Tương Lai
Cập nhật : 19/02/2010 10:30
Việt Nam Sử Lược chép về thời Lê Chiêu Thống như sau : “ Người bấy giờ bàn riêng với nhau rằng : "Nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ, không thấy vua nào hèn hạ đến thế. Tiếng là làm vua mà phải theo niên hiệu vua Tàu, việc gì cũng phải bẩm đến quan Tổng đốc, thế thì có khác gì là đã nội thuộc rồi không ? ”. Khi mà người đứng đầu trăm họ đã hèn nhát nhục nhã như vậy thì hưởng ứng lời kêu gọi của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đứng lên đánh giặc cứu nước là điều không có gì phải bàn cãi. Đúng là “ sức dân như nước, đẩy thuyền là dân mà lật đổ thuyền cũng là dân ” là bài học có tính quy luật của lịch sử.
Giỗ trận Đống Đa
Tương Lai
Trong tâm thức của người Hà Nội, và chắc không chỉ riêng Hà Nội, sau mấy ngày Tết Nguyên Đán là đến ngày Giỗ Trận Đống Đa. “ Giỗ ” là “ lễ tưởng nhớ người đã chết hàng năm vào dịp ngày chết ” [theo định nghĩa của Từ Điển Tiếng Việt]. Vậy thì ngày này ai chết đây và ai giỗ họ đây ?
Người chết là quân xâm lược nhà Thanh. Người làm giỗ cho họ là những người làm nên chiến thắng thần tốc năm Kỷ Dậu [1789]. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim chép : “ Hội quân ở núi Tam Điệp ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân [1788], vua Quang Trung nói với ba quân : " Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rối, đuổi quân Tàu về chẳng qua chỉ trong mươi ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này, ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mươi năm nữa, nước ta dưỡng được sức phú cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa " ”. i
Thế rồi, đêm 30 tháng Chạp đánh diệt căn cứ Gián Khẩu, bức hàng căn cứ Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, bao vây căn cứ chiến lược của giặc ở Ngọc Hồi, đợi cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích căn cứ Khương Thượng, hàng vạn lính bỏ mạng, chủ tướng Sầm Nghi Đống treo cổ tự vẫn, sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu, Quang Trung tổng tấn công Ngọc Hồi. Quân Thanh bị động, thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết. Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp lên ngựa tháo chạy, vượt qua sông Nhị Hà rồi hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều, khiến dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long sớm hơn dự kiến một ngày !
Hàng vạn xác quân Thanh nằm ngổn ngang, quân dân Thăng Long và vùng phụ cận thu dọn chiến trường đã chôn cất thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. Việt Nam Sử Lược lại chép tỉ mỉ : “ Về sau bọn khách trú ở Thăng Long làm cái đền thờ Sầm Nghi Đống ở ngõ Sầm Công, sau Hàng Buồm, nữ sĩ Hồ Xuân Hương có vịnh bài tuyệt cú rằng : Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo, Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu ”. ii
Thế đấy, cái ngõ Sầm Công vẫn còn đấy, chứ không đập bỏ đi, biểu thị một tấm lòng khoan dung độ lượng của một dân tộc vốn từng hứng chịu bao tai hoạ do bọn cướp nước và lũ bán nước gây nên. Và rồi nụ cười của Bà Chúa thơ nôm khi tình cờ “ ghé mắt trông theo " thấy đền thờ tên tướng xâm lược vẫn được gọi là “ đền Thái Thú " do đồng hương của y dựng lên, cũng chỉ là sự bỡn cợt cho một đấng " nam nhi " thất trận, mà không thèm luận tội xâm lược cướp nước của y để biểu tỏ thù hận ! Đây không là một ngẫu nhiên tình cờ, mà là một ứng xử nhất quán của ông cha ta trong lịch sử. Hãy đọc lại Đại Việt Thông Sử, Lê Quý Đôn chép lời Lê Lợi : “ Việc dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết [toàn quốc vi thượng]. Nay ta đã cho bọn Vương Thông trở về nói với vua Minh, trả lại đất đai cho ta, không xâm lấn bờ cõi ta, đó là điều ta không cần gì hơn thế nữa. Hà tất phải giết hết bọn chúng để gây oán với nước lớn làm gì ”. iii
Xin được gợi thêm một sự kiện về một ngôi chùa có mối liên hệ với những sự kiện nói trên : chùa Bộc. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XI, thuộc trại Khương Thượng, lúc đầu có tên Sùng Phúc tự. Chùa bị cháy vào năm 1789 trong trận Rồng lửa do nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh đồn Khương Thượng để tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh. Sau khi tiêu diệt xong quân xâm lược, vua Quang Trung đã ra lệnh cho xây dựng lại chùa Sùng Phúc và đổi tên thành Thiên Phúc tự. Nhưng nhân dân vẫn quen gọi là chùa Bộc. Bộc có nghĩa “ phơi bày ”, nghĩa là ngôi chùa được xây dựng ngay nơi chiến địa mà quân thù chết phơi thây.
Dân tộc này biết chiến đấu kiên cường đập tan mọi cuộc xâm lược, mọi mưu ma chước quỷ của kẻ thù chưa bao giờ dứt bỏ dã tâm xâm lược, biết thường trực nâng cao cảnh giác song cũng sẵn sàng quên đi thù hận để vun đắp cho sự thật tâm hoà hiếu, xây đắp cho tình hữu nghị giữa các quốc gia, nhất là với những quốc gia láng giềng.
Quả thật, từ những sự kiện vừa dẫn ra ở trên, cần suy ngẫm về nhận định của Pham Văn Đồng “ một điều vừa rõ ràng không thể chối cãi được, vừa chứa đựng nhiều bí ẩn trong đêm tối của lịch sử mà chúng ta còn phải tiếp tục phát hiện và phát huy ” ! iv Sự thật lịch sử có lúc mờ lúc tỏ, song dòng chảy lịch sử là bất tận. Dòng cuộn chảy ấy tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc. Thế hệ trẻ Việt Nam phải được hiểu kỹ về dòng chảy bất tận đó, phải được tắm mình vào trong dòng chảy lịch sử để tự hào về ông cha mình bao đời kiên cường, bất khuất và linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo “ dĩ bất biến, ứng vạn biến ” trong trường kỳ dựng nước, mở nước và giữ nước để trao lại cho thế hệ hôm nay.
Và nếu lịch sử là một nhân tố mà thiếu nó, thì không một ý thức dân tộc nào có thể đứng vững được, thì thường xuyên ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của ông cha ta là một đòi hỏi của sự phát triển đất nước. Một khi mà ý thức dân tộc bị phôi pha, bị che lấp bởi nhiều lực hút khác thì đó là báo hiệu của sự suy tàn của một quốc gia. Sẽ không thể có sự phát triển bền vững của đất nước nếu thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay không biết rõ hành trình ông cha mình đã đi qua, về những giá trị đã được hun đúc, cội nguồn sức mạnh vô tận và là điểm tựa vững chắc cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Chiến thắng thần tốc đập tan mấy chục vạn quân xâm lược nhà Thanh nói lên thiên tài quân sự của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đó là một sự thật lịch sử có sức ngân vang mãnh liệt trong tâm hồn Việt Nam. Đồng thời, nếu ngẫm nghĩ thật kỹ, đấy cũng chính là sự bứt phá trong sự vận động tự thân của sức sông dân tộc đưa đến những hợp trội kỳ diệu trong dòng chảy của lịch sử. Cần nhớ rằng, thời đoạn lịch sử thời Lê Mạt vua Lê, chúa Trịnh với phong trào nông dân nổi lên rầm rộ, rộng khắp và kéo dài hàng chục năm “ cả đời khốn khổ chua cay, ước sao chỉ được một ngày làm vua ”, đẩy tới sự đổ vỡ của nhà nước Lê - Trịnh, chuẩn bị cho sự quật khởi của phong trào Tây Sơn, báo hiệu sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên phạm vi cả nước... ; đó là thời kỳ rối ren trầm trọng nhất trong lịch sử từ ngày Khúc Hạo công bố Cương lĩnh dựng nước năm 906 “ chính sự cốt chuộng sự khoan dung giản dị cốt cho trăm họ được yên vui ”.
Việt Nam Sử Lược chép về thời Lê Chiêu Thống như sau : “ Người bấy giờ bàn riêng với nhau rằng : "Nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ, không thấy vua nào hèn hạ đến thế. Tiếng là làm vua mà phải theo niên hiệu vua Tàu, việc gì cũng phải bẩm đến quan Tổng đốc, thế thì có khác gì là đã nội thuộc rồi không ? ”. Khi mà người đứng đầu trăm họ đã hèn nhát nhục nhã như vậy thì hưởng ứng lời kêu gọi của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đứng lên đánh giặc cứu nước là điều không có gì phải bàn cãi. Đúng là “ sức dân như nước, đẩy thuyền là dân mà lật đổ thuyền cũng là dân ” là bài học có tính quy luật của lịch sử.
Sử chép : Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân [26 tháng 12 năm 1788], dừng chân ở Nghệ An hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn ! Thử hỏi không có sức dân ấy, không có lòng dân theo về thì làm sao có được chiến thắng thần tốc 6 ngày điệt tan mấy chục vạn binh của Tổng đốc Lưỡng Quảng [Quảng đông và Quảng tây] Tôn Sĩ Nghị ? Hãy nhớ lại khẩu hiệu vua Trần Nhân Tông cho ghi lên mũi thuyền khi rút quân về Thiên Trường rồi lại rút quân về Thanh Hoá theo đường biển : “ Hoan Diễn do tồn thập vạn binh ” trong giai đoạn vẻ vang của lịch sử chiến thắng đế quốc Nguyên Mông thế kỷ XIII !
Lịch sử là một sự vận động trong thế tương quan giữa nhiều lực lượng nhằm tìm ra một hợp lực, vạch ra con đường đi của nó. Cái hợp lực tạo ra sức mạnh của một dân tộc, viết nên những trang hào hùng của lịch sử dân tộc, chính là quần chúng nhân dân. Những người theo mệnh lệnh của trái tim đã có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có họ. “ Nâng quân số lên tới 10 vạn ” trong mười ngày dừng chân tại Nghệ An của Quang Trung Nguyễn Huệ là nhờ có những người "chân đất" đã biết “ theo mệnh lệnh của trái tim đã có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có họ ”. Không có điều ấy thì dù là thiên tài cũng phải bó tay. Hoặc đúng hơn, thiên tài chính là đã biết phát hiện , khơi dậy và phát huy được sức mạnh vô tận của khối nhân dân vĩ đaị, người làm nên lịch sử. Biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh được khởi nguồn từ mệnh lệnh trái tim ấy chính là bản lĩnh của người lãnh đạo. Không biết điều ấy thì lịch sử đã từng phế bỏ như đã từng phế bỏ Lê Chiêu Thống. Những kẻ chỉ biết đến chiếc ngai vàng, không dám và không biết khởi động sức mạnh của dân, hèn nhát cúi đầu hàng phục kẻ thù đã đi vào lịch sử của kẻ phản quốc mà Lê Chiêu Thống chỉ là một ví dụ !
Vào ngày "Giỗ Trận" mồng Năm tháng Giêng năm Canh Dần hôm nay, thời điểm cô đặc những sự kiện lịch sử của ý chí và sức mạnh cùng với lòng khoan dung và mong muốn hòa hiếu của dân tộc Việt Nam ta, càng hiểu thêm bản lĩnh Việt Nam và những giải pháp Việt Nam, càng cảm nhận ra những âm vang của lịch sử quả có sức lay động mãnh liệt, sức lay động của bản lĩnh ông cha, sức lay động của bản lĩnh Việt Nam.
Tương Lai
i Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. tập2. NXBTPHCM.1997, tr.132
ii Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. tập2. NXBTPHCM.1997, tr.134
iii Lê Quý Đôn. Đại Việt thông sử, đệ kỷ, q.I
iv Phạm Văn Đồng, Văn hóa và Đổi mới. NXBCTQG. Hà Nội 1994, tr. 17
--------------------------------------------------------------------------------
Copyright © 2006 by Dien Dan Forum, BP 50, 92340 Bourg-La-Reine, France
diendan@diendan.org - Contributeurs
20/2/10
Oprah đàm đạo với Thích Nhất Hạnh
Oprah đàm đạo với Thích Nhất Hạnh
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
16.02.2010
Ông là một nhà sư Phật giáo trong hơn 60 năm, đồng thời cũng là người dạy học, cầm bút và là một người phản chiến mạnh mẽ -một lập trường khiến ông còn bị đày lưu vong khỏi quê hương Việt Nam của mình trong bốn thập kỷ qua. Bây giờ người từng được Martin Luther King Jr. xưng tụng là "một tông đồ của hòa bình và bất bạo động" tỏa ra trong cái đẹp của giây phút hiện tại, trong sự trân trọng với từng hơi thở, sự tự chủ cùng niềm hạnh phúc tìm được trong một tách trà đơn giản.
Giờ phút gặp gỡ nhà sư Thích Nhất Hạnh tại Khách sạn Bốn Mùa (Four Seasons) ở Manhattan, tôi cảm nhận được vẻ trầm lắng của ông. Một sự thanh thản sâu sắc như vây tỏa quanh vị Thiền sư Phật giáo.
Tuy nhiên, bên trong phong thái thanh thản của sư Nhất Hạnh là một người chiến binh dũng cảm. Con người 83 tuổi này có quê quán từ Việt Nam đã đi tu khi 16 tuổi, từng can đảm phản đối chính phủ của mình trong sốt thời gian chiến tranh Việt Nam. Ngay cả khi chấp nhận cuộc sống chiêm niệm của một nhà sư, cuộc chiến tranh ấy đã đối đầu với ông bằng lựa chọn: có nên cứ ẩn mình trong tu viện để chăm sóc những vấn đề của tinh thần, hay bước ra bên ngoài để giúp đỡ những người dân làng đang chịu đau khổ ? Quyết định thực hiện cả hai là những gì đã sinh ra "Phật Giáo Dấn thân" một phong trào liên quan đến các hoạt động hòa bình nhằm mục đích cải cách xã hội. Và đó cũng là những gì đã đưa đến việc Martin Luther King Jr đề cử giải Nobel Hòa bình cho ông vào năm 1967.
Sư Nhất Hạnh đã thành lập một tổ chức cứu trợ để xây dựng lại những làng quê bị bom đạn tại Việt Nam, xây trường học, các trung tâm y tế và giúp ổn định những gia đình mất nhà mất cửa như một phần bản cáo trạng của ông đối với các bạo lực gây đau khổ đến người dân của mình. Thầy Nhất Hạnh cũng đã xây dựng một trường đại học Phật giáo, một nhà xuất bản, một tạp chí tranh đấu cho hòa bình, tất cả những điều ấy đã dẫn đến việc chính phủ Việt Nam ngăn cấm ông trở về nước vào năm 1966 sau khi ông rời đất nước trong một chuyến đi cho sứ mệnh hòa bình. Ông vẫn sống lưu vong trong 39 năm nay.
Trước khi lưu vong, sư Nhất Hạnh đã trải qua môt thời gian ở phương Tây (theo học tại ĐH. Princeton và giảng dạy tại Đại học Columbia vào đầu những năm 1960) và đấy chính là phương Tây mà giờ đây ông đã trở lại. Nhìn ra các cơ hội để truyền bá tư tưởng Phật giáo và cổ vũ cho các hoạt động tranh đấu cho hòa bình, ông đã dẫn đầu đoàn đại biểu Phật giáo Hòa bình đến Hội đàm Hòa bình ở Paris năm 1969, thành lập Giáo hội Phật giáo Thống nhất tại Pháp, và tiếp tục viết hơn 100 cuốn sách, trong đó có tác phẩm bán chạy nhất năm 1995 mang tựa đề “Bụt ngàn đời, Chúa ngàn đời” (Living Buddha, Living Christ) một cuốn sách mà lúc nào cũng ở trên đầu giường ngủ của tôi.
Sau cùng sư Nhất Hạnh đã định cư tại miền Nam nước Pháp và thành lập Làng Mai, một tu viện đồng thời là một trung tâm hành thiền Phật giáo, nơi ông vẫn còn sinh sống ở đấy. Mỗi năm, hàng ngàn người đã đến đó để tham dự vào việc khai phá những giáo lý của Phật giáo- gồm chánh niệm (sự hòa hợp chủ định vào thời điểm hiện tại), phát triển tu tập (một hoạt động thường xuyên như thiền hành giúp hướng đến sự suy nghĩ đúng), và giác ngộ (sự giải thoát khỏi khổ đau vốn đến khi ta thức tỉnh với bản chất thật của thực tại). Những nguyên tắc này đã được giới thiệu với thế gian hơn 2.000 năm trước bởi Siddhartha Gautama, hay Ðức Phật, một vị hoàng tử Ấn độ đã từ bỏ một cuộc sống thỏa mãn và dễ dàng để đi tìm sự giác ngộ- và từ đó đã hình thành một tôn giáo.
Nhà sư Thích Nhất Hạnh - hoặc “thầy”, từ ngữ tiếng Việt để gọi người “thầy dạy“ như các môn đệ của ông dùng, đã đến cùng với một nhóm tăng ni Làng Mai để lắng nghe cuộc hội thoại của chúng tôi. Trong một số truyền thống tâm linh, có một khái niệm gọi là "giữ chỗ", hoặc tham dự như một thính giả có lòng bác ái. Các bằng hữu của Thầy là những người giữ chỗ, đã đi theo với thầy từ Pháp, và khi chúng tôi chụp ảnh chung trước khi khởi sự trò chuyện, họ đem đến một trạng thái an bình bằng cách cùng hát một bài ca Phật giáo: "Chúng ta là tất cả các lá của cây; chúng ta là tất cả các sóng của biển; đến lúc để mọi chúng ta được sống như một".
Oprah: Xin cảm tạ ngài đã cho tôi được vinh dự nói chuyện với ngài. Chỉ cần được ở trong sự hiện diện của ngài, tôi đã cảm thấy ít căng thẳng hơn khi bắt đầu một ngày. Phải chăng lúc nào ngài cũng luôn ở trong trạng thái này ?
Nhất Hạnh: Đấy chính là sự tu tập, sự thực hành của tôi. Và tôi cố gắng sống như thế trong mọi giây phút để giữ được an bình trong bản thân mình.
Oprah: Bởi vì ta không thể mang điều gì đến cho người khác nếu mình không có trong tự bản thân.
Nhất Hạnh: Đúng thế.
Oprah: Tôi biết rằng thầy đã được sinh ra ở Việt Nam năm 1926. Có ký ức đẹp đẽ nào của tuổi thơ mà thầy có thể chia sẻ với chúng tôi?
Nhất Hạnh: Đó là ngày tôi thấy được hình ảnh của Đức Phật trong một tờ tạp chí.
Oprah: Khi ấy thầy đưọc bao nhiêu tuổi?
Nhất Hạnh: Tôi đã được 7, 8 tuổi. Phật ngồi trên cỏ, mỉm cười rất yên bình.Tôi thấy rất cảm kích. Xung quanh tôi, không ai được như vậy, vì thế tôi đã mong muốn được như ngài. Và tôi đã nuôi dưỡng ao ước ấy cho đến khi 16 tuổi, khi tôi đã có được sự cho phép của cha mẹ tôi để đi quy y.
Oprah: Cha mẹ của thầy có khuyến khích thầy không?
Nhất Hạnh: Ban đầu, song thân tôi miễn cưỡng, vì họ nghĩ rằng cuộc đời của một nhà sư là khó khăn.
Oprah: Ở tuổi 16, thầy có hiểu được cuộc đời sẽ ra sao không ?
Nhất Hạnh: Không nhiều lắm. Chỉ có một lòng ham muốn rất mạnh. Cái cảm giác mình sẽ không được hạnh phúc nếu không thể trở thành một nhà sư. Ta gọi đấy là tâm thức của người mới bắt đầu – cái ý định sâu sắc, khát vọng sâu nhất mà một người có thể có. Và tôi có thể nói rằng cho đến ngày nay, cái tâm thức của một người mới bắt đầu học vẫn còn sống trong tôi.
Oprah: Đó là điều mà nhiều người đề cập đến như là một niềm đam mê. Đó là cách mà tôi cảm nhận về công việc của tôi hàng ngày. Khi ta đam mê công việc của mình, ta sẽ cảm thấy như mình sẽ làm việc ngay cả khi không được ai trả tiền.
Nhất Hạnh: Và ta sẽ yêu thích nó.
Oprah: Ta sẽ yêu thích nó. Chúng ta hãy nói về chuyện khi thầy mới đến Mỹ. Thầy là một sinh viên ở Princeton. Có phải đấy là một thử thách để đánh bạn với các sinh viên khác khi thầy là một nhà sư Phật giáo hay không ? Thầy có cô đơn không ?
Nhất Hạnh: Vâng, Đại học Princeton giống như một tu viện. Lúc ấy chỉ có nam sinh viên. Và cũng không có nhiều người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ. Trong sáu tháng đầu tiên, tôi đã không nói tiếng Việt. Nhưng khu làng đại học rất đẹp. Và mọi thứ đều mới lạ -cây cối, các loài chim và thức ăn. Tuyết trắng đầu đời của tôi là ở Princeton, và đấy lần đầu tiên tôi xử dụng lò sưởi. Mùa thu đầu tiên là ở Princeton.
Oprah: Khi những chiếc lá chuyển màu.
Nhất Hạnh: Ở Việt Nam chúng tôi đã không thấy những thứ như thế.
Oprah: Vào lúc đó, thầy có mặc áo nhà sư của mình không?
Nhất Hạnh: Có.
Oprah: Không bao giờ phải lo lắng về việc mua quần áo nhỉ? Lúc nào cũng chỉ là áo cà sa.
Nhất Hạnh: Đúng thế.
Oprah: Thầy có các loại y áo cho những dịp khác nhau không ?
Nhất Hạnh: Mình có một áo nghi lễ màu vàng nghệ tây. Thế thôi. Tôi cảm thấy thoải mái khi ăn vận những y áo này. Và chúng vui vẻ nhắc nhở chúng tôi rằng mình là các nhà sư.
Oprah: Là một nhà sư có nghĩa là gì ?
Nhất Hạnh: Là một nhà sư có nghĩa là có thời gian để tu tập cho sự chuyển hóa của mình. Và sau đó để giúp người khác chuyển hóa.
Oprah: Có phải hầu hết các nhà sư đều giác ngộ, hay tìm kiếm sự giác ngộ?
Nhất Hạnh: Giác ngộ luôn luôn ở đó. Giác ngộ nhỏ bé sẽ mang lại giác ngộ lớn. Nếu ta hít vào và nhận thức được mình đang sống - nhận thức được mình có thể chạm vào phép lạ của việc đang sống - thì đó chính là một loại giác ngộ. Nhiều người đang sống nhưng không hề chạm vào phép lạ của sự đang được sống.
Oprah: Tôi tin chắn rằng thầy thấy tất cả xung quanh mình – và tôi cũng cảm thấy bản thân mình có sai lầm ấy – đó là chúng ta chỉ luôn cố gắng cho xong để đi đến việc kế tiếp. Ở đất nước chúng ta, con người rất bận rộn. Ngay cả trẻ em cũng bận rộn. Tôi có cảm tưởng rất ít người trong chúng ta thực hành những gì thầy vừa nói - về việc chạm vào phép lạ mà mình đang được sống.
Nhất Hạnh: Đó là môi trường mà con người đang sống. Nhưng với một sự tu tập, chúng ta sẽ luôn luôn được sống ngay trong thời điểm hiện tại. Với chánh niệm, bạn có thể kiến lập bản thân mình trong hiện tại để có thể chạm vào các kỳ diệu của đời sống đang có sẵn trong khoảnh khắc ấy. Có thể sống được hạnh phúc ở ngay lúc này. rất nhiều điều kiện của hạnh phúc đang có sẵn - quá đủ để ta được hạnh phúc ngay bây giờ. Ta không cần phải chạy vào tương lai để tìm nhiều hạnh phúc hơn.
Nhà sư Thích Nhất Hạnh định nghĩa hạnh phúc và tiết lộ làm thế nào để đạt được hạnh phúc
Oprah: Hạnh phúc là gì?
Nhất Hạnh: Hạnh phúc là chấm dứt sự khổ đau. Sự sảng khoái. Ví dụ, khi tôi thực hành bài tập thở vào này, tôi nhận thức bằng đôi mắt của mình, khi thở ra, tôi mỉm cười với đôi mắt của tôi và nhận ra rằng đôi mắt mình vẫn còn trong tình trạng tốt. Có cả một thiên đường của sắc và màu trên thế gian. Và bởi vì ta có đôi mắt mình vẫn còn trong tình trạng tốt, bạn có thể liên lạc được với thiên đường này. Vì vậy, khi tôi trở thành nhận thức được về đôi mắt của mình, tôi đã chạm được với một trong những điều kiện của hạnh phúc. Và khi tôi chạm được , hạnh phúc sẽ đến.
Oprah: Và ta có thể làm điều đó với mọi phần của cơ thể.
Nhất Hạnh: Đúng thế. Thở vào, tôi nhận thức được trái tim của tôi. Thở ra, tôi mỉm cười với trái tim của tôi và biết rằng trái tim của tôi vẫn còn hoạt động bình thường. Tôi cảm thấy biết ơn đối với trái tim tôi.
Oprah: Như thế là về sự tỉnh thức và biết ơn đối với những gì chúng ta có.
Nhất Hạnh: Đúng vậy.
Oprah: Và không chỉ tỉnh thức, biết ơn về vật chất, mà về sự thực là chúng ta có hơi thở của mình.
Nhất Hạnh: Đúng như thế. Ta cần thực hành chánh niệm để đưa tâm trí của mình trở lại cơ thể và kiến lập bản thân mình trong thời điểm hiện tại. Nếu ta hoàn toàn là hiện tại, ta chỉ cần thực hiện một bước hoặc hít nột hơi thở để bưóc vào vương quốc của Ðức Chúa Trời. Và một khi đã có vương quốc, ta không cần phải chạy theo các đối tượng của tham ái , như quyền lực, danh vọng, những lạc thú xác thịt vv. An bình là có thể. Hạnh phúc là có thể. Và lối thực hành này đủ đơn giản để tất cả mọi người thực hành.
Oprah: Xin cho tôi biết làm thế nào để chúng tôi thực hiện.
