3/9/13

Huy Đức - Cafe Cộng & Nghị Định 72

 
Quyết định cho an ninh điều tra quán cafe Cộng và việc áp dụng Nghị định 72 cho thấy, cho dù có ăn bò Kobe và xài I-phone, tư duy của những người cầm quyền vẫn không thoát ra khỏi vỏ bobo của thời bao cấp.
Không phải tự nhiên mà Cafe Cộng có thể trở thành chuỗi. Chủ nhân của nó đã thành công khi nhìn thấy tính hữu dụng của những món đồ vứt đi. Nếu chính quyền tự tin thì phải biết ơn óc hài hước của các nhà kinh doanh. Làm gì có bộ máy tuyên truyền nào có thể đưa những người mà ý tưởng của họ trở thành cơ sở lý luận cho những kẻ độc tài đày đọa loài người vô được quán ngồi cùng với những người tử tế.
Cafe Cộng là một ý tưởng kinh doanh chứ không có khả năng “âm mưu”. Quy kết vội vàng của Giám đốc sở Văn hóa Hà Nội Tô Văn Động thể hiện não trạng của hệ thống, não trạng chỉ nhận biết khía cạnh “an ninh chính trị” trong sự muôn mặt của cuộc sống bình thường. Não trạng ấy còn chi phối tiến trình lập pháp của Nhà nước hiện nay, Nghị định 72 về internet bắt đầu có hiệu lực trong tuần này là một trong rất nhiều ví dụ.
Internet không chỉ là một phương tiện truyền thông mà còn là một không gian sống, một không gian kinh doanh. Việc xâm phạm bản quyền đã có Công ước Berne và Luật Sở hữu Trí tuệ lo. Tác giả nào thấy website khác lấy bài của mình thì kiện ra tòa. Hà cớ gì chính phủ phải dùng quyền hành chính để điều chỉnh những hành vi dân sự.
Bắc loa ra giữa làng hay viết bài trên Facebook vu khống, xúc phạm danh dự, quyền lợi của tổ chức, nhân phẩm của cá nhân đều đã được quy tội và định danh trong Bộ Luật hình sự Việt Nam kể cả những tội danh phi pháp và vi hiến như Điều 88 và Điều 258…
Làm báo, báo giấy hay báo online, phải được coi như những hành vi kinh doanh. Ở các quốc gia mà người dân có quyền tự do, từ những cậu học sinh trong trường phổ thông cho đến các doanh nhân, ai muốn ra báo thì cứ ra, chỉ khi họ sử dụng những tờ báo đó để bán, để đăng quảng cáo lấy tiền thì mới phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế.
Tại sao Nghị định 72 lại phải quy định “các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội”; tại sao lại chỉ có “5 loại trang tin tổng hợp”; tại sao Nhà nước lại phải can thiệp vào “năng lực tài chính, nhân lực, kỹ thuật” của những người làm “trang tin”; tại sao “trang tin điện tử tổng hợp phải do tổ chức…”
Tổng thống Mỹ không phải là tác giả nhãn hiệu Starbucks Coffee. Độc tài như Hitler cũng không thể đẻ ra chiếc xe Wolkswagen. Làm sao Nhà nước lại đóng khung khả năng sáng tạo của doanh nhân Việt Nam trong khuôn khổ được lập ra bởi những cái đầu hành chính, quan liêu.
Mãi tới năm 2006, Tuổi Trẻ mới được ra nhật báo cho dù một thập niên trước đó tờ báo này đã có đủ bạn đọc và tiền bạc để tăng kỳ. Và, chỉ vì sự thiếu hiểu biết của Bộ Thông tin, thương hiệu Tuổi Trẻ Chủ Nhật (tờ tuần báo rất có uy tín) đã phải đổi thành Tuổi Trẻ Cuối Tuần với lý do Tuổi Trẻ đã có một số báo ra ngày chủ nhật.
Cũng trong hơn hai thập niên qua, khi thị trường báo chí bắt đầu hình thành, những người làm báo tử tế hết sức khổ sở, muốn tăng trang quảng cáo cũng phải chạy ra Thủ Đô, muốn tăng kỳ cũng phải ban, sở, bộ, ngành lạy lục. Từ manchette cho đến khổ báo, số trang… đếu phải xin phép thay vì tùy thuộc vào thị trường bạn đọc mà các chủ nhân kinh doanh tự chọn.
Làm sao Larry Page và Sergey Brin có thể kiến tạo nên Google; làm sao Mark Zuckerberg có thể nghĩ ra Facebook nếu như họ chỉ có thể “vùng vẫy” trong “5 loại trang tin tổng hợp”.
Năm 2005, 4 người Mỹ tự lập ra một dạng website – blog có tên là Huffington Post để đưa tin, bình luận… Website của họ có lúc thu hút lượng truy cập cao hơn cả New York Time. Năm 2011 Huffington Post được AOL mua lại với giá lên đến 315 triệu dollars. Cho dù không thể so sánh với Huffington Post về quy mô nhưng nếu không bị “tường lửa” và liên tục tấn công, cho dù không phải vì mục tiêu kiếm tiền, các chủ nhân của các trang Bauxite, Ba Sàm và Quê Choa… hoàn toàn có khả năng thu hút hàng chục triệu người đọc và trở nên giàu có.
Chỉ vì bị chính trị hóa, báo chí và internet không còn là một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Đành rằng, nếu để tự do báo chí và internet thì chế độ không còn một mình một chợ sử dụng truyền thông nhà nước để tự tụng ca và huyễn hoặc mình. Nhưng, không lẽ chỉ vì lợi ích của một nhóm nhỏ mà phải bóp nghẹt khả năng sáng tạo của người Việt Nam, hy sinh phương tiện khai trí cho cả quan lẫn dân, đánh mất cơ hội vươn lên của quốc gia, dân tộc.
 
