23/9/10

Chứng nhân lịch sử Nội chiến Mỹ – Đầu hàng tại Appomattox, 1865

Chứng nhân lịch sử Nội chiến Mỹ – Đầu hàng tại Appomattox, 1865
24/09/2010

Tác giả: Trần Ngọc Cư

Chuyên mục: Lịch sử

Trần Ngọc Cư dịch

Ghi chú của người dịch: Cuộc đầu hàng tại Appomattox, 1865, là một trang sử đầy nhân ái và có tính hòa giải cao, nói lên đạo người quân tử, đóng góp đáng kể cho việc hàn gắn vết thương chiến tranh sau cuộc Nội chiến Mỹ. Người dịch đã sử dụng hai websites: Phần đầu là bản dịch toàn bài “Surrender at Appomattox”, gồm phần lớn những thư trao đổi giữa tướng U.S. Grant (Miền Bắc) và tướng Robert E. Lee (Miền Nam) chuẩn bị cho cuộc đầu hàng của quân Miền Nam, mô tả phong cách của hai vị tướng thuộc hai chiến tuyến đối địch. Phần hai dịch trích đoạn “Incident at Appomattox” từ một tiểu sử ngắn của đại tá Joshua L. Chamberlain, người tổ chức việc tiếp nhận vũ khí của hàng binh và ra lệnh “bồng súng chào” đoàn quân bại trận. Các đường dẫn nằm liền sau mỗi phần của bản dịch. Chú thích trong ngoặc vuông là của người dịch.

___________________


Với đạo quân dưới quyền chỉ huy của mình đang bị bao vây, binh sĩ ốm yếu và mệt lả, tướng Robert E. Lee [Miền Nam] không còn lựa chọn nào khác hơn là phải cân nhắc đến việc cho Đạo quân này đầu hàng tướng U.S. Grant [Miền Bắc]. Sau một loạt thư trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo quân sự, họ đồng ý gặp nhau vào ngày 9 tháng Tư năm 1965, tại nhà ông Wilmer McLean thuộc làng Appomattox Courthouse. Cuộc gặp gỡ kéo dài khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ và vào cuối buổi họp này, cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ sắp đến hồi kết thúc.

Những diễn biến dẫn đến sự đầu hàng của quân đội Miền Nam


Ngày 3 tháng Tư, khi Richmond rơi vào tay của quân Liên Bang [Miền Bắc], Robert E. Lee dẫn Đạo quân Bắc Virginia (the North Virginia Army) rút về Miền Tây và liền bị tướng Grant và Đạo quân Potomac (the Potomac Army) của ông truy kích. Cứ mỗi lần một Đạo quân tiến sâu hơn vào Miền Tây trong nỗ lực lấy lợi thế bao vây đối phương hoặc để tránh bị bao vây là một cuộc lưu động chiến lại diễn ra. Cuối cùng, tướng Grant khởi động một loạt văn thư giữa ông và tướng Lee, một nỗ lực đã dẫn đến buổi họp mặt giữa hai vị tư lệnh.

“Kính gửi Đại tướng R.E. Lee, Tư lệnh Quân đội các Bang Liên minh, C.S.A. [Confederate States Army, có khi gọi là Quân đội Miền Nam trong bản dịch này]:

5 giờ sáng, ngày 7 tháng Tư, 1865.

Kết quả của các trận đánh trong tuần qua chắc hẳn đủ sức thuyết phục ông về tình trạng vô vọng của Đạo quân Bắc Virginia nếu còn tiếp tục chiến đấu. Tôi cảm thấy như vậy và thấy có bổn phận phải tránh cho mình cái trách nhiệm gây đổ máu thêm nữa, bằng cách yêu cầu ông giao nộp bộ phận C.S.A. mệnh danh là Đạo quân Bắc Virginia.

U.S. Grant, Trung tướng.”

Văn thư này được đưa qua phòng tuyến của Nam quân và tướng Lee tức khắc trả lời:

“Ngày 7 tháng Tư, 1865.

Thưa Trung tướng: Tôi đã nhận được thư ông đề ngày hôm nay. Mặc dù không hài lòng về ý kiến của ông khi ông nói về tình trạng vô vọng của Đạo quân Bắc Virginia nếu còn tiếp tục kháng cự thêm nữa, nhưng tôi cũng xin đáp lại nguyện vọng của ông là tránh phải đổ máu thêm một cách vô ích, và vì thế tôi xin hỏi về những điều kiện mà ông định đưa ra cho một cuộc đầu hàng của Đạo quân này.

R.E. Lee, Đại tướng.”

Tướng Grant nhận được thư tướng Lee vào quá nửa đêm và trả lời vào sáng sớm hôm sau, đưa ra các điều kiện đầu hàng:

“Ngày 8 tháng Tư, 1865.

Kính gửi Đại tướng R.E. Lee, Tư lệnh C.S.A.:

Thư ông gửi vào chiều qua vừa mới đến với chúng tôi, nhằm trả lời thư đề cùng ngày của tôi, đồng thời hỏi về những điều kiện mà tôi sẽ chấp nhận cho một cuộc đầu hàng của Đạo quân Bắc Virginia. Tôi xin trả lời rằng, vì hòa bình là nguyện vọng to lớn của tôi, chỉ có một điều kiện duy nhất mà tôi đòi hỏi—đó là, tất cả binh lính và sĩ quan được giao nộp sẽ bị tước hết binh quyền (disqualified) vì đã cầm súng chống lại Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ cho đến khi họ được trao đổi một cách thích đáng. Tôi sẽ đích thân gặp ông, hoặc sẽ cử sĩ quan của chúng tôi đến gặp bất cứ sĩ quan nào mà ông muốn chỉ định vì mục đích này, ở bất cứ nơi nào thuận lợi cho ông, để dàn xếp dứt khoát những điều khoản theo đó Đạo quân Bắc Virginia sẽ được tiếp nhận.

U.S. Grant, Trung tướng.

Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn và trên đường rút sâu hơn về Miền Tây, tướng Lee trả lời thư của tướng Grant:

“Ngày 8 tháng Tư, 1865.

Thưa Trung tướng: Tôi nhận được vào cuối ngày lá thư hôm nay của ông. Trong thư hôm qua của tôi, tôi không có ý định đề nghị việc giao nộp Đạo quân Bắc Virginia, nhưng chỉ hỏi để biết rõ những điều khoản của đề nghị ông định đưa ra. Thành thật mà nói, tôi không nghĩ tình hình đã đến độ khẩn trương để đạo quân này phải buông súng đầu hàng, nhưng vì lập lại hòa bình là mục đích duy nhất của tất cả chúng ta, tôi muốn biết rõ là, những đề nghị của ông có dẫn đến mục đích ấy không? Vì thế, tôi không thể gặp ông với mục đích giao nộp Đạo quân Bắc Virginia; nhưng vì đề nghị của ông có thể ảnh hưởng đến các lực lượng C.S.A. nằm dưới quyền tư lệnh của tôi và nhắm tới việc lập lại hòa bình, tôi bằng lòng gặp ông lúc 10 giờ sáng ngày mai trên bang lộ cũ (old state road), con đường dẫn đến Richmond, nằm giữa chiến tuyến của hai đội quân.

R.E. Lee, Đại tướng.”

Mệt lả vì bị căng thẳng và vì cơn đau đầu khá trầm trọng, tướng Grant đã trả lời tướng Lee khoảng 5 giờ sáng ngày 9 tháng Tư.

“Ngày 9 tháng Tư, 1965.

Thưa Đại tướng: Chúng tôi đã nhận được lá thư hôm qua của ông. Tôi không có thẩm quyền xử lý vấn đề lập lại hòa bình. Buổi họp vào lúc 10 giờ ngày mai, như đã đề nghị, có thể sẽ không đi đến đâu. Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng tôi cũng tha thiết hòa bình như ông, và toàn Miền Bắc đều chung một lòng như thế. Mọi người đều biết rõ điều kiện để có hoà bình là gì. Bằng cách buông súng xuống, Miền Nam sẽ nhanh chóng thúc đẩy biến cố tuyệt vời đó, cứu được hàng ngàn sinh mạng, và hàng trăm triệu tài sản chưa bị tàn phá. Tôi thật lòng hi vọng rằng tất cả mọi vấn đề khó khăn của chúng ta có thể được giải quyết mà không tổn thất thêm một sinh mạng nào nữa.

Trân trọng,

U.S. Grant, Trung tướng”.

Vẫn còn bị cơn nhức đầu hành hạ, tướng Grant tiến gần ngã tư đường làng Appomattox Court House thì một người đưa tin mang thư hồi đáp của tướng Lee bắt kịp ông.

“Ngày 9 tháng Tư, 1865.

Thưa Trung tướng: Tôi nhận được thư ông sáng nay ngay tại chiến tuyến, nơi tôi đến để gặp ông và để nắm chắc các điều khoản chứa đựng trong đề nghị ngày hôm qua của ông liên quan đến việc đầu hàng của Đạo quân này. Bây giờ tôi yêu cầu một cuộc trao đổi ý kiến với ông, phù hợp với đề nghị ông đã đưa ra trong lá thư hôm qua, về mục đích ấy [việc đầu hàng].

R.E. Lee, Đại tướng”.

Tướng Grant tức khắc xuống ngựa, ngồi bên vệ đường và biên thư trả lời sau đây cho Tướng Lee.

“Ngày 9 tháng Tư, 1865.

Kính gửi Đại tướng R.E. Lee, Tư lệnh C.S.A.:

Chúng tôi vừa mới nhận được thư ông ngay lúc này (11:50 sáng), có chậm trễ là vì tôi đi từ góc đường Richmond-Lynchburg đến góc đường Farmville-Lynchburg. Chỗ tôi ngồi viết thư này cách Nhà thờ Walker khoảng hơn 6 cây số, và tôi sẽ tiến về phía trước để được gặp ông. Bất cứ thông báo nào gửi cho tôi trên con lộ này, nơi ông muốn cuộc hội kiến diễn ra, chắc chắn sẽ đến với tôi.

U.S. Grant, Trung tướng”.

Cuộc hội kiến Appomattox

Việc trao đổi thư từ này đã khởi đầu cho phiên họp lịch sử tại nhà ông Wilmer McLean. Là người đến trước, tướng Lee ngồi trong một phòng khách rộng lớn ở tầng trệt. Tướng Grant đến liền sau đó và một mình bước vào phòng trong khi ban tham mưu kính cẩn đứng đợi trên sân cỏ trước nhà. Sau một hồi ngắn ngủi, ban tham mưu được gọi vào phòng họp. Tướng Horace Porter [Bắc quân] đã mô tả buổi hội kiến như sau:

“Chúng tôi bước vào, nhìn thấy tướng Grant ngồi ở chiếc bàn có mặt cẩm thạch đặt ngay giữa căn phòng, và tướng Lee ngồi cạnh một chiếc bàn nhỏ hình bầu dục gần cửa sổ phía trước, trong một góc đối diện với cửa chúng tôi đi vào và nhìn về phía tướng Grant. Chúng tôi nhè nhẹ bước vào, rồi lặng lẽ đứng quanh căn phòng, như thể khi ta bước vào một phòng bệnh và biết rằng bệnh nhân đang ở trong tình trạng nguy kịch.

Sự tương phản giữa hai vị tư lệnh thật rõ nét, không thể không thu hút sự chú ý đặc biệt của mọi người, vì họ ngồi cách nhau chừng ba mét, mặt đối mặt. Tướng Grant, lúc bấy giờ mới gần 43 tuổi, cao 1 mét 7, vai hơi cong. Tóc và râu có màu nâu sậm, không một sợi bạc. Ông mang chiếc áo trận không xẻ ngực, may bằng vải flanen xanh đậm, không cài nút phía trước, để lộ áo gi lê ở phần bụng. Ông mang đôi giày cao ống bình thường, quần nhét vào giày, không có đinh thúc ngựa (spurs). Giày và nhiều chỗ trên áo quần ông bết bùn. Tướng Grant không mang kiếm, chỉ có đôi cầu vai nói lên quân hàm của ông. Ngoài một chút biểu hiệu ấy ra, quân phục của ông là quân phục của một người lính trơn.

