17/12/12

Những nạn nhân trong vụ thảm sát trường học Mỹ ( Newtown - Connecticut )

VNEXPRESS

Thứ hai, 17/12/2012, 13:38 GMT+7

Những nạn nhân trong vụ thảm sát trường học Mỹ

20 trẻ em và 7 người lớn đã ra đi sau vụ thảm sát trường học tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ hồi cuối tuần. Dưới đây là một số gương mặt nạn nhân trong thảm kịch này.
> Nữ hiệu trưởng lấy thân mình che học sinh> Chân dung nghi phạm vụ thảm sát

John Engel shows Olivia Engel, 6, in Danbury, Conn. Olivia Engel,
Olivia Engel, 6 tuổi. "Cô bé là học trò cưng của cô giáo", Dan Merton, một người bạn của gia đình Engel kể. "Con bé rất ngoan ngoãn. Lỗi duy nhất của Olivia là một cô bé 6 tuổi hay cười".
Jack Pinto was 6.
Jack Pinto, 6 tuổi, là một trong những nạn nhân nhỏ tuổi trong vụ thảm sát hôm 14/12.
Fighting back tears and struggling to catch his breath, Robbie Parker the father of 6-year-old Emile Parker who was gunned down in Friday's school shooting in Connecticut told the world about a little girl who loved to draw and was always smiling, and he also reserved surprising words of sympathy for the gunman.
Emile Parker, 6 tuổi. Bố của em, ông Robbie Parker kể rằng cô con gái xinh xắn rất thích vẽ và hay cười.
Jesse Lewis, six (above)
Jesse Lewis, 6 tuổi, chụp cùng bố, ông Neil Heslin.
Noah Pozner. The six-year-old was one of the victims in the Sandy Hook elementary school
Noah Pozner, 6 tuổi. Noah là nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong số các học sinh bị thiệt mạng khi cậu bé vừa bước qua tuổi thứ 6 vào tháng trước. Chị gái sinh đôi của Noah, Arielle, học ở một lớp khác của trường Sandy Hook, may mắn sống sót trong vụ nã súng. Noah cũng có một chị gái 8 tuổi học trong trường.
Tang lễ cho Noah dự kiến diễn ra vào 13h hôm nay (giờ địa phương).
Ana Marquez-Greene, whose father is Canadian jazz musician Jimmy Greene. Both children were six years old, among the youngest victims named. The Sun News reports Ana Marquez-Greene and her family had recently moved to the U.S. from Canada.
Ana Marquez-Greene, 6 tuổi, có cha là nghệ sĩ nhạc jazz người Canada Jimmy Greene. Em và gia đình chỉ mới chuyển từ Canada sang Mỹ sinh sống gần đây.
Charlotte Bacon was 6. Charlotte, who had long curly, red hair, had begged her mother for a new outfit she was supposed to receive, her uncle told Newsday. Her mother relented on Friday and allowed her to wear the outfit: a pink dress and boots.
Charlotte Bacon, 6 tuổi, có mái tỏ màu hung, dài và xoăn. Hôm xảy ra thảm sát, Bacon còn năn nỉ mẹ cho diện bộ váy màu hồng cùng đôi bốt mới. Anh trai của của Bacon, Guy, cũng học cùng trường nhưng không bị trúng đạn.
Gia đình kể rằng Bacon ước mơ trở thành một bác sĩ thú y từ năm em lên hai tuổi. Em cũng thường xuyên tập Taekwondo hàng tuần với bố và anh trai.
Grace McDonnell posing for a portrait in this family photo taken Aug. 18, 2012.
Grace McDonnell, 7 tuổi. Người hàng xóm họ Kim mô tả Grace là một cô bé tóc vàng với khuôn mặt xinh xắn và hiền lành. "Nếu bạn miêu tả một thiên thần thì đó chính là con bé", bà Kim nói.
Jessica Rekos. Rekos, 6, was killed Friday, Dec. 14, 2012,
Jessica Rekos, 6 tuổi.
Video: Lễ tưởng niệm các nạn nhân tối 14/12
Dylan Hockley, six (above)
Dylan Hockley, 6 tuổi, người Anh. Em vừa chuyển từ Hamphsire đến Newtown cùng cha mẹ cách đây hai năm. Mẹ em, một nhà tư vấn marketing, gần đây còn ca ngợi Newtown là "một nơi tuyệt vời để sính sống" với những người hàng xóm đáng tin cậy và những trường học tuyệt vời.
Nhà của Hockley sống gần như đối diện nhà của hung thủ Adam Lanza.
Lauren Rousseau, 30, had started a job as a full-time teacher at Sandy Hook Elementary School this fall
Lauren Rousseau, 30 tuổi (trái), chỉ mới trở thành giáo viên toàn thời gian ở trường Sandy Hook mùa thu vừa rồi.
Victoria Soto, 27 tuổi (phải), là giáo viên lớp một. Em họ của cô, Jim Wiltsie, cũng là một giáo viên, đã thiệt mạng khi che chắn cho các học sinh khỏi tên sát nhân.



Nancy J. Lanza

Nancy J. Lanza, 52 tuổi, mẹ của hung thủ giết người Adam Lanza. Bà Nancy được phát hiện đã tử vong tại nhà ở Newtown và được cho là do chính con trai bà ra tay.


School psychologist Mary Sherlach, 56, was killed during an attempt to stop gunman Adam Lanza during the Dec. 14 mass shooting at Sandy Hook Elementary School in Newtown, Conn.

