3/7/07

Cộng đồng người Việt ở ngoài nước 30 năm sau (I)

Nguyễn Vy Khanh
Cộng đồng người Việt ở ngoài nước 30 năm sau
1
Nghiên cứu có đối tượng là Cộng đồng người Việt ở ngoài nước (Vietnamese diaspora) qua các vận động chính trị trong 30 năm qua, từ biến cố bi thảm 30-4-1975 đến năm 2005. Hiện có khoảng ba triệu người Việt sinh sống ở ngoài nước và đa số đã có những liên hệ xa gần với những biến cố chính trị ở Việt Nam hoặc chính trị là lý do hoặc nguyên nhân của sự có mặt của họ ở ngoài nước. Trong số những người đó, có người đã chủ động những biến cố đã xảy ra ở Việt Nam, hoặc tham gia với tư cách nhân viên chính phủ, quân đội, có người là nạn nhân của thời cuộc, chiến tranh và tranh chấp chiến tranh lạnh, quốc-cộng.

Người Việt sống ở ngoài nước đã phản ứng thế nào đối với những vấn đề chính trị ở nơi quê hương mới của họ (đối với một số người vẫn là nơi vùng đất tạm-dung), sau những thất bại chính trị trên đất nước gốc của họ (thực dân mới cũ, những ý thức hệ, những lý thuyết chính trị hoặc chính sách, chế độ theo mô hình ngoại lai,...)? Nghiên cứu nhắm tìm hiểu một cách cụ thể các cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ châu, tức ở Hoa Kỳ và Canada (và khi có thể vẫn có một số nhận định về người Việt ở khắp nơi). Mục đích chính là tìm hiểu vai trò của những vận động chính trị trong tiến trình hội nhập nơi quê hương mới. Khi tìm hiểu cộng đồng người Việt ở ngoài nước, người ta thường chỉ quan tâm đến những vấn đề xã hội, kinh tế, giáo dục,... hoặc những biến cố có tính thời sự, gây ấn tượng nhưng chỉ có giá trị ngắn hạn, như những biểu tình phản đối các nhà lãnh đạo, văn nghệ sĩ từ Việt Nam sang, vụ treo cờ và chân dung lãnh tụ trong nước, về nước giúp chuyên môn, v.v. Hoặc khi nói đến chính trị thì chỉ ngừng ở việc chống cộng mà không đi sâu để hiểu thực chất của những thái độ và hành vi chính trị. Nghiên cứu cố gắng tìm hiểu cộng đồng này về phương diện chính trị, tìm hiểu những lý do chính trị của sự hiện diện của người Việt ở ngoài nước: hậu quả của chiến tranh lạnh, ý thức hệ và tự do tôn giáo cùng nhân quyền. Trong viễn tượng đúc kết và rút kinh nghiệm cho tương lai, chúng tôi đã thử tìm hiểu và đưa ra một số nguyên do cốt cắt nghĩa những sự kiện, tình trạng cũng như chân dung của những con người và hành động chính trị. Sau đây là một số quan sát và nhận xét của cá nhân chúng tôi, một người nghiên cứu không đảng phái, và đây là bản tóm lược của một biên khảo đang chờ thuận tiện xuất bản.


1. Phân tích các vận động chính trị

Để có thể có được một chân dung chính trị của cộng đồng người Việt hải ngoại, để hiểu sự hình thành và biến thiên của ý thức chính trị người Việt hải ngoại qua các giai đoạn, phải phân tích các bước vận động này. Người Việt hải ngoại đã nghĩ gì và đã làm gì?

Nói chung, các vận động chính trị của người Việt 30 năm qua có mục đích vận động dư luận quốc tế và cộng đồng người Việt hải ngoại, đấu tranh cho nhân quyền trong nước và đòi hỏi tự do cho người trong nước. Đấu tranh nhiều mặt: chính trị, quần chúng và võ lực. Tựu trung là vận động chính trị của tập thể diaspora hải ngoại trong việc giải quyết chính trị ở trong nước, một chiến tranh bất phân lãnh thổ - ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Đức, Đông Âu,... mà lo chuyện đất nước xa xôi: một chủ nghĩa ái quốc ngàn dặm - lần này khác với ngàn dặm của phong trào Đông du và phần nào du học Pháp hồi đầu thế kỷ XX! Họ đã có vai trò gì và ảnh hưởng gì về chính trị ở Việt Nam?

30 năm lúc nào chính trị cũng quan trọng hàng đầu và bao trùm các sinh hoạt khác của cộng đồng như kinh tế, văn hóa mà ý thức chính trị cũng thể hiện qua các sinh hoạt trí thức, xã hội, thương mại, văn nghệ,... Có thể ghi nhận hai khía cạnh của các vận động chính trị của người Việt ở hải ngoại: một là tranh đấu chống chính quyền và Đảng Cộng sản ở trong nước về phương diện chính trị, hai là tranh đấu cho các nạn nhân và đất nước là những "hậu quả" của những biến cố chính trị và lịch sử đã xảy ra ngay trước đó!


1.1. Tranh đấu cho các nạn nhân và đất nước, chống chính quyền trong nước

Một cách cụ thể, người Việt hải ngoại tranh đấu cho thuyền nhân và tị nạn; tiếp theo là cho nhân công Việt Nam lao động ở Trung đông, Liên Xô, Đông Âu, Bắc Hàn, đảo Samoa,... Mục tiêu (tình cờ) thứ ba là tranh đấu cho các cựu đảng viên cộng sản tị nạn, vượt thoát, dù cường độ và động lực khác nhau, nhưng đều trở nên thành viên của cộng đồng hải ngoại về chính trị. Đối tượng tiếp theo có thể nói là liên tục từ 30 năm, đó là những tù "cải tạo" và tù lương tâm của miền Nam cũ cũng như hỗ trợ những tiếng nói, lực lượng phản kháng đòi dân chủ, tự do trong nước; đồng thời theo dõi chính-tình trong nước để phản ứng, đối phó (cắt đất, nhượng biển, xuất cảng lao động, phụ nữ, v.v.). Cuối cùng, xuất bản, công bố tại hải ngoại những phản tỉnh, phản kháng của những người cựu đảng viên hay liên hệ với Đảng và Nhà nước cộng sản hoặc thơ văn phê phán chế độ của một số nhà văn trong nước.

Diễn tiến 30 năm: Lúc đầu sau 30-4-1975, mất tổ quốc, tranh đấu chính trị chưa rõ nét, từ giữa 1976 mới tranh đấu chính trị khi từ trong nước tin tức lọt ra ngoài về bắt bớ, "học tập", đổi tiền, tôn giáo bị đàn áp,... rồi đi đến đối đầu tranh-đấu với chính quyền trong nước. Những nhóm lúc đầu thân Cộng, sau cũng lột xác, gửi Tâm thư, chống đối, ủng hộ phản tỉnh trong nước, nhập chung dòng ý thức chính trị phản kháng hải ngoại. Từ chống cộng bộc phát tự nhiên lúc đầu 1975-76 đưa đến khuynh hướng yểm trợ trong nước (1987-1991) và đến năm 2005 thì hy vọng nay ở lớp lãnh đạo trẻ thuộc thế hệ di dân thứ hai thứ ba nhận ảnh hưởng giáo dục, chính trị Âu Mỹ! Nhưng song hành với khuynh hướng, diễn biến đó, có khuynh hướng bảo thủ chống cộng trước sau như một, 1975 hoặc 2005. Và lúc đầu, người Việt không hội nhập nhưng đòi hỏi nhiều, rồi từ 1990 thì hội nhập chính trị, xã hội nhiều hơn! Lúc đầu từ ngoài, lần hồi với người trong nước, không cộng sản (Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Đình Huy, Phạm Thái,...) hoặc cựu đảng viên nay ly khai, phản tỉnh, phản kháng (Dương Thu Hương, Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Hà Sĩ Phu, v.v.). Đường hướng vận động ở những năm gần đây là những kết nối người trong và ngoài nước, mà gần nhất là thử nghiệm Hoàng Minh Chính-Nguyễn Xuân Ngãi (và những người khác) với cái gọi là Phong trào Dân chủ Việt Nam Thống nhất. Các đảng như Việt Tân và một số tổ chức chính trị khác cũng cùng trong khuynh hướng này!

Liên tục chống cộng: Khuynh hướng chống cộng này như một tiếp nối cuộc chiến tranh đã ngưng ở Việt Nam từ 30-4-1975, và phần nào cả cuộc chiến từ trước đó, từ 1945, 1954. Khuynh hướng đã có một sự liên tục, sau thế hệ tị nạn, di dân lúc đầu vừa hội nhập, thì đến thế hệ thuyền nhân rồi H.O. tiếp sức, rồi thêm thế hệ người Việt ở Nga và Đông Âu duy trì sinh khí và vũ khí nhưng đồng thời cũng đa dạng hóa việc chống cộng. Cũng từ các khối người Việt này, từ khi trong nước "đổi mới" mở cửa đối với "Việt kiều", bãi chiến chống cộng thêm biến dạng về hình thức và nhân sự.

Kháng chiến võ trang: Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch,... thuộc Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam từ Pháp về trong nước tổ chức nổi dậy trong năm 1984, với vũ khí, kế hoạch và hậu thuẫn trong nước cũng như ngoại quốc, nhưng bị ruồng bắt khoảng 11-9-1984. Trần Văn Bá và Lê Quốc Quân bị tử hình ngày 8-1-1985, Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh quốc tịch Pháp án giảm thành chung thân và được phóng thích,... Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam trong năm 1987 tổ chức võ trang, ở vùng biên giới, thủ lãnh Hoàng Cơ Minh bị tử thương, những thành viên khác ra toà và tổ chức kháng chiến tan rã nhưng 14 năm sau, Mặt trận mới nhìn nhận cái chết của lãnh tụ họ. Chí nguyện Đoàn Hải ngoại Phục quốc của Võ Đại Tôn tổ chức võ trang trong nước, không thành, lãnh tụ bị tù và được thả ngày 10-12-1992, v.v. Khuynh hướng võ trang yếu dần từ đó!

Khuynh hướng ghetto sống bên lề: Các địa phương, thành phố đông người Việt, nhu cầu sinh sống đưa đến sự có mặt của các ghetto Việt Nam. Người Việt sống bên lề xã hội bản xứ hoặc chỉ liên hệ tối thiểu, một loại ghetto khép kín, thời người Việt đến định cư nhằm lúc các luật đa văn hóa cho phép, hội nhập không cần thiết, ngay cả chỉ nói tiếng Việt cũng sống thoải mái, bình thường, có đủ bác sĩ, luật sư, buôn bán, dịch vụ,... bằng tiếng Việt, không cần nỗ lực, cố gắng theo xã hội di trú. Vận động chính trị theo kiểu ghetto, nhập cảng từ trong nước: đài TV, radio, báo chợ, truyền đơn, thư rơi, ấn phẩm rơi, biểu tình, những vụ chống cấm vận, chống phái đoàn các thủ tướng và viên chức VC, ca sĩ trong nước ra ngoài trình diễn ở các rạp hay sòng bài, v.v.

Các cựu lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà đã làm gì?

Bốn trong số những vị đã xuất hiện và lên tiếng: cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, cựu thủ tướng Nguyễn Khánh và cựu thủ tướng (14-27 tháng 4-1975) Nguyễn Bá Cẩn. Cựu tổng thống Dương Văn Minh ra ngoài nước trễ nhất (1988), lần duy nhất ông lên tiếng khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Nhân Văn của sinh viên Paris [1] . Cộng đồng hải ngoại theo dõi những hành tung và tiếp xúc của giới trí thức, chính trị gia, các cựu lãnh đạo và các nhân vật cộng đồng (public figures),…

Cao điểm của các vận động chính trị của người Việt hải ngoại là vào thời điểm 1990 cùng lúc với những biến cố chính trị Thiên An Môn và thay đổi chính quyền dân chủ ở các nước Đông Âu và Liên Xô lúc bấy giờ làm thay đổi cục diện chính trị và cả quân sự, kinh tế, v.v. toàn cầu. Trước trào lưu dân chủ hóa thế giới, sau một thời gian chờ đợi một biến cố có thể xảy ra ở trong nước đã không diễn ra, trong vòng hơn một tháng kể từ đầu tháng 2-1990, cộng đồng người Việt bỗng dấy nổi lên khởi đầu là những tuyên ngôn, tuyên cáo rồi đến sự xuất hiện của các phong trào, mặt trận, liên minh, liên đảng, hội đồng, v.v. được thành lập nhanh chóng. Nhiều cá nhân và tổ chức có mặt ở nhiều phong trào vận động ở nhiều địa phương và quốc gia khác nhau. Các khuynh hướng chính trị cũng đa dạng, từ cực hữu, "quốc gia", thành phần thứ ba, trung lập, đến thân cộng, và đệ Tứ quốc tế.

Tất cả đều là những lời kêu gọi dù tên là tuyên ngôn, chương trình, mục đích và tất cả khá tương cận nhau và một số tổ chức trùng tên nhau. Các Kêu Gọi đầu tiên xuất phát từ Pháp là nơi người Việt có liên hệ nhiều với trong nước và đã có kinh nghiệm chính trị với các phe nhóm cộng sản từ nhiều thập niên, cởi mở và mềm dẻo hơn người Việt ở Hoa Kỳ nhất là ở vùng Nam Cali được xem là Thủ đô tị nạn, ở đó chống cộng căng thẳng. Thành phần đa số là những vị từng lên tiếng hoặc tham gia các phong trào chính trị trước và sau đó, nhưng dịp này là lần đầu có sự xuất hiện công khai (trên Tuyên ngôn, Kêu Gọi) của những người thiên tả, thân Cộng đối lập với những người "quốc gia" chống cộng, cũng như một số những nhân sĩ lớn tuổi hoặc từng liên hệ với những tranh chấp chính trị, đảng phái lâu dài trước đó, như chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ Phạm Ngọc Thuần, bộ trưởng Hồ Tá Khanh, Trần Văn Đỗ, giáo sư, khoa trưởng Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Huy Bảo,... Những "lên tiếng" càng về sau đã nói đến một sự "đồng thuận" chính trị của người Việt hải ngoại đối với cộng sản Việt Nam hoặc sát cánh cùng các tổ chức khác trong cùng mục đích đó!

Tóm lại, những đòi hỏi thay đổi chính về chính trị, kinh tế và nhân quyền: bỏ Hiến pháp hoặc bỏ điều 4, đòi bỏ độc tôn lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đòi xây dựng dân chủ đa nguyên, thả tù nhân chính trị, tù lương tâm, đòi tự do tín ngưỡng, thành lập một cơ cấu chính quyền có tính đại diện, và đòi tổng tuyển cử tự do với sự quan sát của Liên Hiệp Quốc, cuối cùng nhiều kêu gọi nhắm gửi các quốc gia khác. Nói chung, thời 1990, bắt đầu có những đòi hỏi nói trên mà không hẳn phải lật đổ chính quyền Việt Nam cộng sản như trước đó với các tổ chức kháng chiến! Tất cả như một đồng thuận hải ngoại mới! Thật vậy, đây là dịp để người Việt đủ mọi thành phần và khuynh hướng chính trị đến gần nhau, đứng cạnh nhau vì mục đích chung, mở đường cho những khuynh hướng hòa hợp dân tộc và đồng thuận chính trị. Hiện tượng lên tiếng (với tuyên ngôn, tâm thư) này đặc biệt gần như cùng lúc và được tung ra như để thông báo cho mọi người biết ai còn ưu tư chuyện chính trị chung, ai sẵn sàng, ai không và như thế nào. Rồi các tổ chức sắp đặt đường lối và tập hợp lại thành đảng phái hoặc liên minh, Mặt trận mới. Một số cá nhân và tổ chức tiếp tục đi xa và có những hành động tích cực, có ý nghĩa cho việc chung. Một số tập hợp, liên minh đã được từ đó thử nghiệm, một số đã đổ vỡ, ngưng hoạt động (Mặt trận Việt Nam Tự do, Mặt ttrận Dân tộc Dân chủ Việt Nam, Tổng Liên hội người Việt Tự do Hải ngoại,...), một số khác được duy trì nhưng hình như chỉ có danh nhập hàng ngũ, trong khuôn khổ với thứ vị nào đó trong cộng đồng nhưng không có nội dung hoặc tính cách đại diện không được thật sự nhìn nhận.

Hiện tượng đầu năm 1990 đó đã một thời gây hy vọng đồng thuận mới nhưng cộng đồng hải ngoại sẽ lại rơi vào tuyệt vọng khi thực tế cho thấy sự đoàn kết đã thêm một lần bất khả thi và có khi "đoàn kết" lại càng làm đổ vở và xa nhau hơn về lập trường, đường lối, cũng như phương cách tiếp cận và giải quyết vấn đề chung. Liên minh, phong trào, mặt trận khó vì đa dạng, mỗi tổ chức đã khác nhau và rồi lúc đầu chưa thật sự mở rộng hợp tác! Và vì thế đã làm mất một cơ hội vận động chính trị tốt!


1.2. Thành lập các chính đảng, liên minh, mặt trận và phong trào

Các đảng phái, liên minh, mặt trận được thành lập, lập xong rồi ráp lập lại, để tranh đấu chính trị. Nói chung tất cả đều có những điểm trùng hợp về mục tiêu, cương lĩnh đề cao tự do, dân chủ, nhân quyền. Tổ chức với những uỷ ban, trung ương, chi nhánh, địa phương, v.v. Mỗi lần có lãnh tụ hay đảng viên vượt thoát đến vùng đất tự do, lại dấy lên hy vọng, thành lập, tái tạo,... Hình thức khác càng được sử dụng là tổ chức các cuộc hội thảo chính trị cũng như cứu giúp thuyền nhân, tị nạn ở các trại, thiên tai trong nước, v.v. Hình như ai cũng lập đảng được nếu so với trước 1975 trong nước, và vì quá nhiều khiến hữu danh vô thực nhất là không thấy hoạt động hoặc hành động sống chết cho lý tưởng đã nêu!

