14/4/10

"Modern Times" và Charlie Chaplin

"Modern Times" và Charlie Chaplin




Cách đây 70 năm, vào ngày 5 tháng 2 năm 1936 cuốn phim "Modern Times" của Charlie Chaplin được ra mắt công chúng lần đầu tiên tại New York (tên Việt ngày xưa là "Thời đại tân kỳ"). Hình ảnh của vua hề Charlot mà chắc ai có coi qua cũng còn nhớ là hình ảnh của một anh chàng lang thang, để kiếm ăn phải vào làm việc trong một cơ xưởng máy móc tối tân và cứ phải quần quật xiết hết con ốc này đến con ốc khác đến mức phát khùng. Trong cuốn phim này Chaplin châm biếm xã hội kỹ nghệ, lột ra những mặt trái chua chát của "thế giới tân kỳ" mà máy móc gần như chế ngự con người. "Thời đại tân kỳ" cũng là cuốn phim câm cuối cùng của Chaplin và của kỹ nghệ điện ảnh. Thật ra thì 1936 loại phim "có lời" đã xuất hiện được gần 10 năm rồi, nhưng Chaplin vẫn không đem đối thoại vào vì muốn bảo tồn kịch tính của vai trò anh chàng lang thang của mình - với bộ mặt ngớ ngẩn và đốm ria mép tiêu biểu, với dáng vẻ lạch bạch như con chim cánh cụt trong bộ áo đuôi tôm, với chiếc nón quả dưa, ống quần thùng thình và cây gậy lắc lửng trên tay. Sau này ông kể lại: "Tôi sớm hiểu là lời nói sẽ làm cho tôi đánh mất sự hùng biện của vai trò này".
Charlie Chaplin là một nghệ sĩ đa diện đa tài. Ông viết kịch bản, làm đạo diễn, viết nhạc phim, điều hành sản xuất và phát hành phim, cùng lúc lại là diễn viên chính trong các cuốn phim của mình (và còn đóng nhiều vai trong hàng trăm phim khác nữa). Ông là chân tài diễn xuất, nhất là vai hài, cả đến các thế hệ nghệ sĩ ngày nay người ta vẫn kính phục và học hỏi bắt chước. Mặt khác ông lại rất chi li, làm gì cũng muốn tuyệt bích, cộng tác làm phim với ông có khi là cả một sự khổ sở chịu đựng. Lúc thì ông làm ẩn sĩ để miệt mài trau chuốt vai trò và truyện phim, lúc thì tên tuổi ông đầy giẩy trên các báo lá cải vì chuyện ái tình lăng nhăng. Khi thì ông là thần tượng của công chúng, khi thì bị xã hội Mỹ xua đuổi phải trở về Âu châu lánh cư. Cuốn phim "Thời đại tân kỳ" là một trong những cuốn phim thành công nhất của Chaplin, nó diễn tả được tâm tư của ông trong bối cảnh xã hội Mỹ thời những năm 1920-30: kinh tế suy sụp, thất nghiệp, nghèo đói, trong các hãng xưởng máy móc ngày càng nhiều, chiếm lĩnh cơ hội làm việc của thợ thuyền hay làm cho họ biến thành thứ cấp.
Click the image to open in full size.
"Thời đại tân kỳ" cũng là cuốn phim cuối với vai trò anh chàng lang thang của Chaplin, một thanh niên dễ thương nhưng vụng về, xui xẻo, cứ hết tai này thì đến họa khác. Xiết ốc quần quật cả buổi đến nhập tâm, lại bị đem ra thí nghiệm với cái máy đút ăn, anh công nhân đáng thương cuối cùng cũng phát khùng. Vừa ra khỏi nhà thương điên, thấy chiếc xe tải chạy ngang văng mất chiếc khăn đỏ để cột làm dấu hiệu cho đồ chuyên chở cồng kềnh, anh ta lượm lên chạy theo thì bị cảnh sát ập đến bắt vì tình nghi là tay hoạt động cộng sản!


Nhưng cạnh đó "Thời đại tân kỳ" còn kể lại chuyện tình giữa anh chàng lang thang Chaplin và một cô bé vất vưởng không nhà Paulette Goddard. Cùng cảnh túng quẩn như nhau, hai người yêu nhau, chia sẻ với nhau từng bữa đói no, kéo nhau đứng dậy sau những lần té ngã, hay giúp nhau trốn chạy khỏi sự truy lùng của cảnh sát. Tuy vậy họ hoàn toàn không đóng vai trò nạn nhân của xã hội mà ngược lại là biểu tượng cho những tâm hồn tự do cuối cùng khi mà máy móc bắt đầu chế ngự cuộc sống con người. Và anh chàng lang thang cô độc cuối cùng đã có bạn đồng hành, trong cảnh cuối của phim họ nắm tay nhau cùng đi ra khỏi "Thời đại tân kỳ"...


Ngoài đời Paulette Goddard cũng trở thành người yêu của Charlie Chaplin và sau khi công chiếu "Thời đại tân kỳ" trở thành người vợ thứ ba của ông. Cuộc hôn nhân này tuy khá hạnh phúc nhưng không bền lâu, chỉ vài năm sau hai người đã ly dị, song vẫn còn là bạn thân rất lâu. (Paulette Goddard còn đóng nhiều phim nổi tiếng khác và về sau trở thành vợ của Erich Maria Remarque, nhà văn Đức viết tác phẩm "Im Westen nichts Neues" - "Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh".)

Charlie Chaplin (hay còn được biết đến dưới tên Charlot, sau này còn được phong Sir Charles Chaplin) tên thật là Charles Spencer Chaplin, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1889 tại London, Anh quốc. Cha mẹ ông, Charles và Hannah Chaplin, là ca sĩ nhạc thính phòng ở Music Hall nhưng không mấy nổi tiếng và đã thôi nhau vài năm sau sinh ra ông. Charlie Chaplin lớn lên cùng người anh cùng mẹ khác cha là Sydney J. Hill (sau cũng đổi họ thành Chaplin). Ở với mẹ hai anh em Chaplin đã nếm qua cảnh túng quẩn rất sớm, năm 5 tuổi Charlie đã có lần phải lên hát thế mẹ vì bà lâm bệnh. Năm 9 tuổi cậu bé Charlie đã nhập nhóm "The Eight Lancashire Lads" lên sân khấu London rồi từ đó cùng đi theo các đoàn hát lưu diễn khắp nơi. Sidney vì muốn đùm bọc em nên cũng đi theo con đường kịch nghệ và gia nhập đoàn hát Fred Karno, là một trong những đoàn kịch thành công nhất Anh quốc thời đó. Vài năm sau Sidney đã trở thành nghệ sĩ chính của đoàn và tìm cách đưa em mình vào cùng cộng tác. Mùa thu 1912, trong đợt lưu diễn tại Mỹ (đi cùng còn có Stan Laurel sau này cũng rất nổi tiếng về phim giễu), Charlie Chaplin được hãng phim Keystone mời ở lại cộng tác và chỉ một thời gian ngắn sau đã thành danh và được các hãng phim khác đua nhau mời cộng tác. Năm 1915 Charlie đổi sang hãng Essanay và giới thiệu Sidney ở lại cộng tác với Keystone. Chỉ từ khoảng 1913 đến 1916 Chaplin đã đóng gần 50 phim và dần đần nổi tiếng khắp thế giới, nhất là với hình ảnh kẻ lang thang bất tử của ông xuất hiện đầu tiên trong phim "The Tramp". Từ đó Chaplin được phép tự dàn dựng và thủ diễn các cuốn phim mới. Ông là diễn viên đầu tiên trong lịch sử điện ảnh được trả tiền đến cả triệu đô la (năm 1917!). Năm 1919 ông cùng Mary Pickford và hai đồng nghiệp khác đứng ra lập hãng phim United Artists để tạo điều kiện cho nghệ sĩ có thể tự đứng ra thực hiện phim mà không phải chịu ảnh hưởng của các hãng phim tên tuổi. Đây là cũng là một đóng góp không nhỏ của Chaplin cho sự phát triển của kỹ nghệ điện ảnh Mỹ.

Phim của Chaplin rất đơn giản, thường chỉ xoay quanh cuộc sống của những con người bình thường, nhỏ bé, nhưng cả những lúc khốn khổ hay sa cơ thất thế vẫn giữ con tim đôn hậu, nồng ấm. "The Kid" (Gà trống nuôi con) đề cao tình người trong chốn cùng khó, anh chàng lang thang tảo tần nuôi nấng cho đứa bé bị người khác bỏ rơi để rồi sau đó bị quyền lực của đồng tiền giành lại. Trong "City Lights" (Ánh sáng thị thành) Chaplin kể lại tấm lòng chân thật của anh chàng lang thang với cô gái mù bán hoa, mối tình nghèo nhưng vẫn đẹp hơn những bao nhiêu chuyện tình hào nhoáng khác của Hollywood (năm 1998 "Ánh sáng thị thành" được American Film Institute tuyển chọn vào số 100 phim Mỹ hay nhất cổ kim). Tuy Chaplin lấy chủ đề xã hội, nhưng phim của ông lúc nào cũng bừng lên niềm yêu đời lạc quan, anh chàng lang thang dù có vấp ngã bao nhiêu thì cũng vẫn đứng dậy, phủi chiếc nón quả dưa và lạch bạch bước đi cho đến lần cuối trong "Thời đại tân kỳ".

