2/1/13

'Mùa xuân Ả rập' và Mùa xuân Myanmar

                 

Cập nhật lúc 02/01/2013 01:00:00 AM (GMT+7)

Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng "Mùa xuân Ả rập" để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.

Mùa xuân bão táp ở Ả rập
Một loạt chế độ tại Ả rập - từng ưỡn ngực với sự "đặc thù" của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ - đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước.
...Trong Mùa xuân Ả rập, cựu Tổng thống Yemen Ali Saleh đã ra đi theo một cách êm ả nhất có thể: ông từ chức sau 33 năm cầm quyền và sang Mỹ đổi lại quyền miễn tố, để lại một Yemen kiệt quệ và đối mặt với các cuộc nổi dậy và nội chiến.
Hầu hết trong số đó đều tiếp tục nhiệm kỳ của mình sau các cuộc "bầu cử" không có ứng cử viên đối lập và chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu cực cao. Nhưng sự "tín nhiệm cao" đó không che giấu được những vấn đề trầm trọng của dân chúng và khối tài sản kếch xù của những nhà cầm quyền.
Và những cuộc nổi dậy của "Mùa xuân Ả rập" đã lột tả bản chất của sự "tín nhiệm cao" chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng.
Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào.
Cái giá mà đất nước họ phải trả còn lớn hơn thế. Là sự kiệt quệ của dân chúng do sự bòn rút của họ. Là sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ. Là sự khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng, do sự cai trị vô đạo đức và chia rẽ dân chúng của họ. Và cuộc nổi dậy như một vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ.
Mùa xuân ấm áp với Myanmar
Myanmar, giành độc lập năm 1948, bị hết thống tướng này đến thống tướng khác cai trị sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Trong ngôn ngữ của chính trị học, đó là chế độ Qủa đầu (độc tài nhóm), một hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân.
Dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước. Đó là nguyên nhân Myanmar từ vị thế là một đất nước phát triển hàng đầu châu Á đầu thập kỷ 1960 đã tụt hậu và kiệt quệ thành một nước lạc hậu nhất ở Đông Nam Á những năm qua.
Đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng, giới lãnh đạo Myanmar đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục.
Cuộc bầu cử dân sự năm 2010 tưởng như chỉ là mang tính hình thức để hợp thức hóa sự cai trị của những tướng lĩnh cũ, mà Tổng thống được bầu vào Mùa xuân 2011 Thein Sein nằm trong số này. Lần đầu tiên nắm quyền cao nhất ở Myanmar, vị tướng cũ đã từ bỏ đường lối cai trị độc tài, bằng cách chấm dứt những dự án của cường quốc láng giềng gây nguy hại cho Myanmar, công nhận đảng đối lập và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung tự do vào Mùa xuân 2012, phóng thích hàng loạt tù nhân lương tâm, và cho phép tự do báo chí.
Myanmar còn có một nhân vật vĩ đại nữa làm biểu tượng cho quá trình dân chủ hóa: Aung San Suu Kyi, người đã để lại gia đình của mình ở nước Anh để trở về nước vận động dân chủ năm 1988 bất chấp bị đàn áp, đe dọa, bắt bớ, cấm tranh cử, rồi bị giam lỏng trong thời gian bầu cử năm 1990. Kết quả: bà chiến thắng áp đảo cùng Đảng của mình (82% số phiếu) nhưng bị từ chối chuyển giao quyền lực và tiếp tục bị giam lỏng, và bà từ chối rời khỏi đất nước để tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ. Ngày đó đã đến như mong mỏi của bà và nhân dân Myanmar, cho dù Đảng của bà chỉ tranh cử ở cuộc bầu cử bổ sung 45/664 ghế.
Một người từ bỏ quyền lực độc tài để đưa đất nước đến với dân chủ, và ca ngợi đối thủ từng bị phe mình giam giữ. Một người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ nhưng chấp nhận sự cai trị của chính phe phái từng tước đoạt quyền lực của mình, thậm chí vận động quốc tế xóa bỏ cấm vận với chính quyền đương nhiệm, để tìm kiếm sự khởi đầu mới cho quá trình dân chủ hóa đất nước. Qúa trình dân chủ hóa của Myanmar, nhờ vậy, đồng thời là quá trình hòa giải dân tộc, giúp Myanmar không chỉ giữ được hòa bình mà còn giảm nguy cơ bị chia rẽ.
Đó là lý do cả hai được xếp hàng đầu trong danh sách 100 nhà tư tưởng của thế giới năm 2012 do Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) lựa chọn. Riêng Thein Sein được tờ Straits Time (Singapore) bình chọn là Nhân vật châu Á của năm 2012. Vì từ bỏ độc tài quyền lực để trả quyền lực về cho nhân dân luôn là lựa chọn vô cùng khó khăn của mọi chế độ độc tài trong lịch sử.
Nhưng đó là lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển, và ngay lập tức đầu tư nước ngoài đã xếp hàng vào Myanmar. Và cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với "Mùa xuân Ả rập".
Ba ngàn năm trước, nhà tư tưởng chính trị Khương Tử Nha đã thấu hiểu điều đó khi nhắc nhở Chu Văn Vương rằng: Thiên hạ không của riêng ai, thiên hạ là của cả thiên hạ, chung lợi ích với thiên hạ thì được thiên hạ, đoạt lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ. Nhờ tư tưởng đó, nhà Chu tồn tại tới tám trăm năm, và là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất về tư tưởng, triết học, binh pháp, kỹ thuật của Trung Quốc cổ và trung đại.
Ngày nay, không cần phải thông thái như Khương Tử Nha cũng biết điều đó. Quá nửa quốc gia trên thế giới là những nền dân chủ, thể chế buộc chính quyền phải chung lợi ích với thiên hạ, thay vì chờ đợi chính quyền tự nguyện như triều đại nhà Chu. Nhờ thế, những quốc gia thịnh vượng nhất, văn minh nhất đều là những nền dân chủ.

