27/12/13

Sâm banh Dom Pérignon : Vị thơ cất giấu trong bình thủy tinh

THỨ SÁU 27 THÁNG MƯỜI HAI 2013

Sâm banh Dom Pérignon : Vị thơ cất giấu trong bình thủy tinh
Tu viện Abbaye Saint-Pierre de Hautvillers, nơi ông Dom Pérignon chế biến rượu sâm banh (DR)
Tu viện Abbaye Saint-Pierre de Hautvillers, nơi ông Dom Pérignon chế biến rượu sâm banh (DR)

Tuấn Thảo
Lúc sinh tiền, ngôi sao màn bạc Marilyn Monroe thường hay nói rằng mỗi lần đi ngủ, cô không thích mặc gì cả, mà chỉ thích xức vài giọt nước hoa Chanel số 5. Giai thoại này ai cũng biết. Nhưng có một điều mà ít ai được biết, đó là Marilyn sinh thời rất thích uống rượu Dom Pérignon, hiệu sâm banh thượng hạng, thuộc vào hàng đắt tiền và sang nhất thế giới.
Tính trung bình trên thị trường Pháp hiện giờ, giá của một chai sâm banh hiệu Dom Pérignon là khoảng 150 euro. Những năm gọi là được mùa millésime, trái nho thơm ngọt giúp chế biến thành rượu ngon, sâm banh được gắn thêm danh hiệu hảo hạng, rượu Dom Pérignon lại càng đắt, giá của một chai nhân lên gấp năm, gấp mười lần.
Chẳng hạn như vào năm 1981, nhân tiệc cưới của Diana Spencer với Thái tử Charles, hoàng gia Anh đã chọn sâm banh Dom Pérignon năm 1961 cỡ lớn (Magnum) để chiêu đãi quan khách. Giá của mỗi chai như vậy xấp xỉ cả ngàn euro. Vào năm 2008, nhân một cuộc bán đấu giá tại Mỹ, một chai sâm banh Dom Pérignon năm 1959 lên tới mức 24.758 euro.
Hiệu sâm banh Dom Pérignon mang tên của một tu sĩ thuộc dòng Thánh Biển Đức, sinh trưởng tại Pháp vào giữa thế kỷ XVII, ông được xem như là cha đẻ của ngành chế biến rượu sâm banh. Tên thật là Pierre Pérignon, ông sinh năm 1638 tại thị trấn Sainte Menehould ở vùng Champagne, ông mất năm 1715, thọ 77 tuổi. Danh hiệu Dom Pérignon đến với ông sau này, chữ Dom xuất phát từ tiếng La Tinh Dominus có nghĩa là Ngài.

Thời ấu thơ, ông đã mồ côi mẹ từ khi mới 7 tháng tuổi, bố ông tái hôn ba năm sau với một góa phụ. Gia đình ông thuộc vào tầng lớp trung lưu khá giả. Thời niên thiếu, ông theo học trường Dòng Tên tại thành phố Chalons en Champagne. Đến năm 30 tuổi (1668), ông được tuyển vào tu viện Saint-Pierre ở thị trấn Hautvillers với tư cách là chưởng kho, quản lý tài chính và điều hành nhân sự.
Vùng Champagne từ lâu đã có truyền thống trồng nho để làm rượu. Ngành này lại càng phát triển khi các vì vua của Pháp dời đô về vùng Champagne vào thế kỷ thứ X. Thành phố Reims vào thời xưa là kinh đô, bây giờ là thủ phủ của vùng Champagne. Từ năm 1027, vua Henri Đệ Nhất đã quyết định chọn Reims làm nơi cử hành lễ đăng quang duy nhất của hoàng gia Pháp.
Thời kỳ huy hoàng này vẫn còn lưu lại dấu vết cho đến tận ngày ngay. Trong hơn 700 năm, từ đầu thế kỷ XII cho đến đầu thế kỷ XIX, kinh thành Reims là nơi trao vương miện nối dõi kế thừa của hầu như toàn bộ các vì vua Pháp. Nhà thờ Đức Bà Reims đã được xây dựng bởi một dòng họ vua chua nổi tiếng là sùng đạo, cũng chính với mục đích này. Công trình xây cất tiêu biểu cho lối kiến trúc của Pháp, gọi là gothique lộng lẫy.
Thế nhưng vào giữa thế kỷ XVII, thành phố Reims càng ngời sáng bao nhiêu, thì ngược lại tu viện Hautvillers càng nghèo nàn bấy nhiêu. Thời mà ông Pérignon đến nhận công việc tại Hautvillers, thì tu viện gần như là đổ nát do thiếu phương tiện tài chính để trùng tu, các vườn nho bị bỏ hoang. Điều đầu tiên mà ông Dom Pérignon đã phải làm là chấn chỉnh lại mọi thứ, từ việc phân công cấy trồng ruộng đất, chăm sóc vườn tược, cho tới việc xây lại máy ép nho, sửa sang hầm kho cất rượu.

Gợi hứng từ cách làm rượu Blanquette de Limoux của vùng Languedoc Rousillon, Dom Pérignon chế biến ra một loại rượu nho trắng, hoàn chỉnh phương pháp lên men sủi bọt thành rượu của vùng Champagne (méthode champenoise). Theo ông René Gandilhon, tác giả của quyển sách ‘‘Ngày ra đời của sâm banh Dom Pérignon’’ (Naissance du champagne Dom Pérignon, nhà xuất bản Hachette) thì sáng kiến của vị tu sĩ người Pháp là thay vì dùng một giống nho duy nhất, ông lại kết hợp nhiều loại với nhau như Pinot noir, Chasselas, Pinot blanc, Pinot gris, Pinot Meunier và luôn cả Chardonnay.
Khối lượng nho tươi thường được kết hợp trước khi đưa vào máy ép, mỗi loại nho đều phải ăn thử để xem mùi vị : nếu một giống nho quá chua hay quá chát thì ông cho thêm vài chùm của một giống nho khác có vị ngọt hơn. Tuy không có bàn cân, nhưng Dom Pérignon lại kết hợp được nhiều giống nho khác biệt. Nhờ có khẩu vị bén nhạy mà vị tu sĩ này tìm được sự hài hoà cân đối, cho dù trái cây chưa hề được ép thành nước nho. Lối tiếp cận này chẳng có gì là khoa học mà lại giống như công thức của một nhà đầu bếp, lặp đi lặp đi một thao tác và nhất vừa làm vừa nếm, sao cho vừa với khẩu vị.
Khi nhắc tới sâm banh, người ta trước hết nghĩ đến màu sắc của rượu : khi thì bạch kim trong suốt lúc thì óng ánh hổ phách, có loại sâm banh màu hồng nhạt … ửng pha ánh tím lợt. Thế nhưng, sâm banh có một đặc điểm mà ít có loại rượu nào có được, đó là tiếng động của nút chai khi khui rượu và âm thanh sủi bọt như thể có tiếng reo cười khi rót rượu vào ly.
Giai thoại kể rằng ông Dom Pérignon khám phá men rượu sủi bọt không phải là do dày công nghiên cứu mà tất cả mọi chuyện đều do sự ngẫu nhiên tình cờ. Theo ghi chép của một vị tu sĩ tên là Père Grossard thì vào giữa thế kỷ XVII, ngành chế biến rượu nho thường hay dùng các loại nút bằng gỗ có quấn vải ở xung quanh để đóng chai. Thế nhưng, cách làm này không được sạch cho lắm và rượu dễ bị hư, không còn uống được vì chua như giấm.

Ông Dom Perignon đã có ý tưởng đúc "sáp ong" ở cổ chai, và bằng cách này đảm bảo độ kín của các chai rượu. Nhưng rốt cuộc mọi chuyện không diễn ra suông sẻ như mong muốn. Chỉ sau một vài tuần, hầu hết các chai rượu đều phát nổ. Theo giải thích của cha Grossard, thông thường rượu hay bốc hơi khi lên men, rượu để trong hủ trong chậu có đậy nấp nhưng đừng đóng quá kín. Các nhà làm rượu đều biết rằng trong quá trình lên men, rượu lúc nào cũng vơi đi một chút. Người Pháp gọi hiện tượng này là La Part des Anges, còn người Anh Mỹ là The Angels' Share, như thể có một phần được dành cho các vị thiên thần.
Khi đúc sáp ong quanh các cổ chai rượu, ông Dom Pérignon đã vô tình tạo ra hiệu ứng sủi bọt. Nút chai đóng quá kín tăng nồng độ lên men, phản ứng hoá học tự nhiên tạo ra nhiều bọt rượu. Theo ghi chép của một tu sĩ khác là Noël Antoine Pluche, ông Dom Pérignon đến tu viện Hautvillers vào năm 1668 nhưng mãi đến đến nhiều năm phương pháp làm rượu sâm banh mới hoàn chỉnh. Một cách chính thức, phương pháp này đã ra đời vào năm 1673, tức cách đây vừa đúng 340 năm tại vùng Champagne.
Dom Pérignon có thể được xem như là người đã ngẫu nhiên chế biến ra loại sâm banh của Pháp, nhưng công bằng mà nói thì sâm banh không phải là loại rượu sủi bọt đầu tiên. Vùng thung lũng sông Loire hay vùng Alsace có loại rượu Crémant, vùng sông Rhône thì có rượu Cerdon, ngoài ra còn có các loại khác như Blanquette de Limoux hay là Clairette de Die. Tây Ban Nha chế biến rượu sủi bọt cavas. Nước Ý thì có các loại rượu spumante và frizzante.
Người đầu tiên khám phá ra hiện tượng sủi bọt khi cho thêm đường trong quá trình chế biến rượu nho là nhà khoa học người Anh Christopher Merret (sinh năm 1615- mất năm 1695). Vào năm 1662, nhà khoa học này đã dùng môn hoá học để giải thích một cách khá chi tiếthiện tượng rượu bốc hơi nên sủi bọt.
Bất kỳ loại rượu vang nào cũng có thể sủi bọt khi ta cho thêm đường vào rượu trước khi đóng chai. Người Anh dùng từ sparkling wine có lẽ cũng vì dưới ánh sáng, bọt rượu lung linh lấp lánh giống như những hạt bong bóng tí hon đang nhảy múa. Tuy nhiên cũng phải công nhận một điều là vào giữa thế kỷ XVII thì ít có loại rượu nào, bốc hơi sủi bọt mạnh như sâm banh.