Nhất Hạnh: Giả sử bạn đang uống một tách trà. Khi cầm tách trà trên tay, bạn có thể hít thở vào, để đưa tâm thức của bạn trở về cơ thể của bạn, và bạn trở nên hoàn toàn hiện tại. Và khi bạn đang thật sự ở đấy, những điều khác cũng đang ở đấy, cuộc sống, tiêu biểu bởi một tách trà. Tại thời điểm đó bạn là thực, và tách trà là thực. Bạn không bị lạc mất vào quá khứ, tương lai, trong các dự án, các lo lắng của bạn. Bạn đang thoát khỏi tất cả các phiền não. Và trong tình trạng được giải thoát như thế, bạn thưởng thức tách trà của mình. Đó là thời điểm của hạnh phúc và bình an. Khi bạn đánh răng của bạn, bạn có thể có chỉ hai phút, nhưng theo lối thực hành này, có thể mang lại tự chủ và niềm vui trong khoảng thời gian ấy, bởi vì bạn được hình thành ngay tại lúc này. Nếu bạn có khả năng đánh răng trong chánh niệm thì bạn sẽ có thể tận hưởng thời gian mình tắm vòi sen, nấu bữa ăn sáng, nhâm nhi tách trà của mình.
Oprah: Như vậy từ quan điểm này, có vô tận các điều kiện của hạnh phúc.
Nhất Hạnh: Đúng. Chánh niệm giúp bạn trở về trong hiện tại. Và mỗi khi bạn trở về, nhận ra một điều kiện của hạnh phúc mà bạn đang có, hạnh phúc lại đến.
Oprah: Với thầy, tách trà là thực.
Nhất Hạnh: Tôi là thực, và tách trà là thực. Tôi đang ở trong hiện tại. Tôi không nghĩ về quá khứ. Tôi không nghĩ về tương lai. Có một cuộc gặp gỡ thực giữa tôi và trà, và hòa bình, hạnh phúc,và niềm vui là khả hữu trong thời gian tôi uống trà.
Oprah: Tôi chưa bao giờ suy nghĩ nhiều như thế về một tách trà.
Nhất Hạnh: Chúng tôi có thực hành thiền trà. Chúng tôi ngồi xuống, tận hưởng tình anh em, chị em và một tách trà. Phải mất một giờ để vừa thưởng thức một tách trà.
Oprah: Một tách trà, như thế này? [Cô đưa tách trà của mình lên]
Nhất Hạnh: Đúng .
Oprah: Một giờ ?
Nhất Hạnh: Mỗi khoảnh khắc là một khoảnh khắc của hạnh phúc. Và trong giờ thiền trà, bạn nuôi dưỡng niềm vui, tình anh em, chị em và bạn cư trú ngay trong hiện tại.
Về việc cộng đồng đã đóng vai trò quan trọng như thế nào trong suốt 39 năm lưu vong của ông
Oprah: Thầy có thực hành như thế với tất cả mọi loại thức ăn ?
Nhất Hạnh: Có. Chúng tôi có những bữa ăn im lặng trong một cách mà chúng tôi liên lạc với vũ trụ, trong từng miếng ăn.
Oprah: Hết bao lâu để thầy trải qua một bữa ăn? Cả ngày?
Nhất Hạnh: Một giờ là đủ. Chúng tôi cùng ngồi như một cộng đồng, và cùng thưởng thức bữa ăn của chúng tôi với nhau. Vì vậy, cho dù bạn đang ăn, đang uống trà của bạn, hoặc làm các món ăn của bạn, bạn làm điều đó trong một cách thức có tự do, niềm vui và hạnh phúc. Nhiều người đến trung tâm của chúng tôi và tìm hiểu nghệ thuật sống tỉnh thức này. Rồi trở về quê nhà của họ và thiết lập một Tăng đoàn (Sangha), một cộng đồng, để thực hành những điều ấy. Chúng tôi đã giúp thiết lập nhiều tăng đoàn toàn thế giới.
Oprah: Tăng đoàn là một cộng đồng yêu thương.
Nhất Hạnh: Đúng thế.
Oprah: Một cộng đồng như thế quan trọng ra sao trong cuộc sống của chúng ta? Con người có cộng đồng yêu thương với gia đình riêng của mình, sau đó ta mở rộng cộng đồng yêu thương của mình để bao gồm cả những người khác. Vì vậy, các cộng đồng yêu thương của bạn càng lớn hơn, bạn càng có thể hoàn thiện hơn trên thế giới.
Nhất Hạnh: Phải vậy.
Oprah: Trong chủ đề về cộng đồng, chúng ta hãy trở lại thời gian năm 1966. Ngài được mời đến nói chuyện tại Đại học Cornell, chẳng bao lâu sau, ngài đã không được phép trở về đất nước của mình. Ngài đã bị lưu đày suốt 39 năm. Ngài đã đối phó với những cảm xúc ấy ra sao ?
Nhất Hạnh: Vâng, tôi đã giống như một con ong bị đưa ra khỏi tổ. Nhưng bởi vì tôi đã mang cộng đồng yêu thương theo trong trái tim của mình, tôi đã tìm các yếu tố của tăng đoàn xung quanh tôi ở châu Mỹ và châu Âu. Và tôi đã bắt đầu xây dựng một cộng đồng làm việc cho hòa bình.
Oprah: Thoạt tiên thầy có cảm thấy tức giận, đau đớn không?
Nhất Hạnh: Tức giận, lo lắng, buồn và đau đớn. Các thực hành chánh niệm đã giúp tôi nhận ra những điều đó. Trong năm đầu tiên, hầu như đêm nào tôi cũng nằm mơ được đi về nhà. Tôi đã leo lên một ngọn đồi xinh đẹp, rất xanh, rất vui, và đột nhiên tôi tỉnh dậy và thấy rằng tôi đã bị lưu đày. Vì vậy, tu tập của tôi là để liên lạc với các loại cây, chim chóc, hoa lá, các trẻ em, người dân ở phương Tây - và làm họ thành cộng đồng của tôi. Và nhờ tu tập đó, tôi tìm thấy mái ấm bên ngoài gia đình tôi. Một năm sau đó, những giấc mơ ngừng lại.
Oprah: Lý do gì khiến thầy không được phép trở lại đất nước ?
Nhất Hạnh: Trong thời gian chiến tranh, tất cả các bên tham chiến đều tuyên bố rằng họ muốn đánh nhau đến tận cùng. Và những người của chúng tôi đã cố gắng để nói chuyện hòa giải giữa anh em với anh em - họ đã không cho phép chúng tôi làm như thế.
Oprah: Thế là khi thầy là một người không có tổ quốc, thầy đã tạo nên một mái gia đình trong các nước khác.
Nhất Hạnh: Đúng.
Oprah: Và Hoa Kỳ là một trong những mái ấm gia đình đó.
Nhất Hạnh: Đúng thế.
Oprah: Thầy đã gặp Martin Luther King như thế nào?
Nhất Hạnh: Vào tháng 6 năm 1965, tôi đã viết cho ông ta một lá thư giải thích lý do tại sao các nhà sư ở Việt Nam đã hiến mình. Tôi cho rằng, đây không phải là sự tự sát. Tôi cho rằng, trong những tình huống như ở Việt Nam, làm cho tiếng nói của mình đưọc nghe đến là sự khó khăn. Đôi khi chúng tôi phải tự thiêu mình để được lắng nghe. Đó là vì lòng từ bi mà ta làm điều đó. Đó là hành động của tình yêu chứ không phải của thất vọng. Rồi chính xác một năm sau khi tôi viết lá thư ấy, tôi đã gặp ông tại Chicago. Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận về hòa bình, tự do, và cộng đồng. Và chúng tôi đã đồng ý rằng không có một cộng đồng, chúng ta không thể đi xa lắm.
Oprah: Cuộc thảo luận ấy dài bao lâu ?
Nhất Hạnh: Có lẽ là năm phút hoặc lâu hơn. Sau đó, có một cuộc họp báo, và ông đã biểu lộ thái độ rất mạnh mẽ chống lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Oprah: Thầy có nghĩ rằng đó là kết quả từ cuộc hội thoại của mình ?
Nhất Hạnh: Tôi tin như vậy. Chúng tôi đã tiếp tục công việc của chúng tôi, và lần cuối tôi đã gặp ông là ở Geneva trong thời gian hội nghị hòa bình.
(còn tiếp)
Nguồn: oprah.com
Thích Nhất Hạnh mô tả phương cách tốt nhất và duy nhất để loại trừ khủng bố
Oprah: Hai người khi ấy có phát biểu gì không ?
Nhất Hạnh: Có. Ông mời tôi đến ăn sáng, để nói về những vấn đề này một lần nữa. Tôi đã bị bận tại một cuộc họp báo ở tầng dưới phải đến trễ, nhưng ông vẫn chờ. Tôi nói với ông rằng người dân ở Việt Nam gọi ông là Bồ Tát- bậc giác ngộ, vì những gì ông đã làm cho người dân, cho đất nước của ông và thế giới.
Oprah: Và sự thực là ông ấy đã làm một cách bất bạo động.
Nhất Hạnh: Đúng thế. Đó là công việc của một vị Bồ Tát, một đức Phật, luôn luôn có lòng từ bi và bất bạo động. Khi tôi nghe biết về vụ ám sát ông, tôi đã không thể tin được. Tôi nghĩ, "Người dân Mỹ đã tạo nên một vị vua nhưng lại không có khả năng gìn giữ được ngài". Tôi đã có một chút giận dữ. Tôi đã bỏ ăn, bỏ ngủ. Nhưng quyết tâm của tôi để tiếp tục xây dựng một cộng đồng yêu thương luôn luôn được tiếp tục. Và tôi nghĩ rằng tôi luôn cảm nhận được sự ủng hộ của ông.
Oprah: Luôn luôn được hỗ trợ.
Nhất Hạnh: Vâng.
Oprah: Nào, chúng ta đã nói về chánh niệm, và ngài đã đề cập đến đi bộ. Thiền hành nghĩa là thế nào ?
Nhất Hạnh: Khi ta đi bộ, ta chạm mặt đất một cách tỉnh thức, và mỗi bước đi có thể mang lại cho bạn sự vững chãi , niềm vui và tự do. Giải thoát khỏi được những ray rứt của quá khứ và những lo sợ về tương lai.
Oprah: Hầu hết mọi người khi đi bộ thường suy nghĩ về nơi mình phải đến và những gì mình phải làm. Nhưng thầy cho rằng như thế sẽ khiến ta không được hạnh phúc chăng ?
Nhất Hạnh: Con người hy sinh hiện tại cho tương lai. Nhưng cuộc đời chỉ có sẵn hiện tại. Đó là lý do vì sao chúng ta nên đi bộ theo cách như vậy để mỗi bước đi có thể mang chúng ta đến hiện tại.
Oprah: Thế nếu như tôi còn các hóa đơn chưa trả thì sao? Tôi đi bộ, nhưng suy nghĩ về các hóa đơn.
Nhất Hạnh: Có thời gian cho tất cả mọi thứ. Có thời gian để mình ngồi xuống, tập trung bản thân vào vấn đề hoá đơn của mình, nhưng ta sẽ không lo lắng trước đó. Mỗi lúc làm một việc. Chúng ta thực hành đi bộ trong chánh niệm để tự chữa cho bản thân, bởi vì đi bộ như thế sẽ thực sự khiến chúng ta thoát khỏi các lo lắng, áp lực, những căng thẳng trong thể xác và tâm hồn của chúng ta.
Oprah: Trường hợp này cũng tương tự như việc lắng nghe sâu thẳm, mà tôi đã từng nghe thầy nhắc đến.
Nhất Hạnh: Lắng nghe sâu thẳm là loại lắng nghe có thể giúp làm giảm bớt những khổ đau của tha nhân. Ta có thể gọi là lắng nghe với tâm từ bi. Bạn lắng nghe chỉ với một mục đích là để giúp anh, chị ấy trống rỗng được tâm hồn mình. Ngay cả khi anh chị ấy nói lên những điều đầy những nhận thức sai lầm, cay đắng, bạn vẫn có khả năng tiếp tục lắng nghe với lòng từ bi. Bởi vì mình hiểu rằng khi lắng nghe như vậy, mình đem đến người ấy một cơ hội để vơi bớt đau khổ. Nếu bạn muốn giúp người ấy sửa chữa nhận thức của mình, hãy chờ đến một lúc khác. Để ngay bây giờ, bạn không ngăn trở gián đoạn. Bạn không tranh luận. Bởi vì nếu không, bạn làm mất đi cơ hội của người ấy. Bạn chỉ cần lắng nghe với lòng từ bi và giúp đỡ người ấy vơi bớt khổ đau. Một giờ đồng hồ như thế có thể mang đến được sự chữa trị và chuyển hóa.
Oprah: Tôi thích ý tưởng lắng nghe sâu này, bởi vì thường khi có một ai đến với mình để trút buồn giận, ta hay bị cám dỗ bởi việc sẽ đưa ra lời khuyên bảo. Nhưng nếu mình để cho người ấy cứ bộc lộ các xúc cảm, để lúc khác sẽ trở lại với lời khuyên hay ý kiến ắt người đó sẽ chứng nghiệm được một sự chữa lành sâu sắc. Đó là những gì thầy đang nói.
Nhất Hạnh: Đúng thế. Lắng nghe sâu thẳm giúp chúng ta nhận ra sự tồn tại của những nhận thức sai lầm trong chúng ta và trong tha nhân. Tha nhân có nhận thức sai về chính mình và chúng ta. Chúng ta lại có nhận thức sai về bản thân mình và tha nhân. Và đó chính là nền tảng của bạo lực, xung đột và chiến tranh. Những kẻ khủng bố, họ có nhận thức sai. Họ tin rằng các nhóm khác đang tìm cách tiêu diệt họ như là tiêu diệt một tôn giáo, một nền văn minh. Vì vậy, họ muốn tiêu diệt chúng ta, giết chúng ta trước khi chúng ta có thể giết được họ. Và người chống khủng bố có thể nghĩ hầu như tương tự - rằng đây là những kẻ khủng bố và họ đang cố gắng tiêu diệt mình, vì thế mình phải tiêu diệt chúng trước. Cả hai bên phía đều bị thúc đẩy bởi sợ hãi, tức giận và nhận thức sai. Nhưng nhận thức sai lầm không thể tháo gỡ bằng súng và bom. Nhận thức sai cần phải được loại bỏ bằng cách lắng nghe sâu, nghe từ bi, và không gian yêu thương.
Tại sao đau khổ là hệ trọng, và làm thế nào để chữa lành khổ đau
Oprah: Cách duy nhất để kết thúc chiến tranh là sự cảm thông giữa con người.
Nhất Hạnh: Đúng vậy. Chúng tôi sẽ có thể nói điều này: "Bạn ơi, người thân yêu ơi, tôi biết rằng bạn đau khổ. Tôi không am hiểu đủ những khó khăn và đau khổ của bạn. Tôi không có ý muốn bạn phải đau khổ hơn nữa. Ngược lại. Chúng tôi không muốn bạn khổ đau. Nhưng quả là chúng tôi không biết phải làm gì và chúng tôi có thể làm điều sai lầm nếu bạn không giúp chúng tôi hiểu được. Vì vậy, hãy nói cho chúng tôi về những khó khăn của bạn. Tôi tha thiết muốn học hỏi, muốn hiểu được ".Chúng ta cần có những lời nói yêu thương. Và nếu chúng ta thực sự thành tâm, trung thực, họ sẽ mở lòng họ ra. Sau đó chúng ta thực hành lắng nghe với lòng từ bi, và chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều về nhận thức của chính mình và của họ. Chỉ như thế sau đó chúng ta mới có thể giúp loại bỏ các nhận thức sai. Đó là cách tốt nhất, cách duy nhất, để loại bỏ chủ nghĩa khủng bố.
Oprah: Tuy nhiên, những gì thầy đang nói cũng áp dụng được cho những khó khăn giữa bản thân và các thành viên gia đình hoặc bạn bè. Dù các xung đột có khác nhau các nguyên tắc cũng là như nhau.
Nhất Hạnh: Đúng vậy. Và các cuộc đàm phán hòa bình nên được tiến hành theo cách đó. Khi đến đàm phán, chúng ta không nên thương lượng ngay lập tức. Chúng ta nên dành thời gian đi bộ , ăn uống, làm quen với nhau, nói cho nhau nghe về những đau khổ của mình, mà không buộc tội hay lên án. Có thể phải mất một, hai, ba tuần lễ để làm những điều đó. Và nếu sự cảm thông và hiểu biết là khả thi, cuộc đàm phán sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu tôi tổ chức đàm phán hòa bình, tôi sẽ tổ chức theo cách đó.
Oprah: Thầy sẽ bắt đầu bằng dùng trà?
Nhất Hạnh: Dùng trà và thiền hành.
Oprah: Thiền Trà .
Nhất Hạnh: Và chia sẻ hạnh phúc cùng đau khổ của chúng tôi. Và lắng nghe sâu lắng nghe cùng những lời nói yêu thương.
Oprah: Có nơi chốn nào từng dành cho sự giận dữ ?
Nhất Hạnh: Tức giận là năng lượng mà mọi người xử dụng để hành động. Nhưng khi bạn tức giận, bạn sẽ không minh mẫn, và bạn có thể làm những điều sai trái. Đó là lý do tại sao lòng từ bi là một năng lượng tốt hơn. Và năng lượng của từ bi là rất mạnh. Chúng ta đau khổ. Đó là thực tế. Nhưng chúng ta phải học được cách không tức giận và không cho phép mình mang theo giận dữ. Chúng ta nhận thấy ngay rằng đó là sự lo sợ. Đó là sự mục rỗng.
Oprah: Nếu như trong một khoảnh khắc của chánh niệm mà mình bị thách thức thì sẽ ra sao? Ví dụ, một ngày kia có người đem đến tôi một vụ kiện tụng, và thật là khó mà cảm thấy được hạnh phúc khi có ai đó đem mình ra tòa.
Nhất Hạnh: Cách thực hành là đi đến những lo âu, những lo lắng -
Oprah: Nỗi lo sợ. Điều đầu tiên xảy đến là những nỗi sợ xen vào, như thế, tôi sẽ phải làm gì?
Nhất Hạnh: Thì bạn hãy nhận thức nỗi sợ hãi đó. Bạn hãy dịu dàng ôm lấy nỗi sợ và nhìn sâu vào nó. Và khi bạn ôm lấy cơn đau của mình, bạn sẽ có được niềm khuây khỏa và tìm ra cách giải quyết mối xúc cảm. Và nếu bạn biết cách giải quyết nỗi sợ hãi, bạn sẽ có đủ hiểu biết để giải quyết vấn đề. Vấn đề là không để cho nỗi sợ làm chủ. Khi những cảm xúc này nảy sinh, bạn phải thực hành để sử dụng năng lượng của chánh niệm mà nhận ra chúng, ôm lấy chúng, nhìn sâu vào chúng. Cũng giống như một bà mẹ khi em bé khóc. Nỗi lo lắng của mình chính là em bé của mình. Mình cần phải chăm sóc nó. Bạn phải trở về với chính mình, nhận ra những đau khổ trong mình, ôm lấy nỗi đau khổ, và bạn sẽ được niềm khuây khỏa. Và nếu bạn tiếp tục với thực hành chánh niệm của mình, bạn sẽ hiểu đuợc các căn nguyên, bản chất của đau khổ, và bạn sẽ biết cách để biến đổi chúng.
Oprah: Thầy dùng từ đau khổ rất nhiều. Tôi nghĩ rằng nhiều người cho đau khổ là sự đói kém hoặc nghèo khổ vô cùng. Nhưng khi nói về đau khổ, thầy muốn nói về điều gì ?
Nhất Hạnh: Tôi muốn nói đến những sợ hãi, tức giận, thất vọng và lo âu trong chúng ta. Nếu ta biết đối phó với những điều đó, ta sẽ có thể giải quyết được các vấn đề chiến tranh, đói nghèo và xung đột. Nếu chúng ta có lo sợ và thất vọng trong chính mình, chúng ta không thể loại bỏ những đau khổ trong xã hội.
Oprah: Bản chất của Phật giáo, như tôi hiểu, là tin rằng chúng ta đều tinh khiết và rạng rỡ tự bản chất. Thế nhưng, chúng ta thấy xung quanh rất nhiều bằng chứng rằng mọi người không hành động từ một nơi tinh khiết và rạng rỡ. Làm thế nào chúng ta hoà giải được những điều đó?
Nhất Hạnh: Vâng, hạnh phúc và đau khổ hỗ trợ lẫn nhau. Sống là sống-với (to be is to inter-be). Tựa như bên trái và bên phải. Nếu không có bên trái, sẽ chẳng có bên phải. Điều này cũng đúng với đau khổ và hạnh phúc, thiện và ác. Trong mỗi chúng ta đều có những hạt giống tốt và xấu. Chúng ta có hạt giống của tình anh em, tình yêu, lòng từ bi, sự thông hiểu. Nhưng chúng ta cũng có những hạt giống của giận dữ, căm thù, bất đồng.
Oprah: Đó là bản chất của con người.
Nhất Hạnh: Đúng. Có bùn và có hoa sen mọc trong bùn. Chúng ta cần bùn để tạo nên hoa sen.
Oprah: Không thể có thứ này mà không có thứ khác.
Nhất Hạnh: Phải vậy. Bạn chỉ có thể nhận ra hạnh phúc của mình nhờ vào sự khổ đau. Nếu không bị đói, mình sẽ không quý trọng việc có cái gì để ăn. Nếu không trải qua chiến tranh, mình không biết giá trị của hòa bình. Đó là lý do tại sao chúng ta không nên cứ chạy theo hết điều này đến điều khác. Hãy ôm lấy khổ đau khổ của mình, nhìn sâu vào đấy, chúng ta sẽ tìm được cách đến hạnh phúc.
Tìm hiểu về Bốn niệm chú mà Thích Nhất Hạnh xử dụng khi hành thiền
Oprah: Thầy có hành thiền mỗi ngày không?
Nhất Hạnh: Chúng tôi cố gắng không chỉ hành thiền mỗi ngày mà mọi lúc. Khi uống, khi nói, khi viết, khi tưới cây, có thể hành thiền trong cuộc sống ngay trong mọi lúc.
Oprah: Nhưng thầy có từng ngồi lặng lẽ một mình, niệm chú hay không niệm một thần chú nào?
Nhất Hạnh: Vâng. Chúng tôi ngồi một mình, chúng tôi cùng ngồi với nhau.
Oprah: Càng nhiều người cùng ngồi càng tốt hơn.
Nhất Hạnh: Đúng. Năng lượng tập thể là rất hữu ích. Tôi muốn nói về chú niệm mà bạn vừa đề cập. Câu đầu là "Em yêu, anh ở đây vì em." Khi bạn yêu một ai đó, điều tốt nhất mà mình có thể mang lại chính là sự hiện diện của mình. Làm sao ta có thể yêu thương nếu mình không ở đấy ?
Oprah: Đó là một niệm chú đáng yêu.
Nhất Hạnh: Bạn hãy nhìn vào mắt họ và nói, "Em yêu, em có biết gì không ? Anh đang ở đây vì em" Bạn mang đến cho người ấy sự hiện diện của mình. Bạn không bận tâm đến quá khứ hay tương lai; bạn ở đấy cho người mình thương yêu. Niệm chú thứ hai là, "Em yêu, anh biết em ở đấy và anh rất hạnh phúc" Bởi vì bạn hoàn toàn ở đấy, bạn nhận ra sự hiện diện của ngưoơi mình thương yêu như một cái gì đó rất quý giá. Bạn ôm lấy người thương của mình với chánh niệm. Và người đó sẽ nở ra như một đóa hoa. Được yêu thương có nghĩa là được nhìn nhận như một hiện hữu. Và hai niệm chú này có thể mang lại hạnh phúc ngay lập tức, ngay cả khi người yêu của bạn không ở đó. Bạn có thể sử dụng điện thoại và thực hành các niệm chú.
Oprah: Hoặc dùng e-mail.
Nhất Hạnh: Đúng, E-mail. Bạn không cần phải thực hành bằng tiếng Phạn hay tiếng Tây Tạng, bạn có thể thực hành bằng tiếng Anh.
Oprah: "Anh yêu, em ở đây vì anh".
Nhất Hạnh: Và em rất hạnh phúc. Niệm chú thứ ba là những gì bạn thực hiện khi người mình yêu thương bị đau khổ. "Em yêu, anh biết em đang đau khổ. Đó là lý do tại sao anh ở đây cho em..." Trước khi bạn làm điều gì đó để giúp đỡ, ngay sự hiện diện của bạn đã có thể mang lại một số an ủi.
Oprah: Sự nhìn nhận những đau khổ hay tổn thương.
Nhất Hạnh: Đúng thế. Và niệm chú thứ tư hơi khó hơn một chút. Đó là khi bạn bị đau khổ và bạn tin rằng sự đau khổ của bạn gây ra bởi người mình yêu thương. Nếu một ai khác đã làm điều gì sai quấy cho mình, bạn đã có thể ít khổ đau hơn. Nhưng đây lại chính là người mà mình yêu thương nhất, do đó bạn bị đau khổ vô cùng. Bạn muốn đi về phòng của mình đóng cửa lại và chịu đựng một mình.
Oprah: Đúng thế.
Nhất Hạnh: Bạn bị tổn thương. Và bạn muốn trừng phạt người ấy vì đã họ khiến bạn phải đau khổ. Câu niệm chú là để chế ngự điều ấy: "Em yêu, tôi đau khổ. Tôi đang cố gắng hết sức để tu tập... Xin hãy giúp đỡ tôi." Bạn hãy đến với cô ấy, với anh ấy, và thực hành điều đó. Và nếu bạn có thể tự mình đến để đọc niệm chú ấy, ngay lập tức, bạn sẽ vơi nhẹ khổ đau. Bởi vì bạn không có sự gì ngăn trở giữa bạn và người ấy.
Oprah: "Anh yêu, em đau khổ. Hãy giúp đỡ em."
Nhất Hạnh: "Hãy giúp em."
Oprah: Nếu người đó không sẵn lòng giúp mình?
Nhất Hạnh: Trước hết, khi bạn yêu một ai đó, bạn muốn chia sẻ mọi thứ với anh ta hoặc cô ta. Vì vậy, chính là nhiệm vụ của mình để nói rằng, "Tôi đau khổ và tôi muốn bạn biết", và anh ấy, cô ấy, sẽ trân trọng với điều đó.
