6/3/14

Một Quốc Gia Tình Nghĩa


06-03-2014

Một Quốc Gia Tình Nghĩa

Alan Phan
Trong quan sát của tôi về lịch sử cận đại, tôi không thấy các chánh trị gia xứ nào có thể sánh với các quan chức Việt Nam về chỉ số may mắn. Đất nước chúng ta có thể được Guinness liệt kê vào bảng kỷ lục về… ”tình nghĩa”.

Ông cựu Tổng Thống Ukraine vừa phải thoát thân qua Nga và lúng túng không biết giải thích sao về những tài sản mênh mông khắp xứ, kể cả một dinh thự trên 138 hectares đẹp hơn cung điện của những Nga Hoàng ngày xưa. Ông Khadafi thì không kịp giải thích, còn ông Mubarak thì ở trong tù lâu quá, trí nhớ hơi kém.


Trong khi đó, tôi nhớ khoảng mấy năm về trước, vài quan chức Việt nói những tài sản kếch xù các mạng truyền thông tìm ra là do công sức “buôn thúng bán bưng” của các bà vợ hiền. Không những đầy ắp “tình” mà các vị này còn may mắn là có cả kho núi tiền do “tài” của những bậc phu nhân. Vì nghe chuyện này mà một thằng bạn Việt Kiều của tôi bỏ xứ Thuỵ Sĩ lạnh lẽo về Việt Nam đi khắp nước, cặp kè hơn 30 triệu bà cô không chồng. Sau 10 năm vất vả, vẫn không thấy một bà nào đủ “tài” tháo vát như các bà vợ quan chức.

Tôi nhớ có khuyên là nó đã bỏ sót một bộ phận không nhỏ là…đạo quân bán vé số… khắp thành thị làng quê. Nếu nhắm vào số lượng biết vui hưởng hạnh phúc XHCN cực nhọc này, thì chẳng mấy chốc bạn tôi sẽ thành đại gia… tỷ phú đô la, ăn xài cả chục đời không hết.

Ngoài “tình”, vài quan chức gần đây còn tuỳ thuộc vào “nghĩa”. Chỉ cần 1 người em kết nghĩa là một ông có thể xây xong một dinh thự hơn 16 ngàn mét vuông, trị gia vài chục tỷ đồng. Theo đánh giá của xã hội tình nghĩa này, càng làm lớn thì càng may mắn và càng có nhiều người em “kết nghĩa”. Tôi nghe nói một quan Trung Ương phải có ít nhất là chục ngàn người em kết nghĩa; còn ở các quận xã nghèo nơi “đất cày lên sỏi đá” thì tệ lắm cũng kiếm được vài trăm em kết nghĩa. Một người em dư xây một biệt thự, vài trăm em thì lên thiên đàng mấy hồi.

Do đó, ở đâu không biết, nhưng tại Việt Nam, mỗi ngày trên TV đều có những giải đặc biệt để xem quan chức hay đại gia nào có nhiều “tình” nhất hoặc nhiều “nghĩa” nhất. Đúng là thời Nghiêu Thuấn cũng không sánh bằng.

Vì sự tôn trọng “tình nghĩa” bàng bạc khắp lịch sử, một giáo sư tuyên giáo trung ương phải phẫn nộ mà kết tội bọn đế quốc Mỹ là tội ác của họ “trời không dung, đất không tha”. Chứ tình nghĩa như người anh kết nghĩa Trung Quốc thì em Việt Nam phải nghìn đời nhớ ơn, năm nào cũng sẵn sàng đem khoáng sản, mỏ dầu ngoài khơi, đi kiếm tiền bọn tư bản, nhập siêu đem về tặng anh kết nghĩa. Còn chuyện chiến tranh biên giới năm 1978 chỉ là một hiểu lầm nhỏ nhặt trong gia đình.

Cách đây vài tuần tôi ghé ngang Hồng Kông, tình cờ gặp một anh bạn cũ làm cho Bộ Ngoại Giao Mỹ. Sau vài trao đổi về thời tiết và gia đình, tôi hỏi anh về tiến bộ trong đám phán TPP, nhất là với Việt Nam. Anh ta cười,” Sao mày nghiêm túc quá. Hết giờ làm việc rồi, hãy để tao enjoy ly whisky này cho trọn vẹn nghe.” Rồi anh kể chuyện tiếu lâm mà anh nói là có thực, đang được hành lang Bộ Ngoại Giao phổ biến.

