phỏng vấn Trịnh Công Sơn .
Đạo Phật Trong Âm Nhạc
--- Hoà thượng Thích Tâm Thiện thực hiện ---
Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.
TCS: Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật Giáo. Từ những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt đuợc còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.
"Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và người lớn tuổi, xin anh cho biết về bối cảnh để bài hát này ra đời?
TCS: Như tôi đã nói ở trên, thuở nhỏ tôi thích đến chùa vì sự tịch lặng thanh khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. Vì thế khi viết bài hát "Một cõi đi về" và nhiếu bài tương tự như thế, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vô đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn khi nghe bài này đã nói với tôi: nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa. Đó chỉ là một ý kiến. Điều tôi thành thật rất vui là giới trẻ có vẻ cũng thích bài hát này. Tôi rất muốn nghe những ý kiến của họ.
Anh có thể cho biết những kinh gnhiệm của mình về Phật Giáo? Một tôn giáo như htế nào? Đặc biệt là trong lãnh vực văn học nghệ thuật hay âm nhạc v.v...
TCS: Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghỉ về Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hằng ngày.
Tôi đang cố gắng quên Phật Giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi Phật Giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.
Anh có hành Thiền mỗi ngày không? Và thường anh bằng cách nào để vươn đến đỉnh cao trong hứng cảm sáng tác? Đạo Phật có giúp gì việc đó không?
TCS: Tôi có cách hành Thiền riêng. Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ "Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha".
Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.
Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình.
Câu hỏi cuối cùng: "Làm sao em biết bia đá không đau, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm, cảm thức của mình khi hát lên điều đó?
TCS: Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị, Valeur en soi và Valeur pour soi. Tôi nhìn viên sõi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng tôi có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng của nó. Tôi là hạt bụi và nó là viên sỏi có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao tôi không thể cảm cảnh vì một viên sỏi lẻ loi này không có một viên sỏi khác nằm cạnh bên.
Xin cám ơn nhạc sĩ
7/4/09
Trịnh Công Sơn : Những đứa trẻ bể dâu
1991 - 1996 Những đứa trẻ bể dâu
Trịnh Công Sơn
Kể từ đó, ngày 8 tháng 3, có những đưa trẻ lạc loài gặp nhau và tụ lại, quây quần, thành một nhóm gọi là nhóm “ Những người bạn”. Trần gian có những ngày hạnh phúc và cả những ngày bất hạnh. Những đứa trẻ này đã có một tuổi thơ thăng trầm cùng vốn biết rằng đời không có gì quí bằng khi gió mùa đông tới, một bếp lửa riêng tư để cùng ngồi lại bên nhau sưởi ấm những bàn tay và nhân tiện, cũng sưởi ấm tâm hồn mình.
Cũng kể từ đó, bên bếp lửa nhen nhúm những trái tim chân thật, những đưa trẻ đã lớn lên cùng lòng tin yêu của quần chúng anh em bạn bè. Những người bạn chỉ là những đứa trẻ muốn kêu gọi lòng yêu thương vô bờ của những tâm - hồn - lục - địa – anh - em – trong cuộc đời này. Vì thế những người bạn đã cố gắng thu mình lại, mỗi người ở một góc đời riêng, để viết và vắt hết đời mình thổ lộ cùng cuộc đời những gì riêng chung nhất mà đời kia có thể trong phút chốc, hoặc trong dặm dài của đời riêng biết đâu sẽ chia sẻ được.
Cũng kể từ đó nhóm “ Những người bạn “đã là những người bạn thực sự với mọi người, đã là những kẻ hành giả lên đường và đi bằng những bước chân của mình, dù khổ ải hay không. Những bước chân đã và sẽ khắc ghi trên lối đi những nỗi niềm riêng với một ước mơ không bao giờ cạn là sẽ tìm được một thông điệp nhỏ nhoi để gửi đến cho bạn bè khắp nơi khắp chốn. Một hành giả và một thông điệp, đó là sứ mệnh khắc nghiệt mà kẻ không được cứu chuộc giữa đời này phải gánh chịu. Không một ai trong những người bạn than van về điều này vì sực nghĩ ra đó là một hàm ân, một quà tặng quí báu mà cuộc đời ban cho.
Kể từ đó, năm năm rồi, nhóm “ Những người bạn” không rời con đường được vẽ ra cho sứ mệnh hành giả và tiếng nói vui, buồn trong những ca khúc được viết ra đôi khi chỉ là một tiếng thở dài hoặc một lời tán tụng cuộc sống đáng yêu nhưng tựu chung nó vẫn là tấm lòng thuỷ chung của một nhóm những đứa trẻ có một tuổi đời ngang ngửa với dâu bể của đời.
Kể từ đó bắt đầu những ngày tháng thương yêu nhau mà sống, mà viết, mà hát những khúc đồng dao với cuộc đời quá hiếm hoi chỉ có ai may mắn mới gặp gỡ được. Kể từ đó không thấy gì quí hơn con người giữa trần gian này. Kể từ đó thấy ai cũng là bạn, không ai là kẻ thù. Kể từ đó nhóm “ Những người bạn” biết rằng sống là khó biết dường nào và cũng nhắc nhở nhau hằng phút hằng giây rằng cuộc sống ơi hãy để tất cả thời gian của cuộc đời này cho việc yêu nhau chứ đừng mơ màng một phút giận hờn nữa.
Kể từ đó nhóm “ Những người bạn” vẫn sống còn để trở thành mãi mãi nhóm Những người bạn của tất cả những người bạn có mặt ở trên đời này.
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon
Trịnh Công Sơn
Kể từ đó, ngày 8 tháng 3, có những đưa trẻ lạc loài gặp nhau và tụ lại, quây quần, thành một nhóm gọi là nhóm “ Những người bạn”. Trần gian có những ngày hạnh phúc và cả những ngày bất hạnh. Những đứa trẻ này đã có một tuổi thơ thăng trầm cùng vốn biết rằng đời không có gì quí bằng khi gió mùa đông tới, một bếp lửa riêng tư để cùng ngồi lại bên nhau sưởi ấm những bàn tay và nhân tiện, cũng sưởi ấm tâm hồn mình.
Cũng kể từ đó, bên bếp lửa nhen nhúm những trái tim chân thật, những đưa trẻ đã lớn lên cùng lòng tin yêu của quần chúng anh em bạn bè. Những người bạn chỉ là những đứa trẻ muốn kêu gọi lòng yêu thương vô bờ của những tâm - hồn - lục - địa – anh - em – trong cuộc đời này. Vì thế những người bạn đã cố gắng thu mình lại, mỗi người ở một góc đời riêng, để viết và vắt hết đời mình thổ lộ cùng cuộc đời những gì riêng chung nhất mà đời kia có thể trong phút chốc, hoặc trong dặm dài của đời riêng biết đâu sẽ chia sẻ được.
Cũng kể từ đó nhóm “ Những người bạn “đã là những người bạn thực sự với mọi người, đã là những kẻ hành giả lên đường và đi bằng những bước chân của mình, dù khổ ải hay không. Những bước chân đã và sẽ khắc ghi trên lối đi những nỗi niềm riêng với một ước mơ không bao giờ cạn là sẽ tìm được một thông điệp nhỏ nhoi để gửi đến cho bạn bè khắp nơi khắp chốn. Một hành giả và một thông điệp, đó là sứ mệnh khắc nghiệt mà kẻ không được cứu chuộc giữa đời này phải gánh chịu. Không một ai trong những người bạn than van về điều này vì sực nghĩ ra đó là một hàm ân, một quà tặng quí báu mà cuộc đời ban cho.
Kể từ đó, năm năm rồi, nhóm “ Những người bạn” không rời con đường được vẽ ra cho sứ mệnh hành giả và tiếng nói vui, buồn trong những ca khúc được viết ra đôi khi chỉ là một tiếng thở dài hoặc một lời tán tụng cuộc sống đáng yêu nhưng tựu chung nó vẫn là tấm lòng thuỷ chung của một nhóm những đứa trẻ có một tuổi đời ngang ngửa với dâu bể của đời.
Kể từ đó bắt đầu những ngày tháng thương yêu nhau mà sống, mà viết, mà hát những khúc đồng dao với cuộc đời quá hiếm hoi chỉ có ai may mắn mới gặp gỡ được. Kể từ đó không thấy gì quí hơn con người giữa trần gian này. Kể từ đó thấy ai cũng là bạn, không ai là kẻ thù. Kể từ đó nhóm “ Những người bạn” biết rằng sống là khó biết dường nào và cũng nhắc nhở nhau hằng phút hằng giây rằng cuộc sống ơi hãy để tất cả thời gian của cuộc đời này cho việc yêu nhau chứ đừng mơ màng một phút giận hờn nữa.
Kể từ đó nhóm “ Những người bạn” vẫn sống còn để trở thành mãi mãi nhóm Những người bạn của tất cả những người bạn có mặt ở trên đời này.
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon
Trịnh Công Sơn : Chợt tôi thấy thiên thu là một đường không bến bờ
Chợt tôi thấy thiên thu là một đường không bến bờ
--- Trịnh Công Sơn ---
Những con đường trăng tròn là những con đường trăng khuyết. Vẫn là những con đường cũ em đi qua và tôi đi qua. Thế rồi, có những lúc tôi đi qua những con đường mù mịt không trăng. Những tro tàn quá khứ bỗng dậy lên một cơn lốc cuốn tôi về với những con đường ma quái ảo ảnh chập chờn.
Cái chập chờn của một thân thể phiền não không biết mai nay mốt nọ ra sao, cứ thắc thỏm muốn gởi gắm vào cuộc đời một linh hồn phiêu lạc. Tôi phiêu lạc bao nhiêu năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bến là bờ. Cái tạm và cái thường hằng lắm khi là một. Thế mà cứ lại là khác nhau. Cái bờ mỏng manh khoảnh khắc ra đi. Cái bến nhiều khi bền bền ở lại. Bờ mở ra những bến. Có dâu bể cho bờ. Nên định mệnh bờ thường trói buộc thân phận bến.
Tôi là bờ em ra đi. Em là bến tôi ghé lại
Con đò ghé qua bờ này bờ nọ, nhưng sẽ đậu lại ở một bến kia.
Mùa xuân là bờ hay bến? than ôi, mùa xuân chỉ là bờ. Ai ai trong đời này cũng có lần ghé qua cái bến tạm mùa xuân. Cái bờ bến mùa xuân nhập nhằng những dặm trường lận đận. Thoắt nhiên bến xuân chỉ còn lại là bờ. Cái biến đi qua, rồi cái bờ ở lại. Cái bến hiu hắt của một thuở tưởng rằng thời hoàng kim bến sẽ mãi mãi không bao giờ là bờ. Thế rồi tuổi đời người người -đến đến – đi đi cứ mộng vờ, hoang tưởng hão huyền một thứ bờ bờ - bến bến, không biết nơi nào để neo lại một thân thể phiêu bồng.
Có thể bến cho em và bờ cho tôi. Tôi cứ mãi đi và em ở lại. Cái thân phận thuyền quyên ấy đừng làm đau xót đời. Cuối cùng, trong cõi mông lung mờ mờ ảo ảo, em vẫn chính là cái bến hư ảo một cách vẹn toàn mà tôi có lúc mỏi mệt sẽ tìm về nương tựa.
“ Ru đời đi nhé cho ta nương nhờ lúc thở than”…
Cái bờ ru lời hiu quạnh lau lách. Cái bến ru chập chờn một đốm lửa chiều…
Trong một giấc ngủ bồng bềnh không giờ giấc của mùa xuân, tôi thảng thối thấy bờ bến bỗng rã tan thành những cánh bèo mông lung vô định. Em tôi không bến và tôi không bờ. Em trôi đi và tôi cũng trôi đi. Em và tôi cũng là bến. Em và tôi cũng là bờ. Chúng ta tan biến vào nhau thành một khối bến bờ không còn chia lìa nữa. Trong em không còn trí nhớ về bến. Trong tôi cũng mất hết những ký ức về bờ. Bến ở đâu và bờ ở đâu?
--- Trịnh Công Sơn ---
Những con đường trăng tròn là những con đường trăng khuyết. Vẫn là những con đường cũ em đi qua và tôi đi qua. Thế rồi, có những lúc tôi đi qua những con đường mù mịt không trăng. Những tro tàn quá khứ bỗng dậy lên một cơn lốc cuốn tôi về với những con đường ma quái ảo ảnh chập chờn.
