17/12/13

Mỹ cảnh cáo ý đồ Trung Quốc lập vùng phòng không ở Biển Đông

RFI


Mỹ cảnh cáo ý đồ Trung Quốc lập vùng phòng không ở Biển Đông

Tổng thống Philippines Benigno Aquino (P) tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Phủ Tổng thống Malacanang, Manila, 17/12/2013
Tổng thống Philippines Benigno Aquino (P) tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Phủ Tổng thống Malacanang, Manila, 17/12/2013
REUTERS/Brian Snyder

Tú Anh
Sau ba ngày thămViệt Nam, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Philippines vào hôm nay 17/12/2013. Trong bối cảnh tham vọng của Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Manila cảnh cáo Bắc Kinh về ý đồ lập vùng phòng không tại biển Đông Nam Á mà Bắc Kinh gọi là Hoa Nam.

Trung Quốc không được đơn phương thành lập một vùng (phòng không) tại biển Đông như đã làm tại một nơi khác trong khu vực. Trên đây là lời cảnh cáo của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc họp báo vào hôm nay tại Manila.
Trong chuyến công du đầu tiên tại Philippines kể từ khi nhậm chức, Ngoại trưởng John Kerry đã công khai ủng hộ quốc đảo Đông Nam Á này, được xem là « đồng minh then chốt » đối đầu với tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Trong chương trình thăm viếng hai ngày, ông John Kerry sẽ đi thăm nạn nhân cơn bão Haiyan mà Hoa Kỳ đã hỗ trợ hơn 20 triệu đôla cùng một đội hùng hậu có cả hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm và một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
Ngược lại, Trung Quốc lúc đầu chỉ thông báo viện trợ cho nạn nhân Philippines 100.000 đôla và chỉ miễn cưỡng tăng lên 2 triệu, sau khi Bắc Kinh bị công luận trong và ngoài nước chế nhạo.
Theo giới phân tích, thái độ khiêu khích của Trung Quốc với vùng phòng không tại Hoa Đông và mưu toan tương tự ở biển Đông Nam Á làm cho Manila vừa bất bình vừa lo ngại. Người ta chờ đợi Mỹ và Philippines nhanh chóng đạt thỏa thuận mới về hợp tác quân sự ,cho phép quân đội Mỹ đồn trú đông đảo hơn và thường xuyên hơn tại Philippines. Một hình thức để Washington trấn an các nước khu vực là lúc nào cũng có Hoa Kỳ bên cạnh.
Bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc mà Việt Nam gọi là « lưỡi bò » lấn chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, gần như là tất cả biển và đảo của Philippines và Việt Nam.

Source : RFI

Nỗi đau cuối đời của ông Lê Hiếu Đằng


Nỗi đau cuối đời của ông Lê Hiếu Đằng

Cập nhật: 12:00 GMT - thứ ba, 17 tháng 12, 2013


Ông Lê Hiếu Đằng đã lên tiếng tuyên bố rời bỏ hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin ông Lê Hiếu Đằng đang trải qua những giờ phút lâm chung đang làm cho nhiều người rất buồn.
Có nhiều lý do để buồn, nhưng có lẽ nỗi buồn lớn nhất là vì cảm được những điều đau lòng nơi một người nhiều tâm huyết như ông Đằng trong những năm tháng cuối đời.
Không đau lòng sao được khi vào những năm tháng cuối đời lại phải thừa nhận một sự thật phũ phàng.
Đó là biết bao hy sinh đóng góp của mình và rất nhiều đồng đội lại chỉ góp phần tạo ra một tầng lớp thống trị mới, còn khắt khe và tàn bạo hơn cả thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.
Thêm vào đó, cái gọi là "chế độ ngụy quyền" mà ông và nhiều đồng đội đã từng cố gắng lật xuống cho bằng được để xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại là chế độ nhiều nhân bản, yêu nước, và có khả năng xây dựng mọi mặt xã hội hơn thể chế cộng sản chuyên chính hiện nay rất nhiều.
Trong suốt gần 40 năm qua, nhân dân tiếp tục sống trong đói nghèo suốt từ thời toàn trị sang đến thời mở cửa; và sống với các giá trị con người mà nhân loại đã xác định từ lâu.
Chỉ có giai cấp cai trị là thay đổi từ sướng ít trong thời toàn trị lên sướng nhiều và cực giàu trong thời mở cửa.
Không đau lòng sao được khi sau bao công sức đóng góp, đến cuối đời ông chỉ thấy đất nước càng ngày càng bế tắc và thụt lùi.
Thụt lùi so với cả nước Miến Điện nghèo nàn, lạc hậu.
Sau 40 năm bóp chết sức sống của đất nước và vì thế không còn sức chống trả hiểm họa mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh, giới độc tài quân phiệt Miến, chưa hề vỗ ngực là "đỉnh cao trí tuệ loài người", cũng còn biết đặt vận mạng đất nước họ lên trên hết. Họ gấp rút chọn con đường dân chủ để đưa đất nước thoát hiểm.
Đến cả nước Campuchia, một nước từng bị kéo về tận thời cộng sản nguyên thủy dưới tay Pol Pot và thường bị Hà Nội coi như chư hầu, cũng đã qua mặt Việt Nam trên con đường dân chủ hóa.