Một chính trị gia Mỹ đi công cán ở một quốc gia mới nổi. Cô đơn, ông bắt chuyện và gạ được một phụ nữ địa phương ở quán bar lên phòng mình, sau khi thoả thuận giá cả. Ông hăm hở vào cuộc ngay khi cà hai vừa leo lên giường. Bỗng người phụ nữ la làng,” Bớ làng xóm, coi thằng đế quốc tư bản này đang hiếp tôi nè.” Ông sợ quá, cả thân hình như khô cứng, người chết lặng. Bà ta lại chu chéo,” Tôi la gì kệ tôi, sao ông lại ngừng?”

TPP đành phải đợi vậy.

Alan Phan


Ukraine - VN: 7 điểm giống và khác


Ukraine - VN: 7 điểm giống và khác

Cập nhật: 18:19 GMT - thứ tư, 5 tháng 3, 2014
Người biểu tình với quan tài ở Kiev hôm 21/2
Hơn một trăm người chết trong các cuộc đụng độ ở Kiev
Những diễn biến khó lường ở Ukraine trong hơn hai tuần qua thu hút sự chú ý của nhiều người Việt Nam.
Số người vào trang chính của BBC Tiếng Việt trong những ngày gần đây tăng hơn 40% trong khi có những tin đăng trên BấmFacebook tới được hơn nửa triệu người.
Một số nhà bình luận đã nhìn nước cựu thành viên của Liên bang Xô Viết này như tấm gương để Việt Nam soi vào.
Mặc dù có một số điểm tương đồng, Hà Nội và Kiev hiển nhiên cũng có nhiều khác biệt.

1. Vị trí của Đảng Cộng sản

Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản là đảng duy nhất và thống lĩnh trong chính trường. Tại Ukraine, Đảng Cộng sản, một trong số hơn 20 đảng phái trong chính trường hiện nay, từng bị cấm hoạt động trong hai năm ngay sau khi Ukraine độc lập khỏi Liên Xô hồi năm 1991.
Dù được sự ủng hộ khi mới được hoạt động trở lại số ghế trong Quốc hội của họ đã giảm từ 120 trên tổng số 450 ghế hồi năm 1998 xuống còn hơn 30 ghế như hiện nay.
Trong những ngày bất ổn mới đây tại Kiev, trụ sở của đảng này đã bị tấn công khiến các đảng cộng sản ở cả BấmNga và BấmHoa Kỳ đều lên tiếng. Đảng Cộng sản Hoa Kỳ thậm chí còn lo ngại chính quyền mới sẽ lại cấm Đảng Cộng sản Ukraine hoạt động.

2. Uy tín của lãnh đạo

Trong 23 năm độc lập khỏi Liên Xô, Ukraine đã trải qua năm đời tổng thống kể cả Tổng thống tạm quyền Oleksandr Valentynovych Turchynov hiện nay.
Duy nhất ông Leoni Kuchma nắm quyền qua hai nhiệm kỳ cho dù vào cuối nhiệm kỳ thứ hai chỉ số tín nhiệm của ông trong dân chúng chỉ còn chưa tới 10% một phần do nghi ngờ ông chỉ đạo vụ bắt cóc và sát hại nhà báo có tiếng Georgiy Gongadze hồi năm 2000.
Ông Yanukovych đã phải bỏ của chạy lấy người
Người kế nhiệm ông Kuchma, Tổng thống Viktor Yushchenko, đã phong cho ông Gongadze danh hiệu 'Anh hùng Ukraine' khi lên cầm quyền hồi năm 2005 dù ông Kuchma ủng hộ đối thủ Viktor Yanukovych trong cuộc bầu cử bị tố cáo gian lận dẫn tới Cách mạng Cam không đổ máu hồi năm 2004.
Uy tín của cả ông Yushchenko và người kế nhiệm Yanukovych đều bị hoen ố khiến ông Yushchenko thất cử hồi năm 2010 còn ông Yanukovych phải bỏ trốn sau khi một cuộc cách mạng khác, lần này khiến hơn 100 người thiệt mạng, nổ ra ở Kiev, tròn 10 năm sau Cách mạng Cam.

