25/2/13

Vài nét về ngôi Giáo hoàng





Tháng 2 15, 2013
Phạm Văn
 
Ngôi Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo La Mã là một chức vụ đã có từ lâu và thường giữ vai trò quan trọng trên thế giới cho đến nay. Kitô giáo ra đời trong Đế quốc La Mã giữa cộng đồng dân Do Thái với câu chuyện Thánh kinh về Jesus, con của Chúa. Mặc dù Thánh kinh không nói tới chức Giáo hoàng như hình ảnh ngày nay, ngôi Giáo hoàng, với vai trò kế vị Peter, dựa trên một diễn giải thần học có tính lịch sử: Vị trí nổi bật của Peter trong 12 tông đồ. Phúc âm Matthew 16:18-19 ghi lời Jesus nói với Simon:
“Ta bảo cho ngươi, ngươi là Peter [nghĩa là đá], ta sẽ xây Hội Thánh của ta trên tảng đá này, và cổng âm phủ sẽ không thắng nổi nó. Ta sẽ cho ngươi chìa khóa nước thiên đàng; bất cứ điều gì ngươi buộc dưới đất cũng sẽ buộc trên trời, và bất cứ điều gì ngươi cởi dưới đất cũng sẽ cởi trên trời”.
Câu nói đầy ẩn dụ này đặt nền tảng cho quyền uy tuyệt đối của Peter. Vì thế, mặc dù Linus là lãnh tụ đầu tiên của cộng đồng Kitô hữu ở La Mã, nhưng Peter có địa vị tối cao khi ông đến La Mã và được Giáo hội coi là Giáo hoàng đầu tiên. Jesus không nói cụ thể rằng sẽ có những người kế vị Peter để cởi và buộc những điều trên trần thế. Jesus cũng không dặn Peter, hay những người kế vị Peter, nên đặt nền móng cho hội thánh ở kinh đô La Mã. Đối với Jesus có lẽ Jerusalem có vị trí quan trọng hơn nhiều, nhưng La Mã là trung tâm chính trị thời đó và có ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của cộng đồng Kitô trên toàn đế quốc. Ngoài ra, trong bốn cuốn Phúc âm Matthew, Mark, Luke John, chỉ có Matthew nhắc tới chữ “hội thánh” (church) hai lần, lần thứ hai trong Mathew 18:17, vì thế nhiều người còn đặt câu hỏi Jesus có thực sự đề cập đến việc lập hội thánh cho những người cùng niềm tin, nhất là dưới dạng một tổ chức với hệ thống trên dưới phức tạp như Giáo hội hiện nay.
Sau nhiều thăng trầm, ngày nay về mặt tinh thần Giáo hoàng là Giám mục địa phận La Mã, có quyền bổ nhiệm các chức vụ cốt lõi trong Giáo hội và là chủ chăn của hơn một tỉ tín đồ Công giáo trên trần thế; về mặt thế tục ông đứng đầu nhà nước ở Vatican có liên hệ ngoại giao với nhiều nước và tổ chức trên thế giới.
*
Cho đến nay có 265 người được Giáo hội ngày nay công nhận là Giáo hoàng hợp lệ. Trung bình họ giữ ngôi dưới tám năm. Nếu không kể đến Peter, Piux IX (1846-1878) trị vì lâu nhất, hơn 31 năm. Urban VII (1590) làm Giáo hoàng ngắn nhất, qua đời 13 ngày sau khi được bầu, trước khi kịp làm lễ đăng quang. Stephen II (752) được bầu làm Giáo hoàng nhưng mất 3 ngày sau đó, và vì chưa thụ phong Giám mục nên ông không được coi là Giáo hoàng. Ngày nay, với tiến bộ về y khoa và hết bị bức hại cũng như không còn đánh nhau giành quyền lợi với các nhà cai trị thế tục nữa, Giáo hoàng thường trị vì lâu hơn. John Paul II (1978-2005) giữ ngôi hơn 26 năm, lâu thứ nhì trong lịch sử Giáo hội.
Lịch sử đạo Kitô xảy ra nhiều vụ tranh chấp nội bộ, dẫn tới ly giáo hoặc các nhóm tín đồ tự bầu ra Giáo hoàng của phe mình để chống lại Giáo hoàng của phe khác. Nhiều vị bị cho là bất hợp lệ, gọi là Giáo hoàng đối lập, “anti-popes”. Nhiều khi có ba hay bốn Giáo hoàng được bầu lên đúng thủ tục quy định, mỗi vị dựa vào một thế lực riêng để chống lại các vị kia. Giáo hoàng đối lập đầu tiên thời Giáo hội còn sơ khai là Thánh Hippolytus (217-236). Giáo hoàng đối lập cuối cùng là Felix V (1439-1449). Sau thời ông, các tín đồ bất mãn với đường lối của Giáo hội La Mã thường rủ nhau lập giáo phái mới chứ không đoái hoài gì tới vai trò của La Mã và Giáo hoàng nữa. Ngày nay, hàng năm Vatican xuất bản Annuario Pontificio, trong đó có danh sách các Giáo hoàng được Giáo hội chính thức công nhận.
Nhiều Giáo hoàng sống đúng lời gọi thiêng liêng của nhiệm vụ được giao, nhưng cũng có ông đáng bị chỉ trích về mọi mặt. Cho đến nay có 78 Giáo hoàng được phong thánh (gần 30%), mặc dù khi còn sống vị thánh này có thể chống lại và phạt vạ tuyệt thông một vị thánh khác hay gây ra chiến tranh đẫm máu. Trong 49 Giáo hoàng của 5 thế kỷ đầu tiên, chỉ có hai vị không được coi là thánh, Liberius (352-366) và Anastasius II (496-498). Giáo hoàng được phong thánh gần đây nhất là Pius X (1903-1914). Ba vị thường được hậu thế gọi là Giáo hoàng “Cả” (The Great), Leo I và Gregory I và Nicholas I, vì có công lớn về mặt tinh thần, học thuật, xã hội, chính trị… Có Giáo hoàng là anh hùng, như Leo I năm 452 đã dám đi triều cống vua Attila để Ý khỏi bị tấn công. Có ông trụy lạc như John XII (955-963), lên ngôi Giáo hoàng khi 18 tuổi và sa đoạ tới nỗi kinh đô của tội lỗi thời đó là La Mã cũng thấy xấu hổ. Nhiều Giáo hoàng có vợ con và là người chồng, người cha gương mẫu, nhưng cũng có ông có nhiều nhân tình và con rơi sau khi đã lên ngôi.
Giáo hoàng có thể xuất thân từ mọi tầng lớp xã hội. Callistus I (218-223) là cựu nô lệ, Pius XII (1939-1958) là quý tộc La Mã, nhưng John XXIII (1958-1963) kế vị Pius lại là nông dân. Giáo hoàng có thể thuộc mọi sắc dân: Pháp, Hy Lạp, Đức, Tây Ban Nha, Phi châu và hơn 80% là người Ý. Một vị người Anh là Hadrian IV, một Ba Lan là John Paul II, nhưng chỉ có một vị từ Galilee là Peter, và chưa có Giáo hoàng gốc Úc, Á hay Mỹ châu. Một số vị chưa là tu sĩ khi được chỉ định, vì thế họ phải nhận chức linh mục, rồi tấn phong Giám mục La Mã trước khi chính thức được xem là Giáo hoàng. Cho đến nay tất cả Giáo hoàng đều là nam giới, nhưng huyền thoại về nữ Giáo hoàng Joan trong thời Trung cổ vẫn cứ lưu truyền. Người ta cũng nói đến các Giáo hoàng có khuynh hướng đồng tính luyến ái, nhưng chưa ai tìm thấy tài liệu cụ thể nào trong thư khố của hội thánh.
Trong thời gian đầu, Giám mục La Mã là người có uy tín ở địa phương do tín hữu cử ra. Một thời gian sau các hoàng đế La Mã chỉ định kẻ thân cận giữ chức Giáo hoàng để phục vụ đắc lực cho quyền lợi của đế quốc. Khi Giáo hội trở nên độc lập hơn đối với các nhà cầm quyền thế tục, Giáo hoàng lại được người đồng đạo bầu ra. Ngày xưa cử tri đoàn bầu Giáo hoàng có thể họp bất cứ nơi nào thuận tiện tùy theo tình hình, hoặc ở nơi Giáo hoàng qua đời, không nhất thiết phải ở La Mã.
Là người cầm đầu cộng đồng tín hữu, Giáo hoàng thường có cuộc sống giàu sang và tiện nghi hơn các giáo dân cùng thời, trừ những khi bị bức hại. Nhiều vị chi tiêu xa hoa ngoài sức tưởng tượng, xây những cung điện và giáo đường vĩ đại trong lúc giáo dân cùng khốn, nhưng cũng có vị sống đời khổ hạnh đáng làm gương cho mọi thời và mọi người kế vị. Là Giám mục La Mã, họ cai quản tài sản của giáo xứ, và vào thời kỳ đầu họ phải cưỡng lại nhiều cám dỗ đi đôi với chức Giám mục đó. Tín đồ thường hiến đất và tiền cho “Thánh Peter”, nghĩa là cho Giám mục La Mã. Điền sản Thánh Peter mở rộng nhất hồi thế kỷ 18, kéo dài từ Naples tới Venice cùng một số nơi ở Pháp, và Giáo hoàng trở thành vua của các Nước Giáo hoàng, với đầy đủ những vấn đề của một nhà cai trị thế tục. Lợi tức của họ có từ đất đai của Giáo hội và các giáo xứ giao nộp hay cướp được, hoặc có khi từ việc bán giấy xoá tội và bán chức vụ trong hội thánh, hoặc do các lãnh chúa tặng vì lợi ích của Giáo hội hay vì muốn đổi lấy một ân huệ nào đó. Y phục của họ thường diêm dúa, chỗ ở của họ là các cung điện hoành tráng. Họ không phải lo đến bữa ăn, trừ khi phải chạy trốn vì thất bại trong cuộc tranh chấp với các lãnh chúa hay giáo sĩ khác. Mỗi khi di chuyển, đoàn tùy tùng của họ có thể lên đến hàng ngàn người, từ Hồng y tới binh lính, từ vua chúa tới tiện dân, để giúp việc, để bảo vệ khỏi bị hãm hại, và cũng để phô trương thanh thế.
Ngày nay, Giáo hoàng là người đứng đầu nhà nước Vatican với dân số dưới một ngàn người trên mảnh đất rộng 44 hectare giữa thành phố La Mã. Vatican theo chế độ quân chủ tuyệt đối và có quan hệ ngoại giao với đa số các nước trên thế giới. Về mặt tinh thần, Giáo hoàng còn có vai trò tối cao về hành pháp, lập pháp và tư pháp đối với cộng đồng hơn một tỉ tín đồ sống khắp hoàn cầu. Các huấn dụ và phán quyết của Giáo hoàng có ảnh hưởng lớn không những đối với cuộc đời riêng của giáo dân mà cả sinh hoạt chính trị-xã hội nơi họ sống.
Lá cờ Toà thánh: màu vàng tượng trưng cho quyền uy tinh thần của Giáo hoàng; màu trắng là quyền lực trần thế; trên nền trắng là huy hiệu Toà thánh, hình hai chiếc chìa khóa của Thánh Peter đặt chéo trên vương miện ba tầng của Giáo hoàng.