Cái chập chờn của một thân thể phiền não không biết mai nay mốt nọ ra sao, cứ thắc thỏm muốn gởi gắm vào cuộc đời một linh hồn phiêu lạc. Tôi phiêu lạc bao nhiêu năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bến là bờ. Cái tạm và cái thường hằng lắm khi là một. Thế mà cứ lại là khác nhau. Cái bờ mỏng manh khoảnh khắc ra đi. Cái bến nhiều khi bền bền ở lại. Bờ mở ra những bến. Có dâu bể cho bờ. Nên định mệnh bờ thường trói buộc thân phận bến.
Tôi là bờ em ra đi. Em là bến tôi ghé lại
Con đò ghé qua bờ này bờ nọ, nhưng sẽ đậu lại ở một bến kia.
Mùa xuân là bờ hay bến? than ôi, mùa xuân chỉ là bờ. Ai ai trong đời này cũng có lần ghé qua cái bến tạm mùa xuân. Cái bờ bến mùa xuân nhập nhằng những dặm trường lận đận. Thoắt nhiên bến xuân chỉ còn lại là bờ. Cái biến đi qua, rồi cái bờ ở lại. Cái bến hiu hắt của một thuở tưởng rằng thời hoàng kim bến sẽ mãi mãi không bao giờ là bờ. Thế rồi tuổi đời người người -đến đến – đi đi cứ mộng vờ, hoang tưởng hão huyền một thứ bờ bờ - bến bến, không biết nơi nào để neo lại một thân thể phiêu bồng.
Có thể bến cho em và bờ cho tôi. Tôi cứ mãi đi và em ở lại. Cái thân phận thuyền quyên ấy đừng làm đau xót đời. Cuối cùng, trong cõi mông lung mờ mờ ảo ảo, em vẫn chính là cái bến hư ảo một cách vẹn toàn mà tôi có lúc mỏi mệt sẽ tìm về nương tựa.
“ Ru đời đi nhé cho ta nương nhờ lúc thở than”…
Cái bờ ru lời hiu quạnh lau lách. Cái bến ru chập chờn một đốm lửa chiều…
Trong một giấc ngủ bồng bềnh không giờ giấc của mùa xuân, tôi thảng thối thấy bờ bến bỗng rã tan thành những cánh bèo mông lung vô định. Em tôi không bến và tôi không bờ. Em trôi đi và tôi cũng trôi đi. Em và tôi cũng là bến. Em và tôi cũng là bờ. Chúng ta tan biến vào nhau thành một khối bến bờ không còn chia lìa nữa. Trong em không còn trí nhớ về bến. Trong tôi cũng mất hết những ký ức về bờ. Bến ở đâu và bờ ở đâu?
6/4/09
THƠ BÙI CHÍ VINH
ĐÊM BIÊN GIỚI TÂY NAM, 30 NĂM TRƯỚC
Posted By Bùi Chí Vinh On 6 April 2009 @ 12:00 am In Sáng Tác, Thơ | No Comments
* Để nhớ lại cuộc chiến tranh đáng ghê tởm
với bọn Khơme Đỏ
và lũ cố vấn thiên triều Trung Quốc
Chưa lúc nào ta thương dân ca hơn
Cụng ly đế, sáu câu buồn chết được
Ngồi chồm hổm đủ nhớ nhau đứt ruột
Thiếu một trái sim bẻ nửa để khề khà
Em có đói lòng thì lưng bát nước uống tìm ta
Biên giới mùa này mây thường giang hồ lắm
Ta cười hà hà mà ta im lặng
Cho âm nhạc chui rách hết sương mù
Cho núi Bà Đen có điệu bộ gật gù
Cho ta co giãn trong cách nằm tư thế
Chiến tranh tởm, tiếng đàn thì oai vệ
Nên khói thuốc lào và khói súng nhận ra nhau
Gió thì vẫn bay nhưng lại thiếu cầu
A, như vậy làm sao em cởi áo?
Đồng đội ơi, làm sao em cởi áo?
Khi em hãi hùng trước mũi lê tắm máu
Chết lõa lồ đêm chẳng thể nào quên
Đêm Xa Mat bình minh màu đen
Ta sẽ làm một dấu phết cho xem
Ngừng đúng lúc giữa thần văn Nguyễn Trãi
Sẽ nuốt chửng những chấm-than-thời-đại
Khiếp nhược, cầu an, bán nước, đớn hèn
Đừng cho rằng ta say khướt hơi men
Ai lúy túy mà đòi nghe nghệ thuật
Cứ cười hà hà mà như đang khóc
Mà ghét đắng câu bất khứ cũ mèm
Mà cụng ly đế như một điều có thật
Mà thức tuyệt vời trước nòng súng nổi cơn điên
Ê, khoan rống bài “tẩu mã” bạn vong niên
Bởi vó ngựa để dành cho lũ quỷ
Cho bành trướng, âm mưu, và đố kỵ
Cho ảo tường xâm lăng tiền kiếp của thiên triều
Chỉ có trôi mây và chỉ có dạt bèo
Ta dành cho ta suốt một đời lận đận
Quê hương rất vệ sinh mà cứ còn vi khuẩn
Đất nước rất hào hùng mà cứ chịu bể dâu
Khí khái hề, có bịp được ai đâu
Dân ca ta vốn chẳng cần giải thích
Bạn hãy lấy hơi làm Trương Lương mà ngỗ nghịch
Mà các ngón tay bịn rịn ống tiêu dài
Cứ xuống thấp nữa đi giọng xề đặc sệt
Đổ muối thấm lòng ta tha thiết
Nhưng kẻ thù đừng hòng có điệp khúc Nam Ai
Bởi …
” Tưởng giếng sâu ta nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn, ta tiếc hoài sợi dây ”
BÙI CHÍ VINH
1979 - 2009
© 2008 damau.org
Posted By Bùi Chí Vinh On 6 April 2009 @ 12:00 am In Sáng Tác, Thơ | No Comments
* Để nhớ lại cuộc chiến tranh đáng ghê tởm
với bọn Khơme Đỏ
và lũ cố vấn thiên triều Trung Quốc
Chưa lúc nào ta thương dân ca hơn
Cụng ly đế, sáu câu buồn chết được
Ngồi chồm hổm đủ nhớ nhau đứt ruột
Thiếu một trái sim bẻ nửa để khề khà
Em có đói lòng thì lưng bát nước uống tìm ta
Biên giới mùa này mây thường giang hồ lắm
Ta cười hà hà mà ta im lặng
Cho âm nhạc chui rách hết sương mù
Cho núi Bà Đen có điệu bộ gật gù
Cho ta co giãn trong cách nằm tư thế
Chiến tranh tởm, tiếng đàn thì oai vệ
Nên khói thuốc lào và khói súng nhận ra nhau
Gió thì vẫn bay nhưng lại thiếu cầu
A, như vậy làm sao em cởi áo?
Đồng đội ơi, làm sao em cởi áo?
Khi em hãi hùng trước mũi lê tắm máu
Chết lõa lồ đêm chẳng thể nào quên
Đêm Xa Mat bình minh màu đen
Ta sẽ làm một dấu phết cho xem
Ngừng đúng lúc giữa thần văn Nguyễn Trãi
Sẽ nuốt chửng những chấm-than-thời-đại
Khiếp nhược, cầu an, bán nước, đớn hèn
Đừng cho rằng ta say khướt hơi men
Ai lúy túy mà đòi nghe nghệ thuật
Cứ cười hà hà mà như đang khóc
Mà ghét đắng câu bất khứ cũ mèm
Mà cụng ly đế như một điều có thật
Mà thức tuyệt vời trước nòng súng nổi cơn điên
Ê, khoan rống bài “tẩu mã” bạn vong niên
Bởi vó ngựa để dành cho lũ quỷ
Cho bành trướng, âm mưu, và đố kỵ
Cho ảo tường xâm lăng tiền kiếp của thiên triều
Chỉ có trôi mây và chỉ có dạt bèo
Ta dành cho ta suốt một đời lận đận
Quê hương rất vệ sinh mà cứ còn vi khuẩn
Đất nước rất hào hùng mà cứ chịu bể dâu
Khí khái hề, có bịp được ai đâu
Dân ca ta vốn chẳng cần giải thích
Bạn hãy lấy hơi làm Trương Lương mà ngỗ nghịch
Mà các ngón tay bịn rịn ống tiêu dài
Cứ xuống thấp nữa đi giọng xề đặc sệt
Đổ muối thấm lòng ta tha thiết
Nhưng kẻ thù đừng hòng có điệp khúc Nam Ai
Bởi …
” Tưởng giếng sâu ta nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn, ta tiếc hoài sợi dây ”
BÙI CHÍ VINH
1979 - 2009
© 2008 damau.org
Trịnh Công Sơn, anh đã đến trần gian để làm gì?
Trịnh Công Sơn, anh đã đến trần gian để làm gì?
05/04/2009 | 4:57 chiều |
Tác giả: Đào Hiếu
(Nhân đọc bài viết “TRỊNH CÔNG SƠN VÀ THAM VỌNG CHÍNH TRỊ” của Trịnh Cung đăng trên website damau.org ngày 01.4.2009)
Trịnh Cung là một họa sĩ nhưng anh viết văn thật hay, thật chuyên nghiệp. Bài viết đã cung cấp những tư liệu sinh động, ấn tượng mà có thể trước đây nhiều người chưa biết đến.
Tuy nhiên tôi hoàn toàn không ngạc nhiên sau khi đọc xong bài viết ấy. Bởi vì những kiểu văn nghệ sĩ như Trịnh Công Sơn ở Việt Nam thiếu gì.
Những nghệ sĩ giàu tình cảm, chống chiến tranh, có cảm tình với MTGPMN, đôi khi cũng muốn làm một chàng hiệp sĩ… Nhưng chiến tranh không phải vậy. Chiền tranh là hy sinh, đổ máu, là ngục tù. Chiến tranh còn là thủ đoạn, thanh toán nhau, phủ nhận nhau, loại trừ nhau… Trịnh Cung kể rằng ngày 30.4.75 có một ông nhạc sĩ đã “đuổi” Trịnh Công Sơn ra khỏi phòng thu Đài phát thanh Sài gòn là một ví dụ nhỏ nhưng khá điển hình.
Qua bài viết của Trịnh Cung tôi thấy không có gì quan trọng, không có gì để trách cứ, lên án Trịnh Công Sơn, trái lại càng thương anh. Cũng như bao nhiêu người giàu tình cảm khác, rất nhẹ dạ, cả tin, cộng với một chút háo danh, một chút “cơ hội”…gộp lại thành một cái bi kịch nho nhỏ.
TCS không có lỗi gì cả. Anh chỉ có một tấm lòng. Và anh tưởng bở. Tưởng rằng mình có tài, mình nổi tiếng thì sẽ được trọng dụng, có biết đâu rằng chế độ mới không cần “tài”, không cần “nổi tiếng” họ chỉ cần anh có phải đảng viên hay không. Nếu anh đã là đảng viên rồi, lại còn phải xét xem anh có ăn cánh không thì mới được tin dùng.
Đừng nói Trịnh Công Sơn chỉ là “quần chúng” cảm tình khơi khơi… ngay cả cộng sản thứ thiệt như Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Hộ, Hùynh Tấn Mẫm… cũng vẫn “tưởng bở” như thường. Và sự “tưởng bở” ấy đã dẫn họ đến những kết cục rất bẽ bàng.
Bi kịch của TCS là bi kịch tưởng bở. Tội cho anh, thương cho anh. Anh chẳng bao giờ là cộng sản. Anh không có trong tổ chức của Đảng, của Đoàn hay của cái quái gì cả. Anh chỉ là một nhạc sĩ tài năng và rất mong manh. Gán cho anh bốn chữ “tham vọng chính trị” tôi thấy vừa buồn cười vừa “ép người quá đáng”.
Chuyện TCS có ý định tham gia chính phủ Dương Văn Minh chỉ là chuyện tào lao (chính ông Lý Quý Chung cũng đã xác nhận điều đó). Ông Nguyễn Trần Thiết, một nhà văn miền Bắc, trong suốt tác phẩm dày hơn 1000 trang viết về Dương Văn Minh (do tôi biên tập) cũng không hề có dòng nào nói đến chuyện TCS có ý định tham gia chính phủ Dương Văn Minh.
