21/11/13

Phối Hợp để Chuyển Hướng


Wednesday, November 20, 2013


Phối Hợp để Chuyển Hướng

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày131120
Diễn Đàn Kinh Tế
Các nước muốn cùng chuyển hướng thì phải phối hợp - điều chưa có  
000_DV1579665-305.jpg
* Thủ tướng Đức Angela Merkel (giữa), Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler (trái), và ông Ronald Pofalla (phải) tham dự một cuộc họp nội các hàng tuần tại Chancellery, Berlin vào ngày 20 tháng 11 năm 2013. AFP photo *





Trong năm 2013 sắp kết thúc, kinh tế toàn cầu chưa có đà tăng trưởng khả quan với tốc độ bình quân chỉ là 2,9% theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hay 2,7% của cơ quan OCED. Giữa bối cảnh đó, điều đáng quan ngại là khả năng hợp tác để tái quân bình cán cân giao dịch giữa các nước trên một nền tảng lành mạnh hơn. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về nỗ lực tái quân bình đó và chú ý đến trường hợp của nước Đức trong khối Euro.


Bối cảnh chung

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, trong nhiều chương trình trước, ông nêu một vấn đề của kinh tế thế giới sau những biến động từ năm 2008. Đó là có những nước tiết kiệm nhiều, tiêu thụ ít và đạt xuất siêu rất cao nhờ bán nhiều hơn mua và ngược lại có những nước tiêu thụ và nhập khẩu nhiều nên thu hút tư bản của các nước đạt thặng dư mậu dịch. Chi tiết đáng chú ý là khi phải chuyển hướng để tái quân bình tình hình mua bán thì hai nhóm kinh tế đó cần phối hợp với nhau. Một thí dụ thường được nhắc tới là kinh tế Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhưng ngoài ra thì cũng có trường hợp của nước Đức trong khối Euro của Liên hiệp Âu châu. Kỳ này, chúng tôi xin đề nghị là ta sẽ xét về trường hợp của nước Đức.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ đề tài này hấp dẫn để có dịp hiểu ra một bài toán phức tạp trong quan hệ kinh tế toàn cầu. Người ta thường nghĩ là quốc gia nào cũng phải ra sức xuất khẩu để đạt thặng dư mậu dịch vì điều ấy có lợi cho mình. Nhưng thật ra nếu cả thế giới đều ráo riết bán hàng thì ai sẽ mua? Và khối thặng dư ngoại thương ấy dùng làm gì? Cũng thế, người ta cứ nghĩ xứ nào cũng nên tiết kiệm nhiều hơn tiêu thụ, nhưng dùng khối tiết kiệm ấy làm gì nếu thiếu người tiêu thụ? Sự thật ở đây là các nước đều cần có sự quân bình chứ không nghiêng hẳn về một phía. Nhìn theo khía cạnh kế toán thì tất cả quan hệ mua bán hay đầu tư tài chính giữa các nước đều cân bằng với nhau. Xứ nào tiết kiệm và xuất khẩu nhiều thì phải đẩy phần thặng dư ấy cho xứ khác xài, tức là cán cân chi phó, kết quả của trương mục vãng lai và cán cân mậu dịch, của toàn cầu đều phải cân bằng. Đó là một khái niệm hơi khó hiểu nên mình cần nhắc lại.

- Đi vào cụ thể thì Trung Quốc là một nước tiết kiệm nhiều, tiêu thụ ít và đạt xuất siêu thì lại phải đem tiền dư ấy đầu tư vào một nước tiêu thụ nhiều và bị nhập siêu, ví dụ như Hoa Kỳ. Trái với nhận thức về luân lý hay quyền lực thì thật ra hai nước này cần nhau. Khi nói đến nhu cầu chuyển hướng của Trung Quốc để nâng mức tiêu thụ nội địa hầu có cơ cấu quân bình hơn thì cũng phải nghĩ tới vế bên kia là Hoa Kỳ cũng phải chuyển hướng để tiết giảm tiêu thụ và gia tăng xuất khẩu. Yêu cầu chuyển hướng đó cần có sự phối hợp giữa hai nước với nhau. Bây giờ ta mới nói đến trường hợp của nước Đức.

Vũ Hoàng: Thưa ông, có phải Đức có vị trí tương tự như Trung Quốc, là cũng xuất khẩu mạnh và cần các nước nhập khẩu, mà các khách hàng chính yếu của Đức lại ở trong khối Euro chưa ra khỏi khủng hoảng, hoặc trong nhóm Liên hiệp Âu châu vẫn còn bị suy trầm hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đấy là vấn đề, mà không thu hẹp trong khuôn khổ Âu Châu vì còn liên hệ tới Hoa Kỳ và đang gây mâu thuẫn giữa Mỹ và Đức. Chúng ta nên quan tâm đến chuyện này vì trong bối cảnh tăng trưởng thấp của kinh tế toàn cầu, những mâu thuẫn như vậy có thể gây tranh chấp mậu dịch và sẽ là vấn đề cho xứ khác.