Ngày ông Dom Pérignon qua đời vào năm 1715, tức cách đây ba thế kỷ, ông được chôn cất tại khuôn viên tu viện Hautvillers. Rượu sâm banh lúc đó chưa được phổ biến rộng rãi, phương pháp làm rượu vẫn còn ở trong giai đọan thủ công. Gần một thế kỷ sau, với đà phát triển kỹ nghệ, ngành làm rượu mới bắt đầu quá trình công nghiệp hóa. Từ giữa thế kỷ XIX trở đi, sâm banh trở nên nổi tiếng ở khắp châu Âu.
Vào năm 1919, nước Pháp thông qua một loạt đạo luật đặt nền tảng cho hệ thống kiểm định nguồn gốc xuất xứ (tiêng Pháp gọi là AOC - Appellation d'Origine Contrôlée), đặt ra một lọat quy định chặt chẽ về quá trình chế biến sâm banh cũng như ranh giới của các vùng làm rượu. Do được sản xuất tại vùng Champagne, nên sâm banh mới có tên gọi như vậy. Các lọai rượu sủi bọt khác cho dù có áp dụng cùng một phương pháp chế biến không thể mang nhãn hiệu champagne chính gốc.
Kể từ những năm 1950 trở đi, rượu sâm banh bước theo đà toàn cầu hóa, do được xuất khẩu ra toàn thế giới. Doanh thu nhân lên gấp bốn lần. Nước Pháp sản xuất mỗi năm 400 triệu chai rượu sâm banh, trong đó có đến 3/4 là để xuất khẩu. Những ngày lễ cuối năm rất quan trọng đối với ngành chế biến champagne. Chỉ riêng trong mùa này, số bán của một tháng tương đương với 40% doanh thu hàng năm.
Nổi tiếng là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn đem về cho nước Pháp 4 tỷ rưỡi euro mỗi năm, ngành làm rượu sâm banh thuộc vào hàng xa xí phẩm. Tuy nhiên, trên khoảng 400 triệu chai sâm banh sản xuất hàng năm, chỉ có 5 triệu chai Dom Pérignon do công ty Moët & Chandon kinh doanh. Cung thì ít mà cầu thì nhiều, điều đó giải thích vì sao trên thị trường Pháp hiện nay, khó thể nào mà tìm thấy một chai Dom Pérignon dưới cái giá 140-150 euro.
Giai thoại kể rằng ông Dom Pérignon khi lần đầu tiên nếm rượu sâm banh đã thốt lên câu nói : ông có cảm tưởng như đang rót vào miệng một thác suối lấp lánh ánh sao trời. Nữ văn hào người Pháp George Sand so sánh rượu sâm banh là nấc thang cuối cùng đưa tâm hồn vào chốn kỳ diệu.
Còn nhà văn người Scotland Robert Louis Stevenson, nổi tiếng với quyển tiểu thuyết phiêu lưu Hòn đảo giấu vàng (Treasure Island), thì lại nhận xét : sâm banh là một bài thơ cất giấu trong lọ thủy tinh óng ánh sắc vàng, một chút hương thơm tiềm tàng, một thoáng thi vị hoà tan.

Source : RFI

26/12/13

Vì Sao Đoán Trật?


Thursday, December 26, 2013

Vì Sao Đoán Trật?

Nguyễn-Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng, RFA Ngày 131225
"Diễn đàn Kinh tế"


000_Hkg3450821.jpg-305.jpg
Nhân viên một ngân hàng tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đang xếp đôla Mỹ bên cạnh đồng Nguyên - AFP PHOTO *



Trong năm năm qua, kể từ vụ khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, giới nghiên cứu kinh tế đưa ra nhiều dự đoán, nổi bật nhất là sự suy sụp của nước Mỹ, bên cạnh là sự lớn mạnh của các nền kinh tế đang lên, đứng đầu là Trung Quốc. Cuối cùng thì các dự báo đó đều sai. Tuần qua, kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng vọt trong khi các nền kinh tế đang lên, từ Trung Quốc đến Liên bang Nga hay Brazil, Ấn Độ đều gặp nhiều khó khăn. Trong loạt bài tổng kết cuối năm với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao mà nhiều người lại đoán trật....

 

Kinh tế Mỹ phục hồi

Vũ Hoàng: Thưa ông Nghĩa, đến tuần qua thì người ta có dấu hiệu là kinh tế Hoa Kỳ đã thật sự phục hồi với đà tăng trưởng của Quý Ba quy ra toàn năm đã vượt 4% và Ngân hàng Trung ương khởi sự tiết giảm biện pháp kích thích làm thị trường cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh mới. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế thuộc loại đang phát triển lại chìm sâu trong khó khăn. Khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chính năm năm trước đây, người ta dự đoán Mỹ trôi vào chu kỳ suy thoái và bị kinh tế Trung Quốc qua mặt trong vài năm tới. Bây giờ thì sự thể lại đảo lộn cho nên trong loạt tổng kết cuối năm, xin nêu câu hỏi là vì sao mà người ta lại có những dự báo sai lầm như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết về Hoa Kỳ thì đây là nơi xuất phát nhiều công trình chửi Mỹ nhất, mà không chỉ từ vụ khủng hoảng tài chính rồi nạn suy trầm kinh tế vào năm 2008-2009, tiếp theo là sự hỗn loạn trên chính trường về chi thu ngân sách. Nếu bên ngoài nhìn sự thể phiến diện thì cho là Hoa Kỳ hết thời và sẽ bị thiên hạ qua mặt, chứ thật ra, xã hội Mỹ có đặc tính biến báo hơn hẳn các nền kinh tế lớn khác. Tôi xin đơn cử vài ví dụ dễ so sánh như sau.

Biện pháp bơm tiền để kích thích kinh tế làm sụt giá đô la khiến thế giới coi thường đồng bạc xanh nên chẳng thấy là nhờ đó doanh nghiệp Mỹ có sức cạnh tranh cao hơn. Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Bị khủng hoảng vì mắc nợ quá cao, dân Mỹ trả nợ nhanh và nhiều hơn khối công nghiệp kia, là Âu Châu và Nhật Bản. Biện pháp bơm tiền để kích thích kinh tế làm sụt giá đô la khiến thế giới coi thường đồng bạc xanh nên chẳng thấy là nhờ đó doanh nghiệp Mỹ có sức cạnh tranh cao hơn. Mà các doanh nghiệp đều phải sáng tạo để cải tiến năng suất bằng kỹ thuật mới và quả nhiên là thành công khi người ta còn than vãn về nạn thất nghiệp. Chuyện thứ tư là cách mạng dầu khí với hai loại công nghệ gạn cát và đào ngang đã nâng sản lượng và giảm chi phí về xăng dầu. Nhờ đó, khu vực chế biến Mỹ chiếm ưu thế mới, trái với lý luận tiêu cực về nạn đầu tư ra ngoài để có nhân công rẻ. Hoa Kỳ là nơi sẽ thu hút đầu tư vì có doanh lợi cao hơn nhiều trị trường khác.

- Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ là nên thận trọng với hai nhược điểm liên hệ đến chính trị. Thứ nhất là trong sự xoay chuyển quá nhanh như vậy, doanh lợi cao của giới đầu tư so với đa số có thể gây vấn đề về công bằng xã hội và dẫn tới lý luận đấu tranh giai cấp rất dễ bị khai thác. Thứ hai là Hoa Kỳ chưa hết bài toán bội chi và nhà nước đi vay. Nhờ kinh tế hồi phục, các chính khách mị dân có thể lại đòi tăng chi và đi vay nữa. Đó là về sự mạnh yếu của Hoa Kỳ.

Vũ Hoàng: Thưa ông, về các nền kinh tế khác thì sao? Lý do nào khiến người ta đã dự đoán sai?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Mình có thể lần lượt nhắc lại chuyện cũ để thấy việc đoán sai như vậy là quy luật phổ biến làm nhiều người hiểu sai từ cả nửa thế kỷ chứ không  phải là bây giờ.


000_Was7208112-250.jpg
Bên ngoài Quốc Hội Mỹ chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức, ngày 21 tháng 1 năm 2013 tại Washington, DC. AFP PHOTO / Stan HONDA.


- Trước hết, là thời Chiến tranh lạnh, không thiếu gì kẻ tuyên truyền thiên tả và học giả uyên bác của Mỹ đã báo trước Liên Xô sẽ bắt kịp và vượt Hoa Kỳ. Họ dựa trên đà tăng trưởng rất cao của thập niên 60 rồi phóng vào tương lai theo đường thẳng mà không thấy kinh tế Xô viết có vấn đề từ những năm 70. Và hai chục năm sau là tự sụp đổ lên chính nó. Đến năm 2008, có người lại lầm nữa khi nghĩ là với giá dầu thô vượt quá trăm đồng, Liên bang Nga lại là đại cường kinh tế. Thật ra nước Nga tụt hậu thành xứ chậm tiến chỉ biết đào đất bán tài nguyên mà không hiện đại hóa và đa năng hóa cơ chế kinh tế. Khi giá nhiên liệu sút giảm, mà sẽ giảm, kinh tế xứ này từ suy trầm sẽ suy thoái. Lý do dự đoán sai là vì đánh giá sai vai trò của tài nguyên, khả năng quản lý của nhà nước và sự tuyệt vọng quá lớn của người dân. Sau đó là dự báo sai về Âu Châu.