*
Mọi chức vụ trên trần thế đều phản ảnh tình hình chính trị của xã hội. Ngôi Giáo hoàng cũng không đi ra ngoài quy luật đó. Lịch sử ngôi Giáo hoàng có năm mốc quan trọng:
1) Khi cộng đồng tín hữu còn phôi thai, hai thánh tông đồ Peter và Paul đến rao giảng và tử đạo ở La Mã. Vì tầm quan trọng của kinh đô La Mã và địa vị của Peter, vai trò chủ chăn ở La Mã có địa vị trội hơn giám mục các nơi khác. Khi Kitô giáo còn bị áp bức, Giám mục La Mã tự đặt cho mình một nhiệm vụ rất khiêm tốn là giữ cho mộ thánh Peter và Paul khỏi bị phá hoại, cử hành thánh lễ tại các nhà thờ địa phương và giúp dân nghèo. Khi các Giám mục khắp nơi có tranh cãi về thần học, họ thường hội ý với những vị có uy tín ở các giáo xứ quan trọng, trong đó có Giám mục La Mã, người kế vị Peter.
2) Đầu thế kỷ thứ 4, Hoàng đế Constantine cải đạo sang Kitô giáo – công lao của Constantine lớn tới nỗi một số tín đồ Kitô xem ông là tông đồ thứ 13. Khi Hoàng đế theo tôn giáo mới, triều đình và thần dân cũng cải đạo theo. Hơn nữa, Constantine đốc thúc các Giám mục trên toàn cõi đế quốc nhận nhiệm vụ dân sự, từ đó Giáo hội ngày càng mạnh và dấn sâu vào việc hình thành cơ cấu chính trị của xã hội. Giám mục La Mã vừa chăn dắt giáo dân địa phương, vừa giúp Hoàng đế giải quyết những vấn đề liên quan đến Kitô hữu trên toàn cõi đế quốc.
Khi Kitô giáo trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã, nhất là sau Chỉ dụ Milan năm 313, ngôi Giáo hoàng thường do Hoàng đế chỉ định, không do tín hữu địa phương cử ra nữa. Hoàng đế là vua của đế quốc, vua của các vua. Giáo hoàng chỉ là vua một vùng đất nhỏ trong đế quốc, vì thế phải thoả mãn yêu cầu của Hoàng đế, đôi khi của hai Hoàng đế cùng một lúc, một ở La Mã phía tây và một ở Constantinople phía đông.
3) Đến thế kỷ thứ 8, đế quốc La Mã đã suy đồi, Hoàng đế ở Constantinople không bảo vệ được La Mã nữa, vì thế Giáo hoàng tìm sự giúp đỡ của triều đình Carolingian, Pháp. Liên hệ giữa Giáo hoàng với các nhà cai trị phía Tây trở nên gắn bó, và ảnh hưởng của Byzantine nhạt dần.
Sau biến cố Giáo hoàng đội Léon III vương miện cho Hoàng đế Charlemagne năm 800, ngôi Giáo hoàng dần thoát khỏi sự kiềm chế của thế quyền và đôi khi lấn át các ông vua khác ở Âu châu. Các Nước Giáo hoàng hiện ra ngày càng rõ, tuy không liền một khối. Công việc cai trị đòi hỏi phải mộ quân, tích lũy lương thực, củng cố thành lũy, nhà thờ, cung điện, và thu thuế khắp nơi. Giai đoạn này cũng thường xuyên xuất hiện các Pháp đình Tôn giáo để răn đe và chống kẻ dị giáo, hoặc chỉ dùng danh nghĩa tôn giáo để dập tắt kẻ chống đối. Rồi khi Đất Thánh bị vua Hồi xâm lăng, các Giáo hoàng đứng lên kêu gọi thực hiện cuộc viễn chinh Thập tự giá. Các cuộc thánh chiến đẫm máu do họ đề xướng kéo dài suốt mấy thế kỷ nhằm giành lại Jerusalem cho tín đồ Kitô, và trên thực chất cũng để giải quyết các vấn đề kinh tế-chính trị ở phương Tây.
4) Quyền uy lớn dẫn đến băng hoại lớn, Giáo hội Công giáo là một tổ chức của con người cũng không thoát khỏi điều đó. Thời Phục hưng và Khai sáng ở Âu châu, kéo dài từ thế kỷ 14 đến 18, với các phát triển trong ngành nhân văn và khoa học tự nhiên đã bộc lộ rõ sự lỗi thời và phản tiến bộ của Giáo hội Công giáo La Mã thời ấy dưới mắt nhiều người. Giáo hội ngày càng phải dựa vào Pháp đình Tôn giáo để đàn áp và củng cố quyền lực của mình. Tu sĩ các dòng tu Francisco, Dominic, Jesuit… giúp Giáo hoàng vượt qua nhiều cơn bão của thời đại và cũng là phán quan đắc lực trong các Pháp đình Tôn giáo khắp vòm trời Kitô.
Trong khi đó, tình trạng nhũng lạm của tu sĩ ngày càng trầm trọng, trí thức Âu châu và các tu sĩ có tinh thần cải cách liên tục kêu gọi chỉnh đốn Giáo hội. Họ dịch Thánh kinh ra ngôn ngữ địa phương để giáo dân có thể trực tiếp đọc và hiểu lời Chúa, một điều làm Giáo hội La Mã sợ hãi. Cùng với sự tiến bộ của ngành in, các bản dịch Thánh kinh phổ biến rộng trong dân chúng, mang lại một sức sống mới cho thần học Kitô. Họ cũng lập ra rất nhiều giáo phái khác để cùng nhau sống đạo trong tinh thần mới, phản đối một số phán quyết và tác phong của Giáo hội La Mã. Các Giáo hoàng thời kỳ này vừa phải chống đỡ với những băng hoại từ bên trong Giáo hội, vừa phải lúng túng đối phó với tiến bộ về mọi mặt của xã hội thế tục. Giáo hoàng không còn địa vị tối cao dưới mắt nhiều cộng đồng Kitô hữu nữa.
5) Vào thế kỷ 19, dân trên bán đảo Ý bắt đầu muốn lập một nước Ý thế tục và thống nhất. La Mã dần dần trở thành thủ đô của một nước Ý đang định hình, những nước nhỏ của các đại gia trên bán đảo bắt đầu phải chịu giải thể và sáp nhập lại, trong đó Giáo hoàng là một trong những đại gia có thế lực nhất.
Giáo hội La Mã là lực lượng cuối cùng phản đối nỗ lực của người dân muốn thành lập nước Ý. Giáo hoàng Pius IX (1846-78) không công nhận vương quốc Ý, vì thế ông bị tước mọi quyền thế tục và bị đuổi khỏi lâu đài Quirinale, phải vào ở trong Vatican. Để chống lại, Pius IX tuyên bố rút phép thông công những ai đi bầu hoặc tham gia vào chính quyền Ý. Năm 1905, Pius X (1903-14) mới chính thức cho giáo dân quyền bầu cử, và phải bầu cho các đại biểu không thuộc phe xã hội. Năm 1929, không thể đi ngược với trào lưu tiến hoá nữa, Toà thánh ký Hiệp ước Lateran với nhà độc tài phát xít Benito Mussolini, giao tất cả đất đai của các Nước Giáo hoàng trên bán đảo và thành phố La Mã cho chính phủ Ý, đổi lại dân Ý công nhận Vatican là một nước độc lập có chủ quyền. Từ nay, Giáo hoàng không còn quyền sinh sát như trước, mà chú trọng nhiều hơn vào trách nhiệm tinh thần, dẫn dắt Giáo hội qua hai cuộc thế chiến của thế kỷ 20 và đối diện với những tiến bộ mới sau đó trong khoa học tự nhiên và nhân văn.
*
Vai trò của Giáo hoàng giữa trần thế và trong cộng đồng tín hữu thay đổi theo thời gian. Mối liên hệ giữa Giáo hoàng với các nhà cai trị thế tục cũng như với các tu sĩ khác trong Giáo hội thường rất phức tạp. Để tranh quyền với vị Hoàng đế đã chỉ định mình, Giáo hoàng có thể lập vây cánh với các ông vua khác. Để nắm chắc Giáo hội đi theo đường lối của mình, Giáo hoàng có thể phong thật nhiều chức Hồng y, Giám mục hay trưởng dòng tu cho phe nhóm hay gia đình mình, để chính sách và quyền lợi của phe mình sẽ được duy trì ngay cả sau khi mình qua đời.
Diễn giải thần học về vai trò của Giáo hoàng đối với các nhà cai trị thế tục cũng biến đổi theo tương quan lực lượng về chính trị-kinh tế. Với nhiều tình cờ của lịch sử, từ vai trò rất khiêm tốn ở buổi đầu còn bị bách hại, đến khi Kitô là tôn giáo thống trị trên một vùng rộng lớn, Giáo hoàng dần trở thành người có quyền chuẩn nhận tính hợp pháp thiêng liêng của các ông vua trần thế. Với tư cách là người đứng đầu Giáo hội linh thánh, Giáo hoàng phong vương cho các ông vua Công giáo, qua hành động đội vương miện lên đầu họ. Khi bị Hoàng đế chèn ép, Giáo hoàng có thể cầu cứu thế lực của ông vua nào mạnh nhất hay ở gần nhất. Khi Hoàng đế tỏ ra suy yếu, Giáo hoàng có thể lấn thêm một bước. Tranh chấp quyền lực giữa Giáo hoàng và các nhà cai trị thế tục luôn luôn phức tạp, nhưng nguyên nhân chính vẫn từ tham vọng, và kết quả chính vẫn tùy thuộc phần lớn vào sức mạnh trần thế của hai bên.
Ngày nay Giáo hoàng không chuẩn nhận tính chính thống của nhà cầm quyền thế tục nào nữa, mà chỉ là lãnh tụ tối cao của Giáo hội hoàn vũ. Ông có toàn quyền chỉ định Giám mục trên khắp thế giới, thay vì Giám mục được cộng đồng tín hữu địa phương chọn ra như thuở ban đầu. Giáo dân mất quyền chọn người dẫn dắt gần gũi với mình, nhưng toàn Giáo hội có một tiếng nói thống nhất. Trong khi đó, Giáo hoàng thường trao đổi, thương lượng với nhà nước thế tục trước khi bổ nhiệm các chức sắc của Giáo hội địa phương, và có quốc gia không công nhận quyền này của ông. Ngày nay, Giáo hoàng cũng tiếp xúc đông đảo mọi người trên khắp thế giới, kể cả người ngoại đạo.
Giáo hoàng cũng viết huấn dụ gửi Giám mục các nước, vạch đường hướng cho Giáo hội và giáo dân trên trần thế. Tín đồ có thể gặp khó khăn khi luật của hội thánh mâu thuẫn với luật của quốc gia. Khi luật của hội thánh khác với suy nghĩ và sinh hoạt trong đời sống riêng của mình, các giáo dân thường tỏ ra linh động và tùy nghi áp dụng, chẳng hạn trong vấn đề ngừa thai. Huấn dụ của Giáo hoàng thường liên quan tới các vấn đề lớn nhỏ của thời đại, như chiến tranh, khoa học, công bằng xã hội, đức tin, vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, ngừa thai, hôn nhân giữa nam nữ và giữa những người đồng tính, lời nguyện độc thân và nạn xách nhiễu tình dục của tu sĩ, sự hợp nhất với các Giáo hội Kitô khác… Ngoài ra, khi Giáo hoàng có những tuyên bố “không thể sai lầm” thì toàn thể giáo dân không được tranh biện, đến khi tuyên bố ấy bị một Giáo hoàng khác hủy bỏ.
