Bụt trong ta, Chúa trong ta
Thích Nhất Hạnh
Giới thiệu: Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ", của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản, 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở California, Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995.
Cuộc đời Ngài là Giáo Lý
Có một khoa học gọi là Phật học, đó là học về cuộc đời của Bụt. Bụt là một nhân vật có thật trong lịch sử. Bụt sinh ra ở thành Kapilavatsu (Ca Tì La Vệ), gần biên giới Ấn Ðộ và Nepal. Ngài thành hôn, có một con, xuất gia, giác ngộ, và chia sẻ giáo pháp của Ngài cho đến năm tám mươi tuổi Ngài tịch. Nhưng cũng có một vị Bụt ở trong mỗi người chúng ta, không tùy thuộc vào thời gian và không gian. Ðó là Ðức Bụt Sống, vị Bụt của sự thật sau cùng, vượt trên các ý nghĩ và khái niệm, và lúc nào chúng ta cũng gặp được. Vị Bụt Sống đó không sinh ra ở Kapilavatsu và cũng không tạ thế ở Kushinagar.
Ki Tô Học là môn học về cuộc đời Chúa Ki Tô. Khi nói Chúa Ki Tô, chúng ta cũng cần biết đang nói về Chúa Giêsu trong lịch sử hay Ðức Ki Tô Hằng Sống. Chúa Ki Tô trong lịch sử sinh tại Bê Lem, con của một người thợ mộc. Ngài rời quê hương xa, trở thành một đạo sư, và bị đóng đinh trên thập tự vào năm ba mươi ba tuổi. Ðức Ki Tô Hằng Sống là Con của Thượng Ðế, đã phục sinh, và nay vẫn còn tiếp tục sống. Trong Ki Tô Giáo, bạn phải tin vào sự Phục Sinh, nếu không thì bạn không phải tín đồ. Tôi e rằng điều kiện nầy làm nhiều người e ngại, không chịu nhìn sâu vào cuộc đời Chúa Giêsu. Thật đáng tiếc, vì chúng ta có thể học hỏi cả nơi Chúa Giêsu trong lịch sử lẫn Chúa Giêsu như một cánh cửa tuyệt đối.
Khi chúng ta theo dõi và tiếp xúc một cách sâu sắc với cuộc đời và giáo lý của Chúa Giêsu, chúng ta có thể thâm nhập vào sự thật của Thượng Ðế. Tình yêu, sự hiểu biết, lòng can đảm, sự bao dung, là những biểu hiện của cuộc đời Chúa Giêsu. Thượng Ðế xuất hiện với chúng ta qua Giêsu Ki Tô. Với Thánh Linh và Nước Chúa ở trong Ngài, Giêsu đã tiếp xúc với mọi người sống cùng thời của Ngài. Ngài đã nói chuyện với những cô gái điếm, những người thâu thuế, Ngài có can đảm làm bất cứ việc gì cần thiết để chữa các căn bệnh của thời đại Ngài. Như là đứa con của mẹ Maria và thánh Giuse, Giêsu là Con của Người, Người Nam và Người Nữ. Như một người sống với Thánh Linh, Ngài là Con của Thượng Ðế. Nói rằng Chúa Giêsu vừa là Con của Người, vừa là Con của Thượng Ðế, các Phật tử có thể chấp nhận không khó gì. Chúng ta có thể thấy Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con là một, bất nhị, vì nếu không có Ðức Chúa Cha ở trong Ngài thì không có Ðức Chúa Con. Tuy nhiên, trong Ki Tô Giáo, Giêsu thường được gọi là Con Một của Thượng Ðế. Tôi thấy chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài, cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài. Tôi nghĩ cuộc đời Chúa Giêsu là bài học căn bản nhất của Ngài, quan trọng hơn cả sự phục sinh và tính vĩnh cữu.
Sống tỉnh thức là Bụt
Bụt là người giác ngộ, nghĩa là không còn bị ràng buộc vào thế tục. Nhưng khi nhiều người nói rằng họ tin Bụt, họ đang nói về niềm tin vào vị Bụt thần thông, huyền diệu, không phải niềm tin vào giáo lý hay cuộc đời của vị Bụt lịch sử. Họ tin vào sự mầu nhiệm của Bụt, và thấy như vậy là đủ. Nhưng các thí dụ trong cuộc đời thật của Bụt và Chúa Giêsu quan trọng hơn, vì khi các Ngài sống như những con người thật, chúng ta có thể bắt chước, sống theo mẫu đời sống của các Ngài.
Khi chúng ta đọc, "Cửa trời mở rộng và Thánh Linh giáng xuống Ngài như một con chim bồ câu," chúng ta có thể thấy hình ảnh Chúa Giêsu đã giác ngộ. Ngài đã tiếp xúc được với sự thật của đời sống, nguồn suối của tỉnh thức, của minh triết và trí tuệ ở trong Ngài. Ðó là điều phân biệt Ngài với người phàm tục. Khi Ngài sinh ra trong một gia đình người thợ mộc, Ngài là Con của Người. Khi Ngài mở rộng trái tim, cánh cửa thiên đường đã mở ra cho Ngài. Thánh Linh đã ngự xuống Ngài như một con chim bồ câ, và Ngài biểu hiện như là Con của Thượng Ðế - rất thiêng liêng, sâu sắc, và vĩ đại.
Nhưng Thánh Linh không phải chỉ ngự xuống Giêsu không thôi, mà cho tất cả chúng ta. Trong nhãn quan Phật Giáo, ai không phải là con của Thượng Ðế? Ngồi dưới gốc cây bồ đề, những hạt giống thiêng liêng và huyền diệu ở trong Bụt bừng nở. Ngài là một người, nhưng đồng thời Ngài cũng thị hiện tâm linh nhân loại đến mức cao nhất. Khi chúng ta tiếp xúc được với tâm linh tối thượng trong chúng ta, chúng ta là Bụt. Chúng ta mang ơn Thánh Linh, và chúng ta trở nên rất bao dung, rất cởi mở, sâu xa, và thông cảm.
Những cánh cửa mở ra cho các thế hệ sau
Kinh Thánh Mathiơ tả Nước Chúa giống như một hạt cải nhỏ xíu. Ðiều đó có nghĩa là hạt giống của Nước Chúa ở sẵn trong chúng ta. Nếu chúng ta biết vun trồng hạt giống đó trong mảnh đất mầu của cuộc sống hằng ngày, nó sẽ lớn lên và thành một cây cao cho chim chóc đến trú ẩn. Chúng ta không cần phải chết đi mới tới được cửa thiên đàng. Thật ra chúng ta cần phải sống đích thực. Việc tu tập là tiếp xúc sâu xa với sự sống để Nước Chúa trở thành sự thật. Ðây không phải là chuyện sùng tín. Ðây là chuyện thực tập. Có thể vào Nước Chúa bây giờ và ở đây. Nhiều đoạn trong Phúc Âm cũng có cách nhìn nầy. Chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, rằng chúng ta không đi tới Nước Chúa, nhưng Nước Chúa sẽ đến với chúng ta: "Nước Ngài sẽ tới ..." Giêsu nói, "Ta là cánh cửa vào." Ngài tự mô tả là cánh cửa của Nước Chúa. Vì Ðức Chúa Con được tạo nên bằng Ðức Thánh Linh, Ngài là cánh cửa để chúng ta vào Nước Chúa.
Bụt cũng được mô tả như là một cánh cửa, là vị đạo sư chỉ đường cho ta sống trong đời. Phật tử tu học con đường đó một cách sâu xa để giúp ta sống trong chánh niệm, từ bi, và an lạc. Kinh sách nói có 84 ngàn pháp môn, cánh cửa của sự tu học. Nếu bạn may mắn tìm thấy một cánh cửa, và cho rằng cánh cửa của bạn là cánh cửa duy nhất, thì đó không phải là tinh thần đạo Bụt. Thật ra, chúng ta phải mở ra thêm nhiều cánh cửa mới cho các thế hệ tương lai. Chúng ta đừng sợ có quá nhiều cánh cửa - đúng ra, ta nên lo ngại không có thêm những cánh cửa mới. Thật tội nghiệp cho con cháu chúng ta, và con cháu của họ, nếu chúng ta hài lòng với 84 ngàn cánh cửa hiện có. Mỗi người chúng ta, với sự tu tập và tâm từ bi, có thể mở ra những Cánh Cửa Pháp mới.
Xã hội đang biến đổi, con người thay đổi, đời sống chính trị và kinh tế ngày nay không còn giống như thời Bụt và Chúa nữa. Bụt trông cậy nơi chúng ta để Giáo Pháp tiếp tục phát triển như một thực thể sống động - không phải một giáo pháp cứng đọng, mà là một Pháp Thân (Dharmakaya), một thực thể giáo lý thiêng liêng.
Bà mẹ sinh ra các vị Bụt
Bụt dạy Pháp thân của Ngài quan trọng hơn nhục thân. Ngài muốn dạy chúng ta phải thực hành Giáo Pháp để đạt tới Niết Bàn ở đây và bây giờ. Giáo Pháp sinh động không phải là những thư viện chứa kinh điển hay các băng thâu những bài giảng hay. Pháp sinh động là sống tỉnh thức trong chánh niệm, biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày của Bụt cũng như của quý vị. Khi tôi nhìn thấy quý vị bước đi với chánh niệm, tôi tiếp xúc được với sự an lạc, với sự hiện diện của quý vị một cách sâu xa. Khi quý vị săn sóc các anh chị em của mình, tôi nhìn thấy Giáo Pháp sống động trong quý vị. Nếu có chánh niệm, quý vị có thể tiếp xúc với Pháp thân của Bụt.
Bụt mô tả những hạt giống của tỉnh thức trong mỗi chúng ta là "Như Lai Mẫu" (tathagatagarbha). Chúng ta đều là "mẹ của Như Lai" vì trong lòng chúng ta đều mang sẵn hạt giống của tỉnh thức. Nếu chúng ta đều săn sóc vị Bụt sơ sinh trong mình bằng sự thực tập tỉnh thức mỗi ngày, một ngày nào đó Ðấng Giác Ngộ sẽ đến với chúng ta. Các Phật tử nhìn Bụt như một vị thầy và một người anh, không phải là một thần linh. Chúng ta đều là Pháp huynh Pháp đệ của Bụt. Chúng ta cũng nói Trí Tuệ Bát Nhã (Prajnaparamita) là mẹ của tất cả các vị Bụt. Trong lịch sử, các giáo phái Tin Lành giảm bớt hình ảnh Mẹ trong Thượng Ðế và đề cao vai trò Cha của Ngài, nhưng trong Giáo hội Công Giáo có sự sùng kính Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời.
Thật ra Mẹ và Cha là hai phương diện của cùng một thực thể. Hình ảnh người cha hiện rõ hơn trong Trí Tuệ và Hiểu Biết, người Mẹ trong Tình Thương và Từ Bi. Trong đạo Bụt, hiểu biết (prajna) là căn bản của thương yêu (maitri). Nếu không có hiểu biết thì không có tình thương đích thực, và không có tình thương thì không có hiểu biết đích thực.
Người con gái của Thượng Ðế
Người ta gọi Bụt bằng mười danh hiệu, mỗi danh hiệu biểu lộ một phẩm chất. Danh hiệu thứ nhất, Như Lai (Tagatatha), tức là "vị đến với chúng ta trên đường chánh", "vị đến từ sự thật mầu nhiệm của sự sống và sẽ trở về sự thật mầu nhiệm đó", hay "vị đến từ cõi như vậy, ở trong cõi như vậy, và quay về cõi như vậy". Như là danh từ Phật giáo nói đến Chân Như, bản chất của sự vật, hay sự thật tối hậu. Ðó là bản thể hay nền tảng của sự hiện hữu, ví như nước là bản thể của sự sống. Cũng như Bụt, chúng ta cũng tới từ Chân Như, ở tại Chân Như, và sẽ quay về Chân Như. Chúng ta từ cõi Không mà đến và sẽ trở về cõi Không.
Trong một bài kinh, Phật nói rằng hình sắc chúng ta thây là do các nhân duyên tạo thành, khi không đủ nhân duyên thì chúng ta không thấy. Khi có đủ nhân duyên thì chúng ta nhận ra một hiện tượng, chúng ta thấy hiện tượng là có thật. Nhưng khi một trong các nhân duyên vắng mặt, chúng ta không nhận ra hiện tượng đó nữa. Ta không thấy nên nói là nó không hiện hữu. Nhưng điều đó không đúng. Vào mỗi tháng Tư ở Làng Hồng, chúng ta không nhìn thấy hoa hướng dương nở, chúng ta có thể nói hoa hướng dương không hiện hữu. Nhưng các nông dân ở ngôi làng tại miền Nam nước Pháp này đã gieo hàng ngàn hạt giống xuống đất. Khi nhìn ngọn đồi trơ trọi, họ có thể thấy các hoa hướng dương rồi. Hoa hướng dương đã có mặt ở đó. Chúng chỉ còn thiếu các nhân duyên của mặt trời, sức nóng, mưa, và thời gian. Không phải vì ta không thấy mà hoa hướng dương không hiện hữu.
Cũng theo cách đó, chúng ta nói Ðức Như Lai không từ đâu tới mà cũng không đi về đâu cả. Ngài tới từ cõi Chân Như và trở về Chân Như, không phụ thuộc vào thời gian và không gian. Nếu quý vị đi qua thửa ruộng bên Làng Hồng vào tháng Tư, và xin cánh đồng cho quý vị thấy Chân Như, thấy Nước Chúa, các thửa ruộng bỗng nhiên sẽ phủ đầy hoa hướng dương vàng chói rực rỡ. Khi Thánh Phan Xi Cô (St Francis) nhìn quán chiếu sâu xa một cây hạnh nhân vào giữa mùa đông và bảo cây hãy nói cho ngài nghe về Thượng Ðế, cây bỗng bừng nở đầy hoa.
Danh hiệu thứ hai của Bụt là A La Hán, vị xứng đáng được tôn kính. Danh hiệu thứ ba là Thiện Thệ, vị hoàn toàn tỉnh thức. Thứ tư là Minh Hạnh Túc, vị có trí tuệ và đức hạnh đầy đủ. Thứ năm là Vô Thượng Sĩ, vị dẫn đường không ai hơn. Thứ sáu là Thế Gian Giải, người biết rõ thế giới nầy. Thứ bảy là Ðiều Ngự Trượng Phu, người đi trên con đường tự tại. Thứ tám là Thiên Nhân Sư, thầy của thần linh và người. Danh hiệu thứ chín của Ngài là Bụt (Buddha, Phật Ðà), bậc giác ngộ. Danh hiệu thứ mười là Ðức Thế Tôn, bậc đầy phúc báu.
Mỗi khi chúng ta quy y, quay về nương tựa Bụt, chúng ta tìm nương tựa vào một vị có đủ mười đức tính trên, đó cũng là hạt nhân có sẵn trong mỗi người. Thái tử Tất Ðạt Ða (Siddharta) không phải là vị Bụt duy nhất. Mọi vật trong thế giới cây cỏ, muông thú và khoáng chất đều là các vị Bụt tương lai. Tất cả chúng ta đều chứa sẵn mười đức tính của Bụt trong thâm căn của mình. Nếu chúng ta thể hiện được mười đức tính đó thì sẽ được tôn kính.
Tôi thấy trong Phép Rửa Tội là sự công nhận của mỗi người, khi mở lòng ra đón Thánh Linh, đều có khả năng thể hiện mười đức tính trên, đó cũng là những đức tính để trở thành các người con của Chúa. Trong đạo Bụt, chúng ta không nói đến Tội Tổ Tông, nhưng nói đến các Chủng Tử Bất Thiện, là những hạt giống có sẵn trong mỗi người - hạt giống của tham lam, hận thù, giận dữ, ngu si, cố chấp, v.v... - và chúng ta nói đến các hạt giống trên có thể được chuyển hóa khi chúng ta tiếp xúc với các đức tính của Bụt. Các đức tính đó cũng có sẵn hạt giống trong chúng ta. Tội tổ tông cũng có thể được chuyển hóa khi một người tiếp xúc với Thánh Linh. Giêsu là con của Thượng Ðế và con của Người. Chúng ta cũng là con của Thượng Ðế và của song thân chúng ta. Nghĩa là chúng ta thuộc về cùng một thực tại như Giêsu. Ðiều này có thể coi như là tà thuyết đối với một số người Ki Tô Giáo. Nhưng tôi tin những nhà thần học đã nói là không cần phải nghĩ như vậy. Giêsu không phải chỉ là Chúa của chúng ta. Ngài còn là Cha, là Thầy, là Anh, và là Chính chúng ta. Nơi duy nhất chúng ta có thể tiếp xúc với Giêsu và Nước Chúa là ở trong nột tâm mình.
Chúng ta tiếp tục ra đời
Khi chúng ta làm lễ Chúa Giáng Sinh hay lễ Phật Ðản, chúng ta mừng sự ra đời của những hài nhi đặc biệt. Sự giáng sinh của Chúa và đản sinh của Bụt là các biến cố quan trọng trong lịch sử loài người. Mấy ngày sau khi Bụt ra đời, nhiều người ở Kapilavatsu đến kính thăm, trong đó có một đạo sĩ già tên là Asita. Sau khi nhìn ngắm Bụt sơ sinh, Asita bật khóc. Vua cha kinh ngạc hỏi: "Thưa đạo sĩ, tại sao ông lại khóc? Con tôi sẽ có số phận không may chăng?" Ðạo sĩ trả lời: "Thưa Ðức Vua, không phải vậy. Việc ra đời của Thái tử Tất Ðạt Ða thật là mầu nhiệm. Con trai hoàng thượng sẽ thành một vị thầy quan trọng của thế giới. Nhưng tôi bây giờ đã già quá rồi, chắc không sống được đến ngày đó nữa. Ðó là lý do tại sao tôi khóc."
Trong Kinh Thánh cũng có một câu chuyện tương tự. Tám ngày sau khi sinh ra, Chúa Hài Ðồng được đưa đến đền thờ để làm lễ cắt bì. Khi một người tên Simeon nhìn thấy Chúa, Ông ta thấy là Ngài sẽ thay đổi cuộc sống nhân loại một cách lớn lao.
"Khi đến ngày làm lễ thánh tẩy theo luật của Mai Sen (Moses), người ta bế Ngài đến Giê Ru Sa Lem để trình Ngài lên Thượng Ðế ... và người ta theo luật của Thượng Ðế làm lễ hiến sinh hai bồ câu nhỏ. Lúc đó có một người ở Giê Ru Sa Lem tên là Simeon. Người đó là một người công chính và sùng tín, đi tìm đường cứu rỗi dân Israel, đưa Thánh Linh ở cùng người đó. Ðức Thánh Linh đã báo cho Simeon biết rằng ông ta sẽ được nhìn thấy Messiah (Ðấng Cứu Thế) trước khi chết. Theo hướng dẫn của Thánh Linh, Simeon đi tới đền thờ, và khi cha mẹ Chúa Hài Ðồng bế Chúa tới trao cho ông theo luật thánh, Simeon bế Chúa trong hai tay, và ca ngợi Thiên Chúa rằng: 'Lạy Chúa, nay Ngài có thể cho tôi tớ Ngài được yên nghỉ theo lời Ngài đã phán, vì nay tôi đã thấy được sự cứu rỗi mà Ngài đã chuẩn bị trước sự chứng kiến của mọi người, ánh sáng mạc khải cho dân ngoại và vinh quang cho dân Chúa, dân tộc Israel.' Cha và mẹ của hài nhi kinh ngạc khi nghe Simeon nói thế."
Mỗi khi tôi đọc chuyệm Asita và Simeon, tôi lại ước chi khi mỗi người chúng ta sinh ra lại có một vị hiền giả đến thăm viếng. Mỗi trẻ sơ sinh ra đời đều quan trọng, không kém gì việc đản sinh của Bụt. Chúng ta cũng là Bụt, một vị Bụt tương lai, và chúng ta tiếp tục ra đời trong mỗi giây phút. Chúng ta cũng đều là Con của Thiên Chúa và là con của cha mẹ ta. Chúng ta phải chăm sóc mỗi đứa trẻ mới ra đời.
Tiếp xúc với tổ tiên
Tôi không biết tôi là chính tôi hay tôi cũng là anh ruột tôi. Trước khi tôi ra đời, một em bé trai khác đã định sinh ra, nhưng mẹ tôi bị xẩy thai. Nếu người con trai đó còn sống, chắc tôi đã có một người anh. Hay tôi đã là anh tôi. Từ nhỏ tôi vẫn nghĩ ngợi về điều này.
Những bậc cha mẹ sắp có con nên cẩn trọng vì họ đang mang một hài nhi có thể trở thành một Ðức Bụt hay một Chúa Giêsu. Họ phải tỉnh táo biết những thứ gì họ đang ăn, uống, điều họ nghĩ, việc họ làm. Cách thức họ chăm sóc thân thể và cảm thọ của họ ảnh hưởng đến sự an lạc của đứa trẻ trong bụng mẹ. Cha mẹ chúng ta cho chúng ta được ra đời và hiện giờ vẫn tiếp tục ban sự sống cho chúng ta. Mỗi khi gặp khó khăn, tôi đều khấn cha mẹ tôi và lúc nào tôi cũng được phù hộ.
Các tổ tiên về tâm linh của chúng ta cũng ban cho chúng ta sự sống và cũng vẫn còn tiếp tục mãi. Ở nước tôi, chúng tôi thường nói một vị thầy đích thật có thể cho môn đệ sự sống. Nếu quý vị có đủ bản lãnh, quý vị sẽ tạo nên sự sống của những đứa con tinh thần, và qua sự tu tập và cuộc sống, quý vị sẽ tiếp tục ban sự sống cho nhiều người, cả sau khi đã qua đời. Chúng ta có thể nói các người con từ miệng Bụt ra đời vì Bụt đã ban cho họ các lời dạy, tức là Pháp. Có nhiều cách để mang Pháp tới cho cuộc sống tinh thần của một đứa trẻ sắp ra đời. Cách thông thường nhất là dùng lời nói. Mỗi ngày tôi vẫn tu tập để tiếp xúc với các tổ tiên huyết thống và các tổ tiên tâm linh của tôi. Mỗi khi tôi thấy mình yếu đuối, tôi lại kêu gọi họ phù trợ, và bao giờ các ngài cũng tới giúp.
Khổ và con đường dứt khổ
Ngay từ khi còn nhỏ, Tất Ðạt Ða và Guêsu đều nhận thấy đời nhiều nỗi khổ. Bụt đã thấy rất sớm nỗi khổ của mọi loài. Chúa Giêsu cũng phải nhìn thấy như vậy, vì các Ngài đều tìm đường giúp nhân loại dứt khổ đau. Chúng ta cũng phải tìm một lối sống giúp cho đời vơi khổ. Sự thật về khổ lúc nào cũng có mặt, ở chung quanh và ở trong ta, và chúng ta phải tìm đường giảm bớt nỗi khổ, biến khổ đau thành an lạc, hòa bình.
Chư tăng ni tu tập theo truyền thống của họ, đã tụng kinh, ngồi thiền, đi thiền hành, thọ trai trong yên lặng, và tu tập nhiều phương pháp khác để diệt khổ. Sống cuộc đời của một vị tăng hay ni, có thể ngồi im lặng quán chiếu về sự khổ và đường diệt khổ, là một điều quý báu hiếm có. Quý vị có thể ngồi quán chiếu sâu xa về thân và tâm của mình, như gà mẹ đang ấp trứng. Một ngày nào đó, trứng sẽ nở ra một gà con. Nếu quý vị không tôn quý những giờ thực tập, thì dù là tăng ni, quý vị cũng không cống hiến gì được cuộc đời.
Năm hai mươi chín tuổi Bụt xuất gia, tuổi tương đối còn trẻ, đến năm ba mươi lăm Ngài thành đạo. Chúc Giêsu cũng sống nhiều ngày một mình trong sa mạc. Chúng ta đều cần những giờ phút suy ngẫm và làm mới lại mình. Những người không phải tăng ni sẽ thấy khó kiếm được thì giờ thiền quán hay cầu nguyện, nhưng đó là một việc quan trọng phải làm. Trong những khóa tu, chúng ta tập sống ý thức về mỗi việc mình làm, rồi tiếp tục áp dụng điều đó trong cuộc sống hằng ngày. Thực hành như thế, chúng ta có thể quán chiếu sâu xa về bản chất của khổ và tìm ra đường thoát khổ. Ðó là bài giảng thứ nhất của Bụt tại Vườn Nai ở Sanarth: "Hảy quán chiếu sâu xa bản chất của khổ để tìm nguyên nhân gây ra khổ và con đường diệt khổ." Người đi tu hay người tại gia đều có thể thực tập điều đó.
Ta là con đường
Ðạo Bụt trong truyền thống Theravada (Nam Tông) nhấn mạnh vào các bài giảng của vị Bụt lịch sử, vị Bụt đã sống và đã qua đời. Sau nầy ý niệm về Bụt sinh động phát triển trong truyền thống Mahayana (Bắc Tông). Khi Bụt sắp nhập diệt, nhiều vị đệ tử buồn rầu vì sắp phải xa Ngài. Ngài đã trấn an họ rằng: "Nhục thân của ta sẽ không còn nữa, nhưng Pháp thân của ta vẫn luôn luôn ở bên các con. Hãy quy y Pháp để làm hòn đảo cho các con nương tựa." Lời Bụt dạy rất rõ ràng. Giáo Pháp của Ngài là hải đảo cho chúng ta nương tựa, là bó đuốc soi đường cho chúng ta. Khi Giáo Pháp còn tồn tại, thì chúng ta không cần phải lo buồn. Một vị sa môn lúc đó đang bệnh, ngỏ ý tiếc không thể đến gặp Bụt, Bụt nhắn với thầy đó rằng: "Nhục thân của Ta không quan trọng. Nếu thầy có Pháp thân với thầy, nếu thầy tin Pháp, thực tập Giáo Pháp, thì ta luôn luôn ở bên thầy." Chúa Giêsu cũng từng nói: "Khi có hai, hay ba người họp nhau trong tên ta, ta ở đó cùng họ."
Ta luôn luôn ở đó cùng người
Sau khi Bụt nhập diệt, người ta yêu và sùng kính Ngài quá nên ý niệm Pháp thân vốn bắt đầu là các giáo lý đã biến thành một vị Bụt huy hoàng, bất diệt, lúc nào cũng giảng Giáo Pháp. Trong truyền thống Bắc Tông, Bụt lúc nào cũng còn sống, vẫn tiếp tục giảng Giáo Pháp. Nếu quý vị chú ý lắng nghe, quý vị có thể nghe tiếng nói của Pháp từ một hòn sỏi, một lá cây, một đám mây bay. Ðức Bụt thường tồn đã trở thành Bụt sống, vị Bụt của niềm tin. Cũng giống như Chúa Ki Tô của đức tin, Chúa Ki Tô sống. Nhà thần học Paul Tillich mô tả Thiên Chúa như là nền tảng của hiện hữu. Người ta cũng có khi mô tả Bụt như vậy.
Thấy Ðạo là thấy ta
Gặp một vị minh sư cũng có giá trị như học ngài hàng thế kỷ, vì trong ngài chúng ta thấy tấm gương sống của sự giác ngộ. Làm sao chúng ta được gặp Bụt hay Chúa? Ðiều đó tùy thuộc chính ta. Nhiều người nhìn vào mắt Bụt hay Chúa mà không thấy. Có một thầy kia hối hả đi tìm gặp Bụt, vội quá đến nỗi dọc đường nhìn mà không thấy một người đàn bà đang đau khổ cần giúp đỡ. Khi vị đó tới tu viện gặp Bụt, ông ta cũng không nhìn thấy Bụt. Quý vị thấy Bụt hay không là do quý vị đang sống trong trạng thái nào.
Ta là trí tuệ, là từ bi
Bụt tỏa ra hào quang cũng như các nhân vật siêu phàm khác. Khi chúng ta gặp các nhân vật đó chúng ta cảm thấy bình yên, tình thương, thấy sức mạnh nơi họ và trong chúng ta. Có câu ngạn ngữ Trung Hoa rằng: "Thánh hiền ở đâu thì nước suối ở đó trong hơn, cây cối ở đó cũng xanh hơn." Câu đó mô tả không khí bao quanh bậc thánh nhân. Khi quý vị đến bên một hiền giả, quý vị cảm thấy bình an và sáng láng. Khi quý vị đến gần Chúa Giêsu và nhìn thẳng vào mắt Ngài - dù quý vị có thấy hay không - quý vị có nhiều hy vọng được cứu rỗi hơn là chỉ đọc lời nói của Ngài. Nhưng khi quý vị không thể đích thân gặp Chúa, thì còn những bài học của Chúa, đặc biệt là những bài học về cuộc đời của Ngài.