Oprah: Nếu anh ấy, cô ấy yêu mình.
Nhất Hạnh: Đúng. Đây là trường hợp của hai người yêu nhau. Người mà mình yêu quý.
Oprah: Đúng quá.
Nhất Hạnh: "Và khi tôi đã cố gắng hết sức để nhìn sâu sắc, để xem có phải khổ đau này xuất phát từ nhận thức sai lầm của tôi và tôi có thể có khả năng biến đổi nó hay không, nhưng trong trường hợp này tôi không thể biến đổi nó, em nên giúp tôi, em yêu. Em nên cho tôi biết lý do tại sao em đã làm một điều như vậy với tôi, tại sao lại nói một điều như vậy với tôi". Bằng cách đó, bạn đã bày tỏ lòng trông cậy, sự tự tin của mình. Bạn không còn muốn trừng phạt nữa. Và đó là lý do tại sao ngay lập tức bạn đau khổ ít đi.
Thích Nhất Hạnh chia sẻ những gì ông biết chắc chắn
Oprah: Tuyệt vời. Bây giờ tôi xin hỏi thầy một số câu hỏi về thế giới tu hành. Thầy có tập thể dục để giữ dáng không?
Nhất Hạnh: Có. Chúng tôi có mười vận động chánh niệm. Chúng tôi đi thiền hành mỗi ngày. Chúng tôi thực hành ăn uống với chánh niệm.
Oprah: Thầy ăn chay?
Nhất Hạnh: Đúng thế. Ăn chay. Tuyệt đối chay tịnh. Chúng tôi không ăn các sản phẩm từ động vật nữa.
Oprah: Vậy là, thầy sẽ không ăn trứng.
Nhất Hạnh: Không trứng, không sữa, không phô mai. Bởi vì chúng tôi hiểu biết rằng ăn uống trong chánh niệm có thể cứu được hành tinh của chúng ta.
Oprah: Thầy có xem TV?
Nhất Hạnh: Không. Nhưng tôi vẫn sát gần với thế giới. Nếu có bất cứ điều gì thực sự quan trọng xảy ra, có người sẽ cho tôi biết.
Oprah: Tôi cảm thấy cách đó !
Nhất Hạnh: Mình không cần phải nghe tin tức ba lần một ngày hay đọc hết tờ báo này đến tờ báo khác.
Oprah: Đúng vậy. Thế cuộc đời của một nhà sư là một cuộc sống độc thân phải không ?
Nhất Hạnh: Đúng thế.
Oprah: Thầy chưa từng bao giờ gặp khó khăn với ý tưởng từ bỏ hôn nhân hay con cái ?
Nhất Hạnh: Một hôm khi ở độ tuổi 30, tôi đã thiền định trong một công viên ở Pháp. Tôi thấy một bà mẹ trẻ với một em bé xinh đẹp. Và trong một thoáng chớp tôi đã nghĩ rằng phải chi tôi không phải là một nhà sư, chắc tôi sẽ có một người vợ và một đứa trẻ như thế. Ý tưởng chỉ kéo dài trong một giây. Tôi vượt thắng ý tưởng ấy rất nhanh chóng.
Oprah: Đó không phải là cuộc sống dành cho thầy. Và nói về cuộc sống, cái chết thì ra sao ? Điều gì xảy ra khi chúng ta chết đi, thầy có tin không ?
Nhất Hạnh: Câu hỏi có thể được trả lời khi bạn có thể trả lời câu hỏi này: Điều gì sẽ xảy ra trong thời điểm hiện tại ? Trong thời điểm hiện tại, bạn đang tạo ra các suy nghĩ, lời nói và hành động. Và chúng sẽ tiếp tục trên thế gian này. Mỗi suy nghĩ bạn tạo ra, bất cứ điều gì bạn nói, bất kỳ hành động mà bạn làm, đều mang chứng tích của bạn. Những hành vi này được gọi là nghiệp. Và đó là sự liên tục của bạn. Khi thân thể này hư hoại, bạn vẫn tiếp tục với những hành động của mình. Giống như đám mây trên bầu trời. Khi mây không còn trên bầu trời, nó đã không chết đi. Đám mây vẫn tiếp tục trong các hình tướng khác như mưa, tuyết hoặc băng. Bản chất của chúng ta là bản chất của sự không sinh không tử. Không thể khiến cho một đám mây vượt khỏi từ sự có sang sự không có. Và điều này thực đúng với một người mình yêu quý. Họ đã không chết. Họ đã tiếp tục trong nhiều hình tướng mới, và bạn có thể nhìn một cách sâu sắc và nhận ra họ trong chính bạn và xung quanh bạn.
Oprah: Có phải là đấy là điều thầy muốn nói khi thầy đã viết bài thơ “Hãy gọi tôi bằng tên thật của tôi” mà tôi hằng yêu thích không ?
Nhất Hạnh: Phải. Khi bạn gọi cho tôi châu Âu, tôi nói phải. Khi bạn gọi cho tôi là Ả Rập, tôi nói phải. Khi bạn gọi cho tôi là đen, tôi nói phải. Khi bạn gọi cho tôi là trắng, tôi nói phải. Bởi vì tôi ở trong bạn và bạn đang ở trong tôi. Chúng ta phải ở được trong mọi thứ của vũ trụ.
Oprah: [đọc từ một bài thơ] "Tôi là loài phù du ẩn hiện trên mặt sông. Và tôi là loài chim, khi xuân về, kịp đến để ăn loài phù du... Tôi là đứa trẻ ở Uganda, toàn da bọc xương. Đôi chân tôi gầy teo như hai ống tre. Và tôi là người lái buôn vũ khí, bán những vũ khí giết người cho Uganda... Tôi là bé gái mười hai tuổi, nương thân trên chiếc xuồng nhỏ...Đã nhảy xuống đại dương sau khi bị hãm hiếp bởi một tên cướp biển, Và tôi là tên cướp biển, lòng tôi không biết nhìn và thương yêu... Xin hãy gọi tôi bằng tên thật của tôi để tôi có thể cùng nghe được tiếng khóc và tiếng cười của mình để tôi có thể nhìn thấy niềm vui và nỗi đau của mình là một...Xin hãy gọi tôi bằng tên thật của tôi, Để tôi có thể tỉnh dậy, để cánh cửa lòng tôi có thể được bỏ ngỏ , một cánh cửa của từ bi" Bài thơ đó có ý nghĩa là gì, thưa thầy ?
Nhất Hạnh: Có nghĩa lòng từ bi của chúng ta là thực hành quan trọng nhất. Sự hiểu biết mang đến lòng từ bi. Hiểu những đau khổ mà chúng sinh trải qua sẽ giúp giải phóng năng lượng của từ bi. Và với năng lượng đó bạn sẽ biết mình phải làm gì.
Oprah: Được rồi. Ở phần cuối của tạp chí này, tôi sẽ có một cột mục mang tên là "Những gì tôi biết chắc". Vậy, những gì thầy biết chắc chắn ?
Nhất Hạnh: Tôi biết chắc rằng chúng mình không biết đủ. Chúng ta phải tiếp tục học hỏi. Chúng ta phải mở ra. Và chúng ta phải sẵn sàng để buông thả những kiến thức của mình để đi đến được một hiểu biết cao hơn của thực tại. Khi bạn leo lên một bậc thang và bước đến bậc thứ sáu, và bạn nghĩ rằng đó là bậc cao nhất, thì bạn không thể đến được bậc thứ bảy. Thành ra kỹ thuật chính là buông bỏ bậc thang thứ sáu để bậc thứ bảy có thể trở nên khả thi. Và đấy là tu tập của chúng tôi, buông xả đi những quan điểm của mình. Lối thực hành về sự không vướng mắc vào quan điểm là trọng tâm của tu tập thiền định Phật giáo. Con người đau khổ là vì họ bị vướng kẹt trong các quan điểm, chúng ta tự do thì chúng ta sẽ không còn đau khổ nữa.
Oprah: Thế không có một truy tìm thực sự để được tự do sao ?
Nhất Hạnh: Có. Để được tự do, trước hết, là được thoát khỏi những quan điểm sai lầm vốn là nền tảng của tất cả loại đau khổ, sợ hãi và bạo lực.
Oprah: Thật là một vinh dự được hầu chuyện với thầy hôm nay.
Nhất Hạnh: Xin cảm ơn. Một khoảnh khắc của hạnh phúc cũng có thể giúp ích mọi người.
Oprah: Tôi nghĩ sẽ như thế.
Hết
Nguồn: oprah.com
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
16.02.2010
Ông là một nhà sư Phật giáo trong hơn 60 năm, đồng thời cũng là người dạy học, cầm bút và là một người phản chiến mạnh mẽ -một lập trường khiến ông còn bị đày lưu vong khỏi quê hương Việt Nam của mình trong bốn thập kỷ qua. Bây giờ người từng được Martin Luther King Jr. xưng tụng là "một tông đồ của hòa bình và bất bạo động" tỏa ra trong cái đẹp của giây phút hiện tại, trong sự trân trọng với từng hơi thở, sự tự chủ cùng niềm hạnh phúc tìm được trong một tách trà đơn giản.
Giờ phút gặp gỡ nhà sư Thích Nhất Hạnh tại Khách sạn Bốn Mùa (Four Seasons) ở Manhattan, tôi cảm nhận được vẻ trầm lắng của ông. Một sự thanh thản sâu sắc như vây tỏa quanh vị Thiền sư Phật giáo.
Tuy nhiên, bên trong phong thái thanh thản của sư Nhất Hạnh là một người chiến binh dũng cảm. Con người 83 tuổi này có quê quán từ Việt Nam đã đi tu khi 16 tuổi, từng can đảm phản đối chính phủ của mình trong sốt thời gian chiến tranh Việt Nam. Ngay cả khi chấp nhận cuộc sống chiêm niệm của một nhà sư, cuộc chiến tranh ấy đã đối đầu với ông bằng lựa chọn: có nên cứ ẩn mình trong tu viện để chăm sóc những vấn đề của tinh thần, hay bước ra bên ngoài để giúp đỡ những người dân làng đang chịu đau khổ ? Quyết định thực hiện cả hai là những gì đã sinh ra "Phật Giáo Dấn thân" một phong trào liên quan đến các hoạt động hòa bình nhằm mục đích cải cách xã hội. Và đó cũng là những gì đã đưa đến việc Martin Luther King Jr đề cử giải Nobel Hòa bình cho ông vào năm 1967.
Sư Nhất Hạnh đã thành lập một tổ chức cứu trợ để xây dựng lại những làng quê bị bom đạn tại Việt Nam, xây trường học, các trung tâm y tế và giúp ổn định những gia đình mất nhà mất cửa như một phần bản cáo trạng của ông đối với các bạo lực gây đau khổ đến người dân của mình. Thầy Nhất Hạnh cũng đã xây dựng một trường đại học Phật giáo, một nhà xuất bản, một tạp chí tranh đấu cho hòa bình, tất cả những điều ấy đã dẫn đến việc chính phủ Việt Nam ngăn cấm ông trở về nước vào năm 1966 sau khi ông rời đất nước trong một chuyến đi cho sứ mệnh hòa bình. Ông vẫn sống lưu vong trong 39 năm nay.
Trước khi lưu vong, sư Nhất Hạnh đã trải qua môt thời gian ở phương Tây (theo học tại ĐH. Princeton và giảng dạy tại Đại học Columbia vào đầu những năm 1960) và đấy chính là phương Tây mà giờ đây ông đã trở lại. Nhìn ra các cơ hội để truyền bá tư tưởng Phật giáo và cổ vũ cho các hoạt động tranh đấu cho hòa bình, ông đã dẫn đầu đoàn đại biểu Phật giáo Hòa bình đến Hội đàm Hòa bình ở Paris năm 1969, thành lập Giáo hội Phật giáo Thống nhất tại Pháp, và tiếp tục viết hơn 100 cuốn sách, trong đó có tác phẩm bán chạy nhất năm 1995 mang tựa đề “Bụt ngàn đời, Chúa ngàn đời” (Living Buddha, Living Christ) một cuốn sách mà lúc nào cũng ở trên đầu giường ngủ của tôi.
Sau cùng sư Nhất Hạnh đã định cư tại miền Nam nước Pháp và thành lập Làng Mai, một tu viện đồng thời là một trung tâm hành thiền Phật giáo, nơi ông vẫn còn sinh sống ở đấy. Mỗi năm, hàng ngàn người đã đến đó để tham dự vào việc khai phá những giáo lý của Phật giáo- gồm chánh niệm (sự hòa hợp chủ định vào thời điểm hiện tại), phát triển tu tập (một hoạt động thường xuyên như thiền hành giúp hướng đến sự suy nghĩ đúng), và giác ngộ (sự giải thoát khỏi khổ đau vốn đến khi ta thức tỉnh với bản chất thật của thực tại). Những nguyên tắc này đã được giới thiệu với thế gian hơn 2.000 năm trước bởi Siddhartha Gautama, hay Ðức Phật, một vị hoàng tử Ấn độ đã từ bỏ một cuộc sống thỏa mãn và dễ dàng để đi tìm sự giác ngộ- và từ đó đã hình thành một tôn giáo.
Nhà sư Thích Nhất Hạnh - hoặc “thầy”, từ ngữ tiếng Việt để gọi người “thầy dạy“ như các môn đệ của ông dùng, đã đến cùng với một nhóm tăng ni Làng Mai để lắng nghe cuộc hội thoại của chúng tôi. Trong một số truyền thống tâm linh, có một khái niệm gọi là "giữ chỗ", hoặc tham dự như một thính giả có lòng bác ái. Các bằng hữu của Thầy là những người giữ chỗ, đã đi theo với thầy từ Pháp, và khi chúng tôi chụp ảnh chung trước khi khởi sự trò chuyện, họ đem đến một trạng thái an bình bằng cách cùng hát một bài ca Phật giáo: "Chúng ta là tất cả các lá của cây; chúng ta là tất cả các sóng của biển; đến lúc để mọi chúng ta được sống như một".
Oprah: Xin cảm tạ ngài đã cho tôi được vinh dự nói chuyện với ngài. Chỉ cần được ở trong sự hiện diện của ngài, tôi đã cảm thấy ít căng thẳng hơn khi bắt đầu một ngày. Phải chăng lúc nào ngài cũng luôn ở trong trạng thái này ?
Nhất Hạnh: Đấy chính là sự tu tập, sự thực hành của tôi. Và tôi cố gắng sống như thế trong mọi giây phút để giữ được an bình trong bản thân mình.
Oprah: Bởi vì ta không thể mang điều gì đến cho người khác nếu mình không có trong tự bản thân.
Nhất Hạnh: Đúng thế.
Oprah: Tôi biết rằng thầy đã được sinh ra ở Việt Nam năm 1926. Có ký ức đẹp đẽ nào của tuổi thơ mà thầy có thể chia sẻ với chúng tôi?
Nhất Hạnh: Đó là ngày tôi thấy được hình ảnh của Đức Phật trong một tờ tạp chí.
Oprah: Khi ấy thầy đưọc bao nhiêu tuổi?
Nhất Hạnh: Tôi đã được 7, 8 tuổi. Phật ngồi trên cỏ, mỉm cười rất yên bình.Tôi thấy rất cảm kích. Xung quanh tôi, không ai được như vậy, vì thế tôi đã mong muốn được như ngài. Và tôi đã nuôi dưỡng ao ước ấy cho đến khi 16 tuổi, khi tôi đã có được sự cho phép của cha mẹ tôi để đi quy y.
Oprah: Cha mẹ của thầy có khuyến khích thầy không?
Nhất Hạnh: Ban đầu, song thân tôi miễn cưỡng, vì họ nghĩ rằng cuộc đời của một nhà sư là khó khăn.
Oprah: Ở tuổi 16, thầy có hiểu được cuộc đời sẽ ra sao không ?
Nhất Hạnh: Không nhiều lắm. Chỉ có một lòng ham muốn rất mạnh. Cái cảm giác mình sẽ không được hạnh phúc nếu không thể trở thành một nhà sư. Ta gọi đấy là tâm thức của người mới bắt đầu – cái ý định sâu sắc, khát vọng sâu nhất mà một người có thể có. Và tôi có thể nói rằng cho đến ngày nay, cái tâm thức của một người mới bắt đầu học vẫn còn sống trong tôi.
Oprah: Đó là điều mà nhiều người đề cập đến như là một niềm đam mê. Đó là cách mà tôi cảm nhận về công việc của tôi hàng ngày. Khi ta đam mê công việc của mình, ta sẽ cảm thấy như mình sẽ làm việc ngay cả khi không được ai trả tiền.
Nhất Hạnh: Và ta sẽ yêu thích nó.
Oprah: Ta sẽ yêu thích nó. Chúng ta hãy nói về chuyện khi thầy mới đến Mỹ. Thầy là một sinh viên ở Princeton. Có phải đấy là một thử thách để đánh bạn với các sinh viên khác khi thầy là một nhà sư Phật giáo hay không ? Thầy có cô đơn không ?
Nhất Hạnh: Vâng, Đại học Princeton giống như một tu viện. Lúc ấy chỉ có nam sinh viên. Và cũng không có nhiều người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ. Trong sáu tháng đầu tiên, tôi đã không nói tiếng Việt. Nhưng khu làng đại học rất đẹp. Và mọi thứ đều mới lạ -cây cối, các loài chim và thức ăn. Tuyết trắng đầu đời của tôi là ở Princeton, và đấy lần đầu tiên tôi xử dụng lò sưởi. Mùa thu đầu tiên là ở Princeton.
Oprah: Khi những chiếc lá chuyển màu.
Nhất Hạnh: Ở Việt Nam chúng tôi đã không thấy những thứ như thế.
Oprah: Vào lúc đó, thầy có mặc áo nhà sư của mình không?
Nhất Hạnh: Có.
Oprah: Không bao giờ phải lo lắng về việc mua quần áo nhỉ? Lúc nào cũng chỉ là áo cà sa.
Nhất Hạnh: Đúng thế.
Oprah: Thầy có các loại y áo cho những dịp khác nhau không ?
Nhất Hạnh: Mình có một áo nghi lễ màu vàng nghệ tây. Thế thôi. Tôi cảm thấy thoải mái khi ăn vận những y áo này. Và chúng vui vẻ nhắc nhở chúng tôi rằng mình là các nhà sư.
Oprah: Là một nhà sư có nghĩa là gì ?
Nhất Hạnh: Là một nhà sư có nghĩa là có thời gian để tu tập cho sự chuyển hóa của mình. Và sau đó để giúp người khác chuyển hóa.
Oprah: Có phải hầu hết các nhà sư đều giác ngộ, hay tìm kiếm sự giác ngộ?
Nhất Hạnh: Giác ngộ luôn luôn ở đó. Giác ngộ nhỏ bé sẽ mang lại giác ngộ lớn. Nếu ta hít vào và nhận thức được mình đang sống - nhận thức được mình có thể chạm vào phép lạ của việc đang sống - thì đó chính là một loại giác ngộ. Nhiều người đang sống nhưng không hề chạm vào phép lạ của sự đang được sống.
Oprah: Tôi tin chắn rằng thầy thấy tất cả xung quanh mình – và tôi cũng cảm thấy bản thân mình có sai lầm ấy – đó là chúng ta chỉ luôn cố gắng cho xong để đi đến việc kế tiếp. Ở đất nước chúng ta, con người rất bận rộn. Ngay cả trẻ em cũng bận rộn. Tôi có cảm tưởng rất ít người trong chúng ta thực hành những gì thầy vừa nói - về việc chạm vào phép lạ mà mình đang được sống.
Nhất Hạnh: Đó là môi trường mà con người đang sống. Nhưng với một sự tu tập, chúng ta sẽ luôn luôn được sống ngay trong thời điểm hiện tại. Với chánh niệm, bạn có thể kiến lập bản thân mình trong hiện tại để có thể chạm vào các kỳ diệu của đời sống đang có sẵn trong khoảnh khắc ấy. Có thể sống được hạnh phúc ở ngay lúc này. rất nhiều điều kiện của hạnh phúc đang có sẵn - quá đủ để ta được hạnh phúc ngay bây giờ. Ta không cần phải chạy vào tương lai để tìm nhiều hạnh phúc hơn.
Nhà sư Thích Nhất Hạnh định nghĩa hạnh phúc và tiết lộ làm thế nào để đạt được hạnh phúc
Oprah: Hạnh phúc là gì?
Nhất Hạnh: Hạnh phúc là chấm dứt sự khổ đau. Sự sảng khoái. Ví dụ, khi tôi thực hành bài tập thở vào này, tôi nhận thức bằng đôi mắt của mình, khi thở ra, tôi mỉm cười với đôi mắt của tôi và nhận ra rằng đôi mắt mình vẫn còn trong tình trạng tốt. Có cả một thiên đường của sắc và màu trên thế gian. Và bởi vì ta có đôi mắt mình vẫn còn trong tình trạng tốt, bạn có thể liên lạc được với thiên đường này. Vì vậy, khi tôi trở thành nhận thức được về đôi mắt của mình, tôi đã chạm được với một trong những điều kiện của hạnh phúc. Và khi tôi chạm được , hạnh phúc sẽ đến.
Oprah: Và ta có thể làm điều đó với mọi phần của cơ thể.
Nhất Hạnh: Đúng thế. Thở vào, tôi nhận thức được trái tim của tôi. Thở ra, tôi mỉm cười với trái tim của tôi và biết rằng trái tim của tôi vẫn còn hoạt động bình thường. Tôi cảm thấy biết ơn đối với trái tim tôi.
Oprah: Như thế là về sự tỉnh thức và biết ơn đối với những gì chúng ta có.
Nhất Hạnh: Đúng vậy.
Oprah: Và không chỉ tỉnh thức, biết ơn về vật chất, mà về sự thực là chúng ta có hơi thở của mình.
Nhất Hạnh: Đúng như thế. Ta cần thực hành chánh niệm để đưa tâm trí của mình trở lại cơ thể và kiến lập bản thân mình trong thời điểm hiện tại. Nếu ta hoàn toàn là hiện tại, ta chỉ cần thực hiện một bước hoặc hít nột hơi thở để bưóc vào vương quốc của Ðức Chúa Trời. Và một khi đã có vương quốc, ta không cần phải chạy theo các đối tượng của tham ái , như quyền lực, danh vọng, những lạc thú xác thịt vv. An bình là có thể. Hạnh phúc là có thể. Và lối thực hành này đủ đơn giản để tất cả mọi người thực hành.
Oprah: Xin cho tôi biết làm thế nào để chúng tôi thực hiện.
Nhất Hạnh: Giả sử bạn đang uống một tách trà. Khi cầm tách trà trên tay, bạn có thể hít thở vào, để đưa tâm thức của bạn trở về cơ thể của bạn, và bạn trở nên hoàn toàn hiện tại. Và khi bạn đang thật sự ở đấy, những điều khác cũng đang ở đấy, cuộc sống, tiêu biểu bởi một tách trà. Tại thời điểm đó bạn là thực, và tách trà là thực. Bạn không bị lạc mất vào quá khứ, tương lai, trong các dự án, các lo lắng của bạn. Bạn đang thoát khỏi tất cả các phiền não. Và trong tình trạng được giải thoát như thế, bạn thưởng thức tách trà của mình. Đó là thời điểm của hạnh phúc và bình an. Khi bạn đánh răng của bạn, bạn có thể có chỉ hai phút, nhưng theo lối thực hành này, có thể mang lại tự chủ và niềm vui trong khoảng thời gian ấy, bởi vì bạn được hình thành ngay tại lúc này. Nếu bạn có khả năng đánh răng trong chánh niệm thì bạn sẽ có thể tận hưởng thời gian mình tắm vòi sen, nấu bữa ăn sáng, nhâm nhi tách trà của mình.
Oprah: Như vậy từ quan điểm này, có vô tận các điều kiện của hạnh phúc.
Nhất Hạnh: Đúng. Chánh niệm giúp bạn trở về trong hiện tại. Và mỗi khi bạn trở về, nhận ra một điều kiện của hạnh phúc mà bạn đang có, hạnh phúc lại đến.
Oprah: Với thầy, tách trà là thực.
Nhất Hạnh: Tôi là thực, và tách trà là thực. Tôi đang ở trong hiện tại. Tôi không nghĩ về quá khứ. Tôi không nghĩ về tương lai. Có một cuộc gặp gỡ thực giữa tôi và trà, và hòa bình, hạnh phúc,và niềm vui là khả hữu trong thời gian tôi uống trà.
Oprah: Tôi chưa bao giờ suy nghĩ nhiều như thế về một tách trà.
Nhất Hạnh: Chúng tôi có thực hành thiền trà. Chúng tôi ngồi xuống, tận hưởng tình anh em, chị em và một tách trà. Phải mất một giờ để vừa thưởng thức một tách trà.
Oprah: Một tách trà, như thế này? [Cô đưa tách trà của mình lên]
Nhất Hạnh: Đúng .
Oprah: Một giờ ?
Nhất Hạnh: Mỗi khoảnh khắc là một khoảnh khắc của hạnh phúc. Và trong giờ thiền trà, bạn nuôi dưỡng niềm vui, tình anh em, chị em và bạn cư trú ngay trong hiện tại.
Về việc cộng đồng đã đóng vai trò quan trọng như thế nào trong suốt 39 năm lưu vong của ông
Oprah: Thầy có thực hành như thế với tất cả mọi loại thức ăn ?
Nhất Hạnh: Có. Chúng tôi có những bữa ăn im lặng trong một cách mà chúng tôi liên lạc với vũ trụ, trong từng miếng ăn.
Oprah: Hết bao lâu để thầy trải qua một bữa ăn? Cả ngày?
Nhất Hạnh: Một giờ là đủ. Chúng tôi cùng ngồi như một cộng đồng, và cùng thưởng thức bữa ăn của chúng tôi với nhau. Vì vậy, cho dù bạn đang ăn, đang uống trà của bạn, hoặc làm các món ăn của bạn, bạn làm điều đó trong một cách thức có tự do, niềm vui và hạnh phúc. Nhiều người đến trung tâm của chúng tôi và tìm hiểu nghệ thuật sống tỉnh thức này. Rồi trở về quê nhà của họ và thiết lập một Tăng đoàn (Sangha), một cộng đồng, để thực hành những điều ấy. Chúng tôi đã giúp thiết lập nhiều tăng đoàn toàn thế giới.