Mary Sherlach, 56 tuổi, là nhà tâm lý học của trường Sandy Hook. Bà và hiệu trưởng Dawn Hochsprung, 47 tuổi, thiệt mạng khi đang nỗ lực ngăn chặn Adam Lanza nã súng vào các học sinh và giáo viên trong trường.
Anh Ngọc (Ảnh: AP)
Source  :  VnExpress
 
 
 







Nước Mỹ và nạn bạo lực súng đạn

 
Cập nhật: 10:01 GMT - thứ hai, 17 tháng 12, 2012
 
Đau thương đổ xuống thị trấn Newtown chưa đầy 30 nghìn dân
Hai ngày qua, dân chúng Mỹ theo dõi tường thuật về những cái chết của học sinh trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut mà không thể không xúc động.
Tổng thống Barack Obama, Thống đốc bang Connecticut Dannel Malloy cùng các phóng viên, cảnh sát và nhiều người khác đã không ngăn nổi dòng lệ vì những cái chết thảm thương và quá đột ngột của hai mươi em học sinh ở tuổi lên 6, lên 7 cùng sáu thày cô của các em.
Sáng hôm đó, trên đường lái xe đi làm thoáng nghe bản tin có kẻ đem súng vào trường bắn loạn xạ. Mình liên tưởng ngay đến Columbine High School ở Colorado, đến Virginia Tech Univeristy cách đây ít năm. Rồi không thấy tin chi tiết.
Lúc đó là bảy giờ sáng ở California, mười giờ ở Connecticut, nơi vụ nổ súng mới xảy ra chừng nửa giờ trước đó.
Vào lớp nghe xôn xao bàn tán về những gì xảy ra làm mình cảm thấy khinh hoàng và xúc động tột cùng vì có nhiều em học sinh mới chỉ lớp Một đã bị kẻ sát nhân hạ sát bằng súng.
Bạo lực bằng súng đạn ở Mỹ xảy hàng ngày ở nhiều nơi, nhưng đối với những trẻ nhỏ hồn nhiên và thánh thiện như thiên thần mà mạng sống bị cướp mất bằng súng đạn là điều khó tin và không chấp nhận được.
Chết vì bạo lực
Mỗi tối, bản tin thường có những tin hàng đầu liên quan đến bắn giết người. Khi nghe mình cảm thấy buồn vì xã hội Mỹ ngày nay có quá nhiều người chết vì bạo lực.
"Nước chúng ta là một quốc gia đặc biệt bạo lực"
Theo số liệu từ Center for Disease Control thì một năm ít nhất cũng có cả vạn người chết do bởi những hành vi tội phạm bạo lực có dùng súng.
Quanh nơi mình ở có ba thành phố lớn. Oakland với nửa triệu dân năm nào cũng có trên một trăm vụ giết người, năm nay đã có cả 100 án mạng, nhiều nạn nhân chết vì súng. San Jose với một triệu dân, trước đây được coi là yên bình, từ đầu năm đến giờ đã có hơn 40 án mạng.
San Francisco cũng thế, con số nạn nhân chết vì bạo lực cũng ngày một nhiều. Nếu kể cả những vụ nổ súng không gây chết người thì tin tức về tội phạm có tiếng súng nổ coi như xảy ra mỗi ngày.
Cách đây vài tuần, một người đang lái xe trên xa lộ gần Sacracmento là thủ phủ của bang California, thấy một xe khác có những hoạt động khả nghi, anh táp vào lề gọi điện thoại khẩn cấp báo cho cảnh sát. Khi đang báo cho cơ quan hữu trách thì bị kẻ lạ bắn chết ngay tại chỗ.
Thống đốc bang Connecticut khi gặp gỡ báo chí sáng Chủ Nhật đã nghẹn ngào vì chính ông là người đưa tin báo tử cho từng gia đình của của 20 em học sinh. Ông than thở: “Nước chúng ta là một quốc gia đặc biệt bạo lực.”.
Nhận xét của ông đúng vì con số người chết vì súng đạn ở Hoa Kỳ không chỉ xảy ra ở những chốn đô thị đông dân sô bồ như New York, Chicago, San Francisco hay Los Angeles.
Newtown, nơi xảy ra vụ thảm sát 20 học sinh chỉ có 27 nghìn dân.
Câu hỏi mọi người đặt ra là: tại sao kẻ giết người lại có hành động dã man như thế?
Đạn Nga bán tại Kentucky: Hoa Kỳ là thị trường súng đạn lớn
Mình chẳng bao giờ động đến trò chơi điện tử nhưng thỉnh thoảng có ghé vào các tiệm bán trò chơi để xem có những thứ gì. Đua xe và bắn súng là phổ thông nhất, rồi đến các môn thể thao.
Đủ loại xe đua, đủ loại trò chơi bắn súng, từ bắn chim, bắn cá, thuyền bè đến trừ gian diệt bạo, giết quân thù. Đời sống giải trí bên ngoài, những trung tâm thương mại, những nơi trẻ em thường lui tới đều có các các ghế đua, súng bắn.
Ngay từ khi biết dùng ổ điều khiển màn hình trên ti vi, rất nhiều trẻ em ở Mỹ đã biết đến những trò chơi đầy tính bạo lực. Dù là giả tưởng, bạo lực đã in vào ký ức nhiều trẻ em Mỹ.
Khi lớn lên, một hôm nào đó, vì bị chọc tức, vì bị bắt nạt hay vì một lý do tâm thần nào đó, trong cả triệu con người chỉ cần có một vài cá nhân bất bình và súng nhan nhản thì hậu quả là những cái chết oan khiên cho nhiều người.
Dân Mỹ được quyền mua súng để phòng thân, theo như Hiến pháp cho phép.
Người dân có thể mua súng nhỏ và cả những súng liên thanh như M-16, AR-15 hay AK-47.
Xã hội Mỹ lại đầy rẫy trò chơi mang tính bạo lực vì thế khi súng đạn lọt vào tay một kẻ gian, một người nổi nóng hay một ai đó với trạng thái tâm lí bất bình thường thì khó có thể tránh được súng đạn bắn vào thường dân vô tội.
Khi nào từng gia đình vất bỏ đi những trò chơi súng đạn, những khu giải trí cũng không còn những trò chơi này nữa, khi đó trẻ em Mỹ sẽ có một tâm lý ít bị ô nhiễm bạo lực. Về lâu về dài, xã hội cũng sẽ bớt đi những cảnh bắn giết như trong phim, trong các trò chơi.

Source : BBC

Tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco. Bài viết phản ánh cách nhìn của riêng ông.