Vũ Hoàng: Nói về nước Đức, thưa ông thì tình hình đại thể ra sao? Có phải quốc gia này là cột trụ trong khối Euro gồm có 18 nước nếu kể cả xứ Latvia sẽ chính thức gia nhập đầu năm tới và Đức là nền kinh tế mạnh nhất của Liên hiệp Âu Châu gồm 28 nước mà cũng là nước xuất khẩu nhiều nhất sau Trung Quốc hay chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là từ 20 năm nay, nước Đức cứ đạt xuất siêu vì lấy xuất khẩu làm đầu máy tăng trưởng. Trong khi kinh tế Liên Âu bị trì trệ với thất nghiệp cao và khối Euro chưa ra khỏi cơn khủng hoảng từ bốn năm nay, Đức vẫn đạt thặng dư mậu dịch quá cao nên vừa bị cả Hội đồng Âu Châu lẫn bộ Ngân khố Hoa Kỳ cảnh báo là phải giảm mức thặng dư để giúp các nước khác tái quân bình lại cơ cấu và ra khỏi khó khăn. Thưa đó là về bối cảnh chung.

Vũ Hoàng: Chúng tôi xin hỏi ngay là vì sao Bộ Ngân khố Mỹ cũng than phiền về nước Đức, vốn là một nước Âu Châu trong khối Euro, chứ có liên hệ gì nhiều đến kinh tế Hoa Kỳ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta sẽ lần lượt đi từ vòng cốt lõi ra tới bên ngoài thì sẽ hiểu ra điều ấy. Bộ Ngân khố Mỹ thường có báo cáo trình lên Quốc hội về tình hình kinh tế toàn cầu trong mỗi sáu tháng và báo cáo được công bố cho mọi người cùng biết. Cuối Tháng 10 vừa qua, phúc trình của Bộ về kinh tế thế giới có nhắc đến việc Đức cần phổi hợp với các nước khác để tái lập quân bình toàn cầu và cụ thể là phải giảm dần mức thặng dư mậu dịch quá lớn của họ.

 

Đức phải làm gì?  


000_DV1579633-250.jpg
Xe cảnh sát nhựa được sản xuất bởi hãng đồ chơi trẻ em của Đức Playmobil tại thành phố Dietenhofen, miền nam nước Đức, hôm 19/11/2013. AFP photo



Vũ Hoàng: Nhưng nhiều thính giả có thể thắc mắc là tại sao Đức phải giảm bớt xuất siêu và làm thế nào mà một quốc gia có thể chủ động hạ mức thặng dư ngoại thương như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, ta đi từ vòng trong ra ngoài. Đức nằm trong khối Euro đang bị hoạn nạn từ nhiều năm nay vì các nước ở vòng ngoại vi, đa số tại miền Nam Âu Châu, đều đã tiêu thụ nhiều, tiết kiệm ít và bị nhập siêu nặng nên mới bị khủng hoảng. Khi gia nhập khối tiền tệ thống nhất các nước này bị kẹt vì hết khả năng điều chỉnh ngoại hối, thí dụ như phá giá đồng bạc để bán hàng rẻ hơn. Trong khi đó, nước Đức tiết kiệm nhiều, tiêu thụ ít và vẫn bán hàng rất mạnh nên mới bị trách là chiếm lợi thế nhờ khối Euro mà lại không giúp xứ khác ra khỏi khủng hoảng. Đấy là một vấn đề gồm có nhiều mặt mà đều nhạy cảm về chính trị.

- Ở trong khối Euro cùng dùng chung đồng bạc với các nước có khả năng cạnh tranh thấp hơn, Đức có lợi thế xuất khẩu vào thị trường Âu Châu, lại dùng đồng bạc có giá trị thấp hơn nên còn có ưu thế bán hàng cho các nước ở ngoài khối Euro, thí dụ như Liên Âu hay Hoa Kỳ. Vì vậy, các nước lâm nạn trong khối Euro lẫn các nước Âu Châu hay một đối tác quan trọng là Hoa Kỳ mới than phiền. Sở dĩ như vậy là vì từ nhiều năm nay, Đức đa diện hóa thị trường xuất khẩu của mình là bán ít hơn cho thị trường Euro bị co cụm, và nhiều hơn cho các nước bên ngoài, kể cả Hoa Kỳ. Tức là trong khi các nước đều gặp khó khăn thì Đức vẫn bán hàng rất khoẻ nên mới bị phê phán.

Vũ Hoàng: Nếu muốn giúp xứ khác điều chỉnh tình trạng thất quân bình của họ thì nước Đức có thể làm gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin đi từ những giải pháp triệt để nhất để ta thấy ra toàn cảnh.

