18 June 2013
James Blake Wiener thực hiện
Hà Duy dịch từ bài phỏng vấn tiếng Anh
JW: Chào ông Trần Kỳ Phương, tôi xin gởi đến ông lời chào thân ái của Từ điển Bách khoa Cổ sử! Cám ơn ông giới thiệu cho chúng tôi về thế giới nghệ thuật và kiến trúc cổ Champa.
Mặc dầu người Chàm đã hấp thụ ảnh hưởng nghệ thuật từ Java, Cambodia, và Ấn Độ, tôi muốn hỏi ông, những khía cạnh đặc sắc nào của nghệ thuật và kiến trúc Chàm có thể được nêu lên khi so sánh nó với các nền nghệ thuật láng giềng? Hơn nữa, làm thế nào chúng ta có thể định nghĩa và tiếp cận với mỹ học Chàm: nên chăng qua những lăng kính của nghệ thuật Hindu (Ấn giáo) cổ và qua những vệ tinh văn hóa của “Đại Ấn”?
TKP: Nghiên cứu những đặc điểm địa lý của vương quốc Champa và của các nước láng giềng cho phép chúng ta hiểu được những khía cạnh độc đáo của nghệ thuật Chàm. Vương quốc Champa tọa lạc trên đại lộ hải thương gọi là “Con đường Tơ lụa trên biển,” và Champa cũng nằm giữa hai nền văn minh chính của Châu Á: Ấn Độ và Trung Hoa. Vương quốc này đã tích cực tham gia vào hệ thống hải thương quốc tế từ thế kỷ thứ 2 CN trở đi. Champa đã tạo được những mối quan hệ mật thiết với các vương quốc ở Đông Nam Á lục địa và với các đế chế hải đảo thuộc Indonesia hiện nay; kết quả là, nghệ thuật Chàm đã dung hóa/tiếp biến những xu hướng nghệ thuật đa dạng từ Đông Nam Á, Ấn Độ và kể cả Trung Hoa.
Quan tâm về nền kiến trúc tôn giáo Hindu của Champa, nơi không có truyền thống xử dụng rộng rãi vật liệu đá trong xây dựng, trái hẳn với truyền thống kiến trúc của các nước láng giềng. Công nghệ xây dựng Champa nổi bật với việc xử dụng gạch, trong khi Khmer và Java thì nghiên hẳn về công nghệ xử dụng đá được minh chứng bởi các ngôi đền Angkor Wat hoặc Angkor Thom (ở Cambodia), và Borobodur hoặc Prambanam (ở Indonesia). Sự khác biệt về vật liệu xây dựng hàm ý những khác biệt về công nghệ cấu trúc cũng như những khác biệt về xử dụng nguồn nhân lực cống hiến vào các dự án xây dựng. Sự biến đổi giữa hai xu hướng tiếp cận này–sự xử dụng gạch hoặc đá–trong cấu trúc xây dựng có thể được giải thích bằng những hệ thống kinh tế đặc thù đã được tiếp biến bởi sự tương thích của các nền văn minh cổ ở Đông Nam Á.
Công nghệ của Khmer và Java là những nền công nghệ của những xã hội nông nghiệp, tọa lạc tại những đồng bằng rộng lớn (như của Cambodia) hoặc tại những bình nguyên giàu đất khoáng, đất nham thạch (như của đảo Java). Trong những xã hội nông nghiệp này, các vị vua, chúa, thủ lĩnh có khả năng điều động dễ dàng một lực lượng nhân công phong phú để lao tác trong một thời hạn dài. Tùy thuộc vào ước nguyện của giới cai trị, nguồn nhân lực này được xử dụng để xây dựng đền đài bằng sa thạch hoặc các loại đá khác. Ngược lại, người Chàm nghiêng hẳn về nền kinh tế hải thương.
Trong những xã hội thương mãi, khả năng điều động nguồn nhân lực cho những nhu cầu xây dựng các công trình tôn giáo trọng yếu đều bị hạn chế.
Xây dựng một ngôi đền bằng đá đòi hỏi một sự tập trung các nguồn nhân lực để đục cắt và vận chuyển đá và cho tất cả các công đoạn khác của chính một cấu trúc đá. Trong khi, một ngôi đền gạch đã không yêu cầu một nguồn nhân lực hùng hậu như thế: với một số lượng nhân công khiêm tốn hơn, được tận dụng trong một thời hạn nhất thiết, có khả năng kiến tạo những ngôi đền có kích cỡ bề thế như nhóm tháp Dương Long (ở Bình Định), là một trong những ngôi đền Hindu bằng gạch cao nhất ở Đông Nam Á, 42 mét.