"Thời đại tân kỳ" đánh dấu bước ngoặc trong sự nghiệp phim ảnh của Chaplin vì sau phim này ông chuyển qua làm phim có lời. Năm 1939 Chaplin thực hiện cuốn phim "The Great Dictator", trong đó ông vạch rõ và chế nhạo tham vọng điên rồ của Adolf Hitler (người sinh gần như cùng ngày với Chaplin và mang bộ râu mép giống hệt chàng Charlie lang thang trong phim). Cũng vì cuốn phim này mà Chaplin bắt đầu gặp khó khăn với chính quyền và xã hội Mỹ, lúc bấy giờ vốn vẫn thân thiện với Hitler và muốn kiểm duyệt không cho trình chiếu phim này. Các hãng xưởng lớn của Mỹ lúc đó vẫn sản xuất và cung cấp cho Đức Quốc Xã - đứng đầu là General Motors - ngay cả khi phần lớn Âu châu đã bị xâm chiếm. Những kỹ nghệ gia hàng đầu như Henry Ford hay những nhân vật tên tuổi của Hollywood như Walt Disney đều công khai tán thưởng chính sách bài Do Thái của Hitler, ủng hộ ra mặt Đức Quốc Xã và - ngược lại với Chaplin - vận động hết sức để ngăn cản chính phủ Mỹ tham chiến. Tuy "The Great Dictator" được quần chúng Mỹ nồng nhiệt đón nhận và đạt được số thu lớn nhất trong các phim của Chaplin, nhưng phải đợi đến vụ Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) Hoa Kỳ mới thật sự quyết tâm nhảy vào vòng chiến.


Lời sau cùng của anh thợ cạo Do thái (bị nhận lầm là tên độc tài Adenoid Hynkel) trong phim "The Great Dictator" (Chaplin, 1940)[...] Chúng ta đều muốn giúp đỡ lẫn nhau, bản chất con người vốn là như vậy. Chúng ta đều muốn sống bên hạnh phúc của mỗi người chứ không trên sự đau khổ của kẻ khác. Thế giới này có đủ chỗ cho mọi người và trái đất này thừa sức nuôi sống mọi người.

Cuộc sống có thể tự do và đẹp đẽ biết bao.

Nhưng chúng ta đã đi lạc đường. Sự tham lam đã đầu độc đầu óc con người, đã đem thù hận rào cản thế giới, đã đẩy chúng ta vào nghèo khó và giết chóc với từng gót giầy rầm rập của binh lính. Chúng ta tạo ra phương tiện di chuyển ngày càng nhanh nhưng trong tâm khảm lại đứng yên một chỗ. Chúng ta có máy móc để sản xuất thừa mứa nhưng vẫn chưa thấy thỏa mãn. Chúng ta hiểu biết nhiều nhưng vẫn cay độc, chúng ta khôn khéo nhiều cũng chỉ để đè ép nhau. Chúng ta nghĩ nhiều nhưng cảm quá ít. Máy móc để làm gì trong khi chúng ta cần tình người nhiều hơn. Khôn khéo để làm gì trong lúc chúng ta cần cảm thông nhiều hơn. Nếu không cuộc sống này sẽ đầy bạo lực và rồi mọi thứ sẽ bị hủy diệt. [...]


Thực ra Chaplin đã trở thành cái gai trong mắt chính quyền Mỹ từ lâu vì các phim trước của ông ("Thời đại tân kỳ" cũng trong số đó) đã châm biếm hệ thống xã hội Mỹ rất nhiều. Từ năm 1947 Chaplin liên tục bị HUAC (House of Un-American Activities Committee) thẩm vấn và chính J. Edgar Hoover, người đứng đầu FBI, tìm mọi cách rút quyền cư trú ở Mỹ của ông. Trong khi đó Chaplin chưa bao giờ hoạt động chính trị hay tham gia bất cứ đảng phái hay tổ chức nào. Chỉ vì từng trải qua tuổi thơ nghèo khổ - cả khi nổi tiếng và trở thành triệu phú ông vẫn giữ cách sống rất đơn giản - nên bối cảnh và nhân vật trong phim ảnh của ông thường in đậm các vấn đề xã hội. Thêm vào đó Chaplin, với tâm hồn nghệ sĩ yêu chuộng tự do, không hề đặt nặng tinh thần quốc gia như số đông người Mỹ, cho nên dù đã sống và làm việc nhiều thập niên ở đất nước này ông vẫn không xin nhập tịch. Năm 1952, thừa dịp ông sang Anh quốc, Hoover không cho ông vào Mỹ trở lại vì lý do "hoạt động chống lại Hoa Kỳ", mặc dù hoàn toàn không có chứng cớ gì để buộc tội Chaplin. Buồn chán vô hạn, Chaplin và gia đình quyết định ở lại Âu châu, và từ đó định cư tại Thụy sĩ (vợ ông sau đó đã chính thức từ bỏ quốc tịch Mỹ để phản đối).

Nhưng không như FBI mong đợi, hình ảnh của Charlie Chaplin vẫn không giảm sút chút nào trong lòng quần chúng Mỹ. Năm 1963 đại hội phim của Chaplin tổ chức ở New York thành công rực rỡ. Nhưng mãi đến năm 1972 ông mới quay về Mỹ để nhận giải Oscar danh dự "về những thành quả vô kể gầy dựng điện ảnh thành môn nghệ thuật hàng đầu của thế kỷ hai mươi", với sự hoan nghênh lớn nhất và nồng nhiệt nhất trong lịch sử điện ảnh và các giải thưởng Oscar. Tuy vậy cũng vẫn còn một số người vẫn chống đối ra mặt như thống đốc California lúc đó là Ronald Reagan (còn tổng thống đương thời Richard Nixon là người khi xưa đứng đầu HUAC và chính tay làm khó dễ Chaplin rất nhiều thì đang bận rộn với vụ Watergate nên không thấy lên tiếng).

Báo chí và dư luận Mỹ một phần đề cao những thành công về điện ảnh của Chaplin, nhưng cũng thường phanh phui chuyện đời tư khá sóng gió của ông. Thời đó xã hội Mỹ còn khá khắc khe với vấn đề đạo đức chứ không như bây giờ, nhất là đối với những người công chúng biết đến. Năm 1915 khi vừa bắt đầu nổi tiếng Chaplin đã bị đồn đại là có quan hệ vụng trộm với cô đào Edna Purviance đóng chung. Rồi 1918 anh thanh niên 28 tuổi Chaplin cưới cô Mildred Harris, khi ấy mới 16 tuổi! Nhưng chỉ 2 năm sau thì họ đã chia tay. Sau khi quay cuốn phim "Gold rush" năm 1924, Chaplin phải cưới cô Lita Grey cùng đóng trong phim này, khi đó cũng mới 16 tuổi, vì cô đã mang thai với ông! Nhưng cũng chỉ đến 1927 thì hôn nhân này cũng tan rã, và dịp này báo chí bươi móc các chuyện riêng tư thầm kín của Chaplin làm dư luận lên án ông gắt gao. Do đó mà khi quen và cưới Paulette Goddard năm 1936, hai người giữ bí mật cho đến khi chia tay nhau năm 1942. Cuộc hôn nhân thứ tư với Oona O'Neill mới thực sự đem lại hạnh phúc lâu dài, hai người có với nhau 8 người con. Con gái đầu lòng của họ chính là Geraldine Chaplin, sau cũng trở thành diễn viên điện ảnh nổi tiếng.

