12/6/14

ĐẦU TƯ TRUNG QUỐC Ở MYANMAR .....

ĐẦU TƯ TRUNG QUỐC Ở MYANMAR: DỰ ÁN ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU KHÍ TRUNG QUỐC-MYANMAR CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT QUÂN CỜ

Theo pro&contra
Tháng 6 9, 2014
Ying Hongwei
Phạm Hải Hồ dịch và chú thích
Bài báo sau đây do nhà báo tự do Ying Hongwei viết trên quan điểm lợi ích của Trung Quốc về một dự án năng lượng trong chương trình hợp tác giữa nước này với Myanmar, một dự án rất quan trọng đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc. Nó được quảng bá là ít tốn kém và an toàn hơn việc vận chuyển dầu thô bằng đường thủy qua eo biển Malacca. Cũng như một số nhà nghiên cứu Trung Quốc, Ying Howei phê phán dự án đường ống dẫn dầu khí từ vịnh Bengal xuyên qua đất nước Chùa Vàng đến tận thành phố Côn Minh, không những về mặt kinh tế – tài chính, an toàn dự án, mà còn về trách nhiệm doanh nghiệp đối với văn hóa, xã hội và môi trường của nước sở tại.
Trở về quá khứ, khi Myanmar còn sống dưới chế độ quân phiệt thẳng tay đàn áp đối lập, bị quốc tế lên án và phương Tây cấm vận kinh tế thì hầu như chỉ có quốc gia láng giềng phương Bắc làm hậu thuẫn cho nước ấy, bất chấp dư luận thế giới và xem thường mọi giá trị nhân văn. Điều đó chỉ có thể giải thích phần nào bằng sự đói năng lượng của một nước phát triển quá nóng với 1,3 tỉ dân, phải bằng mọi cách thu hút tài nguyên dồi dào của Myanmar và nhiều nước Á- Phi khác. Nhưng một lý do không kém phần quan trọng là chính sách bành trướng của Bắc Kinh núp dưới danh nghĩa “trỗi dậy hòa bình”. Theo “logic” của chính sách này, một phần Siberia, bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, Biển Hoa Đông, phần lớn Biển Đông Nam Á[1] đều thuộc chủ quyền Trung Quốc, còn những nước như Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam v.v. thì nằm trong vùng ảnh hưởng của nó. Hơn nữa, vị trí địa lý của Myanmar rất lý tưởng để tiếp cận vịnh Bengal và Ấn Độ Dương. Vì các lý do ấy nên khi Myanmar khởi sự quá trình dân chủ hóa và phương Tây lần lượt tháo gỡ lệnh cấm vận, Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư mạnh mẽ, mặc dù chi phí tăng lên rất nhiều so với dự tính, người dân Myanmar phản kháng ngày càng gay gắt hơn trước những vấn đề xã hội – môi trường do các dự án của họ gây ra và Tổng thống Thein Sein đã cho dừng việc xây dựng đập Myitsone khổng lồ vì “nó trái với ý chí của nhân dân”.
Phạm Hải Hồ
___________
Ngày 28 tháng Bảy 2013, ở miền Tây Bắc Vịnh Bengal[2], các ngọn đuốc dầu khí trên những giàn khoan khổng lồ ngoài khơi Myanmar gây một ấn tượng dị kỳ. Khi ấy, đại diện bốn quốc gia Trung Quốc, Myanmar, Hàn Quốc và Ấn Độ cùng mở van đưa khí đốt từ Vịnh Bengal vào các đường ống dẫn của dự án dầu khí Trung Quốc – Myanmar ở trạm phân phối đầu tiên − trạm Kyaukpyu. Vài giờ sau đó, Phó Tổng thống Myanmar U Nyan Tun Aung cùng đại sứ Trung Quốc tại Myanmar Yang Houlan mở van điều chỉnh ở trung tâm điều chỉnh hệ thống đường ống Mandalay, và họ đốt khí flare[3] ở trạm đo lường Namkham. “Ý tưởng về đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc – Myanmar” vốn được hỗ trợ mạnh mẽ cuối cùng đã thành hiện thực.
[Chú thích của nhà xuất bản: Theo kế hoạch, tiếp theo việc khởi động đường ống dẫn khí vào tháng Bảy 2013, đường ống dẫn dầu thô song song với nó sẽ được khởi động. Việc này hoãn lại đến đầu năm 2014 nhưng chắc không được hoàn thành đúng thời hạn vì những vấn đề môi trường và sự chống đối của công chúng Trung Quốc.]
Trong lúc ấy, một tổ chức phi chính phủ Myanmar công bố một báo cáo về quyền sử dụng, sở hữu đất đai, nó cho thấy hơn 18 thành phố lớn nhỏ sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án đường ống dẫn dầu khí đi qua các bang Rakhine, vùng Magway, vùng Mandalay và bang Shan[4], với điểm cuối là thành phố Muse [ở sát biên giới Myanmar - Trung Quốc][5] đối diện thành phố Ruili thuộc tỉnh Vân Nam.
Không những các đường ống dẫn được xây dựng dưới điều kiện địa lý và xã hội khó khăn, mà cũng không rõ chúng sẽ hoạt động suôn sẻ trong tình trạng phức tạp hiện nay ở Myanmar hay không.
Việc lắp đặt đường ống dẫn đối mặt với nhiều trở ngại
Theo tuyên bố chính thức của Trung Quốc, việc nhập năng lượng qua các đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc – Myanmar rất quan trọng, chỉ sau việc nhập khẩu dầu thô bằng đường thủy, đường ống dẫn dầu Trung Quốc – Kazakhstan, đường ống dẫn khí Trung Á và đường ống dẫn dầu thô Trung – Nga. Sau khi lập xong kế hoạch, đối tác Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống đường ống dẫn [Trung Quốc - Myanmar] và hy vọng nó sớm được hoàn thành. Tuy nhiên, sự việc không đơn giản như họ nghĩ, quá trình xây dựng đã gặp nhiều trở ngại.
Trước hết, dự án không mang lại lợi ích cho người dân. Lại phải xây dựng các đường ống dẫn trong những vùng rất khó khăn, không có hạ tầng cơ sở. Các đường ống phải vượt biển, băng qua đồi núi, cao nguyên Shan và nhiều con sông lớn. […]
Với công nghệ tân tiến và tinh thần làm việc cật lực, trong ba năm qua, công nhân Trung Quốc đã vượt qua nhiều khó khăn không thể tưởng tượng và tạo ra một công trình kỳ diệu. Ngày 13 tháng Hai 2012, họ đã hoàn thành công việc xây dựng ở khu du lịch Phật giáo với ngọn núi Popa trong vùng Mandalay. Đây là di sản tôn giáo quốc gia thuộc những Khu Bảo tồn Cảnh quan Quốc gia (National Scenic Area) được bảo vệ nghiêm ngặt nhất về mặt môi trường và du lịch văn hóa – tâm linh.
Tuy nhiên, các cộng đồng địa phương không xem đó là một tin tốt. Ngày 1 tháng Ba 2012, hơn 100 người Myanmar biểu tình phản đối trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Thái Lan và yêu cầu Tổng thống Thein Sein dừng dự án xây dựng đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc – Myanmar. Lãnh đạo tổ chức Myanmar với tên gọi “Phong trào Khí Shwe” (Shwe Gas Movement) nói: “Dự án này không chia sẻ lợi ích và quyền lợi với nhân dân địa phương, những người vừa mới mất tài sản và phương tiện sinh sống. Trong khi đó, nó lại thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm của doanh nghiệp [đối với xã hội và môi trường]. Hoạt động của chúng tôi không chỉ nhằm vào Trung Quốc, mà tất cả các công ty tham gia và các nhân vật có liên quan tới dự án.” Chiến dịch được tổ chức đồng thời trước các đại sứ Myanmar, Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc tại Thái Lan.
Hơn nữa, sự thay đổi chính trị ở Myanmar đã tạo ra những lực lượng mới trong dân chúng ngăn cản dự án đường ống dẫn dầu khí. Tháng Ba 2011, chính quyền quân sự Myanmar đã chuyển đổi thành một chính quyền dân sự, Tổng thống mới U Thein Sein có nhiều sáng kiến, đặc biệt về tự do ngôn luận trên các phương tiện truyền thông đại chúng và quyền xuống đường phản đối. Dưới “sức ép của công luận”, Tổng thống U Thein Sein không những dừng đập Myitsone do Trung Quốc đầu tư xây dựng mà còn yêu cầu đánh giá lại việc đầu tư của Trung Quốc vào dự án khai thác đồng Letpadaung.
Chắc hẳn các biện pháp ấy đã tạo sức ép với việc xây dựng đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc – Myanmar. Trước đây, ba dự án nói trên được xem là “ba dự án đầu tư trọng điểm của Trung Quốc tại Myanmar” dùng để thử đánh giá sự thay đổi trong quan hệ giữa chính quyền mới của Myanmar với Trung Quốc.
Trung Quốc nhượng bộ
Chính quyền và các công ty Trung Quốc đã kịp thời nhận thấy tình hình mới và có những biện pháp ứng phó tức thời. Trên bình diện chính phủ, quan chức cấp cao liên tục viếng thăm Myanmar nhằm điều phối việc đầu tư và mời các nhà chính trị chủ chốt của nước này sang thăm Trung Quốc. Cũng như vậy, các công ty cố gắng tạo ra những dự án nhân đạo và cải thiện hình ảnh Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Myanmar.
Theo thỏa thuận trước đây, dự kiến đường ống dẫn khí đã hoàn thành mỗi năm sẽ chuyển 12 tỉ mét khối khí [sang Trung Quốc]. Sản lượng hàng năm của đường ống dẫn dầu dự kiến sẽ là 22 triệu tấn.
Dù mặc cả, chính phủ Myanmar cũng không thể có được điều kiện tốt hơn nữa: họ sẽ nhận đến 2 triệu tấn dầu thô và 20 % tổng số lượng khí tự nhiên sản xuất hàng năm. Các điều kiện này tốt hơn nhiều so với thỏa thuận trước kia: 13 triệu đô la Mỹ cho chi phí quá cảnh. Ngày 28 tháng Bảy, khi tham dự lễ khai mạc nói trên, Phó Tổng thống Myanmar U Nyan Tun tuyên bố dự án đường ống dẫn là một thắng lợi chung của cả bốn quốc gia liên quan, nó “sẽ cải thiện nền kinh tế, quá trình công nghiệp hóa và điện khí hóa của Myanmar, nó quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của Myanmar.”
Dầu khí rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế của Myanmar. Kể từ năm 2000, Myanmar là nước xuất khẩu khí tự nhiên nhiều nhất ở châu Á – Thái Bình Dương. Nhà máy lọc dầu thô dự kiến thành lập cũng sẽ góp phần tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Chính phủ hy vọng các đường ống dẫn dầu khí sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của Myanmar trong 20 năm tới và giúp nước này khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
Lý lẽ giả tạo của Trung Quốc cho việc đầu tư ở Myanmar