Bên cạnh những dị biệt này về vật liệu và công nghệ cấu trúc, các truyền thống nghệ thuật cổ ở Đông Nam Á cũng sở hữu những cá tính lỗi lạc trong sự đa dạng của những phương thức thể hiện. Điều này liên quan đến những thiết kế mặt bằng (bình đồ) và ý tưởng không gian của mô hình được ứng dụng cho từng nhóm đền-tháp. Mặt bằng trong kiến trúc Chàm thường bao gồm đơn thuần một hình vuông giản dị, trong khi những cấu trúc đá của Khmer và Java thường cầu kỳ và phức tạp hơn rất nhiều. Mô hình không gian kiến trúc Chàm, dựa trên nhiều khối vuông riêng rẽ, kết hợp đơn điệu, trong khi mô hình Khmer và Java đã phát triển toàn diện và kết hợp được phức thể của những dạng thức khác nhau. Tính đa dạng trong những thiết kế không gian và mô hình kiến trúc phản ảnh những dị biệt của tâm thức nghệ thuật: chúng là sản phẩm của “tri thức cộng đồng” đặc thù của từng nhóm sắc tộc và của xã hội cổ đại ở Đông Nam Á.
Mặc dầu nghệ thuật Chàm và nghệ thuật Đông Nam Á tất cả đều được tiếp biến từ những nền nghệ thuật ở tiểu lục địa Ấn Độ, mỗi nền văn minh Đông Nam Á đều sở hữu ngữ pháp và tự vựng riêng để diễn đạt cá tính nghệ thuật và tư chất thẩm mỹ của chúng. Thiên về cấu trúc địa lý và tộc người, chúng ta có thể dễ nhận ra đâu là những khác biệt nổi trội giữa những vương quốc này: vương quốc Champa gần gũi với biển, trong khi vương quốc Khmer thuộc về nội địa.
Cư dân bản địa sống trong vùng này thuộc về nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau cùng cộng cư trong mỗi vương quốc; ví dụ, cư dân Chàm cấu thành bởi hai ngữ hệ Austronesian/Nam Đảo (nhánh Mã Lai-Đa Đảo) và Austro-Asiatic/Nam Á (nhánh Môn-Khmer), trong khi cư dân Khmer đa phần thuộc ngữ hệ Nam Á. Thẩm mỹ tộc người của cư dân bản địa đã tinh lọc những nền nghệ thuật Hindu và Phật giáo đến từ Ấn Độ, đúc kết nên bộ từ vựng nghệ thuật riêng biệt và những cảm thụ nghệ thuật riêng tư cho mỗi nền nghệ thuật của Đông Nam Á.
JW: Lịch sử đã không thân thiện với các di tích và tác phẩm nghệ thuật Champa: những thế kỷ chiến tranh và sự quên lãng vô tình đã gây nên những tác hại rõ rệt tại các di tích như Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang, trong khi những tác phẩm trang trí thì đã bị mất đi vĩnh viễn. Ngày nay, hầu như các nghệ phẩm Champa tồn tại là những tác phẩm điêu khắc bằng sa thạch hoặc bằng đồng thau, với một ít hiện vật được đúc bằng các loại hợp kim khác.
Chúng ta biết gì về các loại hình nghệ thuật khác của Champa cổ như: hội họa, trang sức, đan, dệt, đồ gốm, hoặc ngay cả thư pháp?
Có khả năng nào từ các nguồn ở hải ngoại hoặc từ các bi ký hiện tồn cho phép chúng ta phục dựng các loại hình nghệ thuật khác đã được chế tác trong thời vang son của vương quốc Champa (khoảng năm 600-900 CN)?
TKP: Vâng, thời gian và chiến tranh–đặc biệt các cuộc chiến trong thế kỷ vừa qua–là nguyên nhân chính đã hủy hoại các nghệ phẩm Chàm. Ngoại trừ kiến trúc tôn giáo, chúng ta chỉ có thể nhận biết nghệ thuật trang sức, dệt vải, v.v., đã được chạm khắc chi tiết trên các tác phẩm điêu khắc hiện tồn. Để tìm hiểu về đồ trang sức và y phục của hoàng gia Champa qua các thời kỳ lịch sử, thì, một sự quan sát cặn kẽ là điều thiết yếu; thí dụ, vào triều đại Indrapura (hưng thịnh vào khoảng năm 875 CN), nghệ thuật kim hoàn đã đạt đến đỉnh cao khi người ta có thể tìm thấy các kiểu thức đa dạng của đồ trang sức bằng vàng đeo trên thân thể giới quý tộc, được chạm khắc trên các đài thờ. Vào năm 1903, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một bộ trang sức bằng vàng–bao gồm mũ, miễn, hoa tai, vòng đeo cổ, vòng đeo tay, đeo chân, v.v.–để trang điểm cho ngẫu tượng của một vi thần Hindu, thần Siva, tại Mỹ Sơn.