Vũ Hoàng: Quả thật là đã có thời mà người ta cho rằng mô hình phát triển Âu Châu có vẻ cân đối và ổn định hơn những xoay chuyển quá nhanh của Hoa Kỳ. Thưa ông vì sao như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đấy là vào đầu thập niên 70, khi Hoa Kỳ xuất huyết với cuộc chiến tại Việt Nam, rồi lãnh đòn phong tỏa dầu khí của Trung Đông rồi sai lầm với chính sách kinh tế khiến lạm phát tăng vọt. Khi đó, người ta nói về sự bải hoải hay "malaise" của nước Mỹ và cho rằng Âu Châu mới là nơi cuộc sống đẹp vì chú ý đến phẩm hơn lượng. Lúc đó, mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Bắc Âu mới là lý tưởng. Sự thật lại không hẳn như vậy vì chế độ bao cấp Âu Châu đã tích lũy nhiều vấn đề, làm tăng thất nghiệp và giảm sức cạnh tranh. Lý do dự đoán sai vẫn nằm trong cách đánh giá quá cao vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Đấy cũng là lý do mà mươi năm sau người ta tiên đoán sự thắng thế của Nhật Bản.

 

Vài chục năm đoán sai một lần?


Vũ Hoàng: Thưa rằng nếu nhớ lại thì sau thời Tổng thống Jimmy Carter, lạm phát tại Hoa Kỳ từ 14% và thất nghiệp từ hơn 10% lại giảm mạnh và kinh tế Mỹ đã có mức tăng trưởng rất cao. Nhưng cũng vào lúc đó thì lại có lời tiên đoán về sức bật của Nhật Bản, thậm chí lời cảnh báo về việc Nhật Bản đang mua đứt nước Mỹ và thành bá chủ kinh tế toàn cầu. Vì sao họ lại đoán vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là câu hỏi này rất hay vì sau khi bi quan trước sự lớn mạnh của Liên Xô rồi Âu Châu, nhiều nhà nghiên cứu nhìn về Châu Á cũng với sự lầm lạc đó.


Khi bị khủng hoảng kinh tế thì nền dân chủ có lợi thế sửa sai cao hơn ách độc tài nhờ sự tham dự của mọi tác nhân kinh tế. Chính là việc tranh luận về cách sửa sai đó là khác biệt giữa thịnh và suy. Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Đầu tiên, họ cho là tư bản chủ nghĩa kiểu Nhật có ưu điểm cân bằng và ổn định hơn kiểu Mỹ. Lý do là hệ thống Nhật dựa trên sự phối hợp giữa doanh nghiệp và ngân hàng với bộ máy hành chính, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của chính quyền. Ba chân kiềng của các tập đoàn tư doanh, bộ máy hành chính và chính quyền đã giúp Nhật tập trung công sức thành mũi nhọn. Vì vậy dân Mỹ mới được báo động rằng Nhật Bản sẽ làm chủ đầu tư trên thị trường Hoa Kỳ.

- Sự thật thì sau đó kinh tế Nhật bị khủng hoảng vì bể bóng đầu cơ và trải qua hai chục năm suy trầm cũng vì ưu thế gọi là ổn định của họ. Nhật Bản không dám mạnh tay cải cách và phá vỡ ung nhọt tích lũy từ nhiều thập niên về trước. Mãi đến năm nay, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe mới có quyết định khá táo bạo với kết quả khả quan hơn. Lý do dự đoán sai lầm vẫn là vì quá lạc quan về sự can thiệp và phối hợp của nhà nước. Sai lầm đó tiếp tục khi người ta nói về kinh tế Trung Quốc là nơi mà nhà nước là chủ đầu tư số một và dù kinh tế nhà nước độc tài thì cũng lấy quyết định hợp lý hơn là thị trường bát nháo như ở Hoa Kỳ.

Vũ Hoàng: Khi ông nhắc lại như vậy, chúng ta thấy cứ vài chục năm thì giới kinh tế lại đoán sai một lần, nào là về Liên Xô, Âu Châu, về Nhật Bản và Trung Quốc, mà lần nào cũng nói trước là Hoa Kỳ sẽ lụn bại. Trong khi thực tế thì nước Mỹ đổi thay liên tục mà các nước kia mới sa sút. Chúng ta đi tới chuyện ngày nay là đối chiếu dự đoán với thực tế. 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện ngày nay là người ta đoán sai về sức mạnh kinh tế Trung Quốc. Lồng trong đó, khi ba khối Âu-Mỹ-Nhật bị suy trầm thì báo trật về sức bật của các nền kinh tế đang lên, như nhóm BRIC là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Người ta cũng đoán sai về giá thương phẩm theo lối tính bi quan về số cung có hạn làm giá sẽ tăng nên mới cho là xứ nào có tài nguyên thì sẽ giàu to, v.v....



000_DV531849-305.jpg
Từ trái sang: Chủ tịch Luiz Inacio Lula da Silva của Brazil, Nga Dmitry Medvedev của Nga, Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc, và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh bắt tay tại Yekaterinburg, Nga hôm 16/6/2009, trước một cuộc họp của BRIC. 
 
- Trước hết, từ hai năm qua, khối BRIC đó mới lụn bại nhất và chưa hết khó khăn. Thứ hai, Việt Nam cứ theo Trung Quốc là dựa vào trí tuệ có hạn của chính quyền và kinh tế nhà nước đã đi từ khủng hoảng này qua khủng hoảng khác, cũng với núi nợ chất đống và bong bóng đầu cơ bị bể. Thứ ba, một số nước có tránh khỏi tai họa đó vì từng bị khủng hoảng và nghiến răng cải cách. Họ chấp nhận rủi ro bất ổn của nền dân chủ, không dựa vào kho tài nguyên dưới lòng đất mà tin vảo khả năng cải tiến của người dân. Khả năng đó khiến xã hội tìm ra giải pháp thích hợp và nhà nước tạo điều kiện thử nghiệm với một sân chơi bình đẳng cho mọi người. 

- Thí dụ nổi bật nhất là Đài Loan và Nam Hàn, đã tự dân chủ hóa từ trước, rồi khi bị khủng hoảng thời 1997 thì triệt để cải cách. Theo sau, có trường hợp Philippines và Indonesia với triển vọng sáng láng hơn cả ở Đông Nam Á. Ngoài khu vực Đông Á thì phải nói đến xứ Chile, cũng đã cải cách kinh tế rồi chính trị nên xã hội ổn định và người dân giàu gấp bội so với xứ Brazil có nhiều tài nguyên hơn.
Sau cùng thì nói cho công bằng, không phải là ai cũng đoán sai về sự thịnh suy hay thăng giáng của các nước, vì có nhiều người nói ngược mà ít ai nghe!

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, vì sao lại có những dự đoán sai lầm như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ là ta nên phân biệt hai trường hợp gian ý và chân tình. Gian ý là loại con buôn đã lũng đoạn thị trường thông tin với dự báo sai, miễn là để thu hút thân chủ đầu tư vào các thị trường họ có chân đứng. Họ đánh trống hô hào rằng bên kia sông là ánh mặt trời để kêu gọi người người bỏ vốn. Kinh tế học gọi đó là phản ứng bầy đàn, nhưng trước tiên là phải có kẻ cố tình tô hồng sự thật. Trung Quốc giỏi chi tiền cho nghệ thuật quảng cáo đó nhờ các doanh nghiệp đang làm ăn với họ, mà quảng cao về chính trị chỉ là tuyên truyền.

- Chân tình là những người tin thật vào cái lẽ tất thắng của một số yếu tố như đất đai, tài nguyên, nhân công hay khả năng can thiệp sáng suốt của nhà nước. Họ tin thật chứ chằng muốn lừa gạt ai mà kết luận sai vì thiếu tầm nhìn sâu và rộng.

- Lý do ở đây là bất cứ một xứ chậm tiến nào cũng có thể học được vài bí quyết của các nước tiên tiến để vượt lên, nhờ đó mà có mươi mười lăm năm khá giả hơn xưa. Nếu cứ chỉ nhìn vào bước nhảy vọt đó thì ta dễ đoán sai vì phóng một đường tuyến giai đoạn vào tương lai trường kỳ. Trong khi thực tế lại khắt khe hơn vậy.

Vũ Hoàng: Ông nói thực tế khắt khe hơn vậy có nghĩa là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa:  Tôi xin cố giản lược hóa ở vài ý. Thứ nhất, khi kinh tế có tăng trưởng so với thời trước thì ta phải đếm ra cái được và khấu trừ đi cái mất để có đà tăng trưởng đó. Đo đếm sự được mất này có nghĩa là phải nhìn trên toàn cảnh và về dài, và để thấy ra phẩm chất. Nếu đạt mức tăng trưởng 7-8% mà lại thổi bong bóng, gây ra tham ô, bất công, hay ô nhiễm môi sinh thì kinh tế vẫn không có tương lai và người dân không có thịnh vượng. Thứ hai, chế độ độc tài mà dựng ra nền tư bản nhà nước thì cũng chỉ phất được vài thập niên mà thôi. Và sau cùng, khi bị khủng hoảng kinh tế thì nền dân chủ có lợi thế sửa sai cao hơn ách độc tài nhờ sự tham dự của mọi tác nhân kinh tế. Chính là việc tranh luận về cách sửa sai đó là khác biệt giữa thịnh và suy.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bài tổng kết này.

Source : RFA , dainamax tribune

25/12/13

Phạm Chí Dũng: Đảng Cộng sản VN đang dần phải thừa nhận xã hội dân sự

RFI

Phạm Chí Dũng: Đảng Cộng sản VN đang dần phải thừa nhận xã hội dân sự

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
DR

Thụy My 
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.