Thoát khỏi những khái niệm
Mỗi khi tôi đọc kinh điển, dù là kinh đạo Chúa hay đạo Bụt, tôi luôn luôn ghi nhớ rằng những điều các Ngài nói là nói cho một người hay một thính chúng nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó. Tôi cố suy ngẫm sâu xa về khung cảnh của lời dạy để hiểu cho đúng hơn. Ðiều các Ngài nói có khi không quan trọng bằng cách nói. Khi chúng ta biết như vậy, chúng ta gần Chúa và Bụt hơn. Còn nếu như chúng ta phân tích kỹ lưỡng lời dạy của các Ngài mà không hiểu tương quan giừa người nói và người nghe thì có thể chúng ta đã hiểu lầm. Nhiều nhà thần học cũng có khi mắc lỗi nầy.
Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy sự can đảm vô cùng của Chúa Giêsu khi Ngài cố thay đổi xã hội chung quanh. Khi đọc kinh Phật, chúng ta cũng thấy Bụt có một nhân cách rất mạnh. Xã hội Ấn Ðộ thời Bụt không nhiều bạo lực bằng xã hội trong đó Chúa Giêsu sinh ra, cho nên chúng ta có cảm tưởng các phản ứng của Bụt không quyết liệt bằng, nhưng điều đó là vì trong xã hội của Bụt khả dĩ có thể tìm ra phương cách khác. Hãy xem phản ứng của Bụt đối với sự sa đọa của các tu sĩ theo phái Vệ Ðà chẳng hạn, cũng rất quyết liệt. Thí dụ khái niệm về Tự Ngã (Atman), một trọng điểm của giáo lý Vệ Ðà, là một nguyên nhân của tình trạng bất công xã hội thời đó - như hệ thống đẳng cấp, cách đối xử bất nhẫn với những người vô đẳng cấp, và sự độc quyền về giáo điều của những người không chắc có giá trị tinh thần nhưng lại hưởng những cuộc sống sung túc nhất. Phản ứng lại, Bụt đã nhấn mạnh đến giáo lý Vô Ngã. Ngài nói: "Mọi sự vật không có tự tánh riêng biệt, độc lập. Nhìn vào tự tánh của một bông hoa, quý vị thấy đó là sự trống rỗng." Ðến khi các đồ đệ bắt đầu sùng bái giáo lý Vô Ngã, Ngài lại nói: "Thà rằng tin ở tự ngã của một bông hoa còn hơn là vướng mắc vào tính vô ngã của bông hoa."
Bụt không trình bày một học thuyết có tính cách tuyệt đối. Ngài dạy về vô ngã để đối trị với vấn đề của thời đại đó. Ðó là một đề tài thiền quán. Nhưng nhiều Phật tử về sau bị vướng mắc vào ý niệm vô ngã. Họ lầm phương tiện với cứu cánh, lầm cái bè qua sông với bờ sông bên kia, lầm ngón tay chỉ mặt trăng với mặt trăng. Có điều quan trọng hơn cả thuyết vô ngã. Ðó là sự giải thoát khỏi khái niệm về Ngã và về Vô Ngã. Một người theo đạo Bụt mà để bị vướng mắc vào một lý thuyết, dù là lý thuyết Phật giáo, là làm ngược lời Bụt dạy. Lời nói và khái niệm không quan trọng. Ðiều quan trọng là sự khai ngộ của chính chúng ta về bản chất của sự vật và cách thức chúngta đối trị với sự thật đó. Nếu Bụt sinh ra ở xã hội mà chúa Giêsu đã sinh ra, tôi nghĩ chắc Ngài cũng bị đóng đinh trên thập tự.
Thấy Ðạo, lên đường
Khi Chúa Giêsu nói: "Ta là con đường" Ngài muốn bảo nếu muốn gần Thiên Chúa chúng ta phải tu tập con đường của Ngài. Trong Tân Ước, ta thấy các người theo Thiên Chúa Giáo đầu tiên, như tả trong sách Tông Ðồ Mục Vụ, thường nói đến đức tin của họ như là "Con Ðường - Ðạo." Tôi nghe câu nói "Ta là Con Ðường" hay hơn câu "Ta biết Con Ðường." Ðây không phải là một con đường trải nhựa. Nhưng chúng ta phải phân biệt chữ "Ta" trong lời Chúa và chữ "Ta" mà người nghe vẫn nghĩ. Chúa nói "Ta" là nói về Ðời Sống, đời sống của Ngài, đó là Ðạo. Nếu quý vị không nhìn vào đời sống của Ngài, quý vị không thấy Ðạo của Ngài. Nếu quý vị chỉ ca ngợi một danh hiệu, dù là danh hiệu Chúa, đó chưa phải là tu học theo cuộc đời của Chúa. Nếu muốn sáng danh Chúa Giêsu chúng ta phải tập sống sâu xa, thương yêu và hành động bác ái. Ðạo, Con Ðường, chính là Chúa chứ không phải là một vài ý Chúa nói ra. Giáo lý đích thực có tính động. Ðó không phải là lời nói mà thôi nhưng là đời sống thật. Nhiều người không có đạo lẫn đời sống mà vẫn bắt ép mọi người theo cái mà họ tưởng là đạo. Nhưng đó chỉ là lời nói mà không dính dấp gì đến đời sống thật hay con đường thật.
Khi chúng ta hiểu và thực hành sâu xa cuộc đời và giáo pháp của Bụt, cuộc đời và tín lý của Chúa Giêsu, chúng ta bước được vào trong cánh cửa của căn nhà Bụt sống và Chúa sống, và đời sống hằng cửu sẽ đến với ta.
Thân ta là mình Chúa
Khi một vị mục sư nói tôi là người không biết ơn (vì không tạ ơn Chúa khi ăn cơm), ông đang nói một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ người theo đạo Bụt. Ông nghĩ tình thương yêu chỉ có thể biểu tượng vào một người. Vì vậy, sự Phục Sinh là một tín lý rất quan trọng trong Ki Tô Giáo. Nếu Giêsu chết đi rồi không phục sinh, ai sẽ mang tình yêu thương vĩnh cữu của Ngài tới cho chúng ta? Nhưng Thượng Ðế có cần phải biểu hiện thành một người không? Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo luôn luôn dùng hình ảnh của một người.
Trong đạo Bụt, chúng ta cũng hay diễn tả các điều thệ nguyện của mình bằng hình ảnh của một người, như sự tỉnh thức (Bụt Thích Ca), trí tuệ (Bồ tát Văn Thù Sư Lợi), và tình yêu (Bụt Di Lặc), nhưng ngay cả khi không có Thích Ca Mâu Ni, Văn Thù Sư Lợi, Di Lặc, chúng ta vẫn tiếp xúc được với tỉnh thức, trí tuệ và yêu thương. Ðệ tử Bụt là sự tiếp nối của Bụt. Chúng ta có thể biểu hiện tỉnh thức, trí tuệ và thương yêu qua các nhân vật thời đại của mình, ngay cả qua chính mình. Chúng ta không cần tin Bụt hay Bồ tát sẽ sống lại bằng sự thực hành tỉnh thức, trí tuệ và thương yêu trong chúng ta.
Chúa Ki Tô sống là Ðức Ki Tô của Tình Yêu, mỗi lúc đều tạo dựng nên tình yêu. Khi giáo hội biểu hiện sự hiểu biết, bao dung, và từ bi, Chúa Giêsu đang ở đó. Những tín đồ Thiên Chúa Giáo cần giúp thể hiện Chúa Giêsu trong đời sống của họ, cho những người chung quanh thấy rằng ta có thể đạt tới tình thương, sự hiểu biết và bao dung. Ðiều đó không thể làm đầy đủ qua sách vở và bài giảng. Phải thể hiện trong đời sống. Trong đạo Bụt cũng vậy, đức Bụt sống Ngài dạy chúng ta từ bi chỉ có thể thể hiện bằng cách chúng ta sống.
Nhờ công phu hành trì của nhiều thế hệ người theo đạo Bụt và đạo Chúa, sức mạnh từ Bụt và từ Chúa đã được truyền tới đời chúng ta. Nhờ thế chúng ta có thể tiếp xúc với Bụt sống và Chúa sống. Chúng ta biết ta là biến thân của thân Bụt và một phần của thân huyền nhiệm của Chúa. Chúng ta có cơ hội tuyệt vời làm cho Bụt và Chúa tiếp tục sống mãi. Nhờ thân thể và đời sống của chúng ta mà ta có thể tu tập. Nếu quý vị ghét thân thể của quý vị, nghĩ rằng đó là nguồn gốc của buồn phiền, nó chỉ chứa đựng các hạt giống của giận dữ, thù hận và tham lam, quý vị không hiểu rằng thân thể của quý vị cũng là thân Bụt, thân thể quý vị cũng là một phần thân Chúa.
Hãy vui hưởng sự sống
Thở và biết rằng mình sống thật là điều tuyệt vời. Vì ta còn sống, nên ta còn bao nhiêu chuyện có thể làm. Tăng thân, cộng đồng của những người tu tập có thể tiếp tục. Giáo hội có thể tiếp tục. Xin đừng phí một giây phút nào. Mỗi giây phút đều là dịp để thở sự sống vào Bụt, Pháp, và Tăng. Mỗi giây phút đều cho ta cơ hội để thể hiện Cha, Con, và Thánh Thần.
"Có một người sinh ra trên trái đất để mang lại bình an hạnh phúc cho muôn loài. Vị đó là ai vậy?" kinh Anguttara Nikaya hỏi câu đó. Ðối với người Phật tử, vị đó là Bụt. Ðối với tín hữu Thiên Chúa Giáo, vị đó là Chúa Giêsu. Bằng chính đời sống hằng ngày của quý vị, quý vị có thể giúp các Ngài tiếp tục sống. Quý vị chỉ cần đi trong tỉnh thức, bước từng bước an hòa và hạnh phúc trên hành tinh của chúng ta. Hãy thở thật sâu và vui hưởng hơi thở của quý vị. Hãy ý thức về bầu trời xanh và tiếng chim hót ngọt ngào. Hãy vui hưởng sự sống, quý vị sẽ giúp Ðức Chúa Ki Tô Sống và Ðức Bụt Sống tiếp tục lâu dài, mãi mãi. Thích Nhất Hạnh (1995)
TVHS
4/3/10
Bụt trong ta, Chúa trong ta
Bụt trong ta, Chúa trong ta
Thích Nhất Hạnh
Giới thiệu: Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ", của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản, 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở California, Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995.
Cuộc đời Ngài là Giáo Lý
Có một khoa học gọi là Phật học, đó là học về cuộc đời của Bụt. Bụt là một nhân vật có thật trong lịch sử. Bụt sinh ra ở thành Kapilavatsu (Ca Tì La Vệ), gần biên giới Ấn Ðộ và Nepal. Ngài thành hôn, có một con, xuất gia, giác ngộ, và chia sẻ giáo pháp của Ngài cho đến năm tám mươi tuổi Ngài tịch. Nhưng cũng có một vị Bụt ở trong mỗi người chúng ta, không tùy thuộc vào thời gian và không gian. Ðó là Ðức Bụt Sống, vị Bụt của sự thật sau cùng, vượt trên các ý nghĩ và khái niệm, và lúc nào chúng ta cũng gặp được. Vị Bụt Sống đó không sinh ra ở Kapilavatsu và cũng không tạ thế ở Kushinagar.
Ki Tô Học là môn học về cuộc đời Chúa Ki Tô. Khi nói Chúa Ki Tô, chúng ta cũng cần biết đang nói về Chúa Giêsu trong lịch sử hay Ðức Ki Tô Hằng Sống. Chúa Ki Tô trong lịch sử sinh tại Bê Lem, con của một người thợ mộc. Ngài rời quê hương xa, trở thành một đạo sư, và bị đóng đinh trên thập tự vào năm ba mươi ba tuổi. Ðức Ki Tô Hằng Sống là Con của Thượng Ðế, đã phục sinh, và nay vẫn còn tiếp tục sống. Trong Ki Tô Giáo, bạn phải tin vào sự Phục Sinh, nếu không thì bạn không phải tín đồ. Tôi e rằng điều kiện nầy làm nhiều người e ngại, không chịu nhìn sâu vào cuộc đời Chúa Giêsu. Thật đáng tiếc, vì chúng ta có thể học hỏi cả nơi Chúa Giêsu trong lịch sử lẫn Chúa Giêsu như một cánh cửa tuyệt đối.
Khi chúng ta theo dõi và tiếp xúc một cách sâu sắc với cuộc đời và giáo lý của Chúa Giêsu, chúng ta có thể thâm nhập vào sự thật của Thượng Ðế. Tình yêu, sự hiểu biết, lòng can đảm, sự bao dung, là những biểu hiện của cuộc đời Chúa Giêsu. Thượng Ðế xuất hiện với chúng ta qua Giêsu Ki Tô. Với Thánh Linh và Nước Chúa ở trong Ngài, Giêsu đã tiếp xúc với mọi người sống cùng thời của Ngài. Ngài đã nói chuyện với những cô gái điếm, những người thâu thuế, Ngài có can đảm làm bất cứ việc gì cần thiết để chữa các căn bệnh của thời đại Ngài. Như là đứa con của mẹ Maria và thánh Giuse, Giêsu là Con của Người, Người Nam và Người Nữ. Như một người sống với Thánh Linh, Ngài là Con của Thượng Ðế. Nói rằng Chúa Giêsu vừa là Con của Người, vừa là Con của Thượng Ðế, các Phật tử có thể chấp nhận không khó gì. Chúng ta có thể thấy Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con là một, bất nhị, vì nếu không có Ðức Chúa Cha ở trong Ngài thì không có Ðức Chúa Con. Tuy nhiên, trong Ki Tô Giáo, Giêsu thường được gọi là Con Một của Thượng Ðế. Tôi thấy chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài, cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài. Tôi nghĩ cuộc đời Chúa Giêsu là bài học căn bản nhất của Ngài, quan trọng hơn cả sự phục sinh và tính vĩnh cữu.
Sống tỉnh thức là Bụt
Bụt là người giác ngộ, nghĩa là không còn bị ràng buộc vào thế tục. Nhưng khi nhiều người nói rằng họ tin Bụt, họ đang nói về niềm tin vào vị Bụt thần thông, huyền diệu, không phải niềm tin vào giáo lý hay cuộc đời của vị Bụt lịch sử. Họ tin vào sự mầu nhiệm của Bụt, và thấy như vậy là đủ. Nhưng các thí dụ trong cuộc đời thật của Bụt và Chúa Giêsu quan trọng hơn, vì khi các Ngài sống như những con người thật, chúng ta có thể bắt chước, sống theo mẫu đời sống của các Ngài.
Khi chúng ta đọc, "Cửa trời mở rộng và Thánh Linh giáng xuống Ngài như một con chim bồ câu," chúng ta có thể thấy hình ảnh Chúa Giêsu đã giác ngộ. Ngài đã tiếp xúc được với sự thật của đời sống, nguồn suối của tỉnh thức, của minh triết và trí tuệ ở trong Ngài. Ðó là điều phân biệt Ngài với người phàm tục. Khi Ngài sinh ra trong một gia đình người thợ mộc, Ngài là Con của Người. Khi Ngài mở rộng trái tim, cánh cửa thiên đường đã mở ra cho Ngài. Thánh Linh đã ngự xuống Ngài như một con chim bồ câ, và Ngài biểu hiện như là Con của Thượng Ðế - rất thiêng liêng, sâu sắc, và vĩ đại.
Nhưng Thánh Linh không phải chỉ ngự xuống Giêsu không thôi, mà cho tất cả chúng ta. Trong nhãn quan Phật Giáo, ai không phải là con của Thượng Ðế? Ngồi dưới gốc cây bồ đề, những hạt giống thiêng liêng và huyền diệu ở trong Bụt bừng nở. Ngài là một người, nhưng đồng thời Ngài cũng thị hiện tâm linh nhân loại đến mức cao nhất. Khi chúng ta tiếp xúc được với tâm linh tối thượng trong chúng ta, chúng ta là Bụt. Chúng ta mang ơn Thánh Linh, và chúng ta trở nên rất bao dung, rất cởi mở, sâu xa, và thông cảm.
Những cánh cửa mở ra cho các thế hệ sau
Kinh Thánh Mathiơ tả Nước Chúa giống như một hạt cải nhỏ xíu. Ðiều đó có nghĩa là hạt giống của Nước Chúa ở sẵn trong chúng ta. Nếu chúng ta biết vun trồng hạt giống đó trong mảnh đất mầu của cuộc sống hằng ngày, nó sẽ lớn lên và thành một cây cao cho chim chóc đến trú ẩn. Chúng ta không cần phải chết đi mới tới được cửa thiên đàng. Thật ra chúng ta cần phải sống đích thực. Việc tu tập là tiếp xúc sâu xa với sự sống để Nước Chúa trở thành sự thật. Ðây không phải là chuyện sùng tín. Ðây là chuyện thực tập. Có thể vào Nước Chúa bây giờ và ở đây. Nhiều đoạn trong Phúc Âm cũng có cách nhìn nầy. Chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, rằng chúng ta không đi tới Nước Chúa, nhưng Nước Chúa sẽ đến với chúng ta: "Nước Ngài sẽ tới ..." Giêsu nói, "Ta là cánh cửa vào." Ngài tự mô tả là cánh cửa của Nước Chúa. Vì Ðức Chúa Con được tạo nên bằng Ðức Thánh Linh, Ngài là cánh cửa để chúng ta vào Nước Chúa.
Bụt cũng được mô tả như là một cánh cửa, là vị đạo sư chỉ đường cho ta sống trong đời. Phật tử tu học con đường đó một cách sâu xa để giúp ta sống trong chánh niệm, từ bi, và an lạc. Kinh sách nói có 84 ngàn pháp môn, cánh cửa của sự tu học. Nếu bạn may mắn tìm thấy một cánh cửa, và cho rằng cánh cửa của bạn là cánh cửa duy nhất, thì đó không phải là tinh thần đạo Bụt. Thật ra, chúng ta phải mở ra thêm nhiều cánh cửa mới cho các thế hệ tương lai. Chúng ta đừng sợ có quá nhiều cánh cửa - đúng ra, ta nên lo ngại không có thêm những cánh cửa mới. Thật tội nghiệp cho con cháu chúng ta, và con cháu của họ, nếu chúng ta hài lòng với 84 ngàn cánh cửa hiện có. Mỗi người chúng ta, với sự tu tập và tâm từ bi, có thể mở ra những Cánh Cửa Pháp mới.
Xã hội đang biến đổi, con người thay đổi, đời sống chính trị và kinh tế ngày nay không còn giống như thời Bụt và Chúa nữa. Bụt trông cậy nơi chúng ta để Giáo Pháp tiếp tục phát triển như một thực thể sống động - không phải một giáo pháp cứng đọng, mà là một Pháp Thân (Dharmakaya), một thực thể giáo lý thiêng liêng.
Bà mẹ sinh ra các vị Bụt
Bụt dạy Pháp thân của Ngài quan trọng hơn nhục thân. Ngài muốn dạy chúng ta phải thực hành Giáo Pháp để đạt tới Niết Bàn ở đây và bây giờ. Giáo Pháp sinh động không phải là những thư viện chứa kinh điển hay các băng thâu những bài giảng hay. Pháp sinh động là sống tỉnh thức trong chánh niệm, biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày của Bụt cũng như của quý vị. Khi tôi nhìn thấy quý vị bước đi với chánh niệm, tôi tiếp xúc được với sự an lạc, với sự hiện diện của quý vị một cách sâu xa. Khi quý vị săn sóc các anh chị em của mình, tôi nhìn thấy Giáo Pháp sống động trong quý vị. Nếu có chánh niệm, quý vị có thể tiếp xúc với Pháp thân của Bụt.
Bụt mô tả những hạt giống của tỉnh thức trong mỗi chúng ta là "Như Lai Mẫu" (tathagatagarbha). Chúng ta đều là "mẹ của Như Lai" vì trong lòng chúng ta đều mang sẵn hạt giống của tỉnh thức. Nếu chúng ta đều săn sóc vị Bụt sơ sinh trong mình bằng sự thực tập tỉnh thức mỗi ngày, một ngày nào đó Ðấng Giác Ngộ sẽ đến với chúng ta. Các Phật tử nhìn Bụt như một vị thầy và một người anh, không phải là một thần linh. Chúng ta đều là Pháp huynh Pháp đệ của Bụt. Chúng ta cũng nói Trí Tuệ Bát Nhã (Prajnaparamita) là mẹ của tất cả các vị Bụt. Trong lịch sử, các giáo phái Tin Lành giảm bớt hình ảnh Mẹ trong Thượng Ðế và đề cao vai trò Cha của Ngài, nhưng trong Giáo hội Công Giáo có sự sùng kính Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời.
Thật ra Mẹ và Cha là hai phương diện của cùng một thực thể. Hình ảnh người cha hiện rõ hơn trong Trí Tuệ và Hiểu Biết, người Mẹ trong Tình Thương và Từ Bi. Trong đạo Bụt, hiểu biết (prajna) là căn bản của thương yêu (maitri). Nếu không có hiểu biết thì không có tình thương đích thực, và không có tình thương thì không có hiểu biết đích thực.
Người con gái của Thượng Ðế
Người ta gọi Bụt bằng mười danh hiệu, mỗi danh hiệu biểu lộ một phẩm chất. Danh hiệu thứ nhất, Như Lai (Tagatatha), tức là "vị đến với chúng ta trên đường chánh", "vị đến từ sự thật mầu nhiệm của sự sống và sẽ trở về sự thật mầu nhiệm đó", hay "vị đến từ cõi như vậy, ở trong cõi như vậy, và quay về cõi như vậy". Như là danh từ Phật giáo nói đến Chân Như, bản chất của sự vật, hay sự thật tối hậu. Ðó là bản thể hay nền tảng của sự hiện hữu, ví như nước là bản thể của sự sống. Cũng như Bụt, chúng ta cũng tới từ Chân Như, ở tại Chân Như, và sẽ quay về Chân Như. Chúng ta từ cõi Không mà đến và sẽ trở về cõi Không.
Trong một bài kinh, Phật nói rằng hình sắc chúng ta thây là do các nhân duyên tạo thành, khi không đủ nhân duyên thì chúng ta không thấy. Khi có đủ nhân duyên thì chúng ta nhận ra một hiện tượng, chúng ta thấy hiện tượng là có thật. Nhưng khi một trong các nhân duyên vắng mặt, chúng ta không nhận ra hiện tượng đó nữa. Ta không thấy nên nói là nó không hiện hữu. Nhưng điều đó không đúng. Vào mỗi tháng Tư ở Làng Hồng, chúng ta không nhìn thấy hoa hướng dương nở, chúng ta có thể nói hoa hướng dương không hiện hữu. Nhưng các nông dân ở ngôi làng tại miền Nam nước Pháp này đã gieo hàng ngàn hạt giống xuống đất. Khi nhìn ngọn đồi trơ trọi, họ có thể thấy các hoa hướng dương rồi. Hoa hướng dương đã có mặt ở đó. Chúng chỉ còn thiếu các nhân duyên của mặt trời, sức nóng, mưa, và thời gian. Không phải vì ta không thấy mà hoa hướng dương không hiện hữu.
Cũng theo cách đó, chúng ta nói Ðức Như Lai không từ đâu tới mà cũng không đi về đâu cả. Ngài tới từ cõi Chân Như và trở về Chân Như, không phụ thuộc vào thời gian và không gian. Nếu quý vị đi qua thửa ruộng bên Làng Hồng vào tháng Tư, và xin cánh đồng cho quý vị thấy Chân Như, thấy Nước Chúa, các thửa ruộng bỗng nhiên sẽ phủ đầy hoa hướng dương vàng chói rực rỡ. Khi Thánh Phan Xi Cô (St Francis) nhìn quán chiếu sâu xa một cây hạnh nhân vào giữa mùa đông và bảo cây hãy nói cho ngài nghe về Thượng Ðế, cây bỗng bừng nở đầy hoa.
Danh hiệu thứ hai của Bụt là A La Hán, vị xứng đáng được tôn kính. Danh hiệu thứ ba là Thiện Thệ, vị hoàn toàn tỉnh thức. Thứ tư là Minh Hạnh Túc, vị có trí tuệ và đức hạnh đầy đủ. Thứ năm là Vô Thượng Sĩ, vị dẫn đường không ai hơn. Thứ sáu là Thế Gian Giải, người biết rõ thế giới nầy. Thứ bảy là Ðiều Ngự Trượng Phu, người đi trên con đường tự tại. Thứ tám là Thiên Nhân Sư, thầy của thần linh và người. Danh hiệu thứ chín của Ngài là Bụt (Buddha, Phật Ðà), bậc giác ngộ. Danh hiệu thứ mười là Ðức Thế Tôn, bậc đầy phúc báu.
Mỗi khi chúng ta quy y, quay về nương tựa Bụt, chúng ta tìm nương tựa vào một vị có đủ mười đức tính trên, đó cũng là hạt nhân có sẵn trong mỗi người. Thái tử Tất Ðạt Ða (Siddharta) không phải là vị Bụt duy nhất. Mọi vật trong thế giới cây cỏ, muông thú và khoáng chất đều là các vị Bụt tương lai. Tất cả chúng ta đều chứa sẵn mười đức tính của Bụt trong thâm căn của mình. Nếu chúng ta thể hiện được mười đức tính đó thì sẽ được tôn kính.
Tôi thấy trong Phép Rửa Tội là sự công nhận của mỗi người, khi mở lòng ra đón Thánh Linh, đều có khả năng thể hiện mười đức tính trên, đó cũng là những đức tính để trở thành các người con của Chúa. Trong đạo Bụt, chúng ta không nói đến Tội Tổ Tông, nhưng nói đến các Chủng Tử Bất Thiện, là những hạt giống có sẵn trong mỗi người - hạt giống của tham lam, hận thù, giận dữ, ngu si, cố chấp, v.v... - và chúng ta nói đến các hạt giống trên có thể được chuyển hóa khi chúng ta tiếp xúc với các đức tính của Bụt. Các đức tính đó cũng có sẵn hạt giống trong chúng ta. Tội tổ tông cũng có thể được chuyển hóa khi một người tiếp xúc với Thánh Linh. Giêsu là con của Thượng Ðế và con của Người. Chúng ta cũng là con của Thượng Ðế và của song thân chúng ta. Nghĩa là chúng ta thuộc về cùng một thực tại như Giêsu. Ðiều này có thể coi như là tà thuyết đối với một số người Ki Tô Giáo. Nhưng tôi tin những nhà thần học đã nói là không cần phải nghĩ như vậy. Giêsu không phải chỉ là Chúa của chúng ta. Ngài còn là Cha, là Thầy, là Anh, và là Chính chúng ta. Nơi duy nhất chúng ta có thể tiếp xúc với Giêsu và Nước Chúa là ở trong nột tâm mình.
Chúng ta tiếp tục ra đời
Khi chúng ta làm lễ Chúa Giáng Sinh hay lễ Phật Ðản, chúng ta mừng sự ra đời của những hài nhi đặc biệt. Sự giáng sinh của Chúa và đản sinh của Bụt là các biến cố quan trọng trong lịch sử loài người. Mấy ngày sau khi Bụt ra đời, nhiều người ở Kapilavatsu đến kính thăm, trong đó có một đạo sĩ già tên là Asita. Sau khi nhìn ngắm Bụt sơ sinh, Asita bật khóc. Vua cha kinh ngạc hỏi: "Thưa đạo sĩ, tại sao ông lại khóc? Con tôi sẽ có số phận không may chăng?" Ðạo sĩ trả lời: "Thưa Ðức Vua, không phải vậy. Việc ra đời của Thái tử Tất Ðạt Ða thật là mầu nhiệm. Con trai hoàng thượng sẽ thành một vị thầy quan trọng của thế giới. Nhưng tôi bây giờ đã già quá rồi, chắc không sống được đến ngày đó nữa. Ðó là lý do tại sao tôi khóc."
Trong Kinh Thánh cũng có một câu chuyện tương tự. Tám ngày sau khi sinh ra, Chúa Hài Ðồng được đưa đến đền thờ để làm lễ cắt bì. Khi một người tên Simeon nhìn thấy Chúa, Ông ta thấy là Ngài sẽ thay đổi cuộc sống nhân loại một cách lớn lao.