Chaplin giao lưu với rất nhiều văn nghệ sĩ đương thời khắp thế giới và trong số này có nhiều người trở thành bạn thân của ông như Pablo Picasso, Louis Aragon, H.G. Wells. Ngoài ra, trong số thân hữu lâu năm của Chaplin còn phải kể đến Albert Einstein và Sir Winston Churchill, là những người đã ảnh hưởng không ít đến quan điểm chống phát xít của Chaplin. Tuy vậy, danh tiếng của Chaplin cũng làm cho không ít người ghen ghét và hãm hại. Trong số này có cả Walt Disney - dù từ thuở nhỏ đã rất hâm mộ Chaplin và về sau được Chaplin ủng hộ rất nhiều trong sự nghiệp điện ảnh - là một trong những đồng nghiệp Hollywood cộng tác với FBI để vu cáo cho Chaplin (như hồ sơ FBI sau này công bố).
Click the image to open in full size.
Ngoài tài năng diễn xuất, Chaplin còn chơi thông thạo nhiều nhạc cụ như vĩ cầm và cello. Nhà ông ở California còn có một đại phong cầm mà ông thường đàn khi bạn bè đến thăm. Ngoài ra ông còn sáng tác nhạc, nhất là nhạc phim của chính ông, nổi tiếng nhất là bài "Eternally" trong cuốn phim cuối cùng ông thực hiện tại Mỹ là "Limelight" (Ánh đèn màu). Ông còn viết sách (hai cuốn ghi lại những chuyến đi lưu diễn thế giới, viết trước thế chiến thứ hai, và một hồi ký năm 1964) và xuất bản một tập hình lưu niệm đời làm phim.

Charlie Chaplin mất ngày Giáng Sinh 1977 tại Corsier-Sur-Vevey, Thụy Sĩ, nơi ông cư ngụ cùng gia đình từ ngày rời Mỹ. Theo dự tính, viện bảo tàng Charlie Chaplin sẽ mở cửa tại đây vào cuối năm 2006.

.Năm 1989 nhiều nơi trên thế giới kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chaplin. Ở London, công nương Diana tổ chức dạ hội vinh danh người nghệ sĩ kỳ tài này. Ở Pháp, bộ trưởng văn hóa Jack Lang tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về Charlie Chaplin. Ở Nga, Raisa Gorbachyova đặc biệt tham dự buổi trình chiếu cuốn phim "The Great Dictator" trong Đại hội phim Moskva (có lẽ đây là lần đầu tiên công chúng ở Nga được coi phim này). Duy chỉ có thủ đô bên bờ Potomac là im hơi lặng tiếng...

Mặc dù vậy, Charlie Chaplin vẫn là diễn viên điện ảnh đầu tiên được đăng trang bìa tuần báo Time (1925) và sau này được báo này bình chọn là một trong 100 danh nhân của thế kỷ 20. Năm 1931 Chaplin được phong Chevalier de la Légion d'honneur của Pháp (1971 thăng lên Grand officier), năm 1975 được Nữ hoàng Anh tấn phong Knight Commander of the British Empire. Chaplin còn được tặng học vị tiến sĩ danh dự của đại học Oxford và đại học Durham năm 1962. Nhưng chắc điều ông hài lòng nhất vẫn là được vĩnh viễn nhớ tới trong vai trò bất tử của một chàng lang thang ngờ nghệch giữa "thời đại tân kỳ".

Charlie Chaplin : The speech of the Great Dictator

The speech of the Great Dictator



Charlie Chaplin's first talkie, The Great Dictator (1940), is loved and loathed in equal measures, but is an outstanding film in many respects. Although some would say Chaplin, after staying silent for so long, now talked too much, you can't argue that he used sound to great effect and made the transition rather better than many of his contempories.

The film includes many classic scenes of comedy - especially the interplay between Hynkel and Napaloni - but it also has serious undertones. You must remember that this film was made when Adolf Hitler was in power and World War II raged across Europe. It was a brave film to make at the time, though upon learning later of the horror of the concentration camps, Chaplin confessed that he wouldn't have made the film with this knowledge (the same thing Hergé said about his Quick and Flupke/Hitler cartoons).

The speech that ends the film is quite famous and even controversial - for some it is overly sentimental, for others it is a real message of peace from a man that the whole world would listen to. Chaplin was asked to repeat the speech on national radio. It may seem a bit dated now in it's style, but it's still sadly apt for the world today.

The plot before hand concerns an innocent Jewish barber (Chaplin) who ends up being mistaken for the Ptomanian dictator Adenoid Hynkel (also Chaplin). He soon finds himself dressed in the fuhrer's outfit, on a platform facing 'his' army, and expected to make a rousing speech to spur on the evil genocide and invasions.

Text of the speech

"I'm sorry, but I don't want to be an emperor. That's not my business. I don't want to rule or conquer anyone. I should like to help everyone if possible - Jew, Gentile - black man - white.

We all want to help one another. Human beings are like that. We want to live by each other's happiness - not by each other's misery. We don't want to hate and despise one another. In this world there's room for everyone and the good earth is rich and can provide for everyone.

The way of life can be free and beautiful, but we have lost the way. Greed has poisoned men's souls - has barricaded the world with hate - has goose-stepped us into misery and bloodshed. We have developed speed, but we have shut ourselves in. Machinery that gives abundance has left us in want. Our knowledge has made us cynical; our cleverness, hard and unkind. We think too much and feel too little. More than machinery we need humanity. More than cleverness, we need kindness and gentleness. Without these qualities, life will be violent and all will be lost.

The aeroplane and the radio have brought us closer together. The very nature of these inventions cries out for the goodness in man - cries for universal brotherhood - for the unity of us all. Even now my voice is reaching millions throughout the world - millions of despairing men, women, and little children - victims of a system that makes men torture and imprison innocent people. To those who can hear me, I say: 'Do not despair.' The misery that is now upon us is but the passing of greed - the bitterness of men who fear the way of human progress. The hate of men will pass, and dictators die, and the power they took from the people will return to the people. And so long as men die, liberty will never perish.

Soldiers! Don't give yourselves to brutes - men who despise you and enslave you - who regiment your lives - tell you what to do - what to think and what to feel! Who drill you - diet you - treat you like cattle, use you as cannon fodder. Don't give yourselves to these unnatural men - machine men with machine minds and machine hearts! You are not machines! You are not cattle! You are men! You have the love of humanity in your hearts. You don't hate, only the unloved hate - the unloved and the unnatural!

Soldiers! Don't fight for slavery! Fight for liberty! In the seventeenth chapter of St Luke, it is written the kingdom of God is within man not one man nor a group of men, but in all men! In you! You, the people, have the power - the power to create machines. The power to create happiness! You, the people, have the power to make this life free and beautiful - to make this life a wonderful adventure. Then in the name of democracy - let us use that power - let us all unite. Let us fight for a new world - a decent world that will give men a chance to work - that will give youth a future and old age a security.

By the promise of these things, brutes have risen to power. But they lie! They do not fulfil that promise. They never will! Dictators free themselves but they enslave the people. Now let us fight to fulfil that promise! Let us fight to free the world - to do away with national barriers - to do away with greed, with hate and intolerance. Let us fight for a world of reason - a world where science and progress will lead to all men's happiness. Soldiers, in the name of democracy, let us unite!

Hannah, can you hear me? Wherever you are, look up Hannah. The clouds are lifting! The sun is breaking through! We are coming out of the darkness into the light. We are coming into a new world - a kindlier world, where men will rise above their hate, their greed and their brutality. Look up, Hannah! The soul of man has been given wings and at last he is beginning to fly. He is flying into the rainbow - into the light of hope, into the future, the glorious future that belongs to you, to me, and to all of us. Look up, Hannah... look up!"

Sources: 'My Autobiography' by Charles Chaplin and 'The Great Dictator' on Fox video

I have copied this text some days after 11-09-01 from http://www.geocities.com/Hollywood/Screen/7157/chaplin/articles/dictator.html#Anchor-Text-55860 because I think its an important contributioin to a peacful culture and a world of mutual respect. the site has vanished a few days later...

5/4/10

Three by Trịnh Công Sơn

Three by Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn
♦ Chuyển ngữ: Tôn Thất Quỳnh Du





Passage of Time



Hugging the heart of night
watching the moon rise
missing those foot-loose days.
Oh how fleeting
youth turns into old age
destiny arrives one day
as life passes by.

No-one is left
the return journey so long
nights spent without you.
Glasses of burning wine,
I drink all my life.
The good news, I send back
to expectant humanity.

Come back and sit out the days
watching bright sunlight
watching the passing rain.
Does anyone ever return
after leaving this life
to the end of the horizon
as floating clouds.

Well, go then.
What is there to life’s journey
bar the few seasons of youth.
But sometimes from the garden of the night
your footsteps return, soft and light
like the soul of those years long ago.