Miến Điện được chào đón trên trường quốc tế sau thay đổi dân chủ
Nỗi đau của ông Lê Hiếu Đằng cùng những đảng viên còn tâm huyết và tự trọng càng lớn khi họ tự nhận ra chính mình cũng phải lãnh một phần trách nhiệm trước tình trạng từng mảng chủ quyền đất nước đang biến mất dần.
Từ những cánh rừng đầu nguồn ở biên giới phía Bắc đến vùng Tây Nguyên mang tính chiến lược quân sự đến các vùng biển đảo nhiều tài nguyên đều đã bị giới lãnh đạo của ông Đằng xem là những vùng "đã mất rồi" và nay chỉ phản đối lấy lệ trước mắt dân chúng mà thôi.
Đó là chưa kể hàng trăm những khu hoàn toàn biệt lập của "công nhân" Trung Quốc trên khắp nước Việt, đặc biệt tại những vùng hệ trọng chiến lược, cứ tiếp tục mọc lên trước sự làm ngơ hoặc tiếp tay của giới cầm quyền.
Những ước hẹn với Bắc Kinh trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 sẽ giao chủ quyền Việt Nam từng bước và hoàn tất vào năm 2020 (đúng thời hạn 30 năm) không chỉ còn là cơn ác mộng nữa nhưng đã trở thành một phần hiện thực rất lớn rồi.

'Muốn lo cho nước'

Nhưng khó ai hiểu hay tin được những nỗi dằn vặt trên nếu không có những bước chân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc của ông Lê Hiếu Đằng năm 2011 và các phát biểu của ông từ đó, đặc biệt là bức thư tính sổ đời mình trên giường bệnh vài tháng trước đây.
Từ sự cảm thông với tấm lòng chân thành của ông, người ta bắt đầu thấy đây là một tấm gương can đảm đáng quí phục.
Và càng đáng quí phục hơn nữa khi có những đảng viên cao cấp hơn ông nhiều, biết rõ hơn ông nhiều về các nguy cơ cho đất nước và vai trò tác hại của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng vẫn không dám lên tiếng hay có một hành động nào xứng đáng, chỉ vì bổng lộc cá nhân và quyền lợi chế độ ban phát cho con cháu họ.
Biết thời giờ của mình không còn nhiều, ông Lê Hiếu Đằng đã nhắn gởi các đảng viên cộng sản Việt Nam khác:
“Lẽ ra bây giờ phải đoàn kết nhau lại để đấu tranh, phải có dũng khí, nếu ai cũng sợ cho bản thân mình, sợ cho bản thân gia đình mình thì đất nước sẽ ra thế nào, đất nước này ai lo?”.
"Nếu ai cũng sợ cho bản thân mình, sợ cho bản thân gia đình mình thì đất nước sẽ ra thế nào?"
Ông Lê Hiếu Đằng
Ông cũng bộc bạch với bạn hữu trong giới trí thức:
“Bao giờ cũng vậy, xã hội nào cũng vậy, thời kỳ nào cũng vậy, nhân sỹ trí thức phải đi đầu, phải giương cao ngọn cờ đấu tranh, phải dũng cảm, đừng có sợ.”
Nhưng liệu những lời kêu gọi tha thiết của ông Lê Hiếu Đằng có rơi vào khoảng không im lặng đáng sợ không? Đặc biệt, thế hệ đảng viên cùng thời với ông Đằng có còn ai chia sẻ những dằn vặt lương tâm này không?
Ngày nay, tại các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô cũ, nhiều đảng viên cộng sản thời đó đang bị chính thế hệ con cháu họ nhìn với ánh mắt khinh bỉ.
Những đảng viên ấy từng bảo vệ và bám lấy các chế độ cộng sản để hưởng lợi lộc cho đến những ngày tháng chót, bất kể sự tàn phá của các chế độ này đối với đất nước và dân tộc họ.
Ngay cả những lời của các cựu đảng viên này ngày nay chỉ trích các chế độ độc tài cũ cũng chẳng ai muốn nghe vì đã quá trễ và vì thế càng trở nên nham nhở.
Liệu cảnh ấy có lại xảy ra tại Việt Nam trong tương lai không?
Nhìn vào xu thế của nhân loại và ngay tại vùng Đông Nam Á, rõ ràng thời giờ không còn nhiều.
Và có lẽ nay là thời điểm thích hợp nhất để những đảng viên cộng sản Việt Nam - những người còn muốn giữ lại thanh danh và liêm sỉ đối với bản thân, đối với thế hệ con cháu, và đối với dân tộc - chọn con đường công khai rời bỏ đảng vì vừa chính mình vừa vì đất nước.
Đừng để đến khi quá muộn.
Những con người đáng kính trọng như Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Trần Xuân Bách…những Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Hải, Phạm Quế Dương, Vi Đức Hồi, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Ngọc Diễm Phượng, ... và nay Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên đã chọn con đường danh dự đó.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả từ Hoa Kỳ.

Source : BBC

RFI - Tokyo chủ động hơn trong chiến lược đối đầu với Bắc Kinh


Trang chủ

Tokyo chủ động hơn trong chiến lược đối đầu với Bắc Kinh

Hai khu trục hạm Myoko (T) và Kongo, được trang bị hệ thống Aegis của hải quân Nhật Bản, trong căn cứ Sasebo, phía nam Nhật Bản (Ảnh chụp 06/12/2012)
Hai khu trục hạm Myoko (T) và Kongo, được trang bị hệ thống Aegis của hải quân Nhật Bản, trong căn cứ Sasebo, phía nam Nhật Bản (Ảnh chụp 06/12/2012)
REUTERS/Kyodo

Tú Anh
Tuy khẳng định là quốc gia « yêu chuộng hòa bình », chính phủ Nhật tiến hành một chiến lược mới, chi phí 230 tỷ đôla trong 5 năm tới, cải tổ quân đội, liên kết với các nước trong vùng, để có thể chủ động đối đầu với mối đe dọa của Trung Quốc.

