9/5/13

LÊ MINH QUỐC: Một thi sĩ Việt Nam đã khiến vua Càn Long (Trung Quốc) phải khâm phục

 
 
Trong những ngày này, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đang dậy sóng biển Đông, trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế thì vai trò của Phan Huy Chú lại càng được nhắc đến. Khi khẳng định hai quần đảo đó thuộc chủ quyền Việt Nam, các học giả trong và nước tìm về thư tịch cổ không thể không trích dẫn những trang tư liệu, chứng cứ rõ ràng, thuyết phục, đầy đủ mà Phan Huy Chú đã ghi chép.
Phan Huy Chú là con trai của Tiến sĩ Phan Huy Ích. Ít ai biết, khi Phan Huy Ích đi sứ nhà Thanh, với tài biện bác và bút lực thi ca của ông đã khiến vua Càn Long phải khâm phục và thốt lên “thi diệc gia thỏa” (thơ hay, lời lẽ thỏa đáng).
Từ thông tin vẻ vang nay, tôi nhọc công viết lại một vài chi tiết về dòng họ Phan Huy nhằm khẳng định đây là niềm tự hào chung trong các dòng tộc Việt Nam; và cũng là dịp chúng ta nhìn lại "thuật dùng người" của vua Quang Trung và chiến công vang dội của Ngài đã khiến nhà Thanh phải khiếp sợ và trọng vọng như thế nào...
L.M.Q
V.2013

tu-lieu-phan-huy-ich-anh-nay
Tiến sĩ Phan Huy Ích - tranh vẽ năm 1790 đặt tại Từ đường (nguồn: Từ điển văn học)

KHÔN KHÉO NGOẠI GIAO, VẺ VANG CHO NƯỚC
Trong lịch sử Việt Nam có những nếp nhà thuộc dòng khoa bảng, từ nhiều đời nối tiếp, dòng họ ấy đều có tên trên bảng vàng và nổi tiếng hiếu học. Chính sự hiếu học ấy đã góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt Nam.
* Ba cha con cùng làm quan một triều
Theo tài liệu của giáo sư Phan Huy Lê, dòng họ Phan Huy gốc ở Nghệ Tĩnh. Ông tổ đầu tiên của chi phái Phan Huy ở Sài Sơn (nay thuộc Hà Nội) là Tiến sĩ (TS) Phan Huy Cận (1722-1789) thuộc đời thứ 7. Do cha mẹ mất sớm, thuở nhỏ TS Phan Huy Cận được bà ngoại họ Dương nuôi nấng và nổi tiếng thần đồng. Những gì đã đọc là nhớ như in trong óc, thông làu kinh sử. Ra làm quan, do không bè phái, xu nịnh nên ông bị gièm pha và nhiều lần thăng giáng. Dù vậy, ông cũng không lấy đó làm phiền, lúc cởi bỏ áo quan vẫn an nhiên ra sức dạy con và đám học trò nên người hữu dụng.
Gia đình TS Phan Huy Cận đã trở thành trường hợp tự hào: “Tam phụ tử huynh đệ đồng triều” - cha và hai con (Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn) đều đậu TS và trở thành những quan chức cao cấp dưới triều Lê - Trịnh.
Không những thế, khi ông thông gia với TS Ngô Thì Sĩ, trong lịch sử khoa bảng Việt Nam có được sự vinh danh vẻ vang: “Văn phái dư lan cụ cửu nguyên” (Dòng văn để lại đủ cửu nguyên). Về sự kiện này, ta hãy nghe TS Phan Huy Ích - con trai cả của TS Phan Huy Cận giải thích: ‘Thân phụ tôi thi Hương, thi Hội hai lần đỗ đầu (lưỡng nguyên), bố vợ tôi thi Hội, thi Đình hai lần đỗ đầu (lưỡng nguyên). Tôi thi Hương, thi Hội, thi Ứng chế ba lần đều đỗ đầu (tam nguyên), anh vợ Ngô Thì Nhậm và em trai Phan Huy Ôn đều đỗ đầu thi Hương. Tất cả cộng lại được chín lần đỗ đầu, gọi là cửu nguyên”. Nếu Phan Huy Ích là nhà thơ, nhà ngoại giao thì Phan Huy Ôn - em của ông là nhà toán học, tác giả bộ sách Chỉ minh lập thành toán pháp; Phan Huy Sáng là tác giả Tu bổ liệt truyện đăng khoa khảo...
Thuở nhỏ, Phan Huy Ích theo học với cha rồi học với TS Ngô Thì Sĩ và trở thành con rể của thầy khi lấy em gái TS Ngô Thì Nhậm là bà Ngô Thị Thục.
Dù tài năng, được chúa Trịnh Sâm đánh giá thuộc loại “tuấn mã ngày đi ngàn dặm” nhưng số phận Phan Huy Ích cũng lận đận như cha, không được trọng dụng. Đến lúc anh hùng Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc năm 1788 thâu tóm cả Bắc hà, Phan Huy Ích cùng cùng anh vợ Ngô Thì Nhậm ra cộng tác với nhà Tây Sơn. Trước lúc kéo quân về Nam, vua Quang Trung sắp xếp chu toàn mọi việc và giao quyền lại cho tướng Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, có dặn dò: “Phàm những việc giấy tờ trong nước hết thảy giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, thư từ đi lại với Tàu thì tùy nghi mà làm, ngoại trừ việc quan trọng, thì không cần phải bẩm báo làm gì”.
Điều này cho thấy vua Quang Trung rất tin cậy ở anh em Phan Huy Ích.
* Bút lực khiến vua Càn Long khen ngợi
Sau khi quét sách 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, năm 1790 Phan Huy Ích, Đoàn Nguyễn Tuấn - anh vợ của thi hào Nguyễn Du được vua Quang Trung tín nhiệm cử vào phái đoàn sang Trung Quốc dự lễ bát tuần vua Càn Long. Theo truyền thống người Việt, song thân qua đời là đại tang, phải để tang ba năm. Bấy giờ cụ Phan Huy Cận mất chưa đầy năm nhưng vì việc nước nên Phan Huy Ích cũng nhận lệnh lên đường.
Dù có lời mời của vua Càn Long nhưng vua Quang Trung vẫn không đi. Làm như vậy thì bẽ mặt “thiên triều” quá, sứ bộ ta bèn nghĩ ra một kế độc đáo: Chọn quan võ Phạm Công Trị, cháu gọi vua Quang Trung bằng cậu để đóng giả “quốc vương”! Ai là người đã nghĩ ra kế này? Đến nay trong giới học thuật dù đã nghiên cứu, tìm hiểu nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận. Hình vẽ vua Quang Trung lẫm liệt trên lưng ngựa do sử sách Trung Quốc công bố lâu nay, thực ra họ chỉ vẽ được cháu của ngài!
Trong chuyến đi sứ, Phan Huy Ích có viết tập Tinh sà kỷ hành, qua đó, hậu thế có thể hình dung ra sự tiếp đón chu đáo, trọng thị của vua Càn Long.
Theo lệ nhà Thanh, phàm công văn của nước ngoài đều không niêm phong để tiện việc kiểm duyệt, do đó, lúc “quốc vương” ta vờ gửi công văn về nước dặn dò việc này việc kia, nhà Thanh đều biết nội dung. Tương kế tựu kế, Phan Huy Ích đã dùng lời lẽ khôn khéo ghi trong thư mà họ chẳng hề mảy may nghi ngờ.
Bấy giờ, do chiến thắng của vua Quang Trung quá vĩ đại, quân thù còn kinh khiếp nên việc tiếp đón của phía nhà Thanh hết sức ân cần, chu đáo. Có lần, dọc đường đi qua bến Tầm Dương, vừa lên xe tứ mã thì sứ bộ ta nhận được 5 trái vải, trong thư viết: “Vải thì An Nam có nhiều, nhưng bên này rất quý, trừ bậc vương công đại thần ra thì không ai được hưởng. Nay đặc cách cho chạy trạm đến ban thưởng”. Thế mới biết uy tín hùng mạnh của nước Nam ta, vì thế mới có được sự trọng vọng “phá lệ” ấy.
Trong lúc xướng họa, Phan Huy Ích là người đề thơ trên quạt của vua Càn Long và được khen ngợi về tài biện bác, văn chương tót vời là “thi diệc gia thỏa” (thơ hay, lời lẽ thỏa đáng). Thậm chí, lúc hai đội văn công của ta và nhà Thanh hát mừng thọ Càn Long thì Phan Huy Ích cũng là người soạn cả thảy 10 bài ca theo điệu từ Trung Quốc.
Có một điều hết sức thú vị là trong tiếp đón, vua nhà Thanh ban thưởng cho “quốc vương” ta nhiều vật quý. Vậy ta đáp lại bằng món quà gì? Đó là chiến công ngày 11.7.1790 trên biển Đông, đồn tướng của ta là Phạm Quang Chương lúc đi tuần tra đã cứu thoát đoàn thuyền của nhà Thanh bị bọn cướp biển tấn công, uy hiếp. Tin đưa về triều khiến vua Càn Long cảm kích và nhờ sứ bộ ta chuyển tận tay hai tấm vải quý đến Phạm Quang Chương. Âu cũng là việc xưa nay hiếm mà “thiên triều” chưa dành cho nước lân bang nào. Là nhân chúng, Phan Huy Ích viết đã: “Các nước phiên bang sang chầu nhà vua, mấy ai được tiếp đãi như thế. Xin báo cho mọi người trong nước biết: sứ bộ ta là nhất”.
Sự công hiến về ngoại giao của Phan Huy Ích tất nhiên là do tài năng, nhưng nếu ông  không tìm được minh vương như vua Quang Trung thì khó có thể thi thố.
Sở dĩ nói vậy, vì ta biết rằng, vì sau khi ông đi sứ về thì hai người em trai của ông là Phan Huy Thự, Phan Huy Tân nổi dậy chống nhà Tây Sơn, thất bại và bị truy nã bắt giết. Lập tức, ông dâng lên biểu tạ tội nhằm bày tỏ lòng thành. Thái độ của vua Quang Trung đối với ông như thế nào? Vua Quang Trung truyền mệnh: “Tính người ta thiện ác khác nhau, cha còn chẳng vừa lòng được với lòng con, huống chi anh đối với em, việc không dính líu đến thì ta hiềm nghi làm gì?”.
Chi tiết này, cho ta thấy về thuật dùng người của một bậc anh hùng dân tộc. Nếu vua Quang Trung không có lòng khoan dung ấy dành cho Phan Huy Ích thì chắc gì các con của ông đã dốc lòng “mài kinh nấu sử” để có cơ hội ra giúp nước? Đừng quên bấy giờ giới trí thức vẫn còn hoài Lê, chưa mấy mặn mà với triều Tây Sơn vừa nổi lên. Nói cách khác sự lựa chọn dấn thân của Phan Huy Ích đã ảnh hưởng trực tiếp đến chí tiến thủ của các con cháu ông. Thiết nghĩ, trong gia đình, người cha luôn đóng vài trò là người giáo dục, hun đúc cho con về chí hướng khi vào đời. Phan Huy Ích đã nói với các con rằng: “Các con trưởng thành đúng lúc vận hội hanh thông / Không như ta giữa chừng gặp buổi gian nan”. Rõ ràng, lời tâm sự này cũng là một cách định hướng cho con.
 