Hiện nay, có khoảng hơn 200 bi ký Chàm đã được phát hiện. Những bi ký này có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 15 CN, và chúng cung cấp những chi tiết thú vị bằng cả tiếng Chăm lẫn tiếng Phạn (Sanskrit); may mắn là, mặc dầu phong cách của minh văn đã thay đổi và phát triển qua thời gian, chúng ta vẫn có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin về chúng. Các nhà khảo cổ học cũng đã phát lộ được nhiều lò gốm Chàm tại tiểu quốc Vijaya xưa kia (nay thuộc tỉnh Bình Định). Những lò gốm này được xác định niên đại từ thế kỷ 13 đến 15 CN. Rất ít người biết rằng gốm Chàm đã từng xuất khẩu đến hầu hết các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á, chúng còn được tìm thấy ngay cả ở Trung Cận Đông. Chúng có vẻ đẹp tuyệt vời: Gốm Chàm đơn sắc màu xanh nhạt và màu vàng nâu.
Ngày nay, cộng cồng sắc tộc Chăm–sinh sống ở Nam Trung Bộ–vẫn sản xuất vải dệt cổ truyền với nhiều kiểu thức hoa văn độc đáo và các loại gốm thô làm theo kiểu không có bàn xoay. Họ cũng bảo tồn được các thể loại nghệ thuật truyền thống liên quan đến các nghi thức tôn giáo và lễ hội. Rất nhiều văn bản bằng tiếng Chăm viết trên lá cọ có niên đại từ thế kỷ 17 đến 19, vẫn còn được bảo quản.
JW: Chúng ta biết được gì về những công nghệ đã giúp người Chàm xây nên những tổ hợp đền-tháp to lớn này? Đền thờ Champa không chỉ nổi tiếng vì những ngọn tháp gạch của chúng mà cũng vì những mảng điêu khắc trang trí được chạm thẳng vào gạch. Mong ông chỉ ra cặn kẽ?
TKP: Công nghệ xây dựng của các tổ hợp đền –tháp Chàm rất diệu kỳ. Gạch được nung ở nhiệt độ khoảng 850 độ C, nên dễ hoàn tất. Để kết những viên gạch lại với nhau, người Chàm dùng một loại nhựa cây gọi là dầu rái, nó được lấy từ thân cây, tên khoa học là Dipterocarpus Alatus Roxb. (loại cây này được trồng thành rừng phổ biến ở Trung Việt Nam và ở bán đảo Đông Dương.) Đền–tháp Chàm được xây chừa khoảng trống giữa hai vách tường dày; sau đó, chúng được xây dần lên cao, rồi hình thành một hàng gạch cuối nơi đỉnh tháp. Tường tháp rất dày–khoảng 1.5 -2.0 mét–tạo nên phần chịu lực tuyệt hảo để nâng đỡ mái tháp và làm vững nền móng kiến trúc.
Người Chàm cũng rất kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa gạch và sa thạch trên cùng một công trình; ở một vài tổ hợp đền-tháp, hai thứ vật liệu này vẫn còn kết chặt qua hàng ngàn năm! Sau khi đã hoàn tất việc xây dựng cho ngôi đền, những nhà điêu khắc Chàm chạm trổ các kiểu thức hoa văn trực tiếp vào tường ngoài của tháp gạch. Những kiểu thức hoa văn trang trí sáng tạo qua các thời kỳ đã hình thành các phong cách nghệ thuật khác nhau từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ 16.
JW: Thưa ông, tôi nhận thấy rằng nghệ thuật và kiến trúc của Mỹ Sơn đã được chú trọng nhiều trong nghiên cứu của ông. Tại sao di tích này được chọn để xây và tại sao những triều vua kế tục lại ưa chuộng Mỹ Sơn, bảo trợ cho những ngôi đền tuyệt đẹp của di tích này?
TKP: Mỹ Sơn là thánh địa hoàng gia nơi vị thần-vua (devaraja)–một hóa thần của thần Siva, đấng bảo hộ các vương triều Chàm và vương quốc Champa–được thờ phượng. Thánh địa này được khởi dựng dưới triều vua Bhadravarman I hay Phạm Hồ Đạt (380-413) vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4. Nó được dựng trong một thung lũng kín đáo với không gian thâm mật, dưới chân ngọn núi thiêng Mahaparvata, được đề cập trong văn bia của đức vua. Đỉnh của ngọn núi thiêng có hình dáng lạ tựa như mỏ của chim thần Garuda–vị thần của sự bình an trong đạo Hindu. Ngày xưa, thương thuyền đi lại dọc theo bờ biển trông thấy ngọn núi này như một chỉ dấu để biết rằng họ đã đến gần cảng-thị quan trọng là Hội An–trung tâm thương mại chính của tiểu quốc Amaravati Champa.
Người Chàm đã lập nên nhiều tiểu quốc hoặc “tiểu quốc cảng-thị” dựa trên cửa sông của những dòng sông chính ở miền Trung Việt Nam được xem như những vùng đất thánh. Mối tiểu quốc hay “tiểu quốc cảng-thị” của người Chàm được tổ chức dựa vào ba khuôn mẫu sau:
JW: Có phải những di tích như Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang cũng là những nơi hành hương không? Hơn nữa, tôi cũng băng khăng rằng liệu ông có thể giải thích kỹ hơn làm thế nào các cộng đồng nông nghiệp và thị tứ đã giúp phát triển của các di tích này? Chúng ta có đề cập qua ở trên và tôi tha thiết muốn biết thêm.