*
Một số tín đồ Công giáo cho rằng Giáo hoàng là đại diện duy nhất của Chúa trên trần thế nên được Chúa trực tiếp chọn ra. Do đó, lúc họp kín để bầu Giáo hoàng mới, Mật nghị Hồng y chỉ cầu xin đấng tối cao hướng dẫn họ. Tuy được thánh linh dẫn dắt, các Hồng y thường phải bầu đi bầu lại nhiều lần, và khó giải thích các cuộc vận động ngầm hay công khai bên trong và ngoài Giáo hội, trước và trong khi bầu chọn Giáo hoàng mới. Ngày nay bầu Giáo hoàng bằng cách lên tiếng tán thành không còn hợp lệ mà phải bỏ phiếu chính thức. Mật nghị Hồng y chỉ gồm các Hồng y dưới 80 tuổi. Họ không được dàn xếp ngầm, nghĩa là một số Hồng y cùng thoả thuận về một ứng viên, biết rằng các Hồng y khác sẽ chịu theo thoả thuận đó. Mọi diễn tiến liên quan đến việc bầu Giáo hoàng phải được giữ bí mật tuyệt đối, ngoại trừ kết quả của những lần bỏ phiếu. Hình thức bầu cử duy nhất là bỏ phiếu kín.
Mật nghị Hồng y họp kín, nhưng vẫn chịu áp lực của thế giới bên ngoài vì họ xuất thân từ cõi đó. Áp lực có thể từ hội thánh hay thế tục, đúng với niềm tin rằng Giáo hội là tổ chức vừa thiêng liêng vừa thuộc về con người. Vì Giáo hội mang tính thiêng liêng, nên Chúa tham dự vào quá trình lựa chọn đấng dẫn dắt con chiên có tầm quan trọng như Giáo hoàng. Vì Giáo hội mang tính con người, nên con người tham dự vào việc bầu lên Giáo hoàng. Và nơi nào có con người, nơi đó có chính trị, tư lợi và khát vọng quyền lực. Không ai biết chắc hai yếu tố linh thiêng và con người tác động nhau thế nào, nhưng đó là điều huyền bí của hội thánh.
Giáo lý Công giáo cho rằng Giáo hoàng là người kế vị Peter và đại diện của Chúa, nhưng thủ tục bầu ông lại là một thủ thuật chính trị do con người đặt ra. Hồng y đoàn lựa một số ứng viên. Ứng viên được chọn vì hình như có khả năng thích hợp với nhu cầu của thời đại, hay bị chống đối vì hình như có thể làm hại đến sứ mạng và sự tồn vong của Giáo hội. Tất nhiên, không phải lúc nào Hồng y đoàn cũng chọn được người mình muốn. Vì thế họ tính toán, chọn một ứng viên khác dễ được chấp nhận hơn hay ít bị chống đối hơn. Nhiều khi việc bầu bán kéo dài rất lâu vì các thế lực bên ngoài điều đình chưa xong. Sau khi Clement IV mất năm 1268, Mật nghị Hồng y họp ba năm ở Viterbo mới bầu được Gregory X kế vị, vì các Hồng y thuộc hai phe Pháp và Ý kình địch nhau. Nhà cầm quyền Viterbo phải nhốt họ trong cung điện, rồi giỡ mái nhà, cúp bớt lương thực và cuối cùng doạ bỏ đói họ mới chịu bầu xong. Ngược lại, năm 1503, Mật nghị Hồng y sau khi nhận hối lộ chỉ cần họp nửa buổi để bầu lên Julius II. Về sau, chính Julius II (1503-1513) quy định rằng mua chuộc bầu cử là bất hợp pháp và vô giá trị, và người được bầu là kẻ bội giáo. Năm 1975, Paul VI (1963-1978) bãi bỏ quy định vô hiệu hoá kết quả bầu cử để tính pháp lý của cuộc bầu Giáo hoàng trong quá khứ cũng như tương lai không bị đặt vấn đề vì bất cứ lý do nào.
Vì ngôi Giáo hoàng là thể chế quân chủ tuyệt đối, Giáo hội phải đối phó ra sao nếu vị Giáo hoàng làm trái với nhiệm vụ thiêng liêng của mình? Trong quá khứ, Giáo hội và các nhà cai trị thế tục, đôi khi không vì lợi ích Phúc âm, đã cách chức vĩnh viễn hay tạm thời 26 Giáo hoàng (gần 10%), kể cả phạt vạ tuyệt thông hay truất phế và giết họ mà không được sự chấp thuận rộng rãi trong Giáo hội. Giáo hoàng đầu tiên phải thoái vị là Thánh Pontian (230-235), và người bị bắt giam và truất phế gần đây nhất là Pius VI (1775-1799).
Ngày nay, giáo luật quy định ngôi Giáo hoàng chỉ bỏ trống khi Giáo hoàng qua đời, hay tự ý từ chức. Tuy nhiên, không ai có thẩm quyền nhận lời từ chức của người kế vị Thánh Peter. Giáo luật không dự tính trường hợp Giáo hoàng bị điên, hôn mê, hay quá yếu không làm nhiệm vụ được nữa. Cũng không có quy định nào khi Giáo hoàng bị nhiều người cho là theo dị giáo, hay gây ra ly giáo, hay thiếu đạo đức. Luật chỉ nói rằng Giáo hoàng luôn hợp nhất với các Giám mục và Giáo hội hoàn vũ. Hơn nữa, ai công khai phản đối Giáo hoàng trong các vấn đề về đức tin và luân lý có thể sẽ bị khiển trách và chế tài, hay bị phạt vạ tuyệt thông, hay gọi về Vatican để bị chất vấn và cấm phát biểu.
*
Chữ Latin “papa” nghĩa là cha, để chỉ Giáo hoàng. Thoạt tiên, “papa” dùng để gọi những người có uy tín và được yêu mến trong cộng đồng tín hữu ở các địa phương. Vào thế kỷ thứ 5, khoảng thời Giáo hoàng Leo I, danh hiệu “papa” bắt đầu dùng riêng cho Giám mục La Mã, một địa phận đặc biệt linh thiêng vì tông đồ Peter và Thánh Paul đã giảng đạo và qua đời ở đó. Mặc dù hãnh diện về vai trò của Peter và Paul, các Giáo hoàng thường nhìn mình chỉ dưới hình ảnh Peter. Họ thấy mình là đại diện cho Peter dưới thế gian, vicarius Petri. Ngày nay Giáo hoàng là vicarius Christus, một danh hiệu lúc đầu dùng cho mọi tu sĩ và cả nhà cai trị thế tục vì họ trông nom nhà thờ và làm nhiệm vụ dưới danh nghĩa của Chúa. Đến đầu thế kỷ 13, Innocent III mới chính thức dùng tước hiệu đó để tỏ quyền hạn cao hơn các Giám mục khác.
Trong thời Trung cổ, Giáo hoàng đôi khi tự xưng là “Giáo phụ La Mã”, về sau trở thành “Giáo phụ phương Tây” để phân biệt với “Giáo phụ phương Đông” ở Constantinople. Đến thế kỷ 19, danh hiệu này được chính thức ghi nhận trong bảng liệt kê các danh hiệu của Giáo hoàng, nhưng đến năm 2006 lại bị loại bỏ.
Ngày nay các huấn dụ do Giáo hoàng ban hành dưới tên Summus Pontifex (Cha cả). Công đồng Vatican II (1962-1965) nhấn mạnh vai trò phục vụ khiêm tốn của người cầm đầu Giáo hội, từ đó Giáo hoàng còn gọi là “tôi tớ của các tôi tớ Thiên chúa”, servus servorum Dei. Tiếng Việt dùng các danh hiệu Đức Thánh Cha, Đức Giáo tông, Đấng Giáo chủ, Giáo hoàng… để chỉ người cầm đầu Giáo hội hoàn vũ.
Trong một thế kỷ qua các Giáo hoàng đóng vai trò rất lớn trong việc định hình Giáo hội. Mười thế kỷ trước đa số tín đồ chưa chắc đã biết có ngôi Giáo hoàng, hay nghĩ rằng chức vụ đó có ảnh hưởng gì đến đức tin và tôn giáo của họ. Giữa thế kỷ 15, một phần nhờ máy in, các phái Tin Lành loan truyền rộng rãi những luận cứ gạt bỏ quyền lực của Giáo hoàng, vì thế Giáo hội Công giáo La Mã và tín đồ lại càng ủng hộ ngôi vị ấy. Nhiều giáo dân Công giáo tự xem mình là người theo chủ nghĩa giáo hoàng (papists). Từ khi Công đồng Vatican I (1869-1870) ban hành tín điều Giáo hoàng không thể sai lầm khi tuyên bố những điều liên quan tới đức tin và luân lý, địa vị của ngôi Giáo hoàng trong Giáo hội càng được củng cố vững chắc. Ngày nay, ngôi Giáo hoàng vẫn giữ vị trí quan trọng đối với Giáo hội Công giáo cũng như xã hội thế tục, một phần nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại như radio, TV, internet, phần khác vì vai trò thần học cũng như thế tục của ngôi Giáo hoàng đã bước qua một giai đoạn mới.
2003-2011
Tham khảo và lược dịch
Charles L. Killinger, The History of Italy, Greenwood Press, Connecticut, 2002
Richard P. McBrien, Lives of the Popes, HarperCollins Publishers, New York, 1997
John W. O’Malley, S.J., A History of the Popes, Rowman & Littlefield Publishers, Maryland, 2010
Vatican Council II – The Conciliar and Post Conciliar Documents, Austin Flannery, O.P., ed., Costello Publishing Company, New York, 1977
Encyclopedia Britannica, Inc., http://www.britannica.com
Kevin Knight, Catholic Encyclopedia, http://www.newadvent.org
Nguyễn Văn Phương et al. dịch, Bộ Giáo Luật, 1987,
Giáo hoàng học viện Piô X, Thánh Công đồng chung Vaticanô II,
The Vietnamese Priests and Seminarians in Taiwan, Tự điển thần học tín lý Anh-Việt, The Quang-chi Press, Taipei, 01/01/ 1996, http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vntudien.htm
____________________
Ảnh 1: Giáo hoàng Biển Đức XVI, người vừa tuyên bố thoái vị và sẽ chấm dứt nhiệm kì của mình vào ngày 28-2-2013 sắp tới. Ảnh: Reuters
Ảnh 2: Hồng y Francis Arinze, Tổng Giám mục Onitsha, Nigeria, đang được chú ý như một trong những người có thể trở thành Giáo hoàng mới. Ảnh: DPA
 