NHỮNG “NGHI ÁN” VĂN CHƯƠNG
Vai trò của TS Phan Huy Ích còn liên quan đến nhiều sự kiện thuộc về lịch sử, văn hóa Việt Nam mà nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
*Vua Quang Trung mất lúc nào?
Về ngày mất của vua Quang Trung, sử liệu chính thống của triều Nguyễn, ngài mất vào ngày 29.9 năm Nhâm tý. Thế nhưng trong bài thơ Mùa thu quốc tang, cảm thuật, TS Phan Huy Ích có ghi lời tiểu dẫn: “Trung tuần tháng 6 tôi được thăng chức Nội các Thị trung Ngự sử. Ngày 30.7, vua Quang Trung về chầu trời”. Thông tin này đã làm tốn biết bao giấy mực của giới sử học. Cái chết đột ngột của vị anh hùng đã thần tốc quét sạch 20 vạn quân Thanh khiến cả đời sau còn thương tiếc. Vì thế, thông tin về ngày mất của ngài vẫn là một “thử thách” với các nhà sử học xưa nay.
Qua các công trình nghiên cứu, GS Hoàng Xuân Hãn đã nghiêng về thông tin của Phan Huy Ích. Sở dĩ như vậy bởi ông là nhân chứng, là người đang làm quan trong triều, rất cảm mộ tài đức và chịu nhiều ơn mưa móc của vua Quang Trung nên không thể ghi sai.
* Ai là dịch giả Chinh phụ ngâm?
TS Phan Huy Ích còn liên quan đến câu hỏi của giới sử học: Ai là dịch giả Chinh phụ ngâm nổi tiếng của Đặng Trần Côn?
Từ xưa đến nay, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã được thừa nhận là dịch giả. Củng cố cho thông tin này còn là câu chuyện được lưu hành trong sử sách: Bình sinh Hương cống Đặng Trần Côn là người học giỏi, tính tình phóng khoáng và có tài phóng bút thành thơ. Ngày nọ, Đặng Trần Côn đến thăm nữ sĩ Đoàn Thị Điểm và cao hứng tặng cho nàng bài thơ mới sáng tác, nàng cười:
- Trẻ con mới cắp sách đi học đã biết gì!
Côn hậm hực bỏ về, quyết chí dùi mài kinh sử để rửa mối hận này. Côn học cả ngày lẫn đêm. Bấy giờ, chúa Uy vương Trịnh Giang (1729-1740) ra lệnh trong thành Thăng Long cấm đốt lửa ban đêm. Vì thế Đặng Trần Côn phải đào hầm dưới đất để chong đèn mà học. Nhờ tài năng và kiên gan bền chí, chỉ trong thời gian ngắn, ông đã hoàn thành tác phẩm nổi tiếng Chinh phụ ngâm (dài 478 câu thơ) bằng chữ Hán. Cảm phục một người chỉ vì câu nói của mình mà thành tài, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã bỏ công dịch tuyệt tác này ra văn Nôm.
Thế nhưng lại có thông tin cho rằng, không phải Đoàn Thị Điểm mà TS Phan Huy Ích mới là dịch giả. Tại sao có thông tin này? Từ tháng 6.1926, báo Nam Phong đã công bố gia phả của dòng tộc Phan Huy, trong đó có đoạn: “Phan Huy Ích đã soạn các bộ Dụ Am ngâm lục, Dụ Am văn tập và diễn âm Chinh phụ ngâm khúc mà nay các danh nhân, văn sĩ cho đến trai gái chốn thôn quê không ai không truyền tụng”.
Thông tin này như quả bom nổ ra giữa trời quang đãng.
Ròng rã mấy mươi năm nay giới học thuật đã tranh luận dữ dội, đã công bố nhiều tư liệu và khẳng định bản dịch đó là của Phan Huy Ích. Tuy nhiên, “Cuộc tranh luận chưa kết thúc và khuynh hướng chung của đa số các nhà nghiên cứu văn học vẫn muốn giữ thuyết truyền thống khi mà thuyết mới chưa đưa ra được những cứ liệu khoa học không thể chối cãi dể phủ định thuyết cũ. Đây cũng là tâm lý thường thấy và dễ hiểu trong khoa học” (GS Phan Huy Lê).
* Cha hay con là dịch giả Tì bà hành?
Xem trong gia phải dòng họ Phan Huy, ta còn biết, nhà thơ Phan Huy Thực là con trai thứ hai của TS Phan Huy Ích. Ông Thực không đi thi, chỉ ở nhà đọc sách mà thành tài, ông là tác giả những tập sách giá trị như Nhân ảnh vấn đáp, Bần nữ thán…Sau do nhờ sự tiến cử của Ngô Thì Vị - em ruột của mẹ mà triều Nguyễn có chiếu chỉ mời ra làm quan ở Viện Hàn lâm, từng được thăng đến chức Thượng thư.
Nhà thơ Phan Huy Vịnh là con trai của Phan Huy Thực, cháu nội Phan Huy Ích. Ông Vịnh còn để lại những tác phẩm như Hành trình đi sứ nhà Thanh… Dù chỉ đậu Cử nhân nhưng do tài năng nên ông được cử làm thượng thư bộ Binh, bộ Lễ thậm chí triều Nguyễn còn giao ông chức chánh sứ khi đi sứ nhà Thanh. Ở đây, thêm một lần nữa ta thấy thuật dùng người của một một bậc “thiên tử” Minh Mạng.
Đó là cái tài của người không phân biệt “kẻ Bắc người Nam”, nói như thế vì bấy giờ không phải lòng cố cựu “hoài Lê” đã mất đi trong kẻ sĩ. Trường hợp cha con Phan Huy Thực kể cũng lạ, dù không đậu cao nhưng họ vẫn được vua Minh Mạng cất nhấc sử dụng và tin cậy giao nhiều trọng trách. Nhờ vậy, họ có điều kiện công hiến và để lại nhiều tác phẩm trác tuyệt cho đời sau.
Trong các tác phẩm ấy, đến nay cuộc tranh luận gay go và thú vị nhất có liên quan đến con cháu Phan Huy Ích vẫn là bản dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Văn bản này, hiện đang sử dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10”. Một bản dịch điêu luyện của nguyên tắc “đạt, tín, nhã” làm giàu cho sự trong sáng của tiếng Việt: “Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách/ Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu/ Người xuống ngựa, khách dừng chèo / Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti” v.v…
Lâu nay, giới học thuật (như Hoàng Xuân Hãn, Phạm Quang Diêu, Tạ Ngọc Liễn) thừa nhận bản dịch này là của Phan Huy Thực; nhưng nhà giáo Dương Quảng Hàm lại khẳng định của Phan Huy Vịnh. Ai đúng ai sai? Trong khi đó, gia phải dòng Phan Huy cho biết: “Người đã diễn âm Tỳ bà hành là Phan Huy Thực chứ không phải Phan Huy Vịnh”. Tuy nhiên giới nghiên cứu vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Bản dịch Tì bà hành đã lưu truyền từ nhiều năm nay và trở thành một áng văn Nôm bất hủ của nền văn học Việt Nam. Dù bản dịch ấy của con hay cháu TS Phan Huy Ích thì rõ ràng nếp nhà và truyền thống văn hóa của dòng họ Phan Huy đã được gìn giữ, lưu truyền và tiếp tục làm rạng rỡ đến đời sau.
 
