10/3/14

Việt Nam năm 2014: Dự báo những diễn biến chủ lưu


11/03/2014

Việt Nam năm 2014: Dự báo những diễn biến chủ lưu


Nhà báo, TS. Phạm Chí Dũng


Những động thái nội bộ
Ngược lại năm 2013, Việt Nam năm 2014 sẽ mang đặc trưng biểu hiện đối nội nổi bật hơn so với hoạt động đối ngoại. Hoạt động đối nội như vậy có thể khá đặc sắc và có tính tranh đấu. Nếu vào năm 2013, hoạt động đối ngoại diễn ra rộng khắp với Trung Quốc, Nga, Pháp và Mỹ, thì năm 2014 có thể được xem là năm khởi động cho “chiến dịch hai năm” sắp xếp các vị trí của đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị nhân sự không còn nhiều, có thể đến giữa năm 2015 phải cơ bản hoàn thành phương án bố trí các chức vụ chủ chốt trong Bộ Chính trị. Do vậy có thể xem đây là cuộc chạy đua mang tính nước rút. Một trong những tín hiệu rõ rệt cho cuộc vận động này là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với hàm ý “đổi mới thể chế”. Một tín hiệu khác còn rõ rệt hơn về không khí tranh đấu nội tình sẽ khá đậm đặc trong năm 2014 là lời khai đặc biệt “bất ngờ” của cựu quan chức Vinalines Dương Chí Dũng về một thứ trưởng Bộ Công an đã “làm lộ bí mật công tác”. Và hai tín hiệu này chỉ cách nhau đúng một tuần.
Những nhân sự cao cấp trong Bộ Chính trị trong đại hội 12 sẽ phụ thuộc cơ bản vào ba tiêu chí: mức độ ảnh hưởng mà họ tạo ra trong nội bộ đảng, ảnh hưởng của họ đối với khối trí thức và dân chúng, và cuối cùng là dấn ấn của họ trong quan hệ đối ngoại. Trong đó, ảnh hưởng trong nội bộ đảng là yếu tố quyết định, kế đến là ảnh hưởng trong dân chúng.
Một đặc thù khác ngày càng lộ diện rõ hơn và đáng được quan tâm là sẽ gia tăng khuynh hướng tản quyền và tự trị tại một số chính quyền địa phương, đồng thời “tự chuyển hóa” hơn nữa bằng quá trình tiết giảm vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của đảng. Khuynh hướng này sẽ càng rõ nét theo quy luật ly tâm chính trị vào những năm tới, khi bối cảnh và tình thế chính trường trở nên phức tạp hơn hẳn hiện thời.
Năm 2014 cũng sẽ xác nhận những tác động theo chiều sâu của vấn đề Campuchia đối với chính trường và xã hội Việt Nam. Sau sự kiện năm 1979, có thể xem đây là lần thứ hai mối nguy cơ Campuchia phát lộ, do khả năng đất nước này có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị và xã hội bởi cuộc tranh giành được đẩy lên thế tương đối cân bằng và khó dung hòa giữa đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen với đảng đối lập của ông Sam Rainsy. Tình hình này có thể dẫn tới khả năng đảng cầm quyền không còn trụ vững và có thể bị thay đổi hoặc bị thay thế vai trò trong 3-4 năm tới, thậm chí sớm hơn, dẫn đến khả năng sức ép chính trị và cả quân sự sẽ gia tăng lên khu vực biên giới Tây Nam của Việt Nam, đồng thời gây nên hiệu ứng phân hóa hơn nữa đối với nền chính trị Việt Nam.
Những đối sách về nhân quyền
Liên quan đến việc tạo dựng hình ảnh đối với dân chúng, những câu chuyện bề nổi mà giới lãnh đạo nhắm tới vẫn chủ yếu là những nội dung then chốt thuộc điều 69 của Hiến pháp năm 1992 hay điều 25 của Hiến pháp năm 2013 về các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do biểu tình và có thể cả quyền được trưng cầu dân ý.
Vì thế trong năm 2014, có khả năng Quốc hội sẽ được tác động ở mức độ nhất định để ban hành Luật Tiếp cận thông tin, Luật Lập hội và có thể cả Luật Biểu tình. Cả ba đạo luật này đều mặc nhiên xuất phát từ nhu cầu và cũng là xu thế đương nhiên của xã hội công dân, đồng thời là một trong những điều kiện của khối phương Tây trong mối quan hệ thương mại đa phương với Việt Nam. Một chi tiết đáng chú ý là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập “người dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm”.
Cũng nhằm thỏa mãn nhiều hơn yêu cầu của người dân và đòi hỏi của cộng đồng quốc tế, giới chính khách trong nước nhiều khả năng sẽ thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia trong năm 2014. Cơ quan này có thể tồn tại dưới hình thức Hội đồng Nhân quyền quốc gia hoặc như một ủy ban nhân quyền quốc gia trực thuộc chính phủ, thay thế cho ban chỉ đạo nhân quyền quốc gia trước đây. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều dấu hiệu hứa hẹn cho việc cơ quan nhân quyền quốc gia này sẽ nhận thức và hành động cân bằng giữa nhiệm vụ “phòng, chống các thế lực lợi dụng nhân quyền” với việc quan tâm thực chất đến quyền con người của dân chúng.
Một thỏa hiệp khác của Nhà nước Việt Nam với phương Tây là sẽ dần thừa nhận vai trò và dần chấp nhận sự tồn tại và vận động của xã hội dân sự ở Việt Nam, và thái độ này sẽ thể hiện rõ nét hơn trong năm 2014. Tình hình này dẫn đến việc năm 2014 sẽ xuất hiện nhiều tổ chức dân sự hơn năm 2013. Nếu chỉ xét đến các tổ chức dân sự theo đường hướng xã hội - chính trị, số tổ chức hình thành trong năm 2014 có thể gấp đôi năm 2013. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là một số trong đó hoạt động thiếu tính thực chất.
Trong bối cảnh xã hội dân sự bắt đầu được thừa nhận, hoạt động truyền thông xã hội (còn gọi là “lề trái”) sẽ được “hợp thức hóa” và sẽ gia tăng về số lượng, trong khi cơ chế cản trở bằng bức tường lửa trên mạng Internet sẽ giảm bớt.
Năm 2014 cũng có thể chứng kiến một số biểu hiện giao lưu, kết nối kín đáo giữa báo chí “lề phải” với truyền thông “lề trái” về quan điểm và mối tương tác trong một số vụ việc nhạy cảm của xã hội, kinh tế. Theo đó, hiện tượng nhà báo, phóng viên “lề phải” trực tiếp hoặc gián tiếp gia nhập hoạt động truyền thông “lề trái” sẽ gia tăng về số lượng, cung cấp thêm cho “lề trái” một lực lượng nhỏ cây viết chuyên nghiệp. Hiện tượng này sẽ diễn ra bất chấp sự ngăn cản và cấm đoán của hệ thống tuyên giáo.
Trong xu thế hé dần cửa đối ngoại, chủ đề hòa hợp hòa giải dân tộc sẽ một lần nữa được nêu lại, sau hai lần chỉ mang tính hình thức sau Hiệp định song phương Việt - Mỹ (2001) - thể hiện bằng nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, và sau thời điểm năm 2006 khi Việt Nam được chấp nhận tham gia vào WTO. Năm 2014 có thể là giai đoạn khởi đầu cho việc Nhà nước Việt Nam xem xét lại chế độ xuất cảnh đối với một số nhân vật bất đồng chính kiến theo đường lối ôn hòa, cũng như cơ chế nhập cảnh cho một số nhân vật người Việt hải ngoại không đến mức bị coi là “chống phá nhà nước”.
Cùng với khả năng tăng tiến lộ trình tham gia vào TPP, chính quyền có thể tiến hành trả tự do có điều kiện cho một ít nhân vật bất đồng chính kiến, trong đó có Lê Quốc Quân, Phạm Viết Đào.
Tình hình trên cũng có thể dẫn đến chủ trương chính quyền tạm thời không thi hành biện pháp bắt bớ giới bất đồng chính kiến, nhưng thay vào đó sẽ tiếp tục tăng cường hành động gây khó khăn cản trở, sách nhiễu đối với giới này. Đặc biệt tại một số địa phương, những nhóm dân chủ hoạt động công khai ngoài đường phố sẽ có thể hứng chịu hình ảnh “đấm đá nhân quyền” hoặc những hành vi dưới tầm mức văn hóa của nhân viên công lực.
Xu thế chính trị đối ngoại lẫn đối nội cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện đảng chính trị độc lập và còn có thể xuất hiện đảng chính trị đối lập trong dân chúng, tuy chỉ với quy mô nhỏ.
Đồng thời, hiện tượng thoái - bỏ đảng sẽ lan tỏa rộng hơn và công khai hơn, đặc biệt vào quý cuối của năm 2014 khi nền kinh tế tiếp tục xuống dốc. Cùng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều tổ chức hội đoàn độc lập với nhà nước, hiện tượng thoái - bỏ đảng sẽ chính thức trở thành một trào lưu mang tính xu thế vào cuối năm 2014, làm đề dẫn cho một xu thế mạnh mẽ hơn vào những năm sau đó.
Ứng với bối cảnh như thế, Dự luật Nhân quyền Việt Nam (HR 1897) và Dự luật Chế tài nhân quyền Việt Nam nhiều khả năng vẫn chưa được thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ, sau khi HR 1897 đã được thông qua tại Hạ viện vào tháng 8/2013 với số phiếu thuận gần như tuyệt đối.
Động thái ngả về phương tây
Xu hướng và xu thế thoái - bỏ đảng đương nhiên sẽ tạo thêm một tác động không nhỏ đối với nhận thức, hành vi ứng xử cách biệt và phân hóa trong nội bộ đảng. Với những dấu hiệu manh nha từ năm 2013, xu hướng nhóm chính khách mang quan điểm gần gũi hơn với phương Tây sẽ nổi lên rõ hơn vào năm 2014, dần trở nên cân bằng và có thể còn có phần lấn ảnh hưởng của nhóm chính khách “thân Trung Quốc” ở Hà Nội và tại một số tỉnh thành. Biểu hiện sớm nhất và rõ nhất của sự đối chọi giữa hai xu hướng này là mối giao kết về hợp tác hải quân Việt - Mỹ sẽ gia tăng, trong khi Trung Quốc sẽ lại xúc tiến gây hấn tại biển Đông vào một số thời điểm, trùng với thời gian mà mối quan hệ Việt Nam - phương Tây trở nên “nồng ấm” hơn.