"Khi đến ngày làm lễ thánh tẩy theo luật của Mai Sen (Moses), người ta bế Ngài đến Giê Ru Sa Lem để trình Ngài lên Thượng Ðế ... và người ta theo luật của Thượng Ðế làm lễ hiến sinh hai bồ câu nhỏ. Lúc đó có một người ở Giê Ru Sa Lem tên là Simeon. Người đó là một người công chính và sùng tín, đi tìm đường cứu rỗi dân Israel, đưa Thánh Linh ở cùng người đó. Ðức Thánh Linh đã báo cho Simeon biết rằng ông ta sẽ được nhìn thấy Messiah (Ðấng Cứu Thế) trước khi chết. Theo hướng dẫn của Thánh Linh, Simeon đi tới đền thờ, và khi cha mẹ Chúa Hài Ðồng bế Chúa tới trao cho ông theo luật thánh, Simeon bế Chúa trong hai tay, và ca ngợi Thiên Chúa rằng: 'Lạy Chúa, nay Ngài có thể cho tôi tớ Ngài được yên nghỉ theo lời Ngài đã phán, vì nay tôi đã thấy được sự cứu rỗi mà Ngài đã chuẩn bị trước sự chứng kiến của mọi người, ánh sáng mạc khải cho dân ngoại và vinh quang cho dân Chúa, dân tộc Israel.' Cha và mẹ của hài nhi kinh ngạc khi nghe Simeon nói thế."
Mỗi khi tôi đọc chuyệm Asita và Simeon, tôi lại ước chi khi mỗi người chúng ta sinh ra lại có một vị hiền giả đến thăm viếng. Mỗi trẻ sơ sinh ra đời đều quan trọng, không kém gì việc đản sinh của Bụt. Chúng ta cũng là Bụt, một vị Bụt tương lai, và chúng ta tiếp tục ra đời trong mỗi giây phút. Chúng ta cũng đều là Con của Thiên Chúa và là con của cha mẹ ta. Chúng ta phải chăm sóc mỗi đứa trẻ mới ra đời.
Tiếp xúc với tổ tiên
Tôi không biết tôi là chính tôi hay tôi cũng là anh ruột tôi. Trước khi tôi ra đời, một em bé trai khác đã định sinh ra, nhưng mẹ tôi bị xẩy thai. Nếu người con trai đó còn sống, chắc tôi đã có một người anh. Hay tôi đã là anh tôi. Từ nhỏ tôi vẫn nghĩ ngợi về điều này.
Những bậc cha mẹ sắp có con nên cẩn trọng vì họ đang mang một hài nhi có thể trở thành một Ðức Bụt hay một Chúa Giêsu. Họ phải tỉnh táo biết những thứ gì họ đang ăn, uống, điều họ nghĩ, việc họ làm. Cách thức họ chăm sóc thân thể và cảm thọ của họ ảnh hưởng đến sự an lạc của đứa trẻ trong bụng mẹ. Cha mẹ chúng ta cho chúng ta được ra đời và hiện giờ vẫn tiếp tục ban sự sống cho chúng ta. Mỗi khi gặp khó khăn, tôi đều khấn cha mẹ tôi và lúc nào tôi cũng được phù hộ.
Các tổ tiên về tâm linh của chúng ta cũng ban cho chúng ta sự sống và cũng vẫn còn tiếp tục mãi. Ở nước tôi, chúng tôi thường nói một vị thầy đích thật có thể cho môn đệ sự sống. Nếu quý vị có đủ bản lãnh, quý vị sẽ tạo nên sự sống của những đứa con tinh thần, và qua sự tu tập và cuộc sống, quý vị sẽ tiếp tục ban sự sống cho nhiều người, cả sau khi đã qua đời. Chúng ta có thể nói các người con từ miệng Bụt ra đời vì Bụt đã ban cho họ các lời dạy, tức là Pháp. Có nhiều cách để mang Pháp tới cho cuộc sống tinh thần của một đứa trẻ sắp ra đời. Cách thông thường nhất là dùng lời nói. Mỗi ngày tôi vẫn tu tập để tiếp xúc với các tổ tiên huyết thống và các tổ tiên tâm linh của tôi. Mỗi khi tôi thấy mình yếu đuối, tôi lại kêu gọi họ phù trợ, và bao giờ các ngài cũng tới giúp.
Khổ và con đường dứt khổ
Ngay từ khi còn nhỏ, Tất Ðạt Ða và Guêsu đều nhận thấy đời nhiều nỗi khổ. Bụt đã thấy rất sớm nỗi khổ của mọi loài. Chúa Giêsu cũng phải nhìn thấy như vậy, vì các Ngài đều tìm đường giúp nhân loại dứt khổ đau. Chúng ta cũng phải tìm một lối sống giúp cho đời vơi khổ. Sự thật về khổ lúc nào cũng có mặt, ở chung quanh và ở trong ta, và chúng ta phải tìm đường giảm bớt nỗi khổ, biến khổ đau thành an lạc, hòa bình.
Chư tăng ni tu tập theo truyền thống của họ, đã tụng kinh, ngồi thiền, đi thiền hành, thọ trai trong yên lặng, và tu tập nhiều phương pháp khác để diệt khổ. Sống cuộc đời của một vị tăng hay ni, có thể ngồi im lặng quán chiếu về sự khổ và đường diệt khổ, là một điều quý báu hiếm có. Quý vị có thể ngồi quán chiếu sâu xa về thân và tâm của mình, như gà mẹ đang ấp trứng. Một ngày nào đó, trứng sẽ nở ra một gà con. Nếu quý vị không tôn quý những giờ thực tập, thì dù là tăng ni, quý vị cũng không cống hiến gì được cuộc đời.
Năm hai mươi chín tuổi Bụt xuất gia, tuổi tương đối còn trẻ, đến năm ba mươi lăm Ngài thành đạo. Chúc Giêsu cũng sống nhiều ngày một mình trong sa mạc. Chúng ta đều cần những giờ phút suy ngẫm và làm mới lại mình. Những người không phải tăng ni sẽ thấy khó kiếm được thì giờ thiền quán hay cầu nguyện, nhưng đó là một việc quan trọng phải làm. Trong những khóa tu, chúng ta tập sống ý thức về mỗi việc mình làm, rồi tiếp tục áp dụng điều đó trong cuộc sống hằng ngày. Thực hành như thế, chúng ta có thể quán chiếu sâu xa về bản chất của khổ và tìm ra đường thoát khổ. Ðó là bài giảng thứ nhất của Bụt tại Vườn Nai ở Sanarth: "Hảy quán chiếu sâu xa bản chất của khổ để tìm nguyên nhân gây ra khổ và con đường diệt khổ." Người đi tu hay người tại gia đều có thể thực tập điều đó.
Ta là con đường
Ðạo Bụt trong truyền thống Theravada (Nam Tông) nhấn mạnh vào các bài giảng của vị Bụt lịch sử, vị Bụt đã sống và đã qua đời. Sau nầy ý niệm về Bụt sinh động phát triển trong truyền thống Mahayana (Bắc Tông). Khi Bụt sắp nhập diệt, nhiều vị đệ tử buồn rầu vì sắp phải xa Ngài. Ngài đã trấn an họ rằng: "Nhục thân của ta sẽ không còn nữa, nhưng Pháp thân của ta vẫn luôn luôn ở bên các con. Hãy quy y Pháp để làm hòn đảo cho các con nương tựa." Lời Bụt dạy rất rõ ràng. Giáo Pháp của Ngài là hải đảo cho chúng ta nương tựa, là bó đuốc soi đường cho chúng ta. Khi Giáo Pháp còn tồn tại, thì chúng ta không cần phải lo buồn. Một vị sa môn lúc đó đang bệnh, ngỏ ý tiếc không thể đến gặp Bụt, Bụt nhắn với thầy đó rằng: "Nhục thân của Ta không quan trọng. Nếu thầy có Pháp thân với thầy, nếu thầy tin Pháp, thực tập Giáo Pháp, thì ta luôn luôn ở bên thầy." Chúa Giêsu cũng từng nói: "Khi có hai, hay ba người họp nhau trong tên ta, ta ở đó cùng họ."
Ta luôn luôn ở đó cùng người
Sau khi Bụt nhập diệt, người ta yêu và sùng kính Ngài quá nên ý niệm Pháp thân vốn bắt đầu là các giáo lý đã biến thành một vị Bụt huy hoàng, bất diệt, lúc nào cũng giảng Giáo Pháp. Trong truyền thống Bắc Tông, Bụt lúc nào cũng còn sống, vẫn tiếp tục giảng Giáo Pháp. Nếu quý vị chú ý lắng nghe, quý vị có thể nghe tiếng nói của Pháp từ một hòn sỏi, một lá cây, một đám mây bay. Ðức Bụt thường tồn đã trở thành Bụt sống, vị Bụt của niềm tin. Cũng giống như Chúa Ki Tô của đức tin, Chúa Ki Tô sống. Nhà thần học Paul Tillich mô tả Thiên Chúa như là nền tảng của hiện hữu. Người ta cũng có khi mô tả Bụt như vậy.
Thấy Ðạo là thấy ta
Gặp một vị minh sư cũng có giá trị như học ngài hàng thế kỷ, vì trong ngài chúng ta thấy tấm gương sống của sự giác ngộ. Làm sao chúng ta được gặp Bụt hay Chúa? Ðiều đó tùy thuộc chính ta. Nhiều người nhìn vào mắt Bụt hay Chúa mà không thấy. Có một thầy kia hối hả đi tìm gặp Bụt, vội quá đến nỗi dọc đường nhìn mà không thấy một người đàn bà đang đau khổ cần giúp đỡ. Khi vị đó tới tu viện gặp Bụt, ông ta cũng không nhìn thấy Bụt. Quý vị thấy Bụt hay không là do quý vị đang sống trong trạng thái nào.
Ta là trí tuệ, là từ bi
Bụt tỏa ra hào quang cũng như các nhân vật siêu phàm khác. Khi chúng ta gặp các nhân vật đó chúng ta cảm thấy bình yên, tình thương, thấy sức mạnh nơi họ và trong chúng ta. Có câu ngạn ngữ Trung Hoa rằng: "Thánh hiền ở đâu thì nước suối ở đó trong hơn, cây cối ở đó cũng xanh hơn." Câu đó mô tả không khí bao quanh bậc thánh nhân. Khi quý vị đến bên một hiền giả, quý vị cảm thấy bình an và sáng láng. Khi quý vị đến gần Chúa Giêsu và nhìn thẳng vào mắt Ngài - dù quý vị có thấy hay không - quý vị có nhiều hy vọng được cứu rỗi hơn là chỉ đọc lời nói của Ngài. Nhưng khi quý vị không thể đích thân gặp Chúa, thì còn những bài học của Chúa, đặc biệt là những bài học về cuộc đời của Ngài.
Thoát khỏi những khái niệm
Mỗi khi tôi đọc kinh điển, dù là kinh đạo Chúa hay đạo Bụt, tôi luôn luôn ghi nhớ rằng những điều các Ngài nói là nói cho một người hay một thính chúng nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó. Tôi cố suy ngẫm sâu xa về khung cảnh của lời dạy để hiểu cho đúng hơn. Ðiều các Ngài nói có khi không quan trọng bằng cách nói. Khi chúng ta biết như vậy, chúng ta gần Chúa và Bụt hơn. Còn nếu như chúng ta phân tích kỹ lưỡng lời dạy của các Ngài mà không hiểu tương quan giừa người nói và người nghe thì có thể chúng ta đã hiểu lầm. Nhiều nhà thần học cũng có khi mắc lỗi nầy.
Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy sự can đảm vô cùng của Chúa Giêsu khi Ngài cố thay đổi xã hội chung quanh. Khi đọc kinh Phật, chúng ta cũng thấy Bụt có một nhân cách rất mạnh. Xã hội Ấn Ðộ thời Bụt không nhiều bạo lực bằng xã hội trong đó Chúa Giêsu sinh ra, cho nên chúng ta có cảm tưởng các phản ứng của Bụt không quyết liệt bằng, nhưng điều đó là vì trong xã hội của Bụt khả dĩ có thể tìm ra phương cách khác. Hãy xem phản ứng của Bụt đối với sự sa đọa của các tu sĩ theo phái Vệ Ðà chẳng hạn, cũng rất quyết liệt. Thí dụ khái niệm về Tự Ngã (Atman), một trọng điểm của giáo lý Vệ Ðà, là một nguyên nhân của tình trạng bất công xã hội thời đó - như hệ thống đẳng cấp, cách đối xử bất nhẫn với những người vô đẳng cấp, và sự độc quyền về giáo điều của những người không chắc có giá trị tinh thần nhưng lại hưởng những cuộc sống sung túc nhất. Phản ứng lại, Bụt đã nhấn mạnh đến giáo lý Vô Ngã. Ngài nói: "Mọi sự vật không có tự tánh riêng biệt, độc lập. Nhìn vào tự tánh của một bông hoa, quý vị thấy đó là sự trống rỗng." Ðến khi các đồ đệ bắt đầu sùng bái giáo lý Vô Ngã, Ngài lại nói: "Thà rằng tin ở tự ngã của một bông hoa còn hơn là vướng mắc vào tính vô ngã của bông hoa."
Bụt không trình bày một học thuyết có tính cách tuyệt đối. Ngài dạy về vô ngã để đối trị với vấn đề của thời đại đó. Ðó là một đề tài thiền quán. Nhưng nhiều Phật tử về sau bị vướng mắc vào ý niệm vô ngã. Họ lầm phương tiện với cứu cánh, lầm cái bè qua sông với bờ sông bên kia, lầm ngón tay chỉ mặt trăng với mặt trăng. Có điều quan trọng hơn cả thuyết vô ngã. Ðó là sự giải thoát khỏi khái niệm về Ngã và về Vô Ngã. Một người theo đạo Bụt mà để bị vướng mắc vào một lý thuyết, dù là lý thuyết Phật giáo, là làm ngược lời Bụt dạy. Lời nói và khái niệm không quan trọng. Ðiều quan trọng là sự khai ngộ của chính chúng ta về bản chất của sự vật và cách thức chúngta đối trị với sự thật đó. Nếu Bụt sinh ra ở xã hội mà chúa Giêsu đã sinh ra, tôi nghĩ chắc Ngài cũng bị đóng đinh trên thập tự.
Thấy Ðạo, lên đường
Khi Chúa Giêsu nói: "Ta là con đường" Ngài muốn bảo nếu muốn gần Thiên Chúa chúng ta phải tu tập con đường của Ngài. Trong Tân Ước, ta thấy các người theo Thiên Chúa Giáo đầu tiên, như tả trong sách Tông Ðồ Mục Vụ, thường nói đến đức tin của họ như là "Con Ðường - Ðạo." Tôi nghe câu nói "Ta là Con Ðường" hay hơn câu "Ta biết Con Ðường." Ðây không phải là một con đường trải nhựa. Nhưng chúng ta phải phân biệt chữ "Ta" trong lời Chúa và chữ "Ta" mà người nghe vẫn nghĩ. Chúa nói "Ta" là nói về Ðời Sống, đời sống của Ngài, đó là Ðạo. Nếu quý vị không nhìn vào đời sống của Ngài, quý vị không thấy Ðạo của Ngài. Nếu quý vị chỉ ca ngợi một danh hiệu, dù là danh hiệu Chúa, đó chưa phải là tu học theo cuộc đời của Chúa. Nếu muốn sáng danh Chúa Giêsu chúng ta phải tập sống sâu xa, thương yêu và hành động bác ái. Ðạo, Con Ðường, chính là Chúa chứ không phải là một vài ý Chúa nói ra. Giáo lý đích thực có tính động. Ðó không phải là lời nói mà thôi nhưng là đời sống thật. Nhiều người không có đạo lẫn đời sống mà vẫn bắt ép mọi người theo cái mà họ tưởng là đạo. Nhưng đó chỉ là lời nói mà không dính dấp gì đến đời sống thật hay con đường thật.
Khi chúng ta hiểu và thực hành sâu xa cuộc đời và giáo pháp của Bụt, cuộc đời và tín lý của Chúa Giêsu, chúng ta bước được vào trong cánh cửa của căn nhà Bụt sống và Chúa sống, và đời sống hằng cửu sẽ đến với ta.
Thân ta là mình Chúa
Khi một vị mục sư nói tôi là người không biết ơn (vì không tạ ơn Chúa khi ăn cơm), ông đang nói một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ người theo đạo Bụt. Ông nghĩ tình thương yêu chỉ có thể biểu tượng vào một người. Vì vậy, sự Phục Sinh là một tín lý rất quan trọng trong Ki Tô Giáo. Nếu Giêsu chết đi rồi không phục sinh, ai sẽ mang tình yêu thương vĩnh cữu của Ngài tới cho chúng ta? Nhưng Thượng Ðế có cần phải biểu hiện thành một người không? Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo luôn luôn dùng hình ảnh của một người.
Trong đạo Bụt, chúng ta cũng hay diễn tả các điều thệ nguyện của mình bằng hình ảnh của một người, như sự tỉnh thức (Bụt Thích Ca), trí tuệ (Bồ tát Văn Thù Sư Lợi), và tình yêu (Bụt Di Lặc), nhưng ngay cả khi không có Thích Ca Mâu Ni, Văn Thù Sư Lợi, Di Lặc, chúng ta vẫn tiếp xúc được với tỉnh thức, trí tuệ và yêu thương. Ðệ tử Bụt là sự tiếp nối của Bụt. Chúng ta có thể biểu hiện tỉnh thức, trí tuệ và thương yêu qua các nhân vật thời đại của mình, ngay cả qua chính mình. Chúng ta không cần tin Bụt hay Bồ tát sẽ sống lại bằng sự thực hành tỉnh thức, trí tuệ và thương yêu trong chúng ta.
Chúa Ki Tô sống là Ðức Ki Tô của Tình Yêu, mỗi lúc đều tạo dựng nên tình yêu. Khi giáo hội biểu hiện sự hiểu biết, bao dung, và từ bi, Chúa Giêsu đang ở đó. Những tín đồ Thiên Chúa Giáo cần giúp thể hiện Chúa Giêsu trong đời sống của họ, cho những người chung quanh thấy rằng ta có thể đạt tới tình thương, sự hiểu biết và bao dung. Ðiều đó không thể làm đầy đủ qua sách vở và bài giảng. Phải thể hiện trong đời sống. Trong đạo Bụt cũng vậy, đức Bụt sống Ngài dạy chúng ta từ bi chỉ có thể thể hiện bằng cách chúng ta sống.
Nhờ công phu hành trì của nhiều thế hệ người theo đạo Bụt và đạo Chúa, sức mạnh từ Bụt và từ Chúa đã được truyền tới đời chúng ta. Nhờ thế chúng ta có thể tiếp xúc với Bụt sống và Chúa sống. Chúng ta biết ta là biến thân của thân Bụt và một phần của thân huyền nhiệm của Chúa. Chúng ta có cơ hội tuyệt vời làm cho Bụt và Chúa tiếp tục sống mãi. Nhờ thân thể và đời sống của chúng ta mà ta có thể tu tập. Nếu quý vị ghét thân thể của quý vị, nghĩ rằng đó là nguồn gốc của buồn phiền, nó chỉ chứa đựng các hạt giống của giận dữ, thù hận và tham lam, quý vị không hiểu rằng thân thể của quý vị cũng là thân Bụt, thân thể quý vị cũng là một phần thân Chúa.
Hãy vui hưởng sự sống
Thở và biết rằng mình sống thật là điều tuyệt vời. Vì ta còn sống, nên ta còn bao nhiêu chuyện có thể làm. Tăng thân, cộng đồng của những người tu tập có thể tiếp tục. Giáo hội có thể tiếp tục. Xin đừng phí một giây phút nào. Mỗi giây phút đều là dịp để thở sự sống vào Bụt, Pháp, và Tăng. Mỗi giây phút đều cho ta cơ hội để thể hiện Cha, Con, và Thánh Thần.
"Có một người sinh ra trên trái đất để mang lại bình an hạnh phúc cho muôn loài. Vị đó là ai vậy?" kinh Anguttara Nikaya hỏi câu đó. Ðối với người Phật tử, vị đó là Bụt. Ðối với tín hữu Thiên Chúa Giáo, vị đó là Chúa Giêsu. Bằng chính đời sống hằng ngày của quý vị, quý vị có thể giúp các Ngài tiếp tục sống. Quý vị chỉ cần đi trong tỉnh thức, bước từng bước an hòa và hạnh phúc trên hành tinh của chúng ta. Hãy thở thật sâu và vui hưởng hơi thở của quý vị. Hãy ý thức về bầu trời xanh và tiếng chim hót ngọt ngào. Hãy vui hưởng sự sống, quý vị sẽ giúp Ðức Chúa Ki Tô Sống và Ðức Bụt Sống tiếp tục lâu dài, mãi mãi. Thích Nhất Hạnh (1995)
TVHS
Thích Nhất Hạnh
Giới thiệu: Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ", của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản, 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở California, Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995.
Cuộc đời Ngài là Giáo Lý
Có một khoa học gọi là Phật học, đó là học về cuộc đời của Bụt. Bụt là một nhân vật có thật trong lịch sử. Bụt sinh ra ở thành Kapilavatsu (Ca Tì La Vệ), gần biên giới Ấn Ðộ và Nepal. Ngài thành hôn, có một con, xuất gia, giác ngộ, và chia sẻ giáo pháp của Ngài cho đến năm tám mươi tuổi Ngài tịch. Nhưng cũng có một vị Bụt ở trong mỗi người chúng ta, không tùy thuộc vào thời gian và không gian. Ðó là Ðức Bụt Sống, vị Bụt của sự thật sau cùng, vượt trên các ý nghĩ và khái niệm, và lúc nào chúng ta cũng gặp được. Vị Bụt Sống đó không sinh ra ở Kapilavatsu và cũng không tạ thế ở Kushinagar.
Ki Tô Học là môn học về cuộc đời Chúa Ki Tô. Khi nói Chúa Ki Tô, chúng ta cũng cần biết đang nói về Chúa Giêsu trong lịch sử hay Ðức Ki Tô Hằng Sống. Chúa Ki Tô trong lịch sử sinh tại Bê Lem, con của một người thợ mộc. Ngài rời quê hương xa, trở thành một đạo sư, và bị đóng đinh trên thập tự vào năm ba mươi ba tuổi. Ðức Ki Tô Hằng Sống là Con của Thượng Ðế, đã phục sinh, và nay vẫn còn tiếp tục sống. Trong Ki Tô Giáo, bạn phải tin vào sự Phục Sinh, nếu không thì bạn không phải tín đồ. Tôi e rằng điều kiện nầy làm nhiều người e ngại, không chịu nhìn sâu vào cuộc đời Chúa Giêsu. Thật đáng tiếc, vì chúng ta có thể học hỏi cả nơi Chúa Giêsu trong lịch sử lẫn Chúa Giêsu như một cánh cửa tuyệt đối.
Khi chúng ta theo dõi và tiếp xúc một cách sâu sắc với cuộc đời và giáo lý của Chúa Giêsu, chúng ta có thể thâm nhập vào sự thật của Thượng Ðế. Tình yêu, sự hiểu biết, lòng can đảm, sự bao dung, là những biểu hiện của cuộc đời Chúa Giêsu. Thượng Ðế xuất hiện với chúng ta qua Giêsu Ki Tô. Với Thánh Linh và Nước Chúa ở trong Ngài, Giêsu đã tiếp xúc với mọi người sống cùng thời của Ngài. Ngài đã nói chuyện với những cô gái điếm, những người thâu thuế, Ngài có can đảm làm bất cứ việc gì cần thiết để chữa các căn bệnh của thời đại Ngài. Như là đứa con của mẹ Maria và thánh Giuse, Giêsu là Con của Người, Người Nam và Người Nữ. Như một người sống với Thánh Linh, Ngài là Con của Thượng Ðế. Nói rằng Chúa Giêsu vừa là Con của Người, vừa là Con của Thượng Ðế, các Phật tử có thể chấp nhận không khó gì. Chúng ta có thể thấy Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con là một, bất nhị, vì nếu không có Ðức Chúa Cha ở trong Ngài thì không có Ðức Chúa Con. Tuy nhiên, trong Ki Tô Giáo, Giêsu thường được gọi là Con Một của Thượng Ðế. Tôi thấy chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài, cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài. Tôi nghĩ cuộc đời Chúa Giêsu là bài học căn bản nhất của Ngài, quan trọng hơn cả sự phục sinh và tính vĩnh cữu.
Sống tỉnh thức là Bụt
Bụt là người giác ngộ, nghĩa là không còn bị ràng buộc vào thế tục. Nhưng khi nhiều người nói rằng họ tin Bụt, họ đang nói về niềm tin vào vị Bụt thần thông, huyền diệu, không phải niềm tin vào giáo lý hay cuộc đời của vị Bụt lịch sử. Họ tin vào sự mầu nhiệm của Bụt, và thấy như vậy là đủ. Nhưng các thí dụ trong cuộc đời thật của Bụt và Chúa Giêsu quan trọng hơn, vì khi các Ngài sống như những con người thật, chúng ta có thể bắt chước, sống theo mẫu đời sống của các Ngài.
Khi chúng ta đọc, "Cửa trời mở rộng và Thánh Linh giáng xuống Ngài như một con chim bồ câu," chúng ta có thể thấy hình ảnh Chúa Giêsu đã giác ngộ. Ngài đã tiếp xúc được với sự thật của đời sống, nguồn suối của tỉnh thức, của minh triết và trí tuệ ở trong Ngài. Ðó là điều phân biệt Ngài với người phàm tục. Khi Ngài sinh ra trong một gia đình người thợ mộc, Ngài là Con của Người. Khi Ngài mở rộng trái tim, cánh cửa thiên đường đã mở ra cho Ngài. Thánh Linh đã ngự xuống Ngài như một con chim bồ câ, và Ngài biểu hiện như là Con của Thượng Ðế - rất thiêng liêng, sâu sắc, và vĩ đại.
Nhưng Thánh Linh không phải chỉ ngự xuống Giêsu không thôi, mà cho tất cả chúng ta. Trong nhãn quan Phật Giáo, ai không phải là con của Thượng Ðế? Ngồi dưới gốc cây bồ đề, những hạt giống thiêng liêng và huyền diệu ở trong Bụt bừng nở. Ngài là một người, nhưng đồng thời Ngài cũng thị hiện tâm linh nhân loại đến mức cao nhất. Khi chúng ta tiếp xúc được với tâm linh tối thượng trong chúng ta, chúng ta là Bụt. Chúng ta mang ơn Thánh Linh, và chúng ta trở nên rất bao dung, rất cởi mở, sâu xa, và thông cảm.
Những cánh cửa mở ra cho các thế hệ sau
Kinh Thánh Mathiơ tả Nước Chúa giống như một hạt cải nhỏ xíu. Ðiều đó có nghĩa là hạt giống của Nước Chúa ở sẵn trong chúng ta. Nếu chúng ta biết vun trồng hạt giống đó trong mảnh đất mầu của cuộc sống hằng ngày, nó sẽ lớn lên và thành một cây cao cho chim chóc đến trú ẩn. Chúng ta không cần phải chết đi mới tới được cửa thiên đàng. Thật ra chúng ta cần phải sống đích thực. Việc tu tập là tiếp xúc sâu xa với sự sống để Nước Chúa trở thành sự thật. Ðây không phải là chuyện sùng tín. Ðây là chuyện thực tập. Có thể vào Nước Chúa bây giờ và ở đây. Nhiều đoạn trong Phúc Âm cũng có cách nhìn nầy. Chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, rằng chúng ta không đi tới Nước Chúa, nhưng Nước Chúa sẽ đến với chúng ta: "Nước Ngài sẽ tới ..." Giêsu nói, "Ta là cánh cửa vào." Ngài tự mô tả là cánh cửa của Nước Chúa. Vì Ðức Chúa Con được tạo nên bằng Ðức Thánh Linh, Ngài là cánh cửa để chúng ta vào Nước Chúa.
