13/3/14

Tranh luận về các thiết bị ghi và truyền dữ liệu của máy bay

 
 
  Thứ tư 12 Tháng Ba 2014

Tranh luận về các thiết bị ghi và truyền dữ liệu của máy bay

Chiếc hộp đen, bộ phạn ghi lại toàn bộ dữ liệu trong hành trình của máy bay.
Chiếc hộp đen, bộ phạn ghi lại toàn bộ dữ liệu trong hành trình của máy bay.
Wikimedia.org

Thanh Phương -RFI
 
Nhân vụ máy bay Boeing của hãng Malasyian Airlines bị mất tích, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem, trong các tai nạn máy bay, hộp đen có vai trò quan trọng như thế nào ?

Mỹ: Có thể mở rộng tìm kiếm máy bay mất tích ra Ấn Độ Dương

 
Mỹ: Có thể mở rộng tìm kiếm máy bay mất tích ra Ấn Độ Dương 
 
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói Mỹ đang tham khảo ý kiến ​ để xem có thể điều tàu và máy bay nào tới Ấn Độ Dương để mở rộng hoạt động tìm kiếm
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói Mỹ đang tham khảo ý kiến ​ để xem có thể điều tàu và máy bay nào tới Ấn Độ Dương để mở rộng hoạt động tìm kiếm
VOA   . 13.03.2014
 
Hoa Kỳ nói cuộc tìm kiếm chiếc phản lực cơ chở khách của Malaysia có thể mở rộng qua Ấn Độ Dương, xa về hướng tây nơi liên lạc chót được xác nhận với chiếc máy bay chở 239 người.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney hôm thứ năm nói có thông tin mới tuy không nhất thiết mang quyết định  - rằng chiếc Boeing 777 có thể đi chệch xa ra khỏi đường bay đã định từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh và lạc qua hướng Ấn Độ Dương.

Ông Carney nói Hoa Kỳ đang tham khảo ý kiến các quốc gia khác có liên quan đến nỗ lực ồ ạt nhằm tìm ra chiếc máy bay phản lực để xem có thể bố trí tàu bè hay máy bay nào đến Ấn Độ Dương để mở rộng hoạt động tìm kiếm hay không.

Nhân viên tìm kiếm đi tìm chiếc máy bay phản lực chở khách của Malaysia trên không phận những vùng nước lớn ở châu Á đã lấy làm bức xúc 6 ngày nay.

Có nhiều giả thuyết về những gì có thể đã xảy ra cho chiếc phản lực cơ hôm thứ bảy, từ việc bị khủng bố chiếm máy bay, qua trục trặc gây  tai họa, cho đến chuyện phi công tự sát. Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishamuddin Hussein bác bỏ các tin nói rằng Chuyến bay 370 tiếp tục bay nhiều tiếng đồng hồ sau khi liên lạc lần chót và nói rằng các hình ảnh vệ tinh của Trung Quốc nói rằng cho thấy các mảnh vụn của chiếc máy bay trong vùng nước phía nam Việt Nam tỏ ra là một manh mối khác không đem lại kết quả nào.

Ông nói, “Chúng tôi đã huy động mọi phương tiện nhưng không tìm thấy gì.”

Ông Hishamuddin nói hãng hàng không Malaysia MAS đã hỏi công ty chế tại máy bay Boeing và công ty chế tạo động cơ Rolls Royce về các dữ liệu cho thấy máy bay có thể bay thêm 4 ngàn kilomét trong vòng 4 tiếng đồng hồ.

“Kể từ sau bản tin của giới truyền thông hôm nay, MAS đã hỏi Rolls Royce và Boeing cụ thể về các dữ liệu. Trong khuôn khổ những gì liên quan đến Royce và Boeing thì các bản tin đó không chính xác.”

Bản tin của tờ Wall Street Journal hôm thứ năm viện dẫn sự tin tưởng của các giới chức Hoa Kỳ dựa vào các dữ liệu được gửi tự động từ động cơ máy bay xuống mặt đất.

Các hình ảnh vệ tinh của Trung Quốc xuất hiện hôm thứ tư, với các cơ quan truyền thông nhà nước nói rằng chúng cho thấy 3 vật thể khá lớn gần đường đi nguyên thủy của máy bay hướng tới Bắc Kinh. Nhưng ông Hishamuddin nói Malaysia sau đó đã liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc, và cơ quan này nói các hình ảnh được vô tình công bố không cho thấy mảnh vụn nào của máy bay.

