Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
8. TU LUYỆN 修 煉 – DƯỠNG THÂN 養 身
159. Tâm giả, nhất thân chi chủ thần chi soái dã, tĩnh nhi sinh huệ hĩ, động tắc sinh hôn hĩ. Học đạo chi sơ, tại vu phóng tâm ly cảnh, nhập vu hư vô tắc hợp vu đạo yên. [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
心者,一身之主神之帥也,靜而生慧矣,動而生昏矣。學道之初,在于放心離境,入于虛無則合于道焉。《道樞 • 坐忘篇上》
【Dịch】Tâm là chủ của thân, thống lãnh thần. Tĩnh thì sinh trí huệ, động thì sinh hôn ám. Người bắt đầu học đạo, cần buông xả tâm, lìa ngoại cảnh, thì mới nhập vào hư vô, tức là hợp với đạo.
160. Tâm giả, phù thí mục yên, tiêm hào nhập mục tắc vị hữu năng an giả dã. Ngưu mã gia súc dã, túng chi bất mục tắc hãn đột nan ngự, ưng dao dã điểu, nhất vi hệ bạn tắc tự nhiên điều thục, ngô chi tâm diệc do thị dư? [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
心者,夫譬目焉,纖毫入目則未有能安者也。牛馬家畜也,縱之不牧則悍突難馭,鷹鷂野鳥,一為系絆則自然調熟,吾之心亦猶是歟?《道樞 • 坐忘篇上》
【Dịch】Bàn về tâm, có thể lấy mắt làm thí dụ. Hễ một vật tế vi lọt vào mắt là ta cảm thấy rất khó chịu. Trâu và ngựa là gia súc. Hễ thả lỏng chúng, không chăn giữ, ắt chúng sẽ hung hãn lung tung, khó cỡi. Chim ưng, chim dao là loài hoang dã. Nếu cột trói chúng, lâu ngày ta sẽ khiến chúng thuần thục. Tâm ta cũng như thế thôi.
161. Học đạo chi sơ, yếu tu an tọa, thu tâm ly cảnh, trụ vô sở hữu, bất trước nhất vật, tự nhập hư vô, tâm nãi hợp đạo. [...] Sở hữu kế niệm, tòng vọng tâm sinh, nhược khô thể hôi tâm, tắc vạn bệnh câu mẫn. [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
學道之初,要須安坐,收心離境,住無所有,不著一物,自入虛無,心乃合道。… … 所有計念,從妄心生,若枯体灰心,則萬病俱泯。《道樞 • 坐忘篇上》
【Dịch】Bước đầu học đạo, cần phải ngồi yên, thu tâm, lìa ngoại cảnh, trụ vào chỗ không có, tâm không nghĩ đến một vật gì, như vậy tự nhiên sẽ nhập cõi hư vô, tâm sẽ hợp đạo. [...] Những toan tính và tạp niệm là do vọng tâm sinh ra. Nếu thân như cây khô, lòng như tro lạnh, thì muôn bệnh ắt sẽ hết sạch.
162. Chính tâm tắc dũng sĩ dã, nhân trí quan sát tắc lợi binh dã, ngoại lụy tất trừ tắc chiến thắng dã. Trạm nhiên thường lạc tắc vinh lộc dã. Ngô bất vi thử quan, thị do ngộ địch khí giáp nhi đào. phản thụ kỳ cữu hĩ. Thị dĩ định giả trí đạo chi sơ cơ, tập tĩnh chi thành công, trì an chi tất sự dã. [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
正心則勇士也,因智觀察則利兵也,外累悉除則戰勝也,湛然常樂則榮祿也,吾不為此觀,是猶遇敵棄甲而逃,反受其咎矣。是以定者致道之初基,習靜之成功,持安之畢事也。《道樞 • 坐忘篇上 》
【Dịch】Ai làm cho tâm thuần chính mới là bậc dũng sĩ. Vận dụng trí huệ để quan sát, đó là binh khí sắc bén. Lòng thanh tĩnh thường lạc, đó là vinh hoa phúc lộc. Nếu ta không dùng trí huệ để quan sát, khác gì gặp quân địch thì ném binh khí mà chạy trốn; kết cục thay vì tốt thì lại xấu. Cho nên, an định tức là cơ sở của sự đạt đạo, là sự thành công của việc luyện tập thanh tĩnh. Giữ được an định, việc gì cũng xong.
163. Tu đạo thành chân giả, tất tiên khử tà tịch chi hành, ngoại sự bất can vu tâm, đoan tọa nội quán, niệm khởi tắc diệt chi. [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
修道成真者,必先去邪僻之行,外事不干于心,坐內觀,念起則滅之。《道樞 • 坐忘篇上》
【Dịch】Người tu đạo để thành chân nhân, trước hết phải dứt bỏ các hành vi tà vạy, việc đời chớ bận lòng, phải ngồi ngay ngắn, quán xét nội tâm, hễ một ý niệm nào phát khởi thì diệt nó ngay.
164. Chế nhi vật trước, phóng nhi bất động, thị vi chân định giả dã. [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
制而勿著,放而不動,是為真定者也。《道樞 • 坐忘篇上》
【Dịch】 Khống chế tâm nhưng đừng chấp trước, buông xả tâm nhưng đừng vọng động, đó là sự an định chân chính.
165. Định trung cầu huệ tắc thương vu định, định tắc vô huệ hĩ. Định phi cầu huệ nhi huệ tự sinh giả dã. [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
定中求慧則傷于定,定則無慧矣。定非求慧而慧自生者也。《道樞 • 坐忘篇上》
【Dịch】Khi nhập định mà mong cầu huệ, ắt sẽ làm hại định, định đó sẽ không phát sinh huệ. Khi nhập định mà chẳng mong cầu huệ, thì huệ sẽ phát sinh.
166. Tĩnh tư kỳ chân, tắc chúng diệu cảm hội; nội quán hình ảnh, tắc thần khí trường tồn; thể hiệp đạo đức, tắc vạn thần chấn phục, họa diệt cửu âm, phúc sinh thập phương. [Tam Động Châu Nang, Tọa Vong Tinh Tư Phẩm]
靜思期真,則眾妙感會;內觀形影,則神氣長存;体洽道德,則萬神震伏,禍滅九陰,福生十方。《三洞珠囊 • 坐忘精思品》
【Dịch】Trong thời kỳ tĩnh tọa cầu chân, mọi điều kỳ diệu sẽ cảm ứng mà hội tụ; ta nội quán hình ảnh chư thần trong thân thể thì khí của các thần sẽ trường tồn; hình thể ta sẽ dung hợp đạo đức, như vậy mọi thần linh sẽ quy phục ta; ta sẽ không bị tai hoạ nơi cõi âm ti, mà hưởng phúc lạc nơi nơi.
167. Câu hồn môn, chế phách hộ, danh viết ác cố, dữ hồn phách an môn hộ dã. Thử cố tinh minh mục, lưu niên hoàn hồn chi pháp, nhược năng chung nhật ác chi, tà khí bách độc bất đắc nhập. [Vân Cấp Thất Thiêm, Đạo Dẫn Án Ma]
拘魂門,制魄戶,名曰握固,與魂魄安門戶也。此固精明目,留年還魂之法,若能終日握之,邪氣百毒不得入。《雲笈七簽 • 導引按摩》
【Dịch】Khống chế nẻo ra vào của hồn và phách, gọi là «nắm chặt» (ác cố), kỳ thực là giữ cho hồn phách yên chỗ cửa nẻo đó. Đó là cách làm cho hồn trở về để giữ chắc tinh khí, làm cho mắt sáng, và trường thọ. Nếu suốt ngày thi hành phép «nắm chặt» (ác cố) thì tà khí và trăm thứ độc hại không xâm nhập được ta.
168. Tồn tưởng giả hà dã? Tồn giả, tồn ngã chi thần dã; tưởng giả, tưởng ngã chi thân dã. Phù hà dĩ năng nhiên hồ? Bế mục tắc tự kiến kỳ mục dã, thu tâm tắc tự kiến kỳ tâm dã. Tâm mục giai bất ly vu thân, bất thương vu thần, thử kỳ tiệm dã. Phàm nhân chung nhật thị tha nhân, tắc tâm diệc ngoại tẩu hĩ; chung nhật nhi tiếp tha sự, tắc mục diệc ngoại chiêm hĩ. Doanh doanh chi phù quang, vị thường phục chiếu, an đắc bất tật thả yểu da? [Đạo Xu, Tọa Vong thiên thượng]
存想者何也?存者,存我之神也;想者,想我之身也。夫何以能然乎?閉目則自見其目也,收心則自見其心也。心目皆不離于身,不傷于神,此其漸也。凡人終日視他人,則心亦外走矣;終日而接他事,則目亦外瞻矣。營營之浮光,未嘗復照,安得不疾且夭耶?《道樞 • 坐忘篇上》
【Dịch】Tồn tưởng là gì? Tồn là bảo tồn thần của ta, tưởng là tưởng nghĩ đến thân của ta. Làm sao đạt được điều đó? Nhắm mắt lại thì thấy được mục quang của mình, thu tâm lại thì thấy được tâm cảnh của mình. Tâm cảnh và mục quang đều không lìa thân, thì không làm hại thần, việc này dần dần sẽ đạt được. Kẻ phàm suốt ngày chỉ nhìn người khác, tâm họ ắt bôn tẩu ra ngoài; suốt ngày chỉ tiếp đãi sự vật bên ngoài, mắt họ cũng chỉ nhìn ra ngoài. Cái ánh sáng rực rỡ [của Đạo] chưa từng chiếu ngược vào trong thì làm sao mà họ tránh được bệnh tật và chết yểu?
169. Huy chi thể, truất thông minh, ly hình khử trí, đồng vu đại thông, thử vị tọa vong. [Trang Tử, Đại Tông Sư]
墮支体,黜聰明,離形去智,同于大通,此謂坐忘。《莊子 • 大宗師》
【Dịch】Phế trừ [sự liên hệ với] thân mình và tứ chi, truất bỏ thông minh, lìa hình thể vật chất, bỏ tri thức, để đồng nhất với đại đạo. Đó gọi là phép tọa vong.
170. Lập ngã giả tất tự hồ vô ngã giả, ngụy hồ trần muội, tỳ hồ vật tế, chấp hồ ngã giả, hại đạo giả dã. Cố vật ngã câu vong nhi vi nhất, nhất hựu diệt chi nhi nhập vu vô chi vực, hoát nhi đạt, huệ nhi thông, thân vô tương dã, tâm vô tư dã, ngã tính chi suất khả dĩ trí đạo, chấp chi nhi vật bất năng đoạt, thủ chi nhi ngoại bất năng đạo hĩ. [Đạo Xu, Huyền Trục thiên]
立我者必自乎無我者,偽乎塵昧,疵乎物蔽,執乎我者,害道者也。故物我俱忘為一,一又滅之而入于無之域,豁而達,慧而通,身無相也,心無思也,我性之率可以致道,執之而物不能奪,守之而外不能盜矣。《道樞 • 玄軸篇》
【Dịch】Muốn lập chân ngã cần phải vô ngã. Cái chân ngã của ta bị sự mông muội trần thế làm cho giả dối, bị ngoại vật làm cho tỳ vết, bị giả ngã làm cho chấp trước, tức là những thứ làm hại đạo vậy. Do đó, ta và vật phải quên hết để hợp thành một. Rồi phải tiêu diệt cái một ấy để nhập cảnh giới hư vô, bấy giờ sẽ hoát nhiên giác ngộ, trí huệ thông đạt, thân thể vô hình tướng, tâm không tư lự, tính của ta sẽ đạt đạo. Bám vào nó mà ngoại vật không đoạt được, giữ lấy nó mà thế lực bên ngoài không cướp được.
171. Xuy hu hô hấp, thổ cố nạp tân, hùng kinh điểu thân, vi thọ nhi dĩ hĩ. Thử đạo dẫn chi sĩ, dưỡng hình chi nhân, Bành Tổ thọ khảo giả chi sở hiếu dã. [Trang Tử, Khắc Ý]
吹呴呼吸,吐故納新,熊經鳥申,為壽而已矣;此導引之士,養形之人,彭祖壽考者之所好也。《莊子 • 刻意》
【Dịch】Hít thở dài sâu; nhả hơi cũ, hít vào hơi mới; đu treo mình lên như gấu; duỗi mình như chim để sống lâu. Đó chỉ là cách thức mà kẻ sĩ đạo dẫn và bọn luyện dưỡng thân thể ưa thích để được sống lâu như ông Bành Tổ.
172. Phàm hành khí dĩ tỵ nạp khí, dĩ khẩu thổ khí. Vi nhi dẫn chi, danh viết trường tức. Nạp khí hữu nhất, thổ khí hữu lục. Nạp khí nhất giả, vị hấp dã. Thổ khí lục giả, vị xuy, hô, hi, ha, hư, hứ, giai xuất khí dã. Phàm nhân chi tức, nhất hô nhất tức nguyên hữu, thử số dục vi trường tức. Thổ khí chi pháp, thời hàn khả xuy, thời ôn khả hô. Ủy khúc trị bệnh, xuy dĩ khử nhiệt, hô dĩ khử phong, hi dĩ khử phiền, ha dĩ hạ khí, hư dĩ tán trệ, hứ dĩ giải cực. [Vân Cấp Thất Thiêm, Phục Khí Liệu Bệnh]
凡行氣以鼻內氣,以口吐氣。微而引之,名曰長息。內氣有一,吐氣有六。內氣一者,謂吸也。吐氣六者,謂吹,呼,唏,呵,噓,呬,皆出氣也。凡人之息,一呼一息元有,此數欲為長息。吐氣之法,時寒可吹,時溫可呼。委曲治病,吹以去熱,呼以去風,唏以去煩,呵以下氣,噓以散滯,呬以解極。《雲笈七簽 • 服氣療病》
【Dịch】Nói chung, hành khí là lấy mũi nạp khí vào, lấy miệng nhả khí ra. Việc này tiến hành nhẹ nhàng, gọi là hơi thở dài (trường tức). Nạp khí có một cách, còn nhả khí có 6 cách. Một cách nạp khí là hít hơi vào. Sáu cách nhả khí là: xuy, hô, hi, ha, hư, hứ; đều là cho hơi ra. Thở ra một, hít vô một y như cách thở xưa nay, nhưng thời gian phải lâu. Cách nhả khí thì: trời lạnh ta dùng xuy, trời ấm ta dùng hô. Khi bệnh, ta dùng xuy để khử nhiệt, dùng hô để khử gió, dùng hi để giải phiền, dùng ha để hạ khí, dùng hư để trừ mệt nhọc.
173. Lục khí giả hư ha hứ xuy hô hi thị dã. Khí các thuộc nhất tạng, dư nhất khí thuộc tam tiêu. Hứ thuộc phế, phế chủ tỵ. Hữu hàn nhiệt bất hòa cập lao cực, y hứ thổ nạp kiêm lý bì phu sang giới hữu thử tật tắc y trạng lý chi lập dũ dã. Ha thuộc tâm, tâm chủ thiệt. Khẩu can thiệt sáp, khí bất thông cập ngữ tà khí, ha dĩ khử chi. Đại nhiệt đại khai khẩu, tiểu nhiệt tiểu khai khẩu. [...] Hô thuộc tỳ, tỳ chủ trung cung. Như vi nhiệt bất hòa, phúc vị trướng mãn khí, muộn bất duệ dĩ hô tự khí lý chi. Xuy thuộc thận, thận chủ nhĩ. Yêu đổ lãnh, Dương đạo suy, dĩ xuy tự khí lý chi. Hi thuộc tam tiêu. Tam tiêu bất hòa, hi dĩ trị chi. Khí tuy các hữu sở trị, đản ngũ tạng tam tiêu, lãnh nhiệt lao cực phong tà bất điều đô thuộc vu tâm. Tâm chủ ha, ha sở trị chư tật giai dũ bất tất lục khí dã. Hư thuộc can, can chủ mục. Xích thũng hôn huyễn đẳng giai dĩ hư trị chi. [Vân Cấp Thất Thiêm]
六氣者噓呵呬吹呼嘻是也,氣各屬一藏,餘一氣屬三焦。呬屬肺,肺主鼻。有寒熱不和及勞極。依呬吐納兼理皮膚瘡疥有此疾則依狀理之立愈也。呵屬心,心主舌。口乾舌澀氣不通及語邪氣。呵以去之。大熱大開口,小熱小開呵若須作意是宜理之。呼屬脾。脾主中宮。如微熱不和腹胃脹滿氣悶不洩以呼字氣理之。吹屬腎,腎主耳,腰肚冷,陽道衰,以吹字氣理之。嘻屬三焦。三焦不和,嘻以治之氣雖各有所治,但五藏三焦,冷熱勞極風邪不調都屬于心。心主呵,呵所治諸疾皆愈不必六氣也。噓屬肝,肝主目。赤腫昏眩等皆以噓治之。《雲笈七簽》
【Dịch】Lục khí là [thở 6 chữ] hư, ha, hứ, xuy, hô, hi. Mỗi khí [trong 5 khí] thuộc một tạng, còn khí thứ 6 thì thuộc tam tiêu. Hứ thuộc phổi, phổi là chủ của mũi. Nếu lạnh nóng không điều hòa và quá lao nhọc thì hãy theo cách thở chữ hứ, cũng đồng trị mụn nhọt ghẻ lở ngoài da, nếu có bệnh này thì cứ theo bệnh trạng mà trị thì khỏi ngay. Ha thuộc tim, tim là chủ của lưỡi. Nếu miệng khô lưỡi nhám, khí không thông và nói chuyện có mùi hôi, thì lấy ha để trừ bệnh. Nóng nhiều thì mở miệng lớn, nóng ít thì mở miệng nhỏ. [...] Hô thuộc tỳ, tỳ là chủ của trung cung. Xuy thuộc thận, thận là chủ của tai. Nếu thắt lưng và bụng lạnh, Dương đạo suy, thì lấy cách thở chữ xuy để trị. Hi thuộc tam tiêu, tam tiêu không điều hòa,thì ấy cách thở chữ hi để trị. Khí tuy mỗi thứ có cách trị riêng nhưng ngũ tạng và tam tiêu bị lạnh nóng hay lao nhọc quá hay bị gió độc không điều hòa đều thuộc về tim. Tim có cách thở chủ yếu là ha. Ha chủ trị hết các bệnh tật, không nhất thiết phải thở hết 6 chữ. Hư thuộc gan, gan là chủ của mắt. Đỏ phù [thân thể] mờ mịt [tinh thần] v.v. đều lấy cách thở chữ hư để trị.
174. Phù thổ cố nạp tân giả, nhân khí dĩ trưởng khí, nhi khí tại suy tắc nan trường cửu dã. Phục thực thảo dược giả, do huyết dĩ ích huyết, nhi huyết thùy kiệt giả tắc nan ích. [Cát Hồng, Bão Phác Tử]
夫吐故納新者,因氣以長氣,而氣在衰則難長久也。服食草藥者,由血以益血,而血垂竭者則難益。《葛洪 • 抱朴子》
【Dịch】Cái gọi là nhả hơi cũ nạp hơi mới chính là lấy cái khí bên ngoài để tăng trưởng cái khí bên trong. Nếu nguyên khí của ta mà suy, sinh mệnh ta khó mà kéo dài được. Dùng thảo dược là dùng chất bổ dưỡng từ cây cỏ rễ lá để bồi bổ máu huyết. Nếu máu huyết của ta suy kiệt thì cũng khó mà bồi bổ được.
175. Can nhược hư thời dụng mục trừng tinh, phế tri hứ khí song thủ kính, tâm ha đỉnh thượng liên xoa thủ, thận xuy bão thủ tất đầu bình, tỳ bệnh hô thời tu nhiếp khẩu, tam tiêu khách nhiệt ngọa hi ninh. [Lãnh Khiêm, Tu Linh Yếu Chỉ]
肝若噓時用目瞪睛,肺知呬氣雙手擎,心呵頂上連叉手,腎吹抱取膝頭平,脾病呼時須攝口,三焦客熱臥嘻寧。《冷謙 • 修齡要旨》
【Dịch】 Trị gan thì thở ra theo hư, mắt trợn trừng. Trị phổi thì thở ra theo hứ, hai tay nâng lên cao. Trị tim thì thở ra theo ha, hai bàn tay đan các ngón đặt tên đỉnh đầu. Trị thận thì thở ra theo xuy, lòng bàn tay ôm đầu gối và hai đầu gối nằm ngang. Trị tỳ thì thở ra theo hô, mà ngậm miệng. Trừ nóng bên ngoài xâm nhập tam tiêu thì nằm thở ra theo hi để yên ổn.
176. Hoặc khuất thân, hoặc phủ ngưỡng, hoặc hành ngọa, hoặc ỷ lập, hoặc trịch trục, hoặc từ bộ, hoặc ngâm hoặc tức, giai đạo dẫn dã. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, Biệt Chỉ]
或屈伸,或俯仰,或行臥,或倚立,或躑躅,或徐步,或吟或息,皆導引也。《葛洪 • 抱朴子 • 別旨》
【Dịch】Hoặc co và duỗi, hoặc cúi và ngẩng, hoặc đi và nằm, hoặc dựa và đứng thẳng, hoặc đi đứng dùng dằng, hoặc đi từ từ, hoặc ngâm nga và lặng thinh, tất cả đều là phép đạo dẫn.
177. Đạo dẫn chi pháp, thâm năng ích nhân diên niên. Dữ điều khí tương tu, lịnh huyết mạch thông, trừ bách bệnh. [Vân Cấp Thất Thiêm, Đạo Dẫn Tạp Thuyết]
導引之法,深能益人延年。與調氣相須,令血脈通,除百病。《雲笈七簽 • 導引雜說》
【Dịch】Phép đạo dẫn rất có ích cho ta sống lâu. Nó và phép điều khí bổ túc nhau, khiến cho huyết mạch thông suốt, trừ được trăm thứ bệnh.
178. Phù nhân sở dĩ tử giả, chư dục sở tổn dã, lão dã, bách bệnh sở hại dã, độc ác sở trúng dã, tà khí sở thương dã, phong lãnh sở phạm dã. Kim đạo dẫn hành khí, hoàn tinh bổ não, thực ẩm hữu độ, hưng cư hữu tiết, tương phục dược vật, tư thần thủ nhất, trụ thiên cấm giới, đái bội phù ấn, thương sinh chi đồ nhất thiết viễn chi, như thử tắc thông, khả dĩ miễn thử lục hại. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, Chí Lý]
夫人所以死者,諸欲所損也,老也,百病所害也,毒惡所中也,邪氣所傷也,風冷所犯也。今導引行氣,還精補腦,食飲有度,興居有節,將服藥物,思神守一,柱天禁戒,帶佩符印,傷生之徒一切遠之,如此則通,可以免此六害。《葛洪 • 抱朴子 • 至理》
【Dịch】Sở dĩ con người chết là do các dục vọng làm hại, do lão hoá, do trăm bệnh làm hại, do trúng chất độc, do tà khí làm hại, do gió lạnh xâm nhập. Ngày nay người ta luyện đạo dẫn hành khí, hoàn tinh bổ não, ẩm thực điều độ, làm việc và nghỉ ngơi chừng mực, dùng thuốc bổ dưỡng, tồn thần thủ nhất, giữ gìn giới cấm, mang đeo phù ấn, xa lánh bọn xấu làm hại sinh mệnh ta, nếu thông suốt được các điều ấy thì mới tránh được sáu nguyên do gây hại đã nói trên.
179. Phục dược tuy vi trường sinh chi bản, nhược năng kiêm hành khí giả, kỳ ích thậm tốc. Nhược bất năng đắc dược, đản hành khí nhi tận kỳ lý giả, diệc đắc sổ bách tuế. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, Chí Lý]
服藥雖為長生之本,若能兼行氣者,其益甚速。若不能得藥,但行氣而盡其理者,亦得數百歲。《葛洪 • 抱朴子 • 至理》
【Dịch】Phục dược (dùng thuốc) tuy là cơ sở của thuật trường sinh, nhưng nếu có thể cùng luyện thêm hành khí, thì ích lợi của nó càng thêm nhanh chóng. Nếu không kiếm được thuốc mà chỉ luyện hành khí thôi, nhưng ta luyện hành khí đúng theo lý thuyết, thì cũng có thể sống vài trăm tuổi.
180. Sơ học hành khí, tỵ trung dẫn khí nhi bế chi, âm dĩ tâm sổ, chí nhất bách nhị thập, nãi dĩ khẩu vi thổ chi. Cập dẫn chi, giai bất dục lịnh kỷ nhĩ văn kỳ khí xuất nhập chi thanh. Thường lịnh nhập đa xuất thiểu, dĩ hồng mao trước tỵ khẩu chi thượng, thổ khí nhi hồng mao bất động vi hầu dã. Tiệm tập chuyển tăng kỳ tâm sổ, củu củu khả dĩ chí thiên. Chí thiên tắc lão giả cánh thiểu, nhật hoàn nhất nhật hĩ. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, Thích Trệ]
初學行氣,鼻中引氣而閉之,陰以心數,至一百二十,乃以口微吐之。及引之,皆不欲令己耳聞其氣出入之聲。常令入多出少,以鴻毛著鼻口之上,吐氣而鴻毛不動為候也。漸習轉增其心數,久久可以至千。至千則老者更少,日還一日矣。《葛洪 • 抱朴子 • 釋滯》
【Dịch】Lúc ta mới học hành khí, hít khí bằng mũi rồi bế khí. Im lặng đếm 120 nhịp tim đập thì nhả nó ra chút ít bằng miệng. Khi hít thở, chớ để tai nghe thấy âm thanh của hơi thở mình ra vào. Thường phải luôn hít vào nhiều, thở ra ít. Lấy chiếc lông hồng đặt trước mũi và miệng, hơi thở ra không làm nó động đậy. Luyện tập dần, rồi tăng thời gian bế khí lâu đến một ngàn nhịp tim. Một khi bế khí đạt được một ngàn nhịp tim, thì ta cải lão hoàn đồng từng ngày một.
181. Phù hành khí đương dĩ sinh khí chi thời, vật dĩ tử khí chi thời dã. Cố viết tiên nhân phục lục khí, thử chi vị dã. Nhất nhật nhất dạ hữu thập nhị thời, kỳ tòng bán dạ dĩ chí nhật trung lục thời vi sinh khí, tòng nhật trung chí dạ bán lục thời vi tử khí. Tử khí chi thời, hành khí vô ích dã. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, Thích Trệ]
夫行氣當以生氣之時,勿以死氣之時也。故曰仙人服六氣,此之謂也。一日一夜有十二時,其從半夜以至日中六時為生氣,從日中至夜半六時為死氣。死氣之時,行氣無益也。《葛洪 • 抱 朴子 • 釋滯》
【Dịch】Ta phải hành khí vào mỗi giờ khi khí sống, đừng hành khí khi khí chết. Cho nên mới nói tiên nhân phục lục khí. Trọn mỗi ngày lẫn đêm có 12 giờ [đôi]. 6 giờ từ nửa đêm đến giữa trưa là lúc khí sống; từ giữa trưa đến nửa đêm là lúc khí chết. Khi khí chết, hành khí vô ích.
182. Hựu nghi tri phòng trung chi thuật, sở dĩ nhĩ giả, bất tri âm dương chi thuật, lũ vi lao tổn, tắc hành khí nan đắc lực dã. Phù nhân tại khí trung, khí tại nhân trung, tự thiên địa chí vu vạn vật, vô bất tu khí dĩ sinh giả dã. Thiện hành khí giả, nội dĩ dưỡng thân, ngoại dĩ khước ác. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, Chí Lý]
又宜知房中之術,所以爾者,不知陰陽之術,屢為勞損,則行氣難得力也。夫人在氣中,氣在人中,自天地至于萬物,無不須氣以生者也。善行氣者,內以養身,外以卻惡。《抱朴子 • 至理》
【Dịch】Người ta cũng phải biết thuật phòng trung để đạt được số năm sống lâu thêm đó. Nếu không biết thuật âm dương nam nữ, mà cứ lũ lượt làm hao tổn tinh khí, tất sẽ khó có đủ sức lực để vận hành khí. Người ở trong khí, khí ở trong người. Từ trời đất cho đến vạn vật, chẳng có thứ nào không có khí mà sống cả. Kẻ giỏi hành khí, bên trong là dưỡng thân, bên ngoài là trừ khử tà ác tấn công mình.
183. Hành khí chi pháp, mật thị bế hộ, minh mục cương ngọa, chẩm cao tam thốn, vô văn vô kiến vô tư, bất động hỉ nộ ưu hoạn, bế khí sổ tức. Sơ thời tam tức, ngũ tức, cửu tức, ... chí vu thiên tắc cận hồ tiên hĩ. [Vân Cấp Thất Thiêm, quyển 33]
行氣之法,密視閉戶,瞑目僵臥,枕高三寸,無聞無見無思,不動喜怒憂患,閉氣數息。初時三息,五息,九息,… 至于千則近乎仙矣。《雲笈七簽 • 卷三十三》
【Dịch】Khi hành khí phải đóng cửa để người khác không thấy, mắt nhắm, nằm im, gối cao 3 thốn, không nghe, không thấy, không nghĩ ngợi, không xúc động vui giận lo buồn, bế khí (nín hơi) và đếm hơi thở. Ban đầu bế khí lâu 3 nhịp tim, rồi tới 5, tới 9, v.v... Bế khí lâu tới 1000 nhịp tim là gần thành tiên.
184. «Phục khí kinh» viết: Đạo giả, khí dã, bảo khí tắc đắc đạo, đắc đạo tắc trường tồn. [Vân Cấp Thất Thiêm, quyển 32]
服氣經曰 : 道者氣也,保氣則得道,得道則長存。《雲笈七簽 • 卷三十二》
【Dịch】Sách Phục Khí Kinh nói: «Đạo là khí, bảo tồn được khí là đắc đạo, đắc đạo thì trường tồn.»
185. Phàm hành khí dục trừ bách bệnh, tuỳ sở tại tác niệm chi, đầu thống niệm thống, túc thống niệm túc, hòa khí trú công chi, tòng thời chí thời, tiện tự tiêu hĩ. [Vân Cấp Thất Thiêm, Phục Khí Liệu Bệnh]
凡行氣欲除百病,隨所在作念之,頭痛念痛,足痛念足,和氣住攻之,從時至時,便自消矣。《雲笈七簽 • 服氣療病》
【Dịch】Nói chung, muốn thông qua hành khí để trừ bách bệnh, thì phải dùng ý niệm mà nghĩ đến chỗ bị bệnh. Đau ở đầu thì nghĩ đến đầu, đau ở chân thì nghĩ đến chân. Rồi vận khí tấn công chỗ đó. Trị liệu như vậy một thời gian thì bệnh sẽ hết.
186. Dục cầu thần tiên, duy đương đắc kỳ chí yếu, chí yếu giả tại vu bảo tinh hành khí, phục nhất đại dược tiện túc, diệc bất dụng đa dã. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, Thích Trệ]
欲求神仙,唯當得其至要,至要者在于寶精行氣,服一大藥便足,亦不用多也。《抱朴子 • 釋滯》
【Dịch】Muốn thành thần tiên, chỉ cần có bí quyết luyện tập cơ bản nhất, đó là phải trân quý tinh khí, hành khí, và dùng đại dược (kim đan). Vậy là đủ, không cần dùng nhiều.
187. Hành khí hoặc khả dĩ trị bách bệnh, hoặc khả dĩ nhập ôn dịch, hoặc khả dĩ chỉ sang huyết, hoặc khả dĩ cư thủy trung, hoặc khả dĩ hành thủy thượng, hoặc khả dĩ tịchcơ khát, hoặc khả dĩ diên niên mệnh hĩ. Kỳ đại yếu giả, thai từc nhi dĩ. Đắc thai tức giả, năng bất dĩ tỵ khẩu hư hấp, như tại bào thai chi trung, tắc đạo thành hĩ. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, Thích Trệ]
行氣或可以治百病,或可以入瘟疫,或可以禁蛇虎,或可以止瘡血,或可以居水中,或可以行水上,或可以辟飢渴,或可以延年命矣。其大要者胎息而已。得胎息者能不以鼻口噓吸,如在胞胎之中,則道成矣。《葛洪 • 抱朴子 • 釋滯》
【Dịch】Hành khí giúp ta trị được bách bệnh, không cần trốn tránh ôn dịch, làm mê được hổ và rắn độc, cầm được vết thương không chảy máu, có thể ở trong nước và đi trên mặt nước, không bị đói khát, và kéo dài tuổi thọ. Nhưng điều quan trọng nhất của hành khí chỉ là thực hiện được thai tức. Ai đạt được thai tức, nghĩa là không dùng mũi và miệng mà vẫn thở được giống như bào thai trong tử cung, thì sẽ đắc đạo.
188. Nhân chi sở thủ uý giả, nhẫm tịch chi thượng, ẩm thực chi gian, nhi bất tri vi chi giới giả, quá dã. [Trang Tử, Đạt Sinh]
人之所取畏者,衽席之上,飲食之間,而不知為之戒者,過也。《莊子 • 達生》
【Dịch】Chỗ đáng sợ của con người là chuyện chăn gối và ẩm thực vô độ mà không biết răn mình, thực là lầm lỗi vậy.
189. Tĩnh nhiên khả dĩ bổ bệnh, tý diệt khả dĩ hưu lão, ninh khả dĩ chỉ cự. [Trang Tử, Ngoại Vật]
靜然可以補病,眥可以休老,寧可以止遽。《莊子 • 外物》
【Dịch】Tĩnh tâm có thể điều dưỡng bệnh tật, xoa đuôi mắt để phòng ngừa lão suy, trấn tĩnh để chận đứng sự bồn chồn sợ hãi.
190. Tự xá chi hạ bất khả dĩ tọa, ỷ tường chi bàng bất khả dĩ lập. [Hoài Nam Tử, Thuyết Sơn Huấn]
沮舍之下不可以坐,倚牆之旁不可以立。《淮南子 • 說山訓》
【Dịch】Không thể ngồi trong căn nhà hư nát; không thể đứng cạnh tường vách nghiêng xiêu.
