23/6/09

2. TỒN TẠI 存 在 – QUY LUẬT 規 律

2. TỒN TẠI 存 在 – QUY LUẬT 規 律
Vietsciences- Lê Anh Minh dịch 10/07/2006 Tư tưởng Đạo gia


Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch

[mục lục] [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19]

022. Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên. [Đạo Đức Kinh, chương 25]

人法地,地法天,天法道,道法自然。《道德經 • 弟二十五章》

【Dịch】Người noi theo phép tắc của Đất, Đất noi theo phép tắc của Trời, Trời noi theo phép tắc của Đạo, còn Đạo thì noi theo phép tắc tự nhiên.



023. Phù thiên nhân chi sinh địa, hình nhân vu khí, khí nhân vu hòa, hòa nhân vu thần minh, thần minh nhân vu đạo đức, đạo đức nhân vu tự nhiên, vạn vật dĩ tồn. [Nghiêm Quân Bình, Đạo Đức Chỉ Quy, quyển 8]

夫天人之生地,形因于氣,氣因于和,和因于神明,神明因于道德,道德因于自然,萬物以存。《嚴君平 • 道德指歸 • 卷八》

【Dịch】Về sự sinh tồn của trời và người, thì hình thể thuận theo nguyên khí, nguyên khí thuận theo sự hài hòa, sự hài hòa thuận theo thần minh, thần minh thuận theo đạo đức, đạo đức thuận theo tự nhiên; vạn vật [theo nguyên tắc đó mà] tồn tại.



024. Thiên địa chi đạo, sinh sát chi lý, vô khứ vô tựu, vô đoạt vô dữ, vô vi vi chi, tự nhiên nhi dĩ. [Nghiêm Quân Bình, Đạo Đức Chỉ Quy, quyển 12]

天地之道,生殺之理,無去無就,無奪無與,無為為之,自然而已。《嚴君平 • 道德指歸 • 卷十二》

【Dịch】Đạo của trời đất và lẽ sinh tử tồn vong thì không bỏ đi cũng không giữ lấy, không giật mất cũng không cho tặng; cứ theo lẽ vô vi mà vận hành, chỉ theo lẽ tự nhiên mà thôi.



025. Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến kỳ bất đắc dĩ. [Đạo Đức Kinh, chương 29]

將欲取天下而為之,吾見其不得已。《道德經 • 第二十九章》

【Dịch】Ai muốn nắm lấy thiên hạ để cai trị và cố thực hiện điều đó thì ta thấy họ sẽ không đạt được ý đồ ấy.



026. Kỳ an dị trì, kỳ vị triệu dị mưu. Kỳ thúy dị phán, kỳ vi dị tán. Vi chi vu vị hữu, trị chi ư vị loạn. Hợp bão chi mộc, sinh vu hào mạt, cửu tằng chi đài, khởi vu lũy thổ. Thiên lý chi hành thủy vu túc hạ. Vi giả bại chi, chấp giả thất chi. Thị dĩ thánh nhân. Vô vi cố vô bại, vô chấp cố vô thất. Dân chi tùng sự, thường vu cơ thành nhi bại chi. Thận chung như thủy tắc vô bại sự. Thị dĩ, thánh nhân dục bất dục; bất quý nan đắc chi hoá; học bất học, phục chúng nhân chi sở quá. Dĩ phụ vạn vật chi tự nhiên nhi bất cảm vi. [Đạo Đức Kinh, chương 64]

其安易持,其未兆易謀,其脆易泮,其微易散。為之于未有,治之于未亂。合抱之木,生于毫末。九層之臺,起于累土。千里之行,始于足下。為者敗之﹔執者失之。是以,聖人無為,故無敗。無執,故無失。民之從事,常于幾成而敗之。慎終如始,則無敗事。是以聖人欲不欲,不貴難得之貨,學不學,復眾人之所過,以輔萬物之自然而不敢為。《道德經 • 第六十四章》

【Dịch】Vật ở yên thì dễ cầm; vật chưa hiện điềm báo hiệu thì dễ lo liệu; vật giòn thì dễ vỡ; vật nhỏ thì dễ phân tán. Hành động trước khi sự việc xảy ra; trị an trước khi loạn lạc nổi lên. Cây to một ôm sinh trưởng từ mầm nhỏ bé; đài cao chín tầng khởi từ mô đất; cuộc viễn hành nghìn dặm bắt đầu từ nơi ta đang đứng. Làm thì hỏng, giữ thì mất. Cho nên thánh nhân không làm nên không hỏng, không giữ nên không mất. Người dân làm việc, khi sắp thành tựu thì thất bại. Nếu cẩn thận trước sau như một ắt sẽ không thất bại. Cho nên, thánh nhân muốn điều [thiên hạ] không muốn; không chuộng những thứ khó tìm; học điều [thiên hạ] không học; phản phục cái gốc mà chúng dân bỏ qua để giúp vạn vật phát triển tự nhiên, nhưng ngài không dám tự ý tạo tác.



027. Đạo ẩn vô danh, phù duy Đạo thiện thải thả thành. [Đạo Đức Kinh, chương 41]

道隱無名夫唯道善貸且成。《道德經 • 第四十一章》

【Dịch】Đạo ẩn, không tên. Chỉ có Đạo là giỏi phú bẩm cho vạn vật và giúp chúng thành tựu.



028. Vô vi nhi vô bất vi, thủ thiên hạ thường dĩ vô sự. Cập kỳ hữu sự bất túc dĩ thủ thiên hạ. [Đạo Đức Kinh, chương 48]

無為而無不為。取天下常以無事。及其有事,不足以取天下。《道德經 • 第四十八章》

【Dịch】Không [cố ý] làm [vì tư dục] nhưng không gì mà không làm; muốn trị thiên hạ phải dùng vô vi; dùng hữu vi không đủ để trị thiên hạ.



029. Phù từ cố năng dũng, kiệm cố năng quảng, bất cảm vi thiên hạ tiên, cố năng thành khí trưởng. [Đạo Đức Kinh, chương 67]

夫慈故能勇,儉故能廣,不敢為天下先,故能成器長。《道德經 • 第六十七章》

【Dịch】Khoan từ nên hùng dũng. Tiết kiệm nên rộng rãi. Khiêm hư (không dám ở trên trước người khác) nên [được xem là] người xuất chúng.



030. Dũng vu cảm tắc sát. Dũng vu bất cảm tắc hoạt. [Đạo Đức Kinh, chương 73]

勇于敢則殺,勇于不敢則活。《道德經 • 第七十三章》

【Dịch】Mạnh mà dám làm [ngang ngược] thì chết, mạnh nhưng chẳng dám làm [vì khiêm hư, vô vi] thì sống.



031. Thiên chi đạo bất tranh nhi thiện thắng, bất ngôn nhi thiện thắng, bất ngôn nhi thiện ứng, bất triệu nhi tự lai, thản nhiên nhi thiện mưu. Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất. [Đạo Đức Kinh, chương 73]

天之道不爭而善勝,不言而善應,不召而自來,坦然而善謀。天網恢恢,疏而不失。《道德經 • 第七十三章》

【Dịch】Đạo Trời không tranh mà thành, không nói mà người hưởng ứng, không mời mà người tự tới, khoan thai mà mưu sự vẫn hay. Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt.



032. Bỉ chính chính giả, bất thất kỳ tính mệnh chi tình. Cố hợp giả bất vi biền, nhi chi giả bất vi kỳ; trường giả bất vi hữu dư, đoản giả bất vi bất túc. Thị cố phù hĩnh tuy đoản, tục chi tắc ưu; hạc hĩnh tuy trường, đoạn chi tắc bi. Cố tính trường phi sở đoạn, tính đoản phi sở tục, vô sở khử ưu dã. [Trang Tử, Biền Mẫu]

彼正正者,不失其性命之情。故合者不為駢,而枝者不為跂;長者不為有餘,短者不為不足。是故鳧脛雖短,續之則憂;鶴脛雖長,斷之則悲。故性長非所斷,性短非所續,無所去憂也。《莊子 • 駢拇》

【Dịch】Người hay sự vật chí phải thì không bao giờ đánh mất bản tính tự nhiên mà mình được phú bẩm. [Ngón chân] hợp lại đừng xem là ngón dính; mọc nhánh ra thì đừng xem là ngón thừa. Cái dài thì đừng xem là dư; cái ngắn thì đừng xem là thiếu. Cho nên, chân vịt tuy ngắn nhưng nếu ta nối dài thêm thì nó khổ; chân hạc tuy dài nhưng nếu ta chặt ngắn đi thì nó sầu. Vậy, bản tính dài thì chớ làm ngắn lại; bản tính ngắn thì chớ nối dài thêm. Bản tính như vậy, có gì đáng ưu phiền đâu mà phải khử bỏ đi.



033. Thả phù đãi câu thằng qui củ nhi chính giả, thị tước kỳ tính giả dã; đãi thằng ước giao tất nhi cố giả, thị xâm kỳ đức dã; khuất chiết lễ nhạc, hu du nhân nghĩa, dĩ ủy thiên hạ chi tâm giả, thử thất kỳ thường nhiên dã. Thiên hạ hữu thường nhiên. Thường nhiên giả, khúc giả bất dĩ câu, trực giả bất dĩ thằng, viên giả bất dĩ qui, phương giả bất dĩ củ, phụ ly bất dĩ giao tất, ước thúc bất dĩ mặc sáchương Cố thiên hạ dụ nhiên giai sinh, nhi bất tri kỳ sở dĩ sinh; đồng yên giai đắc, nhi bất tri kỳ sở dĩ đắc. Cố cổ kim bất nhị, bất khả khuy dã. [Trang Tử, Biền Mẫu]

且夫待鉤繩規矩而正者,是削其性也;待繩約膠漆而固者,是侵其德也;屈折禮樂,呴俞仁義,以慰天下之心者,此失其常然也。天下有常然。常然者,曲者不以鉤,直者不以繩,圓者不以規,方者不以矩,附離不以膠漆,約束不以纆索。故天下誘然皆生,而不知其所以生;同焉皆得,而不知其所以得。故古今不二,不可虧也。《莊子 • 駢拇》

【Dịch】Khi cần dùng đến cái móc, dây nhợ, compa, êke để sửa cho đúng tiêu chuẩn nào đó, chính là làm tổn hại bản tính tự nhiên của sự vật. Khi cần dùng đến dây và keo sơn để làm cho kiên cố, chính là xâm phạm tới đức (phẩm chất) của sự vật. Uốn nắn con người bằng lễ nhạc, an ủi con người bằng nhân nghĩa, tức là làm mất bản tính thường nhiên của sự vật. Ai ai cũng có tính thường nhiên. Thường nhiên tức là khi cong thì không cần móc, khi thẳng thì không cần dây, khi tròn thì không cần compa, khi vuông thì không cần êke, khi dính chắc thì không cần keo sơn, khi cột chắt thì không cần dây nhợ. Cho nên thiên hạ tự nhiên sinh ra nhưng không biết tại sao mà sinh trưởng; cùng đạt được mục tiêu khác nhau của mình nhưng không hiểu tại sao mà đạt được. Nguyên lý này xưa nay vẫn vậy, không thể bị tổn hại.



034. Vong hồ vật, vong hồ thiên, kỳ danh vi vong kỷ. Vong kỷ chi nhân, thị chi vị nhập vu thiên. [Trang Tử, Thiên Địa]

忘乎物,忘乎天,其名為忘己。忘己之人,是之謂入于天。《莊子 • 天地》

【Dịch】Quên sự vật, quên thiên nhiên, đó gọi là quên bản ngã của mình (vong ngã). Người vong ngã mới có thể tiến nhập vào cảnh giới phù hợp với đạo trời.



035. Phù minh bạch vu thiên địa chi đức giả, thử chi vị đại bản đại tông, dữ thiên hòa giả dã; sở dĩ quân điều thiên hạ, dữ nhân hòa giả dã. Dữ nhân hòa giả , vị chi nhân lạc; dữ thiên hòa giả, vị chi thiên lạc. [Trang Tử, Thiên Đạo]

夫明白于天地之德者,此之謂大本大宗,與天和者也;所以均調天下,與人和者也。與人和者,謂之人樂;與天和者,謂之天樂。《莊子 • 天道》

【Dịch】Hiểu rõ đức tính của trời đất chính là nắm được cái tông chỉ căn bản nhất và sẽ hoà hợp với cõi tự nhiên. Cho nên quân bình và điều hòa được thiên hạ cũng như con người. Hòa với người thì gọi là niềm vui với người, hòa với cõi tự nhiên thì gọi là niềm vui với cõi tự nhiên.



036. Phù hộc bất nhật dục nhi bạch, ô bất nhật kiềm nhi hắc. Hắc bạch chi phác, bất túc dĩ vi biện; danh dự chi quán, bất túc dĩ vi quảng. Tuyền hạc, ngư tương dữ xứ vu lục, tương hu dĩ thấp, tương nhu dĩ mạt, bất nhược tương vong vu giang hồ. [Trang Tử, Thiên Vận]

夫鵠不日浴而白,烏不日黔而黑。黑白之朴,不足以為辯;名譽之觀,不足以為廣。泉涸,魚相與處于陸,相呴以濕,相濡以沫,不若相忘于江湖。《莊子 • 天運》

【Dịch】Con thiên nga đâu tắm mỗi ngày vậy mà nó vẫn trắng; con quạ đâu nhuộm mỗi ngày mà nó vẫn đen. Trắng đen là bản sắc tự nhiên của chúng, đâu cần phải biến đổi. Sự quán tưởng đến danh dự đâu có làm cho mình lớn hơn. Khi suối cạn, cá chen chúc với nhau trong bùn. Ở đó phun nhớt dãi làm ướt nhau, sao bằng ở sông hồ mà quên nhau.



037. Phù túy giả chi trụy xa, tuy tật bất tử. Cốt tiết dữ nhân đồng nhi phạm hại dữ nhân dị, kỳ thần toàn dã. Thừa diệc bất tri dã, trụy diệc bất tri dã, tử sinh kinh cụ bất nhập hồ kỳ hung trung, thị cố ngộ vật nhi bất nhiếp. Bỉ đắc toàn vu tửu nhi do nhược thị, nhi huống đắc toàn vu thiên hồ? Thánh nhân tàng vu thiên, cố mạc chi năng thương dã. [Trang Tử, Đạt Sinh]

夫醉者之墜車,雖疾不死。骨節與人同而犯害與人異,其神全也。乘亦不知也,墜亦不知也,死生惊懼不入乎其胸中,是故遻物而不懾。彼得全于酒而猶若是,而況得全于天乎?聖人藏于天,故莫之能傷也。《莊子 • 達生》

【Dịch】Như trường hợp kẻ say rượu và té xe: tuy bị thương chứ không chết. Xương và đốt xương của hắn cũng như người khác, nhưng sự tổn hại thì khác họ vì thần của hắn toàn vẹn. Ngồi trên xe cũng không biết, mà té xe cũng chẳng hay. Sống chết hay sợ hãi không xâm nhập vào lòng hắn. Cho nên gặp phải sự vật mà chẳng sợ. Kẻ giữ được thần do ảnh hưởng của rượu mà còn như vậy, nói gì đến người chịu ảnh hưởng của Trời. Thánh nhân giữ lòng hợp với đạo Trời, nên không vật gì làm hại nổi.



038. Ngư xử thủy nhi sinh, nhân xử thủy nhi tử. Bỉ tất tương dữ dị, kỳ háo ố cố dị dã. Cố tiên thánh bất nhất kỳ năng, bất đồng kỳ sự. Danh chỉ vu thực, nghĩa thiết vu thích, thị chi vị điều đạt nhi phúc trì. [Trang Tử, Chí Lạc]

魚處水而生,人處水而死。彼必相與異,其好惡故異也。故先聖不一其能,不同其事。名止于實,義設于適,是之謂條達而福持。《莊子 • 至樂》

【Dịch】Cá ở trong nước thì sống, người ở trong nước thì chết. Người với cá khác nhau, vì cái ưa và ghét vốn khác nhau. Cho nên thánh nhân thuở xưa không đòi hỏi vạn vật phải có năng lực như nhau, không đòi hỏi công việc của chúng phải giống nhau. Danh phải phù hợp thực tế, nghĩa phải đặt chỗ thích hợp. Như vậy mới gọi thông tình đạt lý, trong lòng vui sướng, mà giữ được hạnh phúc.



039. Bất khai nhân chi thiên, nhi khai thiên chi thiên. Khai thiên giả đức sinh, khai nhân giả tặc sinh. Bất yếm kỳ thiên, bất hốt vu nhân, dân kỷ hồ dĩ kỳ chân. [Trang Tử, Đạt Sinh]

不開人之天,而開天之天。開天者德生,開人者賊生。不厭其天,不忽于人,民幾乎以其真。《莊子 • 達生》

【Dịch】Không khai mở cái trí xảo của người, nhưng khai mở cái thiên tính tự nhiên. Bởi vì khai mở cái thiên tính tự nhiên thì đức sinh ra, còn khai mở cái trí xảo của người thì tàn hại sinh ra. Không ghét thiên tính, cũng không lơ là [cái trí xảo của] người, như vậy dân chúng sẽ gần với bản chân của họ.