- Giải pháp lý tưởng là toàn khối Âu Châu phải thống nhất chính trị với một hệ thống ngân hàng và một chính sách thuế khóa duy nhất mà mọi nước đều phải chấp hành như từng tiểu bang trong một Liên bang Âu Châu. Giải pháp này quá xa vời vì từng quốc gia sẽ mất chủ quyền trong một cơ chế siêu quốc gia và hầu như xứ nào cũng sợ là Đức sẽ giữ vai trò chính trong cơ chế ấy.

- Giải pháp triệt để khác là Đức ra khỏi khối Euro và dùng lại đồng Đức Mã ngày xưa. Khi đó, tiền Đức cao giá nhất sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Đức, còn các nước khác sẽ có chính sách ngoại hối và tín dụng riêng, thí dụ như phá giá đồng bạc hay hạ lãi suất để tăng thế cạnh tranh. Nhờ vậy mà cán cân thương mại sẽ quân bình hơn. Nhiều người có thể nghĩ đến giải pháp này, nhưng không xứ nào lại muốn như vậy, ít ra là trong tương lai trung hạn.

Vũ Hoàng: Thưa ông, ngoài hai giải pháp triệt để ấy thì người ta còn cách nào khác?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu cứ giữ nguyên trạng như hiện nay thì nước Đức có thể chủ động áp dụng chính sách tiết giảm xuất khẩu và gia tăng nhập khẩu như nhiều nước yêu cầu. Nhưng thật ra các nước lâm nạn ở miền Nam chưa thể trám vào cái khoảng thu vén đó của Đức vì các nước này có nền móng công nghiệp yếu kém từ lâu. Một chi tiết cần chú ý là mức lương rất cao của công nhân Đức so với công nhân xứ khác tại Âu Châu nên lợi thế mậu dịch của xứ này nằm trong phẩm chất và trình độ sản xuất rất cao hơn là nhờ phí tổn lao động rẻ.

- Thứ hai, các nước Âu Châu cũng muốn Đức phải nâng mức lương tối thiểu của công nhân để vừa gia tăng khả năng tiêu thụ nội địa vừa giảm sức cạnh tranh. Nhưng cho dù chính phủ liên hiệp giữa hai đảng lớn nhất của Đức có thành hình nay mai và dám áp dụng biện pháp đó thì kết quả chỉ thu hẹp trong khu vực dịch vụ hơn là chế biến nên cũng chẳng giúp gì cho mậu dịch.

- Thứ ba, nếu vì lương bổng tại Đức có trở thành đắt hơn thì doanh nghiệp Đức sẽ đem tư bản đầu tư vào các nước đã hội nhập vào chuỗi cung cấp của Đức, như Ba Lan hay Cộng hoà Tiệp. Trong trường hợp đó, số cầu của các nước này sẽ tăng và triệt tiêu kết quả tiết giảm xuất khẩu của Đức.

- Sau cùng, Đức có thể nâng số cầu nội địa bằng các tăng chi ngân sách và thực hiện các dự án năng lượng hoặc xây dựng hạ tầng chẳng hạn. Đức bị bội chi ngân sách không nhiều nên có thể áp dụng giải pháp đó. Nhưng vì kinh tế sa sút từ nhiều năm nên xứ này đã có biện pháp khắc khổ kinh tế được viết thành luật nên việc nâng mức công chi cũng có phần hạn chế.

Vũ Hoàng: Nói chung thì hình như ngần ấy biện pháp đều có phần khả thể dù kết quả của từng biện pháp đều có giới hạn nên phải chăng là các nước sẽ phải áp dụng tất cả. Trong giả thuyết đó, thưa ông, đâu là những trở ngại?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng tất cả các nước trong cuộc đều phải cùng hợp tác trong một kế hoạch chung thì may ra sẽ có kết quả. Nhưng trở ngại ở đây là Hội đồng Âu châu không có khả năng cưỡng hành, tức là bắt các nước phải tôn trọng những cam kết với nhau.

- Thứ nữa, trong nhiều quốc gia, xu hướng chống lại sự hội nhập mạnh mẽ hơn của Âu Châu lại đang thắng thế, như ta có thể sẽ thấy trong cuộc bầu cử Quốc hội Âu châu trong sáu tháng nữa. Vì vậy, chúng ta chẳng nên lạc quan về kết quả mà nên dè chừng phản ứng quốc gia dân tộc hay bảo hộ mậu dịch, nôm na là xứ nào cũng lo cho quyền lợi riêng mà không muốn phối hợp để cùng chuyển hướng và tái lập quân bình.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, lập trường của Hoa Kỳ trong cả hồ sơ rắc rối này là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hoa Kỳ đang cùng lúc thương thuyết hai hiệp định tự do mậu dịch với Á Châu và Âu Châu. Với Á Châu thì đấy là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương TPP và với Âu Châu thì đấy là chương trình xây dựng khu vực tự do mậu dịch Âu-Mỹ. Tuy nhiên, đúng lúc này, xu hướng bảo hộ mậu dịch rất mạnh trong cánh tả của đảng Dân Chủ với hậu thuẫn đáng kể của các công đoàn lại gây trở ngại cho việc đàm phán. Trong khung cảnh đó, chúng ta không nên lạc quan về triển vọng phối hợp giữa các nước đểscùng điều chỉnh lại thất quân bình. Nói cho phũ phàng hơn, có khi ta sẽ thấy bùng nổ nhiều tranh chấp bất lợi cho đà tăng trưởng toàn cầu.

Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

Source : RFA /  dainamax tribune

VOA - Giới trung lưu Hồng Kông ồ ạt đi định cư ở các nước khác

VOA

Giới trung lưu Hồng Kông ồ ạt đi định cư ở các nước khác

Dân chúng xuống đường biểu tình bày tỏ sự bất mãn đối với chính phủ Hồng Kông và sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ Bắc Kinh đối với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này.
Dân chúng xuống đường biểu tình bày tỏ sự bất mãn đối với chính phủ Hồng Kông và sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ Bắc Kinh đối với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này

Ivan Broadhead

Source : VOA

VOA - Trung Quốc 'thách thức vị thế quân sự vượt trội của Mỹ ở Châu Á'

VOA

Trung Quốc 'thách thức vị thế quân sự vượt trội của Mỹ ở Châu Á'


Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố rằng sự trỗi dậy của họ có tính chất hòa bình.
Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố rằng sự trỗi dậy của họ có tính chất hòa bình.
Một ủy ban của quốc hội Mỹ cảnh báo rằng việc Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa quân đội “đang làm thay đổi cán cân an ninh ở Châu Á Thái Bình Dương và thách thức vị thế quân sự vượt trội mà Hoa Kỳ nắm giữ trong vùng này từ nhiều thập niên qua.”

Cảnh báo vừa kể được đưa ra hôm thứ tư trong một bản phúc trình thường niên của Ủy ban Duyệt xét Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, là ủy ban tư vấn cho các nhà lập pháp Mỹ về chính sách liên quan tới Bắc Kinh.

Phúc trình này cũng tố cáo chính phủ Trung Quốc “chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng qui mô lớn chống lại nước Mỹ.” Văn kiện này nói rằng có thể phải cần tới những biện pháp chế tài để góp phần ngăn chặn những hoạt động do thám của Bắc Kinh.

Trung Quốc chưa bình luận gì về những tố cáo trong phúc trình năm nay. Năm ngoái, Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã lên án bản phúc trình của ủy ban này về điều mà họ gọi là thái độ “Chiến tranh Lạnh.”

Tuy vẫn bị Hoa Kỳ vượt xa về chi tiêu quân sự, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng trong vài thập niên qua. Bắc Kinh cũng nhiều lần tuyên bố rằng sự trỗi dậy của họ có tính chất hòa bình.

Nhưng chủ tịch ủy ban, ông William Reinsch, nói rằng Trung Quốc có thái độ hung hãn hơn trong việc phóng chiếu sức mạnh của họ ở nước ngoài.

Ông Reinsch cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng những thủ đoạn “cưỡng ép” ở Biển Hoa Đông Trung Hoa và Biển Ðông, là nơi mà họ có những yêu sách chủ quyền chồng lấn với nhiều nước láng giềng. Ông Reinsch phát biểu như sau:

Tuy vẫn bị Hoa Kỳ vượt xa về chi tiêu quân sự, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng trong vài thập niên qua.Tuy vẫn bị Hoa Kỳ vượt xa về chi tiêu quân sự, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng trong vài thập niên qua.
"Có một việc mỗi lúc một rõ ràng hơn. Đó là Trung Quốc không muốn giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo thông qua những cuộc thương thuyết đa phương hay áp dụng luật pháp quốc tế và tiến trình phân xử, nhưng muốn dùng sức mạnh ngày càng tăng của họ để hậu thuẫn cho những thủ đoạn cưỡng ép nhằm gây áp lực để các nước láng giềng nhượng bộ trước những yêu cách của Trung Quốc."

Phúc trình được công bố trong lúc Tổng thống Barack Obama cam kết gia tăng nguồn lực kinh tế và quân sự cho khu vực này. Bản phúc trình hoan nghênh chiến lược có tên “xoay trục Châu Á” này, nhưng cũng ghi nhận là nhiều nước đồng minh của Mỹ đang lo ngại là những khó khăn về ngân sách có thể hạn chế khả năng của Washington nhằm thực thi chiến lược mới.

Để giải tỏa những mối lo ngại đó và để “ứng phó với khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc”, bản phúc trình đề nghị Quốc hội tiếp tục cung cấp ngân khoản cho những nỗ lực nhằm đưa 60% các chiến hạm Mỹ tới Thái Bình Dương trước năm 2020. Hiện nay, tỉ lệ này chỉ ở mức 50%.

Một thành viên của ủy ban, ông Larry Wortzel, nói với các nhà lập pháp rằng cần phải gấp rút hành động.