16/12/12

Đẹp Và Làm Đẹp

 
Posted By Ngu Yên On 12 December 2012

LaMon

Môn là một loại cây có lá đẹp. Mọc không quá cao nhưng đủ để những lá non đưa tay vẫy mỗi khi gió hiu hiu. Những lá già trồi cao như những tàng lộng rồi oằn dần xuống như gánh quá nặng thời gian. Lá lớn già nua nằm sát đất. Trổ vàng lốm đốm rồi từ từ vàng úa lan dần. Màu vàng của một sự chết đang sống, gọi được chăng là màu lâm chung? Khi mưa xuống, lá vàng hứng nước. Mưa qua rồi, còn đọng giọt giọt trong trong nhưng không đủ sức làm cho lá xanh lại. Khi lá đã già, nước làm lá úng thêm. Những giọt nước trước kia là niềm vui sống nay là vết hằn nâu, tô điểm bệnh tật. Có khi bận rộn đôi ngày không gặp gỡ, nhìn lại lá đã khô. Viền xung quanh cuốn lên. Màu vàng của khô như màu gỗ bên trong hòm của ông ngoại. Màu khô đậm dần cho kịp màu bụi.
Những ngày không, ngồi ngắm lá Môn, lòng tôi thật thanh thản một cách buồn buồn. Ngẫm nghĩ chuyện trước sau. Nhớ người thân quen, bạn bè. Kẻ mất người còn. Người còn cũng sắp mất. Người đang còn lại không vui với nhau. Quí nhau thì phải quí được sự khác biệt của nhau. Cái lý lẽ đó dễ hiểu mà khó sống với. Tất cả đang trở màu cho kịp màu bụi. Trời mãi mãi màu xanh để làm gì?
Lá Môn tự nó đẹp. Sống-chết-đổi-thay cho tôi cái đẹp … Cho tới một hôm tôi có dịp đi ngang qua bãi trúc vàng trong sở Thú Houston. Thấy có ai trồng cây môn giữa khóm trúc. Thật là cảnh trí đã mở mang cái đẹp cho tôi.
LaTruc
Lá trúc khô rụng che khung đất. Không ngọn cỏ nào có thể mọc dưới lớp lá này. Thật ra, vì rễ trúc rất mạnh, đã giành hết phần ngon của đất, cỏ làm sao tranh nỗi. Nhưng Môn thì khác, vươn lên, hít thở nhờ lá to.
Cây Môn đã đẹp, trồng vào một nơi đẹp, càng đẹp hơn. Trúc có thân thẳng, lá nhỏ. Môn có thân mềm, lá lớn. Cái đẹp hài hòa không phải vì giống nhau. Cái đẹp hài hòa vì mang được cái đẹp của nhau ra phơi bày. Mang được tình ý của nhau ra ngắm thưởng và trên hết là mang được sự sống riêng tư của nhau ra trình tấu cái sáng tạo của thiên nhiên.
Nghệ thuật cũng vậy. Thơ cũng vậy.
Mỗi yếu tố trong thơ: Chữ, câu, hình, âm, tứ, ý, tình…..tự nó phải đẹp đã. Nhưng khi thành thơ thì những yếu tố này được hài hòa để sáng tạo cái đẹp khác và sức sống chung. Thi sĩ là người làm công việc hài hòa này. Đẹp và làm đẹp khác nhau như vậy. Thơ tự nó là đẹp. Cửa mở để nhìn thấy thơ đẹp chính là bài thơ. Làm cho thơ hiện hình chính là việc làm của người. Làm sao cho thơ hiện hình hoặc hiện hình ra sao thì tùy vào bản lãnh và ý muốn của thi sĩ.
Tôi chụp mấy tấm hình, bụi trúc, cây Môn.
Vì nghĩ rằng chưa đẹp đúng mức, tôi ghép vào hình trúc, cây môn khác, cho đẹp hơn. Thay đổi màu vàng trên lá cho thu hơn, tình hơn. Gò công tốn sức. Rốt cuộc tấm hình xấu hơn cảnh ở sở thú. Lý do: thiếu tự nhiên và thủ công (kỹ thuật) chưa đạt. Nếu cành trúc có ánh sáng tạo ra chiều sâu, dẫn vào những tối đen, xa xăm, mà cây môn lại không có ánh sáng, tấm ảnh này lủng củng. Bố trí thiếu nghệ thuật đâm ra cảnh nhìn thấy giả, cho dù lòng thật. Thơ hiện hình ra sao trong việc làm thơ của thi sĩ cũng vậy.
Việc làm đẹp thơ trong một bài thơ không phải dễ. Nét đẹp của thơ vô hình và dường như vô tận. So với sắc đẹp của mỹ nhân , cũng không có giới hạn. Nhưng khi giới hạn vào một bài thơ, dù dài hay ngắn, dù Cụ Thể hay Siêu Thực hoặc hiện đại,…..Nét đẹp của thơ có thể hiển hiện, có thể cảm thấy. Cũng như sắc đẹp của diễn viên Park Min Young, người Đại hàn. Nét đẹp này nằm trong thân thể và dung nhan của cô và chỉ có một cô. Nét đẹp của Park Min Young.
ParkMinYoung-after
Diễn viên Park Min Young (sau khi giải phẫu thẩm mỹ)
Theo báo chí của Đại hàn và được đăng tải lại trong mạng lưới Cẩm Nang Làm Đẹp, chúng ta đi ngược lại thời gian và những cuộc giải phẫu thẩm mỹ để tìm thấy cái đẹp đã được con người biến đổi ra sao. Có thể nào cái đẹp của nghệ thuật cũng được "giải phẫu" như vậy?
ParkMinYoung-before
Diễn viên Park Min Young trước khi giải phẫu thẫm mỹ
“Tôi sẽ không nói là tôi đang có những thứ không phải của mình hay tôi không có những thứ đáng ra tôi phải có… Tôi có thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ,” Park Min Young đã thừa nhận về việc dùng đến dao kéo để trở nên xinh đẹp hơn trong cuộc phỏng vấn với tờ Sports Chosun tháng 11 năm 2010.
“Tôi từng làm phẫu thuật cắt mí mắt khi còn học cấp hai. Mẹ tôi đồng ý cho tôi làm phẫu thuật để tôi xinh đẹp hơn. Tôi cũng từng làm mũi, chỉ bởi vì tôi có một cái mũi không đẹp…,”
(Trích: http://2sao.vn/p0c1000n20110824185935765/park-min-younghanh-trinh-vit-hoa-thien-nga.vnn)
- Cho dù biết cô đã sửa, đã bơm thì sao? Cho dù trước vịt sau thiên nga thì sao?
- Vẫn thấy đẹp như thường. Không mấy đàn ông nào từ chối nếu được quen biết với cô.
Dù có giả, có cải thiện, vẽ đẹp này vẫn đáng yêu. Người thì vậy, thơ thì sao?
Chúng ta không biết cái đẹp của thơ cho đến độ nào. Chắc cũng chưa hề ai được biết. Nhưng chúng ta biết được cái đẹp của bài thơ. Khi một bài thơ đã thành hình, nó có nét đẹp riêng của nó. Nó mang nét đẹp của thơ và có nét đẹp đặc thù của bài thơ.
Trước khi nó thành hình trong bài thơ, e rằng nó cũng giống như diễn viên Park Min Young thuở thiếu thời. Nó gặp đúng thi sĩ, gặp đúng tài năng, gặp đúng duyên phận, nó sẽ làm cho tim thưởng ngoạn rung động như đọc cô người mẫu Park Min Young, tóc dài chân dài, quần ngắn.
Chuyện còn lại là anh thi sĩ phải làm gì với nó?
Một trong những việc đầu tiên mà một nghệ sĩ phải làm là trung thực với mình. Dám thực hiện cái nghệ thuật mà mình đeo đuổi, tin tưởng. Dám viết những gì mà mình cho là có giá trị cho dù điều đó bị đa số phản đối hoặc phê phán. Việc trung thực tiếp theo là tác phẩm nghệ thuật. Sáng tác này là sáng tạo hoặc chép lại. Nếu là chép lại, có bao nhiêu phần trăm chép lại? Có cần thay đổi sáng tác không?
Chép lại, nhai lại không phải hoàn toàn vô bổ. Bất cứ nghệ phẩm nào cũng mang bản chất nhai lại, nhiều hay ít mà thôi. Vì vậy, ở phương diện tạo hình hôm nay, người ta chú ý đến tiến trình thực hiện nghệ phẩm hơn là chính tác phẩm. Về thơ, không có bài thơ nào một trăm phần trăm mới cả. Cho dù một sáng chế xe hơi hiện đại cách mấy cũng phải có bánh xe. Nếu dùng máy phản lực để chạy hỏng mặt đất, tức là phản lực cơ hạng nhỏ. Hoặc nhai lại xe hơi, hai nhai lại phản lực cơ. Vì vậy, sự suy luận về mới và cũ trong thơ, thường mang đến cực đoan. Mới hay cũ gì cũng vậy, một chiếc xe hơi đưa ra thị trường nếu chạy ì ạch, nếu có nhiều trở ngại giao thông, trước sau gì chiếc xe này cũng bị phế bỏ. Giá trị của thơ không vì mới hay cũ. Giá trị của thẩm mỹ không vì truyền thống hay hiện tân.
Từ khía cạnh của thời gian, tiến bộ và văn minh, cái đẹp sẽ thay đổi. Một chiếc xe hơi thế kỷ 18 và chiếc xe hơi hôm nay, chắc chắn là khác nhau. Hình thức của cái đẹp thay đổi theo thời gian, văn minh và tiến bộ là điều dĩ nhiên. Nhưng nguyên ủy và bản chất của cái đẹp vẫn không biến đổi.
Chúng ta sẽ không giám nghiệm nguyên ủy của cái đẹp. Việc đó để dành cho các triết gia. Cái đẹp được hoàn tất ở hai diện: bản chất và hình thức. Ví dụ như hoa hồng là hoa đẹp. Bản chất chứa đựng cái gì là đẹp của hoa hồng sẽ không thay đổi nhưng mỗi loại hoa hồng, mỗi đóa hoa hồng nở ra, cho chúng ta hình thức đẹp khác nhau. Thực tế, hoa hồng ngày xưa và hoa hồng hôm nay có nhiều hình thức khác nhau. Hồng đen, hồng tím than, ……hình thức sắc đẹp của hồng sẽ còn phát triển và biến dạng ngoạn mục với những kỹ thuật cấy và ghép hoa hiện nay.
Nói một cách khác, tuy bản chất của giá trị không thay đổi nhưng hình thức của giá trị sẽ tự cập nhật hóa theo thời đại. Về quan điểm này, anh Duongadaloa nhận xét đúng. Marilyn Monroe và Jessica Alba, cả hai đều đẹp. Nếu có được một trong hai thì cõi đời này đã gần giống địa đàng. Jessica Alba chính là giá trị của sắc đẹp có hình thức HÔM NAY.