Oprah: Tăng đoàn là một cộng đồng yêu thương.
Nhất Hạnh: Đúng thế.
Oprah: Một cộng đồng như thế quan trọng ra sao trong cuộc sống của chúng ta? Con người có cộng đồng yêu thương với gia đình riêng của mình, sau đó ta mở rộng cộng đồng yêu thương của mình để bao gồm cả những người khác. Vì vậy, các cộng đồng yêu thương của bạn càng lớn hơn, bạn càng có thể hoàn thiện hơn trên thế giới.
Nhất Hạnh: Phải vậy.
Oprah: Trong chủ đề về cộng đồng, chúng ta hãy trở lại thời gian năm 1966. Ngài được mời đến nói chuyện tại Đại học Cornell, chẳng bao lâu sau, ngài đã không được phép trở về đất nước của mình. Ngài đã bị lưu đày suốt 39 năm. Ngài đã đối phó với những cảm xúc ấy ra sao ?
Nhất Hạnh: Vâng, tôi đã giống như một con ong bị đưa ra khỏi tổ. Nhưng bởi vì tôi đã mang cộng đồng yêu thương theo trong trái tim của mình, tôi đã tìm các yếu tố của tăng đoàn xung quanh tôi ở châu Mỹ và châu Âu. Và tôi đã bắt đầu xây dựng một cộng đồng làm việc cho hòa bình.
Oprah: Thoạt tiên thầy có cảm thấy tức giận, đau đớn không?
Nhất Hạnh: Tức giận, lo lắng, buồn và đau đớn. Các thực hành chánh niệm đã giúp tôi nhận ra những điều đó. Trong năm đầu tiên, hầu như đêm nào tôi cũng nằm mơ được đi về nhà. Tôi đã leo lên một ngọn đồi xinh đẹp, rất xanh, rất vui, và đột nhiên tôi tỉnh dậy và thấy rằng tôi đã bị lưu đày. Vì vậy, tu tập của tôi là để liên lạc với các loại cây, chim chóc, hoa lá, các trẻ em, người dân ở phương Tây - và làm họ thành cộng đồng của tôi. Và nhờ tu tập đó, tôi tìm thấy mái ấm bên ngoài gia đình tôi. Một năm sau đó, những giấc mơ ngừng lại.
Oprah: Lý do gì khiến thầy không được phép trở lại đất nước ?
Nhất Hạnh: Trong thời gian chiến tranh, tất cả các bên tham chiến đều tuyên bố rằng họ muốn đánh nhau đến tận cùng. Và những người của chúng tôi đã cố gắng để nói chuyện hòa giải giữa anh em với anh em - họ đã không cho phép chúng tôi làm như thế.
Oprah: Thế là khi thầy là một người không có tổ quốc, thầy đã tạo nên một mái gia đình trong các nước khác.
Nhất Hạnh: Đúng.
Oprah: Và Hoa Kỳ là một trong những mái ấm gia đình đó.
Nhất Hạnh: Đúng thế.
Oprah: Thầy đã gặp Martin Luther King như thế nào?
Nhất Hạnh: Vào tháng 6 năm 1965, tôi đã viết cho ông ta một lá thư giải thích lý do tại sao các nhà sư ở Việt Nam đã hiến mình. Tôi cho rằng, đây không phải là sự tự sát. Tôi cho rằng, trong những tình huống như ở Việt Nam, làm cho tiếng nói của mình đưọc nghe đến là sự khó khăn. Đôi khi chúng tôi phải tự thiêu mình để được lắng nghe. Đó là vì lòng từ bi mà ta làm điều đó. Đó là hành động của tình yêu chứ không phải của thất vọng. Rồi chính xác một năm sau khi tôi viết lá thư ấy, tôi đã gặp ông tại Chicago. Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận về hòa bình, tự do, và cộng đồng. Và chúng tôi đã đồng ý rằng không có một cộng đồng, chúng ta không thể đi xa lắm.
Oprah: Cuộc thảo luận ấy dài bao lâu ?
Nhất Hạnh: Có lẽ là năm phút hoặc lâu hơn. Sau đó, có một cuộc họp báo, và ông đã biểu lộ thái độ rất mạnh mẽ chống lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Oprah: Thầy có nghĩ rằng đó là kết quả từ cuộc hội thoại của mình ?
Nhất Hạnh: Tôi tin như vậy. Chúng tôi đã tiếp tục công việc của chúng tôi, và lần cuối tôi đã gặp ông là ở Geneva trong thời gian hội nghị hòa bình.
(còn tiếp)
Nguồn: oprah.com
Thích Nhất Hạnh mô tả phương cách tốt nhất và duy nhất để loại trừ khủng bố
Oprah: Hai người khi ấy có phát biểu gì không ?
Nhất Hạnh: Có. Ông mời tôi đến ăn sáng, để nói về những vấn đề này một lần nữa. Tôi đã bị bận tại một cuộc họp báo ở tầng dưới phải đến trễ, nhưng ông vẫn chờ. Tôi nói với ông rằng người dân ở Việt Nam gọi ông là Bồ Tát- bậc giác ngộ, vì những gì ông đã làm cho người dân, cho đất nước của ông và thế giới.
Oprah: Và sự thực là ông ấy đã làm một cách bất bạo động.
Nhất Hạnh: Đúng thế. Đó là công việc của một vị Bồ Tát, một đức Phật, luôn luôn có lòng từ bi và bất bạo động. Khi tôi nghe biết về vụ ám sát ông, tôi đã không thể tin được. Tôi nghĩ, "Người dân Mỹ đã tạo nên một vị vua nhưng lại không có khả năng gìn giữ được ngài". Tôi đã có một chút giận dữ. Tôi đã bỏ ăn, bỏ ngủ. Nhưng quyết tâm của tôi để tiếp tục xây dựng một cộng đồng yêu thương luôn luôn được tiếp tục. Và tôi nghĩ rằng tôi luôn cảm nhận được sự ủng hộ của ông.
Oprah: Luôn luôn được hỗ trợ.
Nhất Hạnh: Vâng.
Oprah: Nào, chúng ta đã nói về chánh niệm, và ngài đã đề cập đến đi bộ. Thiền hành nghĩa là thế nào ?
Nhất Hạnh: Khi ta đi bộ, ta chạm mặt đất một cách tỉnh thức, và mỗi bước đi có thể mang lại cho bạn sự vững chãi , niềm vui và tự do. Giải thoát khỏi được những ray rứt của quá khứ và những lo sợ về tương lai.
Oprah: Hầu hết mọi người khi đi bộ thường suy nghĩ về nơi mình phải đến và những gì mình phải làm. Nhưng thầy cho rằng như thế sẽ khiến ta không được hạnh phúc chăng ?
Nhất Hạnh: Con người hy sinh hiện tại cho tương lai. Nhưng cuộc đời chỉ có sẵn hiện tại. Đó là lý do vì sao chúng ta nên đi bộ theo cách như vậy để mỗi bước đi có thể mang chúng ta đến hiện tại.
Oprah: Thế nếu như tôi còn các hóa đơn chưa trả thì sao? Tôi đi bộ, nhưng suy nghĩ về các hóa đơn.
Nhất Hạnh: Có thời gian cho tất cả mọi thứ. Có thời gian để mình ngồi xuống, tập trung bản thân vào vấn đề hoá đơn của mình, nhưng ta sẽ không lo lắng trước đó. Mỗi lúc làm một việc. Chúng ta thực hành đi bộ trong chánh niệm để tự chữa cho bản thân, bởi vì đi bộ như thế sẽ thực sự khiến chúng ta thoát khỏi các lo lắng, áp lực, những căng thẳng trong thể xác và tâm hồn của chúng ta.
Oprah: Trường hợp này cũng tương tự như việc lắng nghe sâu thẳm, mà tôi đã từng nghe thầy nhắc đến.
Nhất Hạnh: Lắng nghe sâu thẳm là loại lắng nghe có thể giúp làm giảm bớt những khổ đau của tha nhân. Ta có thể gọi là lắng nghe với tâm từ bi. Bạn lắng nghe chỉ với một mục đích là để giúp anh, chị ấy trống rỗng được tâm hồn mình. Ngay cả khi anh chị ấy nói lên những điều đầy những nhận thức sai lầm, cay đắng, bạn vẫn có khả năng tiếp tục lắng nghe với lòng từ bi. Bởi vì mình hiểu rằng khi lắng nghe như vậy, mình đem đến người ấy một cơ hội để vơi bớt đau khổ. Nếu bạn muốn giúp người ấy sửa chữa nhận thức của mình, hãy chờ đến một lúc khác. Để ngay bây giờ, bạn không ngăn trở gián đoạn. Bạn không tranh luận. Bởi vì nếu không, bạn làm mất đi cơ hội của người ấy. Bạn chỉ cần lắng nghe với lòng từ bi và giúp đỡ người ấy vơi bớt khổ đau. Một giờ đồng hồ như thế có thể mang đến được sự chữa trị và chuyển hóa.
Oprah: Tôi thích ý tưởng lắng nghe sâu này, bởi vì thường khi có một ai đến với mình để trút buồn giận, ta hay bị cám dỗ bởi việc sẽ đưa ra lời khuyên bảo. Nhưng nếu mình để cho người ấy cứ bộc lộ các xúc cảm, để lúc khác sẽ trở lại với lời khuyên hay ý kiến ắt người đó sẽ chứng nghiệm được một sự chữa lành sâu sắc. Đó là những gì thầy đang nói.
Nhất Hạnh: Đúng thế. Lắng nghe sâu thẳm giúp chúng ta nhận ra sự tồn tại của những nhận thức sai lầm trong chúng ta và trong tha nhân. Tha nhân có nhận thức sai về chính mình và chúng ta. Chúng ta lại có nhận thức sai về bản thân mình và tha nhân. Và đó chính là nền tảng của bạo lực, xung đột và chiến tranh. Những kẻ khủng bố, họ có nhận thức sai. Họ tin rằng các nhóm khác đang tìm cách tiêu diệt họ như là tiêu diệt một tôn giáo, một nền văn minh. Vì vậy, họ muốn tiêu diệt chúng ta, giết chúng ta trước khi chúng ta có thể giết được họ. Và người chống khủng bố có thể nghĩ hầu như tương tự - rằng đây là những kẻ khủng bố và họ đang cố gắng tiêu diệt mình, vì thế mình phải tiêu diệt chúng trước. Cả hai bên phía đều bị thúc đẩy bởi sợ hãi, tức giận và nhận thức sai. Nhưng nhận thức sai lầm không thể tháo gỡ bằng súng và bom. Nhận thức sai cần phải được loại bỏ bằng cách lắng nghe sâu, nghe từ bi, và không gian yêu thương.
Tại sao đau khổ là hệ trọng, và làm thế nào để chữa lành khổ đau
Oprah: Cách duy nhất để kết thúc chiến tranh là sự cảm thông giữa con người.
Nhất Hạnh: Đúng vậy. Chúng tôi sẽ có thể nói điều này: "Bạn ơi, người thân yêu ơi, tôi biết rằng bạn đau khổ. Tôi không am hiểu đủ những khó khăn và đau khổ của bạn. Tôi không có ý muốn bạn phải đau khổ hơn nữa. Ngược lại. Chúng tôi không muốn bạn khổ đau. Nhưng quả là chúng tôi không biết phải làm gì và chúng tôi có thể làm điều sai lầm nếu bạn không giúp chúng tôi hiểu được. Vì vậy, hãy nói cho chúng tôi về những khó khăn của bạn. Tôi tha thiết muốn học hỏi, muốn hiểu được ".Chúng ta cần có những lời nói yêu thương. Và nếu chúng ta thực sự thành tâm, trung thực, họ sẽ mở lòng họ ra. Sau đó chúng ta thực hành lắng nghe với lòng từ bi, và chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều về nhận thức của chính mình và của họ. Chỉ như thế sau đó chúng ta mới có thể giúp loại bỏ các nhận thức sai. Đó là cách tốt nhất, cách duy nhất, để loại bỏ chủ nghĩa khủng bố.
Oprah: Tuy nhiên, những gì thầy đang nói cũng áp dụng được cho những khó khăn giữa bản thân và các thành viên gia đình hoặc bạn bè. Dù các xung đột có khác nhau các nguyên tắc cũng là như nhau.
Nhất Hạnh: Đúng vậy. Và các cuộc đàm phán hòa bình nên được tiến hành theo cách đó. Khi đến đàm phán, chúng ta không nên thương lượng ngay lập tức. Chúng ta nên dành thời gian đi bộ , ăn uống, làm quen với nhau, nói cho nhau nghe về những đau khổ của mình, mà không buộc tội hay lên án. Có thể phải mất một, hai, ba tuần lễ để làm những điều đó. Và nếu sự cảm thông và hiểu biết là khả thi, cuộc đàm phán sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu tôi tổ chức đàm phán hòa bình, tôi sẽ tổ chức theo cách đó.
Oprah: Thầy sẽ bắt đầu bằng dùng trà?
Nhất Hạnh: Dùng trà và thiền hành.
Oprah: Thiền Trà .
Nhất Hạnh: Và chia sẻ hạnh phúc cùng đau khổ của chúng tôi. Và lắng nghe sâu lắng nghe cùng những lời nói yêu thương.
Oprah: Có nơi chốn nào từng dành cho sự giận dữ ?
Nhất Hạnh: Tức giận là năng lượng mà mọi người xử dụng để hành động. Nhưng khi bạn tức giận, bạn sẽ không minh mẫn, và bạn có thể làm những điều sai trái. Đó là lý do tại sao lòng từ bi là một năng lượng tốt hơn. Và năng lượng của từ bi là rất mạnh. Chúng ta đau khổ. Đó là thực tế. Nhưng chúng ta phải học được cách không tức giận và không cho phép mình mang theo giận dữ. Chúng ta nhận thấy ngay rằng đó là sự lo sợ. Đó là sự mục rỗng.
Oprah: Nếu như trong một khoảnh khắc của chánh niệm mà mình bị thách thức thì sẽ ra sao? Ví dụ, một ngày kia có người đem đến tôi một vụ kiện tụng, và thật là khó mà cảm thấy được hạnh phúc khi có ai đó đem mình ra tòa.
Nhất Hạnh: Cách thực hành là đi đến những lo âu, những lo lắng -
Oprah: Nỗi lo sợ. Điều đầu tiên xảy đến là những nỗi sợ xen vào, như thế, tôi sẽ phải làm gì?
Nhất Hạnh: Thì bạn hãy nhận thức nỗi sợ hãi đó. Bạn hãy dịu dàng ôm lấy nỗi sợ và nhìn sâu vào nó. Và khi bạn ôm lấy cơn đau của mình, bạn sẽ có được niềm khuây khỏa và tìm ra cách giải quyết mối xúc cảm. Và nếu bạn biết cách giải quyết nỗi sợ hãi, bạn sẽ có đủ hiểu biết để giải quyết vấn đề. Vấn đề là không để cho nỗi sợ làm chủ. Khi những cảm xúc này nảy sinh, bạn phải thực hành để sử dụng năng lượng của chánh niệm mà nhận ra chúng, ôm lấy chúng, nhìn sâu vào chúng. Cũng giống như một bà mẹ khi em bé khóc. Nỗi lo lắng của mình chính là em bé của mình. Mình cần phải chăm sóc nó. Bạn phải trở về với chính mình, nhận ra những đau khổ trong mình, ôm lấy nỗi đau khổ, và bạn sẽ được niềm khuây khỏa. Và nếu bạn tiếp tục với thực hành chánh niệm của mình, bạn sẽ hiểu đuợc các căn nguyên, bản chất của đau khổ, và bạn sẽ biết cách để biến đổi chúng.
Oprah: Thầy dùng từ đau khổ rất nhiều. Tôi nghĩ rằng nhiều người cho đau khổ là sự đói kém hoặc nghèo khổ vô cùng. Nhưng khi nói về đau khổ, thầy muốn nói về điều gì ?
Nhất Hạnh: Tôi muốn nói đến những sợ hãi, tức giận, thất vọng và lo âu trong chúng ta. Nếu ta biết đối phó với những điều đó, ta sẽ có thể giải quyết được các vấn đề chiến tranh, đói nghèo và xung đột. Nếu chúng ta có lo sợ và thất vọng trong chính mình, chúng ta không thể loại bỏ những đau khổ trong xã hội.
Oprah: Bản chất của Phật giáo, như tôi hiểu, là tin rằng chúng ta đều tinh khiết và rạng rỡ tự bản chất. Thế nhưng, chúng ta thấy xung quanh rất nhiều bằng chứng rằng mọi người không hành động từ một nơi tinh khiết và rạng rỡ. Làm thế nào chúng ta hoà giải được những điều đó?
Nhất Hạnh: Vâng, hạnh phúc và đau khổ hỗ trợ lẫn nhau. Sống là sống-với (to be is to inter-be). Tựa như bên trái và bên phải. Nếu không có bên trái, sẽ chẳng có bên phải. Điều này cũng đúng với đau khổ và hạnh phúc, thiện và ác. Trong mỗi chúng ta đều có những hạt giống tốt và xấu. Chúng ta có hạt giống của tình anh em, tình yêu, lòng từ bi, sự thông hiểu. Nhưng chúng ta cũng có những hạt giống của giận dữ, căm thù, bất đồng.
Oprah: Đó là bản chất của con người.
Nhất Hạnh: Đúng. Có bùn và có hoa sen mọc trong bùn. Chúng ta cần bùn để tạo nên hoa sen.
Oprah: Không thể có thứ này mà không có thứ khác.
Nhất Hạnh: Phải vậy. Bạn chỉ có thể nhận ra hạnh phúc của mình nhờ vào sự khổ đau. Nếu không bị đói, mình sẽ không quý trọng việc có cái gì để ăn. Nếu không trải qua chiến tranh, mình không biết giá trị của hòa bình. Đó là lý do tại sao chúng ta không nên cứ chạy theo hết điều này đến điều khác. Hãy ôm lấy khổ đau khổ của mình, nhìn sâu vào đấy, chúng ta sẽ tìm được cách đến hạnh phúc.
Tìm hiểu về Bốn niệm chú mà Thích Nhất Hạnh xử dụng khi hành thiền
Oprah: Thầy có hành thiền mỗi ngày không?
Nhất Hạnh: Chúng tôi cố gắng không chỉ hành thiền mỗi ngày mà mọi lúc. Khi uống, khi nói, khi viết, khi tưới cây, có thể hành thiền trong cuộc sống ngay trong mọi lúc.
Oprah: Nhưng thầy có từng ngồi lặng lẽ một mình, niệm chú hay không niệm một thần chú nào?
Nhất Hạnh: Vâng. Chúng tôi ngồi một mình, chúng tôi cùng ngồi với nhau.
Oprah: Càng nhiều người cùng ngồi càng tốt hơn.
Nhất Hạnh: Đúng. Năng lượng tập thể là rất hữu ích. Tôi muốn nói về chú niệm mà bạn vừa đề cập. Câu đầu là "Em yêu, anh ở đây vì em." Khi bạn yêu một ai đó, điều tốt nhất mà mình có thể mang lại chính là sự hiện diện của mình. Làm sao ta có thể yêu thương nếu mình không ở đấy ?
Oprah: Đó là một niệm chú đáng yêu.
Nhất Hạnh: Bạn hãy nhìn vào mắt họ và nói, "Em yêu, em có biết gì không ? Anh đang ở đây vì em" Bạn mang đến cho người ấy sự hiện diện của mình. Bạn không bận tâm đến quá khứ hay tương lai; bạn ở đấy cho người mình thương yêu. Niệm chú thứ hai là, "Em yêu, anh biết em ở đấy và anh rất hạnh phúc" Bởi vì bạn hoàn toàn ở đấy, bạn nhận ra sự hiện diện của ngưoơi mình thương yêu như một cái gì đó rất quý giá. Bạn ôm lấy người thương của mình với chánh niệm. Và người đó sẽ nở ra như một đóa hoa. Được yêu thương có nghĩa là được nhìn nhận như một hiện hữu. Và hai niệm chú này có thể mang lại hạnh phúc ngay lập tức, ngay cả khi người yêu của bạn không ở đó. Bạn có thể sử dụng điện thoại và thực hành các niệm chú.
Oprah: Hoặc dùng e-mail.
Nhất Hạnh: Đúng, E-mail. Bạn không cần phải thực hành bằng tiếng Phạn hay tiếng Tây Tạng, bạn có thể thực hành bằng tiếng Anh.
Oprah: "Anh yêu, em ở đây vì anh".
Nhất Hạnh: Và em rất hạnh phúc. Niệm chú thứ ba là những gì bạn thực hiện khi người mình yêu thương bị đau khổ. "Em yêu, anh biết em đang đau khổ. Đó là lý do tại sao anh ở đây cho em..." Trước khi bạn làm điều gì đó để giúp đỡ, ngay sự hiện diện của bạn đã có thể mang lại một số an ủi.
Oprah: Sự nhìn nhận những đau khổ hay tổn thương.
Nhất Hạnh: Đúng thế. Và niệm chú thứ tư hơi khó hơn một chút. Đó là khi bạn bị đau khổ và bạn tin rằng sự đau khổ của bạn gây ra bởi người mình yêu thương. Nếu một ai khác đã làm điều gì sai quấy cho mình, bạn đã có thể ít khổ đau hơn. Nhưng đây lại chính là người mà mình yêu thương nhất, do đó bạn bị đau khổ vô cùng. Bạn muốn đi về phòng của mình đóng cửa lại và chịu đựng một mình.
Oprah: Đúng thế.
Nhất Hạnh: Bạn bị tổn thương. Và bạn muốn trừng phạt người ấy vì đã họ khiến bạn phải đau khổ. Câu niệm chú là để chế ngự điều ấy: "Em yêu, tôi đau khổ. Tôi đang cố gắng hết sức để tu tập... Xin hãy giúp đỡ tôi." Bạn hãy đến với cô ấy, với anh ấy, và thực hành điều đó. Và nếu bạn có thể tự mình đến để đọc niệm chú ấy, ngay lập tức, bạn sẽ vơi nhẹ khổ đau. Bởi vì bạn không có sự gì ngăn trở giữa bạn và người ấy.
Oprah: "Anh yêu, em đau khổ. Hãy giúp đỡ em."
Nhất Hạnh: "Hãy giúp em."
Oprah: Nếu người đó không sẵn lòng giúp mình?
Nhất Hạnh: Trước hết, khi bạn yêu một ai đó, bạn muốn chia sẻ mọi thứ với anh ta hoặc cô ta. Vì vậy, chính là nhiệm vụ của mình để nói rằng, "Tôi đau khổ và tôi muốn bạn biết", và anh ấy, cô ấy, sẽ trân trọng với điều đó.
Oprah: Nếu anh ấy, cô ấy yêu mình.
Nhất Hạnh: Đúng. Đây là trường hợp của hai người yêu nhau. Người mà mình yêu quý.
Oprah: Đúng quá.
Nhất Hạnh: "Và khi tôi đã cố gắng hết sức để nhìn sâu sắc, để xem có phải khổ đau này xuất phát từ nhận thức sai lầm của tôi và tôi có thể có khả năng biến đổi nó hay không, nhưng trong trường hợp này tôi không thể biến đổi nó, em nên giúp tôi, em yêu. Em nên cho tôi biết lý do tại sao em đã làm một điều như vậy với tôi, tại sao lại nói một điều như vậy với tôi". Bằng cách đó, bạn đã bày tỏ lòng trông cậy, sự tự tin của mình. Bạn không còn muốn trừng phạt nữa. Và đó là lý do tại sao ngay lập tức bạn đau khổ ít đi.
Thích Nhất Hạnh chia sẻ những gì ông biết chắc chắn
Oprah: Tuyệt vời. Bây giờ tôi xin hỏi thầy một số câu hỏi về thế giới tu hành. Thầy có tập thể dục để giữ dáng không?
Nhất Hạnh: Có. Chúng tôi có mười vận động chánh niệm. Chúng tôi đi thiền hành mỗi ngày. Chúng tôi thực hành ăn uống với chánh niệm.
Oprah: Thầy ăn chay?
Nhất Hạnh: Đúng thế. Ăn chay. Tuyệt đối chay tịnh. Chúng tôi không ăn các sản phẩm từ động vật nữa.
Oprah: Vậy là, thầy sẽ không ăn trứng.
Nhất Hạnh: Không trứng, không sữa, không phô mai. Bởi vì chúng tôi hiểu biết rằng ăn uống trong chánh niệm có thể cứu được hành tinh của chúng ta.
Oprah: Thầy có xem TV?
Nhất Hạnh: Không. Nhưng tôi vẫn sát gần với thế giới. Nếu có bất cứ điều gì thực sự quan trọng xảy ra, có người sẽ cho tôi biết.
Oprah: Tôi cảm thấy cách đó !
Nhất Hạnh: Mình không cần phải nghe tin tức ba lần một ngày hay đọc hết tờ báo này đến tờ báo khác.
Oprah: Đúng vậy. Thế cuộc đời của một nhà sư là một cuộc sống độc thân phải không ?
Nhất Hạnh: Đúng thế.
Oprah: Thầy chưa từng bao giờ gặp khó khăn với ý tưởng từ bỏ hôn nhân hay con cái ?
Nhất Hạnh: Một hôm khi ở độ tuổi 30, tôi đã thiền định trong một công viên ở Pháp. Tôi thấy một bà mẹ trẻ với một em bé xinh đẹp. Và trong một thoáng chớp tôi đã nghĩ rằng phải chi tôi không phải là một nhà sư, chắc tôi sẽ có một người vợ và một đứa trẻ như thế. Ý tưởng chỉ kéo dài trong một giây. Tôi vượt thắng ý tưởng ấy rất nhanh chóng.
Oprah: Đó không phải là cuộc sống dành cho thầy. Và nói về cuộc sống, cái chết thì ra sao ? Điều gì xảy ra khi chúng ta chết đi, thầy có tin không ?