Huy Đức
 
source : Blog Osin
 

2/9/13

The White House - Statement by the President on Syria

 
The White House
Office of the Press Secretary

Statement by the President on Syria

Rose Garden

1:52 P.M. EDT
THE PRESIDENT:  Good afternoon, everybody.  Ten days ago, the world watched in horror as men, women and children were massacred in Syria in the worst chemical weapons attack of the 21st century.  Yesterday the United States presented a powerful case that the Syrian government was responsible for this attack on its own people.
Our intelligence shows the Assad regime and its forces preparing to use chemical weapons, launching rockets in the highly populated suburbs of Damascus, and acknowledging that a chemical weapons attack took place.  And all of this corroborates what the world can plainly see -- hospitals overflowing with victims; terrible images of the dead.  All told, well over 1,000 people were murdered.  Several hundred of them were children -- young girls and boys gassed to death by their own government.
This attack is an assault on human dignity.  It also presents a serious danger to our national security.  It risks making a mockery of the global prohibition on the use of chemical weapons.  It endangers our friends and our partners along Syria’s borders, including Israel, Jordan, Turkey, Lebanon and Iraq.  It could lead to escalating use of chemical weapons, or their proliferation to terrorist groups who would do our people harm.
In a world with many dangers, this menace must be confronted.
Now, after careful deliberation, I have decided that the United States should take military action against Syrian regime targets.  This would not be an open-ended intervention.  We would not put boots on the ground.  Instead, our action would be designed to be limited in duration and scope.  But I'm confident we can hold the Assad regime accountable for their use of chemical weapons, deter this kind of behavior, and degrade their capacity to carry it out.
Our military has positioned assets in the region.  The Chairman of the Joint Chiefs has informed me that we are prepared to strike whenever we choose.  Moreover, the Chairman has indicated to me that our capacity to execute this mission is not time-sensitive; it will be effective tomorrow, or next week, or one month from now.  And I'm prepared to give that order.
But having made my decision as Commander-in-Chief based on what I am convinced is our national security interests, I'm also mindful that I'm the President of the world's oldest constitutional democracy.  I've long believed that our power is rooted not just in our military might, but in our example as a government of the people, by the people, and for the people.  And that’s why I've made a second decision:  I will seek authorization for the use of force from the American people's representatives in Congress.
Over the last several days, we've heard from members of Congress who want their voices to be heard.  I absolutely agree. So this morning, I spoke with all four congressional leaders, and they've agreed to schedule a debate and then a vote as soon as Congress comes back into session.
In the coming days, my administration stands ready to provide every member with the information they need to understand what happened in Syria and why it has such profound implications for America's national security.  And all of us should be accountable as we move forward, and that can only be accomplished with a vote.
I'm confident in the case our government has made without waiting for U.N. inspectors.  I'm comfortable going forward without the approval of a United Nations Security Council that, so far, has been completely paralyzed and unwilling to hold Assad accountable.  As a consequence, many people have advised against taking this decision to Congress, and undoubtedly, they were impacted by what we saw happen in the United Kingdom this week when the Parliament of our closest ally failed to pass a resolution with a similar goal, even as the Prime Minister supported taking action.
Yet, while I believe I have the authority to carry out this military action without specific congressional authorization, I know that the country will be stronger if we take this course, and our actions will be even more effective.  We should have this debate, because the issues are too big for business as usual.  And this morning, John Boehner, Harry Reid, Nancy Pelosi and Mitch McConnell agreed that this is the right thing to do for our democracy.
A country faces few decisions as grave as using military force, even when that force is limited.  I respect the views of those who call for caution, particularly as our country emerges from a time of war that I was elected in part to end.  But if we really do want to turn away from taking appropriate action in the face of such an unspeakable outrage, then we must acknowledge the costs of doing nothing.
Here's my question for every member of Congress and every member of the global community:  What message will we send if a dictator can gas hundreds of children to death in plain sight and pay no price?  What's the purpose of the international system that we've built if a prohibition on the use of chemical weapons that has been agreed to by the governments of 98 percent of the world's people and approved overwhelmingly by the Congress of the United States is not enforced?
Make no mistake -- this has implications beyond chemical warfare.  If we won't enforce accountability in the face of this heinous act, what does it say about our resolve to stand up to others who flout fundamental international rules?  To governments who would choose to build nuclear arms?  To terrorist who would spread biological weapons?  To armies who carry out genocide?
We cannot raise our children in a world where we will not follow through on the things we say, the accords we sign, the values that define us.
So just as I will take this case to Congress, I will also deliver this message to the world.  While the U.N. investigation has some time to report on its findings, we will insist that an atrocity committed with chemical weapons is not simply investigated, it must be confronted.
I don't expect every nation to agree with the decision we have made.  Privately we’ve heard many expressions of support from our friends.  But I will ask those who care about the writ of the international community to stand publicly behind our action.
And finally, let me say this to the American people:  I know well that we are weary of war.  We’ve ended one war in Iraq.  We’re ending another in Afghanistan.  And the American people have the good sense to know we cannot resolve the underlying conflict in Syria with our military.  In that part of the world, there are ancient sectarian differences, and the hopes of the Arab Spring have unleashed forces of change that are going to take many years to resolve.  And that's why we’re not contemplating putting our troops in the middle of someone else’s war.
Instead, we’ll continue to support the Syrian people through our pressure on the Assad regime, our commitment to the opposition, our care for the displaced, and our pursuit of a political resolution that achieves a government that respects the dignity of its people.
But we are the United States of America, and we cannot and must not turn a blind eye to what happened in Damascus.  Out of the ashes of world war, we built an international order and enforced the rules that gave it meaning.  And we did so because we believe that the rights of individuals to live in peace and dignity depends on the responsibilities of nations.  We aren’t perfect, but this nation more than any other has been willing to meet those responsibilities.
So to all members of Congress of both parties, I ask you to take this vote for our national security.  I am looking forward to the debate.  And in doing so, I ask you, members of Congress, to consider that some things are more important than partisan differences or the politics of the moment.
Ultimately, this is not about who occupies this office at any given time; it’s about who we are as a country.  I believe that the people’s representatives must be invested in what America does abroad, and now is the time to show the world that America keeps our commitments.  We do what we say.  And we lead with the belief that right makes might -- not the other way around.
We all know there are no easy options.  But I wasn’t elected to avoid hard decisions.  And neither were the members of the House and the Senate.  I’ve told you what I believe, that our security and our values demand that we cannot turn away from the massacre of countless civilians with chemical weapons.  And our democracy is stronger when the President and the people’s representatives stand together.
I’m ready to act in the face of this outrage.  Today I’m asking Congress to send a message to the world that we are ready to move forward together as one nation.

Thanks very much.

                        END                2:02 P.M. EDT
 

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Khí Bốc Thành Hơi


 
Monday, September 2, 2013
   


Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 130902
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Chuyện Nội Lực Của Liên Bang Nga

*  Vladimir Putin, dầu khí ròng ròng *



Hôm Thứ Bảy 28, sau khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc là Samantha Powers kêu gọi các nước lập tức có hành động tại Syria vì vụ sử dụng võ khí hóa học, hai Đại sứ Liên bang Nga và Trung Quốc liền bước khỏi cuộc họp của Hội đồng Bảo an. Hai quốc gia này không có quyền lợi chiến lược gì tại Syria, nơi có sản lượng dầu khí không đáng kể. Họ dùng Syria để gây rối cho Mỹ và các nước dân chủ nên vẫn bênh vực chế độ hung đồ của lãnh tụ Bashar al Assad....