JessicaAlba
Jessica Alba
Mỗi khi nhìn ngắm hai dung nhan này, tôi không khỏi động tâm nghĩ đến tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc. Giá như có thể thấy được tấm ảnh chụp Dương Quí Phi hoặc Điêu Thuyền, chim sa, cá lặn, trăng mờ, hoa không dám nở… đẹp sao mà kinh quá. Giá như được thấy một lần cho thỏa tấm lòng.

MarilynMonroe-lips
Marilyn Monroe
Ai đẹp hơn ai? Ai hấp dẫn hơn ai? Ai tình hơn ai? tùy mỗi chúng ta. Nhưng chắc chắn cả hai đều quá đẹp. Xem xét những điều này, có thể đi đường tắt, kết luận: Người không thay đổi được bản chất của thẩm mỹ nhưng thay đổi được hình thức của thẩm mỹ. Người nghệ sĩ, sáng tạo trên hình thức của ĐẸP.
Diễn viên Park Min Young dùng giải phẫu thẩm mỹ thay đổi hình thức sắc đẹp và cô đã thành công. Có nhiều phụ nữ còn cưa bớt xương sườn của mình để thân hình eo co gợi cảm. Rút xương làm đẹp không phải là quyết định mà ai cũng dám làm.

Rutxuonglamdep

- Người nghệ sĩ, có dám rút xương không?
- Sao không dám.
Tôi không có ý giám định giá trị của sáng tạo, giá trị thẩm mỹ hoặc giá trị của diễn đạt. Chỉ quan tâm khi một nghệ sĩ có tác phẩm trình diễn, nếu có lòng tin với giá trị nghệ thuật muốn trình bày, nếu có thông điệp muốn phát tán, liệu có dám thực hiện?
Chương trình nghệ thuật đương đại với tên gọi IN-ACT diễn ra tối 13 – 14/8, tại nhà Sàn Studio, tổ 50, cụm 5, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, có màn trình diễn nude với tên gọi Bay lên của họa sĩ Lại Thị Diệu Hà gây nhiều tranh cãi.…. (trích: vnHAY.com)
Trình Diễn BAY
DieuHa-Bay-01
Y phục bình dân nghèo, diễn viên ngồi trên một lớp lông chim xanh. Bên cạnh có một lồng chim, thấy một con chim bị nhốt trong lồng. Một tô nước keo (hồ dán) để sẵn.
Màn trình diễn bắt đầu:
Diệu Hà lần lượt cởi bỏ y phục.
DieuHa-Bay-02
Khi cởi quần, rút những miếng độn mông, vỗ vào mông lẩm bẩm:
“Tao đã dùng mày rất lâu rồi, vì mày mà tao bị ghẻ mông, ai cũng nghĩ tao mông cong, sao người gầy thế cơ chứ….”
Rồi cởi hết. Khỏa thân.
DieuHa-Bay-03
Lấy đĩa nước keo xoa khắp người.
Nằm lăn trên thảm lông.
DieuHa-Bay-04
Người xem tham dự màn diễn: tủ lông lên người cô.
Khi lông kín người, cô ngồi dậy, nhả trong miệng ra, một con chim bay vút.
DieuHa-Bay-05
Đứng lên đi qua lại, cử động bằng tác động chim tung cánh bay.
Màn diễn chấm dứt.
Phần trình diễn của các nghệ sĩ Việt Nam hôm nay ấn tượng nhất vẫn là tiết mục của Lại Thị Diệu Hà. Không phải vì “bạo”, vì “điên”, mà cao hơn thế, là vì “đẹp.
Ý thức phải mang lại một cái gì “đẹp” rất rõ ràng trong phần trình diễn của Diệu Hà. Tuy cô nói tác phẩm này không có gì đâu, nhẹ nhàng thôi, nhưng ý nghĩa “tự do” của nó rất rõ, trong động tác của cô, nhất là với động tác cuối cùng: há miệng cho con chim nhỏ thoát thân.
Không nặng về ý nghĩa, nhưng khi một tác phẩm đẹp, tự phản xạ người xem sẽ phải tìm ý nghĩa cho điều mình ái mộ. Làm tốt phần “thẩm mỹ”, quả bóng “ý nghĩa” sẽ tự khắc chuyển sang chân người xem ấy mà… (Trích: www.soi.com.vn).
(Lại thị Diệu Hà vừa là họa sĩ vừa là nghệ sĩ trình diễn về nghệ thuật hiện đại. Cô đã từng diễn nhiều lần, nhiều tác phẩm khác nhau. " Lại Thị Diệu Hà, cô giới thiệu về các performance của mình, đặc biệt gây shock là các performance diễn ra tại Nhật. Trong performance đó, cô đã dùng dao cạo râu cạo lông bộ phận kín, dùng dao rạch, rồi châm thuốc hút dí vào vết đau, cô tự hành xác để quên đi nỗi cô đơn của mình". Trích: On the net, tháng 2, 24, 2011. Tôi chỉ được xem hình và báo rồi kể lại. Không được xem màn diễn nên không dám đi sâu vào chi tiết ).
Phong cách trình diễn của nghệ sĩ Lại thị Diệu Hà, chúng ta đã thấy, đã biết qua nữ nghệ sĩ Marina Abramovic. (Xin xem Hay Đẹp Tình Cờ (Phần 3) do Ngu Yên giới thiệu).


Abramovic-roi
Mariana Abramovic trình diễn tự dùng roi đánh mình rướm máu


Abramovic là một trong những nghệ sĩ dẫn đầu về việc trình diễn thật bằng chính thân thể của mình và biến khán giả thành kẻ tham dự trong màn diễn. Bà cho rằng cảm xúc khi tự đánh vào mình là cảm xúc thật sự so với cảm xúc diễn xuất của kịch sĩ khi bị đánh giả. Người diễn lẩn người xem đều cảm nhận được nghệ thuật thật. Bà đã từng bị mang đi bệnh viện cấp cứu nửa chừng vì khi trình diễn nằm trên ngọn lửa, quá độ, bị cháy phỏng.