TKP: Đúng vậy. Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang là hai thánh địa Hindu của hoàng gia–một ở phía bắc vương quốc và một ở phía nam–nơi giới quý tộc và thương nhân Chàm đã đến hành hương. Hai thánh địa hoàng gia này phản ảnh tín ngưỡng vũ trụ lưỡng nghi của các vương quyền Champa: những người hành hương tại Mỹ Sơn thờ phượng đấng thần-vua, Siva (Srisana-Bhadresvara), tượng trưng cho nguyên tố nam; trong khi tại Pô Nagar Nha Trang, những người hành hương thờ phượng nữ thần, Bhagavati (vợ thần Siva, hay còn gọi là “Yang Inư Pô Nagar là Thần Mẹ Xứ Sở”), tượng trưng cho nguyên tố nữ.
Vương quốc Champa nằm trên con đường hải thương quốc tế: người Chàm sở hữu bờ biển dài hơn một ngàn cây số, và nền kinh tế của vương quốc dựa vào nghề đi biển và thương mại đường dài. Cư dân Champa thường bận bịu quanh năm với các thương vụ và trao đổi hàng hóa. Hơn nữa, nền nông nghiệp của vương quốc tương đối kém phát triển vì đất canh tác chỉ bao gồm những cánh đồng nhỏ dọc theo các bờ sông ngắn. Tại thung lũng các dòng sông dài hơn–như sông Thu Bồn (Quảng Nam) hoặc sông Côn (Bình Định)–nơi đó đất đai trù phú hơn và gắn kết với những thương cảng lớn như Hội An (Cửa Đại) và Cửa Thị Nại (Quy Nhơn). Người Chàm trồng lúa nước và các loại nông sản như đường mía và khai thác trầm hương.
Một số lớn đền-tháp bằng gạch đã được xây dựng tại các khu vực này đó là kết quả của sự tập trung dân cư do các nguồn kinh tế cung cấp. Điều này giả định rằng ngay khi nguồn nhân lực được đầy đủ để tạo dựng các công trình tôn giáo, các vua Champa lập tức trưng dụng nguồn nhân lực này để xây dựng các đền-tháp hoành tráng và kỳ vĩ hơn. Nhìn chung, một xã hội nông nghiệp có khả năng cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào và ổn định hơn một xã hội thương nghiệp, hay cá biệt, dựa vào sự nông nhàn giữa hai mùa lúa. (Xưa kia, người Chàm chỉ có một vụ mùa hằng năm.)
JW: Thưa ông Trần Kỳ Phương, thật hân hạnh được trao đổi với ông. Từ điển Bách khoa Cổ sử kính chúc ông nhiều hạnh phúc trong công cuộc nghiên cứu. Chân thành cám ơn ông đã chia sẽ những hiểu biết của ông về một nền văn hóa thật thú vị.
TKP: Vâng, thật là một vinh hạnh. Tôi rất vui mừng được chia sẽ kiến thức của tôi về nghệ thuật Chàm với Từ điển Bách khoa Cổ sử. Chúc Từ điển Bách khoa Cổ sử gặt hái được nhiều thành quả trong tương lai.
Hà Duy dịch
Source : Tạp chí Da Màu Hà Duy dịch từ bài phỏng vấn tiếng Anh
Người Chàm ở Trung bộ Việt Nam đã có những truyền thống nghệ thuật, kiến trúc đầy ấn tượng cách đây hơn 1700 năm. Vương quốc Champa được thành lập vào cuối thế kỷ thứ 2 CN và đã tạo lập một chuỗi các tiểu quốc dọc theo vùng duyên hải, từ năm 192 đến 1832. Champa—nằm trên ngã tư giữa các nước Ấn Độ, Java và Trung Hoa—là một trung tâm giao thương sầm uất ở vùng Đông Nam Á và là đối thủ chính của đế chế Khmer hùng mạnh. Người Chàm chủ yếu được biết đến trong lịch sử là những thương nhân, thủy thủ và chiến binh, đồng thời họ cũng là những thợ thủ công thiện nghệ và kiến trúc sư tài năng. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền này, James Blake Wiener của trang mạng Từ điển Bách khoa Cổ sử (Ancient History Encyclopedia) trao đổi với Trần Kỳ Phương–một chuyên gia lịch sử văn hóa Champa–về những đặc điểm độc đáo của nghệ thuật và kiến trúc Chàm. (Bản gốc tựa đề: “Deciphering Ancient Cham Art”, đăng trên trang mạng: <www.ancient.eu.com>, ngày 3/4/2013; và <www.kunstpedia.com>. [Hà Duy dịch])
Nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương
JW: Chào ông Trần Kỳ Phương, tôi xin gởi đến ông lời chào thân ái của Từ điển Bách khoa Cổ sử! Cám ơn ông giới thiệu cho chúng tôi về thế giới nghệ thuật và kiến trúc cổ Champa.