Qua hơn hai năm nội chiến tại Syria, sự vụng về của Chính quyền Barack Obama giúp Nga thắng được một keo, và làm các chế độ vô đạo mừng thầm rằng nền dân chủ khó xử lý việc chiến hòa khi máu thường dân đã đổ và nhân quyền bị chà đạp. Nhìn lại vụ biểu quyết của Quốc hội Anh rồi sự hậm hực của Ngoại trưởng Mỹ vì Tổng thống đảo ngược quyết định can thiệp vào Syria, các lãnh tụ hung đồ thấy hả hê với lời mỉa mai của Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin: "Mỹ loay hoay như con khỉ với quả lựu đạn trong tay".

Vì "kinh tế cũng là chính trị", bài này xin nói về một sự loay hoay khác.... Của Liên bang Nga.


***


Nhiễu âm từ hồ sơ Syria làm ta có thể quên một chuyện. Liên bang Nga vừa ăn mừng một năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (22 Tháng Tám năm 2011) với sự bẽ bàng.

Nga dùng võ khí mậu dịch xử ép Cộng hoà Ukraina để Chính quyền Kiev phải theo sáng kiến của Tổng thống Vladimir Putin là gia nhập Liên hiệp Quan thuế Âu-Á kéo dài từ Nga qua Trung Á tới Viễn Đông, và từ bỏ dự tính gia nhập khối mậu dịch với Liên hiệp Âu Châu. Hôm 14, áp lực này gây phản ứng từ các thành viên của WTO. Trước đó, vào Tháng Bảy, Liên Âu chính thức khiếu nại việc Nga đặt ra sắc thuế phụ trội trên xe hơi nhập cảng để bảo vệ kỹ nghệ nội địa và để chiêu dụ giới đầu tư đem tiền vào ráp chế xe hơi trong thị trường Nga. Nhật đã ủng hộ Liên Âu trong vụ kiện, và Hoa Kỳ chính thức thông báo sẽ gia nhập.

Mấy chi tiết đó ít được dư luận chú ý, nhưng cho thấy là như với cơ chế Liên hiệp quốc, Nga không tôn trọng đạo lý của các nước. Với tổ chức WTO, Nga chỉ là một trong 159 thành viên sau khi mất 18 năm thương thảo, và chẳng có quyền phủ quyết! Mà chuyện WTO chỉ là phần nhỏ của một hồ sơ còn nghiêm trọng gấp bội.

Là hậu thân của Liên Xô, Nga chỉ có một kỹ nghệ thuộc loại mũi nhọn là chế tạo võ khí. Còn lại, đây là xứ chậm tiến ("đang phát triển" là một từ lịch sự), có lãnh thổ trống trải khó bảo vệ, phải lấy tài nguyên chủ yếu của mình là năng lượng (khí đốt và dầu thô) làm đòn bẩy – và võ khí.

Nhờ xuất cảng năng lượng, Nga thu được tiền cho ngân sách, tiến hành công nghiệp hóa và xây dựng bộ máy chiến tranh. Bên trong thì sưởi ấm người dân với dầu khí được trợ giá, bên ngoài thì bán rẻ năng lượng để mở rộng ảnh hưởng kinh tế với các chư hầu và lân bang.

Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga mất 10 năm khủng hoảng và chỉ phục hồi từ khi Vladimir Putin lên cầm quyền. Vì sao Liên Xô vẫn tan rã dù đã có một võ khí chiến lược như vậy là đề tài của một kỳ khác.

Putin lần lượt làm Thủ tướng (1999-2000), Tổng thống (2000-2008), rồi Thủ tướng (2008-2012), và trở lại ghế Tổng thống năm 2012, với hy vọng tái đắc cử năm 2018 để sẽ lãnh đạo tới 2024 với giấc mơ chinh phục lại những gì Đế quốc Xô viết đã mất. Sự hồi phục rồi tái bành trướng của Nga trùng hợp với kỷ nguyên năng lượng lên giá. Thí dụ như từ 35 đô la một thùng vào năm 1999, giá dầu thô đã tăng gấp ba, có lúc lên tới hơn 140 đô la, và sau vụ khủng hoảng 2008 thì nay vẫn hơn trăm đồng....

Ý thức được vai trò võ khí của năng lượng, Putin đảo ngược quyết định giải tỏa đã từng áp dụng trong hai chục năm trước, từ thời Mikhail Gorbachev tới Boris Yeltsin, lại còn bảo vệ và củng cố các tập đoàn năng lượng nhà nước và ngăn cản mọi nỗ lực liên doanh với Tây phương. Không chỉ quốc hữu hóa khu vực năng lượng qua ba tổ hợp vĩ đại là Gasprom, Rosneft và Transneft, Putin dùng các tập đoàn này tăng cường quyền lực của bản thân qua việc ban phát quyền lợi cho kẻ thân tín và tiêu diệt mọi đối thủ chính trị. Chuyện tham ô hay hối mại quyền thế của các đại tài phiệt năng lượng chỉ là hậu quả nhỏ của một chiến lược kinh tế lớn.

Một chiến lược khiến chính nước Nga mới thật sự lệ thuộc vào năng lượng: cuối năm ngoái, năng lượng chiếm gần 70% tổng số xuất cảng của Nga so với 50% vào thời Boris Yeltsin và cung cấp 50% số thu ngân sách, đóng góp 17% vào tổng sản lượng của xứ này.


***


Nhưng thị trường lại có những quy luật khiến chính trường chưng hửng.

Từ khía cạnh sản xuất thì chính sách bảo vệ dẫn đến thế độc quyền làm năng suất suy sụp. Các đại gia dầu khí của Nga là những trung tâm lãng phí với kỹ thuật tụt hậu. Từ khía cạnh tiêu thụ thì vì năng lượng lên giá - còn được Nga dùng làm đòn bắt bí như Liên Âu đã bị khi Putin xử ép Ukraina vào đầu năm 2009 - thì thiên hạ tìm giải pháp khác. Thí dụ như Âu Châu giảm dần sự lệ thuộc vào khí đốt của Nga nhờ nguồn cung cấp hiện đại hơn. Đấy cũng là lúc quy luật thị trường dẫn tới sức bật của Hoa Kỳ.

Chỉ vì khi cả thế giới bàn tán liên hồi về sự lụn bại của nước Mỹ sau vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008, Hoa Kỳ bỗng tái xuất hiện như một siêu cường năng lượng toàn cầu!