Trái lại, tướng Lee cao trên 1 mét 8, lưng vẫn còn thẳng đối với một người ở tuổi ông, vì ông lớn hơn tướng Grant đến 16 tuổi. Tóc và râu đều xám bạc và khá rậm, ngoại trừ phía trước trán tóc hơi thưa một chút. Ông mang bộ quân phục xám của Nam quân, nút cài đến tận cổ, và bên hông mang chiếc kiếm dài cực kỳ tinh xảo, chuôi có gắn kim hoàn. Giày cao ống tương đối còn mới và trông như có những đường trang trí bằng lụa đỏ. Cũng giống như quân phục của ông, đôi giày trông sạch một cách kỳ lạ, ít có dấu vết bụi đường. Trên giày có những đinh thúc ngựa với những bánh rộng ở đầu đinh. Chiếc mũ dạ có màu sắc hài hòa với quân phục, và một đôi găng tay dài bằng da hoẵng nằm trên bàn cạnh chỗ ông ngồi.

Tướng Grant mở đầu câu chuyện bằng: ‘Tôi đã gặp ông một lần trước đây, thưa Đại tướng, trong thời gian chúng ta cùng phục vụ tại chiến trường Mexico, khi ông được bộ chỉ huy của tướng Scott cử sang thăm lữ đoàn của Garland, tức đơn vị tôi đang công tác. Tôi luôn luôn nhớ hình ảnh của ông, và tôi thiết tưởng có thể nhận ra ông ở bất cứ nơi nào’.

‘Vâng,’ tướng Lee trả lời, ‘tôi biết tôi đã gặp ông vào dịp đó, và tôi thường nghĩ đến điều ấy; tôi cũng cố gắng nhớ lại hình ảnh của ông, nhưng không thể mường tượng ra một nét nào’.”

Hai vị tướng nói thêm một chút nữa về những trải nghiệm ở Mexico rồi xoay sang bàn thảo những điều kiện đầu hàng, khi Lee yêu cầu Grant viết ra những điều khoản ấy trên giấy tờ:

“’Được,’ tướng Grant trả lời, ‘Tôi sẽ viết ra’. Rồi gọi thuộc hạ mang đến cuốn nhật lệnh loại nhiều bản sao, Grant đặt nó lên bàn ngay trước mặt và bắt đầu viết các điều khoản đầu hàng. Những trang giấy được sắp xếp khéo léo để có thể viết ra ba bản cùng một lúc. Ông viết rất nhanh và viết một mạch cho đến khi ông chấm dứt câu cuối cùng bằng ‘tôi sẽ chỉ định sĩ quan tiếp nhận họ [hàng binh]’. Đoạn, ông nhìn về phía tướng Lee, mắt hình như dừng lại trên thanh kiếm tuyệt đẹp đeo bên hông vị tướng này. Về sau Grant nhìn nhận rằng chính thanh kiếm ấy đã khiến ông nghĩ rằng nếu buộc các sĩ quan phải giao nộp kiếm của họ, đấy là một hành vi sỉ nhục không cần thiết; nếu tước đoạt cả hành lý cá nhân và ngựa của họ nữa, việc này sẽ tạo ra những gian khổ quá lớn, và sau khi ngừng bút suy nghĩ chốc lát, Grant viết câu này: ‘Điều khoản này không bao gồm vũ khí tùy thân của sĩ quan cũng như ngựa và hành lý cá nhân của họ’.

Grant đưa văn bản cho Lee xem. Sau khi duyệt lại, Lee tiết lộ rằng lính Kỵ binh và lính Pháo binh trong Quân đội Miền Nam phải sử dụng ngựa nhà và vì thế ông yêu cầu họ được phép giữ lại ngựa. Grant đồng ý về điểm này và Lee viết một văn thư chính thưc chấp nhận đầu hàng. Sau đó, Lee bước ra khỏi phòng:


“Khoảng chừng 4 giờ chiều tướng Lee bắt tay tướng Grant, cúi chào các sĩ quan khác, rồi cùng đại tá Marshall rời phòng họp. Lần lượt chúng tôi bước theo sau, ra trước hành lang. Lee ra hiệu cho lính cần vụ mang ngựa đến, và trong khi con vật được thắng yên cương, viên tướng đứng trên bậc hành lang thấp nhất, mắt buồn rầu nhìn về thung lũng, mà phía bên kia là nơi Đạo quân của ông đang nằm – bây giờ toàn bộ đạo quân ấy đã trở thành tù binh. Bằng một cử chỉ lơ đãng, tướng Lee phủi tay mấy lần, hình như không hề nhìn thấy toán sĩ quan Bắc quân nãy giờ ngồi trong sân đang đứng dậy kính cẩn chào khi ông bước qua; ông đã mất hết ý thức về mọi vật chung quanh. Tất cả chúng tôi hiểu được nỗi buồn sâu nặng đang trùm phủ lên ông, và ông chiếm được cảm tình của mỗi một cá nhân đang chứng kiến ông trong giây phút thử thách tột cùng này. Con ngựa tiến lại gần cơ hồ đánh thức ông ra khỏi cơn mê, và ông leo nhanh lên mình nó. Bây giờ tướng Grant bước xuống hành lang, đi về phía tướng Lee và nhấc mũ lên chào. Các sĩ quan hiện diện đều làm theo cử chỉ lịch sự này; tướng Lee cũng kính cẩn nhấc mũ chào lại, rồi cỡi ngựa đi báo tin buồn cho những chiến hữu can trường mà ông từng chỉ huy qua bao nhiêu năm tháng”.

Nguồn: “Surrender at Appomattox, 1865”

Vụ việc bất ngờ tại Appomattox

[Đại tá Joshua] Chamberlain đã tạo ra một trong những cảnh tượng cảm động nhất trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ tại cuộc đầu hàng của Đạo quân Bắc Virginia của tướng Lee tại làng Appomattox Court House vào tháng Tư 1865. Tướng Grant giao cho Chamberlain trách nhiệm tiếp nhận vũ khí và quân kỳ của quân Miền Nam. Khi các binh sĩ bại trận đi theo đội ngũ xuống con lộ để giao nộp súng ống và cờ xí, Chamberlain, mặc dù không được lệnh hay được phép của cấp trên, đã chủ động ra lệnh cho binh sĩ mình đứng nghiêm và “bồng súng chào” để tỏ lòng kính trọng đối phương. Chamberlain mô tả những gì diễn ra sau đó:

“[Tướng Miền Nam] John B. Gordon đầy uy nghi, dẫn đầu đội ngũ hàng binh, tỏ ra hơn hẳn chúng tôi về phép lịch sự. Ông ngồi trên mình ngựa, mắt nhìn xuống trĩu buồn, đầy vẻ trầm tư; nhưng khi nghe tiếng bồng súng rào rạt, ông đưa mắt nhìn lên và tức khắc hiểu được ý nghĩa, bèn xoay ngựa một vòng với phong độ tuyệt vời cố hữu của ông, tay hạ mũi kiếm chỉ vào bộ đinh thúc ngựa và ra một mệnh lệnh; liền lúc đó, ngọn cờ hiệu sau ông hạ xuống thấp và các chiến đoàn tơi tả của ông, khi đến bên phải của chúng tôi, đã chào đáp lễ hàng quân “bồng súng”. Trong những giây phút ấy, về phía chúng tôi không hề có một tiếng kèn hay tiếng trống, không một tiếng reo vui, không một lời nói hay một cử động nào, nhưng là một sự tĩnh lặng khủng khiếp, như thể chúng tôi đang nhìn những hồn tử sĩ đi qua”.

Việc Chamberlain ra lệnh dàn chào đội quân Miền Nam bị nhiều người Miền Bắc chỉ trích, nhưng ông đã biện hộ hành vi của mình trong hồi ký The Passing of the Armies (Những binh đoàn lặng lẽ đi qua). Nhiều năm về sau, tướng Miền Nam John Brown Gordon, qua hồi ký, đã gọi Chamberlain là “một trong những chiến sĩ hào hiệp nhất của Quân đội Liên bang”.

Trích dịch từ: “Joshua Lawrence Chamberlain (1828-1914)”

Bản tiếng Việt © 2010 Trần Ngọc Cư
Bản tiếng Việt © 2010 talawas

12/9/10

Tiểu thuyết Võ hiệp Kim Dung và Y học

Phiếm luận

Tiểu thuyết Võ hiệp Kim Dung và Y học

Trong tiểu thuyết Võ hiệp Kim Dung y hoc đã bàng bạc trong võ công…ngươì luyện võ có khả năng tự phòng bệnh và chữa bệnh cho chính mình… và rõ nhất là Thái Cực quyền của Trương Tam Phong phái Võ đang còn lưu truyền cho đến này ngay… xem như môn dưỡng sinh thành công nhất mọi thời đại…

Đôc giả Kim Dung có thể tạm xếp các thể lọai điều trị y học trong tiểu thuyêt võ hiệp Kim Dung thành nhiều nhóm (dĩ nhiên không có chẩn đóan)

1/Nhóm thứ nhất là người có võ công cũng kiêm luôn Thầy thuốc… nên khi bị nội ngọai thương là tự chữa trị…

Điển hình nhóm này trong Anh hùng xạ điêu ký… Vuơng Xứ Nhất, nhân vật thứ ba trong Tòan chân Thất tử bị “Đôc sa chưởng” của Linh Trí Thượng nhân… cố gắng nhờ Quách Tỉnh đưa về phòng trọ dùng nội công khử độc bằng cách ngâm mình trong bồn nước…tuy hồi phục đã khá nhưng cũng phải cần vài vị thuốc như Ngưu tất, Mộc Dược, Huyết biệt… để uống cho dứt điểm …phe địch đóan biết việc này cho người “thu mua” hết thuốc tất cả lọai thuốc này ở các cửa tiệm trong thị trấn đưa về Vương phủ… Quách Tỉnh Hòang Dung phải đột nhập vào Triệu Vương phủ đánh cắp thuốc và cơ duyên Qúach Tỉnh lọt vào kho thuốc của Lương Tử Ông…gặp một con rắn lớn quấn chặt…bí quá… Quách Tỉnh dùng răng cắn cổ hút hết máu cho rắn chết vô tình chàng uống được Huyết xà qúy giá tăng thêm nội lực…trường hợp Qúach Tỉnh gặp Huyết xà Lương Tử Ông đã tốn công hơn hai mươi năm nuôi dưỡng biết bao nhiêu vị thuốc qúy…chàng ta may mắn hơn cả người rèn luyện nôi công mấy chục năm…

Ngày nay chúng ta dùng Sâm Cao Ly, sâm Ngọc linh hay Linh chi cũng tương tự như Tạng liệu pháp hay Vi lượng đồng cân của Tây y…

Trường hợp Trương vô Kỵ trong Ỷ Thiên Đồ Long ký…trúng Huyền minh thần chuởng tưởng “tiêu” đi tính mạng nào ngờ may mắn tìm đươc Cửu Dương Chân kinh trong bụng khỉ tự luyện và lành bệnh…và luyện được võ công cái thế cứu Ma giáo khỏi đại bại duới tay các đại môn phái tại Quang Minh đỉnh và sau đó chàng được suy tôn trở thành Giáo chủ Ma giáo…tiền thân Minh Triều sau này(Chu Nguyên Chương tức Minh Thái Tổ trong truyện là thuôc hạ Trương Vô Kỵ…)

Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo Giang hồ…nội thương trọng bệnh…bị nhiều luồng chân khí của nhiều cao thủ thương chàng “yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau” khiến Danh y như Bình Nhứt Chỉ cũng bó tay…may mắn thay lúc cận kề cửa tử… nhờ mưu mẹo Hướng Vấn Thiên cứu Nhậm Ngã Hành ra khỏi Tây Hồ chàng luyện đước Hấp Tinh đại pháp…hóa giải các luồng chân khí và khỏi bệnh…

Tự chữa lành bệnh trong y học hiện đại cũng không thiếu dẫn chứng…có những bệnh tự khỏi, có những bệnh tự uống thuốc sơ sơ cũng lành…rõ nhất là động vật khi chúng có bệnh là tự nằm nghỉ ngơi và hồi phục…Chúng ta nên nhớ các bệnh Cảm Cúm siêu vi…đa số tự khỏi…như Cúm nói chung vai trò Tamiflu cũng có giới hạn của nó trong những ngày đầu…và rất nhiều bệnh chỉ cần placebo cũng lành bệnh…ngay cả Ung thư có những truờng hợp tự khỏi một cách kỳ lạ…không sao giải thích được…và một trong những phương pháp tự chữa bệnh còn lưu truyền đến nay là các phuơng pháp Dưỡng sinh, Thiền, Yoga…hay biến thể của nó như tiết thực Osawa…nhưng tất cả có thể trên cơ sở niềm tin…đó là năng lượng tinh thần. có thể chữa khỏi nhiều bệnh?