040. Phù thủy chi vu chước dã, vô vi nhi tài tự nhiên hĩ, chí nhân chi vu đức dã, bất tu nhi vật bất năng ly yên. Nhược thiên chi tự cao, địa chi tự hậu, nhật nguyệt chi tự minh, phù hà tu yên! [Trang Tử, Điền Tử Phương]

夫水之于汋也,無為而才自然矣,至人之于德也,不修而物不能離焉。若天之自高,地之自厚,日月之自明,夫何修焉!《莊子 • 田子方》

【Dịch】[Thử xem] nước chỗ phún vọt lên kêu ra tiếng, nó đâu có làm gì, mà tự nhiên thế thôi. Bậc chân nhân đối với đức của mình cũng vậy: ngài chẳng cần tu sửa đức của ngài mà vạn vật vẫn không thể lìa xa ngài. Như thể cái cao vốn có của trời, cái dày vốn có của đất, cái sáng vốn có của mặt trời mặt trăng. Có cần tu sửa gì đâu?



041. Tri thiên chi sở vi, tri nhân chi sở vi giả, chí hĩ. [Trang Tử, Đại Tông Sư]

知天之所為,知人之所為者,至矣。《莊子 • 大宗師》

【Dịch】Biết được hành vi của trời, biết được hành vi của người, thế là đạt đến chỗ tối cao của tri thức.



042. Hình lao nhi bất hưu tắc tệ, tinh dụng nhi bất dĩ tắc lao, lao tắc kiệt. [Trang Tử, Khắc Ý]

形勞而不休則弊,精用而不已則勞,勞則竭。《莊子 • 刻意》

【Dịch】Hình thể lao nhọc mà không chịu nghỉ ngơi, ắt sẽ sinh điều tệ hại. Tinh lực sử dụng không biết dừng, ắt sẽ lao tổn, hễ lao tổn thì tinh lực sẽ cạn kiệt.



043. Thuần tuý nhi bất tạp, tĩnh nhất nhi bất biến, đạm nhi vô vi, động nhi dĩ thiên hành, thử dưỡng thần chi đạo dã. [Trang Tử, Khắc Ý]

純粹而不雜,靜一而不變,惔而無為,動而以天行,此養神之道也。《莊子 • 刻意》

【Dịch】Thuần tuý mà không pha tạp, hư tĩnh chuyên nhất mà không biến đổi, điềm đạm mà vô vi, hành động thì noi theo qui luật vận hành của trời (qui luật của tự nhiên), đó mới là cái đạo nuôi dưỡng tinh thần.



044. Chí lạc vô lạc, chí dự vô dự. [Trang Tử, Chí Lạc]

至樂無樂,至譽無譽。《莊子 • 至樂》

【Dịch】Vui tột cùng không phải là cái vui theo thói đời, vinh dự tột bậc không phải là cái vinh dự theo thói đời.



045. Khâu sơn tích ti nhi vi cao, giang hà hợp tiểu nhi vi đại; đại nhân hợp tịnh nhi vi công. [Trang Tử, Tắc Dương]

丘山積卑而為高,江河合小而為大;大人合并而為公。《莊子 • 則陽》

【Dịch】Gò và núi nhờ tích lũy các thứ thấp thỏi nên mới cao; sông ngòi nhờ tích hợp các dòng nước nhỏ nên mới rộng lớn; bậc đại nhân nhờ dung hợp được chúng nhân nên mới công chính.



046. Tứ thời thù khí, thiên bất tứ, cố tuế thành. Ngũ quan thù chức, quân bất tư, cố quốc trị. Văn vũ thù tài, đại nhân bất tứ, cố đức bị. Vạn vật thù lý, đạo bất tư, cố vô danh. [Trang Tử, Tắc Dương]

四時殊氣,天不賜,故歲成。五官殊職,君不私,故國治。文武殊材,大人不賜,故德備。萬物殊理,道不私,故無名。《莊子 • 則陽》

【Dịch】Bốn mùa có khí hậu khác nhau, trời chẳng thiên vị mùa nào, thế mới thành năm. Năm chức quan có chức trách khác nhau, vua chẳng thiên vị ai, nên quốc gia thịnh trị. Tài năng của quan văn và quan võ khác nhau, bậc đại nhân không thiên vị ai, nên đức của

Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch




© http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences2.free.fr - Lê Anh Minh

2. TỒN TẠI 存 在 – QUY LUẬT 規 律

2. TỒN TẠI 存 在 – QUY LUẬT 規 律
Vietsciences- Lê Anh Minh dịch 10/07/2006 Tư tưởng Đạo gia


Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch

[mục lục] [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19]

022. Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên. [Đạo Đức Kinh, chương 25]

人法地,地法天,天法道,道法自然。《道德經 • 弟二十五章》

【Dịch】Người noi theo phép tắc của Đất, Đất noi theo phép tắc của Trời, Trời noi theo phép tắc của Đạo, còn Đạo thì noi theo phép tắc tự nhiên.



023. Phù thiên nhân chi sinh địa, hình nhân vu khí, khí nhân vu hòa, hòa nhân vu thần minh, thần minh nhân vu đạo đức, đạo đức nhân vu tự nhiên, vạn vật dĩ tồn. [Nghiêm Quân Bình, Đạo Đức Chỉ Quy, quyển 8]

夫天人之生地,形因于氣,氣因于和,和因于神明,神明因于道德,道德因于自然,萬物以存。《嚴君平 • 道德指歸 • 卷八》

【Dịch】Về sự sinh tồn của trời và người, thì hình thể thuận theo nguyên khí, nguyên khí thuận theo sự hài hòa, sự hài hòa thuận theo thần minh, thần minh thuận theo đạo đức, đạo đức thuận theo tự nhiên; vạn vật [theo nguyên tắc đó mà] tồn tại.



024. Thiên địa chi đạo, sinh sát chi lý, vô khứ vô tựu, vô đoạt vô dữ, vô vi vi chi, tự nhiên nhi dĩ. [Nghiêm Quân Bình, Đạo Đức Chỉ Quy, quyển 12]

天地之道,生殺之理,無去無就,無奪無與,無為為之,自然而已。《嚴君平 • 道德指歸 • 卷十二》

【Dịch】Đạo của trời đất và lẽ sinh tử tồn vong thì không bỏ đi cũng không giữ lấy, không giật mất cũng không cho tặng; cứ theo lẽ vô vi mà vận hành, chỉ theo lẽ tự nhiên mà thôi.



025. Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến kỳ bất đắc dĩ. [Đạo Đức Kinh, chương 29]

將欲取天下而為之,吾見其不得已。《道德經 • 第二十九章》

【Dịch】Ai muốn nắm lấy thiên hạ để cai trị và cố thực hiện điều đó thì ta thấy họ sẽ không đạt được ý đồ ấy.



026. Kỳ an dị trì, kỳ vị triệu dị mưu. Kỳ thúy dị phán, kỳ vi dị tán. Vi chi vu vị hữu, trị chi ư vị loạn. Hợp bão chi mộc, sinh vu hào mạt, cửu tằng chi đài, khởi vu lũy thổ. Thiên lý chi hành thủy vu túc hạ. Vi giả bại chi, chấp giả thất chi. Thị dĩ thánh nhân. Vô vi cố vô bại, vô chấp cố vô thất. Dân chi tùng sự, thường vu cơ thành nhi bại chi. Thận chung như thủy tắc vô bại sự. Thị dĩ, thánh nhân dục bất dục; bất quý nan đắc chi hoá; học bất học, phục chúng nhân chi sở quá. Dĩ phụ vạn vật chi tự nhiên nhi bất cảm vi. [Đạo Đức Kinh, chương 64]

其安易持,其未兆易謀,其脆易泮,其微易散。為之于未有,治之于未亂。合抱之木,生于毫末。九層之臺,起于累土。千里之行,始于足下。為者敗之﹔執者失之。是以,聖人無為,故無敗。無執,故無失。民之從事,常于幾成而敗之。慎終如始,則無敗事。是以聖人欲不欲,不貴難得之貨,學不學,復眾人之所過,以輔萬物之自然而不敢為。《道德經 • 第六十四章》

【Dịch】Vật ở yên thì dễ cầm; vật chưa hiện điềm báo hiệu thì dễ lo liệu; vật giòn thì dễ vỡ; vật nhỏ thì dễ phân tán. Hành động trước khi sự việc xảy ra; trị an trước khi loạn lạc nổi lên. Cây to một ôm sinh trưởng từ mầm nhỏ bé; đài cao chín tầng khởi từ mô đất; cuộc viễn hành nghìn dặm bắt đầu từ nơi ta đang đứng. Làm thì hỏng, giữ thì mất. Cho nên thánh nhân không làm nên không hỏng, không giữ nên không mất. Người dân làm việc, khi sắp thành tựu thì thất bại. Nếu cẩn thận trước sau như một ắt sẽ không thất bại. Cho nên, thánh nhân muốn điều [thiên hạ] không muốn; không chuộng những thứ khó tìm; học điều [thiên hạ] không học; phản phục cái gốc mà chúng dân bỏ qua để giúp vạn vật phát triển tự nhiên, nhưng ngài không dám tự ý tạo tác.



027. Đạo ẩn vô danh, phù duy Đạo thiện thải thả thành. [Đạo Đức Kinh, chương 41]

道隱無名夫唯道善貸且成。《道德經 • 第四十一章》

【Dịch】Đạo ẩn, không tên. Chỉ có Đạo là giỏi phú bẩm cho vạn vật và giúp chúng thành tựu.



028. Vô vi nhi vô bất vi, thủ thiên hạ thường dĩ vô sự. Cập kỳ hữu sự bất túc dĩ thủ thiên hạ. [Đạo Đức Kinh, chương 48]

無為而無不為。取天下常以無事。及其有事,不足以取天下。《道德經 • 第四十八章》

【Dịch】Không [cố ý] làm [vì tư dục] nhưng không gì mà không làm; muốn trị thiên hạ phải dùng vô vi; dùng hữu vi không đủ để trị thiên hạ.



029. Phù từ cố năng dũng, kiệm cố năng quảng, bất cảm vi thiên hạ tiên, cố năng thành khí trưởng. [Đạo Đức Kinh, chương 67]

夫慈故能勇,儉故能廣,不敢為天下先,故能成器長。《道德經 • 第六十七章》

【Dịch】Khoan từ nên hùng dũng. Tiết kiệm nên rộng rãi. Khiêm hư (không dám ở trên trước người khác) nên [được xem là] người xuất chúng.



030. Dũng vu cảm tắc sát. Dũng vu bất cảm tắc hoạt. [Đạo Đức Kinh, chương 73]

勇于敢則殺,勇于不敢則活。《道德經 • 第七十三章》

【Dịch】Mạnh mà dám làm [ngang ngược] thì chết, mạnh nhưng chẳng dám làm [vì khiêm hư, vô vi] thì sống.



031. Thiên chi đạo bất tranh nhi thiện thắng, bất ngôn nhi thiện thắng, bất ngôn nhi thiện ứng, bất triệu nhi tự lai, thản nhiên nhi thiện mưu. Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất. [Đạo Đức Kinh, chương 73]

天之道不爭而善勝,不言而善應,不召而自來,坦然而善謀。天網恢恢,疏而不失。《道德經 • 第七十三章》

【Dịch】Đạo Trời không tranh mà thành, không nói mà người hưởng ứng, không mời mà người tự tới, khoan thai mà mưu sự vẫn hay. Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt.



032. Bỉ chính chính giả, bất thất kỳ tính mệnh chi tình. Cố hợp giả bất vi biền, nhi chi giả bất vi kỳ; trường giả bất vi hữu dư, đoản giả bất vi bất túc. Thị cố phù hĩnh tuy đoản, tục chi tắc ưu; hạc hĩnh tuy trường, đoạn chi tắc bi. Cố tính trường phi sở đoạn, tính đoản phi sở tục, vô sở khử ưu dã. [Trang Tử, Biền Mẫu]

彼正正者,不失其性命之情。故合者不為駢,而枝者不為跂;長者不為有餘,短者不為不足。是故鳧脛雖短,續之則憂;鶴脛雖長,斷之則悲。故性長非所斷,性短非所續,無所去憂也。《莊子 • 駢拇》

【Dịch】Người hay sự vật chí phải thì không bao giờ đánh mất bản tính tự nhiên mà mình được phú bẩm. [Ngón chân] hợp lại đừng xem là ngón dính; mọc nhánh ra thì đừng xem là ngón thừa. Cái dài thì đừng xem là dư; cái ngắn thì đừng xem là thiếu. Cho nên, chân vịt tuy ngắn nhưng nếu ta nối dài thêm thì nó khổ; chân hạc tuy dài nhưng nếu ta chặt ngắn đi thì nó sầu. Vậy, bản tính dài thì chớ làm ngắn lại; bản tính ngắn thì chớ nối dài thêm. Bản tính như vậy, có gì đáng ưu phiền đâu mà phải khử bỏ đi.



033. Thả phù đãi câu thằng qui củ nhi chính giả, thị tước kỳ tính giả dã; đãi thằng ước giao tất nhi cố giả, thị xâm kỳ đức dã; khuất chiết lễ nhạc, hu du nhân nghĩa, dĩ ủy thiên hạ chi tâm giả, thử thất kỳ thường nhiên dã. Thiên hạ hữu thường nhiên. Thường nhiên giả, khúc giả bất dĩ câu, trực giả bất dĩ thằng, viên giả bất dĩ qui, phương giả bất dĩ củ, phụ ly bất dĩ giao tất, ước thúc bất dĩ mặc sáchương Cố thiên hạ dụ nhiên giai sinh, nhi bất tri kỳ sở dĩ sinh; đồng yên giai đắc, nhi bất tri kỳ sở dĩ đắc. Cố cổ kim bất nhị, bất khả khuy dã. [Trang Tử, Biền Mẫu]

且夫待鉤繩規矩而正者,是削其性也;待繩約膠漆而固者,是侵其德也;屈折禮樂,呴俞仁義,以慰天下之心者,此失其常然也。天下有常然。常然者,曲者不以鉤,直者不以繩,圓者不以規,方者不以矩,附離不以膠漆,約束不以纆索。故天下誘然皆生,而不知其所以生;同焉皆得,而不知其所以得。故古今不二,不可虧也。《莊子 • 駢拇》

【Dịch】Khi cần dùng đến cái móc, dây nhợ, compa, êke để sửa cho đúng tiêu chuẩn nào đó, chính là làm tổn hại bản tính tự nhiên của sự vật. Khi cần dùng đến dây và keo sơn để làm cho kiên cố, chính là xâm phạm tới đức (phẩm chất) của sự vật. Uốn nắn con người bằng lễ nhạc, an ủi con người bằng nhân nghĩa, tức là làm mất bản tính thường nhiên của sự vật. Ai ai cũng có tính thường nhiên. Thường nhiên tức là khi cong thì không cần móc, khi thẳng thì không cần dây, khi tròn thì không cần compa, khi vuông thì không cần êke, khi dính chắc thì không cần keo sơn, khi cột chắt thì không cần dây nhợ. Cho nên thiên hạ tự nhiên sinh ra nhưng không biết tại sao mà sinh trưởng; cùng đạt được mục tiêu khác nhau của mình nhưng không hiểu tại sao mà đạt được. Nguyên lý này xưa nay vẫn vậy, không thể bị tổn hại.



034. Vong hồ vật, vong hồ thiên, kỳ danh vi vong kỷ. Vong kỷ chi nhân, thị chi vị nhập vu thiên. [Trang Tử, Thiên Địa]

忘乎物,忘乎天,其名為忘己。忘己之人,是之謂入于天。《莊子 • 天地》

【Dịch】Quên sự vật, quên thiên nhiên, đó gọi là quên bản ngã của mình (vong ngã). Người vong ngã mới có thể tiến nhập vào cảnh giới phù hợp với đạo trời.



035. Phù minh bạch vu thiên địa chi đức giả, thử chi vị đại bản đại tông, dữ thiên hòa giả dã; sở dĩ quân điều thiên hạ, dữ nhân hòa giả dã. Dữ nhân hòa giả , vị chi nhân lạc; dữ thiên hòa giả, vị chi thiên lạc. [Trang Tử, Thiên Đạo]

夫明白于天地之德者,此之謂大本大宗,與天和者也;所以均調天下,與人和者也。與人和者,謂之人樂;與天和者,謂之天樂。《莊子 • 天道》

【Dịch】Hiểu rõ đức tính của trời đất chính là nắm được cái tông chỉ căn bản nhất và sẽ hoà hợp với cõi tự nhiên. Cho nên quân bình và điều hòa được thiên hạ cũng như con người. Hòa với người thì gọi là niềm vui với người, hòa với cõi tự nhiên thì gọi là niềm vui với cõi tự nhiên.



036. Phù hộc bất nhật dục nhi bạch, ô bất nhật kiềm nhi hắc. Hắc bạch chi phác, bất túc dĩ vi biện; danh dự chi quán, bất túc dĩ vi quảng. Tuyền hạc, ngư tương dữ xứ vu lục, tương hu dĩ thấp, tương nhu dĩ mạt, bất nhược tương vong vu giang hồ. [Trang Tử, Thiên Vận]

夫鵠不日浴而白,烏不日黔而黑。黑白之朴,不足以為辯;名譽之觀,不足以為廣。泉涸,魚相與處于陸,相呴以濕,相濡以沫,不若相忘于江湖。《莊子 • 天運》

【Dịch】Con thiên nga đâu tắm mỗi ngày vậy mà nó vẫn trắng; con quạ đâu nhuộm mỗi ngày mà nó vẫn đen. Trắng đen là bản sắc tự nhiên của chúng, đâu cần phải biến đổi. Sự quán tưởng đến danh dự đâu có làm cho mình lớn hơn. Khi suối cạn, cá chen chúc với nhau trong bùn. Ở đó phun nhớt dãi làm ướt nhau, sao bằng ở sông hồ mà quên nhau.