3. Tham nhũng

Trong bảng xếp hạng của BấmMinh bạch Quốc tế trong năm 2013, Ukraine đứng thứ 144 trên tổng số 175 nước được thăm dò so với hạng thứ 38 của Ba Lan, nước láng giềng giàu có hơn dù được coi là có gần như cùng xuất phát điểm hồi đầu những năm 1990.
"Kể từ khi trở thành quốc gia độc lập 23 năm trước, Ukraine đã bị cướp bóc bởi hệ thống chính quyền ở mọi cấp và những người xung quanh họ. ... Đó là chính sách cướp bóc đất nước và trong mấy năm qua đã chuyển thành tống tiền có hệ thống và thành định chế nhắm vào [mọi tầng lớp] xã hội xuống tận dưới đáy sau khi trên đỉnh không còn gì nhiều nhặn để trộm."
Tiến sỹ Tatiana Zaharchenko
Người láng giềng khổng lồ Nga đứng thứ 127 trong khi thứ hạng của Việt Nam là 116. Tiến sỹ BấmTatiana Zaharchenko, người làm nghiên cứu cả ở Ukraine, châu Âu và Hoa Kỳ nói từ 'tham nhũng' không thể tả nổi sự bòn rút của các quan chức Ukraine. Bà viết ngay sau khi ông Yanukovych bỏ trốn:
"Kể từ khi trở thành quốc gia độc lập 23 năm trước, Ukraine đã bị cướp bóc bởi hệ thống chính quyền ở mọi cấp và những người xung quanh họ. ... Đó là chính sách cướp bóc đất nước và trong mấy năm qua đã chuyển thành tống tiền có hệ thống và thành định chế nhắm vào [mọi tầng lớp] xã hội xuống tận dưới đáy sau khi trên đỉnh không còn gì nhiều nhặn để trộm."
Bà nói dưới thời ông Yanukovych, bà được biết trong một cơ quan bộ mỗi nhân viên buộc phải trích ra một phần lương để góp lại gửi lên biếu cấp trên.
Bà cũng nói phương Tây đã sai lầm khi thúc đẩy Ukraine cải cách kinh tế và tư nhân hóa trong khi các cải cách thể chế và chính quyền chưa được thực hiện khiến tài sản qua tư nhân hóa chui vào túi những người ở gần quyền lực.

4. Căn cứ của Nga

Hải cảng Cam Ranh của Việt Nam từng là căn cứ quân sự của Nga phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dương theo thỏa thuận 25 năm ký hồi năm 1979. Đáng ra tới năm 2004, năm ở Ukraine diễn ra Cách mạng Cam, Nga mới phải rút đi hoặc gia hạn thỏa thuận nhưng Điện Kremlin đã rút đi sớm hơn hai năm vào năm 2002.
Tàu Nga chặn hải cảng Sevastopol nơi Ukraine có căn cứ
Nga đã gia hạn sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea tới 2042
Hợp đồng thuê cảng Sevastopol ở Crimea của Nga đáng ra hết hạn năm 2017 nhưng dưới thời ông Yanukovych đã được gia hạn thêm 25 năm tới năm 2042 với giá chưa tới 100 triệu đô la một năm.

5. Quan hệ với Nga

Quan hệ của Ukraine với Nga cũng bị nhiều người chỉ trích như quan hệ Việt Nam và Trung Quốc.
Tổng thống Vladimir Putin bị chỉ trích đã bán khí đốt cho Ukraine với giá đắt hơn giá dành cho các nước khác ở châu Âu và bà Yulia Timoshenko, người giờ đã được trả tự do, bị bỏ tù chủ yếu vì đã "lạm quyền" khi lệnh cho công ty Naftogaz của Ukraine ký hợp đồng với Gazprom của Nga với giá bất lợi cho Ukraine.
Gazprom nói Ukraine còn đang nợ công ty này 900 triệu đô la.
Ông Putin cũng bị cáo buộc cài điệp viên vào nhiều cơ quan của Ukraine và muốn chi phối chính sách ngoại giao của Ukraine qua việc gia hạn căn cứ quân sự ở Sevastopol tới 25 năm và dùng khí đốt như vũ khí trong quan hệ.
Ông Vladimir Putin và ông Trương Tấn Sang ở Hà Nội tháng 11/2013
Quan hệ Việt-Nga đang ngày càng chặt chẽ
Trong khi đó quan hệ giữa Nga và Việt Nam đang ngày càng chặt chẽ với những hợp đồng mua vũ khí từ Nga với giá hàng tỷ đô la. Hồi tháng Hai chuyến bay thẳng đầu tiên từ Nga tới Phú Quốc đã diễn ra.
Tiếng Nga, một thời là ngoại ngữ thịnh hành ở Việt Nam, cũng đang có sự phục hồi nhờ quan hệ ấm nóng hơn.

6. Quan điểm chính thống.

Chính quyền lâm thời hiện nay ở Ukraine nói rõ họ muốn ngả vào vòng tay của Hoa Kỳ và EU bất chấp đe dọa trả đũa của Nga.
"Việt Nam quan tâm theo dõi chặt chẽ tình hình tại Ukraine và mong muốn Ukraine sớm ổn định, mọi vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật, vì lợi ích của nhân dân Ukraine, vì hòa bình, phát triển tại khu vực và trên thế giới."
Người phát ngôn Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao
Điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả là cuộc đảo chính vi hiến của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan được xem là cuộc cách mạng bởi lãnh đạo ở Kiev và phương Tây.
Về phía Việt Nam, một bộ phận truyền thông có vẻ ủng hộ hành động của Nga ở Crimea và gọi vùng này là "nước Cộng hòa tự trị Crimea" như trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam được trang web của BấmĐảng Cộng sản dẫn lại.
Về mặt chính thức, Việt Nam đưa ra tuyên bố ngoại giao qua người phát ngôn BấmLê Hải Bình: "Việt Nam quan tâm theo dõi chặt chẽ tình hình tại Ukraine và mong muốn Ukraine sớm ổn định, mọi vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật, vì lợi ích của nhân dân Ukraine, vì hòa bình, phát triển tại khu vực và trên thế giới."
Ông Bình cũng được dẫn lời đề nghị Ukraine bảo vệ tính mạng và tài sản cho khoảng 10.000 người Việt đang ở Ukraine.

7. Kịch bản Ukraine có thể xảy ra ở Việt Nam?

Điều khác biệt lớn giữa Ukraine và Việt Nam là 23 năm trải nghiệm đa đảng và sự dung thứ đối lập và quan điểm đối lập ở các mức độ khác nhau trong hơn hai thập niên qua.
Cuộc Cách mạng Cam không đổ máu hồi năm 2004 diễn ra chỉ 13 năm sau khi độc lập khỏi Liên Xô và người ta đã từng hy vọng sẽ lại có cuộc cách mạng không đổ máu khác trong tháng Hai vừa qua.
Cũng có những cáo buộc rằng các thành phần cực hữu bài ngoại và bài Do Thái trong số những người biểu tình đã cố tình gây bạo lực và góp phần vào tình trạng bạo lực mất kiểm soát hồi đầu năm nay.
Hàng vạn người Ukraine đã xuống đường phản đối chế độ
Người biểu tình bám trụ và giáng trả bạo lực của cảnh sát ở Kiev
Tuy nhiên ngay từ hồi tháng 12 đã có những lời kêu gọi một số chính trị gia trong đó có ông Yanukovych hãy từ bỏ quyền lực và tìm kiếm một thỏa thuận bảo đảm sự an toàn cho họ và người thân cùng các tài sản của họ. Tuy nhiên điều này không diễn ra và ông Yanukovych đã phải tháo chạy để lại lâu đài xa hoa mà người dân biến thành nơi tham quan.
Với dân số khoảng 45 triệu, giảm từ gần 52 triệu hồi năm 1991 và hiện bằng khoảng một nửa dân số Việt Nam, Ukraine có thu nhập bình quân đầu người hồi năm 2012 theo thống kê của BấmNgân hàng Thế giới là hơn 3.800 đô la Mỹ so với gần 1.800 của người Việt Nam. Cả Việt Nam và Ukraine đều nằm trong danh sách 100 nước tham nhũng nhất thế giới do Minh bạch Quốc tế đưa ra năm 2013 cho dù Hà Nội kém Kiev gần 30 bậc trong bảng xếp hạng.
"Các cuộc cách mạng không có nhà lãnh đạo cũng giống như những chiếc xe hơi xuống dốc không phanh - người ta không bao giờ có thể chắc chắn cú trượt dốc sẽ dừng ở đâu và liệu chiếc xe có còn an toàn sau cú đâm lao."
Giáo sư David Marples
Một điều có thể thấy từ biến cố tháng Hai ở Kiev là cố nắm quyền lực tới cùng chỉ để củng cố vị trí của các chính trị gia và thân hữu của họ không phải là cách kéo dài tuổi thọ chính trị.
Và bạo lực không phải khi nào cũng giúp các chính trị gia tại vị dù nhờ nó mà họ có thể lên cầm quyền.
Còn câu hỏi mà một số nhà bình luận đặt ra về chuyện liệu điều tương tự có thể xảy ra ở Việt Nam hay không là câu hỏi trị giá triệu đô.
Điều có thể khẳng định là cũng giống như ở Ukraine, nếu cách mạng ở Việt Nam xảy ra, nó có nhiều khả năng sẽ là cuộc cách mạng không có nhà lãnh đạo.
Và như vậy tình huống xảy ra sẽ giống như nhà nghiên cứu Ukraine có tiếng, Giáo sư BấmDavid Marples nhận định từ vài tuần trước khi chính quyền Yanukovych sụp đổ:
"Các cuộc cách mạng không có nhà lãnh đạo cũng giống như những chiếc xe hơi xuống dốc không phanh - người ta không bao giờ có thể chắc chắn cú trượt dốc sẽ dừng ở đâu và liệu chiếc xe có còn an toàn sau cú đâm lao."

Source : BBC

4/3/14

Crimée, vùng đất thường xuyên gây căng thẳng giữa Ukraina với Nga

Tuy không bắn một phát súng nào, nhưng quân đội Nga vẫn đang chiếm dần dần toàn bộ bán đảo Crimée - REUTERS /Baz Ratner
Tuy không bắn một phát súng nào, nhưng quân đội Nga vẫn đang chiếm dần dần toàn bộ bán đảo Crimée - REUTERS /Baz Ratner

Thanh Phương  -RFI
 
Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Tổng thống Putin rõ ràng là muốn dùng giải pháp quân sự để duy trì Ukraina trong vòng ảnh hưởng của Nga, qua việc đưa quân sang chiếm đóng Crimée, một vùng đất mà cho tới nay thường xuyên gây căng thẳng giữa Kiev và Matxcơva.

Một nửa sự thật và hành xử lật đật của Putin

Một nửa sự thật và hành xử lật đật của Putin

 

Theo Hieu Minh Blog

 

"lật đật" nhắm mắt trả lời bừa. Ảnh: HM chụp từ màn hình CNN.
“Lật đật” nhắm mắt trả lời bừa. Ảnh: HM chụp từ màn hình CNN.
Nhớ năm 2008, một ông sếp khá bự phụ trách IT họp với nhân viên vì xảy ra vụ việc hệ thống bị hack, bị nhiều người kêu ca. Hôm đó một số đồng nghiệp đến muộn và ông nói gần như quát “Tôi triệu tập họp, tại sao các anh đến muộn. Không thể chấp nhận được”. Cả hội trường ngơ ngác.