Mặc dầu người Chàm đã hấp thụ ảnh hưởng nghệ thuật từ Java, Cambodia, và Ấn Độ, tôi muốn hỏi ông, những khía cạnh đặc sắc nào của nghệ thuật và kiến trúc Chàm có thể được nêu lên khi so sánh nó với các nền nghệ thuật láng giềng? Hơn nữa, làm thế nào chúng ta có thể định nghĩa và tiếp cận với mỹ học Chàm: nên chăng qua những lăng kính của nghệ thuật Hindu (Ấn giáo) cổ và qua những vệ tinh văn hóa của “Đại Ấn”?
TKP: Nghiên cứu những đặc điểm địa lý của vương quốc Champa và của các nước láng giềng cho phép chúng ta hiểu được những khía cạnh độc đáo của nghệ thuật Chàm. Vương quốc Champa tọa lạc trên đại lộ hải thương gọi là “Con đường Tơ lụa trên biển,” và Champa cũng nằm giữa hai nền văn minh chính của Châu Á: Ấn Độ và Trung Hoa. Vương quốc này đã tích cực tham gia vào hệ thống hải thương quốc tế từ thế kỷ thứ 2 CN trở đi. Champa đã tạo được những mối quan hệ mật thiết với các vương quốc ở Đông Nam Á lục địa và với các đế chế hải đảo thuộc Indonesia hiện nay; kết quả là, nghệ thuật Chàm đã dung hóa/tiếp biến những xu hướng nghệ thuật đa dạng từ Đông Nam Á, Ấn Độ và kể cả Trung Hoa.
Bản đồ Châu Á vào năm 800 CN bao gồm vương quốc Champa và các nước trong khu vực.
Quan tâm về nền kiến trúc tôn giáo Hindu của Champa, nơi không có truyền thống xử dụng rộng rãi vật liệu đá trong xây dựng, trái hẳn với truyền thống kiến trúc của các nước láng giềng. Công nghệ xây dựng Champa nổi bật với việc xử dụng gạch, trong khi Khmer và Java thì nghiên hẳn về công nghệ xử dụng đá được minh chứng bởi các ngôi đền Angkor Wat hoặc Angkor Thom (ở Cambodia), và Borobodur hoặc Prambanam (ở Indonesia). Sự khác biệt về vật liệu xây dựng hàm ý những khác biệt về công nghệ cấu trúc cũng như những khác biệt về xử dụng nguồn nhân lực cống hiến vào các dự án xây dựng. Sự biến đổi giữa hai xu hướng tiếp cận này–sự xử dụng gạch hoặc đá–trong cấu trúc xây dựng có thể được giải thích bằng những hệ thống kinh tế đặc thù đã được tiếp biến bởi sự tương thích của các nền văn minh cổ ở Đông Nam Á.
Công nghệ của Khmer và Java là những nền công nghệ của những xã hội nông nghiệp, tọa lạc tại những đồng bằng rộng lớn (như của Cambodia) hoặc tại những bình nguyên giàu đất khoáng, đất nham thạch (như của đảo Java). Trong những xã hội nông nghiệp này, các vị vua, chúa, thủ lĩnh có khả năng điều động dễ dàng một lực lượng nhân công phong phú để lao tác trong một thời hạn dài. Tùy thuộc vào ước nguyện của giới cai trị, nguồn nhân lực này được xử dụng để xây dựng đền đài bằng sa thạch hoặc các loại đá khác. Ngược lại, người Chàm nghiêng hẳn về nền kinh tế hải thương.
Trong những xã hội thương mãi, khả năng điều động nguồn nhân lực cho những nhu cầu xây dựng các công trình tôn giáo trọng yếu đều bị hạn chế.
Xây dựng một ngôi đền bằng đá đòi hỏi một sự tập trung các nguồn nhân lực để đục cắt và vận chuyển đá và cho tất cả các công đoạn khác của chính một cấu trúc đá. Trong khi, một ngôi đền gạch đã không yêu cầu một nguồn nhân lực hùng hậu như thế: với một số lượng nhân công khiêm tốn hơn, được tận dụng trong một thời hạn nhất thiết, có khả năng kiến tạo những ngôi đền có kích cỡ bề thế như nhóm tháp Dương Long (ở Bình Định), là một trong những ngôi đền Hindu bằng gạch cao nhất ở Đông Nam Á, 42 mét.