Ông nói chiếc máy bay 777 ở trong tình trạng “tốt để bay” với cuộc kiểm tra cuối cùng hồi tháng 2 và phải đến tháng 6 mới cần kiểm tra lại.

Ông cũng ca ngợi nỗ lực tìm kiếm đang tiếp diễn, với sự tham gia của hơn 80 chiếc tàu và máy bay của 12 nước tìm kiếm trong một khu vực 93 ngàn kilomet vuông ở hai bên của Malaysia.

“Sự hỗ trợ đồng loạt và nỗ lực chưa từng có từ trước tới nay ở cấp độ quốc tế là điều mà chúng ta phải rất lấy làm tự hào, mặc dù chúng ta cần tìm ra chiếc máy bay.” 
 
VOA
 

Từ cà phê treo ở Ý đến cơm treo ở Việt Nam


Thứ tư 12 Tháng Ba 2014
 
Từ cà phê treo ở Ý đến cơm treo ở Việt Nam 
 
 
Các phiếu "cơm treo"
Các phiếu "cơm treo"
 
Thụy My RFI

Người khách vào quán, trả tiền cho hai ly cà phê nhưng chỉ uống một ly. Ly cà phê còn lại được dành cho một người nào đó, thèm một ly cà phê nóng nhưng lại không có khả năng chi trả. Đó có thể là một người vô gia cư, một người thất nghiệp, một người nghèo…Họ vào quán, hỏi có ly « cà phê treo » nào không, và chủ quán mang đến cho họ một ly cà phê do một người hảo tâm đã trả tiền trước – thường là một người vô danh.
Ý tưởng này nảy sinh từ thành phố Naples ở nước Ý sau Đệ nhị Thế chiến, trong một quán cà phê vào một ngày mùa đông lạnh giá. Tại thành phố nghèo nàn của miền nam nước Ý, một người khách quyết định tặng một ly « caffè sospeso » (cà phê treo) cho ai đó không có tiền uống. Hình thức này sau đó dần dần lan sang các nước châu Âu khác, và tại Pháp không chỉ có « cà phê treo » (café suspendu) mà còn có « bánh mì đợi chờ » (baguette en attente), nhờ đó người nghèo có thể vào tiệm bánh mang về những ổ bánh mì dài kiểu Pháp nóng giòn, do một người nào đó đã trả tiền trước.
Tại Việt Nam, mô hình « cơm treo » bắt đầu xuất hiện từ cuối năm ngoái. Tiến sĩ tin học Trần Viết Huân ở Thành phố Hồ Chí Minh, người phụ trách dự án cơm treo cho biết vì sao ý tưởng này được áp dụng một cách linh hoạt ở Việt Nam. Cho đến nay đã có bảy nhà hàng, quán cà phê và một khách sạn đồng ý hỗ trợ bán phiếu cơm treo.
Trước đây tạp chí cộng đồng cũng đã từng giới thiệu các quán ăn hai ngàn đồng cho người nghèo ở Sài Gòn, trong hệ thống quán ăn Nụ Cười thuộc Quỹ từ thiện Tình thương. Anh Trần Viết Huân cho biết một những khó khăn khi triển khai dự án, là khái niệm « cơm treo » còn quá mới mẻ.
Ý tưởng này thật ra ngay ở Pháp cũng còn khá mới, nhưng hiện nay cũng đã có trên 12.000 người đăng ký trên hai trang web « cà phê treo » và « bánh mì chờ đợi », với khoảng 400 cửa hàng tham gia. Hy vọng rằng « cơm treo » rồi sẽ được nhiều người biết đến hơn tại Việt Nam.

Source : RFI

Bài viết liên quan:
Quán ăn hai ngàn đồng cho người nghèo ở Sài Gòn

Nước Nga và Dân Nga của Putin


Thursday, March 13, 2014

Nước Nga và Dân Nga của Putin

Hùng Tâm / Người Việt
Hồ Sơ Người-Việt 140312

Những mâu thuẫn của một quốc gia vĩ đại



* Ba khuôn mặt Nga - Nông dân, Lenin và Putin *



Khi Liên bang Nga tấn công Georgia năm 2008 hoặc gây ra vụ khủng hoảng về khí đốt vào đầu năm 2009 thì thế giới vẫn chưa mấy quan tâm chú ý. Nhưng từ đầu năm nay, khi vụ khủng hoảng Ukraine bùng nổ với việc Nga thôn tính (hay thu hồi, tủy cách nhìn) bán đảo Crimea của xứ này thì nhiều người mới giật mình.