Sự trình diễn Bay của nghệ sĩ Lại thị Diệu Hà mang ý nghĩa sự tự do thoát ra những ràng buộc của đời sống. Y phục là một thứ ràng buộc đầu tiên, không phải vì nó che đậy mà vì người muốn và dùng che đậy. Con chim từ miệng bay ra như linh hồn bay thoát. Động tác của người làm chim tung cánh bay và đi trên mặt đất tượng trưng cho mơ ước tự do và thân phận của con người chỉ là mơ ước. Việc hay dở, giá trị xin dành vào dịp khác. Điểm nhấn ở đây là thực hiện nghệ thuật vượt ranh giới xã hội, đạo đức, vượt những qui định bình thường, không dễ gì mấy ai dám làm, nhất là trong xã hội Việt Nam.
Việc sáng tác một bài thơ "bình thường" ai cũng có thể viết. Nếu là một thơ vượt những "bình thường", có viết hay không, phải tùy vào bản lãnh và niềm tin của tác giả.
Bản chất của đẹp chỉ có một. Trình bày cái đẹp qua hình thức thì có muôn vàn cách trước sau. Mới hay cũ không phải là chuyện đáng quan thiết hoặc tranh cãi cực đoan. Chuyện đáng quan tâm là liệu cái hình thức của đẹp, của giá trị mà người nghệ sĩ đã chọn để diễn đạt bản chất của cái đẹp, cái giá trị, có đúng mức, có làm được theo ý nguyện hay không?
Điều này mở cửa cho một cuộc truy cập sự thay đổi hình thức của cái đẹp trong thơ. Hình thức của cái đẹp này thể hiện qua phương cách và thói quen diễn đạt của mỗi thi sĩ hoặc của mỗi trường phái thơ. Nói cụ thể hơn là cách dùng chữ, đặt câu, dùng hình ảnh, dùng âm sắc, dùng nhịp điệu, cách tạo hình tượng, cách tạo tứ thơ, cách diễn tả ý nghĩ, cách hành văn. Nói chung là văn phong và thi thái của làm thơ.
Tôi đã đi vào đọc bài thơ để gặp thường, thấm, thấu. Bây giờ là lúc trở ra mặt ngoài của bài thơ. Nếu bề mặt của bài thơ là nơi thi sĩ có khả năng thay đổi hình thức của cái đẹp của thơ, thì nơi đây có thể tìm thấy tài năng của thi sĩ.
Nói một cách khác, chúng ta là người đọc, sau khi tìm hiểu cái đẹp cái hay của thơ qua nội dung của bài thơ, qua chiều sau, qua ẩn ý, qua khoảng trống, bây giờ là hành trình thưởng thức cái hay, cái tài của thi sĩ trên văn bản.
  • Trong cuộc "chữ nghĩa" này thi sĩ đã "giải phẫu" thẩm mỹ ra sao để từ một cô nữ sinh tầm thường trở thành diễn viên Park Min Young? từ những tứ những ý những ngôn ngữ bình thường trở thành ý tứ và ngôn ngữ thơ?
  • Tài năng của thi sĩ không phải chỉ thể hiện ở văn phong mà còn bày tỏ ở thi thái: thái độ đối với thơ. Liệu thi sĩ có há miệng cho hồn thoát ra như cánh chim bay vút? Liệu thi sĩ có dám diễn đạt những điều vượt qua giới hạn của xã hội, đạo đức, pháp luật, tôn giáo…..Những ràng buộc không liên quan tới nghệ thuật mà vì ám toán thanh danh. Và thanh danh đó là gì? (Xin đọc bài Nốt: Đọc Cảm Tác của Đỗ Phủ). Có dám cưa bớt xương sườn thanh danh để thực hiện nghệ thuật?
  • Tài năng của thi sĩ lúc nào cũng xuất hiện trong bài thơ hoặc chỉ xuất hiện trong một số bài thơ?
Các bạn đọc, tôi làm công việc tìm hiểu này với sự cảnh tỉnh bằng câu nói của Đức Đạt Lai Lạc Ma treo trước mặt:
Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”.

Ngu Yên. 20 tháng 11 năm 2012.

Posted on Da Mau Magazine 
 

Vì sao Ai Cập hỗn loạn?