RFI Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Trong lần trả lời phỏng vấn trước đây anh có nhận xét là có những dấu hiệu cho thấy Nhà nước Việt Nam tỏ ra cởi mở hơn về vấn đề xã hội dân sự (XHDS). Có vẻ tín hiệu đó đang rõ hơn trên mặt báo Đảng trong những ngày gần đây?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
 
21/12/2013
by Thụy My
 
 
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Chắc chắn là đã rõ hơn, chẳng hạn bài “Không để các tổ chức xã hội dân sự bị lợi dụng” đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 08/12/2013. Bởi đây là lần đầu tiên xuất hiện một bài viết trên báo Đảng thừa nhận khái niệm “tổ chức xã hội dân sự”, và cụm từ « Xã hội dân sự » cũng không còn bị đặt trong ngoặc kép như cách diễn đạt đầy định hướng “thù địch” như trước đây.
Chúng ta có thể nhận ra là không phải ngẫu nhiên mà trước bài “Không để các tổ chức xã hội dân sự bị lợi dụng”, báo Quân đội Nhân dân vào ngày 24/11/2013 cũng đã có bài “Cần hiểu đúng về Xã hội dân sự”, với khái niệm nhạy cảm này được đặt trong ngoặc kép. Bài báo này nêu ra bốn khái niệm về XHDS, nhưng đáng chú ý là nhắc lại một khái niệm của Liên minh vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) 2005: “Xã hội dân sự là Diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung”.
Cần chú ý là khái niệm này được nêu ra trong một bản báo cáo khảo sát về XHDS mà Viện Những vấn đề Phát triển của Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một thành phần tham gia nghiên cứu. Vào khoảng năm 2010, viện này đã bị Chính phủ ra văn bản đóng cửa. Ông Nguyễn Quang A cũng là một nhân vật được coi là “rất nhạy cảm” đối với chân đứng của chế độ và hiện nay đang phụ trách chính trang mạng Diễn đàn Xã hội Dân sự cũng nhạy cảm không kém.
Dù chỉ mới phát tác đôi chút, nhưng sự thay đổi tâm tính của báo Đảng về cách nhìn và có thể cả cách hành xử đối với XHDS khiến giới quan sát không thể không liên tưởng đến bối cảnh ra đời của các bài báo này. Bài “Cần hiểu đúng về Xã hội dân sự” trên báo Quân đội Nhân dân xuất hiện gần hai tuần sau sự kiện Nhà nước Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Đáng chú ý là bài này nêu ra câu hỏi: “Chúng ta phải làm gì để người dân hiểu đúng về “xã hội dân sự” và phát huy những mặt tích cực của nó?”. Tuy vẫn đòi hỏi “vạch trần bản chất sự cơ hội, lợi dụng hoặc mù quáng ảo tưởng về cái gọi là xã hội dân sự”, nhưng dù sao bài viết này cũng đề nghị một số giải pháp như cần có các hội thảo riêng về cái gọi là “xã hội dân sự” làm rõ lịch sử khái niệm, cái được, cái mất, cái tốt, cái xấu của nó.
Còn bài “Không để các tổ chức xã hội dân sự bị lợi dụng” cũng của báo Quân đội Nhân dân lại chỉ cách thời điểm Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry viếng thăm Việt Nam có một tuần. Bài này “tiến bộ” hơn bài trước đôi chút với sự thừa nhận “Sự ra đời, phát triển của XHDS là một đòi hỏi khách quan đối với mọi xã hội. Chúng ta không phủ nhận những đóng góp của tổ chức XHDS đối với sự phát triển của xã hội”.
Bên cạnh đó là : “Cùng với thừa nhận sự tồn tại khách quan của các tổ chức XHDS, quan tâm tạo điều kiện để các tổ chức XHDS hoạt động đúng hướng, phục vụ lợi ích của đất nước và dân tộc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, chúng ta cần nhận thức rõ và khắc phục những hạn chế, thách thức của nó đối với sự phát triển xã hội ”. Cũng như : “Nhận thức đúng đắn về XHDS là cơ sở để chúng ta đấu tranh chống mọi tư tưởng, quan điểm, hành vi lợi dụng XHDS chống phá Việt Nam; để các tổ chức XHDS phát triển lành mạnh, phát huy tốt vai trò, tác dụng của mình đối với các hội viên, thành viên và toàn xã hội”.
Rõ ràng đã có một sự chuyển giọng trên cùng một tờ báo, hoặc trong cùng một khẩu ngữ của thể chế, trong bối cảnh rất thách thức về đối ngoại chính trị.
RFI : Còn nhớ chỉ mới năm ngoái xã hội dân sự còn bị báo Đảng xem là “thủ đoạn của diễn biến hòa bình”?
Nếu so sánh, có thể thấy chất giọng của báo Đảng cách đây một năm là khắc nghiệt hơn nhiều. Một trong những minh chứng đặc trưng cho tâm thế đó là một bài viết trên báo Nhân Dân điện tử ngày 31/08/2012 với tiêu đề “Xã hội dân sự - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình”.
Khi đó, bài báo Nhân Dân nhận định: “Nếu XHDS mạnh, thì sẽ dẫn tới vô chính phủ, bất ổn về xã hội và chế độ sẽ sụp đổ. Ðây chính là lý do để các thế lực thù địch quan tâm nghiên cứu, vận dụng, nhằm lợi dụng vai trò của XHDS trong hoạt động lật đổ một chế độ như họ đã thực hiện tại một số nước trong thời gian qua”.
Còn vài năm trước, giới tuyên giáo Đảng vẫn duy trì cách nhìn một chiều về XHDS, cho rằng: một số học giả trên thế giới có quan điểm chống cộng rất đề cao vai trò của XHDS trong các cuộc “cách mạng màu” lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) tại Ðông Âu trước đây.
Ở Ðông Âu thời trước, có những “tổ chức chính trị đối lập” hình thành, phát triển và hoạt động với danh nghĩa là “tổ chức XHDS”, như Công đoàn Ðoàn kết ở Ba Lan, Hội Văn hóa Ucraina ở Liên Xô trong những năm 80 của thế kỷ XX… Tương tự, tại Tiệp Khắc, với sự hỗ trợ của bên ngoài, các đối tượng chống đối chế độ đã thành lập Phong trào Hiến chương 77 làm hạt nhân. Các cuộc “cách mạng đường phố” tại các nước vùng Trung Ðông - Bắc Phi thời gian qua cũng cho thấy vai trò của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong việc hỗ trợ các tổ chức XHDS lôi kéo, kích động quần chúng lật đổ chế độ.
Giới tuyên giáo Đảng cũng gìn giữ đến mức sắt son tinh thần bảo thủ khi cho rằng các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Ðông Âu, thuộc Liên bang Xô Viết trước đây và Trung Ðông - Bắc Phi thời gian qua.
Cuối cùng là thái độ chụp mũ xảy ra vào năm 2012 khi một số báo Đảng cho rằng: một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai…
Cũng theo các báo Đảng : « Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ xã hội chủ nghĩa thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa bằng luật pháp dân chủ, tư sản ».
Những bài báo có cách nhìn rất phiến diện về XHDS như vậy xuất hiện trong bối cảnh tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nóng hổi, trong những cáo buộc của các tổ chức nhân quyền và một số nhà nước tiến bộ trên thế giới. Đây cũng là thời điểm mà làn sóng bắt bớ những người bất đồng chính kiến dâng cao và cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ vào cuối năm 2012 đã bị phía Hoa Kỳ hủy bỏ.
RFI : Hai bài báo gần đây của tờ Quân đội Nhân dân mà anh vừa nêu ở trên có thể cho thấy sự đổi khác nào trong tư duy của giới lãnh đạo Việt Nam về XHDS?
Giới quan sát chính trị ở Việt Nam và quốc tế có lẽ đã hiểu rất rõ rằng những thay đổi về đường lối và nhận thức của đảng cầm quyền thường được biểu hiện qua hệ thống truyền thông của Đảng, đặc biệt qua những cơ quan ngôn luận như báo Nhân Dân và Quân đội Nhân dân. Trên hai tờ báo này luôn có các mục “Bình luận - phê phán” và “Phòng, chống diễn biến hòa bình”, thường tập trung chỉ trích, công kích “các luận điệu sai trái và thù địch” đối với hệ thống truyền thông quốc tế như đài VOA, RFA, BBC, RFI… và một số trang web, blog của giới truyền thông xã hội.
Nhiều năm qua và gần nhất là từ đầu năm 2013 đến nay, có thể thấy các sự kiện liên quan đến nhóm “Kiến nghị 72”, vụ tuyệt thực của hai tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, đề xuất thành lập đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng hay hoạt động của Mạng lưới blogger Việt Nam đều hiện diện như một phần tất yếu trên mặt báo Đảng.
Tình hình đó cho thấy Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, cơ quan tuyên giáo trung ương đã thấm thía và đặc biệt lo ngại về các diễn biến bất đồng tư tưởng. Tất nhiên những người theo đường lối “kiên định xã hội chủ nghĩa” không muốn bỏ qua những phản ứng tư tưởng nổi bật và có sức lan tỏa lớn ngoài xã hội.
XHDS cũng là một trong những tiêu điểm của công tác “phản tuyên truyền” của Ban Tuyên giáo Trung ương và các báo Đảng. Nhưng vào lần này, hiển nhiên đang có một chuyển động thầm kín và có chút tự ti trong lòng họ. Họ đang chuyển từ thái độ phủ nhận XHDS một cách cực đoan sang cách nhìn bắt buộc phải chấp nhận XHDS, như một thực thể khách quan của xã hội trong xu hướng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên sự chuyển biến này không thể hy vọng là nhanh chóng, mà sẽ rất chậm chạp.