Nếu các tổ chức chính trị không gây tin tưởng và thành công đoàn kết, thì các tổ chức cộng đồng thành công phần nào trong cùng mục đích nhưng rồi cuối cùng cũng không đi xa hơn, vì cùng lý do thiếu đoàn kết, não trạng chia rẽ, v.v. Thất bại của những tập hợp, liên kết như Cộng đồng người Việt Hải ngoại, Liên minh người Việt Tự do Hải ngoại, Tổng Liên hội người Việt Tự do Hải ngoại, v.v… và có cơ cấu bị đào thải.

Các đảng phái cũ tiếp tục tranh đấu, hoạt động: Quốc dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân,... Chia rẽ và hoài công đoàn kết là những hiện tượng thường thấy. Sự kết hợp ở hải ngoại trở nên khó khăn vì óc lãnh tụ hoạt động riêng rẽ, bí mật, rồi lâu ngày chính từ các đảng sinh ra nhiều chi đảng, nhiều lãnh tụ quá!

Vì nhu cầu và hoàn cảnh mới nơi hải ngoại, xuất hiện các đảng phái, tổ chức chính trị, các mặt trận, liên minh, mặt trận mới với các chính đảng hoặc tổ chức khác mà có thể trong quá khứ từng chống đối nhau, cách ly nhau. Có tổ chức cùng lúc có mặt ở cả 2, 3 mặt trận, liên minh khác nhau. Thứ nữa, các đảng phái cũng như mặt trận, liên minh, chỉ tồn tại nếu có hoạt động kháng chiến, nếu không sẽ chết dù danh xưng vẫn còn với thỉnh thoảng những thông cáo, tuyên ngôn. Các phong trào nối tiếp nhau ra đời cũng như các hội đoàn liên bang, liên quốc, kết hợp với các cộng đồng ở các vùng và quốc gia khác, giữa Âu Mỹ với Đông Âu và Liên Xô. Các diễn đàn chính trị, các hội nghị người Việt và hội đoàn đa quốc. Các hội cựu quân nhân, binh chủng, các trường võ bị, trừ bị, cựu tù chính trị được thành lập và/hoặc củng cố. Vài "chính phủ lưu vong" cốt vang danh hơn thực hữu cũng đã được thành lập ở hải ngoại.


1.3. Văn hóa và vận động chính trị qua các cơ quan truyền thông

Báo chí rồi truyền thông người Việt hải ngoại đã và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc vận động chính trị; càng ngày càng phổ thông nhờ các phương tiện kỹ thuật viễn thông và Internet. Ngay sau 1975, những tờ báo đầu như Văn Nghệ Tiền Phong, Hồn Việt, Trắng Đen, ... đã chính trị, về sau lý thuyết nghị luận hơn với Quan Điểm, Việt Nam Hải ngoại, Thời Luận, Ngày Nay TX,... Báo chí trong suốt 30 năm hải ngoại đã giữ một vai trò rất quan trọng trong các vận động chính trị của người Việt. Xã hội tự do, dân chủ cho nhà báo và giới truyền thông đủ thứ quyền, thành thử có người quên bổn phận và thiên chức nghề nghiệp khiến đánh mất niềm tin nơi quần chúng. Biết sức mạnh của thông tin, báo chí trong việc vận động chính trị, vận động quần chúng, một số báo của các tổ chức chính trị, đoàn thể muốn đi xa hơn, muốn lãnh đạo dư luận, do đó từ từ nảy sinh những hiện tượng bất thường trong làng báo.

Một số nhà xuất bản và báo chí phổ biến, in lại sách bị cấm trong nước hay tác giả bị cấm, có vấn đề, bị tù, hỗ trợ những phong trào, khuynh hướng Đổi mới văn hóa. Cuối cùng, lập những chiến dịch văn hoá chính trị như "Chuyển lửa về quê hương" gửi tài liệu, sách báo chính trị chống cộng sản về trong nước, nhắm thúc đẩy đồng bào trong nước nổi dậy, khiến chính quyền Việt Nam tung lại những chiến dịch để vô hiệu hóa và để tránh những "diễn biến hoà bình" người ngoài và trong nước có thể "cấu kết" để chống hoặc lật đổ chính quyền.

Nói chung về văn hoá, những năm 1987-1990, khi trong nước dọ dẫm thay đổi thì bên ngoài có những tổ chức và cá nhân có thể sợ thay đổi tức tiếp tục sống, bèn có những thái độ rất ghetto nghĩa là khó hiểu khi xảy ra trên đất tự do dân chủ tức ở hải ngoại: chống văn hóa phẩm, chống phổ biến, ấn hành sách báo từ trong nước (ngay cả gần đây, 2005, ở Úc).

Vấn đề tự do ngôn luận, tư tưởng và báo chí ở trong cũng như ngoài nước ở đâu có độc tài ở đó có đe dọa, ở đó chưa hẳn là lý tưởng. Báo chí Việt Nam hải ngoại tự do quá đà khi không tôn trọng tự do người khác làm công việc truyền thông. Những vụ khủng bố tự do tư tưởng ngay tại hải ngoại: vụ "động đất văn nghệ" đánh dấu 35 năm sinh hoạt hội hoạ và viết văn của Võ Đình, ở Montréal (Canada) ngày 27-6-1992; nhà văn Thế Uyên, Nhật Tiến, Nguyễn Gia Kiểng đi trước nhiều người do đó đã bị báo chí hải ngoại chống đối, phản đối - nay thì quan điểm của ba ông hết còn mới và... nóng như thời 1989! Vụ cuốn băng video Paris By Night 40 cũng đáng ghi nhận vì lằn ranh Quốc-Cộng tự phân thân thêm những lằn ranh nhỏ hơn bên trong cùng lằn ranh lớn.

Ngoài ra cũng cần ghi nhận khuynh hướng nghiên cứu và xét lại lịch sử, như là một phương tiện chống cộng, làm chính trị, trong môi trường dân chủ, tự do, khai phóng của xã hội mới, và nhờ tiếp xúc được thông tin và tài liệu giải mật. Nhiều tác giả nhìn lại chiến tranh Việt Nam, thực trạng cuộc chiến quốc gia-cộng sản, vai trò người Mỹ, cũng như lịch sử chính trị của Việt Nam Cộng Hoà và chế độ Cộng sản. Ở đây là nhìn lại cái cũ để hiểu hiện tại và định hình cho tương lai. Xét lại về Việt Nam, về kinh nghiệm chiến tranh và hoà bình, về chủ nghĩa cộng sản và một số biến cố, nhân vật. Ngoài ra, có khuynh hướng xét lại chính mình, bản thân cũng như tập thể, nhất là vào cuối giai đoạn, từ những năm 2000, những xét lại sâu sắc hơn là những nhận tội chung chung ở giai đoạn đầu!


2. Tổng quan về các vận động chính trị

2.1. Vài nhận xét về các vận động chính trị

Trước hết, vận động chính trị đã thay đổi theo thời gian: thời đầu 1975-1990 là thời chống cộng tối đa không nhân nhượng. Ngay ý niệm "đa nguyên chính trị" thời 1990-91 lúc đầu cũng đã gặp khó khăn. Ngày 4-5-1991, Cộng đồng ngưới Việt vùng Montréal tổ chức một Hội luận Dân chủ cho Việt Nam đã bị những nhóm cực hữu và cực đoan chống đối, dù đã rào đón trong chương trình và giấy mời rằng "dân chủ đa nguyên chỉ sự khác biệt với dân chủ tập trung mà Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố đang áp dụng tại Việt Nam"!

Giai đoạn 1990 từ những biến động chính trị Đông Âu, tập thể người Việt vận động, lên tiếng đòi tự do, dân chủ, lập nhóm, lập hội, Mặt trận, liên minh, rồi hội luận, hội thảo, ra báo. Cũng là thời một số báo chí chủ trương đa nguyên và hòa hợp hòa giải, ra mắt. Người quốc gia cực hữu tiến ra đa nguyên, người thiên tả và cộng sản cũng tiến đến điểm chung đa nguyên, hòa giải!

Từ triệt để đến ôn hòa là trường hợp của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Tôn Thất Thiện; cả Quốc Dân Đảng Hải ngoại cũng ôn hòa hơn [2] . Chính trị con người thay đổi theo thời thế và khung cảnh, từ cấm cửa tuyệt đối lúc đầu đưa đến những chương trình trợ giúp xã hội, v.v. Nhưng cũng có sự đứt đoạn, một số người hăng chống cộng cực đoan lúc đầu, lập nhóm, lập hội, có mặt ở mọi Mặt trận, liên minh, sau trở cờ, buôn bán với Hà Nội, …khiến nhiều "chiến hữu" bị chưng hửng và cả "cháy" luôn về chính trị! Nói trở cờ, phản bội vì chính họ trước đó đã là những phần tử quá khích chuyên tố cáo chụp mũ người khác! Đứt đoạn, thay đổi cũng đến thôi, nhưng mọi thay đổi cũng phải qua "sàng lọc". Tuy vậy, các vụ chống đối, biểu tình nay vẫn còn tiếp diễn, nhất là ở Hoa Kỳ.

Thật nhiều Đảng chính trị, Mặt trận, liên minh, tổ chức cộng đồng và chính trị! Nhưng sau hơn 30 năm không hình thành được một tổ chức chính trị có thực lực với một cơ cấu khoa học, dân chủ, đại diện được cộng đồng, tập thể. Các cá nhân, chính trị gia riêng rẻ thay vì tập trung đoàn kết để chống kẻ thù chung, thì quay lại chống đối nhau vì không hợp nhau, vì truyền thống chia rẽ, nghi ngờ hoặc vì muốn làm lãnh tụ! Có thể vì dị ứng thống nhất tổ chức, thiếu cơ bản, cơ cấu kỹ luật chung, thiếu sự tin tưởng nhau,... Có thể theo thời sự nhưng không cập nhật về tổ chức, phương thức sáng tạo, không hội nhập phương pháp, chiến lược. Ai cũng khoe nắm "chính nghĩa", có chính danh, nhưng không đủ điều kiện để kết hợp (ý chí, đường lối cụ thể. Nhất là đa số theo thời gian càng mang nặng hội chứng "chờ đợi / wait and see". Rồi hay dùng hư làm thực, sống bằng huyền thoại (vụ giấu diếm cái chết Hoàng Cơ Minh), thêu dệt quá khứ cách-mạng và sự nghiệp chính trị (Bùi Diễm, Phạm Văn Liễu, Đặng Văn Nhâm, nhiều cây viết trên Internet, báo chợ, cả báo Văn Nghệ Tiền Phong, v.v.). Tranh đấu, kiến nghị, kháng thư gửi LHQ và chính phủ các nước nhưng cũng có những vụ lẩn quẩn trong cộng đồng người Việt.


2.2. Các điểm đáng ghi nhận

Thứ nhất, các tổ chức cộng đồng và chính trị thường trùng hợp, giành giựt, dẫm chân vì tụ họp chừng ấy tổ chức, lập đi làm lại. Chừng ấy tổ chức, thì cũng chừng ấy nhân sự! Hội đồng Liên hiệp Quốc dân Việt Nam tập hợp 13 tổ chức và chính đảng nhưng hơn nửa trùng với các tổ chức liên minh cùng thời như Hội đồng Việt Nam Tự do (lúc đầu cũng 13), Mặt trận Dân tộc Dân chủ Việt Nam (2 đảng, 2 Liên minh, 2 tổ chức như Phục hưng và Mặt trận như Mặt trận Việt Nam tự do), v.v.

Thứ hai, có khuynh-hướng đòi bao trùm, tổng hợp: như Phong trào tranh đấu giành tự do dân chủ cho Việt Nam và Liên minh các phong trào tranh đấu giành tự do dân chủ cho Việt Nam (1990) ra tuyên cáo 20-5-90 ở Canada.

Thứ ba, phá phách, chống đối nhau để giành ưu thế "nói chuyện" với kẻ thù: Bùi Tín khi mới đến Hoa Kỳ lần đầu, Vũ Thư Hiên (và Trần Độ, Nguyễn Hộ, Hà Sĩ Phu trong nước) bị một số người Việt hải ngoại nghi ngờ.

Về ngôn ngữ chính trị sử dụng thường là dao to búa lớn: Việt cộng không thể thoát "mẻ lưới dân chủ", cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ, phải sụp đổ, CSVN hội đủ điều kiện để sụp đổ,... Một số tuyên bố, phỏng đoán khiến mất giá trị, tin tưởng: đầu năm 1991, Nguyễn Văn Canh từng tiên đoán cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ cuối năm 1991 đầu 1992 (!).

Khẩu hiệu, chiêu bài, tuyên truyền phong phú quá khiến giả chân khó phân biệt đối với người dân thường. Lãnh tụ Hà Nội nói dân chủ và nhân quyền, các tổ chức và nhân vật ở hải ngoại cũng nói dân chủ và nhân quyền, mỗi bên hiểu và biện minh cho định nghĩa của mình nhưng trong thực tế cả hai đều thường chà đạp những ý niệm đó! Các tổ chức tranh đấu cũng đề cao những khẩu hiệu đó nhưng lại chống phá nhau có khi lấy lý do không dân chủ và tự do!


2.3. Vấn đề hội nhập chính trị ở quê hương mới, tham gia các đảng phái chính trị, những lobbying với chính quyền, quốc hội, v.v. Lúc đầu, trong tình cảnh sống còn và làm lại cuộc đời nơi phần đất mới, người Việt phần lớn hoặc lo học sinh ngữ hoặc kiếm việc làm, thành thử hội nhập xã hội và nghề nghiệp trở nên mối ưu tư hàng đầu. Khi đã an sinh phần nào và đời sống tụ tập ở một số thành phố đưa đến vấn đề hội nhập văn hóa và sau cùng mới nghĩ đến hội nhập chính trị. Từ đó bắt đầu có những nghị viên thành phố và dân biểu người gốc Việt ở Bắc Mỹ, Úc và Âu châu. Hai thập niên đầu, hội nhập chính trị không cân bằng, không tham gia trực tiếp mà lại đòi hỏi nhiều. Sau người Việt mới hiểu đời sống hội nhập chính trị chỉ có mỗi con đường là tham gia, người vắng mặt bao giờ cũng bị thiệt thòi! Nói chung, trong phần lớn 30 năm qua, người Việt một phần chưa hội nhập đủ, một phần chấp nhận thực tại, số mệnh, do đó hay có tâm lý hay trông mong chờ đợi tập thể, ngay cả đối với quyền lợi của chính bản thân.


2.4. Một số nguyên do, cắt nghĩa những sự kiện, tình trạng cũng như chân dung của những con người và hành động chính trị. Người Việt với tự hào là một dân tộc văn hiến, sau những thất bại chính trị trên đất nước (thực dân mới cũ, những ý thức hệ, những lý thuyết chính trị hoặc chính sách, chế độ theo mô hình ngoại lai,...), nay nơi quê hương mới, họ phản ứng thế nào đối với những vấn đề chính trị trên miền đất mới này? Những nghiên cứu và phân tích đưa đến các nhận xét sau đây:

Liên hệ đảng phái và quyền hành: Đảng Đại Việt ở miền Nam tỏ rõ là Đại Việt Quan Lại như giới chính trị tự nhận (Phan Huy Quát, Nguyễn Tôn Hoàn, Bùi Diễm, v.v.), cũng như VN Quốc Dân Đảng và một số chính đảng khác, phần lớn nhắm quyền lực, ghế bộ trưởng hơn là làm cách mạng khó khăn. Ra hải ngoại dù ít có dịp can thiệp hơn, một số chính khách này vẫn chi phối hoặc can thiệp "chính trường", mặt trận, liên minh và dĩ nhiên đã khiến một số tổ chức phải chịu thất bại.

Liên hệ với lãnh tụ cũ: một nhóm thân cận cựu tổng thống đệ nhị Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, tổ chức cho ông thử ra mặt lần đầu khoảng tháng 1-1986 ở Houston TX, rồi vào thời 1990 đã lập Tổ chức Yểm trợ Dân chủ và Tái thiết Việt Nam cho ông chính thức vận động chính trị, tổ chức nay mới ra mắt nhưng cho biết từng hoạt động trước đó, từ 1983. Đến 30-4-1995, một lần nữa ông lại lên tiếng, đưa ra lập trường 5 điểm để giải quyết vấn đề Việt Nam, nhưng lần này chỉ gửi văn thư, "do văn phòng cựu tổng thống VNCH gửi". Và ông Thiệu mất tại Boston ngày 29-9-2001, hơn 2 tháng sau ông Dương Văn Minh. Cùng liên hệ, Ủy ban Luật gia Việt Nam tại Paris (nhóm Vũ Quốc Thúc) vận động áp dụng trở lại Hiệp định Paris và ông Thiệu là lãnh đạo hợp pháp duy nhất! Cựu thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn ngày 20-7-2003 phát động chiến dịch của tổ chức VNCH-Foundation tại Nam Cali vận động yêu cầu Liên Hiệp Quốc buộc Hà Nội thi hành Hiệp định Hòa bình Paris 1973. Rồi từ một Đại hội Toàn quân thành lập Ủy ban Đại diện Việt Nam Cộng hòa.