Ukraine là quốc gia rộng lớn nhất Âu Châu, diện tích chỉ kém nước Nga và vượt xa nước Đức, lại ở vào vị trí bản lề hay biên địa giữa nước Nga và Tây phương. Biến cố này được đánh giá là có ảnh hưởng như vụ khủng bố 9-11 tại Hoa Kỳ, vì sẽ làm thay đổi quan hệ toàn cầu, hoặc được so sánh với những vụ đàn áp hay xâm chiếm của Nga, tại Hung Gia Lợi năm 1956, tại Tiệp Khắc năm 1968, tại Afghanistan năm 1979. Nhưng ba lần đó, biến động xảy ra là vào thời Liên bang Xô viết, thời cộng sản. Vì sao ngày nay, Liên bang Nga lại có động thái tương tự khi chủ nghĩa cộng sản đã phá sản và các nước Âu Châu nằm trong quỹ đạo Xô viết đều đã được giải phóng?

Câu hỏi đó dẫn ta trở về một câu hỏi khác. Vì sao, Nga vẫn có chế độ độc tài bên trong và bành trướng bên ngoài? "Hồ Sơ Người-Việt" xin tổng hợp một số dữ kiện địa dư hình thể và chính trị làm bối cảnh giải đáp câu hỏi trên. Đây chỉ là một phần tóm lược khá cô đọng trong khuôn khổ một bài báo, chứ không thể thay thế được nội dung của cả một cuốn sách.


Lãnh Thổ Trống Trải


Không nói về các yếu tố sắc tộc, văn hóa và lịch sử quá lâu dài, nước Nga như một đế quốc chỉ thật sự xuất hiện giữa Thể kỷ 16, dưới (hay nhờ) chế độ Sa hoàng của Ivan IV (Ivan the Terrible, Hung đế Ivan) sau khi đẩy lui ách cai trị của Mông Cổ Thát Đát. Mông Cổ là sắc tộc Trung Á, thành đế quốc liền lạc và rộng lớn nhất thế giới từ Thành Cát Tư Hãn và con cháu. Thát Đát hay Tatars là sắc dân Thổ, bị Mông Cổ hóa, nhưng theo Hồi giáo, tại Crimea, ta còn nghe nói đến sắc dân này.

Đế quốc Nga manh nha thành hình trước đó, từ khi Ivan III mở về hướng Tây, hoặc chạy khỏi sức ép Mông Cổ từ hướng Đông, rồi phát triển lên hướng cực Bắc và Đông Bắc tới rặng Urals.

Tới Hung đế Ivan IV thì Nga mới quay về hướng Đông, chiếm đóng và khóa chặt đường xâm nhập truyền thống của Mông Cổ rồi bành trướng xuống miền Nam tới biển Caspian và rặng núi Caucasus, chiếm đóng vùng đất của dân Thát Đát Tatars. Qua những nỗ lực mở mang (hay bành trướng, tùy cách gọi), Đại công tước đất Muscovy (Moscow) mới lên ngôi thành Sa hoàng Ivan IV. Chữ Sa hoàng hay Tsar là phiên âm từ Caesar, Hoàng đế thời Đế quốc La Mã.

Từ lịch sử hình thành này, qua vài chi tiết khái quát đó, người ta có thể nhận thấy một đặc tính: Đế quốc Nga, hay dân Nga nói chung (xin định nghĩa sau), có một lãnh thổ trống trải khó phòng ngự, đã từng bị ngoại bang hay ngoại tộc xâm chiếm nhiều lần.

Ba hướng xâm lăng truyền thống là từ các nước Bắc Âu phía Tây Bắc vào tới St. Peterburg; từ các nước ngày nay gọi là Tây Âu qua bình nguyên có tên là North European Plain (mà nếu dịch thành Bắc Âu thì lại gây hiểu lầm) vào tới Moscow, và từ các thảo nguyên Trung Á ở hướng Đông Nam, cũng lên tới Moscow.

Hướng thứ nhất (hãy cứ nghĩ đến dân Viking cho đơn giản) giải thích vì sao Nga cứ phải canh chừng biển Baltic và trung lập hoá Phần Lan. Hướng thứ hai, từ Phổ, Pháp, Đức vào tới Moscow khiến ta không quên – mà nên nhớ - rằng trong ba Đại đế của Nga (Ivan, Peter và Catherine) thì bà Catherine là người Phổ. Hướng thứ ba là khi Mông Cổ tiêu diệt xứ Kievan Rus, tiền thân của nước Nga, vào Thế kỷ 13.