2/Nhóm thứ hai người này dùng nội công chữa bệnh cho nguời kia…

Trong truyện Kim Dung truờng hợp này khá nhiều…ai cũng có thể dùng nội công hay nội lực mạnh để chữa trị cho người bị bệnh…nhưng cái hay của sự tuởng tuợng Kim Dung là nhờ chuyện này mà nẩy sinh ra các mối tình lãng mạn khiến độc giả mê mẫn tâm thần…

Trong Tiếu ngạo Giang hồ…Nhậm Doanh Doanh vì yêu Lệnh Hồ Xung, sau khi đã hết cách…đã chẳng câu nệ cõng chàng lên Thiếu lâm nhờ phương trượng trụ trì dùng Dịch cân kinh chữa trị, hay Trương Thúy Sơn hút độc chất và nội công chữa trị Hân Tố Tố…đến khi chàng không biết bơi sắp chết đuối… Hân Tố Tố bơi lội rất giỏi…dùng oxy chính nàng “mouth by mouth” mới có thể giúp Trương Thúy Sơn đủ sức đến Băng Hỏa Đảo và “sản xuất” một kỳ nhân võ hiệp Truơng vô Kỵ sau này…(trong truyện không có…. phim Hồng kông “chế” thêm cho thi vị…cũng hay thế mới yêu nhau da diết)

Trong Anh Hùng Xạ điêu…Hòang Dung cũng “dính” một chuởng của Thủy Thượng phiêu Cừu Thiên Nhận…chỉ có Nhất Đăng đại sư dùng Nhất dương chỉ mới chữa khỏi…và Quách Tỉnh cõng nàng vuợt qua trăm khe ngàn suối với sự xếp đặt của Anh Cô…và khi Nhất đăng đại sư ra tay cứu chữa…mất hết nội lực…Anh Cô xúât hiện trả thù xưa…nhưng sau đó nhờ “mẹo” Hòang Dung óan thù hóa giải và sau này Anh Cô lại tái hợp “to love again” với Châu Bá Thông…người tình năm xưa…

Trong Anh Hùng Xạ điêu truyên, Quách Tỉnh bị ngọai thương vết thương do dao trủy thủ Dương Khang đâm một nhát chí mạng…Hòang Dung cố dìu về núp sau mật thất, hai người phối hợp dùng Cửu âm chân kinh chữa trị, trong mật thất này có thể nhìn xuyên ra ngòai một lỗ nhỏ, nhờ vậy vẫn theo dõi những tình tiết bên ngòai…Trong khi trị thương Quách Tỉnh súyt “tẩu hỏa nhập ma” vì lòng tà dâm nỗi lên khi thấy Hòang Dung xinh đẹp…cho nên Kim Dung đồng tư tưởng “tẩu hỏa nhập ma” hay điều trị sai quy cách như Trương vô Kỵ khiến giảm thọ… đối với y học hiện đại là bệnh do thầy thuốc gây ra…iatrogenic…hay khi có bệnh …mà dâm tà…gọi là “phạm phòng” sức đề kháng suy yếu dễ chuyển bệnh từ nhẹ sang nặng…các chàng libido mạnh nhớ lưu ý…



3/Nhóm thứ ba là tìm Thầy thuốc nổi tiếng… để chữa trị

Trong Ỷ Thiên Đồ long ký…Trương vô Kỵ trúng Huyền Minh thần chưởng…Thái sư phụ Trương Tam Phong hết lòng chữa trị nhưng bó tay…đành phải dẫn Vô Kỵ…lang thang…cơ duyên vào Hồ Điệp cốc gặp thầy thuốc quái dị “Điệp Cốc Y tiên Hồ Thanh Ngưu”…và tại đây Trương Vô kỵ đã học được nghề Y Duợc…. và có thể nói trong các nhân vật chính của Kim Dung, Trương Vô Kỵ là Thầy thuốc có trường lớp hẳn hoi… Tốt nghiệp Đại học Y khoa Hồ Điệp Cốc “chuyên tu”…với Hồ Thanh Ngưu…và sau này chàng ta cũng điều trị nhiều ca ngọan mục ngòai Kỷ Hiểu Phù, và các nhóm Ma giáo …trong đó có ca Thường Ngộ Xuân bị trúng Tiệt Tâm chưởng…(Thuờng Ngộ Xuân là nhân vật có thật trong chính sử là tướng của Chu Nguyên Chương)… sau khi Trương vô Kỵ chữa lành cho Thường Ngộ Xuân nhưng sẽ bị giảm thọ 40 năm…

Ngòai Hồ Thanh Ngưu, có phu nhân của y cũng là “nữ bác sĩ” quái dị không kém là Vương Nạn cô…tuy là hai vợ chồng nhưng chồng chữa là vợ lén bỏ thuốc vào phá…chơi mục đích chỉ để đua tài với chồng…và có để lại một y thư là “Vuơng Nạn Cô độc kinh”, tài liệu y học này sau đó giúp cho Trương Vô Kỵ rất nhiều về sau …

Một thầy thuốc quái dị nữa trong tiểu thuyết Kim Dung là Sát nhân Danh Y Bình Nhứt Chỉ trong Tiếu ngạo giang hồ…y chữa một nguời là phải giết cho y một người…thế mà có nguời sai y đến xem bệnh cho Lệnh Hồ Xung khiến sư phụ Nhạc bất Quần cũng ngạc nhiên…đâu biết do Thánh Cô Nhậm Doanh Doanh đương kim ái nữ của Giáo chủ Ma giáo Nhậm Ngã Hành và được Đông Phương Bất Bại rất trọng vọng…. chỉ cần nàng”ho” một tiếng khiến bao đầu rơi oan ức…

Một nhân vật “thầy thuốc ưu tú” của Kim Dung trong Thần Điêu Đại Hiệp là Thiên Trúc Thần Tăng bằng hữu của Nhất Đăng đại sư.. tự đem thân mình làm thí nghiệm trúng độc hoa Tình và tìm ra thuốc giải là Đọan Truờng thảo cứu được Dương Quá…chẳng khác gì Yersin uống vi trùng dịch tả để chứng minh vi trùng là thủ phạm…Yersin không chết nhờ có kháng sinh …còn Thiên Trúc thần tăng phải về cõi Phật cho đúng logic của Kim Dung



4/ Y khoa tạp lục trong Tiểu thuyết Kim Dung

a/Phụ khoa và Thủ cung sa:

Trong Thần Điêu đại hiệp một bi kịch đẩy các nhân vật vào hòan cành éo le phức tạp khiến chúng ta càng khâm phục sức tưởng tuợng của Kim Dung đó là Dương Quá và Tiểu Long Nữ, Tiểu Long nữ vì muốn luyện Ngọc Nữ Tâm kinh cùng Dương Quá ra ngòai Cổ mộ Chung Nam sơn …môn võ công này phải “nuy” 100% không thì bị “tẩu hỏa nhập ma” nào ngờ hai gã Dõan chí Bình và Triệu Chí Kính, đệ tử phái Tòan Chân gần phái Cổ mộ “bắt quả tang” và tuởng Tiểu Long Nữ và Dương Quá làm chuyện bậy bạ…riêng Tiểu Long Nữ do đang luyện công có người quấy rầy nên “tẩu hỏa nhập ma” và Dương Quá phải đưa nàng xuống chân núi để trị thương…Đang trị thương gặp lúc Tây độc Âu Duơng Phong nhớ con nuôi là Dương Quá lên Chung nam sơn tìm và điểm huyệt Tiểu Long Nữ để dắt Dương Quá ra xa truyền võ công…nào ngờ gã Dõan Chí Bình ở đâu “trúng mánh” bịt mắt cô Long và chiếm trinh tiết ngàn vàng của nàng…làm mất dấu Thủ cung sa … và oan trái từ đây…Tiểu Long Nữ cứ tuởng thủ phạm là Dương Quá…và tình tiết éo le hai nguời cách xa và phải 16 năm sau mới tái hợp…tại Tuyệt Tình Cốc.

Thủ cung sa là gì?…là một điểm son trên cánh tay của Trinh nữ khi gia nhập môn phái do sư phụ “ấn chỉ” hay “đóng dấu”... khi mất trinh dấu này biến mất khỏi phải khám phụ khoa và Giám định y khoa cho mệt... .

Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Chu Chỉ Nhược tuy thành thân với Tống Thanh Thư, phản đồ của Võ đang Thất hiệp để trả thù Vô Kỵ phụ bạc…khi đưa cánh tay ra nàng còn “gin” nhờ vết Thủ Cung sa…Vô Kỵ vô cùng cảm động lòng chung thủy của nàng…. nên cuối truyện chàng rất happyend khi vẽ lông mày cho cả Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược…

Ngày nay có “thủ cung sa” gọn nhẹ…hiện đại “made in China”…là bọc nhỏ cellulose tự tiêu khi dập mạnh…có màu đỏ các nàng chỉ mua về đưa vào “lạch đào nguyên”…lừa khối anh khù khờ tưởng bở khi thấy xúât huyết tùm lum…tuơng tự “nuớc vỏ lựu, máu mào gà” thời Gia Tĩnh triều Minh của nàng Kiều…còn quá “đát” chắc phải nhờ dao kéo Bác sĩ thẩm mỹ thu nhỏ “chỗ ấy”…chứ 10 vết thủ cung sa cũng chẳng anh nào tin…



b/Huyết học, Truyền máu và dùng Đĩa truyền máu:

Tiếu Ngạo Giang hồ còn ly kỳ hơn là các Miêu nữ Vân nam Ngũ tiên giáo của Lam Phương Hòang dùng đĩa truyền máu cho Lệnh Hồ Xung…nếu không cùng nhóm có lẽ Lệnh Hồ Xung sốc phản vệ…”tử vong dù y bác sĩ tận tình cứu chữa”…nhưng có lẽ lọai đĩa này có enzym nào đấy, biến tất cả kháng nguyên, kháng thể thành nhóm máu O nên Lệnh Hồ Xung bình yên vô sự…Kim Dung là bậc kỳ tài tưởng tuợng…trong chuyền máu khác nhóm…giấc mơ ngành Huyết học nay đã thành sự thật…đó là chuyền máu chọn lọc…



c/Chấn thương chỉnh hình và Hắc Ngọc Đọan tục cao:

Dư Đại Nham và Ân Lê Đình là hai nhân vật trong Võ Đang Thất hiệp bị Kim Cuơng Chỉ Thiếu lâm đánh gãy xương tàn phế…vậy mà nhờ “Hắc Ngọc Đọan tục cao” của Triệu Mẫn và tài năng chấn thuơng chỉnh hình của “thầy thuốc chuyên tu” Trương Vô Kỵ đã chữa hồi phục không cần thay khớp nối gân gì phức tạp…

d/Võ công Sư Tử hống và chuyên khoa Thính học:

Võ công Sư Tử Hống của Kim Mao Sư Vương thật là kinh khíêp…khi ông ta hú lên âm thanh trên 120 Decibel tất cả trúng công phu này thần trí điên đảo…ngòai làm rách màng nhĩ.. còn xúât huyết não khiến chẳng còn ai nhớ chuyện gì…. tại Vương Bàn sơn Tạ Tốn đã đoạt Đồ long đao và “xóa sạch hiện trường”, khi xử dụng Sư tử hống chỉ cho riêng Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố còn sống sót bằng cách bịt tai lại… vì Tạ Tốn bị thua…không thể biểu diễn võ công thư pháp như Trương Thúy Sơn.



e/Nội thuơng, Tâm Thần học và Thất Thuơng Quyền.

Không Kiến đại sư vì muốn hóa giải óan cừu giữa Tạ Tốn và Hỗn Nguyên Tích Lịch Thủ Thành Khôn đã chấp nhận cho Tạ Tốn dùng Thất Thương Quyền đánh vào người mà không chống trả, môn võ công này lợi hại là tổn thuơng bên trong bể gan, bể lách, dập mật, thủng tạng rỗng…nhưng bên ngòai không biểu hiện gì cả, dĩ nhiên sau đó Không Kiến tử vong… óan thù giữa Tạ Tốn và Thiếu lâm chồng chất…riêng nguời luyện Thất Thương Quyền cũng bị nội thuơng lên cơn tâm thần hưng cảm như Tạ Tốn thỉnh thỏang nổi cơn điên…cuồng sát.



f/Tịch tà Kiếm phổ, Quỳ Hoa Bảo điển và Nội Tiết học

Đỉnh cao của kỳ tài tưởng tuợng của Kim Dung là hai môn võ công này… Muốn luyện Tịch tà kiếm phổ trước hết người luyện phải “dẫn đao tự cung” có nghĩa là phải “thiến” như họan quan…nếu không sẽ “tẩu hỏa nhập ma” do lượng testosteron quá cao sẽ trở ngại việc luyện công. Thân phụ Lâm Bình Chi là Lâm Chấn Nam người đang giữ pho kiếm này nhưng không dám luyện biết việc ấy sẽ nguy hiểm. Lâm Bình Chi vì thù nhà quyết bỏ rơi người yêu Nhạc Linh San tập luyện võ công này, còn Nhạc Bất Quần muốn là Minh chủ Ngũ Nhạc kiếm phái…cả hai phải trả giá là trở thành pêđê…thứ thiệt khỏi cần qua Thái lan chuyển đổi giới tính…

Còn Quỳ Hoa Bảo Điển càng luyện môn võ công này sẽ biến thành đàn bà ngòai giảm Testeron còn gia tăng hormon Estrogen mau lẹ…. Đông Phương Bất Bại trúng kế Nhậm Ngã Hành luyện môn này và trở thành đàn bà thứ thiệt, tuy võ công đệ nhất thiên hạ nhưng không nỡ để “người yêu” Dương Liên Đình chết thảm khi bị Doanh Doanh uy hiếp và hy sinh vì tình lang để chết duới kiếm của Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung và Hướng Vấn Thiên liên thủ mới thắng được…



g/Gây mê, Độc chất học và Thập huơng nhuyễn cân tán

Trong truyện võ hiệp Kim Dung, xử dụng độc chất và gây mê là tình tiết được xử dụng nhiều nhất…

- Tiểu Long Nữ và Dương Quá trúng độc hoa Tình…

- Thần long giáo trong Lộc đỉnh ký cho các đệ tử ngấm độc theo thời gian để dễ sai khiến…Vi Tiểu Bảo may mắn có thuốc giải và chơi trò “nhị trùng” vừa giúp Khang Hy vừa đóng vai Bạch Long Tả sứ thừa cơ tiêu diệt Thần Long Giáo đọat luôn vợ Hồng giáo chủ…

- Vi Tiểu Bảo còn xử dụng thuốc mê đưa 7 cô vợ chưa cưới lên một cái giường ở Dương Châu khiến độc giả đọc đến đấy ai cũng cười khóai trá cho “mèo mù vớ cá rán” 7 em xinh đẹp…

- và nổi cộm là Triệu Mẫn đã dùng “Thập hương nhuyễn cân tán” cho các cao thủ các đại môn phái trúng độc mất hết võ công và nhốt tại tháp Vạn an tự…lọai độc tố này tương tự cura tòan thân mềm nhũn…may nhờ Minh giáo và Trương Vô Kỵ phá vỡ kế họach này và giải cứu…nhưng qua tình tiết này mối tình của Triệu Mẫn và Trương Vô Kỵ càng gắn bó

- và độc giả Kim Dung từ già đến trẻ khắp thế giới đều mê mẫn tâm thần như trúng tà độc “truyên kiếm hiệp của Kim Dung…“ KimDungmania!?





Phiếm luận tiểu thuyết Võ hiệp Kim Dung và Y học

Phần 2



Sinh lý học Thần kinh và Song thủ hổ bác

Châu Bá Thông, một nhân vật ấn tượng trong hai bộ Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp có môn võ công độc đáo Song thủ hổ bác hay Phân tâm nhị dụng…người luyện môn võ công này có thể xử dụng hai tay hai môn võ công khác nhau, trong truyện Kim Dung đã cho một tay vẽ vòng tròn, một tay vẽ hình vuông cùng một lúc…thực tế về cấu trúc giải phẩu thần kinh, một người khó có thể làm được chuyện này vì tất cả các cơ kiểm sóat cử động thông qua dây thần kinh vận động truyền qua tủy sống bắt chéo nhau ở cuống não và điều khiển bởi mỗi trung khu riêng biệt tại võ não, như vậy người muốn luyện thành công môn võ này phải có hai trung khu thần kinh điều khiển riêng biệt…hay nói dễ hiểu phải có 4 bán cầu não…hai bán cầu thật và hai bán cầu ảo do luyện tập mà …theo Kim Dung người “tâm ít động” như Quách Tỉnh, Tiểu Long Nữ …hay vô tư như Châu Bà Thông luyện tập dễ dàng, còn cơ mưu trí xảo như Hòang Dung, Dương Quá là không luyện được …. cho nên ngày nay võ công này thất truyền vì …khó có ai có đủ 4 bán cầu đại não…trừ trường hợp đặc biệt …quái thai hai đầu…



Triệu chứng học nhập môn và Phẩu thuật Bụng

Trong Ỷ thiên đồ long ký…Trương vô Kỵ bị Chu Trường Linh truy đuổi vì muốn biết tông tích của Tạ Tốn để đọat Đồ Long đao…. Vô Kỵ may mắn lọt vào thung lũng gặp “kỳ duyên” là vựơn trắng, chàng xử dụng một trong “tứ chẩn” sinh viên năm thứ hai y khoa biết có vật cứng và nhìn vết khâu sơ sài trên bụng khỉ, chàng đã giải phẩu lại bằng cách mài đá bén làm dao, xuơng cá làm kim và tước vỏ cây làm chỉ và lấy được bộ Cửu Dương chân kinh và cứu cho Bạch viên ápxe gần mấy chục năm, do Dõan Khắc Tây ăn cắp từ chùa Thiếu lâm và giấu trong bụng khỉ, nhờ đó chàng luyện công theo bí kíp này tiêu trừ Huyền Minh thần chưởng và thóat chết…có thể nói Trương Vô Kỵ nhờ “chuyên tu” hay “tại chức” Đại học y khoa Hồ Điệp cốc do Hồ Thanh Ngưu…”hiệu trưởng” kiêm “cán bộ giảng” ngoại khoa… chỉ bảo tận tình và có thể nói một trong những nhân vật chính của Kim Dung… Trương vô Kỵ là BS phẩu thuật bụng đại tài…không cần tê mê…và tự chế công cụ lao động…trong hòan cảnh khó khăn…thiếu thốn về vật chất… xứng đáng được phong “Thầy thuốc ưu tú”…hoặc tối thiểu cũng có bằng ”Lao động sáng tạo”…



Nhãn khoa…và ghép cơ quan.

Trí tưởng tuợng Kim Dung trong Thiên Long bát bộ đã hơi cường điệu khi cho chàng si tình Du Thản Chi móc mắt tặng cho nguời chàng yêu đơn phương là A Tử, A Tử lại yêu Tiêu Phong, một trong những nhân vật chính “kiêu hùng” mang dòng máu Khiết Đan và khi Tiêu Phong bị bức tử…(trước 1975 dịch là Kiều Phong} A Tử đã móc mắt trả lại cho Du Thản Chi và ôm xác chàng nhảy xuống vực sâu…chung thủy với ngừơi mình yêu…

Đọan này các thầy thúôc Nhãn khoa hơi bị …sốc, không gây mê gây tê, không vi phẩu, không xét nghiệm có thải ghép hay không… móc mắt lắp vào là sáng ngay…và cũng không thấy Kim Dung cho môn võ công nào hay lọai thuốc gì cho mau lành như Hắc ngọc Đọan tục cao như Chấn thương chỉnh hình…

Sự tưởng tượng của Kim Dung trong chuyện ghép Mắt …có lẽ đi trước thời đại…như Jules Verne… vì “camera thị giác” tháo ráp này chỉ có thể chấp nhận đựơc trong các phim khoa học viễn tưởng… người máy robot như phim Terminator, Chiến binh Vũ trụ….



Thính học và võ công Truyền âm nhập mật

Đòan Diên Khánh, một trong những vương gia nước Đại lý…vì hận thù không được nối ngôi đã nhiều lần uy hiếp Đòan Chính Minh và Đòan Chính Thuần là hai vương gia đương triều, y cũng thuộc lọai võ công cao cường trong đó có môn Truyền âm nhập mật…. có thể nói vào tai người khác mà người bên cạnh không nghe…và người phát âm cũng chỉ cử động môi và các cơ hàm mặt, không cần xử dụng các cơ quan họng hầu thông thường như chúng ta…

Về mặt khoa học có thể khả thi trong chuyên khoa Tai mũi mỏ…nguời luyện công phải tập các cơ môi và cơ mặt phát ra tần số trên 16 ngàn KiloHertz… cao hơn tần số âm thanh một tí…đủ để màng nhĩ người nghe rung lên đập vào xương búa xương đe là người ấy có thể nghe được… có nghĩa là người lxử dụng môn võ công này có thể phát ra siêu âm như động vật dơi, cá heo… tương tự như còi Galton huấn luyện chó…vì tai chó, mèo có thể nghe đựơc siêu âm, nhưng võ công này “siêu” hơn làm sao luyện một số cơ vùng mặt phát ra siêu âm vừa đủ tần số cho ngừơi nghe nhận được…nhưng người khác không nghe được do người phát phải tập trung sóng siêu âm về tai của người nhận.

Kim Dung cũng là bạn của Bs siêu âm đấy nhá…. vì sự tưởng tượng của ông trùng hợp với những hiểu biết hiện nay của chúng ta về siêu âm…và cơ chế phát và nhận siêu âm…. vì tần số siêu âm chỉ cao hơn sóng âm thanh và tai người không nghe được…

Trong các tác phẩm Kim Dung, ngón đàn của Hòang Dược Sư, của Côn luân Tam thánh Hà Túc Đạo hay tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ …có thể làm đứt kinh mạch hay điên đảo thần hồn là không phải do cường độ cao như môn Sư tử hống của Kim Mao sư vương Tạ Tốn mà do dụng cụ phát ra âm thanh và siêu âm khiến người nghe dù khúc nhạc êm dịu…nhưng cũng cũng có thể gây nội thương, hay cảm nhận lẫn nhau tri kỷ, tri bỉ như Lưu Chính Phong và Khúc Dương hay Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh… mới có thể hiểu những âm nhạc lọai này…ngày nay khoa học chứng minh có một số người có khả năng nghe được sóng siêu âm tần số thấp khỏang 20, 21 KHz…



Tình dục học

Kim Dung pha sex vào nhiều tác phẩm của ông, nhưng rất thanh cao và không phàm tục…, ngòai chuyện “cưỡng dâm” Tiểu Long Nữ của gã Dõan Chí Bình khiến cho bi kịch đẩy lên cao trào là 16 năm chia ly của đôi tình nhân Dương Quá và Tiểu Long Nữ, thì một đọan sex trong Thiên Long Bát bộ…rất là thú vị…

Hư Trúc, một trong ba nhân vật chính của truyện (hai nhân vật kia là Đòan Dự và TiêuPhong} vốn là tiểu hòa thượng …do cơ duyên chàng cứu được Thiên Sơn Đồng Mỗ…bà này muốn thu nhận Hư Trúc làm đệ tử để truyền võ công…chàng cương quyết từ chối do đã là đệ tử Thiếu lâm…bà này chơi rơ “siêu”…thu xếp cho chàng phá giới bằng cách bắt cóc một thiếu nữ xinh đẹp…cho khỏa thân nằm bên cạnh Hư Trúc trong căn phòng băng lạnh tối om…trai tân và gái phơi phới xuân thì đẹp nõn nà…chỉ có “rối lọan cương dương” mới không có “cốt tu”…còn Hư Trúc không thể kềm chế…và đã phạm tội tà dâm… liên tục nhiều đêm và từ đó chàng phải chấp nhận là đệ tử của Thiên Sơn Đồng Mỗ và sau này được “cơ cấu” là chủ nhân cung Linh Thứu. Trong một cơ duyên kỳ lạ Hư Trúc gặp lại người trong mộng mà chàng không biết tên… chỉ gọi là Mộng Cô…nào ngờ Mộng Cô chính là công chúa Tây Hạ đang mở trò chơi “đố vui…kén chồng”… và Hư Trúc trở thành phò mã Tây Hạ…nhờ trả lời đúng các câu hỏi mà nàng ghi nhớ mãi trong lúc gối chăn với chàng… đúng là “mèo mù vớ cá rán”…

Kim Dung đã hư cấu đôi uyên ương Hư Trúc và công chúa Tây Hạ, trong bóng tối gặp nhau… dù chưa biết nhau… không yêu thương gì… nhưng sau nhiều lần ân ái…. endorphin tiết ra từ võ não cả hai …đều nghiện sex theo đúng logic…của Tình dục học Một pha sex ấn tượng trong tác phẩm Thiên long bát bộ là Đòan Dự và Mộc Uyển Thanh bị Đòan Diên Khánh nhốt trong hang động và cho uống thuốc kích dục “Âm Dương hòa hợp tán” để cốt làm chuyện mây mưa bêu xấu Đòan Hòang gia, vì hai ngừơi này là anh em cùng cha khác mẹ…lửa xuân tình ngùn ngụt cháy dưới tác dụng của aphrodisiac khiến cả hai súyt làm chuyện lọan luân, may thay…Đòan Dự có ý chí cao kiểm sóat được võ não…kéo dài thời gian phát động xuân tình và Chung Linh là con gái Đòan Diên Khánh thầm yêu Đòan Dự…đã lén đưa thuốc giải độc … và cả hai thóat nạn…

Ngày nay ta không lạ gì Viagra, Levitra, Cialis.. tuy có thể chữa “rối lọan cương dương” nhưng cũng thông qua võ não…nghĩa là nếu ta không có “cảm hứng” đối với người nữ…thì “trên bảo dưới cũng không nghe”…

Các lọai thuốc kích dục tức thì…ngày nay được xếp vào các lọai thuốc gây ảo giác và hưng thần… như ma túy và thuốc lắc trong vũ trường khiến cho các teen điên dại theo điệu nhạc và đòi hỏi dục tình…chẳng khác “Âm Dương hòa hợp tán” của Kim Dung.