Liên hệ gia đình, dòng dõi, giai cấp, quyền hành tưởng tượng và thực chất: những trường hợp Bùi Diễm, hay liên hệ bên phối ngẫu người Mỹ (Stephen Young), hay trường hợp Bùi Tín. Cao Trào Nhân bản của bác sĩ Nguyễn Đan Quế có giây rễ với những Ủy ban Yểm trợ Cao trào Nhân bản, Ủy ban Tranh đấu đòi trả Tự do cho Tù nhân Chính trị tại Việt Nam và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ở Montréal, 1992 - nhóm thu hẹp! Trong chính trị, "con ông cháu cha" bất xứng, gian xảo thường là nối dài miếu đường, nghĩa trang!

Liên hệ tình báo, thế lực ngầm, mạng nhện giả chân (nhóm Văn Nghệ Tiền Phong, nhóm Phụ Nữ Diễn Đàn thời Chử Bá Anh, nhóm Vạn Thắng và Mặt trận Cách-Mạng Hưng Phục Việt (Lê Tư Vinh), nhóm Phật giáo Thích Nhất Hạnh, Đỗ Mậu, Giao Điểm, Chuyển Luân, v.v. khiến người dân thường bị rối mù không biết đâu là chân đâu là giả! Vấn đề tài chánh và kinh tài đảng phái chi phối các vận động chính trị khiến đưa đến nhiều thành công quảng cáo nhưng thất bại: ai có tiền làm chủ, áp đảo tổ chức (Mặt trận Hoàng Cơ Minh, các Mặt trận, Liên minh của Nguyễn Văn Kim, v.v.). Từ sau Nghị quyết 36 của đảng cầm quyền trong nước, lại thêm những hiện tượng Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Nhất Hạnh, v.v. và hiện tượng sách vở người Việt hải ngoại công khai xuất bản trong nước (Yên Tử cư sĩ, Mai Ninh, Lê Minh Hà, v.v.). Cuối cùng cũng nên ghi nhận mối liên hệ giữa và với một số thế lực như Hội Y sĩ Tự do, Mặt trận Hoàng Cơ Minh,...: nhiều lãnh tụ cộng đồng và chính trị được các thế lực này ủng hộ, bao che, đứng sau, bảo trợ, giải thưởng và những "nhân vật ra mặt" phục vụ cho các thế lực đó!


2.5. Vài nguyên do lịch sử của hành-động chính trị

Người Việt hải ngoại có sức mạnh, hiểu giá trị của sức mạnh, nhưng tiếc là suốt 30 năm và sau đó, chưa có thực lực, sức mạnh không đủ vì hình như còn thiếu tinh thần, chí hướng và mục đích. Những loại tư tưởng như "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo" tựu trung là một loại tâm lý chiến thắng... tinh thần! Trong khi đó, chính quyền trong nước biết sự quan trọng và tiềm năng của người Việt hải ngoại, sau một thời gian kết án "Việt gian, ngụy" theo chân đế quốc và tư bản hay này nọ, vả lại họ biết thêm áp lực cộng đồng trên dư luận thế giới và chính quyền bản xứ có thể ảnh hưởng đến thương mại cũng như chính trị (âm mưu diễn biến hoà bình).

Nhiều người trong giới hoạt động chính trị sống theo tinh thần nhà Nho, kẽ sĩ, trọng sĩ (nhất sĩ nhì nông...). Có người theo tinh thần Nho thật, nhưng phần lớn lấy đó làm bình phong hoặc đi cưỡng bức tinh thần kẻ khác! Với nếp suy nghĩ Á đông tiêu cực, không (hoặc khó) chấp nhận dân chủ theo nghĩa Tây phương, mà theo "lẽ phải" tự định nghĩa, tự cho sứ mạng trí thức và chính trị nào đó. Đưa đến tư cách đại diện tự phong và hiện tượng những hiệu triệu, thư gửi đồng bào trong nước cũng như cho đồng bào hải ngoại. Đây là một phần của vấn đề nhân danh và "bị đại diện" bởi các tổ chức, ủy ban, liên minh, Mặt trận mà cộng đồng người Việt hải ngoại hơn 30 năm qua cứ xảy ra, không lối thoát!

Đặc tính đầu dễ nhận ra là tính cực đoan: chống Cộng, nên hễ nghi ngờ chao đảo là chống, chụp mũ, cả không gửi tiền về giúp người thân, không giúp việc xã hội, từ thiện, tẩy chay không mua hàng nhập cảng từ Việt Nam (dù mua hàng đóng hộp vô bao ở các nước có người Hoa), v.v. Tình cảm, nông nổi khiến hiệu quả hạn chế!

Sống trong tình trạng tâm lý thua thiệt, bám quá khứ, nội tâm bất an thành dễ bất thường, sinh mặc cảm. Lúc đầu nối dài quyền lực nên những cựu bộ trưởng, tướng tá, nhân viên ngoại giao đoàn, khoa trưởng và giáo sư đại học, v.v. khi có dịp vẫn nhắc nhở những chức tước, hào quang cũ, nhưng rồi thế hệ trẻ lên thay thế ở các tổ chức, cộng đồng, thành hụt hẫng trong não trạng văn hoá sĩ khí, sĩ diện! Cố Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận từng có cái nhìn phê phán cộng đồng người Việt hải ngoại khi đến San Diego CA ngày 10-10-1993, trong một thuyết giảng, ông đã đề cao người Việt "Thập đại thành công" về học vấn, gia đình, kinh tế,... nhưng cũng đã có 10 căn bệnh trầm kha ông gọi là "Thập đại thất bại" như bệnh quá khứ cực độ, bi quan tiêu cực, vô trách nhiệm, ỷ lại, cá nhân chủ nghĩa, khôn vặt, riêng bè phái chia rẽ là căn bệnh trầm kha nhất của người Việt hải ngoại. Theo ông, đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thất bại trong việc xây dựng cộng đồng và xây dựng niềm tin [3] . Thất bại vì chỉ là chính trị thủ đoạn, mánh khoé, chính trị theo tà đạo!

Có một tâm lý không thật lòng tin tưởng nơi lớp trẻ, dùng phương pháp hay sở học mới để nhìn lịch sử: thí dụ Nhị Lang tự tin ở dữ kiện thủ đắc nên đã phê phán Nguyễn Kỳ Phong tác giả bộ Người Mỹ Và Chiến-Tranh Việt Nam [4] : "sử gia hải ngoại viết hay cóp sử của ngoại nhân" [5] . Trước đó, Phạm Kim Vinh đã hoảng hốt khi có lớp trẻ tuổi hơn sử dụng phương pháp hoạt động của hội nhập để vận động chính trị, bèn chụp mũ họ là "người Mỹ gốc Việt" làm tay sai. Trong cuốn Chính nghĩa lưu vong còn một chút này [6] , ông phê phán nặng nề những người trẻ hơn dùng ngôn ngữ hay phương cách làm việc của hội nhập Âu-Mỹ.

Họ hô hào dân chủ tự do nhưng hiếm khi chấp nhận hành cử dân chủ và quan điển tự do của người khác. Trong cùng tổ chức nếu bị thua bầu cử họ sẽ không chấp nhận "bản án" đầu phiếu, họ sẽ bỏ và phá tổ chức hoặc lập ra một tổ chức trùng tên, trùng tôn chỉ, để họ có thể làm chủ tịch và hội viên có hay không không quan trọng. Hoặc thư rơi, chụp mũ! Hoặc trở thành hội viên của tổ chức ở một địa phương khác!

Rồi nạn phân chia giai cấp, người đến trước đến sau, nhưng cũng vài năm hay thập niên sau, thứ tự "quí phái, sang giàu" đã đảo ngược - "lao động" không được tôn trọng trong nước, thì ở xứ người có giá, làm ra tiền (nail, thợ chuyên môn, v.v.)! Cũng vì não trạng phân hóa mà người sau phá người đi trước hay lập lại lỗi lầm người trước, như một số các H.O. Biết bao diễn văn đã được lập đi lập lại. Và cái "tệ" nhất là thói hay nhân danh, mà toàn nhân danh chuyện quá... lớn như chính nghĩa và dân tộc - bài bản y như kẻ thù của họ! Những kẻ này, có khi cả gia đình, xưa chuyên chụp mũ và đe dọa người khác mà họ nghĩ lung lay lập trường, một ngày kia sẽ tự đội nón cối chạy theo đô la và xin thù cũ làm bạn mới! Ở xã hội có đầy đủ tự do dân chủ lại đi cấm cản người khác đọc sách báo của trong nước in từ trong nước hoặc ở hải ngoại in lại như từng xảy ra ở hải ngoại, bằng chứng là Tuyên cáo Toronto 15-7-1990 đứng đầu với Văn bút Việt Nam Hải ngoại thời Nguyễn Ngọc Ngạn.

Sống với biểu tượng (quốc kỳ, quốc ca), họ bám chặt lá cờ biểu tượng. Nhưng lá cờ cũng từng là cái cớ để chụp mũ nhau, để chia rẽ và chống đối. Một chiến dịch Cờ Vàng được phát động từ tháng 3-2004 và lan mạnh nhất là ở Hoa Kỳ. Đến nay, vấn đề lá cờ vẫn là trở ngại cho sự đến gần người tị nạn từ miền Bắc và người hiện nay trong nước cũng như đối với quốc tế. Nói đến quốc ca, quốc kỳ, là đụng chạm đến quá khứ và lịch sử !


2.6. Ý niệm "Chính nghĩa" (chính nghĩa quốc gia) suốt hơn 30 năm hải ngoại chứng tỏ có một vấn đề lớn mà dùng lý luận, khoa học để phân tích không dễ, vì phần lớn những nhân vật cộng đồng hay chính trị đều có một cái nhìn hạn hẹp, bảo thủ mà khi hỏi cho ra lẽ thì không có được bao nhiêu yếu tố thuyết phục được nhất là đối với giới trẻ. Phạm Kim Vinh là một trong số những người này như đã trình bày phần trước đây. "Chính nghĩa" được dùng, giành chính danh, vẫn được sử dụng cho các sinh hoạt và tổ chức (Chính phủ cách mạng Việt Nam Tự do 1995, Đại hội Chính nghĩa CA 1997!, Đại hội Chính nghĩa của Mặt trận HCM, v.v. Tờ Chính Nghĩa (Atlanta) của Kim Âu Hà Văn Sơn, một H.O. cựu tù cải tạo tự xưng "đi guốc trong bụng cộng sản", ra tập Một vấn đề của dã tâm [7] , biện hộ cho Bùi Đình Thi bị Nguyễn Đình Thắng chủ tịch Boat People SOS kiện INS để đuổi ra khỏi Hoa-Kỳ và nhân tiện nói nặng LM Nguyễn Hữu Lễ là nạn nhân và là nhân chứng về những hành động của ông Thi trong các trại "cải tạo". Họ lập những Ủy ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Của Người Việt Quốc-gia để chống CD và ca sĩ từ trong nước, ca sĩ chao đảo, ... lột cái gọi là "mặt nạ" những kẻ được gọi là "công an, nằm vùng": vụ H.O. Võ Văn Sáu, Lưu Thừa Chí, v.v. Nghi ngờ những phản tỉnh như đối với Bùi Tín vì ông này đòi bỏ cấm vận cũng như cách xưng hô tán tụng những lãnh tụ cộng sản hàng ngũ ông nói là từ bỏ. Cũng vì chính nghĩa (theo như họ nghĩ), họ không chấp nhận những phản tỉnh trong nước như đối với Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, ... Chống một chế độ gọi là toàn trị trong nước, có những tập đoàn và nhóm ở hải ngoại hành cử cùng bài bản và phương pháp (vụ Nguyễn Hữu Luyện kiện một đại học Hoa Kỳ chẳng hạn).

Họ tự nghĩ đại diện chính thức cho Việt Nam Cộng hòa, cho miền Nam, và cho cộng đồng hải ngoại! Đưa đến thái độ độc quyền chính trị: xem những ai không chống cộng là phản bội, xem những văn nghệ sĩ phi chính trị là bị cộng sản mua chuộc, văn hoá vận! Đưa đến ảo tưởng, cứ nghĩ có chính nghĩa (chính danh là việc của sử gia hoặc một tập thể), nhân đạo, đạo đức,... là chìa khoá của thành công đại sự; đưa đến ảo tưởng cộng sản sắp bị lật đổ, năm 1989 với bầu cử tự do ở Cam Bốt, năm 1990 cộng sản Đông Âu bị phá đổ, hoặc mỗi lần trong nước có đại hội Đảng, cách chức, thay đổi bí thư, thủ tướng, v.v.


2.7. Sự hình thành, biến dạng và tan rã của các tổ chức chính trị, cộng đồng

Các tổ chức vận động chính trị của người Việt hải ngoại được hình thành, củng cố nếu đã có trước, nhưng đã thay đổi cơ cấu cũng như chiều hướng vận động theo diễn tiến lịch sử và diễn tiến của tình hình thế giới, theo kiến thức, tin tức cập nhật về chuyện cũ, về tương lai. Lúc đầu 1975, trong cộng đồng người Việt có những nhóm người đối nghịch nhau: nhóm tị nạn cộng sản bỏ nước mà đi và nhóm thân cộng, thân chính quyền Hà Nội. Nhưng nhóm người sau bị một số biến cố chính trị thế giới cũng như trong nước làm biến dạng, thay đổi bản chất và vị trí chính trị!

Các vận động chính trị của người Việt nhạy bén theo thời sự, biến chuyển thế giới mà lập đảng, liên minh hoặc gây phong trào, nhưng cũng vì quá cập nhật ở mặt ngoài mà không có thực chất, nội dung, mà các tổ chức được lập ra sớm nở tối tàn! Nếu viết lịch sử về các vận động của người Việt hải ngoại là như làm danh sách liệt kê dài nhưng khi đi vào phân tích nội dung thì lúng túng tìm cho ra đặc điểm và thành quả! Chừng ấy tổ chức và nhân sự và thay đổi danh xưng khiến người dân thường tưởng là sinh động, thiết yếu.

Cộng đồng người Việt có nhiều giai đoạn và được nối tiếp thêm nhân lực, thêm tinh thần chính trị mà cũng thêm những lôi kéo về một phía. Khi tinh thần, sinh hoạt chính trị giảm bớt thì cộng đồng lại được tiếp sức chính trị thêm nhân lực mới, các cựu tù cải tạo H.O., nhiều tướng lãnh, đảng viên, tai mắt, thêm tiếng nói, thêm khuôn mặt. Nhưng người sau làm lại cái người trước đã làm, nói lại diễn văn người trước, lại chịu cùng thất bại hoặc kết quả hoặc các tổ chức hội đoàn vẫn thế, cộng đồng vẫn phân tán, chuyện dài vẫn chưa tới đoạn kết.

Hết các tổ chức thành lập Cộng đồng người Việt Hải ngoại đến chuyện Văn bút Việt Nam Hải ngoại là một bằng chứng hùng hồn cho cái não trạng phân ly, lãnh tụ đã phân tích ở trên. Cơ nguy nhiều hơn là cơ may cho tập thể! Một khuynh hướng khác ngày càng phổ biến là những cuộc hội thảo chuyên ngành thường thì đa ngôn mà không chương trình cụ thể hành động, lập lại chừng ấy chủ đề, có khi chỉ để chứng tỏ hãy còn đây. Bên cạnh đó đã có những người trẻ âm thầm bắt tay làm những việc thấy đúng hoặc để đóng góp một cách phi chính trị! Tóm, ba thế hệ di dân, tị nạn, ngày càng đa dạng, phức tạp; có người khi đã ổn định thì làm ngơ chuyện chung, và chỉ đến với các cơ cấu cộng đồng khi cần mà thôi, có người vẫn sống tâm trạng và ý chí như vừa ra khỏi nước tháng 4-1975, có người thì đã quên tất cả, có người không biết đến chiến tranh, không biết ngày 30-4-1975, có người thì chuẩn bị âm thầm cho tương lai!



[1]Thủ tướng 2 ngày Vũ Văn Mẫu không lên tiếng nhưng để lại tập ký Sáu tháng pháp nạn 1963 (1984).
[2]Cương lĩnh chính trị giải phóng dân tộc xây dựng tổ quốc, 1990 (VN Quốc dân Đảng HảI ngoại. Cục Tuyên huấn TU, Orlando FL, 28 tr.). Trang VI, 4.
[3]Theo Nhuệ Hồng. "Cộng đồng hải ngoại tự phán: thập đại thất bại". Thế Kỷ 21, 116, 12-1998, tr. 33-34.
[4]Nguyễn Kỳ Phong. Người Mỹ và chiến tranh Việt Nam: liên hệ quân sự chính trị 1945-1975. Tập 1 (Centrevill, VA : Vietnam Bibliography, 2001. 339 tr.).
[5]"Trở lại vụ án 47 năm trước: Ai giết tướng Trình Minh Thế?". Văn Nghệ Tiền Phong, 636, 16-7-2002, tr. 24+.
[6]Phạm Kim Vinh, Chính nghĩa lưu vong còn một chút này. CA: Tủ sách PKV, 1991. Tr. 140-166.
[7]Một vấn đề của dã tâm (Atlanta GA. 84 tr.), ký BN 587.

Nguồn: Báo Định Hướng số mùa Đông 2006

A letter to Lavie ( On religious beliefs ) ,

Sai Gon , Oct 6 ,2003

Dear Lavie ,

How have you been ?

I 've just received your letter on Oct 04 . This letter was sent by your grand Dad to us on Sep 26.03 . It was dispatched fast in a so short time so far ( nearly 01 week) . It took normally nearly one month to “travel ½ round the world before arriving here ! “ ) .

Co Nam and I and all members of our family feel happy to know that you are safe & sound and in good spirit . Your new poem ( title “Son Thach” ) is very interesting ! Write more ! We are waiting for your new poems !.

