Ngẫu nhiên, bài viết của tác giả
Nguyễn Quảng lại được BBC xuất bản đúng vào ngày sinh nhật quán cơm
2.000 đồng đầu tiên của nhóm Bấm
Người Tôi Cưu Mang lập ra!
Tôi tôn trọng sự khác biệt trong góc nhìn, nhưng dù khác thế nào đi nữa cũng không vượt ra ngoài tính đúng đắn của hiện tượng cũng như những chuẩn mực của nhân loại.
Với bài viết của tác giả Nguyễn Quảng, tôi cho rằng đó là góc nhìn kinh tế học… phát xít, vì nó gạt bỏ con người ra ngoài, nhường chỗ cho toan tính của lợi nhuận. Bởi kinh tế học, tôn giáo, khoa
Điều đáng trách nhất của tác giả Nguyễn Quảng là chưa hiểu gì về quán cơm mà đã… phán! Là một trong nhiều người đầu tiên đưa ra ý tưởng cũng như xây dựng quán cơm 2.000 đồng, tôi xin bày tỏ cùng tác giả mấy điều sau:
Quán cơm 2.000 đồng là một hoạt động từ thiện không thuộc nhà nước, nó là một dạng NGO. Mô hình này đã có ở Sài Gòn trước 1975, những năm 2000 xuất hiện trở lại một vài quán, chỗ thì bán rẻ, chỗ thì cho không. Sau đó một số quán phải ngưng vì nhiều lý do khác nhau. Quán cơm 2.000 đồng đầu tiên ra đời năm 2008 tại Lữ Gia- Tp.HCM, do chị Mai Anh là một thành viên của nhóm Người Tôi Cưu Mang
Tại sao không cho không mà lại là 2.000 đồng? Ý nghĩa của 2.000 đồng là để người nghèo đến ăn không có cảm giác bị bố thí, bởi hơn ai hết chúng tôi hiểu người nghèo cũng có lòng tự trọng của họ. Với 2.000 đồng, chúng tôi luôn nhắc nhở những em sinh viên là tình nguyện viên tại quán hãy xem người nghèo đến ăn là khách hàng, hãy đối xử tử tế với họ.
Duy trì quán cơm để giúp người nghèo có bữa ăn ngon đã khó, nhưng cái khó hơn là bỏ công ra để chuyện trò với họ, để giải tỏa nỗi niềm hay tập cho họ những thói quen văn minh còn khó hơn. Nếu như tác giả Nguyễn Quảng một lần đặt chân đến quán cơm tại địa chỉ 14/1 Ngô Quyền, F5, Q10 thì có lẽ ông đã nghĩ khác. Những mảnh đời khốn khó, tù tội, vô gia cư… đã quen với cuộc sống chụp giật nay bỗng dưng xếp hàng ngay ngắn, biết nhường trẻ nhỏ và người già khi đến quán ăn là một kỳ công của những bạn trẻ tình nguyện nơi đây.
Có một dạo, ở quán có một thực khách là bà cụ già, nhà ở tận Tân Bình, đều đặn đi xe ôm hết 30 ngàn đồng để đến ăn cơm. Cụ là người có tiền, nhưng con cái đi làm tối ngày, ăn cơm một mình buồn nên cụ đến ăn tại quán để có người trò chuyện. Liệu các bạn có đủ can đảm đuổi bà cụ ra khỏi quán hay không? Rồi chuyện một cô gái giang hồ, suốt ngày chỉ biết nói tiếng… Đan Mạch, nhưng sau 6 tháng ăn ở quán, bằng sự tôn trọng và yêu thương, những người phục vụ đã làm thay đổi hoàn toàn con người này. Cô không còn rượu chè, chửi bới mà biết khoanh tay chào người lớn mỗi khi gặp, sau những giờ đi làm cô lại ghé quán phụ giúp mọi người rửa chén, sơ chế đồ ăn.
Cũng có những bác xe ôm, chị bán ve chai… sau vài lần ghé quán đã tình nguyện rút lui để nhường những phần cơm đó lại cho những người còn nghèo khó hơn mình. Đó là chị Huệ, 20 năm bán ve chai, học ít nhưng câu nói của chị không có mùi… kinh tế học phát xít: “Vô đây mình mới thấy còn nhiều người khổ hơn mình, thôi thì mình còn kiếm được, ra ngoài mua ăn, nhường phần cơm này lại cho người khác xem như là làm phước vậy!” Rồi một chị vô gia cư, là thực khách của quán khi còn bụng mang dạ chửa, nay chị vẫn đến quán cùng con với cảm giác như được về chính ngôi nhà của mình. Tạo cho người nghèo niềm tin vào tình người, được đối xử như những người thân trong những năm tháng xa xứ mưu sinh có thể nào là điều không nên? Tặng cho họ sự vui vẻ, niềm tin để tiếp tục vượt qua khó nhọc trong cuộc sống là con cá hay cần câu?