Xu hướng ly khai dần khỏi tâm điểm Bắc Kinh cũng liên quan mật thiết đến chính sách nhập khẩu nguyên, phụ liệu của Việt Nam từ Trung Quốc. Để có thể tham gia đầy đủ vào TPP và được miễn thuế xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu là hàng hóa đó phải có xuất xứ từ các nước nội khối TPP, trong khi Trung quốc vẫn chưa phải là thành viên TPP. Do đó, Chính phủ Việt Nam có thể phải tìm nhiều cách để giảm bớt cơ cấu nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ Trung Quốc và chuyển đổi vùng nhập khẩu sang các quốc gia khác. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ đầy thách thức vì trước đó có đến 80-90% nguyên phụ liệu phụ thuộc vào Trung Quốc, và bởi sức ép về chính trị và kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam là liên tục và sẵn sàng căng thẳng.
Tuy nhiên, với “quyết tâm” tìm phao cứu sinh từ ngoại viện phương Tây, Việt Nam sẽ được chấp thuận tham gia vào TPP trong năm 2014, thậm chí khả năng này có thể xảy ra ngay trong nửa đầu năm 2014. Tuy nhiên, tính hiệu quả của TPP là không thể tức thời, khi thời hiệu áp dụng sớm nhất của hiệp định này là giữa năm 2015 hoặc đầu năm 2016.
Để được chính thức chấp thuận tham gia vào TPP, Nhà nước Việt Nam sẽ chấp nhận một số điều kiện của phương Tây về cho phép hình thành nghiệp đoàn lao động, lập hội và cải cách doanh nghiệp nhà nước (liên quan đến cơ chế giảm dần và tiến đến xóa độc quyền của một số doanh nghiệp như điện lực, xăng dầu…).
Cuối 2014: khởi đầu khủng hoảng kinh tế
Một sự thật không thể chối bỏ là cho dù được chấp thuận bởi TPP, nền kinh tế Việt Nam vẫn quá khó trong năm 2014. Rất nhiều khả năng nền kinh tế này sẽ vận động ngang trong năm 2014 chứ không thể tăng tốc được, và cũng chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sẽ “thoát đáy”.
Gần như toàn bộ mấu chốt của nan giải kinh tế Việt Nam nằm ở nợ xấu, trong đó ít nhất 70% thuộc về nợ xấu bất động sản. Với những dấu hiệu rõ ràng của nửa cuối năm 2013, gói kích thích 30.000 tỷ đồng dành cho bất động sản coi như đã hoàn thành vai trò lịch sử đậm nghĩa thất bại của nó. Những chính sách hỗ trợ khác như chính sách cho người nước ngoài mua nhà và cho phân lô bán nền cũng sẽ chỉ có tác dụng rất nhỏ. Hệ số tiêu thụ của phân khúc căn hộ cao cấp rất thấp. Hệ số tiêu thụ của căn hộ trung cấp nhỉnh hơn nhưng cũng không hề khả quan. Tồn kho bất động sản, đặc biệt là bất động sản cao cấp sẽ giữ gần như nguyên trạng, trong khi số căn hộ cao cấp và trung cấp cung ứng cho thị trường sẽ càng tăng, tạo nên hiện tượng bội cung ngày càng lớn. Trong khi đó, các thị trường đầu cơ như vàng, chứng khoán đều rất thiếu triển vọng.
Nhìn chung, Ngân hàng nhà nước và các ngành liên quan sẽ không thể xử lý được nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng. Vào giữa năm 2014, công cuộc xử lý này nhiều khả năng sẽ bế tắc hoàn toàn.
Với những dấu hiệu khá rõ ràng về nợ xấu, thực trạng khan hiếm tiền mặt, tình trạng bi đát của hệ thống ngân hàng thương mại vào cuối năm 2013, nhiều khả năng hệ thống ngân hàng bắt đầu bước chân vào giai đoạn đổ vỡ vào nửa cuối năm 2014. Khi đó nền kinh tế cũng bắt đầu thời kỳ đầu tiên lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, khi trước đó đã có 7 năm suy thoái.
Trong bối cảnh đó, lưu thông tiền tệ càng suy thoái, một số kênh kinh doanh trở nên bất động. Tâm lý người dân găm giữ tiền và vàng mà không đưa vào lưu thông trở nên rất phổ biến.
Vào năm 2014, Nhà nước sẽ phải tìm mọi cách huy động vàng trong dân để cứu nguy nền kinh tế, nhưng sứ mệnh này sẽ thất bại do niềm tin tiêu dùng và cả niềm tin chính thể của người dân xuống đến mức thấp chưa từng có. Ngân hàng nhà nước có khả năng sẽ phải bán ngoại tệ dự trữ để thu tiền mặt phục vụ cho ngân sách chi tiêu, nhưng hệ quả không tránh khỏi của sứ mệnh này lại càng làm tăng lạm phát. Theo đó, chỉ số lạm phát năm 2014 có thể “ngoài dự kiến”.
Để giải quyết vấn nạn thiếu tiền mặt, nhiều ngân hàng thương mại sẽ đẩy cao lãi suất tiền gửi như tình trạng tương tự vào nửa cuối năm 2011. Chính sách cho vay giá rẻ cũng vì thế sẽ hầu như phá sản. Một phần lớn doanh nghiệp thiếu vốn sẽ càng khó khăn và tỷ lệ doanh nghiệp phá sản sẽ càng tăng. Trong đó, “cái chết” của doanh nghiệp bất động sản là một hệ quả đặc trưng nhất.
Không thể giải quyết cơ bản hàng tồn kho và cũng không thể thanh toán được nợ vay, năm 2014 sẽ chứng kiến khoảng 30% doanh nghiệp bất động sản phải phá sản. Những năm sau đó sẽ có khoảng 30-40% doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phá sản, khiến cho toàn bộ hoạt động kinh doanh nhà đất ở Việt Nam tê liệt và chính thức rơi vào “thập kỷ mất mát”.
Bất ổn và phản kháng: giai đoạn đầu của khủng hoảng xã hội
Kinh tế tiếp tục suy thoái và bắt đầu bước chân vào khủng hoảng là mảnh đất phì nhiêu cho các mầm mống bất ổn xã hội. Nếu trong năm 2013, bất ổn đã sinh ra từ nhiều phản ứng và phản kháng của dân chúng đối với chính quyền, thì đến năm 2014, số lượng và quy mô phản kháng chắc chắn sẽ tăng cao hơn.
Bản hiến pháp năm 2013 được thông qua với nhiều nội dung không được cải cách cũng là nguồn gốc dẫn đến tâm thế trục lợi không thay đổi và bất chấp dân sinh của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, đặc biệt là những nhóm lợi ích về chính sách và đất đai.
Hơn ai hết, các nhóm lợi ích là người điều khiển thị trường và hiểu rằng nền kinh tế đang đi đến hồi kết bi kịch. Do vậy, những năm tới sẽ là giai đoạn trục lợi và vơ vét cuối cùng trước khi nền kinh tế sụp đổ hoàn toàn. Đó là lý do khiến mức độ và tính chất vơ vét sẽ tăng tốc, tàn nhẫn và hung bạo hơn, dẫn đến thái độ và hành vi khản kháng của dân chúng càng phẫn uất và quyết liệt không kém.
Phản kháng dân chúng sẽ tập trung vào lĩnh vực đất đai, môi trường, điều kiện lao động, giá cả. Số cuộc và số người dân tuần hành, biểu tình sẽ gia tăng so với năm 2013.
Hiện tượng chống nhân viên công lực và hiện tượng “tự xử” của người dân cũng sẽ gia tăng nhanh chóng tại nhiều địa phương và ngay tại Hà Nội. Hầu hết hiện tượng như vậy đều diễn biến theo chiều hướng tự phát và thiếu kiểm soát. Trong một số trường hợp gặp phải tác động tiêu cực từ phía cơ quan công quyền, phản ứng tự phát của người dân có thể biến thành bạo động cục bộ và quy mô nhỏ.
Vào cuối năm 2014, trong khung cảnh có thể khởi đầu khủng hoảng kinh tế, quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ lương hưu cũng có thể bắt đầu lâm vào tình trạng nguy hiểm. Cùng với làn sóng thoái - bỏ đảng phát sinh vào thời điểm này, có thể phát sinh những phản ứng mạnh mẽ đầu tiên của tầng lớp hưu trí, làm tiền đề cho xu thế bỏ đảng trong giới hưu trí và cả một bộ phận thuộc giới đảng viên đương chức trong những năm sau.
Trước sự bất ổn của tình hình xã hội và chính trị, xu hướng di cư và chuyển tài sản ra nước ngoài sẽ gia tăng, không chỉ tập trung vào tầng lớp nhóm lợi ích và một bộ phận quan chức đặc quyền đặc lợi mà với cả tầng lớp trung lưu.
Trước áp lực và các mâu thuẫn xã hội tăng vọt, bị ràng buộc bởi quyền lợi và mối quan hệ với các nhóm lợi ích, chương trình chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ sẽ chỉ còn tính tượng trưng và càng làm cho niềm tin chế độ của người dân bị “suy thoái” hơn bao giờ hết.
Kết
Dự báo tổng quan, năm 2014 sẽ chứng kiến 5 diễn biến chủ lưu ở Việt Nam:
(1) 2014 là năm đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng ngân hàng, bắt đầu từ sự đổ vỡ của vài ngân hàng hạng trung và có thể dẫn đến sụp đổ dây chuyền trong ít nhất 50% số ngân hàng hiện hữu, dẫn đến khủng hoảng gần như toàn bộ nền kinh tế. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế có thể lên đến cao điểm vào năm 2016-2017 và trở thành sóng nhấn cuối cùng đối với con thuyền chính trị. Đây là diễn biến quan yếu nhất.
(2) Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng sẽ tăng cao về số lượng, quy mô, tạo nên áp lực lớn đối với chính thể và nằm trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng xã hội trong những năm sau. Xu hướng này sẽ mau chóng biến thành xu thế ở rất nhiều địa phương, liên quan đến đất đai, môi trường, quan hệ giữa người dân và nhân viên công lực, nạn tham nhũng… Sẽ xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề của xã hội dân sự.
(3) Bước khởi động cho cuộc tranh đua chính trị chuẩn bị cho đại hội đảng thứ 12, đặc biệt là vị trí tổng bí thư đảng và vai trò thủ tướng, kể cả vấn đề “hậu chuyển tiếp” cho một mô hình chính trị mới.
(4) Xu hướng và lực lượng gần gũi với phương Tây sẽ rõ nét và chiếm ưu thế hơn trong nội bộ đảng. Nếu thành công trong hai năm 2014 - 2015, xu hướng này sẽ chuyển thành xu thế vào các năm 2016 – 2017 và có thể tạo nên một sự thay đổi lớn về bản chất chế độ chính trị.
(5) Hoạt động dân chủ gia tăng đáng kể về số lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính trực tiếp với nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng. Chỉ một bộ phận nhỏ trong số các nhóm dân chủ hoạt động có tính thực chất và đạt được thành công ở mức độ khiêm tốn.

