Ronald Inglehart và Christian Welzel: Con đường từ phát triển kinh tế đến chế độ dân chủ — những quan niệm về hiện đại hóa (II)
Ronald Ingleheart và Christian Welzel
Foreign Affairs, tháng Ba/ tháng Tư, 2009
Trần Ngọc Cư dịch
Phát triển và dân chủ
50 năm trước, nhà xã hội học Seymour Martin Lipset đã chứng minh rằng những nước giàu có khả năng hơn các nước nghèo rất nhiều để trở thành những quốc gia dân chủ. Mặc dầu lí luận này bị phản biện qua nhiều năm, nhưng nó vẫn đứng vững qua nhiều thử nghiệm. Chiều nhân quả của tương quan này cũng từng bị nghi vấn: Phải chăng các nước giàu dễ trở thành dân chủ bởi vì chế độ dân chủ làm cho nước giàu dân mạnh hay chính sự phát triển kinh tế dẫn đến chế độ dân chủ? Ngày nay, người ta nhận thấy hướng nhân quả có vẻ như chạy từ phát triển kinh tế đến dân chủ hóa. Trong giai đoạn đầu của lịch sử công nghiệp hóa, các nước độc tài cũng có khả năng đạt được tốc độ phát triển cao giống hệt các nước dân chủ. Nhưng khi đã vượt quá một mức phát triển kinh tế nhất định, chế độ dân chủ càng dễ xuất hiện hơn và tồn tại vững bền hơn. Như vậy, trong số hàng chục quốc gia được dân chủ hóa khoảng năm 1990, người ta nhận thấy hầu hết là những nước có mức thu nhập trung lưu (middle-income countries): hầu như tất cả các nước có lợi tức cao vốn đã là các nước dân chủ, và rất ít nước có lợi tức thấp thực hiện được bước quá độ sang chế độ dân chủ. Hơn nữa, trong số các quốc gia được dân chủ hóa giữa những năm 1970 và 1990, chế độ dân chủ chỉ tồn tại bền vững ở quốc gia nào thực hiện bước quá độ vào lúc đạt được mức độ phát triển kinh tế của Argentina ngày nay hay cao hơn; trong những quốc gia thực hiện bước quá độ vào lúc còn ở dưới ngưỡng kinh tế này, chế độ dân chủ chỉ có một tuổi thọ trung bình là 8 năm.
Tương quan chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và chế độ dân chủ phản ánh sự kiện là phát triển kinh tế sẽ dẫn đến chế độ dân chủ. Câu hỏi, chính xác vì sao phát triển kinh tế sẽ dẫn đến chế độ dân chủ, đã được các nhà nghiên cứu tranh cãi sôi nổi từ lâu, nhưng câu trả lời thì mới bắt đầu xuất hiện. Đại khái là, không một lực tác động riêng lẻ nào có thể làm cho các định chế dân chủ tự động xuất hiện vào thời điểm một quốc gia đạt được một mức GDP nhất định. Nói đúng ra, chỉ khi nào sự phát triển kinh tế thay đổi được lối hành xử của công dân, nó mới mang lại được những thay đổi xã hội và chính trị. Do đó, phát triển kinh tế sẽ dẫn đến dân chủ nếu, một là, nó tạo được một giai cấp trung lưu to lớn, có trình độ học thức và có tiếng nói, gồm những con người quen suy nghĩ bằng chính đầu óc của mình và, hai là, nếu nó chuyển hóa được hệ thống giá trị và động lực của người dân.
Ngày nay, thật là dễ dàng hơn bao giờ cả để nắm bắt được những thay đổi then chốt trong một số quốc gia là gì và những thay đổi đó đã diễn tiến sâu rộng ra sao. Việc phân tích dựa trên nhiều biến số (multivariate analysis) những dữ liệu lấy từ các cuộc nghiên cứu về các hệ giá trị cho phép người ta rút tỉa được sự tương tác giữa những chuyển biến kinh tế, xã hội và văn hóa, mà kết quả cho phép chúng ta kết luận là phát triển kinh tế sẽ đưa đến dân chủ nếu nó có thể mang lại những đổi mới cơ cấu nhất định (đặc biệt là sự trỗi dậy của khu vực tri thức) và những đổi mới văn hóa nhất định (đặc biệt là sự trỗi dậy của những giá trị lập ngôn). Chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, việc thay đổi định chế, các nghị quyết của giới thống trị, và các thủ lĩnh riêng biệt cũng có thể ảnh hưởng lên những gì xảy ra, nhưng thay đổi cơ cấu và văn hóa mới thực là những yếu tố chính để thể chế dân chủ xuất hiện và tồn tại lâu dài.
Hiện đại hóa mang lại trình độ giáo dục ngày một cao, đưa lực lượng lao động vào các ngành nghề đòi hỏi sự suy nghĩ độc lập và làm cho người công dân có khả năng diễn đạt hơn cũng như được trang bị tốt hơn để tham gia chính trị. Khi xã hội tri thức xuất hiện, dân chúng bắt đầu có thói quen sử dụng sáng kiến và óc phán đoán của mình vào công việc, đồng thời gia tăng khả năng chất vấn giới cầm quyền cứng rắn và gia trưởng.
Hiện đại hóa cũng làm cho người công dân cảm thấy an toàn hơn về kinh tế. Khi một bộ phận lớn dân chúng không còn bận tâm với cuộc mưu sinh, các giá trị lập ngôn (self-expression values) ngày càng trở nên phổ biến. Khát vọng độc lập và tự do là những nguyện vọng phổ quát. Những khát vọng này có thể chịu nhường bước trước đòi hỏi áo cơm và trật tự xã hội khi sự sống còn trở nên bấp bênh, nhưng chúng giành lại ưu tiên cao khi cuộc sống trở nên an toàn hơn. Động lực cơ bản cho dân chủ — khát vọng của con người về quyền tự do lựa chọn — bắt đầu đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn. Người dân bắt đầu coi trọng quyền tự do lựa chọn trong lãnh vực chính trị và bắt đầu đòi hỏi những quyền tự do dân sự và chính trị cũng như các định chế dân chủ.
Dân chủ hữu hiệu
Suốt trong thời kì bùng nổ dân chủ diễn ra từ năm 1985 đến năm 1995, thể chế dân chủ dựa vào lá phiếu (electoral democracy) lan nhanh khắp thế giới. Những sắp xếp chiến lược của giới lãnh đạo chóp bu đã đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình này, một tiến trình được thúc đẩy bởi một môi trường chính trị quốc tế rất thuận lợi, trong đó việc chấm dứt Chiến tranh lạnh đã mở đường cho việc dân chủ hóa. Thoạt đầu, người ta có khuynh hướng coi bất cứ chế độ chính trị nào chịu tổ chức tuyển cử tự do và công bằng là một chế độ dân chủ. Nhưng nhiều chế độ dân chủ mới mẻ này đã phải đối đầu với nạn tham nhũng tràn lan và không áp dụng được nguyên tắc pháp trị (the rule of law), một nguyên tắc giúp chế độ dân chủ hoạt động hữu hiệu. Hiện nay, ngày càng đông đảo các nhà quan sát chính trị vạch ra tính bất cập của “chế độ dân chủ tuyển cử”, “dân chủ hỗn hợp”, “dân chủ chuyên chính”, và các dạng thức dân chủ giả tạo khác, trong đó nguyện vọng của quần chúng luôn bị giới chóp bu phớt lờ và trong đó quần chúng chắc chắn không thể ảnh hưởng lên những quyết định của chính phủ. Do đó, điều quan trọng là ta phải biết phân biệt các nền dân chủ hữu hiệu và dân chủ vô hiệu.
Yếu tính của chế độ dân chủ là chế độ này trao quyền (empower) cho người dân bình thường. Liệu một chế độ dân chủ có hoạt động hữu hiệu hay không, điều này không những chỉ dựa vào mức độ những quyền dân sự và chính trị hiện hữu trên giấy tờ mà lại còn dựa vào mức độ các viên chức chính quyền tôn trọng những quyền này như thế nào. Thành tố thứ nhất — sự hiện hữu của các quyền công dân trên giấy tờ — được đo lường bằng bảng xếp hạng hằng năm của Freedom House: nếu một quốc gia tổ chức tuyển cử tự do, Freedom House sẽ đánh giá quốc gia đó là “tự do”, đồng thời cho nó đứng đầu hay gần đầu thang điểm. Trong cách này, những chế độ dân chủ mới mẻ của đông Âu cũng nhận được điểm cao như các chế độ dân chủ lâu đời của tây Âu, mặc dù những bản phân tích chi tiết và sâu sát cho thấy rằng nạn tham nhũng tràn lan đang làm cho những chế độ dân chủ mới mẻ này kém hiệu quả rất xa trong việc đáp ứng tự do lựa chọn của người dân. May thay, Ngân hàng Thế giới có đặt ra thang điểm về thành tích quản lí quốc gia (governance scores) để đo mức độ hữu hiệu của các định chế dân chủ trong một quốc gia. Nhờ đó, một chỉ số hiệu năng của một chế độ dân chủ có thể được tính bằng cách nhân hai điểm số này: chế độ dân chủ hình thức, do Freedom House thẩm định, và tính lương thiện của giới cầm quyền và các định chế, do Ngân hàng Thế giới đo lường.
Dân chủ hữu hiệu (effective democracy) là một tiêu chuẩn đòi hỏi nhiều điều kiện hơn dân chủ tuyển cử. Người ta có thể thiết lập một chế độ dân chủ tuyển cử (electoral democracy) hầu như ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng chắc chắn nó sẽ không tồn tại lâu dài nếu nó không chuyển giao được quyền lực từ tay một thiểu số chóp bu (the elites) sang tay người dân. Dân chủ hữu hiệu có khả năng trở thành hiện thực nhất nếu nó đi song hành với một cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, cơ sở này bao gồm không những nguồn lực kinh tế mà còn những lề thói tham gia xã hội và quyền tự quản lí của người dân. Do đó, một chế độ dân chủ hữu hiệu tùy thuộc vào mức độ người dân biết trân quí giá trị lập ngôn của mình [tức đòi hỏi tham gia làm những quyết định vì công ích]. Thật vậy, mối tương quan giữa hệ thống giá trị của một xã hội và bản chất các định chế chính trị trong nước là cực kì khắn khít.
Tất cả các chế độ dân chủ ổn định đều tôn trọng giá trị lập ngôn của người công dân. Hầu hết các nước Châu Mĩ La Tinh vẫn chưa triển khai hết tiềm lực dân chủ (underachievers), vì mức độ hữu hiệu của chế độ dân chủ trong khu vực chưa ngang tầm với triển vọng mà các hệ giá trị của quần chúng vùng này có thể cho phép. Điều này có nghĩa là những xã hội này có thể đã vươn lên những mức độ dân chủ cao hơn nếu quyền pháp trị (the rule of law) được củng cố. Iran cũng nằm dưới mức mong đợi — chế độ thần quyền ở đây cho phép một mức dân chủ quá thấp so với nguyện vọng to lớn của người dân. Đối với những người chỉ quan tâm về sinh hoạt chính trị của thiểu số đặc quyền, điều làm cho họ ngạc nhiên sẽ là dân chúng Iran tỏ ra khá mặn mà với chế độ dân chủ. Trái lại, Cyprus, Estonia, Hungary, Poland, Lavia, và Lithuania lại cố gắng vượt quá mức mong đợi (overachievers), phô trương một mức độ dân chủ cao hơn cái triển vọng mà các hệ giá trị của những xã hội này có thể cho phép — điều này phản ánh động lực thúc đẩy dân chủ hóa tại các nước này là nhắm vào vai trò thành viên của Liên minh châu Âu.
Nhưng có phải những giá trị lập ngôn (self-expression values) sẽ dẫn đến dân chủ, hay chính chế độ dân chủ sẽ khiến những giá trị lập ngôn xuất hiện? Bằng chứng đã cho thấy rằng chính những giá trị này sẽ dẫn đến dân chủ. (Để có đầy đủ bằng chứng biện hộ cho luận cứ này, xin mời đọc Modernization, Cultural Change, and Democracy của chúng tôi). Những định chế dân chủ không nhất thiết phải sẵn sàng đâu vào đó trước khi những giá trị lập ngôn xuất hiện. Những chứng liệu dựa vào trục thời gian từ các cuộc nghiên cứu các hệ giá trị cho thấy rằng trong những năm ngay trước đợt sóng dân chủ hóa của cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, những giá trị lập ngôn (self-expression values) vốn đã xuất hiện qua một tiến trình thay đổi giá trị giữa các thế hệ (an intergenerational change in values) – không những diễn ra trong các nước dân chủ phương Tây mà còn cả trong những xã hội chuyên chính. Khoảng trước năm 1990, dân chúng của Đông Đức và Tiệp Khắc, những khối dân từng sống dưới hai chế độ độc tài nhất thế giới – đã triển khai ở mức độ cao những giá trị lập ngôn (self-expression values). Yếu tố quyết định không phải là hệ thống chính trị nhưng chính là sự thể những nước này nằm trong số những nước tiên tiến nhất về mặt kinh tế trong thế giới cộng sản, với trình độ dân trí cao và hệ thống an sinh xã hội khá tiến bộ. Nhờ thế, khi lãnh tụ Xô-viết Mikhail Gorbachev tuyên bố từ bỏ lí thuyết Brezhnev, chấm dứt đe dọa can thiệp bằng quân đội Xô-viết, nhân dân hai nước này nhanh chóng tiến tới chế độ dân chủ.