By reading your letter , I know that you re now paying much attention to playing & composing music . It’s great ! really ! It’d be wonderful that you have made big improvement only after a short period of time in learning music in order to compose new songs . Converting American songs into Vietnamese songs is a hard work . It needs time and patience . It needs the mastery of both culture(s) ,too.
But It’s a wonderful work . I believe that you ‘ll be succesful in achieving this task as you have known well both Vietnamese and American culture .

Besides this prerequisite condition , emotion is the utmost importance for the success as it plays an important role in composing music. I think that you have inherited this talent from our family ( from your Grand Dad & your Dad ) to convert your emotion into music . Do try much more ! May success come to you soon as the result/award of your hard work ! Let your emotion go ! now , you have time to “focus” on what you really loved in the past .

How about your reading nowadys? do you still like reading as before ? For me, music and books are among best friends of us at any time and at any place . They enrich our mind and our heart . they can also console us when we “feel blue “ !
We are here all fine and always think of you with tender love and deep understanding . Be free to write us whenever you like !

Now, returning back to the “ unsettled “ discussion we had nearly a year ago, I feel much pleased to exchange ideas with you on religion / belief topic .
I feel happy to know that you have read much since that time as you have remembered/quoted several valuable sentences from New Testament . They’re rightly quoted with your full understanding . You are right when saying that there are so many similarities between Buddha teachings and preachings of God (Jesus Christ ). I like all of God’s Teachings which you did quoted so precisely ! It’s really a surprise for me . You also have exact remarks about some differences when comparing God’s words VS Buddha’s .
For example , you quoted from Mathew (6:14) : “For if ye (you) forgive men their tresspasss, your Heavenly Father will also forgive you .
But if if you donot forgive men their their tresspasses , neither will your Father forgive your trespasses (15)
… Verily I say unto you ,They have received their reward (16) .
This is the most different point which makes the differences ( in viewpoint) between Christianity and Buddhism . I’ll analyze this matter to you later on .
I think that there’s no “tradiction “ between them . But there’s distinction and/or difference(s) among the preaching of those Masters .
There are very interesting sentences you have quoted from Holy Bible such as :
“For we brought nothing into this world, and it is certain we can carry nothing out “
( I Timothy 6:7) .
“ For the love of money is a root of all kinds of evil ,for which some have strayed from the faith in their greediness, and pierced themselves through with many sorrows
( I Timothy 6:10 ) .
Philosophically , these preachings are absolutely right regardless of time, place , age
or which civilization we owned . That’s the Truth .
Whether you a a Christian , a Buddhist , a Confucian or a believer of any other religion(s) . These are a part or a symbol of the Truth .

Furthermore , I’d like to quote some sentences from Bible ( New Testatment ) for your reference /making comparision vs teaching of Buddha .
“ But I say to you ,love your enemies, bless those who curse you , do good to those who hate you , and pray for those who spitefully use you and persecute you “ (Mathew 5:44)

The whole Chapter 5 of Mathew tell us clearly about PROMISES /ADVICES of God to His followers ( C. 5 , 2-48) . Here are some :
“Blessed are the poor in spirit ,for theirs is the kingdom of heaven ( Mathew 5 : 3)
Blessed are those who mourn ,for they shall be comforted (4)
Blessed are the meek , for they shall inherit the earth (5)
Blessed are those who hunger and thirst for righteousness , for they shall be filled (6)
Blessed are the merciful , for they shall obtain mercy (7)
Blessed are the pure in heart , for they shall see God (8)
Blessed are the peacemakers, for they shall be called sons of God. (9)
Blessed are those who are persecuted for righteousness’ sake, for theirs is the kingdom of heaven (10) ....

MIRACLE ( Mathew 15 : 22-28 ) : the daughter of a woman of Canaan was healed .
(Mathew 15 : 30-38 ) other miracles to the multitude .

PUNISHMENT:
You may find the warning of God to non- believers IN THE DAY OF JUDGEMENT
( Mark 6 : 11 ) :”and whoever will not receive you nor hear you ,when you depart from there ,shake off the dust under your feet as atestimony against them .Assuredly ,I say to you ,it will be more tolerable for Sodom and Gomorrah in the day of judgement “

You will see through the teachings of God :
- There’s only God you must workship . That is the Almighty God ( in trinity : Father, Son and Holy Spirit ) .
- This Life is temporarily . There will be an Eternal Life after your death ( and you may be PUNISHED or AWARDED subsequently ! ) .
The above are the basic differences between Chritianity and Buddhism .
Regarding to Forgiveness , Charity , Love are essential virtues required by almost any religions/doctrines and they are much more similar when you make comparision .

To sum up , If we be lieve in God , we need to follow His teachings in Holy Bible , and you may be awarded because of your Faith and your Belief after this “ temporary World “
On the contrary , Buddhism don’t accept any God . each individual have to face the Truth that you will reap what you sow ! and there’s no one can SAVE you BUT yourself.
Furthermore , You may consider Buddhism a religion , but you can also consider it merely a Philosophy . And even you are a Christian ( or a follower of any different religions ). you may learn and inherit something from Buddha’s teachings .

Dear Lavie ,
I don’t intend to persuade you to follow Buddhism or any other religion(s) . But I’d like to discuss openly/frankly with you about this topic so that you may have a clear picture about the difference ( not confliction ! ) between Christianity and Buddhism . You may choose which you think that will be the best for your belief. That’s all I want to say to you !
In order to avoid a misunderstanding ( if any) on Buddhism , I send enclosed a simple but clear explanation from a Buddhist Master for your reference/study.
Among the explanation , I like the utmost the words of a famous scientist ,Albert Einstein . He said.
"The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both natural and spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things, natural and spiritual and a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism."

EXCERPTS ( Compiled by THD ) :
What is Buddhism?
The name Buddhism comes from the word 'budhi' which means 'to wake up' and thus Buddhism is the philosophy of awakening. This philosophy has its origins in the experience of the man Siddhartha Gotama, known as the Buddha, who was himself awakened at the age of 35. Buddhism is now 2,500 years old and has about 300 million followers worldwide. Until a hundred years ago Buddhism was mainly an Asian philosophy but increasingly it is gaining adherents in Europe, Australia and America.
So Buddhism is just a philosophy?
The word philosophy comes from two words 'philo' which means 'love' and 'sophia' which means 'wisdom'. So philosophy is the love of wisdom or love and wisdom, both meanings describe Buddhism perfectly. Buddhism teaches that we should try to develop our intellectual capacity to the fullest so that we can understand clearly. It also teaches us to develop love and kindness so that we can be like a true friend to all beings. So Buddhism is a philosophy but not just a philosophy. It is the supreme philosophy.
Who was the Buddha?
In the year 624 B.C. a baby was born into a royal family in northern India. He grew up in wealth and luxury but eventually found that worldly comforts and security do not guarantee happiness. He was deeply moved by the suffering he saw all around and resolved to find the key to human happiness. When he was 29 he left his wife and child and set off to sit at the feet of the great religious teachers of the day to learn from them. They taught him much but none really knew the cause of human suffering and how it could be overcome. Eventually, after six years study and meditation he had an experience in which all ignorance fell away and he suddenly understood.
From that day onwards, he was called the Buddha, the Awakened One. He lived for another 45 years in which time he travelled all over the northern India teaching others what he had discovered. His compassion and patience were legendary and he had thousands of followers. In his eightieth year, old and sick, but still happy and at peace, he finally died.

Wasn’t it irresponsible for the Buddha to walk out on his wife and child ?
It couldn't have been an easy thing for the Buddha to leave his family. He must have worried and hesitated for a long time before he finally left. But he had a choice, dedicating himself to his family or dedicating himself to the whole world. In the end, his great compassion made him give himself to the whole world. And the whole world still benefits from his sacrifice. This was not irresponsible. It was perhaps the most significant sacrifice ever made.
The Buddha is dead so how can he help us?
Faraday, who discovered electricity, is dead, but what he discovered still helps us. Luis Pasteur who discovered the cures for so many diseases is dead, but his medical discoveries still save lives. Leonardo da Vinci who created masterpieces of art is dead, but what he created can still uplift and give joy. Noble men and heroes may have been dead for centuries but when we read of their deeds and achievements, we can still be inspired to act as they did. Yes, the Buddha is dead but 2500 years later his teachings still help people, his example still inspires people, his words still change lives. Only a Buddha could have such power centuries after his death.
Was the Buddha a god?
No, he was not. He did not claim that he was a god, the child of a god or even the messenger from a god. He was a man who perfected himself and taught that if we follow his example, we could perfect ourselves also.
If the Buddha is not a god, then why do people worship him?
There are different types of worship. When someone worships a god, they praise him or her, making offerings and ask for favours, believing that the god will hear their praise, receive their offerings and answer their prayers. Buddhists do not indulge in this kind of worship. The other kind of worship is when we show respect to someone or something we admire. When a teacher walks into a room we stand up, when we meet a dignitary we shake hands,when the national anthem is played we salute. These are all gestures of respect and worship and indicate our admiration for persons and things. This is the type of worship Buddhist practise. A statue of the Buddha with its hands rested gently in its lap and its compassionate smile reminds us to strive to develop peace and love within ourselves. The perfume of incense reminds us of the pervading influence of virtue, the lamp reminds us of light of knowledge and the flowers which soon fade and die, reminds us of impermanence. When we bow, we express our gratitude to the Buddha for what his teachings have given us. This is the nature of Buddhist worship.
But I have heard people say that Buddhists worship idols.
Such statements only reflect the misunderstanding of the persons who make them. The dictionary defines an idol as "an image or statue worshipped as a god". As we have seen, Buddhist do not believe that the Buddha was a god, so how could they possibly believe that a piece of wood or metal is a god? All religions use symbols to express various concepts. In Taoism, the ying-yang is used to symbolise the harmony between opposites. In Sikhism, the sword is used to symbolise spiritual struggle. In Christianity, the fish is used to symbolise his sacrifice. And in Buddhism, the statue of the Buddha also reminds us of the human dimension in Buddhist teaching, the fact that Buddhism is man-centred, not god-centred, that we must look within not without to find perfection and understanding. So to say that Buddhist worship idols is not correct.
Why do people burn paper money and do all kinds of strange things in Buddhist temples?
Many things seem strange to us when we don't understand them. Rather than dismiss such things as strange, we should strive to find their meaning. However, it is true that Buddhist practice sometimes has its origin in popular superstition and misunderstanding rather than the teaching of the Buddha. And such misunderstandings are not found in Buddhism alone, but arise in all religions from time to time. The Buddha taught with clarity and in detail and if some fail to understand fully, the Buddha cannot be blamed. There is a saying:
If a man suffering from a disease does not seek treatment even when there is a physician at hand, it is not the fault of the physician. In the same way, if a man is oppressed and tormented by the disease of defilements but does not seek the help of the Buddha, that is not the Buddha's fault.(JN28-9)
Nor should Buddhism or any religion be judged by those who don't practise it properly. If you wish to know the true teachings of Buddhism, read the Buddha's words or speak to those who understand them properly.
If Buddhism is so good why are some Buddhist countries poor?
If by poor you mean economically poor, then it is true that some Buddhist countries are poor. But if by poor you mean a poor quality of life, then perhaps some Buddhist countries are quite rich. America, for example, is an economically rich and powerful country but the crime rate is one of the highest in the world, millions of old people are neglected by their children and die of loneliness in old people's homes, domestic violence and child abuse are major problems. One in three marriages end in divorce, pornography is easily available. Rich in terms of money but perhaps poor in terms of the quality of life. Now if you look at some traditional Buddhist countries you find a very different situation. Parents are honoured and respected by their children, the crime rates are relatively low, divorce and suicide are rare and traditional values like gentleness, generosity, hospitality to strangers, tolerance and respect for others are still strong. Economically backward, but perhaps a higher quality of life than a country like America. But even if we judge Buddhist countries in terms of economics alone, one of the wealthiest and most economically dynamic countries in the world today is Japan where 93% of the population call themselves Buddhist.
Why is it that you don't often hear of charitable work being done by Buddhists?
Perhaps it is because Buddhists don't feel the need to boast about the good they do. Several years ago the Japanese Buddhist leader Nikkyo Niwano received the Templeton Prize for his work in promoting inter-religious harmony. Likewise a Thai Buddhist monk was recently awarded the prestigious Magsaysay Prize for his excellent work among drug addicts. In 1987 another Thai monk, Ven.Kantayapiwat was awarded the Norwegian Children's Peace Prize for his many years work helping homeless children in rural areas. And what about the large scale social work being done among the poor in India by the Western Buddhist Order? They have built schools, child minding-centres, dispensaries and small scale industries for self-sufficiency. Buddhist see help given to others as an expression of their religious practice just as other religions do but they believe that it should be done quietly and without self-promotion. Thus you don't hear so much about their charitable work.
Why are there so many different types of Buddhism?
There are many different types of sugar: brown sugar, white sugar, rock sugar, syrup and icing sugar but it is all sugar and it all tastes sweet. It is produced in different forms so that it can be used in different ways. Buddhism is the same: there is Theravada Buddhism, Zen Buddhism, Pure Land Buddhism, Yogacara Buddhism and Vajrayana Buddhism but it is all Buddhism and it all has the same taste – the taste of freedom. Buddhism has evolved into different forms so that it can be relevant to the different cultures in which it exists. It has been reinterpreted over the centuries so that it can remain relevant to each new generation. Outwardly, the types of Buddhism may seem very different but at the centre of all of them is the Four Noble Truths and the Eightfold Path. All major religions, Buddhism included, have split into schools and sects. But the different sects of Buddhism have never gone to war with each other and to this day, they go to each other's temples and worship together. Such tolerance and understanding is certainly rare.
You certainly think highly of Buddhism. I suppose you think your religion is right and all the others are wrong.
No Buddhist who understands the Buddha's teaching thinks that other religions are wrong. No one who has made a genuine effort to examine other religions with an open mind could think like that either. The first thing you notice when you study the different religions is just how much they have in common. All religions acknowledge that man's present state is unsatisfactory. All believe that a change of attitude and behaviours is needed if man's situation is to improve. All teach an ethics that includes love, kindness, patience; generosity and social responsibility and all accept the existence of some form of .Absolute.
They use different languages, different names and different symbols to describe and explain these things; and it is only when they narrow-mindedly cling to their one way of seeing things that religious intolerance, pride and self-righteousness arise.
Imagine an Englishman, a Frenchman, a Chinese and an Indonesian all looking at a cup. The Englishman says, "That's a cup." The Frenchman answers, "No it's not. It's a tasse." The Chinese comments, "You're both wrong. It's a pei." And the Indonesian laughs at the others and says "What fools you are. It's a cawan." The Englishman gets a dictionary and shows it to the others saying, "I can prove that it is a cup. My dictionary says so." "Then your dictionary is wrong," says the Frenchman "because my dictionary clearly says it is a tasse." The Chinese scoffs at them. "My dictionary is thousands of years older than yours, so my dictionary must be right. And besides, more people speak Chinese than any other language, so it must be a Pei." While they are squabbling and arguing with each other, a Buddhist comes up and drinks from the cup. After he has drunk, he says to the others, "Whether you call it a cup, a tasse, a pei or a cawan, the purpose of the cup is to be used. Stop arguing and drink, stop squabbling and refresh your thirst." This is the Buddhist attitude to other religions.
Is Buddhism scientific?
Before we answer that question it would be best to define the word 'science'. Science, according to the dictionary is: "knowledge which can be made into a system, which depends upon seeing and testing facts and stating general natural laws, a branch of such knowledge, anything that can be studied exactly". There are aspects of Buddhism that would not fit into this definition but the central teachings of Buddhism, the Four Noble Truths, most certainly would. Suffering, the First Noble Truth, is an experience that can be defined, experienced and measured. The Second Noble Truth states that suffering has a natural cause, craving,which likewise can be defined, experienced and measured. No attempted is made to explain suffering in terms of a metaphysical concept or myths. Suffering is ended, according to the Third Noble Truth, not by relying on upon a supreme being, by faith or by prayers but simply by removing its cause. This is axiomatic. The Fourth Noble Truth, the way to end suffering, once again, has nothing to do with metaphysics but depends on behaving in specific ways. And once again behaviour is open to testing. Buddhism dispenses with the concept of a supreme being, as does science, and explains the origins and workings of the universe in terms of natural law. All of this certainly exhibits a scientific spirit. Once again, the Buddha's constant advice that we should not blindly believe but rather question, examine, inquire and rely on our own experience, has a definite scientific ring to it. He says:

"Do not go by revelation or tradition,do not go by rumour, or the sacred scriptures, do not go by hearsay or mere logic, do not go by bias towards a notion or by another person's seeming ability and do not go by the idea 'He is our teacher'. But when you yourself know that a thing is good, that it is not blamable, that it is praised by the wise and when practised and observed that it leads to happiness, then follow that thing."
So we could say that although Buddhism in not entirely scientific, it certainly has a strong overtone and is certainly more scientific than any other religion. It is significant that Albert Einstein, the greatest scientist of the twentieth century said of Buddhism:

"The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both natural and spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things, natural and spiritual and a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism."