Bụt cũng được mô tả như là một cánh cửa, là vị đạo sư chỉ đường cho ta sống trong đời. Phật tử tu học con đường đó một cách sâu xa để giúp ta sống trong chánh niệm, từ bi, và an lạc. Kinh sách nói có 84 ngàn pháp môn, cánh cửa của sự tu học. Nếu bạn may mắn tìm thấy một cánh cửa, và cho rằng cánh cửa của bạn là cánh cửa duy nhất, thì đó không phải là tinh thần đạo Bụt. Thật ra, chúng ta phải mở ra thêm nhiều cánh cửa mới cho các thế hệ tương lai. Chúng ta đừng sợ có quá nhiều cánh cửa - đúng ra, ta nên lo ngại không có thêm những cánh cửa mới. Thật tội nghiệp cho con cháu chúng ta, và con cháu của họ, nếu chúng ta hài lòng với 84 ngàn cánh cửa hiện có. Mỗi người chúng ta, với sự tu tập và tâm từ bi, có thể mở ra những Cánh Cửa Pháp mới.
Xã hội đang biến đổi, con người thay đổi, đời sống chính trị và kinh tế ngày nay không còn giống như thời Bụt và Chúa nữa. Bụt trông cậy nơi chúng ta để Giáo Pháp tiếp tục phát triển như một thực thể sống động - không phải một giáo pháp cứng đọng, mà là một Pháp Thân (Dharmakaya), một thực thể giáo lý thiêng liêng.
Bà mẹ sinh ra các vị Bụt
Bụt dạy Pháp thân của Ngài quan trọng hơn nhục thân. Ngài muốn dạy chúng ta phải thực hành Giáo Pháp để đạt tới Niết Bàn ở đây và bây giờ. Giáo Pháp sinh động không phải là những thư viện chứa kinh điển hay các băng thâu những bài giảng hay. Pháp sinh động là sống tỉnh thức trong chánh niệm, biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày của Bụt cũng như của quý vị. Khi tôi nhìn thấy quý vị bước đi với chánh niệm, tôi tiếp xúc được với sự an lạc, với sự hiện diện của quý vị một cách sâu xa. Khi quý vị săn sóc các anh chị em của mình, tôi nhìn thấy Giáo Pháp sống động trong quý vị. Nếu có chánh niệm, quý vị có thể tiếp xúc với Pháp thân của Bụt.
Bụt mô tả những hạt giống của tỉnh thức trong mỗi chúng ta là "Như Lai Mẫu" (tathagatagarbha). Chúng ta đều là "mẹ của Như Lai" vì trong lòng chúng ta đều mang sẵn hạt giống của tỉnh thức. Nếu chúng ta đều săn sóc vị Bụt sơ sinh trong mình bằng sự thực tập tỉnh thức mỗi ngày, một ngày nào đó Ðấng Giác Ngộ sẽ đến với chúng ta. Các Phật tử nhìn Bụt như một vị thầy và một người anh, không phải là một thần linh. Chúng ta đều là Pháp huynh Pháp đệ của Bụt. Chúng ta cũng nói Trí Tuệ Bát Nhã (Prajnaparamita) là mẹ của tất cả các vị Bụt. Trong lịch sử, các giáo phái Tin Lành giảm bớt hình ảnh Mẹ trong Thượng Ðế và đề cao vai trò Cha của Ngài, nhưng trong Giáo hội Công Giáo có sự sùng kính Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời.
Thật ra Mẹ và Cha là hai phương diện của cùng một thực thể. Hình ảnh người cha hiện rõ hơn trong Trí Tuệ và Hiểu Biết, người Mẹ trong Tình Thương và Từ Bi. Trong đạo Bụt, hiểu biết (prajna) là căn bản của thương yêu (maitri). Nếu không có hiểu biết thì không có tình thương đích thực, và không có tình thương thì không có hiểu biết đích thực.
Người con gái của Thượng Ðế
Người ta gọi Bụt bằng mười danh hiệu, mỗi danh hiệu biểu lộ một phẩm chất. Danh hiệu thứ nhất, Như Lai (Tagatatha), tức là "vị đến với chúng ta trên đường chánh", "vị đến từ sự thật mầu nhiệm của sự sống và sẽ trở về sự thật mầu nhiệm đó", hay "vị đến từ cõi như vậy, ở trong cõi như vậy, và quay về cõi như vậy". Như là danh từ Phật giáo nói đến Chân Như, bản chất của sự vật, hay sự thật tối hậu. Ðó là bản thể hay nền tảng của sự hiện hữu, ví như nước là bản thể của sự sống. Cũng như Bụt, chúng ta cũng tới từ Chân Như, ở tại Chân Như, và sẽ quay về Chân Như. Chúng ta từ cõi Không mà đến và sẽ trở về cõi Không.
Trong một bài kinh, Phật nói rằng hình sắc chúng ta thây là do các nhân duyên tạo thành, khi không đủ nhân duyên thì chúng ta không thấy. Khi có đủ nhân duyên thì chúng ta nhận ra một hiện tượng, chúng ta thấy hiện tượng là có thật. Nhưng khi một trong các nhân duyên vắng mặt, chúng ta không nhận ra hiện tượng đó nữa. Ta không thấy nên nói là nó không hiện hữu. Nhưng điều đó không đúng. Vào mỗi tháng Tư ở Làng Hồng, chúng ta không nhìn thấy hoa hướng dương nở, chúng ta có thể nói hoa hướng dương không hiện hữu. Nhưng các nông dân ở ngôi làng tại miền Nam nước Pháp này đã gieo hàng ngàn hạt giống xuống đất. Khi nhìn ngọn đồi trơ trọi, họ có thể thấy các hoa hướng dương rồi. Hoa hướng dương đã có mặt ở đó. Chúng chỉ còn thiếu các nhân duyên của mặt trời, sức nóng, mưa, và thời gian. Không phải vì ta không thấy mà hoa hướng dương không hiện hữu.
Cũng theo cách đó, chúng ta nói Ðức Như Lai không từ đâu tới mà cũng không đi về đâu cả. Ngài tới từ cõi Chân Như và trở về Chân Như, không phụ thuộc vào thời gian và không gian. Nếu quý vị đi qua thửa ruộng bên Làng Hồng vào tháng Tư, và xin cánh đồng cho quý vị thấy Chân Như, thấy Nước Chúa, các thửa ruộng bỗng nhiên sẽ phủ đầy hoa hướng dương vàng chói rực rỡ. Khi Thánh Phan Xi Cô (St Francis) nhìn quán chiếu sâu xa một cây hạnh nhân vào giữa mùa đông và bảo cây hãy nói cho ngài nghe về Thượng Ðế, cây bỗng bừng nở đầy hoa.
Danh hiệu thứ hai của Bụt là A La Hán, vị xứng đáng được tôn kính. Danh hiệu thứ ba là Thiện Thệ, vị hoàn toàn tỉnh thức. Thứ tư là Minh Hạnh Túc, vị có trí tuệ và đức hạnh đầy đủ. Thứ năm là Vô Thượng Sĩ, vị dẫn đường không ai hơn. Thứ sáu là Thế Gian Giải, người biết rõ thế giới nầy. Thứ bảy là Ðiều Ngự Trượng Phu, người đi trên con đường tự tại. Thứ tám là Thiên Nhân Sư, thầy của thần linh và người. Danh hiệu thứ chín của Ngài là Bụt (Buddha, Phật Ðà), bậc giác ngộ. Danh hiệu thứ mười là Ðức Thế Tôn, bậc đầy phúc báu.
Mỗi khi chúng ta quy y, quay về nương tựa Bụt, chúng ta tìm nương tựa vào một vị có đủ mười đức tính trên, đó cũng là hạt nhân có sẵn trong mỗi người. Thái tử Tất Ðạt Ða (Siddharta) không phải là vị Bụt duy nhất. Mọi vật trong thế giới cây cỏ, muông thú và khoáng chất đều là các vị Bụt tương lai. Tất cả chúng ta đều chứa sẵn mười đức tính của Bụt trong thâm căn của mình. Nếu chúng ta thể hiện được mười đức tính đó thì sẽ được tôn kính.
Tôi thấy trong Phép Rửa Tội là sự công nhận của mỗi người, khi mở lòng ra đón Thánh Linh, đều có khả năng thể hiện mười đức tính trên, đó cũng là những đức tính để trở thành các người con của Chúa. Trong đạo Bụt, chúng ta không nói đến Tội Tổ Tông, nhưng nói đến các Chủng Tử Bất Thiện, là những hạt giống có sẵn trong mỗi người - hạt giống của tham lam, hận thù, giận dữ, ngu si, cố chấp, v.v... - và chúng ta nói đến các hạt giống trên có thể được chuyển hóa khi chúng ta tiếp xúc với các đức tính của Bụt. Các đức tính đó cũng có sẵn hạt giống trong chúng ta. Tội tổ tông cũng có thể được chuyển hóa khi một người tiếp xúc với Thánh Linh. Giêsu là con của Thượng Ðế và con của Người. Chúng ta cũng là con của Thượng Ðế và của song thân chúng ta. Nghĩa là chúng ta thuộc về cùng một thực tại như Giêsu. Ðiều này có thể coi như là tà thuyết đối với một số người Ki Tô Giáo. Nhưng tôi tin những nhà thần học đã nói là không cần phải nghĩ như vậy. Giêsu không phải chỉ là Chúa của chúng ta. Ngài còn là Cha, là Thầy, là Anh, và là Chính chúng ta. Nơi duy nhất chúng ta có thể tiếp xúc với Giêsu và Nước Chúa là ở trong nột tâm mình.
Chúng ta tiếp tục ra đời
Khi chúng ta làm lễ Chúa Giáng Sinh hay lễ Phật Ðản, chúng ta mừng sự ra đời của những hài nhi đặc biệt. Sự giáng sinh của Chúa và đản sinh của Bụt là các biến cố quan trọng trong lịch sử loài người. Mấy ngày sau khi Bụt ra đời, nhiều người ở Kapilavatsu đến kính thăm, trong đó có một đạo sĩ già tên là Asita. Sau khi nhìn ngắm Bụt sơ sinh, Asita bật khóc. Vua cha kinh ngạc hỏi: "Thưa đạo sĩ, tại sao ông lại khóc? Con tôi sẽ có số phận không may chăng?" Ðạo sĩ trả lời: "Thưa Ðức Vua, không phải vậy. Việc ra đời của Thái tử Tất Ðạt Ða thật là mầu nhiệm. Con trai hoàng thượng sẽ thành một vị thầy quan trọng của thế giới. Nhưng tôi bây giờ đã già quá rồi, chắc không sống được đến ngày đó nữa. Ðó là lý do tại sao tôi khóc."
Trong Kinh Thánh cũng có một câu chuyện tương tự. Tám ngày sau khi sinh ra, Chúa Hài Ðồng được đưa đến đền thờ để làm lễ cắt bì. Khi một người tên Simeon nhìn thấy Chúa, Ông ta thấy là Ngài sẽ thay đổi cuộc sống nhân loại một cách lớn lao.
"Khi đến ngày làm lễ thánh tẩy theo luật của Mai Sen (Moses), người ta bế Ngài đến Giê Ru Sa Lem để trình Ngài lên Thượng Ðế ... và người ta theo luật của Thượng Ðế làm lễ hiến sinh hai bồ câu nhỏ. Lúc đó có một người ở Giê Ru Sa Lem tên là Simeon. Người đó là một người công chính và sùng tín, đi tìm đường cứu rỗi dân Israel, đưa Thánh Linh ở cùng người đó. Ðức Thánh Linh đã báo cho Simeon biết rằng ông ta sẽ được nhìn thấy Messiah (Ðấng Cứu Thế) trước khi chết. Theo hướng dẫn của Thánh Linh, Simeon đi tới đền thờ, và khi cha mẹ Chúa Hài Ðồng bế Chúa tới trao cho ông theo luật thánh, Simeon bế Chúa trong hai tay, và ca ngợi Thiên Chúa rằng: 'Lạy Chúa, nay Ngài có thể cho tôi tớ Ngài được yên nghỉ theo lời Ngài đã phán, vì nay tôi đã thấy được sự cứu rỗi mà Ngài đã chuẩn bị trước sự chứng kiến của mọi người, ánh sáng mạc khải cho dân ngoại và vinh quang cho dân Chúa, dân tộc Israel.' Cha và mẹ của hài nhi kinh ngạc khi nghe Simeon nói thế."
Mỗi khi tôi đọc chuyệm Asita và Simeon, tôi lại ước chi khi mỗi người chúng ta sinh ra lại có một vị hiền giả đến thăm viếng. Mỗi trẻ sơ sinh ra đời đều quan trọng, không kém gì việc đản sinh của Bụt. Chúng ta cũng là Bụt, một vị Bụt tương lai, và chúng ta tiếp tục ra đời trong mỗi giây phút. Chúng ta cũng đều là Con của Thiên Chúa và là con của cha mẹ ta. Chúng ta phải chăm sóc mỗi đứa trẻ mới ra đời.
Tiếp xúc với tổ tiên
Tôi không biết tôi là chính tôi hay tôi cũng là anh ruột tôi. Trước khi tôi ra đời, một em bé trai khác đã định sinh ra, nhưng mẹ tôi bị xẩy thai. Nếu người con trai đó còn sống, chắc tôi đã có một người anh. Hay tôi đã là anh tôi. Từ nhỏ tôi vẫn nghĩ ngợi về điều này.
Những bậc cha mẹ sắp có con nên cẩn trọng vì họ đang mang một hài nhi có thể trở thành một Ðức Bụt hay một Chúa Giêsu. Họ phải tỉnh táo biết những thứ gì họ đang ăn, uống, điều họ nghĩ, việc họ làm. Cách thức họ chăm sóc thân thể và cảm thọ của họ ảnh hưởng đến sự an lạc của đứa trẻ trong bụng mẹ. Cha mẹ chúng ta cho chúng ta được ra đời và hiện giờ vẫn tiếp tục ban sự sống cho chúng ta. Mỗi khi gặp khó khăn, tôi đều khấn cha mẹ tôi và lúc nào tôi cũng được phù hộ.
Các tổ tiên về tâm linh của chúng ta cũng ban cho chúng ta sự sống và cũng vẫn còn tiếp tục mãi. Ở nước tôi, chúng tôi thường nói một vị thầy đích thật có thể cho môn đệ sự sống. Nếu quý vị có đủ bản lãnh, quý vị sẽ tạo nên sự sống của những đứa con tinh thần, và qua sự tu tập và cuộc sống, quý vị sẽ tiếp tục ban sự sống cho nhiều người, cả sau khi đã qua đời. Chúng ta có thể nói các người con từ miệng Bụt ra đời vì Bụt đã ban cho họ các lời dạy, tức là Pháp. Có nhiều cách để mang Pháp tới cho cuộc sống tinh thần của một đứa trẻ sắp ra đời. Cách thông thường nhất là dùng lời nói. Mỗi ngày tôi vẫn tu tập để tiếp xúc với các tổ tiên huyết thống và các tổ tiên tâm linh của tôi. Mỗi khi tôi thấy mình yếu đuối, tôi lại kêu gọi họ phù trợ, và bao giờ các ngài cũng tới giúp.
Khổ và con đường dứt khổ
Ngay từ khi còn nhỏ, Tất Ðạt Ða và Guêsu đều nhận thấy đời nhiều nỗi khổ. Bụt đã thấy rất sớm nỗi khổ của mọi loài. Chúa Giêsu cũng phải nhìn thấy như vậy, vì các Ngài đều tìm đường giúp nhân loại dứt khổ đau. Chúng ta cũng phải tìm một lối sống giúp cho đời vơi khổ. Sự thật về khổ lúc nào cũng có mặt, ở chung quanh và ở trong ta, và chúng ta phải tìm đường giảm bớt nỗi khổ, biến khổ đau thành an lạc, hòa bình.
Chư tăng ni tu tập theo truyền thống của họ, đã tụng kinh, ngồi thiền, đi thiền hành, thọ trai trong yên lặng, và tu tập nhiều phương pháp khác để diệt khổ. Sống cuộc đời của một vị tăng hay ni, có thể ngồi im lặng quán chiếu về sự khổ và đường diệt khổ, là một điều quý báu hiếm có. Quý vị có thể ngồi quán chiếu sâu xa về thân và tâm của mình, như gà mẹ đang ấp trứng. Một ngày nào đó, trứng sẽ nở ra một gà con. Nếu quý vị không tôn quý những giờ thực tập, thì dù là tăng ni, quý vị cũng không cống hiến gì được cuộc đời.
Năm hai mươi chín tuổi Bụt xuất gia, tuổi tương đối còn trẻ, đến năm ba mươi lăm Ngài thành đạo. Chúc Giêsu cũng sống nhiều ngày một mình trong sa mạc. Chúng ta đều cần những giờ phút suy ngẫm và làm mới lại mình. Những người không phải tăng ni sẽ thấy khó kiếm được thì giờ thiền quán hay cầu nguyện, nhưng đó là một việc quan trọng phải làm. Trong những khóa tu, chúng ta tập sống ý thức về mỗi việc mình làm, rồi tiếp tục áp dụng điều đó trong cuộc sống hằng ngày. Thực hành như thế, chúng ta có thể quán chiếu sâu xa về bản chất của khổ và tìm ra đường thoát khổ. Ðó là bài giảng thứ nhất của Bụt tại Vườn Nai ở Sanarth: "Hảy quán chiếu sâu xa bản chất của khổ để tìm nguyên nhân gây ra khổ và con đường diệt khổ." Người đi tu hay người tại gia đều có thể thực tập điều đó.
Ta là con đường
Ðạo Bụt trong truyền thống Theravada (Nam Tông) nhấn mạnh vào các bài giảng của vị Bụt lịch sử, vị Bụt đã sống và đã qua đời. Sau nầy ý niệm về Bụt sinh động phát triển trong truyền thống Mahayana (Bắc Tông). Khi Bụt sắp nhập diệt, nhiều vị đệ tử buồn rầu vì sắp phải xa Ngài. Ngài đã trấn an họ rằng: "Nhục thân của ta sẽ không còn nữa, nhưng Pháp thân của ta vẫn luôn luôn ở bên các con. Hãy quy y Pháp để làm hòn đảo cho các con nương tựa." Lời Bụt dạy rất rõ ràng. Giáo Pháp của Ngài là hải đảo cho chúng ta nương tựa, là bó đuốc soi đường cho chúng ta. Khi Giáo Pháp còn tồn tại, thì chúng ta không cần phải lo buồn. Một vị sa môn lúc đó đang bệnh, ngỏ ý tiếc không thể đến gặp Bụt, Bụt nhắn với thầy đó rằng: "Nhục thân của Ta không quan trọng. Nếu thầy có Pháp thân với thầy, nếu thầy tin Pháp, thực tập Giáo Pháp, thì ta luôn luôn ở bên thầy." Chúa Giêsu cũng từng nói: "Khi có hai, hay ba người họp nhau trong tên ta, ta ở đó cùng họ."
Ta luôn luôn ở đó cùng người
Sau khi Bụt nhập diệt, người ta yêu và sùng kính Ngài quá nên ý niệm Pháp thân vốn bắt đầu là các giáo lý đã biến thành một vị Bụt huy hoàng, bất diệt, lúc nào cũng giảng Giáo Pháp. Trong truyền thống Bắc Tông, Bụt lúc nào cũng còn sống, vẫn tiếp tục giảng Giáo Pháp. Nếu quý vị chú ý lắng nghe, quý vị có thể nghe tiếng nói của Pháp từ một hòn sỏi, một lá cây, một đám mây bay. Ðức Bụt thường tồn đã trở thành Bụt sống, vị Bụt của niềm tin. Cũng giống như Chúa Ki Tô của đức tin, Chúa Ki Tô sống. Nhà thần học Paul Tillich mô tả Thiên Chúa như là nền tảng của hiện hữu. Người ta cũng có khi mô tả Bụt như vậy.
Thấy Ðạo là thấy ta
Gặp một vị minh sư cũng có giá trị như học ngài hàng thế kỷ, vì trong ngài chúng ta thấy tấm gương sống của sự giác ngộ. Làm sao chúng ta được gặp Bụt hay Chúa? Ðiều đó tùy thuộc chính ta. Nhiều người nhìn vào mắt Bụt hay Chúa mà không thấy. Có một thầy kia hối hả đi tìm gặp Bụt, vội quá đến nỗi dọc đường nhìn mà không thấy một người đàn bà đang đau khổ cần giúp đỡ. Khi vị đó tới tu viện gặp Bụt, ông ta cũng không nhìn thấy Bụt. Quý vị thấy Bụt hay không là do quý vị đang sống trong trạng thái nào.
Ta là trí tuệ, là từ bi
Bụt tỏa ra hào quang cũng như các nhân vật siêu phàm khác. Khi chúng ta gặp các nhân vật đó chúng ta cảm thấy bình yên, tình thương, thấy sức mạnh nơi họ và trong chúng ta. Có câu ngạn ngữ Trung Hoa rằng: "Thánh hiền ở đâu thì nước suối ở đó trong hơn, cây cối ở đó cũng xanh hơn." Câu đó mô tả không khí bao quanh bậc thánh nhân. Khi quý vị đến bên một hiền giả, quý vị cảm thấy bình an và sáng láng. Khi quý vị đến gần Chúa Giêsu và nhìn thẳng vào mắt Ngài - dù quý vị có thấy hay không - quý vị có nhiều hy vọng được cứu rỗi hơn là chỉ đọc lời nói của Ngài. Nhưng khi quý vị không thể đích thân gặp Chúa, thì còn những bài học của Chúa, đặc biệt là những bài học về cuộc đời của Ngài.
Thoát khỏi những khái niệm
Mỗi khi tôi đọc kinh điển, dù là kinh đạo Chúa hay đạo Bụt, tôi luôn luôn ghi nhớ rằng những điều các Ngài nói là nói cho một người hay một thính chúng nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó. Tôi cố suy ngẫm sâu xa về khung cảnh của lời dạy để hiểu cho đúng hơn. Ðiều các Ngài nói có khi không quan trọng bằng cách nói. Khi chúng ta biết như vậy, chúng ta gần Chúa và Bụt hơn. Còn nếu như chúng ta phân tích kỹ lưỡng lời dạy của các Ngài mà không hiểu tương quan giừa người nói và người nghe thì có thể chúng ta đã hiểu lầm. Nhiều nhà thần học cũng có khi mắc lỗi nầy.
Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy sự can đảm vô cùng của Chúa Giêsu khi Ngài cố thay đổi xã hội chung quanh. Khi đọc kinh Phật, chúng ta cũng thấy Bụt có một nhân cách rất mạnh. Xã hội Ấn Ðộ thời Bụt không nhiều bạo lực bằng xã hội trong đó Chúa Giêsu sinh ra, cho nên chúng ta có cảm tưởng các phản ứng của Bụt không quyết liệt bằng, nhưng điều đó là vì trong xã hội của Bụt khả dĩ có thể tìm ra phương cách khác. Hãy xem phản ứng của Bụt đối với sự sa đọa của các tu sĩ theo phái Vệ Ðà chẳng hạn, cũng rất quyết liệt. Thí dụ khái niệm về Tự Ngã (Atman), một trọng điểm của giáo lý Vệ Ðà, là một nguyên nhân của tình trạng bất công xã hội thời đó - như hệ thống đẳng cấp, cách đối xử bất nhẫn với những người vô đẳng cấp, và sự độc quyền về giáo điều của những người không chắc có giá trị tinh thần nhưng lại hưởng những cuộc sống sung túc nhất. Phản ứng lại, Bụt đã nhấn mạnh đến giáo lý Vô Ngã. Ngài nói: "Mọi sự vật không có tự tánh riêng biệt, độc lập. Nhìn vào tự tánh của một bông hoa, quý vị thấy đó là sự trống rỗng." Ðến khi các đồ đệ bắt đầu sùng bái giáo lý Vô Ngã, Ngài lại nói: "Thà rằng tin ở tự ngã của một bông hoa còn hơn là vướng mắc vào tính vô ngã của bông hoa."
Bụt không trình bày một học thuyết có tính cách tuyệt đối. Ngài dạy về vô ngã để đối trị với vấn đề của thời đại đó. Ðó là một đề tài thiền quán. Nhưng nhiều Phật tử về sau bị vướng mắc vào ý niệm vô ngã. Họ lầm phương tiện với cứu cánh, lầm cái bè qua sông với bờ sông bên kia, lầm ngón tay chỉ mặt trăng với mặt trăng. Có điều quan trọng hơn cả thuyết vô ngã. Ðó là sự giải thoát khỏi khái niệm về Ngã và về Vô Ngã. Một người theo đạo Bụt mà để bị vướng mắc vào một lý thuyết, dù là lý thuyết Phật giáo, là làm ngược lời Bụt dạy. Lời nói và khái niệm không quan trọng. Ðiều quan trọng là sự khai ngộ của chính chúng ta về bản chất của sự vật và cách thức chúngta đối trị với sự thật đó. Nếu Bụt sinh ra ở xã hội mà chúa Giêsu đã sinh ra, tôi nghĩ chắc Ngài cũng bị đóng đinh trên thập tự.
Thấy Ðạo, lên đường
Khi Chúa Giêsu nói: "Ta là con đường" Ngài muốn bảo nếu muốn gần Thiên Chúa chúng ta phải tu tập con đường của Ngài. Trong Tân Ước, ta thấy các người theo Thiên Chúa Giáo đầu tiên, như tả trong sách Tông Ðồ Mục Vụ, thường nói đến đức tin của họ như là "Con Ðường - Ðạo." Tôi nghe câu nói "Ta là Con Ðường" hay hơn câu "Ta biết Con Ðường." Ðây không phải là một con đường trải nhựa. Nhưng chúng ta phải phân biệt chữ "Ta" trong lời Chúa và chữ "Ta" mà người nghe vẫn nghĩ. Chúa nói "Ta" là nói về Ðời Sống, đời sống của Ngài, đó là Ðạo. Nếu quý vị không nhìn vào đời sống của Ngài, quý vị không thấy Ðạo của Ngài. Nếu quý vị chỉ ca ngợi một danh hiệu, dù là danh hiệu Chúa, đó chưa phải là tu học theo cuộc đời của Chúa. Nếu muốn sáng danh Chúa Giêsu chúng ta phải tập sống sâu xa, thương yêu và hành động bác ái. Ðạo, Con Ðường, chính là Chúa chứ không phải là một vài ý Chúa nói ra. Giáo lý đích thực có tính động. Ðó không phải là lời nói mà thôi nhưng là đời sống thật. Nhiều người không có đạo lẫn đời sống mà vẫn bắt ép mọi người theo cái mà họ tưởng là đạo. Nhưng đó chỉ là lời nói mà không dính dấp gì đến đời sống thật hay con đường thật.
Khi chúng ta hiểu và thực hành sâu xa cuộc đời và giáo pháp của Bụt, cuộc đời và tín lý của Chúa Giêsu, chúng ta bước được vào trong cánh cửa của căn nhà Bụt sống và Chúa sống, và đời sống hằng cửu sẽ đến với ta.
Thân ta là mình Chúa
Khi một vị mục sư nói tôi là người không biết ơn (vì không tạ ơn Chúa khi ăn cơm), ông đang nói một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ người theo đạo Bụt. Ông nghĩ tình thương yêu chỉ có thể biểu tượng vào một người. Vì vậy, sự Phục Sinh là một tín lý rất quan trọng trong Ki Tô Giáo. Nếu Giêsu chết đi rồi không phục sinh, ai sẽ mang tình yêu thương vĩnh cữu của Ngài tới cho chúng ta? Nhưng Thượng Ðế có cần phải biểu hiện thành một người không? Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo luôn luôn dùng hình ảnh của một người.
Trong đạo Bụt, chúng ta cũng hay diễn tả các điều thệ nguyện của mình bằng hình ảnh của một người, như sự tỉnh thức (Bụt Thích Ca), trí tuệ (Bồ tát Văn Thù Sư Lợi), và tình yêu (Bụt Di Lặc), nhưng ngay cả khi không có Thích Ca Mâu Ni, Văn Thù Sư Lợi, Di Lặc, chúng ta vẫn tiếp xúc được với tỉnh thức, trí tuệ và yêu thương. Ðệ tử Bụt là sự tiếp nối của Bụt. Chúng ta có thể biểu hiện tỉnh thức, trí tuệ và thương yêu qua các nhân vật thời đại của mình, ngay cả qua chính mình. Chúng ta không cần tin Bụt hay Bồ tát sẽ sống lại bằng sự thực hành tỉnh thức, trí tuệ và thương yêu trong chúng ta.