(Translated by Tôn thất Quỳnh Du – October 2007)






Phôi Pha



Ôm lòng đêm
nhìn vầng trăng mới về
nhớ chân giang hồ
ôi phù du
từng tuổi xuân đã già
một ngày kia đến bờ
đời người như gió qua…

Không còn ai
đường về ôi quá dài
những đêm xa người
chén rượu cay
một đời tôi uống hoài
trả lại từng tin vui
cho nhân gian chờ đợi…

Về ngồi trong những ngày
nhìn từng hôm nắng ngời
nhìn từng khi mưa bay
có những ai xa đời quay về lại
về lại nơi cuối trời
làm mây trôi…

Thôi về đi
đường trần đâu có gì
tóc xanh mấy mùa
có nhiều khi
từ vườn khuya bước về
bàn chân ai rất nhẹ
tựa hồn những năm xưa…

Trịnh Công Sơn (1960)





The remaining eye llustration by Buu Chi
Bửu Chỉ, Con Mắt Còn Lại




The remaining eye

(Translated from “Con Mắt Còn Lại,” Trịnh Công Sơn, 1992)



With two eyes left, I cry for those with one
Left with two eyes, with one I cry for humanity
The remaining eye looks at my life
Sees me rise high, sees me fall low
The remaining eye looks at the fading love
Once in my hands but has slipped away
The remaining eye, whose eye is it?
The remaining eye looks at me with a heavy sigh

With two eyes left, I cry for those with one
Left with two eyes, with one I cry for humanity
The remaining eye sees two in one
Sees you in loving tenderness, sees you a savage beast
The remaining eye doubts my love for you
This love is crazy, this yearning a madness
The remaining eye watches white clouds drift away
The remaining eye looks at me, compassion mixed with pity

With two eyes left, I cry for those with one
Left with two eyes, with one I cry for humanity
The remaining eye looks at lightness of life
Sees you as fleeting, like dappled sunlight
The remaining eye, soft and gentle-hearted,
Watches you leave, empty and distant in your heart
The remaining eye sees the darkest of nights
The remaining eye sees long nights of passion







Con mắt còn lại

(Trịnh Công Sơn, 1992)



Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi
Nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp
Con mắt còn lại nhìn cuộc tình phai
Tình trong hai tay một hôm biến mất
Con mắt còn lại là con mắt ai
Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài

Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn một thành hai
Nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ
Con mắt còn lại ngờ vực tình tôi
Cuồng điên yêu thương cuồng điên nỗi nhớ
Con mắt còn lại nhìn mây trắng bay
Con mắt còn lại nhìn tôi bùi ngùi

Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người
Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm
Nhìn em ra đi lòng em xa vắng
Con mắt còn lại là đêm tối tăm
Con mắt còn lại là đêm nồng nàn.

*Chú thích:
Bài viết theo ý thơ Bùi Giáng: “Còn hai con mắt, khóc người một con…”






Cast into the Wind



To live one’s life
one needs a heart
to what end, do you know, my love?
to cast into the wind
to cast into the wind

the wind blows and clouds ride over the river
as day rises or evening falls in its vastness
the heart drifts away as time passes
a shadow propagating words of lies

when evening falls
one needs laughter
to contemplate with the falling leaves
floating away in flowing water
floating away in flowing water

let’s view life from a different side
and look through this love affair
let’s contemplate in wordless silence
to feel the crushing pain of the heart
to feel the crushing pain in the heart

in the heart, an injured bird lies still
forever sleeping with its deep deep wound
one morning, it flies away on an unending trip
and its calls melt into the rising wind

let’s love the days to come
though so tired of our human lot
let’s enjoy life as it remains
though someone is absent
though someone is absent

(1971)






Để gió cuốn đi



Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi

Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mong
Ôi trái tim đang bay theo thời gian
Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian

Những khi chiều tới
Cần có một tiếng cười
Để ngậm ngùi theo lá bay
Rồi nước cuốn trôi
Rồi nước cuốn trôi

Hãy nghiêng đời xuống
Nhìn suốt một mối tình
Chỉ lặng nhìn không nói năng
Để buốt trái tim
Để buốt trái tim

Trong trái tim con chim đau nằm yên
Ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu
Một sớm mai chim bay đi triền miên
Và tiếng hót tan trong trời gió lên

Hãy yêu ngày tới
Dù quá mệt kiếp người
Còn cuộc đời ta cứ vui
Dù vắng bóng ai
Dù vắng bóng ai.

(1971)

3/4/10

Chaplin, Charlie : Bài diễn văn của ông thợ cạo ....

Chaplin, Charlie Bài diễn văn của ông thợ cạo trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ


Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn


Lời người dịch:

The Great Dictator (Nhà độc tài vĩ đại) là một cuốn phim khôi hài của Charlie Chaplin. Được trình chiếu lần đầu vào tháng 9 năm 1940 tại New York, rồi xuất hiện tại nhiều rạp cinema trên khắp nước Mỹ vào tháng 10, và đến với công chúng của nước Anh vào tháng 11 năm ấy. Sau đó, cuốn phim được trình chiếu ở Pháp vào tháng 4 năm 1945, ngay trước khi Thế Chiến II kết thúc.

Đây là cuốn phim “nói” đầu tiên của Charlie Chaplin và được xem là tác phẩm điện ảnh thành công nhất của ông. Trong phim có rất nhiều đoạn tuyệt vời, nhưng đoạn gây xúc động và để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi là đoạn ông thợ cạo (do chính Chaplin đóng) bị nhận diện nhầm là nhà độc tài vĩ đại (cũng do chính Chaplin đóng), và bị mời lên khán đài để đọc một bài diễn văn được truyền thanh khắp thế giới. Trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ, ông thợ cạo bắt đầu bài diễn văn của ông với vẻ do dự, nhưng càng diễn đạt tư tưởng của mình thì ông càng trở nên lưu loát hơn, và giọng nói của ông càng lúc càng mạnh mẽ, quyết liệt, đầy xúc cảm và sức thuyết phục.

Đây là một bài diễn văn tuyệt vời được trình diễn một cách tuyệt vời bởi thiên tài Charlie Chaplin. Ở thế kỷ 21, chúng ta có thể cho rằng một số ý tưởng trong bài diễn văn này không còn mới mẻ. Tuy nhiên, là một người Việt Nam trong thời điểm này, tôi cảm thấy xúc động sâu xa mỗi lần nghe lại những đoạn cuối cùng trong bài diễn văn của ông thợ cạo.

Tôi xin gửi đến các bạn bản dịch Việt ngữ của bài diễn văn, và mời các bạn cùng xem lại đoạn phim này trên Youtube (HNT )







BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG THỢ CẠO

TRONG VỊ THẾ MỘT NHÀ ĐỘC TÀI VĨ ĐẠI BẤT ĐẮC DĨ



Tôi xin lỗi. Tôi không muốn làm một đại đế. Đó không phải là công việc của tôi. Tôi không muốn thống trị hay chinh phạt ai cả. Trong khả năng của mình, tôi muốn giúp đỡ mọi người — Do-thái, không Do-thái, da đen, da trắng.

Tất cả chúng ta đều muốn giúp đỡ nhau. Con người là như thế. Chúng ta muốn sống vì niềm vui của nhau — không phải vì nỗi khốn khổ của nhau. Chúng ta không muốn thù ghét và khinh bỉ nhau. Thế giới này có đủ chỗ cho mọi người và quả đất tốt lành này thì giàu có và có thể nuôi sống mọi người.

Con đường của sự sống có thể là tự do và đẹp đẽ, nhưng chúng ta đã đánh mất con đường ấy. Sự tham lam đã đánh độc tâm hồn con người, đã vây hãm thế giới trong sự oán thù, đã xua chúng ta dấn bước vào sự lầm than và đổ máu. Chúng ta đã phát triển tốc độ, nhưng chúng ta đã giam hãm chính mình. Máy móc đáng lẽ mang đến cho chúng ta sự dư dật, thì lại khiến chúng ta đói rách. Sự hiểu biết của chúng ta đã làm chúng ta trở nên chua cay; sự khôn khéo của chúng ta đã làm chúng ta trở nên khắc nghiệt. Chúng ta suy nghĩ quá nhiều và cảm nhận quá ít. Hơn cả máy móc, chúng ta cần tình người. Hơn cả sự khôn khéo, chúng ta cần sự tử tế và sự dịu dàng. Không có những phẩm tính này, cuộc sống sẽ trở nên cuồng bạo và chúng ta sẽ đánh mất tất cả.

Máy bay và máy truyền thanh đã mang chúng ta đến gần nhau hơn. Bản chất của những phát minh này đòi hỏi thiện tâm của con người, đòi hỏi tình anh em trong nhân loại, đòi hỏi sự hợp quần của tất cả chúng ta. Ngay trong giây phút này tiếng nói của tôi đang đến với hàng triệu người trên khắp thế giới — hàng triệu người đàn ông, đàn bà, và trẻ con đang tuyệt vọng — những nạn nhân của một hệ thống — cái hệ thống đã sai khiến những kẻ hành hạ và giam cầm những người vô tội. Đối với những ai có thể nghe tôi, tôi nói: “Đừng tuyệt vọng.” Sự khốn khổ hôm nay đang đè nặng trên chúng ta chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi của sự tham lam, chỉ là sự cay đắng của những kẻ sợ hãi trước sự tiến bộ của nhân loại. Lòng thù hận của con người sẽ trôi qua, và những tên độc tài sẽ chết, và cái sức mạnh mà họ chiếm đoạt từ con người sẽ trở lại với con người. Và đến khi con người còn phải chết đi, thì khi ấy tự do vẫn không hề tàn lụi.

Các chiến sĩ! Đừng nạp mình cho những con thú — những kẻ khinh bỉ các bạn và bắt các bạn làm nô lệ, những kẻ đặt cuộc sống của các bạn vào hệ thống, điều khiển hành động của các bạn, ý nghĩ của các bạn và cảm xúc của các bạn! Những kẻ trui rèn các bạn, kiểm soát khẩu phần của các bạn, xem các bạn như trâu bò, dùng các bạn như những con cờ thí. Đừng nạp mình cho những kẻ quái đản ấy, những con người máy móc với những đầu óc máy móc và những trái tim máy móc! Các bạn không phải là máy móc! Các bạn không phải là trâu bò! Các bạn là những con người! Các bạn có tình yêu nhân loại trong tim. Các bạn không thù hận. Chỉ những kẻ không được yêu thương thì mới thù hận. Đó là những kẻ không có tình thương và những kẻ quái đản!

Hỡi các chiến sĩ! Đừng chiến đấu cho sự nô lệ! Hãy chiến đấu cho sự tự do! Chương thứ 17 của sách thánh Luca có viết rằng vương quốc của Thượng Đế thì ở trong con người, không chỉ trong một người hay một nhóm người, mà trong mọi con người! Trong các bạn! Các bạn, là nhân dân, các bạn có sức mạnh — cái sức mạnh để sáng tạo ra máy móc. Cái sức mạnh để sáng tạo ra hạnh phúc! Các bạn, là nhân dân, các bạn có sức mạnh để làm cho cuộc sống này tự do và đẹp đẽ, để làm cho cuộc sống này trở thành một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Thế thì, nhân danh dân chủ, chúng ta hãy sử dụng sức mạnh đó. Tất cả chúng ta hãy đoàn kết lại. Chúng ta hãy chiến đấu cho một thế giới mới, một thế giới tốt lành nơi đó con người sẽ có một cơ hội để làm việc, tuổi trẻ sẽ có một tương lai và tuổi già sẽ được an dưỡng.

Bằng lời hứa hẹn về những điều này, những con thú đã nổi lên nắm lấy quyền lực. Nhưng chúng chỉ nói láo! Chúng không giữ lời hứa. Chúng sẽ không bao giờ giữ lời hứa! Những tên độc tài giành lấy tự do cho chính họ nhưng lại bắt nhân dân làm nô lệ. Giờ đây chúng ta hãy chiến đấu để thực hiện lời hứa đó! Chúng ta hãy chiến đấu để làm cho thế giới được tự do, để xoá bỏ những biên cương quốc gia, để xoá bỏ lòng tham lam, hận thù và bất dung. Chúng ta hãy chiến đấu cho một thế giới hữu lý, một thế giới trong đó khoa học và sự tiến bộ sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi con người.

Hỡi các chiến sĩ! Nhân danh dân chủ, hãy đoàn kết lại !



----------------------------------------------------------------------------

Phụ  lục : Bản tiếng Anh   (  compiled by Tran Ho Dung )

The Great Dictator's Speech

I’m sorry, but I don’t want to be an emperor. That’s not my business. I don’t want to rule or conquer anyone. I should like to help everyone - if possible - Jew, Gentile - black man - white. We all want to help one another. Human beings are like that. We want to live by each other’s happiness - not by each other’s misery. We don’t want to hate and despise one another. In this world there is room for everyone. And the good earth is rich and can provide for everyone. The way of life can be free and beautiful, but we have lost the way.

Greed has poisoned men’s souls, has barricaded the world with hate, has goose-stepped us into misery and bloodshed. We have developed speed, but we have shut ourselves in. Machinery that gives abundance has left us in want. Our knowledge has made us cynical. Our cleverness, hard and unkind. We think too much and feel too little. More than machinery we need humanity. More than cleverness we need kindness and gentleness. Without these qualities, life will be violent and all will be lost....

 The aeroplane and the radio have brought us closer together. The very nature of these inventions cries out for the goodness in men - cries out for universal brotherhood - for the unity of us all. Even now my voice is reaching millions throughout the world - millions of despairing men, women, and little children - victims of a system that makes men torture and imprison innocent people.

To those who can hear me, I say - do not despair. The misery that is now upon us is but the passing of greed - the bitterness of men who fear the way of human progress. The hate of men will pass, and dictators die, and the power they took from the people will return to the people. And so long as men die, liberty will never perish. .....

Soldiers! don’t give yourselves to brutes - men who despise you - enslave you - who regiment your lives - tell you what to do - what to think and what to feel! Who drill you - diet you - treat you like cattle, use you as cannon fodder. Don’t give yourselves to these unnatural men - machine men with machine minds and machine hearts! You are not machines! You are not cattle! You are men! You have the love of humanity in your hearts! You don’t hate! Only the unloved hate - the unloved and the unnatural! Soldiers! Don’t fight for slavery! Fight for liberty!

In the 17th Chapter of St Luke it is written: “the Kingdom of God is within man” - not one man nor a group of men, but in all men! In you! You, the people have the power - the power to create machines. The power to create happiness! You, the people, have the power to make this life free and beautiful, to make this life a wonderful adventure.

Then - in the name of democracy - let us use that power - let us all unite. Let us fight for a new world - a decent world that will give men a chance to work - that will give youth a future and old age a security. By the promise of these things, brutes have risen to power. But they lie! They do not fulfil that promise. They never will!

Dictators free themselves but they enslave the people! Now let us fight to fulfil that promise! Let us fight to free the world - to do away with national barriers - to do away with greed, with hate and intolerance. Let us fight for a world of reason, a world where science and progress will lead to all men’s happiness. Soldiers! in the name of democracy, let us all unite!

( Source  :  http://charliechaplin.com  )


2/4/10

Cái mũi của Darwin...

Thứ bảy, ngày 03 tháng 04 năm 2010 | 08:22 (GMT+7)
Cái mũi của Darwin: Từ chuyện vặt bắt qua chuyện lớn

Tác giả: GS. Cao Huy Thuần

"Trong những sách viết về Darwin, tôi thích cái nhan đề này của David Quammen: "The Reluctant Mr Darwin", ông Darwin lưỡng lự. Không phải Darwin lưỡng lự về niềm tin khoa học của ông" - GS. Cao Huy Thuần.

Phần 1; Phần 2; Phần 3

Từ những chuyện vặt

Đọc những sách viết về Darwin và đọc Tự Truyện của ông, kẻ rất dốt về khoa học là tôi chỉ dám để ý đến những chuyện vặt. Chẳng hạn chuyện vặt về con người của ông. Chuyện vặt về dăm ba ý tưởng lộ ra bên lề những vấn đề khoa học lớn mà tôi không với tới.

Vô duyên hết sức, chuyện vợ con tình ái là chuyện trước tiên mà tôi tò mò muốn biết mỗi khi chiêm nghiệm về cuộc đời của bất cứ ai, không chỉ của danh nhân. Cho nên tôi muốn biết ông lấy vợ như thế nào. Đúng là nhà khoa học! Tôi chưa thấy ai viết gãy gọn trên giấy trắng mực đen những loay hoay tính toán chi ly trong đầu về cái gì là lợi, cái gì là hại, của việc lấy vợ.

Thói thường, tuy là đại sự, ai cũng phải đánh liều đưa chân nhắm mắt, không cả hai con thì cũng một. Ông thì không! Trên giấy trắng, ông tính toán, như người ta tính sổ ngân hàng, cột này là tiền vào, cột kia là tiền ra, đây là thu, đó là chi, này là được, nọ là mất, cột bên trái là lợi lộc nếu lấy vợ, cột bên phải là hư hao nếu không lấy. Hai trang giấy dày đặc. Trên trang đầu, nghiêm trang ngự trị một cái nhan đề: "Đây là vấn đề". That's the question! Y chang Hamlet: to be or not to be. Kết luận: To be! "Lấy vợ!" "Lấy vợ!" "Lấy vợ!" "Can đảm lên... Chẳng hề gì đâu... Hãy tin ở ngẫu nhiên... biết bao tên nô lệ đã sung sướng"!

Trang giấy hai cột đó, với những dòng chữ hào hùng kia, ông nguệch ngoạc vào năm 1837-1838. Ông lấy vợ ngày 29-1-1939. Vợ ông, Emma, năm đó 30 tuổi. Ở tuổi ấy, vào thế kỷ ấy, bà có cơ nguy khó tìm đôi lứa. Bởi vậy, mọi chuyện xảy đến đều nhanh. Ông bà biết nhau vì có quan hệ bà con rất gần. Quen thì quen vậy từ ba mươi năm, nhưng sôi sục thì chưa, cho nên bà không khỏi sửng sốt khi ông bất thần cầu hôn. Và khi bà nhận lời thì ông cũng giật mình.

Đọc chuyện vợ con ở đây, tò mò của tôi nhắm vào hướng khác. Tôi không thỏa mãn với giải thích của John Van Wyhe về im lặng của Darwin trong suốt 21 năm trước khi xuất bản tác phẩm "Nguồn cội...". Tuy Van Wyhe đã đưa ra những luận cứ rất thuyết phục, tôi vẫn nghĩ rằng, đối với một người đã đắn đo, cân nhắc chi ly ngay cả trong chuyện trăm năm, việc đắn đo cân nhắc trước khi công bố một tác phẩm động trời có thể hiểu được. Nhận định của tôi là chủ quan, riêng tư, tôi biết, nhưng quả thật tôi vẫn nghĩ rằng trong suốt 21 năm, biết đâu mỗi ngày Darwin đều có nguệch ngoạc một trang giấy hai cột như vậy trong đầu để kết luận là not to be, khoan công bố. Biết đâu những trang giấy vô hình đó đã làm ông đau hoài đau mãi, đau những trận đau kỳ lạ, bác sĩ cũng không biết bệnh gì.

Trong những sách viết về Darwin, tôi thích cái nhan đề này của David Quammen: "The Reluctant Mr Darwin", ông Darwin lưỡng lự. Không phải Darwin lưỡng lự về niềm tin khoa học của ông. Ông tin chắc ở lý thuyết của ông, không lay chuyển. Nhưng ông không mù quáng về niềm tin khoa học, không tín điều, không cho rằng khoa học có thể giải thích tất cả. Ông không tin nữa ở Thượng đế, nhưng ông không báng bổ Thượng đế, Thượng đế có lĩnh vực vinh quang riêng của Ngài, miễn là đại diện của Ngài đừng xía vào lĩnh vực khoa học.

Ai đọc Tự Truyện của ông đều nhặt ra được nhiều chi tiết cho phép tưởng tượng ra được một con người không hề cực đoan. Tôi cũng chỉ làm cái việc tưởng tượng ấy mà thôi. Tôi trích một chuyện vặt ông kể về thân phụ của ông, bác sĩ, nhưng lại rất sợ máu, sợ đến nỗi đã truyền cái sợ máu chảy ấy cho ông:

"Hồi trẻ, cha tôi có gia nhập hội Franc-Maçon. Một người bạn của cha tôi, cũng franc-maçon, giả vờ không biết cha tôi sợ máu, hỏi ông khi hai người cùng đi đến dự buổi lễ khai tâm: "Cậu đâu có ngán mất vài giọt máu phải không? " Hình như, trong buổi lễ gia nhập đoàn thể, người ta bịt mắt cha tôi và xắn tay áo của ông lên. Tôi không biết ngày nay một buổi lễ như vậy có còn diễn ra không, nhưng cha tôi nói về buổi lễ hôm ấy như một ví dụ tuyệt hảo về sức mạnh của tưởng tượng, bởi vì ông cảm thấy rõ ràng máu chảy dọc theo cánh tay của ông, và ông không tin ở mắt của ông sau đó khi ông không thấy dấu tích gì của một vết chích nào" (27).

Ai dám nói tâm lý không có ảnh hưởng gì trên vật chất? Tâm không có ảnh hưởng gì trên thân?

Một chuyện vặt khác nữa, cũng về thân phụ của ông. Ông viết về cha khá nhiều.

"Lúc cha tôi hãy còn rất trẻ, một hôm ông được gọi đến khám bệnh, cùng với một vị bác sĩ già của gia đình, tại một nhà quý phái, rất có tiếng. Vị bác sĩ già nói nhỏ với vợ người chủ nhà: bệnh ấy của chồng bà nặng lắm, chắc không qua khỏi. Cha tôi thì nghĩ trái lại và quả quyết là bệnh sẽ lành. Sau đó thì sự việc cho biết là cha tôi đã chẩn đoán sai và ông cũng công nhận là mình sai. Ông tin chắc là gia đình ấy sẽ không bao giờ mời ông khám bệnh nữa, vậy mà, vài tháng sau, bà góa phụ của người chủ nhà lại mời ông đến thay vì mời vị bác sĩ già của gia đình. Cha tôi ngạc nhiên đến độ phải đi hỏi người bạn của bà góa phụ tại sao ông lại được mời lần nữa. Bà góa phụ trả lời rằng bà không muốn thấy cái mặt của ông bác sĩ già đáng tởm kia nữa vì đã nói ngay từ đầu rằng chồng bà sẽ chết, còn bác sĩ Darwin thì quả quyết là sẽ chữa được" (28).

Thế thì con người có một bản tính tự nhiên chăng? Chưa hết. Cũng bản tính tự nhiên ấy nữa được kể tiếp:

"Trong một vụ khác, cha tôi quả quyết với một bà rằng chồng của bà sẽ chết thôi. Vài tháng sau, ông gặp lại bà ấy, đã thành quả phụ; bà nói với giọng chín chắn: "Ông đang còn rất trẻ, cho phép tôi khuyên ông: càng lâu chừng nào càng tốt chừng ấy, ông hãy luôn luôn ban hy vọng cho người săn sóc bệnh nhân. Ông đã làm tôi mất hy vọng, và từ đó đến nay, tôi mất hết sức lực" (29).

Con người có bản tính tự nhiên hay không là một vấn đề mà Darwin ngờ vực. Ông nói: lúc nhỏ, ông là một đứa bé giàu lòng thương người, nhưng đó là tính nết mà ông đã học được và đã bắt chước từ các bà chị của ông. Vậy mà, khi kể hai chuyện vặt nói trên về thân sinh của ông, ông kể như "đưa ra hình ảnh kỳ lạ của bản tính con người" (30). Con người đâu có phải chỉ là vật chất? Vật chất sao được, khi những chuyện ông kể về tâm lý buộc người đọc phải nghĩ về một Darwin khác, một Darwin biết suy nghĩ quân bình giữa sinh lý và tâm lý. Đây, chuyện vặt về tâm lý, cũng liên quan đến thân sinh của ông:

"Cha tôi thường kể cho tôi nghe những chuyện lặt vặt mà ông cho là có ích cho nghề y khoa của ông. Chẳng hạn, các bà hay khóc tức ta tức tưởi khi kể cho ông nghe bệnh của họ, khiến ông quá mất thì giờ. Ông để ý rằng, nếu ông bảo các bà ấy chận nước mắt lại, đừng khóc nữa, thì các bà càng khóc to hơn, cho nên lúc nào ông cũng khuyến khích các bà ấy khóc, nói rằng khóc cho nguôi đi. Kết quả là mười lần như chục, các bà ngưng khóc ngay" (31).

Chuyện vặt ấy, và nhiều chuyện vặt khác nữa về phụ nữ, khiến người đọc phải nghĩ: ô hay, không những con người có thể có bản tính, mà người phụ nữ cũng có bản tính đàn bà chăng?

Bắt qua chuyện lớn

Từ chuyện vặt bắt qua chuyện lớn, Darwin luôn luôn mực thước trong lý thuyết. Con người là tiến hóa từ loài khỉ chăng? Bao nhiêu nhà khoa học danh tiếng về thuyết tiến hóa đã loại con người ra khỏi tranh luận về thuyết ấy vì Kinh thánh đã dạy: Thượng đế đã tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài. Ngay cả Wallace, đồng tác giả với Darwin, cũng chủ trương bộ não của con người là ngoại lệ.

Ảnh hưởng của tôn giáo đè nặng trên tư tưởng phương Tây đến nỗi bao nhiêu nghiên cứu khoa học chỉ nhắm vào mỗi một việc là tìm cho ra một tiêu chuẩn chính xác để phân biệt về phẩm chất giữa người và giống khỉ chimpanzé và gorille. Nhưng cũng biết bao nhiêu nhà khoa học ngày nay chẳng nghi ngờ gì nữa về sự tiếp tục không ngừng giữa người và khỉ. Họ thấy chẳng làm hạ giá con người chút nào khi đặt con người vào lại Thiên Nhiên: ai dám bảo hình ảnh đó không hùng tráng bằng hình ảnh con của Thượng đế? Giữa cơn động đất về tư tưởng mà Darwin là nguyên nhân, ông đã nói gì thực sự? Rất thận trọng, ông viết một câu cực kỳ đơn giản trong lần xuất bản đầu tiên tác phẩm "Nguồn cội...": "Ánh sáng sẽ rọi vào nguồn gốc và lịch sử của con người". Trong những lần tái bản kế tiếp, ông chỉ thêm một chữ ở đầu câu: "Tất cả". Tất cả ánh sáng. Ánh sáng của ông chưa rọi đến!