Liên bang Nga có thể là số một thế giới về khí đốt và chung ghế vô địch với Saudi Arabia về dầu thô (với giá trị rất thấp so với dầu Trung Đông, vốn "ngọt" và "nhẹ" hơn), nhưng với đà khai thác này thì Nga chỉ có đủ dầu cho 20 năm tới, so với 70 năm của dầu Saudi hay 90 năm của xứ Tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất UAE. Trong khi ấy, Hoa Kỳ đã cải tiến kỹ thuật đào dầu và còn "gạn cát ra dầu" để sẽ nâng sản lượng 40% từ nay cho đến năm 2018 – là khi Putin dự tính tái tranh cử Tổng thống. Tới năm 2020 thì Mỹ sẽ giành chức vô địch về sản lượng dầu thô!

Xưa nay, Hoa Kỳ mang tiếng rất nhiều về chuyện dầu hỏa, kể cả gây chiến hay hút dầu của thế giới. Trong một tương lai không xa, Mỹ sẽ là anh bán dầu. Tức là sẽ hạ nhiệt cơn sốt về dầu thô và đánh vào ngân sách của Nga: giá đầu mà sụt dưới 95 đồng một thùng là Putin hết múa, như ông ta đã thấy sau năm 2008.

Mà năng lượng cũng còn là khí đốt, và cả than đá.

Hoa Kỳ đã cải tiến khả năng chế biến khí đốt, thành chất lỏng có thể vận chuyển dễ dàng và bán cho nhiều nước ở rất xa: ống dẫn khí đang mất ưu thế. Khi giảm dần sự lệ thuộc vào than đá, nước Mỹ bỗng dưng có họ với Trần Khánh Dư, thành người bán than. Vừa giúp Âu Châu khỏi than là lệ thuộc vào khí đốt của Nga, vừa lấy mất ghế của Nga là nước xuất cảng than đá thứ ba trên thế giới....

Khi có nhiều chọn lựa hơn, các bạn hàng của Nga hết bị bắt bí! Liên Âu đã lập hồ sơ và sẽ khiếu nại thế độc quyền của tập đoàn Gasprom, và các thị trường của Gasprom như Ba Lan, Ukraina hay Lithuania đều chờ đợi nguồn cung cấp mới. Các đại tài phiệt của hệ thống quyền bính Putin đang sợ thất thâu. 


***


Nói lại cho gọn, chưa biết là bom nổ đạn bay tại Syria ra sao, ưu thế năng lượng của Putin đang bốc thành hơi. Đáng lẽ, khi gia nhập WTO, Putin đã có thể mở ra cơ hội đa năng hóa kinh tế và hiện đại hóa công nghiệp. Nhưng tay phủ thủy già đòn này lại bảo vệ đám âm binh năng lượng và chỉ còn một ngả là... Đông tiến. Tìm bạn hàng khát dầu và thiếu khí là Trung Quốc!

 Rồi ôm chậu nhôm đồng ca là nước Mỹ gian manh!
 

1/9/13

VÔ NGÔN



                   
VÔ NGÔN

                                                     
                                                      Trần Hồ Dũng

      Tặng C.T.


Lặng câm  hề  lặng câm !

Đi - Về , không in dấu

Một đời không tiếng nói

Ai người tri kỷ đây



Người, một đời câm nín

Đá, muôn đời vô ngôn

phận người và phận đá

biết ai  buồn hơn ai


Người mài gươm lên đá

Hiện một dòng : phôi pha

 Đời nghiêng ,rơi  chiếc lá

Hồn nào vừa đi qua ?

THD.Washington.USA. 2/9/2013

                                                                     

30/8/13

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Obama, Syria và Silly-A


Friday, August 30, 2013

  



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 130830


Nghịch lý Obama, vũng lội Syria và Liên bang Nga cười cười



 * Mắc lỡm rồi em ơi! *



Trong có hai năm – Tháng Ba năm 2011 và Tháng Tám 2013 - Tổng thống Barack Obama hai lần phải quyết định sử dụng võ lực để can thiệp vào một nước Hồi giáo đang gặp nội chiến. Lần này, ông còn kẹt hơn nữa, can thiệp cũng dở mà không làm gì thì còn tệ hơn! Vì sao nên nỗi?



Lần trước là tại Libya, qua một nghị quyết của Liên hiệp quốc và sự tiếp tay của các nước Tây phương, với kết quả là lãnh tụ Muammar Ghaddafi bị hạ sát. Nhưng rồi Libya bị nội loạn với hậu quả là vụ Benghazi làm Chính quyền Obama bị mang tiếng là che giấu sự thật. Lần này là tại Syria, với những tranh chấp sắc tộc và mâu thuẫn quốc tế còn gai góc gấp trăm, sau hơn hai năm nội chiến khiến hơn trăm ngàn người bị tàn sát, có khi bằng võ khí hóa học.


Từ một Tổng thống đã cố hòa giải với các nước và với thế giới Hồi giáo, việc Hoa Kỳ lại phải dụng binh là một nghịch lý... dễ hiểu: Obama tự chiếu bí. Khi bom đạn lên tiếng tại Syria, có khi nước Mỹ lỡ làng vì sau 12 năm chinh chiến tại ba nơi và chưa rút chân ra thì đã tụt vào hố cũ.


Chúng ta hãy cùng nhìn lại sự thể.



***



Khi cuộc nội chiến Syria bùng nổ từ Tháng Ba năm 2011, Tổng thống Obama cố giữ thái độ thận trọng vì 1) Hoa Kỳ đang triệt thoái khỏi Iraq, và 2) ông quyết định đôn quân gấp ba vào Afghanistan để đạt một số thắng lợi chính trị nhờ thành quả quân sự cho việc triệt thoái được báo trước là vào cuối năm 2014. Vì vậy, với hồ sơ Syria, ông Obama chỉ có thể đề cao những giá trị tinh thần của nhân loại, như quyền tự do và dân chủ, để lên án việc chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al Assad sử dụng bạo lực chống người dân.


Vào thời điểm ấy, không quên rằng mình đã từng kỳ vọng vào vai trò cải cách của al Assad khi còn là Nghị sĩ, Ngoại trưởng Hillary Clinton nói trước rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào Syria vì Quốc hội Mỹ không đồng ý. Khổ nỗi, chế độ al Assad lại còn tàn ác hơn với dân biểu tình và số thương vong gia tăng vùn vụt. Vì vậy, Chính quyền Obama mới có lập trường cứng rắn hơn và huy động sự can thiệp của quốc tế về ngoại giao và kinh tế. Hoa Kỳ dẫn đầu qua hàng loạt quyết định cấm vận kể từ Tháng Bảy 2011. Nhưng với khả năng tiếp vận của Iran và Liên bang Nga cho Syria, đòn cấm vận không đạt kết quả.