Mặc dù thế, tầm quan trọng của đường dẫn dầu khí Trung Quốc – Myanmar là điều có thể tranh cãi. Đại diện của Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (China National Petroleum Corporation, CNPC) tuyên bố dự án ấy có tầm quan trọng chiến lược: “Sau khi hoàn thành đường ống dẫn, dầu thô nhập từ Trung Đông và khí tự nhiên từ Myanmar sẽ không còn qua eo biển Malacca nữa. Điều này có tầm quan trọng chiến lược đối với việc đa dạng hóa và an ninh năng lượng của Trung Quốc.”
Cho đến nay, eo biển Malacca đặc biệt quan trọng đối với việc cung ứng dầu thô cho Trung Quốc. Sự đói khát năng lượng khiến Trung Quốc rất lệ thuộc vào dầu thô từ Trung Đông. Chừng 80 % lượng dầu thô mà Trung Quốc nhập khẩu từ Trung Đông đi qua eo biển Malacca.
Do đó, vài học giả nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần gấp rút tạo cho mình những nguồn dự trữ dầu riêng vì nếu eo biển Malacca bị kiểm soát bởi những nước khác, Trung Quốc sẽ mất khả năng vận chuyển dầu.
Nhằm giải quyết “tình trạng tiến thoái lưỡng nan ở Malacca”, một số nhóm tư duy chiến lược (think tank) Trung Quốc nảy ra ý tưởng thay thế eo biển Malacca. Đào một đường hầm xuyên qua eo đất Kra ở miền Nam Thái Lan hay hợp tác với Malaysia để xây dựng một đường ống dẫn qua Ấn Độ, đó chỉ là hai trong nhiều sáng kiến. Nhưng đa số các dự án đều rất khó thực hiện vì những lý do địa lý, địa chất, địa chính trị hay tài chính.
Dự án đường ống dẫn xuyên qua Myanmar được chấp thuận ở một thời điểm mà chính quyền quân sự của nước này rất bị cô lập trong cộng đồng quốc tế.
Sau khi hoàn thành, đường ống dẫn sẽ thu ngắn đường vận chuyển dầu thô của Trung Quốc từ Trung Đông và châu Phi đến 1200 kilomet. Nó sẽ giảm chi phí vận chuyển so với đường qua eo biển Malacca và sẽ đạt được 10 % khả năng đảm bảo an ninh năng lượng (energy capability).
Tuy nhiên, tình trạng gọi là “tiến thoái lưỡng nan ở Malacca” dưới cái nhìn của vài học giả thật ra là một lý lẽ giả tạo. Trước hết, không ai dám công khai ngăn chặn tàu Trung Quốc, trừ phi họ muốn chiến tranh với Trung Quốc. Trong trường hợp này, quân đội hùng mạnh của Trung Quốc có thể tấn công một cách hợp lý để bảo vệ lợi ích quốc gia. Hơn nữa, nếu thực sự muốn ngăn chặn tàu Trung Quốc, thì họ cũng có thể làm việc ấy ở Ấn Độ Dương và vịnh Aden, tại sao phải đợi đến eo biển Malacca?
Ở Trung Quốc, những nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách phê phán các đường ống dẫn dầu khí chủ yếu vì phí tổn xây dựng cao và những rủi ro chính trị tiềm ẩn. Ông Zha Daojiong[6], chuyên gia an ninh năng lượng thuộc Đại học Bắc Kinh phát biểu trong một cuộc phỏng vấn củaFinancial Times: “Trên lý thuyết, nếu lực lượng thù địch nào muốn quấy rối việc vận chuyển bằng tàu chở dầu của anh, tại sao họ phải chăm chăm nhìn vào Malacca? Có lẽ chỉ vì dự án ở Myanmar gây tranh cãi và bị chỉ trích nên nhà chức trách Trung Quốc mới nhấn mạnh yếu tố chiến lược ấy.”
Hơn nữa, dường như dự án đường ống dẫn Trung Quốc – Myanmar gây nhiều vấn đề hơn “tình trạng bế tắc ở Malacca”.
Đến nay, xung đột quân sự trong nội địa Myanmar đã kéo dài hơn hai năm.[7] Trên 50 kilomet đường ống dẫn nằm trong vùng có chiến tranh, tình trạng an ninh ở Myanmar còn xấu hơn ở eo biển Malacca. Thậm chí chúng ta có thể tưởng tượng nông dân Myanmar sống dọc theo đường ống dẫn có thể dùng cuốc đập vỡ nó một cách dễ dàng. Vì đường ống dẫn nằm trong lãnh thổ Myanmar, Trung Quốc không thể và không có phương tiện để kiểm soát hành vi của họ.
Đánh giá phức tạp của Myanmar về tình trạng thực sự
Trung Quốc không phải là khách hàng duy nhất của Myanmar. Nhất là trong năm 1998, Myanmar trở thành nước xuất khẩu khí tự nhiên và từ năm 2000 đã xuất khẩu nhiều khí tự nhiên nhất vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ nhì, cũng nên lưu ý là các đường ống dẫn không chỉ được đầu tư bởi Trung Quốc. Chúng còn được vận hành bởi “Công ty đường ống dẫn Đông Nam Á”, một công ty cổ phần đầu tư liên kết sáu công ty từ Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc nắm giữ hơn 50 % cổ phần. Nhưng cũng không nên đánh giá thấp phần lợi nhuận mà chính phủ Myanmar thu được.
Thứ ba, các cộng đồng Myanmar phải chịu tác động nhưng lại không hưởng lợi ích từ dự án. Một mặt, ngoài lãi cổ phần hàng năm ra, chính phủ Myanmar còn thu được nhiều tiền thuế, tiền thuê đất, chi phí quá cảnh, từ quỹ đào tạo kỹ thuật và nhiều nguồn khác. Vì dự án sử dụng một phần lớn nhân viên địa phương ở Myanmar để vận hành các đường ống dẫn nên cũng sẽ tập huấn một số lớn kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp năng lượng.
Tuy nhiên, không dễ gì các mối lợi nhuận và lợi ích ấy được phân phối trực tiếp cho người dân thường, nhất là những cộng đồng ở dọc theo đường ống dẫn đã mất tài sản và bị thiệt hại bởi dự án. Họ than phiền chỉ nhận được ít tiền đền bù, trong khi sinh kế và môi trường của họ bị hủy hoại. Thật ra, Công ty đường ống dẫn Đông Nam Á đã cung cấp hơn 20 triệu đô la Mỹ cho việc bảo đảm an toàn sinh kế, số tiền này được dùng để xây dựng 43 trường học, 2 trường mầm non, 3 bệnh viện, 21 trung tâm y tế, một hồ chứa nước ở đảo Ma Day và đường dây dẫn điện ở bang Rakhine. Nhưng vì công ty không có khả năng thực hiện các dự án ấy ở cộng đồng, họ chỉ cung cấp tiền cho chính phủ Myanmar thực hiện; vì vậy nên việc làm của họ không được nhiều người dân địa phương ghi nhận.
Hậu quả là tình trạng bất ổn và những cuộc biểu tình phản đối của dân địa phương làm chậm tiến trình của dự án và khiến số tiền đầu tư ban đầu 2,54 tỉ tăng lên tới hơn 5 tỉ đô la Mỹ.
Trách nhiệm không được phân chia một cách hợp lý. Công ty tham gia dự án đã giao mọi trách nhiệm thu mua đất, tái định cư và đền bù cho nhà chức trách Myanmar. Nhưng chính quyền địa phương không dùng trọn số tiền đóng góp cho việc đền bù và phúc lợi xã hội. Dân làng ở những vùng bị ảnh hưởng cho phóng viên biết là họ không nhận được khoản đền bù nào cả. Sau khi báo chí đưa tin ấy, chính quyền địa phương mới dần dần trả tiền đền bù.
Các đường ống dẫn làm tăng thêm xung đột
Một điều đáng lo ngại hơn, là xung đột vũ trang ở Myanmar. Trong hai năm qua, xung đột vũ trang giữa quân chính phủ và Quân đội Độc lập Kachin (Kachin Independence Army, KIA) ở miền Bắc Myanmar đã leo thang. Các tác động phụ của chiến tranh ngày càng tăng thêm, như số nạn nhân thương vong, người tị nạn, người bị cưỡng bức di cư, tình trạng suy thoái kinh tế, việc cắt điện v.v. Ngày 23 tháng Mười 2011, lấy danh nghĩa bảo đảm an toàn cho việc xây dựng đường ống dẫn dầu khí, quân đội chính phủ đã tấn công vào lãnh địa của KIA ở bang Shan.
Việc xây dựng đường ống dẫn làm xung đột giữa quân đội Myanmar và KIA trở nên gay gắt, nhưng cuộc xung đột cũng gây nguy hiểm cho đường ống dẫn vì nó đi ngang qua vùng này hơn 50 kilomet. Nếu cuộc tranh cãi về đường ống dẫn Trung Quốc – Myanmar vẫn tiếp diễn, nhân dân Myanmar sẽ không chấp nhận và ủng hộ hoàn toàn dự án ấy, và chắc hẳn trong tương lai nó sẽ gặp nhiều khó khăn.
Phía Trung Quốc cũng phản đối
Cách đây không lâu, ở Trung Quốc cũng xảy ra những vụ phản đối. Giữa lúc tiến hành dự án đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc – Myanmar, dự án lọc dầu công suất 10 triệu tấn / năm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc ở Côn Minh và những dự án phụ của dự án đường ống dẫn, người dân Côn Minh đã xuống đường phản đối.[8] Vài nhà nghiên cứu đã lưu ý: “Bất kể ở Myanmar hay Trung Quốc, các công ty Trung Quốc quen thương lượng với cấp lãnh đạo cao nhất, phớt lờ những thách thức mà xã hội dân sự và cộng đồng gặp phải. Nếu dự án không hoạt động theo kế hoạch, CNPC sẽ đối mặt với gánh nặng nợ nần và những thiệt hại kinh tế to lớn.”
Triển vọng
Các dự án đường ống dẫn có thể trở thành quân cờ Myanmar dùng để kiềm chế phát triển của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi quyền hành từ nhóm quân phiệt chuyển sang chính quyền dân sự, xung đột lớn nhất ở Myanmar là xung đột chủng tộc. Trước sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa chính phủ và các nhóm sắc tộc, cộng với các mối bất hòa và mâu thuẫn về văn hóa – tín ngưỡng, sự khẳng định bền bỉ của Trung Quốc về “không can thiệp và công việc nội bộ” sẽ gặp phải nhiều thử thách.
Tóm lại, các đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc – Myanmar là một dự án gây nhiều tranh cãi vì viễn cảnh của Trung Quốc và sự hiện thực hóa của nó. Hơn nữa, tương lai của các dự án không chắc chắn bởi tình trạng xung đột quân sự.
__________
Chú thích [của nhà xuất bản]
Trên đây là bản rút gọn từ bài báo “The prospects of the Sino-Myanmar oil and gas pipeline” của Ying Hongwei, đăng trên Phoenix Weekly No 25, Vol 482, tháng chín 2013, trang 44-46.
Ying Hongwei là nhà báo tự do sống ở Trung Quốc.
Ảnh: Đường ống dẫn Myanmar – Trung Quốc là một trong 4 hệ thống đường ống dẫn năng lượng vào Trung Quốc. Ngoài ra, nước này còn nhập dầu thô từ Trung Đông và châu Phi bằng đường thủy qua eo biển Malacca và Biển Đông Nam Á. Ảnh chỉ dùng để minh họa, không có trong bài báo.
Nguồn: Dịch từ bản tiếng Anh: Ying HongweiChinese investments in Myanmar. The Sino-Myanmar oil and gas pipeline project could become a chess piece, Stiftung Asienhaus Hintergrundinformationen 13.03.2014.
Bản tiếng Việt © 2014 Phạm Hải Hồ & pro&contra