Trong những thập niên vừa qua, những giá trị lập ngôn (self-expression values) đã và đang bành trướng mạnh mẽ hơn, thúc đẩy người dân ngày càng trực tiếp tham gia vào sinh hoạt chính trị. (Thật vậy, lịch sử đã chứng kiến những khối lượng dân chúng chưa từng thấy đã tham gia các cuộc biểu tình, đóng góp cho việc tạo ra làn sóng dân chủ hóa gần đây nhất.) Nhưng liệu điều này có nghĩa là các hệ thống độc tài nhất định sẽ sụp đổ không? Thưa không. Chính sự quan trọng ngày một gia tăng của các giá trị lập ngôn (self-expression values) sẽ bào mòn tính chính đáng của các chế độ độc tài, nhưng bao lâu các giới thống trị độc tài kiên quyết kiểm soát quân đội và mật vụ, họ vẫn có thể đàn áp các lực lượng dân chủ. Tuy vậy, ngay cả những chế độ hà khắc cũng phải nhận thấy rằng họ phải trả giá đắt khi cố tình chận đứng các khuynh hướng dân chủ, vì làm như thế có nghĩa là ngăn cản sự xuất hiện của các khu vực kinh tế tri thức có hiệu năng cao.
Chiến lược hiện đại
Nhận thức mới mẻ này về hiện đại hóa có ý nghĩa rộng lớn cho quan hệ bang giao giữa các nước. Chẳng hạn, nó giúp giải thích lí do vì sao các chế độ dân chủ tiên tiến không gây chiến tranh với nhau. Những nghiên cứu gần đây cung cấp các bằng chứng nghiệm sinh hùng hồn để chứng minh luận cứ rằng các nước dân chủ sẽ không đánh nhau, một luận cứ có từ thời Adam Smith và Immanuel Kant. Từ khi xuất hiện vào đầu thế kỉ 19, các nước dân chủ tự do đã lao vào một số chiến tranh, nhưng hầu như chưa bao giờ họ đánh nhau. Phiên bản mới của lí thuyết hiện đại hóa cho thấy rằng hiện tượng hòa bình dân chủ sở dĩ có được phần lớn là do những thay đổi văn hóa gắn liền với tiến trình hiện đại hóa hơn là chỉ nhờ vào bản thân chế độ dân chủ.
Vào những giai đoạn đầu của lịch sử nhân loại, các quốc gia dân chủ đánh nhau thường xuyên. Nhưng những tiêu chuẩn thịnh hành của chế độ dân chủ dần dần triển khai qua thời gian, như được minh họa bằng việc bãi bỏ chế độ nô lệ, việc từng bước nới rộng quyền bầu cử, và phong trào tiến tới quyền bình đẳng giới trong hầu hết mọi xã hội hiện đại. Một biến chuyển văn hóa khác đã xảy ra trong các xã hội hiện đại — thường là các xã hội dân chủ — đó là, người dân dần dần trở nên dị ứng với chiến tranh, sẵn sàng bày tỏ thái độ này, đồng thời cố gắng ảnh hưởng lên chính sách quốc gia. Chứng liệu của Tổ chức Thăm dò Giá trị Thế giới cho thấy rằng dân chúng của các nước có lợi tức cao ít có thái độ bài ngoại hơn dân chúng của các nước nghèo. Dân của các nước giàu cũng không mấy thiết tha cầm súng bảo vệ quyền lợi quốc gia bằng dân của các nước có lợi tức thấp. Ngoài ra, các nước dân chủ có kinh tế phát triển ứng xử với nhau hòa hoãn hơn các nước dân chủ nghèo đối đãi nhau rất nhiều; và các nước dân chủ có kinh tế phát triển lại càng khó lâm vào cảnh nội chiến hơn các nước dân chủ nghèo.
Lí thuyết hiện đại hóa vừa có ý nghĩa cảnh giác vừa có ý nghĩa khích lệ chính sách đối ngoại của Hoa Kì. Hẵn nhiên, Iraq là một bài học mang tính cảnh giác. Trái với quan niệm đầy quyến rũ, rằng chế độ dân chủ có thể được thiết lập dễ dàng hầu như bất cứ nơi nào trên thế giới, lí thuyết hiện đại hóa cho rằng chế độ dân chủ có khả năng thành công vượt bực trong một số điều kiện nhất định và không mấy thành công trong những điều kiện khác. Một số yếu tố khách quan không cho phép chúng ta kì vọng rằng chế độ dân chủ có thể được thiết lập dễ dàng tại Iraq, trong đó có tình trạng phân hóa chủng tộc sâu sắc, một sự phân hóa vốn đã bị chế độ Saddam Hussein làm cho trầm trọng. Và sau khi Saddam bị lật đổ, việc để cho an ninh cơ sở trở nên tồi tệ là một sai lầm đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ khi nào dân chúng cảm thấy an toàn, khi đó mới có sự tin cẩn và bao dung đối với nhau. Chế độ dân chủ không thể trụ được trong một xã hội bị phân xé vì
thái độ nghi kị và bất dung của người dân. Iraq đang biểu hiện óc bài ngoại ở mức độ cao nhất trong số các xã hội cho phép thu thập dữ liệu. Biểu hiện rõ nét về óc bài ngoại là mức độ người dân bản xứ cho biết họ không thích có láng giềng là người nước ngoài. Tại 80 quốc gia được khảo sát, tỉ số bách phân số người nói ra điều này là 15 phần trăm. Trong cộng đồng người Kurd tại Iraq, có đến 51 phần trăm số người được thăm dò cho biết rằng họ không thích có láng giềng là người nước ngoài. Trong số người Iraq Á-rập có đến 90 phần trăm số người được thăm dò nói rằng họ không thích có láng giềng là người nước ngoài. Phù hợp với những điều kiện văn hóa này, Iraq (cùng với Pakistan và Zimbabwe) biểu hiện ở mức rất thấp các giá trị lập ngôn (self-expression values) và hiệu năng của chế độ dân chủ.
Lí thuyết hiện đại hoá cũng có ý nghĩa tích cực đối với chính sách ngoại giao của Hoa Kì. Được biện minh bằng một khối lượng chứng liệu đồ sộ, lí thuyết này đưa đến kết luận rằng phát triển kinh tế là động lực cơ bản cho việc chuyển hóa dân chủ — điều này có nghĩa là Washington phải làm những gì trong khả năng mình để khuyến khích phát triển kinh tế. Chẳng hạn, nếu Washington muốn mang lại những chuyển biến dân chủ cho Cuba, việc cô lập quốc gia này là phản tác dụng. Hoa Kì phải tháo gỡ chính sách cấm vận, thúc đẩy phát triển kinh tế, khuyến khích tinh thần dấn thân và các quan hệ khác của xã hội Cuba với thế giới bên ngoài. Dù không có gì đảm bảo, nhưng nhiều bằng chứng thực tế cho thấy rằng nếu người dân cảm thấy an toàn và nếu giá trị lập ngôn (self-expression values) ngày một trở nên quan trọng trong xã hội Cuba, sự thể này sẽ làm lung lay chế độ độc tài tại đó.
Một cách tương tự, mặc dù nhiều nhà quan sát lấy làm báo động vì sự vươn dậy của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng mức tăng trưởng của nước này mang ý nghiã tích cực về lâu về dài. Dưới bề mặt của một cơ cấu chính trị có vẻ nguyên khối của Trung Quốc, hạ tầng cơ sở xã hội của tiến trình dân chủ hóa đã bắt đầu xuất hiện và đã tiến bộ xa hơn mức dự kiến của hầu hết các nhà quan sát thời sự. Trung Quốc đang tiến tới trình độ, theo đó người dân bắt đầu coi trọng những giá trị lập ngôn (self-expression values), tức là ở trình độ mà Chí Lợi, Ba Lan, Nam Hàn và Đài Loan thực hiện giai đoạn quá độ tiến lên chế độ dân chủ. Và, mặc dù điều này có thể gây ngạc nhiên cho các quan sát viên chỉ biết quan tâm đến sinh hoạt chính trị của thiểu số đặc quyền, nhưng chính Iran cũng đã tiến gần đến ngưỡng chuyển hóa này. Bao lâu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc và giới lãnh đạo thần quyền Iran vẫn còn nắm trong tay các lực lượng quân đội và an ninh, các định chế dân chủ sẽ chưa có thể xuất hiện được ở cấp độ chính quyền trung ương. Nhưng những sức ép đòi hỏi dân chủ hóa từ phía dân chúng đang bắt đầu xuất hiện, và việc đàn áp những nguyện vọng này sẽ gây ra tổn thất ngày một lớn, đưa đến sự sa sút hiệu năng kinh tế và sa sút tinh thần làm việc của người dân. Nói chung, sự phồn vinh ngày một gia tăng tại Trung Quốc và Iran phù hợp với lợi ích quốc gia của Hoa Kì.
Nói rộng ra, lí thuyết hiện đại hóa có hàm ý Hoa Kì phải hoan nghênh và cổ vũ sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Mặc dù phát triển kinh tế đòi hỏi nhiều thích nghi khó khăn, nhưng hậu quả lâu dài của nó sẽ khuyến khích sự xuất hiện những xã hội bao dung hơn, ít bài ngoại hơn, và nhiên hậu dân chủ hơn.
talawas 2009
10/4/09
Việt, Trung, Ấn: Những chuyến trở về
Việt, Trung, Ấn: Những chuyến trở về
10/04/2009 | 4:37 sáng |
Tác giả: Trần Hà Tiệp
Sống ở Mỹ, ai cũng có nhiều người bạn tứ xứ. Trong gần 20 năm đi làm của mình, tôi có rất nhiều người bạn Trung Hoa và Ấn Độ. Rồi từ từ theo dòng đời những người bạn ấy đi nơi khác, có người chuyển hãng, chuyển tiểu bang khác, có người trở về cố hương của họ. Từ năm 1995, rất nhiều người bạn Trung Hoa đã về lại Hoa Lục. Sau Thiên An Môn, sinh viên Trung Hoa du học ở Mỹ có rất nhiều hoạt động cho dân chủ, và phần lớn họ chọn ở lại Mỹ, những người bạn tôi ở trong số đó. Nhìn những bức ảnh cũ chụp lúc biểu tình trước Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở New York, ai cũng trẻ, ai cũng có nụ cười, và những ngón tay làm hình chữ V, nhiệt huyết hằn lên trên khuôn mặt. 20 năm sau, một số lớn trong họ thành công ở Trung Hoa, không biết có còn nhớ những đêm không ngủ thắp nến ở New York cho những nạn nhân của Thiên An Môn?
Những năm gần đây, những người bạn Ấn Độ lần lượt trở về Ấn. Giáng sinh năm trước vợ chồng chúng tôi đi dự tiệc tiễn một đồng nghiệp như thế. Tôi hỏi anh ta, ở Ấn, tham nhũng tràn lan, sao bạn lại đem cả gia đình về? Anh cười không nói gì, hẹn gặp tôi ở Ấn Độ.
Nhờ những người bạn Trung Hoa trở về, những chuyến công tác của tôi ở đó đỡ buồn tẻ. Họ dẫn tôi đi khắp nơi, cho tôi biết một Trung Hoa lộng lẫy cũng như một Trung Hoa bần cùng, một đám đông hơn tỷ người hầm hập sức sống. Trên một con lộ ở Quảng Đông giờ cao điểm, tôi thấy ớn lạnh trong người, hiểu vì sao mạng người ở Trung Hoa lúc nào cũng rẻ trong mọi triều đại, và làm sao một dân tộc như Việt Nam có thể chống chế một đám đông cuồng nhiệt đang đi tìm tài nguyên và không gian sinh tồn cho chính họ.
