26.02.2013
Cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979 là cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai nước trong thời hiện đại; là một trong hai cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa (cuộc chiến kia là giữa Việt Nam và Campuchia năm 1978); là một trong những cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trên thế giới (tính từ ngày Trung Quốc bắt đầu tấn công Việt Nam 17/2 đến lúc Trung Quốc tuyên bố kết thúc cuộc tấn công 5/3 là 17 ngày; đến ngày Trung Quốc rút hết quân khỏi Việt Nam, 16/3, là 27 ngày), nhưng đồng thời cũng là một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất, với trên 20.000 người bị giết chết mỗi bên; (nếu chia đều số người bị chết này cho thời gian thực sự của cuộc chiến, con số tử vong hàng ngày rất cao). Đó là chưa kể các thiệt hại khác về cơ sở vật chất và đời sống của dân chúng.
Tại sao Trung Quốc, nước từng viện trợ cho Việt Nam trên 20 tỉ đô la suốt cả cuộc chiến tranh trước 1975 lại quyết định tấn công Việt Nam? Họ thường nêu lên bốn lý do chính: Một, đập tan giấc mộng bá quyền của Việt Nam ở Đông Nam Á; hai, trừng phạt Việt Nam về tội quấy phá ở vùng biên giới của hai nước; ba, trả thù việc Việt Nam đối xử tàn tệ đối với các Hoa kiều (trấn áp, tịch thu tài sản và xua đuổi họ ra khỏi nước); và bốn, dằn mặt việc Việt Nam ký hiệp ước liên minh với Liên Xô để mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Các nhà bình luận chính trị quốc tế nêu lên ba mục tiêu chính của Trung Quốc: Một, tấn công có giới hạn một số vùng đất dọc biên giới để trừng phạt Việt Nam; hai, tạo sức ép để Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia; và ba, để Việt Nam - và từ đó, các nước khác - hiểu là không thể tin cậy vào sự liên minh với Liên Xô, từ đó, có thể cắt đứt mối liên minh ấy để quay về với Trung Quốc.
Trung Quốc thành công hoàn toàn ở mục tiêu đầu, dĩ nhiên với một giá rất đắt về nhân mạng. Nhưng hai mục tiêu sau thì họ lại thất bại: Việt Nam không những không rút quân khỏi Campuchia mà còn đóng chiếm ở đó trên 10 năm; Việt Nam không những không bất mãn Liên Xô mà còn tiếp tục giữ liên minh chặt chẽ với Liên Xô đến tận lúc Liên Xô sụp đổ vào năm 1990.
Đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc, bộ máy tuyên truyền của Việt Nam có hai thái độ hoàn toàn trái ngược nhau: Trước, họ lên án Trung Quốc một cách kịch liệt; sau, họ hoàn toàn im lặng và bắt buộc mọi người phải im lặng theo. Trước, họ xem Trung Quốc như một tên đế quốc luôn luôn có tham vọng bá quyền và bành trướng; sau, họ lại xem Trung Quốc là một láng giềng tốt và một đồng chí tốt. Ở cả hai giai đoạn và với hai thái độ khác nhau ấy, Việt Nam đi từ cực đoan này sang cực đoan khác. Và cực đoan nào cũng nguy hiểm như nhau. Cái nguy hiểm nhất là chúng ngăn chận người ta học được những bài học cần thiết.
Trong số những bài học cần thiết ấy, theo tôi, bài học đầu tiên cần được nhấn mạnh là: Đừng ngây thơ.
Quan sát và/hoặc tìm hiểu cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, hầu như mọi nhà nghiên cứu đều ghi nhận một điểm giống nhau: Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc. Lúc lính Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, lực lượng phòng thủ của Việt Nam chủ yếu là bộ đội địa phương; còn trong giới lãnh đạo thì cả Phạm Văn Đồng lẫn Văn Tiến Dũng đều đang đi thăm Campuchia. Trong cuốn Bên thắng cuộc, Huy Đức kể, những người được phỏng vấn về cuộc tấn công ấy cũng đều cho là Việt Nam hoàn toàn không chuẩn bị trước. Với giới quan sát và nghiên cứu, cảm giác bất ngờ của Việt Nam quả là điều… bất ngờ. Nhiều người kể, ngay trước năm 1975, Lê Duẩn vừa nhận viện trợ của Trung Quốc lại vừa nghi ngại Trung Quốc; sau năm 1975, ông cũng biết rõ là nếu Việt Nam tấn công Campuchia, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Vậy mà, lạ, lúc Trung Quốc tấn công Việt Nam, ông cũng như toàn bộ giới lãnh đạo Việt Nam vẫn thấy bất ngờ. Tại sao? Người ta giải thích: Giới lãnh đạo Việt Nam vẫn tin là Trung Quốc chỉ doạ dẫm chứ sẽ không đánh họ; vẫn tin là tình đồng chí giữa hai nước xã hội chủ nghĩa, tuy bị thử thách nghiêm trọng, vẫn đủ để ngăn chận một cuộc xâm lược.
Kể ra, sau khi đã từng bị Campuchia, một nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, tấn công và sau khi đã dẫn quân tràn qua biên giới càn quét người anh em xã hội chủ nghĩa ấy, mà vẫn còn tin như thế được quả là một sự ngây thơ đáng kinh ngạc. Ngây thơ đến dại dột.
Nhưng ở đây, có đến hai sự ngây thơ. Ngoài sự ngây thơ đối với tình đồng chí xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, còn có sự ngây thơ đối với tình đồng chí của Liên Xô. Trước đó, Việt Nam đã từng ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác quốc phòng với Liên Xô, những tưởng Liên Xô sẽ ra tay bảo vệ Việt Nam trước sự xâm lược của Trung Quốc. Chính Trung Quốc cũng tưởng như vậy nên, để hoá giải sự trả đũa của Liên Xô, họ đề ra ba sách lược chính: Một, đi vận động sự ủng hộ của Mỹ, Nhật và các nước Đông Nam Á cho chiến dịch đánh Việt Nam, để các nước này, sau đó, có thể ủng hộ họ trong trận đối đầu với Liên Xô nếu Liên Xô nhảy vào bênh vực Việt Nam; hai, tuyên bố cuộc chiến tranh nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học” chỉ là một cuộc chiến tranh giới hạn về cả quy mô (không dùng không quân), mục tiêu (chỉ nhắm tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam khoảng vài chục cây số) và thời gian (trong vòng vài tuần) để Liên Xô không có cớ chính đáng gây chiến với Trung Quốc; và ba, chọn thời điểm mở đầu cuộc tấn công vào giữa tháng Hai để, một mặt, tránh được mùa mưa (thường bắt đầu vào tháng Tư) và, mặt khác, đã qua hết mùa đông - băng trên các dòng sông dọc biên giới Trung Quốc và Liên Xô đã tan chảy hết - , tránh tình trạng Liên Xô có thể dễ dàng xua quân tràn qua mặt sông đóng băng cứng để tấn công Trung Quốc. Nhưng cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều đoán sai. Khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới đánh chiếm Việt Nam, Liên Xô vẫn án binh bất động.
Bởi vậy, ngay sau khi chiến tranh biên giới bùng nổ, giới bình luận chính trị trên thế giới đều nhận ra một điều: quyền lợi quốc gia quan trọng hơn hơn ý thức hệ nhiều. Không nên tin vào cái gọi là tình đồng chí quốc tế.
Bài học thứ hai là cần tìm hiểu kỹ hơn về Trung Quốc. Hầu như ai cũng biết: mặc dù sống sát cạnh Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc và thường xuyên đánh nhau với Trung Quốc, sự hiểu biết của Việt Nam về Trung Quốc, kể cả trong giới học giả, lại rất giới hạn. Cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 cho thấy một yếu kém nghiêm trọng khác của Việt Nam: tình báo. Lâu nay, giới truyền thông thường làm ồn ào về tài tình báo của Việt Nam ở miền Nam: Họ lọt vào cả những chức vụ quan trọng nhất trong guồng máy chính quyền miền Nam. Tuy nhiên, với Trung Quốc thì họ lại hoàn toàn mù mờ. Từ giữa năm 1978, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu bàn luận về kế hoạch tấn công Việt Nam: Họ hoàn toàn không biết. Từ cuối năm 1978, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch tấn công: Họ cũng không biết. Cũng từ cuối năm 1978 và đầu năm 1979, Trung Quốc liên tục đàm phán với Mỹ, Nhật và một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan và Malaysia, về việc tấn công Việt Nam: Họ cũng không biết. Tệ nhất là sự kiện: để điều động trên 300.000 quân với vũ khí và lương thực đến biên giới, Trung Quốc cần ít nhất là ba tháng, với cả hàng trăm ngàn dân công: Họ cũng không biết.
Đến lúc Trung Quốc chính thức nổ súng, họ vẫn không biết gì về kế hoạch đánh mạnh, phá sạch và rút nhanh của Trung Quốc cả. Trong khi Trung Quốc chỉ đặt chỉ chỉ tiêu là tiến sâu vào khoảng 30-40 cây số, chiếm hai tỉnh lỵ Cao Bằng và Lạng Sơn là rút quân về nước ngay, Việt Nam vẫn chuẩn bị cho phòng tuyến hai, nhằm bảo vệ Hà Nội, để mặc cho dân quân và một số ít bộ đội chủ lực chống chọi với Trung Quốc ở biên giới.
Việt Nam bị hớ trong việc phòng thủ biên giới. Họ lại hớ lần nữa trong việc phòng thủ Hà Nội, nơi Trung Quốc không hề có ý định tấn công. Cả hai lần hớ ấy đều xuất phát từ một nguyên nhân: Thiếu tin tức.
Bài học thứ ba: Trong lúc giới lãnh đạo ngây thơ và hớ hênh trong chiến lược phòng thủ như vậy, những kẻ thực sự có công đầu trong việc đánh chận quân xâm lược Trung Quốc chính là các dân quân du kích và bộ đội địa phương ở các tỉnh biên giới. Toàn bộ bộ đội và du kích Việt Nam là khoảng 100.000 người trong khi bộ đội Trung Quốc lên đến khoảng 300.000 người. Như vậy, một người lính Việt Nam phải chọi lại ba người lính Trung Quốc. Họ không đủ khả năng ngăn chận được Trung Quốc. Họ chỉ làm được hai điều: Một, làm chậm bước tiến của quân Trung Quốc; và hai, gây thiệt hại nặng nề cho lính Trung Quốc. Trong khi đó, hầu hết quân chủ lực của Việt Nam thì hoặc đang ở Campuchia hoặc đang canh giữ phòng tuyến hai gần Hà Nội.
Theo các nhà phân tích quân sự và chính trị quốc tế, sở dĩ bộ đội và du kích ở các tỉnh biên giới chiến đấu giỏi như vậy là nhờ bốn yếu tố chính: Một, họ quen thuộc với địa hình núi non hiểm trở ở vùng biên giới; hai, họ có thật nhiều kinh nghiệm chiến đấu sau hai cuộc chiến tranh kéo dài cả ba mươi năm; ba, vũ khí của họ tối tân hơn hẳn Trung Quốc (chủ yếu là nhờ nguồn vũ khí tịch thu ở miền Nam năm 1975); và bốn, tinh thần yêu nước và sự dũng cảm của họ rất cao.
Xin lưu ý: trong bốn yếu tố tạo nên ưu thế của quân đội Việt Nam năm 1979, yếu tố thứ hai và thứ ba hoàn toàn trở thành vô hiệu theo thời gian. Năm 1979 bộ đội và cả tướng lĩnh Trung Quốc bị xem là thiếu kinh nghiệm chiến đấu vì cuộc chiến tranh gần nhất mà họ tham gia là ở Triều Tiên, trước đó 26 năm (1953). Đó cũng là trường hợp của bộ đội và tướng lĩnh Việt Nam hiện nay: Cuộc chiến tranh lớn mà họ tham gia, ở Campuchia năm 1978 và ở biên giới Việt-Trung năm 1979, cách đây đã trên 30 năm. Còn yếu tố thứ tư thì bị chính chính quyền Việt Nam ra tay đập phá triệt để bằng nhiều biện pháp khác nhau: một, ngăn cấm mọi biểu hiện của tình thần yêu nước, từ việc phát biểu bằng lời đến việc bày tỏ thái độ qua các vụ biểu tình; hai, vu khống và nhục mạ những người bộc lộ lòng yêu nước và lên án các hành động uy hiếp hay sách nhiễu của Trung Quốc; ba, ngăn cấm mọi hình thức kỷ niệm hay tưởng niệm chiến tranh chống Trung Quốc; và bốn, tuyên truyền cho một thứ chủ nghĩa đầu hàng được nguỵ trang dưới chiêu bài láng giềng tốt và đồng chí tốt.
Ở trên, tôi nêu lên ba bài học chính. Bạn thử nghĩ xem: chính quyền Việt Nam học được mấy bài?
***
Chú thích: Các sự kiện và số liệu sử dụng trong bài viết này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhung nhiều nhất là từ bài “China’s 1979 war with Vietnam: A reassessment” của Xiaoming Zhang trên The China Quarterly 2005, tr. 851-874.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tại sao Trung Quốc, nước từng viện trợ cho Việt Nam trên 20 tỉ đô la suốt cả cuộc chiến tranh trước 1975 lại quyết định tấn công Việt Nam? Họ thường nêu lên bốn lý do chính: Một, đập tan giấc mộng bá quyền của Việt Nam ở Đông Nam Á; hai, trừng phạt Việt Nam về tội quấy phá ở vùng biên giới của hai nước; ba, trả thù việc Việt Nam đối xử tàn tệ đối với các Hoa kiều (trấn áp, tịch thu tài sản và xua đuổi họ ra khỏi nước); và bốn, dằn mặt việc Việt Nam ký hiệp ước liên minh với Liên Xô để mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Các nhà bình luận chính trị quốc tế nêu lên ba mục tiêu chính của Trung Quốc: Một, tấn công có giới hạn một số vùng đất dọc biên giới để trừng phạt Việt Nam; hai, tạo sức ép để Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia; và ba, để Việt Nam - và từ đó, các nước khác - hiểu là không thể tin cậy vào sự liên minh với Liên Xô, từ đó, có thể cắt đứt mối liên minh ấy để quay về với Trung Quốc.
Trung Quốc thành công hoàn toàn ở mục tiêu đầu, dĩ nhiên với một giá rất đắt về nhân mạng. Nhưng hai mục tiêu sau thì họ lại thất bại: Việt Nam không những không rút quân khỏi Campuchia mà còn đóng chiếm ở đó trên 10 năm; Việt Nam không những không bất mãn Liên Xô mà còn tiếp tục giữ liên minh chặt chẽ với Liên Xô đến tận lúc Liên Xô sụp đổ vào năm 1990.
Đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc, bộ máy tuyên truyền của Việt Nam có hai thái độ hoàn toàn trái ngược nhau: Trước, họ lên án Trung Quốc một cách kịch liệt; sau, họ hoàn toàn im lặng và bắt buộc mọi người phải im lặng theo. Trước, họ xem Trung Quốc như một tên đế quốc luôn luôn có tham vọng bá quyền và bành trướng; sau, họ lại xem Trung Quốc là một láng giềng tốt và một đồng chí tốt. Ở cả hai giai đoạn và với hai thái độ khác nhau ấy, Việt Nam đi từ cực đoan này sang cực đoan khác. Và cực đoan nào cũng nguy hiểm như nhau. Cái nguy hiểm nhất là chúng ngăn chận người ta học được những bài học cần thiết.
Trong số những bài học cần thiết ấy, theo tôi, bài học đầu tiên cần được nhấn mạnh là: Đừng ngây thơ.
Quan sát và/hoặc tìm hiểu cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, hầu như mọi nhà nghiên cứu đều ghi nhận một điểm giống nhau: Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc. Lúc lính Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, lực lượng phòng thủ của Việt Nam chủ yếu là bộ đội địa phương; còn trong giới lãnh đạo thì cả Phạm Văn Đồng lẫn Văn Tiến Dũng đều đang đi thăm Campuchia. Trong cuốn Bên thắng cuộc, Huy Đức kể, những người được phỏng vấn về cuộc tấn công ấy cũng đều cho là Việt Nam hoàn toàn không chuẩn bị trước. Với giới quan sát và nghiên cứu, cảm giác bất ngờ của Việt Nam quả là điều… bất ngờ. Nhiều người kể, ngay trước năm 1975, Lê Duẩn vừa nhận viện trợ của Trung Quốc lại vừa nghi ngại Trung Quốc; sau năm 1975, ông cũng biết rõ là nếu Việt Nam tấn công Campuchia, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Vậy mà, lạ, lúc Trung Quốc tấn công Việt Nam, ông cũng như toàn bộ giới lãnh đạo Việt Nam vẫn thấy bất ngờ. Tại sao? Người ta giải thích: Giới lãnh đạo Việt Nam vẫn tin là Trung Quốc chỉ doạ dẫm chứ sẽ không đánh họ; vẫn tin là tình đồng chí giữa hai nước xã hội chủ nghĩa, tuy bị thử thách nghiêm trọng, vẫn đủ để ngăn chận một cuộc xâm lược.
Kể ra, sau khi đã từng bị Campuchia, một nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, tấn công và sau khi đã dẫn quân tràn qua biên giới càn quét người anh em xã hội chủ nghĩa ấy, mà vẫn còn tin như thế được quả là một sự ngây thơ đáng kinh ngạc. Ngây thơ đến dại dột.
Nhưng ở đây, có đến hai sự ngây thơ. Ngoài sự ngây thơ đối với tình đồng chí xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, còn có sự ngây thơ đối với tình đồng chí của Liên Xô. Trước đó, Việt Nam đã từng ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác quốc phòng với Liên Xô, những tưởng Liên Xô sẽ ra tay bảo vệ Việt Nam trước sự xâm lược của Trung Quốc. Chính Trung Quốc cũng tưởng như vậy nên, để hoá giải sự trả đũa của Liên Xô, họ đề ra ba sách lược chính: Một, đi vận động sự ủng hộ của Mỹ, Nhật và các nước Đông Nam Á cho chiến dịch đánh Việt Nam, để các nước này, sau đó, có thể ủng hộ họ trong trận đối đầu với Liên Xô nếu Liên Xô nhảy vào bênh vực Việt Nam; hai, tuyên bố cuộc chiến tranh nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học” chỉ là một cuộc chiến tranh giới hạn về cả quy mô (không dùng không quân), mục tiêu (chỉ nhắm tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam khoảng vài chục cây số) và thời gian (trong vòng vài tuần) để Liên Xô không có cớ chính đáng gây chiến với Trung Quốc; và ba, chọn thời điểm mở đầu cuộc tấn công vào giữa tháng Hai để, một mặt, tránh được mùa mưa (thường bắt đầu vào tháng Tư) và, mặt khác, đã qua hết mùa đông - băng trên các dòng sông dọc biên giới Trung Quốc và Liên Xô đã tan chảy hết - , tránh tình trạng Liên Xô có thể dễ dàng xua quân tràn qua mặt sông đóng băng cứng để tấn công Trung Quốc. Nhưng cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều đoán sai. Khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới đánh chiếm Việt Nam, Liên Xô vẫn án binh bất động.
Bởi vậy, ngay sau khi chiến tranh biên giới bùng nổ, giới bình luận chính trị trên thế giới đều nhận ra một điều: quyền lợi quốc gia quan trọng hơn hơn ý thức hệ nhiều. Không nên tin vào cái gọi là tình đồng chí quốc tế.
Bài học thứ hai là cần tìm hiểu kỹ hơn về Trung Quốc. Hầu như ai cũng biết: mặc dù sống sát cạnh Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc và thường xuyên đánh nhau với Trung Quốc, sự hiểu biết của Việt Nam về Trung Quốc, kể cả trong giới học giả, lại rất giới hạn. Cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 cho thấy một yếu kém nghiêm trọng khác của Việt Nam: tình báo. Lâu nay, giới truyền thông thường làm ồn ào về tài tình báo của Việt Nam ở miền Nam: Họ lọt vào cả những chức vụ quan trọng nhất trong guồng máy chính quyền miền Nam. Tuy nhiên, với Trung Quốc thì họ lại hoàn toàn mù mờ. Từ giữa năm 1978, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu bàn luận về kế hoạch tấn công Việt Nam: Họ hoàn toàn không biết. Từ cuối năm 1978, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch tấn công: Họ cũng không biết. Cũng từ cuối năm 1978 và đầu năm 1979, Trung Quốc liên tục đàm phán với Mỹ, Nhật và một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan và Malaysia, về việc tấn công Việt Nam: Họ cũng không biết. Tệ nhất là sự kiện: để điều động trên 300.000 quân với vũ khí và lương thực đến biên giới, Trung Quốc cần ít nhất là ba tháng, với cả hàng trăm ngàn dân công: Họ cũng không biết.
Đến lúc Trung Quốc chính thức nổ súng, họ vẫn không biết gì về kế hoạch đánh mạnh, phá sạch và rút nhanh của Trung Quốc cả. Trong khi Trung Quốc chỉ đặt chỉ chỉ tiêu là tiến sâu vào khoảng 30-40 cây số, chiếm hai tỉnh lỵ Cao Bằng và Lạng Sơn là rút quân về nước ngay, Việt Nam vẫn chuẩn bị cho phòng tuyến hai, nhằm bảo vệ Hà Nội, để mặc cho dân quân và một số ít bộ đội chủ lực chống chọi với Trung Quốc ở biên giới.
Việt Nam bị hớ trong việc phòng thủ biên giới. Họ lại hớ lần nữa trong việc phòng thủ Hà Nội, nơi Trung Quốc không hề có ý định tấn công. Cả hai lần hớ ấy đều xuất phát từ một nguyên nhân: Thiếu tin tức.
Bài học thứ ba: Trong lúc giới lãnh đạo ngây thơ và hớ hênh trong chiến lược phòng thủ như vậy, những kẻ thực sự có công đầu trong việc đánh chận quân xâm lược Trung Quốc chính là các dân quân du kích và bộ đội địa phương ở các tỉnh biên giới. Toàn bộ bộ đội và du kích Việt Nam là khoảng 100.000 người trong khi bộ đội Trung Quốc lên đến khoảng 300.000 người. Như vậy, một người lính Việt Nam phải chọi lại ba người lính Trung Quốc. Họ không đủ khả năng ngăn chận được Trung Quốc. Họ chỉ làm được hai điều: Một, làm chậm bước tiến của quân Trung Quốc; và hai, gây thiệt hại nặng nề cho lính Trung Quốc. Trong khi đó, hầu hết quân chủ lực của Việt Nam thì hoặc đang ở Campuchia hoặc đang canh giữ phòng tuyến hai gần Hà Nội.
Theo các nhà phân tích quân sự và chính trị quốc tế, sở dĩ bộ đội và du kích ở các tỉnh biên giới chiến đấu giỏi như vậy là nhờ bốn yếu tố chính: Một, họ quen thuộc với địa hình núi non hiểm trở ở vùng biên giới; hai, họ có thật nhiều kinh nghiệm chiến đấu sau hai cuộc chiến tranh kéo dài cả ba mươi năm; ba, vũ khí của họ tối tân hơn hẳn Trung Quốc (chủ yếu là nhờ nguồn vũ khí tịch thu ở miền Nam năm 1975); và bốn, tinh thần yêu nước và sự dũng cảm của họ rất cao.
Xin lưu ý: trong bốn yếu tố tạo nên ưu thế của quân đội Việt Nam năm 1979, yếu tố thứ hai và thứ ba hoàn toàn trở thành vô hiệu theo thời gian. Năm 1979 bộ đội và cả tướng lĩnh Trung Quốc bị xem là thiếu kinh nghiệm chiến đấu vì cuộc chiến tranh gần nhất mà họ tham gia là ở Triều Tiên, trước đó 26 năm (1953). Đó cũng là trường hợp của bộ đội và tướng lĩnh Việt Nam hiện nay: Cuộc chiến tranh lớn mà họ tham gia, ở Campuchia năm 1978 và ở biên giới Việt-Trung năm 1979, cách đây đã trên 30 năm. Còn yếu tố thứ tư thì bị chính chính quyền Việt Nam ra tay đập phá triệt để bằng nhiều biện pháp khác nhau: một, ngăn cấm mọi biểu hiện của tình thần yêu nước, từ việc phát biểu bằng lời đến việc bày tỏ thái độ qua các vụ biểu tình; hai, vu khống và nhục mạ những người bộc lộ lòng yêu nước và lên án các hành động uy hiếp hay sách nhiễu của Trung Quốc; ba, ngăn cấm mọi hình thức kỷ niệm hay tưởng niệm chiến tranh chống Trung Quốc; và bốn, tuyên truyền cho một thứ chủ nghĩa đầu hàng được nguỵ trang dưới chiêu bài láng giềng tốt và đồng chí tốt.
Ở trên, tôi nêu lên ba bài học chính. Bạn thử nghĩ xem: chính quyền Việt Nam học được mấy bài?
***
Chú thích: Các sự kiện và số liệu sử dụng trong bài viết này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhung nhiều nhất là từ bài “China’s 1979 war with Vietnam: A reassessment” của Xiaoming Zhang trên The China Quarterly 2005, tr. 851-874.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.