Thực hiện quyển Sách trắng về an ninh quốc phòng, Tokyo gia tăng ngân sách quân sự, tái bố trí lực lượng trước thái độ khiêu khích càng ngày càng lộ liễu của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông.
Chương trình An ninh Chiến lược của Nhật bản được thông báo hôm nay 17/12/2013 nhận định : « Trung Quốc âm mưu làm thay đổi nguyên trạng trên biển Hoa Đông và Hoa Nam, đơn phương đưa ra những đòi hỏi (chủ quyền) không phù hợp với trật tự quốc tế » . Chế độ Trung Quốc được mô tả là « có chính sách thiếu minh bạch về quốc phòng và an ninh nội bộ gây lo ngại cho chính (người dân) Trung Quốc và cộng đồng quốc tế ».
Áp dụng ngạn ngữ « muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh », Nhật Bản quyết định tăng cường ngân sách quốc phòng, mua thêm máy bay, đóng thêm tàu chiến, thành lập lực lượng đổ bộ.và tái bố trí lực lượng.
Trong năm nay, Trung Quốc đã nhiều lần trắc nghiệm phản ứng của Nhật Bản với việc đưa tàu tuần duyên xâm nhập lãnh hải và máy máy bay trinh sát tiến gần không phận Senkaku/Điều Ngư . Tháng Giêng 2013, lần đầu tiên, tàu chiến Trung Quốc chĩa ra-đa tác xạ tên lửa vào một tuần dương hạm của Nhật Bản.
Gần đây nhất và nghiêm trọng nhất, Bắc Kinh thông báo thành lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông chồng chéo với không phận của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Hiện nay, quân đội Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn Nhật Bản, vì các căn cứ không quân và hải quân đóng gần địa bàn xung khắc trên biển Hoa Đông, trong khi quân đội Nhật tập trung ở phía bắc đối diện với Nga từ thời Chiến tranh lạnh, theo kế hoạch hợp tác với Mỹ.
Theo kế hoạch mới, Nhật sẽ chuyển quân từ phía bắc xuống miền nam, trực diện với Trung Quốc của Tập cận Bình mà ngân sách quân sự được tăng thêm 10%, tính trung bình mỗi năm 110 tỷ đôla, gấp ba lần Nhật Bản.
Trong chiến lược mới về an ninh quốc phòng, chính phủ Shinzo Abe đã có một số biện pháp mới được giới phân tích mô tả là để có thể chủ động hơn khi tình hình đòi hỏi. Tháng 11 vừa qua, lần đầu tiên nước Nhật bị trói buộc trong bản Hiến pháp chủ hòa, đã thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia theo mô hình của Hoa Kỳ nhằm gia tăng thẩm quyền hành động của Thủ tướng.
Trước lợi thế địa lý của Trung Quốc, Nhật Bản có thể trông cậy vào hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương. Nhưng liệu Washington sẽ nhảy vào vòng chiến để bảo vệ hải đảo không người ở của Nhật hay không ? Một mặt, Mỹ tuyên bố sẽ tôn trọng hiệp ước hỗ tương an ninh quốc phòng, nhưng mặt khác lại nói là « trung lập » trên hồ sơ Senkaku.
Shinzo Abe còn muốn tiến xa hơn, tu chính Hiến pháp chủ hòa, cho phép quân đội « tự vệ » can thiệp ở nước ngoài hoặc để trợ giúp một quốc gia đồng minh. Sự kiện ba chiến hạm cùng 1200 quân nhân Nhật Bản sang Philippines cứu trợ nạn nhân bão Haiyan có thể xem là một động thái thăm dò trắc nghiệm.
Bằng hành động cụ thể, Nhật thông báo viện trợ cho 10 nước Đông Nam Á 20 tỷ đô la nhân Thượng đỉnh Nhật-ASEAN hồi tuần trước. Nhật Bản cũng có kế hoạch cung cấp tàu tuần duyên cho Philippines và Việt Nam qua ngân sách viện trợ phát triển, tránh né được biện pháp cấm xuất khẩu vũ khí đang còn hiệu lực.
Tuy đặt trọng tâm vào sức mạnh quân sự của đồng minh Hoa Kỳ, chính quyền Tokyo chủ động xây dựng một liên minh khác trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Chiến lược an ninh mới chủ trương tăng cường hợp tác quân sự với Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc và Đông Nam Á, những nước từng có xung đột với Trung Quốc hay có cùng mối lo ngại chung trước sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.

RFI

16/12/13

Hỏi Tức Là Trả Lời ?


Hỏi Tức Là Trả Lời?


Những câu hỏi cho nền kinh tế Việt Nam
Alan Phan
20/6/2012

Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là khách hàng, là nhà đầu tư và các quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự thỏa mãn của “Thượng Đế”. Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá…như lời hứa.
Khi nói chuyện kinh tế, nhiều chuyên gia thường lên giọng nghiêm túc và dùng những danh từ khó hiểu nhất pha lẫn những khẩu hiệu chánh trị rồi kèm theo những con số thường là do các nhóm lợi ích cung cấp để không ai thấy rõ những mục tiêu riêng của mình và phe nhóm. Thực ra, sự điều hành kinh tế của một quốc gia không khác gì việc điều hành một doanh nghiệp. Một nền kinh tế cũng cần doanh thu (thuế, hàng xuất khẩu, kiều hối…), vốn đầu tư (FDI, FII, dự trữ ngoại tệ, vốn vay..), chi phí (nhân sự, giá vốn hàng hóa hay dịch vụ, hậu cần…), lời hay lỗ (dòng tiền âm hay dương…), tài sản và nợ, thương hiệu (niềm tin và sự thỏa mãn của người dân), mức tăng trưởng v.v

Do đó, chúng ta có thể đánh giá khả năng thành công hay thất bại của một nền kinh tế dựa trên những chỉ tiêu áp dụng cho doanh nghiệp. Khi họp để bàn về một dự án hay một doanh nghiệp, hội đồng thẩm định của quỹ đầu tư thường lưu ý đến 4 yếu tố then chốt trong vấn đề khả thi: sản phẩm hay dịch vụ; ban quản trị; kế hoạch tiếp thị và hiệu quả tài chánh.

Một quản lý quỹ thông minh thường biết bỏ qua những “gương và khói” (smoke and mirror), những hình thức đánh bóng hoành tráng để che đậy yếu kém và những chi tiết thực sự vô nghĩa với sự thành công của dự án. Các công dân có kiến thức và tầm nhìn cũng phải đánh giá một nền kinh tế thật chính xác, khoa học và cân bằng về hiệu quả của đồng tiền bỏ ra, qua thuế hay nợ công hay tiền in thêm (một hình thức thuế).

Einstein có nhắc chúng ta là “không ngừng đặt câu hỏi”. Sau đây là những câu hỏi của tôi, có thể thiếu sót, nhưng chắc chắn sẽ giúp tôi đánh giá tốt hơn cơ hội và rủi ro trong tương lai nền kinh tế xứ này.

  1. 1.            Sản phẩm hay dịch vụ trong mô hình kinh doanh

Như một doanh nghiệp, mỗi một quốc gia đều có thế mạnh cạnh tranh và đặc thù dân tộc trong những chủ đạo của nền kinh tế. Với yếu tố địa lý và dân số, Singapore đã thành công khi sử dụng dịch vụ tài chánh quốc tế cho xứ sở. Mỹ có mũi nhọn công nghệ cấp cao và thị trường tiêu thụ khủng; trong khi Trung Quốc dựa vào mô hình sản xuất công nghiệp thông dụng cho toàn cầu. Nhật có lợi thế của một văn hóa rất tổ chức để thâu tóm thị trường tiêu dùng chất lượng; trong khi Ấn Độ biết lợi dụng lượng dân số có học, biết Anh ngữ để dành phần thắng trong công nghệ phần mềm.

Việt Nam đang đổ tiền đầu tư nhiều nhất vào lãnh vực gì? Lãnh vực đó có sản phẩm hay dịch vụ gì đặc thù hay có lợi thế cạnh tranh gì trên thương trường quốc tế? Chúng ta đang đầu tư dàn trải và xu thời hay chuyên sâu và bền vững? Sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ có thông minh và sáng tạo hay ngu xuẩn và sao chép?

  1. 2.            Ban quản trị

Hai nhân tố quan trọng của nhà lãnh đạo là kiến thức và kinh nghiệm. Kiến thức đây không phải là bằng cấp, kiếm được từ trường lớp hay đi mua từ chợ, mà là một dòng suy tưởng và phân tích được bổ sung hàng ngày qua đám mây của nhân loại. Kinh nghiệm là những thành quả từ chiến trường thực sự, thua hay thắng, bằng công sức của chính mình và đội ngũ bao quanh.

Hai nhân tố trên sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có một tầm nhìn xa, chính xác; cũng như một phán đoán sắc bén hơn khi trực diện những đòi hỏi của tình thế. Dĩ nhiên, lãnh đạo không thể đi xa hơn các nhân tài trong nhóm quản trị; giá trị thực của toàn đội ngũ cộng hưởng sẽ là vũ khí then chốt khi lâm trận.

Cho Việt Nam, ban quản trị kinh tế của chúng ta có hội tụ được những người giỏi nhất về kiến thức và kinh nghiệm để diều hành? Lãnh đạo có đủ tự tin để chiêu mộ những người tài giỏi hơn họ? Nhân sự lãnh đạo được tuyển chọn như thế nào, qua phe nhóm bè phái hay qua các kỹ năng và kinh nghiệm thực sự? Nhìn qua lý lịch và thành tích của 30 người quan trọng nhất đang diều khiển bộ máy kinh tế xứ này, người dân nhận định ra sao? Và vấn đề đạo đức? Chúng ta có nên bắt chước vài quốc gia đòi hỏi một liệt kê tài sản của các lãnh đạo và gia đình họ, trước và sau khi nắm quyền? Chúng ta có dám để những chuyên gia hay định chế độc lập phân tích và phán xét nhân sự và bộ máy điều hành?

  1. 3.            Kế hoạch tiếp thị

Một nhà hiền triết Trung Quốc dạy,” Muốn thống trị thiến hạ thì hãy phục vụ mọi người”. Phục vụ và đáp ứng được nhu cầu để khách hàng thỏa mãn là một kế hoạch tiếp thị thành công.Đây thực sự là một hành động liên tục, chứ không phải một vài khẩu hiệu khôn ngoan hay một cô người mẫu đẹp mắt trong một phút quảng cáo trên TV.

Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là khách hàng, là nhà đầu tư và các quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự thỏa mãn của “Thượng Đế”. Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá…như lời hứa.

Trong các dịch vụ của chánh phủ, quan trọng là công ăn việc làm, an ninh, y tế, giáo dục, môi trường, văn hóa và bảo hiểm xã hội cho những người kém may mắn. Ngoài ra, một nhiệm vụ “mềm” nhưng cần thiết là tạo niềm tin vào tương lai cho khách hàng với sự minh bạch, trung thực và sáng tạo.

Các lãnh đạo kinh tế ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu này chưa? Những người dân đang sinh hoạt hàng ngày có “tin” vào những giải pháp đề nghị, những dự án dài hạn, những thực thi luật lệ, những tiêu xài đa dạng của chánh phủ? Cụ thể hơn, họ có tin là chánh phủ đang làm tất cả để bảo đảm giá trị của đồng tiền VN, để khả năng thu nhập và mua sắm gia tăng đều đặn, để môi trường sống phù hợp với sức khỏe công cộng, để xã hội bớt bức xức về tệ nạn văn hoá?

  1. 4.            Hiệu quả tài chánh

Sau cùng, mọi nhà đầu tư đều muốn đồng tiền của mình được sử dụng hiệu quả và sinh lợi thương trực. Ngoài các con số về lợi nhuận và doanh thu, họ quan tâm nhất đến chỉ số hoàn trái (ROI: return on investment). Dù kế hoạch, ban quản trị, kỹ năng tiếp thị…có hay giỏi đến đâu, nhà đầu tư sẽ cho là vớ vẩn (Bull S.) nếu công ty liên tục thua lỗ.

Câu hỏi người dân thường đặt ra cho mọi chánh phủ là “trong nhiệm kỳ của ông hay bà, đời sống chúng tôi có khả quan hơn không?”. Về vật chất, về sức khỏe, về tinh thần, về tương lai con cái…tôi có nhiều hy vọng và lạc quan hơn không? Các ông bà đã đem tiền thuế, tiền nợ công, tiền các ông bà tự in ra…đầu tư vào những thứ gì và hiệu quả tài chánh của chúng là thế nào? Các ông bà tiêu xài trong tiết kiệm và cẩn trọng số tiền của chúng tôi hay thích đi xây những văn phòng hoành tráng, mua những siêu xe, mở những tiệc tùng liên tục.. để hưởng thụ?

Trong 10 dự án đầu tư thì luôn có một vài lỗ lã, nhưng nếu cả 10 đầu tư đều lỗ nặng thì không ai muốn bỏ 1 xu vào quỹ của các ông bà. Trong khi đó, nếu chúng tôi thu lợi được 30-50% mỗi năm, thì chuyện các ông bà ăn bớt 5-10% cũng ổn thôi. Còn nếu chúng tôi đã lỗ 20-30% rồi mà lại còn chi cho các ông bà quản lý thêm 20-30% nữa; không sớm thì muộn, chúng tôi sẽ lăn quay ra chết…vì ngu và điên. Đặt các ông bà xây 1 khúc đường mà giá cao hơn thị trường gấp đôi lại hư hỏng khi chưa sử dụng…thì xử trí sao đây? Ngoài đời, khi bỏ 16 triệu mà mua nhầm một Iphone dỏm từ Trung Quốc thì phải quay lại cửa hàng …đấm vỡ mặt thằng bịp.

Dĩ nhiên, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của bất cứ dự án đầu tư nào. Thời thế, may mắn, quan hệ, biến động xã hội, thiên tai…đều có thể trở thành những tác động chủ yếu. Nhưng chúng ta phải tùy thuộc vào những phân tích định lượng nêu trên để đánh giá cơ hội thành công của dự án; cũng như những rủi ro khiến chúng ta “tiền mất tật mang”.

Do đó, qua lăng kính của 4 góc nhìn chính, người dân có thể đoán được là các nhà lãnh đạo kinh tế Việt Nam có đủ khả năng đưa con thuyền này vượt sóng cao, ra biển lớn, ganh đua ngang hàng với mọi đối thủ và đối tác trong ngôi làng toàn cầu? Hay là chúng ta phải cầu nguyện mỗi ngày?

Alan Phan

Source : GOC NHIN ALAN 

Hạ Đình Nguyên - Các Mác & Việt Nam hôm nay


17/12/2013

Hạ Đình Nguyên
Người ta đều biết Các Mác là một nhà tư tưởng lớn có tầm thời đại, với ảnh hưởng kéo dài đã ngót 200 năm. Tư tưởng của ông có tính chất cách mạng và nhân bản, hướng đến giải phóng loài người với mục tiêu tự do và bình đẳng. Nhưng trải qua tác động của tư tưởng đó, bằng sự so sánh lợi và hại, người ta nói, giá như đừng có ông thì hơn!
Thật đáng thán phục vừa là kinh ngạc, khi đọc kỹ một đoạn văn sau đây của ông, giống như ông vừa mới nói hôm qua ở một vài xứ sở:
Các chế độ chính trị lỗi thời đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng bởi vì cơ chế quyền lực của nó đã biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng.
Sở dĩ chế độ này mang bản chất bi thảm là vì nó tự buộc cho mình một nội dung hãnh tiến vô vọng.
Hễ cái chế độ này vẫn ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới của thời đại, thì chính tự bản chất của nó là một lỗi lầm lịch sử…
Chế độ này là vở hài kịch to lớn của thế giới mà tất cả những anh hùng của nó đều đã bị khai tử. Lịch sử tiến bước và sẽ không bỏ sót một ai.
Nó sẽ đi qua những sân khấu mà chung cuộc sẽ vất bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa trang. Sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa mới bước qua là cả một vở bi hài kịch khủng khiếp.
(Góp phần phê phán triết học pháp quyền Heghen)
Cái nhìn của của ông có tầm bao quát lịch sử xã hội, nhìn rõ một cách sắc sảo đúng như bản chất của thời đại mà ông đang sống, đồng thời lý tưởng mà ông hướng tới, diễn ra sau ông một trăm năm, lại y hệt điều mà ông lên án nó.
Mỉa mai thay, hiện thực đó lại nhân danh chính lý tưởng của ông. Nhân danh ông, người ta thực hiện chính điều mà ông phê phán:
Các chế độ chính trị lỗi thời đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng bởi vì cơ chế quyền lực của nó đã biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng”.
Bằng vào hiện thực hôm nay, tại các nước XHCN nhân danh ông, đã tạo nêncơ chế quyền lực biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng, và các chế độ đó đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng ra sao, tại các quốc gia nói trên, còn lại ít nhất là ở Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên! Và nó đang diễn ra từng ngày từng giờ, trước mắt toàn nhân loại. Cái lý tưởng nhân quyền đã khai sinh ra từ thời đại ông cho đến nay gần 200 năm, vẫn chưa thấm đến được ở những phần đất nói trên. Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên không phải là một hang động bí hiểm nào ở xứ Nam Cực hay Bắc Cực, mà nó ở một vùng giữa châu Á đông dân cư và sôi động nhất thế giới, mà người cầm trên tay tờ giấy “Tuyên ngôn nhân quyền” có thể bị bỏ tù, bởi chính những người nhân danh lý tưởng của ông. Ông nói về một chế độ trước mắt mà ông muốn đánh đổ ở ngay thời đại của ông, nó lại tái hiện nguyên hình đằng sau tư tưởng của ông ở vào thế kỷ sau!
Nhưng bằng cách nào nó vẫn tiếp tục tồn tại trong khi bản thân nó là sự bi thảm?
Chính ông đã nói: “Sở dĩ chế độ này mang bản chất bi thảm là vì nó tự buộc cho mình một nỗi hãnh tiến vô vọng”.
Nó tồn tại, bởi sự hãnh tiến cao đến mức che lấp sự vô vọng, và không nhìn ra nỗi bi thảm, một sự hảnh tiến vô cùng nông nổi, một sự tự tin không hề có bằng chứng, và không nhận thấy đất sụt dưới chân mình. Bằng sự dối trá, họ tin vào lý tưởng mà ông nêu ra. Họ hiểu và biến khái niệm giai cấp của ông thành ra một sức mạnh cơ bắp, họ tin vào bạo lực mà ông đã truyền dạy. Cái bi thảm mà ông nói, trước hết nó đến với đám đông bị cai trị, sau đó, nửa đời hay trọn một đời, mới đến phiên họ, và kéo theo nhiều thế hệ trong cùng một dạng bi thảm ấy. Cái năng lượng đấu tranh giai cấp của ông tự biến tướng làm hai luồng. Một, hy sinh để đánh đổ giai cấp thống trị. Hai, cái còn lại thay thế vai trò thống trị tàn khốc hơn. Ông đã tạo nên đồng thời một loại “thánh” bất đắc dĩ, và một loại quỷ dữ. Mà ý của ông chỉ muốn phục hồicon người, một loại người mà ông muốn biến đổi gien, gọi là Vô sản, lại không phải là một thứ người có thật ở cõi người ta (tèrre des hommes). Nhưng rốt cuộc, người nhân danh “vô sản” lại hữu sản hơn cái giai cấp hữu sản mà họ đánh đổ. Cái hữu sản của giai cấp tư bản mà ông nói, là tạo nên bởi sự bóc lột sức lao động của người bị trị, nay cũng thế và ở một trình độ khốc liệt hơn, bao gồm hàng loạt triệu sinh mạng tập thể. Sự thật đã diễn ra như thế gần một thế kỷ ở một nửa trái đất, chứ không phải là lý luận hay suy diễn từ đâu cả. Cái nhìn giai cấp của ông có lợi chỉ một, cái hại gấp trăm ngàn lần, cộng lại thành số âm to tướng. Ông làm cho cõi ta bà này nhiễu nhương thêm lên.
Ông truyền cái duy vật lịch sử (lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp) vào những não bộ của những con người chưa trưởng thành, kích thích bản năng và biến họ thành một thứ chiến binh hung hăng, chỉ biết “tiến mà không lui”, bằng cách tự đặt ra cho mình những thách đố vô nghĩa “ai thắng ai”, và cuối cùng dù thắng hay không, cũng không để làm gì cả, ngoài việc tạo nên vô vàn những nghĩa trang cho loại “thánh bất đắc dĩ”, trong khi những con ngưởi này, chỉ một lòng muốn sống như một con người bình thường và bình đẳng.
Ông lên án các loại tôn giáo, chỉ vì khía cạnh tiêu cực của nó, rồi đánh đổ nó toàn diện, để tạo nên một thứ dị giáo quái đản mới, cũng gọi là “đức tin” đấy! (1). Ông tiêm chủng chủ nghĩa duy vật, là nâng cao, là tuyệt đối hóa khía cạnh sinh vật và vật lý, vào con người để tước bỏ tính người của họ, làm cho họ không còn mộng mơ tơ tưởng gì ráo vào đời sống tinh thần, chỉ biết găm miệng mình và ghìm miệng tha nhân vào vật chất, ăn ngay vào xác sống con người, không giống như bầy kênh kênh chỉ ăn vào xác chết mà thôi. Đệ tử của ông đã cai trị thế gian theo cách đó. Và dĩ nhiên, đệ tử của ông cũng phải sống với trạng huống bi thảm tận cùng nội tạng, với thủ đoạn và thái độ chùng lén nhưng rất hãnh tiến mà ông từng mô tả: “Chúng ca len lén bài ca nửa thú vật, nửa thiên thần.
Tiếng ca ấy đang rên rỉ khắp nơi bằng bài ca “Đúng quy trình!”.
Ông nêu tiếp trong đoạn văn nói trên:
Hễ cái chế độ này vẫn ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới của thời đại, thì tự bản chất của nó là một lỗi lầm của lịch sử…
Ý kiến của ông là không sai. Đúng như thế, mà nó vẫn ngoan cố đấy, và nó vẫn nhân danh điều ông nói, và nó cứ để cho cái lỗi lầm ấy cứ diễn ra trong lịch sử. Họ chống nạnh lên và nói: Thì sao nào? Lịch sử bỗng dưng phải lao ra chịu trách nhiệm! Chẳng có ý nghĩa gì cả! Lịch sử là cái nó diễn ra, chứ chẳng có thứ gì là chủ thể của cái từ lịch sử để quy là lỗi lầm của nó! Thà nói rằng đó là sự dắt dẫn bởi vô minh (bản năng u tối – Phật), cũng như nói đó là sự trừng phạt của Thượng Đế (Chúa) thì vẫn còn có thể hữu ích hơn, hoặc dễ chịu hơn là cách nói của một thứ dị giáo quái đản kia.
Vâng, nó vẫn đang tiếp tục ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới của thời đại, và vẫn kiên trì nhân danh ông đấy thôi!
Ông đã khẳng định:
Chế độ này là vở hài kịch to lớn của thế giới mà tất cả những anh hùng của nó đều đã bị khai tử. Lịch sử tiến bước và sẽ không bỏ sót một ai…
Điều này quả thật là tôi tin tưởng, nhưng ông nói về đối tượng thời đại của ông, tôi tin tưởng vào thực thể của thời đại tôi. Cái vở hài kịch của thế giới mà ông đề cập quả đã chấm dứt, nhưng ông lại không dự đoán được rằng, chính ông mở ra một vở hài kịch mới, là cái vở hài kịch mà con người đang chứng kiến nó cố giằng co chưa chịu chấm dứt. Những anh hùng của nó đều bị khai tử, khai tử trên thực thể xã hội và trong tâm trí mọi người, những hình tượng của nó đã bị chôn vùi hoặc đang bị đập vỡ ra từng mảnh; nhưng lại có những kẻ đang cố nhón gót để làm anh hùng…, rồi cũng sẽ bị khai tử không sót một ai, cho dù ở vùng đất trũng này bước tiến của lịch sử quá chậm chạp.
Nó sẽ đi qua những sân khấu mà chung cuộc sẽ vất bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa trang. Sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa mới bước qua là cả một vở bi hài kịch khủng khiếp.
Tôi lại tán thành một lần nữa về câu nói trên. Chung cuộc, là cái cuộc dâu bể cuối cùng chứ không phải ai hết, sẽ vứt bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa trang. Và đó đúng là vở bi hài kịch khủng khiếp. Cái khủng khiếp sau thì hơn cái khủng khiếp trước mà ông đã nhìn thấy, lại dính dáng đến ông một cách khá nghiêm trọng. Nhưng để có cái cuối cùng thì cần chôn luôn một lần vào nghĩa trang chính cái chủ thuyết của ông, mà sau này người ta ăn có/ăn hôi, và gọi bằng nhiều thứ tên, theo cách ghép thêm đuôi vào.
Các học giả vừa bênh vực ông, lại vừa chống đối ông, đã tốn rất nhiều bút mực, giấy in và chỗ để, cả công sức để nghiên cứu tư tưởng ông. Cái tích cực trong tư tưởng ông là phát ra những tư duy mới mẻ góp phần tiến bộ cho nhân loại, nhưng phần tiêu cực lại quá lớn, đó là sự thúc đẩy về bạo lực.
Đoạn văn trên của ông thật kích động và thôi thúc một sự tiến lên và phá hủy, đầy rẫy sự căm hận bản năng mênh mông: bi thảm, thảm trạng, ngoan cố, bi hài kịch, nghĩa trang, khai tử không sót một ai…nhưng kết cuộc thì là gì? Cái não trạng bạo lực ấy càng dâng cao. Cái đối tượng mà ông chỉ ra là hãnh tiến, nay nó vượt lên thành kiêu ngạo, sự kiêu ngạo cộng sản. Họ nêu cao khẩu hiệu “thế lực thù địch” để nhân danh sứ mạng “chống” thế lực thù địch, nhằm củng cố vai trò bạo lực của mình. Những khó khăn bất cứ loại nào xuất hiện, họ đều gọi là sự “thách thức”, nhưng chẳng ai thách gì cả. Họ tạo nên căm thù, lấy đó làm động lực, và muốn “đấu tố’ luôn cả lịch sử của dân tộc họ.
Cái sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa bước qua quả là một vở bi hài khủng khiếp”. Nhưng vở kịch bi hài khủng khiếp ấy chưa phải là cuối cùng như ông mong muốn, vì lịch sử đã vừa bước lại, và nó tái hiện khủng khiếp hơn, mà lần này người ta nhân danh ông là đạo diễn. Cái bi hài đó càng bi hài hơn.
Suốt quá trình hình thành, phát triển và tàn lụi, nó chưa từng đóng góp được một phát kiến tí teo nào về khoa học cho đời sống văn minh vật chất, cũng chưa từng có một đóng góp nào có giá trị cho đời sống tinh thần con người, nếu không nói là kéo lùi lại tình trạng thô thiển hơn trong tư duy, đơn cử như cái định nghĩa hết sức thối nát: “Con người là tổng hòa mối quan hệ xã hội”, đã biến con người thành một hỗn hợp không có bản thể, một sản phẩm không thể có tên gọi, trở thành vô danh trong đống xà bần mà xã hội đã biến thành, dưới sự cai trị của những người nhân danh học thuyết của ông. Nếu có một chút giá trị gì chăng, đó là quá trình thực nghiệm theo phương pháp loại suy, nó nằm trong trường hợp mà nhân loại phải loại trừ, không lặp lại phương án thực nghiệm khốn cùng ấy nữa.
Nhiều người rất thương mến ông, vì những phát kiến tiến bộ, nhưng họ nghĩ không có ông thì vẫn hơn, hơn rất nhiều, vì cái ảo vọng về vai trò cực kỳ tào lao của cái gọi là “giai cấp” đã quá nhiều tàn hại. Người ta mong đừng có một người nào giống kiểu như ông xuất hiện lần nữa. Đã có Chúa và Phật, và các thứ, là quá đủ cho cái hành tinh khá nhốn nháo này, cho con người còn có cớ để mơ mộng, tròng trành giữa Địa ngục với Thiên đàng hay Niết bàn, thay vì cái dị giáo toàn bạo lực mà tín đồ của ông đang hoành hành, với não trạng ấu trĩ hơn cả sự hãnh tiến.
Ông đã đẩy lịch sử tiến lên một bước, nhưng rất đáng tiếc, nó quá đà. Giá như ông có thể sống dậy, để mà xem!
Và tín đồ của ông cần nghiền ngẫm câu nói của Mandela:
Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù lại phía sau, tôi sẽ vẫn ở trong tù
Hay cố làm những con “mèo béo”? (2).
Ngày nhân quyền 10-12-2013
H. Đ. N.
(1) “Le marxisme n’est pas mort, il continuera à exister […] ce n’est pas une science mais une croyance” (Chủ nghĩa Mác không chết, học thuyết này tiếp tục tồn tại, đó không phải là một môn khoa học mà là đức tin.). Jeannine Verdès-Leroux, La foi des vaincus (Đức tin của những người thất bại). Paris: Éditions Fayard, 2005.
(2) Lời của Mandela, trong dịp tranh cử Tổng Thống 1994, “Chúng ta sẽ không sống như những con mèo béo”. Tôi hiểu ý là lẩn trốn trách nhiệm và chuyên ăn vụng.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Source : BVN 

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE LUẬT SƯ LÊ HIẾU ĐẰNG


17/12/2013

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE LUẬT SƯ LÊ HIẾU ĐẰNG (16/12/2013)

clip_image001
Định đến bệnh viện thăm Luật sư Lê Hiếu Đằng từ hôm thứ bảy 14/12/2013 nhưng vì có tin anh bị hôn mê cấp cứu không vào thăm được. Chiều chủ nhật hôm qua thì có tin khác lạc quan hơn: Anh Đằng đã tỉnh lại và đã được đưa về phòng riêng tại Khoa ung bướu và y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP. HCM).
Sáng nay thứ hai 16/12/2013 tôi quyết định đi xe máy dầu từ quận 9 đến quận 10.
May quá, vừa vào phòng thì gặp ngay chị Hồng vợ anh đang túc trực và anh đang nằm nghỉ, mắt sáng, ra dấu và nói chuyện được. Tôi đề nghị chụp hình anh chị thì anh tỏ vẻ rất vui, ra dấu V. Sau đó còn ngồi dậy ra khỏi phòng đi dạo đến cửa vào có cây Noel vừa được dựng lên chào mừng lễ Giáng sinh sắp đến.
clip_image002
clip_image003
 clip_image004
clip_image005
clip_image006
clip_image007
Tôi cũng gặp được các bác sỹ điều trị, đặc biệt bác sỹ Trần Ngọc Sơn, Trưởng khoa ung thư và bác sỹ Đăng Công Sơn…
clip_image008
Tôi cũng tranh thủ bắt chuyện với các bác sỹ và họ cho hay là LS Lê Hiếu Đằng đã bị hôn mê bất tỉnh vì trong thời gia điều trị chứng ung thư có dẫn đến tình trạng  phức tạp về tim mạch. Nguyên anh Lê Hiếu Đằng cũng bị từ lâu nay bệnh tiểu đường… Các bác sỹ bảo rằng phải chờ cho tim mạch ổn định mới bắt đầu trở lại chữa trị chứng ung thư nhất là sử dụng thuốc mới ZYTIGA giá đắt hơn cả vàng!
Xin quí vị xem những hình ảnh kèm theo đây. Tự nó là những minh chứng thuyết phục nhất.
LS Lê Hiếu Đằng, người bạn quý của chúng ta chưa chịu thua đâu. Anh vẫn còn đang phấn đấu dành phần sống cho mình, một cuộc đời dấn thân không mệt mỏi cho đồng bào và tổ quốc.
Sài Gòn ngày 16/12/2013
N.Đ.H.
Nguồn: ndanghung.com , BVN