Vì địa dư hình thể, dân Nga không thể trông chờ vào sự bảo vệ của thiên nhiên hiểm trở như sông, núi, rừng sâu, vực thẳm, biển cả hay sa mạc. Nếu an phận và chủ hòa, họ chỉ mong rằng chướng ngại của thiên nhiên sẽ giảm đà xâm lược, cho chậm lại, mà thôi. Nhưng giới lãnh đạo, từ các Sa hoàng, Chủ tịch Tổng bí thư hay Tổng thống thì không an phận như vậy. Muốn tồn tại, họ phải chủ động chinh phục, chiếm đóng và kiểm soát xứ khác để có những vùng trái độn.



Thôn Tính Để Tồn Tại


Từ thời Kievan Rus đến các Sa hoàng của Đế quốc Nga rồi Liên bang Xô viết sau này, nước Nga có bản năng bành trướng để tự vệ qua năm hướng. Nếu thấy ra thì ta hiểu được chuyện Liên Xô và Putin Đại đế ngày nay.

Thứ nhất là mở mang và xây dựng hậu cứ tại phía Bắc và phía Đông, trong những vùng giá lạnh khó sống và được rặng núi Urals bảo vệ. Khái niệm "hậu cứ" này có nghĩa là nếu Moscow có bị chiếm đóng (bóng dáng Hoàng đế Napoléon của Đại Pháp) thì họ còn có nơi quật khởi. Dân ta có thể nghĩ đến Hoa Lư Ninh Bình là hậu cứ cho Long Biên hay Thăng Long Hà Nội....

Thứ hai là bành trướng về hướng Nam đến rặng núi Caucasus và hướng Đông Nam qua các thảo nguyên để ngăn ngừa các đợt tấn công từ Châu Á. Và nếu được thì còn tiến xa hơn nữa, cho tới Trung Á và Sa mạc Siberia làm hậu cứ phòng ngự. Vai trò của các nước Cộng hoà Trung Á hay sáng kiến thành lập Liên hiệp Quan thuế Âu-Á của Vladimir Putin nằm trong hướng đó.

Thứ ba là tiến về hướng Tây càng xa càng hay, bao trùm lên Bình nguyên Bắc Âu (North European Plain), vượt qua rặng Carpathes tại phía Tây Nam, và khống chế các nước nằm ở vòng ngoài khu vực này, các nước "ngoại biên". Đặc tính ấy khiến ta hiểu ra tầm quan trọng của các nước như Ba Lan ở phía Bắc hay Ukraine, Moldovia, Georgia, Armenia ở phía Nam.

Thứ tư là tìm xuống vùng biển nóng, với những hải cảng có thể thông thương ra ngoài để có nguồn lực kinh tế hỗ trợ cho khu vực nội địa trong đại lục. Vị trí của Hắc hải và bán đảo Crimea có tính chất chiến lược ở lý do đó.

Thứ năm và quan trọng nhất, dù dưới bất cứ tên gọi nào, Đế quốc này phải cai trị bằng khủng bố vì trên đà bành trướng để tự vệ thì cũng nuốt vào bụng những sắc tộc khác. Mâu thuẫn căn bản nhất của nước Nga là người dân Nga trở thành sắc tộc thiểu số trên nhiều khu vực bát ngát của lãnh thổ.

Với diện tích là 17 triệu cây số vuông, họ phải sống chung với nhiều sắc dân đã bị thôn tính nên lãnh đạo Nga phải làm thế nào để các sắc dân đó không thể quật khởi hoặc liên kết với các lực lượng thù nghịch trong vùng ngoại biên. Chi tiết này rất quan trọng khi ta nhớ đến mâu thuẫn đang là thời sự giữa người Ukraine nói tiếng Ukraine và người Ukraine nói tiếng Nga, hoặc vị trí của sáu nước Cộng hoà tự trị theo Hồi giáo ở giữa Hắc hải và biển Caspian.

"Hồ Sơ Người-Việt" sẽ nói về mâu thuẫn sắc tộc sau, nhưng xin kết thúc phần này với định nghĩa về "dân Nga": dân da trắng, thuộc sắc tộc Nga La Tư Slav, theo Chính thống giáo, và chấp nhận quyền cai trị của thủ đô Moscow. Đấy là một thiểu số trên đại lục địa Âu Á, từ mỏm Bretagne của Pháp qua bán đảo Sakhalin, hay từ biên giới Ukraine đến Bắc Hàn....