P.C.D.

Source  : BVN

Một cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng

Binh sĩ vũ trang, được cho là lính Nga, bên ngoài căn cứ quân sự tại làng Perevalnoye gần thành phố Simferopol.Binh sĩ vũ trang, được cho là lính Nga, bên ngoài căn cứ 

Nguyễn Hưng Quốc -VOA

Những cảnh tượng đang xảy ra tại Ukraine, đặc biệt tại bán đảo tự trị Crimea có cái gì thật lạ lùng. Giới truyền thông quốc tế đồng loạt gọi đó là một cuộc xâm lược thô bạo của Nga nhưng lại không, hoặc chưa, gọi đó là một cuộc chiến tranh. Cho đến nay, đó là cuộc xâm lược chưa có tiếng súng, hoặc nếu có, toàn là những phát súng chỉ thiên, không nhắm vào ai và cũng chưa làm ai đổ máu cả.

Lạ lùng: Bỗng dưng một ngày có những người lính vũ trang hiện đại tràn ngập trên đất Crimea, chiếm Quốc Hội, các cơ quan chính phủ và các phi trường, tuần hành trên các đường phố. Ai cũng biết đó là lính Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Sau đó mấy ngày, xuất hiện các xe tăng cực kỳ tối tân mang bảng số của Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Trên các công thự, cờ Nga được treo lên và tung bay phấp phới, Nga vẫn phủ nhận. Lính Nga ra tối hậu thư cho lính Ukraine đang đóng trên đất và trên cảng Crimea hoặc đầu hàng hoặc buông súng về nhà, nhưng chính phủ Nga vẫn tiếp tục phủ nhận.
Lạ lùng hơn nữa: Những người lính Ukraine đóng ở Crimea hoàn toàn không kháng cự. Họ không đầu hàng và cũng không buông súng nhưng không kháng cự. Không những không kháng cự, có lúc họ còn có vẻ nhởn nhơ đá bóng hoặc hát hò trước mặt đám lính Nga đang hầm hầm cầm súng.

Không có tiếng súng nổ, nhưng ai cũng biết các xung đột tại Crimea cực kỳ căng thẳng và có ảnh hưởng nghiêm trọng, trước hết, đến vận mệnh của cả nước Ukraine: Nga mới tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16 tháng 3 để sáp nhập Crimea vào Nga, trở thành một tỉnh của Nga thay vì một phần của Ukraine như hiện nay. Nếu cuộc trưng cầu dân ý này xảy ra, chắc chắn Nga sẽ thành công: Gần 60% dân số tại Crimea là người gốc Nga, nói tiếng Nga và lúc nào cũng tự xem mình là người Nga. Nhưng chưa hết. Chiêu bài để xâm lược Crimea của Nga là nhằm bảo vệ những người Nga đang sống trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng người Nga không phải chỉ sống ở Crimea. Theo cuộc điều tra dân số năm 2001, ở Ukraine, người gốc Nga gồm trên 8 triệu, chiếm đến trên 17%.  Ngoài Crimea, người Nga còn tập trung rất đông ở các thành phố phía đông (tỉ lệ xê xích từ 20 đến 40% dân số).

Ở đây nảy sinh ra ba vấn đề: Một, liệu Nga có tiếp tục xua quân đến các địa phương ấy để “giải phóng” người Nga hay không? Hai, liệu chính phủ Ukraine có, một lúc nào đó, mất kiềm chế, để đối đầu với Nga và biến cuộc xâm lược không tiếng súng hiện nay thành một cuộc chiến tranh vệ quốc thực sự? Và ba, liệu những người gốc Ukraine (chiếm 25%) và đặc biệt những người gốc Tatars (chiếm trên 12%) tại Crimea có chấp nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý để biến thành công dân Nga?

Xin lưu ý:  Phần lớn người Tatars theo Hồi giáo từng bị Nga đàn áp nên mang tinh thần phản Nga và bài Nga rất mạnh mẽ. Chắc chắn họ sẽ không dễ dàng chấp nhận ách đô hộ của Nga. Một cuộc chiến tranh du kích hoặc ít nhất, khủng bố, chống lại Nga do họ khởi xướng có lẽ không phải là tưởng tượng.

Bất kể tình hình chính trị tại Ukraine biến thái như thế nào trong những ngày sắp tới, phần lớn giới bình luận chính trị Tây phương đều nhìn nhận một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các tranh chấp tại Ukraine hiện nay: Đây là một cuộc đối đầu mang tầm vóc thế giới đầu tiên kể từ ngày Chiến tranh lạnh chấm dứt với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

Sau năm 1990, trên thế giới đã có nhiều cuộc chiến tranh, trong đó, có những cuộc chiến tranh lớn như ở Iraq và Afghanistan. Nhưng dù vậy, đó cũng chỉ là những xung đột có tính địa phương. Đối thủ của Mỹ và các đồng minh của Mỹ quá nhỏ và quá yếu để có thể gây nên những tác động có tầm vóc thế giới.