Vì sao Ai Cập hỗn loạn?
Cập nhật: 11:03 GMT - thứ năm, 13 tháng 12, 2012
Người ủng hộ Tổng thống Morsi
Người ủng hộ Tổng thống Morsi tuần hành
Từ ngày tổng thống Mohamed Morsi đắc cử (tháng 6/2012), quảng trường Tahrir tại Cairo tạm vắng bóng người biểu tình.
Bỗng cuối tháng 11/2012 hàng ngàn người dân Ai Cập xuống đường phản đối tổng thống Morsi ra sắc lệnh ngưng quyền của Tòa Án Tối Cao Ai Cập trong đó có quyền phán xét về những quyết định hành chánh của tổng thống.
Với sự bén nhạy chính trị sau “Mùa Xuân Ả Rập”, dân chúng biểu tình phản đối trước những quyết định độc đoán như vậy là phải. Nhưng quyết định của tổng thống Morsi nằm trong bối cảnh tròng tréo của một bộ máy cai trị quốc gia gập ghềnh đẻ ra từ đầu năm 2011 khi tổng thống Hosni Mubarak từ chức.
Bối cảnh đó là hai đối lực: Đầu tiên, khi tổng thống Mubarak từ chức ông giao quyền lại cho Hội Đồng Tướng Lãnh và hành động đầu tiên của Hội Đồng Tướng Lãnh là duy trì Tòa Án Tối Cao có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến Luật và Hiến pháp nói là để làm trọng tài chính trị trong thời gian thiết lập chính quyền mới. Đối lực thứ nhất ở đây là Hội Đồng Tướng Lãnh và Tòa Án Tối Cao.
Đối lực thứ hai là tổ chức Hồi Giáo Anh Em (Muslim Brotherhood) và quần chúng của tổ chức ấy, lực lượng chính giúp làm sụp đổ chế độ độc tài của tổng thống Mubarak . Hồi Giáo Anh Em là một tổ chức chính trị có khuynh hướng khá cực đoan về việc áp dụng các nguyên tắc của Hồi giáo trong xã hội, nhưng rất khôn khéo về mặt chính trị. Dưới thời tổng thống Mubarak bị đàn áp thẳng tay.
Trước áp lực của quần chúng đòi hỏi dân chủ, hai đối lực tìm cách vừa thỏa hiệp với nhau vừa bố trí thế lực để nắm quyền hành chính trị. Sự thỏa hiệp đưa đến một Hiến Chương tạm thời được trưng cầu giữa tháng 3/2011 quy định việc bầu một quốc hội và một tổng thống lâm thời.
Tính toán sai lầm?
Cuộc bầu cử Quốc hội kết thúc tháng 1/2012 và cuộc bầu cử tổng thống kết thúc tháng 6/2012. Tổ chức Muslim Brotherhood và liên minh của mình thắng trong cả hai cuộc bầu cử. Ngoài việc kiểm soát đa số tại Quốc hội, ông Mohamed Morsi người của Muslim Brotherhood đắc cử tổng thống.
Nhưng Muslim Brotherhood đã làm một tính toán sai lầm trong cuộc bầu cử tổng thống là thuyết phục Quốc hội bác bỏ tư cách ứng cử viên của ông Ahmed Shafik, một cựu tướng lãnh Không quân, ứng cử viên của phe tướng lãnh. Hội đồng Tướng Lãnh phản ứng bằng cách yêu cầu Tòa Án Hiến Pháp vô hiệu hóa quyết định của Quốc hội và đồng thời giải tán Quốc hội vì lạm quyền.
Cuối cùng ứng cử viên của Muslim Brotherhood thắng cử. Nhưng trước khi kết quả được chính thức công bố Hội Đồng Tướng Lãnh lấy cớ Quốc hội đã bị gỉải tán ban hành một sắc luật giới hạn quyền của tổng thống, quy định rằng Hội Đồng Tướng Lãnh sẽ nắm quyền lập pháp và quyền thông qua ngân sách. Tổng thống chỉ còn quyền thành lập nội các nhưng không có quyền về các vấn đề an ninh trong nước và chỉ có quyền tuyên chiến với sự chấp thuận của Hội đồng Tướng lãnh.
Từ tháng 6/2012 đến nay Ai Cập không có một cơ chế chính quyền ổn định: Quốc hội đã bị giải tán chỉ còn Hội Đồng Lập Hiến gồm 100 dân biểu do Quốc hội lập ra trước đây để viết một bản Hiến Pháp lâu dài cho Ai Cập; và một tổng thống bị giới hạn quyền cai trị đối đầu với một Hội Đồng Tướng Lãnh.
Hiến pháp chưa thành
Lực lượng chống Tổng thống Morsi cũng xuống đường
An ninh quốc gia vẫn nhờ cậy vào viện trợ của Hoa Kỳ, kinh tế èo uột, trong khi nhân dân chờ Hội Đồng Lập Hiến viết Hiến Pháp để trưng cầu dân ý bị trì hoãn do sự kềm chế nhau giữa tổng thống và các tướng lãnh.
Hai đối lực có những mục tiêu dài khác nhau nên nhì nhằng mãi bản thảo Hiến Pháp vẫn chưa thành. Phe Muslim Brotherhood nhắm Ai Cập trở thành một quốc gia thiên về luật lệ Hồi giáo. Trong khi quần chúng nhắm một quốc gia Hồi giáo phóng khoáng có đầy đủ các quyền tự do dân chủ, nhất là không kỳ thị phụ nữ và các tôn giáo khác.
Đầu tháng11/2012, một cơ hội đến cho tổng thống Morsi. Cuộc chiến bằng phi pháo giữa Hamas (một tổ chức Hồi giáo gốc Muslim Brotherhood đang cai trị phần đất Gaza của chính quyền Palestine) và Do Thái bùng nổ, tổng thống Morsi là người đã đứng ra dàn xếp thành công một cuộc ngưng bắn (ngày 15/11) giữa hai bên trước sự tán trợ của thế giới.
Lợi dụng thành quả này, ngày 22/11 tổng thống Mohamed Morsi ban hành quyết định ngưng quyền của Tòa Án Tối Cao Ai Cập và đặt ông lên trên các phán quyết của Tóa Án Tối Cao. Tổng thống Morsi giải thích sắc lệnh này chỉ có tính cách tạm thời. Trước hành động lợi dụng thời cơ quá lộ liễu này dân chúng xuống đường phản đối đòi tổng thống hủy bỏ sắc lệnh đó.