  • Hồng Ngọc



Vietnamnet
 Nguồn : "VietNamNet"

1/1/13

Xuân …yêu thương

Xuân …yêu thương
 
Trần Hồ Dũng

 





 

?

Xuân yêu thương


Hẹn nhé  ! Một ngày tôi trở lại 


Quê hương ngày ấy chắc yên vui

Mẹ  không buồn nữa vì cơn bấc

Em  má hồng tươi đón gió xuân

Ngọn lửa hồng thơm hương nếp mới


Anh em về lại với nhau rồi

Giọt máu đào xưa , giờ thắm lại

"Núi sông này là của các con chung

Không ai ngăn được lòng thương nước


Dân Việt ngàn năm ...vẫn Lạc Hồng "

( Mẹ nói :  Anh em bây thật lạ


Cuối đời, bạc tóc, biết thương nhau ! ) 

Tranhodung. Những mùa Xuân tha hương 2011-2013. 
richard s. johnson

31/12/12

Âm Xưa

Âm Xưa

Âm Xưa

Người khắc nỗi buồn lên đá
Vàng bay quạnh gốc thông già
Người chép nỗi buồn lên giấy
Mai sau còn chút tàn phai

Người gửi nỗi buồn theo gió

Niềm xưa trĩu cánh hạc gầy
Người có khi nào qua đó
Đường xưa nay ngút ngàn xa
Bước chân ai về trước ngõ
Âm xưa buốt ngón tay ngà

Có chiếc lá vàng trong gió

Quay về tìm cội nguồn xa
Có tiếng chim nào đang hót
Hồn ai đậu trước hiên nhà 

Tran Ho Dung.
Washington. USA. 2012

29/12/12

CUỒNG TỪ



CUỒNG TỪ
                             Tranhodung
                           Dedicated to LSCT

“Nước mấy ngàn năm hồn chửa tỉnh
Người bao nhiêu triệu giấc còn say” (1)

Để mây còn thẩn thờ ngang núi
Nhìn nước tang thương chảy quặn dòng
Có đứa con xa lìa tổ quốc
Khóc kẻ lưu đày trên quê hương
Rót chén rượu cuồng , ta nhớ bạn
Thôi thì , đất nước cũng rưng rưng
Hãy cạn cùng ta thêm chén nữa
Mộng cuồng , xô đổ cả trăng sao
Cuồng tửu , cuồng từ , thôi hãy cạn !
Đời đục rồi , ai giữ tấc lòng trong ?