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
23/6/09
7. HƯ TĨNH 虛 靜 – CẦU CHÂN 求 真
7. HƯ TĨNH 虛 靜 – CẦU CHÂN 求 真
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
144. Chí hư cực, thủ tĩnh đốc. Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ phục. Phù vật vân vân, các qui kỳ căn. Qui căn viết tĩnh. Tĩnh viết phục mạng. Phục mạng viết thường. Tri thường viết minh. Bất tri thường, vọng tác, hung. Tri thường dung, Dung nãi công, Công nãi vương, Vương nãi thiên. Thiên nãi Đạo. Đạo nãi cửu. Một thân bất đãi. [Đạo Đức Kinh, chương 16]
至虛極,守靜篤。萬物并作,吾以觀其復。夫物芸芸,各歸其根。歸根曰靜,靜曰復命。復命曰常,知常曰明。不知常,妄作,凶。知常容,容乃公,公乃王,王乃天,天乃道,道乃久,沒身不殆。《道德經 • 第十六章》
【Dịch】Hãy đạt sự hư không tới cực độ, và giữ sự yên tĩnh rất kiên định. Vạn vật cùng sinh, ta nhân đó xem chúng trở về. Vạn vật trùng trùng đều trở về cội. Trở về cội là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là thường hằng. Biết thường hằng mới là sáng suốt. Không biết thường hằng sẽ làm càn và gây hung họa. Biết thường hằng sẽ bao dung; bao dung thì công chính không tư vị; công chính không tư vị là vua; vua tức là Trời; Trời là Đạo; [hợp với] Đạo thì trường cửu, thân dù mất đi cũng chẳng nguy hại gì.
145. Trọng vi khinh căn, tĩnh vi táo quân. [Đạo Đức Kinh, chương 26]
重為輕根,靜為躁君。《道德經 • 第二十六章》
【Dịch】Nặng là gốc của nhẹ. Tĩnh là chủ của động.
146. Bất dục dĩ tĩnh, thiên hạ tương tự định. [Đạo Đức Kinh, chương 37]
不欲以靜,天下將自定。《道德經 • 第三十七章》
【Dịch】Không ham muốn để yên tĩnh, do đó thiên hạ sẽ tự ổn định.
147. Táo thắng hàn. Tĩnh thắng nhiệt. Thanh tĩnh vi thiên hạ chính. [Đạo Đức Kinh, chương 45]
躁勝寒,靜勝熱,清靜為天下正。《道德經 • 第四十五章》
【Dịch】Động thắng lạnh, tĩnh thắng nóng. Thanh tĩnh vô vi là chuẩn tắc của thiên hạ.
148. Nhược nhất chí, vô thính chi dĩ nhĩ nhi thính chi dĩ tâm; vô thính chi dĩ tâm nhi thính chi dĩ khí. Thính chỉ vu nhĩ, tâm chỉ vu phù. Khí dã giả, hư nhi đãi vật giả dã. Duy đạo tập hư. Hư giả, tâm trai dã. [Trang Tử, Nhân Gian Thế]
若一志,無聽之以耳而聽之以心;無聽之以心而聽之以氣。聽止于耳,心止于符。氣也者,虛而待物者也。唯道集虛。虛者,心齋也。《莊子 • 人間世》
【Dịch】Ngươi hãy tập trung tâm trí, loại trừ tạp niệm. Đừng nghe bằng tai, mà phải nghe bằng tâm. Sau đó chớ nghe bằng tâm, mà phải nghe bằng khí. Tai không nghe âm thanh bên ngoài. Tâm không tưởng đến sự vật bên ngoài. Khí vốn hư không, nên lấy nó mà tiếp đãi sự vật. Chỉ có Đạo tập trung trong hư không. Hư không là tâm trai (chay lòng).
149. Thánh nhân chi tĩnh dã, phi viết tĩnh dã thiện, cố tĩnh dã; vạn vật vô túc dĩ nhiêu tâm dã, cố tĩnh dã. Thủy tĩnh tắc minh chúc tu mi, bình trúng chuẩn, đại tượng thủ pháp yên. Thủy tĩnh do minh, nhi huống tinh thần! Thánh nhân chi tâm tĩnh hồ? Thiên địa chi giám dã, vạn vật chi kính dã. Phù hư tĩnh điềm đạm, tịch mịch vô vi giả, thiên địa chi bình nhi đạo đức chi chí dã. Cố đế vương thánh nhân hưu yên. Hưu tắc hư, hư tắc thực, thực tắc luân hĩ. Hư tắc tĩnh, tĩnh tắc động, động tắc đắc hĩ. Tĩnh tắc vô vi, vô vi dã, tắc nhậm sự giả trách hĩ. [Trang Tử, Thiên Đạo]
聖人之靜也,非曰靜也善,故靜也;萬物無足以饒心者,故靜也。水靜則明燭鬚眉,平中準,大匠取法焉。水靜猶明,而況精神!聖人之心靜乎?天地之鑒也,萬物之鏡也。夫虛靜恬淡,寂寞無為者,天地之平而道德之至也。故帝王聖人休焉。休則虛,虛則實,實則倫矣。虛則靜,靜則動,動則得矣。靜則無為,無為也,則任事者責矣。《莊子 • 天道》
【Dịch】Sự tĩnh lặng của thánh nhân không phải do quan niệm tĩnh lặng là tốt mà do vạn vật không quấy nhiễu nổi tâm của họ. Mặt nước tĩnh lặng soi rõ được râu và chân mày con người. Sự tĩnh lặng của mặt nước trở thành tiêu chuẩn cho người thợ làm việc. Nước tĩnh lặng còn soi sáng được huống hồ tinh thần. Tâm của thánh nhân tĩnh lặng thì thế nào? Đó là tấm gương soi của trời đất và của vạn vật. Nói chung, sự hư tĩnh, điềm đạm, tịch mịch, vô vi là sự bình lặng của trời đất và là sự tối cao của đạo đức. Cho nên đế vương và thánh nhân yên tĩnh, yên tĩnh thì hư, hư thì thực, thực là đạo lý tự nhiên. Hư thì tĩnh, tĩnh thì động, động thì được. Tĩnh thì vô vi, vô vi thì người nhận trách nhiệm sẽ có trách nhiệm.
150. Thường năng khiển kỳ dục nhi tâm tự tĩnh, trừng kỳ tâm nhi thần tự thanh. [Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh]
常能遣其欲而心自靜,澄其心而神自清。《太上老君說常清靜經》
【Dịch】Thường xuyên trừ bỏ dục vọng thì tâm tự yên tĩnh, làm cho tâm tĩnh lặng thì thần tự trong trẻo.
151. Phù đạo giả, hữu thanh trọc, hữu động tĩnh. Thiên thanh địa trọc, thiên động địa tĩnh. Nam thanh nữ trọc, nam động nữ tĩnh. Giáng bản lưu mạt, nhi sinh vạn vật. Thanh giả trọc chi nguyên, trọc giả thanh chi cơ. Nhân năng thường thanh tĩnh, thiên địa tất giai quy. [Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh]
夫道者,有清濁,有動靜。天清地濁,天動地靜。男清女濁,男動女靜。降本流末,而生萬物。清者濁之源,濁者清之基。人能常清靜,天地悉皆歸。《太上老君說常清靜經》
【Dịch】Đạo có trong có đục, có động có tĩnh. Trời trong đất đục, trời động đất tĩnh. Nam trong nữ đục, nam động nữ tĩnh. Đạo giáng xuống, và âm dương giao nhau sinh thành vạn vật. Trong là nguồn của đục, đục là cơ sở của trong. Ta thường thanh tĩnh thì vạn vật đều trở về trong ta.
152. Bất tạp nhi thanh, bão thần nhi tĩnh, thiên hạ tương tự chính. [Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh, chương 45]
不雜而清,抱神而靜,天下將自正。《宋徽宗御解道德真經 • 第四十五章》
【Dịch】Không tạp niệm mà trong trẻo, giữ lấy thần mà ninh tĩnh. Thiên hạ sẽ tự trở nên công chính.
153. Hữu đạo chi sĩ, tức động nhi tĩnh, thời sính nhi yêu, kỳ túc định nhi năng ứng, chí vô nhi cung kỳ cầu. Cố tĩnh chi từ thanh, nhi vật mạc năng trọc; động chi từ sinh, nhi vật mạc năng an. “Dịch” viết: Lai từ từ giả, an hành nhi tự thích chi ý. Chí nhân chi dụng tâm, phi tĩnh chỉ vi thiện nhi hữu ý vu tĩnh, phi dĩ sinh xuất vi công nhi hữu vi vu sinh dã. Nhân kỳ cố nhiên phó chi, tự nhĩ nhi vô truật bách chi tình, hoàng cự chi lao yên, cố viết từ. Tĩnh chi từ thanh, vạn vật vô túc dĩ nhiễu kỳ tâm, cố thục năng trọc. Động chi từ sinh, vạn vật vô túc dĩ hệ kỳ lự, cố thục năng an. An hữu chỉ chi ý; vi vạn vật sở hệ tắc chỉ hĩ, khởi năng ứng vật nhi bất thương. [Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh, chương 15]
有道之士,即動而靜,時騁而要,其宿定而能應,至無而供其求。故靜而徐清,而物莫能濁;動之徐生,而物莫能安。易曰 : 來徐徐者,安行而自適之意。至人之用心,非靜止為善而有意于靜,非以生出為功而有為于生也。因其固然付之,自爾而無怵迫之情,遑遽之勞焉,故曰徐。靜之徐清,萬物無足以繞其心,故孰能濁。動之徐生,萬物無足以系其慮,故孰能安。安有止之意;為物所系則止矣,豈能應物而不傷。《宋徽宗御解道德真經 • 第十五章》
【Dịch】Bậc có đạo, tuy động mà lại tĩnh, tuy rong ruổi mà khống chế được, tuy giữ an định mà vẫn ứng phó được, tuy không có gì mà vẫn cung ứng được yêu cầu của ngoại giới. Cho nên hễ ta yên tĩnh thì từ từ thanh trong, ngoại vật không thể làm cho ta đục. Hễ ta động thì từ từ phát sinh, nhưng ngoại vật không thể làm ta an định. Dịch Kinh nói: “Người đến từ từ, đi đứng an nhiên mà tự thích ứng.” Sự dụng tâm của bậc chí nhân, không phải tĩnh vì cho rằng tĩnh là tốt, không phải động vì cho rằng sinh xuất là có công, mà chỉ là vận dụng cái bản tính tự nhiên để đối đãi động và tĩnh, tự bản thân không bị tình cảm lôi kéo vì lợi hay hại, và cũng không phải lao nhọc gấp gáp. Do đó mới nói là từ từ. Họ an tĩnh rồi từ từ thanh trong, vạn vật không quấy nhiễu nổi tâm họ, cho nên ai mà làm đục họ cho được? Họ động rồi từ từ phát sinh, vạn vật không khiến cho họ âu lo được, cho nên ai mà làm cho họ an định được? An định là ngụ ý dừng lại, vì vạn vật làm cho hệ lụy nên mới dừng lại. Lẽ nào đối ứng ngoại vật lại không bị tổn thương?
154. Mạc quý hồ hư, mạc thiện hồ tĩnh, hư tĩnh giả vạn vật chi bản dã. Hư cố túc dĩ thụ quần thực, tĩnh cố túc dĩ ứng quần động. Cực giả, chúng hội nhi hữu sở chí; đốc giả, lực hành nhi hữu sở chí. Chí hư nhi yếu kỳ cực, thủ tĩnh nhi chí vu đốc, tắc vạn thái tuy tạp nhi ngô tâm thường triệt, vạn biến tuy thù nhi ngô tâm thường tịch, thử chi vị thiên lạc, phi thể đạo giả bất túc dĩ dữ thử. [Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh, chương 15]
莫貴乎虛,莫善乎靜,虛靜其萬物之本也。虛故足以受群實,靜故足以應群動。極者,眾會而有所至;篤者,力行而有所至。至虛而要其極,守靜而至于篤,則萬態雖雜而吾心常澈,萬變雖殊而吾心常寂,此之謂天樂,非体道者不足以與此。《宋徽宗御解道德真經 • 第十五章》
【Dịch】Không có gì quý bằng hư, không có gì tốt bằng tĩnh. Hư tĩnh là căn bản của vạn vật. Hư nên đủ để tiếp nhận mọi cái có thực, tĩnh nên đủ để ứng phó với mọi cái động. Cái gọi là cực chính là chỗ tột cùng mà mọi thứ bất đồng hội tụ. Cái gọi là đốc chính là chỗ tột cùng mà mọi thứ cố gắng truy cầu. Chí hư thì phải đến chỗ tột cùng, giữ an tĩnh thì cũng phải đến chỗ tột cùng, thế thì muôn hiện tượng dù phức tạp nhưng tâm ta vẫn thấu triệt, muôn sự biến đổi dù khác nhau nhưng tâm ta vẫn tĩnh lặng. Đó gọi là niềm vui của trời, không phải là người đắc đạo thì không thể có được niềm vui này.
155. Phù đạo dĩ vô tâm vi thể, vong ngôn vi dụng, nhu nhược vi bản, thanh tĩnh vi cơ. Tiết ẩm thực, tuyệt tư lự, tĩnh tọa dĩ điều tức, an tẩm dĩ dưỡng khí, tâm bất trì tắc tính định, hình bất lao tắc tinh toàn, thần bất ưu tắc đan kết, nhiên hậu diệt thanh vu hư, ninh thần vu cực, bất xuất hộ đình, nhi diệu đạo hạnh hĩ. [Cam Thủy Tiên Nguyên Lục, Mã Đan Dương Đạo Hạnh Bi]
夫道以無心為体,忘言為用,柔弱為本,清靜為基。節飲食,絕思慮,靜坐以調息,安寢以養氣,心不馳則性定,形不勞則精全,神不憂則丹結,然後滅清于虛,寧神于極,不出戶庭,而妙道行矣。《甘水仙源錄 • 馬丹陽道行碑》
【Dịch】Đạo lấy vô tâm làm thể, lấy vong ngôn (quên lời) làm dụng, lấy mềm yếu làm gốc, lấy thanh tĩnh làm cơ sở. Hãy tiết chế ăn uống, dứt tư lự, khi tĩnh tọa phải đều hòa hơi thở, ngủ yên để dưỡng nguyên khí, tâm không chạy rong thì tính an định, hình thể không lao nhọc thì tinh giữ vẹn, thần không ưu lự thì kim đan sẽ kết thành, sau đó diệt dục đến chỗ hư không, tinh thần sẽ rất an tĩnh. Tuy không ra khỏi cửa mà vẫn đắc đạo kỳ diệu.
156. Chân giả, tinh thành chi chí dã. Bất tinh bất thành, bất năng động nhân. Cố cưỡng khốc giả, tuy bi bất ai; cưỡng nộ giả, tuy nghiêm bất uy; cưỡng thân giả, tuy tiếu bất hòa. Chân bi vô thanh nhi ai, chân nộ vị phát nhi uy, chân thân vị tiếu nhi hòa. Chân tại nội giả, thần động vu ngoại, thị sở dĩ quý chân dã. Kỳ dụng vu nhân lý dã, sự thân tắc từ hiếu, sự quân tắc trung trinh, ẩm tửu tắc hoan lạc, xử tang tắc bi ai. Trung trinh dĩ công vi chủ, ẩm tửu dĩ lạc vi chủ, sự thân dĩ thích vi chủ. Công thành chi mỹ, vô nhất kỳ tích hĩ; sự thân dĩ thích, bất luận sở dĩ hĩ; ẩm tửu dĩ lạc, bất tuyển kỳ cụ hĩ; xử tang dĩ ai, vô vấn kỳ lễ hĩ. Lễ giả, thế tục chi sở vi dã; chân giả, sở dĩ thụ vu thiên dã, tự nhiên bất khả dịch dã. Cố thánh nhân pháp thiên quý chân, bất câu vu tục. Ngu giả phản thử. Bất năng pháp thiên nhi tuất vu nhân, bất tri quý chân, lộc lộc nhi thụ biến vu tục, cố bất túc. [Trang Tử, Ngư Phụ]
真者,精誠之至也。不精不誠,不能動人。故強哭者雖悲不哀;強怒者雖嚴不威;強親者雖笑不和。真悲無聲而哀,真怒未發而威,真親未笑而和。真在內者,神動于外,是所以貴真也。其用于人理也,事親則慈孝,事君則忠貞,飲酒則歡樂,處喪則悲哀。忠貞以功為主,飲酒以樂為主,事親以適為主。功成之美,無一其跡矣;事親以適不論所以矣;飲酒以樂不選其具矣;處喪以哀無問其禮矣。禮者世俗之所為也;真者所以受于天也,自然不可易也。故聖人法天貴真,不拘于俗。愚者反此。不能法天而恤于人,不知貴真,祿祿而受變于俗,故不能足。《莊子 • 漁父》
【Dịch】Chân là sự tinh thành rất mực. Không tinh thành thì không cảm động được người khác. Cho nên hễ khóc vờ thì bi thảm mà không đau buồn, hễ giận vờ thì nghiêm mà không có uy, hễ thân thiết vờ thì tươi cười mà không hoà đồng. Sự chân thực là ở trong tâm, tinh thần động mà phát ra ngoài, cho nên sự chân thực là quý. Vận dụng nó vào đạo lý con người thì thờ cha mẹ phải kính hiếu, thờ vua phải trung trinh, uống rượu phải vui, có tang phải đau buồn. Trung trinh lấy công trạng làm đầu, uống rượu lấy vui vẻ làm đầu, thờ cha mẹ lấy tùy thuận làm đầu. Sự tốt đẹp của thành công không chỉ có một đường lối; thờ cha mẹ phải tùy thuận, bất kể phải làm gì; uống rượu phải vui, không kén ấm chọn tách; có tang phải đau buồn, không quan tâm nghi lễ. Nghi lễ là hành vi thế tục. Chân thực là nhận lãnh từ trời, nó tự nhiên mà không thể thay đổi. Cho nên thánh nhân noi theo trời mà quý sự chân thực, không câu nệ tục lệ. Kẻ ngu thì ngược lại, họ không noi theo trời, mà chỉ lo không hợp với người đời. Họ không biết quý sự chân thực. Cứ thay đổi một cách tầm thường cho hợp với đời, cho nên họ không có giá trị.
157. Ngưu mã tứ túc, thị vị thiên; lạc mã thủ, xuyên ngưu tỵ, thị vị nhân. Cố viết: Vô dĩ nhân diệt thiên, vô dĩ cố diệt mệnh, vô dĩ đắc tuẫn danh. Cẩn thủ nhi vật thất, thị vị phản kỳ chân. [Trang Tử, Thu Thủy]
牛馬四足,是謂天;落馬首,穿牛鼻,是謂人。故曰 : 無以人滅天,無以故滅命,無以得殉名。謹守而勿失,是謂反其真。《莊子 • 秋水》
【Dịch】Trâu hoặc ngựa có bốn chân, đó là tự nhiên; cột dây vào đầu ngựa và xỏ dây vào mũi trâu, đó là nhân tạo. Cho nên mới nói: đừng lấy cái nhân tạo mà tiêu diệt sự tự nhiên, đừng vì sự việc mà tiêu diệt cái đã định, đừng vì muốn có danh mà chết vì danh. Giữ kỹ chớ quên ba điều ấy chính là quay về chân tính của mình.
158. Đạo ô hồ ẩn nhi hữu chân ngụy? Ngôn ô hồ ẩn nhi hữu thị phi? Đạo ô hồ vãng nhi bất tồn? Ngôn ô hồ tồn nhi bất khả? Đạo ẩn vu tiểu thành, ngôn ẩn vu vinh hoa. [Trang Tử, Tề Vật Luận]
道惡乎隱而有真偽?言惡乎隱而有是非?道惡乎往而不存?言惡乎存而不可?道隱于小成,言隱于榮華。《莊子 • 齊物論》
【Dịch】Đạo bị che lấp nơi đâu, khiến có chân và ngụy? Lời bị che lấp nơi đâu, khiến có thị và phi? Đạo đi đâu khiến nó không còn nữa? Lời ở đâu khiến nó không sao hiểu được? Đạo bị sự vụn vặt che lấp. Lời bị sự hoa mỹ sáo rỗng che lấp.
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
© http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences2.free.fr - Lê Anh Minh
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
144. Chí hư cực, thủ tĩnh đốc. Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ phục. Phù vật vân vân, các qui kỳ căn. Qui căn viết tĩnh. Tĩnh viết phục mạng. Phục mạng viết thường. Tri thường viết minh. Bất tri thường, vọng tác, hung. Tri thường dung, Dung nãi công, Công nãi vương, Vương nãi thiên. Thiên nãi Đạo. Đạo nãi cửu. Một thân bất đãi. [Đạo Đức Kinh, chương 16]
至虛極,守靜篤。萬物并作,吾以觀其復。夫物芸芸,各歸其根。歸根曰靜,靜曰復命。復命曰常,知常曰明。不知常,妄作,凶。知常容,容乃公,公乃王,王乃天,天乃道,道乃久,沒身不殆。《道德經 • 第十六章》
【Dịch】Hãy đạt sự hư không tới cực độ, và giữ sự yên tĩnh rất kiên định. Vạn vật cùng sinh, ta nhân đó xem chúng trở về. Vạn vật trùng trùng đều trở về cội. Trở về cội là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là thường hằng. Biết thường hằng mới là sáng suốt. Không biết thường hằng sẽ làm càn và gây hung họa. Biết thường hằng sẽ bao dung; bao dung thì công chính không tư vị; công chính không tư vị là vua; vua tức là Trời; Trời là Đạo; [hợp với] Đạo thì trường cửu, thân dù mất đi cũng chẳng nguy hại gì.
145. Trọng vi khinh căn, tĩnh vi táo quân. [Đạo Đức Kinh, chương 26]
重為輕根,靜為躁君。《道德經 • 第二十六章》
【Dịch】Nặng là gốc của nhẹ. Tĩnh là chủ của động.
146. Bất dục dĩ tĩnh, thiên hạ tương tự định. [Đạo Đức Kinh, chương 37]
不欲以靜,天下將自定。《道德經 • 第三十七章》
【Dịch】Không ham muốn để yên tĩnh, do đó thiên hạ sẽ tự ổn định.
147. Táo thắng hàn. Tĩnh thắng nhiệt. Thanh tĩnh vi thiên hạ chính. [Đạo Đức Kinh, chương 45]
躁勝寒,靜勝熱,清靜為天下正。《道德經 • 第四十五章》
【Dịch】Động thắng lạnh, tĩnh thắng nóng. Thanh tĩnh vô vi là chuẩn tắc của thiên hạ.
148. Nhược nhất chí, vô thính chi dĩ nhĩ nhi thính chi dĩ tâm; vô thính chi dĩ tâm nhi thính chi dĩ khí. Thính chỉ vu nhĩ, tâm chỉ vu phù. Khí dã giả, hư nhi đãi vật giả dã. Duy đạo tập hư. Hư giả, tâm trai dã. [Trang Tử, Nhân Gian Thế]
若一志,無聽之以耳而聽之以心;無聽之以心而聽之以氣。聽止于耳,心止于符。氣也者,虛而待物者也。唯道集虛。虛者,心齋也。《莊子 • 人間世》
【Dịch】Ngươi hãy tập trung tâm trí, loại trừ tạp niệm. Đừng nghe bằng tai, mà phải nghe bằng tâm. Sau đó chớ nghe bằng tâm, mà phải nghe bằng khí. Tai không nghe âm thanh bên ngoài. Tâm không tưởng đến sự vật bên ngoài. Khí vốn hư không, nên lấy nó mà tiếp đãi sự vật. Chỉ có Đạo tập trung trong hư không. Hư không là tâm trai (chay lòng).
149. Thánh nhân chi tĩnh dã, phi viết tĩnh dã thiện, cố tĩnh dã; vạn vật vô túc dĩ nhiêu tâm dã, cố tĩnh dã. Thủy tĩnh tắc minh chúc tu mi, bình trúng chuẩn, đại tượng thủ pháp yên. Thủy tĩnh do minh, nhi huống tinh thần! Thánh nhân chi tâm tĩnh hồ? Thiên địa chi giám dã, vạn vật chi kính dã. Phù hư tĩnh điềm đạm, tịch mịch vô vi giả, thiên địa chi bình nhi đạo đức chi chí dã. Cố đế vương thánh nhân hưu yên. Hưu tắc hư, hư tắc thực, thực tắc luân hĩ. Hư tắc tĩnh, tĩnh tắc động, động tắc đắc hĩ. Tĩnh tắc vô vi, vô vi dã, tắc nhậm sự giả trách hĩ. [Trang Tử, Thiên Đạo]
聖人之靜也,非曰靜也善,故靜也;萬物無足以饒心者,故靜也。水靜則明燭鬚眉,平中準,大匠取法焉。水靜猶明,而況精神!聖人之心靜乎?天地之鑒也,萬物之鏡也。夫虛靜恬淡,寂寞無為者,天地之平而道德之至也。故帝王聖人休焉。休則虛,虛則實,實則倫矣。虛則靜,靜則動,動則得矣。靜則無為,無為也,則任事者責矣。《莊子 • 天道》
【Dịch】Sự tĩnh lặng của thánh nhân không phải do quan niệm tĩnh lặng là tốt mà do vạn vật không quấy nhiễu nổi tâm của họ. Mặt nước tĩnh lặng soi rõ được râu và chân mày con người. Sự tĩnh lặng của mặt nước trở thành tiêu chuẩn cho người thợ làm việc. Nước tĩnh lặng còn soi sáng được huống hồ tinh thần. Tâm của thánh nhân tĩnh lặng thì thế nào? Đó là tấm gương soi của trời đất và của vạn vật. Nói chung, sự hư tĩnh, điềm đạm, tịch mịch, vô vi là sự bình lặng của trời đất và là sự tối cao của đạo đức. Cho nên đế vương và thánh nhân yên tĩnh, yên tĩnh thì hư, hư thì thực, thực là đạo lý tự nhiên. Hư thì tĩnh, tĩnh thì động, động thì được. Tĩnh thì vô vi, vô vi thì người nhận trách nhiệm sẽ có trách nhiệm.
150. Thường năng khiển kỳ dục nhi tâm tự tĩnh, trừng kỳ tâm nhi thần tự thanh. [Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh]
常能遣其欲而心自靜,澄其心而神自清。《太上老君說常清靜經》
【Dịch】Thường xuyên trừ bỏ dục vọng thì tâm tự yên tĩnh, làm cho tâm tĩnh lặng thì thần tự trong trẻo.
151. Phù đạo giả, hữu thanh trọc, hữu động tĩnh. Thiên thanh địa trọc, thiên động địa tĩnh. Nam thanh nữ trọc, nam động nữ tĩnh. Giáng bản lưu mạt, nhi sinh vạn vật. Thanh giả trọc chi nguyên, trọc giả thanh chi cơ. Nhân năng thường thanh tĩnh, thiên địa tất giai quy. [Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh]
夫道者,有清濁,有動靜。天清地濁,天動地靜。男清女濁,男動女靜。降本流末,而生萬物。清者濁之源,濁者清之基。人能常清靜,天地悉皆歸。《太上老君說常清靜經》
【Dịch】Đạo có trong có đục, có động có tĩnh. Trời trong đất đục, trời động đất tĩnh. Nam trong nữ đục, nam động nữ tĩnh. Đạo giáng xuống, và âm dương giao nhau sinh thành vạn vật. Trong là nguồn của đục, đục là cơ sở của trong. Ta thường thanh tĩnh thì vạn vật đều trở về trong ta.
152. Bất tạp nhi thanh, bão thần nhi tĩnh, thiên hạ tương tự chính. [Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh, chương 45]
不雜而清,抱神而靜,天下將自正。《宋徽宗御解道德真經 • 第四十五章》
【Dịch】Không tạp niệm mà trong trẻo, giữ lấy thần mà ninh tĩnh. Thiên hạ sẽ tự trở nên công chính.
153. Hữu đạo chi sĩ, tức động nhi tĩnh, thời sính nhi yêu, kỳ túc định nhi năng ứng, chí vô nhi cung kỳ cầu. Cố tĩnh chi từ thanh, nhi vật mạc năng trọc; động chi từ sinh, nhi vật mạc năng an. “Dịch” viết: Lai từ từ giả, an hành nhi tự thích chi ý. Chí nhân chi dụng tâm, phi tĩnh chỉ vi thiện nhi hữu ý vu tĩnh, phi dĩ sinh xuất vi công nhi hữu vi vu sinh dã. Nhân kỳ cố nhiên phó chi, tự nhĩ nhi vô truật bách chi tình, hoàng cự chi lao yên, cố viết từ. Tĩnh chi từ thanh, vạn vật vô túc dĩ nhiễu kỳ tâm, cố thục năng trọc. Động chi từ sinh, vạn vật vô túc dĩ hệ kỳ lự, cố thục năng an. An hữu chỉ chi ý; vi vạn vật sở hệ tắc chỉ hĩ, khởi năng ứng vật nhi bất thương. [Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh, chương 15]
有道之士,即動而靜,時騁而要,其宿定而能應,至無而供其求。故靜而徐清,而物莫能濁;動之徐生,而物莫能安。易曰 : 來徐徐者,安行而自適之意。至人之用心,非靜止為善而有意于靜,非以生出為功而有為于生也。因其固然付之,自爾而無怵迫之情,遑遽之勞焉,故曰徐。靜之徐清,萬物無足以繞其心,故孰能濁。動之徐生,萬物無足以系其慮,故孰能安。安有止之意;為物所系則止矣,豈能應物而不傷。《宋徽宗御解道德真經 • 第十五章》
【Dịch】Bậc có đạo, tuy động mà lại tĩnh, tuy rong ruổi mà khống chế được, tuy giữ an định mà vẫn ứng phó được, tuy không có gì mà vẫn cung ứng được yêu cầu của ngoại giới. Cho nên hễ ta yên tĩnh thì từ từ thanh trong, ngoại vật không thể làm cho ta đục. Hễ ta động thì từ từ phát sinh, nhưng ngoại vật không thể làm ta an định. Dịch Kinh nói: “Người đến từ từ, đi đứng an nhiên mà tự thích ứng.” Sự dụng tâm của bậc chí nhân, không phải tĩnh vì cho rằng tĩnh là tốt, không phải động vì cho rằng sinh xuất là có công, mà chỉ là vận dụng cái bản tính tự nhiên để đối đãi động và tĩnh, tự bản thân không bị tình cảm lôi kéo vì lợi hay hại, và cũng không phải lao nhọc gấp gáp. Do đó mới nói là từ từ. Họ an tĩnh rồi từ từ thanh trong, vạn vật không quấy nhiễu nổi tâm họ, cho nên ai mà làm đục họ cho được? Họ động rồi từ từ phát sinh, vạn vật không khiến cho họ âu lo được, cho nên ai mà làm cho họ an định được? An định là ngụ ý dừng lại, vì vạn vật làm cho hệ lụy nên mới dừng lại. Lẽ nào đối ứng ngoại vật lại không bị tổn thương?
154. Mạc quý hồ hư, mạc thiện hồ tĩnh, hư tĩnh giả vạn vật chi bản dã. Hư cố túc dĩ thụ quần thực, tĩnh cố túc dĩ ứng quần động. Cực giả, chúng hội nhi hữu sở chí; đốc giả, lực hành nhi hữu sở chí. Chí hư nhi yếu kỳ cực, thủ tĩnh nhi chí vu đốc, tắc vạn thái tuy tạp nhi ngô tâm thường triệt, vạn biến tuy thù nhi ngô tâm thường tịch, thử chi vị thiên lạc, phi thể đạo giả bất túc dĩ dữ thử. [Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh, chương 15]
莫貴乎虛,莫善乎靜,虛靜其萬物之本也。虛故足以受群實,靜故足以應群動。極者,眾會而有所至;篤者,力行而有所至。至虛而要其極,守靜而至于篤,則萬態雖雜而吾心常澈,萬變雖殊而吾心常寂,此之謂天樂,非体道者不足以與此。《宋徽宗御解道德真經 • 第十五章》
【Dịch】Không có gì quý bằng hư, không có gì tốt bằng tĩnh. Hư tĩnh là căn bản của vạn vật. Hư nên đủ để tiếp nhận mọi cái có thực, tĩnh nên đủ để ứng phó với mọi cái động. Cái gọi là cực chính là chỗ tột cùng mà mọi thứ bất đồng hội tụ. Cái gọi là đốc chính là chỗ tột cùng mà mọi thứ cố gắng truy cầu. Chí hư thì phải đến chỗ tột cùng, giữ an tĩnh thì cũng phải đến chỗ tột cùng, thế thì muôn hiện tượng dù phức tạp nhưng tâm ta vẫn thấu triệt, muôn sự biến đổi dù khác nhau nhưng tâm ta vẫn tĩnh lặng. Đó gọi là niềm vui của trời, không phải là người đắc đạo thì không thể có được niềm vui này.
155. Phù đạo dĩ vô tâm vi thể, vong ngôn vi dụng, nhu nhược vi bản, thanh tĩnh vi cơ. Tiết ẩm thực, tuyệt tư lự, tĩnh tọa dĩ điều tức, an tẩm dĩ dưỡng khí, tâm bất trì tắc tính định, hình bất lao tắc tinh toàn, thần bất ưu tắc đan kết, nhiên hậu diệt thanh vu hư, ninh thần vu cực, bất xuất hộ đình, nhi diệu đạo hạnh hĩ. [Cam Thủy Tiên Nguyên Lục, Mã Đan Dương Đạo Hạnh Bi]
夫道以無心為体,忘言為用,柔弱為本,清靜為基。節飲食,絕思慮,靜坐以調息,安寢以養氣,心不馳則性定,形不勞則精全,神不憂則丹結,然後滅清于虛,寧神于極,不出戶庭,而妙道行矣。《甘水仙源錄 • 馬丹陽道行碑》
【Dịch】Đạo lấy vô tâm làm thể, lấy vong ngôn (quên lời) làm dụng, lấy mềm yếu làm gốc, lấy thanh tĩnh làm cơ sở. Hãy tiết chế ăn uống, dứt tư lự, khi tĩnh tọa phải đều hòa hơi thở, ngủ yên để dưỡng nguyên khí, tâm không chạy rong thì tính an định, hình thể không lao nhọc thì tinh giữ vẹn, thần không ưu lự thì kim đan sẽ kết thành, sau đó diệt dục đến chỗ hư không, tinh thần sẽ rất an tĩnh. Tuy không ra khỏi cửa mà vẫn đắc đạo kỳ diệu.
