới nhưng trung tâm sản xuất mới của thế giới lại là Trung Quốc. Trung Quốc không còn phụ thuộc vào thị trường, bí quyết quản lý và công nghệ của Mỹ và cũng không phụ thuộc vào sức mạnh của Mỹ làm đối trọng trước mối đe dọa Liên Xô cũ. Là một quốc gia có ảnh hưởng lớn tới việc định giá năng lượng, khoáng sản và các loại hàng hóa khác, Trung Quốc cũng là quốc gia thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính lớn của thế giới (không tính trên đầu người), một thủ phạm chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu.


Các nhà phân tích tại Mỹ lập luận rằng sự mất lòng tin về quan điểm của phương Tây đang dẫn đến sự mất uy tín đối với Oasinhtơn về các chính sách thị trường tự do, ủng hộ thương mại và toàn cầu hóa và được thay thế bằng sự nhất trí đối với Bắc Kinh về một quốc gia có thị trường vốn được kiểm soát chặt chẽ theo chỉ đạo của nhà nước và có quá trình đưa ra quyết định độc đoán có thể gây khó khăn cho việc lựa chọn chiến lược và việc đầu tư dài hạn nhưng không bị bối rối bởi các cuộc thăm dò hàng ngày.


Mỹ càng thể hiện thiện chí bao nhiêu thì Trung Quốc càng cứng rắn bấy nhiêu. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Barack Obama hồi tháng 11/2009 thể hiện điều đó. Việc ông Obama từ chối gặp lãnh tụ tôn giáo Đạtlai Lạtma trước chuyến thăn Trung Quốc đã củng cố thái độ tượng trưng của Mỹ. Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Đạt lai Lạt ma sau đó tại Nhà Trắng đã nhận được sự cảnh báo mạnh mẽ từ Bắc Kinh.


Tuy nhiên, khi Mỹ cần Trung Quốc cung cấp tài chính cho các khoản nợ khổng lồ, thì sự suy thoái của kinh tế Mỹ đã làm giảm mạnh việc bán các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc tại thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới và cũng có thể giảm dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc.


Việc Trung Quốc vốn tin rằng trật tự thế giới với một siêu cường và nhiều cường quốc khác sẽ vẫn tiếp tục. Các cuộc chiến tranh Irắc và Ápganixtan đẩy nhanh sự suy thoái về quân sự, tài chính và đạo đức đối với Mỹ. Để bảo vệ lợi ích của mình, một số người Trung Quốc đã cân nhắc làm thế nào họ có thể bắt kịp tốc độ phát triển của Mỹ. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính vốn đã cho thấy sự vượt trội của Trung Quốc về khả năng phục hồi, các nhà phân tích Trung Quốc đã có hàng loạt các bình luận về sự suy thoái của Mỹ.


Lần đầu tiên trong 200 năm qua, thế giới phải can dự với một cường quốc Trung Quốc thống nhất đã trở nên mạnh mẽ hơn trong nhiều vấn đề, bao gồm vấn đề biến đổi khí hậu, tự do Internet và tranh chấp biên giới với Ấn Độ. Nhưng như vậy có phải Trung Quốc đã vượt quá các điều kiện so với vị thế mới của Trung Quốc. Đế chế Trung Hoa không có thời kỳ quá độ lịch sử, triết học hay văn học về quan hệ ngoại giao như là một cường quốc trong một hệ thống các cường quốc của thế giới. Điều này sẽ trở thành vấn đề đặc biệt liên quan khi ảnh hưởng của Trung Quốc đối với toàn cầu ngày càng tăng và các lợi ích, sự hiện diện, hoạt động của Trung Quốc phát triển khắp thế giới.


Việc đối xử với Trung Quốc như một kẻ thù có thể biến thực thể này thành một quốc gia đoàn kết. Nhưng liệu Mỹ có đảm bảo cho sự trỗi dậy của một quốc gia độc đảng- đối thủ địa chính trị xứng đáng duy nhất của Mỹ hay không?


Chính sách Trung Quốc của các chính quyền cựu Tổng thống Clinton và cựu Tổng thống Bush đã cho thấy giả định rằng việc hướng tới thương mại tự do và thời đại thông tin sẽ tạo ra và tăng cường sức mạnh các lực lượng tự do và thay đổi chính trị. Nếu như giả định này sai? Các bằng chứng cho đến nay chủ yếu cho thấy theo chiều hướng ngược lại.


Việc Oasinhtơn đã thông qua việc bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6 tỉ USD với tính toán rằng với hơn 1.300 tên lửa của Trung Quốc hướng tới

Đài Loan, việc thúc đẩy chuẩn bị quân sự cho sau này có thể là một tuyến phòng hộ khôn ngoan hơn là phải bảo vệ Đài Loan khỏi bị tấn công. Nó đồng thời làm tăng nguy cơ thất bại và chi phí để thành công đối với Bắc Kinh khi tiến hành cuộc chiến. Bắc Kinh đã trả đũa ngay lập tức, đình chỉ trao đổi quân sự song phương và áp đặt lệnh trừng phạt các công ty bán vũ khi cho Đài Loan.


Tuy nhiên, các tính toán về sự suy giảm tương đối của Mỹ nhiều khả năng thúc đẩy Bắc Kinh hướng tới việc thực hiện biện pháp đòn bẩy đối với chính sách quốc tế của Mỹ hơn là đối đầu trực tiếp. Trung Quốc sẽ muốn xác định lại trật tự đa phương theo các điều kiện của Trung Quốc, gạt sang một bên các vấn đề về nhân quyền, các giá trị chính trị thay vào đó tập trung vào giải quyết các vấn đề thường gặp. Trung Quốc sẽ có thiện chí hơn, có khả năng hơn trước kia trong việc định hình môi trường quốc tế và trật tự thế giới theo hướng chủ động hơn là phản ứng thụ động.


Sự phát triển của Trung Quốc được người ta chào đón như là một đối trọng với sức mạnh quân sự và sự kiêu ngạo chính trị của Mỹ. Trung Quốc cũng có thể là động lực tăng trưởng của thế giới. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không thận trọng, họ có thể phải đối phó với sự chống đối mạnh mẽ vì nhiều quốc gia, các tổ chức đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ bắt đầu chống lại sự độc đoán gay gắt của Trung Quốc.


Việc Google đe dọa rời khỏi Trung Quốc có thể là một điềm báo trước về tình trạng quốc tế đang thay đổi. Cuộc chiến của Google với Trung Quốc nhiều khả năng được thúc đẩy bởi tính toán thương mại hơn là sự lo ngại về tự do thông tin.


Vì hầu hết các công ty nước ngoài đã phát hiện ra không phải dễ dàng để chuyển từ tiềm năng to lớn của Trung Quốc thành lợi nhuận to lớn. 1/3 cổ phần của Google tại thị trường của Trung Quốc chỉ mang lại 5% doanh thu toàn cầu của Google. Nếu có một sân chơi bình đẳng, Google có khả năng giành thị phần tại thị trường lớn hơn từ Baidu – đối thủ cạnh tranh chính tại Trung Quốc. Việc đánh giá rủi ro về chiến lược phát triển của Bắc Kinh có thể phản ánh phân tích đắt giá này.


Trong khế ước xã hội ngầm tại Trung Quốc, các công dân ngầm bằng lòng với sự kiểm soát chính trị để đổi lại chính phủ tiếp tục đem lại sự thịnh vượng, đen lại cho họ hàng hóa và dịch vụ giống như phương Tây. Do chủ nghĩa cộng sản mất uy tín, chính phủ thiếu một hệ tư tưởng hợp pháp để tăng trưởng kinh tế. Nếu điều này đang bị đe dọa bởi sự rút khỏi Trung Quốc của Google và các công ty đa quốc gia lớn khác, sự thất bại chiến lược đối với Chính quyền Trung Quốc có thể lớn hơn khoản thất thu từ các nguồn lợi kiếm được của các công ty.


Trung Quốc đang đắm mình trong sự thừa nhận ngày càng tăng về vị thế của họ. Trung Quốc hạnh phúc với những lợi ích thu được từ vị thế của họ hiện nay, chấp nhận gánh nặng của việc trở thành một cường quốc.


Suy nghĩ đó giúp giải thích về sự kiểm soát tiền tệ nhằm bảo vệ xuất khẩu của Trung Quốc trong khi các quốc gia khác lại chịu thiệt, cũng như việc Bắc Kinh không có thiện chí cam kết việc cắt giảm có sự kiểm chứng của quốc tế về khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tranh thủ các chế độ độc tài bị quốc tế cô lập để tiếp cận nguồn nguyên vật liệu và các nguồn tài nguyên./.