Chúa Ki Tô sống là Ðức Ki Tô của Tình Yêu, mỗi lúc đều tạo dựng nên tình yêu. Khi giáo hội biểu hiện sự hiểu biết, bao dung, và từ bi, Chúa Giêsu đang ở đó. Những tín đồ Thiên Chúa Giáo cần giúp thể hiện Chúa Giêsu trong đời sống của họ, cho những người chung quanh thấy rằng ta có thể đạt tới tình thương, sự hiểu biết và bao dung. Ðiều đó không thể làm đầy đủ qua sách vở và bài giảng. Phải thể hiện trong đời sống. Trong đạo Bụt cũng vậy, đức Bụt sống Ngài dạy chúng ta từ bi chỉ có thể thể hiện bằng cách chúng ta sống.
Nhờ công phu hành trì của nhiều thế hệ người theo đạo Bụt và đạo Chúa, sức mạnh từ Bụt và từ Chúa đã được truyền tới đời chúng ta. Nhờ thế chúng ta có thể tiếp xúc với Bụt sống và Chúa sống. Chúng ta biết ta là biến thân của thân Bụt và một phần của thân huyền nhiệm của Chúa. Chúng ta có cơ hội tuyệt vời làm cho Bụt và Chúa tiếp tục sống mãi. Nhờ thân thể và đời sống của chúng ta mà ta có thể tu tập. Nếu quý vị ghét thân thể của quý vị, nghĩ rằng đó là nguồn gốc của buồn phiền, nó chỉ chứa đựng các hạt giống của giận dữ, thù hận và tham lam, quý vị không hiểu rằng thân thể của quý vị cũng là thân Bụt, thân thể quý vị cũng là một phần thân Chúa.
Hãy vui hưởng sự sống
Thở và biết rằng mình sống thật là điều tuyệt vời. Vì ta còn sống, nên ta còn bao nhiêu chuyện có thể làm. Tăng thân, cộng đồng của những người tu tập có thể tiếp tục. Giáo hội có thể tiếp tục. Xin đừng phí một giây phút nào. Mỗi giây phút đều là dịp để thở sự sống vào Bụt, Pháp, và Tăng. Mỗi giây phút đều cho ta cơ hội để thể hiện Cha, Con, và Thánh Thần.
"Có một người sinh ra trên trái đất để mang lại bình an hạnh phúc cho muôn loài. Vị đó là ai vậy?" kinh Anguttara Nikaya hỏi câu đó. Ðối với người Phật tử, vị đó là Bụt. Ðối với tín hữu Thiên Chúa Giáo, vị đó là Chúa Giêsu. Bằng chính đời sống hằng ngày của quý vị, quý vị có thể giúp các Ngài tiếp tục sống. Quý vị chỉ cần đi trong tỉnh thức, bước từng bước an hòa và hạnh phúc trên hành tinh của chúng ta. Hãy thở thật sâu và vui hưởng hơi thở của quý vị. Hãy ý thức về bầu trời xanh và tiếng chim hót ngọt ngào. Hãy vui hưởng sự sống, quý vị sẽ giúp Ðức Chúa Ki Tô Sống và Ðức Bụt Sống tiếp tục lâu dài, mãi mãi. Thích Nhất Hạnh (1995)
TVHS
NĂM CÁI LẠY và BA CÁI LẠY
HT. Thích Nhất Hạnh
NĂM CÁI LẠY
Lạy thứ nhất
Trở về kính lạy, liệt vị tiền nhân, dòng họ tổ tiên, gia đình huyết thống, hai bên nội ngoại.
Con thấy cha mẹ mà xương thịt và sự sống đang có mặt và lưu nhuận trong từng tế bào và mạch máu của con. Qua cha con và mẹ con, con thấy ông bà, bên nội cũng như bên ngoại, đã và đang đi vào con với tất cả mọi năng lượng, mọi trông chờ, mọi ước mơ, cũng như tất cả trí tuệ và kinh nghiệm của tổ tiên trải qua bao nhiêu thế hệ. Con mang trong con sự sống, dòng máu, kinh nghiệm, tuệ giác, hạnh phúc và khổ đau của các thế hệ tổ tiên. Những yếu kém, những tồn tại và những khổ đau truyền đạt lại, con đang tu tập để chuyển hóa. Những năng lượng của trí tuệ, của kinh nghiệm và của thương yêu mà liệt vị truyền đạt lại, con đang mở rộng trái tim con và xương thịt con để mà tiếp nhận. Con có gốc rễ nơi cha, nơi mẹ, nơi ông bà, tổ tiên. Con chỉ là sự nối tiếp của tổ tiên và dòng họ. Xin cha mẹ, ông bà và tổ tiên hỗ trợ cho con, che chở cho con, truyền thêm năng lượng cho con. Con biết rằng con cháu ở đâu thì tổ tiên ở đó; con biết cha mẹ nào, ông bà nào cũng thương yêu, đùm bọc và hộ trì cho con cho cháu, dù khi sinh tiền có lúc gặp phải khó khăn hay rủi ro mà không bộc lộ được niềm thương yêu và sự đùm bọc đó. Con thấy cha ông của con, từ Lạc Long Quân qua các vua Hùng và biết bao nhiêu thế hệ những người khai sáng đất nước, mở rộng cõi bờ, gìn giữ núi sông và un đúc nên nếp sống Việt Nam có thỉ, có chung, có nhân, có hậu. Con là sự tiếp nối của liệt vị. Con cúi rạp mình xuống để đón nhận năng lượng của dòng họ và tổ tiên của gia đình huyết thống con. Xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con.
Lạy thứ hai
Trở về kính lạy, Bụt và tổ sư, truyền đăng tục diệm, gia đình tâm linh, qua nhiều thế hệ.
Con thấy thầy con, con thấy sư ông của con, người đã dạy cho con biết hiểu, biết thương, biết thở, biết cười, biết tha thứ, biết sống trong giây phút hiện tại. Con thấy, qua thầy của con, qua sư ông của con, con tiếp xúc được với các thế hệ thánh tăng qua các thời đại: các vị tổ sư Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Vạn Hạnh, Đại Đăng, Tuệ Trung, Trúc Lâm, Pháp Loa, Huyền Quang, Nguyên Thiều, Liễu Quán; con tiếp xúc được với các vị bồ tát và với Bụt Thích Ca Mâu Ni, người đã khai sáng gia đình tâm linh của con, đã có từ 2600 năm nay. Con biết Bụt là thầy con mà cũng là tổ tiên tâm linh của con. Con thấy trong con có chất liệu nuôi dưỡng của Bụt, của tổ, của các thế hệ cao tăng và năng lượng của liệt vị đã và đang đi vào trong con, đã và đang làm ra sự bình yên, an lạc, hiểu biết và thương yêu trong con. Con biết Bụt đã giáo hóa cho gia đình huyết thống của con, đã làm đẹp, làm lành nếp sống đất nước của con và của dân tộc con. Bụt đã làm cho dân tộc con trở nên một dân tộc thuần từ và văn minh, điều này con thấy rõ trong nền văn minh Lý Trần. Con biết nếu không có Bụt, có tổ, có thầy thì con không biết tu tỉnh và thực tập an lạc cho con và cho gia đình con. Con mở rộng trái tim và xương thịt con để tiếp nhận kinh nghiệm, tuệ giác, tình thương, sự che chở và năng lượng từ bi của Bụt và của các thế hệ thánh tăng, gia đình tâm linh của con. Con là sự tiếp nối của Bụt và của các thế hệ tổ tiên tâm linh của con. Xin Bụt và chư tổ, xin sư ông và thầy truyền cho con nguồn năng lượng thương yêu, an lạc và sự vững chãi của liệt vị. Con nguyện tu tập để chuyển hóa và để truyền về cho thế hệ tương lai năng lượng của Bụt, của tổ và của thầy.
Lạy thứ ba
Trở về kính lạy, liệt vị tiền nhân, khai sáng đất này, sông núi khí thiêng, hàng ngày che chở.
Con thấy con đang đứng trên đất nước này và tiếp nhận công ơn khai sáng của tiền nhân đất nước này, trước hết là các vua Hùng, rồi các vị lãnh đạo các triều Tiền Lê, Tiền Lý, Ngô, Đinh, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn cùng với các thế hệ tổ tiên và biết bao nhiêu người có tên tuổi và không có tên tuổi đã đem tài trí, kiên nhẫn và chịu đựng để làm cho đất nước này trở nên nơi nương náu của bao nhiêu giống dân đủ các màu da; đã lập nên trường học, nhà thương, xây dựng cầu cống, đường sá, chợ búa, đã thiết lập nhân quyền, luật pháp, phát minh khoa học làm cho mức sống được nâng cao. Con tiếp xúc được với những thế hệ tổ tiên ngày xưa đã sinh sống trên đất nước này và đã biết sống an lành với mọi loài và với thiên nhiên. Con sống ở đây, học hòa hợp với thiên nhiên, với con người, và con cảm thấy năng lượng của đất nước này đi vào trong con, yểm trợ con, chấp nhận con. Con xin nguyện tiếp tục giữ gìn và làm tiếp nối những dòng năng lượng ấy. Con xin nguyện góp phần chuyển hóa những bạo động căm thù và vô minh còn tồn tại trong xã hội này. Xin phù hộ độ trì cho chúng con.
Lạy thứ tư
Trở về kính lạy, gia đình huyết thống, gia đình tâm linh, gia hộ độ trì, cho người con thương.
Những nguồn năng lượng vô biên mà con vừa tiếp nhận được, con xin truyền đạt cho cha con, cho mẹ con, cho những người con thương yêu: những người đã từng khổ đau, đã từng lo lắng, đã từng buồn khổ vì con, vì những vụng về và dại dột của con trong quá khứ, và cũng đã từng lo lắng buồn khổ vì hoàn cảnh khó khăn và không may của các vị. Con xin truyền đạt nguồn năng lượng ấy để nguyện cầu và tiếp sức cho cha con, cho mẹ con, cho anh chị em của con, cho tâm hồn họ lắng dịu lại, cho khổ đau trong lòng (những) người ấy được chuyển hóa, cho (những) người ấy nở được nụ cười, cho (những) người ấy cảm nhận được niềm vui sống, cho (những) người ấy được nhẹ nhàng trong thân thể và an lạc trong tâm hồn. Con hết lòng cầu mong cho (những) người ấy có hạnh phúc và an lạc. Con biết nếu những người ấy có an lạc thì con cũng có an lạc. Con cảm thấy trong lòng con không có oán hận trách móc những người ấy một mảy may nào. Con lạy tổ tiên, ông bà trong gia đình huyết thống và trong gia đình tâm linh của con phù hộ độ trì cho người con thương, cho những người mà con đã nguyện thương yêu và chăm sóc. Con thấy con không còn là một cái ta riêng biệt mà con đã trở thành một với những người con thương.
Lạy thứ năm
Trở về kính lạy, gia đình huyết thống, gia đình tâm linh, gia hộ độ trì, người làm khổ con.
Con mở rộng lòng ra để truyền đi năng lượng hiểu biết và lòng xót thương của con tới những người đã làm con khổ đau và điêu đứng. Con biết người ấy cũng đã đi qua nhiều khổ đau, đã chứa chấp quá nhiều cay đắng và bực bội trong trái tim nên đã làm vung vãi những khổ đau và bực bội của người ấy lên con. Con biết những người ấy không được may mắn, có thể là từ hồi còn bé thơ đã thiếu sự chăm sóc và thương yêu, đã bị cuộc đời dằn vặt và ngược đãi bao nhiêu lần. Con biết những người như người ấy chưa được may mắn được học, được tu, đã chứa chấp những tri giác sai lầm về cuộc đời và về con, nên đã làm khổ con và làm khổ những người con thương. Con xin gia đình huyết thống và gia đình tâm linh của con truyền năng lượng cho người ấy, (cho những người ấy) để trái tim của họ được tiếp nhận giọt nước cam lộ mà nở ra được như một bông hoa. Con chỉ cầu mong cho người ấy được chuyển hóa để người ấy tìm ra được niềm vui sống, để không còn giữ tâm thù hận mà tự làm khổ mình và làm khổ người. Con biết vì những người ấy khổ mà không tự chủ được nên đã làm khổ con và làm khổ những người con thương. Con cũng cầu mong cho tất cả những ai đã làm cho gia đình con khổ, dân tộc con điêu đứng, kể cả những kẻ xâm lăng, cướp nước, những người hải tặc, những kẻ ích kỷ, dối trá và tàn bạo được nhờ ơn Bụt, ơn tổ, ơn tiền nhân mà cải hóa. Con thấy họ khổ và nỗi khổ ấy đang kéo dài qua nhiều thế hệ và con không muốn giữ tâm niệm sân hận, oán thù. Con không muốn cho họ khổ. Con có gốc rễ nơi tổ tiên, nơi giòng họ huyết thống và giòng họ tâm linh ; trái tim con đã nở ra như một đóa hoa, con xin buông bỏ tất cả mọi hiềm hận, một lòng cầu nguyện cho kẻ đã làm khổ con, làm khổ gia đình và dân tộc con được thoát khỏi vòng tai nạn và đớn đau, để họ có thể thấy được ánh sáng của niềm vui sống và an lạc như con. Tâm con không còn mang một mảy may trách móc và oán thù. Con xin truyền đạt năng lượng của con cho tất cả những người ấy. Lạy Bụt, lạy tổ, lạy ông bà chứng minh cho con.
Bị chú:
Những dòng chữ nghiêng là để xướng trước khi lạy xuống. Những dòng chữ thẳng là để quán niệm trong tư thế phủ phục. Những dòng này có thể do vị duy na đọc lên để mọi người quán niệm theo trong tư thế năm vóc sát đất.
BA CÁI LẠY
Lạy thứ nhất
Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với tổ tiên và con cháu của con trong hai dòng tâm linh và huyết thống .
Con có tổ tiên tâm linh của con là Bụt, các vị bồ tát, các vị thánh tăng và các vị tổ sư qua các thời đại, trong đó có các bậc sư trưởng của con đã qua đời hay còn tại thế. Các vị đang có mặt trong con, các vị đã truyền trao cho con những hạt giống bình an, trí tuệ, tình thương và hạnh phúc. Nhờ liệt vị mà con có được một ít vốn liếng của an lạc, tuệ giác và từ bi. Trong dòng tổ tiên tâm linh của con, có những vị mà giới hạnh, trí tuệ và từ bi viên mãn, nhưng cũng có những vị mà giới hạnh, trí tuệ và từ bi còn khiếm khuyết. Tuy nhiên con cúi đầu nhận chịu tất cả là tổ tiên tâm linh của con, vì chính trong con cũng có những yếu đuối, những khiếm khuyết về giới hạnh, trí tuệ và từ bi. Và cũng vì con biết con còn có những yếu đuối và khiếm khuyết ấy cho nên con mở lòng chấp nhận tất cả các con cháu của con, trong đó có những người mà giới hạnh, trí tuệ và từ bi đáng cho con kính ngưỡng nhưng cũng có những người còn đang chật vật, khó khăn và trồi sụp không ngừng trên con đường tu đạo. Điều này cũng đúng về phương diện huyết thống. Con chấp nhận tất cả các vị tổ tiên huyết thống của con về cả hai phía nội ngoại với tất cả những đức độ, công hạnh và khiếm khuyết của các vị, cũng như con mở lòng chấp nhận tất cả các con cháu của con với những đức độ, tài năng và khiếm khuyết của từng người. tổ tiên tâm linh và tổ tiên huyết thống của con, cũng như con cháu tâm linh và huyết thống của con, đều đang có mặt trong con. Con là họ, họ là con, con không có một cái ta riêng biệt; tất cả đều có mặt trong một dòng sinh mệnh đang diễn biến mầu nhiệm .
Lạy thứ hai
Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với mọi người và mọi loài đang có mặt với con giờ này trong sự sống .
Con thấy con là sự sống mầu nhiệm đang dàn trải trong không gian. Con thấy con liên hệ mật thiết tới mọi người và mọi loài; tất cả những hạnh phúc và khổ đau của mọi người và mọi loài là những hạnh phúc và khổ đau của chính con. Con là một với những người sinh ra đã có khuyết tật, hoặc vì chiến tranh, tai nạn hay ốm đau mà trở thành khuyết tật. Con là một với những người đang bị kẹt vào những tình trạng chiến tranh, áp bức và bóc lột. Con là một với những người chưa từng có hạnh phúc trong gia đình, không có gốc rễ, không có bình an trong tâm, đói khát hiểu biết, đói khát thương yêu, đang đi tìm một cái gì đẹp, thật, và lành để bám víu vào mà tin tưởng. Con là một với người đang hấp hối, sợ hãi không biết sẽ đi về đâu. Con là em bé sống trong nghèo khổ, tật bệnh, chân tay gầy ốm như những ống sậy, không có tương lai. Con là kẻ đang chế tạo bom đạn để bán cho các nước nghèo khổ.
Con là con ếch bơi trong hồ mà cũng là con rắn nước cần nuôi thân bằng thân ếch nhái. Con là con sâu con kiến mà cũng là con chim đang đi tìm kiếm con kiến con sâu. Con là cây rừng đang bị đốn ngã, là nước sông và không khí đang bị ô nhiễm, mà cũng là người đốn rừng và làm ô nhiễm không khí và nước sông. Con thấy con trong tất cả mọi loài và tất cả mọi loài trong con .
Con là một với những bậc đại nhân đã chứng được vô sinh, có thể nhìn những hiện tượng diệt sinh, hạnh phúc và khổ đau bằng con mắt trầm tĩnh. Con là một với những thiện tri thức hiện đang có mặt rải rác khắp nơi trên thế giới, có đủ bình an, hiểu biết và thương yêu, có khả năng tiếp xúc với những gì nhiệm mầu, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong sự sống, và cũng có thể ôm trọn thế gian này bằng trái tim thương yêu và hai cánh tay hành động của qúy vị. Con là người có đủ an lạc và thảnh thơi, có thể hiến tặng sự không sợ hãi và niềm vui sống cho những sinh vật quanh mình. Con thấy con không hề đơn độc. Những bậc đại nhân hiện đang có mặt trên đời; tình thương và niềm vui sống của họ đang nâng đỡ con, không để con đắm chìm trong tuyệt vọng và giúp con sống đời sống của con một cách an vui, trọn vẹn và có ý nghĩa. Con thấy con trong tất cả các vị và tất cả các vị trong con .
Lạy thứ ba
Năm vóc sát đất, con buông bỏ ý niệm về hình hài và thọ mạng .
Con thấy được thân tứ đại này không đích thực là con, con không bị giới hạn trong hình hài này. Con là tất cả dòng sinh mạng tâm linh và huyết thống từ ngàn xưa liên tục diễn biến tới ngàn sau. Con là một với tổ tiên của con, con là một với con cháu của con. Con là sự sống biểu hiện dưới vô lượng hình thức. Con là một với mọi người và mọi loài, dù an lạc hay khổ đau, vô úy hay lo lắng. Con đang có mặt khắp nơi trong giờ phút này, và từ quá khứ cho tới tương lai. Sự tan rã của hình hài này không động được tới con, như một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm. Con thấy con là một con sóng trên mặt đại dương, bản thể con là nước trong đại dương. Con thấy con trong tất cả các con sóng khác và tất cả các con sóng khác trong con. Sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương. Pháp thân và tuệ mạng của con không sinh mà cũng không diệt. Con thấy được sự có mặt của con trước khi hình hài này biểu hiện và sau khi hình hài này biến diệt. Con thấy được sự có mặt của con ngoài hình hài này, ngay trong giờ phút hiện tại. Khoảng thời gian tám chín mươi năm không phải là thọ mạng của con. Thọ mạng của con, cũng như của một chiếc lá hay của các vị Bụt, Thế Tôn, là vô lượng. Con thấy con vượt thoát ý niệm con là một hình hài biệt lập với mọi biểu hiện khác của sự sống, trong thời gian cũng như trong không gian .
Bị chú:
Những dòng chữ nghiêng là để xướng trước khi lạy xuống. Những dòng chữ thẳng là để quán niệm trong tư thế phủ phục. Những dòng này có thể do vị duy na đọc lên để mọi người quán niệm theo trong tư thế năm vóc sát đất.
http://www.thuvienhoasen.org/buoctoithanhthoi-06.htm
NĂM CÁI LẠY
Lạy thứ nhất
Trở về kính lạy, liệt vị tiền nhân, dòng họ tổ tiên, gia đình huyết thống, hai bên nội ngoại.
Con thấy cha mẹ mà xương thịt và sự sống đang có mặt và lưu nhuận trong từng tế bào và mạch máu của con. Qua cha con và mẹ con, con thấy ông bà, bên nội cũng như bên ngoại, đã và đang đi vào con với tất cả mọi năng lượng, mọi trông chờ, mọi ước mơ, cũng như tất cả trí tuệ và kinh nghiệm của tổ tiên trải qua bao nhiêu thế hệ. Con mang trong con sự sống, dòng máu, kinh nghiệm, tuệ giác, hạnh phúc và khổ đau của các thế hệ tổ tiên. Những yếu kém, những tồn tại và những khổ đau truyền đạt lại, con đang tu tập để chuyển hóa. Những năng lượng của trí tuệ, của kinh nghiệm và của thương yêu mà liệt vị truyền đạt lại, con đang mở rộng trái tim con và xương thịt con để mà tiếp nhận. Con có gốc rễ nơi cha, nơi mẹ, nơi ông bà, tổ tiên. Con chỉ là sự nối tiếp của tổ tiên và dòng họ. Xin cha mẹ, ông bà và tổ tiên hỗ trợ cho con, che chở cho con, truyền thêm năng lượng cho con. Con biết rằng con cháu ở đâu thì tổ tiên ở đó; con biết cha mẹ nào, ông bà nào cũng thương yêu, đùm bọc và hộ trì cho con cho cháu, dù khi sinh tiền có lúc gặp phải khó khăn hay rủi ro mà không bộc lộ được niềm thương yêu và sự đùm bọc đó. Con thấy cha ông của con, từ Lạc Long Quân qua các vua Hùng và biết bao nhiêu thế hệ những người khai sáng đất nước, mở rộng cõi bờ, gìn giữ núi sông và un đúc nên nếp sống Việt Nam có thỉ, có chung, có nhân, có hậu. Con là sự tiếp nối của liệt vị. Con cúi rạp mình xuống để đón nhận năng lượng của dòng họ và tổ tiên của gia đình huyết thống con. Xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con.
Lạy thứ hai
Trở về kính lạy, Bụt và tổ sư, truyền đăng tục diệm, gia đình tâm linh, qua nhiều thế hệ.
Con thấy thầy con, con thấy sư ông của con, người đã dạy cho con biết hiểu, biết thương, biết thở, biết cười, biết tha thứ, biết sống trong giây phút hiện tại. Con thấy, qua thầy của con, qua sư ông của con, con tiếp xúc được với các thế hệ thánh tăng qua các thời đại: các vị tổ sư Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Vạn Hạnh, Đại Đăng, Tuệ Trung, Trúc Lâm, Pháp Loa, Huyền Quang, Nguyên Thiều, Liễu Quán; con tiếp xúc được với các vị bồ tát và với Bụt Thích Ca Mâu Ni, người đã khai sáng gia đình tâm linh của con, đã có từ 2600 năm nay. Con biết Bụt là thầy con mà cũng là tổ tiên tâm linh của con. Con thấy trong con có chất liệu nuôi dưỡng của Bụt, của tổ, của các thế hệ cao tăng và năng lượng của liệt vị đã và đang đi vào trong con, đã và đang làm ra sự bình yên, an lạc, hiểu biết và thương yêu trong con. Con biết Bụt đã giáo hóa cho gia đình huyết thống của con, đã làm đẹp, làm lành nếp sống đất nước của con và của dân tộc con. Bụt đã làm cho dân tộc con trở nên một dân tộc thuần từ và văn minh, điều này con thấy rõ trong nền văn minh Lý Trần. Con biết nếu không có Bụt, có tổ, có thầy thì con không biết tu tỉnh và thực tập an lạc cho con và cho gia đình con. Con mở rộng trái tim và xương thịt con để tiếp nhận kinh nghiệm, tuệ giác, tình thương, sự che chở và năng lượng từ bi của Bụt và của các thế hệ thánh tăng, gia đình tâm linh của con. Con là sự tiếp nối của Bụt và của các thế hệ tổ tiên tâm linh của con. Xin Bụt và chư tổ, xin sư ông và thầy truyền cho con nguồn năng lượng thương yêu, an lạc và sự vững chãi của liệt vị. Con nguyện tu tập để chuyển hóa và để truyền về cho thế hệ tương lai năng lượng của Bụt, của tổ và của thầy.
Lạy thứ ba
Trở về kính lạy, liệt vị tiền nhân, khai sáng đất này, sông núi khí thiêng, hàng ngày che chở.
Con thấy con đang đứng trên đất nước này và tiếp nhận công ơn khai sáng của tiền nhân đất nước này, trước hết là các vua Hùng, rồi các vị lãnh đạo các triều Tiền Lê, Tiền Lý, Ngô, Đinh, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn cùng với các thế hệ tổ tiên và biết bao nhiêu người có tên tuổi và không có tên tuổi đã đem tài trí, kiên nhẫn và chịu đựng để làm cho đất nước này trở nên nơi nương náu của bao nhiêu giống dân đủ các màu da; đã lập nên trường học, nhà thương, xây dựng cầu cống, đường sá, chợ búa, đã thiết lập nhân quyền, luật pháp, phát minh khoa học làm cho mức sống được nâng cao. Con tiếp xúc được với những thế hệ tổ tiên ngày xưa đã sinh sống trên đất nước này và đã biết sống an lành với mọi loài và với thiên nhiên. Con sống ở đây, học hòa hợp với thiên nhiên, với con người, và con cảm thấy năng lượng của đất nước này đi vào trong con, yểm trợ con, chấp nhận con. Con xin nguyện tiếp tục giữ gìn và làm tiếp nối những dòng năng lượng ấy. Con xin nguyện góp phần chuyển hóa những bạo động căm thù và vô minh còn tồn tại trong xã hội này. Xin phù hộ độ trì cho chúng con.
Lạy thứ tư
Trở về kính lạy, gia đình huyết thống, gia đình tâm linh, gia hộ độ trì, cho người con thương.
Những nguồn năng lượng vô biên mà con vừa tiếp nhận được, con xin truyền đạt cho cha con, cho mẹ con, cho những người con thương yêu: những người đã từng khổ đau, đã từng lo lắng, đã từng buồn khổ vì con, vì những vụng về và dại dột của con trong quá khứ, và cũng đã từng lo lắng buồn khổ vì hoàn cảnh khó khăn và không may của các vị. Con xin truyền đạt nguồn năng lượng ấy để nguyện cầu và tiếp sức cho cha con, cho mẹ con, cho anh chị em của con, cho tâm hồn họ lắng dịu lại, cho khổ đau trong lòng (những) người ấy được chuyển hóa, cho (những) người ấy nở được nụ cười, cho (những) người ấy cảm nhận được niềm vui sống, cho (những) người ấy được nhẹ nhàng trong thân thể và an lạc trong tâm hồn. Con hết lòng cầu mong cho (những) người ấy có hạnh phúc và an lạc. Con biết nếu những người ấy có an lạc thì con cũng có an lạc. Con cảm thấy trong lòng con không có oán hận trách móc những người ấy một mảy may nào. Con lạy tổ tiên, ông bà trong gia đình huyết thống và trong gia đình tâm linh của con phù hộ độ trì cho người con thương, cho những người mà con đã nguyện thương yêu và chăm sóc. Con thấy con không còn là một cái ta riêng biệt mà con đã trở thành một với những người con thương.
Lạy thứ năm
Trở về kính lạy, gia đình huyết thống, gia đình tâm linh, gia hộ độ trì, người làm khổ con.
