23/5/10

Trần Thiện Đạo - Một vì sao rụng

TRẦN THIỆN ĐẠO
Một vì sao rụng

ALEXANDRE SOLJENITSYNE (1918-2008)

UY VŨ BẤT NĂNG KHUẤT

Sanh ngày 18/12/1918 ở miền núi Cápca ranh giới châu Âu châu Á, Alexandre ( Issaïevitch) Soljenitsyne lớn lên ở thành phố Rostov bên bờ sông Đông. Học văn, sử, triết và toán. Tòng quân khi Thế chiền thứ Hai bùng nổ. Năm 1945, bị bắt nhốt trại lao cải suốt tám năm ròng vì đã lớn tiếng chỉ tríchvà chế nhạo Thống chế Xtalin (1879-1953) cho tới khi nhà độc tài này qua đời mới được thả. Năm 1962, cuốn truyện Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denissovitch tự sự hư cấu thời gian lao cải được xuất bản. Rồi tác giả bị gác bút - khiến chúng ta không khỏi nghĩ tới trường hợp các nhà văn nhà thơ họa sĩ trong nhóm Nhân văn Giai phẩm và những Bùi Ngọc Tấn, Dương Thu Hương sau đó ở bên ta. Dầu vậy, nhờ được xuất bản ở ngoại quốc, tác phẩm của ông liên hồi gây tiếng vang rộng lớn trên toàn thế giới. Giải Nobel văn chương 1970, nhưng chỉ nhận được năm 1974, khi bị chánh quyền Liên xô tước quốc tịch và trục xuất. Tạm cư ở Thụy sĩ, rồi định cư ở Hoa kì cho đền năm 1994 mới hồi hương. Từ trần trong đêm 3-4/12/2008, hưởng thọ 89 tuổi rưỡi.

Vai trò lịch sử

Phải nói ngay rằng ít có nhà văn nào trên thế giới đóng một vai trò lịch sử lớn lao ngần ấy, một vai trò tương xứng với tầm cỡ Alexandre Soljenitsyne. Trong những điều kiện cực cùng khó khăn (kiểm duyệt, tù tội, gác bút, trục xuất, văn nô hùa nhau phỉ báng), ông đã, bằng tác phẩm văn chương và văn học, vạch ra ánh sáng cho toàn thể thế giới nhìn thấy cái vũ trụ vô nhơn đạo trong các trại lao cải ở Liên xô. Mà chính mình đã trải qua tám năm ròng và căn cứ trên chứng từ của 227 zeks (lao động khổ sai), 227 con người nối khố, đồng cam cộng khổ với mình. Vũ trụ các trại mà ông gọi là Quần đảo Ngục tù – nhân đó tác phẩm trực tiếp tố cáo hệ thống tập trung tù nhơn chánh trị và thường phạm ở Liên xô và các nước vệ tinh. (1)

Tập biên khảo dày cộm này, ngót 1.000 trang in khổ lớn, được tác giả soạn thảo từ năm 1956 tới năm 1967 (ông ra tù năm 1953) trên nhũng trang giấy nhỏ. Để tránh kiểm duyệt và khỏi mang thêm hiểm họa, ông chôn giấu ngoài vườn của bạn bè, một bản thứ hai gởi ra ngoại quốc. Đầu năm 1974, khi một cô bạn của ông treo cổ tự tử, vì đã tiết lộ cho sở tình báo KGB biết các chỗ chôn giấu bản thảo, ông mới quyết định cho xuất bản ở Paris vừa bản tiếng Nga vừa bản tiếng Pháp, và, liền ngay sau đó, các bản tiếng ngoại quốc khác, Anh, Mĩ, Ý, Đức, Nhựt, Bồ… Cuốn Quần đảo Ngục tù, tất nhiên, gây sóng gió không những ở ngoại quốc mà cả ở trong nước. Thế là ông bị tước quốc tịch và trục xuất như một kẻ nhập cư trái phép. Và thừa dịp lãnh giải Nobel trao tặng bốn năm trước.

Hệt như truyện Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denissovitch đăng trên tạp chí văn học Novy Mir (Thế giới Mới) 12 năm trước. Một tự sự hư cấu rất ngắn, 67 trang, dựa trên trải nghiệm của tác giả trong trại lao cải trước đó. Nó được đăng công khai trên một tạp chí chánh thức là bởi bi thư đảng Cộng sản Liên xô bấy giờ là ông Nikita Khrouchtchev (1894-1971), người đã đọc báo cáo nẩy lửa về những cái gọi là sai lầm của Xtalin. Có thể bảo văn tài của Alexandre Soljenitsyne được tóm gọn trong tác phẩm đọng đặc này. Ivan Denissovitch Choukhov là nhơn vật tiêu biểu. Hắn tin rằng tháng nào Thượng đế cũng bẻ nhỏ mặt trăng thành nhiều mảnh để thay các vì sao đã mỏi mòn, kiệt sức. Bị bọn Đức bắt làm tù binh, trốn thoát. Nhưng mới vừa về nước, hắn bị cơ quan tình báo tóm cổ ngay liền vỉ tội làm gián điệp cho địch. Tuyện tường thuật một trong ba ngàn sáu trăm năm mươi ba ngày lai cải, ‘’ một ngày kể như sung sưóng ra phết’’. Một tác phẩm vừa ảo vừa thực, nhưng thực hơn là ảo, tác giả và nhơn vật khi thì là hai khi thì là là một – kì ảo như Chùa Đàn (1946) của Nguyễn Tuân (1910-1987), kì thực như Chuyện kể năm 2000 (2000), hay Mộng du, của Bùi Ngọc Tấn. (2)

Trong văn nghiệp đồ sộ của ông, dài có (đa số, rất dài), ngắn có, ngoài hai tác phẩm kể trên, cũng cần nhắc thêm mấy tập sách khác liên quan tới chế độ xô viết. Như các cuốn Khu ung thư, Tầng đầu địa ngục, Bánh xe màu hồng… đều là những tác phẩm dày cộm không những về mặt trang sách mà về cả tư duy.

Trí thức dấn thân

Với bổn tánh không nhân nhượng, lại có năng khiếu nhìn xa thấy rộng và cốt cách khí khái chẳng thua gì tiền bối của mình là Fiodor Mikhaïlovitch Dostoïevski (1821-1881) hay, gần chúng ta hơn, Phan Khôi (1887-1959) chẳng hạn, và với bộ râu rậm vòng quanh khuôn mặt, Alexandre Soljenitsyne là hình ảnh các nhà trí thức cương trực thế kỉ XIX tái hiện.Và trên thực tế, là một nhà trí thức dấn thân, ít ai bì kịp, biểu tượng cho tinh thần phản kháng chế độ độc tôn nghiệt ngã ngự trị một thời gian dài ở nước ông.

Ông nghiễm nhiên trở thành đối tượng cho một bọn văn nô, do chánh quyền giựt dây, chĩa hằng bao mũi dùi nhọn hoắc, thẳng thừng đạp ông xuống bùn.(3) Không ngừng nghỉ, từ khi ông còn ở trong nước cho đến thời ông lưu vong ở Hoa kì ; và một cách hổ lốn xà ngầu, chẳng ngại bịa đặt những chuyện trái ngược hẳn nhau. Không chừa một loại cáo buộc nặng nhẹ nào : chống cộng, bảo hoàng, cực tả, cực hữu, thủ cựu, quá khích, phản động, kì thị, ghét do thái, đồng lõa với mật thám Đức, với tình báo Mĩ CIA, với mật vụ Pháp, cả với Hội Tam điểm… Một tên zek, nguyên lao động khổ sai, tố cáo ông làm chỉ điểm cho nhà chức trách đương nhiệm trong một tờ khai xảo trá. Cơ quan tình báo và mật vụ KGB thì đặt hàng, mua chuộc hậu hĩnh vài ba thân hữu và cả người vợ cũ của ông, bày họ viết sách phỉ báng và vu khống. Trước những cáo buộc đó, Alexandre Soljenitsyne giữ kẽ, lặng thinh.

Cho đến khi Liên bang xô viết sụp đổ vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 thế kỉ trước, kéo theo các vệ tinh của mình ở Đông Âu, ông được hoàn lại quốc tịch. Rồi trở về nước năm 1994. Bấy giờ, trong tập tự thuật Hột gạo rớt khỏi cối xay xuất bản năm 1998 và gần đây trong bài Bọn vẽ viết tầm phào đâu cốt đi tìm ánh sáng đăng trên tờ Literatournaïa Gazeta (Văn nghệ báo), ông mới lên tiếng mỉa mai, ngay cả trên nhan đề tập sách và bài báo, đáp trả các lời cáo buộc vô căn cứ nói trên của bọn văn nô. Bằng cách sắp xếp lại, đặt chúng kề sát bên nhau để chúng tự mình phản biện lẫn nhau, khỏi cần chêm thêm bình luận. Một thủ thuật hiệu nghiệm.

Nói nào ngay, thì tư tưởng chánh trị và xã hội của ông chẳng phải thảy đều thuộc loại dễ chấp nhận. Vì nó không đơn giản chút nào và hết sức phức tạp để có thể gói gọn trong từ ngữ bao giờ cũng thẳng tuột, đóng khung. Vì nó được đúc kết ngày lại ngày suốt trọn một cuộc đời đầy đặc thử thách (tù đày, bạn bè phản bội, tác phẩm cấm phát hành), nung nấu trong một số phận lao đao, gót rỗ ki khu (4) (tước quốc tịch, trục xuất, lưu vong). Ông đã lần lượt sống trong một chế độ thiếu tự do, rồi trong một chánh thể quá ư lãng phí không chỉ về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần. Khiến cho ông ngộ rằng người ta không thể bỗng chốc nhảy phốc từ một thể chế độc tài qua thể chế dân chủ mà thành công ngay liền. Phần khác, ông lại quan niệm rằng một nền dân chủ thật thụ chỉ có thể dấy lên từ dưới lên trên, nghĩa là từ tâm ý của đại chúng, chớ không thể do chánh quyền trung ương đặt định. Một ý tưởng xem chừng trái khoáy, dầu gì cũng của một nhà trí thức trung thực, cần được tôn trọng.

Thế kỉ Soljenitsyne

Năm ngoái, trong diễn văn nhận Giải Quốc gia từ tay Tổng thống Nga Vladimir Poutine đọc ngày 17 tháng 06/2007, Alexandre Soljenitsyne tin tưởng như sau : « Vào cuối đời mình, tôi có hi vọng rằng (…) vật liệu lịch sử tôi đã thâu thập sẽ khắc sâu trong lương tâm và trong trí nhớ đồng bào của mình.» Quả không sai. Qua hai tác phẩm để đời Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denissovitch và Quần đảo Ngục tù, với phong cách sử thi, với chứng từ đậm nét, với cảm xúc tràn đầy và nhứt là với ngọn lửa rọi sáng hệ thống vô nhơn đạo của thể chế chánh trị nọ, nhà văn Alexandre Soljenitsyne đã để lại không chỉ cho đồng bào của ông mà cho hậu thế trên thế giới nói chung một dấu ấn khôn phai.

Cho nên chúng tôi muốn gọi thế kỉ XX vừa qua là thế kỉ Soljenitsyne ; hệt như thế kỉ XVIII, thế kỉ Voltaire (1694-1778) và thế kỉ XIX, thế kỉ Victor Hugo (1802-1885). (5)

-----------------------------

(1)Nguyên tác : Goulag, rút ngắn tên gọi tiếng Nga Glavnoïe Oupravlenie Laguereï, Tổng cục lao cải. Loại gọi là trại (học tập) cải tạo thiết lập ở bên ta sau tháng 04/1975. Lao cải, cải tạo là anh em sanh đôi và đều là trại tù khổ sai như nhau, đói khát, bịnh tật, chết chóc.

(2)Trong cuốn ‘’ tiểu thuyết’’ Mộng du, hay Chuyện kể năm 2000, Bùi Ngọc Tấn dùng rất nhiều tiếng lóng, hệt như Alexandre Soljenitsyne trong cuốn ‘’ truyện ‘’ Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denossovitch.

(3)Tương tợ mấy văn nô nổi tiếng thời Nhân văn Giai phẩm ở bên ta, từ những Hoài Thanh (1909-1982), Xuân Diệu (1916-1985)... tới những Nguyễn Công Hoan (1903-1977), Nguyễn Đình Thi (1924-2003)... - có cần nhắc tên ông Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Tố Hữu (1920-2002) ở đây hay không ?

(4)Chữ của Ôn như Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), Cung oán ngâm khúc, câu 70. (5) Những nhận định kể trên đều căn cứ trên các bản Pháp dịch.

Paris văn học

ANNA GAVALDA

HIỆN TƯỢNG VĂN CHƯƠNG KHÔNG TRỐNG KHÔNG KÈN

Nếu như vài ba năm trước đã xảy ra trên văn đàn Pháp một hiện tượng văn chương nổi bọt (nổi bọt, chớ chưa phải nổi bật) nhờ ở loại chiến dịch tiếp thị và quảng cáo ồn ào (1), thì trong thời gian đó có hai hiện tượng khác không trống không kèn mà hiệu quả vẫn cứ dai dẳng. Tiêu biểu cho hiện tượng ấy là hai nhà văn nữ :

* Muriel Barbery, tác giả một thứ hài kịch nhan đề L’Elégance du hérisson (Con nhím lịch lãm – Nxb Gallimard, 08/2006) mà chúng tôi đã có dịp thưa cùng bạn đọc độ nào (2). Cuốn truyện không ngừng được xếp vào hàng top ten (10 đầu sách bán chạy nhứt) liên tục suốt 80 tuần ròng, từ bấy đến nay đà bán hết 1.000.000 ấn bản và vẫn còn bán chạy.

* Anna Gavalda, tác giả cuốn truyện La Consolante (Khuây khỏa nỗi lòng – Nxb Le Dilettante) mới vừa phát hành giữa tháng 03/2008 này. Đây là quyển tiểu thuyết thứ ba của bà mà mọi người nôn nao ngóng đợi : Nxb không ngại ấn hành ngay lần đầu những 300.000 cuốn và chắc nay mai sẽ in thêm nối bản. Qua mầy dòng dưới đây, chúng tôi xin giải trình hiện tượng đặc biệt này.

Tác phầm đầu tay

Cuối tháng 08/1999, Nxb Le Dilettante cho phát hành tập truyện ngắn Je voudrais que quelqu‘un m’attende quelque part (Tôi mong được ai đó đợi mình) của một nhà giáo trẻ dạy văn ở vùng phụ cận Paris. Đây quả là một thao tác có chút gì phiêu lưu trong ngành in ấn: một là vì truyện ngắn thuộc loại hình ít được độc giả Pháp ưa chuộng, hai là vì Anna Gavalda là tác giả (bấy giờ) chưa mấy ai biết tiếng, ba là vì tập truyện là tác phẩm đầu tay. Vậy mà, chỉ trong vòng hai tháng, 20 ngàn ấn bản đầu tiên đà bán sạch trơn. Ông Dominique Gauthier, giám đốc Nxb, nhớ lại : « Quả thật là bất ngờ. Cảm thấy có cái gì rục rịch khởi động, nên ngay đầu tháng 11, chúng tôi liền cho in thêm 20 ngàn nối bản. Thế rồi vào Hội chợ sách tháng 03 năm sau, tập truyện trúng giải RTL-Lire (giải đài RTL/tạp chí Văn) (3), thế là lại in thêm 100 ngàn nối bản nữa, và độc giả khôn thôi tìm đọc. (…) Không dè truớc được. Giá hồi ấy có ai tiên đoán là truyện ngắn có thể bán được nhiều như vậy, tới những 250 ngàn cuốn, chắc gì chúng tôi dám tin ngay. »

Le Dilettante vốn là một Nxb nhỏ không đủ phương tiện tiếp thị và quảng cáo để ‘’đánh trống rao hàng’’ như các Nxb đầu ngành, theo kiểu, nói thí dụ, Nxb Fayard đã gióng tiếng cho cuốn La Possibilité d’une île (Với tới hòn đảo) của Michel Houellebecq. (1) Vậy thì thành tựu nói trên do đâu mà ra ? Cũng hệt như tác phẩm Con nhím lịch lãm của Muriel Barbery (2), tập truyện đầu tay của Anna Gavalda được độc giả tranh nhau mua là nhờ ở chất lượng tự tại của nó : hữu xạ tự nhiên hương. Độc giả lấy làm thích thú nên cứ tự dưng truyền tay nhau đọc hoặc kháo nhau mua, các tiệm sách thì nhiệt tình trưng bày tập truyện như một tác phẩm nên đọc và cần đọc, rồi giới phê bình lần lượt viết bài bàn luận một cách thân tình. Một qui trình trái ngược thông lệ : hễ có chất lượng thì tác phẩm tất được biết đến không cần phải phô trương.

Chẳng những vậy, mà nó còn là cơ hội vực dậy một nhà xuất bản nhỏ chưa đủ vây cánh để chen lấn, cạnh tranh với đồng nghiệp đã có bề dầy thương mãi, thúc đẩy nó vững bước trên con đường sự nghiệp của mình. Ông Dominique Gauthier thừa nhận : « Anna Gavalda là nhà văn mang đến cho chúng tôi thành quả đầu tiên qua một tác phẩm đầu tay. Hồi đó chúng tôi nhận được nhiểu cú điện thoại của các chủ tiệm sách, đại khái bảo rằng họ hết sức lấy làm mừng thấy tập truyện do chúng tôi ấn hành bán chạy như tôm tươi, thật hiếm. Bởi chúng tôi vốn là một Nxb nhỏ, không có phương tiện tiếp thị. Chúng tôi nghe trong lời nói của họ biết bao cảm tình, khuyến khích. Từ đó đến nay, vì là Nxb duy nhứt chịu in truyện ngắn của Anna Gavalda cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục ấn hành tác phẩm của bà. » (4)

Hiện tượng Anna Gavalda khởi sự từ đây.

Độc giả đa dạng

Giới phê bình bấy giờ mới chợt nhận thấy Anna Gavalđa có một năng khiếu đậm đặc : gần gũi với độc giả. Không cao siêu, không làm dáng. Biết quan sát, biết thuật chuyện thường nhựt. Kết quả nhiều ngày tháng thám sát điều tra, thâu thập tư liệu, cho phép tác giả tạo nên những nhơn vật thật tình số động, gấn gũi, không thuộc loại bịa đặt, nhạt phèo. Nhơn vật truyện của bà là cuộc sống vây quanh. Cho nên độc giả đương nhiên rất ư đa dạng. Và họ thảy đều ca ngợi tánh chất đó.

Chẳng hạn như cô Émilie A, 22 tuổi : « Sách của Anna Gavalda ai cũng đọc được, cũng hiểu, rất gần với đời sống. Nhơn vật trong truyện hết sức hấp dẫn, độc giả như bị thôi miên, không ngớt hòa lẫn cảm xúc với họ. » Hay ông Maurice G., 31 tuổi : « Anna Gavalda viết văn như thể viết giùm tôi vậy. Có dịp trò chuyện với bà, tôi thấy bà cũng hết sức gần gũi với độc giả giống hệt các nhơn vật trong truyện. » Còn bà Michèle P., 44 tuổi : « Sách nào của Anna Gavalda cũng dễ đọc và lôi cuốn. Tác giả luôn dùng loại từ ngữ giản dị kể những điều sâu lắng trong đời sống thường ngày. Má tôi nay đà 75, vậy mà vẫn thích và đòi đọc Anna Gavalda. » và bà Virginie T., 56 tuổi : « Hiếm có nhà văn nào thân mật với độc giả bằng Anna Gavalda. Bản thân bà giống hệt nhơn vật của mình. Truyện của bà bao giờ cũng lạc quan, đem lại cho người đọc một luồng gió trong lành giữa bầu khí ô trọc và ngột ngạt hiện thời. »

Ông giám đốc Nxb Le Dilettante phụ họa : « Phải nhìn nhận rằng độc giả của Anna Gavalda thuộc đủ mọi thành phần, phụ nữ có, đàn ông có, trẻ có, già có - ở bất luận từng lớp nào, độ tuổi nào. Vượt qua giới tánh và tuổi tác, không thôi thì làm sao sách của bà bán tới được ngần ấy.» Những con số vượt bực. Năm 2004, chỉ với cái tên tác giả không thôi mà cuốn tiểu thuyết thứ hai Ensemble, c’est tout (Chung sống với nhau) của Anna Gavalda đã nghiễm nhiên chiếm hàng đầu loạt sách bán chạy nhứt. Câu chuyện kể hết sức kì lạ mà cũng hết sức hiện thực, xoay quanh ba nhơn vật chung sống với nhau dẫu họ từng lớp xã hội khác nhau : một công nhơn quét dọn đầu tắt mặt tối, một anh chàng quí phái ngờ nghệch, một chú đầu bếp du côn nhưng có trái tim yếu đuối nhạy cảm… Một triệu ấn bản và nối bản hết trọn ngay liền. Rồi một triệu ấn bản khác trong loại bỏ túi tiếp theo cũng sạch trơn - thống kê hãng Nghiên cứu thị trường Edistat-Titelive cho thấy có lúc bán tới những 2.500 cuốn mỗi ngày. Rồi truyện được dựng thành phim nhựa, cũng rất ư ăn khách chẳng thua gì tập sách.

Anna Gavalda thật sự nổi tiếng từ đây.

Ngôi sao trong hội chợ

Sau bốn năm trời vắng bóng trên văn đàn, cuốn truyện thứ ba La Consolante của bà chẳng nói chẳng rằng cứ vọt lên đứng đầu loại sách bán chạy trong Hội chợ sách ở Paris tổ chức vào trung tuần tháng Ba này. Còn độc giả thì nối đuôi nhau xếp hàng để trò chuyện vài giây, nhận vài dòng đề tặng và đọc lướt câu chuyện gia đình khởi đầu vào mùa đông ở phi trường : « Mặt trời màu sữa, mùi xăng đậm đặc, thân xác mệt nhoài. »

Anna Gavalda mặc nhiên trở thành ngôi sao sáng chói trong Hội chợ. Và ngoài Hội chợ.

------------------------------

(1)Xem : Hiện tượng Michel Houellebecq – Văn chương hay ‘’ đánh trống rao hàng’’ ? và Đầu voi đuôi chuột (Hợp lưu, số 86, tháng 12-2005 & 01-2006).

(2)Xem : Một hiện tượng của văn học Pháp 2007 – Con nhím lịch lãm (Hợp lưu, số 99, tháng 3 và 4 năm 2008).

(3)Xem : Giải thưởng văn học ở Pháp (Văn nghệ, số 6, ngày 12/2/2005) và Giải thưởng văn chương ở Pháp (Hợp Lưu, số 98, tháng 1&2/2008).

(4)Xem Hợp lưu số này, lời dẫn nhập của André Spire chủ trì buổi tọa đàm La nouvelle d’aujourd’hui (Truyện ngắn ngày nay) tổ chức ở Paris ngày 16 tháng 03/2001 do chúng tôi ghi chép ngay hôm đó : « Các Nxb thường chỉ nhận in truyện ngắn của tác giả nào đã có tiểu thuyết bán chạy. Họ làm việc này như một đặc ân (…) ‘’ Tôi ban ơn cho ngài đó. (…) Vin theo số tiểu thuyết hay mà ngài đã cho xuất bản, tôi mới dám nhận in truyện ngắn của ngài.’’»