 
© 2013 Phạm Văn & pro&contra
--------------------------------------------------------


 Noticed by THD :  Excerpt from The Gospels :
 
 ( Matthew- Chapter 16 : 18,19 )
18
And so I say to you, you are Peter, and upon this rock I will build my church,  and the gates of the netherworld shall not prevail against it.
19
I will give you the keys to the kingdom of heaven.  Whatever you bind on earth shall be bound in heaven; and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven."
 

'Bên Thắng Cuộc' là sách gây biến đổi

  Tiến sỹ Lê Sỹ Long
Cập nhật: 11:28 GMT - thứ sáu, 22 tháng 2, 2013
  •  
Nhiều sự kiện tại Nam Việt Nam sau 1975 vẫn còn cần thêm ánh sáng lịch sử
Huy Đức đã mô tả cuốn sách của mình như một "lịch sử thực sự của Việt Nam", tác phẩm đã giành được nhiều khen ngợi từ các nhà sử học cho rằng đây là một "cuốn sách trung thực" đem lại những hiểu biết mới mẻ mà không một học giả nào quan tâm tới Việt Nam trong thời kỳ thống nhất có thể bỏ qua.
Trước khi đánh giá cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, tôi xin lưu ý rằng tôi thuộc bên "thua cuộc," gia đình tôi vượt biên bằng thuyền vào cuối năm 1981, và tôi vẫn còn có người thân ở Việt Nam bị đối xử như là những công dân "hạng hai" vì họ là bên đứng sai trong cuộc chiến.
Trên thực tế, tôi đã cố tình lựa chọn để nghiên cứu và giảng dạy các quan điểm phi cộng sản Việt Nam trước, trong và sau cuộc chiến Việt Nam.
Lý do tôi làm như vậy vì kinh nghiệm của miền Nam Việt Nam đã và đang tiếp tụ bị “xuyên tạc” dưới thể chế Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tại Mỹ, lịch sử của Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) đã chịu thiệt thòi vì sự nhấn mạnh quá áp đảo về chủ đề "bài học" từ "kinh nghiệm của Mỹ trong chiến tranh”.
Hơn nữa, nhiều học giả người Mỹ gốc Việt của thế hệ chúng tôi đang chuyển đổi mục tiêu chính của các nghiên cứu Hoa Kỳ về Việt Nam vượt qua tiếp cận "nỗi ám ảnh chống cộng" của thế hệ cũ đối với cuộc chiến này.
"Câu hỏi khi đó sẽ là liệu cái mới của các ông Bùi Tín và Huy Đức có đi xa hơn việc chỉ được coi là đóng góp của "người bên trong hệ thống" hầu dĩ củng cố những gì mà "những người bên ngoài" đã biết về phe thắng cuộc"
TS Lê Sỹ Long
Đối với tôi, sự thất vọng là có nhiều tác phẩm sâu sắc của cả giới "tinh túy" và “bình dân” của người Việt Nam được liên kết với Việt Nam Cộng hòa sẽ không bao giờ được sử dụng trong các trường trung học và đại học ở Hoa Kỳ.
Liên quan đến nỗi thất vọng này là khi các tác phẩm liên kết với bên thắng cuộc được công bố, cho dù như của Bùi Tín và Huy Đức, đã không có sự đánh giá lại các công trình giá trị được viết bởi những người không phải là Cộng sản Việt Nam từng sống và trải nghiệm trong giai đoạn trước và sau 1975.
Chẳng hạn, Bùi Tín lập luận rằng sự thịnh vượng và ổn định thực sự cho Việt Nam chỉ có thể đến từ một nền dân chủ và Huy Đức kêu gọi các lãnh đạo hiện nay học hỏi (hoặc thừa nhận) các "sai lầm" của Đảng trong giai đoạn giải phóng, là những gì đang tạo nên cốt lõi của hệ tư tưởng và khát vọng của bên những người Việt Nam phi cộng sản.
Câu hỏi khi đó sẽ là liệu cái mới của các ông Bùi Tín và Huy Đức có đi xa hơn việc chỉ được coi là đóng góp của "người bên trong hệ thống" nhằm bổ sung cho những gì mà "những người bên ngoài" đã biết về phe thắng cuộc.
Và cũng không rõ liệu ông Bùi Tín và ông Huy Đức có thể có một tác động trong cuộc tranh luận về cách lãnh đạo có trách nhiệm - tức là giới chức không việc gì phải sợ việc nhìn nhận, ghi nhận và trình bày các sự kiện vì lợi ích chung- khi sách của họ phải xuất bản ở Paris và Boston.