Với những xung đột tại Ukraine hiện nay, người ta nhận thấy sự căng thẳng lan rộng ở hầu hết các nước lớn, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu. Người ta bàn bạc với nhau, tranh cãi với nhau để ngăn chận tham vọng bành trướng của Nga. Chưa có ai, về phía Tây phương, nghĩ đến khả năng can thiệp bằng quân sự. Tất cả những gì họ nói và định làm chỉ giới hạn trong phạm vi ngoại giao và kinh tế. Nhưng cũng giống mọi cuộc xung đột khác trong lịch sử, khi đã đối đầu nhau, không ai có thể bảo đảm mọi tình huống sẽ theo đúng ý định ban đầu của mình cả.

Nhiều người cũng nhận ra điều đó. Người ta cho việc chiếm đóng Crimea và sau đó, có thể toàn bộ lãnh thổ Ukraine của Nga nằm trong một kế hoạch đế quốc to lớn nhằm đối đầu với Tây phương. Đó là cuộc cưỡng chiếm lãnh thổ đầu tiên ở châu Âu kể từ thập niên 1930. Nếu mọi người ngoảnh mặt để Nga thực hiện tham vọng này, nó sẽ trở thành một tiền lệ: các nước lớn tha hồ chiếm các nước nhỏ và sáp nhập toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của các nước nhỏ ấy vào nước mình. Chính vì thế, nhiều người, trong đó có Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, so sánh chiêu bài cứu người Nga ở Ukraine khi xâm lăng Crimea của Putin với các luận điệu và hành động của phát xít Đức trong thập niên 1930, hàm ý so sánh Putin với Hitler.

Điều đó cũng có nghĩa bà xem các xung đột tại Ukraine hiện nay có cái gì giống với những cuộc xâm lược mở màn của phát xít Đức thời đệ nhị thế giới. Thượng nghị sĩ John McCain cũng có quan niệm tương tự: ông ví Putin với Hitler và Stalin thời chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Có thể nói, một cách tóm tắt, sự xung đột tại Crimea hiện nay không phải là xung đột giữa Nga và Ukraine mà còn là, chủ yếu còn là, sự xung đột giữa Nga và Tây phương, đứng đầu là Mỹ.

Chưa biết cuộc xung đột này kết thúc như thế nào, nhưng người ta biết rõ ba điểm:Một, nó sẽ kéo dài và thay thế cuộc chiến tranh chống khủng bố kéo dài từ năm 2001 đến nay.

Hai, nó có thể sẽ dẫn đến việc thay đổi bàn cờ chính trị thế giới. Nga có thắng ở Crimea hoặc ngay cả trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine thì họ vẫn thua trên mặt trận quốc tế: Họ hiện nguyên hình như một kẻ hiếu chiến đầy tham vọng, đầy dã tâm và tuyệt đối không thể tin cậy được. Khi hình ảnh ấy càng đậm nét, nỗi sợ hãi của các quốc gia nhỏ chung quanh Nga càng lớn dần; nỗi sợ hãi ấy càng lớn càng thúc đẩy các nước ấy ngả theo Tây phương, mong muốn Tây phương sẽ giúp đỡ và bảo vệ họ trước tham vọng bá quyền của Nga. Peter Beinart, trong một bài báo đăng trên The Atlantic, còn mở rộng sự liên hệ đến Trung Quốc: Trung Quốc càng muốn biểu dương sức mạnh và quấy nhiễu các nước láng giềng càng đẩy họ ngả theo Mỹ, và đó, càng tự cô lập chính mình.

Ba, cũng theo Beinart, nó cũng có thể thay đổi ngôi thứ của các siêu cường quốc. Ở Tây phương, sau các cuộc chiến tranh của Napoleon trong mấy năm đầu thế kỷ 19, thế giới nổi lên năm siêu cường: Anh, Nga, Pháp, Áo và Phổ (Prussia, sau này là Đức); sau đệ nhất thế chiến, ba trong năm siêu cường trên bị mất thanh thế: Nga, Đức và Áo-Hung. Rồi đệ nhị thế chiến bùng nổ và khi kết thúc, vai trò siêu cường của Đức bị mất, của Anh và Pháp cũng giảm sút rất đáng kể. Thế giới chỉ còn hai siêu cường đứng đầu hai phe: Nga và Mỹ. Khi hệ thống cộng sản sụp đổ vào năm 1990, vai trò siêu cường của Nga cũng mất; thế giới chỉ còn một siêu cường: Mỹ.

Tuy nhiên, do quan hệ kinh tế và địa chính trị càng lúc càng chằng chịt, mặc dù Mỹ vẫn mạnh, cực kỳ mạnh, thế giới vẫn có khuynh hướng càng ngày càng đa cực hóa. Chính nước Mỹ cũng trở thành bơ vơ và hoang mang trước thế giới đa cực ấy. Chính những thái độ hung hãn của Nga và của Trung Quốc đã kéo Mỹ trở về với thực tế: Họ vẫn còn đối thủ và vẫn đối diện với rất nhiều nguy cơ.

Cả ba điểm nêu trên đều chỉ là những tiềm năng. Chưa ai biết trong tương lai chúng sẽ phát huy ảnh hưởng như thế nào và đến mức độ nào. Tuy nhiên, dù vậy, chúng cũng cho thấy tính chất nghiêm trọng của sự kiện Crimea và Ukraine. Điều đó giải thích tại sao giới lãnh đạo các nước trên thế giới lo lắng và tập trung nhiều thì giờ để giải quyết như vậy.

Để biết câu kết luận, chúng ta chỉ có một cách: chờ.

Source : VOA

9/3/14

Thương Chiến Mỹ-Nga


Friday, March 7, 2014

Thương Chiến Mỹ-Nga

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Tribune Ngày 140306


THEO DAINAMAX TRIBUNE




Trận đấu kinh tế giữa Mỹ và Nga về vụ Ukraine    


* Những người biểu tình ủng hộ Nga tại Crimea *
















Trưa Thứ Năm mùng sáu, Tổng thống Barack Obama xuất hiện trước báo chí để công bố quyết định trừng phạt Liên bang Nga qua một Sắc lệnh Hành pháp. Ngay lập tức, từ Âu Châu, Ngoại trưởng John Kerry khai triển thêm chi tiết về quyết định này. Tiếp theo, Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết đạo luật kết án Liên bang Nga và yêu cầu Hành pháp tăng áp lực về cả chính trị (như trục xuất Nga ra khỏi nhóm G-8) lẫn kinh tế để Moscow phải tôn trọng chủ quyền của Ukraine và cả bán đảo Crimea hiện đang bị Nga khống chế, với Quốc hội trong tay Nga vừa biểu quyết việc đưa Crimea vào lãnh thổ Nga qua một cuộc trưng cầu dân ý dĩ nhiên là do Nga tổ chức....

Khi trận đấu giữa Tây phương và Liên bang Nga chuyển dần từ lãnh vực ngoại giao và chính trị qua kinh tế, nhiều người tỏ vẻ hoài nghi kết quả thực tế của biện pháp trừng phạt. Thay vì chạy theo tin tức cứ dồn dập thay đổi từng giờ, chúng ta nên lùi lại để nhìn toàn cảnh của mặt trận kinh tế giữa đôi bên - đúng hơn nữa, mặt trận tay ba, giữa Nga, Âu và Mỹ....


***

Liên bang Nga có nền kinh tế trị giá hơn hai ngàn tỷ Mỹ kim một năm, từ 2.500 đến ba ngàn nếu tính theo tỷ giá mãi lực của đồng bạc (PPP), và có dự trữ ngoại tệ khoảng 650 tỷ đô la. Nền kinh tế nay đang bị suy trầm, với đà tăng trưởng giảm sút từ hơn 3% vào năm 2012 xuống chỉ còn chừng 1,3% năm 2013, và đồng Rúp bị mất giá nặng.

Kinh tế Nga sống nhờ xuất cảng, nhiều nhất là dầu thô và xăng dầu (55% tổng số xuất cảng), kế tiếp là khí đốt (15%), sau đó mới là hàng bán chế (chế biến một phần), hoá chất, máy móc, v.v... mỗi loại đều dưới 10%, thấp nhất là nông sản và hàng công nghiệp. Trong số xuất cảng của Nga, thị trường Liên Âu mua chừng 53%, Đông Âu và Trung Âu mua 12%, còn lại là các thị trường khác  và thấp nhất là thị trường Mỹ, chỉ khoảng 25. Muốn có khả năng xuất cảng đó, Nga cũng phải nhập cảng, nhiều nhất cũng từ Liên Âu, 42%, sau đó là Trung Quốc, chừng 17% và các xứ khác, ít nhất là từ Hoa Kỳ, chưa tới 5%.