Sau Trung Hoa, giờ đến lượt Ấn Độ đang đuợc chú ý, Slumdog Millionaire vừa được 8 giải Oscar. Những chuyến đi đến Ấn Độ đối với tôi, ngoài công việc còn có gì hơn là trả lời cho câu hỏi vì sao các bạn tôi trở về một cách nhẹ nhàng như thế. Tiền bạc là một yếu tố, nhưng đối với tôi phải có cái gì hơn thế nữa. Những thành phố Ấn, ngoại trừ một vài con đường hào nhoáng, còn lại là dơ kinh hoàng, ồn ào không thể tả. Ô nhiễm thì khỏi nói. Sống trong một không gian như thế, khó mà thích ứng khi chúng ta đã quen với những ngoại ô yên tĩnh ở nước Mỹ.
Cái mà tôi chiêm nghiệm được là những người bạn của tôi ở Trung Hoa hay Ấn Độ có thể hội nhập lại vào xã hội gốc của họ một cách không khó khăn. Những năm 80, Trung Hoa mở cửa cho những sinh viên ưu tú nhất của họ ra đi, hễ ở đâu có học bổng là họ đến. Giới trung lưu ở Ấn cũng tìm cách cho con cái của họ qua Mỹ. Thiên An Môn là một sự kiện đúng lúc để cho những những sinh viên Hoa Lục hợp thức hóa quá trình nhập cư và nhập tịch ở Mỹ. Trong lúc đó những cư dân của miền Nam Việt Nam phải liều mạng vượt biên vì bị phân biệt đối xử (gia đình tôi lý lịch xếp hạng thứ 14, tức là mấy chị em tôi có thể thi đại học mút mùa nhưng chẳng bao giờ đỗ dù điểm rất cao đi nữa). Ai đã qua một trận vượt biển kinh hoàng mà chẳng thề không đội trời chung với vi-xi (VC)! Đem mạng sống ra để đánh đổi một cuộc đời, thì dù có thắng những vết thương tâm lý vẫn còn lưu mãi.
Những người Trung Hoa và Ấn Độ trở về, với chính quyền trong nước họ, cũng là mình với mình với nhau. Trong số sinh viên Trung Hoa du học những năm 80, rất nhiều phần trăm xuất thân từ gia đình giữ những chức vụ then chốt trong chính quyền. Khi Trung Hoa bắt đầu đổi mới, một tấm bằng ở một trường đại học danh tiếng với kinh nghiệm làm việc ở những công ty lớn của Mỹ là cánh cửa rộng mở cho những người trở về. Cứ mỗi lần Văn phòng Thương mại của Mỹ (American Chamber of Commerce) ở Thượng Hải có chiêu đãi thì lúc giới thiệu những nhân vật doanh gia, ai cũng cố gắng nhắc lại trước kia mình đã làm việc cho ai. Trong kỹ thuật thì chí ít cũng IBM, Microsoft, Sun hoặc Texas Instrument. Trong tài chính thì Goldman Sachs, Morgan Stanley… Ở Ấn cũng vậy, sự ra đi không vì ý thức hệ thì sự trở về cũng nhẹ nhảng. Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn. Cơm cà ri cũng dễ nuốt hơn là Hamburger. Ăn bốc bằng tay thì dễ chịu hơn là dùng thìa nĩa.
Cộng đồng Việt Nam thì như thế nào? Tại sao chúng ta khác họ, những người Trung Hoa và Ấn Độ?
Phần lớn người Việt ra đi trong tức tưởi. Trong chuyến đi của tôi, người ta bắt mấy đứa con nít phải uống thuốc ngủ để khỏi làm ồn. Lúc ra được biển lớn, một đứa bé 10 tháng không bao giờ tỉnh lại nữa. Ba mươi năm sau, người mẹ, lúc trở về Sài Gòn, liệu có thể vui vẻ đi lên nhà hát thành phố cho chính phủ gặp gỡ chúc Tết? Khúc ruột (già) lúc ra đi vì bạc đãi nhưng lúc trở về có thể được lên một cấp (ruột non) vì Việt kiều chẳng phải gởi về hàng bao nhiêu tỷ đô la hàng năm đó ư?
Chính phủ cộng sản Việt Nam bây giờ cũng như trước kia, miệng nói “khúc ruột ngàn dặm” nhưng lúc nào cũng thủ thế với Việt kiều. Miệng hô hào mời mọc trở về nhưng trong lòng sự nghi kỵ vẫn còn đó. Cách đây mấy năm, tôi và một cô bạn người Mỹ cùng điền cái mẫu xin visa. Có một câu hỏi rất xách mé trong mẫu đơn: “Lý do rời Việt Nam?”. Tôi và cô bạn đều không trả lời cho câu hỏi này. Người nhận đơn ở Lãnh sự Việt Nam ở San Francisco bắt tôi phải điền trong khi cô Mỹ thì khỏi vì trong hộ chiếu Mỹ, tên Việt và nơi sinh của tôi rất rõ ràng. Người nhận đơn nói rằng tôi là người Việt Nam nên bắt buộc phải điền. Ông ta còn gợi ý: “Thì cứ điền là ra đi vì sinh kế”. Vừa rồi tôi lại nạp đơn xin visa 5 năm cho Việt kiều cũng ở văn phòng đó. Họ đòi phải có khai sanh Việt Nam (tôi không có) hoặc cái giấy gì đó chứng nhận huyết thống do Hội Người Việt ở Sài Gòn cấp (tôi cũng không có). Tên Việt Nam và nơi sinh trong hộ chiếu Mỹ không còn là bằng chứng tôi là người Việt Nam nữa!
Khi Đặng mở cửa cho kinh tế Trung Hoa, người Đài Loan được quyền vào Hoa Lục với số lần không hạn định (họ được cấp một sổ thông hành đặc biệt), được quyền đi lại, sở hữu đất đai tài sản như những công dân Trung Hoa. Những khu người Đài Loan ở đông đúc, họ được quyền mở trường học cho con em của mình, học theo chương trình của Đài Loan, giáo sư người Đài Loan sang dạy. Trong sách lịch sử cận dại của Đài Loan, có những bức ảnh về cảnh Hồng quân Trung Hoa xử tử tập thể những tàn quân Quốc dân Đảng (mà họ gọi là thổ phỉ, phản động) gần biên giới Miến Điện vào những năm 1950-1951. Mao bị gọi là một tên đồ tể đã làm tiêu tan bao nhiêu cuộc đời và chế độ độc tài của Tưởng ở Đài Loan được mổ xẻ vì sao lại có thể tạo ra một phép lạ kinh tế. Cứ tưởng tượng có một trường học cho con em Việt kiều ở Thảo Điền, Sài Gòn, trong đó những bức ảnh về vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế năm 68 được diễn giải như là một sự tàn sát những người dân vô tội bởi quân Mặt trận Giải phóng. Hồ Chí Minh được dạy như một con người lãnh đạo chính trị với nhiều thủ đoạn hơn là một ông Trần Dân Tiên. Và học trò có thể xem Chúng tôi muốn sống cũng như Vĩ tuyến 17, ngày và đêm vào ngày 20/7 (ngày chia cắt đất nước). Điều đó không xảy ra vì những người cộng sản Việt Nam cỏn thua xa đàn anh của mình nhiều cái đầu. Cho nên 20 năm sau đổi mới, mang hộ chiếu Việt Nam là một nỗi nhục như Giám mục Ngô Quang Kiệt đã viết.
Cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, được thành lập do sự ra đi ồ ạt vào những năm 80, được tạo dựng bởi đa số những người Việt tới Mỹ với hai bàn tay trắng. Mưu sinh trên đất người trở thành mối bận tâm hàng đầu. Chôn giấu trong lòng những năm tháng tủi nhục ở Việt Nam và ký ức của những chuyến vượt biển kinh hoàng, cha mẹ lao vào hãng xưởng làm ngày đêm, con cái vùi đầu vào sách vở. Kiếm tiền để nuôi mình và thân nhân bên nhà. Học cái nào kiếm tiền vững chắc, bọn tôi được dạy như vậy từ những ngày đầu tới Mỹ. Cho nên y, dược, luật và cuối cùng là kỹ thuật là những ngành chính. Nhưng vì kiếm tiền vững chắc là mối bận tâm hàng đầu nên có mảnh bằng là lao vào đi làm mà bỏ qua cơ hội học cao thêm hoặc tự mình làm cho mình, mở những công ty để thử thách với đời và học cách quản trị. Ở San Jose có rất nhiều kỹ sư Việt Nam, nhưng có bao nhiêu người chịu sự rủi ro khi tự lập nên công ty, cái này người Việt mình thua xa dân Ấn và Trung Hoa. Cứ xem các lớp luyện thi SAT (Scholastic Assessment Test) ở Little Saigon thì biết, nhiều cha mẹ đã gởi con vào học từ lớp 8, với hy vọng là một số điểm tuyệt đối sẽ mở rộng cánh cửa của các trường y khoa cho con mình. Ai bảo là chỉ ở Việt Nam mới có bịnh thành tích trong giáo dục! Cộng đồng Việt nhiều lúc tự hào thái quá về những thành tích của con em mình trong học đường Mỹ, nhưng chúng ta có bao nhiêu người đứng đầu (hoặc trong ban quản trị) của những công ty vừa và nhỏ ở Mỹ (chưa nói là công ty lớn)? Người Ấn và người Trung Hoa thì đếm không hết.
Sự thay đổi về kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng đến cộng đồng. Một ông bác của tôi, rời Việt Nam năm 1975, hỏi tôi sau lần tôi về Việt Nam năm 1991: “Cái biệt thự của bác ở Sài Gòn bây giờ muốn mua lại giá bao nhiêu?” Tôi trả lời: “Khoảng 100 cây vàng!” Bác cười: “Lương thằng Cả ba tháng là mua được!” (Thằng Cả là bác sĩ.) Lần nào tôi về bác cũng hỏi. Lần cuối là hai năm trước. Tôi bảo: “6000 cây vàng!” Thằng Cả của bác phải làm 20 năm (không ăn, không thuế) mới có hy vọng sờ tới. Từ đó bác không hỏi nữa. Nhân cộng đồng vinh danh nữ khoa học gia chuyên về bom Bunker Buster Dương Nguyệt Ánh, bác hăng hái đi dự, bắt cả mấy đứa cháu đi theo, hẹn cả tới chở mấy đứa con tôi. Những người như bác, thất trận, bỏ của chạy lấy người, trước kia còn an ủi là Việt cộng nó “ngu và nghèo”, bây giờ nó “ngu và giàu” thì không chấp nhận được. Cho nên đi nghe bà Dương Nguyệt Ánh nói chuyện, có rất nhiều mái đầu bạc lẫn với mái đầu rất xanh (cháu chắt). Đối với bác, phải chi bà Ánh sinh sớm hơn 30 năm thì Hà Nội chỉ cần một quả Bunker Buster là đủ.
Năm tháng trôi qua, những thế hệ như bác tôi và những “đỉnh cao trí tuệ” ở Việt Nam rồi sẽ qua đi. Nhưng những gì sẽ đến cho người Việt? Bài học địa lý đầu tiên về Việt Nam ở tiểu học mà tôi còn nhớ là “Việt Nam là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Ấn - Hoa”, nhưng chúng ta thù dai hơn người Hoa, mà chẳng học được gì về tính bất bạo động của người Ấn.
Cho nên tôi chẳng bao giờ có được một sự trở về nhẹ nhàng như những người bạn Ấn và Trung Hoa.
Hy vọng đến đời con tôi vậy! Lúc đó tôi hy vọng là không cần visa vào Việt Nam và tôi có thể dẫn cháu tôi đi vinh danh một người Việt Nam làm ra một cái gì đó cho con người (mà không phải là bom).
04/03/2009, Hyderabad, Ấn Độ
10/04/2009 | 4:37 sáng |
Tác giả: Trần Hà Tiệp
Sống ở Mỹ, ai cũng có nhiều người bạn tứ xứ. Trong gần 20 năm đi làm của mình, tôi có rất nhiều người bạn Trung Hoa và Ấn Độ. Rồi từ từ theo dòng đời những người bạn ấy đi nơi khác, có người chuyển hãng, chuyển tiểu bang khác, có người trở về cố hương của họ. Từ năm 1995, rất nhiều người bạn Trung Hoa đã về lại Hoa Lục. Sau Thiên An Môn, sinh viên Trung Hoa du học ở Mỹ có rất nhiều hoạt động cho dân chủ, và phần lớn họ chọn ở lại Mỹ, những người bạn tôi ở trong số đó. Nhìn những bức ảnh cũ chụp lúc biểu tình trước Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở New York, ai cũng trẻ, ai cũng có nụ cười, và những ngón tay làm hình chữ V, nhiệt huyết hằn lên trên khuôn mặt. 20 năm sau, một số lớn trong họ thành công ở Trung Hoa, không biết có còn nhớ những đêm không ngủ thắp nến ở New York cho những nạn nhân của Thiên An Môn?