Ai đến quán thường xuyên thì sẽ thấy thực khách mới xuất hiện thêm khoảng 25 -30% mỗi ngày, trong khi số suất ăn vẫn ổn định ở mức trên dưới 500 phần/một ngày. Vậy số cũ đi đâu? Phải chăng họ đã âm thầm rút lui để nhường cho người khác?
Và tại sao quán cơm chỉ mở mỗi tuần 3 ngày, mỗi ngày chỉ một bữa trưa mà thôi? Với mặt bằng có sẵn, con người có sẵn, nhiều khi chúng tôi cũng đắn đo muốn mở cửa nguyên tuần khi chứng kiến những ông bà cụ ráng ăn thật nhiều vào bữa trưa để chiều khỏi tốn tiền mua cơm. Dù đau xót trước cảnh đó nhưng chúng tôi đã không làm, mà vận động người khác giúp đỡ những hoàn cảnh cụ thể đó. Nếu làm thì chúng tôi vẫn chọn cách mở thêm quán với mỗi tuần 3 bữa trên địa bàn khác với ý nghĩ mỗi nơi ươm một mầm thiện. Và thực lòng mà nói, ngay từ khi mở quán chúng tôi đã mong một ngày sớm nhất quán cơm không còn vai trò của nó nữa. Đó là khi những người khốn khó đã trở thành khách hàng của những nhà hàng sang trọng, khi cuộc đời của họ đã sang trang với tình thương và những nụ cười.
Những người thực hiện như chúng tôi vẫn thường nói vui với nhau rằng: “Lợi nhuận” từ quán cơm mang lại là trên cả mong đợi! Đó là chuỗi giá trị mà hệ thống quán cơm 2.000 đồng đã mang lại cho xã hội này, giá trị không thể giải bằng bài toán kinh tế. Đó là thêm được nhiều nụ cười trên khuôn mặt của người nhận lẫn người cho. Đó là có một sân chơi cho những bạn trẻ tình nguyện để tương lai họ không bị giam hãm trong lòng vị kỷ. Dù rằng, để có “lợi nhuận” đó chúng tôi đã phải nhiều năm lặng lẽ bước đi trước nhiều “góc nhìn khác”, nhức mình trước những bài viết của một vài nhà báo… trẻ con! Nhưng chúng tôi vẫn làm, vì đơn giản chúng tôi có niềm tin vào lòng nhân ái.
Quán cơm 2.000 đồng của nhóm NTCM mở ra không chỉ để làm no cái dạ dày. Mà nó là cơ hội để những người thực hiện nuôi dưỡng lòng nhân cho đời. Với người nghèo, chúng tôi không chỉ cho họ một bữa ăn mà quan trọng hơn là tặng họ một vài phút được đối đãi tử tế vốn là thứ xa xỉ đối với người yếu thế. Bởi chúng tôi tin rằng chỉ có sự tôn trọng, tình yêu thương thật sự mới gieo được hạt mầm yêu thương ở mảnh đất khô cằn trong những mảnh đời không may mắn.
Còn với những người có khả năng lo một bữa cơm ngoài chợ nhưng vẫn đến ăn cơm 2.000 đồng, chúng tôi xem họ là đối tượng cần phải cưu mang về suy nghĩ chứ không phải áo cơm! Chúng tôi vẫn tiếp đón họ với một hy vọng rằng qua trò chuyện, qua sự tử tế, tôn trọng họ sẽ thay đổi để sống biết chia sẻ hơn.
Điều nhẫn tâm nhất là tác giả nhìn ở góc độ kinh tế để rồi xem những người nghèo khó như thứ ung nhọt cần gạt ra và vứt đi trong xã hội này. Còn về những khía cạnh khác, đã có nhiều bài phân tích, thiết nghĩ tôi không cần phải nói thêm.