Hình 1: Nhóm đền-tháp Dương Long, thế kỷ 12-13, Bình Định. [Ảnh: TKP]
Bên cạnh những dị biệt này về vật liệu và công nghệ cấu trúc, các truyền thống nghệ thuật cổ ở Đông Nam Á cũng sở hữu những cá tính lỗi lạc trong sự đa dạng của những phương thức thể hiện. Điều này liên quan đến những thiết kế mặt bằng (bình đồ) và ý tưởng không gian của mô hình được ứng dụng cho từng nhóm đền-tháp. Mặt bằng trong kiến trúc Chàm thường bao gồm đơn thuần một hình vuông giản dị, trong khi những cấu trúc đá của Khmer và Java thường cầu kỳ và phức tạp hơn rất nhiều. Mô hình không gian kiến trúc Chàm, dựa trên nhiều khối vuông riêng rẽ, kết hợp đơn điệu, trong khi mô hình Khmer và Java đã phát triển toàn diện và kết hợp được phức thể của những dạng thức khác nhau. Tính đa dạng trong những thiết kế không gian và mô hình kiến trúc phản ảnh những dị biệt của tâm thức nghệ thuật: chúng là sản phẩm của “tri thức cộng đồng” đặc thù của từng nhóm sắc tộc và của xã hội cổ đại ở Đông Nam Á.
Mặc dầu nghệ thuật Chàm và nghệ thuật Đông Nam Á tất cả đều được tiếp biến từ những nền nghệ thuật ở tiểu lục địa Ấn Độ, mỗi nền văn minh Đông Nam Á đều sở hữu ngữ pháp và tự vựng riêng để diễn đạt cá tính nghệ thuật và tư chất thẩm mỹ của chúng. Thiên về cấu trúc địa lý và tộc người, chúng ta có thể dễ nhận ra đâu là những khác biệt nổi trội giữa những vương quốc này: vương quốc Champa gần gũi với biển, trong khi vương quốc Khmer thuộc về nội địa.
Cư dân bản địa sống trong vùng này thuộc về nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau cùng cộng cư trong mỗi vương quốc; ví dụ, cư dân Chàm cấu thành bởi hai ngữ hệ Austronesian/Nam Đảo (nhánh Mã Lai-Đa Đảo) và Austro-Asiatic/Nam Á (nhánh Môn-Khmer), trong khi cư dân Khmer đa phần thuộc ngữ hệ Nam Á. Thẩm mỹ tộc người của cư dân bản địa đã tinh lọc những nền nghệ thuật Hindu và Phật giáo đến từ Ấn Độ, đúc kết nên bộ từ vựng nghệ thuật riêng biệt và những cảm thụ nghệ thuật riêng tư cho mỗi nền nghệ thuật của Đông Nam Á.
Hình 2: Thần Siva múa, đầu thế kỷ 10, sa thạch. Bảo tàng Điêu khắc Chăm-Đà Nẵng. [Ảnh TKP]
JW: Lịch sử đã không thân thiện với các di tích và tác phẩm nghệ thuật Champa: những thế kỷ chiến tranh và sự quên lãng vô tình đã gây nên những tác hại rõ rệt tại các di tích như Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang, trong khi những tác phẩm trang trí thì đã bị mất đi vĩnh viễn. Ngày nay, hầu như các nghệ phẩm Champa tồn tại là những tác phẩm điêu khắc bằng sa thạch hoặc bằng đồng thau, với một ít hiện vật được đúc bằng các loại hợp kim khác.
Chúng ta biết gì về các loại hình nghệ thuật khác của Champa cổ như: hội họa, trang sức, đan, dệt, đồ gốm, hoặc ngay cả thư pháp?
Có khả năng nào từ các nguồn ở hải ngoại hoặc từ các bi ký hiện tồn cho phép chúng ta phục dựng các loại hình nghệ thuật khác đã được chế tác trong thời vang son của vương quốc Champa (khoảng năm 600-900 CN)?
TKP: Vâng, thời gian và chiến tranh–đặc biệt các cuộc chiến trong thế kỷ vừa qua–là nguyên nhân chính đã hủy hoại các nghệ phẩm Chàm. Ngoại trừ kiến trúc tôn giáo, chúng ta chỉ có thể nhận biết nghệ thuật trang sức, dệt vải, v.v., đã được chạm khắc chi tiết trên các tác phẩm điêu khắc hiện tồn. Để tìm hiểu về đồ trang sức và y phục của hoàng gia Champa qua các thời kỳ lịch sử, thì, một sự quan sát cặn kẽ là điều thiết yếu; thí dụ, vào triều đại Indrapura (hưng thịnh vào khoảng năm 875 CN), nghệ thuật kim hoàn đã đạt đến đỉnh cao khi người ta có thể tìm thấy các kiểu thức đa dạng của đồ trang sức bằng vàng đeo trên thân thể giới quý tộc, được chạm khắc trên các đài thờ. Vào năm 1903, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một bộ trang sức bằng vàng–bao gồm mũ, miễn, hoa tai, vòng đeo cổ, vòng đeo tay, đeo chân, v.v.–để trang điểm cho ngẫu tượng của một vi thần Hindu, thần Siva, tại Mỹ Sơn.
