Có một nhà thơ tên Trịnh Công Sơn
--- không rõ tác giả ---
'Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chưa thấy ai gọi anh là nhà thơ, dù anh cũng đã in dăm ba bài thơ lẻ. Cũng có người gọi anh là ''người thơ ca'' hay '''người hát thơ'', nghĩa là, anh là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhưng tôi đã khảo sát ca từ của Trịnh Công Sơn, và tôi dám khẳng định rằng, anh chính là một nhà thơ đích thực''. Đó là những nhận xét của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về ông - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
''Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi phổ nhạc thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt.
Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần đầu tiên nghe ca khúc ''Ở trọ'', tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái ''cõi tạm'' chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:
''Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn''
Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:
''Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều''
Vì thế mà có câu:
''Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành''
Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu, thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:
''Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần''
Nhiều bài thơ phỏng theo nhịp đồng dao (bốn chữ) khá thành công nhờ cách lập tứ và chọn từ như ''Em đi qua chiều'', ''Cũng sẽ chìm trôi'', ''Nhật Nguyệt trên cao - Ta ngồi dưới thấp, nhưng có lẽ ''Ngụ ngôn mùa đông'' mới là một bài thơ bốn chữ gây ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Bài thơ nói về ''Một người Việt Nam - Đi ra dòng sông - Nhớ về cội nguồn... Đi lên đồi non - Nhớ về cội nguồn'' thật tươi đẹp, thật máu thịt, rồi bỗng:
''Một ngày mùa đông
Trên con đường mòn
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan...''
Người Việt ấy ''trái mìn nổ chậm'' của chiến tranh. Cái tứ thơ này không chỉ chia xẻ với cái chết đau thương tang tóc của con người mà còn có sức mạnh tố cáo chiến tranh thật sâu sắc:
''Súng từ thị thành
Súng từ ruộng làng
Nổ xé da non
Phố chợ thật buồn
Cuộn dây gai chắn
Chắc mẹ hiền lành
Rồi cũng tủi thân''
Nhịp thơ năm chữ trong thơ Trịnh Công Sơn cũng xuất hiện không ít, và lặng lẽ tuôn chảy trong veo buồn thương, ngơ ngác. Khi thì khao khát hồn nhiên: ''Môi nào hãy còn thơm - Cho ta phơi cuộc tình - Tóc nào hãy còn xanh - Cho ta chút hồn nhiên'', khi thì hoang vắng, lạnh câm: ''Như đồng lúa gặt xong - Như rừng núi bỏ hoang - Người về soi bóng mình - Giữa tường trắng lặng câm'', khi thì tuyệt vọng ngậm ngùi: ''Không còn, không còn ai - Ta trôi trong cuộc đời - Không chờ, không chờ ai'' (Ru ta ngậm ngùi), và có lúc đầy mộng mơ khao khát giữa ưu phiền: ''Tôi con chim thanh bình - Mơ được sống hồn nhiên - Như hoa trên đồng xanh - Một sớm kia rất hồng'' (Như chim ưu phiền). Nhịp thơ năm chữ vốn rất phổ biến trong đối đáp dân gian, nhưng với Trịnh Công Sơn, nó trở nên lồng lộng, thênh thang và quý phái:
''Người ngỡ đã xa xăm
Bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều'' (Tình nhớ)
Cùng với những ý thơ bất ngờ đến từ trong vô thức:
''Trăng muôn đời thiếu nợ
Mà sông không nhớ ra''
Hoặc:
''Cây trưa thu bóng dài
Và tôi thu bóng tôi
Tôi thu tôi bé lại
Làm mưa tan giữa trời...'' (Biết đâu nguồn cội)
Ít thấy nhịp thơ sáu chữ ở Trịnh Công Sơn, nhưng không phải là không có. Câu thơ sáu chữ xuất hiện đan xen trong nhiều bài thơ của anh thường tạo được hiệu quả lạ, như một dấu nhấn của cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như trong bài Nhìn những mùa thu đi, sau mỗi câu năm chữ là câu sáu chữ khá hay:
- Em nghe rầu lên trong nắng
- Nghe tên mình vào quên lãng
- Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
Bài ''Ru em'' là một bài thơ lục ngôn từ đầu đến cuối:
''Ru em ngủ những đêm khuya
Ru em ngủ những âm u
Ru em cùng những u mê
Ru em dù đã chia xa...''
Nhân nói đến thơ lục ngôn, tôi bỗng nhớ đến một bài thơ nhịp 3 hết sức đặc biệt của Trịnh Công Sơn. Đó là bài Mưa hồng:
''Trời ươm nắng
Cho mây hồng
Mây qua mau
Em nghiêng sầu
Còn mưa xuống
Như hôm nào
Em đến thăm
Mây âm thầm
Mang gió lên...''
Điều đó nói lên sự đa dạng và tài hoa của Trịnh Công Sơn khi sử dụng thi điệu, bởi thơ nhịp 3 thường tươi vui nhí nhảnh, mà ở đây lại tả cái tâm trạng thương nhớ xa xăm: ''Người ngồi xuống/Xin mưa đầy/Trên hai tay/Cơn đau dài...''.