RFI : Theo anh từ những nguyên do nào mà lại có sự đổi thay về nhìn nhận XHDS trong giới lãnh đạo Việt Nam?
Cần nhắc lại, XHDS là một quy phạm đã được phái đoàn thường trực của Nhà nước Việt Nam cam kết, nằm trong 14 điều cam kết của Việt Nam trước chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 8/2013. XHDS cũng là một yêu cầu mà phía Hoa Kỳ nêu ra như một trong những ưu tiên đối với lộ trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Bắt đầu từ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ quốc gia Việt - Mỹ vào tháng 7/2013 và sau đó là một số chuyến ngoại giao con thoi, chính thức lẫn không chính thức, giữa hai quốc gia này.
Những cuộc gặp gỡ mang tính thúc đẩy như thế lại lồng trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam đang rốt ráo vận động cho một vị trí trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP. Có lẽ cũng cần nhắc lại là nếu vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chỉ mang tính danh nghĩa mà không dẫn dắt trực tiếp đến một nguồn lợi nào về kinh tế, thì TPP được coi là một trong những chiếc phao cứu sinh đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam lại đang lâm vào tình trạng quá quẫn bách, quẫn bách đến nỗi cạn kiệt về nội lực mà chỉ có thể trông mong vào những nguồn ngoại viện chủ yếu từ Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật Bản, và có thể từ cả “bạn vàng” Trung Quốc.
Từ khung cảnh hòa đồng lẫn hỗn mang về kinh tế và chính trị như thế, chúng ta có thể thấy tiến trình hình thành XHDS ở Việt Nam là một xu thế mang tính tất yếu. Xu thế này dựa vào chính nhu cầu của nhiều tầng lớp người dân Việt Nam về ít nhất các quyền dân sinh, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do tôn giáo và những quyền khác như biểu tình, lập hội, trưng cầu dân ý. Dù rằng tất cả những quyền này đã được nêu ra trong bản Hiến pháp năm 1992 nhưng sau hơn hai chục năm, đến bản Hiến pháp mới 2013 vẫn không được luật hóa.
Xu thế tất yếu về XHDS ở Việt Nam cũng được biểu đạt từ 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc can thiệp vào khu vực Biển Đông trong năm 2011, đến hàng loạt kiến nghị của nhóm “Kiến nghị 72” trong năm 2013, cho đến sự hình thành một số tổ chức dân sự trong nước, mà thực chất là tổ chức phi chính phủ. Chẳng hạn như Mạng lưới blogger Việt Nam, Phong trào Con đường Việt Nam, Ủy ban Công lý Hòa bình của giới Công giáo, và gần đây là nhóm Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam và Hội Bầu bí Tương thân… Hiện nay có ít nhất 11-12 nhóm dân sự lớn nhỏ đã và đang hình thành ở Việt Nam.
Xu thế hình thành các tổ chức dân sự cho thấy dù muốn hay không, Nhà nước Việt Nam vẫn phải dần chấp nhận sự tồn tại của những tổ chức này và có thể còn nhiều tổ chức dân sự khác, miễn là những hoạt động dân sự đó không “nhằm ý đồ chính trị hoặc lật đổ chính quyền”.
Đó cũng là lý do vì sao gần đây trong nội bộ Đảng dường như đã bắt đầu xuất hiện một luồng quan điểm thừa nhận “XHDS là một vấn đề mới ở Việt Nam, đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều trí thức, công chức và nhân dân”, và “Về bản chất xã hội dân sự có nhiều đặc điểm mang tính tích cực (hoạt động trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý; vì mục tiêu rất tích cực) cần được nghiên cứu, làm rõ và vận dụng phù hợp vào điều kiện thực tiễn nước ta”.
RFI : Nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn để hình thành một XHDS đúng nghĩa ở Việt nam. Theo anh kịch bản nào có thể xảy ra cho XHDS trong những năm tới?
Cho dù Đảng có thể “chủ động nghiên cứu và vận dụng XHDS”, tôi vẫn có cảm giác như sự thay đổi về nhận thức và hành vi đối xử của Đảng đối với XHDS hiện thời và trong ít nhất một năm tới không xuất phát từ lòng thành tâm chính trị như một tố chất đã được chiết xuất ở Miến Điện, mà chủ yếu vẫn mang tính đối phó, và chủ yếu là đối phó với trào lưu đối ngoại, trong thế chẳng đặng đừng.
Tôi cũng có cảm giác là đối sách của Đảng đối với XHDS đang có nhiều nét tương đồng với giai đoạn năm 2006 – 2009. Đó là khoảng thời gian mà Nhà nước Việt Nam được hứa hẹn và sau đó được gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới, được dỡ bỏ khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo và nhân quyền của Quốc hội Hoa Kỳ. Khi đó, một số cuộc hội thảo về XHDS đã được Nhà nước tổ chức, nhưng chủ yếu bao gồm thành phần giới chức Đảng và các cơ quan nghiên cứu và quan chức của chính quyền, chứ không được nổi bật bởi thành phần trí thức phản biện độc lập.
Trong vài ba năm đó, những cuộc hội hảo, tọa đàm đã chỉ bàn luận chủ yếu về vấn đề học thuật của XHDS như XHDS là gì, kinh nghiệm về XHDS ở các quốc gia phát triển trên thế giới, một số đặc điểm của XHDS ở Việt Nam, nhưng lại nhấn mạnh đến vai trò của các tổ chức hội đoàn nhà nước chứ không phải hội đoàn tư nhân và càng không làm rõ vai trò của các hội đoàn thiện nguyện trong các tôn giáo. Nhưng câu hỏi “Làm thế nào để có XHDS?” vẫn luôn là một bế tắc đầy cố tình. Cuối cùng, các cuộc hội thảo này đã kết thúc mà không có bất kỳ một lộ trình cụ thể nào cho việc triển khai XHDS ở Việt Nam, dù một số trí thức phản biện độc lập đã nêu ra không ít kiến nghị.
Rất có thể vào lần này, Nhà nước Việt Nam cũng muốn thực hiện đối sách mang tính đối phó như thế, như một cách trì hoãn thời gian theo phương châm “vừa mềm dẻo vừa đấu tranh”. Còn nếu sau hai đến ba năm nữa mà nền kinh tế Việt Nam trở lại thời được coi là hoàng kim như năm 2007 và thế đứng của thể chế cũng đỡ mong manh hơn hiện thời, hoàn toàn không loại trừ vấn đề XHDS sẽ không còn được xem là một nhu cầu, yêu cầu của dân chúng.
Thậm chí sẽ không còn được nêu ra trong bất cứ cuộc hội thảo nào, còn những tổ chức dân sự mang tính hành động cao nhất sẽ có thể bị sách nhiễu, và lãnh đạo của họ sẽ có cơ hội trở thành tù nhân lương tâm. Cũng cần nói thêm là cho đến nay, ở nhiều tỉnh thành, cách nhìn đối với XHDS vẫn còn rất hà khắc, thậm chí cụm từ này bị coi là một điều cấm kỵ và rất gần gũi với nghĩa “phản động”.
Thế nhưng tôi vẫn hy vọng tình hình những năm tới sẽ khác hơn là giai đoạn 2006-2009. Cơ sở của sự khác biệt, có thể xem là sự khác biệt cơ bản như thế, là tất cả các yếu tố về hạ tầng kinh tế, mức độ bất bình đẳng xã hội gây ra bởi các nhóm lợi ích và thân hữu, niềm tin dân chúng, phản ứng xã hội. Và cả điều được coi là “đoàn kết” trong nội bộ Đảng hiện thời đã chênh biệt rất nhiều so với thời gian trước đây - một sự chênh lệch đủ lớn để không làm cho bất kỳ dĩ vãng nào có thể tái hiện. Nói cách khác, Nhà nước Việt Nam đã quá thụt lùi trong hoạt động điều hành quản lý kinh tế - xã hội, ít nhất tính từ thời mở cửa kinh tế những 90 của thế kỷ trước, và hậu quả của sự thụt lùi này là rất khó có thể cứu vãn.
Một khi quá khứ khó hoặc không thể lặp lại, và theo phân tích riêng của tôi thì sẽ hầu như không còn cơ hội để lặp lại, những người cầm quyền ở Việt Nam chỉ có thể chọn một trong hai con đường: hoặc đi ngược với quy luật, xu thế và các trào lưu về hội nhập quốc tế và do đó sẽ mang đến cho họ những nguy hiểm khôn lường về thế tồn vong chính trị và cả tài sản cùng mối an nguy cá nhân. Hoặc phải bắt nhập những vận động quốc tế một cách thành tâm hơn, sẵn lòng thừa nhận và chấp nhận mô hình XHDS hơn. Như những gì mà Tổng thống Thein Sein và các thuộc cấp của ông đã và đang tương đối thành công, trong mối quan hệ với người dân và đảng Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi ở Miến Điện.
Một chính thể có bản lĩnh là chế độ không e ngại, không e sợ sự tồn tại và phát triển của XHDS. Nếu vận dụng được những mặt mạnh của XHDS, chế độ đó chắc chắn sẽ được lòng dân hơn và tuổi thọ của nó cũng sẽ kéo dài hơn. Còn nếu vẫn khăng khăng khống chế và đàn áp XHDS thì sự sống của chế độ sẽ chỉ còn tính bằng năm tháng.
RFI : Chúng tôi rất cám ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã nhận lời trao đổi với RFI Việt ngữ trong chương trình hôm nay.