Những năm gần đây, những người bạn Ấn Độ lần lượt trở về Ấn. Giáng sinh năm trước vợ chồng chúng tôi đi dự tiệc tiễn một đồng nghiệp như thế. Tôi hỏi anh ta, ở Ấn, tham nhũng tràn lan, sao bạn lại đem cả gia đình về? Anh cười không nói gì, hẹn gặp tôi ở Ấn Độ.
Nhờ những người bạn Trung Hoa trở về, những chuyến công tác của tôi ở đó đỡ buồn tẻ. Họ dẫn tôi đi khắp nơi, cho tôi biết một Trung Hoa lộng lẫy cũng như một Trung Hoa bần cùng, một đám đông hơn tỷ người hầm hập sức sống. Trên một con lộ ở Quảng Đông giờ cao điểm, tôi thấy ớn lạnh trong người, hiểu vì sao mạng người ở Trung Hoa lúc nào cũng rẻ trong mọi triều đại, và làm sao một dân tộc như Việt Nam có thể chống chế một đám đông cuồng nhiệt đang đi tìm tài nguyên và không gian sinh tồn cho chính họ.
Sau Trung Hoa, giờ đến lượt Ấn Độ đang đuợc chú ý, Slumdog Millionaire vừa được 8 giải Oscar. Những chuyến đi đến Ấn Độ đối với tôi, ngoài công việc còn có gì hơn là trả lời cho câu hỏi vì sao các bạn tôi trở về một cách nhẹ nhàng như thế. Tiền bạc là một yếu tố, nhưng đối với tôi phải có cái gì hơn thế nữa. Những thành phố Ấn, ngoại trừ một vài con đường hào nhoáng, còn lại là dơ kinh hoàng, ồn ào không thể tả. Ô nhiễm thì khỏi nói. Sống trong một không gian như thế, khó mà thích ứng khi chúng ta đã quen với những ngoại ô yên tĩnh ở nước Mỹ.
Cái mà tôi chiêm nghiệm được là những người bạn của tôi ở Trung Hoa hay Ấn Độ có thể hội nhập lại vào xã hội gốc của họ một cách không khó khăn. Những năm 80, Trung Hoa mở cửa cho những sinh viên ưu tú nhất của họ ra đi, hễ ở đâu có học bổng là họ đến. Giới trung lưu ở Ấn cũng tìm cách cho con cái của họ qua Mỹ. Thiên An Môn là một sự kiện đúng lúc để cho những những sinh viên Hoa Lục hợp thức hóa quá trình nhập cư và nhập tịch ở Mỹ. Trong lúc đó những cư dân của miền Nam Việt Nam phải liều mạng vượt biên vì bị phân biệt đối xử (gia đình tôi lý lịch xếp hạng thứ 14, tức là mấy chị em tôi có thể thi đại học mút mùa nhưng chẳng bao giờ đỗ dù điểm rất cao đi nữa). Ai đã qua một trận vượt biển kinh hoàng mà chẳng thề không đội trời chung với vi-xi (VC)! Đem mạng sống ra để đánh đổi một cuộc đời, thì dù có thắng những vết thương tâm lý vẫn còn lưu mãi.
Những người Trung Hoa và Ấn Độ trở về, với chính quyền trong nước họ, cũng là mình với mình với nhau. Trong số sinh viên Trung Hoa du học những năm 80, rất nhiều phần trăm xuất thân từ gia đình giữ những chức vụ then chốt trong chính quyền. Khi Trung Hoa bắt đầu đổi mới, một tấm bằng ở một trường đại học danh tiếng với kinh nghiệm làm việc ở những công ty lớn của Mỹ là cánh cửa rộng mở cho những người trở về. Cứ mỗi lần Văn phòng Thương mại của Mỹ (American Chamber of Commerce) ở Thượng Hải có chiêu đãi thì lúc giới thiệu những nhân vật doanh gia, ai cũng cố gắng nhắc lại trước kia mình đã làm việc cho ai. Trong kỹ thuật thì chí ít cũng IBM, Microsoft, Sun hoặc Texas Instrument. Trong tài chính thì Goldman Sachs, Morgan Stanley… Ở Ấn cũng vậy, sự ra đi không vì ý thức hệ thì sự trở về cũng nhẹ nhảng. Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn. Cơm cà ri cũng dễ nuốt hơn là Hamburger. Ăn bốc bằng tay thì dễ chịu hơn là dùng thìa nĩa.
Cộng đồng Việt Nam thì như thế nào? Tại sao chúng ta khác họ, những người Trung Hoa và Ấn Độ?
Phần lớn người Việt ra đi trong tức tưởi. Trong chuyến đi của tôi, người ta bắt mấy đứa con nít phải uống thuốc ngủ để khỏi làm ồn. Lúc ra được biển lớn, một đứa bé 10 tháng không bao giờ tỉnh lại nữa. Ba mươi năm sau, người mẹ, lúc trở về Sài Gòn, liệu có thể vui vẻ đi lên nhà hát thành phố cho chính phủ gặp gỡ chúc Tết? Khúc ruột (già) lúc ra đi vì bạc đãi nhưng lúc trở về có thể được lên một cấp (ruột non) vì Việt kiều chẳng phải gởi về hàng bao nhiêu tỷ đô la hàng năm đó ư?
Chính phủ cộng sản Việt Nam bây giờ cũng như trước kia, miệng nói “khúc ruột ngàn dặm” nhưng lúc nào cũng thủ thế với Việt kiều. Miệng hô hào mời mọc trở về nhưng trong lòng sự nghi kỵ vẫn còn đó. Cách đây mấy năm, tôi và một cô bạn người Mỹ cùng điền cái mẫu xin visa. Có một câu hỏi rất xách mé trong mẫu đơn: “Lý do rời Việt Nam?”. Tôi và cô bạn đều không trả lời cho câu hỏi này. Người nhận đơn ở Lãnh sự Việt Nam ở San Francisco bắt tôi phải điền trong khi cô Mỹ thì khỏi vì trong hộ chiếu Mỹ, tên Việt và nơi sinh của tôi rất rõ ràng. Người nhận đơn nói rằng tôi là người Việt Nam nên bắt buộc phải điền. Ông ta còn gợi ý: “Thì cứ điền là ra đi vì sinh kế”. Vừa rồi tôi lại nạp đơn xin visa 5 năm cho Việt kiều cũng ở văn phòng đó. Họ đòi phải có khai sanh Việt Nam (tôi không có) hoặc cái giấy gì đó chứng nhận huyết thống do Hội Người Việt ở Sài Gòn cấp (tôi cũng không có). Tên Việt Nam và nơi sinh trong hộ chiếu Mỹ không còn là bằng chứng tôi là người Việt Nam nữa!
Khi Đặng mở cửa cho kinh tế Trung Hoa, người Đài Loan được quyền vào Hoa Lục với số lần không hạn định (họ được cấp một sổ thông hành đặc biệt), được quyền đi lại, sở hữu đất đai tài sản như những công dân Trung Hoa. Những khu người Đài Loan ở đông đúc, họ được quyền mở trường học cho con em của mình, học theo chương trình của Đài Loan, giáo sư người Đài Loan sang dạy. Trong sách lịch sử cận dại của Đài Loan, có những bức ảnh về cảnh Hồng quân Trung Hoa xử tử tập thể những tàn quân Quốc dân Đảng (mà họ gọi là thổ phỉ, phản động) gần biên giới Miến Điện vào những năm 1950-1951. Mao bị gọi là một tên đồ tể đã làm tiêu tan bao nhiêu cuộc đời và chế độ độc tài của Tưởng ở Đài Loan được mổ xẻ vì sao lại có thể tạo ra một phép lạ kinh tế. Cứ tưởng tượng có một trường học cho con em Việt kiều ở Thảo Điền, Sài Gòn, trong đó những bức ảnh về vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế năm 68 được diễn giải như là một sự tàn sát những người dân vô tội bởi quân Mặt trận Giải phóng. Hồ Chí Minh được dạy như một con người lãnh đạo chính trị với nhiều thủ đoạn hơn là một ông Trần Dân Tiên. Và học trò có thể xem Chúng tôi muốn sống cũng như Vĩ tuyến 17, ngày và đêm vào ngày 20/7 (ngày chia cắt đất nước). Điều đó không xảy ra vì những người cộng sản Việt Nam cỏn thua xa đàn anh của mình nhiều cái đầu. Cho nên 20 năm sau đổi mới, mang hộ chiếu Việt Nam là một nỗi nhục như Giám mục Ngô Quang Kiệt đã viết.
Cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, được thành lập do sự ra đi ồ ạt vào những năm 80, được tạo dựng bởi đa số những người Việt tới Mỹ với hai bàn tay trắng. Mưu sinh trên đất người trở thành mối bận tâm hàng đầu. Chôn giấu trong lòng những năm tháng tủi nhục ở Việt Nam và ký ức của những chuyến vượt biển kinh hoàng, cha mẹ lao vào hãng xưởng làm ngày đêm, con cái vùi đầu vào sách vở. Kiếm tiền để nuôi mình và thân nhân bên nhà. Học cái nào kiếm tiền vững chắc, bọn tôi được dạy như vậy từ những ngày đầu tới Mỹ. Cho nên y, dược, luật và cuối cùng là kỹ thuật là những ngành chính. Nhưng vì kiếm tiền vững chắc là mối bận tâm hàng đầu nên có mảnh bằng là lao vào đi làm mà bỏ qua cơ hội học cao thêm hoặc tự mình làm cho mình, mở những công ty để thử thách với đời và học cách quản trị. Ở San Jose có rất nhiều kỹ sư Việt Nam, nhưng có bao nhiêu người chịu sự rủi ro khi tự lập nên công ty, cái này người Việt mình thua xa dân Ấn và Trung Hoa. Cứ xem các lớp luyện thi SAT (Scholastic Assessment Test) ở Little Saigon thì biết, nhiều cha mẹ đã gởi con vào học từ lớp 8, với hy vọng là một số điểm tuyệt đối sẽ mở rộng cánh cửa của các trường y khoa cho con mình. Ai bảo là chỉ ở Việt Nam mới có bịnh thành tích trong giáo dục! Cộng đồng Việt nhiều lúc tự hào thái quá về những thành tích của con em mình trong học đường Mỹ, nhưng chúng ta có bao nhiêu người đứng đầu (hoặc trong ban quản trị) của những công ty vừa và nhỏ ở Mỹ (chưa nói là công ty lớn)? Người Ấn và người Trung Hoa thì đếm không hết.
Sự thay đổi về kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng đến cộng đồng. Một ông bác của tôi, rời Việt Nam năm 1975, hỏi tôi sau lần tôi về Việt Nam năm 1991: “Cái biệt thự của bác ở Sài Gòn bây giờ muốn mua lại giá bao nhiêu?” Tôi trả lời: “Khoảng 100 cây vàng!” Bác cười: “Lương thằng Cả ba tháng là mua được!” (Thằng Cả là bác sĩ.) Lần nào tôi về bác cũng hỏi. Lần cuối là hai năm trước. Tôi bảo: “6000 cây vàng!” Thằng Cả của bác phải làm 20 năm (không ăn, không thuế) mới có hy vọng sờ tới. Từ đó bác không hỏi nữa. Nhân cộng đồng vinh danh nữ khoa học gia chuyên về bom Bunker Buster Dương Nguyệt Ánh, bác hăng hái đi dự, bắt cả mấy đứa cháu đi theo, hẹn cả tới chở mấy đứa con tôi. Những người như bác, thất trận, bỏ của chạy lấy người, trước kia còn an ủi là Việt cộng nó “ngu và nghèo”, bây giờ nó “ngu và giàu” thì không chấp nhận được. Cho nên đi nghe bà Dương Nguyệt Ánh nói chuyện, có rất nhiều mái đầu bạc lẫn với mái đầu rất xanh (cháu chắt). Đối với bác, phải chi bà Ánh sinh sớm hơn 30 năm thì Hà Nội chỉ cần một quả Bunker Buster là đủ.
Năm tháng trôi qua, những thế hệ như bác tôi và những “đỉnh cao trí tuệ” ở Việt Nam rồi sẽ qua đi. Nhưng những gì sẽ đến cho người Việt? Bài học địa lý đầu tiên về Việt Nam ở tiểu học mà tôi còn nhớ là “Việt Nam là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Ấn - Hoa”, nhưng chúng ta thù dai hơn người Hoa, mà chẳng học được gì về tính bất bạo động của người Ấn.
Cho nên tôi chẳng bao giờ có được một sự trở về nhẹ nhàng như những người bạn Ấn và Trung Hoa.