Trụ sở của Đơn vị 61398 ở Thượng Hải, bị tố cáo đứng sau hàng trăm vụ tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ.Trụ sở của Đơn vị 61398 ở Thượng Hải, bị tố cáo đứng sau hàng trăm vụ tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ.
"Đến năm 2020, không quân và hải quân của Trung Quốc sẽ vượt trội về số lượng hoặc có khả năng kỹ thuật gần bằng khả năng của các lực lượng của chúng ta ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Một quân đội bị co cụm có thể không đủ để răn đe Trung Quốc hoặc để trấn an các nước bạn và các đồng minh của chúng ta trong khu vực."

Ủy ban cũng nói tới điều mà họ gọi là “một nhu cầu cấp bách” để Washington thuyết phục Bắc Kinh thay đổi cách tiếp cận đối với hoạt động gián điệp mạng, những hoạt động mà các nhà phân tích nói là gây ra những sự thiệt hại lên tới hàng tỉ đô la cho các công ty của Mỹ.

Ông Wortzel cho biết quân đội Trung Quốc xem không gian ảo là “một yếu tố cực kỳ quan trọng của sự cạnh tranh chiến lược với Hoa Kỳ.”

"Chính phủ Trung Quốc đang chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng qui mô lớn. Chiến dịch này là một mối đe dọa rất lớn cho công nghiệp và cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ và cho những hoạt động, nhân viên, khí tài và sự sẵn sàng của quân đội Mỹ."

Để góp phần làm thay đổi sự tính toán thiệt hơn của Trung Quốc, phúc trình nói rằng có thể phải cần tới các biện pháp chế tài. Văn kiện này nêu ra những lệnh cấm nhập khẩu, lệnh cấm du hành và những hạn chế khác về kinh tế như những hành động có thể thực hiện để chống lại những cá nhân hay tổ chức đánh cắp các thông tin bí mật của Hoa Kỳ.



Source  : VOA

Trung Quốc: Ủy ban Quốc hội Mỹ tư duy kiểu ‘Chiến tranh Lạnh’

VOA

Trung Quốc: Ủy ban Quốc hội Mỹ tư duy kiểu ‘Chiến tranh Lạnh’


Tàu sân bay USS George Washington ngoài khơi Philippines
Tàu sân bay USS George Washington ngoài khơi Philippines
21.11.2013
Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ một ủy ban quốc hội Mỹ ủng hộ việc mở rộng sức mạnh quân sự của nước này ở châu Á như để đối trọng với hoạt động hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cáo buộc Ủy ban mang tư tưởng thời "Chiến tranh Lạnh".

Quốc hội Mỹ lập ra Ủy ban Duyệt xét Kinh tế Mỹ-Trung để tư vấn cho các nhà lập pháp về chính sách liên quan đến Trung Quốc. Ông Hồng nói ủy ban này công bố những báo cáo "đầy ắp những thành kiến ý thức hệ" từ nhiều năm nay.

Hôm thứ Tư, Ủy ban công bố một báo cáo hàng năm nói rằng năng lực quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc đang "thách thức tính ưu việt hàng thập kỷ nay của quân đội Mỹ" trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Chủ tịch Ủy ban William Reinsch nói Trung Quốc đang quyết liệt phô trương sức mạnh của mình ở nước ngoài, đặc biệt là dùng những sách lược “cưỡng ép” ở biển Hoa Ðông và Biển Ðông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chồng chéo với những nước láng giềng.

Báo cáo kêu gọi Quốc hội tiếp tục nỗ lực tài trợ để chuyển 60% tàu quân sự của Mỹ về Thái Bình Dương vào năm 2020. Hiện chỉ có 50% số lượng tàu đang trú đóng ở đây.

Ủy ban cũng cáo buộc chính phủ Trung Quốc "chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn nhằm vào Mỹ," nói rằng các biện pháp trừng phạt có thể cần thiết để ngăn chặn hoạt động này.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói Bắc Kinh "duy trì đường lối phát triển hòa bình" và theo đuổi một chính sách quân sự có "tính chất phòng thủ." Ông nói Trung Quốc hy vọng Ủy ban của Quốc hội Mỹ sẽ bớt làm những việc gây xáo trộn quan hệ Mỹ-Trung.

Trung Quốc vẫn đều đặn gia tăng chi tiêu quân sự của mình trong mấy thập niên gần đây, mặc dù vẫn còn kém xa Mỹ về chi tiêu quốc phòng.

Source : VOA

THIẾN!


THIẾN!