Hiện nay, có khoảng hơn 200 bi ký Chàm đã được phát hiện. Những bi ký này có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 15 CN, và chúng cung cấp những chi tiết thú vị bằng cả tiếng Chăm lẫn tiếng Phạn (Sanskrit); may mắn là, mặc dầu phong cách của minh văn đã thay đổi và phát triển qua thời gian, chúng ta vẫn có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin về chúng. Các nhà khảo cổ học cũng đã phát lộ được nhiều lò gốm Chàm tại tiểu quốc Vijaya xưa kia (nay thuộc tỉnh Bình Định). Những lò gốm này được xác định niên đại từ thế kỷ 13 đến 15 CN. Rất ít người biết rằng gốm Chàm đã từng xuất khẩu đến hầu hết các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á, chúng còn được tìm thấy ngay cả ở Trung Cận Đông. Chúng có vẻ đẹp tuyệt vời: Gốm Chàm đơn sắc màu xanh nhạt và màu vàng nâu.
Ngày nay, cộng cồng sắc tộc Chăm–sinh sống ở Nam Trung Bộ–vẫn sản xuất vải dệt cổ truyền với nhiều kiểu thức hoa văn độc đáo và các loại gốm thô làm theo kiểu không có bàn xoay. Họ cũng bảo tồn được các thể loại nghệ thuật truyền thống liên quan đến các nghi thức tôn giáo và lễ hội. Rất nhiều văn bản bằng tiếng Chăm viết trên lá cọ có niên đại từ thế kỷ 17 đến 19, vẫn còn được bảo quản.
JW: Chúng ta biết được gì về những công nghệ đã giúp người Chàm xây nên những tổ hợp đền-tháp to lớn này? Đền thờ Champa không chỉ nổi tiếng vì những ngọn tháp gạch của chúng mà cũng vì những mảng điêu khắc trang trí được chạm thẳng vào gạch. Mong ông chỉ ra cặn kẽ?
TKP: Công nghệ xây dựng của các tổ hợp đền –tháp Chàm rất diệu kỳ. Gạch được nung ở nhiệt độ khoảng 850 độ C, nên dễ hoàn tất. Để kết những viên gạch lại với nhau, người Chàm dùng một loại nhựa cây gọi là dầu rái, nó được lấy từ thân cây, tên khoa học là Dipterocarpus Alatus Roxb. (loại cây này được trồng thành rừng phổ biến ở Trung Việt Nam và ở bán đảo Đông Dương.) Đền–tháp Chàm được xây chừa khoảng trống giữa hai vách tường dày; sau đó, chúng được xây dần lên cao, rồi hình thành một hàng gạch cuối nơi đỉnh tháp. Tường tháp rất dày–khoảng 1.5 -2.0 mét–tạo nên phần chịu lực tuyệt hảo để nâng đỡ mái tháp và làm vững nền móng kiến trúc.
Người Chàm cũng rất kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa gạch và sa thạch trên cùng một công trình; ở một vài tổ hợp đền-tháp, hai thứ vật liệu này vẫn còn kết chặt qua hàng ngàn năm! Sau khi đã hoàn tất việc xây dựng cho ngôi đền, những nhà điêu khắc Chàm chạm trổ các kiểu thức hoa văn trực tiếp vào tường ngoài của tháp gạch. Những kiểu thức hoa văn trang trí sáng tạo qua các thời kỳ đã hình thành các phong cách nghệ thuật khác nhau từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ 16.
Hình 3: Thánh địa Mỹ Sơn dưới chân ngọn núi thiêng Mahaparvata. [Ảnh TKP]
JW: Thưa ông, tôi nhận thấy rằng nghệ thuật và kiến trúc của Mỹ Sơn đã được chú trọng nhiều trong nghiên cứu của ông. Tại sao di tích này được chọn để xây và tại sao những triều vua kế tục lại ưa chuộng Mỹ Sơn, bảo trợ cho những ngôi đền tuyệt đẹp của di tích này?
TKP: Mỹ Sơn là thánh địa hoàng gia nơi vị thần-vua (devaraja)–một hóa thần của thần Siva, đấng bảo hộ các vương triều Chàm và vương quốc Champa–được thờ phượng. Thánh địa này được khởi dựng dưới triều vua Bhadravarman I hay Phạm Hồ Đạt (380-413) vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4. Nó được dựng trong một thung lũng kín đáo với không gian thâm mật, dưới chân ngọn núi thiêng Mahaparvata, được đề cập trong văn bia của đức vua. Đỉnh của ngọn núi thiêng có hình dáng lạ tựa như mỏ của chim thần Garuda–vị thần của sự bình an trong đạo Hindu. Ngày xưa, thương thuyền đi lại dọc theo bờ biển trông thấy ngọn núi này như một chỉ dấu để biết rằng họ đã đến gần cảng-thị quan trọng là Hội An–trung tâm thương mại chính của tiểu quốc Amaravati Champa.