‘Công dân làm báo'

Các nhân vật nước ngoài có liên quan tới cuộc chiến Việt Nam đã tái hiện trong sách
Một câu hỏi đặt ra nữa là liệu cuốn “Bên Thắng Cuộc” có phải là về những công dân đang làm chuyển đổi diễn trình chính trị - xã hội của Việt Nam?
Trong nỗ lực để đánh giá khách quan cuốn sách của Huy Đức, tôi quyết định xem xét câu chuyện kể của tác giả thông qua lăng kính của một nhà báo công dân, trong đó Huy Đức nhấn mạnh rằng ông đang đưa ra sự thật, từ đó, xem xét xem công dân làm báo có thể tác động ra sao đến các lĩnh vực lịch sử và chính trị. Điều này có nghĩa là với sự xuất hiện của một xã hội dân sự chính trị và công nghệ trực tuyến toàn cầu, công dân làm báo ở Việt Nam đã truyền cảm hứng cho mọi người thảo luận và hành động trong kết nối với các hoạt động chính trị - xã hội.
Trong những năm gần đây, các chủ đề đã được nhiều công dân bàn luận trên mạng bao gồm chủ quyền quốc gia, quyền lao động, các quyền về đất đai, dân chủ, và cải thiện quản lý để làm giảm tham nhũng và quyền lực độc đoán, mặc dù lãnh đạo Đảng vẫn muốn kiểm soát và quyết định dòng chảy của dân làm báo.
Với bối cảnh trên, có lẽ những điểm mạnh và điểm yếu trong cuốn sách của Huy Đức có thể được phân tích một cách khách quan hơn. Đối với tôi, đổi mới và sự tươi mới của cuốn sách của Huy Đức đến từ khả năng vận dụng báo chí của ông để tường thuật một sự kiện chính trị mà đi kèm là các yếu tố về "tính khả tín" và "độ tin cậy", dựa vào các sự kiện lịch sử có sẵn, các phóng sự, hồi ức và các cuộc phỏng vấn.
Tránh sử dụng một số nguyên tắc báo chí cầu toàn, Huy Đức tiết lộ lý do tại sao ông viết cuốn sách và dường như ông có được sự độc lập trong suy nghĩ và cởi mở trước các chỉ trích.
Quan trọng hơn, tác phẩm của Huy Đức công khai đưa ra những quan điểm, kinh nghiệm, và sự thật vốn thiếu vắng trong những công bố công khai của chính quyền Việt Nam, như chỉ ra việc các tướng Việt Nam Cộng Hòa tuẫn tiết vì tinh thần dân tộc mà họ đặt niềm tin; nói về những kinh nghiệm của những "kẻ thua cuộc," những người phải trải qua các trại cải tạo, các chiến dịch đánh tư sản, và xóa bỏ văn hóa cũ của Sài Gòn, miêu tả cuộc đời bi thảm của nhiều thuyền nhân vượt biên, cùng với những người phụ nữ bị cướp biển hãm hiếp.
"Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại"
TS Lê Sỹ Long
Tuy nhiên, tôi không nhìn công trình của Huy Đức như một công trình sử học, bởi vì ngay từ đầu, nó đã không đề cập những mối quan tâm về quá khứ - xét lại, sửa chữa, hoặc tái tạo lại quá khứ như nó vốn có. Thay vào đó, Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại.
Điều này bao gồm việc giải quyết các những tấn bị kịch hậu 1975 theo một cách thức hầu dĩ tránh được những sai lầm trong tương lai, để có thể hòa giải với phía "thua cuộc" bằng cách tìm kiếm sự thật, và để thống nhất những người Việt Nam bằng cách "ghi nhớ" Hoàng Sa và Trường Sa cùng cuộc giải phóng chế độ Pol Pot. Tuy nhiên, vì tác phẩm của Huy Đức không phải để viết sử theo nghĩa truyền thống, nó đích thị là lý do tại sao tôi nghĩ rằng cuốn sách là một sự kiện gây "xúc động" mạnh.
Bằng việc xuất bản cuốn sách trực tuyến mà không có bất kỳ một nhà xuất bản lớn nào đứng đằng sau nó, người Việt Nam có thể quyết định xem liệu tác phẩm của Huy Đức có phù hợp với quan điểm chính trị - xã hội cần có của đất nước họ hay là không.

'Ai "giải phóng" ai?'

Nếu điểm mạnh của cuốn sách của Huy Đức về đất nước Việt Nam thời kỳ thống nhất chỉ mang tính “thúc đẩy, sắp xếp lại một số điều chứ không phải là vượt hẳn qua giới tuyến,” tôi tin rằng đây cũng là điểm yếu của cuốn sách.
Ví dụ, một luận điểm ngầm của tác phẩm của Huy Đức có vẻ là về "thuyết vĩ nhân", với các quan chức như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, và ông Lê Đăng Doanh đã sử dụng ảnh hưởng chính trị của họ để đưa ra một con đường cải cách hầu sửa “sai” thành “đúng” trong tư duy.
Ở đây, vấn đề là tài liệu cho thấy các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt đã được giao nhiệm vụ và đã theo đuổi chính sách loại bỏ chủ nghĩa tư bản ở miền Nam cùng văn hóa 'tân thuộc địa của Mỹ'.
Có một mức độ đạo đức giả nhất định khi những người hăng hái nhất chứng minh lỗi lầm trong quá khứ của họ, cũng như ông Linh và ông Kiệt, và sau đó chính họ lại đòi lại sự lãnh đạo như những người cổ súy, chủ trương các cải cách "đổi mới" như một chân lý mới. Tuy nhiên, nói chung, cả hai ông Linh và Kiệt đều chỉ dám nói lên sự thật khi họ đang tìm kiếm quyền lực hoặc đã không còn nắm giữ quyền lực nữa.
Dựa trên các tác phẩm sử dụng các nguồn và lý giải trước đây đăng tải trên các báo Sài Gòn Giải Phóng, Nhân Dân và Tuổi Trẻ, điều có vẻ giống sự thật hơn được thấy là các hoạt động của những công dân không tuân thủ ở nhiều địa phương là những lý do cho một sự thay đổi trong định hướng quốc gia một cách có hệ thống.
Ông Võ Văn Kiệt và nhạc sỹ Phạm Duy
Cuốn sách đã đề cập đến nhiề̉u nhân vật lịch sử Việt Nam từ thời kỳ chiến tranh và hậu chiến
Các tác phẩm loại này bao gồm “Việt Nam dưới chế độ cộng sản, 1975-1982 của Nguyễn Văn Canh (1983) và “Những mảnh vỡ của Hiện tại: Nghiên cứu đương đại về Việt Nam Cộng hòa” của Philip Taylor (2001).
Như thế, tôi tin rằng các công dân Việt Nam, những người đã dám bất tuân các chính sách mà họ cho là "sai lầm" từ 1975-1986 chính là những người đã thực sự cứu quốc gia không sa chân sâu hơn nữa vào thảm họa.
Tôi không quan tâm quá nhiều về việc liệu Đảng lãnh đạo có thể thừa nhận "những lỗi lầm lịch sử,"hơn là việc đảng sẽ thừa nhận những "sai lầm"để mà không để có bất cứ điều gì xảy ra với chính họ.

'Một sự biến đổi?'

Một thiếu sót khác là khi Huy Đức kể về việc giải phóng của chế độ Pol Pot, mà không giải thích quan điểm của những người tị nạn Campuchia.
Tuy nhiên, từ những gì tôi đã đọc được, người tị nạn Campuchia có vẻ nhìn nhận nghiêng hơn về quan điểm cho rằng sự can thiệp quân sự của Việt Nam tại Campuchia là một cuộc "tấn chiếm," là "cơ hội", hơn là một hành động "cứu sống nhưng hà khắc".
Đối với các học giả Mỹ gốc Campuchia, một số người đã thừa nhận rằng việc tiếp quản quân sự của Việt Nam tại Campuchia có thể được xem như là "giải phóng", chứ không phải là một "cuộc xâm lược". Tuy nhiên, đối với các học giả đó, việc "giải phóng" khỏi Khmer Đỏ đi kèm với "những di sản lịch sử" mà người Campuchia phải tiếp tục trả giá và chung sống.
Mặc dù vậy, tôi nghĩ rằng cho dù cuốn sách của Huy Đức là 'bình cũ rượu mới,' thì nó vẫn mở ra một câu hỏi.
Đó là, chính quyền sẽ có cho phép Huy Đức đi tiếp những khát vọng của ông tại Việt Nam sau khi kết thúc học bổng tại Đại học Harvard?
Đồng nghiệp của ông tại Việt Nam liệu sẽ có thể hỗ trợ để cuốn sách của ông có thể có mặt trên các giá sách ở các cửa hàng sách hay không?
Liệu các giáo viên lịch sử hay các giáo sư tiến bộ tại Việt Nam sẽ có thể sử dụng cuốn sách của Huy Đức trong lớp học của họ hay không?
Và rằng liệu công dân Việt Nam ở Việt Nam có thể bắt đầu viết blog về kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm của gia đình họ trong thời kỳ đất nước thống nhất hay không?
Đối với tôi, nếu một số câu trả lời là có, thì cách tiếp cận của Huy Đức kể lại về Bên Thắng Cuộc có thể được xem như là sự biến đổi.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc ở C.T. Bauer College of Business, Đại học Houston, Hoa Kỳ.
 
Theo BBC

24/2/13

Lincoln và bên thắng cuộc


T/S Alan Phan
15 Feb 2013
 
Tết rồi, một người bạn Nhật Bản không về nước nên mời tôi xông đất theo tục lệ Việt; rồi ăn tối. Sau đó, cả 2 gia đình mở lên cuốn phim mới “Lincoln” để cùng ngồi coi. Cuốn phim bắt nguồn từ một cuốn sách khảo sát và tổng hợp các sự kiện lịch sử trong 4 tháng sau cùng của cuộc đời Tổng Thống Mỹ Lincoln (Tác giả: Doris Kearns Goodwin‘s ; tên sách, Team of Rivals: The Political Genius of Abraham Lincoln). Thời điểm là tháng giêng năm 1865, vào những ngày cuối của cuộc Nội Chiến Bắc Nam (Civil War); đã kéo dài 4 năm và đã tổn phí 600,000 sinh mạng của lính 2 bên.
Lãnh tụ của bên thắng cuộc
Lúc này, phần thắng coi như đã trong tầm tay của miền Bắc (đội Union). Miền Nam (đội Confederate) đang xin thương thuyết một cuộc đầu hàng với vài lá bài còn lại. Cho những ai chưa quen thuộc với cuộc Nội Chiến, nguyên nhân bắt đầu là sự xóa bỏ chế độ nô lệ trong xã hội Mỹ. Kinh tế miền Nam, chủ yếu là đồn điền nông trại, rất cần các nô lệ từ Phi Châu để điều hành. Sự giải phóng nô lệ (một loại tài sản) sẽ tạo mất mát và khủng hoảng kinh tế sâu rộng; trong khi miền Bắc không chịu ảnh hưởng kinh tế này nên chỉ muốn tiến tới một xã hội công bằng và nhân quyền của mọi người được tôn trọng hơn.
Lincoln vừa thắng cử nhiệm kỳ hai và được cử tri bình dân yêu chuộng nhờ tài hùng biện trên các diễn đàn và lối sống giản dị; trong khi các tầng lớp thượng lưu của giới chánh trị và tư bản không mặn mà với những tư duy tiến bộ mà họ cho là quá mạo hiểm cho quốc gia.
Câu chuyện quay quanh cố gắng của Lincoln lấy cho được sự chấp thuận của Hạ Viện (cần 2/3 số phiếu) để thông qua Tu Chính số 13 của Hiến Pháp Mỹ đặt “hệ thống sở hữu và điều hành nô lệ ngoài vòng pháp luật” trên mọi tiểu bang. Lý do là dù thắng trận, nếu nô lệ vẫn còn là “tài sản hợp pháp” của người dân và tùy thuộc vào luật lệ của tiểu bang, ý nghĩa sự thắng trận của phe miền Bắc coi như công cốc. Trong khi đó, vì chiến thắng đã cận kề và mọi người đã mỏi mệt qua 4 năm mất mát, nên dù đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, không ai muốn đụng chạm đến chuyện “nô lệ” này nữa.
Cuối cùng, Lincoln và những người nô lệ hân hoan mừng thắng cuộc, trên chiến trường và nghị trường, đem vấn đề nô lệ ra khỏi lịch sử Mỹ từ đó. Hai tháng sau, Lincoln bị ám sát chết và 143 năm sau, Obama trở thành Tổng Thống da mầu đầu tiên của Mỹ.
Cuốn phim dàn dựng rất công phu và chi tiết theo đúng lối hấp dẫn khán giả của đạo diễn Spielberg; nhưng ngoài việc đang được đề cử cho giải Oscar của phim hay nhất trong năm, phim còn là một bom tấn trên thị trường. Điều này hơi lạ vì không ai nghĩ là người dân Mỹ quan tâm đến một đề tài khô khan của lịch sử, nhất là những tranh luận và thủ thuật chánh trị trong quá khứ xa vời. Với tôi, ấn tượng nhất là cuốn sách và phim “Lincoln” đã giúp cho tôi 4 góc nhìn mới về các sự kiện 150 năm về trước trong bối cảnh của thực tại hiện nay.
  1. 1. Đây mới gọi là nghiên cứu và khảo sát lịch sử
Rất nhiều tư tưởng hiện tại về quốc gia, về các nhân vật lịch sử và về hệ quả của các hành xử chính trị hay quân sự thường dựa trên những định kiến và những tài liệu xa xưa chứa nhiều huyền thoại và sai lầm. Ngay cả trong 100 năm trở lại đây, khi tiến bộ về khoa học và nhân văn đã phổ thông toàn cầu, phần lớn những trích dẫn về dữ kiện lịch sử của Việt Nam lại đến từ ghi chép của các sử gia nước ngoài. Các tài liệu tôi đã đọc về sử Việt cho thấy những bài viết rất hời hợt, chủ quan và mang tính cách tuyên truyền cho một trường phái nào đó trên quan điểm chánh trị hay xã hội (đây là kết luận có thể sai lầm của tôi vì chưa đọc nhiều và đủ từ các sử gia Việt?).
Ngay cả khi một giả thuyết nghi ngờ về thân thế của một nhân vật lịch sử quan trọng xuất hiện trên mạng, đề tài này được bàn tán sôi nổi vì bí mật bao quanh sự kiện. Một cuộc khảo sát DNA mất 5 phút có thể cho ta lời giải đáp chính xác. Nhưng không một sử gia nào được phép liên quan. Khi khoa học và minh bạch đi vắng, thì góc nhìn của mọi người nhất định phải bị méo mó và thui chột.
Cuốn sách của Goodwin chỉ phủ trùm 4 tháng của cuộc đời Lincoln và chì đặt trọng tâm vào sự kiện Tu Chính 13 của Hiến Pháp Mỹ. Nhưng những chi tiết trích dẫn cho thấy một công trình khoa học, khách quan và có thể dậy cho chúng ta phân biệt thế nào là “lịch sử” và thế nào là “tiểu thuyết”. Những cái hay, cái đẹp, cái thiện được phơi bày rõ ràng cùng với những cái dở, cái xấu, cái ác…của các nhân vật và môi trường sinh hoạt 148 năm trước. Ngay cả những rắc rối khó khăn trong gia đình Lincoln, nhất là vấn đề của vợ con, cũng được phơi bày tường tận.
Santayana nói là những ai quên quá khứ sẽ phải trả giá cho sự tái diễn. Liệu sự ngu dốt của chúng ta về “sự thật” không nhuốm mầu chánh trị trong các sự kiện lịch sử chỉ mới xẩy ra chưa đến 100 năm có thể là một gánh nặng văn hóa và tư duy cho nhiều thế hệ sau này của Việt Nam?
  1. 2. Chính trị gia thời nào nơi nào cũng thế
Trong cuộc tranh giành từng lá phiếu để thông qua Tu Chính 13, Lincoln và phe nhóm ông ta đã phải dùng đến rất nhiều thủ thuật để có đủ 2/3 số phiếu. Họ đã phải hối lộ (không bằng phong bì mà bằng những ban phát phát chức vụ trong chánh quyền mới), phải thỏa hiệp với những tay thao túng lợi ích (power brokers), phải chia để trị, phải đe dọa, phải dỗ dành….Tóm lại, tất cả những sắp xếp sau hậu trường (horse-trading) không khác gì những gian dối mua bán quyền lực và lợi ích ngày nay trên các sân khấu chánh trị từ Âu Mỹ đến Phi Á.
Quyền lợi cá nhân của đa số chính tra gia luôn đặt trên các lợi ích quốc gia hay lý tưởng cộng đồng. Do đó, nếu không có một thể chế phân quyền và minh bạch, sự lạm dụng quyền lực sẽ luôn luôn đi quá đà và tạo nên những thao túng pháp luật vô cùng trắng trợn và táo bạo.
Sự khôn ngoan của các bậc trí thức khi tạo dựng hiến pháp Mỹ và các tuyên ngôn dân quyền đã đem sự ổn định chánh trị và xã hội của Mỹ trong suốt 250 năm qua.
  1. 3. Tinh thần thượng tôn pháp luật
Lý do chính khiến Lincoln phải vội vã đưa ra biều quyết cho Tu Chính 13 khi chiến thắng của miền Bắc đã gần kề là sự giải thích pháp luật theo cái nhìn của một luật gia với mọi văn kiện pháp lý. Theo Lincoln, nếu hiến pháp không đặt chuyện “nô lệ” ra ngoài vòng pháp luật, thì luật vẫn cho nô lệ là một tài sản và thuộc quyền xử lý của tiểu bang. Tóm lại, dù thắng trận, chánh phủ liên bang cũng không có quyền đụng đến “tài sản của dân” và không thể áp buộc các chủ nô lệ phải “giải phóng” hay “ chịu sự tước đoạt” của bất cứ thẩm quyền nào.
Ở xứ Trung Quốc, khi quan điểm của ông Chủ Tịch Mao là “ người cầm súng đặt ra luật lệ” thì không ai thắc mắc về những văn kiện hay điều lệ tiềm ẩn có thể gây tranh cãi tại các tòa án. Chính vì vậy, Lincoln đã tốn bao nhiêu vốn chính trị, đêm không ngủ, thực thi kế sách…để Tu Chính 13 được Hạ Viện thông qua. Tinh thần thượng tôn pháp luật của 1 vị Tổng Thống quyền lực và vừa thắng trận 148 năm trước không biết có làm các lãnh tụ bé hon ngày nay phải xấu hổ vì sự ngạo mạn chà đạp lên mọi luật lệ và công lý của xã hội?
  1. 4. Không trả thù bại quân và dân và không cướp giật tài sản
Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất trong cuốn sách là hai tuần trước khi miền Nam chính thức đầu hàng, Lincoln đã gặp tướng U. S. Grant, thống soái đạo quân miền Bắc cùng các tướng lãnh chỉ huy khác, và dặn dò đi lại nhiều lần là,” khi chiến tranh chấm dứt, hãy trả tự do mọi tù nhân chiến tranh (bại quân và bại dân) và giúp họ quay về nhà sớm để mưu sinh lo cho gia đình. Tuyệt đối không được đụng đến tài sản của dân (dù thua cuộc, tất cả bây giờ đều là công dân), không được trả thù và phải nghiêm trị mọi vi phạm pháp luật, nhất là của các quan cán chức hay binh sĩ của phe thắng trận”.
Ngoài ra, trong những đề nghị ngân sách các năm sau đó, các lãnh tụ kế tiếp của miền Bắc đã luôn dành ưu tiên cho việc tái thiết miền Nam để hàn gắn những đổ vỡ về vật chất cũng như tinh thần.
Tinh thần nhân hậu và cách đối xử văn minh của phe lãnh đạo miền Bắc đã tạo nên một tiền lệ lịch sử cho tinh thần xứ Mỹ: luôn luôn chăm lo cho phe thua cuộc hơn là băm xẻ những miếng mồi ngon bở cho phe nhóm mình. Sau trận thắng huy hoàng ở Thế Chiến 2, Mỹ đã bơm nhiều tỷ đô la thời đó vào chương trình Marshall để tái thiết Âu Châu và MacArthur đã giúp Nhật rất nhiều để xây một nền tảng pháp lý mới cho một nền kinh tế mới.
Nhân và quả của một chánh sách
Bản chất nhân hậu, lương thiện, tôn trọng luật pháp và đặt lợi ích quốc gia trên quyền lợi cá nhân đã biến Lincoln thành một vị Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ. Cùng với các thận cần như Tướng Grant, các Bộ Trưởng Seward, Stanton…họ đã thay đổi định mệnh của xứ Mỹ. Chỉ 25 năm sau, mọi thành kiến, thù hận về cuộc nội chiến đã được xóa bỏ trong lòng người dân Mỹ. Giữa hai bên, phe thắng cuộc và thua cuộc, những rào cản pháp lý hay xã hội không cón hiện diện. Atlanta vươn lên từ đống tro tàn và trở thành một trong những thành phố đáng yêu nhất của miền Nam.
40 năm sau đó, xứ Mỹ qua mặt đế chế Anh về kinh tế và trở thành một đế chế siêu cường chỉ 60 năm sau nội chiến tương tàn để thay thế cho đế chế Anh vừa tàn lụi.
Tôi nói với người bạn Nhật,” nếu chúng tôi có một lãnh tụ như Lincoln 150 năm trước, lịch sử Việt Nam sẽ thay đổi nhiều.” Anh bạn cười, “Lúc đó, chúng tôi phải xếp hàng chờ qua Việt Nam để học hỏi các anh.”
Sao dân tộc Mỹ may mắn đến thế?
 
Alan Phan
----------------------------------
 

Campuchia và cuộc chiến Việt - Trung

Nguyễn Hùng
Cập nhật: 18:53 GMT - chủ nhật, 24 tháng 2, 2013
  •  
Binh lính Việt Nam rời Battambang hôm 22/9/1989
Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989, 10 năm sau cuộc chiến Việt-Trung

Cuộc chiến Việt Trung trong nửa cuối tháng Hai và đầu tháng Ba năm 1979 bị xem là không được một bộ phận đáng kể giới nghiên cứu phương Tây để mắt tới.
Nhưng cũng không vì thế mà cuộc chiến gần một tháng giữa hai nước cộng sản láng giềng với hàng vạn thương vong bị lãng quên với một bài viết gần đây đặt lại câu hỏi về mối liên hệ giữa Campuchia và cuộc chiến biên giới 1979.
Đó là bài viết của tác giả Harry Booty, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Chiến tranh của sinh viên trường Kings College London, được công bố trong những tháng cuối năm 2012.
Harry Booty nói có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xung đột năm 1979 là việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia hồi cuối tháng 12/1978 và lật đổ chế độ Pol Pot hồi đầu tháng 1/1979.
"Khi mở 'cuộc chiến trừng phạt', Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam và cả bản thân một bài học."
Giáo sư Chen C. King
Tuy nhiên ông Booty, người viết bài theo đơn đặt hàng của Tiến sỹ Peter Busch, Giảng viên cao cấp Khoa Nghiên cứu Chiến tranh của Kings College London, Bấm nhận định rằng cần đặt cuộc chiến của Việt Nam ở Campuchia trong bối cảnh của mối quan hệ đã xấu đi trông thấy giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như bối cảnh quốc tế lúc xảy ra sự kiện tháng Hai năm 1979.
Ngoài chuyện Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, chế độ coi Trung Quốc là "người bạn hùng mạnh và đáng tin cậy nhất", cây viết ở Kings College London nhắc tới một loạt các yếu tố khác.
Trong số các cân nhắc của Trung Quốc có mong muốn một Đông Dương phân tán của chính họ, sự lo ngại vòng vây của Liên Xô từ các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, các sự cố dọc biên giới Việt - Trung tăng đột biến trong thời gian trước khi xảy ra cuộc chiến, sự đối xử tệ bạc với người gốc Hoa ở Việt Nam cũng như lịch sử sóng gió giữa hai nước láng giềng.
Nỗi lo sợ về chuyện Liên Xô sẽ lấp khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại tại Đông Dương dường như được xem như lăng kính mà qua đó giới lãnh đạo Trung Quốc nhìn các vấn đề khác.
Harry Booty đưa ra vấn đề Hà Nội ngược đãi người Hoa làm ví dụ.
Cây viết sinh viên này dẫn các nghiên cứu cho thấy trong số hai triệu người bị Khmer Đỏ diệt chủng, có tới 200.000 người gốc Hoa.
Mặc dù vậy Bắc Kinh đã sẵn sàng bỏ qua vấn đề này vì thấy cần phải làm vậy.
Ông Booty nói Trung Quốc nhìn cách đối xử với người gốc Hoa của Việt Nam như một chỉ dấu nữa cho thấy Hà Nội đang cùng với Liên Xô gây "phương hại những lợi ích chiến lược quan trọng của Trung Quốc."