Hy vọng đến đời con tôi vậy! Lúc đó tôi hy vọng là không cần visa vào Việt Nam và tôi có thể dẫn cháu tôi đi vinh danh một người Việt Nam làm ra một cái gì đó cho con người (mà không phải là bom).
04/03/2009, Hyderabad, Ấn Độ
7/4/09
Trịnh Cung : Bi kịch Trịnh Công Sơn
Bi Kịch Trịnh Công Sơn
--- Trịnh Cung ---
Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Ðặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao – nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.
Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một Trịnh Công Sơn hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.
Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.
Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về Nhu Ðạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc "Ướt Mi", "Nhìn Những Mùa Thu Ði".
Khi tôi gặp Sơn, thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản,
Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch, một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn.
Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn – trong thời gian này. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu "Ngày mai nối bước Sơn Khê."
Sau đó Sơn lên B'Lao nhận chức trưởng giáo của một trường Thượng có hai lớp, cách nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào làng để dạy. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn ra Ðà Lạt để chơi cuối tuần - một căn phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Bastos - ở đó Sơn đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài như Ðàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và đó cũng là thời gian anh viết những ca khúc về thân phận, và những tình khúc.Ðó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ở Ðà Lạt.
Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."
Tuy nhiên, theo tôi, người giữ lái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời. Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ở Ðà Lạt lại là một định mệnh. Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của chính anh, bởi vì lúc đó Sơn không quen biết những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn. Và anh nghĩ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. Ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.
Chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Sơn từ Ðà Lạt về và đã ở lại với tôi trong nhiều năm. Căn phòng đó ở gần chợ Trương Minh Giảng, bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của Trịnh Công Sơn khi anh về Sài Gòn. Chính họa sĩ Ðinh Cường một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó. Ðôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.
Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Anh bắt đầu xuất hiện tại sân trường Ðại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi mà Ðỗ Ngọc Yến, TrầnÐại Lộc, Hà Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó.
Tại sân cỏ này, Sơn đã giới thiệu Khánh Ly và chị đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe. Rất nhanh họ trở thành thần tượng của tuổi trẻ Sàigòn, do tính chất mới mẻ và trẻ trung của nó. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.
Phong trào du ca, của anh Nguyễn Ðức Quang,... đã ra đời cùng thời điểm đó. Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.
Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.
Trịnh Công Sơn - nối tiếp cao trào đo ù- đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình gần gũi với xã hội, và thời cuộc đất nước hơn. Những Ca Khúc Da Vàng, rồi đến Kinh Việt Nam ra đời trong giai đoạn này. .
Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn - ở một số ca khúc - là nhạc phản chiến . Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam . Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.
Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vào Ðại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.
Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ...Ðể làm gì? Ðể ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .
Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Ðức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.
Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ, chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.
Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Ðỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.
Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu. Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì điều đó người cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.
Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; nhưng, tránh võ dưa gặp võ dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?
Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.
Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.
Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là phản động. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học. Sơn đều không dám đi. Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra những nguy hiểm cho Sơn. Cho đến ngày Sơn mất. Có người đã về đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.
Trong thời gian 25 năm sau ngày mất Sài Gòn, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu. Bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết sử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn! Có ai hiểu được là Sơn cô đơn như thế nào!
Và trong nhiều sáng tác của anh, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của Trịnh Công Sơn sau ngày mất nước. Sơn đã viết "Đường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những ca khúc nói lên sự quạnh quẽ, sự tuyệt vọng, sự bất an của mình.Ðó là một dòng nhạc đặc biệt mà có người không hiểu chê là thua những ca khúc anh viết trước 75 để chỉ chấp nhận tình khúc của anh mà thôi. Chúng ta không biết đến một dòng nhạc triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.
Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."
Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Ðó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?
Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.
Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với Trịnh Công Sơn. Những ngày tháng cuối cùng của anh, tôi đã ở bên anh mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây để uống trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về. Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà anh, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... Rồi Ði Về.
Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố. Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với Sài Gòn từ lúc trẻ cho nên "Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ...". Ðó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh, về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh cho đến hơi thở cuối cùng. Bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc. Và anh đã chết vì cơn bịnh này
nguồn: www.shcd.de
--- Trịnh Cung ---
Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Ðặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao – nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.
Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một Trịnh Công Sơn hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.
Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.
Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về Nhu Ðạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc "Ướt Mi", "Nhìn Những Mùa Thu Ði".
Khi tôi gặp Sơn, thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản,
Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch, một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn.
Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn – trong thời gian này. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu "Ngày mai nối bước Sơn Khê."
Sau đó Sơn lên B'Lao nhận chức trưởng giáo của một trường Thượng có hai lớp, cách nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào làng để dạy. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn ra Ðà Lạt để chơi cuối tuần - một căn phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Bastos - ở đó Sơn đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài như Ðàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và đó cũng là thời gian anh viết những ca khúc về thân phận, và những tình khúc.Ðó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ở Ðà Lạt.
Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."
Tuy nhiên, theo tôi, người giữ lái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời. Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ở Ðà Lạt lại là một định mệnh. Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của chính anh, bởi vì lúc đó Sơn không quen biết những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn. Và anh nghĩ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. Ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.
Chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Sơn từ Ðà Lạt về và đã ở lại với tôi trong nhiều năm. Căn phòng đó ở gần chợ Trương Minh Giảng, bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của Trịnh Công Sơn khi anh về Sài Gòn. Chính họa sĩ Ðinh Cường một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó. Ðôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.
Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Anh bắt đầu xuất hiện tại sân trường Ðại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi mà Ðỗ Ngọc Yến, TrầnÐại Lộc, Hà Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó.
Tại sân cỏ này, Sơn đã giới thiệu Khánh Ly và chị đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe. Rất nhanh họ trở thành thần tượng của tuổi trẻ Sàigòn, do tính chất mới mẻ và trẻ trung của nó. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.
Phong trào du ca, của anh Nguyễn Ðức Quang,... đã ra đời cùng thời điểm đó. Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.
Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.
Trịnh Công Sơn - nối tiếp cao trào đo ù- đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình gần gũi với xã hội, và thời cuộc đất nước hơn. Những Ca Khúc Da Vàng, rồi đến Kinh Việt Nam ra đời trong giai đoạn này. .
Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn - ở một số ca khúc - là nhạc phản chiến . Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam . Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.
Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vào Ðại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.
Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ...Ðể làm gì? Ðể ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .
Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Ðức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.
Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ, chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.
Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Ðỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.
Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu. Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì điều đó người cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.
Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; nhưng, tránh võ dưa gặp võ dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?
Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.
Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.
Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là phản động. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học. Sơn đều không dám đi. Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra những nguy hiểm cho Sơn. Cho đến ngày Sơn mất. Có người đã về đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.
Trong thời gian 25 năm sau ngày mất Sài Gòn, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu. Bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết sử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn! Có ai hiểu được là Sơn cô đơn như thế nào!
Và trong nhiều sáng tác của anh, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của Trịnh Công Sơn sau ngày mất nước. Sơn đã viết "Đường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những ca khúc nói lên sự quạnh quẽ, sự tuyệt vọng, sự bất an của mình.Ðó là một dòng nhạc đặc biệt mà có người không hiểu chê là thua những ca khúc anh viết trước 75 để chỉ chấp nhận tình khúc của anh mà thôi. Chúng ta không biết đến một dòng nhạc triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.
Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."
Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Ðó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?
Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.
Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với Trịnh Công Sơn. Những ngày tháng cuối cùng của anh, tôi đã ở bên anh mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây để uống trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về. Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà anh, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... Rồi Ði Về.
Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố. Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với Sài Gòn từ lúc trẻ cho nên "Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ...". Ðó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh, về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh cho đến hơi thở cuối cùng. Bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc. Và anh đã chết vì cơn bịnh này
nguồn: www.shcd.de
Ca khúc mang đến sự cảm thông giữa mọi người
--- Trịnh Công Sơn ---
Đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, quá trình 40 năm sáng tác của ông là một cuộc hành trình dài vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ. Ông coi ca khúc là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh; là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Công việc sáng tác ca khúc không chỉ cho phép ông giãi bày những niềm vui, nỗi buồn của mình, mà cao hơn, nó còn mang tình yêu, lòng nhân ái tới mỗi người.
Soi gương
Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều sợi tóc bạc.
Tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.
Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong. Như những họa sĩ tập sự bắt đầu sự nghiệp mình bằng cách sao chép lại tác phẩm của những nhà danh họa, tôi cũng chọn một số mẫu mực âm nhạc mà tôi yêu thích và thay đổi giai điệu bên trong ở thời kỳ đầu. Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên ham muốn trở thành nhạc sĩ. Đối với cái bề mặt xã hội lúc bấy giờ, tương lai có nhiều tiếng gọi khác hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn cho một con người còn trẻ tuổi.
Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loại". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố quên lãng thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.
Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn tự diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.
Mấy mươi năm nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.
Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.
Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình; đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.
Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành
Trái đầu mùa
Bài hát đầu tiên do Nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1959 tại Sài Gòn. Đó là những cảm xúc được ghi lại từ những giọt nước mắt của một ca sĩ nữ sinh vừa rời ghế nhà trường. Cô hát để kiếm tiền nuôi mẹ đang hấp hối trên giường bệnh.
Dạo ấy, trong đầu hoàn toàn chưa có một khái niệm nào về tiền tác quyền. Ở tuổi hai mươi, trong tâm trí đang còn phơi phới những ý đồ hiệp sĩ. Số tiền năm ngàn hồi ấy quá lớn đã được dùng một phần tặng người ca sĩ và phần còn lại chia đều cho các bạn cùng ở trọ. Mỗi tháng, tiền ăn ở cho một học sinh, sinh viên chỉ có năm, sáu trăm đồng.
Nguồn cảm hứng đầu tiên ấy đã làm cơ sở cho một loạt những cảm xúc khác thành hình. Như một khu rừng mùa thu yên tĩnh được một cơn gió thổi bùng lên đánh thức lớp lá vàng dậy, tâm hồn tôi đã bắt đầu biết xôn xao theo những tín hiệu, dù nhỏ nhất của cuộc sống. Tôi không còn nhìn ngắm cuộc sống một cách lơ đãng như trước nữa mà càng lúc càng thấy mình bị cuốn hút về phía những tình cảm phức tạp của con người.
Những trái cây đầu mùa ấy còn vụng về, chưa có vóc dáng riêng, nhưng nó mang đến niềm thích thú để từ đó sẵn lòng làm một cuộc hành trình dài lâu đi vào cái bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ.
Gặp gỡ
Năm 64 - 65, tôi được các bạn tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sài Gòn cũ (nay là Thư viện Quốc gia).
Với tôi, đây cũng là buổi thể nghiệm xem mình có thể tồn tại trong lòng quần chúng được không. Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên tôi cảm thấy mình quá trơ trọi và đầy lo âu trên bục gỗ với cây đàn guitar dưới ánh sáng đèn. Với một hành trang nhẹ nhàng bằng hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình và những bài sau này được gọi là "phản chiến", tôi đã cố gắng hết sức để một mình đảm nhận vai trò đưa nỗi lòng của mình đến với quần chúng. Buổi hát đã để lại một ấn tượng khá tốt đẹp cho cả người trình bày lẫn người nghe.
Trong buổi diễn có một bài hát được yêu cầu hát đến lần thứ tám và cuối cùng mọi người tự động hát theo. Sau buổi diễn tôi đã được "bồi dưỡng" bằng một tiếng đồng hồ ngồi ký tên trên những trang giấy của tập bài hát quay roneo dành cho người nghe.
Đó là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa người sáng tác và người nghe. Những buổi trình diễn nối tiếp ở các giảng đường đại học khác cũng được lặp lại trong một bầu không khí nồng nhiệt như thế. Trong tôi bắt đầu sáng lên một khái niệm: đó là ý thức về trách nhiệm của người sáng tác đối với công chúng.
Thuở ấy Nhị Xuân. Em ở nông trường. Em ra biên giới.
Đêm Nhị Xuân không còn thấy rõ mầu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một mầu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long ẩn và tôi...) cùng anh em thanh niên xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Đêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái thanh niên xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy tay trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe nằm lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng. Về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát, giọng cười còn đó. Những cây mía, cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên. Tôi bồi hồi nhìn ra quãng trời rộng và thấy lại trong trí nhớ những con người trẻ trung ấy. Trong những trái tim ấy có gì khác chúng ta không. Trong giấc ngủ ban đêm, trên những vầng trán khỏe mạnh ấy, đã có những cơn mơ nào. Chúng ta nói quá nhiều đến sự tròn đầy và chúng ta quên đi sự mất mát. Chúng ta vẽ ra lắm nụ cười mà quên đi những nỗi ngậm ngùi riêng tư. Những người bạn nhỏ ấy đã ra đi vĩnh viễn, nhưng nỗi nhớ thương về họ chưa được hát đủ như một nỗi đau. Còn thiếu sót biết bao nhiêu điều chưa nói hết lúc ở nông trường và càng chưa nói được một mảy may lúc ra biên giới. Làm một điều gì chưa đến nơi đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng là có lỗi với cuộc đời rồi hay không. Xin hãy tha thứ những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đo xuôi chèo thuận lái.