Nhất Hạnh: Câu hỏi có thể được trả lời khi bạn có thể trả lời câu hỏi này: Điều gì sẽ xảy ra trong thời điểm hiện tại ? Trong thời điểm hiện tại, bạn đang tạo ra các suy nghĩ, lời nói và hành động. Và chúng sẽ tiếp tục trên thế gian này. Mỗi suy nghĩ bạn tạo ra, bất cứ điều gì bạn nói, bất kỳ hành động mà bạn làm, đều mang chứng tích của bạn. Những hành vi này được gọi là nghiệp. Và đó là sự liên tục của bạn. Khi thân thể này hư hoại, bạn vẫn tiếp tục với những hành động của mình. Giống như đám mây trên bầu trời. Khi mây không còn trên bầu trời, nó đã không chết đi. Đám mây vẫn tiếp tục trong các hình tướng khác như mưa, tuyết hoặc băng. Bản chất của chúng ta là bản chất của sự không sinh không tử. Không thể khiến cho một đám mây vượt khỏi từ sự có sang sự không có. Và điều này thực đúng với một người mình yêu quý. Họ đã không chết. Họ đã tiếp tục trong nhiều hình tướng mới, và bạn có thể nhìn một cách sâu sắc và nhận ra họ trong chính bạn và xung quanh bạn.
Oprah: Có phải là đấy là điều thầy muốn nói khi thầy đã viết bài thơ “Hãy gọi tôi bằng tên thật của tôi” mà tôi hằng yêu thích không ?
Nhất Hạnh: Phải. Khi bạn gọi cho tôi châu Âu, tôi nói phải. Khi bạn gọi cho tôi là Ả Rập, tôi nói phải. Khi bạn gọi cho tôi là đen, tôi nói phải. Khi bạn gọi cho tôi là trắng, tôi nói phải. Bởi vì tôi ở trong bạn và bạn đang ở trong tôi. Chúng ta phải ở được trong mọi thứ của vũ trụ.
Oprah: [đọc từ một bài thơ] "Tôi là loài phù du ẩn hiện trên mặt sông. Và tôi là loài chim, khi xuân về, kịp đến để ăn loài phù du... Tôi là đứa trẻ ở Uganda, toàn da bọc xương. Đôi chân tôi gầy teo như hai ống tre. Và tôi là người lái buôn vũ khí, bán những vũ khí giết người cho Uganda... Tôi là bé gái mười hai tuổi, nương thân trên chiếc xuồng nhỏ...Đã nhảy xuống đại dương sau khi bị hãm hiếp bởi một tên cướp biển, Và tôi là tên cướp biển, lòng tôi không biết nhìn và thương yêu... Xin hãy gọi tôi bằng tên thật của tôi để tôi có thể cùng nghe được tiếng khóc và tiếng cười của mình để tôi có thể nhìn thấy niềm vui và nỗi đau của mình là một...Xin hãy gọi tôi bằng tên thật của tôi, Để tôi có thể tỉnh dậy, để cánh cửa lòng tôi có thể được bỏ ngỏ , một cánh cửa của từ bi" Bài thơ đó có ý nghĩa là gì, thưa thầy ?
Nhất Hạnh: Có nghĩa lòng từ bi của chúng ta là thực hành quan trọng nhất. Sự hiểu biết mang đến lòng từ bi. Hiểu những đau khổ mà chúng sinh trải qua sẽ giúp giải phóng năng lượng của từ bi. Và với năng lượng đó bạn sẽ biết mình phải làm gì.
Oprah: Được rồi. Ở phần cuối của tạp chí này, tôi sẽ có một cột mục mang tên là "Những gì tôi biết chắc". Vậy, những gì thầy biết chắc chắn ?
Nhất Hạnh: Tôi biết chắc rằng chúng mình không biết đủ. Chúng ta phải tiếp tục học hỏi. Chúng ta phải mở ra. Và chúng ta phải sẵn sàng để buông thả những kiến thức của mình để đi đến được một hiểu biết cao hơn của thực tại. Khi bạn leo lên một bậc thang và bước đến bậc thứ sáu, và bạn nghĩ rằng đó là bậc cao nhất, thì bạn không thể đến được bậc thứ bảy. Thành ra kỹ thuật chính là buông bỏ bậc thang thứ sáu để bậc thứ bảy có thể trở nên khả thi. Và đấy là tu tập của chúng tôi, buông xả đi những quan điểm của mình. Lối thực hành về sự không vướng mắc vào quan điểm là trọng tâm của tu tập thiền định Phật giáo. Con người đau khổ là vì họ bị vướng kẹt trong các quan điểm, chúng ta tự do thì chúng ta sẽ không còn đau khổ nữa.
Oprah: Thế không có một truy tìm thực sự để được tự do sao ?
Nhất Hạnh: Có. Để được tự do, trước hết, là được thoát khỏi những quan điểm sai lầm vốn là nền tảng của tất cả loại đau khổ, sợ hãi và bạo lực.
Oprah: Thật là một vinh dự được hầu chuyện với thầy hôm nay.
Nhất Hạnh: Xin cảm ơn. Một khoảnh khắc của hạnh phúc cũng có thể giúp ích mọi người.
Oprah: Tôi nghĩ sẽ như thế.
Hết
Nguồn: oprah.com
Hoàng Ngọc Hiến - Càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực càng lớn
Càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực càng lớn
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước
Vô vi là một cách làm biết nương theo cái "tự nhiên" của sự vật, tức là sự phát triển của nội lực sự vật, không nôn nóng cậy quyền lực, để can thiệp một cách chủ quan, vũ đoán. Hiểu như vậy thì minh triết vô vi của Lão tử gần với minh triết của Thomas Jefferson đã nghiệm rằng: "chúng ta càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực của chúng ta càng lớn".
Bài 2: Tuyệt đối hoá một tư tưởng, tư tưởng khác sẽ thoái lui
Bài 1: Minh triết Tam giáo trong văn hoá Việt
Trong Đạo đức kinh vô vi đối lập với hữu vi dễ bị hiểu lầm như là sự đối lập giữa không (làm) và có (làm), thực ra đây là sự đối lập giữa hai cách làm. Hữu vi là làm theo cách can thiệp chủ quan (cậy quyền lực một cách vũ đoán, thô bạo), không coi trọng sự phát triển tự thân, tự nội lực của bản thân sự vật, và vô vi là làm theo cách không can thiệp chủ quan, trước sau tôn trọng và nương vào sự tự phát triển của nội giới, nội lực của sự vật. Hiểu như vậy thì "vi vô vi" (th.63) là làm mà không can thiệp chủ quan, "sự vô sự" (th.63) là làm mà "không đa sự (phiền hà)","không sinh sự"... và câu danh ngôn "vô vi nhi vô bất vi" có thể hiểu là: không làm (theo cách chủ quan, cậy quyền vũ đoán...) thì chẳng có việc gì là không làm".
Trong minh triết Đông Á, cách làm "vô vi" quán xuyến từ việc giáo dục đạo đức đến việc trị dân. Trong quan niệm của Mạnh tử (xem Mạnh tử ,II, A,2) muốn bồi dưỡng khí hạo nhiên và đạo đức cho ai đó thì "đừng có hấp tấp, cầu cho mau xong... mà nong sức trưởng thành..." [H.N.H.tô đậm], đừng có làm như người nước Tống kia "lo lắng đám mạ của mình chẳng lớn bèn lấy tay mà nhổ lên từng cọng". "Không hấp tấp nong sức trưởng thành..." cũng như "nhổ cỏ mọc xen đám mạ" để mạ tự mọc lên, đó chính là vô vi.
Trong việc trị dân cũng vậy, Lão tử đặc biệt quan tâm đến nội giới, nội lực ở bản thân người dân. Lời của thánh nhân (minh triết) [xem th.57]: "ngã vô vi nhi dân tự hóa... ngã vô sự nhi dân tự phú..." (...ta không làm [theo cách can thiệp chủ quan, cậy quyền vũ đoán], vậy thế mà dân tự cải hóa..., ta không làm [theo cách đa sự, sinh sự] vậy thế mà dân tự phú túc...).
Như vậy "vô vi" không có nghĩa là "không làm". "Nếu vô vi là không làm gì cả thì Lão tử đã không viết Đạo đức kinh ra làm gì!" (Nguyễn Duy Cần).[1] Vô vi là một cách làm biết nương theo cái "tự nhiên" của sự vật, tức là sự phát triển của nội lực sự vật, không nôn nóng cậy quyền lực, để can thiệp một cách chủ quan, vũ đoán.
Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của chúng ta, minh triết "vô vi" sớm được nêu lên. Vua Lê Đại Hành (941-1005) thường mời Thiền sư Pháp Thuận (916-991) vào triều bàn việc chánh trị và ngoại giao và xem sư như là Quốc Sư. Một lần vua Đại Hành hỏi về vận nước, sư Pháp Thuận bèn dâng một bài kệ:
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi, cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
Dịch thơ
Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh
(bản dịch thơ trích dẫn từ WikiPhậtgiáo)
Đại ý hai câu cuối của bài kệ được giảng là: "Nhà Vua ung dung vô vi ngự nơi đền các, mọi chốn đều tắt binh đao". Có thể triển khai ý hai câu này như sau: "mọi chốn đều tắt binh đao" có nghĩa là mọi chốn trời Nam đều "mở thái bình", "thái bình" có nghĩa là không có đấu đá, xâu xé, đâm chém lẫn nhau, vì "dân tự hóa" (bớt tham, sân, si), vì "dân tự phú" (thoát cảnh nghèo đói) ...; Do đâu mà "mở thái bình"? đến đây có thể láy lại câu của Lão tử, vì vua "vô vi mà dân tự hóa", vì vua "vô sự mà dân tự phú".
Thomas Jefferson (1743-1826), người khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, trong một bức thư viết ngày 12/6/1815 (năm tham chính cuối cùng của ông), T.Jefferson đã tổng kết kinh nghiệm hơn bốn chục năm cầm quyền và hoạt động chính trị của ông như sau: "Tôi hy vọng rằng minh triết của chúng ta sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta và dạy cho chúng ta rằng chúng ta càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực của chúng ta càng lớn". Đầu t.k.XIX, ở phương Tây thanh thế của triết học nổi trội vượt bậc, minh triết bị lu mờ, thế nhưng điều thứ nhất, điều duy nhất mà Jefferson đòi hỏi ở nhà cầm quyền, ở chính trị gia, đó là minh triết, ở họ minh triết phải tương xứng với quyền lực: "Tôi hy vọng rằng minh triết của chúng ta sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta". Và tư tưởng "càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực của chúng ta càng lớn" mà minh triết dạy cho ông rất gần với minh triết "vô vi" của Lão tử.
Ở lời dạy thứ 12, khoan dung còn lớn hơn một đức hạnh. Ảnh: thienviendaidang.net
Minh triết 14 điều Phật dạy
Thời gian gần đây, ở nhiều chùa, cả trong những tư thất thấy trên những bản in giấy và những bức trướng thêu nêu lên Mười bốn điều Phật dạy[2] (cũng có thể gọi là Mười bốn điều minh triết của Phật):
1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
2. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
3. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
8. Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi vấp ngã
9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
13. Khuyết điểm lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.
Những vấn đề đươc nêu lên trong 14 điều Phật dạy là những tính xấu phổ biến trong nhân loại: tự đại, dối trá, ghen tị, bất hiếu..., những tình thế con người hay gặp phải: tuyệt vọng, vấp ngã..., những khuyết điểm, nhược điểm thường có ở con người: tự ti, kém hiểu biết..., những giá trị ở đâu cũng đáng giá: sức khỏe, trí tuệ... Sức thuyết phục của 14 điều Phật dạy trước hết là ở tính phổ quát, dường như ở bên trên mọi sự phân biệt chủng tộc, dân tộc, văn minh, tín ngưỡng, hệ tư tưởng....14 điều Phật dạy không hề nhắc đến "Nát bàn", "vô ngã", "bể khổ", "giải thoát"... Phải chăng mang mầu sắc giáo lý sức thuyết phục của những lời dạy có thể bị hạn chế?
Chẳng hạn đối với những người theo đạo Thiên chúa, đạo Hồi... Phải chăng đây cũng là một đặc trưng của minh triết và những điều minh triết? Cũng cần chú ý đến hình thức diễn đạt những lời dạy (những câu minh triết thường đòi hỏi hình thức diễn đạt đặc sắc). Hình thức diễn đạt hầu hết những điều dạy này của Phật gây hiệu quả bất ngờ. Dối trá thường được xem xét ở bình diện đạo đức, ở lời dạy thứ 3 nó bị phán xét ở bình diện nhận thức: "Ngu dốt lớn nhất của đời người." (rất có thể "ngu dốt" là từ nôm na để gọi chữ "vô minh" của nhà Phật, ý thức về việc này của người biên tập tiếng Việt 14 điều Phật dạy rất đáng kính trọng).
Ở lời dạy thứ 12, khoan dung còn lớn hơn một đức hạnh, nó là "lễ vật lớn nhất của đời người". Nói đến tài sản, ai cũng nghĩ đến vốn liếng tiền tài, vàng bạc, nhà cửa..., với lời dạy thứ 10, "sức khỏe, trí tuệ" mới là "tài sản lớn nhất của đời người", không mấy ai nghĩ đến điều này, đọc lời dạy thứ 10, ta "ngộ" ngay ra được, không hiểu sao điều hết sức đơn giản này mà ta không hề nhận ra. (đây cũng là đặc điẻm chung của những điều minh triết). Nói đến "bố thí" ta nghĩ đến sự giúp đỡ, sự "an ủi" người "được bố thí", Phật lại nghĩ " bố thí" trước hết là niềm "an ủi", niềm "an ủi lớn nhất của đời người" cho chính người "làm bố thí" (lại một sự đảo lộn trong nhận thức, thêm một ví dụ nữa về "tính sáng" của minh triết). Người tự ti hay bị coi thường, Phật lại thấy họ là người "đáng thương" (lời dạy thứ 7).
Ai cũng biết "bất hiếu" là tội lỗi, theo lời dạy thứ 6, nó là "tội lỗi lớn nhất của đời người". Trong cả 14 lời dạy, những sự đánh giá đều ở "cấp cao nhất". Đây là một hình thức gây sự bất ngờ đồng thời tạo ra sự thống nhất của 14 lời dạy của Phật. Bất ngờ nhất là lời dạy thứ nhất. Ai cũng biết cái "tôi" của mình là "đáng ghét", nhưng thật bất ngờ, nó là "kẻ thù lớn nhất của đời người". Nói đến "kẻ thù", người ta nghĩ đến những kẻ thù "hai chân, bốn chân" ở bên ngoài mình, Phật chỉ ra nó là "tự ngã" ở bên trong mình. Cả Phật và "kẻ thù lớn nhất của đời người" đều ở bên trong con người!
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam có một điểm son về tinh thần đổi mới truyền thống: tư tưởng Trần Nhân Tông (1258-1308). Vua-Phật Trần Nhân Tông đặt rất cao yêu cầu đổi mới trong nhận thức. Trong một bài giảng ở chùa Vĩnh Nghiêm, trước ba câu hỏi của thiền sinh:
- Thế nào là Phật?
- Thế nào là Pháp?
- Thế nào là Tăng?
Cả ba lần ông chỉ có một câu trả lời: "Hiểu theo lối trước là chẳng phải"[6]
Phật, pháp, tăng là "tam bảo", là nguyên lý của những nguyên lý trong giáo lý đạo Phật. Trần Nhân Tông kiên quyết phủ định cách hiểu theo lối trước chính Nguyên lý ấy. Bất cứ sự đổi mới nhận thức nào cũng phải bắt đầu bằng sự nghi ngờ, phủ định cách hiểu cũ. Trần Nhân Tông là một tấm gương của sự đổi mới tư tưởng và nhận thức. Chắc ông biết quá rõ những vụ án văn tự và sự cố chấp riết róng của người đời trong cách hiểu các thứ kinh bổn. Chỉ cần "rời" Kinh một chữ đủ bị lên án biến kinh Phật thành "ma thuyết". "Phật", "Pháp", "Tăng" là "danh" của những khái niệm. Danh có khi chỉ là "vỏ", cách hiểu những khái niệm mới là "ruột". Trần Nhân Tông giữ lại những cái "danh", những cái "vỏ", về hình thức xem như vẫn giữ lại những "khái niệm". Ông không đưa ra những khái niệm mới thay cho những khái niệm cũ, ông không đập vỡ, vứt bỏ những cái "vỏ", mà chú trọng sự thay đổi "ruột" bằng cách đưa ra những cách hiểu "mới", "tùy duyên". Phải chăng đây là một kinh nghiệm minh triết của sự đổi mới?
"Đổi mới" đặt ra vấn đề cách đối xử với những truyền thống.
Trong một buổi thiền sư Trúc Lâm đại đầu đà (tức Trần Nhân Tông) khai đường ở chùa Vĩnh Nghiêm, có một thiền sinh hỏi: "Dùng công án cũ để làm gì?"
Thiền sư trả lời: "Mỗi lần nêu ra một lần mới"[7]
Trong một buổi khai đường khác ở viện Kỳ Lân, cũng vấn đề này được đặt ra, câu trả lời in hệt nhưng cách hỏi "xóc óc" hơn:
Một thiền sinh hỏi: "Dùng đờm dãi người xưa làm gì?"
Thiền sư trả lời: "Mỗi lần nêu ra một lần mới"[8]
"Công án cũ", "đờm dãi người xưa" thuộc về truyền thống. Trong quan niệm của Trần Nhân Tông, truyền thống cũng phải đổi mới (tức là phải có cách hiểu mới và vận dụng mới) và đổi mới truyền thống phải có tính cập nhật: "mỗi lần nêu lên một lần mới".
"Cư trần lạc đạo" là một tư tưởng lớn của dòng Thiền Trúc Lâm Yên tử. Tôi giật mình khi đọc câu đầu trong bài kệ ở cuối bài phú " Cư trần lạc đạo".
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Ở đời vui đạo, hãy tùy duyên[9]
Hóa ra tư tưởng "cư trần lạc đạo" cũng như những tư tưởng lớn khác cũng phải "tùy duyên" mà hiểu, mà vận dụng. Mọi nguyên lý và tư tưởng dù cao siêu, cơ yếu đến đâu mà tách ra khỏi cái "duyên" níu kéo, nương vịn của những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của cuộc sống không tránh khỏi trở thành những giáo điều vô duyên, vô dụng. "Bảo vệ nguyên lý và truyền thống" không thể tách rời "hiểu mới nguyên lý và truyền thống" trong sự vận dụng...
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Xem Lão tử. Đạo đức kinh. Nguyễn Duy Cần dịch và bình chú. N.x.b. Văn học.1992,tr.21
[2] Theo Wikipedia Việt "14 điều dạy của Phật" là tên của một bản văn được truyền tụng không có nguồn gốc rõ ràng, nhưng nội dung của bản văn này được nhiều người xem như đã được trích ra từ những ý tưởng trong kinh Phật. Ở Việt Nam, có những bản "14 đièu Phật dạy", phía dưới có ghi chú:Hòa thượng Kim Cương tử sưu tầm, biên tập
[3] Cũng có những blog (khoảng một phần mười) có thái độ diễu nhại. Tiêu biểu là bài sau đây chúng tôi đọc trên mạng:
14 "Điều Răn của Mẹ"
1. Kẻ thù lớn nhất của con là nó (vợ con)
2. Ngu dốt lớn nhất của đời con là không hiểu ra được nó
3. Thất bại lớn nhất của đời con là không bỏ được nó
4. Bi ai lớn nhất của đời con là phải sống với nó
5. Sai lầm lớn nhất của đời con là quyết định lấy nó
6. Tội lỗi lớn nhất của đời con là nghe lời nó
7. Đáng thương lớn nhất của đời con là bị nó sai khiến
8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời con là vẫn chịu được nó
9. Phá sản lớn nhất của đời con là cuợc đời con đã mất trong tay nó
10. Tài sản lớn nhất của đời người con là những thứ nó đang giữ
11. Món nợ lớn nhất của đời con là tờ giấy ly hôn
12. Lễ vật lớn nhất của đời con là sự hết lòng của con với nó
13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời con là con không lấy được hai vợ
14. An ủi lớn nhất của đời con là thằng con nó đẻ ra
[4] Lê Mạnh Thác, Toàn tập Trần Nhân Tông, N.x.b. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.8
[5] Như trên
[6] Lê Mạnh Thác, sách đã dẫn, tr.419,420
[7] Sách đã dẫn, tr.421
[8] Sách đã dẫn, tr.435,436
[9] Bản dịch của Lê Mạnh Thác
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước
Vô vi là một cách làm biết nương theo cái "tự nhiên" của sự vật, tức là sự phát triển của nội lực sự vật, không nôn nóng cậy quyền lực, để can thiệp một cách chủ quan, vũ đoán. Hiểu như vậy thì minh triết vô vi của Lão tử gần với minh triết của Thomas Jefferson đã nghiệm rằng: "chúng ta càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực của chúng ta càng lớn".
Bài 2: Tuyệt đối hoá một tư tưởng, tư tưởng khác sẽ thoái lui
Bài 1: Minh triết Tam giáo trong văn hoá Việt
Trong Đạo đức kinh vô vi đối lập với hữu vi dễ bị hiểu lầm như là sự đối lập giữa không (làm) và có (làm), thực ra đây là sự đối lập giữa hai cách làm. Hữu vi là làm theo cách can thiệp chủ quan (cậy quyền lực một cách vũ đoán, thô bạo), không coi trọng sự phát triển tự thân, tự nội lực của bản thân sự vật, và vô vi là làm theo cách không can thiệp chủ quan, trước sau tôn trọng và nương vào sự tự phát triển của nội giới, nội lực của sự vật. Hiểu như vậy thì "vi vô vi" (th.63) là làm mà không can thiệp chủ quan, "sự vô sự" (th.63) là làm mà "không đa sự (phiền hà)","không sinh sự"... và câu danh ngôn "vô vi nhi vô bất vi" có thể hiểu là: không làm (theo cách chủ quan, cậy quyền vũ đoán...) thì chẳng có việc gì là không làm".
Trong minh triết Đông Á, cách làm "vô vi" quán xuyến từ việc giáo dục đạo đức đến việc trị dân. Trong quan niệm của Mạnh tử (xem Mạnh tử ,II, A,2) muốn bồi dưỡng khí hạo nhiên và đạo đức cho ai đó thì "đừng có hấp tấp, cầu cho mau xong... mà nong sức trưởng thành..." [H.N.H.tô đậm], đừng có làm như người nước Tống kia "lo lắng đám mạ của mình chẳng lớn bèn lấy tay mà nhổ lên từng cọng". "Không hấp tấp nong sức trưởng thành..." cũng như "nhổ cỏ mọc xen đám mạ" để mạ tự mọc lên, đó chính là vô vi.
Trong việc trị dân cũng vậy, Lão tử đặc biệt quan tâm đến nội giới, nội lực ở bản thân người dân. Lời của thánh nhân (minh triết) [xem th.57]: "ngã vô vi nhi dân tự hóa... ngã vô sự nhi dân tự phú..." (...ta không làm [theo cách can thiệp chủ quan, cậy quyền vũ đoán], vậy thế mà dân tự cải hóa..., ta không làm [theo cách đa sự, sinh sự] vậy thế mà dân tự phú túc...).
Như vậy "vô vi" không có nghĩa là "không làm". "Nếu vô vi là không làm gì cả thì Lão tử đã không viết Đạo đức kinh ra làm gì!" (Nguyễn Duy Cần).[1] Vô vi là một cách làm biết nương theo cái "tự nhiên" của sự vật, tức là sự phát triển của nội lực sự vật, không nôn nóng cậy quyền lực, để can thiệp một cách chủ quan, vũ đoán.
Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của chúng ta, minh triết "vô vi" sớm được nêu lên. Vua Lê Đại Hành (941-1005) thường mời Thiền sư Pháp Thuận (916-991) vào triều bàn việc chánh trị và ngoại giao và xem sư như là Quốc Sư. Một lần vua Đại Hành hỏi về vận nước, sư Pháp Thuận bèn dâng một bài kệ:
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi, cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
Dịch thơ
Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh
(bản dịch thơ trích dẫn từ WikiPhậtgiáo)
Đại ý hai câu cuối của bài kệ được giảng là: "Nhà Vua ung dung vô vi ngự nơi đền các, mọi chốn đều tắt binh đao". Có thể triển khai ý hai câu này như sau: "mọi chốn đều tắt binh đao" có nghĩa là mọi chốn trời Nam đều "mở thái bình", "thái bình" có nghĩa là không có đấu đá, xâu xé, đâm chém lẫn nhau, vì "dân tự hóa" (bớt tham, sân, si), vì "dân tự phú" (thoát cảnh nghèo đói) ...; Do đâu mà "mở thái bình"? đến đây có thể láy lại câu của Lão tử, vì vua "vô vi mà dân tự hóa", vì vua "vô sự mà dân tự phú".
Thomas Jefferson (1743-1826), người khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, trong một bức thư viết ngày 12/6/1815 (năm tham chính cuối cùng của ông), T.Jefferson đã tổng kết kinh nghiệm hơn bốn chục năm cầm quyền và hoạt động chính trị của ông như sau: "Tôi hy vọng rằng minh triết của chúng ta sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta và dạy cho chúng ta rằng chúng ta càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực của chúng ta càng lớn". Đầu t.k.XIX, ở phương Tây thanh thế của triết học nổi trội vượt bậc, minh triết bị lu mờ, thế nhưng điều thứ nhất, điều duy nhất mà Jefferson đòi hỏi ở nhà cầm quyền, ở chính trị gia, đó là minh triết, ở họ minh triết phải tương xứng với quyền lực: "Tôi hy vọng rằng minh triết của chúng ta sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta". Và tư tưởng "càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực của chúng ta càng lớn" mà minh triết dạy cho ông rất gần với minh triết "vô vi" của Lão tử.
Ở lời dạy thứ 12, khoan dung còn lớn hơn một đức hạnh. Ảnh: thienviendaidang.net
Minh triết 14 điều Phật dạy
Thời gian gần đây, ở nhiều chùa, cả trong những tư thất thấy trên những bản in giấy và những bức trướng thêu nêu lên Mười bốn điều Phật dạy[2] (cũng có thể gọi là Mười bốn điều minh triết của Phật):
1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
2. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
3. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
8. Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi vấp ngã
9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
13. Khuyết điểm lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.
Những vấn đề đươc nêu lên trong 14 điều Phật dạy là những tính xấu phổ biến trong nhân loại: tự đại, dối trá, ghen tị, bất hiếu..., những tình thế con người hay gặp phải: tuyệt vọng, vấp ngã..., những khuyết điểm, nhược điểm thường có ở con người: tự ti, kém hiểu biết..., những giá trị ở đâu cũng đáng giá: sức khỏe, trí tuệ... Sức thuyết phục của 14 điều Phật dạy trước hết là ở tính phổ quát, dường như ở bên trên mọi sự phân biệt chủng tộc, dân tộc, văn minh, tín ngưỡng, hệ tư tưởng....14 điều Phật dạy không hề nhắc đến "Nát bàn", "vô ngã", "bể khổ", "giải thoát"... Phải chăng mang mầu sắc giáo lý sức thuyết phục của những lời dạy có thể bị hạn chế?