Nhịp thơ thất ngôn là một sở trường của Trịnh Công Sơn. Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào. Có thể dẫn ra nhiều những trường hợp như vậy:
- Một đêm bước chân về gác nhỏ
- Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
- Trên đời người trổ nhánh hoang vu
- Người đi quanh thân thế của người
- Vẫn thấy bên đời còn có em
Cũng là thơ thất ngôn, nhưng cách gieo nhiều vần bằng liên tiếp theo cảm hứng âm nhạc, đã khiến cho thơ anh không bị gò ép vào khuôn thước cổ thi, mà thoát ra, phong quang và mềm mại hẳn lên. Có những đoạn thơ chỉ gieo toàn vần bằng:
''Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên
Lùa nắng cho buồn vào tóc em
Bàn tay xôn xao đón ưu phiền
Ngày xưa sao lá thu không vàng
Và nắng chưa vào trong mắt em''
Cũng có khi, thơ thất ngôn của anh được gieo vần trắc:
''Em đi biền biệt muôn trùng quá
Từng cơn gió và từng cơn gió
Em đi gió lạnh bến xa bờ
Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ''
Lại có khi thơ thất ngôn được tổ chức theo từng khổ ba câu với những hình ảnh thật đẹp, thật lạ như: ''lòng như khăn mới thêu'', ''lòng như nắng qua đèo'', chỉ đọc một lần là bâng khuâng xao xuyến mãi:
''Mười năm xưa đứng bên bờ dậu
Đường xanh hoa muối bay rì rào
Có người lòng như khăn mới thêu
Mười năm sau áo bay đường chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
Có người lòng như nắng qua đèo''
Các thi ảnh vừa tươi mới, vừa lạ lùng, cứ nối tiếp nhau hiện lên trong thơ Trịnh Công Sơn để đẩy tứ thơ đến tận cùng bất ngờ: ''Có một dòng sông đã qua đời''. Tại sao dòng sông lại qua đời? Phải chăng, đấy chính là dòng sông biểu tượng cho tình yêu đã cạn!
Trịnh Công Sơn thuộc thế hệ những người mê đắm thơ mới, và thể thơ tám chữ mà các thi sĩ của phong trào thơ mới đã có công cải hóa và Việt hóa từ thơ Pháp có một nhịp điệu dễ mê hoặc lòng người. Trịnh Công Sơn tiếp thu nhịp điệu này, và chính âm nhạc đã thêm một lần nữa làm thơ tám chữ:
''Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi tôi nghe (tiếng) rất nhu mì
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ'' (Bên đời hiu quạnh)
Hoặc dùng lại đúng cái nhịp Thơ Mới vẫn thường dùng, nhưng tinh thần thì đã khác:
''Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em'' (Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
Một thi sĩ với rất nhiều cung bậc trong điệu nhạc tâm hồn, Trịnh Công Sơn thả sức bay lượn trong các nhịp thơ tự do đầy phóng túng. Những câu thơ dài ngắn khác nhau cứ tung tẩy trong các bài thơ tự do của anh. Khi thì triết lý: ''Tình yêu như trái phá con tim mù lòa'', khi thì lộng lẫy: ''Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay'', khi thì trùng điệp: ''Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta'', ''Rừng núi dang tay nối liền biển xa - Ta đi, vòng tay lớn mãi để nối sơn hà'', khi thì gập ghềnh mệt mỏi: ''Ngựa buông vó/ Người đi chùng chân đã bao lần/ Nửa đêm đó/ Lời ca dạ lan như ngại ngùng/ Vùng u tối/ Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng'', và có khi nhịp điệu trôi xa như sông bỗng quay về gần gũi như mưa:
''Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ
Lời hẹn thề là những cơn mưa''
Dù là phóng túng trong thơ tự do, nhưng vần điệu và ý tưởng lạ và đẹp ở thơ anh giống như chiếc neo thuyền, neo vào lòng người để nó chẳng bao giờ trôi đi vô vọng.
Có lẽ Trịnh Công Sơn là nhà thơ được người ta thuộc nhiều nhất. Điều đó không lạ, bởi thơ anh luôn có sự truyền tải diệu vợi bằng âm nhạc của chính anh. Nhưng cũng có thể nói ngược lại, âm nhạc của Trịnh Công Sơn luôn được thơ nâng cánh. Trong ca từ của anh có rất nhiều những câu thơ thật hay như:
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em, biết không?
Để gió cuốn đi!
- Làm sao em biết bia đá không đau
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
- Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
- Mùa xanh lá
Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
- Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
- Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình là những quán không
Bàn im hơi bên ghế ngồi
Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người
- Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa
- Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.
- Mẹ là nước chứa chan
Trôi giùm con phiền muộn
Cho đời mãi trong lành
Mẹ chìm dưới gian nan
- Hà Nội mùa thu
Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau
Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
...
Đi giữa mọi người để nhớ một người...
Có một tập ca khúc thời trẻ của Trịnh Công Sơn mang tên là ''Kinh Việt Nam''. Phải chăng, trong sâu thẳm lòng mình, anh khao khát sáng tạo ra những bài kinh cầu cho dân tộc, cho tình yêu và cho thân phận? Đây chính là bài kinh cầu bên bờ vực linh hồn cần được cứu rỗi. Những bài kinh ấy chính là những bài thơ còn lại của Trịnh Công Sơn với một niềm yêu tin ''Gần như là tuyệt vọng'' đã vượt lên số phận chia sẻ với đương thời và hậu thế, đấy là lòng tin vào con người khởi nguồn từ dòng cảm xúc tự nhiên, vượt qua cả tôn giáo và định kiến, bởi vì hương thơm đã sẵn đốt trong hồn (chữ của Chế Lan Viên). Cũng với một lòng tin như vậy, tôi xin mạn phép đổi một chữ trong câu thơ của anh để tạm kết thúc bài viết này: Ngày sau sỏi đá cũng cần có thơ!''.
7/4/09
Đạo Phật Trong Âm Nhạc ( phỏng vấn Trịnh Công Sơn )
phỏng vấn Trịnh Công Sơn .
Đạo Phật Trong Âm Nhạc
--- Hoà thượng Thích Tâm Thiện thực hiện ---
Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.
TCS: Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật Giáo. Từ những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt đuợc còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.
"Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và người lớn tuổi, xin anh cho biết về bối cảnh để bài hát này ra đời?
TCS: Như tôi đã nói ở trên, thuở nhỏ tôi thích đến chùa vì sự tịch lặng thanh khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. Vì thế khi viết bài hát "Một cõi đi về" và nhiếu bài tương tự như thế, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vô đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn khi nghe bài này đã nói với tôi: nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa. Đó chỉ là một ý kiến. Điều tôi thành thật rất vui là giới trẻ có vẻ cũng thích bài hát này. Tôi rất muốn nghe những ý kiến của họ.