VÀI HỘT SẠN LƯỢM TRONG TẬP

L`HEXAGONE DE SÔNG HỒNG

Tập thơ tiếng Pháp L`hexagone de Sông Hồng, chuyển ngữ từ tập Lục giác sông Hồng, qui tụ sáu nhà thơ đương đại Việt nam: Dạ Thảo Phương, Dương Tường, Hoàng Hưng, Ngô Tự Lập, Phan Huyền Thư và Vi Thùy Linh. Sáu nhà thơ nổi tiếng này, tuy mỗi nhà một thi cách riêng và thuộc nhiều thế hệ kế tiếp từ thập niên 30 tới 80 thế kỉ trước, đều cùng một tâm huyết chung là cách tân, đổi mới hình thức lẫn thi hứng trong tác phẩm của mình. Hai bản tiếng Pháp và tiếng Việt in chung thành một quyển duy nhứt, nhưng tách biệt, đầu sách tập này là cuối sách tập kia - do "Ngô Tự Lập (…) trực tiếp thực hiện" (sđd, tr. 4) và Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành "với sự giúp đỡ của Trung tâm Văn hóa và Hợp tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam" (tr. 2).

Dưới đây, chúng tôi xin mạn phép khoanh vùng, không bàn tới phẩm chất thi ca của nguyên tác và bản dịch. Mà chỉ trình bày một số sơ hở, đơn thuần về mặt ngữ pháp, ngôn từ và phong cách diễn đạt, nhận thấy trong bản tiếng Pháp - loại sai sót có thể khiến cho bản dịch mất đi phần lớn chất lượng của nó.

Sai sót tiêu biểu

Từ số thẻ đã ghi làm tư liệu riêng, chúng tôi trích dẫn, lần lượt theo thứ tự in trong sách, vài ba thí dụ điển hình cho loại bất cập nói trên.

Nhan đề Nguyên tác Nhan đề Bản dịch

(1) Kinh cầu Ước – Một ngày thức dậy… Prière Puissais-je – Un jour en me réveillant…

Tiếng Pháp không có động từ puisser để chuyển thành Puissais(-je) theo thì imparfait (thì quá khứ). Đọc chữ đầu tiên này của bài thơ đầu tiên in trong bản dịch (tr. 10), chúng tôi lấy làm ngỡ ngàng, không hiểu. Do lỗi in chăng? Nhưng không, cụm từ Puissais-je được lặp đi lặp lại sáu lần liên tiếp. Vậy phải tìm hiểu qua nguyên tác. Thì ra đó là Ước, có nghĩa là nguyện cầu, và trong ngữ cảnh, nó được dịch bằng động từ pouvoir để chuyển thành Puisse-je theo thì présent du subjonctif (thì hiện tại diễn đạt ước vọng). Có điều là, trong những trường hợp tương tự, đọc lên nguyên văn như vậy nghe thấy nó líu lưỡi ngọng nghịu thế nào, nên người Pháp đương nhiên chèn vô một suffixe (hậu tố) cho được thuận lưỡi thuận tai. Chỉ chêm thêm mỗi một dấu sắc, biến lời thỉnh cầu Puisse-je thành Puissé-je, dễ nói dễ nghe hơn.

(2) Đại lộ … được đổi bằng nhiều mạng Grand chemin … acquises au prix de nombreuses morts

Trong mạch văn, chữ mạng hàm nghĩa hết sức cụ thể là xác chết, là tử thi - … đá quý đổi bằng nhiều mạng (tr. 15) đúng theo nguyên tác, đối lập với Cái Chết trừu tượng giãi bày cách đó năm dòng. Danh từ số nhiều morts (tr. 15) trên đây vì vậy thuộc loại nom masculin (giống đực), nên tính từ kèm theo phải là nombreux, đối lập với danh từ la Mort thuộc loại nom féminin (giống cái). Không thôi thì mọi sự hóa ra vô nghĩa bởi vừa thiếu mạch lạc vừa thiếu chuẩn xác.

(3) Quả táo Thành đạt – Yếm thế La pomme Accomplis ou Cyniques

Tiếng Pháp cyniques (tr. 18) có nghĩa là trâng tráo, trơ trẽn, chống đối mọi tiêu chuẩn đạo đức, mọi ý nghĩ thường tình. Không hàm đúng nghĩa Yếm thế = có tư tưởng chán đời (theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên) của nguyên tác. Chúng tôi cố công tìm hiểu xem có lí do đặc biệt chánh đáng nào khiến cho dịch giả chuyển ngữ một cách sai lệch như vậy, nhưng vô hiệu – xin được chỉ giáo.

(4) như trên (Lũ trẻ…) Khiêng nàng đi tìm một chỗ vấp như trên (Des enfants…) La portent et s`en vont en quête d`un endroit où ils pourraient trébucher

Nguyên tác chỉ gồm có bảy chữ, bản dịch gấp đôi (tr. 19). Đây không phải là chuyện dài ngắn. Mà là ở chỗ trong khi nguyên tác rất ư kiệm lời thì bản dịch lại lòng thòng, kèm theo mấy cụm từ et s`en vont và ils pourraient vừa suy diễn vừa giải thích một cách quả tình vô tích sự. Bản dịch có thể tóm gọn hệt như nguyên tác: … La portent en quête d`un lieu où trébucher chẳng hạn.

(5) Sen muộn Trút bỏ xiêm y – Trút bỏ thịt da Tardive fleur de lotus Elle se dévêtit et se débarrasse enfin de sa peau

Động từ se dévêtir chia vào ngôi thứ ba trong thì présent de l`indicatif (thì đương kim hiện tại) là se dévêt, đồng thì với động từ se débarrasser là se débarrasse. Chớ không phải là se dévêtit (tr. 26) thuộc thì passé simple (thì quá khứ đơn), khiến cho câu Pháp dịch trệch nghĩa với nguyên tác. Chúng tôi không rõ vì sao dịch giả chia động từ nhầm lẫn như vậy.

(6) Hãy phủ thơ khắp thế giới của em Je couvre de poésie ce monde qui est mienne

Câu dịch thượng dẫn (tr.102), năm trang sau, hóa thành Je couvre de poésie ce monde qui est mien (tr. 107). Ngoài chỗ chữa sửa, hay thay chữ, khí lạ lẫm (mienne, mien) này và chủ thể Je (Tôi) không có trong nguyên tác (Hãy phủ…), cả hai câu dịch đều hiện dưới mắt người đọc và chui vào tai người nghe một cách nặng trịch (ce monde qui est mienne, …qui est mien) và cầu kì (Je couvre de poésie) - để khỏi bảo là ngô nghê thế nào. Bởi, trong ngữ cảnh, một người Pháp ít nhiều có học chắc sẽ diễn đạt một cách suôn sẻ và giản dị hơn nhiều. Chẳng hạn như: Que mon univers à moi soit inondé de poésie (ghi chú: mon univers à moi: sự trùng lặp ở đây nhấn mạnh ý của em trong nguyên tác), hoặc Que le monde entier soit parsemé de mes vers và nhiều cách diễn đạt khác nữa.

(7) Nơi ánh sáng Thành phố lên đèn… Le code secret de la lumière La ville allume la lumière

(8) như trên Hoảng hốt lên đèn như trên Effrayée elle allume la lumière

Trong lời nói cũng như trong câu chữ, người Pháp tối kị sự trùng lặp, thứ lỗi mà họ gọi là pléonasme, không thể tha thứ trong một bài văn. Hai lần trùng lặp allume la lumière liên tiếp (tr. 110), trong khi nguyên tác chỉ lên đèn một cách nhè nhẹ gọn gàng, không nhấn mạnh ý tưởng phát biểu (xem ghi chú trong thí dụ 6 trên đây – một ngoại lệ xác minh qui tắc đặt định).

(9) Đồng tử Vì mặt trời thiêu đốt – Tất cả loài chim… Prunelle Abattus par la chaleur – Tout oiseau

Động từ abattre chia dưới dạng participe passé (phân từ quá khứ) là abattu. Thêm ở đằng sau, chữ e trong trường hợp chủ thể thuộc giống cái: abattue; chữ s nếu là số nhiều: abattus; vừa giống cái vừa số nhiều, thì là abattues. Chủ thể của bản dịch là Tout oiseau (tr. 115) thuộc giống đực và số ít, phân từ quá khứ phải là abattu. Chúng tôi không rõ dịch giả viết phân từ abattus với chữ s vì nguyên do nào: vì số nhiều tiềm ẩn nguyên tác tất cả (tr. 106) chăng? vì tin rằng phân từ thông dụng là abattus chăng?

(10) Yêu cùng George Sand … bí mật bay giữa lồng sáng nhiệm mầu Aimer à l`instar de George Sand … s`envoler discrètement au milieu des millions de nimbes miraculeuses

Danh từ nimbe(s) thuộc giống đực, tính từ kèm theo phải là miraculeux. Dịch giả lầm tưởng nó thuộc giống cái chăng, nên mới biến tính từ giống đực thành giống cái miraculeuses (tr. 116)? Một lỗi văn phạm, hay nhầm lẫn, khó hiểu. Chúng tôi không rõ là do bất cẩn, hay do thiếu hiểu biết, mà dịch giả lẫn người hiệu đính mắc phải thứ lỗi văn phạm hay ngữ pháp sơ đẳng khó bề chấp nhận này.

(…)

Và hiệu đính

Mấy sơ hở trình bày trên đây đều trích ra từ các bài dịch đã được hiệu đính, hay để dùng chữ của nguyên tác tiếng Pháp in trong sách là traductions revisées par… (tr. 3 – ghi chú: từ ngữ chỉ định công trình chuyển dịch loại này thường là adaptation(s) hoặc translation(s), chuẩn xác hơn) cho phép chúng tôi đặt nhiều câu hỏi – không xét tới trình độ và khả năng Pháp văn của các dịch giả, mà chỉ bàn về tác phong của người hiệu đính:

* khái quát, như: Có thể hiệu đính thơ dịch không, nhứt là trong trường hợp người hiệu đính không phải là nhà thơ? Hiệu đính thơ dịch trên căn bản nào, theo tiêu chuẩn nào, đơn thuần về mặt ngữ pháp và ngôn từ hay cả về mặt thi ca? Dịch thơ và dịch văn xuôi khác nhau và/hay giống nhau ở chỗ nào? Khó hơn hay dễ hơn ở chỗ nào?...

* cụ thể, như: Các nhà hiệu đính tập L`hexagone de Sông Hồng có (tài) làm thơ - trong số người nước ngoài này, chúng tôi chỉ biết có một nhà thơ là Stéphane Wattier - không? Họ có thông thạo tiếng Việt, và cả tiếng Pháp (đâu phải hễ là người Pháp là đương nhiên sành sõi tiếng… Pháp), tới mức đủ khả năng hiệu đính không?...

Một điều nữa cũng đáng được chú ý, là có những bản dịch được tới hai nhà hiệu đính, đồng lượt hay thay phiên nhau, cáng đáng (trang 110-113 và tr. 114-115). Thiếu tự tin? Quá thận trọng?

Trước khi dừng bút…

… xin được phép thưa rõ. Chúng tôi nghe thấy từ đây - nhưng trên thực tế, đã nghe thấy rồi trong nhiều dịp khác - các lời trách móc kiểu bới lông tìm vết, bới bèo ra bọ và không ưa thì dưa có dòi… Đặc biệt qua hai loại phản ứng, hay đúng hơn, qua hai loại phản xạ có điều kiện hoặc không điều kiện. Loại thứ nhứt: sao ông dám đụng tới Mỗ? Loại thứ nhì: ông định hạ bệ Mỗ để chiếm chỗ trên văn đàn ư? Mỗ là (những) dịch giả có tiếng thành thạo ngoại ngữ và (những) cây đa cây đề trong ngành dịch thuật.

Chúng tôi cho đó là loại phản ứng cạn suy, bốc đồng. Chẳng dính líu gì tới sự việc trình bày. Bởi trách nhiệm của chúng tôi, trách nhiệm mà chúng tôi tự mình nhận lãnh trong công việc này (Anh không làm thì ai làm?) là phải lên tiếng cảnh giới bạn đọc trước những bất cập nhận thấy trong các bản dịch Việt/Pháp và Pháp/Việt thiếu chuẩn xác về mặt ngữ pháp, ngôn từ và phong cách diễn đạt - mặc cả tiếng tăm của các đương sự - mặc cả các phản xạ bè phái.

Như đã thực thi hơn bốn mươi năm trước - ở một nơi khác và trong một hoàn cảnh khác.

----------------------------------

(1) Dạ Thảo Phương, Prière. Traduit par Dương Tường – Revisé par Muriel Gilardone.

(2) Dạ Thảo Phương, Grand chemin. Traduit par Dương Tường – Revisé par Muriel Gilardone.

(3) (4) Dạ Thảo Phương, La pomme. Traduit par Dương Tường – Revisé par Muriel Gilardone.

(5) Dạ Thảo Phương, Tardive fleur de lotus. Traduit par Dương Tường – Revisé par Muriel Gilardone.

(6) Vi Thùy Linh, Je couvre de poésie ce monde qui est mien(ne). Traduit par Châu Diên – Revisé par Muriel Gilardone.

(7) (8) Vi Thùy Linh, Le code secret de la lumière. Traduit par Cao Việt Dũng – Revisé par Lương Nguyễn Liêm Bình et Muriel Gilardone.

(9) Vi Thùy Linh, Prunelle. Traduit par Cao Việt Dũng – Revisé par Lương Nguyễn Liêm Bình et Muriel Gilardone.

(10) Vi Thùy Linh, Aimer à l`instar de George Sand. Traduit par Dương Tường – Revisé par Muriel Gilardone.

TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 04/08/2008)

Một vì sao rụng

ALEXANDRE SOLJENITSYNE (1918-2008)

UY VŨ BẤT NĂNG KHUẤT

Sanh ngày 18/12/1918 ở miền núi Cápca ranh giới châu Âu châu Á, Alexandre ( Issaïevitch) Soljenitsyne lớn lên ở thành phố Rostov bên bờ sông Đông. Học văn, sử, triết và toán. Tòng quân khi Thế chiền thứ Hai bùng nổ. Năm 1945, bị bắt nhốt trại lao cải suốt tám năm ròng vì đã lớn tiếng chỉ tríchvà chế nhạo Thống chế Xtalin (1879-1953) cho tới khi nhà độc tài này qua đời mới được thả. Năm 1962, cuốn truyện Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denissovitch tự sự hư cấu thời gian lao cải được xuất bản. Rồi tác giả bị gác bút - khiến chúng ta không khỏi nghĩ tới trường hợp các nhà văn nhà thơ họa sĩ trong nhóm Nhân văn Giai phẩm và những Bùi Ngọc Tấn, Dương Thu Hương sau đó ở bên ta. Dầu vậy, nhờ được xuất bản ở ngoại quốc, tác phẩm của ông liên hồi gây tiếng vang rộng lớn trên toàn thế giới. Giải Nobel văn chương 1970, nhưng chỉ nhận được năm 1974, khi bị chánh quyền Liên xô tước quốc tịch và trục xuất. Tạm cư ở Thụy sĩ, rồi định cư ở Hoa kì cho đền năm 1994 mới hồi hương. Từ trần trong đêm 3-4/12/2008, hưởng thọ 89 tuổi rưỡi.

Vai trò lịch sử

Phải nói ngay rằng ít có nhà văn nào trên thế giới đóng một vai trò lịch sử lớn lao ngần ấy, một vai trò tương xứng với tầm cỡ Alexandre Soljenitsyne. Trong những điều kiện cực cùng khó khăn (kiểm duyệt, tù tội, gác bút, trục xuất, văn nô hùa nhau phỉ báng), ông đã, bằng tác phẩm văn chương và văn học, vạch ra ánh sáng cho toàn thể thế giới nhìn thấy cái vũ trụ vô nhơn đạo trong các trại lao cải ở Liên xô. Mà chính mình đã trải qua tám năm ròng và căn cứ trên chứng từ của 227 zeks (lao động khổ sai), 227 con người nối khố, đồng cam cộng khổ với mình. Vũ trụ các trại mà ông gọi là Quần đảo Ngục tù – nhân đó tác phẩm trực tiếp tố cáo hệ thống tập trung tù nhơn chánh trị và thường phạm ở Liên xô và các nước vệ tinh. (1)

Tập biên khảo dày cộm này, ngót 1.000 trang in khổ lớn, được tác giả soạn thảo từ năm 1956 tới năm 1967 (ông ra tù năm 1953) trên nhũng trang giấy nhỏ. Để tránh kiểm duyệt và khỏi mang thêm hiểm họa, ông chôn giấu ngoài vườn của bạn bè, một bản thứ hai gởi ra ngoại quốc. Đầu năm 1974, khi một cô bạn của ông treo cổ tự tử, vì đã tiết lộ cho sở tình báo KGB biết các chỗ chôn giấu bản thảo, ông mới quyết định cho xuất bản ở Paris vừa bản tiếng Nga vừa bản tiếng Pháp, và, liền ngay sau đó, các bản tiếng ngoại quốc khác, Anh, Mĩ, Ý, Đức, Nhựt, Bồ… Cuốn Quần đảo Ngục tù, tất nhiên, gây sóng gió không những ở ngoại quốc mà cả ở trong nước. Thế là ông bị tước quốc tịch và trục xuất như một kẻ nhập cư trái phép. Và thừa dịp lãnh giải Nobel trao tặng bốn năm trước.

Hệt như truyện Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denissovitch đăng trên tạp chí văn học Novy Mir (Thế giới Mới) 12 năm trước. Một tự sự hư cấu rất ngắn, 67 trang, dựa trên trải nghiệm của tác giả trong trại lao cải trước đó. Nó được đăng công khai trên một tạp chí chánh thức là bởi bi thư đảng Cộng sản Liên xô bấy giờ là ông Nikita Khrouchtchev (1894-1971), người đã đọc báo cáo nẩy lửa về những cái gọi là sai lầm của Xtalin. Có thể bảo văn tài của Alexandre Soljenitsyne được tóm gọn trong tác phẩm đọng đặc này. Ivan Denissovitch Choukhov là nhơn vật tiêu biểu. Hắn tin rằng tháng nào Thượng đế cũng bẻ nhỏ mặt trăng thành nhiều mảnh để thay các vì sao đã mỏi mòn, kiệt sức. Bị bọn Đức bắt làm tù binh, trốn thoát. Nhưng mới vừa về nước, hắn bị cơ quan tình báo tóm cổ ngay liền vỉ tội làm gián điệp cho địch. Tuyện tường thuật một trong ba ngàn sáu trăm năm mươi ba ngày lai cải, ‘’ một ngày kể như sung sưóng ra phết’’. Một tác phẩm vừa ảo vừa thực, nhưng thực hơn là ảo, tác giả và nhơn vật khi thì là hai khi thì là là một – kì ảo như Chùa Đàn (1946) của Nguyễn Tuân (1910-1987), kì thực như Chuyện kể năm 2000 (2000), hay Mộng du, của Bùi Ngọc Tấn. (2)

Trong văn nghiệp đồ sộ của ông, dài có (đa số, rất dài), ngắn có, ngoài hai tác phẩm kể trên, cũng cần nhắc thêm mấy tập sách khác liên quan tới chế độ xô viết. Như các cuốn Khu ung thư, Tầng đầu địa ngục, Bánh xe màu hồng… đều là những tác phẩm dày cộm không những về mặt trang sách mà về cả tư duy.

Trí thức dấn thân

Với bổn tánh không nhân nhượng, lại có năng khiếu nhìn xa thấy rộng và cốt cách khí khái chẳng thua gì tiền bối của mình là Fiodor Mikhaïlovitch Dostoïevski (1821-1881) hay, gần chúng ta hơn, Phan Khôi (1887-1959) chẳng hạn, và với bộ râu rậm vòng quanh khuôn mặt, Alexandre Soljenitsyne là hình ảnh các nhà trí thức cương trực thế kỉ XIX tái hiện.Và trên thực tế, là một nhà trí thức dấn thân, ít ai bì kịp, biểu tượng cho tinh thần phản kháng chế độ độc tôn nghiệt ngã ngự trị một thời gian dài ở nước ông.

Ông nghiễm nhiên trở thành đối tượng cho một bọn văn nô, do chánh quyền giựt dây, chĩa hằng bao mũi dùi nhọn hoắc, thẳng thừng đạp ông xuống bùn.(3) Không ngừng nghỉ, từ khi ông còn ở trong nước cho đến thời ông lưu vong ở Hoa kì ; và một cách hổ lốn xà ngầu, chẳng ngại bịa đặt những chuyện trái ngược hẳn nhau. Không chừa một loại cáo buộc nặng nhẹ nào : chống cộng, bảo hoàng, cực tả, cực hữu, thủ cựu, quá khích, phản động, kì thị, ghét do thái, đồng lõa với mật thám Đức, với tình báo Mĩ CIA, với mật vụ Pháp, cả với Hội Tam điểm… Một tên zek, nguyên lao động khổ sai, tố cáo ông làm chỉ điểm cho nhà chức trách đương nhiệm trong một tờ khai xảo trá. Cơ quan tình báo và mật vụ KGB thì đặt hàng, mua chuộc hậu hĩnh vài ba thân hữu và cả người vợ cũ của ông, bày họ viết sách phỉ báng và vu khống. Trước những cáo buộc đó, Alexandre Soljenitsyne giữ kẽ, lặng thinh.

Cho đến khi Liên bang xô viết sụp đổ vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 thế kỉ trước, kéo theo các vệ tinh của mình ở Đông Âu, ông được hoàn lại quốc tịch. Rồi trở về nước năm 1994. Bấy giờ, trong tập tự thuật Hột gạo rớt khỏi cối xay xuất bản năm 1998 và gần đây trong bài Bọn vẽ viết tầm phào đâu cốt đi tìm ánh sáng đăng trên tờ Literatournaïa Gazeta (Văn nghệ báo), ông mới lên tiếng mỉa mai, ngay cả trên nhan đề tập sách và bài báo, đáp trả các lời cáo buộc vô căn cứ nói trên của bọn văn nô. Bằng cách sắp xếp lại, đặt chúng kề sát bên nhau để chúng tự mình phản biện lẫn nhau, khỏi cần chêm thêm bình luận. Một thủ thuật hiệu nghiệm.

Nói nào ngay, thì tư tưởng chánh trị và xã hội của ông chẳng phải thảy đều thuộc loại dễ chấp nhận. Vì nó không đơn giản chút nào và hết sức phức tạp để có thể gói gọn trong từ ngữ bao giờ cũng thẳng tuột, đóng khung. Vì nó được đúc kết ngày lại ngày suốt trọn một cuộc đời đầy đặc thử thách (tù đày, bạn bè phản bội, tác phẩm cấm phát hành), nung nấu trong một số phận lao đao, gót rỗ ki khu (4) (tước quốc tịch, trục xuất, lưu vong). Ông đã lần lượt sống trong một chế độ thiếu tự do, rồi trong một chánh thể quá ư lãng phí không chỉ về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần. Khiến cho ông ngộ rằng người ta không thể bỗng chốc nhảy phốc từ một thể chế độc tài qua thể chế dân chủ mà thành công ngay liền. Phần khác, ông lại quan niệm rằng một nền dân chủ thật thụ chỉ có thể dấy lên từ dưới lên trên, nghĩa là từ tâm ý của đại chúng, chớ không thể do chánh quyền trung ương đặt định. Một ý tưởng xem chừng trái khoáy, dầu gì cũng của một nhà trí thức trung thực, cần được tôn trọng.

Thế kỉ Soljenitsyne

Năm ngoái, trong diễn văn nhận Giải Quốc gia từ tay Tổng thống Nga Vladimir Poutine đọc ngày 17 tháng 06/2007, Alexandre Soljenitsyne tin tưởng như sau : « Vào cuối đời mình, tôi có hi vọng rằng (…) vật liệu lịch sử tôi đã thâu thập sẽ khắc sâu trong lương tâm và trong trí nhớ đồng bào của mình.» Quả không sai. Qua hai tác phẩm để đời Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denissovitch và Quần đảo Ngục tù, với phong cách sử thi, với chứng từ đậm nét, với cảm xúc tràn đầy và nhứt là với ngọn lửa rọi sáng hệ thống vô nhơn đạo của thể chế chánh trị nọ, nhà văn Alexandre Soljenitsyne đã để lại không chỉ cho đồng bào của ông mà cho hậu thế trên thế giới nói chung một dấu ấn khôn phai.

Cho nên chúng tôi muốn gọi thế kỉ XX vừa qua là thế kỉ Soljenitsyne ; hệt như thế kỉ XVIII, thế kỉ Voltaire (1694-1778) và thế kỉ XIX, thế kỉ Victor Hugo (1802-1885). (5)

TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 04/08/2008)

-----------------------------

(1)Nguyên tác : Goulag, rút ngắn tên gọi tiếng Nga Glavnoïe Oupravlenie Laguereï, Tổng cục lao cải. Loại gọi là trại (học tập) cải tạo thiết lập ở bên ta sau tháng 04/1975. Lao cải, cải tạo là anh em sanh đôi và đều là trại tù khổ sai như nhau, đói khát, bịnh tật, chết chóc.

(2)Trong cuốn ‘’ tiểu thuyết’’ Mộng du, hay Chuyện kể năm 2000, Bùi Ngọc Tấn dùng rất nhiều tiếng lóng, hệt như Alexandre Soljenitsyne trong cuốn ‘’ truyện ‘’ Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denossovitch.

(3)Tương tợ mấy văn nô nổi tiếng thời Nhân văn Giai phẩm ở bên ta, từ những Hoài Thanh (1909-1982), Xuân Diệu (1916-1985)... tới những Nguyễn Công Hoan (1903-1977), Nguyễn Đình Thi (1924-2003)... - có cần nhắc tên ông Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Tố Hữu (1920-2002) ở đây hay không ?

(4)Chữ của Ôn như Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), Cung oán ngâm khúc, câu 70. (5) Những nhận định kể trên đều căn cứ trên các bản Pháp dịch.




Copyright © 2008 www.hopluu.net.

VÌ SAO HỒ CHÍ MINH ĐẶT DÂN CHỦ TRƯỚC GIÀU MẠNH ?

Nhân ngày sinh lần thứ 120 của Chủ tịch Hồ Chí Minh



VÌ SAO HỒ CHÍ MINH
ĐẶT DÂN CHỦ TRƯỚC GIÀU MẠNH?



Tống Văn Công





I
MỘT TƯ TƯỞNG TỰ DO DÂN CHỦ XUYÊN SUỐT



Tháng 12 năm 2008, tại cuộc Hội thảo Việt Nam học tại Hà Nội, giáo sư Yoshiharu Tsuboi, đại học Waseda, Nhật Bản, đã thu hút sự chú ý của hàng trăm nhà nghiên cứu Việt Nam và nhiều nước với bài thuyết trình nhận định Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa cộng hòa chứ không phải cộng sản. Giáo sư cho rằng: "Có lẽ giá trị mà Hồ Chí Minh coi trọng nhất trong suốt cuộc đời mình là những giá trị của nền cộng hòa", "cơ sở lý luận là Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Tóm lược bài thuyết trình: Hồ Chí Minh coi mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước; không chỉ xây dựng chế độ Dân chủ Cộng hòa mà còn xây dựng những con người đóng vai trò gánh vác quốc gia độc lập; không chỉ đất nước được độc lập, nhà nước có chủ quyền, mà phải thực hiện thứ tự do của mỗi người dân. Người dân phải trở thành chủ thể xây dựng từ dưới lên trật tự của nền cộng hòa. Từng cá nhân suy nghĩ, quyết định với tinh thần trách nhiệm cao. Hồ Chí Minh cho rằng mỗi người dân đều có quyền mưu cầu hạnh phúc và phải chủ động, tích cực tranh đấu để giành được hạnh phúc.

Giáo sư khẳng định: "Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo chính trị duy nhất ở Đông Á nhận thức được một cách đúng đắn nhất tinh thần nền cộng hòa và ông đã cố gắng đưa nó vào Việt Nam". Cuối cùng giáo sư tỏ ý tiếc rằng "Thông điệp của Hồ Chí Minh hầu như không được truyền bá và lý giải một cách đầy đủ và đúng đắn".

Nhân kỷ niệm lần thứ 120 năm sinh của người, xin được khơi lại vấn đề trọng đại này, bắt đầu từ "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" mà Nguyễn Ái Quốc đứng tên gửi tới Hội nghị Versailles tháng 1 năm 1919 gồm 8 điều:

1 - Tổng ân xá tất cả người bản xứ bị án tù chính trị.

2 - Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo pháp lý như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực trong người dân An Nam.

3 - Tự do báo chí và tự do ngôn luận.

4 - Tự do lập hội và hội họp.

5 - Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.

6 - Tự do học tập. Thành lập các trường kỹ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.

7 - Thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

8 - Có đại biểu thường trực của người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp,để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.

Năm 1922, cảnh sát Pháp thu được nhiều truyền đơn diễn ca nội dung 8 điều của bản yêu sách nói trên theo thể thơ lục bát mang tựa đề Việt Nam yêu cầu ca (Tuyển tập văn học Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn Học,1995,Tập 3). Xin trích 16 câu (toàn bài 56 câu) diễn ca 8 điều yêu cầu :

"Một xin tha kẻ đồng bào,

"Vì chưng chính trị mắc vào tù giam.

"Hai xin pháp luật sửa sang,

"Người Tây người Việt hai phương cùng đồng.

"Những tòa đặc biệt bất công,

"Dám xin bỏ dứt rộng dung dân lành.

"Ba xin rộng phép học hành,

"Mở mang kỹ nghệ tập tành công thương.

"Bốn xin được phép hội đoàn,

"Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do.

"Sáu xin được phép lịch du,

"Bốn phương mặc sức năm châu mặc tình.

"Bảy xin Hiến pháp ban hành,

"Trăm điều phải có thần linh pháp quyền.

"Tám xin được cử nghị viên,

"Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ dân".

Cũng trong năm 1919, Hồ Chí Minh viết nhiều bài đòi Tự do Dân chủ cho nhân dân Việt Nam, như bài viết trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp, ngày 2 tháng 8 năm 1919, có đoạn:

"Rất ôn hòa cả về nội dung và hình thức,các nguyện vọng của chúng tôi nhằm vào những cải cách chủ yếu cho việc giải phóng chúng tôi và nhằm vào những quyền TỰ DO mà nếu không có chúng thì con người ngày nay chỉ là một kẻ nô lệ khốn nạn. Không ai có thể phủ nhận rằng nếu không có các quyền TỰ DO ấy, thiết yếu cho việc truyền bá những tư tưởng và kiến thức mà đời sống hiện đại đòi hỏi, thì không thể trông mong tiến hành bất cứ một công cuộc giáo hóa nghiêm chỉnh nào cả".

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đọc Bản Tuyên ngôn độc lập do chính người viết, mở đầu bằng những đoạn văn trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của quốc hội Pháp năm 1789, với lời khẳng định rằng "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được."

Ông Archimedes L.A. Patti, người chỉ huy công tác tình báo bí mật của cơ quan mật vụ Hoa Kỳ đã thuật lại việc ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cho nghe bản thảo Tuyên ngôn Độc lập khi người vừa mới viết xong. Ông Patti kinh ngạc hỏi có thực Chủ tịch định trích Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ? "Với nụ cười nhã nhặn, ông hỏi lại tôi một cách dịu dàng: "Tôi không thể dùng được câu ấy à?". Tôi cảm thấy ngượng ngập, lúng túng. "Tất nhiên", tôi trả lời "Tại sao lại không?"... "Cố sức nhớ lại, tôi mới thấy các các danh từ đã được chuyển vị và nhận xét là trật tự các chữ "tự do" và "quyền sống" đã bị thay đổi. Ông Hồ nắm ngay lấy và nói: "Đúng, không thể có tự do mà không có quyền sống, cũng như không thể có hạnh phúc mà không có tự do"... (Why Vietnam?, NXB Đà Nẳng, 1995, trang 230).

Ba năm sau, mùa xuân 1948 trong rừng Việt Bắc kháng chiến với bút danh Trần Dân Tiên, người viết Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, cho biết "Cụ Hồ không giấu nổi sự sung sướng", bởi "trong đời cụ đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy". Và nhận định: "Thật vậy bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản yêu cầu gửi cho Hội nghị Versailles mà cụ Hồ đã viết năm 1919..." (trang 112).

Từ đó cho đến cuối đời, Hồ Chí Minh rất nhiều lần nói về Tự do, Dân chủ. Xin được nhắc lại những câu nói của người về dân chủ mà chúng ta cần phải nghiền ngẫm một cách nghiêm túc để hiểu đúng quan điểm của người.



1 - ĐỊA VỊ CỦA NHÂN DÂN:

- "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân" (Toàn tập, NXB Sự thật 1987, tập 7, trang 544).

- "Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" (Toàn tập, Sự thật,1987, tập 7, trang 544).

- "Nước ta là nước dân chủ,địa vị cao nhất là dân,vì dân là chủ" (TT, ST, 1986, t.6, trang 286).

- "Có người nói rằng: Mọi việc họ đều phụ trách trước Đảng, trước Chính phủ. Thế là đúng, nhưng chỉ đúng một nửa. Họ phụ trách trước Đảng và Chính phủ, đồng thời họ phải phụ trách trước nhân dân. Mà phụ trách trước nhân dân nhiều hơn phụ trách trước Đảng và Chính phủ, vì Đảng và Chính phủ vì Dân mà làm các việc và cũng phụ trách trước nhân dân. Vì vậy nếu cán bộ không phụ trách trước nhân dân, tức là không phụ trách trước Đảng và Chính phủ, tức là đưa nhân dân đối lập với Đảng và Chính phủ (tôi tô đậm - TVC) (Như trên, tập 5, trang 294, 295).

- "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra" (Sửa đổi lề lối làm việc ).



2 - CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ.

- "Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra" (Toàn tập, NXB ST, 1985, t..5, trang 299).

- "Bao giờ ở nông thôn nông dân thực sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự" (Toàn tập, ST,1986, t.6, trang 356).

- "Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ" (TT, ST, 1987, T7, trang 50).

- "Từ chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân thì dân không cần đến nữa" (TT, ST, 1986, T6, trang 121).

- "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ" (TT, ST, 1984, T4, trang 283)

- "Bao nhiêu quyền hạn đều của dân" (TT, ST, 1985, T5, trang 299).

- "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân" ( TT, ST,1985,T5,trang 299)

- "Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" (TT, ST, 1985,T5, trang 299).

- "Công việc đổi mới,xây dựng là trách nhiệm của dân" (TT, ST, 1985, T5, trang 299).



4 - QUYỀN LẬP HỘI ĐOÀN.

- "Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên" (Bài nói về Dân vận viết năm 1949).

- "Phải để cho công nhân chọn người mình tín nhiệm bầu vào ban chấp hành công đoàn" (Nói với lãnh đạo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trước khi qua đời. Sách Hồ Chí Minh nói về công nhân và công đoàn. NXB Lao Động).

- "Hội hè, tín ngưỡng báo chương. Họp hành đi lại có quyền tự do". (TT, ST, 1983, t 3, trang 152)



4 - CÁC QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ.

- "Thực hành dân chủ để cho dân ai cũng được hưởng quyền dân chủ tự do" (TT, ST,

- "Chế độ ta là chế độ dân chủ,tư tưởng phải được tự do...Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý".( TT,ST,1987,t7, trang 482).

- "Quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền phục tùng chân lý "(TT,ST, 1987,t.7, trang 482).

- "Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm" (TT,ST, 1989, T10, trang 508).

- "Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" (TT,ST, T4, trang 35).

- "Dân chủ là người dân được mở miệng" (Tham luận của Giáo sư Tương Lai ở Mặt trận Tổ quốc.)



3 - PHÁP QUYỀN DÂN CHỦ

- "Hiến pháp đảm bảo được quyền tự do dân chủ cho các từng lớp nhân dân..." (TT, ST, 1987, T7, trang 594).

- "Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động (Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý,1985, trang 85).

- "Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì" (TT, ST, 1985, T5, trang 245).



6 - "CHỐNG THAM NHŨNG QUAN LIÊU LÀ DÂN CHỦ "

- "Chống tham ô lãng phí quan liêu là dân chủ. Phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công" (TT, ST, 1986, T6, trang 271).

- "Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng" (TT,ST, 1986, T6, trang 112 ).

- "Tham ô lãng phí quan liêu là kẻ thù của nhân dân" (TT,ST, 1986,T6, trang 266).

- " Nguyên nhân của bệnh ấy (quan liêu) là xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân, không yêu thương nhân dân" (TT,ST, 1986,T6, trang 112).



7 - ĐẢNG VÀ NỀN DÂN CHỦ :

- "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng" (TT, ST, 1984,T6, trang 493).

- "Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân." (TT, ST, 1989, T10, trang 835).

- "Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm thì thực thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho rằng không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa" (TT,ST,T5, trang 297).

- "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính" (như trên, tập 5, trang 261).

- "Chúng ta phải yêu dân kính dân thì dân mới yêu ta kính ta" (Về Đảng cầm quyền, ST, trang 115).

Đã hơn một năm, các nhà lý luận Việt Nam không có có ai bác bỏ kiến giải của giáo sư Yoshiharu Tsuboi, cũng không có ai tỏ ý kiến tán đồng. Chẳng lẽ một vấn đề lý luận vô cùng lớn lao như vậy không được giới học thuật nước ta quan tâm? Mới đây, giáo sư, tiến sĩ Dương Phú Hiệp, nguyên Viện phó Viện Triết học, nguyên Tổng thư ký Hội Đồng lý luận Trung ương cho rằng: "Nếu ai cũng sợ chụp mũ, nếu chỉ có một trung tâm độc quyền phát ra chân lý, nếu cấp dưới chưa có thói quen tranh luận với cấp trên, không dám suy nghĩ bằng cái đầu của mình vì sợ mất đầu, thì tình trạng lạc hậu về nhận thức lý luận ở nước ta sẽ còn kéo dài" (Tuần Việt Nam.net ngày 3 tháng 3 -2010 ). Tôi nghĩ, sự lạc hậu về lý luận sẽ kéo theo sự lạc hậu của Đảng lãnh đạo, vậy là sẽ kéo theo sự lạc hậu của đất nước, tức nhiên kéo theo sự an nguy của Tổ quốc! Tôi không là nhà lý luận, nhưng từng là anh bộ đội Cụ Hồ 10 tuổi quân, tôi xin thẳng thắn nói rằng mình rất tâm đắc kiến giải của giáo sư Yoshiharu Tsuboi. Trong mấy bài viết trước đây, tôi từng cho rằng Cụ Hồ chỉ coi chủ nghĩa Lê nin như là một trong những phương tiện để giành độc lập dân tộc. Chính các thế lực đế quốc buộc Cụ phải dựa hẳn vào phe xã hội chủ nghĩa. Tìm đọc một số tác giả khác, thấy nhiều người cũng có ý kiến tương tự giáo sư Yoshiharu Tsuboi.

Tác giả Williams J. Duiker trong cuốn "Hồ Chí Minh: A Life" có những đoạn viết: "Nhiều người quen biết ngoại quốc của ông nhấn mạnh ông là một nhà yêu nước hơn là một người Mác xít. Có vẻ ông Hồ thừa nhận quan điểm này năm 1961, khi ông tuyên bố công khai là vì mong muốn cứu đồng bào của mình đã dẫn ông đến với chủ thuyết Lênin. Trong khi ông bày tỏ điều này trong nhiều trường hợp khác thì không gì rõ ràng hơn là ý kiến ông nói với viên sĩ quan tình báo Hoa Kỳ Charles Fenn vào năm 1945 rằng ông coi chủ nghĩa cộng sản như là phương tiện để đạt được mục đích quốc gia".

Nhận xét quyển "Hồ Chí Minh: A Life", ông Stanley Kutler cho rằng: "Trong tác phẩm của mình Duiker đã viết về một nhà cách mạng ái quốc gần với Thomas Jefferson hơn là với Lênin".

Pierre Brocheux, giáosư diễn giảng danh dự Đại học Denis-Diderot, Paris VII trả lời phỏng vấn đài RFI về công trình nghiên cứu Hồ Chí Minh của mình: "Thật ra tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò mà tôi gọi là "người chuyển tải giữa phương tây và phương Đông". Ông Hồ Chí Minh đã ứng dụng các học thuyết của phương Tây vào Việt Nam, nhưng vẫn giữ tính chất rất là châu Á, rất là Việt Nam".

Hồ Chí Minh chấp nhận nhiều tư tưởng khác nhau, người nói: "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê-su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách thích hợp với điều kiện nước ta... Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên, chẳng đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy" (Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, NXBKHXH 1993, trang 84).

Chắc chắn vì những lý do nói trên mà Stalin với cương vị lãnh tụ Quốc tế 3 cộng sản đã dị ứng đối với Hồ Chí Minh, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện và ghi nhận điều ấy. Sử gia Alain Ruscio trích dẫn một tài liệu lấy từ văn khố của Liên Xô cũ phổ biến năm 1990: "Năm 1934, ông Hồ trở lại Moscou. Lúc này Stalin đã nắm chắc quyền lực và những cuộc thanh trừng lớn bắt đầu từ năm 1937. Có vẻ như con người sẽ trở thành Hồ Chí Minh tương lai là nạn nhân, vì từ ngày trở lại Moscou ông không được tin cậy, không được giao một nhiệm vụ nào. Không còn nghi ngờ gì nữa, người ta đã trách cứ ông ngả về tinh thần quốc gia trong cuộc chiến đấu chống thực dân thay vì phải có tinh thần cách mạng vô sản ".

v v...

Hồ Chí Minh không viết riêng một tác phẩm bàn về dân chủ, do đó chưa cung cấp cho chúng ta các bước cụ thể để thực hiện tiến trình dân chủ. Tuy nhiên nghiền ngẫm lại những lời tâm huyết suốt đời của Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy ông chỉ có một tư tưởng tự do dân chủ xuyên suốt. Đó là tư tưởng giải phóng con người về mặt tinh thần trong dòng chảy của nền văn minh nhân loại. Từ chủ nghĩa Nhân văn thời Phục hưng lấy con người làm trung tâm thay cho thượng đế, với những tên tuổi khổng lồ như Dante, Leonardo de Vinci, Rabelais, Montaigne, Cervantes, Shakespeare...Chủ nghĩa Nhân văn sau đó, được bổ sung chủ nghĩa duy lý của Isaac Newton, Descartes, J. Locke với nhận thức: Mọi người có khả năng bẩm sinh như nhau trước tạo hóa thì phải có quyền bình đẳng như nhau trong đời sống. Đó là cơ sở ra đời chủ nghĩa dân chủ. Các nhà triết học và khoa học Thế kỷ Khai sáng Pháp, với Voltaire, Montesquieu, La Mettrie, Diderot, Helvetius, Holbach, Rousseau... không ngừng đề cao Tự do, Bình đẳng, Bác ái, không ngừng phát triển chủ nghĩa dân chủ, đòi thay thế xã hội thần dân bằng xã hội công dân, đòi thay thế nhà nước áp đặt quyền lực vô hạn bằng nhà nước pháp quyền, đòi thay thế chế độ thần dân phục tùng nhà nước bằng chế độ nhà nước phục tùng ý chí của công dân.

Khi nghe câu nói của Hồ Chí Minh: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì", chúng ta sẽ liên tưởng đến một câu trong tuyên bố của Hội nghị nhân quyền thế giới họp ở Vienna (thủ đô nước Áo), ngày 25 tháng 6 năm 1993:

"5- Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập,không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau. Cộng đồng thế giới phải xử lý các quyền con người theo phạm vi toàn cầu một cách công bằng và bình đẳng và được coi trọng như nhau ..." (Các văn kiện quốc tế về Nhân quyền, NXB TP Hồ Chí Minh, 1997, trang 40).

Khi nghe câu nói của Hồ Chí Minh: "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ" hoặc "Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa", chúng ta liên tưởng ngay đến câu:

"8 - ....Dân chủ phải được xây dựng trên nền tảng ý chí bày tỏ tự do của nhân dân về sự lựa chọn hệ thống chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa của mình và sự tham gia đầy đủ của họ vào mọi lãnh vực đời sống." (cũng trong tài liệu trên).

Tôi vô cùng kính phục một người suốt đời chiến đấu vì độc lập dân tộc, đã có câu nói nổi tiếng "Không có gì quý hơn độc lập tự do", lại chính là người đặt nhân quyền và các quyền tự do của nhân dân còn cao hơn cả chủ quyền đất nước. Tôi càng tin rằng tư tưởng Tự do, Dân chủ của Hồ Chí Minh thuộc những giá trị phổ biến của toàn nhân loại, chứ đâu phải của riêng phương Tây. Nếu không xác định rõ điều này chúng ta chẳng những phạm lỗi rất lớn đối với Hồ Chí Minh và còn có lỗi rất lớn đối với dân tộc, bởi vì điều ấy sẽ hạn chế tới nỗi không thể tìm thấy "Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh" như mong ước của Hồ Chí Minh và cả dân tộc!



II
CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU TRÊN LỘ TRÌNH DÂN CHỦ?



A - THÀNH TỰU NỔI BẬT NHẤT CỦA 25 NĂM ĐỔI MỚI: DÂN CHỦ!

Trong bài viết "Việt Nam trong thế giới của thập kỷ 2011-2020", nhà nghiên cứu Nguyễn Trung nhận định: "Có thể nói, dân chủ dù là ở mức độ khiêm tốn, ấy là thành tựu bậc nhất của 25 năm đổi mới".

Rất đúng! Đổi mới thực chất là dân chủ hóa!

Nhớ lại, lần học Nghị quyết Đại hội 4 của Đảng năm 1976 chúng tôi có rất nhiều điều băn khoăn trăn trở: Vì sao phải thay từ Dân chủ trong tên nước bằng từ Xã hội chủ nghĩa? Nghị quyết Đại hội ghi: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động"... Điều ấy liệu có trái với Marx: "Phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người"? Có trái với Hồ Chí Minh: "Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình,góp phần tìm ra chân lý"?

Tôi nhớ buổi nói chuyện của ông Trần Quỳnh ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng . Ông đặt ra cho chúng tôi câu hỏi, vì sao Lê nin nói "Chủ nghĩa xã hội là chế độ dân chủ gấp triệu lần hơn dân chủ tư sản"? Và ông dẫn giải rằng, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa sẽ biến toàn xã hội cuối cùng chỉ còn một giai cấp là giai cấp công nhân đã trí thức hóa, xóa bỏ hoàn toàn sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, cũng tức là xóa bỏ vĩnh viễn mầm mống của chế độ người bóc lột người. Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà công nhân sẽ trở thành dân tộc, vì vậy Đảng đại diện công nhân thì cũng đại diện cho cả dân tộc. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có kế hoạch phát triển kinh tế, quản lý từ công ăn việc làm đến phân phối sản phẩm cho nhân dân. Mậu dịch quốc doanh cung ứng cho nhân dân từ hạt gạo, hạt muối, đến cọng rau, viên thuốc... Xin hỏi các đồng chí: Có nhà nước dân chủ tư sản nào dám nhận tất cả mọi việc chăm lo cho nhân dân chi li đến như vậy?

Làm sao có thể nghi ngờ một nhà nước đặt cho mình mục tiêu cao cả vì con người như thế là không dân chủ? Nhưng lạ lùng thay, một nhà nước gánh vác mọi việc cho dân như vậy mà sao sản xuất xã hội cứ mỗi ngày một ách tắc, đời sống nhân dân càng ngày càng khó khăn? Hóa ra chỉ vì người dân đã không còn được quyền tự do kinh tế của cá nhân.

Xin kể hai chuyện đau lòng xảy ra trong thời kỳ được gọi là "quan liêu bao cấp" ấy.

1- Ở thành phố Hồ Chí Minh: Bà Tuyết Minh giám đốc Công ty Giày Sài Gòn tận dụng phế liệu sản xuất ngoài kế hoạch chia thêm cho công nhân đủ sống. Bởi vì tiền lương một ngày của công nhân chỉ đủ trả tiền vá hai lổ thủng săm xe đạp. Bà huy động vốn tư nhân từ những sĩ quan quân đội nhân dân, bạn của chồng bà, chính vì việc này bà bị bắt và bị kết tội đi theo con đường tư bản, xâm phạm lợi ích quốc gia. Mặc dù giữa phiên tòa xử bà đã có hằng trăm công nhân đến cổng tòa án hô vang: "Giám đốc Tuyết Minh của chúng tôi vô tội!" Bà Tuyết Minh bị bệnh nặng trong tù, được thả về ít lâu thì chết trong nỗi dằn vặt không hiểu vì sao mình bị kết tội!

2- Ở Hà Nội: Ông Nguyễn văn Chẩn có sáng kiến đắp cao su lên lốp xe vận tải đã mòn lòi bố đạt phẩm chất bằng 80% lốp mới, giải quyết cho hằng trăm xe bỏ xó vì không có lốp thay. Ông được anh em lái xe kính phục gọi là "vua lốp", nhưng không lâu sau ông đã bị bắt và bị kết tội dám cả gan tổ chức sản xuất tư nhân theo lối kinh doanh tư bản chủ nghiã! "Vua lốp" bị tịch thu nhà cửa, sản nghiệp và bị xử tù!

Những năm đó, ở thành phố Hồ Chí Minh, ông bí thư thành ủy Võ Văn Kiệt đã dám chọn "xé rào" (tức là xé bỏ các quy định của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa) thay vì đóng cửa xí nghiệp. Ông che chắn cho việc làm trên bằng khẩu hiệu "Đảm bảo hài hòa Ba lợi ích" (tức là lợi ích của Nhà nước, lợi ích tập thể xí nghiệp và lợi ích cá nhân người lao động). Lợi ích cá nhân người lao động là vấn đề đang bị kiêng kỵ, bởi ai cũng sợ nó trái với chủ nghĩa tập thể xã hội chủ nghĩa! Xé rào, Ba lợi ích, chính là những tín hiệu đưa tới công cuộc Đổi mới.

Đại hội 6, Đại hội Đổi mới, với tinh thần "Nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", với quan điểm "Lấy dân làm gốc", với khẩu hiệu "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". "Đổi mới tư duy bắt đầu là tư duy kinh tế". Tất cả chính là trở về với tư tưởng tự do dân chủ của Hồ Chí Minh. Qua 25 năm nhìn lại cứ tưởng như mơ bởi nhiều chân lý của quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa được suy tôn ngày đó nay đã bị đảo ngược. Anh hùng lao động của thời kỳ đổi mới hiện nay chính là những con người mang ý chí của ông "vua lốp" trước kia: Tự do sáng tạo, làm giàu bằng bàn tay khối óc của mình, tạo ra của cải, việc làm cho xã hội.

Chúng ta cùng điểm lại những thành tựu của Đổi mới trong xây dựng kinh tế:

- Cả thế giới nhìn vào Việt Nam với những chúc tụng: Một nền kinh tế đang trỗi dậy, Con hổ tương lai... Bởi chúng ta đạt tốc độ phát triển cao từ thập niên 90 do chính sách mở cửa hội nhập quốc tế, kêu gọi thu hút đầu tư từ nhiều nước.

- Từ một nước nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai thế giới. Động lực từ đâu vậy? Ngày 24 tháng 4 năm 1957, Hồ Chủ tịch nói ở Nam Định: "Làm kinh tế thì phải khoán. Khoán là ích chung, lợi riêng thì mới khuyến khích được sản xuất". Mười năm sau, năm 1967, ông Kim Ngọc là người đầu tiên làm theo Hồ Chi Minh và bị kỷ luật. Nay "đổi mới tư duy", động lực được tạo ra là khi trở về Hồ Chí Minh!

- Từ con số không bởi bị đánh phá tan tành trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển nhanh chóng tạo 90% việc làm trong công nghiệp và 70% sản lượng công nghiệp. Tỉ trọng lao động trong nông lâm ngư nghiệp đã giảm xuống dưới 50%.

- Tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 8 đến 10%, thu nhập bình quân từ 300 USD tăng lên hơn 1000 USD và năm 2010 được coi là nước có thu nhập trung bình.

- Là thành viên của tổ chức WTO. Nhiều cường quốc kinh tế mong muốn là đối tác kinh tế của Việt Nam.

- Tỷ lệ giảm nghèo đói được Liên Hiệp Quốc đánh giá cao: Từ 58% năm 1993 xuống 20% năm 2004.

- Đô thị hóa nhanh chóng, đưa dân số thành thị từ dưới 15% lên 29%, theo dự đoán sẽ trên 40% vào đầu thập niên 2040.

- Cả nước hướng tới mục tiêu Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Dân chủ hóa trong kinh tế cũng đã kéo theo dân chủ hóa nhiều mặt của đất nước:

- Quốc hội Việt Nam từ ngót 100% là đảng viên, đến nay có 92% đảng viên. Từ khóa 10 các kỳ họp đều có chất vấn tranh luận đôi khi khá căng thẳng giữa đại biểu quốc hội và Chính phủ. Đại biểu Quốc hội định kỳ lắng nghe ý kiến cử tri và can thiệp xử lý có hiệu quả nhiều trường hợp. Việc xây dựng luật pháp được Quốc hội tiến hành khẩn trương và tương đối hiệu quả.

- Thủ tướng và nhiều Bộ trưởng thực hiện đối thoại trực tuyến với nhân dân. Dù có còn nặng hình thức, nhưng hình thức đòi hỏi sẽ phải tăng dần thực chất.

- Cũng từ Đổi mới đã giảm dần việc bắt giam giữ, cải tạo không qua xét xử. Đến nay gần như tất cả những người bị bắt đều có lệnh bắt và qua xét xử.

- Từ sau Đại hội 6 của Đảng, báo chí, truyền thông đã có nhiều cải tiến về nội dung và hình thức đáng ghi nhận. Chống tiêu cực mạnh mẽ trên báo, đài. Lần đầu tiên Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 6 đã ra Thông báo kết luận và xử lý vụ báo Lao Động đưa liên tục 54 tin bài "Cây cao su kêu cứu", kỷ luật cảnh cáo và cho nghỉ hưu Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng cục trưởng Tổng cục cao su. Nhiều tờ báo thoát khỏi bao cấp, thu lãi lớn, cải thiện đời sống phóng viên, tự trang bị công cụ nghề nghiệp hiện đại. Khẩu hiệu "báo chí vừa là công cụ của Đảng vừa là diễn đàn của nhân dân" đã bước đầu thực hiện thông tin hai chiều. So với thập kỷ 1980 trở về trước, tất cả các báo chỉ được phép sử dụng bản tin của Thông tấn xã Việt Nam đối với những sự kiện như Đại hội Đảng, Kỳ họp Quốc hội, họp Hội đồng chính phủ... thì báo chí ngày nay tự do hơn nhiều.

- Năm 2009 có sự kiện lớn rất đáng ghi nhận về tự do phản biện. Đó là tồn tại của trang mạng Bauxite Việt Nam. Sau khi tổ chức nhiều đợt lấy chữ ký của hơn 3000 trí thức trong ngoài nước, kiến nghị Nhà nước dừng các dự án hợp tác với Trung Quốc khai thác Bauxite Tây nguyên, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng chủ trương lập mạng Bauxite Việt Nam tiếp tục phản biện về vấn đề này. Trang mạng tập hợp hằng trăm bài viết có giá trị khoa học, tràn đầy tinh thần yêu nước, thu hút hằng chục triệu người truy cập. Dù bị đánh phá tàn bạo trang mạng vẫn được giữ vững. Giáo sư Huệ Chi bị tạm giữ ổ cứng máy tính và mời làm việc nhiều tuần, cuối cùng cơ quan an ninh đã công nhận đây là một trang mạng yêu nước. Điều này một mặt ghi nhận tính chính đáng của những người chủ trương và quần chúng yêu nước tập hợp quanh trang mạng Bauxite Việt Nam. Đồng thời cũng phải ghi nhận rằng Nhà nước Việt Nam đã có một bước tiến rất đáng hoan nghênh, trên tiến trình dân chủ.

Nhìn lại thành tựu lớn lao của 25 năm đổi mới đã giúp chúng ta hiểu vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt dân chủ trước giàu mạnh.



B - DÂN CHỦ CÒN ÁCH TẮC Ở ĐÂU?

Từ Đại hội 6 đến nay, Nghị quyết nào của Đảng cũng nhấn mạnh "dân chủ". Văn kiện Đại hội 10 ghi rằng: "Ở đâu có dân chủ, ở đó có đoàn kết, đồng thuận và phát triển" (trang 344). Nghị định, thông tư nào của Chính phủ cũng nhắc nhở việc tiến hành phải "dân chủ". Tuy nhiên, nhiều việc, nhiều nơi, đều phản ảnh đã xảy ra những hậu quả xấu bởi thiếu dân chủ.

1- SỨC KHỎE CỦA NỀN KINH TẾ

- Đài Loan suốt 20 năm phát triển liên tục họ chỉ cần một nửa số vốn của Việt Nam để làm thêm một đơn vị tăng trưởng! Có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước "khám sức khỏe" cho nền kinh tế Việt Nam đều thống nhất nhận định rằng: Chỉ số ICOR (tức là số đồng vốn đầu tư để tăng thêm một đồng GDP) của Việt Nam cao từ gấp rưởi đến gấp đôi các nước trong khu vực! Do đó hàng hóa Việt Nam không nâng được sức cạnh tranh. Năm 2006 Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) xếp năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hạng 64, năm 2007 xếp hạng 68, năm 2008 xếp hạng 70.

Nguyên nhân bởi đâu? Mọi chẩn đoán đều quy cho bệnh tham nhũng, bòn rút và chuyển mục đích sử dụng quỹ đầu tư công. Bệnh kéo dài là do không dùng thuốc đặc trị đã được Hồ Chí Minh chỉ dẫn: "Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ"!

- Chế độ đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân là sự tiếp tục không công nhận quyền sở hữu của người dân, tạo điều kiện cho nạn tham nhũng đất đai lan tràn không ngăn chặn nổi. Có thể ghi một danh sách đen bất tận, từ vụ án ăn đất ở Đồ Sơn, đến Phú Quốc, lòng hồ Trị An, đất rừng Long An...

- Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung cho rằng 25 năm qua chúng ta phát triển kinh tế theo chiều rộng: khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên; phát triển sản phẩm thô, duy trì công nghệ lạc hậu, sử dụng lao động cơ bắp giá rẻ, giá trị gia tăng rất thấp; cái giá phải trả cho hủy hoại môi trường tự nhiên và môi trường xã hội rất cao; tích tụ nhiều ách tắc, mất cân đối. Phát triển không bền vững, càng ngày càng tụt hậu so với các nước trong vùng.

- Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn / lao động của các doanh nghiệp nhà nước cao gấp 3 lần doanh nghiệp dân doanh nhưng doanh số trung bình của một công nhân tạo ra ở doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng 44% so với doanh nghiệp dân doanh. Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước luôn luôn được ưu tiên chăm sóc, được bảo hộ và ưu đãi về vốn, đất đai... so với doanh nghiệp dân doanh.

- Về nông nghiệp: Từ tháng 7 năm 2008 Hội nghị Trung ương 3 đã có Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tuy nhiên đến cuối năm 2009, giáo sư, tiến sĩ nông học Đào Thế Tuấn có bài viết vạch ra nhiều điều bất công đối với nông dân, làm cho họ không thể thoát nghèo.

Đầu năm 2010, giáo sư tiến sĩ nông học Võ Tòng Xuân có bài viết đặt câu hỏi: Bao giờ nông dân mới giàu? Ông gợi ra những bất cập từ chính sách, đến điều hành sản xuất và xuất khẩu, người đổ mồ hôi sôi nước mắt làm ra hạt gạo là người thua thiệt đủ đường. Vùng trọng điểm làm ra hat gạo xuất khẩu của quốc gia là vùng nghèo nhất, học vấn thấp nhất.

Do đó mà xảy ra tình trạng đau lòng: Hằng ngàn em gái vị thành niên sang Campuchia bán thân, hằng trăm cô gái đẹp chen chúc chờ một anh Hàn Quốc già nua, khuyết tật xem mặt. Phải chăng vì lời Chủ tịch Hồ Chí Minh "ở nông thôn nông dân thực sự nắm chính quyền" chưa trở thành sự thật?

Nhiều dự án lấy đất mà không đền bù thỏa đáng cho nông dân để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp liên miên.

Trong lần góp ý với Hội đồng lý luận Trung ương, ông Đặng Quốc Bảo có nhận xét: "Đã có những dấu hiệu đổi mới cải cách đang trượt dài sang không phải chủ nghiã tư bản hiện đại mà là chủ nghĩa tư bản xấu xí, chủ nghĩa tư bản sơ khai với những đặc trưng cực kỳ man rợ, có 2 đặc trưng: (a) Kinh tế ngầm lộng hành, mafia cộng với thoái hóa, (b) bộ máy công quyền hư hỏng, vô cảm, tham nhũng, quan liêu, hách dịch, thiếu chuyên nghiệp, ít hiểu biết, xa rời nhân dân, dị ứng với dân chủ".

Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài cũng có nhận xét tương tự. Họ cho rằng đã xuất hiện ở Việt Nam "Chủ nghĩa tư bản thân chủ ". Đó là những kẻ có các mối quan hệ trong hệ thống nhà nước, họ nắm được thông tin, không cần chất xám, không cần vốn liếng, vẫn nhanh chóng trở thành đại gia. Tức là làm giàu nhờ môi trường xã hội không minh bạch, không công khai, không dân chủ.

Qua 25 năm đổi mới, mặc dù mức thu nhập của nước ta còn kém xa Hàn quốc, Đài Loan, nhưng phân phối thu nhập giữa người nghèo và người giàu chênh lệch hơn nước họ. Trong bài báo có tựa là Công bằng đăng trên báo Lao Động, ông Đan Tâm nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn cho rằng khoảng cách giàu nghèo ở nước ta hiện nay là 13/1 và đã có những trường hợp phân phối thu nhập chênh lệch nhau hằng trăm lần.

2 - CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ KHÔNG THEO KỊP ĐÒI HỎI CỦA PHÁT TRIỂN

Từ Đại hội 6 đến nay, các kỳ Đại hội đều thừa nhận cải cách chính trị không theo kịp đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội. Xin điểm qua đôi nét hiện trạng của vấn đề này trước thềm Đại hội 11.

A. Vai trò của Quốc hội

Trong hai ngày 8 và 9 tháng 10 năm 2009, Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo "Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Việt Nam là thành viên của WTO" tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây là một số ý kiến của các đại biểu tại hội nghị.

Ông Trần Văn Đa nguyên đại biểu HĐND TP HCM từ khóa 1 đến khóa 5 cho rằng, hiện nay HĐND và Quốc hội đã có nhiều cải tiến nhưng thực tế các đại biểu HĐND cũng như đại biểu Quốc hội vẫn là " Nghị gật, Nghị ừ!". Mỗi người dân có đến 4-5 ông đại diện (HĐND xã, phường, quận, huyện, tỉnh, Quốc hội). Nhưng nhiều chuyện của dân vẫn không giải quyết được, kiện thưa hoài không ai xử. Cho nên phải làm rõ quyền lực của Quốc hội tới đâu và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội tới đâu".

Ông Phó giáo sư tiến sĩ Đặng Văn Thanh chuyên gia cao cấp của Quốc hội nói: "Không ít quyết định của Quốc hội không được thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không nghiêm túc, khiến cho vai trò của Quốc hội ít nhiều mang tính hình thức."

Nhà sử học Dương Trung Quốc đại biểu Quốc hội đồng ý với ông Thanh và bổ sung: "Quốc hội có tới 92% là đảng viên mà đã là đảng viên thì khi quyết định các vấn đề phải tuân thủ theo định hướng của tổ chức.Vì thế Quốc hội của chúng ta chưa chuyên nghiệp."

Ông Đinh Xuân Thảo Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp nói: "Ở các nước thông qua gói kích cấu phải mấy vòng mới quyết định được, ở ta thì không! Quy định chuyển mục đích sử dụng rừng từ 1000 ha phải xin ý kiến Quốc hội, nhưng nhiều nơi chuyển đổi 100.000ha cũng chẳng báo cáo Quốc hội!".

Giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Đường,Viện Nghiên cứu Lập pháp cho rằng: Hiện nay nhiều vấn đề mang tầm cỡ của quốc gia đều do Bộ chính trị quyết định trước, nhờ đó Quốc hội thông qua nhanh chóng, nhưng nhược điểm của cách làm như vậy là thiếu dân chủ. Ông nhấn mạnh "Để quyết định của Nhà nước dân chủ hơn thì phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đây là vấn đề có ý nghĩa tiên quyết. Phương thức lãnh đạo của Đảng phải đổi mới một cách căn bản mới phát huy được sức mạnh của Nhà nước. Bản thân Đảng cũng nhờ đó sẽ mạnh lên".

Vai trò của Quốc hội chỉ có tính hình thức như các đại biểu miêu tả ở trên đã thành nếp, cho nên ông Trần Đình Đàn trong cuộc họp báo 2 ngày trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội đã có thể phát biểu chắc như đinh đóng rằng:

"Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này. (Ông nói chủ trương khai thác Bauxite đang có kiến nghị phản biện của các bậc lão thành cách mạng và hằng ngàn trí thức.) Như tôi đã nói từ đầu, chủ trương này đã được Đảng và Nhà nước ta nói ngay từ Đại hội 9, Đại hội 10 cuả Đảng...Chắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ".

Câu nói của ông Đàn được dư luận xã hội xem là một trong những câu nói ấn tượng nhất trong năm 2009! Thực ra ông Đàn chỉ sai về "nguyên tắc", vì "cầm đèn chạy trước ô tô", làm lộ rõ vai trò "nghị gật" của Quốc hội gây bất lợi trong dư luận, chứ ông đã cho trước rất chính xác kết quả cuối cùng!

B. Bầu cử và tổ chức cán bộ

Ở phần trên nhiều ý kiến cho thấy việc bầu cử đại biểu Quốc hội chưa thực sự là chọn lựa của nhân dân.

- Trong nhân dân lưu truyền "tục ngữ" mới với ý không đồng thuận cái cách "Đảng cử dân bầu".

- Khi ở Cà Mau xảy ra chuyện chạy chức, dư luận xã hội cho rằng Cà Mau không phải là cá biệt. Trả lời báo chí, nhiều cán bộ có trách nhiệm xác nhận dư luận xã hội là đúng. Ông Nguyễn Đình Hương nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, nói: "Vụ chạy chức ở Cà Mau không phải là cá biệt. Có thể nói cái sự "chạy" nơi nào cũng có, cấp nào cũng có, Trung ương cũng có, tỉnh có, huyện có, các bộ ngành đều có.... Và chạy ở mức 100 triệu đồng chưa là cái gì! Tôi biết có trường hợp chạy lớn hơn nhiều" (Báo Tuổi Trẻ ngày 27 tháng 4 năm 2008).

Sở dĩ có tình trạng trên là vì "Công tác cán bộ nằm trong tay 1 người hoặc 1 nhóm người và tiến hành trong vòng bí mật" (Ông Nguyễn Đình Hương, trên Tuần Việt Nam 28 tháng 7 năm 2009).

Ông Nguyễn Đình Hương còn cho rằng cần có biện pháp để chống "chạy chức, chạy quyền, khắc phục tệ thân quen cánh hẩu, cục bộ địa phương, cha làm quan đưa con vào lãnh đạo, dẫn đến sử dụng cán bộ không đủ tiêu chuẩn, uy tín thấp, làm việc kém hiệu quả,dân mất niềm tin"

- Ngày 6-10- 2009, qua Tuần Việt Nam (Tuanvietnam.net), ông Đặng Tiến gửi thư cho Ban chấp hành Trung ương Đảng hưởng ứng ý kiến của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh "Phải đánh giá đúng hạn chế yếu kém, tình hình tổ chức cán bộ". Ông Tiến viết: "Sắp xếp cán bộ theo kiểu cứ có chân trong đảng ủy, trong Ban chấp hành thì có thể làm bất cứ lãnh đạo gì, bất cứ ngành nào". Ông Tiến nhắc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về cách làm đó: "Chẳng khác gì thợ rèn bảo đi đóng tủ, thợ mộc bảo đi rèn dao".

C. Pháp quyền

- Vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2009 cho thấy chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu "Tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật."

- Tháng 6 - 2009 Phó chủ tịch UBND Hà Nội ban hành văn bản với nội dung "Có biện pháp xử lý nghiêm đối với văn phòng luật sư Tạ Định" vì "đã gây cản trở việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị mới Tây -Nam hồ Linh Đàm." Ông Phó chủ tịch gọi là "gây cản trở " chỉ vì Văn phòng luật sư này đã hỗ trợ pháp lý cho 200 hộ dân bị ép buộc giao đất với giá bồi thường không đúng luật pháp. Tình trạng o ép người dân như thế này có tính phổ biến chứ không phải chỉ ở Hà Nội.

- Nhiều vụ án tham nhũng, tòa xét xử đã chiếu cố giảm án bởi "nhân thân tốt" (tức là cán bộ đảng viên có công) đã gây bất bình trong nhân dân.

- Thành ủy Thành phố Cần Thơ chỉ đạo cơ quan điều tra về nội dung khởi tố, về tổ chức họp báo công khai đối với vụ án bà Ba Sương ở Nông trường Sông Hậu. Trước khi qua đời cố Thủ tướng Võ văn Kiệt đã có thư góp ý: "Việc này phải do cơ quan điều tra, hoặc Viện kiểm sát tiến hành.Tôi không rõ có lý do gì bên trong để các đồng chí giải thích cho việc này: Cơ quan Đảng chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố án?"

- Một số vụ công dân bị gọi đến đồn công an rồi được đưa đến bệnh viện với nhiều thương tích, có người đã chết.

- Một số vụ côn đồ đánh đập nạn nhân trước mặt công an mà công an không ngăn chặn. Nhiều vụ nhà báo đang hành nghề bị hành hung mà cơ quan hữu trách không khởi tố những kẻ hành hung đó. Vụ chó bẹc giê cắn chết người ở Lâm Đồng cơ quan điều tra đã đe dọa những người làm chứng trung thực.

- Nhiều vụ án tham nhũng kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc. Các vụ án tham nhũng có liên quan với nước ngoài, phía người ta đã xử xong, nhưng bên chúng ta vẫn còn ngâm đó: Vụ Đại lộ Đông Tây (PCI) tư pháp Nhật đã xử tù những người hối lộ Huỳnh Ngọc Sĩ. Vụ tiền in Polymer ở Úc, người ta đã khởi tố Công ty Securency của Úc hối lộ các quan chức Việt Nam. Bản tin ABC News đưa tin Hãng xe hơi Daimler hối lộ quan chức một số nước trong đó có Việt Nam. Mới đây Hoa Kỳ khởi tố 3 doanh nhân Mỹ gốc Việt của Công ty Nexus hối lộ quan chức Việt Nam để có hợp đồng mua bán v.v...

Tổ chức Tư vấn rủi ro chính trị kinh tế (PERC) xếp Việt Nam đứng thứ 3 về tham nhũng ở Châu Á (sau Indonêxia, Campuchia.)

D. Tổ chức hội đoàn

Nghị quyết 8b-NQ của Hội nghị Trung ương 6 (khóa 6) có ghi: "Trong giai đoạn mới cần thành lập các Hội đáp ứng yêu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống nhân dân, hoạt động theo hướng ích nước lợi nhà, tương thân tương ái. Các tổ chức này thành lập theo nguyên tắc tự nguyện và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật".

Đối chiếu yêu cầu đó với thực tế hoạt động của các đoàn thể hiện nay, tức là sau 20 năm, vẫn còn một khoảng cách quá xa!

- Đoàn thể quan trọng nhất là Công đoàn nếu làm đúng như Nghị quyết 8b-NQ (cũng là làm đúng ý kiến Hồ Chí Minh) thì đã không có tình trạng hơn 2500 cuộc đình công (tính tới giữa năm 2008) không có sự chỉ đạo của Công đoàn theo Luật định! Khi tôi viết đến đây thì có tin "ngày 7 tháng 4 -2010, 18.000 công nhân Công ty Pouchen VN ở Thành phố Biên Hòa đã tự tổ chức đình công đến ngày thứ 5 đòi tăng lương và cải thiện bữa ăn, không có sự chỉ đạo của công đoàn. Năm 2008, tôi có viết một loạt 3 bài báo về tình trạng yếu kém của công đoàn đăng trên báo Lao Động nêu ra 3 vấn đề: (1) Không nên đưa cán bộ vào "ba cùng" với công nhân rồi giới thiệu để họ bầu làm chủ tịch công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở phải từ trong lòng công nhân sinh ra. (2) Không nên bao cấp tiền lương cho chủ tịch công đoàn cơ sở mà để ăn lương của chủ doanh nghiệp như mọi công nhân. (3) Phải để cho công nhân tự chọn người họ tin cậy bầu làm chủ tịch công đoàn cơ sở (như ý kiến của Hồ Chí Minh), chứ không nên thay họ chọn người làm chủ tịch công đoàn. Chừng nào chưa khắc phục 3 điều trên thì công đoàn cơ sở chưa được công nhân xem là đại diện của mình.

- Hội LH Phụ nữ thì sao? Cả nước còn nhớ chuyện cháu Bình bị chủ cửa hàng phở hành hạ tàn nhẫn nhiều năm ròng mà Chi hội Phụ nữ khu phố không hay biết. Năm ngoái,ở Hà Giang có vụ án cưỡng bức các cháu nữ học sinh bán trinh kéo dài, Hội Phụ nữ cũng không biết. Gần đây, có vụ bà Chắn ở Tây nguyên bị chó bẹc giê cắn chết; những người phụ nữ đứng ra làm chứng đã bị đe dọa,cũng không thấy Hội Phụ nữ lên tiếng!

- Ông Nguyễn Mạnh Cầm cho rằng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Đảng giao cho nhiệm vụ vận động nhân dân phản biện các chính sách của Đảng, nhưng suốt mấy năm vẫn không làm được tốt.

- Hội Nhà báo,tổ chức của những nhà ngôn luận của đất nước, có một hội viên là phóng viên nhiếp ảnh của cơ quan truyền thông lớn nhất nước là Thông tấn xã Việt Nam đã bị con rể một đại gia đánh vào mặt giữa tiệc mừng thắng lợi cuộc thi Hoa hậu thế giới trước mặt quan khách trong và ngoài nước. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam có công văn (đã đăng trên các báo trung ương và địa phương) đòi phải nghiêm trị kẻ phạm pháp để bảo vệ hội viên. Nay đã qua 2 năm sự việc coi như đã chìm xuồng.

Đ. Tự do ngôn luận, tự do báo chí

- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí quy định trong luật pháp Việt Nam so với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hiệp quốc mà chính phủ chúng ta đã gia nhập từ ngày 24 - 9 -1982 và cam kết thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa được các cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc hoan nghênh. Năm nào chúng ta cũng bị các tổ chức quốc tế xếp ở gần cuối bảng xếp hạng!

- Dư luận trong và ngoài nước không hoan nghênh ý kiến chỉ đạo của ông Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông là báo chí phải đi đúng "lề phải" sẽ được tự do.

- Nghị định 97 / CP của Thủ tướng chính phủ đối với IDS bị dư luận coi là một bước lùi so với ý kiến của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tuyên bố ngày 24 tháng 1 năm 2009 "Tôn trọng những ý kiến khác biệt". Nghị định này đã gây phản ứng tiêu cực trong giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm việc IDS tự giải thể. Cuối cùng ý kiến chỉ đạo xử lý nghiêm của Thủ tướng không được chấp hành, cũng không rút lại, làm cho uy tín của Thủ tướng bị giảm sút mà tự do phản biện cũng không vì thế mà được phục hồi!

- So với hai thập niên 80, 90 thì báo chí chúng ta hiện nay có vẻ thụ động hơn nhiều. Xin nêu 2 chuyện:

Năm 2009 có cuộc Hội thảo về Biển Đảo được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tham luận rất bổ ích cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, nhưng có lẽ do quen chờ chỉ đạo cho nên chỉ duy nhất tờ báo của tỉnh Bình Dương đưa tin.

Nhiều đài báo nước ngoài đưa tin nguyên Thủ tướng Võ văn Kiệt đã qua đời, các cơ quan báo chí Việt Nam đã biết nhưng còn chờ chỉ đạo! (Bởi vì trước đây có một tờ báo đưa tin nguyên tổng bí thư Trường Chinh qua đời khi chưa được chỉ đạo đã bị phê bình).







Đổi mới đã đưa đất nước ta vượt qua hơn nửa chặng đường dân chủ, có đủ cơ sở để không bao giờ bị đảo ngược. Tình trạng khiếm khuyết kể trên là do hệ thống chính trị vẫn còn giữ gần như y nguyên mô hình xô viết như từ trước khi đổi mới: Đảng trên nhà nước; Các đoàn thể là công cụ chính trị của Đảng tập hợp quần chúng; Hồng (là ý thức hệ) trên Chuyên... Xét cho cùng là do chưa thấm nhuần và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh! Sau khi bài Học hay không học Trung quốc, trong đó đề cao tư tưởng tự do dân chủ Hồ Chí Minh đăng trên Tuần Việt Nam (tuanvietnam.net), nhiều bạn đọc đã hỏi tôi, vì sao tư tưởng Hồ Chí Minh không được thực hiện. Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân chỉ vì hệ thống chính trị theo mô hình xô viết chỉ thích hợp cho yêu cầu cải tạo xã hội tiến tới còn một giai cấp, chứ không thể dung nạp được tư tưởng cộng hòa đề cao tự do cá nhân công dân, coi uy quyền nhà nước là do xã hội công dân trao cho.

Rất nhiều trí thức trong ngoài nước nhất trí cho rằng, tiếp tục đổi mới phải là cải cách chính trị. Trong bài viết có tựa đề Niềm tin vào tương lai giáo sư Trần Văn Thọ, kiều bào ở Nhật, đã tán thành ý kiến của giaó sư Nguyễn Lân Dũng trong nước: Chúng ta có những tiềm năng to lớn không kém các nước đã giàu có, sở dĩ chúng ta nghèo, ngày càng tụt hậu là do chưa có thể chế phát huy được tiềm năng dân tộc. Giải quyết vấn đề này, vai trò quan trọng nhất phải là của những nhà lãnh đạo chính trị.





III

DÂN CHỦ - LÀ Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN?



1 - KHÓ CƯỠI NHẤT LÀ CON NGỰA DÂN CHỦ

Các Nghị quyết của Đảng, bài nói của lãnh đạo đều nhấn mạnh phải thực hiện dân chủ. Nhiều nhà nghiên cứu lý luận ,cán bộ và nhân dân đều nói đến sự cấp bách phải thực hiện dân chủ. Như vậy dân chủ là nơi ý Đảng gặp lòng dân? Vậy thì tại sao tiến trình dân chủ của nước ta cứ ngập ngừng và nhiều lúc như dẫm chân tại chỗ?

Giáo sư Đinh Xuân Lâm nói "Trong Di chúc Bác vẫn để chữ dân chủ trước chữ giàu mạnh. Không dân chủ thì cũng khó mà giàu mạnh được". Giáo sư giải thích "Càng mở rộng dân chủ thì càng tăng sức mạnh của Đảng". "Phát huy dân chủ thì chúng ta mới tạo điều kiện cho mọi từng lớp nhân dân đóng góp ý kiến rộng rãi cho xây dựng và phát triển đất nước". Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói "Dân chủ là dân chủ thật, chứ không phải hỏi cho có vẻ ta đây cũng đã hỏi ý kiến". Văn kiện Đại hội 10 ghi nhận: "Ở đâu có dân chủ ở đó có đoàn kết, đồng thuận và phát triển."

Tất cả những điều ấy đều là cái ngọn của dân chủ, tức là sự vận dụng dân chủ vào các hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị. Nếu dân chủ chỉ là những việc như vậy thì ông Đặng Quốc Bảo (nguyên ủy viên Trung ương Đảng) đã không phải dè chừng: "Khó cưỡi nhất là con ngựa dân chủ hóa xã hội, không phải vì thiếu hiểu biết - Nhân loại đã tích lũy được rất nhiều kiến thức bổ ích - mà là vì nó rất "tế nhị" và "nhạy cảm". Và ông nhận định: "Nếu không dám cưỡi cũng như cưỡi thiếu bản lĩnh, tôi ngại sớm muộn sẽ gặp phải tai họa không lường được".

Vì sao mà "không dám cưỡi", vì sao mà "gặp phải tai họa"? Đó là vì ông Đặng Quốc Bảo muốn nói đến cái gốc, cái cốt lõi của dân chủ mà Hồ Chí Minh đã nói là "Bao nhiêu quyền hạn đều của dân"; "Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra" và "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ" hoặc "Dân chủ phải được xây dựng trên nền tảng ý chí bày tỏ tự do của nhân dân về sự lựa chọn hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của mình và sự tham gia đầy đủ của họ vào mọi lĩnh vực đời sống" (Tuyên bố Vienna và chương trình hành động của Hội nghị Nhân quyền thế giới, 25-6-1993).

Dân chủ là thể chế lập nên nhà nước bởi quyền lực của nhân dân. Nhân dân đặt ra các nghi thức (trong Hiến pháp),để bầu chọn cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và người lãnh đạo cao nhất, đồng thời có thể chế bãi miễn khi họ sai phạm xâm hại quyền lợi nhân dân. Trong chế độ dân chủ, quyền quyết định là của đa số, quyền bình đẳng là của mọi công dân và pháp luật được thượng tôn. Bầu cử dân chủ phải có tính định kỳ (tức là theo quy định mấy năm sẽ bầu lại), phải có tính phổ thông (tức là không phân biệt giai cấp,giới tính, chủng tộc, chỉ cần đủ tuổi trưởng thành), và có tính cạnh tranh giữa các ứng viên (về quan điểm, chương trình xây dựng và bảo vệ đất nước). Thiết chế dân chủ quy định ba cơ quan cấu thành nhà nước pháp quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp để kiểm soát nhau, hạn chế lạm dụng quyền lực, đảm bảo cho đất nước không bao giờ có thể nãy sinh những Mao Trạch Đông, Pôn pốt, hoặc những nguyên thủ quốc gia pháp luật không thể chạm tới và đảm bảo cho thiểu số người phản biện xã hội được tôn trọng, bảo lưu ý kiến và tiếp tục tranh biện.

Chính vì dân chủ là "con ngựa khó cưỡi nhất" và có thể gây ra "tai họa", cho nên có rất nhiều người góp lời bàn về cách thực hiện, điều kiện và thời điểm thực hiện... Các tác giả ngoài nước nặng chỉ trích thể chế Việt Nam, còn các tác giả trong nước thì thường nhấn mạnh về ý nghĩa và tầm quan trọng mà ít nói cụ thể. Có một tác giả trong nước viết liền hai bài Con đường dân chủ Việt Nam và Tính tất yếu của dân chủ, gợi ra những điều bổ ích. Trên cơ sở các khái niệm Huntington, tác giả này cho rằng Trung Quốc và Việt Nam thuộc chế độ độc tài một Đảng, lãnh tụ suốt đời, đã được cải tiến thành chế độ một Đảng, lãnh tụ hai nhiệm kỳ. Từ đó, ông "hình dung về một chặng đường dài mang tính chu trình, không ngừng tự tiến hóa và va đập với các xu hướng khu vực lẫn toàn cầu".

Tuy nhiên có hai điều đáng bàn lại :

Ông cho rằng ý tưởng chia Đảng cầm quyền tại Việt Nam thành hai Đảng của luật sư Trần Lâm là "không mới và về bản chất, do yếu tố căn cước vùng miền rất nặng nề trong cơ cấu chính trị, đảng cầm quyền tại Việt Nam có thể nói là đã bao gồm ít nhất ba phân nhánh (bắc,trung,nam )."

Nếu căn cước vùng miền nghiêm trọng đến mức đó thì Nguyễn Ái Quốc không dễ thống nhất các tổ chức cộng sản vùng miền thành một Đảng. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy những cuộc đấu tranh nội bộ đều là về quan điểm chính trị chứ không có tính chất vùng miền. Đảng bộ Nam kỳ trong nhiều giai đoạn đứng đầu Ban lãnh đạo là người miền Bắc, miền Trung. Hiện nay, cơ cấu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị chia đều các vùng miền, vừa là để nhân dân thấy có người của địa phương mình, nhưng quan trọng hơn là để Ban lãnh đạo dễ dàng bao quát được thực tiễn cả nước.

Những khi Việt Nam xảy ra tranh chấp vùng miền là do Nhà nước trung ương thoái hóa suy nhược, hoặc do sự can thiệp của ngoại bang. Điều ấy cũng từng xảy ra ở nhiều quốc gia. Cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn là bắt nguồn từ tranh chấp quyền lực giữa anh rể với em vợ. Ranh giới phân chia là từ thế đất với lời sấm "Hoành sơn nhất đái... ", chứ không phải chia rẽ bởi lòng dân. Cuộc phân chia ở vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương là từ áp lực bên ngoài. Chính quyền Sài Gòn nhằm chỗ yếu của miền Bắc là ý thức hệ. Hà Nội đánh lại bằng thế mạnh của nguyện vọng Độc lập dân tộc, chống ngoại bang. Đã có một cố vấn Mỹ thắc mắc: "Tại sao cũng là người Việt Nam mà phía cộng quân chiến đấu kiên cường hơn?" Nếu cuộc chiến do căn cước vùng miền thì không có câu hỏi đó! Trong quyển "Khi đồng minh tháo chạy", tác giả Nguyễn Tiến Hưng rút ra bài học thứ nhất cho Việt Nam Cộng hòa là quá lệ thuộc Mỹ cho nên thua. Theo tôi, đó chỉ là bài học thứ 2. Bài học thứ nhất là: Từ 1945 sau cuộc Cách mạng Tháng 8, dân tộc đã đứng về phía cộng sản. Việt Nam Cộng hòa không chứng tỏ được mình là "quốc gia", cho nên không có sức thuyết phục dân tộc, do đó mất Sài Gòn thì không có đường nào khác là phải sang Mỹ!

Thực dân Pháp đã không hiểu lòng dân Nam Kỳ cho nên đã xúi Nguyễn Văn Thinh đòi: "Xứ Nam Kỳ của người Nam Kỳ!". Lập tức, Sài Gòn và cả Nam Bộ nổi lên phong trào Thống nhất, khiến Nguyễn Văn Thinh phải tự tử. Sau đó, Nam Bộ đón hằng ngàn chiến sĩ Nam tiến từ Bắc vào và chăm sóc như con em ruột thịt. Rồi năm 1954, hằng triệu người miền Nam tập kết ra Bắc và hằng triệu người Bắc di cư vào Nam. Họ có ý thức hệ và tín ngưỡng khác nhau, bị những tác động trái chiều nhau, nhưng không hề bị chia rẽ bởi "căn cước vùng miền sâu đậm".

Do đó, nếu lấy yếu tố căn cước vùng miền để cho rằng "khả năng một cuộc nội chiến nồi da xáo thịt tiếp bước "cách mạng dân chủ đẻ non" e rằng không có cơ sở. Chỉ có thể đồng ý với tác giả là "đẻ non" thì không tốt!

Bài "Tính tất yếu của dân chủ", cho rằng, "ở Việt Nam, tranh cãi về dân chủ nhiều khi bỏ qua yếu tố văn minh đô thị. Nó thu nhỏ trong sự xung đột giữa ý chí thị dân và sức ỳ của nền văn hóa nông nghiệp thượng phong". Và "nói vụ án Nhân văn là một phong trào dân chủ không sai, song thiếu đầy đủ. Phe dân chủ dường như đã tự bịt mắt để vào trận quyết đấu sống còn cho một cái bánh dân chủ mà 90% người dân bắc Việt đói rách khi ấy chưa thể tiêu hóa nó". Chỗ này tác giả nói quá, những đòi hỏi của nhóm chủ trương Nhân văn không thể gọi là "vào trận quyết đấu sống còn" mà rất khiêm tốn, chỉ là thực hiện phần ngọn của dân chủ, hoặc theo cách nói của tác giả ở cả hai bài viết này: "Chỉ có ngòi bút là vũ khí", "để thảo luận một cách thành thật và cầu thị". Trình độ đô thị hóa của bắc Việt năm 1956 và cả nước năm 1986 cũng không cách xa nhau nhiều lắm? Vậy thì yếu tố đô thị hóa dù rất quan trọng đấy, nhưng chưa hẳn đã là tất yếu mà quyết sách của chính đảng cầm quyền có khi lại rất quyết định? Năm 1921,Thụy Điển là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, dân trí thấp, nhưng Đảng xã hội dân chủ đã thực hiện phổ thông đầu phiếu dân chủ và các quyền tự do. Nhờ đó mà Thụy Điển nhanh chóng trở thành nước phát triển. Ở Việt Nam, Đổi mới năm 1986, cũng là một quyết sách sáng suốt của Đảng cầm quyền dù rằng có áp lực của nhân dân.

"Nhại một kiểu nói văn hoa của quan chức, tôi tự hỏi có thể đi tắt, đón đầu dân chủ hay không? Chả có gì là không thể!Nhưng nó đòi hỏi phải thoát ly dân tộc tính. Khi nào? Khi trên diễn đàn hướng đến tri thức của những trí thức và cả trên truyền thông chính thống, không còn những cây bút tự khoe sự yếu đuối của mình bằng võ chửi, bằng con bài tẩy chụp mũ đầy cảm tính, ngụy biện, mị dân và lôi kéo bầy đàn".

Tác giả đặt ra câu hỏi và trả lời như trên. Có lẽ do bị những ẩn ức nào đó mà ông quy tật xấu của một số người là dân tộc tính Việt Nam?

Nói chung các tác giả trong, ngoài nước đều nhất trí rằng dân chủ là con đường tất yếu sẽ phải đến. Nhưng đến vào lúc nào, cần có điều kiện gì thì còn tranh cãi. Người thì răn đe hiểm họa cho người vụng cưỡi, kẻ thì răn đe cạm bẫy đang giăng dưới chân những con ngựa chạy vội. Ở vị thế của Đảng cầm quyền chắc chắn rằng, chủ động, có bản lĩnh thì con đường dân chủ sẽ xuôi thuận, sớm tới đích, còn nếu chần chừ, cưỡng lại thì rất có thể lâm vào thế bị động, đối đầu với rất nhiều hiểm họa!



2 - ĐẢNG PHẢI THUẦN PHỤC CON NGỰA DÂN CHỦ

Muốn giàu mạnh thì phải dân chủ đã được xem là một chân lý hiển nhiên không phải bàn cãi.

Nhà kinh tế Daron Acemoglu, được Huy chương Clark của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) đặt câu hỏi: "Nếu bạn là nhà lãnh đạo và muốn đất nước mình trở nên giàu có thì bạn phải làm gì? " Và ông trả lời: "Có một giải pháp đơn giản: Đó là bầu cử tự do." Ông chứng minh điều này bằng dẫn chứng hết sức đơn giản: Thành phố Nogales bị chia đôi bởi biên giới Mexico và Hoa Kỳ. Hai bên có mọi điều kiện giống y nhau: chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, thời tiết, gió mưa, các thứ bệnh tật... Nhưng bên phía Hoa Kỳ có thu nhập bình quân là 30.000 USD/năm còn phía Mexico là 10.000 USD/năm. Điều gì gây ra sự khác nhau đó? Ấy là thể chế, một bên tôn trọng các quyền tự do, khuyến khích minh bạch, còn bên kia dung túng độc đoán, hối lộ, tội ác...

Nước ta cũng không thiếu những thức giả chiêm nghiệm sâu sắc về dân chủ. Ông Nguyễn Trung cho rằng dân chủ hóa sẽ làm cho nhân dân nhận thấy "Chế độ chính trị và Tổ quốc là một, quốc gia ấy là vô địch". Ông Nguyễn Trần Bạt, trong buổi làm việc với Hội đồng lý luận Trung ương đã cho rằng: "Nếu khóa 11 này Đảng thừa nhận và bắt đầu tổ chức quy trình cải cách chính trị theo hướng dân chủ hóa xã hội thì sau 10-15 năm nữa Việt Nam sẽ phát triển một cách không ai ngăn chặn được. Và chúng ta ở cạnh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cách tốt nhất để đối phó với sự lấn át của một nước lớn là chúng ta phải trở thành một quốc gia phát triển."

Vậy điều gì cản ngại việc thực hiện dân chủ? Ông Đặng Quốc Bảo cho rằng không phải vì thiếu kiến thức mà vì vấn đề "tế nhị" và "nhạy cảm ". Ông Nguyễn Trung cho rằng thách thức lớn nhất của dân chủ hóa là "cám dỗ chính trị rất lớn của quyền lực và lợi ích cá nhân, lịch sử hiếm hoi ghi lại được các chiến công đánh bại cám dỗ này"!

Như vậy thách thức khó vượt qua không phải vì lực lượng thù địch nào cả mà là "quyền lực và lợi ích cá nhân, phe nhóm. Trước hết tôi muốn nhắc không phải ý kiến của một nhà cách mạng mà là một chính trị gia phương Tây, J.F. Kennedy, khi ông trình bày cương lĩnh mới cho Hoa Kỳ hồi năm 1960: "Đất nước chúng ta phải lựa chọn, đây không phải lựa chọn giữa hai con người hay hai Đảng phái, mà là sự lựa chon giữa quyền lợi chung và tiện ích riêng, giữa sự dấn thân kiên quyết và sự tầm thường thấp kém".

Chẳng lẽ, những cháu con Hồ Chí Minh lại không đủ dũng khí để "dấn thân kiên quyết" vì quyền lợi chung của nhân dân và Tổ quốc? Một lần nữa xin lại viện dẫn Hồ Chí Minh để bồi đắp thêm ý chí và trí tuệ đủ sức thúc ngựa dân chủ phi nhanh khắc phục ngay những khiếm quyết đã nhìn thấy và kể ở phần trên.

1. Hồ Chí Minh cho rằng dân tộc đã sinh ra Đảng, cho nên Đảng phải đặt dân tộc, Tổ quốc lên trên: "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng" (TT, ST, 1984, trang 463). "Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo là người đày tớ thật trung thành của nhân đân" (TT, ST, 1989,T.10, trang 835).

2. Nhân dân là người thầy lớn có trí tuệ siêu việt, cho nên: "Đảng phải gần dân, hiểu biết dân, học hỏi dân" (TT, ST, T5, trang 420). "Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết" (TT, ST, T.4, trang 521). "Có nhiều việc những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra, nhưng quần chúng biết cách giải quyết rất dễ dàng". "Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ, tổ chức của ta". (TT, ST, T.5, trang 298).

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ các nội dung của dân chủ, lại chỉ rõ phải dựa vào dân để thực hiện. Trung thành vô hạn với tư tưởng của người, nhất định Đảng cộng sản Việt Nam sẽ ghi vào lịch sử một trường hợp hiếm hoi chiến thắng "cám dỗ chính trị rất lớn của quyền lực và lợi ích cá nhân" để đưa sự nghiệp dân chủ hóa đất nước tới đích, như đã từng chiến thắng những thế lực đế quốc to nhất của thời đại.