037. Phù túy giả chi trụy xa, tuy tật bất tử. Cốt tiết dữ nhân đồng nhi phạm hại dữ nhân dị, kỳ thần toàn dã. Thừa diệc bất tri dã, trụy diệc bất tri dã, tử sinh kinh cụ bất nhập hồ kỳ hung trung, thị cố ngộ vật nhi bất nhiếp. Bỉ đắc toàn vu tửu nhi do nhược thị, nhi huống đắc toàn vu thiên hồ? Thánh nhân tàng vu thiên, cố mạc chi năng thương dã. [Trang Tử, Đạt Sinh]

夫醉者之墜車,雖疾不死。骨節與人同而犯害與人異,其神全也。乘亦不知也,墜亦不知也,死生惊懼不入乎其胸中,是故遻物而不懾。彼得全于酒而猶若是,而況得全于天乎?聖人藏于天,故莫之能傷也。《莊子 • 達生》

【Dịch】Như trường hợp kẻ say rượu và té xe: tuy bị thương chứ không chết. Xương và đốt xương của hắn cũng như người khác, nhưng sự tổn hại thì khác họ vì thần của hắn toàn vẹn. Ngồi trên xe cũng không biết, mà té xe cũng chẳng hay. Sống chết hay sợ hãi không xâm nhập vào lòng hắn. Cho nên gặp phải sự vật mà chẳng sợ. Kẻ giữ được thần do ảnh hưởng của rượu mà còn như vậy, nói gì đến người chịu ảnh hưởng của Trời. Thánh nhân giữ lòng hợp với đạo Trời, nên không vật gì làm hại nổi.



038. Ngư xử thủy nhi sinh, nhân xử thủy nhi tử. Bỉ tất tương dữ dị, kỳ háo ố cố dị dã. Cố tiên thánh bất nhất kỳ năng, bất đồng kỳ sự. Danh chỉ vu thực, nghĩa thiết vu thích, thị chi vị điều đạt nhi phúc trì. [Trang Tử, Chí Lạc]

魚處水而生,人處水而死。彼必相與異,其好惡故異也。故先聖不一其能,不同其事。名止于實,義設于適,是之謂條達而福持。《莊子 • 至樂》

【Dịch】Cá ở trong nước thì sống, người ở trong nước thì chết. Người với cá khác nhau, vì cái ưa và ghét vốn khác nhau. Cho nên thánh nhân thuở xưa không đòi hỏi vạn vật phải có năng lực như nhau, không đòi hỏi công việc của chúng phải giống nhau. Danh phải phù hợp thực tế, nghĩa phải đặt chỗ thích hợp. Như vậy mới gọi thông tình đạt lý, trong lòng vui sướng, mà giữ được hạnh phúc.



039. Bất khai nhân chi thiên, nhi khai thiên chi thiên. Khai thiên giả đức sinh, khai nhân giả tặc sinh. Bất yếm kỳ thiên, bất hốt vu nhân, dân kỷ hồ dĩ kỳ chân. [Trang Tử, Đạt Sinh]

不開人之天,而開天之天。開天者德生,開人者賊生。不厭其天,不忽于人,民幾乎以其真。《莊子 • 達生》

【Dịch】Không khai mở cái trí xảo của người, nhưng khai mở cái thiên tính tự nhiên. Bởi vì khai mở cái thiên tính tự nhiên thì đức sinh ra, còn khai mở cái trí xảo của người thì tàn hại sinh ra. Không ghét thiên tính, cũng không lơ là [cái trí xảo của] người, như vậy dân chúng sẽ gần với bản chân của họ.



040. Phù thủy chi vu chước dã, vô vi nhi tài tự nhiên hĩ, chí nhân chi vu đức dã, bất tu nhi vật bất năng ly yên. Nhược thiên chi tự cao, địa chi tự hậu, nhật nguyệt chi tự minh, phù hà tu yên! [Trang Tử, Điền Tử Phương]

夫水之于汋也,無為而才自然矣,至人之于德也,不修而物不能離焉。若天之自高,地之自厚,日月之自明,夫何修焉!《莊子 • 田子方》

【Dịch】[Thử xem] nước chỗ phún vọt lên kêu ra tiếng, nó đâu có làm gì, mà tự nhiên thế thôi. Bậc chân nhân đối với đức của mình cũng vậy: ngài chẳng cần tu sửa đức của ngài mà vạn vật vẫn không thể lìa xa ngài. Như thể cái cao vốn có của trời, cái dày vốn có của đất, cái sáng vốn có của mặt trời mặt trăng. Có cần tu sửa gì đâu?



041. Tri thiên chi sở vi, tri nhân chi sở vi giả, chí hĩ. [Trang Tử, Đại Tông Sư]

知天之所為,知人之所為者,至矣。《莊子 • 大宗師》

【Dịch】Biết được hành vi của trời, biết được hành vi của người, thế là đạt đến chỗ tối cao của tri thức.



042. Hình lao nhi bất hưu tắc tệ, tinh dụng nhi bất dĩ tắc lao, lao tắc kiệt. [Trang Tử, Khắc Ý]

形勞而不休則弊,精用而不已則勞,勞則竭。《莊子 • 刻意》

【Dịch】Hình thể lao nhọc mà không chịu nghỉ ngơi, ắt sẽ sinh điều tệ hại. Tinh lực sử dụng không biết dừng, ắt sẽ lao tổn, hễ lao tổn thì tinh lực sẽ cạn kiệt.



043. Thuần tuý nhi bất tạp, tĩnh nhất nhi bất biến, đạm nhi vô vi, động nhi dĩ thiên hành, thử dưỡng thần chi đạo dã. [Trang Tử, Khắc Ý]

純粹而不雜,靜一而不變,惔而無為,動而以天行,此養神之道也。《莊子 • 刻意》

【Dịch】Thuần tuý mà không pha tạp, hư tĩnh chuyên nhất mà không biến đổi, điềm đạm mà vô vi, hành động thì noi theo qui luật vận hành của trời (qui luật của tự nhiên), đó mới là cái đạo nuôi dưỡng tinh thần.



044. Chí lạc vô lạc, chí dự vô dự. [Trang Tử, Chí Lạc]

至樂無樂,至譽無譽。《莊子 • 至樂》

【Dịch】Vui tột cùng không phải là cái vui theo thói đời, vinh dự tột bậc không phải là cái vinh dự theo thói đời.



045. Khâu sơn tích ti nhi vi cao, giang hà hợp tiểu nhi vi đại; đại nhân hợp tịnh nhi vi công. [Trang Tử, Tắc Dương]

丘山積卑而為高,江河合小而為大;大人合并而為公。《莊子 • 則陽》

【Dịch】Gò và núi nhờ tích lũy các thứ thấp thỏi nên mới cao; sông ngòi nhờ tích hợp các dòng nước nhỏ nên mới rộng lớn; bậc đại nhân nhờ dung hợp được chúng nhân nên mới công chính.



046. Tứ thời thù khí, thiên bất tứ, cố tuế thành. Ngũ quan thù chức, quân bất tư, cố quốc trị. Văn vũ thù tài, đại nhân bất tứ, cố đức bị. Vạn vật thù lý, đạo bất tư, cố vô danh. [Trang Tử, Tắc Dương]

四時殊氣,天不賜,故歲成。五官殊職,君不私,故國治。文武殊材,大人不賜,故德備。萬物殊理,道不私,故無名。《莊子 • 則陽》

【Dịch】Bốn mùa có khí hậu khác nhau, trời chẳng thiên vị mùa nào, thế mới thành năm. Năm chức quan có chức trách khác nhau, vua chẳng thiên vị ai, nên quốc gia thịnh trị. Tài năng của quan văn và quan võ khác nhau, bậc đại nhân không thiên vị ai, nên đức của

Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch




© http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences2.free.fr - Lê Anh Minh

Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch

Vũ trụ 宇 宙 – Thiên địa 天 地
Vietsciences- Lê Anh Minh dịch 10/07/2006 Tư tưởng Đạo gia


Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch


001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất. [Đạo Đức Kinh, chương 5]

天地之間, 其猶橐籥乎? 虛而不屈,動而愈出。《道德經 • 第五章》

【Dịch】Khoảng trời đất giống như ống bễ thợ rèn. Trống không mà không hao kiệt; càng động, hơi càng ra.



002. Cốc thần bất tử thị vị Huyền tẫn. Huyền tẫn chi môn thị vị thiên địa căn. Miên miên nhược tồn. Dụng chi bất cần. [Đạo Đức Kinh, chương 6]

谷神不死,是謂玄牝。玄牝之門,是謂天地根。綿綿若存,用之不勤。《道德經 • 第六章》

【Dịch】Cốc thần bất tử, đó là Huyền tẫn. Cửa Huyền tẫn chính là gốc rễ trời đất. Miên man trường tồn, dùng không bao giờ hết.



003. Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường danh. Vô danh, thiên địa chi thủy; Hữu danh, vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu, dục dĩ quan kỳ kiếu. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn. [Đạo Đức Kinh, chương 1]

道可道,非常道。名可名,非常名。無名,天地之始。有名,萬物之母。故常無,欲以觀其妙。常有, 欲以觀其徼。此兩者同出而異名。同謂之玄。玄之又玄。眾妙之門。《道德經 • 第一章》

【Dịch】Đạo mà có thể giảng giải được thì không phải là cái đạo thường hằng. Tên mà có thể gọi được thì không phải là cái tên thường hằng. Không tên là khởi đầu của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật. Cho nên thường không để nhìn thấy cái có vi diệu trong cái không. Thường có để nhìn thấy cái không vi diệu trong cái có. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là huyền. (Cái) huyền ấy thâm sâu hơn cả những gì thâm sâu; chính là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu.



004. Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh; tự chi viết Đạo, cưỡng vi chi danh viết Đại. Đại viết thệ; Thệ viết viễn; Viễn viết phản. Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, nhân diệc đại. [Đạo Đức Kinh, chương 25]

有物混成,先天地生。寂兮寥兮,獨立而不改,周行而不殆,可以為天下母。吾不知其名,字之曰道,強為之名曰大。大曰逝, 逝曰遠,遠曰反。故道大,天大,地大,人亦大。《道德經 • 第 25 章》

【Dịch】Có một vật hỗn độn, sinh thành trước trời đất; yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi không dừng; có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên của nó, nên đặt tên nó là Đạo. Gượng gọi tên đó là Lớn. Lớn là đi, đi là xa; xa là trở lại. Cho nên Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn, Người cũng lớn.



005. Thị chi bất kiến viết Di, Thính chi bất văn viết Hi, Bác chi bất đắc viết Vi. Thử tam giả bất khả trí cật. Cố hỗn nhi vi nhất. Kỳ thượng bất kiểu. Kỳ hạ bất muội. Thằng thằng bất khả danh, phục qui vu vô vật. Thị vị vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng. Thị vi hốt hoảng, nghinh chi bất khiếm kỳ thủ. Tùy chi bất kiến kỳ hậu. [Đạo Đức Kinh, chương 14]

視之不見曰夷。聽之不聞曰希。搏之不得曰微。此三者,不可致詰,故混而為一。其上不皎,其下不昧,繩繩不可名,復歸於無物。是謂無狀之狀,無物之象,是為惚恍。迎之不欠其首,隨之不見其後。《道德經 • 第十四章》

【Dịch】Nhìn mà không thấy, gọi là Di (thuần tuý, tố phác). Nghe mà không thấy, gọi là Hi (âm thanh ít). Nắm mà không được, gọi là Vi (nhỏ bé). Ba điều ấy [ta chỉ có thể lấy tâm mà lĩnh hội chứ] không thể suy cứu đến cùng. Cho nên cả ba hợp lại làm Một (tức là Đạo). Trên nó không sáng. Dưới nó không mờ. Miên man dằng dặc mà không thể đặt tên. Rồi lại trở về chỗ không có gì. Đó là trạng thái của cái không trạng thái. Hình tượng của cái không có vật chất. Nó tinh tế mơ hồ; [ta] đón trước thì không thấy đầu, [ta] theo sau thì không thấy đuôi.



006. Đạo chi vi vật, duy hoảng duy hốt. Hốt hề, hoảng hề, kỳ trung hữu tượng. Hoảng hề, hốt hề kỳ trung hữu vật; ảo hề minh hề, kỳ trung hữu tinh. Kỳ tinh thậm chân, kỳ trung hữu tín. [Đạo Đức Kinh, chương 21]

道之為物,惟恍惟惚。惚兮恍兮,其中有象 ; 恍兮惚兮,其中有物 ; 窈兮冥兮,其中有精 ; 其精甚真,其中有信。《道德經 • 第廿一章》

【Dịch】Đạo có đủ đặc tính của vật chất; trạng thái mơ hồ của Đạo là trạng thái duy nhất. Chính trong trạng thái mơ hồ ấy vẫn có hình tượng có thể nghe và thấy được. Cũng chính trong trạng thái mơ hồ ấy vẫn có vật thể mà ta có thể nắm bắt được. Trong trạng thái mơ hồ ấy vẫn có một thứ tinh tế. Thứ tinh tế ấy rất chân thực, mà trong sự chân thực đó lại có sự tồn tại vật chất.



007. Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh. Uyên hề tự vạn vật chi tông. Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần. Trạm hề tự hoặc tồn. Ngô bất tri thùy chi tử. Tượng đế chi tiên. [Đạo Đức Kinh, chương 4]

道沖而用之或不盈。淵兮似萬物之宗。挫其銳,解其紛,和其光,同其塵。湛兮似或存。吾不知誰之子。象帝之先。《道德經 • 第四章》

【Dịch】Đạo rỗng không mà dùng không hết. Đạo sâu xa man mác tựa hồ như là tổ tông của vạn vật. Đạo làm nhụt đi sự bén nhọn, tháo gỡ rối rắm, pha trộn ánh sáng, hòa mình cùng bụi bặm. Đạo chìm lắng [trong vạn vật], mà tựa như hiện hữu. Ta không biết Đạo là con của ai; hình như có trước Trời.



008. Phù Đạo, hữu tình hữu tín, vô vi vô hình; khả truyền nhi bất khả thụ, khả đắc nhi bất khả kiến; tự bản tự căn, vị hữu thiên địa, tự cổ dĩ cố tồn; thần quỷ thần đế, sinh thiên sinh địa; tại Thái Cực chi tiên nhi bất vi cao, tại Lục Cực chi hạ nhi bất vi thâm, sinh thiên địa nhi bất vi cửu, trưởng vu thượng cổ nhi bất vi lão. [Trang Tử, Đại Tông Sư]

夫道,有情有信,無為無形 ; 可傳而不可受,可得而不可見 ; 自本自根 , 未有天地 , 自古以固存 ; 神鬼神帝 , 生天生地 ; 在太極之先而不為高 , 在六極之下而不為深 , 先天地生而不為久 , 長于上古而不為老。《莊子 • 大宗師》

【Dịch】Đạo thì chân thực và đáng tin cậy. Nó vô vi (= chẳng cố ý làm gì) và vô hình. Người ta chỉ có thể lấy tâm truyền tâm chứ không thể dạy bằng lời (= chỉ có thể tâm truyền 心傳 chứ không thể khẩu thụ 口授). Người ta có thể đạt được Đạo chứ không tận mắt thấy được nó. Đạo là gốc (bản căn) của chính nó. Nó đã hiện hữu trước khi có trời đất. Nó đã tồn tại tự thuở xa xưa cho đến nay. Nó sinh ra quỷ, thần, thượng đế, trời, đất. Nó ở trên Thái Cực mà không cho là cao. Nó ở dưới Lục Cực mà không cho là sâu. Nó sinh trước trời đất mà không cho là lâu dài. Nó sinh trưởng trước thời thượng cổ mà không cho là già.



009. Tề vạn vật dĩ vi thủ, viết: «Thiên năng phúc chi nhi bất năng tải chi, địa năng tải chi nhi bất năng phúc chi, Đại Đạo năng bao chi nhi bất năng biện chi.» Tri vạn vật giai hữu sở khả, hữu sở bất khả, cố viết: «Tuyển tắc bất biến, giáo tắc bất chí, đạo tắc vô di giả hĩ.» [Trang Tử, Thiên hạ]

齊萬物以為首,曰 : 天能覆之而不能載之,地能載之而不能覆之,大道能包之而不能辨之。知萬物皆有所可,有所不可,故曰 : 選則不遍,教則不至,道則無遺者矣。《莊子 • 天下》

【Dịch】 [Họ] xem quan niệm «mọi vật bình đẳng với nhau» là nguyên tắc đầu tiên, và nói: «Trời có thể che phủ vạn vật nhưng không chở được chúng. Đất có thể chở vạn vật nhưng không che phủ được chúng. Đại Đạo có thể bao hàm vạn vật nhưng không thể phân biện rõ chúng.» [Họ] biết vạn vật đều có chỗ sở năng và chỗ bất sở năng, nên nói: «Hễ tuyển chọn cái gì, tức là không đạt được toàn thể [tức là có sự thiên vị]; hễ truyền dạy cái gì, tức là không đạt tới tất cả. [Nhưng] hễ noi theo Đạo, tức là không bỏ sót cái gì cả [vì Đạo bao hàm tất cả].»