CON HƠN CHA, NHÀ CÓ PHÚC
Lịch sử không bao giờ bắt đầu từ chữ “nếu”. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Với chữ “nếu” người ta có thể bỏ cả Paris vào trong một cái lọ”. Nếu nhà Tây Sơn không sụp đổ thì TS Phan Huy Ích và các con ông đã có một đời sống khác. Lúc công cán nơi xa, tâm trí của ông luôn dành cho vợ con. Trong thư gửi về nhà, bao giờ ông cũng dặn dò vợ: “Dành sự bồi đắp dòng dõi thi thư cho đứa con trai quý”; và khuyên các con: “Mới học phải công phu chớ nên trễ nải”… Do nội, ngoại thuộc dòng khoa bảng nên các con của ông như Phan Huy Quýnh, Phan Huy Thực, Phan Huy Chú… đều được rèn cặp chu đáo.
* Bị đòn thù giữa sân Văn Miếu
Sau cái chết của vua Quang Trung, triều Tây Sơn sụp đổ chóng vánh. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và trả thù tàn bạo phe thù nghịch. Những trí thức cộng tác với nhà Tây Sơn đều bị phó Tổng trấn Bắc thành là Đặng Trần Thường sai lính nọc ra đánh giữa sân Văn Miếu. Không chỉ TS Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm… mà còn có cả TS Nguyễn Thế Lịch - cha vợ của Phan Huy Chú cũng thịt nát xương tan tại nơi thờ đức Thánh hiền. Với kẻ sĩ theo đạo Nho gia đây là mối nhục lớn, dẫu xuống tuyền đài vẫn mang theo.
Sự kiện này diễn ra vào năm Phan Huy Chú mới hai mươi xuân xanh. Sở sĩ nhắc lại điều này bởi trong các con của Phan Huy Ích, Phan Huy Chú vẫn là nhân vật kiệt xuất nhất - tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí, xứng danh với sự tôn vinh của Viện Sử học Việt Nam “một nhà bách khoa, một danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam”.
Phan Huy Chú (1782- 1840), ngay từ lúc sinh ra đã đỉnh ngộ khác thường,  được cha mẹ thương và gửi gắm nhiều kỳ vọng nhất.
Dù cha bị nhà Nguyễn lăng nhục than khốc, nhưng Phan Huy Chú không thể không lập thân bằng con đường khoa cử. Sau hai lần lều chõng, chỉ đậu Tú tài. Sau đó, ông không ứng thí nữa vì nghĩ cho cùng nếu công thành danh toại thì cũng phục vụ cho chế độ đã biếm nhục dòng tộc mình. Có nên không? Nhưng “đã mang tiếng ở trong trời đất / phải có danh gì với nứi sông” (Nguyễn Công Trứ) như quan niệm của kẻ sĩ thời ấy, vậy phải làm gì?
* Viết sách để nói chí
Đời sau vẫn còn nhắc đến công lao của Phan Huy Chú, khi ông viết bộ sách bách khoa toàn thư Lịch triều hiến chương loại chí. Để hoàn thành công việc khó nhọc này và nhất là có thời gian toàn tâm toàn ý, Phan Huy Chú cho biết trong suốt mười năm, ông bỏ nhà vào núi trú ẩn nhằm tránh khách khứa, bạn bè thường ngày vẫn tìm đến giao du, trà tam tửu tứ! Thậm chí, ông còn lấy nghệ bôi vào mặt, tay và đun nước thơm như đang sắc thuốc để cáo bệnh mà tránh bạn bè. Sau thời gian viết thì ông đọc sách, sau lúc đọc sách “được nhàn rỗi thì tùy từng loại khảo xét và đính chính, có khi nghĩ được điều gì thì làm ra lời bàn”.
Với công trình uyên bác này, dù không đậu cao nhưng ông nổi tiếng khắp vùng là người hay chữ, kiến thức uyên bác khó có ai sánh kịp. So với những bộ sách có giá trị khác như Việt sử thông giám cương mục được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, tuy dồi dào về mặt tư liệu nhưng chỉ là những tư liệu về sử. Còn ở bộ sách của Phan Huy Chú đã đề cập đến những vấn đề khác phong phú hơn nhiều như: chính trị, kinh tế học, địa lý học, luật học, văn học, ngoại giao, quân sự v.v… So với Nghệ văn chí trong bộ Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, nếu nhà bác học họ Lê chỉ mới giới thiệu cả thảy 115 bộ sách thì phần Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đã giới thiệu đến 213 bộ sách! Không phải giới thiệu qua loa đại khái, mà đối với mỗi tác phẩm ông đều có lời bình luận, nhận xét dù ngắn gọn nhưng sắc sảo. Và so với Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, bộ sách của ông đã phân loại và hệ thống hóa mang tính khoa học hơn.
Nghe tiếng tăm của ông, năm 1821 vua Minh Mạng đã triệu ông vào kinh để giữ chức Biên tu trường Quốc tử giám. Khi dâng lên nhà vua bộ sách quý Lịch triều hiến chương loại chí, ngay lập tức ông được “thiên tử” ban thưởng cho 30 lạng bạc, 1 áo sa, 30 cái bút và 30 thỏi mực.
Trong những ngày này, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đang dậy sóng biển Đông, trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế thì vai trò của Phan Huy Chú lại càng được nhắc đến. Khi khẳng định hai quần đảo đó thuộc chủ quyền Việt Nam, các học giả trong và nước tìm về thư tịch cổ không thể không trích dẫn những trang tư liệu, chứng cứ rõ ràng, thuyết phục, đầy đủ mà Phan Huy Chú đã ghi chép.
Từ các số liệu, văn bản của triều đình nhà Nguyễn, các tấu biểu tường trình về hai quần đảo này đều được Phan Huy Chú ghi chép nghiêm cẩn, tỉ mỉ. Quan điểm yêu nước của Phan Huy Chú thể hiện rõ ràng: “Từ khi có trời đất thì có núi sông. Đất nào thuộc phận nào đều đã chia sẵn, bờ cõi mỗi nước đều đã phân biệt. Nước nào có địa phận nước ấy. Lý, Trần thay nhau nổi lên chống với Tống, Nguyên. Lê Thái Tổ nổi dậy quét sạch giặc Minh vận hội đến lúc thịnh, cõi đất ngày rộng ra, người phương Bắc không dám manh tâm nghĩ đến việc cướp nước ta, đặt quận huyện nữa. Mà đất nước Việt Nam ta, Trung Quốc phải coi là hùng mạnh”.
 
* Vai trò của người vợ, người mẹ
Nói về sự vẻ vang của gia đình TS Phan Huy Ích, ta không thể không nhấn mạnh đến vai trò của một người mẹ, người vợ. Dù bà Ngô Thị Thục sức học không bằng TS Phan Huy Ích nhưng cũng đủ lễ nghĩa, hiểu biết để cùng chồng luận bàn văn chương, cách dạy con…
Những lúc công cán nơi xa, có lần ông bày tỏ tâm sự: “Nơi trường đình đêm đêm mơ về chốn buồng the/ Vẫn cùng ai hàn huyên dưới ánh đèn như thuở trước”. Thật là tri âm tri kỷ. Khi bà Thục mất, chưa thể về tang vợ, ông đã khóc nghẹn ngào: “Than ôi kết tóc 28 năm trời/ Mà nay phải mãi mãi xa nhau/ Kẻ Tần người Việt/ Rầu rầu trông vời đất Bắc nước mắt đẫm áo/ Ai oán cuốc kêu quán trọ, giục giã trăng đêm/ Tình kẻ xa nhà xót thương chưa biết bao giờ về bày tỏ được?/ Ở ngoài xa ngàn dặm, kẻ góa vợ mãi đứt từng khúc ruột”.
Ít ai biết rằng, khi Phan Huy Chú lao tâm khổ tứ bỏ ra mười năm trời viết Lịch triều hiến chương loại chí cũng là một cách đền ơn mẹ. Do cha luôn công cán nơi xa, Phan Huy Chú chỉ được gần gũi với mẹ. Lúc mới lên mười mẹ đã mất, nhưng lời khyên của mẹ là phải gắng học giữ nếp gia phong vẫn luôn cánh cánh trong  lòng. Sau này, những 30 mươi sau, trên đường đi sứ nhà Thanh nhớ đến ngày giỗ mẹ,  ông bùi ngùi: “Đền sao ơn ấy, biển trời/ Tóc hoa còn ngại đường đời xiết bao/ Sông Lô vườn cũ lối nào?/ Cánh buồm trời Sở nao nao một mình”.
Có thể khẳng định, nếp nhà dòng họ Phan Huy từ TS Phan Huy Cận, Phan Huy Ích đến Phan Huy Chú… là một trong những tấm gương sáng trong các dòng tộc Việt Nam.
 
L.M.Q
IV.2013

Source : www.leminhquoc.vn

8/5/13

NHỚ CỤ PHAN VỚI 10 ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC


Nhớ Cụ Phan Chu Trinh với 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam
Trần Kinh Nghị

 Lời tiên tri của Cụ xuất phát từ 10 nhận xét vô cùng tinh tế và chính xác về đặc điểm con người Việt Nam mà đối chiếu thực tế ngày nay vẫn còn nguyên thâm căn cố đế (xem dưới đây). Tiếc thay các thế hệ nối tiếp nhau đến nay vẫn chưa thực hiện đúng theo lời lời giáo huấn của Cụ. Dẫu sao,chậm còn hơn không bao giờ, mỗi người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu và làm việc gì, còn trẻ hay đã già hãy chiêm nghiệm những lời dạy trên đây của bậc Tiền bối đáng kính của dân tộc-Sinh ngày 9/9/1872 tại Tây Lộc, Tiên Phước, Tam Kỳ (nay là Tam Lộc, Phú Ninh) tỉnh Quảng Nam, mất ngày 24/3/1926, Cụ Phan Chu Trinh là người Việt Nam đầu tiên (và duy nhất cho đến nay) nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (đổi chủ nhưng dân vẫn là nô lệ)…Để tránh điều này, Cụ đã chỉ ra con đường giành độc lập – tự do cho dân tộc là phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh
                                         Phan Chu Trinh  và Phan Bội Châu

10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam
                                                                        

1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

 2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

 3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

 4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.