Thanh Dực Bức vương và đột biến gen

Tứ đại Pháp vương của Minh giáo trong Ỷ thiên đồ long ký có nhân vật quái dị là Thanh Dực Bức vương Vi Nhất Tiếu…ngòai môn khinh công tuyệt kỹ, ông ta có một bệnh lý giống ma cà rồng phương Tây là phải hút máu nạn nhân mới duy trì được võ công và tính mạng.

Ngày nay y học hiện đại biết rằng đây là bệnh đột biến gen, có liên quan đến Dracula, tên thật là Vlad III, là Hoàng tử của thế kỷ XV một nước Đông Âu thời Trung cổ bệnh này thích xem máu chảy hơn là uống nó. Đó là bệnh porphyrie, một bệnh di truyền hiếm gặp, autosomique tính trội, gây bệnh cho khoảng một trên 10 đến 50 ngàn người. Những người bị bệnh porphyrie không chịu được ánh sáng mặt trời, do sợ ánh sáng (photophobie) nhưng cũng do nhạy cảm với ánh sáng (photosensibilité) làm bỏng rát da … và các lợi răng của họ, đến độ làm biến dạng mặt và làm cho các chiếc răng nổi dô ra. Ngoài ra, chứng rậm lông (hypertrichose) và sự thiếu máu của các bệnh nhân này khiến họ có một vẻ mặt nhợt nhạt và đáng lo ngại. Sự hấp thụ tỏi có thể làm trầm trọng bệnh porphyrie và gây nên những cơn dữ dội qua diallyl disulfide mà nó chứa…cho nên điều này giải thích vampire rất sợ tỏi… Các bạn đã xem truyện Chạng vạng(Twighlight) và Trăng non(New moon)… đang rất ăn khách đã đóng thành phim …cũng dựa trên các bệnh lý đột biến gen này đây…

Võ hiệp Kim Dung và y học là chuyện “trà dư tửu hậu” “mua vui cũng được một vài trống canh” …cho nên còn dài dài… nếu các bạn y khoa bỏ thì giờ…động não…và sẽ có nhiều new version...



Source : www.ykhoanet.com và www.ykhoa.net

9/8/10

Nguyễn Tiến Văn : Phiên dịch phải là quốc sách cho văn hoá Việt Nam

Nguyễn Tiến Văn : Phiên dịch phải là quốc sách cho văn hoá Việt Nam


Con người có văn hiến từ kinh điển đến lịch sử, tư tưởng, và văn học từ khi có chữ viết để lưu truyền kinh nghiệm và suy nghĩ cùng cảm xúc. Tất cả chỉ mới 5.000 năm nay. Chữ viết không lệ thuộc vào bộ nhớ của cá nhân mà lưu giữ và truyền thông cả kí ức của tập thể, một cách chính xác tinh vi, tế nhị,và chi tiết, vì có sự tích lũy và cọ xát từ từng bộ óc và qua nhiều thế hệ.



Bách khoa thư thuộc về tiểu học.

Cho nên khoa nhân loại học (anthropology) phân biệt những tộc người có chữ viết với những tộc chỉ hoàn toàn dựa vào truyền miệng, như hai cấp độ của văn minh. Việc thông ngôn (intepretation) tức là dịch miệng và phiên dịch (translation) tức dịch viết khác nhau ở chỗ cái trước nhằm phục vụ những nhu cầu tức thời, thường ngày, còn cái sau nhằm đáp ứng những văn bản nghiêm túc, quan trọng, và có giá trị lâu bền hơn.

Mọi tộc người, dù ít ỏi đến đâu nay chỉ sống sót vài chục thành viên và về mặt kĩ thuật mưu sinh còn ở thời đại đồ đá chỉ biết săn bắt và hái lượm, cũng đều có tiếng nói (ngôn ngữ) gìn giữ và sử dụng có lẽ từ khoảng giữa 100.000 và 50.000 năm đến nay. Nhưng chữ viết (văn tự) là một phát minh kì diệu và rất hiếm hoi. Trong lịch sử loài người những hệ thống chữ viết độc lập và tồn tại đến bây giờ có thể đếm trên đầu những ngón tay, trong khi ngôn ngữ lên đến hàng chục ngàn, tức là tỉ lệ không đến một phần ngàn.

Tất cả văn minh của loài người đều nhờ cậy vào chữ viết mà lưu truyền. Cho nên học nói là trách nhiệm của mẹ cha, còn học chữ để đọc được kinh sách là trách nhiệm của nhà trường qua thầy cô. Trường học tồn tại chưa quá 3.000 năm, ở Trung Quốc bắt đầu với Khổng Tử, và ở Hi Lạp cổ đại bắt đầu với Plato.

Người xưa phân biệt bậc tiểu học là học chữ nghĩa và bậc đại học là học đạo lí. Xét như thế thì mọi tự điển, từ điển, bách khoa thư, sách giáo khoa, tuyển tập, ngữ pháp, tập làm văn… là thuộc tiểu học. Chỉ kinh điển, thánh thư, triết học, khoa học, mĩ học, văn học mới là thuộc đại học. Nhà xuất bản từ thư và sách giáo khoa lớn nhất của Nhật Bản vì vậy mới lấy tên chính xác là Tiểu học quán (Shogakkukan).

Giáo dục ở Việt Nam không huấn luyện cho học sinh và cả thầy cô sử dụng từ điển, bắt đầu từ ngay cấp cơ sở làm quen với việc tra cứu độc lập để tự học tiếng mẹ đẻ, là một thiếu sót lớn. Học sinh Việt Nam thường chỉ biết đến những tự điển và từ điển song ngữ khi bắt đầu học tiếng nước ngoài và cũng thường ngừng lại không tham khảo được những từ điển định nghĩa bằng bản ngữ (từ điển tiếng Anh định nghĩa bằng tiếng Anh; tiếng Pháp bằng tiếng Pháp…). Ngay từ khi bước khởi đầu như thế không tạo cho học sinh cách hiểu sâu xa bằng chính tinh thần của ngôn ngữ muốn học mà chỉ biết đại khái qua tiếng Việt gần tương đương và thường không chuẩn xác. Đó là một trong những nguyên nhân khiến học sinh sau 7 năm ở trung học tuyệt đại đa số vẫn không có được kĩ năng sử dụng thông thạo về tất cả các mặt: nói, nghe, đọc và viết.

Tiếng Việt và chữ việt ABC được lợi thế hiếm có là đọc lên và viết ra khít khao nhau một cách giản dị và hợp lí trong phát âm và chính tả, nên trẻ em chỉ học trong một thời gian tương đối ngắn là làm được tương đối hữu hiệu. So với nhiều ngôn ngữ khác như Anh, Pháp… thời gian để có được kĩ năng này phải tốn gấp cả chục lần. Ngữ pháp tiếng Việt cũng may mắn là đặt nguyên tắc cấu trúc là định vị (positional grammar), chứ không phải biến cách (declension), nên trẻ em Việt chỉ cần học mấy phó từ như đã, đang, sẽ là áp dụng được cho mọi động từ, không như trẻ em Pháp phải học hàng trăm biến cách cho một động từ - có thể giải toả bộ nhớ cho những thông tin và dữ liệu khác bổ ích hơn.

Thế những học sinh Việt so với học sinh các nước trên thế giới vẫn có một khoảng cách khá xa, mà thua thiệt là về phần chúng ta. Câu hỏi khoa học đặt ra là tại sao?

Câu trả lời có thể rất nhiều, nhưng cơ bản nhất vẫn là sự thua thiệt ngay từ trước khi khởi hành trên con đường học vấn và vấn đề không chỉ là ở chính sách giáo dục hay tổ chức nhà trường, cơ cấu gia đình, hoặc trình độ phát triển kinh tế – tuy những nhân tố này có góp phần vào thành tích chung.

Sự thua thiệt này là thua thiệt về văn hiến, tức là về các thiết chế văn hoá, mà cụ thể nhất là gia tài của chúng ta – kho sách chữ Việt để học sinh có thể học tập tham khảo – trong đó thiếu sót nhất là những sách công cụ tiểu học và những sách kinh điển đại học. Sách công cụ tiểu học trong vòng thế kỉ vừa qua chúng ta đã làm khá tốt, kể từ 1895 khi Huình Tịnh Của xuất bản cuốn Đại Nam Quấc âm tự vị và từ 1942 khi Hoàng Xuân Hãn xuất bản cuốn Danh từ khoa học.

Nhưng còn sách kinh điển đại học thì là một khoảng trống nhức nhối và ngày nào về cơ bản chúng ta chưa giải quyết được thì học sinh Việt Nam vẫn không thể sánh vai với những người đồng lứa tuổi khắp thế giới.

Ai cũng biết là trên thế giới có mấy trung tâm văn minh: Ai Cập, Hi Lạp-La Mã, Ấn Độ-Ba Tư, Trung Quốc thời cổ đại và châu Âu từ thời Phục Hưng thế kỉ 15, châu Mĩ từ khoảng 200 năm nay.

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, giữa hai văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. Gần 2.000 năm nay tiếp nhận từ Ấn Độ ở Việt Nam gần như chỉ có đạo Phật và cũng chỉ có một phần nhỏ của đạo Phật Đại thừa/Bắc tông. Chúng ta thua hầu hết các nước Đông Nam Á là mãi tới năm 2000 chúng ta mới dịch được Đại tạng kinh tiếng Pali của Phật giáo Nguyên thủy/Nam tông và hiện mới bắt đầu xúc tiến việc dịch Đại tạng kinh Đại thừa Trung Quốc, và hầu như chưa động gì đến Đại tạng kinh Tây Tạng.

Văn hiến kinh điển của các trung tâm văn minh khác, chúng ta chưa phiên dịch được một phần trăm, phần ngàn.

Đối với phương Đông, chúng ta từ thập niên 1910 đã bị Pháp bãi bỏ khoa cử chữ Nho và vì thế tầng lớp gọi là trí thức bị cắt với nguồn mạch của vùng khối chữ vuông (chữ Nho) là Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc (cũng như với Đài Loan, Hong Kong, Singapore).

Trong suốt một ngàn năm trí thức Việt Nam không nghĩ tới việc dịch kinh điển của Trung Quốc vì ai đi học cũng học chữ Nho. Việc dịch ra chữ Nôm không cần thiết lắm vì muốn học chữ Nôm cũng phải biết chữ Nho. Đây không phải là sự nô lệ hay thiếu tinh thần độc lập, nếu chúng ta xét rằng một ngàn năm khoa cử chỉ mới đào tạo được khoảng 2.000 người tức là 200 trí thức cho một thế kỉ – và dân số nước ta trong hai ngàn năm qua chỉ mới tăng từ khoảng hơn một triệu thời Hai Bà Trưng (40–43 Công nguyên), 10 triệu thời Lý–Trần, và 20 triệu vào năm 1930.

Ở châu Âu đến thế kỉ 17 các nhà khoa học như Newton, nhà triết học như Descartes và Leibnid còn dùng tiếng Latinh trong những tác phẩm của mình, bởi vì đó là chuyển ngữ cho giới tri thức toàn Châu Âu đương thời, như một ngôn ngữ truyền thông quốc tế.

Cho tới thế kỉ 19 ở Á Đông vai trò của chữ Nho cũng như thế: đó là văn tự đại đồng của những quốc gia gọi nhau là đồng văn (dùng chung một văn tự để truyền đạt). Một người qua 10 năm đèn sách thời đó có thể tiếp cận được với toàn bộ tinh hoa tư tưởng và văn học của cả một nền văn hoá mà khối lượng đông đảo nhất thế giới (500 triệu người) và có một lịch sử văn hiến sâu dầy nhất của loài người (2.500 năm). Cho nên thời đó sách tư tưởng, lịch sử, văn học đều dùng chữ Nho. Cho nên Nguyễn Du ngoài Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh bằng chữ Nôm, thì làm mấy trăm bài thơ chữ Nho, mà hầu như không làm thơ Nôm. Cũng vậy, Cao Bá Quát làm chỉ có 7 bài hát nói chữ Nôm nhưng làm hơn ngàn bài thơ chữ Nho. Thơ quốc ngữ, quốc âm lúc đó đều viết bằng chữ Nôm cho người đọc trong nước. Còn thơ chữ Nho là tham gia vào mạng trí thức quốc tế lúc bấy giờ và họ nghĩ mãi đến về sau.

Cuộc cách mạng Pháp 1789 hình thành một nhà nước quốc gia kiểu dân tộc, cũng như thế kỉ 19 nhìn thấy sự thành lập các quốc gia, Đức và Ý, cũng như sự hiện xuất cái nền văn học quốc gia ở Nga và Trung Âu, Đông Âu. Tiếng Latinh không còn đóng vai trò ngôn ngữ quốc tế nữa, ngoại trừ trong giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã.

Ở Việt Nam, từ 1887 với sự cưỡng bách dùng chữ Pháp và chữ Việt ABC trong văn thư chính thức của thống xoái Pháp và từ 1919 với sự bãi bỏ trường thi Thừa Thiên, giới đi học ở nước ta bỏ bút lông sang bút sắt. Đây là một sự xâm lăng của thực dân về văn hoá, không phải sự tự chọn, tự nguyện của người Việt. Thế hệ nhà Nho như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Khôi là lớp cuối cùng của truyền thống ngàn năm đó và họ đã ghi lại trong thơ văn, tác phẩm tâm trạng của tầng lớp trí thức dân tộc đầu thế kỉ 20.

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc không trải qua sự đoạn tuyệt như Việt Nam. Và vì vậy trí thức Việt Nam từ 1919 bị bật gốc với di sản của tổ tiên để trở thành lớp trí thức mất gốc nhất trong châu Á và thế giới. Sự hoang mang về bản sắc và căn cước của chúng ta ngày nay có một nguồn gốc, một nguyên nhân rất cụ thể như vậy.

Chúng ta mất lối về với di sản, với nguồn cội – khác với trí thức ở Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc. Chúng ta lại không tiếp cận, thu nhập được tinh hoa thế giới vì hàng rào ngôn ngữ văn tự.

Trong giai đoạn 1862 – 1945 là thời Pháp chiếm Nam kì làm thuộc địa và từ 1884 đặt nền bảo hộ lên khắp cả Việt Nam và Đông Dương, những người học theo Tây đã có tiếng Pháp là cơ sở nên thành phần tinh hoa có thể ngang tầm với trí thức Pháp và châu Âu, tuy tỉ lệ là nhỏ nhoi, từ Trương Vĩnh Ký đến Trần Đức Thảo. Cả những nhà thơ, nhà văn hồi đó như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương ,Hoàng Cầm… cho đến Trần Dần, Thanh Tâm Tuyền, Hữu Loan, đều có thể tiếp xúc với văn học tư tưởng thế giới qua tiếng Pháp, là một nền văn hiến hàng đầu thế giới. Cho nên trong một thế hệ văn học Việt Nam có thể tiếp thu cả hàng trăm năm của phương Tây mà đi hết các trào lưu từ cổ điển cho đến mũi nhọn của thi ca lúc ấy là tượng trưng, siêu thực.

Thế nhưng với cả cuộc cách mạng tin học và những công cụ truyền thông điện tử như bây giờ, thế hệ các nhà văn, nhà thơ và trí thức đương đại của Việt Nam về mặt thông thạo một thứ tiếng mạnh để tiếp cận với thế giới vẫn còn thua xa lớp trí thức tiền chiến. Thành tích tương xứng và dễ hiểu.

Ngày nay, cái học của chúng ta phần lớn vẫn là cái học thực dụng để đi làm, để kiếm sống, và theo trào lưu, theo thị trường nên hết tiếng Pháp, tiếng Nga, lại tiếng Trung, tiếng Mỹ… nhưng chủ chốt chỉ để giao dịch, làm ăn.

Chúng ta không có một tầng lớp trí thức đúng nghĩa, tức là học và nghiên cứu vì đạo, vì sự thật khoa học và chân lí. Vì thế những mảng sách dịch của chúng ta cũng mảnh mún, chạy theo thời thượng, hoặc ngẫu hứng, tùy tiện. Vừa ít về số lượng, kém về phẩm chất, và nhất là lệch lạc về sự tuyển chọn và phân bố. Có những thời đại, khu vực, và ngôn ngữ quan trọng của thế giới như Hi Lạp cổ đại, châu Âu thời Phục hưng, Trung Âu đương đại, ngôn ngữ Tây Ban Nha… gần như là những khoảng trắng đối với tiếng Việt vì sự dịch thuật quá mỏng.

Không thể có một nền văn hoá và giáo dục nghiêm cách và giá trị nếu chỉ chạy theo thị trường và thị hiếu như vậy.

Thời Nho học lấy chữ Nho làm phương tiện truyền đạt, thời Tây học lấy chữ Pháp làm chuyền ngữ nên việc dịch thuật không đặt ra với những tác phẩm nền tảng mà chỉ giành cho những cuốn sách phổ thông, đại chúng, hay giải trí - chủ yếu là tiểu thuyết bình dân.

Từ 1945 lấy tiếng Việt làm cơ sở giáo dục trong nhà trường từ mẫu giáo đến đại học là định hướng đúng.

Tuy nhiên, với thực trạng là cần tiếp thu văn hoá thế giới chúng ta chưa đặt ra và giải quyết tốt vấn đề học ngôn ngữ văn tự quốc tế cũng như việc dịch thuật quy mô những kinh điển của loài người.

Bài học của các quốc gia trên thế giới là phải chọn một hoặc vài ngôn ngữ quốc tế từ lớp 1 để học sinh có thể tiếp cận tinh hoa của cả loài người và giao tiếp với toàn cầu ngay sau khoảng 5 đến 10 năm ở nhà trường.

Đồng thời phải tổ chức, hỗ trợ để trong một thời gian ngắn nhất (một thế hệ 30 năm) có thể giải quyết căn bản khoảng 500 đến 1.000 tác phẩm quy điển tối thiểu của nhân loại mà một công dân của thế giới không thể không tiếp cận, ít ra qua tiếng mẹ đẻ của mình. Một sinh viên Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc bây giờ ở trong tình trạng có thể tiếp cận với di sản toàn cầu qua tiếng mẹ đẻ. Bao giờ một sinh viên Việt Nam mới khỏi thua thiệt ngay từ trước khi khởi hành?

Kinh nghiệm của thực dân, đế quốc không phải chỉ có mặt tiêu cực, mà còn có mặt tích cực nữa. Ấn độ có hàng chục ngôn ngữ nên sau khi được Anh trả độc lập năm 1947, họ vẫn giữ tiếng Anh làm chuyển ngữ ở nhà trường để học sinh sinh viên có thể lợi dụng ngay cái ngôn ngữ phổ cập này mà có khối lượng thông tin và công cụ hàng đầu thế giới. Philippines cũng vậy. Các nước nhỏ ở châu Âu và các nước cựu thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đều không mắc vào chủ nghĩa ái quốc cực đoan đến mức bài trừ tiếng nước ngoài mà trở về trạng thái cô lập của bộ lạc, tiểu quốc khiến cho không biết đến bao giờ mới có thể đua chen trên toàn cầu hay ngày càng tụt hậu.

Lịch sử giao lưu thế giới, đặc biệt là giai đoạn tích cực nhất từ 500 năm nay, đặt nền tảng trên sự dịch thuật, từ kinh sách đến tài liệu khoa học kĩ thuật. Một trí thức ngày nay không thể không biết ngoại ngữ để tiếp cận với thông tin toàn cầu. Người ta đã tính rằng cứ 10 năm thì khối lượng thông tin tri thức thế giới tăng gấp đôi. Một người dù có học vị cao nhất ở đại học cũng trở thành lạc hậu nếu vài ba năm không tiếp thu thông tin mới của thế giới trong địa hạt chuyên môn của mình.

Đại học Oxford với trên 700 năm tuổi và là một trong vài trường uy tín nhất thế giới chỉ có khoảng 25.000 sinh viên, nhưng là tinh hoa của toàn cầu. Ở Đại học Oxford, người ta không mở phân khoa Văn học So sánh (Comparative Literature) mà gọi là Dịch thuật học (Translation Studies).

Ngay một người cầm quyền thường bị chê là lạc hậu như Từ Hy Thái Hậu của nhà Thanh đã phải cho mở Quốc dịch quán với quy mô từ triều đình trung ương, nhưng quá trễ. Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật Bản với cuộc Duy tân 1867–1895, đã gửi sinh viên đi khắp thế giới với chủ đích là để học hỏi và dịch thuật tầm tri thức mũi nhọn của châu Âu. Và trong hai thập niên 1960–1980 Hàn Quốc đã động viên toàn bộ sinh viên du học và trí thức để dịch thuật hàng ngàn tác phẩm kinh điển cho học sinh và nhân dân trong nước có thể theo kịp với thế giới.

Ngày nào chúng ta còn chưa biết hổ thẹn vì không chịu học người thì chúng ta dù đánh thắng cả hai chế độ thực dân đế quốc hàng đầu của thế giới chúng ta cũng chưa thắng được cái dốt cái ngu của mình.


Source : Tiền Vệ
[Bài này đã in trên TT&VH Cuối tuần. Bản in trên Tiền Vệ đầy đủ hơn.]

8/8/10

Phan Huy Đường - Văn không là người

Văn không là người

Vietsciences-Phan Huy Đường 20/10/2007

Văn là người. Ý tưởng bất hủ đó xuất phát từ bài diễn văn về văn phong của Buffon[1] :

« Chỉ những tác phẩm viết hay mới được lưu truyền hậu thế : lượng kiến thức, những sự kiện độc đáo và ngay cả những phát minh mới lạ đều không đảm bảo chắc chắn sự vĩnh cửu : nếu những tác phẩm lưu chứa chúng chỉ bàn chuyện nhỏ nhen, bị trình bày thiếu nhã nhặn, thanh cao, thiên tài, chúng sẽ tiêu vong, bởi vì kiến thức, sự kiện và phát minh đều có thể bị rút đi, chuyển đi nơi khác và có khi nên được những bàn tay khéo léo hơn sử dụng. Tất cả những thứ ấy ở ngoài con người, [trong khi đó] văn phong [của một con người] là chính nó.[2] »
Qua thời gian, câu « le style est l’homme même » biến thành : Le style, c’est l’homme. Quả thực, dưới hình thái ấy, câu văn cô đọng, quyết liệt, bao quát hơn. Có style hơn ! Nó đáng lưu truyền hậu thế, trở thành phổ cập. Nhưng không ai biết văn phong ấy là người nào ! Ngày nay ý tưởng ấy đã trở thành một sự thật phổ biến, một ý-chung[3]. Ý-chung ấy đã ám ảnh không biết bao nhiêu thế hệ nhà văn, nhà phê bình hay lý luận văn chương, văn học. Trong tiếng Việt, hầu như ta không thể bàn về vẻ đẹp của một tác phẩm mà không luôn miệng : văn phong của Flaubert, chẳng hạn. Với ý ngầm sau : đây là lối viết đặc thù của Flaubert, không ai khác viết được, nó thể hiện chính Flaubert. Văn là người. Thực không ? Làm gì có văn phong của Flaubert ! Làm sao có được ? Nếu có, nó ở đâu ? Chính Flaubert đã nói : ông đã say sưa khoan khoái viết hết mình khi ông thảo quyển La tentation de Saint Antoine[4]. Quyển ấy bị... chê. Ngược lại, cũng do ông tiết lộ, quyển Madame Bovary đã khiến tinh thần ông căng thẳng gấp bốn lần khi ông viết La tentation de Saint Antoine. Ông đã phải vận dụng đủ thứ kỹ thuật, kiến thức, lý luận, những phần ít hồn nhiên nhất của nhà văn để xây dựng tiểu thuyết ấy. Thiên hạ thấy nó trác tuyệt. Vậy, văn phong của Flaubert là văn phong nào ? Có lẽ ai cũng nghĩ tới Madame Bovary. Nếu thế, văn phong trong La tentation de Saint Antoine là văn phong của ai, không lẽ không phải của Flaubert ? Flaubert đã đăng nhiều tác phẩm khác, hay có, dở có, không tác phẩm nào như Madame Bovary cả. Văn phong của Flaubert là một huyền thoại, một chuyện hão.

Ở Pháp, thế kỷ 20, đã xảy ra chuyện hi hữu sau. Goncourt, giải văn chương số một ở Pháp biểu dương một nhà văn mới, chỉ ban cho mỗi nhà văn được giải một lần thôi. Thế mà có người lĩnh hai lần. Đó là Romain Gary, nhà văn nổi tiếng khắp thế giới. Một hôm, ông quyết định đăng tiểu thuyết dưới bút hiệu Émil Ajar. Ông lại đoạt giải Goncourt. Cứ thế cho tới chết, ông đăng liên tục nhiều tiểu thuyết đều thành công. Cả ban giám khảo Goncourt, cả nước Pháp, cả dịch giả độc giả khắp thế giới không ai phát hiện rằng Romain Gary và Émil Ajar là một. Vậy, văn phong của ông là văn phong nào ?

Tác phẩm của Antoine de Saint-Exupéry lại càng cho ta thấy điều ấy rõ nét hơn : không tác phẩm nào có văn phong của Le petit prince[5] cả, dù chỉ hao hao giống thôi. Văn phong Le petit prince... độc nhất vô nhị. Không ai, ngay cả Antoine de Saint-Exupéry, viết lại được.

Với Camus cũng vậy. Văn phong của La Peste[6], La Chute[7], chẳng dính dáng gì với văn phong của L’Étranger[8]. Vậy văn phong của Camus là văn phong nào ?

Chắc ai cũng biết tác phẩm Les Champs magnétiques[9] do Breton và Soupault viết chung năm 1920 để nghiệm sinh điều họ gọi là hành văn tự động, écriture automatique. Một tác phẩm độc đáo đích thực. Văn phong trong đó là văn phong của ai ? Của Breton hay của Soupault ? Của cả hai ? Nếu thế, văn phong không thể là người : ngoài những quái thai, trên đời này làm gì có nhà văn hai đầu, bốn tay, bốn đùi ? Cả Breton lẫn Soupault, không ai nhận là văn phong của mình cả. Chỉ là ngôn ngữ tự giải phóng khỏi sự trói buộc của tư duy duy lý để thể hiện thế giới siêu thực.

Đọc tác phẩm của J-P Sartre, còn kinh hoàng hơn. Tuỳ thể loại, tuỳ vấn đề, văn phong hoàn toàn khác : triết, truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận, kịch, bút chiến, v.v. chẳng văn phong nào giống văn phong nào cả. Đọc triết, nhức đầu liền. Đọc truyện ngắn Le mur[10], mê ngay. Đọc Les chemins de la liberté[11], có thể ngáp dài dài. Tiểu luận, kịch, bút chiến, đọc bao nhiêu cũng không chán. Riêng tác phẩm Les Mots[12]mà thiên hạ cho rằng có tính văn chương nhất, người Pháp không biết xếp loại nó, bèn đưa nó vào thể loại mơ hồ nhất trong lý luận văn học của họ : littérature, văn chương ! Đọc đi đọc lại vẫn mê hồn. Vậy, văn phong của Sartre là văn phong nào ? Tác phẩm của Sartre chỉ có một mẫu số chung thôi : triết lý của ông, ai biết, nhận ra liền. Chưa ai phát hiện mâu thuẫn nào giữa triết lý và văn chương của ông. Nhưng nhiều người chia sẻ triết lý ấy, không ai viết như ông cả, ngay khi viết triết, cứ đọc Francis Jeanson trình bày lại triết lý ấy trong quyển Le problème moral et la pensée de Sartre[13] thì thấy. Kenzaburo Oe công nhận mình chịu ảnh hưởng tư tưởng của Sartre. Nhưng ông viết tiểu thuyết rất khác Sartre. Như thế văn của Sartre không thể tìm thấy cả trong hình thức lẫn nội dung của các tác phẩm của Sartre. Nó là gì, ở đâu ?

Câu văn của X có nghĩa trong rất ít trường hợp.
Có lẽ tiêu biểu nhất là trường hợp Isidore Ducasse, nhà văn đã đăng tác phẩm trác tuyệt Les chants de Maldoror dưới bút hiệu Vicomte de Lautréamont, rồi... chết. Nói rằng văn phong trong Les chants de Maldoror là văn phong của Isidore Ducasse thì không ngoa : ngoài tác phẩm ấy, Isidore Ducasse không có tác phẩm văn chương nào khác.


Trường hợp ít tiêu biểu hơn : có nhà văn suốt đời chỉ mài giũa một bút pháp thôi. Có người sáng tác được một hay vài tác phẩm hay. Thí dụ tiêu biểu : Claude Simon, Nobel văn chương, tác giả tiểu thuyết La route des Flandres[14]. Đúng, đọc Claude Simon ta luôn luôn đụng những câu văn tràng giang đại hải kéo dài hàng trang giấy có lúc hàng chục trang liền mà không cần chấm phẩy gì hết. Thường thường ta buồn ngủ, xếp sách lại, vứt lên kệ. Thế mà tôi đọc La route des Flandres một mạch, miên man, không bao giờ muốn ngừng, như đọc Cent ans de solitude của Marquez vậy. Trong trường hợp này, nói tới văn phong của Claude Simon thì có lý : ngoài kiểu viết ấy, ông không viết kiểu nào khác. Nhưng kiểu viết ấy chỉ thành văn trong La route des Flandres thôi. Trong những tác phẩm khác, nó không thành văn, nói rằng đó là văn phong của Claude Simon thì tội nghiệp cho ông ấy : độc giả ngáp ! Đối với tôi thôi. Tôi chưa đọc hết tác phẩm của Claude Simon. Sau La route des Flandres, tôi đọc thêm vài quyển, nuốt không trôi nên không đọc nữa. Mình đâu có nhiệm vụ đọc Claude Simon toàn tập. Chỉ có tình này thôi : La route des Flandres cực hay. Vậy, cách nói chính xác nhất, đối với tôi, là : văn phong của La route des Flandres cực hay. Thế thôi. Văn phong của Claude Simon là gì, tôi không biết. Còn văn là người trong nghĩa văn La route des Flandres là Claude Simon, chắc chắn đúng, ngoài ông không ai có thể viết tiểu thuyết ấy. Đúng trong nghĩa nào, ta bàn sau.


Cuối cùng, chắc ai cũng công nhận điều này. Khi ba người đọc cùng một tác phẩm trong cùng thời điểm, cùng hoàn cảnh, trong đầu họ hình thành ba tác phẩm khác nhau ! Ngoài ba tác phẩm ấy, chẳng có gì có thể gọi là tác phẩm cả, chỉ có giấy trắng lem nhem mực thôi. Tác phẩm hình thành xuyên qua quá trình đọc của độc giả. Một người đọc một tác phẩm ở hai thời điểm khác nhau trong đời mình thì cũng hình thành hai tác phẩm khác nhau ! Văn của tác giả là văn của tác phẩm nào ?


Ý tưởng trứ danh của Buffon bao hàm ý này : nội dung anh viết không quan trọng lắm vì ai cũng có thể hiểu được. Khi người ta đã hiểu, ý tưởng đó là của người ta. Nếu người ta có tài văn chương, người ta sẽ biểu hiện nó dưới hình thức đáng lưu truyền hậu thế hơn điều anh viết. Tính văn chương cơ bản ở hình thức : cách viết. Đúng thế. Bản thân thân phận câu văn của Buffon chứng minh điều ấy. Le style est l’homme même, không ai nhớ cả. Nhưng Le style, c’est l’homme, cả nhân loại nhại đi nhại lại hơn 250 năm rồi. Y như câu Je pense, donc je suis[15] của Descartes hay câu L’enfer, c’est les autres[16] của Sartre. Câu nói cùng hình thức sau cũng đã lưu truyền hậu thế : L’État, c’est moi của vua Louis 14. Phải chăng văn phong đơn thuần nhờ hình thức mà thành ? Không chắc tí nào. Câu L’Esprit, c’est Dieu chẳng hạn. Tuy nó biểu hiện một niềm tin phổ cập trong các nền văn hoá Tây Âu, chẳng ai thèm nhớ. Vì sao ? Vì nội dung xoàng xĩnh !

Tại sao câu văn « của » Buffon được loan truyền, ngưỡng mộ đến thế, khiến hàng mấy thế hệ nhà văn, nhà lý luận văn học trên khắp thế giới lùa chính mình và lùa nhau vào ngõ cụt tư duy ? Vì nó vận dụng một lối suy luận hình thức rất bổ ích trong một số quan hệ giới hạn của con người với thế giới nhưng lại vô cùng nguy hiểm khi ta hồ đồ vận dụng nó vào quan-hệ tổng-hợp giữa người với người xuyên qua ngôn-ngữ chung của họ.

Trong câu Văn phong là người, ta dùng hai khái niêm hình thức không có định nghĩa : văn phong và người. Rồi ta dùng một nguyên lý lôgích hình thức, là, để « đồng nhất » hai khái niệm rỗng tuyếch ấy. Kết quả đương nhiên : một câu nói không có nội dung đích thực, không có nghĩa. Thế thôi. Nỗi đau của tôi đó, nỗi đau của một thằng trí thức do Tây Âu nhào nặn, không có nghĩa, không có tình. Tính chất lơ mơ hàm hồ của câu nói lồng vào hình thức cô đọng, mãnh liệt của nó khiến ta bùi tai, nghe rất « siêu » nhưng ai muốn hiểu sao cũng được. Ai thích loại văn chương lơ mơ hàm hồ, thích ra vẻ siêu kiểu ấy ắt mê câu của Buffon do người đời cải biến.


Người đời nhớ câu nói của Buffon cũng không tình cờ. Nó chứa một ý đúng tuy không đầy đủ : bất kể với nội dung nào, tác phẩm đáng lưu truyền hậu thế phải có hình thức hoàn chỉnh. Nhưng nếu chỉ thế thôi, thành « tác phẩm » chăng ? Không chắc tí nào. « Tác phẩm » không có nội dung đáng lưu truyền, chỉ có văn vẻ kêu kẻng mượt mà... thường không tồn tại quá vài mùa thời trang. Người Pháp hiểu điều ấy từ thế kỷ... 17. Cứ đọc lại Les précieuses ridicules của Molière thì thấy. Tác phẩm loại ấy, đọc thấy hay hay. Đọc xong, quên liền.



Trong thế kỷ 19, người Pháp tổng kết vấn đề như thế này :


« Kiểu cách bắt đầu khi văn phong chấm dứt.

Nó gồm những hình thái, dáng vẻ, kiểu ăn nói, ẩn dụ và, để nói gọn, tất cả những thủ thuật ngôn ngữ dùng để che đậy sự thiếu hụt một ý ban đầu hoặc, đơn giản hơn, khi nó được dùng để thăng hoa một ý-chúng kém cỏi. Đó là điều dị hợm lạ lùng nhưng phổ cập : độc giả thường ngại ý mới. Một kiểu cách mới luôn luôn quyến rũ nó.

Nói chung, sự quyến rũ ấy không lâu bền và hậu thế luôn luôn xác định điều ấy. Nhưng khi nó còn tác dụng, đối với thế hệ chứng kiến sự ra đời của nó, nó có sức quyến rũ bất khả kháng của một thời trang. »[17]

Ý đúng trong câu nói của Buffon sẽ hoàn chỉnh nếu ta thêm vào đó ý này, có trong câu nói ấy nhưng hết sức nhạt mờ, hàm hồ, không cơ bản : muốn có hình thức hoàn chỉnh, không nên dây dưa với chuyện nhỏ nhen. Xin nói rõ ngay : trong văn chương không có đề tài nào tự nó nhỏ nhen, từ khát khao tâm linh tới khát vọng tình dục của con người. Chỉ có ý-tưởng, suy-luận của nhà văn về chúng nhỏ nhen thôi. Văn bạo dâm, loạn dâm của người đời hiện nay thường nhỏ nhen vì tác giả chẳng có điều gì đáng nói ngoài chuyện ngủ nghê. Chỉ đủ mua vui vài giờ rồi quên. Vì thế trong văn chương Pháp suốt thế kỷ 20, chẳng còn mấy tác phẩm loại ấy đáng để đời. Văn bạo dâm của Sade không nhỏ nhen. Ông có nhiều kiến thức, văn hoá. Không những ông hiểu rằng cách mạng tư sản vĩnh viễn khai tử một nền văn minh, khai tử giai cấp quý tộc của ông, nó còn dồn loài người vào ngõ cụt về mặt giá trị. Cứ đọc Français, encore un effort si vous voulez être républicains ![18] của ông thì biết. Văn dâm có nội dung văn hoá, tư tưởng là thế, không phải ai cũng viết được. Không phải tình cờ mà tên ông đã trở thành tính từ trong văn chương, văn học Tây Âu. Chúng ta nên hiểu, không nên bắt chước. Đã bắt chước, toi mạng văn chương.

Tính đặc thù của văn xuôi khiến nó khác hẳn mọi nghệ thuật khác kể cả một số hình thái thơ là nó dùng ngôn-từ làm vật liệu. Ngôn-từ tự nó có nghĩa mà người đời hiểu được qua ý nghĩa thông thường của từ ngữ, ai không hiểu thì mở từ điển ra xem. Đương nhiên, mỗi độc giả hiểu nó ít nhiều tùy kiến thức và nghiệm sinh của chính mình, nhưng dù sao cũng có một cách hiểu tối thiểu gọi là ý-chúng. Thí dụ câu Địa ngục, chính là tha nhân của Sartre, ai cũng có thể hiểu : chính tha nhân khiến đời ta biến thành địa ngục. Vì sao, tuỳ nghiệm sinh của mỗi người. Ai biết triết lý của L’Être et le Néant, có thể hiểu thêm : tha nhân là một bộ phận cấu tạo ra chính ta, nó là kẻ duy nhất có thể mang lại cho ta điều ta thiếu hụt, Thực-Thể (l’Être), để trở thành chính ta mà vẫn là một ý thức hoàn toàn tự do. Khốn nạn thay, cũng như ta, nó tự do. Nó cho ta điều ta thiếu hụt hay không, bao nhiêu lâu, chỉ tùy nó. Như tình yêu ấy mà. Ta không thể chiếm hữu tình yêu của người khác, chỉ có thể xin thôi. Nhưng xin toát mồ hôi chưa chắc được cho. Hè hè... Thế nào đi nữa, những nội dung ấy đều có thể trình bày với nhau, có thể hiểu nhau. Trong văn chương, chỉ có điều ấy có thể bàn được. Nó nằm ngay trong văn bản. Tác giả viết kín đáo đến mấy, chịu khó đọc đi đọc lại vẫn tìm được. Ngoài ra, chỉ còn cảm nhận ngôn ngữ bằng bản năng, cảm tính của từng cá nhân. Điều này không có gì bàn được. Nói cho nhau nghe để chia sẻ với nhau thôi : văn mượt mà quá, tôi thích quá, văn mượt mà quá tôi không thích tí nào, thế thôi.


Chữ nghĩa chỉ có nội dung thôi, không thành văn. Trừ mấy ngài lý luận bằng thơ, không ai lẫn lộn « khoa học nhân văn » với văn chương nghệ thuật cả. Chữ nghĩa không có nội dung đáng lưu truyền cũng không thành văn. Không ai lẫn lộn Delly với André Gide. Chữ nghĩa loạn xà ngầu không thể thành văn. Chữ nghĩa chỉ có hình thức bùi tai đẹp mắt kêu kẻng thôi cũng vậy. Để ngôn ngữ thành văn, phải có nội dung đáng nói với người đời và phải có hình thức hoàn chỉnh biểu hiện nó trong một tiếng nói của con người.

Văn là người. Đúng, trong ý giới hạn này : nó đã là một người ở một thời điểm nhất định, trong một quan-hệ nhất định với thế-giới. Thế thôi. Sau đó, nếu nó đạt mức nghệ-thuật, nó không là người đó nữa vì người đó đã trở thành người khác rồi, nó trở thành người đời. Thế mới đáng gọi là văn.


Mỗi lúc, mỗi người đều có nhiều gương mặt khác nhau, tuỳ trong quan-hệ nào với đời, với chính mình. Khi ta hiện-thực những quan-hệ ấy bằng văn-chương, ở cùng thời điểm, ta có thể có nhiều văn-phong khác nhau.


Ở những thời điểm khác nhau trong đời mình, nhà văn có thể có nhiều văn-phong khác nhau, tuỳ quan-hệ nó muốn hiện-thực với người đời, với chính nó trong lĩnh vực nào đó của kiếp người.

Khi nó không còn khao khát ấy, khi nó đánh mất niềm say đắm làm người cùng với tha nhân, nó biến thành thợ chữ, trường hợp phổ biến với không ít nhà văn : nhại lại chính mình, văn chỉ còn xác, mất hồn. Đúng hơn, văn vô tình, rỗng ý, chỉ còn hình thức : nhạt phèo, ai cũng viết được. Có đầy thí dụ.

Tôi từng nghiệm-sinh những điều trên. Xin lỗi bạn đọc. Chẳng gì trơ trẽn hơn là nói về mình, phải không ? Nhưng có lúc phải nói. Chính mình. Nếu mình muốn không chỉ là mình thôi, lại điên cuồng muốn làm mình, cái mình khốn nạn lê lết qua thế kỷ 20. Nếu mình muốn chân tình nói với nhau một chuyện đáng nói.

Vậy, nghiệm-sinh của tôi thế này.

Khi tôi cho đăng tập truyện Un amour métèque[19], Bùi Mộng Hùng tinh mắt nhận định : ba truyện ngắn trong quyển sách ấy tải ba văn phong rất khác nhau. Văn nào là PHĐ ? Cả ba và chẳng cái nào cả. Khá dễ hiểu : chúng thể hiện ba quan-hệ khác nhau của một người với thế-giới ở hai thời điểm khác nhau trong đời mình. Hai truyện Un squelette d’un millard de dollars và Vacance, tôi viết cùng lúc, song song, trong cùng hoàn cảnh : lê lết ngồi café đợi vợ. Nhưng chúng thể hiện hai quan-hệ khác nhau với thế-giới. Trong truyện đầu, quan-hệ của một người với cái thế giới đang toàn cầu hoá dưới dạng thị trường tư bản. Trong truyện sau, quan-hệ của một người di dân với quê hương và tuổi thiếu thời của mình sau một cuộc chiến tranh kéo dài. Truyện Un amour métèque, tôi viết từ hơn... 10 năm trước, nó thể hiện quan-hệ của một người với chính mình trong cơn khủng hoảng. Không thể sử dụng cùng một văn phong. Văn Un amour métèque, tôi viết theo cảm tính. Văn hai truyện kia, tôi hành văn có ý thức.


Tất cả, xưa kia, đều là tôi. Hôm nay, đã là tôi, tôi công nhận. Nhưng không còn là tôi trong nghĩa này : tôi không chỉ là thế, không mãi mãi là thế. Không lẽ tôi không có quyền hành văn, sáng tạo, làm người nữa ? Mọi người đều có quyền ấy, đều thực sự sử dụng nó dưới hình thái này hay hình thái nọ. Tôi cũng vậy. Thế thôi.


Từ nay ta không nên nói « văn của X », chỉ nên nói « văn trong tác phẩm Y ». Nếu thói quen ngôn ngữ trói buộc ta, khiến ta vẫn viết « văn của X », độc giả chỉ nên hiểu « văn của X trong tác phẩm Y » mà ta đang bàn.

Chỉ khi nào nhà văn đã chết, câu văn là người mới có nghĩa và chỉ nghĩa này thôi : tác giả là toàn bộ những gì nó đã viết đã đăng đã nói và... đã làm nữa chứ ! Nó chẳng thể là gì khác hơn vì nó chẳng thể làm gì khác nữa. Địa ngục, chính là tha nhân nghĩa là thế đó. Huis-clos mà. Lúc đó, người đời cảm nhận, hiểu, đánh giá tác phẩm nó để lại đời theo kiến-thức, nghiệm-sinh, lịch-sử chung và cá biệt của chính mình. Năm thì mười hoạ mới có người biết quên mình một tí, âu yếm tìm, đằng sau chữ nghĩa chết, khát khao làm người của một người đã từng « dám sống », đã từng biết hành văn, sự hiện diện ở đời của một con người. Cuộc gặp gỡ này, khi có, không chỉ là kiến thức, tri thức. Không chỉ là lý trí đương thời. Nó là quan-hệ-sống-có-ý-thức của một người với đời, với chính mình xuyên qua quan-hệ ngôn-ngữ của mình với một người đã chết. Mỗi tác phẩm văn chương đích thực đều là một người đã qua, đã vươn qua chính mình, đi vào một cuộc đời khác. Cuộc gặp gỡ ấy là tình, là văn, là nghệ-thuật. Nó là ta trong khát khao làm người với mọi người. Nó là em là anh là... mình, quan-hệ đặc thù nhân tính xuyên qua ngôn-ngữ giữa hai con người, tác giả và độc giả. Vì thế nó có thể « tồn tại » vượt kiếp người.

Văn không là người, nó hiện-thực dưới dạng ngôn-ngữ quan-hệ của một người với thế-giới ở một thời điểm nhất định của đời mình trong một vấn đề và một hoàn cảnh lịch-sử nhất định của loài người. Khi quan-hệ cá nhân ấy có nội dung mới đích thực và đáng tồn tại đối với một nền văn hoá và khi nó được biểu hiện hoàn hảo đến mức người đời cảm nhận : không thể trình bày ý đó, tình đó hay hơn, thì ngôn ngữ biến thành văn, tác phẩm đạt mức nghệ-thuật, đáng lưu truyền hậu thế. Nó có chung với mọi tác phẩm nghệ-thuật đặc tính này : độc nhất vô nhị. Thế thôi.


Ôi, biết đến bao giờ ta mới biết hành văn, mới viết được một tác phẩm nghệ-thuật ? Hè hè...

Phan Huy Đường

12-2005





--------------------------------------------------------------------------------

[1] Georges-Louis Leclerc, comte de BUFFON / Discours sur le style / Paris, J.Lecoffre 1872.

[2] « Les ouvrages bien écrits seront les seuls qui passeront à la postérité : la quantité des connaissances, la singularité des faits, la nouveauté même des découvertes, ne sont pas de sûrs garants de l'immortalité : si les ouvrages qui les contiennent ne roulent que sur de petits objets, s'ils sont écrits sans goût, sans noblesse et sans génie, ils périront, parce que les connaissances, les faits et les découvertes s'enlèvent aisément, se transportent, et gagnent même à être mises en oeuvre par des mains plus habiles. Ces choses sont hors de l'homme, le style est l'homme même. »

Discours prononcé à l'Académie française le 25 août 1753, p.23

[3] Những khái niệm được trình bày một cách bất thường như « thế-giới » thay vì « thế giới » là những khái niệm riêng đã được định nghĩa trong quyển Penser Librement và Tư Duy Tự Do (đang đăng từng kỳ trong web : http://amvc.free.fr)

[4] Điều quyến rũ Thánh Antoine.

[5] Hoàng tử bé con.

[6] Dịch hạch.

[7] Sự sa ngã hay sự đày đạo.

[8] Kể xa lạ.

[9] Những từ trường.

[10] Bức tường.

[11] Những nẻo đường tự do.

[12] Ngôn từ.

[13] Vấn đền luân lý và tư tưởng của Sartre.

[14] Con đường dẫn tới vùng Flandre.

[15] Ta tư duy, vậy ta có thực.

[16] Điạ ngục, chính là tha nhân.

[17] SARCEY / Quarante ans de théâtre (1) / Bibliothèque des Annales politiques et littéraires 1900

« La manière commence où le style finit.

Elle se compose des formes, tours, façons de parler, métaphores, et pour tout dire d'un mot, des procédés de langage au moyen desquels on déguise l'absence de l'idée première, à moins qu'ils ne servent simplement à relever l'insuffisance d'un lieu commun. C'est une anomalie étrange, mais bien souvent constatée : le public rechigne souvent à des idées nouvelles. Une manière nouvelle le séduit toujours.

En général, ce charme ne dure pas bien longtemps, et la postérité en fait toujours justice. Mais tant qu'il dure, il a pour la génération qui l'a vu naître, l'attrait irrésistible de la mode. »





[18] Hỡi người Pháp, hảy cố gắng lên một bước nếu anh muốn trờ thành người cộng hoà.

[19] Một mối tình ngụ cư.