Thông điệp
Mỗi người đều có một cách riêng và một lý do riêng khi đến với nghệ thuật. Cánh cửa mở ra, chúng ta bước vào. Có những cánh cửa rộng hẹp không đều nhau. Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm sao có thể giống nhau được khi bản chất của nghệ thuật là một đòi hỏi miên man cái muôn hình vạn trạng. Từ đó hình thành tính cách của mỗi con người muốn lân la kết tình bằng hữu với nghệ thuật.
Có một điều chắc chắn là không có ai làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc. Con người còn lắm chỗ, lắm nơi để bày ra những trò phù phiếm. Tuy nhiên, cũng có không ít những người quan niệm rằng làm nghệ thuật không vì một mục đích nào cả nghĩa là muốn hoàn thành một thứ nghệ thuật không có cứu cánh.
Đã từ lâu tôi muốn qua ca khúc nói được thật nhiều điều. Tôi không chọn ca khúc như một chặng đường để rồi sau đó tu dưỡng hòng nhảy vào những thể loại to lớn hơn. Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc.
Ở nơi nào trên mặt đất này có con người, ở đó có tiếng hát. Con người có thể hát một mình ở bất kỳ nơi đâu. Ca khúc là nỗi lòng của một con người trong cuộc sống. Cuộc tình giữa âm nhạc và văn học này đã khiến ca khúc tự nó có thể chạm đến mọi bờ cõi tri thức của đời sống con người. Nó đủ khả năng hát về một cái chồi non vừa nhú cho đến cái chết của một con người. Nó chính là tiếng chim buổi sáng, tiếng gà gáy trưa bên đồi mang âm vang của một nỗi nhớ nhung. Nó là nắng, là mưa, là nụ cười, là tiếng khóc. Nó ở cùng với điều nhỏ nhất và đồng thời cũng sống chung với những cõi bờ bao la.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy ca khúc bối rối trước những điều tưởng không nói được. Nó đã đi qua bao nhiêu mùa mang giữa lòng cuộc sống con người và thường nó có mặt bên cạnh con người như một lời an ủi. Cũng vì thế, tôi đã có lần nuôi tham vọng gán ghép cho ca khúc một cái gì đó lớn hơn, tràn đầy ra ngoài cái hình thể nhỏ nhắn và khiêm tốn của nó. Đó chính là sứ mệnh truyền đạt những âu lo, những chờ đợi của con người khi đối diện với chính mình trước cuộc sống. Nó có bổn phận phải cưu mang trong từng dòng nhạc dòng chữ cái phần tinh khiết nhất của hạnh phúc và bất hạnh. Như vậy, ca khúc ngoài cái vai trò mua vui cũng được một vài trống canh, nó còn phải đảm nhiệm cái sứ mệnh đẹp đẽ mà các anh chị em họ hàng nghệ thuật của nó đã và đang làm.
Tôi nghe một tiếng hát và tôi thấy lại cả một khoảng trời đầy kỷ niệm. Tiếng hát đi từ tôi đến anh bằng con đường ngắn nhất. Cái khả năng to lớn sau cùng của ca khúc là mang đến sự cảm thông giữa mọi người bằng tiếng hát. Tôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái. Cái sứ mệnh huy hoàng nhất của nó là phải mang được cái thông điệp ấy đến với từng con tim. Không những chỉ với những tâm hồn vốn yêu chuộng hòa bình mà cả những con tim đang ngộ độc bởi những ngòi thuốc nổ.
Nguồn : báo Đại đoàn kết .
Đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, quá trình 40 năm sáng tác của ông là một cuộc hành trình dài vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ. Ông coi ca khúc là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh; là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Công việc sáng tác ca khúc không chỉ cho phép ông giãi bày những niềm vui, nỗi buồn của mình, mà cao hơn, nó còn mang tình yêu, lòng nhân ái tới mỗi người.
Soi gương
Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều sợi tóc bạc.
Tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.
Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong. Như những họa sĩ tập sự bắt đầu sự nghiệp mình bằng cách sao chép lại tác phẩm của những nhà danh họa, tôi cũng chọn một số mẫu mực âm nhạc mà tôi yêu thích và thay đổi giai điệu bên trong ở thời kỳ đầu. Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên ham muốn trở thành nhạc sĩ. Đối với cái bề mặt xã hội lúc bấy giờ, tương lai có nhiều tiếng gọi khác hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn cho một con người còn trẻ tuổi.
Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loại". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố quên lãng thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.
Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn tự diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.
Mấy mươi năm nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.
Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.
Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình; đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.
Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành
Trái đầu mùa
Bài hát đầu tiên do Nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1959 tại Sài Gòn. Đó là những cảm xúc được ghi lại từ những giọt nước mắt của một ca sĩ nữ sinh vừa rời ghế nhà trường. Cô hát để kiếm tiền nuôi mẹ đang hấp hối trên giường bệnh.
Dạo ấy, trong đầu hoàn toàn chưa có một khái niệm nào về tiền tác quyền. Ở tuổi hai mươi, trong tâm trí đang còn phơi phới những ý đồ hiệp sĩ. Số tiền năm ngàn hồi ấy quá lớn đã được dùng một phần tặng người ca sĩ và phần còn lại chia đều cho các bạn cùng ở trọ. Mỗi tháng, tiền ăn ở cho một học sinh, sinh viên chỉ có năm, sáu trăm đồng.
Nguồn cảm hứng đầu tiên ấy đã làm cơ sở cho một loạt những cảm xúc khác thành hình. Như một khu rừng mùa thu yên tĩnh được một cơn gió thổi bùng lên đánh thức lớp lá vàng dậy, tâm hồn tôi đã bắt đầu biết xôn xao theo những tín hiệu, dù nhỏ nhất của cuộc sống. Tôi không còn nhìn ngắm cuộc sống một cách lơ đãng như trước nữa mà càng lúc càng thấy mình bị cuốn hút về phía những tình cảm phức tạp của con người.
Những trái cây đầu mùa ấy còn vụng về, chưa có vóc dáng riêng, nhưng nó mang đến niềm thích thú để từ đó sẵn lòng làm một cuộc hành trình dài lâu đi vào cái bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ.
Gặp gỡ
Năm 64 - 65, tôi được các bạn tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sài Gòn cũ (nay là Thư viện Quốc gia).
Với tôi, đây cũng là buổi thể nghiệm xem mình có thể tồn tại trong lòng quần chúng được không. Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên tôi cảm thấy mình quá trơ trọi và đầy lo âu trên bục gỗ với cây đàn guitar dưới ánh sáng đèn. Với một hành trang nhẹ nhàng bằng hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình và những bài sau này được gọi là "phản chiến", tôi đã cố gắng hết sức để một mình đảm nhận vai trò đưa nỗi lòng của mình đến với quần chúng. Buổi hát đã để lại một ấn tượng khá tốt đẹp cho cả người trình bày lẫn người nghe.
Trong buổi diễn có một bài hát được yêu cầu hát đến lần thứ tám và cuối cùng mọi người tự động hát theo. Sau buổi diễn tôi đã được "bồi dưỡng" bằng một tiếng đồng hồ ngồi ký tên trên những trang giấy của tập bài hát quay roneo dành cho người nghe.
Đó là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa người sáng tác và người nghe. Những buổi trình diễn nối tiếp ở các giảng đường đại học khác cũng được lặp lại trong một bầu không khí nồng nhiệt như thế. Trong tôi bắt đầu sáng lên một khái niệm: đó là ý thức về trách nhiệm của người sáng tác đối với công chúng.
Thuở ấy Nhị Xuân. Em ở nông trường. Em ra biên giới.
Đêm Nhị Xuân không còn thấy rõ mầu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một mầu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long ẩn và tôi...) cùng anh em thanh niên xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Đêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái thanh niên xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy tay trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe nằm lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng. Về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát, giọng cười còn đó. Những cây mía, cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên. Tôi bồi hồi nhìn ra quãng trời rộng và thấy lại trong trí nhớ những con người trẻ trung ấy. Trong những trái tim ấy có gì khác chúng ta không. Trong giấc ngủ ban đêm, trên những vầng trán khỏe mạnh ấy, đã có những cơn mơ nào. Chúng ta nói quá nhiều đến sự tròn đầy và chúng ta quên đi sự mất mát. Chúng ta vẽ ra lắm nụ cười mà quên đi những nỗi ngậm ngùi riêng tư. Những người bạn nhỏ ấy đã ra đi vĩnh viễn, nhưng nỗi nhớ thương về họ chưa được hát đủ như một nỗi đau. Còn thiếu sót biết bao nhiêu điều chưa nói hết lúc ở nông trường và càng chưa nói được một mảy may lúc ra biên giới. Làm một điều gì chưa đến nơi đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng là có lỗi với cuộc đời rồi hay không. Xin hãy tha thứ những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đo xuôi chèo thuận lái.
Thông điệp
Mỗi người đều có một cách riêng và một lý do riêng khi đến với nghệ thuật. Cánh cửa mở ra, chúng ta bước vào. Có những cánh cửa rộng hẹp không đều nhau. Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm sao có thể giống nhau được khi bản chất của nghệ thuật là một đòi hỏi miên man cái muôn hình vạn trạng. Từ đó hình thành tính cách của mỗi con người muốn lân la kết tình bằng hữu với nghệ thuật.
Có một điều chắc chắn là không có ai làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc. Con người còn lắm chỗ, lắm nơi để bày ra những trò phù phiếm. Tuy nhiên, cũng có không ít những người quan niệm rằng làm nghệ thuật không vì một mục đích nào cả nghĩa là muốn hoàn thành một thứ nghệ thuật không có cứu cánh.
Đã từ lâu tôi muốn qua ca khúc nói được thật nhiều điều. Tôi không chọn ca khúc như một chặng đường để rồi sau đó tu dưỡng hòng nhảy vào những thể loại to lớn hơn. Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc.
Ở nơi nào trên mặt đất này có con người, ở đó có tiếng hát. Con người có thể hát một mình ở bất kỳ nơi đâu. Ca khúc là nỗi lòng của một con người trong cuộc sống. Cuộc tình giữa âm nhạc và văn học này đã khiến ca khúc tự nó có thể chạm đến mọi bờ cõi tri thức của đời sống con người. Nó đủ khả năng hát về một cái chồi non vừa nhú cho đến cái chết của một con người. Nó chính là tiếng chim buổi sáng, tiếng gà gáy trưa bên đồi mang âm vang của một nỗi nhớ nhung. Nó là nắng, là mưa, là nụ cười, là tiếng khóc. Nó ở cùng với điều nhỏ nhất và đồng thời cũng sống chung với những cõi bờ bao la.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy ca khúc bối rối trước những điều tưởng không nói được. Nó đã đi qua bao nhiêu mùa mang giữa lòng cuộc sống con người và thường nó có mặt bên cạnh con người như một lời an ủi. Cũng vì thế, tôi đã có lần nuôi tham vọng gán ghép cho ca khúc một cái gì đó lớn hơn, tràn đầy ra ngoài cái hình thể nhỏ nhắn và khiêm tốn của nó. Đó chính là sứ mệnh truyền đạt những âu lo, những chờ đợi của con người khi đối diện với chính mình trước cuộc sống. Nó có bổn phận phải cưu mang trong từng dòng nhạc dòng chữ cái phần tinh khiết nhất của hạnh phúc và bất hạnh. Như vậy, ca khúc ngoài cái vai trò mua vui cũng được một vài trống canh, nó còn phải đảm nhiệm cái sứ mệnh đẹp đẽ mà các anh chị em họ hàng nghệ thuật của nó đã và đang làm.
Tôi nghe một tiếng hát và tôi thấy lại cả một khoảng trời đầy kỷ niệm. Tiếng hát đi từ tôi đến anh bằng con đường ngắn nhất. Cái khả năng to lớn sau cùng của ca khúc là mang đến sự cảm thông giữa mọi người bằng tiếng hát. Tôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái. Cái sứ mệnh huy hoàng nhất của nó là phải mang được cái thông điệp ấy đến với từng con tim. Không những chỉ với những tâm hồn vốn yêu chuộng hòa bình mà cả những con tim đang ngộ độc bởi những ngòi thuốc nổ.
Nguồn : báo Đại đoàn kết .