Con mở rộng lòng ra để truyền đi năng lượng hiểu biết và lòng xót thương của con tới những người đã làm con khổ đau và điêu đứng. Con biết người ấy cũng đã đi qua nhiều khổ đau, đã chứa chấp quá nhiều cay đắng và bực bội trong trái tim nên đã làm vung vãi những khổ đau và bực bội của người ấy lên con. Con biết những người ấy không được may mắn, có thể là từ hồi còn bé thơ đã thiếu sự chăm sóc và thương yêu, đã bị cuộc đời dằn vặt và ngược đãi bao nhiêu lần. Con biết những người như người ấy chưa được may mắn được học, được tu, đã chứa chấp những tri giác sai lầm về cuộc đời và về con, nên đã làm khổ con và làm khổ những người con thương. Con xin gia đình huyết thống và gia đình tâm linh của con truyền năng lượng cho người ấy, (cho những người ấy) để trái tim của họ được tiếp nhận giọt nước cam lộ mà nở ra được như một bông hoa. Con chỉ cầu mong cho người ấy được chuyển hóa để người ấy tìm ra được niềm vui sống, để không còn giữ tâm thù hận mà tự làm khổ mình và làm khổ người. Con biết vì những người ấy khổ mà không tự chủ được nên đã làm khổ con và làm khổ những người con thương. Con cũng cầu mong cho tất cả những ai đã làm cho gia đình con khổ, dân tộc con điêu đứng, kể cả những kẻ xâm lăng, cướp nước, những người hải tặc, những kẻ ích kỷ, dối trá và tàn bạo được nhờ ơn Bụt, ơn tổ, ơn tiền nhân mà cải hóa. Con thấy họ khổ và nỗi khổ ấy đang kéo dài qua nhiều thế hệ và con không muốn giữ tâm niệm sân hận, oán thù. Con không muốn cho họ khổ. Con có gốc rễ nơi tổ tiên, nơi giòng họ huyết thống và giòng họ tâm linh ; trái tim con đã nở ra như một đóa hoa, con xin buông bỏ tất cả mọi hiềm hận, một lòng cầu nguyện cho kẻ đã làm khổ con, làm khổ gia đình và dân tộc con được thoát khỏi vòng tai nạn và đớn đau, để họ có thể thấy được ánh sáng của niềm vui sống và an lạc như con. Tâm con không còn mang một mảy may trách móc và oán thù. Con xin truyền đạt năng lượng của con cho tất cả những người ấy. Lạy Bụt, lạy tổ, lạy ông bà chứng minh cho con.
Bị chú:
Những dòng chữ nghiêng là để xướng trước khi lạy xuống. Những dòng chữ thẳng là để quán niệm trong tư thế phủ phục. Những dòng này có thể do vị duy na đọc lên để mọi người quán niệm theo trong tư thế năm vóc sát đất.
BA CÁI LẠY
Lạy thứ nhất
Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với tổ tiên và con cháu của con trong hai dòng tâm linh và huyết thống .
Con có tổ tiên tâm linh của con là Bụt, các vị bồ tát, các vị thánh tăng và các vị tổ sư qua các thời đại, trong đó có các bậc sư trưởng của con đã qua đời hay còn tại thế. Các vị đang có mặt trong con, các vị đã truyền trao cho con những hạt giống bình an, trí tuệ, tình thương và hạnh phúc. Nhờ liệt vị mà con có được một ít vốn liếng của an lạc, tuệ giác và từ bi. Trong dòng tổ tiên tâm linh của con, có những vị mà giới hạnh, trí tuệ và từ bi viên mãn, nhưng cũng có những vị mà giới hạnh, trí tuệ và từ bi còn khiếm khuyết. Tuy nhiên con cúi đầu nhận chịu tất cả là tổ tiên tâm linh của con, vì chính trong con cũng có những yếu đuối, những khiếm khuyết về giới hạnh, trí tuệ và từ bi. Và cũng vì con biết con còn có những yếu đuối và khiếm khuyết ấy cho nên con mở lòng chấp nhận tất cả các con cháu của con, trong đó có những người mà giới hạnh, trí tuệ và từ bi đáng cho con kính ngưỡng nhưng cũng có những người còn đang chật vật, khó khăn và trồi sụp không ngừng trên con đường tu đạo. Điều này cũng đúng về phương diện huyết thống. Con chấp nhận tất cả các vị tổ tiên huyết thống của con về cả hai phía nội ngoại với tất cả những đức độ, công hạnh và khiếm khuyết của các vị, cũng như con mở lòng chấp nhận tất cả các con cháu của con với những đức độ, tài năng và khiếm khuyết của từng người. tổ tiên tâm linh và tổ tiên huyết thống của con, cũng như con cháu tâm linh và huyết thống của con, đều đang có mặt trong con. Con là họ, họ là con, con không có một cái ta riêng biệt; tất cả đều có mặt trong một dòng sinh mệnh đang diễn biến mầu nhiệm .
Lạy thứ hai
Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với mọi người và mọi loài đang có mặt với con giờ này trong sự sống .
Con thấy con là sự sống mầu nhiệm đang dàn trải trong không gian. Con thấy con liên hệ mật thiết tới mọi người và mọi loài; tất cả những hạnh phúc và khổ đau của mọi người và mọi loài là những hạnh phúc và khổ đau của chính con. Con là một với những người sinh ra đã có khuyết tật, hoặc vì chiến tranh, tai nạn hay ốm đau mà trở thành khuyết tật. Con là một với những người đang bị kẹt vào những tình trạng chiến tranh, áp bức và bóc lột. Con là một với những người chưa từng có hạnh phúc trong gia đình, không có gốc rễ, không có bình an trong tâm, đói khát hiểu biết, đói khát thương yêu, đang đi tìm một cái gì đẹp, thật, và lành để bám víu vào mà tin tưởng. Con là một với người đang hấp hối, sợ hãi không biết sẽ đi về đâu. Con là em bé sống trong nghèo khổ, tật bệnh, chân tay gầy ốm như những ống sậy, không có tương lai. Con là kẻ đang chế tạo bom đạn để bán cho các nước nghèo khổ.
Con là con ếch bơi trong hồ mà cũng là con rắn nước cần nuôi thân bằng thân ếch nhái. Con là con sâu con kiến mà cũng là con chim đang đi tìm kiếm con kiến con sâu. Con là cây rừng đang bị đốn ngã, là nước sông và không khí đang bị ô nhiễm, mà cũng là người đốn rừng và làm ô nhiễm không khí và nước sông. Con thấy con trong tất cả mọi loài và tất cả mọi loài trong con .
Con là một với những bậc đại nhân đã chứng được vô sinh, có thể nhìn những hiện tượng diệt sinh, hạnh phúc và khổ đau bằng con mắt trầm tĩnh. Con là một với những thiện tri thức hiện đang có mặt rải rác khắp nơi trên thế giới, có đủ bình an, hiểu biết và thương yêu, có khả năng tiếp xúc với những gì nhiệm mầu, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong sự sống, và cũng có thể ôm trọn thế gian này bằng trái tim thương yêu và hai cánh tay hành động của qúy vị. Con là người có đủ an lạc và thảnh thơi, có thể hiến tặng sự không sợ hãi và niềm vui sống cho những sinh vật quanh mình. Con thấy con không hề đơn độc. Những bậc đại nhân hiện đang có mặt trên đời; tình thương và niềm vui sống của họ đang nâng đỡ con, không để con đắm chìm trong tuyệt vọng và giúp con sống đời sống của con một cách an vui, trọn vẹn và có ý nghĩa. Con thấy con trong tất cả các vị và tất cả các vị trong con .
Lạy thứ ba
Năm vóc sát đất, con buông bỏ ý niệm về hình hài và thọ mạng .
Con thấy được thân tứ đại này không đích thực là con, con không bị giới hạn trong hình hài này. Con là tất cả dòng sinh mạng tâm linh và huyết thống từ ngàn xưa liên tục diễn biến tới ngàn sau. Con là một với tổ tiên của con, con là một với con cháu của con. Con là sự sống biểu hiện dưới vô lượng hình thức. Con là một với mọi người và mọi loài, dù an lạc hay khổ đau, vô úy hay lo lắng. Con đang có mặt khắp nơi trong giờ phút này, và từ quá khứ cho tới tương lai. Sự tan rã của hình hài này không động được tới con, như một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm. Con thấy con là một con sóng trên mặt đại dương, bản thể con là nước trong đại dương. Con thấy con trong tất cả các con sóng khác và tất cả các con sóng khác trong con. Sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương. Pháp thân và tuệ mạng của con không sinh mà cũng không diệt. Con thấy được sự có mặt của con trước khi hình hài này biểu hiện và sau khi hình hài này biến diệt. Con thấy được sự có mặt của con ngoài hình hài này, ngay trong giờ phút hiện tại. Khoảng thời gian tám chín mươi năm không phải là thọ mạng của con. Thọ mạng của con, cũng như của một chiếc lá hay của các vị Bụt, Thế Tôn, là vô lượng. Con thấy con vượt thoát ý niệm con là một hình hài biệt lập với mọi biểu hiện khác của sự sống, trong thời gian cũng như trong không gian .
Bị chú:
Những dòng chữ nghiêng là để xướng trước khi lạy xuống. Những dòng chữ thẳng là để quán niệm trong tư thế phủ phục. Những dòng này có thể do vị duy na đọc lên để mọi người quán niệm theo trong tư thế năm vóc sát đất.
http://www.thuvienhoasen.org/buoctoithanhthoi-06.htm
Hoa sen trong biển lửa
.
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH:
“KHI TÔN GIÁO KHÔNG CÓ TINH THẦN BAO DUNG” (PHẦN I)
Hoa sen trong biển lửa
Với nhiều người, Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, một triết gia, một nhà văn hay là một nhà hoạt động xã hội vẫn là câu hỏi khó trả lời. Câu trả lời này càng khó khăn hơn khi họ đọc sách của ông hoặc nghe ông thuyết giảng.
Tư tưởng của ông, trong những cuốn sách và những bài thuyết giảng, là một sự pha trộn khó hiểu giữa giáo lý Đại Thừa và tư tưởng nhập thế của Nho gia. Nó ca ngợi sự chia sẻ cộng đồng nhưng lại cổ xúy cho sự tận hưởng của cá nhân trong thời khắc hiện tại…Vì những sự mơ hồ và khó hiểu ấy, chúng tôi tìm cách phỏng vấn ông ngõ hầu hóa giải những điều đó.
Một phóng viên VieTimes tìm được số điện thoại của nhà sư - thư ký của ông trong những chuyến trở về Việt Nam. Sau nhiều lần liên lạc không thành công, cuối cùng lần thứ chín cũng dừng lại và cuộc hẹn được thực hiện.
Sài Gòn đầu tháng Ba, nắng oi bức. Chúng tôi thuê một lái xe đến lái chiếc xe của VietNamNet lên Lâm Đồng, nơi ông đang thuyết giảng. Cậu lái xe rất trẻ, khoảng 20 tuổi, nghe nói đến việc đi Lâm Đồng thì chần chừ giây lát vì đường ngoằn ngoèo khó đi. Chiếc xe lại không hợp với cậu vì cậu không biết phanh và còi nằm ở vị trí nào.
Cuối cùng xe cũng nổ máy tìm cách ra khỏi thành phố. Chiếc xe lạng bên trái, chúng tôi xô sang bên phải, chiếc xe lạng bên phải, chúng tôi chúi về phía trước. Tay lái của cậu run bần bật. Cậu nói trong hơi thở: Em chỉ quen lái xe tải chứ chưa lái xe này bao giờ. Sau khi xe húc vào dải phân cách, cảnh sát giao thông chặn lại thực hiện luật, may thay, chúng tôi nhờ được một lái xe lão luyện ở Thông tấn xã Việt Nam, lại tiếp tục hành trình.
Đến Lâm Đồng, trời đổ mưa tầm tã. Những cơn mưa trái mùa lần đầu tiên xuất hiện. Mưa, thiền sư, kinh kệ, những tư tưởng, những sự chia sẻ, lái xe, dải phân cách… Chẳng có gì liên quan đến nhau cả. Trong sự liệt kê đó không có chút tư tưởng nào hết. Bạn đừng nhầm. Mà quên, có một thứ đấy, đó là hai chúng tôi, những người đang đi thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Bạn có định hỏi cảm giác của tôi khi đi phỏng vấn và gặp những điều như vậy thì thế nào không? Đói, lúc đó đói thật. Lại thêm lời cảnh báo rằng ngày hôm sau sẽ chỉ có cơm chay! Thế thì phải tìm cái gì cho hết đói đã. Chân lý đấy. Đó có lẽ là một chân lý cổ xưa nhất của con người. Nếu đói thì cần phải ăn. Tuy nhiên mỗi thời đại, với quá nhiều sự chế biến thực phẩm khác nhau, con người đã đánh mất ý nghĩa thiêng liêng của chân lý ấy.
Cái đói chân lý, chỉ có một ít người còn nhớ được. Ngay cả chúng tôi cũng không nhớ. Chúng tôi chỉ nhớ rằng cần một ít thực phẩm. Và chúng tôi “phải” tìm ra nó. Tám giờ tối, quái lạ, không còn một quán ăn nào mở cửa hết. Lần này điềm báo rõ ràng hơn. Điều chúng tôi có thể tìm được không phải là thực phẩm…
Buổi sáng, tăng ni phật tử và khách thập phương đã chen chúc theo chân ông đi dạo trong đồi thông. Vừa đi họ vừa hát những bài ca nào đấy. Tôi không rõ nghĩa nhưng nhìn nét mặt họ thì đa số đều hoan hỉ. Cuộc đi giống như một cuộc trình diễn trong phim ảnh nhưng được pha trộn bởi trang phục và tiếng chuông nên sự bí hiểm ngày một tăng.
Cuối giờ chiều, chúng tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Ông nói nhiều, thường không trả lời trực tiếp vào câu hỏi ngay lập tức. Ông hay dùng giáo lý để dẫn câu trả lời vào những con đường quanh co hơn cả câu hỏi.
Sau gần hai tiếng trò chuyện, chúng tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn, khi thấy ông là một thiền sư, khi thì thấy ông là một nhà hoạt động xã hội, khi thì là một triết gia duy tâm. Nhưng cái cảm giác rõ ràng nhất lại là cảm giác ông vẫn giữ được tinh thần văn hóa dân tộc Việt trong máu thịt. Trong đó, những tư tưởng minh triết nhất của văn hóa dân gian Việt Nam vẫn bừng sáng và mạnh hơn cả giáo lý mà ông hằng thực hiện. Chúng tôi cảm nhận như vậy. Còn bạn, bạn hãy đọc phỏng vấn này trước khi đồng ý với chúng tôi rằng cái đói của chúng tôi chính là cái đói mà con người hiện đại Việt Nam chưa biết tìm ra dòng sữa vô tận từ chính nền văn hóa thiêng liêng của mình.
Sau đây là nội dung cuộc nói chuyện của chúng tôi với Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Phóng viên: Thưa thiền sư, hiện nay Phật giáo ở mỗi nước đều mang tinh thần khác nhau. Những tư tưởng của đạo Phật mà hiện nay đang được thiền sư truyền bá, bồi dưỡng thường được gọi là Vietzen tức là Thiền Việt, thiền theo kiểu người Việt. Vậy nền văn hoá Việt Nam có những nét đặc sắc gì ảnh hướng tới Phật giáo?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng tới Phật giáo và Phật giáo ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam. Trong thời đại Lý, Trần, đạo Phật đã đóng góp nhiều cho sự dựng nước và làm cho nước mạnh. Cố nhiên là khi nhìn vào đạo Phật Việt Nam mình thấy được cái văn hóa Việt Nam. Mình thấy được hình thức, kiến thức âm nhạc, nghi lễ thực tập có tính Việt Nam. Đạo Phật là một yếu tố rất căn bản trong việc xây dựng nền tảng của văn hoá Việt. Những người không tự nhận mình là phật tử cũng có những chất liệu Phật giáo ở trong máu huyết của họ. Đôi khi trên phương diện tư duy, họ nghĩ họ không dính đến đạo Phật nhưng kỳ thực con người của họ được làm bằng rất nhiều những chất liệu của nền văn hoá Phật giáo. Vì cha ông mình đã như vậy rồi thì mình tiếp nhận cái đó một cách rất trực tiếp, tự nhiên.
Sáng nay tôi nói tới đạo Phật dấn thân. Cái đó nó nguồn gốc Việt Nam, năm xưa khi đi ra ngoài để kêu gọi hòa bình, tôi có viết cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa (Lotus in sea of the fire) bằng tiếng Anh, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tôi nói rằng chiến tranh Việt Nam biến thành biển lửa nhưng mà có sức sống tâm linh trong đó, thành thử trong biển lửa nó có một sự kháng cự và có một đài hoa sen mọc lên mà không bị cháy trong lửa. Cái đó là đạo Phật của Việt Nam, cái đó là yếu tố làm cho mình không bị ngập tràn bởi bạo động, bởi căm thù, bởi chiến tranh. Tây phương họ rất thích tinh thần đạo Phật nhập thế. Âu châu với Mỹ châu là địa bàn của Kitô giáo, khi mình đem hạt giống của Phật giáo Việt Nam sang và gieo xuống thì nó mọc rất tốt vì nó rất đúng lúc.
PV: Đạo Phật không khuyến khích việc quá coi trọng đến của cải vật chất. Nhưng đấy lại là một trong những mục tiêu phấn đấu của xã hội hiện đại. Trong một xã hội có nhiều của cải, nhiều vật dụng, đạo Phật sẽ có một vị trí như thế nào?
TNH: Đạo Phật có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong thời đại này. Trong thời đại mà mọi người bỏ hết tâm trí và thì giờ đuổi theo sự thành công trong lĩnh vực thương mại. Tôi đã từng nói trong lễ dâng hương ở Âu châu và Mỹ Châu là họ cũng khổ đau lắm, họ bị cuốn hút theo cái doanh nghiệp của họ, họ không có thì giờ lo cho bản thân, không có thì giờ lo cho vợ cho con và nó (điều đó) tạo ra nhiều khổ đau. Đa số chúng ta tin rằng hạnh phúc sẽ có nếu mình có tiền bạc thật nhiều, quyền lực thật nhiều và danh vọng thật nhiều. Khi mà bình tâm mình nhìn xung quanh mình thì mình sẽ thấy có nhiều người có ba cái đó nhưng lại rất đau khổ.
PV: Nhưng chúng ta đã và đang phấn đấu cho một xã hội giàu có và văn minh. Con người hiện đại càng ngày càng làm ra nhiều của vật chất một cách chính đáng và việc họ dùng của cải vật chất để thỏa mãn các nhu cầu của mình cũng chính đáng như cách họ làm ra chúng.
TNH: Đạo Phật không chống lại chuyện làm giàu, có thể nói như vậy là vì ngày xưa có một phật tử rất giàu, nhưng ông cũng bị kẹt vào cái đó (sự giầu có). Nhưng khi cần bỏ thì ông bỏ, vậy cho nên ông có rất hạnh phúc. Nhờ sự thực tập nên có những khó khăn mà ông vẫn cười tươi như thường. Vì ông đã có con đường tâm linh.
Kiếm tìm Phật pháp
Trong đạo Phật thì người ta có tập để mình nghiệm ra ba cái đức. Cái năng lượng đầu tiên gọi là đoản đức. Đoản đức tức là khả năng chặt bỏ những dây mơ dễ má, những sự cùn nó làm cho mình lao đao. Đoản tức là có trí và ta có trí tuệ mới cắt đứt được cái đó.
Thứ hai là trí đức. Phải có trí tuệ, phải có cái nhìn sâu về sự vật và con người mà cái đó là cái tuệ giác, phải tu thiền, phải có thì giờ để chiêm nghiệm, thì mới có được mà khi có trí đức rồi thì có thể giải quyết các vấn đề một cách mau chóng những gì làm cho mình sợ hãi, tuyệt vọng, bế tắc, chán nản. Nhờ cái trí tuệ đó mà mình thâu được rất là mau, mà mình thâu được cho mình và những người xung quanh.
Cái đức thứ ba gọi là ân đức. Ân đức tức là khả năng tha thứ và khả năng thương yêu. Thành thử ra nếu mà có ba cái đức đó tức là đoản đức, trí đức và ân đức thì nhà chính trị và nhà doanh thương sẽ không bị kéo đi về các nẻo đoạn trường và sẽ thành công được, giúp được gia đình và giúp được dân trong nước, giúp được tổ quốc.
Bạo động là khi mình tước đoạt đời sống của người khác:
PV: Ở Miền Nam trước năm 1975, có rất nhiều phật tử xuống đường, tham gia vào phong trào đấu tranh thống nhất đất nước. Những phong trào đấy thể hiện sự khao khát mãnh liệt, một khao khát đại đoàn kết dân tộc của người dân Việt Nam. Cái khao khát ấy đôi khi nó còn mạnh hơn cả tinh thần Phật giáo mà họ đang theo đuổi bởi vì tinh thần của đạo Phật là tinh thần bất bạo động. Vậy thiền sư nhìn nhận về vấn đề ấy như thế nào?
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm - Trưởng Khoa Văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh:
Phật giáo muốn vào Việt Nam, muốn đi vào lòng người, muốn phổ biến phải mượn hình thức của tín ngưỡng dân gian, điển hình là tín ngưỡng tứ pháp, mây mưa sấm chớp. Nên giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, hai cái pha trộn vào nhau trên nhiều phương diện. Người bình dân thường không (cần) hiểu Phật giáo như trí thức hay sách vở nói, họ chỉ hiểu những gì đi từ trong dân gian ra.
TNH: Khi mà mình tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do thì mình (vẫn) có thể tranh đấu bằng phương pháp bất bạo động. Việc hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu thì cái đó (vụ tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo) do tình thương mà hy sinh chứ không phải là do bạo động. Bạo động là khi mình tước đoạt sự sống của người khác mới gọi là bạo động còn mình gánh chịu cái đau khổ một mình để cho thông điệp của mình được truyền đi trên khắp thế giới, để thế giới tới yểm trợ cho phong trào bất đạo động của mình, thì cái đó không gọi là bạo động, không gọi là tự tử. Ví dụ như mình tuyệt thực thì có thể mình đói đến mức chết luôn cái đó không phải là tuyệt thực, cái đó tức là lấy cái sự đau thương đi vào trong mình, giáng chịu để làm cảm động lòng người. Khi mà lòng người cảm động thì phong trào có thành tích lớn.
PV: Trong đạo Phật, khi một người gây ra một hành động nào đó, thì người ấy sẽ phải chịu hậu quả của hành động đó. Trong quá khứ và hiện tại thì người đó phải nhận và chịu chi phối trong vòng luân hồi của mình. Vậy thì khái niệm tha thứ trong đạo Phật được hiểu theo nghĩa như thế nào?
TNH: Tha thứ là khi mình nhìn sâu (vào sự kiện nào đó) mình thấy những nguyên do xa và gần đã đưa tới sự kiện mà người đó đã nói, đã làm, những điều gây đổ vỡ như vậy. Khi mình nhìn vào một con người như vậy mình thấy được nỗi bất hạnh của người đó và mình nhìn sâu hơn nữa mình thấy được rằng người đó đã có thời ấu thơ không có hạnh phúc, không có được những thứ may mắn như mình. Khi thấy được thì tự nhiên trái tim mình nhẹ nhõm, mình không trách họ nữa. Và cái đó gọi là hữu, cái hữu đưa ta đến sự chấp nhận và thương yêu.
Những phạm nhân giết người, cướp của, tạo ra những đau khổ cho người khác (là một ví dụ). Nếu mình nhìn vào họ, mình cũng thấy được những nguyên nhân xa gần như vậy với tình thương, thì mình sẽ biến cái lao tù của họ thành những nơi có thể giúp họ được, chuyển hoá được, xây dựng (lại) con người của họ chứ không phải là trừng phạt.
Còn nói về giáo lý thì trong đạo Phật có cái giáo lý Vô ngã, tức là không có cái ta riêng biệt. Thí dụ như cha con không hẳn là hai người tách biệt, thấy được rằng con là sự nối tiếp của cha và trong con có cha. Trong cha có con. Thành ra nếu người cha và người con thấy được như vậy thì không còn cái chống đối giữa hai bên nữa, tại vì mình mang cha mình đi vào tương lai và đứa con nó cũng mang mình đi vào tương lai, giận nó tức là giận chính mình. Cái đó gọi là cái tuệ giác vô ngã. Khi mà mình có tuệ giác nhiều thì tự nhiên mình có tình thương nhiều và sự chấp nhận nhiều hơn.
Trầm tư tiếng gọi quê hương
PV: Trong Kitô giáo, nếu một người phạm tội, thì họ vẫn có thể được tha thứ hoàn toàn và họ có thể được đến nơi mà người ta gọi là Thiên đường. Còn một người ở bên Phật giáo, khi sa vào tội lỗi, thì họ phải đọa đầy vào cái vòng luân hồi miên viễn. Vậy thì khái niệm tha thứ của hai đạo này khác nhau nhiều không?
TNH: Trong đạo Phật không có vấn đề tha tội, chỉ có vấn đề mình hiểu thì mình chấp nhận, mình xót thương cho người đó được thôi mà cái đó là con người với nhau chứ không phải ở một bậc thần linh. Trong đạo Phật không nói tới vị thần linh có thể tha tội cho mình. Khi mà mình biết rằng trong quá khứ mình đã lầm lỡ, mình đã làm những điều ác thì mình có phương pháp gọi là sám hối. Sám hối tức là nhìn thấy thật sâu, thấy những lời nói, những tư duy và hành động của mình đã gây ra khổ đau cho mình và cho người kia và quyết tâm từ nay trở đi sẽ không lặp lại những tư duy đó, những hành động đó, những lời nói đó và nhất quyết đi theo con đường mới, cái đó được gọi là làm mới, gọi là sám hối. Khi đó thì mình rất nhẹ nhàng còn nếu mà không biết phương pháp sám hối thì cái mặc cảm tội lỗi, mặc cảm hư hỏng nó cứ đi theo mình hoài.
(VieTimes)
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH:
“KHI TÔN GIÁO KHÔNG CÓ TINH THẦN BAO DUNG” (PHẦN II)
Đã về và đã tới
Nếu sự ra đi là con đường trở thành nhà sư
Thì trở về đích thực là con đường trở thành Đức phật
Nhưng người chỉ đích thực trở về
Khi đích thực ra đi
Ko Un (nhà thơ Hàn Quốc, ứng cử viên Nobel văn học2004,2005, 2006)
PV: Thưa thiền sư, trước đây thiền sư đã từng có ý định trở về Việt Nam rất nhiều lần nhưng chưa thực hiện được và hiện nay thiền sư đã thực sự trở về. Ở thư viện Bát Nhã có một tảng đá lớn ghi một câu "Đã về và đã tới". Vậy sự trở về này ngoài cái ý nghĩa Phật giáo thì đối với cá nhân của thiền sư nó còn có ý nghĩa nào khác không?
"Đã về đã tới"
TNH : Thật ra thì cái "Đã về đã tới" mà các thầy, các sư vừa hát hồi sáng đó là một cách thực tập. Và đức Phật có nói rằng mình đừng có tưởng rằng cái hạnh phúc mình chỉ có thể có được trong tương lai. Nếu mà mình trở về với giây phút hiện tại và mình nhận diện cái điều kiện đã có ở giây phút hiện tại và hạnh phúc ngay trong giây phút này. Sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại nên sự thực căn bản trong đạo Phật là trở về giây phút hiện tại, là hơi thở là bước chân.
Khi chúng tôi đi thiền là mỗi bước chân đưa chúng tôi về giây phút hiện tại và thiết lập con người của mình trong giây phút hiện tại. Khi mình quản lý được giây phút hiện tại với tất cả con người của mình, thì mình không cần lo cho tương lai nữa, tại vì tương lai là một hoa trái của hiện tại. Nếu mình biết quản lý hiện tại với tất cả những năng lượng của mình, thì tại sao mình phải lo lắng sợ hãi cho tương lai. Cái giáo lý đó "Đã về đã tới" là như vậy.
PV: Thiền sư đã sinh ra trên mảnh đất này, đã lớn lên và đã tìm thấy cả tương lai trên mảnh đất này, đã thấy Phật trên mảnh đất này, vậy thì quê hương - nơi thiền sư sinh ra - có ý nghĩa gì trong tinh thần của thiền sư?
TNH: Là một đứa con của đất nước Việt Nam nhưng mà (sau đó) mình trở thành một đứa con của cả hành tinh, và quê hương của mình không chỉ là một giải đất, quê hương mình là cả một hành tinh. Đó (là cái hành trình từ giải đất thành hành tinh) là cái sự diễn biến trong nhận thức. Mình coi trái đất là quê hương của mình và mình muốn không phải chỉ cho Việt Nam có hoà bình, có ấm lạc. Mình muốn cho tất cả những thành phần khác của trái đất cũng được như vậy và vì vậy ở đâu thì mình cũng đã về, đã tới được hết chứ không phải chỉ về Việt Nam thì mình mới gọi là đã về đã tới.
...Chỉ khi trở về quê hương, Thiền sư mới thấu hết "đã về đã tới."
