Nguyễn Hùng
Cập nhật: 18:53 GMT - chủ
nhật, 24 tháng 2, 2013
Nhưng cũng không vì thế mà cuộc chiến gần một tháng giữa hai nước cộng sản láng giềng với hàng vạn thương vong bị lãng quên với một bài viết gần đây đặt lại câu hỏi về mối liên hệ giữa Campuchia và cuộc chiến biên giới 1979.
Đó là bài viết của tác giả Harry Booty, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Chiến tranh của sinh viên trường Kings College London, được công bố trong những tháng cuối năm 2012.
Harry Booty nói có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xung đột năm 1979 là việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia hồi cuối tháng 12/1978 và lật đổ chế độ Pol Pot hồi đầu tháng 1/1979.
"Khi mở 'cuộc chiến trừng phạt', Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam và cả bản thân một bài học."
Giáo sư Chen C. King
Ngoài chuyện Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, chế độ coi Trung Quốc là "người bạn hùng mạnh và đáng tin cậy nhất", cây viết ở Kings College London nhắc tới một loạt các yếu tố khác.
Trong số các cân nhắc của Trung Quốc có mong muốn một Đông Dương phân tán của chính họ, sự lo ngại vòng vây của Liên Xô từ các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, các sự cố dọc biên giới Việt - Trung tăng đột biến trong thời gian trước khi xảy ra cuộc chiến, sự đối xử tệ bạc với người gốc Hoa ở Việt Nam cũng như lịch sử sóng gió giữa hai nước láng giềng.
Nỗi lo sợ về chuyện Liên Xô sẽ lấp khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại tại Đông Dương dường như được xem như lăng kính mà qua đó giới lãnh đạo Trung Quốc nhìn các vấn đề khác.
Harry Booty đưa ra vấn đề Hà Nội ngược đãi người Hoa làm ví dụ.
Cây viết sinh viên này dẫn các nghiên cứu cho thấy trong số hai triệu người bị Khmer Đỏ diệt chủng, có tới 200.000 người gốc Hoa.
Mặc dù vậy Bắc Kinh đã sẵn sàng bỏ qua vấn đề này vì thấy cần phải làm vậy.
Ông Booty nói Trung Quốc nhìn cách đối xử với người gốc Hoa của Việt Nam như một chỉ dấu nữa cho thấy Hà Nội đang cùng với Liên Xô gây "phương hại những lợi ích chiến lược quan trọng của Trung Quốc."
Cả hai cùng học
Harry Booty cho rằng Bắc Kinh luôn muốn có một Đông Dương phân tán và trong bối cảnh Lào và Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác trong tháng 9/1977, việc Việt Nam tiến quân vào Campuchia đã cho Trung Quốc cái cớ trực tiếp nhất để gây chiến."Nói cách khác, chúng ta có thể nhận xét rằng nếu Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ tốt hơn thì Bắc Kinh sẽ không lo ngại về sự thống lĩnh của Việt Nam ở sườn phía nam của họ."
Trên thực tế một số nhà quân sự Việt Nam coi các cuộc tấn công của Pol Pot vào Việt Nam là "cuộc chiến mượn tay người khác" của chính Trung Quốc.
Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên trưởng phòng tác chiến của Quân chủng phòng không trong giai đoạn xảy ra cuộc chiến 1979, thậm chí nói rằng Việt Nam đã "chiến thắng Trung Quốc" khi đánh bại Khmer Đỏ.
Trong cuộc chiến biên giới 1979, cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố thắng lợi, nhưng một nghiên cứu công bố vài năm sau khi cuộc chiến kết thúc nói không bên nào đạt được các mục tiêu chính đề ra.
Báo cáo 'China's War Against Vietnam, 1979: A Military Analysis' (Cuộc chiến của Trung Quốc Chống Việt Nam, 1979: Phân tích Quân sự) của Giáo sư Chen King từ Đại học Rutgers, Hoa Kỳ nói Trung Quốc chỉ phần nào đạt được các mục tiêu đề ra.
Ông Bấm King viết: "Trước hết, Trung Quốc đã không tiêu diệt được một vài sư đoàn mạnh của Việt Nam.
Tổn thất chiến tranh
Trung Quốc | Việt Nam | |
Thiệt mạng | 26.000 | 30.000 |
Bị thương | 37.000 | 32.000 |
Tù binh | 260 | 1.638 |
Xe tăng, xe bọc thép | 420 | 185 |
Súng và pháo hạng nặng | 66 | 200 |
Cụm tên lửa | 0 | 6 |
Chen C. King tổng hợp |
"Thứ ba, họ không buộc được Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.
