Hiển thị các bài đăng có nhãn Ý KIẾN - TRAN CHUNG NGOC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ý KIẾN - TRAN CHUNG NGOC. Hiển thị tất cả bài đăng

30/6/07

ĐÔI ĐIỀU NHẬN XÉT & GÓP Ý VỀ “BẢN DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ ĐẠI HỘI X” - TRAN CHUNG NGOC

ĐÔI ĐIỀU NHẬN XÉT & GÓP Ý XUNG QUANH :
“BẢN DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ ĐẠI HỘI X”

TRẦN CHUNG NGỌC

Gần đây Nhà Nước Việt Nam đã kêu gọi mọi người góp ý vào bản “Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng”. Tôi đã vào Internet, lấy bản dự thảo ra đọc. Và tôi cũng đã đọc một số bài góp ý của các tác giả ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Tôi không mấy quan tâm đến những bài của những tác giả ở hải ngoại mà thực chất chỉ là “tố Cộng”, điều mà họ đã làm suốt 30 năm nay. Đọc những bài của một số tác giả ở trong nước tôi thấy rõ ràng có hai phe: một phe có những ý kiến xây dựng đứng đắn, nghiêm chỉnh, và một phe không mấy quan tâm đến việc “góp ý” mà chủ ý là kể tội và chống đối, viết lạc đề, bỏ qua hay chỉ phớt qua những hiện thực của xã hội Việt Nam từ 1975 đến nay. Vì vậy bài viết này sẽ gồm có ba phần: Đôi Điều Nhận Xét về Vài Bài Góp Ý Ở Trong Nước, Đôi Điều Nhận Xét Về Đất Nước Việt Nam, và cuối cùng là Đôi Điều Góp Ý Xây Dựng.

I. Đôi Điều Nhận Xét về Vài Bài Góp Ý Ở Trong Nước.
Theo sự nhận xét của tôi thì những bài góp ý hoặc ý kiến của các tác giả như Nguyễn Trung, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Ngọc Lanh, Kim Văn Chính, Bùi Kiến Thành, Nguyễn Đức Bình v..v.. là những đóng góp có tính cách xây dựng bắt nguồn từ lòng yêu nước yêu dân tộc, tuy tôi không mấy đồng ý với những nhận định về một vài vấn đề nào đó. Tôi sẽ không đi vào những vấn đề này vì mất rất nhiều thì giờ và choáng chỗ, phải viện dẫn nhiều tài liệu. Nhưng tôi phải thú thực là tôi rất thất vọng khi đọc những bài góp ý của phe thứ hai, điển hình là của Đặng Văn Việt, Hoàng Tiến, và nhất là của Trần Mạnh Hảo. Sau đây là đôi điều nhận xét của tôi về mấy bài này để chứng minh nhận xét trên của tôi, tuy hơi dài dòng, nhưng tôi nghĩ cũng cần thiết để làm sáng tỏ một số vấn đề.
Trước đây tôi đã khổ vì phải đọc bài “Những Điều Lạ Trên Đất Mỹ” của Cụ Đặng Văn Việt và đã phải lên tiếng phê bình trên trang nhà Giao Điểm [Tháng 4, 2005]. Nay tôi lại phải đọc bài “Góp Ý Vào Bản Báo Cáo Chính Trị Đại Hội X” của Cụ, chẳng phải là tôi muốn đọc, mà chỉ vì “Góp Ý Vào Bản Dự Thảo…” là một vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng đến tương lai đất nước.. Trong bài này tôi phục nhất là hai câu cuối: “Việt này không bao giờ chống lại Đảng, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.” và “Việt này không sợ bất cứ một cường quyền nào, chỉ sợ mình làm sai.” mà tôi cho là khá mâu thuẫn. Đọc câu thứ nhất, chúng ta có thể hiểu theo hai cách. Một là Cụ Việt không bao giờ chống lại Đảng và không bao giờ đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Hai là, chống lại đảng là đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Nhưng đọc nội dung bài góp ý của Cụ thì ai cũng hiểu là Cụ chống Đảng, vì vậy giới truyền thông hải ngoại nổi tiếng chống Cộng nhất đua nhau đăng bài góp ý của Cụ (Đàn Chim Việt, Thông Luận, Cánh Én v..v..). Cũng như những bài của Hoàng Tiến, Trần Mạnh Hảo, họ đăng chỉ vì Cụ cũng như các vị kia chống Đảng cho họ chứ chẳng phải là có giá trị gì trong những bài đó.
Cụ Đặng Văn Việt tự khoe gia phả và lý lịch mà tôi cho là ít người quan tâm đến: “là dân xứ Nghệ, là hậu duệ các vua nhà Trần, là chắt cố Đông các Đại Học sĩ Cao Xuân Dục, là cháu nội cụ Hoàng giáp Đặng Văn Thuỵ nguyên Tế tửu Giám đốc trường Quốc Tử Giám, là con trai cụ Đặng Văn Hướng nguyên bộ trưởng trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”, có lẽ để cho độc giả biết mình thuộc lớp “Sĩ Phu xứ Nghệ”, uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di, để đi đến kết luận: “Việt này không bao giờ chống lại Đảng…, Việt này không sợ bất cứ một cường quyền nào, chỉ sợ mình làm sai.”. Chỉ có điều, nếu mình sai mà không biết là mình sai thì sao? Trong bài phê bình bài “Những Điều Lạ Trên Đất Mỹ” của Cụ, tôi đã vạch ra một đống sai lầm của Cụ khi Cụ nhận xét hời hợt về nước Mỹ qua 2 tháng Cụ “cưỡi ngựa sắt xem hoa” trên 1/1000 nước Mỹ [như chính Cụ tự nhận], mà vô tình hay cố ý, Cụ đã gây ra tâm cảnh vọng Mỹ vô lối cho những người dân trong nước chưa biết Mỹ là gì, nên không thể nhận ra những điều “đi xa về nói phét” trong bài của Cụ. Lạ một điều, trong bài mới “Góp Ý” này mà Cụ vẫn giữ y nguyên một sai lầm trong bài cũ. Vì thế tôi mới đặt câu hỏi: “Nếu mình sai mà không biết là mình sai thì sao?”
Có vẻ như không ai nói cho Cụ Việt biết là Cụ đã có những nhận xét rất hời hợt về nước Mỹ trong chuyến đi Mỹ của Cụ trước đây cho nên Cụ lại nhắc lại điều sau đây trong bài cũ của Cụ:
Ở nước Mỹ thì 3 không:
1. Không dám tham nhũng: vì sợ phạm pháp luật.
2. Không thể tham nhũng: vì quản lý đồng tiền qua máy điện tử, qua ngân hàng.
3. Không cần tham nhũng: vì có phúc lợi, có đồng lương cao, không lo đói rách.
Đây là những nhận xét hời hợt vô trách nhiệm của Cụ về nước Mỹ. Thử hỏi, có người nào sống trên đất Mỹ mà không coi những điều Cụ Việt viết như trên là viết ẩu tả, bất kể sự thật? Thật vậy, bảo rằng ở Mỹ không dám tham nhũng, không thể tham nhũng, và không cần phải tham nhũng là chưa biết gì về nước Mỹ. Mỹ có đủ các loại tham nhũng, lừa đảo tinh vi nhất thế giới, và tham nhũng đã xảy ra trong đủ mọi hạng người: từ Thống Đốc Tiểu Bang đến Thị Trưởng thành phố cho đến viên Cảnh Sát quèn, từ thượng nghị sĩ cho đến dân biểu, từ “thủ trưởng” (CEO) một đại công ty [Bernard J. Ebbers, CEO của WorldCom Inc. gian lận 11 tỷ đô-la] cho đến nhân viên thừa hành, từ Tướng Tá cho đến các thuộc cấp [một cái búa mua ở ngoài độ $3, Bộ Quốc Phòng mua với giá $85] v..v.. Giúp quỹ tranh cử Tổng Thống cũng là một hình thức hối lộ được pháp luật cho phép. Lẽ dĩ nhiên Cụ Việt không biết gì về sự tham nhũng trong Enron, Haliburton, hãng bảo hiểm A.I.G, và những nhân vật nổi danh như Tom Daley, Bill Campell, Martha Stewart, lãnh tụ tôn giáo lấy tiền của tín đồ cúng Chúa đi mua biệt thự và chơi bậy v..v.. Đó là chưa kể những vụ gian lận, lường đảo xảy ra hàng ngày khắp nơi trên nước Mỹ mà mức độ khó có thể kiểm soát được, trong đủ mọi giới: Bác sĩ, luật sư, thương gia v..v... Tham nhũng không nhất thiết là phải ăn hối lộ, mà có thể thực hiện dưới nhiều hình thức.
Như vậy chúng ta cần phải hiểu rằng, tham nhũng là căn bệnh bất trị của những cá nhân trong mọi xã hội, những người trong giới có chức, có quyền thế, càng có nhiều tiền càng tham, lòng tham không đáy, và tất nhiên chưa ngộ được tính vô thường của vạn pháp. Nhưng sự thiếu hiểu biết của Cụ Việt về nước Mỹ chỉ là chuyện nhỏ vì không ai có thể trách một người chưa bao giờ biết gì về Mỹ bị choáng ngộp trước cảnh văn minh tiến bộ của Mỹ và không hề có cơ hội để tìm hiểu sâu thêm về nước Mỹ. Sự sai lầm căn bản của Cụ Việt là trong một bản góp ý vào bản dự thảo chính trị Đại Hội X của Đảng lại mang những điều mình không biết rõ về nước Mỹ ra làm tiêu chuẩn để so sánh và đối chiếu phê bình Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên, Việt Nam có nhiều vấn nạn, trong đó có vấn nạn tham nhũng, cần phải sửa sai và giảm thiểu [đừng có hi vọng là tham nhũng sẽ hết]. Nhưng tại sao trong một bản góp ý với Đảng lại đưa vào những thông tin sai lầm về Mỹ một cách lãng xẹt, phải chăng muốn cho Việt Nam cũng phải giống như Mỹ: không dám tham nhũng, không thể tham nhũng, và không cần phải tham nhũng? dựa trên sự hiểu biết rất thiếu sót của chính mình về nước Mỹ? Cụ Việt có thấy sự nguy hại khi đưa ra những thông tin sai lạc như trên không? Sự nguy hại là ở chỗ lạc dẫn dư luận người dân Việt, tạo cho họ một tâm cảnh vọng ngoại không đúng chỗ. Tôi có cảm tưởng là tinh thần vọng Mỹ, cho rằng những gì khó ngửi nhất của Mỹ cũng thành thơm, đã xâm nhập vào một số những “nhà cách mạng lão thành” như Cụ Đặng Văn Việt, giống như tinh thần vọng Vatican mà một nhà trí thức Công Giáo đã lên tiếng trước đây, cho rằng đối với Giáo hội Công Giáo Việt Nam thì “Tòa Thánh có đánh r… cũng khen thơm”.. Xây dựng đất nước với tinh thần như vậy thì chỉ đi làm đầy tớ người ta suốt đời.
Chúng ta hãy đọc một đoạn khác của Cụ Việt:
Chủ nghĩa Mác nêu tiêu chí đấu tranh giai cấp là một yếu tố để chống sự bất công của xã hội, đem lại công bằng văn minh, đưa đến một xã hội lý tưởng tốt đẹp, nhưng một số lãnh tụ, một số nhà lý luận quá khích, giáo điều, nêu lên thành "sợi chỉ đỏ xuyên suốt" thúc đẩy xã hội tiến lên, làm cho giữa cái Thiện và các ác, người theo chủ nghĩa cộng sản luôn được khuyến khích đến cái ác [sic], trái với các đạo giáo khác trên thế giới luôn giáo dục con người lòng Từ bi, Bác ái, tương thân, tương ái, hạn chế sự độc ác của loài người với nhau.
Vì vậy mà:
- Đạo Phật (thế kỷ V TCN) tồn tại đến nay là 2.500 năm
- Đạo Thiên Chúa (8-4 TCN) tồn tại hơn 2.000 năm. [sic]
- Đạo Hồi (370-620 SCN) tồn tại đến này là 1.500 năm.
- Còn Đạo Mác (tuyên ngôn ĐCS của Mác ra đời 1848) chỉ tồn tại 150 năm thì sụp đổ.
Tôi chưa thấy ai viết lẩm cẩm như trên, vừa sai sự thật về chủ nghĩa Cộng Sản, vừa vô nghĩa vì so sánh táo với cam. Chủ nghĩa Mác không phải là một “đạo”. Cho nên coi chủ nghĩa Mác là một đạo như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và so sánh tuổi thọ của chủ nghĩa Mác với tuổi thọ của các tôn giáo là chuyện ngớ ngẩn. Hơn nữa, viết về các tôn giáo như trên chứng tỏ rằng Cụ Việt chưa bao giờ sờ đến cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo, chưa bao giờ đọc đến lịch sử của Ki Tô Giáo hay Hồi Giáo. Những chiến tranh tôn giáo giữa những giáo phái cùng thờ một Thiên Chúa [Ki-tô Giáo và Hồi Giáo cùng thờ một Thiên Chúa, Thiên Chúa của Do Thái], những cuộc Thánh chiến, những tòa án xử dị giáo với những dụng cụ khủng khiếp để tra tấn những người “lạc đạo”, những cuộc thiêu sống phù thủy v..v.. phải chăng bắt nguồn từ sự “giáo dục con người lòng Từ bi, Bác ái, tương thân, tương ái, hạn chế sự độc ác của loài người với nhau” của các đạo giáo như đạo Thiên Chúa và đạo Hồi?? Nhưng thực ra thì chỉ có những người hoặc chế độ thi hành sai lầm chủ nghĩa Mác sụp đổ chứ chủ nghĩa Mác đâu có sụp đổ. Đúng vậy, như Cụ Việt viết ở trên: Chủ nghĩa Mác nêu tiêu chí đấu tranh giai cấp là một yếu tố để chống sự bất công của xã hội, đem lại công bằng văn minh, đưa đến một xã hội lý tưởng tốt đẹp, vậy thì chủ nghĩa đó quá tốt đẹp rồi so với những chủ nghĩa tư bản hay thần quyền tôn giáo mà trong lịch sử chứa đầy những chiến tranh và những bất công xã hội.