Áp lực biểu tình
Dưới áp lực biểu tình, tổng thống Mohamed Morsi chạy đua với thời gian yêu cầu Hội Đồng Lập Hiến hoàn thành chỉ trong hơn 1 ngày bản dự thảo Hiến Pháp và công bố ngày Thứ Năm 29/11, trước ngày Thứ Bảy (1 tháng 12) là ngày Tòa Án Tối Cao cho biết sẽ phán quyết về tính pháp lý của Hội Đồng Lập Hiến. Ngay sau đó tổng thống Morsi tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu dân ý bản dự thảo Hiến Pháp ngày 15/12 này. Vào ngày Thứ Bảy Muslim Brotherhood đã huy động thành viên đến biểu tình phong tỏa trụ sở của Tòa Án Tối Cao không cho các thẩm phám họp. Chủ tịch tòa án tuyên bố sẽ không lấy phán quyết gì nữa và chỉ tái họp khi điều kiện làm việc cho phép.
Cuộc tranh chấp giữa hai bên lúc này tập trung vào nội dung bản dự thảo Hiến Pháp gồm 230 điều khoản. Phe chống cho rằng bản dự thảo thiên vị Hồi giáo. Ngoài việc tái xác định Ai Cập là một nước Hồi giáo, bản dự thảo đòi hỏi quốc hội trước khi thông qua luật có dính dáng đến những gì luật Hồi gíáo Sharia có quy định thì phải tham khảo ý kiến các tu sĩ tại nhà thờ Hồi gíao Al Azhar, một Viện nghiên cứu có uy tín về hệ thống Luật Hồi giáo thuộc hệ phái Sunni.
Quân đội sẽ phản ứng thế nào?
Tuy nhiên ngôn từ của bản dự thảo trung dung nhiều đối với bản Hiến Pháp 1971, thí dụ xác định rằng luật lệ quốc gia chỉ tôn trọng các luật lệ Hồi giáo Sharia “trên nguyên tắc” (có nghĩa không nhất thiết phải xuất phát nguyên văn từ Sharia), và tôn trọng các nguyên tắc tự do dân chủ và bình đẳng đối với phụ nữ và các tôn giáo khác.
Nhưng thành phần chống bản dự thảo cho rằng, vướng víu với luật Sharia, các nguyên tắc đó đều có thể được áp dụng một cách hạn chế và kỳ thị đối với phụ nữ và các tôn giáo thiểu số. Một điều khoản trong bản dự thảo quy định bộ trưởng quốc phòng sẽ là một tướng lãnh mục đích bảo đảm quyền lợi của giới quân nhân, nhưng là một điều khỏan không có lợi cho ổn định quốc gia về lâu về dài. Điều này có thể là kết quả của sự thỏa thuận giữa tổng thống Mohamed Morsi và Hội Đồng Tướng Lãnh trong tháng Tám vừa qua để các quân nhân tạm không có ý kiến về các vấn đề chính trị quốc gia và giải thích thái độ không lên tiếng trước các xáo trộn hiện nay.
Tiến sĩ Mohamed ElBaradei, một nhân vật có uy tín, được biết là hiểu rõ Luật hiến pháp, nguyên Giám đốc Cơ quan quốc tế kiểm soát năng lượng nguyên tử (IAEA) của Liên Hiệp quốc và qua nhiệm vụ đó được giải thưởng hòa bình Nobel, tuyên bố rằng bản dự thảo không đáp ứng nguyên vọng của quần chúng đang chờ đợi sự thiết lập một xã hội dân chủ và công bình cho mọi thành phần trong xã hội nên chỉ đáng vất vào sọt rác lịch sử. Hội Luật sư Ai Cập bày tỏ sự phản đối nhẹ nhàng hơn tuyên bố họ sẽ không kiểm tra kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.
"Nếu cuộc trưng cầu được thế giới công nhận là công bình không áp lực, không tráo phiếu thì dù kết quả như thế nào Ai Cập cũng sẽ tìm thấy con đường chia tay độc tài để đến dân chủ. Trái lại, nếu tổng thống Morsi bất chấp dư luận, dùng mọi thủ thuật gian dối để thắng thì con đường trước mắt của Ai Cập là nội chiến."
Bức tranh cho thấy khi có sự tranh chấp quyền lực trong một xã hội thiếu định chế dân chủ, phe nào lợi dụng được thì lợi dụng ngay miễn là phục vụ cho mục tiêu đấu tranh của mình. Cho nên chưa có bằng chứng gì dứt khoát để kết luận tổng thống Mohamed Morsi đang lao mình vào con đường độc tài.
Tình thế hôm nay tại Ai Cập cho thấy ngoại trừ khả năng các tướng lãnh hành động (thí dụ một cuộc đảo chánh – ít có khả năng xẩy ra vì ngại mất viện trợ quân sự của Hoa Kỳ), cuộc trưng cầu dân ý về bản dự thảo Hiến Pháp vẫn sẽ được diễn ra vào ngày 15 tháng 12 tới.
Để có ổn định, tổng thống Mohamed Morsi cần tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý minh bạch. Trước hết là mời Hội luật sư Ai Cập cam kết kiểm soát và đánh giá cuộc bầu cử. Thành lập một Ủy ban bầu cử vô tư, tốt nhất mời Tiến sĩ ElBaradei làm chủ tịch. Và tốt hơn nữa mời Liên hiệp quốc cử quan sát viên quan sát cuộc trưng cầu dân ý.
Cho đến lúc này các tiếng nói ủng hộ hay chống đều đến từ các thành phố lớn. Cuộc trưng cầu dân ý sẽ có thêm tiếng nói của quần chúng nông thân và thành phần trầm lặng, cho nên nếu cuộc trưng cầu ý kiến là vô tư thì không ai có thể đoán được kết quả sẽ như thế nào.
Nếu cuộc trưng cầu được thế giới công nhận là công bình không áp lực, không tráo phiếu thì dù kết quả như thế nào Ai Cập cũng sẽ tìm thấy con đường chia tay độc tài để đến dân chủ.
Trái lại, nếu tổng thống Morsi bất chấp dư luận, dùng mọi thủ thuật gian dối để thắng thì con đường trước mắt của Ai Cập là nội chiến.