Đất nước ngả nghiêng cơn sóng dữ

Khí thiêng sông núi ở đâu rồi  ?

Sử lịch tiêu điều ,  lòng ly  tán

Ai người  tiếc nhớ  những  đường gươm

[ Đường gươm tiên tổ ngăn xâm lược
Giữ vững giang sơn  ,dựng nước nhà !
Biết đến bao giờ ta thấy lại
Đường gươm oai dũng trấn  non sông
Để oai danh Việt lừng bốn cõi
có đâu  hèn  mạt cúi lưng chầu


Hỡi lũ Bắc triều ngươi còn nhớ
Đông A hào khí , chém    đầu bây
Chi Lăng vùi xác quân xâm lược
Vó ngựa  Quang Trung , hãi thiên triều

Ơi ! Hồn sông núi vể đây nhé  !
Truyền lại đường gươm , cứu nước nhà !]
  ]


-----------------
(1) excerpt from a poem ...
Tranhodung.Washington .USA. Tàn Đông 2012
Image





28/12/12

Nữ đặc nhiệm 27 tuổi chỉ huy chiến dịch tiêu diệt Bin Laden

:_: Bật mí NỮ ĐẶC NHIỆM

Nữ đặc nhiệm 27 tuổi chỉ huy chiến dịch tiêu diệt Bin Laden

 
Người chỉ huy chiến dịch bố ráp và ám sát Osama bin Laden lại là một cô gái khoảng 27 tuổi, bí danh "Jen". Tên tuổi của nữ tình báo CIA này hiện là một ẩn số được quan tâm đặc biệt.


Nhân viên tình báo có công đầu trong vụ bố ráp và ám sát Osama bin Laden là một cô gái khoảng 27 tuổi, bí danh "Jen".