Trong quan hệ kinh tế Nga-Mỹ, năm qua Nga bán hơn 20 tỷ đô la hàng hóa cho Mỹ (hơn 19 tỷ là sản phẩm hóa dầu) và mua của Mỹ máy bay dân sự, xe hơi, hoá chất, thịt và nông sản, nhưng cũng chẳng nhiều và không thể chết vì một lệnh cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ. Thị trường cổ phiếu Nga có kết giá chừng 870 tỷ đô la mà giới đầu tư Mỹ chỉ nắm có 6%, nếu họ có bán tháo –và bị thiệt – thì cũng chẳng làm thị trường tài chánh của Nga sụp đổ. Ngoài ra, Hoa Kỳ (và các nước Âu Châu) cũng chẳng giữ đồng Rúp trong khối dự trữ ngoại tệ nên chẳng thể bán tiền Nga để đánh sụt đồn bạc. Họ phải tính cách khác.
Chỉ nhìn vào những nét chính này, ta có thể rút tỉa vài kết luận: kinh tế Nga gắn bó với thị trường Liên Âu hơn Hoa Kỳ nên biện pháp trừng phạt, cấm vận hay phong tỏa của Mỹ ít hiệu quả.

Hoặc nếu muốn có tác dụng có thì phải mở ra một phạm vi rộng lớn, với sự hưởng ứng của các nước Âu Châu. Bàn cờ kinh tế Mỹ-Nga vì vậy là bàn cờ tay ba, Mỹ-Âu-Nga, với Âu Châu giữ vị trí bản lề ở giữa.


***

Ngày 26 Tháng Giêng, khi tình hình Ukraine biến động, Phụ tá Ngoại trưởng Victoria Nuland (đặc trách về Âu Châu và đại lục địa Âu-Á, tức là bao trùm lên Liên bang Nga) có cuộc đàm thoại với Đại sứ Mỹ tại Kiev với một lời phát biểu nặng nề được tình báo Nga tung ra hôm mùng sáu Tháng Hai để gây chia rẽ trên trận tuyến Âu-Mỹ. Xin tạm dịch lời phát biểu (F. the EU) cho nhẹ, là "kệ mẹ Liên Âu!"

Đấy có thể là quan điểm chung, và rất thực, của Hoa Kỳ về khả năng tác động của Liên Âu khi các nước Âu Châu không dám làm mạnh để bảo vệ Ukraine. Đấy cũng có thể là lời nói khích, nhằm thúc đẩy các nước Âu Châu lên lưới để gây áp lực với Moscow.

Chẳng suy đoán thêm về sự thể thì người ta cũng thấy là sau đó, các nước Âu Châu có thái độ dứt khoát hơn. Cuối cùng thì ba Ngoại trưởng Ba Lan, Pháp và Đức bay qua Kiev, trực tiếp tham gia cuộc vận động với Chính quyền Viktor Yanukovich và các lãnh tụ biểu tình, với kết quả là Quốc hội Ukraine truất phế Yanukovich và xây dựng một hệ thống lãnh đạo khác từ ngày 22 Tháng Hai. Theo quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin thì đây là "một vụ đảo chánh của bọn cực hữu quá khích " và "vi phạm Hiến pháp 2004 của Ukraine", là lý cớ cho việc Nga can thiệp bằng quân sự tại Crimea. Vụ khủng hoảng quốc tế tại Ukraine bùng nổ hôm 26.

Và trong 10 ngày qua, người ta thấy ra sự rạn nứt trong chiến tuyến Âu-Mỹ.

Vì lệ thuộc vào khí đốt của Nga, Đức không muốn trục xuất Nga ra khỏi nhóm G-8. Pháp vẫn muốn xúc tiến việc bán hộ tống hạm Mistral cho Nga và Ngoại trưởng Laurent Fabius cho biết Pháp vẫn tôn trọng những thoả thuận quân sự với Nga. Còn Thủ tướng Anh không đồng ý với việc truy lùng và cấm đoán nghiệp vụ tài chánh của các tài phiệt Nga ở trong thị trường Anh quốc. Nhiều doanh nghiệp Âu Châu, như BP hay Shell, cũng cho biết là họ không giảm hoạt động với thị trường Nga.

Vì đồng tiền nó liền khúc ruột, ta không thể nói về chuyện đạo lý, mà vẫn có thể nhớ đến một danh ngôn tương truyền là của Lenine: "bọn tư bản sẽ bán cho ta sợi dây để treo cổ chúng!" Nhưng người ta vẫn có thể nêu câu hỏi là cuối cùng thì tại sao nền kinh tế Xô viết lại sụp đổ lên chính nó khiến Liên Xô tan rã?

Bây giờ, hãy tìm hiểu tiếp xem Hoa Kỳ có thể làm gì, với đồng minh Âu Châu và đối thủ là Liên bang Nga?

***

Sự thật kinh tế là biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ về ngoại thương và tài chánh chỉ có kết quả nếu Liên Âu tham dự.

Âu Châu giữ hơn phân nửa ngạch số ngoại thương Âu-Nga và làm chủ ba phần tư tổng số đầu tư trực tiếp từ bên ngoài vào thị trường Nga. Âu Châu cũng tiêu thụ năng lượng của Nga, nguồn tài nguyên đem lại một phần tư sản lượng kinh tế và hơn phân nửa số thu ngân sách. Kinh tế Liên Âu lại chưa ra khỏi vụ khủng hoảng Euro và nạn suy trầm cho nên chẳng ai ở đây lại muốn chết, hay vỡ nợ, vì dân Ukraine. Lời phát biểu của Victoria Nuland có nội dụng sâu rộng hơn ta nghĩ.

Nhưng Hoa Kỳ vẫn có thể dọa già ra quyết định trừng phạt mọi doanh nghiệp làm ăn với Liên bang Nga, dù là của Liên Âu hay Hoa Kỳ. Chưa biết rằng điều ấy có tính chất khả tín và khả thi tới mức nào thì ta đã thất Hạ viện Duma của Nga soạn thảo một dự luật trả đũa: tịch thu tài sản của các doanh nghiệp Âu Châu và Hoa Kỳ nếu có lệnh cấm vận. Lãnh đạo Nga có tin như vậy và hăm trước hay không, ta chẳng biết.

Tuy nhiên, trong màn đấu trí trên bàn cờ kinh tế này, ta không thể quên một quy luật, như người viết đã nhiều lần nhắc tới, "liều thì được, nhu nhược thì thua". Nôm na là không sợ thì sẽ thắng.

Trong tháng qua, biến động tại Ukraine đã gây hốt hoảng cho các thị trường trên thế giới, nhưng với kết quả dội ngược về nước Nga, mỗi ngày, chính quyền Putin phải chi ra hơn 10 tỷ đô la để giữ giá cho đồng Rúp. Mười ngày là trăm tỷ! Và nếu trận chiến kinh tế bùng nổ toàn diện, với Hoa Kỳ và Âu Châu đứng cùng một chiến tuyến, Âu Châu sẽ thiếu khí, nhưng kinh tế Nga bị họa còn nặng hơn nữa.

Giả thuyết Âu-Mỹ cùng thống nhất hành động có xác suất thấp, chưa kể là nhiều doanh nghiệp Mỹ, từ Boeing tới ExxonMobil, sẽ phàn nàn và vận động ngược. Nhưng lãnh đạo Hoa Kỳ, Hành pháp và Lập pháp, vẫn có thể lấy những quyết định không cần tới sự hưởng ứng của các nước Âu Châu đang làm ăn với Liên bang Nga.

Thứ nhất là duyệt lại các hiệp ước quân sự Mỹ-Nga và mở ra một cuộc thi đua võ trang Nga Mỹ. Trong một kỳ khác, chúng ta sẽ tìm hiểu chuyện này. Thứ hai là rà soát lại chánh sách năng lượng để tác động vào thị trường dầu khí toàn cầu, trong đó có thị trường Âu Châu và Nga. Trận chiến về năng lượng không lập tức có hiệu quả, nhưng nếu được áp dụng thì sẽ thực tế giải giới nước Nga, vì đánh sụt giá dầu thô và khí đốt và giải phóng Âu Châu khỏi sức ép của Nga.

Phần còn lại, và đây mới là vấn đề, Chính quyền Barack Obama có dám nghĩ tới một cuộc chiến rộng lớn và dai dẳng như vậy chăng?

Source : dainamax tribune

7/3/14

Mỹ kêu gọi Trung Quốc minh định bản đồ lưỡi bò ở Biển Đông


Mỹ kêu gọi Trung Quốc minh định bản đồ lưỡi bò ở Biển Đông


Đô đốc Samuel Locklear III, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
Đô đốc Samuel Locklear III, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông.
Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.

Phát biểu của Đô đốc Samuel Locklear được đưa ra tại buổi hội thảo do Trung tâm An ninh Quốc tế Brent Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ tổ chức hôm 6/3.

Nội dung chính của cuộc hội thảo bàn về tương lai An ninh Châu Á, các viễn ảnh ngắn-dài hạn đối với Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ trong việc củng cố cấu trúc an ninh của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cùng những thách thức và cơ hội trong việc thực thi các ưu tiên chiến lược quốc phòng chủ yếu của Washington.

Đô đốc Locklear khẳng định bất chấp những khó khăn về tài chính, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự hùng hậu ở Châu Á.

Bàn về các mối quan hệ Mỹ-Trung, ông Locklear cũng nêu bật sự cải thiện trong hợp tác quân sự giữa đôi bên thông qua việc gia tăng các cuộc đối thoại và tham gia vào các diễn đàn toàn cầu.

Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự khiến các nước trong khu vực quan ngại giữa bối cảnh các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông ngày càng căng thẳng.

Buổi hội thảo về An ninh Châu Á diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng cho năm nay lên tỷ lệ 2 con số, trên 12%.

Đô đốc Locklear cho rằng các hành động phát triển quân sự này không có gì là bất thường đối với một nền kinh tế đang tăng trưởng, một quốc gia đang trỗi dậy như Trung Quốc, nhưng người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhấn mạnh:

“Điều tôi quan tâm là Trung Quốc sẽ sử dụng quân đội mà họ đang xây dựng vào mục đích như thế nào, cách họ nói và cách họ chứng minh cho việc sử dụng này. Nếu sức mạnh quân sự đó được dùng để uy hiếp những nước láng giềng buộc họ phải từ bỏ các tiến trình pháp lý phân định các tuyên bố chủ quyền một cách chính đáng thì việc đó sẽ trở thành vấn đề. Vấn đề là Trung Quốc gầy dựng lực lượng tàu ngầm cho mục đích bảo vệ an ninh nội địa hay cho các mục đích khác. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.”

Trước Đô đốc Locklear, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, ông Daniel Russel, từng yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ yêu sách chủ quyền theo bản đồ chữ U chín đoạn bao trùm gần hết biển Đông.

Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Mỹ chớ nên can thiệp vào các tranh chấp ở Biển Đông và phản đối việc ‘quốc tế hóa’ hay ‘đa phương hóa’ vấn đề Biển Đông.

Một chuyên gia của Trung Quốc, Giám đốc Viện nghiên cứu Nam Hải, nói Hoa Kỳ không có quyền can thiệp vào tranh chấp ở khu vực này. Ông Ngô Sĩ Tồn còn cho rằng Mỹ lợi dụng vấn đề Biển Đông để khống chế Trung Quốc.

Việt Nam, quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 4/3 tuyên bố muốn tăng cường hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, kể cả trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Trong buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Wendy Sherman cùng ngày tại Hà Nội, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh kêu gọi hai nước tăng cường trao đổi để phối hợp tốt hơn trong các cuộc tham vấn chiến lược về an ninh-quốc phòng. Truyền thông trong nước dẫn lời ông Vịnh nói Việt Nam ‘sẵn sàng lắng nghe cũng như sẵn sàng mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ.’

Đáp lời ông Vịnh, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman nói bà hy vọng hải quân Việt-Mỹ sẽ tổ chức thêm các hoạt động như chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, và thiết lập đường dây nóng cập nhật thông tin cho nhau về an ninh hàng hải.
Bà Sherman khẳng định Việt Nam là một phần không thể thiếu trong công cuộc tái cân bằng của Hoa Kỳ sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Chỉ 1 ngày sau cuộc gặp này, Bộ Quốc phòng Mỹ được kêu gọi phải đặt nặng vấn đề nhân quyền trước bất kỳ thỏa thuận nào về hợp tác an ninh-quốc phòng với Việt Nam.

Tại buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ hôm 5/3, thành viên cao cấp trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện, dân biểu Loretta Sanchez, thúc giục Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear và Bộ Quốc phòng ‘cân nhắc đến khủng hoảng nhân quyền của Việt Nam trước khi cam kết bất kỳ gói thỏa thuận an ninh hàng hải nào.’ Bà Sanchez khuyến cáo rằng Washington sẽ đi ngược lại nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ nếu bỏ qua các vi phạm nhân quyền quá mức của Hà Nội. 

Theo thông cáo báo chí từ văn phòng dân biểu Sanchez gửi cho VOA Việt ngữ, Đô đốc Locklear hứa sẽ nghiêm túc xét tới vấn đề nhân quyền và sẽ đề ra các phương pháp khả dĩ trong vấn đề Biển Đông.

Đại sứ quán Mỹ cho biết vấn đề nhân quyền Việt Nam cũng đã được nhắc tới trong chuyến thăm lần này của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, với lời kêu gọi Hà Nội phóng thích tù nhân lương tâm và cho dân chúng được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hoà.

VOA

6/3/14

Tăng Mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ: Thuận Hay Chống?

Tăng Mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ: Thuận Hay Chống?

Mức lương tối thiểu luôn là vấn đề thu hút mối quan tâm của hầu hết người dân Mỹ vì nó liên quan đến nhiều thành phần kinh tế trong xã hội đặc biệt giới chủ nhân của các công ty bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, và giới công nhân với lương thấp.  Từ đầu năm 2013 đến nay, mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ được bàn đến nhiều hơn vì Tổng thống Obama không những kêu gọi tăng mức lương tối thiểu áp dụng cho nhân viên làm việc trong những hợp đồng với chánh phủ liên bang mà còn yêu cầu Quốc Hội chấp thuận mức lương mới cho toàn quốc. Chúng ta sẽ bàn đến hai sự kiện này trong bài phân tách này.

Tăng mức lương tối thiểu cho hợp đồng chính phủ liên bang

Tổng thống Obama vừa ký sắc lệnh hành pháp vào ngày 12-2-2014 để tăng mức lương tối thiểu từ $7.25 lên $10.10 mỗi giờ cho những người làm việc trong các hợp đồng mới và những hợp đồng thay thế cho những hợp đồng hết hạn với chánh phủ liên bang kể từ ngày 1.1.2015. Mức lương hiện nay sẽ tăng ba lần, mỗi lần 95 xu.

Sắc lệnh này cũng được áp dụng cho những công nhân được hưởng tiền thưởng (tip) để bảo đảm rằng họ sẽ thu nhập tổng cộng ít nhất $10.10/giờ bao gồm tiền thưởng và lương căn bản do người sử dụng công nhân trả.  Hiện nay lương căn bản tối thiểu là $2.43/giờ.  Lương căn bản này không thay đổi trong 20 năm nay.  Theo sắc lệnh kể trên lương căn bản tối thiểu sẽ là $4.90/giờ.  Mức lương này sẽ tăng 95 xu mỗi năm cho đến khi nó bằng 70% của mức lương tối thiểu bình thường.

Theo luật lệ hiện hành, công nhân tàn tật được trả lương thấp vì năng suất thấp so với những người làm cùng một việc trong những chương trình được chứng nhận đặc biệt.  Theo sắc lệnh của Tổng thống Obama, những công nhân tàn tật cũng được trả lương bình đẳng như những người khác trong hợp đồng với chánh phủ. [1]

Theo một viên chức của chánh phủ, sắc lệnh của Tổng thống Obama ảnh hưởng tới 2 triệu công nhân. [2]  Đây là một con số khá nhỏ vì sắc lệnh này chỉ áp dụng vào những hợp đồng mới hoặc những hợp đồng được tái tục với những thay đổi. Sắc lệnh này chỉ áp dụng cho khu vực công trong thẩm quyền của hành pháp.  Để có thể áp dụng mức lương tối thiểu đồng đều trên toàn quốc kể cả khu vực tư, Hoa Kỳ cần phải có một đạo luật được Quốc Hội phê chuẩn.