156. Chân giả, tinh thành chi chí dã. Bất tinh bất thành, bất năng động nhân. Cố cưỡng khốc giả, tuy bi bất ai; cưỡng nộ giả, tuy nghiêm bất uy; cưỡng thân giả, tuy tiếu bất hòa. Chân bi vô thanh nhi ai, chân nộ vị phát nhi uy, chân thân vị tiếu nhi hòa. Chân tại nội giả, thần động vu ngoại, thị sở dĩ quý chân dã. Kỳ dụng vu nhân lý dã, sự thân tắc từ hiếu, sự quân tắc trung trinh, ẩm tửu tắc hoan lạc, xử tang tắc bi ai. Trung trinh dĩ công vi chủ, ẩm tửu dĩ lạc vi chủ, sự thân dĩ thích vi chủ. Công thành chi mỹ, vô nhất kỳ tích hĩ; sự thân dĩ thích, bất luận sở dĩ hĩ; ẩm tửu dĩ lạc, bất tuyển kỳ cụ hĩ; xử tang dĩ ai, vô vấn kỳ lễ hĩ. Lễ giả, thế tục chi sở vi dã; chân giả, sở dĩ thụ vu thiên dã, tự nhiên bất khả dịch dã. Cố thánh nhân pháp thiên quý chân, bất câu vu tục. Ngu giả phản thử. Bất năng pháp thiên nhi tuất vu nhân, bất tri quý chân, lộc lộc nhi thụ biến vu tục, cố bất túc. [Trang Tử, Ngư Phụ]
真者,精誠之至也。不精不誠,不能動人。故強哭者雖悲不哀;強怒者雖嚴不威;強親者雖笑不和。真悲無聲而哀,真怒未發而威,真親未笑而和。真在內者,神動于外,是所以貴真也。其用于人理也,事親則慈孝,事君則忠貞,飲酒則歡樂,處喪則悲哀。忠貞以功為主,飲酒以樂為主,事親以適為主。功成之美,無一其跡矣;事親以適不論所以矣;飲酒以樂不選其具矣;處喪以哀無問其禮矣。禮者世俗之所為也;真者所以受于天也,自然不可易也。故聖人法天貴真,不拘于俗。愚者反此。不能法天而恤于人,不知貴真,祿祿而受變于俗,故不能足。《莊子 • 漁父》
【Dịch】Chân là sự tinh thành rất mực. Không tinh thành thì không cảm động được người khác. Cho nên hễ khóc vờ thì bi thảm mà không đau buồn, hễ giận vờ thì nghiêm mà không có uy, hễ thân thiết vờ thì tươi cười mà không hoà đồng. Sự chân thực là ở trong tâm, tinh thần động mà phát ra ngoài, cho nên sự chân thực là quý. Vận dụng nó vào đạo lý con người thì thờ cha mẹ phải kính hiếu, thờ vua phải trung trinh, uống rượu phải vui, có tang phải đau buồn. Trung trinh lấy công trạng làm đầu, uống rượu lấy vui vẻ làm đầu, thờ cha mẹ lấy tùy thuận làm đầu. Sự tốt đẹp của thành công không chỉ có một đường lối; thờ cha mẹ phải tùy thuận, bất kể phải làm gì; uống rượu phải vui, không kén ấm chọn tách; có tang phải đau buồn, không quan tâm nghi lễ. Nghi lễ là hành vi thế tục. Chân thực là nhận lãnh từ trời, nó tự nhiên mà không thể thay đổi. Cho nên thánh nhân noi theo trời mà quý sự chân thực, không câu nệ tục lệ. Kẻ ngu thì ngược lại, họ không noi theo trời, mà chỉ lo không hợp với người đời. Họ không biết quý sự chân thực. Cứ thay đổi một cách tầm thường cho hợp với đời, cho nên họ không có giá trị.
157. Ngưu mã tứ túc, thị vị thiên; lạc mã thủ, xuyên ngưu tỵ, thị vị nhân. Cố viết: Vô dĩ nhân diệt thiên, vô dĩ cố diệt mệnh, vô dĩ đắc tuẫn danh. Cẩn thủ nhi vật thất, thị vị phản kỳ chân. [Trang Tử, Thu Thủy]
牛馬四足,是謂天;落馬首,穿牛鼻,是謂人。故曰 : 無以人滅天,無以故滅命,無以得殉名。謹守而勿失,是謂反其真。《莊子 • 秋水》
【Dịch】Trâu hoặc ngựa có bốn chân, đó là tự nhiên; cột dây vào đầu ngựa và xỏ dây vào mũi trâu, đó là nhân tạo. Cho nên mới nói: đừng lấy cái nhân tạo mà tiêu diệt sự tự nhiên, đừng vì sự việc mà tiêu diệt cái đã định, đừng vì muốn có danh mà chết vì danh. Giữ kỹ chớ quên ba điều ấy chính là quay về chân tính của mình.
158. Đạo ô hồ ẩn nhi hữu chân ngụy? Ngôn ô hồ ẩn nhi hữu thị phi? Đạo ô hồ vãng nhi bất tồn? Ngôn ô hồ tồn nhi bất khả? Đạo ẩn vu tiểu thành, ngôn ẩn vu vinh hoa. [Trang Tử, Tề Vật Luận]
道惡乎隱而有真偽?言惡乎隱而有是非?道惡乎往而不存?言惡乎存而不可?道隱于小成,言隱于榮華。《莊子 • 齊物論》
【Dịch】Đạo bị che lấp nơi đâu, khiến có chân và ngụy? Lời bị che lấp nơi đâu, khiến có thị và phi? Đạo đi đâu khiến nó không còn nữa? Lời ở đâu khiến nó không sao hiểu được? Đạo bị sự vụn vặt che lấp. Lời bị sự hoa mỹ sáo rỗng che lấp.
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
© http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences2.free.fr - Lê Anh Minh
6. TRI MỆNH 知 命 – THỦ NHẤT 守 一
6. TRI MỆNH 知 命 – THỦ NHẤT 守 一
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
120. Tri kỳ bất khả nại hà nhi an chi nhược mệnh, đức chi chí dã. [Trang Tử, Nhân Gian Thế]
知其不可奈何而安之若命, 德之至也。《莊子 • 人間世》
【Dịch】Biết sự tình đã hết cách sửa đổi mà lòng vẫn cứ vui vẻ chấp nhận nó, vậy là người chí đức.
121. Tử Dư dữ Tử Tang hữu. Nhi lâm vũ thập nhật, Tử Dư viết: «Tử Tang đãi bệnh hĩ!» Khoả phạn nhi vãng tự chi. Chí Tử Tang chi môn, tắc nhược ca nhược khốc, cổ cầm viết: «Phụ da! Mẫu da! Thiên hồ? Nhân hồ!» Hữu vô nhậm kỳ thanh nhi xu cử kỳ thi yên. Tử Dư nhập, viết: «Tử chi ca thi, hà cố nhược thị?» Viết: «Ngô tư phù sử ngã chí thử cực giả nhi phất đắc dã. Phụ mẫu khởi dục ngô bần tai? Thiên vô tư phúc, địa vô tư tải, thiên địa khởi tư bần ngã tai? Cầu kỳ vi chi giả nhi bất đắc dã? Nhiên nhi chí thử cực giả, mệnh dã phù!» [Trang Tử, Đại Tông Sư]
子輿與子桑友。而霖雨十日,子輿曰 : 『子桑殆病矣!』裹飯而往食之。至子桑之門,則若歌若哭,鼓琴曰 : 『父邪!母邪!天乎?人乎!』有不任其聲而趨舉其詩焉。子輿入,曰 :『子之歌詩,何故若是?』曰 : 『吾思夫使我至此極者而弗得也。父母豈欲吾貧哉?天無私覆,地無私載,天地豈私貧我哉?求其為之者而不得也?然而至此極者,命也夫!』 《莊子 • 大宗師》
【Dịch】Tử Dư và Tử Tang là bạn. Mưa dầm suốt mười ngày, Tử Dư thốt: «Tử Tang ắt khốn quẫn rồi!» Bèn mang một bao lương thực đến tặng. Đến tới cửa, Tử Dư liền nghe có tiếng như ca như khóc ở bên trong. Nghe vỗ đàn và tiếng hát rằng: «Cha ơi! Mẹ ơi! Trời ư? Người ư?» Giọng bị đuối, lời ca gấp gáp. Tử Dư bước vào, hỏi: «Tại sao anh ca hát như thế?» Tử Tang đáp: «Tôi nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao tôi bị cùng cực thế này. Cha mẹ tôi lẽ nào lại muốn tôi nghèo như vầy? Trời che phủ vạn vật đâu có tư vị ai. Đất chở vạn vật cũng đâu có tư vị ai. Trời đất lẽ nào lại khiến riêng tôi phải nghèo? Tôi cứ tìm mãi nguyên nhân của cái nghèo mà tìm không ra. Tôi cùng cực thế này là do số mệnh ư?»
122. Tử sinh tồn vong, cùng đạt bần phú, hiền dữ bất tiếu, hủy dự, cơ khát hàn thử, thị sự chi biến, mệnh chi hành dã. Nhật dạ tương đại hồ tiền, nhi bất tri năng quy hồ kỳ thủy giả dã. Cố bất túc dĩ cốt hòa, bất khả nhập vu linh phủ. [Trang Tử, Sung Phù]
死生存亡,窮達貧富,賢與不肖,毀譽,饑渴寒暑,是事之變,命之行也。日夜相代乎前,而不知能規乎其始者也。故不足以滑和,不可入于靈府。《莊子 • 德充符》
【Dịch】Chết và sống, còn và mất, khốn cùng và hanh thông, nghèo và giàu, hiền tài và bất tài, phỉ báng và khen ngợi, đói và khát, lạnh và nóng, tất cả các biến đổi của sự vật này đều là sự vận hành của thiên mệnh. Ngày đêm chúng luân phiên thay nhau, mà ta không nhìn thấy được đầu mối của chúng. Chúng chưa đủ để khuấy rối sự yên tĩnh của ta, hoặc xâm nhập vào tâm linh của ta.
123. Thiên hạ hữu đại giới nhị: kỳ nhất mệnh dã, kỳ nhất nghĩa dã. Tử chi ái thân, mệnh dã, bất khả giải vu tâm; Thần chi sự quân, nghĩa dã, vô thích nhi phi quân dã, vô sở đào vu thiên địa chi gian. [Trang Tử, Nhân Gian Thế]
天下有大戒二 : 其一命也,其一義也。子之愛親,命也,不可解于心;臣之事君,義也,無適而非君也,無所逃于天地之間。《莊子 • 人間世》
【Dịch】Đời có hai phép tắc: mệnh và nghĩa. Con yêu thương cha mẹ, đó là mệnh; lòng con không thể xao lãng. Bầy tôi phụng sự vua, đó là nghĩa; họ đi đâu cũng có vua [cai trị], không thể nào chạy thoát trong cõi trời đất.
124. Tử sinh, mệnh dã, kỳ hữu dạ đán chi thường, thiên dã. [Trang Tử, Đại Tông Sư]
死生,命也,其有夜旦之常,天也。《莊子 • 大宗師》
【Dịch】Chết và sống là do số mệnh; sự thường hằng của đêm và ngày là do trời vậy.
125. Tri cùng chi hữu mệnh, tri thông chi hữu thời, lâm đại nạn nhi bất cụ giả, thánh nhân chi dũng dã. [Trang Tử, Thu Thủy]
知窮之有命,知通之有時,臨大難而不懼者,聖人之勇也。《莊子 • 秋水》
【Dịch】Biết rằng khốn cùng là định mệnh, biết rằng hanh thông là do gặp thời, lâm đại nạn mà không sợ hãi, đó là cái dũng của thánh nhân.
126. Đạt sinh chi tình giả khôi, đạt vu tri giả tiếu, đạt đại mệnh giả tuỳ, đạt tiểu mệnh giả tao. [Trang Tử, Liệt Ngự Khấu]
達生之情者傀,達于知者肖,達大命者隨,達小命者遭。《莊子 • 列御寇》
【Dịch】Hiểu tình lý của cuộc sống vĩ đại, hiểu tri thức con người nhỏ bé, hiểu đạo thuận lợi, hiểu việc đời trắc trở.
127. Mạc tri kỳ sở chung, nhược chi hà kỳ vô mệnh dã? Mạc tri kỳ sở thủy, nhược chi hà kỳ hữu mệnh dã? [Trang Tử, Ngụ Ngôn]
莫知其所終,若之何其無命也?莫知其所始,若之何其有命也?《莊子 • 寓言》
【Dịch】Không ai biết mình sẽ chết khi nào, thì dựa vào đâu mà nói là không có số mệnh? Không ai biết sự sống của mình đã bắt đầu thế nào, thì dựa vào đâu mà nói là có số mệnh?
128. Tri bất khả nại hà giả mệnh dã nhi an chi, tắc vô ai vô lạc, hà dị thi chi hữu tai? Cố minh nhiên dĩ sở ngộ vi mệnh, nhi bất thi tâm vu kỳ gian; dẫn nhiên dữ chí đương vi nhất, nhi vô hưu thích vu kỳ trung. [Quách Tượng, Trang Tử, Nhân Gian Thế chú]
知不可奈何者命也而安之,則無哀無樂,何易施之有哉?故冥然以所遇為命,而不施心于其間;泯然與至當為一,而無休戚于其中。《郭象 • 莊子 • 人間世注》
【Dịch】Hiểu được sự việc không thể cải đổi là do định mệnh an bài, thì thản nhiên mà chấp nhận nó; đã thế thì không lo buồn hay vui sướng. Như thế có gì mà phải thay đổi định mệnh ấy? Cho nên cứ lặng lẽ xem những gì mình gặp phải đều là định mệnh, và không động tâm giữa hai cực đoan; cứ một lòng hợp nhất với đạo, không vui sướng hay lo buồn.
129. Mệnh phi kỷ chế, cố vô sở dụng kỳ tâm dã. Phù an vu mệnh giả vô vãng nhi phi tiêu dao hĩ. Cố tuy Khuông, Trần, Dũ lý, vô dị vu tử cực nhàn đường dã. [Quách Tượng, Trang Tử, Thu Thủy chú]
命非己制,故無所用其心也。夫安于命者無往而非逍遙矣。故雖匡、陳 、羑里,無異紫極閑堂也。《郭象 • 莊子 • 秋水注》
【Dịch】Định mệnh đâu phải cái mà ta tạo ra, nên ta không cần dụng tâm biến đổi. Cho nên kẻ an mệnh (vâng theo mệnh trời) đi đâu cũng cảm thấy tiêu dao tự tại. Tuy bị giam hãm nơi nước Khuông, nước Trần (như Khổng Tử) hay lao lung nơi Dũ lý (như Văn Vương) thì cũng [cảm thấy] chẳng có gì khác giữa chốn cung điện và nơi lao tù.
130. Thánh nhân bão nhất vi thiên hạ thức [Đạo Đức Kinh, chương 22]
聖人抱一為天下式。《道德經 • 第二十二章》
【Dịch】Thánh nhân ôm giữ cái Một (Đạo), để làm mẫu mực cho thiên hạ.
131. Nhân chi sinh dã tâm tải hồn phách, hồn thị dương thần, dương thần dục nhân sinh; phách thị âm quỷ, âm quỷ dục nhân tử. Cố Lão Tử giáo nhân doanh vệ chi pháp. Doanh vệ chi pháp bất sử vọng xuất cấu họa dã. Doanh vệ chi pháp vô quá bão nhất. Nhất, chuyên nhất dã. Bão chuyên nhất chi tâm, phách cố vô do ly thân, hậu vu tiền cảnh dã. [Đạo Tạng, Đạo Đức Kinh tân chú]
人之生也心載魂魄,魂是陽神,陽神欲人生;魄是陰鬼,陰鬼欲人死。故老子教人營衛之法。營衛之法不使妄出構禍也。營衛之法無過抱一。一專一也。抱專一之心,魄故無由離身,後于前境也。《道藏 • 道德經新注》
【Dịch】Trong sự sống của con người, tâm chuyên chở hồn và phách. Hồn là dương thần, dương thần muốn con người sống. Phách là âm quỷ, âm quỷ muốn con người chết. Cho nên Lão Tử dạy con người cách hộ vệ. Cách hộ vệ này nhằm ngăn cho vọng tâm khởi xuất và gây họa. Cách hộ vệ này chẳng qua là giữ lấy một. Một là chuyên nhất. Một lòng ôm giữ sự chuyên nhất, thì phách không có lý do gì để rời khỏi thân con người, tức là con người không thể chết.
132. Duy nhất năng tồn tinh, duy tinh năng tập thần. Nhất giả hà dã? Thành cơ thị dĩ. Nhất chi tinh thông, thần cố tự toàn, hữu thần cố tự toàn, hữu tinh nhi hậu thần tùng chi dã. Duy thiên hạ chi chí tinh, năng vi thiên hạ chi chí thần, bão nhất nhi dĩ, thánh nhân tận thử hĩ. Nhất nhi bất biến giả, tắc thậm chân chi tinh nội bảo nhi bất đãng. [Đạo Đức Chân Kinh sớ nghĩa]
惟一能存精,惟精能集神。一者何也?誠幾是已。一之精通,神固自全,有神固自全,有精而後神從之也。惟天下之至精,能為天下之至神,抱一而已,聖人盡此矣。一而不變者,則甚真之精內保而不蕩。《道德真經疏義》
【Dịch】Chỉ khi nào ta có Một thì mới bảo tồn được tinh. Chỉ khi nào ta có tinh thì mới tập trung được thần. Một là gì? Đó là sự tiếp cận được chân tâm. Thông hiểu được Một thì thần kiên cố và tự bảo toàn. Nói có thần kiên cố và tự bảo toàn tức là nói phải có tinh rồi sau thần mới kiên cố. Chỉ khi nào người ta có chí tinh thì mới có thể có chí thần, tức là việc ôm giữ Một đã thành. Thánh nhân nhờ đã giữ Một mà thành thánh nhân. Một không thay đổi, thì cái tinh rất chân thuần sẽ được bảo tồn bên trong và sẽ không phóng túng tiết lậu ra ngoài.
133. Tất dục toàn nhữ hình nhi vô dao nhữ tinh, quả hà đạo nhi chí chi hồ? Thật tại vu trí nhất dĩ chuyên chi, bão nhất dĩ bảo chi, thủ nhất dĩ cố chi, nhiên hậu hình toàn thần phục, dữ thiên vi nhất, tinh dữ thần hợp nhi bất ly hĩ. «Dịch» viết ngôn trí nhất dã. Trí nhất tắc dụng chí bất phân dã, cố bất nhị. «Kinh» viết: bão nhất năng vô ly hồ? Bão nhất tắc thiện bão bất thoát hĩ, cố bất ly. Trang Tử viết: Ngã thủ kỳ nhất dĩ xử kỳ hoà, thủ nhất tắc tĩnh chuyên nhi bất lưu hĩ, cố bất thiên. Tri thử tam giả, tư khả dĩ đắc nhất. Nhiên đắc chi phi gian, tri kỳ nhất chi vi gian, năng tri nhất tắc vô nhất chi bất tri, sở vị thiểu tắc đắc thị dã; bất năng tri nhất tắc vô nhất chi năng tri, sở vị đa tắc hoặc thị dã. Tích chi đắc nhất giả, thể thiên hạ chi chí tinh, hợp thiên hạ chi chí thần siêu nhiên độc lập vu vạn vật chi thượng, vật vô đắc nhi ngẫu chi giả, giai bất ly vu nhất nhi dĩ. [Đạo Đức Chân Kinh sớ nghĩa]
必欲全汝形而無搖汝精,果何道而致之乎?實在于致一以專之,抱一以保之,守一以固之,然後形全神復,與天為一,精與神合而不離矣。易曰言致一也,致一則用志不分也,故不二。經曰 : 抱一則無離乎?抱一則善抱不脫矣,故不離。莊子曰 : 我守其一以處其知,守一則靜專而不流矣,故不遷。知此三者,斯可以得一。然得之非艱,知其一之為艱,能知一則無一之不知,所謂少則得是也;不能知一則無一之能知,所謂多則惑是也。昔之得一者,體天下之至精,合天下之至神超然獨立于萬物之上,物無得而偶之者,皆不離于一而已。《道德真經疏義》
【Dịch】Ngươi tất muốn bảo toàn hình thể và không dao động tinh của mình, quả thực có cách thức nào để đạt được điều đó không? Thực tế, ngươi phải chuyên tập trung vào Nhất, ôm giữ nó để bảo toàn nó. Ôm giữ Nhất để củng cố nó, rồi sau đó hình thể sẽ toàn vẹn và thần sẽ phục hồi, sẽ hợp nhất với trời, tinh và thần sẽ hợp lại và không lìa nhau nữa. Kinh Dịch nói: «Đạt được Nhất.» Đạt được Nhất thì dụng tâm sẽ không bị phân tán, nên gọi là «không có hai» (bất nhị). Đạo Đức Kinh hỏi: «Phải chăng ôm giữ Nhất thì không phân ly?» Ôm giữ Nhất thì thì giỏi giữ lấy không cho nó thoát, cho nên gọi là «không phân ly» (bất ly). Trang Tử nói: «Ta giữ lấy Nhất để ở chỗ thái hòa.» Giữ nhất ắt sẽ bình tĩnh và chuyên chú, và nó không trôi mất, cho nên gọi là «không di dời» (bất thiên). Biết được 3 điều đó (bất nhị, bất ly, bất thiên), thì ngươi sẽ được Nhất (tức đắc đạo). Tuy nhiên, được Nhất thì không khó, biết được Nhất mới là khó. Hễ biết Nhất, thì cái gì cũng biết. Cho nên nói «biết ít thì sẽ được» là vậy. Không biết được Nhất, thì mọi thứ gì cũng không biết. Cho nên nói «biết nhiều thì bị nghi hoặc» là vậy. Bậc đắc đạo ngày xưa, thể hiện sự chí tinh của thiên hạ, hợp được sự chí thần của thiên hạ, siêu vượt cõi tự nhiên, và đứng một mình trên cả vạn vật. Vạn vật không đắc Nhất mà đứng thành đôi thành cặp, tuy nhiên chúng cũng không xa lìa Nhất (tức Đạo).
134. Ngôn nhân năng bão nhất sử bất ly thân, tắc trường tồn. Nhất giả, đạo thủy sở sinh, thái hòa chi tinh khí dã, cố viết nhất, Nhất bố vu thiên hạ, thiên đắc nhất dĩ thanh, địa đắc nhất dĩ ninh, hầu vương đắc nhất dĩ vi chính. [Lão Tử, Hà Thượng Công chú]
言人能抱一使不離身,則長存。一者,道始所生,太和之精氣也,故曰一。一布于天下,天得一以清,地得一以寧,侯王得一以為正。《老子河上公注》
【Dịch】Đó là nói người ôm giữ được Nhất và không để nó lìa xa mình, thì sống lâu. Nhất vốn do đạo sinh ra đầu tiên, nó là thứ tinh khí thái hòa, nên gọi là Nhất. Nhất rải khắp thiên hạ. Trời nhờ được nhất mà trong trẻo, đất nhờ được Nhất mà yên ổn, hầu và vương nhờ được Nhất mà cai trị được thiên hạ.
135. Phù thủ nhất giả, khả dĩ độ thế, khả dĩ tiêu tai, khả dĩ sự quân, khả dĩ bất tử, khả dĩ lý gia, khả dĩ sự thần minh, khả dĩ bất cùng khốn, khả dĩ lý bệnh, khả dĩ trường sinh, khả dĩ cửu thị. [...] Tử tri nhất, vạn sự tất hĩ. [Thái Bình Kinh Thánh Quân bí chỉ]
夫守一者,可以度世,可以消災,可以事君,可以不死,可以里家,可以事神明,可以不窮困,可以里病,可以長生,可以久視。…子知一,萬事畢矣。《太平經聖君秘旨》
【Dịch】Ai giữ được Nhất thì cứu độ được thế gian, tiêu trừ được tai họa, phụng sự được vua, không thể chết nổi, cai trị được gia đạo, phụng sự được thần minh, không thể nào khốn cùng, trị được bệnh, trở nên trường sinh bất tử. [...] Ngươi biết được Nhất, thì sẽ biết hết mọi sự.
136. Thủ nhất tồn chân, nãi năng thông thần; thiểu dục ước thực, nhất nãi lưu tức; bạch nhận lâm cảnh, tư nhất đắc sinh; tri nhất bất nan, nan tại vu chung; thủ chi bất thất, khả dĩ vô cùng. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, chương Địa Chân]
守一存真,乃能通神;少欲約食,一乃留息;白刃臨頸,思一得生;知一不難,難在于終;守之不失,可以無窮。《葛洪 • 抱朴子 • 地真》
【Dịch】Hễ giữ được Nhất và bảo tồn Chân tính, ta sẽ giao tiếp được với thần minh. Hễ giảm dục vọng và tiết chế ăn uống, Nhất sẽ lưu lại nơi ta. Khi bị dao bén kề cổ, nghĩ đến Nhất thì ta sẽ sống. Biết Nhất không khó, chung cuộc mới là khó. Hễ giữ Nhất đừng để mất, ta sẽ không bao giờ cùng tận.
137. Đạo khởi vu nhất, kỳ quý vô ngẫu, các cư nhất xứ, dĩ tượng thiên, địa, nhân. Cố viết tam nhất dã. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, chương Địa Chân]
道起于一,其貴無偶,各居一處,以象天地人,故曰三一也。《葛洪 • 抱朴子 • 地真》
【Dịch】Đạo khởi từ Nhất, sự tôn quý của nó thì không gì sánh bằng. Mọi thứ ở trong Nhất được phân thành ba đối tượng là trời, đất, và người. Cho nên mới gọi là «ba trong một» (tam nhất).
138. Đạo thuật chư kinh sở tư tồn niệm tác, khả dĩ khước ác phòng thân giả, nãi hữu sổ thiên pháp. Như hàm ảnh tàng hình, cập thủ hình vô sinh, cửu biến thập nhị hoá, nhị thập tứ sinh đẳng, tư kiến thân trung chư thần, nhi nội thị lịnh kiến chi pháp, bất khả thắng kế, diệc các hữu hiệu dã. Nhiên hoặc nãi tư tác sổ thiên vật dĩ tự vệ, suất đa phiền nan, túc dĩ đại lao nhân ý. Nhược tri thủ nhất chi đạo, tắc nhất thiết trừ khí thử bối. Cố viết «Năng tri nhất tắc vạn sự tất» giả dã. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, chương Địa Chân]
道術諸經所思存念作,可以卻惡防身者,乃有數千法。如含影藏形,及守形無生,九變十二化,二十四生等,思見身中諸神,而內視令見之法,不可胜計,亦各有效也。然或乃思作數千物以自衛,率多煩難,足以大勞人意。若知守一之道,則一切除棄此輩,故曰 : 能知一則萬事畢者也。《抱朴子 • 地真》
【Dịch】Những đạo thuật được chỉ dẫn trong Đạo kinh thì rất nhiều, có mấy ngàn phép thuật, mà nhờ việc tập trung tư tưởng người ta có thể xua tà quái và hộ thân. Thí dụ như phép ẩn độn giấu mình, phép giả chết, phép biến hình (9 biến 12 hoá), phép chuyển sinh (24 lần sinh), v.v... cho đến phép tồn tưởng để nhìn thấy chư thần cư ngụ trong thân thể của ta. Các phép này nhiều vô kể, mà phép nào cũng hiệu nghiệm. Nhưng đôi khi cái ý nghĩ mượn vô số ngoại vật để hộ thân đều là phiền phức, làm lao nhọc tâm trí con người. Nếu như ta biết đạo «thủ Nhất» thì các phép nói trên đều vất đi hết. Cho nên mới nói hễ biết được Nhất thì sẽ biết hết mọi thứ là vậy.
139. Nhân năng thủ nhất, nhất diệc thủ nhân. Sở dĩ bạch nhận thố kỳ nhuệ, bách hại vô sở dung kỳ hung, cư bại nhi thành, tại nguy độc an dã. Nhược tại quỷ miếu chi trung, sơn lâm chi hạ, đại dịch chi địa, trủng mộ chi gian, hổ lang chi tẩu, xà phúc chi xứ, thủ nhất bất đãi, chúng ác tiến viễn. [Bão Phác Tử, chương Địa Chân]
人能守一,一亦守人。所以白刃措其銳,百害無所容其凶,居敗而成,在危獨安也。若在鬼廟之中,山林之下,大疫之地,冢墓之間,虎狼之藪,蛇蝮之處,守一不怠,眾惡遠進。《葛洪 • 抱朴子 • 地真》
【Dịch】Người giữ được Nhất, thì Nhất cũng giữ được người. Thế thì gươm đao sắc bén không có chỗ để thi thố sự sắc bén của nó, trăm nguy hại không có chỗ để dung chứa sự hung ác của chúng. Ta đang ở chỗ thất bại thì sẽ thành công, đang ở chỗ nguy hiểm thì riêng mình bình an. Dù đang ở miếu quỷ, nơi núi cao rừng thẳm, trong vùng bệnh dịch, ở gò mả tha ma, trong hang cọp hay chó sói, hay nơi rắn rít độc xà, mà ta vẫn một lòng giữ Nhất, mọi tai họa hung dữ sẽ tránh xa ta.
140. Tam nhất quyết vân: tu luyện nguyên khí chân thần, tam nhất tồn chí giả, tức tinh hoá vi thần, thần hoá vi anh nhi, anh nhi hoá vi chân nhân, chân nhân hoá vi xích tử, xích tử nãi chân nhất dã. [Vân Cấp Thất Thiêm, Nguyên Khí Luận]
三一訣云 : 修煉元氣真神,三一存至者,即精化為神,神化為嬰兒,嬰兒化為真人,真人化為赤子,赤子乃真一也。《雲笈七簽 • 元氣論》
【Dịch】Bí quyết Ba-Một là: phải luyện nguyên khí và chân thần. Hễ giữ bí quyết Ba-Một đến mức tối cao, thì tinh sẽ hoá ra thần, thần sẽ hoá ra anh nhi, anh nhi sẽ hoá ra chân nhân, chân nhân sẽ hoá ra xích tử; mà xích tử tức là chân nhất (tức là Đạo).
141. Trường sinh phi tiên tắc duy kim đan, thủ hình khước lão tắc độc chân nhất, cố tiên nhân trọng yên. Phàm chư tư tồn, nãi hữu thiên sổ dĩ tự vệ, suất đa phiền tạp lao nhân. Nhược tri thủ nhất chi đạo, tắc nhất thiết bất tu dã. [Vân Cấp Thất Thiêm, Nhiếp Sinh Chẩm Trung chú, Thủ Nhất]
長生飛仙則唯金丹,守形卻老則獨真一,故仙人重焉。凡諸思存,乃有千數以自衛,率多煩雜勞人。若知守一之道,則一切不須也。《雲笈七簽 • 攝養枕中注 • 守一》
【Dịch】Muốn trường sinh thành tiên thì chỉ có ăn kim đan; còn muốn giữ được hình hài, trừ khử già nua thì chỉ có chân nhất. Chúng là các thứ mà người học đạo tiên coi trọng. Dưỡng sinh ích thọ thì có hàng ngàn phương pháp, nhưng đại đa số là gây phiền tạp và lao nhọc. Nếu biết đạo Thủ Nhất, mọi phương pháp kia đều không cần nữa.
142. Nhất vô hình tượng, vô dục vô vi. Cầu chi nan đắc, thủ chi dị thất. Thất do thức ám, bất năng thời minh; tham dục trệ tâm, trí chiêu suy lão; đắc hỉ thất sân, trí chiêu tật bệnh; mê trước bất cải, trí chiêu tử một. Suy hoạn cập lão, tam nhất sở diên; trị cứu bảo toàn, duy tiên thủ nhất. Phi nhất bất cứu, phi nhất bất thành. Thủ nhất điềm đạm, di tâm tịch mịch, tổn dục chiết sân, phản mê nhập chính, khuếch nhiên vô vi, dữ nhất vi nhất, thử nãi thượng nhân, tiên thân tích đức sở trí dã. [Vân Cấp Thất Thiêm, Bí yếu Quyết Pháp, Thủ Nhất]
一無形象,無欲無為。求之難得,守之難失,失由識暗,不能時明;貪欲滯心,致招衰老;得喜失嗔,致招疾病;迷著不改,致招死歿。衰患及老,三一所延;治救保全,惟先守一。非一不救,非一不成。守一恬淡,夷心寂寞,損欲折嗔,返迷入正,廓然無為,與一為一,此乃上人,先身積德所致也。《雲笈七簽 • 秘要訣法 • 守一》
【Dịch】Nhất không có hình tượng. Nhất thì vô dục, vô vi. Ta cầu mong thì khó được; nếu có giữ lấy thì cũng dễ mất. Mất đi là do kiến thức tối tăm, do không hiểu chữ thời. Lòng đầy tham dục sẽ dẫn đến lão suy; vui do được và giận do mất sẽ dẫn đến tật bệnh; mê muội không sửa đổi sẽ dẫn đến tử vong. Suy kiệt, bệnh hoạn, và già nua, ba thứ ấy Nhất có thể làm trì hoãn. Muốn cứu chữa để bảo toàn thân thể, trước tiên ta thủ Nhất (giữ Một). Ngoài Nhất ra thì không có gì cứu chữa nổi. Ngoài Nhất ra thì không có gì thành tựu nổi. Ta thủ Nhất và điềm đạm, lòng an bình tĩnh mịch, bỏ ham muốn và sân giận, bỏ mê vọng mà quay về chân chính. Tâm rỗng không, vô vi, hợp nhất với Nhất. Như thế sẽ thành bậc thượng nhân. Được như thế là do trước tiên tích đức, sau mới tu luyện thân xác.
143. Cổ kim yếu đạo, giai ngôn thủ nhất khả dĩ trường tồn nhi bất lão. Nhân tri thủ nhất, danh vi vô cực chi đạo. Nhân hữu nhất thân, dữ tinh thần thường hợp tịnh dã. Hình giả nãi chủ tử, tinh thần giả nãi chủ sinh. Thường hợp tắc cát, khứ tắc hung. Vô tinh thần tắc tử, hữu tinh thần tắc sinh. Thường hợp tức vi nhất, khả dĩ trường tồn dã. Thường hoạn tinh thần ly tán, bất tụ vu thân trung, phản chi sử tùy nhân niệm nhi du hành dã. Cố thánh nhân giáo kỳ thủ nhất, ngôn đương thủ nhất thân dã. Niệm nhi bất hưu, tinh thần tự lai, văn bất tương ứng, bách bệnh tự trừ, thử tức trường sinh cửu thị chi phù dã. [Thái Bình Kinh kinh sao, bộ Nhâm]
古今要道,皆言守一可以長存而不老。人知守一,名為無極之道。人有一身與精神常合并也。形者乃主死,精神者乃主生。常合則吉,去則凶。無精神則死,有精神則生。常合即為一,可以長存也。常患精神離散,不聚于身中,反之使隨人念而游行也。故聖人教其守一,言當守一身也。念而不休,精神自來,聞不相應,百病自除,此即長生久視之符也。《太平經經鈔 • 壬部》
【Dịch】Cái yếu chỉ của sự tu luyện xưa nay đều nói hễ Thủ Nhất thì có thể trường sinh bất lão. Người biết Thủ Nhất, gọi nó là đạo vô cực. Người ta có một thân, cùng hợp với tinh thần. Hình thể làm chủ sự chết, còn tinh thần làm chủ sự sống. Hình thể và tinh thần hợp lại thì tốt, tách ra thì xấu. Không có tinh thần thì ta chết. Có tinh thần thì ta sống. Thường hợp với nhau nên gọi là Nhất, có thể trường tồn. Thường lo nghĩ thì tinh thần ly tán, không tụ trong thân, trái lại còn nương theo ý nghĩ của ta mà rong chơi. Cho nên thánh nhân dạy phải Thủ Nhất, nói là phải giữ tinh thần và thể xác hợp nhất. Luôn có ý niệm đó thì tinh thần tự quay về, không bị ngoại vật (kiến văn) quấy nhiễu, trăm bệnh tự hết. Đó là đạo trường sinh cửu thị vậy.