Nhiều tình tiết lý thú về cô được hé lộ trong cuốn sách "No Easy Day" do cựu người nhái có bí danh "Mark Owen" xuất bản tháng 9 vừa qua. Trong cuốn sách mô tả cuộc theo dõi và bố ráp Bin Laden, tác giả Mark Owen không tiếc lời khen tặng nhân viên CIA có mật danh "Jen" này. Trả lời phóng viên Đài Truyền hình CBS, Mark Owen cho biết: "Tôi không thể mô tả hết tầm quan trọng của Jen. Cô ta gan lì, không ngại nêu ý kiến, và thông minh khủng khiếp". Mark Owen là một trong hai người nhái bắn những viên đạn cuối cùng mang đến cái chết của tên trùm khủng bố. Tuy thực hiện mật vụ nguy hiểm nhất, "nhóm người nhái chỉ chịu trách nhiệm 40 phút của chiến dịch bố ráp, còn các nhân viên tình báo CIA phải bỏ ra nhiều năm để tìm ra nơi trú ẩn của Bin Laden". Trong số đó, người phụ nữ tên Jen có thể nói là nhân viên tình báo có vai trò quan trọng hàng đầu. Mark giải thích thêm về vai trò của Jen: "Mọi người lo lắng không biết những thông tin tình báo có đúng hay không, hay hỏi những câu như: Cô nghĩ sao? - Có chắc không? và cô ta lúc nào cũng đáp lại rằng: Osama bin Laden đang ở nơi đó, chính xác 100%". Khi Tổng thống Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta chỉ dám nói "chắc 70%" về nơi ẩn nấp của Bin Laden, câu trả lời quyết đoán và những thông tin tình báo đáng giá của Jen là động lực mạnh mẽ để các chiến sĩ người nhái thi hành mật vụ. Họ đặt biệt danh cho cô là "Miss 100 Percent". Theo sách No Easy Day, Jen đến Afghanistan từ trước để điều tra và là người trực tiếp chỉ huy nhóm người nhái. Ông Mark Owen gặp mặt Jen ngay trước cuộc bố ráp Bin Laden, khi Jen bay cùng nhóm người nhái từ bờ biển Virginia đến Afghanistan. Tác giả mô tả Jen là "một phân tích viên trẻ và vô cùng cần mẫn" khi ông ngồi kế bên cô trong khoang máy bay. Theo lời ông, Jen được tuyển vào CIA sau khi tốt nghiệp đại học và làm việc với nhóm điều tra trong 5 năm trước khi CIA hạ sát Bin Laden. Không giống như nhiều nhân viên tình báo hay thay đổi công tác, Jen chỉ tập trung điều tra cho đến khi tìm ra giải đáp cho những câu hỏi CIA giao phó. "Nỗi lo ngại của những người nhái được xoa dịu khi tất cả các thông tin của Jen đều đúng, một cách đáng ngạc nhiên. Cô ấy có thể nói chính xác từng chi tiết nhỏ nhặt như cánh cửa phòng sẽ mở theo hướng nào, bật ra ngoài hay đẩy vào trong"- Mark Owen nói với CBS. Jen phát hiện Bin Laden ẩn trú trong một ngôi nhà nhỏ ngay gần thủ đô Islamabad chứ không phải tại vùng núi đồi hiểm trở nơi quân đội Taliban đóng giữa biên giới Pakistan và Afganistan. Cùng các nhân viên tình báo khác, Jen lên kế hoạch cho nhóm người nhái Team Six phục kích và ám sát trùm khủng bố Osama bin Laden. "Cô bật khóc khi chúng tôi báo hoàn thành nhiệm vụ"- Mark Owen viết trong No Easy Day. Jen đợi các chiến sĩ mang thi thể của Bin Laden về trạm căn cứ để chính mắt xác thực cái chết của tay trùm khủng bố này. Khoảng 27 tuổi, theo lời phỏng đoán của Mark Owen, Jen là một tiêu biểu cho nhân viên tình báo mới của CIA: mạnh mẽ, thông minh và là phụ nữ. Không còn như những ngày trước khi đàn ông điều tra tình báo và phụ nữ chỉ được làm các công việc bàn giấy, hầu hết nhân viên cơ quan tình báo CIA ngày nay là phái nữ. Theo lời bà Jose Rodriguez, một cựu Phó giám đốc điều hành của CIA, nói với The Daily Beast, "hầu hết các nhân viên điều tra tình báo hiện nay là nữ". Tuy tên tuổi của Jen vẫn còn trong bóng tối, nhưng giới làm phim Mỹ vẫn xây dựng được hình ảnh nhân vật này theo cách riêng cho tác phẩm của họ. Hai bộ phim về cuộc phục kích ám sát Bin Laden, phim Seal Team Six đã chiếu theo dạng phim tài liệu, còn phim Dark Zero Thirty sắp công chiếu trên màn ảnh rộng vào tháng 12 tới, đều có nhân vật chính là nữ nhân viên tình báo Jen. Dù có thể Jen sẽ không bao giờ lộ diện vì lý do bí mật an ninh, nhưng sự hiếu kỳ trong công chúng phần nào sẽ được thỏa mãn khi được ngắm Jen qua phim ảnh.

Theo S.Phương
 

Compiled & introduced by Le Son Thach .
 
Image

27/12/12

Năm 2012: Năm của ý thức địa - chính trị


27.12.2012

Năm 2012: Năm của ý thức địa - chính trị

bởi Nguyễn Hưng Quốc

Nếu năm 2012 là năm của châu Á, đó cũng đồng thời là năm ý thức địa-chính trị (geopolitics) trở thành ý thức chủ đạo trong các suy nghĩ về chính trị của người Việt.