Dự luật mức lương tối thiểu công bằng của 2013

Tiếp theo lời kêu gọi tăng mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ của Tổng thống Obama trong bài diễn văn về tình trạng liên bang vào đầu năm 2013, TNS Tom Harkin (Dân Chủ, Iowa) và DB George Miller (Dân Chủ, California) đã đệ trình lên Quốc Hội Hoa Kỳ dự luật Fair Minimum Wage Act of 2013 (Dự Luật Mức Lương Tối Thiểu Công Bằng Của Năm 2013). Dự luật này có những điểm chính tương tự như sắc lệnh của Tổng Thống Obama:

  1. Tăng mức lương tối thiểu liên bang từ $7.25 lên đến $10.10/giờ trước 1.1.2015 bằng ba bước, mỗi lần tăng 95 xu.
  2. Điều chỉnh mức lương tối thiểu liên bang theo giá sinh hoạt gia tăng bắt đầu từ năm 2016. Hiện nay đã có 10 tiểu bang thi hành biện pháp này.
  3. Tăng mức lương tối thiểu liên bang của các công nhân được hưởng tiền thưởng (tip) từ $2.13/giờ trong hơn 20 năm vừa qua lên đến 70% của mức lương tối thiểu liên bang bình thường.
Ý kiến thuận

Theo thống kê của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, mức lương tối thiểu liên bang theo giờ ở Mỹ đã tăng từ $0.25 vào năm 1938, lên đến $1.60 vào năm 1968, và từ 2009 đến nay là $7.25. Nếu tính theo giá cố định của năm 2012 để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát, mức lương tối thiểu của ba năm 1938, 1968, và 2012 sẽ lần lượt là $4.07, $10.56, và $7.25.  Do đó mức lương tối thiểu hiện nay thấp hơn cả mức lương của 1968.


 Tính đến ngày 1/1/2014, 19 tiểu bang có mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu của liên bang. Trong số này Michigan có mức lương tối thiểu thấp nhất là $7.40 và Washington có mức lương tối thiểu cao nhất là $9.32. California sẽ có mức lương tối thiểu là $9.00 vào tháng 7, 2014. [3]Delaware vào cuối tháng 1 vừa qua cũng đã thông qua một đạo luật để tăng mức lương tối thiểu từ $7.25 lên đến $7.75 vào 1-6-2014 và $8.25 vào 1-6-2015. District of Columbia vào năm ngoái quyết định tăng mức tối thiểu từ $8.25 lên $11.50 trước 2016. Thành phố SeaTac của tiểu bang Washington vào cuối năm 2013 đã chấp thuận nâng mức lương tối thiểu từ $9.19 (áp dụng cho toàn tiểu bang) lên $15. Mức lương mới đã bắt dầu có hiệu lực vào ngày 1-1-2014. Tuy nhiên nhiều cơ sở thương mại nhỏ được miễn trả lương tối thiểu mới này.

Lương tối thiểu ở Hoa Kỳ hiện nay tương đương với 27% mức lương trung bình, thấp hơn tất cả những quốc gia trong Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (Organization for Economic Co-operation and Development – OECD), ngoại trừ Mexico, so với con số của Pháp là gần 50% vào năm 2012.  Đan Mạch là một những quốc gia có lợi tức tương đối quân bình và có đời sống hạnh phúc nhất. Lương tối thiểu khoảng $20/giờ ở Đan Mạch được quy định bởi một số nhóm chủ nhân và một số nghiệp đoàn. [4]



Cũng theo thống kê của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, hiện nay chỉ có khoảng 1.6 triệu công nhân lãnh lương ở mức tối thiểu trong năm 2012, chiếm khoảng 2.1%  của số công nhân làm việc theo giờ. Gần 1/3 số người này là trẻ em thuộc lớp tuổi 16-19 được phép làm việc với một số giờ giới hạn. Khoảng 2/3 còn lại trong lớp tuổi 20 trở lên. Không phải tất cả những người trong nhóm thứ hai này đều  nghèo.

Dự Luật Mức Lương Tối Thiểu Công Bằng Của Năm 2013 sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người nếu kể cả những công nhân hiện nay có lương dưới $10.10. Theo một cuộc nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Kinh Tế (Economic Policy Institute), Dự Luật Mức Lương Tối Thiểu Công Bằng Của Năm 2013 sẽ tăng lợi tức của hơn 30 triệu công nhân, tạo thêm 140,000 việc làm toàn thời gian mới, và giúp nền kinh tế phát triển thêm $32 tỉ. [5]

Một cuộc nghiên cứu mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế và Chánh Sách (Center for Economic and Policy Research) cho thấy rằng tăng mức lương tối thiểu không làm giảm đáng kể số việc làm. [6]

Một cuộc nghiên cứu khác của Arindrajit Dube, T. William Lester, và Michael Reich vào năm 2010 đưa đến một kết luận rằng việc tăng mức lương tối thiểu không ảnh hưởng đến việc làm sau khi các tác giả đã so sánh mức việc làm của 250 quận kế cận nhau với mức lương tối thiểu khác nhau trong hai năm 1990 và 2006. [7]

Một cuộc nghiên cứu tương tự của Sylvia A. Allegretto, Arindrajit Dube, và Michael Reich  vào năm 2011 đã tìm thấy rằng gia tăng mức lương tối thiểu ngay cả trong thời gian có mức thất nghiệp cao cũng không làm mất việc. [8]

Theo những cuộc nghiên cứu của National Employment Law Project, việc tăng mức lương tối thiểu không ảnh hưởng đến giới tiểu thương vì 2/3 công nhân với lương thấp làm việc cho những công ty lớn có 100 nhân viên trở lên. Những công ty lớn mướn nhiều công nhân với lương thấp những chuỗi công ty bán lẻ như Walmart, Kmart, và Target hay chuỗi nhà hàng bán thức ăn nhanh như McDonald và Burger King lời nhiều sẵn sàng trả lương tối thiểu cao hơn. [9]

Một câu hỏi được đặt ra là tăng mức lương tối thiểu có làm tăng mức lạm phát hay không? Nếu xảy ra như vậy, tăng lương không có ích lợi gì cả.  Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tăng mức lương tối thiểu lên 10% chỉ tăng giá thực phẩm lên không quá 4% và giá toàn bộ lên không quá 0.4%. [10]

Một nghiên cứu của Daniel Aaronson ước tính rằng tăng mức lương tối thiểu 10% sẽ làm tăng giá burger của McDonald, gà của KFC và pizza của Pizza Hut cũng khoảng 10%.  Điều này chứng tỏ rằng các công ty bán đồ ăn nhanh đã chuyển giá phí nhân công gia tăng qua người tiêu thụ, không ảnh hưởng gì đến số việc làm. [11]

Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế tin rằng 30 triệu công nhân gần như chắc chắn sẽ dùng số lợi tức có thêm do mức lương tối thiểu tăng vào những chi tiêu cần thiết và do đó họ sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Mặt khác, tăng mức lương tối thiểu làm giảm tỉ lệ thôi việc, tăng tinh thần công nhân, và cải thiện năng suất.

Ý kiến chống

Lương bổng là giá định đoạt bởi thị trường cũng như gạo hay than. Một số không ít kinh tế gia nhận định rằng tăng mức lương tối thiểu là phản lại luật cung cầu trong một hệ thống kinh tế tự do. Tăng mức lương tối thiểu bằng luật pháp là tăng giá nhân công một cách giả tạo. Làm như thế là giảm số việc làm và hậu quả là nạn thất nghiệp tăng. Khi giá nhân công tăng, chủ nhân thường có khuynh hướng giảm số nhân công xuống và trong dài hạn mức cầu giảm nhiều hơn ngắn hạn vì chủ nhân tìm những phương pháp sản xuất tiết kiệm nhân công.



Khi tăng mức lương tối thiểu, số công nhân tiếp tục có việc làm được hưởng lương cao hơn. Số công nhân mất việc, hoặc số giờ làm việc bị cắt bớt đi hoặc không kiếm được việc làm với mức lương tối thiểu mới thường là những người trẻ không có kinh nghiệm hoặc chuyên môn cần thiết. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng tăng 10% mức lương tối thiểu làm giảm từ 1% đến 3% số việc làm của số công nhân ít kinh nghiệm trong ngắn hạn và số việc làm mất đi sẽ lớn hơn trong dài hạn.  [12]

Vào tháng Hai vừa qua Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội (Congressional Budget Office - CBO) đã công bố phúc trình về ảnh hưởng của dự luật tăng mức lương tối thiểu.  Theo đó, tăng lương sẽ giúp 900,000 người thoát ra khỏi sự nghèo khó nhưng sẽ làm mất 500,000 việc làm tức là khoảng 0.3% lực lượng lao động.  [13]Tuy nhiên CBO nhìn nhận rằng đây chỉ là những ước tính. Số việc làm thực sự bị mất có thế từ không đáng kể (very slight) cho đến 1 triệu.  [14]

Ngoài phúc trình của CBO, khá nhiều nghiên cứu khác trước đó cũng đã nói rằng tăng lương tối thiểu sẽ tăng mức thất nghiệp.  [15] Chúng ta trích dẫn ở đây một hai thí dụ.  Theo James Dorn, vào năm 2007, trước khi xẩy ra khủng hoảng kinh tế lớn, tỉ lệ thất nghiệp của lớp tuổi 14-19 da đen là 29%. Nay tỉ lệ này trên 40%.  Ông kết luận đây là hậu quả của việc tăng mức lương tối thiểu của liên bang từ $5.15 lến $7.25. [16]

Joseph Sabia, Richard Burkhauser, và Benjamin Hansen tìm thấy rằng khi tiểu bang New York tăng lương tối thiểu từ $5.15 lên $6.75 trong 2004-06, khoảng 20.2% đến 21.8% thành phẩn trẻ ít học mất việc làm, trong đó lớp tuổi 16-24 bị thiệt hại nhiều nhất. [17]

Việc áp dụng mức lương tối thiểu vi phạm quyền tự do lựa chọn của cả chủ nhân lẫn công nhân. Thật vậy những luật mức lương tối thiểu cấm chủ nhân không được mướn nhân công với giá thị trường thấp hơn mức lương do luật pháp ấn định. Nó cũng cấm những công nhân chấp nhận lương thấp để có việc làm thay vì thất nghiệp, nghĩa là không có lợi tức nào cả.

Phần lớn những chủ nhân không dễ tăng giá bán để bù vào mức lương tối thiểu cao hơn, đặc biệt trong khu vực dịch vụ cạnh tranh cao. Giả sử nếu chủ nhân có thể tăng giá, người tiêu thụ sẽ bớt tiêu dùng và như thế sẽ làm giảm số việc làm. Nếu lợi tức của chủ nhân giảm vì mức lương tối thiểu gia tăng, họ sẽ bớt đầu tư và kinh tế sẽ phát triển yếu đi.

Kết luận

Một trong những đạo luật đầu tiên ở Hoa Kỳ về lương tối thiểu là đạo luật của tiểu bang Oregon được thông qua vào năm 1913. Đạo luật chỉ thị thành lập Hội Đồng An Sinh Công Nghiệp (Industrial Welfare Commission). Hội Đồng này đã ấn định số giờ làm việc mỗi tuần là 50 giờ, 9 giờ mỗi ngày, thời gian nghỉ ăn trưa là 45 phút, và tiền lương mỗi tuần không được dưới $8.64, tức là 17.3 xu mỗi giờ. [18] Một trong những nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ được thực hiện vào 1915.  Cho tới nay đã gần một thế kỷ, nhiều nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục làm công việc này, nhất là mỗi khi chánh quyền bị áp lực phải tăng mức lương tối thiểu. Như chúng ta đã thấy ở trên, kết quả vẫn không rõ ràng.

Phe ủng hộ thì lập luận rằng tăng lương tối thiểu giúp công nhân lương thấp thoát khỏi nghèo khó. Phe chống chứng minh rằng tăng lương tối thiểu làm tăng mức thất nghiệp. Kinh tế học không phải là một khoa học chính xác nên không phe nào đưa ra được những chứng cớ thuyết phục tuyệt đối. Công nhân cần cơm ăn áo mặc hàng ngày không thể chờ đợi các kinh tế gia tìm ra chân lý. Cuối cùng lý lẽ nhường cho cảm tính.

Theo DB George Miller (Dân Chủ, California) 40% số công nhân Hoa Kỳ phải chịu một mức lương tối thiểu có giá trị thấp hơn mức lương gần một nửa thế kỷ trước.  Một điều trái với đạo đức. [19]  Đa số công luận ở Hoa Kỳ xem ra đồng ý với Ông Miller.

Theo kết quả của một cuộc điều nghiên của Viện Gallup vừa được phổ biến vào ngày 17-2-2014, gần 25% của số người được phỏng vấn nói rằng họ lo ngại nhiều nhất về nạn thất nghiệp. [20] Việc làm luôn luôn là một vấn đề nóng bỏng, nhất là trong năm bầu cử giữa nhiệm kỳ 2014.

Một cuộc khảo sát gần đây của CNN cho thấy 73% số người được phỏng vấn ủng hộ tăng mức lương tối thiểu trên toàn quốc Hoa Kỳ. [21]  Cuộc thăm dò ý kiến của Christian Science Monitor tìm thấy rằng 62% số người được hỏi tán thành việc tăng mức lương tối thiểu từ $7.25 lên $10.10 trong khi đó 37% chống đối. Tuy nhiên, khi được nhắc tới tiên đoán của CBO về hậu quả mất 500,000 việc làm, tỉ lệ số người ủng hộ tăng lương tối thiểu giảm xuống và tỉ lệ chống tăng lên cùng tới mức 49%. [22]

Không có một thị trường hoàn toàn tự do và có sự cạnh tranh hoàn hảo trong thế giới này do những luật lệ ràng buộc và ảnh hưởng của những nhóm lợi ích.  Do đó, can thiệp của chánh quyền là cần thiết trong một số trường hợp như chống độc quyền, lợi tức chênh lệch, và giảm nghèo. Do đó, chúng ta nên hỗ trợ dự luật tăng mức lương tối thiểu liên bang.  Mặc dù đây cũng chỉ là một giải pháp ngắn hạn. Giáo dục và huấn luyện công nhân nâng cao kỹ năng là một giải pháp dài hạn cần thiết.



[1] Office of the Press Secretary, “Fact sheet – Opportunity for all: Rewarding hard work,” The White House, February 12, 2014.
[2] Ed Henry, “Obama to sign executive order raising minimum wage for federal contractors,” FoxNews, January 28, 2014.
[3] Jordan Weissmann, “Should We Raise the Minimum Wage? 11 Questions and Answers,” The Atlantic, December 16, 2013.
[4] Peter Coy, “What a higher minimum wage does for workers and the economy,” Business Week, November 27, 2013.
[5] David Cooper, “Raising The Federal Minimum Wage to $10.10 Would Lift Wages for Millions and Provide a Modest Economic Boost,”  Economic Policy Institute, December 19, 2013.
[6] John Smith, “Why does the minimum way have no discernible Effect on Employment?” Center for Economic and Policy Research, February 2013.
[7] Arindrajit Dube, T. William Lester, và Michael Reich, “Minimum wage effects across state borders: Estimates using contiguous counties,” The Review of Economics and Statistics, November 2010.
[8] Sylvia A. Allegretto, Arindrajit Dube, và Michael Reich, “Do minimum Wages really reduce teen employment? Accounting for heterogeneity and selectivity in state panel data,” Industrial Relations, April 2011.
[9] National Employment Law Project, “Big business, Corporate profits, and the minimum wages,” July 2012.
[10] Sara Lemos, “A survey of the effect of the minimum wage on prices,” Journal of Economic Surveys, Volume 22, Issue 1, February 2008.
[11] Daniel Aaronson, “Price pass-through and the minimum wage,” The Review of Economics and Statistics, February 2001.
[12] James Dorn, “The minimum wage delusion, and the dead of common sense,” Forbes, May 07, 2013.
[13] Theo chánh phủ liên bang, mức nghèo khó của 2013 cho một gia đình bốn người là $23,550. Đối với Hawaii và Alaska con số này lần lượt là $27,090 và $29,440.
[14] Zachary A. Gildfarb, “Minimum wage hike would help alleviate poverty but could kill jobs, CBO reports,” Washington Post, February 18, 2014.
[15] Jonathan Meer và Jeremy West; Joseph Sabia, Richard Burkhauser, và Benjamin Hansen; David Newmark và William Wascher; James Dorn.
[16] James Dorn, “The minimum wage delusion, and the dead of common sense,” Forbes, May 07, 2013.
[17] Joseph Sabia, Richard Burkhauser, và Benjamin Hansen, “Are the Effects of Minimum Wage Increases Always Small? New Evidence from a Case Study of New York State,” San Diego State University, Cornell University, and University of Oregon, January 2012.
[18] Dave, “February 17, 1913: Oregon enacts first minimum wage law,” DaveKnows, February 17, 2011.
[19] Kenneth Quinnell, “Miller & Harkin introduce Bill to raise minimum wage to $10.10,” AFL-CIO, March 5, 2013.
[20] Susan Davis, “CBO Report: Minimum wage hike could cost 500,000 jobs,” USA Today, February 18, 2014.
[21] Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, “Mỹ tăng lương tối thiểu cho nhân viên hợp đồng chính phủ,” 28-01-2014.
[22] Mark Trumbull, “Fed’s Yellen on minimum wage hike: CBO got it right, it would cost jobs,” Christian Science Monitor, January 17, 2014.
---------------

Nguyễn Quốc Khải

Ông Nguyễn Quốc Khải nguyên là tham vấn và chuyên viên nghiên cứu kinh tế tại Ngân Hàng Thế Giới. Ông cũng từng làm tham vấn cho Đài Á Châu Tự Do và là giáo sư thỉnh giảng (professorial lecturer) tại Johns Hopkins 
University.

Source : VOA