Anh có thể cho biết những kinh gnhiệm của mình về Phật Giáo? Một tôn giáo như htế nào? Đặc biệt là trong lãnh vực văn học nghệ thuật hay âm nhạc v.v...
TCS: Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghỉ về Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hằng ngày.
Tôi đang cố gắng quên Phật Giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi Phật Giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.
Anh có hành Thiền mỗi ngày không? Và thường anh bằng cách nào để vươn đến đỉnh cao trong hứng cảm sáng tác? Đạo Phật có giúp gì việc đó không?
TCS: Tôi có cách hành Thiền riêng. Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ "Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha".
Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.
Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình.
Câu hỏi cuối cùng: "Làm sao em biết bia đá không đau, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm, cảm thức của mình khi hát lên điều đó?
TCS: Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị, Valeur en soi và Valeur pour soi. Tôi nhìn viên sõi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng tôi có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng của nó. Tôi là hạt bụi và nó là viên sỏi có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao tôi không thể cảm cảnh vì một viên sỏi lẻ loi này không có một viên sỏi khác nằm cạnh bên.
Xin cám ơn nhạc sĩ
Đạo Phật Trong Âm Nhạc
--- Hoà thượng Thích Tâm Thiện thực hiện ---
Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.
TCS: Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật Giáo. Từ những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt đuợc còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.
"Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và người lớn tuổi, xin anh cho biết về bối cảnh để bài hát này ra đời?
TCS: Như tôi đã nói ở trên, thuở nhỏ tôi thích đến chùa vì sự tịch lặng thanh khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. Vì thế khi viết bài hát "Một cõi đi về" và nhiếu bài tương tự như thế, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vô đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn khi nghe bài này đã nói với tôi: nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa. Đó chỉ là một ý kiến. Điều tôi thành thật rất vui là giới trẻ có vẻ cũng thích bài hát này. Tôi rất muốn nghe những ý kiến của họ.
Anh có thể cho biết những kinh gnhiệm của mình về Phật Giáo? Một tôn giáo như htế nào? Đặc biệt là trong lãnh vực văn học nghệ thuật hay âm nhạc v.v...
TCS: Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghỉ về Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hằng ngày.
Tôi đang cố gắng quên Phật Giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi Phật Giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.
Anh có hành Thiền mỗi ngày không? Và thường anh bằng cách nào để vươn đến đỉnh cao trong hứng cảm sáng tác? Đạo Phật có giúp gì việc đó không?
TCS: Tôi có cách hành Thiền riêng. Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ "Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha".
Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.
Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình.
Câu hỏi cuối cùng: "Làm sao em biết bia đá không đau, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm, cảm thức của mình khi hát lên điều đó?
TCS: Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị, Valeur en soi và Valeur pour soi. Tôi nhìn viên sõi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng tôi có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng của nó. Tôi là hạt bụi và nó là viên sỏi có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao tôi không thể cảm cảnh vì một viên sỏi lẻ loi này không có một viên sỏi khác nằm cạnh bên.
Xin cám ơn nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn : Những đứa trẻ bể dâu
1991 - 1996 Những đứa trẻ bể dâu
Trịnh Công Sơn
Kể từ đó, ngày 8 tháng 3, có những đưa trẻ lạc loài gặp nhau và tụ lại, quây quần, thành một nhóm gọi là nhóm “ Những người bạn”. Trần gian có những ngày hạnh phúc và cả những ngày bất hạnh. Những đứa trẻ này đã có một tuổi thơ thăng trầm cùng vốn biết rằng đời không có gì quí bằng khi gió mùa đông tới, một bếp lửa riêng tư để cùng ngồi lại bên nhau sưởi ấm những bàn tay và nhân tiện, cũng sưởi ấm tâm hồn mình.
Cũng kể từ đó, bên bếp lửa nhen nhúm những trái tim chân thật, những đưa trẻ đã lớn lên cùng lòng tin yêu của quần chúng anh em bạn bè. Những người bạn chỉ là những đứa trẻ muốn kêu gọi lòng yêu thương vô bờ của những tâm - hồn - lục - địa – anh - em – trong cuộc đời này. Vì thế những người bạn đã cố gắng thu mình lại, mỗi người ở một góc đời riêng, để viết và vắt hết đời mình thổ lộ cùng cuộc đời những gì riêng chung nhất mà đời kia có thể trong phút chốc, hoặc trong dặm dài của đời riêng biết đâu sẽ chia sẻ được.
Cũng kể từ đó nhóm “ Những người bạn “đã là những người bạn thực sự với mọi người, đã là những kẻ hành giả lên đường và đi bằng những bước chân của mình, dù khổ ải hay không. Những bước chân đã và sẽ khắc ghi trên lối đi những nỗi niềm riêng với một ước mơ không bao giờ cạn là sẽ tìm được một thông điệp nhỏ nhoi để gửi đến cho bạn bè khắp nơi khắp chốn. Một hành giả và một thông điệp, đó là sứ mệnh khắc nghiệt mà kẻ không được cứu chuộc giữa đời này phải gánh chịu. Không một ai trong những người bạn than van về điều này vì sực nghĩ ra đó là một hàm ân, một quà tặng quí báu mà cuộc đời ban cho.
Kể từ đó, năm năm rồi, nhóm “ Những người bạn” không rời con đường được vẽ ra cho sứ mệnh hành giả và tiếng nói vui, buồn trong những ca khúc được viết ra đôi khi chỉ là một tiếng thở dài hoặc một lời tán tụng cuộc sống đáng yêu nhưng tựu chung nó vẫn là tấm lòng thuỷ chung của một nhóm những đứa trẻ có một tuổi đời ngang ngửa với dâu bể của đời.