Về nguồn gốc đầu tiên của con người, ông lý luận: lúc đầu, ông cũng tin có một Nguyên Nhân đầu tiên, do trí óc của con người nghĩ ra, nhưng càng nghiên cứu sinh vật, ông lại càng nghi ngờ khả năng đó của trí óc. Tại sao? Tại vì "trí óc của con người, mà tôi chắc chắn là đã phát triển từ một trí óc thô thiển không khác gì trí óc của một con vật thấp kém nhất, trí óc ấy có đáng cho ta tin cậy được chăng khi nó nghĩ ra một kết luận về ý nghĩa ghê gớm như vậy? Kết luận ấy phải chăng chỉ là kết quả của một liên hệ nhân quả mà ta cho là cần thiết, nhưng rất có thể tùy thuộc vào một kinh nghiệm được thừa kế? Phải chăng ta đã xem quá nhẹ khả năng của giáo dục, giáo dục ấy đã gieo vào đầu trẻ em lòng tin Thượng đế và có thể đã tạo ra một hậu quả phi thường có tính di truyền trên những bộ não hãy còn non nớt? Giải phóng những bộ não ấy ra khỏi lòng tin Thượng đế khó chẳng khác gì giải phóng con khỉ ra khỏi mối sợ hãi bản năng trước con rắn" (32).

Tuy vậy, tuy tin chắc chắn vậy, ông vẫn giữ một thái độ khoa học khiêm tốn và thú nhận: "Tôi không có ý rọi một tia sáng gì vào những vấn đề mờ mịt như thế. Bí mât về khởi thủy của vạn vật chưa dò tới được" (33).

Ngay cả lý thuyết về cạnh tranh sinh tồn, nòng cốt như thế trong khám phá của ông, ông vẫn không xem đó là giải thích duy nhất, là tín điều, về biến đổi. Ông thừa nhận các yếu tố khác nữa, như sự di truyền của tính nết đã hấp thụ, như việc sử dụng hay không sử dụng các bộ phận của cơ thể trong tiến hóa. Ông không khép lại cánh cửa của những khám phá khác trong tương lai, ông mở ra, mời đón. Bởi vì, ông nói, ông "luôn luôn cố gắng giữ trí óc tự do để có thể từ bỏ một giả thuyết, dù hấp dẫn, nếu sự kiện phản kháng lại" (34).

Trong suốt 21 năm im lặng trước khi xuất bản "Nguồn cội...", ông đã âm thầm thu thập thêm bao nhiêu sự kiện nữa để chắc chắn rằng lý thuyết mình đưa ra đủ sức thuyết phục. Nhưng điều đáng ghi nhận hơn nữa là ông đã bày tỏ những ngờ vực của mình một cách thẳng thắn như bày tỏ những xác quyết. Mỗi tác phẩm mà ông đã lần lượt xuất bản đều đánh dấu một chặng đường đưa đến một hiểu biết mới. Ông luôn luôn khai phóng, chưa bao giờ chấp chặt, co quắp trong tín điều (35).

Trong một thư gửi bạn năm 1869, ông viết: "Giá như tôi được sống thêm 20 năm nữa và còn khả năng làm việc, tôi sẽ còn thay đổi "Nguồn cội..." biết bao nhiêu nữa, và biết bao nhiêu nữa ý nghĩ của tôi về mỗi điểm sẽ đổi khác! Nhưng thôi, đây là bước đầu, mà như thế cũng đã được rồi..." (36). Vừa xác quyết chân lý, vừa gạt bỏ tín điều: một câu thư riêng thôi, nhưng chân chính bao nhiêu thái độ khoa học.

Tôi thích bình luận của Stephen Jay Gould về thái độ khiêm tốn và thông thoáng ấy của Darwin. Thiên nhiên, Gould viết, phức tạp và phong phú đến nỗi cái gì cũng có thể xảy ra. Một giải thích tổng quát, rõ ràng và tối hậu về những vấn đề của sự sống là không thể có được. Ta có thể tìm được câu trả lời hợp lý cho những vấn đề quan trọng bậc trung. Nhưng đối với những vấn đề tối hậu, câu trả lời ngã quỵ trước thiên nhiên quá giàu có. Vậy mà vui! Một thiên nhiên hãy còn giữ bí mật mới đem lại bao nhiêu thích thú cho cuộc sống, mới đem lại bao nhiêu hứng khởi cho những bước chân tìm tòi lần mò" (37).

Hãy để cho các nhà thần giáo co rúm với cái chìa khóa trong tay họ, miễn là họ đừng bắt cả thiên hạ đều phải chui vào cùng một cánh cửa. Riêng tôi, đứng trước ngưỡng cửa khoa học của Darwin, tôi chỉ muốn hỏi thêm ông một câu hỏi nhỏ của người đọc Tự Truyện của ông.

Ở trang 70, ông kể về khởi thủy của chuyến đi khảo cứu trên tàu Beagle năm 1831, ông viết: thuyền trưởng FitzRoy "suýt nữa từ chối, không cho tôi đi, vì hình dáng của cái mũi của tôi". Thạo nghề xem tướng, FitzRoy ngờ rằng với một cái mũi có hình dáng như vậy, chủ nhân của nó không thể là người có đủ năng lực và quyết tâm để làm một cuộc phiêu du 5 năm ròng rã.

Tôi muốn hỏi: giá như viên thuyền trưởng tin chắc ở tài xem tướng của mình và hành động theo đúng như vậy, Darwin có trở thành Darwin và khoa học có chăng một Darwin để thế giới kỷ niệm 200 năm? Vậy cái gì làm Darwin trở thành Darwin? Sự thiếu tin tưởng của viên thuyền trưởng về tài xem tướng? Thượng đế muốn ông đi để chứng minh ngài không có? Hay ngẫu nhiên?

Tôi xếp Tự Truyện của Darwin, nhưng tấm ảnh của ông trên bìa cứ bắt tôi phải nhìn cái mũi. Tôi thấy nó cựa quậy như muốn nói với tôi: làm gì có một nguyên nhân duy nhất cho mỗi sự việc? Sự việc nào lại không có trùng trùng nguyên nhân! Nói gì nguyên nhân đầu tiên!

-----------------------

Chú thích:

27. L'Autobiographie, trang 31.

28. Như trên, trang 38.

29. Như trên.

30. Như trên, trang 37.

31. Như trên..

32. Như trên, trang 89.

33. Như trên.

34. Như trên, trang 132.

35. Xem bài Tựa của Nora Barlow trong L'Autobiographie.

36. Thư gửi J.D. Hooker đăng trong bài Tựa của Barlow.

37. Gould, Darwin et les grandes énigmes de la vie, trang 279.
Trang chủ | Sự kiện nóng | Nhân vật trong ngày | Thông tin đa chiều | Tư liệu & suy ngẫm | Thế giới truyền thông | Nghe xem đọc | Harvard'S | Trực tuyến | Người quan sát | Thư Thăng Long | Giới thiệu | RSS | Trợ giúp