10/12/12

Ở nơi không có gió thổi qua .


Ở nơi không có gió thổi qua .
Tặng CT


Ở nơi không có gió thổi qua .
Những cánh bướm không còn chao lượn .
Những cánh hoa ủ rũ
Ngọn cỏ hắt hiu .


Ở nơi không có gió thổi qua
Không còn tiếng chim hót
Mây ngừng trôi

Không còn nghe tiếng ru hời của mẹ
gương mặt trẻ thơ
Bỗng trở nên già cỗi

Ở nơi không có gió thổi qua
Không còn hoa cỏ mùa xuân
Không còn tiếng ve mùa hạ
Chỉ còn mùa thu trút lá
trơ lại mùa đông

Em bé nức nở
Cô gái xuân thì thổn thức
mẹ già cúi mặt
rưng rưng nguyện cầu

Những cánh bướm
Những cánh hoa
lá cỏ

Hãy đợi !
và đừng vội lìa đời

Ở phía chân trời
tia chớp
báo hiệu
cơn giông

Gió sẽ trở lại !


Mặt trời sẽ mọc !
và gió
sẽ mang đến niềm vui
cho bướm ,hoa , lá cỏ

Bé thơ ơi
Em gái ơi
Thôi đừng khóc

Gió sẽ trở lại !
đem về hương sắc mùa xuân
đem lại nụ cười
cho bé thơ , em gái

Từ vực sâu
Hoa , cỏ sẽ mọc lên
Đón ánh mặt trời
Reo vui với gió

Gió cũng sẽ lau khô
những dòng nước mắt
đã chảy ngược rất lâu
vào trong lòng Mẹ

Trần Hồ Dũng . Washington .USA.2012

3/9/12

Trần Hồ Dũng - MỘ KHÚC

MỘ KHÚC

Trần Hồ Dũng


Chợt nỗi buồn xưa động bóng trăng
vàng phai bia đá dậy bên đàng
hồn xưa ray rức cùng năm tháng
mộng cũ chôn vùi theo cỏ cây

Giấc mộng ngày xanh đã vỡ rồi
Còn chi mà tiếc nuối thanh xuân
Một ngày về đất linh hồn lạnh
Nhắm mắt , còn mơ một giấc mòng

đời vẫn buồn theo tiếng thở dài
từ cha
tóc trắng những đêm thâu

từ dòng nước mắt
trong lòng mẹ
khóc đứa con xưa chẳng trở về


Chiến tranh cốt nhục đã qua rồi
vẫn còn nghe lạnh mãi trong xương
lạnh như thân xác bao đồng đội
về đất , mà không vẹn chỗ nằm

Thế hệ tôi buồn như lá khô !
còn ai để gửi chút hương lòng
đâu bàn tay nhỏ chăn mưa gió
Non nước còn nghe mộ khúc buồn

THD. Washington .USA. Memorial Day .2012