Người Chàm đã lập nên nhiều tiểu quốc hoặc “tiểu quốc cảng-thị” dựa trên cửa sông của những dòng sông chính ở miền Trung Việt Nam được xem như những vùng đất thánh. Mối tiểu quốc hay “tiểu quốc cảng-thị” của người Chàm được tổ chức dựa vào ba khuôn mẫu sau:
- Một trung tâm thương mãi tọa lạc ở cửa sông;
- Một trung tâm quyền lực hoàng gia–kinh thành–tọa lạc bên bờ sông về phái tây cửa sông;
- Một thánh địa hoàng gia tọa lạc dưới chân ngọn núi thiêng bên cạnh kinh thành.
- Hội An–một khu phố cổ còn gọi là “Đại Chiêm hải khẩu”–là một trung tâm hải thương;
- Kinh thành Sinhapura Trà Kiệu–còn gọi là “Kinh thành Sư tử”–là một trung tâm quyền lực hoàng gia;
- Mỹ Sơn–xưa kia được biết phổ biến là “Srisana-Bhadresvara”–là một thánh địa hoàng gia
JW: Có phải những di tích như Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang cũng là những nơi hành hương không? Hơn nữa, tôi cũng băng khăng rằng liệu ông có thể giải thích kỹ hơn làm thế nào các cộng đồng nông nghiệp và thị tứ đã giúp phát triển của các di tích này? Chúng ta có đề cập qua ở trên và tôi tha thiết muốn biết thêm.
TKP: Đúng vậy. Mỹ Sơn và Pô Nagar Nha Trang là hai thánh địa Hindu của hoàng gia–một ở phía bắc vương quốc và một ở phía nam–nơi giới quý tộc và thương nhân Chàm đã đến hành hương. Hai thánh địa hoàng gia này phản ảnh tín ngưỡng vũ trụ lưỡng nghi của các vương quyền Champa: những người hành hương tại Mỹ Sơn thờ phượng đấng thần-vua, Siva (Srisana-Bhadresvara), tượng trưng cho nguyên tố nam; trong khi tại Pô Nagar Nha Trang, những người hành hương thờ phượng nữ thần, Bhagavati (vợ thần Siva, hay còn gọi là “Yang Inư Pô Nagar là Thần Mẹ Xứ Sở”), tượng trưng cho nguyên tố nữ.
Hình 4: Thánh địa Pô Nagar Nha Trang, nơi thờ Nữ thần Mẹ Xứ Sở–Yang Inư Pô Nagar. [Ảnh TKP]
Vương quốc Champa nằm trên con đường hải thương quốc tế: người Chàm sở hữu bờ biển dài hơn một ngàn cây số, và nền kinh tế của vương quốc dựa vào nghề đi biển và thương mại đường dài. Cư dân Champa thường bận bịu quanh năm với các thương vụ và trao đổi hàng hóa. Hơn nữa, nền nông nghiệp của vương quốc tương đối kém phát triển vì đất canh tác chỉ bao gồm những cánh đồng nhỏ dọc theo các bờ sông ngắn. Tại thung lũng các dòng sông dài hơn–như sông Thu Bồn (Quảng Nam) hoặc sông Côn (Bình Định)–nơi đó đất đai trù phú hơn và gắn kết với những thương cảng lớn như Hội An (Cửa Đại) và Cửa Thị Nại (Quy Nhơn). Người Chàm trồng lúa nước và các loại nông sản như đường mía và khai thác trầm hương.
Một số lớn đền-tháp bằng gạch đã được xây dựng tại các khu vực này đó là kết quả của sự tập trung dân cư do các nguồn kinh tế cung cấp. Điều này giả định rằng ngay khi nguồn nhân lực được đầy đủ để tạo dựng các công trình tôn giáo, các vua Champa lập tức trưng dụng nguồn nhân lực này để xây dựng các đền-tháp hoành tráng và kỳ vĩ hơn. Nhìn chung, một xã hội nông nghiệp có khả năng cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào và ổn định hơn một xã hội thương nghiệp, hay cá biệt, dựa vào sự nông nhàn giữa hai mùa lúa. (Xưa kia, người Chàm chỉ có một vụ mùa hằng năm.)
JW: Thưa ông Trần Kỳ Phương, thật hân hạnh được trao đổi với ông. Từ điển Bách khoa Cổ sử kính chúc ông nhiều hạnh phúc trong công cuộc nghiên cứu. Chân thành cám ơn ông đã chia sẽ những hiểu biết của ông về một nền văn hóa thật thú vị.
TKP: Vâng, thật là một vinh hạnh. Tôi rất vui mừng được chia sẽ kiến thức của tôi về nghệ thuật Chàm với Từ điển Bách khoa Cổ sử. Chúc Từ điển Bách khoa Cổ sử gặt hái được nhiều thành quả trong tương lai.
Hà Duy dịch
http://damau.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét