13/4/13

Võ Hồng và những dòng chữ kỷ niệm Tuy Hòa

09.04.2013

bởi Trần Củng Sơn

​​Đất Tuy Hòa Phú Yên vẫn được coi là cằn cỗi về văn học so với các tỉnh miền Trung lân cận. Đây là một nhận xét dựa vào mấy chục năm trước, còn tương lai sau này thì chưa thể kết luận được. Và trên mảnh đất cằn cỗi văn học đó đã nảy lên một đóa hoa đẹp mang tên Võ Hồng. Ông sinh năm 1921 - lứa tuổi ba má tôi - tại làng Ngân Sơn, quận Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách Tuy Hòa ba chục cây số về hướng bắc.

Trong giờ Việt Văn thời trung học, tôi được dạy về những bài mẫu trích từ tác phẩm của nhiều nhà văn miền Bắc, miền Trung và miền Nam, cũng may trong số đó có tên Võ Hồng, cho nên mình cũng có thể ngẩng mặt mà trao đổi chuyện văn nghệ với bạn bè các tỉnh khác.

Tôi vẫn nhớ những đoạn văn tả cảnh miền quê ở tỉnh Phú Yên, đặc biệt là nơi chôn nhau cắt rốn của nhà văn, thấy nó gần gũi và thơ mộng. Trời trưa hè Tuy Hòa dễ làm buồn ngủ; thời niên thiếu, trước khi ngủ trưa, tôi hay cầm cuốn truyện dài Hoa Bươm Bướm của Võ Hồng, đọc vài trang cho cảm giác nhẹ nhàng lây lan từ văn phong của ông và mơ màng. Đó là kỷ niệm đặc biệt mỗi khi nhắc tới ông.

Từ sau năm 1975, nhà văn Võ Hồng vẫn viết đều. Mặc dù sống trong hoàn cảnh chính trị tế nhị của đất nước thời chiến tranh cũng như hòa bình, ông vẫn đóng vai một nhà văn sống với chữ nghĩa văn chương.

Mười mấy năm trước có dịp về Tuy Hòa, tôi được một ông chú họ bảo nên ghé Nha Trang thăm nhà văn Võ Hồng, nhưng không hiểu sao tôi lại quên mang theo địa chỉ. Ở San Jose cũng có một cô bạn ái mộ ông, bảo là thỉnh thoảng nói chuyện qua điện thoại với ông. Và tới khi nghe tin ông mất vào tuần trước thì tôi đã không còn cơ hội để diện kiến một nhà văn gốc Phú Yên tài hoa.

Thời gian theo năm tháng đổi thay, dân số Việt Nam tăng lên gấp đôi gần trăm triệu người, các thị xã lớn lên thành thành phố, Tuy Hòa cũng có bộ mặt khác.

Xin trích một đoạn văn trong cuốn Trầm Mặc Cây Rừng - Chuyến Về Tuy Hòa của ông tả về phố cũ mấy chục năm trước để nhớ và tặng cho những đồng hương của miền đất Núi Nhạn Sông Đà Rằng:

“Chúng tôi cùng tới ‘Cafe Thảo’. Nghe nói khung cảnh nơi đây mộc mạc đơn sơ và những người trầm lặng suy tư hay tìm tới đây. Chúng tôi không hẳn là những người có đặc điểm quí báu đó, riêng tôi thì chỉ vì tò mò mà thôi. Đến thành phố nào, những người ít tiền cũng hay tìm một chỗ ngồi nơi một quán cafe. Ít tốn kém. Một lối trang sức tinh thần. Ở đây có cà phê Mây Hồng, cà phê Tùng, cà phê Hoài Bắc, cà phê ‘Chỗ chúng ta’. Một cô thâu ngân có khuôn mặt học trò hay có mái tóc Liêu trai thường thay thế cho hương vị của cà phê bởi rất nhiều khi người ta tới để ‘nhìn’ hơn là để ‘uống’. Đến một thành phố, người ta cũng hay tìm để bước vào những hiệu sách. Có cái gì thân mật nơi đó, người ta bắt gặp những khuôn mặt quen của tờ nhật báo quen đọc, những tập nguyệt san, tuần san quen được lật trên tay. Nhạn Đà, Vạn Kim, Đà Giang, Hùng Cường. Sinh hoạt tinh thần được chuyển về trọn vẹn từ thủ đô, được bày trên các ngăn tủ, được kẹp trên các sợi dây thép chăng ngang dọc.

“Mười giờ hơn khi chúng tôi về nhà. Lúc nãy đi ngang cô nhi viện Mằng Lăng tôi cảm thấy bùi ngùi. Mằng Lăng là một địa điểm của xã hội, nổi danh vì ngôi nhà lớn, họ đạo đông và giàu. Họ đạo di cư vào Tuy Hòa, nhà mồ côi di chuyển theo, được xây cất cao rộng kiên cố và mang tên cũ. Như là một hoài niệm không nguôi, như tấm lòng người Do Thái lang thang lúc nào cũng nghĩ về Đất Thánh của mình. Ngót một nửa số ruộng phì nhiêu của cánh đồng quận Tuy An thuộc quyền sở hữu của nhà thờ Mằng Lăng. Ngày Chúa nhật các họ đạo ở Gò Chung, ở Đồng Đất, ở Lò Giấy, ở Long Hòa, ở Diêm Điền… đều tụ hội về nhà thờ lớn Mằng Lăng xem lễ. Người ta đi thành từng đoàn dài trên những con đường nhỏ quanh co. Những đoàn người mặc áo dài đen nghiêm chỉnh đi thành hàng một hướng về ngôi nhà thờ lớn như những chân dài ngoẵng của một loài nhện khổng lồ.

“Khi nghe tôi về Tuy Hòa, một người bạn dặn: - Đi Tuy Hòa thì đừng quên con đường xuống Tòa Hành chánh, một con đường đẹp lý tưởng. Đường rộng trồng toàn cây dương mát. Hai bên đường có một đoạn có ruộng lúa. Lâu ngày sống xa ruộng lúa nay được ngửi mùi bùn, mùi nước, mùi lá lúa thật không gì êm mát bằng.

“Khi tôi chợt nhớ đến lời người bạn thì đã trễ. Buổi tối đoạn đường đó cấm đi lại.

“Ngày mai tôi sẽ trở lại Nha Trang bằng chuyến xe sớm. Cầu mong cho đêm nay yên tĩnh đừng có những cuộc pháo kích, những trận tấn công. Tôi muốn ở lại dài ngày giờ hơn để đi thăm những bạn quen, những người mà tôi xa cách đã mười lăm năm nay. Mười lăm năm, đó không phải là một thời gian ngắn. Cứ chồng nó lên ba lần là đủ để thành một đời người. Tôi cũng muốn đi thăm lại những cơ sở quen thuộc: trường Trung học Nguyễn Huệ, chùa Bảo Tịnh, nhà thờ Thiên Chúa giáo, trường Nữ Tiểu học, nhà thờ Tin Lành, cô nhi viện Phật giáo…”

Xin phép nhà văn Võ Hồng cho tôi nhắc tên quán cà phê Nhớ gần trường Đặng Đức Tuấn và nhà ga Tuy Hòa, có cô chủ quán mái tóc dài giống Juliette trong phim Romeo & Juliette thập niên 70.

Trần Củng Sơn
California, ba tháng tư năm hai ngàn mười ba
 
Source : Blog NXH/VOA  

 