Sau đó là một chuỗi sai lầm của Tổng thống Mỹ.


Sai lầm đầu tiên là qua Tháng Tám năm 2011, Obama công khai tuyên bố rằng al-Assad "phải ra đi". Tổng thống Hoa Kỳ chỉ nên nhân danh đạo đức con người mà kết án một chế độ hung đồ là đi ngược trào lưu hay lịch sử khi chà đạp nhân quyền và tàn sát thường dân.


Ông ta hay bà ta không thể nói rằng lãnh tụ nay hay Tổng thống kia của một xứ nào đó "phải ra đi". Nhân danh cái gì mà bảo như vậy? Lý do đơn giản là theo đúng giá trị tinh thần mà nước Mỹ đề cao, ra đi hay không là một quyết định của người dân xứ đó.


Cũng theo đúng giá trị tinh thần đó, nếu người dân bị đàn áp và không còn tiếng nói thì quốc tế phải lên tiếng. Quốc tế ở đây là Liên hiệp quốc, qua một Nghị quyết của Hội đồng Bảo an với năm hội viên thường trực và có quyền phủ quyết là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Tầu. Vì Nga và Trung Quốc có lập trường bênh vực chế độ al Assad – và còn muốn Hoa Kỳ thêm sa lầy trong thế giới Hồi giáo - Liên hiệp quốc không thể có một nghị quyết lên án.


Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ có thể nhân danh đạo lý con người mà giúp cho tiếng nói người dân Syria được thể hiện, khiến al Assad phải ra đi.


Nói cách khác, ngày 18 Tháng Tám năm 2011, khi công khai tuyên bố rằng al Assad phải từ chức, ông Obama hàm ý là thế giới (Liên hiệp quốc)  hay/và Hoa Kỳ phải có thái độ. Thực tế, hôm đó ông còn chìm sâu hơn trong vòng luẩn quẩn của tay mơ, khi tuyên bố nước đôi: 1) Hoa Kỳ không can thiệp vào nội tình Syria, 2) ngoài các áp lực chính trị và kinh tế. Vì các áp lực này đều vô hiệu, lời hăm dọa của Tổng thống Mỹ chỉ chứng tỏ khả năng giới hạn của Hoa Kỳ.


Xin nhớ lại: Tổng thống một đệ nhất siêu cường tuyên bố rằng Tổng thống một xứ độc tài phải ra đi mà hai năm sau, al Assad vẫn còn ở đó và tàn sát thường dân dữ dội hơn. Obama làm cho lời tuyên bố của mình là vô giá trị và Syria, Nga cùng Iran đều biết vậy.


Quả nhiên là tới đầu năm 2012, nội tình Syra còn tồi tệ hơn, mà các cuộc vận động ngoại giao của Hoa Kỳ và đồng minh Âu Châu đều thất bại. Một nghị quyết do nước Anh soạn thảo bị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bác bỏ vào ngày 24 Tháng Hai vì lá phiếu phủ quyết của hai hội viên Nga Tầu.



***



Sáu tháng sau, ông Obama lại tự chiếu bí lần thứ hai.


Nhờ Iran hỗ trợ và nhờ sự bảo vệ của Nga và Trung Quốc, chế độ al Assad ra tay đàn áp các nhóm võ trang đối lập lẫn thường dân. Tháng Tám năm 2011, Tổng thống Obama vẽ ra một vòng vây hãm thứ hai cho chính mình, khi khẳng định rằng việc Chính quyền Syria sử dụng võ khí tàn sát bằng hoá học là vượt "lằn ranh đỏ".


Theo ý Obama, lý do của lằn ranh bất khả xâm phạm này là vì nó gây hậu quả nghiêm trọng và mở rộng tình trạng xung đột ra toàn khu vực.


Sau khi nói là al Assad phải ra đi – mà cứ còn ở đó và còn hung bạo hơn - Tổng thống Mỹ vạch ra một tối hậu thư thứ nhì, trên cát. Dù vậy, chế độ al Assad vẫn sử dụng võ khí hóa học chống lại thường dân, như tình báo của Anh và Pháp đã xác nhận, mà Hoa Kỳ cố gắng điều tra nhưng chưa có kết quả nên đành làm lơ....


Một năm sau, vào tuần qua, Hoa Kỳ xác nhận là chế độ al-Assad lại vừa dùng võ khí hóa học lần nữa. Đấy là lúc ông Obama tự đẩy vào chỗ phải quyết định can thiệp vào Syria, bằng giải pháp quân sự.


Vì vậy, từ thấp lên cao, từ phát ngôn viên Phủ Tổng thống đến Ngoại trưởng rồi Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã theo nhau lên tiếng về nhu cầu can thiệp vào Syria. Ngày Thứ Hai đầu tuần, Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ là Đại tướng Martin Dempsey có phiên họp khẩn cấp tại thủ đô Amman của Jordan với lãnh đạo quân sự của các đồng minh là Anh, Pháp, Đức, Ý, Gia Nã Đại và Turkey, Jordan, Saudi Arabia và Qatar. Nhưng trước đấy, chính ông Dempsey cũng nói rõ về những khó khăn của một giải pháp quân sự....


Bây giờ, lãnh đạo bộ Quốc phòng và quân lực Mỹ đều tự chuẩn bị để khi Tổng thống ra lệnh là họ thi hành nhiệm vụ.


Nhưng vì sao Tổng thống lại để mình rơi vào hoàn cảnh phải ra lệnh như vậy?



***


Đa số dân Mỹ thật ra chưa hiểu, hoặc không đồng ý, là tại sao Hoa Kỳ lại phải can thiệp vào Syria? Trong hơn hai năm liền, ông Obama không một lần nào chủ động trình bày hồ sơ Syria cho quốc dân cùng rõ về hậu quả, để tranh thủ hậu thuẫn cho một quyết định dụng binh khi cần thiết. Ông chỉ bắn tiếng hăm dọa đối phương mà quên hẳn dư luận ở nhà.


Khi đã phải quyết định can thiệp, ban tham mưu của ông còn cố tình tiết lộ chi tiết, và cả thời điểm tấn công là ngày Thứ Năm 29, có lẽ để lại bắn tiếng trong một đòn tháu cáy. Truyền thông Hoa Kỳ và cả Việt ngữ lật đật chụp lấy tin đó, và bị bẽ bàng. Bẽ bàng vì sau khi ra tối hậu thư, ông Obama vẫn không nói gì với quốc dân và quốc hội ở nhà, trong khi Thủ tướng Anh David Cameron xin phép Quốc hội Anh và bị bác.