Kể từ đó bắt đầu những ngày tháng thương yêu nhau mà sống, mà viết, mà hát những khúc đồng dao với cuộc đời quá hiếm hoi chỉ có ai may mắn mới gặp gỡ được. Kể từ đó không thấy gì quí hơn con người giữa trần gian này. Kể từ đó thấy ai cũng là bạn, không ai là kẻ thù. Kể từ đó nhóm “ Những người bạn” biết rằng sống là khó biết dường nào và cũng nhắc nhở nhau hằng phút hằng giây rằng cuộc sống ơi hãy để tất cả thời gian của cuộc đời này cho việc yêu nhau chứ đừng mơ màng một phút giận hờn nữa.
Kể từ đó nhóm “ Những người bạn” vẫn sống còn để trở thành mãi mãi nhóm Những người bạn của tất cả những người bạn có mặt ở trên đời này.
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon
Trịnh Công Sơn
Kể từ đó, ngày 8 tháng 3, có những đưa trẻ lạc loài gặp nhau và tụ lại, quây quần, thành một nhóm gọi là nhóm “ Những người bạn”. Trần gian có những ngày hạnh phúc và cả những ngày bất hạnh. Những đứa trẻ này đã có một tuổi thơ thăng trầm cùng vốn biết rằng đời không có gì quí bằng khi gió mùa đông tới, một bếp lửa riêng tư để cùng ngồi lại bên nhau sưởi ấm những bàn tay và nhân tiện, cũng sưởi ấm tâm hồn mình.
Cũng kể từ đó, bên bếp lửa nhen nhúm những trái tim chân thật, những đưa trẻ đã lớn lên cùng lòng tin yêu của quần chúng anh em bạn bè. Những người bạn chỉ là những đứa trẻ muốn kêu gọi lòng yêu thương vô bờ của những tâm - hồn - lục - địa – anh - em – trong cuộc đời này. Vì thế những người bạn đã cố gắng thu mình lại, mỗi người ở một góc đời riêng, để viết và vắt hết đời mình thổ lộ cùng cuộc đời những gì riêng chung nhất mà đời kia có thể trong phút chốc, hoặc trong dặm dài của đời riêng biết đâu sẽ chia sẻ được.
Cũng kể từ đó nhóm “ Những người bạn “đã là những người bạn thực sự với mọi người, đã là những kẻ hành giả lên đường và đi bằng những bước chân của mình, dù khổ ải hay không. Những bước chân đã và sẽ khắc ghi trên lối đi những nỗi niềm riêng với một ước mơ không bao giờ cạn là sẽ tìm được một thông điệp nhỏ nhoi để gửi đến cho bạn bè khắp nơi khắp chốn. Một hành giả và một thông điệp, đó là sứ mệnh khắc nghiệt mà kẻ không được cứu chuộc giữa đời này phải gánh chịu. Không một ai trong những người bạn than van về điều này vì sực nghĩ ra đó là một hàm ân, một quà tặng quí báu mà cuộc đời ban cho.
Kể từ đó, năm năm rồi, nhóm “ Những người bạn” không rời con đường được vẽ ra cho sứ mệnh hành giả và tiếng nói vui, buồn trong những ca khúc được viết ra đôi khi chỉ là một tiếng thở dài hoặc một lời tán tụng cuộc sống đáng yêu nhưng tựu chung nó vẫn là tấm lòng thuỷ chung của một nhóm những đứa trẻ có một tuổi đời ngang ngửa với dâu bể của đời.
Kể từ đó bắt đầu những ngày tháng thương yêu nhau mà sống, mà viết, mà hát những khúc đồng dao với cuộc đời quá hiếm hoi chỉ có ai may mắn mới gặp gỡ được. Kể từ đó không thấy gì quí hơn con người giữa trần gian này. Kể từ đó thấy ai cũng là bạn, không ai là kẻ thù. Kể từ đó nhóm “ Những người bạn” biết rằng sống là khó biết dường nào và cũng nhắc nhở nhau hằng phút hằng giây rằng cuộc sống ơi hãy để tất cả thời gian của cuộc đời này cho việc yêu nhau chứ đừng mơ màng một phút giận hờn nữa.
Kể từ đó nhóm “ Những người bạn” vẫn sống còn để trở thành mãi mãi nhóm Những người bạn của tất cả những người bạn có mặt ở trên đời này.
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon
Trịnh Công Sơn : Chợt tôi thấy thiên thu là một đường không bến bờ
Chợt tôi thấy thiên thu là một đường không bến bờ
--- Trịnh Công Sơn ---
Những con đường trăng tròn là những con đường trăng khuyết. Vẫn là những con đường cũ em đi qua và tôi đi qua. Thế rồi, có những lúc tôi đi qua những con đường mù mịt không trăng. Những tro tàn quá khứ bỗng dậy lên một cơn lốc cuốn tôi về với những con đường ma quái ảo ảnh chập chờn.
Cái chập chờn của một thân thể phiền não không biết mai nay mốt nọ ra sao, cứ thắc thỏm muốn gởi gắm vào cuộc đời một linh hồn phiêu lạc. Tôi phiêu lạc bao nhiêu năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bến là bờ. Cái tạm và cái thường hằng lắm khi là một. Thế mà cứ lại là khác nhau. Cái bờ mỏng manh khoảnh khắc ra đi. Cái bến nhiều khi bền bền ở lại. Bờ mở ra những bến. Có dâu bể cho bờ. Nên định mệnh bờ thường trói buộc thân phận bến.
Tôi là bờ em ra đi. Em là bến tôi ghé lại
Con đò ghé qua bờ này bờ nọ, nhưng sẽ đậu lại ở một bến kia.