010. Cố sinh vật giả bất sinh, hoá vật giả bất hoá. Tự sinh tự hoá, tự hình tự sắc, tự trí tự lực, tự tiêu tự tức. [Liệt Tử, Thiên thụy]

故生物者不生,化物者不化。自生自化,自形自色,自智自力,自消自息。《列子 • 天瑞》

【Dịch】Cho nên, cái sinh ra vạn vật thì không bị vật khác sinh ra; cái khiến cho vạn vật biến hoá thì không bị vật khác làm cho biến hoá. Vạn vật đều tự nhiên sinh ra, tự nhiên biến hoá, tự nhiên xuất hiện hình thể và chủng loại, tự nhiên phát huy trí tuệ và năng lực, tự nhiên suy diệt và sinh trưởng.



011. Phù Đạo, vu đại bất chung, vu tiểu bất di, cố vạn vật bị. Quảng quảng hồ kỳ vô bất dung dã, uyên uyên hồ kỳ bất khả trắc dã. [Trang Tử, Thiên Đạo]

夫道,于大不終,于小不遺,故萬物備。廣廣乎其無不容也,淵淵乎其不可測也。《莊子 • 天道》

【Dịch】Xét về phương diện lớn thì Đạo không có chỗ tận cùng; xét về phương diện nhỏ thì Đạo không bỏ sót vật nào. Cho nên tất cả vạn vật cả lớn lẫn nhỏ đều có đầy đủ Đạo. Đạo rộng lớn thay! Không có thứ gì mà Đạo không dung chứa. Đạo sâu thẳm thay! Không ai có thể đo lường được Đạo.



012. Phù Đạo giả, phúc thiên tải địa, khuếch tứ phương, thác bát cực, cao bất khả tế, thâm bất khả trắc; bao khỏa thiên địa, bẩm thụ vô hình; nguyên lưu tuyền bột, xung nhi từ doanh; hỗn hỗn cốt cốt, trọc nhi từ thanh. Cố thực chi nhi tắc vu thiên địa, hoành chi nhi di vu tứ hải, thí chi vô cùng nhi vô sở triêu tịch; thư chi mịch vu lục hợp, quyển chi doanh vu nhất ốc; ước nhi năng trương, u nhi năng minh, nhược nhi năng cường, nhu nhi năng cương; hoành tứ duy nhi hàm âm dương, hoành vũ trụ nhi chương tam quang; thậm náo nhi ca, thậm tiêm nhi vi. Sơn dĩ chi cao, uyên dĩ chi thâm, thú dĩ chi tẩu, điểu dĩ chi phi, nhật nguyệt dĩ chi minh, tinh thần dĩ chi hành, lân dĩ chi du, phượng dĩ chi tường. [Hoài Nam Tử, Nguyên Đạo]

夫道者,覆天載地,廓四方,柝八極,高不可際,深不可測 ; 包裹天地 , 稟授無形 ; 原流泉浡 , 沖而徐盈 ; 混混滑滑 , 濁而徐清。故植之而塞于天地 , 橫之而彌于四海 , 施之無窮而無所朝夕 ; 舒之幎于六合 , 卷之盈于一屋 ; 約而能張 , 幽而能明 ; 弱而能強 , 柔而能剛 ; 橫四維而含陰陽 , 紘宇宙而章三光 ; 甚淖而滒 , 甚纖而微。山以之高 , 淵以之深 , 獸以之走 , 鳥以之飛 , 日月以之明 , 星辰以之行 , 麟以之游 , 鳳以之翔。《淮南子 • 原道》

【Dịch】 Đạo có thể che trời chở đất, mở rộng bốn phương tám hướng; cao thì không có chỗ ranh giới, sâu thì không có chỗ tận cùng; bao bọc lấy trời đất, sinh thành vạn vật mà không để lại dấu tích. Đạo như thể nguồn nước phún ra, chảy qua chỗ trống rỗng rồi từ từ làm đầy tràn; thế nước chảy cuồn cuộn, nước đục rồi từ từ trong trẻo lại. Cho nên, để thẳng đứng thì Đạo làm đầy trời đất; để nằm ngang thì lấp đầy bốn biển; vận dụng Đạo thì vô tận, không kể ngày đêm; mở rộng ra thì Đạo bao phủ lục hợp (trên, dưới, bốn phương), cuộn tròn lại thì Đạo [chưa] đầy một nắm tay; Đạo ước thúc nhưng cũng có thể triển khai; Đạo thâm u mà sáng rỡ; Đạo nhu nhược mà cương cường; Đạo là mối giềng giữ lấy trời đất mà bao hàm âm dương; Đạo là mối giềng giữ lấy vũ trụ mà làm sáng tam quang (nhật, nguyệt, tinh); Đạo dày đặc mà uyển chuyển, rất nhỏ mà tế vi; núi nhờ đó mà cao, vực nhờ đó mà sâu, thú nhờ đó mà chạy, chim nhờ đó mà bay, mặt trời mặt trăng nhờ đó mà sáng; các tinh tú nhờ đó mà vận hành; lân nhờ đó mà rong chơi, phượng nhờ đó mà lượn múa.



013. Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh. [Đạo Đức Kinh, ch.7]

天長地久。天地所以能長且久者 , 以其不自生 , 故能長生。《道德經 • 第七章》

【Dịch】Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không tư dục, không mong cầu sự sống riêng tư, vì thế nên trường sinh.



014. Tích giả, thánh nhân nhân âm dương dĩ thống thiên địa. Phù hữu hình giả sinh vu vô hình, tắc thiên địa an tùng sinh? Cố viết: «Hữu Thái Dịch, hữu Thái Sơ, hữu Thái Thủy, hữu Thái Tố.» [Liệt Tử, Thiên Thụy]

昔者 , 聖人因陰陽以統天地。夫有形者生于無形 , 則天地安從生? 故曰 : 有太易 , 有太初 , 有太始 , 有太素。《列子 • 天瑞》

【Dịch】Ngày xưa thánh nhân dùng hai khí âm dương để thuyết minh sự sinh hoá của vũ trụ vạn vật. Nếu cái hữu hình sinh ra từ cái vô hình, thì trời đất từ nơi nào mà sinh ra? Cho nên nói: «[Thiên địa vạn vật trước khi sinh thành thì phải trải qua bốn giai đoạn, đó là] Thái Dịch, Thái Sơ, Thái Thủy, Thái Tố.»



015. Thái Dịch giả, vị kiến khí dã; Thái Sơ giả, khí chi thủy dã; Thái Thủy giả, hình chi thủy dã; Thái Tố giả, chất chi thủy dã. [Liệt Tử, Thiên Thụy]

太易者 , 未見氣也 ; 太初者 , 氣之始也 ; 太始者形之始也 ; 太素者 , 質之始也。《列子 • 天瑞》

【Dịch】Thái Dịch là [giai đoạn] khí chưa được thấy (tức là trạng thái hỗn độn trước khi trời đất sinh thành); Thái Sơ là [giai đoạn] nguyên khí vừa xuất hiện [nhưng chưa định hình]; Thái Thủy là [giai đoạn] khí bắt đầu có hình trạng; Thái Tố là [giai đoạn mà] hình trạng và tính chất của nguyên khí cơ bản được hình thành.



016. Nhất giả, hình biến chi thủy dã. Thanh khinh giả thướng vi thiên, trọc trọng giả há vi địa, xung hòa khí giả vi nhân; cố thiên địa hàm tinh, vạn vật hóa sinh. [Liệt Tử, Thiên thụy]

一者 , 形變之始也。清輕者上為天 , 濁重者下為地 , 沖和氣者為人 ; 故天地含精 , 萬物化生。
《列子 • 天瑞》

【Dịch】Một là khởi đầu của biến dịch. Cái trong và nhẹ thì đi lên làm trời. Cái đục và nặng thì đi xuống làm đất. Khí xung hòa thì biến thành người. Cho nên, trời đất hàm chứa tinh khí; vạn vật nhờ đó mới biến hoá và sinh thành.



017. Vô tắc vô cực, hữu tắc hữu tận. ... Vô cực chi ngoại phục vô vô cực, vô tận chi ngoại phục vô vô tận. [Liệt Tử, Thang vấn]

無則無極 , 有則有盡。… 無極之外復無無極 , 無盡之外復無無盡。《列子 • 湯問》

【Dịch】Không gian thì vô hạn; sự vật thì vô tận. […] Ngoài cái vô hạn của không gian thì không có cái vô hạn nữa; ngoài cái vô tận của sự vật thì không có cái vô tận nữa.



018. Tử Liệt Tử viết: «Thiên địa vô toàn công, thánh nhân vô toàn năng, vạn vật vô toàn dụng. Cố thiên chức sinh phúc, địa chức sinh tải, thánh chức giáo hóa, vật chức sở nghi. Nhiên tắc thiên hữu sở đoản, địa hữu sở trường, thánh hữu sở phủ, vật hữu sở thông. Hà tắc? Sinh phúc giả bất năng hình tải, hình tải giả bất năng giáo hóa, giáo hóa giả bất năng vi sở nghi, nghi định giả bất xuất sở vị. Cố thiên địa chi Đạo, phi âm tắc dương; thánh nhân chi giáo, phi nhân tắc nghĩa; vạn vật chi nghi, phi nhu tắc cương. Thử giai tùy sở nghi nhi bất xuất sở vị giả dã. Cố hữu sinh giả, hữu sinh sinh giả; hữu hình giả, hữu hình hình giả; hữu thanh giả, hữu thanh thanh giả; hữu sắc giả, hữu sắc sắc giả; hữu vị giả, hữu vị vị giả. Sinh chi sở sinh giả tử hĩ, nhi sinh sinh giả vị thường chung; hình chi sở hình giả thực hĩ, nhi hình hình giả vị thường hữu; thanh chi sở thanh giả văn hĩ, nhi thanh thanh giả vị thường phát; sắc chi sở sắc giả chương hĩ, nhi sắc sắc giả vị thường hiển; vị chi sở vị giả thường hĩ, nhi vị vị giả vị thường trình: giai vô vi chi chức dã. Năng âm năng dương, năng nhu năng cương, năng đoản năng trường, năng viên năng phương, năng sinh năng tử, năng thử năng lương, năng phù năng trầm, năng cung năng thương, năng xuất năng một, năng huyền năng hoàng, năng cam năng khổ, năng thiên năng hương. Vô tri dã, vô năng dã, nhi vô bất tri dã, nhi vô bất năng dã.» [Liệt Tử, Thiên Thụy]

子列子曰 : 天地無全功 , 聖人無全能 , 萬物無全用。故天職生覆 , 地職生載 , 聖職教化 , 物職所宜。然則天有所短 , 地有所長 , 聖有所否 , 物有所通。何則? 生覆者不能形載 , 形載者不能教化 , 教化者不能違所宜 , 宜定者不出所位。故天地之道 , 非陰則陽 ; 聖人之教 , 非仁則義 ; 萬物之宜 , 非柔則剛。此皆隨所宜而不出所位者也。故有生者 , 有生生者 ; 有形者 , 有形形者 ; 有聲者 , 有聲聲者 ; 有色者 , 有色色者 ; 有味者 , 有味味者。生之所生者死矣 , 而生生者未嘗終 ; 形之所形者實矣 , 而形形者未嘗有 ; 聲之所聲者聞矣 , 而聲聲者未嘗發 ; 色之所色者彰矣 , 而色色者未嘗顯 ; 味之所味者嘗矣 , 而味味者未嘗呈 : 皆無為之職也。能陰能陽 , 能柔能剛 , 能短能長 , 能圓能方 , 能生能死 , 能暑能涼 , 能浮能沈 , 能宮能商 , 能出能沒 , 能玄能黃 , 能甘能苦 , 能羶能香。無知也 , 無能也 , 而無不知也 , 而無不能也。《列子 • 天瑞》

【Dịch】Thầy Liệt Tử nói: «Trời đất không có công năng tuyệt đối, thánh nhân không có khả năng toàn diện, vạn vật không có công dụng trên mọi phương diện. Cho nên, chức năng của trời là che phủ sinh linh; chức năng của đất là chở chuyên vạn vật; chức năng của thánh nhân là giáo hóa thế nhân; mỗi sự vật đều có chức năng tương ứng vốn có của nó. Thế nhưng trời có sở đoản (chỗ vụng), đất có sở trường (chỗ hay), thánh nhân có khi bế tắc, sự vật có lúc hanh thông. Tại sao thế? Bởi vì trời che phủ vạn vật nhưng không chở chuyên được chúng, đất chuyên chở chúng nhưng không giáo hóa được chúng, thánh nhân giáo hóa chúng nhưng không vi phạm được cái tính năng vốn có của chúng. Sư vật gì đã bị ấn định tính năng như vậy rồi thì không thể vượt ra khỏi địa vị của nó. Cho nên, đạo của trời đất nếu không âm thì dương, sự giáo hóa của thánh nhân nếu không nhân thì nghĩa, tính năng vốn có của sự vật nếu không nhu thì cương: Tất cả đều noi theo tính năng vốn có mà không vượt ra địa vị của mình. Cho nên, hễ có sự sống tất có cái đã tạo ra sự sống; hễ có hình thể tất có cái đã tạo ra hình thể; hễ có âm thanh tất có cái đã tạo ra âm thanh; hễ có màu sắc tất có cái đã tạo ra màu sắc; hễ có mùi vị tất có cái đã tạo ra mùi vị. Cái do sự sống tạo ra sẽ chết, nhưng cái tạo ra sự sống (tức Đạo) thì chưa hề cùng tận; cái do hình thể tạo ra thì có thực, nhưng cái tạo ra hình thể thì chưa hề có thực; cái do âm thanh tạo ra thì nghe thấy, nhưng cái tạo ra âm thanh thì chưa hề phát thanh; cái do màu sắc tạo ra thì phô bày, nhưng cái tạo ra màu sắc thì chưa hề hiển lộ; cái do mùi vị tạo ra thì thưởng thức được, nhưng cái tạo ra mùi vị thì chưa hề hiển lộ: Tất cả đều có chức năng vô vi. Cái vô vi này có thể âm, có thể dương, có thể nhu, có thể cương, có thể dài, có thể ngắn, có thể tròn, có thể vuông, có thể sinh, có thể tử, có thể nóng, có thể lạnh, có thể nổi, có thể chìm, có thể trầm (như nốt fa: cung), có thể bổng (như nốt sol: thương), có thể có thể hiện, có thể có thể mất, có thể đen, có thể vàng, có thể ngọt, có thể đắng, có thể hôi, có thể thơm. Cái vô vi thì vô tri (không biết) và vô năng (không thể), nhưng không gì là không biết, không gì là không thể làm được.



019. Đại tiểu tương hàm, vô cùng cực dã. Hàm vạn vật giả diệc như hàm thiên địa. Hàm vạn vật dã, cố bất cùng; hàm thiên địa dã, cố vô cực. [Liệt Tử, Thang vấn]

大小相含 , 無窮極也。含萬物者亦如含天地。含萬物也 , 故不窮 ; 含天地也 , 故無極。《列子 • 湯問》

【Dịch】Lớn và nhỏ bao hàm lẫn nhau, nên vô cùng vô tận. Bao hàm vạn vật cũng như bao hàm trời đất. Bao hàm vạn vật nên không có chỗ cùng tận. Bao hàm trời đất nên không có chỗ giới hạn.



020. Hữu thực nhi vô hồ xứ giả, vũ dã; hữu trường nhi vô bản tiêu giả, trụ dã. [Trang Tử, Canh Tang Sở]

有實而無乎處者 , 宇也 ; 有長而無本剽者 , 宙也 。《莊子 • 庚桑楚》

【Dịch】Cái có thực mà không xác định được nơi chốn thì gọi là vũ (không gian). Cái lâu dài mà không truy được gốc ngọn thì gọi là trụ (thời gian).



021. Chí đại vô ngoại, vị chi đại nhất; chí tiểu vô nội, vị chi tiểu nhất. Vô hậu, bất khả tích dã, kỳ đại thiên lý. Thiên dữ địa ti, sơn dữ trạch bình. [Trang Tử, Thiên Hạ]

至大無外 , 謂之大一 ; 至小無內 , 謂之小一。無厚 , 不可積也 , 其大千里。天與地卑,山與澤平。
《莊子 • 天下》

【Dịch】Cái cực đại thì không có gì bên ngoài nó nữa và nó được gọi là Đại Nhất (Một Lớn). Cái cực tiểu thì không có gì bên trong nó nữa và nó được gọi là Tiểu Nhất (Một Nhỏ). Cái không có độ dày thì không thể bị cái khác chồng chất lên, nhưng nó rộng lớn tới ngàn dặm. [Nếu so sánh với cái tuyệt đối hay cái vô hạn thì] trời cũng thấp như đất và núi non cũng ngang bằng với ao đầm.

Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch



© http://vietsciences.org và http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences2.free.fr - Lê Anh Minh

18/6/09

CHỮ “NHẪN” TRONG KINH PHẬT

CHỮ “NHẪN” TRONG KINH PHẬT

Huỳnh Ngọc Chiến


Chữ nhẫn từ ngàn xưa, trong văn hóa phương Đông, vẫn luôn được ca ngợi là phương châm thần hiệu trong việc đối nhân xử thế, là cánh cửa dẫn đến mọi đức hạnh. Dân gian ta thường nói “Một câu nhịn là chín câu lành” hay “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Người Trung Quốc có rất nhiều câu thơ ca ngợi diệu dụng của chữ nhẫn.
“Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
Thoái nhất bộ hải khoát thiên không”
(Nhịn được cái nóng nhất thời thì gió lặng sóng yên;
Lùi lại một bước nhường người thì biển trời bát ngát)
hay
“Nhẫn đắc nhất thời chi khí
Miễn đắc bách nhật chi ưu”
(Nhịn được cơn giận một lúc,
Tránh được lo lắng trăm ngày).
Có một giai thoại vào đời Đường, gia đình ông Trương Công Nghệ sống cả 9 thế hệ trong cùng một nhà (cửu đại đồng đường). Vua bèn đến nhà ông ta hỏi có bí quyết gì, Trương Công Nghệ liền viết liền một trăm chữ “Nhẫn” dâng lên, vua đọc liền hiểu.
Vì sao chữ nhẫn lại có giá trị đến vậy?
Trong đời sống thường ngày, chữ nhẫn thường được hiểu là “nhịn” và “nhường”, chịu đựng nghịch cảnh, chấp nhận phần thua thiệt, mất mát về mình. Trong đời sống tôn giáo, chữ nhẫn thường được hiểu là sự tự chủ về tinh thần, đối với những sự sỉ nhục mà trong lòng không hề giận cũng không khởi tâm niệm trả thù. Chính vì vậy mà trong nhiều trường hợp, người ta thường hay lầm lẫn nó với sự nhu nhược, cam chịu một cách thụ động, hoặc hiểu nó là sự tự chủ với cảm giác cố gắng đè nén, kiềm chế để tu tập. Nếu chỉ có thế thì chữ nhẫn không thể có vị trí cực cao trong đời sống tinh thần của người phương Đông được. Cũng như bao đức tính khác, nếu không được hiểu đúng thì chữ nhẫn lại trở thành cái vỏ bọc hoa mỹ cho sự vô minh, cho lòng tham, hoặc là thái độ tự dối lừa mình.
Có khi chúng ta nhẫn vì tình thế, có khi chúng ta nhẫn vì lòng có sở cầu. Nhẫn vì tình thế là nhu nhược, nhẫn vì sở sầu là tham lam.
Tô Đông Pha đời Tống bàn về Trương Tử Phòng – một nhân vật tài trí kiệt xuất thời Tiền Hán ở Trung Quốc – nói rằng: “Kẻ được gọi là hào kiệt thời xưa, tất phải có khí độ hơn người. Nhân tình có chỗ không thể nhịn được, nên kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt gươm đứng dậy, xông tới mà đánh. Cái đó chưa đủ gọi là dũng. Bậc đại dũng trong thiên hạ, gặp những biến cố bất ngờ mà không kinh hoảng, vô cớ bị lăng nhục cũng không nổi giận“. (Lưu hầu luận)
Đó là cái nhẫn của kẻ ôm hoài bão lớn hoặc trong lòng có sở cầu mà chúng ta thấy rất nhiều trong lịch sử. Hàn Tín biết mình thân hoài tuyệt học, không thể mang lụy vô cớ vì một kẻ hạ lưu, nên chấp nhận cái nhục lòn trôn giữa chợ để sau này đem tài năng thi thố với đời. Trương Tử Phòng chấp nhận để một ông lão xa lạ mắng chửi, sai bảo như một kẻ tôi đòi để rồi được truyền thụ binh pháp. Câu Tiễn nhẫn nhục nằm gai nếm mật để mong đến ngày tiêu diệt nước Ngô. Những cái nhẫn đó, dù được ca ngợi như những tấm gương đáng để học hỏi, đều là những cái nhẫn hoàn toàn vì tư lợi, vì chính bản thân mình.
Có nhiều khi ta buộc phải chấp nhận một cách nhu nhược những tình huống bất khả vãn hồi, nhưng ta lại dùng đến vũ khí “thắng lợi tinh thần” theo kiểu nhân vật A.Q của Lỗ Tấn để an ủi mình, để tự lừa mình bằng những hoang tưởng. A.Q là một kẻ bất tài vô tướng, sống bằng nghề làm thuê làm mướn trong làng, nhưng lại luôn luôn tự xem mình giỏi giang hơn thiên hạ. Bị người ta đánh đập, chửi mắng thì dùng thái độ khinh bỉ đối phương để đỡ đau, và tự nhủ “Nó đánh mình cũng như đánh bố nó!”. Đó là sự bạc nhược đớn hèn, không thể gọi là nhẫn. Chúng ta thường tự lừa mình bằng những suy nghĩ cao đạo kiểu đó, và cho đó là nhẫn!
Trong kinh Phật, chữ nhẫn lại mang thêm một ý nghĩa thâm ảo khác. Nó hoàn toàn khác với chữ nhẫn của những người mang tham vọng hay lòng có sở cầu. Ta thường quen với khái niệm chữ nhẫn trong Nhẫn nhục Ba la mật, một trong Lục độ, có nghĩa là cam chịu mọi nghịch cảnh để tu tập với thân nhẫn, khẩu nhẫn và ý nhẫn. Thế nhưng trong chương Thập nhẫn của kinh Hoa Nghiêm, đức Phật lại nêu ra mười loại nhẫn xem như là cảnh giới chứng đắc thâm diệu của đại bồ tát; đó là: âm thanh nhẫn, thuận nhẫn, vô sanh pháp nhẫn, như huyễn nhẫn, như diệm nhẫn, như mộng nhẫn, như hưởng nhẫn, như ảnh nhẫn, như hóa nhẫn, như không nhẫn. Một điều rõ ràng là ta không thể hiểu chữ nhẫn trong Nhẫn nhục Ba la mật giống như chữ nhẫn trong thập nhẫn được.
Thông thường chúng ta hiểu nhẫn trong kinh Phật theo nghĩa “kiên nhẫn, nhẫn nhục, nhẫn nại”. Tác giả Giải Không cũng hiểu chữ nhẫn theo nghĩa đó, nghĩa là cam chịu bao khốn cảnh để cứu độ chúng sinh, nên khi chú giải câu kinh văn đầu tiên của phẩm Thập nhẫn: “Phật tử! Bồ Tát ma ha tát hữu thập chủng nhẫn (Này các Phật tử! các đại bồ Tát có mười loại nhẫn), tác giả này liền bình chú ngay : “vị điều chúng sinh, hà nhẫn bất năng?”. (Vì muốn điều phục chúng sinh, có nhẫn nào mà không thực hiện được?) (1). Song có nên hiểu nhẫn như thế chăng?
Ta thử trích một đoạn kinh văn trong phẩm Thập nhẫn nói về vô sinh pháp nhẫn :
“Chư Phật-tử! Thế nào là đại Bồ-Tát vô-sanh-pháp nhẫn?
Ðại Bồ-Tát nầy chẳng thấy có chút pháp nào sanh, cũng chẳng thấy có chút pháp nào diệt. Tại sao vậy? Vì nếu đã vô-sanh thời vô-diệt. Nếu đã vô-diệt thì vô-tận. Nếu vô-tận thời ly-cấu. Nếu ly-cấu thời vô-sai-biệt. Nếu vô-sai-biệt thời vô-xứ-sở. Nếu vô-xứ-sở thời tịch-tịnh. Nếu tịch-tịnh thời ly-dục. Nếu ly-dục thời vô-tác. Nếu vô-tác thời vô-nguyện. Nếu vô-nguyện thời vô trụ. Nếu vô-trụ thời vô-khứ vô-lai. Ðây gọi là thứ ba, vô-sanh-pháp-nhẫn của đại Bồ-Tát.” (2).
Pháp nhẫn hay vô sinh pháp nhẫn là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong kinh điển Đại thừa, và đã khiến các học giả phương Tây gặp không ít lúng túng khi dịch thuật ngữ này. Trong đoạn kinh văn trích ở trên thì ý nghĩa chữ nhẫn không hề có liên quan gì với nhẫn nhục mà ta thường hiểu. Theo đại sư Suzuki, sau đây là một vài cách dịch “vô sinh pháp nhẫn” của các học giả phương Tây :
v M.E Burnouf, trong bản dịch kinh Pháp Hoa — Saddharmapundarīka — ra tiếng Pháp đã dịch là : “Une patience miraculeuse dans la loi” (Sự kiên nhẫn kỳ diệu trong chánh pháp).
v Max Muller trong bản dịch kinh Vô Lượng Thọ -Sukkhāvatīvyūya — (S.B.E XLIX.), dịch là “Resignation to consequences which have not yet arisen” (Sự nhẫn thuận theo các quả chưa sinh khởi).
v Cecil Bendall và W.H.D Rouse trong bản dịch tiếng Anh cuốn “Bồ Tát Đại thừa học tập luận” -Śikshasamuccaya- của Śantideva (Tịch Thiên) dịch là :” Resignation to the idea of not being reborn” (Sự nhẫn thụ trước ý tưởng không tái sinh)
v H. Kern trong bản dịch kinh Pháp Hoa (S.B.E XXI.) dịch là “Acquiessence to the eternal law” (Sự thuận tòng pháp tắc thường hằng) (3).
Ngoài ra, ta thử tham khảo một vài cách dịch khác như :
v Tỳ khưu Dharma, trong bản dịch tiếng Anh cuốn Bồ đề tư lương luận — Bodhisaṃbhāraka Sāstra Commentary của Long Thọ Bồ Tát — đã dịch là “unproduced dharmas patience”. Cách dịch này bám sát từng chữ trong tiếng Phạn nên rất tối nghĩa, unproduced: vô sinh, dharmas: pháp, patience: nhẫn.
, trong bài Buddha’s Love and Human Love, (Chung-Hwa Buddhist Journal, No. 13, 2000) dịch là : “the ultimate insight that nothing arises or perishes “: kiến giải tối hậu về sự bất sinh bất diệt của vạn pháp.
v Mục thuật ngữ Phật học tại Website http://www.buddhistdoor.com/glossary dịch là “Clear cognition of the unproduced nature of all existences; to realize that all things are beyond birth and decay”: minh đạt bản chất bất sinh của vạn hữu; liễu giác được rằng vạn hữu siêu quá sinh diệt.
v Tự điển Phật học (Dictionnaire des termes Bouddhiques) dịch là : “Etape où l’on perçoit que rien ne naît ni ne meurt dans le monde des phénomènes (compréhension de la non-production et de la non-destruction du monde phénoménal)”: giai đoạn nhận thức được rằng không có gì sinh hay diệt trong thế giới hiện tượng (liễu chứng được tính bất sinh bất diệt của vạn hữu).
Chúng ta dễ thấy trong hầu hết các cách dịch trên, ý nghĩa chữ nhẫn trong các loại nhẫn được liệt kê trong phẩm Thập nhẫn dường như chẳng có liên quan gì đến các khái niệm patience hay resignation theo nghĩa “kiên nhẫn, nhẫn nại, nhẫn nhục” của phương Tây cả. Các cách dịch “Acquiessence to the eternal law”, “compréhension de la non-production et de la non-destruction du monde phénoménal “, hoặc “Clear cognition of the unproduced nature of all existences; to realize that all things are beyond birth and decay” v.v…, hay đúng hơn là những lời chú thích, biểu đạt được khá sát nội dung của chữ nhẫn theo tinh thần kinh văn.
Tôi không biết tiếng Phạn, nhưng biết rằng chữ nhẫn trong nhẫn nhục hay vô sinh pháp nhẫn chỉ là một, và đều được dịch từ chữ Kṣānti trong Phạn ngữ. Điều này đòi hỏi chúng ta phải hiểu chữ nhẫn theo một nghĩa khác rộng hơn. Chỉ khi nào hiểu được chữ nhẫn trong thập nhẫn thì ta mới có thể hiểu được nội hàm sâu xa trong Nhẫn nhục ba la mật.
Tinh hoa của chữ nhẫn của đạo Phật nằm trong chữ TUỆ để hóa giải tam độc: tham – sân – si.
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân loại, đỉnh cao của chữ nhẫn của đạo Phật kết tinh trong tinh thần đấu tranh bất bạo động của thánh Gandhi. Đây là cuộc đấu tranh mang tính nhân bản vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Có thể dùng bạo lực để đối kháng nhưng không đối kháng, vì muốn dùng tình thương để cảm hóa cái ác. Đó là bi trong nhẫn. Thản nhiên cam chịu bao nghịch cảnh, đó là dũng trong nhẫn. Hiểu rằng nếu chỉ có đấu tranh theo tinh thần bất bạo động, lấy “tình thương xóa bỏ hận thù” của đạo Phật mới có thể thực sự giải phóng được tâm thức nhân gian ra khỏi vòng luẩn quẩn của vô minh và thù hận; đó là tuệ trong nhẫn.
Khi còn bé, chúng ta có thể đánh nhau bươu đầu sứt trán để giành cho được một con dế. Đến lúc trưởng thành, khi hồi tưởng lại, ta sẽ xem chuyện tranh chấp những con dế ngày xưa là vớ vẩn trẻ con. Thế nhưng trong cuộc sống, ta vẫn cứ tiếp tục tranh chấp để giành giật, không chịu nhường bước trước bất kỳ ai, chỉ khác một điều là chúng ta thay con dế của tuổi thơ bằng những “con dế” khác mang tên tình yêu, sự nghiệp, danh vọng, tiền tài, địa vị … Đến lúc đứng tuổi, ta lại thấy chuyện tranh chấp thời trai trẻ không đáng để bận tâm nữa. Nếu như tại thời điểm tranh chấp của thời thơ ấu mà chúng ta có được cái nhìn của người trưởng thành, hay tại thời điểm tranh chấp của thời trưởng thành mà chúng ta có được cái nhìn của bậc lão niên thông tuệ, thì hẳn ngay lúc tranh chấp đó ta sẽ thấy mọi chuyện đều vụn vặt buồn cười. Và ta dễ dàng bỏ qua với nụ cười khoan dung hỷ xả, và vui vẻ nhường người. Vậy chữ nhẫn của Phật giáo là phương châm giúp ta tránh được sự tranh chấp, không phải chỉ vì muốn nhường nhịn theo kiểu “dĩ hòa vi quý” hay nhẫn nhục để tu hành, mà vì ta có được cái nhìn sâu thẳm vào bản chất “như huyễn, như diệm, như mộng, như hưởng, như ảnh, như hóa, như không” của vấn đề mà ta đang đối mặt. Cái nhẫn được dùng để đối trị với si theo cách đó mới chính là nhẫn theo tinh thần Phật giáo. Nó là kết quả của trí tuệ. Vì kẻ trí quán sát được vấn đề y như thực, một điều mà ta phải mất đến mười năm hoặc vài mươi năm sau, khi hồi tưởng lại mới có thể nhận ra, nếu may mắn gặp được cơ duyên.
Thông thường, nhẫn dùng để đối trị với sân trong quá trình tu học. Nóng giận là một cảm xúc rất dễ bộc phát, nhưng lại rất khó kiềm chế. Nhan Hồi – một cao đệ yểu mệnh của đức Khổng Tử – được hậu nho ca ngợi, tôn xưng là á thánh cũng nhờ vào ba chữ “Bất thiên nộ”, có nghĩa là “không giận lây” theo kiểu “giận cá chém thớt”. Khi ta dùng nhẫn để kiềm chế được sân, thì đó là sự dũng mãnh tự thắng được mình. Nó đòi hỏi đến công phu hàm dưỡng cực kỳ thâm sâu. Nhẫn được như vậy là dũng, nhưng vẫn còn cảm giác tự kiếm chế. Nhẫn mà còn có cảm giác tự kiềm chế, thì chưa phải là nhẫn theo tinh thần Phật giáo.
Mỗi khi nổi giận ta luôn tìm cách trút giận vào bất kỳ đối tượng nào, ta muốn đập phá cho hả hê, cho “đã nư”, thì thực chất đó là tham, vì muốn thỏa mãn chính mình. Trong đời sống thường ngày, ta hay nổi giận khi cái-Tôi của ta bị xúc phạm. Thực chất, cái sân đó cũng là biến tướng của tham, do vì mong muốn được người ta kính trọng mà không được như ý nên nổi giận. Tự ngã lớn dần theo tính sân một cách vô hình, và được củng cố bởi nhu cầu muốn được thỏa mãn tính tham trong cơn giận. Nếu chúng ta sống không có ngã tướng thì lấy đâu ra sân để mà đối trị bằng nhẫn? Vậy nhẫn đó chính là tuệ.
Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm bảo “Chưa dễ ai là Bụt Thích Ca, Mọi điều nhân nghĩa nhẫn thì qua, Lòng vô sự: trăng in nước, Của thảng lai: gió thổi hoa”. Chữ nhẫn đây không còn là sự kiềm chế hay tự chủ nữa, mà là sự an nhiên của một người vô sự, đủ thông tuệ để nhìn ra được bản chất vô thường, “như huyễn, như mộng” của mọi điều ân oán thị phi.
Trong phẩm Thập nhẫn, chữ nhẫn hoàn toàn mang nội hàm của trí tuệ, có nghĩa là dùng trí tuệ để trực nhận được các bản tính Như Thực của vạn pháp, và hành trì theo kiến giải đó. Trực nhận được bản tính của như huyễn của vạn pháp thì được như huyễn nhẫn, trực nhận được bản tính vô sinh của vạn pháp thì được Vô sinh pháp nhẫn, trực nhận được bản tính như hưởng của vạn pháp thì được như hưởng nhẫn v..v…. Nhẫn đây là tuệ. Chứng được bản tính của vạn pháp là vô sinh, là “như huyễn, như diệm, như mộng, như hưởng, như ảnh”… mà không kinh hãi, đó là dũng trong nhẫn.
Chính vì nhẫn là tuệ, cho nên đức Phật mới dạy : “Chư Phật-tử! Ðại Bồ-Tát có mười thứ nhẫn, nếu được nhẫn nầy thời được đến nơi vô-ngại nhẫn-địa của tất cả Bồ-tát, tất cả Phật-pháp vô-ngại vô-tận.“(2)
Từ lời dạy này, Phật tử chúng ta có thể sẽ đạt đến một tầm nhìn khác rộng hơn, khi hành trì nhẫn nhục.