Tôi nháy người bên cạnh, rồi anh xem, ông này sẽ mất việc trong vài tháng nữa. Sếp to bự mà quát người dưới quyền chứng tỏ đang bị stress nặng.
Quả như dự đoán, 2 tuần sau, sếp chuyển sang làm tư vấn dài hạn đến khi về hưu.
Xem cuộc họp báo của Putin (xem trang web của thổng thống Nga) tại dinh Tổng thống ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moscow, có thể thấy ông đang stress. Nhiều người tự hỏi, tại sao nước Nga lại chọn Putin tới 3 lần.
Câu hỏi của các nhà báo khá ngắn gọn, đi vào vấn đề cụ thể. Putin trả lời dài lê thê và né tránh, nhất là phần đầu, đưa ra những ví dụ lặt vặt về phi dân chủ do phía Ukraine nổi dậy gây ra. Người nghe có cảm giác ông nhắm mắt, bịt tai, nói lấy được. Đi vào tiểu tiết không phải là tầm của nước lớn.
Putin giải thích, đưa quân vào Ukraine là do Tổng thống Yanukovych yêu cầu, dù rằng ông ấy đã hết thời, Putin cũng chẳng thích thú gì, nhưng ông ấy vẫn là tổng thống hợp hiến của Ukraine. Đưa quân vào Ukraine để bảo vệ kiều dân Nga khỏi bị đàn áp và làm nhục.
Một tổng thống hèn nhát bỏ chạy, chính Putin coi không ra gì, tại sao lại phải bảo vệ. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có chứng cứ nào nói lên dân Nga sống ở Ukraine bị khủng bố. Kẻ bỏ tổ quốc chạy ra nước ngoài và đề nghị mang quân đến cứu, mà quốc gia kia nghe theo, chỉ có thời Tam Quốc diễn nghĩa cách đây mấy ngàn năm.
Được hỏi về những người lính bao vây căn cứ quân sự của Ukraine ở Crimea có phải là lính Nga, Putin phủ nhận “Các lực lượng tự vệ địa phương đang bao vây các căn cứ quân sự của Ukraine tại khu vực. Có nhiều bộ quân phục trông giống nhau từ thời Liên Xô. Bạn có thể vào bất cứ cửa hàng nào mua”.
300 binh sỹ Ukraine tay không đấu trí với lính Nga Ivan. Ảnh: Reuters
300 binh sỹ Ukraine tay không đấu trí với lính Nga Ivan. Ảnh: Reuters
Khi được hỏi, những đội quân địa phương này được đào tạo như thế nào, và so sánh với nhóm tự vệ ở Kiev, Putin lại quay sang buộc tội Lithuania, Ba Lan đã huấn luyện đội quân đó. Từ đó quân địa phương Crimea không thể kém hơn.
“QUESTION: Mr President, a clarification if I may. The people who were blocking the Ukrainian Army units in Crimea were wearing uniforms that strongly resembled the Russian Army uniform. Were those Russian soldiers, Russian military?
VLADIMIR PUTIN: Why don’t you take a look at the post-Soviet states. There are many uniforms there that are similar. You can go to a store and buy any kind of uniform.
QUESTION: But were they Russian soldiers or not?
VLADIMIR PUTIN: Those were local self-defence units.
QUESTION: How well trained are they? If we compare them to the self-defence units in Kiev…
VLADIMIR PUTIN: My dear colleague, look how well trained the people who operated in Kiev were. As we all know they were trained at special bases in neighbouring states: in Lithuania, Poland and in Ukraine itself too. They were trained by instructors for extended periods. They were divided into dozens and hundreds, their actions were coordinated, they had good communication systems. It was all like clockwork.  Did you see them in action? They looked very professional, like special forces. Why do you think those in Crimea should be any worse?”
Để chứng minh cho điều Putin nói là một nửa sự thật, bạn đọc hãy xem video sau. Clip ghi lại cảnh một đơn vị quân đội Ukraine, bao gồm 300 lính không vũ khí, do đại tá Yuli Mamchor dẫn đầu, cầm cờ Ukraine, vừa đi vừa hát quốc ca, tiến đến căn cứ không quân Belbek (Crimea) bị Nga chiếm. Nghe xem họ trao đổi với nhau bằng tiếng nước nào. Video Clip tại đây
Lính Ivan nhằm bắn lính Ukraine. Ảnh: Getty
Lính Ivan nhằm bắn lính Ukraine. Ảnh: Getty
Phía Ukraine yêu cầu quân Nga chia sẻ quyền canh gác tại căn cứ. Nhóm lính Nga Ivan vãi đạn lên trời để ngăn chặn đoàn quân Ukraine.
Sau vài trao đổi ngắn gọn bằng tiếng Nga, hai phía tạm thời dừng tại chỗ và chỉ huy đơn vị Nga đề nghị phía Ukraine chờ đến 12 giờ trưa giờ địa phương để họ “xin ý kiến cấp trên”, BBC cho hay.
Đại tá Yuli Mamchor đã đại diện cho phía Ukraine nói chuyện thân thiện với một số binh lính Nga trước cửa sân bay Belbek. Trong khi chờ đợi, lính Ukraine tổ chức đá bóng cho bên lính Nga với súng bắn tỉa đứng xem. Sau đó họ rút về căn cứ.