Mùa xuân là bờ hay bến? than ôi, mùa xuân chỉ là bờ. Ai ai trong đời này cũng có lần ghé qua cái bến tạm mùa xuân. Cái bờ bến mùa xuân nhập nhằng những dặm trường lận đận. Thoắt nhiên bến xuân chỉ còn lại là bờ. Cái biến đi qua, rồi cái bờ ở lại. Cái bến hiu hắt của một thuở tưởng rằng thời hoàng kim bến sẽ mãi mãi không bao giờ là bờ. Thế rồi tuổi đời người người -đến đến – đi đi cứ mộng vờ, hoang tưởng hão huyền một thứ bờ bờ - bến bến, không biết nơi nào để neo lại một thân thể phiêu bồng.
Có thể bến cho em và bờ cho tôi. Tôi cứ mãi đi và em ở lại. Cái thân phận thuyền quyên ấy đừng làm đau xót đời. Cuối cùng, trong cõi mông lung mờ mờ ảo ảo, em vẫn chính là cái bến hư ảo một cách vẹn toàn mà tôi có lúc mỏi mệt sẽ tìm về nương tựa.
“ Ru đời đi nhé cho ta nương nhờ lúc thở than”…
Cái bờ ru lời hiu quạnh lau lách. Cái bến ru chập chờn một đốm lửa chiều…
Trong một giấc ngủ bồng bềnh không giờ giấc của mùa xuân, tôi thảng thối thấy bờ bến bỗng rã tan thành những cánh bèo mông lung vô định. Em tôi không bến và tôi không bờ. Em trôi đi và tôi cũng trôi đi. Em và tôi cũng là bến. Em và tôi cũng là bờ. Chúng ta tan biến vào nhau thành một khối bến bờ không còn chia lìa nữa. Trong em không còn trí nhớ về bến. Trong tôi cũng mất hết những ký ức về bờ. Bến ở đâu và bờ ở đâu?
--- Trịnh Công Sơn ---
Những con đường trăng tròn là những con đường trăng khuyết. Vẫn là những con đường cũ em đi qua và tôi đi qua. Thế rồi, có những lúc tôi đi qua những con đường mù mịt không trăng. Những tro tàn quá khứ bỗng dậy lên một cơn lốc cuốn tôi về với những con đường ma quái ảo ảnh chập chờn.
Cái chập chờn của một thân thể phiền não không biết mai nay mốt nọ ra sao, cứ thắc thỏm muốn gởi gắm vào cuộc đời một linh hồn phiêu lạc. Tôi phiêu lạc bao nhiêu năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bến là bờ. Cái tạm và cái thường hằng lắm khi là một. Thế mà cứ lại là khác nhau. Cái bờ mỏng manh khoảnh khắc ra đi. Cái bến nhiều khi bền bền ở lại. Bờ mở ra những bến. Có dâu bể cho bờ. Nên định mệnh bờ thường trói buộc thân phận bến.
Tôi là bờ em ra đi. Em là bến tôi ghé lại
Con đò ghé qua bờ này bờ nọ, nhưng sẽ đậu lại ở một bến kia.
Mùa xuân là bờ hay bến? than ôi, mùa xuân chỉ là bờ. Ai ai trong đời này cũng có lần ghé qua cái bến tạm mùa xuân. Cái bờ bến mùa xuân nhập nhằng những dặm trường lận đận. Thoắt nhiên bến xuân chỉ còn lại là bờ. Cái biến đi qua, rồi cái bờ ở lại. Cái bến hiu hắt của một thuở tưởng rằng thời hoàng kim bến sẽ mãi mãi không bao giờ là bờ. Thế rồi tuổi đời người người -đến đến – đi đi cứ mộng vờ, hoang tưởng hão huyền một thứ bờ bờ - bến bến, không biết nơi nào để neo lại một thân thể phiêu bồng.
Có thể bến cho em và bờ cho tôi. Tôi cứ mãi đi và em ở lại. Cái thân phận thuyền quyên ấy đừng làm đau xót đời. Cuối cùng, trong cõi mông lung mờ mờ ảo ảo, em vẫn chính là cái bến hư ảo một cách vẹn toàn mà tôi có lúc mỏi mệt sẽ tìm về nương tựa.
“ Ru đời đi nhé cho ta nương nhờ lúc thở than”…
Cái bờ ru lời hiu quạnh lau lách. Cái bến ru chập chờn một đốm lửa chiều…
Trong một giấc ngủ bồng bềnh không giờ giấc của mùa xuân, tôi thảng thối thấy bờ bến bỗng rã tan thành những cánh bèo mông lung vô định. Em tôi không bến và tôi không bờ. Em trôi đi và tôi cũng trôi đi. Em và tôi cũng là bến. Em và tôi cũng là bờ. Chúng ta tan biến vào nhau thành một khối bến bờ không còn chia lìa nữa. Trong em không còn trí nhớ về bến. Trong tôi cũng mất hết những ký ức về bờ. Bến ở đâu và bờ ở đâu?
6/4/09
THƠ BÙI CHÍ VINH
ĐÊM BIÊN GIỚI TÂY NAM, 30 NĂM TRƯỚC
Posted By Bùi Chí Vinh On 6 April 2009 @ 12:00 am In Sáng Tác, Thơ | No Comments
* Để nhớ lại cuộc chiến tranh đáng ghê tởm
với bọn Khơme Đỏ
và lũ cố vấn thiên triều Trung Quốc
Chưa lúc nào ta thương dân ca hơn
Cụng ly đế, sáu câu buồn chết được
Ngồi chồm hổm đủ nhớ nhau đứt ruột
Thiếu một trái sim bẻ nửa để khề khà
Em có đói lòng thì lưng bát nước uống tìm ta
Biên giới mùa này mây thường giang hồ lắm
Ta cười hà hà mà ta im lặng
Cho âm nhạc chui rách hết sương mù
Cho núi Bà Đen có điệu bộ gật gù
Cho ta co giãn trong cách nằm tư thế
Chiến tranh tởm, tiếng đàn thì oai vệ
Nên khói thuốc lào và khói súng nhận ra nhau
Gió thì vẫn bay nhưng lại thiếu cầu
A, như vậy làm sao em cởi áo?