Họ đã giữ thù hận quá lâu:
Trần Công Hoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài
Người Việt Nam xa tổ quốc càng có nhu cầu tâm linh trên mọi khía cạnh. Trên cơ sở chính sách tự do tôn giáo, Nhà nước đã có cố gắng quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích những nguyện vọng kiều bào về vấn đề tâm linh. Hàng năm các vị lãnh đạo vẫn có những chuyến thăm tăng ni phật tử trong nước đến các cộng đồng, Nhà nước có những hoạt động hỗ trợ duy trì chùa chiền ở Pháp và một vài nước châu Âu. Những cố gắng này đã được kiều bào đánh giá cao vì đã hỗ trợ tinh thần cho họ. Nhà nước luôn coi kiều bào là một bộ phận thống nhất thì chính sách tự do tôn giáo dành cho cả dân tộc, không loại trừ bất cứ một thành phần nào.
PV: Đại đa số những người Việt ở nước ngoài đều rất vui mừng trước sự trở về của thiền sư và những công việc mà thiền sư làm tại Việt Nam. Nhưng cũng có một số ít người lại phản đối sự trở về ấy. Vậy nếu có cơ hội tiếp xúc nói chuyện cho những người phản đối sự trở về, thiên sư sẽ nói gì về hiện thực Việt Nam ngày nay, những điều thiền sư đã cảm thấy, đã nghe thấy, đã nhìn thấy, và đã vui mừng được thấy?
TNH: Đôi khi có người (những người chống đối) cũng biết được cái gì đang xảy ra nhưng họ cứ nói như vậy thôi, chứ không phải mình cho họ thông tin gì để thay đổi cách nói của họ. Thực tế họ biết hết, nhưng họ vẫn nói như vậy. Ví dụ có những người ngày xưa đã không duy trì được chế độ của họ đâm ra bây giờ họ thù hận và bây giờ mình có thay đổi, mình có hạnh phúc, có cái gì đi nữa thì họ vẫn thù ghét thôi.
PV: Vâng, mặc dù họ vẫn mang sự thù ghét như vậy nhưng dẫu sao họ vẫn là những đứa con của đất nước này. Vậy, theo thiền sư thì xã hội Việt Nam hiện tại cần làm những gì để cho những con người ấy có thể hiểu rằng đất Mẹ bao giờ cũng rộng lượng và mở lòng đối với họ?
TNH: Rất tiếc cho họ là họ đã giữ hận thù quá lâu, họ bám vào quá khứ quá lâu, họ không có khả năng quay về tới giây phút hiện tại. Đôi khi họ bám lấy cái quá khứ đó và họ nói rằng họ không còn gì hết họ chỉ còn quá khứ đó để bám vào thôi, rất là tội. Thành ra giúp cho họ buông bỏ những thứ đó để trở về với giây phút hiện tại là việc mình phải làm, rất là khó.
Thành ra khi mà chúng tôi thấy họ như vậy chúng tôi thấy tội nghiệp chứ không bao giờ giận hờn hoặc trách móc họ và tôi thấy họ không có gì để hiến tặng cho quê hương, cho đất nước, cho dân tộc ngoài cái sự trách móc, họ rất là tội, tôi không bao giờ giận những người đó và (ngay cả) cái đà kinh tế (sự phát triển kinh tế của Việt Nam) này, mặc dù họ biết (là sự phát triển kinh tế cần thiết cho xã hội) đó là cái dân tộc đang cần nhưng mà họ vẫn lên án đấy thôi.
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH:
“KHI TÔN GIÁO KHÔNG CÓ TINH THẦN BAO DUNG” (PHẦN III)
Đạo đức là nền tảng duy nhất
Con người có thể được thừa hưởng từ cha mẹ, từ tổ tiên nhiều điều tốt lành. Nhưng Đạo đức không di truyền từ đời này sang đời khác mà tự nhiên bắt buộc mỗi con người phải tự mình cố gắng mới có thể có được. Đạo đức là nền tảng duy nhất của cả người tu hành lẫn người không theo một tôn giáo nào...
PV: Rất nhiều tôn giáo tồn tại dựa trên nền tảng của sự tha thứ, hy sinh vì người khác. Theo thiền sư thì điều gì khiến cho sự xung đột tôn giáo vẫn tiếp tục diễn ra trên thế giới này ?
TNH: Tôn giáo có thể trở thành một yếu tố nhen nhúm chiến tranh, khi mà trong tôn giáo không có tinh thần bao dung, khi mà mình nghĩ rằng mình nắm trong tay chân lý và chỉ có mình mới độc quyền chân lý thì cái đó là thái độ rất là nguy hiểm. Nó sẽ đưa tới chiến tranh tôn giáo và chiến tranh khác. Cho nên vấn đề này là vấn đề bao dung.
Trong đạo Phật, tinh thần bao dung rất lớn và có tinh thần phá chất. Phá chất là không kẹt vào một hệ thống ý thức nào hết và vì vậy trong đạo Phật có rất nhiều tâm thái khác nhau nhưng không có chống đối nhau như là Chánh thống giáo, Do Thái giáo, và Công giáo. Công giáo này, Tin lành này, Chánh thống giáo và cả Hồi giáo nữa đều phát sinh ra từ một cái gốc. Như bông hồng được làm từ những yếu tố không phải là bông hồng như nắng, sương, gió nếu không có những cái đó thì làm gì có bông hồng.
PV: Hiện nay một số tổ chức tôn giáo trên thế giới có xu hướng trở thành những tổ chức siêu chính trị, cố tìm kiếm những ảnh hưởng đến nhà nước thế tục. Điều gì khiến các tổ chức ấy không theo đúng lý tưởng của mình mà lại càng ngày càng tham dự vào những công việc trần tục, càng ngày càng cố tìm kiếm những quyền lực của thế gian?
TNH: Nhập thế thì được chứ sao không, nhưng mà nhập thế thì phải giữ được cái bản chất của mình mới không đánh mất mình được. Tôi nghĩ là họ để cho chính trị lợi dụng và họ cũng muốn lợi dụng chính trị, trong khi cái mình muốn là tách rời chính trị ra khỏi tôn giáo và tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị. Điều đó mình không muốn nó xảy ra và có điều tôi muốn nói với quý vị, đạo Phật không phải chỉ là tôn giáo (thông thường), cái vỏ ngoài tôn giáo của đạo Phật không phải là toàn thể đạo Phật. Nó giống như là một trái mít, nó có cái vỏ mít, sơ mít trong nó là những múi mít rất ngọt thì cái phần chính yếu của đạo Phật là nguồn tuệ giác rất lớn. Mình đi đạo được thì mình sử dụng, mình chuyển hoá, mình trị liệu hoặc mình dựng lại cái tình thân và mình tạo hạnh phúc cho mình và cho gia đình mình cho đất nước mình. Chúng tôi đã giảng dạy và hướng dẫn cách thực tập đó ở Âu châu và ở Mỹ châu, bây giờ về Việt Nam để chia sẻ các môn mà chúng tôi đã tu luyện trong 30 - 40 năm thì đây là niềm hạnh phúc.
Ăn chay là để cho mình bớt bạo động:
PV: Thưa thiền sư, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa phương pháp ăn chay của đạo Phật với phương pháp trường sinh của đạo Lão. Vậy phép ăn chay có ý nghĩa gì đối với người tu hành?
TNH: Chúng tôi thấy ăn chay là sự may mắn vì mình không phải ăn máu thịt của những loài khác. Vì loài nào cũng có sự ham sống sợ chết, loài người như vậy và các loài khác cũng vậy. Như con bò trước khi đi vào lò sát sinh, nó có linh tính nước mắt nó chảy ra thấy cũng tội. Thành ra khi mà mình được ăn chay, thì mình thấy ăn chay ngon và mình thấy được may mắn. Có nhiều người nghĩ rằng ăn chay không thể nào ngon bằng ăn mặn nhưng mà cái đó không có chắc gì hết, vì khi mà đã ăn chay thì lâu ngày rồi và đã thấy ngon như vậy rồi thì trở lại ăn mặn rất là khó.
PV: Trong tinh thần Phật giáo, thì mọi sinh linh trên trần gian này đều có duyên nghiệp như nhau: từ cỏ cây, sỏi đá cho đến các loài động vật - những loài có máu, tất cả đều ngang bằng nhau. Vậy điều thiền sư vừa nói có mâu thuẫn với tinh thần của đạo Phật?
TNH: Khác nhau là mức mình khổ đau. Cho nên vấn đề không phải là làm thế nào để hoàn toàn không có khổ đau mà vấn đề là để khổ đau nó ở mức thấp nhất. Cũng như là bất bạo động đó. Không thể nào không có bất bạo động 100% được nhưng mà càng bớt bạo động chừng nào thì càng tốt chừng đó. Vấn đề là như vậy. Thành thử ăn chay không giải quyết được tất cả vấn đề đâu. Ăn chay là để cho mình bớt bạo động, bớt đi đau khổ thôi chứ đừng tự hào lắm về việc ăn chay là vì khi mình luộc rau muống, thì mình cũng giết hàng triệu con vi khuẩn ở trong rau muống, thì cái đĩa rau muống có hoàn toàn chay đâu vì nó có những con như vậy.
Nhưng mà sống ở trên trái đất này thì phải biết nhận những cái đó thôi chứ muốn tuyệt đối không có được. Vấn đề là mỗi ngày mình thương yêu nhiều hơn một chút, có lòng từ bi lớn hơn một chút, thì đời sống mình có ý nghĩa. Và khi mình có một con đường tâm linh, thì mình có hạnh phúc, những người mà không biết đường đi thì những người đó như đi trong bóng đen không có hạnh phúc.
PV: Trong thời hiện đại, lớp trẻ nhiều khi rơi vào những trạng thái mất cân bằng trong cuộc sống. Ví dụ, chính bản thân tôi, khi tốt nghiệp đại học và đi làm, tôi va vấp phải những chuyện công sở, nhiều khi cảm thấy tuyệt vọng, vì thấy nó khác hẳn với môi trường trước kia mình đi học. Thiền sư có thể làm điều gì để giúp lớp trẻ luôn có được sự cân bằng, hài hoà trong tinh thần và trong tâm hồn?
TNH: Tôi có nói về quan điểm và cách chăm sóc tự thân mỗi khi (con người) có (gặp phải) một cảm xúc lớn như là tuyệt vọng, như là giận hờn, thì cái đó (con người đó) cần những phương pháp rất cụ thể. Khi mà giận hờn, tuyệt vọng, sợ hãi (được) tạo nên mà mình không có biết cách đối xử (với nó) thì nó sẽ tác hại, nó sẽ xui mình nói và làm những điều gây đổ vỡ trong phạm vi đôi lứa hay là gia đình và xã hội, và mình có thể vào tù như chơi. Vì vậy cho nên những phương pháp tập thở, tập đi, tập dành dụm và ôm ấp để làm dịu đi (những cảm xúc ấy là) rất quan trọng. Để cho người thanh niên có khả năng xử lý được những khó khăn như vậy mà không (tìm cách giải) thoát bằng cách tự tử hay là trừng phạt người khác, thì điều này cần thiết cho cả mọi người.
Phạm Như Ý, lớp 12H2, Trường Hà Nội-Amsterdam
Khi em cảm thấy buổn bực, chán nản, em thường về phòng, đóng chặt cửa lại, không nói chuyện với ai và nghe nhạc cổ điển. Âm nhạc có thể giúp em giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, khiến em cảm thấy thư thái hơn rất nhiều. Sau khi nghe nhạc, em sẽ đi ngủ để quên đi sự buồn bực. Nhưng nếu ngủ dậy mà vẫn buồn bực, em sẽ đi ra ngoài chơi với bạn bè. Như thế mọi buồn bực, chán nản sẽ tan biến hết.
Nếu mọi người từ thời còn bé thơ được trang bị theo một chiều hướng tâm linh, đạo đức, và cái đức dục nó đi theo được cái trí dục, thì trên quá trình lớn lên (thì cái) chiều hướng tâm linh đó sẽ giúp cho mình đi đúng con đường chân thiện mà không có bị phá sản về tâm linh. Cho nên phép tu của chúng tôi tổ chức tại các nước Âu châu là chỉ để làm điều đó thôi, tức là giúp cho người ta những dụng cụ, để mà đối phó với những hoàn cảnh như vậy, những trạng huống tâm lý như vậy và vì đây không phải là sự cầu nguyện, đây là sự thực tập đàng hoàng
PV: Thưa thiền sư tại sao cuộc sống hiện đại làm cho nhiều người mất cân bằng?
TNH: Tại vì chúng ta bận rộn quá. Ngày xưa thì chúng ta sống đơn giản hơn, chúng ta có thì giờ. Ví dụ như chúng ta đi ăn tiệc thì chúng ta có thể đi bộ từ làng này sang làng khác và đến vào giờ nào cũng có cỗ để ăn hết. Ăn xong là nói chuyện với bè bạn, rồi ngắt một cành cây để xỉa răng và đi bộ về thôi. Còn bây giờ thì đâu có được, đến thì đến đúng giờ. Mình có máy móc nhiều, mình được trang bị nhiều nhưng mình không có thì giờ như ngày xưa. Quí vị có nhớ ngày xưa bơi cái thuyền nan ra hồ sen rồi lấy trà ướp bằng hương sen rồi pha trà uống ngay. Và bây giờ đâu có cái thú như vậy nữa.
Trịnh Công Sơn chưa có cơ hội để đi tu:
PV: Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà văn, nhiều nghệ sĩ nghiên cứu về Phật giáo. Thiền sư rất thân với nhà thơ Bùi Giáng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hai người đó là hai người mang tinh thần Phật giáo vào trong âm nhạc và trong thơ ca rất nhiều,. Nhưng một số người đọc khi đọc thơ của Bùi Giáng hoặc khi nghe nhạc của Trịnh Công Sơn thì chỉ cảm thấy tinh thần Phật giáo như một cái gì đó mơ hồ, ru ngủ con người ta nhiều hơn là để cho người ta có thể hoạt động tốt hơn. Thiền sư nghĩ thế nào về việc này ?
TNH: Mấy người đó họ chưa có cơ hội để tu, họ chỉ đọc sơ sơ, họ cảm tưởng, họ thấy đạo Phật là một cái nguồn thơ rất gần gũi với họ và trong những tác phẩm của họ cái đó nó biểu hiện ra chứ chưa bao giờ chính thức thực tập cho nên cái đạo Phật của họ rất là mơ hồ. Tôi có viết thơ cho Trịnh Công Sơn, tôi nói: Anh lên chùa đi, anh ở lại chùa một tuần, anh nghe kinh, anh đi thiền hành, anh thở, rồi nếu anh có cảm hứng anh sẽ viết nhạc những bài kệ trong sách thiền từng do tôi viết, nhưng mà tôi viết thơ trễ quá, lúc đó thì Trịnh Công Sơn bị ốm rồi.
PV: Theo thiền sư về âm nhạc thì thiền sư nhận xét thế nào về Trịnh Công Sơn?
TNH: Trịnh Công Sơn có tâm sự là tình bạn nó lành hơn tình yêu. Nó không để cho mình hệ luỵ, bị lên xuống, bị khổ đau như tình yêu. Vì vậy cho nên nếu trong tình yêu mà có tình bạn, thì mình sẽ có hạnh phúc hơn.
Cái đẹp được làm bằng tất cả:
PV: Trong xã hội hiện đại, các nền văn hoá được pha trộn với nhau, hoà lẫn vào nhau ngày một nhiều. Thiền sư có linh cảm rằng sẽ đến một ngày nào đó các nền tôn giáo trên thế gian này sẽ pha trộn với nhau tạo thành một tôn giáo duy nhất không?
TNH: Không. Tôi nghĩ các tôn giáo có thể ảnh hưởng nhau, có thể kích thích nhau để mình (tôn giáo ấy) có thể thay đổi như là khi những người Tin Lành, những người Do Thái tới thực tập với mình (thiền sư Thích Nhất Hạnh) thì bắt đầu họ có cái nhìn sâu, những cái nhìn mà chưa bao giờ họ có, khi họ tư duy lại họ thấy rằng ở trong truyền thống của họ nó cũng có những hạt giống của tuệ giác đó mà họ chưa bao giờ khám phá. Và khi đó họ trở về, họ khám phá ra, họ làm lớn lên thì cái tuệ giác của họ (để) nó trở nên bao dung hơn, thương yêu hơn, ít độc đoán hơn, ít giáo điều hơn.
PV: Theo linh cảm của Thiền sư thì dân tộc Việt Nam sẽ như thế nào trong 10 năm tới?
TNH: Mình nhìn vào tổng thể, thì mình thấy được tương lai đất nước này rất là đẹp. Tuy nhiên, mầu xanh của cây cối ngày càng ít đi. Nếu mình không cẩn thận mình sẽ mất đi nhiều hơn, mình sẽ thiết lập những sa lộ, những đường xe lửa phá hoại hết (rừng). Rồi ý thức về sinh môi của mình rất thấp. Chúng ta làm ô nhiễm môi trường rất nhiều. Nếu như ta không có tổ chức để giáo dục quần chúng về việc này thì chúng ta sẽ đánh mất rất nhiều cái quý cái đẹp của đất nước, rồi nếu chúng ta trong thời đại toàn cầu hoá này mà không có một cái chiều hướng tâm linh để sống, thì sẽ tạo ra biết bao nhiêu ly gián, khổ đau trong nội bộ của gia đình, của bản thân, của cộng đồng, kể cả cộng đồng tôn giáo.
PV: Hiện nay trên thế giới người ta hay đề cập đến tính cách của Trung Quốc hiện đại, tính cách của Mỹ hiện đại, tính cách người Pháp hiện đại. Nếu một người nước ngoài hỏi thiền sư là: theo thiền sư tính cách của người Việt hiện đại là gì, thì Thiền sư sẽ trả lời họ như thế nào?
TNH: Chúng ta muốn dân chủ nhưng mà dân chủ theo chiều hướng tốt. Chúng tôi ý thức rằng cái đẹp được làm bằng tất cả cho nên chúng tôi không (chỉ) muốn bám víu vào sự an vui riêng của chúng tôi mà chúng tôi (cũng) muốn quý vị có được sự an vui đó. Tôi nghĩ rằng yếu tố Phật giáo nó cực kỳ quan trọng, vì nó rất bao dung và nó ôm lấy tuệ giác trong đạo Phật tương quan tương liên (liên quan đến tất cả những điều khác). Nếu thấy được cái đó thì không còn sự xa cách giữa nông thôn và thành thị, giữa cha và con, giữa Bắc và Nam và giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, vì vậy, cho nên trong đạo Phật ẩn chứa về tương tác vô ngã tương sinh trong đạo chúa cũng vậy, những người cộng sản cũng, vậy ai cũng phải có tuệ giác ấy tự nhiên sẽ gần nhau.
(VieTimes)
09-18-2007
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH:
“KHI TÔN GIÁO KHÔNG CÓ TINH THẦN BAO DUNG” (PHẦN I)
Hoa sen trong biển lửa
Với nhiều người, Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, một triết gia, một nhà văn hay là một nhà hoạt động xã hội vẫn là câu hỏi khó trả lời. Câu trả lời này càng khó khăn hơn khi họ đọc sách của ông hoặc nghe ông thuyết giảng.
Tư tưởng của ông, trong những cuốn sách và những bài thuyết giảng, là một sự pha trộn khó hiểu giữa giáo lý Đại Thừa và tư tưởng nhập thế của Nho gia. Nó ca ngợi sự chia sẻ cộng đồng nhưng lại cổ xúy cho sự tận hưởng của cá nhân trong thời khắc hiện tại…Vì những sự mơ hồ và khó hiểu ấy, chúng tôi tìm cách phỏng vấn ông ngõ hầu hóa giải những điều đó.
Một phóng viên VieTimes tìm được số điện thoại của nhà sư - thư ký của ông trong những chuyến trở về Việt Nam. Sau nhiều lần liên lạc không thành công, cuối cùng lần thứ chín cũng dừng lại và cuộc hẹn được thực hiện.
Sài Gòn đầu tháng Ba, nắng oi bức. Chúng tôi thuê một lái xe đến lái chiếc xe của VietNamNet lên Lâm Đồng, nơi ông đang thuyết giảng. Cậu lái xe rất trẻ, khoảng 20 tuổi, nghe nói đến việc đi Lâm Đồng thì chần chừ giây lát vì đường ngoằn ngoèo khó đi. Chiếc xe lại không hợp với cậu vì cậu không biết phanh và còi nằm ở vị trí nào.
Cuối cùng xe cũng nổ máy tìm cách ra khỏi thành phố. Chiếc xe lạng bên trái, chúng tôi xô sang bên phải, chiếc xe lạng bên phải, chúng tôi chúi về phía trước. Tay lái của cậu run bần bật. Cậu nói trong hơi thở: Em chỉ quen lái xe tải chứ chưa lái xe này bao giờ. Sau khi xe húc vào dải phân cách, cảnh sát giao thông chặn lại thực hiện luật, may thay, chúng tôi nhờ được một lái xe lão luyện ở Thông tấn xã Việt Nam, lại tiếp tục hành trình.
Đến Lâm Đồng, trời đổ mưa tầm tã. Những cơn mưa trái mùa lần đầu tiên xuất hiện. Mưa, thiền sư, kinh kệ, những tư tưởng, những sự chia sẻ, lái xe, dải phân cách… Chẳng có gì liên quan đến nhau cả. Trong sự liệt kê đó không có chút tư tưởng nào hết. Bạn đừng nhầm. Mà quên, có một thứ đấy, đó là hai chúng tôi, những người đang đi thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Bạn có định hỏi cảm giác của tôi khi đi phỏng vấn và gặp những điều như vậy thì thế nào không? Đói, lúc đó đói thật. Lại thêm lời cảnh báo rằng ngày hôm sau sẽ chỉ có cơm chay! Thế thì phải tìm cái gì cho hết đói đã. Chân lý đấy. Đó có lẽ là một chân lý cổ xưa nhất của con người. Nếu đói thì cần phải ăn. Tuy nhiên mỗi thời đại, với quá nhiều sự chế biến thực phẩm khác nhau, con người đã đánh mất ý nghĩa thiêng liêng của chân lý ấy.
Cái đói chân lý, chỉ có một ít người còn nhớ được. Ngay cả chúng tôi cũng không nhớ. Chúng tôi chỉ nhớ rằng cần một ít thực phẩm. Và chúng tôi “phải” tìm ra nó. Tám giờ tối, quái lạ, không còn một quán ăn nào mở cửa hết. Lần này điềm báo rõ ràng hơn. Điều chúng tôi có thể tìm được không phải là thực phẩm…
Buổi sáng, tăng ni phật tử và khách thập phương đã chen chúc theo chân ông đi dạo trong đồi thông. Vừa đi họ vừa hát những bài ca nào đấy. Tôi không rõ nghĩa nhưng nhìn nét mặt họ thì đa số đều hoan hỉ. Cuộc đi giống như một cuộc trình diễn trong phim ảnh nhưng được pha trộn bởi trang phục và tiếng chuông nên sự bí hiểm ngày một tăng.
Cuối giờ chiều, chúng tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Ông nói nhiều, thường không trả lời trực tiếp vào câu hỏi ngay lập tức. Ông hay dùng giáo lý để dẫn câu trả lời vào những con đường quanh co hơn cả câu hỏi.
Sau gần hai tiếng trò chuyện, chúng tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn, khi thấy ông là một thiền sư, khi thì thấy ông là một nhà hoạt động xã hội, khi thì là một triết gia duy tâm. Nhưng cái cảm giác rõ ràng nhất lại là cảm giác ông vẫn giữ được tinh thần văn hóa dân tộc Việt trong máu thịt. Trong đó, những tư tưởng minh triết nhất của văn hóa dân gian Việt Nam vẫn bừng sáng và mạnh hơn cả giáo lý mà ông hằng thực hiện. Chúng tôi cảm nhận như vậy. Còn bạn, bạn hãy đọc phỏng vấn này trước khi đồng ý với chúng tôi rằng cái đói của chúng tôi chính là cái đói mà con người hiện đại Việt Nam chưa biết tìm ra dòng sữa vô tận từ chính nền văn hóa thiêng liêng của mình.
Sau đây là nội dung cuộc nói chuyện của chúng tôi với Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Phóng viên: Thưa thiền sư, hiện nay Phật giáo ở mỗi nước đều mang tinh thần khác nhau. Những tư tưởng của đạo Phật mà hiện nay đang được thiền sư truyền bá, bồi dưỡng thường được gọi là Vietzen tức là Thiền Việt, thiền theo kiểu người Việt. Vậy nền văn hoá Việt Nam có những nét đặc sắc gì ảnh hướng tới Phật giáo?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng tới Phật giáo và Phật giáo ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam. Trong thời đại Lý, Trần, đạo Phật đã đóng góp nhiều cho sự dựng nước và làm cho nước mạnh. Cố nhiên là khi nhìn vào đạo Phật Việt Nam mình thấy được cái văn hóa Việt Nam. Mình thấy được hình thức, kiến thức âm nhạc, nghi lễ thực tập có tính Việt Nam. Đạo Phật là một yếu tố rất căn bản trong việc xây dựng nền tảng của văn hoá Việt. Những người không tự nhận mình là phật tử cũng có những chất liệu Phật giáo ở trong máu huyết của họ. Đôi khi trên phương diện tư duy, họ nghĩ họ không dính đến đạo Phật nhưng kỳ thực con người của họ được làm bằng rất nhiều những chất liệu của nền văn hoá Phật giáo. Vì cha ông mình đã như vậy rồi thì mình tiếp nhận cái đó một cách rất trực tiếp, tự nhiên.
Sáng nay tôi nói tới đạo Phật dấn thân. Cái đó nó nguồn gốc Việt Nam, năm xưa khi đi ra ngoài để kêu gọi hòa bình, tôi có viết cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa (Lotus in sea of the fire) bằng tiếng Anh, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tôi nói rằng chiến tranh Việt Nam biến thành biển lửa nhưng mà có sức sống tâm linh trong đó, thành thử trong biển lửa nó có một sự kháng cự và có một đài hoa sen mọc lên mà không bị cháy trong lửa. Cái đó là đạo Phật của Việt Nam, cái đó là yếu tố làm cho mình không bị ngập tràn bởi bạo động, bởi căm thù, bởi chiến tranh. Tây phương họ rất thích tinh thần đạo Phật nhập thế. Âu châu với Mỹ châu là địa bàn của Kitô giáo, khi mình đem hạt giống của Phật giáo Việt Nam sang và gieo xuống thì nó mọc rất tốt vì nó rất đúng lúc.
PV: Đạo Phật không khuyến khích việc quá coi trọng đến của cải vật chất. Nhưng đấy lại là một trong những mục tiêu phấn đấu của xã hội hiện đại. Trong một xã hội có nhiều của cải, nhiều vật dụng, đạo Phật sẽ có một vị trí như thế nào?
TNH: Đạo Phật có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong thời đại này. Trong thời đại mà mọi người bỏ hết tâm trí và thì giờ đuổi theo sự thành công trong lĩnh vực thương mại. Tôi đã từng nói trong lễ dâng hương ở Âu châu và Mỹ Châu là họ cũng khổ đau lắm, họ bị cuốn hút theo cái doanh nghiệp của họ, họ không có thì giờ lo cho bản thân, không có thì giờ lo cho vợ cho con và nó (điều đó) tạo ra nhiều khổ đau. Đa số chúng ta tin rằng hạnh phúc sẽ có nếu mình có tiền bạc thật nhiều, quyền lực thật nhiều và danh vọng thật nhiều. Khi mà bình tâm mình nhìn xung quanh mình thì mình sẽ thấy có nhiều người có ba cái đó nhưng lại rất đau khổ.
PV: Nhưng chúng ta đã và đang phấn đấu cho một xã hội giàu có và văn minh. Con người hiện đại càng ngày càng làm ra nhiều của vật chất một cách chính đáng và việc họ dùng của cải vật chất để thỏa mãn các nhu cầu của mình cũng chính đáng như cách họ làm ra chúng.
TNH: Đạo Phật không chống lại chuyện làm giàu, có thể nói như vậy là vì ngày xưa có một phật tử rất giàu, nhưng ông cũng bị kẹt vào cái đó (sự giầu có). Nhưng khi cần bỏ thì ông bỏ, vậy cho nên ông có rất hạnh phúc. Nhờ sự thực tập nên có những khó khăn mà ông vẫn cười tươi như thường. Vì ông đã có con đường tâm linh.
Kiếm tìm Phật pháp
Trong đạo Phật thì người ta có tập để mình nghiệm ra ba cái đức. Cái năng lượng đầu tiên gọi là đoản đức. Đoản đức tức là khả năng chặt bỏ những dây mơ dễ má, những sự cùn nó làm cho mình lao đao. Đoản tức là có trí và ta có trí tuệ mới cắt đứt được cái đó.
