9/2/13

Happy New Year 2013

 
 


Xuân …yêu thương

                                                            Trần Hồ Dũng


?

Xuân yêu thương

hẹn một mùa xuân


Hẹn nhé ! Một ngày tôi trở lại

Quê hương ngày ấy chắc yên vui

Mẹ không buồn nữa vì cơn bấc

Em má hồng tươi đón gió xuân

Ngọn lửa hồng thơm hương nếp mới


Anh em về lại với nhau rồi

Giọt máu đào xưa , giờ thắm lại

"Núi sông này là của các con chung

Không ai ngăn được lòng thương nước


Dân Việt ngàn năm ...vẫn Lạc Hồng "

( Mẹ nói : Anh em bây thật lạ


Cuối đời, bạc tóc, biết thương nhau ! ) 


Tranhodung. Những mùa Xuân tha hương 2010 -2013.




  



7/2/13

Vàng bay

Vàng bay


                         tran ho dung

Này em
chắc đã tàn đêm

Cạn thêm ly nữa
môi mềm
lòng đau

Đời trôi
như nước qua cầu

Tình xưa
cũng úa
theo  màu thời gian

Buồn chi
lệ ứa hai hàng

Cố hương
ngoảnh lại
chút  tàn mộng  rơi

Vàng phai
từ độ xa người

Vàng bay
bay suốt
một trời
hư không    

tranhodung. washington.usa. 
những ngày cuối năm Nhâm Thìn 

5/2/13

Đ ư ờ n g b a y c ủ a c h ữ

Đ ư ờ n g   b a y    c ủ a    c h ữ

 
Nguyễn Ước
 


NGUYỄN  ƯỚC
Đ ư ờ n g   b a y   c ủ a   c h ữ

1. Tuyệt Cú 
Giả Ðảo

Ba năm làm được hai câu 
Ngâm xong đôi dòng lệ nhỏ 
Tri âm ví chẳng động lòng 
Thu sang ta về núi cũ



2.Viết Truyện Ngắn 
B. Kaplan


Ðiều gì khiến người biên tập của một tạp chí hoặc nhà xuất bản chấp nhận truyện ngắn này mà từ chối truyện ngắn kia? Phải cần tới loại ma lực nào để bảo đảm cái thứ nhất hay hơn cái thứ hai? Có phải đó là do may mắn? Có phải nó tới tay người biên tập đúng lúc anh ta vừa làm hoà với vợ? Hoặc bởi cái gì khác? 

Tôi không thể đoan chắc giả thuyết may mắn là đúng vì tôi không có đường dây điện thoại nóng để liên lạc ngay với người biên tập, nhưng tôi có thể đưa ra vài ý tưởng về vấn đề những gì cần thiết của một truyện ngắn và những yếu tố cấu thành các truyện ngắn thành công nhất. Tuy thế, trước khi trình bày các ý tưởng đó, chúng ta hãy nhìn những cái không phải là truyện ngắn. 
Truyện ngắn không phải là một tiểu luận, một bài báo, một bài nghiên cứu cá tính nhân vật hoặc chuyện một-ngày-trong-đời như một vở kịch độc diễn nội tâm lê thê của chỉ một nhân vật. 
Truyện ngắn là - hoặc nên là - một cái nhìn cô động và năng động, đúng thời và đúng lúc, vào cuộc sống của một nhân vật khi nhân vật ấy đối mặt với sự khủng hoảng. Chúng ta trình bày cái đưa dẫn tới sự khủng khoảng đó và làm thế nào nhân vật ấy giải quyết vấn đề của nó. Tới đó là hết truyện. Trong việc trình bày điều đó, chúng ta vén lộ nhân vật chính, những mạnh mẽ và những yếu ớt, các diễn tiến tư duy, cung cấp những cái nhìn thấu suốt cho người đọc là kẻ có thể thu lượm sự am hiểu về thành tố cá biệt này trong bản chất con người và tôi tin rằng đó là cái mà truyện ngắn hoàn toàn nhắm tới. 

Bằng cách nào bạn thể hiện việc đó? Chắc chắn là nghe nó có vẻ phức tạp và cũng rất khó diễn đạt nó theo lối nói kỹ thuật. Thí dụ từ ngữ "khủng hoảng". Từ ngữ ấy khiến tâm trí ta nghĩ tới đủ thứ phiền muộn và nó có thể cản trở cây viết của người mới cầm bút. Khủng hoảng có thể là bất cứ vấn đề nào đối mặt với bất cứ nhân vật nào. Nó có thể về công ăn việc làm, một cuộc hò hẹn, một ngày kỷ niệm. Nó cũng có thể về một người mới lái xe và tai nạn xe cộ đầu tiên (liệu người ấy có đủ can đảm ngồi vào tay lái thêm lần nữa?) Nó cũng có thể về cái gì đó khôi hài. 
Tôi từng được chấp nhận ấn hành truyện ngắn về một bà lão làm chủ một ngôi nhà ọp ẹp ba hộ. Bà tiếp tục ngăn cản các khách tới thăm ngôi nhà hai hộ của nhân vật chính. Tôi kể truyện đó với đại danh từ ngôi thứ nhất và trình bày tối hậu nhân vật chính đã làm bà lão nổi bật như thế nào. Một truyện khác được ấn hành cũng cùng nhà xuất bản ấy nói về một người lớn tuổi độc thân và cứng cỏi, bị một quả phụ âm mưu gạ gẫm. Bà tiếp tục cung cấp cho ông ăn bánh ngọt có trứng pha chanh. Chủ đề của tôi là như thế nào ông ta chấp nhận những săn sóc của bà trong khi vẫn lẩn tránh những dự tính của bà. Sự khủng hoàng bùng nổ khi bà chuẩn bị kết liễu ông. Bất cứ vấn đề nào trong truyện ngắn cũng cần tới những thứ lớp tăng dần lên để giải quyết khủng hoảng, và ta có thể tìm thấy chúng khắp nơi. 
Nhưng chỉ đơn thuần có sự khủng hoảng mà viết về nó thôi thì không đủ. Truyện ngắn trước hết là viết về con người, và đối với kẻ khác thì con người mới là đối tượng đáng quan tâm nhất. Thành tố của truyện ngắn - cái quan trọng gấp bội sự khủng hoảng - là nhân vật chính, hoặc người giữ vai chủ đạo. Nhân vật ấy quả thật chính là truyện ngắn ấy, vì nếu không có nhân vật ấy thì người đọc không cảm thấy xúc động chút nào và họ chẳng có lý do gì để màng tới việc nhân vật trong truyện có giải quyết được tình thế khó xử của nó hay không? 

Vì tầm quan trọng của nhân vật chính đối với sự thành công của truyện ngắn, bạn phải kỹ lưỡng trong việc chọn nhân vật. Người viết truyện không chỉ chọn lựa mà còn nuôi nấng, bồi dưỡng, ôm ấp và hau háu nhìn nó. Cuối cùng, bạn phải hiểu nhân vật chính ấy rõ mồn một tới độ bạn mặc lấy bộ da của nó, kéo đầu nó lên ngang đầu bạn, nhìn bằng mắt nó, ngửi bằng mũi nó, suy nghĩ bằng óc não của nó, yêu và ghét hết thảy những gì nó yêu ghét. Chỉ lúc ấy bạn mới bảo đảm được về cách thế mà nhân vật của bạn hành sử trong bất cứ tình huống đã định nào, am hiểu những động cơ của nó và độ sâu các cảm xúc của chính nó. Nếu không nhìn hoạt cảnh từ bên trên hoặc từ bên ngoài, nếu không ôm lấy nhân vật trong vòng tay của mình thì bạn không thể khiến cho người đọc cũng làm y như vậy. Nhưng khi bạn mặc quần áo cho hình hài của nhân vật chính thì bạn sẽ thấy rõ mồn một những gì nó phải làm để thoát ra khỏi tình thế khó khăn mà nó đang lâm phải. 

Dĩ nhiên một khi bạn ở bên trong đầu của nhân vật chính thì bạn đã có được quan điểm của nó; và đó chính là thành tố quan trọng nữa của bất cứ truyện ngắn nào. Quan điểm - cái nhìn vào tình thế từ cái nhìn của một con người cá biệt - có thể được lập thành qua lối sử dụng đại danh từ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Cả hai lối đều có những thuận lợi và những trở ngại. Với lối sử dụng ngôi thứ nhất, bạn phải cẩn thận chỉ đưa ra những thông tin mà nhân vật chính biết được một cách hợp lý, hoặc bạn tìm một nhân vật nào khác, nhưng cũng phải bằng một cách thức sống động không kém (thí dụ qua đối thoại), để mang thông tin đáng chú ý tới cho nhân vật chính (và cho luôn cả người đọc). Nhưng bạn phải đưa người đọc nhập vào các ý tưởng, cảm xúc và phản ứng của nhân vật chính vì, có thể nói, là bản thân bạn đang đi quanh quẩn bên trong đầu của nhân vật chính. Với lối sử dụng ngôi thứ ba thì trong khi gần gũi nhân vật chính, bạn có thể trình bày hoạt cảnh rộng hơn và luôn cả những "cột mốc" sắp xảy tới mà không đánh mất viễn cảnh của nhân vật chính, có điều lúc ấy bạn nhìn nó một cách khá vô tư vì bạn có thể là một người bạn của nó. Nói cách khác, với lối sử dụng ngôi thứ nhất, bạn là nhân vật chính, và bạn có thể diễn tả những cảm xúc của nó một cách đánh động hơn; và việc sử dụng tiếng "Tôi" như thể đó là một kính viễn vọng chú mục vào những ý nghĩ và hành động của nhân vật chính. Với lối sử dụng ngôi thứ ba, bạn chỉ rõ cho người đọc thấy nhân vật chính là "Người Ðó", một kẻ trong nhóm nhân vật của truyện, và kéo người đọc tới thật gần. Lúc ấy, chúng ta đứng bên cạnh nhân vật chính chứ không ở bên trong nó dù chúng ta vẫn lấy quan điểm của nó. Nhưng bạn hãy đề phòng việc nhảy từ nhân vật này sang nhân vật nọ, việc diễn tả ý nghĩ của mỗi nhân vật, việc làm tản loạn ngòi bút của bạn. Viết theo lối thứ hai này thì tác động của truyện bị làm cho yếu đi. 
Ðôi khi thật khó biết trong truyện ngắn của bạn nhân vật nào nên là phát ngôn nhân; nói cách khác, quan điểm của ai nói lên rõ rệt nhất sự việc. Sự phân tích của bạn, sự tách bạch chủ đề khỏi các nhân vật có thể giúp đặt nhà văn đi đúng đường. Ðây là truyện của ai? Ai có lối thoát trong đường tơ kẻ tóc? Kẻ đó là viên thám tử hay nạn nhân? Ðôi khi một nhân vật phụ bước lên diễn đàn và đảm trách công việc phát ngôn ấy. Anh ta kể về nó khi thấy nó xảy tới cho nhân vật chính (đặc biệt nếu nhân vật chính phải chết vào cuối truyện). "Hãy làm cho tôi xúc động, hãy làm cho tôi quan tâm!" Dorothy Powell, một nhà văn từng làm giám khảo trong nhiều cuộc thi truyện ngắn ở Canada, đã trả lời như vậy khi được hỏi rằng bà chọn người đoạt giải theo nguyên tắc chỉ đạo nào. "Bạn hãy làm cho các nhân vật ra rất thật, thật tới độ các vấn đề của chúng trở thành vấn đề của tôi." 

Bằng cách nào bạn làm cho các nhân vật mình ra như thật? Ðã có nhiều sách viết về vấn đề này, nhưng rút gọn lại nó như thế này: "Bạn hãy làm cho nhân vật của bạn ra con người, với tất cả những phức tạp của một con người, những đức hạnh và những lỗi lầm đáng yêu!" Chúng ta đều được tạo thành đa diện tới độ một nhân vật được gọi là đơn giản cũng làm bí một máy vi tính. 
Trong việc làm cho nhân vật của mình có vẻ như thật, bạn phải trộn lẫn vào những gạch nối về các thói riêng rẽ để có thể đặt hắn riêng ra một bên. Hắn đi khập khểnh hoặc nghênh ngang vênh váo; hắn có vẹo đầu khi ngẫm nghĩ không? Hắn ăn mặc chỉnh tề không...biểu lộ cho thấy cá tính... hoặc nhếch nhác? Hắn có nhìn hau háu các bà không; có phải cô ta là người ve vãn; hắn có nói với điếu thuốc bập bập bên mép không, hoặc vừa nói vừa nhai tăm xỉa răng? Chỉ phớt qua loại chi tiết ấy bạn vẽ thành bức hình trong tâm trí người đọc và tạo ra ấn tượng rằng nhân vật chính của bạn, nam hoặc nữ, thuộc típ người này hay típ người nọ. Nhưng chính những chi tiết ấy vun đắp cho nhân vật từ một bức hình thành một sự sống, một con người đang thở, kẻ sẽ đặt chân nó lên trang giấy và bắt đầu cất bước đi trực tiếp. 

Ðôi khi bạn phải để cho nhân vật chính làm lấy công việc của nó chứ không phải làm công việc của bạn. Ðôi khi nó trở nên thật quá đỗi tới độ nó còn hiểu rõ hơn bạn về việc nên kể câu truyện ra sao. Nếu bạn có một phần kết hoàn hảo nhưng nhân vật chính không màng tới cái đó tức là đã có trục trặc ở đâu đó, có thể do bởi ý tưởng của bạn về nhân vật ấy. Lúc đó việc duy nhất bạn có thể làm là truy cứu lại các bước tiến hành của mình để xem mình để vuột mất bước ngoặt ở chỗ nào; và nếu có thể được, duyệt lại nhân vật chính của bạn hay duyệt lại phần kết của bạn để làm cho nó đáng tin. 

Vén lộ nhân vật, đó là cái mà truyện ngắn nhắm tới từ đầu chí cuối; và phương cách mà bạn thể hiện là qua hành động và đàm thoại. Nhân vật nói và chúng ta biết về con người ấy qua những gì hắn nói và những lời lẽ hắn dùng. Nhưng cái đó phải phù hợp với tính cách của nhân vật và phải thuận lý theo sự xứng hợp của con người với trình độ học vấn của nó (hoặc thiếu học vấn). 

Truyện ngắn không có chỗ cho lời đối thoại vô nghĩa. Phải tính toán từng chữ, phải chuyển động câu truyện hướng tới kết thúc hợp lý của nó. Ðối với hành động cũng đúng y như thế. Việc trình bày nhân vật của bạn khi nó bắt đầu điều chỉnh những trục trặc trong cuộc sống của nó thì liên quan tới người đọc một cách đầy xúc động. Người đọc muốn nhìn nó. Bạn có người đọc đứng về phía bạn (nếu bạn gây được thiện cảm càng lúc càng tăng cho nhân vật của mình; với những nhân vật xảo quyệt thì đó là chuyện khác.) 

Tóm lại, nếu bạn có một nhân vật chủ đạo sắc nét, một khủng hoảng để khắc phục, một thấu cảm thiết yếu để đồng cảm bằng sự sáng tạo của mình, con mắt để nhìn thấy chi tiết đáng đem kể, đoạn mở đầu ung dung và vững chãi, một câu truyện thu hút để kể và một ít may mắn, thì hầu như lúc nào bạn cũng sẽ tìm thấy trong hộp thư của mình một cái gì đó thật sự tốt đẹp và dễ thương do người biên tập của một tạp chí hay nhà xuất bản nào đó gởi tới.



3.Viết Tiểu Thuyết 
W.G.Hardy


Không kể những cuốn dày vài ba trăm trang, tiểu thuyết là thể loại dễ viết hơn truyện ngắn. Trong tiểu thuyết, không gian dàn trải hơn; không bị giới hạn nghiêm nhặt về việc thay đổi nơi chốn, thời gian và quan điểm; và đặc biệt tự do trong việc xây dựng truyện. Cái đòi hỏi chủ yếu là sự bền bỉ. Theo kinh nghiệm của tôi thì một khi đã hoàn tất phần công việc mệt nhọc trí óc thì sự thể hiện chúng ra trên giấy tương đối dễ dàng. 

Ðiều trước hết bạn cần nhớ là trong số các loại tiểu thuyết, bạn chọn loại nào. Có thể kể ra vài loại: tiểu thuyết lịch sử; tiểu thuyết về một miền; tiểu thuyết khoa học giả tưởng; tiểu thuyết về cuộc sống đương đại trong đó gồm tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết bán tự thuật. 

Một trong những vấn đề tiên quyết mà bạn phải giải quyết là bạn quyết định sẽ thêu hoa dệt gấm trên khung vải loại tiểu thuyết nào. Vấn đề kế đó cần sự quyết định của bạn một cách thật chính xác là: bạn muốn viết về cái gì. Có một phương pháp là ghi lại những gì bạn quan tâm đặc biệt hoặc một số am hiểu của bạn (những quan tâm của bạn về cuộc sống hoang dã, những kinh nghiệm khi bạn đi thám hiểm, khi bạn là chủ một trang trại, hoặc khi bạn là vợ của một nhà buôn). Thật sáo rỗng khi nói rằng bất cứ người thông minh nào cũng có một cuốn tiểu thuyết đang trông nhờ vào những kinh nghiệm hoặc những phản ứng của chính bản thân người ấy. Có một kỹ xảo là biết cách làm thế nào loại bỏ sự tẻ nhạt và sự bình thường để tạo kịch tính cho cái đánh động (thí dụ gặp một con gấu xám hung dữ, căn bệnh nguy kịch của một người yêu dấu hoặc mình có mặt trong chiếc xe gặp nạn.) Vậy bạn hãy ghi ngay những sự cố có kịch tính ấy và có thể dùng những gì xảy ra trong đời bạn và đời những thân nhân bằng hữu của bạn để làm kho dự trữ cho việc viết tiểu thuyết của bạn. 

Quan sát sắc bén cũng là một phương cách cụ thể để vun quén các ý tưởng. Cũng thật sáo rỗng khi nói rằng các câu truyện đều ở khắp chung quanh bạn nếu bạn triển khai "con mắt nhìn" và óc tưởng tượng của mình. Ở đây, nếu có một cuốn sổ tay ghi chép các nhân vật và các sự việc đánh động thì thật là vô giá, và cũng thế, sự kết liên con người tưởng tượng và những phản ứng có thể có của nó trong những tình huống bất thường và bất ngờ, thí dụ, cho một người nguy hiểm đi quá giang xe, một tai nạn máy bay hoặc một vụ trộm cắp. 

Ðọc sách và phân tích sách để ghi lại những gì bạn thích hoặc không thích, và trên hết, có một nguồn tạo ý tưởng khác, đó là những lối thể hiện mà các tác giả dùng để tạo phản ứng. Cũng thế đối với các bài điểm sách và các bài phân tích phim truyện. 

Qua những phương cách vừa kể, bạn có khả năng phát hiện một số lượng dồi dào các ý tưởng. Bạn hãy chọn lấy một ý tưởng hấp hẫn bạn nhất. 

Hãy giả dụ là có thể bạn đã quyết định viết một cuốn tiểu thuyết bán tự thuật. Thế thì lúc này bạn chọn lối kể truyện theo đại danh từ ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba. 

Nhiều cuốn tiểu thuyết thành công được viết theo ngôi thứ nhất. Lối kể truyện theo ngôi thứ nhất làm người đọc cảm thấy gần gũi. Nhưng lối ấy đầy dẫy các hạn chế; cái hạn chế rõ rệt nhất là bạn chỉ viết ra được những gì chính bản thân người kể truyện nghe thấy hoặc kinh qua. Dĩ nhiên bạn có thể dùng thư từ hoặc các tường thuật của người khác, hoặc nói: "Tôi giả dụ hắn cho rằng tôi là một tên khờ khạo", và những cái khả dĩ khác để vượt qua khó khăn ấy. Tuy thế, đó vẫn là một hạn chế quan trọng. 

Ngược lại, trong lối kể chuyện theo ngôi thứ ba, bạn có thể chuyển đổi thời gian, nơi chốn và quan điểm (thí dụ có thể thông qua nhân vật nào đó mà nghe thấy hoặc kinh qua một biến cố) nhiều lần tùy ý thích của bạn. Ở đây, có sự tự do hơn trong bố cục và trong việc đào sâu hơn trạng thái tinh thần và tâm lý của các nhân vật. 

Việc kế tiếp của bạn là viết một bản tóm tắt (dài từ hai trăm tới năm trăm chữ) về những gì bạn muốn nói với người đọc. Từ bản tóm tắt ấy sẽ xuất hiện các sự việc, các nhân vật và chủ đề của bạn. Tiếng chủ đề nghe có vẻ kỹ thuật nhưng thật ra không phải như vậy. Nó chỉ đơn thuần là bản thông điệp chủ yếu hoặc các thông điệp mà bạn muốn truyền tới người đọc. 

Các nhân vật dùng để thể hiện câu truyện của bạn thì rất quan trọng. Ngoại trừ những thể loại mà trong đó quan trọng nhất là cốt truyện (thí dụ truyện trinh thám), tiểu thuyết chủ yếu là viết về con người. Nhân vật phải là những con người thật, không phải chỉ là những đường nét không thật sự có giá trị. Nếu bạn đang viết về cuộc sống đương đại thì phương pháp tốt nhất có lẽ là hoà trộn tính cách của hai hoặc ba người bạn quen biết thành một nhân vật hư cấu. Trong tiểu thuyết lịch sử cũng thế, bạn có thể đặt các nhân vật lịch sử và hư cấu của mình theo những con người có thật mà đời sống của họ xem ra có vẻ tương tự. Từ lúc bắt đầu có lịch sử, loài người thật ra không biến đổi nhiều lắm. 

Tôi cũng có ý đề nghị rằng bạn nên điểm tô nhân vật của bạn bằng những sắc màu đầy kịch tính. Trên tất cả, bạn phải cho chúng một độ sâu. Có một phương pháp là lập một bản mô tả rõ nét về từng nhân vật của bạn. Nhân vật ấy lớn lên như thế nào; ảnh hưởng nào nhào nặn thành mỗi nhân vật; gia đình của nhân vật ra sao (cha mẹ, anh chị em, họ hàng chú bác cô dì...) để cho bạn rốt cuộc hiểu tường tận từng nhân vật của mình. Trong khi đưa các nhân vật ấy vào tiểu thuyết, bạn hãy tự nhắc nhủ rằng mình phải hoá thân thành từng nhân vật một. 

Ngang đây có vẻ như tôi lạc đề khi nhắc với bạn những phương pháp chủ yếu nhằm xây dựng nhân vật. Ðây là một lối mô tả nhân vật do chính tác giả thể hiện theo ngôi thứ ba. Trong cuốn Gió Loạn (The Winds of War) của Herman Wonk, bà vợ của nhân vật chính được mô tả bằng lời này: "Tại nhà số 45 đường Rhoda Henry vẫn ở một phụ nữ quyến rũ khác thường, nhưng nàng có phần nào giống một con cua." 

Phương pháp thứ hai là thông qua lời nói và hành động của nhân vật. Phương pháp thứ ba là thông qua phản ứng của những nhân vật khác đối với người đang được bạn mô tả (thí dụ, có người nói rằng: "Anh ta là một gã gàn bướng - và nguy hiểm nữa.") 

Cũng có thể dùng cả ba phương pháp đó để mô tả bất cứ nhân vật nào. 
Rồi trong quá trình chuẩn bị của mình, tới một lúc nào đó bạn phải khẳng định thời gian cần thiết mà cuốn tiểu thuyết của bạn dàn trải. Thí dụ câu truyện xảy ra trong khoảng thời gian mười ngày hoặc mười năm. Cũng thế đối với sự dàn trải về nơi chốn. Thí dụ câu truyện diễn ra từ thành phố này sang thành phổ khác hoặc chỉ loanh quanh trong một trang trại? 

Tới thời điểm này bạn đã sẵn sàng để dàn bản tóm tắt của bạn ra thành một "cốt truyện chi tiết", nghĩa là viết câu truyện mà bạn muốn kể ra thành một văn bản dài từ hai ngàn tới mười ngàn chữ. Tới đây, có sự can dự của những nguyên tắc căn bản và nhất định. Bởi lẽ nghệ thuật đơn thuần là sự chọn lựa nên bạn hãy vứt đi những gì không thích hợp với chủ đề của bạn và bạn hãy thẳng tay loại bỏ những gì hời hợt và mù mờ. Bạn chớ sợ sự cường điệu hoá hay lâm ly hóa. Bạn đã biết là thông thường, những gì thật sự xảy ra thì không thể làm thành một câu truyện hay nếu không có bàn tay kích động của bạn điểm vào. Ðối với các sự cố, bạn hãy dùng những sự kiện có thật trong đời hoặc các kinh nghiệm, thí dụ một cơn bão sấm sét cuồng nộ, một cuộc bạo loạn, một con sóng thủy triều, hay ngay cả một cuộc du ngoạn do nhà thờ tổ chức; và bạn hãy dùng những nguyên liệu đó để biến các sự cố thành kịch tính. Bạn hãy tự nhắc nhủ mình rằng cái cốt yếu của kịch là sự xung đột. 

Có sự xung đột giữa người (người ở đây gồm cả nam giới và nữ giới) và thiên nhiên, giữa người và thượng đế hoặc nhà cầm quyền. Cũng có sự xung đột giữa người với người, giữa người ấy với bản thân mình. Xung đột được nối kết qua hành động xáo lộn trong đó gây trở ngại giữa người ấy và mục đích mà người ấy nhắm tới. Ðể tạo kịch tính cho hành động xáo lộn ấy thì mục đích đó phải là mục đích sống động. Thí dụ một hoa tiêu máy bay bắt tay vào nhiệm vụ giải cứu một kẻ chắc chắn sẽ chết nếu anh ta không lái máy bay tới nhà thương kịp thời, nhưng anh ta phải đối diện với động cơ trục trặc trong cơn bão tuyết dữ dội và bãi đáp là mặt hồ đóng băng chưa đủ độ cứng, và vân vân. Các trở ngại như thế làm xáo lộn hành động và chúng ta có các phản ứng gay cấn, đầy kịch tính. Cái cốt yếu mà bạn làm lúc ấy là nêu ra vấn nạn: "Viên phi công ấy sẽ thành công hay thất bại?"

Tuy thế, tôi có ý đề nghị rằng trong văn bản cốt truyện chi tiết, bạn cần dành chỗ cho các nhân vật của bạn giúp bạn viết nên cuốn tiểu thuyết ấy. 

Tôi cũng có ý đề cập thêm lần nữa tới sự chuẩn bị. Dù bạn viết tiểu thuyết loại gì đi nữa thì điều thiết yếu là nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu bạn đang viết một cuốn tiểu thuyết trinh thám thì phải chính xác về cảnh sát hoặc thủ tục tố tụng. Nếu bạn đang viết một cuốn tiểu thuyết bán tự thuật về thời đại trước khi có máy nổ thì bạn phải biết con ngựa gắn ở phía nào và người đánh xe ngồi ở vị trí nào. Hãy kiểm tra ba lần từng sự kiện bạn dùng dù sự kiện ấy xảy ra trong thời cổ đại hoặc thời hiện đại. Trong việc nghiên cứu này, sách báo ở thư viện là một nguồn cụ thể. 
Sau khi hoàn tất các việc chuẩn bị ấy, tới đây bạn đã sẵn sàng bắt tay vào cuốn tiểu thuyết của mình. Nhưng bắt đầu ở chỗ nào? Ðề nghị của tôi là bạn hãy bắt đầu ở một cao điểm và nêu vấn đề ra khiến người đọc phải thắc mắc: "Cái gì xảy tới tiếp đó?" Cũng là một thủ pháp tốt nếu bắt đầu bởi những chuyển động thể lý, có tính cách lộ liểu hoặc ngụ ý, hoặc qua các lời đối thoại. 
Việc khởi đầu cuốn tiểu thuyết còn có một vấn đề nữa là làm thế nào "chuẩn bị thuận lợi", nghĩa là làm thế nào cho người đọc biết thời điểm, nơi chốn, những người trong truyện là ai, tại sao họ có mặt, họ có mặt ở đâu, và họ liên quan với nhau ra sao, mà vẫn giữ cho truyện chuyển động. Ðàm thoại có thể góp phần vào việc đó nhưng phải bảo đảm rằng khi tự chính bạn đọc lớn những câu đối thoại đó lên thì toàn bộ các lời đối thoại ấy nghe tự nhiên như lời nói chuyện thật. Trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng nên qua đó cung cấp những điều người đọc cần biết, một cách kín đáo và từng chút một. Một số tác giả thử tới lần thứ hai và lần thứ ba phần mở đầu để xem có "cảm thấy ổn" không. Bạn cũng có thể dùng lời mở đầu hay lời nói đầu để chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra. 

Bạn cũng phải quyết định về sự tiếp cận của mình. Hoặc bạn là một nhà viết tiểu thuyết lãng mạn (thế giới như bạn thích nó là, hoặc thế giới như bạn nghĩ nó là) hoặc bạn là một nhà viết tiểu thuyết hiện thực (thế giới như bạn nghĩ nó thật sự là). Cả hai lối tiếp cận đó khác nhau về loại và về cường độ. Thí dụ duy hiện thực có thể liên quan tới bệnh lý (nhấn mạnh vào ảm đạm chết chóc, xấu xa, khiêu dâm hoặc hổn loạn) hoặc tới cái có thể gọi là "chủ nghĩa hiện thực Hi lạp", nghĩa là cái thiện và cái ác trong người đời và cõi đời. Dù dùng lối tiếp cận nào, mỗi hành động - dù thể lý hoặc cảm xúc - của từng nhân vật của bạn cũng đều phải có động cơ thúc đẩy và phải nhất quán với tính cách của mỗi nhân vật. 

Trong tiểu thuyết hiện đại, việc mô tả đan kết nhau một cách tổng quát để dàn dựng hoặc chuyển đổi một tâm trạng hoặc đưa ra màu sắc cá biệt và làm cho nó có vẻ như thật. Trong bố cục, phương pháp sắp xếp theo thứ tự thời gian xảy ra là phương pháp dễ nhất. Nhưng ngay trong phương pháp đó bạn cũng tìm thấy mình có thể sử dụng "phương pháp hồi tưởng", nghĩa là thông qua tâm trí và lời nói của nhân vật, bạn ngược trở lại các biến cố xảy ra trước chiều dài thời gian của cuốn tiểu thuyết của bạn. Cũng có thể từ đầu tới cuối cuốn tiểu thuyết hoàn toàn dùng hồi tưởng, như trong cuốn Chiếc Cầu San Luis Rey (Bridge of San Luis Rey) của Thornton. Cuốn Ulysses của James Joyce được đánh giá là "không quá đáng" trong loại tiểu thuyết "dòng suối ý thức" trong đó các biến cố và các cảm xúc được dàn trải xuyên suốt tâm trí của nhân vật chính. Bạn có thể dùng các chương xen kẽ để chuyển động từ cấp độ thời gian hiện tại ngược trở lại thời gian trước đó như trong Raintree County của Ross Lockridge. Ðối với vấn đề bố cục, tiểu thuyết chỉ có vài giới hạn. Bạn cứ việc dùng hình thức kể truyện nào bạn thấy thích hợp nhất. 

Còn về quá trình bút pháp thì lời khuyên tốt nhất có thể là, bạn phải có cái gì đó để nói và nói cái đó một cách giản dị và trực tiếp hết sức có thể được của bạn. Lời khuyên này không gây trở ngại cho việc dùng phép ẩn dụ và phép so sánh. Hai phép đó làm bút pháp của bạn linh động. Nhưng như người biên tập của nhà xuất bản cũng sẽ nói với bạn, bạn hãy tránh những sáo rỗng, nghĩa là những lối diễn tả đang được sử dụng chung quanh ta trong một thời gian quá lâu tới độ chúng là những đồng tiền xỉn mặt và mất độ bóng. Thay vào đó, bạn hãy cố tìm một lối tiếp cận tươi tắn và mới mẻ. 

Gợi ý sau cùng của tôi là trong khi viết bản thảo thứ nhất bạn không nên ngưng lại để trau chuốt hoặc sửa sang mà cứ viết thẳng một mạch. Bạn để những chỗ thô tháp hoặc những phần mà bạn hoàn toàn phác thảo lại về sau. Nếu không làm như vậy, có thể bạn sẽ không bao giờ vượt quá vài trang đầu. Tuy vậy, nếu trên trang viết của mình bạn chừa lề thật rộng thì khi đọc lại những gì đã viết lúc trước, bạn có thể ghi chú ý tưởng của mình về những điều mà bạn muốn sau này tu chính phần đó. Khi bạn tới được phần kết thúc cuốn tiểu thuyết của mình thì đó là thời điểm cho bạn duyệt lại. Bạn hãy duyệt tới duyệt lui cho tới khi tác phẩm của bạn gần như hoàn hảo và chuyên nghiệp hết mức có thể được của mình. Bạn hãy là nhà phê bình nghiêm khắc nhất của chính mình.



4. Viết Kịch 
Norman Mailer

Nhiều người mới bắt đầu viết kịch thường gởi thư xin lời khuyên của tôi về việc soạn một vở kịch: làm thế nào khởi công và làm thế nào thành công. Dưới đây là vài điều căn bản mà tôi hy vọng những người đang hứng thú viết kịch ấy có thể thấy chúng hữu ích. 
1. Hãy đọc sách ít nhất bốn giờ mỗi ngày. Ðừng để ai yêu cầu bạn làm chuyện gì khác. Bạn chỉ việc ngồi và đọc. 
2. Ðừng viết về đời sống hiện tại của bạn. Bạn chưa biết manh mối gì về nó cả. Hãy viết về quá khứ của bạn.Viết về cái gì đó từng làm bạn kinh hoàng, cái gì đó mà bạn vẫn nghĩ là không sòng phẳng. Cái gì đó mà kể từ lúc xảy ra cho tới lúc này, bạn không thể nào quên, không thể nào cho rằng nó đã thật sự trôi qua hẳn. 
3. Bạn đừng viết nhằm bảo với độc giả rằng bạn rất mực thông minh. Khán giả không có chút quan tâm tối thiểu nào tới người viết kịch. Khán giả chỉ muốn biết về các nhân vật. Nếu khán giả bắt đầu nghi ngờ rằng những gì đang xảy ra trên sân khấu thật sự chỉ là do ai đó viết ra mà thôi thì họ không chịu lắng nghe nữa. Vậy bạn hãy giữ cho bản thân mình đứng ngoài những cái đó! 
4. Nếu có những nhân vật mà bạn không thể nào viết chúng ra một cách trọn vẹn thì hãy cắt bỏ chúng. Trong nhà hát không có chỗ cho khiên cưỡng. Ngoài bạn ra, chẳng ai hơi đâu để ý tới những cái gò ép của bạn, và một mình bạn thì không đủ làm đầy một ngôi nhà. 
5. Phải có một nhân vật trung tâm. Ðộc nhất. Giảm giá mọi nhân vật khác xuống. Chỉ một thôi. Và nhân vật nam hoặc nữ ấy phải muốn một cái gì đó. Và tới cuối vở kịch, nhân vật ấy phải đạt được hay không đạt được cái đó.Thế thôi. Không có ngoại lệ. 
6. Bạn phải nói lập tức với khán giả rằng buổi tối hôm nay cái gì đang bấp bênh, nghĩa là họ phải biết rõ nó sẽ như thế nào khi họ ra về. Theo một nghĩa nào đó, họ là ban bồi thẩm. Bạn trình các chứng cớ ra cho họ, và lúc đó, họ nói rằng theo họ những chứng cớ đó thật hay không thật. Nếu bạn làm được như vậy thì mọi chuyện suôn sẻ và họ sẽ bảo bạn bè tới xem những cái có thật ấy như thể của trời cho. Nếu những cái đó đối với họ dường như không thật, thì bạn hãy cố tìm cho ra lý do và đừng bao giờ làm như vậy nữa. 
7. Nếu trong khi viết mà bạn nghĩ tới các nhà phê bình, và trong óc bạn xuất hiện các thành phần khán giả và các phần tử trong gia đình mình, thì hãy ngừng bút, đi đọc sách cho tới khi nào bạn có thể quên hẳn những hình bóng đó. 
8. Trong khi bạn đang viết một vở kịch thì đứng thảo luận với ai về nó cả. Những vở kịch hay bao giờ cũng chỉ là sản phẩm của một thị kiến độc nhất, một quan điểm độc nhất. Sau khi bạn đã xây dựng xong định hướng của mình rồi thì những đóng góp của các bằng hữu của bạn mới có thể hữu ích. Nơi duy nhất mà bạn có thể rút ra được những lợi ích tối đa là chính vở kịch. Nếu bạn bắt buộc phải phạm luật này thì trong khi thảo luận, hãy cố đừng nói tới những gì bạn đã và đang biết được. Hoặc cứ để người khác nói và bạn lắng nghe. Bạn chớ nói thả cửa về vở kịch. (Qui tắc này có lẽ giống với thành ngữ: "Ðẽo cày giữa đường". Ghi thêm của người dịch.) 
9. Sát bên ghế bạn ngồi, hãy luôn luôn để sẵn giấy bút. Bạn sẽ ngồi một chỗ trong một thời gian lâu (xem Qui tắc 1), và lúc ấy, bạn sẽ có các ý tưởng cho vở kịch của mình. Hãy viết chúng ra. Nhưng đừng đứng lên bỏ dở việc đọc sách, mà phải ghi liền tại chỗ. Ngay sau khi ghi xong các ý tưởng ấy, bạn phải tiếp tục đọc sách. 
10. Ðừng bao giờ đi tới máy đánh chữ [hay bàn phím máy vi tính] mà chưa biết rõ câu đầu tiên bạn sẽ viết trong hôm đó là câu gì. Thật không tốt cho sức khoẻ chút nào khi bạn ngồi loay hoay trước bàn phím trong một thời gian lâu. Nếu khi đánh máy xong câu thứ nhất mà nghĩ không ra câu thứ hai, bạn hãy đi đọc sách. Bạn chỉ viết được kịch vì lý do độc nhất là muốn có một vở kịch hay, còn ngoài ra, không có con đường nào khác để săn sóc vở kịch, cho dù với bất cứ lý do nào đi nữa. Ngày nay, có quá nhiều vở kịch được tạo ra theo lối miễn cưỡng như thế. Nếu ý tưởng trong vỡ kịch không tuôn ra nhanh hơn ngòi bút của bạn thì bạn đừng động bút tới nó. Bạn chỉ viết về những gì đang tuôn trào. Cái mà nhà hát quan tâm là sự tuôn trào. Còn việc viết đơn thuần chữ nghĩa là dành cho tiểu thuyết. 
 


5. Xây Dựng Nhân Vật 
W. Madison


"Hãy đào sâu nhân vật"! Ðã bao nhiêu lần người viết truyện nghe lời khuyên ấy! Nhân vật là sự sống và hơi thở của truyện. Nếu bạn có thể làm người đọc quan tâm tới những gì xảy tới cho nhân vật của bạn tức là bạn đã chinh phục được họ. Nhưng bằng cách nào làm được việc đó? 
Trước hết, điều quan trọng hơn cả, là nhân vật phải có vẻ sống động đối với bạn, rất đỗi sống động tới độ bạn cảm thấy như bạn đang ở bên trong da thịt của nó. Ðiều này có thể bất chợt xảy ra khi bạn đi ngang một người trên đường phố hoặc gặp ai đó trong một buổi liên hoan, và lập tức, bạn cảm nhận một cách trực giác điều gì đó về người đó và bạn cảm thấy có thể dùng người đó làm nhân vật truyện của mình. Ðó có thể là một việc hoàn toàn may mắn tới độ chẳng cần giải thích lý luận. Chỉ giản dị là nó xảy tới thôi. 

Việc lấy nhân vật từ đâu ra thì không quan trọng cho bằng độ sâu và cái nhìn thấu suốt mà bạn triển khai. Tôi quen và hiểu các nhân vật của tôi cũng theo một cách thức tôi khám phá các nhân vật ấy xuất hiện trong đời sống của tôi. Ðó là sự pha trộn những ấn tượng đầu tiên với sự am hiểu cụ thể và thực tế cùng ỏsự hiểu biếtõ có tính cách bí nhiệm xảy tới khi bạn tiếp xúc với một người nào đó trong một thời gian dài. Ở đây, thời gian là chữ chủ lực. 

Hãy lập hồ sơ về từng nhân vật chính, ngay trước khi bạn viết truyện hoặc sau khi bạn hoàn tất bản thảo lần thứ nhất. Hai mươi câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn "đào sâu", thăm dò vào chiều sâu của nhân vật để bạn làm quen với nó. 

1. Hãy giả dụ bạn đang đi trên phố và lần đầu tiên bạn gặp nhân vật của mình. Lập tức lúc ấy óc bạn bật lên chữ nào hay câu nào đây? Nó có thể là chữ: tàn nhẫn, cực nhọc, đáng yêu, mơ mộng, tán tỉnh, hung hăng, vụng về... hoặc không chữ nào cả. Nó có thể là một câu, một lời cảnh giác, thí dụ "Coi chừng!" hoặc "Ðể tôi!" Nó có thể là tiếng cười khúc khích rồ dại hoặc câu chào thân thiện hoặc một lời than ai oán: "Giá như mình không quen thì hơn!" Không quan trọng gì sự đụng chạm đầu tiên ấy gượng gạo hoặc phi lý ra sao vì nó có thể chứng tỏ một cái nhìn thấu suốt đáng giá vào cái cốt tủy của tính cách cá biệt đó. 

Ngày nọ, có một thiếu nữ đến cửa phòng tôi - hấp dẫn, tóc hung, tươi cười. Lúc ấy những chữ đầu tiên bật lên tróng óc tôi là "California, xứ mặt trời, đặc biệt lành mạnh mọi mặt." Tôi cho cô ấy mười sáu tuổi, một thiếu nữ được đánh giá cao toàn diện, và cô ấy trở thành nữ nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết dành cho thanh niên của tôi "Hãy Khiêu Vũ Với Tôi" (Dance With Me). Trong khi tôi viết cuốn tiểu thuyết đó, ấn tượng đầu tiên ấy ở mãi trong tâm trí tôi. 
Một số tác giả bị quyến rũ bởi một tấm hình hoặc tranh ảnh trong báo tin tức hoặc tạp chí. Họ cắt nó ra và dùng nó như người mẫu. Một ý tưởng hay. 

2. Tiếp liền sự va chạm đầu tiên đó là ấn tượng tổng quát về thể lý của người ấy. Thêm lần nữa, bạn đừng cố gắng nghĩ cho ra những chữ mà tối hậu bạn có thể dùng khi viết truyện đó; hãy để chữ nghĩa tự do xuất hiện trong tâm trí bạn: "một người lực lưỡng vạm vỡ", "một người rạng rỡ", "một người ốm yếu mảnh khảnh", "một người lùn tịt", "một đoá hồng mãn khai sắp rụng hết cánh". Dáng điệu, thế đứng, bước đi hoặc nhịp điệu chuyển động, có thể những điệu bộ thể hình nào đó cũng như sự đồ sộ hoặc rắn chắc của một thân xác sẽ lập tức cho bạn manh mối của nhân vật của mình. 

3. Bạn có bị gợi nhớ tới một sinh vật hoặc một đồ vật nào không? Nếu trong tâm trí bạn nảy ra sự so sánh, bạn hãy dò sâu vào nó. Có người nào đó cực kỳ giống với chim, mèo, loài gặm nhấm hoặc khỉ; và có trường hợp giống các đồ vật vô tri vô giác, những vật táp nham như xe đò, chỗi lông gà, hoặc chiếc ly mỏng manh dùng để uống rượu. Bạn hãy cẩn thận đối với các sáo rổng, những kiểu cách quá thường dùng như "nàng tươi như hoa" hoặc "mũm mĩm như búp bê". 

4. Liệu bạn có thể cảm giác màu sắc trong nhân vật của mình không, cái gì đó bên kia màu da hoặc bên kia những đường nét đơn thuần thể lý? Có những nhà ngoại cảm nào đó tuyên bố rằng họ có thể cảm thấy màu sắc phát ra từ con người ta. Chúng ta không thể lúc nào cũng đạt tới mức độ như vậy nhưng chúng ta có thể có ấn tượng về một màu sắc nhất định nào đó, ỏmột nhân vật màu nâuõ, màu vàng đỏ tươi tắn hoặc màu xanh xám ảm đạm. Người này có thể khiến bạn nghĩ tới những màu sắc sáng lạn nguyên thủy trong khi người khác có thể bị đặc cách hoá bởi những sắc xám huyền ảo lung linh. 

5. Nhân vật của bạn mặc loại quần áo nào? Ðây là chìa khoá quan trọng mở vào tâm thần của nó. Thông thường, người ta mặc để làm mình yên chí về cái mà họ tin là qui chế xã hội của mình: chúng ta đều mặc quần áo đồng phục. Tuy nhiên thỉnh thoảng chúng ta có thể làm trò ngốc nghếch khi mặc theo những hình ảnh tưởng tượng của mình hoặc những khát vọng vô thức hay không đạt được - thì việc đó đáng cho người viết quan tâm thăm dò. Và hữu ích. Thí dụ, một phụ nữ trung niên mặc những chiếc quần bò trang trí và kiểu cọ quá đáng, loại dành cho con gái hoặc kể cả cháu gái của mình, thì có thể ngụ ý rằng bà không muốn kẻ khác biết tuổi thật, hoặc rằng bà đang thật sự kinh hãi vì mình càng ngày càng già và không còn hấp dẫn những người trẻ (hoặc thanh niên?), hoặc rằng bà đang muốn sống lại những nếm trải lãng mạn và trẻ trung của mình. Một doanh gia đi giày cao cổ, chỉ mặc sơ mi, quấn khăn cao bồi thay cho cà vạt, và mang cái cặp nhỏ đựng tài liệu vào trong văn phòng của mình ở một thành phố lớn thì có ngụ ý điều gì đó quan trọng về bản thân và những mơ mộng của ông ta. Nó có thể là không tuân theo một qui ước hoặc khao khát một tuổi trẻ bất cần mà ông không bao giờ có. 

6. Giọng nói của nhân vật cũng là một vén lộ. Liệu bạn có thể diễn tả trọn vẹn đặc tính của một giọng nói trong một từ, thí dụ, dịu dàng, dỗ dành, khắc nghiệt, thiện cảm, khí lực vv.? Nhân vật của bạn nói nặng giọng, ngọng ngịu hay lè nhè sao đó? Nó dùng chữ như thế nào? Nó nói cái gì, và cái gì nó không muốn nói ra? Trong khi bạn quen thuộc thêm với nhân vật, bạn hẳn có thể bắt chước nó, đặc tính của giọng nói, lối diễn tả, gợi ra những tiếng mà nó dùng. Trong khi viết, bạn hãy làm mình như thể diễn viên, nói thật lớn những gì nhân vật ấy nói cho tới khi bạn tin chắc rằng đó đúng là những gì nó phải nói. 

7. Từ đầu tới cuối diễn tiến của truyện, nhân vật của bạn sống nơi nào? Môi trường gần gũi ấy áp lực lên nó bao nhiêu và nó chủ động kiểm soát được bao nhiêu? Nó có thích môi trường ấy không? Môi trường ấy có ý nghĩa ra sao đối với nó? Liệu nó có muốn rời xa môi trường ấy không, và nếu muốn thì tại sao? 

8. Nhân vật ấy sinh ở đâu và lúc nào? Thời thơ ấu nó sống ở đâu? Xứ nào? Môi trường nào? Nghĩa là, thành phố, thị trấn nhỏ, vùng quê, vùng núi, duyên hải? Bối cảnh ấy hình thành tính cách của nó như thế nào? Về mặt lịch sử, tại đó có xảy ra điều gì cá biệt không? 

9. Cái gì ảnh hưởng sớm sủa nhất lên nhân vật và được giả định là quan trọng? Ảnh hưởng của cha mẹ, anh em, bà con, bạn bè, thầy cô, những yêu thương thời non trẻ? Ở đây bạn sẽ tìm thấy nhiều chìa khóa cho tính cách của nhân vật mà bạn đang nghiên cứu. 

10. Mỗi thập niên tuổi tác đều có những vấn đề mới, những định chuẩn đang biến đổi, những tâm trạng khác biệt. Tuổi tứ tuần không giống tuổi ngũ tuần, tuổi ngũ tuần không giống tuổi lục tuần, và cứ thế. Ðộ tuổi nào trong đó nhân vật của bạn hình thành cái tính cách gây ảnh hưởng lên các hành động và quan niệm sống của nó? Nó chấp nhận các định chuẩn trong thời điểm của nó hoặc nổi loạn chống lại? 
Chúng ta phải bước quá tới bên kia ấn tượng ban đầu dù chắc rằng nó luôn luôn ở mãi với chúng ta. Liệu bạn có thể bắt chước nhân vật của mình, đi dạo với nó, trò chuyện với nó, biết một cách chính xác rằng nó sẽ nghĩ gì và sẽ phản ứng ra sao trước hầu hết mọi việc? Nếu như thế, nó vẫn còn mang ngoại hình thể lý. Bây giờ, bạn hãy cố đi vào nội tâm của nó. Hãy biết nó tận tường hơn nó biết về chính nó. 

11. Ðối với nó, cái gì quan trọng nhất? cái gì nó muốn hơn tất cả những cái khác? Bạn có biết những tưởng tượng của nó? những mơ mộng của nó? 

12. Nó có xung khắc nào? Nếu nó không có vấn đề thì nó không quan tâm tới những cơ may nào? Xung khắc của nó do hoàn cảnh áp đặt hoặc phát sinh từ nội tâm của nó? Giả dụ nó là một thanh niên ghê tởm chiến tranh tuy muốn bảo vệ quê hương của mình, một tình trạng khó xử thường xảy ra với thanh niên ngày nay. 
Cái gì xảy ra cho một phụ nữ muốn thoát ly và sống một mình tuy sợ rằng nếu làm như vậy thì sẽ đánh mất gia đình? 
Bạn muốn nhân vật chủ động giải quyết xung khắc hoặc để mặc số phận hay hoàn cảnh giải quyết dùm nó? 

13. Nhân vật sẽ đi xa tới đâu để sở đắc cái nó muốn? Nó sẽ chiếm đoạt cái đó, phạm tội ác hay thực hiện một hành động phi đạo đức để đạt mục đích? Bạn có thể câu người đọc bằng cách đưa người đọc cũng thắc mắc với bạn về điều đó. 

14. Ðây là câu hỏi quan trọng nhất mà bạn phải kể: Nhân vật của bạn sợ cái gì nhất? cái gì khiến nó không thể đạt tới cứu cánh? 

15. Có những lãnh vực vén lộ thêm rất nhiều. Cờ bạc, tiền, tình yêu. Việc chiến thắng quan trọng ra sao đối với nhân vật của bạn? Làm thế nào nó xử lý việc tranh đua? 

16. Nó phản ứng như thế nào đối với trẻ con, và loài vật, và người khác xứ sở, người già? Làm sao bạn biết? Nó có đá con chó của vợ khi bà ấy vắng mặt, không ai bảo vệ con chó? Khi một con nhện bò vào phòng ngủ của nó, nó thà đưa con nhện ra ngoài hơn là giết con nhện? Liệu người đàn bà ấy có chịu cho người tây tàu, da đen hoặc kẻ có con cái thuê nhà không? 

17. Nhân vật của bạn hình thành cốt truyện như thế nào? Cốt truyện hình thành nhân vật nam/nữ ấy như thế nào? Suốt diễn tiến của truyện, nó cứ thế triển khai hoặc chuyển đổi? Giả dụ có cơ hội nào đi nữa nó vẫn trước sau như một và không hứa hẹn thay đổi gì, liệu bạn có giải thích được điều đó không? 

18. Nhân vật này tương tác với các nhân vật khác trong truyện ra sao? Ai là nền của nó? Ai tương phản hoặc bổ sung cho nhân vật nam/nữ của bạn? Ai hoặc cái gì đe doạ nó? 

19. Tới đây xem như bạn đã nghiên cứu đầy đủ nhân vật ấy. Bạn có thích nam/nữ nhân vật ấy không? Cái gì làm bạn không thích? hoặc bạn cảm thấy nó tiêu cực? Sao, nhân vật ấy chẳng có khuyết điểm nào ư? Thế thì nó có vẻ tẻ nhạt, và không hoàn toàn có tính người. Ðối với những nhân vật xấu của tác phẩm thì cũng chịu chung một lý thuyết như thế. Một người hoàn toàn xấu thì chỉ ít nhàm chán hơn người hoàn toàn tốt một chút thôi. Hoạ sĩ Rembrandt thường khuyên nên lẫn một chút bóng tối vào vùng sáng và một chút sáng vào khu vực tối của bức hoạ. Cũng một nguyên tắc như thế sẽ làm cho nhân vật của bạn ra thú vị hơn. 

20. Sau cùng, có cái gì trong nhân vật của bạn khiến người ta quan tâm tới những gì xảy ra cho nó? Dù bạn đang viết một "cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất nước" hoặc một truyện ngắn hết sức khiêm tốn, thì người đọc của bạn cũng phải xúc động về nhân vật của bạn, bằng không bạn sẽ mất độc giả. Có phải bạn thấy mình can dự quá khiến bạn ghét việc hành hạ các nhân vật của mình phải chịu khổ sở? (Dù thế nào đi nữa bạn cũng phải làm điều đó vì nếu không có khổ sở thì không có truyện.) 

Con người có thể phức tạp vô tận. Hai mươi câu hỏi vừa kể chỉ là cái đầu tiên trong rất nhiều câu hỏi mà bạn sẽ đặt ra cho các nhân vật của mình. Trong một ngày mưa to gió lớn nhân vật của bạn làm gì? Nó có khai gian thuế lợi tức không? Nó thích ăn món gì? Trong kỳ nghỉ, nó sẽ đi đâu nếu nó được tự do chọn lựa và không lo nghĩ vấn đề tiền bạc? 
"Ðào sâu hơn" nghĩa là ăn nằm, sống ngày sống đêm với nhân vật của bạn. Ðó là cách duy nhất để gặp gỡ những con người thú vị.



6. Chữ, Công Cụ Của Nhà Văn 
A. Nyland

Chữ là công cụ của nhà văn. Chữ diễn đạt ý nghĩ của chúng ta; chúng cung cấp một lối ra cho các ý tưởng của chúng ta; chúng là phương tiện qua đó nhà văn truyền đạt. 

Có quá nhiều cái được viết ra mà không có khả năng truyền đạt nhưng nhiều người không nhận thấy cái-gọi-là bất lực đó lắm khi chỉ là một bức màn khói được cân nhắc kỷ lưỡng. Thí dụ các nhà chính trị thường dùng chữ để lẩn tránh đề tài. Họ không muốn dấn mình vào một quyết định nhất định nên họ nói loanh quanh vấn đề. Shakespeare đã để cho nhân vật Macberth của ông mô tả đời sống bằng những lời có thể áp dụng cho nhiều cuộc diễn thuyết và diễn văn dành cho công chúng ngày nay:

... đó chỉ là truyện kể lể 
cũ kỹ của một gã khờ, 
toàn lời la tiếng rú 
chả ý nghĩa gì



Ðôi khi sự thiếu hiệp thông được thanh niên dùng để nhấn mạnh tới khoảng cách giữa hai thế hệ - người ta sống trong hai thế giới khác nhau. Còn có sự cố ý xuyên tạc ý nghĩa của chữ để tạo thành ngôn ngữ riêng cho đoàn nhóm hoặc phe đảng. Có thể gọi tất cả những cái đó là hành động sử dụng tiêu cực chữ. Và đó không phải là cách sử dụng chữ mà chúng ta, những nhà văn, muốn dùng. Chúng ta phải tích cực, cảnh giác và sáng tạo. 

Một nhà văn thành công thì phải yêu chữ. Ðó phải là một tình yêu đầy am hiểu, thiện cảm và kiểm soát rốt ráo. Một nhà văn phải có từ vựng tương xứng và phải dùng tốt chữ. Ðó là bí quyết của sự truyền đạt. Mỗi chữ trong câu phải chuyên chở sức nặng của chính nó. Chính phẩm chất ấy khiến người ta nhớ mãi các diễn văn và bài viết của Winston Churchill. Không biết bao nhiêu lần ông dùng các câu diễn đạt hoàn hảo tới độ không thể thay một chữ trong câu mà không làm biến đổi ý nghĩa hoặc hủy hoại sự hoàn hảo tiết tấu của câu. Một thí dụ mà ai cũng biết, là ông bày tỏ lòng tôn kính đối với Không lực Hoàng gia Anh trong Ðệ Nhị Thế Chiến bằng câu: "Chưa bao giờ trên chiến trường xung đột của loài người có quá nhiều người nợ một số quá ít người như thế." 

Chúng ta có khả năng truyền đạt. Những tâm trí vĩ đại thời quá khứ mất nhiều công sức để thực hiện việc đó. Phải chăng những thất bại thời hiện tại chỉ dấu cho biết sự lười biếng, sự lảng tránh hoặc sự thiếu vắng các tâm trí vĩ đại? Vào lúc này, các tâm trí vĩ đại vẫn hiện hữu và chúng ta đều cảm thấy mãn nguyện rộn ràng khi bắt gặp họ. Nhưng hết thảy họ đều dùng chữ giản dị, trực tiếp và đầy thuyết phục. 

Chúng ta có thể làm gì để sở đắc khả năng đó? Dưới đây là mấy bước rất giản dị để tiến đến mục đích đáng thèm muốn ấy. 

1.Giữ tâm trí rộng mở. Khi gặp một chữ mới, bạn hãy nhìn thật kỹ câu văn trong đó có dùng chữ đó. Lúc đó, qua việc để ý tới ngữ cảnh, bạn có thể hình thành ý niệm tương đối chính xác về ý nghĩa của chữ đó. Một khi bạn đã cảnh giác chữ đó thì bạn sẽ nhận thấy mình thường xuyên để ý tới nó. Dần dà nó trở nên quen thuộc với bạn tới độ bạn nhận ra mình đang dùng nó một cách dễ dàng và tự nhiên. 

2. Ðọc nhiều bộ môn. Mỗi ngành học có một từ vựng đặc biệt. Bạn đọc về lãnh vực bạn quan tâm nhưng bạn đừng dừng lại trong đó. Bạn hãy đọc những khu vực chung quanh lãnh vực của bạn; đọc luôn cả những quan điểm đối lập. Việc đó tạo thêm nhiều lợi thế cho bạn: nó làm duổi dài tâm trí của bạn, mở rộng tư duy của bạn và luyện cho bạn khả năng tự mình diễn đạt. Nó cũng gia tăng từ vựng của bạn, giúp bạn nhận thức những sắc thái ý nghĩa mà trước đây bạn chưa cân nhắc tới. 

3. Làm bạn với từ điển. Việc sử dụng cách riêng từ điển trong tự nó là một lối học rộng và thoáng. Từ điển dạy bạn viết chính tả đúng, phát âm đúng, gom các chữ thành nhóm chữ, những gì kỳ vọng vào chúng, bối cảnh từ nguyên, những gì chúng có thể cưu mang và những gì chúng không thể cưu mang. 
Khi bạn tra ý nghĩa của một chữ thì hãy đọc hết tất cả những điều mà từ điển nói cho bạn biết về chữ đó. Kế đó nhìn lên những chữ phía trên nó và nhìn xuống những chữ phía dưới nó trong cùng một cột trang. Bằng cách ấy, bạn không chỉ làm quen với một chữ mà thông thường, còn làm quen với tất cả nhóm chữ đó, và bạn bắt đầu lập thành thói quen nhận ra chữ theo từng nhóm. Cũng thế, bạn hãy để ý tới tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ dùng để cấu thành một chữ từ ngữ căn của nó và những biến đổi trong ý nghĩa hoặc những sắc thái ý nghĩa sở đắc nhờ việc tiếp thêm vào ngữ căn. 
Chúng ta đều biết rằng đời sống ở bất cứ xứ sở nào cũng đều phong phú thêm bởi văn hoá của những người từ xứ sở khác đến sinh sống. Ðiều đó cũng đúng đối với chữ. Tiếng Anh giàu có về từ vựng một cách đáng kinh ngạc khiến nó có thể cung ứng đủ loại sắc thái ý nghĩa. [Trong tiếng Việt cũng thế. Có sự du nhập những chữ có gốc từ tiếng Hoa, Mã lai, Pháp, Mỹ, Cambodia...- ghi thêm của người dịch]. Có nhiều chữ do kiều dân mang vào, được niềm nở chào đón và trở thành ngôn ngữ của chúng ta vì sự chính xác khoa học hoặc sự phong phú văn hóa mà chúng mang theo trong mình. Những chữ ấy hòa nhập vào ngôn ngữ khi nhu cầu dùng chúng ngày càng cao, và chúng nổi bật khi ở vào vị trí nhất định vì chúng bộc lộ một mạo hiểm mới. 

4. Ðọc thơ. Dù viết thể loại nào đi nữa, bạn hãy đọc thơ. Vì thơ là kết tinh của ý tưởng nên nó dùng chữ theo lối đặc biệt. Bài thơ hay thì diễn tả ý nghĩ với số chữ tối thiểu và mỗi chữ chuyển tải trọn vẹn sức nặng của nó. Bạn cũng có thể học vô số điều về chữ và sự sử dụng chính xác chữ qua việc nghiên cứu bản thảo của những nhà văn lớn. Thí dụ bản thảo bôi đi xóa lại của Keats và Shelley là những tường trình về cách mỗi nhà thơ đẽo gọt câu thơ và đoạn thơ của mình, việc chọn lựa chữ và việc loại bỏ chữ, cho tới sau cùng đạt được sự diễn tả hoàn hảo. 

Các nhà viết văn xuôi cũng làm y như vậy. Trên một trang bản thảo lem luốc của một truyện ngắn, Malcolm Lowry viết lui viết tới một câu sửa đi sửa lại mười sáu lần, phần nhiều mỗi lần chỉ khác nhau có một chữ. Ðôi khi các nhà văn sau khi thí nghiệm lại hài lòng quay trở lại câu viết ra lần đầu vì nó là câu hay nhất. 

Văn xuôi cũng có thể dùng các lối diễn đạt của thơ vì tính chất phong phú của chúng nhưng phải dùng một cách dè sẻn. Trong các lối đó có các phép điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh và tượng trưng. Việc dùng phép điệp ngữ trong văn xuôi khiến nhà văn nghe có vẻ nôn nao và tự nhận thức, kể cả xúc động nữa. Phép này tốt nhất dành cho các nhà văn sao đi chép lại cho các đại lý quảng cáo. Phép ẩn dụ và phép so sánh có chỗ đứng trong văn xuôi nhằm đưa một nhãn quan mới mẻ vào cái đang được diễn tả hoặc đang được trình bày, hoặc để lập thành một sự so sánh hay một sự tương tự. Có thể dùng chúng trong đối thoại để thể hiện một hiệu quả đáng khao khát. Có những lối so sánh đã lỗi thời như "nặng như chì", hoặc "nhanh như sóc" nhưng ta vẫn có thể dùng như những khuôn sáo để diễn tả một con người suy nghĩ theo lối mòn. 

Việc dùng phép tượng trưng có thể làm sắc nét tác động của chữ được dùng để diễn tả nó. Tuy vậy, ta cần nhớ rằng biểu tượng thì không bao giờ là một lối diễn tả mở ra rồi khép lại ngay; nó luôn luôn đưa dẫn tới một cái gì đó. Bài thơ hoặc truyện ngắn không chỉ "có tính cách tượng trưng" - nó phải tượng trưng cho một cái gì đó. 

Không quan trọng gì việc bạn dùng lối diễn đạt nào. Thành tố căn bản là chữ. Xây dựng từ vựng không có nghĩa là tom góp một danh sách thật dài những chữ nhiều âm tiết. Nó có nghĩa là hiểu chữ, đặc biệt những chữ chính xác và giản dị, và hiểu chúng cặn kẽ tới độ bạn có thể diễn tả ý nghĩ của bạn một cách rõ ràng và sáng sủa. Một số truyện ngắn hay nhất thế giới được viết bằng những chữ giản dị. Bạn hãy nghiên cứu câu chuyện đứa con trai hoang đàng trong Kinh thánh. Bạn hãy nghiên cứu các tác phẩm của những tác giả truyện ngắn vĩ đại, các nhà tiểu thuyết và các nhà tiểu luận vĩ đại. Các câu truyện ấy là những ghi chép đáng giá về nhiều điều: cốt truyện, xây dựng nhân vật, không khí truyện - toàn bộ những yếu tố cấu thành một tuyệt phẩm. Nhưng trên tất cả, chúng là những gương mẫu sáng chói về chức năng và sự sử dụng hứng thú các con chữ.


_____________________
 

Chú thích của người dịch (  Nguyễn Ước  )
Giả Ðảo (779-843) 
Sống vào thời Thịnh Ðường. Ông từng làm nhà sư và sau đó làm quan; thường bị biếm vì thói quen chỉ trích cấp trên và chê bai chính sự. Ông sành thơ ngũ luật, để lại vài bài hay và nổi tiếng gọt dũa từng câu từng chữ. Ðiển tích "thôi xao" trong văn học là có xuất xứ từ ông. 
Nguyên âm Hán Việt của bài thơ dịch: 
TUYỆT CÚ 
Nhị cú tam niên đắc, 
Nhất ngâm song lệ lưu. 
Tri âm như bất thưởng, 
Qui ngọa cố sơn thu. 
B. Kaplan
Nhà văn nữ Canada, sinh tại Winipeg, bắt đầu viết văn năm chín tuổi. Năm 1973 bà được giải thưởng Tưởng Niệm Kathleen Strange của Hiệp hội Các Tác giả Canada. Tác phẩm: Corner Stone (1975); Malke, Malke (1977); The Emty Chair (1986)... 
W.G. Hardy
Nhà văn và giáo sư môn văn học cổ điển tại Ðại học Alberta. Ông bắt đầu sự nghiệp bằng việc viết tiểu thuyết diễn tả lòng ham muốn tình dục, lấy từ các đề tài trong Kinh thánh và tác phẩm cổ điển. Tác phẩm: Father Abraham (1935); Turn Back the River (1938)... 
Norman Mailer 
Nhà văn, kịch tác gia và soạn giả kịch bản điện ảnh Mỹ. Ông sinh ở New Jersey, mé sau của Brooklyn. Bắt đầu viết tiểu thuyết khi chưa tốt nghiệp Ðại học Harvard. Từng tham gia Thế chiến Hai và dùng việc đó làm chất liệu nền tảng cho nhiều tác phẩm của mình. Tác phẩm: The Deer Park (1955); An American Dream (1965); Why We Are in Vietnam (1967)... 
W. Madison
Nhà văn Anh. Còn được gọi là Henry Williamson. Ông là tác giả của hơn 66 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. 
A. Nyland
Tên đầy đủ là Gentry A. Nyland. Nhà văn Mỹ. Tác phẩm: Mr. South Burned his Mouth (1941)...

 
 

4/2/13

Phù vân

                                               


Pinned Image


Dedicated to T.T.



Tôi về

tìm lại tôi xưa

Tìm tôi

 nơi chốn

em  vừa lãng quên                    

                                                        
Nghe trong chiều
 rớt  
bên thềm
                                                           
Chút hương
ngày cũ
phơi  miền tóc sương

Người
một phương
Ta
 một phương

Tìm nhau
 chỉ thấy
 một đường thiên thu

Mai sau
trong chốn sa mù

Tình xưa
còn đọng
cánh phù vân trôi   


                                   
                                                                             ImagineStudio.Etsy.com  Love her work!



Tranhodung. Những ngày cuối năm Nhâm Thìn 2012
                                                                                     
 



                                                        

  

3/2/13

Tìm nhau

 ......Tôi còn  mê mải  đi tìm  ,  nơi mặt đất hoang vu   ,   tia nắng ấm  ,   nụ cười thơ  ,chút  sương khói  quê nhà  , và chút hương xưa  trên  nẻo đường  trần   hun hút.....  . THD.
 




Tìm nhau tự cõi  nghìn  xưa

Thấy nhau trong ngọn gió đùa ngàn sau

Tìm nhau trong phút linh cầu

Thấy con chim hót trên đầu ngọn cây

Tìm nhau trong chiếc lá bay

Thấy nhau trong khói hương lay đá vàng

Tìm nhau trong giấc mộng tàn

Thấy nhau trong chốn thiên đàng bỏ quên

                                                 
Trần Hồ Dũng.Washington .Tàn Đông 2012