12/4/13

WHITE HOUSE : Remarks by the President Announcing the Fiscal Year 2014 Budget

Rose Garden
11:00 A.M. EDT

THE PRESIDENT: Good morning, everybody. Please, please have a seat. Well, as President, my top priority is to do everything I can to reignite what I consider to be the true engine of the American economy: a rising, thriving middle class. That’s what I think about every day. That’s the driving force behind every decision that I make.
And over the past three years, our businesses have created nearly 6.5 million new jobs. But we know we can help them create more. Corporate profits are at an all-time high. But we have to get wages and incomes rising, as well. Our deficits are falling at the fastest pace in years. But we can do more to bring them down in a balanced and responsible way.
The point is, our economy is poised for progress -- as long as Washington doesn’t get in the way. Frankly, the American people deserve better than what we’ve been seeing: a shortsighted, crisis-driven decision-making, like the reckless, across-the-board spending cuts that are already hurting a lot of communities out there -- cuts that economists predict will cost us hundreds of thousands of jobs during the course of this year.
If we want to keep rebuilding our economy on a stronger, more stable foundation, then we’ve got to get smarter about our priorities as a nation. And that’s what the budget I’m sending to Congress today represents -- a fiscally responsible blueprint for middle-class jobs and growth.
For years, the debate in this town has raged between reducing our deficits at all costs, and making the investments necessary to grow our economy. And this budget answers that argument, because we can do both. We can grow our economy and shrink our deficits. In fact, as we saw in the 1990s, nothing shrinks deficits faster than a growing economy. That’s been my goal since I took office. And that should be our goal going forward.
At a time when too many Americans are still looking for work, my budget begins by making targeted investments in areas that will create jobs right now, and prime our economy to keep generating good jobs down the road. As I said in my State of the Union address, we should ask ourselves three questions every day: How do we make America a magnet for new jobs? How do we give our workers the skills they need to do those jobs? And how do we make sure that hard work leads to a decent living?
To make America a magnet for good jobs, this budget invests in new manufacturing hubs to help turn regions left behind by globalization into global centers of high-tech jobs. We’ll spark new American innovation and industry with cutting-edge research like the initiative I announced to map the human brain and cure disease. We’ll continue our march towards energy independence and address the threat of climate change. And our Rebuild America Partnership will attract private investment to put construction workers back on the job rebuilding our roads, our bridges and our schools, in turn attracting even more new business to communities across the country.
To help workers earn the skills they need to fill those jobs, we’ll work with states to make high-quality preschool available to every child in America. And we’re going to pay for it by raising taxes on tobacco products that harm our young people. It’s the right thing to do. (Applause.)
We’ll reform our high schools and job training programs to equip more Americans with the skills they need to compete in the 21st century economy. And we’ll help more middle-class families afford the rising cost of college.
To make sure hard work is rewarded, we’ll build new ladders of opportunity into the middle class for anybody who is willing to work hard to climb them. So we’ll partner with 20 of our communities hit hardest by the recession to help them improve housing, and education, and business investment. And we should make the minimum wage a wage you can live on -- because no one who works full-time should have to raise his or her family in poverty. (Applause.)
My budget also replaces the foolish across-the-board spending cuts that are already hurting our economy. And I have to point out that many of the same members of Congress who supported deep cuts are now the ones complaining about them the loudest as they hit their own communities. Of course, the people I feel for are the people who are directly feeling the pain of these cuts -- the people who can least afford it. They’re hurting military communities that have already sacrificed enough. They’re hurting middle-class families. There are children who have had to enter a lottery to determine which of them get to stay in their Head Start program with their friends. There are seniors who depend on programs like Meals on Wheels so they can live independently, but who are seeing their services cut.
That’s what this so-called sequester means. Some people may not have been impacted, but there are a lot of folks who are being increasingly impacted all across this country. And that's why my budget replaces these cuts with smarter ones, making long-term reforms, eliminating actual waste and programs we don’t need anymore.
So building new roads and bridges, educating our children from the youngest age, helping more families afford college, making sure that hard work pays. These are things that should not be partisan. They should not be controversial. We need to make them happen. My budget makes these investments to grow our economy and create jobs, and it does so without adding a dime to our deficits.
Now, on the topic of deficits, despite all the noise in Washington, here’s a clear and unassailable fact: our deficits are already falling. Over the past two years, I’ve signed legislation that will reduce our deficits by more than $2.5 trillion -- more than two-thirds of it through spending cuts and the rest through asking the wealthiest Americans to begin paying their fair share.
That doesn’t mean we don't have more work to do. But here’s how we finish the job. My budget will reduce our deficits by nearly another $2 trillion, so that all told we will have surpassed the goal of $4 trillion in deficit reduction that independent economists believe we need to stabilize our finances. But it does so in a balanced and responsible way, a way that most Americans prefer.
Both parties, for example, agree that the rising cost of caring for an aging generation is the single biggest driver of our long-term deficits. And the truth is, for those like me who deeply believe in our social insurance programs, think it's one of the core things that our government needs to do, if we want to keep Medicare working as well as it has, if we want to preserve the ironclad guarantee that Medicare represents, then we’re going to have to make some changes. But they don't have to be drastic ones. And instead of making drastic ones later, what we should be doing is making some manageable ones now.
The reforms I’m proposing will strengthen Medicare for future generations without undermining that ironclad guarantee that Medicare represents. We’ll reduce our government’s Medicare bills by finding new ways to reduce the cost of health care -- not by shifting the costs to seniors or the poor or families with disabilities. They are reforms that keep the promise we’ve made to our seniors: basic security that is rock-solid and dependable, and there for you when you need it. That's what my budget represents.
My budget does also contain the compromise I offered Speaker Boehner at the end of last year, including reforms championed by Republican leaders in Congress. And I don’t believe that all these ideas are optimal, but I’m willing to accept them as part of a compromise -- if, and only if, they contain protections for the most vulnerable Americans.
But if we're serious about deficit reduction, then these reforms have to go hand-in-hand with reforming our tax code to make it more simple and more fair, so that the wealthiest individuals and biggest corporations cannot keep taking advantage of loopholes and deductions that most Americans don’t get. That's the bottom line.
If you're serious about deficit reduction, then there's no excuse to keep these loopholes open. They don't serve an economic purpose. They don't grow our economy. They don't put people back to work. All they do is to allow folks who are already well-off and well-connected game the system. If anyone thinks I’ll finish the job of deficit reduction on the backs of middle-class families or through spending cuts alone that actually hurt our economy short-term, they should think again.
When it comes to deficit reduction, I’ve already met Republicans more than halfway. So in the coming days and weeks, I hope that Republicans will come forward and demonstrate that they’re really as serious about the deficits and debt as they claim to be.
So growing our economy, creating jobs, shrinking our deficits. Keeping our promise to the generation that made us great, but also investing in the next generation -- the next generation that will make us even greater. These are not conflicting goals. We can do them in concert. That’s what my budget does. That’s why I’m so grateful for the great work that Jeff Zients and his team have done in shaping this budget. The numbers work. There’s not a lot of smoke and mirrors in here.
And if we can come together, have a serious, reasoned debate -- not driven by politics -- and come together around common sense and compromise, then I’m confident we will move this country forward and leave behind something better for our children. That’s our task.
Thank you, God bless you. God bless the United States of America. (Applause.)