Đồng đội ơi, làm sao em cởi áo?
Khi em hãi hùng trước mũi lê tắm máu
Chết lõa lồ đêm chẳng thể nào quên
Đêm Xa Mat bình minh màu đen
Ta sẽ làm một dấu phết cho xem
Ngừng đúng lúc giữa thần văn Nguyễn Trãi
Sẽ nuốt chửng những chấm-than-thời-đại
Khiếp nhược, cầu an, bán nước, đớn hèn
Đừng cho rằng ta say khướt hơi men
Ai lúy túy mà đòi nghe nghệ thuật
Cứ cười hà hà mà như đang khóc
Mà ghét đắng câu bất khứ cũ mèm
Mà cụng ly đế như một điều có thật
Mà thức tuyệt vời trước nòng súng nổi cơn điên
Ê, khoan rống bài “tẩu mã” bạn vong niên
Bởi vó ngựa để dành cho lũ quỷ
Cho bành trướng, âm mưu, và đố kỵ
Cho ảo tường xâm lăng tiền kiếp của thiên triều
Chỉ có trôi mây và chỉ có dạt bèo
Ta dành cho ta suốt một đời lận đận
Quê hương rất vệ sinh mà cứ còn vi khuẩn
Đất nước rất hào hùng mà cứ chịu bể dâu
Khí khái hề, có bịp được ai đâu
Dân ca ta vốn chẳng cần giải thích
Bạn hãy lấy hơi làm Trương Lương mà ngỗ nghịch
Mà các ngón tay bịn rịn ống tiêu dài
Cứ xuống thấp nữa đi giọng xề đặc sệt
Đổ muối thấm lòng ta tha thiết
Nhưng kẻ thù đừng hòng có điệp khúc Nam Ai
Bởi …
” Tưởng giếng sâu ta nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn, ta tiếc hoài sợi dây ”
BÙI CHÍ VINH
1979 - 2009
© 2008 damau.org
Posted By Bùi Chí Vinh On 6 April 2009 @ 12:00 am In Sáng Tác, Thơ | No Comments
* Để nhớ lại cuộc chiến tranh đáng ghê tởm
với bọn Khơme Đỏ
và lũ cố vấn thiên triều Trung Quốc
Chưa lúc nào ta thương dân ca hơn
Cụng ly đế, sáu câu buồn chết được
Ngồi chồm hổm đủ nhớ nhau đứt ruột
Thiếu một trái sim bẻ nửa để khề khà
Em có đói lòng thì lưng bát nước uống tìm ta
Biên giới mùa này mây thường giang hồ lắm
Ta cười hà hà mà ta im lặng
Cho âm nhạc chui rách hết sương mù
Cho núi Bà Đen có điệu bộ gật gù
Cho ta co giãn trong cách nằm tư thế
Chiến tranh tởm, tiếng đàn thì oai vệ
Nên khói thuốc lào và khói súng nhận ra nhau
Gió thì vẫn bay nhưng lại thiếu cầu
A, như vậy làm sao em cởi áo?
Đồng đội ơi, làm sao em cởi áo?
Khi em hãi hùng trước mũi lê tắm máu
Chết lõa lồ đêm chẳng thể nào quên
Đêm Xa Mat bình minh màu đen
Ta sẽ làm một dấu phết cho xem
Ngừng đúng lúc giữa thần văn Nguyễn Trãi
Sẽ nuốt chửng những chấm-than-thời-đại
Khiếp nhược, cầu an, bán nước, đớn hèn
Đừng cho rằng ta say khướt hơi men
Ai lúy túy mà đòi nghe nghệ thuật
Cứ cười hà hà mà như đang khóc
Mà ghét đắng câu bất khứ cũ mèm
Mà cụng ly đế như một điều có thật
Mà thức tuyệt vời trước nòng súng nổi cơn điên
Ê, khoan rống bài “tẩu mã” bạn vong niên
Bởi vó ngựa để dành cho lũ quỷ
Cho bành trướng, âm mưu, và đố kỵ
Cho ảo tường xâm lăng tiền kiếp của thiên triều
Chỉ có trôi mây và chỉ có dạt bèo
Ta dành cho ta suốt một đời lận đận
Quê hương rất vệ sinh mà cứ còn vi khuẩn
Đất nước rất hào hùng mà cứ chịu bể dâu
Khí khái hề, có bịp được ai đâu
Dân ca ta vốn chẳng cần giải thích
Bạn hãy lấy hơi làm Trương Lương mà ngỗ nghịch
Mà các ngón tay bịn rịn ống tiêu dài
Cứ xuống thấp nữa đi giọng xề đặc sệt
Đổ muối thấm lòng ta tha thiết
Nhưng kẻ thù đừng hòng có điệp khúc Nam Ai
Bởi …
” Tưởng giếng sâu ta nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn, ta tiếc hoài sợi dây ”
BÙI CHÍ VINH
1979 - 2009
© 2008 damau.org
Trịnh Công Sơn, anh đã đến trần gian để làm gì?
Trịnh Công Sơn, anh đã đến trần gian để làm gì?
05/04/2009 | 4:57 chiều |
Tác giả: Đào Hiếu
(Nhân đọc bài viết “TRỊNH CÔNG SƠN VÀ THAM VỌNG CHÍNH TRỊ” của Trịnh Cung đăng trên website damau.org ngày 01.4.2009)
Trịnh Cung là một họa sĩ nhưng anh viết văn thật hay, thật chuyên nghiệp. Bài viết đã cung cấp những tư liệu sinh động, ấn tượng mà có thể trước đây nhiều người chưa biết đến.
Tuy nhiên tôi hoàn toàn không ngạc nhiên sau khi đọc xong bài viết ấy. Bởi vì những kiểu văn nghệ sĩ như Trịnh Công Sơn ở Việt Nam thiếu gì.
Những nghệ sĩ giàu tình cảm, chống chiến tranh, có cảm tình với MTGPMN, đôi khi cũng muốn làm một chàng hiệp sĩ… Nhưng chiến tranh không phải vậy. Chiền tranh là hy sinh, đổ máu, là ngục tù. Chiến tranh còn là thủ đoạn, thanh toán nhau, phủ nhận nhau, loại trừ nhau… Trịnh Cung kể rằng ngày 30.4.75 có một ông nhạc sĩ đã “đuổi” Trịnh Công Sơn ra khỏi phòng thu Đài phát thanh Sài gòn là một ví dụ nhỏ nhưng khá điển hình.
Qua bài viết của Trịnh Cung tôi thấy không có gì quan trọng, không có gì để trách cứ, lên án Trịnh Công Sơn, trái lại càng thương anh. Cũng như bao nhiêu người giàu tình cảm khác, rất nhẹ dạ, cả tin, cộng với một chút háo danh, một chút “cơ hội”…gộp lại thành một cái bi kịch nho nhỏ.
TCS không có lỗi gì cả. Anh chỉ có một tấm lòng. Và anh tưởng bở. Tưởng rằng mình có tài, mình nổi tiếng thì sẽ được trọng dụng, có biết đâu rằng chế độ mới không cần “tài”, không cần “nổi tiếng” họ chỉ cần anh có phải đảng viên hay không. Nếu anh đã là đảng viên rồi, lại còn phải xét xem anh có ăn cánh không thì mới được tin dùng.
Đừng nói Trịnh Công Sơn chỉ là “quần chúng” cảm tình khơi khơi… ngay cả cộng sản thứ thiệt như Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Hộ, Hùynh Tấn Mẫm… cũng vẫn “tưởng bở” như thường. Và sự “tưởng bở” ấy đã dẫn họ đến những kết cục rất bẽ bàng.
Bi kịch của TCS là bi kịch tưởng bở. Tội cho anh, thương cho anh. Anh chẳng bao giờ là cộng sản. Anh không có trong tổ chức của Đảng, của Đoàn hay của cái quái gì cả. Anh chỉ là một nhạc sĩ tài năng và rất mong manh. Gán cho anh bốn chữ “tham vọng chính trị” tôi thấy vừa buồn cười vừa “ép người quá đáng”.
Chuyện TCS có ý định tham gia chính phủ Dương Văn Minh chỉ là chuyện tào lao (chính ông Lý Quý Chung cũng đã xác nhận điều đó). Ông Nguyễn Trần Thiết, một nhà văn miền Bắc, trong suốt tác phẩm dày hơn 1000 trang viết về Dương Văn Minh (do tôi biên tập) cũng không hề có dòng nào nói đến chuyện TCS có ý định tham gia chính phủ Dương Văn Minh.
Sau ngày 30.4.75 rõ ràng là có một cái “mốt việt cộng nằm vùng”: nữ nghệ sĩ Kim Cương cũng đại tá việt cộng, Thanh Nga cũng vi-xi, trung tướng Nguyễn Hữu Có cũng tình báo cộng sản, rồi bây giờ đến lượt Trịnh Công Sơn. Bài viết của Trịnh Cung đã góp phần tạo ra một ảo tưởng “nhà nhà làm tình báo, người người làm tình báo.” Thực ra không phải như vậy. Thực ra cộng sản thì ít mà ham vui thì nhiều. Chàng nhạc sĩ họ Trịnh của chúng ta cũng thuộc “típ” ham vui đó.
Còn việc sau này (trong “thập niên 90”) TCS hỏi ý kiến Trịnh Cung xem có nên vào Đảng hay không cũng chỉ là chuyện trẻ con. Chắc chắn có vài người trong Hội Nhạc sĩ đã gạ anh, dụ anh vào Đảng để Đảng được dựa hơi danh tiếng anh, và để Đảng khoe với dư luận thế giới rằng “chúng tôi rất thoáng, biết tôn trọng nhân tài”. Thế thôi, nào phải TCS muốn vào Đảng.
Chúng ta đừng làm cho sự việc trở nên nặng nề, vì thực chất trường hợp TCS rất dễ hiểu, rất nhẹ nhàng. Còn việc TCS sáng tác bài “Cho một người nằm xuống” cho Lưu Kim Cương chẳng qua là vì ông ta đã tạo điều kiện cho Sơn khỏi phải tham dự vào một cuộc chiến tương tàn nhảm nhí.
Đừng nghĩ rằng TCS là một con người chính trị, hãy hiểu rằng Thượng đế đã mời Trịnh Công Sơn xuống trần gian để làm nhạc sĩ. Vì thế không việc gì anh phải “khí tiết cách mạng”, phải kiên định lập trường vì một phe phái nào. Anh chỉ cần yêu người, yêu đời, thậm chí anh chỉ cần “mê gái” và sáng tác cho chúng ta những ca khúc về những tình yêu ấy cũng đã là điều vĩ đại rồi.
Hiểu Trịnh Công Sơn như thế thì ta sẽ đón nhận bài viết của Trịnh Cung một cách nhẹ nhàng.
Một nhạc sĩ có thể viết được một câu tuyệt vời như: “Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn” thì chuyện vào Đảng, chuyện chính trị chính em cũng chỉ là miếng giẻ rách mà người nhạc sĩ tài hoa tình cờ gặp phải trên đường “tìm lại bên sông những dấu hài.”
ĐÀO HIẾU
© talawas 2009
05/04/2009 | 4:57 chiều |
Tác giả: Đào Hiếu
(Nhân đọc bài viết “TRỊNH CÔNG SƠN VÀ THAM VỌNG CHÍNH TRỊ” của Trịnh Cung đăng trên website damau.org ngày 01.4.2009)
Trịnh Cung là một họa sĩ nhưng anh viết văn thật hay, thật chuyên nghiệp. Bài viết đã cung cấp những tư liệu sinh động, ấn tượng mà có thể trước đây nhiều người chưa biết đến.