Có một nhà thơ tên Trịnh Công Sơn
Có một nhà thơ tên Trịnh Công Sơn
--- không rõ tác giả ---
'Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chưa thấy ai gọi anh là nhà thơ, dù anh cũng đã in dăm ba bài thơ lẻ. Cũng có người gọi anh là ''người thơ ca'' hay '''người hát thơ'', nghĩa là, anh là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhưng tôi đã khảo sát ca từ của Trịnh Công Sơn, và tôi dám khẳng định rằng, anh chính là một nhà thơ đích thực''. Đó là những nhận xét của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về ông - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
''Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi phổ nhạc thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt.
Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần đầu tiên nghe ca khúc ''Ở trọ'', tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái ''cõi tạm'' chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:
''Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn''
Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:
''Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều''
Vì thế mà có câu:
''Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành''
Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu, thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:
''Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần''
Nhiều bài thơ phỏng theo nhịp đồng dao (bốn chữ) khá thành công nhờ cách lập tứ và chọn từ như ''Em đi qua chiều'', ''Cũng sẽ chìm trôi'', ''Nhật Nguyệt trên cao - Ta ngồi dưới thấp, nhưng có lẽ ''Ngụ ngôn mùa đông'' mới là một bài thơ bốn chữ gây ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Bài thơ nói về ''Một người Việt Nam - Đi ra dòng sông - Nhớ về cội nguồn... Đi lên đồi non - Nhớ về cội nguồn'' thật tươi đẹp, thật máu thịt, rồi bỗng:
''Một ngày mùa đông
Trên con đường mòn
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan...''
Người Việt ấy ''trái mìn nổ chậm'' của chiến tranh. Cái tứ thơ này không chỉ chia xẻ với cái chết đau thương tang tóc của con người mà còn có sức mạnh tố cáo chiến tranh thật sâu sắc:
''Súng từ thị thành
Súng từ ruộng làng
Nổ xé da non
Phố chợ thật buồn
Cuộn dây gai chắn
Chắc mẹ hiền lành
Rồi cũng tủi thân''
Nhịp thơ năm chữ trong thơ Trịnh Công Sơn cũng xuất hiện không ít, và lặng lẽ tuôn chảy trong veo buồn thương, ngơ ngác. Khi thì khao khát hồn nhiên: ''Môi nào hãy còn thơm - Cho ta phơi cuộc tình - Tóc nào hãy còn xanh - Cho ta chút hồn nhiên'', khi thì hoang vắng, lạnh câm: ''Như đồng lúa gặt xong - Như rừng núi bỏ hoang - Người về soi bóng mình - Giữa tường trắng lặng câm'', khi thì tuyệt vọng ngậm ngùi: ''Không còn, không còn ai - Ta trôi trong cuộc đời - Không chờ, không chờ ai'' (Ru ta ngậm ngùi), và có lúc đầy mộng mơ khao khát giữa ưu phiền: ''Tôi con chim thanh bình - Mơ được sống hồn nhiên - Như hoa trên đồng xanh - Một sớm kia rất hồng'' (Như chim ưu phiền). Nhịp thơ năm chữ vốn rất phổ biến trong đối đáp dân gian, nhưng với Trịnh Công Sơn, nó trở nên lồng lộng, thênh thang và quý phái:
''Người ngỡ đã xa xăm
Bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều'' (Tình nhớ)
Cùng với những ý thơ bất ngờ đến từ trong vô thức:
''Trăng muôn đời thiếu nợ
Mà sông không nhớ ra''
Hoặc:
''Cây trưa thu bóng dài
Và tôi thu bóng tôi
Tôi thu tôi bé lại
Làm mưa tan giữa trời...'' (Biết đâu nguồn cội)
Ít thấy nhịp thơ sáu chữ ở Trịnh Công Sơn, nhưng không phải là không có. Câu thơ sáu chữ xuất hiện đan xen trong nhiều bài thơ của anh thường tạo được hiệu quả lạ, như một dấu nhấn của cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như trong bài Nhìn những mùa thu đi, sau mỗi câu năm chữ là câu sáu chữ khá hay:
- Em nghe rầu lên trong nắng
- Nghe tên mình vào quên lãng
- Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
Bài ''Ru em'' là một bài thơ lục ngôn từ đầu đến cuối:
''Ru em ngủ những đêm khuya
Ru em ngủ những âm u
Ru em cùng những u mê
Ru em dù đã chia xa...''
Nhân nói đến thơ lục ngôn, tôi bỗng nhớ đến một bài thơ nhịp 3 hết sức đặc biệt của Trịnh Công Sơn. Đó là bài Mưa hồng:
''Trời ươm nắng
Cho mây hồng
Mây qua mau
Em nghiêng sầu
Còn mưa xuống
Như hôm nào
Em đến thăm
Mây âm thầm
Mang gió lên...''
Điều đó nói lên sự đa dạng và tài hoa của Trịnh Công Sơn khi sử dụng thi điệu, bởi thơ nhịp 3 thường tươi vui nhí nhảnh, mà ở đây lại tả cái tâm trạng thương nhớ xa xăm: ''Người ngồi xuống/Xin mưa đầy/Trên hai tay/Cơn đau dài...''.
Nhịp thơ thất ngôn là một sở trường của Trịnh Công Sơn. Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào. Có thể dẫn ra nhiều những trường hợp như vậy:
- Một đêm bước chân về gác nhỏ
- Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
- Trên đời người trổ nhánh hoang vu
- Người đi quanh thân thế của người
- Vẫn thấy bên đời còn có em
Cũng là thơ thất ngôn, nhưng cách gieo nhiều vần bằng liên tiếp theo cảm hứng âm nhạc, đã khiến cho thơ anh không bị gò ép vào khuôn thước cổ thi, mà thoát ra, phong quang và mềm mại hẳn lên. Có những đoạn thơ chỉ gieo toàn vần bằng:
''Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên
Lùa nắng cho buồn vào tóc em
Bàn tay xôn xao đón ưu phiền
Ngày xưa sao lá thu không vàng
Và nắng chưa vào trong mắt em''
Cũng có khi, thơ thất ngôn của anh được gieo vần trắc:
''Em đi biền biệt muôn trùng quá
Từng cơn gió và từng cơn gió
Em đi gió lạnh bến xa bờ
Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ''
Lại có khi thơ thất ngôn được tổ chức theo từng khổ ba câu với những hình ảnh thật đẹp, thật lạ như: ''lòng như khăn mới thêu'', ''lòng như nắng qua đèo'', chỉ đọc một lần là bâng khuâng xao xuyến mãi:
''Mười năm xưa đứng bên bờ dậu
Đường xanh hoa muối bay rì rào
Có người lòng như khăn mới thêu
Mười năm sau áo bay đường chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
Có người lòng như nắng qua đèo''
Các thi ảnh vừa tươi mới, vừa lạ lùng, cứ nối tiếp nhau hiện lên trong thơ Trịnh Công Sơn để đẩy tứ thơ đến tận cùng bất ngờ: ''Có một dòng sông đã qua đời''. Tại sao dòng sông lại qua đời? Phải chăng, đấy chính là dòng sông biểu tượng cho tình yêu đã cạn!
Trịnh Công Sơn thuộc thế hệ những người mê đắm thơ mới, và thể thơ tám chữ mà các thi sĩ của phong trào thơ mới đã có công cải hóa và Việt hóa từ thơ Pháp có một nhịp điệu dễ mê hoặc lòng người. Trịnh Công Sơn tiếp thu nhịp điệu này, và chính âm nhạc đã thêm một lần nữa làm thơ tám chữ:
''Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi tôi nghe (tiếng) rất nhu mì
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ'' (Bên đời hiu quạnh)
Hoặc dùng lại đúng cái nhịp Thơ Mới vẫn thường dùng, nhưng tinh thần thì đã khác:
''Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em'' (Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
Một thi sĩ với rất nhiều cung bậc trong điệu nhạc tâm hồn, Trịnh Công Sơn thả sức bay lượn trong các nhịp thơ tự do đầy phóng túng. Những câu thơ dài ngắn khác nhau cứ tung tẩy trong các bài thơ tự do của anh. Khi thì triết lý: ''Tình yêu như trái phá con tim mù lòa'', khi thì lộng lẫy: ''Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay'', khi thì trùng điệp: ''Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta'', ''Rừng núi dang tay nối liền biển xa - Ta đi, vòng tay lớn mãi để nối sơn hà'', khi thì gập ghềnh mệt mỏi: ''Ngựa buông vó/ Người đi chùng chân đã bao lần/ Nửa đêm đó/ Lời ca dạ lan như ngại ngùng/ Vùng u tối/ Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng'', và có khi nhịp điệu trôi xa như sông bỗng quay về gần gũi như mưa:
''Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ
Lời hẹn thề là những cơn mưa''
Dù là phóng túng trong thơ tự do, nhưng vần điệu và ý tưởng lạ và đẹp ở thơ anh giống như chiếc neo thuyền, neo vào lòng người để nó chẳng bao giờ trôi đi vô vọng.
Có lẽ Trịnh Công Sơn là nhà thơ được người ta thuộc nhiều nhất. Điều đó không lạ, bởi thơ anh luôn có sự truyền tải diệu vợi bằng âm nhạc của chính anh. Nhưng cũng có thể nói ngược lại, âm nhạc của Trịnh Công Sơn luôn được thơ nâng cánh. Trong ca từ của anh có rất nhiều những câu thơ thật hay như:
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em, biết không?
Để gió cuốn đi!
- Làm sao em biết bia đá không đau
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
- Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
- Mùa xanh lá
Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
- Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
- Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình là những quán không
Bàn im hơi bên ghế ngồi
Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người
- Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa
- Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.
- Mẹ là nước chứa chan
Trôi giùm con phiền muộn
Cho đời mãi trong lành
Mẹ chìm dưới gian nan
- Hà Nội mùa thu
Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau
Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
...
Đi giữa mọi người để nhớ một người...
Có một tập ca khúc thời trẻ của Trịnh Công Sơn mang tên là ''Kinh Việt Nam''. Phải chăng, trong sâu thẳm lòng mình, anh khao khát sáng tạo ra những bài kinh cầu cho dân tộc, cho tình yêu và cho thân phận? Đây chính là bài kinh cầu bên bờ vực linh hồn cần được cứu rỗi. Những bài kinh ấy chính là những bài thơ còn lại của Trịnh Công Sơn với một niềm yêu tin ''Gần như là tuyệt vọng'' đã vượt lên số phận chia sẻ với đương thời và hậu thế, đấy là lòng tin vào con người khởi nguồn từ dòng cảm xúc tự nhiên, vượt qua cả tôn giáo và định kiến, bởi vì hương thơm đã sẵn đốt trong hồn (chữ của Chế Lan Viên). Cũng với một lòng tin như vậy, tôi xin mạn phép đổi một chữ trong câu thơ của anh để tạm kết thúc bài viết này: Ngày sau sỏi đá cũng cần có thơ!''.
--- không rõ tác giả ---
'Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chưa thấy ai gọi anh là nhà thơ, dù anh cũng đã in dăm ba bài thơ lẻ. Cũng có người gọi anh là ''người thơ ca'' hay '''người hát thơ'', nghĩa là, anh là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhưng tôi đã khảo sát ca từ của Trịnh Công Sơn, và tôi dám khẳng định rằng, anh chính là một nhà thơ đích thực''. Đó là những nhận xét của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về ông - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
''Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi phổ nhạc thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt.
Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần đầu tiên nghe ca khúc ''Ở trọ'', tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái ''cõi tạm'' chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:
''Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn''
Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:
''Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều''
Vì thế mà có câu:
''Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành''
Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu, thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:
''Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần''
Nhiều bài thơ phỏng theo nhịp đồng dao (bốn chữ) khá thành công nhờ cách lập tứ và chọn từ như ''Em đi qua chiều'', ''Cũng sẽ chìm trôi'', ''Nhật Nguyệt trên cao - Ta ngồi dưới thấp, nhưng có lẽ ''Ngụ ngôn mùa đông'' mới là một bài thơ bốn chữ gây ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Bài thơ nói về ''Một người Việt Nam - Đi ra dòng sông - Nhớ về cội nguồn... Đi lên đồi non - Nhớ về cội nguồn'' thật tươi đẹp, thật máu thịt, rồi bỗng:
''Một ngày mùa đông
Trên con đường mòn
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan...''