Chú thích:
(1) Xin xem http://club.xilu.com/mbrun/msgview-950431-152420.html
(2) Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập nhẫn, H.T Thích Trí Tịnh dịch.
(3) Suzuki, Studies in the Lankavatra Sutra, NXB Routledge & Kegan Paul Ltd., London, 1968. tr.125

BÀI KỆ LỤC NHƯ

Bài kệ Lục Như

BÀI KỆ LỤC NHƯ
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán
(Tất cả các pháp hữu vi
Như bóng, bọt nước có gì khác đâu
Như sương, như điện lóe mau
Hãy xem như giấc chiêm bao mơ màng.)


Trên đây là bài kệ nổi tiếng trong kinh Kim Cương, thường được gọi là bài kệ Lục Như. Bài kệ này nổi tiếng không phải chỉ vì diệu nghĩa, mà nổi tiếng cả vì văn từ. Trong kinh điển Phật giáo thuộc Hán tạng, có nhiều bài kệ tuy thâm huyền uyên áo nhưng lại quá khô khan vì thiếu chất văn, cũng như có nhiều bài thơ của các thiền sư làm khi chứng ngộ, do văn từ không đạt phần tinh nhã, nên lắm khi nghe như một bài kệ. Dịch kinh Phật mà đạt đến trình hạn như pháp sư Cưu Ma La Thập dịch bài kệ Lục Như quả là toàn bích. Cả bốn câu toàn vần trắc (pháp, ảnh, điện, quán), nhưng chúng ta có cảm tưởng như không phải đang đọc một bài kệ, mà là một bài thơ ngũ ngôn của Thi Phật Vương Duy.
Bài kệ Lục Như có thể được xem là bản tóm tắt tư tưởng của Phật giáo Đại thừa khi quán chiếu thế gian như huyễn mộng. Xem cõi đời như giấc mộng, như cơn gió thoảng qua, như giọt sương rơi chóng tan trên chiếc lá cũng là những hình tượng thường thấy trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là nền văn học Ấn Độ và Trung Quốc.
Hãy quán chiếu thế gian Như Mộng
Nhà thơ Lý Bạch bảo : “Xử thế nhược đại mộng, Hồ lao vi kỳ sinh?” (Chuyện đời như mộng lớn. Việc gì phải nhọc lòng?). Đó là cõi-đời-mộng dưới mắt một thi tiên.
Nhà thơ Tô Đông Pha bảo : “Nhân tự thu hồng lai hữu tín; Sự như xuân mộng liễu vô ngân” (con người như chim hồng mùa thu bay đến mang theo tin tức; chuyện đời ngắn ngủi như giấc mộng đêm xuân, trôi qua mất mà chẳng để lại dấu vết nào). Đó là cõi-đời-mộng trong tiếng thở dài minh triết của con người tài hoa khoáng đạt nhưng lại nỗi chìm trong hoạn lộ.
Còn cõi mộng trong bài kệ Lục Như là cõi-đời-mộng dưới sự quán chiếu của một bậc đại giác.
Nhưng nếu đọc bài kệ trên mà chỉ để cảm nhận rằng trần gian là giấc mộng hư ảo, không có thật - như chúng ta thường hiểu- thì có lẽ chưa đúng với tinh thần của bài kệ. Quán tưởng được cuộc đời là mộng, là bào ảnh theo tinh thần bài kệ không phải là chuyện mà chúng ta cảm nhận một cách hời hợt, như những lúc chúng ta rơi vào tâm trạng chán chường, thất vọng vì đột nhiên chịu sự mất mát to lớn về tài sản hoặc tinh thần, để rồi cảm nhận ra sự phù du của cõi thế theo kiểu “Giấc Nam Kha khéo bất bình, Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không” (Cung oán ngâm khúc) mà ta thường thấy trong văn học Việt Nam và Trung Quốc.
Những sự chán nản tuyệt vọng đó, sự chán nản tuyệt vọng gây nên khi ta buộc phải đối mặt với những thảm họa bất ngờ, hoặc những mất mát lớn lao trong cuộc sống hoàn toàn không có liên quan gì đến sự quán chiếu thế gian là giấc mộng bằng tuệ giác, hoặc sự cảm nhận được cõi đời là cõi mộng bằng hồn thơ.
Có lẽ chúng ta ai cũng đã từng nằm mơ và luôn bị ám ảnh bởi những giấc mơ. Ai lại không từng băn khoăn tự hỏi biết đâu chúng ta lại chẳng đang tồn tại trong giấc mơ của một người nào đó? Sau khi ta tỉnh, giấc mơ tan về đâu? Mà cái tỉnh của ta chắc gì đã không là mộng? Ai dám chắc rằng những điều ta thấy trong giấc mơ đều là không thực, khi mà cõi đời tự bản chất đã là sắc sắc, không không?
Lý Bạch ôm trăng chết theo sông nước có gì là không thực? Trăng đó đâu phải là vầng trăng trên cõi không bao la, mà là vầng trăng trong cõi mộng của nhà thơ. Trong thiên Tề vật luận của Nam hoa kinh, Trang Chu kể lại chuyện ông nằm mơ thấy mình hóa bướm, vui thú bay lượn cùng cánh bướm, không còn biết mình là Chu nữa, khi tỉnh ra thì lại thấy mình rành rành là Chu, nên không biết là bướm hóa làm mình hay mình hóa làm bướm. Và ông gọi đó là “Vật hóa”.
Tinh thần Như Mộng đã giúp cánh bướm Trang Chu bay mãi trong cõi tư tưởng hơn mấy ngàn năm, và đem lại cho nền văn hóa phương Đông những đỉnh cao tuyệt diệu. Ta cũng có thể cảm nhận được cảnh giới của cõi mộng này qua nhà thơ Hàn Mặc Tử, người đã sống trọn vẹn trong cõi mộng để đem về cho cõi thực vô vàn châu ngọc của thơ ca. Hãy thử đọc cảnh giới mộng của ông trong bài tản văn “Chiêm bao với sự thực”:
“Như có ma lực vô song xô tôi đến bờ huyền diệu. Đêm nay là một đêm hào hoa nên mùa trăng bát ngát, giờ bốn phương thôi không cầu nguyện nữa mà lòng tôi rực lên cảm hứng.
…… Nhỡn tuyến đưa tới đâu, cũng gặp chói lói, cũng gặp hào quang. Nên trí tôi rất ngợp, miệng lưỡi tôi không phải bối rối nhưng tựa hồ như mới nếm xong khí vị thanh tao của muôn điệu nhạc,. …
Từ sự thực đi tới bào ảnh, từ bào ảnh đi tới huyền diệu, và từ huyền diệu đi tới chiêm bao. Mông lung đã trùm lên sự vật và cõi thực, bị ánh sáng của chiêm bao vây riết…
… Tôi cảm thấy sự khoái lạc vô biên cũng như tôi cảm thấy sự sợ hãi vô cùng …..
Tôi đang đi trên con đường sáng láng tìm lấy Chân lý ngàn năm, mà hào quang của tinh tú, của những ngọc ngà, châu báu, trời tuôn xuống không biết hằng hà sa số nào nữa… “
Cõi mộng của nhà thơ chan hòa ánh sáng thuần khiết và âm nhạc thanh tao, dễ làm ta liên tưởng đến cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà. Phải có một tâm hồn trong suốt như pha lê mới có thể cảm nhận được những rung động vô cùng vi tế dường kia. Trong không gian cực kỳ thanh khiết đó, nắng sẽ thơm, gió sẽ ngọt, trăng sẽ mênh mang, và con người sẽ mở rộng hồn ra để hòa nhập vào diệu cảnh. Một cành lá rung cũng vang thành giai điệu, một tiếng chim hót cũng biến thành diệu âm thuyết pháp, một ánh trăng sáng cũng hóa thành vô lượng quang trong cõi Tịnh độ.
Tôi tin rằng đó cũng là cảnh giới mà các Bồ Tát, khi soạn những kháng thư đại thừa thâm áo như kinh Lăng Già hay kinh Kim Cương, đều đã trải qua. Các Bồ Tát đều là những thi sĩ lớn nên dễ dàng để tâm hồn hòa điệu cùng những rung động cực kỳ vi tế trước những cảnh tượng kỳ diệu mà họ đã trực ngộ. Nếu nhà thơ cảm nhận được diệu cảnh trong cõi mộng bằng hồn thơ, thì các Bồ Tát đạt đến cảnh giới đó bằng cách quán chiếu thế gian bằng Diệu Quán sát trí, bằng nội lực của thiền quán và còn đạt đến trình hạn thâm huyền hơn nữa, vì quán chiếu thế gian như là mộng để đạt được trạng thái an lạc tâm linh, cũng là tinh thần của Phật giáo Đại thừa.
Minh họa cho ý tưởng này có lẽ không gì bằng phẩm mở đầu của kinh Lăng Già. Phẩm này không có trong bản dịch của Cầu Na Bạt Ða La vốn là bản cổ nhất còn giữ được. Tôi xin trích dịch theo bản tiếng Anh trong “Studies in the Lankavatra Sutra” của đại sư Suzuki.
Sau khi đức Phật hiện ra vô số cảnh giới thù thắng để thuyết pháp cho vua quỷ Rāvana về thánh trí tự chứng, đột nhiên Ngài biến mất cùng với tất cả Phật tử, để một mình vua quỷ Rāvana đứng trơ trọi giữa lâu đài và hoang mang suy tưởng về những cảnh tượng vừa diễn ra.
39. Rāvana suy tưởng :”Thế này là sao? Ðiều này có nghĩa gì? Ai đã thuyết pháp? Cảnh vừa hiện ra là gì? Và ai là người trông thấy? Thành phố ở đâu? Phật ở đâu?
40. “Cung điện đâu? Chư Phật, các đấng Thiện Thệ sáng ngời như châu ngọc đâu? [9] Mộng chăng? Ảo ảnh chăng? Hay là lầu các do các Gandharva dùng pháp thuật hóa ra chăng?
41. Những gì ta thấy đây có phải là do bụi vướng vào trong mắt chăng? Hay đó chỉ là đứa con của người đàn bà vô sinh chăng? Hay là khói của vòng xe [do đốm] lửa [tạo ra] chăng?
42. Rồi Rāvana lại suy tưởng, “Ðây là pháp tính (Dharmatā) cuả vạn pháp do tâm biến hiện; kẻ ngu không thể hiểu được điều này vì họ bị điên đảo trong vọng tưởng phân biệt.
43. Không có người thấy cũng không có vật bị thấy; không có người thuyết pháp cũng không có pháp được thuyết; tướng và dụng của các Phật sự cũng chỉ là vọng tưởng phân biệt.
44. Kẻ nào thấy mọi vật như đã thấy trước kia sẽ không thấy được Phật, không còn khởi vọng tưởng phân biệt thì mới thực sự thấy được Phật, Phật là đấng Toàn Giác; kẻ nào thấy được Phật là thấy trong cảnh giới vô tướng.
Vua thành Lăng Già hoát nhiên đại ngộ. Do có sự chuyển y (parāvritti) trong tâm và hiểu rằng thế gian không gì khác hơn là tự tâm của mình, nên ông ta an trụ trong cảnh giới vô phân biệt, hứng khởi từ kho công đức tich nhóm trong quá khứ, đạt được trí huệ thấu hiểu kinh điển, đạt được khả năng nhìn thấy vạn pháp y như thực, vô ngại tự tại, dùng trí huệ quán tưởng muôn vật, đạt được tri kiến vượt ngoài hí luận phân biện, vô ngại tự tại; trở thành bậc đại hành giả; có thể hóa thân thành mọi hình tướng; thông đạt mọi phương tiện thiện xảo, đạt được trí huệ về đặc tướng của từng địa, nhờ đó mà khéo vượt qua các địa; vui mừng quán sát tự tánh của Tâm (Citta), Ý (Manas), Ý thức (Manovijñāna), thoát ly được sự luân hồi trong ba cõi, đạt được trí tuệ bác bỏ tà kiến [10] của ngoại đạo, thấy hiểu được Như Lai tạng (Tathāgata-garba), các Phật địa, Tự ngã, an trụ trong Phật trí.”
Đạt đến cảnh giới tự chứng mới thực sự là mục đích của sự quán chiếu thế gian Như Mộng. Theo tinh thần Đại thừa, khi cả cõi thế hiện ra như giấc mộng thì toàn thể vạn hữu đều hòa nhập vào bản giao hưởng vô cùng huyền diệu của cảnh giới Hoa Nghiêm. Khi quán tưởng được thế gian là Như Mộng thì cõi đời sẽ hiện ra trong vẻ đẹp rực rỡ và bi tráng của cảnh giới vô tướng, để con người có thể mở rộng tâm thức mà chứng nhập được Như Huyễn tam muội. Có lẽ đó mới thực sự là ý nghĩa của chữ “Mộng” trong bài kệ Lục Như.
Trong Tam quốc chí diễn nghĩa có một đoạn có thể được xem như là phần minh họa cho cảnh giới được mô tả trong kinh Lăng Già, theo tinh thần của bài kệ Lục Như.
Sau khi thất thủ Kinh Châu, Quan Vân Trường bị vua Ngô là Tôn Quyền chém đầu. Linh hồn ông cứ cưỡi ngựa Xích Thố bay phiêu diêu khắp nơi, kêu gào “Trả đầu cho ta”. Khi đến núi Ngọc Tuyền, sư Phỗ Tĩnh nghe tiếng kêu trên không, liền bước ra khỏi am, cầm cây phất trần gõ vào cửa mà hỏi “Vân Trường an tại?” Câu hỏi đơn giản đó lại giống tiếng hét của Lâm Tế, cây gậy của Đức Sơn khiến hồn ông sực tỉnh, liền hạ ngựa xuống trươc am để nghe thuyết pháp và quy y cửa Phật. Câu này thường được dịch là “Vân Trường ở đâu?”, mà lẽ ra nên hiểu là “Vân Trường có chăng?” nghĩa là “Vân Trường có thực sự tồn tại chăng?” mới đúng tinh thần của sư Phổ Tĩnh muốn điểm hóa cho vị danh tướng huyền thoại này.
Nhà phê bình Mao Tôn Cương cho rằng chỉ một câu đó của sư Phổ Tĩnh cũng bao hàm cả diệu nghĩa của cuốn kinh Kim Cương. Nhận xét đó quả vô cùng sâu sắc. Chính tại sát na thù thắng mà vị danh tướng đó nhận ra diệu nghĩa của chữ Mộng, chữ Không, và tạo được sự chuyển y trong tâm thức. Lúc đó, ắt hẳn anh hồn Vân Trường, như vua quỷ Rāvana hoang mang trước cảnh tượng tất cả đều đột nhiên biến mất, cũng hoang mang trước câu hỏi “Vân Trường an tại?”. Đó là một công án giúp Quan Công hoát nhiên đốn ngộ “Quan Công anh hồn đốn ngộ”. Chuyện thành bại thị phi đáo cùng cũng chỉ là hư không mộng ảo. Kinh Châu chỉ là mộng. Thục cũng chỉ là mộng. Ngụy hay Ngô cũng chỉ là mộng. Tham vọng tranh bá đồ vương cũng chỉ là mộng. Mà cả đến bản thân của Vân Trường cũng là mộng nốt. Vân Trường an tại? Có nghĩa là “Nhất thiết Ngụy Ngô Thục, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Bởi vậy, sau khi nghe sư Phổ Tĩnh thuyết pháp, Quan Công mới đại ngộ rồi cúi đầu làm lễ quy y mà đi ”mang nhiên đại ngộ, khể thủ quy y nhi khứ” (Tam quốc chí diễn nghĩa, hồi 77).
Trong Tam quốc chí diễn nghĩa, đoạn văn tả cảnh trên chỉ ngắn ngủi có vài dòng, nhưng đó mới chính là chỗ mà ngọn bút của La Quán Trung đạt đến mức “đăng phong tháo cực, lô hỏa thuần thanh”, khiến người đọc liên tưởng đến bài kệ Lục Như.
Hãy quán chiếu thế gian Như Lộ
So sánh thế gian như hạt sương rơi cũng là hình ảnh thường thấy trong thi ca Thiền tông. Phật tử Việt Nam không mấy ai là không thuộc bài thơ nổi tiếng của Thiền sư Vạn Hạnh :
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.


Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Sá chi suy thịnh việc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành
(HT Thích Mật Thể dịch)
Câu thứ ba “Thịnh suy như lộ thảo đầu phô” là sự quán chiếu thế gian Như Lộ. Thịnh hay suy rồi cũng đều như hạt sương phô mình trên ngọn cỏ. Nắng lên nó sẽ tan. Sự tồn tại đó quá đỗi phù du. Phù du như cõi thế. Tất cả những thứ được coi là giá trị trong thế gian như của cải, danh lợi, kiến thức … chỉ là hạt sương long lanh trên ngọn cỏ trong đôi mắt của bậc chân nhân đạt ngộ. Nhưng khi những đôi mắt phàm phu nhìn vào thì những hạt sương kia lại biến thành những viên kim cương vô giá. Và cả thế gian trở thành cõi tranh chấp hỗn loạn để giành giật những viên kim cương ấy.
Trong tác phẩm “Buddhism and science” (Đạo Phật và khoa học), tác giả Paul Dahlke trình bày về điểm này bằng một đoạn văn lý thú:
«Khi nào tôi còn ngỡ hạt sương long lanh trên cỏ là viên kim cương thì tôi sẽ giành giật và liều mạng để cướp lấy nó cho bằng được. Nhưng đến khi tôi hiểu rằng : “À! Đó chỉ hạt sương lấp lánh dưới ánh nắng thôi mà”, thì tôi sẽ không tự làm khổ mình về điều đó nữa. Tôi biết : “Như một cơn gió thoảng, mọi thứ đều sẽ qua đi hết”.
Nhà tư tưởng chân chính cũng suy nghĩ như vậy khi đối mặt với thế giới và những giá trị của nó, cho dù các giá trị đó được gọi tên là vợ con, của cải, lợi danh, gia đình. Một nhãn quan thấu suốt, sắc bén sẽ có ý nghĩa nhiều hơn giá trị đó. Đối với một trí tuệ thấu suốt thì những cảnh khổ não vô thường bày ra ở khắp mọi nơi, và ông ta sẽ ngoảnh mặt đi – vì chúng chắng có giá trị gì! ».
Tinh thần Như Lộ của bài kệ Lục Như dạy ta quán chiếu vào thực tướng của vạn pháp để “Ưng tác Như Thị quán” rằng cái mà ta ngỡ là những viên kim cương trên thế gian thực ra chỉ là những hạt sương rơi trên lá cỏ. Những hạt sương đó vẫn đẹp và vẫn hoàn toàn có lý do để tồn tại, nhưng chúng chỉ đẹp khi ta ngắm nhìn chúng lấp lánh dưới ánh nắng ban mai bằng cái tâm thanh thản “vô bố úy” . Đó là sự quán chiếu thế gian theo tinh thần Như Lộ một cách chân chính.
Hãy quán chiếu thế gian Như Điện
Nhà thơ Tô Đông Pha, khi được một sư trụ trì ở chùa Cát Tường xin đặt tên cho một căn gác, đã làm bài thơ “Cát Tường tự tăng cầu các danh “ như sau :
Quá nhãn vinh khô điện dữ phong
Cửu trường na đắc tự hoa hồng
Thượng nhân yến tọa Quán Không các
Quán sắc quán không, sắc tức không.
(Tạm dịch : Chuyện thịnh suy thành bại lướt qua trước mắt nhanh như tia điện chớp hoặc như ngọn gió bay. Sự lâu bền của nó chẳng được như màu hồng của đóa hoa. Bậc thượng nhân ngồi yên lặng trên căn gác Quán Không; quán tưởng Sắc, quán tưởng Không rồi ngộ ra rằng Sắc chính là Không.)
Quán chiếu thế gian thoáng qua nhanh như tia điện chớp để hiểu rằng vạn pháp đang tồn tại trước mắt ta đều không thực hữu. Có đấy rồi lại mất đấy. Sắc mà lại Không!
Quán chiếu thế gian “Như Mộng” để thấy thế gian hiện ra trong tất cả vẻ đẹp rực rỡ bi tráng. Quán chiếu thế gian “Như Lộ” để thấy thế gian hiện ra trong tất cả vẻ đẹp diễm ảo long lanh. Quán chiếu thế gian “Như Điện” để thấy thế gian tồn tại nhưng không thực hữu; vạn pháp chỉ là bào ảnh, Sắc chính là Không, và giữa đại dương sinh tử, sự tồn tại của chúng ta chỉ là “Chiếc thuyền bào ảnh lô xô mặt ghềnh” (Cung oán ngâm khúc).
Kinh Kim Cương dạy chúng ta quán chiếu thế gian bằng tinh thần của bài kệ Lục Như là để “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy“ như Thiền sư Vạn Hạnh, và để đạt đến cảnh giới ”vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn” của Bát Nhã Tâm Kinh.
Mấy ngàn năm qua, tinh thần bài kệ Lục Như đã mở rộng tâm thức nhân gian ra với những chân trời bao la trong tư tưởng Phật giáo, và giúp chúng ta, trong những phút linh cầu, tìm được một chút giao tình với những tâm hồn tiêu dao thế ngoại, khi một mình tĩnh tâm nhìn lại thế gian trong ánh sáng của bài kệ Lục Như.
Mùa phật Đản 2553
HUYNH NGOC CHIEN

________________________________________
Suzuki, Studies in the Lankavatra Sutra, NXB Routledge & Kegan Paul Ltd., London, 1968. tr.72.

Paul Dahlke, Buddhism & Science, translated from the German by Bhikkhu Sllacara, Macmillan & Co., Limited, 1913, tr. 73,74.

14/6/09

Khalil Gibran - Ðịnh mệnh của thi sĩ

Khalil Gibran - Ðịnh mệnh của thi sĩ

14/06/2009 | 1:39 sáng |

Nguyễn Ước dịch

Tiếng nói của một thi sĩ

1.
Trong lòng tôi gieo rất sâu sức mạnh của hạt giống từ tâm; tôi gặt lúa, gom thành từng bó và đem cho người đang đói.
Linh hồn tôi cung cấp sự sống cho cành nho, tôi ép các chùm quả lấy nước cho người đang khát.
Ngọn đèn của tôi trời châm đầy dầu, tôi đặt nó nơi cửa sổ nhà mình để người lạ biết hướng đi qua bóng tối.
Hết thảy những điều đó tôi làm vì tôi sống trong chúng; nếu định mệnh trói đôi tay tôi, ngăn không để tôi làm như thế, lúc ấy nỗi khao khát độc nhất của tôi là cái chết. Vì tôi là thi sĩ, nếu chẳng thể cho đi, tôi sẽ không chịu nhận vào.
Loài người nổ bùng cơn thịnh nộ như bão tố, còn tôi, tôi im lặng thở dài vì tôi biết giông bão sẽ qua đi còn tiếng thở dài thấu tới Thượng đế.
Bản tính loài người là bám víu những điều tục lụy, còn tôi, tôi mải miết ôm ấp ngọn đuốc tình yêu để lửa của nó thanh tẩy tôi và để đốt sạch khỏi lòng tôi tính bất nhân.
Những điều thực tiễn trong cuộc đời làm con người lìm lịm chết không chút khổ sở, nhưng tình yêu đánh thức y trỗi dậy bằng những đau đớn bồi hồi.
Loài người phân chia thành dòng giống và bộ tộc, thành xứ sở và thị trấn, còn tôi, tôi thấy mình là người lạ đối với mọi cộng đoàn và tôi không thuộc về một chốn cư ngụ nào.
Vũ trụ là xứ sở tôi và gia đình loài người là bộ tộc tôi.
Loài người yếu ớt, và buồn biết mấy khi ngay giữa họ có phân rẽ. Thế giới này hẹp, và chẳng khôn chút nào khi chia cắt thành các vương quốc, đế quốc và nước này tỉnh nọ.
Bản tính loài người khiến họ tự hiệp nhất là chỉ để phá hủy các đền đài của linh hồn, và để nối tay nhau xây nên dinh thự cho các cơ quan trần thế. Còn tôi, tôi đứng cô đơn lắng nghe từ trong sâu thẳm lòng mình vọng lên tiếng nói: “Khi tình yêu bằng những đớn đau làm sống động trái tim nhân thế thì vô minh dạy cho con người sự am hiểu”. Ðớn đau và vô minh dẫn tới hoan lạc cao thượng và hiểu biết sâu xa, vì Ðấng tối cao chẳng tạo ra điều gì vô ích dưới ánh mặt trời.

2.
Lòng tôi ao ước nhiều điều cho xứ sở xinh đẹp của mình và hồn tôi yêu thương người dân quê hương vì những khốn cùng của họ. Nhưng nếu dân tôi vùng lên do lòng cướp bóc khích động và do cái gọi là “tinh thần yêu nước” thúc bách, để giết người và để xâm lăng xứ sở láng giềng, lúc ấy, vì tội ác độc dữ đối với con người đó, tôi sẽ căm ghét dân tôi cùng xứ sở tôi.
Tôi ca vang lời tán tụng nơi mình cư ngụ và khát khao thấy lại nơi mình chào đời; nhưng nếu hai nơi ấy không chịu làm chỗ trú ẩn và từ khước cung cấp lương thực cho người lữ thứ, tôi sẽ bằng tiếng nói trong lòng mình biến lời tán tụng ấy thành cơn căm giận và nỗi khát khao ấy thành niềm quên lãng. Tiếng lòng tôi sẽ vang lên: “Vì ngôi nhà này không làm mãn nguyện người đang cần tới, nên nó đáng bị hủy diệt”.
Tôi yêu làng quê trong tình tôi yêu đất nước, tôi yêu đất nước trong tình tôi yêu quả đất và mọi miền quả đất đều là xứ sở của tôi. Tôi yêu quả đất bằng những gì tôi có vì đó là nơi nương náu của loài người, tinh thần biểu thị của Thượng đế.
Loài người là tinh thần của Ðấng Tối cao nơi trần thế và loài người đang đứng giữa những điêu tàn không thể thấy, đang che giấu mọi trần truồng của nó đằng sau các miếng giẻ tả tơi, đang tuôn dòng nước mắt trên đôi má hóp, đang kêu gọi con cái bằng tiếng nói xót thương. Nhưng con cái của nó đang bận rộn hát quốc ca, đang bận rộn mài sắc lưỡi kiếm và chẳng thể nào nghe ra tiếng gào la của mẹ mình.
Loài người khẩn thiết van xin con dân của nó nhưng chúng chẳng lắng nghe. Nếu kẻ này nghe ra, ủi an và lau nước mắt cho mẹ mình, kẻ kia sẽ nói “Lòng nó yếu mềm bị tình cảm tác động”.
Loài người là tinh thần của Ðấng Tối ca nơi trần thế, và Ðấng Tối cao giảng dạy tình yêu cùng thiện chí. Nhưng dân chúng chế giễu lời rao giảng ấy. Giêsu Người Nadarét đã lắng nghe, và cuộc đóng đinh là phần số của ngài; Socrates đã lắng nghe và rồi cũng chịu thua hết thảy. Môn đệ của Người Nadarét và Socrates đều là những kẻ đi theo của Thượng đế, và vì dân chúng sẽ không giết họ, chỉ nhạo báng họ, nên có lời nói rằng: “Nhạo báng thì đắng cay hơn giết chết”.
Giêrusalem không giết nổi Người Nazareth, Athens cũng chẳng giết nổi Socrates: cả hai đang sống và sẽ sống mãi. Nhạo báng không thể chiến thắng những người đi theo Thượng đế vì họ vẫn sống và gia tăng lên mãi.

3.
Bạn là người anh em của tôi vì tôi thương yêu bạn; cả hai chúng ta đều là con của một Tinh thần độc nhất; chúng ta chẳng ai hơn ai và được làm thành bởi cùng một thứ đất.
Bạn ở đây làm người cùng tôi chung bước trên lối đi cuộc đời và bạn là kẻ giúp cho tôi am hiểu ý nghĩa của Chân lý ẩn mật. Bạn là con người, với tôi thực tế ấy là đủ, và tôi thương yêu bạn như người anh em của tôi. Bạn có thể nói về tôi bằng những lời do bạn chọn vì Ngày mai sẽ đem bạn đi mãi mãi và sẽ dùng lời luận bàn của bạn làm bằng chứng xét xử, và lúc đó bạn tiếp nhận công lý.
Bạn có thể lấy đi mọi thứ tôi sở hữu vì những của cải tích lũy ấy do bởi lòng tham xúi giục tôi, và bạn có quyền có tất cả những cái ấy của tôi nếu chúng sẽ làm mãn nguyện bạn.
Bạn có thể đối xử với tôi bằng mọi cách bạn muốn nhưng bạn chẳng thể nào chạm tới Chân lý của tôi.
Bạn có thể làm đổ máu tôi và thiêu rụi thể xác tôi nhưng bạn chẳng thể nào tiêu diệt hay làm tổn thương tinh thần tôi.
Bạn có thể xiềng tay tôi, cùm chân tôi và tống tôi vào nhà ngục tối tăm, nhưng bạn chẳng thể nào biến tư duy của tôi thành nô lệ vì nó tự do, tựa làn gió mát giữa trời cao rộng.
Bạn là người anh em của tôi và tôi thương yêu bạn. Tôi thương yêu bạn khi bạn dâng lễ trong nhà thờ, khi bạn bái lạy trong đền chùa, khi bạn nguyện cầu trong thánh đường Hồi giáo. Bạn và tôi đều là con cái của một tín ngưỡng vì mọi lối đi muôn hình muôn vẻ của tôn giáo chỉ là các ngón của bàn tay thương yêu Ðấng Tối cao xòe ra cho hết thảy sinh linh, cống hiến một tổng thể tinh thần cho hết thảy và khắc khoải nhận vào hết thảy.
Tôi thương yêu bạn vì Chân lý của bạn bắt nguồn từ am hiểu của bạn và vì sự ngu dốt của mình nên tôi không thể thấy Chân lý đó. Nhưng tôi tôn kính nó như một điều thiêng liêng do bởi nó là một hành động của tinh thần. Chân lý của bạn sẽ gặp Chân lý của tôi trong thế giới đang đến, rồi cùng nhau hòa lẫn như hương thơm của các đóa hoa, và trở thành Chân lý toàn bộ và miên viễn, thẩm thấu và sống động trong vĩnh cửu của Tình yêu và Cái đẹp.
Tôi thương yêu bạn vì bạn yếu đuối trước kẻ áp bức mạnh bạo, và bạn nghèo khó trước kẻ giàu có tham lam. Các nguyên cớ ấy làm tôi ứa nước mắt vỗ về bạn; và từ đằng sau những giọt lệ, tôi thấy cánh tay Công lý ôm ấp bạn và bạn đang nở nụ cười tha thứ kẻ áp bức mình. Bạn là người anh em của tôi và tôi thương yêu bạn.

4.
Bạn là người anh em của tôi nhưng cớ sao bạn tranh chấp với tôi, cớ sao bạn xâm lăng đất nước tôi và cớ sao bạn ra sức khuất phục tôi để làm vừa lòng kẻ đang tìm kiếm vinh quang và quyền lực?
Cớ sao bạn để lại vợ con mình, đi theo Thần chết tới vùng đất xa xăm vì kẻ mua vinh quang bằng máu của bạn và danh dự bằng nước mắt của mẹ bạn?
Có phải đối với con người, danh dự là giết chết người anh em của mình? Nếu cho rằng đó là danh dự, bạn hãy xem nó như một hành động lễ bái, và hãy dựng lên một đền thờ cho Cain, kẻ cuồng sát Abel em mình.
Có phải sự tự bảo tồn là định luật thứ nhất của thiên nhiên? Vậy cớ sao tham lam xúi giục bạn hiến thân chỉ để thành tựu mục đích của nó trong hành động làm thương tổn anh em mình? Người anh em của tôi ơi, hãy đề phòng kẻ lãnh đạo nào nói: “Tình yêu cuộc sinh tồn buộc chúng ta phải tước bỏ quyền của dân chúng!” Tôi chỉ nói với bạn rằng: bảo vệ quyền của người khác là hành động nhân tính cao nhã nhất và đẹp đẽ nhất; nếu cuộc sinh tồn đòi hỏi tôi phải giết kẻ khác, thế thì cái chết là vinh dự hơn cho tôi, và nếu tôi không tìm được ai đó giết tôi để tôi bảo vệ danh dự cho mình, lúc đó tôi sẽ không ngại ngần, bằng chính bàn tay tôi, lấy đi sự sống của mình vì Vĩnh cửu trước khi Vĩnh cửu đến.
Hỡi người anh em của tôi, tính ích kỷ là nguyên cớ của lòng tự tôn mù lòa, và lòng tự tôn tạo ra tinh thần phe đảng và tinh thần phe đảng tạo ra thẩm quyền, cái dẫn tới bất hòa và tranh giành quyền kiểm soát.
Linh hồn tin rằng quyền năng của am hiểu và công lý thì ở bên trên ngu dốt tối tăm; nó không chấp nhận thứ thẩm quyền cung cấp gươm đao để phòng ngự, để củng cố vô minh và áp bức - thứ thẩm quyền đã hủy diệt Babylon, lung lay nền móng Jerusalem và để cho La Mã điêu tàn. Chính thứ thẩm quyền đó khiến dân chúng gọi các tên tội phạm là vĩ nhân, khiến các nhà văn tôn trọng danh tính của chúng và khiến các sử gia kể lại các câu chuyện bất nhân của chúng bằng bút pháp tán tụng.
Thẩm quyền duy nhất tôi vâng phục chính là sự am hiểu, canh giữ và chấp nhận Ðịnh luật Tự nhiên của Công lý.
Thẩm quyền cho thấy công lý nào khi nó giết chết kẻ giết người? Khi nó bỏ tù kẻ cướp bóc? Khi nó tấn công đất nước láng giềng và giết người dân xứ ấy? Thẩm quyền nghĩ tới công lý nào khi kẻ sát nhân trừng phạt kẻ giết người và kẻ cắp kết án kẻ trộm?
Bạn là người anh em của tôi và tôi thương yêu bạn; và Tình yêu là công lý với đầy đủ cường độ và trọn vẹn phẩm cách của nó. Nếu công lý ấy chẳng tiếp tay cho tình tôi thương yêu bạn bất chấp bộ tộc và cộng đoàn của bạn, thì tôi chỉ là gã lừa đảo đang che giấu lòng xấu xa ích kỷ đằng sau lớp giả trang tình yêu thuần khiết bên ngoài.