Tháng 11 18, 2013
Khuất Đẩu
Khi tôi còn bé, những buổi trưa ở thôn quê thật buồn. Chỉ có nắng ngùn ngụt như bốc khói. Và gió, những cơn gió hừng hực đuổi lũ rơm rạ cuống quít chạy trốn trên đường làng. Cái tiếng gà trưa lúc này nghe ra đúng là thật não nùng. Mà cái tiếng của một ông thợ hoạn lại càng não nùng bi thiết hơn!
He…o thiến hôn?
Âm “he…o” kéo dài tưởng chừng lê lết bỗng đột ngột vút lên cái âm thiến sắc nhọn như lưỡi dao của ông. Lũ heo trong chuồng mà nghe và hiểu được như người chắc là sợ chết khiếp.
Thế rồi đâu đó có tiếng chủ nhà: Ông thiến ơi, vào đây!
Những con bị thiến là heo cái chừng hơn một tháng tuổi. Cô ả bị người thợ hoạn treo ngược lên, rạch một đường bên hông, đưa mấy ngón tay mò mẫm rồi lôi ra một chút thịt sống đẫm máu gọi là hoa sung. Sau đó là may với kim thiến heo thật to, không bôi thuốc đỏ mà bôi lọ nghẹ trộn với lá dâm bụt. Cô ả được thả vào chuồng, được chăm chút, chỉ ăn rồi ngủ, để rồi sáu tháng sau hoặc hơn, lại được treo ngược lên một lần nữa, lần này không phải ông thợ hoạn mà là anh đồ tể.
Cái tiếng ụt ịt nũng nịu thầm thì bấy lâu bỗng đổi thành cái tiếng ét chói tai như con tàu kéo hồi còi vĩnh biệt.
Gà, chỉ có gà trống mới thiến. Một khi hai hòn dái giấu kín trong bụng được lấy ra, anh không thèm gáy, không thèm đá lộn, đương nhiên không thèm túc túc cù rủ và nhường con trùn hay con dế cho các chị gà mái nữa, chỉ ăn toàn bắp ngâm nước cho mềm ra để tạo mỡ. Cuối tháng chạp, anh được nhốt trong một chiếc lồng hình con vịt, được các chàng trai khúm núm đem đi tết bố mẹ vợ sắp cưới. Để rồi sau đó anh nằm bảnh chọe trên một chiếc đĩa to kềnh mỡ vàng tươm ai thấy cũng thèm!
Chó bị thiến cũng là chó đực. Thiến để anh không đi tơ, để đêm ngày nằm gác mõm trên thềm nhà canh giữ sự an nguy cho chủ. Vì sợ hai hàm răng trắng nhởn có thể ngoạm vào bất cứ ai trong cơn hốt hoảng, nên người ta vuốt ve cho anh ngúc ngoắc đuôi ngoan ngoãn rồi bất ngờ úp một cái cối giã gạo lên đầu anh. Thế là hai hòn dái quý báu của anh cứ việc phơi ra cho người ta xẻo một nhát đi đứt. Khi được thả ra, anh chạy biến, trốn vào một bụi rậm, nằm liếm mãi cái vết thương cho đến khi khô máu mới dám thập thò trở về nhà. Anh được chủ yêu hơn, cưng chiều hơn, trở thành một thành viên tận tụy của gia đình, đến lúc già chết được đeo mấy đồng tiền vào cổ để đi đò qua sông Mịch La.
*
Với con người, ba tiếng “đau như hoạn” nhất định là thống thiết hơn cái tiếng ét hay tiếng ẳng. Đó là nỗi đau không được làm đàn ông, không được truyền giống, đau vì những người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.
Còn hơn đau, đó là nỗi nhục.
Trong cổ kim, chỉ có một người biến nỗi nhục đó thành vinh, là Tư Mã Thiên. Bị kết tội chết vì bênh vực Lý Lăng, không có tiền chuộc mạng, ông đành nghiến răng chịu thiến. Không đẻ được con bằng xương bằng thịt, ông dành cả đời để đẻ ra đứa con tinh thần bất tử là bộ sử ký vĩ đại của nước Trung Hoa cổ đại.
Nhưng cũng có nhiều kẻ chịu đau chịu nhục chỉ để để trở thành hoạn quan.
Carter Stent miêu tả về việc cát thể (hoạn) ở Trung Hoa cuối đời Mãn Thanh như sau:
Trước khi cát thể, người có ý định trở thành thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp và được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì khi bị thiến hay không. Nếu người đó trả lời không thì một người sẽ giữ chặt bụng người đó, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục cựa. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi, và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê (ma phế thang), bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.
Người thái giám lập tức được những “đao tử tượng” dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết.
Có gia đình chuẩn bị việc cho con mình tương lai sẽ làm thái giám tử khi còn nhỏ. Một bà vú (bảo mẫu) thuê để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng, mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến đứa bé đau đến khóc thét lên. Lực bóp cũng tăng thêm và cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà dương vật còn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành “ái nam, ái nữ”.
Kinh hoàng như thế nhưng nhiều người vẫn xâm mình chịu trận, đủ biết cái bả vinh hoa nó có một hấp lực còn mạnh hơn cái bản năng gốc đã được tạo hóa cài đặt từ trong bụng mẹ.
Từ khi có chế độ cộng sản thì cái nước Tàu mênh mông không còn tiếp diễn cái cảnh man rợ đó nữa. Nhưng để được đứng dưới ngọn cờ của Đảng, có biết bao người đã tự hoạn. Hai tiếng “đồng chí” hết sức trung thành đã thay cho hai tiếng “hoạn quan”. Họ không chỉ phục dịch mỗi hoàng đế Mao Trạch Đông mà cả trăm cả ngàn ông hoàng bà chúa bé hơn ở Trung Nam Hải.
Nước Nga đâu khác gì.
Bắc Triều Tiên cũng vậy.
Thì thôi, đành một nhẽ. Dẫu sao họ cũng tự thiến chứ không phải bị đè ra thiến.
Ở xứ ta, từ khi có người gọi đích danh tự do là cái con cặc, thì cả nước bỗng ngớ ra bởi vì, sao trông nó buồn thiu ỉu xìu đến như vậy. Hóa ra nó đã bị thiến tự bao giờ! Cho dù không bị treo ngược lên như heo hay úp một cái cối giã gạo lên đầu, nhưng hơn nửa thế kỷ nay, từ khi vào mẫu giáo, nó đã bị bóp cho nát bét ra cái tư tưởng tự do như hai cái dịch hoàn, thì còn đâu khí thế mà vùng lên được.
Cho nên dẫu có muốn ngồi nhìn hòn dái đâm đinh như nghệ sĩ Pyotr Pavlensky trình diễn Fixation bằng cách đóng đinh bìu dái mình trên Quảng trường Đỏ cũng không còn dái đâu mà đóng.
Ô hô, cả nước bị thiến! Đúng là đau như hoạn!
17/11/2013