21/12/2013

Source : RFI

Việt Dzũng để cho đời lời Kinh Tị Nạn

Việt Dzũng để cho đời lời Kinh Tị Nạn

Cập nhật: 10:43 GMT - thứ tư, 25 tháng 12, 2013

Tôi rời Việt Nam vào ngày cuối tháng 4/1975 và đến được trại tị nạn ở Philippines.
Ở đó buổi tối tôi hay ra nhà chòi ngồi nghe một bạn trẻ, đi đứng mang theo đôi nạng, ôm đàn cất giọng trầm ấm hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn, những lời ca quen thuộc mà nhiều người ngồi quanh thỉnh thoảng cũng cất tiếng hát theo.

Đến Mỹ, vài năm sau tôi gặp lại anh cũng với đôi nạng, đứng trên sân khấu trước vài nghìn khán giả ngồi kín Center for the Performing Arts ở San Jose.
Thời gian tạm sống trong trại tị nạn không lâu, nhưng anh bạn trẻ cũng đã cùng nghệ sĩ La Thoại Tân đứng ra tổ chức văn nghệ giúp vui cho đồng bào ở đó.
Hôm đó nghe anh hát và nhiều người đã rưng rưng nước mắt.
Đó là hình ảnh Việt Dzũng trong ca khúc “Một chút quà cho quê hương” do chính anh sáng tác mà lời ca đã xoáy sâu vào tâm thức người tị nạn của những năm 1980-81, đã đưa nhạc anh vào lòng người Việt.
Sáng thứ Sáu 20/12/2013 Việt Dzũng đột ngột từ trần tại Little Saigon, nam California vì bệnh tim, hưởng dương 55 tuổi.

Tiếng hát và lời Kinh

Tin anh mất gây bàng hoàng xúc động trong cộng đồng vì hàng ngày giọng anh vang vang trên sóng phát thanh ở hai miền nam bắc California.
Trong những tuần lễ trước đó anh còn tham gia các sinh hoạt từ thiện và tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Hè vừa qua anh lên San Jose cùng với Nam Lộc làm MC cho chương trình gây quỹ giúp thương phế binh Việt Nam Cộng hòa.
Sinh ngày 8/9/1958 ở Sài Gòn, Việt Dzũng có tên khai sinh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng là con của cố bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, nguyên sĩ quan và dân biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hoà.
Mẹ là bà Nguyễn Thị Nhung, cựu giáo sư trường trung học Gia Long, Sài Gòn.
Anh được biết đến nhiều nhất qua một số ca khúc viết trong những năm đầu cuộc đời tị nạn vào đầu thập niên 1980, khi làn sóng vượt biển đang lên cao và ở quê nhà những trại cải tạo học tập đọa đầy, những vùng kinh tế mới lầm than được dựng lên:
Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình…
Lời ca là những trải nghiệm đau buồn của người Việt xa xứ, của thân nhân, bạn bè ở quê nhà. Những ca từ đã trở thành bất tử trong lòng người hải ngoại cũng như trong trí nhớ của nhiều người tại quê nhà vào những năm đất nước còn khép kín và bài hát được các đài quốc tế chuyển về Việt Nam qua sóng phát thanh.
Lời ca là nỗi lòng của người ra đi gửi nhớ thương về quê nhà qua những thùng quà trong đó chứa đựng biết bao thương nhớ, ngọt bùi, đắng cay.
Những sáng tác đầu của Việt Dzũng là về đời tị nạn, về hành trình vượt biển chênh vênh trên sóng dữ, chao đảo giữa sống chết:
Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm
Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài…
Thuyền mong manh ôi đời lênh đênh
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô…
Trời chơ vơ ôi người bơ vơ
Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục
Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn
Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen
Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mộ xanh
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ
Khủng khiếp hơn khi con tàu lạc hướng, hết thức ăn và nước uống khiến người phải ăn thịt người để sống sót:
Sáng dậy em điểm tâm bằng đôi con mắt
Đêm về em ngậm ngùi gặm khúc xương tay
Em hỡi em biển vẫn đầy
Sao em uống máu cho ngậm ngùi chua cay…
Việt Dzũng không chỉ viết lên nỗi đau hành trình tị nạn mà còn những hoài niệm cố hương:
Tôi muốn mời em về thăm lại BấmHà Nội xưa
Cổ Ngư chiều đổ lá trong mưa buồn lưa thưa
Tôi muốn mời em về thăm lại Sài Gòn xưa
Duy Tân chiều say nắng uống môi nồng hương xưa
Tôi muốn mời em về thăm lại căn nhà xưa
Có mẹ ngồi đầu đó sợi tóc bạc đong đưa
Tôi muốn mời em về, nhưng quê hương tôi quá xa
Bên kia bờ Thái Bình bao la…
Và dù sống xa quê hương anh luôn hãnh diện là người Việt và nhắn nhủ các bạn trẻ hãy nói lên niềm tự hào mình là người Việt Nam:
Này hỡi anh thanh niên sao gục mặt âm thầm
Sao anh ngại không nhìn nhận giòng giống Lạc Long
Này hỡi cô sinh viên sao ngại ngùng không lời
Sao cô ngại không nhìn nhận đây nước Việt tôi
Này hỡi dân tôi ơi xin rũ lời nghi ngại
Xin vỗ ngực oai hùng nhận tôi là người Việt Nam
Việt Dzũng có khiếu nhạc và thích sinh hoạt từ những ngày còn ở trường trung học Taberd Sài Gòn và đã đạt giải nhất thi đua văn nghệ của trường.
Đến Hoa Kỳ anh đã sáng tác, tham gia ban nhạc đồng quê Mỹ – country music – và năm 1978 đoạt giải nhất trong một cuộc thi nhạc ở tiểu bang Iowa.
Khi những ca khúc viết về người tị nạn Việt Nam của anh được rộng rãi biết đến trong cộng đồng, cùng lúc với sự xuất hiện của nữ nhạc sĩ Nguyệt Ánh thì Việt Dzũng và Nguyệt Ánh đã trở thành đôi song ca chuyên chở lời ca đấu tranh vào lòng người hải ngoại:
Em vẫn mơ một ngày nào
Anh với em chung tình bạc đầu
Trên quê hương nghèo, trong khu rừng già
Trước mái nhà cờ vàng bay phất phơ
Bên mái hiên ta ngồi chuyện trò
Khoai nướng thơm hương tình ruộng đồng.
Con thơ ngoan hiền, ê a đánh vần
Vê en nờ (VN) là Việt Nam kiêu hùng…
Những ca từ trong “Em vẫn mơ một ngày về” của Nguyệt Ánh đã được đôi song ca hát vang trong các sinh hoạt văn nghệ đấu tranh của người Việt hải ngoại từ thập niên 1980.
Năm 1985 Việt Dzũng, Nguyệt Ánh cùng với một số nghệ sĩ khởi xướng Phong trào Hưng Ca, ôm đàn và đem tiếng hát đi khắp nơi trên thế giới để kêu gọi cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân Việt. Đã có 40 CD hùng ca của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh được phát hành và trong suốt ba thập niên qua đôi song ca đã quyết tâm tranh đấu chống cộng sản trên mặt trận văn hoá, văn nghệ.

Giọng nói thân quen

Ngoài sinh hoạt văn nghệ qua hơn 400 ca khúc, Việt Dzũng còn được biết đến qua lãnh vực truyền thông.
Anh từng làm việc trong nhiều toà báo như Người Việt, Nhân Chứng, Tay Phải, Việt Nam Thương Mại. Đầu thập niên 1990 anh làm xướng ngôn viên cho đài phát thanh Little Saigon Radio, năm 1996 lập ra Radio Bolsa và cùng với Minh Phượng đã trở thành những giọng nói thân quen trong cộng đồng.
Cách làm truyền thông của anh không là đọc tin tức một cách đóng khung, mà có những khi vui đùa thân mật trong lúc đưa tin nên có sự gần gũi với thính giả qua sóng phát thanh.
Anh cũng nổi tiếng qua vai trò em-xi, cùng với Nam Lộc, Thùy Dương, Orchid Lâm Quỳnh trong các chương trình ca nhạc do trung tâm Asia sản xuất với nội dung gồm nhiều ca khúc viết về người lính Việt Nam Cộng hòa, về hành trình tìm tự do của người Việt.
Những sản phẩm văn nghệ này bị nhà cầm quyền Hà Nội lên án là xuyên tạc đất nước và lo sợ nội dung có ảnh hưởng tâm lý với người trong nước.
Việt Dzũng ra đi, anh để lại cho đời dấu ấn đậm nhất trong băng nhạc đầu tiên chủ đề “Kinh tị nạn” phát hành năm 1980 với 100 nghìn bản đã được đón mua.
Cuốn băng có “Một chút quà cho quê hương” và “Lời kinh đêm” với ca từ phản ánh một thời đau thương và đã mãi mãi đi vào lòng người Việt.

Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.
Source : BBC

Thư gởi anh Lê Hiếu Đằng: Anh lại... “đứng lên”!


Thư gởi anh Lê Hiếu Đằng: Anh lại... “đứng lên”!

Hạ Đình Nguyên
Anh đã từng đứng lên, và luôn đứng thẳng. Nhưng đã bốn hôm rồi, anh đứng lên theo nghĩa cụ thể, là đứng lên và bước tới, từng bước một, với chiếc gậy mây trong tay. 

Đó là điều đáng ngạc nhiên, và đặc biệt là đối với giới bác sĩ. Ai cũng phải chết, nhưng cái khả năng chẩn đoán chính xác, thì không thể! Nếu giới bác sĩ mà nói đâu cũng trúng, thì e đời sẽ mất đi cái hấp dẫn về bí mật của sự sống, mà các tôn giáo cũng bớt đi một phần kỳ vỹ vinh quang. Tôi mong cho khoa học ngày càng tiến bộ, nhưng cũng mong có cái gì đó trên cả khoa học.


Chúng tôi ngạc nhiên cứ tưởng như anh Đằng bật nắp quan tài mà đứng dậy. Tôi nhận ra một não trạng chung khá kỳ cục rằng, không mong mà vẫn đợi! Không ai mong anh chết cả, thế mà vẫn đợi nó… Cái đợi vì một nghĩa vụ muốn hoàn thành, muốn trọn vẹn trong cuộc tiễn đưa. Không ai muốn lợi dụng sự ra đi của anh để làm cái giống gì, như một số người có thể tưởng tượng. Cũng như nhiều người hiểu rằng cái chủ nghĩa xã hội, đến cuối thế kỷ chưa biết nó có hoàn thiện hay không (hình tượng là ngồi, nằm hay đứng dậy..), nhưng vẫn nên trung thành, và tỏ ra trọn vẹn cho cuộc tiễn đưa, bởi một “đức tin”, hay do tình cảm chẳng hạn. 