7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.

10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…

Source : Blog  HUYNH NGOC CHENH

7/5/13

Trụ trì chùa Một Cột ra “tối hậu thư” cho UBND TP.Hà Nội



 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Ngày 08 tháng 5 năm 2013(LĐ)

              Số 101 - Thứ ba 07/05/2013 06:35


Ngày 3.5, đại đức Thích Tâm Kiên - trụ trì chùa Một Cột, ngôi chùa được công nhận là “có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á” - đã có đơn gửi UBND TP.Hà Nội bày tỏ sự lo lắng vì mùa mưa đang sắp tới, trong khi tình trạng của chùa thì đã bị xuống cấp nghiêm trọng. 



Đồng thời, đại đức Thích Tâm Kiên cũng đưa ra “tối hậu thư”: “Kể từ hôm nay, sau 30 ngày nữa không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói hạ giải để đảo ngói toàn bộ chùa và nhà Mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới”. Tại sao lại có sự kiên quyết này từ phía nhà chùa?
 
Trong đơn, đại đức Thích Tâm Kiên nói rõ: Cách đây hơn 5 năm (20.5.2008), tôi  đã trình UBND TP.Hà Nội đề nghị kiểm tra và có kế hoạch tôn tạo. Sự việc chùa xuống cấp đã được dư luận, phật tử, khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm, bức xúc. Rất nhiều cơ quan báo chí đã lên tiếng kêu cứu cho ngôi chùa này. Hiện, cứ mưa to là tượng Phật phải choàng áo mưa... Nhà chùa rất lo lắng, khi mùa mưa bão sắp tới”.  


Được biết, từ năm 2008, UBND quận Ba Đình đã lập kế hoạch tôn tạo di tích chùa Một Cột với kinh phí hơn 31 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2013; song đến nay, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy. Thậm chí, chưa có một cuộc hội thảo khoa học nào được tiến hành để có phương án trùng tu chùa đúng nhất, nhằm phát huy giá trị di tích đặc biệt này.
 
Ngày 6.5, đại diện Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) trả lời vẫn chưa nhận được văn bản trên (nhà chùa có gửi cho cả Cục Di sản, UBND quận Ba Đình và UBND phường Đội Cấn), nên chưa có câu trả lời cho báo chí về hướng phối hợp giải quyết. 
 
Bài học về sự thờ ơ của các cấp quản lý với chùa Trăm Gian vẫn còn nóng. Liệu sự việc tương tự có xảy ra với chùa Diên Hựu - Một Cột? 



Nguồn: Lao Động.

Trụ trì chùa Một Cột kiên quyết muốn hạ giải chùa


(Toquoc)- Sự chậm trễ trong việc thực hiện trùng tu chùa Diên Hựu- chùa Một Cột đã khiến trụ trì ngôi chùa này có một động thái khá kiên quyết: nếu không có ý kiến của các cơ quan chức năng, sẽ tự hạ giải chùa.

 >> Sẽ đẩy nhanh tiến độ trùng tu chùa Một Cột
Ngày 2/5, Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Diên Hựu- Một Cột đã gửi văn bản đến UBND TP Hà Nội và một số cơ quan báo chí về việc cần thiết trùng tu tôn tạo chùa Một Cột và cho rằng: “Kể từ hôm nay (tức 2/5/2013), sau 30 ngày nữa không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải để đảo ngói toàn bộ chùa và nhà mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới”.
5 năm dự án vẫn trên giấy 

Mùa mưa đã đến, đứng trước nguy cơ ngập lụt và thấm dột, để không tái diễn cảnh tượng phải mặc áo mưa, đội nón… yêu cầu của Trụ trì chùa Một Cột là chính đáng.

Báo điện tử Tổ Quốc đã có loạt bài phản ánh về sự chậm trễ của Hà Nội trong việc trùng tu chùa Một Cột: Ngày 23/11/2009, UBND quận Ba Đình đã có quyết định số 2692/QĐ-UBND về việc tu bổ, tôn tạo chùa Diên Hựu- Một Cột và giao cho BQL Dự án quận Ba Đình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư với kinh phí hơn 31 tỷ đồng. Sau đó gần nửa năm, ngày 15/4/2010, UBND thành phố Hà Nội có Thông báo số 110/TB-UBND đề nghị quận Ba Đình phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai dự án chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, sân vườn, hệ thống thoát nước của khu di tích; đồng thời xin ý kiến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa để khắc phục hiện tượng dột mái nhà Tam Bảo, mái chùa Một Cột…Việc chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đã được thực hiện trước thềm kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, song công tác trùng tu chùa Một Cột sau thời gian đó vẫn vẫn dừng lại ở việc “lấy ý kiến”.
Đừng để tái diễn bài học chùa Trăm Gian 

Sau đó, qua tìm hiểu của phóng viên, thông tin được biết là dự án sẽ triển khai vào năm 2012 và hoàn thành vào đầu năm 2013. Thế nhưng, đến lúc này, các bước tiến hành trùng tu ngôi cổ tự vẫn chỉ nằm trên giấy. Trong khi đó, ngôi chùa nằm ở vùng trũng, nên chịu ảnh hưởng rất nặng mỗi khi trời mưa.

Trong thời gian này, trụ trì chùa Diên Hựu- Một Cột đã nhiều lần gửi đơn tới các cơ quan chức năng kiến nghị, rồi cũng nhiều cuộc họp, đợt kiểm tra hiện trạng chùa. Tuy nhiên, đến nay, mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ. Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, vướng mắc nhất là thủ tục tiến hành dự án. Vì UBND quận Ba Đình dự kiến tổ chức 3 hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, nhằm thống nhất phương án bảo tồn tối ưu cho ngôi chùa cổ. Song, dự án rục rịch gần 5 năm nhưng hội thảo cần thiết vẫn chưa diễn ra. Và ai cũng hiểu, nếu không có ý kiến của các nhà lịch sử, các nhà nghiên cứu thì việc trùng tu ngôi chùa là không thể. Sự vô lý này diễn ra nhiều năm, khiến ngôi chùa vẫn phải đối mặt với sự xuống cấp.

Vào thời điểm khi ngôi chùa chuẩn bị đón Bằng Kỷ lục là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á (ngày 12/11/2012), chúng tôi được ông Đỗ Viết Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình, cho biết: để có phương án trùng tu chùa đúng nhất, nhằm phát huy giá trị di tích đặc biệt này, UBND quận Ba Đình sẽ tiến hành hội thảo khoa học về chùa Một Cột- Diên Hựu vào cuối tháng 11/2012, và từ đó, sẽ báo cáo trình lên UBND TP Hà Nội, xin ý kiến của Bộ VHTTDL. Tiếp đó sẽ có hội thảo về trùng tu cho chùa Một Cột. Thế nhưng, cho đến nay, một cuộc hội thảo liên quan đến ngôi chùa này vẫn chưa được tổ chức. 

Bài học Trăm Gian còn đó 

Trao đổi với chúng tôi về cơ sở để trùng tu chùa Một Cột- Diên Hựu, GS Lê Văn Lan cho biết, "chúng ta còn lưu giữ được nhiều hình ảnh, tài liệu về chùa Diên Hưu, chùa Một Cột từ đầu thế kỷ XX nên việc trùng tu chùa không đáng lo ngại về việc thay đổi hiện trạng”.

Tờ đơn của Đại Đức Thích Tâm Kiên
Trong khi đó, theo Đại đức Thích Tâm Kiên, kinh phí trùng tu chùa Một Cột-Diên Hựu dù lớn nhưng lại không phải là mối lo, vì với phương thức xã hội hóa, nhiều phật tử hảo tâm đã sẵn lòng đóng góp để ngôi chùa được trùng tu, tôn tạo xứng tầm. Cây cột đá lớn làm cột trụ cũng được thợ đá đảm bảo đáp ứng kỹ thuật.

Không thiếu kinh phí, không lo cơ sở kỹ thuật, vậy vì sao, việc trùng tu một ngôi chùa giữa trung tâm thủ đô, có kiến trúc và vị trí đặc biệt trong đời sống người Hà Nội lại chậm trễ như vậy?

Sự chậm trễ này khiến vị trụ trì phải lên tiếng như một “tối hậu thư” rằng ““Kể từ hôm nay (tức 2/5/2013), sau 30 ngày nữa không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải để đảo ngói toàn bộ chùa và nhà mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới”.

Ai cũng hiểu, nếu tự ý hạ giải là trụ trì chùa Một Cột đã vi phạm luật Di sản. Tuy nhiên, cũng cần xem lại vì sao, dự án trùng tu chùa Một Cột vì sao lại quá chậm trễ. “Tuyên bố” một cách "cực chẳng đã" này khiến không ít người nhớ lại nỗi đau từ bài học tự ý phá dỡ ở chùa Trăm Gian (Hà Nội), Hà Nội đã từng kỷ luật các cơ quan quản lý nhà nước về di sản thế nhưng, sự chậm trễ vẫn tái diễn.

Để tìm hiểu quan điểm của UBND quận Ba Đình trước lá đơn này, chúng tôi liên lạc với ông Đỗ Viết Bình nhưng không được bắt máy. Liên lạc với ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VH TTDL), thì được biết: Cục Di sản chưa nhận được văn bản của Đại đức Thích Tâm Kiên về việc tu bổ tôn tạo chùa Diên Hựu- Một Cột. Ông Hùng cũng khẳng định, nếu nhà chùa tự ý hạ giải là vi phạm pháp luật!

Sự “sốt ruột” của trụ trì chùa Một Cột cũng tương tự trụ trì chùa Trăm Gian. Để hạn chế những nỗi đau như vụ việc chùa Trăm Gian, cần sự phối hợp của các cấp, các cơ quan quản lý di sản Hà Nội. Được biết, ngày 8/5 tới, UBND Quận Ba Đình sẽ có cuộc trao đổi với trụ trì chùa Một Cột về vấn đề này. Hy vọng, sau sự quyết liệt của nhà chùa, Hà Nội sẽ đẩy nhanh các biện pháp để thực hiện trùng tu ngôi chùa có giá trị đặc biệt của Thủ đô cũng như cả nước./. 
 
Bài & ảnh: Hà An
Nguồn: Tổ Quốc.
 

5/5/13

Âm xưa

 

Âm Xưa

Âm Xưa

Người khắc nỗi buồn lên đá 
Vàng bay quạnh gốc thông già
Người chép nỗi buồn lên giấy
Mai sau còn chút tàn phai 

Người gửi nỗi buồn theo gió
Niềm xưa trĩu cánh hạc gầy 
Người có khi nào qua đó 
Đường xưa nay ngút ngàn xa
Bước chân ai về trước ngõ
Âm xưa buốt ngón tay ngà 

Có chiếc lá vàng trong gió
Quay về tìm cội nguồn xa 
Có tiếng chim nào đang hót
Hồn ai đậu trước hiên nhà ?


TranHoDung. 
Seattle.Washington. USA . 
 
 

4/5/13

The White House - Remarks by President Obama at Meeting with Business Leaders

The White House
Office of the Press Secretary
10:58 A.M. CST
PRESIDENT OBAMA: Well, thank you so much, Mr. Condo. And once again, I want to thank President Chinchilla and all the people of Costa Rica for their incredible hospitality. I've already been scouting out where I'm going to stay when I come back here for vacation. (Laughter.) But, unfortunately, I'm going to have to leave after this forum.
But Arturo and I were discussing backstage the fact that INCAE, which has such a wonderful reputation throughout the region -- I know we have two former alumni who now are Presidents of Panama and Guatemala, respectively -- that the origination of this idea was when President Kennedy visited 50 years ago and I think recognized at that time the enormous potential for the private sector as a critical ingredient in progress and development for the hemisphere as a whole; that when you combine good government with a thriving free market, then that was an extraordinary recipe for opportunity for all people.
And for me to be able to visit 50 years later and to see how much progress has been made both in the region and in the ties between the United States and Central America I think indicates that President Kennedy’s vision was sound, and it also speaks to I think the importance of us continuing to build these kinds of networks and relationships for the future.
I've been interviewed several times during the course of my travels both in Mexico and Central America, and I've emphasized that although I understand why there’s been a great focus over the last several years on security issues -- security is important. It’s very hard to create a strong economy when people are personally feeling insecure. There’s been a lot of emphasis on immigration, and I understand why that is. Obviously it’s of great importance to this region and to the United States. We shouldn’t lose sight of the critical importance of trade and commerce and business to the prospects both for Costa Rica, the United States, and the entire hemisphere.
The United States considers our trading relationships with CAFTA countries, with Mexico, to be of enormous importance. When you look at the scale of business that's being done currently, it’s creating jobs in the United States, it’s creating jobs here. And what we want to do is to find ways that we can continue to enhance that relationship, how we can get ideas from this region and find ways in which we can improve and foster small business development, medium-sized business development, make this entire region more competitive.
Because, as I said to the leaders of SICA yesterday, we now live in a very competitive 21st century world and if we do not have effective integration in our hemisphere, if we don't have the best education systems, the best regulatory systems, if we don't coordinate our activities, then we're going to fall behind other regions of the world. And given the talents that I've seen on display and that are evident here, I'm confident that we can compete as long as we're cooperating effectively.
So, again, I want to thank President Chinchilla for the great hospitality. I want to congratulate INCAE for its wonderful history. And I look forward to taking a few questions and maybe I'll hear some ideas in this meeting.
MR. CONDO: Absolutely. Thanks a lot for your words.
* * * *
Q (Inaudible.)
PRESIDENT OBAMA: Well, there’s no doubt that we’ve made progress. More progress needs to be made in improving border security and facilitating speed and efficiency when it comes to trade and commerce.
And those two things go hand in hand. Both in the United States and on the other side of the border in Mexico, as well as our northern border with Canada, a lot of the press focus is on security and immigration. But one of the arguments that we’ve made in pursuit of comprehensive immigration reform is that you can't separate out the dangers or challenges or concerns of a border from the enormous opportunities that a well-managed, well-regulated border represents.
And so my administration’s focus has been, number one, let’s make sure that we’ve got a sound system of immigration, customs and a regulatory environment, in cooperation with Canada and Mexico, that as much as possible eases the flow of goods and people and services that are legitimate.
So, for example, in the North America Leadership Summit that I have with the Mexican President and the Canadian President, a lot of our work centers around how can we continue to find ways to synchronize existing regulations so that we can speed up the movement of goods and services. Are there ways in which there are regular, frequent trading practices that are going on between the countries where we essentially are able to put them on a fast lane, as opposed to the more typical travel for tourists or sporadic visitors? And so that regulatory coordination I think is number one.
Number two is infrastructure. The fact of the matter is, is that we have massive borders both to the south and to the north, and in order for us to make sure that we’re facilitating trade and commerce, we’ve got to have the best infrastructure, the best portals through which people can go in a efficient, effective and systematic way that still allows for us to preserve our security and screen out those problematic elements that might cross our borders.
And one of the things that I’ve been talking to President Piña Nieto about on our southern border is are there ways that we can do more joint infrastructure investment at a time when all countries -- not just the United States and Mexico, but I’m sure Costa Rica and Guatemala and Panama -- we’re always trying to find money somewhere. And when it comes to the border, they’re shared. Are there ways in which we can share some of the costs for continual infrastructure upgrades?
But the bottom line is it’s both the hardware, the infrastructure, but also the software, the regulation that's going to make sure that you’ve got an effective border system.
Comprehensive immigration reform -- that I’m hopeful we can pass this year, after 30 years -- can make an enormous difference in improving what is already a system that's better than it was.
But I want to echo what Arturo said about the Central American countries -- and this is not unique, by the way, to Central America. You see this in other parts of the world like in Africa, for example. Sometimes it’s easier to transport goods from parts of Central America to the United States than it is from one Central American country to another. The same is true in parts of Africa where it’s easier to ship something to Europe than it is to the country right next door.
And to think about working with the Inter-American Development Bank, with the United States, with other partners, how do we build the kind of connectivity and emphasize internal integration and trade and markets -- that's going to strengthen you. That will put you in a more effective position to compete in world markets, and it will allow you, then, to interface with Mexico and the United States and Colombia, and other parts of the hemisphere -- because what I said to the SICA leaders yesterday was the more integrated we are, the more effective we’re going to compete internationally.
But that's going to require some investment. I just want to emphasize it’s not just building the road or the bridge or the port. It’s also having the regulatory structures that make those work.
Q Good morning. I am a Central American from Costa Rica and I am also an MBA student from INCAE. My question is in relation with early childhood support. There is strong consensus in Central America that has been validated by the IDD and INCAE that early childhood support is one of the best investments our countries can make. Yet we are still struggling, trying to provide primary and secondary education coverage to the entire population, and even this is pushing the boundaries of our budgets. So my question is how can -- or how should countries invest in this without sacrificing gains in other areas? Thank you.
PRESIDENT OBAMA: Well, I’ll just say very briefly that all the science shows that effective, high-quality early childhood education pays more dividends than almost anything else you can do, educationally. Because if children get a good start, if they're read to, and their vocabulary is expanding, and they’re taught their numbers and their colors and all the basic building blocks, then they're much more likely to succeed. And that's true in the United States; that's true here in Central America.
So the way we think about early childhood education is not just as an add-on to our overall education policy. What we’re trying to argue in my administration is this is part of our entire education strategy. It starts when the child is born, and increasingly, in this knowledge-based economy, it’s going to continue even after people have graduated from college, they’re going to have to continue learning.
You’re right that paying for it is difficult and quality control is difficult. Good-quality early childhood education is not just baby-sitting. It’s having trained professionals who know how to stimulate very young children to give them the preparation that they need, which means setting up training programs and making sure they’re adequately paid.
And in terms of financing, in my State of the Union -- because the United States, by the way, we don't have the kind of early childhood education system that I think we should have. And when you compare what we do to some of the more advanced countries in the OECD, we're not where I want us to be. So what I did in the State of the Union was propose that we impose an additional federal tax on cigarettes in order to pay for an expansion for high-quality, universal early childhood education. You get the real benefit of reducing smoking, which saves on our health care costs, at the same time as we're able to improve early childhood education.
Now, whether we're going to be able to get that passed or not, I don't know. It’s always a struggle to get new revenue for worthy endeavors, but there’s no bigger bang for the buck that you can get than making this investment in early childhood education. So I'm going to keep on arguing for it forcefully.
* * * *
Q Central America has significant renewable energy resources. Our economies are vast, but the volatility of oil energy prices, because our renewables take longer to put online, also delays and local oppositions are taking us in a state that we're using more fossil fuel -- taking us farther from our original goal of a more sustainable energy mix.
And on top of that we have earthquakes and frequent severe weather that makes our electrical system vulnerable. Saying that, how can we accelerate investment in more sustainable energy? And what are the opportunities and possible role of the U.S. and U.S. companies to work with Central America and to advance in a more sustainable energy mix that the region needs, and to reduce the volatility of our electrical system? Thank you.
PRESIDENT OBAMA: I have to say that all of the SICA leaders that I met with yesterday emphasized this issue of energy. President Pérez, President Martinelli, and President Chinchilla all focused on the fact that electricity costs here in Central America may cost three times as much as they do in Washington, D.C., and that's a huge structural disadvantage for businesses and families in the region. So this is something you're going to have to fix.
Now, the good news is that you’ve already made enormous progress in renewable energies in ways that, in fact, are well in advance of what other parts of the world are doing. The fact that Costa Rica is already getting 90 percent of your energy from renewable sources is a great achievement, and it means that you’ve got technology and expertise and a tradition of renewable energy in the region that you need to build on.
And what the United States can do, I think the most helpful thing we can do is work with you -- because we have a common goal of creating more renewable energy sources -- let’s collaborate on research, technology. Let’s network companies that are advancing new renewable energy strategies and see if we can have more joint ventures and projects. Because it’s my view that if any of us find good answers to renewable energy, that will spread like wildfire and everybody will ultimately benefit. It almost doesn’t matter where the innovations occur because they’ll be readily transferable around the world.
What I also understand is, is that we're not going to immediately be able to transition off of traditional sources of energy -- fossil fuels like oil and gas -- and even Costa Rica, it’s getting a lot of renewable energy, but it’s still got to make up that difference, and that's going to be a transition for all countries over the next 20, 30 years.
And it’s true that because of the extraordinary advances in technology that we've made in the United States, we are likely to be a net natural gas exporter as soon as 2020. And so one of the things that I've discussed with your Presidents is how can we potentially use that as a bridging mechanism. I've got to make a decision -- an executive decision broadly about whether or not we export liquefied natural gas at all. But I can assure you that once I make that decision, then factoring in how we can use that to facilitate lower costs in the hemisphere and in Central America will be on my agenda.
The last point, which Arturo mentioned but I can't emphasize enough, whether you're talking about traditional energy sources, renewable energy, setting up structures and regulatory regimes for creating economies of scale and efficiencies are critical.
I was mentioning that in California, the utilities, when they produce energy during non-peak hours, they ship it across the border down to Mexico. When they have peak hours, they bring that energy back to California. And because of not only the technology but also the laws that are in place, that saves consumers money on both sides of the border.
And given the small size of many Central American countries, it’s critical to create a regional market. And that's not just transmission lines. It’s also having the rules in place that allow the free flow of energy back and forth.
People get nervous about that because they're worried, well, Panama is going to steal my electricity, and then Costa Rica, I don't know, maybe they're going to poach some of our power. But the truth of the matter is, is that everybody stands to benefit.
And we’ll work with the Inter-American Development Bank -- we put forward I think it was last year, maybe it was the year before, when we initiated Connect 2022 -- and so our goal is to use whatever competing power we have to network with the private sector, as well as the public sector to find ways to enhance that integration. If you can solve this problem, it will free up resources for early childhood education, it will put money in the pockets of consumers, and the economic benefits will be extraordinary.
So we look forward to partnering with you on that issue.
* * * *
Q You mentioned, President Obama, that it’s hard for everyone to gather the fiscal resources to invest in these integrated, very valuable -- socially valuable programs. How do you go about, in your experience, creating such social demand or social support for missions like that that require greater resources and the need for greater resources?
PRESIDENT OBAMA: Well, first of all, at least in the United States, and I'm almost certain -- I haven't looked at the polling, but I'm sure it’s true in Central America -- selling people on the importance of education is not difficult. People understand, even those who don't have an education understand, that in this economy, if we don't have a highly skilled, highly trained workforce, then we’ll lose. And I think every parent has aspirations for their children to do even better than they did. And the only way that's going to happen is, is if they’re getting an excellent education.
So I think generally, the issue is not going to be, will there be social demand. I think, number one, it’s making sure that education reforms are in place so that we are using the money that we have as effectively as possible.
In the United States, what we found is, is that sometimes money in schools are not well spent. And our schools -- we've had public schools for a very long time, but many of them were designed back in the 1800s in a largely agricultural society; now the needs are different and we've got to adapt. We also have new tools, like the use of technology and distance learning that can reduce costs and improve outcomes.
We have to spend a lot of time focusing on teacher quality and training teachers so that they’re up to speed on the best practices to improve learning.
But I think it is actually easy to get public support around education. What’s harder is to, A, make sure that the money is well spent; and B, recognize that, as is true for businesses, it’s also true for governments, you have to prioritize, and you have to decide, all right, if we're going to spend more money on early education, then we're going to have to either increase revenue through taxation, or we're going to have to stop doing some other things that are less important. And that's part of what democracy is about, is having that debate.
But one last point I want to make about education. A lot of studies have shown that the single best indicator of a country’s development and advancement is how does it treat its girls. If you are not educating half the population, if you're not using all the opportunities -- or providing opportunities for all the girls in your country, you will fall behind. And it’s been said before, the advantage of when you're giving a good education to girls is you're also going to be educating the children of the moms.
And so making sure that social equity and gender equity is built into our education agenda -- especially around things like math and science and engineering, where traditionally a lot of times young girls are discouraged because it’s viewed somehow as not their subjects -- that's something that we're spending a lot of time on. And we’d be happy to collaborate with SICA and other organizations to find ways that we can make sure that we're encouraging young women are getting the exact same opportunities as young men are getting. (Applause.)
* * * *
PRESIDENT OBAMA: Well, again, I just want to thank this wonderful institution and the people of Costa Rica, as well as President Chinchilla, for giving me this wonderful opportunity to interact with outstanding business leaders and civil society leaders.
The main message that I have is that the United States recognizes our fates are tied up with your success. We want to be a partner. I’ve said this before and I will repeat, we don't think there are senior partners or junior partners in that partnership. I think it’s a partnership based on equality and mutual respect and mutual interest. If you are doing well, we will do better. And if we’re doing well, we think your situation improves.
And so, through all the various forums that we have, let’s continue to build. And let’s recognize that in this global economy that we now live in that for us to be successful we’re going to have to further integrate, and we’re going to have to use not just the powers of governments -- government-to-government relations; it’s going to be people to people, business to business. It’s going to be networks. It’s going to be private sector, public sector, non-for-profits all working together around common goals.
And I think this forum is an extraordinary opportunity to build on the talents of a lot of people from a lot of sectors around the region. We look forward to working with you. We look forward to partnering with you. And I have to say, this visit has made me extraordinarily optimistic about not just the future of the United States and the future of Central America, but the entire hemisphere.
So thank you very much. (Applause.
END 11:50 A.M. CST
 
Source : the White  House ( USA ) .
 

Việt Nam lại bị đưa vào danh sách các nước không có tự do báo chí



02.05.2013

 

Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước Không có Tự do trong báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới do tổ chức Freedom House công bố hôm qua, ngày 1/5.

Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, nói rằng con số những người sống trong các xã hội hoàn toàn có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất, tính từ một thập niên nay.

Ông David Kramer, Chủ tịch của Freedom House, cho biết tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có tự do báo chí :

“Lý do mà một nước được đánh giá là không có tự do báo chí là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động. Thế cho nên tại các nước nằm trong nhóm 'Không có tự do', có khá nhiều các nước như thế, nhưng tệ hại nhất gồm có Belarus, Cuba, Guiné Xích đạo, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan and Uzbekistan.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Khmer của Đài VOA, bà Karin Deutsch, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, so sánh tự do báo chí của Việt Nam với nước láng giềng Campuchia:

“Rõ ràng môi trường làm việc của giới truyền thông ở Campuchia chắc chắn là cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện.”

Trong năm qua, tin tức về các vụ bắt bớ, giam cầm và truy tố các nhà báo và blogger không ngừng gia tăng cùng với những mối đe dọa và sách nhiễu đối với những người cầm bút, cho thấy xu hướng giới hạn quyền tự do báo chí tại Việt Nam không những tiếp diễn mà có lẽ còn tệ hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ –VOA, ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả Cở Đông Nam Á (CPJ), và là tác giả của một phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam, đánh giá về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2012 như sau:

“Rõ ràng là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đã xuống dốc rất nhanh. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà nước chi phối. Sự kiện Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên danh sách của CPJ là một dấu hiệu cho thấy là giới thẩm quyền Việt Nam ngày càng ra tay trấn áp mạnh bạo hơn các quyền tự do trên mạng, chiến dịch này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam. Quan tâm của chúng tôi là tình hình chỉ có thể trở nên xấu hơn trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn kinh tế và khi những rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam.”

Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm nay không thay đổi so với năm trước đó. Freedom House xếp Việt Nam hạng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí.
​​
​​