© 2013 Khuất Đẩu & pro&contra
source : pro&contra

s

20/11/13

President Obama Honors 2013 Medal of Freedom Recipients

The White House Blog

President Obama Honors 2013 Medal of Freedom Recipients

President Barack Obama delivers remarks and awards the 2013 Presidential Medal of Freedom to honorees during a ceremony in the East Room of the White House

President Barack Obama delivers remarks and awards the 2013 Presidential Medal of Freedom to honorees during a ceremony in the East Room of the White House, Nov. 20, 2013. Honorees are: Ernie Banks, Ben Bradlee, former President Bill Clinton, Daniel Inouye (posthumous), Daniel Kahneman, Richard Lugar, Loretta Lynn, Mario Molina, Sally Ride (posthumous), Bayard Rustin (posthumous), Arturo Sandoval, Dean Smith, Gloria Steinem, Cordy Tindell "C.T." Vivian, Patricia Wald, and Oprah Winfrey. (Official White House Photo by Pete Souza)
The Presidential Medal of Freedom, established 50 years ago by President John F. Kennedy, is our nation’s highest civilian honor. The medal has been presented to more than 500 individuals who have made especially “meritorious contributions to the security or national interests of the United States, to world peace, or to cultural or other significant public or private endeavors.”
Today, in a ceremony at the White House, President Obama added 16 names to that distinguished list.
Recipients of the 2013 Presidential Medal of Freedom included sports champions and scientists, musicians and civil rights leaders, activists and journalists, media moguls and public servants.
President Barack Obama awards the 2013 Presidential Medal of Freedom to Oprah Winfrey
President Barack Obama awards the 2013 Presidential Medal of Freedom to Oprah Winfrey during a ceremony in the East Room of the White House, Nov. 20, 2013. (Official White House Photo by Lawrence Jackson)
“These are the men and women who in their extraordinary lives remind us all of the beauty of the human spirit, the values that define us as Americans, the potential that lives inside of all of us,” President Obama said.
President Barack Obama delivers awards the 2013 Presidential Medal of Freedom to Cordy Tindell “C.T.” Vivian

President Barack Obama delivers awards the 2013 Presidential Medal of Freedom to Cordy Tindell “C.T.” Vivian, during a ceremony in the East Room of the White House, Nov. 20, 2013. (Official White House Photo by Lawrence Jackson)
Watch video of the ceremony here or read more about each of the 2013 recipients below.

Ernie Banks
Known to many as “Mr. Cub,” Ernie Banks is one of the greatest baseball players of all time. During his 19 seasons with the Chicago Cubs, he played in 11 All-Star Games, hit over 500 home runs, and became the first National League player to win Most Valuable Player honors in back-to-back years. He was elected to the Baseball Hall of Fame in 1977, his first year of eligibility.
Ben Bradlee
Ben Bradlee is one of the most respected newsmen of his generation. During his tenure as executive editor of The Washington Post, Mr. Bradlee oversaw coverage of the Watergate scandal, successfully challenged the Federal Government over the right to publish the Pentagon Papers, and guided the newspaper through some of its most challenging moments. He also served in the Navy during World War II.
Bill Clinton
President Clinton was the 42nd President of the United States. Before taking office, he served as Governor and Attorney General of the State of Arkansas. Following his second term, President Clinton established the Clinton Foundation to improve global health, strengthen economies, promote health and wellness, and protect the environment. He also formed the Clinton-Bush Haiti Fund with President George W. Bush in 2010.
Daniel Inouye (posthumous)
Daniel Inouye was a lifelong public servant. As a young man, he fought in World War II with the 442nd Regimental Combat Team, for which he received the Medal of Honor. He was later elected to the Hawaii Territorial House of Representatives, the United States House of Representatives, and the United States Senate. Senator Inouye was the first Japanese American to serve in Congress, representing the people of Hawaii from the moment they joined the Union.
Daniel Kahneman
Daniel Kahneman is a pioneering scholar of psychology. After escaping Nazi occupation in World War II, Dr. Kahneman immigrated to Israel, where he served in the Israel Defense Forces and trained as a psychologist. Alongside Amos Tversky, he applied cognitive psychology to economic analysis, laying the foundation for a new field of research and earning the Nobel Prize in Economics in 2002. He is currently a professor at Princeton University.
Richard Lugar
Richard Lugar represented Indiana in the United States Senate for more than 30 years. An internationally respected statesman, he is best known for his bipartisan leadership and decades-long commitment to reducing the threat of nuclear weapons. Prior to serving in Congress, Senator Lugar was a Rhodes Scholar and Mayor of Indianapolis from 1968 to 1975. He currently serves as President of the Lugar Center.
Loretta Lynn
Loretta Lynn is a country music legend. Raised in rural Kentucky, she emerged as one of the first successful female country music vocalists in the early 1960s, courageously breaking barriers in an industry long dominated by men. Ms. Lynn’s numerous accolades include the Kennedy Center Honors in 2003 and the Grammy Lifetime Achievement Award in 2010.
Mario Molina
Mario Molina is a visionary chemist and environmental scientist. Born in Mexico, Dr. Molina came to America to pursue his graduate degree. He later earned the Nobel Prize in Chemistry for discovering how chlorofluorocarbons deplete the ozone layer. Dr. Molina is a professor at the University of California, San Diego; Director of the Mario Molina Center for Energy and Environment; and a member of the President’s Council of Advisors on Science and Technology.
Sally Ride (posthumous)
Sally Ride was the first American female astronaut to travel to space. As a role model to generations of young women, she advocated passionately for science education, stood up for racial and gender equality in the classroom, and taught students from every background that there are no limits to what they can accomplish. Dr. Ride also served in several administrations as an advisor on space exploration.
Bayard Rustin (posthumous)
Bayard Rustin was an unyielding activist for civil rights, dignity, and equality for all. An advisor to the Reverend Dr. Martin Luther King, Jr., he promoted nonviolent resistance, participated in one of the first Freedom Rides, organized the 1963 March on Washington for Jobs and Freedom, and fought tirelessly for marginalized communities at home and abroad. As an openly gay African American, Mr. Rustin stood at the intersection of several of the fights for equal rights.
Arturo Sandoval
Arturo Sandoval is a celebrated jazz trumpeter, pianist, and composer. Born outside Havana, he became a protégé of jazz legend Dizzy Gillespie and gained international acclaim as a dynamic performer. He defected to the United States in 1990 and later became an American citizen. He has been awarded nine Grammy Awards and is widely considered one of the greatest living jazz artists.
Dean Smith
Dean Smith was head coach of the University of North Carolina basketball team from 1961 to 1997. In those 36 years, he earned 2 national championships, was named National Coach of the Year multiple times, and retired as the winningest men’s college basketball coach in history. Ninety-six percent of his players graduated from college. Mr. Smith has also remained a dedicated civil rights advocate throughout his career.
Gloria Steinem
Gloria Steinem is a renowned writer and activist for women’s equality. She was a leader in the women’s liberation movement, co-founded Ms. magazine, and helped launch a wide variety of groups and publications dedicated to advancing civil rights. Ms. Steinem has received dozens of awards over the course of her career, and remains an active voice for women’s rights.
Cordy Tindell “C.T.” Vivian
C.T. Vivian is a distinguished minister, author, and organizer. A leader in the Civil Rights Movement and friend to the Reverend Dr. Martin Luther King, Jr., he participated in Freedom Rides and sit-ins across our country. Dr. Vivian also helped found numerous civil rights organizations, including Vision, the National Anti-Klan Network, and the Center for Democratic Renewal. In 2012, he returned to serve as interim President of the Southern Christian Leadership Conference.
Patricia Wald
Patricia Wald is one of the most respected appellate judges of her generation. After graduating as 1 of only 11 women in her Yale University Law School class, she became the first woman appointed to the United States Circuit Court of Appeals for the District of Columbia, and served as Chief Judge from 1986-1991. She later served on the International Criminal Tribunal in The Hague. Ms. Wald currently serves on the Privacy and Civil Liberties Oversight Board.
Oprah Winfrey
Oprah Winfrey is one of the world’s most successful broadcast journalists. She is best known for creating The Oprah Winfrey Show, which became the highest rated talk show in America for 25 years. Ms. Winfrey has long been active in philanthropic causes and expanding opportunities for young women. She has received numerous awards throughout her career, including the Bob Hope Humanitarian Award in 2002 and the Kennedy Center Honors in 2010.

Source : The White House Blog