Tại Hoa Kỳ, Quốc hội Mỹ không quên chuyện đảo điên thời trước.


Sau vụ 9-11, Tổng thống George W. Bush có hậu thuẫn toàn dân để mở ra chiến dịch Afghanistan rồi Iraq. Việc tấn công Iraq được sự ủng hộ của lưỡng viện và lưỡng đảng sau 17 nghị quyết của Liên hiệp quốc mà rốt cuộc lại gây tổn thất chính trị nặng nhất cho Chính quyền Bush. Kể cả lời vu cáo rằng ông Bush gian dối với Quốc hội về chuyện võ khí tàn sát. Bây giờ, Liên hiệp quốc cũng lại yêu cầu phải điều tra rõ ràng hơn về vụ võ khí hóa học tại Syria, và dù có xác nhận thì vẫn còn hai con kỳ đà cản mũi trong Hội đồng Bảo an.


Cái nghiệp Bush đang tái diễn với Obama. Tổng thống Mỹ đã để cho mình bị áp lực phải tham chiến vì ba bốn lý do sau đây.


Obama từng kêu gọi quốc tế giảm trừ võ trang và kiểm soát việc phổ biến võ khí tàn sát hàng loạt, trong đó có võ khí hoá học. Nhưng thế giới có hai chế độ hung đồ lại bất chấp lời kêu gọi mà cứ chế tạo võ khí hạch tâm, hỏa tiễn và còn phổ biến võ khí giết người hàng loạt cho các nước độc tài, kể cả Syria. Đó là Bắc Hàn và Iran.


Khi vạch lằn ranh đỏ cho chế độ độc tài Syria, ông Obama tự đẩy mình vào kho đạn: nếu al Assad bước qua lằn ranh mà Hoa Kỳ lại án binh bất động thì Bắc Hàn và Iran sẽ kết luận rằng Tổng thống Mỹ chỉ tháu cáy, chứ không dám động binh. Muốn chứng minh ngược thì Obama phải bấm nút!


Lý do kia là chế độ al Assad còn tồn tại là nhờ Iran, Nga và Tầu. Hai năm sau khi Obama tuyên bố rằng al Assad phải ra đi mà lãnh tụ hung bạo này vẫn còn đó thì hai đối thủ kia kết luận rằng Tổng thống Mỹ là người không đáng sợ. Các chế độ chống Mỹ đều có thể kết luận như vậy nên Hoa Kỳ phải can thiệp để chứng minh ngược lại.


Lý do thứ ba là các nước đồng minh Hồi giáo của Hoa Kỳ cũng yêu cầu Obama có lập trường cứng rắn hơn với Syria và Iran. Sau khi Mỹ bỏ rơi Hosni Mubarak tại Ai Cập và chần chờ tại Syria, các nước Hồi giáo thân Mỹ bị các chế độ quá khích đe dọa. Trong khi ấy, Iran có thể phong tỏa Eo biển Hormuz, Syria và lực lượng Huynh đệ Hồi giáo có thể xúi giục lực hai nhóm khủng bố Hezbollah và Hamas gây rối loạn trong vùng. Và khi có chuyện, Israel có thể bị Syria đánh phủ đầu để tự vệ.....


Nghĩa là nếu Tổng thống Mỹ không có phản ứng thì đồng minh sẽ hết tin Hoa Kỳ, các lực lượng Hồi giáo cực đoan và cả phong trào khủng bố lại thừa cơ bành trướng trong toàn khu vực, từ Bắc Phi qua Tây Phi và Trung Đông.


Lý do cuối cùng, sau khi đòi al Assad phải từ chức và hai lần vẽ lằn ranh đỏ, Tổng thống Mỹ bị đẩy tới chỗ phải can thiệp vào Syria vì một lý do thuộc loại chiến lược cho quyền lợi Hoa Kỳ: Nếu không can thiệp thì Hoa Kỳ mất hết tư thế trong thế giới Hồi giáo, đồng minh chẳng tin mà kẻ thù chẳng sợ. Bây giờ, Obama phải chứng minh với Quốc hội và quốc dân rằng việc can thiệp này là một yêu cầu về "quyền lợi chiến lược của tổ quốc".


Còn quân lực Hoa Kỳ phải hoàn tất nhiệm vụ thật ra nan giải. Với hậu quả chẳng có gì là bất ngờ là trôi vào một vũng lầy khác....



***



Tổng kết lại, sau khi tránh né việc dụng binh, Hoa Kỳ đang gặp trở ngại quốc tế, từ Liên hiệp quốc đến các đồng minh Anh Pháp, nên có thể phải ra quân một mình. Nước Mỹ thừa sức làm chuyện đó, một cách tượng trưng. Nhưng khi can thiệp một cách miễn cưỡng và chớp nhoáng như vậy thì không thể làm thay đổi cục diện tại Syria. Mà chỉ chứng minh rằng thế giới vẫn nên sợ Hoa Kỳ, nhưng nên thương một ông Tổng thống lạng quạng. Và thương nhất là các chiến binh Mỹ, họ đang chờ lệnh để thi hành một sứ mệnh thiếu hậu thuẫn của người dân.


Đừng ai nhìn vào cái vẻ cười cười của Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga. Đau lắm!



  Nguyễn Xuân Nghĩa

 Source : Việt Báo / dainamax tribune

BBC - Hậu trường ngoại giao Mỹ - Việt



Cập nhật: 15:22 GMT - thứ năm, 29 tháng 8, 2013 

Cuộc gặp lãnh đạo Mỹ Việt được xem là có tính hình thức và theo kịch bản có sẵn.
Một nhà báo Mỹ vừa cảnh báo Chính phủ Tổng thống Barack Obama về những rủi ro nếu tiếp tục ép Việt Nam phải chấp nhận các điều khoản 'bất lợi' khi gia nhập hiệp định TPP.
Trong bài đăng ngày 28/08, ông Greg Rushford, nhà báo chuyên về phóng sự điều tra chính trị trong mậu dịch quốc tế, nói về điều mà ông gọi là Washington đang “chơi trò hăm dọa, ép Hà Nội chấp nhận một thỏa thuận kinh tế rõ ràng không vì lợi ích của Việt Nam – và có thể sẽ thành công”.
Tiết lộ đưa ra trong bối cảnh các Bộ trưởng Kinh tế thuộc 12 nước vành đai Thái Bình Dương mới đây tham gia đàm phán lần thứ 19 về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 22-23 tháng Tám 8 ở Brunei.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia vòng đàm phán này.
Bấm Bài báo cũng bàn về động thái của Bộ Chính trị Việt Nam trong việc mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với các cường quốc chính, ông Sang và ông Obama đã nói gì với nhau tại Tòa Bạch Ốc và những ai có mặt trong cùng phòng họp của hai nhà lãnh đạo này.