Chẳng hạn đối với những người theo đạo Thiên chúa, đạo Hồi... Phải chăng đây cũng là một đặc trưng của minh triết và những điều minh triết? Cũng cần chú ý đến hình thức diễn đạt những lời dạy (những câu minh triết thường đòi hỏi hình thức diễn đạt đặc sắc). Hình thức diễn đạt hầu hết những điều dạy này của Phật gây hiệu quả bất ngờ. Dối trá thường được xem xét ở bình diện đạo đức, ở lời dạy thứ 3 nó bị phán xét ở bình diện nhận thức: "Ngu dốt lớn nhất của đời người." (rất có thể "ngu dốt" là từ nôm na để gọi chữ "vô minh" của nhà Phật, ý thức về việc này của người biên tập tiếng Việt 14 điều Phật dạy rất đáng kính trọng).
Ở lời dạy thứ 12, khoan dung còn lớn hơn một đức hạnh, nó là "lễ vật lớn nhất của đời người". Nói đến tài sản, ai cũng nghĩ đến vốn liếng tiền tài, vàng bạc, nhà cửa..., với lời dạy thứ 10, "sức khỏe, trí tuệ" mới là "tài sản lớn nhất của đời người", không mấy ai nghĩ đến điều này, đọc lời dạy thứ 10, ta "ngộ" ngay ra được, không hiểu sao điều hết sức đơn giản này mà ta không hề nhận ra. (đây cũng là đặc điẻm chung của những điều minh triết). Nói đến "bố thí" ta nghĩ đến sự giúp đỡ, sự "an ủi" người "được bố thí", Phật lại nghĩ " bố thí" trước hết là niềm "an ủi", niềm "an ủi lớn nhất của đời người" cho chính người "làm bố thí" (lại một sự đảo lộn trong nhận thức, thêm một ví dụ nữa về "tính sáng" của minh triết). Người tự ti hay bị coi thường, Phật lại thấy họ là người "đáng thương" (lời dạy thứ 7).
Ai cũng biết "bất hiếu" là tội lỗi, theo lời dạy thứ 6, nó là "tội lỗi lớn nhất của đời người". Trong cả 14 lời dạy, những sự đánh giá đều ở "cấp cao nhất". Đây là một hình thức gây sự bất ngờ đồng thời tạo ra sự thống nhất của 14 lời dạy của Phật. Bất ngờ nhất là lời dạy thứ nhất. Ai cũng biết cái "tôi" của mình là "đáng ghét", nhưng thật bất ngờ, nó là "kẻ thù lớn nhất của đời người". Nói đến "kẻ thù", người ta nghĩ đến những kẻ thù "hai chân, bốn chân" ở bên ngoài mình, Phật chỉ ra nó là "tự ngã" ở bên trong mình. Cả Phật và "kẻ thù lớn nhất của đời người" đều ở bên trong con người!
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam có một điểm son về tinh thần đổi mới truyền thống: tư tưởng Trần Nhân Tông (1258-1308). Vua-Phật Trần Nhân Tông đặt rất cao yêu cầu đổi mới trong nhận thức. Trong một bài giảng ở chùa Vĩnh Nghiêm, trước ba câu hỏi của thiền sinh:
- Thế nào là Phật?
- Thế nào là Pháp?
- Thế nào là Tăng?
Cả ba lần ông chỉ có một câu trả lời: "Hiểu theo lối trước là chẳng phải"[6]
Phật, pháp, tăng là "tam bảo", là nguyên lý của những nguyên lý trong giáo lý đạo Phật. Trần Nhân Tông kiên quyết phủ định cách hiểu theo lối trước chính Nguyên lý ấy. Bất cứ sự đổi mới nhận thức nào cũng phải bắt đầu bằng sự nghi ngờ, phủ định cách hiểu cũ. Trần Nhân Tông là một tấm gương của sự đổi mới tư tưởng và nhận thức. Chắc ông biết quá rõ những vụ án văn tự và sự cố chấp riết róng của người đời trong cách hiểu các thứ kinh bổn. Chỉ cần "rời" Kinh một chữ đủ bị lên án biến kinh Phật thành "ma thuyết". "Phật", "Pháp", "Tăng" là "danh" của những khái niệm. Danh có khi chỉ là "vỏ", cách hiểu những khái niệm mới là "ruột". Trần Nhân Tông giữ lại những cái "danh", những cái "vỏ", về hình thức xem như vẫn giữ lại những "khái niệm". Ông không đưa ra những khái niệm mới thay cho những khái niệm cũ, ông không đập vỡ, vứt bỏ những cái "vỏ", mà chú trọng sự thay đổi "ruột" bằng cách đưa ra những cách hiểu "mới", "tùy duyên". Phải chăng đây là một kinh nghiệm minh triết của sự đổi mới?
"Đổi mới" đặt ra vấn đề cách đối xử với những truyền thống.
Trong một buổi thiền sư Trúc Lâm đại đầu đà (tức Trần Nhân Tông) khai đường ở chùa Vĩnh Nghiêm, có một thiền sinh hỏi: "Dùng công án cũ để làm gì?"
Thiền sư trả lời: "Mỗi lần nêu ra một lần mới"[7]
Trong một buổi khai đường khác ở viện Kỳ Lân, cũng vấn đề này được đặt ra, câu trả lời in hệt nhưng cách hỏi "xóc óc" hơn:
Một thiền sinh hỏi: "Dùng đờm dãi người xưa làm gì?"
Thiền sư trả lời: "Mỗi lần nêu ra một lần mới"[8]
"Công án cũ", "đờm dãi người xưa" thuộc về truyền thống. Trong quan niệm của Trần Nhân Tông, truyền thống cũng phải đổi mới (tức là phải có cách hiểu mới và vận dụng mới) và đổi mới truyền thống phải có tính cập nhật: "mỗi lần nêu lên một lần mới".
"Cư trần lạc đạo" là một tư tưởng lớn của dòng Thiền Trúc Lâm Yên tử. Tôi giật mình khi đọc câu đầu trong bài kệ ở cuối bài phú " Cư trần lạc đạo".
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Ở đời vui đạo, hãy tùy duyên[9]
Hóa ra tư tưởng "cư trần lạc đạo" cũng như những tư tưởng lớn khác cũng phải "tùy duyên" mà hiểu, mà vận dụng. Mọi nguyên lý và tư tưởng dù cao siêu, cơ yếu đến đâu mà tách ra khỏi cái "duyên" níu kéo, nương vịn của những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của cuộc sống không tránh khỏi trở thành những giáo điều vô duyên, vô dụng. "Bảo vệ nguyên lý và truyền thống" không thể tách rời "hiểu mới nguyên lý và truyền thống" trong sự vận dụng...
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Xem Lão tử. Đạo đức kinh. Nguyễn Duy Cần dịch và bình chú. N.x.b. Văn học.1992,tr.21
[2] Theo Wikipedia Việt "14 điều dạy của Phật" là tên của một bản văn được truyền tụng không có nguồn gốc rõ ràng, nhưng nội dung của bản văn này được nhiều người xem như đã được trích ra từ những ý tưởng trong kinh Phật. Ở Việt Nam, có những bản "14 đièu Phật dạy", phía dưới có ghi chú:Hòa thượng Kim Cương tử sưu tầm, biên tập
[3] Cũng có những blog (khoảng một phần mười) có thái độ diễu nhại. Tiêu biểu là bài sau đây chúng tôi đọc trên mạng:
14 "Điều Răn của Mẹ"
1. Kẻ thù lớn nhất của con là nó (vợ con)
2. Ngu dốt lớn nhất của đời con là không hiểu ra được nó
3. Thất bại lớn nhất của đời con là không bỏ được nó
4. Bi ai lớn nhất của đời con là phải sống với nó
5. Sai lầm lớn nhất của đời con là quyết định lấy nó
6. Tội lỗi lớn nhất của đời con là nghe lời nó
7. Đáng thương lớn nhất của đời con là bị nó sai khiến
8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời con là vẫn chịu được nó
9. Phá sản lớn nhất của đời con là cuợc đời con đã mất trong tay nó
10. Tài sản lớn nhất của đời người con là những thứ nó đang giữ
11. Món nợ lớn nhất của đời con là tờ giấy ly hôn
12. Lễ vật lớn nhất của đời con là sự hết lòng của con với nó
13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời con là con không lấy được hai vợ
14. An ủi lớn nhất của đời con là thằng con nó đẻ ra
[4] Lê Mạnh Thác, Toàn tập Trần Nhân Tông, N.x.b. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.8
[5] Như trên
[6] Lê Mạnh Thác, sách đã dẫn, tr.419,420
[7] Sách đã dẫn, tr.421
[8] Sách đã dẫn, tr.435,436
[9] Bản dịch của Lê Mạnh Thác
Hoàng Ngọc Hiến- Tuyệt đối hoá một tư tưởng, tư tưởng khác sẽ tháo lui
Tuyệt đối hoá một tư tưởng, tư tưởng khác sẽ tháo lui
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Bài đã được xuất bản.: 20/02/2010 08:30 GMT+7
Dành đặc quyền, tuyệt đối hoá một tư tưởng (tức là vi phạm quan điểm vô ý) thì những tư tưởng khác sẽ chảy ngược trở lại, sẽ tháo lui; tư tưởng được tuyệt đối hoá sẽ trở thành độc tôn, tự nó sẽ tạo ra hệ thống cho nó, từ đó trở thành trường phái, bè phái.
Minh triết tam giáo trong văn hoá Việt
Thử bàn về "tứ vô" của Khổng Tử
Phan Bội Châu đặc biệt quan tâm đến tư tưởng "vô ngã" của Khổng Tử (xem Khổng học đăng, thượng thiên về "Luận ngữ trích lục diễn giải"). Hải Lượng (pháp danh của Ngô Thì Nhậm) trong viêc đánh giá Hàn Dũ (tự xưng là Hàn Xương Lê) lấy "tứ vô" của Khổng Tử làm chuẩn: "Đồ đệ bạch với thầy (Hải Lượng) rằng: Xương Lê đã đến bậc nhất của phù đồ chưa? Thầy đáp: Mới đến bậc ba, bậc bốn. Xương Lê cũng theo ý và tất, chẳng bằng "vô ý", "vô tất" mới thật tốt" (Ngô Thì Nhậm, "Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh").
Luận ngữ, chương IX, tiết 4 có câu: "Tử tứ tuyệt: vô ý, vô tất,vô cố, vô ngã", được Nguyễn Đức Lân dịch nghĩa là: "Phu tử có bốn điều tuyệt nhiên không mắc phải:...". Hiểu như thế nào đây "vô ý", "vô tất", "vô cố", "vô ngã"?
Tôi thiên về cách hiểu, phân tích, diễn nghĩa của François Jullien [1]. Những ý kiến được trình bày dưới đây chủ yếu được tham khảo từ công trình của F.Jullien đươc dẫn ở chú thích 2.
Vô ngã là muốn nói không có một cái ngã đặc biệt. Ảnh: amthuc.com
Vô ý không có nghĩa là không có ý kiến mà có nghĩa là: không có ý kiến nào được dành đặc quyền, được tuyệt đối hoá khiến cho ta không nhìn thấy những điều hợp lý,khả thủ của những ý kiến khác, kể cả những ý kiến đối lập.
Vô tất có nghĩa là không định trước những điều thế tất, ắt phải như thé này, ắt phải như thế kia, không áp đặt những mệnh lệnh tất phải thế này, tất phải thế kia.
Vô cố có nghĩa là không cố chấp một quan điểm nào, một lập trường nào.
Vô ngã là muốn nói không có một cái ngã đặc biệt.
Có liên quan mật thiết giữa 4 cái vô.
Dành đặc quyền, tuyệt đối hoá một tư tưởng (tức là vi phạm quan điểm vô ý) thì những tư tưởng khác sẽ chảy ngược trở lại, sẽ tháo lui; tư tưởng được tuyệt đối hoá sẽ trở thành độc tôn, tự nó sẽ tạo ra hệ thống cho nó, từ đó trở thành trường phái, bè phái. Để duy trì địa vị độc tôn, để đối phó với những tư tưởng khác, nó buộc phải định trước những sự tất yếu (không tránh khỏi phiến diện) và đưa ra những mệnh lệnh chủ quan (vi phạm quan điểm vô tất).
Tư tưởng độc tôn dẫn đến sự cố chấp trong quan điểm,lập trường(vi phạm quan điểm vô cố). Tư tưởng độc tôn,cố chấp quan điểm, lập trường cùng với những thành kiến ,định kiến cố hữu tạo ra một cái tôi (ngã) đặc biệt (moi particulier). Cái tôi đặc biệt là cái tôi khép kín trong sự phiến diện, bị định hình một cách cứng nhắc, không mở ra được đặng khai thông với những mặt khác của thực tại, của cuộc sống, của nhận thức... bao giờ cũng vô cùng sinh động và phong phú.
Vô ý, với ý nghĩa là không tuyết đối hoá một tư tưởng nào,quan tâm đúng mực mọi tư tưởng (cũng như mọi phương diện, mọi khả năng của thực tại) là một tư tưởng cơ bản trong minh triết của K.T. Quan tâm đúng mực mọi tư tưởng giống như mở ra mọi cánh cửa, thấy được mọi ngả đường. Còn như tuyệt đối hoá một tư tưởng thì giống như có một cánh cửa được mở toang ra nhưng những cánh cửa khác thì bị khép lại, có thể nhìn xa hơn, thấy rộng hơn theo một ngả đường nhưng trả giá cho lợi thế này có khi là sự mù trước những ngả đường khác.
Vô ý không có nghĩa là không có ý kiến, không có tư tưởng;quan điểm vô ý ngăn ngừa sự độc quyền hoá của một tư tưởng. Câu nói của K.T. "Quân tử chu nhi bất tỷ, tiểu nhân tỷ nhi bất chu" (Luận ngữ ,II,14) được F.J. hiểu như sau: "Người quân tử bao quát tổng thể, không thiên vị một phía nào, kẻ tiểu nhân thì ngược lại", (bản dịch của Đ.T.C: "Bực quân tử xử được với tất cả mọi người vì chẳng có lòng tư vị, kẻ tiểu nhân vì tư vị cho nên chẳng xử được với mọi người"). Trong Kinh Dịch về quẻ Càn có câu: "Kiến quần long vô thủ, cát". Dịch: Thấy bầy rồng không có đầu, tốt (6 vạch ngang liền nét đều ngăn ngắt trong hình tượng quẻ Càn được hình dung như một bầy rồng không đầu).Vương Phu Chi (1619-1692) đã bình giảng câu này theo quan điểm vô ý của K.T. Bầy rồng không đầu có nghĩa là không có con rồng nào có đầu nhô ra, thòi ra, nổi hơn những con khác.
Những con rồng được coi trọng ngang nhau, có nghĩa là những ý kiến, những tư tưởng, những phương diện khác nhau của thực tại được coi trọng ngang nhau. Như vậy cách nhìn minh triết là cách nhìn bao quát, thấy được và quan tâm mọi mặt, mọi khả năng của thực tại, không vì thiên lệch một phía mà ngoảnh lưng với những phía khác. Nhưng vô ý không có nghĩa là không dấn thân, không đứng về phía nào (trong hành động).
Người minh triết quyết định dấn thân, đứng về phía nào, chọn khả năng nào là do đòi hỏi của tình thế, chứ không xuất phát từ những giáo điều có sẵn định trước phải gạt bỏ khả năng này, phải chạy theo khả năng nọ, phải ủng hộ phía này, phải chống lại phía kia... Để làm sáng tỏ tư tưởng này tác giả dẫn câu nói của K.T.: " Quân tử chi ư thiên hạ dã, vô thích dã, vô mạc dã, nghĩa chi dữ tỷ" (Luận ngữ, IV, 10) mà Đ.T. còn dịch là: "Bực quân tử làm việc cho đời, không có việc gì mà người cố ý làm, không có việc gì người cố ý bỏ, hễ hạp nghĩa thì làm" (tôi tô đậm.H.N.H.); bình giảng câu này, F.Jullien có nêu lên một nghĩa cổ của chữ nghĩa là: đòi hỏi của tình thế và ông đã giảng hạp nghĩa là hạp với đòi hỏi của tình thế (chúng ta có thêm một cứ liệu ngôn ngữ học để hiểu chữ nghĩa của Khổng giáo).
Minh triết có nhiều phương diện,biểu hiện ở nhiều đức tính.
Ảnh: lieuquanhue.com
Như vậy, người minh triết không phải là không có chủ kiến, duy có một điều đây không phải là chủ kiến có sẵn, được định trước cho mọi khả năng, mọi tình thế, mà đây là chủ kiến được đề ra từ những đòi hỏi của tình thế (cụ thể). Có thể hiểu rõ hơn quan điểm vô ý qua lời bàn sau đây của một nho gia: "Khi cần giàu thì giàu và khi cần nghèo thì nghèo, khi cần sống thì sống và khi cần chết thì chết". Như vậy, giàu hay nghèo, sống hay chết là những khả năng được coi trọng ngang nhau, chọn khả năng nào là tuỳ theo đòi hỏi của tình thế, người minh triết không cố chấp hoặc gạt bỏ trước (a priori) bất cứ khả năng nào.
Trong Luận ngữ (XVIII, 8) K.T. có phân biệt ba loại thánh nhân. Họ đều bỏ công danh phú quý, đi ở ẩn nhưng họ có những phong độ ứng xử rất khác nhau. Loại thứ nhất như Bá Di, Thúc Tề "chẳng khuất chí mình, chẳng nhục thân mình" [bất giáng kỳ chí, bất nhục kỳ thân], không thể chê trách vào đâu cả; loại thứ hai như Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liên, kém hơn, "phải khuất chí mình, phải nhục thân mình".
Tuy vậy, lời nói của họ "hợp luân lý" [ngôn trúng luân], việc làm của họ "hợp lòng mong nghĩ của dân" [hành trúng lự]; loại thứ ba như Ngu Trọng, Di Dật "ở ẩn nơi xa vắng và ăn nói rất tự do, phóng túng" [ẩn cư, phóng ngôn]nhưng "giữ mình đúng lẽ thanh khiết và biết bỏ phế đúng lẽ quyền biến" [thân trúng thanh, phế trúng quyền] (điều đáng chú ý là ngay ở loai thứ hai và loại thứ ba, trong phong độ có những chỗ có thể chê trách K.T. vẫn nhận ra ở họ sự chân chính và những phẩm giá đáng trọng, vẫn xem họ là thánh nhân). Sau khi nêu ba loại thánh nhân và không sắp mình vào một loại nào, K.T. hạ một câu: "Còn ta thì khác ở chỗ chẳng có gì là được hoặc không được" - tức là chẳng có gì là thích hợp với ta hoặc không thích hợp với ta [Ngã tắc dị ư thị vô khả, vô bất khả] (tôi tô đậm.H.N.H.).
Trong ba loại người nói trên loại thứ nhất và loại thứ hai là hai thái cực đối lập với nhau, loại thứ ba xem như nửa này, nửa kia.K.T. không thuộc về loại thứ nhất, chẳng thuộc về loại thứ hai, càng không phải là loại thứ ba. Tử có thể là loại người này cũng như có thể là loại người kia, đó là tuỳ theo tình thế. Tử không phải là người cố chấp, cũng chẳng phải là người không cố chấp. Vì chưng Tử có thể cố chấp như những người cố chấp nhất, khước từ mọi sự nhân nhượng mà cũng có thể thoả hiệp hoàn toàn với người đời, miễn sao có cơ giúp ích cho đời. Người minh triết là người "không định ra được phẩm chất" (sans qualification) với ý nghĩa là không có phẩm chất như là thuộc tính "cố hữu", "bản chất", "bất biến", mà có phảm chất này hay phẩm chất kia là do đòi hỏi của tình thế.
Ở Khổng Tử đức thời trung là đức hạnh của mọi đức hạnh
Về đức hạnh của Khổng Tử, Mạnh Tử nói: "Lúc nên (khả dĩ) làm quan thì làm quan. Lúc nên (khả dĩ) bỏ chức thì bỏ chức. Cần (khả dĩ) làm quan lâu thì làm quan lâu. Cần (khả dĩ) ra đi gấp thì ra đi gấp. Đó là cái hạnh của đức Khổng vậy" (Khả dĩ sĩ, tắc sĩ. Khả dĩ chỉ, tắc chỉ. Khả dĩ cửu tắc cửu. Khả dĩ tốc, tắc tốc. Khổng Tử dã.), (Mạnh tử,. II,A, 2).
Cái khả dĩ gắn với tình thế (cụ thể) và tình thế gắn với thời điểm (moment). Cái khả dĩ (possible) đồng thời là cái chính đáng (légitime) vì phù hợp với tình thế (cụ thể) và thời điểm, tức là phù hợp với thời và thế. Tiêu chuẩn của tính chính đáng cũng như của những phẩm chất đạo đức khác gắn một cách nội tại với tình thế và hoàn cảnh cụ thể. Cái chính đáng (vốn gắn với tình thế cụ thể) được đề lên thành quy tắc khái quát chung cho mọi tình thế không tránh khỏi trở thành vũ đoán. Đã đành người minh triết không chấp nhận những tư tưởng cá biệt quá (gắn với cái ngã đặc biệt) mà những tư tưởng khái quát quá cũng không tin vì loại tư tưởng này không tính đến đặc điểm của mỗi thời, sự khác biệt giữa những thời khác nhau.
Minh triết có nhiều phương diện, biểu hiện ở nhiều đức tính. Có người là bậc thánh về phương diện này, có người là bậc thánh về phương diện nọ... Như nhận định của Mạnh Tử "ông Bá Di là bực Thánh có dức thanh khiết (Bá Di thánh chi thanh giả giã), ông Y Doãn là bậc thánh có đức trọng nhiệm (YDoãn thánh chi nhiệm giả giã), ông Huệ xứ Liễu là bậc thánh có dức ôn hoà (Liễu Hạ Huệ thánh chi hoà giả giã). Đức Khổng tử có đức thời trung (Khổng tử thánh chi thì giả giã "(tôi tô đậm.H.N.H.)". (Mạnh tử,V,B,1).Đức thời trung (chữ của Đoàn Trung Còn) là cái đức tuỳ theo thời và thế mà thanh khiết như Bá Di hoặc trọng nhiệm như Y Doãn hoặc ôn hoà như Liễu Hạ Huệ... Như vậy K.T. không phải là sự hiện thân của một nét "nhất thành bất biến" nào của minh triết mà tuỳ thời, tuỳ tình thế (cụ thể) K.T. thực hành phương diện này hay phương diện nọ của minh triết. Nhấn mạnh sự tập đại thành nhiều đức tính ở Khổng tử có thể che lấp đức thời trung ở Tử. Kết luận rằng Khổng Tử có đủ mọi đức tính không quan trọng bằng nhận định Khổng Tử đúng thời, đúng lúc (thời trung) thực hiện đức tính này hay đức tính nọ. Ở Khổng Tử đức thời trung là đức hạnh của mọi đức hạnh.
Tuỳ thời thế chọn khả năng
Bản thể là một khái niệm cơ bản của triết học phương Tây. Minh triết phương Đông không phải không biết đến bản thể nhưng mối quan tâm chủ yếu của minh triết là quá trình. Trung dung là tâm pháp để đièu tiết các quá trình.Mỗi quá trình trong sự tự tại của nó có sự tự điều tiết. Trung dung là sự gia công vào sự tự điều tiết này và phải dựa vào nó. Ý kiến của Mạnh Tử phê phán thái độ chấp trung, thái độ chấp nhất hết sức quan trọng để hiểu tinh thần của trung dung.
Mạnh Tử nói rằng: "Dương Tử giữ lấy chủ nghĩa vị ngã, tức là chủ nghĩa của kẻ chỉ chuyên lo cho mình mà thôi. Dẫu nhổ một mảy lông trên mình mà lợi ích cho cả thiên hạ ông cũng chẳng chịu làm.
Mặc Tử thi hành chủ nghĩa kiêm ái, thương tất cả mọi người như mình. Dẫu mòn nát tấm thân từ đỉnh dầu cho chí gót chân, mà có lợi ích cho cả thiên hạ, ông ấy cũng vui lòng hy sinh.
Tử Mạc bảo thủ chủ nghĩa chấp trung, cốt giữ cho vừa vặn phần mình và phần người. Chủ nghĩa chấp trung gần với dạo lý. Nhưng nếu chấp trung mà chẳng biết quyền biến, chẳng biết tuỳ nghi mà hành động cho hợp thời, như vậy cũng như chấp nhất, tức là khư khư câu nệ một bề vậy thôi. Ta sở dĩ chán ghét kẻ chấp nhất, là vì kẻ ấy cố giữ ý kiến làm hại đạo lý. Kẻ cử động theo một bề thì bỏ hỏng cả trăm bề" [H.N.H.tô đậm] (Mạnh tử. VII, A.26).
Như vậy chấp trung là đứng ở giữa hai thái cực đối nghịch (vị ngã cực đoan và kiêm ái tột độ). Hiểu như vậy, chủ nghĩa chấp trung gần với quan niệm của Aristote về đạo đức: đức hạnh là trung độ đúng mực (juste milieu) ở giữa hai tính trái ngược, giữa sự bất cập và sự thái quá, chẳng hạn như can đảm là trung độ đúng mực (juste milieu) giữa sự nhút nhát (bất cập) và sự táo tợn (thái quá). Mạnh Tử không chê trách chủ nghĩa chấp trung ("...chấp trung gần với đạo lý").