Câu hỏi kế tiếp là vì sao Liên bang Xô viết sụp đổ sau 70 năm thực hiện chiến lược bành trướng để phòng thủ như vừa trình bày?


Nguyên Nhân Sụp Đổ Của Liên Xô


Không nói về những lý do ý thức hệ hay cách tổ chức kinh tế chính trị kiểu cộng sản (Mác-Lenin cho dễ hiểu), Liên bang Xô viết là Đế quốc đã sụp đổ chính vì cái hướng bành trướng này.

Sau Thế chiến II, Liên Xô đã phát triển sức mạnh vào Đông Âu, lập ra liên minh quân sự (khối Warsaw) làm vùng trái độn và kiểm soát phân nửa Âu Châu trong mục đích xin cứ gọi là phòng thủ cho tử tế. Nhưng nhu cầu về an ninh có cái giá phải trả về kinh tế. Liên Xô tốn kém rất nhiều về quân sự, tiếp liệu, tổ chức hành chánh và tình báo để kiểm soát được một khu vực quá rộng. Cho dù người dân phải thắt lưng buộc bụng, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không thể cung ứng nổi nhu cầu đó   .

Cũng vì lao vào chuyện phòng thủ tích cực, quá tích cực nên Liên Xô gây ra mối lo cho Tây Âu khiến Hoa Kỳ nhập cuộc. Dù Tổng thống sắp chết là F.D. Roosevelt đã hòa hợp và chia vùng ảnh hưởng với Liên Xô từ Hội nghị Yalta (tại bán đảo Crimea!) Hoa Kỳ vẫn không thể không can thiệp và giữ quân tại Tây Đức, để bảo vệ Tây Âu.

Chiến tranh lạnh do Liên Xô gây ra có thể là chiến tranh nóng cho xứ khác (Việt Nam, than ôi), nhưng cũng dẫn tới cuộc thi đua võ trang với nước Mỹ. Kinh tế tập trung kiểu Xô viết thì thua xa kinh tế tự do kiểu tư bản, lại của Hoa Kỳ, nên Liên Xô hụt hơi mà chết.

Huống hồ, lý do thứ ba, Liên Xô chỉ là cường quốc đại lục không có hệ thống chuyển vận hàng hải mở rộng như Hoa Kỳ. Trong việc giao lưu buôn bán, hàng hóa chuyên chở bằng tầu bè vẫn rẻ nhất và dù có phải bảo vệ thì vẫn là giải pháp kinh tế nhất. Hoa Kỳ có khả năng đó, Liên Xô thì không vì ưu tiên vẫn là phòng thủ, khống chế và khủng bố ở bên trong. Nhu cầu tự vệ đã bó cái nhìn của lãnh đạo.

Lý do thứ tư cũng xuất phát từ ưu tiên của Nga và Liên Xô: vì an ninh quan trọng hơn kinh tế nên kinh tế xã hội chủ nghĩa (đã không cạnh tranh nổi với kinh tế tư bản) lại trở thành công cụ cho cuộc thi đua võ trang. Nhưng phương tiện quý báu nhất của xã hội, từ vật chất đến tinh thần và nhân lực, đều được nhà nước trưng thu để đưa vào bộ máy an ninh và quân sự. Thành phần chuyên gia trí thức có tài hay khôn ngoan nhất đều bị huy động vào lãnh vực công an, tình báo và chiến tranh. Khu vực kinh tế vốn đã yếu kém vì ý thức hệ lại cũng thiếu người tài giỏi.

Về dài thì hệ thống kinh tế quái đản này phải tự sụp đổ lên chính nó. Năm 1989, Liên Xô mất vùng trái độn là các nước Đông Âu, qua năm sau thì tan rã.


Liên Bang Nga Của Putin


Xuất thân từ lãnh vực tình báo, tức là có nhiều thông tin hơn nhiều thành phần khác, Vladimir Putin không thể không suy nghĩ về vận mệnh đất nước trong 10 năm khủng hoảng, từ 1989 đến khi ông được đưa lên cầm quyền vào năm 1999. Lại là người phải thấm nhuần về lịch sử Nga, Putin cũng biết những giới hạn của Liên Xô trên đà bành trướng thật ra ngắn ngủi chỉ có 70 năm.