Cho đến gần đây – và cả hiện nay nữa, với rất đông người, kể cả giới lãnh đạo trong nước – yếu tố chủ đạo trong cách tư duy về chính trị vẫn là ý thức hệ. Người ta phân vùng thế giới theo những khác biệt về ý thức hệ. Người ta phân biệt bạn thù cũng theo ý thức hệ. Trong cái gọi là ý thức hệ ấy, hai luồng chính là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Nga và Đông Âu, giới cầm quyền Việt Nam cố níu kéo nó, dù không còn tự tin như trước nữa. Có điều, cách suy nghĩ cũ vẫn còn rất đậm nét trong đầu óc họ. Bất chấp Trung Quốc đối xử với họ thế nào, họ vẫn thấy gần gũi với Trung Quốc hơn hẳn các nước khác. Lý do: cả hai đều theo chủ nghĩa xã hội.

Nhưng đó chỉ là một quan niệm đã lỗi thời. Mở đầu cuốn Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism, xuất bản lần thứ nhất vào năm 1983, Benedict Anderson đã chỉ ra điều đó: Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia vào năm 1978 và giữa Việt Nam và Trung Quốc vào đầu năm 1979 là hai cuộc chiến tranh lớn đầu tiên giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa trên thế giới (không kể các cuộc chiến tranh can thiệp vào nội bộ của nhau ở Đông Âu trước đó). Hai cuộc chiến tranh này cho thấy, trong quan hệ quốc tế, ý thức hệ, ngay cả những ý thức hệ được huyền thoại hóa, thậm chí, tôn giáo hóa, như chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, không quan trọng bằng ý thức dân tộc và quyền lợi quốc gia.

Bài học năm 1978 và 1979, một lần nữa, lại lặp lại trong những năm gần đây. Là hai trong năm quốc gia cuối cùng còn theo chủ nghĩa xã hội, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, bất chấp những lời lẽ ngụy biện vụng về của Việt Nam, vẫn là một thứ quan hệ tranh chấp gay gắt. Trung Quốc không ngừng gây hấn và uy hiếp, thậm chí, đã thực sự xâm lược vùng biển của Việt Nam. Campuchia cũng vậy. Trên nguyên tắc, Campuchia không còn là quốc gia xã hội chủ nghĩa, nhưng đảng do Hun Sen lãnh đạo và cũng là đảng đang cầm quyền hiện nay, Đảng Nhân Dân Campuchia, vốn là hậu thân của đảng cộng sản. Bản thân Hun Sen cũng là một người cộng sản, hơn nữa, lại là người được Việt Nam đưa lên nắm quyền. Năm 1984, khi còn là bộ trưởng ngoại giao, Hun Sen đã cho xuất bản cuốn sách lên án Trung Quốc thậm tệ: Tội ác chống Campuchia của giới lãnh đạo Trung Quốc (The Chinese Rulers’ Crimes against Kampuchea). Vậy mà, gần đây, trước sự ve vãn và mua chuộc của Trung Quốc, Hun Sen đã thay đổi hẳn thái độ: Ông và chính phủ của ông sẵn sàng bỏ rơi Việt Nam để ngả theo Trung Quốc, đóng vai một con cờ chính của Trung Quốc trong âm mưu phân hóa khối ASEAN và vô hiệu hóa nỗ lực của Việt Nam dùng khối ASEAN để giảm thiểu áp lực từ Trung Quốc. Tất cả những sự thay đổi ấy đều không liên quan gì đến ý thức hệ cả. Mà chỉ xuất phát từ quyền lợi.

Những chuyện như vậy, hầu như bất cứ người nào tỉnh táo và có suy nghĩ độc lập đều nhận ra.

Nhưng cái gì sẽ thay thế yếu tố ý thức hệ trong các quan hệ chính trị thế giới? Dĩ nhiên vẫn là kinh tế. Lý do liên kết cũng như phân hóa trong quan hệ giữa nước này và nước khác, nghĩ cho cùng, vẫn là do các quyền lợi kinh tế. Bàn cờ chính trị thế giới đang thay đổi và sẽ càng ngày càng thay đổi chủ yếu xuất phát từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc âm mưu xâm chiến các vùng biển ở phía nam cũng như phía đông nước họ chủ yếu cũng là để bảo đảm các con đường hàng hải phục vụ cho nền kinh tế nước họ. Các nước khác trong khu vực cương quyết chống lại âm mưu xâm lấn ấy cũng là để bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ (bên cạnh vấn đề ý thức dân tộc).