Sau ngày 30.4.75 rõ ràng là có một cái “mốt việt cộng nằm vùng”: nữ nghệ sĩ Kim Cương cũng đại tá việt cộng, Thanh Nga cũng vi-xi, trung tướng Nguyễn Hữu Có cũng tình báo cộng sản, rồi bây giờ đến lượt Trịnh Công Sơn. Bài viết của Trịnh Cung đã góp phần tạo ra một ảo tưởng “nhà nhà làm tình báo, người người làm tình báo.” Thực ra không phải như vậy. Thực ra cộng sản thì ít mà ham vui thì nhiều. Chàng nhạc sĩ họ Trịnh của chúng ta cũng thuộc “típ” ham vui đó.
Còn việc sau này (trong “thập niên 90”) TCS hỏi ý kiến Trịnh Cung xem có nên vào Đảng hay không cũng chỉ là chuyện trẻ con. Chắc chắn có vài người trong Hội Nhạc sĩ đã gạ anh, dụ anh vào Đảng để Đảng được dựa hơi danh tiếng anh, và để Đảng khoe với dư luận thế giới rằng “chúng tôi rất thoáng, biết tôn trọng nhân tài”. Thế thôi, nào phải TCS muốn vào Đảng.
Chúng ta đừng làm cho sự việc trở nên nặng nề, vì thực chất trường hợp TCS rất dễ hiểu, rất nhẹ nhàng. Còn việc TCS sáng tác bài “Cho một người nằm xuống” cho Lưu Kim Cương chẳng qua là vì ông ta đã tạo điều kiện cho Sơn khỏi phải tham dự vào một cuộc chiến tương tàn nhảm nhí.
Đừng nghĩ rằng TCS là một con người chính trị, hãy hiểu rằng Thượng đế đã mời Trịnh Công Sơn xuống trần gian để làm nhạc sĩ. Vì thế không việc gì anh phải “khí tiết cách mạng”, phải kiên định lập trường vì một phe phái nào. Anh chỉ cần yêu người, yêu đời, thậm chí anh chỉ cần “mê gái” và sáng tác cho chúng ta những ca khúc về những tình yêu ấy cũng đã là điều vĩ đại rồi.
Hiểu Trịnh Công Sơn như thế thì ta sẽ đón nhận bài viết của Trịnh Cung một cách nhẹ nhàng.
Một nhạc sĩ có thể viết được một câu tuyệt vời như: “Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn” thì chuyện vào Đảng, chuyện chính trị chính em cũng chỉ là miếng giẻ rách mà người nhạc sĩ tài hoa tình cờ gặp phải trên đường “tìm lại bên sông những dấu hài.”
ĐÀO HIẾU
© talawas 2009
05/04/2009 | 4:57 chiều |
Tác giả: Đào Hiếu
(Nhân đọc bài viết “TRỊNH CÔNG SƠN VÀ THAM VỌNG CHÍNH TRỊ” của Trịnh Cung đăng trên website damau.org ngày 01.4.2009)
Trịnh Cung là một họa sĩ nhưng anh viết văn thật hay, thật chuyên nghiệp. Bài viết đã cung cấp những tư liệu sinh động, ấn tượng mà có thể trước đây nhiều người chưa biết đến.
Tuy nhiên tôi hoàn toàn không ngạc nhiên sau khi đọc xong bài viết ấy. Bởi vì những kiểu văn nghệ sĩ như Trịnh Công Sơn ở Việt Nam thiếu gì.
Những nghệ sĩ giàu tình cảm, chống chiến tranh, có cảm tình với MTGPMN, đôi khi cũng muốn làm một chàng hiệp sĩ… Nhưng chiến tranh không phải vậy. Chiền tranh là hy sinh, đổ máu, là ngục tù. Chiến tranh còn là thủ đoạn, thanh toán nhau, phủ nhận nhau, loại trừ nhau… Trịnh Cung kể rằng ngày 30.4.75 có một ông nhạc sĩ đã “đuổi” Trịnh Công Sơn ra khỏi phòng thu Đài phát thanh Sài gòn là một ví dụ nhỏ nhưng khá điển hình.
Qua bài viết của Trịnh Cung tôi thấy không có gì quan trọng, không có gì để trách cứ, lên án Trịnh Công Sơn, trái lại càng thương anh. Cũng như bao nhiêu người giàu tình cảm khác, rất nhẹ dạ, cả tin, cộng với một chút háo danh, một chút “cơ hội”…gộp lại thành một cái bi kịch nho nhỏ.
TCS không có lỗi gì cả. Anh chỉ có một tấm lòng. Và anh tưởng bở. Tưởng rằng mình có tài, mình nổi tiếng thì sẽ được trọng dụng, có biết đâu rằng chế độ mới không cần “tài”, không cần “nổi tiếng” họ chỉ cần anh có phải đảng viên hay không. Nếu anh đã là đảng viên rồi, lại còn phải xét xem anh có ăn cánh không thì mới được tin dùng.
Đừng nói Trịnh Công Sơn chỉ là “quần chúng” cảm tình khơi khơi… ngay cả cộng sản thứ thiệt như Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Hộ, Hùynh Tấn Mẫm… cũng vẫn “tưởng bở” như thường. Và sự “tưởng bở” ấy đã dẫn họ đến những kết cục rất bẽ bàng.
Bi kịch của TCS là bi kịch tưởng bở. Tội cho anh, thương cho anh. Anh chẳng bao giờ là cộng sản. Anh không có trong tổ chức của Đảng, của Đoàn hay của cái quái gì cả. Anh chỉ là một nhạc sĩ tài năng và rất mong manh. Gán cho anh bốn chữ “tham vọng chính trị” tôi thấy vừa buồn cười vừa “ép người quá đáng”.
Chuyện TCS có ý định tham gia chính phủ Dương Văn Minh chỉ là chuyện tào lao (chính ông Lý Quý Chung cũng đã xác nhận điều đó). Ông Nguyễn Trần Thiết, một nhà văn miền Bắc, trong suốt tác phẩm dày hơn 1000 trang viết về Dương Văn Minh (do tôi biên tập) cũng không hề có dòng nào nói đến chuyện TCS có ý định tham gia chính phủ Dương Văn Minh.
Sau ngày 30.4.75 rõ ràng là có một cái “mốt việt cộng nằm vùng”: nữ nghệ sĩ Kim Cương cũng đại tá việt cộng, Thanh Nga cũng vi-xi, trung tướng Nguyễn Hữu Có cũng tình báo cộng sản, rồi bây giờ đến lượt Trịnh Công Sơn. Bài viết của Trịnh Cung đã góp phần tạo ra một ảo tưởng “nhà nhà làm tình báo, người người làm tình báo.” Thực ra không phải như vậy. Thực ra cộng sản thì ít mà ham vui thì nhiều. Chàng nhạc sĩ họ Trịnh của chúng ta cũng thuộc “típ” ham vui đó.
Còn việc sau này (trong “thập niên 90”) TCS hỏi ý kiến Trịnh Cung xem có nên vào Đảng hay không cũng chỉ là chuyện trẻ con. Chắc chắn có vài người trong Hội Nhạc sĩ đã gạ anh, dụ anh vào Đảng để Đảng được dựa hơi danh tiếng anh, và để Đảng khoe với dư luận thế giới rằng “chúng tôi rất thoáng, biết tôn trọng nhân tài”. Thế thôi, nào phải TCS muốn vào Đảng.
Chúng ta đừng làm cho sự việc trở nên nặng nề, vì thực chất trường hợp TCS rất dễ hiểu, rất nhẹ nhàng. Còn việc TCS sáng tác bài “Cho một người nằm xuống” cho Lưu Kim Cương chẳng qua là vì ông ta đã tạo điều kiện cho Sơn khỏi phải tham dự vào một cuộc chiến tương tàn nhảm nhí.
Đừng nghĩ rằng TCS là một con người chính trị, hãy hiểu rằng Thượng đế đã mời Trịnh Công Sơn xuống trần gian để làm nhạc sĩ. Vì thế không việc gì anh phải “khí tiết cách mạng”, phải kiên định lập trường vì một phe phái nào. Anh chỉ cần yêu người, yêu đời, thậm chí anh chỉ cần “mê gái” và sáng tác cho chúng ta những ca khúc về những tình yêu ấy cũng đã là điều vĩ đại rồi.
Hiểu Trịnh Công Sơn như thế thì ta sẽ đón nhận bài viết của Trịnh Cung một cách nhẹ nhàng.
Một nhạc sĩ có thể viết được một câu tuyệt vời như: “Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn” thì chuyện vào Đảng, chuyện chính trị chính em cũng chỉ là miếng giẻ rách mà người nhạc sĩ tài hoa tình cờ gặp phải trên đường “tìm lại bên sông những dấu hài.”
ĐÀO HIẾU
© talawas 2009
Đặng Tiến : Thơ là gì ?
Thơ là gì ?
Posted By Đặng Tiến On 6 April 2009
Dưới tiêu đề tổng quát này, chúng tôi mở đầu một loạt bài biên khảo về thơ, trên bình diện lý thuyết.
Đề tài không phải là mới mẻ ; từ thời Khổng Tử san định Kinh Thi, từ thời Aristote luận về Thi pháp đến nay, hơn hai mươi thế kỷ đã nghiêng mình xuống ngôn ngữ thi ca. Tuy nhiên, cho đến nay, những bình luận về thơ chỉ dừng lại ở mức cảm thụ, nghĩa là cái phần trực giác bén nhạy giúp ta linh cảm chất thơ ; thậm chí có người đưa ra những quan niệm thần bí về thơ, như nhóm Xuân Thu Nhã Tập trước đây, và một số tác giả khác hiện nay tại miền Nam.
Giới văn học Tây phương cũng đã lúng túng rất lâu trong việc định nghĩa thi ca. Năm 1925 trước năm Viện Hàn Lâm họp đại hội đồng tại Paris, Henri Bremond, trong bài diễn thuyết về « thơ thuần túy » [1] đã đưa ra một quan niệm huyền nhiệm về thơ, làm lung lạc cả thế giới khảo cứu của Pháp. Nhưng từ ấy đến nay, nếu các lý thuyết về tiểu thuyết, kịch, … không tiến bộ bao nhiêu thì kiến thức về thơ của Tây phương đã phát triển rất nhanh ; nhất là từ hai mươi năm nay, bộ môn «thi pháp» (poétique) trở nên thời thượng, nhờ những lý thuyết thẩm mỹ nói chung, nhờ sự đóng góp của các triết gia như Heidegger, Bachelard, Sartre, … và nhất là nhờ những tiến bộ vượt bực của ngành ngôn ngữ học, từ de Saussure đến Jakobson và bộ môn nhân chủng học từ Sapir đến Lévi-Strauss. Năm 1962, Jakobson và Lévi-Strauss, mỗi người đã mang những kiến thức nghiêm túc của mình để cùng giải thích bài thơ Mèo (Les Chats) của Baudelaire, có sự đóng góp của nhà ngữ học Benveniste. Bài giải thích này là bước tiến quyết định trong việc phá vỡ huyền thoại về thơ [2].
Tại Việt Nam 1973, có lẽ vì hoàn cảnh, nên chưa có những biên khảo thật nhất quán và khoa học về thơ, tại miền Nam cũng như miền Bắc. Đây là việc cần phải làm vì ai cũng biết người Việt Nam yêu thơ và ngôn ngữ Việt Nam giàu thi tính. Vì vậy mà chúng tôi không ngại kiến thức hẹp hòi, đưa ra một số suy nghĩ trong loạt bài sắp tới : thơ và văn xuôi khác nhau ra sao, tương quan giữa ý thơ và lời thơ, đặc tính của lời thơ, khả năng của khoa học áp dụng cho việc hiểu thơ… Để thoát ly khỏi quỹ đạo kiến thức tây phương, chúng tôi sẽ trình bày quan niệm của tổ tiên ta về thơ, thi tính của ca dao, và sẽ phân tích một vài thi phẩm cổ kim của ta ; một lý thuyết về thơ chỉ có giá trị nếu ta có thể áp dụng để phân tích rất nhiều tác phẩm cụ thể, thuộc nhiều hình thức và thể loại khác nhau, trong nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, như Jakobson đã đề xuất và thực hành.
Việc này, chúng tôi không viết thành sách, mặc dù có lời yêu cầu của một vài nhà xuất bản ; tôi chỉ muốn trình bày trên báo để góp ý với nhiều giới độc giả, dù biết rằng khó trình bày được toàn bộ lý luận qua dăm mười bài viết rời rạc.