"Thứ tư, họ không gây ảnh hưởng được tới chính sách của Việt Nam đối với người Trung Quốc ở Việt Nam."
Nhưng vị giáo sư cũng nói Trung Quốc đã làm Hà Nội nghi ngờ độ sẵn sàng can thiệp vũ lực chống lại Trung Quốc để bảo vệ đồng minh của Liên Xô, tranh thủ được phần nào sự ủng hộ của khối ASEAN trong cố gắng ngăn Việt Nam tiến vào Đông Nam Á và gây khó khăn lập tức cho nền kinh tế Việt Nam.
Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố đã dạy được Việt Nam 'bài học', ông Chen King cho rằng điều này cũng đúng với cả Trung Quốc.
Cho dù nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình có vẻ quan tâm hơn tới mục tiêu địa chiến lược so với thành công quân sự của cuộc chiến, tác giả King nhận định:
"Khi mở 'cuộc chiến trừng phạt', Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam và cả bản thân một bài học.
"Giới quân sự Bắc Kinh chắc hẳn đã kết luận rằng Giải phóng Quân Nhân Dân không thể tiến hành một cuộc chiến hiện đại trước khi họ hiện đại hóa về cả vũ khí và chiến lược."
Tác giả nói các cố gắng hiện đại hóa về cả vũ khí và đào tạo chiến lược đã được đẩy nhanh và có thể thấy các kết quả ban đầu ngay từ đầu năm 1982 với sự xuất hiện của các tên lửa tầm xa và số máy bay cũng như tàu ngầm.
Nhìn từ Trung Quốc
Một số học giả Trung Quốc cũng đã nhìn nhận mức độ thương vong quá lớn của quân đội Trung Quốc và cách tổ chức chiến trận thiếu hiệu quả trong cuộc chiến 1979.
Các video trên mạng xã hội Youku của Trung Quốc trong khi đó nhắc tới sự giúp đỡ của họ trong cuộc chiến chống Hoa Kỳ của Việt Nam trong đó "nhiều máu của người Trung Quốc" đã đổ.
Tài liệu Bấm nghiên cứu của Trung Quốc nói 16 sư đoàn lính phòng không của Trung Quốc với tổng cộng trên 150.000 quân đã tham gia các chiến dịch quân sự ở Việt Nam trong giai đoạn 1965-1969.
Số quân này được cho là đã tham gia hơn 2.100 trận đánh, bắn rơi hơn 1.700 máy bay Hoa Kỳ và gây hư hại cho hơn 1.600 chiếc khác.
Trong số quân tham chiến trong giai đoạn này có cả lính từ hai Đại Quân khu Quảng Châu và Côn Minh, hai lực lượng đã hình thành hai gọng kìm tiến vào Việt Nam trong năm 1979 như trong video trên đây.
"Bắc Kinh được xem là luôn có phong cách của một nước "bề trên" trong quan hệ với Việt Nam trong khi cách hành xử hiện nay của Hà Nội cho thấy họ chưa cảm thấy đủ sự tự tin để có quan hệ ngang hàng với Bắc Kinh."
Các nhà nghiên cứu cũng nói quan hệ quá gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ cũng chính là lý do khiến hai bên có những bất đồng.
Trung Quốc đã rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam trong năm 1969 sau khi Hà Nội giữ quan điểm đàm phán với Washington bất chấp phản đối của Trung Quốc.
Về phía Hà Nội, giới nghiên cứu nói Hồ Chí Minh và các lãnh đạo miền Bắc luôn đề nghị được Trung Quốc giúp đỡ và sẵn sàng nhận giúp đỡ từ Bắc Kinh mà không chấp nhận coi nước láng giềng là tấm gương để phát triển.
Hà Nội cũng không chịu chọn giữa Trung Quốc và Liên Xô, thậm chí đã ngả hẳn về phía Liên Xô trước khi cuộc chiến biên giới nổ ra.
Một trong các tướng lĩnh cao cấp của Việt Nam sau này được các nhà nghiên cứu dẫn lời nói một trong những bài học từ cuộc chiến 1979 là Hà Nội cần "học cách sống cạnh người láng giềng lớn".
Bắc Kinh được xem là luôn có phong cách của một nước "bề trên" trong quan hệ với Việt Nam trong khi cách hành xử hiện nay của Hà Nội cho thấy họ chưa cảm thấy đủ tự tin để có quan hệ ngang hàng với Bắc Kinh.
Source : BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét