12/1/14

Thông cáo báo chí về việc gửi thư cho Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa


13/01/2014


Thông cáo báo chí về việc gửi thư cho Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa


Ngày 19/01/2014 đánh dấu 40 năm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Từ 40 năm, Việt Nam bị cướp một phần lãnh thổ, Việt Nam đổ một phần máu thịt.
Tuy nhiên, theo luật quốc tế, chủ quyền Hoàng Sa vẫn thuộc Việt Nam. Hiến chương Liên Hợp Quốc không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực. Với điều kiện người Việt Nam phải luôn nhắc với thế giới hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức thích hợp nhất giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
Đó chính là nội dung của lá thư chúng tôi gửi cho Liên Hợp Quốc, với niềm tin mãnh liệt rằng một thế giới hòa bình và công bằng chỉ tồn tại khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.
Lá thư được viết bởi hai tổ chức dân sự hoạt động vì Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của Việt Nam : Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp.
Lá thư được góp ý bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới về công pháp quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ, bởi các nhà hoạt động dân sự kinh nghiệm, với sự nghiêm túc và cẩn trọng cao nhất.
Vì chúng tôi mong muốn thông điệp của người Việt Nam và những người yêu chuộng công lý đến với các cơ quan pháp quyền cao nhất và có thẩm quyền nhất của thế giới, đó là :
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc
Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế
Tòa án Công lý Quốc tế
Hãy cùng chúng tôi nhắc nhở thế giới sự vi phạm trắng trợn pháp luật quốc tế của Trung Quốc khi xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Hãy cùng chúng tôi đề nghị Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Hãy cùng chúng tôi ký tên vào lá thư này:
Một tiếng nói có thể nhỏ, nhưng một triệu âm thanh sẽ làm thay đổi thế giới.
Lê Trung Tĩnh

----------------------------------------------------
NGƯỜI DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG DÂN TỪ KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc
Uỷ ban 1 của Liên Hợp quốc (Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế )
Tòa án Công lý Quốc tế
19 tháng 1 năm 2014
Kính thưa Quý Bà, Quý Ông,
19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu 40 năm ngày nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình căng thẳng và phức tạp ở Biển Đông và ở Biển Hoa Đông, đặc biệt sau khi Trung Quốc đơn phương thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông chúng tôi mong muốn nhắc lại với các Quý Vị về sự kiện xảy ra 40 năm trước đây. Hy vọng rằng sự kiện lịch sử bi thương này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiện tại và từ đó dự báo về một tương lai tốt hơn, nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Tiếp đó, chúng tôi cũng muốn khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế - nền tảng của hòa bình và phát triển thịnh vượng. Thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế là sứ mệnh trọng tâm của Liên Hợp Quốc. Là những công dân của thế giới, chúng tôi nhận thức được cần phải chia sẻ một phần trách nhiệm vô cùng lớn lao và quan trọng này.
Theo nhiều bằng chứng lịch sử, trước thời kỳ thực dân Pháp vào năm 1884, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, mà không có bất kỳ sự phản đối nào từ bất kỳ quốc gia nào trong suốt hai thế kỷ. Trong thời kỳ thực dân Pháp, nước Pháp đã thực thi rõ ràng và mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Trong thời kỳ hậu thực dân và những năm Chiến tranh Việt Nam, từ 1956 đến 1975, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền ở hai bên vĩ tuyến 17 theo các Hiệp định Giơ-ne-vơ. Quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa. Chính phủ của Việt Nam Cộng hòa luôn luôn biểu hiện rõ ràng và cụ thể các hoạt động và hành vi nhằm duy trì chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đã đóng quân tại đây ngay sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương.
Vào ngày 15 tháng 01 năm 1974, chỉ chưa đầy một năm sau khi ký kết Hiệp định hoà bình Paris hạn chế sự hiện diện của Quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã đổ quân xuống các đảo phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa (nhóm Trăng Khuyết) và trong vài ngày sau đó tăng cường triển khải lực lượng Hải quân.
Vào ngày 19 và 20 tháng 01 năm 1974, Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng toàn bộ quần đảo sau trận chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Trước hành vi sử dụng vũ lực một cách trắng trợn này, Quan sát viên của Việt Nam Cộng hoà tại Liên Hợp Quốc đã yêu cầu đưa vụ việc này ra Hội đồng Bảo an. Trong một công hàm ngoại giao gởi đến các bên ký kết Hiệp định hoà bình Paris, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Hội đồng Bảo an triệu tập một phiên họp đặc biệt để xem xét vụ việc này. Tuy nhiên, Trung Quốc, với quyền phủ quyết của mình, đã ngăn chặn tất cả những nỗ lực nhằm mở một cuộc thảo luận về vụ việc này tại Hội đồng Bảo an.
Nước Việt Nam thống nhất sau 1975, luôn liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Bất chấp những phản đối của Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và xây dựng trên đó nhiều cơ sở hạ tầng đáng kể.
Hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hòa bình. Nguyên tắc này, được quy định lần đầu tiên vào năm 1928 trong Hiệp ước Briand-Kellogg, sau đó đã được long trọng tái khẳng định nhiều lần trong các văn kiện pháp lý nền tảng của Liên Hợp Quốc. Tuyên bố năm 1970 về các Nguyên tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia đã khẳng định một cách rõ rằng "[m]ỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để xâm phạm sự tồn tại của một quốc gia khác hoặc để giải quyết tranh chấp quốc tế về các đường biên giới quốc tế, bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến đường biên giới của các quốc gia. "
Tuy nhiên chúng ta không thiếu các biện pháp có thể đưa đến một giải pháp hoà bình cho tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, một trong những biện pháp hòa bình đó là đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế. Thế nhưng Trung Quốc đã hoàn toàn làm ngơ trước mọi đề xuất theo hướng này. Nếu như Trung Quốc không ngừng khẳng định họ có bằng chứng rất mạnh về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, tại sao họ lại không đồng ý đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức quốc tế thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia?
Đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà chức năng chính liên quan đến tranh chấp này được quy định tại Điều 33 (và rộng hơn là trong Chương VI) của Hiến chương, cũng có thể là một biện pháp để đưa đến một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Nhưng một lần nữa, Trung Quốc đã ngăn ngừa bất kỳ ý định nào ​​đưa vấn đề này ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an, cụ thể là năm 1974, hoặc sau đó là năm 1988 khi Việt Nam có cố gắng tương tự đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an.
Sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, từ chối đàm phán hoặc phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc tế, rõ ràng không phải là những hành vi và cách hành xử có lợi cho một thế giới hòa bình và ổn định.
Do đó, chúng tôi kiên quyết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế.
Thế giới đã chứng kiến ​những đau khổ khủng khiếp trong quá khứ khi các quốc gia, vì lợi ích riêng của họ, không tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Không ai muốn điều đó tái diễn.
Ngày 19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu 40 năm việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là dịp để cả thế giới nhìn lại sự kiện này và cũng là dịp để Trung Quốc có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ.
Hãy cùng chúng tôi làm tất cả cho một thế giới hòa bình, ổn định và công bằng, và chúng ta chỉ có thể xây dựng một thế giới như vậy khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trân trọng,
Người dân Việt Nam và công dân từ khắp nơi trên thế giới
-------------------------------------------------------------------------------
Press Release: Letter to the United Nations on the 40th anniversary of China’s seizure of the Paracel archipelago
January 19th this year marks the fortieth anniversary of China’s seizure of the Paracel archipelago. For the past 40 years, China has occupied the whole archipelago.
However, according to international law sovereignty over the Paracel archipelago still belongs to Viet Nam. The United Nations Charter prohibits the acquisition of territory by force.
Viet Nam must always remind the world of this flagrant breach of international law by China, always affirm its sovereignty over the archipelago, and urge China to accept the submission of the sovereignty dispute to adjudication by the International Court of Justice.
That is the content of the letter we are sending to the United Nations, in our conviction that world of peace and justice exists only when every country respects international law.
The letter is written by two non-governmental organisations that work for justice for Viet Nam and the other small countries that are parties to South China Sea disputes: the Southeast-Asia Sea Research Foundation and the Bien Dong tai Phap Group.
We would like to bring the voice of Vietnamese and other peace-loving peoples around the world to the highest and most competent legal authorities of the world:
United Nations General Secretary
United Nations Rule of Law Unit
United Nations First Committee (Disarmament and International Security)
International Court of Justice
Let us remind the world of the flagrant violation of international law when China invaded the Paracel archipelago in 1974. Let’s urge China to submit the dispute to the International Court of Justice.
Please join us in signing this letter:
One voice may be small, but a million will change the world.
Le Trung Tinh
------------------------------------------------------------------------------------------
Vietnamese and people from all over the world
United Nations General Secretary
United Nations Rule of Law Unit
United Nations First Committee (Disarmament and International Security)
International Court of Justice
19th January 2014
Madam, Sir,
The 19th of January this year marks the fortieth anniversary of the China’s seizure of the Paracel archipelago.
In the context of recent tensions, notably in the East China Sea following the establishment by China of an “Air Defense Identification Zone”, we would like firstly to draw your attention on this anniversary with the hope that history will help us understand the present and thereby better predict the future for the sake of a peaceful world. Secondly, we would like on this occasion to remind the importance of respect for international law as a cornerstone of world peace and stability. Promoting the rule of law at the international level is at the heart of the United Nations’ mission. As world citizens, we feel compelled to share part of this responsibility.
According to numerous historical documents, before the French colonization in 1884, Vietnam enjoyed undisputed sovereignty on the Paracel archipelago, without any rivalry, for nearly two centuries. During the period of French colonization in Vietnam, France clearly and strongly asserted sovereignty over the archipelago.
During the post-colonial period and the years of the Vietnam War, from 1956 to 1975, Vietnam was divided in two parts on either side of the 17th parallel by the 1954 Geneva Accords. The Paracel archipelago, lying south of this line, naturally came under the sovereignty of the Republic of Vietnam. The Government of the Republic of Vietnam never departed from a clear and well stated intention to maintain its sovereignty over the archipelago. It maintained military contingents there ever since French troops withdrew from Indochina.
On January 15, 1974, Beijing landed troops in the western islands of the Paracel archipelago and in the following days reinforced its operation by a strong maritime deployment.
On January 19 and 20, 1974, China attacked and completely took over the islands after fierce fighting against the forces of the Republic of Vietnam.
After these acts of extreme violence, the Republic of Vietnam’s observer at the United Nations requested the review of the matter by the Security Council of the United Nations. In a diplomatic note sent to all signatories of the Paris Accords, the administration of the Republic of Vietnam requested a special session of the Security Council. Yet China, due to its veto in the Security Council, blocked all efforts to open a debate on the issue.
Ever since, Vietnam, reunited after 1975, continued to clearly assert its sovereignty over the Paracel archipelago. Despite all these challenges, China continues occupying the whole archipelago and develops there considerable infrastructures.
The Chinese military intervention in 1974 on the Paracel archipelago constitutes an obvious breach of international law, including the principle according to which all international disputes must be settled exclusively by pacific means. This principle, originally enshrined in the 1928 Briand-Kellogg Pact has been solemnly reaffirmed on number of occasions since then in the framework of the United Nations. Hence, the 1970 Declaration on Principles of International Law Concerning Friendly Relations and Co-operation among States unambiguously states that "[e]very State has the duty to refrain from the threat or use of force to violate the existence of another State or as a means of settling international disputes on international borders, including territorial disputes and problems concerning the borders of States."
There is nevertheless no lack of means to find a solution to the dispute over the Paracel archipelago, one of them being the submission of the dispute to the International Court of Justice. However, Beijing has turned a deaf ear to all proposals in this direction. If China continuously asserts the strength of evidence of its sovereignty over the archipelago, why does it not agree to submit the case to the most appropriate organization for resolving such disputes between States?
Reference to the United Nations Security Council, whose competences in that respect flow from Article 33 (and more generally Chapter VI) of the Charter could be another mean to move towards a peaceful settlement of that dispute.
But here too, China prevented any initiative of the Security Council, in particular in 1974, or after in 1988, when Vietnam attempted to make a similar call to the Council.
The use of force, the threat to use force, and the refusal to negotiate or to submit the dispute to settlement by an international court are obviously not actions and behaviors in favor of a peaceful and stable world.
We therefore firmly urge China to comply with international law and to accept the submission of the Paracel archipelago dispute to the arbitration of the International Court of Justice.
The world witnessed in the past terrible sufferings as nations for the sake of their own benefit did not respect the basic principles of international law. No one wishes such situations to recur.
January 19, 2014, the 40th anniversary of China’s seizure of the Paracel archipelago, is an occasion for the whole world to look back and for the parties to correct mistakes made in the past. Let us do all for a world of peace, stability and justice, where each nation respects international rules.
Sincerely,
Vietnamese and people from all over the world





ĐẠI VỆ CHÍ DỊ- ĐẠI CHIẾN HOÀNG THÀNH


THỨ HAI, NGÀY 13 THÁNG 1 NĂM 2014

ĐẠI VỆ CHÍ DỊ- ĐẠI CHIẾN HOÀNG THÀNH

Người Buôn Gió
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Năm đó nước Vệ tiêu điều thảm hại, người đói kém đi cướp trộm đầy đường. Đến hơn mười tỉnh cả nước thiếu gạo ăn làm đơn xin triều đình phát chẩn. Trong khi đó quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa, vợ bé con riêng tậu biệt thự hàng nghìn tỷ. Các doanh nghiệp nhà Sản làm ăn thua lỗ, triều đình phải gánh hàng trăm nghìn tỉ thất thoát, thua lỗ.

Như thế bảo sao dân không đói.?



 Quyền lực của vương phủ rơi  vào tay phủ chúa. Cũng tại bởi đời Vệ Cường Vương khi trước bất tài, háo sắc, bỏ bê chính sự. Cường Vương lúc tuổi ngoài bảy mươi, răng chắc , tóc đen, khí lực sung mãn. Vương ngự ngôi cao chỉ lo kiếm chuyện tìm gái đẹp hầu hạ gôi chăn. Bảy ngày có thể lâm trận mây mưa đến năm buổi, lúc  về già còn rước thêm gái tơ về làm ái phi. Đến các con mình Vương cũng bỏ mặc đừng nói chi là xã tắc.

 Việc nước do phủ Chúa điều hành, Bạo tể tướng nhân đấy mà thành lập vây cánh, thu nạp thủ hạ đưa vào các vị trí béo bở trong triều. Ban phát bổng lộc hậu hĩnh, thế và lực ngày càng mạnh.  Chúa lấn át cả quyền của Vương Phủ.

Kính Vương lên ngôi, dốc lòng thiết lập lại quyền lực cho Vương Phủ. Ban hành khế ước toàn dân, quân phải một lòng phụng sự nhà Sản do Vương Phủ đứng đầu. Năm nhà Sản thứ 68, đại thần nghị chính Hoàng Sanh cầm quyền nghị hội, tuyên bố thiên hạ rằng kết quả lấy ý kiến tất cả nghị dân đại diện cho nhân dân đều nhất trí đồng ý nhà Sản là thế lực duy nhất lãnh đạo nước Vệ. Ngoài nhà Sản ra, bất cứ thế lực nào ngo ngoe, tạo vây cánh, lập bè đảng đều là thế lực phản nghịch.

Vương nói với đại thần trong phủ.

- Nay tuy nhà Chúa lộng hành, tước đoạt quyền bính của phủ. Nhưng danh chính ngôn thuận thì Vương Phủ vẫn là tối cao, Vương là nhà Sản, nhà Sản là Vương. Chân lý ấy không bao giờ thay đổi, con đường đi lên thiên đàng có thể đến thế kỷ sau mới tới nơi. Nhưng trước mắt không để quyền lãnh đạo nhà Sản lọt vào tay những phường bè lợi ích tư túi. Giả bộ phụng sự nhà Sản mà trục lợi cá nhân, đàn áp nhân dân với danh nghĩa bảo vệ nhà Sản mà thực ra là tập luyện binh mã, củng cố  binh lực để khống chế nhà Sản làm bình phong. Cái này dân gian gọi là cú kêu cho ma nó ăn. Nay quân của Vương Phủ đã được rèn luyện tinh nhuệ, đại tướng Trăm Xanh lập tức dẫn cánh Chính Nội đi đầu phá giặc lập công. Trận đầu phải quyết thắng đánh vào bộ Hình và tập đoàn tàu thủy, làm sao chiến thắng phải vang dội để cổ vũ khí thế toàn quân.

Trăm Xanh mình cao bảy thước, vóc dáng vạm vỡ, mặt mũi dữ tợn, tiếng sang sảng như chuông đồng. Xanh cắp đại đao ra giữa triều thưa lớn.

- Đại tướng Trăm Xanh, phụng mệnh vua ra trận. Thề quyết trận đầu đánh tan quân giặc. Bắt hết, hốt hết.

Nói rồi Xanh khoa đại đao một vòng, khí trên đao toát ra lạnh lẽo đầy sát khí, Trăm Xanh bước ra cửa nhảy thốc lên ngựa, hô quân tùy tùng nhắm hướng trung tâm kinh thành tiến tới.

Đại tướng Trăm Xanh vừa đi. Vệ Kính Vương  khoát tay gọi đại thần nghị chính tổng quản kinh thành Trí Sáng lại bảo nhỏ.

- Xanh là người miền Trung, tính nóng nảy. Lại đang nóng lòng trả mỗi thù năm xưa bị quân nhà Chúa vào đất ấm tập, dùng thế trận Thanh Tra đánh tập hậu. Trận ấy Thanh mất 3400 tinh binh, cũng vì tính không đề phòng. Nay trận này mà lỡ có gì thì hỏng đại sự. Người dùng quân bản bộ ém sẵn, lúc thừa cơ dùng trận Truyền Thông mai phục bất ngờ đánh tạt ngang hông địch, như thế chiến thắng mới chắc chắn được.

Trí Sáng mặt mũi sáng sủa, học rộng, binh thư đọc nhiều, giỏi trận Truyền Thông. Lĩnh ý vương, khoan thai phe phẩy quạt lên kiệu về phủ sắp đặt quân bản bộ, gọi bộ hạ thủ túc là Lộc Sáng vào. Dặn dò cẩn mật, cứ ngày ấy lúc ấy, xuất quân ra chỗ ấy, đánh thẳng luôn vào Báu Mã không cần nói nhiều.

Vương lại gọi đại tướng Kinh Tài là Chùa Lan lại thì thầm.

- Khi Trăm Xanh đánh trận này, Trí Sáng ở trong xuất bất kỳ ý ra quân. Đich hỗn loạn, không phòng bị lương thảo.Ngươi nhân lúc ấy chẩn bị binh mã đánh trận Kinh Tài, nắm hết nguồn lợi trong thiên hạ về đây.

Đại Tướng Chùa Lan lĩnh mệnh đi ra.

Lại nói về bên phủ Chúa, thấy Vệ Kính Vương dăm lần bảy lượt sửa chính sách, thu nạp bộ hạ, dựng tiền quân, hậu quân. Lại cho tướng lãnh đi tập huấn binh thư đánh Tham Nhũng. Biết là thế nào cũng có chuyện đến mình. Chúa mới họp bầy tôi lại bảo.

- Phép đánh trận đầu tiên là gì .?

Thủ hạ nhao nhao, người nói phải tinh thông võ nghệ, người nói phải rành trận đồ, người nói vũ khí đầy đủ sắc bén. Chúa cười nhạt hỏi.

- Kia một người tráng sĩ, vai năm tấc rộng thân mười thước cao, tay cầm phương thiên họa kích, tay kia cắp thanh Mạc Gia, mặc giáp bạc, cưỡi ngựa xích thố. Nếu một ngày không có cơm ăn, nước uống thì liệu đánh được bao nhiêu lâu, chém được bao nhiêu giặc.

Tướng coi ngân khố là Vạn Bành nói.

- Nếu thế sợ mới đến cửa trận là lăn quay cả người lẫn ngựa vì đói khát. Phải lính đi đánh trận mà tiền lương cho vợ con ở nhà không đầy đủ nữa, ra trận không có đồ ăn, ở nhà vợ con đói kém. Tráng sĩ trời đi nữa cũng phải thua. Binh thư có câu thực túc binh cường.

Chúa nghe thấy cắt ngang.

- Không nói binh thư, nói điều dễ hiểu đị.

Vạn Bành nói.

- Thưa, giang hồ  đạo tặc có câu, bản lĩnh có nhưng đói không chịu được.

Chúa bật cười ha hả.

- Nói đúng ý ta, cứ thế có phải là dễ hiểu không. Binh thư cái con mẹ gì.? Bọn hủ nho , mọt sách trong thiên hạ toàn lũ lợn bị ta khóa mõm từ lâu rồi.

Đoạn Chúa nghiêm mặt quát.

- Vạn Bành nghe lệnh.

Vanh Bành giật mình, tóc rẽ sang hai bên, mồ hôi đổ ra, lập bập quỳ khấu đầu.

- Vạn Bành xin nghe lệnh.

Chúa lệnh.

- Ta cho nhà người cai quản ngân khố, đặt tên cho là Vạn Bành. Nay là lúc cần người thu hết ngân lượng trong thiên hạ, đủ một vạn bành về kho cất giữ. Kẻ kia không có lương, không có bổng , liệu xem đánh được mấy hồi. Chúng bày trận gì mặc chúng, không có cái chúng ăn tất hàng ngũ lộn xộn, không đánh cũng tan. Lúc đó lại đến phủ Chúa mà xin xỏ xùi bọt mép cũng nên.

Vạn Bành lĩnh ý Chúa, tức tốc lên ngựa về phủ soạn trận Kim Ngân dùng phép tăng thuế, tăng phí, gom vàng cho quân bủa đi tứ xứ triển khai ráo riết gom lương thảo trong thiên hạ. Vì thế mà dân đói càng đói thêm, khiến 11 tỉnh giáp Tết Canh Ngọ còn không có gạo mà ăn phải đệ đơn xin triều đình phát chẩn cứu đói.

Vạn Bành đi, Chúa quay sang gọi Đàm Cận.

Đàm Cận tuổi trẻ, mặt mũi khôi ngô, sáng sủa, bộ dạng nho nhã. Vốn được Văn Thụ thừa tướng bộ Hình tiến cử. Đã từng kinh qua nhiều chức vụ, làm tổng trấn phủ Ninh giáp Tề mấy năm.. Vỗ về dân chúng yên ổn, hòa hiếu với Tề, mỗi năm thu về phủ Chúa hàng chục ngàn lượng. Đàm Cận nhờ hòa hiếu với Tề qua việc cho thuê đất đầu nguồn nên tạm được lòng Vương Phủ, lại thu về ngân khố phủ Chúa.

Chúa ôn tồn dặn Đàm Cận.

- Việc của ngươi là trấn an thiên hạ, cho thấy vận khí nhà Chúa còn dài. Có thế lòng người mới không hoang mang, dao động. Ngày mai người cứ đóng bộ đẹp, đi đây đó lăng xăng tạ hình ảnh người nhà Chúa khí lực còn sung mãn. Đến đâu cũng phải giữ hình ảnh nhà Chúa qua bộ dạng thật trẻ trung, năng động. Làm sao để thiên hạ thấy phủ Chúa là nơi gửi gắm lâu dài. Chớ có thấy can qua mà nghiêng về những kẻ già nua, sắp chết.

Rồi Chúa quay sang, thấy phó thương thư bộ hình coi việc an ninh là Điền Vẽ đang đứng chờ đến lượt. Chúa vẫy Điền Vẽ lại ghé tai.

- Một số bọn cứng đầu, không chịu bán cổ phần đi. Chả may Vương Phủ cho người nắm lại hết các cơ sở thương nghiệp thì nguy. Ngay lập tức phải cho người của ngươi đi thúc ép bọn này, chậm trễ xử êm ngay tức khắc làm gương.


Ngày nọ, tháng nọ. Trăm Xanh dẫn quân bản bộ đại hình chém Dương Bạo, bắt Dương Kính. Thừa thế tấn công Báu Mã bộ hình. Báu Mã hoang mang đối phó, binh pháp có phần loạn, vội vã điều quân bản bộ do Tư Tứ chỉ huy  hợp cùng quân bên ngoài là toán Nhiên Liệu Mới ra trận hòng đánh thế gọng kìm.

Toán ấy hùng hổ xung trận. Bất ngờ mới ra khỏi thành vài dặm, bị phục kích của toán Hà Thành Mới do Lộc Sáng chỉ huy đổ ra. chưa kịp chào hỏi thì Lộc Sáng bất ngờ cho quân khai cung bắn tên như mua. Tư Tứ  vỡ trận hoảng sợ dẫn quân quay ngược vào thành chỉnh đốn lại, im bặt tiếng luôn.

Báu Mã chủ quan lúc tiễn Tư Tứ đi, còn đứng đó nhìn theo, bị luôn một mũi tên Đích Danh trúng ngực, đeo cả tên chạy vào thành. Bênh càng thêm bệnh.

Phúa Chúa bị bất ngờ, không tính được Vương Phủ đánh vào bộ Hình ráo riết thế. Đương lúc chưa biết làm sao thì Chùa Lan dẫn đại quân đến áp thành bày trận Kinh Tài. Thế mới là họa vô đơn chí, chưa xong trận nầy đã đến trận khác.

Chúa cho người phia ngày đêm về Ninh phủ hỏi ý kiến lão tướng Văn Thụ. Lão tướng Văn Thụ viết bốn chữ cho người đưa tin. Chúa mở ra xem thấy bốn chữ '' thế lực thù đich ''. Chúa gọi Điền Vẽ và các tướng lại hội ý. Các tướng bảo.

- Văn Thụ đại thần xưa nay chuyên trận Thế Lực Thù Địch, cứ lập trận này ra rồi đen trắng nhốt hết lại, bởi thế nhà Chúa mới mạnh như ngày nay. Có lẽ giờ ý lão đại thần là nên dùng trận này.

Chúa bảo.

- Giờ trận này đem ra đánh thẳng với Vương Phủ, e rằng mang tiếng phản nghịch. Không đánh chúng không sợ, chi bằng cứ giả bộ đánh vào bọn Dương Bạo và bọn xúi nó tố giác thăm dò xem sao.

Bọn Nhiện Liệu Mới, bọn Phủ Chính bèn thổi kèn xung trận mở đầu. Tố bọn Dương Bạo là thế lực thù địch chống phá bên trong bên ngoài cùng với bọn Cù Tiên Sinh. Nhăm nhe đánh tới đại thần nghị chínhTrí Sang và  đại thần nghị chính Công Tới. Thế trận cũng hiểm độc khôn lường.

Mới trước đó bọn này ca ngợi nhà Dương Bạo có truyền thống yêu nước, cả gia đình cách mạng. Giờ cần giở mặt đánh ngược bàn tay. Thế mới biết bọn lưỡi không xương, bồi bút thật ghê tởm. Khổ thân phụ thân Dương Bạo tuổi cao, sức yếu, cả đời theo nhà Sản cùng với Cù Tiên Sinh cũng dòng dõi công thân như vậy, bị vướng họa can qua.

Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ.


11/1/14

'Không có tiếng súng ở Biển Đông'

'Không có tiếng súng ở Biển Đông'

Cập nhật: 12:34 GMT - thứ bảy, 11 tháng 1, 2014

Ông Hồ Tích Tiến (thứ hai từ trái sang), Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo, trực thuộc Nhân dân nhật báo của Đảng cộng sản TQ
"TQ không phải là xã hội cộng sản mà ở giai đoạn đầu của CNXH", theo TBT Hoàn cầu thời báo
Tờ Hoàn Cầu Thời báo vẫn được coi là Fox News của Trung Quốc. Trên một phương diện nào đó, thật khó phân loại tờ báo với số lượng phát hành 1,5 triệu bản này.
Vì đây là một tờ báo do nhà nước Trung Quốc quản lý, trực thuộc tờ Nhân dân Nhật báo và thường chạy các bài xã luận mang tính dân tộc chủ nghĩa mà dường như thể hiện xu hướng gây hấn hơn trong các chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Sau đây là cuộc phỏng vấn Tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo, ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), do chương trình Newshour của BBC thực hiện,
Mặt khác thì phiên bản tiếng Anh của tờ Hoàn cầu Thời báo lại nhắc tới sự kiện Thiên An Môn năm 1989 nhân dịp kỷ niệm 20 năm - một việc làm khá táo bạo tại Trung Quốc.
BBCÔng nhận định thế nào về những phát triển tại đất nước Trung Quốc hiện đại như một xã hội tư bản?
Hồ Tích Tiến (HTT): Tôi không nghĩ Trung Quốc là một xã hội tư bản. Trung Quốc đã và đang có những cải tổ theo kinh tế thị trường. Đó là nền kinh tế thị trường, nhưng không phải là một xã hội bị thúc đẩy bởi chủ nghĩa tư bản. Các quyết định được chính phủ và nhân dân cùng đưa ra chứ không phải được quyết định bởi chủ nghĩa tư bản.
"Trung Quốc phát triển cơ chế nhân quyền riêng của mình. Hoa Kỳ có thể là một ví dụ tốt cho Trung Quốc nhưng nó là tùy thuộc vào quyết định của Trung Quốc muốn làm cách nào và làm gì trên phương diện này"
BBCCốt lõi của chủ nghĩa cộng sản là niềm tin đã được đưa vào Hiến pháp của Trung Quốc rằng phương tiện sản xuất là thuộc sở hữu toàn dân. Đó chính là cốt lõi của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng nhiều phương tiện sản xuất tại Trung Quốc này thuộc sở hữu tư nhân. Làm sao ông có thể nói rằng Trung Quốc là một xã hội cộng sản. Nó không phải là cộng sản.
HTT: Tôi không nghĩ là như vậy. Trung Quốc không phải là một xã hội cộng sản mà đang ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Trong xã hội của chúng tôi, định nghĩa về sở hữu phương tiện sản xuất đã và đang có thay đổi không ngừng. Vào lúc này chính xác kiểu sở hữu nào Trung Quốc cần theo chỉ có thể được quyết định bởi thực tế, bởi kiểu sở hữu đem lại lợi ích nhất cho xã hội.
BBC: Ông nói tới thực tế. Rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản của Trung Quốc đã thất bại và Trung Quốc đã chấp nhận hệ thống kinh tế của phương tây là ưu việt hơn so với hệ thống kinh tế mà đảng của ông theo đuổi?
HTT: Không thể nói là Trung Quốc đã thất bại. Trung Quốc luôn có những tiến bộ, từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tới ngày nay, nền kinh tế luôn phát triển không ngừng. Chúng tôi nhận ra rằng nền kinh tế thị trường là cách tốt để tổ chức nguồn lực xã hội nhưng nền kinh tế thị trường không thể được coi là tương ứng với chủ nghĩa tư bản.
Trung Quốc
Trung Quốc đang xây dựng nền dân chủ theo cách riêng của mình, theo ông Hồ Tích Tiến
Chủ nghĩa tư bản là khái niệm phân chia nguồn lực vì lợi ích của xã hội và nhân dân bằng tiền bạc (tư bản). Kinh tế thị trường là sự phản ánh mức độ tiến triển của nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không thể độc quyền hóa kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là khái niệm toàn cầu.

'Có thể học ở Hoa Kỳ?'

BBC: Là một đảng viên cộng sản, ông có tự hào rằng Trung Quốc có rất nhiều các nhà triệu phú trong khi cũng còn rất nhiều người đang sống ở mức sống với thu nhập rất ít ỏi?
HTT: Tôi nghĩ là vấn đề này cần được giải quyết. Khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo không phải là tốt. Chúng tôi phải tiếp tục nỗ lực trong việc làm giảm khoảng cách về thu nhập này.
BBCHoa Kỳ tự xem họ là người đi đầu về dân chủ và nhân quyền trên khắp thế giới. Ông nhận định về Hoa Kỳ như thế nào? Ông sẽ dùng những từ gì để miêu tả về Hoa Kỳ?
HTT: Tôi cho rằng Hoa Kỳ là một đất nước rất thành công. Nó cũng là một đất nước dân chủ. Hoa Kỳ có rất nhiều thứ mà Trung Quốc nên học hỏi. Nhưng Trung Quốc có hoàn cảnh rất riêng biệt khiến rất khó có thể bắt chước một số cách thức của Hoa Kỳ.
"Chuyện tranh đấu thì vẫn luôn còn đó. Nhưng chúng tôi có giới hạn của mình. Nay, tại Biển Đông đang có hòa bình, chứ không phải là chiến tranh"
Trung Quốc có thể học được ở Hoa Kỳ rất nhiều điều. Nền dân chủ của Hoa Kỳ là một cơ chế hay mà Trung Quốc có thể nghiên cứu. Khái niệm về nhân quyền của Hoa Kỳ đã giúp Trung Quốc có những tiến bộ.
Đồng thời Trung Quốc cũng đang xây dựng hệ thống dân chủ riêng của mình. Chúng tôi phát triển cơ chế riêng của mình về nhân quyền. Nhưng Trung Quốc không thể hành động giống hệt như Hoa Kỳ.
BBCVâng, nhưng ông có cảm thấy hài lòng khi các chính trị gia Hoa Kỳ tới Bắc Kinh và cố tìm cách bảo đảm cho công dân nước ông các quyền này? Ông chào đón sự can thiệp của họ?
HTT: Tôi phản đối những việc họ làm. Trung Quốc phát triển cơ chế nhân quyền riêng của mình. Hoa Kỳ có thể là một ví dụ tốt cho Trung Quốc nhưng nó là tùy thuộc vào quyết định của Trung Quốc muốn làm cách nào và làm gì trên phương diện này.

'Đại bác ở Biển Đông'

BBCNhưng tạp chí của ông, tôi xin được đề cập tới ở đây, dường như chuyên về các tư vấn, đe dọa và thậm chí cả những xúc phạm tới các nước khác. Tại sao ông lại có thái độ thù nghịch như vậy đối với những người Mỹ tới Trung Quốc để nói chuyện về chính sách của Trung Quốc trong khi ông lại sẵn sàng bảo các nước khác phải làm gì?
HTT: Tôi cho rằng phương tây có quyền chỉ trích chúng tôi. Và chúng tôi cũng có quyền chỉ trích phương tây và đồng thời chỉ trích những chỉ trích của phương tây về Trung Quốc. Sự hội nhập giữa các nền văn hóa thường dựa vào những tương tác chặt chẽ hơn.
Phản đối Trung Quốc ở Philippines
Người biểu tình Philippines phản đối động thái trên Biển Đông của Trung Quốc
BBCNhưng ông vừa nói rằng ông phản đối các chính trị gia Mỹ tới Trung Quốc và khuyên đất nước ông phải làm gì để bảo vệ quyền công dân? Điều đó là hoàn toàn mâu thuẫn.
HTT: Tôi nghĩ suy nghĩ của ông là quá đơn giản. Trung Quốc là một đất nước phức tạp. Chúng tôi tiếp nhận các ý tưởng từ Hoa Kỳ, rất nhiều ý tưởng từ Hoa Kỳ nhưng khi các chính trị gia Mỹ tới Trung Quốc và đưa ra các yêu cầu thì đó là chuyện chính trị chứ không phải là chuyện ý tưởng nữa.
Chính trị có hậu quả tương tự. Chúng tôi phản bác chính trị của họ vì đó là chuyện chính trị chứ không phải là những ý tưởng.
BBCThế khi Trung Quốc bảo với Việt Nam rằng họ phải chuẩn bị sẵn sàng lực luợng hải quân của họ, và bảo cả Philippines phải chuẩn bị nghe tiếng súng đại bác, khi tờ báo của ông xỉ vả các nước khác thì đó là ý tưởng hay là chính trị?
HTT: Họ không thể can thiệp vào chính trị của chúng tôi. Và chúng tôi không can thiệp vào chính trị của họ.
BBCNhưng ông nói với tôi rằng chúng ta phải tương tác và phải đối xử tốt với nhau, phải lắng nghe nhau và học hỏi lẫn nhau?
HTT: Chúng ta phải đấu tranh với nhau. Nhưng ông có nghe thấy tiếng đại bác không? Không. Ông có nghe tiếng súng đại bác ở Biển Đông không? Không. Chuyện tranh đấu thì vẫn luôn còn đó. Nhưng chúng tôi có giới hạn của mình. Nay, tại Biển Đông đang có hòa bình, chứ không phải là chiến tranh.

Source : BBC

10/1/14

Giáo sư Tương Lai : Ngọn gió lành đầu năm mang lại hy vọng cho dân chủ ở Việt Nam

Trang chủ


Giáo sư Tương Lai : Ngọn gió lành đầu năm mang lại hy vọng cho dân chủ ở Việt Nam

Biểu tình tại Hà Nội chống các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Biểu tình tại Hà Nội chống các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Reuters

Thụy My
Năm mới 2014 bắt đầu với nhiều sự kiện dồn dập, từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được đón nhận với nhiều ý kiến khác nhau, cho đến vụ án Dương Chí Dũng, và việc rục rịch kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa. Những dấu hiệu này nói lên điều gì ? RFI Việt ngữ đã trao đổi với giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh về những vấn đề trên.

RFI : Kính chào giáo sư Tương Lai, trước hết xin rất cám ơn giáo sư đã nhận trả lời phỏng vấn. Cách đây một tuần, chính xác là ngày 2 tháng Giêng, giáo sư đã cho rằng thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là « một ngọn gió lành ». Vì sao giáo sư có nhận xét này ?
Giáo sư Tương Lai : Phải nói là tuần vừa qua mở đầu cho năm 2014 dồn dập rất nhiều sự kiện lớn. Cứ như một đợt sóng trào, mà những con sóng dội lên trên bề mặt thực ra do sự vận động ngầm của sức nước ở bên dưới. Những điều bộc lộ trên bề mặt cuộc sống, thì tôi cứ suy nghĩ, tôi cảm thấy rằng nó cũng thể hiện được một cách khá cô đọng những vấn đề ấp ủ trong lòng xã hội Việt Nam suốt thời gian vừa qua.
Những vấn đề bức xúc mà tôi chỉ muốn nói thông qua lăng kính của một người giàu suy tư về vận nước. Tôi cảm nhận được rằng mở đầu năm 2014, thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một ý nghĩa động viên rất lớn, như một ngọn gió lành.
Vì sao tôi nói như thế ? Vì ở thông điệp này nói lên được những điều bức xúc nhất, khát vọng mạnh mẽ nhất mà xã hội ấp ủ bấy lâu nay, bây giờ người đứng đầu chính phủ nói ra. Đương nhiên là trong thông điệp, ông ta không thể nói hết tất cả các vấn đề được. Nhưng những vấn đề ông đã nói, thì trong suy nghĩ của tôi, đó là những vấn đề cốt lõi nhất.
Và một tuần trôi qua, phải nói rằng dư luận cũng có rất nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau, chứ không phải như nhận định của tôi đâu. Nhưng cho dù có bất cứ tranh cãi gì đi chăng nữa, sau một tuần lễ suy ngẫm, tôi vẫn khẳng định điều đã nói. Vẫn khẳng định rằng thông điệp này có một ý nghĩa rất lớn.
Vì ở đây ông ấy đặt vấn đề là nguồn động lực tạo nên sự khởi sắc của sự nghiệp đổi mới, và từ đó đẩy tới những vấn đề về kinh tế, xã hội, thì đến bây giờ gần như đã cạn kiệt rồi. Ông ấy dùng từ « không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển », tôi thì tôi nói mạnh hơn - nó cạn kiệt rồi.
Bây giờ phải tạo nên nguồn động lực mới. Cách đặt vấn đề của ông Thủ tướng, tôi cho đó là cách đặt vấn đề trúng, và đúng. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà, mà nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy dân chủ. Ông nhắc lại dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.
RFI : Bên cạnh đó, là vấn đề Nhà nước pháp quyền…
Điều cần chú ý hơn nữa, là ông nói rằng dân chủ gắn với Nhà nước pháp quyền. Ông cho rằng dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại.
Đây là một tuyên bố rất dứt khoát và mạnh mẽ. Trước đó tôi chưa hề thấy. Trước đó, tôi chưa nghe !
Từ lâu người ta cũng đã nói nhiều, nhưng khi viết về Nhà nước pháp quyền, thì báo chí thế nào cũng thêm cái đuôi « Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ». Trong nhận thức của tôi, đã là Nhà nước pháp quyền thì phải mang ý nghĩa đích thực của nó. Không cần mang cái đuôi » xã hội chủ nghĩa » làm gì cả.
Nhưng trong một thời gian dài người ta không thể chịu nổi điều đó, có nghĩa là người ta không chịu đựng nổi Nhà nước pháp quyền. Cho nên ông Tổng bí thư nói thẳng : Chúng ta không chấp nhận tam quyền phân lập. Mang cái đuôi « Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa », có nghĩa là không có tam quyền phân lập. Mà đã không tam quyền phân lập thì vừa đá bóng vừa thổi còi, không có cơ chế kiểm soát quyền lực.
Một khi quyền lực không được kiểm soát, thì làm sao tránh khỏi chuyện làm bậy được. Vì xu hướng chung là quyền lực đẻ ra quyền lực. Người đang nắm được quyền lực luôn muốn mở ra vô hạn độ, và quyền lực thì gắn liền với tham nhũng. Quyền lực có xu hướng tham nhũng, và quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối.
Cho nên cứ hô hào chống tham nhũng, xem đó là một món võ để động viên nhân dân - và các cụ, nhất là các cụ lão thành khi nghe nói điều này là đáp trúng ý của các cụ lắm. Nhưng căn nguyên của tham nhũng ở chỗ nào ? Chính là thể chế - thể chế chính trị độc quyền toàn trị.
Vì vậy bây giờ muốn tạo nên một nguồn động lực thì phải đổi mới thể chế và phát huy dân chủ ; gắn cái ý này với cái ý « dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh của một thể chế chính trị hiện đại ». Tôi cho rằng đấy là ý tưởng lớn nhất, quan trọng nhất cho sự phát triển hiện nay. Chỉ cần nhấn vào một điểm nút ấy thì sẽ bật lên như là một nút khởi động, cả một bộ máy sẽ chuyển động theo.
Sở dĩ tôi cho là ngọn gió lành, chính là vì ông Thủ tướng nói được điểm này. Đây là điểm cơ bản nhất mà từ trước đến nay tôi chưa nghe nói.
RFI : Như vậy theo giáo sư thông điệp lần này đã đi vào căn nguyên của vấn đề. Nhưng cũng có những ý kiến ngờ vực, vì lâu nay Thủ tướng Việt Nam vẫn thường bị chỉ trích về tham nhũng, nên có thể chỉ là một tuyên bố mị dân ?
Cũng có người hỏi tôi, thì tôi trả lời thế này. Giữa mị dân và thân dân là một lằn ranh rất mỏng manh, và lằn ranh đó tùy thuộc vào tầm nhìn, cách nhìn để phát hiện ra lúc nào là mị dân, lúc nào là thân dân. Nếu chỉ căn cứ vào lời nói, và cảm tính thì rất dễ đi đến quy kết không có cơ sở. Phải dựa vào thực tế.
Ở đây, những vấn đề mà ông nêu lên, trước hết chúng ta phải xem đó có phải là những nguyện vọng bức xúc nhất của người dân hiện nay không. Nếu ông nêu đúng bức xúc của dân, thì trước hết người dân lấy đó làm gậy chống đi đường.
Để xem lời ông nói có đi đôi với việc ông làm hay không, thì người dân phải kiểm tra. Trong thông điệp ông đã nói rất rõ, mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng, và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…Người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm, và sử dụng pháp luật để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Và mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.
Rồi đây người dân phải nắm lấy quyền này để mà đòi thực thi. Ví dụ quyền tự do lập hội, tự do báo chí, quyền được biểu tình…đã được ghi trong Hiến pháp nhưng thực tế lâu nay bị treo vì người ta không ban hành những luật cụ thể kèm theo.
Ông ấy nói rất rõ là phải mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. Có nghĩa là bằng dân chủ trực tiếp, người dân phải thực thi quyền làm chủ của mình. Quyền này phải đấu tranh mà giành lấy, chứ đừng có tưởng cứ ngồi đấy mà xin được. Bất cứ chính quyền nào cũng đều muốn có lợi về phía mình.
Phải cố « hoàn thiện thể chế, tăng cường dân chủ », thì đây là điều người dân có thể bám vào đó để đấu tranh. « Hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội », « tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Đấy là những điều mà rồi đây người dân phải tự nâng cao trình độ và nhận thức của mình lên để tham gia vào.
Nhất là một ý hết sức quan trọng mà lần đầu tiên trong bản thông điệp này đặt vấn đề, là phải « kiến tạo phát triển ». Tức là Nhà nước tạo điều kiện để mọi người dân tham gia, và xã hội thực hiện những chức năng mà xã hội có thể làm tốt hơn Nhà nước. « Kiến tạo phát triển » theo tôi là một khái niệm mới, mở đường cho hoạt động của xã hội dân sự mà lâu nay người ta kiêng kỵ.
Đấy là những vấn đề khá cụ thể, và đi vào những vấn đề cụ thể đó thì mới thấy được đó là mị dân hay thân dân. Chứ còn chỉ căn cứ vào lời nói, thì hiện nay có tình trạng cảm nhận của mỗi người có khác nhau. Khi đã nói cảm nhận tức là nhìn nhận một cách cảm tính, yêu ghét, thích ông A hay ông B, ông X hay ông Y.
Dưới con mắt của tôi, tôi không quan tâm đây là ông A, B, C hay X,Y,Z. Không ! Tôi quan tâm tư tưởng của ông ấy, đề xuất của ông ấy, cái chính sách mà ông nêu lên, chủ trương ông đề ra, giải pháp ông kiến tạo có tiến bộ không, có thúc đẩy phát triển không.
Nhưng có một số người – đó là quyền của người ta thôi – theo cảm tính. Khi đã có định kiến rồi, n thì gười đó nói có hay mấy cũng có thể bảo, không, nó bịp đấy ! Chuyện đó dễ hiểu thôi. Rồi đây phải quay trở lại với một nguyên lý có tính chất sơ đẳng : thực tiễn sẽ là tiêu chuẩn. Thực tiễn sẽ là thước đo đúng sai của một chính sách, một giải pháp. Nếu nói ngôn từ văn vẻ : Thực tiễn là thước đo của chân lý !
Trong thông điệp ông Thủ tướng, tôi nghĩ có những điều người dân đang rất trông đợi. Ví dụ năm hết Tết đến, thì hãy bắt chước một nước đang có bước phát triển ngoạn mục : thay đổi luật bầu cử, thay đổi Hiến pháp để cho bà Aung San Suu Kyi là người trước đây đã bị quản thúc gần hai chục năm, bây giờ có thể tham gia ứng cử tổng thống. Rồi họ thả tù chính trị hàng loạt.
Dân đang chờ xem những người vì bất đồng chính kiến - người ta chỉ phát biểu ý tưởng thôi, một cách hòa bình, bất bạo động nhưng bị tống giam – thì bây giờ nên thả họ ra. Đương nhiên về vĩ mô, trong một thông điệp chỉ có thể nói những vấn đề cơ bản lớn. Nhưng một ví dụ cụ thể như tôi vừa nói, tuy rất nhỏ nhưng mang tính biểu tượng rất lớn. Thế thì căn cứ vào đó mà chúng ta đo, chứ không thể nói đúng sai theo lối cảm tính được.
RFI : Nếu đây là một chuyển biến thực sự về hướng dân chủ và Nhà nước pháp quyền thì rất đáng mừng. Theo giáo sư, nguyên nhân của sự thay đổi này từ đâu, và liệu có thể thực hiện được không dù có muốn cải cách ?
Đây cũng là một câu hỏi rất cụ thể, đòi hỏi một đáp số rõ ràng. Trong vụ xử Dương Chí Dũng, ông ta đã khai ra những nhân vật cộm cán cấp rất to, thì bây giờ phải làm thế nào công khai và minh bạch như Thủ tướng đã nói. Cho nên tôi mới nói trong chỉ một tuần lễ đầu năm 2014 thôi, mà đã nổi lên rất nhiều đợt sóng mạnh.
Điểm thứ ba là vụ Hoàng Sa và Trường Sa. Vừa qua đã có kỷ niệm chiến tranh biên giới tây nam, như thế là một bước khẳng định trở lại đường lối, và vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc. Sắp tới đây kỷ niệm ngày mà Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Hiện nay Nhà nước đã có chủ trương chuẩn bị kỷ niệm sự kiện đó, và Đài truyền hình Đồng Nai đã truyền đi bộ phim « Hải chiến Hoàng Sa » do Việt Nam Cộng Hòa quay trước 1975.
Đấy là những động thái theo tôi có ý nghĩa cực kỳ lớn. Vì nếu làm sáng tỏ những điều này ra, thì như tôi đã trả lời, phải gắn kết vấn đề dân chủ với động lực lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược. Khi hai yếu tố này gắn kết lại với nhau, sẽ tạo nên nguồn động lực rất lớn, không gì có thể ngăn cản được.
Về Hoàng Sa, khi ông Thủ tướng tuyên bố lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật, phải đưa vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa, tôi cho đó là một thái độ rất rành rọt, rõ ràng. Để xem rồi đây thực hiện như thế nào. Nếu làm được điều này, sẽ chứng tỏ chúng ta có một bước tiến rất mới trong thái độ đối với bọn xâm lược.
Không phải vì đấu tranh ngoại giao mà lại bẻ queo sự thật đi được, như lâu nay vẫn làm. Đó là một đường lối sai lầm, không thể chấp nhận được. Vì vậy nếu bây giờ gắn yêu nước với dân chủ thì rất hay.
Như vậy chỉ trong bảy ngày đầu tháng Giêng của năm mới, có ba sự kiện lớn như tôi vừa nói, và ba sự kiện này quy tụ lại những vấn đề khá cơ bản trong đời sống Việt Nam thời gian qua.
RFI Vừa rồi báo chí Việt Nam có những cái tựa đáng kinh ngạc, chẳng hạn « Địch đông ta ít, Việt Nam Cộng Hòa thay đổi kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa » thì trên mạng người ta bình luận bây giờ Việt Nam Cộng Hòa cũng là « ta » rồi. Và như giáo sư vừa nói, gần đây đã nhắc đến chuyện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, kỷ niệm tử sĩ Hoàng Sa…Những chuyển biến này có liên quan gì đến việc gần đây Trung Quốc liên tục gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông hay không ?
Rõ ràng với thời gian trôi qua, có những vấn đề của lịch sử sẽ được nhìn nhận trở lại một cách đúng đắn hơn. Phải nói rằng dân đi trước Nhà nước, đi trước Đảng nhiều lắm trong việc hòa hợp, hòa giải dân tộc.
Vấn đề này đã đặt ra từ lâu rồi, và người đầu tiên đặt vấn đề một cách trực diện là ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi ông nói trong những ngày kỷ niệm, có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn. Ông nói, nếu không làm lành những vết thương đó, thì đừng có khoét sâu thêm nữa – nhưng chưa được thực hiện.
Về phía dân, cũng đã làm được nhiều – tôi không nói sâu vì không được biết nhiều. Nhưng riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27/07/2011, chúng tôi có tổ chức một buổi kỷ niệm, trong đó nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nói rõ về vấn đề chiến tranh và Hoàng Sa.
Còn tôi có nói cái ý : đã đến lúc phải có một thái độ đúng đắn tuyên dương những người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, và dũng cảm hy sinh tại Hoàng Sa. Tôi có dẫn ra cái câu của Phật nói rằng, tất cả nước mắt đều có vị mặn, tất cả máu đều có màu đỏ. Máu Việt Nam không phân biệt ở bên này hay bên kia giới tuyến. Đã đến lúc phải có một chính sách hòa giải và hòa hợp dân tộc, mới có thể tạo nên động lực mới để xây dựng đất nước.
Như vậy cách đây ba năm, vấn đề đó được chính thức công khai trong buổi mít-tinh do chúng tôi tự tổ chức lấy với nhau tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở đường Nguyễn Thông, Thành phố Hồ Chí Minh. Bây giờ sau ba năm, Nhà nước mới đặt lại vấn đề Hoàng Sa. Nhà nước đi sau dân, và như vậy là đáp ứng một nguyện vọng đã chín muồi lắm rồi trong nhân dân.
Trước đây liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa, thì kiêng dè khi nói về thực thể Việt Nam Cộng Hòa. Dù muốn hay không, đó là một trong bốn bên ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định Paris, làm sao mà vứt bỏ thực thể ấy được. Và nếu dùng thực thể đó mà đấu tranh thì mới nói rằng Hoàng Sa là của Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược.
Gần đây người ta mới bạch hóa vấn đề công hàm của Phạm Văn Đồng, báo chí đã có đưa lên. Khi công nhận hồi ấy nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có trách nhiệm pháp lý nào để nói về Hoàng Sa cả, vì theo Hiệp định Genève thì Hoàng Sa nằm ở bên kia vĩ tuyến 17, thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Do hồi ấy tránh nhắc lại điều đó, mà chúng ta gặp khó khăn trong việc lập luận, đấu tranh vạch mặt Trung Quốc xâm lược để giành lấy chủ quyền Hoàng Sa. Bây giờ vấn đề ấy rõ rồi thì phải nói lại.
Đài truyền hình Đồng Nai đã đưa tin – người ta chưa dám cho làm trên Đài Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng thôi thì cứ bắt đầu ở Đồng Nai cũng được, rồi từ đó tiến dần lên. Thế mà không phải mọi việc đã ổn đâu. Báo chí đưa lên rồi nhưng sau đó có chỉ thị phải gỡ xuống !
Nhiều thế lực đan xen vào nhau trong những vấn đề về đường lối chính sách, cũng như trong việc nhìn nhận thông điệp của Thủ tướng, có nhiều luồng ý kiến đánh giá rất khác nhau. Đó là một thực tế, và là một nỗi đau của dân tộc!
Một nỗi đau của đất nước, khi không tạo được đồng thuận giữa những người lãnh đạo. Chừng nào chưa gạt bỏ những mắc mứu cá nhân, gạt bỏ vấn đề ý thức hệ một cách khiên cưỡng và sai lầm để đặt lợi ích của dân tộc, Tổ quốc trên hết, thì chừng ấy chưa thể rảnh tay đối phó với kẻ thù được. Đấy là chưa nói lại còn có khi mượn kẻ thù tiếp tay để mà đấu lẫn nhau, để mà thanh toán lẫn nhau nhân danh ý thức hệ.
Vì vậy nguyện vọng của người dân lúc này là tạo nên đồng thuận để mọi người cùng chung sức xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ.

Source : RFI

Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinnh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974


Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinnh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Nguyễn Khắc Mai
Theo Viet- studies

Nỗi hận giặc sôi gan chiến sĩ, quyết hy sinh nào kể chi thân;
Lòng yêu nước nung chí anh hùng, trường tranh đấu chẳng chờ chi tuổi.
Quyết một phen phanh xác quân thù,
Liều trăm trận đền ơn sông núi.

Nhớ các anh xưa
Tuấn tú khôi ngôi,
Thông minh lanh lợi.
Ruộng đồng cùng nương rẫy, bờ tre xóm bãi, cày cấy sớm trưa;
Mấy trăm năm chuyên cần, hai vụ mùa màng, mở mang lễ nghĩa.
Trời biển Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Bao thế hệ, nguyện thề, giữ đất giữ biển, giữ chủ quyền người Việt.
Tình anh em mặn mà, đằm thắm, trông nước non vời vợi, hẹn ước đinh ninh;
Tuổi thanh xuân hăng hái, nồng nàn, nhìn tháng ngày tương lai, mong chờ phơi phới.
Rằng hay,
Hàng trăm năm giữ đảo, đào giếng, dựng chùa, lượm thu sản vật,
Chinh phu bao lớp, đem thân tạc định giữa thiên thanh.
Mấy người đi, được mấy kẻ về?
Linh thiêng hóa thành chim báo dữ.
Giặc cướp đảo lăm le, tấm thân này nào há tiếc,
Lũ bá quyền hùng hổ, mưu gian nọ hãy diệt trừ.
Sóng dâng trào, lao mình trong mưa đạn, hiến thân cho nước nào quản nguy nan;
Biển nổi giận, cản bước chiến hạm thù, quyết liệt tấn công, sá gì đêm tối.
Người xông lên đảo, nhảy vào vòng vây, xả súng chống trả, làn khói đạn che mặt trận
đen sì.
Người hướng mũi tàu, xông giữa quân giặc, ngang dọc tấn công, dòng máu đỏ thắm
loang miền biển cả.
Trúng thương, bị đạn, vẫn hiên ngang chống lũ hung tàn.
Hạm vỡ, tàu chìm, nghĩa khí quyết không rời trận địa.
Thân chiến binh, phơi xác bãi sa trường, khói sóng mù khơi mông mênh bể nội.
Hồn chiến sĩ chơi vơi miền u tịch, mây trôi gió nổi, lãng đãng quê hương.
Giận vì bọn xâm lược, để lại con thơ mẹ già, ưỡn ngực ra chống giữ;
Cảm thay lòng ưu ái, đem theo chí lớn súng gươm, sống mái với quân thù.
Giáp Dần 74, nhật nguyệt Hoàng Sa bi tráng đi vào lịch sử,
Giáp Ngọ hôm nay, Núi sông,Trời biển, hào hùng ghi nhớ công ơn.
Hỡi ôi!
Vì nước, vì non,
Không danh, không lợi.
Nam nhi đại chí, nghìn xưa chẳng thẹn với tiền nhân;
Dũng sĩ nêu gương, vạn kiếp còn soi cho hậu bối.
Bài văn khóc anh hùng, xót thương chiến sĩ, ngâm nga giảng đường, ngờ đâu hợp với
những người nay!
Cuốn sử Việt vẻ vang, Văn Thà,Thành Trí , giảng mãi không thôi, oanh liệt sẽ thêm
vào nhiều trang mới.
Cuộc đời tuy ngắn ngủi, danh trượng phu còn mãi với giang sơn,
Công nghiệp chưa hoàn thành, nợ nam tử đã đền cho đất nước.
Nay xin truy điệu, 74 chiến sĩ Hoàng Sa, ngậm ngùi bấy: họp trước hương trầm,
Rày đã thương cuộc,40 năm là một chốc, cảm phục thay: ghi trong tim óc.
Cuộc đấu tranh còn đương tiếp diễn, khôn thiêng phò đất mẹ, giữ vững chủ quyền,
nền độc lập, cảnh vinh quang chắc chắn sẽ thành…
Khúc khải hoàn chưa biết sớm hôm, linh ứng gíúp giang sơn, nâng cao khí phách,
cuộc tự do, dân cường thịnh, thật không mấy nỗi.
Ô hô!
Thương nhớ mãi ngàn năm,
Bao chiến binh giữ đảo Hoàng Sa,
Những linh hồn Việt Nam bất tử !

Phước Thu –Khắc Mai phụng soạn, GS Vũ Khiêu hiệu chỉnh.

DANH SÁCH LIỆT SĨ HY SINH TRONG TRẬN HOÀNG SA 1974

T/T Chức vụ và họ Tên Đơn vị
1 Tr/sĩ CK Trần Văn Ba HQ 10
2 HS/CK Phạm Văn Ba HQ 10
3 HQ đại-úy Vũ Văn Bang HQ 10
4 HS/CK Trần Văn Bảy HQ 10
5 Th/sĩ nhất quản nội trưởng TP Châu HQ 10
6 Tr/sĩ nhất VT Phan Tiến Chung HQ 10
7 HS/GL Nguyễn Xuân Cường HQ 10
8 HS/ÐK Trần Văn Cường HQ 10
9 Tr/sĩ BT Trần Văn Đàm HQ 10
10 HS1 vận chuyển Nguyễn Thành Danh HQ 4
11 HS vận-chuyển Trương Hồng
Đào HQ 10
12 HS1/DV Trần Văn Định HQ 10
13 Trung-úy NN Lê Văn Đơn Người Nhái
14 HS/CK Nguyễn Văn Đông HQ 10
15 HQ tr/úy Phạm Văn Đồng HQ 10
16 HQ trung-úy Nguyễn Văn Đồng HQ 5
17 Tr/sĩ TP Đức HQ 10
18 TT1/TP Nguyễn Văn Đức HQ 10
19 Tr/sĩ TX Lê Anh Dũng HQ 10
20 HS/QK Nguyễn Văn Duyên HQ 16
21 Th/sĩ ÐT Nguyễn Phú Hào HQ 5
22 HS/ÐK Nguyễn Ngọc Hòa HQ 10
23 HS/GL Nguyễn Văn (nhỏ tuổi nhất) Hoàng HQ 10
24 HQ trung-úy CK Vũ Ðình Huân HQ 10
25 HS/TP Phan Văn Hùng Hùng HQ 10
26 Th/sĩ nhất ÐK Võ Thế Kiệt Kiệt HQ 10
27 Th/sĩ vận-chuyển Hoàng Ngọc (nhiều tuổi
nhất)
Lễ HQ 10
28 TT1/TX Phạm Văn Lèo HQ 10
29 Th/sĩ nhất CK Phan Tấn Liêng HQ 10
30 HS/TP Nguyễn Văn Lợi HQ 10
31 TT1/CK Dương Văn Lợi HQ 10
32 HS/NN Ðỗ Văn Long Người Nhái
33 Tr/sĩ ÐK Lai Viết Luận HQ 10
34 HS1/CK Ðinh Hoàng Mai HQ 10
35 HS1/TP Nguyễn Quang Mến HQ 10
36 HS1/CK Trần Văn Mộng HQ 10
37 Tr/sĩ TP Nam HQ 10
38 TT1/TP Nguyễn Văn Nghĩa HQ 10
39 Tr/sĩ GL Ngô Văn Ơn HQ 10
40 HS/PT Nguyễn Văn Phương HQ 10
713
T/T Chức vụ và họ Tên Đơn vị
41 TT1/PT Nguyễn Hữu Phương HQ 10
42 TS1/TP Nguyễn Ðình Quang HQ 5
43 TT1/TP Lý Phùng Quy HQ 10
44 Tr/sĩ CK Phạm Văn Quý HQ 10
45 Tr/sĩ TP Huỳnh Kim Sang HQ 10
46 HS1/vận chuyển Ngô Sáu HQ 10
47 Tr/sĩ CK Nguyễn Tấn Sĩ HQ 10
48 TT/TP Thi Văn Sinh HQ 10
49 Tr/sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn HQ 10
50 HS1/Vận-chuyển Lê Văn Tây HQ 10
51 HQ trung tá HT Ngụy Văn Thà HQ 10
52 HQđại-úy HH/TT Huỳnh Duy Thạch HQ 10
53 HS/TP Nguyễn Văn Thân HQ 10
54 TT/DT Thanh HQ 10
55 HQ tr/úy Ngô Chí Thành HQ 10
56 HS/PT Trần Văn Thêm HQ 10
57 HS/PT Phan Văn Thép HQ 10
58 HS1/vận-chuyển Lương Thanh Thi HQ 10
59 Th/sĩ DT Thọ HQ 10
60 TT1/VT Phạm Văn Thu HQ 10
61 TT1/DT Ðinh Văn Thục HQ 10
62 Tr/sĩ GL Vương Thương HQ 10
63 TT/NN Nguyễn Văn Tiến Người Nhái
64 HQ thiếu-tá HP Nguyễn Thành Trí HQ 10
65 Tr/sĩ TP Nguyễn Thành Trọng HQ 10
66 HS vận-chuyển Huỳnh Công Trứ HQ 10
67 TS/NN Ðinh Hữu Từ Người Nhái
68 Tr/sĩ QK Nguyễn Văn Tuân HQ 10
69 TT1/CK Châu Túy Tuấn HQ 10
70 Biệt hải Nguyễn Văn Vượng HQ 4
71 HQ trung-úy Nguyễn Phúc Xá HQ 10
72 Tr/sĩ TP Nguyễn Vĩnh Xuân HQ 10
73 Tr/sĩ ÐT Nguyễn Quang Xuân HQ 10
74 TS/ÐK
Xuân HQ 16


Đại Vệ Chí Dị - Mỗi lần ước mất đi một góc


THỨ SÁU, NGÀY 10 THÁNG 1 NĂM 2014

Đại Vệ Chí Dị - Mỗi lần ước mất đi một góc

Người Buôn Gió

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Quan chữa thuyền người miền biển họ Dương tên Bạo, xứ An Biên, trấn Hải Tần vướng tội tham nhũng. Bị phát giác, nhưng nhờ có quan trên báo tin cho biết. Dương Bạo chạy về nhà gói đồ, rồi phi ngựa qua phủ hình báo tin cho em trai là phó phủ tên là Dương Kính biết. Kính bèn gọi thủ hạ và đám lưu manh cấp tốc đưa anh trai mình đi trốn sang tận nước Miên.
Loanh quanh ở Miên vài bữa, Dương Bạo leo lên phi cơ rông sang nước Cờ Hoa. Nước ấy không cho vào, Dương Bạo quay về Miên thì bị phủ Vương cho người sang Miên bắt về trị tội.

Năm nhà sản thứ 69, triều đình mở tòa đại hình, kết tội Dương Bạo xử chém vì tội tham nhũng. Xử Dương Kính 18 năm tù vì tội đưa anh bỏ trốn.

Dương Bạo muốn hưởng lượng khoan hồng, giữa phiên đại hình tố giác tướng  Báu Mã, phó thượng thư bộ Hình là người báo tin cho mình. Tin ấy khiến cả nước rung động.

Báu Mã người trấn Sơn Nam Hải,làm quan nhỏ ở bộ hình, trước có công dẹp loạn đất Thiên Trường, dập tắt cuộc nổi dây của nông dân. Theo công ấy mà chả mấy chốc được phong đến chức phó thượng thư bộ hình.

Nghe đồn Báu Mã là tay chân thân tín của Phủ Chúa. Khi tin cáo giác của Dương Bạo lan ra, tòa đại hình quyết khởi tố vụ án làm lộ tin tức. Lập tức cuồng phong nổi lên, bộ Hình, tướng bộ Hình là Hoàng Tư Tứ khẳng định Báu Mã vô tội, lời khai của Dương Bạo là vu oan trung thần. Quân bản bộ của bộ Hình  nằm ở ngoại vi là Nguyễn phụ trách tờ Nhiên Liệu Mới cũng lên tiếng át hết mọi lời dị nghị.

Xưa nay Nguyễn dựa thế bộ hình, tung hoành trên dư luận, ai cũng phải e dè khiếp sợ.  Người ta cũng biết Nguyễn là người phủ Chúa nữa, nên càng sợ hãi lời của Nguyễn hơn. Bởi thế Nguyễn tung ra vài câu hăm dọa, người thiên hạ cũng phải e dè sợ hãi.

Bấy giờ bên Phủ Chúa, cơn giận dâng tràn. Thủ hạ của phủ cứ lần lượt vào vòng lao lý, ác cái mỗi lúc lại lên cấp cao hơn. Cứ đà này chả mấy chốc nước dâng đến ngai Chúa. Nhưng giờ bên kia, đại tướng của Vương Phủ là Trăm Xanh dẫn quân tung hoành. Trăm Xanh đánh trận mở đầu trảm được Dương anh, bắt sống Dương em. Khí thế ngút trời, thừa thắng định dẫn quân xông vào bộ Hình bắt sống nốt Báu Mã tướng quân.  Báu Mã tướng quân lo sợ, cáo bệnh, đóng doanh trại, không dám ra ngoài thành nghênh chiến. Trăm Xanh cho quân bủa vây, tình trạng Báu Mã nguy cấp vô cùng.  Nhưng giờ còn chưa biết Vương Phủ có mưu kế gì mà Trăm Xanh dũng mãnh đến vậy. Phủ Chúa lo lắm nhưng vẫn phải dò xét thêm.

Phía ngoài phủ phó thượng thư bộ Hình Báu Mã,  đại tướngTrăm Xanh hiên ngang cưỡi ngựa ô, truyền cho chưởng tòa hình mang chiến thư dán trước phủ. Thông báo ngày một hay hai sẽ phá thành bắt tướng. Một mặt truyền tin về Vương Phủ, báo tin trận đầu thắng lợi.

Bỗng nhiên bên ngoài bể khơi, quân Tề lăm le tung hoành. Tin ấy mới đáng sợ. Xưa kia năm Ất Mão, người Vệ nam bắc tương tàn, quân Tề nhân lúc đó thôn tính gọn đảo Cát Vàng và một phần đảo Cát Dài. Giờ lại lăm le thôn tính hết biển Đông. Đúng lúc phủ Chúa bị nguy khó bởi vòng vây Vương Phủ, Tề cất quân định lấy nốt biển Đông khi chính sự Vệ đang rối ren.

Ít nhiều Chúa có tham tàn thì cũng dăm lần bảy lượt dóng dả đầy cương quyết chuyện chủ quyền, khiến Tề giận. Không như Vương Phủ cứ mỗi lần Tề lăm le lại ca bài hợp tác, bàn bạc trên tinh thần anh em hiểu nhau.

Nước Vệ triều nhà Sản cứ trớ trêu thế. Cứ tưởng mỗi lần có biến động gì có thể đổi mới vận nước, thì lại bẽ bàng khi thấy vận nước lại kém đi. Một văn gia nước Vệ hiện đang trọng bệnh trong lao tù từng phải thốt lên.

Tổ quốc tôi như miếng da lừa
Mỗi lần ước mất đi một góc
Ước phồn vinh ; rừng mất cây, biển mất cá
Ước vẹn toàn ; mất biển đảo, cao nguyên.

Lẽ nào giờ ước hết tham nhũng, hết lợi ích nhóm thì nước Vệ mất nốt biển Đông. Than ôi. Nước Vệ Triều nhà Sản. Thương lắm thay.