Viết loạt bài này, chúng tôi đứng trước bốn khó khăn : thứ nhất, sự khảo cứu chỉ mới ở bước đầu ; thứ nhì, thiếu tài liệu về thơ Việt Nam, nhất là về lý luận Việt Nam xưa về thơ ; thứ ba, muốn trình bày một đề tài chuyên môn bằng ngôn ngữ bình dị ; thứ tư, viết về thơ mà không văn vẻ thì đọc chán, mà văn vẻ thì giảm bớt tính khoa học.
Bạn đọc sẽ nhận thấy những khuyết điểm do các khó khăn nói trên tạo ra.
* *
Trong bài đầu tiên này, chúng tôi nêu lên nguyên lý cơ bản : Thơ khác với ngôn ngữ thường ra sao ? Vấn đề này nhà văn, giáo sư Nguyễn văn Trung, cách đây khá lâu, đã trình bày mạch lạc [3] nay tôi chỉ nói lại vắn tắt và cụ thể. Ngôn ngữ nói chung, là một trong nhiều hệ thống ký hiệu, được loài ngừơi dùng làm phương tiện để truyền đạt tin tức, mệnh lệnh, tư tưởng, tình cảm. Mỗi từ ngữ không có giá trị tự tại, mà chỉ là công cụ để chỉ một đối tượng : con mèo, con chó chẳng hạn. Khi từ ngữ vượt khỏi công dụng thông tin ấy, để biểu hiện giá trị thẩm mỹ tự tại thì, theo Jakobson, nó có chức năng thi pháp (fonction poétique). Đó là thơ.
Nói khác đi, thơ là ngôn ngữ, vậy nó cũng truyền đạt một tình, một ý. Nhưng đặc tính không nằm trong thông điệp truyền đi, mà nằm trong vỏ âm thanh của từ ngữ được sử dụng. Ngôn ngữ thơ không chỉ là dụng cụ, mà còn là thể chất. Nó vừa là nội dung vừa là hình thức : nội dung đôi khi chính là hình thức của nó. Cho nên khi so sánh thơ với ngôn ngữ thường, ta có thể nói quá đi một chút như lời Jakobson : thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh, trong khi văn xuôi, hay lời nói thường, chỉ là những ký hiệu bày tỏ sự vật bên ngoài. Trình bày cách khác : nói, là nói cái gì, còn làm thơ, là nói để được cái thú nghe lời mình nói, như chàng Trúc ở dòng đầu truyện Đôi bạn của Nhất Linh « nói xong và nghe tiếng mình nói, Trúc nhớ lại rằng câu ấy chàng đã thốt ra nhiều lần, năm nào cũng vậy.. ».
Yêu thơ là yêu lời nói đẹp. Đẹp ở đây không nhất thiết là phải vần vè, văn vẻ.
Từ cuối thế kỷ 19, Mallarmé đã bảo : « làm thơ với từ ngữ, chứ không phải với ý tưởng ». Nguyễn văn Trung có trình bày thêm quan niệm của Valéry, Breton, Sartre [4]. Nhưng mãi đến vài mươi năm gần đây, các nhà khảo cứu mới chú tâm đặc biệt đến thơ như là một ngôn ngữ tự tại, như hội họa, như âm nhạc, chứ không phải chỉ là một công cụ. Thật ra, từ 1921, Jakobson đã chủ trương : « thơ chỉ là một ngôn đề nhắm vào biểu thức (un énoncé visant l’expession), có thể nói, vận hành trong quy luật nội tại ; chức năng truyền đạt, đặc biệt của ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ truyền cảm, bị giới hạn đến mức tối đa. Thơ dửng dưng với đối tượng của lời nói » [5] .Ông còn so sánh « nếu hội họa là cách tạo hình bằng những chất liệu của thị quan có giá trị tự tại, nếu âm nhạc là cách tạo âm bằng chất liệu thuộc thính quan có giá trị tự tại, nếu vũ điệu tạo hình bằng chất liệu cử động của thân thể có giá trị tự tại, thì thơ là cách tạo hình với từ ngữ có giá trị tự tại. Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó » (la poésie est la mise en forme du mot à valeur autonome…c’est le langage dans sa fonction esthétique) [6]. Hơn mười năm sau, cũng tại Prague, ông lại định nghĩa « thơ là gì » và nói rõ « thi tính thể hiện ra sao ? – Thể hiện bằng cách : từ ngữ được cảm thụ như là từ ngữ chứ không phải chỉ là một ký hiệu tầm thường của sự vật được gọi tên, cũng không phải như một òa vỡ của tình cảm ; nó thể hiện bằng cách : những con chữ, và cú pháp, và ý nghĩa, và hình thể ngoại tại và nội tại, không phải chỉ là những ký hiệu vô vị của thực tế, trái lại những con chữ đó có trọng lượng riêng, có giá trị riêng » [7].
Mãi về sau này, khi Jakobson được xem như bậc thầy của khoa ngôn ngữ học thế giới, các nhà biên khảo mới khai thác triệt để tư tưởng của ông, một phần cũng nhờ sự đóng góp của phong trào cấu trúc (structuralisme) với Lévi-Strauss.
Trong một ngành khoa học khác, môn nhân chủng học, Lévi-Strauss cũng đi đến một kết luận như Jakobson : « chúng ta đều thừa nhận rằng từ ngữ là những ký hiệu, nhưng giữa chúng ta, thi sĩ là những kẻ cuối cùng còn sót lại còn biết rằng từ ngữ, xưa kia, cũng là những giá trị » [8].
Từ quan niệm : thơ là một ngôn ngữ trong ngôn ngữ theo lời Valéry, các nhà khảo cứu xây dựng một nền khoa học mới, môn « thi pháp » (la poétique) với những quy luật chuyên môn, thậm chí ngày nay, có ngừời không còn xem thơ như một lãnh vực của văn chương như ta vẫn quan niệm, mà là một hệ thống ký hiệu riêng, không mấy quan hệ với văn chương : « Ngày nay, chúng ta không còn có thể đề cập đến sự kiện thi ca bằng cách sát nhập thơ vào lý thuyết tổng quát của văn chương, ví dụ xét thi phẩm như một phần của văn học nói chung ,(…) vì cấu trúc của thơ không thể nới rộng đến ý niệm về văn chương » [9] .Ngược lại, có người xem thi ca như một bộ môn của ngành ngôn ngữ học, họ khảo sát lời thơ như khảo sát tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Mường… Chúng tôi chưa có điều kiện để phê phán hay áp dụng những kiến giải chuyên môn đó, mà chỉ dừng lại ở những nguyên lý tổng quát, để người đọc tham khảo.
****
Chúng ta thử so sánh một cách nôm na ngôn ngữ thường ngày (ngôn ngữ dụng cụ) với thơ. Ví dụ muốn châm điếu thuốc, tôi hỏi : « anh có diêm không ? » thì đó là một câu nói thông thường, nó không có giá trị gì ngoài việc làm dụng cụ để tôi đốt được điếu thuốc. Tôi có thể nói một cách khác : anh có lửa ? anh có hộp quẹt ? anh có bật lửa ? anh cho tôi mồi điếu thuốc… Nói sao cũng được, miễn là đạt tới kết quả. Vậy ngôn ngữ nói chung chỉ là một phương tiện ; chỉ có thi ca mới là một ngôn ngữ riêng, tự lấy mình làm mục đích. Ví dụ, cùng
một câu xin lửa, mà tôi nói :
« Cho tôi xin chút lửa
Lửa tắt.
Cho tôi xin nước mắt
Nước mắt chua »
…
thì tôi không còn xin lửa để đốt điếu thuốc, nhen bếp cơm, mà nói để có cái thế được nói một câu đồng dao đẹp. Câu đồng dao đó tự nó là đối tượng của nó, nó không nhắm mục đích gì hết : Đứa bé lên năm chơi rồng rắn, thì xin nước mắt làm gì ?
Cũng chú bé đó, khi bập bẹ tập nói, học những tiếng con mèo, con chó… để có dụng cụ chỉ hai loại gia súc nọ ; lớn lên chút nữa nó dùng từ chính xác hơn : con vện, con tam thể, để chỉ cùng đối tượng : dụng cụ ngôn ngữ của nó dồi dào hơn. Trước kia nó chỉ có một con dao, bây giờ nó có con dao bổ dừa để bổ dừa, con dao cau để bổ cau, nhưng ngôn ngữ vẫn là dụng cụ. Mai kia nó lớn lên sẽ gọi tình nhân là mèo, tình địch là chó, thì dụng cụ thay đổi so với sự vật, như là nó dùng dao cau để rọc thư tình nhân và dao bổ dừa để chém đầu tình địch. Hai ví dụ kể trên chứng minh hai điều : Mèo, chó là ngôn ngữ dụng cụ, trong ngôn ngữ đời thường, từ ngữ (cái biểu hiện) và đối tượng (cái được biểu hiện) là hai cái khác nhau, tạm gọi cái trước là hình thức, cái sau là nội dung. Ta có thể dùng hai từ cùng nghĩa (mèo, con tam thể) hay một từ hai nghĩa (mèo gia súc hay mèo tình nhân).
Trong Thơ thì khác. Chú bé bắt chước mẹ, hát nghêu ngao :
Con mèo con chó có lông
Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai
(Ca dao)
Hai chữ con mèo, con chó, và cả câu ca dao không có đối tượng. Ai chả biết cây tre có mắt, và nồi đồng (miền Trung) có quai ? Vậy nói ở đây, không phải là để nói lên cái gì, mà để được cái thú nghe lời mình nói, với một câu mà mình cho là hay. Thế nào là hay, thì lại tùy người, tùy lúc, là chuyện khác.
Các nhà biên khảo đã đi đến chỗ đồng thuận : Về lý thuyết, ngôn ngữ nói chung và văn xuôi nói riêng nhằm phục vụ một đối tượng trong đời sống hàng ngày. Thơ trái lại là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng. Về thực tế, khi đưa quan niệm này vào việc phân tích thi ca chúng ta lại phải dè dặt, vì bài thơ là một mô hình phức tạp. Cái nhìn khoa học không những cần phân tích hợp lý, mà còn cần tổng hợp nhất quán ; lối nhìn đó là cần, nhưng chưa đủ để nắm bắt câu thơ.
Nói thơ là một ngôn ngữ tự tại không có nghĩa rằng : thơ không cần có ý nghĩa. Vì một từ ngữ, một câu bao giờ cũng có nghĩa nếu nó muốn là ngôn ngữ. Không làm gì có câu nói thật sự vô nghĩa.
Cũng không hàm ý rằng thơ không tương quan gì đến thực tế nhất là thực tại xã hội. Không thể cô lập một câu thơ, và con người với xã hội, tách nó ra khỏi đời sống. Đây là hai điểm chính yếu, ta không nên ngộ nhận.
Những câu thơ ta cho là hay, dễ nhớ vẫn là những câu có nghĩa, có ý, có tình. Ở tây phương, đã có nhiều trường phái chủ trương thơ vô nghĩa, đều bị bế tắc. Câu thơ phải có nghĩa mới là câu nói, mới làm ta chú ý. Ta có chú ý rồi mới thấy hay, càng đọc càng thấy hay, lâu ngày nhớ lại vẫn thấy hay. Nhưng câu thơ hay đó tuy có ý nghĩa, nhưng không hay vì ý nghĩa, mà hay vì hơi nói, giọng nói. Khi câu thơ hay vì ý nghĩa thì nó có cái hay của văn xuôi (beauté prosaique), như một lời văn hoa mỹ, một lời nói khéo, ví dụ câu này của Hàn Mạc Tử:
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu.
Câu thơ này dịch ra tiếng nước ngoài không khó, vì nhiều tu từ pháp, tiếng nước nào cũng có sẵn.
Nói khác đi, tương quan lời/ý, cái biểu hiện/cái được biểu hiện, (signifiant/signififié) bị đảo lộn : trong lời nói thường và văn xuôi, lời là phương tiện của ý, “được ý phải quên lời, như được cá quên nơm” (Trang Tử). Trong thơ, ý là phương tiện của lời trên hai phương diện : trong cấu trúc, ý nâng lời, tạo tương quan cho từ ngữ ; ngoài cấu trúc ý làm môi giới giữa lời thơ và người đọc, người nghe. Câu thơ không có ý thì không có xương sống và không có độc giả, thơ không ý “như thuyền không lái, như ngựa không cương”, nhưng lái không phải là thuyền, cương chỉ là thành phần không chính yếu của ngựa. Thơ hay không phải tại ý, như ngựa thiên lý không phải nhờ vào giây cương, cho dù giây cương là cần thiết. Vì vậy mà thơ xưa từ Đông sang Tây, quay chung quanh các đề tài tuyết nguyệt phong hoa. Điều chính yếu trong thơ không phải là nói cái gì, mà là nói ra sao.
Vì trong thơ, ý là phương tiện của lời, nên người bình giảng thơ cần đặt lại chính xác quan hệ nội dung và hình thức. Nhất là khi bình giảng thơ trong nhà trường. Các thầy giáo, cô giáo từ bậc tiểu học phải biết dạy thơ. Con em lớn lên mới biết yêu thơ, xã hội mới có thơ hay. Và đời sống con người tinh tế hơn.
Theo lối giảng thông thường của sách giáo khoa, thì nội dung của bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến là việc đi câu cá mùa thu. Đúng không ? dụng tâm của Nguyễn Khuyến khi làm bài thơ ấy có phải là để kể chuyện đi câu ? hay ông chỉ mượn việc đi câu, mượn luôn cả cảnh ao thu, để làm một bài thơ đẹp ? Phái duy lý có thể bẻ lại : Nguyễn Khuyến làm bài thơ đó để nói lên tâm hồn kẻ sĩ ; vì tâm hồn cao đẹp nên bài thơ hay. Nghe không ổn, vì có phải thánh nhân đều là thi sĩ cả đâu . Và bao nhiêu thi sĩ Tư Mã Tương Như, Baudelaire chẳng hạn, là kẻ tầm thường, có khi còn tội lỗi. Vả lại, anh thích bài thơ đó, vì anh thích đi câu, anh thích mùa thu, hay vì bài thơ đó hay ? Tóm lại, nội dung của bài thơ Thu điếu là bản thể của lời thơ, hình thức của nó là ao thu, phương tiện của nó là đi câu.
Nói như thế có vẻ nghịch với lẽ thường. Nhưng chính thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường. Vầng trăng làm sao mà “sẻ làm đôi” được ? Làm sao có thể “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” được ? Thi sĩ là kẻ phá vỡ tương quan của ý tưởng và thay thế vào đó tương quan của từ ngữ. Sự hoán chuyển phương tiện – mục đích, vẫn thường xảy ra trong thực tế ; trở lại với thí dụ đi câu : con rô con diếc là đối tượng của bác thợ câu, nhưng là phương tiện của ông Lã Vọng, đi câu là để đi câu. Cô hái chè lúc vươn tay thì cành chè là đối tượng ; cô đứng chụp hình, tay vươn cành chè, thì cành chè là phương tiện để cô có bức hình đẹp. Cô đứng tự nhiên thì bức hình không tự nhiên, phải giả vờ vin vào cái gì đó thì bức hình mới tự nhiên. Ngôn ngữ thơ cũng vậy : nói tự nhiên, thì không ra thơ, phải nói một cách nào đó thì mới là thơ. Những câu thơ “tự nhiên thiên thành”, cũng tự nhiên một cách nào đó, trong một bối cảnh nào đó.
Bảo rằng thơ là cách nói, thi sĩ làm thơ để làm thơ, như kẻ đi câu để đi câu, không cần cá, phải chăng là từ chối mọi quan hệ giữa thơ và thực tế xã hội ? Không phải vậy, những thi sĩ lớn cũng như những lý thuyết gia ngày nay, không còn mấy ai chủ trương hình thức vị hình thức.
Thơ có đặc tính riêng, nhưng vẫn bắt nguồn từ xã hội và phục vụ xã hội. Bắt nguồn và phục vụ bằng cách nào thì tùy hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh xã hội, và tùy chế độ chính trị, xưa cũng như nay.
Thơ bắt nguồn từ thực tế vì phải sử dụng ngôn ngữ hàng ngày dù để chế biến, xáo trộn, vì ngôn ngữ vốn là phản ánh của đời sống. Thơ lại sử dụng những tình ý của con người, thì dù muốn dù không cũng phản ánh xã hội. Những thi phẩm lớn của ta, như Kiều, Cung Oán, Chinh Phụ Ngâm, đều mang ít nhiều đặc tính của xã hội. Gần chúng ta hơn, những nhà thơ tiền chiến “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” gặp lúc kháng chiến cũng đã “đốt cháy trong lòng mình những phong cảnh cũ” như lời Nguyễn Tuân, để chiến đấu và sáng tác. Gần hơn nữa, nhà thơ say Vũ Hoàng Chương đã từng sống giữa lòng đời như “cắm thuyền sông lạ”, năm 1963, đã đốt lên ngọn Lửa Từ Bi hùng tráng để soi sáng cho cuộc đổi thay xã hội.
Và nhìn chung thơ Hy Lạp, thơ Tàu, thơ Tây đều mang đặc tính xã hội.
Thơ không những chỉ phản chiếu tiêu cực mà còn ảnh hưởng tích cực đến tâm hồn con người. Bỏ qua quan niệm “thi dĩ ngôn chí” và “văn dĩ tải đạo”của nhà Nho, bỏ qua luôn quan niệm thơ phải phục vụ trực tiếp quần chúng, chúng ta vẫn gặp những nhà thơ lớn ca ngợi giá trị đạo lý của nhân loại từ Khuất Nguyên qua Đỗ Phủ, cho đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến. Những tác phẩm được truyền tụng là những bài Quy Khứ Lai Từ của Đào Tiềm, thơ lánh đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Còn thơ xu phụ quyền thế của 28 vì sao trong Tao Đàn thì không mấy ai biết tới. Trong khuôn khổ của xã hội phong kiến và tư tưởng nho giáo khe khắt, thơ vẫn không chịu gò bó trong tam cương ngũ thường, mà vươn tới cái đạo lớn của nhân loại, ca ngợi cái hùng, cái vĩ, bênh vực kẻ yếu, tố cáo bất công. Khi nói đến tình yêu trai gái, thơ gạn lọc tình cảm, cho nên những đoạn Kinh Thi ướt át nhất vẫn ngay thẳng như lời Khổng Tử. Bản chất thơ phải “tư vô tà”, đó cũng là một đặc tính chung cho các bộ môn văn nghệ khi vươn lên làm văn hóa, văn minh.
Vì thế ngày nay tại các nước công nghiệp tiên tiến, thơ vẫn là một bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục, nhất là cấp tiểu học. Trẻ em học thơ để yêu tiếng nói, rồi từ đó yêu quê hương, loài người và cuộc sống.
Dân tộc Việt Nam vốn yêu thơ, thưởng thức thơ từ lúc nằm nôi, nếu thi ca đóng đúng vai trò của nó dĩ nhiên là sẽ có tác dụng rộng lớn.
Để kết luận, xin mượn lời Jakobson : “ Thi ca, so với những giá trị xã hội khác, tuy không vượt bực, không lấn lướt, vẫn là thành tố cơ bản của ý thức hệ, luôn luôn quy về một đối tượng. Thơ giúp ta khỏi trở thành máy móc, bảo vệ chúng ta chống lại sự han rỉ đang hăm dọa những công thức về tình yêu và thù hận, về phản kháng và hòa giải, về đức tin và phủ nhận” [10].
Về những đóng góp của Jakobson xin đọc bài tiếp theo.
Đặng Tiến
Dieppe, 7-1973,
đọc lại, Orléans 12- 2008
Phụ chú 12-2008
Sách chuyên đề tiếng Việt sau 1973 , đã xem lại :
- Hà Minh Đức : Thơ và mấy vấn đề…. 1974
Một thời đại trong thơ ca 1996,
và nhiều sách khác
- Phan Cự Đệ : Phong trào thơ mới 1982,
Văn học Việt Nam 2004
- Phan Ngọc : Phong cách Nguyễn Du 1985,
- và nhiều sách khác.
- Nguyễn Phan Cảnh : Ngôn ngữ thơ 1987
- Nguyễn Hưng Quốc : Tìm hiểu nghệ thuật thơ 1988
Nghĩ về thơ 1990
- Mai Ngọc Chừ : Vần thơ Việt Nam 1991
- Nguyễn Xuân Kính : Thi pháp ca dao 1992
- Lê Đình Kỵ : Thơ mới… 1993
- Thụy Khuê : Cấu trúc thơ 1995
- Nguyễn Bá Thành : Tư duy thơ 1996.
- Hữu Đạt : Ngôn ngữ thơ Việt nam 2000
- Trần Đình Sử : Văn học và Thời gian, 2001.
- Trần Đức Các1995 ; Nguyễn thái Hòa 1997 ; Phan Diễm Phương 1998,
về thi pháp trong văn học dân gian
[1] Bremond, La Poésie Pure, nxb Grasset, Paris 1926
[2] Tạp chí L’Homme, số II, 1,1962, in lại trong Questions de Poétique, Roman Jakobson, nxb Le Seuil, Paris, 1973, tr. 401-419.
[3] Nguyễn văn Trung, Lược Khảo Văn Học, cuốn 2, Nam Sơn xuất bản, 1965, tr. 72-82. Sàì gòn
[4] Sđd, tr. 16-34.
[5] In lần đầu tại Prague, 1921, in lại trong Questions de Poétique, Sđd, tr. 14, và trong tạp chí Poétique, số đặc biệt về Jakobson, Paris, 7-1971, tr.290.
[6] Jakobson, Questions …, sđ d, tr. 16 ; tạp chí Poétique ,s đ d tr.290. Tôi chỉ chú nguyên văn những đoạn chính.
7Jakobson, Co-je poésie, Prague 1933-1934, in lại trong Poétique, sđd, tr. 308, và trong Questions de Poétique, sđd, tr. 124.
[8] Levi-Strauss, Anthropologie Structurale, tr 70, Plon, Paris 1958, Claude Lévi-Strauss nói « cuối cùng sót lại… xưa kia » vì muốn truy nguyên nguồn gốc và cơ cấu của ngôn ngữ, qua cơ cấu tổ chức thị tộc và hôn nhân các xã hội cổ sơ của Phi Châu, Nam Mỹ, vì theo ông liên hệ thị tộc và hôn nhân cũng là ngôn ngữ.Chữ « giá trị » ông dùng theo nghĩa đơn vị để trao đổi.
[9] A.J.Greimas, Essais de Sémiotique Poétique, nxb Larousse, Paris 1962, trang đầu.
[10] Questions de Poétique, Sđ d, tr. 125.
bài đã đăng của Đặng Tiến
* Thơ là gì ? - 06.04.2009
* Đọc sách: Mùa biển động - 26.03.2009
1 Comment (Open | Close)
1 Comment To "Thơ là gì ?"
#1 Comment By Hoài Tử On 6 April 2009 @ 7:30 am
Cảm ơn ông Đặng Tiến đã bỏ công nghiên cứu và cố gắng góp vào một định nghĩa thơ .
Đúng ra tôi không nên lạm bàn đến sự nghiên cứu dày công của ông nhưng vì tôi thấy (đối với cá nhân) bài này nó cũng không vượt thoát được “ý niệm và ngôn ngữ” như những người đã từng tìm hiểu về “thơ là gì” mà ông đã trình bày . Không hiểu ý ông viết bài này là để gom lại những định nghĩa hay là để bộc phát một định nghĩa sâu sắc và gần gủi với thơ, hay là gì . Nhưng tôi đọc xong, đọc lại lần nữa thì chỉ thấy là “sự gom nhặt” những định nghĩa hơn là một định nghĩa bộc phá nào . Dường như, đôi khi, ông đã gần kề đến một bộc phá nhưng rồi lại buông xuôi, bỏ mất . Để rồi lại rơi vào cái nhản quan đa số . Như đoạn sau đây :
“Những câu thơ ta cho là hay, dễ nhớ vẫn là những câu có nghĩa, có ý, có tình. Ở tây phương, đã có nhiều trường phái chủ trương thơ vô nghĩa, đều bị bế tắc. Câu thơ phải có nghĩa mới là câu nói, mới làm ta chú ý. Ta có chú ý rồi mới thấy hay, càng đọc càng thấy hay, lâu ngày nhớ lại vẫn thấy hay. Nhưng câu thơ hay đó tuy có ý nghĩa, nhưng không hay vì ý nghĩa, mà hay vì hơi nói, giọng nói.”
“Thơ hay là câu có nghĩa, có ý, có tình .” Như vậy thơ nó đã có gì khác hơn ngôn ngữ đâu. Trường phái thơ vô nghĩa có thể đã đi quá xa cả ngôn ngữ hay chỉ là chúng ta không hiểu nổi ý, tình và nghĩa của thơ loại này ? Cầm một viên đá cuội trong tay, nhìn nó rồi hỏi nó có chất thơ chỗ nào ? Nói nói lên được gì ? Nó có cần phải nói mới hiểu hay không ? Ông nhìn thì “thấy” được tiếng nói của nó khác với tôi nhìn . Có thể tiếng nói của nó cho ông rất hay nhưng cho tôi thì chẳng hiểu gì cả . Vậy ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thông thường đã có những biên giới mà mỗi người phải làm một cuộc xâm lăng riêng lẻ để hiểu được . Có những câu thơ “hay” mà mọi người đồng phán, có những câu thơ hay mà chỉ vài người cảm nhận . Cái ý, cái tình, cái nghĩa và cộng vào cái ngôn từ rất riêng hoặc của nó . Nhiều khi câu thơ mà mọi người cho là hay khi đến mình đọc thì đã có sẳn cái thiên kiến hay nên nó cũng hay theo nhưng chưa chắc nó có đầy đủ cái ý, cái tình, cái nghĩa và cái ngôn ngữ đặc thù của nó .
Qua đoạn sau thì ông đã cho tôi nhìn được chất thơ, cái trù tính và đặc thái của thơ . Ông đã sắp bước ra khỏi viền của quả đất nhưng lại thụt chân về .
“Nói như thế có vẻ nghịch với lẽ thường. Nhưng chính thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường. Vầng trăng làm sao mà “sẻ làm đôi” được ? Làm sao có thể “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” được ? Thi sĩ là kẻ phá vỡ tương quan của ý tưởng và thay thế vào đó tương quan của từ ngữ”
Và đoạn sau đây nữa .
“Nói như thế có vẻ nghịch với lẽ thường. Nhưng chính thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường. Vầng trăng làm sao mà “sẻ làm đôi” được ? Làm sao có thể “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” được ? Thi sĩ là kẻ phá vỡ tương quan của ý tưởng và thay thế vào đó tương quan của từ ngữ”
Tại sao trường phái lập thể (abstract) trong hội hoạ đã trở thành lời nói của chiếc cọ từ thế kỷ trước đây mà không nói được ở những thế kỷ trước đó ? Picasso không là người sáng lập nhưng ông đã đưa cái định danh nó vào nghệ thuật và người ta mới bắt đầu hiểu ý, hiểu tình, hiểu nghĩa và hiểu “lời” của nó . Thơ xa xưa (với tôi) thì nó như trường phái hội hoạ cỗ điển, những khám phá của chiếc cọ là những gì mắt thấy tai nghe . Thơ sau này nó như ( và nên bộc phát như) trường phái lập thể (abstract) vì ngôn ngữ và tâm tưởng tương quan, xung động nó phong phú và biến hoá nhiều hơn . Thơ tiền chiến của chúng ta đã đặt những bước chân nhẹ nhàng, như
“Có chỡ trăng về kịp tối nay”
Hay như sau này
“Trước ngày lên ngôi Chúa”
“Ai chắc, không dại khờ”
Cái ngôn ngữ thì dễ hiểu ý, hiểu tình, hiểu nghĩa nhưng cái ngôn ngữ thơ thì nó là những ấn tượng, trù niệm mà tùy góc độ nhìn để hiểu nó . Nếu đọc một bài thơ theo cách thông thường của trường phái cỗ điển thì có lẽ chúng ta đã vất vào sọt rác rất nhiều những bài, những câu mà có thể cả năm sau mới thấm được . Vì vậy người cảm giác được thơ và người dùng ngôn ngữ để biểu hiện thơ có hai điểm khác nhau .
Họ đều có cái tương quan giác tính với một hiện tượng hay hiện vật . Nhưng người viết nó xuống bằng ngôn ngữ thì lại là một chuyễn thể của thơ vào phương tiện truyền thông mà người ta hay gọi là Thi sĩ . Nhưng thi sĩ mà có thể nối được chiếc cầu của ngôn ngữ giữa bờ tâm thức với bờ sinh thức thì người ta mới có thể cảm nhận được . ĐƯơng nhiên là người không nối được chiếc cầu này chưa chắc là dỡ, nhưng ngôn ngữ thơ đã không đưa người ta đi qua được giòng sông nghệ thuật .
Vậy thì, theo tôi, thơ là sự bắc cầu giữa bờ tâm thức và bờ sinh thức mà ông đã đi gần đến rỗi bỏ vở .
source : DA MAU
Posted By Đặng Tiến On 6 April 2009
Dưới tiêu đề tổng quát này, chúng tôi mở đầu một loạt bài biên khảo về thơ, trên bình diện lý thuyết.
Đề tài không phải là mới mẻ ; từ thời Khổng Tử san định Kinh Thi, từ thời Aristote luận về Thi pháp đến nay, hơn hai mươi thế kỷ đã nghiêng mình xuống ngôn ngữ thi ca. Tuy nhiên, cho đến nay, những bình luận về thơ chỉ dừng lại ở mức cảm thụ, nghĩa là cái phần trực giác bén nhạy giúp ta linh cảm chất thơ ; thậm chí có người đưa ra những quan niệm thần bí về thơ, như nhóm Xuân Thu Nhã Tập trước đây, và một số tác giả khác hiện nay tại miền Nam.
Giới văn học Tây phương cũng đã lúng túng rất lâu trong việc định nghĩa thi ca. Năm 1925 trước năm Viện Hàn Lâm họp đại hội đồng tại Paris, Henri Bremond, trong bài diễn thuyết về « thơ thuần túy » [1] đã đưa ra một quan niệm huyền nhiệm về thơ, làm lung lạc cả thế giới khảo cứu của Pháp. Nhưng từ ấy đến nay, nếu các lý thuyết về tiểu thuyết, kịch, … không tiến bộ bao nhiêu thì kiến thức về thơ của Tây phương đã phát triển rất nhanh ; nhất là từ hai mươi năm nay, bộ môn «thi pháp» (poétique) trở nên thời thượng, nhờ những lý thuyết thẩm mỹ nói chung, nhờ sự đóng góp của các triết gia như Heidegger, Bachelard, Sartre, … và nhất là nhờ những tiến bộ vượt bực của ngành ngôn ngữ học, từ de Saussure đến Jakobson và bộ môn nhân chủng học từ Sapir đến Lévi-Strauss. Năm 1962, Jakobson và Lévi-Strauss, mỗi người đã mang những kiến thức nghiêm túc của mình để cùng giải thích bài thơ Mèo (Les Chats) của Baudelaire, có sự đóng góp của nhà ngữ học Benveniste. Bài giải thích này là bước tiến quyết định trong việc phá vỡ huyền thoại về thơ [2].
Tại Việt Nam 1973, có lẽ vì hoàn cảnh, nên chưa có những biên khảo thật nhất quán và khoa học về thơ, tại miền Nam cũng như miền Bắc. Đây là việc cần phải làm vì ai cũng biết người Việt Nam yêu thơ và ngôn ngữ Việt Nam giàu thi tính. Vì vậy mà chúng tôi không ngại kiến thức hẹp hòi, đưa ra một số suy nghĩ trong loạt bài sắp tới : thơ và văn xuôi khác nhau ra sao, tương quan giữa ý thơ và lời thơ, đặc tính của lời thơ, khả năng của khoa học áp dụng cho việc hiểu thơ… Để thoát ly khỏi quỹ đạo kiến thức tây phương, chúng tôi sẽ trình bày quan niệm của tổ tiên ta về thơ, thi tính của ca dao, và sẽ phân tích một vài thi phẩm cổ kim của ta ; một lý thuyết về thơ chỉ có giá trị nếu ta có thể áp dụng để phân tích rất nhiều tác phẩm cụ thể, thuộc nhiều hình thức và thể loại khác nhau, trong nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, như Jakobson đã đề xuất và thực hành.
Việc này, chúng tôi không viết thành sách, mặc dù có lời yêu cầu của một vài nhà xuất bản ; tôi chỉ muốn trình bày trên báo để góp ý với nhiều giới độc giả, dù biết rằng khó trình bày được toàn bộ lý luận qua dăm mười bài viết rời rạc.
Viết loạt bài này, chúng tôi đứng trước bốn khó khăn : thứ nhất, sự khảo cứu chỉ mới ở bước đầu ; thứ nhì, thiếu tài liệu về thơ Việt Nam, nhất là về lý luận Việt Nam xưa về thơ ; thứ ba, muốn trình bày một đề tài chuyên môn bằng ngôn ngữ bình dị ; thứ tư, viết về thơ mà không văn vẻ thì đọc chán, mà văn vẻ thì giảm bớt tính khoa học.
Bạn đọc sẽ nhận thấy những khuyết điểm do các khó khăn nói trên tạo ra.
* *
Trong bài đầu tiên này, chúng tôi nêu lên nguyên lý cơ bản : Thơ khác với ngôn ngữ thường ra sao ? Vấn đề này nhà văn, giáo sư Nguyễn văn Trung, cách đây khá lâu, đã trình bày mạch lạc [3] nay tôi chỉ nói lại vắn tắt và cụ thể. Ngôn ngữ nói chung, là một trong nhiều hệ thống ký hiệu, được loài ngừơi dùng làm phương tiện để truyền đạt tin tức, mệnh lệnh, tư tưởng, tình cảm. Mỗi từ ngữ không có giá trị tự tại, mà chỉ là công cụ để chỉ một đối tượng : con mèo, con chó chẳng hạn. Khi từ ngữ vượt khỏi công dụng thông tin ấy, để biểu hiện giá trị thẩm mỹ tự tại thì, theo Jakobson, nó có chức năng thi pháp (fonction poétique). Đó là thơ.
Nói khác đi, thơ là ngôn ngữ, vậy nó cũng truyền đạt một tình, một ý. Nhưng đặc tính không nằm trong thông điệp truyền đi, mà nằm trong vỏ âm thanh của từ ngữ được sử dụng. Ngôn ngữ thơ không chỉ là dụng cụ, mà còn là thể chất. Nó vừa là nội dung vừa là hình thức : nội dung đôi khi chính là hình thức của nó. Cho nên khi so sánh thơ với ngôn ngữ thường, ta có thể nói quá đi một chút như lời Jakobson : thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh, trong khi văn xuôi, hay lời nói thường, chỉ là những ký hiệu bày tỏ sự vật bên ngoài. Trình bày cách khác : nói, là nói cái gì, còn làm thơ, là nói để được cái thú nghe lời mình nói, như chàng Trúc ở dòng đầu truyện Đôi bạn của Nhất Linh « nói xong và nghe tiếng mình nói, Trúc nhớ lại rằng câu ấy chàng đã thốt ra nhiều lần, năm nào cũng vậy.. ».
Yêu thơ là yêu lời nói đẹp. Đẹp ở đây không nhất thiết là phải vần vè, văn vẻ.
Từ cuối thế kỷ 19, Mallarmé đã bảo : « làm thơ với từ ngữ, chứ không phải với ý tưởng ». Nguyễn văn Trung có trình bày thêm quan niệm của Valéry, Breton, Sartre [4]. Nhưng mãi đến vài mươi năm gần đây, các nhà khảo cứu mới chú tâm đặc biệt đến thơ như là một ngôn ngữ tự tại, như hội họa, như âm nhạc, chứ không phải chỉ là một công cụ. Thật ra, từ 1921, Jakobson đã chủ trương : « thơ chỉ là một ngôn đề nhắm vào biểu thức (un énoncé visant l’expession), có thể nói, vận hành trong quy luật nội tại ; chức năng truyền đạt, đặc biệt của ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ truyền cảm, bị giới hạn đến mức tối đa. Thơ dửng dưng với đối tượng của lời nói » [5] .Ông còn so sánh « nếu hội họa là cách tạo hình bằng những chất liệu của thị quan có giá trị tự tại, nếu âm nhạc là cách tạo âm bằng chất liệu thuộc thính quan có giá trị tự tại, nếu vũ điệu tạo hình bằng chất liệu cử động của thân thể có giá trị tự tại, thì thơ là cách tạo hình với từ ngữ có giá trị tự tại. Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó » (la poésie est la mise en forme du mot à valeur autonome…c’est le langage dans sa fonction esthétique) [6]. Hơn mười năm sau, cũng tại Prague, ông lại định nghĩa « thơ là gì » và nói rõ « thi tính thể hiện ra sao ? – Thể hiện bằng cách : từ ngữ được cảm thụ như là từ ngữ chứ không phải chỉ là một ký hiệu tầm thường của sự vật được gọi tên, cũng không phải như một òa vỡ của tình cảm ; nó thể hiện bằng cách : những con chữ, và cú pháp, và ý nghĩa, và hình thể ngoại tại và nội tại, không phải chỉ là những ký hiệu vô vị của thực tế, trái lại những con chữ đó có trọng lượng riêng, có giá trị riêng » [7].
Mãi về sau này, khi Jakobson được xem như bậc thầy của khoa ngôn ngữ học thế giới, các nhà biên khảo mới khai thác triệt để tư tưởng của ông, một phần cũng nhờ sự đóng góp của phong trào cấu trúc (structuralisme) với Lévi-Strauss.
Trong một ngành khoa học khác, môn nhân chủng học, Lévi-Strauss cũng đi đến một kết luận như Jakobson : « chúng ta đều thừa nhận rằng từ ngữ là những ký hiệu, nhưng giữa chúng ta, thi sĩ là những kẻ cuối cùng còn sót lại còn biết rằng từ ngữ, xưa kia, cũng là những giá trị » [8].
Từ quan niệm : thơ là một ngôn ngữ trong ngôn ngữ theo lời Valéry, các nhà khảo cứu xây dựng một nền khoa học mới, môn « thi pháp » (la poétique) với những quy luật chuyên môn, thậm chí ngày nay, có ngừời không còn xem thơ như một lãnh vực của văn chương như ta vẫn quan niệm, mà là một hệ thống ký hiệu riêng, không mấy quan hệ với văn chương : « Ngày nay, chúng ta không còn có thể đề cập đến sự kiện thi ca bằng cách sát nhập thơ vào lý thuyết tổng quát của văn chương, ví dụ xét thi phẩm như một phần của văn học nói chung ,(…) vì cấu trúc của thơ không thể nới rộng đến ý niệm về văn chương » [9] .Ngược lại, có người xem thi ca như một bộ môn của ngành ngôn ngữ học, họ khảo sát lời thơ như khảo sát tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Mường… Chúng tôi chưa có điều kiện để phê phán hay áp dụng những kiến giải chuyên môn đó, mà chỉ dừng lại ở những nguyên lý tổng quát, để người đọc tham khảo.
****
Chúng ta thử so sánh một cách nôm na ngôn ngữ thường ngày (ngôn ngữ dụng cụ) với thơ. Ví dụ muốn châm điếu thuốc, tôi hỏi : « anh có diêm không ? » thì đó là một câu nói thông thường, nó không có giá trị gì ngoài việc làm dụng cụ để tôi đốt được điếu thuốc. Tôi có thể nói một cách khác : anh có lửa ? anh có hộp quẹt ? anh có bật lửa ? anh cho tôi mồi điếu thuốc… Nói sao cũng được, miễn là đạt tới kết quả. Vậy ngôn ngữ nói chung chỉ là một phương tiện ; chỉ có thi ca mới là một ngôn ngữ riêng, tự lấy mình làm mục đích. Ví dụ, cùng
một câu xin lửa, mà tôi nói :
« Cho tôi xin chút lửa
Lửa tắt.
Cho tôi xin nước mắt
Nước mắt chua »
…
thì tôi không còn xin lửa để đốt điếu thuốc, nhen bếp cơm, mà nói để có cái thế được nói một câu đồng dao đẹp. Câu đồng dao đó tự nó là đối tượng của nó, nó không nhắm mục đích gì hết : Đứa bé lên năm chơi rồng rắn, thì xin nước mắt làm gì ?
Cũng chú bé đó, khi bập bẹ tập nói, học những tiếng con mèo, con chó… để có dụng cụ chỉ hai loại gia súc nọ ; lớn lên chút nữa nó dùng từ chính xác hơn : con vện, con tam thể, để chỉ cùng đối tượng : dụng cụ ngôn ngữ của nó dồi dào hơn. Trước kia nó chỉ có một con dao, bây giờ nó có con dao bổ dừa để bổ dừa, con dao cau để bổ cau, nhưng ngôn ngữ vẫn là dụng cụ. Mai kia nó lớn lên sẽ gọi tình nhân là mèo, tình địch là chó, thì dụng cụ thay đổi so với sự vật, như là nó dùng dao cau để rọc thư tình nhân và dao bổ dừa để chém đầu tình địch. Hai ví dụ kể trên chứng minh hai điều : Mèo, chó là ngôn ngữ dụng cụ, trong ngôn ngữ đời thường, từ ngữ (cái biểu hiện) và đối tượng (cái được biểu hiện) là hai cái khác nhau, tạm gọi cái trước là hình thức, cái sau là nội dung. Ta có thể dùng hai từ cùng nghĩa (mèo, con tam thể) hay một từ hai nghĩa (mèo gia súc hay mèo tình nhân).
Trong Thơ thì khác. Chú bé bắt chước mẹ, hát nghêu ngao :
Con mèo con chó có lông
Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai
(Ca dao)
Hai chữ con mèo, con chó, và cả câu ca dao không có đối tượng. Ai chả biết cây tre có mắt, và nồi đồng (miền Trung) có quai ? Vậy nói ở đây, không phải là để nói lên cái gì, mà để được cái thú nghe lời mình nói, với một câu mà mình cho là hay. Thế nào là hay, thì lại tùy người, tùy lúc, là chuyện khác.
Các nhà biên khảo đã đi đến chỗ đồng thuận : Về lý thuyết, ngôn ngữ nói chung và văn xuôi nói riêng nhằm phục vụ một đối tượng trong đời sống hàng ngày. Thơ trái lại là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng. Về thực tế, khi đưa quan niệm này vào việc phân tích thi ca chúng ta lại phải dè dặt, vì bài thơ là một mô hình phức tạp. Cái nhìn khoa học không những cần phân tích hợp lý, mà còn cần tổng hợp nhất quán ; lối nhìn đó là cần, nhưng chưa đủ để nắm bắt câu thơ.
Nói thơ là một ngôn ngữ tự tại không có nghĩa rằng : thơ không cần có ý nghĩa. Vì một từ ngữ, một câu bao giờ cũng có nghĩa nếu nó muốn là ngôn ngữ. Không làm gì có câu nói thật sự vô nghĩa.
Cũng không hàm ý rằng thơ không tương quan gì đến thực tế nhất là thực tại xã hội. Không thể cô lập một câu thơ, và con người với xã hội, tách nó ra khỏi đời sống. Đây là hai điểm chính yếu, ta không nên ngộ nhận.
Những câu thơ ta cho là hay, dễ nhớ vẫn là những câu có nghĩa, có ý, có tình. Ở tây phương, đã có nhiều trường phái chủ trương thơ vô nghĩa, đều bị bế tắc. Câu thơ phải có nghĩa mới là câu nói, mới làm ta chú ý. Ta có chú ý rồi mới thấy hay, càng đọc càng thấy hay, lâu ngày nhớ lại vẫn thấy hay. Nhưng câu thơ hay đó tuy có ý nghĩa, nhưng không hay vì ý nghĩa, mà hay vì hơi nói, giọng nói. Khi câu thơ hay vì ý nghĩa thì nó có cái hay của văn xuôi (beauté prosaique), như một lời văn hoa mỹ, một lời nói khéo, ví dụ câu này của Hàn Mạc Tử:
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu.
Câu thơ này dịch ra tiếng nước ngoài không khó, vì nhiều tu từ pháp, tiếng nước nào cũng có sẵn.
Nói khác đi, tương quan lời/ý, cái biểu hiện/cái được biểu hiện, (signifiant/signififié) bị đảo lộn : trong lời nói thường và văn xuôi, lời là phương tiện của ý, “được ý phải quên lời, như được cá quên nơm” (Trang Tử). Trong thơ, ý là phương tiện của lời trên hai phương diện : trong cấu trúc, ý nâng lời, tạo tương quan cho từ ngữ ; ngoài cấu trúc ý làm môi giới giữa lời thơ và người đọc, người nghe. Câu thơ không có ý thì không có xương sống và không có độc giả, thơ không ý “như thuyền không lái, như ngựa không cương”, nhưng lái không phải là thuyền, cương chỉ là thành phần không chính yếu của ngựa. Thơ hay không phải tại ý, như ngựa thiên lý không phải nhờ vào giây cương, cho dù giây cương là cần thiết. Vì vậy mà thơ xưa từ Đông sang Tây, quay chung quanh các đề tài tuyết nguyệt phong hoa. Điều chính yếu trong thơ không phải là nói cái gì, mà là nói ra sao.
Vì trong thơ, ý là phương tiện của lời, nên người bình giảng thơ cần đặt lại chính xác quan hệ nội dung và hình thức. Nhất là khi bình giảng thơ trong nhà trường. Các thầy giáo, cô giáo từ bậc tiểu học phải biết dạy thơ. Con em lớn lên mới biết yêu thơ, xã hội mới có thơ hay. Và đời sống con người tinh tế hơn.
Theo lối giảng thông thường của sách giáo khoa, thì nội dung của bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến là việc đi câu cá mùa thu. Đúng không ? dụng tâm của Nguyễn Khuyến khi làm bài thơ ấy có phải là để kể chuyện đi câu ? hay ông chỉ mượn việc đi câu, mượn luôn cả cảnh ao thu, để làm một bài thơ đẹp ? Phái duy lý có thể bẻ lại : Nguyễn Khuyến làm bài thơ đó để nói lên tâm hồn kẻ sĩ ; vì tâm hồn cao đẹp nên bài thơ hay. Nghe không ổn, vì có phải thánh nhân đều là thi sĩ cả đâu . Và bao nhiêu thi sĩ Tư Mã Tương Như, Baudelaire chẳng hạn, là kẻ tầm thường, có khi còn tội lỗi. Vả lại, anh thích bài thơ đó, vì anh thích đi câu, anh thích mùa thu, hay vì bài thơ đó hay ? Tóm lại, nội dung của bài thơ Thu điếu là bản thể của lời thơ, hình thức của nó là ao thu, phương tiện của nó là đi câu.
Nói như thế có vẻ nghịch với lẽ thường. Nhưng chính thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường. Vầng trăng làm sao mà “sẻ làm đôi” được ? Làm sao có thể “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” được ? Thi sĩ là kẻ phá vỡ tương quan của ý tưởng và thay thế vào đó tương quan của từ ngữ. Sự hoán chuyển phương tiện – mục đích, vẫn thường xảy ra trong thực tế ; trở lại với thí dụ đi câu : con rô con diếc là đối tượng của bác thợ câu, nhưng là phương tiện của ông Lã Vọng, đi câu là để đi câu. Cô hái chè lúc vươn tay thì cành chè là đối tượng ; cô đứng chụp hình, tay vươn cành chè, thì cành chè là phương tiện để cô có bức hình đẹp. Cô đứng tự nhiên thì bức hình không tự nhiên, phải giả vờ vin vào cái gì đó thì bức hình mới tự nhiên. Ngôn ngữ thơ cũng vậy : nói tự nhiên, thì không ra thơ, phải nói một cách nào đó thì mới là thơ. Những câu thơ “tự nhiên thiên thành”, cũng tự nhiên một cách nào đó, trong một bối cảnh nào đó.
Bảo rằng thơ là cách nói, thi sĩ làm thơ để làm thơ, như kẻ đi câu để đi câu, không cần cá, phải chăng là từ chối mọi quan hệ giữa thơ và thực tế xã hội ? Không phải vậy, những thi sĩ lớn cũng như những lý thuyết gia ngày nay, không còn mấy ai chủ trương hình thức vị hình thức.
Thơ có đặc tính riêng, nhưng vẫn bắt nguồn từ xã hội và phục vụ xã hội. Bắt nguồn và phục vụ bằng cách nào thì tùy hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh xã hội, và tùy chế độ chính trị, xưa cũng như nay.
Thơ bắt nguồn từ thực tế vì phải sử dụng ngôn ngữ hàng ngày dù để chế biến, xáo trộn, vì ngôn ngữ vốn là phản ánh của đời sống. Thơ lại sử dụng những tình ý của con người, thì dù muốn dù không cũng phản ánh xã hội. Những thi phẩm lớn của ta, như Kiều, Cung Oán, Chinh Phụ Ngâm, đều mang ít nhiều đặc tính của xã hội. Gần chúng ta hơn, những nhà thơ tiền chiến “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” gặp lúc kháng chiến cũng đã “đốt cháy trong lòng mình những phong cảnh cũ” như lời Nguyễn Tuân, để chiến đấu và sáng tác. Gần hơn nữa, nhà thơ say Vũ Hoàng Chương đã từng sống giữa lòng đời như “cắm thuyền sông lạ”, năm 1963, đã đốt lên ngọn Lửa Từ Bi hùng tráng để soi sáng cho cuộc đổi thay xã hội.
Và nhìn chung thơ Hy Lạp, thơ Tàu, thơ Tây đều mang đặc tính xã hội.
Thơ không những chỉ phản chiếu tiêu cực mà còn ảnh hưởng tích cực đến tâm hồn con người. Bỏ qua quan niệm “thi dĩ ngôn chí” và “văn dĩ tải đạo”của nhà Nho, bỏ qua luôn quan niệm thơ phải phục vụ trực tiếp quần chúng, chúng ta vẫn gặp những nhà thơ lớn ca ngợi giá trị đạo lý của nhân loại từ Khuất Nguyên qua Đỗ Phủ, cho đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến. Những tác phẩm được truyền tụng là những bài Quy Khứ Lai Từ của Đào Tiềm, thơ lánh đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Còn thơ xu phụ quyền thế của 28 vì sao trong Tao Đàn thì không mấy ai biết tới. Trong khuôn khổ của xã hội phong kiến và tư tưởng nho giáo khe khắt, thơ vẫn không chịu gò bó trong tam cương ngũ thường, mà vươn tới cái đạo lớn của nhân loại, ca ngợi cái hùng, cái vĩ, bênh vực kẻ yếu, tố cáo bất công. Khi nói đến tình yêu trai gái, thơ gạn lọc tình cảm, cho nên những đoạn Kinh Thi ướt át nhất vẫn ngay thẳng như lời Khổng Tử. Bản chất thơ phải “tư vô tà”, đó cũng là một đặc tính chung cho các bộ môn văn nghệ khi vươn lên làm văn hóa, văn minh.
Vì thế ngày nay tại các nước công nghiệp tiên tiến, thơ vẫn là một bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục, nhất là cấp tiểu học. Trẻ em học thơ để yêu tiếng nói, rồi từ đó yêu quê hương, loài người và cuộc sống.
Dân tộc Việt Nam vốn yêu thơ, thưởng thức thơ từ lúc nằm nôi, nếu thi ca đóng đúng vai trò của nó dĩ nhiên là sẽ có tác dụng rộng lớn.
Để kết luận, xin mượn lời Jakobson : “ Thi ca, so với những giá trị xã hội khác, tuy không vượt bực, không lấn lướt, vẫn là thành tố cơ bản của ý thức hệ, luôn luôn quy về một đối tượng. Thơ giúp ta khỏi trở thành máy móc, bảo vệ chúng ta chống lại sự han rỉ đang hăm dọa những công thức về tình yêu và thù hận, về phản kháng và hòa giải, về đức tin và phủ nhận” [10].
Về những đóng góp của Jakobson xin đọc bài tiếp theo.
Đặng Tiến
Dieppe, 7-1973,
đọc lại, Orléans 12- 2008
Phụ chú 12-2008
Sách chuyên đề tiếng Việt sau 1973 , đã xem lại :
- Hà Minh Đức : Thơ và mấy vấn đề…. 1974
Một thời đại trong thơ ca 1996,
và nhiều sách khác
- Phan Cự Đệ : Phong trào thơ mới 1982,
Văn học Việt Nam 2004
- Phan Ngọc : Phong cách Nguyễn Du 1985,
- và nhiều sách khác.
- Nguyễn Phan Cảnh : Ngôn ngữ thơ 1987
- Nguyễn Hưng Quốc : Tìm hiểu nghệ thuật thơ 1988
Nghĩ về thơ 1990
- Mai Ngọc Chừ : Vần thơ Việt Nam 1991
- Nguyễn Xuân Kính : Thi pháp ca dao 1992
- Lê Đình Kỵ : Thơ mới… 1993
- Thụy Khuê : Cấu trúc thơ 1995
- Nguyễn Bá Thành : Tư duy thơ 1996.
- Hữu Đạt : Ngôn ngữ thơ Việt nam 2000
- Trần Đình Sử : Văn học và Thời gian, 2001.
- Trần Đức Các1995 ; Nguyễn thái Hòa 1997 ; Phan Diễm Phương 1998,
về thi pháp trong văn học dân gian
[1] Bremond, La Poésie Pure, nxb Grasset, Paris 1926
[2] Tạp chí L’Homme, số II, 1,1962, in lại trong Questions de Poétique, Roman Jakobson, nxb Le Seuil, Paris, 1973, tr. 401-419.
[3] Nguyễn văn Trung, Lược Khảo Văn Học, cuốn 2, Nam Sơn xuất bản, 1965, tr. 72-82. Sàì gòn
[4] Sđd, tr. 16-34.
[5] In lần đầu tại Prague, 1921, in lại trong Questions de Poétique, Sđd, tr. 14, và trong tạp chí Poétique, số đặc biệt về Jakobson, Paris, 7-1971, tr.290.
[6] Jakobson, Questions …, sđ d, tr. 16 ; tạp chí Poétique ,s đ d tr.290. Tôi chỉ chú nguyên văn những đoạn chính.
7Jakobson, Co-je poésie, Prague 1933-1934, in lại trong Poétique, sđd, tr. 308, và trong Questions de Poétique, sđd, tr. 124.
[8] Levi-Strauss, Anthropologie Structurale, tr 70, Plon, Paris 1958, Claude Lévi-Strauss nói « cuối cùng sót lại… xưa kia » vì muốn truy nguyên nguồn gốc và cơ cấu của ngôn ngữ, qua cơ cấu tổ chức thị tộc và hôn nhân các xã hội cổ sơ của Phi Châu, Nam Mỹ, vì theo ông liên hệ thị tộc và hôn nhân cũng là ngôn ngữ.Chữ « giá trị » ông dùng theo nghĩa đơn vị để trao đổi.
[9] A.J.Greimas, Essais de Sémiotique Poétique, nxb Larousse, Paris 1962, trang đầu.
[10] Questions de Poétique, Sđ d, tr. 125.
bài đã đăng của Đặng Tiến
* Thơ là gì ? - 06.04.2009
* Đọc sách: Mùa biển động - 26.03.2009
1 Comment (Open | Close)
1 Comment To "Thơ là gì ?"
#1 Comment By Hoài Tử On 6 April 2009 @ 7:30 am
Cảm ơn ông Đặng Tiến đã bỏ công nghiên cứu và cố gắng góp vào một định nghĩa thơ .
Đúng ra tôi không nên lạm bàn đến sự nghiên cứu dày công của ông nhưng vì tôi thấy (đối với cá nhân) bài này nó cũng không vượt thoát được “ý niệm và ngôn ngữ” như những người đã từng tìm hiểu về “thơ là gì” mà ông đã trình bày . Không hiểu ý ông viết bài này là để gom lại những định nghĩa hay là để bộc phát một định nghĩa sâu sắc và gần gủi với thơ, hay là gì . Nhưng tôi đọc xong, đọc lại lần nữa thì chỉ thấy là “sự gom nhặt” những định nghĩa hơn là một định nghĩa bộc phá nào . Dường như, đôi khi, ông đã gần kề đến một bộc phá nhưng rồi lại buông xuôi, bỏ mất . Để rồi lại rơi vào cái nhản quan đa số . Như đoạn sau đây :
“Những câu thơ ta cho là hay, dễ nhớ vẫn là những câu có nghĩa, có ý, có tình. Ở tây phương, đã có nhiều trường phái chủ trương thơ vô nghĩa, đều bị bế tắc. Câu thơ phải có nghĩa mới là câu nói, mới làm ta chú ý. Ta có chú ý rồi mới thấy hay, càng đọc càng thấy hay, lâu ngày nhớ lại vẫn thấy hay. Nhưng câu thơ hay đó tuy có ý nghĩa, nhưng không hay vì ý nghĩa, mà hay vì hơi nói, giọng nói.”
“Thơ hay là câu có nghĩa, có ý, có tình .” Như vậy thơ nó đã có gì khác hơn ngôn ngữ đâu. Trường phái thơ vô nghĩa có thể đã đi quá xa cả ngôn ngữ hay chỉ là chúng ta không hiểu nổi ý, tình và nghĩa của thơ loại này ? Cầm một viên đá cuội trong tay, nhìn nó rồi hỏi nó có chất thơ chỗ nào ? Nói nói lên được gì ? Nó có cần phải nói mới hiểu hay không ? Ông nhìn thì “thấy” được tiếng nói của nó khác với tôi nhìn . Có thể tiếng nói của nó cho ông rất hay nhưng cho tôi thì chẳng hiểu gì cả . Vậy ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thông thường đã có những biên giới mà mỗi người phải làm một cuộc xâm lăng riêng lẻ để hiểu được . Có những câu thơ “hay” mà mọi người đồng phán, có những câu thơ hay mà chỉ vài người cảm nhận . Cái ý, cái tình, cái nghĩa và cộng vào cái ngôn từ rất riêng hoặc của nó . Nhiều khi câu thơ mà mọi người cho là hay khi đến mình đọc thì đã có sẳn cái thiên kiến hay nên nó cũng hay theo nhưng chưa chắc nó có đầy đủ cái ý, cái tình, cái nghĩa và cái ngôn ngữ đặc thù của nó .
Qua đoạn sau thì ông đã cho tôi nhìn được chất thơ, cái trù tính và đặc thái của thơ . Ông đã sắp bước ra khỏi viền của quả đất nhưng lại thụt chân về .
“Nói như thế có vẻ nghịch với lẽ thường. Nhưng chính thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường. Vầng trăng làm sao mà “sẻ làm đôi” được ? Làm sao có thể “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” được ? Thi sĩ là kẻ phá vỡ tương quan của ý tưởng và thay thế vào đó tương quan của từ ngữ”
Và đoạn sau đây nữa .
“Nói như thế có vẻ nghịch với lẽ thường. Nhưng chính thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường. Vầng trăng làm sao mà “sẻ làm đôi” được ? Làm sao có thể “gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao” được ? Thi sĩ là kẻ phá vỡ tương quan của ý tưởng và thay thế vào đó tương quan của từ ngữ”
Tại sao trường phái lập thể (abstract) trong hội hoạ đã trở thành lời nói của chiếc cọ từ thế kỷ trước đây mà không nói được ở những thế kỷ trước đó ? Picasso không là người sáng lập nhưng ông đã đưa cái định danh nó vào nghệ thuật và người ta mới bắt đầu hiểu ý, hiểu tình, hiểu nghĩa và hiểu “lời” của nó . Thơ xa xưa (với tôi) thì nó như trường phái hội hoạ cỗ điển, những khám phá của chiếc cọ là những gì mắt thấy tai nghe . Thơ sau này nó như ( và nên bộc phát như) trường phái lập thể (abstract) vì ngôn ngữ và tâm tưởng tương quan, xung động nó phong phú và biến hoá nhiều hơn . Thơ tiền chiến của chúng ta đã đặt những bước chân nhẹ nhàng, như
“Có chỡ trăng về kịp tối nay”
Hay như sau này
“Trước ngày lên ngôi Chúa”
“Ai chắc, không dại khờ”
Cái ngôn ngữ thì dễ hiểu ý, hiểu tình, hiểu nghĩa nhưng cái ngôn ngữ thơ thì nó là những ấn tượng, trù niệm mà tùy góc độ nhìn để hiểu nó . Nếu đọc một bài thơ theo cách thông thường của trường phái cỗ điển thì có lẽ chúng ta đã vất vào sọt rác rất nhiều những bài, những câu mà có thể cả năm sau mới thấm được . Vì vậy người cảm giác được thơ và người dùng ngôn ngữ để biểu hiện thơ có hai điểm khác nhau .
Họ đều có cái tương quan giác tính với một hiện tượng hay hiện vật . Nhưng người viết nó xuống bằng ngôn ngữ thì lại là một chuyễn thể của thơ vào phương tiện truyền thông mà người ta hay gọi là Thi sĩ . Nhưng thi sĩ mà có thể nối được chiếc cầu của ngôn ngữ giữa bờ tâm thức với bờ sinh thức thì người ta mới có thể cảm nhận được . ĐƯơng nhiên là người không nối được chiếc cầu này chưa chắc là dỡ, nhưng ngôn ngữ thơ đã không đưa người ta đi qua được giòng sông nghệ thuật .
Vậy thì, theo tôi, thơ là sự bắc cầu giữa bờ tâm thức và bờ sinh thức mà ông đã đi gần đến rỗi bỏ vở .
source : DA MAU
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)