Khúc kết
Linh hồn tôi là bạn của tôi, ủi an tôi trong cơn khốn khổ và ưu phiền của cuộc đời. Người không đối xử với linh hồn mình như bè bạn, sẽ là kẻ thù của loài người, và người không tìm kiếm sự hướng dẫn nhân tính từ nội tâm mình, sẽ bạt mạng tiêu vong. Sự sống xuất hiện từ chính bên trong và bạn ơi, đừng rút tỉa nó từ những chốn loanh quanh bên ngoài.
Tôi đến để nói một lời, và lúc này tôi sẽ nói. Nhưng nếu cái chết ngăn không cho tôi nói, lời ấy sẽ được nói Ngày mai vì Ngày mai không để lại bí mật nào trong cuốn sách Vĩnh cửu.
Tôi đến để sống trong vinh quang của Tình yêu và ánh sáng của Cái đẹp, là những phản ánh của Thượng đế. Tôi đang sống ở đây và người ta chẳng thể nào lưu đày tôi khỏi lãnh địa cuộc đời bởi họ biết rằng tôi sẽ sống trong cái chết. Nếu họ khoét đi mắt tôi, tôi sẽ lắng đôi tai nghe tiếng thầm thì của Tình yêu và những khúc ca của Cái đẹp.
Nếu người ta bịt kín tai tôi, tôi sẽ vui hưởng hơi gió đang chạm nhẹ thịt da mình mang theo mùi hương hòa quyện của Tình yêu và Cái đẹp.
Nếu người ta đặt tôi trong chân không, tôi sẽ sống chung với linh hồn tôi, đứa con của Tình yêu và Cái đẹp.
Tôi đến đây cho hết thảy và với hết thảy; và điều hôm nay tôi làm trong cô đơn Ngày mai sẽ vọng tới dân chúng.
Ðiều tôi nói hôm nay bằng con tim mình sẽ được nói ngày mai bằng nhiều con tim.

Thi sĩ
Y là mối liên kết giữa thế giới này và thế giới đang tới. Y là
Con suối tinh khiết mọi linh hồn đang khát có thể uống.

Y là cây tưới bằng nước của Dòng sông Cái đẹp, và
Sinh quả khiến tâm hồn đang đói thèm thuồng.
Y là chim họa mi vỗ về những tinh thần
Chán nản bằng giai điệu tuyệt vời
Y là mây trắng xuất hiện đằng chân trời,
Ðang bay lên giăng kín bầu trời và tỏa xuống
Xâm nhập các đóa hoa trên Cánh đồng Sự sống
Và khai mở cánh hoa để tiếp nhận ánh sáng.

Y là thiên thần do thần nữ sai đi
Rao giảng tin lành của Thượng đế;
Y là cây đèn chói lọi, bóng tối không thể khuất lấp
Và gió không thể thổi tắt. Y được châm đầy dầu
Bởi thần nữ tình yêu Ishtar và chiếu sáng bởi thần nam âm nhạc Apollon.

Y là nhân vật cô độc, khoác chiếc áo đơn sơ và
Tử tế; Y ngồi trên lòng của Thiên nhiên để lấy
Niềm cảm hứng, và trong im lặng trời đêm,
Y sẵn sàng chờ đợi sự giáng lâm của tinh thần.

Y là người đi gieo hạt giống con tim mình trên
Các cánh đồng yêu thương, và tới mùa
Loài người gặt về làm dưỡng chất.

Ðây là thi sĩ - kẻ bị dân chúng ngó lơ trong cuộc đời này,
Kẻ chỉ được thừa nhận sau khi đã nói lời vĩnh biệt
Thế gian và trở về chốn im mát trên trời.
Ðây là thi sĩ - kẻ đòi hỏi loài người
Chỉ một nụ cười.

Ðây là thi sĩ - kẻ tinh thần hướng lên cao và làm
Chan chứa bầu trời bằng những lời đẹp đẽ;
Cho dẫu dân chúng phủ định hào quang của y.
Cho tới khi dân chúng vẫn còn say ngủ?
Cho tới khi họ tiếp tục vinh danh
Các kẻ được tiếng vĩ nhân nhờ những khoảnh khắc lợi thế?
Còn bao lâu nữa họ ngó lơ những người làm cho họ
Có khả năng nhận thấy vẻ đẹp của tinh thần họ,
Biểu tượng của bình an và tình yêu?
Cho tới khi loài người vẫn vinh danh kẻ chết
Và lãng quên người sống đang trang trải
Cuộc đời khốn khổ bủa vây và tự hút cạn mình
Như những ngọn đèn đang cháy để soi lối
Cho những kẻ vô minh, dẫn họ vào con đường sự sáng?

Này thi sĩ, bạn là sự sống của cuộc đời, và bạn đang
Chiến thắng mọi thời đại bất chấp chúng khốc liệt.

Này thi sĩ, sẽ có ngày bạn cai trị các linh hồn và
Do đó vương quốc của bạn vô cùng tận.

Này thi sĩ, hãy xem thật kỹ mũ miện bằng gai ấy và bạn
Sẽ thấy ẩn giấu trong đó một vòng nguyệt quế đang ra hoa.

Thi sĩ cô đơn
Tôi người lạ trên thế giới, trong cuộc lưu đày này tôi hiu quạnh đớn đau và cô đơn trĩu nặng. Tôi một mình, trong đơn độc tôi trầm tưởng một xứ sở không tên có nhiều thú vị, và chiêm ngắm ấy làm đầy ắp các giấc mơ tôi với những bóng hình của một miền đất xa xôi diệu kỳ mắt tôi chưa từng trông thấy.
Tôi người lạ giữa dân tộc mình và chẳng có ai bầu bạn. Khi gặp một người, tôi thì thầm với tôi: “Kẻ này là ai và bằng cách nào tôi biết tới y, tại sao y lại ở đây và tôi cùng y qua lại với nhau theo phép tắc nào?”
Tôi người lạ với chính tôi. Khi nghe lưỡi tôi nói, đôi tai tôi kinh ngạc về tiếng nói của tôi; tôi thấy cái tôi bên trong tôi đang mỉm cười, đang la hét, đang can đảm và đang sợ hãi; cuộc sinh tồn của tôi kinh ngạc về thể chất tôi trong khi linh hồn tôi cật vấn tâm hồn tôi, nhưng tôi vẫn vô danh và chung quanh tôi vây phủ cơn im lặng dị kỳ.
Ý nghĩ tôi là người lạ với xác thân tôi, và khi đứng soi mình trước gương, tôi thấy trên khuôn mặt một nét vẻ mà linh hồn tôi không nhận biết, và tìm thấy trong đôi mắt một hình ảnh mà bên trong tôi không chứa đựng.
Khi tôi bước lơ đãng trên đường phố rộn rịp, trẻ con chạy theo và la lớn: “Này, người mù đây! Chúng ta hãy cho y chiếc gậy dò đường để y cảm nhận lối đi”.
Khi chạy trốn bọn trẻ, tôi gặp một đàn trinh nữ, họ níu ve áo tôi và nói: “Này, y điếc đặc như đá; chúng ta hãy rót đầy đôi tai y bằng âm nhạc của tình yêu”.
Khi tuông mình trốn khỏi các nàng, tôi tới gần những người trung niên nơi chợ búa, họ tập trung quanh tôi và thét lên: “Này, y câm như nấm mộ với chiếc lưỡi đang líu; chúng ta hãy kéo duỗi nó ra”.
Khi tôi chay thoát bọn họ, một đám đông người cao niên chỉ vào tôi bằng những ngón tay lẩy bẩy và nói: “Này, y là kẻ rồ dại, lạc mất tâm trí trong thế giới quỉ thần và ma cà rồng”.
Tôi người lạ trên thế giới này; tôi lang thang khắp vũ trụ, từ đầu này tới hết đầu kia nhưng không tìm được chỗ gối đầu; tôi chẳng biết người nào mình chạm trán, cũng chẳng biết cá nhân nào lắng nghe tâm trí của tôi.
Lúc rạng sáng, tôi mở đôi mắt không ngủ và thấy mình bị giam hãm trong hang động âm u, trên trần đeo lơ lửng lũ côn trùng và dưới sàn bò lúc nhúc bầy rắn độc.
Khi tôi bước ra ngoài để gặp ánh sáng, chiếc bóng thể xác tôi đi theo tôi còn chiếc bóng tinh thần tôi đi trước tôi, dẫn tới một nơi không thể biết trong cuộc tìm kiếm những điều vượt quá am hiểu của tôi và nắm bắt những đối tượng vô nghĩa đối với tôi.
Tới chiều hôm, tôi quay về chiếc giường của mình, làm bằng lông vũ mềm mại và lót bằng gai nhọn. Tôi nằm chiêm nghiệm, cảm giác những nỗi khát khao ray rứt và hạnh phúc cùng những niềm hi vọng đau thương và hoan hỉ.
Vào nửa đêm, bóng ma các thời đại quá khứ cùng thần linh của nền văn minh bị lãng quên lẻn qua kẻ nứt vách đá tới viếng thăm tôi… Tôi đăm đăm nhìn chúng và chúng chằm chặp ngó tôi; tôi nói với chúng và chúng cười trả lời tôi. Và tôi ra sức túm chặt chúng nhưng chúng lọt qua các ngón tay rồi tan biến như sương mù trên mặt hồ.
Tôi người lạ trên thế giới, chẳng một ai trong vũ trụ này hiểu ngôn ngữ của tôi. Trong tâm trí tôi bất chợt hình thành các kiểu mẫu của hồi ức kỳ quặc, và trong đôi mắt tôi phát sinh những hình ảnh dị thường và những bóng ma ảm đạm. Tôi đi trong cánh đồng bỏ hoang, ngó theo những con suối nhỏ chảy mau, và hướng mắt từ lũng sâu cao dần lên đỉnh núi. Tôi nhìn thật gần mấy hàng cây trần trụi nẩy lộc sinh quả và rụng lá trong cùng một khoảnh khắc, và thấy các cành rơi xuống biến thành bầy rắn lốm đốm. Và tôi thấy lũ chim bay lượn bên trên, hót líu lo và than khóc, rồi ngừng lại mở ra đôi cánh và biến thành đàn trinh nữ tóc dài không khoác áo choàng, nhìn tôi từ đằng sau đôi mắt sẫm màu mê đắm, mỉm cười với tôi bằng đôi môi đầy đặn đẫm mật và dang đôi tay ngan ngát hương ra mời mọc. Rồi đàn trinh nữ đi lên và biến khỏi tầm mắt tôi như những bóng ma, để lại bầu trời vang vọng lời các nàng chế nhạo cùng tiếng cười mai mỉa.
Tôi người lạ trên thế giới… tôi là thi sĩ gom thành thơ những gì cuộc đời viết ra văn xuôi và là kẻ viết ra văn xuôi những gì cuộc đời gom thành thơ.
Và vì thế tôi người lạ, và tôi vẫn là người lạ cho tới khi đôi cánh trắng muốt và thân thiện của Thần chết mang tôi trở về xứ sở tuyệt đẹp của tôi. Ở đó, nơi ánh sáng, bình an và am hiểu cùng cư ngụ, tôi sẽ sẵn sàng trông đợi những người lạ khác, những kẻ sẽ được giải cứu khỏi thế giới chật hẹp tối tăm này bằng chiếc bẫy thân thiện của thời gian.

Cái chết là sự sống của thi sĩ
Ðêm soãi những chiếc cánh tối tăm ôm ghì thành phố trên đó Thiên nhiên đã trải y trang tuyết trắng thuần khiết; và loài người rời mọi con đường, quay về nhà mình tìm hơi ấm, trong khi gió phương bắc trầm lặng thăm dò các công viên đang nằm hoang vắng. Nơi ngoại ô đứng một túp lều rất cũ trĩu nặng tuyết và đang bên bờ sụp đổ. Cuối căn nhà nhỏ âm u ấy, trên chiếc giường nghèo khó đang nằm hấp hối một thanh niên, đăm đăm nhìn ánh đèn leo lét, chập chờn mờ tỏ theo hơi gió lọt vào. Hắn, kẻ giữa mùa xuân sự sống, hoàn toàn biết trước đang nhanh chóng đến gần giờ phút bình yên giải thoát mình ra khỏi cuộc đời. Với lòng biết ơn, hắn sẵn sàng chờ đợi cuộc viếng thăm của Thần chết; trên bộ mặt xanh xao ấy rạng một bình minh hy vọng, trên đôi môi ấy nở nụ cười buồn bã, và trong đôi mắt ấy ánh lên sự bao dung.
Hắn là một thi sĩ đang lụi tàn vì đói trong một thành phố sống giàu có. Hắn được đặt vào đời để làm sôi nổi tâm hồn con người bằng những lời sâu sắc đẹp đẽ. Hắn là một linh hồn cao nhã, được Nữ thần Am hiểu sai đi, để vỗ về và làm tinh thần con người lắng dịu. Nhưng hỡi ơi! Hắn đang hân hoan nói lời vĩnh biệt trần gian lạnh lẽo mà không nhận được một nụ cười từ những cư dân xa lạ của nó.
Hắn đang thở hơi cuối cùng, và không ai ở bên giường để cứu lấy kẻ đồng hành duy nhất của hắn là ngọn đèn dầu kia và những trang bằng giấy bằng da hắn đã ghi khắc cảm xúc của trái tim mình. Vận dụng hết hơi sức cạn kiệt còn lại, hắn đưa hai tay lên trời và động đậy đôi mắt một cách vô vọng, như thể muốn nhìn thật sâu trần nhà để thấy các ngôi sao đang ẩn mình đằng sau tấm mạng mây trời mượt mà.
Và hắn nói, “Hãy đến, hỡi Thần chết xinh đẹp, linh hồn ta đang khát khao ngươi. Hãy đến kề bên ta, hãy tháo gỡ xiềng xích cuộc đời vì ta kéo lê chúng nay đã mệt. Hãy đến, hỡi Thần chết ngọt ngào, hãy giải thoát ta khỏi người bên cạnh, những kẻ ngó ta như thể một người lạ vì ta thông dịch cho họ ngôn ngữ của thiên thần. Nhanh lên, hỡi Thần chết bình an, hãy mang ta ra khỏi các đám đông này, những kẻ để ta trong góc âm u lãng quên vì ta không cướp bóc người yếu ớt như họ vẫn làm. Hãy đến, hỡi Thần chết dịu dàng, hãy ghì chặt ta dưới đôi cánh trắng của ngươi vì đồng bào ta chẳng cần tới ta. Hãy ôm ấp ta, hỡi Thần chết chan hòa tình yêu và thương xót, hãy để môi ngươi chạm vào đôi môi không bao giờ còn nếm trải chiếc hôn của người mẹ, không còn chạm vào đôi má của người chị và cũng chẳng còn mơn trớn các đầu ngón tay của người tình. Hãy đến và mang ta đi, hỡi thần chết yêu dấu của ta”.
Lúc ấy, bên chiếc giường của thi sĩ hấp hối hiện ra một nữ thiên thần với sắc đẹp siêu nhiên và thiêng liêng, cầm trên tay vòng hoa huệ trắng. Nàng ôm ấp hắn và khép đôi mắt hắn để hắn chỉ còn nhìn thấy với con mắt tinh thần. Nàng in dấu một chiếc hôn rất sâu và thật dài, rồi dịu dàng rời môi mình để lại trên đôi môi hắn một nụ cười toàn mãn vĩnh cửu. Kế đó, túp lều nhỏ biến thành chốn vắng, chẳng còn ai cóp nhặt các trang bằng giấy bằng da bị thi sĩ xem là đồ vô dụng và cay đắng rải chung quanh mình.
Hàng trăm năm sau, khi người dân thành phố trỗi dậy, ra khỏi cơn say ngủ vô minh bệnh hoạn và bắt gặp bình minh của am hiểu, họ dựng lên một đài tưởng niệm trong khu vườn đẹp nhất của mình, và cử hành lễ hội hằng năm để vinh danh thi sĩ ấy, người viết lên các tác phẩm giải phóng họ. Ôi, sự vô minh của con người tàn bạo biết mấy!
Nguồn: A Treasury of Khalil Gibran (Một kho tàng của Khalil Gibran), Anthony Rizcallah Ferrris dịch từ tiếng Arập, Martin L. Wolf biên tập, Nxb Citadel Press, New York, HK, 1951. Các bài: “A Poet’s Voice, tt. 3-8″; “The Poet”, tt. 253-54; “The Lonely Poet”, tt. 279-81; “A Poet’s Death Is His Life” tt. 354-55.

Bản tiếng Việt © 2009 Nguyễn Ước

Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog