Diệu nghĩa chữ «Không»
Huỳnh Ngọc Chiến
Yêu chân lý có nghĩa là chịu đựng được hư không, và do đó, chấp nhận cả cái chết. Chân lý luôn nằm cận kề bên cái chết.
(Aimer la vérité signifie supporter le vide, et par la suite accepter la mort. La vérité est du côté de la mort – Simone Weil)
Triết học Phật giáo cho rằng đời là bể khổ. Kinh điển chép rằng ngay sau khi giác ngộ, trong bài giảng đầu tiên, đức Phật đã thuyết về Tứ diệu đế, mà trong đó Khổ đế là chân lý được nêu lên trước tiên. Bài viết nhỏ này không bàn về ý nghĩa chữ khổ trong tư tưởng Phật giáo vì nội hàm rộng lớn của nó, mà chỉ muốn nói đến một khía cạnh nhỏ : Khổ không chỉ có nghĩa đơn thuần là khổ đau về vật chất mà nó có một ý nghĩa lớn hơn, đó là sự đấu tranh giữa cái tất yếu và khát vọng tự do. Cái chết là một điều tất yếu, nhưng ý chí con người lại khao khát đến sự vĩnh cửu trường tồn nên muốn kéo sinh mệnh dài đến vô tận, vô biên. Trường sinh bất tử- một khát vọng gây nên nỗi khổ căn nguyên cho cõi thế- vẫn mãi mãi là giấc mơ hư ảo của con người, giống như giấc mơ tìm ra một loại động cơ vĩnh cửu của các nhà vật lý trong những thế kỷ trước.
Con người không ai muốn chấp nhận, thậm chí không muốn nghe nói đến, cái chết; dù chính cái chết là một trong những điều kỳ diệu nhất trong thế giới tự nhiên cùng cõi nhân sinh, vì nó đem lại cho cuộc đời toàn bộ vẻ đẹp bi tráng và ý nghĩa của sự hằng cửu thiên thu. Chỉ có cái chết là điều duy nhất khiến tất cả con người đều được hoàn toàn bình đẳng trong cái thế giới đa thù sai biệt này. Từ vô lượng a tăng kỳ kiếp, cuộc đời sở dĩ vẫn còn đẹp, vẫn còn mang một ý nghĩa là nhờ cái chết. Hãy thử tưởng tượng cuộc sống trường sinh bất lão của các vị thần tiên trong truyện Trung Quốc, nếu sống cả mấy ngàn năm mà chỉ cứ quanh quẩn mãi chuyện cưỡi hạc đến thăm nhau, rồi đánh cờ, ngâm thơ, uống rượu thì đó quả là cuộc sống đầy cực hình. Một cuộc sống lờ đờ tẻ nhạt đôi khi còn đáng sợ hơn cả cuộc sống nhọc nhằn. Trong mấy ngàn năm qua, con người luôn cố công đi tìm cho ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời, chính điều đó cho thấy dường như cuộc đời tự bản chất đã không có mang một ý nghĩa nào, ngoài ý nghĩa mà ta cố gán cho nó, để mong thấy được rằng cái tham vọng muốn kéo dài sinh mệnh của mình trên cõi đời cũng không phải là điều vô nghĩa.
Cái chết không phải là cái gì đó đến với chúng ta từ bên ngoài, mà là một thuộc tính nội tại trong ta, ngay khi ta vừa mở mắt chào đời. Cái chết vẫn luôn tồn tại song đôi với sự hiện hữu của mỗi chúng ta. Vừa mở mắt chào đời là ta đã lên đường đi đến với cái chết, với Hư không. Song con người chỉ muốn tồn tại trong cõi Hữu, luôn mang hoang tưởng rằng đó là sở trú an toàn duy nhất cho mình, mà không ai dám nghĩ đến sự tồn tại trong cõi Không. Đối diện với cõi Không xa lạ, con người đâm ra hoang mang hoảng sợ, nên phải tìm đủ cách để cố gắng kéo dài sự hiện hữu của mình trên cõi thế. Có người mong được bất tử bằng cách dùng quyền lực và tiền bạc để khắc thơ đề tên mình trên đá, hoặc tạc tượng chính mình khi còn sống. Nhưng có lẽ cách đơn giản nhất là sinh con trai để “nối dõi tông dường”, do đó mà có quan niệm “trọng nam khinh nữ” trầm trọng ở phương Đông, để cố níu kéo sự tồn tại của mình thông qua một cái tên, cái họ.
Tôi muốn ghi lại đây một lần nữa câu nói cực kỳ minh tuệ của Homer:
Thần thánh ghen tỵ với chúng ta. Họ ghen tỵ với chúng ta vì chúng ta sẽ phải chết, bởi vì đối với chúng ta bất kỳ giây phút nào cũng có thể là những giây phút cuối cùng trong đời. Mọi thứ đều trở nên tươi đẹp hơn bởi vì chúng ta đều phải chết.” (1)
Trong suốt dòng lịch sử nhân loại, mọi tham vọng kéo dài đế chế đến ngàn năm, mọi hoài bão xây dựng sự bất tử trường tồn trên bạo quyền để thực hiện ý chí hùng bá đều sụp đổ nhãn tiền, và trở thành hư không mộng ảo. Tần Thủy Hoàng, sau khi dùng máu lửa để thống nhất Trung Quốc, liền có tham vọng muốn xây dựng một đế chế ngàn năm, bắt đầu từ Thủy Hoàng cho đến Nhị thế rồi Vạn thế. Ông vua tàn bạo này cho bọn phương sĩ ra khơi để tìm thuốc trường sinh. Rốt cuộc tấm thân vạn thặng phải nằm lẫn cùng đám cá thối ở Sa Khâu(2), còn nhà Tần chỉ truyền được hai đời thì mất. Hán Vũ đế lại muốn luyện thuốc trường sinh bằng cách dựng một tượng tiên nhân bằng đồng, hai tay bưng một mâm vàng hứng sương khuya từ mặt trăng rơi xuống. Sương rơi chưa đầy mâm vàng thì vị vua hùng tài đại lược kia đã qua đời, mang theo cả khối hùng tâm vạn trượng về bên kia thế giới. Sử chép rằng hằng đêm vẫn nghe nghe tiếng ngựa hí nơi nấm mộ của ông ở Mậu Lăng, sáng ra không còn dấu vết. Cảnh tượng bi thương biết bao cho những tham vọng hư huyền của một kẻ từng một thời đứng trên đỉnh cao chói lọi của quyền lực. Ở phương Tây, đế chế La Mã hùng cường cũng sụp đổ, rồi đến chế độ quốc xã của Hitler. Đó là quy luật vô thường của Tự nhiên, tất cả đều sẽ qua đi theo những sóng lớp phế hưng. Tham vọng, hoài bão càng lớn thì sự sụp đổ càng bi thương và chóng vánh.
Đời hưng vong bao thành quách lâu đài
Tự thiên cổ đứng buồn soi đáy nước.
(Đinh Hùng)
Gần như là một điều nghịch lý, trong khi mọi tham vọng cuồng điên của con người muốn xây dựng một nền bá quyền trường cửu đều bị cơn lốc vô thường của cuộc sống quét sạch đi tất cả, thì một tôn giáo dạy con người luôn quán chiếu sự vô thường của cõi thế cùng sự vô ngã của chư pháp, như Phật giáo, lại thường tồn một cách lặng lẽ tịch nhiên đến hơn mấy ngàn năm, mà không cần đến bất kỳ một thế lực nào. Không cần đến lửa và thanh gươm, không cần đến bất kỳ một lực lượng thần quyền hay thế quyền nào, chỉ với một câu “Nhất thiết giai Không” đã khiến Phật giáo trường tồn qua bao cảnh dâu bể tang thương một cách an nhiên tự tại. Chân lý đó cho thấy chính vì buông bỏ tất cả nên nắm bắt được tất cả. Vạn pháp do tham luyến mà bị hư hoại, nhờ buông xả mà được thường tồn.
Kinh Dịch nói “Sinh sinh chi vị dịch” (sinh rồi sinh không dứt, đó là đạo dịch). Chúng ta thường chỉ nghĩ đến chữ “sinh” mà quên mất giữa hai chữ “sinh” đó phải có chữ “diệt.” Nhờ có diệt mà sinh mới nối tiếp được sinh. Heidegger có lẽ là triết gia phương Tây đầu tiên suy tư về Không (Néant) như là căn cơ cho Hữu (Être), khi
bàn về Siêu hình học phương Tây(3). Diệu dụng của chữ Vô cũng được Lão Tử nói rất nhiều trong Đạo đức kinh. Tột điểm tư tưởng võ học trong tác phẩm Kim Dung là “vô chiêu thắng hữu chiêu”, thông qua nhân vật Lệnh Hồ Xung với Độc cô cửu kiếm. Theo tinh thần Trung luận của tổ Long Thọ thì “Dĩ hữu Không nghĩa cố, Nhất thiết pháp đắc thành” (Do có nghĩa của Không mà các pháp mới được thành tựu).
Người phương Tây một câu ngạn ngữ rất hay, đại khái như vầy: “Những gì ta đang có sẽ phải thuộc về kẻ khác, những gì ta tiêu xài sẽ mất đi, nhưng những gì ta cho đi sẽ còn lại mãi mãi”. Cõi thế vốn vô thường, không ai có thể nắm giữ mãi những gì mình đang có trong tay. Tôi muốn hiểu chữ “cho” ở đây có nghĩa là “buông xả” theo tinh thần Phật giáo. Phải buông xả tất cả thì mới có thể an nhiên tồn tại trong cõi Không. “Buông xả” vẫn là điệp khúc, tự mấy ngàn năm qua, vang rền trong tòa lâu minh triết phương Đông. Cố giáo sư Kim Định, trong tác phẩm “Những dị biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây” có nhắc đến một câu nói của thánh Gandhi “Je me réduis à zéro” (Tôi tự giảm trừ bản thân đến mức thành con số không). Nhà văn Xô-viết Azhaev, trong tác phẩm “Xa Mạc Tư Khoa”, có viết rằng giá trị của con người giống như một phân số, trong đó tử số mới là giá trị thực của mình, còn mẫu số chỉ là giá trị do mình tưởng tượng ra. Kiến thức sơ đẳng về phân số cho ta biết khi mẫu số càng lớn thì giá trị phân số càng bé lại, và nếu mẫu số tiến đến vô cực thì giá trị phân số tiến đến không; ngược lại khi giá trị mẫu số càng bé thì giá trị phân số càng lớn, nếu mẫu số tiến về không thì giá trị phân số tiến về vô cực. Thánh Gandhi trở thành một biểu tượng vĩ đại của nền minh triết Á châu do đã buông bỏ tất cả tư dục để “Je me réduis à zéro”, nghĩa là đưa mẫu số về giá trị bằng không!
Chỉ khi cảm nhận được cái Không, có thể “Je me réduis à zéro” thì chúng ta mới hiểu thêm về cái Hữu, nói theo Simone Weil thì phải cảm nhận được hư không, và do đó phải cận kề với cái chết thì mới thể hội được chân lý. Chỉ khi chúng ta thấy mình không là gì cả, thì mình mới được là mình theo tinh thần “Ngã thuyết .. tức phi … thị danh” của kinh Kim Cương. Tồn tại trong cõi Không mới là sự tồn tại vô ngại, giữ được cái Tâm không thì mặt trời trí huệ sẽ tự nhiên chiếu sáng(4), và mới có thể “viễn ly điên đảo, mộng tưởng.”
Trong Bát nhã tâm kinh, toàn bộ thế giới vật lý và tâm lý với lục căn, lục trần, lục thức, cho đến thuyết tứ diệu đế và thập nhị nhân duyên – nền tảng của tư tưởng Phật giáo – đều bị quét sạch trong cơn lốc phủ định toàn triệt của hai chữ BẤT và VÔ:
Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc; sắc tức thị Không, Không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp Không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố Không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh-tận, nãi chí vô lão-tử, diệc vô lão-tử-tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Nhưng phủ định toàn triệt theo tinh thần Bát nhã là thể cách vi diệu để đưa đến sự khẳng định toàn triệt trong cảnh giới tự do tuyệt đối. Trong cảnh giới thù thắng đó thì khẳng định là phủ định, và phủ định là khẳng định. Mọi mâu thuẫn đều dung thông vô ngại. Theo kinh điển ghi lại thì khi vừa mới sinh ra đời, đức Phật đã bước đi bảy bước trên tòa sen và cất tiếng như sư tử hống : “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn”. (Trên trời dưới đất, chỉ có Ta là tôn quý). Đó có lẽ là ngày đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, cái Tôi được khẳng định một cách minh triết và hùng hồn nhất. Một tôn giáo khởi đầu bằng cách khẳng định một cách tuyệt đối cái Tôi, thì chính tôn giáo đó lại xiển dương quan điểm “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” và dùng một loạt mười tám loại “Không”, từ “Nội không” cho đến “Vô pháp hữu pháp không” trong kinh Bát Nhã, để đẩy toàn bộ cái thế giới hữu sắc này đến chỗ tận cùng của chân không, của phủ định.
Và hơn ai hết, chính đức Phật là người đã “Je me réduis à zéro” đến chỗ toàn triệt, nên khi từ cõi Không bước vào cõi Hữu để thuyết pháp, thì tư tưởng Ngài mãi mãi chói lọi trong ánh sáng giác ngộ của đấng Không Vương!
_____________________________________
Ghi chú:
(1) Lời thoại của nhân vật Achille trong cuốn phim TROY: “The Gods envy us. They envy us because we’re mortal, because any moment might be our last. Everything is more beautiful because we’re doomed.”
(2) Theo Sử kí Tư Mã Thiên thì Tần Thuỷ Hoàng, khi đi tuần thú, đột ngột mất ở Sa khâu. Thừa tướng Lý Tư sợ thiên hạ sinh biến bèn không cho phát tang, mà đưa xe về cung. Dọc đường, Lý Tư sai lính gánh cá thối đi kèm theo xe để lẫn lộn với mùi người chết. Các quan vẫn hằng ngày tham kiến trước xe như khi vua còn sống!
(3) Xin xem « Qu’est-ce que la métaphysique? » (Siêu hình học là gì?)
(4) Tâm địa nhược không, tuệ nhật tự chiếu – Tổ Bách Trượng
20/3/10
THÁI VĂN KIỂM - NHỮNG SỬ LIỆU TÂY PHƯƠNG MINH CHỨNG CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM VÀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA
PHƯƠNG TÂY KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN VN
NHỮNG SỬ LIỆU TÂY PHƯƠNG MINH CHỨNG CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM VÀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA TỪ THỜI PHÁP THUỘC ĐẾN NAY
Thái Văn Kiểm
I - MINH CHỨNG CỦA NGƯỜI NGOẠI QUỐC
Ngoài những tài liệu sử địa của Việt Nam, chúng ta còn có thể dẫn chứng nhiều tài liệu khác của người ngoại quốc, xác nhận chủ quyền củ ta trên quần đảo Hoàng Sa, chẳng hạn như :
1-Tài liệu của người Hòa Lan.
Căn cứ vào ký sự Batavia (Journal de Batavia) của Công ty Hòa Lan Đông Ấn (Compagnie hollandaise des Indes orientales), ấn hành trong những năm 1631-1634-1636, chúng ta được biết một sự kiện liên hệ tới quần đảo Hoàng Sa và Xứ Đàng Trong như sau:
Ngày 20-7-1634, dưới thời Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên (1613-1635), ba chiếc tàu Hòa Lan tên Veehuizen, Schagen và Grootebroek, từ Batavia (Nam Dương) đến Touron cùng nhổ neo đi Formose (Đài Loan).
Ngày 21 thì gặp bão ngoài khơi, nên lạc nhau. Chiếc tầu Veen-huizen tới Formose ngày 2 tháng 8, chiếc Schagen ngày 10 cùng tháng. Riêng chiếc Grootebroek bị đắm gần quần đảo Paracels, ngang với bắc vĩ tuyến 17. Trong số hàng hóa trị giá 153 690 florins, thủy thủ chỉ cứu được một số trị giá 82 995 florins, kỳ dư bị chìm đắm kể cả chiếc tầu và 9 người bị mất tích.
Số hàng hóa cứu được, họ cất dấu nơi an toàn tại đảo Paracels. Thuyền trưởng Huijich Jansen và 12 thủy thủ đi bằng thuyền nhỏ vào duyên hải xứ Đàng Trong. Họ hy vọng sẽ tìm được một thuyền lớn để ra cứu 50 thủy thủ còn ở lại trên đảo. Thuyền trưởng đem theo 5 thùng bạc và 3.570 réaux đựng trong 17 bao. Khi họ vào tới đất liền, họ không được đối đãi như ý muốn. Tất cả bạc và tiền bị tịch thâu bởi viên chức đặc trách hải môn và thương thuyền, mà người Hòa Lan gọi là Ongangmij.
Sau đó, họ được phép trở lại Paracels trên một chiếc tầu Nhật Bản tên Kiko, mà họ mua đứt, để đón 50 thủy thủ còn nơi đảo và lấy 4 thùng bạc còn lại. Tất cả đều được 3 chiếc tàu khác tên là Bommel, Goa và Zeeburg (cũng bị bão mà vào núp miền duyên hải xứ Đàng Trong) chở về Batavia. Tại đây viên thuyền trưởng Jansen làm báo trình về việc thuyền Grootebroek bị đắm tại Paracels và sự tịch thâu 23 580 réaux bởi nhà chức trách xứ Đàng Trong.
Hai năm sau, dưới thời Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan (1635-1648), ngày 6 tháng 3 năm 1636, hai chiếc tầu Hòa Lan khác tới Touron. Thương gia Abraham Duijeker tiến về Faifo để gặp quan Trấn thủ ; sau đó ông ta đi Thuận hóa (Senoa) yết kiến Chúa Thượng, để xin giao thương, đặt thương điếm vá đòi số tiền 23 580 réaux đã bị tịch thâu năm kia.
Còn Thượng Vương tiếp đón Duijeker rất trọng hậu ; nhưng Ngài truyền rằng : « Những việc khiếu nại đó đã xảy ra dưới thời Vua cha, nay Chúa không hề hay biết ; vả lại viên chức thuế quan Ongangmij (?) đã bị cách chức, tịch thu gia sản (vì tội đã ăn hối lộ tới 340 000 lượng bạc trong thời kỳ tại chức), đã bị xử trảm và phanh thây rồi ». Chúa Thượng xét rằng Ngài đã xử sự công minh lắm; nay chớ nhắc lại làm chi. Ngài cũng cam đoan từ nay pháp luật rất nghiêm minh và sẽ không bao giờ xảy ra những việc đáng tiếc như vậy nữa.
Để bù vào sự thiệt thòi đó, Chúa Thượng chấp thuận cho người Hòa Lan được tự do giao thương với xứ Đàng Trong, và miễn cho họ sắc thuế neo bến và các tặng phẩm, (II accordait aux Hollandais le droit de libre échange dans le pays, les exemptait pour l’avenir des droit d’ancrage et des présent usuels).
Vì lẽ đó mà từ năm 1636, một thương điếm (comptoir commercial) của người Hòa Lan đã được thiết lập tại Hội-An (Faifo) do Abraham Duijeker làm Trưởng điếm.
(Trích trong biên khảo « La Compagnie des Indes Néerlandaises et l’Indochine » bởi W.J.M Buch, đăng trong Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême Orient, quyển XXXVI, năm 1936, trang 134.)
2. Jean Badiste Chaigneau (1769-1825) đã viết trong quyển « Mémoire sur la Cochinchine » như sau :
« Topographie : Division physique.- La Cochinchine dont le souverain porte aujourd’hui le titre d’Empereur, comprend la Cochinchine proprement dite, le Tonquin…, quelques îles habitées peu éloignées de la côte et l’archipel de Paracels, composé d’ilôts, d’écueils et de rochers inhabités. C’est seulement en 1816, que l’Empereur actuel a pris possession de de cet archipel. » (Le Mémoire sur la Cochinchine de Jean Eaptiste Chagneau, publié et annoté par A. Salles, Inspecteur des Colonies en retraite, Bulletin des Amis du Vieux Hue N°2, Avrit-Juin 1923).
Có nghĩa là :
Địa thế : Xứ Cochinchine, mà Quốc Vương ngày nay đã xưng đế hiệu, gồm có xứ Đàng Trong, Bắc Hà (Tonquin)… vài đảo gần bờ biển, có dân cư, và quần đảo Paracels, gồm có nhiều đảo và mỏm đá thiếu dân. Vào năm 1816 vị Hoàng đế đương kim đã tiếp nhận quần đảo này.
3. Đức Giám mục Taberd đã trong quyển « Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, mœurs et coutumes », xuất bản năm 1833, những dòng sau đây :
“Nous n’entrerons pas dans l’énumération des principales îles dépendantes de la Cochinchine; nous ferons seulement observer que depuis de 34 ans l’archipel des Paracels nommé par les Annamites Cát Vàng ou Hoàng Sa (sable jaune) véritable labyrinthe de petits ilôts de rocs et de bancs de sable justement redoutés des navigateurs a été occupé pas les Cochinchinois.
Nous ignorons s’ils y ont fondé un établissement, mais il est certain que l’empereur Gia Long a tenu à ajouter ce singulier fleuron à couronne, car il jugea à propos d’en aller prendre possession en personne, et ce fut en l’année 1816 qu’il y arbore solenellement le drapeau cochinchinois. »
Tạm dịch như sau:
« Chúng tôi không đi vào việc kê khai những hòn đảo chính yếu của xứ Cochinchine. Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels - mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa), gồm rất nhiều hòn dảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những bãi cát, làm cho những người đi biển rất e ngại – đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong.
Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không; nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kì lạ đó vào vương miện của Ngài, vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, mà Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong. »
Những tài liệu quốc sử và ngoại sừ trên kia chứng minh một cách hùng hồn và bất khả kháng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
4. Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco.
Theo Hiệp ước đình chỉ kí kết tại San Francisco, vào tháng 9 năm 1951, khoản 2, nước Nhật Bản phải rút lui khỏi các nơi mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đóng trong thời đệ nhị chiến, lẽ tất nhiên là trong đó có hai quần đảo Paracels và Spratley.
Tại Hội nghị San Francisco, ngày 07/09/1951, Thủ Tướng Chính Phủ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam, đã long trọng tuyên bố như sau :
« Et comme il faut franchement profiter de toutes occasion pour étouffer les germes de discorde, nous afirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet Nam ».
Xin tạm dịch là :
« Và vì chưng phải lợi dụng tất cả mọi cơ hội để chặn đứng những mầm xung đột, chúng tôi xác nhận chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã luôn luôn từ xưa thuộc lãnh thổ Việt Nam. »
Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco long trọng ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn phó hội, không có một phái đoàn nào phản đối gì cả.
II - HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA QUA THỜI PHÁP THUỘC ĐẾN NAY
1. Danh từ Paracels xuất hiện từ bao giờ.
Danh từ Paracels xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ Bán Đảo Đông Dương (Carte de la Péninsule Indochinoise) do Frère Van Langren, người Hòa Lan, ấn hành năm 1595.
Bản đồ này phác họa nhờ những tài liệu của người Bồ Đào Nha, nối gót nhà hàng hải Vasco de Gama, đã tiên phong đông du tìm kiếm xứ Ấn Độ bằng đường biển (route maritime des Indes) bằng cách đi vòng mũi Hảo Vọng (Cap de Bonne Espérance) năm 1497. Nhiều tàu thủy Bồ Đào Nha đã tới Malacca từ năm 1509, Xiêm La từ năm 1511, vào năm 1516 thì Fernando Perez d’Andrade đến cửa biển sông Mekong.
Theo giáo sư Pierre Yves Manguin, danh từ Ilhas do Parcel (Paracels) do người Bồ Đào Nha đặt ra. Trong từ ngữ của họ, danh từ Parcel có nghĩa là « đá ngầm » (récif), cao tảng (haut-fond). (Xem biên khảo « Les Portugais sur les côtes du Vietnam et du Campa » đăng trong Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême Orient, năm 1972, page 74).
Nhưng theo giáo sư A. Brébion, Paracels do tên một chiếc tàu của công ty Hòa Lan Đông Ấn, tên Paracelsse, bị chìm đắm tại quần đảo này hồi thế kỷ XVI. (Xem « Dictionnaire de bio-bibliographie générale, ancienne et moderne, de l’Indochine Francaise », 1935, Société d’Edrons Géographiques, maritimes et Coloniales, 17 Rue Jacob, Paris Vle).
Riêng về danh từ Trường Sa, chúng ta đã thấy trong Hồng Đức Bản Đồ phác họa từ thời Lê Thánh Tôn (1470-1498), vào ngày mồng 6 tháng 4 năm Hồng Đức thứ 21 (25/04/1490); bản đồ có ghi nơi đất liền « Trường Sa nhất nhật trình », tất nhiên đây không phải là quần đảo, mà là bờ biển chạy dài từ cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) cho tới Phá Tam Giang (Thừa Thiên) qua các cửa Tùng Luật và Việt Yên (Quảng Trị). Bờ biển đầy cát trắng mênh mông, phải đi mất một ngày (nhất nhật trình). Trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí, những quyển nói về Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên đều có nói về dãy Trường Sa này, cũng có tên là Động Trường Sa, Động Bạch Sa (xưa gọi là Đại Trường Sa). Sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An (1555) cũng có nhắc tới Trường Sa đã chỉ định dải cát trắng dài dằng dặc chạy suốt duyên hải Bình Trị Thiên.
2. Hoàng Sa dưới thời Pháp.
Dưới thời Pháp, quần đảo Paracels luôn luôn được nhà cầm quyền lưu ý tới. Từ năm 1920, Nha Thương chánh (Douanes) đã tổ chức những cuộc tuần du chung quanh đảo Hoàng Sa, để ngăn ngừa buôn lậu. Năm 1925, Hải học viện Nha Trang có gửi một phái đoàn bác học, đi trên tàu De Lanessan, ra Hoàng Sa để nghiên cứu tường tận tại chỗ. Phái đoàn nhận thấy quần đảo này chứa đựng rất nhiều phốt phát. Phái đoàn cũng khảo sát nhiều bằng chứng rằng quần đảo Paracels nằm trên một cao nguyên chìm dưới biển và dính liền với lục địa Việt Nam.
Nhiều công ty Nhật Bản đã xin phép chính quyền Pháp tại Đông Dương, để khai thác phốt phát và họ đã xây một con đê bằng đá phốt phát (jetée en blocs de phosphate) và chiếc cầu sắt dài 300 thước nơi đảo Robert, để tiện việc chuyên chở phốt phát lên tàu thủy.
Vì có sự giao thiệp với ngoại nhân nơi đảo này, nên chi nhà cầm quyền hồi đó đã ký một nghị định ngày 15/06/1932, thiết lập quần đảo Hoàng Sa thành một đại lý hành chánh (délégation administrative), gọi là Délégation administrative des Paracels, sáp nhập với tỉnh Thừa Thiên. Đến năm 1939, mới chia làm hai, lấy tên là « Délégation du Croissant et dépendances » và « Délégation de l’Amphitrite et dépendances. »
Cũng vào năm đó, khi trận đệ nhị thế chiến bùng nổ, quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản ngang nhiên chiếm đóng quần đảo, lập tại đây một căn cứ quân sự, cho đến khi họ đầu hàng Đồng Minh.
3. Trường Sa dưới thời Pháp thuộc.
Người Trung Hoa gọi quần đảo này là Nam Sa (Nansha), đại khái chỉ định một cách mập mờ tất cả những hòn đảo rải rác phía dưới quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1927, chiếc tàu De Lanessan đã tới tận nơi để khảo sát, sau khi đã khảo sát tại Paracels. Sau đó, năm 1930, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã chính thức cử một phái đoàn ra cắm cờ tại quần đảo Spratley. Phái đoàn đi trên chiếc tàu La Malicieuse. Đến năm 1933, họ lại cử ba chiếc tàu khác là : Alerte, Astrobale và De Lanessan, ra tận nơi để cắm cờ trên những hòn đảo khác, rải rác chung quanh đảo chính Spratley.
Công việc thâu nhận từng hòn đảo bắt đầu từ ngày 13 tháng 4 năm 1930, với đảo Spratley; tiếp theo là đảo Caye d’amboine thâu nhận ngày 10/04/1933, nhóm Hải Đảo (Groupe des deux îles) thâu nhận ngày 10/04/1933 ; đảo Loaita thâu nhận ngày 11/04/1933; đảo Thi Tu thâu nhận ngày 12/04/1933.
Công việc thâu nhận từng hòn đảo (prise de possession) này bao gồm tất cả những hòn đảo con con rải rác chung quanh những hòn đảo chính đã kể trên kia. Một bản thông báo chính thức đã được đăng tải trong Công báo Đông Dương (Journal Officiel de l’Indochine ngày 25/09/1933, trang 7784).
Quần đảo Trường Sa đã được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa (Nam Việt) do nghị định của Toàn Quyền Đông Dương, ký ngày 21 juillet 1933.
Chúng ta cũng nên ghi thêm rằng từ năm 1920, có nhiều công ty Nhật Bản đến đây khai thác phốt phát. Thỉnh thoảng cũng có một số ngư phủ Trung Hoa chèo ghe từ Hải Nam, Quảng Đông tới đây để đánh cá, làm ăn trong mấy tháng rồi trở về quê quán.
Sau hết, chúng ta cũng nên ghi rằng năm 1938, Nhà Khí Tượng Đông Dương (Service Météorologique de l’Indochine) có thiết lập tại đảo Itu Aba, một cơ sở khí tượng bao trùm tất cả miền duyên hải Đông Dương.
Trước ngày khai chiến, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố ngày 30/03/1939 rằng quần đảo Spratley từ nay sẽ đặt dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản. Viên Đại sứ Pháp tại Đông Kinh liền gửi thư phản kháng ngày 21/04/1939, và tuyên bố phủ nhận quyết định đơn phương của chính phủ Thiên Hoàng. Rồi chúng ta phải đợi tới ngày đình chiến, để chứng kiến việc quân đội Nhật rút khỏi Trường Sa, cũng như do Hiệp ước đình chiến San Francisco, chính phủ Nhật Bản đã long trọng từ bỏ chủ quyền của họ trên hải đảo Paracels và Spratley (1951).
Sau đó, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã nhiều lần xác nhận long trọng chủ quyền của mình trên hai quần đảo nói trên.
4. Công cuộc thực hiện chủ quyền của Việt Nam trong thời cận đại
a) Thời tiền chiến.
Các công tác thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm có:
Năm 1920, Quan thuế Pháp gửi quan thuyền đến tuần tiễu thường xuyên quần đảo Hoàng Sa.
Từ năm 1926 đến 1933, chính phủ Pháp đã cử chiến hạm và phái đoàn thám sát hai quần đảo này.
Từ 1931 đến 1939, Pháp gửi binh sĩ tới trú đóng tại Hoàng Sa.
Năm 1947, Pháp thiết lập đài vô tuyến tại đảo Pattle để đảm bảo an ninh thủy vận cho vùng Nam Hải. Về phương diện hành chánh, trong thời kỳ đó nhà cầm quyền Pháp và Việt đã có những quyết định như sau:
Nghị định số 156-SC ngày 15-6-1932 của Toàn Quyền Đông Dương đặt quần đảo Hoàng Sa đăng trong Công báo của chính phủ Pháp số 173 ngày 26/07/1933 trang 7839.
Nghị định số 4762 ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Dụ số 10 ngày 30/03/1933 năm Bảo Đại thứ 13 đặt quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Nghị định số 3282 ngày 05/05/1939 của Toàn Quyền Đông Dương sửa đổi nghị định trên và chia địa hạt trên ra làm hai nhóm : Nhóm Nguyệt Thiềm (Délégation du Croissant et dépendances) và Nhóm Tuyên Đức (Délégation de l’Amphitrite et dépendances). Trụ sở của hai vị đại diện Pháp được đặt tại đảo San Hồ (Pattle) và đảo Phú Lâm (Ile boisée).
b) Thời Cộng Hòa.
Dưới thời đệ nhất (1956-1963) và đệ nhị Cộng Hòa (từ 1964…), chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã có nhiều công tác và quyết định hành chánh liên hệ tới Hoàng Sa và Trường Sa:
Từ 1956, Hải quân VNCH thường xuyên thám sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ đó một trung đội Địa Phương Quân tỉnh Quảng Nam, gồm 40 người, do 1 sĩ quan cấp úy chỉ huy trú đóng tại đảo Hoàng Sa.
Các văn kiện hành chánh căn bản gồm có:
Sắc lệnh số 143/NV ngày 22/10/1956, Nghị định số 76/BNV/HC/ND ngày 20/03/1958 và Sắc Lệnh số 34/NV ngày 29/01/1959 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa).
Sắc lệnh số 174/NV ngày 13/07/1961 của Tổng Thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam (thay vì thuộc tỉnh Thừa Thiên) và thành lập quần đảo này thành xã Định Hải, thuộc quận Hòa Vang.
Do sắc lệnh số 709/BNV/HC ngày 21/10/1969 của thủ tướng Chính Phủ VNCH, xã Định Hải được xác nhập với xã Hòa Long, cùng thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
KẾT LUẬN
Căn cứ vào các dữ kiện lịch sử và hành chánh thượng dẫn, ta có thể khẳng định chủ quyền bất khả xâm của Viêt Nam Cộng Hòa, trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong cả bốn phương diện:lịch sử, địa lý, pháp lý và thực tế.
Các Chúa và Vua nhà Nguyễn đã thiết lập với các hải đảo những liên lạc thường xuyên có tính cách hành chánh, quân sự và quan thuế, chưa kể việc xây dựng quân trại,miếu vũ, mộ bia, v.v…đã trở thành những di tích lịch sử.
Nhìn lại quá trình lịch sử, chúng ta thấy một số sự kiện lịch sử và địa lý quan trọng đáng ghi nhớ là:
- Năm 1634, một chiếc tàu Hòa lan bị chìm đắm tại Hoàng Sa (Paracels),viên thuyền trưởng và đoàn thủy thủ lâm nạn đã được quan chức Quảng Nam, dưới thời Chúa Sãi, giúp đỡ cho trở về xứ Batavia.
- Năm 1702, dưới thời Chúa Minh Nguyễn Phước Chu, và từ đó về sau, sử sách đã nói tới Đội Hoàng Sa có nhiệm vụ tuần tiễu hải phận xứ Đàng Trong, kiểm soát các thương thuyền và đặc biệt thâu lượm được nhiều hàng hóa và kim khí, vật dụng tại quần đảo Hoàng Sa, đem về nộp cho Phủ Chúa tại Phú Xuân.
- Năm 1802 (đầu niên hiệu Gia Long), « cũng phỏng theo chế độ cũ, đặt Đội Hoàng Sa” (theo Đại Nam Nhất Thống Chí. »
- Năm 1816, Vua Gia Long thân chinh tiếp nhận quần đảo Hoàng Sa và thượng quốc kỳ trên đảo (theo Jean Baptiste Chaigneau và Giám mục Taberd).
- Năm 1820 (đầu niên hiệu Minh Mạng) « thường sai thuyền công đến nơi dò xét hải trình… » (theo Đại Nam Nhất Thống Chí).
- Năm 1835, Vua Minh Mạng truyền lập miếu Hoàng Sa dựng bia đá và tấm bình phong.
- Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng Chính Phủ, Trưởng Phái đoàn, đã công khia vả long trọng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chẳng có một nước nào (trong số 51 nước tham dự hội nghị) phản đối cả.
Như vậy là chúng ta đã hội đủ những bằng chứng cụ thể tỏ rõ rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của mình (animus) và mình đang khai thác (corpus) các hải sản, hải sâm, phân chim, ốc, xà cừ, phốt phát, đồi mồi, cát trắng, cát vàng,v.v… chứ không phải là hoang đảo (res derelicta) mặc cho ai muốn chiếm thì chiếm.
Trải mấy ngàn năm lịch sử, tổ tiên chúng ta đã tranh giành từng tấc đất ngọn rau trong cuộc bành trướng lãnh thổ khắp ba mặt : Nam tiến, Tây tiến, và Đông tiến, lấy Trường Sơn, sông Cửu Long và Nam Hải lảm địa bàn sinh hoạt, như muốn thi gan đấu sức với núi cao bể cả, nói lên ý chí quật cường của một dạn tộc chưa bao giờ chịu lùi bước trước nguy nan.
Ngày nay, đương đầu với những thử thách lớn lao, chúng ta chỉ có một con đường là trường kỳ chiến đấu trên mọi mặt : quân sự, chính trị, ngoại giao, để bảo vệ chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải quốc gia Việt Nam.
.
Nguồn: Tập san SỬ ĐỊA số 29 (3.1975).
.
NHỮNG SỬ LIỆU TÂY PHƯƠNG MINH CHỨNG CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM VÀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA TỪ THỜI PHÁP THUỘC ĐẾN NAY
Thái Văn Kiểm
I - MINH CHỨNG CỦA NGƯỜI NGOẠI QUỐC
Ngoài những tài liệu sử địa của Việt Nam, chúng ta còn có thể dẫn chứng nhiều tài liệu khác của người ngoại quốc, xác nhận chủ quyền củ ta trên quần đảo Hoàng Sa, chẳng hạn như :
1-Tài liệu của người Hòa Lan.
Căn cứ vào ký sự Batavia (Journal de Batavia) của Công ty Hòa Lan Đông Ấn (Compagnie hollandaise des Indes orientales), ấn hành trong những năm 1631-1634-1636, chúng ta được biết một sự kiện liên hệ tới quần đảo Hoàng Sa và Xứ Đàng Trong như sau:
Ngày 20-7-1634, dưới thời Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên (1613-1635), ba chiếc tàu Hòa Lan tên Veehuizen, Schagen và Grootebroek, từ Batavia (Nam Dương) đến Touron cùng nhổ neo đi Formose (Đài Loan).
Ngày 21 thì gặp bão ngoài khơi, nên lạc nhau. Chiếc tầu Veen-huizen tới Formose ngày 2 tháng 8, chiếc Schagen ngày 10 cùng tháng. Riêng chiếc Grootebroek bị đắm gần quần đảo Paracels, ngang với bắc vĩ tuyến 17. Trong số hàng hóa trị giá 153 690 florins, thủy thủ chỉ cứu được một số trị giá 82 995 florins, kỳ dư bị chìm đắm kể cả chiếc tầu và 9 người bị mất tích.
Số hàng hóa cứu được, họ cất dấu nơi an toàn tại đảo Paracels. Thuyền trưởng Huijich Jansen và 12 thủy thủ đi bằng thuyền nhỏ vào duyên hải xứ Đàng Trong. Họ hy vọng sẽ tìm được một thuyền lớn để ra cứu 50 thủy thủ còn ở lại trên đảo. Thuyền trưởng đem theo 5 thùng bạc và 3.570 réaux đựng trong 17 bao. Khi họ vào tới đất liền, họ không được đối đãi như ý muốn. Tất cả bạc và tiền bị tịch thâu bởi viên chức đặc trách hải môn và thương thuyền, mà người Hòa Lan gọi là Ongangmij.
Sau đó, họ được phép trở lại Paracels trên một chiếc tầu Nhật Bản tên Kiko, mà họ mua đứt, để đón 50 thủy thủ còn nơi đảo và lấy 4 thùng bạc còn lại. Tất cả đều được 3 chiếc tàu khác tên là Bommel, Goa và Zeeburg (cũng bị bão mà vào núp miền duyên hải xứ Đàng Trong) chở về Batavia. Tại đây viên thuyền trưởng Jansen làm báo trình về việc thuyền Grootebroek bị đắm tại Paracels và sự tịch thâu 23 580 réaux bởi nhà chức trách xứ Đàng Trong.
Hai năm sau, dưới thời Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan (1635-1648), ngày 6 tháng 3 năm 1636, hai chiếc tầu Hòa Lan khác tới Touron. Thương gia Abraham Duijeker tiến về Faifo để gặp quan Trấn thủ ; sau đó ông ta đi Thuận hóa (Senoa) yết kiến Chúa Thượng, để xin giao thương, đặt thương điếm vá đòi số tiền 23 580 réaux đã bị tịch thâu năm kia.
Còn Thượng Vương tiếp đón Duijeker rất trọng hậu ; nhưng Ngài truyền rằng : « Những việc khiếu nại đó đã xảy ra dưới thời Vua cha, nay Chúa không hề hay biết ; vả lại viên chức thuế quan Ongangmij (?) đã bị cách chức, tịch thu gia sản (vì tội đã ăn hối lộ tới 340 000 lượng bạc trong thời kỳ tại chức), đã bị xử trảm và phanh thây rồi ». Chúa Thượng xét rằng Ngài đã xử sự công minh lắm; nay chớ nhắc lại làm chi. Ngài cũng cam đoan từ nay pháp luật rất nghiêm minh và sẽ không bao giờ xảy ra những việc đáng tiếc như vậy nữa.
Để bù vào sự thiệt thòi đó, Chúa Thượng chấp thuận cho người Hòa Lan được tự do giao thương với xứ Đàng Trong, và miễn cho họ sắc thuế neo bến và các tặng phẩm, (II accordait aux Hollandais le droit de libre échange dans le pays, les exemptait pour l’avenir des droit d’ancrage et des présent usuels).
Vì lẽ đó mà từ năm 1636, một thương điếm (comptoir commercial) của người Hòa Lan đã được thiết lập tại Hội-An (Faifo) do Abraham Duijeker làm Trưởng điếm.
(Trích trong biên khảo « La Compagnie des Indes Néerlandaises et l’Indochine » bởi W.J.M Buch, đăng trong Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême Orient, quyển XXXVI, năm 1936, trang 134.)
2. Jean Badiste Chaigneau (1769-1825) đã viết trong quyển « Mémoire sur la Cochinchine » như sau :
« Topographie : Division physique.- La Cochinchine dont le souverain porte aujourd’hui le titre d’Empereur, comprend la Cochinchine proprement dite, le Tonquin…, quelques îles habitées peu éloignées de la côte et l’archipel de Paracels, composé d’ilôts, d’écueils et de rochers inhabités. C’est seulement en 1816, que l’Empereur actuel a pris possession de de cet archipel. » (Le Mémoire sur la Cochinchine de Jean Eaptiste Chagneau, publié et annoté par A. Salles, Inspecteur des Colonies en retraite, Bulletin des Amis du Vieux Hue N°2, Avrit-Juin 1923).
Có nghĩa là :
Địa thế : Xứ Cochinchine, mà Quốc Vương ngày nay đã xưng đế hiệu, gồm có xứ Đàng Trong, Bắc Hà (Tonquin)… vài đảo gần bờ biển, có dân cư, và quần đảo Paracels, gồm có nhiều đảo và mỏm đá thiếu dân. Vào năm 1816 vị Hoàng đế đương kim đã tiếp nhận quần đảo này.
3. Đức Giám mục Taberd đã trong quyển « Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, mœurs et coutumes », xuất bản năm 1833, những dòng sau đây :
“Nous n’entrerons pas dans l’énumération des principales îles dépendantes de la Cochinchine; nous ferons seulement observer que depuis de 34 ans l’archipel des Paracels nommé par les Annamites Cát Vàng ou Hoàng Sa (sable jaune) véritable labyrinthe de petits ilôts de rocs et de bancs de sable justement redoutés des navigateurs a été occupé pas les Cochinchinois.
Nous ignorons s’ils y ont fondé un établissement, mais il est certain que l’empereur Gia Long a tenu à ajouter ce singulier fleuron à couronne, car il jugea à propos d’en aller prendre possession en personne, et ce fut en l’année 1816 qu’il y arbore solenellement le drapeau cochinchinois. »
Tạm dịch như sau:
« Chúng tôi không đi vào việc kê khai những hòn đảo chính yếu của xứ Cochinchine. Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels - mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa), gồm rất nhiều hòn dảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những bãi cát, làm cho những người đi biển rất e ngại – đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong.
Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không; nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kì lạ đó vào vương miện của Ngài, vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, mà Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong. »
Những tài liệu quốc sử và ngoại sừ trên kia chứng minh một cách hùng hồn và bất khả kháng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
4. Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco.
Theo Hiệp ước đình chỉ kí kết tại San Francisco, vào tháng 9 năm 1951, khoản 2, nước Nhật Bản phải rút lui khỏi các nơi mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đóng trong thời đệ nhị chiến, lẽ tất nhiên là trong đó có hai quần đảo Paracels và Spratley.
Tại Hội nghị San Francisco, ngày 07/09/1951, Thủ Tướng Chính Phủ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam, đã long trọng tuyên bố như sau :
« Et comme il faut franchement profiter de toutes occasion pour étouffer les germes de discorde, nous afirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet Nam ».
Xin tạm dịch là :
« Và vì chưng phải lợi dụng tất cả mọi cơ hội để chặn đứng những mầm xung đột, chúng tôi xác nhận chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã luôn luôn từ xưa thuộc lãnh thổ Việt Nam. »
Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco long trọng ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn phó hội, không có một phái đoàn nào phản đối gì cả.
II - HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA QUA THỜI PHÁP THUỘC ĐẾN NAY
1. Danh từ Paracels xuất hiện từ bao giờ.
Danh từ Paracels xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ Bán Đảo Đông Dương (Carte de la Péninsule Indochinoise) do Frère Van Langren, người Hòa Lan, ấn hành năm 1595.
Bản đồ này phác họa nhờ những tài liệu của người Bồ Đào Nha, nối gót nhà hàng hải Vasco de Gama, đã tiên phong đông du tìm kiếm xứ Ấn Độ bằng đường biển (route maritime des Indes) bằng cách đi vòng mũi Hảo Vọng (Cap de Bonne Espérance) năm 1497. Nhiều tàu thủy Bồ Đào Nha đã tới Malacca từ năm 1509, Xiêm La từ năm 1511, vào năm 1516 thì Fernando Perez d’Andrade đến cửa biển sông Mekong.
Theo giáo sư Pierre Yves Manguin, danh từ Ilhas do Parcel (Paracels) do người Bồ Đào Nha đặt ra. Trong từ ngữ của họ, danh từ Parcel có nghĩa là « đá ngầm » (récif), cao tảng (haut-fond). (Xem biên khảo « Les Portugais sur les côtes du Vietnam et du Campa » đăng trong Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême Orient, năm 1972, page 74).
Nhưng theo giáo sư A. Brébion, Paracels do tên một chiếc tàu của công ty Hòa Lan Đông Ấn, tên Paracelsse, bị chìm đắm tại quần đảo này hồi thế kỷ XVI. (Xem « Dictionnaire de bio-bibliographie générale, ancienne et moderne, de l’Indochine Francaise », 1935, Société d’Edrons Géographiques, maritimes et Coloniales, 17 Rue Jacob, Paris Vle).
Riêng về danh từ Trường Sa, chúng ta đã thấy trong Hồng Đức Bản Đồ phác họa từ thời Lê Thánh Tôn (1470-1498), vào ngày mồng 6 tháng 4 năm Hồng Đức thứ 21 (25/04/1490); bản đồ có ghi nơi đất liền « Trường Sa nhất nhật trình », tất nhiên đây không phải là quần đảo, mà là bờ biển chạy dài từ cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) cho tới Phá Tam Giang (Thừa Thiên) qua các cửa Tùng Luật và Việt Yên (Quảng Trị). Bờ biển đầy cát trắng mênh mông, phải đi mất một ngày (nhất nhật trình). Trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí, những quyển nói về Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên đều có nói về dãy Trường Sa này, cũng có tên là Động Trường Sa, Động Bạch Sa (xưa gọi là Đại Trường Sa). Sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An (1555) cũng có nhắc tới Trường Sa đã chỉ định dải cát trắng dài dằng dặc chạy suốt duyên hải Bình Trị Thiên.
2. Hoàng Sa dưới thời Pháp.
Dưới thời Pháp, quần đảo Paracels luôn luôn được nhà cầm quyền lưu ý tới. Từ năm 1920, Nha Thương chánh (Douanes) đã tổ chức những cuộc tuần du chung quanh đảo Hoàng Sa, để ngăn ngừa buôn lậu. Năm 1925, Hải học viện Nha Trang có gửi một phái đoàn bác học, đi trên tàu De Lanessan, ra Hoàng Sa để nghiên cứu tường tận tại chỗ. Phái đoàn nhận thấy quần đảo này chứa đựng rất nhiều phốt phát. Phái đoàn cũng khảo sát nhiều bằng chứng rằng quần đảo Paracels nằm trên một cao nguyên chìm dưới biển và dính liền với lục địa Việt Nam.
Nhiều công ty Nhật Bản đã xin phép chính quyền Pháp tại Đông Dương, để khai thác phốt phát và họ đã xây một con đê bằng đá phốt phát (jetée en blocs de phosphate) và chiếc cầu sắt dài 300 thước nơi đảo Robert, để tiện việc chuyên chở phốt phát lên tàu thủy.
Vì có sự giao thiệp với ngoại nhân nơi đảo này, nên chi nhà cầm quyền hồi đó đã ký một nghị định ngày 15/06/1932, thiết lập quần đảo Hoàng Sa thành một đại lý hành chánh (délégation administrative), gọi là Délégation administrative des Paracels, sáp nhập với tỉnh Thừa Thiên. Đến năm 1939, mới chia làm hai, lấy tên là « Délégation du Croissant et dépendances » và « Délégation de l’Amphitrite et dépendances. »
Cũng vào năm đó, khi trận đệ nhị thế chiến bùng nổ, quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản ngang nhiên chiếm đóng quần đảo, lập tại đây một căn cứ quân sự, cho đến khi họ đầu hàng Đồng Minh.
3. Trường Sa dưới thời Pháp thuộc.
Người Trung Hoa gọi quần đảo này là Nam Sa (Nansha), đại khái chỉ định một cách mập mờ tất cả những hòn đảo rải rác phía dưới quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1927, chiếc tàu De Lanessan đã tới tận nơi để khảo sát, sau khi đã khảo sát tại Paracels. Sau đó, năm 1930, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã chính thức cử một phái đoàn ra cắm cờ tại quần đảo Spratley. Phái đoàn đi trên chiếc tàu La Malicieuse. Đến năm 1933, họ lại cử ba chiếc tàu khác là : Alerte, Astrobale và De Lanessan, ra tận nơi để cắm cờ trên những hòn đảo khác, rải rác chung quanh đảo chính Spratley.
Công việc thâu nhận từng hòn đảo bắt đầu từ ngày 13 tháng 4 năm 1930, với đảo Spratley; tiếp theo là đảo Caye d’amboine thâu nhận ngày 10/04/1933, nhóm Hải Đảo (Groupe des deux îles) thâu nhận ngày 10/04/1933 ; đảo Loaita thâu nhận ngày 11/04/1933; đảo Thi Tu thâu nhận ngày 12/04/1933.
Công việc thâu nhận từng hòn đảo (prise de possession) này bao gồm tất cả những hòn đảo con con rải rác chung quanh những hòn đảo chính đã kể trên kia. Một bản thông báo chính thức đã được đăng tải trong Công báo Đông Dương (Journal Officiel de l’Indochine ngày 25/09/1933, trang 7784).
Quần đảo Trường Sa đã được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa (Nam Việt) do nghị định của Toàn Quyền Đông Dương, ký ngày 21 juillet 1933.
Chúng ta cũng nên ghi thêm rằng từ năm 1920, có nhiều công ty Nhật Bản đến đây khai thác phốt phát. Thỉnh thoảng cũng có một số ngư phủ Trung Hoa chèo ghe từ Hải Nam, Quảng Đông tới đây để đánh cá, làm ăn trong mấy tháng rồi trở về quê quán.
Sau hết, chúng ta cũng nên ghi rằng năm 1938, Nhà Khí Tượng Đông Dương (Service Météorologique de l’Indochine) có thiết lập tại đảo Itu Aba, một cơ sở khí tượng bao trùm tất cả miền duyên hải Đông Dương.
Trước ngày khai chiến, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố ngày 30/03/1939 rằng quần đảo Spratley từ nay sẽ đặt dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản. Viên Đại sứ Pháp tại Đông Kinh liền gửi thư phản kháng ngày 21/04/1939, và tuyên bố phủ nhận quyết định đơn phương của chính phủ Thiên Hoàng. Rồi chúng ta phải đợi tới ngày đình chiến, để chứng kiến việc quân đội Nhật rút khỏi Trường Sa, cũng như do Hiệp ước đình chiến San Francisco, chính phủ Nhật Bản đã long trọng từ bỏ chủ quyền của họ trên hải đảo Paracels và Spratley (1951).
Sau đó, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã nhiều lần xác nhận long trọng chủ quyền của mình trên hai quần đảo nói trên.
4. Công cuộc thực hiện chủ quyền của Việt Nam trong thời cận đại
a) Thời tiền chiến.
Các công tác thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm có:
Năm 1920, Quan thuế Pháp gửi quan thuyền đến tuần tiễu thường xuyên quần đảo Hoàng Sa.
Từ năm 1926 đến 1933, chính phủ Pháp đã cử chiến hạm và phái đoàn thám sát hai quần đảo này.
Từ 1931 đến 1939, Pháp gửi binh sĩ tới trú đóng tại Hoàng Sa.
Năm 1947, Pháp thiết lập đài vô tuyến tại đảo Pattle để đảm bảo an ninh thủy vận cho vùng Nam Hải. Về phương diện hành chánh, trong thời kỳ đó nhà cầm quyền Pháp và Việt đã có những quyết định như sau:
Nghị định số 156-SC ngày 15-6-1932 của Toàn Quyền Đông Dương đặt quần đảo Hoàng Sa đăng trong Công báo của chính phủ Pháp số 173 ngày 26/07/1933 trang 7839.
Nghị định số 4762 ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Dụ số 10 ngày 30/03/1933 năm Bảo Đại thứ 13 đặt quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Nghị định số 3282 ngày 05/05/1939 của Toàn Quyền Đông Dương sửa đổi nghị định trên và chia địa hạt trên ra làm hai nhóm : Nhóm Nguyệt Thiềm (Délégation du Croissant et dépendances) và Nhóm Tuyên Đức (Délégation de l’Amphitrite et dépendances). Trụ sở của hai vị đại diện Pháp được đặt tại đảo San Hồ (Pattle) và đảo Phú Lâm (Ile boisée).
b) Thời Cộng Hòa.
Dưới thời đệ nhất (1956-1963) và đệ nhị Cộng Hòa (từ 1964…), chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã có nhiều công tác và quyết định hành chánh liên hệ tới Hoàng Sa và Trường Sa:
Từ 1956, Hải quân VNCH thường xuyên thám sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ đó một trung đội Địa Phương Quân tỉnh Quảng Nam, gồm 40 người, do 1 sĩ quan cấp úy chỉ huy trú đóng tại đảo Hoàng Sa.
Các văn kiện hành chánh căn bản gồm có:
Sắc lệnh số 143/NV ngày 22/10/1956, Nghị định số 76/BNV/HC/ND ngày 20/03/1958 và Sắc Lệnh số 34/NV ngày 29/01/1959 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa).
Sắc lệnh số 174/NV ngày 13/07/1961 của Tổng Thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam (thay vì thuộc tỉnh Thừa Thiên) và thành lập quần đảo này thành xã Định Hải, thuộc quận Hòa Vang.
Do sắc lệnh số 709/BNV/HC ngày 21/10/1969 của thủ tướng Chính Phủ VNCH, xã Định Hải được xác nhập với xã Hòa Long, cùng thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
KẾT LUẬN
Căn cứ vào các dữ kiện lịch sử và hành chánh thượng dẫn, ta có thể khẳng định chủ quyền bất khả xâm của Viêt Nam Cộng Hòa, trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong cả bốn phương diện:lịch sử, địa lý, pháp lý và thực tế.
Các Chúa và Vua nhà Nguyễn đã thiết lập với các hải đảo những liên lạc thường xuyên có tính cách hành chánh, quân sự và quan thuế, chưa kể việc xây dựng quân trại,miếu vũ, mộ bia, v.v…đã trở thành những di tích lịch sử.
Nhìn lại quá trình lịch sử, chúng ta thấy một số sự kiện lịch sử và địa lý quan trọng đáng ghi nhớ là:
- Năm 1634, một chiếc tàu Hòa lan bị chìm đắm tại Hoàng Sa (Paracels),viên thuyền trưởng và đoàn thủy thủ lâm nạn đã được quan chức Quảng Nam, dưới thời Chúa Sãi, giúp đỡ cho trở về xứ Batavia.
- Năm 1702, dưới thời Chúa Minh Nguyễn Phước Chu, và từ đó về sau, sử sách đã nói tới Đội Hoàng Sa có nhiệm vụ tuần tiễu hải phận xứ Đàng Trong, kiểm soát các thương thuyền và đặc biệt thâu lượm được nhiều hàng hóa và kim khí, vật dụng tại quần đảo Hoàng Sa, đem về nộp cho Phủ Chúa tại Phú Xuân.
- Năm 1802 (đầu niên hiệu Gia Long), « cũng phỏng theo chế độ cũ, đặt Đội Hoàng Sa” (theo Đại Nam Nhất Thống Chí. »
- Năm 1816, Vua Gia Long thân chinh tiếp nhận quần đảo Hoàng Sa và thượng quốc kỳ trên đảo (theo Jean Baptiste Chaigneau và Giám mục Taberd).
- Năm 1820 (đầu niên hiệu Minh Mạng) « thường sai thuyền công đến nơi dò xét hải trình… » (theo Đại Nam Nhất Thống Chí).
- Năm 1835, Vua Minh Mạng truyền lập miếu Hoàng Sa dựng bia đá và tấm bình phong.
- Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng Chính Phủ, Trưởng Phái đoàn, đã công khia vả long trọng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chẳng có một nước nào (trong số 51 nước tham dự hội nghị) phản đối cả.
Như vậy là chúng ta đã hội đủ những bằng chứng cụ thể tỏ rõ rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của mình (animus) và mình đang khai thác (corpus) các hải sản, hải sâm, phân chim, ốc, xà cừ, phốt phát, đồi mồi, cát trắng, cát vàng,v.v… chứ không phải là hoang đảo (res derelicta) mặc cho ai muốn chiếm thì chiếm.
Trải mấy ngàn năm lịch sử, tổ tiên chúng ta đã tranh giành từng tấc đất ngọn rau trong cuộc bành trướng lãnh thổ khắp ba mặt : Nam tiến, Tây tiến, và Đông tiến, lấy Trường Sơn, sông Cửu Long và Nam Hải lảm địa bàn sinh hoạt, như muốn thi gan đấu sức với núi cao bể cả, nói lên ý chí quật cường của một dạn tộc chưa bao giờ chịu lùi bước trước nguy nan.
Ngày nay, đương đầu với những thử thách lớn lao, chúng ta chỉ có một con đường là trường kỳ chiến đấu trên mọi mặt : quân sự, chính trị, ngoại giao, để bảo vệ chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải quốc gia Việt Nam.
.
Nguồn: Tập san SỬ ĐỊA số 29 (3.1975).
.
18/3/10
Trần Hồ Dũng - Lời trần tình của Giu-Đa
LỜI TRẦN TÌNH CỦA GIU-ĐA
tranhodung
Ta là tên tội đồ
Ngàn năm mang thập giá
mang theo nỗi hàm oan
Chưa nói ra Sự Thật
*
Nào phải ta bán Chúa
Bằng vào một nụ hôn
mà vì ta thương Chúa
xuống thế gian làm người
**
Ai đem lời dối trá
viết vào trang thánh kinh ?
nào phải ta bán Chúa
Vì lợi cho riêng mình
“Ôi mấy đồng tiền máu
ngàn năm làm ta đau ! “ (* )
***
ta là tên tội đồ
mang thập tự hàm oan
hai ngàn năm có lẻ
và mấy ngàn năm sau ?
* ***
Hãy tin ta ,Giu-Đa
Lời ta là Sự Thật
ta « đóng vai » bán Chúa
Đó chính là ý Cha
( điều này ta nói nhỏ
chắc là Chúa bỏ qua ! )
« lạy Cha ở trên Trời
danh Cha được tôn thánh
(để ) ý Cha được nên ...» (** )
mà con đành mãi mãi
mang tội danh phản đồ
****
Hỡi con người trần thế
Có tin lời ta chăng ?
Lời ta là sự Thật
giấu kín mấy ngàn năm
Nếu không tin , cứ hỏi
Chúa Trời ngồi trên cao !
( Sau này ,khi ngươi chết
Có hỏi, cũng không sao ! )
bạn bè ta ngày ấy
vườn Ghết-Sê-Ma –Nê
cả thảy đều biết rõ
sự thật như thế nào
Chúng: một tuồng như nhau
Biết mà không dám nói
Chúng : khôn ngoan quá đỗi
Nên được phong Thánh cả
ngồi chơi nơi nước Trời !
***
Chỉ mình ta chân thật
(và khờ khạo tin Người !)
nên ngàn năm khổ đau
ngàn năm vác thập giá
Đi tìm lời giải oan
tranhodung.saigon.1985
tranhodung
Ta là tên tội đồ
Ngàn năm mang thập giá
mang theo nỗi hàm oan
Chưa nói ra Sự Thật
*
Nào phải ta bán Chúa
Bằng vào một nụ hôn
mà vì ta thương Chúa
xuống thế gian làm người
**
Ai đem lời dối trá
viết vào trang thánh kinh ?
nào phải ta bán Chúa
Vì lợi cho riêng mình
“Ôi mấy đồng tiền máu
ngàn năm làm ta đau ! “ (* )
***
ta là tên tội đồ
mang thập tự hàm oan
hai ngàn năm có lẻ
và mấy ngàn năm sau ?
* ***
Hãy tin ta ,Giu-Đa
Lời ta là Sự Thật
ta « đóng vai » bán Chúa
Đó chính là ý Cha
( điều này ta nói nhỏ
chắc là Chúa bỏ qua ! )
« lạy Cha ở trên Trời
danh Cha được tôn thánh
(để ) ý Cha được nên ...» (** )
mà con đành mãi mãi
mang tội danh phản đồ
****
Hỡi con người trần thế
Có tin lời ta chăng ?
Lời ta là sự Thật
giấu kín mấy ngàn năm
Nếu không tin , cứ hỏi
Chúa Trời ngồi trên cao !
( Sau này ,khi ngươi chết
Có hỏi, cũng không sao ! )
bạn bè ta ngày ấy
vườn Ghết-Sê-Ma –Nê
cả thảy đều biết rõ
sự thật như thế nào
Chúng: một tuồng như nhau
Biết mà không dám nói
Chúng : khôn ngoan quá đỗi
Nên được phong Thánh cả
ngồi chơi nơi nước Trời !
***
Chỉ mình ta chân thật
(và khờ khạo tin Người !)
nên ngàn năm khổ đau
ngàn năm vác thập giá
Đi tìm lời giải oan
tranhodung.saigon.1985
Thi ảnh và ngôn ngữ của Tô Thùy Yên trong "Trường Sa hành"
Thi ảnh và ngôn ngữ của Tô Thùy Yên trong "Trường Sa hành"
Toàn bộ thi phẩm của Tô Thùy Yên trải dài trên dưới ba mươi lăm năm, ít nhất từ 1956 đến nay, dù chưa được thu góp để xuất bản như một chỉnh thể hữu cơ, gắn bó, giúp cho người đọc có được một cái nhìn nhất quán về thế giới của nhà thơ, cũng đã để toát ra từ đó, từ những bài thơ rời cấu thành linh hồn nó, cái không khí chung đã bao trùm lấy tâm hồn thi sĩ. Chúng ta đã có cơ hội nói về cái không khí, cái khí hậu vây bủa thi ca của Tô Thùy Yên trong những phần phân tích ở trên.
"Trường Sa hành" là một dấu mốc đặc biệt, khắc họa nhân dáng Tô Thùy Yên trong tư tưởng, ngôn ngữ đặc thù của riêng ông, đồng thời, cho thấy được cái nhìn vào nhân giới và nhiên giới của nhà thơ và những khắc khoải siêu hình của ông. Cùng với chùm thơ "Quỷ xướng thi", gồm ba bài thơ bảy chữ nhiều đoạn, "Trường Sa hành" đã làm cho Tô Thùy Yên trở nên lớn lao trong thi ca. Bài thơ như một dấu ấn đóng xuống đời thơ của một thi sĩ, đã giữ mãi tên tuổi cũng như nhân dáng của Tô Thùy Yên trong lòng người đọc. Cái thế giới mà ông đã tạo nên qua bài thơ này cứ như một vệt lân tinh sáng mãi trong bóng đêm của trí nhớ chúng ta. Có thể ta không có ý thức về nó trong cuộc đời thường, nhưng cái vệt lân tinh lung linh và lóng lánh ánh bạc kia cứ mãi còn theo đuổi ta trong những đêm tối của trần gian. Khi ta sụp cửa lòng mình xuống để ngăn che đi những huyên náo bên ngoài, cái thế giới khốc liệt, rưng rưng biển và xanh lơ mộng kia lại bật sáng long lanh trong lòng trí ta quạnh quẽ.
"Trường Sa hành" gồm có mười sáu đoạn. Mỗi đoạn bốn câu, mỗi câu bảy chữ.
Trường Sa! Trường Sa! Đảo chuếnh choáng
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi
Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han hề Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ
Đảo hoang vắng cả hồn ma quỷ
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên
Bài thơ mở ra với một hình ảnh chuếnh choáng. Người chuếnh choáng khi vừa qua một cuộc hải hành, bị vất lên đảo, thấy đất chòng chành, không vững chân. Hay người chuếnh choáng vì cái sầu vây trắng bốn bề đang thăm thẳm vây phủ chung quanh? Hay chuếnh choáng bắt nguồn từ cả hai cái yếu tố vật lý và tâm lý kia? Hai mũi tên, từ hai cửa ngõ tạo nên cái hiện hữu của con người, cùng bay đến và cắm phập vào hồng tâm. Chuếnh choáng, như một dội đập êm ái, cuốn hút, dịu dàng. Vừa chìm lẩn vào, vừa lan toả ra. Ba âm trắc tận cùng của một câu thơ dẫn đầu bằng bốn âm ngang, bằng phẳng đã làm cho tác dụng chuếnh choáng nổi bật lên. Trong ba âm trắc đó, hai âm cuối chói lên cùng với liên âm uênh oang, gần như trong những từ chuệch choạc, loạng choạng càng làm sắc lên cái cảm giác mà nhà thơ cảm thấy. Nhà thơ nói đảo chuếnh choáng, nhưng thật ra đảo, tự thân nó, như một hữu thể vô tri giác, không hề chuếnh choáng. Nó tạo ra cái tác dụng chuếnh choáng trên não thùy con người với sự hiện hữu bàng hoàng của nó. Chỉ chính sự hiện hữu ấy không thôi cũng đã tạo nên một tấm lưới sầu, thăm thẳm, dày đặc, kín khít, bao phủ và giữ ghịt lấy con người. Cái cảm giác chuếnh choáng, chòng chành kia đã khiến cho những ngưoi lính thú, trong đó có nhà thơ, đêm nằm còn tưởng hòn đảo bập bềnh trôi đi. Hòn đảo, như một con tàu ma, trôi đi, trôi mãi, bập bềnh, bập bềnh vào vô cùng đêm thủy tận.
Gió thổi. Gió miên man thổi. Lòng thi sĩ như những tàu lá chuối tưa rách, líu ríu, quờ quạng trong biển gió. Phóng tầm mắt vào không gian, chỉ thấy có hiu quạnh chực chờ. Một Hiu Quạnh Lớn. Hiu Quạnh này từ chối con người.
Đảo hoang đến nỗi hồn ma bóng quỷ cũng vắng. Rêu rong thảo mộc còn giữ hình dáng ngày sáng thế. Mịt thẳm thời gian. Cái màu xanh hoang dã và rờn lạnh kia như đắp mãi lên con người bây giờ, chết sững, những tấm khăn liệm kỳ bí, lạ lùng.
Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh
Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời
Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?
Sầu đã vây kín. Đảo cứ trôi đi, trôi mãi vào vô cùng thủy tận. Những người lính thú như bị tung lưới chụp bắt, có cố vùng vẫy cũng chỉ như một thứ tự bạo hành. Đành nhẫn nhục, cố đi tiếp con đường nhân thế của mình.
Trong cảnh ấy, nhà thơ cố gắng tách thoát ra khỏi cái hữu hạn của con người. Ông đứng nhìn trời đất. Chỉ thấy sóng. Và biển. Sóng cứ thế, tiếng khóc đập đầu vào ghềnh đá của nó đã cất lên tự lúc nào, thời nào. Mang mang thiên cổ sầu. Biển thì mãi chít trên đầu một vành tang trắng. Hay lễ phục của nó mỗi ngày trước thánh lễ của trời đất, của vũ trụ bao la, là một bộ quần áo sô gai? Sóng thiên cổ khóc/ biển tang chế. Trong ngữ cảnh của một kiến trúc song song, kết hợp để nhấn mạnh, ở đây, phải hiểu tang chế là một động từ, vì khóc là một động từ. Sóng và biển là hai chủ từ. Khóc và tang chế là hai động từ, dùng song song và có tính kết hợp để nhấn mạnh ý. Thiên cổ là tính từ, bổ nghĩa cho sóng. Căn bản là một danh từ, tang chế, ở đây, biến thành động từ, để mang một nét sống động đau đớn. Không phải là cái đau buồn riêng mà là một cái đau buồn cất lên tiếng khóc. Đất đai bên lở bên bồi. Và gió. Gió tiếp tục gào thét những tiếng gào khốc liệt. Trùng dương thì như một hồ nước mắt khổng lồ, rân rấn, mênh mang, tuyệt mệnh.
Nguồn: Trích từ: Bùi Vĩnh Phúc, Lý luận và phê bình - Hai mươi năm văn học Việt ngoài nước 1975-1995, NXB Văn Nghệ, California, 1996
________________________________________
Thảo luận thêm: Trường Sa hành
Thi ảnh và ngôn ngữ của Tô Thùy Yên trong "Trường Sa hành" (tt)
Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh
Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân
Ta ngồi bên đống lửa man rợ
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi
Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu
Trong cảnh tang chế khốc liệt kia, ta phải cố gắng sống. Phải tìm cách để tồn sinh. Hãy tìm một chút đẹp đẽ còn sót lại để nuôi lấy mộng. Nhà thơ nhìn vào làn nước vịnh xanh lơ và thấy còn sót lại chút mộng nhỏ, mềm. Xanh lơ mộng là một cụm từ, một ngữ đoạn, một ngữ tuyến (phrase), làm rõ nghĩa cho làn nước vịnh. Vì là sự kết hợp của cả một cụm từ, những ý xanh lơ và mộng sóng sánh bập bềnh ôm ấp lấy nhau, chứ không tĩnh tại như xanh lơ hoặc mộng đứng tách riêng. Bổ ngữ xanh lơ mộng, nhờ sự kết hợp, diễn tả được sự sóng sánh của làn nước. Xanh lơ thuộc phạm trù và nhận thức của giác quan: thị giác. Mộng thuộc phạm vi nhận thức của lý trí hay tình cảm. Xanh lơ mộng là sự chen kẽ của thực tại và ảo giác trong cái tâm thế chuếnh choáng của nhà thơ giữa một khung cảnh tang chế và khốc liệt của ngoại giới. Nhìn vào làn nước vịnh thấy gì? Thấy xanh lơ mộng. Thấy gì nữa? Những cụm rong óng ả bập bềnh. Nhưng những cụm rong này lại gợi cho nhà thơ nhớ về những tầng buồn mãi còn lay động trong hồn ông. Hồn ta, như một hải quốc xa xôi, hoang lạnh, long lanh, tịch mịch, chẳng có một chút thân ái cận kề.
Chiều rơi. Rã. Rụng. Mặt trời bị cắt cổ. Le soleil cou coupé. Appolinaire. Mặt trời chiều rã rưng rưng biển. Có thể hiểu rã là động từ của mặt trời chiều. Rưng rưng là tính từ bổ nghĩa cho biển. Một mặt trời đang tan ra thành máu. Và biển rưng rưng nước mắt nhìn cảnh hấp hối kia. Hay rưng rưng chính là tâm cảm của tác giả, trước cái chết của mặt nhật, đang quán chiếu lấy lòng mình. Rưng rưng là tính từ, đứng trước, làm rõ nghĩa cho biển. Ngữ pháp rất mới. Cũng thế, trong vầng khói chim đen thảng thốt quần, thảng thốt là trạng từ chỉ thể cách, đứng trước động từ quần, cũng là một ngữ pháp rất Tây phương. Đặt vào câu thơ, nó làm bật ra cái mới của sự bất ngờ. Hình ảnh cả một vầng nhật tan, toé ra thành máu lênh láng mặt biển, khiến bầy chim đen lúc thì tan tác thất thần, lúc thì bay vòng vô định hướng, làm nên một quầng đen xao xác, kinh động cả trời đất. Nhà thơ, trong cảnh kinh hoàng và vỡ nát ấy của thiên nhiên, thấy như cả hòn đảo bốc cháy. Và những tia lửa, đỏ, nóng, lỏng và sôi, bắn tung toé vào mình.
Câu Mặt trời chiều rã rưng rưng biển cũng có thể được ngắt thành:
Mặt trời chiều/ rã rưng rưng/ biển
Mặt trời chiều và biển là hai cực trên dưới của một không gian đáng lẽ là phân cực, yên ắng, và có thứ tự. Nhưng khi ta đọc câu thơ này với nhịp 3/3/1 như thế, bây giờ ta cảm thấy là cái mặt trời ấy đang biến chất và biến thể một cách rất rõ ràng. Rõ hơn là cách ngắt nhịp 4/3 nhiều. Mặt trời - cái khối tinh vân chứa đầy những nguyên tử hydrogen sôi sục trong tâm của nó kia, những nguyên tử hydrogen này có thể kết hợp với nhau để cho ra những nguyên tử helium trong một phản ứng đặc biệt làm chuyển hoá một trọng khối nhỏ bé thành một nguồn năng lực vĩ đại qua một tiến trình kết hợp nhiệt nhân (thermonuclear fusion) - trước mắt nhà thơ, bây giờ, đang là một sự hủy thể. Nó rã ra, loang ra và tràn lan lênh láng. Nó đang trải qua một sự chết rưng rưng. Để cuối cùng trở thành biển. Một biển sầu lênh láng máu. Rã rưng rưng. Ba âm rung sát nhau tạo nên những tác dụng xót xa đau đớn, vừa trên mặt vật lý vừa trên mặt tâm lý. Vừa ngoài vừa trong. Tất cả đều đang rã ra, đang run rẩy, đang rạn nứt. Làm sao mà nhà thơ lại không khỏi không cảm thấy những tia lửa đang bắn ra làm phỏng khắp thân thể mình.
Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê
Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng
Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng vô biên, tín hiệu trùng
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc
Con chim động giấc gào cô đơn
Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên
Con tàu ma, là hòn đảo chuếnh choáng và khốc liệt kia, vẫn tiếp tục trôi đi, trôi vào thủy tận. Nhà thơ biết mình đã bị đẩy vào một cuộc lữ oan nghiệt, cuộc lữ của một người lính thú bị vất lên đảo hoang để chuẩn bị nhìn thấy định mệnh của mình, của anh em bè bạn. Tiếng hét của kẻ bị bức tử không bung thoát được ra ngoài để tan mất vào không gian rộng lớn ngoài kia, mà nó cứ dội vang oan khuất trong lòng kẻ bị hành hình. Không lối thoát, tiếng hét cào xé và bứt rách đi từng mảng đời người. Nó xé toạc đời sống, và gửi tâm hồn con người về nỗi chết trên cao. Mây. Đỏ thảm thê. Thảm thê cùng với tiếng hét từng chập bị giam hãm trong lòng.
Nhưng, những khi đêm xuống, thu góp lại những mảnh hồn rách nát của mình, nhà thơ ngồi nói chuyện với những vì sao cô độc trên cao. Cuộc tâm sự kéo dài bất tận. Ông ngồi nói chuyện với từng tinh tú một. Hình ảnh bãi lân tinh thức, trên cao, sáng âm u, kỳ diệu, từ mái đầu của nhà thơ, lung linh lấp lánh bao ý nghĩ vượt lên trên trời cao, là một thi ảnh rất lạ. Cái đầu như loé lân tinh. Hay như một điểm kết tập và phản chiếu ánh sáng u ảo của vũ trụ. Nó là một điểm phản ánh những hồi quang và những kỳ bí thẳm sâu của vũ trụ mênh mông xa tít. Cái đầu, bây giờ, là nơi trời đất, vũ trụ, thời gian, không gian và những mối cảm xúc, u hoài, sầu nhớ, chứng tỏ sự có mặt của chúng. Cái đầu, địa bàn hoạt động với diện tích thu nhỏ lại của tất cả những sức mạnh bên trong và bên ngoài con người. Và bãi lân tinh vẫn tiếp tục thức, âm u sáng, để đối thoại với điểm sáng nhỏ nhoi ở dưới kia, thi sĩ. Trong sự sáng vẫn còn cái âm u mang mang rợn ngợp của những sức mạnh siêu hình.
Đoạn thơ Đất liền, ta gọi, nghe ta không? là đoạn thơ duy nhất trong bài thơ mười sáu đoạn này được gieo vần bằng. Tất cả những đoạn khác được hạ vần trắc, tạo tác dụng khốc liệt, kinh hoàng, u uất cho toàn bài. Nhưng đoạn thơ bốn câu vần bằng này lại có một nhịp gãy, gấp khúc, gấp gáp, tạo cảm giác hoảng loạn rõ nét. Hãy đọc lại nó đúng như nhịp điệu mà nó đã được viết ra:
Đất liền / ta gọi / nghe ta không?
Đập hoảng vô biên / tín hiệu trùng
Mở / mở giùm ta khoảng cách đặc
Con chim động giấc / gào cô đơn
Như kẻ tử tội bị che mất lối về dương thế, nhà thơ cất tiếng gọi đất liền hốt hoảng, trong khi con tàu ma, là cái đảo chuếnh choáng, khốc liệt kia, vẫn tiếp tục cái hành trình của nó vào vô cùng thủy tận. Đập thẳng tay vào vô biên, chỉ thấy một tín hiệu u u. Trùng và lạc. Tín hiệu đứt hơi, hấp hối, và đang chết. Sự kinh hoàng càng tăng lên. Con người đưa tay đập liên hồi vào cánh cửa của sự chết. Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc. Tại sao lại khoảng cách đặc? Có phải để làm bật rõ tâm trạng của con người với cảm giác đang bị giam vào một con tàu bùng, cứng, đầy, và tối, đang trôi vào hư vô, đang chìm vào tận tuyệt. Con chim động giấc gào cô đơn. Con chim nào đây? Hay là một biểu tượng cho những giấc mơ bé nhỏ bị giam hãm của con người!
Tất cả các động tác trong đoạn thơ này đều có tính cách hoảng loạn: đập, hoảng, mở, mở, động giấc, gào. Khoảng cách đặc được dùng như một thứ oxymoron, một từ nghịch lý ngay trong chính bản thân của nó, để làm bật lên sự phi lý của hoàn cảnh, sự mỉa mai của số phận. Vô biên, tín hiệu trùng, cô đơn là những sợi tơ mỏng mảnh gắn vào cõi siêu hình. Cả đoạn thơ là một tiếng kêu cứu vô vọng của con người bị vất hẫng vào cõi lãng quên.
Ngày rồi đêm. Đêm rồi ngày. Đời sống (hay nỗi chết) cứ thế trôi qua. Ngày, trắng ngất, chói chang, như một thanh kim loại, được một bàn tay vô hình nào đó giũa mãi trên kia. Ánh sáng nhảy múa hỗn loạn và điên dại trong một điệu nhạc chói, gắt, hoảng loạn. Và vô thanh. Mái tóc sầu đau của kẻ tử tội, bây giờ, nhìn từng sợi, thấy như bị nung đỏ lên trong một nhiệt độ khủng khiếp. Ánh sáng vẫn vang lừng mãi một điệu múa điên cuồng, man dại. Từng sợi tóc bị nung đỏ, nứt rạn thành tiếng kêu vỡ của tuổi trẻ. Chính là cái hữu hạn, soi chiếu qua mái tóc bị nung đỏ trong nắng chói của kẻ bị hành hình, đang nứt rạn ra. Tuổi trẻ rạn nứt, vỡ tan, như ước mộng hoa niên của một lớp người.
Ôi! Lũ cây gầy ven bãi sụp
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh
San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người
Đây là đoạn kết của "Trường Sa hành". Nhìn vào thiên nhiên hoang lở, rách nát, nhưng vẫn cố gắng sống xứng đáng, trong danh dự, cái cuộc tồn sinh của mình cho đến ngày thật sự gục ngã, hay cho đến ngày được sống lại với cái ý nghĩa như thực của cuộc sống, nhà thơ nhìn ra cái ý sống của mình. Của Con Người, nói chung.
Hòn đảo, nhìn ở một kích thước lớn rộng hơn, chính là cái cuộc đời chuếnh choáng bít bùng này. Đời sống sẽ còn trổ ra muôn ngàn nhánh khổ. Con người sẽ còn tiếp tục bị vất vào những nỗi đau đớn, xót xa. Trong vinh dự lầm than của kiếp người, những nỗi đau của nó sẽ mãn khai, đầy cành sống. Nhưng có phải chính sự đau khổ, chua xót và lầm than kia lại là những dấu chỉ vào cái danh dự của kiếp người? Thời gian rồi cũng sẽ như đá hóa thạch. Trên tảng đá u tịch, sắc cứng và mốc meo dựng sững vào Đời Đời ấy, nhà thơ trân trọng khắc nét hai chữ: Con Người.
Toàn bài "Trường Sa hành" được bao phủ bởi một bầu khí quyển hoang lạnh, âm u và khốc liệt, đầy tính siêu hình. Bài thơ, cùng với cái bầu khí quyển bao quanh nó, trôi vừa khốc liệt với cái độ cuồng nộ băng băng của nó, vừa dật dờ với cái bối cảnh âm u, vào tâm thức ta. Nó cứ còn trôi đi mãi, trong cái hải quốc sâu thẳm của lòng ta, rách tưa tiếng gió và âm u tiếng những con sóng thiên cổ ầm ỳ. Con tàu chuếnh choáng vẫn tiếp tục trôi đi, trôi vào thiên cổ.
Và con người, kẻ cô đơn, lầm than và bị lưu đày kia, nó phải tìm ra được vinh dự và nghĩa sống của nó giữa chốn lưu đày.
Tháng 8.1992
Tháng 7.1995
Nguồn: Trích từ: Bùi Vĩnh Phúc, Lý luận và phê bình - Hai mươi năm văn học Việt ngoài nước 1975-1995, NXB Văn Nghệ, California, 1996
______________________________
Toàn bộ thi phẩm của Tô Thùy Yên trải dài trên dưới ba mươi lăm năm, ít nhất từ 1956 đến nay, dù chưa được thu góp để xuất bản như một chỉnh thể hữu cơ, gắn bó, giúp cho người đọc có được một cái nhìn nhất quán về thế giới của nhà thơ, cũng đã để toát ra từ đó, từ những bài thơ rời cấu thành linh hồn nó, cái không khí chung đã bao trùm lấy tâm hồn thi sĩ. Chúng ta đã có cơ hội nói về cái không khí, cái khí hậu vây bủa thi ca của Tô Thùy Yên trong những phần phân tích ở trên.
"Trường Sa hành" là một dấu mốc đặc biệt, khắc họa nhân dáng Tô Thùy Yên trong tư tưởng, ngôn ngữ đặc thù của riêng ông, đồng thời, cho thấy được cái nhìn vào nhân giới và nhiên giới của nhà thơ và những khắc khoải siêu hình của ông. Cùng với chùm thơ "Quỷ xướng thi", gồm ba bài thơ bảy chữ nhiều đoạn, "Trường Sa hành" đã làm cho Tô Thùy Yên trở nên lớn lao trong thi ca. Bài thơ như một dấu ấn đóng xuống đời thơ của một thi sĩ, đã giữ mãi tên tuổi cũng như nhân dáng của Tô Thùy Yên trong lòng người đọc. Cái thế giới mà ông đã tạo nên qua bài thơ này cứ như một vệt lân tinh sáng mãi trong bóng đêm của trí nhớ chúng ta. Có thể ta không có ý thức về nó trong cuộc đời thường, nhưng cái vệt lân tinh lung linh và lóng lánh ánh bạc kia cứ mãi còn theo đuổi ta trong những đêm tối của trần gian. Khi ta sụp cửa lòng mình xuống để ngăn che đi những huyên náo bên ngoài, cái thế giới khốc liệt, rưng rưng biển và xanh lơ mộng kia lại bật sáng long lanh trong lòng trí ta quạnh quẽ.
"Trường Sa hành" gồm có mười sáu đoạn. Mỗi đoạn bốn câu, mỗi câu bảy chữ.
Trường Sa! Trường Sa! Đảo chuếnh choáng
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi
Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han hề Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ
Đảo hoang vắng cả hồn ma quỷ
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên
Bài thơ mở ra với một hình ảnh chuếnh choáng. Người chuếnh choáng khi vừa qua một cuộc hải hành, bị vất lên đảo, thấy đất chòng chành, không vững chân. Hay người chuếnh choáng vì cái sầu vây trắng bốn bề đang thăm thẳm vây phủ chung quanh? Hay chuếnh choáng bắt nguồn từ cả hai cái yếu tố vật lý và tâm lý kia? Hai mũi tên, từ hai cửa ngõ tạo nên cái hiện hữu của con người, cùng bay đến và cắm phập vào hồng tâm. Chuếnh choáng, như một dội đập êm ái, cuốn hút, dịu dàng. Vừa chìm lẩn vào, vừa lan toả ra. Ba âm trắc tận cùng của một câu thơ dẫn đầu bằng bốn âm ngang, bằng phẳng đã làm cho tác dụng chuếnh choáng nổi bật lên. Trong ba âm trắc đó, hai âm cuối chói lên cùng với liên âm uênh oang, gần như trong những từ chuệch choạc, loạng choạng càng làm sắc lên cái cảm giác mà nhà thơ cảm thấy. Nhà thơ nói đảo chuếnh choáng, nhưng thật ra đảo, tự thân nó, như một hữu thể vô tri giác, không hề chuếnh choáng. Nó tạo ra cái tác dụng chuếnh choáng trên não thùy con người với sự hiện hữu bàng hoàng của nó. Chỉ chính sự hiện hữu ấy không thôi cũng đã tạo nên một tấm lưới sầu, thăm thẳm, dày đặc, kín khít, bao phủ và giữ ghịt lấy con người. Cái cảm giác chuếnh choáng, chòng chành kia đã khiến cho những ngưoi lính thú, trong đó có nhà thơ, đêm nằm còn tưởng hòn đảo bập bềnh trôi đi. Hòn đảo, như một con tàu ma, trôi đi, trôi mãi, bập bềnh, bập bềnh vào vô cùng đêm thủy tận.
Gió thổi. Gió miên man thổi. Lòng thi sĩ như những tàu lá chuối tưa rách, líu ríu, quờ quạng trong biển gió. Phóng tầm mắt vào không gian, chỉ thấy có hiu quạnh chực chờ. Một Hiu Quạnh Lớn. Hiu Quạnh này từ chối con người.
Đảo hoang đến nỗi hồn ma bóng quỷ cũng vắng. Rêu rong thảo mộc còn giữ hình dáng ngày sáng thế. Mịt thẳm thời gian. Cái màu xanh hoang dã và rờn lạnh kia như đắp mãi lên con người bây giờ, chết sững, những tấm khăn liệm kỳ bí, lạ lùng.
Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh
Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời
Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?
Sầu đã vây kín. Đảo cứ trôi đi, trôi mãi vào vô cùng thủy tận. Những người lính thú như bị tung lưới chụp bắt, có cố vùng vẫy cũng chỉ như một thứ tự bạo hành. Đành nhẫn nhục, cố đi tiếp con đường nhân thế của mình.
Trong cảnh ấy, nhà thơ cố gắng tách thoát ra khỏi cái hữu hạn của con người. Ông đứng nhìn trời đất. Chỉ thấy sóng. Và biển. Sóng cứ thế, tiếng khóc đập đầu vào ghềnh đá của nó đã cất lên tự lúc nào, thời nào. Mang mang thiên cổ sầu. Biển thì mãi chít trên đầu một vành tang trắng. Hay lễ phục của nó mỗi ngày trước thánh lễ của trời đất, của vũ trụ bao la, là một bộ quần áo sô gai? Sóng thiên cổ khóc/ biển tang chế. Trong ngữ cảnh của một kiến trúc song song, kết hợp để nhấn mạnh, ở đây, phải hiểu tang chế là một động từ, vì khóc là một động từ. Sóng và biển là hai chủ từ. Khóc và tang chế là hai động từ, dùng song song và có tính kết hợp để nhấn mạnh ý. Thiên cổ là tính từ, bổ nghĩa cho sóng. Căn bản là một danh từ, tang chế, ở đây, biến thành động từ, để mang một nét sống động đau đớn. Không phải là cái đau buồn riêng mà là một cái đau buồn cất lên tiếng khóc. Đất đai bên lở bên bồi. Và gió. Gió tiếp tục gào thét những tiếng gào khốc liệt. Trùng dương thì như một hồ nước mắt khổng lồ, rân rấn, mênh mang, tuyệt mệnh.
Nguồn: Trích từ: Bùi Vĩnh Phúc, Lý luận và phê bình - Hai mươi năm văn học Việt ngoài nước 1975-1995, NXB Văn Nghệ, California, 1996
________________________________________
Thảo luận thêm: Trường Sa hành
Thi ảnh và ngôn ngữ của Tô Thùy Yên trong "Trường Sa hành" (tt)
Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh
Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân
Ta ngồi bên đống lửa man rợ
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi
Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu
Trong cảnh tang chế khốc liệt kia, ta phải cố gắng sống. Phải tìm cách để tồn sinh. Hãy tìm một chút đẹp đẽ còn sót lại để nuôi lấy mộng. Nhà thơ nhìn vào làn nước vịnh xanh lơ và thấy còn sót lại chút mộng nhỏ, mềm. Xanh lơ mộng là một cụm từ, một ngữ đoạn, một ngữ tuyến (phrase), làm rõ nghĩa cho làn nước vịnh. Vì là sự kết hợp của cả một cụm từ, những ý xanh lơ và mộng sóng sánh bập bềnh ôm ấp lấy nhau, chứ không tĩnh tại như xanh lơ hoặc mộng đứng tách riêng. Bổ ngữ xanh lơ mộng, nhờ sự kết hợp, diễn tả được sự sóng sánh của làn nước. Xanh lơ thuộc phạm trù và nhận thức của giác quan: thị giác. Mộng thuộc phạm vi nhận thức của lý trí hay tình cảm. Xanh lơ mộng là sự chen kẽ của thực tại và ảo giác trong cái tâm thế chuếnh choáng của nhà thơ giữa một khung cảnh tang chế và khốc liệt của ngoại giới. Nhìn vào làn nước vịnh thấy gì? Thấy xanh lơ mộng. Thấy gì nữa? Những cụm rong óng ả bập bềnh. Nhưng những cụm rong này lại gợi cho nhà thơ nhớ về những tầng buồn mãi còn lay động trong hồn ông. Hồn ta, như một hải quốc xa xôi, hoang lạnh, long lanh, tịch mịch, chẳng có một chút thân ái cận kề.
Chiều rơi. Rã. Rụng. Mặt trời bị cắt cổ. Le soleil cou coupé. Appolinaire. Mặt trời chiều rã rưng rưng biển. Có thể hiểu rã là động từ của mặt trời chiều. Rưng rưng là tính từ bổ nghĩa cho biển. Một mặt trời đang tan ra thành máu. Và biển rưng rưng nước mắt nhìn cảnh hấp hối kia. Hay rưng rưng chính là tâm cảm của tác giả, trước cái chết của mặt nhật, đang quán chiếu lấy lòng mình. Rưng rưng là tính từ, đứng trước, làm rõ nghĩa cho biển. Ngữ pháp rất mới. Cũng thế, trong vầng khói chim đen thảng thốt quần, thảng thốt là trạng từ chỉ thể cách, đứng trước động từ quần, cũng là một ngữ pháp rất Tây phương. Đặt vào câu thơ, nó làm bật ra cái mới của sự bất ngờ. Hình ảnh cả một vầng nhật tan, toé ra thành máu lênh láng mặt biển, khiến bầy chim đen lúc thì tan tác thất thần, lúc thì bay vòng vô định hướng, làm nên một quầng đen xao xác, kinh động cả trời đất. Nhà thơ, trong cảnh kinh hoàng và vỡ nát ấy của thiên nhiên, thấy như cả hòn đảo bốc cháy. Và những tia lửa, đỏ, nóng, lỏng và sôi, bắn tung toé vào mình.
Câu Mặt trời chiều rã rưng rưng biển cũng có thể được ngắt thành:
Mặt trời chiều/ rã rưng rưng/ biển
Mặt trời chiều và biển là hai cực trên dưới của một không gian đáng lẽ là phân cực, yên ắng, và có thứ tự. Nhưng khi ta đọc câu thơ này với nhịp 3/3/1 như thế, bây giờ ta cảm thấy là cái mặt trời ấy đang biến chất và biến thể một cách rất rõ ràng. Rõ hơn là cách ngắt nhịp 4/3 nhiều. Mặt trời - cái khối tinh vân chứa đầy những nguyên tử hydrogen sôi sục trong tâm của nó kia, những nguyên tử hydrogen này có thể kết hợp với nhau để cho ra những nguyên tử helium trong một phản ứng đặc biệt làm chuyển hoá một trọng khối nhỏ bé thành một nguồn năng lực vĩ đại qua một tiến trình kết hợp nhiệt nhân (thermonuclear fusion) - trước mắt nhà thơ, bây giờ, đang là một sự hủy thể. Nó rã ra, loang ra và tràn lan lênh láng. Nó đang trải qua một sự chết rưng rưng. Để cuối cùng trở thành biển. Một biển sầu lênh láng máu. Rã rưng rưng. Ba âm rung sát nhau tạo nên những tác dụng xót xa đau đớn, vừa trên mặt vật lý vừa trên mặt tâm lý. Vừa ngoài vừa trong. Tất cả đều đang rã ra, đang run rẩy, đang rạn nứt. Làm sao mà nhà thơ lại không khỏi không cảm thấy những tia lửa đang bắn ra làm phỏng khắp thân thể mình.
Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê
Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng
Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng vô biên, tín hiệu trùng
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc
Con chim động giấc gào cô đơn
Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên
Con tàu ma, là hòn đảo chuếnh choáng và khốc liệt kia, vẫn tiếp tục trôi đi, trôi vào thủy tận. Nhà thơ biết mình đã bị đẩy vào một cuộc lữ oan nghiệt, cuộc lữ của một người lính thú bị vất lên đảo hoang để chuẩn bị nhìn thấy định mệnh của mình, của anh em bè bạn. Tiếng hét của kẻ bị bức tử không bung thoát được ra ngoài để tan mất vào không gian rộng lớn ngoài kia, mà nó cứ dội vang oan khuất trong lòng kẻ bị hành hình. Không lối thoát, tiếng hét cào xé và bứt rách đi từng mảng đời người. Nó xé toạc đời sống, và gửi tâm hồn con người về nỗi chết trên cao. Mây. Đỏ thảm thê. Thảm thê cùng với tiếng hét từng chập bị giam hãm trong lòng.
Nhưng, những khi đêm xuống, thu góp lại những mảnh hồn rách nát của mình, nhà thơ ngồi nói chuyện với những vì sao cô độc trên cao. Cuộc tâm sự kéo dài bất tận. Ông ngồi nói chuyện với từng tinh tú một. Hình ảnh bãi lân tinh thức, trên cao, sáng âm u, kỳ diệu, từ mái đầu của nhà thơ, lung linh lấp lánh bao ý nghĩ vượt lên trên trời cao, là một thi ảnh rất lạ. Cái đầu như loé lân tinh. Hay như một điểm kết tập và phản chiếu ánh sáng u ảo của vũ trụ. Nó là một điểm phản ánh những hồi quang và những kỳ bí thẳm sâu của vũ trụ mênh mông xa tít. Cái đầu, bây giờ, là nơi trời đất, vũ trụ, thời gian, không gian và những mối cảm xúc, u hoài, sầu nhớ, chứng tỏ sự có mặt của chúng. Cái đầu, địa bàn hoạt động với diện tích thu nhỏ lại của tất cả những sức mạnh bên trong và bên ngoài con người. Và bãi lân tinh vẫn tiếp tục thức, âm u sáng, để đối thoại với điểm sáng nhỏ nhoi ở dưới kia, thi sĩ. Trong sự sáng vẫn còn cái âm u mang mang rợn ngợp của những sức mạnh siêu hình.
Đoạn thơ Đất liền, ta gọi, nghe ta không? là đoạn thơ duy nhất trong bài thơ mười sáu đoạn này được gieo vần bằng. Tất cả những đoạn khác được hạ vần trắc, tạo tác dụng khốc liệt, kinh hoàng, u uất cho toàn bài. Nhưng đoạn thơ bốn câu vần bằng này lại có một nhịp gãy, gấp khúc, gấp gáp, tạo cảm giác hoảng loạn rõ nét. Hãy đọc lại nó đúng như nhịp điệu mà nó đã được viết ra:
Đất liền / ta gọi / nghe ta không?
Đập hoảng vô biên / tín hiệu trùng
Mở / mở giùm ta khoảng cách đặc
Con chim động giấc / gào cô đơn
Như kẻ tử tội bị che mất lối về dương thế, nhà thơ cất tiếng gọi đất liền hốt hoảng, trong khi con tàu ma, là cái đảo chuếnh choáng, khốc liệt kia, vẫn tiếp tục cái hành trình của nó vào vô cùng thủy tận. Đập thẳng tay vào vô biên, chỉ thấy một tín hiệu u u. Trùng và lạc. Tín hiệu đứt hơi, hấp hối, và đang chết. Sự kinh hoàng càng tăng lên. Con người đưa tay đập liên hồi vào cánh cửa của sự chết. Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc. Tại sao lại khoảng cách đặc? Có phải để làm bật rõ tâm trạng của con người với cảm giác đang bị giam vào một con tàu bùng, cứng, đầy, và tối, đang trôi vào hư vô, đang chìm vào tận tuyệt. Con chim động giấc gào cô đơn. Con chim nào đây? Hay là một biểu tượng cho những giấc mơ bé nhỏ bị giam hãm của con người!
Tất cả các động tác trong đoạn thơ này đều có tính cách hoảng loạn: đập, hoảng, mở, mở, động giấc, gào. Khoảng cách đặc được dùng như một thứ oxymoron, một từ nghịch lý ngay trong chính bản thân của nó, để làm bật lên sự phi lý của hoàn cảnh, sự mỉa mai của số phận. Vô biên, tín hiệu trùng, cô đơn là những sợi tơ mỏng mảnh gắn vào cõi siêu hình. Cả đoạn thơ là một tiếng kêu cứu vô vọng của con người bị vất hẫng vào cõi lãng quên.
Ngày rồi đêm. Đêm rồi ngày. Đời sống (hay nỗi chết) cứ thế trôi qua. Ngày, trắng ngất, chói chang, như một thanh kim loại, được một bàn tay vô hình nào đó giũa mãi trên kia. Ánh sáng nhảy múa hỗn loạn và điên dại trong một điệu nhạc chói, gắt, hoảng loạn. Và vô thanh. Mái tóc sầu đau của kẻ tử tội, bây giờ, nhìn từng sợi, thấy như bị nung đỏ lên trong một nhiệt độ khủng khiếp. Ánh sáng vẫn vang lừng mãi một điệu múa điên cuồng, man dại. Từng sợi tóc bị nung đỏ, nứt rạn thành tiếng kêu vỡ của tuổi trẻ. Chính là cái hữu hạn, soi chiếu qua mái tóc bị nung đỏ trong nắng chói của kẻ bị hành hình, đang nứt rạn ra. Tuổi trẻ rạn nứt, vỡ tan, như ước mộng hoa niên của một lớp người.
Ôi! Lũ cây gầy ven bãi sụp
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh
San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người
Đây là đoạn kết của "Trường Sa hành". Nhìn vào thiên nhiên hoang lở, rách nát, nhưng vẫn cố gắng sống xứng đáng, trong danh dự, cái cuộc tồn sinh của mình cho đến ngày thật sự gục ngã, hay cho đến ngày được sống lại với cái ý nghĩa như thực của cuộc sống, nhà thơ nhìn ra cái ý sống của mình. Của Con Người, nói chung.
Hòn đảo, nhìn ở một kích thước lớn rộng hơn, chính là cái cuộc đời chuếnh choáng bít bùng này. Đời sống sẽ còn trổ ra muôn ngàn nhánh khổ. Con người sẽ còn tiếp tục bị vất vào những nỗi đau đớn, xót xa. Trong vinh dự lầm than của kiếp người, những nỗi đau của nó sẽ mãn khai, đầy cành sống. Nhưng có phải chính sự đau khổ, chua xót và lầm than kia lại là những dấu chỉ vào cái danh dự của kiếp người? Thời gian rồi cũng sẽ như đá hóa thạch. Trên tảng đá u tịch, sắc cứng và mốc meo dựng sững vào Đời Đời ấy, nhà thơ trân trọng khắc nét hai chữ: Con Người.
Toàn bài "Trường Sa hành" được bao phủ bởi một bầu khí quyển hoang lạnh, âm u và khốc liệt, đầy tính siêu hình. Bài thơ, cùng với cái bầu khí quyển bao quanh nó, trôi vừa khốc liệt với cái độ cuồng nộ băng băng của nó, vừa dật dờ với cái bối cảnh âm u, vào tâm thức ta. Nó cứ còn trôi đi mãi, trong cái hải quốc sâu thẳm của lòng ta, rách tưa tiếng gió và âm u tiếng những con sóng thiên cổ ầm ỳ. Con tàu chuếnh choáng vẫn tiếp tục trôi đi, trôi vào thiên cổ.
Và con người, kẻ cô đơn, lầm than và bị lưu đày kia, nó phải tìm ra được vinh dự và nghĩa sống của nó giữa chốn lưu đày.
Tháng 8.1992
Tháng 7.1995
Nguồn: Trích từ: Bùi Vĩnh Phúc, Lý luận và phê bình - Hai mươi năm văn học Việt ngoài nước 1975-1995, NXB Văn Nghệ, California, 1996
______________________________
10/3/10
THƠ- TÂM THỨC
TÂM THỨC
Trần Hồ Dũng
Chỉ cần một nụ cười
Tâm ta : hoa hồng nở
Chỉ cần một ánh nhìn
Ḷòng ta : tràn ánh sáng
*
Nụ cười em vừa tắt
Tâm ta : cánh hoa khô
Em quay mặt bước đi
Lòng ta : tràn bóng tối
* *
Bàn chân em thơ ngây
Bước qua đời rất nhẹ
Sao ḷòng ta già cỗi
Hóa sa mạc ưu phiền ?
***
Tâm : khát một nụ cười
Hồn : bóng đêm chờ sáng
Ta bước vào cơn mê
Nghe đời trôi rất lạ
****
Em : là ta ngày trước
Ta : là em ngày sau
Ta và em là một
Nở trong đóa vô thường
tranhodung.saigon .26.2.2010
Trần Hồ Dũng
Chỉ cần một nụ cười
Tâm ta : hoa hồng nở
Chỉ cần một ánh nhìn
Ḷòng ta : tràn ánh sáng
*
Nụ cười em vừa tắt
Tâm ta : cánh hoa khô
Em quay mặt bước đi
Lòng ta : tràn bóng tối
* *
Bàn chân em thơ ngây
Bước qua đời rất nhẹ
Sao ḷòng ta già cỗi
Hóa sa mạc ưu phiền ?
***
Tâm : khát một nụ cười
Hồn : bóng đêm chờ sáng
Ta bước vào cơn mê
Nghe đời trôi rất lạ
****
Em : là ta ngày trước
Ta : là em ngày sau
Ta và em là một
Nở trong đóa vô thường
tranhodung.saigon .26.2.2010
9/3/10
Về bài thơ Cẩm sắt của Lý Thương Ẩn...
Về bài thơ Cẩm sắt của Lý Thương Ẩn...
Vĩnh Sính Cập nhật : 08/03/2010 17:02
Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền / Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên, chỉ có hai câu mà họ Lý đã đưa người đọc đến ngay ngưỡng cửa của những dĩ vãng xa xôi, sâu lắng...
Về bài “CẨM SẮT” của Lý Thương Ẩn
và ảnh hưởng của bài thơ đối với
Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Vĩnh Sính
Mùa Hè năm ấy (2003), tôi ghé Đông Kinh thăm người bạn cũ từ bốn mươi năm nay đang bị ốm nặng. Một tối, trước giờ đi ngủ, tình cờ thấy trong nhà có cuốn Ri Shôin (Lý Thương Ẩn; 812?-858), tôi lấy ra xem.
LTA
Lý sống vào thời vãn Ðường ở Trung Quốc, một thời kỳ có lắm bế tắc về chính trị và xã hội, nhưng chín muồi về văn hoá nghệ thuật. Tuy đỗ đạt cao, Lý không mấy may mắn trên bước hoạn lộ. Thơ Lý được ưa chuộng nhưng nổi tiếng hóc buá. Trong thơ có nhiều điển tích, giàu hình tượng, mà cũng chứa lắm ẩn dụ khó giải mã. ‘Cẩm sắt’ thường được xem là bài thơ hay nhất và cũng là bài thơ khó hiểu nhất của họ Lý. Chả vậy mà nhà bình thơ đời Thanh Vương Sĩ Trinh đã nhận xét : ‘Nhất biên Cẩm sắt giải nhân nan’ (Bài thơ Cẩm sắt hiểu sao đây !)1
Tối đó tôi khẽ đọc bài “Cẩm sắt” qua âm Hán Việt. Ngâm chầm chậm hai câu mở đầu ‘Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền / Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên’, tự dưng tôi thấy xúc động mạnh. Chỉ có hai câu mà họ Lý đã đưa người đọc đến ngay ngưỡng cửa của những dĩ vãng xa xôi, sâu lắng. Ngâm xong cả bài, tuy chưa nắm hết ý nhưng tôi vẫn cảm thấy những âm hưởng trong “Cẩm sắt” có sức quyến rũ, có một ma lực lạ lùng. Người dịch, chú thích và bình luận tập thơ của Ri Shôin là Takahashi Kazumi (1931-71), một nhà văn, nhà thơ, và cũng là một nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc xuất sắc nhưng mệnh bạc. Những lời bình của Takahashi như những tia chớp sáng, trong khoảnh-khắc-một-sát-na đưa người đọc đi thẳng vào thế giới thẩm mỹ của thơ Lý Thương Ẩn mà các nhà bình luận thơ Ðường xưa nay vẫn thường nói tới. Ðọc lui đọc lại, tôi như bị thu hút bởi bài thơ.
Duyên nọ dẫn đến duyên kia, sau đó cũng do tình cờ, tôi được biết một điều kỳ thú là trong phần cuối Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã mượn bốn câu trong bài thất ngôn bát cú này để diễn tả cảnh Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm cách biệt. Khi so sánh bốn câu trong nguyên tác với đoạn thơ phóng dịch trong Kiều, chúng tôi phát hiện một chi tiết cũng hấp dẫn không kém : Tiên Ðiền tiên sinh đã thay đổi không khí u uất trong nguyên tác thành một bầu không khí đầm ấm, êm ái, tươi sáng cho phù hợp với cảnh sum họp vui vầy giữa Kiều với Kim Trọng !
Mục đích của chúng tôi khi viết bài này là không những hy vọng được chia sẻ với độc giả một bài thơ hay, nhưng đồng thời đưa ra một số nhận xét về mối liên hệ kỳ thú của đoạn thơ phỏng dịch trong Truyện Kiều với bài “Cẩm sắt” của Lý Thương Ẩn.
Trước hết, ta thử xem qua gốc gác những từ cần giải thích cùng những điển tích trong bài “Cẩm sắt”.
camsat
Cẩm sắt
Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên.
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,
Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên.
Thử tình khả đãi thành truy ức,
Chỉ thị đương thì dĩ võng nhiên.
Câu 1 ) Cẩm sắt : Có người dịch là đàn gấm,2 nhưng trên thực tế là cây đàn sắt có chạm trổ. Ðàn sắt là loại đàn lớn làm bằng gỗ cây ngô đồng. Ðàn sắt và đàn cầm là hai loại đàn cổ, chữ cầm sắt3 thường dùng nhằm chỉ vợ chồng hoà hợp, như đàn sắt đàn cầm hoà nhau. Theo Daijigen (Ðại từ nguyên), cẩm sắt là mỹ danh của cây đàn sắt.4
Vô đoan : do đâu, từ đâu, không có lý do.
Ngũ thập huyền : Theo truyền thuyết, khi Tố Nữ gẩy đàn sắt tế trời theo lệnh vua Phục Hy,5 đàn này có 50 dây. Nhưng vì tiếng đàn quá ai oán não nùng, Phục Hy cấm không cho sử dụng đàn này nữa. Sau đó, vì dân chúng vẫn không chịu tuân lệnh, Phục Hy mới cho phép dùng nửa số dây, từ đó đàn sắt chỉ có 25 dây (theo ‘Phong thiền thư’, Sử ký của Tư Mã Thiên; hoặc ‘Giao tự chí’, Hán thư của Ban Cố đời Hậu Hán).6
Câu 2) Trụ : trụ; trục; hay ‘con nhạn’ đỡ dây đàn (huyền).
Hoa niên : Thanh xuân; tuổi trẻ; thời kỳ rạo rực yêu đương.
Tư, tứ : nghĩ, nhớ; ở đây dùng theo nghĩa ‘gợi nhớ’. Mỗi dây đàn, mỗi trục, xui nhớ lại tuổi hoa niên. Ðọc hai câu mở đầu, ta không khỏi liên tưởng đến hai câu hát ru con Việt Nam ‘Hai tay cầm bốn tao nôi / Tao thẳng tao dùi, tao nhớ tao thương’ – tuy dân dã mộc mạc nhưng có sức gợi cảm cũng vô cùng mãnh liệt.
Câu 3) Trang sinh : tức Trang Chu, nhà tư tưởng thời Chiến Quốc. Sách Trang Tử ghi lại những ngôn thuyết của Trang Tử cùng những người cùng phái, chủ trương là mọi việc trên đời như lớn nhỏ, khôn dại, sống chết, v.v. chẳng có gì khác nhau cho lắm; xem vô vi, tự nhiên là đạo đức cao nhất. Thuyết giải về sự khó phân biệt giữa tỉnh và mộng, sống và chết, thiên ‘Tề vật luận’ trong Trang Tử viết : ‘Ngày xưa, Trang Chu chiêm bao thấy mình hóa bướm bay nhởn nhơ, tự lấy làm thích chí, quên mình là Chu. Bất giác tỉnh giấc, thấy hình thù mình vẫn là Chu. Không biết Chu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Chu !’
Câu 4) Vọng Đế : đế hiệu của vua Ðỗ Vũ nước Thục cuối đời Chu (nên còn gọi là Thục Đế).7 Tương truyền Vọng Đế ra lệnh bộ hạ là Miết Linh đi cứu lũ ở xa nhằm thừa dịp tư tình với vợ của Miết Linh. Sau đó Vọng Đế tự hổ thẹn về hành vi bất chính của mình, từ ngôi rồi mai danh ẩn tích. Mỗi năm cứ vào tháng hai âm lịch (Vọng Đế rời đất Thục cũng vào tháng này), đêm đêm chim đỗ quyên lại cất tiếng sầu thảm. Bởi vậy, người nước Thục mỗi lần nghe tiếng chim đỗ quyên lại nhớ đến Vọng Đế.8
Xuân tâm : lòng xuân, còn có nghĩa như ‘xuân tình’ : tình yêu trai gái, có thể bao hàm hơi hướng tính dục. Nguyễn Du cũng đã dùng chữ ‘xuân tình’ khi phỏng dịch đoạn thơ này trong Truyện Kiều.
Câu 5) Thương hải : Biển xanh, còn có nghĩa là biển rộng, biển cả. Thương hải cũng có khi dùng để chỉ tên một biển hư cấu ở cõi tiên.
Nguyệt minh châu hữu lệ : Theo Văn tuyển (Lý Thiện chú thích), ‘khi trăng đầy, trai có ngọc (châu), khi trăng khuyết trai không có ngọc’ (nguyệt mãn tức châu toàn, nguyệt khuy tức châu khuyết). Theo cuốn Biệt quốc động minh ký thời Lục Triều, ngày xưa có người lặn xuống đáy biển tìm ngọc, lạc vào cung điện của nhân ngư, tìm được bảo ngọc do nước mắt của nhân ngư đọng lại.9 Ngoài ra, câu này còn có thể hiểu theo điển tích ‘thương hải di châu’ (hạt ngọc bỏ rơi trong biển cả), ngụ ý là người có tài mà không có chỗ thi thố.
Câu 6) Lam điền : tên một ngọn núi ở Thiểm Tây (Lam điền sơn), còn gọi là Ngọc sơn, nổi tiếng có nhiều ngọc quý. Theo Sơn hải kinh, Ngọc sơn là nơi bà tiên Tây Vương Mẫu ở – chi tiết này khiến người đọc liên tưởng đến một cõi tiên hư cấu, giống như “Thương hải” trong câu 5.10
Ngọc sinh yên : Theo Lục dị truyện, con gái Ngô Phù Sai là Tử Ngọc yêu
người lính hầu là Hàn Trọng nhưng không được Ngô vương chấp thuận, mang mối bi tình xuống tuyền đài. Một sáng, khi Ngô vương đang dùng lược chải tóc, nhìn ra vườn thấy có viên ngọc lớn màu tím chiếu sáng, phu nhân nghe nói chạy ra vườn, khi vừa ôm chầm hòn ngọc thì ngọc tan thành khói biến mất. Lại có thuyết cho rằng tứ thơ trong câu này lấy từ ý câu sau đây của nhà thơ Ðái Thúc Luân (732-789) thời Trung Ðường : ‘Cảnh, đối với nhà thơ, tựa như viên ngọc quý bốc tan thành khói khi Lam Ðiền ửng nắng, chỉ có thể đứng nhìn từ xa chứ không được lại gần’ (thi gia chi cảnh như Lam Ðiền nhật noãn lương ngọc sinh yên, khả vọng nhi bất khả trí ư mi tiệp chi tiền giã).11
Hai câu 5 & 6 đối nhau, bởi vậy khi chuyển ngữ chúng tôi đã cố gắng giữ nguyên những chữ đối nhau trong câu. Nói một cách khác, khi xem ‘Thương hải’ là một danh từ tiêng, chúng tôi cũng xem ‘Lam điền’ là danh từ riêng; và khi dịch ‘thương hải’ như một danh từ chung (biển cả), chúng tôi cũng dịch ‘lam điền’ như một danh từ chung (đồng xanh).
Câu 7 & 8) Khả [đãi] : trợ từ có nghĩa là: phải, nên, đáng, có thể, chắc có thể, có lẽ, hình như; hoặc là trợ từ nghi vấn (làm sao có thể...).
Võng nhiên : không biết gì cả, ngơ ngác như mất hồn, phôi pha. Câu 7 có thể dịch là ‘Tình này [giả sử] có thể trở thành một cái gì để ghi nhớ’ hoặc ‘Làm sao có thể chờ đợi để tình này trở thành cái gì để ghi nhớ ?’ Chúng tôi đã chọn cách dịch thứ nhất. Câu 8 có nghĩa là ‘Thì lúc ấy thời gian/duyên tình cũng đã phôi pha/tàn phai/nhạt nhoà’.
Sau đây là bản dịch bài “Cẩm sắt” của chúng tôi :
Cẩm sắt vì đâu năm chục dây ?
Mỗi dây mỗi trục nhớ thương đầy.
Trang sinh sớm mộng mê thành bướm,
Thục đế tình xuân tiếng cuốc chầy.
Thương hải trăng thanh châu nhỏ lệ,
Lam điền nắng ấm ngọc tan bay.
Tình này ví thử sau còn nhớ,
Lúc đã tàn phai với tháng ngày !
Bài thơ cũng có thể dịch như sau :
Cẩm sắt vì đâu ngũ-thập-huyền ?
Mỗi dây mỗi trục gợi hoa niên.
Trang sinh sớm mộng mê thành bướm,
Thục đế xuân tình gửi tiếng quyên.
Bể cả trăng thanh châu đẫm lệ,
Ðồng xanh nắng ửng ngọc tan liền.
Tình này ví thử sau còn nhớ,
Khi đã qua rồi thuở lứa duyên !
Như chúng ta đã thấy, lời thơ trong bài “Cẩm sắt” đượm nét buồn man mác, như chất chứa một ‘nỗi sầu vạn đợi’. Có người cho rằng Lý đã viết bài thơ này vào những năm cuối đời để khóc người vợ quá cố của mình, có kẻ bảo Lý viết để than tiếc cho người yêu mang tên là Cẩm Sắt. Ngoài ra còn có không biết bao nhiêu giả thuyết khác.12 Có lẽ chúng ta nên hiểu là Lý muốn nói về bản chất mộng ảo, mong manh của cuộc đời và của tình yêu, không chỉ của nhà thơ mà của con người nói chung. Những năm tháng đã trôi qua trong cuộc đời (mà trăm năm là giới hạn) như thâu gọn lại trong năm chục sợi dây đàn.
Từ mỗi dây, tiếng đàn ngân lên như khơi dậy lại tuổi hoa niên, của ‘Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy / Ngàn năm chưa dễ đã ai quên !’ (Thế Lữ). Làm sao phân biệt thực với mộng ? Trang Chu hay con bướm, Thục Đế hay chim đỗ quyên, bên nào thực, bên nào mộng ? Ngay giữa lúc ‘Thương hải trăng thanh’ thì ‘châu đẩm lệ’, và ngay khi ‘Lam điền nắng ấm’ thì ‘ngọc tan bay’ ! Và tình yêu, khi muốn ghi nhớ, muốn trân trọng, thì hỡi ôi, lúc đó thời gian đã phôi pha; duyên tình, hương nguyền ngày trước còn đâu nữa ! Tất cả đều mong manh, mộng ảo.
Cho dầu chúng ta không thể giải thích một cách thoả đáng tất cả những ẩn dụ trong “Cẩm sắt”, nhưng vẫn có thể cảm nhận được giá trị của bài thơ, đúng như Lương Khải Siêu (1873-1929) đã nhận xét khi đọc những bài thơ khó giải mã của Lý. Lương viết : ‘Tôi không hiểu và thậm chí không thể giải thích ý nghĩa của từng câu thơ, nhưng tôi vẫn yêu và vẫn bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của thơ họ Lý.’13
Cuối cùng, chúng tôi thử đưa ra vài nhận xét về đoạn phóng dịch bốn câu 3, 4, 5, 6 của bài “Cẩm sắt” trong Truyện Kiều.
Ðoạn này nằm trong phần cuối của Truyện Kiều, khi Kiều và Kim Trọng gặp lại nhau sau mười lăm năm cách biệt. Kim Trọng nhờ Kiều đánh đàn cho mình nghe, và Kiều đã ‘nể lòng người cũ vâng lời một phen’ (câu 3196). Trước đó, khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần đầu tiên, hay trong những lần Kiều bị buộc phải gẩy đàn cho Thúc Sinh, Hoạn Thư, v.v. nghe, thì tiếng đàn của nàng lâm ly, não nùng, ‘nghe ra như oán như sầu phải chăng ?’ (câu 476). Nhưng lần này, khác hẳn với những lần trước, tiếng đàn của Kiều nghe thật ấm áp, êm ái, trong sáng. Nguyễn Du đã phóng dịch bốn câu trên nhằm diễn tả tiếng đàn sum họp của Thúy Kiều như sau :
Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh.
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục Đế hay mình đỗ quyên ?
Trong sao châu nhỏ duềnh quyên,
Ấm sao hạt ngọc Lam Ðiền mới đông !
(câu 3199-3204)
Qua tiếng đàn vui tươi, ấm áp trong đoạn phóng dịch này, người đọc không còn thấy bóng dáng trăn trở hoài nghi của một Trang Chu nguyên sơ trong thiên “Tề vật luận”,14 tiếng ca của chim đỗ quyên không còn nhuốm máu vì Thục Đế – mà chỉ là một giai điệu êm ái gợi nhớ vị quân vương đa tình, những hạt châu không còn đẩm lệ ở Thương hải vào những đêm trăng tỏ, và hạt ngọc kia cũng không còn bốc khói khi ửng nắng ở Lam điền !
Dĩ nhiên Tiên Ðiền tiên sinh đã không hiểu lầm ý thơ của họ Lý. Do đâu mà chúng ta có thể khẳng định như vậy ?
Ngoài bản lĩnh của nhà học giả này như ta đã biết, lý do là ngay sau đó, khi Kim Trọng hỏi Kiều : ‘Tiếng đàn ngày trước sao ai oán, não nùng, mà hôm nay em đàn sao nghe vui thế ?’ (‘Chàng rằng : Phổ ấy tay nào ? / Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy’; câu 3207-3208), thì Nguyễn Du đã thay nàng Kiều đáp lời : ‘Tẻ vui bởi tại lòng này / Hay là khổ tận đến ngày cam lai ?’ (câu 3209-3210).
Mặc dầu phải đối đầu với định mệnh phũ phàng, nghiệt ngã trong suốt mười lăm năm chia cách (‘Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa / Bấy chầy gió táp mưa sa’) (câu 3098-3099), Nguyễn Du đã thay Kiều khẳng định phẩm chất đẹp đẽ trong sạch của nàng : ‘Chữ Trinh còn một chút này’ (câu 3161).
Chữ Trinh ở đây dĩ nhiên phải hiểu theo nghĩa tinh thần. Kiều cảm kích bởi tấm lòng của người cũ, vì hơn ai hết Kim Trọng hiểu được điều đó, bởi thế Kiều mới nói : ‘Thân tàn gợi đục khơi trong / Là nhờ quân tử khác lòng người ta / Mấy lời tâm phúc ruột rà / Tương tri dường ấy mới là tương tri’ ! (câu 3181-3184) Trong không khí ‘Tình xưa lai láng khôn hàn’ (câu 3191), Kim Trọng nhờ Kiều gẩy cho nghe một khúc (‘Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa’(câu 3192). Ðoạn Nguyễn Du phỏng dịch từ “Cẩm sắt” chính là để diễn tả tiếng đàn của Thuý Kiều lúc đó.
Ta hãy thử suy luận. Phải chăng Nguyễn Du đã thay đổi hẳn bầu không khí ‘một cách sáng tạo’ khi phỏng dịch đoạn trên nhằm nói rõ lên rằng ‘Tẻ vui bởi tại lòng này’ (câu 3209), và trong giờ phút tương phùng Kiều cảm thấy đã được phỉ nguyền (‘Ba sinh đã phỉ mười nguyền’, câu 3191), hay nói đúng hơn, nàng cảm thấy đã được giải thoát khỏi nghiệp chướng. Chắc hẳn chính vì vậy, nên ngay cả giai điệu lâm ly, u uất của bài “Cẩm sắt” mà nghe vẫn êm ái, đầm ấm !
Bằng chứng cụ thể và hùng hồn nhất về sự cố ý thay đổi một cách sáng tạo của Nguyễn Du có thể tìm thấy ở câu cuối cùng trong 6 câu thơ phỏng dịch.
Trong câu này, thiên tài họ Nguyễn đã đảo ngược hiện tượng, biến ‘Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên’ (Lam điền nắng ấm ngọc tan bay) thành ‘Ấm sao hạt ngọc Lam Ðiền mới đông !’ (câu 3204), tức ‘ngọc tan thành khói’ trong nguyên tác đã trở thành ‘hạt ngọc... mới đông’ trong Truyện Kiều !
Vì ‘ngọc... mới đông’ nên Nguyễn Văn Vĩnh khi chuyển ngữ Truyện Kiều sang tiếng Pháp, đã dịch câu này là : ‘Et c’était chaud comme une de ces gouttes qui viennent de se cristalliser en perles sur la plaine de Lam điền’.15
Trong Truyện Kiều, điều đáng chú ý là Nguyễn Du đã khởi đầu bằng thuyết ‘tài mệnh tương đố’ cũng có xuất xứ từ thơ của Lý Thương Ẩn (‘Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương’, tức ‘Xưa nay tài mệnh vốn thường kỵ nhau’), và như chúng ta đã thấy, trong phần kết thúc Nguyễn Du cũng đã phóng dịch một đoạn thơ của họ Lý trong khúc đàn cuối cùng của nàng Kiều nhằm chứng minh là ‘tẻ vui’ là ‘bởi tại lòng này’ và niềm vui sẽ có được khi trong lòng không còn bị vướng vất bởi các nghiệp chướng.
Theo Nguyễn Du, đánh thức thiện căn, thiện tâm chính là chìa khoá đưa đến sự giải thoát : ‘Thiện tâm ở tại lòng ta / Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’ (câu 3251-3252).
Sự thay đổi nội dung, từ bốn câu thơ trong bài “Cẩm sắt” sang đoạn phóng dịch trong phần kết thúc Truyện Kiều, nghĩ cho cùng, là một hiện tượng khúc xạ xảy ra khá phổ biến, với mức độ khác nhau, khi nước này tiếp thu văn hoá nước kia trong quá trình giao lưu/giao thoa văn hoá.
Ðiều đáng chú ý là trong trường hợp này, thiên tài Nguyễn Du đã ‘Việt Nam hoá’ bốn câu thơ trong bài “Cẩm sắt” một cách điêu luyện nhằm bảo vệ nàng Kiều, nạn nhân của nghịch cảnh xã hội, và chứng minh rằng mặc bao ‘gió táp mưa sa’, nàng Kiều đã giữ được phẩm giá trong trắng của mình. Đành rằng Tiên Điền tiên sinh đã ít nhiều ký thác tâm sự vào Kiều khi bảo vệ cho nàng như nhiều thức giả đã nhận xét,16 tâm thức ‘tấm lòng như tuyết như băng’, hoặc ‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’ mà Tố Như tiên sinh đã khẳng định qua Kiều nằm ngay trong cốt lõi tâm tình dân tộc của người Việt Nam.
Có lẽ vì thế nên Truyện Kiều, ngoài những vần thơ điêu luyện, đã được người Việt – nạn nhân của không biết bao cơn binh lửa cùng nghịch cảnh xã hội – yêu chuộng mãi không thôi.
Vĩnh Sính
Nguồn : Bài đã đăng trên Diễn Đàn, báo giấy, số 122 (tháng 10.2002). Đây là bản tác giả mới sửa lại cuối tháng 2 năm 2010
1 Trích lại từ Wang Chiu-kuei [Vương Thu Quế] ‘Objective Correlative’ in the Love Poems of Li Shang-yin (Tương quan khách quan trong những bài thơ tình của Lý Thương Ẩn), Trung tâm Nghiên cứu Ngữ văn Ngoại quốc, Ðại học Quốc lập Ðài Loan (Taipei: Quỹ Văn hoá, Gia Tân Thuỷ Nê Công Ty, 1970), trang 31.
2 Ví dụ, xem Lê Nguyễn Lưu, Ðường thi tuyển dịch (Huế : Nxb Thuận Hoá, 1997), tập 2, trang 1331.
3 Có học giả nhầm tên bài thơ này là “Cầm sắt”, thay vì “Cẩm sắt”; ví dụ : Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, Truyện Kiều (Hà Nội: Nxb Giáo Dục, 1996, xuất bản lần thứ XIII), trang 234; hoặc Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim hiệu khảo và chú thích, Truyện Thúy Kiều (Fort Smith, AR: Nxb Sống Mới, không ghi năm in lại), trang 206.
4 Tokyo: Kadokawa Shoten, 1992, trang 1820.
5 Có sách ghi là Thái đế. Xem James Liu, The Poetry of Li Shang-yin (Thơ Lý Thương Ẩn). (Chicago: The University of Chicago Press, 1969), trang 51.
6 Trích dẫn lại từ Takahashi Kazumi, Ri Shôin (Lý Thương Ẩn) (Tokyo: Kawade Bunko, 1996), trang 40.
7 Ðối với độc giả Việt Nam, tuy cách gọi Thục đế nghe quen tai hơn Vọng đế, nhưng nguyên văn chữ Hán để là Vọng đế thì ta phải theo đúng vậy. Khi dịch sang tiếng Việt dĩ nhiên ta có thể chuyển thành Thục đế để độc giả người Việt dễ theo dõi hơn. Có tác giả ghi nhầm nguyên văn trong “Cẩm sắt” là Thục đế; chẳng hạn như : Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, sđd, trang 234; Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu chú giải, Vương Thuý Kiều (Ðoạn trường tân thanh) (Sài Gòn : Tủ sách Hương Sơn, 1960), trang 234.
8 Takahashi Kazumi, sđd, trang 40.
9 Như trên.
10 Như trên, trang 40-41.
11 Trích lại từ Wang Chiu-kuei, sđd, trang 38.
12 Xem James Liu, sđd, trang 52-57.
13 Xem Fusheng Wu, The Poetics of Decadence : Chinese Poetry of the Southern Dynasties and Late Tang Periods (Thi ca đồi phế : Thơ Trung Quốc vào thời Lục Triều và Vãn Ðường) (Albany, NY : State University of New York, 1998), trang 169.
14 Về điểm này, học giả Ðặng Thanh Lê cũng đã đưa ra nhận xét tương tự trong Truyện Kiều và thể lọai truyện Nôm (Hà Nội : Nxb Khoa học Xã hội, 1979), trang 141. Cách lý giải trong sách này về ý nghĩa của đoạn phỏng dịch từ “Cẩm sắt” hay phần ‘Tái hồi Kim Trọng’ nói chung có điểm khác với cách lý giải của chúng tôi.
15 Nguyễn Du, Kim Vân Kiều : Traduction en Français par Nguyễn Văn Vĩnh (in theo bản của Nhà Alexandre de Rhodes, Hà Nội, 1943; Nxb Văn Học, 1994), trang 780. Người viết có gạch dưới để nhấn mạnh.
16 Theo quan niệm ‘trung thần bất sự nhị quân’ (tôi trung không thờ hai vua) ngày trước, việc làm quan cho hai triều (trước làm tôi nhà Lê và sau ra làm quan cho nhà Nguyễn) chắc đã làm Nguyễn Du trăn trở không ít.
Copyright © 2006 by Dien Dan Forum, BP 50, 92340 Bourg-La-Reine, France
diendan@diendan.org - Contributeurs
Vĩnh Sính Cập nhật : 08/03/2010 17:02
Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền / Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên, chỉ có hai câu mà họ Lý đã đưa người đọc đến ngay ngưỡng cửa của những dĩ vãng xa xôi, sâu lắng...
Về bài “CẨM SẮT” của Lý Thương Ẩn
và ảnh hưởng của bài thơ đối với
Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Vĩnh Sính
Mùa Hè năm ấy (2003), tôi ghé Đông Kinh thăm người bạn cũ từ bốn mươi năm nay đang bị ốm nặng. Một tối, trước giờ đi ngủ, tình cờ thấy trong nhà có cuốn Ri Shôin (Lý Thương Ẩn; 812?-858), tôi lấy ra xem.
LTA
Lý sống vào thời vãn Ðường ở Trung Quốc, một thời kỳ có lắm bế tắc về chính trị và xã hội, nhưng chín muồi về văn hoá nghệ thuật. Tuy đỗ đạt cao, Lý không mấy may mắn trên bước hoạn lộ. Thơ Lý được ưa chuộng nhưng nổi tiếng hóc buá. Trong thơ có nhiều điển tích, giàu hình tượng, mà cũng chứa lắm ẩn dụ khó giải mã. ‘Cẩm sắt’ thường được xem là bài thơ hay nhất và cũng là bài thơ khó hiểu nhất của họ Lý. Chả vậy mà nhà bình thơ đời Thanh Vương Sĩ Trinh đã nhận xét : ‘Nhất biên Cẩm sắt giải nhân nan’ (Bài thơ Cẩm sắt hiểu sao đây !)1
Tối đó tôi khẽ đọc bài “Cẩm sắt” qua âm Hán Việt. Ngâm chầm chậm hai câu mở đầu ‘Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền / Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên’, tự dưng tôi thấy xúc động mạnh. Chỉ có hai câu mà họ Lý đã đưa người đọc đến ngay ngưỡng cửa của những dĩ vãng xa xôi, sâu lắng. Ngâm xong cả bài, tuy chưa nắm hết ý nhưng tôi vẫn cảm thấy những âm hưởng trong “Cẩm sắt” có sức quyến rũ, có một ma lực lạ lùng. Người dịch, chú thích và bình luận tập thơ của Ri Shôin là Takahashi Kazumi (1931-71), một nhà văn, nhà thơ, và cũng là một nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc xuất sắc nhưng mệnh bạc. Những lời bình của Takahashi như những tia chớp sáng, trong khoảnh-khắc-một-sát-na đưa người đọc đi thẳng vào thế giới thẩm mỹ của thơ Lý Thương Ẩn mà các nhà bình luận thơ Ðường xưa nay vẫn thường nói tới. Ðọc lui đọc lại, tôi như bị thu hút bởi bài thơ.
Duyên nọ dẫn đến duyên kia, sau đó cũng do tình cờ, tôi được biết một điều kỳ thú là trong phần cuối Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã mượn bốn câu trong bài thất ngôn bát cú này để diễn tả cảnh Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm cách biệt. Khi so sánh bốn câu trong nguyên tác với đoạn thơ phóng dịch trong Kiều, chúng tôi phát hiện một chi tiết cũng hấp dẫn không kém : Tiên Ðiền tiên sinh đã thay đổi không khí u uất trong nguyên tác thành một bầu không khí đầm ấm, êm ái, tươi sáng cho phù hợp với cảnh sum họp vui vầy giữa Kiều với Kim Trọng !
Mục đích của chúng tôi khi viết bài này là không những hy vọng được chia sẻ với độc giả một bài thơ hay, nhưng đồng thời đưa ra một số nhận xét về mối liên hệ kỳ thú của đoạn thơ phỏng dịch trong Truyện Kiều với bài “Cẩm sắt” của Lý Thương Ẩn.
Trước hết, ta thử xem qua gốc gác những từ cần giải thích cùng những điển tích trong bài “Cẩm sắt”.
camsat
Cẩm sắt
Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên.
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,
Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên.
Thử tình khả đãi thành truy ức,
Chỉ thị đương thì dĩ võng nhiên.
Câu 1 ) Cẩm sắt : Có người dịch là đàn gấm,2 nhưng trên thực tế là cây đàn sắt có chạm trổ. Ðàn sắt là loại đàn lớn làm bằng gỗ cây ngô đồng. Ðàn sắt và đàn cầm là hai loại đàn cổ, chữ cầm sắt3 thường dùng nhằm chỉ vợ chồng hoà hợp, như đàn sắt đàn cầm hoà nhau. Theo Daijigen (Ðại từ nguyên), cẩm sắt là mỹ danh của cây đàn sắt.4
Vô đoan : do đâu, từ đâu, không có lý do.
Ngũ thập huyền : Theo truyền thuyết, khi Tố Nữ gẩy đàn sắt tế trời theo lệnh vua Phục Hy,5 đàn này có 50 dây. Nhưng vì tiếng đàn quá ai oán não nùng, Phục Hy cấm không cho sử dụng đàn này nữa. Sau đó, vì dân chúng vẫn không chịu tuân lệnh, Phục Hy mới cho phép dùng nửa số dây, từ đó đàn sắt chỉ có 25 dây (theo ‘Phong thiền thư’, Sử ký của Tư Mã Thiên; hoặc ‘Giao tự chí’, Hán thư của Ban Cố đời Hậu Hán).6
Câu 2) Trụ : trụ; trục; hay ‘con nhạn’ đỡ dây đàn (huyền).
Hoa niên : Thanh xuân; tuổi trẻ; thời kỳ rạo rực yêu đương.
Tư, tứ : nghĩ, nhớ; ở đây dùng theo nghĩa ‘gợi nhớ’. Mỗi dây đàn, mỗi trục, xui nhớ lại tuổi hoa niên. Ðọc hai câu mở đầu, ta không khỏi liên tưởng đến hai câu hát ru con Việt Nam ‘Hai tay cầm bốn tao nôi / Tao thẳng tao dùi, tao nhớ tao thương’ – tuy dân dã mộc mạc nhưng có sức gợi cảm cũng vô cùng mãnh liệt.
Câu 3) Trang sinh : tức Trang Chu, nhà tư tưởng thời Chiến Quốc. Sách Trang Tử ghi lại những ngôn thuyết của Trang Tử cùng những người cùng phái, chủ trương là mọi việc trên đời như lớn nhỏ, khôn dại, sống chết, v.v. chẳng có gì khác nhau cho lắm; xem vô vi, tự nhiên là đạo đức cao nhất. Thuyết giải về sự khó phân biệt giữa tỉnh và mộng, sống và chết, thiên ‘Tề vật luận’ trong Trang Tử viết : ‘Ngày xưa, Trang Chu chiêm bao thấy mình hóa bướm bay nhởn nhơ, tự lấy làm thích chí, quên mình là Chu. Bất giác tỉnh giấc, thấy hình thù mình vẫn là Chu. Không biết Chu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Chu !’
Câu 4) Vọng Đế : đế hiệu của vua Ðỗ Vũ nước Thục cuối đời Chu (nên còn gọi là Thục Đế).7 Tương truyền Vọng Đế ra lệnh bộ hạ là Miết Linh đi cứu lũ ở xa nhằm thừa dịp tư tình với vợ của Miết Linh. Sau đó Vọng Đế tự hổ thẹn về hành vi bất chính của mình, từ ngôi rồi mai danh ẩn tích. Mỗi năm cứ vào tháng hai âm lịch (Vọng Đế rời đất Thục cũng vào tháng này), đêm đêm chim đỗ quyên lại cất tiếng sầu thảm. Bởi vậy, người nước Thục mỗi lần nghe tiếng chim đỗ quyên lại nhớ đến Vọng Đế.8
Xuân tâm : lòng xuân, còn có nghĩa như ‘xuân tình’ : tình yêu trai gái, có thể bao hàm hơi hướng tính dục. Nguyễn Du cũng đã dùng chữ ‘xuân tình’ khi phỏng dịch đoạn thơ này trong Truyện Kiều.
Câu 5) Thương hải : Biển xanh, còn có nghĩa là biển rộng, biển cả. Thương hải cũng có khi dùng để chỉ tên một biển hư cấu ở cõi tiên.
Nguyệt minh châu hữu lệ : Theo Văn tuyển (Lý Thiện chú thích), ‘khi trăng đầy, trai có ngọc (châu), khi trăng khuyết trai không có ngọc’ (nguyệt mãn tức châu toàn, nguyệt khuy tức châu khuyết). Theo cuốn Biệt quốc động minh ký thời Lục Triều, ngày xưa có người lặn xuống đáy biển tìm ngọc, lạc vào cung điện của nhân ngư, tìm được bảo ngọc do nước mắt của nhân ngư đọng lại.9 Ngoài ra, câu này còn có thể hiểu theo điển tích ‘thương hải di châu’ (hạt ngọc bỏ rơi trong biển cả), ngụ ý là người có tài mà không có chỗ thi thố.
Câu 6) Lam điền : tên một ngọn núi ở Thiểm Tây (Lam điền sơn), còn gọi là Ngọc sơn, nổi tiếng có nhiều ngọc quý. Theo Sơn hải kinh, Ngọc sơn là nơi bà tiên Tây Vương Mẫu ở – chi tiết này khiến người đọc liên tưởng đến một cõi tiên hư cấu, giống như “Thương hải” trong câu 5.10
Ngọc sinh yên : Theo Lục dị truyện, con gái Ngô Phù Sai là Tử Ngọc yêu
người lính hầu là Hàn Trọng nhưng không được Ngô vương chấp thuận, mang mối bi tình xuống tuyền đài. Một sáng, khi Ngô vương đang dùng lược chải tóc, nhìn ra vườn thấy có viên ngọc lớn màu tím chiếu sáng, phu nhân nghe nói chạy ra vườn, khi vừa ôm chầm hòn ngọc thì ngọc tan thành khói biến mất. Lại có thuyết cho rằng tứ thơ trong câu này lấy từ ý câu sau đây của nhà thơ Ðái Thúc Luân (732-789) thời Trung Ðường : ‘Cảnh, đối với nhà thơ, tựa như viên ngọc quý bốc tan thành khói khi Lam Ðiền ửng nắng, chỉ có thể đứng nhìn từ xa chứ không được lại gần’ (thi gia chi cảnh như Lam Ðiền nhật noãn lương ngọc sinh yên, khả vọng nhi bất khả trí ư mi tiệp chi tiền giã).11
Hai câu 5 & 6 đối nhau, bởi vậy khi chuyển ngữ chúng tôi đã cố gắng giữ nguyên những chữ đối nhau trong câu. Nói một cách khác, khi xem ‘Thương hải’ là một danh từ tiêng, chúng tôi cũng xem ‘Lam điền’ là danh từ riêng; và khi dịch ‘thương hải’ như một danh từ chung (biển cả), chúng tôi cũng dịch ‘lam điền’ như một danh từ chung (đồng xanh).
Câu 7 & 8) Khả [đãi] : trợ từ có nghĩa là: phải, nên, đáng, có thể, chắc có thể, có lẽ, hình như; hoặc là trợ từ nghi vấn (làm sao có thể...).
Võng nhiên : không biết gì cả, ngơ ngác như mất hồn, phôi pha. Câu 7 có thể dịch là ‘Tình này [giả sử] có thể trở thành một cái gì để ghi nhớ’ hoặc ‘Làm sao có thể chờ đợi để tình này trở thành cái gì để ghi nhớ ?’ Chúng tôi đã chọn cách dịch thứ nhất. Câu 8 có nghĩa là ‘Thì lúc ấy thời gian/duyên tình cũng đã phôi pha/tàn phai/nhạt nhoà’.
Sau đây là bản dịch bài “Cẩm sắt” của chúng tôi :
Cẩm sắt vì đâu năm chục dây ?
Mỗi dây mỗi trục nhớ thương đầy.
Trang sinh sớm mộng mê thành bướm,
Thục đế tình xuân tiếng cuốc chầy.
Thương hải trăng thanh châu nhỏ lệ,
Lam điền nắng ấm ngọc tan bay.
Tình này ví thử sau còn nhớ,
Lúc đã tàn phai với tháng ngày !
Bài thơ cũng có thể dịch như sau :
Cẩm sắt vì đâu ngũ-thập-huyền ?
Mỗi dây mỗi trục gợi hoa niên.
Trang sinh sớm mộng mê thành bướm,
Thục đế xuân tình gửi tiếng quyên.
Bể cả trăng thanh châu đẫm lệ,
Ðồng xanh nắng ửng ngọc tan liền.
Tình này ví thử sau còn nhớ,
Khi đã qua rồi thuở lứa duyên !
Như chúng ta đã thấy, lời thơ trong bài “Cẩm sắt” đượm nét buồn man mác, như chất chứa một ‘nỗi sầu vạn đợi’. Có người cho rằng Lý đã viết bài thơ này vào những năm cuối đời để khóc người vợ quá cố của mình, có kẻ bảo Lý viết để than tiếc cho người yêu mang tên là Cẩm Sắt. Ngoài ra còn có không biết bao nhiêu giả thuyết khác.12 Có lẽ chúng ta nên hiểu là Lý muốn nói về bản chất mộng ảo, mong manh của cuộc đời và của tình yêu, không chỉ của nhà thơ mà của con người nói chung. Những năm tháng đã trôi qua trong cuộc đời (mà trăm năm là giới hạn) như thâu gọn lại trong năm chục sợi dây đàn.
Từ mỗi dây, tiếng đàn ngân lên như khơi dậy lại tuổi hoa niên, của ‘Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy / Ngàn năm chưa dễ đã ai quên !’ (Thế Lữ). Làm sao phân biệt thực với mộng ? Trang Chu hay con bướm, Thục Đế hay chim đỗ quyên, bên nào thực, bên nào mộng ? Ngay giữa lúc ‘Thương hải trăng thanh’ thì ‘châu đẩm lệ’, và ngay khi ‘Lam điền nắng ấm’ thì ‘ngọc tan bay’ ! Và tình yêu, khi muốn ghi nhớ, muốn trân trọng, thì hỡi ôi, lúc đó thời gian đã phôi pha; duyên tình, hương nguyền ngày trước còn đâu nữa ! Tất cả đều mong manh, mộng ảo.
Cho dầu chúng ta không thể giải thích một cách thoả đáng tất cả những ẩn dụ trong “Cẩm sắt”, nhưng vẫn có thể cảm nhận được giá trị của bài thơ, đúng như Lương Khải Siêu (1873-1929) đã nhận xét khi đọc những bài thơ khó giải mã của Lý. Lương viết : ‘Tôi không hiểu và thậm chí không thể giải thích ý nghĩa của từng câu thơ, nhưng tôi vẫn yêu và vẫn bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của thơ họ Lý.’13
Cuối cùng, chúng tôi thử đưa ra vài nhận xét về đoạn phóng dịch bốn câu 3, 4, 5, 6 của bài “Cẩm sắt” trong Truyện Kiều.
Ðoạn này nằm trong phần cuối của Truyện Kiều, khi Kiều và Kim Trọng gặp lại nhau sau mười lăm năm cách biệt. Kim Trọng nhờ Kiều đánh đàn cho mình nghe, và Kiều đã ‘nể lòng người cũ vâng lời một phen’ (câu 3196). Trước đó, khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần đầu tiên, hay trong những lần Kiều bị buộc phải gẩy đàn cho Thúc Sinh, Hoạn Thư, v.v. nghe, thì tiếng đàn của nàng lâm ly, não nùng, ‘nghe ra như oán như sầu phải chăng ?’ (câu 476). Nhưng lần này, khác hẳn với những lần trước, tiếng đàn của Kiều nghe thật ấm áp, êm ái, trong sáng. Nguyễn Du đã phóng dịch bốn câu trên nhằm diễn tả tiếng đàn sum họp của Thúy Kiều như sau :
Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh.
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục Đế hay mình đỗ quyên ?
Trong sao châu nhỏ duềnh quyên,
Ấm sao hạt ngọc Lam Ðiền mới đông !
(câu 3199-3204)
Qua tiếng đàn vui tươi, ấm áp trong đoạn phóng dịch này, người đọc không còn thấy bóng dáng trăn trở hoài nghi của một Trang Chu nguyên sơ trong thiên “Tề vật luận”,14 tiếng ca của chim đỗ quyên không còn nhuốm máu vì Thục Đế – mà chỉ là một giai điệu êm ái gợi nhớ vị quân vương đa tình, những hạt châu không còn đẩm lệ ở Thương hải vào những đêm trăng tỏ, và hạt ngọc kia cũng không còn bốc khói khi ửng nắng ở Lam điền !
Dĩ nhiên Tiên Ðiền tiên sinh đã không hiểu lầm ý thơ của họ Lý. Do đâu mà chúng ta có thể khẳng định như vậy ?
Ngoài bản lĩnh của nhà học giả này như ta đã biết, lý do là ngay sau đó, khi Kim Trọng hỏi Kiều : ‘Tiếng đàn ngày trước sao ai oán, não nùng, mà hôm nay em đàn sao nghe vui thế ?’ (‘Chàng rằng : Phổ ấy tay nào ? / Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy’; câu 3207-3208), thì Nguyễn Du đã thay nàng Kiều đáp lời : ‘Tẻ vui bởi tại lòng này / Hay là khổ tận đến ngày cam lai ?’ (câu 3209-3210).
Mặc dầu phải đối đầu với định mệnh phũ phàng, nghiệt ngã trong suốt mười lăm năm chia cách (‘Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa / Bấy chầy gió táp mưa sa’) (câu 3098-3099), Nguyễn Du đã thay Kiều khẳng định phẩm chất đẹp đẽ trong sạch của nàng : ‘Chữ Trinh còn một chút này’ (câu 3161).
Chữ Trinh ở đây dĩ nhiên phải hiểu theo nghĩa tinh thần. Kiều cảm kích bởi tấm lòng của người cũ, vì hơn ai hết Kim Trọng hiểu được điều đó, bởi thế Kiều mới nói : ‘Thân tàn gợi đục khơi trong / Là nhờ quân tử khác lòng người ta / Mấy lời tâm phúc ruột rà / Tương tri dường ấy mới là tương tri’ ! (câu 3181-3184) Trong không khí ‘Tình xưa lai láng khôn hàn’ (câu 3191), Kim Trọng nhờ Kiều gẩy cho nghe một khúc (‘Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa’(câu 3192). Ðoạn Nguyễn Du phỏng dịch từ “Cẩm sắt” chính là để diễn tả tiếng đàn của Thuý Kiều lúc đó.
Ta hãy thử suy luận. Phải chăng Nguyễn Du đã thay đổi hẳn bầu không khí ‘một cách sáng tạo’ khi phỏng dịch đoạn trên nhằm nói rõ lên rằng ‘Tẻ vui bởi tại lòng này’ (câu 3209), và trong giờ phút tương phùng Kiều cảm thấy đã được phỉ nguyền (‘Ba sinh đã phỉ mười nguyền’, câu 3191), hay nói đúng hơn, nàng cảm thấy đã được giải thoát khỏi nghiệp chướng. Chắc hẳn chính vì vậy, nên ngay cả giai điệu lâm ly, u uất của bài “Cẩm sắt” mà nghe vẫn êm ái, đầm ấm !
Bằng chứng cụ thể và hùng hồn nhất về sự cố ý thay đổi một cách sáng tạo của Nguyễn Du có thể tìm thấy ở câu cuối cùng trong 6 câu thơ phỏng dịch.
Trong câu này, thiên tài họ Nguyễn đã đảo ngược hiện tượng, biến ‘Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên’ (Lam điền nắng ấm ngọc tan bay) thành ‘Ấm sao hạt ngọc Lam Ðiền mới đông !’ (câu 3204), tức ‘ngọc tan thành khói’ trong nguyên tác đã trở thành ‘hạt ngọc... mới đông’ trong Truyện Kiều !
Vì ‘ngọc... mới đông’ nên Nguyễn Văn Vĩnh khi chuyển ngữ Truyện Kiều sang tiếng Pháp, đã dịch câu này là : ‘Et c’était chaud comme une de ces gouttes qui viennent de se cristalliser en perles sur la plaine de Lam điền’.15
Trong Truyện Kiều, điều đáng chú ý là Nguyễn Du đã khởi đầu bằng thuyết ‘tài mệnh tương đố’ cũng có xuất xứ từ thơ của Lý Thương Ẩn (‘Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương’, tức ‘Xưa nay tài mệnh vốn thường kỵ nhau’), và như chúng ta đã thấy, trong phần kết thúc Nguyễn Du cũng đã phóng dịch một đoạn thơ của họ Lý trong khúc đàn cuối cùng của nàng Kiều nhằm chứng minh là ‘tẻ vui’ là ‘bởi tại lòng này’ và niềm vui sẽ có được khi trong lòng không còn bị vướng vất bởi các nghiệp chướng.
Theo Nguyễn Du, đánh thức thiện căn, thiện tâm chính là chìa khoá đưa đến sự giải thoát : ‘Thiện tâm ở tại lòng ta / Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’ (câu 3251-3252).
Sự thay đổi nội dung, từ bốn câu thơ trong bài “Cẩm sắt” sang đoạn phóng dịch trong phần kết thúc Truyện Kiều, nghĩ cho cùng, là một hiện tượng khúc xạ xảy ra khá phổ biến, với mức độ khác nhau, khi nước này tiếp thu văn hoá nước kia trong quá trình giao lưu/giao thoa văn hoá.
Ðiều đáng chú ý là trong trường hợp này, thiên tài Nguyễn Du đã ‘Việt Nam hoá’ bốn câu thơ trong bài “Cẩm sắt” một cách điêu luyện nhằm bảo vệ nàng Kiều, nạn nhân của nghịch cảnh xã hội, và chứng minh rằng mặc bao ‘gió táp mưa sa’, nàng Kiều đã giữ được phẩm giá trong trắng của mình. Đành rằng Tiên Điền tiên sinh đã ít nhiều ký thác tâm sự vào Kiều khi bảo vệ cho nàng như nhiều thức giả đã nhận xét,16 tâm thức ‘tấm lòng như tuyết như băng’, hoặc ‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’ mà Tố Như tiên sinh đã khẳng định qua Kiều nằm ngay trong cốt lõi tâm tình dân tộc của người Việt Nam.
Có lẽ vì thế nên Truyện Kiều, ngoài những vần thơ điêu luyện, đã được người Việt – nạn nhân của không biết bao cơn binh lửa cùng nghịch cảnh xã hội – yêu chuộng mãi không thôi.
Vĩnh Sính
Nguồn : Bài đã đăng trên Diễn Đàn, báo giấy, số 122 (tháng 10.2002). Đây là bản tác giả mới sửa lại cuối tháng 2 năm 2010
1 Trích lại từ Wang Chiu-kuei [Vương Thu Quế] ‘Objective Correlative’ in the Love Poems of Li Shang-yin (Tương quan khách quan trong những bài thơ tình của Lý Thương Ẩn), Trung tâm Nghiên cứu Ngữ văn Ngoại quốc, Ðại học Quốc lập Ðài Loan (Taipei: Quỹ Văn hoá, Gia Tân Thuỷ Nê Công Ty, 1970), trang 31.
2 Ví dụ, xem Lê Nguyễn Lưu, Ðường thi tuyển dịch (Huế : Nxb Thuận Hoá, 1997), tập 2, trang 1331.
3 Có học giả nhầm tên bài thơ này là “Cầm sắt”, thay vì “Cẩm sắt”; ví dụ : Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, Truyện Kiều (Hà Nội: Nxb Giáo Dục, 1996, xuất bản lần thứ XIII), trang 234; hoặc Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim hiệu khảo và chú thích, Truyện Thúy Kiều (Fort Smith, AR: Nxb Sống Mới, không ghi năm in lại), trang 206.
4 Tokyo: Kadokawa Shoten, 1992, trang 1820.
5 Có sách ghi là Thái đế. Xem James Liu, The Poetry of Li Shang-yin (Thơ Lý Thương Ẩn). (Chicago: The University of Chicago Press, 1969), trang 51.
6 Trích dẫn lại từ Takahashi Kazumi, Ri Shôin (Lý Thương Ẩn) (Tokyo: Kawade Bunko, 1996), trang 40.
7 Ðối với độc giả Việt Nam, tuy cách gọi Thục đế nghe quen tai hơn Vọng đế, nhưng nguyên văn chữ Hán để là Vọng đế thì ta phải theo đúng vậy. Khi dịch sang tiếng Việt dĩ nhiên ta có thể chuyển thành Thục đế để độc giả người Việt dễ theo dõi hơn. Có tác giả ghi nhầm nguyên văn trong “Cẩm sắt” là Thục đế; chẳng hạn như : Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, sđd, trang 234; Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu chú giải, Vương Thuý Kiều (Ðoạn trường tân thanh) (Sài Gòn : Tủ sách Hương Sơn, 1960), trang 234.
8 Takahashi Kazumi, sđd, trang 40.
9 Như trên.
10 Như trên, trang 40-41.
11 Trích lại từ Wang Chiu-kuei, sđd, trang 38.
12 Xem James Liu, sđd, trang 52-57.
13 Xem Fusheng Wu, The Poetics of Decadence : Chinese Poetry of the Southern Dynasties and Late Tang Periods (Thi ca đồi phế : Thơ Trung Quốc vào thời Lục Triều và Vãn Ðường) (Albany, NY : State University of New York, 1998), trang 169.
14 Về điểm này, học giả Ðặng Thanh Lê cũng đã đưa ra nhận xét tương tự trong Truyện Kiều và thể lọai truyện Nôm (Hà Nội : Nxb Khoa học Xã hội, 1979), trang 141. Cách lý giải trong sách này về ý nghĩa của đoạn phỏng dịch từ “Cẩm sắt” hay phần ‘Tái hồi Kim Trọng’ nói chung có điểm khác với cách lý giải của chúng tôi.
15 Nguyễn Du, Kim Vân Kiều : Traduction en Français par Nguyễn Văn Vĩnh (in theo bản của Nhà Alexandre de Rhodes, Hà Nội, 1943; Nxb Văn Học, 1994), trang 780. Người viết có gạch dưới để nhấn mạnh.
16 Theo quan niệm ‘trung thần bất sự nhị quân’ (tôi trung không thờ hai vua) ngày trước, việc làm quan cho hai triều (trước làm tôi nhà Lê và sau ra làm quan cho nhà Nguyễn) chắc đã làm Nguyễn Du trăn trở không ít.
Copyright © 2006 by Dien Dan Forum, BP 50, 92340 Bourg-La-Reine, France
diendan@diendan.org - Contributeurs
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)