Sớm muộn, các cuộc đưa tiễn các kiểu cũng sẽ xảy ra.

Vì trời đất là vô thường, chia ly là bất tận từng sát na, nên cung cách tiễn đưa trở nên cực kỳ quan trọng, vì duy nhất đó là điều mà nhân loại có thể làm được.

Thái độ chọn lựa “trọn vẹn” mang nhiều trăn trở ấy về các thể loại tiễn đưa, nhất là sự tiễn đưa hoành tráng và mệt mỏi từ nay đến cuối thế kỷ, có thể đắp đổi được nhiều mâu thuẫn nội tâm, của cuộc đời chứa đầy kịch tính kín đáo mà mà cũng hở hang này. 

Và đó là cách ứng xử hợp lệ vẻ bên ngoài của thế gian, nhưng nào ai biết trong thâm cung bí hiểm của tâm trí là gì! 

Nó giống hệt bức vẽ con cừu trong hộp kín của nhà văn phi công Saint Exupéry, để làm quà tặng cho Hoàng tử Bé vào cái lần đầu bất ngờ tao ngộ, tại sa mạc Sahara ở thế kỷ trước.

Nghĩ suy cho cùng, ai cũng có con cừu nằm/ ngồi/ đứng thế nào ấy, trong cái hộp kín của mình. Miễn sao bên ngoài cho hoành tráng là được, thí dụ như Đảng ta. Theo lời Tổng Bí thư Trọng, được sử quan nghiêm túc chép lại không sai một lời: “Một Đảng gần dân, liên hệ mật thiết với nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Đảng như thế mới là Đảng lãnh đạo chứ!”.

Tôi vẫn luôn yêu thích cái từ “chứ!” cuối câu mà Tổng Bí thư hay dùng. Cái từ ấy rất hay, sang mà độc đáo! Hãy cảm nhận cho tinh tường. Nó đứng từ trên cao, nó phang ra tính tất yếu, nó phản biện theo cách hùng hồn. Không phải ai cũng có đủ tư cách xứng đáng để dùng, dù nó là từ ngữ chung, không ai là chủ sở hửu. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy thú vị bức vẽ trên của bác Tổng Bí thư, bằng hoặc là hay hơn bác phi công tài ba của thế kỷ trước, về chuyện vẽ con cừu cho Hoàng tử Bé. Khi bác phi công vẽ con cừu, con nào cũng bị hoàng tử chê, con này quá mập, con này lại ốm quá, con này nữa, sao lại giống con dê vì có hai cái sừng thế kia?… Cuối cùng, bác phi công vẽ con cừu trong cái hộp kín. Cái hộp kín làm bằng giấy cứng. Kỳ diệu thay, hoàng tử nọ nhìn ngắm, đã hết lòng hoan hỷ, và tha hồ mà ghi nhớ, cảm nhận theo ý tưởng mình. Cái hộp kín của bác Tổng Bí thư thì làm bằng chữ, một số chữ kết thành cái hộp kín, tầng tầng lớp lớp kiên cố (các chữ in nghiêng và đậm ở trên kia). Vẫn kỳ diệu không kém, vì nhiều người, trong số ba triệu người, cũng rất hoan hỷ ngưỡng mộ, tha hồ mà nghĩ tưởng theo ý mình những gì bên trong cái hộp ấy! Bác thêm từ “chứ” là từ khóa để kết thúc sự nghiệp dài hơi, là sự nhấn mạnh tuyệt vời mà vui vẻ, lại bình dân thân ái, về niềm tin, có giá trị hơn một nghìn lần sự khẳng định. Cái niềm tin về con cừu trong cái hộp kín, được chế tạo bằng chữ, không phải bằng giấy cứng. Cái hộp trước được làm vào đầu thế kỷ 20, cái hộp sau chế tạo vào đầu thế kỷ 21, nên có phần tinh xảo hơn. Tuy nhiên, cách nhau gần một trăm năm, ở hai bờ đại lục xa xôi, chỉ có hai bức họa này là thuộc hàng trứ danh nhất.

Trở lại chuyện anh Đằng.

Anh đứng dậy và đi, mà quả thực chẳng đi tới đâu! 20 m là cùng. Có nhiều người mong muốn anh đi xà quần, thế thôi! Mà đó cũng là thực tế. Có ai mong muốn anh đi đâu xa hơn, cũng không thể được. Quá lắm là xe ôm, “thồ” đến quán cà phê, đủ vui rồi! 

Có lẽ cái não trạng chiến tranh còn in đậm nét trong hàng hàng lớp lớp dân ta và quan ta, cho nên cứ phải nghĩ đến hành động, và hành động. Rồi từ đó, nó tiến dần lên như là bạo động, rồi gọi trại ra thành bạo lực, lại chính cái từ mà ta đã chán chường! Trong mấy mươi năm nay, bạo lực chỉ do tưởng tượng, tưởng tượng trước, nó sanh sôi nảy nở theo sau. Bây giờ có lẽ nó râm ran đều khắp, nên lại có sự leo thang về loại hình: Nghị định chính phủ vừa ký ban hành, cho phép An ninh được bắn chết... ai đó ở đường phố, nếu…

Nói gọn theo văn chương là vậy.

Chúng ta có thể ngăn ngừa bạo lực từ trong ý thức được chăng? Bằng cách sửa lại cái “não trạng hậu chiến tranh” vốn mang đầy vết tích bạo lực từ người lớn, người trưởng thành, người chưa trưởng thành, và trẻ em, có thể tính từ trong bào thai, của thời kỳ đó kéo dài lê thê thích thú cho đến nay? Một loại “vết hằn trên lưng ngựa hoang” còn bàng bạc trong tâm thức. Cái gì có sẵn thì đều hấp dẫn. Bạo lực cũng thế. Có một câu nói trứ danh mà tôi nhớ mãi: “Chỉ có cái búa trên tay, người ta thấy mọi vật đều có dạng cây đinh”.

Anh Đằng, 
 Anh cũng ra đi từ chiến tranh, cũng mang những vết hằn trên lưng ngựa hoang. Anh đã từ bỏ trái tim chiến tranh sang trái tim hòa bình. Hành động ư! Cần chichứ! (Xin lỗi Tổng Bí thư cho mượn dùng tạm chữ này một lần thôi). Chỉ nghĩ ngợi là được rồi. Nghĩ là “hành” rồi, theo nghĩa là “tác ý”. Ông Phật Thích Ca đâu có làm gì, ngài chỉ ngồi không, và ngồi ngay ngắn là đủ. Anh đã tác ý rồi. Anh đã ra khỏi Đảng, nếu không, trước đó, hay vào lúc anh hấp hối, Đảng cũng khai trừ anh thôi, vì trong Đảng không thể có một đảng viên xấu, như con cừu chạy ra khỏi hàng ngũ, dù là hắn sắp chết, nhưng không thể chết trong tư cách đảng viên không tốt. Một đảng viên, dù là chết cũng phải chết với tư cách là đảng viên tốt. Bởi bên kia thế giới, có thể Đảng vẫn tồn tại, dù không chắc ăn lắm. Biết thế, anh khai trừ Đảng, trước khi Đảng khai trừ anh. Anh khai trừ Đảng, chẳng qua là anh tự thủ tiêu tư cách đảng của mình, chứ Đảng một là thực thể đang tồn tại mênh mông sinh động. Cái việc anh từ biệt Đảng – tôi không nói là từ bỏ, rất kém lịch sự nhé – đã gây nên cuộc bàn cãi rằn ri mấy hôm nay về chủ đề này. 

Trước hết là vấn đề từ ngữ, sau là cái cách. 

Nên nhớ, bác Trọng là người rất giỏi và rất chú ý về ngữ pháp. Bác chỉnh sửa từng câu từng chữ, khi bàn luận về văn bản dự thảo văn kiện quan trọng thứ cấp sau Cương lĩnh Đảng. Bác ấy mong muốn, không quan trọng lắm về thực tế, mà chỉ bằng chữ nghĩa thôi, nó phải vang lên hùng hồn một cách quyến rũ nhân dân, hoặc chỉ cần thu hồn được Quốc hội để thông qua là thành công. Và bác thành công 99,59 % (hay 97,59 % cũng được). Về vụ “ra” Đảng, những từ ngữ không hòa bình lịch sự thì dứt khoát bỏ ra, phải dùng từ ngữ ôn hòa và tử tế, có nét văn chương thì càng hay: từ biệttừ giãchia taychia lyly dị (khắn khít quá thì cũng có thể dùng từ này), rút lui khỏi (Trung Quốc dùng từ thoái đảng, ta không bắt chước, vì phải giữ linh hồn cho độc lập), thoát khỏi (nếu thấy áp lực quá), hoặc ly khai (hơi oai đấy), hay chỉ dùng từ ra đơn thuần, cộc lốc, mà không cần diễn tả lý do, mục đích, cách thức… giống như một đứa con ngang bướng mà đầy cá tính vậy.

