14/11/13

Sự thật vô cùng đơn giản


Sự thật vô cùng đơn giản

Tác giả : Song Chi (13 Nov 2013)


Trong số những câu nói mà đám an ninh, bồi bút, dư luận viên trên mạng thường xuyên đem ra sử dụng để “dân vận” từ những người đi biểu tình chống TQ, những người viết bài, viết blog “lề trái” cho tới những người hoạt động dân chủ, đó là “Mọi chuyện đã có đảng, có nhà nước lo. Anh hay chị hãy cứ làm tốt những bổn phận công dân của mình đi đã, tức là yêu nước rồi. Đừng quan tâm đến chính trị làm gì”. Hoặc “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc”…Nghe mãi đâm ra thuộc lòng!
Nhưng phải đến khi sống ở nước ngoài, tôi mới thực sự thấm thía cái câu “nhà nước lo, chính phủ lo”. Bởi vì ở các nước tự do, dân chủ, phát triển, đúng là người dân được nhà nước lo mọi thứ thật.
Đẻ con ra thì nhà nước phụ nuôi từ lúc mới sinh cho tới khi 18 tuổi, chuyện học hành hoàn toàn miễn phí, có quốc gia còn lo cả bữa ăn nhẹ ở trường mẫu giáo, cả sách vở miễn phí cho học sinh ở bậc tiểu học, lớn lên một chút đi học đại học thì mượn nợ nhà nước sau này ra đi làm trả lại, bất cứ việc gì lớn trong đời như xây nhà, lập gia đình, mở tiệm kinh doanh…đều có thể vay vốn nhà nước, lúc đau yếu, thất nghiệp, khi già cả…thì nhà nước nuôi. Còn nếu sinh ra đã tàn tật, thiểu năng, chậm phát triển hoặc sau này vì nguyên nhân nào đó mà bị tâm thần, nhà nước cũng sẽ nuôi cả đời.
Tất nhiên, chi phí cho tất cả chính sách an sinh xã hội là do đồng thuế của người dân đóng góp. Nhưng chí ít người dân còn thấy được đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của mình đi về đâu. Và cả cuộc đời, con người bớt đi được nhiều nỗi lo lắng bởi biết chắc rằng, dù có chuyện gì xảy ra với mình, họ cũng sẽ có thể cậy nhờ đến nhà nước, đến chính phủ.
Còn ở VN?
Có bao giờ người dân Việt tự hỏi, tính theo tỷ lệ đồng lương thì tất cả các thứ thuế, phí mà người VN đóng so với các nước khác là nặng hay nhẹ? Và những đồng tiền thuế ấy đi đâu hay nói cách khác, chúng ta còng lưng đóng thuế nuôi nhà nước, nuôi bộ máy quan chức cán bộ đông đảo như bầy sâu kia để được gì, đảng và nhà nước lo được gì cho dân?
Rất nhiều người dân, do quán tính, do bị nhồi sọ bao nhiêu năm cứ mở miệng ra là nhờ ơn đảng, ơn chính phủ, không có đảng, chính phủ nuôi cho ăn học thì…Đảng nào, nhà nước nào nuôi hay ngược lại, dân phải è cổ nuôi đảng, nuôi nhà nước, mà bất cứ chuyện gì dân cũng phải tự lo, phải xòe tiền ra?
Đó là chưa kể mỗi người dân VN đang phải gánh trên lưng món nợ nước ngoài cứ mỗi năm mỗi tăng do cung cách làm ăn kém cỏi, làm thì ít phá thì nhiều, nạn tham nhũng nặng nề, cộng với thói hoang phí, vô trách nhiệm của một đám quan chức cán bộ bất tài kém đức nữa kia.
Rất nhiều người dân cho đến giờ phút này vẫn cứ suy nghĩ “nhờ có đảng cộng sản đánh Pháp đuổi Mỹ, thống nhất đất nước, mở cửa làm ăn với thế giới chúng ta mới có ngày hôm nay, chứ hồi chiến tranh chống Mỹ hay thời bao cấp còn khổ hơn thế này nhiều…” Nghĩa là lại đi so sánh với chính mình, với cái thời miền Bắc trong chiến tranh và cả nước thời bao cấp để rồi tự an ủi “như thế này đã là may mắn lắm, sung sướng lắm rồi”.
Xin hãy làm ơn so sánh với các nước khác, cùng trong một khoảng thời gian mấy chục năm như vậy, nước người ta đi tới đâu, và VN hiện nay như thế nào so với thế giới, mà không, chưa cần nói đến thế giới, chỉ so với các nước láng giềng chung quanh thôi, ta hiện nay đang cách Thái Lan, Singapore, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc….bao nhiêu năm?
Từ kinh tế, thu nhập đầu người, an sinh xã hội cho tới giáo dục, thành tích văn hóa nghệ thuật, kể cả bóng đá và…thi hoa hậu, có cái gì chúng ta hơn được nước khác không. Trong những bảng đánh giá, xếp hạng toàn cầu về chỉ số tự do dân chủ, tự do ngôn luận, chỉ số phát triển con người, chất lượng cuộc sống…chúng ta đứng ở thứ bậc bao nhiêu, xếp trên tổng số tất cả các quốc gia?
Khi đã nhìn ra được những điều đơn giản như vậy, tâm lý của người dân đối với cái chế độ này, cái đảng, nhà nước này sẽ khác đi nhiều lắm. Sự thay đổi bắt đầu từ những suy nghĩ, lập luận nhỏ nhất là vậy.
Cho đến bây giờ, trừ những người bị tẩy não đến độ không có khả năng tự điều chỉnh suy nghĩ, nhận thức, những người quá mù quáng hoặc tự lừa dối mình, tôi tin rằng phần đông người Việt đều nhận ra tình trạng tồi tệ trong mọi lĩnh vực của cái xã hội mà chúng ta đang sống. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng thừa nhận nguyên nhân.
Đã qua cái thời để có thể đổ thừa do “tàn dư của chế độ Mỹ ngụy để lại”, do hậu quả chiến tranh kéo dài quá lâu, do đất nước bị cấm vận, lại càng không thể đổ thừa “mọi sự xấu xa là do nền kinh tế thị trường cộng với ảnh hưởng của lối sống tư bản phương Tây tràn vào xã hội”! …Duy nhất cầm quyền trong bao nhiêu năm, đảng và nhà nước cộng sản phải chịu trách nhiệm về tất cả mọi sự tồi tệ, trì trệ, lạc hậu, thua kém của VN hiện tại, xuất phát từ một nguyên nhân hết sức đơn giản, rõ ràng: đảng và nhà nước cộng sản VN chưa và không bao giờ đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên hết, chưa và không bao giờ vì dân vì nước.
Chỉ cần thay đổi não trạng, đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên, đặt con người lên trên, mọi sự sẽ thay đổi.
Cứ từ những chuyện nhỏ mà suy ra. Một thẩm phán trước khi quyết định kết án tử hình hoặc chung thân một con người mà chưa thật yên tâm về bằng chứng phạm tội, nếu biết đặt quyền sống của con người lên trên, sẽ tạm trả tự do thay vì kết án, để tránh gây ra một bản án oan khuất.
Một cán bộ y tế nếu biết đặt mạng sống con người lên trên hết sẽ không bao giờ có thể thờ ơ, chậm trễ, quan liêu, tắc trách, dẫn đến những cái chết oan ức, tức tưởi của bệnh nhân.
Một nhà báo, một nhà văn, người nghệ sĩ sáng tác cho tới nhà sản xuất, nếu vì con người, sẽ luôn luôn cân nhắc sản phẩm mà mình tạo ra, dù là sản phẩm tinh thần hay vật chất, hàng hóa… có thực sự phục vụ con người, làm cho xã hội tốt đẹp hơn hay là của giả, của dỏm, hàng độc hại, xả thêm rác rưởi vào xã hội.
Một quan chức, cán bộ lãnh đạo nếu vì dân vì nước, khi nhận ra mình sai trái hoặc bất tài sẽ tự giác từ chức vì như thế là có lợi cho dân cho nước hơn.
Một đảng cầm quyền nếu thật vì dân vì nước sẽ luôn luôn cân nhắc trước khi quyết định bất cứ việc gì có ảnh hưởng tới đất nước, dân tộc, từ quyết định lao vào cuộc chiến tới cùng bất chấp cái giá phải trả hay chấp nhận thống nhất bằng con đường khác, cho tới việc dũng cảm thừa nhận sai lầm, lựa chọn một con đường đi tốt đẹp hơn cho đất nước, cho dân tộc. Từ việc ký một hợp đồng thương mại với nước khác, gật hay lắc với những dự án bauxite Tây Nguyên, điện hạt nhân, đường sắt cao tốc, soạn thảo một chính sách, cho tới sửa đổi bản Hiến pháp…Tất cả cuối cùng là lợi cho ai? Cho dân, cho nước hay cho chính đảng cầm quyền?
Cho dù còn mê muội đến đâu, nếu một khi đã đặt ra được câu hỏi và tự trả lời, chúng ta sẽ nhận ra bản chất của đảng cầm quyền có thật là ưu việt, vĩ đại, bản chất của chế độ, có thật là một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Có ai đếm được bao nhiêu sai lầm, bao nhiêu cơ hội bị bỏ lỡ của đất nước trong suốt gần bảy thập kỷ qua?
Và mới đây nhất, với việc bỏ qua mọi lời góp ý tâm huyết, mọi lời kêu cứu, ta thán, tức giận của các tầng lớp nhân dân, bỏ qua mọi cơ hội thay đổi nhằm cứu vãn đất nước, tiếp tục giữ nguyên hệ thống mô hình chính trị lạc hậu, thậm chí còn củng cố hơn nữa vị trí độc tôn lãnh đạo trong bản Hiến pháp sắp được thông qua, đảng cộng sản thật sự đã cho thấy sự tê liệt, không có khả năng tự cải cách cũng như chỉ biết có sự tồn vong của chính nó.
Và nếu một khi cái đảng cầm quyền chưa và không bao giờ vì dân vì nước, thậm chí còn là nguyên nhân của mọi sự trì trệ, lạc hậu, là lực cản của đất nước, vậy cái lý do gì người dân lại cứ để cho cái đảng ấy tiếp tục độc quyền lãnh đạo?
Sự thật bao giờ cũng đơn giản.