Tuy nhiên nếu như chấp trung chỉ thiên về giữ trung độ cho đúng mực, loại trừ bất kỳ sự thái quá nào thì như vậy là trái với tinh thần của trung dung. Bởi vì trung dung không có nghĩa là nửa vời, lưng chừng, không nóng không lạnh... Trung dung có khi đòi hỏi sự nỗ lực, sự hy sinh cao nhất, chấp nhận những nỗi đau lớn và những niềm vui tràn trề... Thông thường trung dung là mức độ trong sự nghiêm khắc nhưng cũng có khi trung dung cho phép một sự nghiêm khắc tột độ, nghiêm khắc đến mức tàn nhẫn. Không chê trách thái độ chấp trung, MạnhTử bài bác gay gắt thái độ chấp nhất: Sở ố chấp nhất giả, vị kỳ tặc đạo giã (Ta sở dĩ chán ghét kẻ chấp nhất, là vì kẻ ấy cố giữ ý kiến thiên lệch làm hại đạo lý). Chấp nhất là "chấp trung mà chẳng biết quyền biến, chẳng biết tuỳ nghi mà hành động cho hợp thời", là "khư khư câu nệ một bề vậy thôi".
Như vậy chấp nhất là khư khư bám lấy một trung điểm, không dám chênh về phía này hoặc lệch về phía kia, có nghĩa là trong xử sự chỉ tính đến một khả năng,tự trói mình vào một khả năng.Và như vậy, nói như Mạnh Tử,là "cử động theo một bề (một khả năng)"mà "bỏ hỏng cả trăm bề (trăm khả năng)". Theo đúng tinh thần của Khổng - Mạnh, trung dung là đứng giữa (chứ không phải là khư khư bám lấy một trung điểm) và tự dành cho mình quyền tính đến và lựa chọn trong cả trăm khả năng, kể cả quyền đi tới cùng phía thái cực này hoặc phía thái cực kia. Lựa chọn khả năng nào là tuỳ theo thời và thế.
Mời độc giả đón đọc tiếp kỳ cuối.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Xem F.Jullien , "Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây", bản dịch của Nguyên Ngọc, bài "Thay lời giới thiệu" của Hoàng Ngọc Hiến , N.x.b. Đà Nẵng, 2003
Trang chủ | Sự kiện nóng | Nhân vật trong ngày | Thông tin đa chiều | Tư liệu & suy ngẫm | Thế giới truyền thông | Nghe xem đọc | Harvard'S | Trực tuyến | Người quan sát | Thư Thăng Long | Giới thiệu | RSS | Trợ giúp
© TUANVIETNAM.NET
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Bài đã được xuất bản.: 20/02/2010 08:30 GMT+7
Dành đặc quyền, tuyệt đối hoá một tư tưởng (tức là vi phạm quan điểm vô ý) thì những tư tưởng khác sẽ chảy ngược trở lại, sẽ tháo lui; tư tưởng được tuyệt đối hoá sẽ trở thành độc tôn, tự nó sẽ tạo ra hệ thống cho nó, từ đó trở thành trường phái, bè phái.
Minh triết tam giáo trong văn hoá Việt
Thử bàn về "tứ vô" của Khổng Tử
Phan Bội Châu đặc biệt quan tâm đến tư tưởng "vô ngã" của Khổng Tử (xem Khổng học đăng, thượng thiên về "Luận ngữ trích lục diễn giải"). Hải Lượng (pháp danh của Ngô Thì Nhậm) trong viêc đánh giá Hàn Dũ (tự xưng là Hàn Xương Lê) lấy "tứ vô" của Khổng Tử làm chuẩn: "Đồ đệ bạch với thầy (Hải Lượng) rằng: Xương Lê đã đến bậc nhất của phù đồ chưa? Thầy đáp: Mới đến bậc ba, bậc bốn. Xương Lê cũng theo ý và tất, chẳng bằng "vô ý", "vô tất" mới thật tốt" (Ngô Thì Nhậm, "Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh").
Luận ngữ, chương IX, tiết 4 có câu: "Tử tứ tuyệt: vô ý, vô tất,vô cố, vô ngã", được Nguyễn Đức Lân dịch nghĩa là: "Phu tử có bốn điều tuyệt nhiên không mắc phải:...". Hiểu như thế nào đây "vô ý", "vô tất", "vô cố", "vô ngã"?
Tôi thiên về cách hiểu, phân tích, diễn nghĩa của François Jullien [1]. Những ý kiến được trình bày dưới đây chủ yếu được tham khảo từ công trình của F.Jullien đươc dẫn ở chú thích 2.
Vô ngã là muốn nói không có một cái ngã đặc biệt. Ảnh: amthuc.com
Vô ý không có nghĩa là không có ý kiến mà có nghĩa là: không có ý kiến nào được dành đặc quyền, được tuyệt đối hoá khiến cho ta không nhìn thấy những điều hợp lý,khả thủ của những ý kiến khác, kể cả những ý kiến đối lập.
Vô tất có nghĩa là không định trước những điều thế tất, ắt phải như thé này, ắt phải như thế kia, không áp đặt những mệnh lệnh tất phải thế này, tất phải thế kia.
Vô cố có nghĩa là không cố chấp một quan điểm nào, một lập trường nào.
Vô ngã là muốn nói không có một cái ngã đặc biệt.
Có liên quan mật thiết giữa 4 cái vô.
Dành đặc quyền, tuyệt đối hoá một tư tưởng (tức là vi phạm quan điểm vô ý) thì những tư tưởng khác sẽ chảy ngược trở lại, sẽ tháo lui; tư tưởng được tuyệt đối hoá sẽ trở thành độc tôn, tự nó sẽ tạo ra hệ thống cho nó, từ đó trở thành trường phái, bè phái. Để duy trì địa vị độc tôn, để đối phó với những tư tưởng khác, nó buộc phải định trước những sự tất yếu (không tránh khỏi phiến diện) và đưa ra những mệnh lệnh chủ quan (vi phạm quan điểm vô tất).
Tư tưởng độc tôn dẫn đến sự cố chấp trong quan điểm,lập trường(vi phạm quan điểm vô cố). Tư tưởng độc tôn,cố chấp quan điểm, lập trường cùng với những thành kiến ,định kiến cố hữu tạo ra một cái tôi (ngã) đặc biệt (moi particulier). Cái tôi đặc biệt là cái tôi khép kín trong sự phiến diện, bị định hình một cách cứng nhắc, không mở ra được đặng khai thông với những mặt khác của thực tại, của cuộc sống, của nhận thức... bao giờ cũng vô cùng sinh động và phong phú.
Vô ý, với ý nghĩa là không tuyết đối hoá một tư tưởng nào,quan tâm đúng mực mọi tư tưởng (cũng như mọi phương diện, mọi khả năng của thực tại) là một tư tưởng cơ bản trong minh triết của K.T. Quan tâm đúng mực mọi tư tưởng giống như mở ra mọi cánh cửa, thấy được mọi ngả đường. Còn như tuyệt đối hoá một tư tưởng thì giống như có một cánh cửa được mở toang ra nhưng những cánh cửa khác thì bị khép lại, có thể nhìn xa hơn, thấy rộng hơn theo một ngả đường nhưng trả giá cho lợi thế này có khi là sự mù trước những ngả đường khác.
Vô ý không có nghĩa là không có ý kiến, không có tư tưởng;quan điểm vô ý ngăn ngừa sự độc quyền hoá của một tư tưởng. Câu nói của K.T. "Quân tử chu nhi bất tỷ, tiểu nhân tỷ nhi bất chu" (Luận ngữ ,II,14) được F.J. hiểu như sau: "Người quân tử bao quát tổng thể, không thiên vị một phía nào, kẻ tiểu nhân thì ngược lại", (bản dịch của Đ.T.C: "Bực quân tử xử được với tất cả mọi người vì chẳng có lòng tư vị, kẻ tiểu nhân vì tư vị cho nên chẳng xử được với mọi người"). Trong Kinh Dịch về quẻ Càn có câu: "Kiến quần long vô thủ, cát". Dịch: Thấy bầy rồng không có đầu, tốt (6 vạch ngang liền nét đều ngăn ngắt trong hình tượng quẻ Càn được hình dung như một bầy rồng không đầu).Vương Phu Chi (1619-1692) đã bình giảng câu này theo quan điểm vô ý của K.T. Bầy rồng không đầu có nghĩa là không có con rồng nào có đầu nhô ra, thòi ra, nổi hơn những con khác.
Những con rồng được coi trọng ngang nhau, có nghĩa là những ý kiến, những tư tưởng, những phương diện khác nhau của thực tại được coi trọng ngang nhau. Như vậy cách nhìn minh triết là cách nhìn bao quát, thấy được và quan tâm mọi mặt, mọi khả năng của thực tại, không vì thiên lệch một phía mà ngoảnh lưng với những phía khác. Nhưng vô ý không có nghĩa là không dấn thân, không đứng về phía nào (trong hành động).
Người minh triết quyết định dấn thân, đứng về phía nào, chọn khả năng nào là do đòi hỏi của tình thế, chứ không xuất phát từ những giáo điều có sẵn định trước phải gạt bỏ khả năng này, phải chạy theo khả năng nọ, phải ủng hộ phía này, phải chống lại phía kia... Để làm sáng tỏ tư tưởng này tác giả dẫn câu nói của K.T.: " Quân tử chi ư thiên hạ dã, vô thích dã, vô mạc dã, nghĩa chi dữ tỷ" (Luận ngữ, IV, 10) mà Đ.T. còn dịch là: "Bực quân tử làm việc cho đời, không có việc gì mà người cố ý làm, không có việc gì người cố ý bỏ, hễ hạp nghĩa thì làm" (tôi tô đậm.H.N.H.); bình giảng câu này, F.Jullien có nêu lên một nghĩa cổ của chữ nghĩa là: đòi hỏi của tình thế và ông đã giảng hạp nghĩa là hạp với đòi hỏi của tình thế (chúng ta có thêm một cứ liệu ngôn ngữ học để hiểu chữ nghĩa của Khổng giáo).
Minh triết có nhiều phương diện,biểu hiện ở nhiều đức tính.
Ảnh: lieuquanhue.com
Như vậy, người minh triết không phải là không có chủ kiến, duy có một điều đây không phải là chủ kiến có sẵn, được định trước cho mọi khả năng, mọi tình thế, mà đây là chủ kiến được đề ra từ những đòi hỏi của tình thế (cụ thể). Có thể hiểu rõ hơn quan điểm vô ý qua lời bàn sau đây của một nho gia: "Khi cần giàu thì giàu và khi cần nghèo thì nghèo, khi cần sống thì sống và khi cần chết thì chết". Như vậy, giàu hay nghèo, sống hay chết là những khả năng được coi trọng ngang nhau, chọn khả năng nào là tuỳ theo đòi hỏi của tình thế, người minh triết không cố chấp hoặc gạt bỏ trước (a priori) bất cứ khả năng nào.
Trong Luận ngữ (XVIII, 8) K.T. có phân biệt ba loại thánh nhân. Họ đều bỏ công danh phú quý, đi ở ẩn nhưng họ có những phong độ ứng xử rất khác nhau. Loại thứ nhất như Bá Di, Thúc Tề "chẳng khuất chí mình, chẳng nhục thân mình" [bất giáng kỳ chí, bất nhục kỳ thân], không thể chê trách vào đâu cả; loại thứ hai như Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liên, kém hơn, "phải khuất chí mình, phải nhục thân mình".
Tuy vậy, lời nói của họ "hợp luân lý" [ngôn trúng luân], việc làm của họ "hợp lòng mong nghĩ của dân" [hành trúng lự]; loại thứ ba như Ngu Trọng, Di Dật "ở ẩn nơi xa vắng và ăn nói rất tự do, phóng túng" [ẩn cư, phóng ngôn]nhưng "giữ mình đúng lẽ thanh khiết và biết bỏ phế đúng lẽ quyền biến" [thân trúng thanh, phế trúng quyền] (điều đáng chú ý là ngay ở loai thứ hai và loại thứ ba, trong phong độ có những chỗ có thể chê trách K.T. vẫn nhận ra ở họ sự chân chính và những phẩm giá đáng trọng, vẫn xem họ là thánh nhân). Sau khi nêu ba loại thánh nhân và không sắp mình vào một loại nào, K.T. hạ một câu: "Còn ta thì khác ở chỗ chẳng có gì là được hoặc không được" - tức là chẳng có gì là thích hợp với ta hoặc không thích hợp với ta [Ngã tắc dị ư thị vô khả, vô bất khả] (tôi tô đậm.H.N.H.).
Trong ba loại người nói trên loại thứ nhất và loại thứ hai là hai thái cực đối lập với nhau, loại thứ ba xem như nửa này, nửa kia.K.T. không thuộc về loại thứ nhất, chẳng thuộc về loại thứ hai, càng không phải là loại thứ ba. Tử có thể là loại người này cũng như có thể là loại người kia, đó là tuỳ theo tình thế. Tử không phải là người cố chấp, cũng chẳng phải là người không cố chấp. Vì chưng Tử có thể cố chấp như những người cố chấp nhất, khước từ mọi sự nhân nhượng mà cũng có thể thoả hiệp hoàn toàn với người đời, miễn sao có cơ giúp ích cho đời. Người minh triết là người "không định ra được phẩm chất" (sans qualification) với ý nghĩa là không có phẩm chất như là thuộc tính "cố hữu", "bản chất", "bất biến", mà có phảm chất này hay phẩm chất kia là do đòi hỏi của tình thế.
Ở Khổng Tử đức thời trung là đức hạnh của mọi đức hạnh
Về đức hạnh của Khổng Tử, Mạnh Tử nói: "Lúc nên (khả dĩ) làm quan thì làm quan. Lúc nên (khả dĩ) bỏ chức thì bỏ chức. Cần (khả dĩ) làm quan lâu thì làm quan lâu. Cần (khả dĩ) ra đi gấp thì ra đi gấp. Đó là cái hạnh của đức Khổng vậy" (Khả dĩ sĩ, tắc sĩ. Khả dĩ chỉ, tắc chỉ. Khả dĩ cửu tắc cửu. Khả dĩ tốc, tắc tốc. Khổng Tử dã.), (Mạnh tử,. II,A, 2).
Cái khả dĩ gắn với tình thế (cụ thể) và tình thế gắn với thời điểm (moment). Cái khả dĩ (possible) đồng thời là cái chính đáng (légitime) vì phù hợp với tình thế (cụ thể) và thời điểm, tức là phù hợp với thời và thế. Tiêu chuẩn của tính chính đáng cũng như của những phẩm chất đạo đức khác gắn một cách nội tại với tình thế và hoàn cảnh cụ thể. Cái chính đáng (vốn gắn với tình thế cụ thể) được đề lên thành quy tắc khái quát chung cho mọi tình thế không tránh khỏi trở thành vũ đoán. Đã đành người minh triết không chấp nhận những tư tưởng cá biệt quá (gắn với cái ngã đặc biệt) mà những tư tưởng khái quát quá cũng không tin vì loại tư tưởng này không tính đến đặc điểm của mỗi thời, sự khác biệt giữa những thời khác nhau.
Minh triết có nhiều phương diện, biểu hiện ở nhiều đức tính. Có người là bậc thánh về phương diện này, có người là bậc thánh về phương diện nọ... Như nhận định của Mạnh Tử "ông Bá Di là bực Thánh có dức thanh khiết (Bá Di thánh chi thanh giả giã), ông Y Doãn là bậc thánh có đức trọng nhiệm (YDoãn thánh chi nhiệm giả giã), ông Huệ xứ Liễu là bậc thánh có dức ôn hoà (Liễu Hạ Huệ thánh chi hoà giả giã). Đức Khổng tử có đức thời trung (Khổng tử thánh chi thì giả giã "(tôi tô đậm.H.N.H.)". (Mạnh tử,V,B,1).Đức thời trung (chữ của Đoàn Trung Còn) là cái đức tuỳ theo thời và thế mà thanh khiết như Bá Di hoặc trọng nhiệm như Y Doãn hoặc ôn hoà như Liễu Hạ Huệ... Như vậy K.T. không phải là sự hiện thân của một nét "nhất thành bất biến" nào của minh triết mà tuỳ thời, tuỳ tình thế (cụ thể) K.T. thực hành phương diện này hay phương diện nọ của minh triết. Nhấn mạnh sự tập đại thành nhiều đức tính ở Khổng tử có thể che lấp đức thời trung ở Tử. Kết luận rằng Khổng Tử có đủ mọi đức tính không quan trọng bằng nhận định Khổng Tử đúng thời, đúng lúc (thời trung) thực hiện đức tính này hay đức tính nọ. Ở Khổng Tử đức thời trung là đức hạnh của mọi đức hạnh.
Tuỳ thời thế chọn khả năng
Bản thể là một khái niệm cơ bản của triết học phương Tây. Minh triết phương Đông không phải không biết đến bản thể nhưng mối quan tâm chủ yếu của minh triết là quá trình. Trung dung là tâm pháp để đièu tiết các quá trình.Mỗi quá trình trong sự tự tại của nó có sự tự điều tiết. Trung dung là sự gia công vào sự tự điều tiết này và phải dựa vào nó. Ý kiến của Mạnh Tử phê phán thái độ chấp trung, thái độ chấp nhất hết sức quan trọng để hiểu tinh thần của trung dung.
Mạnh Tử nói rằng: "Dương Tử giữ lấy chủ nghĩa vị ngã, tức là chủ nghĩa của kẻ chỉ chuyên lo cho mình mà thôi. Dẫu nhổ một mảy lông trên mình mà lợi ích cho cả thiên hạ ông cũng chẳng chịu làm.
Mặc Tử thi hành chủ nghĩa kiêm ái, thương tất cả mọi người như mình. Dẫu mòn nát tấm thân từ đỉnh dầu cho chí gót chân, mà có lợi ích cho cả thiên hạ, ông ấy cũng vui lòng hy sinh.
Tử Mạc bảo thủ chủ nghĩa chấp trung, cốt giữ cho vừa vặn phần mình và phần người. Chủ nghĩa chấp trung gần với dạo lý. Nhưng nếu chấp trung mà chẳng biết quyền biến, chẳng biết tuỳ nghi mà hành động cho hợp thời, như vậy cũng như chấp nhất, tức là khư khư câu nệ một bề vậy thôi. Ta sở dĩ chán ghét kẻ chấp nhất, là vì kẻ ấy cố giữ ý kiến làm hại đạo lý. Kẻ cử động theo một bề thì bỏ hỏng cả trăm bề" [H.N.H.tô đậm] (Mạnh tử. VII, A.26).
Như vậy chấp trung là đứng ở giữa hai thái cực đối nghịch (vị ngã cực đoan và kiêm ái tột độ). Hiểu như vậy, chủ nghĩa chấp trung gần với quan niệm của Aristote về đạo đức: đức hạnh là trung độ đúng mực (juste milieu) ở giữa hai tính trái ngược, giữa sự bất cập và sự thái quá, chẳng hạn như can đảm là trung độ đúng mực (juste milieu) giữa sự nhút nhát (bất cập) và sự táo tợn (thái quá). Mạnh Tử không chê trách chủ nghĩa chấp trung ("...chấp trung gần với đạo lý").
Tuy nhiên nếu như chấp trung chỉ thiên về giữ trung độ cho đúng mực, loại trừ bất kỳ sự thái quá nào thì như vậy là trái với tinh thần của trung dung. Bởi vì trung dung không có nghĩa là nửa vời, lưng chừng, không nóng không lạnh... Trung dung có khi đòi hỏi sự nỗ lực, sự hy sinh cao nhất, chấp nhận những nỗi đau lớn và những niềm vui tràn trề... Thông thường trung dung là mức độ trong sự nghiêm khắc nhưng cũng có khi trung dung cho phép một sự nghiêm khắc tột độ, nghiêm khắc đến mức tàn nhẫn. Không chê trách thái độ chấp trung, MạnhTử bài bác gay gắt thái độ chấp nhất: Sở ố chấp nhất giả, vị kỳ tặc đạo giã (Ta sở dĩ chán ghét kẻ chấp nhất, là vì kẻ ấy cố giữ ý kiến thiên lệch làm hại đạo lý). Chấp nhất là "chấp trung mà chẳng biết quyền biến, chẳng biết tuỳ nghi mà hành động cho hợp thời", là "khư khư câu nệ một bề vậy thôi".
Như vậy chấp nhất là khư khư bám lấy một trung điểm, không dám chênh về phía này hoặc lệch về phía kia, có nghĩa là trong xử sự chỉ tính đến một khả năng,tự trói mình vào một khả năng.Và như vậy, nói như Mạnh Tử,là "cử động theo một bề (một khả năng)"mà "bỏ hỏng cả trăm bề (trăm khả năng)". Theo đúng tinh thần của Khổng - Mạnh, trung dung là đứng giữa (chứ không phải là khư khư bám lấy một trung điểm) và tự dành cho mình quyền tính đến và lựa chọn trong cả trăm khả năng, kể cả quyền đi tới cùng phía thái cực này hoặc phía thái cực kia. Lựa chọn khả năng nào là tuỳ theo thời và thế.
Mời độc giả đón đọc tiếp kỳ cuối.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Xem F.Jullien , "Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây", bản dịch của Nguyên Ngọc, bài "Thay lời giới thiệu" của Hoàng Ngọc Hiến , N.x.b. Đà Nẵng, 2003
Trang chủ | Sự kiện nóng | Nhân vật trong ngày | Thông tin đa chiều | Tư liệu & suy ngẫm | Thế giới truyền thông | Nghe xem đọc | Harvard'S | Trực tuyến | Người quan sát | Thư Thăng Long | Giới thiệu | RSS | Trợ giúp
© TUANVIETNAM.NET
9/2/10
Nghĩ về viết lách: Viết là tự hủy diệt
Nghĩ về viết lách: Viết là tự hủy diệt
Nguyễn Hưng Quốc
Với tư cách là người đọc, mỗi người trong chúng ta luôn luôn là những đứa con rơi của vô số những tác giả chúng ta đọc từ thuở còn niên thiếu. Những tác giả ấy, qua tác phẩm của họ, đã dần dần hun đúc khiếu thẩm mỹ của chúng ta; định hình cách nghĩ và cách cảm của chúng ta. Bởi vậy, tự bản chất, mỗi người trong chúng ta bao giờ cũng lạc hậu hơn một chút so với nền văn học đích thực vào thời đại chúng ta đang sống.
Hệ quả là, với tư cách là người đọc, bao giờ chúng ta cũng dễ đồng cảm với những dòng văn học đã qua hơn là dòng văn học đương đại; với tư cách là người viết, những dòng chữ xuất hiện một cách tự phát, hồn nhiên và dễ dãi nhất, trái với những cách nghĩ quen thuộc, thường là những dòng chữ rất đáng ngờ vực: một người, suốt thời trung học, cứ ngâm nga thơ Xuân Diệu hay thơ Nguyễn Bính mãi, đến lúc cầm bút, những câu thơ "vụt hiện" đầu tiên thường có nguy cơ dính đầy nước dãi của Xuân Diệu và Nguyễn Bính.
Nhiệm vụ của hắn ở đây không phải là nâng niu những câu thơ, nói theo chữ của Bùi Giáng, "tèm nhem tâm hồn" ấy, mà là phải xoá bỏ những câu thơ ấy, nghĩa là, nói cách khác, phải chống lại chính bản thân mình, phải tái tạo chính mình, chứ không phải chỉ đơn giản là cần thành thực với chính mình mà thôi.
Cũng nói theo chữ của Bùi Giáng:
Tôi từ cái bóng của anh
Dệt thêu ngôn ngữ tôi thành ra tôi.
Trong tập tiểu luận Contre Sainte-Beuve, hoàn thành năm 1909 nhưng mãi đến năm 1954 mới được in lần đầu, nhà văn Marcel Proust (1871-1922) tuyên bố: "Một cuốn sách là sản phẩm của một cái tôi khác." Thật ra, đây chỉ là vọng âm của một câu nói khác, nổi tiếng hơn, của Rimbaud, trước đó: "Tôi là một kẻ khác" (JE est un autre). Viết không phải là hình thức tự bộc lộ mình như cái điều người ta thường nói mà là hình thức tự thay đổi mình, tự biến mình thành người khác, thành những cái tôi khác.
Viết là tự hủy diệt.
Quá trình tự huỷ diệt phải lặp lại không ngừng, nếu không, bất cứ người nào, dù đã đi đến tận cùng cái mới, cũng tức khắc trở thành sáo mòn và lạc hậu. Việc phá đổ truyền thống, đến lúc nào đó, tự nó, cũng biến thành một truyền thống, cần phải phá đổ tiếp.
Có một bài học cực kỳ quan trọng, nhưng tiếc, đến nay, hình như chưa ai nhắc đến: có những kẻ tiên phong ở giai đoạn trước lại biến thành bảo thủ, thậm chí, bảo thủ một cách lẩn thẩn ở giai đoạn sau.
Trước năm 1930, trong làng thơ Việt Nam, không ai giàu óc sáng tạo bằng Tản Đà, nhưng khi phong trào Thơ Mới xuất hiện, Tản Đà lại hoàn toàn hờ hững, không hề cảm được cái hay và cái mới của Thơ Mới.
Rồi trong phong trào Thơ Mới, người mới nhất vào khoảng giữa thập niên 30 chắc chắn là Xuân Diệu, nhưng chính Xuân Diệu lại là người phản đối kịch liệt sự đổi mới ít nhiều mang màu sắc siêu thực của Hàn Mặc Tử vào cuối thập niên 30, cũng như những sáng kiến làm thơ không vần của Nguyễn Đình Thi vào cuối thập niên 40.
Không phải Tản Đà hay Xuân Diệu đố kỵ những tài năng đi sau mình.
Lý do, theo tôi, phức tạp hơn nhiều: họ là tù nhân của cái mới do họ sáng tạo ra. Những cái mới ấy đã định nghĩa lại thơ và họ cứ tưởng cái định nghĩa ấy là một định nghĩa vĩnh cửu về thơ, từ đó, họ xem chỉ những gì phù hợp với định nghĩa của họ là thơ; còn lại, tất cả những nỗ lực làm mới khác đều bị xem là nhảm nhí. Từ vị trí của những nhà cách mạng, thoắt một cái, họ trở thành những kẻ phản động.
Và những kẻ phản động như thế, cộng với đám con cháu tinh thần của họ, lúc nào cũng đông nghẹt. Hiện nay lại càng đông, cả trong lẫn ngoài nước. Vừa đông vừa ồn. Vừa ồn vừa khệnh khạng. Vừa khệnh khạng vừa nhố nhăng.