Mấy ngày trước, viên đô đốc hải quân của Ukraine đã phản bội, chạy sang phía Nga. Y còn muối mặt quay lại, khuyên các binh sỹ hạ vũ khí, nhưng lính Ukraine đã không nghe. Họ còn hát vang quốc ca, viên đô đốc xấu hổ đã bỏ đi.
Nếu Putin có mặt ở những sự kiện đó, thì ông hiểu, mang quân vào Ukraine sẽ là thảm họa. Lính Ukraine hành xử chuyên nghiệp, nhấn nhịn và không muốn khiêu chiến. Họ dùng trí não đấu với lính Nga mang đặc chất Ivan.
Khơi mào cho cuộc chiến Ukraine, Putin đang mất điểm nghiêm trọng. Mấy chục tỷ đô la bốc hơi sau một đêm, 60 tỷ cho Sochi đang vứt xó, quốc gia bị cô lập, từ bạn thân thiết, nay Ukraine trở thành kẻ thù.
Gửi lính sang Ukraine mà không đeo quân hàm quân hiệu, mặt che kín, đó là thái độ không đàng hoàng, đặc chất mafia. Lãnh đạo cường quốc không thể hành xử kiểu Ivan, dù Ivan của nước Nga ít khi nói dối.
Cách trả lời với thông tin mang “nửa sự thật” cho thấy, Putin “đã mất trí – he has lost his mind”, như bà thủ tướng Đức Merkel nhận định. Bà Madeleine Albright cũng cho rằng, Putin đang sống ở thế giới khác và đang bị chính thứ tuyên truyền (propaganda) của ông làm hại. John Kerry đang thăm Kiev, với 1 tỷ đô la trợ giúp chính phủ tạm thời Ukraine, cũng nói, phía Nga đã ngụy tạo ra nạn kiều, lấy cớ tấn công nước khác.
Đại tá Yuliy Mamchuk đang nói chuyện với lính Nga. Ảnh: Getty
Đại tá Yuliy Mamchuk đang nói chuyện với lính Nga. Ảnh: Getty
Tuy Putin đã rút quân khỏi cuộc tập trận ở biên giới Ukraine, tình hình vẫn căng thẳng, bởi ông ta tự cho phép dùng binh nếu cần ““If I decide to use armed forces, it will be in line with international law. – Nếu tôi quyết định dùng quân sự, nó sẽ theo luật quốc tế”.  Obama liền chế giễu “Putin có một đội các nhà làm luật rất khác nhau”.
Ngay tại Moscow, nhiều địch thủ đã bắt đầu lên tiếng chống Putin, BBC cho hay. Tờ Kommersant mô tả thị trường chứng khoán Nga “tụt xuống tận đáy vì khủng hoảng Crimea và tiền rúp mất giá”.
Trang Moskovsky Komsomolets gọi đây là “Cuộc chiến đánh vào đồng rúp” và Nga đang rơi vào suy thoái.
Mạng Vedomosti gọi các động thái quân sự này là ‘thời khắc điên rồ’ và là một cú đánh vào nền kinh tế đã bên bờ suy thoái.
Nuôi nấng con tốt Snowden để hại uy tín quốc gia, Sochi không ai tới, bây giờ là Ukraine cứ tưởng cơ bắp sẽ giải quyết được việc, nhưng cuối cùng Putin hiện nguyên hình là anh chàng Ivan trong vai con lật đật say rượu.
Có chuyện khá hài, trong khi trả lời phỏng vấn, một nhà báo để cellphone reo chuông, lập tức bị Putin đuổi ra ngoài. Nếu ở một ngày đẹp giời, người thực hành Judo nhuần nhuyễn như TT Nga, lấy nhu thắng cương, sẽ không hành xử lỗ mãng như thế.
Nhớ vị sếp của tôi về vườn năm xưa, cáu giận với nhân viên trong cuộc họp, cuối cùng đã ra đi. Đuổi một nhà báo vì cellphone rung chuông, ở tầm một tổng thống siêu cường, rất có thể Putin đang stress, lật đật và suy tính tìm việc khác hợp hơn ở Kremlin.
HM. 4-3-2014
PS. Những “nửa sự thật” của Putin – Năm cái sai của Putin trong trả lời phỏng vấn do tờ Guardian và nhiều nhà báo khác phân tích.
1. The unidentified armed men who took control of Crimea were local self-defence units. Nhóm lính không rõ danh tính chiếm Crimea là dân quân tự vệ. Nhìn súng ống, ăn mặc và kiểu im lặng, đôi lúc văng tiếng Nga thì đã quá rõ.
Lực lượng tự vệ Self-defence nói tiếng...Nga :)
Lực lượng tự vệ Self-defence nói tiếng…Nga :)
2. Western-backed forces carried out the coup – Lực lượng nổi dậy do phương Tây giật dây. Phương Tây tài trợ tiền nhằm lật đổ Yanukovych là có thật, nhưng không đào tạo dân quân nổi dậy. Họ không có tổ chức và tỏ ra vô kỷ luật, dùng mũ bảo hiểm đi xe mô tô và cánh cửa để chống đỡ
3. Protesters in Ukraine were killed by former opposition snipers: Người biểu tình bị giết bới chính những kẻ bắn tỉa của phía biểu tình. Câu chuyện hoang tưởng bởi video ghi lại những kẻ bắn tỉa ngồi ở đâu trên quảng trường Maidan
4. Pro-Europe demonstrators shot and burned former ruling party employees: Người biểu tình theo EU đã bắn và đốt những người của đảng cầm quyền thuộc Yanukovych. Có một người bị chết do bị nhà cháy bởi bom xăng.
5. Yanukovych is the legitimate president of Ukraine: Yanukovych vẫn là tổng thống hợp hiến của Ukraine. Putin cho rằng lãnh đạo trước của Ukraine là những kẻ tồi tệ, không có tương lai chính trị, nhưng dẫu vậy, Yanukovych vẫn là TT hợp pháp.
Xem phân tích của tờ Guardian ở đây