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
SOURCE : http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences2.free.fr - Lê Anh Minh
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
120. Tri kỳ bất khả nại hà nhi an chi nhược mệnh, đức chi chí dã. [Trang Tử, Nhân Gian Thế]
知其不可奈何而安之若命, 德之至也。《莊子 • 人間世》
【Dịch】Biết sự tình đã hết cách sửa đổi mà lòng vẫn cứ vui vẻ chấp nhận nó, vậy là người chí đức.
121. Tử Dư dữ Tử Tang hữu. Nhi lâm vũ thập nhật, Tử Dư viết: «Tử Tang đãi bệnh hĩ!» Khoả phạn nhi vãng tự chi. Chí Tử Tang chi môn, tắc nhược ca nhược khốc, cổ cầm viết: «Phụ da! Mẫu da! Thiên hồ? Nhân hồ!» Hữu vô nhậm kỳ thanh nhi xu cử kỳ thi yên. Tử Dư nhập, viết: «Tử chi ca thi, hà cố nhược thị?» Viết: «Ngô tư phù sử ngã chí thử cực giả nhi phất đắc dã. Phụ mẫu khởi dục ngô bần tai? Thiên vô tư phúc, địa vô tư tải, thiên địa khởi tư bần ngã tai? Cầu kỳ vi chi giả nhi bất đắc dã? Nhiên nhi chí thử cực giả, mệnh dã phù!» [Trang Tử, Đại Tông Sư]
子輿與子桑友。而霖雨十日,子輿曰 : 『子桑殆病矣!』裹飯而往食之。至子桑之門,則若歌若哭,鼓琴曰 : 『父邪!母邪!天乎?人乎!』有不任其聲而趨舉其詩焉。子輿入,曰 :『子之歌詩,何故若是?』曰 : 『吾思夫使我至此極者而弗得也。父母豈欲吾貧哉?天無私覆,地無私載,天地豈私貧我哉?求其為之者而不得也?然而至此極者,命也夫!』 《莊子 • 大宗師》
【Dịch】Tử Dư và Tử Tang là bạn. Mưa dầm suốt mười ngày, Tử Dư thốt: «Tử Tang ắt khốn quẫn rồi!» Bèn mang một bao lương thực đến tặng. Đến tới cửa, Tử Dư liền nghe có tiếng như ca như khóc ở bên trong. Nghe vỗ đàn và tiếng hát rằng: «Cha ơi! Mẹ ơi! Trời ư? Người ư?» Giọng bị đuối, lời ca gấp gáp. Tử Dư bước vào, hỏi: «Tại sao anh ca hát như thế?» Tử Tang đáp: «Tôi nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao tôi bị cùng cực thế này. Cha mẹ tôi lẽ nào lại muốn tôi nghèo như vầy? Trời che phủ vạn vật đâu có tư vị ai. Đất chở vạn vật cũng đâu có tư vị ai. Trời đất lẽ nào lại khiến riêng tôi phải nghèo? Tôi cứ tìm mãi nguyên nhân của cái nghèo mà tìm không ra. Tôi cùng cực thế này là do số mệnh ư?»
122. Tử sinh tồn vong, cùng đạt bần phú, hiền dữ bất tiếu, hủy dự, cơ khát hàn thử, thị sự chi biến, mệnh chi hành dã. Nhật dạ tương đại hồ tiền, nhi bất tri năng quy hồ kỳ thủy giả dã. Cố bất túc dĩ cốt hòa, bất khả nhập vu linh phủ. [Trang Tử, Sung Phù]
死生存亡,窮達貧富,賢與不肖,毀譽,饑渴寒暑,是事之變,命之行也。日夜相代乎前,而不知能規乎其始者也。故不足以滑和,不可入于靈府。《莊子 • 德充符》
【Dịch】Chết và sống, còn và mất, khốn cùng và hanh thông, nghèo và giàu, hiền tài và bất tài, phỉ báng và khen ngợi, đói và khát, lạnh và nóng, tất cả các biến đổi của sự vật này đều là sự vận hành của thiên mệnh. Ngày đêm chúng luân phiên thay nhau, mà ta không nhìn thấy được đầu mối của chúng. Chúng chưa đủ để khuấy rối sự yên tĩnh của ta, hoặc xâm nhập vào tâm linh của ta.
123. Thiên hạ hữu đại giới nhị: kỳ nhất mệnh dã, kỳ nhất nghĩa dã. Tử chi ái thân, mệnh dã, bất khả giải vu tâm; Thần chi sự quân, nghĩa dã, vô thích nhi phi quân dã, vô sở đào vu thiên địa chi gian. [Trang Tử, Nhân Gian Thế]
天下有大戒二 : 其一命也,其一義也。子之愛親,命也,不可解于心;臣之事君,義也,無適而非君也,無所逃于天地之間。《莊子 • 人間世》
【Dịch】Đời có hai phép tắc: mệnh và nghĩa. Con yêu thương cha mẹ, đó là mệnh; lòng con không thể xao lãng. Bầy tôi phụng sự vua, đó là nghĩa; họ đi đâu cũng có vua [cai trị], không thể nào chạy thoát trong cõi trời đất.
124. Tử sinh, mệnh dã, kỳ hữu dạ đán chi thường, thiên dã. [Trang Tử, Đại Tông Sư]
死生,命也,其有夜旦之常,天也。《莊子 • 大宗師》
【Dịch】Chết và sống là do số mệnh; sự thường hằng của đêm và ngày là do trời vậy.
125. Tri cùng chi hữu mệnh, tri thông chi hữu thời, lâm đại nạn nhi bất cụ giả, thánh nhân chi dũng dã. [Trang Tử, Thu Thủy]
知窮之有命,知通之有時,臨大難而不懼者,聖人之勇也。《莊子 • 秋水》
【Dịch】Biết rằng khốn cùng là định mệnh, biết rằng hanh thông là do gặp thời, lâm đại nạn mà không sợ hãi, đó là cái dũng của thánh nhân.
126. Đạt sinh chi tình giả khôi, đạt vu tri giả tiếu, đạt đại mệnh giả tuỳ, đạt tiểu mệnh giả tao. [Trang Tử, Liệt Ngự Khấu]
達生之情者傀,達于知者肖,達大命者隨,達小命者遭。《莊子 • 列御寇》
【Dịch】Hiểu tình lý của cuộc sống vĩ đại, hiểu tri thức con người nhỏ bé, hiểu đạo thuận lợi, hiểu việc đời trắc trở.
127. Mạc tri kỳ sở chung, nhược chi hà kỳ vô mệnh dã? Mạc tri kỳ sở thủy, nhược chi hà kỳ hữu mệnh dã? [Trang Tử, Ngụ Ngôn]
莫知其所終,若之何其無命也?莫知其所始,若之何其有命也?《莊子 • 寓言》
【Dịch】Không ai biết mình sẽ chết khi nào, thì dựa vào đâu mà nói là không có số mệnh? Không ai biết sự sống của mình đã bắt đầu thế nào, thì dựa vào đâu mà nói là có số mệnh?
128. Tri bất khả nại hà giả mệnh dã nhi an chi, tắc vô ai vô lạc, hà dị thi chi hữu tai? Cố minh nhiên dĩ sở ngộ vi mệnh, nhi bất thi tâm vu kỳ gian; dẫn nhiên dữ chí đương vi nhất, nhi vô hưu thích vu kỳ trung. [Quách Tượng, Trang Tử, Nhân Gian Thế chú]
知不可奈何者命也而安之,則無哀無樂,何易施之有哉?故冥然以所遇為命,而不施心于其間;泯然與至當為一,而無休戚于其中。《郭象 • 莊子 • 人間世注》
【Dịch】Hiểu được sự việc không thể cải đổi là do định mệnh an bài, thì thản nhiên mà chấp nhận nó; đã thế thì không lo buồn hay vui sướng. Như thế có gì mà phải thay đổi định mệnh ấy? Cho nên cứ lặng lẽ xem những gì mình gặp phải đều là định mệnh, và không động tâm giữa hai cực đoan; cứ một lòng hợp nhất với đạo, không vui sướng hay lo buồn.
129. Mệnh phi kỷ chế, cố vô sở dụng kỳ tâm dã. Phù an vu mệnh giả vô vãng nhi phi tiêu dao hĩ. Cố tuy Khuông, Trần, Dũ lý, vô dị vu tử cực nhàn đường dã. [Quách Tượng, Trang Tử, Thu Thủy chú]
命非己制,故無所用其心也。夫安于命者無往而非逍遙矣。故雖匡、陳 、羑里,無異紫極閑堂也。《郭象 • 莊子 • 秋水注》
【Dịch】Định mệnh đâu phải cái mà ta tạo ra, nên ta không cần dụng tâm biến đổi. Cho nên kẻ an mệnh (vâng theo mệnh trời) đi đâu cũng cảm thấy tiêu dao tự tại. Tuy bị giam hãm nơi nước Khuông, nước Trần (như Khổng Tử) hay lao lung nơi Dũ lý (như Văn Vương) thì cũng [cảm thấy] chẳng có gì khác giữa chốn cung điện và nơi lao tù.
130. Thánh nhân bão nhất vi thiên hạ thức [Đạo Đức Kinh, chương 22]
聖人抱一為天下式。《道德經 • 第二十二章》
【Dịch】Thánh nhân ôm giữ cái Một (Đạo), để làm mẫu mực cho thiên hạ.
131. Nhân chi sinh dã tâm tải hồn phách, hồn thị dương thần, dương thần dục nhân sinh; phách thị âm quỷ, âm quỷ dục nhân tử. Cố Lão Tử giáo nhân doanh vệ chi pháp. Doanh vệ chi pháp bất sử vọng xuất cấu họa dã. Doanh vệ chi pháp vô quá bão nhất. Nhất, chuyên nhất dã. Bão chuyên nhất chi tâm, phách cố vô do ly thân, hậu vu tiền cảnh dã. [Đạo Tạng, Đạo Đức Kinh tân chú]
人之生也心載魂魄,魂是陽神,陽神欲人生;魄是陰鬼,陰鬼欲人死。故老子教人營衛之法。營衛之法不使妄出構禍也。營衛之法無過抱一。一專一也。抱專一之心,魄故無由離身,後于前境也。《道藏 • 道德經新注》
【Dịch】Trong sự sống của con người, tâm chuyên chở hồn và phách. Hồn là dương thần, dương thần muốn con người sống. Phách là âm quỷ, âm quỷ muốn con người chết. Cho nên Lão Tử dạy con người cách hộ vệ. Cách hộ vệ này nhằm ngăn cho vọng tâm khởi xuất và gây họa. Cách hộ vệ này chẳng qua là giữ lấy một. Một là chuyên nhất. Một lòng ôm giữ sự chuyên nhất, thì phách không có lý do gì để rời khỏi thân con người, tức là con người không thể chết.
132. Duy nhất năng tồn tinh, duy tinh năng tập thần. Nhất giả hà dã? Thành cơ thị dĩ. Nhất chi tinh thông, thần cố tự toàn, hữu thần cố tự toàn, hữu tinh nhi hậu thần tùng chi dã. Duy thiên hạ chi chí tinh, năng vi thiên hạ chi chí thần, bão nhất nhi dĩ, thánh nhân tận thử hĩ. Nhất nhi bất biến giả, tắc thậm chân chi tinh nội bảo nhi bất đãng. [Đạo Đức Chân Kinh sớ nghĩa]
惟一能存精,惟精能集神。一者何也?誠幾是已。一之精通,神固自全,有神固自全,有精而後神從之也。惟天下之至精,能為天下之至神,抱一而已,聖人盡此矣。一而不變者,則甚真之精內保而不蕩。《道德真經疏義》
【Dịch】Chỉ khi nào ta có Một thì mới bảo tồn được tinh. Chỉ khi nào ta có tinh thì mới tập trung được thần. Một là gì? Đó là sự tiếp cận được chân tâm. Thông hiểu được Một thì thần kiên cố và tự bảo toàn. Nói có thần kiên cố và tự bảo toàn tức là nói phải có tinh rồi sau thần mới kiên cố. Chỉ khi nào người ta có chí tinh thì mới có thể có chí thần, tức là việc ôm giữ Một đã thành. Thánh nhân nhờ đã giữ Một mà thành thánh nhân. Một không thay đổi, thì cái tinh rất chân thuần sẽ được bảo tồn bên trong và sẽ không phóng túng tiết lậu ra ngoài.
133. Tất dục toàn nhữ hình nhi vô dao nhữ tinh, quả hà đạo nhi chí chi hồ? Thật tại vu trí nhất dĩ chuyên chi, bão nhất dĩ bảo chi, thủ nhất dĩ cố chi, nhiên hậu hình toàn thần phục, dữ thiên vi nhất, tinh dữ thần hợp nhi bất ly hĩ. «Dịch» viết ngôn trí nhất dã. Trí nhất tắc dụng chí bất phân dã, cố bất nhị. «Kinh» viết: bão nhất năng vô ly hồ? Bão nhất tắc thiện bão bất thoát hĩ, cố bất ly. Trang Tử viết: Ngã thủ kỳ nhất dĩ xử kỳ hoà, thủ nhất tắc tĩnh chuyên nhi bất lưu hĩ, cố bất thiên. Tri thử tam giả, tư khả dĩ đắc nhất. Nhiên đắc chi phi gian, tri kỳ nhất chi vi gian, năng tri nhất tắc vô nhất chi bất tri, sở vị thiểu tắc đắc thị dã; bất năng tri nhất tắc vô nhất chi năng tri, sở vị đa tắc hoặc thị dã. Tích chi đắc nhất giả, thể thiên hạ chi chí tinh, hợp thiên hạ chi chí thần siêu nhiên độc lập vu vạn vật chi thượng, vật vô đắc nhi ngẫu chi giả, giai bất ly vu nhất nhi dĩ. [Đạo Đức Chân Kinh sớ nghĩa]
必欲全汝形而無搖汝精,果何道而致之乎?實在于致一以專之,抱一以保之,守一以固之,然後形全神復,與天為一,精與神合而不離矣。易曰言致一也,致一則用志不分也,故不二。經曰 : 抱一則無離乎?抱一則善抱不脫矣,故不離。莊子曰 : 我守其一以處其知,守一則靜專而不流矣,故不遷。知此三者,斯可以得一。然得之非艱,知其一之為艱,能知一則無一之不知,所謂少則得是也;不能知一則無一之能知,所謂多則惑是也。昔之得一者,體天下之至精,合天下之至神超然獨立于萬物之上,物無得而偶之者,皆不離于一而已。《道德真經疏義》
【Dịch】Ngươi tất muốn bảo toàn hình thể và không dao động tinh của mình, quả thực có cách thức nào để đạt được điều đó không? Thực tế, ngươi phải chuyên tập trung vào Nhất, ôm giữ nó để bảo toàn nó. Ôm giữ Nhất để củng cố nó, rồi sau đó hình thể sẽ toàn vẹn và thần sẽ phục hồi, sẽ hợp nhất với trời, tinh và thần sẽ hợp lại và không lìa nhau nữa. Kinh Dịch nói: «Đạt được Nhất.» Đạt được Nhất thì dụng tâm sẽ không bị phân tán, nên gọi là «không có hai» (bất nhị). Đạo Đức Kinh hỏi: «Phải chăng ôm giữ Nhất thì không phân ly?» Ôm giữ Nhất thì thì giỏi giữ lấy không cho nó thoát, cho nên gọi là «không phân ly» (bất ly). Trang Tử nói: «Ta giữ lấy Nhất để ở chỗ thái hòa.» Giữ nhất ắt sẽ bình tĩnh và chuyên chú, và nó không trôi mất, cho nên gọi là «không di dời» (bất thiên). Biết được 3 điều đó (bất nhị, bất ly, bất thiên), thì ngươi sẽ được Nhất (tức đắc đạo). Tuy nhiên, được Nhất thì không khó, biết được Nhất mới là khó. Hễ biết Nhất, thì cái gì cũng biết. Cho nên nói «biết ít thì sẽ được» là vậy. Không biết được Nhất, thì mọi thứ gì cũng không biết. Cho nên nói «biết nhiều thì bị nghi hoặc» là vậy. Bậc đắc đạo ngày xưa, thể hiện sự chí tinh của thiên hạ, hợp được sự chí thần của thiên hạ, siêu vượt cõi tự nhiên, và đứng một mình trên cả vạn vật. Vạn vật không đắc Nhất mà đứng thành đôi thành cặp, tuy nhiên chúng cũng không xa lìa Nhất (tức Đạo).
134. Ngôn nhân năng bão nhất sử bất ly thân, tắc trường tồn. Nhất giả, đạo thủy sở sinh, thái hòa chi tinh khí dã, cố viết nhất, Nhất bố vu thiên hạ, thiên đắc nhất dĩ thanh, địa đắc nhất dĩ ninh, hầu vương đắc nhất dĩ vi chính. [Lão Tử, Hà Thượng Công chú]
言人能抱一使不離身,則長存。一者,道始所生,太和之精氣也,故曰一。一布于天下,天得一以清,地得一以寧,侯王得一以為正。《老子河上公注》
【Dịch】Đó là nói người ôm giữ được Nhất và không để nó lìa xa mình, thì sống lâu. Nhất vốn do đạo sinh ra đầu tiên, nó là thứ tinh khí thái hòa, nên gọi là Nhất. Nhất rải khắp thiên hạ. Trời nhờ được nhất mà trong trẻo, đất nhờ được Nhất mà yên ổn, hầu và vương nhờ được Nhất mà cai trị được thiên hạ.
135. Phù thủ nhất giả, khả dĩ độ thế, khả dĩ tiêu tai, khả dĩ sự quân, khả dĩ bất tử, khả dĩ lý gia, khả dĩ sự thần minh, khả dĩ bất cùng khốn, khả dĩ lý bệnh, khả dĩ trường sinh, khả dĩ cửu thị. [...] Tử tri nhất, vạn sự tất hĩ. [Thái Bình Kinh Thánh Quân bí chỉ]
夫守一者,可以度世,可以消災,可以事君,可以不死,可以里家,可以事神明,可以不窮困,可以里病,可以長生,可以久視。…子知一,萬事畢矣。《太平經聖君秘旨》
【Dịch】Ai giữ được Nhất thì cứu độ được thế gian, tiêu trừ được tai họa, phụng sự được vua, không thể chết nổi, cai trị được gia đạo, phụng sự được thần minh, không thể nào khốn cùng, trị được bệnh, trở nên trường sinh bất tử. [...] Ngươi biết được Nhất, thì sẽ biết hết mọi sự.
136. Thủ nhất tồn chân, nãi năng thông thần; thiểu dục ước thực, nhất nãi lưu tức; bạch nhận lâm cảnh, tư nhất đắc sinh; tri nhất bất nan, nan tại vu chung; thủ chi bất thất, khả dĩ vô cùng. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, chương Địa Chân]
守一存真,乃能通神;少欲約食,一乃留息;白刃臨頸,思一得生;知一不難,難在于終;守之不失,可以無窮。《葛洪 • 抱朴子 • 地真》
【Dịch】Hễ giữ được Nhất và bảo tồn Chân tính, ta sẽ giao tiếp được với thần minh. Hễ giảm dục vọng và tiết chế ăn uống, Nhất sẽ lưu lại nơi ta. Khi bị dao bén kề cổ, nghĩ đến Nhất thì ta sẽ sống. Biết Nhất không khó, chung cuộc mới là khó. Hễ giữ Nhất đừng để mất, ta sẽ không bao giờ cùng tận.
137. Đạo khởi vu nhất, kỳ quý vô ngẫu, các cư nhất xứ, dĩ tượng thiên, địa, nhân. Cố viết tam nhất dã. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, chương Địa Chân]
道起于一,其貴無偶,各居一處,以象天地人,故曰三一也。《葛洪 • 抱朴子 • 地真》
【Dịch】Đạo khởi từ Nhất, sự tôn quý của nó thì không gì sánh bằng. Mọi thứ ở trong Nhất được phân thành ba đối tượng là trời, đất, và người. Cho nên mới gọi là «ba trong một» (tam nhất).
138. Đạo thuật chư kinh sở tư tồn niệm tác, khả dĩ khước ác phòng thân giả, nãi hữu sổ thiên pháp. Như hàm ảnh tàng hình, cập thủ hình vô sinh, cửu biến thập nhị hoá, nhị thập tứ sinh đẳng, tư kiến thân trung chư thần, nhi nội thị lịnh kiến chi pháp, bất khả thắng kế, diệc các hữu hiệu dã. Nhiên hoặc nãi tư tác sổ thiên vật dĩ tự vệ, suất đa phiền nan, túc dĩ đại lao nhân ý. Nhược tri thủ nhất chi đạo, tắc nhất thiết trừ khí thử bối. Cố viết «Năng tri nhất tắc vạn sự tất» giả dã. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, chương Địa Chân]
道術諸經所思存念作,可以卻惡防身者,乃有數千法。如含影藏形,及守形無生,九變十二化,二十四生等,思見身中諸神,而內視令見之法,不可胜計,亦各有效也。然或乃思作數千物以自衛,率多煩難,足以大勞人意。若知守一之道,則一切除棄此輩,故曰 : 能知一則萬事畢者也。《抱朴子 • 地真》
【Dịch】Những đạo thuật được chỉ dẫn trong Đạo kinh thì rất nhiều, có mấy ngàn phép thuật, mà nhờ việc tập trung tư tưởng người ta có thể xua tà quái và hộ thân. Thí dụ như phép ẩn độn giấu mình, phép giả chết, phép biến hình (9 biến 12 hoá), phép chuyển sinh (24 lần sinh), v.v... cho đến phép tồn tưởng để nhìn thấy chư thần cư ngụ trong thân thể của ta. Các phép này nhiều vô kể, mà phép nào cũng hiệu nghiệm. Nhưng đôi khi cái ý nghĩ mượn vô số ngoại vật để hộ thân đều là phiền phức, làm lao nhọc tâm trí con người. Nếu như ta biết đạo «thủ Nhất» thì các phép nói trên đều vất đi hết. Cho nên mới nói hễ biết được Nhất thì sẽ biết hết mọi thứ là vậy.
139. Nhân năng thủ nhất, nhất diệc thủ nhân. Sở dĩ bạch nhận thố kỳ nhuệ, bách hại vô sở dung kỳ hung, cư bại nhi thành, tại nguy độc an dã. Nhược tại quỷ miếu chi trung, sơn lâm chi hạ, đại dịch chi địa, trủng mộ chi gian, hổ lang chi tẩu, xà phúc chi xứ, thủ nhất bất đãi, chúng ác tiến viễn. [Bão Phác Tử, chương Địa Chân]
人能守一,一亦守人。所以白刃措其銳,百害無所容其凶,居敗而成,在危獨安也。若在鬼廟之中,山林之下,大疫之地,冢墓之間,虎狼之藪,蛇蝮之處,守一不怠,眾惡遠進。《葛洪 • 抱朴子 • 地真》
【Dịch】Người giữ được Nhất, thì Nhất cũng giữ được người. Thế thì gươm đao sắc bén không có chỗ để thi thố sự sắc bén của nó, trăm nguy hại không có chỗ để dung chứa sự hung ác của chúng. Ta đang ở chỗ thất bại thì sẽ thành công, đang ở chỗ nguy hiểm thì riêng mình bình an. Dù đang ở miếu quỷ, nơi núi cao rừng thẳm, trong vùng bệnh dịch, ở gò mả tha ma, trong hang cọp hay chó sói, hay nơi rắn rít độc xà, mà ta vẫn một lòng giữ Nhất, mọi tai họa hung dữ sẽ tránh xa ta.
140. Tam nhất quyết vân: tu luyện nguyên khí chân thần, tam nhất tồn chí giả, tức tinh hoá vi thần, thần hoá vi anh nhi, anh nhi hoá vi chân nhân, chân nhân hoá vi xích tử, xích tử nãi chân nhất dã. [Vân Cấp Thất Thiêm, Nguyên Khí Luận]
三一訣云 : 修煉元氣真神,三一存至者,即精化為神,神化為嬰兒,嬰兒化為真人,真人化為赤子,赤子乃真一也。《雲笈七簽 • 元氣論》
【Dịch】Bí quyết Ba-Một là: phải luyện nguyên khí và chân thần. Hễ giữ bí quyết Ba-Một đến mức tối cao, thì tinh sẽ hoá ra thần, thần sẽ hoá ra anh nhi, anh nhi sẽ hoá ra chân nhân, chân nhân sẽ hoá ra xích tử; mà xích tử tức là chân nhất (tức là Đạo).
141. Trường sinh phi tiên tắc duy kim đan, thủ hình khước lão tắc độc chân nhất, cố tiên nhân trọng yên. Phàm chư tư tồn, nãi hữu thiên sổ dĩ tự vệ, suất đa phiền tạp lao nhân. Nhược tri thủ nhất chi đạo, tắc nhất thiết bất tu dã. [Vân Cấp Thất Thiêm, Nhiếp Sinh Chẩm Trung chú, Thủ Nhất]
長生飛仙則唯金丹,守形卻老則獨真一,故仙人重焉。凡諸思存,乃有千數以自衛,率多煩雜勞人。若知守一之道,則一切不須也。《雲笈七簽 • 攝養枕中注 • 守一》
【Dịch】Muốn trường sinh thành tiên thì chỉ có ăn kim đan; còn muốn giữ được hình hài, trừ khử già nua thì chỉ có chân nhất. Chúng là các thứ mà người học đạo tiên coi trọng. Dưỡng sinh ích thọ thì có hàng ngàn phương pháp, nhưng đại đa số là gây phiền tạp và lao nhọc. Nếu biết đạo Thủ Nhất, mọi phương pháp kia đều không cần nữa.
142. Nhất vô hình tượng, vô dục vô vi. Cầu chi nan đắc, thủ chi dị thất. Thất do thức ám, bất năng thời minh; tham dục trệ tâm, trí chiêu suy lão; đắc hỉ thất sân, trí chiêu tật bệnh; mê trước bất cải, trí chiêu tử một. Suy hoạn cập lão, tam nhất sở diên; trị cứu bảo toàn, duy tiên thủ nhất. Phi nhất bất cứu, phi nhất bất thành. Thủ nhất điềm đạm, di tâm tịch mịch, tổn dục chiết sân, phản mê nhập chính, khuếch nhiên vô vi, dữ nhất vi nhất, thử nãi thượng nhân, tiên thân tích đức sở trí dã. [Vân Cấp Thất Thiêm, Bí yếu Quyết Pháp, Thủ Nhất]
一無形象,無欲無為。求之難得,守之難失,失由識暗,不能時明;貪欲滯心,致招衰老;得喜失嗔,致招疾病;迷著不改,致招死歿。衰患及老,三一所延;治救保全,惟先守一。非一不救,非一不成。守一恬淡,夷心寂寞,損欲折嗔,返迷入正,廓然無為,與一為一,此乃上人,先身積德所致也。《雲笈七簽 • 秘要訣法 • 守一》
【Dịch】Nhất không có hình tượng. Nhất thì vô dục, vô vi. Ta cầu mong thì khó được; nếu có giữ lấy thì cũng dễ mất. Mất đi là do kiến thức tối tăm, do không hiểu chữ thời. Lòng đầy tham dục sẽ dẫn đến lão suy; vui do được và giận do mất sẽ dẫn đến tật bệnh; mê muội không sửa đổi sẽ dẫn đến tử vong. Suy kiệt, bệnh hoạn, và già nua, ba thứ ấy Nhất có thể làm trì hoãn. Muốn cứu chữa để bảo toàn thân thể, trước tiên ta thủ Nhất (giữ Một). Ngoài Nhất ra thì không có gì cứu chữa nổi. Ngoài Nhất ra thì không có gì thành tựu nổi. Ta thủ Nhất và điềm đạm, lòng an bình tĩnh mịch, bỏ ham muốn và sân giận, bỏ mê vọng mà quay về chân chính. Tâm rỗng không, vô vi, hợp nhất với Nhất. Như thế sẽ thành bậc thượng nhân. Được như thế là do trước tiên tích đức, sau mới tu luyện thân xác.
143. Cổ kim yếu đạo, giai ngôn thủ nhất khả dĩ trường tồn nhi bất lão. Nhân tri thủ nhất, danh vi vô cực chi đạo. Nhân hữu nhất thân, dữ tinh thần thường hợp tịnh dã. Hình giả nãi chủ tử, tinh thần giả nãi chủ sinh. Thường hợp tắc cát, khứ tắc hung. Vô tinh thần tắc tử, hữu tinh thần tắc sinh. Thường hợp tức vi nhất, khả dĩ trường tồn dã. Thường hoạn tinh thần ly tán, bất tụ vu thân trung, phản chi sử tùy nhân niệm nhi du hành dã. Cố thánh nhân giáo kỳ thủ nhất, ngôn đương thủ nhất thân dã. Niệm nhi bất hưu, tinh thần tự lai, văn bất tương ứng, bách bệnh tự trừ, thử tức trường sinh cửu thị chi phù dã. [Thái Bình Kinh kinh sao, bộ Nhâm]
古今要道,皆言守一可以長存而不老。人知守一,名為無極之道。人有一身與精神常合并也。形者乃主死,精神者乃主生。常合則吉,去則凶。無精神則死,有精神則生。常合即為一,可以長存也。常患精神離散,不聚于身中,反之使隨人念而游行也。故聖人教其守一,言當守一身也。念而不休,精神自來,聞不相應,百病自除,此即長生久視之符也。《太平經經鈔 • 壬部》
【Dịch】Cái yếu chỉ của sự tu luyện xưa nay đều nói hễ Thủ Nhất thì có thể trường sinh bất lão. Người biết Thủ Nhất, gọi nó là đạo vô cực. Người ta có một thân, cùng hợp với tinh thần. Hình thể làm chủ sự chết, còn tinh thần làm chủ sự sống. Hình thể và tinh thần hợp lại thì tốt, tách ra thì xấu. Không có tinh thần thì ta chết. Có tinh thần thì ta sống. Thường hợp với nhau nên gọi là Nhất, có thể trường tồn. Thường lo nghĩ thì tinh thần ly tán, không tụ trong thân, trái lại còn nương theo ý nghĩ của ta mà rong chơi. Cho nên thánh nhân dạy phải Thủ Nhất, nói là phải giữ tinh thần và thể xác hợp nhất. Luôn có ý niệm đó thì tinh thần tự quay về, không bị ngoại vật (kiến văn) quấy nhiễu, trăm bệnh tự hết. Đó là đạo trường sinh cửu thị vậy.
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
SOURCE : http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences2.free.fr - Lê Anh Minh
5. DƯỠNG SINH 養 生 – TỊ HẠI 避 害
5. DƯỠNG SINH 養 生 – TỊ HẠI 避 害
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
094. Cái văn thiện nhiếp sinh giả, lục hành bất ngộ hủy hổ; nhập quân bất bị giáp binh. Hủy vô sở đầu kỳ giác; hổ vô sở thố kỳ trảo; binh vô sở dung kỳ nhận. Phù hà cố ? Dĩ kỳ vô tử địa. [Đạo Đức Kinh, chương 50]
蓋聞善攝生者,陸行不遇兕虎,入軍不被甲兵。兕無所投其角,虎無所措其爪,兵無所容其刃。夫何故?以其無死地。《道德經 • 第五十章》
【Dịch】Nghe nói rằng người khéo giữ gìn sự sống đi trên đường không gặp tê giác và hổ; vào trong quân lữ không cần mang áo giáp và binh khí. Vì tê giác không có chỗ nào để húc; hổ không có chỗ nào để vấu; binh khí không có chỗ nào để chém. Tại sao? Vì họ không có chỗ chết.
095. Ngũ sắc lịnh nhân mục manh Ngũ âm lịnh nhân nhĩ lung. Ngũ vị lịnh nhân khẩu sảng. Trì sính điền liệp Lịnh nhân tâm phát cuồng. Nan đắc chi hóa, lịnh nhân hành phương. Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục. Cố khứ bỉ thủ thử. [Đạo Đức Kinh, ch.12]
五色令人目盲 ; 五音令人耳聾 ; 五味令人口爽 ; 馳騁田獵,令人心發狂 ; 難得之貨,令人行妨。是以聖人為腹不為目,故去彼取此。《道德經 • 第十二章》
【Dịch】Năm màu khiến người mù mắt. Năm âm thanh khiến người điếc tai. Năm vị khiến người tê lưỡi. Ruổi rong săn bắn, khiến lòng người hóa cuồng. Của cải hiếm khiến bản thân bị hại khi đi đường. Bởi vậy, sự đối trị của thánh nhân là vì bụng, không vì mắt. Nên bỏ cái kia, lấy cái này.
096. Thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái. [ĐĐK, ch.29]
聖人去甚,去奢,去泰。《道德經 • 第二十九章》
【Dịch】Thánh nhân từ bỏ sự cực đoan, xa xỉ, và cao sang.
097. Tắc kỳ đoài, bế kỳ môn, chung thân bất cần. Khai kỳ đoài, tế kỳ sự, chung thân bất cứu. Kiến tiểu viết minh, thủ nhu viết cường. Dụng kỳ quang, phục qui kỳ minh, vô di thân ương, thị vi tập thường. [Đạo Đức Kinh, chương 52]
塞其兌,閉其門,終身不勤。開其兌,濟其事,終身不救。見小曰明,守柔曰強。用其光,復歸其明,無遺身殃,是為襲常。《道德經 • 第五十二章》
【Dịch】Nhắm mắt và ngậm miệng, suốt đời không vất vả. Mở miệng và hoàn thành sự việc, suốt đời không cứu được. Thấy được tế vi mới là minh, giữ được mềm yếu mới là cường. Dùng ánh sáng của đạo, để quay về sự quang minh của đạo, thân không sợ tai ương, đó là tìm về vĩnh cửu.
098. Chí đạo chi tinh, yểu yểu minh minh; chí đạo chi cực, hôn hôn mặc mặc. Vô thị vô thính, bão thần dĩ tĩnh, hình tương tự chính. tất tĩnh tất thanh, vô lao nhữ hình, vô dao nhữ tinh, nãi khả dĩ trường sinh. Mục vô sở kiến, nhĩ vô sở văn, tâm vô sở tri, nhữ thần tương thủ hình, hình nãi trường sinh, thận nhữ nội, bế nhữ ngoại, đa tri vi bại. [...] Thiên địa hữu quan, âm dương hữu tàng. Thận thủ nhữ thân, vật tương tự tráng. [Trang Tử, Tại Hựu]
至道之精,窈窈冥冥;至道之極,昏昏默默。無視無聽,抱神以靜,形將自正。必靜必清,無勞女形,無搖女精,乃可以長生。目無所見,耳無所聞,心無所知,女神將守形,形乃長生,慎女內,閉女外,多知為敗 … … 天地有官,陰陽有藏。慎守女身,物將自壯。《莊子 • 在宥》
【Dịch】Cái tinh túy của chí đạo (đạo cực cao) thì mịt mịt mờ mờ, cái tột đỉnh của chí đạo thì thâm u lặng lẽ. Đừng thấy gì, đừng nghe gì, và hãy giữ cho thần tĩnh lặng, thì hình thể của ngươi sẽ tự chỉnh lý đúng đắn. Hãy giữ sự thanh tĩnh đó, đừng lao nhọc thân xác, đừng dao động tinh thần thì ngươi sẽ trường sinh. Mắt không thấy, tai không nghe, tâm không biết, thì thần của ngươi sẽ giữ được hình thể, rồi hình thể sẽ trường sinh. Cẩn thận hoạt động nội tâm của ngươi, ngăn bế những gì từ ngoại giới xâm nhập vào ngươi, nhiều tri thức sẽ thất bại. [...] Trời đất có các cơ quan chưởng quản, âm dương có chỗ tàng chứa. Hãy cẩn thận giữ gìn thân thể, mọi thứ trong ngươi sẽ tự lớn mạnh.
099. Kim ngô cáo tử dĩ nhân chi tình: mục dục thị sắc, nhĩ dục thính thanh, khẩu dục sát vị, chí khí dục doanh. Nhân thượng thọ bách tuế, trung thọ bát thập, hạ thọ lục thập, dư bệnh sấu tử táng ưu hoạn, kỳ trung khai khẩu nhi tiếu giả, nhất nguyệt chi trung bất quá tứ ngũ nhật nhi dĩ hĩ. Thiên dữ địa vô cùng, nhân tử giả hữu thời. Tháo hữu thời chi cụ, nhi thác vu vô cùng chi gian, hốt nhiên vô dị kỳ ký chi trì quá khích dã. Bất năng thuyết kỳ chí ý, dưỡng kỳ thọ mệnh giả, giai phi thông đạo giả dã. [Trang Tử, Đạo Chích]
今吾告子以人之情 : 目欲視色,耳欲聽聲,口欲察味,志氣欲盈。人上壽百歲,中壽八十,下壽六十,除病瘦死喪憂患,其中開口而笑者,一月之中不過四五日而已矣。天與地無窮,人死者有時。操有時之具,而托于無窮之間,忽然無異騏驥之馳過隙也。不能說其志意,養其壽命者,皆非通道者也。《莊子 • 盜跖》
【Dịch】Nay ta nói về thói đời cho ngươi nghe: mắt ưa nhìn nữ sắc, tai muốn nghe âm nhạc, mồm thích nếm mỹ vị, chí khí muốn thỏa mãn. Con người thượng thọ là 100, trung thọ là 80, hạ thọ là 60. Trừ đi những lúc bệnh, suy nhược, chết chóc, tang ma, âu lo, hoạn nạn, còn lại là những lúc có thể mở miệng cười thì trong một tháng giỏi lắm là vui cười được bốn năm ngày. Trời và đất vô cùng, kiếp người hữu hạn. Đem cái hữu hạn mà gởi gấm khoảng vô cùng, khác gì cái hình ảnh ngựa kỳ ngựa ký chạy vút qua khe cửa. Kẻ không thể thỏa mãn được ý chí và không biết bảo dưỡng cho trường thọ thì không phải là người thông hiểu đạo vậy.
100. Năng tôn sinh giả, tuy quý phú bất dĩ dưỡng thương thân, tuy bần tiện bất dĩ lợi lụy hình. Kim thế chi nhân cư cao quan tôn tước giả, giai trọng thất chi. Kiến lợi khinh vong kỳ thân, khởi bất hoặc tai! [Trang Tử, Nhượng Vương]
能尊生者,雖貴富不以養傖身,雖貧賤不以利累形。今世之人居高官尊爵者,皆重失之。見利輕亡其身,豈不惑哉。《莊子 • 讓王》
【Dịch】Kẻ coi trọng sinh mệnh, tuy phú quý nhưng không để sự cung dưỡng làm hại thân, tuy bần tiện nhưng không để cái lợi làm lụy hình hài. Người đời nay làm quan cao tước lớn, coi trọng sự mất chức tước. Thấy cái lợi mà khinh suất để mất thân mình, như vậy không phải là mê muội hay sao?
101. Đạt sinh chi tình giả, bất vụ sinh chi sở vô dĩ vi; đạt mệnh chi tình giả, bất vụ tri chi sở vô nại hà. Dưỡng hình tất tiên chi dĩ vật, vật hữu dư nhi hình bất dưỡng giả hữu chi hĩ. Hữu sinh tất tiên vô ly hình, hình bất ly nhi sinh vong giả hữu chi hĩ. Sinh chi lai bất năng khước, kỳ khứ bất năng chỉ. Bi phù! Thế chi nhân dĩ vi dưỡng hình túc dĩ tồn sinh, nhi dưỡng hình quả bất túc dĩ tồn sinh, tắc thế hề túc vi tai? Tuy bất túc vi nhi bất khả bất vi giả, kỳ vi bất miễn hĩ? Phù dục miễn vi hình giả, mạc như khí thế. Khí thế tắc vô lụy, vô lụy tắc chính bình, chính bình tắc dữ bỉ cánh sinh, cánh sinh tắc cơ hĩ. [Trang Tử, Đạt Sinh]
達生之情者,不務生之所無以為;達命之情者,不務知之所無奈何。養形必先之以物,物有余而形不養者有之矣。有生必先無離形,形不離而生亡者有之矣。生之來不能卻,其去不能止。悲夫!世之人以為養形足以存生,而養形果不足以存生,則世奚足為哉?雖不足為而不可不為者,其為不免矣?夫欲免為形者莫如棄世。棄世則無累,無累則正平,正平則與彼更生,更生則幾矣。《莊子 • 達生》
【Dịch】Kẻ thông hiểu được sự sống thì không mong cầu cái vô dụng cho sự sống; kẻ thông hiểu được vận mệnh thì không mong cầu cái vượt ngoài phạm vi hiểu biết. Muốn nuôi thân trước tiên phải có lương thực. Nhưng có người điều kiện vật chất sung túc mà hình thể vẫn không nuôi dưỡng tốt. Để có sự sống thì trước hết không được rời bỏ hình. Nhưng có kẻ không rời bỏ hình mà vẫn mất sự sống. Sự sống bắt đầu thì ta không thể từ khước, khi sự sống mất đi thì ta không thể ngăn nó lại. Buồn thay! Người đời cứ cho rằng hễ nuôi dưỡng thân thể là giữ được sự sống. Nếu nuôi thân thể mà không đủ để giữ được sự sống, sự đời còn gì đáng làm đâu? Tuy nó không đáng làm mà ta không thể không làm, thế là không tránh khỏi khổ lụy. Muốn tránh việc nuôi dưỡng thân thể thì chẳng gì bằng từ bỏ thế gian. Từ bỏ thế gian thì khỏi khổ lụy. Không khổ lụy thì tâm sẽ quân bình thuần chính. Quân bình thuần chính thì sẽ có sự sống mới. Có sự sống mới là tiếp cận với đạo.
102. Phù thiên hạ sở tôn giả, phú quý thọ thiện dã; sở lạc giả, thân an hậu vị mỹ phục hảo âm thanh dã; sở hạ giả, bần tiện yểu ác dã; sở khổ giả, thân bất đắc an dật, khẩu bất đắc hậu vị, hình bất đắc mỹ phục, mục bất đắc hảo sắc, nhĩ bất đắc âm thanh. Nhược bất đắc giả, tắc đại ưu dĩ cụ, kỳ vị hình dã diệc ngu tai! Phù phú giả, khổ thân tật tác, đa tích tài nhi bất đắc tận dụng, kỳ vị hình dã diệc ngoại hĩ! Phù quý giả, dạ dĩ kế nhật, tư lự thiện phủ, kỳ vi hình dã diệc sơ hĩ! Nhân chi sinh dã, dữ ưu câu sinh. Thọ giả hôn hôn, cửu ưu bất tử, hà khổ dã! Kỳ vị hình dã diệc viễn hĩ! [Trang Tử, Chí Lạc]
夫天下之所尊者,富貴壽善也;所樂者,身安厚味美服好色音聲也;所下者,貧賤夭惡也;所苦者,身不得安逸,口不得厚味,形不得美服,目不得好色,耳不得音聲。若不得者,則大憂以懼,其為形也亦愚哉!夫富者,苦身疾作,多積財而不得盡用,其為形者亦外矣!夫貴者,夜以繼日,思慮善否,其為形也亦疏矣!人之生也,與憂俱生。壽者惛惛,久憂不死,何苦也!其為形也亦遠矣。《莊子 • 至樂》
【Dịch】Nói chung, cái mà thiên hạ tôn quý là giàu có, sang trọng, sống lâu, điều thiện. Cái mà họ vui thích là yên thân, vị ngon, quần áo đẹp, sắc đẹp, âm thanh hay. Cái mà họ khinh bỉ là sự nghèo túng, hèn hạ, chết yểu, điều ác. Cái mà họ đau khổ là thân không được an nhàn, miệng không thưởng thức vị ngon, thân không mặc quần áo đẹp, mắt không trông thấy sắc đẹp, tai không nghe được âm thanh hay. Kẻ nào không có được các thứ ấy thì lo buồn sợ sệt. Cứ vì thân thể như vậy thật là ngu xuẩn. Kẻ giàu có, lao khổ thân xác, làm lụng miệt mài, tích lũy nhiều của nả mà không được hưởng hết. Cứ vì thân thể như vậy là lo cái bề ngoài. Kẻ sang trọng, hết đêm tới ngày lo toan nghĩ ngợi chuyện tốt xấu, hay dở. Cứ vì thân thể như vậy là xa đạo thường hằng. Cuộc đời mỗi người cùng đi đôi với lo rầu. Dù sống lâu thì thần trí cũng lú lẫn, mụ mẫm vô dụng, lại buồn mãi vì sống lâu thế mà không chết đi. Ôi sao mà khổ vậy! Cứ vì thân thể như vậy cũng là xa đạo thường hằng.
103. Bi lạc giả, đức chi tà dã; hỉ nộ giả, đạo chi quá dã; hảo ố giả, đức chi thất dã. Cố tâm bất ưu lạc, đức chi chí dã; nhất nhi bất biến, tĩnh chi chí dã; vô sở vu ngỗ, hư chi chí dã; bất dữ vật giao, đàm chi chí dã; vô sở vu nghịch, túy chi chí dã. Cố viết: Hình lao nhi bất hưu tắc tệ, tinh dụng nhi bất dĩ tắc lao, lao tắc kiệt. [Trang Tử, Khắc Ý]
悲樂者,德之邪也;喜怒者,道之過也;好惡者,德之失也。故心不憂樂,德之至也;一而不變,靜之至也;無所于忤,虛之至也;不與物交,惔之至也;無所于逆,粹之至也。故曰 : 形勞而不休則弊 , 精用而不已則勞,勞則竭。《莊子 • 刻意》
【Dịch】Buồn vui làm hại đức; mừng giận làm hại đạo; yêu ghét làm mất đức. Cho nên tâm chớ âu lo hay vui mừng, đó là chí đức. Tinh ròng chuyên nhất không thay đổi, đó là chí tĩnh. Không xung đột với ai, đó là chí hư. Không giao tiếp sự vật, đó là chí đàm (vô cùng yên lặng). Không chống đối ai, đó là chí túy (rất tinh tuý). Cho nên nói: Lao nhọc thân xác miệt mài thì sinh ra điều tệ hại; tinh lực dùng liên tục thì lao tổn. Hễ lao tổn thì kiệt quệ.
104. Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai. Dĩ hữu nhai tuỳ vô nhai, đãi dĩ! Dĩ nhi vi tri giả, đãi nhi dĩ hĩ! Vi thiện cận vô danh, vi ác vô cận hình, duyên đốc dĩ vi khinh, khả dĩ bảo thân, khả dĩ toàn sinh, khả dĩ dưỡng thân, khả dĩ tận niên. [Trang Tử, Dưỡng Sinh Chủ]
吾生也有涯,而知也無涯。以有涯隨無涯,殆已!已而為知者,殆而已矣!為善近無名,為惡無近刑,緣督以為經,可以保身,可以全生,可以養親,可以盡年。《莊子 • 養生主》
【Dịch】Đời người hữu hạn, mà tri thức thì vô hạn. Lấy cái hữu hạn mà truy cầu cái vô hạn, nguy hại thay! Biết thế mà vẫn cứ truy cầu tri thức, như vậy càng nguy. Làm thiện thì không nổi danh, làm ác thì bị trừng phạt. Noi theo cái trung dung mới là thường đạo (chính đạo); nhờ đó ta có thể bảo thân, giữ vẹn sinh mệnh, phụng dưỡng song thân, và hưởng trọn tuổi già.
105. Thiện dưỡng sinh giả, nhược mục dương nhiên, thị kỳ hậu giả nhi tiên chi. [Trang Tử, Đạt Sinh]
善養生者,若牧羊然,視其後者而鞭之。《莊子 • 達生》
【Dịch】Người giỏi dưỡng sinh giống như kẻ chăn dê: quan sát con nào lạc phía sau và quất roi vào chúng.
106. Khí sự tắc hình bất lao, di sinh tắc tinh bất khuy, phù hình toàn tinh phục, dữ thiên vi nhất. [Trang Tử, Đạt Sinh]
棄事則形不勞,遺生則精不虧,夫形全精復,與天為一。《莊子 • 達生》
【Dịch】Bỏ việc đời, thân xác sẽ không lao nhọc; quên cuộc sống, tinh thần sẽ không hao tổn. Hình thể được bảo toàn và tinh thần được hồi phục thì thiên nhân hợp nhất.
107. Nhất nhân chi thân, nhất quốc chi tượng dã, hung phúc chi thiết do cung thất dã, chi thể chi vị do giao cảnh dã, cốt tiết chi tác do bách quan dã, thấu lý chi gian do tứ cù dã, thần do quân dã, huyết do thần dã, khí do dân dã. Cố chí nhân năng trị kỳ thân, diệc như minh chủ năng trị kỳ quốc. Phù ái kỳ dân, sở dĩ an kỳ quốc; ái kỳ khí, sở dĩ toàn kỳ thân. Dân tệ quốc vong, khí suy thân tạ. Thị dĩ chí nhân thượng sĩ nãi thi dược vu vị bệnh chi tiền, bất truy tu vu ký bại chi hậu. Cố tri sinh nan bảo nhi dị tán, khí nan thanh nhi dị trọc. Nhược năng thẩm cơ quyền, khả dĩ chế thị dục, bảo toàn tính mệnh. [Đạo Tạng-Bão Phác Tử, chương Dưỡng Sinh Luận]
一人之身,一國之象也,胸腹之設猶宮室也,支體之位猶郊境也,骨節之作猶百官也,腠理之間猶四衢也,神猶君也,血猶臣也,氣猶民也。故至人能治其身,亦如明主能治其國。夫愛其民,所以安其國;愛其氣,所以全其身。民弊國亡,氣衰身謝。是以至人上士乃施藥于未病之前,不追修于既敗之後,故知生難保而易散,氣難清而易濁。若能審機權,可以制嗜欲,保全性命。《道藏 • 抱朴子 • 養生論》
【Dịch】Thân thể con người khác nào một đất nước: ngực và bụng là cung điện phòng thất, tứ chi là ngoại thành, xương cốt và các quan tiết là bách quan, nếp nhăn trên da là các ngã tư đường, thần là vua, máu huyết là bầy tôi, khí là dân chúng. Cho nên bậc chí nhân trị được thân mình cũng như minh quân cai trị được đất nước. Hễ yêu quý dân thì yên định đất nước, hễ yêu quý khí thì bảo toàn được thân. Dân khốn khổ điêu linh thì vong quốc, khí suy nhược thì thân tàn tạ. Cho nên bậc chí nhân thượng sĩ dùng thuốc trước khi bị bệnh, chứ không để sau khi bị nguy hại rồi mới tìm cách chạy chữa. Thế mới biết: sinh mệnh khó bảo toàn mà dễ mất, khí khó trong thanh mà dễ đục. Nếu có thể tra xét và tùy cơ ứng biến, thì có thể khắc chế thị dục và bảo toàn tính mệnh.
108. Thiện dưỡng sinh giả, tiên trừ lục hại, nhiên hậu khả dĩ diên trú vu bách niên. Hà giả thị da? Nhất viết bạc danh lợi, nhị viết cấm thanh sắc, tam viết liêm hoá tài, tứ viết tổn tư vị, ngũ viết trừ nịnh vọng, lục viết khử trở tật. Lục giả bất trừ, tu thân chi đạo đồ thiết nhĩ? [Đạo Tạng - Bão Phác Tử, Dưỡng Sinh Luận]
善養生者,先除六害,然後可以延駐于百年。何者是耶?一曰薄名利,二曰禁聲色,三曰廉貨財,四曰損滋味,五曰除佞妄,六曰去沮嫉。六者不除,修身之道徒設爾?《道藏 • 抱朴子 • 養生論》
【Dịch】Người giỏi dưỡng sinh, trước tiên phải trừ khử sáu mối hại, sau đó mới có thể sống lâu trăm tuổi. Sáu cái hại là gì? [và cần phải làm gì?] Một là phải coi thường danh lợi; hai là phải cấm chỉ âm nhạc và nữ sắc; ba là chớ tham lam của cải tiền bạc; bốn là phải giảm bớt thức ngon vị béo; năm là phải trừ bỏ lời nói khéo léo xảo trá; sáu là phải trừ khử sự ganh ghét đố kỵ. Sáu điều hại không trừ khử, thì phép tu dưỡng thân tâm chỉ vô hiệu thôi.
109. Sở dĩ bảo hòa toàn chân giả, nãi thiểu tư, thiểu niệm, thiểu tiếu, thiểu ngôn, thiểu hỉ, thiểu nộ, thiểu lạc, thiểu sầu, thiểu háo, thiểu ố, thiểu sự, thiểu cơ. Phù đa tư tắc thần tán, đa niệm tắc tâm lao, đa tiếu tắc tạng phủ thượng phiên, đa ngôn tắc khí hải hư thoát, đa hỉ tắc bàng quang nạp khách phong, đa nộ tắc thấu lý bôn huyết, đa lạc tắc tâm thần tà đãng, đa sầu tắc đầu phát tiều khô, đa háo tắc chí khí khuynh dật, đa ố tắc tinh sảng bôn đằng, đa sự tắc cân mạch can cấp, đa cơ tắc trí lự trầm mê. Tư nãi phạt nhân chi sinh, thậm vu cân phủ, tổn nhân chi mệnh, mãnh vu sài lang. [Đạo Tạng-Bão Phác Tử, chương Dưỡng Sinh Luận]
所以保和全真者,乃少思,少念,少笑,少言,少喜,少怒,少樂,少愁,少好,少惡,少事,少機。夫多思則神散,多念則心勞,多笑則臟腑上翻,多言則氣海虛脫,多喜則膀胱納客風,多怒則腠理奔血,多樂則心神邪蕩,多愁則頭髮憔枯,多好則志氣傾溢,多惡則精爽奔騰,多事則筋脈乾急,多機則智慮沉迷。斯乃伐人之生,甚于斤斧,損人之命,猛于豺狼。《道藏 • 抱朴子 • 養生論》
【Dịch】Cho nên để bảo vệ sự hài hoà và giữ vẹn chân tính thì phải: ưu tư ít, vọng niệm ít, cười ít, nói ít, vui ít, giận ít, sướng ít, sầu ít, ham ít, ghét ít, việc ít, cơ mưu ít. Hễ ưu tư nhiều thì thần tán loạn, vọng niệm nhiều thì tâm lao tổn, cười nhiều thì phủ tạng lộn ngược, nói nhiều thì khí hải thoát hết tinh, vui nhiều thì bàng quang bị tà phong chướng khí bên ngoài xâm nhập, giận nhiều thì mặt da xuất huyết, sướng nhiều thì tâm thần tà vạy phóng đãng, sầu nhiều thì đầu tóc tiều tụy khô héo, ham nhiều thì chí khí phát tiết dễ sinh tà niệm, ghét nhiều thì tinh hư hoại chạy mất, việc nhiều thì gân mỏi mạch khô cạn, mưu nhiều thì trí lự chìm đắm mê muội. Các thứ đó chặt đứt sinh mệnh con người, sắc bén còn hơn rìu búa, làm tổn hại sinh mệnh con người còn dữ tợn hơn sài lang.
110. Vô cửu tọa, vô cửu hành, vô cửu thị, vô cửu thính, bất cơ vật cưỡng thực, vật khát vật cưỡng ẩm. Bất cơ cưỡng thực tắc tỳ lao, bất khát cưỡng ẩm tắc vị trướng, thể dục thường lao, thực dục thường thiểu, lao vật quá cực, thiểu vật chí cơ. Đông triêu vật không tâm, hạ dạ vật bão thực. Tảo khởi bất tại kê minh tiền, vãn khởi bất tại nhật xuất hậu. tâm nội trừng tắc chân thần thủ kỳ vị, khí nội định tắc tà vật khứ kỳ thân. Hành khi trá tắc thần ố, hành tranh cạnh tắc linh trở. Khinh vũ vu nhân đương giảm toán, sát hại vu vật tất thương niên. Hành nhất thiện tắc hồn thần lạc, cấu nhất ác tắc phách thần hoan (phách thần lạc tử, hồn thần hiếu sinh). Thường dĩ khoan thái tự cư, điềm đạm tự thủ, tắc thân nhất an tĩnh, tai hại bất can. Sinh lục tất thư kỳ danh, tử tịch tất tước kỳ cữu, dưỡng sinh chi lý tận vu thử hĩ. Chí vu luyện hoàn đan dĩ bổ não, hóa kim dịch dĩ lưu thần, tư nãi thượng chân chi diệu đạo, cái phi thực cốc đạm huyết giả việt phân nhi tu chi, vạn nhân chi trung, đắc giả thù thiểu, thâm khả giới yên! Lão Quân viết: Tồn ngô thử đạo, thượng sĩ toàn tu diên thọ mệnh, trung sĩ bán tu vô tai bệnh, hạ sĩ thời tu miễn yểu hoành, ngu giả thất đạo bấn kỳ tính, kỳ tư chi vị dư. [Đạo Tạng-Bão Phác Tử, chg. Dưỡng Sinh Luận]
無久坐,無久行,無久視,無久聽,不飢勿強食,不渴勿強飲。不飢強食則脾勞,不渴強飲則胃脹,體欲常勞,食欲常少,勞勿過極,少勿至飢。冬朝勿空心,夏夜勿飽食。早起不在雞鳴前,晚起不在日出後,心內澄則真神守其位,氣內定則邪物去其身。行欺詐則神惡,行爭競則靈沮。輕侮于人當減算,殺害于物必傷年。行一善則魂神樂,構一惡則魄神歡(魄神樂死,魂神好生)。常以寬泰自居,恬淡自守,則身一安靜,災害不干。生錄必書其名,死籍必削其咎,養生之理盡于此矣。至于煉還丹以補腦,化金液以留神,斯乃上真之妙道,蓋非食谷啖血者越分而修之,萬人之中,得者殊少,深可誡焉!老君曰 : 存吾此道,上士全修延壽命,中士半修無災病,下士時修免夭橫,愚者失道擯其性,其斯之謂歟。《道藏 • 抱朴子 • 養生論》
【Dịch】Đừng ngồi lâu, đừng đi bộ lâu, đừng nhìn lâu, đừng nghe lâu, không đói thì chớ cố ép ăn, không khát thì chớ cố ép uống. Không đói mà cố ép ăn thì tỳ lao tổn; không khát mà cố ép uống thì bao tử trướng. Thân thể phải thường lao động; ăn phải thường ăn ít. Lao động chớ quá độ; ăn ít chớ để tới đói. Sáng mùa đông đừng để bụng rỗng; tối mùa hạ đừng ăn no. Dậy sớm thì đừng dậy trước khi gà gáy; dậy trễ thì chớ dậy sau khi mặt trời mọc. Tâm có quán xét sửa chữa thì chân thần mới giữ nguyên vị trí (không đi mất). Khí có định thì các thứ xấu mới xuất ra khỏi thân thể. Hành vi lừa dối trí trá thì quỷ thần ghét, hành vi cạnh tranh thì linh tánh bị ngăn trở. Khinh khi và làm nhục người khác thì tuổi thọ bị giảm nhiều ngày. Giết hại loài vật thì tuổi thọ giảm nhiều năm. Làm một việc thiện thì hồn vui; làm một việc ác thì phách vui vẻ (vì phách thích chết, hồn ham sống). Thường ăn ở khoan thai, điềm đạm giữ gìn, thì thân an tĩnh, tai ương họa hại sẽ không liên can với mình. Tên mình sẽ được ghi vào Sổ Sinh và tội lỗi mình được xoá đi trong Sổ Tử. Cái nguyên tắc dưỡng sinh chỉ có vậy thôi. Nếu như có thêm luyện đan, hoàn đan bổ não, biến hoá kim dịch để lưu giữ thần, thì đó là phép tắc huyền diệu thượng thừa. Trái lại, nếu ăn ngũ cốc và huyết nhục mà tu luyện, trong vạn người thì chỉ có rất ít kẻ đắc đạo. Hãy hết sức giữ giới! Lão Quân nói: «Nếu giữ đạo này của ta, bậc thượng sĩ sẽ sống thọ, bậc trung sĩ tu một nửa sẽ tránh tai họa bệnh tật, bậc hạ sĩ sẽ tránh được tai ương. Còn kẻ ngu không nắm được đạo này nên đánh mất tính mệnh. Ta chỉ nói bấy nhiêu thôi.»
111. Tài sở bất đãi, nhi khốn tư chi, thương dã; lực sở bất thắng, nhi cưỡng cử chi, thương dã; bi ai tiều tụy, thương dã; hỉ lạc quá sai, thương dã; cấp cấp sở dục, thương dã; cửu đàm ngôn tiếu, thương dã; tẩm tức thất thời, thương dã; tổn cung dẫn nỏ, thương dã; trầm túy ẩu tả, thương dã; bào tẩu suyễn phạp, thương dã; hoan hô khốc khấp, thương dã; âm dương bất giao, thương dã; tích thương chí tận tắc tảo vong, tảo vong phi đạo dã. Thị dĩ dưỡng sinh chi phương, thóa bất cập viễn, hành bất tật bộ, nhĩ bất cực thính, mục bất cửu thị, tọa bất chí cửu, ngọa bất cập bì, tiên hàn nhi ý, tiên nhiệt nhi giải, bất dục cực cơ nhi thực, thực bất quá bão, bất dục cực khát nhi ẩm, ẩm bất quá đa. Phàm thực quá tắc tích tụ, ẩm quá tắc đàm tích. Bất dục thậm lao thậm dật, bất dục khởi vãn, bất dục hãn lưu, bất dục đa thụy, bất dục bôn xa tẩu mã, bất dục cực mục viễn vọng, bất dục đa đạm sinh lãnh, bất dục ẩm tửu đương phong, bất dục sổ sổ mộc dục, bất dục quảng chí viễn nguyện, bất dục quy tạo dị xảo, đông bất dục cực ôn, hạ bất dục cùng lương, bất lộ ngọa tinh hạ, bất miên trung hiện kiên, đại hàn đại nhiệt, đại phong đại vụ, giai bất dục mạo chi. Ngũ vị nhập khẩu, bất dục thiên đa, cố toan đa thương tỳ, khổ đa thương phế, tân đa thương can, hàm đa thương tâm, cam đa thương thận, thử ngũ hành tự nhiên chi lý dã. Phàm ngôn thương dã, diệc bất tiện giác dã, vị cửu tắc thọ tổn nhĩ. Thị dĩ thiện nhiếp sinh giả, ngọa khởi hữu tứ thời chi tảo vãn, hưng cư hữu chí hòa chi thường chế; điều hòa cân cốt, hữu yển ngưỡng chi phương; đỗ tật nhàn tà, hữu thôn thổ chi thuật; lưu hành vinh vệ, hữu bổ tả chi pháp; tiết nghi lao dật, hữu dữ đoạt chi yếu. Nhẫn nộ dĩ toàn âm khí, ức hỉ dĩ dưỡng dương khí. Nhiên hậu tiên tương phục thảo mộc dĩ cứu khuy khuyết, hậu phục kim đan dĩ định vô cùng, trường sinh chi lý, tận vu thử hĩ. [Bão Phác Tử-Nội Thiên, chương Cực Ngôn]
才所不逮,而困思之,傷也;力所不勝,而強舉之,傷也;悲哀憔悴,傷也;喜樂過差,傷也;汲汲所欲,傷也;久談言笑,傷也;寢息失時,傷也;損弓引弩,傷也;沉醉嘔吐,傷也;飽食即臥,傷也;跑走喘乏,傷也;歡呼哭泣,傷也;陰陽不交,傷也;積傷至盡則早亡,早亡非道也。是以養生之方,唾不及遠,行不疾步,耳不極聽,目不久視,坐不至久,臥不及疲,先寒而衣,先熱而解,不欲極飢而食,食不過飽,不欲極渴而飲,飲不過多。凡食過則積聚,飲過則痰癖。不欲甚勞甚逸,不欲起晚,不欲汗流,不欲多睡,不欲奔車走馬,不欲極目遠望,不欲多啖生冷,不欲飲酒當風,不欲數數沐浴,不欲廣志遠願,不欲規造異巧,冬不欲極溫,夏不欲窮涼,不露臥星下,不眠中見肩,大寒大熱,大風大霧,皆不欲冒之。五味入口,不欲偏多,故酸多傷脾,苦多傷肺 , 辛多傷肝,咸多傷心,甘多傷腎,此五行自然之理也。凡言傷也,亦不便覺也,謂久則壽損耳。是以善攝生者,臥起有四時之早晚,興居有至和之常制;調利筋骨,有偃仰之方;杜疾閑邪,有吞吐之術;流行榮衛,有補瀉之法;節宜勞逸,有與奪之要。忍怒以全陰氣,抑喜以養陽氣。然後先將服草木以救虧缺,後服金丹以定無窮,長生之理,盡于此矣。《抱朴子 • 內篇 • 極言》
【Dịch】Tài năng chưa tới mà khổ sở mong tìm là làm hại; sức lực không đủ mà gượng thi hành là làm hại; buồn rầu ai oán đến nỗi tiều tụy là làm hại; vui sướng quá độ là làm hại; bôn ba vì dục vọng là làm hại; cười nói vui đùa lâu là làm hại; đi ngủ và nghỉ ngơi không đúng giờ là làm hại; ráng sức giương cung nỏ là làm hại; say mèm đến nỗi nôn mửa là làm hại; ăn no đi nằm ngay là làm hại; chạy nhảy để hơi thở khò khè hổn hển là làm hại; reo vui khóc lóc là làm hại; âm dương không giao hợp là làm hại; tích lũy các điều hại này quá mức sẽ chết sớm; chết sớm đâu phải là đạo dưỡng sinh. Cho nên, phương pháp dưỡng sinh là: không phun nước bọt ra xa, không đi bộ nhanh, tai không ráng nghe, mắt không nhìn lâu, không ngồi quá lâu, không nằm cho đến mỏi mệt, mặc thêm áo trước khi mùa lạnh đến, cởi bớt áo trước khi mùa nóng đến, chớ để rất đói rồi mới ăn, chớ ăn no quá, chớ để thật khát rồi mới uống, chớ uống quá nhiều. Hễ ăn nhiều thì đầy bụng, uống nhiều thì sinh đàm. Chớ lao nhọc quá mà cũng chớ rảnh rang nhiều quá, chớ thức dậy muộn, chớ để đổ mồ hôi, chớ ngủ nhiều quá, chớ cỡi xe cỡi ngựa nhanh, đừng ráng căng mắt nhìn xa, chớ ăn những món sinh lạnh bụng, chớ uống rượu trước luồng gió, chớ tắm nhiều lần trong ngày, chớ có chí nguyện quá xa xôi, chớ có chế tạo những đồ vật kỳ dị tinh xảo, mùa đông chớ để quá ấm, mùa hè chớ để quá mát, đừng nằm ngoài loã thể dưới trăng sao, nằm ngủ chớ để lộ vai, chớ mạo hiểm đi lúc thời tiết xấu như rất rét, rất nóng, hay nhiều sương mù. Năm vị vào miệng thì chớ dùng thái quá bởi vì chua quá hại tỳ, đắng quá hại phổi, cay quá hại gan, mặn quá hại tim, ngọt quá hại thận; đó là cái lý tự nhiên của ngũ hành vậy. Tất cả những cái gọi là làm hại này, cũng không thể nhận biết ngay được, nhưng về lâu về dài mới thấy chúng làm tổn thọ. Người giỏi bảo dưỡng thân thể có giờ giấc đi ngủ và thức dậy sớm trễ khác nhau tùy theo bốn mùa, sinh hoạt ban ngày có chế độ luôn điều hòa; biết điều dưỡng gân cốt thư thái, có phép tắc vận động; ngăn chận tật bệnh và xua trừ tà khí, có phép tắc nuốt nhả [thổ nạp, đạo dẫn] giúp khí huyết lưu thông tuần hoàn, có phép dùng thuốc bổ hư và tả thực; tiết chế sự lao động và nghỉ ngơi, có yếu quyết tăng giảm. Dằn cơn giận để bảo toàn âm khí, nén vui mừng để bảo dưỡng dương khí. Sau đó uống thuốc từ thảo mộc để bổ khuyết những tổn mất, rồi uống kim đan để trường thọ, nguyên lý trường sinh chỉ như vậy thôi.
112. Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân. Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn? [Đạo Đức Kinh, ch.13]
吾所以有大患者,為吾有身,及吾無身,吾有何患?《道德經 • 第13章》
【Dịch】Sở dĩ ta phải lo âu nhiều bởi vì ta có thân. Nếu không có thân, ta đâu có lo lắng gì.
113. Phù duy bất tranh, cố vô vưu. [Đạo Đức Kinh, ch.8]
夫唯不爭,故無尤。《道德經 • 第八章》
【Dịch】Chính vì không tranh với ai, nên không ai oán trách.
114. Sơn mộc, tự khấu dã; cao hỏa, tự tiễn dã. Quế khả thực, cố phạt chi; tất khả dụng, cố cát chi. Nhân giai tri hữu dụng chi dụng, nhi mạc tri vô dụng chi dụng dã. [Trang Tử, Nhân Gian Thế]
山木,自寇也;膏火,自煎也。桂可食,故伐之;漆可用,故割之。人皆知有用之用,而莫知無用之用也。《莊子 • 人間世》
【Dịch】[Vì có ích nên] cây trên núi tự khiến nó bị đốn; [vì cháy được nên] mỡ tự khiến nó bị đốt sạch. Quế ăn được nên cây quế bị đốn. Cây sơn có ích nên thân bị khắc rạch [để lấy nhựa]. Ai cũng biết lợi thế của sự hữu dụng; mấy ai biết lợi thế của sự vô dụng.
115. Phù hàm xa chi thú, giới nhi năng ly sơn, tắc miễn vu võng cổ chi hoạn; thôn chu chi ngư, đãng nhi thất thủy, tắc nghị năng khổ chi. Cố điểu thú bất yếm cao, ngư miết bất yếm thâm. Phù toàn kỳ hình sinh chi nhân, tàng kỳ thân dã, bất yếm thâm miểu nhi dĩ hĩ. [Trang Tử, Canh Tang Sở]
夫函車之獸,介而能離山,則不免于網罟之患;吞舟之魚,碭而失水,則蟻能苦之。故鳥獸不厭高,魚鱉不厭深。夫全其行生之人,藏其身也,不厭深眇而已矣。《莊子 • 庚桑楚》
【Dịch】Con thú lớn dù ngoạm được một cỗ xe, nếu một mình rời khỏi núi, sẽ không tránh được hiểm họa bị đánh lưới Con cá lớn dù nuốt được một con thuyền, nếu rời nước lên cạn, sẽ bị kiến bu cắn. Cho nên điểu và thú không ghét nơi cao, cá và ba ba không ghét chỗ sâu. Ai muốn bảo toàn thân thể và sinh mệnh của mình, thì nên ẩn thân; chớ ghét nơi thâm u diệu viễn thì mới được.
116. Trang Tử hành vu sơn trung, kiến đại mộc, chi diệp thịnh mậu. Phạt mộc giả chỉ kỳ bàng nhi bất thủ dã. Vấn kỳ cố, viết: «Vô sở khả dụng.» Trang Tử viết: «Thử mộc dĩ bất tài đắc chung kỳ thiên niên.» Phu tử xuất vu sơn, xá vu cố nhân chi gia. Cố nhân hỉ, mệnh thụ tử sát nhạn nhi phanh chi. Thụ tử thỉnh viết: «Kỳ nhất năng minh, kỳ nhất bất năng minh, thỉnh hề sát?» Chủ nhân viết: «Sát bất năng minh giả.» Minh nhật, đệ tử vấn vu Trang Tử viết: «Tạc nhật sơn trung chi mộc, dĩ bất tài đắc chung kỳ thiên niên; kim chủ nhân chi nhạn, dĩ bất tài tử. Tiên sinh tương hà xử?» Trang Tử tiếu viết: «Chu tương xử hồ tài dữ bất tài chi gian. Tài dữ bất tài chi gian, tự chi nhi phi dã, cố vị miễn hồ lụy. Nhược phù thừa đạo đức nhi phù du tắc bất nhiên, vô dự vô tý, nhất long nhất xà, dữ thời câu hóa, nhi vô khẳng chuyên vi. Nhất thượng nhất hạ, dĩ hòa vi lượng, phù du hồ vạn vật chi tổ. vật vật nhi bất vật vu vật, tắc hồ khả đắc nhi lụy da? Thử Thần Nông, Hoàng Đế chi pháp tắc dã. Nhược phù vạn vật chi tình, nhân luân chi truyền tắc bất nhiên: hợp tắc ly, thành tắc hủy, liêm tắc tõa, tôn tắc nghị, hữu vi tắc khuy, hiền tắc mưu, bất tiếu tắc khi. Hồ khả đắc nhi tất hồ tai! Bi phù, đệ tử chí chi, kỳ duy đạo đức chi hương hồ!» [Trang Tử, Sơn Mộc]
莊子行于山中,見大木,枝葉盛茂。伐木者止其旁而不取也。問其故,曰 : 『無所可用。』莊子曰 :『此木以不材得終其天年。』夫子出于山,舍于故人之家。故人喜,命豎子殺雁而烹之。豎子請曰 :『 其一能鳴,其一不能鳴,請奚殺?』主人曰 :『殺不能鳴者。』明日,弟子問于莊子曰 :『昨日山中之木,以不材得終其天年;今主人之雁,以不材死。先生將何處? 』莊子笑曰 :『 周將處乎材與不材之間。材與不材之間,似之而非也,故未免乎累。若夫乘道德而浮游則不然,無譽無訾,一龍一蛇,與時俱化,而無肯專為。一上一下,以和為量,浮游乎萬物之祖。物物而不物于物,則胡可得而累邪!此神農、黃帝之法則也。若夫萬物之情,人倫之傳則不然 : 合則離,成則毀,廉則挫,尊則議,有為則虧,賢則謀,不肖則欺。胡可得而必乎哉!悲夫,弟子志之,其唯道德其鄉乎!』《莊子 • 山木》
【Dịch】Trang Tử [và đệ tử] đi trong núi, thấy một cây lớn, cành lá sum suê. Người đốn cây đứng bên cạnh nó nhưng không đốn nó. Trang Tử hỏi tại sao, hắn trả lời: «Cây này chẳng dùng được vào việc gì.» Trang Tử bảo [đệ tử]: «Cây đó nhờ vô dụng mà an hưởng trọn tuổi trời.» Ra khỏi núi, Trang Tử ghé nhà một bạn cũ. Người bạn mừng rỡ, sai đứa ở giết ngỗng nấu đãi khách. Đứa ở hỏi: «Có con kêu, có con không biết kêu. Bẩm ông, giết con nào?» Chủ nhà trả lời: «Con nào không biết quang quác thì giết.» Hôm sau, đệ tử hỏi Trang Tử: «Hôm qua, cây trên núi nhờ vô dụng mà hưởng trọn tuổi trời. Nay con ngỗng của chủ nhà này vì không biết quang quác mà bị làm thịt. Thầy muốn ở hoàn cảnh nào?» Trang Tử cười đáp: «Chu này muốn ở chỗ trung dung giữa hữu dụng và vô dụng (giữa tài và bất tài). Nhưng chỗ trung dung đó cũng chưa phải gần với đạo, nên vẫn chưa tránh khỏi hệ lụy. Nếu ai cỡi trên đạo đức mà tiêu dao thì sẽ không như vậy. Họ sẽ vượt khỏi sự khen ngợi hay chê bai; có thể vùng lên như rồng hay lẩn tránh như rắn; tùy thời biến hóa, mà không khẳng định mình chuyên vào một thứ gì; địa vị dù lên cao hay xuống thấp, họ đều lấy sự hài hòa mà độ lượng mọi việc xung quanh. Họ phiêu bồng nơi tổ tiên của vạn vật (tức đạo), , như vậy thì làm sao mà bị hệ lụy cho được? Đó là phép tắc của Thần Nông và Hoàng Đế vậy. Còn như cái tình của vạn vật và truyền thống của nhân luân thì lại khác: hợp rồi tan, thành công rồi thất bại, liêm khiết bị dè bỉu, tôn quý bị dị nghị, hành vi tích cực bị tổn hại, hiền tài bị mưu hại, bất tài bị khinh rẻ. Các tình huống đó có chi là chắc chắn? Đáng buồn thật! Các ngươi hãy ghi nhớ: chỉ có cảnh giới của đạo và đức là tốt đẹp thôi.»
117. Kim dĩ cương chiết, thủy dĩ nhu toàn. Sơn dĩ cao si, cốc dĩ ti an. Thị dĩ chấp thư tiết giả vô tranh hùng chi họa. [Bão Phác Tử-Ngoại Thiên, chương Quảng Thí]
金以剛折,水以柔全。山以高眵,谷以卑安。是以執雌節者無爭雄之禍。《抱朴子、外篇 • 廣譬》
【Dịch】Kim loại vì cứng mà gãy, nước nhờ mềm yếu mà vẹn toàn. Núi cao nên đổ lở, giòng nước giữa hai ngọn núi vì thấp nên bình an. Cho nên ai giữ đức tính âm nhu thì sẽ không bị tai họa do tranh giành với người khác.
118. Hàm đức chi hậu giả ưu hoạn bất năng nhập, tà khí bất năng xâm, cố vật mạc năng thương yên. Trang Tử viết: «Nhân năng hư kỷ dĩ tị thế, kỳ thục năng hại?» [Đạo Tạng, Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh]
含德之厚者憂患不能入,邪氣不能侵,故物莫能傖焉。莊子曰 : 人能虛己以避世,其孰能害?《道藏 • 宋徽宗御解道德真經》
【Dịch】Người hàm chứa đức dày thì ưu hoạn và tà khí không thể xâm nhập nổi. Cho nên không có vật gì gây thương tổn cho mình được. Trang Tử nói: «Kẻ đã vô ngã và lánh đời, thì ai mà hại cho được?»
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
© http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences2.free.fr - Lê Anh Minh
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
094. Cái văn thiện nhiếp sinh giả, lục hành bất ngộ hủy hổ; nhập quân bất bị giáp binh. Hủy vô sở đầu kỳ giác; hổ vô sở thố kỳ trảo; binh vô sở dung kỳ nhận. Phù hà cố ? Dĩ kỳ vô tử địa. [Đạo Đức Kinh, chương 50]
蓋聞善攝生者,陸行不遇兕虎,入軍不被甲兵。兕無所投其角,虎無所措其爪,兵無所容其刃。夫何故?以其無死地。《道德經 • 第五十章》
【Dịch】Nghe nói rằng người khéo giữ gìn sự sống đi trên đường không gặp tê giác và hổ; vào trong quân lữ không cần mang áo giáp và binh khí. Vì tê giác không có chỗ nào để húc; hổ không có chỗ nào để vấu; binh khí không có chỗ nào để chém. Tại sao? Vì họ không có chỗ chết.
095. Ngũ sắc lịnh nhân mục manh Ngũ âm lịnh nhân nhĩ lung. Ngũ vị lịnh nhân khẩu sảng. Trì sính điền liệp Lịnh nhân tâm phát cuồng. Nan đắc chi hóa, lịnh nhân hành phương. Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục. Cố khứ bỉ thủ thử. [Đạo Đức Kinh, ch.12]
五色令人目盲 ; 五音令人耳聾 ; 五味令人口爽 ; 馳騁田獵,令人心發狂 ; 難得之貨,令人行妨。是以聖人為腹不為目,故去彼取此。《道德經 • 第十二章》
【Dịch】Năm màu khiến người mù mắt. Năm âm thanh khiến người điếc tai. Năm vị khiến người tê lưỡi. Ruổi rong săn bắn, khiến lòng người hóa cuồng. Của cải hiếm khiến bản thân bị hại khi đi đường. Bởi vậy, sự đối trị của thánh nhân là vì bụng, không vì mắt. Nên bỏ cái kia, lấy cái này.
096. Thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái. [ĐĐK, ch.29]
聖人去甚,去奢,去泰。《道德經 • 第二十九章》
【Dịch】Thánh nhân từ bỏ sự cực đoan, xa xỉ, và cao sang.
097. Tắc kỳ đoài, bế kỳ môn, chung thân bất cần. Khai kỳ đoài, tế kỳ sự, chung thân bất cứu. Kiến tiểu viết minh, thủ nhu viết cường. Dụng kỳ quang, phục qui kỳ minh, vô di thân ương, thị vi tập thường. [Đạo Đức Kinh, chương 52]
塞其兌,閉其門,終身不勤。開其兌,濟其事,終身不救。見小曰明,守柔曰強。用其光,復歸其明,無遺身殃,是為襲常。《道德經 • 第五十二章》
【Dịch】Nhắm mắt và ngậm miệng, suốt đời không vất vả. Mở miệng và hoàn thành sự việc, suốt đời không cứu được. Thấy được tế vi mới là minh, giữ được mềm yếu mới là cường. Dùng ánh sáng của đạo, để quay về sự quang minh của đạo, thân không sợ tai ương, đó là tìm về vĩnh cửu.
098. Chí đạo chi tinh, yểu yểu minh minh; chí đạo chi cực, hôn hôn mặc mặc. Vô thị vô thính, bão thần dĩ tĩnh, hình tương tự chính. tất tĩnh tất thanh, vô lao nhữ hình, vô dao nhữ tinh, nãi khả dĩ trường sinh. Mục vô sở kiến, nhĩ vô sở văn, tâm vô sở tri, nhữ thần tương thủ hình, hình nãi trường sinh, thận nhữ nội, bế nhữ ngoại, đa tri vi bại. [...] Thiên địa hữu quan, âm dương hữu tàng. Thận thủ nhữ thân, vật tương tự tráng. [Trang Tử, Tại Hựu]
至道之精,窈窈冥冥;至道之極,昏昏默默。無視無聽,抱神以靜,形將自正。必靜必清,無勞女形,無搖女精,乃可以長生。目無所見,耳無所聞,心無所知,女神將守形,形乃長生,慎女內,閉女外,多知為敗 … … 天地有官,陰陽有藏。慎守女身,物將自壯。《莊子 • 在宥》
【Dịch】Cái tinh túy của chí đạo (đạo cực cao) thì mịt mịt mờ mờ, cái tột đỉnh của chí đạo thì thâm u lặng lẽ. Đừng thấy gì, đừng nghe gì, và hãy giữ cho thần tĩnh lặng, thì hình thể của ngươi sẽ tự chỉnh lý đúng đắn. Hãy giữ sự thanh tĩnh đó, đừng lao nhọc thân xác, đừng dao động tinh thần thì ngươi sẽ trường sinh. Mắt không thấy, tai không nghe, tâm không biết, thì thần của ngươi sẽ giữ được hình thể, rồi hình thể sẽ trường sinh. Cẩn thận hoạt động nội tâm của ngươi, ngăn bế những gì từ ngoại giới xâm nhập vào ngươi, nhiều tri thức sẽ thất bại. [...] Trời đất có các cơ quan chưởng quản, âm dương có chỗ tàng chứa. Hãy cẩn thận giữ gìn thân thể, mọi thứ trong ngươi sẽ tự lớn mạnh.
099. Kim ngô cáo tử dĩ nhân chi tình: mục dục thị sắc, nhĩ dục thính thanh, khẩu dục sát vị, chí khí dục doanh. Nhân thượng thọ bách tuế, trung thọ bát thập, hạ thọ lục thập, dư bệnh sấu tử táng ưu hoạn, kỳ trung khai khẩu nhi tiếu giả, nhất nguyệt chi trung bất quá tứ ngũ nhật nhi dĩ hĩ. Thiên dữ địa vô cùng, nhân tử giả hữu thời. Tháo hữu thời chi cụ, nhi thác vu vô cùng chi gian, hốt nhiên vô dị kỳ ký chi trì quá khích dã. Bất năng thuyết kỳ chí ý, dưỡng kỳ thọ mệnh giả, giai phi thông đạo giả dã. [Trang Tử, Đạo Chích]
今吾告子以人之情 : 目欲視色,耳欲聽聲,口欲察味,志氣欲盈。人上壽百歲,中壽八十,下壽六十,除病瘦死喪憂患,其中開口而笑者,一月之中不過四五日而已矣。天與地無窮,人死者有時。操有時之具,而托于無窮之間,忽然無異騏驥之馳過隙也。不能說其志意,養其壽命者,皆非通道者也。《莊子 • 盜跖》
【Dịch】Nay ta nói về thói đời cho ngươi nghe: mắt ưa nhìn nữ sắc, tai muốn nghe âm nhạc, mồm thích nếm mỹ vị, chí khí muốn thỏa mãn. Con người thượng thọ là 100, trung thọ là 80, hạ thọ là 60. Trừ đi những lúc bệnh, suy nhược, chết chóc, tang ma, âu lo, hoạn nạn, còn lại là những lúc có thể mở miệng cười thì trong một tháng giỏi lắm là vui cười được bốn năm ngày. Trời và đất vô cùng, kiếp người hữu hạn. Đem cái hữu hạn mà gởi gấm khoảng vô cùng, khác gì cái hình ảnh ngựa kỳ ngựa ký chạy vút qua khe cửa. Kẻ không thể thỏa mãn được ý chí và không biết bảo dưỡng cho trường thọ thì không phải là người thông hiểu đạo vậy.
100. Năng tôn sinh giả, tuy quý phú bất dĩ dưỡng thương thân, tuy bần tiện bất dĩ lợi lụy hình. Kim thế chi nhân cư cao quan tôn tước giả, giai trọng thất chi. Kiến lợi khinh vong kỳ thân, khởi bất hoặc tai! [Trang Tử, Nhượng Vương]
能尊生者,雖貴富不以養傖身,雖貧賤不以利累形。今世之人居高官尊爵者,皆重失之。見利輕亡其身,豈不惑哉。《莊子 • 讓王》
【Dịch】Kẻ coi trọng sinh mệnh, tuy phú quý nhưng không để sự cung dưỡng làm hại thân, tuy bần tiện nhưng không để cái lợi làm lụy hình hài. Người đời nay làm quan cao tước lớn, coi trọng sự mất chức tước. Thấy cái lợi mà khinh suất để mất thân mình, như vậy không phải là mê muội hay sao?
101. Đạt sinh chi tình giả, bất vụ sinh chi sở vô dĩ vi; đạt mệnh chi tình giả, bất vụ tri chi sở vô nại hà. Dưỡng hình tất tiên chi dĩ vật, vật hữu dư nhi hình bất dưỡng giả hữu chi hĩ. Hữu sinh tất tiên vô ly hình, hình bất ly nhi sinh vong giả hữu chi hĩ. Sinh chi lai bất năng khước, kỳ khứ bất năng chỉ. Bi phù! Thế chi nhân dĩ vi dưỡng hình túc dĩ tồn sinh, nhi dưỡng hình quả bất túc dĩ tồn sinh, tắc thế hề túc vi tai? Tuy bất túc vi nhi bất khả bất vi giả, kỳ vi bất miễn hĩ? Phù dục miễn vi hình giả, mạc như khí thế. Khí thế tắc vô lụy, vô lụy tắc chính bình, chính bình tắc dữ bỉ cánh sinh, cánh sinh tắc cơ hĩ. [Trang Tử, Đạt Sinh]
達生之情者,不務生之所無以為;達命之情者,不務知之所無奈何。養形必先之以物,物有余而形不養者有之矣。有生必先無離形,形不離而生亡者有之矣。生之來不能卻,其去不能止。悲夫!世之人以為養形足以存生,而養形果不足以存生,則世奚足為哉?雖不足為而不可不為者,其為不免矣?夫欲免為形者莫如棄世。棄世則無累,無累則正平,正平則與彼更生,更生則幾矣。《莊子 • 達生》
【Dịch】Kẻ thông hiểu được sự sống thì không mong cầu cái vô dụng cho sự sống; kẻ thông hiểu được vận mệnh thì không mong cầu cái vượt ngoài phạm vi hiểu biết. Muốn nuôi thân trước tiên phải có lương thực. Nhưng có người điều kiện vật chất sung túc mà hình thể vẫn không nuôi dưỡng tốt. Để có sự sống thì trước hết không được rời bỏ hình. Nhưng có kẻ không rời bỏ hình mà vẫn mất sự sống. Sự sống bắt đầu thì ta không thể từ khước, khi sự sống mất đi thì ta không thể ngăn nó lại. Buồn thay! Người đời cứ cho rằng hễ nuôi dưỡng thân thể là giữ được sự sống. Nếu nuôi thân thể mà không đủ để giữ được sự sống, sự đời còn gì đáng làm đâu? Tuy nó không đáng làm mà ta không thể không làm, thế là không tránh khỏi khổ lụy. Muốn tránh việc nuôi dưỡng thân thể thì chẳng gì bằng từ bỏ thế gian. Từ bỏ thế gian thì khỏi khổ lụy. Không khổ lụy thì tâm sẽ quân bình thuần chính. Quân bình thuần chính thì sẽ có sự sống mới. Có sự sống mới là tiếp cận với đạo.
102. Phù thiên hạ sở tôn giả, phú quý thọ thiện dã; sở lạc giả, thân an hậu vị mỹ phục hảo âm thanh dã; sở hạ giả, bần tiện yểu ác dã; sở khổ giả, thân bất đắc an dật, khẩu bất đắc hậu vị, hình bất đắc mỹ phục, mục bất đắc hảo sắc, nhĩ bất đắc âm thanh. Nhược bất đắc giả, tắc đại ưu dĩ cụ, kỳ vị hình dã diệc ngu tai! Phù phú giả, khổ thân tật tác, đa tích tài nhi bất đắc tận dụng, kỳ vị hình dã diệc ngoại hĩ! Phù quý giả, dạ dĩ kế nhật, tư lự thiện phủ, kỳ vi hình dã diệc sơ hĩ! Nhân chi sinh dã, dữ ưu câu sinh. Thọ giả hôn hôn, cửu ưu bất tử, hà khổ dã! Kỳ vị hình dã diệc viễn hĩ! [Trang Tử, Chí Lạc]
夫天下之所尊者,富貴壽善也;所樂者,身安厚味美服好色音聲也;所下者,貧賤夭惡也;所苦者,身不得安逸,口不得厚味,形不得美服,目不得好色,耳不得音聲。若不得者,則大憂以懼,其為形也亦愚哉!夫富者,苦身疾作,多積財而不得盡用,其為形者亦外矣!夫貴者,夜以繼日,思慮善否,其為形也亦疏矣!人之生也,與憂俱生。壽者惛惛,久憂不死,何苦也!其為形也亦遠矣。《莊子 • 至樂》
【Dịch】Nói chung, cái mà thiên hạ tôn quý là giàu có, sang trọng, sống lâu, điều thiện. Cái mà họ vui thích là yên thân, vị ngon, quần áo đẹp, sắc đẹp, âm thanh hay. Cái mà họ khinh bỉ là sự nghèo túng, hèn hạ, chết yểu, điều ác. Cái mà họ đau khổ là thân không được an nhàn, miệng không thưởng thức vị ngon, thân không mặc quần áo đẹp, mắt không trông thấy sắc đẹp, tai không nghe được âm thanh hay. Kẻ nào không có được các thứ ấy thì lo buồn sợ sệt. Cứ vì thân thể như vậy thật là ngu xuẩn. Kẻ giàu có, lao khổ thân xác, làm lụng miệt mài, tích lũy nhiều của nả mà không được hưởng hết. Cứ vì thân thể như vậy là lo cái bề ngoài. Kẻ sang trọng, hết đêm tới ngày lo toan nghĩ ngợi chuyện tốt xấu, hay dở. Cứ vì thân thể như vậy là xa đạo thường hằng. Cuộc đời mỗi người cùng đi đôi với lo rầu. Dù sống lâu thì thần trí cũng lú lẫn, mụ mẫm vô dụng, lại buồn mãi vì sống lâu thế mà không chết đi. Ôi sao mà khổ vậy! Cứ vì thân thể như vậy cũng là xa đạo thường hằng.
103. Bi lạc giả, đức chi tà dã; hỉ nộ giả, đạo chi quá dã; hảo ố giả, đức chi thất dã. Cố tâm bất ưu lạc, đức chi chí dã; nhất nhi bất biến, tĩnh chi chí dã; vô sở vu ngỗ, hư chi chí dã; bất dữ vật giao, đàm chi chí dã; vô sở vu nghịch, túy chi chí dã. Cố viết: Hình lao nhi bất hưu tắc tệ, tinh dụng nhi bất dĩ tắc lao, lao tắc kiệt. [Trang Tử, Khắc Ý]
悲樂者,德之邪也;喜怒者,道之過也;好惡者,德之失也。故心不憂樂,德之至也;一而不變,靜之至也;無所于忤,虛之至也;不與物交,惔之至也;無所于逆,粹之至也。故曰 : 形勞而不休則弊 , 精用而不已則勞,勞則竭。《莊子 • 刻意》
【Dịch】Buồn vui làm hại đức; mừng giận làm hại đạo; yêu ghét làm mất đức. Cho nên tâm chớ âu lo hay vui mừng, đó là chí đức. Tinh ròng chuyên nhất không thay đổi, đó là chí tĩnh. Không xung đột với ai, đó là chí hư. Không giao tiếp sự vật, đó là chí đàm (vô cùng yên lặng). Không chống đối ai, đó là chí túy (rất tinh tuý). Cho nên nói: Lao nhọc thân xác miệt mài thì sinh ra điều tệ hại; tinh lực dùng liên tục thì lao tổn. Hễ lao tổn thì kiệt quệ.
104. Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai. Dĩ hữu nhai tuỳ vô nhai, đãi dĩ! Dĩ nhi vi tri giả, đãi nhi dĩ hĩ! Vi thiện cận vô danh, vi ác vô cận hình, duyên đốc dĩ vi khinh, khả dĩ bảo thân, khả dĩ toàn sinh, khả dĩ dưỡng thân, khả dĩ tận niên. [Trang Tử, Dưỡng Sinh Chủ]
吾生也有涯,而知也無涯。以有涯隨無涯,殆已!已而為知者,殆而已矣!為善近無名,為惡無近刑,緣督以為經,可以保身,可以全生,可以養親,可以盡年。《莊子 • 養生主》
【Dịch】Đời người hữu hạn, mà tri thức thì vô hạn. Lấy cái hữu hạn mà truy cầu cái vô hạn, nguy hại thay! Biết thế mà vẫn cứ truy cầu tri thức, như vậy càng nguy. Làm thiện thì không nổi danh, làm ác thì bị trừng phạt. Noi theo cái trung dung mới là thường đạo (chính đạo); nhờ đó ta có thể bảo thân, giữ vẹn sinh mệnh, phụng dưỡng song thân, và hưởng trọn tuổi già.
105. Thiện dưỡng sinh giả, nhược mục dương nhiên, thị kỳ hậu giả nhi tiên chi. [Trang Tử, Đạt Sinh]
善養生者,若牧羊然,視其後者而鞭之。《莊子 • 達生》
【Dịch】Người giỏi dưỡng sinh giống như kẻ chăn dê: quan sát con nào lạc phía sau và quất roi vào chúng.
106. Khí sự tắc hình bất lao, di sinh tắc tinh bất khuy, phù hình toàn tinh phục, dữ thiên vi nhất. [Trang Tử, Đạt Sinh]
棄事則形不勞,遺生則精不虧,夫形全精復,與天為一。《莊子 • 達生》
【Dịch】Bỏ việc đời, thân xác sẽ không lao nhọc; quên cuộc sống, tinh thần sẽ không hao tổn. Hình thể được bảo toàn và tinh thần được hồi phục thì thiên nhân hợp nhất.
107. Nhất nhân chi thân, nhất quốc chi tượng dã, hung phúc chi thiết do cung thất dã, chi thể chi vị do giao cảnh dã, cốt tiết chi tác do bách quan dã, thấu lý chi gian do tứ cù dã, thần do quân dã, huyết do thần dã, khí do dân dã. Cố chí nhân năng trị kỳ thân, diệc như minh chủ năng trị kỳ quốc. Phù ái kỳ dân, sở dĩ an kỳ quốc; ái kỳ khí, sở dĩ toàn kỳ thân. Dân tệ quốc vong, khí suy thân tạ. Thị dĩ chí nhân thượng sĩ nãi thi dược vu vị bệnh chi tiền, bất truy tu vu ký bại chi hậu. Cố tri sinh nan bảo nhi dị tán, khí nan thanh nhi dị trọc. Nhược năng thẩm cơ quyền, khả dĩ chế thị dục, bảo toàn tính mệnh. [Đạo Tạng-Bão Phác Tử, chương Dưỡng Sinh Luận]
一人之身,一國之象也,胸腹之設猶宮室也,支體之位猶郊境也,骨節之作猶百官也,腠理之間猶四衢也,神猶君也,血猶臣也,氣猶民也。故至人能治其身,亦如明主能治其國。夫愛其民,所以安其國;愛其氣,所以全其身。民弊國亡,氣衰身謝。是以至人上士乃施藥于未病之前,不追修于既敗之後,故知生難保而易散,氣難清而易濁。若能審機權,可以制嗜欲,保全性命。《道藏 • 抱朴子 • 養生論》
【Dịch】Thân thể con người khác nào một đất nước: ngực và bụng là cung điện phòng thất, tứ chi là ngoại thành, xương cốt và các quan tiết là bách quan, nếp nhăn trên da là các ngã tư đường, thần là vua, máu huyết là bầy tôi, khí là dân chúng. Cho nên bậc chí nhân trị được thân mình cũng như minh quân cai trị được đất nước. Hễ yêu quý dân thì yên định đất nước, hễ yêu quý khí thì bảo toàn được thân. Dân khốn khổ điêu linh thì vong quốc, khí suy nhược thì thân tàn tạ. Cho nên bậc chí nhân thượng sĩ dùng thuốc trước khi bị bệnh, chứ không để sau khi bị nguy hại rồi mới tìm cách chạy chữa. Thế mới biết: sinh mệnh khó bảo toàn mà dễ mất, khí khó trong thanh mà dễ đục. Nếu có thể tra xét và tùy cơ ứng biến, thì có thể khắc chế thị dục và bảo toàn tính mệnh.
108. Thiện dưỡng sinh giả, tiên trừ lục hại, nhiên hậu khả dĩ diên trú vu bách niên. Hà giả thị da? Nhất viết bạc danh lợi, nhị viết cấm thanh sắc, tam viết liêm hoá tài, tứ viết tổn tư vị, ngũ viết trừ nịnh vọng, lục viết khử trở tật. Lục giả bất trừ, tu thân chi đạo đồ thiết nhĩ? [Đạo Tạng - Bão Phác Tử, Dưỡng Sinh Luận]
善養生者,先除六害,然後可以延駐于百年。何者是耶?一曰薄名利,二曰禁聲色,三曰廉貨財,四曰損滋味,五曰除佞妄,六曰去沮嫉。六者不除,修身之道徒設爾?《道藏 • 抱朴子 • 養生論》
【Dịch】Người giỏi dưỡng sinh, trước tiên phải trừ khử sáu mối hại, sau đó mới có thể sống lâu trăm tuổi. Sáu cái hại là gì? [và cần phải làm gì?] Một là phải coi thường danh lợi; hai là phải cấm chỉ âm nhạc và nữ sắc; ba là chớ tham lam của cải tiền bạc; bốn là phải giảm bớt thức ngon vị béo; năm là phải trừ bỏ lời nói khéo léo xảo trá; sáu là phải trừ khử sự ganh ghét đố kỵ. Sáu điều hại không trừ khử, thì phép tu dưỡng thân tâm chỉ vô hiệu thôi.
109. Sở dĩ bảo hòa toàn chân giả, nãi thiểu tư, thiểu niệm, thiểu tiếu, thiểu ngôn, thiểu hỉ, thiểu nộ, thiểu lạc, thiểu sầu, thiểu háo, thiểu ố, thiểu sự, thiểu cơ. Phù đa tư tắc thần tán, đa niệm tắc tâm lao, đa tiếu tắc tạng phủ thượng phiên, đa ngôn tắc khí hải hư thoát, đa hỉ tắc bàng quang nạp khách phong, đa nộ tắc thấu lý bôn huyết, đa lạc tắc tâm thần tà đãng, đa sầu tắc đầu phát tiều khô, đa háo tắc chí khí khuynh dật, đa ố tắc tinh sảng bôn đằng, đa sự tắc cân mạch can cấp, đa cơ tắc trí lự trầm mê. Tư nãi phạt nhân chi sinh, thậm vu cân phủ, tổn nhân chi mệnh, mãnh vu sài lang. [Đạo Tạng-Bão Phác Tử, chương Dưỡng Sinh Luận]
所以保和全真者,乃少思,少念,少笑,少言,少喜,少怒,少樂,少愁,少好,少惡,少事,少機。夫多思則神散,多念則心勞,多笑則臟腑上翻,多言則氣海虛脫,多喜則膀胱納客風,多怒則腠理奔血,多樂則心神邪蕩,多愁則頭髮憔枯,多好則志氣傾溢,多惡則精爽奔騰,多事則筋脈乾急,多機則智慮沉迷。斯乃伐人之生,甚于斤斧,損人之命,猛于豺狼。《道藏 • 抱朴子 • 養生論》
【Dịch】Cho nên để bảo vệ sự hài hoà và giữ vẹn chân tính thì phải: ưu tư ít, vọng niệm ít, cười ít, nói ít, vui ít, giận ít, sướng ít, sầu ít, ham ít, ghét ít, việc ít, cơ mưu ít. Hễ ưu tư nhiều thì thần tán loạn, vọng niệm nhiều thì tâm lao tổn, cười nhiều thì phủ tạng lộn ngược, nói nhiều thì khí hải thoát hết tinh, vui nhiều thì bàng quang bị tà phong chướng khí bên ngoài xâm nhập, giận nhiều thì mặt da xuất huyết, sướng nhiều thì tâm thần tà vạy phóng đãng, sầu nhiều thì đầu tóc tiều tụy khô héo, ham nhiều thì chí khí phát tiết dễ sinh tà niệm, ghét nhiều thì tinh hư hoại chạy mất, việc nhiều thì gân mỏi mạch khô cạn, mưu nhiều thì trí lự chìm đắm mê muội. Các thứ đó chặt đứt sinh mệnh con người, sắc bén còn hơn rìu búa, làm tổn hại sinh mệnh con người còn dữ tợn hơn sài lang.
110. Vô cửu tọa, vô cửu hành, vô cửu thị, vô cửu thính, bất cơ vật cưỡng thực, vật khát vật cưỡng ẩm. Bất cơ cưỡng thực tắc tỳ lao, bất khát cưỡng ẩm tắc vị trướng, thể dục thường lao, thực dục thường thiểu, lao vật quá cực, thiểu vật chí cơ. Đông triêu vật không tâm, hạ dạ vật bão thực. Tảo khởi bất tại kê minh tiền, vãn khởi bất tại nhật xuất hậu. tâm nội trừng tắc chân thần thủ kỳ vị, khí nội định tắc tà vật khứ kỳ thân. Hành khi trá tắc thần ố, hành tranh cạnh tắc linh trở. Khinh vũ vu nhân đương giảm toán, sát hại vu vật tất thương niên. Hành nhất thiện tắc hồn thần lạc, cấu nhất ác tắc phách thần hoan (phách thần lạc tử, hồn thần hiếu sinh). Thường dĩ khoan thái tự cư, điềm đạm tự thủ, tắc thân nhất an tĩnh, tai hại bất can. Sinh lục tất thư kỳ danh, tử tịch tất tước kỳ cữu, dưỡng sinh chi lý tận vu thử hĩ. Chí vu luyện hoàn đan dĩ bổ não, hóa kim dịch dĩ lưu thần, tư nãi thượng chân chi diệu đạo, cái phi thực cốc đạm huyết giả việt phân nhi tu chi, vạn nhân chi trung, đắc giả thù thiểu, thâm khả giới yên! Lão Quân viết: Tồn ngô thử đạo, thượng sĩ toàn tu diên thọ mệnh, trung sĩ bán tu vô tai bệnh, hạ sĩ thời tu miễn yểu hoành, ngu giả thất đạo bấn kỳ tính, kỳ tư chi vị dư. [Đạo Tạng-Bão Phác Tử, chg. Dưỡng Sinh Luận]
無久坐,無久行,無久視,無久聽,不飢勿強食,不渴勿強飲。不飢強食則脾勞,不渴強飲則胃脹,體欲常勞,食欲常少,勞勿過極,少勿至飢。冬朝勿空心,夏夜勿飽食。早起不在雞鳴前,晚起不在日出後,心內澄則真神守其位,氣內定則邪物去其身。行欺詐則神惡,行爭競則靈沮。輕侮于人當減算,殺害于物必傷年。行一善則魂神樂,構一惡則魄神歡(魄神樂死,魂神好生)。常以寬泰自居,恬淡自守,則身一安靜,災害不干。生錄必書其名,死籍必削其咎,養生之理盡于此矣。至于煉還丹以補腦,化金液以留神,斯乃上真之妙道,蓋非食谷啖血者越分而修之,萬人之中,得者殊少,深可誡焉!老君曰 : 存吾此道,上士全修延壽命,中士半修無災病,下士時修免夭橫,愚者失道擯其性,其斯之謂歟。《道藏 • 抱朴子 • 養生論》
【Dịch】Đừng ngồi lâu, đừng đi bộ lâu, đừng nhìn lâu, đừng nghe lâu, không đói thì chớ cố ép ăn, không khát thì chớ cố ép uống. Không đói mà cố ép ăn thì tỳ lao tổn; không khát mà cố ép uống thì bao tử trướng. Thân thể phải thường lao động; ăn phải thường ăn ít. Lao động chớ quá độ; ăn ít chớ để tới đói. Sáng mùa đông đừng để bụng rỗng; tối mùa hạ đừng ăn no. Dậy sớm thì đừng dậy trước khi gà gáy; dậy trễ thì chớ dậy sau khi mặt trời mọc. Tâm có quán xét sửa chữa thì chân thần mới giữ nguyên vị trí (không đi mất). Khí có định thì các thứ xấu mới xuất ra khỏi thân thể. Hành vi lừa dối trí trá thì quỷ thần ghét, hành vi cạnh tranh thì linh tánh bị ngăn trở. Khinh khi và làm nhục người khác thì tuổi thọ bị giảm nhiều ngày. Giết hại loài vật thì tuổi thọ giảm nhiều năm. Làm một việc thiện thì hồn vui; làm một việc ác thì phách vui vẻ (vì phách thích chết, hồn ham sống). Thường ăn ở khoan thai, điềm đạm giữ gìn, thì thân an tĩnh, tai ương họa hại sẽ không liên can với mình. Tên mình sẽ được ghi vào Sổ Sinh và tội lỗi mình được xoá đi trong Sổ Tử. Cái nguyên tắc dưỡng sinh chỉ có vậy thôi. Nếu như có thêm luyện đan, hoàn đan bổ não, biến hoá kim dịch để lưu giữ thần, thì đó là phép tắc huyền diệu thượng thừa. Trái lại, nếu ăn ngũ cốc và huyết nhục mà tu luyện, trong vạn người thì chỉ có rất ít kẻ đắc đạo. Hãy hết sức giữ giới! Lão Quân nói: «Nếu giữ đạo này của ta, bậc thượng sĩ sẽ sống thọ, bậc trung sĩ tu một nửa sẽ tránh tai họa bệnh tật, bậc hạ sĩ sẽ tránh được tai ương. Còn kẻ ngu không nắm được đạo này nên đánh mất tính mệnh. Ta chỉ nói bấy nhiêu thôi.»
111. Tài sở bất đãi, nhi khốn tư chi, thương dã; lực sở bất thắng, nhi cưỡng cử chi, thương dã; bi ai tiều tụy, thương dã; hỉ lạc quá sai, thương dã; cấp cấp sở dục, thương dã; cửu đàm ngôn tiếu, thương dã; tẩm tức thất thời, thương dã; tổn cung dẫn nỏ, thương dã; trầm túy ẩu tả, thương dã; bào tẩu suyễn phạp, thương dã; hoan hô khốc khấp, thương dã; âm dương bất giao, thương dã; tích thương chí tận tắc tảo vong, tảo vong phi đạo dã. Thị dĩ dưỡng sinh chi phương, thóa bất cập viễn, hành bất tật bộ, nhĩ bất cực thính, mục bất cửu thị, tọa bất chí cửu, ngọa bất cập bì, tiên hàn nhi ý, tiên nhiệt nhi giải, bất dục cực cơ nhi thực, thực bất quá bão, bất dục cực khát nhi ẩm, ẩm bất quá đa. Phàm thực quá tắc tích tụ, ẩm quá tắc đàm tích. Bất dục thậm lao thậm dật, bất dục khởi vãn, bất dục hãn lưu, bất dục đa thụy, bất dục bôn xa tẩu mã, bất dục cực mục viễn vọng, bất dục đa đạm sinh lãnh, bất dục ẩm tửu đương phong, bất dục sổ sổ mộc dục, bất dục quảng chí viễn nguyện, bất dục quy tạo dị xảo, đông bất dục cực ôn, hạ bất dục cùng lương, bất lộ ngọa tinh hạ, bất miên trung hiện kiên, đại hàn đại nhiệt, đại phong đại vụ, giai bất dục mạo chi. Ngũ vị nhập khẩu, bất dục thiên đa, cố toan đa thương tỳ, khổ đa thương phế, tân đa thương can, hàm đa thương tâm, cam đa thương thận, thử ngũ hành tự nhiên chi lý dã. Phàm ngôn thương dã, diệc bất tiện giác dã, vị cửu tắc thọ tổn nhĩ. Thị dĩ thiện nhiếp sinh giả, ngọa khởi hữu tứ thời chi tảo vãn, hưng cư hữu chí hòa chi thường chế; điều hòa cân cốt, hữu yển ngưỡng chi phương; đỗ tật nhàn tà, hữu thôn thổ chi thuật; lưu hành vinh vệ, hữu bổ tả chi pháp; tiết nghi lao dật, hữu dữ đoạt chi yếu. Nhẫn nộ dĩ toàn âm khí, ức hỉ dĩ dưỡng dương khí. Nhiên hậu tiên tương phục thảo mộc dĩ cứu khuy khuyết, hậu phục kim đan dĩ định vô cùng, trường sinh chi lý, tận vu thử hĩ. [Bão Phác Tử-Nội Thiên, chương Cực Ngôn]
才所不逮,而困思之,傷也;力所不勝,而強舉之,傷也;悲哀憔悴,傷也;喜樂過差,傷也;汲汲所欲,傷也;久談言笑,傷也;寢息失時,傷也;損弓引弩,傷也;沉醉嘔吐,傷也;飽食即臥,傷也;跑走喘乏,傷也;歡呼哭泣,傷也;陰陽不交,傷也;積傷至盡則早亡,早亡非道也。是以養生之方,唾不及遠,行不疾步,耳不極聽,目不久視,坐不至久,臥不及疲,先寒而衣,先熱而解,不欲極飢而食,食不過飽,不欲極渴而飲,飲不過多。凡食過則積聚,飲過則痰癖。不欲甚勞甚逸,不欲起晚,不欲汗流,不欲多睡,不欲奔車走馬,不欲極目遠望,不欲多啖生冷,不欲飲酒當風,不欲數數沐浴,不欲廣志遠願,不欲規造異巧,冬不欲極溫,夏不欲窮涼,不露臥星下,不眠中見肩,大寒大熱,大風大霧,皆不欲冒之。五味入口,不欲偏多,故酸多傷脾,苦多傷肺 , 辛多傷肝,咸多傷心,甘多傷腎,此五行自然之理也。凡言傷也,亦不便覺也,謂久則壽損耳。是以善攝生者,臥起有四時之早晚,興居有至和之常制;調利筋骨,有偃仰之方;杜疾閑邪,有吞吐之術;流行榮衛,有補瀉之法;節宜勞逸,有與奪之要。忍怒以全陰氣,抑喜以養陽氣。然後先將服草木以救虧缺,後服金丹以定無窮,長生之理,盡于此矣。《抱朴子 • 內篇 • 極言》
【Dịch】Tài năng chưa tới mà khổ sở mong tìm là làm hại; sức lực không đủ mà gượng thi hành là làm hại; buồn rầu ai oán đến nỗi tiều tụy là làm hại; vui sướng quá độ là làm hại; bôn ba vì dục vọng là làm hại; cười nói vui đùa lâu là làm hại; đi ngủ và nghỉ ngơi không đúng giờ là làm hại; ráng sức giương cung nỏ là làm hại; say mèm đến nỗi nôn mửa là làm hại; ăn no đi nằm ngay là làm hại; chạy nhảy để hơi thở khò khè hổn hển là làm hại; reo vui khóc lóc là làm hại; âm dương không giao hợp là làm hại; tích lũy các điều hại này quá mức sẽ chết sớm; chết sớm đâu phải là đạo dưỡng sinh. Cho nên, phương pháp dưỡng sinh là: không phun nước bọt ra xa, không đi bộ nhanh, tai không ráng nghe, mắt không nhìn lâu, không ngồi quá lâu, không nằm cho đến mỏi mệt, mặc thêm áo trước khi mùa lạnh đến, cởi bớt áo trước khi mùa nóng đến, chớ để rất đói rồi mới ăn, chớ ăn no quá, chớ để thật khát rồi mới uống, chớ uống quá nhiều. Hễ ăn nhiều thì đầy bụng, uống nhiều thì sinh đàm. Chớ lao nhọc quá mà cũng chớ rảnh rang nhiều quá, chớ thức dậy muộn, chớ để đổ mồ hôi, chớ ngủ nhiều quá, chớ cỡi xe cỡi ngựa nhanh, đừng ráng căng mắt nhìn xa, chớ ăn những món sinh lạnh bụng, chớ uống rượu trước luồng gió, chớ tắm nhiều lần trong ngày, chớ có chí nguyện quá xa xôi, chớ có chế tạo những đồ vật kỳ dị tinh xảo, mùa đông chớ để quá ấm, mùa hè chớ để quá mát, đừng nằm ngoài loã thể dưới trăng sao, nằm ngủ chớ để lộ vai, chớ mạo hiểm đi lúc thời tiết xấu như rất rét, rất nóng, hay nhiều sương mù. Năm vị vào miệng thì chớ dùng thái quá bởi vì chua quá hại tỳ, đắng quá hại phổi, cay quá hại gan, mặn quá hại tim, ngọt quá hại thận; đó là cái lý tự nhiên của ngũ hành vậy. Tất cả những cái gọi là làm hại này, cũng không thể nhận biết ngay được, nhưng về lâu về dài mới thấy chúng làm tổn thọ. Người giỏi bảo dưỡng thân thể có giờ giấc đi ngủ và thức dậy sớm trễ khác nhau tùy theo bốn mùa, sinh hoạt ban ngày có chế độ luôn điều hòa; biết điều dưỡng gân cốt thư thái, có phép tắc vận động; ngăn chận tật bệnh và xua trừ tà khí, có phép tắc nuốt nhả [thổ nạp, đạo dẫn] giúp khí huyết lưu thông tuần hoàn, có phép dùng thuốc bổ hư và tả thực; tiết chế sự lao động và nghỉ ngơi, có yếu quyết tăng giảm. Dằn cơn giận để bảo toàn âm khí, nén vui mừng để bảo dưỡng dương khí. Sau đó uống thuốc từ thảo mộc để bổ khuyết những tổn mất, rồi uống kim đan để trường thọ, nguyên lý trường sinh chỉ như vậy thôi.
112. Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân. Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn? [Đạo Đức Kinh, ch.13]
吾所以有大患者,為吾有身,及吾無身,吾有何患?《道德經 • 第13章》
【Dịch】Sở dĩ ta phải lo âu nhiều bởi vì ta có thân. Nếu không có thân, ta đâu có lo lắng gì.
113. Phù duy bất tranh, cố vô vưu. [Đạo Đức Kinh, ch.8]
夫唯不爭,故無尤。《道德經 • 第八章》
【Dịch】Chính vì không tranh với ai, nên không ai oán trách.
114. Sơn mộc, tự khấu dã; cao hỏa, tự tiễn dã. Quế khả thực, cố phạt chi; tất khả dụng, cố cát chi. Nhân giai tri hữu dụng chi dụng, nhi mạc tri vô dụng chi dụng dã. [Trang Tử, Nhân Gian Thế]
山木,自寇也;膏火,自煎也。桂可食,故伐之;漆可用,故割之。人皆知有用之用,而莫知無用之用也。《莊子 • 人間世》
【Dịch】[Vì có ích nên] cây trên núi tự khiến nó bị đốn; [vì cháy được nên] mỡ tự khiến nó bị đốt sạch. Quế ăn được nên cây quế bị đốn. Cây sơn có ích nên thân bị khắc rạch [để lấy nhựa]. Ai cũng biết lợi thế của sự hữu dụng; mấy ai biết lợi thế của sự vô dụng.
115. Phù hàm xa chi thú, giới nhi năng ly sơn, tắc miễn vu võng cổ chi hoạn; thôn chu chi ngư, đãng nhi thất thủy, tắc nghị năng khổ chi. Cố điểu thú bất yếm cao, ngư miết bất yếm thâm. Phù toàn kỳ hình sinh chi nhân, tàng kỳ thân dã, bất yếm thâm miểu nhi dĩ hĩ. [Trang Tử, Canh Tang Sở]
夫函車之獸,介而能離山,則不免于網罟之患;吞舟之魚,碭而失水,則蟻能苦之。故鳥獸不厭高,魚鱉不厭深。夫全其行生之人,藏其身也,不厭深眇而已矣。《莊子 • 庚桑楚》
【Dịch】Con thú lớn dù ngoạm được một cỗ xe, nếu một mình rời khỏi núi, sẽ không tránh được hiểm họa bị đánh lưới Con cá lớn dù nuốt được một con thuyền, nếu rời nước lên cạn, sẽ bị kiến bu cắn. Cho nên điểu và thú không ghét nơi cao, cá và ba ba không ghét chỗ sâu. Ai muốn bảo toàn thân thể và sinh mệnh của mình, thì nên ẩn thân; chớ ghét nơi thâm u diệu viễn thì mới được.
116. Trang Tử hành vu sơn trung, kiến đại mộc, chi diệp thịnh mậu. Phạt mộc giả chỉ kỳ bàng nhi bất thủ dã. Vấn kỳ cố, viết: «Vô sở khả dụng.» Trang Tử viết: «Thử mộc dĩ bất tài đắc chung kỳ thiên niên.» Phu tử xuất vu sơn, xá vu cố nhân chi gia. Cố nhân hỉ, mệnh thụ tử sát nhạn nhi phanh chi. Thụ tử thỉnh viết: «Kỳ nhất năng minh, kỳ nhất bất năng minh, thỉnh hề sát?» Chủ nhân viết: «Sát bất năng minh giả.» Minh nhật, đệ tử vấn vu Trang Tử viết: «Tạc nhật sơn trung chi mộc, dĩ bất tài đắc chung kỳ thiên niên; kim chủ nhân chi nhạn, dĩ bất tài tử. Tiên sinh tương hà xử?» Trang Tử tiếu viết: «Chu tương xử hồ tài dữ bất tài chi gian. Tài dữ bất tài chi gian, tự chi nhi phi dã, cố vị miễn hồ lụy. Nhược phù thừa đạo đức nhi phù du tắc bất nhiên, vô dự vô tý, nhất long nhất xà, dữ thời câu hóa, nhi vô khẳng chuyên vi. Nhất thượng nhất hạ, dĩ hòa vi lượng, phù du hồ vạn vật chi tổ. vật vật nhi bất vật vu vật, tắc hồ khả đắc nhi lụy da? Thử Thần Nông, Hoàng Đế chi pháp tắc dã. Nhược phù vạn vật chi tình, nhân luân chi truyền tắc bất nhiên: hợp tắc ly, thành tắc hủy, liêm tắc tõa, tôn tắc nghị, hữu vi tắc khuy, hiền tắc mưu, bất tiếu tắc khi. Hồ khả đắc nhi tất hồ tai! Bi phù, đệ tử chí chi, kỳ duy đạo đức chi hương hồ!» [Trang Tử, Sơn Mộc]
莊子行于山中,見大木,枝葉盛茂。伐木者止其旁而不取也。問其故,曰 : 『無所可用。』莊子曰 :『此木以不材得終其天年。』夫子出于山,舍于故人之家。故人喜,命豎子殺雁而烹之。豎子請曰 :『 其一能鳴,其一不能鳴,請奚殺?』主人曰 :『殺不能鳴者。』明日,弟子問于莊子曰 :『昨日山中之木,以不材得終其天年;今主人之雁,以不材死。先生將何處? 』莊子笑曰 :『 周將處乎材與不材之間。材與不材之間,似之而非也,故未免乎累。若夫乘道德而浮游則不然,無譽無訾,一龍一蛇,與時俱化,而無肯專為。一上一下,以和為量,浮游乎萬物之祖。物物而不物于物,則胡可得而累邪!此神農、黃帝之法則也。若夫萬物之情,人倫之傳則不然 : 合則離,成則毀,廉則挫,尊則議,有為則虧,賢則謀,不肖則欺。胡可得而必乎哉!悲夫,弟子志之,其唯道德其鄉乎!』《莊子 • 山木》
【Dịch】Trang Tử [và đệ tử] đi trong núi, thấy một cây lớn, cành lá sum suê. Người đốn cây đứng bên cạnh nó nhưng không đốn nó. Trang Tử hỏi tại sao, hắn trả lời: «Cây này chẳng dùng được vào việc gì.» Trang Tử bảo [đệ tử]: «Cây đó nhờ vô dụng mà an hưởng trọn tuổi trời.» Ra khỏi núi, Trang Tử ghé nhà một bạn cũ. Người bạn mừng rỡ, sai đứa ở giết ngỗng nấu đãi khách. Đứa ở hỏi: «Có con kêu, có con không biết kêu. Bẩm ông, giết con nào?» Chủ nhà trả lời: «Con nào không biết quang quác thì giết.» Hôm sau, đệ tử hỏi Trang Tử: «Hôm qua, cây trên núi nhờ vô dụng mà hưởng trọn tuổi trời. Nay con ngỗng của chủ nhà này vì không biết quang quác mà bị làm thịt. Thầy muốn ở hoàn cảnh nào?» Trang Tử cười đáp: «Chu này muốn ở chỗ trung dung giữa hữu dụng và vô dụng (giữa tài và bất tài). Nhưng chỗ trung dung đó cũng chưa phải gần với đạo, nên vẫn chưa tránh khỏi hệ lụy. Nếu ai cỡi trên đạo đức mà tiêu dao thì sẽ không như vậy. Họ sẽ vượt khỏi sự khen ngợi hay chê bai; có thể vùng lên như rồng hay lẩn tránh như rắn; tùy thời biến hóa, mà không khẳng định mình chuyên vào một thứ gì; địa vị dù lên cao hay xuống thấp, họ đều lấy sự hài hòa mà độ lượng mọi việc xung quanh. Họ phiêu bồng nơi tổ tiên của vạn vật (tức đạo), , như vậy thì làm sao mà bị hệ lụy cho được? Đó là phép tắc của Thần Nông và Hoàng Đế vậy. Còn như cái tình của vạn vật và truyền thống của nhân luân thì lại khác: hợp rồi tan, thành công rồi thất bại, liêm khiết bị dè bỉu, tôn quý bị dị nghị, hành vi tích cực bị tổn hại, hiền tài bị mưu hại, bất tài bị khinh rẻ. Các tình huống đó có chi là chắc chắn? Đáng buồn thật! Các ngươi hãy ghi nhớ: chỉ có cảnh giới của đạo và đức là tốt đẹp thôi.»
117. Kim dĩ cương chiết, thủy dĩ nhu toàn. Sơn dĩ cao si, cốc dĩ ti an. Thị dĩ chấp thư tiết giả vô tranh hùng chi họa. [Bão Phác Tử-Ngoại Thiên, chương Quảng Thí]
金以剛折,水以柔全。山以高眵,谷以卑安。是以執雌節者無爭雄之禍。《抱朴子、外篇 • 廣譬》
【Dịch】Kim loại vì cứng mà gãy, nước nhờ mềm yếu mà vẹn toàn. Núi cao nên đổ lở, giòng nước giữa hai ngọn núi vì thấp nên bình an. Cho nên ai giữ đức tính âm nhu thì sẽ không bị tai họa do tranh giành với người khác.
118. Hàm đức chi hậu giả ưu hoạn bất năng nhập, tà khí bất năng xâm, cố vật mạc năng thương yên. Trang Tử viết: «Nhân năng hư kỷ dĩ tị thế, kỳ thục năng hại?» [Đạo Tạng, Tống Huy Tông ngự giải Đạo Đức Chân Kinh]
含德之厚者憂患不能入,邪氣不能侵,故物莫能傖焉。莊子曰 : 人能虛己以避世,其孰能害?《道藏 • 宋徽宗御解道德真經》
【Dịch】Người hàm chứa đức dày thì ưu hoạn và tà khí không thể xâm nhập nổi. Cho nên không có vật gì gây thương tổn cho mình được. Trang Tử nói: «Kẻ đã vô ngã và lánh đời, thì ai mà hại cho được?»
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
© http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences2.free.fr - Lê Anh Minh
4. TUÂN ĐẠO 遵 道 – QUÝ ĐỨC 貴 德
4. TUÂN ĐẠO 遵 道 – QUÝ ĐỨC 貴 德
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
075. Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất tử. Công thành bất danh hữu. Ái dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ, thường vô dục khả danh ư tiểu; vạn vật qui chi nhi bất vi chủ, khả danh ư đại. Thị dĩ thánh nhân, chung bất vi đại, cố năng thành kỳ đại. [Đạo Đức Kinh, chương 34]
大道氾兮,其可左右。萬物恃之而生不辭,功成不名有。愛養萬物而不為主,常無欲,可名于小;萬物歸焉而不為主,可名于大。是以聖人終不為大,故能成其大。《道德經 • 第 34 章》
【Dịch】Đại Đạo trôi nổi, nó có thể đi sang trái hay phải. Vạn vật nương vào nó mà sinh, nhưng nó không từ chối vạn vật. Sự đã thành, nhưng nó không tự xưng là có. Thương yêu nuôi dưỡng muôn loài nhưng nó không cho mình là chủ, và thường không ham muốn. Có thể gọi tên nó là nhỏ; muôn vật trở về nó mà nó không coi mình là chủ, nên có thể gọi tên là lớn. Thánh nhân suốt đời không cho mình là lớn, cho nên thành được việc lớn của mình.
076. Thiên chi Đạo, kỳ do trương cung dư? Cao giả ức chi, hạ giả cử chi, hữu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ chi. Thiên chi Đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc. Nhân chi đạo tắc bất nhiên, tổn bất túc nhi phụng hữu dư. Thục năng hữu dư dĩ phụng thiên hạ? Duy hữu đạo giả. Thị dĩ thánh nhân, vi nhi bất thị. Công thành nhi bất xử, kỳ bất dục kiến hiền. [Đạo Đức Kinh, chương 77]
天之道,其猶張弓與?高者抑之,下者舉之,有餘者損之,不足者補之。天之道,損有餘而補不足。人之道,則不然:損不足以奉有餘。孰能有餘以奉天下?唯有道者。是以聖人為而不恃,功成而不處,其不欲見賢。《道德經 • 第七十七章》
【Dịch】Đạo Trời như giương cung. Cao thì ép xuống, thấp thì nâng lên. Thừa thì bớt đi, không đủ thì bù vào. Đạo Trời bớt dư bù thiếu. Đạo người chẳng vậy, bớt thiếu bù dư. Ai đem chỗ dư bù đắp cho thiên hạ? Phải chăng chỉ có người có Đạo? Cho nên thánh nhân làm mà không cậy công. Công thành không ở lại; không muốn ai thấy tài mình.
077. Cổ chi thiện vi đạo giả, vi diệu huyền thông, thâm bất khả thức. Phù duy bất khả thức, cố cưỡng vi chi dung. Dự yên nhược đông thiệp xuyên. Do hề nhược úy tứ lân. Nghiễm hề kỳ nhược kháchương Hoán hề nhược băng chi tương thíchương Đôn hề kỳ nhược phác. Khoáng hề kỳ nhược cốc. Hỗn hề kỳ nhược trọc. Thục năng trọc dĩ chỉ, tĩnh nhi từ thanh. Thục dĩ an dĩ cửu động nhi từ sinh. Bảo thử Đạo giả bất dục doanh. Phù duy bất doanh cố năng tế, bất tân thành. [Đạo Đức Kinh, chương 15]
古之善為道者,微妙玄通,深不可識。夫唯不可識,故強為之容:豫焉,若冬涉川 ; 猶兮,若畏四鄰 ; 儼兮,其若客 ; 渙兮 , 其若冰之將 釋 ; 敦兮,其若朴 ; 曠兮,其若谷 ; 混兮,其若濁。孰能濁以止,靜而徐清。孰以安以久動而徐生。保此道者,
不欲盈。夫唯不盈,故能蔽,不新成。《道德經 • 第十五章》
【Dịch】Bậc đắc đạo ngày xưa thì tinh vi, huyền diệu, thông đạt; thâm thúy khôn lường. Vì khó lường nên gượng tả hình dung. Các ngài thận trọng như mùa đông đi qua sông; các ngài e dè sợ láng giềng bốn bên; kính cẩn như khách; lạnh lùng như băng tan; mộc mạc chất phác như chưa đẽo gọt; man mác như hang núi; hỗn mang như nước đục. Ai có thể đục mà nhờ tĩnh lại dần dần trong. Ai có thể yên mà nhờ động lại dần dần linh hoạt. Kẻ giữ đạo không muốn đầy. Chỉ vì không muốn đầy, nên mới che giấu và chẳng đổi mới.
078. Trí hư cực, thủ tĩnh đốc. Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ phục. Phù vật vân vân, các qui kỳ căn. Qui căn viết tĩnh. Tĩnh viết phục mạng. Phục mạng viết thường. Tri thường viết minh. Bất tri thường, vọng tác, hung. Tri thường dung, dung nãi công, công nãi vương, vương nãi thiên. Thiên nãi Đạo. Đạo nãi cửu. Một thân bất đãi. [Đạo Đức Kinh, chương 16]
致虛極 , 守靜篤。萬物并作,吾以觀其復。夫物芸芸,各歸其根。歸根曰靜,靜曰復命。復命曰常,知常曰明。不知常,妄作,凶。知常容,容乃公,公乃王,王乃天,天乃道,道乃久,沒身不殆。《道德經 • 第十六章》
【Dịch】Hư không cùng cực, hết sức yên tĩnh. Vạn vật đua sống, ta nhân đó xem chúng trở về (nguồn). Vạn vật trùng trùng đều trở về cội. Trở về cội rễ là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu. Biết «trường cửu» mới là sáng suốt. Không biết trường cửu sẽ làm càn và gây hung họa. Biết «trường cửu» sẽ thung dung như công hầu vương tước, sẽ hợp với Trời với Đạo. Hợp Đạo rồi sẽ trường cửu: thân có mất đi, cũng chẳng nguy hại gì.
079. Tích chi đắc nhất giả. Thiên đắc Nhất dĩ thanh. Địa đắc Nhất dĩ ninh. Thần đắc Nhất dĩ linh. Cốc đắc Nhất dĩ doanh. Vạn vật đắc Nhất dĩ sinh. Hầu vương đắc Nhất dĩ vi thiên hạ trinh. [Đạo Đức Kinh, chương 39]
昔之得一者:天得一以清 ; 地得一以寧 ; 神得一以靈 ; 谷得一以盈 ; 萬物得一以生 ; 侯王得一以為天下貞。《道德經 • 第 39 章 》
【Dịch】Những vật xưa được Đạo: Trời được Đạo, nên trong. Đất được Đạo, nên yên. Thần được Đạo, nên linh. Hang được Đạo, nên đầy. Vạn vật được Đạo, nên sống. Hầu vương được Đạo, nên trị vì thiên hạ.
080. Đạo giả, vạn vật chi áo thiện nhân chi bửu, bất thiện nhân chi sở bảo. Mỹ ngôn khả dĩ thị tôn. Mỹ hạnh khả dĩ gia nhân. Nhân chi bất thiện hà khí chi hữu. Cố lập thiên tử, trí tam công tuy hữu củng bích dĩ tiên tứ mã bất như tọa tiến thử Đạo. Cổ chi sở dĩ quí thử Đạo giả hà? Bất viết: dĩ cầu đắc, hữu tội dĩ miễn da? Cố vi thiên hạ quí dã. [Đạo Đức Kinh, chương 62]
道者,萬物之奧。善人之寶,不善人之所保。美言可以市尊,美行可以加人。人之不善,何棄之有。故立天子,置三公,雖有拱璧以先駟馬,不如坐進此道。古之所以貴此道者何?不曰:以求得,有罪以勉邪?故為天下貴也。《道德經 • 第62章》
【Dịch】Đạo là bí quyết muôn loài, là kho báu của người tốt, là chỗ bảo bọc cho người không tốt. Nhờ Đạo mà những lời hay được tăng giá trị, được trọng vọng; mà những việc đẹp tăng phẩm cách con người. Nhờ Đạo mà những kẻ bất lương không bị ruồng rẫy. Cho nên lập thiên tử, lập tam công tuy tay cầm ngọc bích, tuy thân ngồi xe tứ mã, nhưng vẫn không bằng ngồi mà đưa Đạo vào bản thân mình và vào người khác. Người xưa quí Đạo là vì sao? Há chẳng có lời rằng: Cầu Đạo thời được, có tội thời được khỏi sao? Cho nên Đạo quí nhất thiên hạ.
081. Hữu thiên đạo, hữu nhân đạo. Vô vi nhi tôn giả, thiên đạo dã. Hữu vi nhi lụy giả, nhân đạo dã. Chủ giả, thiên đạo dã. Thần giả, nhân đạo dã. Thiên đạo chi dữ nhân đạo dã, tương khứ viễn hĩ, bất khả bất sát dã. [Trang Tử, Tại Hựu]
有天道,有人道。無為而尊者,天道也;有為而累者,人道也。主者,天道也。臣者,人道也。天道之與人道也,相去遠矣,不可不察也。《莊子 • 在宥》
【Dịch】Có đạo trời cũng có đạo người. Vô vi mà tôn quý, đó là đạo trời. Hữu vi [lao tác] mà lụy thân, đó là đạo người. Cái chính yếu là đạo trời, cái phụ trợ là đạo người. Đạo trời và đạo người xa nhau. Điều đó không thể không xem xét rõ vậy.
082. Đạo giả, vạn vật chi sở do dã. Thứ vật thất chi giả tử, đắc chi giả sinh. Vi sự nghịch chi tắc bại, thuận chi tắc thành. Cố đạo chi sở tại, thánh nhân tôn chi. [Trang Tử, Ngư Phụ]
道者,萬物之所由也。庶物失之者死,得之者生。為事逆之則敗,順之則成。故道之所在,聖人尊之。 《莊子 • 漁父》
【Dịch】Đạo là khởi nguyên của vạn vật. Vật nào mất đạo thì chết, được đạo thì sống, nghịch đạo thì thất bại, thuận đạo thì thành công. Cho nên, thánh nhân rất quý trọng sự hiện hữu của Đạo.
083. Đạo cố bất tiểu hành, đức cố bất tiểu thức. Tiểu thức thương đức, tiểu hành thương đạo. Cố viết: Chính kỷ nhi dĩ hĩ. Lạc toàn chi vị đắc chí. [Trang Tử, Thiện Tính]
道固不小行,德固不小識。小識傷德,小行傷道。故曰 : 正己而已矣。樂全之謂得志。《莊子 • 繕性》
【Dịch】Đạo vốn không hợp với hành vi nhỏ mọn; đức vốn không hợp với thành kiến hẹp hòi. Thành kiến hẹp hòi làm hại đức; hành vi nhỏ mọn làm hại đạo. Cho nên nói: Phải sửa mình, thế thôi. Bảo toàn được chân tính để vui sướng gọi là đạt được chí nguyện.
084. Tri đạo giả tất đạt vu lý, đạt vu lý tất minh vu quyền, minh vu quyền giả bất dĩ vật hại kỷ. [Trang Tử, Thu Thủy]
知道者必達于理,達于理必明于權,明于權者不以物害己。
《莊子 • 秋水》
【Dịch】Người biết đạo ắt sẽ thông đạt sự lý. Người thông đạt sự lý sẽ hiểu rõ sự quyền biến. Người hiểu rõ sự quyền biến ắt không để vật chất làm hại thân.
085. Đạo thường vô vi nhi vô bất vi. Thánh nhân thể đạo. Phù hà vi tai? Bất dữ vật tranh nhi thiên hạ mạc năng tranh yên. Thử vô tha, tích thiện thành đức nhi thần minh tự đắc, cố ngỗ vật nhi bất quái. [Đạo Tạng, Tây Thăng Kinh]
道常無為而無不為。聖人體道,夫何為哉?不與物爭而天下莫能爭焉。此無他,積善成德而神明自得,故忤物而不怪。《道藏 • 西升經》
【Dịch】Đạo thường vô vi nhưng không gì không làm. Thánh nhân ôm ấp đạo trong lòng. Nguyên do ở đâu? Vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình. Không có gì khác. Tích chứa điều thiện để thành đức, thì mình sẽ trở thành thần minh. Cho nên, dù có ai xung đột gây gỗ với mình thì mình cũng không trách họ.
086. Đạo chung bất khả đắc, bỉ khả đắc giả danh đức bất danh đạo; đạo chung bất khả hành, bỉ khả hành giả danh hành bất danh đạo. Thánh nhân dĩ khả đắc khả hành giả, sở dĩ thiện ngô sinh; dĩ bất khả đắc bất khả hành giả, sở dĩ thiện ngô tử. [Đạo Đức, Vô thượng diệu đạo Văn Thủy chân kinh, Vũ thiên]
道終不可得,彼可得者名德不名道;道終不可行,彼可行者名行不名道。聖人以可得可行者,所以善吾生;以不可得不可行者,所以善吾死。《道德 • 無上妙道文始真經 • 宇篇》
【Dịch】Đạo rốt cuộc là không thể đắc. Cái có thể đắc thì gọi là đức chứ không gọi là đạo. Đạo rốt cuộc là không thể vận dụng. Cái có thể vận dụng được thì gọi là hành chứ không gọi là đạo. Thánh nhân có thể vận dụng cái khả đắc (tức là đức) và cái khả hành (tức là hành) nên giỏi về sự sống. Thánh nhân có thể vận dụng cái bất khả đắc bất khả hành (tức là đạo) nên giỏi về sự chết.
087. Chân đại đạo dĩ khổ tiết nguy hành vi yếu, bất vọng cầu vu nhân, bất kính xỉ vu kỷ, thứ cơ tuẫn thế khoa tục vi bất cảm giả. [Đạo Viên Học Cổ Lục, Nhạc Công bi]
真大道以苦節危行為要,不妄求于人,不敬侈于己,庶幾徇世夸俗為不敢者。《道園學古錄 • 岳公碑》
【Dịch】[Người có] đạo lớn và chân thực lấy thì tiết tháo khắc khổ và hành vi chính trực làm điều quan trọng; không vọng cầu ở người khác; không tự tôn mà phóng túng; chỉ mong là người không dám buông trôi theo đời và đắm say thế tục.
088. Đạo sinh chi, đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quí đức. Đạo chi tôn, đức chi quí, phù mạc chi mệnh, nhi thường tự nhiên. Cố đạo sinh chi, đức súc chi, trưởng chi, dục chi, thành chi, thục chi, dưỡng chi, phú chi, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tể, thị vị huyền đức. [Đạo Đức Kinh, chương 51]
道生之,德畜之,物形之,勢成之。是以萬物莫不尊道而貴德。道之尊,德之貴,夫莫之命而常自然。故道生之,德畜之。長之,育之,成之,熟之,養之,覆之,生而不有,為而不恃,長而不宰,是謂玄德。《道德經 • 第五十一章》
【Dịch】Đạo sinh vạn vật, đức dưỡng chúng, vật chất cho chúng hình, hoàn cảnh tác thành chúng. Cho nên vạn vật đều tôn đạo, quí đức. Sự cao trọng của đạo đức chẳng nhờ ai ban, mà đạo đức tự nhiên vốn đã cao trọng. Cho nên đạo sinh, đức dưỡng, làm cho vạn vật lớn lên; dưỡng nuôi vạn vật, tác thành che chở vạn vật. Sinh ra vạn vật mà không nhận chúng là sở hữu của mình; làm mà không cậy công; làm cho chúng phát triển mà không đòi làm chủ tể. Đó gọi là đức sâu dày.
089. Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức. Hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức. Thượng đức vô vi nhi vô dĩ vi. Hạ đức vi chi nhi hữu dĩ vi. Thượng nhân vi chi nhi vô dĩ vi. Thượng nghĩa vi chi nhi hữu dĩ vi. Thượng lễ vi chi nhi mạc chi ứng. Tắc nhương tý nhi nhưng chi. Cố thất đạo nhi hậu đức. Thất đức nhi hậu nhân. Thất nhân nhi hậu nghĩa. Thất nghĩa nhi hậu lễ. Phù lễ giả, trung tín chi bạc nhi loạn chi thủ. Tiền thức giả đạo chi hoa, nhi ngu chi thủy. Thị dĩ đại trượng phu xử kỳ hậu bất cư kỳ bạc. Xử kỳ thực, bất cư kỳ hoa. Cố khứ bỉ thủ thử. [Đạo Đức Kinh, chương 38]
上德不德,是以有德 ; 下德不失德,是以無德。上德無為而無以為 ; 下德為之而有以為。上仁為之而無以為 ; 上義為之而有以為。上禮為之而莫之應,則攘臂而扔之。故失道而後德,失
德而後仁,失仁而後義,失義而後禮。夫禮者,忠信之薄,而亂之首。前識者,道之華,而愚之始。是以大丈夫處其厚 , 不居其薄 ; 處其實,不居其華。故去彼取此。《道德經 • 第38章》
【Dịch】Bậc thượng đức không tỏ ra là có đức, nên có đức. Người hạ đức câu nệ vào đức, nên vô đức. Bậc thượng đức thì vô vi và không lụy sự việc. Người hạ đức có lao tác và lụy sự việc. Bậc thượng nhân có lao tác nhưng không lụy sự việc. Bậc thượng nghĩa có lao tác nhưng lụy sự việc. Bậc thượng lễ có lao tác; nhưng hễ không được người khác hưởng ứng, thì xắn tay áo lôi kéo người theo. Cho nên mất đạo thì xét đến đức. Mất đức thì xét đến nhân. Mất nhân thì xét đến nghĩa. Mất nghĩa thì xét đến lễ. Mà lễ là lòng trung tín đã đi đến chỗ mỏng manh, và là khởi đầu cho loạn lạc. Không biết mà nói rằng biết, đó là hào nhoáng của đạo và là khởi đầu của ngu si. Cho nên bậc đại trượng phu ở chỗ dày dặn mà tránh chỗ mỏng mảnh, ở chỗ thực mà tránh chỗ hào nhoáng. Đó là bỏ cái kia (hào nhoáng, mỏng mảnh) mà giữ cái này (dày dặn, thực chất).
090. Hàm đức chi hậu, tỷ vu xích tử. Độc trùng bất thích, mãnh thú bất cứ, cược điểu bất bác. [Đạo Đức Kinh, chương 55]
含德之厚,比于赤子。毒虫不螫,猛獸不據,攫鳥不搏。《道德經 • 第五十五章》
【Dịch】Người đức dày, [tâm hồn nhiên] như trẻ sơ sinh. Độc trùng không cắn, thú dữ không ăn, chim ưng chẳng bắt.
091. Nhược phù bất khắc ý nhi cao, vô nhân nghĩa nhi tu, vô công danh nhi trị, vô giang hà nhi nhàn, vô đạo dẫn nhi thọ, vô bất vong dã. Đạm nhiên vô cực nhi chúng mỹ tùng chi, thử thiên địa chi đạo, thánh nhân chi đức dã. Cố viết: phù điềm đạm tịch mịch, hư vô vô vi, thử thiên địa chi bình nhi đạo đức chi chất dã. Cố viết: Thánh nhân hưu hưu yên tắc bình dị hĩ, bình dị tắc điềm đạm hĩ. Bình dị điềm đạm, tắc ưu hoạn bất năng nhập, tà khí bất năng tập, cố kỳ đức toàn nhi thần bất khuy. [Trang Tử, Khắc Ý]
若夫不刻意而高,無仁義而修,無功名而治,無江河而閑,不道引而壽,無不忘也。淡然無極而眾美從之,此天地之道,聖人之德也。故曰 : 夫恬淡寂寞,虛無無為,此天地之平而道德之質也。故曰 : 聖人休休焉則平易矣,平易則恬淡矣。平易恬淡,則憂患不能入,邪氣不能襲,故其德全而神不虧。《莊子 • 刻意》
【Dịch】Nếu không khắc chế tâm mà tính cách vẫn cao thượng, không bàn nhân nghĩa mà vẫn có sự tu dưỡng, không có công danh mà thiên hạ vẫn thịnh trị, không ngao du sông hồ mà vẫn nhàn tản, không luyện hô hấp mà vẫn sống lâu, quên hết mà vẫn có đủ, điềm đạm và tĩnh lặng cực độ mà mọi điều tốt đẹp tuân theo mình; người như thế đã đạt được đạo của trời đất và đức của thánh nhân. Cho nên nói: «Điềm đạm, tĩnh lặng, hư vô, vô vi, đều là các đức tính nhằm duy trì sự quân bình của trời đất, mà chúng cũng là tính chất của đạo và đức.» Cho nên nói: «Thánh nhân nghỉ ngơi ắt tâm sẽ bình dị (quân bình dễ chịu). Bình dị ắt sẽ điềm tĩnh. Bình dị và điềm tĩnh ắt sẽ không lo lắng và bệnh hoạn, tà khí sẽ không xâm nhập. Do đó, đức của ngài toàn vẹn và thần của ngài không thương tổn.»
092. Chí đức giả, hỏa phất năng nhiệt, thủy phất năng nịch, hàn thử phất năng hại, cầm thú phất năng tặc. Phi vị kỳ bạc chi dã, ngôn sát hồ an nguy, ninh vu họa phúc, cẩn vu khứ tựu, mạc chi năng hại dã. Cố viết: Thiên tại nội, nhân tại ngoại, đức tại hồ thiên. Tri thiên nhân chi hành, bản hồ thiên, vị hồ đắc, địch trục nhi khuất thân, phản yêu nhi ngữ cực. [Trang Tử, Thu Thủy]
至德者,火弗能熱,水弗能溺,寒暑弗能害,禽獸弗能賊。非謂其薄之也,言察乎安危,寧于禍福,謹于去就,莫之能害也。故曰 : 天在內,人在外,德在乎天。知天人之行,本乎天,位乎得,蹢噣而屈伸,反要而語極。《莊子 • 秋水》
【Dịch】Bậc chí đức vào lửa không nóng, vào nước không chìm, nóng lạnh không hại được, cầm thú không hại chết nổi. Nó không có nghĩa là ngài coi thường những thứ ấy, mà nghĩa là ngài xem xét rõ giữa an và nguy, điềm tĩnh trước phúc và họa, cẩn thận khi tiến thoái. Cho nên không thứ gì có thể hại được ngài. Do đó nói: «Trời bên trong, người bên ngoài. Đức ở trời. Nếu ai biết sự vận hành của trời và người thì lấy trời làm gốc mà lập thân ở đức, thì người đó có thể tiến thoái, co duỗi, trở về cái thiết yếu mà luận bàn sự cực hạn của đạo.»
093. Chí đạo giả bất dĩ phủ trệ nhi cải đồ, thủ chính giả bất dĩ mạc thưởng nhi cẩu hợp. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, chương Quảng Thí]
志道者不以否滯而改圖 , 守正者不以莫賞而苟合。《葛洪、抱朴子 • 廣譬》
【Dịch】Bậc chí tâm theo đạo không vì những nghịch cảnh mà thay đổi chí hướng của mình; người giữ sự thuần chính không vì không được tán thưởng khen ngợi mà cẩu thả tự buông trôi theo thế tục.
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
075. Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất tử. Công thành bất danh hữu. Ái dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ, thường vô dục khả danh ư tiểu; vạn vật qui chi nhi bất vi chủ, khả danh ư đại. Thị dĩ thánh nhân, chung bất vi đại, cố năng thành kỳ đại. [Đạo Đức Kinh, chương 34]
大道氾兮,其可左右。萬物恃之而生不辭,功成不名有。愛養萬物而不為主,常無欲,可名于小;萬物歸焉而不為主,可名于大。是以聖人終不為大,故能成其大。《道德經 • 第 34 章》
【Dịch】Đại Đạo trôi nổi, nó có thể đi sang trái hay phải. Vạn vật nương vào nó mà sinh, nhưng nó không từ chối vạn vật. Sự đã thành, nhưng nó không tự xưng là có. Thương yêu nuôi dưỡng muôn loài nhưng nó không cho mình là chủ, và thường không ham muốn. Có thể gọi tên nó là nhỏ; muôn vật trở về nó mà nó không coi mình là chủ, nên có thể gọi tên là lớn. Thánh nhân suốt đời không cho mình là lớn, cho nên thành được việc lớn của mình.
076. Thiên chi Đạo, kỳ do trương cung dư? Cao giả ức chi, hạ giả cử chi, hữu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ chi. Thiên chi Đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc. Nhân chi đạo tắc bất nhiên, tổn bất túc nhi phụng hữu dư. Thục năng hữu dư dĩ phụng thiên hạ? Duy hữu đạo giả. Thị dĩ thánh nhân, vi nhi bất thị. Công thành nhi bất xử, kỳ bất dục kiến hiền. [Đạo Đức Kinh, chương 77]
天之道,其猶張弓與?高者抑之,下者舉之,有餘者損之,不足者補之。天之道,損有餘而補不足。人之道,則不然:損不足以奉有餘。孰能有餘以奉天下?唯有道者。是以聖人為而不恃,功成而不處,其不欲見賢。《道德經 • 第七十七章》
【Dịch】Đạo Trời như giương cung. Cao thì ép xuống, thấp thì nâng lên. Thừa thì bớt đi, không đủ thì bù vào. Đạo Trời bớt dư bù thiếu. Đạo người chẳng vậy, bớt thiếu bù dư. Ai đem chỗ dư bù đắp cho thiên hạ? Phải chăng chỉ có người có Đạo? Cho nên thánh nhân làm mà không cậy công. Công thành không ở lại; không muốn ai thấy tài mình.
077. Cổ chi thiện vi đạo giả, vi diệu huyền thông, thâm bất khả thức. Phù duy bất khả thức, cố cưỡng vi chi dung. Dự yên nhược đông thiệp xuyên. Do hề nhược úy tứ lân. Nghiễm hề kỳ nhược kháchương Hoán hề nhược băng chi tương thíchương Đôn hề kỳ nhược phác. Khoáng hề kỳ nhược cốc. Hỗn hề kỳ nhược trọc. Thục năng trọc dĩ chỉ, tĩnh nhi từ thanh. Thục dĩ an dĩ cửu động nhi từ sinh. Bảo thử Đạo giả bất dục doanh. Phù duy bất doanh cố năng tế, bất tân thành. [Đạo Đức Kinh, chương 15]
古之善為道者,微妙玄通,深不可識。夫唯不可識,故強為之容:豫焉,若冬涉川 ; 猶兮,若畏四鄰 ; 儼兮,其若客 ; 渙兮 , 其若冰之將 釋 ; 敦兮,其若朴 ; 曠兮,其若谷 ; 混兮,其若濁。孰能濁以止,靜而徐清。孰以安以久動而徐生。保此道者,
不欲盈。夫唯不盈,故能蔽,不新成。《道德經 • 第十五章》
【Dịch】Bậc đắc đạo ngày xưa thì tinh vi, huyền diệu, thông đạt; thâm thúy khôn lường. Vì khó lường nên gượng tả hình dung. Các ngài thận trọng như mùa đông đi qua sông; các ngài e dè sợ láng giềng bốn bên; kính cẩn như khách; lạnh lùng như băng tan; mộc mạc chất phác như chưa đẽo gọt; man mác như hang núi; hỗn mang như nước đục. Ai có thể đục mà nhờ tĩnh lại dần dần trong. Ai có thể yên mà nhờ động lại dần dần linh hoạt. Kẻ giữ đạo không muốn đầy. Chỉ vì không muốn đầy, nên mới che giấu và chẳng đổi mới.
078. Trí hư cực, thủ tĩnh đốc. Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ phục. Phù vật vân vân, các qui kỳ căn. Qui căn viết tĩnh. Tĩnh viết phục mạng. Phục mạng viết thường. Tri thường viết minh. Bất tri thường, vọng tác, hung. Tri thường dung, dung nãi công, công nãi vương, vương nãi thiên. Thiên nãi Đạo. Đạo nãi cửu. Một thân bất đãi. [Đạo Đức Kinh, chương 16]
致虛極 , 守靜篤。萬物并作,吾以觀其復。夫物芸芸,各歸其根。歸根曰靜,靜曰復命。復命曰常,知常曰明。不知常,妄作,凶。知常容,容乃公,公乃王,王乃天,天乃道,道乃久,沒身不殆。《道德經 • 第十六章》
【Dịch】Hư không cùng cực, hết sức yên tĩnh. Vạn vật đua sống, ta nhân đó xem chúng trở về (nguồn). Vạn vật trùng trùng đều trở về cội. Trở về cội rễ là tĩnh; tĩnh là phục mệnh; phục mệnh tức là trường cửu. Biết «trường cửu» mới là sáng suốt. Không biết trường cửu sẽ làm càn và gây hung họa. Biết «trường cửu» sẽ thung dung như công hầu vương tước, sẽ hợp với Trời với Đạo. Hợp Đạo rồi sẽ trường cửu: thân có mất đi, cũng chẳng nguy hại gì.
079. Tích chi đắc nhất giả. Thiên đắc Nhất dĩ thanh. Địa đắc Nhất dĩ ninh. Thần đắc Nhất dĩ linh. Cốc đắc Nhất dĩ doanh. Vạn vật đắc Nhất dĩ sinh. Hầu vương đắc Nhất dĩ vi thiên hạ trinh. [Đạo Đức Kinh, chương 39]
昔之得一者:天得一以清 ; 地得一以寧 ; 神得一以靈 ; 谷得一以盈 ; 萬物得一以生 ; 侯王得一以為天下貞。《道德經 • 第 39 章 》
【Dịch】Những vật xưa được Đạo: Trời được Đạo, nên trong. Đất được Đạo, nên yên. Thần được Đạo, nên linh. Hang được Đạo, nên đầy. Vạn vật được Đạo, nên sống. Hầu vương được Đạo, nên trị vì thiên hạ.
080. Đạo giả, vạn vật chi áo thiện nhân chi bửu, bất thiện nhân chi sở bảo. Mỹ ngôn khả dĩ thị tôn. Mỹ hạnh khả dĩ gia nhân. Nhân chi bất thiện hà khí chi hữu. Cố lập thiên tử, trí tam công tuy hữu củng bích dĩ tiên tứ mã bất như tọa tiến thử Đạo. Cổ chi sở dĩ quí thử Đạo giả hà? Bất viết: dĩ cầu đắc, hữu tội dĩ miễn da? Cố vi thiên hạ quí dã. [Đạo Đức Kinh, chương 62]
道者,萬物之奧。善人之寶,不善人之所保。美言可以市尊,美行可以加人。人之不善,何棄之有。故立天子,置三公,雖有拱璧以先駟馬,不如坐進此道。古之所以貴此道者何?不曰:以求得,有罪以勉邪?故為天下貴也。《道德經 • 第62章》
【Dịch】Đạo là bí quyết muôn loài, là kho báu của người tốt, là chỗ bảo bọc cho người không tốt. Nhờ Đạo mà những lời hay được tăng giá trị, được trọng vọng; mà những việc đẹp tăng phẩm cách con người. Nhờ Đạo mà những kẻ bất lương không bị ruồng rẫy. Cho nên lập thiên tử, lập tam công tuy tay cầm ngọc bích, tuy thân ngồi xe tứ mã, nhưng vẫn không bằng ngồi mà đưa Đạo vào bản thân mình và vào người khác. Người xưa quí Đạo là vì sao? Há chẳng có lời rằng: Cầu Đạo thời được, có tội thời được khỏi sao? Cho nên Đạo quí nhất thiên hạ.
081. Hữu thiên đạo, hữu nhân đạo. Vô vi nhi tôn giả, thiên đạo dã. Hữu vi nhi lụy giả, nhân đạo dã. Chủ giả, thiên đạo dã. Thần giả, nhân đạo dã. Thiên đạo chi dữ nhân đạo dã, tương khứ viễn hĩ, bất khả bất sát dã. [Trang Tử, Tại Hựu]
有天道,有人道。無為而尊者,天道也;有為而累者,人道也。主者,天道也。臣者,人道也。天道之與人道也,相去遠矣,不可不察也。《莊子 • 在宥》
【Dịch】Có đạo trời cũng có đạo người. Vô vi mà tôn quý, đó là đạo trời. Hữu vi [lao tác] mà lụy thân, đó là đạo người. Cái chính yếu là đạo trời, cái phụ trợ là đạo người. Đạo trời và đạo người xa nhau. Điều đó không thể không xem xét rõ vậy.
082. Đạo giả, vạn vật chi sở do dã. Thứ vật thất chi giả tử, đắc chi giả sinh. Vi sự nghịch chi tắc bại, thuận chi tắc thành. Cố đạo chi sở tại, thánh nhân tôn chi. [Trang Tử, Ngư Phụ]
道者,萬物之所由也。庶物失之者死,得之者生。為事逆之則敗,順之則成。故道之所在,聖人尊之。 《莊子 • 漁父》
【Dịch】Đạo là khởi nguyên của vạn vật. Vật nào mất đạo thì chết, được đạo thì sống, nghịch đạo thì thất bại, thuận đạo thì thành công. Cho nên, thánh nhân rất quý trọng sự hiện hữu của Đạo.
083. Đạo cố bất tiểu hành, đức cố bất tiểu thức. Tiểu thức thương đức, tiểu hành thương đạo. Cố viết: Chính kỷ nhi dĩ hĩ. Lạc toàn chi vị đắc chí. [Trang Tử, Thiện Tính]
道固不小行,德固不小識。小識傷德,小行傷道。故曰 : 正己而已矣。樂全之謂得志。《莊子 • 繕性》
【Dịch】Đạo vốn không hợp với hành vi nhỏ mọn; đức vốn không hợp với thành kiến hẹp hòi. Thành kiến hẹp hòi làm hại đức; hành vi nhỏ mọn làm hại đạo. Cho nên nói: Phải sửa mình, thế thôi. Bảo toàn được chân tính để vui sướng gọi là đạt được chí nguyện.
084. Tri đạo giả tất đạt vu lý, đạt vu lý tất minh vu quyền, minh vu quyền giả bất dĩ vật hại kỷ. [Trang Tử, Thu Thủy]
知道者必達于理,達于理必明于權,明于權者不以物害己。
《莊子 • 秋水》
【Dịch】Người biết đạo ắt sẽ thông đạt sự lý. Người thông đạt sự lý sẽ hiểu rõ sự quyền biến. Người hiểu rõ sự quyền biến ắt không để vật chất làm hại thân.
085. Đạo thường vô vi nhi vô bất vi. Thánh nhân thể đạo. Phù hà vi tai? Bất dữ vật tranh nhi thiên hạ mạc năng tranh yên. Thử vô tha, tích thiện thành đức nhi thần minh tự đắc, cố ngỗ vật nhi bất quái. [Đạo Tạng, Tây Thăng Kinh]
道常無為而無不為。聖人體道,夫何為哉?不與物爭而天下莫能爭焉。此無他,積善成德而神明自得,故忤物而不怪。《道藏 • 西升經》
【Dịch】Đạo thường vô vi nhưng không gì không làm. Thánh nhân ôm ấp đạo trong lòng. Nguyên do ở đâu? Vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình. Không có gì khác. Tích chứa điều thiện để thành đức, thì mình sẽ trở thành thần minh. Cho nên, dù có ai xung đột gây gỗ với mình thì mình cũng không trách họ.
086. Đạo chung bất khả đắc, bỉ khả đắc giả danh đức bất danh đạo; đạo chung bất khả hành, bỉ khả hành giả danh hành bất danh đạo. Thánh nhân dĩ khả đắc khả hành giả, sở dĩ thiện ngô sinh; dĩ bất khả đắc bất khả hành giả, sở dĩ thiện ngô tử. [Đạo Đức, Vô thượng diệu đạo Văn Thủy chân kinh, Vũ thiên]
道終不可得,彼可得者名德不名道;道終不可行,彼可行者名行不名道。聖人以可得可行者,所以善吾生;以不可得不可行者,所以善吾死。《道德 • 無上妙道文始真經 • 宇篇》
【Dịch】Đạo rốt cuộc là không thể đắc. Cái có thể đắc thì gọi là đức chứ không gọi là đạo. Đạo rốt cuộc là không thể vận dụng. Cái có thể vận dụng được thì gọi là hành chứ không gọi là đạo. Thánh nhân có thể vận dụng cái khả đắc (tức là đức) và cái khả hành (tức là hành) nên giỏi về sự sống. Thánh nhân có thể vận dụng cái bất khả đắc bất khả hành (tức là đạo) nên giỏi về sự chết.
087. Chân đại đạo dĩ khổ tiết nguy hành vi yếu, bất vọng cầu vu nhân, bất kính xỉ vu kỷ, thứ cơ tuẫn thế khoa tục vi bất cảm giả. [Đạo Viên Học Cổ Lục, Nhạc Công bi]
真大道以苦節危行為要,不妄求于人,不敬侈于己,庶幾徇世夸俗為不敢者。《道園學古錄 • 岳公碑》
【Dịch】[Người có] đạo lớn và chân thực lấy thì tiết tháo khắc khổ và hành vi chính trực làm điều quan trọng; không vọng cầu ở người khác; không tự tôn mà phóng túng; chỉ mong là người không dám buông trôi theo đời và đắm say thế tục.
088. Đạo sinh chi, đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quí đức. Đạo chi tôn, đức chi quí, phù mạc chi mệnh, nhi thường tự nhiên. Cố đạo sinh chi, đức súc chi, trưởng chi, dục chi, thành chi, thục chi, dưỡng chi, phú chi, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tể, thị vị huyền đức. [Đạo Đức Kinh, chương 51]
道生之,德畜之,物形之,勢成之。是以萬物莫不尊道而貴德。道之尊,德之貴,夫莫之命而常自然。故道生之,德畜之。長之,育之,成之,熟之,養之,覆之,生而不有,為而不恃,長而不宰,是謂玄德。《道德經 • 第五十一章》
【Dịch】Đạo sinh vạn vật, đức dưỡng chúng, vật chất cho chúng hình, hoàn cảnh tác thành chúng. Cho nên vạn vật đều tôn đạo, quí đức. Sự cao trọng của đạo đức chẳng nhờ ai ban, mà đạo đức tự nhiên vốn đã cao trọng. Cho nên đạo sinh, đức dưỡng, làm cho vạn vật lớn lên; dưỡng nuôi vạn vật, tác thành che chở vạn vật. Sinh ra vạn vật mà không nhận chúng là sở hữu của mình; làm mà không cậy công; làm cho chúng phát triển mà không đòi làm chủ tể. Đó gọi là đức sâu dày.
089. Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức. Hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức. Thượng đức vô vi nhi vô dĩ vi. Hạ đức vi chi nhi hữu dĩ vi. Thượng nhân vi chi nhi vô dĩ vi. Thượng nghĩa vi chi nhi hữu dĩ vi. Thượng lễ vi chi nhi mạc chi ứng. Tắc nhương tý nhi nhưng chi. Cố thất đạo nhi hậu đức. Thất đức nhi hậu nhân. Thất nhân nhi hậu nghĩa. Thất nghĩa nhi hậu lễ. Phù lễ giả, trung tín chi bạc nhi loạn chi thủ. Tiền thức giả đạo chi hoa, nhi ngu chi thủy. Thị dĩ đại trượng phu xử kỳ hậu bất cư kỳ bạc. Xử kỳ thực, bất cư kỳ hoa. Cố khứ bỉ thủ thử. [Đạo Đức Kinh, chương 38]
上德不德,是以有德 ; 下德不失德,是以無德。上德無為而無以為 ; 下德為之而有以為。上仁為之而無以為 ; 上義為之而有以為。上禮為之而莫之應,則攘臂而扔之。故失道而後德,失
德而後仁,失仁而後義,失義而後禮。夫禮者,忠信之薄,而亂之首。前識者,道之華,而愚之始。是以大丈夫處其厚 , 不居其薄 ; 處其實,不居其華。故去彼取此。《道德經 • 第38章》
【Dịch】Bậc thượng đức không tỏ ra là có đức, nên có đức. Người hạ đức câu nệ vào đức, nên vô đức. Bậc thượng đức thì vô vi và không lụy sự việc. Người hạ đức có lao tác và lụy sự việc. Bậc thượng nhân có lao tác nhưng không lụy sự việc. Bậc thượng nghĩa có lao tác nhưng lụy sự việc. Bậc thượng lễ có lao tác; nhưng hễ không được người khác hưởng ứng, thì xắn tay áo lôi kéo người theo. Cho nên mất đạo thì xét đến đức. Mất đức thì xét đến nhân. Mất nhân thì xét đến nghĩa. Mất nghĩa thì xét đến lễ. Mà lễ là lòng trung tín đã đi đến chỗ mỏng manh, và là khởi đầu cho loạn lạc. Không biết mà nói rằng biết, đó là hào nhoáng của đạo và là khởi đầu của ngu si. Cho nên bậc đại trượng phu ở chỗ dày dặn mà tránh chỗ mỏng mảnh, ở chỗ thực mà tránh chỗ hào nhoáng. Đó là bỏ cái kia (hào nhoáng, mỏng mảnh) mà giữ cái này (dày dặn, thực chất).
090. Hàm đức chi hậu, tỷ vu xích tử. Độc trùng bất thích, mãnh thú bất cứ, cược điểu bất bác. [Đạo Đức Kinh, chương 55]
含德之厚,比于赤子。毒虫不螫,猛獸不據,攫鳥不搏。《道德經 • 第五十五章》
【Dịch】Người đức dày, [tâm hồn nhiên] như trẻ sơ sinh. Độc trùng không cắn, thú dữ không ăn, chim ưng chẳng bắt.
091. Nhược phù bất khắc ý nhi cao, vô nhân nghĩa nhi tu, vô công danh nhi trị, vô giang hà nhi nhàn, vô đạo dẫn nhi thọ, vô bất vong dã. Đạm nhiên vô cực nhi chúng mỹ tùng chi, thử thiên địa chi đạo, thánh nhân chi đức dã. Cố viết: phù điềm đạm tịch mịch, hư vô vô vi, thử thiên địa chi bình nhi đạo đức chi chất dã. Cố viết: Thánh nhân hưu hưu yên tắc bình dị hĩ, bình dị tắc điềm đạm hĩ. Bình dị điềm đạm, tắc ưu hoạn bất năng nhập, tà khí bất năng tập, cố kỳ đức toàn nhi thần bất khuy. [Trang Tử, Khắc Ý]
若夫不刻意而高,無仁義而修,無功名而治,無江河而閑,不道引而壽,無不忘也。淡然無極而眾美從之,此天地之道,聖人之德也。故曰 : 夫恬淡寂寞,虛無無為,此天地之平而道德之質也。故曰 : 聖人休休焉則平易矣,平易則恬淡矣。平易恬淡,則憂患不能入,邪氣不能襲,故其德全而神不虧。《莊子 • 刻意》
【Dịch】Nếu không khắc chế tâm mà tính cách vẫn cao thượng, không bàn nhân nghĩa mà vẫn có sự tu dưỡng, không có công danh mà thiên hạ vẫn thịnh trị, không ngao du sông hồ mà vẫn nhàn tản, không luyện hô hấp mà vẫn sống lâu, quên hết mà vẫn có đủ, điềm đạm và tĩnh lặng cực độ mà mọi điều tốt đẹp tuân theo mình; người như thế đã đạt được đạo của trời đất và đức của thánh nhân. Cho nên nói: «Điềm đạm, tĩnh lặng, hư vô, vô vi, đều là các đức tính nhằm duy trì sự quân bình của trời đất, mà chúng cũng là tính chất của đạo và đức.» Cho nên nói: «Thánh nhân nghỉ ngơi ắt tâm sẽ bình dị (quân bình dễ chịu). Bình dị ắt sẽ điềm tĩnh. Bình dị và điềm tĩnh ắt sẽ không lo lắng và bệnh hoạn, tà khí sẽ không xâm nhập. Do đó, đức của ngài toàn vẹn và thần của ngài không thương tổn.»
092. Chí đức giả, hỏa phất năng nhiệt, thủy phất năng nịch, hàn thử phất năng hại, cầm thú phất năng tặc. Phi vị kỳ bạc chi dã, ngôn sát hồ an nguy, ninh vu họa phúc, cẩn vu khứ tựu, mạc chi năng hại dã. Cố viết: Thiên tại nội, nhân tại ngoại, đức tại hồ thiên. Tri thiên nhân chi hành, bản hồ thiên, vị hồ đắc, địch trục nhi khuất thân, phản yêu nhi ngữ cực. [Trang Tử, Thu Thủy]
至德者,火弗能熱,水弗能溺,寒暑弗能害,禽獸弗能賊。非謂其薄之也,言察乎安危,寧于禍福,謹于去就,莫之能害也。故曰 : 天在內,人在外,德在乎天。知天人之行,本乎天,位乎得,蹢噣而屈伸,反要而語極。《莊子 • 秋水》
【Dịch】Bậc chí đức vào lửa không nóng, vào nước không chìm, nóng lạnh không hại được, cầm thú không hại chết nổi. Nó không có nghĩa là ngài coi thường những thứ ấy, mà nghĩa là ngài xem xét rõ giữa an và nguy, điềm tĩnh trước phúc và họa, cẩn thận khi tiến thoái. Cho nên không thứ gì có thể hại được ngài. Do đó nói: «Trời bên trong, người bên ngoài. Đức ở trời. Nếu ai biết sự vận hành của trời và người thì lấy trời làm gốc mà lập thân ở đức, thì người đó có thể tiến thoái, co duỗi, trở về cái thiết yếu mà luận bàn sự cực hạn của đạo.»
093. Chí đạo giả bất dĩ phủ trệ nhi cải đồ, thủ chính giả bất dĩ mạc thưởng nhi cẩu hợp. [Cát Hồng, Bão Phác Tử, chương Quảng Thí]
志道者不以否滯而改圖 , 守正者不以莫賞而苟合。《葛洪、抱朴子 • 廣譬》
【Dịch】Bậc chí tâm theo đạo không vì những nghịch cảnh mà thay đổi chí hướng của mình; người giữ sự thuần chính không vì không được tán thưởng khen ngợi mà cẩu thả tự buông trôi theo thế tục.
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)