[1] “Biển Đông Nam Á” (tên gọi quốc tế: South China Sea) là vùng biển nằm giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia và Singapore. Đường “chín đoạn” hay “lưỡi bò” vô căn cứ mà các thế lực bành trướng Trung Quốc cho là ranh giới lãnh hải của mình chiếm đến 80-90 % biển Đông Nam Á. Từ “Biển Đông” thường được người Việt dùng để chỉ vùng biển nằm phía Đông Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng chưa xác định ranh giới rõ ràng.
[2] Tác giả đã lầm khi viết “in the southwest of the Bay of Bengal, Myanmar” (ở miền Tây Nam Vịnh Bengal, Myanmar).
[3] Khí nằm lẫn trong dầu mỏ mà khi khai thác người ta thường đốt để loại bỏ nó.
[4]Cộng hòa Liên bang Myanmar gồm 7 bang (state), 7 vùng (region), 1 địa hạt liên bang (union territory), 7 khu tự trị (self-administered zone) và 1 vùng tự trị (self-administered division).
[5] Đúng hơn, điểm cuối là thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, nơi Trung Quốc xây dựng một nhà máy lọc dầu.
[6] Giáo sư kinh tế chính trị quốc tế, trình bày quan điểm của mình về dự án đường ống dẫn Myanmar-Trung Quốc trong bài: Zha DaojiongOil Pipeline from Myanmar to China: Competing Perspectives, RSIS Commentaries 74/2009.
[7] Chính quyền và 14 trong 16 nhóm quân nổi dậy đã ký thỏa thuận hòa giải. Tuy nhiên, đến nay xung đột vũ trang giữa quân chính phủ và “Quân đội Độc lập Kachin” vẫn còn tiếp diễn. Xem: Tú Anh, “Chiến sự và lòng nghi kỵ đe dọa nỗ lực hòa bình tại Miến Điện”, rfi 07/05/2014.
[8] Thật ra, người dân Côn Minh đã biểu tình phản đối khi hay tin nhà máy lọc dầu sẽ được xây dựng tại thành phố của họ. Xem: William Ide, “Chinese Environmental Protesters Demand Transparency”, VOA May 17, 2013.
Source : pro&contra

10/6/14

Không để tiến sĩ luật gia lo bò trắng răng về pháp lý Biển Đông!


11/06/2014

Không để tiến sĩ luật gia lo bò trắng răng về pháp lý Biển Đông!

TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế VN


clip_image001
Tính nghiêm túc thiêng liêng cao cả của Tòa án công lý quốc tế ICJ
 
  
Giữa lúc công luận quốc tế và nhân dân sôi sục trước hành động của Trung Quốc coi thường trật tự thế giới, có nguy cơ tạo tiền lệ xấu theo kiểu luật rừng cá lớn nuốt cá bé… thì có một số tiến sĩ giáo sư là luật gia trong nước lại thiếu tự tin, tỏ ra lo sợ, bàn lùi vì ngại khó trước việc mở mặt trận pháp lý đấu tranh bằng biện pháp hòa bình.
Hòa tức là hàng, chỉ có tiến trên mặt trận pháp lý
Có quan niệm cho rằng khởi kiện sẽ làm tổn thương tình hữu nghị Việt-Trung, vì mối quan hệ hai nước vẫn đang phát triển tốt đẹp – va chạm chỉ là chuyện nhỏ như bát với chén trong cùng một rổ!
Xin thưa: Đã “hữu hảo” thì không ai hành xử xâm nhập có vũ trang, đe dọa dùng vũ lực, hung hăng côn đồ như những hải tặc của thế kỷ XXI đâm vào tàu kiểm ngư của ta, vô nhân đạo dùng tàu thép khổng lồ đâm bẹp tàu cá bằng gỗ bé nhỏ của ngư dân ta mà không cứu. Ván bài đã lật ngữa giữa thanh thiên bạch nhật, giữa muôn dân thiên hạ, toàn thế giới đã hiểu thì còn gì để mà vớt vát nghĩa tình trong bát nước hất đi?
Có luật gia dĩ hòa vi quý rằng chỉ nên tổ chức toàn án dân sự tại VN xử thật nghiêm, để bắt TQ phải bồi thường kinh tế thật nặng, để họ “sợ đến muôn đời…”!
Xin thưa, kẻ đã tráo trở mặt dày ngang ngược đổi trắng thay đen, trâng tráo vu oan cho VN tới “1.200 lần đâm vào tàu TQ gây tổn thương” thì Tòa của VN phán xét đâu có miligram trọng lượng gì?! Và hãy xem TQ lấy oán báo ân bằng cuộc chiến hữu nghị biên giới Trung Xô 1969.
Có giáo sư tiến sĩ trường luật đứng bên tủ đựng sách “Luật” cao quá đầu lo sợ rằng nếu VN khởi kiện, TQ sẽ không chấp nhận ra tòa, có thể nổi cáu dùng vũ lực, lại tốn công sức thời gian!
Ơ hay, kẻ cướp là bị cáo, bị đơn, bao giờ cũng trâng tráo tìm cách chạy tội. Ta là chủ nhà, là nguyên đơn, phải tố kẻ cướp ra tòa, đó là trách nhiệm. Còn Tòa gọi bị cáo hầu tòa là trách nhiệm của người cầm cân công lý, họ là phía bị đơn phải chịu chấp hành theo trát của tòa quốc tế, cớ sao cứ phải lo bò trắng răng? Tiến sĩ luật gia mà sợ kẻ cướp đến thế thì những người đương đầu giữa hòn tên mũi đạn chiến đấu gìn giữ non sông cho ai ngồi mài mòn ghế trường Luật?!
Cũng lại tiến sĩ luật chuyên về quan hệ quốc tế trả lời báo giới, giải thích với sinh viên dẫn chứng bằng chính trị hóa “vụ” Kosovo ly khai… để sợ rằng TQ là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ dùng quyền nước lớn phủ quyết.
Xin thưa, hai vấn đề hoàn toàn khác nhau giữa nước ly khai đòi độc lập và quyền của một quốc gia có chủ quyền trong suốt chiều dày nhiều thế kỷ. Tòa công lý quốc tế hoạt động pháp lý độc lập với cơ quan lập pháp của LHQ, nghĩa là hoạt động pháp lý độc lập với HĐBA, lấy luật làm cán cân công lý tài phán thì mắc gì phải lo?
Cũng theo tiến sĩ luật gia này: Chúng ta đặt vận mệnh của quốc gia vào 15 thẩm phán của Tòa án công lý quốc tế có nghĩa là chúng ta đã trao toàn quyền phán quyết cho Tòa án, như vậy là nguy hiểm…
Xin thưa, Tòa công lý phải có trách nhiệm bảo vệ sự trong sáng của Luật Biển 1982 và Hiến chương LHQ. Họ phải có trình độ, lương tâm và trách nhiệm trước trật tự của thế giới thì sao lại lo tiêu cực “chạy án” hay phán quyết sai! Giáo sư tiến sĩ luật mà không tin vào tòa quốc tế thì làm luật gia, dạy sinh viên trường Luật như thế nào? Lại còn khuyên chỉ nên kiện ra tòa ITLOS là đủ mà không cần kiện ra ICJ…, và chỉ nên dùng các cơ chế đa phương của Diễn đàn khu vực ASEAN Regional Forum nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại, xây dựng lòng tin, chỉ cần ngày đêm tụng kinh gõ mõ đọc to khẩu hiệu của ARF "Xúc tiến hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở Châu Á Thái Binh Dương", đối thoại diễn đàn LHQ là ổn!!!
Thật nực cười, khi kẻ cướp cầm dao lao vào xộc vào nhà mà Luật gia chủ trương cứ ngồi chăm chỉ tụng kinh thánh, liệu như thế có làm mềm trái tim kẻ cướp máu lạnh?
Nhiều luật gia có tên tuổi cho là khởi kiện và đấu tranh pháp lý sẽ rất khó.
Khó mới phải làm, dám làm, quyết làm! Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, “dĩ bất biến” không lẽ lại thành “dĩ hòa vi quý – một nhịn chín lành” buông tay hiến dâng chủ quyền cho kẻ xâm lược? Khó mới cần trí tuệ, bản lĩnh, lý lẽ để tranh đấu của luật gia, chứ dễ làm khó bỏ thì cả nước có hàng chục triệu người làm được luật sư!
Tòa ITLOS và ICJ luôn kêu gọi hai bên tranh chấp cố gắng đàm phán, hòa giải ổn thỏa để khỏi làm mất thời gian công sức và ngân quỹ quốc tế, dành ngân quỹ đó cho các mục tiêu nhân đạo cần thiết khác. Vâng, ta đã nổ lực hết sức mà kẻ gây hấn vẫn cố tình đe dọa vũ lực thì việc đưa ra tòa quốc tế là bất khả kháng, là lẽ thường tình và đó là cách hành xử văn minh công khai giữa một thế giới rất phẳng và yêu quý hòa bình!
Khởi kiện ra tòa án Luật biển 1982 (ITLOS) - cần nhưng chưa đủ
Tòa ITLOS xử theo Luật Biển 1982, với các cơ chế tiêu chuẩn quan trọng nhất là xác định ranh giới, vị trí để định chủ quyền nước sở hữu ở các yếu tố xác định về kỹ thuật là “đường cơ sở”, ranh giới về diện tích trên mặt nước và yếu tố độ sâu của vùng nước, tính liên tục của bề mặt thềm lục địa từ đâu vươn ra để xác định vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Phần này do một cơ quan về kỹ thuật của tòa xác định bằng giám định. Điểm để xác định vạch “đường cơ sở” đó là đảo, bán đảo, mũi đất nhô ra ngoài. Đảo, chuổi đảo ven bờ, đặc biệt là các đảo xa bờ ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa xa hơn… xác định làm “điểm cơ sở” phải đảm bảo yếu tố là có người sinh sống lâu dài, có thời gian sở hữu và vấn đề chuyển giao sở hữu bằng văn bản pháp lý quốc tế khẳng định bằng chứng về không gian thời gian.
TQ lấy Hoàng Sa làm một đảo xa bờ hiện nay để xác định vùng đặc quyền kinh tế 200 km, để tự vỗ ngực “có đủ bằng chứng để chứng minh quyền chủ quyền, quyền tài phán”; lấy đảo Tri Tôn, một hòn đảo nhỏ nằm trong quần đảo Trường Sa cách mũi Ba Làng An – Quảng Ngãi 135 hải lí (250 km), cách đảo Lý Sơn 123 hải lí (227,8 km) để làm đảo xác định đường cơ sở là một toan tính chủ quan của kẻ cướp già mồm. Luận thuyết đường 9 đoạn bằng cách lấy các đảo chìm đảo nổi ở Hoàng Sa, Trường Sa chưa có người ở để gọi là đường 9 đoạn, 10 đoạn, 12 đoạn vu vơ giữa biển nước mênh mông để gọi “đường lưỡi bò” là tham vọng ngông cuồng chắc chắn sẽ bị ITLOS phản bác, không chỉ ITLOS mà cả thế giới, tất cả các nước có biển và không có biển đều phản bác và thực tế họ đã cứng họng trước Diễn đàn an ninh thế giới Shangri La 2014. Tướng TQ còn trâng tráo nói liều “Trung Quốc có quyền chủ quyền, quyền tài phán về Hoàng Sa – Trường Sa cách đây 2000 năm lịch sử”!
Để có cơ sở xác định Hoàng Sa thuộc chủ sở hữu hợp pháp của ai để ITLOS dựa vào đó phán quyết thì phải cần đến tòa án công lý quốc tế (ICJ). Đây là bước quan trọng để “trả lại tên cho em” tức công lý về chủ quyền cho VN mà Trung Quốc đã đơn phương dùng áp lực quân sự cưỡng cướp vào 1/1974.
Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, 90 triệu dân VN cùng 5 triệu kiều bào thống nhất ý chí hành động đến như thế. Và cũng chưa bao giờ thế giới ủng hộ VN bảo vệ chủ quyền quốc gia đến như thế.
Việt Nam có đầy đủ “Quyền chủ quyền – quyền tài phán” về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các hội nghị quốc tế quan trọng nhất là San Francisco 1951 và Hội nghị Geneve 7/1954 thừa nhận bằng văn bản, chữ ký của các bên tham gia trong đó có Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ… thừa nhận. Các bản đồ thế giới đều ghi rõ Hoàng Sa – Trường Sa thuộc VN thì đây là lợi thế mạnh nhất của VN mà TQ không có. Ta phải nắm gót chân “Asin” của TQ mà tấn công pháp lý mới chắc thắng.
Phải khởi kiện ra tòa công lý ICJ để “đòi lại tên cho em”, đúng nghĩa pháp lý là trả lại chủ quyền Hoàng Sa cho VN theo các hiệp định hiệp ước quốc tế và vạch trần hành vi cướp đảo man rợ năm 1974 để cảnh tỉnh cho toàn thế giới cảnh giác với “những tên cướp biển thế kỷ XX” và nay tái diễn hành vi “…cướp biển thế kỷ XXI” chúng ta mới có hòa bình bền vững.
Đến nay, ICJ đã giải quyết rất nhiều vụ liên quan đến tranh chấp lãnh thổ như vụ ở biển Bắc giữa Đan Mạch, Na Uy; vụ giữa các nước châu Phi có bờ biển liền kề chồng lấn, vụ đền Preah Vihear... từ 1962 và 2011 đều chung phán quyết thuộc Campuchia. Hãy tin vào tòa công lý ICJ về tính nghiêm túc tầm quốc tế.
Hàng triệu người lính từng yêu hòa bình đã thề “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” để gìn giữ từng tấc đất cha ông, không sá tính mạng, thì việc đấu tranh pháp lý có gì mà phải đắn đo trăn trở hay lo sợ. Việt Nam chưa bao giờ chùn bức trước bất kỳ một khó khăn nào, kẻ thù nào dù là hung bạo với “biển người” tàn bạo và đã luôn chiến thắng.
Tổ quốc đang bị xúc phạm, bị đe dọa vì nạn ngoại xâm, “thời cơ là lực lượng”, phải vững tin vào sự chắc thắng và đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để hành động ngay!
Bảo vệ chủ quyền trên mặt trận pháp lý bằng “hào khí Đông A” đó là sự lựa chọn khôn ngoan và thông minh vì thế thượng phong đang thuộc về chúng ta!
T.Đ.B.
Tác giả gửi BVN

Nguồn : BVN ( Bauxite VN )

Bộ Chính trị định đoạt về Biển Đông?

Bộ Chính trị định đoạt về Biển Đông?

BBC    -   Cập nhật: 08:59 GMT - thứ ba, 10 tháng 6, 2014

Tường thuật của ngư dân và clip về việc tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc bao vây, đuổi và đâm chìm làm tôi nhớ lại một chuyện thời sinh viên.
Hôm đó, tôi thấy trong một thư viện của đại học một quyển sách với một chuỗi hình chụp từ máy bay. Những hình này chụp lại cảnh một chiếc thuyền cuả người Việt tỵ nạn trong thập niên 1980 bị nhiều thuyền hải tặc bao vây. Thuyền hải tặc dùng bạt che số hiệu và đâm húc cho đến khi chiếc thuyền xấu số chìm. Không biết bao nhiêu sinh mạng đã bị dập tắt trong lòng biển. Lần này may mắn là các nạn nhân được cứu.

Trung Quốc không nhượng bộ
Từ năm 2009, Trung Quốc đã đâm húc tàu thuyền ngư dân Việt Nam, bắn họ, đánh đập họ, bắt họ, đòi tiên chuộc, cướp phá hoại tài sản của họ biết bao nhiêu lần. Hoàng Sa thì từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, họ khăng khăng là không có tranh chấp, không có gì để đàm phán. Trong cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981, họ đã đâm hư hại 24 tàu của cơ quan nhà nước Việt Nam, coi nhà nước Việt Nam không ra gì.
Với thực tế đó, còn có gì để nấn ná với khái niệm “kiên trì đàm phán” nữa? Chắc chắn là Trung Quốc sẽ không nhượng bộ gì về chủ quyền đối với các đảo. Về vùng đặc quyền kinh tế có thể có chung quanh các đảo nói chung và vấn đề giàn khoan HD-981 nói riêng, nếu Trung Quốc có nhượng bộ, chắc chắn là họ sẽ ra giá. Giá đó có thể là công nhận “chủ quyền Trung Quốc” trên quần đảo và trong vùng nội thủy và lãnh hải mà họ tuyên bố, hay là để cho họ cùng khai thác trong vùng Tư Chính - Nam Côn Sơn. Thậm chí, cũng có thể một trong những mục đích chính của Trung Quốc trong việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 là để gây áp lực buộc Việt Nam cho họ cùng khai thác trong vùng Tư Chính - Nam Côn Sơn.
Như vậy, thực chất của biện pháp “kiên trì đàm phán” chính là vì “đại cục” mà hy sinh Hoàng Sa, và vùng biển Hoàng Sa có thể có. Biện pháp thứ nhì, đối đầu trên thực địa, là không thể thiếu được, nhưng là một cuộc chiến không cân sức cho Việt Nam. Việt Nam phải bổ xung bên cạnh lòng dũng cảm, sự chịu đựng và hy sinh của cảnh sát biển Việt Nam, kiểm ngư và ngư dân với biện pháp thứ ba: biện pháp pháp lý.
Ngày 23/5, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời phóng viên Reuters, “Cá nhân tôi là một luật gia, tôi luôn luôn hỏi mình khi nào là thời điểm để sử dụng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta phải chờ đợi quyết định của Chính phủ.” Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Chính trị sẽ quyết định “thời điểm nào hợp lý” cho việc kiện. Tuy không phải là luật gia, tôi cũng tự hỏi, “Bao giờ Bộ Chính trị Việt Nam mới quyết định xử dụng biện pháp pháp lý, một biện pháp hòa bình, văn minh, và là biện pháp duy nhất trong đó Việt Nam có thể chiến đấu một cách bình đẳng với Trung Quốc?”
Dường như có điều gì đó làm họ chần chừ. Có phải là họ ngại trả đũa kinh tế từ Trung Quốc chăng?

Hệ quả?

Ngày xưa, khi trả lời câu hỏi “Hòa hay chiến?”, có lẽ lãnh đạo và người dân Đại Việt cũng đã nghĩ tới những hệ quả xấu cho nông nghiệp từ vó ngựa Mông Cổ. Có lẽ họ cũng đã nghĩ đến chiến lược đồng không nhà trống có thể ảnh hưởng đến kinh tế thế nào. Và họ còn phải nghĩ sẽ sinh bao nhiêu xương máu trước quân đội thiện chiến nhất thế giới lúc đó. Nhưng trả lời của họ vẫn là trả lời mãi có tiếng thơm trong lịch sử.
Ngày nay, câu hỏi không khắc nghiệt bằng “Hòa hay chiến?”, nó là “Kiện hay không kiện?” (Kiện ở đây là kiện Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, không phải là kiện để đòi lại Hoàng Sa, vì không có tòa nào có thẩm quyền để thụ lý vụ kiện kiện để đòi lại Hoàng Sa).
Việt Nam tổ chức họp báo lên án Trung Quốc
Ngày nay, việc ra tòa để giải quyết tranh chấp là một phương tiện văn minh. Hàng chục nước trên thế giới đã ra tòa để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, trong đó có cả Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Singapore và Indonesia. Philippines cũng đã phải hỏi câu hỏi “Kiện hay không kiện?”, và họ đã có một trả lời không bị cột vào nỗi sợ Trung Quốc sẽ trả đũa kinh tế, hay nỗi sợ nào đó khác.
Trả lời của Bộ chính trị cho câu hỏi “Kiện hay không?” sẽ trả lời những câu hỏi, “Lãnh đạo Việt Nam có dùng tất cả các biện pháp hòa bình không? Có dùng tất cả những biện pháp cần thiết không? Có dùng tất cả những biện pháp trong đó Việt Nam có thể đấu tranh một cách bình đẳng không?”.
"Trung Quốc đã cố ý triển khai giàn khoan ở một địa điểm mà Việt Nam có thể đơn phương kiện. Có thể đó là phép thử của họ, xem lãnh đạo Việt Nam có dám kiện hay không. "
Trả lời cho những câu hỏi đó sẽ là những chỉ số quan trọng về lãnh đạo Việt Nam đối phó với Trung Quốc thế nào trong cuộc tranh chấp có tính sống còn cho Việt Nam, có thể giúp chúng ta dự đoán về tương lai, và có thể giúp Trung Quốc đánh giá về ý chí trên thực tế của lãnh đạo Việt Nam.
Trung Quốc đã cố ý triển khai giàn khoan ở một địa điểm mà Việt Nam có thể đơn phương kiện. Có thể đó là phép thử của họ, xem lãnh đạo Việt Nam có dám kiện hay không. Nếu Trung Quốc cho rằng lãnh đạo Việt Nam sợ trả đũa kinh tế, hay sợ điều gì khác, cho nên không dám kiện, họ sẽ lấn tới và làm cho tình hình của Việt Nam nguy khốn hơn.
Hiện nay, cảnh sát biển và kiểm ngư đang dũng cảm thi hành nhiệm vụ của họ, ngư dân Việt Nam đang kiên trì bám biển dưới mũi tàu sắt Trung Quốc, lòng dân đang bức xúc, nhưng chưa biết Bộ chính trị sẽ thi hành nhiệm vụ của họ thế nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
Nguồn : BBC

Những hình ảnh từng gây chấn động về vụ trấn áp Thiên An Môn


Những hình ảnh từng gây chấn động về vụ trấn áp Thiên An Môn

(Dân trí) - Ngày này 25 năm trước, quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc đã chứng kiến cuộc trấn áp gây nhiều đổ máu, khi nhiều xe tăng, binh lính được triển khai giải tán sinh viên biểu tình. Đạn thật cũng được sử dụng trong các vụ trấn áp này.


Ngày 4/6, Trung Quốc đánh dấu dịp kỷ niệm 25 năm vụ trấn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ, vốn kết thúc trong đụng độ đẫm máu.

Theo BBC, những người biểu tình khi đó muốn cải cách chính trị, nhưng lệnh trấn áp đã được phát đi sau khi những người theo tư tưởng cứng rắn thắng thế trong giới cầm quyền Trung Quốc.

Giới chức Trung Quốc xem vụ biểu tình năm 1989 là nổi loạn, phản cách mạng. Tuy nhiên, tại Hồng Kông và Đài Loan, hàng nghìn người đã xuống đường để tuần hành tưởng nhớ sự kiện này.

Trong nhiều tuần trước dịp lễ kỷ niệm năm nay, giới chức Trung Quốc đã bắt giữ nhiều luật sư, phóng viên và nhà hoạt động. Tổ chức nhân quyền Ân xã quốc tế cho biết 66 người đã bị bắt giữ, thẩm vấn hoặc mất tích.

Những từ khóa tìm kiếm liên quan đến vụ trấn áp năm 1989 và biểu tình đã bị kiểm duyệt, trong khi truy cập vào trang web tìm kiếm Google tại Trung Quốc có vẻ đã bị chặn.

Người thân của những người biểu tình bị giết hại trong cuộc trấn áp được phép tới thăm mộ của những người thân nhưng có cảnh sát đi kèm.
Một số hình ảnh về cuộc trấn áp tại Thiên An Môn ngày 4/6 của 25 năm về trước:
Những hình ảnh từng gây chấn động về vụ Thiên An Môn
Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra vào tháng 4/1989, sau khi Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc khi đó là ông Hồ Diệu Bang qua đời.
Normal
Rất nhiều người Trung Quốc khi đó xem ông Hồ Diệu Bang là một nhà cải cách. Ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong giới sinh viên, những người muốn chính phủ tiếp tục các chính sách theo hướng thị trường và tăng cường dân chủ.
Normal
Sau lễ tang chính thức cấp nhà nước của ông Hồ, khoảng 100.000 sinh viên đã tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn.
Normal
Một bài bình luận chống biểu tình trên tờ Nhân dân nhật báo ngày 26/4 càng khiến các sinh viên giận dữ
Normal
Đến ngày 13/5, một cuộc tuyệt thực đã được tổ chức, và số người tham gia biểu tình lên tới khoảng 300.000 người.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Quân đội Trung Quốc đã tiến vào Bắc Kinh, nhưng sau đó vài ngày buộc phải rút lui. Những người biểu tình thậm chí còn diễn thuyết cho các binh sỹ, đề nghị họ sang tham gia hàng ngũ của mình.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Cho dù có thời điểm đám đông biểu tình bị phân tán và không có thủ lĩnh rõ ràng, các sinh viên và những người ủng hộ họ vẫn chiếm giữ được Thiên An Môn.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Họ thậm chí còn dựng lên một bức tượng cao 10m, giống tượng Nữ thần tự do tại Mỹ ngay trên quảng trường này.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Đến đầu tháng 6, các binh sỹ bắt đầu tiến vào giải tán đám đông tại quảng trường. Người biểu tình phản kháng lại lực lượng chức năng
Normal
Hầu hết người biểu tình không có vũ khí, nhưng một vài người mang theo gạch đá và một số vũ khí khác. Trong ảnh, những người biểu tình cầm gạch đá, đứng trên một xe quân sự của chính phủ gần đại lộ Chang’an tại Bắc Kinh, sáng sớm ngày 4/6/1989.
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Bạo lực đã nổ ra sau đó. Trong ảnh, một sinh viên đã dựng rào chắn trước một chiếc xe quân sự đang bị cháy sau khi lao qua những dòng người biểu tình xếp hàng sáng sớm ngày 4/6. Một binh sỹ chính phủ thoát ra từ chiếc xe đã bị người biểu tình giết chết. Hàng trăm người đã thiệt mạng trong sáng sớm 4/6, khi các binh sỹ dùng súng bắn đạn thật mở đường tiến vào chiếm lại quảng trường.
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Một đoàn xe quân sự bị đốt cháy trong cuộc đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và người biểu tình sáng 4/6
Người dân Bắc Kinh quan sát những chiếc xe quân sự bị đốt cháy
Người dân Bắc Kinh quan sát những chiếc xe quân sự bị đốt cháy
Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng
Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng
Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng
Nhưng có nhiều con số khác cho thấy hàng nghìn người đã chết. Dù vậy không ai xác nhận con số này. Nhiều người thiệt mạng bên ngoài quảng trường, khi các binh sỹ bắn vào người biểu tình.
Rất nhiều người đã bị thương
Rất nhiều người đã bị thương
Rất nhiều người đã bị thương
Bức ảnh mang tính biểu tượng về cuộc trấn áp, khi một người đàn ông chặn trước một đoàn xe tăng của chính phủ đang hướng về phía Đông đại lộ Cang’an của Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn ngày 5/6. Người này đã kêu gọi chấm dứt bạo lực và đổ máu chống lại những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Ông đã được những người khác kéo ra và các xe tăng tiếp tục hành trình.
Rất nhiều người đã bị thương
Đến nay vẫn không ai biết người đã chặn đoàn xe tăng sau đó ra sao và danh tính là ai. Trong bức ảnh là một góc chụp khác, khi người này (thứ hai từ trái sang) đứng sẵn chờ đoàn xe tăng tới.
Rất nhiều người đã bị thương
Hàng chục nghìn người đã bị bắt sau biểu tình. Xe tăng vẫn xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh sáng ngày 7/6.
Các sinh viên đưa một người bị thương đi cấp cứu
Các sinh viên đưa một người bị thương đi cấp cứu

Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu
gần quảng trường Thiên An Môn
Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu gần quảng trường Thiên An Môn
Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu
gần quảng trường Thiên An Môn
Bất chấp sự ngăn cản tại đại lục, nhiều người Trung Quốc tại Hồng Kông năm nay vẫn tuần hành để tưởng nhớ sự kiện này.
Thanh Tùng
eoTổng hợp

Nguồn  : Dân trí

---------------------------

Xem Video clip   




Xoay Trở Và Trăn Trở


Tuesday, June 10, 2014

Xoay Trở Và Trăn Trở



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 140609
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Kinh tế chính trị học Trung Quốc thời chuyển hướng và bành trướng   

* Thiên tài ô nhiễm: vớt rác nổi lều bều trên sông Dương Tử, gần đập Tam Hiệp * 


Theo dõi tình hình Trung Quốc, những ai thật sự quan tâm có thấy ra một nghịch lý.

Một đằng là giới chuyên gia kinh tế lần lượt nói đến khó khăn của lãnh đạo Bắc Kinh sau một giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục là 9% trong 30 năm liền. Sau một thời huy hoàng chưa từng thấy, với sự ca tụng của truyền thông quốc tế, những trở ngại hiện nay hiển nhiên phải là vấn đề sinh tử cho một chế độ muốn dung hòa hai yêu cầu trái ngược là dùng quy luật thị trường làm sức bật, nhưng theo định hướng của một đảng độc quyền. 

Sức bật đó sẽ đưa Trung Quốc về đâu khi... hết bật?

Đằng kia là các chiến lược gia về quân sự Mỹ thì liên tiếp báo động về sự bành trướng của Trung Quốc. Những động thái gần đây của Bắc Kinh, như thiết lập khu định vị phòng không ADIZ tại Đông Bắc Á nên thách đố Nhật Bản, rồi mở rộng khu vực ADIZ này cho tôm cá tại vùng Đông Nam Á, và cắm giàn khoan Hải Dương 981 ngay trên thềm lục địa của Việt Nam hay xây cất phi đạo trên bãi đá Gạc Ma của Philippines, v.v... khiến truyền thông Hoa Kỳ nêu câu hỏi về những rủi ro đụng độ ở một khu vực có tầm quan trọng sinh tử cho kinh tế thế giới.

Nói cho gọn, trước hai nhận định trái ngược ấy thì Trung Quốc mạnh hay yếu?

Để tìm câu trả lời, mục "Kinh tế cũng là Chính trị" này xin nói về kinh tế và bài toán chính trị ma quỷ ở đằng sau....


***


Trước hết, sau gần 200 năm loạn lạc vì ngoại xâm lẫn nội chiến, một xã hội hơn tỷ dân đã có ba thập niên tương đối yên lành để làm ăn kể từ năm 1979 - vụ Thiên An Môn 1989 chỉ là ngoặc kép hắc ám – thì kinh tế tất nhiên có tăng trưởng.

Từ kinh nghiệm Đông Á, của Nhật Bản, Nam Hàn và cả Singapore, mô hình Trung Quốc có đặc tính riêng là hệ thống chính trị giữ vị trí điều tiết thị trường. Nhà nước dùng quy luật tư bản để củng cố sức mạnh của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của đảng.

Thuần về kinh tế và nhờ định hướng chính trị, tăng trưởng của Trung Quốc xuất phát từ hai lực đẩy là tăng đầu tư và giảm tiêu thụ. Nhà nước giữ vai trò thắt lưng buộc bụng, thắt ai và buộc ai là quyết định của lãnh đạo. Khi đầu tư nhiều để nâng sản lượng cho một thị trường nội địa không được tiêu thụ như ý thì nhà nước đẩy mạnh xuất cảng và độc quyền thu về ngoại tệ nên có khối dự trữ khổng lồ, nay mấp mé bốn ngàn tỷ đô la để có thể làm vương làm tướng với thiên hạ.

Thế giới ngợi ca 'phép lạ kinh tế" Trung Quốc mà không thấy khái niệm "tăng đầu tư" và "giảm tiêu thụ" có nghĩa là nhà nước trưng thu tiết kiệm rất nhiều và rẻ của dân để đưa vào sản xuất. Nếu Tần Thủy Hoàng Đế ngày xưa mà có truyền thông quốc tế ở lanh quanh thì dự án Vạn Lý Trường Thành ở miền Bắc hay kinh đào Linh Cư tại miền Nam cũng được coi là sự kỳ diệu! Người ta thấy ra cái "được" mà khó đếm được cái "mất" - như ô nhiễm môi sinh, tham nhũng hay bất công xã hội.

Ba chục năm sau, từ 2009, người ta cũng chỉ nói đến cái mất của Hoa Kỳ, từ uy tín đến thế lực, mà không nhìn ra nỗi lao đao của lãnh đạo Bắc Kinh.

Khi kinh tế thế giới bị suy trầm, xuất cảng của Trung Quốc sút giảm thì Bắc Kinh bơm tiền kích thích để vẫn duy trì đà sản xuất cũ. Việc bơm tiền qua ngả tín dụng, chủ yếu là qua hệ thống ngân hàng của nhà nước, với số lượng khổng lồ là hơn hai ngàn 500 tỷ đô la, đã đẩy kinh tế xứ này vượt qua Nhật Bản năm 2010.

Rồi đẩy tới bờ vực.

Người ta vay tiền trước hết để đầu tư, khi thấy đầu tư có lời thì vay thêm để đầu cơ, là kiếm lời lớn hơn trong ngắn hạn mà với rủi ro cao hơn. Khi giàn máy bơm tiền lại thuộc về nhà nước, do tay chân nhà nước điều tiết mà bất chấp quy luật thị trường thì sau nạn đầu cơ lại có "lạm dụng tín dụng": tay chân nhà nước và thân tộc mở ra canh bạc nhuốm mùi lường gạt theo kiểu tháp ảo, làm kinh tế bốc như bong bóng.

Ngày nay, nạn đầu cơ địa ốc thổi giá đất đai của thủ đô Bắc Kinh cao gần bằng giá đất tại Tokyo trước khi Nhật Bản bể bóng năm 1990 và trôi vào hai chục năm suy trầm. Ở bên dưới là bộ máy sản xuất dư dôi ế ẩm, chưa sử dụng hết 60% công xuất, nằm bên núi nợ xấu sẽ sụp khi bóng bể.

Khác với nhiều nước lạc hậu – Hà Nội ơi! – lãnh đạo Bắc Kinh có hiểu ra mối nguy ấy.

Nói về mạnh yếu, giới chức kinh tế tài chánh của họ là loại chuyên gia thật, nhiều người tốt nghiệp Đại học Mỹ, từng là Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (trong bài viết trên Người Việt, người viết ghi lầm là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF!) hay giáo sư kinh tế tại Hoa Kỳ trước khi về làm tham mưu cho bảy người trong Thường vụ Bộ Chính trị, hoặc cầm đầu các Hội đồng và Ủy ban phụ trách về kế hoạch, cải cách hay quản lý doanh nghiệp và tài sản nhà nước, v.v..... Hãy "google" những tên tuổi như Justin Yifu Lin, Liu He, Yi Gang, Fang Xinghai, thì có thể biết được một phần.

Họ đánh bạc giả với dân chứ không xài bằng giả với nhau. Hà Nội ơi – bis!

Hiểu ra mối nguy ấy, thế hệ thứ năm lên sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012 quyết định là phải chuyển hướng. Một năm sau, Tháng 11 năm ngoái, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ ba của khóa 18 đề ra phương hướng cải cách và chấp nhận một đà tăng trưởng thấp hơn. Thay vì 9-10% thì quãng 7,5% cũng là được. Phải giảm tốc độ cho cỗ xe khỏi lật khi vào khúc quanh.

Đấy là một sự xoay trở có ý thức về chính trị và có chuẩn bị về tổ chức. Khổ nỗi, sau 30 năm thì phép lạ kinh tế cũng sinh bệnh lạ.

Hệ thống tài chánh ngân hàng Trung Quốc có những lệch lạc tích lũy từ lâu, kết tụ thành mạng lưới chằng chịt ở mọi cấp bộ chính trị và hành chánh, từ trung ương tới từng địa phương, với thế lực rất lớn của đảng viên. Và mắc mứu quyền lợi, trong đó nạn nhũng lạm, tham nhũng và lạm dụng, không chỉ cản trở mà còn quật ngược chỉ thị của trung ương. Việc bơm tiền hay phân phối tài nguyên qua nhiều ngả mờ ám vẫn tiếp tục và chất lên một núi nợ rất cao.

Giới kinh tế thường cho là khi tổng số nợ công và tư mà lên tới 275% của Tổng sản lượng GDP thì kinh tế có thể trôi vào khủng hoảng khởi đi từ những vụ vỡ nợ dây chuyền. Từ mức 320% GDP vào năm 2008, tới cuối năm 2013 thì núi nợ cả công lẫn tư của Trung Quốc lên tới 420% GDP.

Sức mạnh của nền kinh tế theo định hướng chính trị của nhà nước cũng có cái giá phải trả vì làm nhà nước chệch hướng ! Đấy là chuyện chính trị.

Về kinh tế, giữa cơn xoay trở thì nhà nước Bắc Kinh lại trăn trở: muốn đạp thắng để đổi hướng, rồi sợ tăng trưởng giảm làm thất nghiệp tăng nên lại ngầm bơm tiền kích thích, qua nhiều kênh mà họ biết là thiếu an toàn. Mỗi khi thấy biện pháp kích thích thì thiên hạ lại vỗ tay!

Cuối Tháng Năm vừa qua, Bắc Kinh lại thử nghiệm một biện pháp bơm tiền tinh tế hơn. Không qua ngả tín dụng ngân hàng đầy rủi ro mà qua việc ngân hàng trung ương mua lại trái phiếu của một số khu vực nhất định, như công khố phiếu ở các địa phương miền Tây, miền Trung, hay trái phiếu hỏa xa, gia cư hay ngân hàng.

Giới kinh tế Nhật, Mỹ, Âu hay Anh đều thấy quen quen: Bắc Kinh cũng tiến vào cõi hỗn mang của biện pháp bất thường mà các nước Tây phương đã áp dụng. Đó là QE, "quantitative easing", tăng mức lưu hoạt có định lượng. Diễn ra bạch văn thì Trung Quốc chưa thể hãm đà tăng trưởng để tìm ra thế quân bình khác, với tiêu thụ nội địa mới là lực đẩy. Họ chưa cải cách được.

Và giữa hai động tác đạp thắng và tống ga, Bắc Kinh vẫn phải nhấn tới, bằng cẳng giữa.



***


Chúng ta tò mò trở lại nghịch lý ban đầu: tại sao giới kinh tế nói đến nỗi trăn trở của Bắc Kinh mà các nhà chiến lược tại Mỹ cứ tri hô về mối họa Trung Quốc?

Giới đầu tư có tiền lặng lẽ bảo nhau về mối nguy khủng hoảng tại Trung Quốc để tìm nơi chọn mặt gửi vàng khi nền kinh tế hạng nhì thế giới bị bể bóng. Trong khi đó, giới bình luận về an ninh tiếp tục rót nước đường cho Bắc Kinh. Họ thổi trái bóng kia: khả năng quân sự của Trung Quốc thật là đáng sợ!

Đáng sợ nhất trong cả chuyện kinh tế chính trị này là trò ma của Mỹ!


6/6/14

Đổ Bộ 1944 và Đổ Bể 2014


Đổ Bộ 1944 và Đổ Bể 2014



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo 140605

Mỗi lễ tưởng niệm quá khứ lại là một vở kịch chính trị cho hiện tại....

 * Nhửng hài kịch trong một bi kịch lớn của nhân loại * 


Ngày Thứ Sáu, mùng sáu Tháng Sáu, lãnh đạo các nước "đồng minh", trong ngoặc kép, tới Pháp dự lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ tại Normandie cùng ngày hôm đó vào năm 1944 để mở đầu cho việc giải phóng Âu Châu đúng 70 năm về trước. Năm nay, ngần ấy vị nguyên thủ đều "có những niềm riêng"....

Cho nên chúng ta chứng kiến một hài kịch nhiều cảnh.

Normandie là lãnh thổ của Pháp, khi đó nằm dưới gót giày Đức quốc xã. Lãnh đạo Lực lượng Pháp Tự do (France Libre) khét nổi tiếng với lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" phát thanh từ thủ đô Luân Đôn của Anh vào ngày 18 Tháng Sáu năm 1940 là Tướng Charles de Gaulle. Ông bị gạt ra ngoài quyết định đổ bộ để tổng phản công của Anh và Mỹ, chỉ được Winston Churchill ái ngại cho biết có hai ngày trước!


***

Một chút bối cảnh gần xa:

Khi Thế chiến II bùng nổ vào đầu Tháng Chín 1939, de Gaulle mới là Đại tá. Ông tham gia kháng chiến chống Đức rất sớm và tới Tháng Năm 1940 được gắn một sao của Thiếu tướng, Trừ bị thôi, sau này miền Nam chúng ta gọi là Chuẩn tướng. Dù lon lá rất thấp so với nhiều thượng cấp lẫy lừng hơn trong quân đội Pháp, de Gaulle vẫn tự trao phó trách nhiệm lãnh đạo kháng chiến, tự cho mình là đại diện chân chính của nước Pháp, là nước Pháp, nên gặp khá nhiều trở ngại.