Thứ hai là trí đức. Phải có trí tuệ, phải có cái nhìn sâu về sự vật và con người mà cái đó là cái tuệ giác, phải tu thiền, phải có thì giờ để chiêm nghiệm, thì mới có được mà khi có trí đức rồi thì có thể giải quyết các vấn đề một cách mau chóng những gì làm cho mình sợ hãi, tuyệt vọng, bế tắc, chán nản. Nhờ cái trí tuệ đó mà mình thâu được rất là mau, mà mình thâu được cho mình và những người xung quanh.
Cái đức thứ ba gọi là ân đức. Ân đức tức là khả năng tha thứ và khả năng thương yêu. Thành thử ra nếu mà có ba cái đức đó tức là đoản đức, trí đức và ân đức thì nhà chính trị và nhà doanh thương sẽ không bị kéo đi về các nẻo đoạn trường và sẽ thành công được, giúp được gia đình và giúp được dân trong nước, giúp được tổ quốc.
Bạo động là khi mình tước đoạt đời sống của người khác:
PV: Ở Miền Nam trước năm 1975, có rất nhiều phật tử xuống đường, tham gia vào phong trào đấu tranh thống nhất đất nước. Những phong trào đấy thể hiện sự khao khát mãnh liệt, một khao khát đại đoàn kết dân tộc của người dân Việt Nam. Cái khao khát ấy đôi khi nó còn mạnh hơn cả tinh thần Phật giáo mà họ đang theo đuổi bởi vì tinh thần của đạo Phật là tinh thần bất bạo động. Vậy thiền sư nhìn nhận về vấn đề ấy như thế nào?
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm - Trưởng Khoa Văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh:
Phật giáo muốn vào Việt Nam, muốn đi vào lòng người, muốn phổ biến phải mượn hình thức của tín ngưỡng dân gian, điển hình là tín ngưỡng tứ pháp, mây mưa sấm chớp. Nên giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, hai cái pha trộn vào nhau trên nhiều phương diện. Người bình dân thường không (cần) hiểu Phật giáo như trí thức hay sách vở nói, họ chỉ hiểu những gì đi từ trong dân gian ra.
TNH: Khi mà mình tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do thì mình (vẫn) có thể tranh đấu bằng phương pháp bất bạo động. Việc hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu thì cái đó (vụ tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo) do tình thương mà hy sinh chứ không phải là do bạo động. Bạo động là khi mình tước đoạt sự sống của người khác mới gọi là bạo động còn mình gánh chịu cái đau khổ một mình để cho thông điệp của mình được truyền đi trên khắp thế giới, để thế giới tới yểm trợ cho phong trào bất đạo động của mình, thì cái đó không gọi là bạo động, không gọi là tự tử. Ví dụ như mình tuyệt thực thì có thể mình đói đến mức chết luôn cái đó không phải là tuyệt thực, cái đó tức là lấy cái sự đau thương đi vào trong mình, giáng chịu để làm cảm động lòng người. Khi mà lòng người cảm động thì phong trào có thành tích lớn.
PV: Trong đạo Phật, khi một người gây ra một hành động nào đó, thì người ấy sẽ phải chịu hậu quả của hành động đó. Trong quá khứ và hiện tại thì người đó phải nhận và chịu chi phối trong vòng luân hồi của mình. Vậy thì khái niệm tha thứ trong đạo Phật được hiểu theo nghĩa như thế nào?
TNH: Tha thứ là khi mình nhìn sâu (vào sự kiện nào đó) mình thấy những nguyên do xa và gần đã đưa tới sự kiện mà người đó đã nói, đã làm, những điều gây đổ vỡ như vậy. Khi mình nhìn vào một con người như vậy mình thấy được nỗi bất hạnh của người đó và mình nhìn sâu hơn nữa mình thấy được rằng người đó đã có thời ấu thơ không có hạnh phúc, không có được những thứ may mắn như mình. Khi thấy được thì tự nhiên trái tim mình nhẹ nhõm, mình không trách họ nữa. Và cái đó gọi là hữu, cái hữu đưa ta đến sự chấp nhận và thương yêu.
Những phạm nhân giết người, cướp của, tạo ra những đau khổ cho người khác (là một ví dụ). Nếu mình nhìn vào họ, mình cũng thấy được những nguyên nhân xa gần như vậy với tình thương, thì mình sẽ biến cái lao tù của họ thành những nơi có thể giúp họ được, chuyển hoá được, xây dựng (lại) con người của họ chứ không phải là trừng phạt.
Còn nói về giáo lý thì trong đạo Phật có cái giáo lý Vô ngã, tức là không có cái ta riêng biệt. Thí dụ như cha con không hẳn là hai người tách biệt, thấy được rằng con là sự nối tiếp của cha và trong con có cha. Trong cha có con. Thành ra nếu người cha và người con thấy được như vậy thì không còn cái chống đối giữa hai bên nữa, tại vì mình mang cha mình đi vào tương lai và đứa con nó cũng mang mình đi vào tương lai, giận nó tức là giận chính mình. Cái đó gọi là cái tuệ giác vô ngã. Khi mà mình có tuệ giác nhiều thì tự nhiên mình có tình thương nhiều và sự chấp nhận nhiều hơn.
Trầm tư tiếng gọi quê hương
PV: Trong Kitô giáo, nếu một người phạm tội, thì họ vẫn có thể được tha thứ hoàn toàn và họ có thể được đến nơi mà người ta gọi là Thiên đường. Còn một người ở bên Phật giáo, khi sa vào tội lỗi, thì họ phải đọa đầy vào cái vòng luân hồi miên viễn. Vậy thì khái niệm tha thứ của hai đạo này khác nhau nhiều không?
TNH: Trong đạo Phật không có vấn đề tha tội, chỉ có vấn đề mình hiểu thì mình chấp nhận, mình xót thương cho người đó được thôi mà cái đó là con người với nhau chứ không phải ở một bậc thần linh. Trong đạo Phật không nói tới vị thần linh có thể tha tội cho mình. Khi mà mình biết rằng trong quá khứ mình đã lầm lỡ, mình đã làm những điều ác thì mình có phương pháp gọi là sám hối. Sám hối tức là nhìn thấy thật sâu, thấy những lời nói, những tư duy và hành động của mình đã gây ra khổ đau cho mình và cho người kia và quyết tâm từ nay trở đi sẽ không lặp lại những tư duy đó, những hành động đó, những lời nói đó và nhất quyết đi theo con đường mới, cái đó được gọi là làm mới, gọi là sám hối. Khi đó thì mình rất nhẹ nhàng còn nếu mà không biết phương pháp sám hối thì cái mặc cảm tội lỗi, mặc cảm hư hỏng nó cứ đi theo mình hoài.
(VieTimes)
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH:
“KHI TÔN GIÁO KHÔNG CÓ TINH THẦN BAO DUNG” (PHẦN II)
Đã về và đã tới
Nếu sự ra đi là con đường trở thành nhà sư
Thì trở về đích thực là con đường trở thành Đức phật
Nhưng người chỉ đích thực trở về
Khi đích thực ra đi
Ko Un (nhà thơ Hàn Quốc, ứng cử viên Nobel văn học2004,2005, 2006)
PV: Thưa thiền sư, trước đây thiền sư đã từng có ý định trở về Việt Nam rất nhiều lần nhưng chưa thực hiện được và hiện nay thiền sư đã thực sự trở về. Ở thư viện Bát Nhã có một tảng đá lớn ghi một câu "Đã về và đã tới". Vậy sự trở về này ngoài cái ý nghĩa Phật giáo thì đối với cá nhân của thiền sư nó còn có ý nghĩa nào khác không?
"Đã về đã tới"
TNH : Thật ra thì cái "Đã về đã tới" mà các thầy, các sư vừa hát hồi sáng đó là một cách thực tập. Và đức Phật có nói rằng mình đừng có tưởng rằng cái hạnh phúc mình chỉ có thể có được trong tương lai. Nếu mà mình trở về với giây phút hiện tại và mình nhận diện cái điều kiện đã có ở giây phút hiện tại và hạnh phúc ngay trong giây phút này. Sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại nên sự thực căn bản trong đạo Phật là trở về giây phút hiện tại, là hơi thở là bước chân.
Khi chúng tôi đi thiền là mỗi bước chân đưa chúng tôi về giây phút hiện tại và thiết lập con người của mình trong giây phút hiện tại. Khi mình quản lý được giây phút hiện tại với tất cả con người của mình, thì mình không cần lo cho tương lai nữa, tại vì tương lai là một hoa trái của hiện tại. Nếu mình biết quản lý hiện tại với tất cả những năng lượng của mình, thì tại sao mình phải lo lắng sợ hãi cho tương lai. Cái giáo lý đó "Đã về đã tới" là như vậy.
PV: Thiền sư đã sinh ra trên mảnh đất này, đã lớn lên và đã tìm thấy cả tương lai trên mảnh đất này, đã thấy Phật trên mảnh đất này, vậy thì quê hương - nơi thiền sư sinh ra - có ý nghĩa gì trong tinh thần của thiền sư?
TNH: Là một đứa con của đất nước Việt Nam nhưng mà (sau đó) mình trở thành một đứa con của cả hành tinh, và quê hương của mình không chỉ là một giải đất, quê hương mình là cả một hành tinh. Đó (là cái hành trình từ giải đất thành hành tinh) là cái sự diễn biến trong nhận thức. Mình coi trái đất là quê hương của mình và mình muốn không phải chỉ cho Việt Nam có hoà bình, có ấm lạc. Mình muốn cho tất cả những thành phần khác của trái đất cũng được như vậy và vì vậy ở đâu thì mình cũng đã về, đã tới được hết chứ không phải chỉ về Việt Nam thì mình mới gọi là đã về đã tới.
...Chỉ khi trở về quê hương, Thiền sư mới thấu hết "đã về đã tới."
Họ đã giữ thù hận quá lâu:
Trần Công Hoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài
Người Việt Nam xa tổ quốc càng có nhu cầu tâm linh trên mọi khía cạnh. Trên cơ sở chính sách tự do tôn giáo, Nhà nước đã có cố gắng quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích những nguyện vọng kiều bào về vấn đề tâm linh. Hàng năm các vị lãnh đạo vẫn có những chuyến thăm tăng ni phật tử trong nước đến các cộng đồng, Nhà nước có những hoạt động hỗ trợ duy trì chùa chiền ở Pháp và một vài nước châu Âu. Những cố gắng này đã được kiều bào đánh giá cao vì đã hỗ trợ tinh thần cho họ. Nhà nước luôn coi kiều bào là một bộ phận thống nhất thì chính sách tự do tôn giáo dành cho cả dân tộc, không loại trừ bất cứ một thành phần nào.
PV: Đại đa số những người Việt ở nước ngoài đều rất vui mừng trước sự trở về của thiền sư và những công việc mà thiền sư làm tại Việt Nam. Nhưng cũng có một số ít người lại phản đối sự trở về ấy. Vậy nếu có cơ hội tiếp xúc nói chuyện cho những người phản đối sự trở về, thiên sư sẽ nói gì về hiện thực Việt Nam ngày nay, những điều thiền sư đã cảm thấy, đã nghe thấy, đã nhìn thấy, và đã vui mừng được thấy?
TNH: Đôi khi có người (những người chống đối) cũng biết được cái gì đang xảy ra nhưng họ cứ nói như vậy thôi, chứ không phải mình cho họ thông tin gì để thay đổi cách nói của họ. Thực tế họ biết hết, nhưng họ vẫn nói như vậy. Ví dụ có những người ngày xưa đã không duy trì được chế độ của họ đâm ra bây giờ họ thù hận và bây giờ mình có thay đổi, mình có hạnh phúc, có cái gì đi nữa thì họ vẫn thù ghét thôi.
PV: Vâng, mặc dù họ vẫn mang sự thù ghét như vậy nhưng dẫu sao họ vẫn là những đứa con của đất nước này. Vậy, theo thiền sư thì xã hội Việt Nam hiện tại cần làm những gì để cho những con người ấy có thể hiểu rằng đất Mẹ bao giờ cũng rộng lượng và mở lòng đối với họ?
TNH: Rất tiếc cho họ là họ đã giữ hận thù quá lâu, họ bám vào quá khứ quá lâu, họ không có khả năng quay về tới giây phút hiện tại. Đôi khi họ bám lấy cái quá khứ đó và họ nói rằng họ không còn gì hết họ chỉ còn quá khứ đó để bám vào thôi, rất là tội. Thành ra giúp cho họ buông bỏ những thứ đó để trở về với giây phút hiện tại là việc mình phải làm, rất là khó.
Thành ra khi mà chúng tôi thấy họ như vậy chúng tôi thấy tội nghiệp chứ không bao giờ giận hờn hoặc trách móc họ và tôi thấy họ không có gì để hiến tặng cho quê hương, cho đất nước, cho dân tộc ngoài cái sự trách móc, họ rất là tội, tôi không bao giờ giận những người đó và (ngay cả) cái đà kinh tế (sự phát triển kinh tế của Việt Nam) này, mặc dù họ biết (là sự phát triển kinh tế cần thiết cho xã hội) đó là cái dân tộc đang cần nhưng mà họ vẫn lên án đấy thôi.
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH:
“KHI TÔN GIÁO KHÔNG CÓ TINH THẦN BAO DUNG” (PHẦN III)
Đạo đức là nền tảng duy nhất
Con người có thể được thừa hưởng từ cha mẹ, từ tổ tiên nhiều điều tốt lành. Nhưng Đạo đức không di truyền từ đời này sang đời khác mà tự nhiên bắt buộc mỗi con người phải tự mình cố gắng mới có thể có được. Đạo đức là nền tảng duy nhất của cả người tu hành lẫn người không theo một tôn giáo nào...
PV: Rất nhiều tôn giáo tồn tại dựa trên nền tảng của sự tha thứ, hy sinh vì người khác. Theo thiền sư thì điều gì khiến cho sự xung đột tôn giáo vẫn tiếp tục diễn ra trên thế giới này ?
TNH: Tôn giáo có thể trở thành một yếu tố nhen nhúm chiến tranh, khi mà trong tôn giáo không có tinh thần bao dung, khi mà mình nghĩ rằng mình nắm trong tay chân lý và chỉ có mình mới độc quyền chân lý thì cái đó là thái độ rất là nguy hiểm. Nó sẽ đưa tới chiến tranh tôn giáo và chiến tranh khác. Cho nên vấn đề này là vấn đề bao dung.
Trong đạo Phật, tinh thần bao dung rất lớn và có tinh thần phá chất. Phá chất là không kẹt vào một hệ thống ý thức nào hết và vì vậy trong đạo Phật có rất nhiều tâm thái khác nhau nhưng không có chống đối nhau như là Chánh thống giáo, Do Thái giáo, và Công giáo. Công giáo này, Tin lành này, Chánh thống giáo và cả Hồi giáo nữa đều phát sinh ra từ một cái gốc. Như bông hồng được làm từ những yếu tố không phải là bông hồng như nắng, sương, gió nếu không có những cái đó thì làm gì có bông hồng.
PV: Hiện nay một số tổ chức tôn giáo trên thế giới có xu hướng trở thành những tổ chức siêu chính trị, cố tìm kiếm những ảnh hưởng đến nhà nước thế tục. Điều gì khiến các tổ chức ấy không theo đúng lý tưởng của mình mà lại càng ngày càng tham dự vào những công việc trần tục, càng ngày càng cố tìm kiếm những quyền lực của thế gian?
TNH: Nhập thế thì được chứ sao không, nhưng mà nhập thế thì phải giữ được cái bản chất của mình mới không đánh mất mình được. Tôi nghĩ là họ để cho chính trị lợi dụng và họ cũng muốn lợi dụng chính trị, trong khi cái mình muốn là tách rời chính trị ra khỏi tôn giáo và tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị. Điều đó mình không muốn nó xảy ra và có điều tôi muốn nói với quý vị, đạo Phật không phải chỉ là tôn giáo (thông thường), cái vỏ ngoài tôn giáo của đạo Phật không phải là toàn thể đạo Phật. Nó giống như là một trái mít, nó có cái vỏ mít, sơ mít trong nó là những múi mít rất ngọt thì cái phần chính yếu của đạo Phật là nguồn tuệ giác rất lớn. Mình đi đạo được thì mình sử dụng, mình chuyển hoá, mình trị liệu hoặc mình dựng lại cái tình thân và mình tạo hạnh phúc cho mình và cho gia đình mình cho đất nước mình. Chúng tôi đã giảng dạy và hướng dẫn cách thực tập đó ở Âu châu và ở Mỹ châu, bây giờ về Việt Nam để chia sẻ các môn mà chúng tôi đã tu luyện trong 30 - 40 năm thì đây là niềm hạnh phúc.
Ăn chay là để cho mình bớt bạo động:
PV: Thưa thiền sư, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa phương pháp ăn chay của đạo Phật với phương pháp trường sinh của đạo Lão. Vậy phép ăn chay có ý nghĩa gì đối với người tu hành?
TNH: Chúng tôi thấy ăn chay là sự may mắn vì mình không phải ăn máu thịt của những loài khác. Vì loài nào cũng có sự ham sống sợ chết, loài người như vậy và các loài khác cũng vậy. Như con bò trước khi đi vào lò sát sinh, nó có linh tính nước mắt nó chảy ra thấy cũng tội. Thành ra khi mà mình được ăn chay, thì mình thấy ăn chay ngon và mình thấy được may mắn. Có nhiều người nghĩ rằng ăn chay không thể nào ngon bằng ăn mặn nhưng mà cái đó không có chắc gì hết, vì khi mà đã ăn chay thì lâu ngày rồi và đã thấy ngon như vậy rồi thì trở lại ăn mặn rất là khó.
PV: Trong tinh thần Phật giáo, thì mọi sinh linh trên trần gian này đều có duyên nghiệp như nhau: từ cỏ cây, sỏi đá cho đến các loài động vật - những loài có máu, tất cả đều ngang bằng nhau. Vậy điều thiền sư vừa nói có mâu thuẫn với tinh thần của đạo Phật?
TNH: Khác nhau là mức mình khổ đau. Cho nên vấn đề không phải là làm thế nào để hoàn toàn không có khổ đau mà vấn đề là để khổ đau nó ở mức thấp nhất. Cũng như là bất bạo động đó. Không thể nào không có bất bạo động 100% được nhưng mà càng bớt bạo động chừng nào thì càng tốt chừng đó. Vấn đề là như vậy. Thành thử ăn chay không giải quyết được tất cả vấn đề đâu. Ăn chay là để cho mình bớt bạo động, bớt đi đau khổ thôi chứ đừng tự hào lắm về việc ăn chay là vì khi mình luộc rau muống, thì mình cũng giết hàng triệu con vi khuẩn ở trong rau muống, thì cái đĩa rau muống có hoàn toàn chay đâu vì nó có những con như vậy.
Nhưng mà sống ở trên trái đất này thì phải biết nhận những cái đó thôi chứ muốn tuyệt đối không có được. Vấn đề là mỗi ngày mình thương yêu nhiều hơn một chút, có lòng từ bi lớn hơn một chút, thì đời sống mình có ý nghĩa. Và khi mình có một con đường tâm linh, thì mình có hạnh phúc, những người mà không biết đường đi thì những người đó như đi trong bóng đen không có hạnh phúc.
PV: Trong thời hiện đại, lớp trẻ nhiều khi rơi vào những trạng thái mất cân bằng trong cuộc sống. Ví dụ, chính bản thân tôi, khi tốt nghiệp đại học và đi làm, tôi va vấp phải những chuyện công sở, nhiều khi cảm thấy tuyệt vọng, vì thấy nó khác hẳn với môi trường trước kia mình đi học. Thiền sư có thể làm điều gì để giúp lớp trẻ luôn có được sự cân bằng, hài hoà trong tinh thần và trong tâm hồn?
TNH: Tôi có nói về quan điểm và cách chăm sóc tự thân mỗi khi (con người) có (gặp phải) một cảm xúc lớn như là tuyệt vọng, như là giận hờn, thì cái đó (con người đó) cần những phương pháp rất cụ thể. Khi mà giận hờn, tuyệt vọng, sợ hãi (được) tạo nên mà mình không có biết cách đối xử (với nó) thì nó sẽ tác hại, nó sẽ xui mình nói và làm những điều gây đổ vỡ trong phạm vi đôi lứa hay là gia đình và xã hội, và mình có thể vào tù như chơi. Vì vậy cho nên những phương pháp tập thở, tập đi, tập dành dụm và ôm ấp để làm dịu đi (những cảm xúc ấy là) rất quan trọng. Để cho người thanh niên có khả năng xử lý được những khó khăn như vậy mà không (tìm cách giải) thoát bằng cách tự tử hay là trừng phạt người khác, thì điều này cần thiết cho cả mọi người.
Phạm Như Ý, lớp 12H2, Trường Hà Nội-Amsterdam
Khi em cảm thấy buổn bực, chán nản, em thường về phòng, đóng chặt cửa lại, không nói chuyện với ai và nghe nhạc cổ điển. Âm nhạc có thể giúp em giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, khiến em cảm thấy thư thái hơn rất nhiều. Sau khi nghe nhạc, em sẽ đi ngủ để quên đi sự buồn bực. Nhưng nếu ngủ dậy mà vẫn buồn bực, em sẽ đi ra ngoài chơi với bạn bè. Như thế mọi buồn bực, chán nản sẽ tan biến hết.
Nếu mọi người từ thời còn bé thơ được trang bị theo một chiều hướng tâm linh, đạo đức, và cái đức dục nó đi theo được cái trí dục, thì trên quá trình lớn lên (thì cái) chiều hướng tâm linh đó sẽ giúp cho mình đi đúng con đường chân thiện mà không có bị phá sản về tâm linh. Cho nên phép tu của chúng tôi tổ chức tại các nước Âu châu là chỉ để làm điều đó thôi, tức là giúp cho người ta những dụng cụ, để mà đối phó với những hoàn cảnh như vậy, những trạng huống tâm lý như vậy và vì đây không phải là sự cầu nguyện, đây là sự thực tập đàng hoàng
PV: Thưa thiền sư tại sao cuộc sống hiện đại làm cho nhiều người mất cân bằng?
TNH: Tại vì chúng ta bận rộn quá. Ngày xưa thì chúng ta sống đơn giản hơn, chúng ta có thì giờ. Ví dụ như chúng ta đi ăn tiệc thì chúng ta có thể đi bộ từ làng này sang làng khác và đến vào giờ nào cũng có cỗ để ăn hết. Ăn xong là nói chuyện với bè bạn, rồi ngắt một cành cây để xỉa răng và đi bộ về thôi. Còn bây giờ thì đâu có được, đến thì đến đúng giờ. Mình có máy móc nhiều, mình được trang bị nhiều nhưng mình không có thì giờ như ngày xưa. Quí vị có nhớ ngày xưa bơi cái thuyền nan ra hồ sen rồi lấy trà ướp bằng hương sen rồi pha trà uống ngay. Và bây giờ đâu có cái thú như vậy nữa.
Trịnh Công Sơn chưa có cơ hội để đi tu:
PV: Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà văn, nhiều nghệ sĩ nghiên cứu về Phật giáo. Thiền sư rất thân với nhà thơ Bùi Giáng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hai người đó là hai người mang tinh thần Phật giáo vào trong âm nhạc và trong thơ ca rất nhiều,. Nhưng một số người đọc khi đọc thơ của Bùi Giáng hoặc khi nghe nhạc của Trịnh Công Sơn thì chỉ cảm thấy tinh thần Phật giáo như một cái gì đó mơ hồ, ru ngủ con người ta nhiều hơn là để cho người ta có thể hoạt động tốt hơn. Thiền sư nghĩ thế nào về việc này ?
TNH: Mấy người đó họ chưa có cơ hội để tu, họ chỉ đọc sơ sơ, họ cảm tưởng, họ thấy đạo Phật là một cái nguồn thơ rất gần gũi với họ và trong những tác phẩm của họ cái đó nó biểu hiện ra chứ chưa bao giờ chính thức thực tập cho nên cái đạo Phật của họ rất là mơ hồ. Tôi có viết thơ cho Trịnh Công Sơn, tôi nói: Anh lên chùa đi, anh ở lại chùa một tuần, anh nghe kinh, anh đi thiền hành, anh thở, rồi nếu anh có cảm hứng anh sẽ viết nhạc những bài kệ trong sách thiền từng do tôi viết, nhưng mà tôi viết thơ trễ quá, lúc đó thì Trịnh Công Sơn bị ốm rồi.
PV: Theo thiền sư về âm nhạc thì thiền sư nhận xét thế nào về Trịnh Công Sơn?
TNH: Trịnh Công Sơn có tâm sự là tình bạn nó lành hơn tình yêu. Nó không để cho mình hệ luỵ, bị lên xuống, bị khổ đau như tình yêu. Vì vậy cho nên nếu trong tình yêu mà có tình bạn, thì mình sẽ có hạnh phúc hơn.
Cái đẹp được làm bằng tất cả:
PV: Trong xã hội hiện đại, các nền văn hoá được pha trộn với nhau, hoà lẫn vào nhau ngày một nhiều. Thiền sư có linh cảm rằng sẽ đến một ngày nào đó các nền tôn giáo trên thế gian này sẽ pha trộn với nhau tạo thành một tôn giáo duy nhất không?
TNH: Không. Tôi nghĩ các tôn giáo có thể ảnh hưởng nhau, có thể kích thích nhau để mình (tôn giáo ấy) có thể thay đổi như là khi những người Tin Lành, những người Do Thái tới thực tập với mình (thiền sư Thích Nhất Hạnh) thì bắt đầu họ có cái nhìn sâu, những cái nhìn mà chưa bao giờ họ có, khi họ tư duy lại họ thấy rằng ở trong truyền thống của họ nó cũng có những hạt giống của tuệ giác đó mà họ chưa bao giờ khám phá. Và khi đó họ trở về, họ khám phá ra, họ làm lớn lên thì cái tuệ giác của họ (để) nó trở nên bao dung hơn, thương yêu hơn, ít độc đoán hơn, ít giáo điều hơn.
PV: Theo linh cảm của Thiền sư thì dân tộc Việt Nam sẽ như thế nào trong 10 năm tới?
TNH: Mình nhìn vào tổng thể, thì mình thấy được tương lai đất nước này rất là đẹp. Tuy nhiên, mầu xanh của cây cối ngày càng ít đi. Nếu mình không cẩn thận mình sẽ mất đi nhiều hơn, mình sẽ thiết lập những sa lộ, những đường xe lửa phá hoại hết (rừng). Rồi ý thức về sinh môi của mình rất thấp. Chúng ta làm ô nhiễm môi trường rất nhiều. Nếu như ta không có tổ chức để giáo dục quần chúng về việc này thì chúng ta sẽ đánh mất rất nhiều cái quý cái đẹp của đất nước, rồi nếu chúng ta trong thời đại toàn cầu hoá này mà không có một cái chiều hướng tâm linh để sống, thì sẽ tạo ra biết bao nhiêu ly gián, khổ đau trong nội bộ của gia đình, của bản thân, của cộng đồng, kể cả cộng đồng tôn giáo.
PV: Hiện nay trên thế giới người ta hay đề cập đến tính cách của Trung Quốc hiện đại, tính cách của Mỹ hiện đại, tính cách người Pháp hiện đại. Nếu một người nước ngoài hỏi thiền sư là: theo thiền sư tính cách của người Việt hiện đại là gì, thì Thiền sư sẽ trả lời họ như thế nào?
TNH: Chúng ta muốn dân chủ nhưng mà dân chủ theo chiều hướng tốt. Chúng tôi ý thức rằng cái đẹp được làm bằng tất cả cho nên chúng tôi không (chỉ) muốn bám víu vào sự an vui riêng của chúng tôi mà chúng tôi (cũng) muốn quý vị có được sự an vui đó. Tôi nghĩ rằng yếu tố Phật giáo nó cực kỳ quan trọng, vì nó rất bao dung và nó ôm lấy tuệ giác trong đạo Phật tương quan tương liên (liên quan đến tất cả những điều khác). Nếu thấy được cái đó thì không còn sự xa cách giữa nông thôn và thành thị, giữa cha và con, giữa Bắc và Nam và giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, vì vậy, cho nên trong đạo Phật ẩn chứa về tương tác vô ngã tương sinh trong đạo chúa cũng vậy, những người cộng sản cũng, vậy ai cũng phải có tuệ giác ấy tự nhiên sẽ gần nhau.
(VieTimes)
09-18-2007
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)