Cuộc gặp Phòng Bầu Dục



Chủ tịch Sang bày tỏ  mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ
Khác với các cuộc tọa đàm “tay đôi” giữa Richard Nixon và Mao Trạch Đông, Franklin Roosevelt và Joseph Stalin, cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ Việt vào hôm 25/07 được xem là có tính hình thức và theo kịch bản có sẵn, điển hình cho các đời tổng thống Mỹ tiếp đón các vị khách nước ngoài trong những năm gần đây.
Ngoài Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao  Đức Phát Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, người ta còn thấy có Trung Tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Trung ương Đảng.
Với sự hiện diện của quá nhiều người – không phải tất cả trong số họ đều trung thành với phe ủng hộ Chủ tịch Sang trong Bộ Chính trị – chẳng có chủ tịch nước Việt Nam nào sẽ thấy mình ở thế để tiếp cận và đàm phán có thực chất và qui mô, tác giả nhận định.
Tuy nhiên ông Rushford quan tâm nhiều hơn tới ba quan chức Việt Nam khác cũng có mặt trong Phòng Bầu Dục nơi ông Sang họp với ông Obama, đó là người phiên dịch Phạm Xuân Hoàng Ân, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Cả ba nhân vật này đều có những người cha gắn với lịch sử Mỹ-Việt.
Cha của Phạm Xuân Hoàng Ân là cựu điệp viên cộng sản Phạm Xuân Ẩn, nhân viên tình báo có thể xem là quan trọng nhất của Hà Nội trong giai đoạn Cuộc chiến Việt Nam. Ân hiện đang làm việc cho Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại San Francisco và “cũng như cha mình, con trai cố điệp viên là người biết về cả hai đất nước rất rõ”.
Trong khi đó Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh), từng là lãnh đạo Tổng Cục 2 (Cơ quan tình báo của Bộ Quốc Phòng), và hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, được xem là nhân vật chủ chốt trong chiến lược “đi dây” của Việt Nam khi đối thoại với các cường quốc có lợi ích an ninh tại khu vực Thái Bình Dương.
Tướng Vịnh được xem là nhà chiến lược quan trọng trong một loạt các chủ đề nhạy cảm: đối phó với việc Trung Quốc hăm dọa tại Biển Đông trong khi đồng thời thiết lập quan hệ quân sự với Bắc Kinh; mua sắm tàu ngầm và các vũ khí khác của Nga; và cũng tăng cường quan hệ quân sự Mỹ-Việt.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng có người cha nổi tiếng. Ông Nguyễn Cơ Thạch là Bộ trưởng Ngoại giao trong giai đoạn 1980-1991. Ông đã có những nỗ lực nhưng không thành trong việc bình thường hóa quan hệ với bên thua cuộc Hoa Kỳ. Cũng giống như cha mình, ông Minh được xem là người thấu hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển các quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ nhằm đối phó với ảnh hưởng lấn át của Trung Quốc.
Trong lần nói chuyện tại Hội đồng Quan hệ Nước ngoài vào năm 2011, ông Minh thẳng thắn nói về giai đoạn hết sức “hận” Hoa Kỳ khi còn nhỏ, là lúc ông phải chứng kiến cảnh Hà Nội bị Mỹ ném bom. Tuy nhiên kể từ khi theo nghiệp ngoại giao sau chiến thắng của Hà Nội vào năm 1975, ông Minh – cũng giống cha mình – tập trung sự nghiệp vào cách nhằm thiết lập quan hệ gần gũi hơn với cựu thù chiến tranh của Việt Nam.
Bình luận về những khó khăn trong việc đàm phán gia nhập TPP, ông Rushford cho rằng “Có lẽ những người sắc sảo và khôn ngoan đóng vai trò định hướng cho Bộ Chính trị Việt Nam sẽ có cùng quyết tâm như thế hệ cha anh của mình”.
Tác giả cho hay một trợ lý báo chí của Tòa Bạch Ốc từ chối tiết lộ những ai (của cả phía Việt Nam và phía Hoa Kỳ) có mặt trong Phòng Bầu Dục‎. Một số nhà báo có mặt lúc hai bên tiếp xúc với báo giới cho biết về phía Hoa Kỳ, ngoài Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker và trưởng đoàn đàm phán mậu dịch Hoa Kỳ Michael Froman còn có thêm hai quan chức khác nữa.
Bà Pritzker là lính mới trong ngành ngoại giao. Bộ Thương mại của bà là nơi Hà Nội không ưa gì bởi họ đưa ra các thứ thuế chống bán phá giá nhắm vào ngành xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam. Ông Froman mặc dù cũng gần gũi với ông Obama, dường như tập trung vào sự nghiệp chính trị nội địa nhiều hơn là kinh nghiệp đối ngoại thực thụ.