Một trong những trở ngại lớn nhất là Tổng thống Franklin D. Roosevelt của Hoa Kỳ.

Ông Roosevelt hâm mộ văn hoá Pháp nhưng dị ứng với chế độ thực dân và coi thường de Gaulle. Về sau còn chê nhân vật này là lãnh tụ độc tài con con. Trong hàng ngũ kháng chiến Pháp, Roosevelt tin vào loại người dễ nói chuyện hơn, như Đại tướng Henri Giraud hay Đô đốc François Darlan. Trong nội bộ công cuộc kháng chiến của Pháp, nhiều tướng lãnh khác đã từng muốn lật de Gaulle mà không thành, kể cả Giraud và Darlan với thế lực Mỹ ở đằng sau. Đấy là chuyện quá xa cho chúng ta ngày nay?

Qua năm sau, khi nước Pháp được giải phóng, cũng de Gaulle đã đòi là quân đội Pháp dẫn đầu đoàn binh tiến vào thủ đô Paris và quyết liệt từ chối việc Hoa Kỳ phát hành MPC (đô la đỏ) cho lính Mỹ tạm sử dụng trên thị trường Pháp. Phải chi miền Nam chúng ta nhớ được và làm được chuyện đó sau khi Thủy quân Lục chiến Mỹ bất ngờ đổ bộ vào Đà Nẵng, Tháng Ba 1965!

Tinh thần quốc gia của de Gaulle và thái độ trịch thượng của Roosevelt khiến quan hệ Pháp-Mỹ có mâu thuẫn nặng. Cho nên về sau cũng ảnh hưởng đến phản ứng của de Gaulle với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam! Vậy mà Lyndon B. Johnson chọn thủ đô Paris đế tiến hành "hòa đàm" với Hà Nội năm 1968. Nhưng đấy là những chuyện về sau của một hài kịch khác.

Vì những lý do sâu xa nói trên, khi lên làm Thủ tướng (1944-1946) rồi Tổng thống Pháp (1959-1969) de Gaulle không hề dự lễ kỷ niệm ngày đổ bộ, ngày D-Day như Mỹ và Anh vẫn gọi.


***


Cuộc đổ bộ ấy cũng không có sự tham gia của quân đội Liên bang Xô viết.

Đây là một kế hoạch Anh-Mỹ.

Trong Thế chiến II, trên địa bàn Âu Châu, ba nước thực tế lãnh đạo phe "đồng minh" là Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô. Biệt tài của lãnh đạo Liên Xô thời ấy là Stalin là... sát quân và giết dân. Việc đo đếm tổn thất là điều khó và khó chính xác, nhưng số tử thương của Liên Xô lên tới ít nhất là 22 triệu người (khoảng 14% dân số thời ấy), so với Hoa Kỳ (cỡ 420 ngàn, 0,4% dân số) và Anh (450 ngàn, gần 1% dân số) và Đức (gần sáu triệu, quãng 10% dân số) thì nặng gấp bội. Vì vậy, Stalin rất mừng khi Anh-Mỹ mở cuộc tổng phản công ở hướng Tây, để giảm áp lực cho Hồng quân Xô viết tại hướng Đông.

Nghĩa là Liên Xô không có tí lon nào trong vụ Normandie 1944. Mãi tới năm 2004, 15 năm sau khi Liên Xô bắt đầu tan rã và 13 năm sau khi Liên bang Nga ra đời, lãnh đạo nước Nga mới được mời dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày đổ bộ.

Năm đó, Tổng thống Vladimir Putin mới chỉ là thợ vịn đóng vai phụ diễn trong vở Normandie. Khi ấy, Tổng thống George W. Bush mới gây chấn động sau chiến dịch Iraq năm trước. Lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ công khai phê phán sự sai lầm - và bày tỏ nỗi ân hận - của Hoa Kỳ là hy sinh tự do của phân nửa Âu Châu, để Đông Âu rơi vào quỹ đạo Xô viết.

Bài diễn văn đó khiến ta nhớ lại lễ kỷ niệm 40 năm ngày đổ bộ Normandie.

Năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan tới Normandie đọc diễn văn, hào hiệp tỏ lòng thương tiếc cái giá rất đắt mà thường dân Nga đã phải hứng chịu trong Thế chiến II, rồi hào hùng đả kích việc Hồng quân Liên Xô chiếm đóng các nước Đông Âu. Lễ kỷ niệm ngày đổ bộ là một dịp phê phán về đạo lý, hoàn toàn phù hợp với lý luận Reagan, rằng Liên Xô là "Đế quốc độc ác".

Chúng ta nhảy tới năm nay, lễ kỷ niệm thứ 70.


***

Vladimir Putin vẫn được Tổng thống François Hollande của Pháp mời qua để hiên ngang có mặt và phóng hình tuyên truyền về nhà, dù đã có vụ thôn tính Crimea và uy hiếp Ukraine. Vì vậy, vở kịch "Normandie 70" trở thành hài kịch.

Hãy nhắc tới bi kịch đã: 20 năm trước, vào năm 1994, ba nước "đồng minh năm xưa" thời Thế chiến II là Anh, Mỹ, Nga có một thỏa thuận tại Budapest về cách xử lý kho võ khí hạch tâm của Ukraine. Nước Ukraine độc lập từ 1991 sẽ trao lại toàn bộ số võ khí tàn sát này cho Liên bang Nga.

Dưới thời Liên Xô, một phần ba võ khí hạch tâm Xô viết nằm tại Cộng hoà Liên bang Ukraine trong Liên bang Xô viết. Khi Liên Xô tan rã, kho võ khí ấy đứng hàng thứ ba thế giới về số lượng. Ukraine xin trả lại cho Liên bang Nga với lời cam kết là được giữ nền độc lập. Sự cam kết đó của Nga có Anh và Mỹ bảo trợ. Pháp và Trung Quốc có được mời vào nhưng lảng xa để khỏi bị trách nhiệm gì trong trò bảo lãnh đó.

Bây giờ, nền độc lập của Ukraine bị uy hiếp! Các nước bảo trợ nghĩ sao?

Lãnh đạo Anh, Pháp, Mỹ đều vui lòng trao giải an ủi cho Ukraine khi gặp Tổng thống tân cử của xứ này là Petro poroshenko. Nhưng chuyện chính thì chưa ai dám nhắc. Nhiều người nhẹ dạ còn mong là qua lễ kỷ niệm buổi sáng và dạ tiệc khoản đãi buổi tối, các lãnh tụ Anh, Đức, Mỹ, Pháp sẽ có dịp nói chuyện phải quấy với Putin về Đông Âu.

Trong một bi kịch lớn của nhân loại thường có nhiều hài kịch chính trị.

Cho dù Liên Âu dõng dạc phản đối Putin về chuyện Ukraine thì Pháp vẫn bán chiến hạm Mistral cho Nga và tháng này sẽ huấn luyện Hải quân Nga sử dụng món hàng của mình. Nước Đức thì tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế với Nga. Hoa Kỳ thì lâm nạn với vụ trao đổi đặc công khủng bố của Taliban lấy một tù binh đào ngũ về để rồi chẳng biết giấu đi đâu!

Công trình sư của trò hề này là Barack Obama thì cố trấn an Liên Âu với một tỷ đô la quân viện. Một tỷ Mỹ kim là lớn lắm, bằng tổng số chi phí của nước Mỹ trong một năm tranh cử như 2014 chứ không ít. Nhìn từ cách khác, đấy là tiền dân Mỹ bỏ ra trong một năm để... nhai kẹo cao su, chewing gum.

Trong bi kịch Thế chiến, người ta cũng thường quên nhiều thảm kịch quốc gia.

Liên Xô hy sinh nhiều nhất trong cuộc chiến này, với số tử vong và thương vong khổng lồ, cả quân và dân. Nhưng Liên bang Xô viết khi đó bao gồm nhiều nước Cộng hoà về sau đã giành lại độc lập. Các quốc gia này có lúc nằm trong hệ thống Liên Xô và phải góp phần xương máu, như Ukraine, Armenia, Georgia, Belarus, Uzbekistan, hay Kazakhstan, v.v... Tự nguyện hay không là tùy hoàn cảnh, nhưng hy sinh thì có.

Nước Pháp tràn đầy văn hóa nhân bản đã quên chuyện đó. Lãnh đạo của nhiều nước độc lập trong Liên bang đã tan hoang của Nga lại không được mời tham dự lễ kỷ niệm Normandie!

Một kỳ thủ xuất sắc của Nga và trở thành nhân vật đấu tranh dân chủ nổi tiếng là Garry Kasparov có một nhận xét đầy mỉa mai: khi mời Putin qua Pháp dự lễ kỷ niệm, có lẽ người ta muốn có một chuyên gia về nghệ thuật xâm lược!

Chuyện đổ bộ mới đổ đốn ra đổ bể!

Nguồn  : Việt Báo ; dainamax tribune