© TUANVIETNAM.NET

24/3/10

Danh ngôn ALBERT EINSTEIN

1- Một con người là một phần của toàn thể mà chúng ta gọi là “vũ trụ”. Thành phần này bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người kinh nghiệm về chính mình, về tư tưởng và cảm xúc của mình, như là một thứ gì cách biệt với những thứ còn lại, một loại ảo giác quang học của nhận thức. Ảo giác này là một thứ ngục tù đối với chúng ta, giới hạn chúng ta vào các tham muốn cá nhân của chúng ta và vào tình yêu đối với vài người gần chúng ta nhất. Bổn phận của chúng ta là phải giải phóng chúng ta khỏi loại ngục tù này bằng cách mở rộng các lòng trắc ẩn để bao phủ mọi sinh vật và toàn thể thiên nhiên trong vẻ đẹp của thiên nhiên.
2- Khi liên quan tới thực tế, các định luật toán học trải rộng tới đâu thì càng thấy không chắc chắn, một khi các định luật này chắc chắn thì lại không liên quan tới thực tế.
3- Đôi khi tôi tự hỏi tôi rằng làm sao tôi lại là một người khai triển lý thuyết tương đối? Tôi cho rằng bởi vì một người trưởng thành bình thường không bao giờ ngừng suy nghĩ về các vấn đề không gian và thời gian. Khi còn là một đứa trẻ, con người đã suy nghĩ về vấn đề này. Nhưng vì sự phát triển trí tuệ của tôi bị chậm trễ, kết quả là tôi bắt đầu suy ngẫm về không gian và thời gian chỉ khi nào tôi đã trưởng thành.
4- Tôi cho rằng một hạt chuyển động (a particle) phải có một thực tế độc lập với các độ đo, nghĩa là một điện tử (electron) có tính xoay tròn, vị trí… của nó, ngay cả khi nó không đựoc đo lường. Tôi ưa thích nghĩ rằng mặt trăng ở tại đâu đó, ngay cả khi tôi không nhìn thấy mặt trăng.
5- Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu.
6- Công việc đọc sách, sau một tuổi tác nào đó, đã làm lệch hướng khỏi các mục tiêu sáng tạo. Một người nào đó mà đọc sách quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít, sẽ rơi vào các thói quen lười biếng suy nghĩ.
7- Tôi nghĩ rằng Chúa không chơi trò may rủi (trò chơi súc sắc)
8- Việc quan trọng là không ngừng suy nghĩ. Tính tò mò có lý do riêng của nó. Con người sẽ bị lo sợ khi suy ngẫm về các bí ẩn của vô tận, đời sống, về cấu trúc tuyệt vời của thực tế. Nếu người ta mỗi ngày chỉ thấu hiểu một chút về điều bí ẩn này, thì cũng đủ. Hãy đừng bao giờ mất đi sự tò mò thiêng liêng.
9- Đầu óc của con người không thể hiểu nổi vũ trụ. Chúng ta giống như một em nhỏ đi vào một thư viện rộng lớn. Các bức tường có nhiều sách xếp cao tới trần nhà, các cuốn sách này được viết bằng nhiều ngôn ngữ. Em nhỏ biết rằng phải có nhiều người nào đó viết ra các cuốn sách này. Em nhỏ không biết tác giả là ai và làm sao các sách được viết ra. Nhưng em nhỏ ghi nhận được cách xếp đặt rõ ràng các cuốn sách, một trật tự bí ẩn em đã không hiểu, mà chỉ biết một cách lờ mờ.
10- Khi tôi xem xét chính mình và các phương pháp tư tưởng của tôi, tôi đi tới kết luận rằng tài năng kỳ ảo (the gift of fantasy) có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng hấp thụ kiến thức thực tế.
11- Giả sử A là sự thành công trong cuộc sống. Vậy thì A=X+Y+Z trong đó X=làm việc, Y=vui chơi, Z=im lặng
12- Ðìều tuyệt đối duy nhất trong cái thế giới của chúng ta, đó là sự khôi hài
13-Nếu thực tế không tương ứng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tế (faits)
14- Trí tuệ trực giác là một năng khiếu thiêng liêng và trí tuệ thuần lý (mental rationnel) là đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội chỉ tôn kính tên đầy tớ mà quên mất đi cái năng khiếu.
15- Ðừng bao giờ làm cái gì trái với lương tâm, cho dù nhà Nước đòi hỏi ở ta.
16- Cũng vì bổn phận mà con người phải trả nợ cho đời, ít nhất cũng bằng cái mà họ đã nhận
17- Nếu bạn không giảng nghĩa một khái niệm cho đứa trẻ 6 tuổi được là vì bạn không hiểu nó hoàn toàn
18- Một người không hề sai lầm sẽ không bao giờ đổi mới
19- Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chớ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn
20- Những bài học đắng cay trong quá khứ phải được học đi học lại không ngừng
21- Giá trị thật sự của con người phải được xác định theo chiều hướng được tự do và không tùy thuộc bất cứ ai
22- Thế giới mà chúng ta tạo ra là kết quả của mức độ suy nghĩ của ta, nhưng những vấn đề mà thế giới sinh ra sẽ không được giải quyết ở cùng một mức độ
23- Tôi quả quyết rằng tình cảm tôn giáo vũ trụ là tác nhân mãnh liệt nhất và quý phái nhất trong việc khảo cứu Khoa học
24- Một bài toán không có giải đáp là vì bài toán đó đặt câu hỏi sai
25- Một dạ dày rỗng không phải là một cố vấn chính trị tốt
26- Việc khó hiểu nhất trên đời là thuế lợi tức
27- Có những điều hết sức là quan trọng đối với ta nhưng chưa chắc là đã thật sự quan trọng. Cũng có những điều hết sức là quan trọng nhưng chưa chắc là đã thật sự quan trọng đối với ta.
28- Không phải tôi là người quá thông minh mà chỉ vì tôi ở lại với những vấn đề lâu hơn
29- Chính trị tuy phù du nhưng là một phương trình vĩnh cửu
30- Không phải vì sức hấp dẫn quả đất mà người ta bị thu hút lẫn nhau.
31- Tiến bộ kỹ thuật như một cái rìu nằm trong tay kẻ bị bệnh tâm thần
32- Giá trị con người giữ được nhờ người đó có khả năng cho chớ không nhận
33- Tôi thích nghĩ đến hình ảnh mặt trăng cho dù tôi không nhìn thấy nó.
34- Hiếm có kẻ nhìn bằng chính con mắt của họ và cảm nhận bằng chính năng lực cảm giác của họ.
35- Cái khó hiểu chính là hiểu được thế giới
36- Hy sinh để phục vụ cho đời tương đương với sự ban ơn
37- Nhìn bề ngoài thì cuộc đời không có ý nghĩa tuy nhiên không thể nào không có nó được.
38- Tôi ngủ không lâu nhưng tôi mau ngủ
39- Ðừng nên cố trở thành một người thành công mà hãy gắng trở thành một người có giá trị.
40- Ðiều làm tôi quan tâm thật sự là muốn biết Chúa có sự chọn lựa nào không khi tạo ra thế giới
41- Những tâm hồn lớn thường hay gặp sự đối chọi dữ tợn của những đầu óc tầm thường.
42- Hỡi ơi ngày nay kỹ thuật đã hiển nhiên vượt qua tình nhân loại
43- Tôi muốn biết những suy tư của Chúa. Tất cả những gì còn lại chỉ là chi tiết.
44- Tôi không hề nghĩ đến thì tương lai vì nó đến quá nhanh
45- Không gì gần sát cái đúng bằng cái sai.
46- Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức bị giới hạn. Tưởng tượng bao vây thế gìới.
47- Lý thuyết, là ta biết hết mọi thứ nhưng không thứ nào hoạt động được. Thực hành là việc gì cũng chạy mà ta không biết tại sao. Nơi đây ta gom chung lý thuyết với thực hành: chẳng cái nào chạy cả... và không ai biết lý do vì sao!
48- Bổn phận thiết thực nhất của thầy dạy là đánh thức lòng ham thích học hỏi và hiểu biết của học sinh
49- Có hai cách để sống trên đới: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ.
50- Con người thường tránh không muốn công nhận sự thông minh của kẻ khác, trừ khi đó là của kẻ thù mà họ tình cờ gặp phải
51- Ðịnh mệnh do ta làm ra
52- Sống trên đời nguy hiểm quá. Không chỉ do những người gây thiệt hại cho ta mà có những kẻ nhìn thấy mà vẫn để yên cho họ làm
53- Ðạo đức có giá trị hơn thông minh: không thể thay thế giá trị đạo đức bằng giá trị thông minh và tôi xin thêm: tạ ơn Chúa!
54- Một ngày kia, máy móc sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi nhưng không máy nào đặt được câu hỏi.
55- Bậc thang Khoa học giống như cái thang của Jacob. Nó chỉ dừng lại nơi chân Chúa
56- Cuộc đời như chiếc xe đạp, phải tiến tới để khỏi mất thăng bằng
57- Con người là một phần của tất cả mà ta gọi là "Vũ trụ"... Một phần giới hạn trong thời gian và không gian.
58- Không gì ích lợi cho sức khoẻ và làm tăng cơ hội sống còn cho sự sống trên trái đất bằng việc dùng rau quả trong ăn uống (vegetarian)
59- Tôi biết vì sao người ta thích chặt cây. Ðó là một sinh hoạt mà người ta thấy ngay kết quả.
60- Cái đem lại giá trị thực sự cho con người là giải thoát khỏi cái tôi của họ.
61- Người cô độc suy nghĩ một mình và sáng tạo những giá trị mới cho cộng đồng.
62- Khoa học không tôn giáo thì què quặt, tôn giáo không khoa học thi mù lòa
63- Làm đánh đổ một thành kiến khó hơn làm phân hủy một nguyên tử
64- Khoa học là một cái gì tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống
65- Ðừng lo là bạn có nhiều khó khăn về Toán, tôi bảo đảm với bạn những khó khăn của tôi quan trọng hơn nhiều
66- Khi để bàn tay bạn trên lò lửa một phút , ta tưởng như lâu một giờ . Khi ngồi gần cô gái đẹp một giờ ta tưởng chỉ mới một phút. Ðó là sự tương đối.
67- Sự điên rồ, là xử sự như nhau nhưng chờ đợi một kết quả khác
68- Vấn đề ngày nay không phải là nguyên tử năng mà là trái tim con người.
69- Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể cảm nhận đó là sự huyền bí của cuộc sống
70- Tôi không thất bại, tôi đã tìm ra mười ngàn cách nhưng chúng lại không thành


© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.net Phạm Văn Tuấn và Võ Thị Diệu Hằng