Do Buddhist believe in god?
No, we do not. There are several reasons for this. The Buddha, like modern sociologists and psychologists, believed that religious ideas and especially the god idea have their origin in fear. The Buddha says:
"Gripped by fear men go to the sacred mountains,
sacred groves, sacred trees and shrines".(Dp 188)
Primitive man found himself in a dangerous and hostile world, the fear of wild animals, of not being able to find enough food, of injury or disease, and of natural phenomena like thunder, lightning and volcanoes was constantly with him. Finding no security, he created the idea of gods in order to give him comfort in good times, courage in times of danger and consolation when things went wrong. To this day, you will notice that people become more religious at times of crises, you will hear them say that the belief in a god or gods gives them the strength they need to deal with life. You will hear them explain that they believe in a particular god because they prayed in time of need and their prayer was answered. All this seems to support the Buddha’s teaching that the god-idea is a response to fear and frustration. The Buddha taught us to try to understand our fears, to lessen our desires and to calmly and courageously accept the things we cannot change. He replaced fear, not with irrational belief but with rational understanding.
The second reason the Buddha did not believe in a god is because there does not seem to be any evidence to support this idea. There are numerous religions, all claiming that they alone have god’s words preserved in their holy book, that they alone understand god’s nature, that their god exists and that the gods of other religions do not. Some claim that god is masculine, some that she is feminine and others that it is neuter. They are all satisfied that there is ample evidence to prove the existence of their god but they laugh in disbelief at the evidence other religions use to prove the existence of another god. It is not surprising that with so many different religions spending so many centuries trying to prove the existence of their gods that still no real, concrete, substantial or irrefutable evidence has been found. Buddhists suspend judgement until such evidence is forthcoming.
The third reason the Buddha did not believe in a god is that the belief is not necessary. Some claim that the belief in a god is necessary in order to explain the origin on the universe. But this is not so. Science has very convincingly explained how the universe came into being without having to introduce the god-idea. Some claim that belief in god is necessary to have a happy, meaningful life. Again we can see that this is not so. There are millions of atheists and free-thinkers, not to mention many Buddhists, who live useful, happy and meaningful lives without belief in a god. Some claim that belief in god’s power is necessary because humans, being weak, do not have the strength to help themselves. Once again, the evidence indicates the opposite. One often hears of people who have overcome great disabilities and handicaps, enormous odds and difficulties, through their own inner resources, through their own efforts and without belief in a god. Some claim that god is necessary in order to give man salvation. But this argument only holds good if you accept the theological concept of salvation and Buddhists do not accept such a concept. Based on his own experience, the Buddha saw that each human being had the capacity to purify the mind, develop infinite love and compassion and perfect understanding. He shifted attention from the heavens to the heart and encouraged us to find solutions to our problems through self-understanding.
But if there are no gods how did the universe get here?
All religions have myths and stories which attempt to answer this question. In ancient times, when many simply did not know, such myths were adequate, but in the 20th century, in the age of physics, astronomy and geology, such myths have been superseded by scientific fact. Science has explained the origin of the universe without recourse to the god-idea.
What does the Buddha say about the origin of the universe?
It is interesting that the Buddha’s explanation of the origin of the universe corresponds very closely to the scientific view. In the Aganna Sutta, the Buddha described the universe being destroyed and then re-evolving into its present form over a period of countless millions of years. The first life formed on the surface of the water and again, over countless millions of years, evolved from simple into complex organisms. All these processes are without beginning or end, and are set in motion by natural causes.
You say there is no evidence for the existence of a god. But what about miracles?
There are many who believe that miracles are proof of god’s existence. We hear wild claims that a healing has taken place but we never get an independent testimony from a medical office or a surgeon. We hear second-hand reports that someone was miraculously saved from disaster but we never get an eye-witness account of what is supposed to have happened. We hear rumours that prayer straightened a diseased body or strengthened a withered limb, but we never see X-rays or get comments from doctors or nurses. Wild claims, second-hand reports and rumours are no substitute for solid evidence and solid evidence of miracles is very rare.
However, sometimes unexplained things do happen, unexpected events do occur. But our inability to explain such things does not prove the existence of gods. It only proves that our knowledge is as yet incomplete. Before the development of modern medicine, when people didn’t know what caused sickness people believed that god or the gods sent diseases as a punishment. Now we know what causes such things and when we get sick, we take medicine. In time when our knowledge of the world is more complete, we will be able to understand what causes unexplained phenomena, just as we can now understand what causes disease.
But so many people believe in some form of god, it must be true.
Not so. There was a time when everyone believed that the world was flat, but they were all wrong. The number of people who believe in an idea is no measure of the truth or falsehood of that idea. The only way we can tell whether an idea is true or not is by looking at the facts and examining the evidence.
So if Buddhists don’t believe in gods, what do you believe in?
We don’t believe in a god because we believe in man. We believe that each human being is precious and important, that all have the potential to develop into a Buddha – a perfected human being. We believe that human beings can outgrow ignorance and irrationality and see things as they really are. We believe that hatred, anger, spite and jealousy can be replaced by love, patience, generosity and kindness. We believe that all this is within the grasp of each person if they make the effort, guided and supported by fellow Buddhists and inspired by the example of the Buddha. As the Buddha says:

"No one saves us but ourselves,
No one can and no one may.
We ourselves must walk the path,
But Buddhas clearly show the way". (Dp 165)

Dear Lavie ,
Regarding to the study of Chistianity , I think that you may easily search/find reliable sources such as Books on religions in Libraries to get more understanding about Jesus Christ’s teachings .
In the past , I was fond of reading books from Billy Graham in the years 70’s . He is a famous Christian Priest with many interesting books writing about God . Hope that you may feel interesting reading some of them .

We are here all safe and sound and always think of you with deep love .

We wish you all the best and hope to receive your new letter soon.

Yours,

Chu Dung & Co Nam

Phạm Công Thiện - Ý thức mới trong văn nghệ và triết học

Phạm Công Thiện
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học
(Luận về ý thức mới sau mười năm lang bạt)


Phần thứ nhất: Đi vào ý thức mới
1. Định nghĩa: Ý thứ tự vấn
2. Khai triển những hình thái của ý thức mới
Ý thức bất nhị
Ý thức giải phóng
Ý thứ siêu thoát
Ý thức bất diệt
Ý thức sinh tồn
Ý thức thể hiện
Ý thức siêu thực
Ý thức chấp nhận
Ý thức siêu thể


Mở đầu

Ý thức tự vấn - Thế nào là ý thức mới?

Kinh nghiệm của bảy nỗi niềm cô đơn. Thinh quan mới để nghe điệu nhạc mới. Thị quan mới để tìm thấy những gì xa xôi nhất, và Ý THỨC MỚI để trực nhận những sự thực mà từ lâu vẫn còn câm lặng.

(Nietzsche, Lời tựa quyển Der Antichrist, 1885)

Ý thức mới là một danh từ rất hàm hồ và không có một định nghĩa rõ ràng dứt khoát.

Chính ý thức là danh từ rồi. Có thể dùng danh từ để định nghĩa danh từ?

Hàm hồ và không thể định nghĩa được, đó cũng là những đặc tính của chính ý thức.

Làm sao định nghĩa được ý thức?

Tất nhiên, chỉ có ý thức là mới định nghĩa được ý thức. nhưng nếu ý thức muốn định nghĩa ý thức thì ý thức phải đi ra ngoài ý thức thì mới có thể định nghĩa ý thức được.

Bóng ma của Hegel ám ảnh đâu đây? Dù lúc viết trang này tôi coi Hegel là tử thù!

Tương quan, chữ của Husserl?

Nói đến định nghĩa là nói đến xác định ý nghĩa này giữa những ý nghĩa khác, là nói đến tương quan giữa những thực thể này với những thực thể khác. Nói đến định nghĩa là nói đến tương quan và thực ra chính ý thức cũng là sự tương quan; một câu đã thành sáo là: ý thức là ý thức về cái gì.

Husserl là người xáo trộn mọi sự với một trật tự chẻ hai để rồi rơi vào sự xáo trộn nguyên thủy, vô phương cứu chữa.

Trong sáo ngữ ấy chứa đựng một sự thật khó phủ nhận: không có ý thức nào là ý thức cô độc tuyệt đối vì ý thức cô độc tuyệt đối cũng vẫn là ý thức về sự cô độc tuyệt đối.

Ý thức là tương quan; nói đến tương quan là nói đến sự chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác; sự thực thì không có vị trí vì sự chuyển động ấy liên tục, thay đổi hướng đi luôn chứ không ngừng; chỉ có vị trí là khi nào có sự bất động hay sự ngừng lại. Định nghĩa là chặn đứng, là tìm một vị trí cố định, chặn đứng sự chuyển động thì định nghĩa ấy chỉ xây trên ảo tưởng, không có giá trị, vì định nghĩa ấy đã xoay vào sự bất động, một thực thể chết cứng; định nghĩa ấy không còn là định nghĩa ý thức nữa mà chỉ là định nghĩa hình ảnh của ý thức. Tất nhiên ai cũng hiểu hình ảnh một sự vật không phải là chính sự vật ấy.

Hình ảnh chính là sự vật. Biểu tượng là thực tại. Không có biểu tượng thì sự vật cùng tiêu mà đi. Nhưng sự khó khăn là biết thế như là thế trong chân trời yathabhutam của Phật giáo.

Hình ảnh giữ vai trò của một biểu tượng. Mà biểu tượng không phải là thực tại. Người ta thường đồng hoá biểu tượng với thực tại, đó là tất cả bi kịch của triết học và đời sống.

Lộ trình của ý thức lướt qua ba giai đoạn: vô thức, ý thức, và ý thức mới.

Ba giai đoạn thực ra chỉ là giả tưởng. Ý thức mới chỉ là vô thức được đánh tráo qua một ảo giác nào đó, ảo giác đeo đuổi cái mới của trí óc con người.

Từ vô thức đến ý thức là một phép lạ, là một chặng đường đầy gió loạn, nhưng từ ý thức đến ý thức mới là một sự thay đổi mãnh liệt và huyền bí hơn nữa.

Ý thức bị giam trong vô thức; ý thức kháng cự vùng vẫy nổi loạn; từ sự vùng vẫy giằng co giữa ý thức và vô thức thoát ra một ý thức mới.

Vô thức, ý thức và ý thức mới nằm trong ba giai đoạn của biện chứng pháp.

Biện chứng pháp là cái thùng rác mà mọi người vứt tất cả sự ngu xuẩn của họ vào đó. Phá hủy biện chứng pháp vì biện chứng pháp là con đẻ của nền văn minh đồi trụy của Tây phương.

Ý thức mới chính là ý thức về sự tuyệt vọng của chính ý thức trong vọng giam hãm của vô thức.

Ý thức mới không phải là ý thức nữa: vì nếu là ý thức thì không thể nào ý thức được chính thực chất của mình, thực chất ấy là sự mơ hồ, sự quờ quạng, vùng vẫy tuyệt vọng trong vô thức.

Ý thức mới là ý thức về hư vô tính của ý thức.

Bóng ma của Sartre ám ảnh đâu đây. Sartre tên ngu xuẩn cuối cùng của nền văn minh Tây phương. Sartre đã lên tiếng can thiệp cho Việt Nam nhưng chính tư tưởng của Sartre là đứa con trung thành của thế lực gây chiến tranh Việt Nam. Ai thấy được mâu thuẫn ấy?

Nói một cách rõ ràng hơn, ý thức mới là ý thức rằng không có ý thức. Không có ý thức thì lấy gì để ý thức rằng không có ý thức? Chính câu hỏi này cũng do ý thức đặt ra. Ý thức đặt ra câu hỏi rồi ý thức trả lời, ý thức trả lời rồi ý thức lại không bằng lòng; ý thức lại đặt ra câu hỏi; cứ thể quay cuồng trong vòng luẩn quẩn, liên miên không bao giờ dứt, ad infinitum.

Chính vòng luẩn quẩn này là hố thẳm mà tất cả triết gia đều thụt lùi sợ hãi. Một nền triết lý lớn mạnh phải đối mặt với cái ad infinitum này. Jorge Luis Borges đã thấy được ý nghĩa trầm trọng của cái ad infinitum này. Trái lại Saroyan thì sợ hãi và né tránh lý luận ad infinitum trong l’ Être et Néant.

Đó chính là sự tuyệt vọng của ý thức.

Khi ý thức tuyệt vọng thì ý thức sẽ làm một cuộc tự tử theo hai nghĩa đen và bóng. Theo nghĩa đen thì ý thức tự tử thực sự như trường hợp Marilyn Monroe, Hemingway, Hedayat... vân vân. Theo nghĩa bóng thì ý thức lột xác để hoá thân, chết đi để sống lại, đóng đinh trên cây thập giá để ba ngày sau sống lại và thăng thiên như vậy sự tự tử ấy không phải là sự tự tử nữa, mà chính là một sự giải phóng hay giải thoát, ý thức đã tự giải thoát khỏi vùng tối tăm của vô thức, ý thức tự giết ý thức để biến thành ý thức mới: ý thức không còn là ý thức nữa mà là tự do. Đó là trường hợp của Henry Miller, William Saroyan và Nietzsche. Đó cũng là tư tưởng Thiền tông và Lão tử.

Không có sự giải thoát, sống với cái-không-có-giải-thoát mà không rơi vào nihilisme hoặc nói theo chữ Phạn nhà Phật, không rơi vào “abhàva”. Đó mới là điều khó.

Khi ý thức trở nên tuyệt vọng mà ý thức không tự tử (hoặc theo nghĩa đen hay nghĩa bóng) thì ý thức chạy trốn, nếu chạy trốn mà không lường gạt mình thì một thời gian sau trở nên điên loạn hoặc mang bệnh lao tâm mà chết như Kafka và Wolfe.

Kafka và Wolfe là những người kẹt vào “nihilisme”.

Kafka, một người không tận dụng hết sức mình và chết vì hối hận, tiếc nuối vô cớ.

Còn Wolfe thì lại tận dụng hết sức mình và chết vì kiệt lực. Chỉ có một sức mạnh duy nhất là sự yếu đuối rất khôi hài của con người. Đâm vỡ bức tường chắn ngang, chặt đứt cái gút thắt chặt đó là sức mạnh của Gordion, sức mạnh ấy của Tây phương có thể thống trị Á châu nhưng chính sức mạnh ấy cũng sẽ quay ngược lại giết chết Tây phương. Á đông vẫn sống với cái gút mà không cần phải tìm cách mở, vì cái gút ấy chính là Á châu. Sống với vấn đề bế tắc, sống với sự khủng hoảng mà không cần giải quyết. Đó chính là quẻ Bỉ trong Kinh Dịch.

Còn nếu chạy trốn mà lường gạt mình rằng mình không chạy trốn hoặc tự lường gạt mà không biết rằng mình tự lường gạt thì ý thức ấy trở nên chìm vào trong đời sống tầm thường đầy công thức; và ý thức ấy không còn là ý thức nữa mà là vô thức; sống mà sống một cách vô thức; như thế không khác gì chết giữa cuộc sống. Đó là tình cảnh của hầu hết mọi người trong chúng ta hiện nay. Tình cảnh mà Heidegger gọi là “Enftremdung”( sự xa lạ ly cách đối với chính mình) hay cũng gọi là (Absturz: sự sa ngã) mà đặc tính chuyển động là “Wirbel” (sự xoay vòng) nghĩa là xoay xuống tình cảnh tầm thường của thiên hạ, sự xoay chuyển ấy vén mở tình cảnh “Geworfenheit” (sự bỏ rơi, bị quăng ném vào đời ) con người bị giam hãm trong đời sống thường nhật tầm thường (“Alltäglichkeit”) đó chính là tình cảnh thất sủng sa đoạ (“Verfallen”) của hiện sinh con người (“Dasein”).

Con người bị giam hãm trong đời sống tầm thường thường nhật vì chính con người là tầm thường. Nếu tôi thành Phật thì cả vũ trụ này cũng đều thành Phật, không ngoại trừ ai, không ngoại trừ cái gì cả.

Tóm lại, ý thức mới là ý thức về sự tuyệt vọng của ý thức. Sự tuyệt vọng ấy rất là đau đớn hãi hùng. Nhưng nếu ý thức không chạy trốn sự tuyệt vọng ấy thì con đường giải thoát sẽ mở cửa.

Vô môn Quan.

Sự tuyệt vọng cùng cực đưa đến hy vọng cùng cực; giữa sự điên loạn và sự giác ngộ chỉ cách nhau có một sợi tơ rất mong manh.

Giác ngộ là điên loạn, một thứ điên vượt ra ý nghĩa thông thường của tất cả bệnh lý.

Bởi thế, đi tìm đường giải thoát cũng có nghĩa là đi tìm tuyệt vọng.

Không thể đi tìm tuyệt vọng vì tuyệt vọng là tuyệt vọng.

Đi đến đường cùng, ý thức và vô thức chỉ là một.

Đi đến đường cùng? Người Pháp hay nói “jusqu’au bout”. Thực sự đường cùng chỉ là “ Grund” mà “ Grund” chính là cái tác hại nhiều nhất đến nhân loại hiện nay. Vì lẽ đó mới có phương trình bí mật của Heidegger: “Grund: Abgrund”. Phương trình này của Heidegger còn quan trọng gấp triệu lần hơn phương trình nổi tiếng của Einstein.

Và đi sâu hơn nữa thì sự đồng nhất này cũng không có thực. Sau cùng lại chỉ còn sự im lặng mênh mông, thăm thẳm và vô biên.

“Tất cả mọi sự còn lại chỉ là im lặng” (Shakespeare?)


Chương nhứt

Ý thức bất nhị - Nghệ thuật phi nghệ thuật của Saroyan. Tinh thần bất nhị của Phật giáo Thiền tông và Jean-Paul Sartre.

1.

Sống vào thời đại đổ nát, một xã hội đồi trụy và chứng kiến bao nhiêu biến chuyển điêu đứng bên ngoài cũng như bên trong tâm hồn,

Tình trạng này có khác nào ở Việt Nam hiện nay mặc dù Việt Nam hiện nay lại còn đen tối gấp trăm ngàn lần hơn nước Mỹ ở giữa hai trận chiến. Thế mà ở Việt Nam có mấy người tài lớn như O’ Neill, T. S. Eliot, Dos Passos, vân vân? Việt Nam bây giờ chỉ toàn là một lũ bồi bút, một lũ nhái con văn nghệ và làm dáng cô đơn tuyệt vọng.