Viết là tự huỷ diệt. Ở đây có hai vấn đề: để trở thành một người sáng tạo, một mặt, người ta không thể không tự huỷ diệt; nhưng mặt khác, người ta lại không thể nào huỷ diệt hoàn toàn quá khứ của mình và tâm thức của chính mình.
Người cầm bút ở trong một tình thế oái oăm: hắn không thể không đổi mới dù biết việc đổi mới ấy bao giờ cũng có tính chất nửa vời và đầy bi kịch.
Tôi rất thích một dự án sáng tác của điêu khắc gia kiêm hoạ sĩ Lê Thành Nhơn: anh vẽ một bức tranh trong đó có hình ảnh một người-đá, một con người bằng đá đang cầm búa tự đục khối đá (là chính mình) để thành người. Tôi tưởng tượng đó cũng chính là hình ảnh của giới văn nghệ sĩ nói chung. Chúng ta không sinh ra là nhà văn hay nhà thơ hay nhà lý luận phê bình. Chúng ta tự đục đẽo mình thành nhà văn, nhà thơ và nhà lý luận phê bình. Và đục đẽo, thực ra, cũng có nghĩa là vứt bỏ.
Nhưng như thế, điều chúng ta cần, trước hết, là một cây búa. Như Nietzsche, ở Đức, hồi cuối thế kỷ trước.
Nguyễn Hưng Quốc
Với tư cách là người đọc, mỗi người trong chúng ta luôn luôn là những đứa con rơi của vô số những tác giả chúng ta đọc từ thuở còn niên thiếu. Những tác giả ấy, qua tác phẩm của họ, đã dần dần hun đúc khiếu thẩm mỹ của chúng ta; định hình cách nghĩ và cách cảm của chúng ta. Bởi vậy, tự bản chất, mỗi người trong chúng ta bao giờ cũng lạc hậu hơn một chút so với nền văn học đích thực vào thời đại chúng ta đang sống.
Hệ quả là, với tư cách là người đọc, bao giờ chúng ta cũng dễ đồng cảm với những dòng văn học đã qua hơn là dòng văn học đương đại; với tư cách là người viết, những dòng chữ xuất hiện một cách tự phát, hồn nhiên và dễ dãi nhất, trái với những cách nghĩ quen thuộc, thường là những dòng chữ rất đáng ngờ vực: một người, suốt thời trung học, cứ ngâm nga thơ Xuân Diệu hay thơ Nguyễn Bính mãi, đến lúc cầm bút, những câu thơ "vụt hiện" đầu tiên thường có nguy cơ dính đầy nước dãi của Xuân Diệu và Nguyễn Bính.
Nhiệm vụ của hắn ở đây không phải là nâng niu những câu thơ, nói theo chữ của Bùi Giáng, "tèm nhem tâm hồn" ấy, mà là phải xoá bỏ những câu thơ ấy, nghĩa là, nói cách khác, phải chống lại chính bản thân mình, phải tái tạo chính mình, chứ không phải chỉ đơn giản là cần thành thực với chính mình mà thôi.
Cũng nói theo chữ của Bùi Giáng:
Tôi từ cái bóng của anh
Dệt thêu ngôn ngữ tôi thành ra tôi.
Trong tập tiểu luận Contre Sainte-Beuve, hoàn thành năm 1909 nhưng mãi đến năm 1954 mới được in lần đầu, nhà văn Marcel Proust (1871-1922) tuyên bố: "Một cuốn sách là sản phẩm của một cái tôi khác." Thật ra, đây chỉ là vọng âm của một câu nói khác, nổi tiếng hơn, của Rimbaud, trước đó: "Tôi là một kẻ khác" (JE est un autre). Viết không phải là hình thức tự bộc lộ mình như cái điều người ta thường nói mà là hình thức tự thay đổi mình, tự biến mình thành người khác, thành những cái tôi khác.
Viết là tự hủy diệt.
Quá trình tự huỷ diệt phải lặp lại không ngừng, nếu không, bất cứ người nào, dù đã đi đến tận cùng cái mới, cũng tức khắc trở thành sáo mòn và lạc hậu. Việc phá đổ truyền thống, đến lúc nào đó, tự nó, cũng biến thành một truyền thống, cần phải phá đổ tiếp.
Có một bài học cực kỳ quan trọng, nhưng tiếc, đến nay, hình như chưa ai nhắc đến: có những kẻ tiên phong ở giai đoạn trước lại biến thành bảo thủ, thậm chí, bảo thủ một cách lẩn thẩn ở giai đoạn sau.
Trước năm 1930, trong làng thơ Việt Nam, không ai giàu óc sáng tạo bằng Tản Đà, nhưng khi phong trào Thơ Mới xuất hiện, Tản Đà lại hoàn toàn hờ hững, không hề cảm được cái hay và cái mới của Thơ Mới.
Rồi trong phong trào Thơ Mới, người mới nhất vào khoảng giữa thập niên 30 chắc chắn là Xuân Diệu, nhưng chính Xuân Diệu lại là người phản đối kịch liệt sự đổi mới ít nhiều mang màu sắc siêu thực của Hàn Mặc Tử vào cuối thập niên 30, cũng như những sáng kiến làm thơ không vần của Nguyễn Đình Thi vào cuối thập niên 40.
Không phải Tản Đà hay Xuân Diệu đố kỵ những tài năng đi sau mình.
Lý do, theo tôi, phức tạp hơn nhiều: họ là tù nhân của cái mới do họ sáng tạo ra. Những cái mới ấy đã định nghĩa lại thơ và họ cứ tưởng cái định nghĩa ấy là một định nghĩa vĩnh cửu về thơ, từ đó, họ xem chỉ những gì phù hợp với định nghĩa của họ là thơ; còn lại, tất cả những nỗ lực làm mới khác đều bị xem là nhảm nhí. Từ vị trí của những nhà cách mạng, thoắt một cái, họ trở thành những kẻ phản động.
Và những kẻ phản động như thế, cộng với đám con cháu tinh thần của họ, lúc nào cũng đông nghẹt. Hiện nay lại càng đông, cả trong lẫn ngoài nước. Vừa đông vừa ồn. Vừa ồn vừa khệnh khạng. Vừa khệnh khạng vừa nhố nhăng.
Viết là tự huỷ diệt. Ở đây có hai vấn đề: để trở thành một người sáng tạo, một mặt, người ta không thể không tự huỷ diệt; nhưng mặt khác, người ta lại không thể nào huỷ diệt hoàn toàn quá khứ của mình và tâm thức của chính mình.
Người cầm bút ở trong một tình thế oái oăm: hắn không thể không đổi mới dù biết việc đổi mới ấy bao giờ cũng có tính chất nửa vời và đầy bi kịch.
Tôi rất thích một dự án sáng tác của điêu khắc gia kiêm hoạ sĩ Lê Thành Nhơn: anh vẽ một bức tranh trong đó có hình ảnh một người-đá, một con người bằng đá đang cầm búa tự đục khối đá (là chính mình) để thành người. Tôi tưởng tượng đó cũng chính là hình ảnh của giới văn nghệ sĩ nói chung. Chúng ta không sinh ra là nhà văn hay nhà thơ hay nhà lý luận phê bình. Chúng ta tự đục đẽo mình thành nhà văn, nhà thơ và nhà lý luận phê bình. Và đục đẽo, thực ra, cũng có nghĩa là vứt bỏ.
Nhưng như thế, điều chúng ta cần, trước hết, là một cây búa. Như Nietzsche, ở Đức, hồi cuối thế kỷ trước.
8/2/10
Hoàng Ngọc Hiến : VẤN ĐỀ CỦA THƠ ĐƯỢC KIẾN GIẢI SÂU SẮC
VẤN ĐỀ CỦA THƠ ĐƯỢC KIẾN GIẢI SÂU SẮC
Hoàng Ngọc Hiến
Tôi yên tâm giở đọc từng trang cuốn sách của Nguyễn Đức Tùng: người phỏng vấn những nhà thơ là người có hiểu thế nào là ngôn ngữ thơ và thế giới thơ.
Cho đến nay tôi quan tâm đến thơ của Nguyễn Đức Tùng hơn phê bình văn học của anh. Bài “Chiến thắng” là bài gần đây nhất anh gửi cho tôi. Bài thơ vẻn vẹn 19 chữ. 2 câu “thất” ngắt dòng kiểu thơ Maia và một câu 5 chữ:
Phá xong giặc Ân/ Đông Ki Sốt/ Phóng mình lên ngựa sắt/ Dông tuốt/ Không ở lại dự tiệc
Nguyễn Đức Tùng hiểu thế nào là tính hàm súc của ngôn ngữ thơ, không chỉ ở sự kiệm lời mà trước hết ở sự nén lại những tư tưởng (tôi liên tưởng đến câu thơ của Berthold Brecht): với 19 chữ được khơi gợi những suy tưởng về 3 chủ đề đáng để chúng ta suy nghĩ: “chiến thắng”, “người chiến thắng”, “bàn tiệc chiến thắng.”
Tác giả lại dùng câu thơ hàm súc để tạo ra sự mênh mang của thế giới thơ: “huyền thoại Đông” và “huyền thoại Tây”, “huyền thoại dân gian” và “huyền thoại bác học”, “ước mơ” cao vời vợi và “phê phán” ôn tồn, nghiêm trang cuộc sống trần tục…(theo lời bình của Đỗ Quyên)
Có lẽ nhà thơ Pháp Mallarmé (1842-1898) là người đầu tiên dặt ra vấn đề: làm thơ bằng ” chữ” hay bằng “ý tưởng”? Theo cách quan niệm thông thường, đặc biệt ở những thời “tư tưởng là thống soái”, thì không thể khác được, làm thơ là bằng những ý tưởng. Nhiều nhà thơ đã lên tiếng cãi lại. “Ngôn từ là tướng của đạo quân sức mạnh con người” (Mayakovsky).Quan điểm của Mallarmé: làm thơ “bằng những chữ chứ không phải bằng những ý tưởng”.
Một cuộc cách mạng trong thi ca. Thơ hiện đại ngoài sự gắn bó với ngữ nghĩa những cảm xúc và tâm hồn như thơ truyền thống (không có sự đoạn tuyệt đâu!) còn có sự thể nghiệm bản thân ngôn ngữ. Có lẽ Lê Đạt đã xuất phát từ quan điểm của Mallarmé để định nghĩa nhà thơ là “phu chữ”.
Tôi thiên về quan điểm của Mallarmé. Suy nghĩ của tôi hết sức đơn giản: cái đầu của Lênin là một kho tàng tư tưởng nhưng ông không làm nổi một nửa câu thơ. Nhưng tôi vẫn phân vân chưa hình dung được thế nào là “làm thơ bằng những chữ”. Có lần nghe tôi trình bày quan điểm của Mallarmé và Lê Đạt về thơ, nhà văn Tô Hoài buông một câu: “Nhất định là làm thơ bằng “chữ” rồi , ai lại làm thơ bằng “tư tưởng”, nhưng vấn đề là anh “sống” những con “chữ” như thế nào!” Ý kiến có vẻ như bâng quơ của Tô Hoài hé mở cho tôi một hướng để hiểu quan niệm của Mallarmé. Và hướng này đã được soi tỏ trong công trình của Nguyễn Đức Tùng:
* “…phải sống với chữ nghĩa như ăn uống, như khí trời. Lâu rồi nó thành ra của mình, chỉ chờ dịp là bộc lộ” (tr.47, dẫn từ một câu trả lời phỏng vấn của Hoàng Cầm). Đúng là “làm thơ bằng những con chữ”, nhưng phải hiểu cho đúng thế nào là “chữ” của nhà thơ. “Chữ” trong vốn văn hoá của nhà thơ không giống như những đồng xu trong túi. Có món phải tiêu chỉ cần mòc túi lấy ra những đồng xu. Còn đưa những con chữ vào thơ, nhà thơ nhất thiết phải “sống” chúng.
* Đồng xu chỉ là đồng xu, nhưng “con chữ” của nhà thơ nó có hồn, có vía. “Hồn vía những con chữ ở linh thức, cửa tử sinh của chữ Tâm, Nguyễn Du bảo: Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài, và chữ Tài lại liền với chữ tai một vần. Ỷ vào tài hoa kiểu thuần hình thức có thể thành công trong ghép chữ (như cái trò scrabble) nhưng lại giết thơ đấy” (tr. 77, lời của Nam Dao).
Trong những bài phỏng vấn nhiều vấn đề quan trọng khác của thơ đã được nêu lên với những kiến giải sâu sắc: thơ không vần, thơ tự do, thơ “trình diễn”, thơ tân hình thức, thơ hiên đại “có dáng dấp cổ điển”… Có những nhà thơ được phỏng vấn đề cập những vấn đề này ở một tầm lý thuyết rất cao.
Có lẽ vấn đề được công chúng thơ trong và ngoài nước quan tâm hơn cả là: hiện tình của thơ Việt. Phải chăng thơ Việt đương xuống cấp? Phải chăng nói đến việc “xả rác” hiện nay ở các nhà xuất bản, Nguyễn Khoa Điềm không loại trừ những ấn phẩm thơ?
Có những nguyên nhân được phơi bày không phải để dè bỉu, để mạt sát mà biểu lộ những thao thức, lo lắng chân thành của những nhà thơ. Tiêu biểu là những ý kiến của Nam Dao.
* “Cứ mỗi lần nói về hình thức và nội dung, tôi có cảm tưởng chúng ta tách bạch chúng như những phạm trù khác biệt có chút tính đối kháng (cái thói quen tư duy nhị nguyên Tây phương du nhập mà!). Cặp hình thức-nội dung theo tôi thì là một quan hệ sinh hoá rất biện chứng. Chính vì thế mà khi nhấn mạnh quá nhiều đến hình thức, ta có xu hướng hạ thấp nội dung, rồi triệt tiêu luôn cả ngữ nghĩa.
Từ đó, ta toàn thơ nhan sắc, thơ rỗng ngực với cái xuchiêng nylon hiệu wonderbra, thơ tô son bôi mắt, thơ lắp chữ làm dáng, thơ tối nghĩa hơn đêm ba mươi mượn hơi ẩn dụ, thơ đĩ thoã, thơ văng tục…
Nói chung , đó là những loại thơ vô hồn và cô hồn có thời gian nhiều đến nỗi không còn ai muốn đọc trừ người viết và một nhúm thân hữu, dĩ nhiên. Thơ cứ thế xuống cấp và tạo ra hiện tượng dị ứng thơ là một nguy cơ văn hoá. Bởi nói cho cùng, văn học Việt Nam ta nếu có một chút gì để tự hào thí là thơ, ở đúng nghĩa của thơ, và nhất định phải là thơ hay…”(tr.74-75)
* “…Nhan nhản trong thơ đăng báo, đọc qua không xúc động khiến phải tự hỏi mình,ơ kìa, có phải chính ta là kẻ đã khô cằn trước cái chết, sự sống, tình yêu ,niềm hy vọng… hay là thơ giả hình, sáo rỗng, đỏm dáng đã giết cho bằng hết cái rung cảm của lòng ta?…” (tr.75)
Với cách nhìn hết sức tỉnh táo và những nỗi lo trĩu lòng Nam Dao không hề bi quan:
“…Còn thành bại của một dân tộc? Phải về những vùng xâu vùng xa mới thấy cái gốc của những con người Việt Nam, dẻo dai và biết thích ứng nhưng vẫn giữ được mình. Sống giữa hai nền văn minh khổng lồ là Hoa và Ấn mà còn là người Việt, muốn tiếp tục là người Việt, không phải là lẽ dĩ nhiên đâu. Thành bại của một dân tộc là văn hoá của dân tộc đó. Hiện nay có những điều đáng buồn, đáng lo. Nhưng dăm ba chục năm trong lịch sử một dân tộc không dài hơn tiếng muỗi vo ve bên tai.
Tôi không bi quan, và xắn tay nặn óc làm những gì tôi làm được để góp tay vun trồng cái nền văn hoá đó.” (tr.89). Tôi là người vốn bi quan về tình hình văn hoá hiện nay. Bỗng thấy Nam Dao xem “dăm ba chục năm trong lịch sử… không dài hơn tiếng muỗi vo ve bên tai” cảm thấy trong người nhẹ nhõm hẳn đi…. hoá ra Nam Dao cũng ngộ ra được nhiều điều.
Một điểm sáng trong tác phẩm của Nguyễn đức Tùng là tinh thần lạc quan “xắn tay” “góp tay” vun trồng nền văn hoá của dân tộc là cảm hứng chủ dạo của toàn bộ công trình.
Những nhà thơ lên tiếng trong tập sách này là những cá tính khác nhau, những quan điểm thẩm mỹ, chính trị rất khác nhau, nhưng những nỗi lo của họ, những nghĩ ngợi của họ, những ước mơ và kỳ vọng của họ hướng về một tổ quốc chung: đó là tiếng Việt, thơ Việt, văn hoá dân tộc Việt…
(*) Nguyễn Đức Tùng, “Thơ đến từ đâu?”. NXB Lao động. 2009. Số trang được dẫn trong bài là từ cuốn sách này.
Hoàng Ngọc Hiến
Tôi yên tâm giở đọc từng trang cuốn sách của Nguyễn Đức Tùng: người phỏng vấn những nhà thơ là người có hiểu thế nào là ngôn ngữ thơ và thế giới thơ.
Cho đến nay tôi quan tâm đến thơ của Nguyễn Đức Tùng hơn phê bình văn học của anh. Bài “Chiến thắng” là bài gần đây nhất anh gửi cho tôi. Bài thơ vẻn vẹn 19 chữ. 2 câu “thất” ngắt dòng kiểu thơ Maia và một câu 5 chữ:
Phá xong giặc Ân/ Đông Ki Sốt/ Phóng mình lên ngựa sắt/ Dông tuốt/ Không ở lại dự tiệc
Nguyễn Đức Tùng hiểu thế nào là tính hàm súc của ngôn ngữ thơ, không chỉ ở sự kiệm lời mà trước hết ở sự nén lại những tư tưởng (tôi liên tưởng đến câu thơ của Berthold Brecht): với 19 chữ được khơi gợi những suy tưởng về 3 chủ đề đáng để chúng ta suy nghĩ: “chiến thắng”, “người chiến thắng”, “bàn tiệc chiến thắng.”
Tác giả lại dùng câu thơ hàm súc để tạo ra sự mênh mang của thế giới thơ: “huyền thoại Đông” và “huyền thoại Tây”, “huyền thoại dân gian” và “huyền thoại bác học”, “ước mơ” cao vời vợi và “phê phán” ôn tồn, nghiêm trang cuộc sống trần tục…(theo lời bình của Đỗ Quyên)
Có lẽ nhà thơ Pháp Mallarmé (1842-1898) là người đầu tiên dặt ra vấn đề: làm thơ bằng ” chữ” hay bằng “ý tưởng”? Theo cách quan niệm thông thường, đặc biệt ở những thời “tư tưởng là thống soái”, thì không thể khác được, làm thơ là bằng những ý tưởng. Nhiều nhà thơ đã lên tiếng cãi lại. “Ngôn từ là tướng của đạo quân sức mạnh con người” (Mayakovsky).Quan điểm của Mallarmé: làm thơ “bằng những chữ chứ không phải bằng những ý tưởng”.
Một cuộc cách mạng trong thi ca. Thơ hiện đại ngoài sự gắn bó với ngữ nghĩa những cảm xúc và tâm hồn như thơ truyền thống (không có sự đoạn tuyệt đâu!) còn có sự thể nghiệm bản thân ngôn ngữ. Có lẽ Lê Đạt đã xuất phát từ quan điểm của Mallarmé để định nghĩa nhà thơ là “phu chữ”.
Tôi thiên về quan điểm của Mallarmé. Suy nghĩ của tôi hết sức đơn giản: cái đầu của Lênin là một kho tàng tư tưởng nhưng ông không làm nổi một nửa câu thơ. Nhưng tôi vẫn phân vân chưa hình dung được thế nào là “làm thơ bằng những chữ”. Có lần nghe tôi trình bày quan điểm của Mallarmé và Lê Đạt về thơ, nhà văn Tô Hoài buông một câu: “Nhất định là làm thơ bằng “chữ” rồi , ai lại làm thơ bằng “tư tưởng”, nhưng vấn đề là anh “sống” những con “chữ” như thế nào!” Ý kiến có vẻ như bâng quơ của Tô Hoài hé mở cho tôi một hướng để hiểu quan niệm của Mallarmé. Và hướng này đã được soi tỏ trong công trình của Nguyễn Đức Tùng:
* “…phải sống với chữ nghĩa như ăn uống, như khí trời. Lâu rồi nó thành ra của mình, chỉ chờ dịp là bộc lộ” (tr.47, dẫn từ một câu trả lời phỏng vấn của Hoàng Cầm). Đúng là “làm thơ bằng những con chữ”, nhưng phải hiểu cho đúng thế nào là “chữ” của nhà thơ. “Chữ” trong vốn văn hoá của nhà thơ không giống như những đồng xu trong túi. Có món phải tiêu chỉ cần mòc túi lấy ra những đồng xu. Còn đưa những con chữ vào thơ, nhà thơ nhất thiết phải “sống” chúng.
* Đồng xu chỉ là đồng xu, nhưng “con chữ” của nhà thơ nó có hồn, có vía. “Hồn vía những con chữ ở linh thức, cửa tử sinh của chữ Tâm, Nguyễn Du bảo: Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài, và chữ Tài lại liền với chữ tai một vần. Ỷ vào tài hoa kiểu thuần hình thức có thể thành công trong ghép chữ (như cái trò scrabble) nhưng lại giết thơ đấy” (tr. 77, lời của Nam Dao).
Trong những bài phỏng vấn nhiều vấn đề quan trọng khác của thơ đã được nêu lên với những kiến giải sâu sắc: thơ không vần, thơ tự do, thơ “trình diễn”, thơ tân hình thức, thơ hiên đại “có dáng dấp cổ điển”… Có những nhà thơ được phỏng vấn đề cập những vấn đề này ở một tầm lý thuyết rất cao.
Có lẽ vấn đề được công chúng thơ trong và ngoài nước quan tâm hơn cả là: hiện tình của thơ Việt. Phải chăng thơ Việt đương xuống cấp? Phải chăng nói đến việc “xả rác” hiện nay ở các nhà xuất bản, Nguyễn Khoa Điềm không loại trừ những ấn phẩm thơ?
Có những nguyên nhân được phơi bày không phải để dè bỉu, để mạt sát mà biểu lộ những thao thức, lo lắng chân thành của những nhà thơ. Tiêu biểu là những ý kiến của Nam Dao.
* “Cứ mỗi lần nói về hình thức và nội dung, tôi có cảm tưởng chúng ta tách bạch chúng như những phạm trù khác biệt có chút tính đối kháng (cái thói quen tư duy nhị nguyên Tây phương du nhập mà!). Cặp hình thức-nội dung theo tôi thì là một quan hệ sinh hoá rất biện chứng. Chính vì thế mà khi nhấn mạnh quá nhiều đến hình thức, ta có xu hướng hạ thấp nội dung, rồi triệt tiêu luôn cả ngữ nghĩa.
Từ đó, ta toàn thơ nhan sắc, thơ rỗng ngực với cái xuchiêng nylon hiệu wonderbra, thơ tô son bôi mắt, thơ lắp chữ làm dáng, thơ tối nghĩa hơn đêm ba mươi mượn hơi ẩn dụ, thơ đĩ thoã, thơ văng tục…
Nói chung , đó là những loại thơ vô hồn và cô hồn có thời gian nhiều đến nỗi không còn ai muốn đọc trừ người viết và một nhúm thân hữu, dĩ nhiên. Thơ cứ thế xuống cấp và tạo ra hiện tượng dị ứng thơ là một nguy cơ văn hoá. Bởi nói cho cùng, văn học Việt Nam ta nếu có một chút gì để tự hào thí là thơ, ở đúng nghĩa của thơ, và nhất định phải là thơ hay…”(tr.74-75)
* “…Nhan nhản trong thơ đăng báo, đọc qua không xúc động khiến phải tự hỏi mình,ơ kìa, có phải chính ta là kẻ đã khô cằn trước cái chết, sự sống, tình yêu ,niềm hy vọng… hay là thơ giả hình, sáo rỗng, đỏm dáng đã giết cho bằng hết cái rung cảm của lòng ta?…” (tr.75)
Với cách nhìn hết sức tỉnh táo và những nỗi lo trĩu lòng Nam Dao không hề bi quan:
“…Còn thành bại của một dân tộc? Phải về những vùng xâu vùng xa mới thấy cái gốc của những con người Việt Nam, dẻo dai và biết thích ứng nhưng vẫn giữ được mình. Sống giữa hai nền văn minh khổng lồ là Hoa và Ấn mà còn là người Việt, muốn tiếp tục là người Việt, không phải là lẽ dĩ nhiên đâu. Thành bại của một dân tộc là văn hoá của dân tộc đó. Hiện nay có những điều đáng buồn, đáng lo. Nhưng dăm ba chục năm trong lịch sử một dân tộc không dài hơn tiếng muỗi vo ve bên tai.
Tôi không bi quan, và xắn tay nặn óc làm những gì tôi làm được để góp tay vun trồng cái nền văn hoá đó.” (tr.89). Tôi là người vốn bi quan về tình hình văn hoá hiện nay. Bỗng thấy Nam Dao xem “dăm ba chục năm trong lịch sử… không dài hơn tiếng muỗi vo ve bên tai” cảm thấy trong người nhẹ nhõm hẳn đi…. hoá ra Nam Dao cũng ngộ ra được nhiều điều.
Một điểm sáng trong tác phẩm của Nguyễn đức Tùng là tinh thần lạc quan “xắn tay” “góp tay” vun trồng nền văn hoá của dân tộc là cảm hứng chủ dạo của toàn bộ công trình.
Những nhà thơ lên tiếng trong tập sách này là những cá tính khác nhau, những quan điểm thẩm mỹ, chính trị rất khác nhau, nhưng những nỗi lo của họ, những nghĩ ngợi của họ, những ước mơ và kỳ vọng của họ hướng về một tổ quốc chung: đó là tiếng Việt, thơ Việt, văn hoá dân tộc Việt…
(*) Nguyễn Đức Tùng, “Thơ đến từ đâu?”. NXB Lao động. 2009. Số trang được dẫn trong bài là từ cuốn sách này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)