Hoặc, quá lắm thì im lặng, tự biến mất, chẳng cần xướng danh sự việc bởi tên gọi bằng từ ngữ nào cả.
Về trường hợp làm đơn như “đồng chí” Phạm Chí Dũng cũng vướng víu. Nó có nguồn gốc vững chắc về lý luận biện chứng: Có đơn xin vào, thì ắt có đơn xin ra. Đã làm đơn thì phải có xem xét, có chấp thuận hay không chấp thuận. Nhưng khi vào Đảng, đã có lời thề rằng sẽ hy sinh suốt đời cho Đảng, đã ký thác trọn đời, bây giờ chưa chết, cớ sao xin ra? Chỉ cái tội bất trung, không giữ đúng lời hứa trọn đời (hay hơi thở…), bất kể lý do gì khác, cũng đáng một tội trước tiên là khai trừ, chưa nói kể từ đây, các chi bộ sẽ đẻ ra rất nhiều cái xấu, tùy hoàn cảnh mà ứng dụng, triển khai ra. May nhờ cái hộp kín mà Tổng Bí thư khẳng định: “Đảng như thế mới là Đảng lãnh đạo chứ!” (tôi vẫn luôn yêu cái từ “chứ của bác Tổng Bí thư mỗi lần nghe thấy).

Nếu không phải Đảng ta là “Đảng như thế”, thì hãy nhìn sang Bắc Triều: 3 súng tiểu liên, cơ chế đạn 30 viên/súng, đồng loạt nhả đạn, với 90 viên bay ra, ghim vào thân thể, một đảng viên xấu lập tức tan thây. May quá, Việt Nam ta đang tiến lên chủ nghĩa xã hội, tuy chưa chắc tiến tới cái chỗ ấy, cho đến cuối thế kỷ này!

Tôi không thể kết luận được vụ phức tạp này, nhưng có ý kiến riêng. Khi vào Đảng, chỉ có Đảng và ta biết. Nay ra Đảng, chỉ có ta và Đảng biết, nên lặng lẽ mà rút lui là hay nhất, chẳng ai mất thể diện. Đảng vẫn cứ đường hoàng là Đảng. Đảng vẫn hạnh phúc. Ta thì hân hạnh được làm công dân.
Nhưng cũng nên nhớ, một công dân chưa trưởng thành, vì chưa có quyền ký cái “khế ước công dân” nào để bảo kê cả. Nhớ đấy! 

Anh Đằng thân mến,
Tôi nghĩ là anh chẳng nên làm cái gì ráo, chỉ đi loanh quanh thôi, rồi lại ngồi yên, mà đặc biệt nên ngồi ngay ngắn. Ngồi ngay ngắn là cực kỳ quan trọng! Nhưng thay vì thở ra, thở vào, thì hãy nghĩ cái việc “Đảng vào, Đảng ra”, nên chọn sử dụng cái từ nào cho hợp với bản sắc văn hóa dân tộc? Thế thôi! Tôi không có ý kích động, đả kích hay tán dương cái gì cả, chỉ hơi lo toan bao đồng về mặt từ ngữ, nhân dịp xuân sắp về.

Tối mai là lễ Noel. Tôi yêu cái lành lạnh của mùa này, cũng vui vui thấy màu sắc và nét cong mềm mại khó hiểu của những chiếc áo ấm, cũng còn gọi là áo lạnh.

Chúc anh đứng lên, và bước tới, không quên chiếc gậy mây!
Một người bạn.
23/12/13
H. Đ. N.

Huy Đức - Cùng Hoàn Chỉnh Danh Sách 74 Liệt Sĩ Hoàng Sa


THỨ TƯ, NGÀY 25 THÁNG MƯỜI HAI NĂM 2013

Cùng Hoàn Chỉnh Danh Sách 74 Liệt Sĩ Hoàng Sa

Huy Đức


Từ năm 2006, tôi bắt đầu tiếp xúc với các sỹ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa, tìm kiếm danh sách 74 liệt sĩ hy sinh trong trận hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Tuy nhiên, do không thể tiếp cận hồ sơ mà Hải quân Việt Nam Cộng hòa để lại sau ngày 30-4-1975, do thời gian đã trôi qua quá lâu nên ngay cả Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cũng không thể có một danh sách có đầy đủ họ tên, quê quán các liệt sĩ. 


Danh sách mới nhất mà Trung tá Vũ Hữu San, Hạm trưởng Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ 04), người tham gia trận hải chiến này, thu thập được cũng chỉ có 68 liệt sĩ có đủ họ tên. Sắp kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa rơi vào tay quân xâm lược Trung Quốc, xin công bố bản danh sách này, hy vọng thân nhân của các liệt sĩ, bạn đọc gần xa, cùng chung tay bổ sung tên họ, quê quán, địa chỉ liên lạc thân nhân của những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa thiêng liêng.

Mong nhà báo Thu Uyên, thông qua chương trình "Như chưa bao giờ có cuộc chia ly", giúp tìm kiếm thông tin, cùng hoàn chỉnh bản danh sách này:

DANH SÁCH 74 LIỆT SĨ HY SINH TRONG TRẬN HOÀNG SA 19-1-1974

1, Trung sĩ Trần Văn Ba (HQ 10)

2, Hạ sĩ Phạm Văn Ba (HQ 10)

3, Đại úy Vũ Văn Bang (HQ 10)

4, Hạ sĩ Trần Văn Bảy (HQ 10)

5, Thượng sĩ nhất quản nội trưởng ... Châu (HQ 10)

6, Trung sĩ nhất VT Phan Tiến Chung (HQ 10)

7, Hạ sĩ Nguyễn Xuân Cường (HQ 10)

8, Hạ sĩ Trần Văn Cường (HQ 10)

9, Trung sĩ Trần Văn Đàm (HQ 10)

10, Hạ sĩ nhất vận chuyển Nguyễn Thành Danh (HQ 4)

11, Hạ sĩ vận chuyển Trương Hồng Đào (HQ 10)

12, Hạ sĩ nhất Trần Văn Định (HQ 10)

13, Trung úy Lê Văn Đơn (Người nhái)

14,  Hạ sĩ Nguyễn Văn Đông (HQ 10)

15, Trung úy Phạm Văn Đồng (HQ 10)

16, Trung úy Nguyễn Văn Đồng (HQ 5)

17, Trung sĩ.... Đức (HQ 10)

18, TT1/TP Nguyễn Văn Đức (HQ 10)

19, Trung sĩ Lê Anh Dũng (HQ 10)

20, Hạ sĩ Nguyễn Văn Duyên (HQ 16)

21, Thượng sĩ Nguyễn Phú Hào (HQ 5)

22, Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Hòa (HQ 10)

23, Hạ sĩ Nguyễn Văn Hoàng (HQ 10)

24, Trung úy Vũ Ðình Huân (HQ 10)

25, Hạ sĩ Phan Văn Hùng (HQ 10)

26, Thượng sĩ nhất Võ Thế Kiệt (HQ 10)

27, Thượng sĩ Hoàng Ngọc Lễ (HQ 10)

28, TT1/TX Phạm Văn Lèo (HQ 10)

29, Thượng sĩ nhất CK Phan Tấn Liêng (HQ 10)

30, Hạ sĩ Nguyễn Văn Lợi (HQ 10)

31, TT1/CK Dương Văn Lợi (HQ 10)

32, Hạ sĩ Ðỗ Văn Long (Người nhái)

33, Trung sĩ Lai Viết Luận (HQ 10)

34, Hạ sĩ nhất Ðinh Hoàng Mai (HQ 10)

35, Hạ sĩ nhất Nguyễn Quang Mến (HQ 10)

36, Hạ sĩ nhất Trần Văn Mộng (HQ 10)

37, Trung sĩ ... Nam (HQ 10)

38, TT1/TP Nguyễn Văn Nghĩa (HQ 10)

39, Trung sĩ Ngô Văn Ơn (HQ 10)

40, Hạ sĩ Nguyễn Văn Phương (HQ 10)

41, TT1/PT Nguyễn Hữu Phương (HQ 10)

42, Thượng sị nhất Nguyễn Ðình Quang (HQ 5)

43, TT1/TP Lý Phùng Quy (HQ 10)

44, Trung sĩ Phạm Văn Quý (HQ 10)

45, Trung sĩ Huỳnh Kim Sang (HQ 10)

46, Hạ sĩ Ngô Sáu (HQ 10)

47, Trung sĩ Nguyễn Tấn Sĩ (HQ 10)

48, TT/TP Thi Văn Sinh (HQ 10)

49, Trung sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn (HQ 10)

50, Hạ sĩ nhất vận chuyển Lê Văn Tây (HQ 10)

51, Trung tá Ngụy Văn Thà (HQ 10)

52, Đại úy Huỳnh Duy Thạch (HQ 10)

53, Hạ sĩ Nguyễn Văn Thân (HQ 10)

54, TT/DT.... Thanh (HQ 10)

55, Trung úy Ngô Chí Thành (HQ 10)

56, Hạ sĩ Trần Văn Thêm (HQ 10)

57, Hạ sĩ Phan Văn Thép (HQ 10)

58, Hạ sĩ nhất vận chuyển Lương Thanh Thi (HQ 10)

59, Thượng sĩ ... Thọ (HQ 10)

60, TT1/VT Phạm Văn Thu (HQ 10)

61, TT1/DT Ðinh Văn Thục (HQ 10)

62, Trung sĩ Vương Thương (HQ 10)

63, TT Nguyễn Văn Tiến (Người nhái)

64, Thiếu tá Hạm phó Nguyễn Thành Trí (HQ 10)

65, Trung sĩ Nguyễn Thành Trọng (HQ 10)

66, Hạ sĩ vận chuyển Huỳnh Công Trứ (HQ 10)

67, Thượng sĩ Ðinh Hữu Từ (Người nhái)

68, Trung sĩ Nguyễn Văn Tuân (HQ 10)

69, TT1/CK Châu Túy Tuấn (HQ 10)

70, Biệt hải Nguyễn Văn Vượng (HQ 4)

71, Trung úy Nguyễn Phúc Xá (HQ 10)

72, Trung sĩ Nguyễn Vĩnh Xuân (HQ 10)

73, Trung sĩ Nguyễn Quang Xuân (HQ 10)

74, Trung sĩ... Xuân (HQ 16)


-------------------------------------------------------------------------------------------