Nhưng kinh tế lại gắn liền với địa lý, do đó, chính trị cũng càng ngày càng gắn liền với địa lý, từ đó, hình thành khái niệm địa-chính trị (geopolitics) để chỉ mối quan hệ tương tác giữa các quyền lợi và chính sách quốc gia, giữa từng quốc gia và khu vực cũng như giữa khu vực và toàn cầu.

Từ góc nhìn địa-chính trị, không có quốc gia nào thực sự cô lập và có khả năng phát triển một cách cô lập. Mỗi quốc gia đều chịu sự tương tác với các quốc gia khác. Colin S. Gray, giáo sư về quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược của Mỹ, cho mọi sinh hoạt chính trị, tự bản chất, đều là địa-chính trị vì chính trị nào cũng đều diễn ra trong một bối cảnh địa lý nhất định.

Lâu nay, chúng ta vẫn có thói quen nhìn và giải thích chiến tranh Việt Nam thời 1954-75 từ góc độ tinh thần dân tộc (thống nhất đất nước) và ý thức hệ (phát triển chủ nghĩa xã hội trong cả nước). Thật ra, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh ấy, cũng như chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia và Việt Nam và Trung Quốc chính là yếu tố địa-chính trị. Không phải ngẫu nhiên Mỹ chọn miền Nam Việt Nam làm một tiền đồn trong trận tuyến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản (xin nhớ đến thuyết domino phổ biến thời ấy). Cũng không phải ngẫu nhiên mà, trong thời kỳ đầu của chiến tranh, không phải Liên Xô mà chính Trung Quốc mới là nước giúp đỡ miền Bắc nhiều nhất: Họ cần miền Bắc làm tấm đệm che chắn biên giới của họ. Càng không phải ngẫu nhiên, sau đó, đặc biệt sau 1975, Liên Xô lại tích cực giúp đỡ Việt Nam: Họ cần bao vây Trung Quốc, đối thủ chính của họ.

Những gì xảy ra trong quá khứ càng sẽ lặp lại trong hiện tại bởi, do xu hướng toàn cầu hóa, vai trò của địa-chính trị càng nổi bật. Chính trị Việt Nam sẽ không phải và thực chất không thể chỉ được quyết định bởi người Việt Nam. Việt Nam chỉ là một khâu trên bàn cờ chính trị rộng lớn của thế giới, ở đó, nó có hai chức năng chính: một là tồn tại một cách độc lập; và hai là đóng vai làm quân bình cán cân quyền lực trên thế giới. Không phải lúc nào hai chức năng ấy cũng song hành với nhau. Chỉ cần một chút vụng về hay yếu đuối của giới lãnh đạo, chức năng thứ hai có thể sẽ lấn át hoàn toàn chức năng thứ nhất: trong trường hợp ấy, Việt Nam chỉ còn là một con cờ thí của người khác. Tuy nhiên, không thể nhân danh chức năng thứ nhất để hư vô hóa chức năng thứ hai: Khi thế giới đã là một mạng lưới, không ai có thể thoát khỏi ảnh hưởng của sự tương tác, đặc biệt từ các cường quốc. Ở đây, vấn đề là sự quân bình. Để đạt được sự quân bình ấy, cần hết sức khôn ngoan.

Ý niệm địa chính trị khá phức tạp. Một dịp khác, chúng ta sẽ phân tích tiếp. Ở đây, chỉ xin nhấn mạnh một điểm: Một suy nghĩ mang tính chiến lược cho tương lai Việt Nam không thể không lưu ý đến sự tương tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như của nền chính trị toàn cầu.

Source : VOA