Chỉ mong rằng, những quán cơm 2.000 đồng tiếp theo nếu ra đời vẫn giữ được những tiêu chí mà những người đầu tiên tạo dựng ra nó. Và cũng mong rằng, những người làm từ thiện ở Việt Nam hãy hợp sức lại để cùng nhau làm tốt hơn. Kiểu nhà nhà làm từ thiện, nhà nhà mở quán cơm là điều không nên… Chúng tôi từng nghĩ, người Nhật nổi tiếng về sự đúng giờ, người Đức nổi tiếng về sự chính xác, vậy tại sao Việt Nam không thể xuất khẩu tình người?!
Trong thế giới muôn màu muôn vẻ của chúng ta, thân phận con người đang được rải đều trên một phổ rất rộng, nhiều kẻ may mắn giàu sang nhưng cũng lắm kẻ bần hàn. Có người vừa sinh ra đôi mắt đã chìm trong bóng tối, có người thất bại liên tiếp dù đã hết sức vươn lên, cũng có người lâm vào cảnh cơ hàn do bởi chính lỗi của họ… Nhưng dù gì đi nữa, một khi họ đang ở trong hoàn cảnh ngặt nghèo, chúng tôi vẫn đi về phía họ.
Càng đến gần chúng tôi càng thấy, dường như trong những bóng dáng khắc khổ ấy có hình ảnh của cha, mẹ, anh chị em và con cái chúng tôi. Càng đến gần chúng tôi càng nhận ra rằng để giúp đỡ họ, một nhóm nhỏ như chúng tôi là không thể làm nổi.
Trang web Người Tôi Cưu Mang được lập ra là để quy tụ nhiều người cùng chung ý nghĩ giúp người. Quán cơm 2.000 đồng lập ra đã tập họp được những trái tim biết yêu thương và sẵn lòng chia sẻ, ai cũng muốn góp bàn tay nhỏ nhắn của mình để lan tỏa tình thương, lan tỏa lòng nhân ái.
Bài viết của tác giả Nguyễn Quảng tất nhiên không thể lay chuyển quyết tâm của những người đang có niềm tin vào lòng tốt của con người, nhưng nó có thể gây hại cho những bạn còn đang phân vân giữa ngã ba đường, khi bước chân chưa dứt khoát tiến về phía của lòng vị tha. Một lực kéo nhỏ thôi cũng làm cho họ đi về phía vị kỷ. Vì thế, tôi nói bài viết này mô tả một góc nhìn của cá nhân và đó là một góc nhìn nguy hiểm.
Và cuối cùng, bằng sự chân thành, tôi kính mời ông Nguyễn Quảng hãy một lần đến quán để chúng tôi được phục vụ.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, thành viên Ban quản trị trang web www.nguoitoicuumang.com, nhóm khởi xướng mô hình quán cơm 2.000 đồng.
Lìa xa dòng sông biệt li ngày quá vãng
Cuồng Từ
Sông thì sâu mà núi cách ngàn trùng .
Làm sao tôi có thể nhìn tôi .
Làm sao ta có thể nhìn nhau
Nhìn nhau như thể núi nhìn sông .
Sông chối bỏ một thời soi bóng .
Làm sao tôi úp mặt khóc non sông .
Làm sao ta có thể đau lòng ?
Người lìa xa dòng sông biệt li ngày quá vãng .
Tôi làm gì tôi ?
Ta làm gì ta ?
Hư vô một thế kỉ buồn câu thơ xót .
Khóc ta hay khóc phận người ơi !
Nhìn nhau mà tưởng sông bỏ núi .
Tôi như cánh rừng tình yêu từ buổi lửa thiêu rừng ,
trơ gốc cháy ngước nhìn trời giông bão
Nhìn nhau mà như thể dững dưng
Người lìa xa dòng sông biệt li .
Tôi như cánh rừng quên đất nước .
Nhìn nhau .
Nhìn nhau chợt thấy sông còn thức
và non cao gục khóc tự hôm nào
Người lìa xa dòng sông biệt li .
Sông núi nọ thanh tân màu khác lạ .
Cánh rừng xưa vẫn ngày đêm vật vả
nghe rưng rưng sám hối nỗi đau rừng
Sớm nay ,
có con chim Lạc bay về
rưng rưng dòng lệ
Nhìn tôi .
Nhìn tôi .
Cuối cùng kêu thảm ,
rơi
rơi
những hạt máu vô tình .
Những hạt máu trong veo màu oan trái
của tương lai
hiện tại
ngậm ngùi thay
Người lìa xa dòng sông biệt li .
Tôi mong cánh rừng sống lại
đâm chồi tình yêu
nuôi dưỡng ước mơ rừng vô tội .
Sông là núi
Tôi là rừng
Ai được quyền buộc tội ai đây ?