Thông điệp từ Bộ Chính trị


Đại sứ Mỹ David Shear tiếp xúc người Mỹ gốc Việt hồi tháng Tám
Dẫn các nguồn giấu tên từ cả Việt Nam và Hoa Kỳ, tác giả cho biết khi gặp Tổng thống Mỹ ngày 25/7 tại Tòa Bạch Ốc, phái đoàn Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói quan hệ kinh tế với Mỹ và đàm phán để vào TPP là “ưu tiên rất cao”.
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát Việt Nam lâu năm và có quan hệ gần gũi với Hà Nội, cho biết ông đã được xem một bản sao của bản thảo một nghị quyết đề ngày 10/04/2013, hiện chưa được công bố, của Bộ Chính trị.
Nghị quyết này nói hội nhập kinh tế với tất cả các cường quốc chính là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, tức là hội nhập trên tất cả phương diện bao gồm cả an ninh.
Trong Phòng Bầu Dục, Chủ tịch Sang nhấn mạnh với ông Obama điều mà phía Việt Nam đã nói suốt trong ba năm đàm phán: rằng để ký được TPP, Việt Nam cần ưu đãi kinh tế, nhất là đối với thị trường dệt may – da giày, hiện đang chịu thuế nhập khẩu cao.
Giới chức báo chí Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận về phản ứng của ông Obama với ông Sang về chủ đề này mặc dù khi ra trước giới phóng viên, ông Obama tuyên bố hai nước sẽ cố gắng ký TPP trước cuối năm. Tuy nhiên năm ngoái và năm kia Tòa Bạch Ốc cũng nói vậy, mặc dù nhà đàm phán mậu dịch Mỹ Michael Froman nói rằng lần này chính quyền Obama sẽ làm những gì họ nói.
Thế nhưng Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong lần tiếp xúc với cộng đồng Mỹ gốc Việt gần đây tại ngoại ô Washington vào hôm 16/08, đã chia sẻ thông điệp của Tổng thống Mỹ.
Đại sứ Shear nói rằng chính quyền Obama xem các cuộc đàm phán TPP là “hết sức quan trọng.” Nhưng nếu Hà Nội không có những “tiến bộ rõ rệt về nhân quyền” thì “chúng tôi không thể có được ủng hộ của quốc hội” cho thỏa thuận TPP.
Ông Shear cho hay chủ đề nhân quyền xuất hiện hai lần trong cuộc họp của ông Obama và ông Sang. Lần đầu là khi đề cập tới việc nhân quyền như điều kiện mấu chốt để hăng cường các mối quan hệ kinh tế và an ninh. Lần thứ hai, theo Đại sứ Shear, là khi Chủ tịch Sang bày tỏ nhu cầu của Việt Nam muốn mua vũ khí “sát thương”. Ông Obama được dẫn lời đáp lại rằng “nếu ngài muốn thực hiện điều đó thì Việt Nam phải cải thiện thực trạng nhân quyền.”
Tác giả bài báo, ông Rushford, cho rằng Bộ Chính trị hẳn phải tự hỏi đất nước họ có lợi gì khi tiếp tục bỏ tù các tù nhân chính trị mà “tội” của họ chỉ đơn thuần là thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp.
Tuy nhiên cũng chính các thành viên của Bộ Chính trị mà hiện bảo lưu cách hành xử về nhân quyền cũng phải tự hỏi tại sao họ phải đặt bút ký một thỏa thuận TPP mà cho Việt Nam các lợi ích kinh tế mập mờ.

'Từ sợi trở đi'


Hà Nội muốn Hoa Kỳ giảm thuế cao đánh vào hàng da giầy và dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Điểm mấu chốt của TPP là Hà Nội muốn Hoa Kỳ giảm thuế cao đánh vào hàng da giầy và dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên để được hưởng thuế suất 0% thì mọi công đoạn từ sợi trở đi ("yarn forward") phải được làm ở các nước thành viên TPP.
Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ phải mua vải và sợi từ các nhà máy đang yếu thế tại miền nam Hoa Kỳ, tức là không được mua vải và sợi từ các nước phi thành viên TPP như Trung Quốc hay Thái Lan.
Và điều đó có nghĩa là cả các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ sẽ có vấn đề về nguyên liệu đầu vào bởi những hãng như Levis hoặc Gap sẽ phải mua vải từ nhà cũng cấp Mỹ và chở qua Thái Bình Dương tới Đông Nam Á.
Ngay cả Đại diện Mậu dịch Hoa Kỳ Michael Froman cũng không chịu giải thích cho tác giả, mặc dù hỏi rất nhiều lần, rằng vì sao điều khoản tính từ sợi trở đi lại mang lại lợi ích kinh tế tốt nhất cho Việt Nam.
Giữa tháng này, khi Đại sứ Shear tiếp xúc với người Mỹ gốc Việt ở bang Virginia, nhà báo Rushford, người cũng có mặt tại sự kiện này, đã hỏi ông Shear có thấy lợi ích kinh tế nào cho Việt Nam trước đòi hỏi tính từ sợi trở đi của ngành dệt may Việt Nam.
Đại sứ Shear nhường câu trả lời cho Đại diện thương mại Froman, nhưng ông này từ chối trả lời.
Tòa Bạc Ốc từng bác bỏ một cách thiếu thuyết phục rằng thỏa thuận TPP là một phần của chiến lược bao vây Trung Quốc về kinh tế. Điều khoản tính từ sợi trở đi, được Hoa Kỳ đưa vào thỏa thuận mậu dịch của Hoa Kỳ với Mexico vào đầu thập niên 1990 và sau đó được áp dụng với các nước châu Mỹ Latinh. Ý tưởng lúc đó, và vào lúc này, là để hạn chế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và sau này là từ châu Á.
Tuy nhiên, chiến lược này đã không thành. Qui định này rườm rà quá đến nỗi chỉ có 17% mậu dịch của Mỹ Latinh đi qua ngả “tính từ sợi trở đi”. Các công ty hầu hết lựa chọn giải pháp trả thuế cao hơn là phải mệt mỏi với đống giấy tờ thủ tục.
Tác giả cũng cho biết khi các nước châu Phi đàm phán một thỏa thuận mậu dịch với Hoa Kỳ (thỏa thuận mậu dịch AGOA vào thập niên 1990, giới dân biểu Mỹ da đen đã phản đối mạnh mẽ qui định này và biện luận đó là nguyên tắc của chủ nghĩa thực dân. Cuối cùng thỏa thuận AGOA cho phép các nước châu Phi mua bong và vải từ Trung Quốc, hoặc bất kỳ nơi nào khác, với điều kiện là thành phẩm cuối cùng phải được “cắt và may” (cut and sewn) tại châu Phi.
Trong đàm phán TPP, bất kỳ thỏa thuận nào không đạt được nguyên tắc “cắt và may” cho hàng may mặc đều cản trở hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Điều trớ true là giới dân biểu Mỹ gốc Phi hiện lại đang vận động để ông Obama ép Việt Nam phải chấp nhận điều khoản tính từ sợi trở đi mà họ từng chỉ trích là phân biệt đối xử.
Ngay tại vòng đàm phán mới đây tại Brunei, Đại diện Thương mại Mỹ vẫn tái khẳng định điều khoản này vẫn là “điểm cốt lõi” của những gì Hoa Kỳ muốn trong TPP.
Ông Rusford dự đoán có lẽ Việt Nam rồi sẽ chấp nhận một thỏa thuận TPP hạn chế, để dệt may – da giày Việt Nam phần nào hưởng lợi một cách khiêm tốn khi xuất vào Mỹ trong khi chỉ nhượng bộ tối thiểu khi mở cửa cho hàng hóa Mỹ xuất vào Việt Nam.
Tác giả nhận định rằng rốt cùng các nhà đàm phán của Việt Nam nên hiểu rằng Obama là người cần có một thỏa thuận TPP nhất và ông cảnh báo Tổng thống Obama nên học bài học của quá khứ để tránh sa đà vào chính trị nội địa khi đàm phán một thỏa thuận mậu dịch quan trọng với Việt Nam, cũng như duy trì vị thế của Hoa Kỳ tại châu Á.

Source : BBC