Tuy nhiên tôi hoàn toàn không ngạc nhiên sau khi đọc xong bài viết ấy. Bởi vì những kiểu văn nghệ sĩ như Trịnh Công Sơn ở Việt Nam thiếu gì.
Những nghệ sĩ giàu tình cảm, chống chiến tranh, có cảm tình với MTGPMN, đôi khi cũng muốn làm một chàng hiệp sĩ… Nhưng chiến tranh không phải vậy. Chiền tranh là hy sinh, đổ máu, là ngục tù. Chiến tranh còn là thủ đoạn, thanh toán nhau, phủ nhận nhau, loại trừ nhau… Trịnh Cung kể rằng ngày 30.4.75 có một ông nhạc sĩ đã “đuổi” Trịnh Công Sơn ra khỏi phòng thu Đài phát thanh Sài gòn là một ví dụ nhỏ nhưng khá điển hình.
Qua bài viết của Trịnh Cung tôi thấy không có gì quan trọng, không có gì để trách cứ, lên án Trịnh Công Sơn, trái lại càng thương anh. Cũng như bao nhiêu người giàu tình cảm khác, rất nhẹ dạ, cả tin, cộng với một chút háo danh, một chút “cơ hội”…gộp lại thành một cái bi kịch nho nhỏ.
TCS không có lỗi gì cả. Anh chỉ có một tấm lòng. Và anh tưởng bở. Tưởng rằng mình có tài, mình nổi tiếng thì sẽ được trọng dụng, có biết đâu rằng chế độ mới không cần “tài”, không cần “nổi tiếng” họ chỉ cần anh có phải đảng viên hay không. Nếu anh đã là đảng viên rồi, lại còn phải xét xem anh có ăn cánh không thì mới được tin dùng.
Đừng nói Trịnh Công Sơn chỉ là “quần chúng” cảm tình khơi khơi… ngay cả cộng sản thứ thiệt như Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Hộ, Hùynh Tấn Mẫm… cũng vẫn “tưởng bở” như thường. Và sự “tưởng bở” ấy đã dẫn họ đến những kết cục rất bẽ bàng.
Bi kịch của TCS là bi kịch tưởng bở. Tội cho anh, thương cho anh. Anh chẳng bao giờ là cộng sản. Anh không có trong tổ chức của Đảng, của Đoàn hay của cái quái gì cả. Anh chỉ là một nhạc sĩ tài năng và rất mong manh. Gán cho anh bốn chữ “tham vọng chính trị” tôi thấy vừa buồn cười vừa “ép người quá đáng”.
Chuyện TCS có ý định tham gia chính phủ Dương Văn Minh chỉ là chuyện tào lao (chính ông Lý Quý Chung cũng đã xác nhận điều đó). Ông Nguyễn Trần Thiết, một nhà văn miền Bắc, trong suốt tác phẩm dày hơn 1000 trang viết về Dương Văn Minh (do tôi biên tập) cũng không hề có dòng nào nói đến chuyện TCS có ý định tham gia chính phủ Dương Văn Minh.
Sau ngày 30.4.75 rõ ràng là có một cái “mốt việt cộng nằm vùng”: nữ nghệ sĩ Kim Cương cũng đại tá việt cộng, Thanh Nga cũng vi-xi, trung tướng Nguyễn Hữu Có cũng tình báo cộng sản, rồi bây giờ đến lượt Trịnh Công Sơn. Bài viết của Trịnh Cung đã góp phần tạo ra một ảo tưởng “nhà nhà làm tình báo, người người làm tình báo.” Thực ra không phải như vậy. Thực ra cộng sản thì ít mà ham vui thì nhiều. Chàng nhạc sĩ họ Trịnh của chúng ta cũng thuộc “típ” ham vui đó.
Còn việc sau này (trong “thập niên 90”) TCS hỏi ý kiến Trịnh Cung xem có nên vào Đảng hay không cũng chỉ là chuyện trẻ con. Chắc chắn có vài người trong Hội Nhạc sĩ đã gạ anh, dụ anh vào Đảng để Đảng được dựa hơi danh tiếng anh, và để Đảng khoe với dư luận thế giới rằng “chúng tôi rất thoáng, biết tôn trọng nhân tài”. Thế thôi, nào phải TCS muốn vào Đảng.
Chúng ta đừng làm cho sự việc trở nên nặng nề, vì thực chất trường hợp TCS rất dễ hiểu, rất nhẹ nhàng. Còn việc TCS sáng tác bài “Cho một người nằm xuống” cho Lưu Kim Cương chẳng qua là vì ông ta đã tạo điều kiện cho Sơn khỏi phải tham dự vào một cuộc chiến tương tàn nhảm nhí.
Đừng nghĩ rằng TCS là một con người chính trị, hãy hiểu rằng Thượng đế đã mời Trịnh Công Sơn xuống trần gian để làm nhạc sĩ. Vì thế không việc gì anh phải “khí tiết cách mạng”, phải kiên định lập trường vì một phe phái nào. Anh chỉ cần yêu người, yêu đời, thậm chí anh chỉ cần “mê gái” và sáng tác cho chúng ta những ca khúc về những tình yêu ấy cũng đã là điều vĩ đại rồi.
Hiểu Trịnh Công Sơn như thế thì ta sẽ đón nhận bài viết của Trịnh Cung một cách nhẹ nhàng.
Một nhạc sĩ có thể viết được một câu tuyệt vời như: “Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn” thì chuyện vào Đảng, chuyện chính trị chính em cũng chỉ là miếng giẻ rách mà người nhạc sĩ tài hoa tình cờ gặp phải trên đường “tìm lại bên sông những dấu hài.”
ĐÀO HIẾU
© talawas 2009
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)