Source : Hieu Minh  Blog



Crimea: Putin hoàn thành mục tiêu

Crimea: Putin hoàn thành mục tiêu

PJ Crowley
 
BBC    Cập nhật: 14:26 GMT - thứ hai, 3 tháng 3, 2014

Nga nói quân của họ còn ở lại cho đến khi tình hình bình ổn


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ tin tưởng hôm Chủ nhật rằng “Nga sẽ thua” trong cuộc đối đầu với phương Tây vì Ukraine.
Nhưng đến khi ông Kerry có mặt ở Kiev để bàn bạc khẩn cấp với chính phủ lâm thời, Tổng thống Vladimir Putin đã hoàn thành mục tiêu chính – giành lại lợi thế để chuẩn bị cho những gì sắp diễn ra trong cuộc cách mạng không có kịch bản ở Ukraine.
 
Vấn đề khi ta cố đánh giá phe nào rồi sẽ thắng là ở chỗ, họ đang chơi các trò chơi khác nhau. Phương Tây đang chống Nga, nhưng Nga lại đang nhắm tới Ukraine. Đến nay, ông Putin đang thắng với cái giá mà ông sẵn sàng chấp nhận.
Ukraine và phương Tây có vài lá bài dự trữ, nhưng có thể không sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chi phí đi kèm.
Ukraine là vấn đề lớn duy nhất chưa giải quyết sau Chiến tranh Lạnh. Họ sẽ đi theo phương Đông hay phương Tây? Đó là câu hỏi chủ chốt của cuộc cách mạng và lịch sử Ukraine.
Khủng hoảng bắt đầu từ tháng 11 vì lựa chọn cho Ukraine: chọn Liên minh châu Âu hay Liên minh thuế quan Á Âu?
Cựu tổng thống Viktor Yanukovych nhìn sang phía Đông, hấp dẫn vì cam kết 15 tỉ đôla của ông Putin nhằm vực dậy kinh tế.
Một phần quan trọng trong dân số lại nhìn sang Tây, phản đối và buộc ông chạy sang Nga.
Ông Yanukovych có thể đã bỏ trốn mang theo tới 70 tỉ đôla. Quốc khố đất nước trống rỗng.
Ông Putin ngừng chi tiền sau khi giải ngân chỉ mới 3 tỉ đôla.
Liệu phương Tây và/hay các tổ chức tài chính quốc tế có chi tiền, và bao lâu? Không chắc chắn là đủ vì sự bất trắc của kinh tế phương Tây.
Phương Tây có thể áp đặt trừng phạt các cá nhân và tổ chức bị xem là xâm phạm độc lập của Ukraine.
Nhưng cũng có giới hạn để không gây hại cho lợi ích kinh tế của châu Âu. Đức vẫn nhập một phần ba lượng khí đốt từ Nga.
Nhiều khả năng cuộc họp G8 tháng Sáu ở Sochi sẽ bị hủy.
G7 có thể tạm ngừng thẻ thành viên của Nga, nhưng thực ra ông Putin quan tâm Ukraine hơn là quan hệ với phương Tây.
Mục tiêu chiến lược của ông là giữ Ukraine trong vòng ảnh hưởng của Nga, dù là một nước vệ tinh hay một hàng rào trung lập.
Lá bài của phương Tây là tái tục đàm phán để rồi có thể đưa Ukraine vào EU và có thể cả Nato.
Nhưng Mỹ và châu Âu liệu có chấp nhận rủi ro cắt đứt quan hệ với Nga chỉ để có một kết quả không chắc chắn ở Ukraine?
Không đâu.

Bầu cử ở Ukraine

Các vấn đề này chắc chắn sẽ phủ bóng cuộc bầu cử tháng Năm ở Ukraine.
Crimea dự định tiến hành trưng cầu dân ý để xem xét quy chế tự trị hiện nay, độc lập hay hợp nhất với Nga.
Để mất Crimea sẽ là viên thuốc đắng cho chính phủ mới của Ukraine.
Vladimir Putin đã giành lại lợi thế để phá cuộc cách mạng lần này như ông đã làm năm 2005.

P.J. Crowley từng là trợ lý ngoại trưởng Mỹ, do Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm năm 2009. Ông từ chức năm 2011, và hiện là giáo sư ở Đại học George Washington, Mỹ.

Source : BBC

2/3/14

G-7 Leaders Statement

The White House Emblem
The White House Emblem The White House Emblem

The White House
Office of the Press Secretary


G-7 Leaders Statement


We, the leaders of Canada, France, Germany, Italy, Japan, the United Kingdom and the United States and the President of the European Council and President of the European Commission, join together today to condemn the Russian Federation’s clear violation of the sovereignty and territorial integrity of Ukraine, in contravention of Russia’s obligations under the UN Charter and its 1997 basing agreement with Ukraine.  We call on Russia to address any ongoing security or human rights concerns that it has with Ukraine through direct negotiations, and/or via international observation or mediation under the auspices of the UN or the Organization for Security and Cooperation in Europe.  We stand ready to assist with these efforts.

We also call on all parties concerned to behave with the greatest extent of self-restraint and responsibility, and to decrease the tensions.

We note that Russia’s actions in Ukraine also contravene the principles and values on which the G-7 and the G-8 operate.  As such, we have decided for the time being to suspend our participation in activities associated with the preparation of the scheduled G-8 Summit in Sochi in June, until the environment comes back where the G-8 is able to have meaningful discussion.

We are united in supporting Ukraine’s sovereignty and territorial integrity, and its right to choose its own future.  We commit ourselves to support Ukraine in its efforts to restore unity, stability, and political and economic health to the country.  To that end, we will support Ukraine’s work with the International Monetary Fund to negotiate a new program and to implement needed reforms.  IMF support will be critical in unlocking additional assistance from the World Bank, other international financial institutions, the EU, and bilateral sources.


Source   :  White House

Website :   www.whitehouse.gov