Liên bang Nga ngày nay là Liên Xô đã mất hơn phân nửa dân số và một phần tư lãnh thổ. Ngoại trừ khu vực Tây Bá Lợi Á với giá trị kinh tế thật ra quá thấp so với những tốn kém của việc bảo vệ, Liên bang Nga ngày nay trở lại hình dạng của nước Nga vào Thế kỷ 17. Từ khi cầm quyền đến nay, Putin chỉ muốn khôi phục lại những gì Liên Xô đã mất, không để trở về chế độ Xô viết, nhưng để vãn hồi Đại Nga, có thể là với phương pháp cộng sản trong một số lãnh vực, nhưng chắc chắn là theo cái hướng khủng bố và độc tài đã nằm trong hệ thống văn hóa chính trị Nga.

Nước Nga ngày nay kiểm soát được vùng Bắc Caucasus mà chưa thật sự tiến sâu vào rặng núi, và hai nước Georgia và Armenia, nên Putin vẫn thấy hở lườn. Nước Nga của ông cũng mất nhiều đầu cầu vào Trung Á nên không nắm vững tình hình miền Nam và Đông Nam và có thể bị bất ngờ tại đó. Nga còn mất Ukraine và Moldovia nên có thể bị tấn công từ khu vực này, việc chiếm đoạt chỉ là nhu cầu đóng chốt! Đã vậy, cả khu vực Baltic với ba nước Cộng hoà Estonia, Latvia và Lithuania đã ra khỏi quỹ đạo Nga lại còn là tiền đồn của Minh ước NATO!

Ngày nay, St. Petersburg của nước Nga muôn thuở, và nơi lập thân của Putin, đang nằm dưới tầm đạn NATO...

Nhưng nước Nga của Putin còn hưởng một di sản cộng sản khác, là người dân không muốn sinh đẻ, chết trẻ vì rượu và môi sinh ô nhiễm, hoặc lưu vong ra ngoài. Và nạn dân số sút giảm sẽ còn tiếp tục, bên cạnh dân số gia tăng của các sắc tộc và tôn giáo khác. Đấy mới là một mâu thuẫn sinh tử mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong một dịp khác.


_______________

Kết luận ở đây là gì?


Nếu thế giới ngạc nhiên về chuyện Ukraine ngày nay thì chỉ vì không hiểu hay không nhớ gì về

Đế quốc Nga và tâm sự của Vladimir Putin. Kinh nghiệm Liên Xô cho thấy chiến lược của Putin không có tương lai vì kinh tế không có khả năng phát triển.


Source : dainamax tribune .

11/3/14

Lang bạt và lang bạt kỳ hồ


Lang bạt và lang bạt kỳ hồ

 An Chi


(Petrotimes -25/02/2013) - Bạn đọc: Xin ông cho biết, trong tiếng Hán, hai tiếng “lang bạt” và câu “lang bạt kỳ hồ” có nghĩa giống như trong tiếng Việt không?



Học giả An Chi: Nghĩa của câu “lang bạt kỳ hồ” [狼跋其胡] trong tiếng Hán hoàn toàn không giống với nghĩa của nó trong tiếng Việt. Đó là câu đầu tiên của một bài ca dao trong “Kinh Thi”, nguyên văn như sau:

1. Lang bạt kỳ hồ, 狼跋其胡、

Tái trí kỳ vĩ. 載疐其尾。

Công tốn thạc phu 公孫碩膚、

Xích tích kỷ kỷ. 赤舄几几。

2. Lang trí kỳ vĩ, 狼疐其尾,


Tái bạt kỳ hồ. 載跋其胡。

Công tốn thạc phu, 公孫硕膚,

Đức âm bất hồ (hà). 德音不瑕?

Sau đây là phần chú thích theo truyền thống về từ, ngữ: – Bạt = đạp lên; – Hồ = miếng da thòng dưới cổ (cái yếm) một vài loài động vật; – Tái = thì, ắt; – Trí = vấp; – Công = chỉ Chu Công; Tốn = khiêm nhường; – Thạc = to lớn; – Phu = đẹp; – Xích tích = giày đỏ trong lễ phục; – Kỷ kỷ = dáng tự tại, đĩnh đạc; – Đức âm = Tiếng tốt; – Hà (đọc “hồ” cho hợp vận) = tì vết.

