25/3/14

BAO GIỜ CÁC ANH TỰ SOI GƯƠNG ĐỂ THÔI KIẾP SỐNG HÈN ?


Nghe hai người phụ nữ Việt Nam mắng mà vừa thấy đau, vừa thấy nhục. Và càng đau nhục hơn khi không nói lại được lời nào. Bởi đúng quá. (Blogger  Huynh Ngoc Chenh )

--------------------------------------

BAO GIỜ ANH THÔI SỐNG HÈN ?

Nguyễn Thị Từ Huy
  
Hôm nay tôi đọc được bài báo « Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thay trâu », ở link này :

và thấy những hình ảnh người nông dân, trong thời đại được tuyên bố là công nghiệp hóa, phải dùng sức mình kéo bừa. Và nhất là, phụ nữ phải thay trâu kéo cày, như thế này :
Đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không ?
Các anh nói gì khi đặt hình ảnh này cạnh câu khẩu ngôn được treo khắp mọi vùng miền trên đất nước này : « Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc » ?
Hay là các anh sẽ chẳng nghĩ gì, chẳng cảm thấy gì, chẳng nói gì hết và chẳng làm gì hết? Chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình bị bán đi làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài, chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình phải làm cái công việc vốn là của con trâu (than ôi, dưới thời phong kiến phụ nữ không phải kéo cày), chẳng làm gì hết khi những người phụ nữ của mình bị đẩy ra đường, bị bỏ đói, bị đối xử bất công (trường hợp của Nhã Thuyên, của cô Nguyễn Thị Bình còn đang là thời sự đấy thôi). Đa số các anh chẳng làm gì hết, thế nhưng ngày mồng tám tháng ba vẫn còn có thể thốt ra được những lời chúc mừng mỹ miều cho phụ nữ.
Cũng tương tự như việc đa số các anh im lặng, buông xuôi, trước những dấu hiệu rõ rệt, không thể phủ nhận, về sự lệ thuộc của đất nước này vào Trung Quốc.
Cá nhân tôi, từ những gì nhìn thấy và biết được, tôi cho rằng sở dĩ có tình trạng phụ nữ phải kéo cày như thế này, sở dĩ có sự suy thoái toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc lập quốc gia hiện nay là vì đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn. Không phải các anh không biết, không phải các anh không thấy. Các anh thấy hết, biết hết, nhưng nhắm mắt làm ngơ, lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích tồn tại. 
Tôi muốn hỏi tất cả đàn ông các anh, những người đàn ông của chúng tôi, câu này :
« Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu ? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn ? »

Hậu mồng tám tháng ba
Nguyễn Thị Từ Huy



Các anh có bao giờ tự soi gương?


19_9_2012_comicvip1
(Tiếp lời chị Từ Huy trong bài: Bao giờ các anh thôi hèn?)
Người Việt có quan tâm đến chính trị không? Nhiều người nói “Không”, họ nói người Việt thờ ơ lắm. Còn tôi thì ngược lại, đâu đâu tôi cũng thấy người Việt, đặc biệt là đàn ông, bàn về chính trị. Các anh nói về chính trị trên bàn nhậu, ở quán cà phê đầu hẻm, trên những chuyến xe bus du lịch hay trên máy bay. Các anh nói rầm rộ nữa là đằng khác. Các anh quan tâm tới tình hình Ucraina, quan tâm tới chuyện con ông Dũng về Kiên Giang, quan tâm tới anh X với anh 4S chém nhau ra sao, ai về phe ai. Các anh cũng biết luôn là Bùi Hằng bị bắt, biết cả chuyện bé Phương Uyên đi tù, biết ngày nào có biểu tình, rồi các anh luôn tặc lưỡi thở dài: “Cũng chẳng đi tới đâu!” Tệ hơn nữa là những anh vốn hưởng quan lộc, miệng leo lẻo dạy đời: “Đúng là phường đàn bà, nghe lời xúi giục của bọn luật sư nước ngoài với mấy thằng dân chủ cơ hội trong nước, vô tù là đáng!”
Khi tôi hỏi các anh rằng: “Các anh có hài lòng với cái xã hội mà các anh đang sống không?” Phần nhiều các anh lắc đầu. Các anh thấy xã hội bất ổn, trộm cướp tùm lum. Chỉ cần nhắc tới 4 chữ “cảnh sát giao thông” là mặt các anh hằm hằm, chửi nào là chó vàng, nào là quân cướp ngày. Nói tới công việc là các anh than phải đút lót, chạy chọt. Các anh chán cái xã hội này vô cùng tận. Nhưng khi hỏi: “Anh nghĩ xã hội này có thay đổi được không?” Các anh cũng lắc đầu luôn. Các anh bảo: “Nhiều lúc anh cũng muốn đi biểu tình, anh cũng muốn làm cái gì đó đóng góp cho xã hội, lật đổ cái chế độ này đi. NẾU không vì vợ dại con thơ mẹ già thì anh chơi tới bến!”
Ừ, vợ dại, con thơ, mẹ già, các anh có đủ cả lý do rồi. Nhưng cho tôi hỏi các anh một tí, các anh có nhậu không? Có. Các anh nhậu cuối tuần mừng đám cưới bạn, các anh nhậu giữa tuần mừng sinh nhật cô em, các anh nhậu… vì nhậu thôi, chả cần vì gì cả. Nhậu xong rồi thì các anh đi uống bia ôm, vui nữa thì chơi tới bến mà bến nào bao cao su cũng đi vắng. Mà rượu vào rồi, nhiều khi nổi nóng chỉ vì vài câu nói, các anh sẵn sàng choảng chai bia vào đầu nhau. Rồi bản lĩnh nam nhi của các anh có thể nổi lên cuồn cuộn bằng việc kéo thêm viện binh, rượt nhau loạn cả hai bờ kênh Nhiêu Lộc ấy chứ. Hoặc khiêm nhường hơn tí, các anh leo lên xe mà không biết bằng cách nào mình lại chạy về đúng nhà mình, thế mới tài. Vậy thì những lúc đó, các anh có nghĩ cho vợ dại, con thơ, mẹ già không hả các anh?
Là doanh nhân, các anh sẵn sàng nhập những thứ phế thải của Tàu về cho dân mình ăn, xuất khẩu hàng đi thì thay vì tìm khách hàng tốt, các anh lại ép giá đồng bào mình. Các anh bỏ thời gian đi nhậu với quan chức, ép nhà cung cấp nhậu thì được chứ thời gian đó dùng để ngồi tính lại lịch sản xuất thì các anh không làm. Công trình nào cắt xén được là các anh cắt tận cùi.
Là văn nghệ sĩ, các anh lúc nào cũng mang gương mặt của kẻ bất đắc chí, thất thểu, lê lết, nhậu từ quán này sang quán kia, hạng người nào các anh cũng ngồi cùng mâm, ăn cùng bát. Chữ nghĩa các anh bao nhiêu năm qua vẫn ngần ấy thứ, vẫn là nỗi cô đơn của người nghệ sĩ không tìm được ai chia sẻ, vẫn là nỗi đau chiến tranh dù nó đã đi qua 39 năm, mới hơn chút là các anh viết về sự lạnh lùng của con người mới XHCN trong cơ chế thị trường. Làm phim thì bao nhiêu năm, các anh cũng xài hoài mấy cái chiêu hài rẻ tiền từ anh Béo tới anh Gầy, câu thoại cũ rích, tình tiết lê thê. Phim như cứt nhưng mà hễ nói tới cái cuộc đời đáng chán này là các anh bảo: “thật ra phim đấy là ý anh xiên xỏ thằng này, đá thằng kia nhé!” Ẩn ý của các anh phải được giấu kín tới mức an ninh văn hóa ngồi coi mỏi mắt vẫn không thấy chi tiết nào đáng để cắt xén là thì các anh mới yên tâm. Các anh cũng vỗ ngực rằng mình là nghệ sĩ, những kẻ thức thời, thế nhưng khi được những giải thưởng của Hội Điện Ảnh, Hội Nhà Văn, những kẻ làm nghệ thuật theo trường phái cừu đi thẳng lối, thì các anh lại khoe lấy khoe để.
Là giảng viên đại học, ngày nào các anh cũng lên bục giảng để nói những điều giống nhaunăm này sang năm khác. Bao nhiêu người trong số các anh đọc thông viết thạo một thứ ngoại ngữ để có thể đọc tài liệu tham khảo? Cuối tuần các anh bận đá bóng, bận chơi tennis, bận chạy sô dạy từ tỉnh này sang tỉnh kia.
Con cái là sự nghiệp, các anh luôn bảo thế, vậy thì 1 tháng các anh đưa con đi chơi được mấy lần? Để trả lời những câu hỏi của con mình, để khuyên nó thành một công dân tử tế, một tháng các anh đọc được mấy quyển sách? Các anh có biết chơi 1 thứ nhạc cụ nào đó để chơi cùng con mình không? Thương vợ, sau 20 năm cưới nhau, các anh có mấy cô bồ? Thương mẹ già, một năm anh đưa mẹ đi du lịch được mấy lần? Hay chỉ đơn giản là bỏ nhậu cuối tuần về lau cái tủ, sửa cái bếp cho mẹ, các anh có làm được không? Vợ con các anh có thật sự đòi hỏi nhà lớn, xe đẹp hay đó chính là những phương tiện để thỏa mãn sĩ diện nam nhi của chính các anh? Các anh có mẹ để chịu trách nhiệm cho quá khứ, vợ chịu trách nhiệm về hiện tại còn con chịu trách nhiệm cho tương lai.
Như vậy, những câu chuyện chính trị cuối cùng cũng chỉ là dĩa mồi trên bàn nhậu của các anh dưới hình thức những tin đồn. Những người đàn ông quan tâm đến chính trị thực thụ họ có vẻ đẹp riêng của mình. Đó là vẻ đẹp của những người ham hiểu biết, của những người sở hữu đầu óc phản biện và tin vào sự liêm chính của con đường mà họ theo đuổi. Giữa những người đàn ông mặt béo bụng phệ làm quan tham với những người đàn ông cương nghị đang đối mặt với cái ác, giữa một người đàn ông đang đợi ngày chết vì bệnh tật do ăn nhậu với một người đang ngồi chờ mãn hạn tù vì thể hiện quyền tự do ngôn luận, các anh nghĩ chúng tôi chọn ai?
Các anh có bao giờ soi gương không? Một bữa nào đó, các anh thử cầm trên tay tấm hình của mình ở tuổi 20 và nhìn lại mình ở tuổi 35-40 trong gương. Hai hình ảnh đó khác nhau nhiều lắm phải không các anh. Đâu rồi những góc cạnh cương nghị trên gương mặt, đâu rồi thần thái của đôi mắt sáng. Giờ đây, các anh thấy mặt mình mỡ lấp hết xương, đẩy cả mắt mũi miệng dồn thành một chùm về phía trước, mắt các anh lu mờ đi. Các anh đánh mất hết những ước vọng, những lý tưởng tuổi 20, các anh đánh mất cả sự chính trực, đánh mất thần thái, tinh anh của mình.
Tôi nói ra thế này, hẳn sẽ có anh bảo: “Con đấy lấy thằng chồng Tây rồi quay lại to mồm chê trai Việt.” Người ta nói: “Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân”, tôi đây nhan sắc trung bình, nhưng giả mà không lấy được đấng nam nhi chính trực thì thà đêm nằm “trơ cái hồng nhan với nước non”, ôm gối chiếc cô phòng chứ ai lại lấy phải những tấm chồng chỉ để phí cái xuân xanh.
 Lan-PhươngLyon 24/03/2014
Source : Blog Dân News

24/3/14

Thế Thượng Phong Của Putin


Tuesday, March 25, 2014

Thế Thượng Phong Của Putin




Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 140324
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Và màn ảo giác của Obama

 * Bạn hay thù, cũng còn phải suy nghĩ đã * 



Trên chuyến bay qua Đại Tây Dương để cùng các lãnh tụ Âu Châu thảo luận về đối sách với Liên bang Nga, Tổng thống Barack Obama sẽ ngẫm lại chuyện mộng và thực....

Khi Vladimir Putin làm sĩ quan mật vụ cấp tá của cơ quan KGB và phục vụ tại Đông Đức thì Barack Obama còn là sinh viên. Là sĩ quan tình báo, Putin chứng kiến sự suy sụp và tụt hậu của Liên bang Xô viết từ bên trong, còn cậu sinh viên lý tưởng Obama thì bất mãn về nhiều vấn đề xã hội bên trong nước Mỹ.

Khi Liên Xô tan rã, Putin hậm hực ngẫm lại tư thế đại cường của nước Nga. Còn Obama thì mơ chuyện cải tạo xã hội Hoa Kỳ theo quan điểm tiếp nhận được từ nước ngoài, nơi ông sống trong tuổi thiếu niên, và từ các nhà lý luận cực tả, thậm chí cộng sản như chính ông đã viết trong hồi ký.

Ngày nay, sự khác biệt ấy kết tinh vào một mâu thuẫn: khi cả thế giới chấn động về vụ Putin cưỡng đoạt Crimea và uy hiếp Ukraine thì Chính quyền Obama ưu lo chuyện sai biệt lợi tức và bất công xã hội. Chúng ta sẽ có dịp trở lại chuyện xã hội này vào dịp khác trên cột mục "kinh tế cũng là chính trị.

Nhớ lại thì sau khi đắc cử rồi nhậm chức vào đầu năm 2009, Tổng thống Barack Obama đã nói tới nhu cầu cải thiện quan hệ với Liên bang Nga, qua khái niệm gọi sai là "reset" - the button. Ông muốn hòa giải với lãnh tụ Putin để cùng cải tạo quan hệ quốc tế và lấy một số quyết định ôn hoà hơn vị tiền nhiệm. Khi tái tranh cử, ông cũng nói thầm với Dimitri Medvedev tại Seoul, rằng nhắn với Putin là đợi ông tái đắc cử thì sẽ "linh động" hơn.

Barack Obama không hề nghĩ đến việc gây mâu thuẫn hoặc thậm chí xung đột hay tấn công nước Nga. Năm ngoái, ông còn thiết tha bán cái cho Putin giải quyết các hồ sơ gai góc của mình là Iran và Syria. Chí tình đến thế thì thôi!

Nhưng vì ảo giác của mình, ông không hiểu tâm tư của Vladimir Putin.

Tổng thống Putin đã thấy sự thịnh suy của nước Nga từ thời Liên Xô qua thời Liên bang Nga. Ông ý thức được là nước Nga suy yếu từng bị các đại cường tấn công trong lịch sử. Khi Liên Xô tan rã, lãnh thổ Nga đã mất đất mất người. Sau đó, trong 10 năm khủng hoảng của Nga, lý tưởng dân chủ và tự do của các nước Tây phương, và của Chính quyền Obama sau này, khiến nhiều nước Đông Âu đi theo Âu Châu, cải tạo kinh tế và chính trị, được Minh ước NATO bảo vệ.

Nhìn từ quan điểm của Putin, tấm khiên phòng thủ của NATO chính là mũi công về an ninh: võ khí chiến lược của NATO đã vào sát biên giới Nga, có thể khống chế các biên vực và vùng trái độn để bảo vệ nước Nga. Đằng sau là trào lưu dân chủ được Tây phương cỗ võ, là lý tưởng tự quyết của các sắc tộc. Nghĩa là hai mối nguy khác 1) cho chế độ tập quyền của Putin tại Moscow và 2) cho sự toàn vẹn của lãnh thổ Liên bang Nga.

Khác với tư duy lạc quan của những người tin tưởng vào sức mạnh của tự do và dân chủ, lãnh đạo nước Nga từ thời xa xưa cho đến Putin ngày nay đều bi quan về an ninh của Tổ quốc. Họ đều có phản ứng lấy công làm thủ! Họ không quên rằng vào năm 1916 Tổng thống Woodrow Wilson của Mỹ có thể là tay phản chiến còn hơn Obama, qua năm sau thì các sư đoàn Mỹ đã có mặt tại Âu Châu trong Thế chiến I, khi nước Nga đổi chủ. Nước Đức có thể bị khủng hoảng nặng về kinh tế và kiệt quệ về quân sự năm 1932, chứ qua thời Hitler, chỉ có sáu năm sau, Đức là đại cường Âu Châu, và mươi năm sau khi tấn công thẳng vào lãnh thổ của Nga.

Vì suy nghĩ như vậy, sau khi khống chế Georgia năm 2008, Putin đã uy hiếp Ukraine nhờ võ khí năng lượng là khí đốt vào đầu năm 2009, khi Obama đòi cải thiện quan hệ Mỹ-Nga. Qua năm 2010, Putin cải cách về quân sự v àtung sáng kiến thực hiện chế độ Liên hiệp Quan thuế Âu Á, từ Âu sang Á, để dùng kinh tế và an ninh ràng buộc các nước biên vực. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn xúc tiến chương trình tài giảm binh bị với Liên bang Nga qua hiệp định gọi là New START, và Obama hủy bỏ việc thiết lập lá chắn phòng thủ tại Ba Lan và Cộng hòa Tiệp do Chính quyền George W. Bush đề xướng.

Nhìn từ bên ngoài, ta thấy ra sự kiên trì hòa hoãn của Tổng thống Mỹ và quyết tâm bành trướng của Tổng thống Nga.

Ngẫm lại thì qua vụ Ukraine, Putin có loại quyết định hợp lý với lý luận của ông ta, và chẳng ngại gì khi bị kết án là tái diễn - hay hâm nóng - Chiến tranh lạnh. Hoặc trở về động thái của Thế kỷ 19! Điều ấy có thể cho thấy trước nhiều nước cờ "lấy công làm thủ" của Putin.

Thí dụ như khuynh đảo nội tình hoặc uy hiếp biên giới Ukaine, khống chế các nước khác trong vùng biên vực, từ ba xứ Cộng hoà Baltic tới Moldova, hoặc gây phân hóa trong nội bộ Liên hiệp Âu châu nhờ võ khí kinh tế, và ly gián Tây phương qua lằn nứt Âu-Mỹ, v.v....

Sau nhiều năm mộng du trong cõi viễn mơ, Barack Obama đang trở về với thực tế phũ phàng và sẽ phải quan niệm lại vai trò của nước Mỹ trong một thế giới không ổn định. Thế giới này vốn không ổn định và xưa nay Hoa Kỳ phải thực hiện chính sách quân bình các thế lực đối trọng ở bên ngoài, để các quốc gia cứ phải gườm nhau mà không xâm phạm vào quyền lợi của nước Mỹ.

Khi hữu sự thì để của đi thay người - người đây là sinh mạng của xứ khác.

Sau hai Thế chiến đầy tổn thất sinh mạng của dân Mỹ, và sau thất bại thê thảm tại Việt Nam, Hoa Kỳ dưới các triều đại Dân Chủ hay Cộng Hoà đều tự điều chỉnh là ào ạt viện trợ về kinh tế và quân sự để khỏi đổ quân vào chiến địa. Sai lầm của Bush trong cuộc chiến đầy hao tốn chống khủng bố Hồi giáo – hao tốn về kinh tế và chính trị hơn là sinh mạng chiến binh – đã giúp Obama đắc cử. Sai lầm của Obama đã khiến Putin có thể mạnh tay làm đảo lộn tương quan lực lượng tại đại lục địa Âu Á. Người sẽ kế nhiệm ông sau cuộc bầu cử 2016 sẽ lại điều chỉnh nữa, để Hoa Kỳ trở về chủ trương cố hữu của mình. Đấy là lúc nước Mỹ sẽ gặt hái thành quả thật ra chẳng có gì bất ngờ, là kinh tế Liên bang Nga sẽ lại hụt hơi và người dân nói đến thời "hậu Putin"....


_________________________

Chuyện chỉ có tại nước Mỹ


Đã nhắc đến một đề tài thời thượng của nước Mỹ là nạn bất công xã hội - thiểu số cực giàu thì càng giàu trong khi thành phần trung lưu lại thấy lợi tức không tăng từ năm năm qua và dân nghèo thì được trợ cấp tới số kỷ lục – xin mách ngay giải pháp của vợ chồng Colin và Andrea Chisholm tại Minnesota. Họ xin trợ cấp xã hội và lãnh phiếu thực phẩm tại Minnesota để... mua du thuyền trị giá hơn triệu bạc và đi xe Lexus du dương tại Florida. Dĩ nhiên là họ đang bị toà án truy tố và nhà chức trách truy nã. Nước Mỹ bất công thật! Nếu thoát án tù, hai vợ chồng có thể mở công ty tư vấn về nghệ thuật gian lận để nhận tiền trợ cấp mà sống đời triệu phú...

Theo dainamax tribune

The Hague Declaration


The White House
Office of the Press Secretary

For Immediate Release March 24, 2014

The Hague Declaration

1. We, the leaders of Canada, France, Germany, Italy, Japan, the United Kingdom, the United States, the President of the European Council and the President of the European Commission met in The Hague to reaffirm our support for Ukraine’s sovereignty, territorial integrity and independence.

2. International law prohibits the acquisition of part or all of another state’s territory through coercion or force.  To do so violates the principles upon which the international system is built.  We condemn the illegal referendum held in Crimea in violation of Ukraine’s constitution.  We also strongly condemn Russia’s illegal attempt to annex Crimea in contravention of international law and specific international obligations.  We do not recognize either. 

3. Today, we reaffirm that Russia’s actions will have significant consequences.  This clear violation of international law is a serious challenge to the rule of law around the world and should be a concern for all nations.  In response to Russia’s violation of Ukraine’s sovereignty and territorial integrity, and to demonstrate our determination to respond to these illegal actions, individually and collectively we have imposed a variety of sanctions against Russia and those individuals and entities responsible.  We remain ready to intensify actions including coordinated sectoral sanctions that will have an increasingly significant impact on the Russian economy, if Russia continues to escalate this situation. 

4. We remind Russia of its international obligations, and its responsibilities including those for the world economy.  Russia has a clear choice to make.  Diplomatic avenues to de-escalate the situation remain open, and we encourage the Russian Government to take them.  Russia must respect Ukraine’s territorial integrity and sovereignty, begin discussions with the Government of Ukraine, and avail itself of offers of international mediation and monitoring to address any legitimate concerns.

5.  The Russian Federation’s support for the Organization for Security and Co-operation in Europe’s Special Monitoring Mission to Ukraine is a step in the right direction.  We look forward to the mission’s early deployment, in order to facilitate the dialogue on the ground, reduce tensions and promote normalization of the situation, and we call on all parties to ensure that Special Monitoring Mission members have safe and secure access throughout Ukraine to fulfill their mandate.

6.  This Group came together because of shared beliefs and shared responsibilities.  Russia’s actions in recent weeks are not consistent with them.  Under these circumstances, we will not participate in the planned Sochi Summit.  We will suspend our participation in the G-8 until Russia changes course and the environment comes back to where the G-8 is able to have a meaningful discussion and will meet again in G-7 format at the same time as planned, in June 2014, in Brussels, to discuss the broad agenda we have together.  We have also advised our Foreign Ministers not to attend the April meeting in Moscow.  In addition, we have decided that G-7 Energy Ministers will meet to discuss ways to strengthen our collective energy security.

7.  At the same time, we stand firm in our support for the people of Ukraine who seek to restore unity, democracy, political stability, and economic prosperity to their country.   We commend the Ukrainian government’s ambitious reform agenda and will support its implementation as Ukraine seeks to start a new chapter in its history, grounded on a broad-based constitutional reform, free and fair presidential elections in May, promotion of human rights and respect of national minorities.

8. The International Monetary Fund has a central role leading the international effort to support Ukrainian reform, lessening Ukraine's economic vulnerabilities, and better integrating the country as a market economy in the multilateral system.  We strongly support the IMF's work with the Ukrainian authorities and urge them to reach a rapid conclusion.  IMF support will be critical in unlocking additional assistance from the World Bank, other international financial institutions, the EU, and bilateral sources.  We remain united in our commitment to provide strong financial backing to Ukraine, to co-ordinate our technical assistance, and to provide assistance in other areas, including measures to enhance trade and strengthen energy security.

Source : The White House

LÝ GIẢI QUYẾT ĐỊNH CỦA PUTIN: TỪ SỰ SUY YẾU CỦA PHƯƠNG TÂY ĐẾN DỰ ÁN LIÊN MINH Á-ÂU CỦA PUTIN

LÝ GIẢI QUYẾT ĐỊNH CỦA PUTIN: TỪ SỰ SUY YẾU CỦA PHƯƠNG TÂY ĐẾN DỰ ÁN LIÊN MINH Á-ÂU CỦA PUTIN

Theo pro&contra
(http://www.procontra.asia)

Tháng 3 24, 2014
Vi Tông Hữu
Trần Ngọc Cư dịch
Khắp thế giới, người ta sững sờ trước quyết định chớp nhoáng của Vladimir Putin, sáp nhập Krym theo nguyện vọng của cuộc trưng cầu dân ý tại đây, đòi Krym li khai khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga, điều mà Kiev và phương Tây coi là hành động phi pháp. Quyết định này cũng kéo theo sự chỉ trích khắp thế giới và sự lên án gay gắt của phương Tây và Ukraine, đồng thời làm phát sinh một đợt trừng phạt kinh tế thứ hai từ Hoa Kỳ và liền sau đó từ châu Âu. Quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức lạnh nhạt nhất từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Vậy, tại sao Putin đã dám liều đánh mất phúc lợi kinh tế và không gian chính trị của Nga để nuốt chửng Krym, đồng thời đẩy Ukraine ra khỏi ảnh hưởng của mình, và gây bất bình cho toàn thế giới phương Tây? Phải chăng Putin “đang ở trong một thế giới khác” như Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phán đoán về ông? Theo tôi nghĩ, chí ít có hai cân nhắc nằm sau quyết định của Putin.
Cân nhắc thứ nhất theo chủ nghĩa thực tế, địa chính trị [realist, geo-political]. Trong thế giới quan của Putin, kể từ khi Liên Xô cũ sụp đổ, nước Nga đã mất một phần tư diện tích lãnh thổ, một nửa dân số, và hơn một nửa GDP. Trong những lãnh thổ “đã mất” có những nước ở vị trí chiến lược quan trọng hay có quân đội tiên tiến, như Ukraine và các quốc gia Baltic. Với đà bành trướng về phía đông của khối NATO và việc hội nhập các quốc gia chư hầu của khối Xô-viết cũ, các cộng hòa Đông Âu, và các quốc gia Baltic vào châu Âu, vùng trái độn truyền thống giữa Nga và phương Tây ngày càng thu hẹp lại và không gian điều động chiến lược của Nga mỗi năm mỗi trở nên nhỏ bé hơn. Vào thời điểm Nga còn thèm khát được hội nhập vào phương Tây, có lẽ điều này không đặc biệt đáng lo ngại hay hổ mặt đối với Moskva. Nhưng kể từ khi các lãnh đạo Nga cách đây khá lâu quả quyết rằng gia nhập vào phương Tây vừa không đặc biệt có lợi cho thế đứng chính trị của Nga vừa không đặc biệt hấp dẫn về quyền lợi kinh tế, Nga bắt đầu coi việc bành trướng của phương Tây bất chấp các lợi ích chiến lược của Nga là có ác ý và đầy đe dọa.
Ukraine giữ một vị trí độc đáo trong cân nhắc địa chiến lược của Nga. Một, đây là lãnh thổ trọng yếu cho việc chuyển giao lượng dầu lửa xuất khẩu của Nga sang châu Âu. Mỗi năm hơn một phần ba số dầu Nga chở sang châu Âu đi qua ống dẫn trên lãnh thổ Ukraine. Hai, Krym cho phép Hạm đội Biển Đen Nga tiếp cận với Biển Đen. Nếu chính phủ Kiev thân phương Tây quyết định chấm dứt hợp đồng cho thuê căn cứ hải quân Nga tại Krym, Nga sẽ mất cửa ngỏ chiến lược đi vào Biển Đen và Địa Trung Hải. Ba, Ukraine được coi là thành viên trọng yếu nhất cho dự án Liên hiệp Á-Âu của Nga, một kế hoạch kinh tế và chiến lược nhằm kết nối chặt chẽ Nga, Belarus, Ukraine, và Trung Á lại với nhau. Nếu tất cả việc này đi đúng kế hoạch, Liên minh Á-Âu sẽ giúp các cộng hòa Xô-viết cũ và các nước độc lập hiện nay hội nhập với Nga về kinh tế, chính trị, và ngoại giao, và còn tiến tới việc phục hồi cái quang vinh của đế quốc Xô-viết vào thời cao điểm của nó. “Cuộc đảo chánh” tại Kiev và định hướng chính trị của chính phủ mới chắc chắn đe dọa tất cả dự án này, nếu Nga vẫn giữ thái độ dửng dưng và thụ động.
Cân nhắc thứ hai tự bản chất nghiêng về tâm lý nhiều hơn. Ngay sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, chạy theo phương Tây là ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại Nga. Nhưng Moskva đã thất vọng khi thấy rằng phương Tây vẫn còn ấp ủ những dè dặt to lớn và hoài nghi đáng kể đối với Nga. Nhiều năm bỏ ra để ve vãn phương Tây gần như không mang lại điều mà Nga thèm muốn nhất: một tư cách thành viên bình đẳng với các nước phương Tây và sự thịnh vượng kinh tế. Mặc dù đã được vào nhóm đặc biệt G8, nhưng Nga chưa bao giờ được hưởng một tư thế đầy đủ và có tiếng nói như bảy thành viên khác, luôn luôn thấy mình là một “kẻ khác” mà thôi. Trên lãnh vực kinh tế, cuộc trị liệu bằng cú sốc [shock remedy] do phương Tây đề nghị và Boris Yeltsin nghiêm chỉnh thi hành đã không mang lại lợi ích kinh tế mong đợi. Thay vào đó, nó đẩy kinh tế Nga đến chỗ rơi tự do, khiến người dân trung bình Nga càng khốn khổ hơn trước. Cuộc thử nghiệm hướng về phương Tây của Nga đã chấm dứt trong nhục nhã và tai họa.
Chính Putin đã cứu nước Nga khỏi tình trạng khốn cùng đó. Ông đã tái điều chỉnh cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại của Nga, và tách nước này khỏi phương Tây; đồng thời, thay vào đó, Putin luôn tìm kiếm những cơ hội để làm sống lại những nét vàng son của thời Xô-viết đã qua. Khi kinh tế Nga được cải thiện, cũng là lúc phương Tây nhận ra cái thế thượng phong của mình đã qua đi. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đánh mạnh vào Mỹ và châu Âu, làm các nước này thấy mình lệ thuộc nhiều hơn vào các cường quốc mới nổi, trong đó có Nga. Chính Anh, Pháp, và cả Đức hiện đang bận tâm kêu gọi các đại gia dầu lửa Nga mua thêm nhiều hàng hoá và đầu tư thêm vào kinh tế của mình. Cán cân quyền lực giữa Nga và phương Tây đã thay đổi. Cuộc chiến tranh nhỏ bé tại Georgia vào mùa Hè năm 2008 chỉ tăng cường xu thế này và phản ứng chiếu lệ từ phương Tây đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với Nga: đó là, châu Âu đang thối nát và Hoa Kỳ đã trở nên quá yếu để mà lãnh đạo. Tiếp đến là Mùa Xuân Ả Rập và cuộc khủng hoảng tại Syria. Trong trường hợp đầu, Mỹ “đã lãnh đạo từ sau”, và trong trường hợp sau chính Nga đã quyết định hướng đi của cuộc nội chiến Syria.
Nhân dân Nga, và đặc biệt là Putin đã học được một bài học đắt giá từ cuộc tình lãng mạn hậu-Chiến tranh Lạnh với phương Tây: Bất chấp những rêu rao về dân chủ và tự do, sự thật vẫn là kẻ mạnh ra lệnh cho kẻ yếu.
Với châu Âu rữa nát và Hoa Kỳ suy yếu, một nước Nga trỗi dậy và đầy tự tin chắc chắn sẽ không để cho một nước cộng hoà Xô-viết cũ có tầm quan trọng địa chiến lược rơi hoàn toàn vào phe phương Tây. Bằng cách sáp nhập Krym vào Nga, Putin không chỉ đảm bảo căn cứ hải quân và cửa ngỏ chiến lược của Nga vào Biển Đen, ông còn gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Ukraine và phương Tây: Coi thường các quan tâm chiến lược chính đáng của Nga là một hành vi liều lĩnh.
_________
Vi Tông Hữu (Wei Zongyou) là Giáo sư và Phó Khoa của Viện Nghiên cứu các Vấn đề Ngoại giao và Quốc tế, Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, Trung Quốc. Quan tâm nghiên cứu của ông tập trung vào Quan hệ Mỹ-Trung, chính sách đối ngoại Mỹ, can thiệp nhân đạo và trách nhiệm bảo hộ.

Bản tiếng Việt © 2014 Trần Ngọc Cư & pro&contra

MH370 'đâm xuống' Nam Ấn Độ Dương


MH370 'đâm xuống' Nam Ấn Độ Dương

Cập nhật: 14:56 GMT - thứ hai, 24 tháng 3, 2014
Người nhà của các nạn nhân chuyến bay MH370 khi nghe tin
Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói bằng chứng mới nhất cho thấy máy bay MH370 đã rơi ở vùng Nam Ấn Độ Dương.
Ông Razak cũng cho biết hãng hàng không Malaysia đã thông báo tới thân nhân của 239 hành khách và phi hành đoàn.

Thông tin trên được đưa ra khi cuộc tìm kiếm quốc tế trên biển Ấn Độ Dương đã sang đến ngày thứ Năm.
Chiếc máy bay của Malaysia bị mất tích sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur hôm 08/03.

'Hết hy vọng'

Phóng viên BBC được chứng kiến tin nhắn từ hãng hàng không Malaysia tới một trong những người thân của những người có mặt trên chuyến bay rằng "không còn nghi ngờ gì" chuyến bay MH370 đã mất và không có người sống sót.
Dựa trên các phân tích mới, Bộ Giao thông Anh Quốc và Inmarsat – công ty cung cấp dữ liệu vệ tinh của Anh, “kết luận rằng MH370 đã bay theo hành lang phía Nam, và vị trí cuối cùng là ở giữa Ấn Độ Dương, phía Tây Perth,” ông Razak nói.
“Đây là vị trí hẻo lánh, cách xa mọi khu vực có thể hạ cánh. Thế nên, chúng tôi lấy làm tiếc và với sự đau buồn sâu sắc, chúng tôi phải thông báo với quý vị rằng, theo dữ liệu mới này, chuyến bay MH370 kết thúc ở biển Nam Ấn Độ Dương.”
Ông Razak kêu gọi giới truyền thông tôn trọng sự riêng tư của các gia đình nạn nhân, nói quá trình chờ đợi thông tin đã quá đau khổ và thông tin mới này còn nặng nề hơn.
Một tin nhắn của hàng không Malaysia gửi cho các gia đình nạn nhân viết: Malaysia Airlines rất lấy làm tiếc là không còn nghi ngờ gì về việc chuyến bay MH370 đã mất và không còn ai sống sót... Giờ chúng ta phải chấp nhận mọi chứng cớ cho thấy chiếc máy bay đã đâm xuống biển Nam Ấn Độ Dương.”
Selamat Omar, cha của một kỹ sư hàng không 29 tuổi có mặt trên chuyến bay, nói nhiều thân nhân của các hành khách đã òa khóc khi nghe tin.
“Chúng tôi chấp nhận thông tin về tấn thảm kịch này. Đó là số phận,” ông Selamat nói với hãng thông tấn AP ở Kuala Lumpur.

Cách phân tích mới


Thủ tướng Malaysia nói hãng Inmarsat đã tìm thấy thêm thông tin về hành trình bay bằng cách tính toán thêm các dữ liệu về MH370 “sử dụng phương pháp phân tích chưa bao giờ được dùng trong điều tra dạng này”.
Theo Inmarsat, phương pháp gồm có dựng mô hình hoàn toàn mới, là lý do vì sao mất nhiều thời gian.
Công ty này nói với BBC rằng tính toán mới cần lượng dữ liệu lớn hơn nhiều, trong đó có cả thông tin về các phi cơ khác đang hoạt động như thế nào vào thời điểm đó.
Inmarsat đưa dữ liệu mới tới AAIB hôm Chủ nhật, theo cơ quan này, và thông tin phải được kiểm tra trước khi đưa ra trước công chúng.
Trước đó, các quan chức nói máy bay tự động gửi “ping” – một loại tín hiệu ngắn mỗi giờ - tới vệ tinh Inmarsat ngay cả sau khi các hệ thống liên lạc khác trên máy bay đã bị tắt.
Các phân tích ban đầu cho thấy vị trí của “ping” cuối cùng có lẽ dọc theo hai vòng cung rộng ở Bắc và Nam Ấn Độ Dương.
Không quân của Trung Quốc và Australia đã phát hiện nhiều vật thể trên biển Nam Ấn Độ Dương
Máy bay P3 Orion của Australia phát hiện hai vật thể trong chiến dịch tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích, và một chiếc tàu cũng đã tới khu vực để tìm.
Một vật thể có hình tròn và màu xám hoặc xanh lá cây, vật kia hình chữ nhật và màu cam, Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết.
Ông Abbott nói vẫn không chắc chắn liệu những vật trên có phải từ chuyến bay MH370 hay không, và có thể chỉ là vật trôi dạt của tàu chìm.
Hai vật thể này khác với một số vật hình vuông, màu trắng mà máy bay quân sự Trung Quốc phát hiện ra, ông Abbott nói thêm.
Source : BBC

Làm sao cứu vãn thứ giáo dục phi chuẩn mực này được ?

24-03-2014

Làm sao cứu vãn thứ giáo dục phi chuẩn mực này được ?
Vương Trí Nhàn

-- Ngành giáo dục ở ta đang trong tình trạng thế nào ?
-- Nói cho hình ảnh một chút, nó đang lê lết trong cảnh trì trệ. Về triển vọng, thì có vẻ bệnh ở dạng vô phương cứu chữa. Tức nếu không dỡ bỏ làm lại thì vùng vẫy đến mấy cũng sẽ không ra khỏi cái tình trạng suy thoái hiện có.
Tôi biết nói vậy là bi quan. Nhưng nếu biết vượt lên tình cảm thông thường và có cái nhìn khách quan, cũng như sử dụng tới những thước đo hiện đại khi đánh giá tình hình bàn việc cải cách, chắc chúng ta không thể nghĩ khác.(V.T.N.)
Một dạng "tiên thiên bất túc"
  Lùi lại nhìn ngành giáo dục của ta từ hồi kháng chiến chống Pháp, rồi qua chống Mỹ và hậu chiến gần 40 năm nay, tôi thấy nó được xây dựng ngoài những chuẩn mực chặt chẽ mà mọi nền giáo dục phải có. Như một cơ thể, nó thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã  bất thành nhân dạng .
 Ta hay có lối làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm.

Ví dụ một trường đại học trước tiên phải có đủ bộ phận giảng viên đảm nhiệm việc giảng dạy theo những quy định quốc tế. Ở các nước gọi là đang phát triển, một trường đại học chỉ được thành lập khi có một bộ phận nòng cốt là những giáo sư đã học tập  ở những Sorbone, Oxford hoặc những trường tương tự… trở  về. Đâu người ta cũng hướng tới những yêu cầu này để noi theo, nay chưa làm được thì mai làm. Chỉ có riêng ta thì không. Trên danh nghĩa đại học VN cũng có những người gọi là giáo sư hay tiến sĩ đấy, nhưng đó là ta phong với nhau để làm việc, chứ thực tế  thấp hơn chuẩn mực rất nhiều .
Rộng hơn câu chuyện giáo viên là chuyện cơ sở vật chất và không khí học thuật của một trường đại học.
 Rồi rộng hơn câu chuyện của  riêng ngành đại học là chuyện của mọi cấp học. 
Tính phi chuẩn đang bao trùm trong mọi lĩnh vực, từ trường sở, sách giáo khoa, cách cho điểm, cách tổ chức thi cử…, cho tới chất lượng dạy và học. 

Ta hay quen miệng nói chúng ta rất có truyền thống về giáo dục. Sự thực, giáo dục VN thời trung đại còn quá non nớt không đủ hình thành một hệ thống. Tới nền giáo dục mà người Pháp mang lại thì mới tàm tạm.
Nhưng rồi mấy chục năm chiến tranh, cái sự làm lấy được làm theo ý chí đã thành chuẩn mực duy nhất ở ta, nó chi phối tất cả, khiến giáo dục VN có cách tồn tại, cách vận hành riêng chẳng giống ai. Các trường mới lập ra phải theo trường cũ, sau giải phóng thì miền bắc bắt miền nam phải theo.
 Tạm ví như trong khi người ta đi thì mình phải bò phải lết, vậy mà vẫn tự hào rằng mình cũng đang đi chứ đâu có đứng yên.

Sửa vặt chỉ là vô nghĩa
   Luôn luôn xảy ra tình trạng trường không đáp ứng đúng chuẩn mực cũng cố mà mở, giáo viên chưa đủ trình độ cũng cho dạy, học sinh không đủ trình độ cũng cho lên lớp, sinh viên ra trường không ai nhận cũng cứ xin thêm chỉ tiêu đào tạo. 
Trước mắt chúng ta là một cơ thể lúc nào cũng ốm yếu quặt quẹo.
Đây đó, nó có được chấn chỉnh chỗ này thì chỗ khác lại làm bừa rõ hơn, và mọi sự sửa chữa chẳng qua chỉ là đắp điếm giả tạo.
 Tình trạng tuyệt vọng thấy rõ là khi mọi sự đã không còn thay đổi được nữa. 
Dăm bảy năm nay, nhận thấy các trường công lập bị bao ràng buộc, nhiều người đã tính bàn nhau mở thêm các trường dân lập.
 Gia đình tôi cũng thử xem sao, cho con đi học dân lập, sau mới ngớ ra. Nếp làm giáo dục ở ta mấy chục năm nay nó đã thế rồi, thì lúc ra tồn tại với danh nghĩa khác, người ta cũng cứ đường cũ mà đi.
 Khi các giáo viên vẫn thế, người quản lý các trường cũng thế, chuyện các trường dân lập có đủ bệnh như trường công lập nói chung thật dễ hiểu. 
Thế thì còn có cách nào mà cựa bây giờ?

Để cùng xác định mức độ nghiêm trọng, và sự bất lực đã trở thành chắc chắn, xin có một chút liên hệ:
 Đọc báo gần đây, thấy các cơ quan quản lý giao thông đề nghị mọi người hiến kế để có cách làm sao tai nạn giao thông có thể mỗi ngày mỗi giảm.
 Nhưng vấn đề là ở chỗ người ta phải dự tính điều này từ khoảng mười lăm hai mươi năm trước, khi số lượng các phương tiện giao thông còn tạm chấp nhận được. Chứ với mức độ xe máy như hiện nay, trên tình trạng đường sá hiện nay thì có tài thánh cũng không hạn chế nổi tai nạn.

Sức ì của người trong cuộc
Khi không có những điều kiện cần và đủ mà bắt buộc phải tồn tại, tự bản thân cơ chế giáo dục phải có cách thích ứng, lâu dần nó tự ổn định trong tình trạng hiện thời và tự nhiên là trở nên trơ lì, không thể phấn đấu thành cái đáng ra nó phải thế, cũng tức là không thể trở thành đúng như chuẩn mực nữa.
Quán tính tự bảo vệ không cho phép người trong ngành thấy hết bệnh tật đang có trong cái môi trường người ta tồn tại.
Một điều không ai nói ra nhưng ai cũng biết, lâu nay giáo dục đã là nơi sinh sống làm ăn của bao nhiêu con người. Nay giả thử có sự thay đổi thì những người đó đi đâu làm gì bây giờ?!
 Không ai tự chặt chân mình, tự làm phiền mình trong công việc cả. 
Thành thử cứ với nhận thức như hiện nay, thì dù nhiệt tình đến đâu cũng chỉ có thể có những cải cách hời hợt chứ không thể có những thay đổi cơ bản.

Qua các trang mạng tôi được biết một tờ báo của Pakisstan cuối tháng 9 - 2012, có bài nói khá đúng về giáo dục VN. Tác giả bài báo kể một giáo viên VN nói với ông ta "Hệ thống giáo dục của chúng tôi đang đi xuống dốc". 
Và người giáo viên VN bổ sung "Nếu xu hướng này tiếp tục, chúng tôi sẽ chỉ có các quan chức ngu ngốc và những con người xảo trá".
Vậy là tình trạng lê lết hiện nay ai cũng biết, nhưng không có cách cứu vãn.

Hai đề nghị của Myanmar về giáo dục mà chúng ta khó nuốt
 Khi bàn về cải cách ở Myanmar, lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi có mấy ý kiến về giáo dục mà tôi thấy rất tâm đắc.
 Trước tiên bà bảo, sau giai đoạn thuộc địa và thời kỳ sống trong chuyên chế, nay  cái mà Myanmar cần là đào tạo nhiều thợ học nghề chứ không phải đào tạo kỹ sư. 
Đội ngũ trí thức trẻ, cần thì cần thật nhưng phải là thứ thiệt. Lấy đâu ra đại học tử tế để có số kỹ sư cần thiết ấy? Vậy phải tạm xếp yêu cầu đó lại. 
Cách chuẩn bị tích cực nhất là nhờ nước ngoài, theo kinh nghiệm của Myanmar là nhờ Anh.
Lâu nay sách sử dạy trong các trường học Myanmar vẫn soạn theo tinh thần của các nhà sử học Anh khi viết về Myanmar. Cả nền giáo dục trước sau tính là phải theo những chuẩn mực quốc tế.
  Riêng đại học Rangoon vẫn là đại học có tiếng ở Đông Nam Á.
 Vậy mà theo Aung San Suu Kyi, thế vẫn chưa đủ. Bà bảo trong thời gian giới quân sự nắm quyền, giới sinh viên được đào tạo thành những con người biết vâng lời và làm theo mệnh lệnh hơn là con người sáng tạo. Và bà đề nghị phải làm lại nền đại học này. Trong tình hình của Myanmar, nước phải nhờ là  nước Anh.

Chỉ có cách đó
Thoáng đọc, chắc ai cũng thấy các đề nghị nói trên dựa trên những nguyên tắc xa lạ với giáo dục VN. 
Ngay cái chuyện đừng tính đại học vội mà hãy lo đào tạo công nhân lành nghề -- ý kiến ấy cũng khó nuốt lắm. Như thế là thoái thác cái đề án “xây dựng công nghiệp hiện đại nông nghiệp hiện đại, văn hoá giáo dục tiên tiến” sao ? Ai mà chịu nổi.
 Đến như cái điểm đi nhờ giáo dục nước ngoài, lại càng không ai nghe được. 
Ta quen thói tự tin, cho rằng cái gì cũng phải lấy tinh thần độc lập tự chủ làm đầu. Thế thì ai lại muối mặt đi nhờ các nước phương Tây mà ta vừa thèm muốn được như họ, vừa căm ghét sao họ hơn mình nhiều thế?
Sở dĩ người Myanmar đi tới những định hướng trên đây, bởi ở họ có một tinh thần thực sự cầu thị. 
 Họ cho rằng họ phải học hỏi nước ngoài nhiều thì mới có được một nền giáo dục cần thiết.
Ta thì luôn luôn tự hào rằng mình có một truyền thống  giáo dục hết sức tốt đẹp, và chỉ cần có tiền là sẽ làm được.
Trong mọi việc ta thường chỉ lo làm dáng. Khi đứng trước một việc mà thâm tâm thấy  bất lực, liền đánh bài lấp liếm, mức cao hơn nữa  là tự lừa dối chính mình cho xong chuyện.

Nhưng tôi vẫn thấy trong hoàn cảnh của ta, cái phương án Myanmar nói trên là phương hướng khả dĩ.
Trước mắt là không nên thảo luận về cải cách gì cả.
 Bộ phận giáo dục hiện nay đã hỏng hẳn với nghĩa là tự nó không thể nghĩ ra phương hướng thay đổi. Và giả sử có phương hướng đúng thì những người trong cuộc cũng không theo nổi. 
Ví dụ dù có tung ra bao nhiêu tiền của chăng nữa thì bộ phận soạn sách giáo khoa ở ta  hiện nay cũng không sao tự làm nổi một bộ sách giáo khoa cần thiết.
 Và giá có bộ sách ấy thì hệ thống giáo viên cũng không đủ sức dậy theo.

Vừa rồi có một đề nghị là phải trả lại tự do cho ngành giáo dục. Nhưng kinh nghiệm của tôi bên văn chương cho thấy một bài học khác. Các nhà văn của ta bị trói quá lâu, đúng hơn là bị đào tạo vội vàng, cũng tiên thiên bất túc y như bên giáo dục. Luôn miệng đòi tự do nhưng lại không biết làm gì với thứ tự do đó cả. Khi được cởi trói một chút thì chỉ có tự do hoang dại là phát triển.

Từ bỏ chủ nghĩa bình quân
Cũng phải nói thêm sở dĩ chúng ta biết không đạt chuẩn mực vẫn cứ làm, lý do là vì muốn ai cũng được hưởng phúc lợi giáo dục. Ngay trong hoàn cảnh xã hội chưa trưởng thành mọi mặt trong đó khâu thấy rõ nhất là về kinh tế,  ta cũng vẫn cố phổ cập giáo dục rộng rãi để lấy tiếng và để mọi người ai cũng có thể vừa lòng. 
Nay có lẽ đã đến lúc chúng ta phải lựa chọn: hoặc chất lượng giáo dục hoặc số lượng.
Tức một việc đau xót có thể xảy ra, là phải tạm thời từ bỏ nguyên tắc phổ cập đó, lùi một bước tiến ba bước. 
Giống như trong kiếm sống, phải có người giàu trước người giàu sau, -- thời gian trước mắt, trong giáo dục chúng ta chỉ có thể bảo đảm cho một số nhỏ thanh thiếu niên được học hành cẩn thận, còn đa số sẽ chỉ được trang bị một ít kiến thức cơ bản rồi lo học nghề, để ra làm thợ, có lẽ như thế sẽ hợp lý hơn chăng? 
Còn làm như hiện thời, cố để mà phổ cập giáo dục là một việc quá sức, và thực tế là sẽ không bao giờ  có thể có giáo dục với nghĩa đúng đắn của nó.

Theo Blog Vương Trí Nhàn