Source : Goc nhin Alan 


Chào Việt Nam-Thành viên Hội Đồng Nhân Quyền


Chào Việt Nam-Thành viên Hội Đồng Nhân Quyền

Nguyễn Khắc Mai
Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thì có hai yếu tố để thiên hạ bầu mình với tỷ lệ cao tuyệt đối. Một là, do những thành tích mà VN đã đạt được, và hai là công việc lóp bi của ngành ngoại giao, tất nhiên là phải theo phương châm: ”tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.”
Như thế VN cũng đã ngồi vào ghế của một cơ quan LHQ, để gánh vác một trách nhiệm to lớn của nhân loại ngày nay, vấn đề nhân quyền. Như người xưa nói: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Bình không phải là đem quân đi bình định như Tàu đem quân đánh chiếm Hoàng Sa của VN năm 1974. Bình ở đây có nghĩa là đóng góp, phấn đấu làm cho Nhân quyền, trở thành giá trị phổ cập, bình thường của nhân loại hôm nay. Nhiệm vụ thật vẻ vang, trách nhiệm thật năng nề.
Cố nhiên, để làm được sứ mệnh mà quốc tế tin cậy và ủy thác, thì phải làm thật sự, phải cố gắng vươn lên nhiều lắm. Việc quan trọng có ý nghĩa số một là phải làm cho nhân dân mình rồi cả thế giới đều tin rằng nhân quyền là thứ có thật, nó không phải là những lời hoa mỹ để tuyên truyền, nó là chất lượng cuộc sống xứng đáng của con người ở trình độ văn minh phổ biến ngày nay của nhân loại. Phải làm cho thế giới cũng tin rằng ở VN nhân quyền được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, và cũng phấn đấu để thực hiện nó trong đời sống chính trị và xã hội của Đất nước.
Thế thì vừa hòa nhập vào biển lớn, lại phải biết dọn dẹp cho sạch sẽ, văn hóa cái ao nhà. Không thể để tồn tại nhiều án oan sai, đánh đập tra khảo bức cung, cướp đất của nông dân trắng trợn đẩy người dân lương thiện đến chỗ cùng đường, mạt lộ, bần cùng, khốn khổ. Không thể để tiếp diễn tai nạn giao thông cũng đang thành quốc nạn. Không thể đối xử với người khác chính kiến, những người yêu nước chống hiểm họa ngoại bang cướp đảo, phạm tội ác hải tặc với ngư dân VN ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta…một cách thô bạo kém văn hóa, vi phạm cả những nguyên tắc sơ đẳng về nhân quyền v.v..
Chào một Việt Nam có trách  nhiệm, có văn hóa nhân quyền, để rồi khi hết nhiệm kỳ, chúng ta đã có một bản lĩnh mới, một chất lượng mới của Dân tộc./.
N.K.M.

13/11/13

Trí thức miền Nam sau 75


Trí thức miền Nam sau 75
Tác giả: Một Chứng Nhân Của Lịch Sử (Một BCA gởi cho GNA)


Sau ngày 30-4-1975, Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Ông và một số nhà khoa học khác thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công trình “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị. Theo Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Kim Báu: “Những năm ấy, các trí thức Sài Gòn vẫn nhận được điện thoại từ Văn phòng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công trình khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’.


Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả’. Nhưng một số người khác thì có, người thì làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò’, người thì ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được lòng tin”.


Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn kể: “Nhìn vào lý lịch, thấy trước đây năm nào tôi cũng đi Mỹ nghiên cứu hoặc đi dạy, người ta cứ thắc mắc sao đi Mỹ quá trời. Tôi nộp đơn xin vô Hội Trí thức Yêu nước, mấy lần bị từ chối”. Năm 1980, trong thời gian Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đi Liên Xô, một người con của ông vượt biên không thành. Người con gái của ông cũng cảm thấy bế tắc khi thi không đậu vào dự bị y khoa. Biết chuyện, ông Võ Văn Kiệt thỉnh thoảng qua lại, trò chuyện, khi hiểu thêm nội tình, ông nói với Giáo sư Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó có điều kiện cho các cháu học hành. Sau này nếu các cháu trở về thì tốt, nếu không, tôi với anh cũng được làm tròn bổn phận”.


Ông Huỳnh Kim Báu kể: Sau giải phóng, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn vào Sài Gòn, sau khi nghe Mai Chí Thọ, Trần Trọng Tân báo cáo tình hình, ông nói: “Nãy giờ có một chiến lợi phẩm rất lớn mà các đồng chí không đề cập, đó là lực lượng trí thức được đào tạo từ nhiều nguồn. Lenin nói, không có trí thức là không có xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Kim Báu, cách mà chính quyền sử dụng trí thức chủ yếu là “làm kiểng”.


Giáo sư Phạm Hoàng Hộ tuy ở thời điểm đó vẫn còn là hiệu phó Đại học Khoa học, nhưng theo ông Báu: “Đấy chỉ là một chức vụ bù nhìn, không có vai trò gì trong giáo dục”. Giáo sư Hộ là hiệu phó nhưng không phải đảng viên, nên khi có vấn đề gì thì những người trong Đảng họp riêng, quyết định xong, có việc nói vớiông, có việc ông không bao giờ được biết. Từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chính trị quá nhiều vào chương trình. Ông cảnh báo: “Nếu chính trị can dự quá mạnh, các nhà khoa học sẽ mất căn bản”.


Giáo sư Phạm Hoàng Hộ nói lên điều này sau khi chính ông đã được trải nghiệm trong những ngày học chính trị. Năm 1977, một lớp học kéo dài mười tám tháng về “Chủ nghĩa xã hội khoa học” dành riêng cho các trí thức miền Nam đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Võ Ba, người tham gia tổ chức lớp học này, kể: “Chính quyền tưởng rằng sau lớp học sẽ có được một tầng lớp trí thức của chế độ cũ yêu mến và phụng sự chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu như Marxism đã từng được các trí thức miền Nam quan tâm như là một môn khoa học thì giờ đây họ lại nghe những giảng sư miền Bắc nói về Marx hết sức giáo điều. Chưa kể, những người đứng lớp còn rao giảng với tư thế của người chiến thắng, tự tôn, tự đắc”.


Những đảng viên tham gia lớp học như ông Võ Ba cũng thừa nhận: “Trước giới trí thức Sài Gòn, chính quyền đã thất bại ngay trong lần trình diễn đầu tiên”.


Chưa kết thúc lớp học, Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung, một giáo sư triết học nổi tiếng của Sài Gòn, một người được coi là “hằn học với Giáo hội”, đã coi cộng sản cũng là “một giáo hội”. Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung cho rằng hình thức “kiểm điểm” mà cộng sản áp dụng trong sinh hoạt chính là một thứ “xưng tội man rợ”. Về đường lối, ông cho rằng: “Có thể có những điều Lenin nói đã đúng vào năm 1916, nhưng sau bảy mươi năm mà ta áp dụng là không lý trí”.


Còn Giáo sư Châu Tâm Luân thì khi nghe các giảng sư miền Bắc say sưa nói về con đường “tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản” đã mỉa mai: “Sao không tìm hiểu xem sau chủ nghĩa cộng sản là gì để nhân tiện bỏ qua, mình bỏ qua luôn hai, ba bước”. Giáo sư Châu Tâm Luân lấy bằng tiến sỹ về kinh tế nông nghiệp ở Đại học Illinois, Mỹ, năm hai mươi lăm tuổi, trở về dạy cùng lúc ở hai trường đại học Minh Đức và Vạn Hạnh. Ông là một trong những trí thức phản chiến hàng đầu, bị chế độ Sài Gòn bắt giam đầu năm 1975 cho tới những ngày cuối tháng 4-1975 mới được Chính quyền Dương Văn Minh thả ra. Giáo sư Châu Tâm Luân là một thành viên của nhóm “sứ giả” được ông Dương Văn Minh phái vào trại Davis 300 và được giữ lại ở đây cho đến trưa ngày 30-4-1975. Sau giải phóng, chính quyền xếp ông vào diện “người của ta”. Ông là đại biểu khóa I Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


Về phía mình, Giáo sư Châu Tâm Luân cũng là một trong những trí thức kỳ vọng nhiều vào chế độ mới. Mấy tháng “sau giải phóng”, giá cả sinh hoạt tăng vọt lên, trong khi dân tình lo âu thì ông lại cho là giá tăng vì “tâm lý”, giống như cách giải thích thời ấy của chính quyền301. Sau khi cho rằng nhà nước không thể dùng ngoại tệ để nhập hàng như trước đây, Giáo sư Châu Tâm Luân viết: “Giờ đây không còn bọn tay sai đem máu của con em nhân dân đổi lấy đô la nữa thì cần phải tiết kiệmtối đa số ngoại tệ mà dân phải lao động đổ mồ hôi mới đem về được cho quốc gia… Vì vậy ngoài sự tiếp tay chánh quyền kiểm soát gian thương, chúng ta cũng cầnkềm hãm bớt kẻ địch ở ngay trong lòng mình…”302.


Khi trao cho Giáo sư Châu Tâm Luân nhiều trọng trách, Chính quyền nghĩ đơn giản ông là người “dùng” được. Nhưng, cũng như nhiều trí thức Sài Gòn, ông đã không hành xử như là một công cụ. Từ năm 1976, Giáo sư Châu Tâm Luân không được đứng lớp vì kiến thức kinh tế của ông là “kinh tế tư bản”, tuy nhiên, ông vẫn còn được để ngồi trong Hội đồng Khoa học của trường. Chỉ ít lâu sau, Đảng ủy trường nhận xét ông muốn “tranh giành lãnh đạo với Đảng”.


Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi ngạc nhiên, chế độ cũ hai lần giao chức cho tôi mà tôi có màng tới đâu”. Nhưng té ra vấn đề không phải là “ghế”, mà là những ý kiến của ông ở Hội đồng Khoa học luôn luôn khác với ý kiến của chi bộ. Trong một cuộc họp, khi nghe ông Đỗ Mười thao thao nói về “hợp tác hóa”, về chủ trương phải đưa những người bần cố nông lên làm lãnh đạo hợp tác và “phải đào tạo họ”, Giáo sư Luân hỏi: “Nhà nước định đào tạo trong bao lâu?”. Ông Đỗ Mười nói: “Tình hình gấp rút, đào tạo ba ngày”. Giáo sư Châu Tâm Luân nhớ lại: “Tôi bắt đầu ngao ngán vì muốn thay đổi thì phải bắt đầu từ cái đầu mà… những ‘cái đầu’ thì như thế”. Sau lần gặp ông Đỗ Mười, nhà kinh tế nông nghiệp Châu Tâm Luân được đưa về Viện Khoa học Xã hội.


Không chỉ có những đụng độ tại cơ quan. Ở Hội đồng Nhân dân, Giáo sư Châu Tâm Luân là trưởng Ban Nông nghiệp. Trong một phiên họp toàn thể thảo luận về các chương trình khoa học của Thành phố, sau khi nghe ông Luân tranh luận, một đại biểu trong Hội đồng mặc quân phục đứng dậy xin ngưng cuộc cãi vã, và lớn tiếng: “Các chuyên viên đã để ra rất nhiều thời giờ soạn thảo, đại biểu đó tư cách gì mà đòi sửa qua sửa lại”. Ông Luân cố dằn lòng: “Tôi xin ngưng cuộc thảo luận, bởi như vị đại biểu vừa nói, đã có các chuyên viên nghiên cứu cho chúng ta rồi thì chúng ta chỉ còn là chuyên viên giơ tay thôi”. Chủ trì phiên họp, ông Mai Chí Thọ không nói gì, chỉ yêu cầu biểu quyết. Nhìn thấy ông Luân không giơ tay, ông Mai Chí Thọ hỏi: “Ai không chấp thuận?”. Ông Luân cũng không giơ tay, ông nói: “Toàn thể chấp thuận, một phiếu trắng”.


Một số cán bộ cách mạng tốt bụng bắt đầu lo lắng cho vị giáo sư trẻ tuổi này, một trưởng Ban Đảng khuyên: “Tôi sáu mươi tuổi, người ta vẫn xem tôi như con nít, phải ăn nói thận trọng lắm. Anh nhớ, anh chỉ mới hơn ba mươi tuổi”. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tại diễn đàn của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi đề nghị phải áp dụng ‘kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước’. Ông Xuân Thủy nghe, nói với tôi: ‘Anh phải có người đỡ đầu, anh về nói với Sáu Dân đi’. Tôi trả lời ông Xuân Thủy: ‘Nếu tôi nói đúng thì các anh phải nghe chứ sao lại cần người đỡ đầu?’.


Sau đó, ông Mai Chí Thọ nhắc: ‘Cậu đúng, nhưng áp dụng như vậy thì phức tạp quá, làm sao chúng tôi quản lý được. Muốn làm phải có những người như cậu. Mà nói thật chúng tôi chưa thể tin hoàn toàn những người như cậu’”.Theo ông Luân: “Những năm ấy, tôi chê ông Võ Văn Kiệt nhát, ‘xé rào’ là vá víu; phải ‘phá vỡ’ để áp dụng kinh tế thị trường chứ không thể phá những đoạn rào. Ông Mai Chí Thọ nghe, nhắc: ‘Phải giữ chính quyền trước hết, chính sách sai thì còn sửa được chứ mất chính quyền là mất hết’. Về sau tôi mới thấy ông Mai Chí Thọ đã nói rất thật lòng, họ đã ngủ rừng hàng chục năm để có chính quyền, làm sao họ để mất cái mà họ vừa giành được đó”.


Hai vợ chồng Giáo sư Châu Tâm Luân đều học ở Mỹ. Trước năm 1975, gia đình ông đã định cư ở một nước Bắc Âu, nhưng cả hai đều chọn con đường về nước. Sau năm năm cố gắng chòi đạp trong chế độ mới, ông không tìm thấy một cơ may thay đổi nào. Đầu năm 1979, ông vẫn còn được trả lời phỏng vấn các phóng viên nước ngoài, nhưng càng về sau thì không thấy nhà báo nào gặp ông nữa. Giáo sư Châu Tâm Luân nói: “Tôi bắt đầu có dự cảm bất ổn. Khi tình cờ gặp một vài phóng viên, nghe họ nói mấy lần đến Việt Nam xin gặp tôi đều được chính quyền trả lời là Giáo sư Châu Tâm Luân đang đi công tác xa. Tôi biết tôi đang dần dần bị cô lập”.


Dù từng hoạt động trong các phong trào chống đối dưới chế độ Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu vẫn phải thừa nhận: “Trước 1975, mặc dù chính quyền bị coi là bù nhìn, nhưng trí thức vẫn được trọng dụng, họ có quyền thực sự trong chuyên môn. Sau giải phóng, chính quyền được nói là của mình nhưng trí thức gần như chỉ được dùng như bù nhìn, trong khi đa phần họ là những người khảng khái”.


Năm 1977, có lần hệ thống nước máy của Thành phố bị đục, ông Võ Văn Kiệt mời các nhà trí thức tới hiến kế. Nhiều người phát biểu, riêng ông Phạm Biểu Tâm ngồi im. Ông Kiệt hỏi: “Sao vậy anh Tâm?”. Ông Phạm Biểu Tâm nguyên là chủ tịch Hội Sinh viên Hà Nội trước 1945. Năm 1963, con gái Ngô Đình Nhu là Ngô Đình Lệ Thủy thi y khoa đã bị ông đánh rớt dù bị nhà Ngô gây áp lực. Ông là một nhà giáo được sinh viên kính nể. Ông Tâm được nói là rất quý ông Kiệt, nhưng có lẽ do quá bị dồn nén, ông đứng dậy nói: “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khỏe, vì cái gì cũng đã có mấy anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”.


Một thời gian sau, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trả lại chức hiệu phó. Trường sợ mang tiếng không nhận, ông khóa phòng, giao chìa khóa, tự chấm dứt vai trò “chim kiểng” của mình. Theo ông Võ Văn Kiệt, Thành ủy vẫn để Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hàng năm sang Pháp dạy học. Trong một lần đi Pháp, ông ở lại luôn bên đó rồi viết thư về cho ông Kiệt nói rằng, công việc nghiên cứu nhiều, ông cần phải ở nơi có phương tiện cho ông làm việc, khi nào đất nước thực sự cần, ông sẽ về.


Còn Giáo sư Châu Tâm Luân, nhân một buổi tối rủ ông Võ Ba tới nhà chơi, đã đưa cho Võ Ba coi một tập đánh máy hai mươi trang về “tình hình kinh tế nông nghiệp miền Nam”, rồi nói: “Võ Ba ơi, mình rất mừng vì bản báo cáo này của mình đã được Mặt trận Tổ quốc đánh máy gởi đi. Hai lần trước thì họ không chịu đánh máy. Nhưng, Võ Ba ạ, họ đánh sai hết, những thuật ngữ như ma trận họ đánh thành mặt trận ông ạ”.

Mấy hôm sau, Võ Ba chạy qua nhà Giáo sư Luân thì thấy cửa đóng, bên trong thấp thoáng bóng mấy công an đến “chốt nhà”. Cho dù, sang tới Thái Lan ông bị các thuyền nhân khác đánh rất đau, khi viết thư về, trả lời câu hỏi của ông Huỳnh Kim Báu, “liệu vượt biên có phải là một quyết định sai lầm”, Giáo sư Châu Tâm Luân vẫn cả quyết: “Không, Báu! Dù phải trả giá đắt, mình vẫn thấy đi là đúng”.


Trong số các trí thức miền Nam, ông Võ Văn Kiệt “xếp” Giáo sư Châu Tâm Luân vào hàng “khó tính”. Tuy nhiên, ông kể: “Đến nhà Châu Tâm Luân mình rất thích vì ảnh thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, có khi như búa bổ. Ảnh hy vọng khi đất nước hòa bình, với sự phì nhiêu của đất đai miền Nam, sẽ có dịp thi thố giúp phát triển nền nông nghiệp. Nhưng một thời gian sau, thấy cơ chế như thế thì không thể nào đóng góp được”.


Một người khác từng quen biết Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt nhưng cũng phải vượt biên là Kỹ sư Phạm Văn Hai, giám đốc nhà máy dệt Phong Phú. Ông Phạm Văn Hai là người đưa kỹ nghệ nhuộm vào miền Nam. Ông có hai người con, một người được đặt tên là Phạm Chí Minh, một người là Phạm Ái Quốc. Sau ngày 30-4, ông Phạm Văn Hai vẫn nhiệt tình tư vấn để phục hồi ngành dệt và nghiên cứu chất kích thích cây cỏ.

Nhưng năm 1977 ông quyết định “đi”. Vượt biên hai lần, cả hai lần đều bị bắt. Lần đầu bị bắt ở Kiên Giang, Thành ủy lãnh. Lần hai, bị bắt ở thành phố, ông Võ Văn Kiệt vào thăm, ông Hai nói: “Cho dù anh quan tâm nhưng như thế này thì không làm được”. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: “Những người như Kỹ sư Phạm Văn Hai, như Giáo sư Châu Tâm Luân…, nếu chỉ khó khăn về cuộc sống họ sẽ vượt qua, nhưng nếu bị đặt vào hoàn cảnh không thể đóng góp thì họ không chịu được. Tôi cũng không biết làm gì hơn, chỉ đề nghị mấy ảnh đừng vượt biên nguy hiểm”.


Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Tôi tiếc đứt ruột khi để những anh em trí thức ấy ra đi, nhưng biết là nếu họ ở lại thì cơ chế hiện thời cũng chưa cho phép mình sử dụng họ”. Trước khi vượt biên, ông Dương Kích Nhưỡng, một công trình sư cầu cống, thủy điện, nói với ông Võ Văn Kiệt: “Ước mơ của các anh rất đẹp, nhưng các anh làm như thế này là không được. Đi đâu cũng nghe nói tới nghị quyết, làm cái gì cũng chỉ theo tinh thần nghị quyết này, chủ trương kia thay vì theo pháp luật. Trị nước mà bằng nghị quyết và chỉ thị chung chung thì không được”.


Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Huỳnh Kim Báu nhớ lại: ông Kiệt biết là các trí thức bắt đầu vượt biên, ông gọi tôi lên và dặn “Nghe ngóng, nếu có anh em trí thức bị bắt ở đâu, anh phải lãnh về”. Khi nhận được tin công an Bình Thuận bắt giam Kỹ sư Dương Tấn Tước, ông Kiệt cấp giấy cho ông Báu ra Bình Thuận xin “di án về Thành phố”. Ông Báu kể: “Công an Bình Thuận thấy giấy của Thành ủy thì cho nhận ‘can phạm’. Nhưng khi anh Tước thấy tôi mừng quá định kêu lên, tôi đã phải giả vờ làm mặt lạnh, bước tới, còng tay anh Tước. Dọc đường, tôi cứ phải làm thinh mặc cho Kỹ sư Dương Tấn Tước ngơ ngác. Qua khỏi Bình Thuận, tôi mới mở còng và giải thích: Công an Bình Thuận mà biết, người ta chụp đầu cả tôi”.


Đích thân ông Kiệt cũng nhiều lần đến các trại giam để bảo lãnh các trí thức. Theo ông Phạm Văn Hùng và Nguyễn Văn Huấn, hai người giúp việc thời đó của ông, hình thức “xử lý” đối với những trí thức vượt biên của “Anh Sáu Dân” là kêu tụi tôi đích thân đi làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ. Nhưng phần lớn các trí thức đã ra đi lặng lẽ. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi đi tất cả sáu lần. Lần bị giữ lâu nhất là ở Rạch Giá, cả tháng trời. Nhưng tôi không khai mình là ai. Như bốn lần trước, ở nhà cứ lo một cây vàng thì được thả”.


Có những người không chịu nhờ Thành ủy, hoặc “lo” bằng vàng. Theo ông Huỳnh Kim Báu, khi vượt biên bị bắt, Giáo sư Lê Thước đã tự sát.
!!!!!!!!!!!!!!

Source : gocnhinalan.com

Phạm Chí Dũng - Những tiếng nổ ở Nội Hán và “Ngàn năm Bắc thuộc”


14/11/2013


Những tiếng nổ ở Nội Hán và “Ngàn năm Bắc thuộc”

Phạm Chí Dũng

Nhân quả
Thiên An Môn năm 2013 đã trở thành nhân quả cho Thiên An Môn năm 1989.
Xích xe tăng tưới máu sinh viên mùa hè năm 1989 đã trở thành tác nhân di chứng chế độ ngay dưới di ảnh Mao Trạch Đông và cuộc cách mạng văn hóa cùng ba chục triệu sinh mạng bị diệt vong của ông ta.
Bây giờ thì chuyện gì có thể xảy ra và sẽ xảy đến với thể chế chính trị Bắc Kinh?
Sau cuộc tấn công bằng xe jeep gây ra nhiều cái chết ở quảng trường Thiên An Môn vào tháng 11/2013 mà giới tuyên giáo Trung Quốc đồng loạt lên án là “khủng bố”, chính thể cầm quyền chuyên chế và độc đoán ở quốc gia bị xem chỉ còn vỏ cộng sản này đã không còn có thể nói đến chuyện an toàn trong bất kỳ căn phòng trú ẩn nào.

Tiếng nổ lan dần và lan nhanh trong lòng Nội Hán. Tiếng nổ đó khởi nguồn từ tiếng lòng bị xét nát của người dân và kết thúc bằng tia xé rách khối không gian u thẫm giữa bốn bức tường tăm tối.
Tiếng nổ đó được kích phát bởi tiếng kêu của quá khứ. Chỉ vài tháng sau khi đại hội lần thứ 18 đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc, đầu năm 2013 đã chứng kiến hành động đánh bom tự sát vào đám đông công quyền gây chấn động quốc gia này. “Thành công rực rỡ của đại hội 18” cũng hầu như gắn liền với tấm màn đen tang tóc ở thành phố Quảng Châu - thủ phủ tỉnh Quảng Đông.
Cách đây không lâu, một vụ đánh bom tự sát khác lại xảy ra, nhưng ngay tại sân bay Bắc Kinh. Dù bị báo đảng định hướng là tâm thần hay bức bối cá nhân, người tự sát cũng đã kịp để lại dấu ấn hằn học trên gương mặt loang lổ của chính thể.
Gần đây nhất vào tháng 11/2013, vụ đánh bom ở thành phố Thái Nguyên của Trung Quốc lại rất trùng hợp về thời điểm với vụ cài mìn xảy ra tại tỉnh Nghệ An ở Việt Nam. Nhưng tính hiệp thông sâu sắc nhất là cả bom và mìn đều nhắm vào trụ sở những cơ quan công quyền mang trên mình sứ mạng chăn dắt dân chúng.
Vụ đánh mìn Nghệ An lại xảy ra không bao lâu sau vụ người nông dân Đặng Ngọc Viết xả đạn vào dàn lãnh đạo của trung tâm quản lý quỹ đất tỉnh Thái Bình.
Chưa kể tiếng nổ của súng hoa cải - một loại vũ khí sát thương được tuồn qua cửa khẩu từ Trung Quốc…
Hàng loạt và hàng loạt tiếng nổ không ngớt ở nông thôn miền Bắc.
Dù không có cơ sở nào cho thấy có mối liên hệ giữa những hoàn cảnh tạo nên tiếng nổ ở Thái Bình và Nghệ An, nhưng khó có thể loại trừ mối liên hệ tâm lý giữa hai vụ địa chấn xã hội này. Tác động về não trạng trong tâm trạng bức xúc và phẫn nộ vượt quá giới hạn vẫn thường là nguồn cơn thúc đẩy người dân hành xử một cách tự phát và phần nào vô thức.
Nhưng vượt trên não trạng tự phát và vô thức trong phản ứng của xã hội Việt Nam, chủ đề này lại đang được cộng hưởng một cách có tổ chức và quy mô bởi những hành động bài bản và có kỷ luật ở Trung Quốc. Với vụ nổ bom ở thủ phủ Thiên An Môn, hẳn nhiên đó là một sự thách thức trực tiếp với lãnh tụ Mao Trạch Đông và bề dày gần bảy chục năm “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung quốc”.
Sâu xa hơn, cho dù bị xem là “khủng bố Tân Cương” thì cũng không thể phủ nhận rằng mối mâu thuẫn sắc tộc giữa dân tộc Duy Ngô Nhĩ với người Hán, và trên hết là với chế độ cầm quyền độc đoán, đã công nhiên vọt thành mối xung đột đối kháng đến mức sẵn lòng lấy mạng đổi mạng.
Đó cũng là nguồn gốc mà có thể sản sinh ra vô số cuộc bạo động, bạo loạn của hoàng hôn lịch sử chưa bao giờ ngưng máu đổ trong lòng dân tộc Trung Hoa.
“Minsky chính thể”
“Minsky chính thể” nên được xem là một khái niệm mới đối với sự vận động không thể coi là toàn vẹn của chế độ chính trị đương nhiệm Trung Quốc và những chính thể phụ thuộc quá sâu đậm vào nó.
Tại thời điểm Minsky, con nợ không còn khả năng thanh toán cho chủ nợ, khiến cho khối u bùng vỡ và màng dịch hôi thối tràn ra.
Ở Việt Nam, thời điểm Minsky dành cho nền kinh tế thực ra đã xuất hiện từ năm 2011, khi có ít nhất 15% số doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, tồn kho nhà đất dâng cao như núi kéo theo món nợ truyền kiếp với các ngân hàng. Năm 2013 càng bùng nổ làn sóng siết nợ của các ngân hàng đối với con nợ, trong đó có đến 70% chúa chổm thuộc về thị trường đầu cơ bất động sản.
Nếu không thể thanh toán nợ, hiệu ứng Minsky sẽ lập tức hiện hình và mọi thứ sẽ có thể tung hê. Một sự sụp đổ dữ dội và kéo theo cuộc tháo chạy tán loạn sẽ diễn ra không kém thua gì hình ảnh vụ trường thác loạn và hỗn loạn khi bị cảnh sát đột phá.
Với những gì đã và đang xảy ra, có cơ sở để cho rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đang phải trả một cái giá không hề rẻ cho những gì mà họ đã siết bức đối với tộc người Duy Ngô Nhĩ và vùng Tây Tạng.
Nhưng vẫn hầu như chưa có gì được ngộ ra từ giá cả. Dàn đồng ca tuyên giáo mới đây của Bắc Kinh vẫn không bớt hung hăng đe dọa sẽ “dập tắt tiếng nói của Đạt Lai Lạt Ma”.
Sau hơn 120 vụ tự thiêu của tu sĩ Tây Tạng để phản kháng chính sách đàn áp của Bắc Kinh, mọi chuyện vẫn đang tự cháy bỏng. Ngọn lửa phản kháng vẫn rừng rực và còn lâu mới bị dập tắt.
Còn lâu mới tái lập được sự ổn định chính trị trong lòng Đại Hán. Thậm chí ngược lại, Tập Cận Bình và thế hệ lãnh đạo mới của ông đang phải đối diện với định đề số phận của lịch sử: nhà nước độc đảng Trung Hoa đã tồn tại gần bảy chục năm, và chừng đó là quá đủ để thu xếp cho một sự thay thế khác.
Câu hỏi còn lại chỉ là sự thay thế mới mẻ sẽ diễn ra trong bình an hay được tiếp sức bởi một cuộc tắm máu - di chứng không quá hiếm hoi trong lịch sử nối đuôi toàn trị của các triều đại Trung Quốc.
Hồi tố!
Những tiếng nổ trong lòng Nội Hán đang làm thành chuỗi tần suất ngày càng dày hơn, kiên định hơn và cũng chết chóc hơn. Sau chuỗi thời gian đằng đẵng cam chịu trong vô vàn uất ức, người dân bắt đầu phản ứng theo chủ thuyết “hồi tố”.
“Hồi tố” cũng là hành động đã xảy ra không biết bao nhiêu lần trong lịch sử đầy can qua của Trung Quốc, hay tại một đất nước có truyền thống “ngàn năm Bắc thuộc” như Việt Nam.
Sự phản kháng của người dân với chính quyền không thường được nâng lên tầm tư tưởng vĩ mô về trận chiến nhằm thay đổi một thể chế, mà trước mắt và cận kề nhất là trực chỉ các nhân viên công quyền đang nhởn nhơ ăn tiệc khỏa thân ngay trên nỗi đau ngất trời của dân chúng.
Không thiếu bài học và kinh nghiệm lịch sử cho thấy những cuộc hồi tố tự phát, với quy mô và phạm vi rất nhỏ, vẫn có thể dẫn đến những chiến dịch hồi tố lớn hơn rất nhiều về tầm vóc và lực lượng tham gia.
Bắc Kinh đang và sẽ không còn là nơi yên tĩnh cho giới quan chức chức chính trị cao cấp nghỉ dưỡng và quyết định về tương lai của thế giới. Khái niệm bất an có lẽ sẽ trở thành từ ngữ cửa miệng của chính giới tương lai ngay tại thủ đô Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hay tại bất cứ một địa điểm nào có trưng diện ảnh Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và phơi bày bức tranh nhân viên thành quản đánh hội đồng đến chết người dân bán dạo.
Thuốc nổ không thiếu trên phần lớn diện tích Trung Quốc, kể cả một phần chất kích nổ đã được bày bán công khai ở các chợ đầu mối Lạng Sơn ở phía Bắc Việt Nam, nơi được chính thức coi là cửa khẩu chính ngạch tuồn các loại hàng nhạy cảm từ Trung Quốc sang.
Hà Nội lại chẳng xa cách Lạng sơn bao nhiêu…
Không khác mấy Tây Tạng ở Trung Quốc, một số sắc tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam như người H’ Mông, hoặc những tín đồ Phật giáo hòa hảo thuần túy ở An Giang luôn có thể là mối đe dọa với thói kiêu ngạo của an ninh Thủ đô.
Nông thôn miền Bắc cũng đang đầy rẫy cảnh loạn ly bị gây ra bởi cách hành xử ngày càng vô lối và dã man của một số chính quyền địa phương và các tập đoàn lợi ích, cùng thái độ tắc trách đến mức vô đạo của những quan chức trung ương.
Hà Nội, cũng vì thế, sẽ khó có thể yên tĩnh trong một tương lai “Đến hết thế kỷ này không biết đã  chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa…” - như ưu tư mới nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
P.C.D.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

Source : Bauxite VN

CNN - Health care fiasco highlights Obama's broken promise



Health care fiasco highlights Obama's broken promise


By Ruben Navarrette, CNN Contributor
updated 9:43 PM EST, Wed November 13, 2013


San Diego, California (CNN) -- You almost have to feel sorry for President Obama. Almost.
You know you're having a tough week when you're essentially being called untruthful by, of all people, Bill Clinton, who knows a thing or two about stretching the truth. At the very least, Clinton insisted that Obama -- in trying to sell Obamacare to the American people -- should not have broken his promise that, if they liked their doctor and health care plan, they could keep both.
For millions of Americans, perhaps tens of millions, this hasn't been the case. Their policies were cancelled.
Even while continuing to express support for the Affordable Care Act, Clinton suggested that people should be able to stay with what they had before the legislation took effect "even if it takes a change in the law."
That is easier said than done. There is no easy fix that wouldn't rip out the foundation of Obamacare.
Meanwhile, millions of Americans lose health care coverage that, defenders of Obamacare insist, wasn't very good anyway. Maybe not. But here is what is probably going through the mind of people like the ones whose individual policies were canceled or the single mom with three kids who was kicked off her company's health plan because she works part-time and must take her chances on the Obamacare exchange: "It wasn't perfect but at least it was something."
Meanwhile, on the other end of the health care seesaw, according to official figures released Wednesday, just 106,000 Americans signed up. And that figure generously includes those who selected a plan but haven't paid yet. For what it is worth, only about 26,000 of those 106,000 managed to enroll through the troubled federal website that became a national punchline: www.HealthCare.gov.
So, in other words, while we're only a month into this social experiment, those who have been inconvenienced by Obamacare outnumber, by a wide margin, those who have signed up to be helped by it.
And if you think what is happening on the federal level is nutty, just take a look at the local exchanges. How's this for a math problem? In Washington D.C., just five people enrolled even though officials spent $133,573,928 to set up the exchange. That's $26,714,785.60 per enrollee. We knew that sometimes the safety net becomes a hammock. Now we know that, sometimes, the hammock is made of gold.
None of this looks good. But it looks especially bad to Democrats who are up for re-election in 2014. Many of them are running for the hills. A group of about a dozen of them have given the White House until Friday to come up with a way for people to keep their health care coverage.
You'll recall that every single Democratic lawmaker in both houses voted in favor of Obamacare, the very law that they're now trying to change. It would have been nice if they had made those changes through amendments before voting for the final bill. That's how it is supposed to work.
After the fiasco at the Bay of Pigs, President John F. Kennedy famously noted that "victory has a thousand fathers, but defeat is an orphan."
Well, it's not just defeat that has no parents. We learned this week that the orphanages are also filled with massive, costly and inefficient government programs that give new meaning to the phrase "bureaucratic nightmare." These programs fine people for not buying a product from a website that doesn't work right, and they have caused an upheaval where -- under the pretense of ensuring that all Americans have health insurance -- several million Americans who had health insurance wake up to find that they no longer do.
Obama either knew this would happen and he lied, or he was grossly mistaken. Either way, an important promise has been broken and a sacred trust violated. And while, politicians break promises all the time, this one is in a whole different category. This isn't the metaphorical "chicken in every pot" that never materialized. This is about government coming into your home and taking away the chicken that you planned to feed to your family for dinner.
There's a big difference. And voters know it. Many Americans don't just feel disappointed and underserved. They feel injured, betrayed and lied to by their leaders -- and especially by Obama.
In a Quinnipiac University poll released this week, Obama's job approval rating has dropped to a record low: just 39% of Americans approve of how he is handling the job, while 54% disapprove. Only 19% of Americans say they believe the quality of their health care will improve in the next year, while 43% say it will get worse and 33% don't think it will impact their coverage one way or another.
But here's the real problem for the White House and the entire administration. In the same poll, more Americans than not are questioning the president's integrity. A majority of voters -- 52% -- say that Obama is not honest and trustworthy, compared to 44% who disagree.
It wasn't supposed to be this way. When Obama took office in January 2009, he promised to be an improvement on previous presidents. He promised an administration that was honest and transparent. The rollout of Obamacare has been neither of those things. Someone has to pay for that. And, if voters have anything to say about it next year, someone will.

 CNN 

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Trung Quốc Đẩy Mạnh Cải Cách?


Wednesday, November 13, 2013

Trung Quốc Đẩy Mạnh Cải Cách?

Nguyễn-Xuân Nghĩa & ; Vũ Hoàng, RFA Ngày 131113
Diễn đàn Kinh tế

Vẫn chưa chuyển hướng... 

000_Hkg9186394-305.jpg
Công an Trung Quốc tuần tra bên ngoài Đại lễ đường nhân dân tại Bắc Kinh nơi diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ 3, khóa 18 của đảng CSTQ, ảnh chụp ngày 12 tháng 11 năm 2013. AFP PHOTO / Mark Ralston



Hôm Thứ Ba 12/11, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ ba thuộc khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Hoa thông báo việc đẩy mạnh cải cách sâu rộng hơn cho đến chân trời 2020. Dư luận quốc tế chú ý đến ảnh hưởng của Hội nghị cho nền kinh tế hạng nhì thế giới và qua đó cho nền kinh tế toàn cầu. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những quyết định của Hội nghị này.

 

Cải cách theo hướng nào?


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, theo dõi Hội nghị Trung ương kỳ ba của khoá 18 tại Bắc Kinh, ông nhận xét như thế nào về việc lãnh đạo Trung Quốc thông báo sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách trong những năm tới?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Như chúng ta nhiều lần trình bày trên diễn đàn này, Hội nghị Trung ương kỷ ba thuộc khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Hoa có tầm quan trọng đặc biệt nên được dư luận quốc tế chú ý. Lý do là, thứ nhất, sau hội nghị vào Tháng 11 năm ngoái và Tháng Hai vừa qua, với trọng tâm phân bố trách nhiệm của tầng lớp lãnh đạo mới, đây là hội nghị đầu tiên của thế hệ mới nhằm đề ra nhiệm vụ và phương hướng lãnh đạo Trung Quốc trong mươi năm tới. Thứ hai là Trung Quốc đang ở vào giai đoạn khó khăn và phải chuyển hướng sau 10 năm lãnh đạo của thế hệ trước, qua hai Đại hội 16 và 17, mà không cải sửa được nhiều nhược điểm trong cơ chế kinh tế và chính trị, nhất là chính trị. Thứ ba là khi họ muốn chuyển thì hoàn cảnh kinh tế toàn cầu lại có nhiều thay đổi từ những biến động thời 2008-2009, và những thay đổi này còn gây thêm trở ngại cho việc chuyển hướng của Trung Quốc. Tuy nhiên mặc dù như vậy, hiện nay vẫn còn quá sớm để ta có thể đánh giá được chiều hướng cải cách của lãnh đạo xứ này.

Vũ Hoàng: Các hãng thông tấn quốc tế đều nói đến quyết định đẩy mạnh cải cách từ Hội nghị Ba, thí dụ như vận dụng quy luật thị trường nhiều hơn, hoặc cho tư nhân đầu tư vào hệ thống doanh nghiệp nhà nước chẳng hạn. Ông nghĩ sao mà cho là vẫn còn quá sớm để đánh giá nỗ lực cải cách của họ?

TQ đang ở vào giai đoạn khó khăn và phải chuyển hướng sau 10 năm lãnh đạo của thế hệ trước, qua hai Đại hội 16 và 17, mà không cải sửa được nhiều nhược điểm. Ô. Nguyển-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin được trình bày lại bối cảnh như thế này để ta hiểu rõ hơn tiến trình quyết định của đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Sau khi được Đại hội 18 bầu lên cuối năm ngoái, tầng lớp lãnh đạo mới, những người được gọi là thế hệ thứ năm, đã mất nhiều tháng tìm hiểu và vận động bên trong Bộ Chính trị gồm 25 người để đạt thỏa thuận căn bản về những việc phải làm trong thời gian tới, ít ra là cho đến Đại hội 19. Nhưng trong tiến trình đề cử tầng lớp lãnh đạo mới, lớp người lãnh đạo cũ, thuộc thế hệ thứ tư như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, hoặc thậm chí thế hệ thứ ba như Giang Trạch Dân, vẫn có tiếng nói và ảnh hưởng về cả nhân sự lẫn đường lối vì đằng sau họ là các Trung ương Ủy viên cùng phe cánh, quyền lợi và lối nhận thức. Khi chuẩn bị Hội nghị kỳ Ba vừa qua, thế hệ lãnh đạo mới cần có sự nhất trí của mọi thành phần đó. Sau đấy họ mới triệu tập Hội nghị, kỳ này có 204 Trung ương Ủy viên và 169 người dự khuyết, để 373 người cùng vỗ tay tán đồng. Vì vậy, những gì được chính thức thông báo là một tập hợp của nhiều khẩu hiệu được tán đồng, tương tự như một Nghị quyết của Trung ương đảng, bên trong có những gì mà ngần ấy phe phái đều muốn.

- Qua bản thông báo hơn năm ngàn chữ bằng tiếng Hoa, ta đọc ra một mớ hổ lốn đủ loại ý kiến cao đẹp, nhiều khi trùng lập. Sau đó, từng phe nhóm hay cơ quan bộ phận ở dưới mới nhấn mạnh đến những gì họ muốn thực hiện và nhân danh lãnh đạo coi đó là mệnh lệnh mà thuộc cấp phải thi hành. Khi thi hành thì vẫn là để đạt mục tiêu riêng mà họ có nhiệm vụ hoàn thành với thượng cấp cùng phe ở trên.

- Nói cụ thể thì từ một Nghị quyết đầy khẩu hiệu, các cấp bộ còn phải phân giải ra kế hoạch và chương trình sẽ áp dụng trong tương lai. Với hệ thống lãnh đạo phức tạp của một quốc gia quá lớn, việc thi hành này sẽ mất nhiều năm và thể hiện qua nhiều việc đấu tranh trong thực tế. Bây giờ, trong số khẩu hiệu, các nhà quan sát ở ngoài mới tùy cảm quan hay nhận định mà tóm lược và đánh giá rằng lãnh đạo Trung Quốc sẽ cải cách việc này hay thúc đẩy việc kia.



000_Hkg9175011-250.jpg

Xe chở các vị lãnh đạo TQ đến dự Hội nghị khoáng đại lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương đảng CSTQ khóa 18 diễn ra ở Bắc Kinh trong 4 ngày, bắt đầu từ hôm 9/11. AFP PHOTO.



Vũ Hoàng: Hình như là ông không mấy lạc quan về triển vọng cải cách như đã được Bắc Kinh thông báo ra ngoài?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là ta hãy khởi sự từ đầu. Lãnh đạo Bắc Kinh vừa thông báo là sẽ cải thiện và phát triển "Xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa". Họ giương cao lá cờ đó với một chuỗi thần chú quen thuộc là Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý thuyết Đặng Tiểu Bình và Lý luận về "Ba đại biểu".

Vũ Hoàng: Xin ông cho hỏi ngay một câu, lý luận về "Ba đại biểu" đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là năm 2000, ông Giang Trạch Dân bày ra vụ đảng Cộng sản là đại biểu của các phương tiện sản xuất tiên tiến, của nền văn hóa kỹ thuật tiên tiến và đại biều của quyền lợi cơ bản của đa số quần chúng nhân dân. Từ đó qua Đại hội 16 vào năm 2002, thuyết ba đại biểu này được nâng lên trình độ tam cương ngũ thường của đảng và còn tồn tại đến bây giờ. Nếu so sánh thì việc "xây dựng xã hội hài hòa", là phần cống hiến của Hồ Cẩm Đào, lại không lên tới vị trí đó dù có được nhắc tới bên trong văn bản, và mặc dù tính chất bất công và thiếu hài hòa xã hội đang là một vấn đề nguy ngập cấp bách.

 

"Thâm hóa Cải cách"


Vũ Hoàng: Thưa ông, bây giờ thì người ta đọc thấy những gì về chủ trương kinh tế của Hội nghị này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là về kinh tế thì ta có thể chú ý đến tinh thần họ gọi là "Thâm hóa Cải cách", là đẩy mạnh cải cách một cách sâu rộng và toàn diện, tức là có tầm quan trọng hơn. Song song thì cũng cho thị trường một vai trò họ gọi là "quyết định", hơn là cơ bản như trước đây. Nhưng đi vào thực tế thì đấy là một mâu thuẫn

- Chỉ vì khu vực kinh tế nhà nước và các tập đoàn quốc doanh vẫn giữ vai trò chính yếu, tức là chưa có chuyện cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách triệt để như người ta chờ đợi. Lý luận ở đây là tư nhân chỉ là một thành phần của nền kinh tế gọi là thị trường xã hội chủ nghĩa thôi. Từ đó, mình phải suy ra cái lực cản còn rất mạnh của các Trung ương Ủy viên đang quản lý hệ thống doanh nghiệp nhà nước có quá nhiều đặc quyền và đặc lợi,

Khu vực kinh tế nhà nước và các tập đoàn quốc doanh vẫn giữ vai trò chính yếu, tức là chưa có chuyện cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách triệt để như người ta chờ đợi. - Ô. Nguyển-Xuân Nghĩa

- Chuyện thứ hai là Hội nghị có đề ra yêu cầu là cho nông dân nhiều quyền hạn hơn về sở hữu đất đai, trong mục tiêu cân bằng lại vị trí của nông thôn và thành thị và giải quyết bài toán ngân sách của công quyền. Ta biết rằng đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu tập thể và thực tế là do cấp chính quyền địa phương quyết định về phân phối và đem lại 40% số thu cho ngân sách, nhưng cũng vì vậy mà có sự lạm dụng, tham nhũng và gây bất mãn cho dân chúng. Bây giờ, Hội nghị nói đến việc mở rộng quyền hạn cho nông dân thì đấy là một điều tiến bộ nhưng thật ra vẫn còn tùy thuộc vào việc chấp hành trong tương lai để lo cho ngân sách địa phương.

- Chuyện thứ ba đáng chú ý là Hội nghị này không nhắc đến yêu cầu cải cách chế độ hộ khẩu là điều cực kỳ quan trọng về cả kinh tế lẫn xã hội và thực tế là một trở ngại chi tiến trình đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước.

Vũ Hoàng: Xuyên qua những gì mới được thông báo, ông có thấy một chi tiết hay chiều hướng nào là tích cực hay khả quan hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ngoài hồ sơ đất đai có vẻ được nới lỏng một chút, tôi nghĩ là lãnh đạo Bắc Kinh có nhấn mạnh đến một yêu cầu xây dựng môi trường sinh thái văn minh, nghĩa là họ có thấy ra tai họa của nạn ô nhiễm môi sinh. Đấy là một điểm tích cực về tư duy, nhưng vẫn còn tùy vào sự thi hành sau này.

Vũ Hoàng: Nếu chỉ nhìn vào những gì mới được thông báo thì ông cho rằng Trung Quốc đã thực sự chuyển hướng hay chưa và sẽ còn phải giải quyết những vấn đề gì khác?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng lãnh đạo xứ này chưa thật sự chuyển hướng.


000_Hkg7053994-305B.jpg
Toàn cảnh Đại lễ đường nhân dân trong một kỳ họp Đảng CS Trung Quốc ở Bắc Kinh, ảnh minh họa chụp trước đây.

- Dù nói đến yêu cầu đẩy mạnh cải cách thì họ vẫn tự giới hạn trong vòng tam cương ngũ thường của họ là phát triển xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa, dưới quyền lãnh đạo của đảng, theo ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư Tưởng Mao Trạch Đông, Lý thuyết Đặng Tiểu Bình, v.v.... Nghị quyết này đã nhiều lần nhắc tới điều ấy nên đấy mới là giới hạn thật của cải cách.

- Trong khi đó và để trả lời câu hỏi nhiều người nêu ra, chúng ta biết Trung Quốc đang gặp những thách đố không được thấy đề cập trong Hội nghị này. Thứ nhất là họ phải tìm ra mô hình phát triển khác hơn là cứ tập trung vào đầu tư rất mạnh, tức là sẽ gặp mức tăng trưởng thấp hơn và phải nâng cao khả năng tiêu thụ của các hộ gia đình. Thứ hai, sau 35 năm tăng trưởng ngoạn mục như Hội nghị đã nhấn mạnh, họ đang phải đối phó với một thực tế và cũng là thành quả của tăng trưởng, là phí tổn về nhân công sẽ tăng vì lương bổng và kinh tế Trung Quốc mất lợi thế dân số đông, có công nhân nhiều và rẻ. Đấy là điều Việt Nam nên theo dõi vì mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế nếu sớm thoát ra khỏi những bài toán mà Trung Quốc đang gặp.

Vũ Hoàng: Ngoài hai vấn đề ông vừa nêu ra thì Trung Quốc còn gặp nhưng thách thức gì khác?

Nguyển-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ đến quan hệ giữa kinh tế và chính trị và đấy là bài toán thứ ba.

- Lãnh đạo cứ loay hoay giữa hai yêu cầu trái ngược là phải cải cách nếu không thì gặp loạn, nhưng lại sợ rằng chính việc cải cách đó lại càng dễ gây loạn. Từ năm ngoái rồi, họ ý thức được một vấn đề là sau khi cải cách kinh tế và phần nào cải tiến mức sống của người dân, chế độ mới càng dễ sụp đổ. Nếu không làm gì như Liên bang Xô viết thì chế độ sẽ tự tan rã vì tình trạng đình trệ kinh tế, nhưng nếu cải cách thì vẫn bị rủi ro chính trị vì người dân đòi hỏi nhiều hơn. Những rủi ro ấy mới khiến họ không thảo nổi cái vòng kin cô ở trên đầu.

- Sau cùng, tất cả ưu thế của xứ này trong hơn 30 năm qua thật ra nằm trong dân số rất đông. Thế rồi với kế hoạch "mỗi hộ một con" để kiểm soát sinh đẻ thì dân số đã hết tăng mà bắt đầu giảm, đi cùng nạn lão hóa và gánh nặng an sinh. Ưu thế dân số đang chấm dứt và sẽ kết thúc vai trò hãng xưởng toàn cầu của kinh tế Trung Quốc. Khi đó, họ phải tìm ra ưu thế khác, như khả năng sáng tạo của một hệ thống nhân lực có năng suất cao hơn để tiến lên trình độ sản xuất tiên tiến.

- Nhưng vì hệ thống văn hoá và chính trị xứ này không chấp nhận quyền phê phán, ít ra là quyền đặt lại vấn đề, cho nên Trung Quốc có thể làm ra nhiều sản phẩm mà chẳng phát minh ra cái gì. Các phần tử ưu tú của xứ này không có khả năng sáng tạo để tìm ra sản phẩm mới và cách sản xuất cao hơn. Sáng kiến của họ tập trung vào việc bắt chước và bóc lột nên kinh tế quốc dân chưa thể lên tới trình độ của các nước giàu có. Việt Nam nên ghi nhận kinh nghiệm này để sớm thoát ra ngoài.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa đã tóm lược kết quả sơ khởi của Hội nghị Trung ương tại Trung Quốc.

Source  : RFA , Dainamax Tribune  .