10/1/14
Biển Đông : Philippines, Việt Nam, Mỹ phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá
Biển Đông : Philippines, Việt Nam, Mỹ phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá
Ảnh minh họa : Đánh cá giờ phải xin phép Trung Quốc ?
Reuters
Hôm nay, 10/01/2014, Philippines, Việt Nam và hôm qua Hoa Kỳ đã lên án các quy định mới của Bắc Kinh buộc các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương Trung Quốc khi hoạt động ở phần lớn vùng Biển Đông. Các quy định nói trên đã được thông qua từ năm ngoái và đã bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết đã yêu cầu phía Trung Quốc ngay lập tức làm rõ những quy định mới về đánh cá mà chính quyền tỉnh Hải Nam vừa đưa ra. Đối với Manila, luật mới này củng cố đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên phần lớn vùng Biển Đông, còn được gọi là bản đồ đường lưỡi bò, nằm lấn sang lãnh hải của Việt Nam và Philippines.
Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định hành động nói trên của Trung Quốc là một sự « vi phạm thô bạo » công pháp quốc tế, làm gia tăng căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Ngoài ra, theo Manila, luật mới của Trung Quốc còn vi phạm nghiêm trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và tự do đánh cá của tất cả các quốc gia trên vùng biển sâu, như quy định của Công ước LHQ về Luật biển ( UNCLOS ).
Về phần Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị hôm nay cũng đã phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông, cũng như phản đối thông báo ngày 24/12/2013 của Trung Quốc về thời gian nghỉ đánh bắt cá tại một số khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
Theo ông Lương Thanh Nghị những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là « bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) ».
Theo tin báo chí trong nước hôm nay, Hội Nghề cá Việt Nam cũng vừa có văn bản phản đối việc Trung Quốc cản trở ngư dân đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Chủ tịch Trung ương Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng nói : « Trước đây, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa (vào tháng 1/1974). Sự việc lần này thể hiện rõ ý đồ hợp lý hóa việc xâm lược trước đây của Trung Quốc và đây là ý đồ lâu dài cho việc tiếp tục mở rộng xâm lược vùng biển của Việt Nam. »
Còn Hoa Kỳ hôm qua cũng đã lên án những quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông là « mang tính khiêu khích và nguy hiểm tiềm tàng ». Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, luật mới này làm nhằm khẳng định đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn vùng Biển Đông, mà Bắc Kinh không hề đưa ra giải thích nào, cũng như không dựa trên pháp lý quốc tế nào. Bắc Kinh hôm nay, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, đã bác bỏ lời chỉ trích nói trên của Mỹ.
Theo hãng tin AP, chính quyền “thành phố Tam Sa” ngày 01/01 vừa qua đã mở một cuộc diễn tập huy động 14 tàu và 190 người thuộc nhiều lực lượng, với kịch bản là ngăn chận những hoạt động đánh cá « trái phép ».
RFI
Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định hành động nói trên của Trung Quốc là một sự « vi phạm thô bạo » công pháp quốc tế, làm gia tăng căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Ngoài ra, theo Manila, luật mới của Trung Quốc còn vi phạm nghiêm trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và tự do đánh cá của tất cả các quốc gia trên vùng biển sâu, như quy định của Công ước LHQ về Luật biển ( UNCLOS ).
Về phần Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị hôm nay cũng đã phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông, cũng như phản đối thông báo ngày 24/12/2013 của Trung Quốc về thời gian nghỉ đánh bắt cá tại một số khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
Theo ông Lương Thanh Nghị những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là « bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) ».
Theo tin báo chí trong nước hôm nay, Hội Nghề cá Việt Nam cũng vừa có văn bản phản đối việc Trung Quốc cản trở ngư dân đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Chủ tịch Trung ương Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng nói : « Trước đây, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa (vào tháng 1/1974). Sự việc lần này thể hiện rõ ý đồ hợp lý hóa việc xâm lược trước đây của Trung Quốc và đây là ý đồ lâu dài cho việc tiếp tục mở rộng xâm lược vùng biển của Việt Nam. »
Còn Hoa Kỳ hôm qua cũng đã lên án những quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông là « mang tính khiêu khích và nguy hiểm tiềm tàng ». Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, luật mới này làm nhằm khẳng định đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn vùng Biển Đông, mà Bắc Kinh không hề đưa ra giải thích nào, cũng như không dựa trên pháp lý quốc tế nào. Bắc Kinh hôm nay, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, đã bác bỏ lời chỉ trích nói trên của Mỹ.
Theo hãng tin AP, chính quyền “thành phố Tam Sa” ngày 01/01 vừa qua đã mở một cuộc diễn tập huy động 14 tàu và 190 người thuộc nhiều lực lượng, với kịch bản là ngăn chận những hoạt động đánh cá « trái phép ».
RFI
9/1/14
Ðại án Vinalines và đòn thử quyết tâm bài trừ tham nhũng
VOA
Ðại án Vinalines và đòn thử quyết tâm bài trừ tham nhũng
Nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, và cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines Dương Trí Dũng.
KHÁNH AN-VOA
KHÁNH AN-VOA
09.01.2014
Việc ông Dương Chí Dũng khai tên nhân vật quan chức cấp cao của Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ là người chủ động báo tin cho ông về việc điều tra và đồng thời là người nhận số tiền 500.000 USD để giúp thoát án đã gây chấn động dư luận. Nhiều luồng ý kiến khác nhau về khả năng liệu còn những nhân vật cấp cao nào sẽ bị lộ diện tiếp theo hay không? Số phận của người nắm giữ và tiết lộ các bí mật sẽ thế nào? Và liệu Việt Nam có thật sự nghiêm minh trong việc xét xử các nhân vật lãnh đạo có liên quan? Khánh An tìm hiểu thêm chi tiết.
Phiên toà hôm 7/1 xét xử vụ án “cố ý làm lộ bí mật công tác”, “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” liên quan đến việc bỏ trốn sang Campuchia của ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HÐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, đã rẽ một bước ngoặt đột ngột khi ông này khai tên Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo việc thủ tướng đồng ý khởi tố, bắt giam ông Dũng.
Bước ngoặt mới của đại án tham nhũng
Trước tòa, ông Dương Chí Dũng khai đã đến gặp ông Ngọ khi gia đình ông này đang đi nghỉ mát ở Tuần Châu, Quảng Ninh vào chiều ngày 29/4/2012 và đề nghị được quan tâm giúp đỡ, đồng thời biếu ông Ngọ một phong bì 10.000 USD. Sau đó vài ngày, ngày 2/5, ông Dũng đến nhà Thứ trưởng Bộ Công An và biếu ông này thêm 500.000 USD.
Ông Dương Chí Dũng còn nói chính ông Phạm Quý Ngọ là người đã cho ông Dũng số điện thoại rác và dặn ông phải gọi vào số điện thoại này.
Những lời khai bất ngờ của ông Dương Chí Dũng tại tòa khiến nhiều người trong dư luận cho rằng vụ án tham nhũng Vinalines bắt buộc phải xem xét lại, thậm chí điều tra lại từ đầu.
Tuy nhiên theo Luật sư Trần Ðình Triển, người bào chữa cho ông Dương Chí Dũng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, tình tiết mới khai nhận về nhân vật cấp cao có liên quan không phải là tình tiết mới mà trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án Vinalines, ông Dương Chí Dũng cũng đã khai với cơ quan điều tra về chi tiết có người gọi điện thoại cho ông, thế nhưng chi tiết này đã không được đưa vào hồ sơ vụ án để các luật sư khai thác. Luật sư Trần Ðình Triển nói ông biết rất rõ về thông tin trên.
“Tôi biết rất rõ về thông tin này. Nhưng thông tin này mà tiết lộ trong phiên tòa của hàng hải thì nó không có giá trị bằng phiên tòa hôm nay bởi vì nó liên quan đến việc ai là người chủ mưu trong việc xúi giục, bố trí, khuyên ngăn anh Dương Chí Dũng bỏ trốn. Thực lòng anh Dương Chí Dũng không muốn bỏ trốn. Chính lời khai ấy, tại phiên tòa hôm nay, anh Dũng cũng đã nói là để nói một cách cụ thể và đầy đủ hơn thì anh sẽ công bố tại phiên tòa. Nếu trong giai đoạn điều tra mà khai cụ thể thì có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của anh ấy”.
Theo bản án sơ thẩm ngày 17/12/2013, tòa án nhân dân Hà Nội xác định ông Dương Chí Dũng là chủ mưu, ký quyết định phê duyệt đầu tư nhà máy và là người chỉ đạo ông Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ đồng, chỉ đạo tham ô 1,66 triệu USD và riêng ông chiếm đoạt 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Dũng sau đó đã làm đơn kháng cáo và nói rằng không liên quan đến việc ăn chia số tiền 1,66 triệu USD trên.
Với tình tiết mới của vụ án, LS. Trần Ðình Triển cho rằng cần phải xem xét lại việc tại sao các lời khai, tài liệu, chứng cứ về tham ô trong vụ án tham nhũng hàng hải tại sao không được làm sáng tỏ một cách triệt để.
“Cần phải điều tra, xem xét lại không những đối với vụ trốn ra (Campuchia) này để khởi tố những người có tội dù đó là ai, đồng thời cũng cần xem xét lại các chứng cứ trong quá trình điều tra của Vụ Hàng Hải mà không thể hiện sự vô tư, khách quan trong quá trình điều tra. Tôi lấy ví dụ là lấy hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Nga để xem phía Nga bán cái ụ nổi này là có được sự thỏa thuận của ông Dũng và ông Phúc hay không, hay một kẻ nào đó đứng sau hưởng toàn bộ số này và đổ cho ông Dương Chí Dũng và cả ông Phúc. Cả phía công ty AP ở Singapore cũng phải được làm rõ như vậy”.
Ngoài ra, luật sư Trần Ðình Triển cũng cho rằng cần phải điều tra các tình tiết mà các bị cáo đã tố cáo tại phiên tòa sơ thẩm về việc họ bị bức cung, mớm cung, nhục hình buộc họ phải khai nhận những tình tiết không đúng sự thật.
Ðòn thử quyết tâm bài trừ tham nhũng
Sau khi báo chí đưa tin danh tính các quan chức Bộ Công An có liên quan đến vụ án tham nhũng Vinalines, nhiều người trong dư luận bày tỏ ý kiến bức xúc với những lời khai lien quan đến những con số tiền đô mà nhiều người cho là “lùng bùng lỗ tai” hay “không thể tin được”. Có người còn so sánh việc dân phải lo chạy ăn từng bữa trong khi các quan chức sử dụng hàng trăm, thậm chí hàng triệu đô-la Mỹ để làm “quà biếu” ngay trên đất nước Việt Nam.
Trong khi đó, một luồng dư luận khác tỏ ra hoàn toàn không ngạc nhiên, trái lại hoài nghi về diễn tiến mới của vụ án. Một trong những trí thức phản biện nổi tiếng tại Việt Nam, nhà giáo Phạm Toàn, cho rằng lời khai của ông Dương Chí Dũng có thể là do tác động về mặt tâm lý trong lúc tuyệt vọng, nhưng cũng có thể là điều mà ông gọi là “hệ thống mưu mẹo loanh quanh”. Ông nói:
“Một hệ thống mưu mẹo gì đấy mà cuối cùng nó lại bảo vệ nhau, có khi nó lại ra nước ngoài một cách trot lọt bởi vì cái vòi bạch tuộc mafia của những nhóm lợi ích bây giờ cấu kết với nhau quá chặt. Tóm lại chả có gì đáng tin cậy là có thật ở Việt Nam cả. Có một điều duy nhất có thật là không ai còn tin gì đang là có thật ở đất nước mình nữa”.
Một số cư dân mạng còn dự đoán trước các kịch bản kết cục có thể diễn ra từ kinh nghiệm của nhiều vụ án lớn trước đây như “xử lý nội bộ”, cách chức, cho hưởng án treo đối với quan chức cấp cao có tội, hoặc “tự vẫn” trong nhà giam đối với kẻ tiết lộ bí mật.
Trong khi đó, một số người cho rằng đại án tham nhũng Vinalines là một đòn thử đối với quyết tâm bài trừ tham nhũng mà các lãnh đạo Việt Nam vẫn thường nêu lên trước công chúng và thế giới. Tuy nhiên, không có nhiều người tỏ ra tin tưởng vào “quyết tâm” này. Nhà giáo Phạm Toàn nói tiếp:
“Không quyết tâm gì đâu. Nếu mà thật sự quyết tâm thì nó khác. Ðây vẫn thấy là một âm mưu, là rửa mặt thôi, tìm cách tô son vẽ phấn chứ nếu mà sự thật là thẳng tay trừng trị thì dễ như bỡn, xoẹt một phát là xong. Thế nhưng xoẹt cái này nó lại lòi ra cái khác. Chả phải!”
Luật sư Trần Ðình Triển cho rằng đại án Vinanlines chỉ là một vụ việc nhỏ trong rất nhiều vụ việc cần phải được xem xét:
“Phát hiện vụ việc này là chuyện nhỏ. Từ đây còn rất nhiều vụ việc cũng cần phải được điều tra, xử lý một cách nghiêm minh.
Còn nhà giáo Phạm Toàn thì cho rằng vấn đề lớn của Việt Nam hiện nay không phải là trừng trị một hay vài người trong vài vụ án nổi cộm, mà vấn đề là phải có sự ổn định về chính trị xã hội bằng các thiết chế:
“Vấn đề người Việt Nam hiện nay cần là một cơ chế làm thế nào để ngăn chặn được cái xấu, chứ không cần phải bắn giết. Bắn giết một thằng lưu manh ăn thua gì? Vấn đề là bắn giết một hệ thống cho nó tan đi, thay bằng cái khác”.
Trong phiên tòa sơ thẩm hôm 17/12, ông Dương Chí Dũng bị kết án tử hình về hai tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Vinalines là một trong các vụ án mà Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao Việt Nam xếp vào danh sách “10 đại án tham nhũng” nghiêm trọng với thời gian xử lý kéo dài vì có nhiều vướng mắc và cần có “chỉ đạo tháo gỡ”.
Phiên toà hôm 7/1 xét xử vụ án “cố ý làm lộ bí mật công tác”, “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” liên quan đến việc bỏ trốn sang Campuchia của ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HÐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, đã rẽ một bước ngoặt đột ngột khi ông này khai tên Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo việc thủ tướng đồng ý khởi tố, bắt giam ông Dũng.
Bước ngoặt mới của đại án tham nhũng
Trước tòa, ông Dương Chí Dũng khai đã đến gặp ông Ngọ khi gia đình ông này đang đi nghỉ mát ở Tuần Châu, Quảng Ninh vào chiều ngày 29/4/2012 và đề nghị được quan tâm giúp đỡ, đồng thời biếu ông Ngọ một phong bì 10.000 USD. Sau đó vài ngày, ngày 2/5, ông Dũng đến nhà Thứ trưởng Bộ Công An và biếu ông này thêm 500.000 USD.
Ông Dương Chí Dũng còn nói chính ông Phạm Quý Ngọ là người đã cho ông Dũng số điện thoại rác và dặn ông phải gọi vào số điện thoại này.
Những lời khai bất ngờ của ông Dương Chí Dũng tại tòa khiến nhiều người trong dư luận cho rằng vụ án tham nhũng Vinalines bắt buộc phải xem xét lại, thậm chí điều tra lại từ đầu.
Tuy nhiên theo Luật sư Trần Ðình Triển, người bào chữa cho ông Dương Chí Dũng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, tình tiết mới khai nhận về nhân vật cấp cao có liên quan không phải là tình tiết mới mà trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án Vinalines, ông Dương Chí Dũng cũng đã khai với cơ quan điều tra về chi tiết có người gọi điện thoại cho ông, thế nhưng chi tiết này đã không được đưa vào hồ sơ vụ án để các luật sư khai thác. Luật sư Trần Ðình Triển nói ông biết rất rõ về thông tin trên.
“Tôi biết rất rõ về thông tin này. Nhưng thông tin này mà tiết lộ trong phiên tòa của hàng hải thì nó không có giá trị bằng phiên tòa hôm nay bởi vì nó liên quan đến việc ai là người chủ mưu trong việc xúi giục, bố trí, khuyên ngăn anh Dương Chí Dũng bỏ trốn. Thực lòng anh Dương Chí Dũng không muốn bỏ trốn. Chính lời khai ấy, tại phiên tòa hôm nay, anh Dũng cũng đã nói là để nói một cách cụ thể và đầy đủ hơn thì anh sẽ công bố tại phiên tòa. Nếu trong giai đoạn điều tra mà khai cụ thể thì có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của anh ấy”.
Theo bản án sơ thẩm ngày 17/12/2013, tòa án nhân dân Hà Nội xác định ông Dương Chí Dũng là chủ mưu, ký quyết định phê duyệt đầu tư nhà máy và là người chỉ đạo ông Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ đồng, chỉ đạo tham ô 1,66 triệu USD và riêng ông chiếm đoạt 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Dũng sau đó đã làm đơn kháng cáo và nói rằng không liên quan đến việc ăn chia số tiền 1,66 triệu USD trên.
Với tình tiết mới của vụ án, LS. Trần Ðình Triển cho rằng cần phải xem xét lại việc tại sao các lời khai, tài liệu, chứng cứ về tham ô trong vụ án tham nhũng hàng hải tại sao không được làm sáng tỏ một cách triệt để.
“Cần phải điều tra, xem xét lại không những đối với vụ trốn ra (Campuchia) này để khởi tố những người có tội dù đó là ai, đồng thời cũng cần xem xét lại các chứng cứ trong quá trình điều tra của Vụ Hàng Hải mà không thể hiện sự vô tư, khách quan trong quá trình điều tra. Tôi lấy ví dụ là lấy hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Nga để xem phía Nga bán cái ụ nổi này là có được sự thỏa thuận của ông Dũng và ông Phúc hay không, hay một kẻ nào đó đứng sau hưởng toàn bộ số này và đổ cho ông Dương Chí Dũng và cả ông Phúc. Cả phía công ty AP ở Singapore cũng phải được làm rõ như vậy”.
Ngoài ra, luật sư Trần Ðình Triển cũng cho rằng cần phải điều tra các tình tiết mà các bị cáo đã tố cáo tại phiên tòa sơ thẩm về việc họ bị bức cung, mớm cung, nhục hình buộc họ phải khai nhận những tình tiết không đúng sự thật.