END
11:11 A.M. EDT

Source : www.whitehouse.gov

11/4/13

Phù vân

 

 
 


 THD




Phù vân


Tôi về tìm lại tôi xưa 

Tìm tôi nơi chốn em vừa lãng quên

Nghe trong chiều xuống êm đềm

Chút hương ngày cũ rơi miền tóc sương 

Người một phương ta một phương 

Tìm nhau chỉ thấy một đường thiên thu

Mai đây trong chốn sa mù

hương xưa còn đọng cánh phù vân trôi

Tranhodung.Seattle . Washington. USA

Clip


 

CUỒNG CA




CUỒNG CA 

Tặng C.T. 

“Nước mấy ngàn năm hồn chửa tỉnh
Người bao nhiêu triệu giấc còn say” (1)
Để mây còn thẩn thờ ngang núi
Nhìn nước tang thương chảy quặn lòng
Có đứa con xa lìa tổ quốc
Khóc kẻ   lưu  đày trên quê hương
Rót chén rượu cuồng , ta nhớ bạn
Thôi thì , đất nước cũng …. rưng rưng
Hãy cạn cùng ta thêm chén nữa
Mộng cuồng , xô đổ cả trăng sao
 cuồng tửu , cuồng từ , thôi uống cạn 
Đời đục rồi , ai giữ tấc lòng trong ?

Người ơi ! Có biết trăng khuya lạnh

Và biết lòng ta lạnh quá trăng  ?
-----------------
(1) 
 " Nước  bốn ngàn năm hồn chửa tỉnh 
         Người hăm lăm triệu giấc còn say             
                                           ( Tản Đà )
                                     


                                                                  

tranhodung.washington .usa.

10/4/13

TÂM THỨC

 

                    Trần Hồ Dũng.

                  Tặng một tri âm
 


Chỉ cần một nụ cười

Tâm ta  sen hồng   nở

Chỉ cần một ánh nhìn

Lòng ta tràn ánh sáng

Nụ cười em vừa tắt

Tâm ta , cánh hoa khô

Em quay mặt bước đi

Lòng ta đầy bóng tối

Bàn chân em ngây thơ

Bước qua đời rất nhẹ

Sao hồn  ta già cỗi

Hóa sa mạc ưu phiền

Tâm, khát một nụ cười

Hồn , bóng đêm chờ sáng

Ta bước vào cơn mê

Nghe đời trôi rất lạ


Em là ta ngày trước

Ta là em ngày sau

Ta và em là một :

Nở chung đóa vô thường
 
trần hồ dũng. sài gòn. những tháng năm xưa

                     
 
                                    

Nhà nước Chí Phèo



10.04.2013

bởi Nguyễn Hưng Quốc


Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa
nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
 

Tình hình chính trị giữa Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên trong mấy tuần vừa qua có cái gì thật lạ lùng. Nó có khả năng gây nên một thảm kịch nhưng lại có vẻ như một hài kịch. Nó khiến người ta vừa lo sợ vừa thấy buồn cười. Chính quyền của cả Mỹ lẫn Nam Triều Tiên cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực vừa ráo riết chuẩn bị đối phó một cách rất tốn kém lại vừa âm thầm cho là sẽ không có chuyện gì quan trọng xảy ra cả.

Dường như trong lịch sử hiếm có hiện tượng nào quái đản đến vậy. Chính quyền Bắc Triều Tiên tuyên bố đặt nước họ trong “tình trạng chiến tranh”, đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ, gửi thư yêu cầu các tòa đại sứ cũng như tất cả các nhân viên Liên Hiệp Quốc và người ngoại quốc nói chung nên về nước để tránh tai họa, cấm nhân công Nam Triều Tiên sang làm việc ở khu kỹ nghệ Kaesong - nơi có 124 công ty do người Nam Triều Tiên làm chủ - nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, tung tin là họ đã di chuyển các hỏa tiễn đến nơi này nơi nọ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn, và kêu gọi nhân dân nước họ sẵn sàng cho một trận thư hùng một mất một còn với đế quốc Mỹ và các anh em của họ ở biên giới phía Nam. Mấy chục năm nay, quan hệ giữa Nam và Bắc Triều Tiên trải qua khá nhiều căng thẳng, tuy nhiên, hiếm có lúc nào giới cầm quyền Bắc Triều Tiên lại sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh bạo đến như vậy. Nghe, dễ ngỡ như chiến tranh sắp bùng nổ gần như ngay tức khắc.

Mỹ, một mặt, phản ứng khá quyết liệt: tăng cường máy bay ném bom đến Nam Triều Tiên, điều tàu chiến đến bán đảo Triều Tiên, nâng cao hệ thống phòng thủ chống tên lửa không những ở các căn cứ quân sự đóng tại Nam Triều Tiên mà còn cả ở Guam, cách Bắc Triều Tiên hơn 3000 cây số. Một số người, phần lớn là các cựu quan chức, lên tiếng cảnh cáo Bắc Triều Tiên: Việc họ tấn công Mỹ không khác gì một hành động tự sát! Nhưng mặt khác, thái độ của các giới chức đương quyền cũng như ngay của báo giới thì có vẻ như chả có gì ghê gớm sắp xảy ra cả. Phía Nam Triều Tiên cũng vậy. Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố cứng rắn: Bà đã ra lệnh cho quân đội Nam Triều Tiên đáp trả mạnh mẽ bất cứ hành động khiêu khích nào của Bắc Triều Tiên; tuy nhiên, quân đội Nam Triều Tiên vẫn bình tĩnh, dường như không có một cuộc tái bố trí ào ạt nào để chuẩn bị cho chiến tranh.

Tại sao?

Robert E. Kelly, trong một bài báo đăng trên The Diplomat ngày 10 tháng Tư năm 2013, ví Bắc Triều Tiên như một thằng bé bị bệnh hoang tưởng, lúc nào cũng tưởng sắp bị chó sói ăn thịt (the boy who cried wolf). Với người Việt Nam, có thể xem Bắc Triều Tiên như một gã Chí Phèo trên sân khấu chính trị thế giới.

Nhớ, trong truyện Chí Phèo, Nam Cao phác họa nhân vật Chí Phèo như một tên vô lại, tối ngày say sưa, chỉ làm được một việc duy nhất là chửi khống và ăn vạ. Về tài chửi của hắn, Nam Cao tả:“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo.”

Chí Phèo hận Bá Kiến, kẻ làm cho hắn bị bắt và bị ở tù mấy năm, nhưng hắn chẳng dám làm gì Bá Kiến cả. Hắn chỉ biết đập chai rượu rồi cào vào mặt cho máu me chảy ra bê bết rồi nằm lăn ra đường, thoạt đầu, giãy đành đạch rồi sau giả vờ nằm im, thở phều phào như sắp chết. Cuối cùng, Bá Kiến chỉ dỗ dành vài ba tiếng, hắn lại vui vẻ làm tay sai cho Bá Kiến. Bá Kiến cần đòi nợ ai ư? Thì hắn lại tu mấy hớp rượu vào lấy can đảm rồi đến nhà người ấy nằm lăn ra ăn vạ. Cứ như thế. Cho đến lúc chết.

Thái độ của giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên từ nhiều thập niên gần đây không có gì khác Chí Phèo cả. Khi nào dân chúng đói quá hoặc khi có nguy cơ phản kháng trong nội bộ, họ lại đem súng đạn ra dọa. Mỹ, Nam Triều Tiên và quốc tế, để cho yên chuyện, lại rót cho họ ít tiền hoặc ít lương thực, họ lại yên. Cứ thế. Hết lần này đến lần khác.

Lần này, Nam Triều Tiên, Mỹ cũng như quốc tế đã quá chán ngán nên không ai dỗ dành và hứa hẹn gì cả. Người ta mặc kệ. Mặc dù Bắc Triều Tiên đe dọa bắn tên lửa có đầu đạn hạt nhân đến tận nội địa nước Mỹ (chủ yếu là vùng California), Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn im lặng. Các phóng viên báo chí nằng nặc hỏi, ông vẫn im lặng.

Tại sao?

Thứ nhất, không ai tin Bắc Triều Tiên có thể tấn công Mỹ. Bắc Triều Tiên có cả tên lửa lẫn bom nguyên tử. Nhưng họ lại chưa đủ kỹ thuật để chế tạo tên lửa liên lục địa có khả năng chở đầu đạn hạt nhân bắn đến tận nước Mỹ.

Thứ hai, dù ai cũng biết giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên có chút máu khùng, nhưng không ai tin là họ lại khùng đến độ nhảy vào một cuộc chiến tranh mà chính họ cũng biết là họ không thể thắng, hơn nữa, còn bị hủy diệt. Mấy quả bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên có thể giết chết cả mấy trăm ngàn, thậm chí, hàng triệu người dân Nam Triều Tiên, nhưng cuối cùng, chắc chắn là họ sẽ bị xóa sạch. Bởi tương quan lực lượng giữa hai miền cách nhau quá lớn. Bắc Triều Tiên chỉ có hai thế mạnh: một là ở quân số (khoảng trên sáu triệu người, nếu tính cả quân dự bị) và hai là vũ khí hạt nhân. Nhưng thế mạnh thứ hai chủ yếu là để dọa chứ không phải để sử dụng. Sử dụng, chỉ có nghĩa là tự mình tiêu diệt mình. Còn lực lượng bộ binh của Bắc Triều Tiên, tuy đông, nhưng lại được trang bị vũ khí rất kém, lại ít luyện tập, nên, từ góc độ chiến tranh hiện đại, chúng rất vô nghĩa. Càng đông càng dễ bị giết nhiều. Vậy thôi. Ngoài thế mạnh tương đối ấy, mọi mặt còn lại, Bắc Triều Tiên đều rất yếu. Yếu về kinh tế. Yếu về đồng minh: Họ chỉ có một đồng minh duy nhất: Trung Quốc; nhưng Trung Quốc càng ngày càng nhìn họ như một gánh nặng, thậm chí là một tai họa, nên chắc chắn cũng sẽ không thể giúp đỡ được gì họ như vào những năm 1950-53.

Điều hầu hết giới bình luận chính trị quốc tế đồng ý là Bắc Triều Tiên chỉ lên gân dọa dẫm với hai mục tiêu chính: Một, dùng chiến tranh để vận động quần chúng tập hợp chung quanh Kim Chính Ân, nói theo chữ của Robert E. Kelly, một “thằng bé bị bệnh hoang tưởng” (the boy cried wolf). Và hai, để mè nheo với thế giới, đặc biệt, với Mỹ để, thứ nhất, có ít tiền viện trợ; và thứ hai, được hợp thức hóa kho nguyên tử của mình.

Người ta tin là không ai thực sự muốn chiến tranh. Bắc Triều Tiên có thể muốn nhưng vì biết chắc chắn không thể thắng nên sẽ không dám. Nam Triều Tiên thì vừa không muốn chiến tranh lại vừa không muốn thắng. Không muốn chiến tranh? Rất dễ hiểu. Nhưng còn không muốn thắng? Đó là sự thật. Một nước Triều Tiên thống nhất, như sự thống nhất giữa Đông Đức và Tây Đức vào tháng 10 năm 1990 sẽ là một gánh nặng đầy tai họa về mọi phương diện, từ kinh tế đến xã hội và chính trị, cho Nam Triều Tiên. Mỹ và cả Trung Quốc nữa cũng đều không muốn chiến tranh và cũng không muốn ai thắng ai trong cuộc chiến tranh giữa Nam và Bắc Triều Tiên: Trung Quốc cần Bắc Triều Tiên làm vùng trái độn để bảo vệ biên giới nước họ và họ cũng không muốn Bắc Triều Tiên chiếm hẳn Nam Triều Tiên để trở thành mạnh mẽ đủ để thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của họ. Mỹ cần sự tồn tại của cả hai nước Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên để có lý do đóng quân ở Nam Triều Tiên hầu kiềm chế Trung Quốc.

Không ai muốn chiến tranh xảy ra, tuy nhiên, ai cũng thấy cách hành xử của Bắc Triều Tiên trong mấy tuần qua là một trò chơi nguy hiểm. Giống như đùa với lửa. Thoạt đầu, đùa. Sau, cháy nhà thật.

Ở đây, có hai nguy cơ chính.

Thứ nhất, sau khi đã ăn nói hung hăng như những anh hùng sẵn sàng xả thân “diệt Mỹ cứu nước” với dân chúng suốt mấy tuần lễ vừa qua, giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên không thể lẳng lặng xếp trống xếp dùi. Một việc làm như thế sẽ khiến dân chúng chưng hửng, cụt hứng, từ đó, thất vọng, bất mãn, làm mất uy tín và ảnh hưởng của nhà lãnh đạo mới và trẻ như Kim Chính Ân. Bởi vậy, người ta tiên đoán thế nào Bắc Triều Tiên cũng làm một cái gì đó.

“Cái gì đó” sẽ dẫn đến nguy cơ thứ hai: từ xung đột nhỏ sẽ bùng nổ thành xung đột lớn. Ví dụ, Bắc Triều Tiên sẽ lại mở một cuộc tấn công nhỏ nhắm vào Nam Triều Tiên, giết chết vài chục lính hoặc dân Nam Triều Tiên, như năm 2010. Lần ấy, Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak quyết định tự kiềm chế tối đa trước cả ba lần khiêu khích của Bắc Triều Tiên (vào ngày 26/3 khi một chiếc tàu Nam Triều Tiên bị thủy lôi Bắc Triều Tiên đánh chìm khiến gần 50 thủy thủ bị chết; ngày 29/10 khi hai bên giao tranh nhỏ với nhau ở biên giới; và ngày 23/11 khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa vào một hải đảo nhỏ thuộc Nam Triều Tiên). Nhưng sau lần ấy, Tổng thống Lee Myung-bak lại bị dân chúng chê là yếu đuối. Lần này, Tổng thống Park Geun-hye không có lựa chọn nào khác ngoài sự cứng rắn. Lý do là bà mới thắng cử và mới lên làm Tổng thống, bà cần một hình ảnh của một lãnh tụ cương quyết và quả cảm, dám đương đầu với thử thách. Bởi vậy, bà nhất định sẽ có phản ứng. Người ta hy vọng đó là những phản ứng vừa đủ.

Nhưng vấn đề là: Thế nào là vừa đủ? Ranh giới giữa cái gọi là đủ và không đủ rất mong manh. Chiến tranh lớn có thể bùng nổ từ sợi chỉ mong manh ấy.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc /VOA