Chỉ có Bùi Giáng là người duy nhất có tài lớn, lớn bằng (hay lớn hơn) O’ Neill, T. S.Eliot, Dos Passos, vân vân.

nhà văn Mỹ ở giữa hai trận chiến tranh đều ít nhiều mang chung một tâm trạng và một thái độ trước cuộc đời. Nhìn chung, nền văn học Mỹ giữa hai trận thế chiến bị sơn qua một lớp màu quá đen tối phũ phàng: con người hoàn toàn cảm thấy bất lực trước cuộc đời, bàng hoàng, khắc khoải, lạc lõng, bơ vơ, mất gốc, cô đơn, xao xuyến, chán chường, phẫn nộ, điêu đứng, đau khổ, hoang mang, thất vọng hay tuyệt vọng (như Eugene O’Neill, T. S. Eliot, John Dos Passos, Hemingway, Robinson, Jeffers, A. MacLeish, Joseph Wood Krutch…)

Giữa bầu trời ảm đạm đen tối mù mịt như vậy, sức sống mãnh liệt và giấc mộng huy hoàng

Saroyan đến sau Wolfe, nhưng Saroyan chỉ yêu đời một cách “đánh lận con đen”. Sự giản dị chất phác của Saroyan là một mặt nạ khó hiểu. Có lẽ Saroyan là người chán đời nhất mà vẫn gắng gượng cười ầm lên để “pha trò” cho một tấn kịch u ẩn?

của nhân dân Mỹ vẫn còn sống nồng nàn trong Thomas Wolfe, Robert Frost, Glasgow, Cather.. nhưng phong phú nhất vẫn là Wiliam Saroyan. Trong một số tác phẩm quá nhiều (chẳng hạn như truyện ngắn , tiểu thuyết và kịch) Wiliam Saroyan đã nói lên hơi thở nhịp nhàng của con người. Mặc dù bị đắm chìm trong bao thực tại cay đắng, Saroyan vẫn sung sướng ca ngợi ngày hôm nay tuyệt vời và rực rỡ. Saroyan nói lên đức tin mãnh liệt nơi con người, nơi lòng tốt tự nhiên của con người, nơi hạnh phúc (trong đau khổ) của con người trên mặt đất tươi đẹp này; cùng chung một giọng nói như Anne Frank: “ánh mặt trời này, bầu trời xanh lơ này, khi tôi còn có sống để nhìn thì tôi không thể nào mà không hạnh phúc”, dù tất cả những gì không tốt đẹp đã xảy ra, tôi vẫn còn tin rằng con người thực sự vẫn tốt.

Sartre. Tôi hổ thẹn vì đã nhắc Sartre ở đây vai trò “angoisse”. Ngược lại, Saroyan. Sartre là người yêu đời mà “giả đò” chán đời, xao xuyến đầy “ angoisse”! Merde!.

Sartre chỉ là con khỉ của Céline. Ồ, Céline!

Céline mới đúng là cái “ angoisse” được nhập thể bằng xương bằng thịt. Tôi muốn quỳ lạy Céline như quì lạy sự thất bại của chính đời mình.

Đúng Céline mới là kẻ bị “sali, outragé, persecuté, braqué, broyé, depuis tant d’années et de mille manières…”

Sartre chỉ là một thứ nôn mửa sa lòng!…

Tất cả các tác phẩm của W. Saroyan đều trở về một chủ đề duy nhứt: “tôi đang sống”(I am alive). Nói theo Sartre, “con người là xao xuyến” (l’homme est angoisse) hay “con người là tự do” (l’homme est liberté); trái lại đối với Saroyan, thì “con người là sống” (Man is to be alive). Mà sống thì có nghĩa là chiến thắng sự xao xuyến và đó mới là tự do thực sự.


2.

Năm 1940 Wiliam Saroyan được giải thưởng văn chương giá trị nhất nước Mỹ, giải Pulitzer.

Tại sao không nhận, lại làm dáng anh hùng, thái độ của Paul Valéry khi nhận mặc áo hàn lâm viện Pháp mới đúng là vĩ đại. Valéry bỏ viết im lặng trong mười, mười lăm năm, sống với hư vô bàng bạc để rồi trở về “làm chuyện tầm thường” với thiên hạ trong tinh thần “diệu hữu”.

Tính cách “diệu dụng” của Valéry lại còn phi thường cao siêu hơn là bọn siêu thực làm trò nhát gừng.

Chàng thản nhiên từ chối không thèm nhận. Saroyan đã nổi tiếng từ năm 1934, năm ông cho xuất bản tác phẩm đầu tiên The Daring Young Man in the Flying Trapeze (Người trẻ tuổi gan dạ trên cái đu bay). Từ năm ấy cho đến nay, Saroyan con người trẻ tuổi gan dạ, vẫn tiếp tục hiên ngang thoăn thoắt trên cái đu bay, khơi vơi lướt trên những lời hoan hô tán thưởng khiếp sợ của người đời, từ lớp này đến lớp người khác; đến nay thế hệ trẻ lô nhô sung sướng trố mắt ngó nhìn người nghệ sĩ tài ba của họ đang vẫn còn đung đưa nhẹ nhàng trên cái đu bay như độ nào; và họ đón nhận Saroyan như người bạn gần gũi nhất của thế hệ họ: một người bạn vẫn luôn luôn tươi trẻ và gan dạ (The daring young man…).

Trước khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Saroyan, ta cũng nên ghi nhớ những điều quan trọng sau đây về con người của Saroyan:

Cuộc đời riêng tư của một con người
không có gì đáng nhớ.
Những chi tiết tiểu sử chỉ cần
cho những tên công an mật vụ!
Xin kê khai lý lịch (năm bản)?
 điều thứ nhứt: Saroyan sinh ngày 31 tháng 8 năm 1908 tại Fresno thuộc California;
 điều thứ hai: lúc ở tiểu học, Saroyan thường trốn học và thường bị hiệu trưởng phạt;
 điều thứ ba: vì chán chường sự học vấn công thức của trường học; năm mười lăm tuổi Saroyan bỏ học luôn;
 điều thứ tư: lúc bỏ học, Saroyan đã đọc hết những cuốn sách của ở thư viện Fresno;
 điều thứ năm: Saroyan vừa đi vừa làm cả chục nghề; vừa viết vô số tác phẩm( trong những năm đầu viết văn, Saroyan đã viết trên bốn trăm truyện ngắn và cảo luận, đang lúc ông làm mười hai nghề khác nhau).
Về cuộc đời Saroyan ta thấy còn nhiều điều đáng để ý, nhưng đáng để ý nhất vẫn là năm điều trên; đó là cửa rừng trong khu rừng mênh mông thăm thẳm của tâm hồn Saroyan. Muốn gặp con

Sống trong tác phẩm!

Tôi muốn chữa lại cho đúng: mơ màng qua tác phẩm.

Đọc một quyển sách là mơ màng qua quyển sách. Sách chỉ là cái cớ để tha hồ mơ mộng mà không bị gọi “đãng trí”.

người của Saroyan ta cứ đi thẳng vào tác phẩm và hãy sống trong tác phẩm.


3.

Nghệ thuật của Wiliam Saroyan là nghệ thuật phi nghệ thuật (the art of artlessness). Nghệ thuật

Viết gì thì viết, với điều kiện là phải trải qua cái kỉ luật triệt để.

Điều quan trọng là kỉ luật, kỉ luật sắt. Thức dậy lúc 4 giờ sáng là mỗi ngày phải làm đúng như vậy, ngồi im lặng trong 1 giờ đồng hồ, rồi mới bắt đầu viết, muốn viết gì thì viết.

Cái “hostinato rigore” (obstinée rigueur) là cái điều quan thiết nhất (Leonard de Vinci?)

chỉ là biểu tượng về cuộc đời bởi thế, đối với Saroyan, vấn đề nghệ thuật không bao giờ được đặt ra một cách nghiêm trọng như các nhà văn khác. Saroyan cũng không bao giờ có một quan niệm lý luận phân minh đàng hoàng về nghệ thuật; ông muốn nói gì thì ông nói, ông muốn viết gì thì ông viết; có lúc ta thấy ông viết một truyện ngắn có bố cục chặt chẽ đàng hoàng, một truyện ngắn hoàn toàn mẫu mực cho nghệ thuật, nhưng có lúc khác ta lại thấy ông viết chuyện ngắn chả ra chuyện ngắn và cũng không hiểu ông muốn nói gì. Tôi đã nói nghệ thuật của Saroyan là nghệ thuật phi nghệ thuật. Sự thực thì cũng chưa đúng hẳn. Hiện nay, ta thấy có hai thứ quan niệm nghệ thuật: nghệ thuật có nghệ thuật và nghệ thuật không có nghệ thuật.

Trong quá trình và tiến trình diễn biến của văn nghệ, mỗi phản ứng chỉ gây ra một phản ứng khác: văn nghệ hay tư tưởng chỉ là phản ứng liên tục. Nghệ thuật không có nghệ thuật chỉ là phản ứng của

Lý luận như thế này dễ rơi vào thảm trạng của D.T. Suzuki.

Thảm trạng của Schelling mà Hegel đã nhạo báng: “Đêm tối mà các con bò đều đen”.

Phải phân ly một cách hoàn toàn triệt để rồi mới bắt đầu nói đến hoà đồng.

Phải bỏ Đồng Tính mà đạt Như Tính.

Sự khác nhau giữa “le Même” và L’ Identique” mà Heidegger đã khai thác một cách sâu sắc.

nghệ thuật có nghệ thuật. Có đến không, rồi không đến có, rồi có đến không, như vậy cứ triền miên mãi với nhau không bao giờ dứt; bởi thế vượt lên trên thời gian và đứng ở bình diện cao hơn, ta có thể nói nghệ thuật không có nghệ thuật là nghệ thuật có nghệ thuật và nghệ thuật có nghệ thuật là nghệ thuật không có nghệ thuật. Có là không, không là có, trắng là đen, đen là trắng, trúng là sai, sai là trúng; tốt là xấu, xấu là tốt; thành công là thất bại, thất bại là thành công; no là đói, đói là no; en-soi là pour-soi, pour-soi là en-soi.

… Tôi đã chơi chữ; nhưng thực ra, chơi chữ nghĩa là không chơi chữ. Lý luận trên là lý luận Bất Nhị của Phật giáo. Mấy vị thiền sư nói: “một cái núi không phải là một cái núi và một con sông không phải là một con sông, tuy nhiên một cái núi là một cái núi và một con sông là một con sông. Sự phủ nhận là xác nhận và xác nhận là phủ nhận” [1] . “Thực là không thực và chân là không chân” (le réel est le non-réel et le vrai est le non vrai) (cf.D.T. Suzuki, l’Essence du Bouddhisme, tr. 70)


4.

Nền văn minh nhân loại hiện nay đang bị phá sản bởi vì con người không bao giờ thoát

Lời nói của một kẻ giác ngộ không thể là giác ngộ.

khỏi ra ngoài tinh thần phân hai; nghĩa là phân chia thực tại và làm hai phần đối nghịch nhau: Thượng Đế và tạo vật, linh hồn và thể xác, tinh thần và vật chất, lý và phi lý, vân vân… Sự chia đôi chỉ là sản phẩm của tri thức và tuy trí tuệ thức có ích lợi, nhưng ngày nay, không còn giữ địa vị độc tôn như xưa kia nữa. Tri thức có ích lợi trong một lãnh vực nào đó, nhưng ta đừng để nó can thiệp dính líu với giòng đời. Cuộc đời là cuộc đời, trọn vẹn, đầy đủ, phong phú, muốn nhìn được hình ảnh trọn vẹn được của cuộc đời, ta hãy vượt ra ngoài trí năng; vì chính trí năng đã phân tán mất mát đi tất cả hình ảnh trung thực và toàn diện.

Bóng ma của D.T. Suzuki ám ảnh đâu đây, phải phân hai, nếu cần phân ba, nếu cần cứ phân ra một trăm, một ngàn lần. Sự phân hai chỉ có với óc phân hai. Giác ngộ là tự nguyện phân hai!

Tôi có giác ngộ? Có hề gì chuyện ấy! Không bận tâm đến giác ngộ nữa.

Khi nói đói là no, no là đói thì không có nghĩa là ta hãy nhịn đói đi: ăn vô ích vì no có nghĩa là đói; khi nói phải là sai, không có nghĩa là ta làm sai đi: làm phải vô ích, vì phải là sai, vân vân… không thể nói như vậy được vì không có sự lựa chọn.

Sartre đã biến cái “choix” thành ra một “présupposition” trong triết lý của ông vì lý do ấy, ý nghĩa của tác động “néantiser” trong triết lý ông đã mất ý nghĩa tiêu cực xứng đáng, khiến cho triết lý ông trở thành một thứ “siêu hình học” thủ cựu nhất trong những nền siêu hình học lỗi thời của Tây phương.

Ta không nên chọn đường tốt hoặc đường xấu, bởi vì thực ra trên đời không có cái gì tốt mà cũng chẳng có cái gì xấu. Chúng ta nghĩ như thế nào thì nó như thế đó. Sự lựa chọn “choix” là một vấn đề quan trọng trong triết học hiện sinh của Sartre; khi ta nói không có sự lựa chọn thì cũng chưa đúng hẳn, bởi vì đó cũng là lựa chọn thái độ không lựa chọn, như thế tức là cũng lựa chọn nữa rồi. Je peux toujours choisir, mais je dois savoir que si je ne choisis pas, je choisis encore(Sartre, L’existentialisme est un humanisme, 73), vì thế, tôi phải nói lại: sự lựa chọn không đặt thành vấn đề, ta không theo thái độ lựa chọn mà cũng không theo thái độ không lựa chọn, ta vượt tất cả mọi thái độ kể cả thái độ vượt hay kể cả thái độ không thái độ: nói như thế nghĩa là ta tự mình giải thoát khỏi vòng triền phược chấp trước của tri thức vọng kiến, và vượt lên tất cả mọi sự mâu thuẫn đối nghịch để mà có thể đạt đến hình ảnh trọn vẹn của cuộc đời toàn diện.

Hình ảnh trọn vẹn của đời sống toàn diện, tư tưởng trung tính hôm nay phải phá bỏ luôn mọi hình ảnh trọn vẹn của đời sống toàn diện, bôi sạch vết tích cuối cùng của Hegel (đồng thời trên một bình diện khác của Marx).

Tôi xin trở lại với William Saroyan. Tôi đã nói: nghệ thuật của Saroyan là nghệ thuật phi nghệ thuật (the art of artnessless) thực ra thì chỉ đúng một phần chứ không đúng hẳn. Thoạt đầu nghệ thuật của Saroyan là phi nghệ thuật, nhưng rồi sau cùng Saroyan vượt hết tất cả mọi quan niệm mọi thái độ, vượt hết, hết,… việc làm Saroyan, nếu nói theo danh từ đạo Phật thì gọi là “Achintya”.

Giữa Saroyan và “vô niệm” của Phật giáo có một sự sai biệt trong một kẽ tơ rất vi tế. Điều cần yếu cho Saroyan là nhảy.

Achintya nghĩa là không chia sẻ, vượt qua tác dụng của tri thức tương đối hay tất cả vọng tưởng mê chấp. Achintya cũng có cũng có nghĩa là “bất tư nghì”.

Nói cho gọn lại: nghệ thuật ở đây là Saroyan; Saroyan là nghệ thuật, chứ không còn sự phân chia ra hai phần cách biệt như Saroyan và nghệ thuật của Saroyan. Chính chữ “ của” này làm ta có vọng tưởng là có hai thực thể đối đãi như chủ và vật.


5.

Hầu hết nghệ thuật hôm nay là biểu tượng về cuộc đời chứ không phải là cuộc đời. Saroyan đem nghệ thuật ra ngoài biểu tượng mà trở thành cuộc đời, chứ không phải là biểu tượng về cuộc đời; nghệ thuật hôm nay có giới hạn, Saroyan phá tung giới hạn ấy.

Cái nhìn hay sự vật được nhìn, chính cái nhìn mới quyết định?

Vết tích của chủ thể tính còn vướng ở đây. phải bôi sạch luôn mọi hình thức của chủ thể tính, chiến thắng “subjectivisme”.

Nếu hỏi Saroyan có thành công hay không thì chính ta phải trả lời câu hỏi ấy khi đọc thẳng tác phẩm của ông; bởi vì chính tinh thần thưởng ngoạn nghệ thuật của ta cũng phải là tinh thần sáng tạo. Khi ta nói rằng Saroyan không thành công tức là ta nói ta không thành công, khi ta nói ông thành công tức là ta nói ta thành công chacun accomplit des actes similaires à ceux qu’il attribue aux autres; que la protection de soi – même est la destruction de soi même, etc [2] .

Sáng tạo là mang nợ, không có sáng tạo thuần tuý từ hư vô biến ra hữu th ể. “Thiên tài là kẻ mang nợ nhiều nhất” (Emerson).

Khi thưởng thức một nghệ phẩm như tác phẩm của Wiliam Saroyan, ta phải có tinh thần sáng tạo (chứ không phải là một độc giả thụ động) ta phải sáng tạo lại, ta sống tinh thần sáng tạo ấy như khi ta ngắm bức tranh trắng đen Sumiye của Thiền tông hay như khi ta đọc thơ Haiku của văn chương Nhật (chẳng hạn như mấy bức tranh đời Đường và những bức tranh của thiền sư Sesshu và mấy bài thơ của Basho hoặc Saigyo) [3] . (Xin xem quyển Zenga của Kurt Brash).

Triết học là học về sự thất bại. Không bao giờ có một nền triết lý thành công. Triết lý “dấn thân” là triết lý ấu trĩ.

Nói đến nghệ thuật Saroyan, gián tiếp ta đã đặt ra nhiều vấn đề triết học quan trọng; nói đến triết học là nói đến sự thất bại của lý trí con người, là nói lên sự mâu thuẫn liên tục của suy tư; người viết đến đây cảm thấy bàng hoàng vô cùng.


6.

Sở dĩ có câu hỏi “như thế nào” là vì con người sợ sự hỗn mang và muốn nhốt sự hỗn mang vào một dạng thức, một hình thức (forme). Con người xuống thang sa đoạ là con người đòi hỏi một pattern, một “forme” cho tất cả mọi sự. Aristote!

William Saroyan viết truyện ngắn như thế nào? Trước khi trả lời, ta phải tự hỏi: phải đọc truyện ngắn của Saroyan như thế nào?

Tôi thấy có hai nguyên tắc dẫn đạo để giúp ta tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Saroyan; đây cũng có thể gọi là Ý thức Bất Nhị.

Ý thức Bất Nhị không phải là Bất Nhị.

Nguyên tắc thứ nhứt: không có gì là hấp tấp vội vã. Nguyên tắc thứ hai: Không có gì để nói cả.

Hai nguyên tắc cao nhất của tư tưởng và nghệ thuật.

Nhưng tại sao lại gọi là “nguyên tắc”? chữ Hy lạp là “arché” đã bị xuyên tạc thành ra chữ La Tinh “principia”. Tất cả sự thất bại của truyền thống văn hoá Tây phương nằm ở sự xuyên tạc liên tục này. Newton đã đặt vòng vương miện qua nhan đề tác phẩm khoa học của ông với chữ “principia” (và Descartes!)

Đọc truyện ngắn của Saroyan ta thường gặp Saroyan nhắc đi nhắc lại nhiều lần những câu sau đây: “tuyệt đối không hấp tấp”, There is absolutely no haste (truyện “My self upon the Earth”) “tuyệt đối không có gì để nói cả”, There was absolutely nothing to say (truyện “The Earth, Day, Night, Self”). Ta thử ngưng lại và suy nghĩ xem Saroyan muốn nói những gì, khi ông nhắc đi lập lại hai câu trên.

Ta còn nhớ: ở đời không có gì tốt không có gì xấu, không có phải, không có sai, không có thiện, không có ác, không có không, cũng không có có.

Nói như thế thì rất dễ vượt qua tính cách “oihilisme” này mới quan trọng.

Nam Tuyền thiền sư đã vượt qua “đoạn-diệt”.

Thiền sư Nam Tuyền nói: “Đại Đạo nhất thế thật vô phàm thánh. Nhược hữu danh tự giai thuộc hạn lượng. Sở dĩ Giang tây lão túc vân “Bất thị tâm bất thị Phật bất thị vật”. Tất cả đều có sự phân chia “tốt” hay “xấu”, vân vân, đều là do trí năng ta. Hãy ném trí thức đi. Hãy giết trí thức đi [4] .

Ý nghĩa của Yatha (như thị! như thị) của Phật giáo.

Cuộc đời là cuộc đời, là như vậy, không có cái này mà cũng không có cái kia, nên ta không thể lựa chọn được. Tất cả triết lý Sartre đều quay về sự lựa chọn (choix); thực ra, ta không nên lựa chọn gì cả (và cũng không lựa chọn và không không không không vân vân); nghĩa là sự lựa chọn không đặt ra thành vấn đề; vì cuộc đời này không cái này mà cũng không cái kia hay là cái này mà cũng là cái kia.

“Nhậm tánh”- cưu mang thể tánh như là thể tánh, so với một bình diện khác,“cưu mang nỗi chết qua nỗi chết” (Heidegger: den Tod als Tod zu übernahmen).

“Chi Đạo vô nan, duy hiềm giản trạch, nhậm tánh hiệp đạo, tiên diên tuyệt não hệ niệm quai chơn, vật ố lục trần, lục trần bất ố, hoàn đồng chánh giác, vân vân…”

Ý nghĩa chữ “grundlos” của Schopenhauer.

Cuộc đời không mục đích, không ý nghĩa, không cứu cánh; khi ta có một mục đích nào đó để đạt đến thì ta hấp tấp vội vã cho mau đến đích; ta không hiểu rồi đây ta sẽ đi về đâu; ta không hiểu cho nên ta không hấp tấp vội vã, vì nếu là hấp tấp vội vã thì gián tiếp tự cho mình có mục đích để đến.

Ý nghĩa của chữ “Langeweile” mà Johann Georg Hamann đã dùng. Hamann người tự nhận là “tình nhân của Langeweile” nghĩa là “kẻ thích sống không làm gì cả”.

“Vội vã hấp tấp” là cơn bệnh trầm trọng của tâm hồn (ai nói thế, Rilke? Kafka? Simone Weil?)

Saroyan không bao giờ xem trọng nghệ thuật và cũng không bao giờ có quan niệm chặt chẽ, đàng hoàng về nghệ thuật viết văn, ông không đem một mục đích cứu cánh cho việc viết văn của mình, bởi thế, ông không vội vã hấp tấp: vội vã và hấp tấp để làm gì, để đi về đâu khi không có mục đích cứu cánh gì cả. Đọc tác phẩm của Saroyan, ta thấy ông muốn viết gì thì viết, cứ theo đà xung đột mãnh liệt của lòng ông, ông không bao giờ để ý lo lắng đến lối viết văn, hình thức, không khí nghệ thuật, vân vân. Nói đến đây, ta nhớ đến mấy lời của Whitman [5] .

Cũng chưa lôi thôi và rườm ra như Faulkner, một thứ rườm rà, dài dòng, thôi thôi thần thánh của thiên tài!

Có nhiều chuyện ngắn của Saroyan dài dòng, lôi thôi rườm rà (chẳng hạn truyện “Seventy Thousand Assyrians”, truyện “Myself Upon the Earth”...) ta nóng lòng, ta hấp tấp vội vã muốn tác giả nói thẳng đi, nói mau đi cho rồi; bởi vì ta thấy ông ra ngoài đề quá xa, ông nói đi rồi nói lại, nói bên trong rồi lại nói ra bên ngoài, loanh quanh, luẩn quẩn nhì nhằng như kẹo cao su, thay vì đi đường thẳng, ông lại bình thản từ từ đi một vòng tròn thật rộng; ta sốt ruột cả lên và ông ung dung trả lời “ khoan, sao mà hấp tấp thế, tuyệt đối không có gì vội vã” (there is absolutely no haste).

Bùi Giáng là người duy nhất

thể hiện mãnh liệt nhất

lối viết đi ngoài khung khổ hạn định.

Văn nghệ Việt Nam đến bây giờ còn lết bết đi sau Bùi Giáng đến một trăm năm. Nhưng nỗi nguy hiểm nhất của Bùi Giáng vẫn là “hubris” trong ý nghĩa Hy Lạp. Hölderlin: “Wo aber die Gefahr ist, wächst das Rettende auch”!

Người ta viết văn thường có quan niệm nghệ thuật vững chãi, nào là bố cục phải phân minh, nhập đề, thân kết, vân vân… nghĩa là người ta có mục đích đàng hoàng, người ta phải hấp tấp không dám đứng lại nhì nhằng, nhập đề phải gọn, kết luận phải ngắn và sắc, vân vân… người ta không dám ra ngoài khung khổ hạn định; con đường đi ấy ngắn, người ta phải cố gắng vội vã đi trong vòng mấy phút, không được đi lố giờ trong trung bình mà bao nhiêu người khác đã đi; trái lại, Saroyan không giống như vậy, ta hãy tưởng tượng một con đường ngắn đáng lẽ chỉ mất mấy phút, ông lại đi hoài đi mãi mà không bao giờ tới; bởi vì Saroyan bước đi chậm chạp, khoan thai, bước chừng vài bước lại dừng chân lại, ngồi ngủ dưới gốc cây, rồi thức dậy, ngắm mây trắng bồng bềnh, nghe chim kêu, rồi lại bước đi, đi chừng vài bước lại dừng chân ngắm đoá hoa và bướm vàng bên vệ đường rồi lại bước đi, cứ như thế đi hoài đi mãi mà không bao giờ tới nơi tới chốn. Nói đến Saroyan, ta dễ nhớ đến tư tưởng mấy thiền sư: “Đi là sống; tới là chết” [6] .

Nhưng Trung Quán Luận của Phật giáo: “Trước hết sự vận hành thành tựu rồi thì không phải là vận hành, mà sự vận hành chưa thành tựu thì cũng không phải là vận hành. Sự vận hành hiện tại ở ngoài hai sự vận hành kia (đã thành tựu và chưa thành tựu) thì không thể có nghĩa được” (nguyên bản Tây Tạng: re zig son la mi’ gro ste “ma son ba’ la’ an’ gro ba med” son dan ma son ma gtogs par “bgom pa ses pas par mi’ gyur ro”).

Đọc tác phẩm của Saroyan, ta đừng quên nguyên tắc thứ nhất “tuyệt đối không hấp tấp vội vã”, ta cứ đọc chầm chậm, đừng nóng lòng chờ đợi kết cục thế nào, câu chuyện sẽ đưa đến đâu, vân vân… Câu chuyện sẽ không đưa đến đâu cả bởi vì:

Nguyên tắc thứ hai: Không có gì để nói cả.

Mỗi nhà văn khi cầm bút đều sẵn có một số quan niệm nào đó trong đầu.

Lại Sartre nữa! Hãy đọc lại mấy bài Sartre viết về Flaubert thì thấy rõ!

Họ viết để nói một cái gì, chẳng hạn như những vở kịch và tiểu thuyết của Jean-Paul Sartre đều dùng để nói lên triết lý hiện sinh của ông chẳng hạn như quyển tiểu thuyết La Nausée, đã được Sartre viết ra là vì ông đã có sẵn trước một ý niệm (qui s'est inspiré d’un concept) ý niệm về triết lý hiện sinh, ý niệm về quyển La Nausée, nghĩa là Sartre đã có sẵn một kỹ thuật trứ tác, một recette (une technique de production préalable que fait partie du concept, et qui est au fond une recette), như vậy, quyển La Nausée là một cuốn sách (một sự vật) đã được trước tác ra trong một đường lối nào đó và chứa đựng một sự ích lợi được xác định đàng hoàng: dùng để nói lên triết lý hiện sinh (un object qui se produit d’une certaine manière et qui, d’ autre part, a une utilité définie [7] , khi viết La Nausée, Sartre đã muốn dùng quyển ấy để làm gì rồi, bởi thế ta có thể dùng danh từ của

Thực ra, essentia và existentia của Sartre ở đây đã bị Heidegger vạch ra bộ mặt của Thần học công giáo Trung cổ. “Lật ngược một mệnh đề siêu hình học vẫn là siêu hình học”.

Sartre để mà nói gọn lại rằng bản chất yếu tính (l’essence) của quyển (La Nausée) đã có trước sự hiện hữu (l'existence) của quyển ấy (l’essence - c’est-à-dire l’ensemble des recettes et des qualités permettent de le produire et de le définir-précède l'existence) [8] ; sự có mặt của La Nausée đã được xác định trước rồi; bởi thế ta có thể nói rằng khi viết tiểu thuyết hay kịch, Sartre đã có một cái nhìn kỹ thuật (une vision technique du monde), nghĩa là về con người thì Sartre cho rằng sự hiện hữu có trước yếu tính (l'existence précède l’essence) nhưng về nghệ thuật văn nghệ thì Sartre gián tiếp cho rằng yếu tính có trước hiện hữu (l’essence précède 'existence).

Nên đặt lại ý nghĩa của “existence” của Saroyan trong ý nghĩa xuất (ex-) của chữ Exsistenz của Heigeger thì mới đúng hơn vì existence của Sartre kẹt vào existentia của kinh viện Trung cổ.

William Saroyan khác Sartre; nếu nói theo danh từ của Sartre thì đối với Saroyan, về nghệ thuật văn nghệ: hiện hữu có trước yếu tính (l'existence précède l’essence) chẳng hạn như trường hợp của Sartre viết quyển La Nausée và Saroyan viết truyện Common Prayer. Yếu tính của La Nausée có trước hiện hữu của La Nausée; còn hiện hữu của Common Prayer có trước yếu tính của Common Prayer. Trước khi viết La Nausée, Sartre đã có trước một ý niệm; trước khi viết Common Prayer, Saroyan chẳng có ý niệm nào cả.

Sự trống rỗng của Saroyan ở đây là ý nghĩa chữ “le vide” trong nghệ thuật (xin đọc, Le Vide, expérience spirituelle en Occident et en Orient, trang 290-307, loại sách Hermès, Paris, 1969).

Đầu óc của Saroyan trống rỗng. Saroyan cứ lại bàn ngồi rồi lấy bút ra viết (vì cảm thấy ngứa tay) và để ngòi bút chạy đi đâu thì chạy. Sartre có một cái gì để nói; còn Saroyan hoàn toàn chẳng có gì để nói hết. Thiền tông “Nhử đản vô sự ưu tâm vô tâm ư sự tắc hư nhi linh không nhi diệu”. Ta chẳng lấy làm lạ đối với Sartre, viết văn là “une entreprise” [9] , Sartre nói khi viết, Saroyan sống khi viết; Sartre viết để nói, Saroyan viết để sống. Saroyan: “tôi chỉ là người trẻ tuổi, tôi viết để mà viết, vì tôi chẳng biết làm gì cả” (“Myself upon the Earth”). Việc viết lách, đối với Saroyan, là một công việc thông thường của cuộc sống, như ăn, uống, ngủ hay đi tiểu tiện, đại tiện, vân vân. Saroyan viết là viết, chứ không nghĩ gì cả; bởi thế một số lớn tác phẩm của Saroyan là cuộc đời chứ không phải nói về cuộc đời. Thực sự tuyệt đối không có gì để nói: there was absolutely nothing to say (Saroyan).

Giới hạn của ngôn ngữ thông thường. Trả ngôn ngữ lại vị thế ban đầu của nó thì ngôn ngữ chính là cuộc đời. Thực ra chữ quan trọng không phải là “cuộc đời” mà chính là chữ “là”. Ý nghĩa của chữ Hy Lạp “eĩvai” rất quan trọng ở đây.

Thi ca của Thiền tông cũng thế. Những bài thơ sống nhất của Thiền là những bài thơ chẳng nói gì hết, không có gì để nói hết; những bài thơ ấy là cuộc đời chứ không phải triết lý hay chú giải về cuộc đời (cf. Alan. Watts: the most expressive Zen poetry is that which “says nothing”, which, in other words, is not philosophy or commentary about life) [10] .

“Con người” là gì? Phải tránh “nhân trung thuyết” ở đây.

Một số tác phẩm của Saroyan không phải là tác phẩm, sách, truyện hay tiểu thuyết: ai rờ vào đây là rờ vào một con người. Camerado, this is no book, who touches this touches a man (Walt Whitman, so long).

Henry Miller đã đi ra ngoài tất cả những hạn chế của nghệ thuật. Walt Whitman vẫn còn kẹt vào đôi hạn chế (như Restif de la Bretonne).

Đọc Henry Miller, Restif de la Bretonne (thiên tài dị thường của Pháp ở thế kỷ XVIII), Walt Whitman hay Saroyan ta đều có cảm giác như trên.

Đối với Saroyan, Henry Miller, Walt Whitman, Restif de la Bretonne viết là sống, sống là viết.

Có thể bỏ viết mà vẫn sống được không? Chỉ có Henry Miller là làm được việc khó khăn này.

Saroyan đã tự thú như vầy:

“Trong vòng sáu tháng qua, tôi phải bị xa lìa việc viết lách của tôi và tôi không còn là gì nữa hay là tôi đã bước đi quanh quẩn như một cái xác không hồn, một bóng mơ hồ trong ác mộng của vũ trụ” [11] .

Đây cũng là thảm kịch của tôi trong nhiều năm. Thảm kịch này giống như người bị bệnh cuồng thiền. Tham thiền một thời gian rồi nghiện thiền như nghiện thuốc lá. Đó là sự nguy hiểm dễ sợ nhất.

Khi nào không viết, Saroyan có cảm giác rằng ông đã mất đi, chết đi (unalive), bởi vì Saroyan sống trong lúc viết là viết trong lúc sống, đối với Saroyan đọc, viết, sống chỉ là một. Tác phẩm của Saroyan chính là Saroyan, là một “quyển sách sống” (mượn chữ “Livre vivant” của Restif de la Bretonne).

Đây là một cách thủ dâm bằng chữ nghĩa. Cuộc sống như một người đàn bà. Con người luôn luôn trễ tàu. Chỉ sống sau khi hoặc chỉ sống trước khi, còn đang sống là sợ hết. Tai nạn thường trực.

Kinh nghiệm phi thường của Edmond Jabès. Đối với Jabès, chỉ thoát được ra ngoài quyển sách là trong quyển sách: quyển sách không ở trong thế giới là chính thế giới ở trong Quyển sách. Edmond Jabés: “Nếu Thượng đế hiện hữu thì sở dĩ là thế vì Thượng đế ở trong quyến sách” (Si Dieu est, c’est parce qu’il est dans le livre). Kinh nghiệm thần bí của Jabès: “Thế giới hiện hữu bởi vì cuốn sách hiện hữu” (Le monde existe parce que le livre existe). Khủng khiếp nhất là giây phút trực nhận của Jabès: “Quyển sách là tác phẩm của quyển sách” (le livre est l’oeuvre du livre).

So sánh Edmond Jabès et la question du livre trong quyển L’ Écriture et la Différence của Jacques Derrida, trang 99 – 116 vaf 429 – 436). Viết về quyển Yael của Edmond Jabès, Gabriel Bounoure trong Critique (Juin 1968, trang 587) nói: “…Le livre de Yael n’est pas fini, qu’il se poursuivra dans un livre intérieur au livre”.

Trái tim của con người đập nhịp nhàng ngay trong tác phẩm của Saroyan; muốn gọi gì thì gọi, muốn nói gì thì nói, tác phẩm của ông đang thở. “What difference does it make what you call it, just so it breathes” (Saroyan). Tác phẩm của Saroyan không phải là nói về trái tim: chính tác phẩm ấy là trái tim; trái tim nằm trong ấy và máy động nhịp nhàng ở trong ấy [12] .

Nhưng chính Marquis de Sade là nạn nhân tàn nhẫn của sự ngộ nhận vĩ đại!

Những tác phẩm của Restif de la Bretonne hay Saroyan (hay Henry Miller, Walt Whitman) đều cũng thế. Những tác phẩm của họ thường bị người đời hiểu lầm; một Marquis de Sade làm gì hiểu nổi Restif de la Bretonne; một John Brown có bao giờ hiểu được thiên tài lung linh của William Saroyan; một Bertrand Russel bao giờ hiểu được thiên tài mãnh liệt của D.H. Lawrence? (cf. Portraits from Memory, tr. 111-116). Cả dân tộc Mỹ đã bỏ quên thiên tài phi thường của Henry Miller trong mấy chục năm trời và giờ đây mới chỉ bắt đầu mở mắt ra mà nhìn tầm vóc vĩ đại của Henry Miller.

Thực ra ở thế giới này có mấy người hiểu được Henry Miller? Ngày trước số người hiểu được thuyết Einstein có thể đếm trong đầu ngón tay, nhưng ngày nay số người hiểu được Henry Miller thì lại khó tìm thấy hơn.

Người ta chê Saroyan (hay chê Henry Miller, Restif de la Bretonne, Marc Chagall, vân vân), người ta chê những thiên tài này là”con nít, ngây ngô…”. Saroyan lại nghĩ rằng “con nít là nòi giống duy nhất của con người thực sự; tất cả những gì còn lại đều là giả dối” [13] . Restif de la Bretonne lại trả lời: “những chi tiết trẻ con ngây ngô mới thực là cần thiết” [14] .

Người ta chê họ là “tầm thường, nói những điều ai cũng biết rồi”. Saroyan lại hãnh diện nói: “Tôi không có ý lãnh giải Pulitzer hay giải Nobel hay bất cứ giải thưởng nào khác, tôi ngồi đây trong gian phòng nhỏ bé, viết một bức thư gửi những người tầm thường và bằng một ngôn ngữ giản dị đơn sơ, tôi kể cho họ nghe những điều họ đã biết rồi”. [15]

Chúng ta nhớ lại khi Marquis de Sade khinh chê Restif de la Bretonne viết những điều ai cũng biết – ce que tout le monde sait. Restif de la Bretonne trả lời rằng chính những điều tầm thường ấy, những điều ai cũng biết, ce que tout le monde sait, chính những điều ấy mới chứa đựng chân lý của cuộc đời, sự huyền diệu của cuộc đời, sự bí mật phong phú, phi thường của con người.

Người ta chỉ có viết những điều có thể biết.

Giẫm lên giới hạn của điều có thể biết là điều khó đạt nhất và bí mật nhất.

Ta đã đau đớn biết bao khi thấy con người sống tù hãm trong những định thức thành kiến gò bó.

Chừng nào những Sade mới biết im lặng để cho những Restif de la Bretonne, những Saroyan, những Henry Miller được thung dung thổi gió về vi vu trong lòng ta? Người ta cười những lời ngây thơ của Saroyan, Restif de la Bretonne và Henry Miller; người ta cười lúc họ thành thật hơn bao giờ hết. Hãy cười đi - Người ta đã cười Picasso, đã cười Chagall, đã cười những kẻ “điên, ngu, dại, ngây ngô, khờ khệch”. Người ta cứ mải miết loanh quanh đi tìm cao siêu, sâu sắc, uyên bác, thâm trầm, trông thái, già giặn, vân vân… Một ngàn cụ Einstein cũng không thể nào sánh được với một người nhà quê dốt nát, nghèo khổ, ngây ngô, dại dột: và mộng của Einstein cũng chỉ muốn được như vậy mà thôi, được làm một người nhà quê dốt nát. Tolstoi có những điệu bộ nào vào lúc già mà khiến cho tâm hồn ta phải xao động lạ lùng như vậy?

Con người cứ mải miết đi tìm Niết bàn. Niết bàn không có ở đâu cả; Niết bàn ở ngay trong vòng Luân hồi, Luân hồi là Niết bàn [16] , các người có nghe rõ chưa?

Nhưng trước khi thể hiện được như vậy, phải sống cho qua giữa một mùa hoả ngục.

Khi ta đọc vài ba truyện ngắn nào đó của Saroyan mà ta chưa kịp hiểu hoặc ta thấy “tầm thường” quá thì ta hãy nhớ nguyên tắc thứ hai: “Không có gì để nói hết”.

Con người bị đoạ, vì biết nói. Nhân vật vĩ đại nhất của Carson Mc Cullers là những người câm (The heart is lonely hunter).

Thuyết Bất nhị của Thiền tông Phật giáo lại trở về phiêu diêu… Tất nhiên, con người đã sinh ra đời không thể nào im lặng, vì im lặng cũng có tiếng nói của nó, và khi ta bảo rằng: “Tuyệt đối không có gì để nói hết” thì cũng là có gì để nói rồi; không có gì để nói là có gì để nói và có gì để nói là không có gì để nói; bởi thế có khi ta thấy tác phẩm của Saroyan nhờ thế này, có lúc ông lại đổi khác đi -

Làm sao lý luận như vầy mà không rơi vào “ba phải”?

tựu trung, Saroyan vượt lên tất cả mọi suy tư- Khi ông muốn nói thì nói; lúc ông không muốn nói thì không nói; lúc ông muốn viết thì ông ngồi bàn mà viết; lúc không muốn viết thì thôi; lúc ông muốn suy nghĩ, ông suy nghĩ- Saroyan không tự bắt buộc phải trung thành với bất cứ cái gì, dù trung thành với những cái gì tự ông đã đặt ra.

Thoát ra ngoài “ý tính”, vấn đề khó khăn nhất của con người.

Saroyan muốn trước rồi nghĩ sau; Sartre nghĩ trước và muốn sau. Saroyan thấy thích viết thì viết, chứ cũng chẳng nghĩ gì hết, ngay đến chuyện nghĩ cũng thế, ông thích nghĩ thì cứ nghĩ…

Nhưng Saroyan không phải là một thiền sư.

Hành động của Saroyan, danh từ Phật giáo gọi là “diệu dụng”. Thiền tông: “Bất khả dĩ hữu tâm đắc; bất khả dĩ vô tâm cầu”.

William Saroyan viết truyện ngắn thế nào?

Ông muốn viết thế nào ông viết; ông muốn, chứ không nghĩ. Khi nào Saroyan muốn viết thì cứ ngồi xuống viết, I just sit down and write [17] .

Muốn chính là nghĩ.

Ông không nghĩ gì hết, những lúc nào ông muốn nghĩ về nghệ thuật viết truyện ngắn, ông muốn nghĩ rằng:
 Tất cả những luật viết truyện ngắn đều sai, bởi vì những luật ấy bỏ rơi con người tôi ra ngoài.

 Đừng bao giờ để ý đến những luật viết truyện ngắn của những kẻ khác đặt ra; họ làm ra những luật ấy để che chở họ, để bảo vệ họ.

 Hãy quên Edgar Poe và O. Henry – hãy quên tất cả những nhà văn.

 Cứ viết những gì mình cảm thấy THÍCH viết: cứ nhảy xuống sông và bắt đầu bơi ngay.
Nhưng con người chính là một thể, một “form”? rồi?
 Không có một thể thơ (poem-form), thể truyện ngắn (story-form); chỉ có CON NGƯỜI thôi (There is Man only). Tất cả cái khác đều giả dối, lường gạt.

 Nói tóm lại, tôi không phải là một nhà văn gì hết (Briefly, I am not a writer at all)
Không ai thoát khỏi cái nghiệp nhà văn dù là một người không viết văn gì cả thì cái óc của kẻ ấy cũng viết văn.

Tôi định phân tích những truyện ngắn tiêu biểu cả Saroyan, nhưng không thể nào phân tích cho đàng hoàng được: tác phẩm của Saroyan là con người ông. Tôi chỉ có thể diễn tả đại khái về con người ấy như sau: yêu thương những người nghèo khổ, yêu thương nhân loại (truyện “Seventy Thousand Assyrians”) xót xa chan chứa giao cảm với con người lạc loài, bị xã hội ruồng bỏ hiếp đáp (truyện “Among the Lost”), tâm hồn bơ vơ cô độc (truyện “1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,”) thương mến sự hồn nhiên ngây ngô của kẻ nghèo (truyện “Dear Greta Garbo”), thương xót tâm hồn lạc lõng của gái giang hồ (truyện “Love”), khóc than sự ngộ nhận hiểu lầm trên đời (truyện “And Man” và truyện “Laughter”), đau khổ lạc lõng xa lạ nơi quê hương mình (truyện “Going Home”), tình yêu rạo rực (truyện “Romance”), phẩm giá con người (truyện “The Man with the French Postcard”, khóc than vì sự xấu tồn tại ở trần gian này (truyện “War”), chống đối chiến tranh (truyện “Fight your own War”), sự kỳ lạ nhiệm màu của nòi giống của con người (truyện “The Earth, Day, Night, Self” ), sức sống miên man của con người vươn lên trên nghịch cảnh (truyện “A Cold Day”), sự va chạm phũ phàng của một thiếu niên trước cuộc đời, trước ái tình (truyện “Seventeen”), ca ngợi cuộc đời, vinh hạnh vì biết mình sống, chống văn minh, chống tiến bộ, công thức, giả tạo, chống tất cả những lề luật, những truyền thống, gò bó, khuôn khổ (truyện “Myself Upon The Earth”), bơ vơ, đói khổ nhưng vẫn thiết tha với đời (truyện The Daring Young Man on the Flying Trapeze), vân vân.

Sống chính là nhớ. “Sứ mạng của con người trên mặt đất này là nhớ” (Henry Miller). Phải hiểu nhớ trong nghĩa Andenken của Heidegger.

Con người của Saroyan không phải chỉ có thế thôi. Ta hãy tìm thẳng vào tác phẩm của Saroyan và khi đọc, nhớ sống.



[1]D.T.Suzuki. L’ Essence du Bouddhisme, tr. 104: Une montagne n’est pas une montagne et une rivière n’est pas une rivière; cependant une montagne est une montagne et une rivière est une rivière. La negation est une affirmation et l’affirmation est une negation. Ceci n’est pas simplement un jeu de mots. Si c’est ce que nous en comprenons, nous restons sur le plan de l’intellection et nous ne parvenons pas à sortir du cercle vicieux
[2]Henry Miller, “L’obscénité et la loi de réflexion”, xem Souvenir Souvenirs, trang 237, NRF 1953.
[3]cf. D.T. Suzuki, “Painting, Swordsmanship, Tea ceremony”, trong Zen Buddhism, edited by W. Barrett, Doubleday, New York, 1959, trang 194.
cf. Alain W. Watts, “Zen in the Arts” trong The way of Zen, New American, Library N.Y.1959, trang 194
[4]Daisetz T. Suzuki, L’Essence du Bouddhisme, trang 80 (Cercle de Livre Paris 1955).
[5]cf. Alain Bosquet, Whitman, trang 149 (NRF).
[6]cf. Alan W. Watts, The Way of Zen, trang 190: zen has no goal, it is a traveling without point, with nowhere to go. To travel is to be alive, but to get somewhere is to be dead for as our own proverb says: “to travel is better than arrive”.
[7]Jean – Paul Sartre, L’ Existentialisme est un humahisme, tr. 18 (Nagel, Paris, 1958).
[8]Jean – Paul Sartre, L’ Existentialisme est un humahisme, tr. 18 (Nagel, Paris, 1958).
[9]Jean – Paul Sartre, L’ Existentialisme est un humahisme, tr. 18 (Nagel, Paris, 1958).
[10]Alan W. Watts: The way of Zen, trang 177
[11]Saroyan: And for the past six months I have been separated from my writing, and I have been nothing Or I have been walking about unalive, some indistinct shadow in a nightmare of the universe (“My self upon the Earth”).
[12]cf. Maurice Blancnot: “Un livre vivant” trong Critique, tome IV, No. 22, pp, 105 – 205, Mars, 1948).
[13]Saroyan: Babies are the only race of the earth, the race of man all the rest is pretense (“Seventy Thousand Assyrians”).
[14]Restif de la Bretonne: “Il est peu de vos écrivains polis et de vos jolis versificateurs qui puissent vous appendre ce que je vous apprendrai. Lisez -moi avec courage, malgré mes details enfantins car ils sont nécessaires et vous verrez, après m’avoir lu, que vous saurez des choses don’t vous ne doutez pas”. (cf Maurice Blanchot: “Un livre vivant”, trong Critique, tr. IV No 22).
[15]Saroyan: I am not out win the Pulitzer Prize or the Nobel Prize or any other prize. I am not out here in the Far West, in San Francisco in a small room on Carl Street writing a letter to common people telling in simple language things they already know.
[16]D. T. Suzuki: “The sense of Zen” trong Zen Buddhism, edited by William Barret, p. 15 (Doubleday, N-Y, 1956)
[17]Saroyan: Preface to the first edition of The Daring Young Man on the Flying Trapeze.


Nguồn: Phạm Công Thiện, Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (Luận về ý thức mới sau mười năm lang bạt), tái bản lần thứ tư, NXB An Tiêm, Sài Gòn, 1970.

compiled & posted by Tran Ho Dung .

THƠ Bùi Ngọc Tuấn

Bùi Ngọc Tuấn
Thơ ông, như nghe những bi khúc. Ðôi lúc chạnh lòng, buồn man man. Ðôi lúc thảm sầu, tê tái. Lời thơ nhẹ mà nỗi sầu lại nặng trì xuống khiến cho lòng rưng rức, khôn nguôi.
Thơ ông là cả một cung đàn sầu.
Ðây là một vài bài tiêu biểu trong "Rừng Trăng Sương Khói".

Ðêm trăng mù sương nghe đàn buồn trên sông Hương
trăng soi hàng cau nghiêng nghiêng buồn
buồn xuôi -- buồn xuôi trên sông Hương
ai rung tơ sầu trên cung đàn
lời trầm bay qua vương hơi sương
sông trôi mơ màng -- sông trôi thầm
sông giăng mù sương - đêm xa xăm
ai ngân cung sầu trên giây đàn
ai sao gieo chi lời trăm năm
sông trăng mù sương ru sầu về
đàn ngân cung trầm rung sương khuya
ai trôi tâm tình xuôi sông dài
lời như mơ hồ sao buồn chi
đàn lơi không buông cung tơ sầu
đêm nhòa sương khuya - tan trong nhau
sông xuôi về xa - phương sa mù
trăng mờ tàn phai thôi còn đâu.



Rừng trăng sương khói
thời trẻ tuổi tôi sống ở ven rừng triền núi
phố nhỏ buồn tênh chiều xuống mịt mù sương
đường ngã ba chìm sâu trong mây khói
quán một bàn vắng lặng sầu thương
thành phố nhỏ nhịp đời qua lặng lẽ
suối đôi giòng đổi nhịp không người hay
mùa hoa đào hồng lên mầu núi biếc
không ai hoài chi chuyện của cỏ cây
trăng có buổi trầm mình trong sương bạc
gió có đêm quằn quại giữa than van
chiều có khi bàng hoàng sườn non vắng
mây lạc hồn ngơ ngẩn quên nhân gian
rừng u uẩn chôn sâu lòng thảm thiết
trăng nhạt nhòa ảo não nỗi thê lương
sương mù mịt xóa nhòa đường hai ngả
khói mơ hồ che giấu những đau thương
tôi như kẻ mộng du ngoài trời đất
đến ven rừng triền núi hóa cỏ cây
ngày nối tháng giữa mịt mù sương khói
thả buông đời tan biến với mây bay






Tử sinh một cuộc tình cờ
tử sinh một cuộc tình cờ
gặp em chi để bây giờ cuồng điên
lãng du trong cõi ưu phiền
hai bên nhật nguyệt một niềm nhớ thương
lòng em kín cổng cao tường
lòng anh giông bão vẫn thường vào ra
trầm luân trong cõi xót xa
mơ là mộng tưởng tỉnh là chiêm bao
tìm em qua ngọn sông đào
về ngang biển bắc hỏi sao từ trời
tử sinh một cuộc rong chơi
gặp em chi để đứng ngồi ngẩn ngơ
tử sinh một cuộc tình cờ
gặp em chi để bây giờ cuồng điên.












Ðầu mùa xuân một mình rong chơi
thấy chiều tàn, chợt nhớ thời cũ
chiều ngồi lặng trên đồi
trông mây bay viễn xứ
trời đất đang vào xuân
lá hoa tưng bừng nở
đời qua như mây bay
hoa rơi hồng lối nhỏ
khơi vọng sắc năm xưa
thảng thốt lòng thương nhớ
trầm vang lời cổ thi
chiều như thơ Yên Ðổ
đàn ngỗng nào về qua
hoa vàng bên giậu cũ
trông vời phương trời xa
chiều tan cùng bóng tối
khói sóng mờ trên hồ
đường về mù mịt lối
nghêu ngao khúc sầu ca
bóng dài nghiêng hè phố
lời hát thủa nào xưa
thoáng về trong tiếng gió
dừng chân góc đường này
nhìn trời nhòa sương bay
vầng sao xưa mù khuất
bàng hoàng lòng như say.