Cả hai cùng học

Harry Booty cho rằng Bắc Kinh luôn muốn có một Đông Dương phân tán và trong bối cảnh Lào và Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác trong tháng 9/1977, việc Việt Nam tiến quân vào Campuchia đã cho Trung Quốc cái cớ trực tiếp nhất để gây chiến.
Cựu binh Nguyễn Duy Vinh tại nghĩa trang quân đội hôm 17/2/2013
Hàng vạn lính Việt Nam đã nằm xuống trong 16 ngày giao tranh hồi năm 1979
Mặc dù vậy, tác giả xem đây như lý do "ngắn hạn" và nguyên nhân căn bản vẫn là chuyện Trung Quốc xem Việt Nam như "mối đe dọa" thay vì như đồng minh:
"Nói cách khác, chúng ta có thể nhận xét rằng nếu Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ tốt hơn thì Bắc Kinh sẽ không lo ngại về sự thống lĩnh của Việt Nam ở sườn phía nam của họ."
Trên thực tế một số nhà quân sự Việt Nam coi các cuộc tấn công của Pol Pot vào Việt Nam là "cuộc chiến mượn tay người khác" của chính Trung Quốc.
Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên trưởng phòng tác chiến của Quân chủng phòng không trong giai đoạn xảy ra cuộc chiến 1979, thậm chí nói rằng Việt Nam đã "chiến thắng Trung Quốc" khi đánh bại Khmer Đỏ.
Trong cuộc chiến biên giới 1979, cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố thắng lợi, nhưng một nghiên cứu công bố vài năm sau khi cuộc chiến kết thúc nói không bên nào đạt được các mục tiêu chính đề ra.
Báo cáo 'China's War Against Vietnam, 1979: A Military Analysis' (Cuộc chiến của Trung Quốc Chống Việt Nam, 1979: Phân tích Quân sự) của Giáo sư Chen King từ Đại học Rutgers, Hoa Kỳ nói Trung Quốc chỉ phần nào đạt được các mục tiêu đề ra.
Ông Bấm King viết: "Trước hết, Trung Quốc đã không tiêu diệt được một vài sư đoàn mạnh của Việt Nam.

Tổn thất chiến tranh

Trung Quốc Việt Nam
Thiệt mạng 26.000 30.000
Bị thương 37.000 32.000
Tù binh 260 1.638
Xe tăng, xe bọc thép 420 185
Súng và pháo hạng nặng 66 200
Cụm tên lửa 0 6
Chen C. King tổng hợp
"Thứ hai, họ đã không thể đảm bảo cho vùng biên cương yên bình khỏi các xung đột vũ trang.
"Thứ ba, họ không buộc được Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.
"Thứ tư, họ không gây ảnh hưởng được tới chính sách của Việt Nam đối với người Trung Quốc ở Việt Nam."
Nhưng vị giáo sư cũng nói Trung Quốc đã làm Hà Nội nghi ngờ độ sẵn sàng can thiệp vũ lực chống lại Trung Quốc để bảo vệ đồng minh của Liên Xô, tranh thủ được phần nào sự ủng hộ của khối ASEAN trong cố gắng ngăn Việt Nam tiến vào Đông Nam Á và gây khó khăn lập tức cho nền kinh tế Việt Nam.
Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố đã dạy được Việt Nam 'bài học', ông Chen King cho rằng điều này cũng đúng với cả Trung Quốc.
Cho dù nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình có vẻ quan tâm hơn tới mục tiêu địa chiến lược so với thành công quân sự của cuộc chiến, tác giả King nhận định:
"Khi mở 'cuộc chiến trừng phạt', Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam và cả bản thân một bài học.
"Giới quân sự Bắc Kinh chắc hẳn đã kết luận rằng Giải phóng Quân Nhân Dân không thể tiến hành một cuộc chiến hiện đại trước khi họ hiện đại hóa về cả vũ khí và chiến lược."
Tác giả nói các cố gắng hiện đại hóa về cả vũ khí và đào tạo chiến lược đã được đẩy nhanh và có thể thấy các kết quả ban đầu ngay từ đầu năm 1982 với sự xuất hiện của các tên lửa tầm xa và số máy bay cũng như tàu ngầm.

Nhìn từ Trung Quốc


Một số học giả Trung Quốc cũng đã nhìn nhận mức độ thương vong quá lớn của quân đội Trung Quốc và cách tổ chức chiến trận thiếu hiệu quả trong cuộc chiến 1979.
Các video trên mạng xã hội Youku của Trung Quốc trong khi đó nhắc tới sự giúp đỡ của họ trong cuộc chiến chống Hoa Kỳ của Việt Nam trong đó "nhiều máu của người Trung Quốc" đã đổ.
Tài liệu Bấm nghiên cứu của Trung Quốc nói 16 sư đoàn lính phòng không của Trung Quốc với tổng cộng trên 150.000 quân đã tham gia các chiến dịch quân sự ở Việt Nam trong giai đoạn 1965-1969.
Số quân này được cho là đã tham gia hơn 2.100 trận đánh, bắn rơi hơn 1.700 máy bay Hoa Kỳ và gây hư hại cho hơn 1.600 chiếc khác.
Trong số quân tham chiến trong giai đoạn này có cả lính từ hai Đại Quân khu Quảng Châu và Côn Minh, hai lực lượng đã hình thành hai gọng kìm tiến vào Việt Nam trong năm 1979 như trong video trên đây.
"Bắc Kinh được xem là luôn có phong cách của một nước "bề trên" trong quan hệ với Việt Nam trong khi cách hành xử hiện nay của Hà Nội cho thấy họ chưa cảm thấy đủ sự tự tin để có quan hệ ngang hàng với Bắc Kinh."
Thuyết minh trong video cũng nói Việt Nam đã có những chính sách bài Trung Quốc để làm hài lòng Liên Xô và coi các lãnh đạo Việt Nam là những "kẻ sát nhân".
Các nhà nghiên cứu cũng nói quan hệ quá gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ cũng chính là lý do khiến hai bên có những bất đồng.
Trung Quốc đã rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam trong năm 1969 sau khi Hà Nội giữ quan điểm đàm phán với Washington bất chấp phản đối của Trung Quốc.
Về phía Hà Nội, giới nghiên cứu nói Hồ Chí Minh và các lãnh đạo miền Bắc luôn đề nghị được Trung Quốc giúp đỡ và sẵn sàng nhận giúp đỡ từ Bắc Kinh mà không chấp nhận coi nước láng giềng là tấm gương để phát triển.
Hà Nội cũng không chịu chọn giữa Trung Quốc và Liên Xô, thậm chí đã ngả hẳn về phía Liên Xô trước khi cuộc chiến biên giới nổ ra.
Một trong các tướng lĩnh cao cấp của Việt Nam sau này được các nhà nghiên cứu dẫn lời nói một trong những bài học từ cuộc chiến 1979 là Hà Nội cần "học cách sống cạnh người láng giềng lớn".
Bắc Kinh được xem là luôn có phong cách của một nước "bề trên" trong quan hệ với Việt Nam trong khi cách hành xử hiện nay của Hà Nội cho thấy họ chưa cảm thấy đủ tự tin để có quan hệ ngang hàng với Bắc Kinh.

Source : BBC

Tình "Đồng chí " !



Chú thích :

" Không phục vụ người Nhật Bản , người Philippines , người Việt Nam  và chó ".

Biển hiệu này ở trước cửa  một nhà hàng mang tên “Snacks Bắc Kinh” hoặc “百年 卤煮 gần Prince Gong’s Mansions (恭王府), một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm về phía Bắc của Tử Cấm Thành. Ảnh này chụp vào ngày 21 tháng 2 năm 2013.  ( Theo NLG) Chủ nghĩa dân tộc cực đoan không chỉ có ở TQ, ở đâu cũng có. Vấn đề là ĐCSTQ, ông bạn vàng của ĐCSVN, đã dạy dỗ dân họ thế nào để ra nông nổi này.

Theo Blog Que Choa

23/2/13

Lời Người trên cây thập tự




Hỡi các ngươi
( loài người trên trái đất )

Ta đem tự do đến cho  kẻ khốn khó

Ta đem tình yêu đến cho kẻ bị nguyền rủa

Ta đem ánh sáng thắp lên trên trái đất tối tăm này

Ánh sáng thắp lên từ Tình yêu

Ánh sáng thắp lên từ Đức tin

Ánh sáng thắp lên tự sự Trông cậy

Ta đem sự sống lại cho người đã chết

Ta rửa và lau khô vết thương của con người

Ta vực dậy  những kẻ hèn mọn, tội lỗi

Những kẻ nô lệ

Đứng dậy làm người tự do

Dưới ánh mặt trời

Ta dạy các ngươi  :

"Hãy yêu thương nhau  !

Hãy yêu thương anh em mình   !

và yêu thương cả kẻ thù mình    !


Ta chỉ mang đến điều tốt đẹp cho con  người :

Tự do , Công bằng  , Bác ái

Cớ sao ngươi bắt bớ ,đóng đinh ta ?

( Và lời cuối cùng Người  nói với Cha  trên trời )

"Cha ôi !
Sao Cha nỡ lìa bỏ con" ? (*)

( đã mấy ngàn năm rồi ,
không biết Người đã gặp được Cha mình chưa

Và không biết
Tự do , Công bình , Bác ái
đã  có trên mặt đất  chưa
Hay vẫn còn là  đêm tối  ? )
-------------------------------------
tranhodung .washington . usa.

(*) Kinh Thánh Tân Ước (New Testament )