Nghĩa của mỗi đoạn (cũng theo cách hiểu truyền thống) là: Con sói đạp phải yếm của nó thì lại vấp phải đuôi (Ý chỉ sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đẹp của mình nhưng sắc màu đôi hài đỏ (của ông) vẫn rờ rỡ (đoạn 1). Con sói vấp phải đuôi của nó thì lại đạp phải cái yếm (cũng là sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đẹp của mình nhưng tiếng tốt (của ông) thì không mảy may bị tì vết (đoạn 2).

Vậy “lang bạt kỳ hồ” chỉ đơn giản có nghĩa là “con sói giẫm lên cái yếm cổ của nó” (nên lúng túng không đi tới được). Ít nhất thì đây cũng là một cách hiểu gần như độc tôn cho đến nay. Nhưng một thân hữu trong giới ngữ học đã nói với chúng tôi rằng trước đây nhà giáo Nguyễn Can Mộng lại giảng khác. Vị giáo sư này đã giảng rằng “lang” là một con vật có hai chân trước ngắn và hai chân sau dài còn “hồ” là một con vật ngược lại, có hai chân trước dài và hai chân sau ngắn nên hai con vật này phải nương tựa vào nhau thì mới cùng nhau đi tới được. Nhưng bất kể lời giảng này có đích thực là của tác giả Nguyễn Can Mộng hay không (?), nó cũng hoàn toàn không phù hợp với chữ nghĩa của câu “lang bạt kỳ hồ”.

Liên quan đến động vật, ta có 5 chữ “hồ”: [狐], [猢], [蝴], [鶘] và [鰗]. Chữ thứ nhất có nghĩa là cáo; chữ thứ hai đi với “tôn” thành “hồ tôn” [猢猻] chỉ một loài khỉ; chữ thứ ba, đi với chữ “điệp” thành “hồ điệp” [蝴蝶] là con bướm; chữ thứ tư đi sau chữ “đề” thành “đề hồ” [鵜鶘] là tên một loài chim còn chữ thứ năm thì đi với chữ “di” thành “hồ di” [鰗鮧] là tên một loài cá. Chẳng có con vật nào có tên đồng âm với tên những con vật trên đây (hồ) mà lại có hai chân trước dài hơn hai chân sau. Huống chi, chữ “hồ” trong câu “lang bạt kỳ hồ” thì lại có tự dạng là [胡], xưa nay chưa bao giờ bị dân Tàu xác định là tên của bất cứ một loài động vật nào.

Nhưng ở bên Tàu hiện nay, một số tác giả đã bày tỏ thái độ đối với cách hiểu truyền thống về câu “lang bạt kỳ hồ”, đặc biệt là về chữ “hồ” mà chúng tôi muốn nhân tiện bàn thêm. Tác giả Trần Lương Dục [陈良煜], GS Đại học Sư phạm Thanh Hải cho rằng, trong câu này, “kỳ” [其] là con mồi bị con sói săn được còn “hồ” [胡] là cổ họng của con vật bị săn (“lạp vật đích hầu lung” [猎物的喉咙]). Chúng tôi cho rằng ý kiến này rất có lý, đặc biệt là nếu xét theo góc nhìn từ nguyên học. Nếu người ta thường nói rằng tiếng Việt còn lưu giữ được nhiều yếu tố Hán cổ đã tuyệt tích giang hồ trong tiếng Hán hiện đại thì đây là một minh chứng rất đẹp cho nhận định đó. “Hồ” [胡] là một chữ hình thanh mà nghĩa phù là “nhục” [月] (đây là “nhục” - không phải “nguyệt”) còn thanh phù là “cổ” [古]. Cái chữ có thanh phù mà âm Hán Việt là “cổ” [古] lại có nghĩa là “cổ (họng)” thì còn gì thú vị cho bằng! Huống chi chuyện đâu có phải chỉ do một mình Trần Lương Dục khảo chứng ra mà còn được ghi nhận trong từ điển trước cả họ Trần nữa. Hình âm nghĩa tổng hợp đại từ điển của Cao Thụ Phiên đã cho cái nghĩa thứ 8 của danh từ “hồ” [胡] là “nhân cảnh viết hồ” [人頸曰胡] (cổ người gọi là “hồ”). Vậy thì ta có thêm một cách hiểu nữa về chữ thứ tư của câu “lang bạt kỳ hồ”: “hồ” là “cổ”.

Về câu này, trên Kiến thức ngày nay số 125 (1/12/1993), chúng tôi đã theo truyền thống mà giải thích như sau:

“Lang bạt kỳ hồ” là một câu trong “Kinh Thi” của Trung Hoa. “Lang” là chó sói, “bạt” là giẫm đạp, “kỳ” là một đại từ thay thế cho danh từ “lang” còn “hồ” là cái yếm da dưới cổ của một số loài thú. Vậy “lang bạt kỳ hồ” là con chó sói giẫm lên cái yếm của chính nó (nên không thể bước tới được). Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng và chú như sau: “Con chó sói giẫm lên cái phần da cổ của nó, lúng túng không biết làm sao. Chỉ sự lúng túng khó xử. Ta lại hiểu là sống trôi dạt đây đó (không rõ tại sao)”.

“Điều mà quyển từ điển trên ghi “không rõ tại sao” chung quy cũng là do từ nguyên dân gian mà ra. Không biết được ý nghĩa đích thực của câu đang xét, người ta đã liên hệ các thành tố của nó với những yếu tố mà mình đã biết: “lang” với “lang thang”, “bạt” với “phiêu bạt”, “hồ” với “giang hồ”, chẳng hạn. Thế là thành ra cái nghĩa “sống lang thang rày đây mai đó”. Chẳng những thế, người ta còn lược bỏ hai tiếng “kỳ hồ” mà nói gọn thành “lang bạt” để diễn đạt cái nghĩa trên đây. Quả vậy, Từ điển tiếng Việt 1992 đã ghi nhận: “lang bạt: sống nay đây mai đó ở những nơi xa lạ”. Nhiều quyển từ điển khác cũng làm như thế vì hai tiếng “lang bạt” đã trở thành một đơn vị từ vựng thông dụng trong tiếng Việt”.

Chúng tôi đã viết như thế trên Kiến thức ngày nay số 125 nhưng xin nhấn mạnh rằng, đó chỉ là một cái nghĩa méo mó so với nghĩa gốc trong tiếng Hán. Trong tiếng Hán thì hai từ “lang bạt” tuy ít được dùng nhưng hễ được dùng thì nó lại có nghĩa là “lúng túng” (“dụ gian nan quẫn bách” [喻艰难窘迫]). Và bất kể ta hiểu chữ “kỳ” và chữ “hồ” theo nghĩa nào trong phạm vi của tiếng Hán thì sang đến tiếng Việt, từ nguyên dân gian đã đưa hai tiếng “lang bạt” và cả câu “lang bạt kỳ hồ” đi xa hàng dặm so với nghĩa gốc của nó trong tiếng Hán.

A.C



Người dùng Internet giúp tìm máy bay Malaysia mất tích

Người dùng Internet giúp tìm máy bay Malaysia mất tích


Các nhân viên sắp thực hiện việc tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích xem đường bay của máy bay MH370 trên màn hình
Các nhân viên sắp thực hiện việc tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích xem đường bay của máy bay MH370 trên màn hình
DigitalGlobe, một công ty cung cấp hình ảnh vệ tinh ở bang Colorado, cho biết họ đã kích hoạt một hệ thống Internet gọi là Tomnod, cho phép tất cả mọi người có máy tính và Internet truy cập để giúp tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Công ty cho biết để đáp ứng với lưu lượng truy cập chưa từng có, họ dự định sẽ đăng tải một loạt hình ảnh mới của khu vực nơi chiếc máy bay mất tích.

DigitalGlobe kêu gọi tất cả những ai có thể dành thời gian hãy ra soát những hình ảnh chi tiết bề mặt đại dương để tìm manh mối khả dĩ.

Chủ nhật tuần trước, 2 vệ tinh của DigitalGlobe chụp hình ảnh diện tích của khoảng 3200 km vuông Vịnh Thái Lan, với độ phân giải tỉ lệ khoảng 20 mét so với 1 cm màn hình máy tính thông thường. Những hình ảnh được đăng tải trên trang tomnod.com.

Trang web yêu cầu đăng ký miễn phí để cho phép người dùng làm dấu những khu vực đã tìm kiếm, đánh dấu rõ ràng những vật thể được phát hiện và chia sẻ với những người dùng khác.

DigitalGlobe đã tham gia vào nỗ lực tìm kiếm và phục hồi trong nhiều thảm họa thiên nhiên và con người gây ra, đáng chú ý là vào năm ngoái khi cơn bão Haiyan tàn phá nhiều nơi ở Philippines.

Công ty tư nhân này vận hành 5 vệ tinh và phục vụ một số lượng lớn những chính phủ và khách hàng tư nhân, bao gồm cả NASA và Google.

Source : VOA