Ðòn thử quyết tâm bài trừ tham nhũng
Sau khi báo chí đưa tin danh tính các quan chức Bộ Công An có liên quan đến vụ án tham nhũng Vinalines, nhiều người trong dư luận bày tỏ ý kiến bức xúc với những lời khai lien quan đến những con số tiền đô mà nhiều người cho là “lùng bùng lỗ tai” hay “không thể tin được”. Có người còn so sánh việc dân phải lo chạy ăn từng bữa trong khi các quan chức sử dụng hàng trăm, thậm chí hàng triệu đô-la Mỹ để làm “quà biếu” ngay trên đất nước Việt Nam.
Trong khi đó, một luồng dư luận khác tỏ ra hoàn toàn không ngạc nhiên, trái lại hoài nghi về diễn tiến mới của vụ án. Một trong những trí thức phản biện nổi tiếng tại Việt Nam, nhà giáo Phạm Toàn, cho rằng lời khai của ông Dương Chí Dũng có thể là do tác động về mặt tâm lý trong lúc tuyệt vọng, nhưng cũng có thể là điều mà ông gọi là “hệ thống mưu mẹo loanh quanh”. Ông nói:
“Một hệ thống mưu mẹo gì đấy mà cuối cùng nó lại bảo vệ nhau, có khi nó lại ra nước ngoài một cách trot lọt bởi vì cái vòi bạch tuộc mafia của những nhóm lợi ích bây giờ cấu kết với nhau quá chặt. Tóm lại chả có gì đáng tin cậy là có thật ở Việt Nam cả. Có một điều duy nhất có thật là không ai còn tin gì đang là có thật ở đất nước mình nữa”.
Một số cư dân mạng còn dự đoán trước các kịch bản kết cục có thể diễn ra từ kinh nghiệm của nhiều vụ án lớn trước đây như “xử lý nội bộ”, cách chức, cho hưởng án treo đối với quan chức cấp cao có tội, hoặc “tự vẫn” trong nhà giam đối với kẻ tiết lộ bí mật.
Trong khi đó, một số người cho rằng đại án tham nhũng Vinalines là một đòn thử đối với quyết tâm bài trừ tham nhũng mà các lãnh đạo Việt Nam vẫn thường nêu lên trước công chúng và thế giới. Tuy nhiên, không có nhiều người tỏ ra tin tưởng vào “quyết tâm” này. Nhà giáo Phạm Toàn nói tiếp:
“Không quyết tâm gì đâu. Nếu mà thật sự quyết tâm thì nó khác. Ðây vẫn thấy là một âm mưu, là rửa mặt thôi, tìm cách tô son vẽ phấn chứ nếu mà sự thật là thẳng tay trừng trị thì dễ như bỡn, xoẹt một phát là xong. Thế nhưng xoẹt cái này nó lại lòi ra cái khác. Chả phải!”
Luật sư Trần Ðình Triển cho rằng đại án Vinanlines chỉ là một vụ việc nhỏ trong rất nhiều vụ việc cần phải được xem xét:
“Phát hiện vụ việc này là chuyện nhỏ. Từ đây còn rất nhiều vụ việc cũng cần phải được điều tra, xử lý một cách nghiêm minh.
Còn nhà giáo Phạm Toàn thì cho rằng vấn đề lớn của Việt Nam hiện nay không phải là trừng trị một hay vài người trong vài vụ án nổi cộm, mà vấn đề là phải có sự ổn định về chính trị xã hội bằng các thiết chế:
“Vấn đề người Việt Nam hiện nay cần là một cơ chế làm thế nào để ngăn chặn được cái xấu, chứ không cần phải bắn giết. Bắn giết một thằng lưu manh ăn thua gì? Vấn đề là bắn giết một hệ thống cho nó tan đi, thay bằng cái khác”.
Trong phiên tòa sơ thẩm hôm 17/12, ông Dương Chí Dũng bị kết án tử hình về hai tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Vinalines là một trong các vụ án mà Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao Việt Nam xếp vào danh sách “10 đại án tham nhũng” nghiêm trọng với thời gian xử lý kéo dài vì có nhiều vướng mắc và cần có “chỉ đạo tháo gỡ”.
Source : VOA
Thư tình Buôn Gió gửi Như Phong.
10-01-2014
Thư tình Buôn Gió gửi Như Phong.
Người Buôn Gió
Người Buôn Gió |
Vừa qua trong khi dư luận dấy như cồn về vụ Dương Chí Dũng khai ra Phạm Quý Ngọ. Gió đã điểm mặt thấy vắng báo CA, QĐ và tờ của đại tá quản lý. Gió hiểu vì sao đại tá không ùa theo không khi hừng hực ấy, bởi vì đại tá ở phía muốn dập tắt cái luồng không khí hừng hực khí thế cách mạng báo chí ấy.
Và sau phát lệnh của trung tướng Tư, đại tá bắt đầu múa bút vào cuộc. Bài của đại tá vô lý hay phạm luật đến đâu thiên hạ đều đã phách hết. Nào là 5kg tiền va li khó mang, thiên hạ chỉ cho đại tá thấy ngoài sân bay người ta vác 7 kg nhẹ như lông hồng. Đại tá bảo Ngọ phong thứ trưởng có nghĩa chứng minh Ngọ không phạm tội, người ta hỏi thế ai không được phong là có tội chăng.? Vậy cái ông đại tá cục trưởng gì đó mà Chí Dũng khai ra chắc hẳn là phạm tội nên mới không được phong gì chứ.?
Đấy là chưa kể Phong đã lộ mình đầy sơ hở, Phong huênh hoang kể về 7 ngày trước Phong biết vụ án này thế nào, rồi trước nữa Phong biết thế nào.? Cái giọng văn đầy trịch thượng của Phong, Beo..và các trang mạng DLV vẫn tinh tướng như thánh phán xét về các vụ khác trước đây về những nhà dân chủ, giờ cũng vẫn thế. Cái này thiên hạ cũng đã nói hết cả rồi, Gió cũng không nói lại với Phong nữa.
Nhưng chuyện Phong nói về cái tình, cái nghĩa của Dương Tự Trọng thì ít người nói đến. Đang chuyện pháp luật Phong cho Petrotimes quay ra giở góc tình cảm. Thiên hạ nào cũng né, đúng là chuyện anh em ruột thịt, khó mà trách được. Hôm nay Gió viết thư tình, không phải tình cảm gì với Phong. Xưa nay Phong đứng đầu đám DLV bên kia, Gió ở bên này lề trái, tình nghĩa cái gì cơ chứ?.
Đại tá Nguyễn Như Phong |
Chuyện anh em ruột thịt, bao che cho nhau là chuyện bình thường. Thật sự ở xã hội phong kiến hay nền văn hóa gia đình đặc thù như dân tộc ta. Chuyện ruột thịt cứu nhau là đáng nể. Nếu Trọng thẳng băng đem Dũng đi nộp để vẹn chữ công.Thì chẳng phải18 năm sau , đến 180 năm sau người ta sẽ vẫn còn trách Trọng tham công bỏ nghĩa. Gió viết mấy bài về vụ này, nhưng chưa hề động bút nói gì đến hành động của Trọng cả. Trong tâm của Gió cũng đánh giá cao hành động sẵn sàng bỏ hết mọi thứ để cứu anh mình, cho dù là vi phạm pháp luật nặng nề của Trọng. Nụ cười thanh thản của Trọng trước tòa, chấp nhận ván bài chơi, có thắng có thua , đen thua sạch túi ,nở nụ cười chấp nhận, đúng là nghĩa khí của kẻ dám làm và dám chấp nhận hậu quả. ( có thể dư luận sẽ dấy lên chửi hai chúng ta nào là tình nghĩa gì mà đạp lên pháp luật, cứ kệ họ đã, chúng ta đang nói chữ tình ở đây thì cứ nói cho hết )
Giờ nói đến tiếp cái tình của Trọng, thì cũng phải nói đến ai là kẻ đưa Trọng đến hoàn cảnh trớ trêu này. Nếu Dũng, Trọng không biết tin Dũng bị bắt thì đâu có ngày Trọng phải hầu tòa lãnh án 18 năm. Một con người Dương Tự Trọng vẹn nghĩa tình như Petrotimes nói. Khi biết tin anh mình sẽ bị bắt, lẽ nào quay mặt làm ngơ hoặc đem anh mình đi nộp lấy công. Hoàn cảnh của Trọng và con người tình cảm như Trọng mà Petrotimes đã miêu tả ( nếu đúng ) thì Trọng không có cách nào khác là phải cứu anh mình, dù hậu quả vỡ lở có thế là mất hết cuộc đời. Nhưng Phong tin đi, có thể 18 năm sau người ta quên Dương Tự Trọng vì cứu anh mà phải lâm nạn cửa tòa . Nhưng nếu Trọng đem nộp anh của mình như thời cải cách ruộng đất thì chắc 180 năm sau thiên hạ còn nhớ đến Dương Tự Trọng , tuy nhiên hình ảnh sẽ chát đắng hơn nhiều chứ không phải như bây giờ.
Petrotimes nói đến tình của Trọng, Gió công nhận một cách thật lòng rất nể Trọng, Trọng khó mà làm khác được. Việc Trọng chơi với giang hồ Dũng Bắc Cạn, thiên hạ chê. Gió không chê, bởi Gió hiểu có cảnh sát hình sự nào mà không chơi với giang hồ đâu. Không chơi thì không lấy được tin, không làm được việc. Đấy, nói tình Gió cũng công nhận cái tình một cách rất thẳng thắn.
Nhưng nói thì cũng phải nói hết tình, phải trách kẻ nào báo tin khiến cho Dương Tự Trọng phải vào cảnh khó khăn ấy mới là nói hết tình. Nhưng Petrotimes nói lại không hết, thương Trọng mà thương nửa vời, nếu thương trót Petrotimes phải trách kẻ báo tin, Phong và Petrotimes phải góp phần truy ra kẻ báo tin thì mới phải tấm lòng với Dương Tự Trọng chứ. Đằng này Phong thương Trọng như thế là không hết tình với Trọng, mà Phong thương cảm thế để vẹn tình với kẻ báo tin cho Trọng mà thôi. Bởi thế Phong giở vụ Pmu18 ra để răn đe báo chí. Phong quay cuồng với các chứng cứ để khẳng định Dương Chí Dũng tố cáo oan sai cho Phạm Quý Ngọ ( trời ơi ! Vì Dương Chí Dũng mà Trọng dấn thân cứ anh phải lao tù, giờ Phong bảo Dương Chí Dũng thế thì quả những lời Petrotimes thương cảm Trọng có phải là nước mắt cá sấu không ?). Phong khẳng định Dũng tố cáo oan sai, Dương Chí Dũng thêm tội. Dương Chí Dũng đang mong góp phần thành khẩn chuộc tội tử hình chưa xong , nếu như Phong nói thì Dương Chí Dũng hết cơ sống. Ở tù 18 năm , anh trai mình phải chết, không có cơ hội cứu vì lời cáo buộc của Phong, thử hỏi Trọng sẽ nghĩ thế nào về Nguyễn Như Phong.?
Sẽ hàm ơn Nguyễn Như Phong đã cho Petrotimes khóc thương cảm mình ư.? Hay Dương Tự Trọng sẽ nghiến răng nghĩ đến câu chữ mà Nguyễn Như Phong khoác tội thêm cho anh mình trong một vụ án mới định khởi tố.
Gió nói thế đã suy ngẫm hết chữ Tình chưa ,Nguyễn Như Phong.?
Biển Đông : Bước leo thang mới của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam và Philippines ?
RFI
Biển Đông : Bước leo thang mới của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam và Philippines ?
Tàu cá của Việt Nam tại Biển Đông. Ảnh minh họa.
Reuters
Sự kiện chính quyền tỉnh Hải Nam âm thầm biến khu vực bên trong đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông thành nơi có thể gọi là « vùng cấm tàu cá nước ngoài », đã bị giới phân tích đánh giá là phi pháp, có nguy cơ làm tình hình Biển Đông thêm căng thẳng. Theo một số quan sát viên, quy định mới này chủ yếu nhắm vào hai đối tượng : Việt Nam và Philippines, hai nước ở tuyến đầu trong cuộc tranh chấp chủ quyền mà Trung Quốc đòi hỏi trên Biển Đông.
Theo trang mạng Washington Free Beacon, đã loan tin rất sớm (ngày 07/01/2014) về quy định này, đây là lần đầu tiên mà Trung Quốc luật hóa một cách rõ ràng đòi hỏi chủ quyền của họ trên vùng Biển Đông đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei…
Nhiều nhà phân tích, theo trang mạng nói trên, nhận định rằng động thái Trung Quốc sẽ làm dấy lên những căng thẳng mới trong khu vực. Chuyên gia về Trung Quốc John Tkacik, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, thẩm định : « Đây là một diễn biến thực sự có ý nghĩa, nhưng không phải là bất ngờ ».
Theo chuyên gia này, quyết định của tỉnh Hải Nam nằm trong chiến lược từng bước xiết chặt quyền kiểm soát của Trung Quốc trên vùng Biển Đông, mà bước trước đây chính là việc công khai hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò rất mơ hồ về mặt pháp lý. Biện pháp cấp tỉnh vừa được ban hành, theo ông Tkacik, có thể là một quả bóng nhằm thăm dò phản ứng của khu vực và quốc tế.
Đối với giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, quyết định của chính quyền tỉnh Hải Nam có thể được coi là « một hành động leo thang quan trọng của Trung Quốc trong việc áp đặt quyền tài phán của họ trên các vùng mà họ đòi chủ quyền của họ ở Biển Đông », có mục tiêu hợp pháp hóa một loạt những vụ chặn bắt, bắn phá, tịch thu tài sản, bắt nộp phạt mà Trung Quốc đã tiến hành từ trước đây đối với ngư dân Việt Nam và Philippines.
Theo Giáo sư Thayer, chỗ yếu trong các quy định mới của Trung Quốc chính là tính chất pháp lý. Nếu Trung Quốc thực hiện công việc mà họ gọi là thực thi luật pháp trong vùng hải phận quốc tế ở Biển Đông, thì các hành vi đó sẽ bị đồng hóa với hoạt động cướp biển do một Nhà nước tiến hành.
Một số chuyên gia đã ghi nhận tính chất bao quát của khu vực nơi Trung Quốc áp dụng các quy định mới. Phải chăng là đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới không phải là mọi nước, mà chỉ tập trung vào một số quốc gia ?
Đây chính là ý kiến của ông Lâm Úc Phương (Lin Yu-fang), một dân biểu thuộc Quốc Dân Đảng Đài Loan. Theo nhân vật này, được báo chí Đài Loan trích dẫn hôm 08/01, động thái của Trung Quốc nhắm cụ thể vào Việt Nam và Philippines, vốn bắt đầu tăng cường khả năng quân sự của mình trong khu vực trong những năm gần đây.
Lập luận của dân biểu Đài Loan phải chăng đã được thực tế chứng minh ? Bản tin trên tờ Washington Free Beacon ghi nhận là chỉ mới hôm 03/01, một chiếc tàu tuần tra Trung Quốc đã tấn công một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa . Đối với tờ báo, đây là hành động đầu tiên của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc nhằm áp dụng quy định mới.
Trong những ngày tới đây, tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ sôi sục trở lại, vì khó có thể nghĩ rằng các láng giềng của Trung Quốc sẽ răm rắp tuân lệnh của chính quyền tỉnh Hải Nam.
RFI
Nhiều nhà phân tích, theo trang mạng nói trên, nhận định rằng động thái Trung Quốc sẽ làm dấy lên những căng thẳng mới trong khu vực. Chuyên gia về Trung Quốc John Tkacik, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, thẩm định : « Đây là một diễn biến thực sự có ý nghĩa, nhưng không phải là bất ngờ ».
Theo chuyên gia này, quyết định của tỉnh Hải Nam nằm trong chiến lược từng bước xiết chặt quyền kiểm soát của Trung Quốc trên vùng Biển Đông, mà bước trước đây chính là việc công khai hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò rất mơ hồ về mặt pháp lý. Biện pháp cấp tỉnh vừa được ban hành, theo ông Tkacik, có thể là một quả bóng nhằm thăm dò phản ứng của khu vực và quốc tế.
Đối với giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, quyết định của chính quyền tỉnh Hải Nam có thể được coi là « một hành động leo thang quan trọng của Trung Quốc trong việc áp đặt quyền tài phán của họ trên các vùng mà họ đòi chủ quyền của họ ở Biển Đông », có mục tiêu hợp pháp hóa một loạt những vụ chặn bắt, bắn phá, tịch thu tài sản, bắt nộp phạt mà Trung Quốc đã tiến hành từ trước đây đối với ngư dân Việt Nam và Philippines.
Theo Giáo sư Thayer, chỗ yếu trong các quy định mới của Trung Quốc chính là tính chất pháp lý. Nếu Trung Quốc thực hiện công việc mà họ gọi là thực thi luật pháp trong vùng hải phận quốc tế ở Biển Đông, thì các hành vi đó sẽ bị đồng hóa với hoạt động cướp biển do một Nhà nước tiến hành.
Một số chuyên gia đã ghi nhận tính chất bao quát của khu vực nơi Trung Quốc áp dụng các quy định mới. Phải chăng là đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới không phải là mọi nước, mà chỉ tập trung vào một số quốc gia ?
Đây chính là ý kiến của ông Lâm Úc Phương (Lin Yu-fang), một dân biểu thuộc Quốc Dân Đảng Đài Loan. Theo nhân vật này, được báo chí Đài Loan trích dẫn hôm 08/01, động thái của Trung Quốc nhắm cụ thể vào Việt Nam và Philippines, vốn bắt đầu tăng cường khả năng quân sự của mình trong khu vực trong những năm gần đây.
Lập luận của dân biểu Đài Loan phải chăng đã được thực tế chứng minh ? Bản tin trên tờ Washington Free Beacon ghi nhận là chỉ mới hôm 03/01, một chiếc tàu tuần tra Trung Quốc đã tấn công một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa . Đối với tờ báo, đây là hành động đầu tiên của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc nhằm áp dụng quy định mới.
Trong những ngày tới đây, tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ sôi sục trở lại, vì khó có thể nghĩ rằng các láng giềng của Trung Quốc sẽ răm rắp tuân lệnh của chính quyền tỉnh Hải Nam.
RFI
Năm Ngựa Xổng Chuồng
Friday, January 10, 2014
Năm Ngựa Xổng Chuồng
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Tribune Ngày 140109
Giáp Tết Giáp Ngọ, Ai Cũng Nói Chuyện Ngựa...
* Năm con ngựa lồng của năm con ngựa gỗ... *
Thời sự quốc tế cũng sẽ nói chuyện ngựa năm Ngọ, nhưng từ một giác độ khác. Về năm con ngựa lồng trong vùng Đông Á.
Ngựa Trung Quốc
Trung Quốc đã hết phép lạ kinh tế và trong những năm tới không thể đạt mức tăng trưởng 8% mà chỉ mấp mé 7%. Chuyện kinh tế ấy có nhắc lại cũng không nhàm.
Từ bảy năm trước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói thật về phép lạ: không ổn định, không quân bình, không phối hợp và không bền vững. Dù biết vậy và muốn sửa, thế hệ Hồ-Ôn không cải cách nổi và nhường việc đó cho thế hệ thứ năm, là Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Thế hệ Tập-Lý đang loay hoay với việc chuyển hướng này.
Nếu thật sự muốn sửa thì họ phải hãm đà tăng trưởng, như chiếc xe lăn bánh vào khúc quanh thì phải giảm tốc độ. Nhưng khi Bắc Kinh vẫn đưa ra chỉ tiêu hơn 7% thì đấy là chỉ dấu cho thấy cỗ xe vẫn lao vào vùng hiểm nguy trong năm Ngọ.
Chuyện ngựa lồng là Tập Cận Bình cố tập trung quyền lực gần như Đặng Tiểu Bình mà còn nhanh hơn và bỏ qua tôn chỉ "thao quang dưỡng hối" của họ Đặng lẫn lý luận "quật khởi hòa bình" của Hồ Cẩm Đào. Tập Cận Bình không che giấu sức mạnh và xoá luôn cái ý hòa bình của chữ quật khởi. Khi kinh tế là con ngựa đau mà đối ngoại lại là con ngựa hung, các nước đều để ý.
Ngựa Bắc Hàn
Bên cạnh đó, đồng minh và đồng chí Á Châu duy nhất của Bắc Kinh là Cộng sản Bắc Hàn lại còn hung hơn vậy, dưới quyền lãnh đạo của Kim Chính Ân. Trong thế giới quyền lực kỳ bí của Bắc Hàn, thanh trừng nội bộ là chuyện thường tình chẳng làm ai ngạc nhiên. Nhưng khi Kim con lại vượt mặt Kim cha mà giết luôn người chú đỡ đầu cho mình, theo kiểu ghê tởm hơn xử lăng trì hay tứ mã phân thây, thì Bắc Kinh cũng thất kinh.
Nhân vật Trương Thành Trạch không chỉ lấy cô ruột của Chính Ân, và nhận lời ủy thác của Kim Chính Nhật để củng cố quyền lực cho người cháu còn quá trẻ. Ông là người giao tiếp với Trung Quốc và phụ trách chia chác quyền lợi giữa đôi bên. Kim Chính Ân có thể muốn lấy lại công tác đó cho mình. Nhưng cách thanh toán đầu mối khiến Bắc Kinh rợn mình nên mới cho truyền thông phanh phui sự thật: "đứa cháu cho chó ăn thịt chú ở trong cũi".
Vì vậy, mâu thuẫn Bắc Kinh với Bình Nhưỡng là biến cố đáng chú ý. Nếu Tập Cận Bình có "Trung Quốc mộng", Kim Chính Ân cũng có thể phát huy "Cao Ly mộng" theo lối bất ngờ để củng cố quyền lực! Bất ngờ và đáng sợ khi Chính Ân lại có hỏa tiễn gắn bom hạch tâm.
Ngựa Nhật Bản
Từ khi bị Hoa Kỳ khuất phục bằng hai quả bom nguyên tử và giải giới bằng bản Hiến pháp Mỹ chế, Nhật Bản chọn ngả kinh thương để phát triển trong hòa bình của 45 năm Chiến tranh lạnh. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, Nhật Bản bị hoạn nạn về kinh tế suốt hai chục năm liền và lãnh thêm trận động đất kèm theo sóng thần năm 2011 khiến hệ thống năng lượng nguyên tử bị tê liệt. Mà Nhật không có tài nguyên thiên nhiên và phải giao thương với thế giới để tồn tại.
Hai chục năm lụn bại đã qua không thể kéo dài nên Nhật Bản phải cải cách từ kinh tế tài chánh đến luật lệ và chính trị để phá vỡ sự trì trệ trong cơ chế. Việc cải cách có nhiều rủi ro lớn, nhưng kéo dài sự đình trệ lại còn rủi ro hơn nữa trước sự lớn mạnh và hung hăng của Trung Quốc.
Qua hai cuộc bầu cử tại Hạ viện vào Tháng 12 năm 2012 rồi Thượng viện vào Tháng Bảy năm 2013, cử tri ủy thác cho Thủ tướng Shinzo Abe việc cải cách, được trình bày như một kế hoạch phục hưng Nhật Bản. Ông mở chiến dịch vận động tinh thần ái quốc, đánh bung vòng kiềm toả của truyền thông thiên tả, phản chiến, đẩy lùi thế lực của hiệp hội thanh niên và nghiệp đoàn giáo chức trong tay đảng Cộng sản, vượt rào cản của hệ thống độc quyền về điện lực và bảo hộ nông sản bên cánh hữu. Sau một năm hành động với một số kết quả ban đầu, ông Abe được hậu thuẫn rất mạnh của dân chúnbg
Nhưng trận động đất đáng kể nhất là ông Abe muốn tìm lại cho Nhật Bản uy tín và ảnh hưởng quốc tế tương xứng với sức nặng của nền kinh tế đứng hạng thứ ba trên thế giới. Ảnh hưởng đó đòi hỏi khả năng quân sự hiện đại hơn và nước Nhật đang lặng lẽ tái võ trang. Với kinh nghiệm hàng hải từ hơn trăm năm, khả năng kỹ thuật của một nước thuộc loại tiên tiến nhất, và ngân sách quốc phòng thật sự đứng hạng thứ ba thế giới, Nhật Bản sẽ tự tái võ trang rất nhanh.
Chính là thái độ hung hăng của Bắc Kinh từ năm 2010 đã tạo ra sự chuyển biến khiến Thủ tướng Shinzo Abe mới mạnh tay về quốc phòng. Vụ tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku được Nhật quản trị mà Trung Quốc nhận là của mình đã bùng nổ từ năm 2010 và lên tới cao độ trong hai năm qua. Năm Giáp Ngọ sẽ là năm ngựa đá sang sông.
Sinh năm Giáp Ngọ, con ngựa Shinzo Abe, không chỉ là chiến mã mà còn đem theo hòm tiền rải khắp vùng, theo sau là các tổ hợp kinh doanh với nhiều dự án đầu tư chuyển từ Trung Quốc qua Đông Nam Á....
Ngựa Thái Lan
Ngày xưa, người ta cứ thường nói "Mèo Xiêm Cọp Thái", chứ mấy ai nghĩ đến con ngựa?
Tại Đông Nam Á, nhiều quốc gia đang gặp khó khăn kinh tế như Nam Dương hay Mã Lai Á vì nạn nguyên nhiên vật liệu bị mất giá vì sự sa sút của Trung Quốc. Nhưng rủi ro ngựa lồng trong năm Ngọ nằm tại Thái Lan. Xứ này chưa hết nội loạn và có thể còn loạn to trong năm tới.
Mâu thuẫn bùng nổ không phải là giữa đảng cầm quyền Pheu Thai Party (Vi Thái) của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và đảng Dân Chủ. Mâu thuẫn sâu xa là về hình thái xã hội giữa thành phần trung lưu ở thành phố, đa số là gốc Hoa từ nhiều đời, với thành phần bình dân ở nông thôn.
Được hậu thuẫn của nhiều người trong Hoàng gia, đám thị dân tập trung ở thủ đô Bangkok không chấp nhận quyền lãnh đạo của Thủ tướng Yingluck và đảng "Vi Thái", một đảng có chủ trương đại chúng và mị dân, nhưng được giới bình dân ủng hộ. Trong mấy tháng qua, sau khi nhượng bộ dân biểu tình đến cùng, đảng cầm quyền đã hết đất lùi.
Thật ra, mâu thuẫn chính trị tại Thái Lan đã có từ lâu. Xưa kia, Quốc vương Bhumibol Adulyadej có thể dẹp êm tất cả. Lần này, ông vua trị vì lâu đời nhất trên thế giới (từ năm 1946) và được dân Thái kính trọng, lại lâm trọng bệnh và mặc cho đám thân tín chung quanh thao túng chính trị. Bây giờ vua Bhumibol chờ ngày ra đi khi mà xung đột giữa hai thành phần dân chúng bùng nổ từ năm 2006 và kéo dài đến ngày nay.
Ngoài thế lực của Hoàng gia, Thái Lan còn có một lực lượng khác, là quân đội. Từ những năm 1932 trở về sau, việc Quân đội đảo chính lẫn nhau cũng là sự thường của xứ Thái. Nhưng ngần ấy ông tướng đều phủ phục trước Quốc vương. Bây giờ ông Bhumibol đã 86 tuổi. Nếu nội loạn cứ kéo dài, trong năm Ngọ, Quân đội có thể lên ngựa ra khỏi trại lính.
Sau đó, ai sẽ đưa ngựa về chuồng?
Ngựa Cao Miên
Trong các nước Đông Nam Á, Thủ tướng Hun Sen của đảng Nhân Dân Cambốt là người có bản lãnh đáng kể. Ông cầm quyền từ năm 1985 dưới cái nhãn dân chủ sau khi lần lượt loại bỏ mọi đối thủ. Do Hà Nội dựng lên từ thời nội chiến, Hun Sen cũng khéo phò một thế lực còn mạnh hơn Hà Nội, là Bắc Kinh.
Nhưng khi cầm quyền đã quá lâu, chính quyền có thể coi thường người dân và coi trọng quyền lợi của tay chân, nghĩa là đẻ ra tham nhũng.
Biến động Cambốt đã bùng nổ từ đầu Tháng Tám sau một cuộc bầu cử quốc hội có kết quả đáng ngờ. Đảng Cứu Quốc của lãnh tụ kỳ cựu là Sam Rainsy bèn nổi lên với phong trào phản đối vụ gian lận bầu cử và những vụ xung đột kéo dài gây tốn thất lớn cho nền kinh tế.
Từ những năm 1990, chuyện gian lận bầu cử tại Cambốt không là sự lạ, và sự phản đối của đảng Sam Rainsy cũng vậy. Theo chủ nghĩa quốc gia có màu sắc chống Việt Nam không hề che giấu, ông Sam Rainsy quy tụ nhiều khuôn mặt đối lập sáng giá ở cõi lưu vong, bên ngoài Cambốt. Nhưng cứ ở bên ngoài nên thiếu kinh nghiệm cầm quyền. Vì vậy, những hoạt động đối lập của ông không gây tiếng vang, hoặc đúng hơn, chỉ có tiếng vang mà chẳng có kết quả.
Nhưng tình hình đã khác nhờ... gần ba chục năm cai trị của Hun Sen.
Việc tham nhũng được định chế hóa đã gây bất mãn trong quần chúng. Kinh tế sa sút càng dễ đưa bất mãn tới nổi loạn. Chính quyền Hun Sen rơi vào cảnh ngộ khó xử là hòa giải không xong nên phải đàn áp. Mà càng đàn áp lại càng bị chống đối. Quy luật vật lý là sức ép gây sức bật đang vận hành. Chế độ Hun Sen lộ nguyên hình là chế độ độc tài tham nhũng mà đảng đối lập vẫn chưa có khả năng cầm quyền. Cambốt trôi vào vòng xoáy nguy hiểm.
Như nhiều quốc gia lâm nạn, chính quyền có thể chỉ ra giặc ngoài để dẹp thù trong, nghĩa là lại huy động chủ nghĩa ái quốc để kêu gọi đại đoàn kết. Nhưng leo lên ngựa chiến rồi nhắm vào ai? Vào Thái Lan vì tranh chấp đền đài hay vào Việt Nam vì chuyện buôn lậu tại biên giới? Lý do rất phù phiếm nực cười nhưng có thể là lý cớ chính đáng!
_____________
Theo ngũ hành, Giáp Ngọ là năm của ngựa gỗ. Nhưng hình như lại có năm con ngựa đá, mà đá là động từ! Bỗng dưng lại nhớ Trạng Trình, với câu sấm đã ám ảnh chúng ta từ gần năm thế kỷ... "mã đề dương cước..."
Source : Việt Tribune , dainamax tribune
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)