Có lẽ Cụ Việt không thể ngờ được là trong các nước ở Âu Châu cũng như trong những nước như Pháp, Gia Nã Đại và Mỹ, khoan nói đến các nước trong thế giới thứ ba, đảng Cộng Sản (Communist Parties), đảng hay tổ chức Mác-Lênin (Marxist-Leninist Parties or Organizations) vẫn là những tổ chức hợp pháp. Và như tôi đã viết trong bài phê bình Nghị Quyết 1481 của một nhóm chính khách trong Quốc Hội Âu Châu: “Ở Âu Châu ngày nay, cũng như ở trong nhiều nước khác trên thế giới, có một khuynh hướng mà giới truyền thông gọi là “hoài niệm chủ nghĩa Cộng Sản” (What the media call "nostalgia for communism," is spreading in these countries.) Thật vậy, trước sự kiện Hiến Pháp Âu Châu bác bỏ không chấp nhận để vào trong đó từ “Thượng đế” và trước sự tiến bộ của những đảng lao động và Cộng sản ở Tiệp, Đức và trong nhiều nước khác ở Đông Âu, những đảng được coi là đại diện của hệ thống xã hội chủ nghĩa (Witness the Nos to the European constitution, the progress of Communist and workers' parties in the Czech republic, in Germany and in other countries of East Europe, parties that are, rightly or wrongly, considered to be representative of the socialist system), tình trạng này làm cho giới tư sản bảo thủ Âu Châu lo sợ là lịch sử lại tái diễn (But in the eyes of the most rightwing fringe of the European bourgeoisie it is high time to prevent the unthinkable becoming reality once again.)” Vào trong Bách Khoa Tự Điển Wikipedia, chúng ta có thể đọc được câu sau: “Ngày nay, những đảng chính trị Mác-xít lớn nhỏ khác nhau đều hiện hữu trong hầu hết các quốc gia trên thế giới” [Today, Marxist political parties of widely different sizes exist in most countries around the world.]
Xin đừng cho là tôi viết như trên là vì “thiên Cộng”. Trong lãnh vực học thuật, viết về lịch sử chúng ta phải cho rõ ràng, không thể vì cảm tính riêng mà không đếm xỉa gì đến sự thật. Chủ nghĩa Cộng Sản là một chủ nghĩa chính trị xã hội, không phải là một tôn giáo. Vì là một chủ nghĩa chính trị xã hội nên nó cũng phải thay đổi theo sự biến chuyển của chính trị quốc tế và xã hội dân tộc, từ hình thức cho đến nội dung. Không nhìn thấy sự thay đổi trong các chế độ còn mang tên Marx và tiếp tục chống đối cái tên thì chẳng qua chỉ là dựng lên một người rơm để tự tay mình quật nó xuống. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn trong Wikipedia dưới đầu đề “Chủ nghĩa Marx và Thế Giới” (Marxism and the world): “Tuy rằng vẫn còn nhiều phong trào cách mạng xã hội và đảng chính trị mang tên Marx trên thế giới, từ khi khối Nga Sô Viết và các nước chư hầu sụp đổ, ít còn những quốc gia mà trong đó chính quyền tự nhận là Mác-xít. Tuy các đảng dân chủ xã hội đang nắm quyền trong một số nước ở Tây phương, họ đã từ lâu tách ra khỏi những liên hệ lịch sử với những tư tưởng của Marx. Cho tới 2005, chính quyền trong các nước như Lào, Việt Nam, Cuba, và Trung Quốc tự cho là xã hội chủ nghĩa theo nghĩa Mác-xít. Tuy nhiên, khu vực tư nhân chiếm hơn 50% nền kinh tế của Trung Quốc, và Việt Nam cũng đã cho tự do một phần nền kinh tế của họ .”
(Although there are still many Marxist revolutionary social movements and political parties around the world, since the collapse of the Soviet Union and its satellite states, relatively few countries have governments which describe themselves as Marxist. Although social democratic parties are in power in a number of Western nations, they long ago distanced themselves from their historical connections to Marx and his ideas. As of 2005, Laos, Vietnam, Cuba, and the People's Republic of China had governments in power which describe themselves as socialist in the Marxist sense. However, the private sector comprised more than 50% of the Chinese economy by this time and the Vietnamese government had also partially liberalized its economy.)
Nhìn những sự thay đổi về mọi mặt ở trong nước, chúng ta cần phải hiểu rằng, tuy Nhà Nước luôn luôn tuyên bố là giữ vững chủ thuyết Marxist-Leninist, nhưng trong thực tế đã từ bỏ chủ thuyết đó từ lâu rồi. Đó chỉ còn là một danh xưng trang trí của một quá khứ chống ngoại xâm. Nhà Nước chẳng lẽ lại không biết là tượng Lenin đã bị kéo đổ ở Nga? Nhà Nước chẳng lẽ lại không biết là Marx đã tiên đoán sai là chủ nghĩa tư bản sẽ cáo chung và giai cấp công nhân sẽ nắm quyền trên khắp thế giới? Nhưng những người “chống Cộng” không muốn chấp nhận sự thực này, cho nên họ vẫn tiếp tục chống những thứ mà thực sự không còn hiện hữu.
Thật đáng tiếc, với một số ý kiến trong bài góp ý, Cụ Việt có thể viết một bài có tính cách xây dựng hay hơn nhiều, nhưng thay vào đó Cụ lại viết loạc choạc, chứa nhiều mâu thuẫn, chỉ trích và chống đối nhiều hơn là xây dựng, và có những điều đọc rất lẩm cẩm và buồn cười, thí dụ như:
Dân tộc ta hiện có hơn 82 triệu dân trong nước và 3 triệu Việt Kiều, trong ấy có hơn 2,6 triệu là đảng viên cộng sản, 2 triệu 6 đảng viên ấy theo đạo Mác là tất nhiên, còn lại hơn 80 triệu người Việt Nam khác và 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài tại sao Đảng cộng sản Việt Nam lại bắt họ phải theo học thuyết Mác?
Tại sao lại vơ cái đám Việt kiều vào đây? Cụ tin rằng kéo Việt kiều vào là họ đương nhiên sẽ theo Cụ? Ai bắt Việt kiều phải theo học thuyết Mác? Mà theo học thuyết Mác thì sao? Trong giới trí thức, tìm hiểu học thuyết Mác là điều mà các học giả trong các trường đại học và cả trong các giáo hội Ki-Tô Giáo đã từng làm và vẫn tiếp tục làm.
Chính Cụ đã chẳng viết là: Chủ nghĩa Mác như ngọn đèn pha sáng chói ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã thức tỉnh nhân dân lao động, phong trào công nhân đứng lên chống áp bức bóc lột của chế độ tư bản... Chủ nghĩa Mác đã thức tỉnh các dân tộc thuộc địa đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc. Nhờ có chủ nghĩa Mác đã xuất hiện Cách mạng tháng Mười Nga, sự chiến thắng của Hồng quân Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít. Từ phong trào chống đế quốc, Cách mạng Việt Nam đã thành công, Việt Nam đã chiến thắng đế quốc Pháp, Mỹ, kéo theo là sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.?? Vậy thì có gì phải phàn nàn với học thuyết Mác? Thực ra là Cụ muốn suy tôn hay là đả phá học thuyết Mác ở đây?
Cụ còn viết:
Ai muốn theo ông Thích Ca, ông Giê Su, ông Mahômet, ông Mác thì cứ đi theo ông nào mà mình thích; không thể bắt người đi theo ông Thích Ca, ông Giê Su, ông Mahômet lại phải chạy theo ông Mác.
Theo ông Thích Ca, ông Giê Su, ông Mahômet là thuộc về vấn đề tín ngưỡng. Còn theo ông Mác là theo một chủ thuyết chính trị xã hội. Hai bình diện hoàn toàn khác nhau. Người theo ông Thích Ca, ông Giê-su, ông Mahômet rất có thể theo cả ông Mác, và người theo ông Mác rất có thể cũng theo cả ông Thích Ca, ông Giê-su, hay ông Mahômet. Cụ Việt lẫn lộn giữa dân tộc và tôn giáo, không hiểu rằng tôn giáo nằm trong dân tộc và phải có bổn phận với dân tộc hay sao.
Bài góp ý của Cụ Việt không phải là không có vài ý kiến đáng để cho Nhà Nước cứu xét, nhưng những câu viết lẩm cẩm, những thông tin sai lạc và tinh thần vọng Mỹ trong đó đã làm giảm đi giá trị của bài góp ý rất nhiều. So sánh GDP bằng những con số mà không biết đến sự khác biệt trong mức sinh hoạt của mỗi quốc gia là điều đáng tiếc. Thí dụ, một bát phở ở Việt Nam giá trung bình khoảng 50-60 xu Mỹ, trong khi ở Mỹ là từ 4.5 đến 5 đô la, và ở Pháp là 7-8 đô la. Chỉ dựa trên những con số và không kể đến sự khác biệt về giá sinh hoạt thì tính theo Per Capita Income, Việt Nam xếp hạng 139/178 [trên 39 nước], tính theo GDP PPP (Purchasing Power Parity) thì Việt Nam xếp hạng 131/192 [trên 61 nước]. GDP của Nhật kém hơn của Mỹ cả chục ngàn đô-la, nhưng Nhật lại là nước có giá sinh hoạt đắt đỏ nhất, Nam Hàn hạng nhì, trong khi Mỹ ở hạng 13. Theo tài liệu của CIA Factbook (Aneki.com) thì trong số 20 nước nghèo nhất trên thế giới (Poorest countries in the world), không có tên Việt Nam trong đó. Trong số những nước giầu nhất ở Á Châu (Richest countries in Asia) thì lại có tên Việt nam trong đó, tuy xếp hạng 19/20. Nhưng trong bài góp ý của nhà văn Hoàng Tiến thì tác giả lại nhất định cho rằng Việt Nam hiện nay vẫn là một trong 10 nước nghèo nhất trên hành tinh này. Và đây cũng là một câu chúng ta thường đọc thấy trên những diễn đàn truyền thông hải ngoại, và đôi khi không phải là một trong 10 nước nghèo nhất, mà là nước nghèo nhất.
Đọc bài góp ý của Cụ Đặng Văn Việt tôi đã cảm thấy ngán ngẩm, nhưng đọc bài góp ý của Trần Mạnh Hảo tôi còn thấy ngán ngẩm hơn nữa. Ngán ngẩm vì thấy Trần Mạnh Hảo làm công việc của anh thợ giầy mà lại cứ muốn đi lên trên nơi giầy dép, vì Trần Mạnh Hảo, với kiến thức chính trị, lịch sử, khoa học có thể nói là con số không, mà cũng lên tiếng phê bình nọ kia. Chứng minh?
1. Phê bình một câu trong bản dự thảo chính trị đại hội X, ông Trần Mạnh Hảo viết:
“Câu văn : “Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta” là một câu văn viết sai tiếng Việt hoàn toàn, sai logic, chứng tỏ các tác giả bản dự thảo có tư duy thiếu khoa học, lộn xộn, đã viết ra một câu văn hoàn toàn vô nghĩa vì nó rất ngô nghê, buồn cười. Cũng giống như khi thí dụ ông Nguyễn Phú Trọng viết một câu văn tương đương : “Kiên trì trộn nước vào lửa để Đảng ta vừa có thể pha trà, mà không cần đun sôi nước, vừa có thể mở rô-bi-nê cho chảy ra một hợp chất lỏng có tên “đỉnh cao trí tuệ”, có thể dùng mồi thuốc thay diêm quẹt”. Kinh tế thị trường tức là kinh tế tư bản, một nền kinh tế tự do; còn kinh tế Xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế độc quyền, phi tự do. Hai nền kinh tế trái ngược nhau như nước với lửa, có tao thì không mày, có mày thì không có tao.
Như vậy có phải là phê bình đứng đắn hay không? Trần Mạnh Hảo, dựa trên thiên kiến và trình độ hiểu biết của mình, đã cho rằng câu trên vô nghĩa, ngô nghê buồn cười, và chứng minh luận cứ của mình bằng một thí dụ của ông ta mà có đọc mới thấy thật đúng là vô nghĩa, ngô nghê, buồn cười, mà chỉ có một nhà thơ tứ tuyệt con cóc đậm mùi con thuyền Nghệ An [đối với tôi] như Trần Mạnh Hảo mới có thể phịa ra được.
Thật vậy, thứ nhất, Trần Mạnh Hảo [TMH] đã cố ý bỏ đi phần giải thích tiếp theo của câu “Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta” trong bản Dự Thảo là “Thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nội lực và ngoại lực, nâng cao đời sống nhân dân. Ðẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.”
Thứ nhì, “xã hội chủ nghĩa” không phải là “kinh tế xã hội chủ nghĩa” mà TMH tự định nghĩa là nền kinh tế độc quyền, phi tự do. Hoàng Tiến cũng vấp phải sự sai lầm nghiêm trọng này, khi phê bình câu trên và cũng cho rằng “định hướng xã hội chủ nghĩa” chính là “kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Không ai cấm ai áp dụng nền kinh tế thị trường để phục vụ cho một đường hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với mỗi quốc gia. Một khi chưa định nghĩa rõ ràng định hướng xã hội chủ nghĩa là như thế nào thì không thể gán ép xã hội chủ nghĩa chính là kinh tế xã hội chủ nghĩa theo định nghĩa của ông Hảo. Vào Internet, đánh chữ “Socialism” tức “Xã hội chủ nghĩa” trong mục Search, chúng ta sẽ thấy có khá nhiều loại xã hội chủ nghĩa trong đó. Có “liberal socialism” [xã hội chủ nghĩa tự do], “national socialism” [xã hội chủ nghĩa quốc gia], “christian socialism” [xã hội chủ nghĩa của Ki Tô Giáo], “market socialism” [xã hội chủ nghĩa kinh tế thị trường], “democratic socialism” [xã hội chủ nghĩa dân chủ] v..v… Cho nên, khi phê bình như trên, ông Hảo đã để lộ trình độ hiểu biết của mình khi đọc một câu mà ông cho là “viết sai tiếng Việt hoàn toàn, sai logic, hoàn toàn vô nghĩa, ngô nghê, buồn cười.” Câu văn đó chỉ “sai tiếng Việt hoàn toàn, sai logic, hoàn toàn vô nghĩa, ngô nghê, buồn cười.” đối với người “đọc không hiểu tiếng Việt, không hiểu thế nào là logic, và là người ngô nghê, đáng buồn cười” chứ còn đọc hết phần tiếp theo câu văn đó trong bản dự thảo thì chẳng có gì là sai tiếng Việt hay vô nghĩa, ngô nghê và buồn cười cả. Nhà thơ TMH có thể phân biệt được thế nào là “định hướng” và thế nào là “kinh tế” hay không? Hay “định hướng” phải là “kinh tế” ? TMH cho rằng câu văn trên hàm ý Đảng chủ trương quay ngược kim đồng hồ, trở về nền kinh tế trong thập niên 1975-85 hay sao mà phê bình như vậy? Góp ý như vậy thì đúng là một trò đùa, vô ích (ý của TMH), chẳng phải là đảng giữ độc quyền chân lý, mà là người góp ý không đủ trình độ để góp ý.
2. Trần Mạnh Hảo tự phong là nhà nghiên cứu, nhà khoa học (sic) nhưng chúng ta hãy đọc một đoạn phê bình chủ thuyết Mác của Trần Mạnh Hảo để xem trình độ nghiên cứu và khoa học của ông ta như thế nào:
SAI THỨ NHẤT CỦA MÁC : Ấy là việc ông giải thích sự phát triển của lịch sử loài người chính là do cuộc đấu tranh giai cấp bằng vũ lực ( bạo động cách mạng). Cái sai lớn nhất của Mác này bắt đầu từ cái sai lớn nhất của nhà tự nhiên học Darwin mà Mác tiếp thu. Darwin giải thích sự tiến hoá trong tự nhiên chỉ bằng đường duy nhất là sự “đấu tranh sinh tồn : cá lớn muốt cá bé”, tức con đường của CÁI ÁC là con đường tiến hoá duy nhất của tự nhiên ! Đọc đến điều này, Mác bốc đồng, hét lớn : “Ơ rê ca ! Ơ rê ca !” mà rằng : quy luật của tự nhiên cũng chính là quy luật của xã hội loài người, để biến học thuyết “đấu tranh sinh tồn” của Darwin thành học thuyết “đấu tranh giai cấp” rất ngô nghê của mình ! Cái ngô nghê lớn của Mác là đồng nhất quy luật của tự nhiên cũng chính là quy luật của xả hội ! Cái ngô nghê thứ hai của Mác lại bắt đầu là cái ngô nghê thiếu căn cứ khoa học của Darwin; khi ông cho rằng trong tự nhiên chỉ tồn tại một quy luật duy nhất là CÁI ÁC : cá lớn nuốt cá bé ! Không, Darwin đã phiến diện nên đã sai, rằng : trong tự nhiên CÒN CÓ MỘT QUY LUẬT CỦA CÁI THIỆN TỒN TẠI ĐỒNG THỜI VỚI QUY LUẬT CỦA CÁI ÁC kia!
Tôi bắt buộc phải xin lỗi quý độc giả để viết rằng: Tôi không thấy ai viết ngu và đích thực là ngô nghê như Trần Mạnh Hảo. Viết như trên, Trần Mạnh Hảo vừa không hiểu gì về Mác vừa không hiểu gì về thuyết Tiến Hóa của Darwin. Mác cũng có những nhận định, tiên đoán sai, nhưng không phải là cái sai bắt đầu từ cái sai lớn nhất (sic) của Darwin. Mà cái luận điệu lên án thuyết Tiến Hóa của Darwin, một thuyết khoa học đã phá đổ thuyết sáng tạo của Ki Tô Giáo, đẩy Thiên Chúa ra khỏi vũ trụ, là “chủ ác”, là “cá lớn nuốt cá bé” v..v.. vì không còn sợ Thiên Chúa (của Ki Tô Giáo), là một luận điệu quen thuộc chống Darwin của Công Giáo nói riêng, Ki-tô Giáo nói chung, bắt đầu từ thế kỷ 19, ngay sau khi Darwin cho xuất bản cuốn Về Nguồn Gốc Của Các Chủng Loại (On the Origins of Species). Nhưng Giáo hội Công Giáo đã làm ác trong suốt 2000 năm nay, giết hại vài trăm triệu người vô tội qua những cuộc thánh chiến, tòa án xử dị giáo, săn lùng thiêu sống phù thủy, liên kết với thực dân Âu Châu đi xâm lăng các nước v..v.. phải chăng là Giáo hội đã theo quy luật duy nhất là “cái ác”, “cá lớn nuốt cá bé” của Darwin, mới đưa ra từ năm 1959?? Tôi có cảm tưởng Trần Mạnh Hảo đã bị các “cha nhà thờ” nhồi sọ từ thuở nhỏ, hoặc là chưa hề đọc và có bất cứ một hiểu biết nào về thuyết Tiến Hóa nên mới phát ngôn bậy bạ, phê bình thuyết Tiến Hóa của Darwin là ngô nghê thiếu căn cứ khoa học (sic), chủ trương trong tự nhiên chỉ có một quy luật duy nhất là cái ác, trong khi cả cái thế giới văn minh này đều đã chấp nhận là thuyết Tiến Hóa của Darwin không còn là một thuyết nữa mà đã trở thành một sự kiện, đã được dạy trong mọi trường học, và chính Giáo hoàng John Paul II của Công Giáo cũng đã phải lên tiếng chấp nhận thuyết tiến hóa thay vì thuyết sáng tạo của Công Giáo. Vậy thì cả thế giới [trừ Trần Mạnh Hảo và một số tín đồ cuồng tín ít học của một số thần giáo] đã trở thành ngô nghê vì đã đều chấp nhận thuyết Tiến Hóa của Darwin hay sao? Nhưng thật ra, ai mới chính là người ngô nghê ở đây? Có cần phải trả lời câu hỏi này không? Vài hàng sau đây về Darwin hi vọng có thể giúp cho Trần Mạnh Hảo một chút kiến thức sơ đẳng nhất về Darwin.
Thứ nhất, thuyết Tiến Hóa của Darwin tuyệt đối không phải là “đấu tranh sinh tồn : cá lớn muốt cá bé”, một bản năng thiên nhiên trong thế giớc các sinh vật, mà là “chọn lọc tự nhiên” (natural selection) hay “thích hợp nhất với thiên nhiên” (best fit). Sự tồn tại và phát triển của một chủng loại là do khả năng thích ứng nhất với hoàn cảnh xung quanh hay thiên nhiên. Một thí dụ: một loại vi trùng bệnh có thể dần dần phát sinh khả năng đối kháng lại một loại thuốc trụ sinh nào đó để tồn tại, mà danh từ quen thuộc chúng ta gọi là “quen thuốc”. Đây không phải là chuyện “cá lớn muốt cá bé” mà là khả năng tự thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh xung quanh để tồn tại. Ý tưởng Tiến Hóa của Darwin đã được kiểm chứng trong nhiều bộ môn khoa học ngày nay như Vũ Trụ Học, Vật Lý Học, Sinh Học, Sinh Hóa Học, Cổ Sinh Vật Học, Di Truyền Học v..v., và trong những bộ môn này chẳng làm gì có chuyện thiện với ác, hay “cá lớn nuốt cá bé”. Tôi có thể tin chắc rằng Trần Mạnh Hảo chỉ nghe các “bề trên” giải thích bậy bạ về Darwin chứ chưa bao giờ biết gì về Darwin khoan nói đến chuyện đọc cuốn Về Nguồn Gốc các Chủng Loại của Darwin. Và tôi cũng tin rằng các bộ môn khoa học trên không phải để cho những loại đầu óc như của “nhà khoa học” Trần Mạnh Hảo có thể hiểu được. Cho nên có giải thích thêm về Darwin với Trần Mạnh Hảo cũng bằng thừa.
Thứ nhì, bản Tuyên Ngôn của đảng Cộng Sản được xuất bản năm 1848, và 11 năm sau, 1859, Darwin mới cho xuất bản cuốn Về Nguồn Gốc các Chủng Loại, vậy chẳng làm gì có chuyện hoang đường như Trần Mạnh Hảo tưởng tượng: “Đọc đến điều này [“đấu tranh sinh tồn : cá lớn muốt cá bé” mà Trần Mạnh Hảo cho là của Darwin], Mác bốc đồng, hét lớn : “Ơ rê ca ! Ơ rê ca !” Chẳng biết gì về lịch sử, chẳng biết Mác chủ trương ra sao, khi nào, chẳng biết thuyết Tiến Hóa của Darwin là gì, có từ bao giờ, thế mà cũng đòi góp ý bằng những luận điệu mà thực chất chỉ chứng tỏ trình độ hiểu biết không thể xếp hạng được của mình. Thế mà cũng thành người nổi danh, tự nhận là nhà nghiên cứu, nhà khoa học, được đăng bài vung vít trên vài diễn đàn truyền thông lá cải hải ngoại đấy. Vì không biết gì về Mác, Trần Mạnh Hảo cũng không hề biết rằng, chủ trương đấu tranh giai cấp của Mác không phải là luôn luôn phải dùng đến bạo lực mà có thể thực hiện một cách hòa bình. Ngày 8 tháng 9, năm 1872, trong một diễn văn dưới đầu đề “Có Thể Làm Cách Mạng Mà không Cần Đến Bạo Lực” (The Possibility of Non-Violent Revolution), đọc tại Amsterdam, Marx đã phát biểu như sau:
“Các bạn biết rằng chúng ta phải xét đến những định chế, và hơn nữa, những truyền thống của các quốc gia khác nhau, và chúng ta không phủ nhận là có những quốc gia như Mỹ, Anh, và Hòa Lan, trong đó giới công nhân có thể đạt được mục đích qua những phương tiện hòa bình”. (The Marx-Engels Reader, Edited by Robert C. Tucker, p. 523: You know that the institutions, mores, and the traditions of various countries must be taken into consideration, and we do not deny that there are countries – such as America, England, and Holland – where the workers can attain their goal by peaceful means). Ngay trong bản “Tuyên Ngôn”, sau khi đưa ra một số biện pháp đấu tranh, Marx đã cho rằng “Những biện pháp này tất nhiên phải khác nhau trong những quốc gia khác nhau” (These measures will of course be different in different countries). Hơn nữa, khi đọc những tài liệu về Marx, chúng ta còn thấy Marx chống sự sùng bái cá nhân (against personality cults)
Cụ Nguyễn Trung có viết về học thuyết Mác như sau: “Còn nói về học tập học thuyết Marx (nói theo ngôn ngữ chính thống của trường Đảng thì phải nói là học tập chủ nghĩa Marx – Lénine) thì xin Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hãy so sánh các sách, các giáo trình của Học viện viết ra với những công trình nghiên cứu trên thế giới từ hơn một nửa thế kỷ nay, để biết học thuyết Marx được khai thác, được phát triển thêm như thế nào – tôi xin miễn bàn đến những công trình nghiên cứu chỉ nhằm chằm chằm vào mục đích duy nhất là phản bác và chống lại học thuyết Marx.” [Các luận điệu phản bác và chống Mác của Trần Mạnh Hảo chẳng phải là công trình nghiên cứu gì mà chỉ là những định kiến sai lầm do bị nhồi sọ hoặc vì thiếu hiểu biết.] Cụ cũng còn viết về Darwin: “Học thuyết Neo-Darwin đã vượt qua học thuyết Darwin ở chỗ khám phá ra những khả năng mới của thích nghi (adaptation), đào thải và phát triển thông qua sự vận động muôn hình muôn dạng của khả năng thích nghi, khả năng hợp trội“. Chúng ta có thể thấy ngay, kiến thức của Cụ Nguyễn Trung và của Trần Mạnh Hảo cách xa nhau một trời một vực, nếu chúng ta cho là Trần Mạnh Hảo có một kiến thức nào đó..
Bàn về chủ nghĩa Mác-Lênin, Trần Mạnh Hảo viết: “Đây là thứ chủ nghĩa chẳng có dây mơ rễ má gì với dân tộc Việt Nam ta cả.” Viết như vậy, Trần Mạnh Hảo đã tự chứng tỏ mình là một “con ếch ngồi dưới đáy giếng”. Trần Mạnh Hảo chưa từng đọc, chưa từng biết về những công trình nghiên cứu của giới trí thức trên thế giới về chủ thuyết Mác-Lênin, nhất là về Marx. Nói ngắn gọn, chủ thuyết Mác-Lênin đơn giản chỉ là chủ thuyết Marx được Lê-nin khai triển và áp dụng cho tình trạng xã hội của Nga trong đầu thế kỷ 20. Chính Lê-nin cũng chưa bao giờ dùng đến từ chủ thuyết Lê-nin hay chủ thuyết Mác-Lênin. Những tư tưởng của Lê-nin thực ra đã đi lệch ra khỏi chủ thuyết Mác ở nhiều điểm. Tuy nhiên, sau khi chết, chủ thuyết Mác-Lênin đã trở thành danh xưng chính thức của những đảng cộng sản trên thế giới và Stalin đã tuyên bố chủ thuyết Mác-Lênin là lý tưởng chính thức của quốc gia. Vấn đề chính là ngày nay chủ thuyết Mác-Lênin chỉ còn đúng là một danh xưng, đàng sau cái danh xưng này, các chính quyền tự gọi là Mác-xít-Lênin-nít lại chỉ thực hành theo chủ trương chính trị và xã hội của họ. Thí dụ, “Ngay từ 1977, Bắc Hàn đã chính thức từ bỏ chủ thuyết Mác-Lênin và thay thế bằng chủ thuyết tự tin quốc gia trong đó những quan niệm về giai cấp và đấu tranh giai cấp, nghĩa là chính chủ thuyết Mác, không còn giữ một vai trò đáng kể nào. Tuy nhiên, đôi khi chính quyền vẫn được gọi là Mác-Lênin vì cấu trúc chính trị và kinh tế của nước. Ba nước Cộng Sản còn lại ngày nay: Cuba, Việt Nam, và Lào – vẫn “giữ vững chủ thuyết Mác-Lênin”, tuy những nước này đều có những suy diễn khác nhau theo chính sách thực tế của họ” [Wikipedia: In North Korea, Marxism-Leninism was officially superseded in 1977 by Juche (self-reliance), in which concepts of class and class struggle, in other words Marxism itself, play no significant role. However, the government is still sometimes referred to as Marxist-Leninist, due to its political and economic structure. The other three communist states existing today – Cuba, Vietnam, and Laos - hold Marxism-Leninism as their official ideology, although they give it different interpretations in terms of practical policy.]
VớI cái lối viết trong toàn bài của Trần Mạnh Hảo, và với một loại kiến thức của ông ta như vậy, tôi chợt nghĩ đến vài cụm từ của giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang: “đao phủ văn chương” và “côn đồ văn hóa”. Tôi cho rằng Nhà Nước chẳng cần quan tâm đế cái loại góp ý rác rưởi này, và nếu muốn giáo dục ông ta thì nên nhốt ông ta lại một thời gian, để ông ấy có thì giờ trở lại nghề của ông ấy, làm thơ tứ tuyệt con cóc [đối với tôi] cho muỗi và rệp nghe. Nhốt ông ấy lại không phải vì ông ấy chống đảng hay chỉ trích đảng, mà vì cái tội ông ấy viết bậy, nhảm nhí một cách rất du côn và như điên trong một vấn đề quan trọng của đất nước. Hay là cho ông ấy xuất ngoại để cho những người chống Cộng ở Mỹ trải thảm đỏ ra đón tiếp một “vô thượng thiên tài” của họ, hay là cho ông ấy sang Vatican để học tập thêm lối viết của Alexandre de Rhodes khi xưa trong “Phép Giảng Tám Ngày”..
Trước khi sang phần II, tôi muốn nói lên một điều mà tôi cho rằng những người chống Mác hay ủng hộ Mác ít biết đến. Đó là, vào cuối cuộc đời của mình, chính Mác đã phủ nhận mình là người Mác-xít theo nghĩa những người khác hiểu về Mác. Thật vậy, Giáo sư lý thuyết chính trị tại đại học Oxford, Isaiah Berlin, đã viết trong cuốn sách nghiên cứu về “Karl Marx” như sau, trang 221: “Marx, vào cuối cuộc đời, tuyên bố rằng bất kể ông ta có thể là nhân vật nào khác, ông ta chắc chắn không phải là một người Mác-xít” (Marx, towards the end of his life, declare that whatever else he might be, he was certainly not a Marxist). Giáo sư Robert L. Heilbroner, tác giả cuốn “Những Triết Gia Thế Gian: Đời Sống, Thời Đại, và Tư Tưởng Của Những Tư Tưởng Gia Kinh Tế Vĩ Đại” (The Worldly Philosophers: The Lives, Times, and Ideas of the Great Economic Thinhkers), một trong những tư tưởng gia vĩ đại mà tác giả viết trong cuốn sách trên chính là Marx, đã viết Lời Mở Đầu trong cuốn sách nghiên cứu về Karl Marx của Isaiah Berlin như sau, trang xix: “Mác đã tự tách mình ra khỏi những sự ngu xuẩn mà người ta diễn đạt nhân danh ông ta” (“I am not a Marxist”, Marx remarked toward the end of his life – dissociate himself, Berlin suggests, from the idiocies which were already beginning to be perpetrated in his name”). Do đó, Marx không nằm trong sự diễn đạt ngu xuẩn về ông ta của Trần Mạnh Hảo hay của một số “nhà chính trị” hay “nhà dân chủ” ở Việt Nam.
Nhà Nước mời gọi góp ý để xây dựng tương lai cho đất nước. Nhưng một số như Trần Mạnh Hảo và các “nhà dân chủ” ở trong nước cũng như một số chuyên gia chống Cộng ở hải ngoại lại mượn cơ hội này để tố Cộng một chiều, phê bình lăng nhăng về chủ thuyết Marx trong khi họ chỉ có một trình độ hiểu biết rất hời hợt về Marx. Đông La đã vạch ra sự hiểu biết hời hợt về chủ thuyết Marx của Bùi Tín, Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu v..v.. trong bài “Các Mác - Một tình yêu bao la”. Những người này chống Marx qua cái lăng kính nhỏ hẹp của mình, không hề biết vị thế của Marx trong giới trí thức là như thế nào.
Vài sự kiện sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vị trí của Marx trong số những tư tưởng gia vĩ đại của thế giới. 1. “Theo kết quả thăm dò ý kiến thính giả đài BBC Radio 4 trong tháng 7, 2005 thì, trong số 20 tư tưởng gia được biết đến, kính trọng, và có ảnh hưởng nhiều nhất, Marx lại được coi như là một triết gia vĩ đại nhất của mọi thời đại” ??. [BBC Press Release: 13-7-2005: Out of a shortlist of twenty of the best known, most respected and influential philosophical thinkers, nominated by the In Our Time audience, Karl Marx has been voted the Greatest Philosopher of all time by BBC Radio 4 listeners.] Theo bảng kết quả thì David Hume, một nhà nhân bản, xếp hạng 2, Nietzshe hạng 4, Kant hạng 6, và Aquinas của Ki-tô Giáo hạng 7. Vậy phải chăng những thính giả của đài BBC đều là “thiên Cộng” hay là “cánh tay nối dài của Cộng sản Việt Nam”? 2. “Kết quả chọn vĩ nhân của Đức Quốc, với con số tham dự trên 5 triệu người, Karl Marx đứng hàng thứ 3 trong 100 ứng viên, Albert Einstein đứng hàng thứ 10 ( www.unserebesten.zdf.de). Như vậy, thế giới mù cả hay sao mà không nhìn Marx như Trần Mạnh Hảo hay như một số chính trị gia Mít tự phong, nửa mùa, dỏm, kiến thức ăn đong?


Muốn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Marx, tôi xin giới thiệu một bài rất có giá trị nghiên cứu về chủ nghĩa Marx của Nguyễn Hoài Vân: Bài “NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ HỌC THUYẾT MARX “ do một Dân Việt Ở Đức Quốc đưa lên diễn đàn Đàn Chim Việt. Ngoài ra có bài “Các Mác - Một tình yêu bao la” của Đông La cũng rất nên đọc. Nhìn Marx chúng ta phải nhìn trên nhiều khía cạnh khác nhau chứ không thể nhìn một cách sai lầm hẹp hòi như của Trần Mạnh Hảo hay của một số người chống Marx. Nguyễn Hoài Vân có viết một câu khá chí lý đáng để cho chúng ta suy nghĩ:
Người ta đã nhân danh Marx sát hại trên dưới 100 triệu người. Thừa đủ để học thuyết Marx bị đưa vào thùng rác của lịch sử. Nhưng, hãy nghĩ lại : người ta đã nhân danh Thiên Chúa để giết hại không dưới 80 triệu thổ dân Mỹ Châu, chưa kể bao người vô tội tại các lục địa khác . Có cần đưa Thiên Chúa và Ky Tô Giáo vào thùng rác của lịch sử hay không?
Nguyễn Hoài Vân đã đưa ra một thách đố rất trí thức, nhưng chưa đầy đủ về dữ kiện. Vì đọc lịch sử Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng, ngoài 80 triệu thổ dân Mỹ Châu [có lẽ không tới con số này], con số nạn nhân bị giết nhân danh Thiên Chúa, qua sự bạo ngược và áp bức của Ki-tô Giáo, là trên 200 triệu trong các cuộc thánh chiến, tòa hình án xử dị giáo, săn lùng thiêu sống phù thủy, chiến tranh tôn giáo v..v.. Các Tòa Án xử dị giáo của Công Giáo đã săn lùng, tra tấn, và thiêu sống 10 triệu người [Lloyd M. Graham, Deceptions and Myths of the Bible, The Citadel Press Book, New York, 1995, p. 463: Wars, tyranny and oppression of Christian nations since the days of Constantine have caused the death of more than 200,000,000 people. 10 million were slain during the Inquisition.] Tại sao những tòa hình án lại có thể giết nhiều người vô tội như vậy? Chúng ta cần phải đọc Tổng Giám Mục Công Giáo Peter de Rosa trong cuốn “Những Đại Diện Của Chúa Ki-tô: Mặt Đen Tối Của Triều Chính Giáo Hoàng”, trang 163:
“Tòa hình án có thể làm bất cứ điều gì. Những linh mục phán quan của tòa hình án thuộc dòng Đa Minh, được giáo hoàng bổ nhiệm, họ không ở dưới quyền bất cứ một ai ngoài Thượng đế và giáo hoàng. Họ đứng ngoài vòng xét xử của các giám mục và luật dân sự. Trong những quốc gia thuộc quyền giáo hoàng họ chính là luật lệ, vừa đóng vai công tố viên vừa đóng vai quan tòa xử án. Nguyên lý chỉ đạo của họ là: "Thà giết oan 100 người vô tội còn hơn là để cho một kẻ dị giáo được tự do." [Lenin đâu có phát minh ra điều này?]
(Peter de Rosa, Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Crown Publishers, New York, 1988, p. 163: To the medieval Inquisition, everything was permitted. The Dominican Inquisitors, being the pope's appointees, were subject to no one but God and his Holiness. They were outside the juridiction of bishops and of civil law. In the Papal States they were a law unto themselves, acting as prosecutors and judges. Their guiding principle was: "Better for a hundred innocent people to die than for one heretic to go free.")

Tổng Giám Mục Peter de Rosa còn đưa ra một so sánh như sau, trang 164: “Giống như bọn Quốc Xã SS, họ [các linh mục dòng Đa Minh] có thể tra tấn và giết bỏ với một đầu óc bình thản vì thượng cấp của họ - trong trường hợp này là Giáo Hoàng – bảo đảm với họ là những kẻ lạc đạo là kẻ thù nhơ bẩn, bệnh hoạn và truyền nhiễm cần phải thanh trừng bằng mọi giá và bằng mọi cách “(Like the Nazi SS in the 20th century, they were able to torture and destroy with a quiet mind because their superior officer – in this case, the pope – assured them that heretics were dirty, diseased and contagious foe that must be purged at all costs and by all means)

Đưa một vài sự kiện về lịch sử Ki-tô Giáo ra ở đây chỉ là để chứng tỏ một điều: chúng ta cần biết cái gì của Marx và cái gì không phải của Marx, cũng như cái gì của Thiên Chúa và cái gì không phải của Thiên Chúa, và những người theo Thiên Chúa Giáo, trước khi chống Marx hãy để tâm suy nghĩ về Thiên Chúa của mình, về giáo hội của mình. Giáo Hoàng Benedict XVI, gần đây, khi mạnh mẽ lên án chủ thuyết Cộng Sản là chỉ nhìn thấy cái kim trong mắt Cộng Sản mà cố tình quên đi cái đà trong mắt của Công Giáo. Có lẽ không có mấy người phân biệt được sự khác nhau giữa chủ thuyết Marx, chủ thuyết Marx-Lenin, và chủ thuyết Cộng Sản. Chủ thuyết Marx là chủ thuyết nguyên thủy sáng tạo bởi Marx và Engels mà ngày nay nhiều chế độ phi Cộng Sản áp dụng song song với các chủ thuyết khác. Chủ thuyết Marx-Lenin là chủ thuyết chính thức của các đảng phái dưới sự lãnh đạo của Nga Sô trước đây, và chủ thuyết Cộng sản là phong trào có ảnh hưởng của Lenin nhưng gồm cả những biến điệu của Tito và Trotsky. Nhưng đây không phải là chỗ để đi sâu vào vấn đề này.

II. Đôi Điều Nhận Xét Về Đất Nước Việt Nam.-
Góp ý để xây dựng đất nước không phải là chuyện đùa, muốn viết gì thì viết, viết bừa viết bãi mà không chịu nghiên cứu kỹ càng. Nhưng đây chính là cái bệnh của những người muốn nổi danh với thiên hạ, kiến thức thì không có mấy cho nên viết mà không hiểu là mình đã viết những gì. Họ chỉ nhìn thấy những sai lầm cũ kỹ và những tệ đoan xã hội hiện tại. Họ không thấy những sự thay đổi trong xã hội từ 1975 đến nay. Được bài của mình đăng trên vài trang nhà lá cải ở hải ngoại, tưởng rằng mình đã là một bậc vô thượng thiên tài, không biết rằng mình đã bị giới chống Cộng hải ngoại lợi dụng, và do đó bị đại đa số người Việt di cư khinh rẻ.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, không phải bây giờ mới nghèo, mà từ xưa vẫn nghèo, nhưng không phải là một trong những nước nghèo nhất. Sự phát triển quốc gia để làm cho dân giàu nước mạnh tùy thuộc rất nhiều yếu tố, chứ không thể nói là “phải thế này”, “phải thế nọ” là có thể thành hình ngay được. Việt Nam không có cây đũa thần.
Có một số tác giả nhắc lại thời kỳ 10 năm đầu sau khi đất nước thống nhất, và cho rằng vì nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nên “đã đưa đất nước đi vào một giai đoạn suy sụp nghiêm trọng” (Đặng Văn Việt), hoặc “đưa đất nước đến suy sụp, kinh tế khủng hoảng, chế độ đứng bên bờ vực thẳm”
(Hoàng Tiến). Viết như vậy tôi thấy có vẻ khá phiến diện và có ý định quy trách. Nhưng thử hỏi, những người lên tiếng chỉ trích này thời đó ở đâu, có cất lên một tiếng nói xây dựng nào không, hay đều là trí thức ngủ mà ngày nay mới thức? Nhưng vấn đề chính là sự quy trách bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về tình trạng đất nước sau chiến tranh, không xét đến những yếu tố nào đã đưa đất nước vào tình trạng có thể gọi là thê thảm trong thời đó. Nếu biết thì họ cần phải thấy rằng, đất nước được như ngày nay là một phép lạ, và Nhà Nước Việt Nam, tuy có những sai lầm, nhưng đã có những thành quả đáng kể trong vấn đề xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ nhất, có ai xét đến kinh nghiệm cai trị và mở mang đất nước của cấp lãnh đạo sau một thời gian dài chỉ biết đánh giặc. Kinh nghiệm trong thời chiến thì nhiều, nhưng kinh nghiệm trong thời bình có được bao nhiêu. Nhà Nước không phải là không có những sai lầm, mà sai lầm chính là không học được bài học tha thứ của tiền nhân, cho nên đã đối xử tàn tệ với người dân miền Nam thay vì vận dụng khả năng và sự đóng góp của người dân miền Nam trong việc tái thiết đất nước sau chiến tranh. Nhưng xét cho cùng, nếu chúng ta xét đến những sự thù hận giữa hai miền, những tổn thất nặng nề mà miền Bắc phải gánh chịu, những sự tàn hại trên đất nước, cộng với hào quang chiến thắng thì chúng ta có thể hiểu và thông cảm. Con người không phải là thánh. Nhưng đây chỉ là chuyện nhỏ. Vấn đề chính là Nhà Nước đã đưa đất nước qua một giai đoạn khó khăn đen tối nhất sau khi chiến tranh chấm dứt, trong khi trong tay Nhà Nước không có cây đũa thần, và nước lã không thể quấy thành hồ..
Thứ nhì, có ai xét đến tình trạng kiệt quệ của đất nước vì chiến tranh hay không. Miền Nam trước là một vựa lúa, trong thời chiến có gạo ăn là nhờ viện trợ Mỹ nhập cảng gạo của Mỹ hay Thái Lan . Miền Bắc thì có gì? Nền kinh tế ra sao trong thời chiến? Lấy cái gì để mà tái thiết đất nước và cần bao nhiêu thời gian. Chính quyền hậu chiến có bao nhiêu chuyên gia được đào tạo đúng đắn trong ngành quản trị, kinh tế vĩ mô, và tất cả những chuyên môn cần thiết để điều hành guồng máy quốc gia. Và có ai nghĩ đến chính sách trả thù Việt Nam của Mỹ không? Vài tài liệu sau đây hi vọng có thể chúng ta thấy rõ phần nào những khó khăn cực kỳ mà Việt Nam phải đối phó sau cuộc chiến.
Chúng ta đừng quên là Mỹ đã ép Việt Nam, cấm vận trong 19 năm, từ sau 1975 cho tới 1994. Trong cuốn “The Political Economy of Human Rights. Volume II”, Black Rose Books, Montreal, 1979, Noam Chomsky và Edward S Herman đã viết một mục dưới chủ đề: “Hoa Kỳ Ở Việt Nam: Thắng Một Phần” (The United States In Vietnam: A Partial Victory). Sau đây tôi xin trích dẫn vài đoạn trong đó:
“Mỹ thua (ở Việt Nam) chỉ là thua có một phần. Để hiểu những biến cố hậu chiến ở Việt Nam điều quan trọng là phải nhận ra rằng thực ra Mỹ đã thắng ở Việt Nam. Mỹ không hoàn toàn thành công trong việc thực hiện điều tiên đoán khủng khiếp của Bernard Fall rằng: “Việt Nam, như là một thực thể văn hóa và lịch sử.. bị mối đe dọa diệt chủng.” vì “Miền rừng rú nông thôn không còn sinh khí dưới những đòn của guồng máy quân sự lớn nhất chưa từng giáng xuống một diện tích cỡ này.” Nhưng cũng gần như vậy.
Một mặt thắng thứ hai của Mỹ ở Việt Nam là hầu hết đất nước (Việt Nam), cùng với Lào và Cambod, ở trong tình trạng đổ nát, do đó những người sống sót phải đối diện với một nhiệm vụ tái thiết cực kỳ to lớn. John Pilger, ký giả từ Việt Nam trong 10 năm, trong cuộc viếng thăm mới đây, viết rằng “phần lớn Bắc Việt trông lỗ chỗ như mặt trăng (vì những hố bom) từ đó những dấu hiệu về sự sống – nhà cửa, xưởng chế tạo, trường học, nhà thương, đình chùa, nhà thờ - đã bị phá hủy hoàn toàn. Trong một số rừng rú không còn chim hay thú vật; và có những tài xế xe chở hàng không có phản ứng trước những tiếng còi (của những xe khác) vì họ đã bị điếc bởi tiếng bom rơi không ngừng.” Pilger mô tả napalm, đặc biệt chế tạo cho Việt Nam, “vẫn tiếp tục cháy âm ỉ dưới những làn da của những nạn nhân suốt đời”; nhiều vùng bị bỏ bom nặng hơn là ở Dresden; những thị trấn, như Vinh, bị bỏ bom nhiều đến độ không còn một nền nhà nào còn nguyên vẹn, nơi đây người dân sống gần như chết đói, với khẩu phần gạo ít hơn là ở Bangladesh. Những hậu quả của cuộc chiến của Mỹ này cũng thường được khai thác bởi những bình luận gia Tây phương nêu ra những sự cực kỳ khó khăn xây dựng lại một vài khía cạnh của cuộc sống từ đống đổ nát như là chứng cớ về những hành động độc ác và bất công của Cộng sản.
(The US defeat was only partial. To understand events in postwar Vietnam it is important to recognize that the US did in effect win the war in Vietnam. It did not quite succeed in realizing the grim prediction of Bernard Fall that “VIETNAM AS A CULTURAL AND HISTORIC ENTITY.. IS THREATENED WITH EXTINCTION” as “The countryside literally dies under the blows of the largest military machine ever unleashed on an area of this size.” But it came close… A second aspect of the partial US victory in Vietnam is that MOST OF THE COUNTRY, ALONG WITH LAOS AND CAMBODIA, LIES IN RUINS, SO THAT THE COLOSSAL TASK OF RECONSTRUCTION FACES THE SURVIVORS. John Pilger, who reported ten years from Vietnam, writes after a recent visit that “much of North Vietnam is a moonscape from which visible signs of life – houses, factories, schools, hospital, pagodas, churches – have been oblitarated. In some forests there are no longer birds or animals; and there are lorry drivers who will not respond to the hooting of a horn because they are deaf from the incessant sound of bombs.” Pilger describes napalm, especially created for Vietnam, that “continues to smoulder under the skin’s tissues through the lifetime of the victims”; areas bombed more heavily than Dresden; cities, such as Vinh, bombed so heavily that not even the foundations of buildings remain, and where now people live on the edge of famine, with rice rations lower than Bangladesh.. These consequences of the US war are also regularly exploited by Western commentators who point to the extraordinary difficulties in reconstructing some kind of existence from the wreckage as proof of Communist iniquity…)
Để thấy rõ sự tàn phá Mỹ giáng lên đất nước, chúng ta hãy đọc một đoạn của Howard Zinn:
“Cho đến khi cuộc chiến kết thúc, Mỹ đã trút lên đầu dân tộc Việt Nam 7 triệu tấn bom, hơn gấp đôi tổng số bom thả xuống Âu Châu và Á Châu trong đệ nhị thế chiến, tính trung bình một quả bom nặng khoảng 230 ki-lô (500 lbs) cho mỗi đầu người Việt Nam, trên đất nước Việt Nam có khoảng 20 triệu hố bom, thuốc độc khai quang Agent Orange trải để phá hại cây cỏ, mùa màng trên một diện tích bằng bang Massachusetts và ảnh hưởng độc địa của loại thuốc này còn di hại đến ngày nay. CIA ở Việt Nam, trong chiến dịch Phụng Hoàng đã bí mật giết không xét xử ít nhất là 20000 dân ở nam Việt Nam nghi là Cộng Sản nằm vùng…”
(Howard Zinn, A People’s History of the US, 1492-Present, HarperCollins Publishers, New York, 1999, p. 478: By the end of the Vietnam war, 7 million tons of bombs had been dropped on Vietnam, more than twice the total bombs dropped on Europe and Asia in World War II – almost one 500-pound bomb for every human being in Vietnam. It was estimated that there were 20 million bomb craters in the country. In addition, poisonous sprays were dropped by planes to destroy trees and any kind of growth – an area the size of the state of Massachusetts was covered with such poison... The CIA in Vietnam, in a program called “Operation Phoenix”, secretly, without trial, executed at least 20000 civilians in South Vietnam who were suspectected of being members of the Communist underground.)
Chúng ta hãy đọc tiếp Noam Chomsky và Edward S. Herman:
“Mục đích chính của Mỹ trong thế giới thứ ba là phải mở cửa cho sự xâm nhập kinh tế và kiểm soát chính trị của Mỹ. Nếu không Mỹ sẽ sử dụng mọi nỗ lực để chắc rằng những xã hội muốn đi theo đường hướng độc lập - đặc biệt là những nước gọi là “Cộng sản” trong biệt ngữ chính trị thời đại – sẽ phải gánh chịu những điều kiện khắt khe nhất mà quyền lực Mỹ có thể áp đặt để giữ cho “sự mục nát (Cộng sản) khỏi lan tràn” bằng những “thành công về ý thức hệ”, những từ ngữ dùng bởi những nhà kế hoạch về hoàn cầu của Mỹ. Tuy Mỹ không thể dẹp được những phong trào quốc gia ở Đông Dương, Mỹ đã đạt được mục đích thứ hai. Cùng với những vấn nạn rộng lớn về kém phát triển đè nặng trên những quốc gia thuộc địa trước của Tây phương, những quốc gia ở Đông Dương phải làm sao đối diện với nhiệm vụ vượt thắng được những sự tàn phá của cuộc chiến tranh của Mỹ - mà không có sự bồi thường hay viện trợ của Mỹ, và còn phải đối diện với sự chống đối liên tục của Mỹ về các nguồn viện trợ từ nơi khác”.
The primary US goal in the Third World is to ensure that it remains open to US economic penetration and political control. Failing this the US exerts every effort to ensure that societies that try to strike an independent course – specifically, those that are called “communist” in contemporary political jargon – will suffer the harshest conditions that US power can impose so as to “keep the rot from spreading” by “ideological successes” in the terminology employed by US global planners. Though the US was unable to subdue the nationalist movements in Indochina, it has attained its secondary goal. In addition to the immense problems of underdevelopment that burden the former Western colonies, the countries in Indochina must somehow confront the task of overcoming the ravages of the US war – without reparations or aid from the US, and indeed in the face of the continued US opposition even to aid from elsewhere.)
Sau đây là vài đoạn khác của Giáo sư Noam Chomsky trong bài viết năm 1982, dưới đầu đề “Trừng Phạt Việt Nam” (Punishing Vietnam) [The Chomsky Reader, Edited by James Peck, Pantheon Books, New York, 1987]:
“Từ khi chiến tranh chấm dứt, Mỹ đã làm tất cả những gì làm được để bảo đảm cho sự thắng một phần của mình. Martin Woollacoot viết: “Có nhiều bằng chứng là chính sách trì hoãn tiếp tế thực phẩm trong giao hệ ngoại giao và viện trợ, dù là có dưới danh hiệu bồi thường hay không, đã làm cho Việt Nam không được hưởng như là Yugoslavia.” Điều này rất đúng. Một viên chức của Ngân Hàng Thế Giới nhận định rằng, “từ 1977, Mỹ luôn luôn từ chối không thỏa hiệp với Việt Nam, càng ngày càng đẩy Việt Nam về phía Nga Sô.”
Cho đến nay, Mỹ đã cố sức gây khó khăn và đau khổ tối đa cho Việt Nam. Mỹ đã gây áp lực hữu hiệu trên Ngân Hàng Thế Giới để giữ lại viện trợ cho mục đích phát triển, và chính quyền Reagan “đã tích cực vận động sau hậu trường ở Liên Hiệp Quốc để cắt viện trợ phát triển và nhân đạo cho Việt Nam”. Thời gian này đặc biệt quan trọng vì tình trạng đói ở Việt Nam và sự kiện là “những người tị nạn gần đây đã khai rằng họ rời Việt Nam vì lý do kinh tế nhiều hơn là bất cứ yếu tố áp bức nào khác từ Việt Nam”. Vậy cắt nguồn thực phẩm có hai điều lợi: tăng sự đói khổ ở trong nước, và tăng số dân tị nạn, để cho những nhà nhân đạo Tây phương có thể lên án sự man rợ và tàn bạo của nhà cầm quyền Việt Nam như được minh họa qua số phận của các thuyền nhân.
Cộng đồng KInh Tế Âu Châu và Mỹ đã từ chối lời kêu gọi của UNICEF tiếp tế khẩn cấp sữa và thực phẩm cho Việt Nam.. Cùng lúc, “viễn tượng vay mượn từ Ngân Hàng Phát triển Á Châu và Ngân Hàng Thế Giới cũng mờ mịt, vì nhiều quốc gia bảo trợ, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản [Nhật Bản là một căn cứ ở ngoại quốc của Mỹ, thu nhiều lợi từ cuộc chiến ở Việt Nam của Mỹ] , đều chống đối mọi giúp đỡ Việt Nam.
Thật ra, mục đích của Mỹ khá rõ ràng. Không bằng lòng với sự thắng một phần mô tả ở trên, Mỹ muốn bảo đảm sự đau khổ tối đa mà Mỹ có thể gây ra trong những quốc gia nào dám chống lại sự xâm lăng của Mỹ, với hi vọng là trước sau gì rồi “Việt Nam sẽ sụp đổ”, và cuộc thắng một phần sẽ trở nên toàn phần…
Một lần nữa, Tây phương lại dạy chúng ta bài học mà nền văn minh Tây phương đã cống hiến cho thế giới qua nhiều thế kỷ: những quốc gia nào chống lại những xã hội Tây phương tân tiến về kỹ thuật nhưng sơ khai về đạo đức sẽ phải trả một giá cay đắng.”
(Since the war’s end, the United States has done what it could to ensure that its partial victory would endure. “There is a great deal of evidence”, Martin Woollacott writes, “that the food-dragging policy of the US on diplomatic relations and on aid, whether or not it was tagged with the humiliating label of reparations, helped to close off the Yugoslavia option for Vietnam”. That is quite correct. A World Bank official observes that “since 1977, the US has constantly refused to make any accomodation with Vietnam, forcing it further and further into the Soviet camp.”..
For the time being, the US is committed to maximizing hardship and suffering in Vietnam. It has exerted effective pressure on the World Bank to withhold development aid, and the Reagan administration “has launched a vigorous. behind-the-scenes campaign at UN headquarters to cut UN humanitarian and development aid to Vietnam”. The present moment is particularly opportune because of the starvation conditions in Vietnam and the fact that “refugees recently leaving Vietnam are reported to be citing economic reasons far more than any other for their flight from the hard-pressed Southeast Asian nation.” Thus cutting food aid has a double benefit: increasing misery, and increasing the refugee flow, so that Western humanitarians can then deplore the barbarian savagery of the Vietnamese leadership as illustrated by the tragic fate of the boat people. The US and the European Economic Community have refused to respond to a UNICEF appeal for milk and food for the Vietnam emergency… At the same time, “prospects for loans from the Asian Development Bank and the World Bank are very bleak, since many donor countries, especially the US and Japan [which benefited substantially from the US war as an offshore procurement base], are opposed to any assistance to Vietnam.”..
In fact, the goal of US policy is clear enough. Not content with a partial victory of the sort described, the US wants to ensure the maximum possible suffering in countries that have been so ignoble as to resist American aggression, in the hope that sooner or later “Vietnam will crack”, and the partial victory can be extended to a total one…
The West has once again taught the lesson that European civilization has offered the world for centuries: those who try to resist the technologically advanced but morally primitive Western societies will pay a bitter price.)
Với tình trạng kiệt quệ của đất nước vì chiến tranh, với sức ép về kinh tế của Mỹ và Âu Châu như vậy, tôi không hiểu bằng cách nào mà Nhà Nước đã vượt qua được giai đoạn cực kỳ khó khăn trên, để có thể đưa đất nước đến tình trạng ngày nay. Người ta trách trong giai đoạn đầu, Nhà Nước đã áp dụng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cho nên đã đưa đất nước đến bên bờ vực thẳm, nhưng thử hỏi, trong giai đoạn đó, có cách nào khác? Mỹ trả thù vì thất trận, cấm vận trong 19 năm, có nước muốn viện trợ cho Việt Nam trâu bò để cầy cấy cũng bị ngăn chận, đầu tư nước ngoài không có, nền kinh tế không do Nhà Nước quản lý thì do ai đây? Lạ một điều, tất cả những người chống Đảng, phê bình giai đoạn khốn khổ 1975-1985 của Việt Nam, chẳng có ai nghĩ đến hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh, chẳng có ai nghĩ đến chuyện nếu mình ở trong guồng máy cầm quyền thì mình sẽ làm được gì. Đứng ngoài phê bình thì bao giờ cũng dễ, khi bắt tay vào việc mới thấy vấn đề xây dựng đất nước không đơn giản như mình tưởng, nhất là khi sự hiểu biết của mình lại rất giới hạn.
Đến đây tôi muốn nhắc lại vài điều tôi đã viết trước đây trong bài về Nghị Quyết 1481 của Quốc Hội Âu Châu.
“Chủ nghĩa Marx, hay biến thể thành Marx-Lenin, chẳng qua chỉ là một toa thuốc chữa vài căn bệnh thời đại: bệnh nghiện thuốc phiện Thiên Chúa của Âu Châu, bệnh tư bản bóc lột giai cấp vô sản, và bệnh thực dân bóc lột chà đạp những nước nhược tiểu. Nhờ có Cộng sản nên căn bệnh nghiện thuốc phiện tôn giáo đã đỡ đi nhiều, cứ nhìn vào tình trạng tôn giáo ở Âu Châu ngày nay thì biết; bệnh tư bản bóc lột đã làm cho các nước tư bản Âu Mỹ kịp thời thay đổi, thành lập các nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi của giai cấp công nhân, do đó tránh được những cuộc cách mạng nội bộ; và bệnh thực dân đã cáo chung. Riêng ở Việt Nam, Cộng Sản cũng đã vĩnh viễn chôn vùi chế độ thực dân .”
Nhưng khi đã khỏi bệnh rồi mà cứ tiếp tục dùng thuốc để mà chết à? Vì thế Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam đã thay đổi kịp thời rất nhiều, ngưng tiếp tục dùng toa thuốc Cộng Sản, hay Mao, hay Marx-Lenin, TrungQuốc từ 1979, Việt Nam từ 1986, và ngày nay các chủ thuyết này, trên thực tế, chỉ còn trên mặt văn tự. Thử hỏi, nếu các chủ thuyết trên vẫn còn được thi hành thì những người như Hoàng Tiến, Trần Mạnh Hảo v..v.. có cơ hội để nói lên những điều đã nói, kể cả nói bậy, hay không?

III. Vài Ý Kiến Đóng Góp Xây Dựng.
Trước hết, tôi phải thú nhận là hơn 30 năm qua sống ở nước ngoài, tôi không có cách nào và không thể nắm vững tình hình chính trị, xã hội ở trong nước. Báo chí hải ngoại, phần lớn thuộc thế lực đen không những chống Cộng mà còn chống cả quốc gia, chỉ thông tin một chiều, và thường nhìn Việt Nam qua một cặp kính màu đen: bất cứ cái gì chính phủ Việt Nam làm cũng là xấu, hoặc là cố ý xuyên tạc, hoặc là diễn giải sai lạc. Hơn nữa, bất cứ đề tài nào ngoài lãnh vực chính trị, thí dụ như về văn chương, nghệ thuật v..v.. thể nào cũng có những ý kiến chống Cộng lạc lõng trong đó. Họ phải làm như vậy để che đậy chính cái xấu của họ hoặc cái dĩ vãng không có gì đáng ca ngợi của họ. Còn đa số người Việt di cư, vật lộn với cuộc sống mới, chẳng mấy quan tâm đến chuyện chính trị chính em một chiều, đã bỏ phiếu bằng hành động qua mấy trăm ngàn người mỗi năm về thăm quê hương, và qua số tiền hàng tỷ đô la mang về Việt Nam. Những thông tin về Việt Nam của tôi thường là qua tin tức báo chí ngoại quốc, qua hai lần về thăm Việt Nam, qua tin tức về Việt Nam của bạn bè thân thuộc về thăm quê hương, có người về nhiều lần và mỗi lần về ở lại cả vài tháng, và qua những phim truyện trên đài VTV4 phản ánh phần nào tình trạng xã hội, và lẽ dĩ nhiên qua một số bà con thân thuộc còn ở lại Việt Nam. Như vậy, những ý kiến sau đây của tôi chỉ là những ý kiến cá nhân, dựa trên cảm tính nhiều hơn là dựa trên dữ kiện.
Hiện nay, Nhà Nước phải đối diện với hai đòi hỏi mà những người tự phong là “nhà dân chủ” thường to tiếng rêu rao: dân chủ và đa nguyên đa đảng, và được giới chống Cộng ở hải ngoại tích cực ủng hộ. Nhưng nếu hỏi họ là dân chủ như thế nào và đa nguyên đa đảng như thế nào, theo những mô hình như thế nào, để thích hợp với Việt Nam, thì họ ú ớ không thể trả lời được rõ ràng. Phạm Hồng Sơn thì lấy tài liệu về dân chủ của tòa đại sứ Mỹ phổ biến, coi đó như là khuôn vàng thước ngọc mà Việt Nam phải theo, không hề nghĩ đến sách lược xuất cảng dân chủ của Mỹ bằng xâm lược và bom đạn. Nói về dân chủ? Hay lắm! Nhưng thử hỏi đã có những ai nghiên cứu về một thể thức dân chủ thích hợp với hoàn cảnh xã hội và trình độ dân trí Việt Nam ngày nay. Thử hỏi nhữngViệt kiều chống Cộng ở Mỹ, ở Úc, những người sống trong các chế độ dân chủ, qua những hành động cực đoan phi lý chống đủ mọi thứ từ Việt Nam, đã hiểu thế nào là dân chủ chưa? Thử hỏi trong cấu trúc định chế tôn giáo của Công Giáo đã có dân chủ chưa?
Đa nguyên, đa đảng? Cũng hay đấy? Nhưng chưa đủ trình độ thì chỉ thành lắm thầy thối ma, thành đại loạn, chỉ đục nước béo cò. Vì vậy mà tôi đồng ý với Nguyễn Trung qua nhận định của ông ta như sau: “Tôi đã nói và xin nhắc lại rõ ràng: đa nguyên đa đảng để dẫn tới “da cam da quýt” với biết bao nhiêu hỗn loạn, làm đổ vỡ nền kinh tế, đẩy đất nước vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước, thì công dân đảng viên Nguyễn Trung dứt khoát chống lại!
Tôi xin hỏi thêm: Trong hiện trạng và trình độ phát triển mọi mặt của nước ta ở nấc thang hiện nay, có gì bảo đảm chắc chắn thực hiện ngay đa nguyên sẽ không dẫn tới kịch bản đầy mùi máu và nước mắt như vừa giả định bên trên? Không dẫn tới các mafia “năm Cam”, “sáu Cam ”… vô cùng tệ hại? Xin suy nghĩ và tìm những câu trả lời nghiêm túc.”
Đa nguyên đa đảng là nhiều đảng, nhiều nguồn gốc. Vậy đa đảng là bao nhiêu đảng? Nguồn gốc nào là nguồn gốc dân tộc? Định nghĩa của đảng ra sao? Ai có quyền, có đủ uy tín, tư cách và phải hội đủ những điều kiện nào để có thể lập đảng? Mấy “nhà dân chủ” trong nước họp nhau lại có thành một đảng không? Công Giáo có phải là một đảng không? Trần Xuân An đã viết: “Tuy vậy, trong suốt cả 131 năm chiến tranh, nước ta bị ngoại xâm và phải chống ngoại xâm (1858 – 1885 – 1930 – 1945 – 1954 – 1975 – 1989), không còn nghi ngờ gì nữa, Thiên Chúa giáo là một lực lượng phản quốc từ đầu đến cuối. Do đó, lực lượng này không thể tồn tại với tư cách chính trị trong hiện tại và cả trong tương lai.” Mafia đen có phải là một đảng không? Tự do ứng cử là tự do như thế nào? Các nước văn minh là những nước nào, và văn minh như thế nào. Mỹ có phải không? Mỹ có bao nhiêu đảng? Đúng ra chỉ có một: đảng tài phiệt dưới hai tên: Cộng Hòa và Dân Chủ. Các “nhà dân chủ” ở Việt Nam nên kiếm những cuốn Imperial America: The Bush Assault On The World Order của John Newhouse, Alfred A. Knoff, New York, 2003, và cuốn Selling Out: How Big Corporate Money Buys Elections, Rams Through Legislation, and Betray Our Democracy của Mark Green, ReganBooks, New York, 2002, để mở mắt ra và nhìn vào cái nước Mỹ “văn minh” nhất, đa nguyên đa đảng nhất của các ông.
Đưa ra những tài liệu như trên không có nghĩa là tôi bài bác Tự Do-Nhân Quyền-Dân Chủ hay phản đối đi đến Tự Do-Nhân Quyền-Dân Chủ ở Việt Nam. Điều tôi muốn nêu ra ở đây là chúng ta không thể chỉ nói suông về Tự Do-Nhân Quyền-Dân Chủ là tự nhiên sẽ có Tự Do-Nhân Quyền-Dân Chủ. Mọi sự đều có một quá trình hình thành thích hợp của nó. Tự Do-Nhân Quyền-Dân Chủ cũng vậy. Tự do tới mức độ nào, Nhân quyền trong những phạm vi nào, và dân chủ như thế nào. Đó là những vấn đề cần phải định nghĩa rõ ràng và phải phù hợp với tình trạng xã hội, trình độ dân trí v..v.. của người dân Việt Nam.
Làm người ai cũng khao khát có tự do, có những quyền căn bản của con người. Nhưng con người không phải là một thực thể độc lập, riêng biệt, sống trên một ốc đảo, nên có thể làm bất cứ cái gì mình muốn. Con người là một phần tử trong xã hội, do đó không thể có tự do tuyệt đối hay xử dụng nhân quyền tuyệt đối, mà những quyền này, sự tự do này, phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp quốc gia và truyền thống xã hội quốc gia. Như Giáo sư Chester E. Finn, Jr., đại học Vanderbilt đã nói trong một bài thuyết trình trước giới trí thức Nicaragua: “Con người có thể sinh ra với một sự khao khát về quyền tự do của mình, nhưng không sinh ra với một sự hiểu biết về những xếp đặt xã hội và chính trị có thể làm cho, qua thời gian, sự tự do này được thực hiện cho họ và cho con cái họ.. Những điều này họ phải học hỏi.” (People may be born with an appetite for personal freedom, but they are not born with knowledge about the social and political arrangements that make freedom possible over time for themselves and their children....Such things, they must be learned.) Vậy muốn đi đến dân chủ, chúng ta cần phải học hỏi những điều kiện xã hội chính trị nào cần phải có để có thể đi tới tự do, dân chủ.
Nhà Nước đã kêu gọi nhân dân góp ý vào bản dự thảo báo cáo chính trị đại hội 10, bước tiếp theo tất nhiên phải là lắng nghe những ý kiến của người dân rồi phân tích lợi hại, những gì nên theo và áp dụng, những gì không nên.
Như nội dung của bản dự thảo đã nêu rõ, Việt Nam có nhiều vấn nạn cần phải giải quyết. Bản Dự thảo đã công nhận Việt Nam còn những khuyết điểm và yếu kém trong nhiều mặt của xã hội, điển hình là: Chất lượng phát triển còn thấp; Tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn trong Nhà nước bị sử dụng lãng phí, thất thoát nghiêm trọng; Cơ chế, chính sách về văn hóa - xã hội chậm đổi mới, Nhiều vấn đề xã hội bức xúc giải quyết còn chậm; Thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc; Tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí gây nhức nhối trong dư luận xã hội; Việc đổi mới và chỉnh đốn Ðảng chưa đạt yêu cầu đề ra; Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thiếu trung thực, tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí, sách nhiễu trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức vẫn rất nghiêm trọng v.. v..
Việc giải quyết những khuyết điểm và yếu kém trong xã hội nằm trong tay Nhà Nước, vì Nhà Nước có đủ quyền lực và phương tiện để giải quyết, nếu thực tâm muốn giải quyết. Lẽ dĩ nhiên có nhiều khó khăn, nhưng không phải là không thể giải quyết nổi, hay ít ra cũng cảI tiến để cho tình trạng trở nên tốt đẹp hơn. Những người ở hải ngoại như tôi, không nắm vững tình hình nước nhà, có nói gì cũng chỉ là lý thuyết. Nhiều nhất là chúng tôi chỉ có thể góp ý kiến trong phạm vi hiểu biết của mình.
Một trong những vấn đề xã hội mà Nhà Nước quan tâm là vấn đề đại đoàn kết giữa những người khác tôn giáo và không tôn giáo. Nhưng tôn giáo là thuộc vấn đề tín ngưỡng, khó có thể thỏa hiệp với nhau về niềm tin tôn giáo, chưa kể là không phải tôn giáo nào cũng là tôn giáo dân tộc. Do đó Nhà Nước phải trở lại lịch sử để biết tôn giáo nào là tôn giáo của dân tộc và tôn giáo nào là tôn giáo phi dân tộc. Một tôn giáo phi dân tộc tất nhiên sẽ không ngần ngại phản dân tộc vì chính niềm tin phi dân tộc của mình, nhất lại là một tôn giáo lệ thuộc ngoại bang. Đối với những tôn giáo này, Nhà Nước có bổn phận giáo dục họ để cho họ trở về với dân tộc. Nhà Nước cũng phải nhận ra hiểm họa của Tin Lành. Hãy đọc “thông điệp phước lành” của mục sư Trần Long gửi cho Nhà Nước thì sẽ thấy ngay sự cuồng tín, vô trí, phi dân tộc của đám người này. Cách tốt nhất để giáo dục họ và giáo dục quần chúng là cho phổ biến tất cả những tác phẩm nghiên cứu về tôn giáo, bất kể kết quả nghiên cứu đó ra sao và những tác giả là ai. Sự thật thì không thiên vị, không bè phái, đơn giản chỉ là sự thật. Ngăn chặn phổ biến các tài liệu nghiên cứu thuộc loại trên với hi vọng là có thể tạo được sự đoàn kết tôn giáo là không thấy rõ vấn đề, đi ngược lại trào lưu mở mang dân trí của người dân, giữ dân tộc Việt Nam trong vòng ngu muội, đặt quyền lợi tôn giáo phe phái lên trên quyền lợi của dân tộc.
Người Việt Nam cũng như người dân trong mọi quốc gia tân tiến khác, có quyền biết về những sự thực lịch sử này liên hệ đến vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng. Chỉ có như vậy, dân trí mới mở mang không vấp lại những sai lầm hại dân hại nước, và sự hòa đồng dân tộc mới có hi vọng thực hiện như chúng ta đã thấy trong các nước văn minh tiến bộ nhất.
Về tôn giáo, không ai có thể phủ nhận Phật Giáo là một tôn giáo của dân tộc. Trong chiều dài lịch sử, Phật Giáo khi thịnh khi suy, nhưng ảnh hưởng của Phật Giáo trên nền văn hóa dân tộc thực là sâu đậm, sâu đậm đến độ người ta không còn phân biệt được đâu là văn hóa Phật Giáo và đâu là văn hóa dân tộc. Đây là một sự kiện không ai có thể phủ bác. Sở dĩ như vậy là vì Phật Giáo đã đi vào dân tộc Việt Nam, không bằng con đường giáo điều khô cứng, không bằng con đường ru ngủ dân chúng (có tác dụng như thuốc phiện) với những hứa hẹn hão huyền, mà bằng con đường trí thức, con đường phát triển trí tuệ, tự lực tự cường, và nhất là không chống lại những truyền thống của dân tộc Việt Nam. Với những giáo lý nhân bản và những triết thuyết cao siêu, phù hợp với tinh thần khoa học, Phật Giáo đã đáp ứng được những đòi hỏi suy luận trí thức của giới có học. Với bản chất hòa bình, bao dung, bình đẳng, và những giáo lý giản dị, Phật Giáo cũng đã đáp ứng được khao khát của giới bình dân, ít học. Từ đó, Phật Giáo đã đi vào dân gian, hội nhập trong dân gian, trên mọi giới, để tạo nên một tinh thần Phật Giáo dính liền với một tinh thần yêu nước cao độ.
Phật Giáo chưa bao giờ phản bội dân tộc, liên kết với kẻ ngoại xâm tiêu diệt kháng chiến, giết hại đồng bào. Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ nhận lệnh của bất cứ chức sắc ngoại quốc nào, lệ thuộc bất cứ một tổ chức chính trị hay tôn giáo quốc tế nào. Và cũng nhờ đó mà Việt Nam đã bao lần thành công trong việc đánh đuổi ngoại xâm, từ những thế kỷ đầu cho tới hạ bán thế kỷ 20. Đặc biệt là trong thời đại Lý Trần, những chiến công oanh liệt đánh đuổi ngoại xâm của một quốc gia đã từng được biết là “Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng” đã viết vào lịch sử Việt Nam những trang sử vẻ vang nhất. Với một lịch sử du nhập và hòa đồng dân tộc như vậy chúng ta hẳn không lấy làm lạ khi thấy tinh thần Phật Giáo thể hiện sâu đậm trong mọi bộ môn của nền văn hóa Việt Nam như văn chương, thi ca bác học cũng như bình dân, trong nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc v.v...
Trước đây, đảng Cộng Sản khắc nghiệt chống mọi tôn giáo không hề phân biệt vì tin vào một lời nói của Marx: “Tôn Giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Nhưng tôn giáo mà Marx nói đến chỉ là Ki-tô-Giáo của Tây phương, chứ Marx đâu có hiểu gì về những tôn giáo Đông phương. Mục đích chống tôn giáo của Marx là chỉ muốn trục Thiên Chúa ra khỏi đầu óc con người Tây phương vì thuốc phiện Thiên Chúa đã làm cho con người mất đi nhân tính, kết quả là tạo ra một lịch sử tôn giáo đẫm máu nhất trong lịch sử Tây phương và trong chính sách thuộc địa của Âu Châu. Nhưng ngày nay, Nhà Nước hẳn đã nhận ra sự sai lầm trước đây, do đó Nhà Nước cần tìm hiểu thêm về Phật Giáo, tạo điều kiện, nâng đỡ Phật Giáo để Phật Giáo phát triển trong mọi tầng lớp dân chúng. Cần phải giúp Phật Giáo trong vấn đề cải tiến nhân sự, hoàn chỉnh giáo lý Phật Giáo, thống nhất tư tưởng trong Phật Giáo. Có thể nói, Phật Giáo là linh hồn của dân tộc, vì Phật Giáo cùng thịnh cùng suy với dân tộc, và Phật Giáo là hệ thống tư tưởng bảo vệ và gìn giữ văn hóa và truyền thống dân tộc, trong quá khứ, hiện tại, và sẽ tiếp tục trong tương lai. Căn cước của một quốc gia chính là nền văn hóa quốc gia. Những nền văn hóa quy Thần như Ki Tô Giáo, và những nền văn hóa thiên nặng về vật chất, cá nhân của Âu Mỹ đều không thích hợp với Việt Nam.
Trong cuốn Các Giáo Sĩ Thừa Sai (Missionaries), cuốn sách đi kèm với một chương trình TV 6 kỳ của đài BBC, khảo luận về những thành quả truyền đạo của Ki Tô Giáo trên thế giới, Julian Pettifer & Richard Bradley viết như sau, trang 165:
“Ở các nơi khác ở Á Châu [ngoài Phi Luật Tân], sự tiến bộ trong công cuộc truyền giáo Ki Tô rất chậm, có thể nói là không đáng kể. Bất cứ nơi nào mà các thừa sai đụng phải những nền văn hóa tôn giáo lớn như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, hay Hồi Giáo thì dân chúng ở những nơi đây đều cưỡng lại và đôi khi tỏ thái độ thù nghịch rõ rệt."
(Elsewhere in Asia, Christian progress has been slow, even negligible. Wherever missionaries have encountered other great religious cultures such as Buddhism, Hinduism or Islam, the people have remained quite resistant and sometimes downright hostile.)
Như vậy, chúng ta phải hiểu rằng, nền văn hóa Phật Giáo thực sự cao hơn nền văn hóa Ki-tô Giáo rất nhiều, cho nên riêng ở Việt Nam, nếu Công Giáo không tiếp tay thực dân Pháp để đưa đất nước vào vòng nô lệ, thì Công Giáo không thể phát triển đến mức 5-7% dân chúng như ngày nay, dù dưới chế độ thực dân Pháp trong 80 năm, và dưới chính quyền Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam, tổng cộng trong 20 năm, Công Giáo được ưu đãi và toàn quyền đẩy mạnh sự truyền đạo bằng mọi phương pháp, kể cả những phương pháp bất lương nhất. Còn đám Tin Lành cuồng tín, dựa hơi Mỹ, mới bắt đầu phát triển từ khi Mỹ nhúng vào Việt Nam, thật sự không đáng kể. Đây là những sự kiện lịch sử bất khả phủ bác. Nhưng sự ngu muội của đám Tin Lành không phải là không đáng để ý. Trong “thông điệp phước lành” gửi Nhà Nước chúng đã huênh hoang kêu gọi Nhà Nước phải từ bỏ chủ thuyết Cộng Sản mà đi theo Tin Lành, vì văn hóa Tin Lành là văn hóa của Việt Nam và của cả thế giới. Để sự ngu xuẩn như vậy lan tràn trong xã hội thì chỉ có hại cho quốc gia dân tộc.
Trong thời đại của những tiến bộ khoa học làm cho con người chóng mặt ngày nay, Việt Nam không còn chọn lựa nào khác ngoài việc đi theo con đường hiện đại hóa, kỹ thuật hóa, vì chỉ có những kiến thức khoa học cập nhật hóa mới có thể làm cho Việt Nam trở thành dân giàu nước mạnh, một căn bản vững chắc để giữ nước và xây dựng nước. Có lẽ đây là mục tiêu đứng hàng đầu trong việc mở mang dân trí. Nhưng hiện đại hóa không có nghĩa là Âu Mỹ hóa, mang nếp sống thiên về vật chất và cá nhân của Âu Mỹ, quan niệm tôn giáo Âu Mỹ, và ngay cả quan niệm về dân chủ và nhân quyền của Âu Mỹ, về cấy trên đồng ruộng, làng xóm Việt Nam. Và kỹ thuật hóa cũng không có nghĩa là đầu tư vào những kỹ thuật hay dự án có tính cách giai đoạn mà không có lợi ích trực tiếp cho Việt Nam về lâu về dài.
Nhiều người ở Việt Nam chỉ biết nước Mỹ qua một vài chuyến công du hay tham quan ngắn ngủi, nhìn nước Mỹ với một cặp mắt ngưỡng mộ về đời sống vật chất và tự do dân chủ, đầy đủ nhân quyền, nhưng rất ít người để ý đến một sự kiện là về phương diện xã hội, nước Mỹ cũng là nước giật giải quán quân trên thế giới về tội ác, băng đảng giết người, xì ke ma túy, trộm cướp, đĩ điếm, cưỡng dâm, vị thành niên mang thai hoang, con giết cha mẹ, cha mẹ giết con, học trò giết Thầy, vô luân, linh mục cưỡng bức tình dục trẻ em và nữ tín đồ, kỳ thị và ly dị v.v... Nhưng thật đáng buồn, ảnh hưởng của nền văn hóa coca-cola, MacDonald, nhạc Rock v..v.. đã đi vào xã hội Việt Nam. Có vẻ như chúng ta chỉ biết bắt chước những cái dở còn những cái hay thì không chịu học. Người Mỹ có rất nhiều cái hay, nhưng tôi chưa thấy Việt Nam học được những cái hay này.
Các nhà truyền giáo Ki-Tô Giáo, nhất là Tin Lành, đi khắp thế giới để truyền đạo, chỉ quảng cáo vài đoạn trích dẫn lạc lõng trong Thánh Kinh và cái vỏ vật chất của Âu Mỹ, huênh hoang khoe rằng các nước theo Ki-tô Giáo đều giàu có, không hề biết rằng Nhật Bản là nước chỉ có chưa tới 2% theo Ki-tô Giáo mà vẫn giàu có vào hạng nhì trên thế giới, Phi Luật Tân, Mễ Tây Cơ toàn tòng Công Giáo cũng chẳng thể gọi là các nước giàu có, các nước ở Nam Phi trong đó số dân Ki Tô Giáo chiếm trên 70% trên tổng số tín đồ Ki-Tô trên thế giới phần lớn cũng nghèo khổ. Những nhà truyền giáo này không bao giờ đưa ra những sự thực về những tệ đoan xã hội, và lẽ dĩ nhiên không bao giờ giải thích được câu hỏi: Ki Tô Giáo nói chung là lực lượng chỉ đạo tinh thần của Âu Mỹ trong 2000 năm qua, truyền bá những cái mà họ gọi là tình thương và đạo đức của Thượng Đế dạy trong Thánh Kinh, mà tại sao về phương diện đạo đức xã hội lại quá suy đồi đến mức như vậy? 5l% các cuộc hôn nhân do Chúa kết hợp trở thành ly dị, và các tệ đoan trong xã hội như vừa nêu ở trên đã đưa đến bao nhiêu vấn đề xã hội, tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của chính phủ mà phần lớn do dân chúng đóng góp qua thuế má. Và tại sao, Ki-tô Giáo lại đang suy thoái trầm trọng ở phương trời Âu Mỹ?
Cho nên, chúng ta phải biết rằng, nếu đi vào con đường hiện đại hóa, mở mang kinh tế, không có cách nào chúng ta có thể tránh khỏi ảnh hưởng của những nền văn hóa ngoại lai, điển hình là nền văn hóa mà các nhà truyền giáo Tây phương vẫn thường nhập nhằng liên kết với những tiến bộ của khoa học Tây phương để mà hãnh diện gọi là nền văn minh KiTô Tây phương (Westem Christian Civilization).
Vấn đề là làm sao giảm thiểu những ảnh hưởng nguy hại này và gìn giữ tối đa nền văn hóa dân tộc. Việc này có thể thực hiện được nếu chính quyền khôn ngoan trong chính sách đối ngoại và đối nội. Hiển nhiên sự đóng góp của Phật Giáo trong lãnh vực này không phảI là nhỏ, nếu các bậc Tăng Ni, và các Phật tử, biết gìn giữ đạo đức và quảng bá tinh thần, đạo đức Phật Giáo trong quần chúng.
Việt Nam có lẽ cần phải theo chính sách : tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng, hạn chế nhập cảng các sản phẩm không thuộc loại tối cần thiết, khai thác tài nguyên phong phú, sử dụng hợp lý lực lượng nhân công khéo léo, và nhất là đầu tư vào giáo dục cũng như huấn nghiệp ở trình độ cao. Nếu biết khai thác những tiềm lực này, nền kinh tế rất có thể phát triển. Và đây cũng là lời khuyên và nhận định của chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc, UNDP (United Nations Development Plan). Nhưng chính sách này chỉ thành công nếu quốc gia có một nền luật pháp nghiêm minh, chính quyền cương quyết trong chính sách giáo dục người dân, bảo vệ nhân vị và quyền lợi của công nhân, và diệt trừ tham nhũng. Không nên vì những lợi nhuận kinh tế mà để cho người ngoại quốc ra tay bóc lột, ngược đãi công nhân. Những chính sách về kinh tế và giáo dục nói trên nằm trong tay chính quyền. Nhưng không phải vì vậy mà Phật Giáo không cần quan tâm gì đến hay không có trách nhiệm gì đến vấn đề này. Trái lại, Phật Giáo có thể đóng góp rất nhiều trong việc thực thi những chính sách xây dựng nước.
Hơn 80 phần trăm dân Việt Nam chịu ảnh hưởng tinh thần của Phật Giáo. Nếu các Phật tử, tăng cũng như tục, ý thức được lý vô thường, tự mình sống một cách giản dị, không xa hoa, không đua đòi, và giáo dục quần chúng cũng như con em về một đời sống lành mạnh, đặt nặng tinh thần, coi nhẹ vật chất v.v... thì những lối sống này sẽ có tác dụng ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền. Nhưng chúng ta chớ lầm coi nhẹ vật chất rồi phó mặc cuộc đời hay an phận nghèo khổ mà nuốt viên thuốc phiện: "nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất để đi tới hạnh phúc mai sau" của một mối gọi là "phúc thật" trong Tân Ước của Ki-tô Giáo.
Đức Phật đã thấy rõ không phải ai cũng có thể sống một đời sống tu hành cho nên Người đã đưa ra những tiêu chỉ cho những Phật tử thông thường trong đời sống xã hội, thường ngày va chạm với những thực tế phũ phàng trong xã hội. Trong Trường Bộ Kinh , Đức Phật đã vạch rõ cho chúng ta thấy sự nghèo khổ là nguồn gốc của vô luân và tội ác như trộm cướp, gian lận, bạo hành, sân hận, độc ác v.v... Đức Phật đề nghị rằng muốn giải quyết vấn đề tội ác, điều kiện kinh tế của dân chúng phải được tăng tiến. Người đã chỉ rõ cho Phật tử tầm quan trọng của sự cải tiến tình trạng kinh tế của con người. Nhưng điều này không có nghĩa là Đức Phật khuyên mọi người đi tích lũy của cải bằng bất cứ phương tiện nào để thỏa lòng tham và chấp vào vật chất vì đây là điều trái ngược với giáo lý căn bản của Người.
Đức Phật đã dạy một người dân thường tên là Dighajanu là có bốn điều kiện đưa hạnh phúc đến cho con người ở trên cõi đời: Thứ nhất: chăm chỉ, cố gắng đạt tới "nhất nghệ tinh nhất thân vinh"; Thứ nhì : phải bảo vệ tài sản kiếm dược một cách chính đáng bằng mồ hôi, nước mắt; Thứ ba: kết bạn với các thiện tri thức nghĩa là những người đạo đức, học rộng biết nhiều, phóng khoáng và thông minh, để giúp mình tiến bộ trên Chánh Đạo, xa lánh ác nghiệp; và Thứ tư: tiêu pha trong khả năng và dành một phần cho những việc thiện, không bần tiện mà cũng không hoang phí. Sau đó Đức Phật nêu ra 4 đức tính đưa đến hạnh phúc trong tương lai của con người, và đây mới là những mối "phúc thật" chính tông:
(l): phải có lòng tin vào những giá trị đạo đức, tinh thần và trí thức (Saddha);
(2): phải giữ năm giới căn bản của Phật tử (Sila);
(3): Thực hành hạnh bố thí, lòng quảng đại, không bám chặt vào của cải (Caga);
(4): Phát triển trí tuệ trên con đường diệt khổ, nhằm cứu cánh Niết Bàn (Panna).
Như vậy chúng ta thấy rằng giáo lý của Đức Phật nhằm tạo ra sự ổn định kinh tế gia đình và từ đó đưa đến sự ổn định và phát triển kinh tế quốc gia mang lại hạnh phúc cho dân chúng. Song song với việc mở mang dân trí là việc giáo dục quần chúng. Không ai có thể phủ nhận giáo dục là căn bản xây dựng nước và giữ nước. Theo truyền thống Việt Nam, giáo dục còn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức xã hội. Vì thế khi xưa các bậc thầy, cô được đặt lên trên cha mẹ. Trong các nước tân tiến ở Âu Mỹ, nghề dạy học phần lớn cũng giống như mọi nghề khác, người thầy làm hết bổn phận dạy ở học đường là xong, không còn ràng buộc tinh thần đối với học trò. Sau giờ dạy, ông thầy có thể la cà nơi tửu quán, ăn chơi đàng điếm v.v... mà không ai có quyền nói gì về đời tư của mình. Ông thầy, về đạo đức xã hội, không có bổn phận phải làm gương cho học trò.
Ở Việt Nam, truyền thống xã hội không cho phép các thầy, cô tự do muốn làm gì thì làm. Vì các thầy cô, ngoài việc dạy văn hóa, chuyên môn trong các trường, còn là những tấm gương về tác phong và đạo đức để cho các học trò soi vào. Một cô giáo không thể ngồi ở đầu đường ăn quà vặt, không thể ăn mặc lôi thôi hay màu sắc sặc sỡ, lố lăng. Một ông thầy không thể rượu chè be bét, không thể ăn chơi trác táng, đầu tóc bù xù.v... Nghề giáo bao giờ cũng là nghề khiêm tốn về đồng lương nhưng cũng là nghề cao quý nhất trong xã hội, vì các thầy cô, ngoài việc truyền bá kiến thức còn dạy giỗ đàn em nhỏ trong vấn đề đạo đức và luân lý qua tác phong và đạo đức của chính bản thân. Cho nên một chính sách khôi phục truyền thống học đường, nghiêm giữ kỷ luật học đường, song song với chính sách đãi ngộ giáo chức cho xứng đáng phải là một ưu tiên trong những quốc sách quan trọng và cấp thời nhất.
Vì vai trò của giáo chức trong xă hội Việt Nam rất quan trọng, có ảnh hưởng đến tương lai dân tộc cho nên một sự suy sụp đạo đức trong giới giáo chức là một điều bất hạnh nhất cho dân tộc. Một nền giáo dục có phẩm chất tùy thuộc hoàn toàn vào giáo giới với sự cộng tác của gia đình học sinh, sinh viên. Cho nên, muốn cải tiến hay sửa chữa một nền giáo dục; chúng ta phải chữa ở gốc chứ không chỉ để ý đến ngọn. Chúng ta phải để ý đến đời sống kinh tế của giáo chức sao cho họ có một mức sống đủ để họ không còn phải lo nghĩ ra những phương cách, nhiều khi không được đẹp đứng trên cương vị của một giáo chức, để kiếm thêm tiền cho đủ sống và nuôi gia đình. Một cái cây mà gốc èo ẹt thì không có hi vọng gì tạo ra cành lá xum xuê, khỏe mạnh tươi tốt. Trong các nước tân tiến, sự mở mang đầu óc và phát triển giáo dục quần chúng luôn luôn dựa vào hai yếu tố: khả năng và đời sống kinh tế của giáo chức, và thư viện đầy đủ sách vở. Muốn cho đầu óc lớp trẻ mở mang, không gì bằng đầu tư vào sách vở trong thư viện các trường cũng như các thư viện công cộng, song song với một chương trình giáo dục đặt nặng vào sự suy cứu tìm tòi của học sinh, bỏ lối học từ chương.
Các sách vở thuộc loại nghiên cứu với đầy đủ tài liệu, dù có đụng chạm đến vấn đề tế nhị tôn giáo, tín ngưỡng, cũng phải để cho tự do phổ biến. Chỉ có như vậy người Việt mới có thể nhìn thấy rõ sự thực, rút ra những kinh nghiệm lịch sử, củng cố lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Trong một nền giáo dục mà tài liệu phong phú, cập nhật hóa sáng kiến mới nẩy nở để có thể đưa nước nhà tới chỗ giàu, mạnh.
Một mặt khác, giáo dục học đường không không đủ, vì thời gian các em ở học đường quá ít và các thầy, cô nếu làm tròn nhiệm vụ hàng ngày của giáo chức cũng đủ mệt rồi. Cho nên, giáo dục gia đình cũng là một phần quan trọng trong vấn đề giáo dục toàn bộ con người. Trong lãnh vực này, Phật tử có thể đóng góp rất nhiều. Đại cương thì các bậc cha mẹ, anh chị trong gia đình phải kiểm soát đời sống của các em nhỏ để kịp thời ngăn chặn những ảnh hưởng xấu do bọn người vô lương kiếm lợi bằng cách làm ô nhiễm đầu óc lớp trẻ qua sách báo, phim ảnh đồi trụy, hoặc đầu độc các em bàng ma túy, thuốc lá hay rượu. Phụ huynh học sinh cần đòi hỏi chính quyền ra những đạo luật nghiêm trị những kẻ phạm pháp trong lãnh vực đầu độc đầu óc và thân thể lớp trẻ này. Phụ huynh học sinh cũng phải đòi hỏi chính quyền ra những đạo luật ngăn cấm trẻ em vị thành niên uống rượu, hút thuốc lá, lái xe hơi, xe gắn máy.v.v... và đưa ra những chính sách lành mạnh hóa xã hội, cấm nhập cảng phim ảnh, sách báo mà nội dung có tính cách bạo tàn hay khiêu dâm.
Phụ huynh cũng phải tự mình làm gương cho con em qua một lối sống lành mạnh và đạo đức, khuyến khích con em học những ngành hữu dụng, gia nhập những đoàn thể để có những sinh hoạt tập thể lành mạnh như Hướng đạo, Gia Đình Phật Tử v.v... Phụ huynh cũng nên góp ý cùng chính quyền và đóng góp vào việc thành hình một chương trình giáo dục hợp lý. Chương trình giáo dục nàv phải phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, địa lý, kinh tế của đất nước.
Việt Nam nặng về nông nghiệp và ngư nghiệp, cho nên mọi chính sách kinh tế không thể bỏ qua hai lãnh vực này. Sự phát triển kinh tế phải đồng đều : phát triển thành thị song song với cải tiến và phát triển nông thôn đề hố cách biệt giữa nông thôn và thành thị không quá sâu và quá xa, dễ đưa đến sự bất mãn so bì và hiện tượng nông thôn đổ lên thành thị, làm suy yếu nền tảng hạ tầng cơ sở xã hội và gây nên nhưng vấn đề xã hội nơi thành thị.
Vấn đề mở mang dân trí, giáo dục quần chúng, và xây dựng đất nước là một vấn đề rộng lớn. Trên đây tôi chỉ nêu ra vài ý kiến đại cương, coi như là để gợi ý. Tôi mong rằng Chính Quyền hãy để tâm lực vào việc bảo tồn nền văn hóa quốc gia, cũng là nền văn hóa Phật Giáo, và các giới Phật tử, Tăng cũng như tục, hãy tập trung nỗ lực vào con đường mở mang dân trí và giáo dục quần chúng, góp sức cùng chính quyền, nghiên cứu sâu rộng vấn đề để đưa ra một quốc sách về giáo dục. Đường hướng giáo dục, bất kể theo sách lược nào, đều nên hướng về mục tiêu bảo vệ và phát huy nền văn hóa dân tộc, cũng là nền văn hóa Phật Giáo.

© Copyright 2006 giaodiem.com

compiled & posted by Tran Ho Dung -SG VN