Tống Văn Công



Bài tác giả gửi cho viet-studies ngày 17-5-2010

Bruce A. Elleman - Các tranh chấp lãnh hải và tác động đối với chiến lược biển: Một góc nhìn lịch sử

Các tranh chấp lãnh hải
và tác động đối với chiến lược biển:
Một góc nhìn lịch sử*



Bruce A. Elleman
Giáo sư Trường Cao đẳng Hải quân Mỹ
(US Naval War College)



*Đây là bản dịch Chương 3: “Maritime territorial disputes and their impact on maritime strategy: A historical perspective” trong cuốn Security and International Politics in the South China Sea (An ninh và chính trị quốc tế ở biển Đông) do Sam Bateman và Ralf Emmers chủ biên, NXB Routledge, New York, 2009, tr. 42-57. Tạp chí Thời Đại Mới giữ bản quyền bản dịch này.

Trung Quốc đã nhiều lần đơn phương tuyên bố chủ quyền tại các đảo trên biển Đông từ hơn 100 năm nay. Đô đốc Tát Trấn Băng (Sa Zhenbing), tổng tư lệnh Hải quân Thanh triều đã từng dẫn đầu một tầu viễn dương đến những vùng biển đang trong vòng tranh chấp này vào năm 1907 để khẳng định các tuyên bố về chủ quyền của Thanh triều. Vào thập niên 1930, Nhật Bản đã cho quân đồn trú tại nhiều đảo ở đó cho tới khi những hòn đảo này lọt vào vòng kiểm soát của Trung Hoa Quốc Dân Đảng sau Thế Chiến Thứ Hai. Bất chấp các cuộc phản đối của Trung Quốc, Đài Loan vẫn tiếp tục chiếm đóng một số đảo mang tính chiến lược, bao gồm đảo Đông Sa (Pratas) và Ba Đình (Itu Aba - Taiping Island).

Bù lại việc Trung Quốc đã muộn màng trong việc hiện đại hóa quân đội và ngay cả chưa có hàng không mẫu hạm cho đến tận bây giờ, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (People’s Liberation Army ̶ PLA) vẫn phải bám quân ở nhiều đảo và vỉa san hô đang trong vòng tranh chấp ở biển Đông. Để tăng cường khả năng chỉ huy quân báo, Trung Quốc đang từng bước xây dựng các trạm vô tuyến trên các đồn trú quân rải rác này với các thiết bị điện tử đa dạng, từ các máy chuyển tiếp tín hiệu truyền thông hiện đại cho đến các radar sóng ngắn. Điều này không những cho thấy sự gia tăng về tiềm năng quân sự của Trung Quốc trong khu vực, mà rõ ràng còn là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị ráo riết cho việc bành trướng thêm nữa đối với các vùng biển còn đang trong vòng tranh chấp ở biển Đông.

Bằng việc phân tích các mâu thuẫn trong quá khứ ở biển Đông, bài viết này sẽ cho thấy tác động của việc tranh chấp chủ quyền lên việc tăng cường lực lượng hải quân Trung Quốc cũng như tác động lên một chiến lược hiếu chiến hơn về quyền lợi biển nhằm khoanh vùng và ngăn cản các nước khác xâm phạm các vùng lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc về họ. Rõ ràng, việc xây dựng dần dần các căn cứ trên các đảo sẽ cho phép Bắc Kinh một ngày nào đó khẳng định nhiều hơn chủ quyền của họ ở biển Đông. Điều suy đoán này đã được xác định vào ngày 4 tháng 12, 2007 khi Trung Quốc đơn phương thông báo thành lập “một thành phố mới” thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý hành chánh quần đảo Hoàng Sa (Paracels), quần đảo Trung Sa (Maccles­field Bank) và quần đảo Trường Sa (Spratlys) bất chấp rằng chủ quyền của những quần đảo này vẫn còn đang trong vòng tranh chấp.



Các tuyên bố lịch sử về chủ quyền tại biển Đông trước Thế chiến Thứ Hai

Có rất nhiều tranh chấp căng thẳng và tiềm tàng giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á tại vùng biển phía nam Trung Quốc, bao gồm tranh chấp chủ quyền ở đảo Đông Sa (Pratas - Dongsha), quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa, và quần đảo Trường Sa. Tranh chấp công khai về những hòn đảo này đã nổ ra vào năm 1974, khi hải quân Trung Quốc đánh bật hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi Hoàng Sa, và một lần nữa vào năm 1988 khi quân đội Trung Quốc đánh bật quân đội Việt Nam ra khỏi bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh luôn lớn tiếng tuyên bố rằng chỉ Trung Quốc mới có chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa (theo cách gọi của Trung Quốc, và là biển Đông theo cách gọi của Việt Nam - người dịch). Điểm đặc biệt là cả Bắc Kinh và Đài Bắc cùng tranh nhau tuyên bố chủ quyền trên rất nhiều vùng lãnh hải tương tự, bao gồm cả các đảo đang nằm trong sự kiểm soát của Đài Loan như đảo Đông Sa và đảo Ba Đình (Itu Aba) – đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa.

Đơn phương tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông và các đảo phía nam đã được lặp đi lặp lại nhiều lần qua việc Trung Quốc rêu rao rằng đã từng có giao thương hàng hải rộng khắp trong vùng bắt đầu từ thời nhà Hán (206TCN - 220 SCN).[1] Thời nhà Minh (1368-1644), các đoàn tàu viễn dương Trung Quốc thường đi ngang các vùng nước này để đi đến eo biển Malacca, và các đoàn thuyền đầy chở đầy của cải của Trịnh Hòa (Zheng He) có thể đã ghé lại một vài đảo lớn ở đây. Mặc dù nếu tính tất cả diện tích, lãnh hải bao quanh quần đảo Trường Sa lên đến 180,000 km2, nhưng chỉ khoảng một trên một chục các đảo ở đó là có thể ở được với tổng cộng chưa đến 10 km2 đất liền.[2] Vào giữa thế kỷ 19, nhà Mãn Thanh đã thiết lập được mối quan hệ thương mại “phồn vinh” giữa Đông và Tây và do đó “các thương thuyền Trung Quốc và thương nhân phương Tây đã có thế mạnh trong nền kinh tế khu vực."[3]

Mặc dù các ngư dân Trung Quốc thường đến đánh bắt hải sản ở biển Đông trong hai thiên niên kỷ vừa qua, nhưng chẳng có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã đánh dấu các lãnh hải của họ ở biển Đông. Nước phương Tây đầu tiên tuyên bố chủ quyền chính thức đối với Trường Sa là Vương Quốc Anh vào năm 1864, và sau đó Nhật cũng tuyên bố chủ quyền ở đây vào năm 1877 và 1889. Thật ra những hòn đảo này chỉ là một vài đảo trong số hơn 100 hòn đảo trên Thái Bình Dương mà Vương Quốc Anh đã từng tuyên bố chủ quyền để sử dụng chúng như những trạm tiếp liệu. Rất nhiều những hòn đảo như thế sau này đã được chuyển quyền cai quản sang Tân Tây Lan.[4]

Sau xung đột Trung-Pháp 1884-1885, Pháp biến An Nam (Việt Nam) thành một xứ bảo hộ và sau đó thành thuộc địa, và trong chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894-1895, Nhật chiếm cứ Đài Loan. Bắt đầu từ đấy, Trung Quốc đã phản đối các hoạt động khai mỏ bất hợp pháp trên các đảo giàu phốt-pho và phân chim ở Đông Sa và Trường Sa. Đó là lý do vào năm 1907 đô đốc Tát Trấn Băng đã dẫn đầu đội hải quân viễn chinh đòi lại những đảo này cho nhà Thanh như đã nhắc ở trên. Sự xuất hiện bất ngờ của đô đốc họ Tát đã buộc những phu mỏ đang làm việc ở đó phải rút lui.

Lo sợ rằng các đảo mà họ tuyên bố có chủ quyền sẽ dần rơi vào tay các nước khác, tháng 9 năm 1909 chính quyền nhà Thanh đổi tên Ủy ban Cải Tổ Hải Quân thành Bộ Hải Quân nhằm chính thức hiện đại hóa hải quân Trung Quốc. Ngay sau khi được đổi tên, Bộ Hải Quân Trung Quốc lập tức tiến hành một số hoạt động trên biển Đông, và vào năm 1909 và 1910, họ đã chính thức tuyên bố sáp nhập những đảo đang còn trong vòng tranh chấp này vào tỉnh Quảng Đông và đồng thời tuyên bố hàng năm sẽ biệt phái một tàu đến biển Đông “để duy trì liên lạc với những người Trung Quốc ở những đảo này.”[5]

Cùng với sự sụp đổ của Thanh triều, Trung Quốc đã rơi vào tình trạng hỗn loạn trong nhiều năm. Vào năm 1926, hải quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng vừa mới thành lập đã xây dựng một trạm vô tuyến ở Đông Sa. Nhân lúc Trung Quốc suy yếu, người Pháp ở Đông Dương đã sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào thuộc địa Đông Dương vào năm 1932. Thấy thế, sau khi chiếm được Trung Quốc vào năm 1937, Nhật cũng tuyên bố chủ quyền của họ đối với quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, và Trường Sa. Cũng vào năm đó, Nhật chiếm đảo Đông Sa, bắt giữ và thẩm vấn 29 lính Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Quan ngại trước những đe dọa từ Nhật Bản, Pháp đã tức tốc gửi một đội tàu viễn dương tới Hoàng Sa, và chính thức tuyên bố chủ quyền đảo này là thuộc Việt Nam vào ngày 4 tháng 7 năm 1938. Ngay lập tức, chính phủ Quốc Dân Đảng ở Trùng Khánh và chính phủ Nhật Bản đã phản đối hành động của Pháp; thậm chí vào ngày 8 tháng 7 năm 1938 Nhật Bản còn ra tuyên bố phản đối Pháp đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc khi Pháp chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Sau đó, Pháp lại tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa như là một phần của Liên Hiệp Pháp vào năm 1939. Đáp trả lại, vào ngày 31 tháng 3 năm 1939, Nhật Bản thay mặt Đài Loan, lúc đó đang là một phần của đế quốc Nhật Bản, lên tiếng phản đối về việc tuyên bố chủ quyền của Pháp. Tuy nhiên, khi Pháp rút quân một năm sau đó, Nhật tái chiếm Hoàng Sa, nhưng lúc này không phải trên danh nghĩa cho Đài Loan mà là cho chính chủ quyền của Nhật dựa trên tuyên bố chủ quyền từ năm 1917, mà theo đó chủ quyền của họ đối với quần đảo Trường Sa là từ 7 đến 12 vĩ độ Bắc và 111’30’’ đến 117 kinh độ Đông! Từ năm 1939 đến 1946, Nhật chiếm đóng đảo Ba Đình, xây dựng các kho nhiên liệu, căn cứ tàu ngầm, và trạm vô tuyến ở đây. Mãi đến gần cuối Thế Chiến Thứ Hai thì Nhật Bản bị buộc phải rút lui.



Các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông sau Thế Chiến Thứ Hai

Trước Thế Chiến Thứ Hai, Trung Quốc đã bỏ mặc Hải Nam mặc dù đã có một trạm hải quân ở Hải Khẩu được xây dựng vào đầu những năm 1900. Mãi đến năm 1926, quân của Tưởng Giới Thạch mới tiếp thu quyền kiểm soát Hải Nam từ tay các lãnh chúa ở Quảng Đông. Tuy nhiên Hải Nam vẫn chưa được dùng làm là căn cứ hải quân hay quân sự quan trọng nào cho đến khi chính phủ bù nhìn Trung Quốc, dưới quyền Vương Tinh Vệ, cho phép Nhật chiếm đóng Hải Nam và Nhật đã nhanh chóng xây dựng một căn cứ không quân và hải quân ở Hải Khẩu vào tháng 2 năm 1939.

Trong thời gian chiếm đóng Hải Nam, người Nhật đã xây dựng nhiều khu công nghiệp và quân sự rộng lớn song song với việc khai thác các mỏ sắt và than đá lớn, cũng như thiết lập những đường xe lửa đầu tiên nối các khu công nghiệp đó với các căn cứ tàu ngầm của Nhật ở Ngọc Lâm (Yulin). Sau khi Nhật rút quân khỏi Hải Nam vào năm 1945, một cơn bão lớn vào năm 1946 đã tàn phá nhiều khu mỏ, đường sắt và các căn cứ hải quân ở đó. Quân đội Trung Quốc thuộc quân khu Bốn đã chiếm được Hải Nam sau khi đè bẹp sự chống trả quyết liệt từ quân đội của Tưởng Giới Thạch vào ngày 1 tháng 5 năm 1950.[6] Căn cứ không quân Hải Khẩu được chính thức được tái khánh thành bởi tư lệnh quân đội Trung Quốc vào tháng 6 năm 1952. Vào thời điểm đó, hệ thống liên lạc thông tin duy nhất của hạm đội Nam Hải Trung Quốc là một trạm vô tuyến tần số thấp ở Trạm Giang. Mãi đến năm 1957 hải quân Trung Quốc mới bắt đầu mở rộng các cở sở quân sự hạ tầng ở Hải Nam.

Sau Thế Chiến Thứ Hai, Trung Hoa Quốc Dân Đảng lại chiếm lại đảo Đông Sa từ tay Nhật Bản và một lần nữa xây dựng một trạm vô tuyến ở đó. Năm 1947, chính phủ Trung Hoa Quốc dân Đảng tuyên bố chủ quyền của họ đối với gần như toàn bộ biển Đông với “đường yêu sách chín đoạn” qua những bản đồ được in ở Trung Quốc vào thời đó. Năm 1949, khi Trung Hoa Dân Quốc phải rút về cố thủ ở Đài Loan thì Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã tiếp nhận quan điểm chủ quyền “đường yêu sách chín đoạn” nói trên về biển Đông mà còn tranh chấp cả với Đài Loan về chủ quyền quần đảo Đông Sa.

Khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc, tranh chấp quốc tế về quần đảo Hoàng Sa lại tái diễn với việc Trung Hoa Quốc Dân Đảng xây một căn cứ trên đảo Phú Lâm (Woody Island) tại phía Bắc nhóm đảo An Vĩnh (hay Tuyên Đức - Amphitrite group), và tái khẳng định các tuyên bố chủ quyền của họ đối với quần đảo Trường Sa bằng cách đóng quân ở đảo Ba Đình từ năm 1948 đến 1950. Trong khi đó, Pháp cho đồn trú hải quân An Nam xa hơn ở phía Tây trên đảo Hoàng Sa thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm (hay Trăng Khuyết - Crescent group) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Khi Trung Hoa Quốc Dân Đảng bị buộc phải rút lui khỏi đảo Hải Nam vào năm 1950, họ cũng bị đánh bật khỏi đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Theo sau việc rút quân của Quốc Dân Đảng, Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chính thức về chủ quyền đối với các đảo này và Pháp cũng đại diện Việt Nam tuyên bố chủ quyền như thế. Năm 1951, Nhật Bản từ bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa như là một phần trong Hiệp ước Hòa Bình San Francisco và, một cách gián tiếp, trao quyền quản lý các đảo này cho Pháp. Khi Việt Nam bị chia thành hai miền Nam - Bắc, các đảo này trở thành một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa.

Đảo Phú Lâm gần như không có người ở trong suốt những năm cuối của thập niên 1950. Vào năm 1974, lợi dụng cuộc tổng tiến công của quân đội Bắc Việt xuống miền nam Việt Nam, hải quân Trung Quốc đã đánh bật hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi Tây Hoàng Sa, và một lần nữa tuyến bố chủ quyền với tất cả các đảo ở đây. Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, chính quyền Hà Nội đã gửi công văn chính thức phản đối Bắc Kinh và tái khẳng định chủ quyền của mình đối với tất cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1979, e rằng hải quân Trung quốc đang đồn trú ở Trường Sa có thể tham gia vào cuộc xâm lăng Việt Nam, và Trung Quốc rất có thể sẽ tìm cách chiếm thêm nhiều đảo nữa trong vùng đang tranh chấp, một số các tàu chiến Xô-Viết đã được lập tức gửi đến Việt Nam. Ngày 22 tháng 2 năm 1979, tùy viên quân sự Liên Xô ở Hà Nội, Đại tá N.A. Trarkov, thậm chí đe dọa rằng Liên Xô sẽ "thực hiện các nghĩa vụ của họ như đã được thỏa thuận trong hiệp ước hữu nghị Việt – Xô”; một mặt, các nhà ngoại giao Xô-Viết đã tỏ rõ quan điểm của Liên Xô là họ sẽ không can thiệp khi mà xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam còn ở mức hạn chế.[7]

Năm 1988, Trung Quốc chính thức sáp nhập quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hải Nam. Tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc, gồm ba khu trục hạm có trang bị tên lửa, đã đánh bật bộ đội Việt Nam ra khỏi vị trí họ đang trú đóng tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Mặc dù không có thêm những cuộc chạm súng những năm sau đó, quan hệ Việt-Trung vẫn tiếp tục căng thẳng. Ví dụ như là vào năm 1992, tàu chiến Trung Quốc đã áp giải một loạt các tàu hàng Việt Nam, ngược lại vào năm 1994 một tàu nghiên cứu địa chấn, điều hành bởi công ty Crestone Energy - một đối tác đầu khí của Trung Quốc đóng trụ sở ở Colorado, bị một tàu hải quân Việt Nam chĩa súng và ra lệnh rời khỏi khu vực còn trong vòng tranh chấp.

Trong năm 2002, Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN đã đồng ý giải quyết các tranh chấp còn tồn tại trên nguyên tắc hòa bình. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, vì không được mời, nên trước ngày các hiệp định được ký kết, Đài Loan đã tuyên bố là họ sẽ không tuân thủ bất kỳ một thỏa ước đa phương nào mà họ không được chấp nhận là thành viên. Cần hiểu rằng Đài Loan vẫn đang thực sự kiểm soát một số hòn đảo thuộc loại lớn nhất và sẵn sàng đáp trả với lực lượng hải quân đáng gờm của họ, do đó bất cứ giải pháp lâu dài nào cũng phải tính đến Đài Loan.

Các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông xem ra rất phức tạp. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ đối với quần đảo Hoàng Sa, trong khi đó Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với đảo Đông Sa và Trung Sa. Đối với quần đảo Trường Sa, thì Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan tuyên bố toàn bộ chủ quyền, các nước Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia và Indonesia có những tuyên bố giới hạn hơn (tuyên bố chủ quyền một phần – người dịch). Ngoại trừ Brunei, thì tất cả các quốc gia trong danh sách kể trên đều đã từng có các hoạt động quân sự để hỗ trợ cho các tuyên bố chủ quyền của họ trong vùng tranh chấp này; chỉ riêng trong năm 1990 đã có trên một chục các báo cáo về tranh chấp lãnh hải ở đây. Tuy nhiên, trong tất cả các nước đang tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở biển Đông, chỉ có Trung Quốc liên tục tìm cách xây dựng và củng cố rất nhiều các cơ sở hạ tầng để phục vụ các mục tiêu chiến lược cho một ngày nào đó nếu họ cần dùng đến vũ lực.



Các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở biển Đông

Các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở biển Đông dần dần được củng cố và có khả năng tác chiến cao hơn. Điển hình là đảo Hải Nam với hạ tầng cơ sở viễn thông được nối kết rất tinh vi và được ngụy trang rất khó phát hiện từ khi Trung Quốc chủ động bành trướng xuống phía nam đảo Hải Nam qua việc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam vào năm 1974. Trong thập niên 1990 Trung Quốc tiếp tục xây dựng thêm các căn cứ quân sự trên một số hòn đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa. Dựa trên các thiết bị điện tử và cơ sở vật chất được quan sát qua vệ tinh, thì đảo Phú Lâm và bãi đá Gạc Ma dường như là hai căn cứ chính cho các hoạt động bành trướng của hải quân Trung Quốc kéo dài từ biển Đông đến tận eo biển Malacca. Các đảo và các rặng đá ngầm khác có vũ trang của Trung Quốc được nối kết qua vệ tinh hay trạm vô tuyến mặt đất, và thậm chí họ còn có mạng Internet để liên lạc giữa các tướng lĩnh địa phương và các hạm đội. Đó là chưa kể đến các thiết bị điện tử tinh vi trên các chiến đấu cơ, tàu chiến, và tàu ngầm, tất cả đều phục vụ vào việc tăng cường tiềm năng quân sự sẵn có trên đất liền của Trung Quốc rất nhiều.[8]

Các căn cứ quân sự trên đảo Hải Nam

Phần lớn các căn cứ quân sự ở bờ biển phía nam Trung Quốc được kết nối vô tuyến với các hoạt động hải quân ở ngoài khơi. Trung tâm đầu não của hệ thống viễn thông này dường như tập trung ở đảo Hải Nam. Mặc dù là tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc tính về mặt lãnh thổ, chỉ khoảng 35000 km2, tỉnh Hải Nam là nơi đặt tổng hành dinh của Cục bờ biển và hải đảo Trung Bộ, Tây, và Nam Trung Quốc để giám sát quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa, và quần đảo Trường Sa. Theo tính toán này, vùng biển đảo Hải Nam xấp xỉ khoảng 2 triệu km2, hay là gấp 50 lần diện tích lãnh thổ đất liền của nó cho nên việc quản lý của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải này rất là khó khăn và tốn nhiều thời gian.[9]

Để kiểm soát được một khu vực rộng lớn như thế, một ra-đa lớn loại quét sóng quá chân trời (Over The Horizon Backscatter Radar- OTHB Radar) được đặt gần bờ biển Hải Nam và chĩa thẳng về hướng Nam. Trong thập niên 1970, Trung Quốc đã từng thử nghiệm radar loại OTH có đường kính 2,3 mét với khả năng phát hiện tàu qua lại trong vòng bán kính 250 km.[10] Để tuần tra khu vực này, các tàu hải quân Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị có khả năng bắt tín hiệu vệ tinh của Trung Quốc cũng như là của nước ngoài. Một thiết bị hướng dẫn hải quân chính khác là hệ thống định vị mặt đất kỹ thuật số DGPS, được sản xuất bởi công ty thiết bị viễn thông Hoa Kỳ, công ty Communication Systems International, có độ chính xác khoảng 5 đến 10m trong phạm vi hoạt động 300 km. Việc nghiên cứu được bắt đầu vào thập niên 1970 qua ba trạm tín hiệu hỗ trợ hướng dẫn vô tuyến điện công suất lớn ở miền nam Trung Quốc. Trong khi đó các trạm tín hiệu hỗ trợ hướng dẫn vô tuyến kết nối hàng hải (RBN-DGPS) được đặt ở Tam Á, Hải Khẩu, và Haifou. Một trạm tín hiệu DGPS khác có công suất cao hơn với tần số 295 kHz được đưa vào hoạt động vào năm 1999 tại Tam Á, và sau đó thêm hai trạm ở Yangpu và Baohujiao cũng tại miền nam Trung Quốc.

Từ năm 2000, Trung Quốc đã phóng ba vệ tinh lên quỹ đạo không gian để thiết lập cho riêng họ hệ thống vệ tinh định vị Beidou, còn gọi là “Big Dipper”. Khác với hệ thống GPS của Mỹ và GLONASS của Nga, Beidou là hệ thống vệ tinh định vị khu vực. Từ khi được đưa vào hoạt động vào năm 2008, hệ thống định vị Beidou đã giúp Trung Quốc ít lệ thuộc hơn và đang dần dần “trở thành một đối thủ đáng gờm đối với vai trò tiền phong của các vệ tinh định vị của Mỹ và châu Âu,”[11] đặc biệt là một thách thức đối với vị trí dẫn đầu trong hai thập niên qua của hệ thống định vị GPS của Mỹ. Mặc dù chỉ có khả năng giúp định vị một cách hạn chế, chủ yếu là vùng bờ biển Trung Quốc, hệ thống Beidou có thể phủ sóng tới toàn bộ phần lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền ở biển Đông.

Trong khi đó, dịch vụ kiểm soát hàng hải (VTS) được đặt ở Trạm Giang với sự hỗ trợ của hệ thống vi tính hiện đại và các radar được xây dựng dọc theo bờ biển phía Tây Hải Nam tại Dong Fang và ở Hải Khẩu. Hệ thống kiểm soát hàng hải này “được trang bị một trạm radar tần số X - một ở trong đất liền và ba được điều khiển từ xa cùng một thiết bị xác định phương hướng tần số VHF.”[12] Đa số các thiết bị vô tuyến cao cấp kể trên Trung Quốc đã mua của công ty Hoa Kỳ Lockheed Martin nhằm trang bị các phần cốt lõi của hệ thống hàng hải viễn liên. Vì các căng thẳng liên tục với Việt Nam, Trung Quốc cũng đặt mua một số hệ thống tình báo điện tử (ELINT) quan yếu để lắp đặt trên đảo Hải Nam gồm có một trạm tại phía Tây Nam và một trạm ở bờ biển phía Đông Nam thuộc căn cứ không quân Lăng Thủy (Lingshui), khu liên hợp quân sự được thành lập vào năm 1968 và sau đó được mở rộng rất nhiều vào năm 1995, với khoảng 1000 chuyên gia phân tích tín hiệu ở đây. Một trung tâm thu thập tín hiệu vệ tinh cùng một khu liên hợp vi tính kết nối với Bắc Kinh có thể được đặt ở Trường Thành (Changcheng), Hải Nam, mặc dù vai trò chính thức của khu liên hợp này là để hỗ trung tâm hải dương học quốc gia thu thập các số liệu về thời tiết từ một trung tâm thời tiết của Trung Quốc đặt ở Nam cực.

Để hỗ trợ cho các hoạt động tàu ngầm ở khu vực này, một trạm vô tuyến tần số thấp công suất cao đã được xây dựng ở Hải Nam vào năm 1965. Một căn cứ tàu ngầm ở Ngọc Lâm (Yulin) được nối kết chặt chẽ với Tổng hành dinh của các tàu nhỏ và tàu ngầm Thứ 32. Những trung tâm này bao gồm việc thông tin vô tuyến tần số rất thấp (VLF) với tàu ngầm và các tàu mặt biển ở vùng biển Đông. Tính tới năm 1985, năm trung tâm vô tuyến VLF được đặt ở Phúc Châu (Fuzhou), Lữ Thuận Khẩu (Lushun), Ninh Ba (Ningbo), Trạm Giang (Zhanjiang), và Ngọc Lâm (Yulin). Ngoài các nhiệm vụ dân sự kể trên, hệ thống quản lý giao thông vô tuyến này còn giúp điều phối một cách hiệu quả các tàu ngầm quân sự đang di chuyển trong vùng nước nông trên eo biển Quỳnh Sơn (Qiongzhou) nằm giữa đảo Hải Nam và lục địa.

Các căn cứ quân sự ở Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa là nơi Trung Quốc có các căn cứ quân sự đứng thứ hai về tầm quan trọng chỉ sau Hải Nam xét về phương diện hệ thống hỗ trợ điện tử vô tuyến. Một bức không ảnh về Hoàng Sa vào thập niên 1980 cho thấy một chuỗi ăng-ten lớn gồm 16 cái, mỗi cái gồm 8 nhánh ăng-ten trời (Yagi cross arm). Đây có thể là một trạm VHF, nhưng lại được miêu tả rất khác nhau như là một ăng-ten thông tin vệ tinh,”[13] hay là một mảnh hình thánh giá của radar cảnh báo thế hệ cũ.[14] Đảo Phú Lâm hình như được trang bị một radar tiếp cận chính xác (PAR), tần số X kiểu 791. Tháng 6 năm 2001, có một nguồn tin không chính thức cho rằng Trung Quốc đã đưa tên lửa chống hạm HY-2 lên đảo. Nếu tin đồn này là đúng thì nhiên hậu Trung Quốc sẽ phải xây dựng một radar thám sát tầm xa đặt trên đảo để phát hiện các mục tiêu di động trên mặt biển Đông.[15]

Đầu tiên Trung Quốc đã xây dựng một đường băng dài khoảng 360 mét ở đảo Phú Lâm.[16] Sau đó, đường băng được mở kéo dài thành trên hai kí-lô-mét, và cuối cùng là hai kí-lô-mét rưỡi. Đường băng bê-tông này có thể tiếp nhận các máy bay ném bom và các máy bay vận tải lớn. Trong khi đó, một cầu tàu dài hơn được xây dựng để tăng cường cho cầu tàu duy nhất trên đảo. Gần với đường băng là “một khu chứa máy bay bao gồm bốn nhà khối bê tông có mái che, mỗi cái có thể chứa hai máy bay chiến đấu, và một bãi đậu có thể chứa thêm 30 chiếc nữa. “Ngoài ra còn có thêm một khu đặt súng cao xạ bắn máy bay ở đầu cuối phía Bắc đảo Phú Lâm. Từ năm 1991, cả thảy đã có 67 chiến đấu cơ với tổng cộng 14 lần điều động đến đảo này.”[17]

Đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa cũng có tên là Hoàng Sa (Pattle Island), nơi từng đặt một trạm ghi nhận thời tiết. Trong khi đó một cảng thuộc đảo Quang Hòa Đông (Duncan) – đảo lớn thứ hai ở Hoàng Sa mà theo báo cáo đã được mở rộng với việc gia cố các công sự phòng thủ và lắp đặt các trang thiết bị điện tử viễn thông. Mặc dù chưa thấy có tin tức gì về các thiết bị vô tuyến được xây dựng trên đảo Duy Mộng, trọng tâm của cuộc hải chiến Việt Trung vào năm 1974, nhưng giữa năm 1995, một trạm thám báo vô tuyến mới được đưa vào hoạt động ở đảo Hòn Đá (Rocky) gần đảo Phú Lâm.[18]

Mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là sẽ không can thiệp vào việc tự do đi lại của các tàu bè quốc tế, nhưng họ từ chối minh bạch hóa những vùng nào mà họ tuyên bố là có chủ quyền. Bằng cách vẽ “đường yêu sách chín đoạn” bao quanh quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh rõ ràng đã đơn phương sát nhập vào họ các vùng lãnh hải và không phận thuộc vùng tự do đi lại quốc tế từ xưa đến nay. Theo Mark Valencia, rất có thể Bắc Kinh sau này sẽ bắt buộc các tàu bè qua lại phải xin phép khi đi qua các vùng đang được tự do di chuyển hiện nay. Dĩ nhiên là bây giờ Trung Quốc chưa thể áp đặt một chính sách như thế nhưng khi họ đủ mạnh, họ có thể sẽ thực hiện điều này.[19] Việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự và thám báo trên quần đảo Trường Sa khiến khả năng có một chính sách kiểm soát qua lại trên biển Đông nghiêm ngặt như thế ngày càng trở nên hiện thực hơn.

Các căn cứ trên quần đảo Trường Sa

Mặc dù phân tán trên một vùng rộng lớn, một vài đảo thuộc quần đảo Trường Sa có thể trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc. Trong quá khứ quần đảo Trường Sa gần như không có người ở cho mãi đến Thế Chiến Thứ Hai khi Nhật Bản xây dựng các công sự ở đảo đá Danger (Danger Reef- nay là đảo đá Kingman – người dịch), cồn Tizard (Tizard Bank) và đảo Nam Yết (Namyit); rất nhiều khu vực đó hiện nay đang có quân đội Việt Nam và Philippines trú đóng. Đảo Ba Đình là một trong những đảo nằm xa nhất về hướng Bắc của quần đảo Trường Sa và là một trong số rất ít những đảo đủ lớn để xây dựng một sân bay và một căn cứ tàu ngầm.[20] Đài Loan vẫn tiếp tục chiếm giữ đảo Ba Đình, và gần đây đã kéo dài đường băng ở đấy để có thể tiếp nhận được những máy bay trọng tải lớn hơn.

Trung Quốc đang tìm mọi cách để nhanh chóng thay đổi cán cân quyền lực mỏng manh trong vùng bằng cách xây dựng các căn cứ ở những đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa này. Vào thập niên 1980, các cuộc tuần tra trên biển bằng các tàu nghiên cứu đại dương đều được các tàu chiến Trung Quốc hộ tống. Sau khi các tàu dân sự và tàu khoa học thăm dò khu vực này vào tháng 10 năm 1987, Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross Island hay là Chigua Atoll) vào tháng 3 năm 1988. Các bức không ảnh cho thấy một tòa nhà xi-măng dài trên bãi đá chữ thập có vẻ giống như các ăng-ten ra-đa HF tiêu chuẩn của các tầu chiến:

Một ăng-ten Trung Quốc làm nhái theo kiểu Bean Sticks của Mỹ có tần số từ 70 đến 73 MHz và phạm vi hoạt động trong vòng bán kính 180 km. Hai vòm của hai ăng-ten phát sóng đặt trên tòa nhà tương tự như là thiết bị RWS-1 đặt trên các khu trục hạm của Mỹ. Một vài cáp của ăng-ten truyền thông và cột ăng-ten cao hơn cũng được đặt trên nóc nhà.[21]

Vào năm 1988-1989, vài chục tàu chiến Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc tập trận lớn trùng với việc chiếm đoạt thêm một số dải đá ngầm chiến lược ở quần đảo Trường Sa. Sau đó vào tháng 11 năm 1990, Trung Quốc công bố một bản báo cáo về hải lưu rất dài của các tàu “nghiên cứu”.[22] Tới thập niên 1990, Trung Quốc lại khởi công xây dựng các trạm đóng quân tạm thời và các công trình bát giác bằng gỗ trên các cọc gỗ ở sáu rặng đá ngầm. Những công sự này được chính quyền Bắc Kinh gọi là “những chòi trú bão”.[23]

Một căn cứ quân sự nhỏ khác cũng được xây dựng ở bãi đá Gạc Ma. Theo các bức không ảnh, các nhà gỗ bát giác tạm thời này ban đầu được xây trên những cọc gỗ nhưng đến năm 1989 thì hai ăng-ten liên lạc vệ tinh đường kính 2,5m đặt cạnh một trụ ăng-ten cao 2,4m được lắp đặt trên hai tòa tháp tròn xi-măng nằm trên hai đầu của một tòa nhà xi măng hai tầng. Trong khi đó ở rặng đá Su bi (Subi Reef), Trung Quốc cho xây một trại lính và một tòa nhà hai tầng cùng với một ăng-ten liên lạc vệ tinh. Trạm này cũng có “một sân đáp trực thăng và một cầu xi-măng kiên cố với nhịp uốn xi măng nối liền với tòa nhà sở chỉ huy.”[24]

Năm 1995, Trung Quốc bắt đầu xây dựng trên bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) và tháng 10 năm 1998 họ bắt đầu mở rộng thêm với việc lắp đặt những chảo ăng-ten vệ tinh 2,5m. Theo một nguồn tin, những tòa nhà xi-măng 2 tầng này giống với những công sự phòng thủ được trang bị với những ăng-ten râu tần số cao liên lạc trực tiếp qua vệ tinh.[25] Hai năm sau đó, các bệ súng và các thiết bị điện tử chính được lắp đặt thêm ở một tòa nhà nhỏ hơn ở phía Bắc. Các cầu tàu, bãi đáp trực thăng, và một số súng phòng không đã được dựng lên, cùng với một hệ thống tên lửa chưa xác định được là loại gì. Có một vài báo cáo cho rằng đó là những tên lửa chống hạm Silkworm.[26]

Trong khi đảo Hải Nam là nơi đồn trú tất cả các căn cứ hải quân và không quân chủ lực, thì các phương tiện thiết bị nhỏ hơn nhiều ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giúp liên lạc và thám báo cho các cuộc viễn chinh hàng hải trong tương lai và cho các tàu ngầm Trung Quốc thường xuyên qua lại biển Đông. Để hỗ trợ cho các tàu trên mặt biển, Trung Quốc đã dần dần tăng số lượng máy bay, tàu ngầm và hạm đội trong vùng này. Vài năm gần đây, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động tuần thám và tập trận ở rất xa vươn tới vịnh Bengal và biển Andaman, nơi mà Trung Quốc bắt đầu xây dựng trạm tình báo điện tử (SIGINT) quan yếu đời mới vào năm 1993, và “đang nắm quyền kiểm soát đảo Coco của Miến Điện với hệ thống thám báo vô tuyến điện tử và ra-đa công suất cao của Nga cùng với các trạm thám báo điện tử bổ sung ở Man-aung, Hainggyi và Zadetkyi Island.”[27]



Các lực lượng hải quân, tàu ngầm và thủy lục không quân của Trung Quốc

Hạm đội Nam Hải cuả Trung Quốc đóng ở Trạm Giang (Zhanjiang), tỉnh Quảng Đông. Trực chỉ về hướng nam, đảo Hải Nam, là căn cứ cho rất nhiều máy bay đánh chặn tầm xa SU-27K và hạm đội tàu ngầm Thứ 32. Từ đây, các lực lượng mặt biển tinh nhuệ của Trung Quốc được hỗ trợ bởi các trạm thám báo vô tuyến ở Hoàng Sa và Trường Sa với thông tin liên lạc, thông tin tình báo và hậu cần hải quân. Các căn cứ trải rộng như vậy cũng giúp đỡ các hoạt động hàng hải khác của Trung Quốc gần đây được nhắc đến như là những mắt xích quan trọng trong “chuỗi ngọc trai”, nối Trung Quốc với các nhà cung cấp dầu quan trọng ở Trung Đông.[28]

Thủy không quân

Để hỗ trợ cho các mục tiêu hàng hải trên biển Đông, Trung Quốc phải gia tăng tối đa việc kiểm soát không phận của họ. Hải quân và không quân hỗ trợ các hoạt động chiến đấu ở Hoàng Sa vào thập niên 1970 và ở quần đảo Trường Sa vào thập niên 1980. Việc hỗ trợ bằng không quân này đã tăng theo thời gian rất nhiều từ việc cung cấp các máy bay trực thăng cho đến các máy bay ném bom hải quân. Trong suốt hai thập niên vừa qua, quân số của hải quân và không quân Trung Quốc đã tăng gấp đôi, từ 15.000 lên hơn 30.000, và số lượng máy bay tăng từ 400 lên 700 chiếc. Việc tăng cường khả năng tiếp nhận của thủy không quân vào biển Đông càng được đẩy mạnh hơn nữa bằng việc hoàn thành đường băng trên đảo Phú Lâm. Một bức ảnh vệ tinh vào tháng một năm 1999 đã cho thấy một cơ sở tiếp nhiên liệu cho các máy bay hải quân đang được xây dựng.[29] Cùng với việc có thể chứa một lúc đến 1000 binh sĩ ở Hoàng Sa, các quan sát không ảnh cũng cho thấy: “các máy bay đặt căn cứ ở đảo Phú Lâm có thể vươn tới nhiều mục tiêu dọc bờ biển Việt Nam và các đảo Trường Sa.”[30]

Trung Quốc cũng đang tiến hành kết nối các hệ thống hướng dẫn hàng hải, bao gồm mạng lưới hỗ trợ hướng dẫn bao quát tầm xa từ Hàn Quốc cho tới Hải Nam với tầm hoạt động vào ban ngày là 1200-1700km, có thể vươn tới Đài Loan và Nhật Bản, và tầm hoạt động ban đêm có thể đạt tới gần 3000km. Vào tháng 4 năm 1984, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của họ dùng sức đẩy của tên lửa Trường Chinh-3. Kể từ đó, đã có thêm hàng chục cuộc phóng vệ tinh khác trong đó ít nhất đã có 9 vệ tinh viễn thông thuộc 3 kiểu khác nhau được sử dụng để hỗ trợ các phương tiện liên lạc quân đội của Trung Quốc.

Trung Quốc không thiết kế hay là phóng các vệ tinh hải dương học cảm ứng từ xa, mà nâng cấp các trạm thu tín hiệu trên mặt đất của Cục Hải dương học Trung Quốc để có thể thu thập các thông tin dữ liệu giúp giám sát đại dương từ các vệ tinh nước ngoài như các vệ tinh của Nhật Bản, GMS, Landsat, Nimbus-1, và NOAA của Mỹ

Trung Quốc cũng lắp đặt các trang thiết bị đặc biệt cho nhiều tàu nghiên cứu hải dương học của họ. Mười tàu nghiên cứu hải dương lớn Xiang Yang Hong (East is Red) có trọng tải rất khác nhau từ 15.000 tấn đến chỉ có 1.000 tấn. Ngoài ra cũng có khoảng mười hai tàu nghiên cứu hải dương học khác, mỗi chiếc khoảng 3000 tấn, và nhiều tàu nhỏ được trang bị hiện đại để khảo sát đại dương. Tất cả những con tàu này đều có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc phát triển hạm đội tàu ngầm Trung Quốc

Các tàu ngầm của Trung Quốc.

Các điểm dễ xảy ra xung đột ở biển Đông có thể cần đến tàu ngầm vì theo báo cáo trong trận hải chiến Trung-Việt ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974 có cả 2 tàu ngầm Trung Quốc tham gia. Trong suốt thập niên 1970, Ngọc Lâm trở thành căn cứ của Hạm đội tàu ngầm Thứ 32. Cuối thập niên 1980, tàu ngầm tiếp nhiên liệu 10.000 tấn R-327 Yong Xing Dao đã hỗ trợ các tàu Yulin kiểu 033. Các hoạt động sửa chữa và bảo trì lớn cho các tàu ngầm ở Nam Hải được thực hiện tại xưởng đóng tàu ngầm ở Quảng Châu phía nam Trung Quốc. Ngoài 3 tàu ngầm loại Dajang dùng hỗ trợ các tàu mặt biển được đóng từ 1978 đến 1980, Trung Quốc còn có khoảng 10 tàu ngầm cứu hộ dùng hỗ trợ các tàu mặt biển khác được phân bổ rải rác ở các căn cứ.

Đầu thập niên 1990, các tàu ngầm Trung Quốc có thể đi đến bất cứ chỗ nào trong vùng biển Đông đang tranh chấp để chứng tỏ các tuyên bố chủ quyền của mình. Các căn cứ tàu ngầm Trung Quốc có thể sẵn sàng hoạt động không chỉ ở quần đảo Hoàng Sa, bao gồm cả đảo Phú Lâm, mà còn có thể vươn xa tới Ấn Độ Dương. Ấn Độ đã từ lâu nghi ngờ căn cứ hải quân mà Trung Quốc xây dựng ở Myanmar vào năm 1992 có thể một ngày nào đó được sử dụng để hỗ trợ cho các tàu ngầm của hải quân Trung Quốc. Được đặt ở đảo Hainggyi trên sông Irrawaddy, căn cứ này có thể mở rộng ra đến vịnh Bengal và Ấn Độ Dương. Căn cứ này có vị trí chiến lược rất quan trọng vì ngoài việc cung cấp thông tin tình báo cho các căn cứ và cho các tàu mặt biển hay tàu ngầm, nó còn được nối trực tiếp với tỉnh Côn Minh Trung Quốc chỉ qua một con sông và một hành lang đường bộ

Việc Trung Quốc mua các tàu ngầm loại Kilo của Nga và việc Trung Quốc tiếp tục tự sản xuất các tàu ngầm sơ khai chạy bằng diesel càng làm gia tăng mối đe doa đối với các nước đang có tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn bộ ở biển Đông. Các cở sở hạ tầng hỗ trợ cho tàu ngầm của Trung Quốc đang được gấp rút triền khai. Trong tháng 5, 2005, một tàu ngầm nguyên tử kiểu Hán đã bị phát hiện đang dừng lại ở đảo hải Nam. Đây là “lần đầu tiên một tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử được chính thức triển khai ở biển Đông, cho thấy tầm quan trọng chiến lược của vùng này đối với Trung Quốc.”[31]

Lực lượng tàu ngầm ngày càng đóng vài trò quan trọng hơn đối với hải quân Trung Quốc qua việc một số lớn tàu đang được chuyển về phía Nam để sẵn sàng cho các hoạt động trên biển Đông. Trước đây các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chỉ là để bảo vệ các cơ sở phương tiện của hạm đội phương Bắc nhưng từ thập niên 1990, Trung Quốc đã xây dựng các đường hầm bí mật cho các tàu ngầm ở phía Nam. Những đường hầm này, mỗi cái có vài cửa, được báo cáo là đặt ở Yalongwan.[32] Nếu các báo cáo này là đúng sự thật, thì các cơ sở này có thể chứa được các tàu lớn, ngay cả các tàu ngầm nguyên tử và thậm chí cả Luyang DDGs (các tàu khu trục có dàn phóng tên lửa).[33] Vào tháng 2 năm 2008, một tàu ngầm kiều Jin bị chụp ảnh tại căn cứ Ngọc Lâm ở đảo Hải Nam.

Trong suốt thập niên vừa qua, việc Trung Quốc mua của Nga 4 khu trục hạm có trang bị tên lửa loại Sovremenny và thêm 8 tàu ngầm diesel loại Kilo đã tăng cường một cách cực kỳ nhanh chóng tiềm năng quân sự của Trung Quốc ở biển Đông. Mối đe dọa của các tàu ngầm Trung Quốc thực nghiêm trọng vì trong khi tổng số tàu ngầm đang hoạt động của Trung Quốc là 30 chiếc, so với 50 chiếc của hải quân Mỹ, nhưng số tàu ngầm Trung Quốc đã đóng mới trong năm năm vừa qua nhiều hơn Mỹ gấp 8 lần! Một chuyên gia quân sự cho rằng, “Mặc dù tính tổng quát họ vẫn chưa bắt kịp Mỹ nhưng chỉ đến cuối thập niên này thôi, Trung Quốc sẽ có nhiều tàu ngầm hơn Mỹ.”[34] Cứ với đà này Trung Quốc sẽ đủ sức trong việc sử dụng sức mạnh tàu ngầm để cũng cố quyền kiểm soát phần lãnh thổ đang trong vòng tranh chấp tại biển Đông.

Các đơn vị hải quân Trung Quốc.

Biết là có nhưng lực lượng thủy quân lục chiến của Trung Quốc ít được biết đến trước đây. Lữ đoàn thủy quân lục chiến đầu tiên của Trung Quốc gồm khoảng 4000 lính và thiết giáp lội nước được thành lập ở Hải Nam vào thập niên 1980, trong khi một lữ đoàn thủy quân lục chiến thứ hai gồm 5000 lính được thành lập ở Trạm Giang năm 1991. Thay vì đặt căn cứ gần vùng tranh chấp Đài Loan, nơi đáng lẽ ra là địa điểm hợp lý nhất, lữ đoàn thủy quân lục chiến đầu tiên này lại được đặt căn cứ ở Hải Nam. Điều này cho thấy chủ ý của Trung Quốc là nhắm tới phía nam, và rõ ràng là họ đang lên kế hoạch sử dụng hải quân để hỗ trợ cho những hoạt động cả ở trên lục địa và lãnh hải ở biển Đông. Những sự kiện sau đó, chẳng hạn như là việc Trung Quốc chiếm nhiều đảo và đảo san hô trong suốt thập niên 1980 đã minh xác quan điểm này.

Hải quân Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong những xung đột ở biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa đã bị đánh chiếm từ tay Nam Việt Nam bằng vũ lực vào ngày hai ngày 19 và 20 tháng 1 năm 1974. Trong trận hải chiến này hải quân của Trung Quốc, với sự tham gia của 42 tàu chiến đủ kích cỡ và chủng loại, đã đánh bại hải quân Việt Nam. Trận chiến dành đảo Quang Hòa Đông (Duncan Island) được triển khai với một số tàu ngư lôi, 2 tàu đánh cá lưới rà có vũ trang, và một tàu biển đổ bộ, được hỗ trợ bởi các chiến đấu cơ Mig đồn trú ở đảo Hải Nam.

Vào thập niên 1980, có một vài báo cáo cho rằng quân đoàn hải quân Trung Quốc đã lớn mạnh và chia thành ba hạm đội, gồm tổng cộng 56000 quân. Đầu thập niên 1980, Trung Quốc cũng thành lập các hạm đội nhỏ phản ứng nhanh, hầu hết là để bảo vệ trong nước và biên giới, nhưng một hạm đội lớn hơn dành cho các hoạt động tấn công ven biển được thành lập ở Vùng Quân Sự Quảng Châu vào năm 1990. Vào tháng 11 năm 1995, một cuộc tập trận có đổ bộ lên đất liền lớn nhất đã diễn ra ở đây.

Để hỗ trợ cho hải quân, một loạt thuyền đổ bộ đất liền được đóng ở Trung Quốc. Từ năm 1962 đến năm 1972, Trung Quốc đã đóng tổng cộng 50 chiếc LCM lớp Yuqin (tàu đổ bộ hạng trung). Vào năm 1968, Trung Quốc lại bắt đầu cho đóng hơn 30 chiếc LCM lớp Yuchai và 235 chiếc LCM lớp Yunnan. Giữa năm 1972 và 1974 có đến 23 chiếc LCU hạng Yuling (hệ thống phụ trợ tàu đổ bộ) được đóng. Còn tàu đổ bộ lớn nhất đầu tiên được thiết kế và đóng tại Trung Quốc vào năm 1979 là chiếc LST (tàu đổ bộ với xe tăng lội nước) loại Yukan 4100 tấn. Tổng cộng bảy chiếc tàu thuộc loại này đã được hoàn thành từ năm 1980 đến năm 1995 bắt chước loại tàu American World War II LSTs mà Trung Quốc đã tiếp thu được vào năm 1949, loại LST lớp Yukan này có thể chở tới 5 xe tăng cùng với các loại xe cơ giới và binh lính.

Vào năm 1980, Trung Quốc bắt đầu xây dựng các xe chuyển lính lớp Qiongsha 2150 tấn mà mỗi lần có thể chuyên chở 400 lính. Hai chiếc Qiongsha khác cũng được đóng để làm tàu bệnh viện để cứu thương cả trên đất liền và trên biển.[35] Năm 1980 cũng tiến hành đóng 4 chiếc LSM (landing ships medium – tàu đổ bộ cỡ trung- người dịch) lớp Yudao trọng tải 1460 tấn, và trong suốt năm 1991 đến năm 1996 tiến hành đóng 6 chiếc cỡ lớn LST lớp Yuting. Những chiếc này có trọng tải lên đến 4800 tấn gồm 10 xe tăng, 4 LCUs cho 250 lính , và 2 máy bay trục thăng cỡ trung. Chiếc LST lớp Yuting này có trọng tải này gấp 2 lần so với LST của Mỹ hoặc loại LST lớp Yukan của Trung Quốc được đóng trước đó. Vào năm 2000, Trung Quốc bắt đầu cho đóng các LST hạng Yuting, được biết đến với tên gọi Yuting – III . Ít nhất 4 chiếc loại này đã được hoàn thành.

Việc đóng quân của lực lượng hải quân Trung Quốc và các tàu hỗ trợ ở đảo Hải Nam cho thấy rằng họ đang chuẩn bị các cơ sở cần thiết để sử dụng những con tàu đổ bộ và hải quân cho những cuộc xung đột ở biển Đông. Vào tháng 3 năm 1992 , trước những báo cáo về tình hình khoan dầu tại biền Đông của Việt Nam, hải quân Trung Quốc đã đổ bộ lên dải đá ngầm Da Ba Dau, gần đảo Sinh Tồn do Việt Nam nắm giữ, và một cuộc chạm sung đã diễn ra vào ngày 19 tháng 3 năm 1992. Bốn tháng sau đó hải quân Trung Quốc lại đổ bộ lên dải Da Lac trên cồn Tizard. Một chuyên gia hải quân đã có giả thuyết rằng, những hành động của Trung Quốc “là một lời cảnh cáo đinh tai nhức óc tới những nước láng giềng để họ hiểu rằng họ không thể thoát khỏi tay Trung Quốc khi tính đến chuyện khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực”.[36]

Nhờ vào các thủy không quân, tàu ngầm, lực lượng hải quân của PLAN đóng tại đảo Hải Nam và một số đảo xa bờ, Trung Quốc có thể tiến hành rất nhiều hoạt động quân sự ở biển Đông. Từ các căn cứ kể trên, quân đội Trung Quốc có thể:

dùng tàu để ngăn chặn đối phương đến từ rất xa - nếu tính từ Trung Hoa lục địa. Một lực lượng hải quân như vậy có thể làm khó dễ cho việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu, đặc biệt là những con tàu chở dầu tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Quan trọng là hạm đội Nam Hải có một dải đất lớn nhất để tập trận, tổng cộng có 7 bãi tập trận.[37]

Hải lực hung hậu này một ngày nào đó sẽ giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu chiến lược dài hạn là nắm quyền kiểm soát hoàn toàn biển Đông.



Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông

Sau khi tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Đông, Trung Quốc liên tục lập luận rằng họ cần khai thác trữ lượngdầu khí để phát triển nền kinh tế. Trong suốt thập niên 1990, Việt Nam liên tục phản đối hoặc điều động tàu để can thiệp và gây trở ngại cho việc khảo sát dầu khí của Trung Quốc. Vào ngày 25 tháng 2 năm 1992 , Đại Hội đại biểu Nhân dân toàn quốc đã thông qua luật của Trung Quốc về hải phận và những vùng tiếp giáp. Bất chấp những phản đối gay gắt từ phía Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Phillipines, Indonesia, và Brunei, Trung Quốc vẫn khăng khăng tuyên bố chủ quyền lãnh hải đối với tất cả đảo, rặng đá ngầm và những bãi đá ở quần đảo Trường Sa.

Ngoại giao có thể là con đường mà Bắc Kinh sẽ chọn để giải quyết cuộc tranh chấp này, nhưng sự lớn mạnh rất nhanh của hải quân Trung Quốc rõ ràng đóng một vai trò rất quan trọng. Theo Giang Trạch Đông (Yuan Jing-dong), chiến lược của Trung Quốc gồm hai bước: “Bước đầu là dùng ngoại giao là để duy trì tình hình hiện tại và phát triển hợp tác; đồng thời với việc tăng cường sức mạnh hải quân để trong trường hợp ngoại giao không được thì mới phải dùng đến vũ lực”.[38] Vào năm 1995, Phillipines và Trung Quốc đã thông qua 8 “nguyên tắc ứng xử”. Tuy nhiên , Bắc Kinh vẫn tiếp tục nâng cấp các công sự ở Trường Sa mặc dù đang có những tranh chấp với Phillipines về chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough (Scarborough Shoal-Huangyan Dao), bãi đá lộ Luzon. Theo một bản báo cáo từ trung tâm nghiên cứu chiến lược RAND thì từ năm 1999, những việc như vậy chứng tỏ rằng “Trung Quốc có thể dùng vũ lực để thực hiện các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo đang trong vòng tranh chấp ở biển Đông”[39]

Chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và những lợi ích kinh tế luôn đi đôi với nhau vì những hải lộ quan yếu, các vùng đánh bắt thủy sản trù phú, và hàng loạt tiềm năng dầu khí ở biền Đông. Đặc biệt là trữ lượng lớn dầu khí của Trung Quốc đều nằm ở ngoài khơi, và vì những khu vực này đều nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của quân đội Bắc Kinh, những mối đe doạ này chỉ có thể giải quyết bởi lực lượng hải quân và không quân. Rất nhiều nguồn năng lượng ngoài khơi vẫn chưa được khai thác và những ước tính của Trung Quốc về trữ lượng dầu và khí đốt ở biển Đông rất lớn, đạt đến 213 tỉ thùng dầu thô cho lần khai thác đầu tiên và 33 tỉ mét khối cho lần khai thác thứ hai.[40]

Khi nhìn vào bối cảnh lịch sử của Trung Quốc về việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, biến cố EP-3 vào tháng tư năm 2001 khiến người Mỹ thấy rõ ràng rằng đây là “dấu hiệu gần đây nhất cho thấy Bắc Kinh đang cố tìm mọi cách để thâu tóm chủ quyền trên toàn bộ biển Đông”.[41] Vào ngày 1 tháng 4 năm 2001, hai chiếc máy bay chiến đấu F-8 được chế tạo ở Trung Quốc đã tiếp cận máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ trên vùng biển Đông khoảng 150km về phía đông nam đảo Hải Nam, và một trong số 2 máy bay F-8 đã vô tình va chạm với máy bay trinh sát EP-3. Trong khi EP-3 hạ cánh an toàn xuống Hải Nam thì máy bay của Trung Quốc đã bị rơi. Chu Shulong, giám đốc khu vực Bắc Mỹ tại Học viện quan hệ Quốc tế đương đại tuyên bố rằng: “Đối với dân chúng, dường như máy bay Mỹ đã bay vào lãnh thổ của Trung Quốc và gây ra cái chết cho viên phi công của chúng ta”. Nhắc đến viên phi công máy bay F-8, Wang Wei, người đã tử thương trong vụ va chạm kể trên thì Chu Shulong cho rằng: “Có cảm giác rằng chúng ta đang bị xâm lăng.”[42]

Mặc dù rằng máy bay Mỹ đã ở bên ngoài giới hạn địa phận Trung Quốc 22km và đang bay trên vùng biển quốc tế, giới chức Trung Quốc vẫn khăng khăng cho rằng vụ va chạm đã xảy ra cách đảo Hải Nam 150km, chính phủ Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền trên không phận những vùng biển này bởi vì có một số đảo nhỏ thuộc vùng biển Đông và chính những đảo này đã mở rộng lãnh hải của Trung Quốc. Một người dân Trung Quốc đã tức giận nói: “Biển Đông là lãnh thổ của chúng ta. Chúng ta phải dạy cho người Mỹ một bài học và cho họ thấy Trung Quốc không phải là Iraq.”[43] Để tranh luận với những lý lẽ có vẻ hợp pháp của Trung Quốc, Lori F. Damrosch, giáo sư Công Pháp Quốc Tế tại trường Đại Học Columbia, đã vạch ra rằng những đảo nhỏ mà Trung Quốc đã đưa ra như là một phần của biên giới thực chất chỉ là “những cụm đá nhỏ lốm đốm”, và chúng không đủ lớn để có hải phận của riêng chúng.[44]

Trong suốt những cuộc đàm phán nhằm thả tự do cho phi hành đoàn của Mỹ, Trung Quốc đã cố gắng lợi dụng vụ xung đột EP-3 để làm giảm tầm ảnh hưởng của quân đội Mỹ ở châu Á. Richard Solomon, Chủ Tịch Học viện Hoà Bình Hoa Kỳ (the US Institute of Peace) thậm chí đã cảnh cáo rằng:

Bối cảnh [cho cuộc xung đột máy bay này] đã khiến người ta nhớ lại hồi đầu thập niên 1990, khi mà người Trung Quốc đã tìm mọi cách để gạt bỏ Hoa Kỳ ra khỏi vùng Châu Á Thái Bình Dương nếu như họ muốn lấy lại những gì mà họ cho là của họ: Đài Loan và biển Đông,

và nếu như Trung Quốc đã có thể ngăn chặn máy bay của Mỹ bay gần đảo Hải Nam thì điều này vô hình chung “làm giảm sự có mặt tổng quát của chúng ta [Hoa Kỳ] ở vùng này” [45]

Trung Quốc vẫn không ngừng tìm cách thâu tóm toàn bộ biển Đông. Gần đây nhất, vào ngày 4 tháng 12 năm 2007, Trung Quốc thông báo rằng tất cả lãnh thổ ở biển Đông sẽ được đặt dưới quyền quản lý như là một quận được chia trong phạm vi hành chánh của tỉnh Hải Nam. Thành phố mới khổng lồ được gọi là Nam Sa, quản lý 3 quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa và Trung Sa. Ngay sau thông cáo này của Trung Quốc, “làn sóng phản đối nổi lên khắp nơi trong vùng: cả Việt Nam và Indonesia đều đã chính thức phản đối lại hành động đơn phương và phủ đầu của Trung Quốc.”[46] Để đáp trả cho hành động tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc, đầu tháng hai năm 2008, chủ tịch Trần Thủy Biển (Chen Shui-bian) đã bay sang đảo Ba Đình, đảo lớn nhất ở Trường Sa đang nằm trong vòng kiểm soát của Đài Loan. Chuyến viếng thăm của Trần Thủy Biển không những chứng tỏ rằng việc kéo dài đường phi đạo trên đảo Ba Đình trong thời gian gần đây để có thể tiếp nhận máy bay vận tải khổng lồ C-130, mà còn khằng định các tuyên bố về chủ quyền của Đài Loan đối với các vùng lãnh thổ đang trong vòng tranh chấp. [47]



Kết luận

Sau khi xem xét những dẫn chứng lịch sử về việc tranh chấp hải phận của Trung Quốc, bao gồm cả đảo Đông Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, cùng các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc song song với việc bắt đầu từ năm 2002 mà theo đó Trung Quốc hứa sẽ làm việc cùng với các quốc gia ASEAN để hạn chế những xích mích và giải quyết những mối bất đồng về chủ quyền các đảo này một cách hoà bình, ở một chừng mực nào đó cần được theo dõi và xem xét một cách cẩn trọng. Đặc biệt vì Đài Loan bị loại trừ ra khỏi hiệp định - mặc dù Đài Bắc vẫn là bên đưa ra những tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ đang trong vòng tranh chấp này và hiện đang chiếm hữu một số đảo lớn - thì lại càng không thể hy vọng đạt được một giải pháp lâu dài qua đường lối ngoại giao. Điều này rõ ràng đã mở rộng cửa để một ngày không xa Trung Quốc sẽ áp đặt và sử dụng vũ lực ở biển Đông.

Nhìn vào việc phát triển nhanh chóng tiềm năng liên lạc vô tuyến, vệ tinh thám báo, và các công trình hỗ trợ của hải quân trên các đảo ở biển Đông, Trung Quốc rõ ràng đang tiến hành một chiến lược hải quân nhằm gia tăng việc kiểm soát hàng hải ở vùng này. Thay vì đầu tư vào việc xây dựng một hàng không mẫu hạm đắt tiền và phải mất thời gian khá lâu để có thể đưa vào sử dụng, Trung Quốc đã quyết định xây dựng các căn cứ đa năng, đa dụng trên các đảo nằm ở các vị trí chiến lược ngoài khơi và đã liên kết các căn cứ này bằng một mạng thông tin điện tử vô tuyến hiện đại. Hầu hết những căn cứ này đều có những bãi đáp trực thăng và những bến tàu từ nhỏ đến trung bình để có thể tiếp nhận thêm nhân sự cũng như tiếp tế hậu cần bằng đường biển.

Nếu xung đột quân sự nổ ra, hoặc nếu như Bắc Kinh có những chính sách hiếu chiến hơn, thì những con tàu trên mặt biển của Trung Quốc, hải lục không quân, tàu ngầm, và những lực lượng hải quân khác có thể sử dụng những căn cứ này một cách dễ dàng để hỗ trợ cho việc bành trướng xa hơn nữa. Từ những bài học trong quá khứ, Bắc Kinh sẽ không do dự để có những hành động chống lại những gì mà họ cho là một “sự thách đố” đối với “thanh thế đang lên của Trung Quốc như là một siêu cường.” Mi Chấn Ngọc (Mi Zhenyu), nguyên sĩ quan chỉ huy của Học viện Khoa học Quân sự của quân đội Trung Quốc, đã phát biểu rằng: “Trung Quốc phải phát triển sức mạnh hải quân đề bảo vệ và nhất định không nhân nhượng dù chỉ một inch trong tổng số ba triệu km đường lãnh hải. Trung Quốc phải xây dựng cho được một Vạn Lý Trường Thành trên biển.”[48]

Tuy nhiên, để bảo đảm cho các tuyên bố mở rộng chủ quyền ở biển Đông, Bắc Kinh trước hết sẽ phải vượt qua rất nhiều những nhược điểm và thiếu sót nghiêm trọng trong lực lượng hải quân của họ. Không thể chỉ với một quan điểm quân sự đơn thuần, hải quân Trung Quốc lại có thể thách thức cùng một lúc với tất cả các nước láng giềng Đông Nam Á. Rất có thể Trung Quốc sẽ tìm cách triển khai những chiến lược về hàng hải dài hạn hơn để họ có đủ thời gian vượt qua các nhược điểm về học thuyết, về trang thiết bị, và về huấn luyện. Cũng như Michael McDevitt đã từng cảnh báo một cách khéo léo rằng:

Việc tranh giành diễn ra liên tục trong vùng ở biển Đông về chủ quyền của quần đảo Trường Sa….và hồi ức lịch sử còn đó về một “thế kỷ nhục nhã” của Trung Quốc… gây ra bởi các nước phương Tây “đến từ biển” tất cả đã kết hợp lại thành vấn đề trọng tâm của việc cần thiết phải có một chiến lược đối với biên giới biển đảo của Trung Quốc. [49]



Chú thích


[1] Rafe de Crespigny, Generals of the South: The Foundation and Early History of the Three Kingdoms State of Wu, originally published in Asian Studies Monographs, New Series No. 16 (Canberra: The Australian National University, Faculty of Asian Studies, 1990), chapter 1.

[2] www. globalsecurity. org/military/world/war/Spratly. htm.

[3] Robert J. Antony, Like Froth Floating on the Sea; The World of Pirates and Seafarers in Late Imperial South China (Berkeley, CA: China Research Monograph, 2003), p. 9.

[4] James Truslow Adams, Empire on the Seven Seas: The British Empire, 1784-1939 (New York: Charles Scribner's Sons, 1940), p. 264.

[5] Bruce Swanson, Eighth Voyage of the Dragon: A History of China's Quest for Seapower (Annapolis, MD: Naval Institute Press, 1982), pp. 117-120.

[6] He Di, "The Last Campaign to Unify China: The CCP's Unrealized Plan to Liberate Taiwan, 1949-1950," in Mark A. Ryan, David M. Finkelstein, and Michael A. McDevitt (eds), Chinese Warfighting: The PLA Experience Since 1949 (Armonk, NY: M. E. Sharpe, 2003), p. 83.

[7] John Blodgett, "Vietnam: Soviet Pawn or Regional Power?" in Rodney W. Jones and Steven A. Hildreth (eds), Emerging Powers: Defense and Security in the Third World (New York, Praeger Publishers, 1986), p. 98.

[8] Information for the following sections references James Bussert and Bruce Elleman, "People's Liberation Army Navy (PLAN) Combat Systems Technology: 1949-2007" (currently being reviewed for publication).

[9] "Anti-smuggling Drill in Haikou," People's Daily Online, July 28, 2006; http://english.peopledaily.com.cn/200607/28/eng20060728_287664. html.

[10] Le-wei Li, "High-frequency Over-the-horizon Radar and Ionospheric Backscatter Studies in China," Radio Science, 33, 5 (1998), pp. 1445-1458.

[11] http://geocarta.blogspot.com/2007/02/china-launches-4th-navigation-satellite.html.

[12] James Bussert, "China Expands Influence Through Electronics," Signal (October 2003), p. 61.

[13] Bradley Hahn, "Maritime Dangers in the South China Sea," Pacific Defence Reporter 11,11 (May 1985), pp. 13-16 at p. 15.

[14] James Doman, Chinese War Machine (New York: Crescent Books, 1974), p. 158.

[15] Bill Gertz, "Woody Island Missiles," Washington Times, June 15, 2001.

[16] Keith Jacobs, "China's Military Modernization and the South China Sea," Jane's Intelligence Review 4, 6 (June 1992), pp. 278-281 at p. 280.

[17] “China Unlikely to Launch War in S. China Sea," Asian Political News, September 27, 1999.

[18] www.fas.org/irp/world/china/facilities/shi-tao. htm.

[19] Mark J. Valencia, "Tension Increasing in South China Sea," Honolulu Advertiser, April 5, 2001.

[20] Wolfgang Schippke, DC3MF, "Itu Aba Island," www.425dxn.org/dc3mf/ituaba. html.

[21] Bussert, "China Expands Influence Through Electronics," p. 62.

[22] Jacobs, "China's Military Modernization," p. 280.

[23] Frederic Lasserre, "Once Forgotten Reefs . . . Historical Images in the Scramble for the South China Sea," www.cybergeo.presse.fr/ehgo/lasserre. htm.

[24] Bussert, "China Expands Influence Through Electronics," p. 62.

[25] Ian Storey, "Manila Looks to USA for Help over Spratlys," Jane's Intelligence Review 11, 8 (August 1999), pp. 46-50 at pp. 46-47.

[26] Sujit Dutta, "Securing the Sea Frontier: China's Pursuit of Sovereignty Claims in the South China Sea," Strategic Analysis 29, 2 (April—June 2005), p. 288.

[27] A. B. Mahapatra, "Commanding the Ocean," Newslnsight, May 16, 2001.

[28] This term is not Chinese, but was coined in a study entitled "Energy Futures in Asia," commissioned from consulting firm Booz Allen Hamilton in 2005 by the US Department of Defense's Office of Net Assessment.

[29] Bill Gertz, "Beijing Readies China Sea Exercises," Washington Times, May 17, 2001.

[30] www.prio.no/files/file44432_01-07_paracels_isa_hong_kong_paper. pdf.

[31] http://cnair.top81.cn/han_xia_kilo_song. htm.

[32] "Underground Facilities of Chinese Nuclear Submarine," Kanwa Intelligence Review (Internet), March 30, 2006 at www. kanwa. com.

[33] Kanwa Defence Review, May 2006, p. 56, at www.kanwa.com.

[34] David Lague, "US Military Officials Wary of China's Expanding Fleet of Submarines," International Herald Tribune, February 7, 2008.

[35] www.denaljogja.mil.id/janes/jfs2001/jfs_0637. htm.

[36] Lieutenant Michael Studeman, US Navy, "Calculating China's Advances in the South China Sea: Identifying the Triggers of 'Expansionism,'" Naval War College Review (Spring 1998), pp. 68-90.

[37] "Was America Hunting for a New, Killer Submarine?" www.stratfor.com, April 4, 2001.

[38] Yuan Jing-dong, Asia-Pacific Security: China's Conditional Multilateralism and Great Power Entente (Carlisle, PA: Strategic Studies Institute, US Army War College, 2000), pp. 18-19.

[39] Zalmay M. Khalilzad, Abram N. Shulsky, Daniel L. Byman, Roger Cliff, David T. Orletsky, David Shlapak, and Ashley J. Tellis, The United States and a Rising China: Strategic and Military Implications (Santa Monica, CA: Rand, 1999), p. 30.

[40] www.globalsecurity.org/military/world/war/Spratly-oil.htm.

[41] Bruce Elleman and S. C. M. Paine, "A Spy Plane Caught in a Chinese Web of Reviving Grandeur," International Herald Tribune, April 9, 2001.

[42] John Pomfret, "Chinese Driven by Anger, Pride," Washington Post, April 4, 2001.

[43] Calum MacLeod, "Beijing Blames US for Plane Collision," Washington Times, April 3, 2001.

[44] Christopher Drew, "Old Hijinks May Pull the Rug from the US Claim to Plane," New York Times, April 4, 2001.

[45] Jim Mann, "Crisis Forces Bush Team to Speed up Decisions on China Policy," Los Angeles Times, April 3, 2001

[46] Vu Duc Vuong, "Between a Sea and a Hard Rock," Asian Week, January 8, 2008.

[47] Brian McCartan, "Roiling the Waters in the Spratlys,"Asia Sentinel, February 4, 2008.

[48] Yuan Jing-dong, Asia-Pacific Security: China's Conditional Multilateralisni and Great Power Entente (Carlisle, PA: Strategic Studies Institute, US Army War College, January 2000), pp. 18-19.

[49] Michael McDevitt, The PLA Navy: Past, Present and Future Prospects (Alexandria, VA: The CNA Corporation, May 2000), pp. 1-2.





© Thời Đại Mới ( 11/2009 )