Người Việt ấy ''trái mìn nổ chậm'' của chiến tranh. Cái tứ thơ này không chỉ chia xẻ với cái chết đau thương tang tóc của con người mà còn có sức mạnh tố cáo chiến tranh thật sâu sắc:
''Súng từ thị thành
Súng từ ruộng làng
Nổ xé da non
Phố chợ thật buồn
Cuộn dây gai chắn
Chắc mẹ hiền lành
Rồi cũng tủi thân''
Nhịp thơ năm chữ trong thơ Trịnh Công Sơn cũng xuất hiện không ít, và lặng lẽ tuôn chảy trong veo buồn thương, ngơ ngác. Khi thì khao khát hồn nhiên: ''Môi nào hãy còn thơm - Cho ta phơi cuộc tình - Tóc nào hãy còn xanh - Cho ta chút hồn nhiên'', khi thì hoang vắng, lạnh câm: ''Như đồng lúa gặt xong - Như rừng núi bỏ hoang - Người về soi bóng mình - Giữa tường trắng lặng câm'', khi thì tuyệt vọng ngậm ngùi: ''Không còn, không còn ai - Ta trôi trong cuộc đời - Không chờ, không chờ ai'' (Ru ta ngậm ngùi), và có lúc đầy mộng mơ khao khát giữa ưu phiền: ''Tôi con chim thanh bình - Mơ được sống hồn nhiên - Như hoa trên đồng xanh - Một sớm kia rất hồng'' (Như chim ưu phiền). Nhịp thơ năm chữ vốn rất phổ biến trong đối đáp dân gian, nhưng với Trịnh Công Sơn, nó trở nên lồng lộng, thênh thang và quý phái:
''Người ngỡ đã xa xăm
Bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều'' (Tình nhớ)
Cùng với những ý thơ bất ngờ đến từ trong vô thức:
''Trăng muôn đời thiếu nợ
Mà sông không nhớ ra''
Hoặc:
''Cây trưa thu bóng dài
Và tôi thu bóng tôi
Tôi thu tôi bé lại
Làm mưa tan giữa trời...'' (Biết đâu nguồn cội)
Ít thấy nhịp thơ sáu chữ ở Trịnh Công Sơn, nhưng không phải là không có. Câu thơ sáu chữ xuất hiện đan xen trong nhiều bài thơ của anh thường tạo được hiệu quả lạ, như một dấu nhấn của cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như trong bài Nhìn những mùa thu đi, sau mỗi câu năm chữ là câu sáu chữ khá hay:
- Em nghe rầu lên trong nắng
- Nghe tên mình vào quên lãng
- Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
Bài ''Ru em'' là một bài thơ lục ngôn từ đầu đến cuối:
''Ru em ngủ những đêm khuya
Ru em ngủ những âm u
Ru em cùng những u mê
Ru em dù đã chia xa...''
Nhân nói đến thơ lục ngôn, tôi bỗng nhớ đến một bài thơ nhịp 3 hết sức đặc biệt của Trịnh Công Sơn. Đó là bài Mưa hồng:
''Trời ươm nắng
Cho mây hồng
Mây qua mau
Em nghiêng sầu
Còn mưa xuống
Như hôm nào
Em đến thăm
Mây âm thầm
Mang gió lên...''
Điều đó nói lên sự đa dạng và tài hoa của Trịnh Công Sơn khi sử dụng thi điệu, bởi thơ nhịp 3 thường tươi vui nhí nhảnh, mà ở đây lại tả cái tâm trạng thương nhớ xa xăm: ''Người ngồi xuống/Xin mưa đầy/Trên hai tay/Cơn đau dài...''.
Nhịp thơ thất ngôn là một sở trường của Trịnh Công Sơn. Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào. Có thể dẫn ra nhiều những trường hợp như vậy:
- Một đêm bước chân về gác nhỏ
- Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
- Trên đời người trổ nhánh hoang vu
- Người đi quanh thân thế của người
- Vẫn thấy bên đời còn có em
Cũng là thơ thất ngôn, nhưng cách gieo nhiều vần bằng liên tiếp theo cảm hứng âm nhạc, đã khiến cho thơ anh không bị gò ép vào khuôn thước cổ thi, mà thoát ra, phong quang và mềm mại hẳn lên. Có những đoạn thơ chỉ gieo toàn vần bằng:
''Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên
Lùa nắng cho buồn vào tóc em
Bàn tay xôn xao đón ưu phiền
Ngày xưa sao lá thu không vàng
Và nắng chưa vào trong mắt em''
Cũng có khi, thơ thất ngôn của anh được gieo vần trắc:
''Em đi biền biệt muôn trùng quá
Từng cơn gió và từng cơn gió
Em đi gió lạnh bến xa bờ
Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ''
Lại có khi thơ thất ngôn được tổ chức theo từng khổ ba câu với những hình ảnh thật đẹp, thật lạ như: ''lòng như khăn mới thêu'', ''lòng như nắng qua đèo'', chỉ đọc một lần là bâng khuâng xao xuyến mãi:
''Mười năm xưa đứng bên bờ dậu
Đường xanh hoa muối bay rì rào
Có người lòng như khăn mới thêu
Mười năm sau áo bay đường chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
Có người lòng như nắng qua đèo''
Các thi ảnh vừa tươi mới, vừa lạ lùng, cứ nối tiếp nhau hiện lên trong thơ Trịnh Công Sơn để đẩy tứ thơ đến tận cùng bất ngờ: ''Có một dòng sông đã qua đời''. Tại sao dòng sông lại qua đời? Phải chăng, đấy chính là dòng sông biểu tượng cho tình yêu đã cạn!
Trịnh Công Sơn thuộc thế hệ những người mê đắm thơ mới, và thể thơ tám chữ mà các thi sĩ của phong trào thơ mới đã có công cải hóa và Việt hóa từ thơ Pháp có một nhịp điệu dễ mê hoặc lòng người. Trịnh Công Sơn tiếp thu nhịp điệu này, và chính âm nhạc đã thêm một lần nữa làm thơ tám chữ:
''Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi tôi nghe (tiếng) rất nhu mì
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ'' (Bên đời hiu quạnh)
Hoặc dùng lại đúng cái nhịp Thơ Mới vẫn thường dùng, nhưng tinh thần thì đã khác:
''Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em'' (Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
Một thi sĩ với rất nhiều cung bậc trong điệu nhạc tâm hồn, Trịnh Công Sơn thả sức bay lượn trong các nhịp thơ tự do đầy phóng túng. Những câu thơ dài ngắn khác nhau cứ tung tẩy trong các bài thơ tự do của anh. Khi thì triết lý: ''Tình yêu như trái phá con tim mù lòa'', khi thì lộng lẫy: ''Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay'', khi thì trùng điệp: ''Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta'', ''Rừng núi dang tay nối liền biển xa - Ta đi, vòng tay lớn mãi để nối sơn hà'', khi thì gập ghềnh mệt mỏi: ''Ngựa buông vó/ Người đi chùng chân đã bao lần/ Nửa đêm đó/ Lời ca dạ lan như ngại ngùng/ Vùng u tối/ Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng'', và có khi nhịp điệu trôi xa như sông bỗng quay về gần gũi như mưa:
''Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ
Lời hẹn thề là những cơn mưa''
Dù là phóng túng trong thơ tự do, nhưng vần điệu và ý tưởng lạ và đẹp ở thơ anh giống như chiếc neo thuyền, neo vào lòng người để nó chẳng bao giờ trôi đi vô vọng.
Có lẽ Trịnh Công Sơn là nhà thơ được người ta thuộc nhiều nhất. Điều đó không lạ, bởi thơ anh luôn có sự truyền tải diệu vợi bằng âm nhạc của chính anh. Nhưng cũng có thể nói ngược lại, âm nhạc của Trịnh Công Sơn luôn được thơ nâng cánh. Trong ca từ của anh có rất nhiều những câu thơ thật hay như:
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em, biết không?
Để gió cuốn đi!
- Làm sao em biết bia đá không đau
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
- Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
- Mùa xanh lá
Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
- Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
- Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình là những quán không
Bàn im hơi bên ghế ngồi
Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người
- Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa
- Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.
- Mẹ là nước chứa chan
Trôi giùm con phiền muộn
Cho đời mãi trong lành
Mẹ chìm dưới gian nan
- Hà Nội mùa thu
Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau
Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
...
Đi giữa mọi người để nhớ một người...
Có một tập ca khúc thời trẻ của Trịnh Công Sơn mang tên là ''Kinh Việt Nam''. Phải chăng, trong sâu thẳm lòng mình, anh khao khát sáng tạo ra những bài kinh cầu cho dân tộc, cho tình yêu và cho thân phận? Đây chính là bài kinh cầu bên bờ vực linh hồn cần được cứu rỗi. Những bài kinh ấy chính là những bài thơ còn lại của Trịnh Công Sơn với một niềm yêu tin ''Gần như là tuyệt vọng'' đã vượt lên số phận chia sẻ với đương thời và hậu thế, đấy là lòng tin vào con người khởi nguồn từ dòng cảm xúc tự nhiên, vượt qua cả tôn giáo và định kiến, bởi vì hương thơm đã sẵn đốt trong hồn (chữ của Chế Lan Viên). Cũng với một lòng tin như vậy, tôi xin mạn phép đổi một chữ trong câu thơ của anh để tạm kết thúc bài viết này: Ngày sau sỏi đá cũng cần có thơ!''.
Đạo Phật Trong Âm Nhạc ( phỏng vấn Trịnh Công Sơn )
phỏng vấn Trịnh Công Sơn .
Đạo Phật Trong Âm Nhạc
--- Hoà thượng Thích Tâm Thiện thực hiện ---
Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.
TCS: Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật Giáo. Từ những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt đuợc còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.
"Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và người lớn tuổi, xin anh cho biết về bối cảnh để bài hát này ra đời?
TCS: Như tôi đã nói ở trên, thuở nhỏ tôi thích đến chùa vì sự tịch lặng thanh khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. Vì thế khi viết bài hát "Một cõi đi về" và nhiếu bài tương tự như thế, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vô đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn khi nghe bài này đã nói với tôi: nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa. Đó chỉ là một ý kiến. Điều tôi thành thật rất vui là giới trẻ có vẻ cũng thích bài hát này. Tôi rất muốn nghe những ý kiến của họ.
Anh có thể cho biết những kinh gnhiệm của mình về Phật Giáo? Một tôn giáo như htế nào? Đặc biệt là trong lãnh vực văn học nghệ thuật hay âm nhạc v.v...
TCS: Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghỉ về Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hằng ngày.
Tôi đang cố gắng quên Phật Giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi Phật Giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.
Anh có hành Thiền mỗi ngày không? Và thường anh bằng cách nào để vươn đến đỉnh cao trong hứng cảm sáng tác? Đạo Phật có giúp gì việc đó không?
TCS: Tôi có cách hành Thiền riêng. Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ "Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha".
Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.
Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình.
Câu hỏi cuối cùng: "Làm sao em biết bia đá không đau, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm, cảm thức của mình khi hát lên điều đó?
TCS: Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị, Valeur en soi và Valeur pour soi. Tôi nhìn viên sõi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng tôi có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng của nó. Tôi là hạt bụi và nó là viên sỏi có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao tôi không thể cảm cảnh vì một viên sỏi lẻ loi này không có một viên sỏi khác nằm cạnh bên.
Xin cám ơn nhạc sĩ
Đạo Phật Trong Âm Nhạc
--- Hoà thượng Thích Tâm Thiện thực hiện ---
Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.
TCS: Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật Giáo. Từ những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt đuợc còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.
"Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và người lớn tuổi, xin anh cho biết về bối cảnh để bài hát này ra đời?
TCS: Như tôi đã nói ở trên, thuở nhỏ tôi thích đến chùa vì sự tịch lặng thanh khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. Vì thế khi viết bài hát "Một cõi đi về" và nhiếu bài tương tự như thế, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vô đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn khi nghe bài này đã nói với tôi: nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa. Đó chỉ là một ý kiến. Điều tôi thành thật rất vui là giới trẻ có vẻ cũng thích bài hát này. Tôi rất muốn nghe những ý kiến của họ.
Anh có thể cho biết những kinh gnhiệm của mình về Phật Giáo? Một tôn giáo như htế nào? Đặc biệt là trong lãnh vực văn học nghệ thuật hay âm nhạc v.v...
TCS: Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghỉ về Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hằng ngày.
Tôi đang cố gắng quên Phật Giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi Phật Giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.
Anh có hành Thiền mỗi ngày không? Và thường anh bằng cách nào để vươn đến đỉnh cao trong hứng cảm sáng tác? Đạo Phật có giúp gì việc đó không?
TCS: Tôi có cách hành Thiền riêng. Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ "Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha".
Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.
Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình.
Câu hỏi cuối cùng: "Làm sao em biết bia đá không đau, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm, cảm thức của mình khi hát lên điều đó?
TCS: Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị, Valeur en soi và Valeur pour soi. Tôi nhìn viên sõi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng tôi có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng của nó. Tôi là hạt bụi và nó là viên sỏi có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao tôi không thể cảm cảnh vì một viên sỏi lẻ loi này không có một viên sỏi khác nằm cạnh bên.
Xin cám ơn nhạc sĩ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)